Bài giảng Lịch sử văn minh thế giới

ppt 26 trang hapham 2910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử văn minh thế giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_van_minh_the_gioi.ppt

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử văn minh thế giới

  1. Lịch sử văn minh thế giới KH12A3
  2. Danh sách thành viên nhóm: 1. Hoàng Thị Phương Lệ 2. Nguyễn Thị Linh 3. Trần Thị Hằng Thoa 4. Nguyễn Thị Thơm 5. Nguyễn Thị Vân
  3. Sự hình thành và phát triển của đạo Ki tô thời cổ trung đại Ảnh hưởng của đạo Ki tô đối với Việt Nam
  4. Nội dung: 1. Sự hình thành và phát triển của đạo Ki tô thời cổ trung đại. a) Sự hình thành đạo Ki tô. b) Sự phát triển của đạo Ki tô dưới thời cổ- trung đại. 2. Ảnh hưởng của đạo Ki tô đối với Việt Nam.
  5. 1. Sự hình thành và phát triển của đạo Ki tô thời cổ trung đại. • a) Sự hình thành đạo Ki tô. - Kitô giáo xuất hiện vào thế kỷ thứ I ở các tỉnh phía đông của đế quốc La Mã với chế độ chiếm hữu nô lệ. Đế chế La Mã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc, tạo ra nhiều mâu thuẫn và xung đột gay gắt trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh ấy đã làm nảy sinh những tư tưởng được giải phóng và tự do. Bên cạnh đó, vùng Trung Cận đông là nơi tiếp giáp 3 châu lục, dân cư ở đây vốn theo đa thần giáo, trong quá trình thống nhất của đế chế đã xuất hiện yêu cầu thống nhất về tư tưởng, trong đó có nhu cầu về tôn giáo độc thần.
  6. - Sự ra đời của Kitô giáo gắn với tên tuổi của Giêsu Kitô. Ông sinh ra vào đầu Công nguyên, theo truyền thuyết, bà Maria đã mang thai một cách màu nhiệm với ông già Rozet và sinh ra ông. Giêsu là người thông minh. Chúa Ki-tô vác thập tự giá,
  7. Trên cở sở kinh thánh và những nghiên cứu hiện có, ta có thể biết được vài nét của Giêsu như sau: + Giêsu là người Do Thái. + Sống ở đầu thế kỷ I sau Công nguyên. + Khoảng 30 tuổi thì bắt đầu truyền, giảng đạo khoảng 3 năm + Thu nhận và đào tạo 12 người thành Thánh tông đồ. Phêrô là Thánh tông đồ cả.
  8. + Bị sự ghen ghét của các phần tử Do Thái giáo. + Sau khi bị kết tội “mưu phản La Mã”, bị đóng đinh chết trên thập tự giá. Sau khi Giêsu qua đời, Kitô giáo được hình thành.
  9. b) Sự phát triển của đạo Ki tô dưới thời cổ- trung đại. - Kitô giáo trong thời kỳ cổ đại - Kitô giáo trong thời trung cổ. - Kitô giáo trong thời kỳ cận – hiện đại
  10. - Kitô giáo trong thời kỳ cổ đại Đây là thời kỳ Kitô giáo xuất hiện và hoạt động trong cộng đồng người Do Thái nhưng bị những người theo Do Thái giáo đả kích và chính quyền La Mã đàn áp. Sang thế kỷ II, tầng lớp quý tộc dần theo Kitô giáo làm thay đổi vị trí và ảnh hưởng của nó, đến cuối thế kỷ II, Kitô giáo trở thành quốc giáo của Đế chế La Mã.
  11. - Kitô giáo trong thời trung cổ. • Kitô giáo chi phối mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nhiều nước phong kiến châu Âu. Quá trình mở rộng ảnh hưởng của đạo Kitô đã gây ra nhiều cuộc xung đột, mâu thuẫn gay gắt giữa Kitô giáo với Do Thái giáo và Hồi giáo với những cuộc Thập tự chinh tàn khốc và đẫm máu.
  12. Ngay trong bản thân trong Kitô giáo cũng nảy sinh mâu thuẫn gay gắt, quyết liệt dẫn đến sự phân hoá Kitô giáo lần thứ nhất vào năm 1054 thành 2 phái: Công giáo – thế lực lớn nhất ở phía Tây La Mã và Chính thống giáo ở phía Đông La Mã.
  13. - Kitô giáo trong thời kỳ cận – hiện đại Đến thế kỷ XVI, sự ra đời, phát triển của giai cấp tư sản và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện yêu cầu cải cách Kitô giáo: -Với những sự cải cách của Mactin Luthơ và Giăng Canvanh đã làm xuất hiện Giáo hội cải cách gọi là Tin lành. -Cũng thời kỳ này vua Anh tách Công giáo ở Anh khỏi sự chỉ đạo của Giáo Hoàng và lập ra Anh giáo. Ngày nay, Kitô giáo có hơn 400 dòng khác nhau trong đó có 4 nhánh lớn là Công giáo, Chính thống giáo, đạo Tin Lành và Anh giáo.
  14. Kinh thánh Kinh thánh theo quan niệm của giáo hội là “lời Chúa truyền dạy đời đời” là một bộ sách gồm 73 quyển được chia làm 2 bộ Tân ước và Cựu ước. Ban đầu Kinh thánh được truyền khẩu trong dân gian. Đến thế kỷ II thì bắt đầu được viết trên da dê, từ thế kỷ IV – VI được viết trên giấy Papyrút và đến thế kỷ VII mới viết thành sách. Kinh thánh là một kho tàng lịch sử và điển tích văn học. Trong Kinh thánh bao gồm toàn bộ toàn bộ quan điểm, tư tưởng của giáo lý và tín điều của các đạo Kitô.
  15. Nội dung cơ bản về một nhánh của Kitô giáo: Công giáo Giáo lý Công giáo là một hệ thống từ giản đơn cho tín đồ đến phức tạp của các học thuyết kinh viện với các quan điểm triết học và thần học siêu hình, căn cứ vào kinh thánh nhưng phải dựa vào những lời giải thích truyền thống và là thẩm quyền của Giáo hội.
  16. Tín đồ không có quyền kê cứu kinh thánh. Luật lệ, lễ nghi của Công giáo rất phức tạp .Công giáo đề cao thuyết thần quyền tuyệt đối (mọi việc do Chúa định) và thuyết giáo quyền tập trung (Giáo Hoàng là đại diện Thiên chúa ở trần gian). 12 tín điều 6 điều răn 10 điều răn trong kinh của Hội của Chúa tín kính thánh 7 phép bí 1752 điều tích luật
  17. Tổ chức của Công giáo • Quan niệm của Công giáo về Giáo hội Giáo hội theo nghĩa thông thường là tổ chức của tôn giáo bao gồm toàn thể các thành viên của một tôn giáo, có hệ thống tổ chức từ trung ương đến cơ sở. • Cơ quan lãnh đạo giáo hội công giáo thế giới ở Toà thánh Vaticăng, do Giáo hoàng trực tiếp lãnh đạo, bên dưới là đoàn Hồng y giáo chủ do chính Giáo hoàng bổ nhiệm. Cơ quan chủ yếu của Toà thánh gồm có: Quốc vụ viện, Cục văn thư, Cục tài chính, Toà án, Thánh bộ và Ban bí thư
  18. Phẩm trật trong giáo hội Công giáo 1. Giáo hoàng 2. Giám mục 3. Linh mục
  19. 2. Ảnh hưởng của đạo Ki tô đối với Việt Nam a.Sự du nhập và phát triển của Công giáo ở Việt Nam - Vào thế kỷ XVI, Công giáo (Thiên chúa giáo) truyền vào Việt Nam do các giáo sĩ Bồ đào nha, Tây Tây ban nha và sau là Pháp. -Sự truyền đạo giai đoạn đầu ít gặp trở ngại nhưng sự truyền đạo đạt kết quả không cao. Sau đó Pháp vận động Giáo Hoàng cho phép độc quyền truyền đạo tại Việt Nam. Hội truyền giáo Pa-ri được thành lập năm 1660 cùng nhà nước Pháp, cử giáo sĩ sang hoạt động ở Việt Nam và một số nước khác.
  20. b.Tình hình Công giáo hiện nay ở Việt Nam - Sau 1975, với thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước .Giáo hội Công giáo Việt Nam có nhiều sự biến đổi. Năm 1976, Giáo hoàng phong chức Hồng y đầu tiên cho một Giám mục Việt Nam. Năm 1980, các Giám mục trong cả nước đã họp hội nghị để thống nhất đường lối của giáo hội. Hội nghị đã thành lập Hội đồng giám mục Việt Nam và ra thư chung 1980.
  21. -Trong những năm gần đây Công giáo nước ta có chiều hướng phát triển. Số lượng tín đồ tăng do sự gia tăng dân số tự nhiên và một số tín đồ khô đạo, nhạt đạo trở lại sinh hoạt. Số tín đồ Công giáo nước ta hiện nay khoảng 5 triệu, hiện nay đang có cuộc sống ổn định và phấn khởi trước cuộc đổi mới và chính sách tôn giáo của Đảng đang chăm lo cải thiện đời sống và tham gia vào các hoạt động xã hội và thể hiện cuộc sống theo phương châm “tốt đời, đẹp đạo”, “kính Chúa yêu nước”.
  22. c.Ảnh hưởng của Ki tô giáo với văn hóa Việt Nam • Mặc dù được truyền bá sau và chậm chạp hơn các tôn giáo khác nhưng do quá trình đô hộ, xâm lược của các nước Đế quốc - Thực dân quá mạnh mẽ (gần 100 năm) nên Kito giáo đã có những ảnh hưởng nhất định đến văn hóa Việt Nam.
  23. Ví dụ: - Trước hết phải kể đến chữ viết, nhằm mục đích truyền đạo, các giáo sĩ đã sáng tạo ra bảng chữ cái Quốc ngữ (tiếng Việt ngày nay) và từ điển Việt - Bồ - La. Tất nhiên thời gian đu do ý thức dân tộc quá cao cho nên khi được đưa ra, người dân Việt đã từ chối không sử dụng. Tuy nhiên giới trí thức đã thấy được cái lợi của chữ Quốc ngữ nên đã vận động người dân sử dụng loại chữ này, từ một loại chữ được dùng trong nội bộ đạo Kito đến nay đã trở thành loại chữ được cả dân tộc sử dụng.
  24. - Hệ quả của chữ Quốc ngữ là một loại hình văn viết mới xuất hiện là tiểu thuyết và báo chí với nhiều tên tuổi lỗi lạc. - Lối kiến trúc Viêt Nam trước đây có đình ,chùa, tháp nay được bổ sung thêm kiến trúc nhà thờ đạo Kito. Tuy nhiên, người Việt Nam dã biết tiếp biến một cách sáng tạo, xây dựng nên nhà thờ Phát Diệm ở Ninh Bình mang phong cách Á Đông rõ rệt với hệ thống mái ngói cong và chạm khắc bằng gốm sứ tinh xảo.
  25. - Ngoài ra, theo dòng thâm nhập của Kitô giáo còn là các tư tưởng tiến bộ của phong trào Dân chủ đang diễn ra mạnh mẽ ở Châu Âu, tiêu biểu sau này có chủ nghĩa Mác – Lênin do chủ tịch Hồ Chí Mình truyền bá. Tất nhiên, người Việt Nam không sao chép nguyên xi lại mà ứng dụng một cách phù hợp với thực tiễn và kinh nghiệm lịch sử của mình.
  26. Cảm ơn cô giáo và các bạn đã chú ý lắng nghe! Hẹn gặp lại !