Bài giảng Lịch sử Việt Nam - Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

pdf 52 trang hapham 2290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử Việt Nam - Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_lich_su_viet_nam_tu_tuong_ho_chi_minh_ve_giao_duc.pdf

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử Việt Nam - Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

  1. BÀI GIẢNG LỊCH SỬ VIỆT NAM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC
  2. Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.  Học chữ Hán từ nhỏ, được tiếp thu tinh thần yêu nước bất khuất của các phong trào đấu tranh chống Pháp, cách đối nhân xử thế nhân nghĩa.
  3. Tháng 9 năm 1905, Bác học trường tiểu học Pháp ở thành phố Vinh, lần đầu tiên tiếp xúc với khái niệm tự do - bình đẳng - bác ái. Tháng 9 năm 1907 Bác học Trường Quốc Học Huế.
  4. Năm 1910 dạy tại trường Dục Thanh, Phan Thiết.
  5.  Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước trên con tàu Latuoche Treville và đã đi rất nhiều nước khác nhau.
  6. Tham gia “Hội những người Việt Nam yêu nước”, vào Đảng xã hội Pháp. Cùng một số nhà yêu nước Việt Nam ra yêu sách tám điểm gởi đến hội nghị Véc xây đòi tự do bình đẳng cho người Việt Nam. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Thành lập “Hội liên hiệp thuộc địa” và ra báo Le Paria
  7.  Đến với chủ nghĩa Mác Lê Nin, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.  Mở các lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ cách mạng.  Chủ trì hội hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
  8. Ngày 28 tháng 1 năm 1941 Nguyễn Ái Quốc về nước sau 30 năm. Ngày 13 tháng 8 năm 1942, với tên Hồ Chí Minh, Nguyễn Ái Quốc lên đường đi Trung Quốc để liên lạc với lực lạng cách mạng thì bị Quốc dân Đảng bắt. Viết “Tuyên ngôn Độc lập”
  9. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 đọc “Tuyên ngôn Độc lập”, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
  10. Lãnh đạo Đảng và nhân dân Việt Nam kháng chiến chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
  11. Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần ngày 2 tháng 9 năm 1969.
  12.  Chủ tịch Hồ Chí Minh được Unesco (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc) phong tặng danh hiệu “ Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới”.
  13. 2.1. Về vai trò của giáo dục.  Đề cao vai trò của giáo dục, xem giáo dục là bước đầu tiên của sự sống còn cho một quốc gia. “ Nay chúng ta giành quyền độc lập, một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí” vì “ nước nhà cần phải kiến thiết, cần phải có nhân tài”.
  14.  Hồ Chí Minh chỉ ra rằng “ muốn có xã hội chủ nghĩa, phải có con người xã hội chủ nghĩa. Muốn có người xã hội chủ nghĩa, phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa”.  Từ quan điểm đó Người khẳng định “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
  15.  Hồ Chí Minh nhấn mạnh “ Bấy giờ xây dựng kinh tế, không có cán bộ không làm được. Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa. Trong việc đào tào cán bộ, giáo dục là bước đầu”.  Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, dốt thì dại, dại thì hèn.
  16.  Trong thư gởi các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn công lao học tập của các cháu.”
  17.  Giáo dục có vai trò hết sức to lớn trong việc cải tạo con người cũ, xây dựng con người mới. Người nói: "Thiện, ác đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên".
  18. 2.2. Về mục đích giáo dục.  Một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của học sinh.  Giáo dục nhằm phát triển con người toàn diện, vừa “hồng” vừa "chuyên" trong thời đại mới. Và như vậy, "con người xã hội chủ nghĩa", con người toàn diện, "nhất định phải có học thức. Cần phải học văn hoá, chính trị, kỹ thuật. Cần phải học lý luận Mác - Lênin kết hợp với đấu tranh và công tác hàng ngày.”
  19.  Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho dân tộc. Hồ Chí Minh nhấn mạnh “ thầy giáo có nhiệm vụ đào tạo cán bộ cho dân tộc. Vậy giáo dục cần nhắm đích là thật thà phụng sự nhân dân.”  Trường học là nơi đào tạo những người chủ tương lai của đất nước.
  20.  Nhiệm vụ đặc ra cho nhà trường là phải đào tạo học sinh thành những người : “ Luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ Quốc, yêu Chủ nghĩa Xã hội, tăng cường tình cảm cách mạng đối với công – nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho”.
  21.  Phát triển giáo dục nhằm mục đích nâng cao trình độ văn hoá cho dân để dân "làm ăn có ngăn nắp", "bớt mê tín nhảm", "bớt đau ốm", "nâng cao lòng yêu nước" và "để thành người công dân đứng đắn”.  Người chỉ rõ: "Trình độ văn hoá của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân cũng là một việc làm cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, văn minh và giàu mạnh".
  22.  Mục đích trọng tâm và xuyên suốt tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh là vì con người, cho con người, là xây dựng con người mới  Thời kỳ chuẩn bị thành lập Đảng, Người tập trung vào việc triển khai các lớp huấn luyện tại Quảng Châu, Trung Quốc nhằm nâng cao trình độ nhận thức cho cán bộ về con đường cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới
  23.  Giai đoạn toàn quốc kháng chiến và xây dựng nền dân chủ, Người kêu gọi sửa đổi giáo dục cho phù hợp với việc đào tạo nhân tài kháng chiến kiến quốc. Tất cả giáo dục tập trung phục vụ kháng chiến kiến quốc.  Giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc những con người làm chủ xã hội, làm chủ sản xuất, biết quản lý cơ quan, xí nghiệp, trường học
  24. 2.3. Đặc điểm nhà trường Việt Nam  Nhà trường học đi với lao động “ Bác rất vui lòng biết các cháu vừa học tập tốt, vừa tham gia sản xuất tốt ”.  Lý luận đi với thực hành “ Học để hành, học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”.  Cần cù đi với tiết kiệm.
  25.  Đề cao tính dân chủ trong nhà trường. “ Trong nhà trường cần có dân chủ. Đối với mọi vấn đề, thầy và trò cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến gì thật thà phát biểu. Điều gì chưa thông suốt thì hỏi cho thông suốt. Dân chủ phải trò kính thầy, thầy phải quý trò chứ không phải “cá đối bằng đầu”. Đồng thời thầy và trò cần giúp đỡ những anh chị em phục vụ cho nhà trường”.
  26.  Hồ Chí Minh đề cao sự kết hợp giữa giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Người cho rằng : “ Giáo dục nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”. “
  27.  Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt , đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa các cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó.
  28. “ Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành các cấp đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới”.
  29. 2.4. Giáo dục phải toàn diện.  Hồ Chí Minh cho rằng việc đào tạo con người xã hội chủ nghĩa không có con đường nào khác là ngoài giáo dục tri thức khoa học và lý tưởng đạo đức xã hội chủ nghĩa.  Nền giáo dục phải nhằm phát triển con người toàn diện vừa “hồng”, vừa chuyên”.  Theo Hồ Chí Minh, con người xã hội chủ nghĩa, con người toàn diện nhất định phải có học thức.
  30.  Cần phải học văn hóa, chính trị, kỹ thuật, cần phải học lý luận Mác Lênin kết hợp với công tác đấu tranh hằng ngày.  Người nói “ trên nền tảng giáo dục chính trị tư tưởng tốt, phải biết phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học kỹ thuật”.
  31.  Theo Hồ Chí Minh “ có tài mà không có đức, ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông bụt không làm hại gì nhưng cũng không lợi gì cho loài người.”
  32. 2.5. Về phương pháp giáo dục.  Người lấy nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn làm nguyên tắc cơ bản cho việc xây dựng các phương pháp về giáo dục  Người nhấn mạnh: "Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau”.
  33.  Trong dạy học phải dân chủ, thẳng thắn, không nhồi sọ và cần có sự đối thoại trong quá trình học tập, nhận thức. Người chỉ rõ: "Mọi người được hoàn toàn tự do phát biểu ý kiến, dù đúng hoặc không đúng cũng vậy. Song không được nói gàn, nói vòng quanh”  Từ đó, Hồ Chí Minh kêu gọi cán bộ, nhà giáo phải biết tôn trọng ý kiến người khác, không nên có thành kiến đối với các ý kiến trái với ý kiến của mình.
  34.  Theo Hồ Chí Minh, cần có phương pháp phù hợp với điều kiện giáo dục và đối tượng giáo dục.  Giáo dục phải căn cứ vào "trình độ văn hoá, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng".
  35.  Cần có phương pháp tổ chức giáo dục sao cho bảo đảm được sự phù hợp giữa điều kiện, hoàn cảnh giáo dục với đối tượng giáo dục.  Người viết: “công nhân, nông dân bận làm ăn, nếu dạy không hợp với người học, với làm ăn, bắt phải đến lớp có bàn có ghế là không ăn thua. Phải tuý theo hoàn cảnh làm ăn mà tổ chức học mới duy trì được lâu dài, mới có kết quả tốt”
  36.  Phải kết hợp học tập với vui chơi  Từ dễ đến khó  Giáo dục thế hệ trẻ phải sử dụng phương pháp nêu giương  Giáo dục phải kết hợp với thi đua  Thầy phải “ thi nhau tìm cách dạy sao cho dễ hiểu, dễ nhớ, nhanh chóng và thiết thực”.
  37. 2.6. Đề cao giáo dục đạo đức, lòng nhân ái cho học sinh.  Hiền dữ đâu phải là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên.  Hồ Chí Minh nhấn mạnh việc “học” và “hành” là con đường chủ yếu hình thành và phát triển nhân cách.
  38. Trong quyển sổ vàng của trường Nguyễn Ái Quốc trung ương, Người ghi: “ Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại.” Muốn đạt được mục đích thì phải: “ Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”.
  39.  Tại hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập ngày 6.5.1950, Người nói: “ Học để làm gì? Học để sửa chữa tư tưởng Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng Học để tin tưởng vào Đoàn thể, vào nhân dân, vào tương lai của dân tộc, vào tương lai của cách mạng”.
  40.  Hồ Chí Minh đã xác định cho thanh niên học sinh rèn luyện nhân cách theo các mục tiêu:  Yêu Tổ quốc: cái gì trái với quyền lợi của Tổ quốc, chúng ta kiên quyết chống lại  Yêu nhân dân: việc gì hay người nào phạm đến lợi ích chung của nhân dân, chúng ta kiên quyết chống đối  Yêu lao động: ai khinh rẽ lao động, chúng ta kiên quyết chống lại.
  41.  Yêu khoa học: cái gì trái với khoa học, chúng ta kiên quyết chống lại.  Yêu đạo đức: chúng ta phải thực hiện đức tính trong sạch, chất phác, hăng hái, cần kiệm, hóa bỏ hết những vết tích nô lệ trong tư tưởng và hành động.
  42. 2.7. Tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy giáo.  Theo chủ tịch Hồ Chủ tịch, vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục là xây dựng đội ngũ những người thầy giáo và cán bộ quản lý giáo dục. “Nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục, phải xây dựng đội ngũ những người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo”.  Đó là những người yêu nghề, yêu trường, hết lòng thương yêu, chăm sóc, giáo dục học sinh, không ngừng trau dồi đạo đức cách mạng “khó khăn thì phải chịu trước thiên hạ, sung sướng thì hưởng sau thiên hạ”.
  43.  Phải thường xuyên tự bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, phương pháp sư phạm để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo  Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy “người huấn luyện phải học thêm mãi thì mới làm được công việc huấn luyến của mình”. Người dẫn lại câu của Khổng Tử: “Học không biết chán, dạy không biết mỏi” và lời dạy của V.I Lê Nin: “Học, học nữa, học mãi” để nhấn mạnh rằng người huấn luyện nào tự cho mình là đã biết đủ rồi thì người đó dốt nhất.
  44.  Người xác định “ thầy giáo ngày nay không phải như trước chỉ biết gõ đầu trẻ, miễn là có bài cho học trò học, cuối tháng bỏ lương vào túi. Bây giờ thầy giáo có trách nhiệm với nhân dân, đào tạo cán bộ ra phục vụ nhân dân. Cách dạy, quan niệm dạy phải khác. Dạy sao cho học sinh mau hiểu, mau nhớ, lý luận đi với thực hành”.
  45.  Người nhấn mạnh, thầy cô giáo phải là những tấm gương sáng cho học sinh noi theo. “ Trẻ em như cái gương trong sáng, thầy tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy xấu thì ảnh hưởng xấu, cho nên phải chú ý giáo dục chính trị tư tưởng trước, chính thầy giáo, cô giáo cũng phải tiến bộ về tư tưởng.”
  46.  Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng nhiệm vụ của cô giáo và thầy giáo là rất quan trọng và vẻ vang.  Người coi giáo viên trong chế độ mới hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao cho là những người vô danh anh hùng.
  47.  “ Anh chị em làm việc mà không có lương bỗng, thành công mà không có tiếng tăm. Anh chị em là nhữn người “vô danh anh hùng”.  “ Tôi mong rằng trong một thời kỳ rất ngắn, lòng hăng hái và sự nỗ lực của anh chị em sẽ có kết quả rất vẻ vang, đồng bào ta ai cũng biết đọc, biết viết. Cái vinh dự đó thì tượng đồng, bia đá nào cũng không bằng”.
  48.  Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng lên báo, không được huân chương, song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang. Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội ? Vì vậy nghề thầy giáo rất là vẻ vang.
  49.  Nghị quyết UNESCO đánh giá: "Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”.