Bài giảng Nguyên lý kế toán - Phạm Quỳnh Như (Phần 1)

pdf 35 trang hapham 3350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nguyên lý kế toán - Phạm Quỳnh Như (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_nguyen_ly_ke_toan_pham_quynh_nhu.pdf

Nội dung text: Bài giảng Nguyên lý kế toán - Phạm Quỳnh Như (Phần 1)

  1. Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh TRƯỜNG CĐ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI GIẢNG MÔN: NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN MÃ SỐ: 440.004-441.004-442.004 NGƯỜI BIÊN SOẠN: PHẠM QUỲNH NHƯ TP.HCM 06- 2013 Page 1
  2. Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh LỜI NÓI ĐẦU Nguyên lý kế toán là một môn học cơ sở trong chương trình đào tạo cử nhân kinh tế nên bài giảng này giúp cho các bạn sinh viên bước đầu tìm hiểu về Nguyên lý kế toán, từ đó làm nền tảng cho việc học tiếp môn học Kế toán tài chính và Kế toán quản trị. Bài giảng này gồm 8 chương cụ thể như sau: Chương 1: Đối tượng, phương pháp và nguyên tắc kế toán Chương 2: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chương 3: Tài khoản và ghi sổ kép Chương 4: Tính giá các đối tượng kế toán Chương 5: Chứng từ và kiểm kê Chương 6: Kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp Chương 7: Sổ kế toán- Kỹ thuật ghi sổ, sửa sổ kế toán và các hình thức kế toán Chương 8: Tổ chức công tác kế toán, tự kiểm tra kế toán Trong quá trình soạn bài giảng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, mong có sự đóng góp ý kiến của các anh chị đồng nghiệp và các bạn sinh viên để bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Page 2
  3. Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN 1.1. Lịch sử kế toán Sự hình thành của kế toán xuất hiện cùng một lúc với sự hình thành đời sống kinh tế và xã hội của loài người. Lịch sử kế toán có từ thời thượng cổ, khoảng 5-6 ngàn năm trước công nguyên. Kế toán ở nước ta từ năm 1945 đã được Nhà nước đưa vào sử dụng chủ yếu cho việc quản lý thu chi ngân sách. Thời gian này kế toán cũng đã được sử dụng trong một số xí nghiệp quốc doanh, chủ yếu là các xí nghiệp phục vụ quốc phòng. Từ năm 1954 miền Bắc chuyển sang việc xây dựng nền kinh tế- xã hội thì kế toán được sử dụng như là một công cụ phản ánh và giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của Nhà nước trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân. Qua nhiều lần sửa đổi bổ sung đến ngày 1-11-1995, Bộ Tài chính đã ban hành chính thức chế độ kế toán doanh nghiệp. Để thống nhất quản lý kế toán, bảo đảm kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ và có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực , kịp thời, công khai, minh bạch, từ năm 2001 đến năm 2003 Bộ Tài chính đã lần lượt ban hành các chuẩn mực kế toán và Luật kế toán. 1.2. Định nghĩa và phân loại kế toán 1.2.1. Định nghĩa về kế toán Theo Luật kế toán Việt Nam thì “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”. Từ định nghĩa, ta có thể ghi nhận những yếu tố cần thiết của kế toán: Kế toán là sự ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh qua các tài khoản của kế toán Ghi chép trên các chứng từ, tài liệu, sổ sách kế toán. Ghi chép những tình trạng thay đổi của các sự giao dịch, quan hệ với nhau. Ghi chép, phân tích những ảnh hưởng của sự thay đổi đối với tài sản của doanh nghiệp. 1.2.1. Phân loại kế toán: Phân loại theo tính chất và đối tượng sử dụng thông tin gồm có kế toán tài chính và kế toán quản trị NHỮNG NGƯỜI SỬ DỤNG THÔNG TIN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN Page 3
  4. Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh Người sử dụng thông tin bên ngoài và kế toán tài chính Hệ thống kế toán tài chính: Cung cấp thông tin cho người sử dụng bên ngoài Tuân thủ những nguyên tắc kế toán và chế độ kế toán quy định Thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính Người đứng đầu tổ chức có trách nhiệm cung cấp BCTC Người sử dụng bên trong và Kế toán quản trị Kế toán quản trị Cung cấp thông tin cho người sử dụng ở bên trong (ban quản lý) Thông tin trình bày trên báo cáo quản trị (báo cáo nội bộ) Quan hệ của những người sử dụng thông tin Page 4
  5. Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh 1.3. Môi trường kế toán 1.3.1. Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế là nơi phát sinh các hoạt động kinh tế, mỗi thay đổi của nền kinh tế làm phát sinh những hoạt động kinh tế mới đều đòi hỏi kế toán phải có những thay đổi thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu thu thập-xử lý và cung cấp thông tin. Môi trường kinh tế bao gồm: Nền kinh tế- cơ chế quản lý kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, đặc điểm ngành sản xuất kinh doanh, giá cả, thuế, thị trường chứng khoán, lạm phát, giải thể, phá sản 1.3.2. Môi trường pháp lý Môi trường pháp lý là những cơ sở pháp lý mà kế toán căn cứ vào đó để hành nghề, đảm bảo cho hoạt động của kế toán phù hợp với luật pháp đã quy định. Hệ thống văn bản pháp quy của kế toán Page 5
  6. Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh 1.4. Đối tượng kế toán Một doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ làm phát sinh các nghiệp vụ kinh tế, các nghiệp vụ kinh tế này làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, tất cả các nghiệp vụ này đều được kế toán ghi chép bằng thước đo tiền tệ. Đơn vị tiền tệ mà doanh nghiệp sử dụng dựa vào quốc gia mà doanh nghiệp đó đang hoạt động. Ví dụ như ở Mỹ là đồng Dollar, ở Pháp là đồng Euro, ở Việt Nam là đồng Việt nam. Một doanh nghiệp muốn tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình như một doanh nghiệp May mặc, doanh nghiệp cơ khí thì phải có những tài sản nhất định, như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng, nguyên vật liệu, tiền Những tài sản này đều được tính ra giá trị bằng tiền. Tất cả những tài sản của doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền và kế toán gọi đó là vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy vốn kinh doanh là đối tượng của kế toán. Ngoài thước đo bằng tiền, kế toán còn sử dụng thước đo bằng hiện vật như cái, chiếc, và thước đo lao động như ngày, giờ Dưới giác độ của kế toán, kế toán phân loại tài sản theo 2 mặt: Vốn và sự vận động vốn trong quá trình kinh doanh. Vốn là toàn bộ tài sản biểu hiện bằng tiền, vốn được biểu hiện: Hình thái tồn tại của vốn Nguồn hình thành của vốn Gồm những thứ gì? Mục đích sử dụng? Được sử dụng như thế nào? Page 6 Ví dụ: tiền, công cụ, Ví dụ: vay, nguồn
  7. Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh TÀI SẢN NGẮN *Tiền mặt HẠN *Tiền gởi ngân hàng là những tài sản thuộc quyền sở hữu *Phải thu của khách của doanh nghiệp, hàng có thời gian sử *Nguyên vật liệu, dụng, luân chuyển, công cụ, dụng cụ thu hồi vốn trong 1 *Hàng hóa, thành năm hoặc 1 chu kỳ phẩm kinh doanh. TÀI SẢN (THEO KẾT CẤU) TÀI SẢN DÀI HẠN * Tài sản cố định hữu hình là những tài sản thuộc quyền sở hữu * Đầu tư chứng của doanh nghiệp, khoán dài hạn có thời gian sử * Góp vốn liên dụng, luân chuyển, doanh thu hồi vốn trong 1 năm * Ký quỹ, ký cược dài hạn Page 7
  8. Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh *Tiền mặt NỢ PHẢI TRẢ *Tiền gởi ngân là khoản nợ phát hàng sinh trong quá trình *Phải thu của khách hoạt động sản xuất hàng kinh doanh mà *Nguyên vật liệu, doanh nghiệp phải công cụ, dụng cụ trả, phải thanh toán cho các chủ nợ *Hàng hóa, thành phẩm NGUỒN VỐN TÀI SẢN CHỦ SỞ HỮU (THEO NGUỒN là số vốn của các HÌNH THÀNH) chủ sở hữu mà - NGUỒN VỐN doanh nghiệp không phải cam kết thanh * Tài sản cố định toán. NVCSH bao hữu hình gồm: * Đầu tư chứng - Vốn đóng góp của khoán dài hạn các nhà đầu tư để thành lập hoặc mở * Góp vốn liên rộng DN doanh - Vốn được bổ sung * Ký quỹ, ký cược từ kết quả hđsxkd dài hạn - Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá và các quỹ Ví dụ: Tại một doanh nghiệp có tình hình sau (đơn vị tính: triệu đồng) Tiền mặt 10 TSCĐHH 250 Tiền gởi ngân hàng 20 Thuế và các khoản nộp NN 4 Phải thu khách hàng 20 Cầm cố ký quỹ, ký cược NH 5 Page 8
  9. Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh Phải trả người bán 30 Nguồn vốn kinh doanh 340 Phải trả người lao động 5 Quỹ đầu tư phát triển 30 Tạm ứng 10 Tài sản thiếu chờ giải quyết 2 Nguyên vật liệu 50 Tài sản thừa chờ xử lý 3 Công cụ dụng cụ 4 Vay ngắn hạn 15 Thành phẩm 26 Chi phí sx kd dở dang 40 Vốn góp liên doanh x Lợi nhuận chưa phân phối 60 Yêu cầu: Phân biệt tài sản và nguồn vốn; Tìm x? 1.5. Các phương pháp kế toán Để phản ánh và kiểm soát đối tượng kế toán, cần thực hiện các phương pháp: 1.5.1. Lập chứng từ kế toán Lập chứng từ kế toán là cơ sở đầu tiên của công việc kế toán. Lập chứng từ là một phương pháp của kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành vào các tờ chứng từ theo mẫu quy định, theo thời gian và địa điểm phát sinh của các nghiệp vụ đó. 1.5.2. Kiểm kê Kiểm kê là một phương pháp của kế toán được thực hiện thông qua việc cân, đo, đong, đếm để xác định số lượng và chất lượng của các loại vật tư, tiền , từ đó đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán nhằm phát hiện các khoản chênh lệch giữa số thực tế và số trên sổ kế toán mà có biện pháp xử lý kịp thời xác định trách nhiệm vật chất của người quản lý và sử dụng tài sản đó. 1.5.3. Tính giá các đối tượng kế toán Tính giá các đối tượng kế toán là một phương pháp của kế toán dùng thước đo tiền tệ biểu hiện giá trị tất cả những tài sản của doanh nghiệp. Nhờ việc tính giá này mà mọi đối tượng của kế toán đều được biểu hiện cùng một thước đo tiền tệ, từ đó có thể tổng hợp được những chỉ tiêu cần thiết bằng tiền chẳng những trong doanh nghiệp mà còn theo từng ngành và cả nền kinh tế. 1.5.4. Mở tài khoản kế toán Tài khoản kế toán là một phương pháp của kế toán dùng để phản ánh và kiểm soát một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống từng đối tượng kế toán riêng biệt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi đối tượng kế toán riêng biệt có nội dung kinh tế khác nhau,có sự tồn tại và vận động khác nhau, có yêu cầu quản lý khác nhau nên mỗi đối tượng kế toán riêng biệt được mở một tài khoản tương ứng 1.5.5. Ghi sổ kép Ghi sổ kép là một phương pháp của kế toán dùng để ghi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào ít nhất hai tài khoản theo đúng nội dung kinh tế và mối quan hệ khách quan của các đối tượng có trong nghiệp vụ kinh tế. Page 9
  10. Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh 1.5.6. Tổng hợp- cân đối Tổng hợp- cân đối là phương pháp của kế toán được thực hiện thông qua việc lập các báo cáo kế toán. 1.6. Nguyên tắc kế toán cơ bản 1.6.1. Cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu hoặc thực chi. 1.6.2. Hoạt động liên tục: Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần. 1.6.3. Giá gốc: Giá trị thuần= Giá gốc – điều chỉnh giảm 1.6.4. Nguyên tắc phù hợp Doanh thu và chi phí ghi nhận trong kỳ phải tương xứng Có 2 phương pháp hạch toán: 1. Hạch toán trên cơ sở Doanh thu: Tổng tiền thu trong kỳ tiền (Cash Basic Accounting) Chi phí: Tổng tiền chi trong kỳ Trong kỳ: ghi nhận Doanh thu đã đạt được, Chi phí khi đã xảy ra (không kể tiền đã thu-chi hay 2. Hạch toán dồn tích chưa) (Accrual Accounting) Cuối kỳ: ĐIỀU CHỈNH trên một số tài khoản có liênPage quan 10 đến doanh thu, chi phí nhiều kỳ.
  11. Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh Ví dụ: Cho giá vốn bằng 10; giá bán bằng 20. Tính doanh thu chi phí theo 2 phương pháp hạch toán cho 2 trường hợp sau: Trường hợp 1: Mua 100 sản phẩm; Bán 90 sản phẩm Trường hợp 2: Mua 100 sản phẩm; Bán 110 sản phẩm 1.6.5. Nguyên tắc nhất quán Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong 1 kỳ kế toán năm. Nếu có thay đổi thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi trong bản thuyết minh báo cáo tài chính. 1.6.6. Nguyên tắc thận trọng Trong điều kiện không chắc chắn thì phải lập các ước tính kế toán: Phải lập các khoản dự phòng Không đánh giá cao hơn giá trị của tài sản, thu nhập Không đánh giá thấp hơn giá trị của khoản nợ, chi phí Doanh thu và TN chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí. 1.6.7. Nguyên tắc trọng yếu Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. 1.7. Kỳ kế toán Page 11
  12. Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Kế toán là gì? 2. Đối tượng kế toán là gì? Phân biệt đối tượng kế toán trong doanh nghiệp và đơn vị thu chi ngân sách, hành chính sự nghiệp? 3. Ý nghĩa của phương trình kế toán cơ bản? Tìm ví dụ thể hiện tính cân đối của phương trình? 4. Kế toán tại đơn vị thu chi ngân sách, hành chính sự nghiệp thực hành kế toán trên cơ sở nguyên tắc nào? Tìm ví dụ minh hoạ cho từng nguyên tắc? 5. Nếu bạn muốn mở một cửa hiệu sách, bạn hãy tự do cho ví dụ về các loại tài sản và nguồn vốn ở cửa hiệu sách mà bạn muốn mở. Mở rộng ra để hiểu thêm, bạn có thể tự cho ví dụ về tài sản và nguồn vốn ở các loại hình kinh doanh khác, một doanh nghiệp mà bạn dự tính kinh doanh chẳng hạn 6. Bạn hãy so sánh tài sản ở một doanh nghiệp sản xuất như xí nghiệp in chẳng hạn với một doanh nghiệp thương mại như cửa hiệu bán sách. Bạn có nhận xét gì về sự khác nhau giữa tài sản của doanh nghiệp sản xuất và tài sản của doanh nghiệp thương mại? 7. Bạn hãy so sánh nguồn vốn ở một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với một doanh nghiệp hành chính sự nghiệp như bệnh viện hoặc trường học (công lập) chẳng hạn, chúng có sự khác nhau cơ bản gì không? 8. Tại một doanh nghiệp có các tài liệu sau đây:( Đvt:1000đ) 1. Bông các loại 100.000 2. Vay ngắn hạn 150.000 3. Nhà xưởng 200.000 4. Các loại vật liệu phụ 65.000 5. Phải nộp cho nhà nước 40.000 6. Khoản ứng trước của khách hàng 75.000 Page 12
  13. Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh 7. Nguồn vốn kinh doanh 970.000 8. Nhiên liệu 27.000 9. Máy kéo sợi và máy dệt 486.000 10. Sợi các loại 90.000 11. Tiền gửi ngân hàng 120.000 12. Phải thu của khách hàng 43.000 13. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 480.000 14. Trái phiếu 168.000 15. Phải trả công nhân viên 41.000 16. Ứng trước tiền cho người bán 25.000 17. Phải trả cho người bán 160.000 18. Tạm ứng 60.000 19. Lợi nhuận chưa phân phối 316.000 20. Các loại máy vi tính 250.000 21. Quỹ đầu tư phát triển 100.000 22. Sản phẩm dở dang 28.000 23. Quỹ dự phòng tài chính 90.000 24. Nợ dài hạn 78.000 25. Các khoản phải thu khác 63.000 26. Các loại dụng cụ nhỏ khác 29.000 27. Sản phẩm hoàn thành 260.000 28. Tủ đựng sổ sách 10.000 29. Tiền mặt 89.000 30. Ký quỹ, ký cược dài hạn 89.000 31. Phương tiện vận tải 168.000 32. Nhà kho 130.000 Yêu cầu: Phân biệt tài sản và nguồn vốn- Xác định tổng tài sản và tổng nguồn vốn. Page 13
  14. Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh CHƯƠNG 2 : BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN – BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2.1. Bảng cân đối kế toán 2.1.1. Khái niệm Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. 2.1.2. Kết cấu bảng cân đối kế toán Báo cáo gồm 2 phần: Phần phản ánh tài sản: phản ánh theo tính lưu động giảm dần Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Phần phản ánh nguồn vốn: Nguồn vốn phải trả trước nguồn vốn chủ sở hữu Nợ phải trả Nguồn vốn chủ sở hữu 2.1.3. Hình thức trình bày bảng cân đối kế toán Chiều ngang (Bảng) TÀI SẢN NGUỒN VỐN TSNH x NPTrả m TSDH y NVCSH n Tổng cộng tài sản xxxx Tổng cộng N/vốn xxxx Chiều dọc (Liệt kê) TÀI SẢN TSNH x TSDH y Tổng cộng tài sản xxxx NGUỒN VỐN NPTrả m VCSHữu n Tổng cộng Nguồn vốn xxx Ví dụ: Tại một doanh nghiệp A có tình hình như sau: (Đvt: ngàn đồng) TM tại quỹ 10.000 Vốn góp liên doanh 100.000 Page 14
  15. Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh TGNH 90.000 Vay ngắn hạn 40.000 ĐTCK ngắn hạn 20.000 Nguồn vốn KD 300.000 Phải trả cho NB 50.000 Phải trả CNV 30.000 Các khoản PThu # 10.000 Quỹ dự phòng TC 50.000 NL, VL tồn kho 40.000 Phải thu KH 30.000 Quỹ ĐTPT 30.000 Đầu tư vào CTy con 50.000 TP tồn kho 40.000 TSCĐ thuê TC 100.000 TSCĐHH 250.000 Vay dài hạn 160.000 Thuế và 20.000 Lợi nhuận chưa PP 100.000 CKPNNN TSCĐVH 100.000 Công cụ dụng cụ 10.000 Hao mòn TSCĐ 50.000 Quỹ KT- PL 20.000 Yêu cầu: Hãy lập bảng cân đối kế toán cho công ty trên 2.1.4. Sự thay đổi các khoản mục trên bảng cân đối kế toán Page 15
  16. Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh Ví dụ: Lấy số liệu ở BCĐKT (VD trên) và trong kỳ có NV kinh tế phát sinh sau: Tr/h 1: Doanh nghiệp rút TGNH nhập quỹ Tiền mặt 10.000 Tr/h 2: Doanh nghiệp dùng LNCPP bổ sung nguồn vốn kinh doanh 20.000 Tr/h 3:Doanh nghiệp mua nguyên vật liệu nhập kho trị giá 15.000 chưa trả tiền người bán Tr/h 4: Doanh nghiệp được khách hàng trả nợ 8.000 doanh nghiệp trả luôn nợ vay ngắn hạn Chỉ tiêu Sau NV1 Sau NV2 Sau NV3 Sau NV4 Tiền mặt TGNH Ng Vật Liệu Phải thu KH Tổng tàisản Phải trả NB Page 16
  17. Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh Vay NHạn NVKD LNCPP Tổng N.Vốn 2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2.2.1. Khái niệm Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác 2.2.2. Hình thức trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu Số tiền 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ Thuế TTĐB ; Thuế xuất khẩu; Thuế GTGT (PP 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (1)- trực tiếp); Hàng bán bị trả (2) lại; Chiết khấu thương 4. Giá vốn hàng bán mại; Giảm giá hàng bán 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (3)-(4) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (5)+(6)-(7)-(8)-(9) 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác (11)-(12) Page 17
  18. Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (10)+(13) 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (14)* thuế suất thuế TNDN 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Ví dụ: Tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ như sau (Bán 1000sp). Giá bán Chưa thuế 23đ/sp Giảm giá hàng bán 4.000 Giá xuất kho 18đ/sp Doanh thu tài chính 2.000 Thu do bán TSCĐ chưa thuế 800 Thuế suất thuế TNDN 25% CP tài chính 800 CP bán hàng 800 CP Qlý DN 1.000 CP bán TSCĐ 200 Yêu cầu: Lập báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trên. CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Báo cáo kế toán là gì? Có những loại báo cáo kế toán nào? 2. Có những trường hợp nào mà nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến các khoản mục trong bảng cân đối kế toán? 3. Tình hình tài sản lúc đầu kỳ ở một doanh nghiệp như sau( Đvt:1.000đ) 1. Nguyên vật liệu 114.000 2. Quỹ đầu tư phát triển 70.000 3. Tiền gửi ngân hàng 60.000 Page 18
  19. Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh 4. Công cụ, dụng cụ 20.000 5. Vay ngắn hạn 35.000 6. Tiền mặt 10.000 7. Khoản phải trả người bán 15.000 8. Thành phẩm 40.000 9. Khoản phải thu của người mua 22.000 10. Quỹ dự phòng tài chính 17.000 11. Tài sản cố định hữu hình 266.000 12. Vay dài hạn 108.000 13. Giá trị sản phẩm dở dang 30.000 14. Nguồn vốn xây dựng cơ bản 47.000 15. Thuế chưa nộp 29.000 16. Tài sản cố định vô hình 148.000 17. Khoản ứng trước cho người bán 8.000 18. Nguồn vốn kinh doanh 319.000 19. Các khoản phải trả công nhân viên 18.000 20. Tạm ứng 5.000 21. Lợi nhuận chưa phân phối 15.000 22. Khoản ứng trước của người mua 50.000 Yêu cầu: Lập bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp trên. Page 19
  20. Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh CHƯƠNG 3: TÀI KHOẢN VÀ GHI SỔ KÉP 3.1 Tài khoản 3.1.1. Khái niệm Tài khoản kế toán là phương pháp kế toán dùng để phản ánh và giám đốc một cách liên tục và có hệ thống tình hình biến động từng đối tượng kế toán riêng biệt qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 3.1.2. Hình thức của tài khoản “Nợ”, “Có” chỉ là thuật ngữ để chỉ hai bên của tài khoản, không mang ý nghĩa của bản thân hai chữ đó. Hình thức này chỉ sử dụng trong học tập, nghiên cứu. Hình thức sau đây được sử dụng trong thực tế kế toán TÀI KHOẢN . Chứng từ Trích yếu TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 3.1.3. Phân loại tài khoản Page 20
  21. Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh Tài khoản loại  : tài khoản ngoài bảng 3.1.4. Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản Ví dụ 1: Giả sử tiền mặt còn tại quỹ vào đầu tháng 1 năm 201x tại công ty Việt Kiều là 1.000ngđ, trong tháng 1 năm 201x có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: Nghiệp vụ 1: DN rút tiền gởi ngân hàng nhập vào quỹ tiền mặt 5.000ngđ. Nghiệp vụ 2: DN dùng tiền mặt trả lương cho công nhân viên 4.000ngđ. Ghi chép tình hình trên vào tài khoản tiền mặt. TK Tiền mặt SDĐK: 1.000.000 (1) 5.000.000 4.000.000 (2) Page 21 Cộng: 5.000.000 Cộng: 4.000.000 SDCK: 2.000.000
  22. Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh Ví dụ 2: Giả sử vào đầu tháng 1 năm 201x tại công ty Việt Kiều còn nợ ngắn hạn là 5.000.000đ, trong tháng 1 năm 201x có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: Nghiệp vụ 1: DN vay ngắn hạn 20.000.000đ để trả nợ người bán Nghiệp vụ 2: DN được người mua trả nợ, doanh nghiệp trả luôn nợ vay ngắn hạn 15.000.000đ. Ghi chép tình hình trên vào tài khoản vay ngắn hạn. TK Vay ngắn hạn SDĐK: 1.000.000 (2) 15.000.000 20.000.000 (1) Cộng: 15.000.000 Cộng: 20.000.000 SDCK: 6.000.000 3.2. Ghi sổ kép Kế toán phải ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó vào ít nhất hai tài khoản mở cho các đối tượng kế toán có liên quan trong nghiệp vụ kinh tế này theo nguyên tắc: Ghi nợ phải ghi có, số tiền ghi nợ, có phải bằng nhau. Ghi chép nghiệp vụ kinh tế: B1:Phân tích nghiệp vụ > ảnh hưởng đến TS, NPT, NVCSH như thế nào (tăng/giảm) B2:Vận dụng nguyên tắc ghi vào tài khoản (tài sản ghi tăng bên nợ, ghi giảm bên có; nguồn vốn ghi tăng bên có ghi giảm bên nợ) B3:Định khoản (xác định bút toán): xác định tài khoản nào được ghi bên nợ? tài khoản nào được ghi bên có? số tiền là bao nhiêu? Page 22
  23. Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh B4:Ghi vào tài khoản Ví dụ 1: Doanh nghiệp rút tiền gởi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 5.000.000đ. TS TS Có Nợ Nghiệp vụ kinh tế trên được định khoản như sau Nợ TK 111 “Tiền mặt”: 5.000.000 Có TK 112 “Tiền gởi ngân hàng” : 5.000.000 Từ định khoản trên nghiệp vụ kinh tế phát sinh này được ghi vào tài khoản kế toán như sau: TK Tiền mặt TK TGNH SDĐK: xxx SDĐK: xxx (1) 5.000.000 5.000.000 (1) Cộng: 5.000.000 Cộng : 5.000.000 SDCK: xxx SDCK: xxx Ví dụ 2: Doanh nghiệp vay ngắn hạn 10.000.000đ trả nợ cho người bán. TK Phải trả cho người bán NV NV Có Nợ Nghiệp vụ kinh tế trên được định khoản như sau Nợ TK 331 “Phải trả cho người bán”: 10.000.000 Có TK 311 “Vay ngắn hạn” : 10.000.000 Page 23
  24. Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh Từ định khoản trên nghiệp vụ kinh tế phát sinh này được ghi vào tài khoản kế toán như sau: TK Phải trả cho NB TK Vay ngắn hạn SDĐK: xxx SDĐK: xxx (1) 10.000.000 10.000.000 (1) Cộng: 10.000.000 Cộng: 10.000.000 SDCK: xxx SDCK: xxx Ví dụ 3: D.Nghiệp mua nguyên vật liệu nhập kho trị 5.000.000đ chưa trả tiền người bán. TS TK Phải trả cho người bán NV Nợ Có Nghiệp vụ kinh tế trên được định khoản như sau Nợ TK 152 “Nguyên vật liệu ”: 5.000.000 Có TK 331 “Phải trả cho người bán” : 5.000.000 Từ định khoản trên nghiệp vụ kinh tế phát sinh này được ghi vào tài khoản kế toán như sau: TK Tiền mặt TK Phải trả cho NB SDĐK: xxx SDĐK: xxx (1) 5.000.000 5.000.000 (1) Cộng: 5.000.000 Cộng: 5.000.000 SDCK: xxx SDCK: xxx Page 24
  25. Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh Ví dụ 4: Doanh nghiệp được khách hàng trả nợ 10.000.000, DN trả luôn nợ vay ngắn hạn TK Phải thu của TS NV Khách hàng Có Nợ Nghiệp vụ kinh tế trên được định khoản như sau Nợ TK 311 “Vay ngắn hạn ”: 10.000.000 Có TK 131 “Phải thu của khách hàng” : 10.000.000 Từ định khoản trên nghiệp vụ kinh tế phát sinh này được ghi vào tài khoản kế toán như sau: TK Phải thu của KH TK Vay ngắn hạn SDĐK: xxx SDĐK: xxx (1) 10.000.000 10.000.000 (1) Cộng:10.000.000 Cộng: 10.000.000 SDCK: xxx SDCK: xxx Bài tập áp dụng: Lập định khoản trên cơ sở các tài khoản tự mở, phản ánh vào tài khoản chữ T các nghiệp vụ phát sinh sau đây (ĐVT 1000 đồng) Nội dung Ghi bút toán (định khoản) 1.Nhập kho NVL 2.000, chưa trả người bán. 2.Nhập kho công cụ 100 trả bằng tiền gởi NH. 3.Chi 500 tiền mặt tạm ứng cho nhân viên (công tác) 4.Vay ngắn hạn 15.000 để trả nợ người bán. Page 25
  26. Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh 5.Khách hàng trả nợ bằng tiền mặt 10.000 6.Chi tiền mặt trả nợ lương cho NLĐ 80.000 7.Trả nợ vay ngắn hạn bằng tiền gởi NH 100 8.Dùng lãi bổ sung quỹ đầu tư phát triển 50. 9.Nhà nước cấp một TSCĐHH 15.000. 10.Dùng tiền lãi bổ sung nguồn vốn kd 5.000 3.3. Các loại định khoản Định khoản giản đơn là định khoản chỉ liên quan đến 2 tài khoản. Định khoản phức tạp là định khoản liên quan đến 3 tài khoản trở lên. Ví dụ 1: Nợ TK 627 “Chi phí SXC” : 10.000.000 Nợ TK 641 “Chi phí bán hàng” : 2.000.000 Nợ TK 642 “Chi phí quản lý DN” : 5.000.000 Có TK 334 “Phải trả CNV” : 17.000.000 Ví dụ 2: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. Xuất công cụ, dụng cụ trị giá 800.000đ sử dụng ở bộ phận bán hàng, loại phân bổ 2 lần. 2. Tiền lương phải trả: *Công nhân sản xuất sản phẩm: 20.000.000đ *Nhân viên quản lý phân xưởng sx:2.000.000đ 3. Trích BHYT, BHXH, KPCĐ, Trợ cấp thất nghiệp theo quy định. Từ những ví dụ trên ta rút ra tính chất của định khoản như sau: - Mỗi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh ít nhất phải ghi vào 2 tài khoản kế toán có liên quan - Khi ghi nợ tài khoản này thì phải ghi có tài khoản kia hoặc ngược lại. - Số tiền ghi bên Nợ và bên Có trong 1 định khoản phải bằng nhau. 3.4. Chuyển khoản Chuyển khoản là chuyển một số tiền từ tài khoản này sang tài khoản kia. Trường hợp 1: TK A TK B Page 26 Ghi_ số tiền
  27. Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh Ví dụ 1: Chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp là 15.000.000đ, cuối kỳ kết chuyển chi phí này để tính giá thành sản phẩm trong kỳ của doanh nghiệp. Kế toán định khoản: Nợ TK 154 “Chi phí SXKD dở dang”: 15.000.000 Có TK 627 “Chi phí sản xuất chung” : 15.000.000 Từ định khoản trên ghi vào các tài khoản liên quan? Trường hợp 2: Ghi_ -số tiền TK A TK B Muốn chuyển Ví dụ 2: Cuối kỳ DN ghi nhận được thu nhập khác của DN là 50.000.000đ nay kết chuyển vào TK 911- xác định kết quả để tính lãi lỗ. Kế toán định khoản: Nợ TK 711 “Thu nhập khác” : 50.000.000 Có TK 911 “Xác định kết quả kd” : 50.000.000 Từ định khoản trên ghi vào các tài khoản liên quan? 3.5. Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp là việc sử dụng các tài khoản kế toán cấp 1 để phản ánh và giám đốc các đối tượng kế toán 1 cách tổng quát theo những nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp như đã trình bày. Do yêu cầu quản lý, nhiều trường hợp cần phải biết thêm như nguyên vật liệu nào là chính hay vật liệu phụ hay nhiên liệu, nên phải tổ chức kế toán chi tiết. Kế toán chi tiết là việc sử dụng các tài khoản cấp 2, các sổ chi tiết để phản ánh và giám đốc các đối tượng kế toán một cách tỉ mỉ, chi tiết theo yêu cầu quản lý. Page 27
  28. Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ) Năm Tài khoản: . Tên, qui cách vật liệu, sản phẩm, hàng hoá: Chứng từ Diễn Giải TK Đơn giá Nhập Xuất Tồn ĐƯ Số Ngày Slượng Tiền Slượng Tiền Slượng Tiền A B C D 1 2 3 4 5 6 7 Cộng BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ) Tài khoản: Tháng Năm . STT Tên, qui cách Số tiền vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, Tồn Nhập trong Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ hàng hóa đầu kỳ kỳ A B 1 2 3 4 Page 28
  29. Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh Cộng Từ số liệu trên tài khoản chữ T hãy lập sổ chi tiết và bảng tổng hợp chi tiết. Ví dụ 1: SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ, HÀNG HÓA A Đvt: kg Đơn giá: 5.000đ/kg Chứng từ Trích yếu Nhập Xuất Tồn Ghi chú Số Ngày SL ST SL ST SL ST Tồn đầu tháng 100 500 SPS trong tháng 1 Nhập mua 80 400 180 900 10 Xuất sản xuất 50 250 130 650 20 Xuất sản xuất 20 100 110 550 Cộng 80 400 70 350 Tồn cuối 110 550 tháng SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ, HÀNG HÓA B Đvt: m Đơn giá: 6.000đ/m Chứng từ Trích yếu Nhập Xuất Tồn Ghi chú Page 29
  30. Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh Số Ngày S ST SL ST SL ST L Tồn đầu tháng 50 300 SPS trong tháng 1 Nhập mua 60 360 110 660 10 Xuất sản xuất 80 480 30 180 20 Xuất sản xuất 20 120 10 60 Cộng 60 360 100 600 Tồn cuối tháng 10 60 Bảng tổng hợp chi tiết BẢNG CÂN ĐỐI XUẤT NHẬP TỒN Tháng 10/2009 Tên Đvt ĐG Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ VL SL ST SL ST SL ST SL ST A kg 5ngđ 100 500 80 400 70 350 110 550 /kg B m 6ngđ 50 300 60 360 100 600 10 60 /kg Cộng x x x 800 x 760 x 950 x 610 Các cân bằng từ nguyên tắc ghi chép vào tài khoản Quan hệ giữa các tài khoản tổng hợp với nhau: Ghi kép Tổng số dư nợ = Tổng số dư Có của các tài khoản Tổng số PS Nợ = Tổng số PS Có trên các tài khoản Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ+số PS tăng-số PS giảm Quan hệ giữa tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết Page 30
  31. Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh Số Dư TK tổng hợp = Tổng dư các TK chi tiết Tổng PS (Tăng/giảm) TK tổng hợp = Tổng PS (Tăng/giảm) các TK chi tiết 3.6. Mối quan hệ giữa Tài Khoản và BCĐKT Xét về đối tượng: cả hai phương pháp cùng phản ánh đối tượng kế toán, tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu Xét về cách phản ánh: BCĐKT phản ánh một cách tổng quát chung đối tượng kế toán tại một thời điểm nhất định. TK phản ánh riêng cho từng đối tượng cụ thể và sự biến động của đối tượng trong suốt một thời kỳ Xét một kỳ: NVKT Tài khoản BCĐKT (ghi kép) (Sdư Cuối kỳ) SDĐK SDCK SDĐK Nhiều kỳ: BCĐKT TK BCĐKT TK NVKT NVKT 3.7. Kiểm tra số liệu trên tài khoản kế toán BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH (BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN) Số Số dư đầu kỳ Số phát sinh Số dư cuối kỳ TK Nợ Có Nợ Có Nợ Có 111 112 Cộng x x y y z z Tóm lại các bước công việc trong một chu kỳ kế toán Page 31
  32. Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh Mở sổ: Tài khoản nào có số dư cuối kỳ trước thì ghi số dư cho đầu kỳ này Ghi nghiệp Ghi định khoản (bút toán) (ghi chép theo trình tự thời gian) vụ: Phản ánh vào tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết có liên quan (ghi chép theo từng đối tượng) Điều chỉnh: Điều chỉnh cho các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động nhiều kỳ để tính đúng doanh thu, chi phí kỳ này Khóa sổ Kết chuyển số liệu đã tập hợp trên các tài khoản tạm thời về tài khoản thường xuyên trong quá trình tính giá thành sản phẩm và tính kết quả kinh doanh Đối chiếu: Giữa các tài khoản tổng hợp với nhau (Lập Bảng đối chiếu số phát sinh tài khoản hay Bảng cân đối tài khoản) Lập báo cáo: Báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo KQHĐKD, BCLCTT, Bản thuyết minh BCTC Ví dụ : Trong tháng 1/200x tại công ty có các NVKT phát sinh:1.Cty được cổ đông góp vốn bằng TSCĐ nguyên giá 10.000 2.Cty mua một số NVL nhập kho chưa trả tiền người bán 15.000 3.KH trả nợ cho cty bằng tiền mặt 2.000, chuyển khoản 8.000 4.Cty dùng TGNH trả nợ vay ngắn hạn 4.000 5.Cty dùng TM của quỹ khen thưởng phúc lợi chi trợ cấp cho CNV 4.000 6.Cty được KH trả nợ 7.000, cty trả luôn nợ vay ngắn hạn 7.Cty dùng LNCPP bổ sung NVKD 30.000 8.Ứng trước cho người bán bằng TGNH là 2.000 Yêu cầu: 1. Mở tài khoản và ghi số dư đầu kỳ giả định vào TK. 2. Định khoản các NVKT PS & ghi vào TK liên quan. 3.Lập bảng cân đối số phát sinh (chỉ ghi cột số phát sinh) Bài tập áp dụng: 1.Hãy ghi vào tài khoản “ Phải thu của khách hàng” các nghiệp vụ sau đây: - Nợ còn phải thu của khách hàng vào ngày 1/1/2010 là 120.000 - Ngày 2/1 bán chịu một lô hàng, trị giá bán 200.000 - Ngày 10/1 đã thu được nợ khách hàng 180.000 - Ngày 18/1 bán chịu một lô hàng trị giá bán 250.000 - Ngày 25/1 đã thu được nợ khách hàng 240.000 Page 32
  33. Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh - Ngày 30/1 đã thu được nợ khách hàng 60.000 - 2. Hãy ghi vào các tài khoản “ Tiền gửi ngân hàng” và “ Phải trả cho người bán” số liệu sau đây: - Số dư vào ngày 1/11 của “ Tiền gửi ngân hàng”: 100.000, “Phải trả cho người bán” : 200.000 - Ngày 2/11 thu TGNH 350.000 - Ngày 5/11 mua chịu 500.000 - Ngày 7/11 chi TGNH 240.000 - Ngày 10/11 thu TGNH 120.000 - Ngày 15/11 trả nợ người bán 460.000 - Ngày 20/11 mua chịu 300.000 - Ngày 25/11 chi TGNH 110.000 - Ngày 28/11 trả nợ người bán 210.000 3.Có số liệu trên tài khoản “Phải thu của khách hàng” như sau: SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tên tài khoản: Phải thu của khách hàng Số hiệu: 131 Chứng từ Diễn giải Số hiệu Số phát sinh Số dư TK đối Số Ngày Nợ Có Nợ Có ứng Số dư đầu tháng 150 Số phát sinh trong tháng 04/12 Bán chịu 1 lô 511 200 hàng cho cty A&T 10/12 Đã thu được tiền 112 ? 50 của cty A&T Page 33
  34. Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh 14/12 Bán chịu 1 lô 511 ? 200 hàng cho cty A&T 26/12 Đã thu được tiền 112 ? 100 của cty A&T 30/12 Bán chịu 1 lô 511 ? hàng cho cty A&T Cộng số phát 700 600 sinh Số dư cuối tháng 250 Yêu cầu: Hãy điền thêm những ô có dấu hỏi trên sổ cái 4.Tại một doanh nghiệp có tình hình sau đây (Đvt: triệu đồng) Số dư đầu tháng của một số tài khoản (ngày 01/01/2009) Tiền mặt 20 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 5 TGNH 30 Nguồn vốn kinh doanh 1.042 Vay ngắn hạn 15 Nguyên vật liệu 15 Tạm ứng 12 Phải thu của khách hàng 30 Phải trả cho người bán 8 Hao mòn TSCĐ 12 Lợi nhuận chưa phân phối X Phải trả CNV 3 Tài sản cố định hữu hình 1.000 Phải trả khác 5 Quỹ khen thưởng phúc lợi 17 Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 1. Nợ TK 331: 5 Page 34
  35. Nguyên lý kế toán Khoa Quản trị kinh doanh Nợ TK 338: 5 Có TK 112: 10 2. Nợ TK 152:11 Có 141: 11 3. Nợ TK 353: 4 Có TK 111: 4 4. Nợ TK 112: 15 Có TK 131: 15 5. Nợ TK 112: 20 Có TK 411: 20 6. Nợ TK 331: 2 Có TK 111:2 7. Nợ TK 211:10 Có TK 411: 10 8. Nợ TK 156:10 Có TK 331:10 9. Nợ TK 334:5 Có TK 111:5 10. Nợ TK 331: 9 Có TK 112: 9 Yêu cầu: 1. Tính x 2. Nêu lại nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 3. Mở tài khoản chữ T và phản ánh các nghiệp vụ trên vào các TK Lập bảng cân đối số phát sinh Page 35