Bài giảng Những thành tựu của nền văn hóa Ai Cập cổ đại

pptx 39 trang hapham 2160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Những thành tựu của nền văn hóa Ai Cập cổ đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_nhung_thanh_tuu_cua_nen_van_hoa_ai_cap_co_dai.pptx

Nội dung text: Bài giảng Những thành tựu của nền văn hóa Ai Cập cổ đại

  1. Phần I 1. Địa Lý và Dân Cư Địa lí: Nằm ở Đông Bắc châu Phi, 1 thung lũng dọc theo khu vực sông Nile. Phía Tây giáp sa mạc Libi, phía Đông giáp Hồng Hải, phía Bắc giáp Địa Trung Hải, phía Nam giáp dãy núi Nubi và Ethiopia. Thượng Ai Cập, ở phía Nam,1 thung lũng dài, hẹp, nhiều núi đá. Hạ Ai Cập, ở phía Bắc, 1 vùng châu thổ đồng bằng sông Nile rộng lớn hình tam giác.
  2. Dân cư: - lưu vực s.Nile từ thời đồ đá đã có người sinh sống. Người Ai Cập cổ đại là thổ dân Châu Phi , hình thành trên cơ sở hỗn hợp nhiều bộ lạc. Do đi lạ, săn bắn trên lục địa, khi đến vùng thung lũng sông Nile, họ định cư & phát triển nghề nông& nghề chăn nuôi từ rất sớm - về sau, 1 chi của bộ tộc Hamites từ Tây Á xâm nhập vùng hạ lưu sông Nile, chinh phục thổ dân Châu Phi ở đây. Trải qua quá trình hỗn hợp lâu dài, người Hamites & thổ dân đồng hóa => bô ̣ tộc người Ai Cập
  3. Chia thành các thời kỳ sau • Thời kỳ tảo vương quốc • Thời kỳ cô ̉ vương quốc • Thời kỳ trung vương quốc • Thời kỳ tân vương quốc • Thời kỳ hậu vương quốc
  4. • Thời kỳ tảo vương quốc (3200- 3000 TCN) - Hình thành nhà nước sơ khai, thống nhất thượng và hạ Ai Cập thành một quốc gia. Thượng Ai Cập giành chiến thắng, vua Menes xây dựng kinh đô ở trung tâm Memphis. - Ở thời kỳ này, người Ai Cập đã biết sử dụng công cụ bằng đồng đỏ, biết dùng cày và dùng súc vật để kéo cày. Nhà nước cổ đại đã được hình thành, tuy sơ khai nhưng mang nhiều đặc điểm của 1 nhà nước chuyên chế phương Đông. Đứng đầu là vua chuyên chế gọi là Pharaoh
  5. • Thời kỳ cô ̉ vương quốc (3000 – 2200 TCN) - Thời kỳ này hình thành và củng cố nhà nước trung ương tập quyền. - Bộ máy nhà nước được hoàn thiện, kinh tế, văn hóa & chính trị – quân sự. Các Pharaoh huy động các kim tự tháp rầm rộ. - Kim tư ̣ tháp
  6. • Trung vương quốc (2200-1570 TCN) - Sau 1 thời gian suy yếu , Ai Cập bước vào thời kì ổn định và phát triển - Chính quyền trung ương được củng cố , nghành kinh tế đều phát triển, nhất là việc mở rộng buôn bán với người Palestine ,Syria,Babylonia . - Công cụ đồng thau bắt đầu xuất hiện - 1710 TCN , Ai Cập bị người Hykos chinh phục và thống trị 140 năm
  7. • Tân vương quốc (1570-1100 TCN) - Người Ai Cập đánh đuổi người Hykos ra khỏi đất nước mình - Không ngừng mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc xâm lược các nước láng giềng . Biên giới kéo dài từ bắc syria - phía nam Ethiopia - Ai Cập giàu mạnh nhất vùng đông bắc châu phi và khu vực tiểu á - Công cụ sản xuất bằng đồng thau được sử dụng rộng dãi đồ sắt bắt đầu xuất hiện nhưng còn hiếm .
  8. • Hậu vương quốc (1100-31 TCN) - Thời kì Ai Cập bị chia cắt và ngoại tộc thống trị - 525 TCN Ai Cập bị sáp nhập vào đế quốc Ba Tư - 332 TCN bị Alexander ở Makedonia chinh phục - 31 TCN trở thành thuộc địa của La Mã
  9. Phần II 1 Chữ viết • Chữ viết cổ ra đời cuối thiên niên kỷ thứ IV – TCN. Ban đầu là chữ tượng hình gồm các ký hiệu được vạch trên bãi cát, trên tảng đá, lá cây và mảnh xương. Nó có khoảng 700 ký tự. Chữ tượng hình nhằm mục đích ghi lại các thuật ngữ, văn bản tôn giáo, nghi lễ miêu tả cuộc sống thông qua đó.
  10. Việc vẽ tranh để thuật lại hay ghi chép không có gì là mới, khi từ cách đây 30.000 BC người cổ đại ở ở Pháp và Tây Ban Nha đã bắt đầu vẽ lên vách hang động nhằm lưu giữ thông tin. Tuy Ai Cập và Lưỡng Hà mới là nơi đầu tiên phát triển hệ thống chữ viết từ cách vẽ này.
  11. Hệ thống chữ viết Ai Cập là hệ chữ tượng hình, xuất hiện lần đầu tiên từ năm 6000 trước Công nguyên. Chữ tượng hình là sự miêu tả đơn giản các từ ngữ mà chúng đại diện, nhưng có những hạn chế nhất định. Theo thời gian, người Ai Cập đã thêm vào một số nhân tố khác vào hệ thống chữ viết của họ, bao gồm các ký tự như alphabet đại diện một số âm nhất định và các kí tự khác, cho phép họ viết ra tên và các khái niệm trừu tượng.
  12. • Ngày nay, mọi người đều biết đến Ai Cập là nơi khai sinh ra hệ thống chữ viết chạm khắc (hieroglyphics), bao gồm các chữ cái, ký hiệu âm tiết, cũng như ideograms (chữ biểu ý) - hình ảnh đại diện cho toàn bộ cụm từ - được tìm thấy rộng rãi trong lăng mộ Ai Cập và nhiều nơi khác. Các ghi chép này cung cấp cho chúng ta hiểu biết về xã hội Ai Cập cổ đại từ chính trị đến văn hóa. Sau này học giả người Pháp Jean-Francois Champollion tìm thấy phiến đá Rosetta và giải mã thành công, đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ đầy bí ẩn về Ai cập cổ đại đã kéo dài trong gần 1500 năm.
  13. • Ai Cập có một kho tàng văn học khá phong phú và đa dạng, gồm có thơ ca trữ tình, tục ngữ, truyện thần thoại. Những tác phẩm tiêu biểu là :” Nói thật và Nói láo”, “Sống xót sau vụ đắm thuyền”, “Lời kể của Ipuxe”, “Nói chuyện với linh hồn của mình” Các câu truyện đều có ý nghĩa tích cực, mang tính chất răn đe, giáo huấn, dạy con người phải sống sao cho tốt đẹp, đúng đạp lý và khuyến khích tinh thần vươn lên của con người trong xã hội. Các tác phẩm còn phản ánh những biến động lớn trong xã hội thời đó
  14. • Giống như người việt cổ , người Ai Cập cũng thờ rất nhiều thứ : các vị thần tư ̣ nhiên , linh hồn người chết, động vật , thần cây , thần đá , thần lửa • Các vị thần tự nhiên là thiên thần , Địa thần và thủy thần . Thiên thần là một nữ thần . Địa thần là một nam thần . Thủy thần là thần sông nin . Thủy thần cũng chính là thần âm phủ , diêm vương . Cũng giống như loài người , các thần cũng thường kết hợp với nhau để tạo ra các vị thần mới .
  15. • Về sau , cùng với sư ̣ hình thành của nhà nước tập quyền trung ương , thần mặt trời trở thành vị thần quan trọng nhất . Nơi thờ thần Mặt Trời đầu tiên là thành Iunu. Đến thời Trung Vương quốc, Thebes trơ ̉ thành kinh đô của ca ̉ nước nên thần Mặt Trời đã thành vị thần cao nhất của Ai Cập. Đến thời kì Ichnaton, thời Tân Vương quốc, ông đã tiến hành một cuộc cách mạng tôn giáo do thế lực của tầng lớp tang lữ quá mạnh. Ông chủ trương thử một vị thần Mặt Trời mới là Aton. Thần Aton được coi là vị thần duy nhất nên việc thờ các thần khác đều bị cấm. Bên cạnh đó, người Ai Cập còn được thờ thần Mặt Trăng Tốt. Thần Tốt là thần văn tự, kế toán và trí tuệ. Thần Mặt Trăng được thể hiện với hình tượng một người có đầu chim hồng hạc hoặc đầu khỉ. Mặt khác, người dân ở đây cũng rất coi trọng việc thờ người chết. Theo họ, mỗi con người đều có linh hồn như cái bóng ở trong gưong. Khi con người ra đời thì linh hồn chui vào trong thân thể. Khi con người chết thì linh hồn chui ra khỏi cơ thể. Sau đó, linh hồn độc lập khỏi cơ thể, con người không thể nhìn thấy được. Linh hồn chỉ mất đi khi thi thể người chết bị phân huỷ hoàn toàn. Do đó, nếu thi thể được bảo tồn thì linh hồn cũng sẽ không mất đi. Chính vì quan niệm đó, người Ai Cập mới có tục ướp xác. Người Ai Cập còn thờ các loại động vật từ dã thú đến gia súc, chim muông đến côn trùng như chó sói, cá sấu, rắn, sơn dương, cừu, mèo, hồng hạc, bò mộng. Ngoài ra, họ còn thờ cả các con vật tưởng tượng như nhân sư, phượng hoàng
  16. kiến trúc Ai Cập cổ đại Đặc điểm của kiến trúc Ai Cập là công trình có quy mô lớn, kích thước đồ sộ, nặng nề và thần bí. Trước khi nhắc đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc Ai Cập cổ đại, phải nói đến sự khéo tay trong nghề làm đá của những người thợ giỏi trong xã hội Ai Cập cổ đại. Vật liệu đá trong xã hội Ai Cập có nhiều loại : đá vôi, đá sa thạch, đá đen, đá thạch anh, đá hoa cương, đá minh ngọc
  17. Hệ kết cấu sử dụng phổ biến là hệ tường – dầm hay cột – dầm chịu lực. Cột rất lớn, khoảng cách cột nhỏ. Công trình được đặt trực tiếp lên nền đất nên có mặt dàn trải, đáy lớn và không cao. Tường xây gạch hoặc đá trên có mái bằng lợp các tấm đá
  18. Các công trình có tính thống nhất cao nhờ sự đồng nhất trong cách thức bố cục, điêu khắc, trang trí. Hội họa và điêu khắc có tính quy ước, được sử dụng nhiều để trang trí các mảng tường đặc lớn, các cột
  19. I - KIẾN TRÚC LĂNG MỘ 1- Lăng mộ Mastaba : Mastaba là lăng mộ của tầng lớp quý tộc, là một khối xây bằng đá, có mặt cắt hình thang, mặt bằng hình chữ nhật. Trong Mastaba có ba phòng: sảnh, phòng tế lễ và phòng thờ (nơi đặt tượng người chết)
  20. Từ mặt trên của Mastaba người ta đào một giếng hình tròn hoặc hình vuông, sâu đến khoảng 30 m. Đáy giếng thông sang một hành lang rồi đến phòng mai táng (nơi để quan tài) • Sau khi chôn người chết, giếng được lấp kín. Loại hình kiến trúc này là nguồn gốc ban đầu của các Kim tự tháp
  21. • 2- Địa mộ: được phát triển từ thời Trung vương quốc và Tân vương quốc ở vùng Thượng Ai Cập. Công trình tiêu biểu: Mộ của các vị vua tại Thebes, Mộ tại Beni Hasan. Khu mộ cổ tại thành phố Thebes
  22. 3- Kim tự tháp :là lăng mộ dành cho vua chúa phát triển từ hình thức có bậc sang hình thức 2 dốc rồi 1 dốc. Các kim tự tháp chủ yếu trong các vương triều III,IV thể hiện sức mạnh vĩnh cữu của các Pharaon dưới hình tượng các bậc thang lên trời hay những chùm tia sáng. Kim tự tháp Khufu
  23. Cửa vào lăng mộ
  24. Kim tự tháp Khafre và tượng nhân sư Sphinx
  25. II - KIẾN TRÚC ĐỀN THỜ 1- Đền thờ Medinet Habu: Nằm ở bờ Tây của Luxor, Pharohs Hatshepsut và Tutmosis đệ tam đã cho xây dựng ngôi đền thờ nhỏ để thờ thần Amun tại đây. Bên cạnh đền thờ đó, vua Ramesses đệ tam cho xây dựng thêm những ngôi đền, nhà cửa, bổ sung thêm vào quần thể sừng sững đó.
  26. • 2- Đền Kom Ombo : Nằm trên một đụn cát cao nhìn ra sông Nile, đền thờ Kom Ombo được xây dựng dưới triều đại Ptolemaic. Kom Ombo bao gồm hai đền thờ nhỏ và tất cả mọi thứ đều được nhân đôi để đặt trong hai đền thờ này: hai lối vào, hai hàng cột, hai sảnh chính, hai điện thờ.
  27. • 3 - Đền Edfu : thờ vị thần Horus là đền thờ được bảo quản tốt nhất ở Ai Cập. Ngôi đền là sự kết hợp các yếu tố truyền thống Ai Cập với những nét điểm xuyết kiến trúc Hy Lạp cổ đại.
  28. • 4 - Đền thờ Luxor nằm trên bờ Đông của sông Nile, được xây dựng vào năm 1400 trước công nguyên. Ngôi đền được xây dựng để thờ cúng ba vị thần của Ai Cập cổ đại là Amun, Mut và Chons và là nơi tổ chức lễ hội Opet, lễ hội quan trọng nhất của thành Thebes.
  29. • 5 - Đền thờ Abu Simbel được tạc vào vách đá dưới thời pharaoh Ramesses đệ nhất thế kỷ 13 trước công nguyên, để làm nơi thờ cúng cho bản thân và nữ hoàng Nefertiti.
  30. 1. Thiên văn học • - Được nghiên cứu từ rất sớm với những công cụ thô sơ với dây dọi , mảnh ván ca ́ khe hở . • - Họ vẽ hình các thiên thể lên các trần, các đền miếu , biết mười hai cung hoàng đạo , biết được các hê ̣ hành tinh: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. • - Để đo được thời gian từ thời cổ vương quốc người Ai Cập phát minh ra cái nhật khuê, nhưng dụng cụ này chỉ xem được thời gian ban ngày và khi có nắng. • - Đến thời vương triều XVII, người Ai Cập lại phát minh ra đồng hồ nước ,nhìn vào mực nước người ta có thể biết được thời gian. • - Thành tựu lớn nhất trong lĩnh vực thiên văn của Ai Cập cổ đại là việc đặt ra lịch
  31. 2. Toán học • Nhu cầu đo đạc lại ruộng đất , làm thủy lợi, xây dựng đền miếu, kim tự tháp,tính toán thu nhập là những nhu cầu thúc đẩy toán học ra đời • Thiên nhiên kỉ thứ III là thời kì xuất hiện từng bước quan niệm trừu tượng về số của Ai Cập . Sang đầu thiên nhiên kỉ thứ II TCN , người Ai Cập đã phát triển thành công hệ đếm của mình • Người Ai Cập đã biết dùng hệ thập phân, nhờ có hệ đếm người Ai Cập đã biết làm các phép cộng, trừ còn nhân và chia thì thực hiện bằng cách cộng hoặc trừ nhiều lần.Tri thức đại số của người Ai Cập đã đạt tới việc giải phương trình bậc nhất • Về hình học: Họ biết tính diện tích hình tam giác ,tứ giác , biết rằng bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông . Người Ai Cập đã biết tìm được số pi=3,14
  32. 3. Y Học Người Ai Cập có những hiểu biết rât rõ về cấu tạo cơ thể người do tục ướp xác xuất hiện từ rất sớm. Nhờ đó, y học có cơ hội phát triển mạnh. Họ đã đề cập đến nguyên nhân của bệnh tật, mối quan hệ giữa tim và mạch máu, các loại bệnh, khả năng chữa trị, phương pháp khám bệnh Họ biết rằng nguyên nhân của bệnh tật không phải là do ma quỷ hoặc phù thủy gây nên mà là do sự không bình thường của mạch máu. Người dân ở đây còn biết được tầm quan trọng của óc và tim đối với sức khỏe con người. Việc chữa bệnh đã được chuyên môn hóa rất tỉ mỉ. Y học được chia thành nhiều chuyên môn. Mỗi thầy thuốc có một chuyên môn riêng, chữa một loại bệnh riêng.
  33. Không ai phủ nhận rằng người Trung Quốc đã làm thay đổi cả thế giới với phát minh ra giấy vào khoảng năm 140 trước Công nguyên, nhưng nhiều người không biết rằng người Ai Cập đã làm ra giấy từ cây papyrus từ cách đó hàng ngàn năm (giấy cói). Giấy papyrus có màu ngà, nâu vàng, cứng nhưng có thể uốn cong, và đặc biệt rất bền, được làm từ lõi của một loại cói có tên papyrus, cao khoảng 2-3m mọc hai bên bờ sông Nile. Đặc tính cứng cáp và rất bền của paypyrus còn dùng để may buồm, làm dép, dệt thảm và các nhu cầu thiết yếu khác trong đời sống Ai Cập cổ đại. Người Ai Cập cổ đại đã giữ kín bí mật kĩ thuật làm papyrus để họ có được lợi thế buôn bán loại giấy này với các nước trong khu vực. Tuy nhiên đến năm 1965 nhà khoa học Hassan Ragab đã tìm ra cách mà người cổ xưa đã tạo ra các tấm giấy papyrus và cố gắng để khôi phục nghề thủ công truyền thống này ở Ai Cập.