Bài giảng Thị trường chứng khoán - Chương 1: Tổng qian về thị trường chứng khoán - Nguyễn Thị Ngọc Diệp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thị trường chứng khoán - Chương 1: Tổng qian về thị trường chứng khoán - Nguyễn Thị Ngọc Diệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- thi_truong_chung_khoan_nguyen_thi_ngoc_diep.pdf
Nội dung text: Bài giảng Thị trường chứng khoán - Chương 1: Tổng qian về thị trường chứng khoán - Nguyễn Thị Ngọc Diệp
- THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN GV: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Diệp
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- PGS- NGƯT. Đinh Xuân Trình. TS- Nguyễn Thị Quy- Giáo trình TTCK . trường Đại học Ngoại thương. NXB Giáo dục 2- Phan Lan. Cẩm nang dành cho nhà đầu tư chứng khoán. Nhà xuất bản tài chính . 3.TS. Bùi kim Yến (chủ biên). Bài tập và bài giải Phân tích chứng khoán và định giá chứng khoán- Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ chí Minh. Nhà xuất bản Thống kê . 4. Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Bộ Tài chính- nhà xuất bản tài chính. Hà Nội .
- NỘI DUNG CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ TTCK CHƯƠNG 2- CÔNG TY CHỨNG KHOÁN CHƯƠNG 3- PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN CHƯƠNG 4- TTCK SƠ CẤP CHƯƠNG 5- TTCK THỨ CẤP
- NỘI DUNG Chương 1- Tổng quan về TTCK 1.1- Khái niệm TTCK 1.1.1- Sự hình thành TTCK 1.1.2- Khái niệm và đặc điểm của TTCK 1.1.3- Chức năng của TTCK 1.2- Công cụ của TTCK 1.2.1- Khái niệm về chứng khoán 1.2.2- Đặc điểm của chứng khoán 1.2.3- Cổ phiếu 1.2.4- Trái phiếu 1.2.5- Công cụ phái sinh (chứng khoán phái sinh) 1.3- Chủ thể tham gia vào TTCK 1.3.1- Nhà phát hành 1.3.2- Nhà đầu tư 1.3.3- Các tổ chức kinh doanh trên TTCK 1.3.4- Các tổ chức có liên quan đến TTCK 1.4- Nguyên tắc hoạt động của TTCK 1.4.1- Nguyên tắc trung gian 1.4.2- Nguyên tắc đấu giá 1.4.3- Nguyên tắc công khai
- Chương 2- Công ty chứng khoán 2.1- Những vấn đề chung về công ty CK 2.1.1- Khái niệm và phân loại công ty chứng khoán 2.1.2- Nguyên tắc hoạt động của công ty chứng khoán 2.1.3- Chức năng, vai trò của công ty chứng khoán 2.2- Các nghiệp vụ chủ yếu của công ty CK 2.2.1- Nghiệp vụ môi giới chứng khoán 2.2.2- Nghiệp vụ tự doanh (nghiệp vụ buôn bán CK) 2.2.3- Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành 2.2.4- Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán 2.3- Công ty đầu tư chứng khoán 2.3.1- Khái niệm 2.3.2- Phân loại quỹ đầu tư
- Chương 3- Phân tích chứng khoán 3.1- Phân tích trái phiếu 3.1.1- Ước định giá trái phiếu 3.1.2- Các đại lượng đo lường mức sinh lời của trái phiếu 3.1.3- Các nhân tố ảnh hưởng đến giá thị trường của trái phiếu 3.2- Phân tích cổ phiếu 3.2.1- Phương pháp phân tích cổ phiếu 3.2.2- Ước định giá cổ phiếu 3.2.3- Những yếu tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu trên thị trường 3.3- Các chỉ số của TTCK 3.3.1- Chỉ số giá chứng khoán 3.3.2- Tỷ suất lợi tức cổ phần 3.3.3- Tổng giá trị thị trường, khối lượng và giá trị giao dịch
- Chương 4- TTCK sơ cấp 4.1- Khái niệm TTCK sơ cấp 4.2- Phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp 4.2.1- Mục đích phát hành chứng khoán 4.2.2- Phát hành CK lần đầu ra công chúng 4.2.3- Các PP chào bán công khai CK mới 4.3- Ưu điểm, Hạn chế khi DN phát hành trái phiếu 4.4- Những rủi ro có thể xảy ra đối với nhà đầu tư trái phiếu
- Chương 5- TTCK thứ cấp 5.1- Khái niệm, đặc điểm, cấu trúc của TTCK thứ cấp 5.1.1- Khái niệm TTCK thứ cấp 5.1.2- Đặc điểm của thị trường chứng kháon thứ cấp 5.1.3- Cấu trúc của TTCK thứ cấp 5.2- Sở giao dịch chứng khoán 5.2.1- Khái niệm và chức năng của Sở giao dịch CK 5.2.2- Niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch CK 5.3- TTCK phi tập trung 5.3.1- Khái niệm TTCK phi tập trung 5.3.2- Đặc điểm của TTCK phi tập trung 5.3.3- Giao dịch chứng khoán trên thị trường OTC
- CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ TTCK 1.1- KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1.1- Sự hình thành thị trường chứng khoán (TTCK) Vào khoảng giữa thế kỷ 15, ở phương Tây các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để thương lượng việc mua bán, trao dổi các loại hàng hoá chỉ dùng lời nói để trao, kết quả là các “hợp đồng” mua bán, trao đổi thực hiện ngay kể cả những hợp đồng thực hiện vào những thời điểm 3 tháng, 6 tháng hay một năm sau. Năm 1453 trong một Lữ quán của một nhà buôn môi giới là Vanber Baerszo tại thị trấn Bruges (thuộc nước Bỉ). Trước Lữ quán này có một bảng hiện vẽ hình 3 túi da với một từ tiếng Pháp “Buorse” tức là mậu dịch trường. Ba túi da tượng trưng cho ba nội dung của “mậu dịch thị trường”: Mậu dịch thị trường hàng hoá, mậu dịch thị trường ngoại tệ, mậu dịch thị trường giá kinh doanh động sản. Chữ Buorse (Mậu dịch thị trường hay Sở giao dịch) trở thành tên gọi TTCK sau này.
- CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ TTCK Như vậy TTCK được xuất hiện từ thế kỷ 15. Lịch sử phát triển TTCK ◦ Thế kỷ 18 thị trường phát triển một loạt ở Pháp, Đức, Ý, Mỹ Thời kỳ huy hoàng nhất là vào những năm 1875 đến 1913, TTCK trong thời kỳ này phát triển mạnh cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. ◦ Ngày 29/10/1929 “ngày thứ năm đen tối” là ngày mở đầu cuộc khủng hoảng của TTCK New York, từ đó cuộc khủng hoảng kéo sang các thị trường chứng khoán Tây Âu, Bắc Âu và Nhật Bản. ◦ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, TTCK phục hồi và phát triển mạnh. ◦ Ngày 19/10/1987-“ngày thứ sáu đen tối” cuộc khủng hoảng tài chính năm 1987 một lần nữa đã làm cho TTCK thế giới suy sụp nặng nề. Cuộc khủng hoảng này để lại hậu quả nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng năm 1929. ◦ Nhưng chỉ sau hai năm, TTCK thế giới tiếp tục đi vào hoạt động ổn định, phát triển và cho đến nay TTCK không thể thiếu trong đời sống kinh tế của những nước có nền kinh tế theo cơ chế thị trường và nhất là những nước đang phát triển đang cần thu hút luồng vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế
- 1.1.2- Khái niệm và đặc điểm của TTCK TTCK là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán nhằm mục đích sinh lợi, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. TTCK là một bộ phận của thị trường vốn (thị trường tài chính dài hạn).
- Vị trí của TTCK trong hệ thống TTTC được biểu thị qua sơ đồ sau
- b) Đặc điểm của TTCK TTCK được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp: Theo hình thức này, người cần vốn và người có khả năng cung ứng vốn đều trực tiếp tham gia vào thị trường giữa họ không có các trung gian tài chính. TTCK gắn với thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Tất cả mọi người đều có thể tham gia vào thị trường, không có sự áp đặt giá cả trên thị trường chứng khoán mà giá cả chứng khoán được xác định trên quan hệ cung cầu trên thị trường. TTCK về cơ bản là một thị trường liên tục: Sau khi các CK được phát hành trên thị trường sơ cấp, chúng có thể được mua bán vài lần trên thị trường thứ cấp. Điều này đảm bảo cho những người đầu tư có thể chuyển các CK mà họ nắm giữ thành tiền bất cứ lúc nào.
- 1.2- Chức năng của TTCK a) Chức năng huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế Chức năng huy động vốn được thực hiện khi các doanh nghiệp, Chính phủ và chính quyền địa phương phát hành các loại chứng khoán và các nhà đầu tư mua các loại chứng khoán đó. Thông qua việc mua chứng khoán, số tiền nhàn rỗi của các nhà đầu tư được huy động vào tay các nhà phát hành chứng khoán. Điều này tạo ra một kênh huy động vốn rất lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và thoả mãn các mục đích sử dụng của chính phủ cũng như chính quyền địa phương.
- b) Chức năng cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng TTCK thu hút tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân để hình thành các nguồn vốn khổng lồ có khả năng tài trợ cho các dự án đầu tư dài hạn phát triển kinh tế cũng như tài trợ cho các nhu cầu tăng vốn mở rộng cho sản xuất kinh doanh. Thông qua TTCK , mọi người dân đều có thể trở thành nhà đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế quốc dân và trở thành những người chủ sở hữu một phần giá trị tài sản của các doanh nghiệp.
- c) Chức năng tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán TTCK cung cấp khả năng thanh khoản (khả năng chuyển đổi các chứng khoán thành tiền mặt) cho các loại chứng khoán vì TTCK là nơi các chứng khoán được mua bán, trao đổi. Đây là một trong những yếu tố quyết định tính hấp dẫn của chứng khoán đối với các nhà đầu tư.
- d) Chức năng đánh giá hoạt động của doanh nghiệp (đánh giá giá trị của doanh nghiệp và tình hình của nền kinh tế) Do giá trị của các chứng khoán chịu ảnh hưởng của những yếu tố trong đó có yếu tố nội tại của chủ thể phát hành. Và giá trị của doanh nghiệp có cổ phiếu trên TTCK phụ thuộc vào tổng giá trị thực tế của các cổ phiếu đang lưu hành. Vì vậy thông qua giá cổ phiếu của một doanh nghiệp đang lưu hành, người ta có thể đánh giá được giá trị của doanh nghiệp đó. Thông qua sự biến động của các chỉ số giá chứng khoán, TTCK phản ánh tính hiệu quả của nền kinh tế, các xu hướng phát triển của nền kinh tế quốc dân. Khi nền kinh tế phát triển thì lợi nhuận đem chia cho các chủ đầu tư tăng lên. Lợi nhuận tăng là một yếu tố làm cho giá cả chứng khoán tăng, dung lượng mua bán chứng khoán do đó cũng tăng theo. Ngược lại, kinh tế suy thoái sẽ dẫn đến sự hoạt động sút kém của TTCK .
- đ) Chức năng tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô TTCK như chiếc phong vũ biểu của nền kinh tế quốc dân. Những nhà hoạch định chính sách và quản lý thường quan sát chiếc phong vũ biểu này để phân tích và dự đoán, đề ra các chính sách điều tiết kinh tế và phương pháp quản lý thích hợp nhằm thông qua TTCK để tác động đến các hoạt động của nền kinh tế quốc dân hoặc ngược lại chẳng hạn, thông qua các chỉ số chứng khoán, Chính phủ, không những thấy được tình hình của cả nền kinh tế mà còn thấy được tình hình của từng ngành từ đó có những chính sách thích hợp để điều chỉnh nền kinh tế. Mặt khác thông qua TTCK , Chính phủ có thể mua bán trái phiếu nhằm góp phần tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách, thực hiện các chương trình, dự án quốc gia và quản lý lạm phát.
- 1.3- CÔNG CỤ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.3.1- Khái niệm chứng khoán Chứng khoán là các loại giấy có giá, chứng nhận của người góp vốn hay cho vay dài hạn đối với chủ thể phát hành. Chứng khoán là loại hàng hoá đặc biệt lưu thông trên thị trường riêng của nó: TTCK . Theo Luật chứng khoán của Việt Nam (có hiệu lực thi hành 01/01/2007) : Chứng khoán là bằng chứng biểu hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tổ chức phát hành.
- 1.3.2.Đặc điểm của CK CK luôn luôn gắn với khả năng thu lời (tính sinh lời) CK luôn gắn với rủi ro CK có khả năng thanh khoản (Tính lỏng) * Chứng khoán bao gồm: - Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán. - Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai
- CK luôn luôn gắn với khả năng thu lời (tính sinh lời) CK là tài sản tài chính mà chủ sở hữu nó luôn mong muốn nhận được các khoản thu nhập trong tương lai. Mỗi loại CK có khả năng thu lợi khác nhau và khả năng này có mối quan hệ chặt chẽ vào tính rủi ro của CK, thể hiện trong nguyên lý – mức độ chấp nhận rủi ro càng cao thì kỳ vọng về lợi nhuận càng lớn.
- CK luôn gắn với rủi ro Đầu tư luôn gắn với rủi ro, đầu tư vào chứng khoán sẽ có những rủi ro nhất định. CK là những tài sản tài chính mà giá trị của nó chịu tác động của hai loại rủi ro đó là: Rủi ro chung và rủi ro riêng. ◦ Rủi ro chung (rủi ro thị trường) : là loại rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết các CK. Loại rủi ro này chịu tác động của các điều kiện kinh tế chung như lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát. ◦ Rủi ro riêng : là loại rủi ro chỉ tác động đến tình hình kinh doanh của người phát hành CK. Do đó, để đi đến quyết định mua hay bán CK, các nhà đầu tư phải quan tâm xem xét đánh giá các rủi ro liên quan.
- CK có khả năng thanh khoản (Tính lỏng) Tính lỏng của tài sản là khả năng chuyển đổi tài sản đó thành tiền mặt. Sau khi phát hành chứng khoán có thể được mua đi bán lại nhiều lần trên TTCK. Các nhà đầu tư nắm giữ chứng khoán có thể chuyển các chứng khoán của họ thành tiền bất cứ lúc nào họ muốn. Mỗi loại CK có khả năng thanh khoản khác nhau, nhưng nhìn chung chúng đều có khả năng thanh khoản nhất định. Tuy nhiên, trong những thời điểm nhất định cũng có những CK mất khả năng thanh khoản thì các CK này sẽ nhanh chóng bị loại ra khỏi thị trường.
- 1.3.3- Các công cụ của TTCK Khái niệm: Cổ phiếu là chứng khoán do tổ chức phát hành xác nhận quyền sở hữu một phần vốn cổ phần của một cổ đông đối với tổ chức phát hành đó. Người sở hữu cổ phiếu được gọi là cổ đông, được hưởng các quyền do điều lệ doanh nghiệp cổ phần qui định.
- * Công ty cổ phần và các dạng cổ phiếu của công ty cổ phần - Công ty CP : là loại hình DN góp vốn, số vốn điều lệ của Cty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là CP. Người góp vốn vào Cty CP được thực hiện dưới hình thức mua cổ phiếu được gọi là cổ đông. Như vậy, cổ phiếu là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với tài sản trong Cty cổ phần. - Số vốn ban đầu của Công ty cổ phần được hình thành thông qua việc phát hành cổ phiếu. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động SXKD, DN có thể phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn KD
- Phân loại cổ phiếu của Cty cổ phần (1) Căn cứ vào tình hình phát hành cổ phiếu của công ty cổ phần, cổ phiếu được chia thành: + CP được phép phát hành (CP đăng ký): Là số cổ phiếu tối đa của một Cty CP được phép phát hành từ lúc đầu thành lập cũng như trong suốt quá trình hoạt động SXKD. SL cổ phiếu này phải được ghi trong điều lệ của Cty và về sau, khi muốn thay đổi cần được sự tán thành của đa số cổ đông và được sửa trong điều lệ của Cty. + Cổ phiếu đã phát hành: Là số cổ phiếu của Cty đã phát hành ra người đầu tư. Số CP này < hoặc = số cổ phiếu được phép phát hành. + Cổ phiếu ngân quĩ: Là loại CP đã được Cty phát hành ra nhưng sau đó Cty bỏ tiền ra mua lại một số cổ phiếu của chính Cty mình. Việc Cty CPmua lại cổ phiếu của chính Cty mình phải tuân thủ những qui định của pháp luật nhằm tránh làm lũng đoạn thị trường. + Cổ phiếu đang lưu hành: Là loại cổ phiếu đã được phát hành và đang được các nhà đầu tư nắm giữ. Số cổ phiếu đang lưu hành = số CP đã phát hành – số CP ngân quĩ
- (2) Căn cứ vào hình thức cổ phiếu người ta chia thành cổ phiếu ghi danh, cổ phiếu vô danh CP ghi danh (registered stock): Là cổ phiếu có ghi tên người chủ sở hữu trên tờ cổ phiếu. Cổ phiếu ghi danh không được phép chuyển nhượng hoặc được chuyển nhượng có điều kiện; CP vô danh (bearer stock): Là loại CP không ghi tên người chủ sở hữu trên tờ cổ phiếu. Loại cổ phiếu này được phép tự do chuyển nhượng.
- (3) Căn cứ vào quyền tham gia bỏ phiếu biểu quyết, gồm: Cổ phiếu đơn phiếu: là loại cổ phiếu được phân bổ mỗi cổ phiếu là một phiếu bầu. Loại cổ phiếu này dành cho DN ít cổ đông, bởi vì tất cả các cổ đông đều có thể và có điều kiện tham gia đại hội đồng cổ đông (CĐ). Cổ phiếu đa phiếu: Là loại cổ phiếu dành cho DN nhiều cổ đông. Các CĐ không thể về tham dự Đại hội đồng CĐ đầy đủ để bỏ phiếu biểu quyết các vấn đề quan trọng của đại hội. Đại hội đồng CĐ được thực hiện 2 cấp: Cấp sơ cấp và cấp trung ương. DN quy định một phiếu bầu phải bao gồm nhiều cổ phiếu. Cổ phiếu lưỡng phiếu: Là cổ phiếu mà CĐ sở hữu loại cổ phiếu này được phân bổ 2 phiếu bầu. DN phát hành loại cổ phiếu này thường có ít CĐ. Quyền lưỡng phiếu này thường dành cho các CĐ có uy tín, có danh phận trong xã hội, trong ngành chuyên môn mà DN đó đang KD.
- Căn cứ vào việc huy động vốn điều lệ, chia thành hai loại: Cổ phiếu sơ cấp (Primary Stock): Là cổ phiếu được phát hành lúc thành lập doanh nghiệp hoặc cổ phần hoá DNNN. Cổ phiếu sơ cấp thường là cổ phiếu ghi danh cổ đông. Cổ phiếu thứ cấp (Secondary Stock) : là cổ phiếu được doanh nghiệp phát hành nhằm bổ sung vốn điều lệ của doanh nghiệp. ◦ Cổ phiếu này còn được gọi là cổ phiếu bổ sung vốn điều lệ. ◦ Cổ phiếu này có đặc điểm: Mệnh giá rất nhỏ, vô danh, cổ đông không tham gia quản lý DN. Cổ đông này còn gọi là cổ đông im lặng (Silent Shareholder)
- Dựa vào quyền lợi : người ta chia ra ◦ Cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông) ◦ Cổ phiếu ưu đãi. Đây là cách phân loại phổ biến nhất, khi nói đến cổ phiếu của Cty cổ phần
- Cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường- Common Stock) Cổ phiếu phổ thông là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty cổ phần và quyền được hưởng các quyền lợi thông thường trong công ty. Cổ phiếu phổ thông có đặc điểm: Không qui định tỷ suất cổ tức mà cổ đông được hưởng. Việc chia lãi cho cổ đông phổ thông được thực hiện theo nguyên tắc lời ăn, lỗ chịu. Chỉ được chia lãi sau khi doanh nghiệp đã trả trái tức, cổ tức ưu đãi; Thời hạn của cổ phiếu phổ thông là vô hạn, nó phụ thuộc vào thời hạn hoạt động của DN
- Quyền lợi của người nắm giữ Cổ phiếu phổ thông (1) Quyền sở hữu đối với doanh nghiệp theo tỷ lệ % theo luật định. Theo quy định ở Việt Nam, tỷ lệ này là 5% đối với thể nhân, 10% đối với pháp nhân. Cổ đông nào có ý định mua nắm giữ trên 25% cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành thì phải tổ chức đấu giá công khai theo quy định của UBCK Nhà nước (2) Tham dự và biểu quyết tất cả các vấn đề thuộc quyền của Đại hội cổ đông như phát hành thêm cổ phiếu mới, sáp nhập, chia nhỏ cổ phiếu. Mỗi một cổ phiếu phổ thông có một phiếu biểu quyết. (3) Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội cổ đông. Cổ tức mà cổ đông thường nhận được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty và số cổ phiếu mà cổ đông nắm giữ.
- Quyền lợi của người nắm giữ Cổ phiếu phổ thông (4) Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty (5) Quyền đối với tài sản còn lại (Residual Right). Khi công ty giải thể, cổ đông phổ thông được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vào công ty sau khi đã thanh toán cho các chủ nợ và cổ đông loại khác. (6) Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc tỷ lệ nhỏ hơn theo điều lệ của công ty có quyền đề cử vào Hội đồng quản trị và ban kiểm soát, yêu cầu triệu tập đại hội đồng cổ đông.
- (7) Quyền bình đẳng đối với quĩ dự trữ của doanh nghiệp Những doanh nghiệp có quĩ dự trữ lớn khi tiến hành phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ sẽ phải tiếp nhận thêm các cổ đông mới. Quỹ dự trữ là loại vốn không chia, do đó đương nhiên các cổ đông mới cũng được hưởng lợi ích của quỹ đem lại và các cổ đông cũ bị thiệt thòi. Vì vậy, doanh nghiệp cổ phần cần phải có giải pháp đảm bảo quyền bình đẳng về lợi ích giữa cổ đông cũ và cổ đông mới. Giải pháp thông dụng thường để giải quyết tình trạng này là doanh nghiệp quy định giá phát hành cổ phiếu mới phải lớn hơn mệnh giá hoặc lớn hơn thị giá Phần chênh lệch = Tổng quĩ dự trữ / tổng số CP cũ.
- (7) Quyền bình đẳng đối với quĩ dự trữ của doanh nghiệp Phần chênh lệch này = tổng quĩ dự trữ / tổng số cổ phiếu cũ. VD: Tổng quĩ dự trữ = 15 tỷ VND; Tổng số cổ phiếu cũ = 1 triệu cổ phiếu Mệnh giá = 15 000 VND Thị giá = 25 000 VND Trường hợp 1: Phát hành theo mệnh giá: POP = 15 000 VND + 15.000.000.000 VND/1.000.000 = 30 000 VND (POP là pubic offering – giá phát hành) Trường hợp 2: Phát hành theo thị giá. POP = 25 000 VND + 15.000.000.000 VND/ 1.000.000 = 40 000 VND
- Cổ phiếu ưu đãi (Preferred Stock): Là loại cổ phiếu lai tạp giữa cổ phiếu phổ thông và trái phiếu, loại này còn được gọi là cổ phiếu đặc quyền (được hưởng một số quyền lợi hơn cổ phiếu phổ thông) nó chiếm tỷ lệ nhỏ hơn cổ phiếu phổ thông, khác với cổ phiếu phổ thông ở điểm sau: - Cổ tức được quy định rõ trên cổ phần hoặc là một số tiền nhất định hoặc là tỷ suất cổ tức. VD: Cổ phiếu ưu đãi A – USD 8.00 preferred, có nghĩa là cổ tức của nó là 8 USD/ năm; Cổ phiếu ưu đãi A – USD 7 percent preferred, có nghĩa là tỷ suất cổ tức 7%/ năm
- Cổ phiếu ưu đãi (Preferred Stock): - Cổ tức ưu đãi được nhận trước so với cổ tức phổ thông nếu như doanh nghiệp có lãi. Nếu doanh nghiệp bị lỗ hoặc lãi không đủ chia thì cổ tức ưu đãi sẽ được tích luỹ lại để trả lại vào những năm sau. - Khi có chủ trương hoàn vốn cho cổ đông thì cổ đông ưu đãi được xếp vào trật tự ưu tiên trước cổ đông phổ thông. - Khi doanh nghiệp bị giải thể thì sẽ hoàn vốn cho cổ đông ưu đãi theo nguyên tắc ngang giá nếu như đủ vốn hoàn trả. - Đối với giá trị còn lại của doanh nghiệp mà cần phân chia thì cổ đông ưu đãi được quyền phân chia trước cổ đông phổ thông.
- Do mức độ ưu đãi không giống nhau, nên cổ phiếu ưu đãi có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau: • CPƯĐ tích luỹ (Cumulative Preferred Stock) : là loại CPƯĐ qui định cổ tức năm trước không trả được có thể dồn tích luỹ toàn bộ hay từng phần vào năm sau. Doanh nghiệp phải hoàn trả toàn bộ số cổ tức được tích luỹ đó. • CPUĐ không tích luỹ (Non – cumulative PrerredStosk): là loại cổ phiếu mà DN đến đâu trả đến đó, phần nợ cổ tức không được tích luỹ vào năm sau. • CPƯĐ dự phần (Participating prerred Stork) : là loại cổ phiếu mà DN cam kết ngoài cổ tức được trả hàng năm, nếu DN còn lãi chưa chia sẽ cho phép cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi tham dự chia số tiền lãi chưa chia này.
- * CPƯĐ hoàn vốn (Redeemable Pereferred Stork) là loại cổ phiếu mà DN dành cho các cổ đông ưu đãi quyết định hoàn vốn trước cổ đông phổ thông khi doanh nghiệp có chủ trương hoàn vốn. * CPƯĐ thu hồi (Callable Preferred Stork) là loại cổ phiếu mà DN có quyền thu hồi (Callable) cổ phiếu hoặc là trả lại vốn cho cổ đông hoặc là đổi lại cổ phiếu ưu đãi khác có mức tỷ suất cổ tức phù hợp với lãi suất CK trên thị trường. * CPƯĐ đảm bảo (Guaranteed Preferred Stork) là loại cổ phiếu được người khác đứng ra cam kết bảo lãnh thanh toán nếu như DN phát hành không thanh toán được, người bảo lãnh này thường là Cty bảo lãnh, ngân hàng, Cty CK hoặc Cty bảo hiểm tín dụng.
- b) Trái phiếu - Khái niệm: Trái phiếu là chứng chỉ vay nợ của Chính phủ hoặc của DN, thể hiện nghĩa vụ của người phát hành trái phiếu (người vay nợ) phải trả cho người nắm giữ trái phiếu số tiền lãi trái phiếu vào những thời điểm nhất định và số tiền gốc khi trái phiếu đáo hạn. Trái phiếu là loại chứng khoán trung và dài hạn, người mua trái phiếu là người cho vay và được gọi là trái chủ. Người phát hành trái phiếu với tư cách là người đi vay và được gọi là trái quyền.
- - Đặc điểm của trái phiếu: Có nhiều loại trái phiếu khác nhau, nhưng các trái phiếu nói chung có đặc điểm chủ yếu sau: Mệnh giá trái phiếu: Mệnh giá của trái phiếu hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của trái phiếu, là giá trị được ghi trên trái phiếu. Mệnh giá trái phiếu là căn cứ để xác định số tiền lãi và số vốn gốc mà người phát hành trái phiếu phải trả cho người nắm giữ trái phiếu khi trái phiếu đáo hạn. Lãi suất danh nghĩa của trái phiếu: Là lãi suất được ghi trên trái phiếu. Lãi suất danh nghĩa được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) so với mệnh giá của trái phiếu và là căn cứ quan trọng để xác định lợi tức (tiền lãi) của trái phiếu.
- - Đặc điểm của trái phiếu: Thời hạn của trái phiếu: Là khoảng thời gian từ ngày phát hành trái phiếu đến ngày người phát hành hoàn trả số tiền gốc. Ngày mà khoản tiền gốc của trái phiếu được thanh toán được gọi là ngày đáo hạn của trái phiếu. Kỳ trả lãi của trái phiếu: Là khoảng thời gian mà người phát hành trả lãi cho người nắm giữ trái phiếu. Lãi suất trái phiếu được xác định theo năm nhưng tiền lãi trái phiếu thường được thanh toán 6 tháng một lần. Giá phát hành trái phiếu: Là giá bán của trái phiếu vào thời điểm phát hành. Tuỳ theo tình hình của thị trường và của chủ thể phát hành để xác định giá phát hành một cách thích hợp. Giá phát hành có thể thấp hơn, bằng hoặc cao hơn mệnh giá.
- - Các loại trái phiếu: Căn cứ vào chủ thể phát hành có hai loại trái phiếu cơ bản đó là: Trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp. Trái phiếu Chính phủ ở các nước đang phát triển, nhà nước thường phát hành chứng khoán nợ để trang trải cho các khoản thiếu hụt do bội chi ngân sách, người trực tiếp phát hành trái phiếu là Chính phủ trung ương, cơ quan địa phương (cơ quan nhà nước), ngân hàng nhà nước. - Trái phiếu Chính phủ trung ương: Chính phủ trung ương mà đại diện là Bộ tài chính phát hành chứng khoán với quy mô toàn quốc để thực hiện các chính sách tài chính quốc gia. Các loại chứng khoán này gồm: Công trái, trái phiếu kho bạc, trái phiếu Chính phủ. Loại chứng khoán này được bảo đảm bằng uy tín của Chính phủ nên mức độ rủi ro là thấp nhất, do đó lãi suất cũng thường thấp hơn chứng khoán công ty. - Trái phiếu do Chính quyền địa phương phát hành: Nhằm mục đích tài trợ cho các công trình của địa phương - Trái phiếu doanh nghiệp (còn gọi là trái phiếu công ty): Là chứng thư xác nhận một khoản vay nợ của doanh nghiệp sẽ trả lãi vay và hoàn vốn theo qui định trên trái phiếu đó.
- Một số trái phiếu doanh nghiệp: Trái phiếu có thế chấp (Mortgage bords): Là loại trái phiếu được đảm bảo bằng tài sản công ty, có thể là tài sản cố định hoặc chứng khoán công ty, cũng có trường hợp công ty phát hành chứng khoán dưới sự bảo lãnh của một công ty khác có uy tín và có danh tiếng; Trái phiếu không thế chấp (Debenture): Các công ty nổi tiếng và có uy tín lâu đời thường không cần phải phát hành trái phiếu có thế chấp vì chính thế lực của họ trên thương trường đã là một đảm bảo cho trái phiếu của họ phát hành.
- Một số trái phiếu doanh nghiệp: Trái phiếu có thể chuyển đổi (Convertible bond) là loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông với giá cả đã được ấn định trước. Loại này lãi suất thường thấp. Trái phiếu thu nhập (Income bond): Người mua trái phiếu thu nhập chỉ được trả lãi khi công ty làm ăn có lãi. Về mặt này trái phiếu thu nhập giống như cổ phiếu ưu đãi, nhưng nó khác ở chỗ tiền lãi trả cho trái phiếu thu nhập được khấu trừ thuế (trả trước thuế), còn tiền lãi trả cho cổ phiếu ưu đãi thì không được khấu trừ (trả sau thuế).
- * Căn cứ vào hình thức trả lợi tức trái phiếu, các loại trái phiếu DN có thể chia thành: (1) Trái phiếu có lãi suất ổn định (level coupn bond): Lãi suất được trả theo định kỳ thường là nửa năm hoặc một năm; (2) Trái phiếu chiết khấu (Zero coupon bond): Loại trái phiếu này không trả lãi hàng năm nhưng được bán với giá thấp hơn mệnh giá. Khi đáo hạn được nhận lại vốn gốc bằng mệnh giá của trái phiếu. (3) Trái phiếu lãi suất thả nổi (Floating rate bond): Là loại trái phiếu mà lãi suất của trái phiếu biến động với sự thay đổi của lãi suất chung trên thị trường. Thường lãi suất trái phiếu được ấn định từ 6 tháng một, sau đó lại được điều chỉnh vào 6 tháng kế tiếp, căn cứ vào tỷ suất lãi trên thị trường.
- c) Công cụ phái sinh (Chứng khoán phái sinh) Chứng khoán phái sinh là một loại chứng khoán được phát hành trên cơ sở các loại chứng khoán đã có như cổ phiếu, trái phiếu nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro, bảo toàn nguồn vốn đầu tư và thu lợi nhuận. Có 4 loại chứng khoán phái sinh cơ bản là ◦ Hợp đồng tương lai ◦ Hợp đồng kỳ hạn ◦ Quyền chọn ◦ Hợp đồng hoán đổi
- (1) Hợp đồng tương lai Là loại hợp đồng trong đó có sự thoả thuận giữa các bên ký hợp đồng về những nghĩa vụ mua bán phải thực hiện theo mức giá đã được xác định cho tương lai mà không phụ thuộc vào giá cả của thị trường tại thời điểm tương lai đó. Mục đích: Nhằm giảm bớt rủi ro xảy ra do các biến cố có thể đẩy giá cả lên cao hoặc xuống thấp trong tương lai. Một số loại hợp đồng tương lai cơ bản: ◦ Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán, ◦ Hợp đồng tương lai lãi suất ◦ Hợp đồng tương lai ngoại hối ◦ Hợp đồng tương lai nông sản ◦ Hợp đồng tương lai kim loại và khoáng sản.
- Ví dụ: Vào đầu năm 2008, công ty A ký với công ty B một hợp đồng tương lai mua 105 tấn cà phê của công ty B với giá là p đồng/kg với thời điểm mua là cuối năm 2008. Đến đúng thời điểm cuối năm 2008 như được quy định trong Hợp đồng, Công ty B phải bán cho công ty A 105 tấn cà phê trên với giá p đồng/kg và công ty A phải mua 105 tấn cà phê với giá p như trên cho dù giá thị trường của cà phê tại thời điểm đó là bao nhiêu.
- (2) Hợp đồng kỳ hạn Là loại hợp đồng trong đó có sự thoả thuận giữa các bên ký hợp đồng về giao dịch hàng hoá với khối lượng xác định, tại một thời điểm xác định trong tương lai với mức giá xác định vào thời điểm ký hợp đồng. Mức giá trong hợp đồng kỳ hạn có thể thay đổi tại thời điểm giao nhận hàng hoá theo sự thoả thuận của các bên.
- (3) Quyền chọn - (3a) Quyền chọn mua: Người mua quyền chọn trả một khoản tiền (gọi là phí quyền chọn) cho người bán. Người mua sẽ có quyền được mua (không bắt buộc mua) một lượng tài sản nhất định theo một mức giá thoả thuận trước, tại một thời điểm xác định trong tương lai. Người bán nhận phí quyền chọn có trách nhiệm phải bán một lượng tài sản như đã thoả thuận cho người mua, theo mức giá đã thoả thuận, vào thời điểm xác định trong tương lai (hoặc trước thời điểm đó) khi người mua muốn thực hiện quyền chọn mua.
- (3a) Quyền chọn mua Ví dụ: Giá cổ phiếu của ngân hàng AB tại thời điểm hiện tại là 100.000 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư sau khi phân tích đưa ra dự báo giá cổ phiếu sẽ lên khoảng 200.000 đồng. Hiện tại, nếu muốn mua 1000 cổ phiếu của AB thì nhà đầu tư phải bỏ ra 100.000.000 đồng để mua nó. Giả sử sau một thời gian giá cổ phiếu không đúng như dự báo bị giảm xuống còn 60.000 đồng thì nhà đầu tư bị lỗ: 40.000.000 đồng. Trong trường hợp này, để vừa giảm thiểu rủi ro mà vẫn thực hiện theo dự báo, nhà đầu tư sẽ đầu tư vào Quyền chọn mua, Cụ thể: Mua 1000 cổ phiếu của AB với giá 100.000 đồng/cổ phiếu, trong thời gian 3 tháng với + Mức phí quyền chọn là 20.000 đồng/cổ phiếu x 1000 cổ phiếu = 20.000.000 đồng. + Trong thời gian 3 tháng trên, nếu giá cổ phiếu AB tăng như dự báo lên mức 200.000 đồng/cổ phiếu thì bạn sẽ thu được: 1000 cổ phiếu x 200.000 đồng = 200.000.000 đồng tức là bạn lãi 100.000.000 đồng – 20.000.000 đồng phí mua quyền chọn = 80.000.000 đồng. + Trong thường hợp giá cổ phiếu của AB không tăng mà liên tục giảm cho đến hết thời gian 3 tháng thì nhà đầu tư có quyền không thực hiện việc mua của mình và chỉ chịu mất 20.000.000 đồng tiền phí quyền chọn mua.
- (3b) Quyền chọn bán Người nắm giữ một lượng tài sản mua phí quyền chọn bán của nhà cung cấp quyền chọn bán để đảm bảo rằng tài sản của mình sẽ chắc chắn được bán ở một mức giá nhất định trong tương lai. Ví dụ 1: Nhà đầu tư là người nắm giữ 1000 cổ phiếu của AB trên với mức giá thị trường hiện tại là 100.000 đồng/cổ phiếu. Nhà đầu tư lo lắng về giá cổ phiếu có thể giảm xuống còn 70.000 đồng/cổ phiếu thì sẽ bị mất 30.000.000 đồng. Nhà đầu tư sẽ mua quyền chọn bán với mức phí 20.000 đồng/cổ phiếu = 20.000.000 đồng để đảm bảo rằng cổ phiếu của mình lúc nào cũng có thể bán được 100.000 đồng/cổ phiếu. Tức là nếu như giá cổ phiếu giảm xuống dưới 100.000 đồng/cổ phiếu thì nhà đầu tư có thể sẽ có lợi vì được bán CP ở mức cao hơn mức giá của cổ phiếu đó trên thị trường vào thời điểm đó.
- (3b) Quyền chọn bán Ví dụ 2: Nhà đầu tư muốn bán 1000 cổ phiếu công ty AB nhưng không nắm toàn bộ số cổ phiếu trên. Nhà đầu tư sẽ đặt quyền chọn bán 1000 cổ phiếu công ty AB với mức giá 100.000/1 cổ phiếu, nếu như giá cổ phiếu công ty giảm xuống còn 60.000/1 cổ phiếu, Nhà đầu tư sẽ mua lại 1000 cổ phiếu của công ty AB với giá 60.000/1 cổ phiếu và bán lại với mức giá 100.000/1 cổ phiếu theo quyền bán mà ông đã mua. Nếu giá cổ phiếu công ty AB tăng lên, nhà đầu tư có thể hủy quyền bán cổ phiếu và chịu thiệt hại ít hơn (số tiền đặt mua quyền bán cổ phiếu AB với mức giá 100.0000/1CP).
- (4) Hợp đồng hoán đổi Là một cam kết song phương, theo đó các nhà đầu tư sẽ trao cho nhau vào một ngày nhất định một số lượng nhất định đồng tiền của một quốc gia A để lấy một số lượng nhất định đồng tiền của quốc gia B đã được quy đổi theo tỷ giá ngoại tệ hiện tại trong một thời hạn xác định, với điều hứa hoàn lại vốn khi đến kỳ hạn. Ví dụ: Để có đủ ngoại tệ là đô la Mỹ cho hoạt động đầu tư tại thị trường Mỹ, Công ty A của Việt Nam đã thoả thuận một một Hợp đồng hoán đổi với Công ty B của Mỹ, theo đó Công ty B chuyển cho Công ty A một lượng USD nhất định, đổi lại Công ty A sẽ cung cấp VND cho hoạt động đầu tư của Công ty B tại Việt Nam.
- 1.4- CHỦ THỂ THAM GIA VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Các tổ chức và cá nhân tham gia TTCK có thể được chia thành các nhóm sau: Nhà phát hành, Nhà đầu tư, Các tổ chức có liên quan đến TTCK .
- 1.4.1- Nhà phát hành Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK , nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán- hàng hoá của TTCK - Chính phủ và chính quyền địa phương: Là nhà phát hành các trái phiếu chính phủ và trái phiếu địa phương; - Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và các trái phiếu công ty; - Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng, phục vụ cho hoạt động của họ.
- 1.4.2- Nhà đầu tư Nhà đầu tư là những người thực hiện mua và bán chứng khoán trên TTCK . Nhà đầu tư có thể được chia thành hai loại: - Nhà đầu tư cá nhân là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia vào mua bán trên TTCK nhằm mục đích kiếm lời. - Nhà đầu tư có tổ chức là các định chế đầu tư thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường, bao gồm công ty đầu tư chứng khoán; ngân hàng thương mại; công ty bảo hiểm; công ty tài chính; công ty thuê mua; các quỹ đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư; và các công ty chứng khoán.
- 1.4.3- Các tổ chức KD trên TTCK - Các Công ty chứng khoán: Là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là môi giới, quản lý quỹ đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán và tự doanh. (sẽ trình bày ở chương 2) - Quỹ đầu tư chứng khoán: Là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác, kể cả bất động sản, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ (xem chương 2- mục 2.3.2) - Các trung gian tài chính.
- 1.4.4- Các tổ chức có liên quan đến TTCK Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN): Là Cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với TTCK ở Việt Nam Sở giao dịch chứng khoán (chương 5): là cơ quan thực hiện vận hành thị trường và ban hành những quyết định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán trên Sở GDCK phù hợp với các quy định của luật pháp và UBCKNN. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán: Là tổ chức phụ trợ, phục vụ các giao dịch chứng khoán Các tổ chức tài trợ chứng khoán Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: Là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và theo những điều khoản đã cam kết của công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể.
- 1.5- NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TTCK hoạt động theo 3 nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc trung gian, Nguyên tắc đấu giá Nguyên tắc công khai.
- 1.5.1- Nguyên tắc trung gian Mọi hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán trên TTCK đều được thực hiện thông qua các trung gian hay còn được gọi là các nhà môi giới. Các nhà môi giới thực hiện giao dịch theo lệnh của khách hàng và hưởng hoa hồng. Ngoài ra nhà môi giới còn có thể cung cấp các dịch vụ khác như cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng trong việc đầu tư. Theo nguyên tắc trung gian, các nhà đầu tư không thể trực tiếp thoả thuận với nhau để mua bán chứng khoán. Họ đều phải thông qua các nhà môi giới của mình để đặt lệnh. Các nhà môi giới sẽ nhập lệnh vào hệ thống để khớp lệnh.
- 1.5.2- Nguyên tắc đấu giá Giá chứng khoán được xác định thông qua việc đấu giá giữa các lệnh mua và các lệnh bán. Tất cả các thành viên tham gia thị trường đều không thể can thiệp vào việc xác định giá này. Có hai hình thức đấu giá là đấu giá trực tiếp và đấu giá tự động. ◦ Đấu giá trực tiếp là việc các nhà môi giới gặp nhau trên sàn giao dịch và trực tiếp đấu giá. ◦ Đấu giá tự động là việc các lệnh giao dịch từ các nhà môi giới được nhập vào hệ thống máy chủ của Sở giao dịch chứng khoán. Hệ thống máy chủ này sẽ xác định mức giá sao cho tại mức giá này chứng khoán giao dịch với khối lượng cao nhất.
- 1.5.3- Nguyên tắc công khai: Tất cả các hoạt động trên TTCK đều phải đảm bảo tính công khai. Sở giao dịch chứng khoán công bố các thông tin về giao dịch chứng khoán trên thị trường. Các tổ chức niêm yết công bố công khai các thông tin tài chính định kỳ hàng năm của công ty, các sự kiện bất thường xảy ra đối với công ty, nắm giữ cổ phiếu của giám đốc, người quản lý, cổ đông đa số. Các thông tin càng được công bố công khai minh bạch thì càng thu hút được nhà đầu tư tham gia vào TTCK . Các nguyên tắc trên đây nhằm đảm bảo cho giá cả chứng khoán được hình thành một cách thống nhất, công bằng cho tất cả các bên giao dịch. Do đó, ở hầu hết các nước trên thế giới hiện nay, mỗi nước chỉ có một Sở giao dịch chứng khoán duy nhất (tuy nhiên, người dân mọi miền đất nước đều có thể tiếp cận thị trường thông qua các phòng giao dịch của công ty chứng khoán mở tới các điểm dân cư). Một số nước rộng lớn trên thế giới còn tồn tại vài Sở giao dịch chứng khoán do lịch sử để lại thì đều nối mạng với nhau hoặc giao dịch những chứng khoán riêng biệt.
- Các nguyên tắc trên đây nhằm đảm bảo cho giá cả chứng khoán được hình thành một cách thống nhất, công bằng cho tất cả các bên giao dịch. Do đó, ở hầu hết các nước trên thế giới hiện nay, mỗi nước chỉ có một Sở giao dịch chứng khoán duy nhất (tuy nhiên, người dân mọi miền đất nước đều có thể tiếp cận thị trường thông qua các phòng giao dịch của công ty chứng khoán mở tới các điểm dân cư). Một số nước rộng lớn trên thế giới còn tồn tại vài Sở giao dịch chứng khoán do lịch sử để lại thì đều nối mạng với nhau hoặc giao dịch những chứng khoán riêng biệt.