Báo cáo thực tập Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Lê Lợi, Vinh

pdf 45 trang hapham 50
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo thực tập Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Lê Lợi, Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_thuc_tap_giai_phap_nang_cao_chat_luong_tin_dung_tai.pdf

Nội dung text: Báo cáo thực tập Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Lê Lợi, Vinh

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA KINH TẾ TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Lê Lợi, thành phố Vinh Ngành: Tài chính Ngân hàng Vinh, tháng 3 năm 2012
  2. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA KINH TẾ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Lê Lợi, thành phố Vinh Ngành: Tài chính - Ngân hàng Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Lưu Tâm Sinh viên thực hiện: Trần Thị Phương Thảo MSSV: 0854025453 Lớp: 49 B2_ TCNH Vinh, tháng 3 năm 2012 1 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  3. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập đã mang đến cho các doanh nghiệp rất nhiều thời cơ thuận lợi, đồng thời nó cũng đặt cho các doanh nghiệp vào thế phải cạnh tranh khốc liệt không chỉ với các doanh nghiệp cùng ngành, cùng quốc gia mà còn cả với các doanh nghiệp thuộc các ngành, các quốc gia, các khu vực khác trên toàn cầu và Tài chính - Ngân hàng cũng không nằm ngoài phạm vi đó. Đặc biệt trong những năm gần đây hoạt động của ngành này có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền tài chính quốc gia, kích thích, ổn định duy trì sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, để có nền kinh tế vững mạnh thì điều kiện cần là phải có một hệ thống Ngân hàng ổn định, hiện đại đủ khả năng đáp ứng nhu cầu vốn và điều tiết nền kinh tế. Thực chất hoạt động của Ngân hàng bao gồm rất nhiều nghiệp vụ, nhưng quan trọng nhất là nghiệp vụ tín dụng vì nó là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Do đó, thực hiện công tác tín dụng có hiệu quả, chất lượng tốt, giảm thiểu rủi ro có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Điều này góp phần quảng bá, nâng cao hình ảnh thương hiệu, uy tín, tạo lợi thế cạnh trên thị trường liên ngân hàng nói riêng và thị trường tài chính nói chung, giúp Ngân hàng thu hút được khách hàng về phía mình. Việt Nam là một đất nước đang phát triển, trong khi đó Ngành Ngân hàng còn nhiều hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ và công nghệ. Do đó, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng luôn là công tác được quan tâm hàng đầu, nhằm hạn chế tối thiểu những rủi ro tối thiểu có thể xảy ra, tác động xấu đến nền kinh tế. Qua quá trình nghiên cứu, học tập, tìm hiểu và đặc biệt trong quá trình thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn chi nhánh Vinh và được sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, tôi đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Lê Lợi, Vinh" để viết báo cáo thực tập tốt nghiệp Kết cấu của đề tài được chia làm 2 phần: Phần I: : Tổng quan về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Lê Lợi,Vinh 2 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  4. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH Phần II: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Lê Lợi, Vinh Nội dung nghiên cứu: Tìm hiểu tình hình tổ chức hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nghiên cứu đi sâu tìm hiểu những nghiệp vụ tín dụng mà ngân hàng vận dụng Qua đó đề ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng Phạm vi nghiên cứu: Việc nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông chi nhánh Vinh Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chung được áp dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài chủ yếu dựa vào các số liệu thu thập ở các phòng ban của ngân hàng đồng thời kết hợp với quan sát thực tế.Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích kinh tế, phân tích tổng hợp 3 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  5. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH LÊ LỢI, THÀNH PHỐ VINH 1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi,Tp Vinh 1.1 Giới thiệu về Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam và chi nhánh Ngân hàng tại TP Vinh Tên gọi : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Tên giao dịch quốc tế : Vietnam Bank of Agriculture and Rural Developement Tên viết tắt : AGRIBANK Trụ sở chính : Số 36 Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội Trụ sở chi nhánh thành phố Vinh : Số 364 - đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Các phòng giao dịch cơ sở gồm: 1. Chi Nhánh NHNo & PTNT Tỉnh Nghệ An Số 364 - đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 2. Chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố Vinh Số 364 - đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 3. Phòng Giao dịch Bến Thuỷ K9 phường Bến Thuỷ , thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 4. Phòng Giao dịch Chợ Vinh K3 phường Hồng Sơn , thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 5. Phòng Giao dịch Hưng Dũng Khu Trung Tiến - Hưng Dũng , thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 6. Phòng Giao dịch Hưng Lộc Xóm 13 - xã Hưng Lộc , thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 7. Phòng Giao dịch Lê Lợi Phường Lê Lợi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 8. Phòng giao dịch Hồng Sơn Phường Hồng Sơn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 9. Phòng giao dịch Nghi Phú 243, Đường Nguyễn Thái Học, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 4 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  6. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng NHNo & PTNT (Agribank) từ khi thành lập (26/3/1988) đến nay luôn khẳng định vai trò là Ngân hàng thương mại lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trường; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh là một chi nhánh của NHNo & PTNT tỉnh Nghệ An.Qua việc huy động vốn để cho vay cũng như tổ chức thanh toán cho các thành phần kinh tế sản xuất nông- lâm- ngư- diêm nghiệp, chế biến, công nghệ thực phẩm và tất cả các thành phần kinh tế khác trên địa bàn thành phố Vinh, ngân hàng đã thực hiện chức năng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với mục đích có hiệu quả, an toàn vốn đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế tỉnh nhà phát triển NHNo & PTNT thành phố Vinh được thành lập theo quyết định số 556/QĐ- NHNo ngày 01/12/1995 của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam.Đến ngày 01/01/1996, NHNo & PTNT Tp Vinh chính thức đi vào hoạt động cho đến nay với đội ngũ trên 100 CNV, ngân hàng đã góp phần khai thác các tiềm năng, thế mạnh của địa phương tạo đà cho các ngành nghề có cơ sở và điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh vì sự nghiệp " dân giàu nước mạnh". Trong quá trình hoạt động đặc biệt là từ khi chuyển sang cơ chế mới, NHNo & PTNT Tp Vinh đã kịp thời có những thay đổi về cơ cấu tổ chức cũng như hoàn thiện các nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh của mình.Ngoài trụ sở chính đóng tại 364 Nguyễn Văn Cừ- thành phố Vinh, việc giao dịch với ngân hàng có thể được thực hiện thông qua 8 phòng giao dịch cơ sở.Ngân hàng Agribank luôn cố gắng đáp ứng kịp thời và tối đa nhu cầu về vốn, tiền mặt, thanh toán cho khách hàng, xứng đáng với chức năng vai trò nhiệm vụ được giao và tạo sự tin tưởng cho khách hàng đối với NHNo & PTNT Tp Vinh 2.Cơ cấu tổ chức - bộ máy cán bộ của NHNo & PTNT Lê Lợi, Tp Vinh 5 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  7. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH Qua 16 năm hoạt động và trưởng thành, NHNo & PTNT Tp Vinh liên tục có sự thay đổi, bổ sung về chức năng nhiệm vụ.Trong những năm qua căn cứ vào tình hình đặc điểm địa bàn hoạt động và để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, NHNo & PTNT Lê Lợi, Tp Vinh đã tiến hành sắp xếp ổn định mô hình tổ chức, thường xuyên thực hiện tốt công tác quản lý, quy hoạch, đào tạo cán bộ trong chi nhánh để đáp ứng với yêu cầu hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng Hiện nay các cán bộ CNV của NHNo & PTNT Tp Vinh được phân bố vào các phòng ban cụ thể như sau: a) Tổ chức điều hành ban giám đốc BAN GIÁM ĐỐC CácPHÒNG phòng giao TÍN d ịch PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG HÀNH CHÍNH DỤNG - NGÂN QUỸ TỔ CHỨC Agribank Vinh có một giám đốc diều hành trực tiếp và một đội ngũ cán bộ đủ mạnh, vừa thông thạo nghiệp vụ vừa có kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành, có trình độ chuyên môn cao, bước đầu thích nghi với cơ chế thị trường, hòa nhập với kinh tế đất nước Với mô hình tổ chức trên, NHNo & PTNT Tp Vinh hướng hoạt động kinh doanh theo chủ trương phát triển kinh tế và mô hình này rất hợp lý tạo điều kiện tốt cho giao dịch với khách hàng trên địa bàn thành phố 6 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  8. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH b) Tổ chức điều hành các phòng nghiệp vụ Các phòng nghiệp vụ Phòng kế hoạch Phòng kế toán ngân Phòng hành chính kinh doanh quỹ nhân sự Thanh Phòng Phòng toán Tổ Hành Kiểm kế tín quốc tế chức chính tra kiểm hoạch dụng cán bộ quản soát tr Phòng Phòng Phòng Phòng ngân quỹ điện toán thanh toán Marketing quốc tế * Chức năng của các phòng ban + Ban lãnh đạo: gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc. Giám đốc là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng giám đốc NHNN&PTNT Việt Nam. Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc được thể hiện trong quyết định 169/QĐ/HĐQT của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Giúp việc cho Giám đốc là các Phó Giám đốc trong chỉ đạo điều hành, tham gia chỉ đạo một số nghiệp vụ do Giám đốc phân công và thay mặt Giám đốc khi được uỷ quyền. + Phòng Kế hoạch: Đây là phòng có vai trò rất quan trọng trong việc nghiên cứu xây dựng các kế hoạch, hỗ trợ đắc lực cho ban lãnh đạo Ngân hàng trong việc ra các quyết định kinh doanh chiến lược của Ngân hàng Nhiệm vụ phòng ban: + Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh thông qua các nghiệp vụ chuyên môn là cho vay và đầu tư, tiến hành. Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi tín dụng đối với 7 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  9. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH khách hàng.Thẩm định và cho vay theo cấp uỷ quyền nhằm mở rộng hoạt động, đảm bảo an toàn và hiệu quả.Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong và ngoài nước, trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính Phủ, bộ, ngành và các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Tổng hợp, báo cáo định kỳ và thường xuyên theo dõi, tư vấn cho Giám đốc về những lĩnh vực do phòng phụ trách. + Một phần phòng thanh toán quốc tế: Thực hiện công tác thanh toán ngoài nước của chi nhánh, nghiên cứu xây dựng và áp dụng các kỹ thuật thanh toán hiện đại. Phòng chuyên thực hiện những nghiệp vụ: thanh toán xuất nhập khẩu, mở L/C, chuyển tiền nước ngoài cho các cá nhân và các Doanh nghiệp, thanh toán nhờ thu, thanh toán biên mậu với các nước có chung biên giới, thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT và cho vay tài trợ xuất nhập khẩu + Phòng kế toán có nhiệm vụ: Ghi chép thống kê các giao dịch, hạch toán kế toán, thanh toán. Lập các báo cáo, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong nước, bao gồm các bộ phận thanh toán qua Ngân hàng bằng nội tệ, thanh toán bù trừ, thanh toán liên ngân hàng. + Phòng ngân quỹ có nhiệm vụ: Chuyển tiền theo lệnh của các phòng ban khác cho khách hàng, lưu tiền mặt trong kho để đáp ứng nhu cầu chi trả, cho vay đối với khách hàng của Ngân hàng.Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. + Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo: được tách ra từ phòng hành chính nhân sự (cũ) do yêu cầu thay đổi cho phù hợp với thực tế kinh doanh tại Ngân hàng . Phòngcó nhiệm vụ xây dựng quy định lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn, chi nhánh trực thuộc địa bàn. Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, quản lý hồ sơ cán bộ, và các phong trào thi đua khen thưởng. + Phòng hành chính: nằm trong bộ máy giúp việc cho Giám đốc và phục vụ cho các phòng nghiệp vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc NHN0&PTNT Vinh. Phòng được hình thành ngay từ khi NHN0&PTNT Vinh đi vào hoạt động và đã có những đóng góp quan trọng trong việc trợ giúp ban lãnh đạo ra các quyết định đúng đắn kịp thời phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Phòng có nhiệm vụ: Xây dựng chương trình công tác bán hàng, hàng quý và đôn đốc các phòng ban thực 8 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  10. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH hiện theo chương trình đã được giám đốc phê duyệt. Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của Ngân hàng Nông nghiệp.Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh. Thực hiện công tác văn thư, phương tiện giao thông, bảo vệ, xây dựng cơ bản, mua sắm văn phòng phẩm + Phòng vi điện toán có nhiệm vụ: Tổng hợp thống kê và lưu trữ số liệu thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh. Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh. + Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ có nhiệm vụ: Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc trên địa bàn. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh, độ chính xác của báo cáo tài chính và việc tuân thủ các nguyên tắc chế độ về tài chính kế toán theo quy định của Nhà nước và ngành ngân hàng.Thực hiện giám sát việc chấp hành các quy định của Ngân hàng Nhà nước nước đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. 3. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Agribank Lê Lợi, Vinh 3.1 Hoạt động huy động vốn NHTM là một trung gian tài chính, một trong những vai trò quan trọng của nó là chuyển tiền từ những người muốn tiết kiệm sang những người có nhu cầu vay vốn. Để hoạt động tín dụng có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vay vốn của các tổ chức cá nhân ngân hàng phải có đủ vốn, phải không ngừng mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn, mở rộng thị trường, đa dạng hoá các hình thức huy động, phát triển các công cụ nợ mới nhằm thu hút mọi nguồn tiền gửi từ thị trường. Công tác huy động vốn là nhiệm vụ tiên quyết trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Muốn mở rộng hoạt động tín dụng của mình thì ngân hàng cần phải mở rộng hoạt động huy động vốn, vì thế bất kì một ngân hàng nào cũng rất chú trọng đến hoạt động này 9 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  11. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH Trong các loại vốn thì vốn huy động là nguồn chính đối với hoạt động kinh doanh của NHTM, là nguồn vốn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.NHNo & PTNT Lê Lợi, Tp Vinh đã chú trọng và quan tâm tới công tác phát triển nguồn vốn, ngân hàng đã đẩy mạnh công tác huy động vốn với nhiều hình thức khác nhau để phục vụ các tiện ích cho khách hàng như: phát hành kì phiếu, tiết kiệm với lãi suất nhiều kì hạn trả lãi trước, trả lãi sau, tiết kiệm dự thưởng đồng thời với những món gửi lớn chi nhánh tổ chức đến tận nhà thu, thực hiện tuyên truyền các dịch vụ tiện ích của ngân hàng trên các phương tiện truyền thông để thu hút nguồn vốn từ dân cư vì đây là nguồn tiền gửi có kì hạn, ổn định và vững chắc.Ngoài ra việc phối hợp các hoạt động như thanh toán quốc tế , mua bán ngoại tệ đã thu hút nguồn tiền gửi của các công ty, các doanh nghiệp, các tổ chức trong nước, các cá nhân thực hiện thanh toán chuyển tiền trong nước qua mạng vi tính nhanh, chính xác.Đây là nguồn tiền gửi không kì hạn mà ngân hàng huy động từ các khoản tiền nhàn rỗi trên tài khoản tiền gửi thanh toán, là nguồn vốn có lãi suất thấp. Ta sẽ xem xét cụ thể qua bảng tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT Lê Lợi, TP Vinh như sau: Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT Lê Lợi, Tp Vinh (Đơn vị : tỉ đồng) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng nguồn vốn 215,056 418,286 685,972 1.Tiền gửi các 54,503 219,913 353,685 TCKT Tiền gửi các 33,459 219,75 330,697 TCKT Tiền gửi KBNN 21,044 0,156 1,59 2.Tiền gửi 23,6 15,6 25,7 các TCTD 3. Tiền gửi dân cư 136,953 182,773 306,587 10 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  12. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH Tiền gửi tiết kiệm 15,361 152,997 248,945 Tiền gửi kì phiếu 65,461 12,543 17,86 Tiền gửi ngoại tệ 20,131 17,233 39,782 ( Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh) NHNo & PTNT Lê Lợi,Tp Vinh đã phát huy được hiệu quả trong chiến lược huy động vốn từ nền kinh tế, các nguồn tiền gửi không ngừng tăng lên: Năm 2009 tổng nguồn vốn huy động được là 215,056 tỉ đồng, đến năm 2010 thì đã tăng lên 418,286 tỉ đồng ( tức là tăng lên 94,5%), năm 2011 đã đạt 685,972 tỉ đồng.Đây là một kết quả rất đáng khích lệ mà NHNo & PTNT Lê Lợi, Tp Vinh đã đạt được trong thời gian vừa qua Mặt khác thông qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được tiền gửi các tổ chức kinh tế đạt 219,913 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 52,5% trong tổng nguồn vốn, đây là nguồn vốn lãi suất đầu vào thấp có lợi cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mặc dù nguồn vốn này tính ổn định không cao - Tiền gửi dân cư năm 2010 đạt 182,773 tỷ đồng tăng so với năm 2009 là 45,82 tỷ đồng.Mặc dù tiền gửi kì phiếu và tiền gửi ngoại tệ có xu hướng giảm đi nhưng đó là điều không đáng ngại bởi nguồn tiền gửi còn lại là tiền gửi tiết kiệm thì lại tăng lên rõ rệt ( từ 15,361 lên 152,997 tỉ đồng). Tổng nguồn vốn năm 2011 là 685,972 tỉ đồng so với năm 2010 tăng 267,686 tỉ đồng.Nguồn vốn tăng tập trung chủ yếu ở loại tiền gửi của dân cư và các TCKT.Số dư nguồn vốn bình quân là 3,53 trđ/1 cán bộ, tăng 402 trđ so với năm 2010.Sự thay đổi nguồn vốn nói trên đã giúp cho NHNo & PTNT Lê Lợi, Tp Vinh mở rộng đầu tư, tăng cường các dịch vụ .Bên cạnh đó, sự tăng trưởng của nguồn vốn qua các năm phản ánh sự năng động, linh hoạt và khả năng quản lý của ngân hàng đã ngày càng phát huy, tạo thế mạnh cho ngân hàng trên thị trường cả về uy tín cũng như khả năng cạnh tranh Tóm lại, qua số liệu trên có thể đánh giá được rằng công tác huy động vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Lê Lợi,Vinh đang từng bước hoàn thiện 11 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  13. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH và tăng trưởng qua mỗi năm. Tổng nguồn vốn huy động ngày một tăng điều này chứng tỏ ngân hàng đã có uy tín lớn trong khu vực,tạo lên niềm tin cho khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng này. Ngoài ra việc tổng nguồn vốn tăng còn quyết định đến quy mô, quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng, nguồn vốn càng dồi dào thì càng tạo điều kiện đảm bảo khả năng thanh toán, từ đó tạo uy tín cho Ngân hàng trên thị trường, đảm bảo khả năng cạnh tranh, nguồn vốn dồi dào tạo điều kiện để thực thi chính sách tiền tệ, từ đó đảm bảo sự ổn định của tiền tệ, giữ vững giá trị đồng tiền góp phần làm ổn định kinh tế, chính trị xã hội. 3.2 Hoạt động sử dụng vốn 3.2.1 Tình hình tín dụng tại NHNo & PTNT Lê Lợi, Tp Vinh Hiện nay nghiệp vụ tín dụng vẫn là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của các NHTM Việt Nam nói chung và của NHNo & PTNT Lê Lợi, Tp Vinh nói riêng.Đầu tư tín dụng của ngân hàng đã được mở rộng và đa dạng với tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố, từ cho vay với các doanh nghiệp nhà nước, công ty liên doanh, các cá nhân và hộ gia đình với các loại cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, bằng cả ngoại tệ và nội tệ.Vốn tín dụng ngân hàng đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Ngoài ra, NH đã nghiên cứu triển khai có hiệu quả một số dịch vụ ngân hàng mới đúng theo hướng thiết lập một hệ thống kinh doanh ngân hàng đa năng, điển hình là dịch vụ chi trả kiều hối, dịch vụ chuyển tiền nhanh.Trong hệ thống NHTM Hiện nay, ngân hàng đã và đang bước đầu đáp ứng được yêu cầu đa dạng của nền kinh tế phát triển. 3.2.2 Hoạt động thanh toán và ngân quỹ Cùng với nghiệp vụ huy động vốn và tín dụng, hoạt động thanh toán của chi nhánh NHNo&PTNT Lê Lợi, TP Vinh đã đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo toàn, phát triển vốn, nâng cao hiệu quả quay vòng vốn phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Để thực hiện tốt nhiệm vụ thanh toán, chu chuyển vốn kịp thời cho nhu cầu phát triển kinh tế, Chi nhánh đã đưa vào khai thác công nghệ thanh toán hiện đại như hệ thống 12 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  14. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH thanh toán chuyển tiền điện tử, từ chỗ một món thanh toán của khách hàng trước đây thời gian luân chuyển vốn giữa các ngân hàng mất từ 3 đến 5 ngày, đến nay được thực hiện tức thời trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 phút. Song song với hoạt động thanh toán, hoạt động ngân quỹ cũng đã có bước phát triển đáng kể. Công tác kho quỹ, điều chuyển vốn được đảm bảo an toàn nghiêm ngặt. Doanh số thu chi tiền mặt bình quân hàng năm rất lớn nhưng không để xảy ra thiếu hụt, nhầm lẫn, kho quỹ luôn trong tình trạng an toàn tuyệt đối Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán ngân quỹ nhằm đáp ứng tốt yêu cầu và nhiệm vụ chuyên môn 3.3.3 Kết quả tài chính Trong 3 năm vừa qua NHNo & PTNT Lê Lợi, Tp Vinh đã thu được kết quả tài chính như sau: Bảng 1.2: Kết quả thu chi tài chính tại NHNo & PTNT Tp Vinh Đơn vị: tỉ đồng Năm Năm Chênh lệch Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2009 2010 2010/2009 2011 2011/2010 ST ST ST % ST ST % Tổng thu tài 678,49 712,84 34,35 5,06% 730,26 17,42 2,44% chính Tổng chi 639,32 667,59 28,27 4,42% 681,12 13,53 2,03% Chênh lệch thu 39,17 45,25 6,08 15,52% 49,14 3,89 8,59% chi (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại NHNo & PTNT Lê Lợi, Tp Vinh) Nhìn qua , ta thấy tổng thu tài chính của NH NN&PTNT Lê Lợi, thành phố Vinh tăng dần qua các năm. Sở dĩ tổng thu tăng, nhất là năm 2011 13 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  15. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH là do NH đã nâng cao các dịch vụ cho khách hàng và thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến sử dụng dịch vụ của NH. -Tổng thu tài chính năm 2010 là 712,84 tỉ đồng tăng 34,35 tỷ đồng tương ứng với 5,06% so với năm 2009 trong đó lãi thu từ hoạt động tín dụng chiếm gần 90% -Tổng chi phí tài chính năm 2010 là 667,59 tỉ đồng tăng 28,27 tỷ đồng tương ứng với 4,42% so với năm 2009 trong đó chi trả lãi chiếm gần 70% tổng chi - Sang năm 2011,vì nền kinh tế trong nuớc chịu ảnh hưởng lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên mức tăng của cả 3 chỉ tiêu đều giảm đi, cụ thể : tổng thu tài chính tăng từ 712,84 tỷ đồng lên 730,26 tỷ đồng tức là tăng lên 2,44% , chênh lệch thu chi tăng từ 45,25 tỷ đồng lên 49,14 tỷ đồng tương ứng với 8,59% -Hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách, BHXH, đảm bảo tiền lương kinh doanh theo chế độ hiện hành, thu nhập cán bộ tăng lên -Chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào đảm bảo yêu cầu kinh doanh Hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả tốt như vậy tạo ra thế vững chắc cho ngân hàng trong cơ chế thị trường, tạo một hình ảnh đẹp thu hút khách hàng đến với NHNo & PTNT Tp Vinh 14 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  16. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH PHẦN II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH LÊ LỢI, VINH I/ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH LÊ LỢI, TP VINH 1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng Agribank Vinh Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn thì việc sử dụng vốn là điều sống còn của Ngân hàng, từ nhận thức đó NHNo&PTNT Chi nhánh Lê Lợi, Vinh xác định chất lượng tín dụng là quyết định sự nghiệp của toàn Chi nhánh. NHNo&PTNT Chi nhánh Lê Lợi, Vinh đã đa dạng hoá các hình thức tín dụng phù hợp với nhiều loại vay như cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn, cho vay ưu đãi hộ nghèo. Quan điểm của NHNo&PTNT Chi nhánh Lê Lợi,Vinh là đầu tư theo hướng chọn lọc và phân loại khách hàng. Nhận thức rõ chính sách tín dụng đối với việc phát triển Nông nghiệp, Nông thôn của Đảng và Nhà nước trong giai đoan đất nước đang trong thời kỳ CNH-HĐH là quan trọng và có ý nghĩa kinh tế chính trị hết sức sâu sắc.NHNo&PTNT Chi nhánh Lê Lợi, Vinh đã bám sát các chương trình mục tiêu kinh tế xã hội của thành phố, để đầu tư đúng hướng, nhạy cảm trước những vấn đề mới của nền kinh tế góp phần xây dựng thành phố Vinh ngày càng giàu mạnh Số liệu dưới đây cho thấy tình hình sử dụng vốn của NHNo & PTNT Chi nhánh Lê Lợi, Vinh trong thời gian qua. 1.1 Doanh số cho vay Bảng 2.1: Doanh số cho vay ( DSCV) Đơn vị: tỉ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền TL % Số tiền TL % Số tiền TL % 1. DSCV theo loại vay 134,323 100% 208,739 100% 315,865 100% 1.1 Tại NHNo 128,028 95,3% 202,503 97% 304,552 96,4% 15 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  17. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH Cho vay NH 86,816 64,6% 147,451 70,6% 236,897 75% Cho vay trung dài hạn 41,212 30,7% 55,052 26,3% 67,655 21,4% 1.2 Tại NHCSXH 6,295 4,7% 6,236 3% 11,313 3,5% Cho vay hộ nghèo 6,295 4,7% 6,236 3% 11,313 3,5% 2.DSCV theo TPKT 134,323 100% 208,739 100% 315,865 100% 2.1 Tại NHNo 128,028 95,3% 202,503 97% 306,749 97,1% DNNN 8,053 5,9% 6,234 2,9% 92,047 3% DNNQD 31,607 23,5% 57,898 27,7% 858,872 28% Hộ SX 88,368 65,7% 138,371 66,2% 1993,882 65% 2.2 Tại NHCSXH 6,295 4,7% 6,236 3% 9,116 3% Hộ nghèo 6,295 4,7% 6,236 3% 9,116 3% ( Bảng cân đối tài khoản tổng hợp 2009- 2011) Qua bảng trên ta thấy tổng doanh số cho vay năm 2010 đạt 208,739 tỷ đồng tăng so với năm 2009 là 117,318 tỷ đồng trong đó: */Doanh số cho vay theo loại vay: Cho vay ngắn hạn năm 2010 đạt 147,451 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 70,6% trong tổng doanh số cho vay, tức là tăng so với năm 2009( chỉ có 64,6%) và ít hơn so với năm 2011 ( chiếm 65%) .Cho vay trung và dài hạn năm 2010 đạt 55,052 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 26,3% trong tổng doanh số cho vay, giảm đi 4,3% so với năm 2009.Như vậy ta thấy đựoc tỉ lệ cho vay ngắn hạn có xu huớng Tăng lên và cho vay trung dài hạn thì lại có chiều hướng giảm đi. */Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế: Đối với doanh nghiệp nhà nước năm 2010 doanh số cho vay đạt 62,34 tỷ đồng chiếm 2,9% trong tổng doanh số cho vay, năm 2009 doanh số cho vay đạt 80,53 tỷ đồng chiếm 5,9 % trong tổng doanh số cho vay. Như vậy năm 2010 doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước giảm mạnh, so với năm 2009 giảm 3% và gần như không thay đổi tỉ trọng trong năm 2011 Đối với doanh nghiệp ngoài Quốc Doanh năm 2010 doanh số cho vay đạt 57,898 tỷ đồng chiếm 27,7% trong tổng doanh số cho vay,năm 2009 doanh số cho vay đạt 31,607 tỷ đồng, chiếm 23,5% trong tổng doanh số cho vay. Qua đó ta thấy năm 2010 tăng so với năm 2009 là 4,2%.Như vậy, 16 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  18. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH doanh số cho vay của doanh nghiệp nhà nước xu hướng giảm.Trong khi đó doanh số cho vay của doanh nghiệp tư nhân có xu hướng tăng. 1.2 Doanh số thu nợ Bảng 2.2: Doanh số thu nợ (DSTN) Đơn vị: tỉ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.DSTN theo loại vay 93,252 100% 136,217 100% 230,379 100% 1.1 Tại NHNo 8,731 93,6% 131,065 96,2% 220,019 95,5% Cho vay NH 60,24 65,3% 94,541 69,4% 163,34 70,9% Cho vay Trung dài hạn 27,06 29% 36,524 26,8% 56,67 24,6% 1.2 Tại NHCSXH 5,93 6,4% 5,152 3,8% 10,36 4,5% Cho vay hộ nghèo 5,93 6,4% 5,152 3,8% 10,36 4,5% 2.DSTN theo TPKT 93,252 100% 136,217 100% 230,379 100% 2.1 Tại NHNo 87,313 93,6% 131,065 96,2% 220,019 95,5% DNNN 4,621 4,9% 8,032 5,8% 14,28 6,2% DNNQD 21,915 23,5% 28,140 20,6% 41,24 17,9% Hộ SX 60,777 65,1% 94,893 69,6% 164,49 71,4% 2.2 Tại NHCSXH 5,939 6,4% 5,152 3,8% 10,36 4,5% Hộ nghèo 5,939 6,4% 5,152 3,8% 10,36 4,5% ( Bảng cân đối tài khoản tổng hợp 2010- 2011) Bảng trên cho ta thấy doanh số thu nợ năm 2011 đạt 230,379 tỷ đồng, tăng so với năm 2010 là 94,522 tỷ đồng, trong đó: +Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế : 17 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  19. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH Qua bảng ta thấy doanh số thu nợ đối với Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài QD là tốt,không có quá hạn.Đối với hộ sản xuất doanh số thu nợ năm 2010 đạt 948,93 tỷ đồng chiếm tỷ lệ là 69,6% trong tổng doanh số thu nợ. Sang năm 2011 con số thu được là 164,49 tỷ đồng, tăng từ 69,6% lên 71,4%.Ngược lại doanh số cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại có chiều huớng giảm đi: năm 2009 đạt 23,5% , năm 2010 còn 20,6% và đến năm 2011 là 17,9%.Qua đó ta thấy NHNo&PTNT Chi nhánh Vinh cho vay hộ sản xuất là đúng hướng. + Doanh số thu nợ theo loại vay Tại ngân hàng nông nghiệp Vinh, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm phần lớn doanh số cho vay và thu nợ. Để dễ dàng hình dung tình hình thu nợ theo loại vay ta có thể xem biểu đồ sau( số liệu đã được làm tròn ): Biểu đồ 2.2 : Tình hình thu nợ trong cho vay ( đơn vị : Tỷ đồng ) Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Thu nợ cho vay ngắn hạn 200 60 95 163 Thu nợ cho vay trung và dài hạn 27 37 57 Thu nợ cho vay hộ nghèo 150 6 5 10 100 50 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Thu nợ cho vay ngắn hạn 60 95 163 Thu nợ cho vay trung và 27 37 57 dài hạn Thu nợ cho vay hộ nghèo 6 5 10 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009- 2011) Doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn có xu huớng gia tăng qua các năm, cụ thể: năm 2009 thu nợ cho vay ngắn hạn đạt 60,246 tỷ đồng, đến năm 2010 là 94,541 tỷ và sang năm 2011 đạt 163,34 tỷ đồng.Doanh số thu nợ cho vay trung và dài hạn cũng ngày một nâng cao : Năm 2009 thu được 27,06 tỷ 18 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  20. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH đồng, năm 2010 là 36,52 tỷ và năm 2011 là 56,67 tỷ đồng.Có thể nói tỷ lệ tăng là rất cao, đạt được kết quả trên là nhờ sự nỗ lực của ban lãnh đạo và cán bộ tín dụng của NH đã tiếp tục hoàn thiện, củng cố trong công tác thẩm định dự án, phương án để lựa chọn các dự án tốt, có hiệu quả. Các cán bộ tín dụng luôn theo dõi nhắc nhở nợ đến hạn của KHCN, ngoài ra cộng thêm ý thức tốt của các KHCN đã làm cho việc thu nợ của NH được thuận lợi hơn. 1.3 Dư nợ cho vay Dư nợ là thước đo tầm vóc của một ngân hàng nên các ngân hàng thương mại luôn quan tâm đến mức dư nợ cho vay. Mức tăng trưởng dư nợ cho vay trên tổng tài sản có, một mặt thể hiện khả năng sinh lời của các sản phẩm tín dụng của Ngân hàng thương mại. Thời gian qua NHNo&PTNT chi nhánh Vinh mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trên địa bàn kinh doanh nhưng mức dư nợ cho vay vẫn tăng cụ thể dư nợ đến 31/12/2010 đạt 1978,62 tỷ đồng tăng so với năm 2010 là 725,22 tỷ đồng và đạt 2157,63 tỷ đồng vào năm 2011. Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ năm 2009- 2011 Đơn vị: tỷ đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ % 1. Tổng dư nợ 41,07 100% 72,52 100% 85,48 100% theo loại vay 1.1 Tại NHNo 36,43 88.7% 66,94 92,3% 79,24 92,7% Dư nợ ngắn hạn 22,96 55,9% 45,11 62,2% 55,9 65,4% Dư nợ trung dài 13,43 32,7% 21,83 30,1% 23,34 27,3% hạn 1.2 Tại NHCSXH 4,64 11,3% 5,58 7,7% 6,24 7,3% Dư nợ hộ nghèo 4,64 11,3% 5,58 7,7% 6,24 7,3% 2. Tổng dư nợ 41,071 100% 72,522 100% 85,486 100% theo TPKT 19 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  21. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH 2.1 Tại NHNo 36,43 88.7% 66,94 92,3% 79,24 92,7% Dư nợ DNNN 3,53 8,6% 3,26 4,5% 2,91 3,4% Dự nợ DNNQD 5,38 13,1% 16,9 23,3% 20,94 24,5% Dư nợ hộ sản xuất 27,48 66,9% 46,63 64,3% 56,16 65,7% 2.2 Tại NHCSXH 4,64 11,3% 5,58 7,7% 6,24 7,3% Dư nợ hộ nghèo 4,64 11,3% 5,58 7,7% 6,24 7,3% ( Bảng cân đối tài khoản 2010- 2011) Nhìn vào bảng ta thấy tổng dư nợ năm 2011 đạt 85,486 tỷ đồng, tăng so với năm 2010 là 12,964 tỷ đồng, cụ thể: + Cơ cấu dư nợ theo loại vay: Năm 2009 dư nợ ngắn hạn đạt 22,96 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 55,9% và năm 2010 đạt 45,11 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 62,2% trong tổng dư nợ.Đến năm 2011 thì dư nợ ngắn hạn là 55,9 tỷ đồng chiếm 65,4%.Dư nợ trung và dài hạn năm 2009 đạt 13,43 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 32,7% ,năm 2010 đạt 21,83 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 30,1% và năm 2011 đạt 23,34 tỷ đồng chiếm 27,3% trong tổng dư nợ.Như vậy ta thấy dư nợ ngắn hạn có chiều hướng tăng và dư nợ trung dài hạn thì lại giảm đi Như vậy qua các năm gần đây NHNo&PTNT Chi nhánh Lê Lợi,Vinh đã điều chỉnh theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương một cách hợp lý, có hiệu quả. Mức tăng trưởng như vậy chứng tỏ HĐKD của ngân hàng là tốt + Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế: Nhìn vào bảng trên ta thấy trong tổng dư nợ năm 2010, dư nợ hộ sản xuất chiếm tỷ trọng cao nhất là 64,3%, dư nợ này tăng lên năm 2011 chiếm tỷ trọng 65,7%.Đây là lượng khách hàng lớn ổn định và lâu dài của NHNo&PTNT Chi nhánh Lê Lợi,Vinh. Dư nợ của DNNN có xu hướng giảm trong khi dư nợ của DNNQD lại có chiều hướng tăng lên, cụ thể: dư nợ của DNNN năm 2009 là 3,53 tỷ đồng chiếm tỉ trọng 8,6% , năm 2010 còn 3,26 tỷ chiếm 4,5% , năm 2011 giảm xuống còn 2,91 tỷ chiếm 3,4%. Dư nợ của DNNQD năm 2009 là 5,38 tỷ 20 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  22. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH đồng chiếm 13,1% , năm 2010 tăng lên 16,9 tỷ đồng chiếm 23,3% và năm 2011 lên tới 20,94 tỷ đồng chiếm 24,5% Còn dư nợ hộ nghèo có xu huớng giảm: năm 2009 chiếm tỷ trọng 11,3% ,năm 2010 chiếm tỷ trọng 7,7% và năm 2011 chiếm tỷ trọng 7,3% trong tổng dư nợ.Điều này chứng tỏ các cán bộ tín dụng đã có phương án thu hồi nợ khá tốt và ý thức chấp hành hợp đồng của người dân ngày càng được nâng cao hơn. 2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Agribank Lê Lợi, Vinh 2.1 Dư nợ quá hạn Bảng 2.4: Dư nợ quá hạn năm 2010- 2011 Đơn vị: tỉ đồng CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 TỔNG DƯ NỢ 41,071 72,522 85,486 Trong đó nợ quá hạn 3,12 4,35 4,45 Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ 7,6% 6% 5,2% I- Phân theo loại cho vay 1- Tại NHNo 36,43 66,94 79,24 1.1 Dư nợ ngắn hạn 22,96 45,11 55,9 Trong đó nợ quá hạn 1,44 2,1 2,14 Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ 3,5% 2,9% 2,5% 1.2 Dư nợ trung dài hạn 13,43 21,83 23,34 Trong đó nợ quá hạn 1,27 1,6 1,62 Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ 3,1% 2,2% 1,9% 2- Tại NHCSXH Dư nợ hộ nghèo 4,64 5,58 6,24 21 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  23. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH Trong đó nợ quá hạn 0,41 0,65 0,68 Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ 1% 0,9% 0,8% II- Phân theo TPKT 1- Tại NHNo 36,43 66,94 79,24 1.1 Dư nợ DNNN 3,53 3,26 2,91 Trong đó nợ quá hạn 0 0 0 Tỷ lệ nợ quá hạn / Tổng dư nợ 0 0 0 1.2 Dư nợ DNNQD 5,38 16,9 20,94 Trong đó nợ quá hạn 0 0 0 Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ 0 0 0 1.3 Dư nợ hộ sản xuất 27,48 46,63 56,16 Trong đó nợ quá hạn 2,18 2,9 2,9 Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ 5,3% 4% 3,4% 2- Tại NHCSXH 4,64 5,58 6,24 Dư nợ hộ nghèo 4,64 5,58 6,24 Trong đó nợ quá hạn 0,94 1,45 1,54 Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ 2,3% 2% 1,8% ( Bảng cân đối tài khoản 2010- 2011) Bảng trên cho ta thấy dư nợ quá hạn đến 31/12/2011 là 4,45 tỷ đồng chiếm tỷ lệ là 5,2% trong tổng dư nợ, giảm so với năm 2010 là 0,1 tỷ đồng. - Dư nợ quá hạn phân theo loại vay: 22 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  24. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH Nợ quá hạn của dư nợ ngắn hạn năm 2009 là 1,44 tỷ đồng chiếm tỉ lệ 3,5% trong tổng dư nợ.Hai năm tiếp theo nó có chiều hướng giảm đi, cụ thể: năm 2010 giảm xuống còn 2,1 tỷ đồng chiếm tỉ trọng 2,9% và năm 2011 là 2,14 tỷ đồng chiếm tỉ trọng 2,5% trong tổng dư nợ Dư nợ quá hạn trung và dài hạn năm 2010 là 1,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 2,2% trong tổng dư nợ, năm 2011 giảm còn 1,9% tuơng ứng với 1,62 tỷ đồng. Như vậy tỷ lệ nợ quá hạn của cả nợ ngắn hạn, nợ trung và dài hạn năm 2011 giảm so với năm 2010.Đây là một kết quả rất đáng khích lệ của đội ngũ nhân viên tín dụng ngân hàng Agribank trong thời gian qua - Dư nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế: Đối với DNNN và DNNQD cả 3 năm không phát sinh nợ quá hạn.Điều đó chứng tỏ các thành phần kinh tế này đã thực hiện tốt các nội dung đã ký với ngân hàng. Đối với hộ sản xuất dư nợ quá hạn đến 31/12/2011 là 2,9 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 3,4% trong tổng dư nợ.So với năm 2010 tỷ trọng đã giảm đi từ 4% xuống còn 3,4% . Điều đó cho thấy chất lượng tín dụng cũng như ý thức chấp hành của khách hàng theo hợp đồng đã ký với ngân hàng ngày càng được cải thiện. Đối với hộ nghèo dư nợ quá hạn đến 31/12/2011 là 0,41 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 0,19% so với tổng dư nợ , so với năm 2010 giảm 0,05 tỷ đồng , chứng tỏ việc thu nợ quá hạn trong năm 2011 được xử lý tốt. Tóm lại, qua bảng trên ta thấy hoạt động cho vay và thu nợ của chi nhánh NHNo&PTNT chi nhánh Lê Lợi, Vinh qua các năm ngày càng được chú trọng, nghiệp vụ thu hồi nợ của các bộ tín dụng và ý thức chấp hành hợp đồng của khách hàng được nâng cao. - Dư nợ quá hạn phân theo thời gian Bảng 2.5: Dư nợ quá hạn ( NQH) phân theo thời gian Đơn vị: tỉ đồng 23 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  25. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu Dư nợ % Dư Nợ % Dư nợ % Tổng dư nợ quá hạn 3,12 100% 4,35 100% 4,45 100% NQH đến 180 ngày 2,11 67,6% 3,42 78,6% 3,7 83,2% NQH từ 181-360 ngày 0,76 24,4% 0,62 14,2% 0,46 10,3% Nợ khó đòi 0,25 8% 0,31 7,2% 0,29 6,5% NQH trên tổng dư nợ 0,76% 0.4% 0,31% (Bảng cân đối tài khoản tổng hợp năm 2009- 2010) Nhìn vào bảng ta thấy nợ quá hạn năm 2009 là 3,12 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 0,76% trên tổng dư nợ, năm 2010 nợ quá hạn là 4,35 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 0,4% trên tổng dư nợ, giảm so với năm 2009 là 0,16 tỷ đồng, tỷ trọng giảm 0,36%. Sang năm 2011 nợ quá hạn là 4,45 tỷ đồng chiếm 0,31% trên tổng dư nợ, tức là giảm đi 0,09%. Qua đó ta thấy NHNo&PTNT chi nhánh Vinh đã và đang rất quan tâm đến việc xử lý đối với nợ quá hạn, và đã đạt được những thành tựu to lớn giúp Ngân hàng hạn chế được tỷ lệ nợ quá hạn.Để làm sáng tỏ vấn đề này ta phân tích tỷ lệ nợ quá hạn theo thời gian quá hạn: + Nợ quá hạn đến 180 ngày năm 2009 là 2,11 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 67,6%, năm 2010 là 3,42 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 78,6% và năm 2011 là 3,7 tỷ đồng chiếm 83,2% trong tổng dư nợ quá hạn .Như vậy ta thấy tỷ trọng nợ quá hạn đến 180 ngày chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ quá hạn và có xu hướng gia tăng theo từng năm + Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày năm 2009 là 0,76 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 24,4%, năm 2010 là 0,62 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 14,2% và năm 2011 là 0,46 tỷ đồng chiếm 10,3%.Như vậy tỷ lệ này giảm dần qua các năm chứng tỏ cán bộ tín dụng đã quan tâm đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn hơn 24 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  26. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH + Nợ khó đòi năm 2009 là 0,25 tỷ đồng chiếm tỉ trọng 8%, năm 2010 là 0,31 tỷ đồng chiếm 7,2% và năm 2011 giảm còn 0,29 tỷ đồng chiếm 6,5% trong tổng dư nợ quá hạn.Qua phân tích ta thấy nợ khó đòi có nguy cơ mất vốn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ quá hạn, chứng tỏ chất lượng tín dụng tương đối tốt. 2.2 Vòng quay vốn tín dụng Bảng 2.6: Vòng quay vốn tín dụng ( VTD) Đơn vị: Vòng Chỉ tiêu Dư nợ Doanh số thu nợ Vòng quay VTD Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2010 2011 2010 2011 2010 2011 Tổng cộng 72,522 85,486 136,217 230,379 1,87 2,69 Cho vay ngắn 45,11 55,9 94,541 163,34 2,1 2,92 hạn Cho vay trung, 21,83 23,34 36,524 56,67 1,67 2,43 dài hạn Cho vay hộ 5,58 6,24 5,152 10,36 0,92 1,66 nghèo (Bảng vòng quay vốn tín dụng tổng hợp năm 2010- 2011) Vòng quay vốn tín dụng lầ một chỉ tiêu quan trong xem xét chất lượng tín dụng, phản ánh tần suất sử dụng vốn. Qua bảng trên ta thấy: Tổng vòng quay vốn tín dụng năm 2010 là 1,87 vòng, năm 2011 là 2,69 vòng.Vòng quay vốn tín dụng càng nhanh chứng tỏ đồng vốn ngân hàng bỏ ra đã được sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm chi phí, tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.Trong đó vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn nhanh, năm 2010 đạt 2,1 vòng và năm 2011 đạt 2,92 vòng.Vòng quay vốn tín dụng trung và dài hạn năm 2010 đạt 1,67 vòng, năm 2011 đạt 2,43 vòng. Doanh số thu nợ,dư nợ tăng năm sau cao hơn năm trước cụ thể: 25 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  27. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH + Doanh số dư nợ năm 2010 đạt 72,522 tỷ đồng, năm 2011 đạt 85,486 tỷ đồng. Năm 2011 tăng so với năm trước là 12,964 tỷ đồng tương ứng với 17,88% + Doanh số thu nợ năm 2010 đạt 136,217 tỷ đồng, năm 2011 đạt 230,379 tỷ đồng. Năm 2011 tăng so với năm trước là 94,162 tỷ đồng.Điều đó chứng tỏ chất lượng tín dụng được đảm bảo.Nghiệp vụ thu nợ và quản lý khoản vay của cán bộ ngân hàng đã được nâng cao và cũng đã đạt được những thành tựu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 2.3 Lợi nhuận ngân hàng Đơn vị: tỉ đồng Năm Năm Chênh lệch Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2009 2010 2010/2009 2011 2011/2010 ST ST ST % ST ST % Tổng thu tài 678,49 712,84 34,35 5,06% 730,26 17,42 2,44% chính Tổng chi 639,32 667,59 28,27 4,42% 681,12 13,53 2,03% Chênh lệch thu 39,17 45,25 6,08 15,52% 49,14 3,89 8,59% chi (Bảng cân đối tài khoản tổng hợp năm 2010- 2011) Nhìn qua , ta thấy tổng thu tài chính của NH NN&PTNT Lê Lợi, thành phố Vinh tăng dần qua các năm. Sở dĩ tổng thu tăng, nhất là năm 2011 là do NH đã nâng cao các dịch vụ cho khách hàng và thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến sử dụng dịch vụ của NH. Thật vậy, từ bảng kết quả kinh doanh trên ta thấy, năm 2009 tổng thu của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh là 678,49 tỷ đồng . Đến năm 2010, tổng thu nhập đạt 712,84 tỷ đồng, tăng 34,35 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 5,06% so với năm 2009. Từ năm 2009 đến năm 2010, tổng nguồn chi ( chưa kể lương ) tăng tương đối. Năm 2010 tổng chi là 639,32 tỷ đồng tăng 28,27 tỷ đồng so với 26 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  28. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH năm 2009, với tốc độ tăng 4,42%. Và đến năm 2011, tổng chi là 681,12 tỷ đồng, tăng 13,53 tỷ đồng , với tốc độ tăng 2,03% so với năm 2010. Mặt khác, chênh lệch thu chi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm qua cũng tăng dần qua các năm. Năm 2009, chênh lệch thu chi là 39,17 tỷ đồng, đến năm 2010 thì chênh lệch thu chi là 45,25 tỷ đồng. Đến năm 2011, chênh lệch thu chi tăng lên 49,14 tỷ đồng và tương ứng với tỷ lệ 8,59% Điều đó cho thấy được chi nhánh đã hoạt động có hiệu quả đáng kể trong thời gian gần đây để chủ động trong kinh doanh và tăng trưởng lợi nhuận. 3. Nhận xét khái quát về hoạt động tín dụng của Agribank Vinh 3.1 Những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng của Agribank Lê Lợi, Vinh Tính đến 31/12/2011 tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 658,792 tỷ đồng, tăng 240,506 tỷ đồng so với năm 2010 và đạt tốc độ tăng trưởng khá tốt. Tổng dư nợ đạt 85,486 tỷ đồng, tăng 12,664 tỷ đồng so với năm 2010 và đạt tốc độ tăng trưởng 17,46%. Nợ quá hạn là 4,45 tỷ đồng chỉ chiếm tỷ lệ 5,2% trong tổng dư nợ. Tổng thu nghiệp vụ đạt 730,26tỷ đồng.Có được kết quả như vậy là do sự nỗ lực nhiệt tình của toàn thể cán bộ công nhân viên, sự quan tâm của cấp uỷ chính quyền, sự chỉ đạo chặt chẽ của Ngân hàng cấp trên và sự năng động nhạy bén của Ban giám đốc. Cụ thể trong điều hành kinh doanh đã vận dụng linh hoạt các hình thức huy động vốn và có lãi suất phù hợp với từng thời điểm trên địa bàn, đã thực hiện mở rộng tín dụng đồng bộ trên các phương diện: hình thức và qui mô khối lượng và chất lượng, địa bàn và khách hàng, mở rộng cho vay tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn, trọng tâm là kinh tế hộ gia đình. Mặc dù năm 2011 có rất nhiều khó khăn như đã xác định từ ban đầu, nhưng đơn vị đã có nhiều giải pháp triển khai theo kịp với tình hình, tranh thủ được sự chỉ đạo của cấp trên, động viên được sự nỗ lực cố gắng của tập thể lãnh đạo và toàn thể cán bộ viên chức nên hoạt động kinh 27 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  29. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH doanh của đơn vị đạt nhiều kết quả khả quan. Một số chỉ tiêu chính đạt và vượt kế hoạch cấp trên giao, đặc biệt là chỉ tiêu tài chính, tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng, dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh và dịch vụ sản phẩm Về văn bản quy định: Trên cơ sở các văn bản pháp luật của Nhà nước, NH NN&PTNT Lê Lợi, TP Vinh đã đưa ra đầy đủ về các điều kiện, thủ tục cũng như quy trình thực hiện với sản phẩm tín dụng. Đồng thời việc các văn bản được ban ra kịp thời, nhanh chóng, đúng thời điểm đã giúp ngân hàng linh hoạt trong việc thay đổi chính sách cho vay của các sản phẩm tới khách hàng. Về danh mục sản phẩm: Nhìn chung NH đã cung ứng cho KH những sản phẩm cơ bản. Các sản phẩm mà ngân hàng đưa ra hầu như đã đáp ứng hết nhu cầu cơ bản của khách hàng. Khi một khách hàng không thỏa mãn được điều kiện của sản phẩm này, họ có thể tìm hiều và sử dụng một sản phẩm khác thay thế có tính năng tương tự nhưng phù hợp với nhu cầu của họ. Về mặt hoàn thiện sản phẩm: Các thủ tục vay vốn phức tạp rườm rà đã được NH Agribank Lê Lợi, thành phố Vinh thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa để khách hàng có thể nhận được khoản vay một cách nhanh nhất nhưng vẫn đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng . Người vay chỉ cần làm đơn vay kèm theo phương án vay theo mẫu in, áp dụng các phương thức cho vay thuận lợi: hạn mức tín dụng, lưu vụ và áp dụng công nghệ thông tin thành công, nối mạng thống nhất trên hơn 1000 chi nhánh, phòng giao dich, quản lý hồ sơ vay trên mạng. Từ đó khả năng cạnh tranh của ngân hành trên thị trường được nâng cao. Mở rộng sản phẩm và chủng loại sản phẩm: Cùng với tăng mạnh cho vay, NH NN&PTNN Lê Lợi, TP Vinh đã mở rộng đối tượng cho vay từ chỗ chỉ cho vay nhu cầu sản xuất có tính tự cung, tự cấp tới cho vay sản xuất kinh doanh hàng hóa, các nhu cầu đời sống (mua xe, xuất khẩu lao động, mua sắm, sửa chữa nhà cửa ). Các hoạt động cho vay hỗ trợ học tập, đời sống cán bộ, viên chức, người lao động đi làm việc ở nước ngoài là những sản phẩm không còn mới với thị trường nhưng đó lại là mới với ngân hàng trong thời kì trước đây. Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, ngân hàng đã đưa thêm những gói sản phẩm cho vay này vào danh mục, đồng 28 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  30. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH thời tăng thêm nhiều tiện ích cho những gói sản phẩm mới để phù hợp hơn với từng đối tượng mà ngân hàng hướng tới. Hiệu quả hình ảnh của ngân hàng: Ngày càng nhiều khách hàng biết và sử dụng sản phẩm tín dụng của ngân hàng. Điều này chứng tỏ uy tín của ngân hàng đã đươc thiết lập và phát triển. Bên cạnh các ngân hàng như ACB, Sacombank, Techcombank thì NH Agribank được coi là địa chỉ vàng đáng tin cậy, một hình ảnh gần gũi và thân thuộc đối với KH. Với chương trình như mua xe trả góp, cho vay du học, cho vay theo hạn mức tín dụng, sự kết hợp giữa chi nhánh với các cơ quan văn phòng chính phủ, các hang salon ô tô như Toyota, Honda chủ đầu tư bất động sản đã tạo điều kiện cho người dân, cán bộ trở thành khách hàng của chi nhánh một cách thường xuyên. Và đây cũng là điều kiện thuận lợi để chi nhánh phát triển các sản phẩm dịch vụ khác đi kèm như: thanh toán bằng thẻ, thu thuế làm tăng thêm thu nhập, thu hút thêm khách hàng tiềm năng, mở rộng khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của chi nhánh. 3.2 Hạn chế và nguyên nhân 3.2.1 Hạn chế - Trong hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT chi nhánh Vinh hiện nay vẫn còn một số tồn tại. Tốc độ gia tăng nguồn vốn huy động tuy cao hơn các năm trước, song vẫn chưa khai thác hết nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Công tác huy động vốn vẫn còn thụ động chờ khách hàng đến gửi tiền, chưa thực sự quan tâm thường xuyên đến công tác tiếp thị, chưa có được biện pháp tích cực trong việc giao và quyết toán chỉ tiêu huy động vốn đến từng cán bộ, gắn với việc phân phối thu nhập. - Việc xử lý phát mại còn gặp nhiều khó khăn và giá trị thu hồi thấp. Các tài sản đảm bảo tại chi nhánh như máy móc thiết bị thường mang tính chuyên dụng không phù hợp nhu cầu của người mua. Thêm vào đó thủ tục phát mại tài sản đảm bảo quá phức tạp, quá nhiều tấng nấc nên tốn rất nhiều thời gian cũng như chi phí nên khi bán được tài sản thì hầu như chi nhánh không thu được đầy đủ gốc và lãi món vay. - Chất lượng cán bộ ngân hàng : là một trong những nhân tố được đặt lên hàng đầu trong việc hạn chế rủi ro cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các NHTM. Chi nhánh thành phố Vinh nói riêng và các NHTM 29 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  31. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH nói chung đều thiếu cán bộ chuyên môn . Một số cán bộ trẻ mới vào ngành am hiểu nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế, qua kiểm tra phát hiện những sai sót trong việc thực hiện chế độ hạch toán kế toán và quản lý tài sản. Công tác kế hoạch còn có sự lúng túng, bị động. Có những thời điểm mất cân đối, nếu không có sự quan tâm giúp đỡ của cấp trên thì không mở rộng được tín dụng. Do vậy cần nâng cao công tác đào tạo kĩ năng chuyên sâu về các mặt chuyên môn nghiệp vụ khác cho cán bộ tín dụng - Chiến lược Marketing của ngân hàng: Mặc dù chi nhánh đã quan tâm, chú trọng công tác Marketing các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, các chương trình khuyến mại, dự thưởng, giảm lãi suất không ngừng được đưa ra. Tuy nhiên thông tin khuyến mại đến với người dân còn bất cập. Chi nhánh cũng chưa xây dựng một website riêng của mình, gây khó khăn cho khách hàng khi có nhu cầu tìm hiểu. Đây là một hạn chế rất lớn đến tốc độ phát triển của sản phẩm cá nhân của NH Agribank Lê Lợi, Vinh trong thời gian qua, nhất là sản phẩm tín dụng tiêu dùng. - Chưa cung cấp những lợi ích đi kèm sản phẩm chính: Lợi ích của khách hàng được hưởng thêm chỉ dừng lại ở mức mở tài khoản miễn phí, trong khi đó trên thị trường nhiều ngân hàng đã rất chú trọng đến các lợi ích có thêm cho khách hàng, đem lại sự tin tưởng và thích thú cho khách hàng. VD như Techcombank còn mua tặng bảo hiểm nhân thọ “an tâm tiêu dùng” cho khách hàng khi khách hàng sử dụng sản phẩm “cho vay tiêu dùng trả góp” Mặt khác mặc dù trong ba năm qua NHNo&PTNT chi nhánh Vinh có tỷ lệ nợ quá hạn đạt chỉ tiêu an toàn cho phép, nhưng trong các khoản nợ chưa đến hạn vẫn còn một số khoản có khả năng phát sinh nợ quá hạn. Đó là những khoản nợ mà người vay thanh toán không đúng kế hoạch, kỳ hạn của khoản vay thay đổi (chuyển gia hạn các kỳ hạn cho vay ngắn hạn thành cho vay trung hạn), yêu cầu gia hạn nợ kém hiệu quả (không trả nợ các kỳ hạn) Trong những khoản nợ quá hạn, một số khoản nợ khó đòi đã được bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro (Các khoản nợ này được theo dõi ngoại bảng) mặc dù đã tích cực đôn đốc khách hàng trả nợ, nhưng NHNo&PTNT Chi nhánh Lê Lợi, Vinh chưa kiên quyết xử lý để thu hồi những khoản nợ này. Công tác phối kết hợp trong mối quan hệ tác nghiệp giữa các phòng ban trong toàn chi nhánh còn cần được rút kinh nghiệm để đạt được hiệu quả cao hơn . 30 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  32. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH 3.2.2 Nguyên nhân - Nguyên nhân khách quan : +Môi trường kinh tế: Do mới bước vào cơ chế thị trường, các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới và hoàn thiện. Mặt khác quá trình thích ứng của các đơn vị kinh tế, các hộ kinh doanh với cơ chế thị trường còn chậm, dẫn đến tình trạng không cạnh tranh được để tồn tại. + Môi trường pháp luật:. Hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng hiện nay tuy đã được cải tiến nhiều nhưng vẫn chưa thực sự hợp lý và thiếu đồng bộ, chưa đầy đủ, một số văn bản hướng dẫn hoặc chưa phù hợp hoặc chưa đủ sức điều chỉnh những diễn biến phức tạp trong thực tế kinh doanh của ngân hàng thương mại. +Môi trường tự nhiên: Là một trong những nguyên nhân tác động mạnh mẽ đến chất lượng tín dụng, đó là điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu. Bởi lẽ đối tượng khách hàng của NHNo&PTNT chi nhánh Vinh chiếm phần lớn là hộ sản suất, mà việc sản xuất kinh doanh của khách hàng phụ thuộc chính vào thời tiết khí hậu trong từng thời kỳ. Vì vậy điều kiện tự nhiên là nhân tố quan trọng quyết định đến sự biến đổi và phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn. + Cơ sở hạ tầng, công nghệ: Nước ta đang trong giai đoạn phát triển, cơ sở hạn tầng yếu kém, công nghệ kĩ thuật lạc hậu, trình độ quản lý chưa cao. Từ đó đã kìm hãm và ảnh hưởng tới việc phát triển, đa dạng hóa sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm sử dụng công nghệ cao, hiện đại. + Sự cạnh tranh từ các ngân hàng khác: nhận thấy tiềm năng to lớn của thị trường ngân hàng, các NHTM Nhà nước, cổ phẩn, chi nhánh các ngân hàng nước ngoài đều hướng vào mục tiêu đó. Sự cạnh tranh diễn ra gay gắt. Mặt khác còn có các ngân hàng có vốn nước ngoài ở Việt Nam, lợi thế của họ là nhiều vốn, có tiềm lực tài chính và quản lý như HSBC, ANZ Sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng với các ngân hàng nội. Cạnh tranh với các ngân hàng trong nước: với xu thế cổ phần hóa hiện nay, hàng loạt các NHTM cổ phẩn ra đời và hoạt động rất năng động, luôn kịp thời đưa ra những sản phẩm đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Các ngân hàng như: 31 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  33. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH ACB, Techcombank, Sacombank, VP bank đều đưa ra những danh mục sản phẩm rất đa dạng. - Nguyên nhân chủ quan: Đội ngũ cán bộ ngân hàng phần lớn đã được đào tạo một cách cơ bản, tuy nhiên với việc phát triển nhanh chóng của công nghệ ngân hàng và đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động kinh doanh tiền tệ trong cơ chế thị trường thì vẫn còn một số ít cán bộ chưa kịp thời thích ứng với điều kiện mới. Mỗi khi cán bộ chưa thực hiện tốt công việc của mình, chưa đưa ra những quyết định kịp thời, chính xác thì hoạt động ngân hàng cụ thể là công tác tín dụng gặp phải khó khăn là điều không tránh khỏi. Bộ máy thanh tra, kiểm soát nội bộ làm việc với hiệu quả chưa cao, chưa kịp thời phát hiện những sai sót trong quy trình nghiệp vụ và trong công tác đầu tư để có biện pháp xử lý kịp thời dẫn đến phát sinh nợ quá hạn. Quy trình nghiệp vụ tín dụng: quy trình nghiệp vụ tín dụng còn chưa phù hợp và đôi khi cán bộ làm việc theo suy đoán dẫn đến quy trình tín dụng không được thực hiện một cách nghiêm ngặt Tóm lại: Chất lượng tín dụng là kết quả tổng hoà của nhiều yếu tố trong đó nợ quá hạn là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và cụ thể nhất. Tuy còn một số tồn tại và hạn chế nhưng NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi, Vinh vẫn đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, đứng vững và khẳng định vai trò của mình trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, góp phần phát triển kinh tế địa phương, thực hiện tốt các chính sách tiền tệ, đẩy lùi lạm phát, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng CNH- HĐH. Tuy nhiên, những vấn đề còn tồn tại trên cần được xem xét nghiêm túc để có những biện pháp giải quyết hữu hiệu nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi, Vinh nói riêng và hệ thống NHTM nói chung. 32 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  34. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH II/ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH LÊ LỢI, TP VINH Trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nói chung và thành phố Vinh nói riêng, vốn sản xuất kinh doanh, phát triển dịch vụ đòi hỏi ngày một lớn, nó đã trở thành yêu cầu cấp bách không thể thiếu được. Để đáp ứng yêu cầu đó NHNo & PTNT chi nhánh Vinh sẽ phải tăng khối lượng tín dụng cho khách hàng, đó là các đơn vị tổ chức kinh tế, các hộ nông dân cá thể trên phạm vi địa bàn hoạt động. Việc mở rộng tín dụng là điều cần thiết, nhưng phải hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra Vì vậy để tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh của cơ chế thị trường và phát huy vai trò của mình thì vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng sẽ luôn luôn là mục tiêu mà NHNo&PTNT chi nhánh Vinh hay bất cứ một ngân hàng thương mại nào cũng phải thực hiện cho bằng được. 1. Phương hướng hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi, Vinh trong thời gian tới Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Lợi, thành phố Vinh sau khi ổn định một bước về tổ chức cán bộ, đã tích cực đổi mới phương pháp quản lý, điều hành theo hướng chủ động, giảm bớt khó khăn và mức quá tải ở dưới cơ sở đảm bảo an toàn, bền vững trong kinh doanh bước đầu đạt kết quả tốt. Chi nhánh NHNo & PTNT Lê Lợi đã đề ra mục tiêu của mình dựa trên những kết quả đạt được, những bài học kinh nghiệm thực tế trong những năm qua: - Mở rộng và đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, vận dụng linh hoạt các mức lãi suất huy động từng thời kỳ cho phù hợp. Tập trung huy động vốn tại chỗ nhất là nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị, mở rộng quan hệ giữa NHNo với các doanh nghiệp về tiền gửi, tiền vay. Tích cực huy động vốn trung và dài hạn để cho vay trung và dài hạn đối với kinh tế địa phương. Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn uỷ thác đầu tư. 33 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  35. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH - Nâng cao chất lượng tín dụng, thường xuyên kiểm tra, phân tích nợ quá hạn, thực hiện phân loại khách hàng, mọi khoản cho vay phải thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, đưa ra các chỉ tiêu cụ thể về đánh giá hoạt động kinh doanh tín dụng, tăng trưởng chất lượng tín dụng - Tiếp tục duy trì sự phát triển tín dụng vững chắc, đảm bảo được tính tăng trưởng tín dụng đồng đều ở các tháng và quý trong năm. - Phải giao chỉ tiêu dư nợ hàng tháng đối với cán bộ tín dụng dựa trên kế hoạch của NHNN. Duy trì họp giao ban tín dụng vào các tháng để kịp thời chỉ đạo công tác tín dụng cho đúng hướng và học tập các văn bản chế độ mới được kịp thời - Phải có mục tiêu phấn đấu giảm thấp nợ xấu ở hàng tháng trong năm. Ngoài việc xử lý, thu hồi nợ xấu còn đặc biệt chú ý xử lý các món nợ đến hạn, hạn chế thấp nhất nợ xấu phát sinh. - Công tác thẩm định cho vay, kiểm tra sau cho vay phải tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ, hồ sơ thiết lập phải đầy đủ - Công tác điều tra thị trường, vận động các khách hàng có thân nhân đi lao động nước ngoài đến mở tài khoản làm khơi tăng nguồn vốn ngoại tệ. - Thực hiện vận dụng linh hoạt việc điều hành mức lãi suất cho vay. Coi trọng công tác khoán tài chính đến nhóm và người lao động, tập trung thu đúng, thu đủ và thu hết các khoản thu, thực hiện tiết kiệm chi phí, mở rộng dịch vụ thanh toán tạo nên sự vững chắc về tài chính để đủ sức cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng trên địa bàn. 2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT Tp Vinh 2.1 Mở rộng đối tượng cho vay kết hợp với lựa chọn khách hàng tốt. Ngân hàng phải phân loại khách hàng một cách kỹ lưỡng, chọn lọc những khách hàng có uy tín, sản xuất kinh doanh ổn định, chắc chắn, vay trả sòng phẳng Đẩy mạnh công tác cho vay phục vụ phát triển kinh tế điạ phương : - Tiếp tục mở rộng cho vay các thành phần kinh tế, đặc biệt cần nhanh chóng tiếp cận chương trình dự án trọng điểm triển khai trong năm tới của thành phố. 34 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  36. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH - Mở rộng thị phần cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh. Đây là loại hình kinh tế hoạt động có hiệu quả đang được Nhà nước quan tâm. - Tiếp tục mở rộng cho vay đời sống đối cán bộ công nhân viên, mạnh dạn đầu tư vốn cho các đối tượng khác như hộ nông nghiệp, hộ phi nông nghiệp và các khách hàng khác có nhu cầu vay phục vụ đời sống trên cơ sở khách hàng có đủ điều kiện vay vốn theo quy định. 2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay Để nâng cao chất lượng thẩm định cho vay, trước hết phải phân tích đánh giá chính xác, toàn diện khách hàng trước khi cho vay theo khía cạnh sau: - Đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng, nhằm ràng buộc trách nhiệm của khách hàng trước pháp luật và để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của ngân hàng. Xác định tính pháp lý của khách hàng chính là cơ sở để ký kết và thực hiện các hợp đồng tín dụng - Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng, nhằm nắm được thực trạng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xác định chính xác thực trạng và triển vọng về khả năng thanh toán của khách hàng thông qua đánh giá về cơ cấu vốn trong kinh doanh - Đánh giá cơ sở vật chất, máy móc thiết bị và công nghệ để trả lời về câu hỏi với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại tiên tiến thì khách hàng có sản xuất ra sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường hay không để nhằm xác định thực trạng và triển vọng về hoạt động kinh doanh của khách hàng trên thị trường, để khẳng định sự tồn tại và phát triển của khách hàng trong tương lai - Đánh giá năng lực điều hành sản xuất kinh doanh của khách hàng là phân tích năng lực, trình độ chuyên môn, khả năng điều hành để xác định được mức vốn đầu tư bao nhiêu thì phù hợp. 2.3. Thực hiện công tác thu nợ có hiệu quả Chất lượng tín dụng cao còn thể hiện qua công tác thu nợ có hiệu quả. Vì vậy ngân hàng phải thường xuyên nhắc nhở những khoản nợ đến hạn của 35 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  37. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH khách hàng cũng như đôn đốc họ trả nợ.Để làm tốt công tác thu nợ phải theo dõi tình hình dư nợ của từng khách hàng: - Đối với nợ chưa đến hạn: Tổ chức kiểm tra sau, đánh giá vốn vay sử dụng có đúng mục đích không, phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề, giúp đỡ khách hàng sớm khắc phục để có điều kiện trả nợ ngân hàng. - Đối với nợ sắp đến hạn: Trước khi đến hạn trả nợ 10 ngày, ngân hàng thông báo cho khách hàng biết số tiền phải trả, ngày đến hạn trả nợ. Nếu khách hàng có khó khăn phải tìm biện pháp để tạo điều kiện cho khách hàng có tiền trả nợ cho ngân hàng, làm tốt phần này sẽ hạn chế nợ quá hạn phát sinh. - Đối với nợ quá hạn: Phải phân tích nợ quá hạn của từng khách hàng, phân ra làm ba loại: loại thu được ngay, loại phải thu từng phần và loại khó thu. Trên cơ sở xác định rõ nguồn thu để đề ra biện pháp thu và thời gian thu cho phù hợp. 2.4.Xây dựng chiến lược con người và sử dụng nguồn nhân lực Con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, cũng như trong việc nâng cao chất lượng tín dụng. Ngân hàng cần thực hiện một số giải pháp sau: + Đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cũng như kiến thức kinh tế pháp luật cho nhân viên ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng để họ có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức đảm đương tốt công việc được giao. + Sử dụng nguồn nhân lực: Mỗi cán bộ đều có mặt mạnh, mặt yếu khác nhau, nếu ta biết sử dụng đúng chỗ thì mặt mạnh sẽ được phát huy. Vì thế, lãnh đạo phải đánh giá được khả năng của mỗi cán bộ, người lãnh đạo phải sáng suốt, chí công vô tư để từ đó sắp xếp, bố trí cán bộ hợp lý. 2.5. Chiến lược khách hàng : Trong nền kinh tế thị trường, đối với bất cứ hoạt động kinh doanh nào, đặc biệt là loại hình kinh doanh dịch vụ thì việc thực thi chính sách Marketing là vô cùng quan trọng. Vì vậy để phù hợp với điều kiện thực tế, Ngân hàng cần phải thực hiện các biện pháp sau: 36 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  38. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH - Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn và lãi với thời gian xác định các khoản tín dụng của ngân hàng chủ yếu có nguồn gốc từ các khoản tiền gửi của khách hàng và các khoản ngân hàng vay mượn. Ngân hàng phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi như đã cam kết. Do vậy, ngân hàng luôn yêu cầu người nhận tín dụng phải thực hiện đúng cam kết này. - Đa dạng hoá sản phẩm, thường xuyên tìm kiếm các hình thức dịch vụ mới để phục vụ tốt hơn khách hàng, đảm bảo công tác thanh toán nhanh, chính xác kịp thời. Đây là điều kiện, là niềm tin để khách hàng đến với ngân hàng. - Có chính sách lãi suất hợp lý giúp cho khách hàng cảm thấy rằng việc gửi tiền vào hay vay tiền của Ngân hàng là có lợi hơn so với các Ngân hàng khác. - Thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, sự biến động của thị trường để nắm bắt được tâm lý, tìm hiểu được những khó khăn của khách hàng từ đó có những ứng xử đúng đắn. - Phỏng vấn trực tiếp là rất quan trọng, bao gồm việc gặp gỡ trực tiếp giữa ngân hàng với người vay vốn: Tham quan nhà xưởng, văn phòng phỏng vấn trực tiếp, tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp trước khi cho vay. - Tiến hành phân loại khách hàng xem ai là khách hàng truyền thống, ai là khách hàng mới, rồi mới áp dụng các qui tắc ứng xử khác nhau đối với từng loại khách hàng để hiệu quả công việc là cao nhất. - Cung cấp hoạt động tư vấn chính thức hoặc không chính thức, hướng dẫn cho khách hàng những yếu tố thủ tục, cách đầu tư có lợi để tạo cho khách hàng cảm giác thân thiện, tin cậy vào ngân hàng. - Thái độ phục vụ khách hàng vui vẻ, hoà nhã, tôn trọng, nhiệt tình tạo sự gắn bó giữa ngân hàng và khách hàng cũng là một trong những giải pháp hết sức quan trọng trong môi trường cạnh tranh quyết liệt trên địa bàn. 2.6. Chính sách quảng cáo: Ngày nay, việc mở rộng hoạt động của hệ thống ngân hàng thông qua việc khuyếch trương hoạt động quảng cáo, tuyên truyền là một việc làm rất cần thiết.Việc sử dụng các phương tiện để tuyên truyền các thông tin định trước về sản phẩm dịch vụ hoặc các hoạt động khác của ngân hàng cho khách hàng của mình. Các chủ đề quảng cáo của ngân hàng thường xoay 37 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  39. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH quanh những vấn đề trách nhiệm của ngân hàng, sự an toàn và có hiệu quả của các khoản tiền gửi, tiền vay hoặc cung cấp các dịch vụ mới Đi song hành với hình thức quảng cáo đó là khuyến mãi, giúp đẩy mạnh thêm hoạt động quảng cáo, thu hút nguồn vốn vào ngân hàng. Các hình thức khuyến mãi đa dạng, tạo ra sự thích thú cho khách hàng như : Lãi suất ưu đãi, quà tặng cho với khách hàng giao dịch thường xuyên, có số tiền gửi lớn. Ngoài ra Ngân hàng cần chú trọng đặc biệt đến mạng lưới thông tin quảng cáo, tuyên truyền đến các vùng nông thôn. Đưa các thông tin chính xác, đúng đắn về các hoạt động của ngân hàng cho người dân biết, đáp ứng mọi yêu cầu thắc mắc của người dân 2.7 Biện pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro Ngoài việc phân tích, đánh giá chính xác khách hàng trước khi cho vay vốn, Ngân hàng cần có một số biện pháp sau: - Phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng: Không nên tập trung vốn vay vào một khách hàng, hoặc vào một lĩnh vực đầu tư, phải đa dạng hoá các loại hình cho vay và đa dạng hoá lĩnh vực đầu tư, biện pháp tốt nhất trong giai đoạn này là có thể cho vay đồng tài trợ trên cùng một dự án. - Sử dụng các biện pháp đảm bảo nợ vay chắc chắn.Nên lựa chọn một hình thức đảm bảo phù hợp với yêu cầu của một khoản vay, đồng thời phải đánh giá chính xác giá trị vật làm đảm bảo tại thời điểm vay vốn. - Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội, đặc biệt là tình hình tài chính tiền tệ có liên quan đến việc xây dựng chính sách tín dụng. Biện pháp này nhằm mục đích xây dựng chính sách cho vay hợp lý để đảm bảo sự an toàn cho hoạt động đầu tư vốn. - Thực hiện các quy định về an toàn tín dụng được ghi trong luật các tổ chức tín dụng và trong các nghị định của NHNN. Các quy định nêu rõ trường hợp cấm các ngân hàng không được tài trợ, điều kiện ngân hàng phải thực hiện khi tài trợ. Cho vay một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ % trên vốn của chủ sở hữu. - Xác định danh mục các khoản tài trợ với các mức rủi ro khác nhau. Rủi ro liên quan tới khả năng đánh giá tình trạng kinh doanh, tài chính của người đi vay. Ngân hàng cần thu thập thông tin cả trong quá khứ lẫn tương lai. Tuy nhiên, khía cạnh tương lai của công ty quan trọng hơn quá khứ. Rủi ro trong 38 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  40. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH cho vay thương mại chủ yếu là do những tác động của thị trường với người vay. - Nắm bắt thông tin rủi ro về khách hàng thông qua các báo cáo tài chính, thông qua tài liệu của các cơ quan liên quan như báo cáo kiểm toán , thông qua thị trường hoặc thông qua thông tin của các cơ quan pháp luật, thông qua trung tâm thông tin tín dụng hoặc cũng có thể thông qua hội nghị khách hàng, thông qua quan hệ bạn hàng, hàng xóm. 3. Kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT Vinh 3.1 Kiến nghị với chính phủ Nhu cầu vay của khách hàng ngày càng cao, đặc biệt là trong tình hình hiện nay, chính vì thế mà tiềm năng để các NHTM đẩy mạnh hoạt động tín dụng là rất lớn. Tuy nhiên để phát triển các hoạt động này, đưa ra các sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng thì riêng bản thân ngân hàng cố gắng là chưa đủ, cần có sự chỉ đạo, phối hợp giúp đỡ từ phía Chính phủ, các bộ nghành liên quan, đặc biệt về vấn đề thủ tục hành chính. Thứ nhất, Chính phủ cần có những biện pháp bình ổn môi trường kinh tế xã hội. Tình hình kinh tế xã hội quý I năm 2012. Bước sang năm 2012, nước ta có những thuận lợi tình hình kinh tế có những chuyển biến tích cực. Các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh đều có bước phát triển. Thu ngân sách nhà nước đạt kết quả tốt, bảo đảm cân đối các nhu cầu chi một cách chủ động. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá; an sinh xã hội được bảo đảm; quốc phòng an ninh được giữ vững. Tuy nhiên, khó khăn, thách thức vẫn còn rất lớn. Kinh tế thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp: những biến động về chính trị, xã hội ở một số nước Trung Đông và Châu Phi tác động làm tăng mạnh giá dầu mỏ, giá vàng, lương thực và một số loại nguyên vật liệu cơ bản; Thị trường tài chính toàn cầu bất ổn, làm phát bắt đầu tăng cao ở một số nước trong khu vực vốn là thị trường nhập khẩu quan trọng của nước ta. Ở trong nước, kinh tế-xã hội của nước ta tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, thậm chí lớn hơn so với dự báo cuối năm trước về lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội. Tăng trưởng GDP có 39 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  41. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH xu hướng chậm lại, thấp hơn so với cùng kì năm 2011; giá cả, làm phát, mặt bằng lãi suất tăng cao so với chỉ số làm phát và tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp; tình trạng đô la hóa và sử dụng vàng để kinh doanh, làm công cụ thanh toán trở lên phổ biến và nghiêm trọng hơn; tỷ giá biến động mạnh, giá vàng tăng cao; dự trữ ngoại hối giảm; việc cung cấp điện còn nhiều căng thẳng. Tình hình đó đã tác động tiêu cực đến sản xuất, đời sống của nhân dân. Thứ hai, cải cách thủ tục hành chính nên hướng tới đơn giản, thuận tiện, dễ hiểu song vẫn đảm bảo đúng quy định của Nhà Nước. Một trong các vấn đề mà NHTM thường gặp phải trong thời gian qua khi giải quyết hồ sơ vay vốn của KHCN là vấn đề về tài sản thế chấp. KHCN vay vốn thường thế chấp bằng bất động sản, nhà đất, những vấn đề này thường liên quan đến sổ đỏ-giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đa phần các giấy tờ chưa đảm bảo quy định của pháp luật. Đặc biệt các thủ tục pháp lý trong trường hợp ngân hàng phải phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay, trong khi đó, thị trường về bất động sản và cần cố chưa hình thành. Do vậy, để hỗ trợ các ngân hàng phát triển hoạt động cho vay, Chính phủ cần đẩy mạnh việc hoàn thiện các thủ tục hành chính. Thứ ba, việc ban hành các văn bản pháp luật cần có sự hội thảo giữa Chính phủ và các TCTD nhằm xây dựng một môi trường pháp lý ổn định tạo thuận lợi cho các TCTD trong hoạt động của mình. Chính sự ổn định vĩ mô này là tiền đề cho mọi hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động CVKHCN nói riêng. Chính phủ cần ban hành các văn bản pháp luật về hoạt động CVKHCN của NHTM, nhằm tạo hàng lang pháp lý chặt chẽ hơn để các ngân hàng yên tâm đầu tư phát triển sản phẩm CVKHCN. Đồng thời hoàn thiện các hệ thống pháp luật chính sách liên quan đến hoạt động CVKHCN như luật thuế thu nhập, luật đất đai Thứ tư, Chính phủ cần ban hành các văn bản chủ trương, phương hướng về biện pháp thúc đẩy tiêu dùng qua kênh tín dụng tiêu dùng ngân hàng. Khuyến khích các thành phần kinh tế và mọi người sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Đây là xu hướng phát triển hiện đại ngày nay góp phần lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia. 3.2. Kiến nghị đối với Nhà Nước 40 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  42. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH Hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực Nông nghiệp, nông thôn và nông dân, do vậy Nhà nước cần có chính sách đầu tư cho Nông nghiệp như: + Mở rộng đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các khu vực miền núi. + Có chính sách trợ giá đầu vào và đầu ra cho nông dân + Tăng thêm vốn điều lệ cho các NHNo&PTNT, đồng thời cấp đủ kịp thời các khoản nợ khoanh do thiên tai, bất khả kháng hàng năm đã được xác định +Khëi th¶o vµ thùc thi chÝnh s¸ch tiÒn tÖ quèc gia mét c¸ch linh ho¹t. trong ®ã cÇn khuyÕn khÝch tiÕt kiÖm, tËp trung vèn nhµn rçi ®Çu t­ cho s¶n xuÊt kinh doanh, thóc ®Èy c¸c NHTM vµ tæ chøc tÝn dông c¹nh tranh lµnh m¹nh, tù chñ trong kinh doanh. +NHNN cÇn t¨ng c­êng phèi hîp tèt víi c¸c ngµnh qu¶n lý quü ®Çu t­ n­íc ngoµi, quü viÖn trî tõ c¸c tæ cøc ChÝnh phñ vµ phi chÝnh phñ n­íc ngoµi, nh»m ®éng viªn mäi nguån vèn n­íc ngoµi ch¶y qua kªnh NHTM + Duy tr× m«i tr­êng c¹nh tranh lµnh m¹nh, thÝch hîp b»ng c¸ch NHNN t¨ng c­êng kiÓm so¸t viÖc cho ra ®êi c¸c tæ chøc tÝn dông míi còng nh­ viÖc më thªm chi nh¸nh vµ c¸c phßng giao dÞch cña tæ chøc tÝn dông. 3.3 Kiến nghị đối với NHNo & PTNT Việt Nam Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã có một quá trình lịch sử lâu dài tồn tại và phát triển. Quán triệt tinh thần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, ban lãnh đạo ngân hàng đã nỗ lực xây dựng một hệ thống các qui chế, qui định tương đối hoàn chỉnh hướng dẫn cụ thể hoạt động cho vay trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp Việt Nam Với phương châm chỉ đạo công tác tín dụng phải: "An toàn để phát triển, phát triển phải an toàn". Em có một số kiến nghị sau: + Cho phép các Ngân hàng thực hiện những biện pháp mang tính chất ưu đãi đối với khách hàng truyền thống, khách hàng có tín nhiệm cao. + Thường xuyên cung cấp các thông tin tín dụng Ngân hàng qua hệ thống CIC, cập nhật kịp thời các thông tin mới nhất về các văn bản pháp qui, tình hình biến động giá cả một số mặt hàng chủ yếu trên thị trường, thông tin về 41 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  43. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH các đơn vị kinh tế, doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Ngân hàng, tổ chức đánh giá về uy tín, khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Ngân hàng. + Hỗ trợ đào tạo và đào tạo lại nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng phải được trang bị các kiến thức về giao tiếp, kinh tế, kỹ thuật, nghiệp vụ ngân hàng nhằm giúp họ nâng cao khả năng và kinh nghiệm làm việc, nâng cao hơn chất lượng của các khoản tín dụng hiện nay. Có chế độ khuyến khích cho cán bộ tín dụng về lương, thưởng. 42 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  44. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH KẾT LUẬN Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó NHTM thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về vốn đã và đang là một nhu cầu vô cùng cấp thiết. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn có được như thế nào cho có hiệu quả còn quan trọng hơn nhiều, mang tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của nền kinh tế.Trong lĩnh vực Ngân hàng thì vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề thu hút sự quan tâm nhiều nhất và cũng là vấn đề mà các nhà lãnh đạo Ngân hàng lo lắng nhất. Qua thời gian nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực tế tình hình chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT thành phố Vinh, tôi nhận thấy đơn vị là một trong những Ngân hàng hiện nay có chất lượng tín dụng cao, tuân thủ tốt những nguyên tắc, qui chế về việc bảo đảm chất lượng tín dụng. Đồng thời qua việc nghiên cứu thực trạng của ngân hàng tôi cũng nhận thấy có những dấu hiệu tiềm ẩn có khả năng phát sinh trong tương lai làm xấu đi chất lượng của hoạt động tín dụng. Trên cơ sở những điều kiện thực tế của NHNo&PTNT chi nhánh Vinh, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng và góp phần hạn chế tối đa những khả năng xấu có thể phát sinh. Tuy nhiên việc nâng cao chất lượng tín dụng đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu ở góc độ sâu hơn, toàn diện hơn với thời gian dài hơn mới có thể cho kết quả chính xác và có hiệu quả cao. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng vì trình độ còn nhiều hạn chế nên những vấn đề đưa ra không thể tránh khỏi sai sót, tính thuyết phục và tính khái quát chưa cao. Song em vẫn hy vọng những tồn tại và các giải pháp trên sớm được nghiên cứu xem xét, mong được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo . Cuèi cïng em xin ch©n thµnh c¶m ¬n ThÇy, C« gi¸o ®· tËn t×nh hướng dẫn giúp em thực hiện đề tài, xin c¶m ¬n Ban Gi¸m §èc, cïng 43 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453
  45. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẠI HỌC VINH c¸c c«, chó, anh chÞ em c¸n bé NHNo&PTNT Chi nh¸nh Lê Lợi, Tp Vinh ®· gióp em hoµn thµnh tèt kú thùc tËp nµy. 44 SV : Trần Thị Phương Thảo MSSV : 085 402 5453