Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nguyên vât liệu, công cụ dụng cụ

doc 86 trang hapham 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nguyên vât liệu, công cụ dụng cụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_tot_nghiep_ke_toan_nguyen_vat_lieu_cong_cu_dung_cu.doc

Nội dung text: Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nguyên vât liệu, công cụ dụng cụ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG  THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TIẾN PHÁT GVHD: TH.S NGUYỄN MINH TIẾN SVTH: LƯƠNG HOÀNG VŨ LỚP: CAO ĐẲNG KẾ TOÁN 2 MSSV: CD02044156 Vĩnh Long, năm 2012 -i-
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG  THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TIẾN PHÁT GVHD: TH.S NGUYỄN MINH TIẾN SVTH: LƯƠNG HOÀNG VŨ LỚP: CAO ĐẲNG KẾ TOÁN 2 MSSV: CD02044156 Vĩnh Long, năm 2012 -i-
  3. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  -ii-
  4. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP   Cần Thơ, ngày tháng năm 2012 -iii-
  5. LỜI CẢM ƠN  Trong suốt ba năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Cửu Long, em đã trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản về kế toán giúp ích cho việc thực tập nghề nghiệp của em cũng như thực tập tốt nghiệp sau này. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô cùng ban lãnh đạo nhà trường đã tận tình giảng dạy. Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Tiến Phát, được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị, ban lãnh đạo của công ty đã tạo điều kiện cho em tiếp xúc với thực tế, đây là cơ sở để em tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm nhằm phục vụ cho công việc sắp tới của mình, em xin cảm ơn tất cả các anh chị trong công ty, đặc biệt là các anh chị trong phòng kế toán đã hướng dẫn trực tiếp cho em hoàn thành bài báo cáo này. Em chúc các anh chị luôn dồi dào sức khỏe để hoàn thành tốt công việc của mình, giúp cho công ty phát triển lớn mạnh nữa. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên thực tập: Lương Hoàng Vũ -iv-
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG DV: Dịch vụ CCDC: Công cụ dụng cụ NVL: Nguyên vật liệu GTGT: Giá trị gia tăng CT: Chứng từ TNHH: Trách nhiệm hữu hạn HĐBH: Hợp đồng bán hàng TK: Tài khoản SX: Sản xuất BTC: Bộ tài chính LD: Liên doanh TS: Tài sản -v-
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG Bảng 2.1: Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm (2008 – 2010) 33 -vi-
  8. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán theo phương pháp thẻ song song 8 Sơ đồ 1.2: Hạch toán theo phương pháp đối chiếu luân chuyển 9 Sơ đồ 1.3: Hạch toán theo phương thức sổ số dư 10 Sơ đồ 1.4: Kế toán NVL, CCDC theo phương pháp kê khai thường xuyên 18 Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy sản xuất 21 Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 22 Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 23 Sơ đồ 2.4: Tổ chức bộ máy kế toán 25 Sơ đồ 2.5: Kế toán về trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung 27 Sơ đồ 2.6: Chi tiền mua NVL, CCDC và dịch vụ mua ngoài 39 Sơ đồ 2.7: Xuất NVL, CCDC sản xuất sản phẩm 44 -vii-
  9. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ 3 1.1. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán NLVL, CCDC 3 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý NLVL 3 1.1.1.1. Khái niệm nguyên vật liệu 3 1.1.1.2. Đặc điểm nguyên vật liệu 3 1.1.1.3. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu 3 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý CCDC 3 1.1.2.1. Khái niệm công cụ dụng cụ 3 1.1.2.2. Đặc điểm công cụ dụng cụ 4 1.1.2.3. Yêu cầu quản lý công cụ dụng cụ 4 1.1.3. Nhiệm vụ kế toán NLVL – CCDC 4 1.2. Phân loại và đánh giá NLVL - CCDC 5 1.2.1. Phân loại NLVL – CCDC 5 1.2.1.1. Phân loại NLVL 5 1.2.1.2. Phân loại CCDC 5 1.2.2. Đánh giá NLVL – CCDC 6 1.2.2.1. Đánh giá NLVL – CCDC nhập kho 6 1.2.2.2. Đánh giá NLVL – CCDC xuất kho 6 1.3. Kế toán chi tiết NLVL – CCDC 7 1.3.1. Chứng từ và sổ kế toán sử dụng 7 1.3.1.1. Chứng từ 7 1.3.1.2. Sổ kế toán sử dụng 8 1.3.2. Các phương pháp kế toán chi tiết NLVL – CCDC 8 1.3.2.1. Phương pháp thẻ song song 8 1.3.2.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 8 1.3.2.3. Phương pháp sổ số dư 9 -x-
  10. 1.4. Kế toán tổng hợp nhập xuất NLVL – CCDC theo phương pháp kê khai thường xuyên 10 1. 4.1. Đặc điểm của phương pháp kê khai thường xuyên 10 1. 4.2. Tài khoản sử dụng 10 1. 4.3. Phương pháp hạch toán 12 1.4.3.1. Kế toán nhập nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 12 1.4.3.2. Kế toán xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 15 1.4.3.3. Kế toán kiểm kê nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 16 1.4.3.4. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho 17 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SX TM & DV TIẾN PHÁT. 19 2.1. Gới thiệu về công ty cổ phần sản xuất thương mại và dịch vụ Tiến Phát 19 2.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần sản xuất thương mại và dịch vụ Tiến Phát 19 2.1.2. Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh 21 2.1.3. Bộ máy tổ chức quản lý 22 2.1.3.1. Đặc điểm chung về tổ chức quản lý tại công ty 22 2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 23 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại công ty 25 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán 25 2.1.4.2. Hình thức sổ kế toán công ty đang áp dụng 26 2.1.4.3. Chứng từ và sổ kế toán của công ty đang sử dụng 28 2.1.4.4. Tổ chức vận dụng chế độ phương pháp kế toán 30 2.1.4.5. Ứng dụng tin học trong công tác kế toán. 30 2.1.4.6. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển 32 2.1.4.7. Kết quả kinh doanh một số năm gần đây. 32 2.1.5. Nguồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của công ty đang sử dụng 34 2.1.5.1. Các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của công ty 34 2.1.5.2. Nguồn cung cấp 34 2.1.6. Phương phát xác định giá trị ngyên vật liệu, công cụ dụng cụ 35 -x-
  11. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến 2.1.6.1. Giá nhập kho nguyên vật liệu 35 2.1.6.2. Giá xuất kho nguyên vật liệu 35 SVTH: Lương Hoàng Vũ-xi- Lớp kế toán 2
  12. 2.1.6.3 Phương pháp hạch toán tồn kho nguyên vật liệu 35 2.2. Thực trạng hoạt động kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần sản xuất TM & DV Tiến Phát. 36 2.2.1. Kế toán nhập kho nguyên vật liệu công cụ dung cụ phát sinh trong tháng 05 năm 2011 36 2.2.1.1. Các nghiệp vụ phát sinh nhập kho 36 2.2.1.2. Phương pháp hạch toán 38 2.2.1.4. Sơ đồ luân chuyển chứng từ chi tiền mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 39 2.2.2. Kế toán xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phát sinh trong tháng 05 năm 2011 41 2.2.2.1. Các nghiệp vụ phát sinh 41 2.2.2.2. Phương pháp hạch toán 43 2.2.2.3. Sơ đồ luân chuyển chứng từ xuất kho NVL, CCDC 44 2.2.3. Kế toán kiểm kê nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 45 2.2.4. Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 46 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 47 3.1. Nhận xét về công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần sản xuất thương mại và dịch vụ Tiến Phát 47 3.1.1. Đánh giá chung về thực trạng 47 3.1.2. Đánh giá về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty 47 3.1.3. Những thành tựu về kế toán nguyên vật liệu tại công ty 48 3.1.4. Những ưu điểm và hạn chế về kế toán nguyên vật liệu tại công ty 49 3.1.4.1. Ưu điểm 49 3.1.4.2. Hạn chế 51 3.1.5. Các biện pháp hoàn thiện 51 3.2. Kiến nghị 52 3.2.1. Kiến nghị về công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 52 3.2.2. Kiến nghị về tổ chức kế toán tại công ty 52 3.2.3. Kiến nghị về công tác dự trữ và bảo quản nguyên vật liệu 52 -x-
  13. 3.2.4. Đối Với việc tính giá nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 52 3.2.5. Một số kiến nghị khác 53 KẾT LUẬN 54 -x-
  14. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến LỜI MỞ ĐẦU  Trước những nhu cầu phát triển của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế mở cửa thị trường và gia nhập vào tổ chức thương mại quốc tế. Trong nền kinh tế thị trường như thế các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh muốn tồn tại, phát triển được thì nhất định phải có phương pháp sản xuất phù hợp và phải xuất ra được những sản phẩm có chất lượng cao và giá cả hợp lý. Một quy luật tất yếu trên thị trường là cạnh tranh, do vậy các doanh nghiệp phải đáp ứng và phát triển trên thương trường, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng với chất lượng ngày càng cao giá thành hạ đó là mục đích của tất cả các doanh nghiệp nói chung và công ty sản xuất thương mại và dịch vụ Tiến Phát nói riêng, nắm bắt được thời thế trong khi đất nước trong tình trạng công nghiệp hóa hiện đại hóa, với nhu cầu cơ sở hạ tầng ngày càng cao. Các công trình xây dựng kiến trúc nào cũng cần có sự thẩm mỹ về bề ngoài như sơn phết chóng thấm nước tạo vẻ đẹp cho sản phẩm của công trình giúp cho các công trình bền bỉ hơn với thời gian, Chính vì vậy công ty đã đóng góp không ít cho các công trình góp phần phát triển nền kinh tế đất nước. Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ cấu thành nên thực tế sản phẩm, chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, do vậy chỉ cần có thay đổi nhỏ về số lượng, giá cả, chủng loại, chất lượng, cũng có tác động lớn đến giá thành sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy muốn cho hoạt động sản xuất diễn ra ổn định và liên tục thì trước hết phải đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đầy đủ, kịp thời đúng quy cách phẩm chất. Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ có vai trò quan trọng như vậy, nên công tác hạch toán và quản lý nguyên vật liệu là một trong những khâu quan trọng trong công tác hạch toán nguyên vật liệu của công ty, có ý nghĩa rất lớn để tiết kiệm chi phí đầu vào, giảm giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả sản xuất nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Công ty cổ phần sản xuất thương mại và dịch vụ Tiến Phát là đơn vị chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho xây dựng nguồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chiếm tỷ lệ rất nhiều về số lượng nên công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty cũng rất quan trọng. Giúp cho công ty quản lý tốt SVTH: Lương Hoàng Vũ-1- Lớp kế toán 2
  15. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến các vấn đề thu mua, bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu, nhận thấy tầm quan trọng của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong quá trình sản xuất cũng như xuất phát từ tình hình thực tế của công ty, vì vậy nên em đã quyết định chọn đề tài “Kế toán nguyên vât liệu, công cụ dụng cụ”. Khi chọn đề tài này em tìm hiểu rõ hơn về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty cụ thể là tìm hiểu thực trạng về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty này và đây là đối tượng nghiên cứu quan trọng của em trong suốt thời gian thực tập. Để làm tốt được đề tài này em đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp thu thập và xử lý những dữ liệu có ở trên internet, báo chí và đặc biệt quan trọng là dữ liệu có trong phòng kế toán của công ty cổ phần sản xuất thương mại và dịch vụ Tiến Phát, phương pháp lấy ý kiến của giáo viên hướng dẫn và nhân viên trong công ty để hoàn thiện phục vụ cho đề tài Trong báo cáo chuyên đề tốt nghiệp của em gồm có 3 chương: Chương 1: Giới thiệu về công ty cổ phần sản xuất thương mại và dịch vụ Tiến Phát Chương 2: Thực tiễn công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần sản xuất thương mại và dịch vụ Tiến Phát. Chương 3: Nhận xét và kiến nghị Với kiến thức còn hạn chế, chắc sẽ có những thiếu xót không mong muốn, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của mọi người. SVTH: Lương Hoàng Vũ-2- Lớp kế toán 2
  16. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ 1.1. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán NLVL, CCDC 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý NLVL 1.1.1.1. Khái niệm nguyên vật liệu Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu là những đối tượng lao động, thể hiện dưới dạng vật chất là một trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm. 1.1.1.2. Đặc điểm nguyên vật liệu Chỉ tham gia vào một chu trình sản xuất kinh doanh, trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh daonh, nguyên vật liệu tiêu hao toàn bộ, biến đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành nên thực tế sản phẩm. Nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị vật liệu sẽ chuyển dịch hết một lần vào giá trị sản phẩm làm ra. Nguyên vật liệu không hao mòn dần như tài sản cố định. Nguyên vật liệu được xếp vào tài sản lưu động, giá trị nguyên vật liệu phụ thuộc vào vốn lưu động dự trữ. Trong các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu có nhiều loại khác nhau bảo quản phức tạp. nguyên vật liệu và hách toán nguyên vật liệu sẽ gây ra lãng phí và mất mát. 1.1.1.3. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu Phải căn cứ vào chứng từ các loại sổ chi tiết từ các thời điểm nhập xuất tồn kho. Tăng cường công tác đối chiếu, kiểm tra xác định số liệu trên kế toán và tren thực tế nhằm ngăn chặn hiện tượng tiêu cực. Định kỳ phải kiển tra số tồn kho trong các kho hàng, trong phân xưởng sản xuất nhằm điều chỉnh kịp thời tình hình nhập xuất để cung cấp nguyên vât liệu ngay khi cần 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý CCDC 1.1.2.1. Khái niệm công cụ dụng cụ Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao đọng không đủ về giá trị và thời gian SVTH: Lương Hoàng Vũ-3- Lớp kế toán 2
  17. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến sử dụng quy định như tài sản cố định. 1.1.2.2. Đặc điểm công cụ dụng cụ Công cụ dụng cụ tham gia vào nhiều chu trình sản xuất nhưng vẫn giữ hình thái vật chất ban đầu. khi tham gia vào chu trình sản xuất, công cụ dụng cụ bị hao mòn dần, giá trị công cụ dụng cụ được chuyển dịch dần vào chi phí sản xuất kinh doanh, do đó cần phân bổ dần công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh 1.1.2.3. Yêu cầu quản lý công cụ dụng cụ Công cụ dụng cụ có nhiều thứ nhiều dạng được dùng ở trong kho hay ở các phân xưởng, nếu không theo dõi quản lý chặt chẽ thì sẽ gây ra thất thoát, lãng phí. Công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất kinh doanh cho thuê, , phải được theo dõi cả về hiện vật và giá trị trên sổ kế toán chi tiêt theo đối tượng sử dụng. Để tổ chức tốt việc quản lý công cụ dụng cụ cần phải có nhà kho bảo quản công cụ dụng cụ cần thiết để cân, đo, đong, điếm được chính xác. Xây dựng định mức dự trữ cho từng loại công cụ dụng cụ nhất định trong kho cho từng mức tối đa và tối thiểu để đảm bảo cho sản xuất. tránh tình trạng thừa thiếu vật tư xác định rõ công cụ dụng cụ trong các khâu thu mua và dự trữ công cụ dụng cụ. 1.1.3. Nhiệm vụ kế toán NLVL – CCDC Để đáp ứng được những yêu cầu về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp cần thực hiện những yêu cầu sau: Tổ chức ghi chép phản ánh chính xác, kịp thời số lượng, chất lượng và giá trị thực tế của từng loại, từng thứ nguyên liệu công cụ dụng cụ nhập, xuất, tồn kho sử dụng tiêu hao cho sản xuất. Vận dụng đúng các phương pháp hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận đơn vị thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về nguyên vật liệu ,công cụ dụng cụ lãng phí phi pháp. Tham gia kiểm kê đánh giá lại vật liệu, công cụ dụng cụ theo chế độ của nhà nước, lập báo cáo kế toán về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thực hiện công tác lãnh đạo và quản lý, điều hành phân tích kinh tế. SVTH: Lương Hoàng Vũ-4- Lớp kế toán 2
  18. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến 1.2. Phân loại và đánh giá NLVL - CCDC 1.2.1. Phân loại NLVL – CCDC 1.2.1.1. Phân loại NLVL Có rất nhiều hình thức phân loại nguyên vật liệu, nhưng thông thương kế toán sử dụng hình thức sau để phân loại phục vụ cho quá trình theo dõi và phản ánh trên các sổ kế toán khác nhau. Nếu căn cứ vào tính năng sử dụng thì có thể chia nguyên vật liệu thành các nhóm sau: Nguyên vật liệu chính: Là nguyên liệu cấu thành nên nên thực thể sản phẩm. Ví dụ như công ty cổ phần sản xuất thương mại và dịch vụ Tiến Phát có nguyên vật liêu chính là: Xi măng trắng Thái Lan, xi măng trắng Mã Lai, bột đá. Nguyên vật liệu phụ: Là những vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất nó không cấu thành nên thực thể sản phẩm. Mà nó kết hợp với nguyên vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị hình dáng bên ngoài, làm tăng chất lượng và giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm. Ví dụ tại công ty Tiến Phát có vật liệu phụ sau: Vỏ bao, hóa chất, phụ gia. Nhiên liệu: Là một loại nguyên vật liệu phụ nhưng nó được tách ra thành một loại vật liệu riêng biệt, nhiên liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, nó có thể tồn tại ở dạng rắn, lỏng, khí như xăng, dầu, than đá. Phụ tùng thay thế là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa bảo quản máy móc, thiết bị phương tiện vận tải Phế liệu là các loại nguyên vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý tài sản, có thể sử dụng hay bán ra ngoài. 1.2.1.2. Phân loại CCDC  Căn cứ vào mục đích, công dụng của công cụ dụng cụ: - Công cụ dụng cụ lưu động: - Dụng cụ đồ nghề - Dụng cụ quản lý - Dụng cụ quản lý bảo hộ lao động SVTH: Lương Hoàng Vũ-5- Lớp kế toán 2
  19. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến  Các bao bì để đựng hàng hóa, vật liệu trong công tác quản lý, công cụ dụng cụ được chia thành: - Công cụ dụng cụ - Bao bì luân chuyển - Đồ dùng cho thuê Ngoài ra có thể chia công cụ dụng cụ thành công cụ dụng cụ đang dùng và công cụ dung cụ trong kho. 1.2.2. Đánh giá NLVL – CCDC Tính giá nguyên vật liệu là dùng để thể hiện giá trị vật liệu theo những nguyên tắt nhất định. Một trong những nguyên tắt cơ bản của hạch toán nguyên vật liệu là phải ghi sổ vật liệu theo giá thực tế. 1.2.2.1. Đánh giá NLVL – CCDC nhập kho Trường hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua ngoài: Giá thực tế Giá ghi trên Chi phí Thuế nhập Các khoản giảm = + + - nhập kho hóa đơn thu mua khẩu (nếu có) giá (nếu có) Trường hợp nguyên vật liệu công cụ tự chế biến Giá thực tế Giá NVL, CCDC Các chi phí chế biến = + nhập kho xuất chế biến phát sinh Trường hợp nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến Giá thực tế Giá thực tế Chi phí vận Chi phí gia = + + nhập kho xuất kho chuyển công Trường hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ góp vốn liên doanh Giá thực tế nhập kho = Giá thực tế giữa hai bên góp vốn 1.2.2.2. Đánh giá NLVL – CCDC xuất kho Để xuất kho nguyên vật liệu sử dụng kế toán sử dụng một trong bốn phương pháp sau: SVTH: Lương Hoàng Vũ-6- Lớp kế toán 2
  20. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến Phương pháp1: Phương pháp bình quân gia quyền Trị giá thực tế NVL, Tổng trị giá thực tế NVL, + Đơn giá CCDC tồn đầu kỳ CCDC nhập trong kỳ = bình quân Số lượng NVL, Số lượng NVL, CCDC + CCDC tồn đầu kỳ nhập trong kỳ Phương pháp 2: Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) Theo phương pháp này ta phải xác định được đơn giá thực tế của từng lần nhập kho và hàng nào nhập kho trước thì xuất trước, và hàng tồn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất thời điểm cuối kỳ. Sau đó căn cứ vào số lượng xuất kho để tính giá thực tế xuất kho theo nguyên tắt hàng xuất trước tính theo đơn giá của hàng nhập trước, số lượng còn lại của lần nhập trước (nếu có ) được tính theo đơn giá thực tế lần nhập tiếp theo. Ưu điểm: Đảm bảo tính chính xác, hợp lý, được tiến hành thường xuyên. Nhược điểm: Phương pháp này phải tính theo từng danh điểm nên tốn nhiều công sức. Phương pháp này phù hợp với doanh nghiệp có số lần nhập ít. Phương pháp 3: Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO) Phương pháp này khi xuất kho, tính theo đơn giá của lần nhập cuối, sau đó mới tính tới đơn giá của lần nhập trước đó. Do đó giá của vật liệu trong kho, cuối kỳ sẽ là đơn giá của lần nhập đầu tiên hay đơn giá của vật liệu tồn kho đầu kỳ. Phương pháp 4: Phương pháp giá thực tế đính danh Phương pháp này áp dụng cho từng trường hợp cụ thể, nhận diện được từng loại mặt hàng, theo từng loại hóa đơn và đối với đơn vị có ít loại mặt hàng và có giá trị lớn. Theo phương pháp này giá trị thực tế của vật liệu xuất kho thuộc lô hàng nào thì tính theo đơn giá nhâoj thực tế của lô hàng đó. 1.3. Kế toán chi tiết NLVL – CCDC 1.3.1. Chứng từ và sổ kế toán sử dụng 1.3.1.1. Chứng từ - Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho - Thẻ kho - Phiếu yêu cầu cấp vật liệu SVTH: Lương Hoàng Vũ-7- Lớp kế toán 2
  21. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến 1.3.1.2. Sổ kế toán sử dụng - Sổ chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ - Bảng cân đối nhập xuất tồn kho 1.3.2. Các phương pháp kế toán chi tiết NLVL – CCDC 1.3.2.1. Phương pháp thẻ song song Ưu điểm: Phương pháp này phù hợp với doanh nghiệp có ít chủng loại nguyên vật liệu, việc ghi sổ đơn giản rõ ràng, dễ kiểm tra đối chiếu số liệu, phát hiện sai xót trong việc ghi chép và quản lý. Nhược điểm: Việc ghi cháp giữa kho và kế toán bị trùng lập, việc kiểm tra đối chiếu dồn hết vào cuối tháng không đảm bảo yêu cầu kịp thời của kế toán Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán theo phương pháp thẻ song song Phiếu nhập kho Thẻ kho Sổ chi tiết Ghi hàng ngày Bảng tổng hợp nhập, xuất tồn kho NVL, CCDC Ghi cuối tháng Đối chiếu 1.3.2.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Ưu điểm: Phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp có vật tư phong phú, kế toán không đủ thời gian để thực hiện kiểm tra, đối chiếu thường xuyên, giảm được số lượng ghi sổ kế toán,do chỉ ghi một lần vào cuối tháng. Nhược điểm: Việc ghi sổ kế toán vẫn trùng lập với thẻ kho về số lượng. Về việc kiểm tra đối chiếu chỉ tiến hành vào kỳ kế toán, do đó hạn chế chức năng của kế toán. SVTH: Lương Hoàng Vũ-8- Lớp kế toán 2
  22. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến Sơ đồ 1.2: Hạch toán theo phương pháp đối chiếu luân chuyển Phiếu nhập kho Thẻ kho Phiếu xuất kho Bảng kê nhập Sổ đối chiếu luân Bảng kê xuất NVL, NVL,CCDC chuyển CCDC Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu 1.3.2.3. Phương pháp sổ số dư Đây là phương pháp áp dụng cho doanh nghiệp có quy mô lớn, trình độ quản lý và kế toán cao. Là phương phương pháp tiên tiến kết hợp chặt chẽ giữa kho và kế toán: Ở kho ghi chép số lượng, kế toán ghi chép số tiền từng nhóm vật liệu công cụ dụng cụ, việc đối chiếu được tiến hành thường xuyên Ở kho ngoài việc ghi chép thẻ kho như trong phương pháp thẻ song song, vào ngày cuối tháng thủ kho tính số lượng con lại trên thẻ kho và ghi vào cột số lượng trên sổ số dư, sau đó sổ số dư được giao cho phòng kế toán. Sau khi kế toán ghi nhận phiếu nhập, xuất ở kho về, kế toán kiểm tra vật liệu, ghi đơn và tính giá thành tiền trên từng chứng từ, số liệu, bảng giao nhận chứng từ, số liệu bảng giao nhận chứng từ, kế toán ghi vào bảng nhập xuất tồn vật liệu để tính ra số tồn kho cuối tháng của từng nhóm vật liệu sau đó ghi sổ số dư vào cột số tiền Ưu điểm: Giảm nhẹ khối lượng ghi chép, có sự kiểm tra giám sát thường xuyên hàng ngày. Nhược điểm: Nếu có sai xót thì khó phát, khó kiểm tra, đòi hỏi các nhân viên có kinh nghiệm. Áp dụng cho các doanh nghiệp có nghiệp vụ nhập xuất thường xuyên nhiều loại. SVTH: Lương Hoàng Vũ-9- Lớp kế toán 2
  23. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến Sơ đồ 1.3: Hạch toán theo phương thức sổ số dư Phiếu Phiếu nhập giao kho nhận chứng từ nhập Thẻ kho Sổ số Bảng Sổ cái dư lũy kế Phiếu Phiếu xuất giao kho nhận chứng từ xuất 1.4. Kế toán tổng hợp nhập xuất NLVL – CCDC theo phương pháp kê khai thường xuyên 1. 4.1. Đặc điểm của phương pháp kê khai thường xuyên Là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục và có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư hàng hóa trên sổ kế toán. Trong trường hợp này, các tài khoản kế toán hàng tồn kho được sử dụng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng giảm của vật tư hàng hóa. Vì vậy số liệu của vật tư hàng hóa tồn kho trên sổ kế toán có thể xác định ở mọi thời điểm trong kỳ theo công thức Trị giá hàng tồn Trị giá hàng Trị giá hàng Trị giá hàng = + - kho cuối kỳ tồn kho đầu kỳ nhập trong kỳ xuất trong kỳ 1. 4.2. Tài khoản sử dụng Để hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, công ty cổ phần sản xuất thương mại và dịch vụ Tiến Phát sử dụng các tài khoản sau: - Tài khoản 151: Hàng mua đang đi đường - Tài khoản 152: Nguyên vật liệu - Tài khoản 153: Công cụ dụng cụ SVTH: Lương Hoàng Vũ-10- Lớp kế toán 2
  24. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến + Tài khoản 151: Tài khoản này phản ánh các loại vật tư mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, nhưng cuối tháng vẫn chưa về nhập kho của doanh nghiệp. Bên Nợ: - Trị giá hàng hoá, vật tư đã mua đang đi đường. - Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hoá, vật tư mua đang đi đường cuối kỳ (Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng hoá tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Số dư bên Nợ: Trị giá hàng hoá, vật tư đã mua nhưng còn đang đi đường (Chưa về nhập kho đơn vị). Bên có: - Trị giá hàng hoá, vật tư đã mua đang đi đường đã về nhập kho hoặc đã chuyển giao thẳng cho khách hàng - Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hoá, vật tư đã mua đang đi đường đầu kỳ (Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng hoá tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). + Tài khoản 152: Nguyên vật liệu Bên nợ: - Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn liên doanh hoặc từ các nguồn khác. - Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê - Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ (Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Bên Có: - Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công, chế biến, hoặc đưa đi góp vốn - Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua - Chiết khấu thương mại nguyên liệu, vật liệu khi mua được hưởng - Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê SVTH: Lương Hoàng Vũ-11- Lớp kế toán 2
  25. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến - Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ (Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Số dư bên Nợ: - Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ. + Tài khoản 153: Công cụ dụng cụ Bên Nợ: - Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn; - Trị giá công cụ, dụng cụ cho thuê nhập lại kho; - Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ thừa phát hiện khi kiểm kê; - Kết chuyển trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ (Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Bên Có: - Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ xuất kho sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê hoặc góp vốn; - Chiết khấu thương mại khi mua công cụ, dụng cụ được hưởng - Trị giá công cụ, dụng cụ trả lại cho người bán hoặc được người bán giảm giá; - Trị giá công cụ, dụng cụ thiếu phát hiện trong kiểm kê; - Kết chuyển trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ (Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho. 1. 4.3. Phương pháp hạch toán 1.4.3.1. Kế toán nhập nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ + Mua trong nước: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua về nhập kho ( Có hóa đơn GTGT ) - Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: SVTH: Lương Hoàng Vũ-12- Lớp kế toán 2
  26. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến Nợ TK 152, 153 Nợ TK 133 ( Thuế GTGT được khấu trừ) Có TK 111, 112, 331 - Doanh nghiệp nộp thuế trực tiếp hay không thuộc diện nộp thuế GTGT Nợ TK 152, 153 Có TK 111, 112, 331, 141, 311 + Nhập khẩu: Khi nhập khẩu NVL, CCDC dùng vào sản xuất sản phẩm, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 152, 153 ( Giá có thuế nhập khẩu ) Có TK 331 Có TK 3333 ( Thuế xuất nhập khẩu ) Thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu được khấu trừ: Nợ TK 133 Có TK 33312 Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp hay không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT Nợ TK 152, 153 ( Giá có thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu ) Có TK 331 Có TK 3333 Có TK 33312 + Trường hợp mua NVL, CCDC được hưởng chiết khấu thương mại thì phải ghi giảm giá gốc đã mua: Nợ TK 111, 112, 331, Có TK 152, 153 Có TK 133 + Trường hợp mua NVL, CCDC về nhập kho nhưng doanh nghiệp phát hiện không đúng quy cách, chất lượng như trong hợp đồng phải trả lại người bán hoặc được giảm giá, kế toán ghi: SVTH: Lương Hoàng Vũ-13- Lớp kế toán 2
  27. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến Giảm giá: Nợ TK 331, 111, 112 Có TK 152, 153 Có TK 133 (Nếu có) Trả lại: Nợ TK 311, 111, 112 Có TK 152,153 Có TK 133 + Nhận hóa đơn hàng nhưng cuối tháng hàng chưa về: Nợ TK 151 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 141 Có TK 331, 333 + Hàng hóa đã được chuyển đến và công ty chuyển sử dụng luôn: Nợ TK 152, 153 Nợ TK 621, 627, 641, 642 Nợ TK 632 ( Giao cho khách hàng ) Có TK 151 + Giá trị NVL, CCDC ( Gia công xong nhập lại kho ) Nợ TK 152, 153 Có TK 154 + Nhận góp vốn liên doanh từ đơn vị khác bằng NVL, CCDC Nợ TK 152, 153 Có TK 411 Có TK 128, 222 + Khi thanh toán tiền mua, doanh nghiệp được chiết khấu thanh toán Nợ TK 331 Có TK 111, 112 ( Số tiền thanh toán ) Có TK 515 ( Số chiết khấu được hưởng ) SVTH: Lương Hoàng Vũ-14- Lớp kế toán 2
  28. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến + Chi phí mua vận chuyển NVL, CCDC về nhập kho Nợ TK 152, 152 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 141, 331 1.4.3.2. Kế toán xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ + Xuất nguyên vật liệu: - Khi xuất kho nguyên vật liệu sử dụng vào sản xuất kinh doanh Nợ TK 621, 627, 641, 642 Có TK 152 (1, 2, 3, 4) - Nhượng bán lại nguyên vật liệu: Tính giá xuất kho: Nợ TK 811 Có TK 152 Giá bán: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 711 Có TK 3331 - Xuất kho nguyên vật liệu góp vốn liên doanh với các đơn vị khác Giá liên doanh chấp nhận lớn hơn giá ghi trên sổ Nợ TK 222 Có TK 152 Có TK 711 ( Chênh lệch tăng ) Giá liên doanh chấp nhận nhỏ hơn giá ghi trên sổ Nợ TK 222 Nợ TK 811 Có TK 152 + Xuất công cụ dụng cụ - Phương pháp phân bổ 100% giá trị Khi xuất kho CCDC để sử dụng, kế toán ghi: SVTH: Lương Hoàng Vũ-15- Lớp kế toán 2
  29. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến Nợ TK 627, 641, 642 Nợ TK 241 Nợ TK 154 Có TK 1531 - Phương pháp phân bổ dần: Khi xuất kho CCDC để sử dụng, kế toán ghi: Nợ TK 142, 242 Có TK 1531 Phân bổ: Nợ TK 627, 641, 642, 241, 154 Có TK 142, 242 - Phương pháp phân bổ 50% giá trị: Khi xuất kho CCDC để sử dụng, kế toán ghi: Nợ TK 242 Có TK 1531 Phân bổ 50% giá trị xuất kho: Nợ TK 627, 641, 642, 241, 154 Có TK 242 Khi nhận giấy báo hỏng: Nợ TK 627, 641, 642, 241, 154 Nợ TK 1528 ( Phế liệu thu hồi ) Có TK 242 1.4.3.3. Kế toán kiểm kê nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ + Đối với NVL thừa khi kiểm kê Chưa rõ nguyên nhân: Nợ TK 152 Có TK 3381 Có quyết định xử lý: Nợ TK 3381 Có TK 711, 642 + Kiểm kê thấy phát hiện thiếu: SVTH: Lương Hoàng Vũ-16- Lớp kế toán 2
  30. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến Nợ TK 1381 Có TK 152 Căn cứ vào quyết định xử lý: Nợ TK 1388 Nợ TK 811 Có TK 1381 1.4.3.4. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho + Cuối niên độ khi xác định khoản dự phòng giảm giá cần phải nộp: Nợ TK 642 Có TK 159 + Cuối niên độ hoàn thành toàn bộ số đã lập dự phòng còn dư lại Nợ TK 159 Có TK 711 SVTH: Lương Hoàng Vũ-17- Lớp kế toán 2
  31. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến Sơ đồ 1.4: Kế toán NVL, CCDC theo phương pháp kê khai thường xuyên TK111,112,331 TK152,153 TK621,627,641,642 Mua NVL,CCDC Nhập Xuất kho NVL, CCDC kho Sử dụng cho các bộ phận TK 133 TK 151 TK 632 Nhập kho hàng đi Xuất bán đường TK 333(3333,3331) TK 154 Thuế xuất nhập khẩu Xuất gia công chế biến Thuế VAT hàng nhập khẩu TK 128,222 TK 154 Nhập kho vật tư tự chế biến Xuất NVL, CCDC góp vốn gia công liên doanh TK 411 TK 1381 Nhận vốn góp vốn LD bằng Phát hiện thiếu khi kiểm kê NVL,CCDC TK 222,128 TK 412 Nhận lại vốn góp Chênh lệch giảm do đánh giá lại TS TK 3381 Phát hiện thừa khi kiểm kê TK 412 Chênh lệch tăng do đánh giá lại TS SVTH: Lương Hoàng Vũ-18- Lớp kế toán 2
  32. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SX TM & DV TIẾN PHÁT. 2.1. Gới thiệu về công ty cổ phần sản xuất thương mại và dịch vụ Tiến Phát 2.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần sản xuất thương mại và dịch vụ Tiến Phát Qua thời gian nghiên cứu cũng như tìm hiểu ngoài thị trường, yêu cầu của người tiêu dùng, hiểu được tầm quan trọng về xây dựng và phát triển. Ngày 30 tháng 6 năm 2005 các cổ đông đã nhất trí và quyết định thành lập công ty và đăng ký tên là Công ty cổ phần sản xuất – thương mại và dịch vụ Tiến Phát. Địa chỉ: 112/11B – Trần Phú – phường Cái Khế – quận Ninh Kiều – thành phố Cần Thơ. Xưởng sản xuất tại 285–Yên Thạnh – phường Thường Thạnh – quận Cái Răng – thành phố Cần Thơ. Số điện thoại: 0710914165, FAX: 0710911166 Mail: tienphatcantho@gmail.com Mã số thuế: 1800595083, vốn điều lệ: 1.500.000.000 đồng, tương ứng 15.000 cổ phần, mệnh giá của mỗi cổ phần là: 100.000 đồng Kể từ khi thành lập tới nay công ty đã phát triển rất mạnh về nhiều mặt, mở rộng sản xuất tạo ra sản phẩm tốt có chất lượng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường tạo uy tín và quảng bá sản phẩm, đó là một tiền đề để công ty phát triển mạnh và xa hơn. Công ty đã không ngừng hoạt động hướng tới mục tiêu là phát triển kinh tế xã hội tìm kiếm lợi nhuận, thu hồi vốn nhanh chóng, tạo được uy tín trên thị trường và tăng khả năng cạnh tranh, phấn đấu để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, hoàn thành tốt vượt chỉ tiêu so với kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra, tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng để đạt được tối đa hóa lợi nhuận đảm bảo chất lượng hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao cho khách hàng. Bên cạnh đó công ty còn phải hoàn thành nghĩa vụ với cơ quan Nhà Nước, tuân thủ chính sách, chế độ quản lý kinh tế tài chính, thực hiện công tác bảo vệ lao động, các chính sách bảo hiểm xã hội theo chủ trương của Nhà Nước. Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn công nhân viên, luôn nâng cao mức sống cho người lao động. Trong phạm vi hoạt SVTH: Lương Hoàng Vũ-19- Lớp kế toán 2
  33. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến động của công ty phải thực hiện đúng nghĩa vụ là bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh xã hội theo quy định pháp luật của Nhà Nước. Công ty cổ phần sản xuất – thương mại và dịch vụ Tiến Phát là công ty chuyên về sản xuất và kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho xây dựng như: Sản xuất bột trét tường cao cấp ( Bột trét nội và bột trét ngoại ) mua bán nước sơn, các loại vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất ngoại thất, sản xuất gia công các mặt hàng cơ khí, nhôm, kính, sắt, inox Sản xuất kinh doanh có thế mạnh của công ty là mua nước sơn ở nhà sản xuất lớn để phân phối lại cho các công ty, đại lý nhỏ hơn. Về phân phối nước sơn thì công ty được đăng ký phân phối độc quyền loại nước sơn Việt, đây là sản phẩm đã có uy tín chất lượng trên thị trường, bên cạnh sơn Việt công ty còn kinh doanh nhiều loại nước sơn khác, đều là những sản phẩm uy tín chất lượng. Sản xuất bột trét tường hỗ trợ sự bám dính cho nước sơn cũng là thế mạnh của công ty, chính vì vậy kết quả của việc xoay vòng vốn để tái tạo và mở rộng sản xuất là động lực để công ty hoàn thành tốt chỉ tiêu và có được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Ngoài ra việc chiếm được một phần nào trong suy nghĩ và mong muốn của khách hàng cũng chính là một chỉ tiêu, một động lực quan trọng. Công ty cổ phần sản xuất thương mại và dịch vụ Tiến Phát phát triển với quy mô vừa và nhỏ, hoạt động sản xuất kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng, công ty cũng đang có dự tính phát triển mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, hơn thế nữa công ty còn muốn tiến xa hơn vào một số ngành nghề khác. Công ty được vay vốn từ các ngân hàng bằng tiền Việt Nam hay ngoại tệ và có đủ điều kiện sử dụng vốn theo quy định hiện hành, được phép lập các chi nhánh hoặc mở văn phòng đại diện trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật. SVTH: Lương Hoàng Vũ-20- Lớp kế toán 2
  34. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến 2.1.2. Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy sản xuất Nhân viên quản lý Công nhân sản xuất (Nguồn tài liệu: Phòng kế toán công ty cổ phần sản xuất – thương mại và dịch vụ Tiến Phát) Do quy mô của công ty vừa và nhỏ nên hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty rất đơn giản. Tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty bao gồm nhân viên quản lý và công nhân sản xuất. Nhân viên quản lý: Có nhiệm vụ kiểm tra về số lượng và chất lượng nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất sản phẩm. Quản lý trực tiếp công nhân sản xuất, đôn đốc nhắc công nhân hoàn thành nhiệm vụ được giao. Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn thành trước khi đưa vào nhập kho, báo cáo với các phòng ban khi có sự cố xảy ra. Công nhân sản xuất: Có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất ra sản phẩm do cấp trên giao. Tuân thủ các nguyên tắt về sản xuất do cấp trên chỉ đạo, báo cáo lại với nhân viên quản lý và các phòng ban khi có sự cố xảy ra trong sản xuất.  Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Sản phẩm chính của công ty là bột trét tường, là loại sản phẩm sử dụng bám dính tốt trên bề mặt nền và có độ kết dính cao, ít hấp thụ nước và chóng thấm nước, chóng rạn nức nhỏ trên tường và chịu được va chạm mạnh. Gia cố những bề mặt bê tông yếu, giúp cho lớp sơn được hoàn thiện tăng độ bám dính và thích hợp với nhều loại sơn, tăng cường khả năng chóng kiềm và chịu đựng được mọi thời tiết. SVTH: Lương Hoàng Vũ-21- Lớp kế toán 2
  35. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Nguyên vật liệu sản xuất Vận chuyển Tồn trữ Định lượng Nghiền Phân li Vận chuyển Si lô chứa Vận chuyển Vận chuyển (Nguồn tài liệu: Phòng kế toán công ty cổ phần sản xuất – thương mại và dịch vụ Tiến Phát) Mỗi loại nguyên vật liệu được chứa trong một si lô riêng biệt. Căn cứ vào đơn phối liệu của nhân viên quản lý, các nguyên vật liệu được định lượng bởi hệ thống cân bằng điện tử, được điều khiển bằng chương trình đã lập trình sẵn trước khi đưa vào máy nghiền nguyên vật liệu. Sau khi nghiền xong máy phân li tách phân loại cỡ hạt, các hạt chưa đạt yêu cầu được vận chuyển hồi lưu về lại đầu máy nghiền để tiếp tục nghiền, nhờ hệ thống máng khí động, các hạt đạt yêu cầu được vận chuyển vào si lô và được đóng bao xuất bán cho khách hàng. 2.1.3. Bộ máy tổ chức quản lý 2.1.3.1. Đặc điểm chung về tổ chức quản lý tại công ty SVTH: Lương Hoàng Vũ-22- Lớp kế toán 2
  36. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến Bộ máy tổ chức quản lý của công ty cổ phần sản xuất – thương mại và dịch vụ Tiến Phát gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc phụ trách trong lĩnh vực kinh doanh, dưới ban giám đốc là hệ thống các bộ phận kế toán, thư ký, bộ phận kinh doanh, bộ phận kỹ thuật và công nhân sản xuất. Với công nghệ sản xuất hiện đại và trên cơ sở sắp xếp quá trình lao động hợp lý, tổng số công nhân viên hiện có tại công ty là 40 người. Bộ máy quản lý của công ty gồm 2 cấp: Công ty và phân xưởng sản xuất, được bố trí theo cơ cấu trực tiếp chức năng, hệ thống này gắn các chuyên gia làm việc với chức năng chỉ huy trực tiếp khi ra các quyết định quản trị liên quan đến chức năng mà họ phụ trách, nên khắc phục được hạn chế của công ty. Bên cạch đó nhiệm vụ và thông báo tổng hợp được chuyển lần lượt từ lãnh đạo đến cấp dưới một cách trực tiếp, do đó đảm bảo tính thống nhất trong quản lý. 2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty  Sơ đồ tổ chức quản lý Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC THƯ KÝ KẾ TOÁN BỘ PHẬN KINH DOANH BỘ PHẬN KỸ THUẬT CÔNG NHÂN SẢN XUẤT (Nguồn tài liệu: Phòng kế toán công ty cổ phần sản xuất – thương mại và dịch vụ Tiến Phát)  Nhiệm vụ của từng bộ phận: Giám đốc: Là người đại diện cao nhất trong công ty, có quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, có quyền tổ chức bộ máy quản lý, bổ nhiệm khen thưởng nhân viên của mình, đồng thời chịu trách nhiệm về SVTH: Lương Hoàng Vũ-23- Lớp kế toán 2
  37. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến tổn thất khi sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả. Giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phó giám đốc: Phụ trách sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, đề xuất các biện pháp thực hiện. Tham mưu cho giám đốc, đưa ra những biện pháp quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo dõi giá cả diễn biến trên thị trường, giao dịch với khách hàng, báo cáo với giám đốc hàng tháng và đề ra những phương án kinh doanh hữu hiệu cho giám đốc tham khảo. Có quyền thay mặt giám đốc xử lý và điều hành mọi việc khi giám đốc vắng mặt và sau đó báo cáo lại cho giám đốc. Thư ký: Là người hỗ trợ công việc cho giám đốc, có nhiệm vụ soạn thảo các hợp đồng kinh tế, văn bản cho giám đốc và có thể nhắc nhở cho giám đốc khi giám đốc có rất nhiều công việc. Kế toán: Quản lý toàn bộ sổ sách và chứng từ của công ty, có trách nhiệm giúp giám đốc về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, lập kế hoạch lưu chuyển hàng hóa, kế hoạch sản xuất, tính giá thành sản phẩm, theo dõi tình hình mua bán. Bộ phận kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật, chất lượng và số lượng điều chế phụ trách hoạt động của xưởng sản xuất. Bộ phận kinh doanh: Phụ trách mảng kinh doanh của công ty, có nhiệm vụ giúp phó giám đốc đề ra những phương án kinh doanh hiệu quả, đề xuất với phó giám đốc những biện pháp khắc phục rủi ro trong kinh doanh cũng như hướng phát triển để kịp thời đưa ra những biện pháp kinh doanh hiệu quả. Công nhân sản xuất: Là người trực tiếp đứng ra sản xuất sản phẩm cho đến khi hoàn thành nhập kho. SVTH: Lương Hoàng Vũ-24- Lớp kế toán 2
  38. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại công ty 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán  Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ 2.4: Tổ chức bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG KẾ TOÁN THANH KẾ TOÁN VẬT HỢP TOÁN TƯ THỦ QUỸ THỦ KHO (Nguồn cung cấp: Phòng kế toán công ty cổ phần sản xuất – thương mại và dịch vụ Tiến Phát)  Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận +Kế toán trưởng: Tổ chức bộ máy kế toán, phản ánh đầy đủ kịp thời trung thực mọi hoạt động của đơn vị. Kiểm tra, kiểm soát tất cả những chứng từ thanh toán trong đơn vị, giúp giám đốc phân tích về các mặt hoạt động kinh tế của công ty một cách thường xuyên nhằm đánh giá đúng đắn kết quả, hiệu quả trong sản xuất trong Phân công chỉ đạo trực tiếp các nhân viên trong phòng kế toán, có quyền yêu cầu các bộ phận trong công ty cung cấp những tài liệu thông tin cần thiết cho công việc kế toán và kiểm tra. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật và chế độ kế toán của nhà nước ban hành. + Kế toán tổng hợp: Là người trợ lý đắc lực cho kế toán trưởng, có nhiệm vụ kiểm tra các nguồn vốn của công ty, quyết toán hàng tháng, lên sổ tổng hợp lập báo cáo trình lên kế toán trưởng. Theo dõi công nợ kịp thời phản ánh vào sổ sách và báo cáo lên kế toán trưởng. SVTH: Lương Hoàng Vũ-25- Lớp kế toán 2
  39. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến + Kế toán thanh toán: Phản ánh tình thình thu chi của công ty và các khoản thanh toán bằng tiền mặt, kiểm tra và báo quỹ, theo dõi các khoản trợ cấp, tạm ứng cho nhân viên của công ty, các khoản bảo hiểm và chi phí khác bằng tiền mặt Ghi chép và lưu trữ sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi, sổ tổng hợp và chi tiết tạm ứng nội bộ, theo dõi thu hồi các khoản tạm ứng và theo dõi chi tiết công nợ khách hàng. + Kế toán vật tư: Phản ánh tình hình nhập, xuất vật tư và hàng hóa của công ty. Ghi chép và lưu trữ các chứng từ sau: Sổ chi tiết và sổ tổng hợp vật tư, nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. Phiếu xuất, nhập vật tư và nguyên vật liệu, công cụ dung cụ, lập bảng kiểm kê nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ đầu năm và cuối năm. Hàng tháng đối chiếu vật tư tồn kho với thủ kho, báo cáo xuất, nhập, tồn. + Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu chi tiền mặt căn cứ vào phiếu thu chi đã được duyệt vào sổ quỹ tiền mặt, đối chiếu với kế toán thanh toán và báo cáo tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt cho giám đốc hàng ngày. + Thủ kho: Quản lý toàn bộ vật tư, nguyên vật liêu, công cụ dụng cụ, hàng hóa của công ty. Căn cứ trên hóa đơn nhập, xuất đã được duyệt nhập, xuất vật tư cho phân xưởng sản xuất và hàng hóa của khách hàng. Hàng tháng đối chiếu số lượng vật tư với kế toán vật tư. 2.1.4.2. Hình thức sổ kế toán công ty đang áp dụng Hiện nay công ty sản xuất – thương mại và dịch vụ Tiến Phát đang sử dụng hình thức nhật ký chung. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. SVTH: Lương Hoàng Vũ-26- Lớp kế toán 2
  40. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến  Sơ đồ kế toán về trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung Sơ đồ 2.5: Kế toán về trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung Chứng từ gốc Sổ nhật ký Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế đặc biệt toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối sổ phát sinh Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: Quan hệ đối chiếu kiểm tra: (Nguồn cung cấp: Phòng kế toán công ty cổ phần sản xuất – thương mại và dịch vụ Tiến Phát)  Trình tự ghi sổ Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán gốc đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết kế toán ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trong sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ ghi sổ nhật ký chung được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết và sổ nhật ký đặc biệt và thẻ kế toán có liên quan. SVTH: Lương Hoàng Vũ-27- Lớp kế toán 2
  41. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến Cuối tháng, tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào sổ cái theo các tài khoản phù hợp. Sau đó cộng số liệu trên sổ cái để lập bảng cân đối phát sinh. Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng với số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (Được lập từ các sổ thẻ kế toán chi tiết) dùng để lập báo cáo tài chính. 2.1.4.3. Chứng từ và sổ kế toán của công ty đang sử dụng  Chứng từ Hóa đơn GTGT: Xác định giá trị thanh toán tiền mua nguyên vật liệu, vật tư, và các dịch vụ mua ngoài khác bao gồm cả thuế GTGT đầu vào. Hóa đơn GTGT được chia thành 2 liên: Liên 1: Công ty giữ lại và giao cho phòng kế toán Liên 2: Giao cho khách hàng Biên bản kiểm kê vật tư: Xác định số lượng và chất lượng và giá trị vật tư, nguyên vật liệu công cụ dụng cụ hàng hóa sản phẩm có ở kho tại thời điểm kiểm kê làm căn cứ xác định trách nhiệm trong việc bảo quản xử lý vật tư, công cụ sản phẩm hàng hóa thừa, thiếu và ghi sổ kế toán. Ban kiểm kê thường lập biên bản này thành 2 bản: 1 bản giao phòng kế toán lưu, 1 bản thủ kho lưu. Phiếu nhập kho: Nhằm xác định số lượng nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa, công cụ dụng cụ nhập kho làm căn cứ ghi thẻ kho, thanh toán tiền hàng, xác định trách nhiệm với người có liên quan và ghi sổ kế toán. Phiếu nhập kho do bộ phận mua hàng hoặc bộ phận sản xuất, do nguyên vật liệu, vật tư hay một số sản phẩm của công ty chủ yếu là mua ngoài nên phiếu nhập kho chủ yếu được lập thành 2 liên: Liên 1: Lưu ở nơi lập phiếu Liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển sang phòng kế toán để ghi sổ kế toán Phiếu xuất kho: Theo dõi chặt chẽ số lượng vật tư, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm hàng hóa xuất kho cho các bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp, làm căn cứ để hoạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm, dịch vụ và kiểm tra việc sử dụng, thực hiện định mức tiêu hao vật tư nguyên vật liệu. Phiếu xuất kho được chia làm 3 liên: SVTH: Lương Hoàng Vũ-28- Lớp kế toán 2
  42. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến Liên 1: Lưu ở bộ phận lập phiếu Liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển sang cho kế toán để kế toán ghi vào cột 3, 4 và ghi vào sổ kế toán Liên 3: Người nhận vật tư công cụ dụng cụ sản phẩm hàng hóa giữ để theo dõi bộ phận sử dụng Phiếu yêu cầu cấp vật liệu: Xác định số nguyên vật liệu cần cung cấp cho bộ phận sản xuất. Phiếu chi: Nhằm xác định các khoản tiền mặt, ngoại tệ thực tế xuất quỹ và làm căn cứ để làm thủ tục xuất quỹ, ghi sổ quỹ và kế toán ghi sổ kế toán. Phiếu chi được lập thành 3 liên và chỉ sau khi có đủ chữ ký (ký theo từng liên) của người lập phiếu, kế toán trưởng, giám đốc thủ quỹ mới được xuất quỹ. Sau khi nhận đủ số tiền người nhận tiền phải ghi rõ số tiền đã nhận bằng chữ ký tên và ghi rõ họ tên vào phiếu chi. Liên 1: Lưu ở nơi lập phiếu chi Liên 2: Thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ và chuyển cho kế toán cùng với chứng từ gốc để vào sổ kế toán Liên 3: Giao cho người nhận tiền  Sổ kế toán Sổ cái các tài khoản 152: Ghi các nghiệp vụ phát sinh phản ánh tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu. Sổ cái tài khoản 331: Ghi các nghiệp vụ phát sinh phản ánh các khoản phải trả nợ người bán Sổ cái tài khoản 621: Ghi các nghiệp vụ phát sinh thể hiện chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất sản phẩm bột trét Sổ cái tài khoản 133: Ghi các nghiệp vụ phát sinh thể hiện mức thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Căn cứ vào số dư cuối kỳ sổ chi phí nguyên vật liêu trực tiếp kỳ trước và các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ này để kế toán ghi sổ chi tiết SVTH: Lương Hoàng Vũ-29- Lớp kế toán 2
  43. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến Sổ chi tiết vật liệu: Dùng để theo dõi chi tiết tình hình nhập xuất và tồn kho nguyên vật liệu trong kỳ cả về số lượng và giá trị của từng thứ nguyên vật liệu ở từng kho làm căn cứ đối chiếu với việc ghi chép của thủ kho: 2.1.4.4. Tổ chức vận dụng chế độ phương pháp kế toán + Đối với niên độ kế toán tại công ty, kế toán bắt đầu ghi từ ngày 01 tháng 01 cho đến ngày 31 tháng 12 thì kết thúc một niên độ kế toán. + Hệ thống tài khoản được sử dụng theo quy định của Bộ tài chính số 109/2011/TT-BTC. +Giá nhập kho nguyên vật liệu theo giá thực tế trên hóa đơn +Giá xuất kho tính theo phương pháp bình quân gia quyền + Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên + Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng + Tính thuế theo phương pháp khấu trừ + Đối với chi phí nguyên vật liệu vận chuyển về nhập kho thì công ty tính vào chi phí sản xuất chung (627). 2.1.4.5. Ứng dụng tin học trong công tác kế toán. Công ty áp dụng phần mềm kế toán Acsoft để theo dõi các nghiệp vụ phát sinh trong kế toán  Ưu điểm + Thông tin kế toán chi tiết và đa dạng: Hạch toán riêng biệt lãi lỗ của từng bộ phận, từng nhóm mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ, vụ việc hợp đồng theo yêu cầu quản trị của doanh nghiệp. Quản lý doanh thu, chi phí và giá thành của từng sản phẩm, công trình, dịch vụ Quản lý chi tiết vật tư, hàng hoá, thành phẩm, tài sản và cộng nợ của doanh nghiệp theo các tiêu thức quản trị tuỳ chọn. + Tính mở và linh hoạt: Hệ thống được thiết kế động phù hợp với các mô hình tổ chức kế toán khác nhau của các loại hình doanh nghiệp: Sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ, xuất nhập khẩu, xây dựng, xây lắp SVTH: Lương Hoàng Vũ-30- Lớp kế toán 2
  44. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến Các doanh nghiệp có thể tuỳ thuộc vào đặc thù hoạt động, yêu cầu quản lý của từng giai đoạn để điều chỉnh hệ thống phù hợp. + Tính quản trị: Hệ thống báo cáo linh hoạt, tính động cao cho phép người dùng có thể thiết lập các báo cáo với các chỉ tiêu lựa chọn phục vụ cho cả mục đích kế toán tài chính cũng như quản trị. + Đơn giản, dễ triển khai, dễ sử dụng: Giao diện trực quan bằng tiếng Việt Các màn hình được trình bày một cách khoa học, gần với các biểu mẫu chứng từ thực tế. Việc thao tác nhập liệu hết sức đơn giản, có các phím tắt giúp người dùng nhanh chóng truy xuất đến các chức năng ngay trên màn hình nhập liệu. Hướng dẫn thao tác và quy trình hạch toán, sơ đồ hạch toán kế toán ngay trên màn hình làm việc. + Tiết kiệm về thao tác, thời gian: Người sử dụng có thể in trực tiếp các chứng từ các phần hành trên máy: chứng từ tiền vốn (phiếu thu, phiếu chi), chứng từ hàng tồn kho (phiếu nhập kho, phiếu xuất kho), các phiếu kế toán + An toàn và bảo mật: Chức năng cấp quyền được thiết lập cho nhóm công việc, cho từng người sử dụng. Quyền truy cập vào chương trình được chia thành nhiều cấp độ khác nhau và đi sâu vào từng phần hành. Do đó số liệu kế toán của đơn vị được bảo mật rất chặt chẽ. Chức năng khoá và mở số liệu dành riêng cho người có trách nhiệm cao nhất trong bộ máy kế toán doanh nghiệp Tự động kiểm tra và thông báo các sai sót về dữ liệu. Cho phép sao lưu dữ liệu luỹ kế theo địa chỉ người dùng chỉ định và lưu trữ dữ liệu kế toán trên CD-ROM Với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất thương mại - dịch vụ, ACSoft là phần mềm kế toán thích hợp. Đó cũng là lý do mà SVTH: Lương Hoàng Vũ-31- Lớp kế toán 2
  45. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến phần mềm này được một số trường đại học, cao đẳng đưa vào giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành kế toán. 2.1.4.6. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển  Thuận lợi: Từ khi thành lập cho đến nay, công ty Tiến Phát đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo được uy tín trên thị trường, đồng thời công ty đã kí được nhiều hợp đồng mua bán với nhiều công ty, nhiều đối tác lớn. Do vị trí của công ty nằm trên quốc lộ 1 nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa, vận chuyển nguyên vật liệu về để sản xuất sản phẩm trao đổi mua bán, giao hàng cho khách rất thuận lợi. Sản phẩm của công ty đa dạng và phong phú giúp khách hàng thuận lợi trong việc lựa chọn, đều là những sản phẩm có uy tín trên thị trường Có nhiều khách hàng lâu năm và trung thành, chất lượng sản phẩm tốt nên có thể thu hút nhiều khách hàng mới Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động phục vụ khách hàng tận tình chu đáo, thể hiện tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng chia sẽ và nhận mọi nhiệm vụ trước những khó khăn của công ty, định hướng đúng đắn sâu sắc của hội đồng quản trị và ban lãnh đạo của công ty, công nhân sản xuất có chuyên môn cao và có trách nhiệm trong công việc.  Khó khăn: Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến nền kinh tế nước ta cùng với việc kiềm chế lạm phát làm cho nhiều công trình xây dựng phải trì truệ. Đối với những dự án của doanh nghiệp do giá cả biến động làm sai lệch dự toán chậm triển khai. Quy mô sản xuất còn nhỏ, quá trình sản xuất sản phẩm chưa đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Nguồn vốn còn thiếu và có nhiều đối thủ cạnh tranh. Máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất còn thiếu, khả năng cạnh tranh chưa mạnh. 2.1.4.7. Kết quả kinh doanh một số năm gần đây. Cũng như các doanh nghiệp khác, công ty cổ phần sản xuất – thương mại và dịch vụ Tiến Phát luôn luôn quan tâm đến kết quả sản xuất kinh doanh bởi vì kết quả sản xuất kinh doanh phản ánh chỉ tiêu quan trọng nhất đó là lợi nhuận. SVTH: Lương Hoàng Vũ-32- Lớp kế toán 2
  46. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến Bảng 2.1: Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm (2008 – 2010) Chênh lệch Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 662.571 887.698 1.156.000 225.127 33,98 268.302 30,22 Chi phí 590.528 753.260 947.130 162.732 27,56 193.870 25,74 Lợi nhuận 72.043 134.438 208.870 62.395 86,61 74.432 55,37 (Nguồn cung cấp: Phòng kế toán công ty cổ phần sản xuất – thương mại và dịch vụ Tiến Phát) Nhận xét: Nhìn chung, qua các giá trị của các chỉ tiêu trong bảng 1.1 cho thấy kết quả sản xuất kinh doanh của công ty tăng liên tục qua các năm cụ thể là: Về doanh thu: Năm 2009 tăng 225.127 nghìn đồng, 33,98% so với năm 2008 , năm 2010 tăng 268.302 nghìn đồng 30,23% so với năm 2009. Về lợi nhuận: Năm 2009 tăng 62.395 nghìn đồng, 86,61%so với năm 2008, năm 2010 tăng 74.432 nghìn đồng, 55,37% so với năm 2009. Bên cạnh đó chi phí cũng tăng theo nhưng không cao bằng lợi nhuận và doanh thu, năm 2009 tăng 162.732 nghìn đồng 27,56%, năm 2010 tăng 193.870 nghìn đồng 25,74% Nguyên nhân của việc tăng doanh thu và lợi nhuận liên tục là do trong quá trình hoạt động trên thị trường công ty đã nắm bắt kịp thời thị hiếu, nhu cầu về sản phẩm của khách hàng, sản phẩm của công ty luôn luôn trung thành với kế hoạch sản xuất về chất lượng, chính vì vậy thương hiệu của công ty đang dần chiếm được chổ đứng trong lòng của khách hàng, ngày càng thu hút nhiều khách hàng, đặc biệt là công ty không ngừng nâng cao chính sách ưu đãi, mở rộng xây dựng các chi nhánh trên địa bàn. Chi phí của công ty tăng qua các năm là do chính sách mở rộng quy mô đổi mới công nghệ sản xuất, cải tiến sản phẩm của công ty cũng làm cho chi phí của công ty tăng lên, điều này cũng hợp lý bởi vì quy mô của công ty ngày càng rộng SVTH: Lương Hoàng Vũ-33- Lớp kế toán 2
  47. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến lớn, đặc biệt là do đồng tiền nước ta bị lạm phát nên giá cả vật chất tăng làm cho chi phí cũng tăng theo. 2.1.5. Nguồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của công ty đang sử dụng 2.1.5.1. Các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của công ty Do công ty sản xuất và phân phối với quy mô nhỏ và vừa nên nguyên liệu, công cụ dụng cụ của công ty ít, nhập từ các nguồn cung cấp khác nhau trong nước và ngoài nước. Nguyên vật liệu chính và phụ chủ yếu dùng để sản xuất bột trét tường (là loại sản phẩm rất quan trọng trong việc hỗ trợ cho việc bám dính của nước sơn). + Nguyên vật liệu bao gồm: Nguyên vật liệu chính: Xi măng là nguyên vật liệu chủ yếu của công ty để sản xuất nên sản phẩm và hình thành nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên vật liệu phụ: Bột đá, hóa chất, phụ gia, cũng là đối tượng lao động, nhưng chỉ có tác dụng phụ trong sản xuất làm tăng chất lượng sản phẩm. Nhiên liệu: Là những vật liệu để phục vụ cho sản xuất sản phẩm như: xăng, dầu chạy máy móc Phụ tùng thay thế: Là các thiết bị phụ tùng dùng để thay thế sửa chữa các loại máy móc thiết bị sản xuất. Phế liệu là vật liệu thu được trong quá trình sản xuất sản phẩm + Công cụ dụng cụ: - Các loại công cụ dụng cụ để phục vụ sản xuất: Băng tải, dây cu roa, bánh răng, bao bì - Những công cụ đồ nghề chuyên dùng làm việc: Bao tay, khẩu trang chống bụi 2.1.5.2. Nguồn cung cấp Xi măng là nguồn nguyên liệu chủ yếu được nhập từ Thái Lan, công ty đã mua lại thông qua nhà nhập khẩu công ty TNHH Hồng Hà Phát – phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP HCM Bột đá là nguồn nguyên liệu khai thác trong nước được mua thông qua công ty khai thác đá. SVTH: Lương Hoàng Vũ-34- Lớp kế toán 2
  48. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến Hóa chất và phụ gia có nguồn gốc từ Trung Quốc được mua thông qua nhà nhập khẩu trong nước: Công ty TNHH một thành viên Kiến Xương – 121/4 Phan Văn Hớn, ấp Tây Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Vỏ bao, bao bì và các loại dụng cụ khác được đặt tại công ty sản xuất bao bì trong nước. 2.1.6. Phương phát xác định giá trị ngyên vật liệu, công cụ dụng cụ 2.1.6.1. Giá nhập kho nguyên vật liệu Doanh nghiệp tính giá nguyên vật liệu nhập kho theo giá thực tế trên hóa đơn, nguyên vật liệu chủ yếu là do mua ngoài với số lượng lớn, giá trị cao, nên việc thu mua thường theo hợp đồng dưới sự giám sát kiểm tra chặt chẽ giám sát của thủ kho và bộ phận cung ứng, giá nguyên vật liệu nhập kho được tính theo giá ghi trên hóa đơn hoặc hợp đồng. Giá thực tế Giá ghi trên Chi phí mua Chiết khấu nhập kho = + - hóa đơn hàng thương mại NVL 2.1.6.2. Giá xuất kho nguyên vật liệu Vật liệu được mua thường xuyên và từ nhiều nguồn khác nhau, do vậy giá của mối lần nhập điều khác nhau, đặc biệt đối với doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ nên giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho lại càng khác nhau. Vì vậy khi xuất kho kế toán phải tính toán giá trị thực tế xuất kho cho các nhu cầu đối tượng sử dụng khác nhau. Ở đây công ty tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền: Giá thực tế xuất kho Số lượng xuất = x Đơn giá bình quân NVL kho trong kỳ Trong đó: Trị giá nhập Trị giá nhập tồn kho đầu + nguyên vật kỳ liệu trong kỳ Đơn giá bình quân = Số lượng Số lượng NVL tồn + NVL nhập kho đầu kỳ trong kỳ 2.1.6.3 Phương pháp hạch toán tồn kho nguyên vật liệu SVTH: Lương Hoàng Vũ-35- Lớp kế toán 2
  49. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến Công ty sử dụng phương pháp hạch toán tồn kho theo phương pháp kê khai thương xuyên để theo dõi liên tục tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu. 2.2. Thực trạng hoạt động kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần sản xuất TM & DV Tiến Phát. Tồn kho đầu tháng: Xi măng trắng: 133.295.454 đ (51.000kg) Bột đá: 33.818.182 đ (62.000 kg) Hóa chất: 61.090.908 đ (600 kg) Phụ gia: 33.600.000 đ (600 kg) Vỏ bao: 12.108.250 đ (1850 cái) Nhập kho trong tháng: Xi măng trắng: 130.681.818 đ (50.000 kg) Bộ đá: 49.090.908 đ (90.000 kg) Hóa chất: 142.545.452 đ (1.400 kg) Phụ gia:44.318.250 đ (750 kg) Vỏ bao: 34.090.000 đ (5.000 cái) 2.2.1. Kế toán nhập kho nguyên vật liệu công cụ dung cụ phát sinh trong tháng 05 năm 2011 2.2.1.1. Các nghiệp vụ phát sinh nhập kho (1) Ngày 01/05 mua 25 tấn xi măng trắng Thái Lan theo hóa đơn GTGT, giá mua chưa thuế là: 2.613.636 , thuế suất 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt. (2) Ngày 09/05 mua hóa chất XCS 4710600 theo hóa đơn GTGT, giá mua chưa thuế 12.500.000đ, thuế suất 10%, thanh toán bằng tiền mặt. (3) Ngày 16/05 mua theo hóa đơn GTGT: 10 tấn xi măng trắng Thái Lan white Tiger, đơn giá: 2.613.636,36 đ/tấn, 10 tấn xi măng trắng Mã Lai UNICORN, đơn giá: 2.590.909,09 đ/tấn, thuế suất 10%. Tất cả trả bằng chuyển khoản. (4) Ngày 20/05 nhập kho vỏ bao số lượng 4.000 cái theo hóa đơn GTGT, đơn giá: 5.900 đ/cái, thuế suất 5%, Chi trả bằng tiền mặt. SVTH: Lương Hoàng Vũ-36- Lớp kế toán 2
  50. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến Đơn vị: Công ty CP SX – TM & DV Mẫu số: 01-VT (ban hành theo QĐ số Tiến Phát. 15/2006 của Bộ Trưởng BTC) Địa chỉ: 112/11B, Trần Phú, Phường Cái Khế, quận Cái Răng, TP Cần Thơ. PHIẾU NHẬP KHO Ngày 01 tháng 05 năm 2011 Nợ: 152 Số: 00001456 Có: 111 Đơn vị giao hàng: Công ty TNHH Hồng Hà Phát Họ tên người giao hàng: Nguyễn Thị Kim Cúc Theo: HĐBH Số : 071675 ngày 20 tháng 5 năm 2011 Của: Bùi Thanh Quang – Quận Cái Răng TP Cần Thơ Nhập tại kho: Công ty Tiến Phát Đơn vị: Việt Nam đồng Tên, nhãn hiệu, Số lượng quy cách vật tư, Mã Đơn Stt Đơn giá Thành tiền dụng cụ, sản số vị Theo Thực phẩm, hàng hóa CT nhập A B C D 1 2 3 4=2 x 3 Xi măng trắng 1 Tấn 25 2.613.636 65.340.900 Thái Lan Chi phí 0 VAT 10% 6.534.090 Cộng 71.874.990 Tổng số tiền (viết bằng chữ) Mười ba triệu tám trăm sáu mươi ngàn Nhập ngày 01 tháng 5 năm 2011 Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) SVTH: Lương Hoàng Vũ-37- Lớp kế toán 2
  51. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến 2.2.1.2. Phương pháp hạch toán Căn cứ vào hóa đơn giá trị gia tăng và phiếu nhập kho, kế toán ghi: (1) Ngày 01/05 mua 25 tấn xi măng trắng Thái Lan Nợ TK 1521 65.340.900 Nợ TK 133 6.534.090 Có TK 111 71.874.990 (2) Ngày 09/05 mua hóa chất XCS 4710600 Nợ TK 1522 12.500.000 Nợ TK 133 1.250.000 Có TK 111 13.750.000 (3) Ngày 16/05 mua xi măng trắng Nợ TK 1521 52.045.455 Nợ TK 133 5.204.545 Có TK 112 57.250.000 (4) Ngày 20/05 nhập kho vỏ bao Nợ TK 153 23.600.000 Nợ TK 133 1.180.000 Có TK 111 24.780.000 SVTH: Lương Hoàng Vũ-38- Lớp kế toán 2
  52. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến 2.2.1.4. Sơ đồ luân chuyển chứng từ chi tiền mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơ đồ 2.6: Chi tiền mua NVL, CCDC và dịch vụ mua ngoài Kế toán thanh tóan Giám đốc Kế toán Thủ quỹ trưởng Bắt đầu Ký, xét duyệt Giấy báo đòi Hóa đơn GTGT 1 Phiếu chi 2 Kiểm tra các chứng (Đã ký) từ liên quan Kiểm tra phiếu chi, chi tiền 1 Phiếu chi 2 1 1 Phiếu chi 2 1 (Đã ký) Phiếu chi 2 Khách hàng (Đã ký) Sổ quỹ Nhập dữ liệu Cơ sở Phiếuchi 2 Chương dữ liệu (Đã ký) trình xử lý Acsoft thu, chi N Kết thúc (Nguồn tài liệu: Phòng kế toán công ty cổ phần sản xuất – thương mại và dịch vụ Tiến Phát) SVTH: Lương Hoàng Vũ-39- Lớp kế toán 2
  53. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến Tại phòng kế toán, sau khi kế toán thanh toán nhận được giấy báo đòi tiền và hóa đơn GTGT, kế toán thanh toán tiến hành kiểm tra các chứng từ, sau khi kiểm tra xong thì lập phiếu chi gồm 2 liên, rồi chuyển cho giám đốc ký, xét, duyệt và được chuyển cho thủ kho, thủ quỹ tiến hành kiểm tra phiếu chi và bắt đầu khi tiếp nhận liên 1 thủ quỹ giao cho khách hàng liên 2 thì dùng để ghi sổ quỹ, cuối ngày thủ quỹ chuyển liên 2 sang kế toán thanh toán để kế toán thanh toán nhập dữ liệu phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán của hệ thống phần mền Acsoft và cuối cùng liên 2 được lưu tại phòng kế toán theo số chứng từ. SVTH: Lương Hoàng Vũ-40- Lớp kế toán 2
  54. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến 2.2.2. Kế toán xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phát sinh trong tháng 05 năm 2011 2.2.2.1. Các nghiệp vụ phát sinh (1) Ngày 02 tháng 05 năm 2011 xuất kho nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất, trong đó: - Xi măng trắng Thái Lan: 6.750 kg, đơn giá: 2.613,636 đ/kg - Bột đá: 11.070 kg, đơn giá: 545,455 đ/kg - Hóa chất: 112,5 kg, đơn giá: 101,818 - Phụ gia: 67,5 kg, đơn giá: 57,717 - Vỏ bao: 450 cái: đơn giá 6.744 đ/cái (2) Ngày 12 tháng 05 năm 2011 xuất kho nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ để sản xuất: - Xi măng trắng Thái Lan, nhập lần 1: Số lượng: 7.950 kg, đơn giá: 2.613,363 - Xi măng trắng Thái Lan, nhập lần 2: Số lượng: 7.920 kg, đơn giá: 2.613,363 - Bột đá dùng cho sản xuất bột trét nội: Số lượng: 13.038 kg, đơn giá: 545,455 đ/kg - Bột đá sản dùng xuất bột trét ngoại: Số lượng: 9.416 kg, đơn giá: 545,455 đ/kg - Hóa chất sản xuất bột trét nội: Số lượng 132,5 kg, đơn giá 101.818 đ/kg - Hóa chất sản xuất bột trét ngoại: Số lượng: 176kg, đơn giá: 101.818 - Phụ gia ( SX nội ): Số lượng 79,5 kg, đơn giá: 57.717 đ/kg - Phụ gia ( SX ngoại ): Số lượng 88kg, đơn gá: 57.717đ/kg - Vỏ bao dùng sản xuất bột trét nội: Số lượng: 530cái, đơn giá: 6.744 đ/cái - Vỏ bao dùng sản xuất ngoại: 440 cái, đơn giá 6.744 đ/cái (3) Ngày 31 tháng 05 năm 2011 xuất kho nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ để sản xuất, trong đó: - Xi măng trắng Thái Lan: 10.440 kg, giá 2.613,636 đ/kg - Bột đá: 12.412 kg, giá 545,455 đ/kg - Hóa chất: 232 kg, giá 101.818 đ/kg - Vỏ bao: 580 cái giá 6.744 đ/kg SVTH: Lương Hoàng Vũ-41- Lớp kế toán 2
  55. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến Đơn vị: Công ty CP SX – TM & DV Mẫu số: 02-VT (ban hành theo QĐ số Tiến Phát 15/2006 của Bộ Trưởng BTC) Địa chỉ: 112/11B, Trần Phú, Phường Cái Khế, quận Cái Răng, TP Cần Thơ PHIẾU XUẤT KHO Số: 03/05 Nợ: 621 Có: 152, 153 Họ tên người nhận hàng: Bùi Thanh Quang. Địa chỉ (bộ phận) sản xuất Lý do xuất kho: Sản xuất bột trét nội Xuất tại kho: Công ty Tiến Phát Địa điểm: Cần Thơ Đơn vị: Việt Nam đồng Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư, dụng Đơn Stt Số lượng Đơn giá Thành tiền cụ, sản phẩm, hàng vị hóa Xi măng trắng Thái 1 Kg 6.750 2.613,636 17.642.043 Lan 2 Bột đá Kg 11.070 545,455 6.038.187 3 Hóa chất Kg 112,5 101.818 11.454.525 4 Phụ gia Kg 67,5 57.717 3.895.898 5 Vỏ bao Cái 450 6744 3.034.800 Cộng 42.065.453 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Bốn mươi hai triệu không trăm sáu mươi lăm ngàn bốn trăm năm mươi ba đồng Ngày 02 tháng 05 năm 2011 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) SVTH: Lương Hoàng Vũ-42- Lớp kế toán 2
  56. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến 2.2.2.2. Phương pháp hạch toán Đơn giá bình quân xi 133.295.454 + 196.022.718 = măng trắng 51.000 + 75.000 = 2.613,636 đ/kg Đơn giá bình quân 33.818.182 + 49.090.908 = bột đá 62.000 + 90.000 = 545,455 đ/kg Đơn giá bình quân 61.090.908 + 142.545.452 = hóa chất 600 + 1.400 = 101.818 đ/kg Đơn giá bình quân 33.600.000 + 44.318.250 = phụ gia 600 + 750 = 57.717 đ/kg Đơn giá bình quân vỏ 12.108.250 đ + 34.090.000 = bao 1.850 + 5.000 = 6.744 đ/cái Căn cứ vào phiếu nhập kho, kế toán định khoản các nghiệp vụ phát sinh như sau: (1) Ngày 02 tháng 05 căn cứ vào phiếu xuất kho số 03/05: Nợ TK 621 42.065.453 Có TK 1521 17.642.043 Có TK 1522 21.388.610 (2) Ngày 12 tháng 5 căn cứ vào phiếu xuất kho số 11/05, kế toán định khoản: Nợ TK 621 94.804.502 Có TK 1521 41.478.403 Có TK 1522 53.326.099 (3) Ngày 31 tháng 05, căn cứ vào phiếu xuất kho số 30/05 Nợ TK 621 61.589.843 Có TK 1521 27.286.360 Có TK 1522 30.391.963 Có TK 153 3.911.520 SVTH: Lương Hoàng Vũ-43- Lớp kế toán 2
  57. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến 2.2.2.3. Sơ đồ luân chuyển chứng từ xuất kho NVL, CCDC Sơ đồ 2.7: Xuất NVL, CCDC sản xuất sản phẩm Bộ phận Giám đốc, kế yêu cầu toán trưởng Thủ kho Kế toán vật tư Bắt đầu Xét duyệt Lập phiếu Nhậpdữ xuất kho liệu Lập phiếu yêu cầu Phiếu yêu Phiếu cầu đã xét Phiếu yêu xuất duyệt cầu đã xét kho duyệt Phiếu yêu cầu N Chương N 1 trình xử 2 lý, phân hệ tổng 3 kho Phiếu xuất kho Cơ sở Người nhận NVL, dữ liệu CCDC Ký, ghi thẻ kho Phiếu Thẻ kho xuất kho (Nguồn tài liệu: Phòng kế toán công ty cổ phần sản xuất – thương mại và dịch vụ Tiến Phát) SVTH: Lương Hoàng Vũ-44- Lớp kế toán 2
  58. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến Căn cứ vào nhu cầu sản xuất, bộ phận phân xưởng lập phiếu yêu cầu cấp vật liệu, dụng cụ trình cho giám đốc và kế toán trưởng xét duyệt. Sau đó chuyển phiếu yêu cầu đã ký duyệt sang cho thủ kho. Thủ kho lập phiếu xuất kho thành 3 liên và cho xuất kho lượng nguyên vật liệu cần cho sản xuất theo phiếu yêu cầu đã xét duyệt. Liên 1 phiếu xuất kho được lưu tại nơi lập phiếu theo số nghiệp vụ, liên 2 giao cho người nhận nguyên vật liệu, liên 3 thủ kho căn cứ ghi vào thẻ kho, sau đó chuyển phiếu yêu câu cấp vật liệu đã xét duyệt cùng với phiếu xuất kho cho kế toán vật tư. Kế toán vật tư tiến hành tính toán, định khoản và tiến hành nhập dữ liệu vào hệ thống sổ sách kế toán Acsoft, sau đó liên 3 phiếu xuất kho được lưu tại phòng kế toán. 2.2.3. Kế toán kiểm kê nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Tại công ty Tiến Phát thì công tác kiểm kê nguyên vật liệu công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên, thời gian kiểm tra cũng tùy theo yêu cầu của từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở các phân xưởng. Mục đích việc kiểm kê nguyên vật liệu công cụ dụng cụ là nhằm xác định chính xác giá trị của từng loại ở trong kho công ty. Ngoài ra công tác kiểm kê con có mục đích là đôn đốc và kiểm tra tình hình báo cáo, quản lý lý các hao hụt, mất ở các kho. Qua đó nâng cao được ý thức và trách nhiệm của từng người trong việc bảo quản sử dụng cũng như việc quản lý. Thông thường trước khi kiểm kê phải xác định được số tồn kho hiện tại trên sổ sách. Kết quả kiểm kê sẽ được ghi vào biên bản kiểm kê vật tư, trên biên bản này sẽ ghi toàn bộ số vật tư được kiểm kê về số lượng đơn giá, lượng tồn thực tế trên sổ sách. Căn cứ vào đó để xác định nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho chính xác và có biện pháp xử lý phù hợp. Nguyên vật liệu của công ty thiếu hay thừa có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do việc bảo quản chưa đúng theo quy định. Vì vậy khi phát hiện số vật tư chênh lệch so với trên sổ sách thì sẽ tiến hành tìm hiểu nguyên nhân và xử lý. SVTH: Lương Hoàng Vũ-45- Lớp kế toán 2
  59. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến Trường hợp thiếu vật tư: Nếu là nguyên nhân khách quan thì được hạch toán vào chi phí. Nếu là do chủ quan thì doanh nghiệp yêu cầu cá nhân, đơn vị đó bồi thường. Trường hợp vật tư thừa trong kiểm kê: Sau khi tìm hiểu nguyên nhân của việc thừa NVL, CCDC kế toán sẽ tiế hành hạch toán giảm chi phí 2.2.4. Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Hàng năm vào thời điểm cuối năm, kế toán công ty vẫn chưa tiến hành lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nói riêng và hàng tồn kho nói chung. Việc không lập dự phòng cho hàng tồn kho có nhiều nguyên nhân như lượng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của công ty đang sử dụng cho sản xuất được cung cấp bởi các nhà cung cấp có uy tính, sự biến động về giá cả không nhiều. Do đó công ty chưa chú trọng tới công việc này. Tuy nhiên trong những năm gần đây, giá nguyên vật liệu thay đổi hàng ngày, sự biến động về ngoại tệ, lãy vay, trước tình hình đó thì việc lập dự phòng cho công ty dự việc rất cần thiết và sớm được triển khai SVTH: Lương Hoàng Vũ-46- Lớp kế toán 2
  60. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Nhận xét về công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần sản xuất thương mại và dịch vụ Tiến Phát 3.1.1. Đánh giá chung về thực trạng Trãi qua 6 năm thành lập, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Tiến Phát đã và luôn khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân nhất là trong nền kinh tế thị trường mở cửa giao lưu hợp tác với nhiều nước trên thế giới như hiện nay công ty đã nhanh chóng tổ chức lại sản xuất và nhanh chóng tham gia vào các hoạt động kinh doanh mua bán các loại sản phẩm vật liệu xây dựng như: Mua và phân phối nước sơn, trong đó có phân phối độc quyền nước sơn Việt. Sản xuất và bán lại bột trét tường nội và ngoại hỗ trợ cho việc bám dính của nước sơn. Công ty đã không ngừng phấn đấu tăng cường liên doanh, liên kết với các công ty liên doanh nước ngoài nhằm tạo được uy tín về chất lượng sản phẩm, cung cấp các sản phẩm vật liệu xây dựng cho nhiều công trình lớn. Để đứng vững trên thị trường và tạo lập được uy tín của mình như hiện nay thì không thể không nói đến sự chỉ đạo của ban lãnh đạo, sự vươn lên của các thành viên trong công ty. Tập thể lãnh đạo của công ty đã nhận ra những mặt yếu kém không phù hợp với cơ chế mới nên đã có nhiều biện pháp kinh tế hiệu quả, mọi sáng kiến luôn được phát huy nhằm từng bước khắc phục những khó khăn để hòa nhập với nền kinh tế thị trường. Bản thân công ty luôn phải tự tìm ra những nguồn vốn để sản xuất, đồng thời là một công ty luôn nhạy bén với sự thay đổi và cạnh tranh trên thị trường, công ty luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm và công tác quản lý nói chung, công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng. Một trong những yêu cầu quan trọng của công ty là tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng. 3.1.2. Đánh giá về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty Công tác kế toán nguyên vật liệu của công ty dựa trên căn cứ khoa học và đặc điểm tình hình thực tế của công ty luôn có sự sáng tạo trong vận dụng chế độ kế toán hiện hành. Đặc điểm kế toán nguyên vật liệu của công ty không đa dạng nhưng các nghiệp vụ nhập xuất cũng diễn ra thường xuyên, do đó công ty đã sử dụng cách tính giá nguyên vật liệu rất đơn giản và hợp lý. Đối với vật liệu nhập kho thì giá SVTH: Lương Hoàng Vũ-47- Lớp kế toán 2
  61. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến thực tế được tính theo hóa đơn GTGT và thuế GTGT được tính theo phương pháp khấu trừ. Đối với vật liệu xuất kho thì giá thực tế xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Như đã biết thì vật liệu là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm, do đó công tác quản lý và việc sử dụng tốt nguyên vật liệu thì sẽ góp phần thực hiện đóng góp tốt mục tiêu hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm như công ty đã đặt ra. Điều này công ty trú trọng đến khâu thu mua nguyên vật liệu cho đến khâu bảo quản nguyên vật liệu tốt để tránh giá mua nguyên vật liệu cao hơn giá thị trường tránh thất thoát hao hụt nguyên vật liệu do bảo quản không tốt. 3.1.3. Những thành tựu về kế toán nguyên vật liệu tại công ty Công ty cổ phần sản xuất thương mại và dịch vụ Tiến Phát rất trú trọng ở khâu thu mua, bảo quản dự trữ và sử dụng: Đối với công tác thu mua: Công ty có một đội ngủ nhân viên thu mua rất linh hoạt, am hiểu về chất lượng và thị trường nên việc thu mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tương đối ổn định. Bên cạnh đó công ty thường xuyên ký hợp đồng với các nhà cung cấp có mặt hàng tốt, chất lượng cao, giá cả phù hợp, luôn đảm bảo đúng đủ về số lượng cũng như quy cách sản phẩm nguyên vật liệu công cụ dụng cụ. Giao hàng đúng hẹn và kịp thời để công ty có thể sử dụng sản xuất tạo ra sản phẩm liên tục Đối với công tác dự trữ bảo quản: Công ty có một hệ thống kho được tổ chức một cách khoa học, bảo quản hợp lý theo tính năng công dụng, cũng như yêu cầu bảo quản của từng nguyên vật liệu công cụ dụng cụ phù hợp với tính chất hóa lý của từng loại vật tu. Bên cạnh đó, công ty đã xây dựng được một hệ thống định mức dự trữ nguyên vật liệu tối đa và tối thiểu để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh tiến hành liên tục. Ngoài ra đội quản lý kho có tinh thần tránh nhiệm cao cũng như trình độ chuyên môn, vì vậy việc kiểm tra quản lý nguyên vật liệu được đi vào nề nếp, đảm bảo vật tư được quản lý chặt chẽ, tránh được tình trạng thất thoát vật tư gây thiệt hại cho công ty. SVTH: Lương Hoàng Vũ-48- Lớp kế toán 2
  62. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến 3.1.4. Những ưu điểm và hạn chế về kế toán nguyên vật liệu tại công ty 3.1.4.1. Ưu điểm Về tổ chức công tác kế toán, bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối phù hợp với công việc, hoạt động có nguyên tắc, khả năng trình độ chuyên môn của từng kế toán phù hợp với đặc điểm tính chất, nhiệt tình tiếp nhận những chế độ kế toán mới. Quy mô sản xuất kinh doanh sử dụng vốn, chi phí và sự phân cấp quản lý tài chính ở công ty nhằm đáp ứng nhu cầu về thông tin cho lãnh đạo của công ty. Với hình thức tổ chức kế toán như hiện nay đã đảm bảo thống nhất đối với công tác trong công ty, đảm bảo cho kế toán phát huy được vai trò của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công lao động chuyên môn hóa của các cán bộ kế toán. Công ty có đội ngũ kế toán giàu kinh nghiệm và trình độ kế toán của từng người vững vàng đáp ứng nhu cầu quản lý về hạch toán kế toán theo đúng chế độ chính sách của Nhà Nước. Việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán cũng như thay đổi sổ sách chứng từ theo chế độ kế toán được tiến hành kịp thời và thích ứng rất nhanh. Về phương pháp xác định trị giá nguyên vật liệu: Ở khâu thu mua: Công ty đã xác định giá nhập kho theo giá thực tế trên hóa đơn GTGT hay hợp đồng mua bán, thuế GTGT đầu vào được xác định theo phương pháp khấu trừ, công ty luôn chú ý tới các khoản giảm trừ do hưởng chiết khấu và thuế suất đầu vào để xác định giá nhập được chính xác và giúp cho công việc tính toán xác định giá xuất kho sau đó dễ dàng hơn. Ở khâu xuất kho nguyên vật liệu dùng sản xuất: Phương pháp xuất kho nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân gia quyền giúp công ty dễ dàng tính toán và phản ánh giá rõ ràng đối với nhiều loại vật liệu khác thu mua từ nhiều nguồn khác nhau với số lượng lớn. Công ty luôn chú ý tới mức độ chênh lệch giá giữa các lần nhập vào và giá trên thị trường lúc xuất kho mà xác định phương pháp xác định giá xuất hợp lý. Việc áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán nguyên vật liệu và phù hợp với tình hình thực tế của công ty đã đáp ứng nhu cầu theo dõi thường xuyên tình hình biến động nguyên vật liệu, vật tư, thuận lợi cho việc ghi chép kiểm tra đối chiếu. SVTH: Lương Hoàng Vũ-49- Lớp kế toán 2
  63. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến Về quản lý nguyên vật liệu: Cùng với sự lớn mạnh và phát triển của công ty – sự lớn mạnh không chỉ thể hiện qua cơ sở vật chất kỹ thuật mà còn thể hiện qua khâu quản lý có trình độ chuyên môn, đó là công tác kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng không ngừng được hoàn thiện nâng cao. Kế toán nguyên vật liệu của công ty đã phản ánh và giám sát chặt chẽ về tài sản cũng như nguồn cung ứng vốn của công ty, đồng thời cung cấp thông tin kịp thời chính xác cho Giám Đốc, cho công tác quản lý, phân tích được các hoạt động kinh tế, thường xuyên giúp cho việc chỉ đạo nhập – xuất nguyên vật liệu một cách ổn định và nhanh chóng. Với đội ngũ kế toán được đào tạo khá vững chắc và am hiểu như hiện nay thì rất phù hợp với chức năng và nhiệm vụ đã được phân công nhưng cũng cần phải học hỏi thêm nhiều hơn nữa để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn. Về phương pháp hạch toán: Đây là khâu đặc biệt công ty xem trọng ngay từ những chứng từ ban đầu, cùng như những quy định rất chặt chẽ, được lập kịp thời nội dung ghi đầy đủ, rõ ràng, sổ sách được lưu chuyển theo dõi và lưu trữ khá hợp lý, không chồng chéo tổ chức theo dõi và ghi chép thường xuyên liên tục thông qua các chứng từ như: Phiếu nhập kho, hóa đơn GTGT và các loại sổ sách phản ánh đúng thực trạng biến động nguyên vật liệu ở công ty. Hạch toán nguyên vật liệu ở công ty được chia làm 2 phần: Hạch toán nguyên vật liệu nhập và hạch toán nguyên vật liệu xuất. Căn cứ vào các hóa đơn và phiếu nhập kho xuất kho, kế toán ghi hạch toán các nghiệp vụ phát sinh. Về hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ: Xí nghiệp đã sử dụng các chứng từ bắt buộc theo quy định và thực hiện nghiêm túc các bước trong quy trinh luân chuyển chứng từ, tạo điều kiện cho công tác hạch toán ban đầu được chính xác và công tác hạch toán sau này thuận lợi hơn. Việc tổ chức bảo quản lưu trữ chứng từ khoa học, đầy đủ dễ kiểm tra, tạo điều kiện cung câops thông tin kịp thời, chính xác khi cần đến. Về việc vận dụng hình thức sổ nhật kí chung: Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức ghi sổ nhật ký chung trên phần mền AC soft. Hình thức ghi sổ này đơn giản,n dễ thực hiện hoàn toàn phù hợp với đặc đierm sản xuất kinh doanh và quy mô của công ty. Nó giúp giảm bớt công việc SVTH: Lương Hoàng Vũ-50- Lớp kế toán 2
  64. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến ghi chép, thuận lợi cho việc làm bóa cáo. Bên cạnh sổ tổng hợp theo quy định của Bộ tài chính, công ty còn mở hệ thống sổ chi tiết để theo dõi chi tiết, lập báo cáo bảng biểu theo yêu cầu quản lý, giúp kế toán dễ theo dõi tìm và cung cấp thông tin kịp thời. Về việc áp dụng phần mền AC soft: Với những tín năng ưu Việt như: Thông tin kế toán chi tiết và đa dạng, tiết kiệm về thao tác, thời gian đơn giản, dễ triêtn khai, dễ sử dụng, tính mở và linh hoạt đã đảm bảo cho công tác kế toán tại doanh nghiệp đạt hiệu quả cao về vai trò cung cấp thông tin tài chính cho hoạt động sản xuất. 3.1.4.2. Hạn chế Công ty cổ phần sản xuất thương mại và dịch vụ Tiến Phát sản xuất các loại bột trét tường cao cấp, các nguyên vật liệu nhập về ở rất xa, thời gian vận chuyển rất lâu, vì vậy khó tránh khỏi những hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Bên cạnh đó, việc bảo quản cũng không phải là dễ, một số nguyên vật liệu không thể bị ẩm ướt hay không khí có ẩm, nhất là các loại xi măng trắng, hóa chất, không được để nguyên vật liệu quá thời hạn cho phép nếu không sẽ kém chất lượng, làm hư hỏng, gây mất mác ứ động vốn, vừa gây thiệt hại về các khoản chi phí bảo quản làm giảm lợi nhuận của công ty. 3.1.5. Các biện pháp hoàn thiện Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tôn trọng tài chính kế toán và tôn trọng chế độ kế toán hiện hành. Kế toán không chỉ là công cụ quản lý nền kinh tế của Nhà Nước, việc thực hiện chế độ kế toán ở các đơn vị kinh tế được phép vận dụng và cải biến sao cho phù hợp với tình hình quản lý tại đơn vị, không bắt buộc phải lập khuôn theo chế độ. Nhưng trong khuôn khổ nhất định vẫn phải tôn trọng chế độ mới về quản lý tài chính. Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu phải phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp, phù hợp với đặc điểm quản lý sản xuất kinh doanh. Công tác kế toán nguyên vật liệu phải đáp ứng các thông tin kịp thời, chính xác, phù hợp với yêu cầu quản lý nguyên vật liệu. SVTH: Lương Hoàng Vũ-51- Lớp kế toán 2
  65. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến 3.2. Kiến nghị Bất cứ một hệ thống nào, dù hoàn thiện tới đâu thì cũng phải có sai xót. Tìm ra những hạn chế và cách khắc phục là một việc hết sức quan trọng. Qua tìm hiểu tình hình thực tế tại công ty em nhận thấy có những vấn đề cần lưu ý như sau: 3.2.1. Kiến nghị về công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Công ty cổ phần sản xuất thương mại và dịch vụ Tiến Phát là đơn vị áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung, hình thức ghi sổ này thích hợp cho kế toán máy. Tuy nhiên hiện nay công ty vẫn còn một số chỗ sử dụng thủ công trong ghi sổ nên dễ gây bị trùng lập về dữ liệu. Trong điều kiện khoa học phát triển, công ty nên sử dụng hoàn toàn bằng kế toán máy trong việc ghi chép để phục vụ tốt cho việc quản lý và công việc làm hạch toán cũng dễ dàng hơn. 3.2.2. Kiến nghị về tổ chức kế toán tại công ty Kiểm tra chặt chẽ quá trình thu mua cũng như sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty để giảm bớt chi phí thu mua và đồng thời tiết kiệm nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ trong quá trình sản xuất hay quá trình hoạt động. 3.2.3. Kiến nghị về công tác dự trữ và bảo quản nguyên vật liệu Công tác này nhìn chung ở công ty là quan tâm rất nhiều. Công ty cũng nên thường xuyên kiểm tra các kho, vì qua kiểm tra sẽ tìm ra những nguyên nhân thiếu hụt, hỏng vật tư để kịp thời có biện pháp xử lý, việc làm này là rất cần thiết vì nó có thể tránh được tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhầm nâng cao tránh nhiệmk bảo quản nguyên vật liệu của các thủ kho, luôn giữ được nguyên vật liệu ổn định và chất lượng tốt nhất nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất ở phân xưởng. 3.2.4. Đối Với việc tính giá nguyên vật liệu công cụ dụng cụ Để thuận lợi cho việc tính giá nguyên vật liệu công cụ dung cụ khi nhập, xuất kho, công ty sử dụng phương pháp tính giá bình quân gia quyền. Do giá cả nguyên vật liệu công cụ thường xuyên biến động, kế toán tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền là hợp lý với tình hình thực tế tại công ty. Tuy nhiên việc tính theo phương pháp bình quân gia quyền gặp những khó khăn là sự chênh lệch về giá cả khi nhập, xuất kho. Vì vậy cần xem xét và chú ý khi mua nguồn nguyên liệu, công cụ dụng cụ để nhập kho. SVTH: Lương Hoàng Vũ-52- Lớp kế toán 2
  66. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến 3.2.5. Một số kiến nghị khác Công ty cần chủ động trong việc tạo vốn, như giảm các khoản thu hàng năm, vay vốn hoặc huy động vốn trong công ty, hạn chế hoặc từ chối các cửa hàng trả chậm, nguồn vốn không đủ thanh toán cho công ty, để cho công ty có thể tích lũy được nguồn vốn dồi dào, giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận tích lũy các quỹ đầu tư phát triển, Công ty sẽ chủ động trong việc đầu tư mua sắm, đổi mới máy móc trang thiết bị, có như vậy công ty mới thu hút được khách hàng và chiếm lĩnh được thị trường. Công ty phải thườn xuyên theo dõi, loại bỏ những nguyên vật liệu hư hỏng để tránh làm tổn hại đến nguyên vật liệu khác. Mua mới những nguyên liệu chất lượng cao để đảm bảo cho nhu cầu sản xuất. Khuyến khích sản xuất tiết kiệm trong công ty. Tận dụng triệt để những nguyên vật liệu, công cụ còn sử dụng tốt cho hoạt động sản xuất của công ty. Công ty cần có kế hoạch theo dõi thời gian làm việc của máy móc thiết bị, từ đó có những biện pháp và giải pháp giảm thiểu thời gian ngưng việc của máy móc thiết bị, cũng như tăng giờ làm thêm, đảm bảo cho máy móc thiết bị làm việc liện tục, đảm bảo máy móc thiết bị làm việc đều đặn cả năm, có như vậy mới phát huy được hết công suất tiềm năng của máy móc. SVTH: Lương Hoàng Vũ-53- Lớp kế toán 2
  67. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường như ngày nay thì việc cạnh tranh rất là mạnh mẽ, yêu cầu quan trọng đặt ra đối với công ty là làm thế nào có được một lượng vốn nhất định tạo ra được những sản phẩm có chất lượng hiệu quả. Có thể nói rằng công ty cổ phần sản xuất thương mại và dịch vụ Tiến Phát là một công ty hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm vật liệu xây dựng và sản xuất bột trét tường. Công ty đã khẳng định uy tín của mình bằng những chất lượng của sản phẩm tạo ra và sự nhiệt tình đáp ứng những sản phẩm kinh doanh khác có chất lượng cho khách hàng. Trong thời gian thực tập, được sự giúp đỡ của các anh chị trong công ty và những kiến thức đã học được em đã nhận biết được một số vấn đề cơ bản trong trong lĩnh vực kinh doanh của công ty. Vấn đề quản lý công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là cần thiết và hết sức quan trọng đặc biệt là các công ty cổ phần sản xuất thương mại vì nó góp phần tăng doanh thu và hạ giá thành sản phẩm.Việc xác định lãi lỗ của công ty hay nói cách khác chính là ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Để góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán cùng với tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu tại doanh nghiệp. Tuy nhiên kiến thức còn hạn hẹp, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, do đó bài báo cáo này chỉ dừng ở mức độ nhất định và vấn đề thiếu xót là điều không thể tránh khỏi vì vậy em rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của giáo viên hướng dẫn và các anh chị trong phòng kế toán để nhận thức của em được hoàn thiện hơn nữa. Vĩnh long, ngày 24 tháng 04 năm 2012 Sinh viên thực tập: Lương Hoàng Vũ SVTH: Lương Hoàng Vũ-54- Lớp kế toán 2
  68. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến PHỤ LỤC 1. Phiếu nhập kho 2. Phiếu xuất kho 3. Phiếu yêu cầu cấp vật liệu 4. Phiếu chi 5. Hóa đơn GTGT 6. Sổ cái các tài khoản 7. Sổ chi tiết SVTH: Lương Hoàng Vũ-1- Lớp kế toán 2
  69. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến Đơn vị: công ty CP SX – TM & DV Mẫu số: 01-VT (ban hành theo QĐ số Tiến Phát 15/2006 của Bộ Trưởng BTC) Địa chỉ: 112/11B, Trần Phú, Phường Cái Khế, quận Cái Răng, TP Cần Thơ PHIẾU NHẬP KHO Ngày 01 tháng 05 năm 2011 Nợ: 152 Số: 00001456 Có: 111 Đơn vị giao hàng: Công ty TNHH Hồng Hà Phát Họ tên người giao hàng: Nguyễn Thị Kim Cúc Theo: HĐBH Số : 071675 ngày 20 tháng 5 năm 2011 Của: Bùi Thanh Quang – Quận Cái Răng TP Cần Thơ Nhập tại kho: Công ty Tiến Phát Đơn vị: Việt Nam đồng Tên, nhãn hiệu, Số lượng quy cách vật tư, Mã Đơn Stt Đơn giá Thành tiền dụng cụ, sản số vị Theo Thực phẩm, hàng hóa CT nhập A B C D 1 2 3 4=2 x 3 Xi măng trắng 1 Tấn 25 2.613.636 65.340.900 Thái Lan Chi phí 0 VAT 10% 6.534.090 Cộng 71.874.990 Tổng số tiền (viết bằng chữ) Mười ba triệu tám trăm sáu mươi ngàn Nhập ngày 01 tháng 5 năm 2011 Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) SVTH: Lương Hoàng Vũ-2- Lớp kế toán 2
  70. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến Đơn vị: Công ty CP SX – TM & DV Mẫu số: 01-VT (ban hành theo QĐ số Tiến Phát 15/2006 của Bộ Trưởng BTC) Địa chỉ: 112/11B, Trần Phú, Phường Cái Khế, quận Cái Răng, TP Cần Thơ PHIẾU NHẬP KHO Ngày 9 tháng 5 năm 2011 Nợ: 152 Số: 0000025. Có: 111 Đơn vị giao hàng: Công ty TNHH một thành viên Kiến Xương Họ tên người giao hàng: Đỗ Cao Phúc Theo: HĐBH Số : 070096 Ngày 9 tháng 5 năm 2011 Của: Bùi Thanh Quang – Quận Cái Răng TP Cần Thơ Nhập tại kho: Công ty Tiến Phát Đơn vị: Việt Nam đồng Tên, nhãn hiệu, Số lượng quy cách vật tư, Mã Đơn Stt Đơn giá Thành tiền dụng cụ, sản số vị Theo Thực phẩm, hàng hóa CT nhập A B C D 1 2 3 4=2 x 3 Hóa chất XCS 1 kg 100 125.000 12.500.000 4710600 Chi phí 0 VAT 10% 1.250.000 Cộng 13.750.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Mười ba triệu bảy trăm năm mươi ngàn Nhập ngày 9 tháng 05 năm 2011 Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) SVTH: Lương Hoàng Vũ-3- Lớp kế toán 2
  71. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến Đơn vị: Công ty CP SX – TM & DV Mẫu số: 01-VT (ban hành theo QĐ số Tiến Phát 15/2006 của Bộ Trưởng BTC) Địa chỉ: 112/11B, Trần Phú, Phường Cái Khế, quận Cái Răng, TP Cần Thơ PHIẾU NHẬP KHO Ngày 16 tháng 5 năm 2011 Nợ: 152 Số: 0001963 Có: 112 Đơn vị giao hàng: Công ty TNHH Hồng Hà Phát Họ tên người giao hàng: Nguyễn Thị Kim Cúc Theo: HĐBH Số : 070655 ngày 16 tháng 5 năm 2011 Của: Bùi Thanh Quang – Quận Cái Răng TP Cần Thơ Nhập tại kho: Công ty Tiến Phát Đơn vị: Việt Nam đồng Tên, nhãn hiệu, quy Số lượng Mã Stt cách vật tư, dụng cụ, Đơn vị Đơn giá Thành tiền số Theo Thực sản phẩm, hàng hóa CT nhập A B C D 1 2 3 4=2 x 3 Xi măng trắng Thái 1 Tấn 10 2.613.636,38 26.136.364 Lan 2 Xi măng trắng Mã Lai Tấn 10 2.590.909,09 25.909.091 Chi phí 0 VAT 10% 5.204.545 Cộng 57.250.000 Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Năm mươi bảy triệu hai trăm năm mươi ngàn Nhập ngày 16 tháng 5 năm 2011 Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) SVTH: Lương Hoàng Vũ-4- Lớp kế toán 2
  72. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến Đơn vị: Công ty CP SX – TM & DV Mẫu số: 01-VT (Ban hành theo QĐ số Tiến Phát 15/2006 của Bộ Trưởng BTC) Địa chỉ: 112/11B, Trần Phú, Phường Cái Khế, quận Cái Răng, TP Cần Thơ PHIẾU NHẬP KHO Ngày 20 tháng 5 năm 2011 Nợ: 153 Số: 0000023 Có: 111 Đơn vị giao hàng: Công ty TNHH Hồng Hà Phát Họ tên người giao hàng: Theo: HĐBH Số : 070665 ngày 20 tháng 5 năm 2011 Của: Bùi Thanh Quang – Quận Cái Răng TP Cần Thơ Nhập tại kho: Công ty Tiến Phát Đơn vị: Việt Nam đồng Tên, nhãn hiệu, Số lượng quy cách vật tư, Mã Đơn Đơn Stt Thành tiền dụng cụ, sản số vị Theo Thực giá phẩm, hàng hóa CT nhập A B C D 1 2 3 4=2 x 3 1 Vỏ bao cái 4.000 5.900 23.600.000 Chi phí 0 VAT 5% 1.180.000 Cộng 24.780.000 Tổng số tiền (Viết bằng chữ) Hai mươi bốn triệu bảy trăm tám mươi ngàn Nhập ngày 20 tháng 5 năm 2011 Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng (ký họ, tên) (ký họ, tên) (ký họ, tên) (ký họ, tên) SVTH: Lương Hoàng Vũ-5- Lớp kế toán 2
  73. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến PHIẾU YÊU CẦU CẤP VẬT LIỆU Ngày 02 tháng 05 năm 2011 Người yêu cầu: Bùi Thanh Quang Chức vụ: Nhân viên quản lý phân xưởng Cấp các loại vật liệu sau: STT DANH MỤC ĐVT Số lượng Ghi chú 1 Xi măng Kg 6.750 2 Bột đá Kg 11.070 3 Hóa chất Kg 112,5 4 Phụ gia Kg 67,5 5 Vỏ bao Cái 450 Lý do: Sản xuất bột trét nội loại 40kg/bao Ngày 02 tháng 05 năm 2011 Người đại diện Người yêu cầu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) SVTH: Lương Hoàng Vũ-6- Lớp kế toán 2
  74. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến PHIẾU YÊU CẦU CẤP VẬT LIỆU Ngày 12 tháng 05 năm 2011 Người yêu cầu: Bùi Thanh Quang Chức vụ: Nhân viên quản lý phân xưởng Cấp các loại vật liệu sau: STT DANH MỤC ĐVT Số lượng Ghi chú 1 Xi măng Kg 15.780 2 Bột đá Kg 22.454 3 Hóa chất Kg 308,5 4 Phụ gia Kg 167,5 5 Vỏ bao Cái 970 Lý do: Sản xuất bột trét nội loại 40kg/bao Ngày 12 tháng 5 năm 2011 Người đại diện Người yêu cầu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) SVTH: Lương Hoàng Vũ-7- Lớp kế toán 2
  75. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến PHIẾU YÊU CẦU CẤP VẬT LIỆU Ngày 31 tháng 05 năm 2011 Người yêu cầu: Bùi Thanh Quang Chức vụ: Nhân viên quản lý phân xưởng Cấp các loại vật liệu sau: STT DANH MỤC ĐVT Số lượng Ghi chú 1 Xi măng Kg 10.440 2 Bột đá Kg 12.412 3 Hóa chất Kg 232 4 Phụ gia Kg 116 5 Vỏ bao Cái 580 Lý do: Sản xuất bột trét nội loại 40kg/bao Ngày 31 tháng 5 năm 2011 Người đại diện Người yêu cầu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) SVTH: Lương Hoàng Vũ-8- Lớp kế toán 2
  76. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến Đơn vị: Công ty CP SX – TM & DV Mẫu số: 02-VT (ban hành theo QĐ số Tiến Phát 15/2006 của Bộ Trưởng BTC) Địa chỉ: 112/11B, Trần Phú, Phường Cái Khế, quận Cái Răng, TP Cần Thơ PHIẾU XUẤT KHO Số: 03/05 Nợ: 621 Có: 152, 153 Họ tên người nhận hàng: Bùi Thanh Quang. Địa chỉ (bộ phận) sản xuất Lý do xuất kho: Sản xuất bột trét nội Xuất tại kho: Công ty Tiến Phát Địa điểm: Cần Thơ Đơn vị: Việt Nam đồng Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư, dụng Đơn Stt Số lượng Đơn giá THÀNH TIỀN cụ, sản phẩm, hàng vị hóa Xi măng trắng Thái 1 Kg 6.750 2.613,636 17.642.043 Lan 2 Bột đá Kg 11.070 545,455 6.038.187 3 Hóa chất Kg 112,5 101.818 11.454.525 4 Phụ gia Kg 67,5 57.717 3.895.898 5 Vỏ bao Cái 450 6744 3.034.800 Cộng 42.065.453 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Bốn mươi hai triệu không trăm sáu mươi lăm ngàn bốn trăm năm mươi ba đồng Ngày 02 tháng 05 năm 2011 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) SVTH: Lương Hoàng Vũ-9- Lớp kế toán 2
  77. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến Đơn vị: Công ty CP SX – TM & DV Mẫu số: 02-VT (ban hành theo QĐ số Tiến Phát 15/2006 của Bộ Trưởng BTC) Địa chỉ: 112/11B, Trần Phú, Phường Cái Khế, quận Cái Răng, TP Cần Thơ PHIẾU XUẤT KHO Số: 11/05 Nợ: 621 Có: 152 Họ tên người nhận hàng: Bùi Thanh Quang. Địa chỉ (Bộ phận) sản xuất Lý do xuất kho: Sản xuất bột trét nội Xuất tại kho: Công ty Tiến Phát Địa điểm: Cần Thơ Đơn vị: Việt Nam đồng Tên, nhãn hiệu, quy cách THÀNH Stt vật tư, dụng cụ, sản phẩm, Đơn vị Số lượng Đơn giá TIỀN hàng hóa 1 Xi măng trắng Thái Lan kg 7950 2613,636 20.778.406 2 Xi măng trắng Thái Lan kg 7920 2613,636 20.699.997 3 Bột đá( SX nội) kg 13,038 545,455 7.111.642 4 Bột đá( SX ngoại) kg 9416 545,455 5.136.004 5 Hóa chất( SX nội) kg 132.5 101.818 13.490.885 6 Hóa chất(SX ngoại) kg 176 101.818 17.919.968 7 Phụ gia( SX nội) kg 79.5 57.717 4.588.502 8 Phụ gia( SX ngoại) kg 88 57.717 5.079.096 9 Vỏ bao( SX nội) Cái 530 6.744 3.574.320 10 Vỏ bao( SX ngoại) Cái 440 6.744 2.367.360 Cộng 101.346.180 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Một trăm lẻ một triệu ba trăm bốn mươi sáu ngàn một trăm tám mươi Ngày 12 tháng 5 năm 2011 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) SVTH: Lương Hoàng Vũ-10- Lớp kế toán 2
  78. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến Đơn vị: Công ty CP SX – TM & DV Mẫu số: 02-VT (ban hành theo QĐ số Tiến Phát 15/2006 của Bộ Trưởng BTC) Địa chỉ: 112/11B, Trần Phú, Phường Cái Khế, quận Cái Răng, TP Cần Thơ PHIẾU XUẤT KHO Số: 30/05 Nợ: 621 Có: 152, 153 Họ tên người nhận hàng: Bùi Thanh Quang. Địa chỉ (bộ phận) Sản xuất Lý do xuất kho: Sản xuất bột trét nội Xuất tại kho: Công ty Tiến Phát Địa điểm: Cần Thơ Đơn vị: Việt Nam đồng Tên, nhãn hiệu, quy cách Stt vật tư, dụng cụ, sản Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền phẩm, hàng hóa 1 Xi măng trắng Thái Lan Kg 10,440 2613,636 27.286.360 2 Bột đá Kg 12,412 545,455 6.770.187 3 Hóa chất Kg 232 101.818 23.621.776 4 Vỏ bao Cái 580 6.744 3.911.520 Cộng 61.589.843 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Sáu mươi mốt triệu năm trăm tám mươi chín ngàn tám trăm bốn mươi ba đồng Ngày 31 tháng 5 năm 2011 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) SVTH: Lương Hoàng Vũ-11- Lớp kế toán 2
  79. Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán NVL, CCDC GVHD: TH.S. Nguyễn Minh Tiến SỔ CÁI Tháng 5 năm 2011 Tên TK: Nguyên vật liệu Số hiệu: 152 Trang: 01 Đơn vị: Đồng Chứng từ Số Số phát sinh Nhật ký Ngày Ngày hiệu Số chung tháng tháng tài DIỄN GIẢI ghi khoản NỢ CÓ Trang STT sổ đối số dòng ứng A B C D E G H 1 2 Số dư đầu kỳ 261.804.544 Số phát sinh trong tháng Xi măng trắng 00001456 01/05 111 65.340.900 Thái Lan Xi măng trắng 03/05 02/05 621 17.642.043 Thái Lan Bột đá 621 6.038.187 Hóa chất 621 11.454.525 Phụ gia 621 3.895.898 Hóa chất XCS 0000025 09/05 111 12.500.000 4710600 Xi măng trắng 11/05 12/05 621 41.478.403 Thái Lan Bột đá 621 12.247.646 Hóa chất 621 31.410.853 Phụ gia 621 9.667.598 Xi măng trắng 0001963 16/05 112 25.909.091 Thái Lan Xi măng trắng 112 26.136.364 Mã Lai Xi măng trắng 30/05 31/05 621 27.286.360 Thái Lan Bột đá 6.770.187 Hóa chất 23.621.776 Cộng số phát sinh 129.886.355 191.513.476 trong tháng Số dư cuối kỳ 200.177.421 Ngày 31 tháng 05 năm 2011 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) SVTH: Lương Hoàng Vũ-1- Lớp kế toán 2