Chiến lược chăm sóc sức khỏe trẻ em

pdf 12 trang hapham 3330
Bạn đang xem tài liệu "Chiến lược chăm sóc sức khỏe trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchien_luoc_cham_soc_suc_khoe_tre_em.pdf

Nội dung text: Chiến lược chăm sóc sức khỏe trẻ em

  1. CHIẾN LƯỢC CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ EM * Mục tiêu 1. Nêu được định nghĩa chăm sóc sức khỏe ban đầu trẻ em. 2. Kể được 7 nội dung chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu do UNICEF đề xướng và kể được 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam. 3. Nêu được mục tiêu và các chỉ tiêu chính chăm sóc sức khỏe ban đầu trẻ em đến năm 2010 và 2020 và định huớng năm 2020 -2030 4. Trình bày được tình trạng bệnh tật và thực trạng công tác triển khai các chương trình Y tế quốc gia về CSSKBĐ trẻ em tại Việt Nam. * Nội dung 1. Tình hình bệnh tật và súc khỏe trẻ em nước ta và mục tiêu sức khỏe trẻ em đến 2020. 1.1 Một số tình hình sức khỏe trẻ em nước ta (theo thống kê của Bộ Y tê 1995) - TỶ lê chết trẻ <1 tuổi: 44,2%, năm 2000 là 35%; - Tỷ lệ chết trẻ <5 tuổi: 55 4% năm 2000 là 46%; - Tỷ lệ sinh thiếu tháng: 25,3%o; Tỷ lệ trẻ sinh ra thấp cân (1996): 10,8% - Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng: 44,9% (1994), năm 2000 là 40%. 1.2. Một số tình hình sức khỏe trẻ em năm 2001, chỉ tiêu đặt ra và thực hiện năm 2010 và hướng chỉ tiêu đạt 2020. Bảng 1.1 Tình hình sức khỏe trẻ em năm 2001, chỉ tiêu đặt ra và thực hiện năm 2010 và hướng chỉ tiêu đạt 2020.
  2. Chỉ số 2001 Hướng Đã thực Hướng đạt đạt 2010 hiện 2010 2020 Tuổi thọ dân số trung bình 68 71 73 75 Tỷ lệ chết trẻ 90 >95 >90 (7vac) (7vac) (10vac) Tỷ lệ Bảo Hiểm Y Tế (%) 60 > 80 Định hướng y tế năm 2020-2030: Kiện tòan mạng lưới Y tế và kiện tòan về hệ thống dược đủ mạnh tính khoa học-hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực 1. 3.Tình hình bệnh tật Mô hình bênh tât trẻ em nước ta là mô hình bệnh tật của các nước đang phát triển đó là bệnh nhiễm khuẩn đứng hàng đầu (nhiễm khuấn hô hấp tiêu chảy, sốt rét sốt xuất huyết-D, thương hàn, viêm não, Hiện tại đáng quan tâm nhất là Bệnh hay hội chứng tay chân miệng, sốt xuất huyết dengue, và cúm AH1N1 hay cúm AH5N1 ) và sau đó là những bệnh của tình trạng thiếu dinh dưỡng (suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu vitamm A, thiếu Iod, ). Hiện nay xuất hiện thêm tình trạng thừa cân béo phì, một số bệnh lạ và tình hình tai nạn thương tích tăng lên. 1.4. Thực trạng, nguyên nhân tử vong
  3. 1. Bệnh lý chu sinh và sơ sinh 6. Bệnh của hệ tiêu hóa 2. Tai nạn, chấn thương, ngộ độc 7. Các hội chứng lâm sàng không xếp loại 3. Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng 8. Bệnh các khôi u 4. Bệnh của hệ tuần hoàn 9. Bệnh của hệ thân kinh 5. Bệnh của hệ hô hấp 10. Bệnh của hệ tiết niệu, sinh dục - Với sự quan tâm của chính phủ và lãnh đạo ngành Y tế đối với sức khỏe toàn dân nói chung trong đó trẻ em nói riêng thì việc chăm sóc sức khỏe ban đầu là hết sức cần thiết và cực cực kỳ quan trọng. - Về vấn đề sức khỏe với quan niệm hiện nay không còn riêng các cá nhân đơn thuần, hay 1 địa phương, 1 quốc gia mà phải là sức khỏe toàn cầu. - Các vấn đề có liên quan dến sức khỏe là bản thân của họ, khả năng di truyền-miễn dịch-dinh dưỡng, mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố như môi trường, kinh tế, khí hậu thời tiết, rèn luyện thân thể, học tập vui chơi giải trí. Bên cạnh đó các dịch vụ y tế trong chăm sóc sức khỏe (Nhân lực, tài lực, cơ sở vật chất, quản lý y tế-tài chính, các chương trình kế hoạch phải tốt phù hợp và hiệu quả). - Với su hướng đô thị hóa, kinh tế phát triển, ô nhiễm môi trường, những biến động về khí hậu thời tiết, tai nạn thiên nhiên hay nhân tạo như động đất, núi lửa, sóng thần, nổ rò rỉ nhà máy hạt nhân, những chất thải, hóa độc dược trong bảo vệ thực vật hay động vật ít nhiều ảnh hưởng sức khỏe cho con người. Những bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm kinh hoàn bên cạnh sự phát triển khoa học, công nghê, du lịch, giao thông vận tải mạnh mẽ nên vấn đề sức khỏe toàn cầu sẽ không tránh khỏi bị ảnh hưởng.
  4. Sức khỏe là vốn quí nhất của con người, do đó vấn đề chăm sóc sức khỏe là vô cùng quan trọng cần phải có kế hoạch chiến lược phù hợp cho từng thời kỳ. 2. Định nghĩa chăm sóc sức khẻ ban đầu 2.1. Định nghĩa sức khỏe của tổ chức y tế thế giới “ Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không đơn thuần là không có bệnh tật.” Tuyên ngôn Alma- Ata còn nhấn mạnh sức khỏe là quyền cơ bản của con người và việc đạt được mục tiêu sức khỏe cao nhất là mục tiêu xã hội toàn cầu quan trọng nhất, đòi hỏi sự tham gia của toàn xã hội, của nhiều ngành chứ không riêng ngành Y tế. 2.2. Định nghĩa chăm sóc sức khỏe ban đầu Theo điều VI của bản tuyên ngôn Alma- Ata : “Chăm sóc sức khỏe ban đầu là những chăm sóc sức khỏe thiết yếu dựa trên những phương pháp và kỹ thuật khoa học thực tiễn, có căn cứ khoa học và chấp nhận được về mặt xã hội, được đưa đến mọi người và gia đình trong cộng đồng một cách rộng rãi với sự tham gia đầy đủ mà chi phí có thể chi trả được ở cộng đồng và quốc gia ở các giai đoạn phát triển của họ trong tinh thần tự lực và tự quyết ” Nói một cách khác chăm sóc sức khỏe ban đầu là chăm sóc ngay tại tuyến cơ sở và gia đình. Trong đó quan trọng nhất là giáo dục các bà mẹ biết cách phát hiện sớm, biết theo dõi và chăm sóc con tại nhà đối với các bệnh thông thường. 2.3. Ý nghĩa của chăm sóc sức khỏe ban đầu - Tạo cho mọi người có cơ hội tiếp cận như nhau với các dịch vụ y tế, góp phần thực hiện công bằng xã hội. - Giảm bớt chi phí y tế cho xã hội và gia đình. - Giảm đáng kể tỷ lệ bệnh tật , tỷ lệ tử vong và di chứng, nâng cao sức khỏe cho toàn dân, nhất là giúp cho thế hệ trẻ phát triển một cách toàn diện. 3. Chiến lược CSSKBĐ cho trẻ em 3.1.Nội dung chiến lược CSSKBĐ cho trẻ em
  5. Chiến lược CSSKBĐ cho trẻ em được tổ chức UNCEF đề xướng và được OMS/WHO chấp nhận. Nội dung cơ bản của chiến lược này bao gồm 7 biện pháp ưu tiên. Được gọi tắt là GOBIFFF. 1. G: Growth chart: theo dõi sự phát triển thể chất của trẻ bằng cách sử dụng cân và biểu đồ tăng trưởng. Phát hiện sớm những trường hợp nguy cơ và suy dinh dưỡng để can thiệp sớm. 2. O: Oral Rehydration Therapy: Bù dịch đường uống bằng dung dịch Oresol (hay các dung dịch tương tự) để chống mất nước và điện giải khi trẻ bị tiêu chảy cấp. 3. B: Breast feeding: Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ, góp phần giảm các bệnh nhiễn khuẩn và SDD. 4. I: Immunization: thực hiện tiêm chủng mở rộng: tiêm phòng các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ em như lao, bạch hầu,uốn ván, ho gà, sởi, bại liệt cho tất cả trẻ em dưới 1 tuổi. 5. F: Family planing: tư vấn truyền thông thực hiện kế hoạch hóa gia đình 6. F: Femal education: Giáo dục kiến thức nuôi con cho bà mẹ. 7. F: Food supply: cung cấp thực phẩm . 3.2. Mười nội dung chăm sóc SKBĐ ở Việt Nam Trên cơ sở đó Việt Nam đưa ra 10 nội dung CSSKBĐ cho phù hợp. - Giáo dục sức khỏe. - Cải thiện điều kiện ăn uống, dinh dưỡng. - Cung cấp nước sạch, thanh khiết môi trường - Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em – kế hoạch hóa gia đình - Tiêm chủng mở rộng. - Phòng chống bệnh dịch lưu hành ở địa phương. - Chữa bệnh và chăm sóc vết thương. - Cung cấp thuốc thiết yếu - Quản lý sức khỏe. - Củng cố mạng lưới y tế cơ sở
  6. 4. Một số chỉ tiêu CSSKBĐ từ nay cho tới năm 2010 4.1. Mục tiêu chung: Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi. 4.2. Một số chỉ tiêu chăm sóc sức khỏe trẻ em đến năm 2010 - Tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi giảm xuống còn dưới 25/1000 trẻ đẻ sống. - Tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi giảm xuống còn dưới 32/1000 trẻ đẻ sống. - Tỷ lệ tử vong chu sinh dưới 18/1000 trẻ đẻ sống. - Tỷ lệ trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2500 giảm xuống dưới 6% - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD giảm còn dưới 20% vào năm 2010 - Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi thừa cân béo phì dưới 5% - Chiều cao trung bình thanh niên đạt từ 1,60m trở lên. - Loại trừ uốn ván sơ sinh - Giữ vững thành quả thanh toán bệnh bại liệt - Phấn đấu loại trừ bệnh sởi, bạch hầu. Giảm tỷ lệ mắc bệnh này xuống còn 0,1/100.000 người. - Giảm tỷ lệ mắc ho gà xuống 0.05/ 100.000 người. - Giảm tỷ lệ thiếu vitamin A thể tiền lâm sàng ở trẻ < 5 tuổi xuống dưới 5%. 5. Các chương trình y tế Quốc gia về CSSKBĐ tại Việt Nam và tổ chức triển khai tại tuyến cơ sở Trong những năm qua cùng với việc triển khai thực hiện thành công các chiến lược quốc gia như: chiến lược Quốc gia: Dinh dưỡng, Chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc và Bảo vệ sức khỏe nhân dân, về Y tế dự phòng, các chương trình phòng chống NKHHCT, chương trình CDD, chương trình IMCI Công tác CSSKBĐ trẻ em đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn thách thức cho công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em.
  7. Dưới đây là một số minh họa cho việc chăm sóc sức khỏe ban đầu 5.1. Chương trình tiêm chủng mở rộng Bảng 5.1 Diện bao phủ các chương trình tiêm chủng mở rộng Năm Diện triển khai 1981- 1984 Triển khai thí điểm 1985 100% tỉnh triển khai TCMR 1989 100% huyện triển khai TCMR 1995 100% xã triển khai TCMR 1997-1998 Xóa bản trắng về TCMR Bảng 5.2 Các vaccin trong chương trình tiêm chủng mở rộng TT Loại vaccin Đối tượng Năm triển khai Địa bàn 1 BCG Trẻ < 1 tuổi 1985 Toàn quốc 2 OPV Trẻ < 1 tuổi 1985 Toàn quốc 3 DPT Trẻ < 1 tuổi 1985 Toàn quốc 4 Sởi Trẻ < 1 tuổi 1985 Toàn quốc 5 Uốn ván PN có thai 1991 Toàn quốc PN 15-35 Vùng nguy cơ 6 Viêm gan B Trẻ < 1 tuổi 1997 Huyện điểm 2003 Toàn quốc
  8. 7 Viêm não NB Trẻ 1-5 tuổi 1997 Vùng nguy cơ 8 Tả Trẻ 2-5 tuổi 1997 Vùng nguy cơ 9 Thương hàn Trẻ 3-5 tuổi 1997 Vùng nguy cơ Trẻ 3-10 tuổi 2003 94 96 94 90 87 70 50 30 10 1989 1995 2000 2005 Biểu đồ 5.1 Tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em 5.2. Chương trình phòng chống SDD trẻ em Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em được triển khai trên toàn quốc từ năm 1995. Việc chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em được triển khai đến tận hộ gia đình thông qua mạng lưới cộng tác viên dinh dưỡng với các hoạt động chủ yếu là truyền thông giáo dục dinh dưỡng và theo dõi tăng trưởng cho trẻ bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai. 60 51.5 44.9 50 36.7 40 25.2 30 20 10 0 1985 1995 1999 2005 Biểu đồ 5.2 Tình hình giảm SDD trẻ em < 5 tuổi thể nhẹ cân
  9. Với chủ trương xã hội hóa hoạt động PCSDD, trong những năm qua chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em đã đạt những thành tựu quan trọng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em < 5 tuổi giảm nhanh và ổn định. Kiến thức và thực hành dinh dưỡng của bà mẹ cải thiện rõ rệt. 5.3. Chương trình phòng chống thiếu vitamin A Được triển khai thí điểm vào năm 1988. Đến năm 1993 chương trình phòng chống thiếu vitamin A được triển khai trên toàn quốc. Các hoạt động của chương trình bao gồm bổ sung viên vitamin A liều cao cho trẻ em 6- 36 tháng và phụ nữ sau sinh kết hợp truyền thông giáo dục nhằm khuyến khích sử dụng thực phẩm giàu vitamin A. Ngoài ra chương trình còn nghiên cứu bổ sung Vitamin A vào các thực phẩm như bột dinh dưỡng, bánh quy, dầu ăn  Hiệu quả đạt được Tỷ lệ trẻ 6-36 tháng uống vitamin A hàng năm từ 94-97% Đạt được chỉ tiêu thanh toán thiếu vitamin A lâm sàng , đầy lùi tình trạng mù vĩnh viễn do thiếu vitamin A.Tuy nhiên tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng còn cao( 10,8 % ở trẻ em và trên 50% ở bà mẹ cho con bú) 5.4. Chương trình phòng chống thiếu máu thiếu sắt Triển khai thí điểm từ năm 1990 ở các địa phương có dự án PAM Năm 1996 triển khai ở 100 xã do unicef tài trợ. Năm 1998: triển khai ở tất cả các tỉnh trong toàn quốc, mỗi tỉnh có ít nhất 1 huyện .  Các hoạt động triển khai: Bổ sung viên sắt cho phụ nữ mang thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ., truyền thông giáo dục kiến thức phòng chống thiếu máu thiếu sắt kết hợp tẩy giun và bổ sung sắt vào thực phẩm.  Hiệu quả đạt được: tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ em dưới 5 tuổi giảm đáng kể nhưng vẫn còn ở mức cao.
  10. Bảng 5.3.Tỷ lệ thiếu máu theo nhóm đối tượng Năm Trẻ em Phụ nữ không có Phụ nữ có thai < 60 tháng thai 1995 45,3% 40,2% 52,7% 2000 34,1% 24,3% 32,2% 80 59.9 60 45.8 40 22.7 18.3 15 20 0 <12th 13-24 25-36 37-48 49-60 Biểu đồ 5.3. Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em theo nhóm tuổi năm 2000 5.5. Chương trình phòng chống các rối loạn do thiếu iot Được triển khai trên toàn quốc từ năm 1995 với các hoạt động tuyên truyền vận động toàn dân mua và sử dụng muối iot bên cạnh các chính sách hỗ trợ sản xuất và sử dụng muối iot. Trong những năm qua chương trình đã đạt những thành quả quan trọng: tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối iot tăng từ 77,6 % năm 2000 lên 92,8% năm 2005, tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8-10 tuổi giảm từ 10,1 năm 2000 còn 3,6 năm 2005. Kiến thức về lợi ích của việc sử dụng muối iot cũng tăng lên đáng kể. 5.6.Chương trình IMCI Đã được giới thiệu ở 42/ 64 tỉnh thành trong cả nước. Đưa vào ch.trình giảng dạy cho 7/8 trường đại học và 19/70 trường THYT. Thiết lập 2 đơn vị huấn luyện quốc gia và 7 đơn vị huấn luyện khu vực. Hiệu quả của chương trình: cải thiện hệ thống y tế, cải thiện kỹ năng xử trí trẻ bệnh của cán bộ y tế và cải thiện thực hành tại gia đình và cộng đồng. 5.7. Chương trình CDD
  11. Góp phần đáng kể là giảm tỷ lệ tử vong do tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi thông qua việc phân loại, đánh giá mất và bù nước theo phác đồ khi trẻ bị tiêu chảy. 5.8. Chương trình ARI Cùng với chương trình IMCI góp phần làm giảm tỷ lệ mắc viêm phổi nặng , tỷ lệ tử vong và biến chứng do viêm phổi thông qua việc phát hiệm sớm, phân loại và xử trí đúng , tích cực các trường nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.  Tóm lại hiệu quả chương trình: Việc thực hiện tốt chương trình Quốc gia: tiêm chủng mở rộng, phòng chống bướu cổ, phòng chống SDD, IMCI đã mang lại những hiệu quả thiết thực như: - Bệnh sởi đã giảm 573 lần so với năm trước khi triển khai chương trình TCMR (1984), đạt mục tiêu khống chế sởi vào năm 1995. -Tỷ lệ mắc ho gà giảm hơn 350 lần và tỷ lệ mắc bạch hầu giảm 110 lần sau 20 năm sử dụng vaccin DPT. - Thanh toán được bệnh bại liệt vào năm 2000. - Loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005 sau hơn 10 năm phấn đấu và Việt Nam trở thành 1 trong 9 nước đạt được mục tiêu này trong số hơn 50 nước có bệnh lưu hành nặng trên thế giới. Hiện nay Việt Nam đã thực hiện thành công việc sản xuất được 9/10 loại vắc xin phục vụ cho công tác TCMR. Đã trộn iod vào muối ăn và cung cấp rộng rãi trên cả nước. Đẩy mạnh chương trình IMCI, rộng khắp và phát triển nhằm chăm sóc sức khỏe ngày có hiệu quả hơn. Thêm nữa đã có những bước tiến tốt trong chăm sóc sức khỏe trẻ em, với các chính sách miễn phí dưới 6 tuổi, bảo hiểm học đường. Nên việc chăm sóc sức khỏe trẻ ngày càng tốt hơn nhất là những trẻ có gia đình nghèo và khó khăn.  Hạn chế và khó khăn: - Vì đa số là người dân còn nghèo, thu nhập thấp nên còn hạn chế chăm sóc sức khỏe cho trẻ lớn hơn
  12. - Mạng lưới y tế còn hạn chế ở nông thôn, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng núi, hải đảo. - Nhận lực y tế cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế so với các chương trình quốc gia đề ra. - Trang thiết bị, cơ sở vật chất, ưu đãi và hổ trợ tài chính cho những nhân viên ý tế, nhất là ở nông thôn và vùng sâu và xa chưa thiết thực 6. Kết luận Chăm sóc SKBĐ là biện pháp chăm sóc sức khỏe cho mọi người mang lại hiệu quả nhất, góp phần làm giảm tỷ lệ bệnh tật , tỷ lệ tử vong và di chứng , nâng cao sức khỏe và thể chất giúp trẻ phát triển toàn diện. Chăm sóc SKBĐ đòi hỏi sự tham gia của tất cả mọi người và cộng đồng. Việc thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia như chương trình phòng chống SDD trẻ em, phòng chống thiếu VitaminA, phòng chống thiếu máu thiếu sắt, phòng chống các rối loạn do thiếu iot, tiêm chủng mở rộng , IMCI là nền tảng cơ bản cho thành công của chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu trẻ em. * Tài liệu kham khảo 1. Bài giảng nhi CSSKBĐ trẻ em (1992), Bộ môn Nhi Trường Đại học Y dược TP HCM. 2. Chiến lược quốc gia Y tế dự phòng 2001-2010. 3. Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân 2001-2010. 4. Chiến lược quốc gia, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030.