Đề cương bài giảng Tâm lý học nhận thức - Quản Thị Lý

pdf 29 trang hapham 1880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương bài giảng Tâm lý học nhận thức - Quản Thị Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_bai_giang_tam_ly_hoc_nhan_thuc_quan_thi_ly.pdf

Nội dung text: Đề cương bài giảng Tâm lý học nhận thức - Quản Thị Lý

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TH.S QUẢN THỊ LÝ ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC NHẬN THỨC (Tài liệu dùng cho sinh viên khoa tâm lý - giáo dục, ĐHSP) Thái Nguyên, tháng 2 năm 2011
  2. §HSP - §HTN Th¸i nguyªn, ngµy 15/ 10/ 2010 Khoa: T©m lý- Gi¸o dôc Bé m«n: T©m lý häc KÕ ho¹ch gi¶ng d¹y m«n: T©m lý häc nhËn thøc M· sè MH: - Sè tÝn chØ: 3 ( 2.1.6) TCHP - Sè tiÕt: 45 (LT : 30 TH,TL : 12 KT: 3 ) Tù häc : 90 - CT§T ngµnh : T©m lý - Gi¸o dôc - §¸nh gi¸: §iÓm thø 1: 30% 03 bµi kiểm tra. §iÓm thø 2: 70% Thi viÕt cuèi häc kú (90 phót) - M«n tiªn quyÕt: TriÕt häc M¸c - Lªnin - M«n häc tr­íc: T©m lý häc - M«n song hµnh: - Ghi chó kh¸c: Giê th¶o luËn, thùc hµnh sÏ chia nhãm. Néi dung tãm t¾t m«n häc: M«n häc ®i s©u vµo nghiªn cøu tõng qu¸ tr×nh nhËn thøc cô thÓ, tõ ®ã chØ ra b¶n chÊt ph¶n ¸nh cña tõng qu¸ tr×nh vµ nh÷ng quy luËt n¶y sinh, diÔn biÕn, ph¸t triÓn cña tõng qu¸ tr×nh ®ã. Course outline: Cognitive psychology The subject studies deeply each specific perceptive process, and from this, it shows the reflectional essence of each process as well as the rules of its origin and development. Tµi liÖu tham kh¶o: [1]. Bïi V¨n HuÖ- Gi¸o tr×nh t©m lý häc- NXB §¹i häc Quèc gia Hµ Néi [2]. Héi ®ång bé m«n t©m lý- gi¸o dôc häc, §Ò c­¬ng bµi gi¶ng t©m lý häc ®¹i c­¬ng, tµi liÖu dïng trong c¸c tr­êng §¹i häc s­ ph¹m- Hµ Néi 1975. [3]. Nguyễn Xuân Thức (chñ biªn) Giáo trình T©m lý häc ®¹i c­¬ng, Nhà xuất bản Đại học sư phạm - 2006 [4]. NguyÔn Quang UÈn (chñ biªn) T©m lý häc ®¹i c­¬ng - dïng cho c¸c tr­êng §¹i häc vµ cao ®¼ng s­ ph¹m- Hµ Néi 1995. 1
  3. [5]. NguyÔn Quang UÈn, TrÇn Träng Thuû, T©m lý häc ®ai c­¬ng, gi¸o tr×nh ®µo t¹o gi¸o viªn THCS cã tr×nh ®é cao ®¼ng s­ ph¹m, Hµ Néi 2003. [6]. GS. Ph¹m TÊt Dong, PGS. PTS. NguyÔn H¶i Kho¸t, PGS.PTS. NguyÔn Quang Uẩn - T©m lý häc ®ai c­¬ng- Bé GD§T, ViÖn §¹i häc më Hµ Néi- Hµ Néi 1995 [7]. Ph¹m Minh H¹c (chñ biªn), T©m lý häc. TËp 1, S¸ch dïng cho c¸c tr­êng §HSP, NXB Gi¸o dôc 1988. [8]. TrÇn Träng Thuû (chñ biªn), Bµi tËp thùc hµnh T©m lý häc, NXB GD 1990. C¸n bé tham gia gi¶ng d¹y: * ThS . GVC Qu¶n ThÞ Lý K. TLGD * ThS . Lª ThÞ Ph­¬ng Hoa K. TLGD Néi dung chÝnh TuÇn Néi dung Tµi liÖu Ghi chó Ch­¬ng 1 C¶m gi¸c 1 1.1 Kh¸i niÖm chung vÒ c¶m gi¸c. 1.1.1 C¶m gi¸c lµ g×? 1.1.2 §Æc ®iÓm cña c¶m gi¸c, 1.1.3. B¶n chÊt x· héi cña c¶m gi¸c. [1], [2], G: 3.0 1.1.4. C¬ së sinh lý cña c¶m gi¸c. [3], [4], 1.1.5. Vai trß cña c¶m gi¸c. [5], [6] 1.2. Ph©n lo¹i c¶m gi¸c. [7] 1.2.1. Nh÷ng c¶m gi¸c bªn ngoµi. 2 1.2.2. Nh÷ng c¶m gi¸c bªn trong. 1.3. C¸c quy luËt c¬ b¶n cña c¶m gi¸c. [1], [2], 1.3. 1. [3], [4], Quy luËt ng­ìng c¶m gi¸c. G: 3.0 1.3. 2. Quy luËt thÝch øng cña c¶m gi¸c. [5], [6] 1.3. 3 Quy luËt vÒ sù t¸c ®éng qua l¹i gi÷a c¸c [7] c¶m gi¸c 3 Th¶o luËn C¸c quy luËt cña c¶m gi¸c vµ øng dông cña nh÷ng quy luËt ®ã trong ®êi sèng vµ TL, TH: trong c«ng t¸c. 3.0 Bµi tËp Tõ bµi 105 ®Õn bµi 115 [8] thùc hµnh 2
  4. 4 Ch­¬ng 2 Tri gi¸c 2.1. Kh¸i niÖm chung vÒ tri gi¸c. 2.1.1 Tri gi¸c lµ g×? 2.1.2 §Æc ®iểm cña tri gi¸c. 2.1.3. C¬ së sinh lý cña tri gi¸c. [1], [2], G: 3.0 2.1.4. Vai trß cña tri gi¸c. [3], [4], 2.2. Ph©n lo¹i tri gi¸c. [5], [6] 2.2.1. Tri gi¸c kh«ng gian. [7] 2.2.2. Tri gi¸c thêi gian . 2.2.3. Tri gi¸c vËn ®éng . 2.2.4. Tri gi¸c con ng­êi. 5 2.3. Quan s¸t vµ n¨ng lùc quan s¸t. 2.3.1 Quan s¸t. 2.3.2 N¨ng lùc quan s¸t. 2.4. C¸c quy luËt cña tri gi¸c. 2.4.1. Quy luËt vÒ tÝnh ®èi t­îng cña tri gi¸c. [1], [2], G: 3.0 2.4.2. Quy luËt vÒ tÝnh lùa chän cña tri gi¸c. [3], [4], 2.4.3. Quy luËt vÒ tÝnh cã ý nghÜa cña tri gi¸c. [5], [6] 2.4.4. Quy luËt vÒ tÝnh æn ®Þnh cña tri gi¸c. [7] 2.4.5. Quy luËt tæng gi¸c. 2.4.6 Quy luËt ¶o gi¸c. 6 Th¶o luËn C¸c quy luËt cña tri gi¸c vµ øng dông cña nh÷ng quy luËt ®ã trong ®êi sèng vµ trong TL, TH: c«ng t¸c. 2.0 Bµi tËp TH Tõ bµi 116 ®Õn bµi 137 [8] KiÓm tra KiÕn thøc cña ch­¬ng 1 vµ ch­¬ng 2 (45 phút) KT:1.0 7 Ch­¬ng3 T­ duy 3.1 Kh¸i niÖm chung vÒ t­ duy. 3.1.1. T­ duy lµ g×? [1], [2], 3.1.2. B¶n chÊt x· héi cña t­ duy. [3], [4], G: 3.0 3.1.3. §Æc ®iÓm cña t­ duy. [5], [6] [7] 3
  5. 8 3.1.4. Sản phẩm của tư duy 3.1.5 Vai trß cña t­ duy. 3.2 C¸c giai ®o¹n cña t­ duy. [1], [2], 3.2.1 X¸c ®Þnh vÊn ®Ò vµ biÓu ®¹t vÊn ®Ò. [3], [4], G: 3.0 3.2.2. Huy ®éng c¸c tri thøc, kinh nghiÖm. [5], [6] 3.2.3. Sµng läc c¸c tri thøc, kinh nghiÖm, liªn [7] t­ëng vµ h×nh thµnh gi¶ thuyÕt 9 3.2.4. KiÓm tra gi¶ thuyÕt. 3.2.5. Gi¶i quyÕt vÊn ®Ò. 3.3. C¸c thao t¸c t­ duy: 3.3.1. Ph©n tÝch tæng hîp . [1], [2], 3.3.2. So s¸nh. [3], [4], 3.3.3. Trõu t­îng ho¸- kh¸i qu¸t. [5], [6] G: 3.0 3.4. C¸c lo¹i t­ duy. [7] 10 Th¶o luËn T¹i sao t­ duy l¹i ®­îc xÕp vµo møc ®é nhËn thøc lý tÝnh? TL, TH: Bµi tËp TH Tõ bµi 172 ®Õn bµi 204 [8] 2.0 KT Kiến thức ch­¬ng 3 (45 phút) KT: 1.0 11 Ch­¬ng4 T­ëng t­îng 4.1. Kh¸i niÖm chung vÒ t­ëng t­îng 4.1.1. T­ëng t­îng lµ g×? 4.1.2. §Æc ®iÓm cña t­ëng t­îng [1], [2], 4.1.3. Vai trß cña t­ëng t­îng. [3], [4], G: 3.0 [5], [6] 4.2. C¸c lo¹i t­ëng t­îng [7] 4.3. C¸c c¸ch s¸ng t¹o míi trong t­ëng t­îng 12 Th¶o luËn Sù gièng vµ kh¸c nhau gi÷a c¶m gi¸c víi tri gi¸c TL,TH: Sù gièng vµ kh¸c nhau gi÷a t­ duy víi 3.0 t­ëng t­îng. [8] Bµi tËp TH Tõ bµi 205 ®Õn bµi 217 4
  6. 13 Ch­¬ng5 TrÝ nhí 5.1. Kh¸i niÖm chung vÒ trÝ nhí 5.1.1. TrÝ nhí lµ g×? [1], [2], 5.1.2. C¸c quan ®iÓm kh¸c nhau vÒ sù h×nh [3], [4], G: 3.0 thµnh trÝ nhí. [5], [6] 5.1.3. C¬ së sinh lý cña trÝ nhí [7] 5.1.4. Vai trß cña trÝ nhí. 14 5.2. C¸c qu¸ tr×nh trÝ nhí: 5.2.1. Sù ghi nhí 5.2.2. Sù g×n gi÷ [1], [2], 5.2.3. Sù t¸i hiÖn [3], [4], 5,2.4 Sù quªn [5], [6] G: 3.0 5.3. C¸c lo¹i trÝ nhí. [7] 5.4. Sù kh¸c biÖt c¸ nh©n vÒ trÝ nhí 15 Th¶o luËn C¸c qu¸ trinh trÝ nhí TL,TH: Bµi t©p TH Tõ bµi 138 ®Õn bµi 171 [8] 2.0 KT Kiến thức ch­¬ng 4 vµ 5 (45 phút) KT: 1.0 5
  7. HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC Đời sống tâm lý của con người vô cùng phong phú đa dạng. Nó được hợp bởi ba mặt: Nhận thức - tình cảm - hành động ý chí. Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người. Nó có quan hệ chặt chẽ với hai mặt kia và với các hiện tượng tâm lý khác. Nhận thức là một quá trình, ở con người quá trình này thường gắn với một mục đích nhất định, nên nhận thức của con người là một hoạt động. Đặc trưng nổi bật của hoạt động nhận thức là phản ánh hiện thức khách quan và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan. - Quá trình phản ánh hiện thực khách quan (phản ánh các thụôc tính, các mối liên hệ, quan hệ của các sự vật hiện tượng) được gọi là quá trình nhận thức hay hoạt động nhận thức. - Căn cứ vào tính chất phản ánh có thể chia hoạt động nhận thức thành hai giai đoạn: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. + Nhận thức cảm tính gồm 2 quá trình cảm giác và tri giác. Đây là giai đoạn đầu sơ đẳng, chỉ phản ánh những thuộc tính bề ngoài, những mối liên hệ, quan hệ không gian, thời gian và trạng thái vận động của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của con người. Có vai trò quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ tâm lý của cơ thể với môi trường, định hướng và điều chỉnh hoạt động của con người giúp con người thích nghi với môi trường sống, là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các quá trình nhận thức cao hơn. + Nhận thức lý tính gồm 2 quá trình tư duy và tưởng tượng. Là giai đoạn cao hơn nhận thức cảm tính. Phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan mà con người chưa biết. Có vai trò quan trọng trong hiểu biết bản chất và những mối liên hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng làm điều kiện để con người làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân. - Hai giai đoạn này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhận thức cảm tính là cơ sở cho nhận thức lý tính, ngược lại nhận thức lý tính chi phối lại nhận thức cảm tính. 1
  8. V.I. Lê nin đã tổng kết mối quan hệ này thành quy luật của hoạt động nhận thức nói chung như sau: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - Đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan”. (V.I Lê nin - Bút ký triết học - NXB Sự thật - 1963) - Ngoài hai giai đoạn trên, hoạt động nhận thức còn có quá trình trí nhớ. 2
  9. Chương 1: CẢM GIÁC (Lý thuyết: 6; Thảo luận, thực hành: 3) Môc tiªu häc tËp 1. VÒ kiÕn thøc: Sau khi học xong SV trình bày được định nghĩa cảm giác, các đặc điểm của cảm giác và nội dung các quy luật của cảm giác. 2. Về kỹ năng: Áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để rèn luyện, phát triển cảm giác. 3. Về thái độ: Có trách nhiệm trong việc rèn luyện bản thân nhằm hình thành, phát triển cảm giác cho học sinh trong quá trình dạy học, giáo dục. NỘI DUNG 1.1. Khái niệm chung về cảm giác 1.1.1. Định nghĩa cảm giác Bất cứ một sự vật, hiện tượng nào đó đều tồn tại trong không gian, thời gian, trong trạng thái vận động cụ thể và đều được bộc lộ bởi hàng loạt những thuộc tính bề ngoài như màu sắc (xanh, đỏ ), kích thước (dài, ngắn ), trọng lượng (nặng, nhẹ), khối lượng (to, nhỏ ), tính chất (nóng, lạnh, cay, đắng ) Những thuộc tính này tác động vào từng giác quan của chúng ta, sẽ cho ta những cảm giác cụ thể. Vậy: Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính bề ngoài của sự vật và hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta. Đây là mức độ phản ánh tâm lý đầu tiên, thấp nhất của con người nói chung và của hoạt động nhận thức nói riêng, là hình thức định hướng đầu tiên của cơ thể trong thế giới xung quanh. 1.1.2. Đặc điểm của cảm giác - Cảm giác là một quá trình tâm lý, nghĩa là có nảy sinh, diễn biến và kết thúc. - Cảm giác chỉ phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật, hiện tượng thông qua hoạt động của từng giác quan riêng lẻ chứ chưa phản ánh được trọn vẹn các thuộc tính của sự vật, hiện tượng. 3
  10. - Cảm giác phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp tức là sự vật, hiện tượng phải tác động trực tiếp vào giác quan của ta thì mới tạo ra được cảm giác. 1.1.3. Bản chất xã hội của cảm giác Cảm giác của con người khác xa về chất so với cảm giác của con vật, bởi vì cảm giác của người có bản chất xã hội. Bản chất xã hội của cảm giác ở người được thể hiện: - Đối tượng phản ánh của cảm giác ở người ngoài sự vật, hiện tượng vốn có trong tự nhiên, còn có cả những sự vật, hiện tượng do lao động của loài người tạo ra. - Cơ chế sinh lý của cảm giác ở người không chỉ giới hạn ở hệ thống tín hiệu thứ nhất mà còn bao gồm các cơ chế thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai. - Cảm giác ở người còn chịu ảnh hưởng của nhiều hiện tượng tâm lý cao cấp khác của con người. - Cảm giác của người được phát triển mạnh mẽ và phong phú dưới ảnh hưởng của hoạt động và giáo dục, của kinh nghiệm nghề nghiệp, tri thức, sự rèn luyện. 1.1.4. Cơ sở sinh lý của cảm giác Khả năng cảm giác cũng như quy luật đặc thù của chúng không phải là những phẩm chất “thuần tuý tinh thần” nào đó từ bên ngoài nhập vào đầu óc con người, mà chính do những đặc điểm giải phẫu và các quá trình sinh lý diễn ra theo những quy luật nhất định của các cơ quan cảm giác, dưới tác động của thế giới khách quan. Bộ máy giải phẫu sinh lý của cơ thể có khả năng thu nhận năng lượng vật kích thích và biến nó thành cảm giác gọi là bộ máy phân tích. Bộ máy phân tích gồm có ba bộ phận: - Bộ máy thu nhận kích thích như mắt, tai, mũi, lưỡi v.v - Đường thần kinh hướng tâm, dẫn truyền xung động thần kinh từ bộ máy này về hệ thần kinh trung ương. - Những trung tâm thần kinh trung ương đặc biệt là trung khu trên vỏ não. 4
  11. Đối tượng hay hiện tượng tác động vào giác quan gọi là vật kích thích. Vật kích thích gây ra luồng xung động ở tế bào thần kinh. Luồng xung động đó được dẫn truyền theo các dây thần kinh hướng tâm đến khu trung ương thần kinh tương ứng ở vỏ não, và ở đấy xuất hiện cảm giác. Như vậy, cảm giác là kết quả hoạt động của toàn bộ máy phân tích, nhằm biến năng lượng của vật kích thích thành năng lượng của quá trình thần kinh, biến thành “cơ quan thông tin trong cơ thể” (Nguyễn Xuân Điều “Sinh lý học thể dục thể thao” Nhà XBTDTT Hà Nội, 1972, trang 212. Bộ máy phân tích là một tổ chức trọn vẹn, nếu một trong ba bộ phận của nó bị hỏng, thì ta sẽ không có cảm giác tương ứng. Cảm giác của cá nhân chỉ tinh vi, rõ rệt sau khi cá nhân có nhiều kinh nghiệm, có nhiều đường liên hệ thần kinh tạm thời nối liền trung khu của nhiều bộ máy phân tích với nhau, đặc biệt là bộ máy phân tích vận động. Nói một cách khác, cơ sở sinh lý của cảm giác ở người lớn bình thường là hoạt động phản xạ không điều kiện kết hợp với hoạt động phản xạ có điều kiện, hay còn gọi là phản xạ phức hợp của bộ máy phân tích. Chính vì lẽ đó, mà cảm giác con người mang dấu vết của lịch sử xã hội loài người và kinh nghiệm của mỗi người. 1.1.5. Vai trò của cảm giác Trong cuộc sống nói chung và trong hoạt động nhận thức nói riêng của con người, cảm giác giữ vai trò quan trọng . - Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của con người (và con vật) trong hiện thực khách quan. - Cảm giác là nguồn cung cấp những nguyên, vật liệu cho các hình thức nhận thức cao hơn. V.I. Lê nin đã từng nói: “Ngoài sự thông qua cảm giác chúng ta không thể nào nhận thức được bất kì một hình thức nào của vật chất cũng như bất kì hình thức nào của vận động”. (V.I. Lê nin - Bút kí triết học) V. I. Lê nin: “Tất cả mọi sự hiểu biết của chúng ta đều bắt nguồn từ cảm giác”. 5
  12. “Cảm giác là viên gạch đầu tiên xây dựng tòa lâu đài nhận thức”. (V.I. Lê nin - Bút kí triết học) - Cảm giác là điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt động (trạng thái hoạt hóa) của vỏ não, nhờ đó đảm bảo hoạt động tinh thần của con người được bình thường. Các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này cho thấy trong trạng thái “đói cảm giác” các chức năng tâm lý và sinh lý của con người sẽ bị rối loạn. - Cảm giác là con đường nhận thức hiện thực khách quan đặc biệt quan trọng đối với những người bị khuyết tật. 1.2. Phân loại cảm giác Căn cứ vào nguồn kích thích gây ra cảm giác, người ta chia cảm giác thành 2 loại: 1.2.1. Những cảm giác bên ngoài: Do kích thích nằm ngoài cơ thể gây nên, gồm có: - Cảm giác nhìn (thị giác). + Nảy sinh do sự tác động của các sóng ánh sáng (sóng điện từ) phát ra từ các sự vật. + Có cơ sở sinh lý là sự hoạt động của cơ quan phân tích thị giác. + Cho ta biết hình thù, khối lượng, độ sáng, độ xa, màu sắc của sự vật. + Có vai trò cơ bản trong sự nhận thức thế giới bên ngoài. - Cảm giác nghe (thính giác). + Nảy sinh do những sóng âm, tức là những dao động của không khí gây nên, những sóng âm được lan ra từ mọi phía, từ nguồn phát ra âm thanh đến tai người nghe. + Có cơ sở giải phẫu - sinh lý là sự hoạt động của cơ quan phân tích thính giác. + Cảm giác nghe phản ánh những thuộc tính của âm thanh như cao độ (tần số dao động), cường độ (biên độ dao động) và âm sắc (hình thức dao động). + Có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, nhờ nó mà ta nghe được tiếng nói, có khả năng giao tiếp với người khác, có khả năng kiểm tra được ngôn ngữ của mình và khi cần thì có thể hiệu chỉnh sự phát âm. 6
  13. - Cảm giác ngửi (khứu giác). + Do các phân tử của các chất bay hơi tác động lên màng ngoài của khoang mũi, qua không khí gây nên. + Có cơ sở giải phẫu - sinh lý là sự hoạt động của cơ quan phân tích khứu giác. + Cho ta biết tính chất của mùi (thơm, hắc, hôi, thối) + Trong thực tế, cảm giác ngửi tương đối ít quan trọng. Nhưng khi các cảm giác nghe và cảm giác nhìn bị khuyết tật thì cảm giác ngửi cùng với các cảm giác còn lại sẽ giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. - Cảm giác nếm (vị giác). + Do sự tác động của các thuộc tính hóa học của những chất hòa tan trong nước lên các cơ quan thụ cảm vị giác ở lưỡi, họng và vòm khẩu gây nên. + Có cơ sở giải phẫu - sinh lý là sự hoạt động của cơ quan phân tích vị giác. + Cho biết vị của thức ăn, đồ uống như mặn, ngọt, chua, cay - Cảm giác da (mạc giác). + Do những kích thích cơ học và nhiệt học tác động lên da tạo nên. + Có cơ sở giải phẫu - sinh lý là hoạt động của bộ máy phân tích mạc giác. + Cảm giác da gồm năm loại: Cảm giác đụng chạm, cảm giác nén, cảm giác nóng, cảm giác lạnh, cảm giác đau. Trên bề mặt của da có phân bố năm loại vi thể (đầu tận cùng của các dây thần kinh cảm giác) ứng với 5 loại cảm giác trên. + Độ nhạy cảm của các phần khác nhau của da đối với mỗi loại kích thích trên là khác nhau. Cảm giác đụng chạm nhạy bén nhất ở đầu lưỡi và đầu các ngón tay, lưng kém nhạy cảm hơn đồi với cảm giác này, các vùng da ở các phần thân thể được che kín thì nhạy cảm hơn đối với cảm giác nóng, lạnh. 1.2.2. Những cảm giác bên trong: Do kích thích nằm bên trong cơ thể gây nên, gồm có: - Cảm giác vận động và cảm giác sờ mó. Cảm giác vận động là cảm giác phản ánh những biến đổi xảy ra trong các cơ quan vận động, báo hiệu về mức độ co của cơ và vị trí của các phần trong cơ thể. 7
  14. Cảm giác sờ mó là sự kết hợp giữa cảm giác vận động và cảm giác đụng chạm tạo thành. Bàn tay với tư cách là cơ quan sờ mó trước tiên xuất hiện ở khỉ, nhưng chỉ có ở người thì nó mới phát triển đầy đủ và trở thành công cụ lao động và khí quan nhận thức. Những cảm giác sờ mó là vật điều chỉnh quan trọng đối với các động tác lao động, nhất là động tác lao động đòi hỏi độ chính xác cao. - Cảm giác thăng bằng. Là cảm giác phản ánh vị trí và những chuyển động của đầu. Cơ quan cảm giác thăng bằng nằm ở tai trong (3 ống bán khuyên). Cơ quan thăng bằng có liên quan chặt chẽ đối với các nội quan khác. Khi cơ quan thăng bằng bị kích thích quá mức (mất thăng bằng) thì gây ra chóng mặt và nôn mửa . Nếu luyện tập đều đặn thí tính ổn định của cơ quan thăng bằng sẽ tăng lên. Cảm giác này rất quan trọng với hoạt động của con người. - Cảm giác rung. Là loại cảm giác đặc biệt do các dao động của không khí tác động lên bề mặt của thân thể gây ra, những dao động này là do các vật thể bị rung động hay chuyển động tạo nên. Hiện nay người ta chưa phát hiện được bộ máy thụ cảm riêng của cảm giác này, và người ta cho rằng nó là một trong những cảm giác cổ xưa nhất. Tất cả các mô trong cơ thể đều phản ánh được sự rung động của môi trường bên ngoài và bên trong. ở những người thính giác bình thường thì cảm giác này kém phát triển. nhưng ở người điếc, đặc biệt vừa mù vừa điếc thì loại cảm giác này phát triển rõ rệt và được dùng để định hướng cho họ trong thế giới xung quanh. - Cảm giác cơ thể. Là cảm giác phản ánh tình trạng hoạt động của các cơ quan nội tạng. Bao gồm: cảm giác đói, no, buồn nôn, đau ở các cơ quan bên trong con người (đau đầu, đau dạ dày, đau tim ) 8
  15. 1.3. Các quy luật cơ bản của cảm giác 1.3.1 Quy luật ngưỡng cảm giác Có hai loại ngưỡng: Là ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt. a) Ngưỡng tuyệt đối. Muốn có cảm giác phải có sự kích thích vào các giác quan. Nhưng không phải mọi sự kích thích vào giác quan đều gây ra cảm giác. Kích thích quá yếu không đủ gây nên cảm giác. Kích thích quá mạnh cũng dẫn đến mất cảm giác. Như vậy, muốn kích thích gây được cảm giác thì cường độ kích thích phải đạt tới một giới hạn nhất định (không quá nhỏ, không quá lớn). Giới hạn của cường độ mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác gọi là ngưỡng cảm giác hay ngưỡng tuyệt đối. Ngưỡng tuyệt đối được chia làm 2 loại: - Ngưỡng tuyệt đối phía dưới, gọi tắt là ngưỡng dưới. Là cường độ kích thích tối thiểu, đủ để gây ra cảm giác. - Ngưỡng tuyệt đối phía trên, gọi tắt là ngưỡng trên. Là cường độ kích thích tối đa, mà ở đó vẫn còn gây được cảm giác. Có thể biểu diễn ngưỡng cảm giác theo sơ đồ: Ng­ìng d­íi Ng­ìng trªn Vïng ph¶n ¸nh ®­îc Phạm vi từ ngưỡng dưỡi đến ngưỡng trên là vùng phản ánh (vùng cảm giác) được. Trong đó có một vùng phản ánh tốt nhất. Chú ý: Mỗi giác quan thích ứng với một kích thích nhất định và có ngưỡng xác định. b) Ngưỡng sai biệt. Cảm giác còn phản ánh sự khác nhau giữa hai kích thích. Nhưng kích thích phải có một tỉ lệ chênh lệch tối thiểu về cường độ hay tính chất thì ta mới cảm thấy sự khác nhau giữa hai kích thích. Mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc về tính chất của hai kích thích đủ để phân biệt sự khác nhau giữa chúng gọi là ngưỡng sai biệt. 9
  16. Hay nói khác: Ngưỡng sai biệt là tỉ lệ giữa lượng kích thích tối thiểu thêm vào đủ gây một cảm giác mới trên lượng kích thích cũ. P Vê Be đã tìm ra công thức ngưỡng sai biệt K P Trong đó: K là ngưỡng sai biệt P là lượng kích thích nhỏ nhất thêm vào để có cảm giác mới. P là lượng kích thích cũ. Ví dụ: K âm thanh = 1/10 K ánh sáng = 1/100 K trọng lượng = 1/30 Chú ý: ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt của cảm giác không giống nhau ở mỗi loại cảm giác khác nhau và mỗi người khác nhau. Nó có thể thay đổi tùy theo lứa tuổi, trạng thái sức khỏe, trạng thái tâm sinh lý, tính chất nghề nghiệp và do việc rèn luyện của mỗi người. c) Mối quan hệ giữa ngưỡng cảm giác và độ nhạy cảm của cảm giác. + Độ nhạy cảm của cảm giác: Là khả năng cảm nhận được các kích thích nhỏ nhất tác động vào giác quan, đủ gây ra cảm giác. + Độ nhạy cảm sai biệt: Là khả năng cảm nhận được sự khác nhau nhỏ nhất giữa hai kích thích. Ngưỡng tuyệt đối phía dưới và ngưỡng sai biệt tỷ lệ nghịch với độ nhạy cảm của cảm giác và độ nhạy cảm sai biệt. Tức là: Ngưỡng dưới càng thấp thì độ nhạy cảm càng cao và ngược lại. 1 Nếu gọi E là độ nhạy cảm, P là ngưỡng dưới thì E P Ngưỡng sai biệt càng nhỏ thì độ nhạy cảm sai biệt càng cao và ngược lại 1 Nếu gọi E0 là độ nhạy cảm sai biệt, K là ngưỡng sai biệt thì K E0 1.3.2. Quy luật thích ứng của cảm giác Để đảm bảo cho sự phản ánh được tốt nhất và để bảo vệ hệ thần kinh, cảm giác của con người có khả năng thích ứng với kích thích. 10
  17. Sự thích ứng của cảm giác là khả năng thay đổi độ nhạy cảm cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích, khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm, khi cường độ kích thích giảm thì tăng độ nhạy cảm. Ví dụ: Từ chỗ sáng (cường độ kích thích ánh sáng mạnh) vào chỗ tối (cường độ kích thích ánh sáng yếu đi) mới đầu không nhìn rõ sau mới nhìn rõ (độ nhạy cảm tăng lên) thị giác thích ứng. Ngược lại, ở chỗ tối (cường độ kích thích ánh sáng yếu) mà bước ra chỗ sáng (cường độ kích thích ánh sáng mạnh lên) mới đầu lóa mắt sau đó nhìn rõ dần (độ nhạy cảm giảm dần) để thị giác thích ứng. Quy luật này có ở tất cả các loại cảm giác, nhưng mức độ thích ứng khác nhau. Nhờ có tính thích ứng, cảm giác của con người có thể phản ánh những kích thích có cường độ biến đổi trong một phạm vi lớn, từ đó thích nghi với môi trường luôn thay đổi. Nếu được rèn luyện có phương pháp, tính thích ứng của cảm giác sẽ vô cùng tinh tế và nhạy bén. Khả năng thích ứng của cảm giác có thể thay đổi và phát triển do hoạt động, rèn luyện và tính chất nghề nghiệp. 1.3.3. Quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác Cảm giác của con người không tồn tại một cách biệt lập mà chúng tác động qua lại lẫn nhau. Kết quả của sự tác động qua lại giữa các cảm giác là làm thay đổi độ nhạy cảm của một cảm giác này dưới tác động của các cảm giác khác. Quy chung của sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác là: Sự kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích khác. Ngược lại, sự kích thích mạnh lên một cơ quan phân tích này sẽ làm giảm độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích khác. Sự tác động lẫn nhau của các cảm giác có thể diễn ra đồng thời hay nối tiếp ở những cảm giác cùng loại hay khác loại. 11
  18. Sự tác động qua lại giữa những cảm giác cùng loại được gọi là hiện tượng tương phản trong cảm giác. Đó là sự thay đổi cường độ hay chất lượng của cảm giác do ảnh hưởng của kích thích cùng loại diễn ra trước đó hay đồng thời. Có hai loại tương phản trong cảm giác: - Tương phản đồng thời. - Tương phản nối tiếp. TÀI LIỆU HỌC TẬP [1]. Bùi Văn Huệ, Giáo trình tâm lý học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [2]. Hội đồng bộ môn tâm lý - giáo dục học, Đề cương bài giảng tâm lý học đại cương, tài liệu dùng trong các trường Đại học sư phạm, Hà Nội 1975. [3]. Nguyễn Xuân Thức (chủ biên) Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nhà xuất bản Đại học sư phạm. [4]. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) Tâm lý học đại cương, dùng cho các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm, Hà Nội 1995. [5]. Nguyễn Quang Uẩn, Trần Trọng Thủy, Tâm lý học đại cương, giáo trình đào tạo giáo viên THCS có trình độ cao đẳng sư phạm, Hà Nội 2003. [6]. GS Phạm Tất Dong, PGS. PTS. Nguyễn Hải Khoát, PGS. PTS. Nguyễn Quang Uẩn, Tâm lý học đại cương, Bộ GDĐT, Viện Đại học mở Hà Nội, Hà Nội 1995. [7]. Phạm Minh Hạc (chủ biên), Tâm lý học, Tập 1, Sách dùng cho các trường ĐHSP, NXB Giáo dục 1988. [8]. Trần Trọng Thủy (chủ biên), Bài tập thực hành Tâm lý học, NXB GD 1990. 12
  19. TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP Phấn, bảng, máy tính và máy chiếu HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1. Câu hỏi ôn tập 1. Cảm giác là gì? 2. Trình bày các đặc điểm của cảm giác. 3. Phân tích bản chất xã hội của cảm giác ở người. 4. Trình bày vai trò của cảm giác. 5. Có thể phân chia cảm giác thành những loại nào? 6. Trình bày những quy luật của cảm giác và nêu ứng dụng của những quy luật đó. 2. Bài tập thực hành Các bài tập từ 105 - 115 (trang 91 - 96) Bài tập thực hành Tâm lý học - Trần Trọng Thuỷ chủ biên - NXBGD 1990. 3. Câu hỏi thảo luận Các quy luật của cảm giác và ứng dụng của chúng trong công tác. 13
  20. Chương 2: TRI GIÁC (Lý thuyết: 6; Thảo luận, thực hành: 2; KT: 1) Môc tiªu häc tËp 1. VÒ kiÕn thøc: Sau khi học xong SV trình bày được định nghĩa tri giác, các đặc điểm của tri giác, Vai trò của tri giác, nội dung các quy luật của tri giác và phân biệt được cảm giác với tri giác. 2. Về kỹ năng: Áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để rèn luyện, phát triển tri giác. 3. Về thái độ: Có trách nhiệm trong việc rèn luyện bản thân nhằm hình thành, phát triển tri giác cho học sinh trong quá trình dạy học, giáo dục. NỘI DUNG 2.1. Khái niệm chung về tri giác 2.1.1. Định nghĩa tri giác Bằng cảm giác chúng ta chỉ phản ánh được từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng chứ chưa phản ánh được trọn vẹn các thuộc tính của sự vật hiện tượng. Còn khi một sự vật, hiện tượng tác động vào não, não phản ánh sự vật, hiện tượng đó với tương đối đủ những thuộc tính bề ngoài của chúng để tạo thành một hình ảnh trọn vẹn hoàn chỉnh về các sự vật, hiện tượng. Sự phản ánh trực tiếp và trọn vẹn đó gọi là tri giác. Ví dụ: Khi phản ánh về quả cam với tất cả những thuộc tính: Hình tròn, màu vàng, mùi thơm, vị ngọt Đó là tri giác. Vậy: Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta. Đây là mức phản ánh cao hơn cảm giác, nhưng vẫn thuộc giai đoạn nhận thức cảm tính. 2.1.2. Đặc điểm của tri giác - Tri giác là một quá trình tâm lý: Nghĩa là có nảy sinh, diễn biến và kết thúc. 14
  21. - Tri giác Phản ánh những thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng. - Tri giác phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp. . - Tri giác phản ánh sự vật hiện tượng một cách trọn vẹn, nghĩa là phản ánh tương đối đủ những thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng. Những thuộc tính bên ngoài này đã được kết hợp với nhau theo một cầu trúc hoàn chỉnh tạo ra một khung bề ngoài của đối tượng. Tính trọn vẹn của tri giác có được là do: + Tính trọn vẹn khách quan của bản thân sự vật, hiện tượng quy định. + Vốn kinh nghiệm: kinh nghiệm có ý nghĩa lớn đối với tính trọn vẹn này, cho nên chỉ cần tri giác một số thành phần riêng lẻ của sự vật, hiện tượng là ta có thể tổng hợp được các thành phần đó và tạo nên hình ảnh trọn vẹn của sự vật, hiện tượng. Sự tổng hợp này được thực hiện trên cơ sở hoạt động phối hợp của nhiều cơ quan phân tích. - Tri giác phản ánh sự vật hiện tượng theo những cầu trúc nhất định. Cấu trúc này không phải là tổng số các cảm giác mà sự khái quát đã được trừu xuất từ các cảm giác đó trong mối liên hệ qua lại giữa các thành phần của cẩu trúc ấy. - Tri giác là quá trình tích cực, được gắn liền với hoạt động của con người. Tức là, con người tri giác thế giới không phải chỉ bằng giác quan mà bằng toàn bộ hoạt động của mình. Trước hết là hoạt động của các cơ quan cảm giác và các cơ quan vận động. Tóm lại: Từ những đặc điểm trên một lần nữa khẳng định tri giác là mức phản ánh cao hơn cảm giác, nhưng vẫn thuộc giai đoạn nhận thức cảm tính. 2.1.3. Cơ sở sinh lý của tri giác Nhà sinh lý học Nga I.P.Páp lốp đã chỉ ra rằng: Cơ sở sinh lý của tri giác là những phản xạ có điều kiện - những đường liên hệ thần kinh tạm thời được hình thành trên vỏ não khi có sự vật hiện tượng của thế giới bên ngoài tác động vào giác quan. Các sự vật, hiện tượng tác động vào giác quan với tư cách là những vật kích thích phức tạp và tại các trung khu trên vỏ não của các cơ quan phân tích 15
  22. sẽ diễn ra các quá trình phân tích và tổng hợp phức tạp đối với các kích thích thích hợp đó. Sự phân tích đảm bảo việc tách đối tượng của tri giác ra khỏi bối cảnh. Trên cơ sở của sự phân tích đó mà tất cả các thuộc tính của đối tượng tri giác được tổng hợp thành một hình ảnh hoàn chỉnh, trọn vẹn. Những đường liên hệ thần kinh tạm thời - cơ sở của tri giác - được hình thành trên cơ sở những mối liên hệ khách quan giữa các thuộc tính của sự vật, hiện tượng trong thế giới bên ngoài. Chính nhờ các mối liên hệ được hình thành giữa các cơ quan phân tích khác nhau, mà ta có thể phản ánh được trong quá trình tri giác cả những thuộc tính của sự vật, hiện tượng vốn không có cơ quan phân tích riêng (VD: độ lớn, tỷ trọng của sự vật ). Do đó, tri giác giúp ta nhận thức thế giới sâu sắc hơn cảm giác . Tóm lại: Cơ sở sinh lý của tri giác là sự hoạt động phối hợp của nhiều cơ quan phân tích. 2.1.4 Vai trò của tri giác - Là thành phần chính của nhận thức cảm tính. - Là một điều kiện quan trọng cho sự định hướng hành vi và hoạt động của con người trong môi trường xung quanh. - Tri giác (đặc biệt là hoạt động quan sát) cung cấp cho con người những thông tin cần thiết để tiến hành tư duy và tưởng tượng. - Hình thức cao nhất của tri giác là quan sát đã trở thành 1 phương pháp nghiên cứu quan trọng của khoa học cũng như của nhận thức thực tiễn. 2.2. Phân loại tri giác Có hai cách để phân loại tri giác: - Cách 1: Theo cơ quan phân tích, tức là căn cứ vào cơ quan phân tích giữ vai trò chủ chốt trong số các cơ quan phân tích tham gia vào quá trình tri giác, có thể chia ra: tri giác nhìn, tri giác nghe, tri giác sờ mó, tri giác ngửi - Cách 2: Theo đối tượng được phản ánh tồn tại dưới hình thức nào, có thể chia ra: tri giác không gian, tri giác thời gian, tri giác vận động, tri giác con người. 16
  23. Theo cách thứ 2: 2.2.1. Tri giác không gian Là sự phản ánh khoảng không gian tồn tại khách quan (hình dạng, độ lớn, vị trí các vật với nhau ). Tri giác này giữ vai trò quan trọng trong tác động qua lại của con người với môi trường, là điều kiện cần thiết để con người định hướng trong môi trường. Tri giác không gian bao gồm sự tri giác hình dáng, độ lớn, chiều sâu, độ xa và phương hướng. Trong tri giác không gian cơ quan phân tích thị giác giữ vai trò đặc biệt quan trọng, sau đó là các cảm giác vận động, va chạm và cảm giác ngửi, nghe. 2.2.2. Tri giác thời gian Là sự phản ánh độ dài lâu, tốc độ và tính kế tục khách quan của các hiện tượng trong hiện thực. Nhờ tri giác này ta phản ánh được các biến đổi trong thế giới khách quan. Tri giác thời gian phụ thuộc vào nhiều yếu tố: - Vào nội dung hành động: Thời gian chứa đầy những công việc hứng thú, quan trọng sẽ trôi nhanh chóng. Thời gian chứa đựng những công việc tẻ ngắt, nặng nề sẽ trôi qua một cách chậm chạp kéo dài. Do đó, giờ giảng sinh động, hấp dẫn sẽ làm cho thời gian trôi đi nhanh chóng và ngược lại. - Vào tâm thế của cá nhân: Khi ta chờ đợi một sự kiện không hay thì ta cảm thấy thời gian diễn ra nhanh chóng, còn khi chờ đợi một sự kiện tốt đẹp, mong muốn thì thời gian đó lâu xảy ra. - Vào lứa tuổi: Trẻ con thường cảm thấy thời gian trôi quá chậm, còn người lớn lại sửng sốt thấy thời gian trôi đi quá nhanh. Như vậy, tri giác thời gian mang tính chủ thể: Tính chất chủ thể của việc tri giác thời gian có thể được khắc phục bằng kinh nghiệm và hoạt động thực tiễn của con người. Người có nhiều kinh nghiệm thì việc tri giác thời gian sẽ trở nên chính xác. 17
  24. 2.2.3. Tri giác vận động Là sự phản ánh những bién đổi về vị trí của các sự vật trong không gian, ở đây các cảm giác nhìn và vận động giữ vai trò rất cơ bản. Thông tin về sự thay đổi của vật trong không gian thu được bằng cách tri giác trực tiếp khi tốc độ của vật chuyển động lớn và bằng cách suy luận khi tốc độ vận động quá chậm. 2.2.4. Tri giác con người Là một quá trình nhận thức (phản ánh) lẫn nhau của con người trong những điều kiện giao lưu trực tiếp. Đây là loại tri giác đặc biệt và đối tượng của tri giác cũng là con người. Quá trình tri giác con người bao gồm tất cả các mức độ của sự phản ánh tâm lý, từ cảm giác cho đến tư duy . Sự tri giác con người có ý nghĩa thực tiễn to lớn vì nó thể hiện chức năng điều chỉnh của hình ảnh tâm lý trong quá trình lao động và giao lưu, đặc biệt trong dạy học và giáo dục. 2.3. Quan sát và năng lực quan sát 2.3.1. Quan sát Là một hình thức tri giác cao nhất, mang tính tích cực, chủ động và có mục đích rõ rệt, làm cho con người khác xa với con vật. Tức là: Quan sát là hình thức tri giác có chủ định, được tổ chức theo một kế hoạch nhất định diễn ra trong một thời gian nhất định nhằm phản ánh đối tượng đầy đủ, chính xác, trọn vẹn. Quá trình quan sát trong hoạt động, đặc biệt trong rèn luyện đã hình thành nên năng lực quan sát. 2.3.2. Năng lực quan sát - Là khả năng tri giác nhanh chóng và chính xác những điểm quan trọng, chủ yếu và đặc sắc của sự vật và hiện tượng cho dù những điểm đó khó nhận thấy hoặc có vẻ là thứ yếu. - Năng lực quan sát ở mỗi người là khác nhau và phụ thuộc vào những đặc điểm nhân cách được biểu hiện ở các kiểu tri giác hiện thực khách quan. 18
  25. Có 4 kiểu tri giác: + Kiểu tổng hợp: thiên về tri giác những mối quan hệ, chú trọng đến chức năng, ý nghĩa, coi nhẹ các chi tiết. + Kiểu phân tích: chủ yếu tri giác những thuộc tính, bộ phận. + Kiểu phân tích - tổng hợp: giữ được sự cân đối giữa 2 kiểu trên. + Kiểu cảm xúc: chủ yếu phản ánh cảm xúc, tâm trạng do đối tượng gây nên. Những kiểu tri giác này cũng như tri giác không phải là cố định mà được thay đổi do mục đích và nội dung của hoạt động. - Muốn quan sát tốt cần đảm bảo những yêu cầu sau: + Phải xác định rõ mục đích, ý nghĩa của việc quan sát (quan sát để làm gì ?) từ đó xác định thái độ, nhiệm vụ quan sát để đảm bảo cho ta quan sát đúng hướng và có hiệu quả. + Phải chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt như: • Tri thức về đối tượng, về kỹ năng tối thiểu để xem xét, hiểu biết về tâm lý học, giáo dục học. • Phương tiện, điều kiện cần thiết: giấy bút, máy ảnh, máy ghi âm + Tiến hành quan sát có kế hoạch, có hệ thống. + Khi quan sát cần sử dụng tích cực phương tiện ngôn ngữ. + Đối với trẻ nhỏ nên tạo điều kiện cho các em sử dụng nhiều giác quan khi quan sát. + Cần ghi lại kết quả quan sát và những nhận xét rút ra được. + Cần xử lý những kết quả quan sát một cách tích cực. 2.4. Các quy luật cơ bản của tri giác Quá trình tri giác của con người có những quy luật cơ bản sau: 2.4.1. Quy luật về tính đối tượng của tri giác Tính đối tượng được biểu hiện trong động tác đối tượng hóa sự phản ánh. Đó là việc quy sự hiểu biết nhận được từ thế giới bên ngoài vào chính thế giới đó. Nhờ tính đối tượng mà tri giác mới thực hiện được chức năng điều chỉnh và định hướng trong mọi hoạt động. 19
  26. Người ta coi tính đối tượng là một phẩm chất làm phù hợp giữa hình ảnh tri giác với đối tượng của hiện thực. Tính đối tượng của tri giác nói lên sự phản ánh hiện thực khách quan chân thực của tri giác. Vì vậy, khi xuất hiện sự khác nhau giữa thế giới bên ngoài và sự phản ánh thế giới đó, chủ thể sẽ tìm tòi những phương thức tri giác mới nhằm phản ánh được đúng hơn. 2.4.2. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác Các sự vật hiện tượng xung quanh rất phong phú, đa dạng thường xuyên tác động vào chúng ta. Nhưng con người không thể đồng thời cùng một lúc tri giác (phản ánh) được tất cả mà chỉ có thể phản ánh được một hoặc một vài kích thích nào đó trong số các kích thích trên được coi là có ý nghĩa hơn cả đối với bản thân Sự phản ánh có phân biệt như vậy gọi là tính lựa chọn. Thực chất của tính lựa chọn là tách sự vật hiện tượng này ra làm đối tượng, còn sự vật hiện tượng khác làm bối cảnh (cái phông, cái nền). Tức là: Khi ta tri giác một vật nào đó là ta tách sự vật đó (đối tượng của tri giác) ra khỏi các sự vật xung quanh (bối cảnh). Vì vậy, những sự vật (hay thuộc tính của sự vật) nào càng phân biệt với bối cảnh thì càng được ta tri giác rõ ràng, đầy đủ. Sự lựa chọn trong tri giác không có tính chất cố định, vai trò của đối tượng và bối cảnh có thể thay đổi cho nhau tùy thuộc vào mục đích cá nhân và điều kiện xung quanh khi tri giác. 2.4.3. Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác Tri giác ở người gắn chặt với tư duy, với bản chất của sự vật, hiện tượng, nó diễn ra có ý thức, vì thế khi tri giác về một sự vật, hiện tượng, con người không chỉ tạo ra hình ảnh trọn vẹn mà còn có khả năng gọi tên được sự vật, hiện tượng đang tri giác ở trong óc, xếp được chúng vào một nhóm, một lớp sự vật, hiện tượng xác định, hoặc chỉ ra được công dụng, ý nghĩa của nó Do đó, hình ảnh của tri giác luôn luôn có một ý nghĩa xác định. Trong tri nghĩa giác việc tách đối tượng ra khỏi bối cảnh được gắn liền với việc hiểu ý và tên gọi của nó. 20
  27. Tính ý nghĩa của hình ảnh tri giác có quan hệ chặt chẽ với tính trọn vẹn. Tri giác càng đầy đủ các thuộc tính, các bộ phận của sự vật thì việc gọi tên, hoặc chỉ ra công dụng của sự vật, hiện tượng càng cụ thể, chính xác. Tính ý nghĩa của hình ảnh tri giác phụ thuộc vào vồn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, vào khả năng ngôn ngữ, khả năng tư duy của chủ thể. 2.4.4. Quy luật về tính ổn định của tri giác Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật, hiện tượng không thay đổi (tương đối ổn định) khi điều kiện tri giác thay đổi. Tính ổn định của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết phải nói đến hình ảnh tri giác mang tính ổn định là do cấu trúc của sự vật tương đối ổn định trong một thời gian, thời điểm nhất định. Nhưng điều chủ yếu là do cơ chế tự điều chỉnh đặc biệt của hệ thần kinh dựa trên mối liên hệ ngược, giúp cơ thể phản ánh được những đặc điểm của đối tượng đang tri giác cùng với những điều kiện tồn tại của nó - cơ chế ấy không bẩm sinh mà hình thành trong đời sống cá thể. Tính ổn định còn do vốn kinh nghiệm phong phú của con người về đối tượng. Nhờ vốn kinh nghiệm đó mà hình ảnh tri giác mang tính ổn định, mặc dù điều kiện tri giác có thể đã thay đổi. Tính ổn định ổn định của tri giác không bẩm sinh, mà được hình thành trong hoạt động thực tiễn với đối tượng. Tính ổn định là điều kiện cần thiết trong đời sống và hoạt động của con người, giúp con người định hướng nhanh chóng chính xác giữa thế giới đa dạng và luôn biến đổi. 2.4.5. Quy luật tổng giác Quá trình tri giác của con người không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng, mà còn phụ thuộc vào toàn bộ đời sống tâm lý của chủ thể như thái độ, nhu cầu, hứng thú, sở thích, tình cảm Vậy: Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lý của con người, vào đặc điểm nhân cách của họ được gọi là hiện tượng tổng giác. Điều này chứng tỏ chúng ta có thể điều khiển được tri giác. 21
  28. 2.4.6. Quy luật ảo giác Trong một số trường hợp với những điều kiện thực tế xác định, tri giác có thể không cho ta hình ảnh đúng về sự vật. Hiện tượng này gọi là ảo ảnh thị giác, hay gọi tắt là ảo giác. Vậy ảo giác là tri giác không đúng, bị sai lệch. Những hiện tượng này tuy không nhiều, nhưng lại mang tính quy luật. TÀI LIỆU HỌC TẬP [1]. Bùi Văn Huệ, Giáo trình tâm lý học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [2]. Hội đồng bộ môn tâm lý - giáo dục học, Đề cương bài giảng tâm lý học đại cương, tài liệu dùng trong các trường Đại học sư phạm, Hà Nội 1975. [3]. Nguyễn Xuân Thức (chủ biên) Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nhà xuất bản Đại học sư phạm. [4]. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) Tâm lý học đại cương, dùng cho các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm, Hà Nội 1995. [5]. Nguyễn Quang Uẩn, Trần Trọng Thủy, Tâm lý học đại cương, giáo trình đào tạo giáo viên THCS có trình độ cao đẳng sư phạm, Hà Nội 2003. [6]. GS Phạm Tất Dong, PGS. PTS. Nguyễn Hải Khoát, PGS. PTS. Nguyễn Quang Uẩn, Tâm lý học đại cương, Bộ GDĐT, Viện Đại học mở Hà Nội, Hà Nội 1995. [7]. Phạm Minh Hạc (chủ biên), Tâm lý học, Tập 1, Sách dùng cho các trường ĐHSP, NXB Giáo dục 1988. [8]. Trần Trọng Thủy (chủ biên), Bài tập thực hành Tâm lý học, NXB GD 1990. 22
  29. TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP Phấn, bảng, máy tính và máy chiếu PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ Kiểm tra 45 phút kiến thức thuộc chương 1 và 2 HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1. Nội dung tri thức 1. Tri giác là gì ? 2. Trình bày các đặc điểm và vai trò của tri giác. 3. Trình bày những quy luật của tri giác và nêu ứng dụng của những quy luật đó. 4. Chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa cảm giác với tri giác. 2. Bài tập thực hành Các bài tập từ 116 - 138 (trang 96 - 116) Bài tập thực hành Tâm lý học - Trần Trọng Thuỷ chủ biên - NXBGD 1990 3. Câu hỏi thảo luận 1. Các quy luật của tri giác và ứng dụng của chúng trong công tác. 2. Tại sao nói tri giác là mức phản ánh cao hơn so với cảm giác nhưng vẫn thuộc giai đoạn nhận thức cảm tính? 23