Đề cương Cơ sở văn hóa Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương Cơ sở văn hóa Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_co_so_van_hoa_viet_nam.pdf
Nội dung text: Đề cương Cơ sở văn hóa Việt Nam
- PHÙNG HOÀI NGỌC ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
- Lưu hành nội bộ ĐẠI HỌC AN GIANG 2002 PHẦN MỘT VĂN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG Văn hóa là cái còn lại khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả . Edouard Herriot Chương I : VĂN HOÁ VÀ VĂN HÓA HỌC 1. Văn hóa là gì ? Theo cách hiểu thông thường, văn hóa là học thức, trình độ học vấn và lối sống lành mạnh. Theo nghĩa rộng,VH bao gồm toàn bộ đời sống con người Trên thế giới có nhiều định nghĩa về VH. Chúng ta chọn định nghĩa đã được UNESCO công nhận: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn và trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” 2. Tính chất và chức năng của văn hóa 2.1. Tính hệ thống và chức năng tổ chức xã hội VH gồm nhiều bộ phận có liên quan mật thiết với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Những con người có chung một nền VH sẽ sống chung thành một cộng đồng ổn định 2.2. Tính giá trị và chức năng thúc đẩy xã hội vận động đi lên Có nhiều cách phân loại giá trị văn hóa: Giá trị vật chất, giá trị tinh thần, giá trị hỗn hợp vật chất – tinh thần Giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ Giá trị vĩnh cửu, giá trị nhất thời, giá trị lịch sử và giá trị đang hình thành Tính giá trị còn có vai trò điều chỉnh xã hội, bằng cách tạo ra những mẫu mực để mọi người noi theo.
- 2.3. Tính lịch sử và truyền thống có chức năng giáo dục, duy trì cộng đồng 2.4. Tính dân tộc tạo nên cá tính, bản sắc riêng, phân biệt với dân tộc khác 3. Phân biệt văn hóa, văn hiến, văn vật và văn minh. Văn hoá Văn hiến Văn vật Văn minh Hài hoà giữa vật Thiên về Thiên về Thiên về giá trị vật chất và tinh thần giá trị tinh thần giá trị vật chất chất, kỹ thuật Có bề dài lịch sử Có bề dài lịch sử Có bề dài lịch sử Có trình độ phát triển Có tính dân tộc Có tính dân tộc Có tính dân tộc Có tính quốc tế Thiên về nông Thiên về nông Thiên về nông Thiên về thành thị, thôn,nông nghiệp, thôn, nông nghiệp, thôn, nông nghiệp, thương mại, và công phương Đông phương Đông phương Đông nghiệp, phương Tây 4. Cấu trúc của một nền văn hóa Có thể chia ra 4 thành tố, gồm: 1 Bộ phận văn hóa nhận thức 2 Bộ phận văn hóa tổ chức cộng đồng xã hội và đời sống cá nhân. 3 Bộ phận văn hóa ứng xử trong môi trường tự nhiên. 4 Bộ phận văn hóa ứng xử trong môi trường quốc tế. 5. Các bộ môn nghiên cứu văn hóa Gồm những chuyên ngành : Văn hóa học đại cương, còn gọi là Lí thuyết văn hóa, nghiên cứu các khái niệm, quy luật hình thành và phát triển văn hóa Địa lí văn hóa : tìm hiểu vh. của các vùng (theo chiều ngang). Lịch sử văn hóa: khảo sát quá trình diễn biến của một nền văn hóa dân tộc(theo chiều dọc) Cơ sở văn hóa nhằm nghiên cứu một nền văn hóa dân tộc, bao hàm cả địa-văn hóa và sử -văn hóa, nhằm hướng vào thời hiện đại, với mục đích bảo tồn và phát triển nền văn hóa ấy . 6. Hai loại hình văn hoá cơ bản trên thế giới Người ta thường phân chia thế giới ra hai khu vực văn hóa: phương Đông và phương Tây. Cách chia như thế chỉ là tạm thời, vì nó thiếu cơ sở khoa học và không chính xác.Tiêu chí phân loại phải căn cứ vào lối sống chủ yếu (cách sản xuất), mà sản xuất phụ thuộc vào địa hình, khí hậu . Thuở xưa, con người trên trái đất có hai nghề sản xuất chủ yếu: trồng lúa nước và chăn nuôi du mục.
- Bảng đối chiếu hai loại hình văn hoá. Văn hoá nông nghiệp Văn hoá du mục Tiêu chí (Chủ yếu ở phương Đông) (Chủ yếu ở phương Tây) Địa hình, khí hậu đồng bằng, nóng, ẩm, thấp thảo nguyên, lạnh, khô, cao Nghề nghiệp chính trồng lúa nước chăn nuôi du mục Cách sống (nơi ở) định cư, nhà ở ổn định du cư, cắm trại, lều tạm bợ Quan hệ với tự nhiên gắn bó, hoà hợp chiếm đoạt, khai thác Ăn uống đồ ăn thực vật đồ ăn động vật trọng tình, trọng đức, trọng trọng lý (nguyên tắc), trọng tài, Quan hệ xã hội văn, trọng nữ, dân chủ, trọng võ, trọng nam giới, trọng trọng tập thể cá nhân (thủ lĩnh) hiếu hoà, dung hợp, mềm hiếu chiến, độc tôn, cứng rắn Giao lưu đối ngoại dẻo khi đối phó bằng bạo lực chủ quan, cảm tính, kinh khách quan, lý tính, thực Đặc điểm tư duy nghiệm, tổng hợp và biện nghiệm, phân tích và siêu hình chứng thiên về truyện, kịch, múa sôi Văn học nghệ thuật thiên về thơ, nhạc trữ tình động thiên văn, triết học tâm linh, Xu hướng khoa học khoa học tự nhiên, kỹ thuật tôn giáo Khuynh hướng chung thiên về văn hoá nông thôn thiên về văn minh thành thị Trên đây trình bày những dấu hiệu khác biệt cơ bản nhất giữa hai loại hình văn hóa chủ yếu của loài người. Trên cơ sở đó, sinh viên tiếp tục tìm hiểu những nét khác nhau trong các lĩnh vực khác.
- PHẦN HAI CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM Chương 2 XÁC ĐỊNH TỌA ĐỘ NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM Ba yếu tố cơ bản tạo nên một nền văn hóa : Chủ thể văn hóa Không gian văn hóa Thời gian văn hóa 1. Chủ thể văn hóa là các dân tộc Việt Nam Cách đây trên 30 vạn năm, loài người sống ở hai khu vực chính : phía Tây và phía Đông. Khu vực phía Tây gồm 2 đại chủng là chủng Âu (Europeoid), và chủng Phi (Negroid) Còn ở phía Đông, có đại chủng Á (Mongoloid) sống ở phía Bắc, đại chủng Úc (Australoid ) sống ở phía Nam gồm khu vực Đông Nam Á và nam đảo Thái bình dương. Cách đây khoảng 10 ngàn năm (thời đồ đá giữa), chủng tộc Melanesien (thuộc đại chủng Australoid) đang sinh sống trên khu vực Đông nam Aù, tính từ phía nam sông Dương Tử trở xuống. Một dòng người du mục thuộc đại chủng Á từ phương Bắc thiên di xuống, vượt qua sông Dương Tử (còn gọi Trường giang), dừng lại và hợp chủng với dân Melanesien nông nghiệp bản địa, tạo ra một chủng mới gọi là Indonesien (Mã lai cổ), nước da ngăm đen, tóc hơi quăn, tầm vóc thấp. Cách đây khoảng 5000 năm (thời đồ đá mới, đầu thời đại đồ đồng), tiếp tục diễn ra sự tiếp nhận và hợp chủng dòng người Mongoloid phía Bắc đi xuống với dân cư Indonesien bản địa, tạo ra chủng mới, Austroasiatic -gọi là chủng Nam Á. Dần dần, chủng Nam Á chia tách ra nhiều dân tộc gọi chung là nhóm Bách Việt, như Dương Việt, Đông Việt, Điền Việt, Lạc Việt, Mân Việt, Nam Việt sinh sống từ phía
- nam sông Dương Tử cho tới bắc Trung bộ. Nhóm này hình thành theo 4 nhóm ngôn ngữ là Việt -Mường, Môn-Khmer, Tày-Thái, Mèo-Dao.Trong đó, dân tộc Việt (kinh) chiếm đa số, tới 90 %. Trong khi đó, một bộ phận dân Indonesien không muốn ở lại hợp chủng với các dòng du mục phương Bắc nên đã di chuyển dọc theo dãy Trường Sơn vào phía Nam, định cư lại ở vùng Tây nguyên và Trung bộ, đó là các dân tộc Bana, Eđê, Gia rai, Churu, Vân kiều và dân tộc Chăm ngày nay. Như vậy, người Việt ngày nay đều có chung một nguồn gốc là chủng Indonesien nhưng lại đa dạng và sống rải rác khắp từ Bắc đến Nam. 2. Không gian văn hóa (còn gọi : lãnh thổ văn hóa) 2.1. Hai tam giác không gian văn hóa Việt Nam Hãy xác định vị trí sông Dương Tử trên bản đồ và đường biên giới Việt -Trung ngày nay. Tam giác thứ nhất : cạnh đáy là bờ nam sông Dương Tử, còn đỉnh là bắc Trung bộ (khoảng Đèo Ngang). Đây là giai đoạn các dân tộc phương Nam còn sống chung với các dân phương Bắc xuống. Cách đây khoảng 4000 năm, các dân tộc Việt lùi xuống, hình thành quốc gia đầu tiên gọi là Văn Lang, đồng thời mở mang bờ cõi về phương Nam. Tam giác thứ hai hình thành, cạnh đáy là đường biên giới Việt -Trung ngày nay còn đỉnh là chót Mũi Cà Mau (chính xác hơn, đó là các đảo cực Nam của Tổ quốc) 2.2. Sáu vùng văn hóa Việt Nam Đất nước Việt Nam có địa hình, khí hậu đa dạng nên đã hình thành nhiều vùng văn hóa khác nhau. 2.2.1. Vùng văn hóa Tây Bắc Hệ thống núi non trùng điệp bên hữu ngạn sông Hồng,thuộc lưu vực sông Đà., kéo dài tới phía bắc tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.Có trên 20 dân tộc sinh sống, tiêu biểu là hai dân tộc Thái và Mường. Thành tựu văn hóa nổi bật : Hệ thống mương phai dẫn nước từ suối vào ruộng trồng lúa. Trang phục hoa văn sặc sỡ : khăn váy áo. Ca múa xòe, khèn, sáo Gồm các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình và một số vùng của tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An giáp giới nước Lào. 2.2.2. Vùng văn hóa Việt Bắc (còn gọi : vùng Đông bắc) Núi non hiểm trở bên tả ngạn sông Hồng. Cư dân chủ yếu người Tày và Nùng. Gồm sáu tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Trang phục giản dị, quần áo chàm Có hệ thống văn tự sớm, văn học phát triển. 2.2.3. Vùng văn hóa Bắc Bộ (vùng Thăng long, vùng sông Hồng )
- Gồm các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ: Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình,Thanh Hóa, Nghệ An. Cư dân chủ yếu là người Việt Kinh, sống thành làng xã.Vùng này đất đai trù phú, phát triển toàn diện, sẽ là nguồn cội của văn hóa Trung bộ và Nam bộ sau này và trở thành trung tâm văn hóa cả nước. 2.2.4. Vùng văn hóa Trung Bộ Dải đất hẹp và dài dọc theo biển Đông, từ tỉnh Quảng bình tới tỉnh Phan Thiết. Khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô cằn. Dân Việt từ ngoài vào, sinh sống chủ yếu bằng nghề biển. Con người chịu đựng gian khổ, cần cù, hiếu học. Chủ nhân đầu tiên là người Chăm (gốc Indonesien), trước đây dựng nên vương quốc Chămpa, sau sáp nhập vào nước Đại Việt (thời Lê). Bộ phận văn hóa Chăm chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ với nhiều thành tựu đặc sắc về kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu là những Tháp Chàm. Trung tâm của vùng văn hóa Trung bộ là tỉnh Thừa Thiên - Huế. 2.2.5. Vùng văn hóa Tây Nguyên Phía đông dãy Trường Sơn, bốn tỉnh Gia Lai, Kontum, Đak Lak, Lâm Đồng. Trên 20 dân tộc, đây là vùng có nhiều thành tựu văn hóa cổ đặc sắc, như các lễ hội, nhạc cụ cồng chiêng, dân ca, lễ hội, trường ca cổ (Đam San, Xing Nhã ). 2.2.6. Vùng văn hóa Nam bộ Hai lưu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long gọi là miền Đông Nam bộ và Tây Nam bộ, trung tâm là thành phố Sài Gòn - Gia Định. Đồng bằng rộng rãi, kinh rạch chằng chịt, khí hậu 2 mùa mưa và khô rõ rệt, điều hòa. Những cư dân bản địa như Khmer (miền Tây) và Mạ, Stieng, Chơ ro, Mnông sinh sống (miền Đông) cùng với những cư dân đến sau như Việt, Hoa, Chăm xây dựng cuộc sống. Nhà ở dọc theo kênh rạch và đường lộ trong những làng xã mở Sản xuất chủ yếu làm ruộng lúa nước và nghề đánh bắt cá sông biển. Đồ ăn thiên về thủy sản. Tín ngưỡng, tôn giáo rất phong phú và đa dạng. Tính cách con người phóng khoáng. Vùng đất này tiếp xúc sớm với phương Tây. Nhưng trong lòng người dân vẫn in đậm hai câu thơ : “Từ thuở mang gươm đi mở cõi ngàn năm thương nhớ đất Thăng long“. Nhìn chung, các dân tộc Việt liên hệ gắn bó mật thiết với các dân tộc Đông Nam Á từ trong nguồn gốc : giống người, ngôn ngữ, lối sống. Đây là cơ sở tạo ra sự khác biệt cơ bản giữa văn hóa Việt Nam và Trung Hoa. 2.3. Mối quan hệ không gian văn hóa Việt Nam - Trung Quốc
- Khởi đầu, người Hán một dân tộc du mục, sống ở thượng nguồn sông Hoàng Hà Về sau, họ làm thêm nghề nông nghiệp trồng kê mạch (nông nghiệp khô). Dần dần, họ di chuyển từ Tây sang Đông, dọc theo sông Hoàng hà xuống hạ lưu.Đến đây, định cư và hình thành nền văn hóa sông Hoàng Hà.Thời kỳ này để lại từ “đông tiến“ như một phương hướng sinh tồn và quan trọng nhất trong đời sống (đông cung, đông sàng ) Kế tiếp, người Hán tiếp tục qua sông Hoàng, qua Trung nguyên, vượt sông Dương Tử (Trường giang) đi xuống phương Nam nơi có khí hậu dễ chịu với đất đai màu mỡ hơn. Đó là cuộc Nam tiến với khái niệm “kim chỉ nam“ (nhiều dòng người đã hợp chủng với các dân tộc phương Nam - xem lại phần Chủ thể văn hóa Việt ; nguồn gốc các dân tộc Việt nam). Trong giai đoạn này, chắc chắn người Hán đã thu nhận không ít thành tựu văn hóa phương Nam để góp vào nền văn hóa Hán - sông Hoàng Hà. Như vậy, ngay từ những buổi đầu hình thành văn hóa, dân tộc Việt và Hán đã có ảnh hưởng lẫn nhau, qua lại một cách tự nhiên trong thời kì sống chung ở phía Nam sông Dương Tử. Văn hóa Trung Hoa = Văn hóa du mục Tây Bắc + Văn hoá nông nghiệp khô Trung nguyên + Văn hóa lúa nước phương Nam. (hoặc: Văn hóa du mục Tây Bắc + Văn hóa nông nghiệp khô Trung nguyên = Văn hóa Hoàng Hà) Văn hóa Việt Nam = Văn hóa nam sông Dương tử + Văn hóa sông Hồng, sông Mã + Văn hóa miền Trung và sông Mekong. 3. Thời gian văn hoá Việt Nam (còn gọi: Llịch sử văn hóa / Tiến trình văn hóa / Diễn trình văn hóa) Có thể chia thành 6 giai đoạn / ba lớp. 3.1. Lớp văn hóa bản địa Giai đoạn 1: giai đoạn tiền sử Kể từ thượng cổ đến khi hình thành nước Văn Lang. Thành tựu lớn nhất là tạo ra nghề trồng lúa nước (khác hẳn với trồng lúa khô / nương rẫy) huần dưỡng một số gia súc (bò trâu, gà vịt, heo) Trồng dâu nuôi tằm, dệt vải Làm nhà sàn. Dùng cây thuốc nam chữa bệnh Uống trà. Giai đoạn 2: giai đoạn Văn Lang - Âu lạc Quốc gia đầu tiên ra đời gọi tên là Văn Lang, có lẽ để hạn chế dòng người du mục phương bắc đi xuống. Sau khi An dương vương đổi tên là Âu Lạc, thời đại Hùng vương kết thúc với triều đại Triệu Đà kế tiếp. Thành tựu văn hóa chính: · Nghề luyện kim đồng, đúc đồng và điêu khắc đồng (thạp đồng, trống đồng ). · Văn học dân gian, truyền thuyết, thần thoại · Có thể đã tạo ra hệ thống văn tự, chữ viết, nhưng về sau bị xóa bỏ. 3.2. Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và Ấn Độ
- Giai đoạn 3: giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc Kể từ Triệu Đà (238.tr.CN) đến khi Ngô Quyền giành lại độc lập dân tộc (938) Ý thức đối kháng kiên trì, bất khuất trước nguy cơ xâm lăng của phong kiến phương Bắc. Tên nước “Nam Việt“ ra đời từ thời Triệu Đà đã tỏ rõ ý thức phân biệt chủ quyền đất nước ; Từ đó về sau, trải nhiều lần đổi tên, chữ “nam” vẫn được duy trì Những cuộc kháng chiến liên tiếp qua các thế kỉ như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lí Bí,Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Cha con họ Khúc, Dương Diên Nghệ và đỉnh cao là cuộc đại thắng của Ngô Quyền năm 938. Mặc dù lúc này nền văn hóa Văn Lang - Âu Lạc đã lạc hậu, suy thoái cần được sự tiếp nhận thêm văn hóa khu vực phát triển hơn, nhưng để giữ gìn chủ quyền dân tộc, nhân dân ta kiên trì tìm mọi cách chối từ văn hóa Hán đang tràn vào theo gót ngựa quân xâm lược Tuy nhiên, trong khi chối từ, dân tộc ta vẫn chấp nhận tiếp thu một phần văn hóa Hán. Giai đoạn này không có những thành tựu văn hóa đáng kể. Nếu có, chúng ta cần nói đến hai nguồn văn hóa Ấn Độ truyền vào nước ta theo con đường hòa bình, đó là văn hóa Phật giáo thâm nhập vào miền Bắc và văn hóa Hồi giáo, Bà la môn đi vào miền Trung bộ tạo dựng nên vương quốc Chămpa. Bọn phong kiến phương Bắc ra sức phá huỷ, tiêu diệt thành tựu văn hóa dân tộc ta như: thu gom sách vở, bắt thay thế trang phục Hán.v.v nhưng không đạt được mục đích Có thể hệ thống văn tự Việt đã bị xóa bỏ trong suốt ngàn năm đô hộ này. Giai đoạn 4: Văn hóa Đại Việt thời tự chủ Sau chiến thắng của Ngô Quyền, nước ta lại xây dựng nền độc lập.Trải qua các triều đại ngắn Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, phải đến thời nhà Lý nền văn hóa Đại Việt mới phát triển mạnh với tinh thần phục hưng mãnh liệt. Tiếp theo là nhà Trần, nền văn hóa Đại Việt đạt được bước phát triển rực rỡ, gọi chung là thời đại văn hóa Lý - Trần. Đạt tới đỉnh cao rực rỡ là thời nhà Lê, nước ta đã có một nền văn hóa phong kiến ngang tầm khu vực, đủ sức tự cường và giữ vững độc lập dân tộc. Dân tộc ta phát triển về phương Nam vừa nhằm mục đích bảo vệ lãnh thổ, vừa phát triển đất nước. Xóa bỏ vương quốc Chăm pa ở miền Trung thường quấy phá sau lưng theo sự xúi giục của bọn xâm lược phương Bắc. Dân tộc ta khẩn trương tiếp thu văn hóa phong kiến Trung Hoa, chủ yếu là hệ thống giáo dục Nho Giáo, Phật giáo Trung hoa, kể cả Đạo giáo, theo xu hướng”Tam giáo đồng quy“. Với phương châm “Việt nam hóa“ những thứ văn hóa ngoại lai, nghĩa là tiếp nhận văn hóa và vận dụng cho phù hợp hoàn cảnh và bản lĩnh, tính cách dân tộc Việt, nhân dân ta đã tạo nên một nền Nho giáo Việt Nam, Phật giáo Việt nam Nhân dân ta tiếp nhận chữ Hán, nhưng tạo ra cách đọc bằng âm Hán Việt. Rồi lại sáng tạo ra chữ Nôm để ghi âm tiếng Việt. Những lớp trí thức Hán học đã đóng vai trò nòng cột trong bộ máy quan lại phong kiến Việt nam các triều đại Lý, Trần, Lê và Nguyễn. Thủ đô bền vững từ đây đặt tại Thăng Long, với Quốc Tử Giám được coi là trường đại học đầu tiên, cùng với Văn Miếu, khẳng định một giai đoạn phát triển cao của dân tộc 3.3. Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây và thế giới Giai đoạn 5: Văn hóa Đại Nam
- Đại Nam là quốc hiệu do Nhà Nguyễn Minh Mạng đặt sau tên Việt Nam do Gia Long đặt. Giai đoạn này tính từ thời các chúa Nguyễn cho đến khi thực dân Pháp chiếm được nước ta làm thuộc địa. Sau thời kì hỗn độn Lê - Mạc,Trịnh Nguyễn phân tranh, đến nhà Nguyễn, Nho giáo lại được phục hồi làm quốc giáo, nhưng nó đã đến hồi suy tàn, không còn đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa tiến kịp phương Tây. Thiên chúa giáo bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam do các giáo sỹ phương Tây đến các vùng duyên hải nước ta truyền đạo. Nhà Nguyễn ban đầu cho họ vào, về sau lại ngăn cản.Thực dân Pháp kiếm cớ bảo vệ đạo đã kéo quân vào, nổ súng cướp nước ta từ 1858. Giai đoạn 6: Văn hóa hiện đại Kể từ khi thực dân Pháp đặt được nền cai trị trên cõi Đông dương và Việt Nam, đầu thế kỉ 20, văn hóa phương Tây tự do tràn ngập vào nước ta : Khoa học xã hội-nhân văn nước ta vốn có một bề dày nhưng cần tiếp thu những phương pháp mới Khoa học tự nhiên kĩ thuật hầu như hoàn toàn mới đã được tiếp thu nhanh. . Cơ sở hạ tầng kĩ thuật như đường quốc lộ, nhà máy điện, khai mỏ, nhà Bưu điện,nhà máy điện.v.v bắt đầu xây dựng. · Một số trường trung học, sau đó cao đẳng, được thành lập. · Tiếng Pháp đưa vào dạy ở nhà trường. · Hệ thống chữ quốc ngữ được sáng tạo, giúp cho phong trào học tập, truyền bá văn hóa mới được nhanh chóng. · Hệ tư tưởng dân chủ tự do tư sản truyền bá vào nước ta. · Lối sống phương Tây ảnh hưởng chủ yếu ở thành thị. · Văn học, nghệ thuật phương Tây gây ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống văn nghệ nước ta (giai đoạn 1930 -1945). · Đặc biệt, tư tưởng cách mạng vô sản Mác - Lê nin đã được tiếp thu sáng tạo vào VN qua những trí thức trẻ giàu lòng yêu nước như Nguyễn Ái Quốc. Nhìn chung, dân ta vừa chấp nhận Âu hoá, vừa chống Âu hóa trong chừng mực nhất định, bảo đảm vừa tiến kịp trình độ thế giới, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc. Những giá trị văn hóa mới đang định hình cần có thời gian thử thách và lựa chọn. Tóm tắt quá trình hình thành văn hóa Việt Nam: Lớp văn hoá giao lưu Lớp giao tiếp phương Tây và Lớp văn hoá bản địa Trung Quốc, Ấn Độ thế giới 1. Giai đoạn văn hoá tiền 3. Giai đoạn chống Bắc thuộc 5.Giai đoạn văn hoá Đại Nam sử 2. Giai đoạn văn hoá Văn 4.Giai đoạn văn hoá Đại Việt 6. Giai đoạn văn hoá hiện đại Lang - Âu Lạc Chương III: NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA VĂN HOÁ VIỆT NAM 1. Văn hoá nhận thức (Nhận thức về vũ trụ và con người) Trải qua lịch sử, con người đạt được những hiểu biết về vũ trụ và về chính bản thân mình, từng bước từ đơn giản đến phức tạp.
- Đại Nam là quốc hiệu do Nhà Nguyễn Minh Mạng đặt sau tên Việt Nam do Gia Long đặt. Giai đoạn này tính từ thời các chúa Nguyễn cho đến khi thực dân Pháp chiếm được nước ta làm thuộc địa. Sau thời kì hỗn độn Lê - Mạc,Trịnh Nguyễn phân tranh, đến nhà Nguyễn, Nho giáo lại được phục hồi làm quốc giáo, nhưng nó đã đến hồi suy tàn, không còn đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa tiến kịp phương Tây. Thiên chúa giáo bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam do các giáo sỹ phương Tây đến các vùng duyên hải nước ta truyền đạo. Nhà Nguyễn ban đầu cho họ vào, về sau lại ngăn cản.Thực dân Pháp kiếm cớ bảo vệ đạo đã kéo quân vào, nổ súng cướp nước ta từ 1858. Giai đoạn 6: Văn hóa hiện đại Kể từ khi thực dân Pháp đặt được nền cai trị trên cõi Đông dương và Việt Nam, đầu thế kỉ 20, văn hóa phương Tây tự do tràn ngập vào nước ta : Khoa học xã hội-nhân văn nước ta vốn có một bề dày nhưng cần tiếp thu những phương pháp mới Khoa học tự nhiên kĩ thuật hầu như hoàn toàn mới đã được tiếp thu nhanh. . Cơ sở hạ tầng kĩ thuật như đường quốc lộ, nhà máy điện, khai mỏ, nhà Bưu điện,nhà máy điện.v.v bắt đầu xây dựng. · Một số trường trung học, sau đó cao đẳng, được thành lập. · Tiếng Pháp đưa vào dạy ở nhà trường. · Hệ thống chữ quốc ngữ được sáng tạo, giúp cho phong trào học tập, truyền bá văn hóa mới được nhanh chóng. · Hệ tư tưởng dân chủ tự do tư sản truyền bá vào nước ta. · Lối sống phương Tây ảnh hưởng chủ yếu ở thành thị. · Văn học, nghệ thuật phương Tây gây ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống văn nghệ nước ta (giai đoạn 1930 -1945). · Đặc biệt, tư tưởng cách mạng vô sản Mác - Lê nin đã được tiếp thu sáng tạo vào VN qua những trí thức trẻ giàu lòng yêu nước như Nguyễn Ái Quốc. Nhìn chung, dân ta vừa chấp nhận Âu hoá, vừa chống Âu hóa trong chừng mực nhất định, bảo đảm vừa tiến kịp trình độ thế giới, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc. Những giá trị văn hóa mới đang định hình cần có thời gian thử thách và lựa chọn. Tóm tắt quá trình hình thành văn hóa Việt Nam: Lớp văn hoá giao lưu Lớp giao tiếp phương Tây và Lớp văn hoá bản địa Trung Quốc, Ấn Độ thế giới 1. Giai đoạn văn hoá tiền 3. Giai đoạn chống Bắc thuộc 5.Giai đoạn văn hoá Đại Nam sử 2. Giai đoạn văn hoá Văn 4.Giai đoạn văn hoá Đại Việt 6. Giai đoạn văn hoá hiện đại Lang - Âu Lạc Chương III: NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA VĂN HOÁ VIỆT NAM 1. Văn hoá nhận thức (Nhận thức về vũ trụ và con người) Trải qua lịch sử, con người đạt được những hiểu biết về vũ trụ và về chính bản thân mình, từng bước từ đơn giản đến phức tạp.
- Trong lớp văn hóa bản địa, người xưa đã biết: Triết lí âm dương Cấu trúc ngũ hành Trong lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và Ấn Độ, ta tiếp nhận được: Tam giáo: Nho, Phật và Đạo Trong lớp văn hóa giao lưu với phương Tây và thế giới: Tri thức khoa học hiện đại và nhiều thành tựu khoa học chung của nhân loại. Bài này chủ yếu trình bày về những nhận thức dân tộc ta đạt được ngay từ lớp bản địa - những buổi đầu, theo lối tư duy tổng hợp và biện chứng của người nông nghiệp phương Đông. Đó là những tư tưởng triết lí của Đạo học phương Đông, khác hẳn với các hệ thống triết học phương Tây. 1.1. Triết lý âm dương a/ Khái niệm Đứng trước thế giới bao la, lộn xộn, con người khao khát và cần phải hiểu được chúng để tồn tại. Sự hiểu biết đầu tiên là phân loại, nhận diện mọi thứ gần, xa có liên quan đến cuộc sống con người. Trước hết, người ta nhận thấy có hai thứ: Trời và Đất. Mẹ và Cha, và nhiều cặp đôi khác, gọi chung là cặp Âm - Dương. Vậy là, thế giới không lộn xộn, lung tung mà có một trật tự, đó là: từng cặp đôi tồn tại với nhau. TRỜI ĐẤT MẸ / NỮ CHA / NAM cao thấp yếu khoẻ nóng lạnh chậm nhanh bắc nam dịu dàng nóng nảy mùa đông mùa hạ tình cảm lý trí ngày đêm yên tĩnh vận động sáng tối tròn vuông động tĩnh số lẻ số chẵn Trong thế giới còn vô số cặp khác, được suy ra từ những cặp đã biết. Lưu ý: từ cặp này suy ra cặp khác: Ví dụ: Từ cặp Tĩnh - Động, suy ra cặp Vuông-Tròn, vì hình vuông yên tĩnh, hình tròn năng động. Từ cặp Nóng - Lạnh, suy ra cặp Sáng - Tối. Suy rộng ra (khái quát): Nền văn hóa nông nghiệp yên tĩnh = Âm, Nền văn hóa du mục di động = Dương. b/ Hai qui luật của triết lý âm dương (quan hệ giữa âm và dương) Qui luật 1 Trong âm có dương, trong dương có âm (nghĩa là không có cái gì thuần chất.) Ví dụ: Trong nắng chứa đựng cái mưa. Nữ có khi dữ tợn, nam có lúc hiền lành. Trới nắng thiên về dương nhưng Trời mưa thiên về âm Đất hạn hán: dương nhưng Đất lũ lụt: âm Lưu ý 1
- Muốn xác định một vật là dương hay âm, phải chọn đối tượng so sánh Ví dụ: năm màu sắc (của lá cây) Đen (đất đen) → lá trắng → lá xanh → lá vàng → lá đỏ Màu xanh là âm (so với màu đỏ) Màu xanh là dương (so với màu trắng) Một con người trải qua nhiều giai đoạn, lúc là dương lúc là âm so với một người khác: Ví dụ: người mẹ trẻ khỏe - đứa con trai / gái mới sinh (dương ) (âm ) Mẹ cha già (âm) - con trưởng thành (dương) Lưu ý 2 Khi đã có đối tượng so sánh, cần phải xác định cơ sở so sánh (tiêu chí so sánh cụ thể ) Ví dụ: khi đã có một cặp so sánh sau đây: Nam (20 tuổi ) - Nữ (20tuổi ) Xét về cường độ sức khỏe: Nam (dương ) - Nữ (âm) Xét về độ dai bền: Nam (âm) - Nữ (dương ).v.v Qui luật 2 Âm và dương luôn gắn bó mật thiết với nhau, và có thể chuyển hóa, đổi chỗ cho nhau theo xu hướng: âm cực sinh dương, dương cực sinh âm. Ví dụ: Nắng lắm, mưa nhiều Trèo cao, ngã đau Xứ nóng (dương ) phù hợp trồng trọt (âm) Xứ lạnh (âm) phù hợp chăn nuôi (dương) Nhỏ yếu, lớn khỏe Lớn khỏe → già yếu Triết lý âm dương và tính cách người Việt: Người Việt ưa thích sự quân bình âm dương, tránh sự thái quá (âm cực, dương cực ) Tổ quốc là: Đất -Nước (phương Tây du mục, tổ quốc chỉ là land - đất ) Ông Đồng bà Cốt Cặp bài trùng Công cha nghĩa mẹ (núi và suối ) Ngói âm ngói dương: Mẹ tròn con vuông (ý nói hòa hợp nhau khi sinh là tốt nhất) Xin âm dương khi bói (tung hai đồng tiền, một sấp một ngửa là tốt nhất ) Trăm năm tính cuộc vuông tròn (hòa hợp là tiêu chuẩn cao nhất, khác với giàu sang thiên về dương ) Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Tuy vậy, người Việt vẫn ước mơ "ba vuông sánh với bảy tròn, đời cha vinh hiển, đời con sang giàu". Nghĩa là: yêú tố dương lớn hơn âm sẽ có sự phát triển mạnh về sau. Tóm lại, trong lối sống, người Việt ưa sự quân bình âm dương. Điều đó dẫn đến cuộc sống yên tĩnh, ổn định nhưng cuộc sống kém phát triển. Thấm nhuần triết lý âm dương chuyển hóa, người Việt sống trong gian khó vẫn nghĩ đến một tương lai tốt đẹp ắt sẽ đến. Sống lạc quan chịu đựng, không cần bi quan nản chí. (Nhưng nếu thiếu sự nỗ lực năng động thì tương lai sẽ phát triển ra sao ?! ) c/ Hai hướng phát triển của triết lý âm dương * Hướng lên phía Bắc
- (Từ phương Nam đi ngược qua sông Dương Tử đi lên tới sông Hoàng Hà) âm dương phát triển kiểu số chẵn Thái Cực → Lưỡng nghi → Tứ tượng → Bát quái → vô cùng Đó là nội dung cơ bản của Kinh Dịch - hệ thống triết học cổ của Trung Hoa. Lưỡng nghi Âm Dương Tứ tượng Thái âm, thiếu dương Thái dương, thiếu âm Bát quái Khôn, Cấn, Khảm, Tốn Càn, Đoài, Ly, Chấn Bội số Nhiều quẻ âm Nhiều quẻ dương Mỗi quái có 3 hào âm hoặc / và dương. Đem quẻ này chồng lên quẻ kia sẽ cho một quẻ mới Ví dụ: quẻ Tốn chồng lên quẻ Ly cho quẻ Gia nhân. quẻ Càn chồng lên quẻ Càn,cho quẻ Càn 1 (Kiền 1) Đó là nội dung của thuật Tử Vi theo Kinh Dịch. Ngoài ra tư duy số chẵn còn vận dụng trong đời sống rộng rãi: Tứ mã, tứ trụ, tứ bình, tứ tuyệt, tứ cố vô thân Bát bửu, bát âm, bát cú, bát vương gia (vẽ hình bát quái xen giữa là âm dương) * Hướng xuống phương Nam Tam tài và Ngũ hành Âm dương sinh Tam tài Tam tài sinh Ngũ hành. Số 5 phát triển cao đến số 9 ( 9 nút) và vô cùng. 1.2. Tam tài 3 cặp âm dương kết hợp với nhau tạo ra tam tài: Đó là bộ ba lớn nhất, khái quát nhất. Còn rất nhiều bộ ba khác: không gian - thời gian - con người cõi trời - cõi thế - cõi âm ba cha con, ba mẹ con cha, mẹ và con vợ, chồng, chồng cũ ba anh em, ba người bạn Ngã ba đường, kiềng ba chân, Trầu - cau - vôi Sơn Tinh -Thủy Tinh - Mỵ Nương Tam tài (số 3 ) thiên về tính dương, phát triển, năng động: Trong vũ trụ tồn tại rất nhiều bộ ba có quan hệ tam tài như vậy. Một cách khái quát là: Dương - Âm - Trung hòa (trung dung ): (+) (-) (- +)
- 1.3. Ngũ hành 2 bộ tam tài hợp nhau mà thành 1 ngũ hành. Tam tài 1: Thổ - Thủy - Hỏa (thổ dương) Tam tài 2: Thổ - Mộc - Kim (thổ âm) 1.3.1 Hà Đồ - cơ sở của Ngũ hành Truyền thuyết người Hán kể rằng : vua Phục Hy đi chơi ở sông Hà, thấy con Long Mã (đầu rồng mình ngựa) nổi lên, trên lưng có bức vẽ (đồ). Vua chép lấy gọi là bức Hà Đồ. Bức vẽ gồm các đoạn dây thắt nút đen, trắng theo cách đếm của người tiền sử: Ví dụ: số 1 -o- (dương) số 2 -●-●- (âm) , v.v. . . Chuyển bức vẽ Hà Đồ thành con số Ả Rập, ta có: Có 5 cặp số trong bức vẽ (số lẻ: dương, số chẵn: âm ), đó là 5 yếu tố của ngũ hành. Các phương hướng: Bắc, Nam, Đông,Tây (ngược chiều với bản đồ phương Tây hiện đại ) Thêm hướng: trung tâm ( ở giữa) 1.3.2. Phân tích cấu trúc ngũ hành Mỗi cặp số có một số lẻ (dương ) và một số chẵn (âm) , mỗi cặp gọi là một yếu tố / một hành. Số nhỏ nằm trong (số sinh ), số lớn nằm ngoài (số thành ) Trật tự số ứng với phương hướng: 1. Bắc 2. Nam
- 3. Đông 4. Tây 5. Trung tâm - Số 5 có tỉ lệ tạo nên bởi 2/ 3, đây là tỉ lệ bền vững và phát triển nhất (dương lớn hơn âm một chút, không quá chênh lệch)
- 1.3.3. Nội dung cấu trúc ngũ hành STT Lãnh vực Thuỷ Hoả Mộc Kim Thổ 1 vật chất nước lửa cây kim đất 2 số Hà Đồ 1 2 3 4 5 3 tương sinh mộc thổ hoả thuỷ kim 4 tương khắc hoả kim thổ mộc thuỷ trung ương/ 5 phương hướng bắc nam đông tây trung tâm khoảng giữa 6 thời tiết (mùa) đông hạ xuân thu các mùa 7 mùi vị mặn đắng chua cay ngọt 8 thế đất ngoằn ngoèo nhọn dài tròn vuông 9 màu biểu đen đỏ xanh trắng vàng 10 vật biểu rùa chim rồng hổ người Ngũ hành có tham vọng khái quát toàn bộ vũ trụ và con người. Trên đây chỉ trình bày một số nội dung tiêu biểu của ngũ hành Lưu ý: hai quan hệ rất quan trọng là tương sinh và tương khắc, đây là nguyên nhân của sự vận động của vũ trụ. Phân tích: 5 con vật biểu có nhiều ứng dụng trong văn học - nghệ thuật Việt Nam và phương Đông (so sánh với phương Tây, thứ bậc ưu tiên khác nhau ). Vùng sông nước: Chim, Rồng, Rùa. Con Rùa: số 1, phương Bắc, thuộc hành Thủy Đáng chú ý là 3 con vật biểu của phương Nam: hiền lành, chậm chạp, tuổi thọ cao nhất trong giới động vật.Trí tuệ cao siêu. Được suy tôn là thần Kim Quy (rùa vàng ) trong nhiều thần thoại truyện cổ. Thể hiện ước mơ sống lâu, bền vững và có trí tuệ.Thể hiện tính cách chậm rãi, giữ thế thủ (xem truyền thuyết An Dương Vương, sự tích Hồ Gươm, ). Rùa gắn với Nho Giáo ( tấm bia tiến sĩ đặt trên lưng rùa đá ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, và ở các đình thần, nơi thờ cúng thánh nhân ) Con Chim: số 2, phương Nam, thuộc hành Hỏa. Người Việt tự nhận mình thuộc dòng họ Hồng Bàng (tên môt loài sếu, hạc lớn, cổ dài, chân dài, còn gọi là chim Lạc (hoặc Lạc Hồng). Đó là loài chim sống ở phương Nam sông nước. Trong thần thoại cổ xưa, loài chim này mang hình dáng người phụ nữ (hoặc ngược lại) gọi là Tiên - vị tiên nữ đầu tiên là Âu Cơ. Loài chim Lạc hình dáng đẹp, hiền lành, tự do trở thành biểu tượng người mẹ giống nòi dân tộc. (Trên mặt trống đồng Đông Sơn có khắc một đàn chim Lạc) Con Rồng: số 3, phương Đông, thuộc hành Mộc: Một con vật tưởng tượng ghép từ nguyên mẫu con cá sấu và con rắn - 2 con vật độc ác. Thể hiện ước mơ dân tộc: biến dữ hóa lành, con Rồng cao quý, năng động, có ích chỉ phun nước làm mưa cho người trồng lúa. Rồng không cánh mà bay khắp trời, nơi trú ngụ là biển và sông. Con Hổ: số 4, phương Tây, thuộc hành Kim. Nó là biểu tượng của sức mạnh du mục. Người Việt phương Nam không ưa thích, chỉ dùng trừ tà ma yêu quái. (Vẽ bùa ngũ hổ, về sau tiếp thu văn hóa Trung Hoa có thêm bùa Bát quái ).
- Con người ở vị trí số 5, trung tâm, thuộc hành Thổ, cai quản muôn loài và bốn phương. Tóm lại, hai con vật biểu cao quí nhất được đặt ở hai phương đẹp nhất là Đông và Nam. Truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân tin rằng dân tộc ta thuộc dòng dõi Rồng Tiên. 1.3.4 Lạc thư (sách trên sông Lạc) Truyền thuyết người Hán lại kể rằng : vua Vũ đi trị thuỷ sông Lạc, thấy con Rùa nổi lên trên lưng có chữ viết (thư) sai chép lấy, rồi dựa theo đó mà đặt ra phép cai trị thiên hạ. Ngũ Hành lạc thư là giai đoạn phát triển cao hơn của Ngũ Hành hà đồ : từ số 5 tới số 9, từ trung tâm tới hướng Nam. 1.4. Triết lí về cấu trúc thời gian - lịch âm dương (The Cosmic Time Structure, Calendar of Zin - Zang ) Triết lí âm dương và ngũ hành giải thích cấu trúc và bản chất của toàn bộ vũ trụ và con người. Vũ = không gian (vật chất ) Trụ = thời gian (phi vật chất ) Con người = một bộ phận quan trọng của vũ trụ. Bài này chuyên nghiên cứu về triết lí thời gian và ứng dụng vào phép làm Lịch 1.4.1. Lịch Do nhu cầu cần hiểu rõ thời tiết - thời gian nên ở vùng nông nghiệp đã sáng tạo ra lịch 1.4.1.1. Lịch dương Phát sinh từ vùng văn hóa nông nghiệp Ai Cập (lưu vực sông Nil) khoảng 3000 năm trước công nguyên dựa trên chu kỳ “chuyển động biểu kiến “của mặt ttrời: một năm = 1 chu kỳ = 365 ngày ¼ Lịch âm phát sinh ở vùng nông nghiệp Lưỡng Hà dựa trên chu kỳ Mặt trăng dài 29.5 ngày ( một tháng ), một năm có 354 ngày (ít hơn dương lịch 11 ngày). Người La Mã du mục đã tiếp thu lịch âm và sử dụng từ thế kỉ 7 tr.công nguyên đến năm 47 trước công nguyên thì hoàng đế Julius Caesar thay thế bằng lịch dương. Ông đã dày công nghiên cứu, khảo sát và điều chỉnh, đặt lại năm số 1 để ghi năm sinh của chúa Jesus, gọi là công lịch. Lịch đó ngày nay được dùng rộng rãi trên thế giới (ông đặt tên tháng 7 bằng tên mình là Julius (July, về sau hoàng đế Auguste điều chỉnh thêm và đặt tháng 8 là Auguste/August) 1.4.1.2. Lịch âm dương Vùng nông nghiệp Á Đông dùng một thứ lịch tổng hợp cả lịch âm và lịch dương. Cứ 3 năm dùng lịch âm, năm thứ 4 lại điều chỉnh theo lịch dương - gọi là năm nhuận (có 13 tháng). Do lịch âm giữ vai trò chủ đạo nên nhân dân ta quen gọi là âm lịch (chính xác
- gọi là lịch âm- dương).Muốn xác định năm nhuận, lấy năm dương lịch (/ công lịch/ tây lịch) chia cho 19, nếu số dư là 0, 3, 6, 9,11, 14,17, thì năm ấy là năm nhuận. Lưu ý: năm nhuận có thời tiết thất thường do ảnh hưởng của mặt trời và mặt trăng đối với trái đất. Âm lịch (chính xác là lịch âm dương) đã bao quát được cả quy luật của mặt trăng và mặt trời, do đó rất cần thiết cho nông nghiệp (và lâm,ngư nghiệp). Chỉ tính riêng mặt trăng đã có tác động rõ rệt đến: thủy triều ( nước lớn, nước ròng, nước rong ) chu kỳ sinh nở của con người và côn trùng, sinh vật khác (khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng chỉ bằng 1/20 khoảng cách từ trái đất đến mặt trời nên tác động mạnh hơn ). Ngoài mặt trăng, mặt trời, âm lịch còn khảo sát cả hệ thống sao (hành tinh, định tinh ) để đo đếm thời gian. Năm ngôi sao quan trọng: thủy, hỏa, mộc, kim, thổ, nằm ở phía đuôi sao Bắc Đẩu. (Sao Bắc Đẩu là một chùm sao 7 ngôi tạo hình cái gáo). 5 sao ngũ hành tinh kết hợp với Nhật, Nguyệt tạo ra thất tinh ( thất hành tinh ). Từ chòm sao Bắc Đẩu kéo dọc xuống (vuông góc với mặt đất) nhìn thấy hệ thống 28 ngôi sao cố định (định tinh) hàng ngày xoay quanh chòm Bắc Đẩu, gọi tên là nhị thập bát tú, gồm 4 chòm, mỗi chòm 7 ngôi. Mỗi mùa nhìn rõ nhất 1 chòm, ở một phương trời. Chòm Huyền Vũ (rùa đen) - phương Bắc, mùa Đông Chòm Chu Tước (chim sẻ đỏ) - phương Nam, mùa Hạ Chòm Thanh Long (rồng xanh) - phương Đông, mùa Xuân Chòm Bạch Hổ (hổ trắng) - phương Tây, mùa Thu Mỗi chòm sao còn ứng với một tuần lễ, mỗi ngôi sao ứng với một ngày. (Những ngôi sao đi vào truyền thuyết văn học: sao Khuê, sao Ngưu, sao Chức, sao Tâm, sao Đẩu, ). Đó là cơ sở của bộ môn thiên văn học. 1.4.2. Hệ đếm Can - Chi Để gọi tên các đơn vị như năm, tháng, ngày, giờ, người xưa chọn một hệ đếm gọi là hệ Can - Chi, gồm: Hệ Can - Hệ Chi - Hệ Can Chi 1.4.2.1. Hệ Can Gồm 10 yếu tố đặt tên: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỉ, Canh, Tân, Nhâm, Quý, xuất phát từ 5 hành phối hợp 2 âm dương ( 5 x 2 = 10 ) Do số 5 là gốc nên hệ này mang tính dương, gọi là thiên Can.( Ngày xưa khi lịch âm cổ nước ta chỉ có 10 tháng / năm nên đặt tên theo hệ Can. Về sau khi dùng 12 tháng thì sau tháng 10 nối thêm tháng Một và tháng Chạp ). 1.4.2.2. Hệ Chi Gồm 12 yếu tố: Tí, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi (tên của 12 con vật theo tiếng cổ). Xuất phát từ 6 cặp âm dương (ngũ hành đặc biệt có 2 hành Thổ: thổ âm và thổ dương ), thiên về tính âm (gọi là địa chi). Hệ Chi được dùng nhiều hơn hệ Can. Dùng để đếm giờ trong một ngày: (giờ Tý: 23h - 01 h giờ Ngọ:11 - 13 h ) Dùng để đếm tháng trong năm. Dùng để đếm ngày trong hai tháng Nói chung, hệ Chi thường được ghép với hệ Can để đếm, dân gian thường chỉ gọi tên rút gọn theo Chi. 1.4.2.3. Hệ Can -Chi Ghép 2 hệ nhỏ, tạo ra hệ đếm 60
- Dần Thân Tí Sửu Thìn Tỵ Ngọ Mùi Tuất Hợi Mão Dậu CAN/CHI + - + - + - + - + - + - Giáp + Ất - Bính + Đinh - Mậu + Kĩ - Canh + Tân - Nhâm + Quý - Nguyên tắc kết hợp: Can với Chi đồng tính tạo ra một yếu tố mới, ghi bằng con số (mã số ) dùng để đặt tên năm, ta có một chu kỳ = 60 năm, gọi là một Hội. Hội đầu tiên bắt đầu áp dụng vào năm thứ 4 dương lịch, tức là chậm hơn dương lịch 3 năm (4 - 1 = 3). Hội hiện nay là hội thứ 33 kể từ năm 1984. Lưu ý Cách đổi năm dương lịch sang âm lịch: C = d của (D - 3): 60. C: năm Can chi ( âm lịch ) D: năm dương lịch d: số dư. (Đặc biệt, khi d = o, thì C = 60, năm Hợi) Cách đổi năm âm lịch thành dương lịch: D = C + 3 + ( h. 60 ) trước hết phải tìm h (số chu kỳ). Cần nhớ năm D gần với một sự kiện đặc biệt (cột mốc đáng nhớ năm nào), từ đó tìm ra h. Nếu không ta sẽ có kết qua 33 năm dương lịch trùng với năm âm đã cho. Giải thích vì sao phương Đông cho rằng thời gian tuần hoàn với chu kỳ là 01 hội ? (trong khi phương Tây xác định rằng: thời gian không bao giờ lặp lại: không ai tắm 2 lần trên một dòng sông ). Gợi ý nghiên cứu: theo quan niệm thời phong kiến, vận nước tùy thuộc vào ông vua. Đời một ông vua khoảng 60 năm. Khái quát hơn, đời người cũng vận động trong chu kì 60 năm thăng trầm. Quan niệm phương Đông có tính tương đối. Quan niệm phương Tây có tính tuyệt đối.
- 1.5. Triết lý - nhận thức về con người (Cognition of man ) Con người là một bộ phận đặc biệt của vũ trụ, gọi là một “tiểu vũ trụ”. Vũ trụ có cấu trúc âm dương, ngũ hành thì con người cũng có cấu trúc tương tự như vậy. 1.5.1. Nhận thức về con người tự nhiên Mỗi người có quan hệ với một ngôi sao trong vũ trụ Tín ngưỡng cúng sao, ứng với mỗi năm tuổi. Cơ thể người có 2 phần âm dương. + Từ ngực trở lên là phần dương.Từ bụng trở xuống là phần âm. + Phần trên gồm: mặt sau (gáy, lưng) là dương, mặt là âm. + Phần dưới gồm: trước bụng là dương, sau lưng là âm. + Mu bàn tay, bàn chân là dương. + Lòng bàn tay, gan bàn chân là âm. + Ống quyển là dương. Bụng chân là âm. Đó là xét bề ngoài. Phần nội tạng có cấu trúc ngũ hành: ngũ tạng và ngũ phủ, đây là những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể. Ngũ tạng: thận, tâm, can, phế, tỳ Ngũ phủ: bàng quang, tiểu tràng, đởm, đại tràng, vị. Các bộ phận cơ thể có quan hệ tương sinh và tương khắc giống như quan hệ ngũ hành. Trong đó, “thận” và “tâm “ là bộ phận quan trọng nhất (phương Đông trọng thận, phương Tây trọng tâm). Đông Y học Việt Nam căn cứ vào luật âm dương và ngũ hành để chẩn trị cho con người. Bệnh là do mất quân bình âm dương hoặc / và nảy sinh quan hệ tương khắc trong ngũ hành. Khi đã xác định được nguyên nhân thì tìm cách điều trị ( chẩn / trị ). Thuốc thang toàn là cây, cỏ, hoa, trái vốn lấy từ thiên nhiên -môi trường sống của con người. Châm cứu là kĩ thuật tác động phần này nhằm kích thích phần khác (nơi bị trục trặc). Khuôn mặt người gồm: trán (hỏa), mũi (thổ), miệng (thủy), tai trái (kim), tai phải (mộc). Bàn tay gồm ngón cái (mộc), ngón trỏ (hỏa), ngón giữa (thổ), ngón áp út (kim), ngón út (thủy). 1.5.2. Nhận thức về con người xã hội Mỗi người có một vị trí và quan hệ trong xã hội cũng như một hành có quan hệ với các hành khác. Tuy vậy, không nên hiểu rằng thế giới có 5 hành thì cũng chỉ có 5 loại người, bởi vì ngũ hành phát sinh ra bội số. Mỗi người được xác định bằng thời gian được sinh ra đời: giờ, ngày, tháng, năm tính theo hệ Can chi. Như thế nghĩa là: mỗi người có quan hệ tương sinh và tương khắc đối với người khác. Mỗi người có một “lá số“ (dựa theo giờ, ngày sinh) nằm trong hệ thống 110 sao (tức là 110 kiểu tính cách, số phận) thuộc về một trong 12 cung (hệ chi). Đó là thuật Tử Vi xem đoán tướng số. người chia ra 2 nhóm: Nhóm cá nhân: bản thân, tiền kiếp, bệnh tật, Có 12 vấn đề lớn chi phối cuộc sống con nhà cửa, của cải, sự nghiệp, đi lại (7) Nhóm xã hội: cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái, bè bạn.
- Việc giải đoán Tử vi có kết quả đúng hay không tùy thuộc vào 2 điều kiện: Có đủ dữ kiện lập ra lá số chính xác hay không. Thầy tướng số có khả năng giải đoán hay không. Tóm lại, thuật Tử vi dựa trên 2 cơ sở triết học Ngũ Hành và Bát Quái nhằm dự đoán tương lai của cá nhân hoặc cả một cộng đồng. Ngày nay có ngành “Dự đoán học“ rất cần thiết cho xã hội. Từ thời cổ đại, Khổng Tử đã dạy học trò (sách Luận Ngữ):”không những việc 10 đời sau mà 100 đời sau cũng suy đoán được“. Nhiều truyền thuyết phương Đông kể về những danh nhân có tài suy đoán được phát ngôn bằng lời sấm ký, đồng dao trẻ em như Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trạng Trình), Nguyễn Thiếp (La sơn phu tử), Khổng Minh và các vị đạo sĩ được gọi là các nhà tiên tri. 2. Văn hoá ứng xử trong môi trường tự nhiên Gồm một số hoạt động chủ yếu sau: Ăn uống (tận dụng thiên nhiên) Mặc (đối phó với thiên nhiên) Ở và đi lại (đối phó với thiên nhiên). Tình trạng địa lí, địa hình, khí hậu, sinh thái và lối sản xuất nước ta đã quyết định chi phối cả 3 vấn đề sinh tồn nói trên của người dân Việt từ xưa đến nay. 2.1. Ăn uống Quan niệm về ăn uống : “Có thực mới vực được đạo“ “Dĩ thực vi tiên“ Rất nhiều hành động được gọi là “ăn”: ăn ở, ăn mặc, ăn chơi, ăn nói, ăn học, ăn tiêu (xài), ăn nằm, ăn trộm, ăn thua. Thế mới biết người Việt coi trọng việc ăn uống hàng đầu. Nhưng ăn uống còn là một hiện tượng văn hóa “Ăn tùy nơi, chơi tùy chốn “ “Miếng ăn là miếng nhục“ “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng “ .v.v Biết bao câu tục ngữ, thành ngữ của tổ tiên lưu ý con cháu việc ăn uống sao cho tốt đẹp. Cơ cấu của bữa ăn người Việt là : Cơm - rau - cá (hoặc nước mắm ) Nhìn chung, đồ ăn chủ yếu là thực vật. Sau cơm - rau - cá là hoa quả, mùa nào thứ ấy. “Đói ăn rau, đau uống thuốc“. Lại có vô số gia vị đủ các mùi vị, màu sắc vừa là thức ăn vừa là thuốc uống. Thịt động vật là thức ăn ít khi dùng đến, nhưng được chế biến tinh xảo, đa dạng chứng tỏ khẩu vị rất tinh tế, sành sỏi. Đặc biệt món thịt chó độc đáo. Đồ uống hút có trầu cau, rượu gạo, nước chè, nước vối và nhiều thứ lá, hoa, hạt, rễ cây khác. Đặc biệt thuốc lào được ưa thích hơn thuốc lá. Hút thuốc lào bằng điếu cày là phối hợp âm dương (lửa và nước: khói phải chui qua nước) còn thuốc lá điếu chỉ có lửa. Tính tổng hợp trong lối ăn Việt: Phối hợp nhiều món ăn trong một bữa. Một món ăn gồm nhiều thứ kết hợp với nhau. Nấu nướng như vậy để kết hợp hài hòa các món (hài hòa âm dương, tam tài, ngũ hành / ngũ vị ). Hài hòa các màu sắc đồ ăn. Như vậy giúp cơ thể dễ hòa hợp với thiên nhiên.