Giáo trinh Khái lược lịch sử văn học phương Tây thế kỷ XVII-XIX - Trần Thị Bảo Giang (Phần 1)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trinh Khái lược lịch sử văn học phương Tây thế kỷ XVII-XIX - Trần Thị Bảo Giang (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_khai_luoc_lich_su_van_hoc_phuong_tay_the_ky_xvii.pdf
Nội dung text: Giáo trinh Khái lược lịch sử văn học phương Tây thế kỷ XVII-XIX - Trần Thị Bảo Giang (Phần 1)
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT F 7 G GIÁO TRÌNH KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY THẾ KỶ XVII - XIX TRẦN THỊ BẢO GIANG - NGUYỄN HỮU HIẾU
- Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 2 - Phần I. VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY THẾ KỶ XVII Bước sang thế kỷ XVII, sự xuất hiện của giai cấp tư sản trong lòng xã hội phong kiến ở các nước Tây Âu đã kéo theo những chuyển biến đáng kể trong đời sống văn học. Trên văn đàn các nước Tây Aâu đã hình thành nhiều khuynh hướng: khuynh hướng văn học baroque với lối văn phong mang đậm dấu ấn cá nhân của người nghệ sỹ, với chủ trương chống lại mọi quy tắc gò bó, đòi hỏi sự tự do, phóng túng trong cách biểu đạt; khuynh hướng văn học salon hay còn gọi là văn học đài các chủ trương xây dựng một thứ văn học trang trọng, tao nhã nhưng đôi khi lại rơi vào cầu kỳ, kiểu cách và giả tạo Đặc biệt, thế kỷ XVII còn được coi là thế kỷ của văn học cổ điển. Khuynh hướng văn học cổ điển tiếp thu và kế thừa những yếu tố tích cực, loại bỏ những mặt tiêu cực của văn học baroque lẫn văn học salon để trở thành một thứ văn học chứa đựng những gì hài hòa, mang giá trị mẫu mực, ưu tú của thời đại. Những tinh thần cơ bản của văn học thế kỷ XVI như tư tưởng nhân văn chủ nghĩa, sự tôn trọng phẩm giá con người, đề cao vị trí, vai trò và giá trị của con người được văn học cổ điển kế thừa và phát huy. Bên cạnh đó, văn học cổ điển còn tiếp thu và chịu ảnh hưởng những luồng tư tưởng mới như triết học duy lý của René Descartes, triết học duy cảm của Pierre Gassendi Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn
- Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 3 - Chương 1. VĂN HỌC CỔ ĐIỂN PHÁP Văn học cổ điển nảy sinh ở Pháp và đạt được những thành tựu rực rỡ nhất vào những năm từ 1660 đến 1685, gắn liền với các tên tuổi như Pierre Corneille, Molière, Boileau, Racine, La Fontaine I. Khái lược về chủ nghĩa cổ điển và văn học cổ điển chủ nghĩa 1. Thuật ngữ “chủ nghĩa cổ điển” Chủ nghĩa cổ điển (classicism) là một hiện tượng văn học tiêu biểu ở Pháp thế kỷ XVII. Chủ nghĩa cổ điển được định nghĩa là một khuynh hướng văn học “chú trọng phục hồi tinh thần và hình thức nghệ thuật cổ đại Hy Lạp – La Mã, đề cao lý tính, đòi hỏi quy tắc chặt chẽ về hình thức, phong cách hài hòa, trong sáng. Trào lưu này ở châu Âu bắt đầu vào thế kỷ XVI, thịnh hành vào những thế kỷ XVII, XVIII”(1) Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa cổ điển dùng để chỉ những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc, được coi là mẫu mực ưu tú của một thời đại, một dân tộc. Theo nghĩa hẹp, chủ nghĩa cổ điển là một hiện tượng, một trào lưu, một phương pháp sáng tác văn học mang tính lịch sử- cụ thể. 2. Cơ sở xã hội và tư tưởng chi phối quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa cổ điển ở Pháp - Cơ sở xã hội: Cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, sự ra đời của nhà nước quân chủ chuyên chế Pháp cùng những mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp phong kiến tập quyền trung ương và tập đoàn phong kiến cát cứ đã chi phối mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa cổ điển. Chủ nghĩa cổ điển được xem như một sản phẩm đặc thù của nhà nước quân chủ chuyên chế Pháp. Quá trình sinh thành và phát triển của chủ nghĩa cổ điển gắn liền với quá trình sinh thành và phát triển của nhà nước quân chủ chuyên chế Pháp. Những vấn đề chính trị lớn của thời đại và tư tưởng thống nhất quốc gia luôn được văn học cổ điển chú trọng, đề cao, đặc biệt, tính trang nhã, sang trọng, hay còn gọi là tính quý tộc trong văn học cổ điển được coi trọng. Phần lớn các văn nghệ sĩ đều tập trung ở cung đình, các phòng khách văn học quốc gia được thành lập, các hoạt động sáng tác, diễn xuất của họ chủ yếu nhằm phục vụ đời sống lễ hội, phục vụ nhà nước phong kiến trừu tượng và đáp ứng nhu cầu giải trí trong cung đình. - Cơ sở tư tưởng: hai luồng tư tưởng triết học lớn ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học cổ điển Pháp là chủ nghĩa duy lý đứng đầu là Descartes và chủ nghĩa duy cảm với đại diện tiêu biểu là Gassendi. Nếu như triết học (1) Hữu Ngọc (chủ biên), Từ điển triết học giản yếu, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H., 1987. Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn
- Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 4 - Descartes chủ trương coi tư duy là tất cả giá trị con người, nhờ có lý trí, con người sẽ trở thành chủ nhân và sẽ điều khiển được thế giới tự nhiên, chiến thắng cái ác, cái xấu và những bất công, tàn bạo trong thế giới, lý trí hướng dẫn các hành động trong cuộc sống con người thì triết học của Gassendi lại ca ngợi cuộc sống thoải mái, không ràng buộc, không gò bó, tuân theo những quy luật của tự nhiên, đặc biệt là không bị trói buộc bởi giáo lý nhà thờ và quyền lực của giai cấp thống trị. Mâu thuẫn giữa tư tưởng triết học duy lý của Descartes với tư tưởng triết học duy cảm của Gassendi tạo nên động lực giúp cá tính con người phát triển. Tư tưởng triết học duy lý của Descartes được thể hiện trong phần lớn các tác phẩm của Corneille và Racine còn Molière và La Fontaine là hai nhà văn cổ điển tiêu biểu chịu nhiều ảnh hưởng từ triết học Gassendi. 3. Một số đặc điểm mỹ học của văn học cổ điển chủ nghĩa - Đề cao lý trí: Do chịu ảnh hưởng sâu sắc triết học duy lý của Descartes với quan niẹâm lý trí là yếu tố duy nhất để dẫn dắt con người, làm nên sức mạnh giúp con người vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn, không có lý trí, coi như không có sự hiện hữu của con người : “Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại”(Descartes), các tác phẩm văn học cổ điển thường tập trung khai thác những mâu thuẫn giữa lý trí và dục vọng, giữa tình cảm cá nhân và nghĩa vụ chung và kết thúc tác phẩm là sự thắng lợi của lý trí, của những nghĩa vụ chung trước dục vọng nhỏ bé hay tình cảm cá nhân riêng tư (“Andromaque”- Racine, “Le Cid”- Corneille ). Cái đẹp tồn tại trong các tác phẩm văn học cổ điển cũng phải thỏa mãn những yêu cầu, những tiêu chuẩn của lý trí, của chân lý tuyệt đối. Boileau từng kêu gọi: “Hãy yêu lấy lý trí, tác phẩm của các bạn phải tìm ở đấy nguồn duy nhất của sự trong sáng và giá trị của nó”. Quan niệm đề cao lý trí đã giúp văn học cổ điển loại bỏ được yếu tố hoang đường, các tác phẩm đều hướng về những gì phù hợp với lý trí, phù hợp với đời sống con người. Cũng nhờ đề cao lý trí mà các tác giả của văn học cổ điển đã thực hiện được tính cân đối trong cấu trúc, trong bố cục của tác phẩm, khiến cho các tác phẩm đều được quy chế hóa. - Học tập cổ đại: Với quan niệm những tác phẩm văn học cổ đại (Hy Lạp- La Mã) chứa đựng những gì tinh tuý, mẫu mực, ưu tú nhất, nhiều tác phẩm văn học cổ điển đã được sáng tác dựa trên tinh thần mô phỏng văn học cổ đại, học tập hình thức hài hòa, cách diễn đạt chặt chẽ, trong sáng, bố cục cân đối, lấy đề tài hay kế thừa quan niệm nghệ thuật của văn học cổ đại, đặc biệt là những quan niệm về người anh hùng, về cái đẹp (theo văn học cổ đại, đẹp là sự trong sáng, hài hòa, cân đối trong biểu hiện). -Luật “tam nhất” (duy nhất về không gian: câu chuyện chỉ xảy ra ở một địa điểm nhất định, duy nhất về thời gian: nội dung câu chuyện chỉ diễn ra trong vòng 24 giờ đồng hồ, duy nhất về hành động: kịch cổ điển thường chỉ xoay Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn
- Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 5 - quanh việc giải quyết một xung đột duy nhất và xung đột ấy dẫn dắt toàn bộ hành động của nhân vật, bộc lộ tư tưởng chủ đề của vở kịch) của văn học cổ đại được tiếp thu và trở thành một nguyên tắc sáng tác cho các tác phẩm văn học cổ điển. Tuy nhiên, về sau luật “tam nhất” không còn là nguyên tắc sáng tác hàng đầu của văn học cổ điển nữa bởi nó chính là yếu tố hạn chế đáng kể khả năng sáng tạo của người nghệ sỹ, khiến tác phẩm có xu hướng đi vào phi cá thể. - Mô phỏng tự nhiên: Văn học cổ điển kế thừa đặc điểm của văn học Phục hưng, đó là chú trọng việc phản ánh những vấn đề có thực hoặc giống như thực. Boileau kêu gọi các nhà văn: “tự nhiên phải là đối tượng duy nhất của các bạn”. Mô phỏng tự nhiên theo quan niệm của mỹ học cổ điển là đi tìm những gì phổ quát, bất biến, những yếu tố có tính chất quy luật trong đời sống tâm lý của con người, hay nói cách khác, mô phỏng tự nhiên theo nghĩa hẹp chính là quan tâm đến thế giới tâm hồn của những bậc “mã thượng phong lưu” nơi đô thị. II. Các giai đoạn phát triển của văn học cổ điển Pháp Văn học cổ điển Pháp trải qua ba giai đoạn phát triển gắn liền với ba giai đoạn thịnh suy khác nhau của nhà nước quân chủ chuyên chế Pháp. -1598-1660: giai đoạn các nhà văn cổ điển khẳng định vai trò của họ trên văn đàn. Về mặt xã hội: đây là giai đoạn nhà nước quân chủ chuyên chế tập trung củng cố sự thống nhất quốc gia. Vì vậy, nhân vật chính trong các tác phẩm cổ điển thường là những con người anh hùng, sẵn sàng hy sinh những tình cảm, dục vọng cá nhân để đi theo tiếng gọi của lý trí, để hoàn thành nghĩa vụ đối với đất nước. Về thể loại: bi kịch, đặc biệt là bi kịch anh hùng phát triển mạnh. Xung đột chủ yếu trong bi kịch là xung đột giữa dục vọng và lý trí, giữa tình cảm cá nhân và trách nhiệm đối với cộng đồng (tiêu biểu là các vở bi kịch của Pierre Corneille). Trên văn đàn lúc này hình thành hai dòng văn học đối lập, đó là văn học cầu kỳ của một bộ phận người thuộc tầng lớp quý tộc và văn học dung tục của một số người thuộc giai cấp tư sản. Văn học cầu kỳ ra đời từ những “salon”của những phụ nữ quý tộc giàu có trong đó “salon” đầu tiên được thành lập là của nữ hầu tước de Ramouillet. Tình yêu là đề tài chính của những buổi sinh hoạt trong các “salon”. Giữa các “salon” thời kỳ này nổi lên hai khuynh hướng, đó là “salon đoan trang” với việc tôn thờ một thứ tình yêu tinh khiết, chỉ có tâm hồn, trái tim là cao quý còn chuyện hôn nhân bị coi là ô uế; “salon duyên dáng”chủ trương đi theo thứ tình yêu say mê, cởi mở, với lối ăn mặc, trang điểm nhằm quyến rũ các công tử. Sinh hoạt của Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn
- Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 6 - các “salon”dẫn đến lối ăn nói kiểu cách, đó là nguồn gốc chủ yếu dẫn đến sự ra đời của thứ văn chương cầu kỳ với hai tác giả tiêu biểu là Scudéry cùng tác phẩm “Clélie” và D’urfé với “L’Ashée”. Nguyên tắc sáng tác luôn được các nhà văn thuộc dòng văn học này áp dụng là khi lựa chọn từ ngữ thì lấy bốn, xóa ba, chỉ chọn một. Nguyên tắc này góp phần tăng cường sự trau dồi ngôn ngữ nhưng đôi khi tính kiểu cách, cầu kỳ ấy đã phá vỡ sự trong sáng, đẩy ngôn ngữ vào lập dị, kỳ quặc (Ví dụ: nước thì gọi là “yếu tố lỏng”, bánh mì : “trụ cột của cuộc sống”, chổi: “công cụ của sự sạch sẽ”, ghế bành: “sự tiện lợi của câu chuyện” ). Đối lập với dòng văn học cầu kỳ là dòng văn học dung tục-dòng văn học luôn lấy đề tài từ cuộc sống hiện thực, đưa vào tác phẩm văn học những từ ngữ bình dân nhưng đôi khi nó lại sa vào dung tục, khôi hài (“Virgile giả trang” (1648-1652) của Scarron , “Chuyện khôi hài về những quốc gia và những vương quốc của mặt trăng”, “Quốc gia và vương quốc của mặt trời” của de Bergerac ) Văn học cổ điển tập trung chống lại sự cầu kỳ, kiểu cách hay dung tục, khôi hài của hai dòng văn học trên đồng thời cũng kế thừa những nét đặc sắc, độc đáo và tiến bộ của hai dòng văn học ấy để trở thành một nền văn học thống nhất, tập trung ca ngợi sự cường thịnh của nhà nước quân chủ chuyên chế, đề cao trách nhiệm công dân trước những yêu cầu lớn lao của thời đại. -1661-1685: Đây là giai đoạn văn học cổ điển đạt đến đỉnh cao (cũng là giai đoạn cường thịnh của nhà nước quân chủ chuyên chế Pháp). Về thể loại: nhiều thể loại trước kia bị coi là hạ đẳng, đến giai đoạn này đã phát triển mạnh mẽ và được công chúng hoan nghênh như: truyện ngụ ngôn của La Fontaine, hài kịch của Molière Thể loại bi kịch vẫn phát triển nhưng nếu như ở giai đoạn đầu, bi kịch anh hùng chiếm ưu thế thì giờ đây, bi kịch tâm lý được chú trọng hơn cả, tiêu biểu là tác phẩm “Andromaque” của Racine. Về nội dung: bên cạnh việc khai thác những xung đột giữa lý trí và dục vọng văn học cổ điển giai đoạn này còn tập trung vào phê phán sự lố lăng, sa đoạ của tầng lớp quý tộc, phê phán những nhân vật tư sản với tư cách là chủ nhân nhưng đồng thời cũng là nô lệ của đồng tiền. Đặc biệt, trong các tác phẩm văn học, tầng lớp những người thuộc đẳng cấp thứ ba đã xuất hiện khá nhiều và tìm được chỗ đứng của mình, nhất là trong hài kịch Molière. Phạm vi phản ánh của tác phẩm cũng được mở rộng hơn trước, không chỉ là những câu chuyện bó hẹp trong cung đình mà giờ đây, những không gian sinh hoạt ngoài cuộc sống đời thường đã được chú trọng hơn. Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn
- Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 7 - -1686-1715: Cùng với sự suy vong của nhà nước quân chủ chuyên chế, chủ nghĩa cổ điển cũng bước vào giai đoạn suy tàn. Lúc này, trên văn đàn xảy ra cuộc đấu tranh khá gay gắt giữa hai phái: “Cựu phái” và “Tân phái”. +Cựu phái (đứng đầu là La Fontaine và Boileau) chủ trương tuân theo và học tập cổ đại một cách nghiêm ngặt, coi cổ đại là những gì mẫu mực nhất, ưu tú nhất và nghệ thuật chỉ có thể phát triển, có giá trị khi tuân theo những nguyên tắc, những phong cách cổ điển. +Tân phái (đại diện là Perrault, Fontenelle ) chủ trương một thứ nghệ thuật phóng khoáng, tôn vinh tinh thần phục cổ nhưng phải mở rộng phạm vi, đối tượng phản ánh và văn học phải hướng về đời sống của nhân dân. Những chủ trương trên của Tân phái rất gần với tư tưởng của trào lưu văn học thế kỷ XVIII: văn học Aùnh sáng. III. Các tác gia tiêu biểu 1. Pierre Corneille (1606-1684) - Vài nét sơ lược về cuộc đời Pierre Corneille sinh ngày 06 tháng 06 năm 1606 tại Rouen trong một gia đình quý tộc phong lưu. Ngay từ lúc còn đi học, Corneille đã tỏ ra thông minh và rất ham thích thơ văn. Lớn lên, nối nghiệp cha, ông theo học luật và đỗ luật sư năm 1624, nhưng sau đó ông đã từ bỏ nghề luật sư, chuyển sang làm biện lý hoàng gia ở ngành nông lâm và ngành hải quan rồi giữ chức vụ này đến năm 1650. Sự nghiệp sáng tác của Corneille được bắt đầu bằng những vở kịch như: “Mélite”(1629), “Clitandre”(1632) và một số hài kịch như “Bà goá”(1633), “Hành lang cung điện”, “Cô nàng hầu”(1634) Tuy nhiên, đến cuối năm 1636, đầu năm 1637, với sự ra đời và trình diễn hầu như trên khắp các sân khấu Paris của “LeCid”, Corneille mới được biết đến như một nhà soạn kịch lớn. Thế nhưng, bên cạnh bao thành công vang dội mà “Le Cid”đem lại cho Corneille là những cuộc tranh cãi và công kích ông về việc vi phạm những quy tắc kịch cổ điển, về một số quan điểm nghệ thuật của cá nhân ông mà người đương thời khó chấp nhận. Người đứng đầu chiến dịch công kích Corneille là Hồng y Giáo chủ-tể tướng Richelieu. Trước tình thế đó, Corneille buộc phải tạm ngưng công việc sáng tác. Bốn năm sau, ông khẳng định lại vị trí của mình bằng sự ra đời của hàng loạt các văn phẩm có giá trị như: “Horace”,“Cinna”(1640),“Polyeucte”(1643), “Rodogune”(1644), “Nicomède”(1651). Năm 1647, Pierre Corneille được bầu vào viện Hàn lâm văn học Pháp. Vở “Pertharite”(1652) thất bại khiến Corneille không còn hứng thú sáng tác. Mãi cho đến năm 1659, Corneille mới quay về với sân khấu. Vở “Oedipe”được nhiều người hoan nghênh. Năm 1674, ông cho ra mắt vở “Suréna”nhưng vở kịch này hoàn toàn không gây được tiếng vang. Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn
- Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 8 - Lúc này Corneille ở ở tuổi 68 và ông thôi không sáng tác nữa. Những năm cuối của cuộc đời, Corneille phải sống trong sự thiếu thốn về kinh tế và sự quên lãng của công chúng. Ngày 30 tháng 09 năm 1684, Pierre Corneille qua đời, để lại cho hậu thế một lượng tác phẩm nghệ thuật khá đồ sộ gồm thơ châm biếm, thơ trữ tình, các tác phẩm dịch, tiểu luận và đặc biệt là trên dưới 30 vở bi kịch, hài kịch trong đó rất nhiều vở có giá trị. -Bi kịch anh hùng và những xung đột kiểu Corneille. Nói đến Corneille, người ta thường nghĩ đến bi kịch “Le Cid”. “Le Cid”được xem như một kiệt tác bất hủ trong sự nghiệp sáng tác của ông . Vở bi kịch này được trình diễn lần đầu tiên trên sân khấu Pháp vào năm 1636 và đã đem lại những thành công vang dội. “Le Cid”được ca ngợi bằng những câu :“đẹp như Le Cid”, “mặt trời đã mọc, hãy lặn đi, các vì sao”, “Cả Paris nhìn Chimène bằng đôi mắt của Rodrigue”, ““Le Cid”không phải là sự khởi đầu của một con người, đó là sự khởi đầu của một nền thi ca và buổi bình minh của Đại thế kỷ” Sáng tác “Le Cid”, Corneille dựa theo những tình tiết chính của vở kịch Tây Ban Nha: “Thiếu thời của Cid”(1618) (hay “Những chiến công thời trẻ của Đức ông”) của Guihhen de Castro nhưng ở “Le Cid”, những chiến công hiển hách của người anh hùng không phải là vấn đề quan tâm chính của tác giả mà cuộc đấu tranh tinh thần trong đời sống nội tâm của các nhân vật lại là yếu tố nổi bật và được tác giả tập trung khai thác nhiều hơn cả. “Le Cid”còn được gọi là bi kịch của “lòng người”chính vì lẽ đó. Bi kịch “Le Cid”được xây dựng cơ bản dựa trên xung đột giữa yếu tố tình cảm cá nhân và vấn đề bổn phận. Để bảo vệ danh dự gia đình, rửa nhục cho cha, Rodrigue đã giết chết Don Gormas, cha của Chimène, người chàng yêu tha thiết. Về phần mình, Chimène tuy rất khâm phục hành động của Rodrigue và càng yêu chàng gấp bội nhưng để làm tròn bổn phận, nàng vẫn kiên quyết yêu cầu vua phải xử tử chàng-kẻ đã giết cha mình. “Le Cid” thể hiện nghệ thuật khai thác, mô tả thế giới nội tâm nhân vật hết sức sâu sắc và độc đáo của Corneille. Vở bi kịch chứa đầy những diễn biến nội tâm phức tạp, những cuộc đấu tranh nội tâm rất gay gắt, khai thác mâu thuẫn ở hai cấp độ khác nhau: mâu thuẫn ngay trong một cá nhân, mâu thuẫn giữa cá nhân này với cá nhân khác và mâu thuẫn giữa cá nhân với danh dự quốc gia. Vở bi kịch là cuộc đối thoại giữa khát vọng tình yêu và ý thức về danh dự, về bổn phận đối với gia tộc. Những giằng xé trong nội tâm nhân vật để có một quyết định cuối cùng là đi theo con đường của lý trí càng gay gắt, càng dữ dội bao nhiêu thì cũng có nghĩa là phẩm chất của nhân vật càng được đề cao và tôn vinh bấy nhiêu. Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn
- Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 9 - Xung đột chính trong “Le Cid”là xung đột giữa danh dự và tình yêu hay nói cách khác, là xung đột giữa lý trí và tình cảm với kết thúc là sự thắng lợi vẻ vang của lý trí, được thể hiện chủ yếu qua những màn độc thoại nội tâm (đối thoại với chính mình) của nhân vật. Đây cũng là kiểu xung đột mà ta bắt gặp trong hầu hết các vở kịch giá trị của Corneille (“Horace”, “Cinna” ). Nổi lên trong bi kịch Corneille là kiểu nhân vật anh hùng với những vẻ đẹp lý tưởng của thời đại. Đó là những con người luôn đặt vấn đề danh dự, bổn phận với gia đình, với Tổ quốc lên hàng đầu. Họ sẵn sàng hy sinh mọi tình cảm cá nhân riêng tư để hướng đến lý tưởng chung, hướng đến mục tiêu cao cả. Xây dựng những nhân vật anh hùng, Corneille nhằm mục đích đề cao nghĩa vụ của con người đối với gia đình, dòng họ, đối với triều đình, tổ quốc, đề cao ý thức về danh dự, đồng thời, ông cũng thể hiện mơ ước về một nền quân chủ chuyên chế mới được xây dựng dựa trên sự công bằng, sáng suốt, dựa trên lòng nhân đạo và khoan dung. Vì vậy, kịch của Corneille còn được xem như một loại “trường học của những tâm hồn cao cả” và tác giả là “người tạo ra một thế giới anh hùng” hay cũng là “người anh hùng của những bi kịch anh hùng”. 2. Jean Baptiste Racine và bi kịch “Andromaque” -Sự nghiệp sáng tác: Jean Baptiste Racine sinh ngày 22 tháng 12 năm 1636, tại Champagne. Cha mẹ mất sớm, Racine sống với bà và sau đó được gửi vào học tại các trường dòng. Racine sớm dành nhiều thời gian để tìm hiểu nền văn học Hy Lạp, nghiên cứu thần học. Năm 1660, tác phẩm đầu tiên của Racine được công bố, đó là bài đoản ca “Nữ thần sông Seine”được sáng tác để chào mừng và ca tụng hôn lễ của nhà vua. Sau đó, năm 1663, Racine sáng tác một số bài đoản ca ca ngợi đức vua nên dần dần ông được nhà vua sủng ái. Vở bi kịch đầu tiên của Racine “Những người anh em thù nghịch” hoàn thành và được đoàn kịch của Molière cho ra mắt trên sân khấu tại Palais Royal vào ngày 20 tháng 6 năm 1664. Ngày 4 tháng 12 năm 1665, vở bi kịch tiếp theo của ông “Alexandre đại đế” trình diễn và được đông đảo công chúng hoan nghênh. Tuy nhiên, ở hai vở kịch này, Racine còn chịu nhiều ảnh hưởng của Corneille như cách chọn đề tài lịch sử, cách xây dựng nhân vật Phải đến năm 1667, khi vở “Andromaque”ra đời, tài năng và vị trí của Racine trong kịch trường Pháp thế kỷ XVII mới được khẳng định. Tiếp đó trong vòng 10 năm, từ năm 1667 đến 1677, bảy vở kịch của Racine lần lượt được trình diễn tại điện Bourgogne. Năm 1673, Racine trở thành người chép sử cho nhà vua. Cũng trong thời gian này, ông kết hôn với tiểu thư Catherine de Romanet-một người giản dị, đức hạnh, có học thức nhưng lại không đam mê văn chương. Vào những năm cuối đời, Racine lại muốn Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn
- Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 10 - quay lại với phái Janséniste mà trước kia đã có lúc ông xa rời vì họ luôn phê phán, chống đối thể loại bi kịch. Racine qua đời ngày 21 tháng 4 năm 1699. Ông được an táng tại nghĩa trang Port-Royal des Champs theo đúng ý nguyện trước khi mất. Khi tu viện bị phá hủy (1711), di hài ông được đưa về giáo đường Saint-Etienne de Mont. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Racine đã để lại 11 vở kịch trong đó chỉ có duy nhất một vở hài kịch nhưng đã gây được tiếng vang rất lớn, đó là vở “Những người sính kiện cáo”(1668). - Bi kịch Andromaque: “Andromaque”được coi là tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Racine. Sáng tác vở kịch này, Racine lấy đề tài và nguồn cảm hứng từ văn học cổ đại Hy Lạp-La Mã. Vở bi kịch được xây dựng dựa trên những mâu thuẫn-mâu thuẫn trong nội tâm nhân vật và mâu thuẫn giữa các nhân vật. Các nhân vật trong vở kịch được đặt trong những tình huống lưỡng nan: Andromaque muốn cứu con thì phải chung sống với con trai kẻ đã giết chồng mình, Pyrrhus tuy đã hứa hôn với Hermione nhưng lại say đắm Andromaque-một kẻ tù binh, Hermione vừa yêu vừa căm hận Pyrrhus vì bị phụ bạc Cách gỡ nút của Racine khi những mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm rất độc đáo: Pyrrhus-một kẻ ích kỷ, đặt dục vọng cá nhân lên trên danh dự, lòng chung thủy -đã phải nhận lấy cái chết, Andromaque giữ được phẩm giá vẹn tròn và được hưởng một cuộc sống xứng đáng. Nếu như cho rằng bi kịch Corneille là “trường học của tâm hồn cao cả”thì bi kịch của Racine là “phòng giải phẫu của những đam mê”: đam mê ái tình và đam mê quyền lực. Bi kịch của Corneille được xây dựng như một lời ca ca ngợi chủ nghĩa anh hùng với bao tâm hồn cao thượng còn bi kịch của Racine lại lấy những dục vọng đời thường, những giằng xé quyết liệt trong nội tâm con người khi họ bất lực trước định mệnh làm động cơ chính để sáng tác. La Bruye đã nhận xét “Corneille miêu tả con người cần phải như thế, Racine miêu tả những con người vốn là như vậy!”. “Andromaque”là cuộc đấu tranh tuy âm thầm nhưng không kém phần quyết liệt giữa một bên là thế lực thống trị: Pyrrhus- đại diện tiêu biểu của giai cấp quý tộc Pháp thế kỷ XVII với những tính cách như: ích kỷ, chạy theo dục vọng đời thường, tôn thờ những thú vui trần thế-với một bên là người phụ nữ yếu đuối nhưng phẩm chất trong sạch: Andromaque, cuối cùng phần thắng đã thuộc về Andromaque-nhân vật tượng trưng cho những giá trị cao quý của con người. Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn
- Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 11 - “Andromaque”chứa đựng kịch tính cao với những diễn biến nội tâm sâu sắc, đa dạng và phức tạp, đồng thời chất trữ tình, sự trong sáng, giản dị, giàu hình ảnh, giàu âm điệu trong ngôn ngữ khiến tác phẩm có sức lôi cuốn, hấp dẫn mạnh mẽ đối với công chúng. 3. Molière (1622-1673) -Con đường dẫn đến tài năng Molière tên thật là Jean Baptiste Poquelin. (tên Molière được ông lấy làm bút danh từ năm 1644). Ông sinh ngày 15 tháng 01 năm 1622 tại Paris. Cha là Jean Poquelin, làm hầu cận cho nhà vua. Lúc đầu, Molière theo học luật nhưng đến năm 20 tuổi, ông đã từ bỏ nghề luật sư để theo đuổi nghệ thuật sân khấu. Thời gian này, Molière gia nhập đoàn kịch L’illustre Théâtre của gia đình Béjart. Về sau, đoàn kịch mắc nhiều món nợ chồng chất đến mức Molière phải ngồi tù trong một thời gian ngắn. Năm 1643, Molière làm quen và yêu Madeleine Béjart-một nghệ sỹ sân khấu tài năng nhưng đến năm 1662, ông lại làm đám cưới với Armandre Béjart-em gái của Madeleine, trẻ hơn ông 20 tuổi. Đến 1645, Molière-lúc này đã thành người quản lý- cùng đoàn kịch của mình rời Paris, đi công diễn ở một số tỉnh lẻ. Thời gian này, Molière có điều kiện tiếp xúc với đời sống của người dân lao động, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày, hiểu được cách suy nghĩ và những mơ ước giản dị của họ. Có lẽ chính vì vậy mà trong phần lớn các vở hài kịch của ông, tầng lớp bình dân (những người hầu, đầy tớ ) luôn luôn có mặt và góp một phần không nhỏ vào việc làm bật lên những tiếng cười đầy thú vị. Năm 1658, đoàn kịch trở lại Paris và liên tiếp thu được thành công từ những vở hài kịch ngắn của Molière sau hàng loạt lần trình diễn các vở bi kịch lớn nhưng không gây được sức thuyết phục lắm đối với công chúng. Tháng 11 năm 1659, vở “Những bà đài các rởm”của Molière được công diễn. Thàng công vang dội của vở kịch đã khiến đoàn kịch trở nên nổi tiếng, và danh tiếng của Molière càng ngày càng lừng lẫy, dần dần được nhà vua tin cậy và sủng ái, giao cho đảm nhiệm các cuộc vui chơi của triều đình. Những vở hài kịch tiếp theo: “Trường học làm chồng”(1661) “Trường học làm vợ”(1662) được công chúng đón nhận và hoan nghênh nồng nhiệt, nhưng bên cạnh những vinh quang do vở kịch đem lại, Molière đã gặp phải không ít sự công kích từ những kẻ ghen ghét. Đến khi “Tartuffe”(1664), “Dom Juan”(1665), “Người ghét đời”(1666) ra đời, công chúng càng ngày càng ủng hộ Molière nhưng làn sóng chống đối ông cũng càng lúc càng gay gắt, nhất là đối với những người thuộc giáo hội bởi mỗi vở hài kịch đều là những bức tranh phản ánh chân thực và sinh động xã hội lúc bấy giờ, đặc biệt là cuộc sống tôn giáo, nhà thờ và tín ngưỡng với tất cả những gì giả dối, bất công, độc đoán và tàn bạo của nó. Năm 1668, vở “Lão hà tiện”ra mắt Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn
- Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 12 - công chúng và tiếp tục nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt. Năm 1673, Molière tiếp tục cho ra mắt vở “Người bệnh tưởng”-đây cũng là vở kịch cuối cùng trong cuộc đời sáng tác của ông . Ngày 17 tháng 02 năm 1673, Molière từ giã cõi đời sau khi cố gắng hoàn thành vai diễn cuối cùng của mình, để lại cho nhân loại không chỉ một kho tàng hài kịch vô giá mà còn để lại một nhân cách lớn của một diễn viên tài năng, một nghệ sỹ chân chính. Cuộc đời Molière luôn là sự đan xen giữa những vinh quang, danh tiếng và khó khăn, bất trắc. Sớm được làm quen và gắn bó với những nghệ sỹ lớn, những nhà tư tưởng tiến bộ như Boileau, La Fontaine, Chapelle , Molière có điều kiện học hỏi, thấm nhuần tư tưởng của họ và chính họ là nguồn động lực lớn giúp ông vượt qua những khó khăn để tìm đến và thực hiện lý tưởng của mình. Cuộc sống tuy nghèo nàn, thiếu thốn, có lúc rơi vào cảnh tù tội, lại luôn bị những kẻ ghen ghét tìm cách vu khống, hãm hại, thậm chí đã từng bị đe dọa đưa lên giàn lửa, nhưng tất cả những điều đó không làm người nghệ sỹ Molière chùn bước, trái lại, ông luôn vững vàng trên con đường của mình. Sáng tác của ông đều hướng về con người, lên án những thế lực đen tối chà đạp lên cuộc sống con người, vạch trần cái giả dối, phê phán sự bạo tàn, lên tiếng bảo vệ quyền lợi người phụ nữ vì vậy đã góp phần làm thức tỉnh con người, giúp họ nhận thức rõ chân-giả, thiện-ác, thấy được mọi sự bất công, đặc biệt là giúp họ nhận ra những chính sách ngu dân tàn bạo của nhà thờ và tu viện dù chúng được bao bọc bởi cái vỏ tôn nghiêm, thần thánh. - Tiếng cười-một vũ khí sắc bén-với những cung bậc khác nhau trong hài kịch Molière: Ba đối tượng chủ yếu của tiếng cười nổi lên trong hài kịch Molière là quý tộc, tăng lữ và tư sản. Giai đoạn đầu, các sáng tác của Molière thường xoay quanh đối tượng thứ nhất: quý tộc. Tiếng cười khôi hài, sảng khoái xuất phát từ những tình huống khi nhân vật trở nên không tương hợp với vị thế của chính mình (“Những ả cầu kỳ rởm”-1658, “Trưởng giả học làm sang” (hay “Ông Jourdain học đòi quý tộc”) -1670) Ở“Trường học làm vợ”(1662), tiếng cười hài hước, chế giễu được xây dựng dựa trên những mâu thuẫn trong tính cách của nhân vật. Arnolphe nuôi một cô bé (Agnes) mới bốn tuổi để sau này lấy làm vợ và hắn đã nhồi nhét cho cô bé đủ mọi điều răn dạy hết sức vô lý của nhà thờ (chỉ được làm vui lòng chồng, không được trang điểm, không được đi chơi, không được có giấy bút ) nhằm tách cô ra khỏi cuộc sống sôi động bên ngoài, để cô “càng ngu dại càng tốt”. Tất cả những điều đó khiến Agnes trở nên ngờ nghệch, u muội, trở thành nô lệ của chồng. Chỉ đến khi có được tình yêu Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn
- Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 13 - chân thành của Horace, những bản tính tự nhiên thức dậy, Agnes mới được trở về với cuộc sống bình thường, hợp với quy luật tự nhiên. Kết thúc vở kịch là sự thắng lợi của cái có lý, cái tự nhiên trong cuộc xung đột với cái vô lý, cái phản tự nhiên. Thông qua vở kịch của mình, Molière phần nào khẳng định chủ nghĩa khổ hạnh, khắc kỷ không những không cứu vớt được con người mà còn đẩy họ vào tình trạng u mê, mông muội. Đồng thời, ông cũng lên tiếng bảo vệ người phụ nữ, giúp họ thoát khỏi thân phận làm kẻ nô lệ cho chồng, giúp họ tìm được cho mình một tình yêu trong sáng, thoát khỏi bao sự cấm đoán hà khắc của Nhà thờ và giáo hội. Ở “Tatuffe”và “Dom Juan”, đối tượng chính để Molière hướng tiếng cười trào lộng của mình vào là Nhà thờ và tầng lớp tăng lữ. Tiếng cười trong hài kịch Molière bật ra khi tác giả thể hiện những xung đột giữa cái giả dối và cái trung thực, giữa tâm địa độc ác, xấu xa với vẻ bề ngoài tốt đẹp, thánh thiện, khi tác giả xoáy sâu vào khai thác những trái ngược giữa bản chất bên trong và biểu hiện bên ngoài, vào sự trật khấc giữa nội dung và hình thức. Trong cái xã hội mà “giả đạo đức là một thói xấu hợp thời thượng Thói đạo đức giả là một thói xấu được hưởng đặc quyền, nó có tay để bịt miệng thiên hạ và nó được yên ổn không lo gì bị trừng phạt Bọn giả dạng dùng áo khoác tôn giáo để làm một tấm khiên, và dưới bộ y phục đáng kính nể đó, chúng được phép trở thành những kẻ tàn ác nhất đời” (“Dom Juan”) bởi “có cách chữa những hành động xấu xa bằng ý định trong sạch Phạm tội mà không ai biết thì đâu có phải là phạm tội” (“Tartuffe”), đối tượng chính của tiếng cười Molière lúc này là bọn đội lốt thầy tu. Chất hài của vở kịch lên đến đỉnh điểm khi kẻ đội lốt chân tu ấy bị bóc trần chiếc mặt nạ, lộ nguyên hình một tên đại bịp, giả dối, hám danh, hám của, mê sắc dục. Tính hài hước trong vở kịch còn toát lên từ hình ảnh những con người sùng đạo đến mù quáng, mê muội, đến mức đánh mất cả lý trí, cả lương tri (Orgon-“Tartuffe”), trở thành một thứ sản phẩm tiêu biểu của chính sách nô dịch về tinh thần do giáo hội thiết lập lúc bấy giờ, họ vừa là nạn nhân nhưng cũng vừa vô tình tiếp tay cho những hành vi giả dối, vô đạo đức của bọn đội lốt thầy tu. Hướng tiếng cười phê phán vào tầng lớp tăng lữ cùng tính cách đạo đức giả của chúng, Molière chĩa mũi nhọn tấn công vào nhà thờ, tôn giáo, đồng thời, ông cũng nhằm đả kích nhà nước quân chủ chuyên chế Pháp với những chính sách cai trị hà khắc, kìm hãm tư tưởng tự do của con người. Phía sau tiếng cười trào lộng, sảng khoái bật ra từ những lời nói, cử chỉ, những suy nghĩ của nhân vật là thấp thoáng sự cay đắng, chua xót trước số phận bao cảnh đời, bao con người- những nạn nhân của chính sách ngu dân, nô dịch của nhà thờ và giáo hội trong xã hội Pháp thế kỷ XVII. Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn
- Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 14 - Cái bi trong hài kịch Molière đậm nét hơn trong tác phẩm viết về nhân vật tư sản: “Lão hà tiện” Chân dung của nhân vật tư sản được Molière phác họa là một kẻ keo kiệt, hám tiền, hám danh lợi và luôn học đòi để len lỏi vào hàng ngũ quý tộc (Harpagon). Tính hà tiện, ích kỷ, hám tiền của Harpagon chính là nguyên nhân dẫn đến mọi bi kịch trong gia đình lão. Vì tiền, Harpagon đã tự tay giết chết tình cảm thiêng liêng của con người: tình cha con. Lão nhất quyết gả con gái cho một ông già 50 tuổi chỉ vì ông ta không đòi của hồi môn, rồi cưới cho con trai một bà góa ngoài 50 tuổi nhưng rất giàu có. Các con không nghe lời thì lão dọa từ bỏ con trai (Cléante) và nhốt con gái (Élise) vào nhà tu. Đồng tiền đã biến lão thành kẻ nô lệ, đã làm đảo lộn mọi quan hệ trong gia đình khiến cha con trở thành tình địch của nhau, thành chủ nợ và kẻ đi vay nợ, rồi con mong cho cha chết Bản tính keo kiệt cũng ăn mòn cả nhân tính của lão: lão bắt đầy tớ pha nước lã vào rượu để tiếp khách, nấu những món ăn mà “người ta chưa ăn đã thấy no”, thậm chí lão còn lẻn vào chuồng ngựa ăn cắp cả thóc của ngựa Khai thác cái hài dựa vào chính bản chất của đối tượng: lão hà tiện Harpagon hay rộng hơn, chính là giai cấp tư sản, tiếng cười trong tác phẩm của Molière không chỉ nhằm phê phán, phủ nhận đối tượng mà ẩn chứa phía sau tiếng cười sâu sắc, thâm thuý nhưng cũng không kém phần chua chát ấy là tấn bi kịch về tình trạng đồng tiền làm suy đồi phong hóa, huỷ hoại tình cảm con người, khi mà“giai cấp tư sản đã xé toang cái màn tình cảm che đậy các mối quan hệ gia đình và đã biến các mối quan hệ ấy thành quan hệ tiền tài”(Marx). -Ý nghĩa xã hội của hài kịch Molière: Hài kịch Molière là bức tranh sinh động và chân thực về xã hội Pháp thời vua Louis XIV. Thông qua các vở hài kịch của mình, Molière đã tái hiện lại chân dung cuộc sống và những con người ở cung đình, thành thị, nông thôn Trong hài kịch của Molière, chúng ta có thể bắt gặp gần như tất cả các hạng người của xã hội Pháp thời bấy giờ, từ những tên trưởng giả học đòi quý tộc đến những lão tư sản keo kiệt, bần tiện; từ những kẻ xấu xa, độc ác nhưng lại đội lốt một thầy tu chân chính đến những ông chồng gia trưởng, độc đoán; từ những thầy triết học dốt nát nhưng lại hay huênh hoang đến những người đầy tớ thông minh, trong sáng; từ người thợ may, bà mối đến những chàng trai, cô gái trẻ trung, chân thật Tất cả những con người ấy làm nên bức tranh xã hội Pháp thế kỷ XVII với đầy đủ những vấn đề nóng bỏng như sự đàn áp, chính sách ngu dân tàn bạo của những kẻ nắm quyền lực và tôn giáo; sự độc đoán, gia trưởng trong quan hệ gia đình; vấn đề bênh vực quyền lợi và giải phóng người phụ nữ; những quan hệ tàn nhẫn, Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn
- Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 15 - mất hết tình người của những kẻ giàu có; thói háo danh, hợm của; tình yêu chân chính và sự tự do của con người Những xung đột dẫn đến tiếng cười trong hài kịch Molière là xung đột giữa cái giả dối và cái chân thật, xung đột giữa tình cảm con người và sức hút ghê gớm của đồng tiền Và sự sụp đổ của cái cũ, cái lạc hậu hay rộng hơn là của nền văn minh phong kiến là điều không tránh khỏi cũng như thắng lợi của cái chân thật, cái tốt đẹp trước cái giả dối, xấu xa hay sự lên ngôi của một xã hội mới công bằng, bác ái là tất yếu. Tiếng cười trong hài kịch Molière không chỉ đơn thuần mang tính giải trí mà còn làm nhiệm vụ giúp con người “thanh lọc tâm hồn” (catharsis). Molière - bằng hài kịch của mình- đã lên tiếng bênh vực người phụ nữ, đấu tranh cho quyền được tự do trong cuộc sống cũng như trong tình yêu của họ. Ông phê phán những thế lực áp bức, đè nén lên thân phân người phụ nữ, đặc biệt là chủ nghĩa khắc kỷ, khổ hạnh của Nhà thờ và Hội thánh thể đã trói buộc họ, biến họ thành nô lệ cho những ông chồng quyền lực. -Những đóng góp của Molière cho thể loại hài kịch Trước tiên phải kể đến những đóng góp to lớn của Molière trong việc xác định vị trí của hài kịch. Molière được coi là người sáng lập ra hài kịch cổ điển Pháp, đem lại cho hài kịch-vốn bị coi là thể loại không chính thức- một chỗ đứng xứng đáng trong nền văn học cổ điển. Các tác phẩm bi kịch thời bấy giờ thường phản ánh những vấn đề mang tầm vóc rộng lớn, có tính chất phi thường, tập trung thể hiện cái anh hùng, cái lý tưởng còn hài kịch của Molière lại chủ yếu lấy chất liệu từ những vấn đề hết sức bình thường trong xã hội. Molière rất chú trọng đến tính hiện thực trong các sáng tác của mình. Lev Tolstoi đã nhận xét: “Molière là nhà họa sỹ giỏi nhất thời đại”. Thật vậy, khi xây dựng tình huống, xung đột cũng như tính cách, cử chỉ, hành động hay lời ăn tiếng nói của nhân vật, phần lớn Molière đều lấy chất liệu từ những gì ông đã quan sát được trong cuộc sống thực hàng ngày.Trong “Phê bình trường học làm vợ”, Molière đã khẳng định: “Khi anh vẽ người, anh phải vẽ theo tự nhiên Nếu không làm cho người xem nhận ra được những con người của thời đại mình, thì anh chẳng làm được cái gì hết”. Mỗi tác phẩm của ông là một bức tranh toàn cảnh về xã hội Pháp lúc bấy giờ. Khi sáng tác cũng như khi trình diễn các tác phẩm của mình, Molière thường kết hợp các hình thức nghệ thuật như kịch, múa, âm nhạc. Cách kết hợp độc đáo và nhuần nhuyễn ấy không chỉ có tác dụng làm tăng thêm tính hấp dẫn cho hài kịch của ông mà còn thúc đẩy quá trình phát triển thể loại hài kịch Pháp theo con đường từ hài kịch đến hài kịch ballet, từ hài kịch ballet đến hài kịch opéra. Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn
- Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 16 - Với những đóng góp đáng kể cho hài kịch, Molière xứng đáng với danh hiệu “người hề số một của nước Pháp”. Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn
- Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 17 - Chương 2. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC ANH THẾ KỶ XVII I. Tình hình xã hội: Thế kỷ XVII ở Anh được coi là thế kỷ của sự tranh giành quyền lợi, chiếm đoạt ngôi vị giữa Quốc hội và Hoàng đế, giữa các giáo phái với nhau. Cuộc tranh giành chính trị diễn ra gay gắt dưới triều James I-vị vua người xứ Scotland, người có công lớn trong việc thống nhất Anh quốc, sáng lập ra dòng họ Stuard-dòng họ trị vì ở Anh hơn một thế kỷ. Xuất phát từ lối sống xa hoa của nhà vua cùng những chính sách thuế khóa nặng nề, cuộc tranh chấp giữa nhà vua và Quốc hội kéo dài, ngày càng trở nên quyết liệt, kết thúc với sự toàn thắng của Quốc hội. Sau khi Charles I-con trai James I- bị hành quyết (1649), nước Anh bước vào một giai đoạn mới-giai đoạn bị thống trị bởi chế độ độc tài khắc nghiệt-mà người đứng đầu chính là Cromwell (các phong tục tập quán từ bao đời nay vẫn tồn tại nay bị kiểm soát chặt chẽ, nhiều nhà hát bị đóng cửa ) Năm 1658, Cromwell qua đời, hai năm sau, Charles II lên làm vua. Dòng họ Stuard lại tiếp tục vai trò thống trị của mình. Thế kỷ XVII, ở Anh xuất hiện hai đảng phái lớn đối lập nhau: đảng Whigs và đảng Tories. Đảng Whigs gồm phần lớn những người theo Thanh giáo, do hầu tước Shaftesbury sáng lập và lãnh đạo. Họ ủng hộ Quốc hội, chống lại nhà vua. Đảng Tories gồm những người Bảo hoàng, còn được gọi là Cavalier, họ ủng hộ nhà vua, chống lại Quốc hội. Những người theo đảng Tories chủ trương đề cao nghệ thuật hưởng thụ và tôn sùng cái đẹp. Người phát ngôn chính của đảng phái chính trị này chính là nhà thơ, nhà viết kịch, nhà phê bình John Dryden. James II-em của Charles II-lên ngôi kế vị chưa đầy bốn năm thì ở Anh diễn ra cuộc “Cách mạng vẻ vang”(1688) lật đổ James II, đưa con rể ông là William III của dòng họ Orange lên làm vua. Chế độ quân chủ hoàn toàn bị xoá sổ. Nước Anh giờ đây theo chế độ quân chủ lập hiến, Quốc hội nắm quyền lãnh đạo đất nước, mọi quyết định tối cao đều thuộc về những đại diện của nhân dân. II. Đời sống văn học -Văn xuôi: Giai đoạn nửa đầu thế kỷ XVII, các tác phẩm văn xuôi thường nghiêng về phân tích tâm lý con người và diễn tả nội tâm. Văn xuôi giai đoạn này giàu hình ảnh và thấm đẫm chất thơ. Có thể thấy được điều đó qua các tác phẩm đầy thi vị của Bacon, các bài thuyết giáo của John Donne- nhà thơ tiêu biểu của văn học Anh thế kỷ XVII-hay ngay trong những tác phẩm mang tính chất lịch sử, chính trị như “Lịch sử thế giới” (History of the World) của Raleigh, “Ý kiến về tự do tư tưởng”(Aeropagitica) của John Milton. Đặc biệt, thể loại tiểu luận (essay) thường được gọi là loại thơ trữ Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn
- Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 18 - tình văn xuôi, đóng một vai trò quan trọng trong nền văn xuôi Anh thế kỷ XVII. Những bài tiểu luận thường được dùng trong việc mô tả con người, đưa ra những vấn đề mang tính triết lý, thuyết giáo cũng có khi một bài tiểu luận ban đầu chỉ là một tập các câu ngạn ngữ, các bài châm ngôn, dần dần được phát triển thành những bài luận dài hoặc thành một loại truyện ngắn (tiểu truyện): “Leviathan”của Hobbes, “Luận về tri thức nhân loại” (Essay Concerning Human Understanding) của Loke, “Luận về kịch thơ” (Essay of Dramatic Poesy) của Dryden Đến thế kỷXVIII, tiểu thuyết Anh mới phát triển và đạt đến độ chín muồi nhưng năm 1688, Aphra (1640-1689)- tiểu thuyết gia, nữ văn sĩ chuyên nghiệp đầu tiên của văn học Anh quốc – đã giới thiệu trên văn đàn tác phẩm “Oronooko hay người đầy tớ hoàng gia”(Oronooko or the Royal Slave)– một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng về chế độ nô lệ, về cách đối xử tàn nhẫn của người da trắng đối với người da đen. Nửa sau thế kỷ XVII, khuynh hướng chung của văn xuôi Anh có sự chuyển hướng. Phần lớn các tác phẩm thiên về tả chân, đề tài cũng trở nên đơn giản, gần gũi với cuộc sống hơn. Những câu văn dài với lời văn được gọt dũa, trau chuốt dần dần nhường chỗ cho lối văn uyển chuyển, tự nhiên hơn, phù hợp với các thể loại đang phát triển rầm rộ lúc bấy giờ như bút ký, báo chí Thể loại phê bình văn học đã ra đời ngay sau khi bài “Luận về kịch thơ” (Essay of Dramatic Poesy) của John Dryden xuất hiện (1668). - Thi ca: Nét đặc trưng nổi bật của thi ca thời kỳ này là sự xuất hiện của nhóm thi sĩ “siêu hình”và những bài thơ siêu hình mà người khởi xướng là John Donne. Những thi sĩ “siêu hình”luôn muốn tạo ra sự ngạc nhiên, bất ngờ cho người đọc, vì vậy, họ thường đưa vào tác phẩm của mình những hình ảnh cầu kỳ, phong phú, những ý tưởng suy tư đặc biệt, những ẩn dụ độc đáo, táo bạo, những kiểu so sánh kỳ lạ. Các bài thơ “siêu hình”thường chứa đựng những lý luận tổng quát, mang tính trừu tượng. Ảnh hưởng của trường phái thơ “siêu hình”khá rộng lớn. Hàng loạt các thi sĩ đương thời đều bị ảnh hưởng bởi tư tưởng cũng như văn phong của John Donne như : Vaughan, Crashaw, Cowley, Marwell, Herbert Sáng tác của họ thường bắt chước hoặc mô phỏng thơ của John Donne, tùy theo từng mức độ và theo những cách riêng của từng người. Đến nửa cuối thế kỷ XVII, ảnh hưởng của thơ “siêu hình”đã không còn mạnh mẽ như trước. Một thế hệ thi sĩ trẻ hơn (còn gọi là thế hệ thi sĩ thứ nhì) đã lên tiếng phản đối thơ “siêu hình”. Họ cho rằng thơ “siêu hình”đối với họ giờ đây chỉ còn là những thứ đã trở nên “cũ rích, hoang dại, bí hiểm và quái đản”, đồng thời họ ca ngợi tính chải chuốt và chính xác của thơ Pháp. Nổi bật trong thế hệ thi sĩ thứ nhì này là John Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn
- Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 19 - Dryden. Ông quan niệm một bài thơ hay phải chứa đựng những gì “sáng sủa, chính xác và hợp lý”. - Kịch: Tính chất khốc liệt của cuộc nội chiến cùng lệnh đóng cửa các nhà hát năm 1642 của những người Thanh giáo đã khiến cho kịch và sân khấu Anh thế kỷ XVII nghèo nàn cả về chất lượng lẫn số lượng. Đến năm 1660, khi triều đại Stuard khôi phục lại vai trò thống trị của mình, các nhà hát mới được mở cửa hoạt động trở lại và lúc này kịch mới có điều kiện phát triển. Kịch thời kỳ này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu giải trí của giai cấp quý tộc. Do đó, các vở bi kịch cổ điển thường tập trung phản ánh xã hội quý tộc thời Trung hưng. Nội dung các vở bi kịch thường xoay quanh những hành động được coi là anh hùng, là kiệt xuất của một cá nhân hay ca ngợi những dục vọng cá nhân của con người Ngược lại, hài kịch thời kỳ này lại tập trung phản ánh những sinh hoạt của xã hội quý tộc với tất cả những gì lố bịch, trắng trợn, vô luân của nó. Các tác giả hài kịch nổi tiếng thời kỳ này là John Dryden (1631-1700), George Etherege (1634-1691), William Whycherley (1640-1715), William Congreve (1670-1729) Ngoài ra, trong đời sống văn học Anh quốc thế kỷ XVII còn xuất hiện một bộ phận các bài văn châm biếm, đả kích, nhục mạ. Tình hình chính trị rối ren, với nhiều biến cố lớn như sự chiếm lĩnh của những người Thanh giáo, chế độ độc tài khắc nghiệt, mâu thuẫn giữa nhà vua và Quốc hội, những xáo trộn trong tư tưởng chính là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời hàng loạt những bài văn châm biếm, đả kích, nhục mạ. Các tác giả tiêu biểu cho bộ phận văn học này có thể kể đến John Donne, Andrew Marwell, John Milton, John Dryden Nội dung các tác phẩm thể hiện những xung đột giữa lý tưởng tự do với chế độ độc tài chuyên chế, giữa lý trí với quyền hành, giữa hoài nghi với mê tín những tranh chấp nội bộ giữa các giáo phái thù nghịch nhau, hay sự chống đối giữa các khuynh hướng khác nhau ngay trong cùng một giáo phái John Milton (1608-1674) - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác: John Milton sinh ra tại London, trong một gia đình giàu có, lúc nhỏ theo học tại trường St. Paul, sau đó vào đại học Cambridge. Năm 1632, ông tốt nghiệp đại học, trở về sống với cha già tại Horton-một làng nhỏ ở Buckinghamshire cách London 20 km, dành phần lớn thời gian của mình vào việc đọc sách và chơi âm nhạc. Vở kịch “Comus”(1634) có thể coi là tác phẩm đầu tay gây được tiếng vang của John Milton. Năm 1638, ông sang Pháp, Ý, được gặp gỡ, học hỏi nhiều văn nhân, nhiều học giả có tên tuổi. Trở về London, John Milton mở một trường nhỏ dạy học. Năm 1644, “Về Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn
- Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 20 - giáo dục”(Of Education)- một tác phẩm chứa đựng lập trường riêng của Milton về giáo dục và “Ý kiến về tự do tư tưởng”(Areopagitica)-lời bênh vực cho sự tự do báo chí của tác giả dưới dạng một bài văn đả kích-xuất hiện. Khi nội chiến ở Anh bùng nổ, John Milton hăng hái tham gia vào những cuộc đấu tranh chính trị, dùng ngòi bút để ủng hộ tích cực phe Quốc hội. Năm 1642, ông lấy Marry Powell, một cô gái 17 tuổi con của một nhà quý tộc phái Bảo Hoàng nhưng nàng đã bỏ ông ngay sau đó, hai năm sau mới trở về. Sự cô đơn, bất hạnh trong đời sống tình cảm vợ chồng đã thúc đẩy John Milton viết hai bài xã luận biện hộ cho sự ly dị. Năm 1649, khi Charles I bị hành quyết, Milton được chính phủ Cộng hòa bổ nhiệm làm bộ trưởng Bộ Ngoại giao, rồi trở thành bí thư của Hội đồng Quốc gia. Suốt 11 năm tiếp theo, từ 1649 đến 1660, ông viết nhiều bài xã luận ủng hộ phe Cộng hòa như: “Sự bảo vệ nhân dân Anh” (1651), “Sự bảo vệ thứ nhì” (1654), “Cách đúng đắn và dễ dàng thiết lập nền cộng hòa tự do”(The Ready and Easy Way to Establish a Free Commonwealth-1660) Do làm việc quá nhiều, năm 1652, Milton bị yếu cả hai mắt và đến năm 1660 bị mù hoàn toàn. Sau khi bị bắt giữ tù tội, rồi được thả tự do, Milton rời bỏ chính trường, quay về sống ẩn dật và sáng tác bằng cách đọc cho các con gái của mình ghi. Mười năm cuối đời, John Milton sống trong đau buồn và cô đơn. Con trai ông, rồi người vợ đầu tiên: Marry Powel và người vợ thứ hai: Katherine Woodcock lần lượt qua đời. Năm 1663, ông lấy Elizabeth Minshull và cùng bà sống trong một căn nhà nhỏ. Ông qua đời năm 1674 ở London và được mai táng tại đây. Với số lượng tác phẩm phong phú, thể hiện nhiều tư tưởng tiến bộ, với nghệ thuật sáng tác được tổng hợp từ phong cách của nhiều thời đại (thời cổ đại Hy Lạp, La Mã, thời Phục hưng, chủ nghĩa cổ điển ) John Milton xứng đáng được coi là một thiên tài của văn học Anh thế kỷ XVII và của văn học thế giới. -Thi phẩm “Thiên đường đã mất”( Paradise Lost-1667) John Milton bắt đầu viết “Thiên đường đã mất”năm 1658, đến năm 1667, tác phẩm mới hoàn thành và ra mắt công chúng. Lúc đầu, tác phẩm được chia thành 10 tập, đến lần tái bản đầu tiên, John Milton đổi lại thành 12 tập. “Thiên đường đã mất”mang hình thức một thiên anh hùng ca cổ điển, lấy đề tài từ kinh thánh. Tuy nhiên, Milton không chỉ đơn thuần kể lại việc tạo dựng trời đất, về nguồn gốc của con người mà qua tác phẩm, ông làm nổi bật lên cuộc đấu tranh giữa hai thế lực: một bên là Thiên Chúa và các thiên thần (Thiện), một bên là Satan và các thiên thần sa đọa (Aùc). Cuộc đấu tranh ấy dẫu đầy cam go và vô cùng quyết liệt nhưng cuối cùng phần thắng luôn thuộc về cái Thiện. Tác phẩm cũng đề cập đến sự sa ngã của con người (Adam và Eva) trước những cám dỗ trong cuộc sống. Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn
- Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 21 - “Thiên đường đã mất”mang dáng dấp một tác phẩm thời Trung cổ với khung cảnh Thiên đường, Địa ngục; với những nhân vật như Thiên Chúa, Satan, các thiên thần nhưng với bút pháp linh hoạt, cách xây dựng nội dung sáng tạo của tác giả, “Thiên đường đã mất”rất gần gũi với công chúng và thời đại. Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn
- Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 22 - Phần II. VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY THẾ KỶ XVIII Phong trào Aùnh sáng vừa là một phong trào tư tưởng triết học vừa là một phong trào tư tưởng thẩm mỹ xuất hiện ở Tây Aâu thế kỷ XVIII với đặc điểm chung là tính phản phong, khẳng định lý trí của giai cấp tư sản, đề cao sự dân chủ, tính hành động trong cuộc sống xã hội Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn
- Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 23 - Chương 1. KHÁI LƯỢC VỀ THẾ KỶ XVIII I. Bức tranh khái quát về xã hội Tây Âu thế kỷ XVIII Lịch sử xã hội Tây Âu thế kỷ XVIII nổi lên cuộc chiến giữa hai trận tuyến: một bên là chế độ phong kiến, bao gồm nhà vua, tăng lữ và quý tộc; một bên là tầng lớp thuộc đẳng cấp thứ ba do giai cấp tư sản lãnh đạo. Tuy cuộc cách mạng tư sản ở các nước Tây Âu xảy ra ở những thời điểm khác nhau, với những tính chất và mức độ khác nhau (ở Pháp, sau cách mạng Tư sản năm 1789, chế độ phong kiến bị lật đổ hoàn toàn, còn ở Anh, cách mạng tư sản đã diễn ra sớm hơn nhưng không triệt để, sau cách mạng, giai cấp tư sản lại thỏa hiệp với tầng lớp quý tộc, Đức là nơi diễn ra cuộc cách mạng chậm nhất ) nhưng nhìn chung, ngai vàng của chế độ phong kiến đã đến hồi sụp đổ, giai cấp tư sản ngày một trưởng thành về số lượng cũng như về ý thức giai cấp. Bên cạnh đó, do chế độ phong kiến cấu kết chặt chẽ với nhà thờ để lũng đoạn nhân dân nên các cuộc cách mạng gắn liền hai nhiệm vụ: chống chế độ phong kiến và chống tôn giáo. Các khẩu hiệu được đưa ra ở Pháp: “Giết chết bọn quý tộc!”, “Giết chết bọn nhà giàu!”, “Giết chết bọn cố đạo!”đã thể hiện rõ đặc điểm của cách mạng tư sản Pháp, đồng thời đó cũng là tính chất chung của các cuộc cách mạng tư sản ở các nước Tây Âu. II. Thế kỷ XVIII - Thế kỷ “Aùnh sáng” 1. Thuật ngữ “Aùnh sáng” ( enlightenment, philosophie des lumières) Giai cấp phong kiến cấu kết với nhà thờ và giáo hội đưa ra chính sách ngu dân, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Trước tình hình đó, một phong trào đấu tranh của những người tư sản nhằm đả phá chế độ phong kiến thời trung cổ cùng những quan điểm thần học Kitô giáo nổ ra, phát triển mạnh mẽ. Thuật ngữ “Aùnh sáng”ra đời thể hiện rõ mục đích cũng như vai trò tiến bộ của giai cấp tư sản lúc bấy giờ: dùng ánh sáng của lý trí để xua tan sự u tối, lỗi thời của chế độ phong kiến trung cổ. Trào lưu “Aùnh sáng” phát triển mạnh ở Pháp với Voltàire, Rousseau, phái Bách khoa toàn thư ; ở Anh với những đại diện tiêu biểu như Locke, Hume , và ở Đức, trào lưu này phát triển yếu hơn vì giai cấp tư sản nước này phát triển chậm hơn đồng thời do đất nước chưa thống nhất, còn bị chia cắt thành nhiều quốc gia nhỏ. Những đại diện tiêu biểu cho trào lưu Aùnh sáng ở Đức là Leibniz, Thomasius, Lessing, Kant Trào lưu “Aùnh sáng” kết thúc sau khi giai cấp tư sản lên nắm quyền lãnh đạo và những mâu thuẫn giữa hai giai cấp tư sản và vô sản bắt đầu nảy Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn
- Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 24 - sinh. Song song với sự xuất hiện trào lưu “Aùnh sáng” là sự ra đời của dòng văn học Ánh sáng ở các nước Tây Âu thế kỷ XVIII. 2. Các yếu tố ảnh hưởng tới đời sống văn học - Thế kỷ XVIII-thế kỷ của giai cấp tư sản Thế kỷ XVIII là thế kỷ của những cuộc đấu tranh giữa tư sản và phong kiến, tiêu biểu nhất là cuộc cách mạng Tư sản Pháp 1789 với sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến trung cổ lỗi thời, một chế độ mới được thành lập do giai cấp tư sản đứng đầu. Trước tình hình đó, các tác phẩm thuộc trào lưu văn học Aùnh sánh phản ánh rõ nét đặc điểm xã hội Tây Aâu thế kỷ XVIII với những cuộc vận động, đấu tranh bền bỉ và quyết liệt giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến. Không chỉ có vậy, các nhà văn thuộc trào lưu văn học Aùnh sáng còn thông qua những tác phẩm của mình đánh những đòn chí mạng vào chế độ phong kiến trung cổ. Có thể nói văn học Aùnh sáng là nền văn học gắn liền và tham gia vào cuộc đấu tranh xã hội. - Những tư tưởng triết học ảnh hưởng đến văn học + Tự nhiên thần luận: (deism, désme) là học thuyết thừa nhận có một Thượng đế tạo ra vũ trụ nhưng không tác động gì đến vũ trụ mà vũ trụ ấy chịu sự chi phối của những quy luật tự nhiên. Học thuyết này có nguồn gốc ở Anh khoảng thế kỷ XVII-XVIII, nó đưa ra hình thức “tôn giáo lý tính hóa tôn giáo của tự nhiên”, chống lại đạo Kitô và phong kiến. + Phiếm thần luận: (pantheism, phanthéisme) là học thuyết đồng nhất Thượng đế với thế giới, đồng nhất Thượng đế với tự nhiên. Phiếm thần luận dẫn đến vô thần luận và ảnh hưởng đến trào lưu Aùnh sáng. Trong đó, phiếm thần luận duy vật mang tính chất tiến bộ: thừa nhận có Thượng đế nhưng không coi Thượng đế là một vị thần tồn tại riêng biệt mà Thượng đế tự khẳng định và biểu hiện ngay trong vạn vật, trong bản thân từng con người Phiếm thần luận duy tâm: quan niệm Thượng đế là một thực thể siêu vật chất tạo ra và quyết định thế giới. + Con người tự nhiên: là học thuyết chủ trương phủ nhận những yếu tố tiên nghiệm, quan niệm đầu óc của một đứa trẻ giống như một tờ giấy trắng, xấu hay tốt là do xã hội chi phối và quyết định. Tuy nhiên, ở một phương diện khác, học thuyết này được các nhà văn tiếp thu theo hướng phủ nhận văn minh: con người phải được sống như nó vốn có. 3. Những nét chính của văn học thế kỷ Aùnh sáng -Đội ngũ sáng tác: các nhà văn thuộc trào lưu văn học thế kỷ Aùnh sáng không chỉ đơn thuần hoạt động trên lĩnh vực văn học mà họ còn tham gia vào những lĩnh vực khác như âm nhạc, chính trị, triết học, xã hội học . Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn
- Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 25 - - Nội dung và khuynh hướng văn học: +Văn học Aùnh sáng kế thừa và phát triển tính chất đề cao lý tính của chủ nghĩa cổ điển. +Văn học Aùnh sáng ra đời vào thế kỷ XVIII, thế kỷ của cuộc cách mạng tư sản, vì vậy, đặc điểm nổi bật của trào lưu văn học này là tính phản phong và đề cao tinh thần dân chủ. Hệ thống các hình tượng văn học cũng có sự đổi mới. Nếu như hình tượng thẩm mỹ của dòng văn học cổ điển được xây dựng trong tư thế tĩnh tại thì ở văn học Aùnh sáng, con người hành động trở thành lý tưởng của cái đẹp. +Thế kỷ XVIII, văn học Aùnh sáng hình thành khuynh hướng tình cảm với những tác phẩm tiêu biểu như: “Julie hay Nàng Héloise mới”của J.J. Rousseau, “Paul và Virginie”của Bernardin de Saint Pierre ở Pháp; “Pamela”của Richardson ở Anh; “Nỗi đau của chàng Werther”của Goethe ở Đức. Nội dung các tác phẩm xoay quanh việc ca ngợi những tình cảm chân thành, trong sáng của con người trong cuộc sống (Julie hay Nàng Héloise mới); ca ngợi những con người bình dân nghèo khổ nhưng lương thiện, đối lập với họ là tầng lớp quý tộc tàn bạo, kiêu căng (Pamela); bày tỏ những mơ ước, khao khát của các tác giả hay cũng chính là của những người đương thời về cuộc sống bình yên, công bằng, một cuộc sống mà ở đó, quyền lợi và hạnh phúc của con người được coi trọng (Nỗi đau của chàng Werther). -Thể loại: văn học thế kỷ Aùnh sáng khá phong phú về thể loại: kịch (bi kịch- hài kịch), truyện triết học, tiểu thuyết (tiểu thuyết phiêu lưu, tiểu thuyết phong tục, tiểu thuyết tình cảm ), báo chí Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn
- Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 26 - Chương 2. VĂN HỌC ÁNH SÁNG ANH I. Tình hình xã hội Giai cấp tư sản Anh ra đời và phát triển khá sớm (thế kỷ XV). So với Pháp và Đức, cuộc cách mạng tư sản ở Anh diễn ra sớm nhất nhưng là cuộc cách mạng không triệt để. Lãnh đạo cuộc cách mạng là liên minh quý tộc mới-tư sản nên nhiều tàn dư phong kiến vẫn còn tồn tại. Giai cấp tư sản thỏa hiệp với phong kiến, chi phối mọi hoạt động đời sống nước Anh thế kỷ XVIII. Nửa đầu thế kỷ XVIII, Anh quốc chìm ngập trong những cuộc đấu tranh, tranh giành quyền lực giữa các phe phái. Mở đầu là cuộc đấu tranh của những người Bảo Hoàng khuynh hữu (Jacobites)-vốn luôn trung thành với dòng họ Stuard-với những người ủng hộ James II. Tiếp đó là cuộc tranh giành quyền lực vốn đã nảy sinh từ thế kỷ XVII giữa hai đảng phái Whigs và Tories. Năm 1710, nữ hoàng Anne-người kế vị vua William III-đã tuyên bố giải tán nội các đảng Whigs để đưa James III lên ngôi với mong muốn khôi phục được sự trị vì của dòng họ Stuard nhưng đã vấp phải sự chống đối của quốc hội. Sau khi nữ hoàng Anne qua đời, vua George I-tín đồ của đạo Tin lành, thành viên của đảng Whigs- thuộc dòng họ Hanover lên ngôi và cai trị đất nước đến năm 1761, lập Robert Walpole làm Thủ tướng từ năm 1721 đến 1742. Lúc này, nước Anh mới bước vào giai đoạn cường thịnh. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Anh thế kỷ XVIII đã đem lại những ảnh hưởng không nhỏ đến văn học. II. Đời sống văn học Khác với những quốc gia Tây Aâu như Pháp, Đức cuộc cách mạng tư sản ở Anh diễn ra sớm hơn nên văn học phát triển trong điều kiện hòa bình, do vậy, nhiệm vụ chính của văn học Anh không tập trung vào chống chế độ phong kiến mà chú trọng đến việc phản ánh những phong tục cũng như đời sống riêng tư của con người. Sự phát triển nhảy vọt của kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh thế kỷ XVIII cũng có những tác động không nhỏ đến văn học. Nội dung chính của văn học Aùnh sáng Anh chủ yếu lấy mẫu người tư sản làm nhân vật trung tâm (Robinson Crusoe, Gulliver ). Họ là những con người thực tiễn, năng động, luôn có ý chí vươn lên dù hoàn cảnh sống khó khăn, khắc nghiệt Daniel Defoe và loại tiểu thuyết phiêu lưu Daniel Defoe (1660-1731) sinh ra ở London. Ban đầu, ông có ý định học để trở thành một mục sư nhưng cuối cùng trong bước khởi nghiệp của cuộc đời, Daniel Defoe lại là một thương gia. Sau khi lập gia đình(1684), Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn
- Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 27 - ông sang châu Aâu, có thời gian sống ở Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Đức, rồi quay về mở hàng dệt ở London. Tuy nhiên, công việc kinh doanh của Daniel Defoe không thuận lợi, ông rơi vào cảnh buôn bán thua lỗ, nợ nần chồng chất. Ngoài công việc ở thương trường không mấy thành công, Daniel Defoe còn tham gia vào chính trường. Daniel Defoe ủng hộ vua William III, ông đã có bài thơ trào phúng “Người Anh chính cống”(The true born Englishman, 1701) để đả kích bọn quý tộc luôn nhạo báng, thành kiến với vua William III-một vị vua gốc ngoại quốc. Đến khi William III băng hà (1702), Daniel Defoe mất chỗ dựa, bị những kẻ ghen ghét bỏ tù vì ông đã viết những bài công kích giới quý tộc và nhà thờ, tiêu biểu là tác phẩm “Con đường ngắn nhất đối với người biệt giáo”(The Shortest Way with Dissenters, 1703). Tuy cuộc sống gặp nhiều khó khăn, nợ nần chồng chất rồi lại rơi vào cảnh tù tội nhưng Daniel Defoe vẫn không ngừng sáng tác. Ông sáng tác bằng nhiều thể loại như tiểu thuyết phiêu lưu, tiểu thuyết phong tục, các bài văn châm biếm, các bài báo Trong sự nghiệp sáng tác của mình Daniel Defoe đã để lại trên 250 tác phẩm chính trị, kinh tế, đạo lý, tôn giáo và lịch sử. Đặc biệt, Daniel Defoe sáng tác nhiều tác phẩm kể về những cuộc phiêu lưu: “Thuyền trưởng Singleton”(Captain Singleton-1720), “Truyện về đại tá Jack”(History of Colonel Jack-1722), “Roxanna” (1724), “Một chuyến đi vòng quanh Anh quốc”(A Tour through the Whole Island of Great Britain -1724 đến1727) Tác phẩm nổi tiếng nhất của Daniel Defoe là “Robinson Crusoe”(1719) hay còn gọi là “Cuộc đời và những cuộc phiêu lưu kỳ lạ của Robinson Crusoe, người thủy thủ xứ York”(The Life and Strange Surprising Adventures of Robinson Crusoe of York, Mariner)-một tác phẩm không chỉ nổi tiếng ở Anh mà còn được khắp thế giới biết đến và cho đến tận ngày nay, sức hấp dẫn cũng như giá trị của nó vẫn không hề bị thuyên giảm. Robinson Crusoe Dựa vào câu chuyện phiêu lưu của một nhân vật có thật Selkirk- người Scotland, Daniel Defoe đã sáng tác ra tác phẩm bất hủ “Robinson Crusoe”. “Robinson Crusoe” được viết dưới hình thức tự truyện trong đó nhân vật chính: Robinson Crusoe là hình ảnh tượng trưng cho lý trí, nghị lực lớn lao, cho tính dũng cảm và sức mạnh của con người trong cuộc chiến đầy gian khổ với thiên nhiên. Bị lạc lên hoang đảo, chỉ vớt được một số đồ dùng còn sót lại trên chiếc tàu đắm nhưng Robinson không hề nản chí hay tuyệt vọng mà trái lại, bằng nghị lực của mình chàng đã chế ngự được thiên nhiên hoang vu. Qua nhân vật Robinson Crusoe, Daniel Defoe muốn khẳng định sức mạnh của con người trước thiên nhiên hoang dã cũng như gởi gắm niềm tin của mình vào những phẩm chất tốt đẹp của con người, vào giá trị Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn
- Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 28 - chân chính của lao động. Bên cạnh những ý nghĩa mang tính giáo dục sâu sắc về giá trị của lao động, về bản lĩnh, nghị lực và sức mạnh của con người, tác phẩm còn thể hiện niềm tin của tác giả vào con người tư sản, vào giai cấp tư sản trong xã hội mà ông đang sống. Nhân vật Robinson được xây dựng với tính cách phân đôi: một bên là Robinson-con người tư sản-với những đặc trưng của giai cấp này là khao khát khẳng định sức mạnh cá nhân của mình cũng như luôn khao khát làm giàu, tích lũy tư bản; một bên là Robinson-con người tự nhiên-luôn tìm cách chinh phục thiên nhiên hoang dã bằng khả năng và sức lực của chính mình, gắn bó với đời sống hồn nhiên, chất phác, xa lánh đời sống xã hội thực dụng. Robinson vừa là con người có đầu óc thực tiễn nhưng ở một khía cạnh khác lại là con người luôn đặt niềm tin vào quyền uy tối cao, vào một đấng siêu hình có khả năng quyết định số phận con người. Với “Robinson Crusoe”, Daniel Defoe đã mở đầu cho sự xuất hiện tiểu thuyết và phương pháp sáng tác hiện thực trong văn học Anh với việc đưa những chi tiết trong đời sống hàng ngày, những suy nghĩ, tâm tư hết sức đời thường của nhân vật cũng như quá trình khai thác diễn biến tâm lý nhân vật vào trong tác phẩm. Jonathan Swift (1667-1745) Jonathan Swift sinh tại Dublin, Ireland nhưng ông mang dòng dõi người Anh. Cha là một viên chức tòa án, đã mất trước khi ông ra đời. Mẹ ông phải gởi ông cho người bác chăm nom. Lớn lên, Jonathan Swift theo học tại Dublin, ông chuyên về nghiên cứu thần học. Năm 22 tuổi, Jonathan Swift trở về London làm thư ký riêng cho Sir William Temple – một nhà văn, nhà ngoại giao nổi tiếng. Thời gian sống trong nhà Sir William Temple là thời gian tủi nhục trong cuộc đời Swift, ông bị coi như một kẻ nô lệ và hoàn toàn không có được những cơ hội để tiến thân. Jonathan Swift đã từng bỏ đi tu nhưng sau đó ông lại quay về làm việc cho đến khi William Temple qua đời (1699). Thời gian sau này, Swift vừa say mê sáng tác vừa tham gia vào chính trường, ông đã từng hoạt động trong đảng Whigs rồi lại theo đảng Tories. Năm 1713, Jonathan Swift về sống tại Dublin và được phong làm mục sư trưởng tại Giáo đường Saint Patrick và ở đây cho đến cuối đời. Jonathan Swift được đánh giá là một nhà văn trào phúng lớn trong văn học thế giới, là một trong những bậc thầy của văn chương trào phúng Anh quốc. Sáng tác của ông đề cập đến nhiều lĩnh vực nhưng đều tập trung xoay quanh việc vạch trần và lên án những gì xấu xa, bỉ ổi của giai cấp thống trị, nhất là giai cấp tư sản Anh. Jonathan Swift để lại nhiều tác phẩm giá trị. “Câu chuyện cái chậu gỗ”(The Tale of the Tub, 1696) viết về sự chia rẽ của nhà thờ và Thiên chúa Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn
- Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 29 - giáo, ông chế giễu những nghi lễ hết sức phiền toái của các giáo phái, đả kích giáo hội Thiên chuá và các giáo phái ly khai. “Trận chiến của những cuốn sách”(The Battle of the Books, 1697) chứa đựng những ý kiến của tác giả trong cuộc tranh luận về giá trị văn chương giữa các nhà văn cổ và các nhà văn mới, đồng thời, thông qua đó, Jonathan Swift vạch trần những điều xấu xa, bỉ ổi trong sinh hoạt chính trị, xã hội, tôn giáo của thể chế đương thời. “Những bức thư của người bán vải” (The Drapier’s letters, 1724) là tác phẩm lên tiếng bênh vực người dân Ireland trước bao nỗi thống khổ mà họ phải chịu đựng khi bị người Anh cai trị. Năm 1726, “Những cuộc phiêu lưu của Gulliver”(Gulliver’s Travels) ra đời. Đây là tác phẩm quan trọng và giá trị nhất của Jonathan Swift. Tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, có sức hấp dẫn, lôi cuốn đối với nhiều đối tượng độc giả của mọi thời đại. -Những cuộc phiêu lưu của Gulliver (Gulliver’s Travels) “Những cuộc phiêu lưu của Gulliver”được đánh giá là “một truyện thần tiên tả thực” đối với độc giả trẻ tuổi và là “một thiên châm biếm cay nghiệt” đối với độc giả lớn tuổi. Bằng cách xây dựng truyện độc đáo: đưa nhân vật chính của mình vào những cuộc phiêu lưu đến những xứ sở kỳ lạ, tiếp xúc với con người cùng những tính cách, phong tục tập quán kỳ dị, Swift nhằm phản ánh thực trạng xã hội Anh thế kỷ XVIII với triều đình đầy rẫy những kẻ xu nịnh, ích kỷ, những kẻ nắm quyền hành cao nhất thì dốt nát nhưng hiếu chiến và đầy tham vọng. Bằng giọng văn trào phúng xuyên suốt tác phẩm, Swift đã khéo léo chĩa mũi nhọn đả kích vào thể chế chính trị thối nát đương thời – nơi mà mọi trật tự, công bằng xã hội đều được thay thế bằng những cái hết sức lố bịch, quái gở theo kiểu: “Cái tục lệ đáng ghét nhảy múa trên dây để chiếm những địa vị quan trọng trong triều, hoặc nhảy qua cái gậy và bò toài dưới đất để được hưởng quyền ưu đãi và phẩm tước”(Lời của Gulliver tại đảo Lilliput). Ở “Những cuộc phiêu lưu của Gulliver”, Swift không chú trọng mô tả những sinh hoạt trong đời sống thường ngày mà tập trung chủ yếu vào những vấn đề mang tính xã hội rộng lớn. Tác phẩm gồm 4 phần: Phần I: Những con người nhỏ bé, kỳ quặc, hiếu chiến và đầy tham vọng xứ Lilliput chính là phiên bản của triều đình Anh đương thời. Phần II: Gulliver lạc vào đất nước của người khổng lồ-xứ Brobdingnag- nhưng họ không độc ác, trái lại họ rất tốt bụng, nhất là những người lãnh đạo triều chính. Phải chăng đây chính là mơ ước của tác giả về mô hình một xã hội tương lai? Phần III: Thông qua cuộc du hành của Gulliver đến Laputa, tác giả chế giễu những triết gia, những nhà khoa học, nhất là những nhà bác học Anh – thành Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn
- Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 30 - viên của Viện Hàn lâm khoa học (Royal Society). Họ chỉ tin vào khoa học thực nghiệm dù những thí nghiệm của họ hết sức vô lý, thậm chí ngớ ngẩn: một nhà bác học bỏ ra gần chục năm trời cho việc nghiên cứu tìm ra tia sáng mặt trời từ quả bí hay dùng nước đá để điều chế thuốc súng, rồi phương pháp dạy toán học mới bằng cách viết những mệnh đề, định lý lên bánh thánh và cho học sinh ăn những cái bánh đó Phần IV: thể hiện rõ thái độ bi quan của tác giả. Phần này từng bị coi là “lời buộc tội nhân loại tàn bạo nhất trong văn chương Đông Tây kim cổ”(2) nhưng xét đến cùng, khi đưa vào chi tiết những con ngựa Houyhnhnms trở thành thế lực cai trị còn con người lại làm đầy tớ và giống người Yahoos bẩn thỉu, nhếch nhác, Swift không chỉ đơn thuần dùng ngòi bút của mình để chế giễu mà ẩn chứa phía sau những gì hài hước đến chua chát ấy chính là thái độ bi quan, bất lực của tác giả trước thời cuộc. Bao trùm “Những cuộc phiêu lưu của Gulliver”là một không khí hoang đường, kỳ dị và dẫu rằng tác phẩm chứa đựng rất ít những chi tiết phản ánh đời sống hàng ngày nhưng mục đích sáng tác của Swift không chỉ đơn thuần là mua vui hay giải trí mà xuyên suốt những cuộc phiêu lưu của Gulliver là hình ảnh của xã hội nước Anh thế kỷ XVIII với tất cả những mặt trái của nó. “Những cuộc phiêu lưu của Gulliver”mang tính châm biếm mạnh mẽ nhưng đồng thời cũng chứa đựng tính nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm thể hiện những mơ ước của tác giả về một xã hội mới – một xã hội mà ở đó con người được làm chủ, mọi trật tự, công bằng được đưa lên hàng đầu, những người có tài được trọng dụng, triết học, khoa học được trở về với ý nghĩa đích thực của nó. (1)Đỗ Khánh Hoan, Lịch sử văn học Anh quốc, tập 1, Nxb Sáng Tạo, 1969, tr. 375. Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn