Giáo trinh Phôi thai tim và tuần hoàn thai nhi

doc 180 trang hapham 2860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trinh Phôi thai tim và tuần hoàn thai nhi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_phoi_thai_tim_va_tuan_hoan_thai_nhi.doc

Nội dung text: Giáo trinh Phôi thai tim và tuần hoàn thai nhi

  1. Phôi thai tim và tuần hoàn thai nhi
  2. MỤC LỤC Phôi thai tim và tuần hoàn thai nhi 1 Trang sau 1 Quá trình phát triển phôi thai của tim: 1 Phôi thai tim và tuần hoàn thai nhi 1 Trang trước | Trang sau 1 Sự gấp khúc của ống tim nguyên thủy: 1 Trang trước | Trang sau 2 Sự phân chia tim ra làm hai nửa: 2 Trang trước | Trang sau 9 Sự hình thành các buồng tim và các van tim. 9 Trang trước | Trang sau 10 Giải thích một số bệnh tim bẩm sinh: 10 Câu hỏi 1. Sự tồn tại lỗ thông liên nhĩ là do: 13 b) Sự tiêu đi của phần giữa vách nguyên phát 13 Câu hỏi 2. Sự tồn lại lỗ thông liên thất thường: 13 b) ở phần cơ vách gian thất 13 Câu hỏi 3. Máu của thai: 13 Ðáp án 14 Ðại cương hệ tuần hoàn 14 Trang trước | Trang sau 14 Các khái niệm chung: 14 Trang trước | Trang sau 15 Cấu tạo của thành mạch 15 Trang trước | Trang sau 16 Vòng tuần hoàn máu. 16 Trang trước | Trang sau 17 Quy luật về đường đi của các động mạch: 17 Trang trước | Trang sau 18 Quy luật phân nhánh trong các cơ quan: 18 Trang trước | Trang sau 19 Tuần hoàn bên 19 Ðại cương hệ tuần hoàn 19 Trang trước | Trang sau 19 Tuần hoàn của rau và thai 19 Trang trước | Trang sau 22 Tuần hoàn sau khi đẻ 22 Trang trước | Trang sau 23 Hệ động mạch: 23 Trang trước | Trang sau 25 Hệ tĩnh mạch: 25
  3. Trang trước | Trang sau 26 Ðại cương: 26 Trang trước | Trang sau 28 Mạch bạch huyết: 28 Trang trước | Trang sau 29 Hạch bạch huyết: 29 Trang trước | Trang sau 31 Trang trước | Trang sau 32 Bạch huyết của đầu và cổ. 32 Trang trước | Trang sau 36 Bạch huyết chi trên. 36 Trang trước | Trang sau 38 Bạch huyết của chi dưới 38 Trang trước | Trang sau 40 Bạch huyết của bụng và chậu hông. 40 Trang trước | Trang sau 41 Các hạch trước động mạch chủ 41 Ðại cương hệ bạch huyết 43 Trang trước | Trang sau 43 Các hạch bạch huyết bên động mạch chủ. 43 Trang trước | Trang sau 46 Bạch huyết của ngực - Dẫn lưu bạch huyết của thành ngực: 46 Trang trước | Trang sau 47 Trang trước | Trang sau 49 Vòng động mạch não ( đa giác Willis ) 49 CÂU NÀO SAU ÐÂY ÐÚNG 54 Câu hỏi 1. Ðộng mạch nuôi não bắt đầu từ: 54 Câu hỏi 2. Ðộng mạch nào khống cấp máu cho mặt ngoài bán cầu: 55 Câu hỏi 3. Ðộng mạch nào không tham gia cấu tạo đa giác ÐM Willis: .55 Câu hỏi 4. Các xoang tĩnh mạch ở vòm sọ và nền sọ chủ yếu đổ vào: 55 Ðáp án 56 Ðộng mạch đầu mặt cổ 56 Trang trước | Trang sau 56 Ðộng mạch cảnh trong ( a. carotis interna ) 56 - ở đoạn cổ: động mạch cảnh trong không có ngành bên nào 57 Trang trước | Trang sau 59 Ðộng mạch đốt sống ( a. vertebralis ) 60 Trang trước | Trang sau 60 Vòng Ðộng mạch não ( đa giác Willis ) 60 Trang trước | Trang sau 62 Những nhánh vỏ não 62 Trang trước | Trang sau 65
  4. Trang trước | Trang sau 66 Ðộng mạch mạch mạc ( a. choroidae ) 66 Chọn câu trả lời đúng nhất 67 Câu hỏi 3. Câu nào sai: 68 Câu hỏi 4. Câu nào sai (về động mạch cảnh trong): 68 Câu hỏi 8. Ðộng mạch màng não giữa là nhánh bên của: 70 Câu hỏi 9. Chọn câu đúng nhất: 70 Câu hỏi 10. Tất cả các thành phần trong hộp sọ được cung cấp máu bởi: 70 Ðáp án 71 Giải phẫu tim 71 Trang trước | Trang sau 71 Vị trí 71 Tim có 3 mặt, một đáy và một đỉnh 72 Trang trước | Trang sau 73 Trang trước | Trang sau 78 Hình thể trong 78 Trang trước | Trang sau 81 Các tâm thất: 82 Trang trước | Trang sau 84 Các tâm nhĩ: 84 Trang trước | Trang sau 86 Cấu tạo của tim 86 2. Bao thanh mạc 91 3. Các túi bịt của màng tim 91 Trang trước | Trang sau 92 Ðộng mạch 92 Trang trước | Trang sau 94 Tĩnh mạch 95 Trang trước | Trang sau 96 Thần kinh 96 Trang trước | Trang sau 100 Ðối chiếu tim và huyệt nghe tim trên lồng ngực 100 Trang trước | Trang sau 101 Trang trước | Trang sau 104 Các thành phần nằm trong tầng dưới trung thất trước: 104 Trang trước | Trang sau 106 Các thành phần trong trung thất sau: 106 Trang trước | Trang sau 111 Trang trước | Trang sau 113 Trang trước | Trang sau 116 Ðộng mạch chủ bụng: 116 Trang trước | Trang sau 119
  5. Tĩnh mạch chủ dưới: 119 Trang trước | Trang sau 120 Bạch mạch: 120 Trang trước | Trang sau 121 Câu hỏi 2. Ðộng mạch thân tạng cho nhánh bên nuôi dưỡng cho: 123 Câu hỏi 3. Ðộng mạch gan tách từ: 124 Câu hỏi 4. Chọn câu đúng nhất: 124 Câu hỏi 6. ÐM nào nuôi tụy dưới đây tách từ động mạch MTTT: 125 Câu hỏi 7. Các tĩnh mạch dẫn máu từ tá tràng và tụy đổ vào: 125 Câu hỏi 8. Chọn câu đúng nhất. Tĩnh mạch cửa được hình thành từ: 125 Câu hỏi 9. Tĩnh mạch cửađược hình thành ở : 126 Câu hỏi 10. Chọn câu đúng: 126 Trong đó: 126 Câu hỏi 13 .Ðộngmạch nào nuôi tá tuỵ sau đây tách từ động mạch lách: 127 Câu hỏi 14. Ðộng mạch MTTT nối với động mạch thân tạng qua: 128 Câu hỏi 15. Ðộng mạch MTTD: 128 Câu hỏi 16. Tĩnh mạch dưới niêm mạc trực tràng dẫn máu về: 128 Câu hỏi 17. Ðộng mạch thận tách từ động mạch chủ bụng ở tương ứng: 129 Câu hỏi 18. Ðộng mạch nào không cho nhánh nuôi dưỡng niệu quản: 129 Câu hỏi 19. Ðộng mạch nào sau đây không cấp máu cho bàng quang: 129 Câu hỏi 20. Ðộng mạch buồng trứng: 130 Câu hỏi 21. Ðộng mạch tử cung là nhánh của: 130 Ðáp án 130 Tổng hợp mạch máu và định khu chậu hông 131 Trang trước | Trang sau 131 Ðộng mạch chậu chung: 131 Trang trước | Trang sau 132 Ðộng mạch chậu ngoài ( a. iliaca externa ): 132 Trang trước | Trang sau 133 Ðộng mạch chậu trong: 133 Trang trước | Trang sau 134 Trang trước | Trang sau 135 Các ngành tạng: 135 Trang trước | Trang sau 137 Trang trước | Trang sau 139 Các động mạch ở chi trên 139 Trang trước | Trang sau 141 Ðộng mạch cánh tay (arteria brachialis) 141 Trang trước | Trang sau 143 Ðộng mạch quay (arteria radialis) 143
  6. Trang trước | Trang sau 145 Ðộng mạch trụ (arteria ulnaris) 145 Trang trước | Trang sau 146 Cung động mạch gan tay nông và sâu 146 Trang trước | Trang sau 147 Sự nối tiếp của các động mạch chi trên 148 Trang trước | Trang sau 149 Hệ thống tĩnh mạch chi trên 149 Câu hỏi 1. Thành phần nào sau đây đi qua tam giác cánh tay tam đầu: 150 Câu hỏi 2. ở vùng nách thần kinh giữa nằm ở: 150 Câu hỏi 3. Ðộng mạch nách: 150 Trongđó: 151 Câu hoi 4. Câu nào sai: 151 Câu hỏi 6. Cơ tuỳ hành của động mạch cánh tay là: 152 Câu hỏi 7. Thành phần nào sau đây đi trong rãnh nhị đầu trong: 152 Câu hỏi 8. Câu nào sau đây sai: 153 Câu hỏi 10. Câu nào sau đây sai: 153 Câu hỏi 11. Ði cùng với thần kinh giữa là: 154 Câu gỏi 12. Bó mạch thần kinh gian cốt sau gồm: 154 Câu hỏi 13. Cung động mạch gan tay sâu được cấu tạo chủ yếu bởi: 154 Câu hỏi 14. Chi tiết nào sau đây không thuộc cung gan tay sâu: 155 Câu hỏi 15. Chi tiết nào không thuộc cung gan tay nông: 155 Ðáp án 156 Mạch máu chi dưới 156 Trang trước | Trang sau 156 Các động mạch ở chi dưới 156 Các ngành của động mạch đùi 157 Mạch máu chi dưới 159 Trang trước | Trang sau 159 Ðộng mạch khoeo (a. poplitea) 159 Trang trước | Trang sau 161 Ðộng mạch chày trước (a. tibialis anterior) 161 Trang trước | Trang sau 162 Ðộng mạch mu chân (a. dorsalis pedis) 162 Trang trước | Trang sau 163 Ðộng mạch chày sau (a. tibialis posterior) 163 Trang trước | Trang sau 165 Ðộng mạch chậu trong (a. iliaca interna) 165 Trang trước | Trang sau 167 Tĩnh mạch chi dưới 167 Mạch máu chi dưới 167 Trang trước 167
  7. Tĩnh mạch chậu ngoài 168 Ðổ vào có các tĩnh mạch sâu và nông của chi dưới 168 Câu hỏi 3. Thành phần nào sau đây không nằm trong ống cơ khép: 169 Câu hỏi 4. Chọn: 170 Trongđó: 170 Câu hỏi 5. Chọn câu đúng: 170 Câu hỏi 6. Chọn: 171 Trongđó: 171 Câu hỏi 8. Chọn câu đúng: 172 Câu hỏi 9. ở vùng cẳng chấn thần kinh mác sâu đi cùng với: 172 Câu hỏi 10. ở vùng cẳng chân động mạch mác đi kèm: 172 Câu hỏi 13. Ðộng mạch mu chân: 174 Ðáp án 174
  8. Phôi thai tim và tuần hoàn thai nhi Trang sau Quá trình phát triển phôi thai của tim: Tim được phát sinh từ 2 nguồn nguyên thuỷ, họp thành một ống đứng dọc ở vùng cổ của bào thai, ngay trước ruột trước. Trong quá trình phát triển của tim, có 3 hiện tượng chính xảy ra: sự gấp khúc ống tim nguyên thuỷ, sự phân chia tim ra làm 2 nửa và sự biến đổi của thành tim. Phôi thai tim và tuần hoàn thai nhi Trang trước | Trang sau Sự gấp khúc của ống tim nguyên thủy: Sau khi hình thành, ống tim nguyên thuỷ có những thay đổi về kích thước và phân đoạn; tim có những chỗ phình và chỗ hẹp: - Chỗ phình ( kể từ trên xuống dưới ): + Hành động mạch ( bulbus arteriosus ): là phần đầu của các thân mạch từ tim đi ra. + Tâm thất nguyên thuỷ ( ventriculus ): Sau này trở thành các tâm thất. + Tâm nhĩ nguyên thuỷ ( atrium ): Sau này trở thành các tâm nhĩ.
  9. + Xoang tĩnh mạch ( sinus venosus ): Là nơi các thân tĩnh mạch tập trung đổ vào tim. - Chỗ hẹp : + Eo Haller : nằm giữa hành động mạch và tâm thất nguyên thuỷ. + Lỗ nhĩ - thất nguyên thuỷ ( foramen atrioventriculare ): nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất nguyên thuỷ. + Chỗ thắt giữa tâm nhĩ nguyên thuỷ và xoang tĩnh mạch. Hình 48. ống tim ( nhìn nghiêng) 1. Khoang phế mạc ngoài tâm mạc 2. Mạc treo sau tim 3. ống tim Vì phát triển trong một xoang ngắn, nên tim phải gấp khúc lại. Khi gấp khúc thì phần dưới của ống tim ( bao gồm xoang tĩnh mạch và tâm nhĩ nguyên thuỷ ) sẽ bị đẩy ra sau và lên trên. Còn phần trên ( bao gồm hành động mạch và tâm thất nguyên thuỷ ) sẽ bị đẩy ra trước và xuống dươí. Vì vậy sau khi tim gấp khúc ta thấy ở phía trước: hành động mạch ở trên và tâm thất ở dưới. Còn tâm nhĩ và xoang tĩnh mạch thì bị lấp ở phía sau. Tâm nhĩ lại phát triển thêm ra trước và ở 2 bên hành động mạch, tạo thành hai tiểu nhĩ ( auricula ). Ðầu trang Trang trước | Trang sau Phôi thai tim và tuần hoàn thai nhi Trang trước | Trang sau
  10. Sự phân chia tim ra làm hai nửa: Tim lúc phôi thai chỉ là một ống được phân chia ra hai nửa do sự phân đôi của lỗ nhĩ thất và sự hình thành các vách ngăn. Sự chia đôi của lỗ nhĩ thất ( foramen atrioventriculare ): Lỗ nhĩ thất nguyên thuỷ là một khe dài. Ðến tuần lễ thứ 4 của bào thai, thì phần giữa của khe thắt hẹp lại, do hai bờ khe phát triển xích lại gần nhau rồi dính chặt vào nhau, tạo thành vách trung gian ( septum intermedium ). Vách này chia lỗ nhĩ - thất nguyên thuỷ thành hai lỗ ( phải và trái ) ngăn cách hẳn nhau. Sự hình thành vách liên nhĩ. ở thành của tâm nhĩ nguyên thuỷ, có hai vách đứng dọc. Hai vách này khi phát triển tiến lại gần nhau và sẽ tạo thành vách liên nhĩ. Có hai vách: - Vách tiền phát ( septum primum ): tách ra từ thành sau trên của tâm nhĩ, rồi tiến dần ra trước và xuống dưới, dính với vách trung gian, còn ở phía trước khi tới gần thành trước của tâm nhĩ thì dừng lại nên không dính vào thành này. - Vách thứ phát ( septum secundum ): tách ra từ thành trước trên của tâm nhĩ, đối diện với vách tiền phát. Hình 49. Sự tạo thành xoang ngang 1. Hành động mạch 2. Khoang phế mạc - Ngoại tâm mạc 3. Eo Haller 4. ống tiểu tâm nhĩ 5. Tâm thất nguyên thủy 6. Xoang tĩnh mạch 7. Tâm nhĩ nguyên thủy 8. Mạc treo tim sau 9. Xoang ngang 10. ÐM chủ nguyên thủy bên phải Click chuột vào ảnh để phóng to.
  11. Hai vách này tiến lại gần nhau nhưng không dính hẳn vào nhau, vách tiền phát ở bên trái, vách thứ phát ở bên phải; vì vậy trong thời kỳ bào thai máu vẫn từ tâm nhĩ phải lách qua khe giữa hai vách để sang tâm nhĩ trái. Khi thai nhi ra đời và bắt đầu thở thì áp lực của máu ở tâm nhĩ trái cao hơn ở tâm nhĩ phải, nên hai vách dính chặt vào nhau và ngăn cách hẳn hai tâm nhĩ để lại dấu vết gọi là hố bầu dục ( fossa ovale ). Vì vách tiền phát hình thành trước và phát triển nhanh hơn, nên hố bầu dục ở gần thành trước của các tâm nhĩ hơn ở thành sau. Click chuột vào ảnh để phóng to. Hình 50 -1. Sự tạo thành vách trung gian A: Lồi viền nội tâm trước khi tạo thành vách tiền phát B. Lồi viền nội tâm dính liền ở giữa và tạo nên vách trung gian C. Vách tiền phát
  12. Click chuột vào ảnh để phóng to. Hình 50 2, Cắt đứng dọc tim đang phát triển 1. ÐM phổi 6. Lồi viền nội tâm dưới 2. Lồi viền nội tâm trên 7. Vách tiền phát 3. Vách ÐM chủ kéo dài 8. Lỗ liên nhĩ ( Botal ) 4. Vách trung gian 9. Vách thứ phát 5. Vách dưới 10. ÐM chủ Sự hình thành vách liên thất: Phần lớn của vách liên thất được tạo nên bởi một vách tách ở thành sau dưới của tâm thất nguyên thuỷ gọi là vách dưới ( septum inferius ). Vách dưới bắt đầu từ mỏm tim, tiến dần lên trên để tới dính vào vách trung gian; nhưng đường dính lại lệch sang phải so với đường kính của vách tiền phát; cho nên có một phần của vách trung gian nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất trái. Vách dưới dừng lại ở gần lỗ thông của tâm thất với hành động mạch nên hai tâm thất ở phía trên sẽ được vách liên chủ - phổi ngăn cách và bổ sung cho vách dưới. Sự hình thành vách liên chủ - phổi:
  13. Hành động mạch ( bulbus asteriosus ) ở bào thai, khi từ tâm thất đi ra được một đoạn, thì chia làm hai động mạch chủ lên ( aorta ascendens ). Hai động mạch này đi lên phía đầu, rồi vòng xuống thành hai vòng cung ( cung động mạch thứ nhất ) để trở thành hai động mạch chủ xuống ( aorta descendens ). Ngoài ra hai động mạch chủ lên và hai động mạch chủ xuống còn được nối với nhau bởi 5 cung động mạch nữa, gọi là các cung thứ 2, 3, 4, 5, 6. Cung thứ 6 phát nguyên ở ngay hành động mạch. Hành động mạch được chia đôi thành: động mạch phổi và động mạch chủ. Các cung động mạch cũng biến đổi đi tạo thành các cuống mạch lớn của tim. Click chuột vào ảnh để phóng to. Hình 51. Cắt ngang các tâm nhĩ ( mũi tên chỉ hướng máu từ xoang tĩnh mạch qua lỗ liên nhĩ sang tâm nhĩ trái ) 1. Vách thứ phát 7. Khoảng gian vách van 2. Lỗ liên nhĩ ( Botal ) 8. Van trái của xoang tĩnh mạch 3. Tâm nhĩ phải 9. Tâm nhĩ trái 4. Van phải của xoang tĩnh mạch 10. Vách tiền phát 5. Rãnh cùng 11. Nếp bán nguyệt
  14. 6. Xoang tĩnh mạch 12. Khoảng gian vách Sự phân đôi của hành động mạch : hành động mạch được phân làm đôi, động mạch chủ ( aorta ) và động mạch phổi ( a.pulmonaris ) bởi vách liên chủ - phổi ( còn gọi là vách động mạch chủ - septum aorticum ). Vách liên chủ - phổi phát triển từ trên xuống dưới ( tới quá chỗ hành động mạch đổ vào tim ) tới tận bờ trên của vách dươí ( septum inferius ) và dính vào vách đó. Nên vách liên thất có hai phần: phần màng do vách liên chủ - phổi tạo nên, và phần cơ do vách dưới tạo nên. Sự biến đổi của các cung mạch: Vách liên chủ - phổi chia hành động mạch làm hai nửa: nủa trước trở thành động mạch phổi đi từ tâm thất phải ( ventriculus dexter ) ra và liên tiếp với cung động mạch thứ 6 bên trái rồi tách ra hai ngành chạy vào hai phổi. Nửa sau của hành động mạch trở thành động mạch chủ đi từ tâm thất trái ( ventriculus sinister ) ra, liên tiếp với động mạch chủ lên trái ( aorta ascendens sinister ), và qua cung mạch thứ 4 để vòng xuống liên tiếp với động mạch chủ xuống, tạo thành quai động mạch chủ ( arcus aortae ) lúc trưởng thành. Riêng cung động mạch thứ 5 ở bên trái sẽ teo đi không để lại vết tích. Click chuột vào ảnh để phóng to.
  15. Từ quai động mạch chủ sẽ tách ra: Ðộng mạch cách tay đầu ( a.brachiocephalica ) do động mạch chủ lên ( aorta ascendens ) bên phải tạo nên. Ðộng mạch này tiếp tục chạy lên trên, sẽ trở thành động mạch cảnh chung phải ( a.carotis communis dextra ) và tách ra động mạch dưới đòn phải ( lúc bào thai là cung động mạch phải thứ 4 ). Trong khi đó các cung 5, 6 ( ở bên phải ) và động mạch chủ xuống (ở bên phải ) sẽ teo đi, không để lại dấu vết. Ðộng mạch cảnh chung trái ( a. carotis communis sinister ): do phần động mạch chủ lên ở trên cung động mạch thứ 4 bên trái tạo thành. Như vậy, hai hệ thống mạch được hình thành: hệ chủ và hệ phổi. Nhưng ở bào thai, hai hệ thống thông nhau bởi chỗ nối giữa cung mạch thứ 6 và động mạch chủ xuống, chỗ nối đó gọi là ống Botal ( ductus Botalli ) hay ống động mạch . Khi đứa trẻ ra đời, ống này teo đi, thành dây chằng động mạch ( lig. arteriosum ). Từ đó hai hệ chủ và phổi không thông với nhau nữa. Hình 53 -1. Hành động mạch và các cung động mạch 1. Ðộng mạch chủ lên 2. Hành động mạch 3. Ðộng mạch chủ xuống Click chuột vào ảnh để phóng to.
  16. Hình 53 -2. Hành động mạch và các cung động mạch chủ và các thành phần của chúng 1. ÐM cảnh trong 2. ÐM cảnh chung 3. Quai ÐM chủ 4. ÐM phổi 5. Thân ÐM tay đầu 6. ÐM dưới đòn phải 7. ÐM cảnh ngoài Click chuột vào ảnh để phóng to. Ðầu trang Trang trước | Trang sau Phôi thai tim và tuần hoàn thai nhi Trang trước | Trang sau Sự hình thành các buồng tim và các van tim. Các tâm nhĩ ( atrium ): Sau khi vách liên nhĩ được hình thành, hai tâm nhĩ phải và trái được ngăn cách nhau và phình to ra; đồng thời xoang tĩnh mạch cũng phình to ra để tạo nên thành tâm nhĩ. Chỗ thắt hẹp giữa tâm nhĩ nguyên thuỷ và xoang tĩnh mạch biến đi. Các thân tĩnh mạch đổ thẳng vào tâm nhĩ bởi các lỗ riêng biệt. Hai tĩnh mạch chủ trên và chủ dưới ( v. cava sup. et inf. ) sẽ đổ vào tâm nhĩ phải; bốn tĩnh mạch phổi ( v.pulmonaris ) sẽ đổ vào tâm nhĩ trái. Các tâm thất ( ventriculus ):
  17. Lúc đầu, tim được cấu tạo bởi các sợi cơ nối với nhau rất thưa thớt, nên trông toàn bộ như một thể sốp có nhiều hốc. Khoang tim thông với các hốc đó. Nội mạc phủ khoang tim cũng lách vào các hốc. Trong quá trình phát triển, các lớp cơ ngoài dần dần nhiều và đặc xít lại, nhưng ở phía trong, các lóp cơ teo lai và lúc thoái hoá sẽ tạo nên các cột cơ tim và các dây chằng van tim ( nối các cột vào các van tim ). Các van tim ( valvula cordis ): Có 2 loại : - Các van nhĩ thất ( valvula atrioventricilares ): các lá trong được tạo nên bởi những phần của vách trung gian nằm ở hai bên đường mà vách liên nhĩ và liên thất dính vào vách này. Các lá khác được tạo nên bởi lớp cơ ở phía trên cùng của cơ tim bị thoái hoá. Mặt của các lá van đều có nội mạc bao phủ và có các dây chằng van tim dính vào. - Các van động mạch : lúc đầu có 4 lá van ( lá trước, 2 lá bên và lá sau ) hình tổ chim ( còn gọi là van sigma ) ngăn cách hành động mạch với tâm thất nguyên thuỷ. Khi vách liên chủ - phổi phát triển, chia hành động mạch làm đôi thì đồng thời cũng chia đôi luôn cả hai lá van ở hai bên tạo thành 6 lá van, mỗi động mạch có 3 lá, động mạch phổi có một lá van trước và hai lá van bên, động mạch chủ có hai lá van bên và một lá van sau. Ðầu trang Trang trước | Trang sau Phôi thai tim và tuần hoàn thai nhi Trang trước | Trang sau Giải thích một số bệnh tim bẩm sinh: Qua trình phát triển phôi thai của tim giúp ta hiểu được bệnh lý và giải phẫu bệnh lý của một số bệnh bẩm sinh của tim. Bệnh thông liên nhĩ ( bệnh Bôtal ): Khi hai vách tiền phát và vách thứ phát không phát triển tới sat nhau và không dính lại thì sau khi đứa trẻ ra đời vẫn còn một lỗ thông giữa hai tâm nhĩ.
  18. Thiết đồ thể hiện thông vách liên nhĩ Thiết đồ thể hiện lỗ bầu dục bị bịt kín (Click chuột vào ảnh để phóng to) (Click chuột vào ảnh để phóng to) Thiết đồ thể hiện sự phát triển của vách Thiết đồ thể hiện lố bầu dục hở liên nhĩ (Click chuột vào ảnh để phóng to) (Click chuột vào ảnh để phóng to) Bệnh hẹp động mạch phổi : Do vách liên chủ - phổi chia đôi hành động mạch không đều. Thường động mạch phổi hay bị hẹp. Bệnh thông liên thất ( bệnh Roger ): do vách dưới không phát triển tới sát vách trung gian hay do vách liên chủ - phổi không phát triển xuống tới tận bờ trên vách dưỡi, nên để lỗ thông giữa hai tâm thất.
  19. Bệnh còn ống động mạch: ống động mạch hay ống Botal là ống thông giữa động mạch phổi với động mạch chủ lúc còn bào thai. Khi đứa trẻ ra đời, ống động mạch này đáng lẽ phải teo đi, nếu không teo sẽ gây nên một ống thông giữa động mạch chủ và động mạch phổi làm cho máu cuả động mạch phổi pha lẫn máu của động mạch chủ. ỐNG thông động mạch (tắc lại) sau khi sinh. (Click chuột vào ảnh để phóng to) Các bệnh phối hợp: Thường các dị dạng không xảy ra đơn độc mà hay kết hợp với nhau tạo thành các hội chứng. Có 2 hội chứng hay gặp là:: - Tam chứng Fallot gồm có: + Thông liên thất. + Ðộng mạch phổi bị hẹp. + Tâm thất phải to ra. - Từ chứng Fallot gồm có 3 dị dạng trên cộng thêm một chứng nữa là động mạch chủ nằm ở giữa vách liên thất, vừa thông với tâm thất phải, vừa thông với tâm thất trái. Ðầu trang Trang trước | Trang sau
  20. Chọn câu trả lời đúng === Câu hỏi 1. Sự tồn tại lỗ thông liên nhĩ là do: a) Sự tiêu đi của phần giữa vách thứ phát b) Sự tiêu đi của phần giữa vách nguyên phát c) Sự phát triển không đầy đủ của vách thứ phát d) a và b đều đúng e) a, b, c đều đúng Câu hỏi 2. Sự tồn lại lỗ thông liên thất thường: a) ở phần màng vách gian thất b) ở phần cơ vách gian thất c) Do sự phát triển không đầy đủ của vách gian thất nguyên thủy phần gần của vách hành, phần giữa của chồi trong tim. d) a, c đúng e) b, c đúng Câu hỏi 3. Máu của thai: a) Trộn lẫn giữa máu đỏ và máu đen nhiều lần b) Ðỏ nhất ở phần đầu của thai
  21. c) Trao đổi khí ở nhau thai d) a, b, c đúng e) a, b đúng Ðáp án Ðại cương hệ tuần hoàn Trang trước | Trang sau Các khái niệm chung: Hệ tuần hoàn gồm có: - Tim là cơ quan trung ương, co bóp để hút và đẩy máu. - Các mạch máu từ tim ra ngoài và từ ngoài về tim Sự phân loại các mạch máu. Các mạch máu được chia thành: . Các động mạch: Ðộng mạch là các mạch đưa máu từ tim đến các cơ quan ( kể cả phổi ). Mạch máu càng đi xa tim, càng phân nhỏ ra. Các động mạch đập theo nhịp co bóp của tim. Máu trong các động mạch thuộc hệ chủ có máu đỏ tươi, vì hồng cầu của máu có oxy. Còn máu thuộc về hệ động mạch phổi thời đỏ sẫm, vì có ít oxy và nhiều CO2. Nhiều nguồn động mạch có thể cung cấp máu cho một vùng cơ hay cho một tạng. Do đó chỗ nào có nhiều cơ, thường có các động mạch đến phân nhánh đối với nhau, tạo thành các vòng nối động mạch. ở các tạng, các động mạch phân nhánh thành các động mạch ngoài tạng và động mạch trong tạng, chạy sâu vào trong thành các tạng. Các nhánh nhỏ nhất của động mạch ở trong các tạng có thể tiếp nối rất ít và được coi như không tiếp nối với nhau.
  22. Nên động mạch này được gọi là động mạch tận ( ví dụ: các nhánh của động mạch lách, động mạch ruột ). Ðộng mạch chủ và động mạch phổi , ở nơi xuất phát, có các van ( van tổ chim ), làm cho máu không trở về tim. . Các tĩnh mạch: Các tĩnh mạch đưa máu từ cơ quan về tim. Các nhánh nhỏ tập trung dần thành các tĩnh mạch lớn. Cuối cùng, có 2 tĩnh mạch lớn: tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới đổ về tim. Tĩnh mạch thường ở sâu, đi kèm theo động mạch. Các động mạch nhỏ thường có 2 tĩnh mạch kèm theo. Các động mạch lớn chỉ có 1 tĩnh mạch đi kèm. ở lớp tổ chức mỡ dưới da, chỉ có các tĩnh mạch nông không kèm theo động mạch. Tĩnh mạch có các van, nhất là ở vùng dưới của tim. Các van tĩnh mạch ngăn máu không để máu chảy trở lại và chảy ngược lên, để về tim. Nếu van hở, thì gây giãn tĩnh mạch. . Các mao mạch: Các mao mạch là các mạch máu rất nhỏ ( đường kính từ 5 đến 40 ). Các mao mạch nối với nhau thành mạng lưới. Mạng lưới mao mạch được phân bố rộng rãi trong toàn bộ cơ thể ( hệ cơ, hệ xương, trong các thành mạch máu và dây thần kinh ). Lưới mao mạch nối các động mạch và các tĩnh mạch với nhau. Ðầu trang Trang trước | Trang sau Ðại cương hệ tuần hoàn Trang trước | Trang sau Cấu tạo của thành mạch Thành mạch máu có 3 lớp: - Lớp trong ( tunica interna ): gồm các tế bào nội bì và các sợi liên kết đàn hồi, tạo nên lớp niêm mạc lát ( endothélium ), phủ lên các van của động mạch hoặc tĩnh mạch.
  23. - Lớp giữa ( tunica media ): gồm các sợi cơ trơn và các sợi liên kết đàn hồi. + ở các động mạch lớn, lớp giữa dày hơn, gồm nhiều thớ cơ trơn. ở các động mạch nhỡ và nhỏ, các vòng thớ cơ trơn nhiều lên, các sợi đàn hồi ít hơn. Do đó, các động mạch có thể co thắt hoặc nở giãn; khi bị đứt, động mạch không thể tự xẹp được, ta phải thắt động mạch. + ở các tĩnh mạch, lớp giữa mỏng hơn, gồm các cơ trơn có thớ dọc và thớ vòng, và có nhiều sợi đàn hồi. Khi bị đứt, các tĩnh mạch nhỡ và nhỏ có thể tự xẹp xuống. - Lớp ngoài ( tunica externa ): gồm các sợi tổ chức liên kết đàn hồi. Trong lớp ngoài, có các mạch ( vasa vasorum ) nuôi dưỡng các thành mạch và các sợi thần kinh giao cảm làm co thắt mạch ( các sợi vân mạch ) và các sợi thần kinh cảm giác. Thành mao mạch không có các sợi cơ, mao mạch có thể nở giãn hoặc co thắt được. Thành của một số mao mạch ( ví dụ mao mạch tim, gan, ) có các khoảng thủng, qua đó các tế bào nhu mô của tạng tiếp xúc trực tiếp với máu. Các thành phần của máu, chủ yếu là huyết tương, thấm qua thành mao mạch và các kẽ gian bbào, tạo thành môi trường. Trong môi trường đó, các tế bào thực hiện các hoạt động dinh dưỡng. Ðầu trang Trang trước | Trang sau Ðại cương hệ tuần hoàn Trang trước | Trang sau Vòng tuần hoàn máu. Hệ tuần hoàn máu gồm 2 vòng: - Vòng tuần hoàn lớn gồm: + Ðộng mạch chủ từ tim đi ra và phân nhánh đến các cơ quan. + Hai tĩnh mạch chủ ( trên và dưới ) đưa máu từ các cơ quan về tim.
  24. - Vòng tuần hoàn bé gồm: + Ðộng mạch phổi đưa máu từ tim lên phổ. + Các tĩnh mạch phổi đưa máu từ phổi về tim. Máu trong động mạch phổi màu đỏ sẫm, vì có cacboxyhemoglobin; máu trong các tĩnh mạch phổi màu đỏ hồng, vì có oxy hemoglobin. Sự thực, chỉ có một vòng tuần hoàn ( tuần hoàn đóng kín ). Máu từ tâm thất trái chảy vào động mạch chủ, tới các cơ quan. Rồi qua các tĩnh mạch chủ, về nhĩ thất và chạy xuống tâm thất phải. Rồi từ đấy chạy lên phổi ( động mạch phổi ) và quay về nhĩ thất trái (tĩnh mạch phổi), để rồi chạy xuống tâm thất trái. Ðầu trang Trang trước | Trang sau Ðại cương hệ tuần hoàn Trang trước | Trang sau Quy luật về đường đi của các động mạch: Ðộng mạch đến cơ quan theo đường ngắn nhất. Tuy vậy, vị trí bào thai của tạng có vai trò quyết định trong sự phân phối của động mạch. Ví dụ: ở bào thai, tinh hoàn ở 2 bên cột sống trong vùng thắt lưng và ở người lớn tinh hoàn nằm trong bìu. Ðộng mạch nuôi tinh hoàn tách từ động mạch chủ, còn bìu do các lớp của thành bụng tạo nên khi chĩu xuống, thì do các động mạch đùi cấp máu. Các động mạch nằm ở mặt gấp của cơ thể Do đó, động mạch được bảo vệ tốt. Ví dụ: các mạch máu ở chi trên ở mặt trước. Ðộng mạch đùi ở mặt trước, còn các mạch máu khác ở chi dưới thì ở mặt sau. Các động mạch được bảo vệ trong các màng và các ống, tạo nên bởi xương, cơ và gân. Nếu các mạch được bảo vệ tốt, thì ít khi bị ép và tổn thương.
  25. Các động mạch lúc đến các nội tạng phải qua mặt trong hay mặt lõm của tạng. Rốn tạng hướng về động mạch chính ( ví dụ rốn thận, rốn gan hướng về động mạch chủ ). Ðộng mạch thích nghi với chức phận từng cơ quan ở các cơ quan phải hoạt động nhiều, các động mạch tách ra nhiều nhánh tiếp nối với nhau thành các lưới mạch (ví dụ ở các khớp xương) hoạc tạo nên các cung mạch (ví dụ ở thành các tạng tiêu hoá). Cỡ của động mạch tuỳ thuộc vào chức phận của tạng ( ví dụ: động mạch giáp lớn hơn động mạch thanh quản ). Các động mạch chạy vào các tuyến nội tiết thường bắt nguồn ở nhiều nơi ( ví dụ các động mạch tuyến giáp tách ở động mạch cảnh ngoài và động mạch dưới đòn ). Ðầu trang Trang trước | Trang sau Ðại cương hệ tuần hoàn Trang trước | Trang sau Quy luật phân nhánh trong các cơ quan: - Trong xương: Ðộng mạch nuôi xương đi vào thân xương. Ngoài ra còn có các động mạch từ màng xương (cốt mạc) vàtừ các đầu xương đến nuôi xương. - ở khớp: Trong các dây chằng, mạch máu đi dọc theo các sợi liên kết và thẳng góc với trục cử động của khớp. - Trong cơ: Mạch máu chạy song song với các bó sợi cơ và tách ra các nhánh thẳng góc với bó sợi đó. - Trong tạng có phân thuỳ : Mạch máu đi vào trung tâm của tạng và sau đó, phân nhánh vào các thuỳ.
  26. - Trong thành tạng hình ống: Nói chung các mạch máu chạy song song theo chiều của thành ống, rồi phân nhánh thẳng góc với các thớ của thành tạng. Ðầu trang Trang trước | Trang sau Ðại cương hệ tuần hoàn Trang trước | Trang sau Tuần hoàn bên Khi luồng máu bị nghẽn ( vì tắc mạch, thắt mạch, hay tổn thương mạch ), thì máu sẽ theo các nhánh nối để xuống các bộ phận ở dưới chỗ nghẽn. Ðồng thời ở chỗ tổn thương sẽ sinh ra: - Các mạch máu nối liền các đầu của động mạch hay tĩnh mạch với nhau. - Tuần hoàn bên hay phụ cận là một đặc tính thích nghi quan trọng của cơ thể, để đảm bảo cung cấp máu được liên tục, khi mạch máu bị tắc. Ðại cương hệ tuần hoàn Trang trước | Trang sau Tuần hoàn của rau và thai Tuần hoàn thai gắn liền với tuần hoàn rau. Rau cùng phát sinh ở một tế bào với phôi, là cơ quan trao đổi giữa người mẹ và thai; nên rau đảm nhận tất cả chức năng đời sống mà thai chưa đủ năng lực. Sự trao đổi oxy và chất dinh dưỡng đều diễn ra ở rau ( chủ yếu là do thẩm dịch ).
  27. Máu chuyển oxy và chất dinh dưỡng từ rau vào thai qua tĩnh mạch rốn. Tĩnh mạch rốn chảy vào tĩnh mạch chủ dưới: - Trực tiếp qua ống arantius - Qua tĩnh mạch cửa vào gan, rồi qua các tĩnh mạch trên gan. Như vậy, máu trong tĩnh mạch chủ dưới là máu hỗn hợp, gồm máu của tĩnh mạch rốn ( máu có nhiều oxy ) và máu của các tĩnh mạch ở phần dưới cơ thể ( máu có ít oxy )
  28. Tĩnh mạch chủ dưới chảy vào tâm nhĩ phải, cùng với xoang vành tim, và nhất là cùng với tĩnh mạch chủ trên ( tĩnh mạch này trái lại, mang toàn máu tĩnh mạch ít oxy từ phần trên cơ thể tới ). ở tâm nhĩ phải, một phần lớn máu qua lỗ bầu dục ( lỗ Botal ) vào tâm nhĩ trái và trộn lẫn với máu ở đó, còn một phần nhỏ xuống tâm thất phải. Từ tâm thất phải, máu chảy vào động mạch phổi: một phần nhỏ qua phổi ( vì phổi ở thai chưa hoạt động ), rồi theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái, còn phần lớn qua ống động mạch ( nối động mạch phổi và động mạch chủ ) để vào động mạch chủ xuống ( nghĩa là sẽ cung cấp chủ yếu cho nửa dưới cơ thể ). Máu từ tâm nhĩ trái đổ và tâm thất trái, rồi qua động mạch chủ để chủ yếu đi lên đầu và chi trên. Như vậy, đầu được cung cấp máu có nhiều oxy và có nhiều thuận lợi nhất để phát triển hơn các bộ phận khác. Tóm lại, động mạch chủ thu thập toàn thể máu từ tâm thất trái và phần lớn máu từ tâm thất phải nhờ ống động mạch. Máu ở động mạch chủ được phân phối đến những bộ phận của thai, hay theo các động mạch rốn chảy về rau. Tóm lại, tuần hoàn của thai có những đặc điểm sau: - Không có tuần hoàn phổi - Máu thai nhi có ít oxy - Không có máu ở động mạch thuần khiết, trừ tĩnh mạch rốn ( tĩnh mạch rốn có máu động mạch từ rau chạy vào thai, động mạch rốn bé hơn có máu tĩnh mạch từ thai về rau ). Ðầu trang Trang trước | Trang sau Ðại cương hệ tuần hoàn
  29. Trang trước | Trang sau Tuần hoàn sau khi đẻ Hình ảnh thể hiện tuần hoàn trước và Vòng tuần hoàn sau khi sinh sau khi sinh (Click chuột vào ảnh để phóng to) (Click chuột vào ảnh để phóng to) Thiết đồ cắt dọc theo tim Tuần hoàn trong gan sau khi sinh (Click chuột vào ảnh để phóng to) (Click chuột vào ảnh để phóng to)
  30. Ðẻ là một bước nhảy trong sự phát triển của cơ thể: Thai từ một môi trường ở tử cung ( với những điều kiện tương đối ổn định ), sang một môi trường khác tiếp xúc với thế giới bên ngoài ( với các điều kiện luôn thay đổi, như nhiệt độ, độ ẩm, gió lạnh, ánh sáng ). Do đó, sự chuyển hoá cũng như cách thức dinh dưỡng và hô hấp đều thay đổi về căn bản. Bộ điều hoà và bộ hô hấp đều bắt đầu hoạt động và các hoạt động đó biểu hiện chủ yếu ở sự tuần hoàn. Tuần hoàn rau chuyển sang tuần hoàn vĩnh viễn. Khi thai nhi bắt đầu thở, các mạch máu ở phổi giãn mạnh và đầy máu, lúc đó ống động mạch xẹp xuống, tịt lại trong vòng 8 - 10 ngày sau khi đẻ. Hai động mạch rốn teo lại ( 2 - 3 ngày ), còn tĩnh mạch rốn teo lại chậm hơn ( 6 - 7 ngày ). Do phổi bắt đầu hoạt động, máu từ các tĩnh mạch phổi tràn vào tâm nhĩ trái, áp lực máu giữa hai tâm nhĩ phải và trái bằng nhau, nên máu từ tâm nhĩ phải không qua tâm nhĩ trái nữa, cho nên lỗ bầu dục khép kín lại ( chậm hơn so với ống động mạch). Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, lỗ bầu dục có thể duy trì trong suốt một năm đầu, nếu còn duy trì suốt cả đời thì sẽ gây nên bệnh tim bẩm sinh. Ðầu trang Trang trước | Trang sau Ðại cương hệ tuần hoàn Trang trước | Trang sau Hệ động mạch: a) Ðộng mạch phổi. Ði từ tâm thất phải, nằm ở trước và trên quai động mạch chủ, chui xuống dưới quai này và chia làm hai nhánh, mỗi nhánh đi vào một phổi. b) Ðộng mạch chủ. Ði từ nền tâm thất trái, chạy chếch lên trên, ra trước và sang trái, sau đó uốn cong thành quai động mạch chủ, đi chếch ra sau và sang trái, ôm lấy phế quản trái. Tới trước thân đốt sống ngực IV, động mạch đi thẳng xuống qua ngực, ở trước sườn trái cột sống ( động mạch chủ ngực ). Sau chui qua cơ hoành để xuống bụng (động mạch chủ bụng). Khi tới đốt sống thắt lng IV, thì chia ra 3 ngành cùng: 2 động mạch chậu gốc phải và trái, động mạch cùng giữa. Quai động mạch chủ : Gồm có các nhánh cung cấp máu cho đầu cổ, chi trên và cơ tim.
  31. - Hai động mạch vành trái và phải. - Ðộng mạch cánh tay đầu phải, gồm có 2 ngành: động mạch cảnh chung phải, động mạch dưới đòn phải. - Ðộng mạch cảnh chung trái. - Ðộng mạch dưới đòn trái. - Ðộng mạch giáp giữa. Ðộng mạch chủ ngực : Có các ngành cho phổi, màng tim, thực quản và thành ngực, lưng. - Hai động mạch phế quản. - Các động mạch trung thất ( cấp máu cho màng ngoài tim ) - Các động mạch thực quản ( từ 3 đến 5 động mạch ) - Các động mạch liên sườn ( 9 động mạch ) Ðộng mạch chủ bụng: Có các nhánh cấp máu cho cơ hoành, thành bụng, thắt lưng và các tạng trong bụng. - Nhánh bên: + Hai động mạch hoành dưới. + 5 động mạch thắt lưng. + Ðộng mạch thân tạng. + Ðộng mạch mạc treo tràng trên. + Ðộng mạch mạc treo tràng dưới + Hai động mạch tuyến trên thận. + Hai động mạch thận. + Hai động mạch sinh dục ( động mạch tinh hay động mạch tử cung buồng trứng ). - Nhánh tận:
  32. + Ðộng mạch chậu chung phải và trái + Ðộng mạch cùng giữa. Ðộng mạch chậu chung chia thành: - Ðộng mạch chậu trong, cấp máu cho các tạng trong chậu và các thành chậu ( mông, đáy chậu ). - Ðộng mạch chậu ngoài, cấp máu cho chi dưới. Ðầu trang Trang trước | Trang sau Ðại cương hệ tuần hoàn Trang trước | Trang sau Hệ tĩnh mạch: a) Các tĩnh mạch phổi. Từ các mao mạch, tập trung thành các tĩnh mạch tiểu thuỳ, tĩnh mạch phân thuỳ, tĩnh mạch thuỳ, rồi thành 4 tĩnh mạch phổi đi từ phổi đổ vào tâm nhĩ trái. b) Hệ tĩnh mạch chung. Gồm có: Tĩnh mạch chủ trên cùng với tĩnh mạch dưới đòn, hợp thành thân tĩnh mạch tay đầu. Hai thân phải và trái họp thành tĩnh mạch chủ trên, rồi đổ vào tâm nhĩ phải. Tĩnh mạch chủ trên chỉ nhận một nhánh bên là tĩnh mạch đơn lớn. Hai tĩnh mạch đơn bé, trên và dưới, đổ vào tĩnh mạch đơn lớn. Tĩnh mạch đơn lớn nằm ở sườn phải cột sống thắt lưng, chui qua cơ hoành và ở trung thất sau, cong ra phía trước, thành 1 quai, ôm lấy cuống phổi phải và đổ vào tĩnh mạch chủ trên. Tĩnh mạch chủ dưới.
  33. Tĩnh mạch chậu ngoài và chậu trong hợp thành tĩnh mạch chủ dưới. Tĩnh mạch chủ dưới bắt đầu từ đốt sống thắt lưng IV, chui qua cơ hoành và sau cùng sẽ đổ vào tâm nhĩ phải. Tĩnh mạch chủ dưới nhận máu từ các tạng và thành bụng. Gồm có: - Các tĩnh mạch thành bụng. - Các tĩnh mạch thận. - Các tĩnh mạch sinh dục. - Các tĩnh mạch trên gan. c) Tĩnh mạch gánh Không phải là tất cả máu tĩnh mạch được đưa thẳng về tim, qua hệ tĩnh mạch chủ. Các tĩnh mạch bắt nguồn từ các mao mạch ở dạ dày, ruột, lách và tuỵ, sẽ chảy vào tĩnh mạch cửa hay tĩnh mạch gánh ( vena portea ), để rồi vào gan. ở gan, tĩnh mạch cửa sẽ phân nhánh thành các mao mạch nhỏ, và từ đó tĩnh mạch trên gan được tạo nên và đưa máu về tĩnh mạch chủ dưới. Tĩnh mạch gánh là một tĩnh mạch chức phận. Nói chung, hệ gánh là một hệ mạch ( động mạch hay tĩnh mạch ) được tạo nên bởi một mạch máu mà hai đầu gánh 2 mạng mao mạch. Ðầu trang Trang trước | Trang sau Ðại cương hệ bạch huyết Trang trước | Trang sau Ðại cương: Hệ bạch huyết (systema lymphaticum) bao gồm: - Ðám rối các mao mạch mà chúng bắt đầu bởi một đầu tịt trong các khoang tổ chức trong hầu hết các mô của cơ thể và cuối cùng bạch huyết được đổ vào một số tĩnh mạch nhất định.
  34. - Các mạch bạch huyết là những đám mô bạch huyết nhỏ, chắc nằm ở một số trên đường đi của các mạch bạch huyết. Các hạch bạch huyết dẫn bạch huyết qua một hoặc nhiều hạch trước khi tới đổ vào tĩnh mạch. - Những đám mô bạch huyết nằm trong thành ống tiêu hoá (mô thượng bì bạch huyết) và trong tỳ, tuyến ức. Mao mạch bạch huyết tạo thành các lưới bạch huyết trong các khoang mô. Những mắt lưới của mao mạch bạch huyết cũng như khảu kính của chúng thường rộng hơn các mao mạch máu lân cận. Một nét quan trong của nội mô là ở chỗ thành mao mạch bạch huyết cho phép các chất có kích thước phân tử lớn hơn từ các khoang tổ chức tế bào thấm vào lòng mao mạch dễ dàng hơn nội mô của thân mao mạch mạch máu. Khi một mạch bạch huyết bị tắc thì gây phù nề ở những tổ chức mà mạch đó thu nhận bạch huyết và dịch phù nề có chứa nhiều protein. Chất dịch trong mạch bạch huyết được gọi là dưỡng chấp. Mao mạch bạch huyết có ở trong hầu hết các mô của cơ thể, nhưng không xuất hiện ở các cấu trúc vô mạch như thượng bì, tóc, móng, giác mạc, khớp, một số sụn và cũng không thấy ở não, tuỷ sống, tủy của tỳ và tuỷ xương. Các mao mạch bạch huyết hợp lại với nhau tạo nên các thân bạch huyết lớn hơn, những thân này chạy tới các vùng lân cận hoặc tới các hạch u hoặc tới các hạch bạch huyết. Qui luật chung là hạch bạch huyết thường qua một hoặc nhiều hạch bạch huyết trước khi đổ vào máu. Nhưng cũng có ngoại lệ như các mạch bạch huyết của tuyến giáp trạng, của thực quản, các mạch bạch huyết chạy trong dây chằng vành và dây chằng tam giác gan, chúng lại đổ trực tiếp vào ống ngực. Những mạch bạch huyết nông của da và các mạch nông thường đi kèm với các tĩnh mạch nông và có các quan hệ với mạch bạch huyết sâu. Những mạch bạh huyết sau thương có liên quan chặt chẽ với các động mạch hay tĩnh mạch ở sâu. Bạch huyết của cơ thể cuối cùng tập trung vào hai ống lớn: ống ngực và ống bạch huyết phải. Các ống này lại đổ vào tĩnh mạch cánh tay đầu trái và phải. Hầu hết các mạch bạch huyết của hai bên cơ thể nối với nhau qua đường giữa. Những mạch bạch huyết lớn được cấp huyết bởi một lưới mạch hay các mạch của mạch (vasa vasorum) và thường có một đám rối các mạch máu nhỏ đi kèm theo. Vì vậy khi thành của mạch bạch huyết bị viêm (lymphagitis) thì những đám
  35. rối mạch máu này bị xung huyết nên với những mạch bạch huyết nông ta thường thấy những đường đỏ nổi lên ngay ở da. Các mạch bạch huyết có khả năng rất lớn trong việc phục hồi và tạo thành những mạch màu sau tổn thương. Ðầu trang Trang trước | Trang sau Ðại cương hệ bạch huyết Trang trước | Trang sau Mạch bạch huyết: Cấu tạo của mạch bạch huyết Thành của mao mạch bạch huyết chỉ gồm một lớp tế bào nội mô, cũng như lớp nội mô của thành mao mạch mạch máu nhưng màng đáy của mao mạch nội mô thường không có. Các mao mạch hợp lại tạo thành các mạch bạch huyết lớn hơn, ở các mao mạch này bên ngoài lớp nội mô còn có lớp mô liên kết mỏng. Thành của các thân bạch huyết lớn có 3 lớp áo như ở thành của các tĩnh mạch nhỏ: - Lớp áo trong gồm các tế bào nội mô và một lớp mòng mô sợi. - Lớp áo giữa có một số sợi cơ trơn mà chủ yếu là cơ vòng. - Lớp áo ngoài gồm chủ yếu các mô sợi và một ít các sợi cơ trơn. Các ống bạch huyết khác với các tĩnh mạch nhỏ ở chỗ trong lòng ống có các van. Ðó là các van bán nguyệt và thường được sắp xếp từng đôi một. Các van được hình thành do sự gấp nếp của nội mô với lõi là tổ chức sợi. Bờ tự do của van quay vào trong lòng của mạch bạch huyết. Những van này có tầm quan trọng đáng kể của cơ thể trong dòng chảy bạch huyết. ống ngực có cấu trúc tương tự như của các tĩnh mạch có kích thước trung bình mặc dù các sợi cơ của lớp áo giữa không nhiều lắm.
  36. Chuyển động của bạch huyết Dòng bạch huyết chảy trong mạch bạch huyết từ những khoang mô qua các hạch bạch huyết để tới các tĩnh mạch. Sự chuyển động của dòng bạch huyết phụ thuộc vào các yếu tố sau đây: - áp lực lọc trong mô do sự lọc chất dịch từ các mao mạch mạch máu tạo nên. - Sự co bóp của những cơ ở xung quanh ép vào các mạch bạch huyết. Hướng của dòng bạch huyết chảy do các van quyết định. - ở nơi mà một thân bạch huyết liên quan mật thiết với động mạch thì sự đập của động mạch có thể tác động vào thành mạch bạch huyết trợ giúp cho dòng bạch huyết chảy. - Các động tác thở và áp lực âm tính của các tĩnh mạch cánh tay đầu cũng là yếu tố góp phần vào dòng chảy của bạch huyết. - Các sợi cơ trơn trong thành mạch bạch huyết đóng vai tròi nổi bật ở các đoạn gần van, sự kích thích của thần kinh giao cảm kèm theo thân bạch huyết gây nên sự co thắt của mạch bạh huyết. Ðầu trang Trang trước | Trang sau Ðại cương hệ bạch huyết Trang trước | Trang sau Hạch bạch huyết: Hình thể: Hạch bạch huyết thường nhỏ, có hình bầu dục hoặc hình hạt đỗ, nằm trên đường đi của các mạch bạch huyết. Mỗi hạch bạch huyết có một chỗ lõm ở một bên của hạch gọi là rốn (hilus) qua đó các mao mạch vào hoặc ra khỏi hạch. Các mạch bạch huyết đi thoát ra khỏi hạch ở rốn hạch, còn những mạch đến hạch từ bờ ngoại vi của hạch.
  37. Trên thiết đồ qua hạch bạch huyết ta thấy hạch gồm có vùng vỏ (cortex) và một vùng xẫm mầu hơn gọi là vùng tuỷ (medulla), giữa hai vùng có một đường ranh giới. Vỏ hạch thường nằm ở ngoại vi của hạch, nhưng không có ở rốn hạch, ở đây tuỷ hạch lấn tới bề mặt của hạch. Các hạch bạch huyết thường tập trung nhiều ở trung thất, ở thành bụng sau, trong các mạc treo ruột, ở chậu hông, ở cổ và các đầu chi. Cấu trúc của hạch bạch huyết: Hạch bạch huyết được cấu tạo bởi một khung gồm có bao (capsula), các bè (trabecula) và tổ chức lưới và bên trong khung đó là các đám tế bào limpho và các đại thực bào tự do. - Bao hạch chủ yếu gồm các sợi collagen và một số tế bào sợi non ở giữa các bó sợi và các sợi đàn hồi (có nhiều trong lớp sâu của bao). Bao hạch phủ mặt ngoài của hạch, ở mặt sâu của bao tách ra các bè có cấu trúc giống bao của hạch. Các bè này tiến sâu vào bên trong hạch. ở rốn hạch có một số mô sợi dầy ăn sâu vào tủy hạch. - Tổ chức lưới tạo nên những mắt lưới ở khắp nơi trong các khoang giữa vỏ hạch và các bè. Nhiều nơi như ở vỏ hạch, các hệ thống lưới rất khó nhận biết vì trong các mắt lưới chứa rất nhiều các tế bào limpho. ở nơi khác rễ nhận biết hơn vì trong mắt lưới có rất ít các tế bào limpho, những nơi này cho phép hạch bạch huyết đi qua rễ ràng hơn, ít bị cản trở và gọi là các xoang bạch huyết. ở dưới bao hạch thường không có các tế bào limpho, các mắt lưới của hệ lưới ở đây dễ dàng nhìn thấy trong các xoang bạch huyết gọi là các xoang bạch huyết dưới bao. Những khoang này liên kết với các khoang tương tự nằm dọc theo các bè. Tổ chức lưới của hạch bao gồm các sợi lưới và các tế bào lưới. - Các tế bào ở trong các mắt của tổ chức lưới phần lớn là các tế bào limpho, còn các đại thực bào, những tế bào tự do trong tổ chức lưới thường thấy trong các xoang bạch huyết. ở vùng vỏ hạch, các tế bào tập trung dầy đặc và tạo thành các khối riêng biệt gọi là các nang bạch huyết. - Các mạch bạch huyết đến đi vào trong hạch ở nhiều vị trí thuộc ngoại vi của hạch. Sau khi phân nhánh và tạo thành một đám rối dầy đặc trong bao của hạch, mạch đến mở vào trong xoang bạch huyết ngay dưới bao hạch. Khi các mạch đến vào hạch, các lớp của thành mạch biến mất trừ một lớp nội mô, lớp này sẽ liên tiếp với tế bào viền quanh xoang bạch huyết. Các mạch bạch huyết đi bắt đầu từ các xoang bạch huyết của tủy hạch. Dòng bạch huyết theo mạch bạch huyết đến đi qua đám rối của bao hạch để tới các xoang của vỏ hạch rồi vào các xoang bạch huyết của tủy hạch, cuối cùng theo các mạch đi ra khỏi hạch ở rốn hạch.
  38. Ðầu trang Trang trước | Trang sau Ðại cương hệ bạch huyết Trang trước | Trang sau ống ngực và ống bạch huyết phải: ống ngực: Là một ống dẫn bạch huyết lớn nhất của cơ thể, nhận bạch huyết của hầu hết cơ thể trừ nửa phải đầu, cổ, thành ngực phải, chi trên bên phải, phổi phải, nửa tim phải và mpptj phần mặt hoành của gan (do ống bạch huyết phải). ống dài 38 ? 45 cm, bắt đầu từ bể dưỡng chấp ở gần bờ dưới của đốt sống ngực 12; cuối cùng đổ vào hội lưu tĩnh mạch (Pirogff) bên trái của nền cổ. Từ bể dững chấp, ống ngực chui qua lỗ động mạch chủ của cơ hoành, rồi chạy lên trên qua trung thất sau, đi ở bên trái động mạch chủ ngực và bên phải của tĩnh mạch đơn phía trước cột sống ngực. Các dây chằng dọc trước của cột sống và các động mạch gian sườn phải cũng như các phần tận của các tĩnh mạch bán đơn và bán đơn phụ nàm ở phía sau ống ngực. Thực quản nằm phía trước ống ngực. Giữa thực quản và ống ngực có ngách của màng phổi phải lách vào. Khi tới đốt sống ngực V, ống ngực chạy chếch sang trái, đi vào trung thất trên và đi dọc bờ trái của thực quản. ở đây ống ngực đi ở phía sau quai động mạch chủ và động mạch dưới đòn trái. ở bên trái ống ngực đi sát vào màng phổi trung thất bên trái. Từ đó ống ngực đi tới cổ bằng cách vòng cong ra ngoài ngang mức với mỏm ngang đốt sống cổ VII. Vì đường đi ở nền cổ như vậy, nên ở đây ống ngực tạo thành một quai nhô cao trên xương đòn độ 3 ? 4 cm. ở nền cổ ống ngực chạy trước động mạch và tĩnh mạch đốt sống, thân giao cảm, thân động mạch giáp cổ và các ngành của thân này. ống ngực cũng chạy phía trước dây thần kinh hoành và bờ trong của cơ bậc thang trước, nhưng ở phía sau động mạch cảnh chung thần kinh X và tĩnh mạch cảnh trong bên trái. Cuối cùng ống ngực quặt xuống phía trước của động mạch dưới đòn (đoạn trong cơ bậc thang trước) và tận hết bằng cách đổ vào hội lưu của động mạch dưới đòn và tĩnh mạch cảnh trong trái. ống ngực có đường kính khoảng 5 mm ở chỗ nguyên uỷ của ống. Càng lên trên, đường kính càng nhỏ dần. ẩng có nhiều chỗ thắt giữa các chỗ thắt là các chỗ phình.
  39. Ðôi khi có thể thấy ở giữa ống ngực tách thành hai ống có kích thước khác nhau. Rồi ngay sau đó hai ỗng này lại hợp với nhau hoặc lại chia thành nhiều nhánh, tạo thành như đám rối. Thỉnh thoảng còn có thể gặp ở đoạn trên ống chia thành ngành phải và trái. Ngành trái tận hết bằng cách đổ vào hợp lưu tĩnh mạch bên trái (như của ống ngực bình thường), trong khi đó ngành phải lại đổ vào tĩnh mạch dưới đòn phải và liên quan với ống bạch huyết phải. ống ngực có nhiều van, thường là nhứng van đôi. ở chỗ ống ngực đổ vào tĩnh mạch, bờ tự do của van này quay vào trong tĩnh mạch để chống lại sự trào ngược của máu tĩnh mạch chaỷ vào ống. ống bạch huyết phải. ống bạch huyết phải (ductus lymphaticus dexter) là một ống ngắn, dài độ 1 cm, bắt đầu từ bờ trong cơ bậc thang trước ở nền cổ và tận hết bằng cách đổ vào hội lưu tĩnh mạch bên phải. ở lỗ đổ vào tĩnh mạch có hai van bán nguyệt làm cho máu ở tĩnh mạch không tràn vào bạch huyết được. ống bạch huyết phải nhận bạch huyết từ nửa phải của đầu và cổ qua thân cảnh phải (truncus jugularis dexter); từ chi trên bên phải qua thân dưới đòn phải (truncus subclavius dexter), từ nửa phải của lồng ngực, phổi phải, phần phải của tim và một phần mặt hoành của gan qua thân phế quản trung thất phải (truncus bronchomediastinalis dexter). ẩng bạch huyết phải chỉ có ở 20% cá thể. Thường gặp hơn là có 3 thân riêng biệt, và cả 3 thân bạch huyết này đổ riêng rẽ vào chỗ hội lưu tĩnh mạch bên phải. Ðầu trang Trang trước | Trang sau Ðại cương hệ bạch huyết Trang trước | Trang sau Bạch huyết của đầu và cổ. Các bạch huyết ở đầu và cổ bao gồm các nhóm tận và nhóm nông. Nhóm tận liên quan mật thiết với bao cảnh và được gọi là nhóm cổ sâu. Tất cả các mạch bạch huyết của đầu và cổ đều đổ vào nhóm hạch này hoặc trực tiếp qua các nhóm hạch nông. Từ các hạch cổ sâu, các mạch bạch huyết tạo thành thân cảnh (truncus jugularis). ở bên phải thân cảnh đổ trực tiếp vào hội lưu tĩnh mạch
  40. (của tĩnh mạch cảnh trong với tĩnh mạch dưới đòn phải) hoặc đổ vào ống bạch huyết phải. ở bên trái thân cảnh trái đổ vào ống ngực. Các hạch cổ sâu. Các hạch bạch huyết cổ sâu (nodus lymphaticus cervicalis profundus) nằm dọc theo bao cảnh. Có thể phân chia thành hai nhóm: nhóm trên và nhóm dưới. - Các hạch cổ sâu trên (nodus lymphaticus cervicalis profundus superioris) nằm ở phần trên của tĩnh mạch cảnh trong, phần lớn các hạch bị cơ ức đòn chũm che phủ, một số hạch nằm dọc theo bờ của cơ này. Các mạch từ các hạch cổ sâu trên qua nhóm hạch cổ sâu dưới để tới thân cảnh. - Các hạch cổ sâu dưới (nodus lymphaticus cervicalis profundus inferioris) nằm ở dưới phần dưới cơ ức đòn chũm và cả trong tam giác trên đòn, ở đây các hạch liên quan mật thiết với đám rối thần kinh cánh tay và bó mạch dưới đòn. Các mạch đi từ các hạch cổ sâu dưới đổ vào thân cảnh. Bạch huyết nông của đẩu và cổ. Bạch huyết nông của đầu và cổ được dẫn qua các mạch bạch huyết để tới các hạch lân cận, rồi từ các hạch này, các mạch bạch huyết tới các hạch bạch huyết cổ sâu. Tuy nhiên cũng có một số vùng, bạch huyết được dẫn thẳng tới hạch cổ sâu. Các vùng bạch huyết của đầu gồm: vùng chẩm, vùng sau tai (hay chũm), vùng tuyến mang tai, vùng má (hay vùng mặt). Các vùng bạch huyết của cổ gồm: vùng dưới cằm, vùng dưới hàm, vùng cổ trước, và vùng cổ nông. + Bạch huyết của đầu và tai. - Mạch bạch huyết từ vùng trán đổ vào vùng dưới hàm. - Mạch bạch huyết của vùng thái dương, phần trên của tai, phần trước ống tai, phần trước ống tai ngoài đổ vào các hạch tuyến tai nông. - Phần da đầu trên tai, thành sau ống tai ngoài một phần đổ thẳng vào các hạch cổ sâu, một phần đổ vào nhóm hạch sau tai, các hạch này nằm ngay chỗ bám của cơ ức đòn chũm và xương chũm.
  41. - Dái tai, thành dưới ống tai ngoài, da của góc hàm và phần dưới của tuyến mang tai hoặc đổ vào các hạch bạch huyết cổ nông (nodus lymphaticus cervicalis superficialis) hoặc đổ vào hạch cổ sâu. Nhóm hạch cổ nông nằm dọc theo tĩnh mạch cảnh ngoài, ở mặt nông cơ ức đòn chũm. - Bạch huyết của vùng chẩm một phần đổ vào các hạch chẩm, phần khác đổ vào một thân chung, thân này chạy dọc theo cơ ức đòn chũm và tận hết ở nhóm hạch cổ sâu dưới. Các hạch bạch huyết chẩm (nodus lymphaticus occipitalis) nằm ở ngay chỗ bám vào xương chẩm của cơ thang. + Bạch huyết của mặt: - Bạch huyết của mi mắt và kết mạc được dẫn tới các hạch sâu của tuyến mang tai nằm ở trong tuyến, một số mạch bạch huyết lại chạy theo tĩnh mạch mặt để tới các hạch nhóm dưới hàm (nodus lymphaticus submandibularis). Nhóm hạch dưới hàm nằm dưới mạc cổ trong tam giác dưới hàm. - Bạch huyết của mặt ngoài mũi, má, môi trên, bên của môi dưới được dẫn đến các hạch nhóm dưới cằm (nodus lymphaticus submentalis) các hạch này nằm trên cơ hàm móng, giữa hai thân trước của hai cơ nhị thân. + Bạch huyết của cổ: Bạch huyết nông của cổ đổ vào các hach cổ sâu thuộc nhóm trên hoặc nhóm dưới. Bạch huyết từ phần trên của tam giác trước của cổ được dẫn tới các hạch dưới hàm và dưới cằm. Còn bạch huyết từ tam giác sau của cổ và phần trên của cơ ức đòn chũm thì đổ vào các hạch chẩm. Bạch huyết của da phần trước cổ dưới xương móng thì đổ vào các hạch cổ trước (nodus lymphaticus cervicalis anteriolis), các hạch này nằm dọc theo tĩnh mạch cảnh trước. Các mạch biết huyết đi ra từ các hạch này chạy tới các hạch cổ sâu ở hai bên cổ qua các hạch dưới móng, trước thanh quản, các hạch trước khí quản. Có một hạch của nhóm cổ trước nằm trong khoang trên ức. Bạch huyết sâu của đầu và cổ: Bạch huyết từ các cấu trúc sâu ở đầu và cổ được các mạch bạch huyết dẫn tới các hạch cổ sâu hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp qua các hạch khác. Các hạch này thường nằm gần các tạng của cổ gồm: các toán hạch sau hầu, cạnh khí quản, các hạch lưỡi, các hạch dưới móng, trước thanh quản và trước khí quản. + Bạch huyết của hốc mũi, hầu mũi và tai giữa.
  42. - Bạch huyết từ phần trước hốc mũi đổ vào các hạch bạch huyết dưới hàm. - Bạch huyết của phần còn lại của hốc mũi, các xoang quanh mũi, hầu mũi, đầu hầu của vòi tai, được đổ vào các hạch cổ sâu trên hoặc trực tiếp qua các hạch sau hầu. + Bạch huyết của thanh quản, khí quản và tuyến giáp. - Các mạch dẫn bạch huyết từ phần trên thanh quản đổ vào các hạch cổ sâu trên, còn ở phần dưới thanh quản, bạch huyết theo các bạch mạch đến các hạch cổ sâu dưới. - Trên thành của khí quản có một lưới mạch bạch huyết dầy đặc. Từ phần cổ của khí quản, bạch huyết theo các mạch đến các hạch trước và quanh khí quản rồi vào các hạch cổ sâu dưới. - Bạch huyết từ tuyến giáp được dẫn tới các hạch trước thánh quản, các hạch trước và cạnh khí quản, một số mạch từng tuyến có thể đi tới các hạch bạch huyết cánh tay đầu, hoặc tới các hạch trung thất trên hoặc có thể đổ trực tiếp vào ống ngực. + Hạch bạch huyết của miệng răng, tuyến hạnh nhân và lưỡi. - Bạch huyết của lợi thuộc hàm dưới đổ vào các hạch dưới hàm. Từ vòm miệng cứng, lợi hàm trên, vòm miệng mềm, mạch bạch huyết chạy tới các hạch cổ sâu trên và các hạch sau hầu. Bạch huyết từ phần trước nền miệng chạy vào các hạch trên dưới của các toán hạch cổ sâu trên hoăcj trực tiếp hay gián tiếp qua các hạch dưới cằm. Còn từ phần sau của nền miệng bạch huyết chảy đến các hạch dưới hàm và các hạch cổ sâu trên. - Bạch huyết của răng đổ vào các hạch dưới hàm và cổ sâu. - Bạch huyết củatuyến hạnh nhân chạy tới các hạch cổ sâu trên. - Bạch huyết của lưỡi bắt đầu từ các đám rối dưới niêm mạc lưỡi và các đám rối trong cơ của lưỡi roòi theo hai đường mạch bạch huyết: các mạch của bờ lưỡi và các mạch bạch huyết trung tâm để tới các hạch thuộc toán dưới cằm, dưới hàm và toán cảnh vai móng. Còn các mạch từ lưng lưỡi chạy tới các hạch của toán cảnh nhị thân và cảnh vai móng.
  43. + Bạch huyết của hầu và phần cổ của thực quản Những mạch bạch huyết của hầu và phần cổ của thực quản chạy vào các hạch cổ sâu. Ðầu trang Trang trước | Trang sau Ðại cương hệ bạch huyết Trang trước | Trang sau Bạch huyết chi trên. Các mạch bạch huyết của chi trên dẫn bạch huyết tới nhóm hạch tận ở nách. Thường có các mạch bạch huyết nông đi kèm mạch và thần kinh nông và các mạch bạch huyết sâu chạy dọc theo các bó mạch thần kinh sâu của chi trên. Các mạch bạch huyết ở nách: Gồm các hạch ở nhóm hạch tận. Nhóm này gồm từ 20 ? 30 hạch. Có thể chia thành 5 toán: 1. Toán ngoài gồm 4 ? 6 hạch nằm ở trong và phía sau tĩnh mạch nách. Các mạch tới các hạch của toán bên mang bạch huyết của toàn bộ chi trên, từ các phần mà bạch huyết của nó theo các mạch chạy kèm với các tĩnh mạch đầu. Các mạch đi dẫn bạch huyết tới các toán trung tâm và toán đỉnh của nách, một phần tới các hạch cổ sâu dưới. 2. Toán ngực hay toán trước gồm 4 ? 5 hạch nằm dọc theo bờ dưới cơ ngực bé, liên quan với bó mạch ngực ngoài. Các hạch này nhận bạch huyết của thành trước và thành bên của cơ thể từ trên rốn. Từ các hạch của toán này, các mạch đi chạy đến các hạch trung tâm và hạch đỉnh của nách. 3. Toán dưới vai hay toán sau gồm 6 ? 7 hạch nằm dọc theo bờ dưới thành sau của nách, liên quan với bó mạch dưới vai. Các hạch này nhận bạch huyết của da và các cơ của phần sau cổ và phần lưng của thân mình. Cuối cùng các mạch đi dẫn bạch huyết tới nhóm đỉnh và nhóm trong tâm cảu nách.
  44. 4. Toán trung tâm gồm 3 ? 4 hạch nằm ở trong lớp mỡ thuộc nền nách. Các hạch của toán này nhận bạch huyết của 3 toán trên, sau đó bạch huyết theo các mạch đi chạy tới các hạch toán đỉnh. 5. Toán đỉnh gồm từ 6 ? 12 hạch nằm ở phần sau đoạn trên cơ ngực bé và trên bờ trên của cơ này cho tới đỉnh của nách dọc theo bờ trong của tĩnh mạch nách. Trong các mạch đến, chỉ có các mạch chạy theo tĩnh mạch đầu và các mạch dẫn bạch huyết từ phần ngoại vi của tuyến vú là đổ thẳng vào các hạch của toán này còn có các mạch đên skhác là các mạch đi của các hạch thuộc 4 toán trên ở nách. Các mạch đi từ các hạch từ toán đỉnh họp thành thân dưới đòn rồi ở bên phải thì đổ trực tiếp vào hội lưu tĩnh mạch phải hoặc đổ vào thân bạch huyết phải, ở bên trái thì đổ vào ống ngực. Nhứng toán hạch khác của chi trên là toán trên ròng rọc, toán dưới đòn và một số hạch riêng lẻ nằm trên đường đi của các mạch máu chính của chi trên. Các đường bạch huyết nông của chi trên Bạch huyết nông của chi trên bắt đầu từ các đám rối bạch huyết ở trong da. 1. ở bàn tay: bắt đẩu từ đám rối ở ngón tay, các mạch bạch huyết chạy theo hai bờ bên của ngón tay tới da gan tay, ở đây các mạch chạy ra sau để tới da mu tay. Phần còn lại của bàn tay, mạch bạch huyết chạy dọc bờ trụ và bờ quay của gan tay lên tới cổ tay. Nhiều mạch góp từ phần trung tâm của các đám rối bạch huyết gan tay hợp lại tạo nên một thân bạch huyết. 2. ở cẳng tay và cánh tay: các mạch bạch huyết nông phần lớn chạy theo các tính mạch nông. Các mạch này tận hết ở toán hạch bên của nách. Các mạch của mặt ngoài cổ tay cùng với các mạch ở cẳng tay chạy theo tĩnh mạch đầu. Còn các mạch ở phía trong cổ tay cùng với mạch ở cẳng tay chạy theo tĩnh mạch nền rồi vào các hạch trên ròng rọc, chạy qua cánh tay cùng tĩnh mạch nền để vào các hạch toán ngoài của nách. Các mạch bạch huyết từ mặt trước và sau của khu delta chạy vào nách đổ vào các hạch toán trước và sau. Bạch huyết ở vùng vai đi vào các hạch toán dưới vai ở nách. Bạch huyết sâu của chi trên
  45. Các mạch bạch huyết sâu của chi trên chủ yếu chạy theo các bó mạch và thần kinh chính của chi trên (bó mạch thần kinh trụ, quay, gian cốt và cánh tay) và tận hết ở các hạch thuộc toán ngoài của nách. Còn các mạch bạch huyết từ các cơ thuộc vùng vai chạy vào nách tận hết ở các hạch toán dưới vai. Còn bạch huyết từ các cơ ngực đổ vào toán hạch ngực, toán trung tâm và toán đỉnh của nách. Bạch huyết của vú Bạch huyết của vú bắt nguồn từ đám rối bạch huyết trong mô liên kết gian thuỳ và trong thành của ống dẫn sữa. Các mạch này thường thông với đám rối bạch huyết dưới da và đặc biệt quanh núm vú với các đám rôí dưới vú. Ngoài ra còn thông với các đám rối trong mạc sâu của vú; nhứng sự tiếp nối này đóng vai trò trong sự lan truyền sớm của ung thư. Các mạch đi từ vú vòng qua bờ trước của nách để tận hết ở các hạch thuộc toán ngực của nách, một số đổ vào các hạch dưới vai. ậ phần trên của vú, mạch đi tới các hạch của toán đỉnh. Nhìn chung, các hạch của nách nhận 75% bạch huyết của vú. Phần còn lại đi tới các hạch cạnh ức qua các mạch bạch huyết đi kèm với các ngành xiên của động mạch ngực trong. Ðôi khi có nhứng mạch bạch huyết chạy theo các ngành bì ngoài của các động mạch gian sườn sau để tới các hạch gian sườn. Ðầu trang Trang trước | Trang sau Ðại cương hệ bạch huyết Trang trước | Trang sau Bạch huyết của chi dưới Hầu hết bạch huyết của chi dưới đều tới các hạch của toán tận. Các hạch của toán này gọi là các hạch bẹn (bao gồm các hạch nông và các hạch sâu). Các hạch bạch huyết bẹn nông. Các hạch bạch huyết bẹn nông (nodus lymphaticus inguinalis superficialis) được xếp thành 2 nhóm: trên và dưới:
  46. + Nhóm trên gồm 5 ? 6 hạch nằm ngay dưới dây chàng bẹn. Những hạch ở phía ngoài nhận bạch huyết của vùng mông. Những hạch phía trong nhận bạch huyết từ bộ phận sinh dục ngoài, phần dưới ống hậu môn và vùng đáy chậu, phần thành bụng trước ở dưới rốn và các mạch bạch huyết của tử cung (chạy theo dây chằng tròn). + Nhóm dưới thường có 4 ? 5 hạch nằm thẳng đứng dọc theo phần tận của tĩnh mạch hiển lớn. Các hạch này nhận bạch huyết nông của chi dưới. Các mạch đi từ các hạch bẹn nông chạy tới các hạch chậu ngoài. Hạch bạch huyết bẹn sâu (nodus lymphaticus inguinalis profundus) gồm từ 1 ? 3 hạch nằm ở sâu dưới mạc sàng, phia strong tĩnh mạch đùi. Các mạch bạch huyết đến các hạch này chạy kèm với bó mạch đùi, một số từ qui đầu hay âm vật và từ các hạch bẹn nông đến. Các mạch đi từ các hạch bẹn sâu qua ống đùi đổ vào các hạch bạch huyết chậu ngoài (nodus lymphaticus iliacus externus). Các hạch bạch huyết kheo Các hạch bạch huyết kheo (nodus lymphaticus poplitei) gồm 6 hoặc 7 hạch nhỏ nằm trong tổ chức mỡ của hố khoeo cạnh chỗ đổ vào tĩnh mạch khoeo của tĩnh mạch hiển bé hoặc cạnh động mạch hay tĩnh mạch khoeo. Các mạch bạch huyết đến chạy theo bó mạch chày trước và chày sau. Các mạch đi chạyk lên trên đi kèm với bó mạch đùi để tới các hạch đùi sâu, một vài bạch mạch đi chạy theo tĩnh mạch hiển lớn để đổ vào hạch bẹn nông. Bạch huyết nông của chi dưới: Các mạch bạch huyết nông của chi dưới bắt nguồn từ các đám rối bạch huyết dưới da. Các mạch góp lại tạo thành hai đường: đường trong mạch bạch huyết chạy theo tĩnh mạch hiển lớn và đường ngoài chạy theo tĩnh mạch hiển bé. Hai nhóm này bắt đầu từ bờ trong và bờ ngoài mu chân rồi chạy lên trên đi kèm với hai tĩnh mạch hiển lớn và hiển bé để tận hết ở các hạch bẹn nông. Bạch huyết ở mông cũng chạy ra trước để đổ vào hạch bẹn nông. Mạch bạch huyết sâu của chi dưới:
  47. Các mạch bạch huyết sâu chạy theo các bó mạch sâu (mạch chày trước, chày sau, mạch mác, mạch khoeo và mạch đùi). Các mạch bạch huyết của bàn chân, cẳng chân phải qua các hạch khoeo rồi mới tới hạch bẹn sâu. Trong khi đó các mạch ở đùi chạy thẳng tới hạch bẹn sâu. Bạch huyết của vùng mông đi theo động mạch mông trên tới một hạch nằm ở bờ trên của khuyết hông lớn. Còn các mạch bạch huyết từ vùng ngồi chạy theo mạch mông dưới rồi qua một hoặc 2 hạch nằm ở dưới cơ hình quả lê và tận hết ở các hạch chậu trong. Ðầu trang Trang trước | Trang sau Ðại cương hệ bạch huyết Trang trước | Trang sau Bạch huyết của bụng và chậu hông. Bạch huyết từ thành bụng và các tạng trong ổ bụng hầu hết đổ vào ống ngực (trừ phần nhỏ của gan). Nhìn chung, các mạch bạch huyết chạy kèm với các động mạch tương ứng. Các hạch bạch huyết gồm nhiều hạch trung gian nằm dọc theo các động mạch liên quan và một số ít hơn thuộc nhóm hạch tận liên quan mật thiết với động mạch chủ. Các hạch bạch huyết thắt lưng bao gồm 3 toán chính của các hạch bạch huyết tận và một toán hạch phụ trợ. Các toán này có tên tuỳ thuộc vào vị trí của nó so với động mạch chủ. Ðó là các toán trước động mạch chủ, cạnh động mạch chủ (phải và trái) và sau động mạch chủ. Các toán bên động mạch nhận bạch huyết từ các tạng và các cấu trúc khác (được cấp huyết bởi các ngành bên và các ngành lưng của động mạch chủ) và các mạch bạch huyết đi từ các hạch ở các động mạch chậu. Các hạch toán sau động mạch chủ được coi như là được tạo nên bởi hai toán hạch bên động mạch chủ. Toán này nhận bạch huyết của thành lưng. Ðầu trang Trang trước | Trang sau
  48. Ðại cương hệ bạch huyết Trang trước | Trang sau Các hạch trước động mạch chủ. Các hạch bạch huyết trước động mạch chủ (nodus lymphaticus preortalis). Các hạch này nằm ở trước động mạch chủ, nhận bạch huyết từ các hạch trung gian ở phần ống tiêu hoá dưới cơ hoành, tuỵ, gan và tỳ. Các mạch đi tạo nên các thân bạch huyết ruột (truncus lymphaticus intestinalis). Các thân ruột đổ vào bể dưỡng chấp (cisterna chyli) rất dễ nhìn thấy trong các nhóm thân tạng, mạc theo tràng trên, mạc treo tràng dưới và liên quan mật thiết với các nguyên uỷ của các động mạch cùng tên. Trong ống tiêu hoá, các mạch bạch huyết bắt nguồn từ các tuyến dưới niêm mạc rất nhỏ, một đầu tịt còn đầu kia tiếp nối trong đám rối quanh tuyến. Từ các đám rối này các mạch bạch huyết xuyên qua các cơ niêm mạc để tới đám rối dưới niêm mạc. Các đám rối dưới niêm mạc hợp với các mạch từ lớp cơ và từ các mạch từ các nang bạch huyết. Ngoài ra, còn có các mạch bạch huyết dẫn bạch huyết ở giữa các cơ vòng và cơ dọc của lớp cơ ruột. Các mạch góp được tạo thành từ các mạch bạch huyết nói trên đổ vào các mạch lớn chạy theo các động mạch trong mạc treo ruột. Các mạch góp từ ống tiêu hoá sẽ qua các nhóm hạch trung gian trước khi tới toán hạch trước động mạch chủ. Các hạch bạch huyết thân tạng. Các hạch bạch huyết thân tạng nằm ở phía trước động mạch chủ ngay chỗ nguyên uỷ của động mạch thân tạng. Chùng là nhóm tận của dạ dày, tá tràng, gan, túi mật, tuỵ, tỳ. Các mạch đến xuất phát từ các hạch trung gian nằm dọc theo các ngành của động mạch thân tạng. Như vậy có 3 toán chính: dạ dày, gan và tuỵ tỳ. - Các hạch dạ dày gồm các hạch dạ dày trái, vị mạc nối phải và vị phải (môn vị). Các hạch này nằm theo các động mạch cùng tên.
  49. - Các hạch bạch huyết gan nằm trong mạc nối nhỏ dọc động mạch gan, các hạch này nhận bạch huyết từ dạ dày, tá tràng, gan, túi mật và đổ về hạch thân tạng. Các hạch bạch huyết mạc treo tràng trên và dưới. Các hạch mạc treo tràng trên và dưới nằm ở phía trước động mạch chủ bụng, ngay nguyên uỷ của hai động mạch cùng tên. Các hạch này là những nhóm tận của ống tiêu hoá từ góc tá hỗng tràng cho tới phần trên của ống hậu môn. Những hạch này nhận bạch huyếttừ các hạch trung gian của mạc treo ruột non, đại tràng và các hạch cạnh trực tràng. - Các hạch bạch huyết của mạc treo ruột non gồm 100 ? 150 hạch, chia làm 3 toán. Một toán nằm dọc theo thành ruột non giữa các nhánh tận của động mạch hỗng, hồi tràng. Toán thứ hai liên quan với các động mạch của quai ruột non. Toán thư 3 nằm dọc theo phần trên của động mạch mạc treo tràng trên. - Các hạch hồi đại tràng gồm 10 ? 20 hạch tạo thành một chuỗi nằm quanh động mạch hồi đại tràng. Khi động mạch hồi đại tràng phân chia nhánh tận, chuỗi hạch lại được chia thành 4 toán: hồi tràng, hồi đại tràng trước, hồi đại tràng sau và toán ruột thừa (toán này chỉ có một hạch nằm ở mạc treo ruột thừa). - Các hạch đại tràng được chia thành 4 nhóm: + Các hạch trên đại tràng (nodus lymphaticus epicolicus) nằm ở thành của đại tràng. + Các hạch cạnh đại tràng (nodus lymphaticus paracolicus) nằm dọc thành trong của đại tràng lên, đại tràng xuống và bờ mạc treo của đại tràng ngang. + Các hạch đại tràng trung gian (nodus lymphaticus intermedius colicus) nằm dọc theo các động mạch đại tràng phải, giữa và trái. + Các hạch đại tràng tận (nodus lymphaticus terminalis colicus) nằm ở thân chính của các động mạch mạc treo tràng trên, mạc treo tràng dưới và liên tiếp với các hạch trước động mạch chủ bụng. - Các hạch cạnh trực tràng nằm trên lớp cơ của trực tràng. Các hạch bạch huyết đi qua các hạch trung gian dọc động mạch trực tràng trên đổ vào các hạch mạc treo tràng dưới. Bên cạnh đó, có những mạch đi chạy đến các hạch nằm ở chỗ phân đôi của động mạch chậu chung.
  50. Ðầu trang Trang trước | Trang sau Ðại cương hệ bạch huyết Trang trước | Trang sau Các hạch bạch huyết bên động mạch chủ. Các hạch bạch huyết bên động mạch chủ (nodus lymphaticus paraaortalis). Nằm ở hai bên của động mạch chủ bụng gần bờ trong của cơ thắt lưng to, trụ cơ hoành và thân giao cảm. Các mạch bạch huyết đi từ các bộ phận được cấp huyết bởi các ngành động mạch tách từ hai bên và phía sau động mạch chủ bụng. Từ các hạch bên động mạch chủ, các mạch đi của mỗi bên tạo nên một thân thắt lưng (truncus lymphaticus lumbalis). Các thân thắt lưng phải và trái đổ vào bể dưỡng chấp. Các mạch bạch huyết từ thận, đoạn bụng của niệu quản, thành bụng sau, tinh hoàn, buồng trứng, vòi tử cung và phần trên của tử cung? đều đổ thẳng vào các hạch bên của động mạch chủ mà không qua một toán hạch trung gian nào. Các mạch bạch huyết từ chậu hông và hầu hết các tạng của chậu hông, từ các thành trước và bên của thành bụng, thường phải qua các hạch nằm cạnh các động mạch chậu và một số ngành bên của các động mạch này. Những toán hạch đó gồm: toán chậu chung, toán chậu ngoài, toán chậu trong, toán thượng vị dưới, toán mũ chậu, toán cùng. - Các hạch bạch huyết chậu chung gồm từ 4 ? 6 hạch chia thành các nhóm sau và 2 bên động mạch chậu chung, có một hay hai hạch nằm ở chỗ chia đôi của động mạch chủ, ở phía trước của đốt sống thắt lưng thứ 5. Những hạch này nhận các mạch đến từ các hạch chậu ngoài và chậu trong. Các nhánh đi tới các hạch bên động mạch chủ. - Các hạch bạch huyết chậu ngoài, có khoảng 8 ? 10 hạch nằm dọc theo toán hạch chậu ngoài và được chia thành 3 nhóm: ngoài, trong và trước. Các
  51. hạch này nhận các mạch đến từ các hạch bẹn, từ các lớp sâu của phần dưới rốn của thành bụng, từ phần sâu của khu khép đùi, từ qui đầu hay âm vật, từ niệu đạo màng, từ tuyến tiền liệt, từ đáy bàng quang, từ cổ tử cung và một phần của âm đạo. Các mạch đi đến các hạch chậu chung. Các hạch thượng vị dưới và mũ chậu nằm dọc theo các động mạch cùng tên và dẫn bạch huyết của các vùng tương ứng, đó là các hạch trung gian của nhóm hạch chậu ngoài. - Các hạch bạch huyết chậu trong nằm chung quanh bó mạch chậu trong. Các mạch bạch huyết đến từ tất cả các tạng trong chậu hông, từ phần sâu của đáy chậu, từ các cơ của mông và mặt sau đùi, các mạch đi tới các hạch chậu chung. Các hạch cùng nằm theo các bó mạch cùng bên, cùng giữa và hạch bịt nằm trong ống bịt là những toán hạch trung gian của nhóm hạch chậu trong. Các bạch mạch của đường tiết niệu. - Thận: các mạch bạch huyết bắt đầu từ 3 đám rối trong nhu mô, quanh ống thận và dưới bao thận. Các mạch góp từ các đám rối trong thận tạo thành 4 hoặc 5 thân bạch huyết ra khỏi thận ở rốn thận rồi theo tĩnh mạch, ở đây các thân này nhận các mạch từ đám rối dưới bao, rồi chạy theo tĩnh mạch thận để tới các hạch cậnh động mạch chủ. - Niệu quản: các mạch bạch huyết bắt đầu từ các đám rối dưới niêm mạc, trong lớp cơ và lớp áo ngoài. Các mạch góp từ phần trên niệu quản đi tới các thân bạch huyết của thận hoặc tới các hạch cạnh động mạch chủ. Các mạch từ phần dưới niệu quản chạy vào các hạch chậu chung, còn các mạch bạch huyết từ phần chậu của niệu quản chạy vào các hạch chậu ngoài và chậu trong. - Bàng quang: bắt đầu từ các đám rối niêm mạc, trong cơ và ngoài cơ. Hầu hết các mạch này chạy đến các hạch chậu ngoài. - Niệu đạo: bạch huyết từ đoạn tuyến tiền liệt và đoạn màng ở nam giới, cũng như từ niệu đạo nữ giới chảy qua các mạch để tới hạch chậu trong. Mạch bạch huyết từ đoạn xốp của niệu đạo nam, cùng với mạch của qui đầu đổ vào các hạch bẹn sâu. Các đường bạch huyết của cơ quan sinh dục nam. - Tinh hoàn: Các mạch bạch huyết của tinh hoàn bắt đầu từ hai đám rối: dưới tinh mạc và trong nhu mô của tinh hoàn. Các mạch này tạo thành 4 ? 8
  52. thân chạy theo thừng tinh, kèm theo bó mạch tinh hoàn để tận hết ở các mạch trước động mạch chủ. - ống dẫn tinh, túi tinh và tuyến tiền liệt: các mạch bạch huyết từ ống dẫn tinh tận hết ở các hạch chậu ngoài, của túi tinh và tuyến tiền liệt chạy tới cả hạch chậu trong và chậu ngoài. - Bìu và dương vật: các mạch bạch huyết từ da bìu, cũng như da của đáy chậu tận hết ở các hạch bẹn nông. Còn hạch bạch huyết ở dương vật chạy đén các hạch bẹn sâu và chậu ngoài. Các đường bạch huyết của cơ quan sinh dục nữ. - Buồng trứng: mạch bạch huyết chạy theo bó mạch buồng trứng để tới các hạch trước động mạch chủ. - Tử cung và vòi tử cung: các mạch bạch huyết của tử cung bắt nguồn từ hai lưới: lưới dưới phúc mạc và lưới trong thành tử cung. Các mạch góp từ phần cổ tử cung đi theo 3 đường: ở phía ngoài trong dây chằng rộng tới các hạch chậu ngoài, ở sau ngoài tới các hạch chậu trong, ở sau hạch tới các hạch cùng. Các mạch từ phần dưới của thân tử cung chạy tới các mạch chậu ngoài. Từ phần trên và đáy tử cung cũng như từ vòi tử cung, các mạch bạch huyết chạy kèm với các mạch bạch huyết của buồng trứng để tới các hạch bên và trước động mạch chủ. - Âm đạo: các mạch bạch huyết của âm đạo nối tiếp với mạch của cổ tử cung, của trực tràng, của âm hộ và chia thành 3 nhóm chưa rõ gianh giới. Các mạch từ phần trên đi kèm động mạch tử cung tới các hạch chậu trong và chậu ngoài. Các mạch của phần giữa chạy kèm động mạch âm đạo và tận hết ở các hạch chậu trong. Các mạch của phần dưới, màng trinh, âm hộ và da đáy chậu chạy tới các hạch bẹn nông. Mạch bạch huyết của thành bụng. Gồm hai nguồn nông và sâu: - Các mạch bạch huyết nông bắt nguồn trong cân nông, da, đi kèm theo các mạch máu nông. Nhũng mạch từ hai bên cột sống và vùng mông thì chạy theo bó mạch mũ chậu nông, còn mạch bạch huyết ở vùng dưới rốn thì theo bó mạch thượng vị nông. Cả hai toán này đều đổ vào các hạch bẹn nông.
  53. Các mạch bạch huyết của thành bụng trên rốn thì chạy lên trên đổ vào các hạch thuộc toán ngực và toán vai dươí ở nách. - Các mạch bạch huyết sâu: các mạch này bắt nguồn từ các cơ thành bụng. Những mạch ở thành lưng của bụng chạy theo các động mạch thắt lưng để tới các hạch bên và trước động mạch chủ. Những mạch bạch huyết thuộc phần trên của thành bụng trước đi theo bó mạch thượng vị trên để tới các hạch cạnh ức. Những mạch ở dưới thành bụng trước thì tận hết ở các hạch dọc theo các mạch mũ chậu, thượng vị dưới và chậu ngoài. Còn những mạch bạch huyết của thành chậu hông đi dọc theo động mạch chậu trong và những ngành cấp huyết cho thành chậu hông của động mạch này, tận hết ở các hạch chậu hoặc các hạch bên và trước động mạch chủ. Ðầu trang Trang trước | Trang sau Ðại cương hệ bạch huyết Trang trước | Trang sau Bạch huyết của ngực - Dẫn lưu bạch huyết của thành ngực: Bạch huyết nông. Các mạch bạch huyết nông của thành ngực đổ vào các hạch bạch huyết ở nách. - Những bạch huyết ở trên các cơ thang, cơ lưng to chạy ra trước rồi hợp lại tạo nên 10 ? 12 thân để tận hết ở toán hạch vai dưới. - Những bạch mạch ở vùng ngực và vùng ngoại vi của vú tạo nên đám rối dưới quầng vú, rồi chạy ra sau cùng với những mạch ở vùng trên cơ răng trước đổ vào toán hạch ngực. - Những mạch ở bên bờ xương ức đi vào trong giữa các sụn sườn và tận hết ở các hạch cạnh ức. - Một vài mạch từ phần trên vùng ngực chạy lên trên xương đòn đổ vào các hạch cổ sâu dưới.
  54. Bạch huyết sâu Bạch huyết từ tổ chức sâu của thành ngực đi vào 3 nhóm hạch bạch huyết. - Các hạch cạnh ức: gồm 4 ? 5 hạch mỗi bên, nằm ở đầu trước các khoang gian sườn ở cạnh động mạch ngực trong. Các bạch mạch đến từ tuyến vú, từ các cấu trúc sâu của thành bụng trước phần trên rốn, từ mặt trên gan và từ mặt sâu của thành trước ngực. Các mạch đi thường hợp với các mạch bạch huyết đi của các hạch khí phế quản và cánh tay đầu để tạo nên một thân ? thân phế quản trung thất (truncus bronohomediastinalis). Thân này hoặc đổ trực tiếp vào hội lưu tĩnh mạch cảnh trong và dưới đòn hoặc đổ vào ống ngực (ở bên trái). - Các hạch gian sườn: nằm ở phần sau của khoang gian sườn, liên quan với đầu và cổ của xương sườn. Các mạch đến là các mạch sâu từ phần sau bên của ngực. Các mạch đi từ những hạch của các khoang gian sườn trên ở bên trái đổ vào ống ngực (ductus thoracicus), còn ở bên phải đổ vào ống bạch huyết phải (ductus lymphaticus dexter). Ðầu trang Trang trước | Trang sau Mạch máu nuôi cho não Trang trước | Trang sau Toàn bộ não được cấp máu bởi 2 động mạch: động mạch cảnh trong và động mạch đốt sống. Ðộng mạch cảnh trong ( a. carotis interna ) Ðộng mạch cảnh trong cấp máu cho phần lớn bán cầu đại não, ngoài ra nó còn cấp máu cho mắt và các phần phụ của mắt.
  55. Thiết đồ thể hiện các mạch máu nuôi cho não (Click chuột voà ảnh để phóng to) - Ðộng mạch cảnh trong là 1 trong 2 ngành cùng của động mạch cảnh chung ( a. carotis communis ), tách ở hành cảnh ở ngang mức bờ trên sụn giáp - Ðộng mạch cảnh trong chạy lên trên đi vào trong vùng cổ đến nền sọ. Ðộng mạch chui qua lỗ động mạch cảnh ở mặt dưới xương đá, rồi qua ống động mạch cảnh ở trong xương đá và thoát ra khỏi ống ở đỉnh xương đá để vào trong sọ. Từ đó động mạch chạy ra trước xoang tĩnh mạch hang ở hai bên thân xương bướm và tận hết ở khoảng thủng trước. - Ðộng mạch cảnh trong tách ra ngành bên lớn là động mạch mắt tách ra từ phía trong mỏm yên trước nuôi dưỡng cho nhãn cầu. - Ðộng mạch cảnh trong tách ra: động mạch màng mạch trước, động mạch não trước, động mạch não giữa và động mạch thông sau Ðộng mạch đốt sống ( a. vertebralis )
  56. Ðộng mạch đốt sống tách ra từ động mạch dưới đòn chui vào lỗ mỏm ngang các đốt sống cổ, chui qua lỗ chẩm vào hộp sọ, hợp với động mạch đốt sống bên đối diện, tạo nên động mạch thân nền . Ðầu trang Trang trước | Trang sau Mạch máu nuôi cho não Trang trước | Trang sau Vòng động mạch não ( đa giác Willis ) Thiết đồ thể hiện vòng động mạch não. (Click chuột vào ảnh để phóng to) Là một vòng mạch quây xung quanh yên bướm và nằm dưới nền não. Vòng mạch này tạo nên do sự tiếp nối giữa các nhánh của động mạch cảnh
  57. trong và động mạch nền, Vòng động mạch này tạo bởi động mạch thông trước, động mạch thông sau, động mạch não trước, não giữa và não sau. Vòng động mạch não hình thành do sự nối thông của các động mạch, nên có thể nói rằng nó tạo nên dòng máu cân bằng đến các phần khác nhau của não. - Ðộng mạch nuôi dưỡng cho não có thể chia thành 3 loại: Các động mạch vỏ não, các động mạch trung ương và động mạch màng mạch. Những nhánh vỏ não: 1. Ðộng mạch não trước ( a. cerebri anterior ) Thiết đồ thể hiện động mạch não trước. (Click chuột vào ảnh để phóng to) Tách ra từ chỗ phân đôi của động mạch cảnh. Hai động mạch não trước nối với nhau bằng động mạch thông trước, động mạch đi vào khe gian bán cầu đến mặt trong của bán cầu đại não.
  58. Các ngành bên: - Ðộng mạch ổ mắt cấp máu cho phần ổ mắt và mặt trong của thùy trán. - Ðộng mạch cực trán cấp máu cho phần trong của thùy trán - Ðộng mạch bờ chai cấp máu cho tiểu thùy cạnh trung tâm và hồi khuy - Ðộng mạch viền chai - Ðộng mạch trước chêm cấp máu cho vùng trước hồi chêm. 2. Ðộng mạch não giữa ( a. cerebri media ): Thiết đồ thể hiện động mạch não giữa. (Click chuột vào ảnh để phóng to) Ðộng mạch não giữa đi vào thung lũng Sylvius, nằm giữa thùy thái dương và thùy đảo. Nuôi dưỡng cho mặt ngoài bán cầu đại não. Ðộng mạch não giữa tách ra một nhánh lớn cấp máu cho thùy đảo. Các ngành bên: - Ðộng mạch thái dương trước
  59. - Ðộng mạch thái dương giữa - Ðộng mạch thái dương sau - Ðộng mạch trán ổ mắt - Phần lên của động mạch não giữa tách ra 2 nhánh: nhánh trước trung tâm và nhánh trung tâm. Hai nhánh này cấp máu cho hồi trước trung tâm. - Nhánh sau trung tâm cấp máu cho hồi sau trung tâm - Ðộng mạch góc được coi là nhánh tận của động mạch não giữa cấp máu cho hồi góc. - Ðộng mạch đỉnh sau cấp máu cho hồi đỉnh trên và hồi đỉnh dưới. 3. Ðộng mạch não sau ( a. cerebri posterior ): Ðộng mạch não sau tạo nên do sự chẽ đôi của động mạch thân nền, động mạch đi ra phía ngoài và ra sau quanh cuống đại não. Ðộng mạch não sau phân nhánh cấp máu cho mặt dưới của thùy thái dương và thùy chẩm. Ðộng mạch não sau tách ra 2 nhánh lớn là: Ðộng mạch thái dương chẩm và động mạch chẩm trong. - Ðộng mạch thái dương chẩm tách ra 2 nhánh: + Nhánh thái dương trước + Nhánh thái dương sau - Ðộng mạch chẩm trong phân chia thành 2 nhánh là động mạch đỉnh chẩm và động mạch cựa; cả 2 nhánh này cấp máu cho mặt trong của thùy chẩm. Những động mạch trung ương ( aa. centrales )
  60. Các động mạch não. (Click chuột vào ảnh để phóng to) Ðộng mạch trung ương cấp máu cho trung não, thể vân và bao trong. Chúng được chia thành 4 nhóm: Các động mạch trước trong, trước ngoài, sau trong và sau ngoài. Các động mạch chui qua khoảng thủng trước và khoảng thủng sau. Có một nhánh động mạch đi vào mặt ngoài nhân bèo ( còn gọi là động mạch bèo vân ), đây là nhánh hay bị tổn thương ( còn gọi là động mạch chảy máu não Charcot ) * Các ÐM trung ương ít tiếp nối với nhau. Trái lại, các ÐM vỏ não tiếp nối với nhau nhiều. Giữa khu của ÐM vỏ não và ÐM trung ương, não không được cung cấp máu đầy đủ, nên ở đấy não dễ bị nhuyễn, lúc tuổi già.
  61. Ðộng mạch màng mạch ( a. choroidae ) - Ðộng mạch màng mạch chạy vào các đám rối màng mạch - Ðộng mạch màng mạch trước là nhánh cùng của động mạch cảnh trong, lách và khe não Bichat, để tạo nên đám rối màng mạch não thất bên. Ðây là nơi chủ yếu tiết ra dịch não tuỷ. Ðầu trang Trang trước | Trang sau CÂU NÀO SAU ÐÂY ÐÚNG === Câu hỏi 1. Ðộng mạch nuôi não bắt đầu từ: a) Ðộng mạch cảnh trong b) Ðộng mạch cảnh ngoài c) Ðộng mạch dưới đòn d) a, c đều đúng e) a và c đúng Câu hỏi 2. Ðộng mạch nào khống cấp máu cho mặt ngoài bán cầu: a) Ðộng mạch não trước
  62. b) Ðộng mạch não giữa c) Ðộng mạch não sau d) Ðộng mạch màng mạch trước e) Cả a, c và d Câu hỏi 3. Ðộng mạch nào không tham gia cấu tạo đa giác ÐM Willis: a) ÐM não trước b) ÐM não giữa c) ÐM não sau d) ÐM màng mạch trước e. ÐM thông sau f) ÐM thông trước Câu hỏi 4. Các xoang tĩnh mạch ở vòm sọ và nền sọ chủ yếu đổ vào: a) Xoang hang b) Hội lưu các xoang (hội lưu Herophille) c) Xoang tĩnh mạch ngang d) Tất cả đều đúng e) Chỉ có a, b đúng.
  63. Ðáp án Ðộng mạch đầu mặt cổ Trang trước | Trang sau Toàn bộ não được cấp máu bởi 2 động mạch: động mạch cảnh trong và động mạch đốt sống. Ðộng mạch cảnh trong ( a. carotis interna ) Ðộng mạch cảnh trong cấp máu cho phần lớn bán cầu đại não, ngoài ra nó còn cấp máu cho mắt và các phần phụ của mắt. Một số nhánh nhỏ của động mạch cảnh trong còn cấp máu cho vùng trán và mũi. Nguyên ủy: Ðộng mạch cảnh trong là 1 trong 2 ngành cùng của động mạch cảnh chung ( a. carotis communis ), tách ở hành cảnh ở ngang mức bờ trên sụn giáp Ðường đi: Ðộng mạch cảnh trong chạy lên trên đi vào trong vùng cổ, đi sau cơ nhị thân và các cơ trâm tới nền sọ. Ðộng mạch chui qua lỗ động mạch cảnh ở mặt dưới xương đá, rồi qua ống động mạch cảnh ( canalis caroticus ) ở trong xương đá và thoát ra khỏi ống ở đỉnh xương đá để vào trong sọ. Từ đó động mạch chạy ra trước xoang tĩnh mạch hang ở hai bên thân xương bướm và tận hết ở chất thủng trước ( khoang thủng trước ) bằng cách chia ra động mạch não trước và động mạch não giữa. Liên quan: Có thể chia thành 4 đoạn liên quan: * Ðoạn cổ ( pars cervicalis ) . Ðoạn này động mạch không có ngành bên, kéo dài từ nguyên ủy đến khi chui vào ống động mạch cảnh trong. Ðộng mạch cảnh trong nằm ở phía trước mỏm ngang 3 đốt sống cổ trên, đi cùng với tĩnh mạch cảnh trong ở ngoài và dây thần kinh lang thang ( dây X ) ở sau.
  64. - Trong tam giác cảnh ( tam giác Farabeuf ) động mạch cảnh trong ở giữa tĩnh mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài. Ðộng mạch nằm phía sau và ngoài động mạch cảnh ngoài. - ở vùng hàm hầu, động mạch cảnh trong chạy thẳng lên ở sát thành hầu luồn sau thân sau cơ nhị thân và các cơ trâm, ngăn cách với động mạch cảnh ngoài bởi cơ trâm lưỡi, cơ trâm hầu và thần kinh thiệt hầu. - ở nền sọ, động mạch cảnh trong nằm trước tĩnh mạch cảnh trong, động mạch liên quan với thần kinh thiệt hầu ( IX ), thần kinh lang thang (X ), thần kinh phụ (XI) và thần kinh hạ thiệt ( XII ). Thần kinh XII đi giữa động mạch và tĩnh mạch cảnh trong. Các dây giao cảm và hạch giao cảm cổ ở phía sau. * Ðoạn trong xương đá ( pars petrosa ), động mạch cảnh trong chui vào ống cảnh, lúc đầu đi thẳng lên trên, rồi cong ra trước và vào trong. Ðám rối tĩnh mạch và đám rối giao cảm quây xung quanh động mạch ở đoạn này. ở đoạn trong xương đá, động mạch cảnh trong liên quan với mặt trước của hòm nhĩ ( hòm tai ) qua 1 mảnh xương mỏng. * Ðoạn trong xoang tĩnh mạch hang ( pars cavernosa ) , từ lỗ rách trước, động mạch cảnh trong chạy ra trước, chui vào xoang tĩnh mạch hang. Khi tới đầu trước xoang hang, động mạch uốn cong lên trên ở sau trong mỏm yên trước rồi chọc qua màng não cứng để ra khỏi xoang hang. ở trong xoang hang, cũng có đám rối tĩnh mạch và đám rối giao cảm bao xung quanh động mạch. Ðộng mạch liên quan với dây thần kinh vận nhãn ( III ), thần kinh ròng rọc ( IV ), nhánh mắt ( dây V ) nằm ở thành ngoài xoang hang. Thần kinh vận nhãn ngoài ( VI ) nằm trong xoang tĩnh mạch hang ở bên ngoài động mạch cảnh trong. * Ðoạn trong não ( pars cerebralis ). Ðộng mạch cảnh trong sau khi thoát khỏi xoang tĩnh mạch hang chọc qua màng cứng vào khoang dưới nhiện. Ðộng mạch đi phía trong mỏm yên trước, vòng ra sau chạy dưới thần kinh thị giác ( II ), để tới chất thủng trước ở ngay đầu trong của khe Sylvius thì phân chia thành 4 nhánh tận. Ngành bên: - ở đoạn cổ: động mạch cảnh trong không có ngành bên nào - Ðoạn trong xương đá Ðộng mạch có các ngành bên sau: + Các động mạch cảnh nhĩ ( aa. caroticotympanicae ) là nhánh nhỏ chạy vào hòm nhĩ.
  65. + Nhánh chân bướm ( ramus pterygoideus ) ( nhánh này không hằng định ). - Ðoạn trong xoang tĩnh mạch hang: động mạch cảnh trong thoát ra các nhánh rất nhỏ là: + Nhánh nền lều ( ramus basalis tentorii ) + Nhánh bờ lều ( ramus marginalis tentorii ) Các nhánh này cung cấp máu cho lều tuyến yên. + Nhánh màng não ( ramus meningeus ) + Nhánh xoang tĩnh mạch hang ( ramus sinus cavernosi ) + Các tuyến yên trên và dưới ( aa. hypophysialis superior et inferior ) + Nhánh hạch sinh ba ( ramus ganglionis trigeminalis ) + Nhánh nuôi thần kinh ( ramus nervosum ) - Ðoạn trong não. Ðộng mạch cảnh trong tách ra động mạch mắt ( a. ophtalmicalis ). Ðây là nhánh bên lớn nhất của động mạch cảnh trong, tách ra từ phía trong mỏm yên trước, ngay sau khi động mạch cảnh trong chui ra khỏi xoang tĩnh mạch hang. + Ðộng mạch mắt đi qua ống thị giác vào trong hốc mắt. Lúc đầu động mạch đi ở ngoài thần kinh thị giác, sau đó bắt chéo phía trên dây thần kinh thị giác để tới thành trong hốc mắt. Từ đó động mạch chạy ra trước, giữa cơ chéo trên và cơ thẳng trong. Tới đầu trong của mi trên, động mạch mắt chia ra 2 nhánh tận: động mạch trên ròng rọc và động mạch lưng mũi. * Ngành bên của động mạch mắt: + Ðộng mạch trung tâm võng mạc ( a. centralis retinae ) chọc qua bao của thần kinh thị giác, chui vào võng mạc. + Ðộng mạch lệ ( a. lacrinalis ) đi kèm theo thần kinh lệ, dọc theo bờ trên cơ thẳng ngoài tới tuyến lệ, phân nhánh cho mi trên. + Ðộng mạch mi sau dài ( a. ciliaris posterior longus ) thường có 2 nhánh.
  66. + Ðộng mạch mi sau ngắn ( a. ciliaris posterior brevis ) thường có 7 nhánh nhỏ. Các động mạch mi sau dài và ngắn cấp máu cho phần sau của nhãn cầu. - Các động mạch cơ ( aa. musculares ) cấp máu cho các cơ ở hốc mắt. Từ các động mạch này tách ra nhánh mi trước ( a. ciliaris anterior ) và nhánh kết mạc trước ( a. conjunctinalis anterior ). - Ðộng mạch trên ổ mắt ( a. supraorbitalis ) đi cùng dây thần kinh trên ổ mắt, đi qua khuyết trên ổ mắt phân nhánh vào vùng trán. - Ðộng mạch sàng trước ( a. ethnoidalis anterior ) tạo nên 2 cung mạch: Cung mi dưới ( arcus palpebralis inferior ) và cung mi trên ( arcus palpebnalis superior ). - Ðộng mạch trên ròng rọc ( a. supratrochlearis ) là 1 trong 2 nhánh tận cùng động mạch mắt, cùng thần kinh trên ròng rọc đi ra khỏi hốc mắt ở góc trên trong cấp máu cho da vùng trán. - Ðộng mạch lưng mũi ( a. dorsalis nasi ) là nhánh tận của động mạch mắt, có nhánh nối với động mạch mắt, cấp máu cho da sống mũi. Ngành tận của động mạch cảnh trong: Ðộng mạch cảnh trong tách ra: động mạch mạch mạc trước, động mạch não trước, động mạch não giữa và động mạch thông sau ( xem mô tả chi tiết ở phần Ðộng mạch 2.3 ). Ðầu trang Trang trước | Trang sau Ðộng mạch đầu mặt cổ Trang trước | Trang sau Ðộng mạch đốt sống ( a. vertebralis )
  67. Ðộng mạch đốt sống tách ra từ động mạch dưới đòn chui vào lỗ mỏm ngang đốt sống cổ VII và lỗ mỏm ngang 6 đốt sống cổ trên. Ðộng mạch vòng ra sau quanh mỏm khớp trên của đốt sống cổ I, sau đó đi lên trên, ra phía trước và vào trong, chui qua màng đội - chẩm và qua lỗ lớn của xương chẩm vào hộp sọ, hợp với động mạch đốt sống bên đối diện, tạo nên động mạch nền ( động mạch thân nền ). - Phần cổ của động mạch đốt sống tách ra các nhánh: động mạch gai sống trước, động mạch gai sống sau, các nhánh cơ, các nhánh động mạch rễ của động mạch đốt sống chui qua lỗ gian đốt sống cấp máu cho màng tủy và tuỷ sống. - Hai động mạch đốt sống hợp nhất tại phía dưới của cầu não tạo thành động mạch nền. - Các nhánh của hai động mạch đốt sống, động mạch nền cấp máu cho tủy sống, hành tủy, cầu não, trung não, tiểu não, phần sau của đồi thị, thùy chẩm và mặt dưới trong của thùy thái dương ( sẽ trình bày ở phần sau ). - Nhánh mê nhĩ ( a. labyrinthinis ) của động mạch nền đi theo thần kinh tiền đình ốc tai, nuôi dưỡng cho tai trong qua 2 nhánh của nó ( nhánh tiền đình và nhánh ốc tai ). Ðầu trang Trang trước | Trang sau Ðộng mạch đầu mặt cổ Trang trước | Trang sau Vòng Ðộng mạch não ( đa giác Willis ) Là một vòng mạch quây xung quanh yên bướm và nằm dưới nền não. Vòng mạch này tạo nên do sự tiếp nối giữa các nhánh của động mạch cảnh trong và động mạch nền. Vòng động mạch này tạo bởi động mạch thông trước, động mạch thông sau, động mạch não trước, não giữa và não sau. - Ðộng mạch não trước chạy vào phía trong, đi vào khe giữa hai bán cầu đại não , ở vùng phía trước của giao thoa thị giác, hai động mạch nối với nhau, đoạn này gọi là động mạch thông trước.
  68. - Ðông mạch thông sau tách ra từ động mạch cảnh trong và nối với động mạch não sau, động mạch não sau tách ra một số nhánh nhỏ đi vào hố gian cuống và vùng dưới đồi. Ðộng mạch não sau đi ra phía ngoài đến phía dưới thần kinh vận nhãn, đi vòng quanh trung não, đi phía trên của tiểu não. Vòng động mạch não hình thành do sự nối thông của các động mạch, nên có thể nói rằng nó tạo nên dòng máu cân bằng đến các phần khác nhau của não. - Ðộng mạch nuôi dưỡng cho não có thể chia thành 3 loại: Các động mạch vỏ não, các động mạch trung ương và động mạch mạch mạc. Ðộng mạch trung ương và động mạch vỏ não hình thành hai hệ thống khác nhau. + Ðộng mạch trung ương tách từ vòng mạch Willis và phần gần của ba động mạch não, đi sâu vuông góc vào trong nhu mô não, cấp máu cho gian não, thể vân và bao trong. Trong một thời gian dài người ta cho rằng các động mạch trung ương là các động mạch tận, nhưng ngày nay nhiều tác giả ( Scharrer ) chỉ ra rằng động mạch trung ương không phải là các động mạch tận, mà nó vẫn có những nhánh nối thông. Tuy nhiên sự nối thông này vẫn không đủ cấp máu cho vùng nhu mô não nếu các động mạch lớn cấp máu cho vùng đó bị tắc đột ngột. Như vậy, thường chỉ có một động mạch riêng biệt cấp máu cho một vùng của não. Ðộng mạch mạch mạc trước, động mạch mạch mạc sau và động mạch não sau cũng có thể có đặc điểm trên. + Những nhánh vỏ não lớn của mỗi động mạch não đi vào màng mềm, tại đây chúng hình thành nên các đám rối riêng ( có nhiều hoặc ít các mạch nối tự do ). ở một số nơi có thể có sự nối tiếp với các động mạch vỏ não khác. Từ những đám rối này có những động mạch tận nhỏ hơn đi vào nhu mô não theo một góc vuông và có chiều dài khác nhau. Các nhánh ngắn có thể tận cùng ngay ở vỏ não, trong khi các nhánh dài cấp máu cho vùng sâu hơn ( ở vùng tủy ) của bán cầu đại não. Vì có sự nối thông giữa các nhánh vỏ não lớn, mà sự tắc của một trong những mạch máu này sẽ được bù bằng các nhánh nối của các mạch máu bên cạnh, mặc dù các những vòng nối bên như thế khó có thể hạn chế được tổn thương não. Những mạch máu lớn thường tắc trước khi vào trong chất não. Những vùng vỏ não, bao trong nằm giữa 2 vùng phân bố của 2 động mạch lớn thường dễ bị tổn thương. Mức độ tổn thương não thay đổi và phụ thuộc vào nhiều yếu tố ( ví dụ : vị trí tổn thương, số các nhánh mạch máu nối thông tại vùng tổn thương ). - Các động mạch trung ương ít tiếp nối với nhau, các động mạch vỏ não tiếp nối với nhau nhiều. Giữa khu của động mạch vỏ não và khu của động mạch trung
  69. ương, não không được cấp máu đầy đủ, nên ở đây não dễ bị nhũn ( lúc tuổi già ). Ðầu trang Trang trước | Trang sau Ðộng mạch đầu mặt cổ Trang trước | Trang sau Những nhánh vỏ não Ðộng mạch não trước não trước ( a. cerebri anterior ): Tách ra từ chỗ phân đôi của động mạch cảnh trong, chạy ra trước và vào trong, ở phía trên của dây thần kinh thị giác. Hai động mạch não trước nối với nhau bằng động mạch thông trước, động mạch đi vào khe gian bán cầu, chạy hướng ra trước, lên trên đến mặt trong của bán cầu đại não, ở đó động mạch não trước vòng quanh gối của thể trai, đi hướng ra phía sau dọc theo phía trên của mép liên bán cầu ( vì thế người ta còn gọi đoạn này là động mạch viền thể trai ( a. pericallosae ). Những nhánh của động mạch quanh thể trai có thể coi như là nhánh của động mạch não trước, có những nhánh nối với các nhánh của động mạch não sau. - Phần đầu của động mạch não trước tách ra nhiều nhánh nhỏ cấp máu cho mỏ của thể trai, phần đầu của nhân đuôi và vách trong suốt. Ðộng mạch vân trong ( a. striae medialis ), tách ra từ phần này, cạnh động mạch thông trước. Ðộng mạch vân trong vòng ra phía sau và ra ngoài, chui vào chất thủng trước cùng với động mạch bèo vân trong ( a. lenticulostriae mediale ). Ðộng mạch vân trong cấp máu cho phần trước trong của đầu nhân đuôi, phần dính của bao trong và bèo sẫm ( putamen ), các phần của nhân vách. Ðộng mạch vân trong có nhánh nối với động mạch bèo vân và các nhánh nông của động mạch não trước và não giữa ( theo Kaplan 1958). - Ðộng mạch ổ mắt ( a. orbitalae ) tách từ phần đi lên của động mạch não trước, ngay phía dưới thể trai. Những nhánh của động mạch này đi ra phía trước, cấp máu cho phần ổ mắt và mặt trong của thùy trán.
  70. - Ðộng mạch cực trán ( a. frontopolar ) tách từ phần cong của động mạch não trước, vòng trên thể chai ( hình ). Ðộng mạch tách ra 2 -3 nhánh tận cấp máu cho phần trong của thùy trán và phần tiếp giáp giữa mặt trong và mặt ngoài bán cầu đại não ở vùng này. - Ðộng mạch bờ thể trai ( a. callosomarginale ) còn gọi là động mạch viền trai, là nhánh lớn nhất của động mạch não trước, động mạch đi ra sau, lên trên nằm ở rãnh dưới trán hay rãnh bờ chai ( sulcus callosomarginale ), nằm ở phía trên hồi khuy ( gyrus cinguli ). Những nhánh của động mạch này cấp máu cho thùy cạnh trung tâm và hồi khuy (hay hồi đai ). - Ðộng mạch viền trai là nhánh tận của động mạch não trước, chạy phía trên và tới tận đuôi của thể trai. - Ðộng mạch trước chêm là nhánh tận của động mạch viền trai cấp máu cho vùng trước hồi chêm. Ðộng mạch não giữa ( a. cerebri media ) tiếp tục theo hướng đi của động mạch cảnh trong, đi ra phía ngoài, phía trên chất thủng trước đi vào hố đại não bên ( hay thung lũng Sylvius ) ( fossa cerebralae laterale ) nằm giữa thùy thái dương và thùy đảo. Ðộng mạch não giữa tách ra một nhánh lớn cấp máu cho thùy đảo. Những nhánh của động mạch não giữa tách ra từ rãnh bên theo hình nan quạt cấp máu cho mặt ngoài của bán cầu đại não. Những nhánh vỏ não của động mạch này cấp máu cho phần ngoài của hồi mắt, phần dưới và giữa của hồi trán, phần lớn của hồi trước trung tâm và hồi sau trung tâm; hồi đỉnh trên và dưới; hồi thái dương trên và giữa. Trong một số trường hợp động mạch não giữa còn cấp máu cho hồi bên của thùy chẩm. Các ngành bên: - Ðộng mạch bèo vân ( a. lenticulostriatae ) là nhánh đầu tiên tách ra từ ÐM não giữa, đi vào chất thủng trước. Nhánh ÐM này được coi như là ÐM trung ương. - Ðộng mạch thái dương trước ( a. temporalis anterior ) thường nối với nhánh thái dương của động mạch não sau. - Ðộng mạch thái dương giữa ( a. temporalis media ) cấp máu cho phần giữa thùy thái dương. - Ðộng mạch trán ổ mắt ( a. orbitofrontale ) có những nhánh nối với nhánh cực trán ( ramus frontopolae ) của động mạch não trước.
  71. - Ðộng mạch thái dương sau ( a. temporalis posterior ) đi ra phía sau cấp máu cho phần sau thùy thái dương và 1 phần thùy chẩm. - Phần lên của động mạch não giữa tách ra 2 nhánh: nhánh trước trung tâm ( trước Rolando ) và nhánh trung tâm ( nhánh Rolando ). Hai nhánh này cấp máu cho hồi trước trung tâm. - Nhánh sau trung tâm cấp máu cho hồi sau trung tâm - Ðộng mạch góc ( a. angularis ) được coi là nhánh tận của động mạch não giữa cấp máu cho hồi góc. - Ðộng mạch đỉnh sau cấp máu cho hồi đỉnh trên và hồi đỉnh dưới. Ðộng mạch não sau ( a. cerebri posterior ) tạo nên do sự chẽ đôi của động mạch nền ( a . basilaris ), động mạch đi ra phía ngoài và hướng ra sau quanh cuống đại não và có nhánh nối với động mạch thông sau. Ðộng mạch não sau phân nhánh cấp máu cho mặt dưới của thùy thái dương và thùy chẩm. Ðộng mạch não sau tách ra 2 nhánh lớn là: Ðộng mạch thái dương chẩm ( a. temporo - occipitalis ) và động mạch chẩm trong (a. occipitalis medialis). - Ðộng mạch thái dương chẩm tách ra 2 nhánh: + Nhánh thái dương trước cấp máu cho phần trước, mặt trong của thùy thái dương và thường nối với các nhánh của động mạch thái dương trước của động mạch não giữa. + Nhánh thái dương sau của động mạch này cấp máu cho hồi chẩm - thái dương và hồi lưỡi. - Ðộng mạch chẩm trong phân chia thành 2 nhánh là động mạch đỉnh chẩm ( a. parieto - occipitalis ) và động mạch cựa ( a. calcarius ); cả 2 nhánh này cấp máu cho mặt trong của thùy chẩm. Nhự vậy, nhánh vỏ não của động mạch não sau cấp máu cho mặt trong và mặt dưới của thùy chẩm, mặt dưới của thùy thái dương. Những nhánh của các động mạch này đi ra mặt ngoài của não, cấp máu cho hồi thái dương dưới, một vùng nhỏ của hồi chẩm bên. Một số nhánh ở mặt trong cấp máu cho phần lớn của hồi đỉnh trên. Những nhánh của động mạch não sau nối với nhánh bờ của động mạch não trước và động mạch não giữa. Nhánh cựa của động mạch não sau là nhánh quan trọng nhất vì nó cấp máu cho vùng trung tâm phân tích thị giác.
  72. Ðầu trang Trang trước | Trang sau Ðộng mạch đầu mặt cổ Trang trước | Trang sau Các động mạch trung ương ( hay các động mạch trung tâm ) ( aa. centrales ): Ðộng mạch trung ương cấp máu cho trung não, thể vân và bao trong. Chúng được chia thành 4 nhóm: Các động mạch trước trong, trước ngoài, sau trong và sau ngoài. Các động mạch trước trong ( aa. anteromediales ): tách ra từ động mạch não trước và động mạch thông trước. Một số nhánh có thể tách trực tiếp từ động mạch cảnh trong. Các động mạch trước trong đi vào sát phia trong của chất thủng trước và cấp máu cho phần trước của vùng dưới đồi, bao gồm cả vùng trước thị và vùng trên giao thoa thị giác. Các động mạch sau trong ( aa. posteromediales ): cấp máu cho tuyến yên, thể vú và hố gian cuống. Các động mạch này có thể tách từ động mạch não sau hoặc động mạch thông sau. Có những quai tách trực tiếp từ động mạch cảnh trong. Một số nhánh động mạch đi sâu cấp máu cho phần trước và phần trong của đồi thị. Các động mạch phía dưới cấp máu cho vùng dưới đồi và các nhánh nhỏ cấp máu cho nhân trong của đồi thị, nhân đỏ và phần trong của cuống đại não. Các động mạch sau ngoài ( aa. posterolaterales ): tách ra từ động mạch não sau, chui qua thể gối ngoài, cấp máu cho phần lớn đuôi của đồi thị, bao gồm cả thể gối, đồi chẩm và khối nhân bên. Các động mạch trước ngoài ( aa. anterolaterales ) hay động mạch vân ngoài ( aa. striatus laterales ) chủ yếu tách ra từ động mạch não giữa, chui qua chất thủng trước. Một số động mạch còn tách ra từ động mạch não trước. Các động mạch trước ngoài cấp máu cho phần sua dưới của đầu nhân đuôi, cấp máu cho phần tiếp giáp giữa bèo sẫm và bao trong. Những nhánh này còn nuôi dưỡng cho phần ngoài của bèo nhạt và phần trên sau của bao trong. Trong một số trường hợp, tất cả các động mạch trước ngoài đều tách ra từ động mạch não giữa. Có một động mạch vân đi vào mặt ngoài nhân bèo ( còn gọi là động mạch bèo vân ), đây là nhánh hay bị tổn thương (còn gọi là động mạch chảy máu não Charcot )
  73. Ðầu trang Trang trước | Trang sau Ðộng mạch đầu mặt cổ Trang trước | Trang sau Ðộng mạch mạch mạc ( a. choroidae ) Ðộng mạch mạch mạc chạy vào các đám rối màng mạch ( plexus chỏoideus ) hay tấm màng mạch (tela choroidea ). - Ðộng mạch mạch mạc trước là nhánh cùng của động mạch cảnh trong, lách và khe não Bichat, để tạo nên đám rối màng mạch trên ( plexus choroideus ventriculi lateralis ) - Ðộng mạch mạch mạc sau bên tách từ động mạch não sau, cũng lách vào khe não Bichat và tạo nên đám rối màng mạch bên. - Ðộng mạch mạch mạc sau giữa tách từ động mạch tiểu não trên, đi tới đám rối màng mạch giữa ( plexus choroideus medius ) và đám rối mạch mạc trên ( plexus choroidea superior ) - Ðộng mạch cấp máu cho hành não Là các nhánh tách ở động mạch đốt sống và các thân động mạch gai sống trước và động mạch gai sống sau - Ðộng mạch cấp máu cho cầu não Là các nhánh cầu não của động mạch nền ( a. basilaris ) và các nhánh tách ở các động mạch tiểu não. - Ðộng mạch cấp máu cho tiểu não Có 3 nhánh động mạch + Ðộng mạch tiểu não sau ( a. cerebelli posterior ) tách ở động mạch đốt sống
  74. + Ðộng mạch tiểu não trước dưới ( a. cerebelli inferior anterior ) tách từ động mạch nền + Ðộng mạch tiểu não trên ( a. cerebelli superior ) tách ở động mạch nền - Ðộng mạch cấp máu cho trung não: là các nhánh tách ở động mạch nền hay động mạch não sau hay động mạch tiểu não trên. Ðầu trang Trang trước | Trang sau Chọn câu trả lời đúng nhất === Câu hỏi 1. Ðộng mạch cảnh chung chia đôi thành động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài ở ngang mức: a) Ðốt sống C2 b) Ðốt sống C1 c) Bờ trên sừng lớn xương móng d) Bờ trên sụn giáp e) Tất cả đều sai. Câu hỏi 2. Tiêu chuẩn chắc chắn nhất để phân biệt động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài ở vùng cổ là: a) Ðộng mạch cảnh ngoài nằm ở ngoài động mạch cảnh trong.
  75. b) Ðộng mạch cảnh ngoài có nhánh bên ở cổ. c) Ðộng mạch cảnh ngoài lớn hơn động mạch cảnh trong. d) Ðộng mạch cảnh ngoài dễ thấy hơn động mạch cảnh trong. e) Ðộng mạch cảnh trong nằm phía trong và sâu hơn động mạch cảnh ngoài. Câu hỏi 3. Câu nào sai: a) ở chỗ xuất phát động mạch cảnh ngoài nằm trước và trong động mạch cảnh trong. b) Thắt động mạch cảnh ngoài ở vùng cổ chứ không phải ở vùng mang tai. c) Ðộng mạch cảnh ngoài nằm nông hơn động mạch cảnh trong. d) Ðộng mạch cảnh ngoài cấp huyết cho hầu hết đầu, mặt, cổ trừ não và nhãn cầu. e) Ðộng mạch cảnh ngoài cho nhánh động mạch màng não. Câu hỏi 4. Câu nào sai (về động mạch cảnh trong): a) Không cho nhánh bên ở cổ. b) Cho nhánh cảnh nhĩ ở mặt trước xương đá. c) Cho một nhánh bên trong sọ là động mạch mắt. d) Cho 4 nhánh cùng ở mỏm yên trước. e) Cấp huyết cho náo và đại bộ phận các phần mềm ở mặt.