Giáo trình Tâm lý học giao tiếp - Huỳnh Văn Sơn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tâm lý học giao tiếp - Huỳnh Văn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_tam_ly_hoc_giao_tiep_huynh_van_son.docx
Nội dung text: Giáo trình Tâm lý học giao tiếp - Huỳnh Văn Sơn
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PGS.TS. Huỳnh Văn Sơn (Chủ biên) TS. Nguyễn Thị Tứ, TS. Bùi Hồng Quân TS. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu TÂM LÝ HỌC GIAO TIẾP NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH MỤC LỤC Giáo trình TÂM LÝ HỌC GIAO TIẾP 1 LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 NHẬP MÔN VỀ GIAO TIẾP VÀ TÂM LÝ HỌC GIAO TIẾP 2 1. Sơ lược việc nghiên cứu về giao tiếp 3 2. Lý luận về giao tiếp 6 3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của Tám lý học giao tiếp 17 4. Phương pháp nghiên cứu Tâm lý học giao tiếp. 18 CHƯƠNG 2 MỘT VÀI VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VỀ GIAO TIẾP DƯỚI GÓC ĐỘ TÂM LÝ HỌC 27 1. Những đặc điểm cơ bản của giao tiếp 27 2. Các hoạt động tâm lý trong giao tiếp 31 3. Các yếu tố tác động đến quá trình giao tiếp 33 4. Giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ 46 CHƯƠNG 3 NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP 53 1. Khái niệm về nguyên tắc giao tiếp 54 2. Những nguyên tắc cơ bản khi truyền đạt thông tin 55 3. Một số nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp xã hội 56 4. Những nguyên tắc giao tiếp cơ bản trong kinh doanh 60 5. Những nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp sư phạm 64 6. Những nguyên tắc giao tiếp trong gia đình, quan hệ vợ chồng, quan hệ bạn bè, người thân 67 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH GIAO DỊCH TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP 71 1. Các trạng thái của cái tôi trong giao tiếp 72 2. Sự tương tác tâm lý (cho và nhận) trong giao tiếp 76 CHƯƠNG 5 PHONG CÁCH GIAO TIẾP 83 1. Khái niệm phong cách giao tiếp 83 2. Các loại phong cách giao tiếp 86 3. Văn hoá và một vài đặc điểm trong phong cách giao tiếp của ngưòi Việt 88
- CHƯƠNG 6 MỘT SỐ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CƠ BẢN 97 1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về kỹ năng giao tiếp 97 2. Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản 113 CHƯƠNG 7 GIAO TIẾP TRONG MÔI TRƯỜNG ĐA VĂN HÓA 170 1. Các khác biệt văn hoá trong giao tiếp 170 2. Phong tục tập quán và văn hoá giao tiếp của một số nước Châu Á 177 3. Phong tục tập quán và văn hoá giao tiếp của các nước Âu - Mỹ và một số nước khác 187 4. Giao tiếp vói sự khác biệt văn hoá 190 CHƯƠNG 8 KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG HÀNH TRÌNH TÌM VIỆC 197 1. Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ tìm việc 197 Giáo trình TÂM LÝ HỌC GIAO TIẾP PGS. TS Huỳnh Văn Sơn (Chủ biên), TS. Nguyễn Thị Tứ TS. Bùi Hồng Quân, TS. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu Chỉ đạo tổ chức biên soạn giáo trình: Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giáo trình: Số 2853/QĐ-ĐHSP ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh Quyết định phê duyệt sử dụng giáo trình: Số 2965/QĐ-ĐHSP ngày 13 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế- ISBN: 978-604-947-651-8 LỜI NÓI ĐẦU Tâm lý học không chỉ là khoa học hiện tượng tinh thần trong đời sống của con người trên bình diện lý thuyết mà còn trở thành một hoa hoc mang tính ứng dụng cao. Việc tìm hiểu tâm lý của con người, giải mã những hành vi, thái độ - cảm xúc đem đến những cơ sở hết sức quan trọng nhầm giúp cho sự tương tác giữa người và người diễn ra một cách hiệu quả Vấn đề giao tiếp là một trong những vấn đề căn bản trong đời sống của con người. Không có giao tiếp, con người sẽ không thể tồn tại. Không có giao tiếp, xã hội như những gì thuộc về văn minh và những gì thuộc về văn minh của con người
- có thể cũng không tồn tại. Giả định không có giao tiếp lá thành sự thật nếu con người còn tồn tại là còn giao tiếp. Tâm lý học không chỉ chạm đến những vấn đề chung trong đời sống con người mà rất quan tâm đến những biểu hiện đời thường của cuộc sống, những hoạt động cua con người trong đó có vấn đề giao tiếp. Với thế mạnh của mình. Tâm lý học đời sống tâm lý, như một nhu cầu văn hoá, một hành vi giáo dục nào đó. Tâm lý học giao tiếp ra đời và trở thành một khoa học mang tính ứng dụng đặc biệt. Những nguyên tắc hay phương châm sống dưới góc nhìn giao tiếp được Tâm lý học giao tiếp khai thác một cách triệt để trên bình diện Tâm lý học. Không chỉ nhìn về hành vi và cảm xúc của con người để giải mã, Tâm lý học giao tiếp còn tiếp cận tất cả những vấn đề đã nêu dưới bản sắc tâm lý. Nhìn giao tiếp như một hoạt động có cấu trúc đặc biệt, “lẩy” những cái lỗi của giao tiếp trên bình diện tương tác giữa người và người dể đưa ra những nhìn nhận rất tâm lý và rất nhân văn. Có thể nhận định rằng Tâm lý học giao tiếp dù là một chuyên ngành không quá mới nhưng tính lý thú và sự hấp dẫn của nó thì đầy ắp. Nhưng nguyên tắc giao tiếp được nâng lên theo thời gian khi con người cũng dần phát triển và xã hội cũng không ngừng tiến lên. Không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các quy luật chung hay các vấn đề giao tiếp trên bình diện khái quát, Tâm lý học giao tiếp còn xem tiến trình giao tiếp như một chuồi giao dịch tâm lý, như một sự tương tác đa văn hoá Đó cũng là những yêu cầu rộng mở của việc nghiên cứu Tâm lý học giao tiếp ngày hôm nay Trong tình hình chung, một tài liệu chuyên biệt về Tâm lý học giao tiếp mang tính hệ thống nhưng cụ thể thật sự là một thách thức. Tuy nhiên, nhóm biên soạn tài liệu đã rất nồ lực đế chi tiết hóa những kiến thức cơ bản nhất về Tâm lý học giao tiếp trên bình diện Tâm lý học trong tài liệu này. Hy vọng sẽ có thể đáp ứng phần nào những mong mỏi của người đọc. Chắc chắn những thiếu sót trong tài liệu là không thể tránh khỏi. Mong nhận được sự thông cảm và sự góp ý chân tình. Chủ biên CHƯƠNG 1 NHẬP MÔN VỀ GIAO TIẾP VÀ TÂM LÝ HỌC GIAO TIẾP Có thể nói giao tiếp là vấn đề nghiên cứu khá cơ bản nhưng cũng khá phổ biến của một số nhà nghiên cứu Tâm ỉý học. Những nghiên cứu về giao tiếp đã hình thành từ rất sớm. Khi con người bắt đầu quan tâm đến vấn đến trò chuyện và hoạt động giao tiếp thì cũng lúc ấy, những tia sáng đầu tiên nghiên cứu về giao tiếp bắt đầu xuất hiện.
- Giao tiếp không chỉ là địa hạt quan tâm của Tâm lý học mà là thành tựu của nhiều ngành khoa học như: Xã hội học, Giáo dục học, Ngôn ngừ học, Nhân học Tuy nhiên, cách nhìn giao tiếp như là một hoạt iộng cơ bản trong đời sống con người đã khiến Tâm lý học giao tiếp mang màu sắc đặc trưng và độc đáo riêng. 1. Sơ lược việc nghiên cứu về giao tiếp Những năm đầu thế kỷ 20, Tâm lý học đã bắt đầu quan tâm nhiều đẻn việc nghiên cứu vấn đề giao tiếp. Những nghiên cứu của S. Freud về sự đồng nhất hóa đế lý giải, phân tích các giấc mơ và một số quá trình ở trẻ em như sự bắt chước các khuôn mẫu của “những người quan trọng khác”, sự hình thành cái “siêu tôi”, tiếp nhận vai trò nam, nữ, đã cho thấy cơ chế đồng nhất hóa đảm bảo mối liên hệ qua lại giữa các chủ thể trong nhóm xã hội, từ đó tạo ra sự đồng nhất cảm xúc, thấu cảm, tiếp thu tình cảm của người khác. Trong giao tiếp, sự đồng nhất này là vô cùng quan trọng vì nó cho phép cá nhân hiểu được tâm lý của một người xa lạ với cái tôi của cá nhân. Theo Freud, trong một số trường hợp thì sự đồng nhất cảm xúc mang tính chất “truyền nhiễm tâm lý” và rất đặc trưng cho đám đông rợp quần. [5] Tâm lý học Gestalt quan tâm đến hiện tượng giao tiếp như một cấu trúc trọn vẹn. Họ phân tích giao tiếp thành các yếu tố và đặt chúng trong hệ thống các yếu tố rộng hơn, các quan hệ xã hội. Khi nghiên cứu các yếu tố giao tiếp, nhà tâm lý học Pháp Bateson đã phân biệt thành hai hệ thống giao tiếp là giao tiếp đối xứng và giao tiếp bổ sung. Theo ông, mọi giao tiếp đều biểu hiện ra ở một trong những phương thức ấy, nó thể hiện tính hệ thống khi thiết lập được sự bình đẳng hay sự tương hồ và tính bổ sung khi thể hiện sự khác nhau. Tâm lý học Liên Xô cũng nghiên cứu đến vấn đề giao tiếp nhưng theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau: Hướng thứ 1: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về giao tiếp như bản chất, cấu trúc, cơ chế giao tiếp, phương pháp luận nghiên cứu giao tiếp, mối quan hệ giữa giao tiếp và hoạt động Hướng nghiên cứu này thế hiện trong nhiều công trình nghiên cún của các nhà tâm lý học Liên Xô, như “về bản chất giao tiếp người” (1973) của Xacopnhin, “Tâm lý học về các mối quan hệ qua lại trong nhóm nhỏ” (1976) của I.L. Kolominxki, “Tâm lý học giao tiếp” (1978) của A.A. Leonchiev, “Giao tiếp trong tâm lý học” (1981) của K. Platonov, “Phạm trù giao tiếp và hoạt động trong tâm lý học” của B.p. Lomov. Hướng nghiên cứu này tồn tại hai luồng quan điểm khác nhau:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng giao tiếp có thể là một dạng hoạt động hoặc có thể là một phương thức, điều kiện của hoạt động. Đại diện cho quan điểm theo xu hướng này là A.A. Leonchiev. Quan điểm thứ hai cho rằng hoạt động và giao tiếp là những phạm trù tương đối độc lập trong quá trình thống nhất của đời sống con người. Phạm trù “hoạt động” phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể - khách thể, phạm trù “giao tiếp” phản ánh mối quan hệ chủ thể - chủ thể. [7] Hướng thứ 2: Nghiên cứu các dạng giao tiếp nghề nghiệp trong đó giao tiếp sư phạm là một loại giao tiếp nghề nghiệp được nhiều nhà tâm lý học quan tâm nghiên cứu. Có thể kể đến một vài tác giả có những nghiên cứu về giao tiếp sư phạm như A. A. Leonchiev với “Giao tiếp sư phạm” (1979), A.v. Petropxki với “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm” và một số tác giả khác tập trung nghiên cứu về mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trong giao tiếp trường học. Tiếp theo, có thể đề cập đến học thuyết về nhu cầu của A. Maslow đưa ra hệ thống năm bậc về nhu cầu của con người: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu cái tôi, nhu cầu tự thể hiện. Trong quá trình giao tiếp, cần có khả năng nhận diện và khơi gợi ờ người khác những nhu cầu vì thông qua giao tiếp các chủ thể mới có thể được thỏa mãn và làm thỏa mãn nhu cầu của cá nhân. Một trong những nghiên cứu về giao tiếp dưới góc độ tương tác tâm lý là học thuyết phân tích giao tiếp dựa trên cơ sở: mọi hành vi của con người đều xuất phát từ một trong ba trạng thái bản ngã là phụ mẫu, thành niên và trẻ con. Khi giao tiếp với nhau, người này đưa ra một tác nhân từ một trong ba trạng thái bản ngã thì người kia cũng đáp lại một phản hồi từ một trong ba trạng thái bản ngã. Do đó, mối quan hệ giao tiêp giữa hai người được coi là có hiệu quả khi người đưa ra tác nhân nhận lại được sự phản hồi như mong muốn và “đường đi” của tác nhân và phản hồi không chồng chéo lên nhau. Đó là cơ sở quan trọng để xác lập hiệu quả của giao tiếp. Học thuyết giao tiếp liên nhân cách cho rằng giao tiếp là sự trao đổi thông tin về những quan điếm, ý kiến, cảm xúc và ngay cả những “cái tôi” của chính bản thân. Mức độ hiểu biết về bản thân, về người khác trong giao tiếp là yếu tố quan trọng giúp giao tiếp thành công. Sự hiểu biết người khác và hiêu biết về chính bản thân của chủ thể giao tiếp được minh họa bằng bốn khu vực khác nhau trong quan hệ giữa việc tự nhận thức về mình và nhận thức về người khác. Khoảng không nhận
- thức về mình rõ ràng và những khoảng không người khác hiểu về mình sẽ tạo ra hiệu ứng tương tác tâm lý tích cực trong giao tiếp. Thông qua trao đổi thông tin với nhau các cá nhân trong giao tiếp mới có thể hiểu biết về bản thân mình và người khác. Điều này được xây dựng trên cơ sở lòng tin trong giao tiếp giữa các chủ thế. Học thuyết giao tiếp do Jurgen Ruesch và cộng sự phát triển nhấn mạnh rằng khó khăn trong giao tiếp tập trung ở nhũng gì cá nhân suy nghĩ, không tập trung ở nhũng gì cá nhân nói hay viết. Công việc của giao tiếp là xóa đi khoảng cách trong suy nghĩ giữa người này và người khác trong việc dùng ngôn ngữ. Các yếu tố trong giao tiếp như hoàn cảnh xã hội, vai trò, vị trí, những nguyên tắc và luật lệ, những thông điệp có tầm quan trọng giúp chủ thể hiếu được tác động của xã hội và ý định của người khác trong giao tiếp. Đề cập đến vấn đề giao tiếp trong quản lý, trong những công trình nghiên cứu về giao tiếp nổi bật lên có ba loại lý thuyết là thuyết X, thuyết Y và thuyết z. Thuyết X và thuyết Y do Douglas Mc Gregor đưa ra là hai hệ thống giả thuyết về bản chất con người. Theo Mc Gregor công tác quản lý phải bắt đầu từ câu hỏi là các nhà quản lý có thể nhìn nhận bản thân họ như thế nào trong mối liên hệ với người khác. Do đó, cần nhìn nhận rõ bản chất của con người trong giao tiếp để có cách quản lý hiệu quả. Thuyết z do Sve Lung Stendt xây dựng chủ trương “tự do hóa” trong việc quản lý con người để giảm mức tối thiểu sự chỉ huy nhằm gây tính tự lập, tự chủ của người dưới quyền, giúp họ thi thố sáng kiến, sáng tạo và chịu trách nhiệm. Quan điểm của thuyết này chủ yếu dựa trên niềm tin và sự tinh tế trong quan hệ giao tiếp trong quá trình quản lý. Học thuyết giao tiếp xã hội bắt nguồn từ tâm lý ngôn ngữ học, xã hội học và tâm lý học hiện sinh, nhấn mạnh vai trò của các năng lực giao tiếp, cái tôi của cá nhân trong mối quan hệ giữa xã hội với cá nhân trong quá trình xã hội hóa - quá trình hình thành cá thể người với tư cách là một cơ cấu sinh học mang tính người thích nghi với cuộc sống xã hội, qua đó, hấp thụ và phát triển những năng lực người đặc trưng trưởng thành như một nhân cách xã hội duy nhất không lặp lại.[5] Bên cạnh những nghiên cứu về giao tiếp thì những nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp cũng được quan tâm một cách đặc biệt. Trong tâm lý học Liên Xô nhiều nhà tâm lý học cũng quan tâm nghiên cứu kỹ năng giao tiếp trong các lĩnh vực nghề nghiệp.
- A.A. Leonchiev đã liệt kê các kỹ năng giao tiếp sư phạm như kỹ năng điều khiển hành vi bản thân, kỹ năng quan sát, kỹ năng nhạy cảm xã hội, biết phán đoán nét mặt người khác, kỹ năng đọc, hiểu, biết mô hình hóa nhân cách học sinh, kỹ năng làm gương cho học sinh, kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ, kỹ năng kiến tạo sự tiếp xúc, kỹ năng nhận thức. Paul Ekman viết cuốn “Emotion Revealed” nêu lên vấn đề cảm xúc biẻu hiện trong giao tiếp của cá nhân thể hiện qua nét mặt, từ đó đề cập cên kỹ năng nhận diện nét mặt và các cảm xúc đi kèm trong quá trình giao tiếp như một kỹ năng giao tiếp cơ bản. I.p. Dakharov nghiên cứu và đưa ra trắc nghiệm tự đánh giá kỹ năng giao tiếp, gồm kỹ năng tiếp xúc, thiết lập quan hệ, kỹ năng biết cân răng nhu cầu bản thân và đối tượng trong quá trình giao tiếp, kỹ năng nghe đối tượng, kỹ năng tự kiềm chế, kiểm tra người khác, kỹ năng tự chủ cảm xúc hành vi, kỹ năng diễn dạt dễ hiếu, cụ thế, kỹ năng linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng chủ động điều khiển quá trình giao tiếp, kỹ năng nhạy cảm trong giao tiếp. Vấn đề kỹ năng giao tiếp của sinh viên cũng là một hướng nghiên cứu nhận được nhiều sự quan tâm. Thông qua quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên, nhiều kỹ năng trong đó có kỹ năng giao tiếp được hình thành. Ngược lại kỹ năng giao tiếp cũng đem lại nhiều hiệu quả cho quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên. Mối quan hệ giữa quá trình tiếp nhận lý thuyết và quá trình rèn luyện kỹ năng được nhiều nhà nghiên cứu khắng định. Ở đây, việc tiếp cận các tình huống thực tiễn, thể nghiệm việc giao tiếp cũng như rút tỉa các kinh nghiệm và đặc biệt là vận dụng những thao tác, những hành vi thuộc về kỹ năng giao tiếp được xem là con đường và cách thức cơ bản để có thể hình thành các kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả, sống động, xác thực và sâu sắc. 2. Lý luận về giao tiếp 2.1. Khái niệm giao tiếp Giao tiếp là vấn đề phức tạp. Có nhiều hướng nghiên cứu về vấn đề giao tiếp. từ đó có rất nhiều quan điểm về giao tiếp. Dưới đây, có thể điểm qua một số quan điểm về giao tiếp. Theo quan điểm của các nhà tâm lý học xã hội thì giao tiếp thường được xem là quá trình thông tin bao gồm việc thực hiện và duy trì sự liên hệ giữa các cá nhân. Tâm lý học giao tiếp
- Nhà tâm lý học xã hội Mỹ C.E. Osgood cho rằng giao tiếp bao gồn các hành động riêng rẽ mà thực chất là chuyển giao thông tin và tiế; nhận thông tin. Ông cho rằng giao tiếp là một quá trình gồm hai mặt liên lạc và ảnh hưởng lẫn nhau, tác động qua lại lẫn nhau. [26] Nhà tâm lý học xã hội người Anh M. Argule lại mô tả giao tiếp như quá trình ảnh hưởng lẫn nhau qua các hình thức tiếp xúc khác nhau. Giao tiếp thông tin được biếu hiện bằng lời hay bằng phi ngôn ngữ từ nhiều người đến một người giống như việc tiếp xúc thân thể của con người trong quá trình tác động qua lại về mặt vật lý và chuyển dịch không gian. Nhà tâm lý học xã hội Mỹ T. Sibutanhi nghiên cứu khái niệm liên lạc như là hoạt động đảm bảo cho sự giúp đỡ lẫn nhau, phối hợp hành động và thích ứng hành vi của các cá thể tham gia quá trình giao tiếp. Ông cho rằng “Liên lạc trước hết là phương pháp hoạt động làm giản đơn hóa sự thích ứng hành vi lẫn nhau của con người. Những cử chỉ và âm điệu khác nhau trở thành liên lạc, khi con người sử dụng vào các tình thế tác động qua lại”. Các nhà Tâm lý học Liên Xô cũng quan tâm nghiên cứu vấn đề giao tiếp trên nhiều khía cạnh. Một số quan điểm được điểm qua dưới đây: Đề cập giao tiếp ở góc độ tiếp cận nhận thức, L.x. Vưgotxki cho rằng giao tiếp là quá trình chuyển giao tư duy và cảm xúc. K.K. Platonôv cho rằng: “Giao tiếp là những mối liên hệ có ý thức của con người trong cộng đồng loài người”. [2] [5] Xem xét giao tiếp là sự thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người hay giữa nhân cách này với nhân cách khác trong mối quan hệ liên nhân cách, B.Ph. Lomov cho rằng: “Giao tiếp là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với tư cách chủ thể”. [7] Dưới góc độ nhân cách, V.N. Miaxixev cho rằng: “Giao tiếp là một quá trình quan hệ tác động qua lại lần nhau giữa các nhân cách cụ thể”. Theo Ia.L. Kolôminxki thì “giao tiếp là sự tác động qua lại có đối tượng và thông tin giữa con người với con người, trong đó những quan hệ nhân cách được thực hiện, bộc lộ và hình thành”. [2] Ở góc độ tiếp cận chức năng giao tiếp, B. Parưgin cho rằng: “Giao tiếp là quá trình quan hệ tác động giữa các cá thể, là quá trình thông tin quan hệ giữa con người với con người, là quá trình hiểu biết lẫn nhau, anh hưởng lẫn nhau và trao đổi xúc cảm lẫn nhau”.[2]
- Ở góc độ xem xét giao tiếp là một dạng hoạt động, định nghĩa của A.N. Lêônchiev đã chỉ ra: “Giao tiếp là một hệ thống những quá trình có mục đích và động cơ trong hoạt động tập thể, thực hiện các quan hệ xà hội và nhân cách, các quan hệ tâm lý và sử dụng những phương tiện đặc thù, mà trước hết là ngôn ngữ”. L.p. Bueva xem: “Giao tiếp không chỉ là một quá trình tinh thần mà -on là quá trình vật chất, quá trình xã hội, trong đó diễn ra sự trao đổi h aạt động, kinh nghiệm, sản phẩm của hoạt động”. [2] Tiếp cận ở khía cạnh hệ thống, Georgen Thiner cho rằng: “Giao tiếp là sự truyền đạt thông tin, qua đó các trạng thái của hệ thống phát thông tin phát huy ảnh hưởng tới trạng thái của hệ nhận thông tin”. David K. Berlo (1960) định nghĩa: “Giao tiếp của con người là một quá trình có chủ định hay không có chủ định, có ý thức hay không có ý thức mà trong đó các cảm xúc và tư tưởng được diễn đạt trong các thông điệp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Giao tiếp của con người c:èn ra ở các mức độ: trong con người, giữa con người với con người và công cộng. Giao tiếp của con người là một quá trình năng động, bất thuận nghịch, tác động qua lại và có tính chất ngữ cảnh”. Ở Việt Nam, vấn đề giao tiếp mới được nghiên cứu từ những năm 1970-1980 và cũng có những khái niệm về giao tiếp được xác lập. Định nghĩa về giao tiếp, Phạm Minh Hạc cho rằng: “Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ người - người để hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa người ta với nhau”. Bác sỹ Nguyễn Khắc Viện cho rằng: “Giao tiếp là sự trao đổi giữa người và người thông qua ngôn ngữ nói, viết, cử chỉ. Ngày nay từ này ngụ sự trao đổi ấy thông qua một bộ giải mã, người phát tin mã hóa một số tín hiệu, người tiếp nhận giải mã, một bên truyền một ý nghĩa nhất định để bên kia hiểu được”. Theo các tác giả Nguyễn Thạc, Hoàng Anh thì “Giao tiếp là hình thức đặc biệt cho mối quan hệ giữa con người với con người mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau”. Tác giả Diệp Quang Ban và Đinh Trọng Lạc quan niệm “Giao tiếp là sự tiếp xúc với nhau giữa cá thể này với cá thể khác trong cộng đồng xã hội”. Hai tác giả mở rộng hơn khái niệm giao tiếp khi cho rằng “Loài động vật cũng có thể làm thành những xã hội vì chúng sống có giao tiếp với nhau như xã hội loài ong, xã hội loài kiến”.
- Tác giả Nguyễn Hữu Nghĩa đưa ra khái niệm giao tiếp là mối liên hệ và quan hệ giữa người và người trong các nhóm và các tập thể xã hội nhờ đó con người mới có thể thực hiện các hoạt động của mình nhằm cải biến hiện thực khách quan xung quanh hoặc chính bản thân. Còn với tác giả Nguyễn Ngọc Bích “Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa hai hay nhiều người thông qua phương tiện ngôn ngữ nhằm trao đổi thông tin, tình cảm, hiểu biết, tác động qua lại và điều chỉnh lẫn nhau”. Tác giả Trần Trọng Thủy thì quan niệm “Giao tiếp của con người là một quá trình chủ đích hay không có chủ đích, có ý thức hay không có ý thức mà trong đó các cảm xúc và tư tưởng được diễn đạt trong các thông điệp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ”. Với tác giả Trần Hiệp “Giao tiếp là một trong những dạng thức cơ bản của hoạt động của con người. Nó làm tăng cường hay giảm bớt khả năng thích ứng hành vi lẫn nhau trong quá trình tác động qua lại”. [7] Theo từ điển Tâm lý học “Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển tiếp xúc giữa các cá nhân, xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động. Giao tiếp gồm hàng loạt các yếu tố như trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động thống nhất, tri giác và tìm hiểu người khác. Giao tiếp có ba khía cạnh chính là giao lưu, tác động tương hỗ và tri giác .[3] Tác giả Nguyễn Quang Uẩn khẳng định “Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. Hay nói cách khác, giao tiếp là xác lập và vận hành các quan hệ người - người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác. Tác giả Vũ Dũng cho rằng “Giao tiếp là quá trình hình thành và phát triển sự tiếp xúc giữa người với người được phát sinh từ nhu cầu trong hoạt động chung, bao gồm sự trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược tương tác thống nhất tri giác và tìm hiểu người khác”. Hay “Giao tiếp là sự tác động tương hồ của các chủ thể phát sinh từ nhu cầu hoạt động chung được thực hiện bằng những công cụ quen thuộc và hướng đến những thay đổi có ý nghĩa trong trạng thái, hành vi và cấu trúc ý - cá nhân của đối tác”.[3] Theo tác giả Nguyễn Văn Đồng “Giao tiếp là tiếp xúc tâm lý có tính ca chiều và đồng chủ thể giữa người với người được quy định bởi các èu tố văn hóa, xã hội và đặc trưng tâm lý cá nhân. Giao tiếp có chức năng thỏa mãn các nhu cầu vật chất
- và tinh thần của con người, trao đổi thông tin, cảm xúc định hướng và điều chỉnh nhận thức, hành vi của bản thân và của nhau, tri giác lẫn nhau, tạo dựng quan hệ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau”. [5] Dưới góc độ quản lý, giao tiếp quản lý là sự thiết lập nên những mối -Xin hệ hai chiều về mặt tâm lý giữa chủ thế quản lý với các chủ thể được quản lý, nhằm giải quyết hợp lý được những nhiệm vụ giao tiếp quản lý, làm cơ sở cho việc thực thi có hiệu quả những nhiệm vụ quản lý xác định. Trong quản trị và kinh doanh, giao tiếp được hiểu là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ giữa người và người, hoặc giữa người và các yếu tố xã hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định. Qua các ý kiến trên ta có thể thấy rằng giao tiếp là quá trình tác động qua lại. trao đổi thông tin, ảnh hưởng lẫn nhau, nhận biết lẫn nhau giữa hai chủ thể giao tiếp. Giao tiếp thường tham gia vào hoạt động thực tiễn của con người như lao động, học tập, vui chơi, bảo đảm cho sự tác động, tham gia vào quá trình thực hiện và kiểm tra hoạt động của con người. Đó là một quá trình thiết lập mối quan hệ đa chiều giữa một người với một người hoặc với nhiều người xung quanh, liên quan đến sự truyền đạt thông điệp và sự đáp ứng với sự truyền đạt ấy, là quá trình mà phát và nhận thông tin, bày tỏ suy nghĩ, ý kiến và thái độ để có được sự thông cảm, tiến tới việc chia sẻ, qua đó thông điệp đáp ứng được xuất hiện. Giao tiếp là quá trình nói, nghe và trả lời để chúng ta có thể hiểu và phản ứng với nhau trải qua nhiều mức độ, từ thấp đến cao, từ sự e dè bề ngoài đến việc bộc lộ những tình cảm sâu kín bên trong. Do vậy quan hệ nguời - nguời đuợc xác lập, vận hành và thể hiện trong giao tiếp, về phương diện nhận thức, giao tiếp là một quá trình mà con người ý thức được mục đích, nội dung và những phương tiện cần thiết để đạt kết quả khi tiếp xúc với người khác. Từ cơ sở đó, giao tiếp diễn ra dưới dạng trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, thế giới quan, nhu cầu của các chủ thể tham gia vào quá trình giao tiếp. Mồi cá nhân - tự hoàn thiện mình và hòa nhập vào xã hội trong quá trình giao tiếp. Giao tiếp là một biểu hiện của quan hệ xã hội, mang tính xã hội. Các quan hệ xã hội được thực hiện trong giao tiếp giữa người với người, với nội dung xã hội cụ thể và thực hiện trong hoàn cảnh xã hội nhất định. Từ đó tính chất xã hội được thể hiện qua việc kết nối các thành viên trong xã hội với nhau trong mối quan hệ giao tiếp.
- Như vậy, giao tiếp là quá trình hình thành và phát triển sự tiếp xúc giữa người với người, được phát sinh từ nhu cầu trong hoạt động chung, bao gồm sự trao đồi thông tin, xây dựng chiến lược tương tác, thống nhất tri giác và tìm hiếu người khác nhằm đạt được một mục đích nào đó. Nói cách khác, giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ xã hội giữa người và người nhằm thỏa mãn tì những nhu cầu nhất định và nhằm đạt được mục đích nào đó. 2.2. Chức năng của giao tiếp Nghiên cứu về vai trò, chức năng của giao tiếp, A.N. Leonchiev đã đánh giá cao vai trò của giao tiếp trong quá trình hình thành nhân cách trẻ. Ông cho rằng hoạt động của trẻ bao giờ cũng nằm trong giao tiếp. Giao tiếp dưới hình thức cùng hoạt động, hoặc dưới hình thức giao tiếp ngôn ngữ hay thậm chí giao tiếp trong ý nghĩ cũng đều là điều kiện tất yếu và chuyên biệt của sự phát triển con người trong xã hội. Theo ông trong quá trình giao tiếp, kế hoạch hoạt động chung được hình thành và các yếu tổ hoạt động chung giữa các thành viên được phân bố. Trong hoạt động chung, sự trao đổi thông tin, sự kích thích lẫn nhau, sự kiểm tra và điều chỉnh hành động được thực hiện. [5] Theo tiêu chí mục tiêu, L.A. Karpenco cho rằng giao tiếp có tám [ chức năng: - Chức năng tiếp xúc - mục tiêu: Việc tiếp xúc như là trạng thái - huân bị chung để tiếp nhận và truyền đạt thông báo, củng cố quan hệ ■ hình thức định hướng lẫn nhau thường xuyên - Chức năng thông tin - mục đích: trao đổi các thông báo - Chức năng kích thích - mục đích: kích thích tích cực đối tác giao tiếp hướng họ thực hiện hành động nhất định - Chức năng định vị - mục đích: định hướng và thống nhất hành động trong hoạt động chung - Chức năng hiểu biết - mục đích: hiểu biết nội dung thông báo và 1 biết lần nhau giữa các chủ thể giao tiếp - Chức năng tạo động cơ - mục đích: khơi dậy ở đối tác những trải nghiệm tình cảm cần thiết, đồng thời qua sự giúp đỡ của họ thay đổi trải nghiệm, trạng thái của chính chủ thể giao tiếp - Chức năng hình thành các mối quan hệ - mục đích: nhận thức và xác định vị trí bản thân trong hệ thống vai, vị thế, quan hệ - Chức năng gây ảnh hưởng - mục đích: thay đổi trạng thái, hành vi, cấu trúc ý hướng cá nhân của đối tác.
- Theo nhà ngôn ngữ học cấu trúc Jacobson (1961), mô hình giao tiếp theo cấu trúc có 6 yếu tố: người truyền tin, người nhận tin, bản thông điệp, bộ mă, sự tiếp xúc, bối cảnh giao tiếp. Từ đó, ông nêu lên 6 chức năng của giao tiếp: - Chức năng nhận thức (íuntion cognitive): truyền đạt và lĩnh hội các sự kiện, khái niệm, giá trị - Chức năng cảm xúc (funtion émotive): tạo ấn tượng, cảm xúc tốt giữa các chủ thể giao tiếp - Chức năng duy trì sự tiếp xúc (function phatique): lấp chỗ trống trong các cuộc đối thoại - Chức năng mơ mộng (function phatique): sử dụng cách nói mang chất thơ, thú vị để tạo ấn tượng khó phai mờ. - Chức năng siêu ngữ (function métalingguistique): chọn lọc cách nói diền đạt nghĩa bóng - Chức năng quy chiếu (function référentielle): tìm hiểu đặc điểm về sức khỏe, tâm lý, vị thế xã hội, hoàn cảnh riêng của người đối thoại khi giao tiếp để chọn cách tiếp cận, lời nói, cách tạo không khí phù h( thuận lợi cho việc thực hiện mục tiêu giao tiếp. [5] Nhà Tâm lý học Xô Viết B.Ph. Lômôv cho rằng giao tiếp có chức năng: - Chức năng giao tiếp - thông tin. - Chức năng giao tiếp - điều chỉnh. - Chức năng giao tiếp - cảm xúc.[11] Theo A.A. Pruzin giao tiếp có các chức năng: - Chức năng công cụ của giao tiếp cần thiết cho sự trao đổi thông trong quá trình điều hành và trong quá trình lao động chung - Chức năng nghiệp đoàn thể hiện ở việc đoàn kết nhóm lớn nhóm nhỏ có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục và truyền đạt kiến thi phương thức hoạt động và tiêu chuẩn đánh giá. - Chức năng tự thể hiện hướng đến việc tìm kiếm và đạt được hiểu biết lẫn nhau. Các nhà tâm lí học Việt Nam cũng nghiên cứu những chức nă khác nhau của giao tiếp. Những nghiên cứu này cũng đem đến nhữ cái nhìn mới lạ về vấn đề giao tiếp. Tác giả Nguyễn Xuân Thức phân chia chức năng của giao tiếp thà hai nhóm:
- - Nhóm các chức năng thuần túy xã hội bao gồm các chức năng gi tiếp phục vụ các nhu cầu chung của xã hội hay một nhóm người để đi khiển và tác động lẫn nhau - Nhóm các chức năng tâm lý xã hội gồm các chức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu của từng thành viên của xã hội với người khác. Tác giả Chu Văn Đức cũng chia chức năng của giao tiếp thà nhóm: - Nhóm chức năng xã hội gồm: + Chức năng thông tin + Chức năng tổ chức, phối hợp hành động + Chức năng điều khiển + Chức năng phê bình và tự phê bình - Nhóm chức năng tâm lý gồm: + Chức năng động viên, khích lệ + Chức năng thiết lập, phát triển, củng cố các mối quan hệ + Chức năng cân bằng cảm xúc + Chức năng hình thành, phát triển tâm lý, nhân cách. Theo tác giả Nguyễn Văn Lê thì giao tiếp có ba chức năng: - Thông tin - Biểu hiện tình cảm - Liên kết con người, điều khiển, phối hợp hành động Còn tác giả Ngô Công Hoàn cho rằng giao tiếp có các chức năng sau đây: - Định hướng hoạt động - Điều khiển, điều chỉnh hành vi Tác giả Hoàng Anh cho rằng giao tiếp có các chức năng cơ bản: - Thông tin hai chiều giữa hai người hay hai nhóm người - Tổ chức, điều khiển, phối hợp hành động của một nhóm người trong một hoạt động cùng nhau - Giáo dục và phát triển nhân cách Hai tác giả Trần Trọng Thuỷ, Nguyễn Sinh Huy trong quyển “Nhập môn khoa học giao tiếp” cho rằng giao tiếp có các chức năng sau: - Tổ chức hoạt động phối hợp cùng nhau - Làm cho con người nhận thức được lẫn nhau - Hình thành và phát triển các mối quan hệ liên nhân cách [17] Với tác giả Nguyễn Quang uẩn trong quyến Tâm lý học đại cương chức năng giao tiếp được chia thành: - Chức năng thông tin hai chiều (chức năng nhận thức) - Chức năng thể hiện và đánh giá thái độ xúc cảm
- - Chức năng liên kết, phối hợp hoạt động - Chức năng đồng nhất hoá: tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau, thông cảm, đồng cảm chung giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với nhóm, nhóm này và nhóm khác - Chức năng giáo dục Theo tác giả Trần Hiệp, giao tiếp bao gồm ba cấp chức năng cơ bản: - Thông tin liên lạc - Điều chỉnh hành vi - Kích động liên lạc Ngoài ra, có thể phân chia chức năng giao tiếp thành: - Chức năng tổ chức hoạt động chung - Chức năng nhận thức giữa nguời với người - Chức năng hình thành và phát triển quan hệ liên nhân cách [6] Nhìn nhận dưới góc độ quản lý thì cho rằngTâm lý học quản lý giao tiếp có các chức năng sau: - Định hướng cho mọi hoạt động và cho việc thiết lập mối quan hệ - Thông tin, đánh giá lẫn nhau và nối mạch cho thiết lập quan hệ - quan hệ - Điều khiển, điều chỉnh hành vi, việc thiết lập quan hệ giao tiếp. Dưới góc độ Tâm lý học giao tiếp, tác giả Nguyễn Văn Đồng cho rằng giao tiếp có các chức năng: - Thỏa mãn nhu cầu của con người. Đây là chức năng quan trọng nhất của giao tiếp - Thông tin - Nhận thức về tự nhiên, xã hội, về bản thân (tự nhận thức) và về người khác (tri giác xã hội) - Cảm xúc, giúp con người thỏa mãn những nhu cầu xúc cảm, tình cảm - Định hướng, tổ chức, phối hợp hoạt động và điều chỉnh hành vi của bản thân và của người khác - Hình thành và phát triển các quan hệ liên nhân cách [5] Trên cơ sở các quan điểm trên có thể thấy giao tiếp có vai trò, chức năng cụ thể như sau: * Chức năng thỏa mãn nhu cầu của con người Đây là chức năng quan trọng nhất của giao tiếp và cũng là chức năng mà con người sử dụng sớm nhất trong giao tiếp. Giao tiếp không chỉ đáp ứng các nhu cầu
- đơn giản của con người như ăn, mặc, ở, tự vệ, mà còn cả các nhu cầu cao hơn về nhận thức, tình cảm, truyền đạt kinh nghiệm Các nhu cầu đó được thỏa mãn trực tiếp hoặc gián tiếp :nòng qua giao tiếp. Do vậy, giao tiếp là điều kiện cần thiết để con người tồn tại và phát triển. * Chức năng thông tin hai chiều giữa các chủ thể tham gia giao tiếp Đây là chức năng có vai trò quan trọng thứ hai sau chức năng thỏa mãn nhu cầu của giao tiếp. Chức năng này biểu hiện ở khía cạnh truyền thông của giao tiếp, thể hiện qua hai mặt truyền tin và nhận tin. Qua giao tiếp mà con người trao đổi với nhau những thông tin nhất định, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, cho nhau. Mỗi cá nhân trong giao tiếp vừa là nguồn phát vừa là nguồn thu thông tin. * Chức năng to chức, điều khiên, phổi họp hành động của một nhóm người trong một hoạt động cùng nhau Đây là chức năng dựa trên cơ sở xã hội. Trong một nhóm, một tổ chức có nhiều cá nhân, nhiều bộ phận, nên để có thể tổ chức hoạt động t:éu quả, phối hợp nhịp nhàng thì các cá nhân phải có sự tiếp xúc với chủ đề trao đối, bàn bạc, phân công nhiệm vụ cũng như phổ biến tiến trình, cách thức thực hiện thì mới có thể tạo sự thống nhất, hiệu quả trong công việc chung. Nhờ chức năng này, con người có thể phối hợp cùng nhau để giải quyết một nhiệm vụ nhất định, đạt tới mục tiêu đề ra trong quá trình giao tiếp. * Chức năng điều khiển, điều chỉnh hành vi Chức năng này thể hiện ở sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau trong giao tiếp. Đây là một chức năng quan trọng vì trong quá trình giao tiếp các cá có thể tác động, gây ảnh hưởng lẫn nhau. Qua đó, mỗi cá nhân có điều chỉnh hành vi của mình cũng như điều khiển hành vi của người khác trong giao tiếp. Trong giao tiếp, cá nhân có thể tác động đến động cơ, mục đích, quá trình ra quyết định và hành động của người khác. * Chức năng xúc cảm Chức năng này giúp con người thỏa mãn những nhu cầu xúc cảm, tình cảm. Trong giao tiếp, cá nhân có thể biểu lộ thái độ, tâm trạng của mình đối với người khác cũng như quan điểm, thái độ về một vấn đề nhất định. Ngược lại, từ giao tiếp cá nhân cũng có thể nhận biết những xúc cảm, tình cảm nhất định của các cá nhân khác. Vì vậy, giao tiếp cũng là một trong những con đường hình thành tình cảm của con người. * Chức năng nhận thức và đánh giá lãn nhau
- Trong quá trình giao tiếp, ở các chủ thể luôn diễn ra quá trình nhận thức tri thức về tự nhiên, xã hội, bản thân và về người khác nhằm hướng tới những mục đích khác nhau trong giao tiếp. Giao tiếp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho con người trong quá trình nhận thức tri thức về tự nhiên, xã hội, giúp con người lĩnh hội được khối lượng kiến thức khổng lồ của nhân loại. Bên cạnh đó, giao tiếp là phương tiện giúp cá nhân tự nhận thức bản thân. Qua đó, cá nhân tiếp thu những đánh giá của người khác về bản thân để có sự đối chiếu và tự nhận thức, tự đánh giá lại, tự điều chỉnh bản thân. Ngược lại, cá nhân cũng có sự nhận thức người khác qua giao tiếp nhầm tìm hiểu, đánh giá về đối tượng mình giao tiếp, từ đó mà có sự định hướng phù hợp trong giao tiếp. * Chức năng giáo dục và phát triển nhân cách Thông qua giao tiếp, con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội, từ đó hình thành, phát triển nhân cách của mình. Do đó giao tiếp là điều kiện để tâm lý, nhân cách cá nhân phát triển bình thường. Thông qua giao tiếp nhiều phẩm chất của con người, đặc biệt là các phẩm chất đạo đức được hình thành và phát triển. Nói cách khác, giao tiếp giúp con người tiếp nhận những kinh nghiệm và những chuẩn mực, thông qua đó có sự hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện trên bình diện con người - cá nhân. Chính những chức năng này của giao tiếp cũng ảnh hưởng và tạo nên vai trò hết sức độc đáo của giao tiếp. Giao tiếp ảnh hưởng đến sự phát triến của cá nhân cũng như ảnh hưởng đến đời sống xã hội của con người và là điều kiện của sự tồn tại và phát triển xã hội. 2.3. Phân loại giao tiếp Dựa trên những tiêu chí khác nhau thì cách phân loại giao tiếp cũng khác nhau. Căn cứ vào phương tiện giao tiêp - Giao tiếp bằng ngôn ngữ Giao tiếp bằng ngôn ngữ là hình thức giao tiếp đặc trưng của con người, bằng cách sử dụng những tín hiệu chung là từ, ngữ. Đây là hình thức giao tiếp phổ biến nhất và đạt hiệu quả cao. Ngôn ngữ là các tín Liêu được quy ước chung trong một cộng đồng nhằm chỉ các sự vật hiện tượng, gọi chung là nghĩa của từ. Người ta dùng từ ngữ để giao tiếp theo cột ý nhất định. Tiếng nói và chữ viết trong giao tiếp ngôn ngữ thể hiện cả ý và nghĩa khi giao tiếp, tạo ra hiệu ứng tổng hợp. - Giao tiếp phi ngôn ngữ
- Là hình thức giao tiếp không lời khi sử dụng các cử chỉ, điệu bộ và những yếu tố phi ngôn ngữ khác. Giao tiếp phi ngôn ngữ thực hiện những hành động, cử chỉ - điệu bộ, những yếu tố thuộc về sắc thái, hành vi những phương tiện khác đòi hỏi người giao tiếp phải hiểu về nhau một cách tương đối. Căn cứ vào khoảng cách giao tiếp - Giao tiếp trực tiếp Là hình thức giao tiếp mặt đối mặt khi các chủ thể trực tiếp phát và nhận tín hiệu của nhau. - Giao tiếp gián tiếp Giao tiếp gián tiếp là hình thức giao tiếp qua thư từ, phương tiện kỹ H iái hoặc những yếu tố đặc biệt khác. Cãn cứ vào quy cách giao tiếp - Giao tiếp chính thức Giao tiếp chính thức là hình thức giao tiếp diễn ra theo quy định, pe chức trách. Các chủ thể trong giao tiếp phải tuân thủ những yêu cầu quy định nhất định. - Giao tiếp không chính thức Giao tiếp không chính thức là hình thức giao tiếp không bị ràng buộc bởi các nghi thức mà dựa vào tính tự nguyện, tự giác, phụ thuộc vào nhu cầu, hứng thú, cảm xúc của các chủ thế. 2.4 Cấu trúc của hành vi giao tiếp Có thể nói ở một góc độ nhất định thì giao tiếp là một hành vi truyền thông. Lẽ đương nhiên, dưới góc độ Tâm lý học thì hành vi truyền thông này là truyền thông mang tính chất tâm lý. Có thể nhìn nhận về hành vi giao tiếp như một quá trình truyền thông phong phú và phức tạp. Dưới đây là một số mô hình truyền thông cơ bản mà thông qua đó có thể nhìn về cấu trúc của hành vi giao tiếp: Sơ đồ 2: Mô hình truyền thông đơn giản Có thể nói đây là mô hình truyền thông đơn giản nhất, nhưng cũng bộc lộ được một cách khá đầy đủ cấu trúc của hành vi giao tiếp. Thông tin giao tiếp được truyền đi mang tính chất đa dạng được chuyển tải thông qua những kênh khác nhau và hiệu quả giao tiếp, được xác lập dựa trên mối quan hệ tương tác tâm lý. Có thể nhận thấy cấu trúc hành vi giao tiếp này bộc lộ những ưu nhược điểm sau: - Giao tiếp trực tiếp nên truyền thông tin chính xác, ít nhiễu - Hành vi giao tiếp chủ động có thể lấy ngay được phản hồi
- - Hành vi giao tiếp có thể được kiểm soát dẫu là tương đối. Ngoài ra, có thể đề cập thêm đến mô hình hành vi giao tiếp một chiều hoặc mô hình hành vi giao tiếp được mã hoá và giải mã mang tính chất đa cấp Những mô hình này hay những cấu trúc hành vi này tồn tại khá đa dạng và phong phú trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, chính những mô hình này cũng thể hiện khá nhiều ưu điểm cũng như những hạn chế của nó khi xét trên bình diện truyền thông. Mô hình truyền thông một chiều - Gần giống mô hình đơn giản nhưng không có phản hồi - Có thể cùng lúc truyền tin cho rất nhiều người - Hay gặp trong hoạt động tuyên truyền trên phương tiện truyền thông đại chúng (đài, báo) hoặc báo cáo/ thuyết trình một chiều. Hình 1: Mô hình truyền thông một chiều Mô hình truyền thông mã hoá và giải mã đa cấp - Đây là mô hình truyền thông phức tạp, thường là doanh nghiệp, cá cơ quan, tố chức nào đó có nhu cầu gửi thông tin cho đối tượng của mình. - Nhờ mă hóa thành thông điệp mà nội dung truyền thông có thể làm tăng sức thuyết phục, hoặc súc tích hơn. - Tuy nhiên do đã mã hóa nên quá trình giải mã có thể sai lệch với ý tưởng ban đầu. - Nhìn chung, mô hình này khá phức tạp nên sự điều khiển và kiểm soát thông tin cũng như những mối quan hệ cắt là điều rất quan trọng và trở thành yêu cầu cơ bản. 3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của Tám lý học giao tiếp 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học giao tiếp là bản chất, cấu trúc cơ chế và những quy luật của giao tiếp. Ngoài ra, các nguyên tắc giao tiếp, phong cách giao tiếp, kỹ năng giao tiếp, các mối quan hệ giao dịch trong giao tiếp dưới góc độ tâm lý học cũng như mối quan hệ giữa giao tiếp và hoạt động cũng là đối tượng của Tâm lý học giao tiếp. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Tâm lý học giao tiếp cận vấn đề giao tiếp trong đời sống của con người cũng như trong hoạt động của con người. Có thể nói Tâm lý học giao tiếp thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- - Nghiên cứu bản chất, cấu trúc, cơ chế và những quy luật của giao tiếp, hoạt động giao tiếp dưới góc nhìn tâm lý. - Tìm hiểu vai trò, ý nghĩa và chức năng của giao tiếp trong cuộc sống và trong một số hoạt động cơ bản của con người. - Tìm hiểu những vấn đề về giao dịch tâm lý, các kỹ năng giao tiếp, các thủ thuật giao tiếp để định hướng ứng dụng vào cuộc sống và nghề nghiệp của con người 4. Phương pháp nghiên cứu Tâm lý học giao tiếp. 4.1. Phương pháp luận của việc nghiên cứu Tâm lý học giao tiếp Phương pháp luận của việc nghiên cứu Tâm lý học giao tiếp tạo đòi hỏi phải tuân thủ các nguyeen tắc cơ bản sau: 4.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan khi nghiên cứu. Các hiện tượng tâm lý trong giao tiếp, hoặt động giao tiếp các tình huống giao tiếp là đối tượng nghiên cứu chính. Việc nghiên cứu các hiện tượng này phải đảm bảo tính khách quan, có nghĩa là xem xét chúng trong trạng thái tự nhiên nhất, thật nhất và tiêu chí trung thực, chính xác phải luôn luôn được đảm bảo. 4.1.2 Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng khi nghiên cứu. Việc nghiên cứu TÂm lý học giao tiếp phải nhìn nhận rằng những cách đồng bộ bở những yếu tố khác tác động đến tâm lý người. Từ những điều kiện sinh học đến những điều kiện xã hội hay vai trò dặc biệt quan trọng của chỉ thể cùng với hoạt động của chú thể đều được xem xét trong việc nghiên cứu Tâm lý học giao tiếo. Đặc biệt, giao tiếo gắn chặt với đời sống tâm lý của con người khi giao tiếp trở thành phương cách thể hiện đời sống của con người thông qua kênh thực tế. 4.1.3. Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức với hoạt động khi nghiên cứu. Nguyên tắc này khẳng định tâm lý, ý thức không tách rời khỏi hoạt động con người. Tâm lý, ý thức được hình thành, bộc lộ và phát triển trong họa động, đồng thời định hướng điều khiển, điều chỉnh hoạt động. Các hiện tượng tâm lý của giao tiếp đều được nghiên cứu thông qua hoạt động của con người trong thực tế. 4.1.4 Nghiên cứu Tâm lý học giao tiếp trong cái nhìn vận động và phát triển. Tâm lý người có sự nảy sinh, vận động và phát triển. Sự phát triên tâm lý người nói chung và giao tiếp của con người nói riêng là không nhừng nên việc nghiên cứu Tâm lý học giao tiếp phải được thực hiên một cách nghiêm túc, đẩm bảo vừa tính đến thực tế vừa chú ý tính dự kiến, dự phòng. Điều này làm cho Tâm lý học giao tiếo mang tính thực tiễn và ứng dụng cao, hướng đến việc cải thiện thực tế
- trong cuộc sống dựa trên hoạt động giao tiếp của cá nhân cũng như các quan hệ tương tác giữa con người và con người trong giao tiếp. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Tăm lý học giao tiếp 4.2.1. Phương pháp quan sát Khái niệm Quan sát là hình thức tri giác chủ định bằng cách sử dụng các giác quan để thu thập thông tin về đối tượng, vấn đề nghiên cứu nhằm thực hiện các mục đích đã đặt ra phục vụ cho công tác nghiên cứu. Trong nghiên cứu về giao tiếp, quan sát hành vi giao tiếp là một yêu cầu rấ thú vị. Hình thức Quan sát có ba hình thức sau: quan sát trực tiếp, quan sát gián tiếp và tự quan sát. - Quan sát trực tiếp là quá trình tri giác một cách trực tiếp đối tượng không sử dụng phương tiện trợ giúp. - Quan sát gián tiếp là quá trình tri giác có sử dụng các công cụ phương tiện như: máy ghi âm, camera - Tự quan sát là quá trình nghiệm thể lấy chính các hiện tượng qua trình tâm lý của mình làm đối tượng tri giác. Yêu cầu Để đảm bảo việc quan sát có hiệu quả nhà nghiên cứu cần phải thực hiện các yêu cầu sau: - Người quan sát phải xác định được mục tiêu, kế hoạch và cácl thức tiến hành. - Phải đảm bảo được tính hệ thống, tính liên tục của quan sát. Trong quá trình nghiên cứu một hiện tượng tâm lý nào đó chúng ta phải kế hợp nhiều giác quan để tri giác đối tượng và đảm bảo được tính liên tục về mặt thời gian. - Phải nắm được các vấn đề trước khi tiến hành quan sát. Một trong các yêu cầu khi tiến hành quan sát là, người nghiên cứu phải hiểu biế và nắm chắc vấn đề cần quan sát, có như vậy mới giúp họ chủ động trong quá trình nghiên cứu. - Cần phải chuẩn bị chu đáo các phương tiện trước khi quan sát như: bút, giấy, camera, máy ghi âm từ đó có thể ghi nhận được đầy đủ kết quả quan sát. Ưu và nhược điểm - Ưu điểm
- + Đây là phương pháp dễ tiến hành, và có thể quan sát được nhiều người trong một lúc. Thông tin quan sát được rất phong phú về đối tượng (cả thông tin ngôn ngữ và thông tin phi ngôn ngữ). + Chi phí tiến hành đỡ tốn kém so với các phương pháp nghiên cứu khác - Nhược điểm + Người quan sát đóng vai trò thụ động, không chủ động gây ra các hiện tượng nghiên cứu. + Kết quả thu được mang tính chất chủ quan vì thế hạn chế tính khách quan của kết quả nghiên cứu. Điểm đặc trưng của việc quan sát trong nghiên cứu Tâm lý học giao tiếp là: - Quan sát cử chỉ, hành vi và thái độ của các cá nhân trong những tình huống giao tiếp khác nhau và mối quan hệ khác nhau. - Quan sát quá trình giao tiếp, các diễn tiến tâm lý thông qua các hành động và thái độ - Quan sát những biểu hiện tâm lý khi tiếp cận đối tượng giao tiếp, thực hiện quan hệ giao tiếp, giải quyết mâu thuẫn - xung đột. - Phương pháp quan sát phải được kết hợp chặt chẽ với phương pháp đối thoại, trò chuyện, 4.2.2. Điều tra bằng bảng hỏi (Ankét) Điều tra là phương pháp dễ áp dụng, trong thời gian ngắn mà có thể thu được nhiều thông tin rất phong phú về đối tượng nghiên cứu. Người ta có thể sử dụng điều tra để thu ý kiến của nghiệm thể nhằm mục đích nghiên cứu thái độ, nhận thức, tình cảm của họ đối với vấn đề nào đó như với một dạng khuôn mặt, một kiểu lời nói, một cách thức mở đầu câu chuyện Khái niệm Ankét là phương pháp sử dụng bảng hỏi được thiết kế sẵn từ trước, nhằm thu thập ý kiến chủ quan của một số đông nghiệm thể về một vấn đề hoặc hiện tượng nghiên cứu nào đó. Bằng cách yêu cầu nghiệm thể lựa chọn phương án trả lời phù hợp nhất với quan điểm của mình (đối với câu hỏi kín) hoặc đưa ra ý kiến chủ quan (đối với câu hỏi mở) cho các vấn đề đặt ra, phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Phân loại Có thể phân ra làm hai loại: điều tra trực tiếp và điều tra gián tiếp.
- - Điều tra trực tiếp là nhà nghiên cứu trực tiếp thiết kế bảng hỏi, trực tiếp đi điều tra và thu hồi kết quả nghiên cứu cũng như xử lý các kết quả nghiên cứu. - Điều tra gián tiếp là điều tra qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài, internet, ti vi hoặc người nghiên cứu có thể sử dụng người khác thay mình đi phát phiếu điều tra đã được soạn thảo sẵn theo những chỉ báo nghiên cứu Yêu cầu - Các câu hỏi phải ngắn gọn, dễ hiểu và phải phù hợp với trình độ của nghiệm thể. - Cần phải kết hợp giữa câu hỏi kín và câu hỏi mở trong bảng hỏi. việc kết hợp này cho phép nghiên cứu được sâu các động cơ, nhu cầu và mong muốn của khách thể nghiên cứu. - Phải tạo được bầu không khí chân thành hiểu biết lẫn nhau giữa người nghiên cứu và người được nghiên cứu, có như vậy mới thu được các thông tin khách quan, trung thực về đối tượng nghiên cứu. - Phải chuẩn bị chu đáo, chính xác câu hỏi, phương án trả lời khi soạn bảng hỏi và phải tiến hành nghiên cứu thử trước khi nghiên cứu trên diện rộng. - Cần phải hướng dẫn khách thể một cách chi tiết cách thức lựa chọr hoặc trả lời cho các câu hỏi. Ưu và nhược điêm -Ưu điểm + Trong một thời gian ngắn mà thu thập được các thông tin phong phú về đối tượng. - Có thể nghiên cứu được nhiều khách thể trong cùng một lúc. - Phương pháp này dễ tiến hành, có thể nghiên cứu ở trong hội trường, hay trên đường phố - Nhược điểm - Đây là phươmg pháp chi phí cao (cho soạn thảo câu hỏi, phương pháp đi điều tra, in ấn bảng hỏi, xử lý kết quả ) - Các thông tin thu được vẫn còn mang tính chủ quan của nhà nghiên cứu (kết quả của việc thiết kế câu hỏi) - Thông tin thu được rất phong phú, đa dạng cho nên rất khó xử Nên kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác làm tăng độ -h quan của kết quả nhận được. 4.2.3. Phỏng vấn
- Khái niệm Phỏng vấn là phương pháp thăm dò ý kiến của nghiệm thể, bằng cách trao đổi trực tiếp giữa người phỏng vấn và nghiệm thể, nhằm thu thập ý kiên chủ quan của nghiệm thể về một vấn đề hoặc hiện tượng tâm lý nào đó phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Trong nghiên cứu về giao tiếp, phỏng vấn được sử dụng để khai thác về một quan niệm nào đó trong giao tiếp, những kỳ thuật sử dụng trong quá trình giao tiếp Phân loại - Phỏng vấn tiêu chuẩn hóa - Là loại phỏng vấn trực tiếp giữa người phỏng vấn và nghiệm thể theo quy trình, nội dung và các câu hỏi đã được chuẩn bị từ trước. - Phỏng vấn phi tiêu chuẩn hóa Là loại phỏng vấn trực tiếp không theo một quy trình và kế hoạch cụ thể, người phỏng vấn có quyền đặt ra các câu hỏi tùy theo tình huống và thời cơ phỏng vấn. - Phỏng vấn sâu Là loại phỏng vấn được tiến hành giữa nhà nghiên cứu và một nghiệm thế về một vấn đề nào đó. Phỏng vấn sâu có thể giúp nhà nghiên cứu đi sâu vào các tầng bậc sâu của các hiện tượng tâm lý như: động cơ, sở thích, niềm tin, lý tưởng Phỏng vấn sâu thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác, giúp chúng ta khẳng định vấn đề hoặc hiện tượng nghiên cứu nào đó. Yêu cầu - Người phỏng vấn phải hiểu biết tốt vấn đề nghiên cứu. Thông thường, trước khi tiến hành phỏng vấn, người tiến hành phải nắm chắc vấn đề nghiên cứu để có thể nắm chắc nội dung phỏng vấn. - Câu hỏi đưa ra phải ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với trình độ của nghiệm thể. Khi tiến hành phỏng vấn, người phỏng vấn cần biết trước nghiệm thể là ai, ở lứa tuổi nào và trình độ của họ ra sao để đưa ra câu hỏi cho phù hợp. - Phải tạo ra được bầu không khí thân mật, chân thành và hiểu lẫn nhau giữa người phỏng vấn và nghiệm thể. - Chuấn bị tốt các phương tiện cần thiết (ví dụ: máy ghi âm, camera, giấy, bút ) để cho buổi phỏng vấn có kết quả tốt. ưu và nhược điểm - Ưu điểm
- + Đây là phương pháp nghiên cứu dễ tiến hành và chi phí không nhiều so với các phương pháp nghiên cứu khác. + Thông tin thu được rất phong phú về nghiệm thể nghiên cứu (cả thông tin ngôn ngữ và phi ngôn ngữ), cách trả lời của họ rất tự nhiên, vì vậy kết quả có tính khách quan. + Có thế giúp nhà nghiên cứu đi sâu vào các cơ chế tâm lý bên trong của các hiện tượng tâm lý nghiên cứu (với loại phỏng vấn sâu). - Nhược điểm + Mất nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, vì thường là phải phỏng vấn từng người một. - Số lượng của nghiệm thể được phỏng vấn thường không nhiều vì thế tính khách quan của các kết quả thường không cao. - Kết quả phỏng vấn phụ thuộc vào trình độ của người phỏng vấn chính thức đặt câu hỏi, khả năng linh hoạt và am hiểu vấn đề) vì vậy mang tính chủ quan rất cao. Hơn nữa, trong quá trình phỏng vấn, những cá nhân có kỹ năng giao tiếp đặc biệt là bản lĩnh giao tiếp, những thông tin hồi cố có thể không chính xác hoặc dễ dàng bị cảm xúc chi phổi. 4.2.4. Phương pháp thực nghiệm Có thể sử dụng phương pháp thực nghiệm trong Tâm lý học để ẻn cứu các đặc điểm tâm lý chủ thề giao tiếp. Bằng phương pháp nghiệm người ta có thể phát hiện cơ chế, tính quy luật, đánh giá, định tính và định lượng một cách khách quan các hiện tượng tâm lý trong giao tiếp cần nghiên cứu. Khái niệm Thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu được thực hiện bằng cách tạo ra các điều kiện khách quan (có thể khống chế được) để tạo ra các hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu, nhằm phát hiện các quy luật và cơ chế bên trong của chúng phục vụ cho mục đích đặt ra. Phân loại Có hai loại thực nghiệm: trong phòng thí nghiệm và tự nhiên. Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm là loại thực nghiệm được tiến hành trong điều kiện nhân tạo (trong phòng thí nghiệm) để có thể chủ động tạo ra được các hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu, nhằm tìm hiểu các quy luật, cơ chế bên trong của chúng.
- - Thực nghiệm tự nhiên: Thực nghiệm tự nhiên là loại thực nghiệm được tiến hành trong điều kiện tự nhiên, nhằm phát hiện các cơ chế, quy luật bên trong của hiện tim lý nào đó cần nghiên cứu. Đây cũng là loại thực nghiệm rất lý thú khi nghiên cứu Tâm lý học giao tiếp nhưng tần suất lặp lại là khá thấp nếu như không nói là rất hiếm khi. Yêu cầu - Phải có mục đích, kế hoạch thực nghiệm cụ thể như: nghiên cứu thực nghiệm để làm gì? tiến hành thực nghiệm ở đâu, trên nghiệm thẻ nào? - Phải tạo ra được những điều kiện có khả năng can thiệp vào tình huống, làm nảy sinh vấn đề hay hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu. - Cần phải có các nhóm đối chứng khi tiến hành nghiên cứu thực nghiệm nhằm so sánh tìm ra được sự khác biệt hoặc lý giải các quy luật, cơ chế tâm lý trong hiện tượng, vấn đề cần nghiên cứu. - Thực nghiệm phải bảo đảm nguyên tắc có thể lặp lại được kết qua nghiên cứu khi cần thiết. Ưu nhược điểm - Ưu điểm + Đây là phương pháp nghiên cứu cho thấy kết quả một cách tương đối khách quan so với các phương pháp nghiên cứu khác (do yêu cầu là có thể lặp lại được kết quả nghiên cứu). + Phương pháp này cho phép nghiên cứu nhiều hiện tượng tâm lý trên cùng một nghiệm thể. - Nhược điểm + Tốn kém nhiều thời gian và chi phí cao so với các phương pháp nghiên cứu khác. + Kết quả nghiên cứu phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của người thiết kế thực nghiệm. + Thực nghiệm khó có độ khách quan cao nếu không không được các biến số hay các yếu tố nhiễu. 4.2.5. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động Khái niệm Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động là phương pháp nghiên cứu nhằm tìm hiểu và đánh giá trình độ phát triển khoa học công nghệ và các giá trị
- văn hóa, tinh thần của con người hay nhóm người, thông qua các sản phẩm của giao tiếp, nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu đặt ra từ trước. Yêu cầu - Người nghiên cứu phải nắm chắc được vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở đó họ có thể trình diễn, phân tích, đánh giá sản phẩm một cách trung thực khách quan. - Phải phân tích cụ thể, sâu sắc các giai đoạn, thời gian và điều kiện xuất hiện sản phẩm, đồng thời phải so sánh với các sản phẩm cùng loại đã có. Ưu nhược đỉêm -Ưu điểm + Đây là phương pháp nghiên cứu cung cấp các số liệu rất phong phú về đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp này cho phép nghiên cứu không chỉ đặc điểm tâm lý, trình độ, kỹ năng giao tiếp của những người đang sống mà còn cả các thế hệ trước đây nữa. - Phương pháp này nếu được kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác thì cho chúng ta kết quả khách quan hơn. - Nhược điểm - Nhà nghiên cứu phải có trình độ, nắm chắc được vấn đề nghiên cứu. - Chi phí tốn kém so với các phương pháp nghiên cứu khác. - Kết quả nghiên cứu phụ thuộc rât nhiêu vào trình độ của nhà nghiên cứu (mang tính chủ quan). Kêt quả nghiên cứu sẽ không thực sự được kiểm soát nếu nguồn gốc cùa đối tượng nghiên cứu và người thực hiện sản phẩm không được xác định chính xác 2.6. Phương pháp trắc nghiệm Khải niệm Phương pháp trắc nghiệm hay còn gọi là test (phương pháp nghiên cứu theo mô hình) là phương pháp nghiên cứu Tâm lý học nói chung và tâm lý học giao tiếp nói riêng dựa trên các kết quả đáng tin cậy từ một mẫu khá lớn các cá nhân khác nhau từ đó rút ra một mô hình mang tính chuẩn hóa làm cơ sở để đánh giá những vấn đề tâm lý nói chung hay những vấn đề có liên quan đên giao tiếp nói riêng của một con người. Phân loại Phương pháp trắc nghiệm được sử dụng theo các hình thức đa dạng như trắc nghiệm nhóm, trắc nghiệm cá nhân, trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa hoặc trắc nghiệm
- được thiết kế. Trắc nghiệm được sử dụng để đc lường các vấn đề liên quan đến giao tiếp thường là trắc nghiệm tiêu chuẩn. Có thể đề cập đến việc sử dụng trắc nghiệm đế nghiên cứu các vấn đề sau trong giao tiếp: nhu cầu giao tiếp, kiểu khí chất trong giao tiếp, các kỹ năng cụ thể trong các nhóm kỹ năng giao tiếp Yêu cầu - Đối tượng lựa chọn phải là trắc nghiệm khách quan. - Các câu hỏi - bài tập trong trắc nghiệm phải thực sự khoa học va hợp lý. - Trắc nghiệm phải đo đúng cái cần đo, hay nói khác đi các tiêu chí đo phải rõ ràng. Ưu điểm và nhược điểm - Ưu điểm + Dễ sử dụng đại trà + Kết quả định lượng khá chi tiết - Khuyết điểm + Chỉ thấy kết quả mà không thấy cả quá trình + Kết quả trắc nghiệm nếu không chính xác sẽ dẫn đến đánh giá Như vậy phương pháp trắc nghiệm trong nghiên cứu Tâm lý học giao tiếp được sử dụng với những gợi ý sau: - Phải thực sự chú ý đến dạng thức của trắc nghiệm, đặc biệt là tính chất của trắc nghiệm. - Nên quan tâm một cách nghiêm túc đến kỹ thuật đánh giá vì đó là một thách thức rất lớn khi sử dụng trắc nghiệm. - Trắc nghiệm khi được sử dụng trong nghiên cứu về giao tiếp chỉ một kiểu đo lường mang tính chất định lượng cần được bố sung bởi các kiểu nghiên cứu định tính. CÂU HỎI 1. Trình bày khái niệm về giao tiêp. Dưới góc độ Tâm lý học, đâu là định nghĩa về giao tiếp mà anh chị tâm đắc? 2. Nhóm các hướng nghiên cứu về giao tiếp dựa trên các dữ liệu về lịch sử nghiên cứu Tâm lý học. Rút ra những trọng điểm nghiên cứu về giao tiếp trong giai đoạn hiện nay. 3. Trình bày các nhiệm vụ nghiên cứu Tâm lý học giao tiếp. Phác thảo công việc của cá nhân trong tương lai để chọn lọc những nhiệm vụ nghiên cứu trọng tâm của Tâm lý học giao tiếp nhằm phục vụ cho công việc của mình.
- 4. Sưu tầm một vài trắc nghiệm đánh giá về nhu cầu giao tiếp, kỹ năng giao tiếp. 5. Soạn thảo một bảng hỏi để khảo sát nhận thức của một nhóm khách thể về một vấn đề nào đó trong giao tiếp. 6. Trình bày những lưu ý cơ bản khi quan sát con người trong giao tiếp. Phân tích các chức năng cơ bản của giao tiếp. PHẦN TÓM TẮT - Giao tiếp là quá trình hình thành và phát triển sự tiếp xúc giữa người với người được phát sinh từ nhu cầu trong hoạt động chung, bao gồm sự trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược tương tác thống nhất tri giác và tìm hiểu người khác nhằm đạt được một mục đích nào đó. Nói cách khác, giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ xã hội giữa người và người nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định và nhằm đạt được mục đích nào đó. - Giao tiếp có vai trò, chức năng cụ thể như: Chức năng thỏa mãn nhu cầu của con người, chức năng thông tin hai chiều giữa các chủ thể tham gia giao tiếp; chức năng tổ chức, điều khiển, phối hợp hành động của một nhóm người trong cùng một hoạt động cùng nhau; chức năng điều khiển, điều chỉnh hành vi; chức năng xúc cảm; chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau; chức năng giáo dục và phát triển nhân cách. - Giao tiếp được phân loại theo nhiều cách: căn cứ vào phương tiện giao tiếp (giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ), căn cứ vào khoảng cách giao tiếp (giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp), căn cứ vào quy cách giao tiếp (giao tiếp chính thức và giao tiếp không chính thức). - Cấu trúc của hành vi giao tiếp được biểu hiện thông qua một số mô hình truyền thông cơ bản như: mô hình truyền thông một chiều, mô hình truyền thông mã hoá và giải mã đa cấp. - Khi tiến hành nghiên cứu Tâm lý học giao tiếp cần tuân theo các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản sau: nguyên tắc đảm bảo tính khách quan; nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng; nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức với hoạt động; nghiên cứu Tâm lý học giao tiếp trong cái nhìn vận động và phát triển. - Các phương pháp nghiên cứu Tâm lý học giao tiếp cụ thể: phương pháp quan sát, điều tra bằng bảng hỏi (Ankét), phỏng vấn, thực nghiệm, phân tích sản phẩm hoạt động, trắc nghiệm. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế
- riêng, do đó, khi tiến hành nghiên cứu Tâm lý học giao tiếp cần phối hợp nhiều phương pháp sao cho thích ứng và phù hợp. CHƯƠNG 2 MỘT VÀI VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VỀ GIAO TIẾP DƯỚI GÓC ĐỘ TÂM LÝ HỌC Giao tiếp là một vấn đê được nghiên cứu dưới nhiều góc nhìn khác, cũng như những khoa học khác nhau. Việc xem xét giao tiếp dưới góc nhìn của tâm lý học sẽ làm cho giao tiếp mang đậm màu sắc con người vì giao tiêp được xem như hoạt động rât đặc trưng của con người. Tâm lý học giao tiếp sẽ tìm hiểu những đặc điểm của giao tiếp và các vấn đề lý luận về giao tiếp để nhìn nhận về giao tiếp một cách tâm lý hơn và đặc trưng hơn. 1. Những đặc điểm cơ bản của giao tiếp Có thể nói giao tiếp có những đặc điểm đặc trưng riêng của mình vì giao tiếp vừa là một nhu cầu không thể thiếu của con người, vừa được xem như hoạt động đặc trưng của con người cũng như một phương tiện quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động cũng như ảnh hưởng đến sự phát triên cá nhân cũng như sự phát triên xã hội. Giao tiếp luôn mang tỉnh mục đích Giao tiếp là yếu tố không thể thiếu trong đời sống của con người. Tính mục đích trong giao tiếp cũng thể hiện rõ thông qua việc tiến hành các cuộc giao tiếp, thiết lập các mối quan hệ xã hội hay thực hiện hành vi giao tiếp. Mục đích ở đây được hiểu là mô hình kết quả người suy nghĩ dưới dạng một sản phẩm độc đáo và đặc trưng duy. Mục đích ấy chính là kết quả mang ý nghĩa tinh thần hay ý trên bình diện tâm lý - tình cảm mà không hẳn là những lợi lộc ì những gì thuộc về vật chất. Khi xác lập giao tiếp, con người có quyền suy nghĩ về mục đích của giao tiếp. Đó có thể là một cảm xúc được thăng hoa, đó có thể là một mối quan hệ mới được thiết lập về sau, đó có thể là việc gây những ấn tượng tích cực, đó có thể là việc gây hiệu ứng lưu luyến, đó cũng có thể là “chút” chất keo bồi đắp cho tình cảm Con người nhận ra mục đích của chính mình trong giao tiếp hay chưa nhận ra một cách rõ ràng về mục đích của chính mình không quan trọng bằng việc con người tìmị được những hiệu ứng đích thực trong giao tiếp. Đó chính là mục đích sâu xa nhất mà giao tiếp xác lập để đem lại những kết quả sâu sắc nha nhằm phục vụ cho cá nhân, xã hội và của con người nói chung. 1.2. Giao tiếp là sự tác động giữa chủ thể với chủ thể
- Nếu như với hoạt động thì mối quan hệ được xác lập chính là mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng. Nói khác đi thì trong diễn trình của hoạt động, con người sẽ tác động vào đối tượng đế thực hiện hoạt động của mình nhằm đạt một sản phẩm kép. Tương tự như thế, giao tiếp cũng là sự tác động mang tính chất có định hướng, nhưng đó là sự tác động song phương và đa chiều. Trong giao tiếp sẽ không có ai là khách thẻ hoàn toàn hay chủ thể hoàn toàn mà cả hai đều là chủ thể tương tác một cách tích cực và chủ động. Có thể phân tích về sự tương tác của chủ thể trong giao tiếp là khi con người chủ động muốn giao tiếp với một đối tượng nào đó, con người luôn xem chính họ là chủ thể vì nhất thiết phải hiểu về họ, tôn trọng họ mới có thể tiến hành cuộc giao tiếp thành công. Ngay cả khi chúng ta sử dụng kiểu nói độc thoại cũng đừng quên rằng tính chủ thể của người nghe cũng thể hiện một cách sâu sắc trong sự tương tác. Ở một góc độ khác, trong quá trình giao tiếp, tính chủ thể của người nghe có thể trở thành những hành vi tán thành hay phản ứng, những hành động ủng hộ hay chống đối. Thậm chí cuộc nói chuyện có thể bị pha vỡ nếu như tính chủ thể của người nghe bị kích thích và bật dậy mạnh mẽ khi không có sự thích ứng hay sự chấp nhận trong giao tiếp diễn ra. Tính chủ thể tương tác này còn được nhìn nhận và phân tích khi mỗi con người đều có thể khác nhau trong giao tiếp. Từ nhận thức đến tình cảm và những yếu tố tâm lý có liên quan làm cho tính chủ thể mang màu sắc đặc trưng và trở nên độc đáo. Trong quá trình giao tiếp, ban đầu việc xác định một chủ thể tưởng chừng như rõ ràng nhưng rồi trong tiến trình giao tiếp sự đoi vai có thể nhanh chóng diễn ra. Chủ thế thứ hai có thể trở nên rất chủ động và thậm chí lấn át chủ the thứ nhất. Tiến trình giao tiếp diễn ra thì sự thay đôi này cũng có thể liên tục diễn ra và sự tương tác giữa hai chủ thể trở nên hết sức sâu sắc. Nói khác đi, trong giao tiếp không có ai là khách thể mà cả hai đều là chủ thể, đều là những chủ thể tương tác một cách tích cực và chủ động. 1.3. Giao tiếp mang tỉnh phổ biến Giao tiếp có tính phổ biến vì mọi cá nhân, mọi con người đều có nhu cầu giao tiếp. Trong suốt tiến trình phát triển, trong những mối quan hệ khác nhau, con người đều thực hiện nhu cầu giao tiếp của chính mình. Có thể nhận thấy điều này khi những nghiên cứu tâm lý minh chứng rằng con người có nhu cầu giao tiếp ngay từ lúc còn trong bụng mẹ. Khi vừa được sinh ra, con người mong chờ được giao tiếp thông qua những tác dộng đầy cảm xúc của cha mẹ và người nuôi dưỡng trong giai
- đoạn từ 0-2 tháng tuổi khi hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động giao lưu cảm xúc trực tiếp với người lớn. Nhu cầu giao tiếp này tiếp tục phát triển và thể hiện tính độc đáo của nó ở những độ tuổi khác nhau. Xét ở những cá thể khác nhau, tính phổ biến này còn thể hiện ở giới tinh, sự phát triển các giác quan, sự phát triển trí tuệ. Những người câm điếc vẫn thể hiện nhu cầu giao tiếp và giao tiếp tích cực với nhau thông qua hành vi - cử chỉ. Những trẻ em có vấn đề về trí tuệ vẫn mong được giao tiếp và thực hiện nhu cầu giao tiếp theo hướng riêng của mình. Nói khác đi, tính phổ biến của giao tiếp cho thấy giao tiếp không phụ thuộc hay không bị “nghiêm cấm” bởi những yểu tố về giới tính hay đặc diêm nhận thức. Tính phổ biến của giao tiếp còn thể hiện ở việc giao tiếp có mặt trong hầu hết hoạt động sống của con người. Nhu cầu giao tiếp có liên quan đến những nhu cầu cơ bản của con người. Nhu cầu giao tiếp được quy định đồng thời bởi nhiều nhu cầu khác nhau. Trong giao tiếp, con người không chỉ thoả mãn nhu cầu giao tiếp mà còn hình thành, phát triển - thoả mãn những nhu cầu khác. Nói khác đi, những ai có nhu cầu giao tiếp và những nhu cầu khác có mối liên quan đến nhu cầu giao tiếp, đều mong muốn được giao tiếp đê thoả mãn nhu cầu của chính mình. Tính phổ biến của giao tiếp được minh chứng sâu sắc thông qua mối quan hệ đặc biệt đó. 1.4. Giao tiếp có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động và cùng góp phần hình thành tâm lý người Hoạt động và giao tiếp là hai khái niệm phản ánh hai loại quan hệr của con người với thế giới xung quanh. Trong hoạt động đối tượng, con ỉ1 người là chủ thể tác động vào thế giới đồ vật là khách thể, là sự phảnị ánh mối quan hệ giữa con người với thế giới đồ vật. Giao tiếp là sự phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người, đó là quan hệ giữa chủ thể với chủ thể. Ở một góc độ nhất định, giao tiếp là một dạng đặc biệt của hoạt động vì giao tiếp cũng có những đặc điểm như hoạt động, cũng có cấu trúc vĩ mô như hoạt động, bao gồm: động cơ, mục đích, điều kiện - phương tiện, đối tượng, sản phẩm Điều này có thế nhận thấy rất rõ thông qua hoạt động giao tiếp của cá nhân hoặc nhóm người khi phân tích diễn tiến của nó trong cuộc sống Ở một góc độ khác, hoạt động và giao tiếp là hai phạm trù đồng đang. Hoạt động và giao tiếp có nhiều điểm khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau trong cuộc sống con người. Có thể phân tích sâu hơn về mối quan hệ đó như sau:
- + Giao tiếp diễn ra như một điều kiện của hoạt động. Trong từng hoạt động cụ thể, khi tương tác cùng nhau, khi phối hợp cùng nhau, con người luôn cần có sự giao tiếp cùng nhau, giao tiếp để hiểu biết, giao tiếp để triển khai hoạt động, giao tiếp để động viên, giao tiếp cùng nhau hướng đến mục tiêu của hoạt động. Trong trường hợp này, giao tiếp là một mặt của hoạt động, trở thành một thành phần của hoạt động + Ngược lại, hoạt động có thể là điều kiện để thực hiện quan hệ giao tiếp giữa con người với con người. Cụ thể như chỉ khi hoạt động cùng nhau, làm việc cùng nhau, con người mới có thể giao tiếp một cách tích cực và hiệu quả mà trong những trường hợp khác thì giao tiếp gần như rất khó có thể diễn ra Như vậy, giao tiếp là điều kiện đế con người hoạt động cùng nhau. Ngược lại, hoạt động là điều kiện đế con người thực hiện quan hệ giao tiếp. Nói như thế nghĩa là hoạt động và giao tiếp là hai mặt không thể thiếu trong đời sổng của con người. Hoạt động và giao tiếp cùng góp phần quan trọng trong sự hình thành và phát triển tâm lý người khi xem xét những cơ sở sau: Cơ sở của tâm lý học Mác xít xác định rằng tâm lý không phải là cái có sẵn trong con người cũng không phải là sản phẩm được sản sinh ra một cách giản đơn - thuần túy từ một cơ quan nào đó của con người theo kiểu khép kín. Những nghiên cứu tâm lý cho thấy vật chất là cái thứ nhất, tâm lý là cái thứ hai, tồn tại quyết định tâm lý. Những luận điểm về tâm lý người cho thấy tâm lý người có nguồn gốc từ thế giới khách quan bên ngoài. Nội dung tâm lý là nội dung của hiện thực khách quan được phản ánh vào trong não và được cải biến trong ấy. Mặt khác, trong thế giới khách quan đang hiện hữu, hệ thống kinh nghiệm lịch sử, xã hội quyết định tâm lý người. Bằng hoạt động và giao tiếp con người biến những kinh nghiệm xã hội lịch sử thành cái riêng của mình mà đó chính là tâm lý. Nếu như con người không hoạt động và giao tiếp thì không thể có những kinh nghiệm, không thể có những kiến thức và kỹ năng tương ứng và chắc chắn không thể có tâm lý hay không thể có sự phát triển về mặt tâm lý. Nói khác đi, nội dung hoạt động và giao tiếp có thể dần dần chuyên thành nội dung trong đời sống tâm lý con người. Những chuẩn mực, những nguyên tắc, những yếu tố thuộc về luân lý, đạo đức và nhiều vấn đề khác có thể sẽ trở thành nội dung đời sống hay nội dung tâm lý của con người. Hơn thế nữa, trong hoạt động và giao tiếp cùng với thế giới xung quanh con người sẽ có sự tương tác tích cực để tạo ra những dấu ấn mới trong sự phát triển
- tâm lý. Từ sự tương tác với môi trường và người khác trong hoạt động và giao tiếp, con người sẽ nâng mình lên một tầm cao mới, một mức độ phát triển mới tương ứng từ đó tạo ra những dấu ấn sự phát triển tâm lý. Ngay trong quá trình hoạt động và giao tiếp, người sẽ chủ động lĩnh hội, chủ động tích lũy và chủ động đổi thay một cách thích ứng, đó cũng chính là những lực đẩy thôi thúc hay thúc đẩy tâm lý người phát triển. Nói tóm lại, hoạt động và giao tiếp vừa là động lực của sự hình thành và phát triển tâm lý và tâm lý người cũng chính là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp 2. Các hoạt động tâm lý trong giao tiếp Giao tiếp là một đặc trưng tâm lý của đời sống con người. Không thể tách rời giao tiếp ra khỏi hoạt động cũng như không thể tách rời giao tiếp ra khỏi các hoạt động tâm lý khác như các quá trình tâm lý, các thuộc tính tâm lý của đời sống con người. Nói khác đi, các hoạt động tâm lý khác của con người tham gia chặt chẽ và đồng hành cùng giao tiếp cũng như ảnh hưởng một cách sâu sắc đến giao tiếp của một cá nhân, một con người hay một nhóm người. Đặc biệt hơn, đó chính là sự chi phối hay ảnh hưởng của nhận thức, tình cảm và ý chí của con người. 2.1. Sự tham gia của nhận thức Nhận thức là yếu tố cơ bản tham gia đặc biệt trong quá trình giao tiếp của con người. Nền tảng của nhận thức thể hiện rõ khi bạn giao tiếp với ai, bạn phải bắt đầu nhận thức về người ấy. Sự giao tiếp đầu tiên giữa hai người bao giờ cũng bắt đầu bằng yếu tố nhận thức cảm tính. Chính cảm giác và tri giác cho phép bạn thu nhận những thông tin ban đầu về con người giao tiếp thông qua thị giác và thính giác. Lê đương nhiên, những thông tin ấy có được từ những cảm nhận ban đầu nên thiếu cơ sở chi tiết, chính xác, vững vàng, cũng không thể thực sự khoa học. Ở góc độ giao tiếp, những tín hiệu mang lại từ nhận thức cảm tính có thể góp phần quan trọng hình thành ấn tượng đầu tiên trong giao tiếp hay thậm chí là những yếu tố thuộc về linh cảm. Những cơ sở này ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng cũng như thái độ cuộc giao tiếp. Bên cạnh đó, với những gì con người quan sát, mối quan hệ giao tiếp có thê trở nên xuôi chiều hơn khi những phán đoán nhanh chóng ban đầu được vận dụng một cách có cơ sở cũng như khoa học. Hơn thế nữa, nếu như thực sự tập trung chú ý cao độ, con người sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn trong giao tiếp. Những nghiên cứu cho thấy, việc bạn hết lòng chú ý đến người khác trong giao tiếp là tín hiệu cởi mở để cuộc giao tiếp diễn ra theo chiều hướng có lợi. Sự chú ý nàv hàm ý ủng hộ cuộc giao tiếp, bộc lộ thái
- độ tôn trọng. Ngoài ra, đó cũng chính là cách thức thu nhận những thông tin từ tri giác một cách hợp lý. Việc khéo léo chú ý để nhận diện được được chân dung tâm lý cũne như nhanh chóng nhận ra những điều cấm kỵ để chúng ta không phạm huý trong giao tiếp cũng là những tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, điều đó vẫn phải nhờ vào sự tham gia đặc biệt của trí nhớ. Việc nhớ tên, nhớ các đặc điểm thuộc về sở thích sẽ là yếu tố gây thiện cảm đặc biệt với người khác. Trí nhớ còn giúp con người có thể giữ được mạch của cuộc giao tiếp, giữ được thể diện của mình khi cuộc giao tiếp được tiến hành lúc những thông tin giao tiếp luôn được lưu giữ. Đối với những cá nhân mà số lần giao tiếp được diễn ra khá nhiều, điều cơ bản cần lưu tâm là con người cần giữ uy tín của mình với những điều đã hứa trong giao tiếp. Sự phán đoán chân dung tâm lý, sự điều chỉnh chính mình hay điều chỉnh kế hoạch giao tiếp chỉ đạt hiệu quả nếu có sự tham gia của tư duy và tưởng tượng. Con người không thể chỉ dựa vào những tín hiệu cảm tính của cảm giác và tri giác đem lại. Với những tín hiệu ban đầu từ nhận thức cảm tính, tư duy và tưởng tượng sẽ cho phép con người “chuẩn hóa” ở mức tương đối những thông tin ban đầu ấy dựa trên những quy luật chung để đánh giá và đưa ra phán đoán. Các hành động tư duy cũng như các thao tác tư duy được khai thác tối đa để con người có thể tạo ra những mô hình tích cực nhất nhằm hướng đến việc giao tiếp thật sự tích cực và hiệu quả. Yếu tố tư duy và tưởng tượng cũng thể hiện sự tham gia rất mạnh mẽ của mình khi muốn giao tiếp với một người nào đó, nhất thiết những định dạng về khuôn mặt, kiểu nói chuyện, phong cách giao tiếp sẽ trở nên cần thiết. Đó là chưa kể trong cuộc giao tiếp trực tiếp thì sự tư duy sâu sắc để hướng cuộc giao tiếp có lợi, đạt được mục đích giao tiếp hay phá những thế găng hoặc giải quyết những mâu thuẫn - xung đột không thể thiếu vắng sự tham gia tích cực của tư duy. 2.2 - Sự tham gia của xúc cảm - tình cảm và ý chí Những cảm xúc ban đầu là yếu tố ảnh hưởng đặc biệt đến quá trình giao tiếp. Việc tiếp xúc với đối tượng, những cảm xúc đầu tiên ở nét trang phục là hết sức quan trọng. Những xúc cảm tích cực sẽ đem đến những ấn tượng tốt trong quá trình giao tiếp và những xúc cảm tiêu cực sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giao tiếp. Lẽ đương nhiên, về cảm xúc muốn gây ấn tượng tốt cũng cần chú ý thật kỹ đến những yêu cầu về cảm xúc đối với người đối diện và người giao tiếp có kỹ năng cũng không nên lệ thuộc quá nhiều vào cảm xúc ban đầu. Ở góc độ khác, tình cảm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu ứng của cuộc giao tiếp. Những nghiên cứu cho thấy sự “mù màu” có nguy cơ diễn ra nếu tình cảm
- choáng ngợp con người trong quá trình giao tiếp. Khi yếu tố tình cảm phát sinh, con người có thể thiếu đi sự cân bằng cần thiết vì sức mạnh và sự chi phối của tình cảm. Mặt khác, nếu tình cảm giữa hai đối tượng không tốt, những rào cản tâm lý có thể nảy sinh khi chính đối tượng cảm nhận rằng những gì người giao tiếp cùng mình đều không làm cho mình cảm thấy hài lòng hay phù hợp. Vượt qua được những chi phối về tình cảm này không phải dễ khi con người là một thê thống nhất. Tuy vậy, việc hiểu đúng cảm xúc, tình cảm của chính mình sẽ làm cho người giao tiếp bớt đi sự chủ quan không đáng có. Ngược lại, việc hiểu biết một cách đúng đắn cảm xúc và tình cảm của người khác sẽ làm cho chúng ta dễ dàng chủ động, khéo léo và tinh tế hơn trong giao tiếp. Mặt khác, việc nắm được các quy luật của đời sống tình cảm và vận dụng nó một cách triệt để trong quá trình giao tiếp sẽ làm cho giao tiếp được chủ động hơn, mang tính thống nhất hơn cũng như hoàn thiện hơn. Việc tham gia của ý chí trong giao tiếp cũng có thể được phân tích ở các góc độ khác nhau. Khi giao tiếp, con người luôn gặp những thách thức, những khó khăn và trắc trở. Điều cơ bản là ý chí sẽ giúp con người trở nên mạnh mẽ, gan dạ và hết lòng vì mục tiêu giao tiếp của chính mình. Những thách thức cụ thể như sự chờ đợi, sự kiên nhẫn, sẽ được chính ý chí giải quyết nhằm hướng đến thành công đích thực của giao tiếp. Hơn thế nữa, với những trường hợp mà người giao tiếp có ý “nắn gân” hay cố tình làm khó thì nhờ vào ý chí, con người sẽ có thể theo đuối mục tiêu giao tiếp mà không bị tác động ngược hay bị làm xao nhãng mục tiêu chính. Trong mối quan hệ với người khác, khó có thể tránh những cảm xúc bực bội hay những tình huống nóng nảy. Cảm xúc tiêu cực hay ca những cảm xúc âm tính có thể làm cho người khác thiếu thiện chí hoặc cuộc giao tiếp dễ dàng bị phá vỡ. Vì thế, việc giao tiếp cần được dựa trên nền tảng của khả năng kiềm chế cảm xúc hay quản lý cảm xúc và thậm chí là điều chỉnh cảm xúc. Khả năng này dựa trên cơ sở quan trọng của ý chí vì khi làm chủ chính mình thì con người có thể quản lý bản thân đế hướng đến những mục tiêu chung của giao tiếp hoặc những kế hoạch giao tiếp mà bản thân đã vạch ra như một chiến lược ban đầu. 3. Các yếu tố tác động đến quá trình giao tiếp 3.1. Các yếu tố thuộc về cá nhân 3.1.1. Hiêu về chính mình và hiếu về người khác * Tôi là ai và chân dung tâm lý của bản thân Sự tự nhận thức là yếu tố rất quan trọng để cuộc giao tiếp hay những mối quan hệ giao tiếp được tiến hành. Việc nhận thức bản thân sẽ trả lời câu hỏi “tôi là
- ai” và trên cơ cở ấy con người sẽ dễ dàng giao tiếp đúng hướng, đúng cách, đúng những quy chuẩn cần thiết. Câu hỏi tôi là ai đáng được trả lời dựa trên nền tảng của việc nhận thức được ngoại hình, tính cảm cách, khả năng, động cơ, cảm xúc, định hướng giá trị của bản thân mình cũng như mối quan hệ liên nhân cách của bản thân. Tuy nhiên, nói gọn lại thì đó chính là việc xác định cái tôi của cá nhân mình trong mối quan hệ tương tác, cái tôi cá nhân được xác lập do chính mình có thể chủ cũng quan, cũng có thể là khách quan. Việc xác định cái tôi của mình càng chính xác thì việc nhận ra bản thân mình càng chính xác. Việc nhận ra chính mình càng khách quan thì cuộc giao tiếp sẽ dễ dàng đạt đến hiệu quả vì chúng ta đang biết mình. Khi tìm hiểu về chính mình để trả lời câu hỏi tôi là ai, yêu cầu hết sức quan trọng là bản thân mình phải nghiêm túc với chính mình. Bản thân câu hỏi tôi là ai hết sức phức tạp vì nó trả lời được ùng yêu cầu cơ bản và nền tảng để mở đầu cho cuộc giao tiếp. Hiểu về chính mình trước nhất là hạnh phúc, hiều về chính mình để chọn cho mình một cuộc sống thực sự phù hợp, hiểu về chính mình để có cách cư xử với mình cũng như với người khác nghiêm túc, hợp lý hơn và hiểu về chính mình để điều chỉnh nhằm tìm đến sự tương hợp với nhóm, với sức ép xã hội và để giao tiếp thực sự hiệu quả. Để trả lời cho việc hiểu về chính mình thì nhất thiết cơ chế tự đánh giá được vận dụng. Tự đánh giá ở đây không chỉ là hiểu về khả năng mà còn nhận ra được những yếu tốt thuộc về bình diện tương tác xã hội. Tự đánh giá là sự tự ý thức, tự nhận thức về các biểu hiện bên ngoài nhưng khả năng, năng lực, phẩm chất nhân cách cảu chính mình. Cơ chế của khả năng, năng lực, phẩm chất nhân cách của chính mình. Cơ chế của tự đánh giá diễn ra theo một quy trình như sau: các nhân ghi nhận thông tin về bản thân (tự quan sát – tiếp nhận thông tin), xác định những biểu tượng về bản thân (nhìn nhận – tiếp nhận thông tin), xác định những biểu tượng về bản thân (nhìn nhận – xác định giá trị), so sánh bản thân với những yếu tốt chuẩn (xử lý thông tin, so sánh với thang giá trị của bản thân). Nền tảng tự đánh giá sẽ cho phép chúng ta vẽ về chân dung của mình một cách cụ thể và chi tiết. Chân dung tâm lý của bản thân hết sức quan trọng vì nó cho phép mình biết mình ở những góc độ khác nhau. Khi thiết lập chân dung tâm lý bản thân, cần chú ý phải đảm bảo những nội dung sau: Hình thức bên ngoài, Khả năng - Năng lực, Đạo đức - Tính cách, ước mơ - Lý tuởng. Nói khác đi, chân dung tâm lý của cá nhân phải bao hàm những yếu tố thật nhất về chính mình từ hình thức đến nội dung. Cơ
- sở quan trọng về chân dung tâm lý này sẽ cho phép chúng ta điều chỉnh những gì cần thiết để định hướng giao tiếp tích cực, những gì chúng ta cần chuẩn bị khi mở đầu cho một mối quan hệ mới, những gì cần thực hiện theo định hướng thay đổi cho một mối quan hệ cũ Chân dung tâm lý trong giao tiếp ảnh hưởng quan trọng đến cách thức ứng xử với người khác và với bản thân ta. Lẽ đương nhiên chân dung tâm lý mang màu sắc khái quát dựa trên cơ sở hiểu về chính mình nhưng cũng mang tính thích ứng trong từng tình huống giao tiếp khi nó dựa vào những hoàn cảnh giao tiếp cũng như từng đối tác giao tiếp. Chân dung tâm lý của bản thân có thể thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau: - Hình ảnh cơ thể của bản thân: vóc dáng, ngoại hình, trang phục, nét duyên riêng - Cái “tôi” chủ quan: là những suy nghĩ của mình về chính mình và những cái mà mình cho rằng người khác nghĩ về mình trong giao tiếp. Trong giai đoạn gần đây, thuật ngữ cái tôi hiệu quả được sử dụng để minh hoạ về hình ảnh bản thân trong tương tác. “Cái tôi hiệu quả là một thuật ngữ của tâm lý học, được định nghĩa là niềm tin của một người nào đó có khả năng thực hiện theo một cách thức nhất định để đạt được mục tiêu nhất định”. - Cái tôi lý tưởng: là cái tôi mà chúng ta mong muốn đạt được hay trở thành với những giá trị kèm theo. - Hình ảnh tâm lý theo định hướng của các vị trí, vai trò và nhiệm vụ xã hội đang đảm nhận Chân dung tâm lý hay hình ảnh bản thân trở thành cứ liệu quan trọng trong giao tiếp. Khi bản thân xây dựng được hình ảnh của chính mình nghĩa là sự giao tiếp đã dựa trên một khung nền hết sức vững chãi. Những lời nói, hành vi và cử chỉ sẽ tồn tại theo hướng hình ảnh chúng ta nhận thức về mình để hướng đến mục tiêu chung xác lập. Việc xây dựng chân dung tâm lý của mình còn dựa trên nền tảng là chúng ta hình dung của mình trong con mắt của người khác. Cơ sở này có thể mang tính phổ quát chung nhưng cũng có thể mang tính độc đáo và riêng biệt ở từng phần. Nền tảng ấy sẽ thôi thúc chúng ta thích ứng và linh hoạt một cách đặc biệt trong giao tiếp để có thể làm cho hình ảnh của mình được tôn tạo theo hướng đẹp hơn, vững bền hơn. Tuy nhiên, cũng có thể bản thân sẽ tích cực điều chỉnh chính mình, tái xây dựng hình ảnh của mình để người khác sẽ có quá trình điều chỉnh về
- định hình khuôn mẫu hình của chúng ta nhằm thúc đẩy cuộc giao tiếp thêm thuận lợi. Nói tóm lại, hiểu chính mình thực sự làm cho cuộc giao tiếp bớt chủ quan cùng như có cơ hội tương tác tích cực. Việc xây dựng hình ảnh hay chân dung tâm lý được xem là “bản lề” để thúc đẩy hành vi giao tiếp và những yếu tố khác có liên quan đến cuộc giao tiếp diễn ra theo một chiều thuận lợi nhất nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp. Cửa sổ Johari Các công trình nghiên cứu của Joseph Luft và Harrington Ingram đã đề cấp đến việc hiểu về chính mình và hiểu về người khác. Sự tương tác giữa việc hiểu về chính mình và hiểu về người khác sẽ tạo ra sự thích ứng giao tiếp hay không. Dựa trên nền tảng của mối quan hệ này, khái niệm cừa sổ Johari được xác lập. [4] Trước khi giao tiếp cùng nhau, con người chưa biết gì về nhau. Khi bắt đầu giao tiếp một cách chính thức, con người cần hiểu về chính mình và hiểu về người khác. Không dừng lại ở đó, con người cần hiểu về mối quan hệ giữa hai người hay hai phía nên diễn ra như thế nào hay thực hiện như thế nào. Khi con người thiết lập mối quan hệ giao tiếp với người khác, họ hy vọng rằng cuối cùng mọi người sẽ tin tưởng tạo ra sự hiểu biết đích thực về nhau. Nếu giao tiếp được hiểu là sự trao đổi thông tin về những quan điểm, ý kiến và cảm xúc cũng như cái tôi của chính mình thì việc hiểu mình và hiểu người sẽ tạo ra những sự tương thích tuyệt diệu trong giao tiếp. Theo dòng chảy của giao tiếp, có những thông tin cá nhân chúng ta sẽ dần dần bộc lộ, có những thông tin ta cũng cần che giấu. Điều này phụ thuộc vào quan niệm của mỗi người. Có những người muốn cuộc giao tiếp thực sự thoải mái nên việc bộc lộ chính mình không có gì la thách thức với họ. Nhưng cũng không phải không có người hoàn toàn không thích bộc lộ chính mình, họ kiềm giữ những gì thuộc về cá nhân như những bí mật. Lẽ đương nhiên, điều giản đơn nhận thấy là khi giao tiếp với một người quá bí ẩn hay chúng ta biết quá ít thông tin về họ thậm chí là mù mờ về họ thì làm sao có thể giao tiếp thoải mái và de dàng. Ngược lại, cũng không thể lúc nào ta cũng hiểu đúng về họ ngay cả khi họ bộc lộ. Việc người khác có những đặc điểm ấy hay không, không chỉ ở nội tại là người ấy như thế nào mà còn ở điểm người ấy như thế nào thông qua cái nhìn của chúng ta. Có những điều người khác dễ dàng nhận ra ở người ấy, nhưng cũng có những điều bản thân chúng ta chưa hiểu về người ấy một cách đúng đắn hay đầy đủ lại tiếp tục tạc ra
- những rào cản mới không dễ xoá nhoà. Trong cung bậc giao tiếp và tương tác đa chiều, cũng không thể không để tâm đến những phát hiện thú vị của ta về người khác, nhưng chính bản thân người khác cũng không tự nhận biết mình. Điều này cũng dễ dẫn đến những tương tác rất phức tạp vì sự đồng điệu không diễn ra. Những mối quan hệ phức tạp và đan xen giữa việc mình hiểu về mình và người khác hiếu về mình tạt ra các tầng bậc hay các ô cửa trong cửa sổ Johari. Có thể phân tích khái quát từng khu vực trên như sau: Khu vực 1: hay khu vực tự do - khu vực mở - khu vực chung: Khu vực này tương ứng với những gì chúng ta hiểu biết về bản thân mình và người khác cũng biết về mình. Đây là khu vực dễ dàng giao tiếp khi chân dung tâm lý của chính mình do mình nhận thức được và xây dựng có thể trùng với chân dung trong mắt của người khác về mình. Điều này sẽ tạo nên những hiệu ứng đặc biệt khi nguyên tắc cởi mở được khai thác một cách tối đa. Cởi mở hiểu một cách đơn giản đi là việc chia sẻ những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và những hiểu biết của mình đối với đối tượng giao tiếp. Khi giao tiếp, chúng ta chủ động vén màn bí mật của đời sống nội tâm mình thì dễ dàng làm người khác hiểu được chúng ta. Lúc ấy, bản thân cũng có cảm giác thoải mái và hạnh phúc. Nguyên tắc giao tiếp hiện đại cho thấy việc cởi mở chính mình sẽ là cầu nối để người khác cũng cởi mở về chính họ. Dựa trên nguyên tắc cởi mở từ hai phía, sự giao tiếp thẳng thắn và hiệu quả sẽ dễ dàng diễn ra. Sự hiểu biết càng nhiều, con người dễ dàng xích lại gần nhau và cuộc giao tiếp sẽ được phát triển. + Khu vực 2 hay khu vực mù tương ứng với những gì người khác biết về chúng ta còn bản thân có thể chưa biết về mình có những đặc điểm đó hay không. Sự tương tác này tạo ra ô mù vì chúng ta có thể dễ dàng chủ quan về mình, chủ quan trong tình huống giao tiếp. Thực tế cho thấy con người vẫn có thể sơ sót trong việc tìm hiểu mình hoặc bị hạn chế bởi một số điều kiện và rào cản nào đó cho nên việc tìm hiểu về mình không diễn ra như mong đợi. Có một vài đặc điểm tâm lý đang tồn tại nhưng ta lại không nghĩ rằng chính nó tồn tại ở mình trong khi người khác lại nhận ra làm cho cuộc giao tiếp có thể bị rơi vào khoảng không của yếu tố mù. + Khu vực 3 hay khu vực bí mật. Đó là khu vực cất giấu những bí ẩn hay những bí mật, mà chính chúng ta đã biết rất rõ về chúng nhưng người khác không biết được hay chưa thể biết được. Nhu cầu che giấu hay nhu cầu tạo dựng sự bí ẩn ở bản thân quá lớn làm cho ta trở nên rất thận trọng”. Ô riêng này là ô mà chỉ ta
- mới rõ về nó, chúng ta chiếm ngự nó và biến nó trở thành tài sản riêng của mình. Trong cuộc giao tiếp, ô riêng này càng lớn thì giao tiếp càng khó khăn. Sẽ là chủ quan nếu như chính chúng ta muốn khư khư ôm giữ ô riêng này và không muốn cho người khác xâm phạm trong khi ô riêng lại cũng là “tài sản” của cuộc giao tiếp tương tác. Một lần nữa, sự cởi mở trong giao tiếp lại trở thành yêu cầu khá quan trọng và cơ bản. + Khu vực 4 hay khu vực không nhận biết được tương ứng với những gì mà chính chúng ta cũng không biết về mình và người khác cũng không thể biết được. Khu vực này là “vùng hoang” trong giao tiếp vì sự cảm tính được khai thác một cách tối đa khi những phán đoán về diễn tiến hay những thông tin trong giao tiếp đều vô hình và thật khó có thể xác định. Sơ đồ 3: Sơ đồ về cửa sổ Joharri trong giao tiếp Các khu vực trên trong giao tiếp rộng hay hẹp tuỳ theo mối quan hệ giữa hai chủ thể, hai nhóm hay giữa cá nhân và nhóm hoặc giữa nhóm và nhóm. Việc cởi mở hết lòng và sự tôn trọng nhau cũng như niềm tin sẽ làm cho các ô giao tiếp trên thay đổi một cách đặc biệt. Nếu muốn cuộc giao tiếp hiệu quả, con người càng nên nới rộng ô chung ra để cả hai đều hiểu biết về nhau và càng dễ dàng giao tiếp một cách thẳng thắn và có đích đến. Ô mở cũng có thể mở rộng nếu ô riêng được thu hẹ lại khi chúng ta cố gắng bộc lộ thêm những gì về mình để người khá hiểu hơn. Mặt khác, với ô mù cũng thế, việc lắng nghe những phản ứng từ phía người khác về mình cũng rất quan trọng vì giữa những gì mình nghĩ là mình không có với những gì người khác nhận thấy ở mình có mâu thuẫn với nhau. Ở đây, lý do sẽ dễ dàng nhận thấy: một là chúng ta bộc lộ sai về mình, hai là người khác hiểu sai về mình và ba là chí chúng ta chủ quan khi nhìn nhận về mình. Nếu lắng nghe những phản hồi từ phía người khác để rồi có sự thừa nhận và ô mù ấy được thu hẹp lại thì cuộc giao tiếp cũng dần hiệu quả hơn. Tóm lại, khu vực mở hay khu vực tự do càng được nới rộng trong cửa sổ Johari khi xây dựng quan hệ giao tiếp thì cơ hội thành công trong giao tiếp sẽ càng cao. Điều này phụ thuộc nhiều vào sự thắng thắn, cởi mở, phản hồi và niềm tin từ hai phía. Những kỹ thuật giao tiếp hiện đại cho thấy để thành công trong giao tiếp thì sự hết lòng với nhau sẽ dẫn đến sự thoải mái và tin tưởng nhau. Làm được điều này chỉ khi ta mạnh :ạn bộc lộ về mình, người khác lắng nghe, tôn trọng và phản hồi tích cực. Khi nhận được phản hồi, người nghe cần nghiêm túc nhận định và trân trọng thay vì bảo thủ hay phủ nhận sạch trơn. Giải quyết được yêu cầu này nghĩa là
- giải quyết được sự tương tác tích cực hay giải quyết được mối quan hệ hai chiều công bằng và tôn trọng trong giao tiếp. 3.1.2. Ấn tượng ban đầu trong giao tiếp Ấn tượng ban đầu trong giao tiếp là hình ảnh về đối tượng giao tiếp được hình thành trong thời gian đầu của cuộc gặp gỡ hoặc lần gặp gỡ đầu tiên. Ấn tượng đầu tiên còn được hiểu là những nhận xét đầu tiên của chúng ta về đối tượng khi mới gặp gỡ hoặc trong một thời gian ngắn tiếp xúc. Ấn tượng đầu tiên bao gồm: thành phần cảm tính với những phán đoán về đặc điểm bên ngoài của đối tượng, thành phần lý tính với những phán đoán nhanh chóng về tính cách, khả năng thông qua một vài dấu hiệu nhất định được tư duy “hoạt hoá” và thành phần cảm xúc với những rung cảm trực tiếp nảy sinh một cách trực khởi bằng sự tương tác ban đầu. Với các thành phần trên của ấn tượng ban đầu thì cảm xúc là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến độ bền vừng của ấn tượng ban đầu. Khi cảm xúc càng mạnh mẽ thì ấn tượng ban đầu càng trở nên bền vững và khó phai mờ. Ấn tượng ban đầu có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giao tiếp. Nếu ấn tượng đầu tiên tốt, cuộc giao tiếp có thể xuôi chèo mát mái. Nhưng ấn tượng ban đầu về một con người nào đó xấu, cuộc giao tiếp rât khó diễn ra hiệu quả vì chúng ta bị những rào cản tâm lý, những chính chắn tâm hồn khó có thế dung hoà. Đó là chưa kể chỉ vì ấn tượng từ đâu không tốt, nhu cầu cởi mở sẽ bị hạn chế từ hai phía, việc phòng thủ sẽ xuất hiện như một phản ứng tâm lý tất nhiên. Mặt khác, những lời nói, cử chỉ có thể nảy sinh làm cho mối quan hệ có nguy cơ căng thẳng và phức tạp. Ấn tượng ban đầu không chỉ phụ thuộc từ một phía mà nó hình thành dựa trên sự tương tác từ hai phía cũng như những biến đổi trở lại ở mỗi chủ thể giao tiếp. Trước hết, ấn tượng ban đầu phụ thuộc vào cách xuất hiện và cách thể hiện của người giao tiếp. Sự xuất hiện ban đầu với trang phục, diện mạo, thần thái, cách đi đứng, cách mở đầu câu chuyện đều đem lại những cảm xúc những tín hiệu đầu tiên về nhận thức. Đó là chưa kể những lời nói, những hành vi ứng xử ban đầu và cả những yếu tố về con người được bộc lộ thông qua trang sức, trang điểm, cử chỉ xã giao có thể là những cơ sở quan trọng để ấn tượng ban đầu xuất hiện. Tuy nhiên, ấn tượng ban đầu còn được hình thành dựa trên những yếu tố nội tại trong tâm lý của người đang giao tiếp để có ấn tượng ban đầu về người khác. Những yếu tố có thể đề cập ở đây là tâm trạng của chúng ta trong giai đoạn giao tiếp trực tiếp với đối tượng, nhu cầu và sở thích cũng như thị hiếu có thể ảnh hường
- định hình đến những rung cảm ban đầu theo nguyên lý của sự “hợp nhãn”, tâm thế và những yếu tố con người hình dung về đối tượng giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp Ấn tượng ban đầu không dễ dàng chính xác nhưng có thể nói rằng ấn tượng đầu tiên dễ dàng hình thành trong thời gian đầu tiên tiếp xúc. Những giây phút đầu tiên của cuộc tiếp xúc, những gì chúng ta nghe thấy, nhìn thấy và cảm thấy là những dữ liệu quan trọng để hình thành ấn tượng đầu tiên. Nhiệm vụ của người giao tiếp, cần chuẩn bị đầy đủ những yếu tố tác động vào hệ thống cảm quan của người khác đe hình thành ấn tượng đầu tiên thật tốt. Người còn lại trong giao tiếp cũng cần chú ý đừng quá lệ thuộc vào ấn tượng đầu tiên hay đừng “áp chế” chính mình bằng sự đánh giá chủ quan thông qua ấn tượng đầu tiên. Giải quyết được vấn đề ấy, việc giao tiếp sẽ trở nên thuận lợi và đạt được hiệu quả như mong đợi. 3.2. Các yếu tố tương tác nhóm 3.2.1. Lây lan cảm xúc Sự lây lan cảm xúc là một quy luật cơ bản của tình cảm. Như đã phân tích ở trên, sự ảnh hưởng của tình cảm không nhỏ trong quá trình giao tiếp và xét trong mối tương tác nhóm khi giao tiếp thì sự ảnh hưởng của quy luật lây lan cảm xúc thể hiện rất rõ nét. Trong một số trường hợp giao tiếp, sự lây lan cảm xúc có thể làm cho cả hai chủ thế giao tiếp có sự tương đồng cảm xúc theo hướng lây lan tích cực, nhưng cũng không loại trừ trường hợp lây lan “lửa” làm cho cuộc giao tiếp bị phá vỡ. Trên bình diện tương tác nhóm, sự lây lan xúc cảm có thể làm hai nhóm giao tiếp khó có thể giải quyết vấn đề nếu sự lây lan cảm xúc bị “đẩy” lên đến những cảm xúc vượt khung. Những nghiên cứu cho thấy trong một tổ chức hay trong một nhóm giao tiếp, tâm trạng và cảm xúc của một thành viên này có thể lây lan sang những thành viên khác và hiện tượng vui lây, buồn lây, uể oải hay mệt mỏi và chán nản cũng có thể lây lan. Hiện tượng giao tiếp trễ nải hay thiếu tính tích cực trong một tổ chức là một minh chứng rất cụ thể. Sự lây lan này làm cho giao tiếp cũng bị ảnh hưởng theo một “cảm xúc định hình” hay “quầng” cảm xúc định dạng. Xét trên bình diện giao tiếp, tâm trạng có thể làm cho cuộc giao tiếp dễ trở nên thuận lợi hoặc khó khăn. Mọi thứ cần được giải quyết theo định hướng chúng ta là “bộ phận giao tiếp mà không hẳn là chiếc lọ giản đơn để quá trình giao tiếp khách quan.” 3.2.2. Ám thị
- Hiếu một cách đơn giản ám thị là hiện tượng bị tác động một cách mạnh mẽ từ những sức mạnh nào đó trong cuộc sống mà ta có cơ hội gặp gỡ, tiếp nhận. Nói cách khác, ám thị là dùng lời nói, việc làm, cử chỉ đồ vật tác động vào một người hay một nhóm người, làm cho họ tiếp nhận thông tin thiếu sự kiểm tra, phê phán. Dưới góc độ Tâm lý học thì ám thị là sự tác động tâm lý từ một uy quyền hợp pháp đến cá nhân hoặc nhóm người làm cho họ tiếp nhận thông tin và hành động một cách vô điều kiện, không phê phán. Ám thị xảy ra khi có giao tiếp trực tiếp giữa người với người”. [3] Ở một góc nhìn khác từ phía chủ thể ám thị, ám thị là quá trình tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp lên tâm lý con người nhằm mục đích điều khiển họ thực hiện những yêu cầu nhất định. Trong trạng thái ám thị, năng lực ý thức và tính phê phán của người bị ám thị đối với nội dung bị ám thị giảm đi một cách rõ rệt. Những nội dung này được cá nhân lĩnh hội một cách tự động mà dường như yếu tố nhận thức - tư duy không còn sức mạnh hay không còn tham gia một cách cụ thể và trực tiếp. Trong cơ chế của sự ám thị có hai yếu tố cần được phân tích một cách rạch ròi, có những chủ thể luôn chủ động thực hiện quá trình ám cua mình với người khác. Tuy nhiên, cũng có những chủ thể không chủ động thực hiện sự ám thị của mình nhưng vì cái “bóng” của họ quá lớn, sức mạnh về hình ảnh của họ quá mạnh, sự ảnh hưởng của họ quá cao trên phương diện năng lực xét trên những thành tựu cụ thế và sự đa nhân tâm về mặt ứng xử làm cho những cá nhân khác bị ám thị. Tóm lại, ám thị là một biểu hiện cơ bản của sự tương tác trong giao tiếp. Cái uy của người giao tiếp có thể làm cho người khác quên kiểm tra thông tin giao tiếp, mất cả cơ hội phản hồi. Mức độ bị ám thị ở mỗi người khác nhau và khả năng ám thị người khác cũng không thể tương đương. Con người càng có uy tín trong giao tiếp, càng dễ ám thị người khác, người đang có tâm trạng hoang mang, lo lắng, yếu đuối, bất an về tâm lý, càng dễ bị người khác ám thị. Vấn đề là trong giao tiếp cần nhận ra bản thân mình, hiểu được vị thế của mình đế khai thác sao cho thật sự phù hợp. 3.2.3. Áp lực nhóm Trong giao tiếp, áp lực nhóm là một vấn đề cũng thể hiện sự chi phối của mình rất đặc biệt. Áp lực nhóm là thuật ngữ dùng để mô tả tha đối về suy nghĩ, thái độ của một cá nhân dưới ảnh hưởng của nhóm, sự thay đổi tâm lý của cá nhân dưới tác động của áp lực nhóm còn có thể được gọi là hiện tượng adua.
- Sức mạnh của áp lực nhóm thể hiện rõ trong tình huống khi một cá nhân hay một vài người có ý kiến trái chiều hay ngược lại với đa số. Áp lực nhóm sẽ thể hiện sức mạnh áp lên cá nhân hay nhóm ấy theo hướng phải chấp nhận để thay đổi. Dưới áp lực này, người ta có xu hướng thay đổi ý kiến của mình và chấp nhận ý kiến của đa số. Trong giao tiếp, áp lực nhóm thường thể hiện rõ khi những nhận định và đánh giá của cá nhân về vấn đề giao tiếp hay một chủ thể gi tiếp này khác với cả nhóm. Cũng có thể ở những tình huống giao tiế cách thể hiện hoặc cách ứng xử của chúng ta không hoàn toàn là hợp lý. Tuy nhiên, thông qua lăng kính chủ quan thì áp lực nhóm lại kết luận hay đánh giá khác với sự đánh giá của ta. Trên cơ sở đó, áp lực nhóm đòi hỏi chúng ta phải điều chỉnh cuộc giao tiếp, thực hiện chu hành vi giao tiếp mới theo định hướng và sự mong đợi của nhóm. Lúc bấy giờ, dưới áp lực nhóm trong giao tiếp, sự phản ứng sẽ có thế trở nên rất yếu ớt vì sức mạnh nội tại không đủ lớn. Cũng không phải không trường hợp, chủ thể giao tiếp vẫn vùng vẫy trước áp lực nhóm nhưng không khéo léo thì sự tẩy chay sẽ có thể xuất hiện trong giao tiếp nhóm hay giao tiếp tổ chức. Phân tích sâu về hiện tương adua trong áp lực nhóm, có thể đề cập lên các loại sau: * Adua hình thức Là hình thức bên ngoài cá nhân tỏ vẻ chấp nhận ý kiến của nhóm nhưng bên trong thực chất là không đồng tình, không tán thành thậm chí là chống đối. * Adua bên trong Là hình thức cá nhân chấp nhận một cách hoàn toàn áp lực của nhóm. Nói khác đi, cá nhân hoàn toàn bị ý kiến của đa số thu phục. [21,3] Tuy nhiên, áp lực nhóm phụ thuộc vào một số yếu tố cơ bản như sau đặc điểm tâm lý của cá nhân đang chịu áp lực nhóm như bản lĩnh sự độc lập ra sao, ý chí như thế nào, đặc điểm về nhận thức, kinh nghiệm, khả năng nhận thức Kế đến là đặc điểm của nhóm thể hiện qua quy mô của nhóm lớn hay nhỏ, sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm, mức độ thống nhất trong nhóm, sức mạnh văn hoá của nhóm, những nội quy “chìm” hay “nổi” trong nhóm Ngoài ra, yếu tố hoàn toàn giao tiếp xảy ra cũng như sự gắn bó giữa cá nhân đang bị áp lực nhóm với nhóm thông qua vị trí hiện tại của cá nhân, mối quan hệ xã hội và mối quan hệ thân tình của cá nhân với nhóm, mức độ phụ thuộc cá nhân với nhóm cũng như mối
- quan hệ phụ thuộc hai chiều giữa cá nhân với nhóm như thế nào đều ảnh hưởng đến sức mạnh đích thực của áp lực nhóm khi chi phổi cá nhân trong giao tiếp. 3.2.4. Bắt chước Bắt chước hiểu theo nghĩa đơn giản là hành động làm theo một cái gì đó như là một khuôn mẫu, một tấm gương; đó chính là sự mô phỏng hành vi, một lời nói hay một sắc thái cảm xúc. Cũng có thể nhận thấy cách bắt chước là sự lặp lại hành vi, cách cư xử, cử chỉ, điệu bộ và cả cách suy nghĩ và cách thể hiện của người khác. Trong giao tiếp, sự bắt chước diễn ra khi chính bản thân chúng ta yêu thích một người nào đó, hoặc chiếc bóng của người ấy phủ mờ chúng ta và sự tình nguyện hay bắt chước thụ động có thể diễn ra. Bắt chước là sự phản ánh tồn tại xã hội, các quan hệ xã hội dưới hình thức hành vi, hoạt động mang tính lặp lại những hành vi, hoạt động của cá nhân hay của một nhóm xã hội nào đó. Thông thường trong cơ chế của sự bắt chước, ta thấy rõ có hai nhóm đối tượng cần chú ý. Nhóm thứ nhất chính là những cá nhân được xem như những mẫu hình lý tưởng, những tấm gương sáng hay những con người nối bật được quan tâm, ủng hộ hay kính nể. Nhóm khách thể thứ hai là những người xem nhóm đối tượng thứ nhất như là những hình ảnh mẫu mực hay nổi bật mà mình muốn noi theo. Trong lòng của nhóm đối tượng thứ hai thì nhóm đối tượng thứ nhất hết sức được tôn trọng hay tôn kính. Mặt khác, cũng có thể hiểu rằng trong cơ chế của sự bắt chước, có những yếu tố cụ thể trong những biểu hiện về mặt tâm lý của những cá nhân thuộc nhóm khách thể thứ nhất như: lời nói, hành vi, cử chỉ, sự ứng xử, ý chí, niềm tin, nghị lực, lối tư duy trở thành điểm sáng để nhóm khách thể thứ hai làm theo, noi theo, bắt chước. Bắt chước là hiện tượng tâm lý trong giao tiếp vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách quan vì có đôi lúc sự bắt chước không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan nhưng đôi lúc rất phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của cá nhân. Bắt chước có thể là việc hành động theo một chuẩn mực hay một cá nhân nào đó mà mình yêu quý, quan tâm hay thậm chí là ngưỡng mộ. Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, bắt chước có thể là hành động làm theo một diễn tiến tâm lý của cả nhóm, của một tập hợp người đã có những mục đích - nhiệm vụ và quy tắc cụ thể. Những trường hợp như thế, đôi khi cá nhân vẫn chưa nhận thức được một cách đầy đủ và đúng đắn những hình ảnh hay những chuẩn mực nhưng vẫn tuân thủ theo hướng bắt chước.