Giáo trình tóm tắt Văn học Việt Nam 1900-1930 - Phan Thị Hồng (Phần 1)

pdf 15 trang hapham 1940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình tóm tắt Văn học Việt Nam 1900-1930 - Phan Thị Hồng (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tom_tat_van_hoc_viet_nam_1900_1930_phan_thi_hong.pdf

Nội dung text: Giáo trình tóm tắt Văn học Việt Nam 1900-1930 - Phan Thị Hồng (Phần 1)

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT KHOA NGỮ VĂN KHOA NGỮF VĂN7 G ThS. PHAN THỊ HỒNG VĂN HỌCGIÁO VIỆT NAM TRÌNH 1900-1930 VĂN (GiáoHỌC trình tóm VIỆT tắt dùng cho lớp NAM Đại học từ xa) 1900-1930 (Giáo trình tóm tắt dành cho lớp Đại học từ xa) ThS. PHAN THỊ HỒNG Đà lạt 2003 2003
  2. Văn học Việt Nam 1900 – 1930 - 1 – MỤC LỤC YƯZ CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT 2 1. Hoàn cảnh đất nước 2 a) Công cuộc củng cố bộ máy thống trị, khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và sự chuyển biến của xã hội Việt Nam. 2 b) Các phong trào yêu nước 3 2. Tình hình văn học 4 a) Tính chuyển tiếp, giao thời hay sự đan xen giữa hai nền văn học cũ và mới 4 b) Những thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của văn học mới 5 CHƯƠNG II: VĂN HỌC YÊU NƯỚC BA MƯƠI NĂM ĐẦU THẾ KỶ 7 1. Quá trình bền bỉ phát triển 7 2. Một số nội dung trong văn thơ yêu nước của các sĩ phu cấp tiến đầu thế kỷ .9 a) Tâm tư trước thời đại mới của các nhà yêu nước 9 b) Tư tưởng mới, duy tân để tự cường, giành độc lập 10 CHƯƠNG III: PHAN BỘI CHÂU (1867 – 1940) VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC THƠ VĂN YÊU NƯỚC 15 1. Trước khi xuất dương cứu nước cho đến 1908 17 2. Giai đoạn 1908 – 1925 21 a) Thơ tuyên truyền yêu nước, cứu nước 22 b) Truyện, tiểu thuyết 24 3. Giai đoạn “Ông già Bến Ngự” 27 a) Tiếp tục làm thơ văn cổ động yêu nước cứu nước 27 b) Thơ tâm sự 30 CHƯƠNG IV: TẢN ĐÀ – NGUYỄN KHẮC HIẾU (1889 – 1939) 32 1. Tản Đà – Nhà văn 33 2. Tản Đà – Nhà thơ 34 ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn
  3. Văn học Việt Nam 1900 – 1930 - 2 – CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT 1. Hoàn cảnh đất nước a) Công cuộc củng cố bộ máy thống trị, khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và sự chuyển biến của xã hội Việt Nam. Độ vài thập niên cuối thế kỷ XIX, với sự thất bại của các phong trào yêu nước, sự đầu hàng của triều Nguyễn, việc bình định Việt Nam của thực dân Pháp cơ bản đã xong. Để giữ vững ách đô hộ, Pháp khẩn trương củng cố bộ máy hành chính, thiết lập hệ thống quân sự, cảnh sát, tòa án, nhà tù, đề ra chính sách riêng về văn hóa, giáo dục v.v Đầu thế kỷ XX, khi bộ máy thống trị đã được tổ chức, củng cố, thực dân Pháp bắt đầu công cuộc khai thác thuộc địa. Các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như: nông, công, thương nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, tài chính đều nằm trong tay thực dân. Để thuận lợi cho việc kìm kẹp, bóc lột nhân dân thuộc địa, thực dân vẫn cho duy trì bộ máy quan liêu, cường hào với chính sách sưu thuế cũ. Bộ máy chính quyền thực dân hay chế độ thực dân nửa phong kiến cơ bản được thiết lập trên cơ sở của sự cấu kết chặt chẽ giữa chủ nghĩa đế quốc và thế lực phong kiến phản động, là công cụ của thực dân Pháp đàn áp dân tộc Việt Nam, chia rẽ đất nước Việt Nam, thực hiện chính sách khai thác thuộc địa vô cùng tàn bạo của chúng. Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp khiến đất nước Việt Nam bị cuốn vào quĩ đạo hoạt động của chủ nghĩa tư bản chủ yếu ở phương diện thị trường tiêu thụ và cung cấp nguyên liệu, hàng xuất khẩu. Nhưng quá trình đô hộ của Pháp dù muốn dù không đã tạo ra những biến đổi lớn: giao thông mở mang, buôn bán phát triển, các đô thị lớn hình thành, các hải cảng được xây dựng, tạo nên sự tiếp xúc ngày càng rộng rãi của nước ta với thế giới. Chế độ thực dân phong kiến với chính sách sưu thuế, phu phen tạp dịch nặng nề cùng thiên tai, mất mùa đã làm cho một bộ phận nông dân, thợ thủ công bần cùng, phá sản. Bị cướp mất nguồn sống là đất đai, những người nông dân bần cùng nhanh chóng trở thành công nhân đồn điền, hầm mỏ, những người làm thuê, buôn thúng bán mẹt ở khắp thành phố. Nhìn chung, công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã thúc đẩy đất nước Việt Nam vận động, phát triển theo xu hướng tư sản hóa. Mặc dù xu hướng tư sản hóa của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ là một xu hướng “kém lành mạnh nhất, què quặt nhất, để lại những hậu quả tai hại nhất nhưng điều đó cũng lôi kéo các mặt khác phát triển: thay đổi bộ mặt thành thị, biến nó thành những trung tâm kinh tế, dần dần qui tụ nông thôn quanh thành thị, thay đổi kết cấu xã hội, làm mất thế lực nhiều lực lượng bảo thủ, trì trệ, tạo điều kiện cho cái mới – sau khi đã thay da, đổi thịt, biến hóa – có điều kiện từ thành thị tỏa về nông thôn, chi phối sự ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn
  4. Văn học Việt Nam 1900 – 1930 - 3 – phát triển theo kiểu các xã hội hiện đại”(1). Cùng với sự thay thế của chế độ thực dân nửa phong kiến, trạng thái ý thức của xã hội cũng biến đổi theo – sự xuất hiện của ý thức hệ tư sản chính là một nhân tố mới có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của xã hội. b) Các phong trào yêu nước Sau thất bại của các phong trào chống Pháp cuối thế kỷ XIX và ngay từ thập niên đầu thế kỷ XX, yêu cầu độc lập, tự cường vẫn nung nấu trong suy nghĩ của những nhà yêu nước Việt Nam. Trên cơ sở tiếp thu những tư tưởng mới, tư tưởng dân chủ tư sản qua tân thư, tân văn Trung Quốc, các thuyết về nhân đạo, dân quyền của các nhà tư tưởng giai cấp tư sản Pháp như Voltaire, Roussault, Montesquier và gương tự cường của Nhật theo chủ nghĩa dân chủ tư sản – một phong trào yêu nước cách mạng mang màu sắc mới đã dấy lên trong nước như phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân Về cơ bản có thể phân biệt các phong trào này thanh hai xu hướng chính đó là xu hướng bạo động và xu hướng cải lương. Để tạo được vũ lực tiến tới bạo động cởi ách thống trị của thực dân Pháp, thủ lĩnh của xu hướng bạo động là Phan Bội Châu đã tổ chức đưa thanh niên sang Nhật đào tạo về văn hóa, quân sự Phong trào dấy lên từ 1905 kéo dài cho đến 1908. Cuối 1908, Nhật bắt tay với Pháp trục xuất các học viên Đông Du. Năm 1909 lãnh tụ Phan Bội Châu cũng bị buộc rời khỏi đất Nhật. Phong trào Đông Du tuy thất bại nhưng nó đã khẳng định một xu hướng cứu nước mới với nỗ lực tìm tòi sáng tạo của các nhà Nho yêu nước đầu thế kỷ. Một số nhà yêu nước khác lại thấy rằng bạo động giành chính quyền lúc bấy giờ là việc hết sức khó khăn. Cầu viện thì chắc chắn sẽ lâm vào cảnh “đổi chủ mà vẫn làm đầy tớ”. Vì thế, cách duy nhất để khôi phục chủ quyền đất nước là vận đ6ọng nhân dân cách tân văn hóa, tư tưởng, sinh hoạt, kinh tế theo phương thức tư bản chủ nghĩa để tự cường tự chủ lâu dài về sau. Lúc bấy giờ, Pháp cũng đang thực hiện chủ trương mở mang kinh tế nên chúng ta có thể tạm thời đoàn kết, hợp tác. Tuy nhiên, cái khó là, để thực hiện được điều này phải triệt hạ quan lại, thực hiện quyền dân. Chủ trương đường lối cứu nước này là nhà yêu nước Phan Châu Trinh. Ông cùng các đồng chí của mình như Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quí Cáp đã nỗ lực tuyên truyền cho công cuộc khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, đánh đổ chế độ quân chủ, tiến lên con đường dân chủ. Xu hướng cải lương với việc đề cao công việc duy tân còn được thể hiện rõ ở phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Các sĩ phu Đông Kinh Nghĩa Thục vừa hô hào thực nghiệp, chấn hưng kinh tế vừa trực tiếp tham gia hoạt động công thương, mở xưởng, thành lập hãng buôn để cổ động hàng trong nước. (1) Trần Đình Hượu – Lê Chí Dũng,Văn học Việt Nam 1900-1930, NXB Giáo dục 1996, tr. 12. ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn
  5. Văn học Việt Nam 1900 – 1930 - 4 – Cùng với phong trào Duy Tân ở Bắc kỳ với tổ chức Đông Kinh Nghĩa Thục, ở Trung Kỳ công cuộc vận động Duy Tân cũng diễn ra sôi nổi. Đả phá những tập tục hủ bại của xã hội phong kiến, tuyên truyền cho xã hội mới, một xã hội dân chủ, đó là mục đích hướng tới của sĩ phu và nhân dân Trung kỳ. Về kinh tế, các quan niệm cũ “Trọng nông ức thương”, “Trọng vương khinh bá” bị đả phá. Các nhà Nho yêu nước kêu gọi lập hội kinh doanh buôn bán, mở cơ sở sản xuất, cổ động cho các hoạt động nông, công, thương. Một số sĩ phu yêu nước đã trực tiếp điều hành các cơ sở sản xuất, kinh doanh như Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn, Nguyễn Quyền v.v Về văn hóa, các nhà Nho Duy Tân đã nô nức lập trường học theo kiểu mới, đặc biệt là họ đã biến các trường học này thành các trung tâm cải cách xã hội, tuyên truyền yêu nước cứu nước. Nhìn chung, lãnh tụ các phong trào Duy Tân là các nhà Nho tiến bộ. Họ dũng cảm đòi bỏ chữ Hán, khuyến khích học chữ quốc ngữ, hùn vốn lập hội buôn, mở xưởng công nghiệp, đổi mới lối sống như hạn chế cúng tế, xôi thịt, biếu xén, khuyến khích tập thể dục, hớt tóc ngắn, bỏ nhuộm răng v.v Những phong trào Duy tân do các sĩ phu yêu nước, tiến bộ lãnh đạo đã khuấy động đời sống chính trị, xã hội Việt Nam suốt trong thập kỷ thứ nhất của thế kỷ XX. Đó là cơ sở thực tế cho một giai đoạn văn học yêu nước phong phú, hào hùng, tha thiết nhất trong lịch sử văn học yêu nước Việt Nam. Khi những phong trào trên lắng xuống thì tổ chức yêu nước Việt Nam Quang phục hội (1912) ra đời, tiếp đến Việt Nam Quốc dân đảng theo xu hướng dân chủ tư sản xuất hiện và thất bại (1927-1930). Từ sau 1922, cách mạng Việt Nam chuyển biến mạnh mẽ, công cuộc giải phóng dân tộc tất yếu phải chuyển sang phạm trù khác, phạm trù cách mạng dân chủ. Với sự thành lập của Đảng cộng sản Đông Dương (1930) một kỷ nguyên đấu tranh cách mạng mới đã được khai mở, đó là kỷ nguyên cách mạng vô sản do giai cấp công nhân lãnh đạo. Lãnh tụ của phong trào nàyy là nhà yêu nước lỗi lạc Nguyễn Ái Quốc. Trong hoàn cảnh là một nước thuộc địa, đất nước Việt Nam đầu thế kỷ XX trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đều có đổi thay, biến chuyển. Diện mạo, tính chất ba mươi năm văn học đầu thế kỷ chịu ảnh hưởng sâu sắc của tình hình đó. 2. Tình hình văn học a) Tính chuyển tiếp, giao thời hay sự đan xen giữa hai nền văn học cũ và mới. Những biến chuyển lớn trên đất nước ba mươi năm đầu thế kỷ đã tạo nên sự đổi thay, biến chuyển trong nền văn học. Trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền, vấn đề giải phóng dân tộc đặt ra bức thiết, các nhà Nho cùng với việc thành lập các tổ chức yêu nước đã phát huy vốn văn chương đào luyện trong trường khoa cử ra phục vụ sự nghiệp tuyên truyền cứu nước. Các cây bút Nho học thế hệ cuối cùng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Ngô Đức Kế, Huỳnh ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn
  6. Văn học Việt Nam 1900 – 1930 - 5 – Thúc Kháng với bút lực vững vàng về thơ, phú, văn luận đã kế thừa và phát triển xuất sắc một trong những dòng chủ lưu của văn học trung đại Việt Nam đó là dòng văn học yêu nước. Lấy văn chương làm vũ khí tuyên truyền, giác ngộ, đấu tranh là điểm chung trong sáng tác của các nhà Nho yêu nước lúc ấy. Quan điểm “Văn dĩ tải đạo” vốn quen thuộc với các nhà Nho trong lịch sử nay lại được các chí sĩ yêu nước vận dụng, phát huy trong sự nghiệp cứu quốc. Trong tay các nhà Nho yêu nước, đồng thời là những người đỗ đạt cao, các thể loại văn, thơ, phú, lục đều có thành tựu. Mặt khác, thời đại mới thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển nhanh, các đô thị lớn, đông đúc xuất hiện, lối sống đô thị hình thành rõ rệt. Các tầng lớp người mới ở đô thị với nhu cầu tinh thần, văn hóa, giải trí khác trước chính là một trong những động lực thúc đẩy sự ra đời và phát triển của văn học mới theo kiểu phương Tây. Bởi vậy, lúc bấy giờ, cùng với văn học yêu nước của các nhà Nho là sự xuất hiện tuy còn dè dặt nhưng đầy hứa hẹn của văn học mới ở các đô thị. Như vậy, trong đời sống văn học đầu thế kỷ, do có sự tồn tại, đan xen giữa văn học trung đại (biểu hiện rõ ở văn học yêu nước) và văn học mới (sáng tác của các trí thức Tây học) nên có thể gọi đây là giai đoạn có tính chuyển tiếp, giao thời giữa hai nền văn học, hai thời kỳ văn học. Ở giai đoạn sau 1932-1945, văn học mới có thể xem là đã chiếm lĩnh trọn diễn đàn văn học dân tộc. b) Những thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của văn học mới Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX sự truyền bá văn hóa Pháp vào đời sống xã hội nước ta đã tạo ra sự tiếp xúc, chọn lựa giữa hai nền văn học: văn học trung đại Việt Nam và văn học cận hiện đại Pháp. Cuộc tiếp xúc này tạo nên sự so sánh, sau đó là sự đào thải cái cũ không thích hợp, tiếp thu cái mới tiên tiến để phát triển của văn học trong điều kiện mới. Văn học nhà Nho chủ yếu là thơ vốn “cao đạo, xa lạ” không còn đáp ứng được nhu cầu nhận thức, giải trí ngày càng phong phú của đông đảo tầng lớp người mới trong xã hội. Trong điều kiện đó, văn học cận hiện đại Pháp với những ưu thế, thành tựu đã được khẳng định, trở thành chỗ dựa để người Việt Nam học tập, noi theo. Mặt khác, sự thực hiện chính sách văn hóa, giáo dục nô dịch làm xuất hiện đội ngũ trí thức mới, trí thức Tây học. Tầng lớp trí thức mới này biết tiếng Pháp, am hiểu văn học Pháp. Và “qua họ, văn học Pháp tác động một cách rất sâu sắc đến sự phát triển về sau của văn học nước ta”(1). Đội ngũ tri thức mới này dịch, nghiên cứu, giảng dạy, phổ biến văn học Pháp trong đời sống xã hội văn hóa; giúp công chúng thích ứng nhanh hơn với cái mới trong văn học. Văn học mới, trước hết là truyện ngắn, tiểu thuyết nội dung phản ánh hiện thực đời sống, xã hội, tâm lí gần gũi đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của công chúng. Do sự phát triển của công thương nghiệp, của đô thị văn học mới còn được hỗ trợ tích cực của các phương tiện như nhà máy giấy, nhà máy in, chữ quốc ngữ, báo chí, hiệu sách v.v Sự đổi mới, phát triển của xã hội, văn hóa còn thúc đẩy sự ra đời và trưởng thành (1) Trần Đình Hượu – Lê Chí Dũng, Sđd, tr. 27. ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn
  7. Văn học Việt Nam 1900 – 1930 - 6 – của đội ngũ sáng tác mới đầu tiên là các phóng viên báo chí. Từ việc dịch thuật, phóng tác, sau đó tiến xa hơn một bước nữa, những người làm báo còn tự tay viết truyện ngắn in báo. Đó là những truyện ngắn được viết theo phương pháp mô tả cụ thể, sinh động hiện thực mà họ đã đọc, đã dịch. Về quan niệm văn học, mục đích sáng tác và phương pháp sáng tác, các nhà báo kiêm nhà văn này đã rất khác các nhà Nho trước đây. Họ là những người đầu tiên đã kiếm sống bằng ngòi bút của mình, đã biến văn chương thành một nghề nghiệp như những nghề nghiệp khác trong xã hội. Nhà thơ Tản Đà, một văn thi sĩ tiêu biểu của giai đoạn văn học này đã nói lên sự đổi mới ấy trong đời sống văn học thời đại ấy: Mười mấy năm xưa ngọn bút lông, Xác xơ chẳng bợn chút hơi đồng. Bây giờ anh đổi lông ra sắt, Cách kiếm ăn đời có nhọn không? (Thuật bút) Có thể nói, là nhà Nho bảo thủ thì khó có thể hòa nhập được vào sự sôi động, đổi mới này của thị trường văn học. Thuộc thế hệ trước Tản Đà, nhà thơ Tú Xương đã diễn tả sự bế tắc của các ông Nghè, ông Cống cũng tức là của văn chương nhà Nho: Nào có ra gì cái chữ Nho, Ông nghè ông cống cũng nằm co. (Chữ Nho) Giai đoạn 1900-1930 chứa đựng bước chuyển lớn của lịch sử văn học dân tộc. Từ nền văn học trung đại mang tính khu vực, văn học Việt Nam đã chuyển mình để phát triển theo hướng một nền văn học hiện đại, mang tính toàn cầu. Cùng với việc cách tân văn học trung đại, văn học đầu thế kỷ đã ghi nhận sự nỗ lực vươn lên của các nhà văn trong việc học tập, tiếp thu thành quả của văn học cận hiện đại phương Tây. W X VẤN ĐỀ ÔN TẬP 1. Tình hình đất nước ba mươi năm đầu thế kỷ? 2. Tính giao thời của văn học ba mươi năm đầu thế kỷ? 3. Những điều kiện thuận lợi cho sự ra đời, phát triển của văn học mới ba mươi năm đầu thế kỷ? ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn
  8. Văn học Việt Nam 1900 – 1930 - 7 – CHƯƠNG II: VĂN HỌC YÊU NƯỚC BA MƯƠI NĂM ĐẦU THẾ KỶ 1. Quá trình bền bỉ phát triển Từ đầu thế kỷ cho đến năm 1930, các phong trào yêu nước cách mạng liên tiếp nổ ra, thất bại cho đến ngày ngày Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời. Quá trình ra đời, phát triển của văn học yêu nước, cách mạng từ nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu cho đến lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc gắn liền với các phong trào này. Là tiếng nói của những nhà yêu nước, nhằm phục vụ sự nghiệp cứu quốc, văn học yêu nước ba mươi năm tìm đường này đã trải qua những bước thăng trầm khác nhau. Độ trong mười năm đầu thế kỷ, do ảnh hưởng tân thư và phong trào Duy Tân từ Trung Quốc, Nhật Bản dội vào, một phong trào yêu nước, cách mạng mang màu sắc mới đã bùng nổ trong nước. Liên tục từ năm 1904 đến 1908 các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân, phong trào chống sưu thuế, chống đi phu đã làm chấn động bầu không khí chính trị cả nước. Lãnh tụ các phong trào này là các nhà Nho, đó là các chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Trần Quí Cáp, Huỳnh Thúc Kháng v.v Trong khoảng 10 năm đầu thế kỷ, các nhà yêu nước đã sử dụng văn thơ như một thứ vũ khí cổ động, tuyên truyền đắc lực nhất. Hàng loạt tác phẩm chứa đựng tinh thần yêu nước mãnh liệt, tư tưởng, đường lối cứu nước mới xuất hiện làm nức lòng công chúng. Đó là các thiên hùng văn như: Lưu cầu huyết lệ tân thư (1903), Việt Nam vong quốc sử (1905), Hải ngoại huyết thư (1906) của Phan Bội Châu; Thư gửi chính phủ Đông Dương (1906), Tỉnh quốc hồn ca của Huỳnh Thúc Kháng; Khuyên người nước học chữ quốc ngữ (1906) của Trần Quí Cáp v.v Văn thơ Đông Du với hai cây bút xuất sắc là Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền thể hiện dứt khoát tư tưởng bạo động chống Pháp, diễn tả sâu sắc suy nghĩ, tình cảm của các chí sĩ trước thảm cảnh mất nước, nô lệ. Riêng với Phan Bội Châu, những năm phong trào Đông Du phát triển nhất (1906-1908) cũng đồng thời là những năm ngòi bút của nhà chí sĩ hào hùng, sung sức nhất. Văn thơ của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, phong trào Duy Tân nội dung thiên về việc cổ động cho những đổi mới xã hội. Đây là dịp thuận lợi cho những cây bút lớn như Phan Châu Trinh, Đặng Nguyên Cẩn, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế phát huy khả năng dùng văn chương làm vũ khí tuyên truyền cứu nước. Các tác phẩm không lưu tên tác giả xuất hiện trong thời gian này như: Văn minh tân học sách, Bài ca Átếá, Khuyên nhau hợp quần, Nên dùng đồ nội hóa v.v đều thể hiện những quan niệm mới về lịch sử, đất nước, xã hội, bộc lộ rõ đường lối vận động cách mạng của người viết. Văn thơ phong trào chống thuế Trung kỳ tập trung vào việc phản ánh đời sống cơ cực của quần chúng nhân dân cùng nỗi bất bình sâu sắc của họ. Mười năm đầu thế kỷ là giai đoạn sôi nổi, hào hùng nhất của văn học yêu nước cận đại. Các tác giả lớn đồng thời cũng là những sĩ phu cấp tiến, đầy nhiệt ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn
  9. Văn học Việt Nam 1900 – 1930 - 8 – tình yêu nước, cứu nước. Họ đã làm nên một thời đại khó quên với những bài ca yêu nước, cứu nước bất diệt. Sau thời kỳ hào hùng, sôi nổi, văn học yêu nước đầu thế kỷ do tình hình khó khăn của các phong trào yêu nước đã chuyển sang giai đoạn trầm lắng. Trước nguy cơ đe dọa của các phong trào yêu nước, thực dân Pháp đã thẳng tay khủng bố. Các phong trào nhiều nơi bị dập tắt, nhiều chí sĩ bị vào tù. Từ sau 1909, văn thơ yêu nước cách mạng không còn sôi động, nóng bỏng như trước nữa. Trong hoàn cảnh bị đàn áp, tù đày, giăng bủa, các nhà yêu nước chỉ còn có thể làm thơ tâm sự, nuôi dưỡng ý chí. Ngoài đôi lúc mềm yếu nhất thời (1918 – Phan Bội Châu viết Pháp – Việt đề huề luận) và dù không còn khí thế như trước nhưng các chí sĩ vẫn tiếp tục sáng tác góp tiếng nói vào sự nghiệp chung. Đóng góp tích cực của họ được đánh dấu bằng cuộc bút chiến của Ngô Đức Kế vạch mặt những kẻ bồi bút cho thực dân trên báo Hữu Thanh. Bài báo Luận về chánh học cùng tà thuyết (1924) của Ngô Đức Kế là một sự kiện văn học có ý nghĩa chính trị lớn. Âm mưu lấy truyện Kiều ru ngủ thanh niên của Phạm Quỳnh bị phơi trần dưới ngòi bút sắc sảo của nhà chí sĩ yêu nước. Ngoài các chí sĩ xuất thân Nho học, các thanh niên trí thức tư sản yêu nước như Trần Huy Liệu, Hoàng Văn Hoan, Tôn Quang Phiệt cũng bắt đầu có sáng tác văn thơ. Bộc lộ nỗi đau buồn trước vận nước, quyết dấn thân cho sự nghiệp chung, kêu gọi mọi người chung lòng cứu nước, đó là nội dung văn thơ những thanh niên trí thức yêu nước. Dù sức nóng tinh thần đấu tranh cách mạng có phần suy giảm so với trước, nhưng thơ văn yêu nước giai đoạn này vẫn là nguồn động viên, nuôi dưỡng những nguồn lực ngấm ngầm đang chờ thời cơ bùng nổ. Năm 1930, cùng với sự thành lập của Đảng Cộng sản Đông Dương, văn thơ yêu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện. Nguyễn Ái Quốc là lãnh tụ số 1 của cách mạng vô sản Việt Nam, đồng thời Người cũng là cây bút khai sinh cho văn học cách mạng vô sản Việt Nam. Từ năm 1922 đến 1930, Người đã làm những việc như: tham gia sáng lập báo Người cùng khổ (1922), viết bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, Tạp chí công sản. Hai công trình chính luận có giá trị của Người là Bản án chế độ thực dân Pháp viết ở Pháp và cuốn Đường Kách mệnh viết ở Trung Quốc (1927). Ngoài văn chính luận, Người còn viết kịch, truyện ngắn, ký. Từ nội dung tư tưởng văn thơ Nguyễn Ái Quốc, lý tưởng giải phóng dân tộc gắn với lý tưởng giải phóng loài người bị áp bức lần đầu tiên được thể hiện trong văn học Việt Nam. Vì mới ở bước đầu, văn thơ theo khuynh hướng cách mạng vô sản lúc bấy giờ “Ngoài ngòi bút độc đáo, nhiều chất thép của Bác ra, chưa phải đã có những tác giả, tác phẩm lớn. Nhưng với quan điểm giai cấp sắc bén từ đầu, với sự thể hiện nhuần nhuyễn lập trường giai cấp và quan điểm dân tộc, với tinh thần cách mạng triệt để và khoa học làm nền, nó là tương lai của văn học nước nhà”(1) (1) Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX NXB Văn học Hà Nội 1976, tr. 14. ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn
  10. Văn học Việt Nam 1900 – 1930 - 9 – 2. Một số nội dung trong văn thơ yêu nước của các sĩ phu cấp tiến đầu thế kỷ a) Tâm tư trước thời đại mới của các nhà yêu nước Là những sĩ phu cấp tiến, các nhà yêu nước đều hăng hái, yêu đời, yêu nước, đầy chí khí, nghị lực. Ở buổi giao thời của đất nước, tầng lớp sĩ phu cấp tiến là kết tinh tình cảm và tinh thần vì nước. Là những “sứ giả của dân tộc đón tiếp tư trào mới”, văn thơ là nơi để họ gửi gắm nỗi lo đời, lo nước cao cả. Chí sĩ Phan Bội Châu bộc lộ hùng tâm tráng khí của mình trước vận nước còn muôn trùng khó khăn, ông viết như tạc chân dung mình trước thời đại: Nước non Hồng Lạc còn đây mãi, Mặt mũi anh hùng há chịu ri. Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi, Sinh thời thế phải xoay nên thời thế. (Chơi xuân) Bài Lưu biệt khi xuất dương thể hiện ông là con người hoạt động, năng nổ, nhà yêu nước và nhà thơ trong ông hòa quyện làm một, phơi phới lạc quan trước giờ lưu biệt đất nước để tìm đường cứu nước. Ông viết thật hùng hồn: Làm trai phải lạ ở trên đời, Há để càn khôn tự chuyển dời. Trong khoảng trăm năm còn có tớ, Sau này muôn thuở há không ai. Non sông đã chết sống thêm nhục, Hiền thánh còn đâu học cũng hoài. Muốn vượt bể đông theo cánh gió, Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi. Tâm tư nhà chí sĩ trĩu nặng nỗi lo cho vận nước, đồng thời cũng chất chứa những mộng nước cứu nước lớn, đầy hào hứng. Nếu ở các nhà Nho Cần Vương ta không thấy sự nhẹ nhõm của họ trong tâm tư thì với các chí sĩ đầu thế kỷ XX, họ đã như những cánh én báo trước vận hội mới của đất nước. Tuy thế, cũng có những giây phút họ thật sự ưu tư trước thảm cảnh nô lệ của dân tộc. Phan Châu Trinh giãi bày nỗi lo buồn khi nhìn vào hiện thực, ông viết như than rằng: Việc đời ngoảnh lại còn chi, Anh hùng hết nước mất vì giang san. Muôn dân nô lệ một đàn, Văn chương bát cổ nồng nàn giấc say. Trăm năm cam chịu đọa đày, Thì bao giờ mới hết ngày lao lung. ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn
  11. Văn học Việt Nam 1900 – 1930 - 10 – Còn đây là nỗi buồn vì nước của chí sĩ Ngô Đức Kế trong bài Cảm tác: Nước cũ hồn xưa gọi chửa về, Buồn rứt gãi đầu trong cõi Bắc, Mịt mù mưa bụi kéo tư bề. Là những nhà Nho yêu nước có hoài bão lớn, thơ tâm sự của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Ngô Đức Kế nhìn chung tràn ngập một tinh thần phấn khích, một tư thế vững vàng trước thời đại mới. Ưu tư, sầu muộn chỉ là những giây phút quá lo lắng trước vận mệnh giang sơn. Bởi vậy, tuy vẫn mang tính chất “thi ngôn chí” nhưng mảng thơ này của họ đã mang một sắc thái tinh thần, tư tưởng mới, khác với các nhà Nho lớp trước. Có khả năng hoạt động trong một không gian rộng lớn, tích cực tiếp nhận những luồng gió mới từ bên ngoài thổi vào, đó là một trong những nét đổi mới về tính cách, tư tưởng của các sĩ phu cấp tiến mà thơ họ phần nào đã phản ánh được. Công cuộc đấu tranh cứu nước, giải phóng dân tộc đầu thế kỷ được đẩy lên một bước mới nhờ vào nỗ lực đổi mới ấy của họ. b) Tư tưởng mới, duy tân để tự cường, giành độc lập + Tạo lập ý thức làm chủ đất nước Để cổ động cho ý thức trách nhiệm mới của dân đối với nước, các chí sĩ đã viện dẫn những truyền thuyết về dòng giống chung của người Việt đối với những nhân vật nửa thực nửa huyền thoại như Lạc Long, Âu Cơ với dòng dõi Tiên, Rồng cao quí. Từ truyền thuyết Lạc Long, Âu Cơ đẻ 100 trứng trong một bọc, họ nhấn mạnh ý thức về nghĩa đồng bào trong suy nghĩ mọi người. Để tạo lập ý thức làm chủ đất nước phải đổi mới quan niệm về nước về dân, về quan hệ giữa dân và nước. Nước không phải của trời, của vua mà là sản phẩm của nhiều thế hệ cha ông tạo dựng, trách nhiệm bảo vệ đất nước, tài sản chung cha ông để lại thuộc tất cả con cháu, tức tất cả mọi người dân trên đất nước. Các nhà yêu nước cấp tiến lúc bấy giờ quan niệm: dân cư trên đất nước Việt Nam vốn cùng một mẹ, một bọc trứng mà ra, một quan hệ giống nòi. Bởi thế, đất nước Việt Nam là gia sản chung của tổ tiên truyền lại, là gia tài chung của tất cả mọi người. Nhà yêu nước Phan Bội Châu khẳng định: “Dân là dân nước nước là nước dân” (Hải ngoại huyết thư) để nhấn mạnh vai trò làm chủ của người dân đối với đất nước. Việc tạo dựng lòng yêu nước, ý thức cứu nước trên cơ sở quan niệm mới về đất nước, về nghĩa đồng bào như vậy đã chứng tỏ sự nỗ lực của các nhà yêu nước khi tìm kiếm cơ sở lý luận mới cho tư tưởng yêu nước mới, từ đó tìm đường cứu nước mới. Khi viết những câu thơ như: Hồn xưa dòng dõi Lạc – Long, Con nhà Nam Việt người trong giống nòi ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn
  12. Văn học Việt Nam 1900 – 1930 - 11 – (Địa dư lịch sử nước nhà – Ngô Quí Siêu) Thực sự các nhà yêu nước nhằm gây dựng tình cảm, trách nhiệm của mỗi người dân đối với đất nước. Ý thức về sự quan trọng của việc chung sức chung lòng, các nhà yêu nước kêu gọi: Đã sinh cùng giống cùng nòi, Cùng trong đất nước là người đồng thân. Phải coi ruột thịt cho gần, Phải thương, phải xót, quây quần lấy nhau. (Địa dư lịch sử nước nhà – Ngô Quí Siêu) Nước là của dân, dân phải có trách nhiệm với nước, phải đoàn kết để tạo nên sức mạnh cứu nước. Đó là một trong những nét mới của tư tưởng yêu nước, cứu nước mà các chí sĩ đầu thế kỷ đã tìm tòi phát biểu với tất cả tình cảm của họ trong các tác phẩm tuyên truyền cổ động cứu nước. + Tạo lập nhận thức về nỗi nhục mất nước, kêu gọi đoàn kết cứu nước Đây gần như là một sự thức tỉnh, một phát hiện lớn khi các chí sĩ có dịp đi ra nước ngoài, được nhìn nhận sự văn minh cường thịnh của các nước trên thế giới, điển hình nhất là Nhật, một nước đồng văn đồng chủng gần gũi. Nước mất, dân cơ cực trong cảnh nô lệ, vua chỉ là “tượng gỗ”, họa diệt chủng bày ra trước mắt, đó là thảm trạng đau thương mà các chí sĩ yêu nước với tất cả văn tài và nhiệt huyết cứu nước đã vẽ ra trong các bài thơ cổ động cứu nước. Ta có thể cùng đọc thấy điều này trong Hải ngoại huyết thư (Phan Bội Châu), Bài ca Á tế á (khuyết danh), và ít nhiều trong Tỉnh quốc hồn ca (Phan Châu Trinh), Hợp quần doanh sinh thuyết (Nguyễn Thượng Hiền) v.v Tác giả Bài ca Á tế á sau khi ca ngợi sự cường thịnh của Nhật đã ngồi nghĩ “thêm sầu lại tủi” cho nước nhà đang trong cảnh “Vua là tượng gỗ dân là thân trâu”. Chủ quyền đất nước không còn, mọi ngành kinh tế quan trọng đều nằm trong tay thực dân, người Việt Nam chỉ còn “Kẻ chức bồi người trước cu li”, hoặc đi làm thông ngôn, kí lục. Tầng lớp nông dân thì bị vắt kiệt nguồn sống vì hàng trăm thứ thuế, khốn cùng vì phu phen tạp dịch. Họa diệt chủng quả thật đang treo lơ lửng, đe dọa số phận cả một nước vốn có lịch sử vinh quang. Tác giả bài ca như giãi bày nỗi lo sâu thẳm: “Họa diệt chủng vừa thương vừa sợ. Nòi giống ta biết có còn không?”. Dũng cảm nhìn vào sự thật đen tối của đất nước, để rồi uất ức đến “bầm gan tím ruột”, để thức tỉnh và kêu gọi “anh em” “vạch trời kêu mà tuốt gươm ra” không chịu sống trong vòng trói buộc của thực dân cướp nước, đó là mục đích của Bài ca Á tế á. Lời văn tác phẩm khi lâm li, thống thiết, khi hùng hồn rất kích động lòng người. Đó cũng là giọng văn phổ biến của các áng văn chương tuyên truyền cứu nước đầu thế kỷ. ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn
  13. Văn học Việt Nam 1900 – 1930 - 12 – Những vấn đề lớn đặt ra trong Bài ca Á tế á đồng thời cũng là những vấn đề quan trọng trong tác phẩm Hải ngoại huyết thư (hai tác phẩm ra đời gần như trong cùng một thời gian) của Phan Bội Châu. Ta bắt gặp ở hai áng văn cổ động cứu quốc một phong cách văn chương nhưng về tầm vóc nội dung và số lượng câu chữ, Hải ngoại huyết thư đã vượt hẳn Bài ca Á tế á. Sau thất bại của phong trào Cần Vương, các nhà yêu nước Việt Nam rút ra bài học: muốn đánh Pháp giành độc lập phải làm sao cho dân giàu, nước mạnh. Từ quan điểm mới này, họ ra sức tuyên truyền, vận động cải cách văn hóa, xã hội, cổ vũ duy tân đất nước trên nhiều lĩnh vực. Bởi vậy, cùng với tư tưởng đấu tranh giành độc lập các nhà yêu nước còn kêu gọi tự cường, phát triển công thương nghiệp. Các tác phẩm tuyên truyền cứu nước tiêu biểu lúc bấy giờ đều cổ vũ nhân dân học làm công nghệ, học kinh doanh, làm ăn buôn bán. Phan Bội Châu trong Hải ngoại huyết thư uất ức vì thực dân cố ý kìm hãm người Việt Nam trong vòng lạc hậu với chính sách giáo dục nô dịch: Trường quốc học đặt tên Pháp – Việt, Dạy người Nam đủ biết tiếng Tây. Đến như trăm thứ nghề hay, Binh cơ điện hóa không thầy dạy khôn. Lối nông học hãy còn ngơ ngẩn, Việc công trường thơ thẩn biết chi Noi gương tự cường của Nhật Bản, tác giả bài ca Á tế á kêu gọi đổi mới giáo dục, thực hiện cải cách kinh tế, văn hóa, xã hội để đất nước hòa nhập vào trào lưu đổi mới của địa cầu. Muốn thế, phải : Việc tân học kíp đem dựng trước, Hợp doanh đoàn cả nước cùng nhau. Việc buôn ta lấy làm đầu, Mọi người cùng với địa cầu một vai. Muốn “doanh sinh”, “học nghệ”, “hưng công”, phát triển nông nghiệp, thương nghiệp, tác giả Hợp quần doanh sinh thuyết kêu gọi người Việt Nam hãy “hợp đoàn thể”, lập hội góp vốn xây dựng cơ sở sản xuất. Để “kinh thương” phát triển, phải “nuôi thợ khéo, phải cầu nghề hay”, phải “lẽ hơn thua bàn bạc với nhau”. Công cuộc “khai dân trí” “chấn dân khí” thành công tất sẽ tạo được sự giàu mạnh, ấm no: Dân trí đã xem dường hơn trước, Dân khí kia cũng được ra tuồng. Hẳn sau nên nghiệp phú cường, Lo gì nghèo ngặt trăm đường xót xa. (Hợp quần doanh sinh thuyết - Nguyễn Thượng Hiền) ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn
  14. Văn học Việt Nam 1900 – 1930 - 13 – Trong điều kiện khó khăn, bế tắc về đường lối của các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các áng văn trên đã góp phần khơi mở một con đường cứu nước mới có sức thuyết phục, gây được tin tưởng vào thắng lợi. Để duy tân đất nước, tác gia văn thơ yêu nước đầu thế kỷ còn tập trung đả phá cái cũ, cái lạc hậu trong tư tưởng, văn hóa, xã hội. Các tư tưởng phục cổ, tâm lý hám danh, các hủ tục trong đời sống xã hội đều bị lên án. Đặc biệt, các nhà Nho yêu nước đã dũng cảm phê phán nền học thuật cũ là giáo điều nặng tính văn chương, xa rời thực tế. Đi liền với điều này các nhà Nho hủ với tính tự kiêu tự đại, xem kiến thức sách vở là tất cả cũng bị lên án. Từ việc phân tích hạn chế của nền học thuật cũ, các nhà yêu nước kêu gọi xây dựng nền học thuật mới có tính chất dân tộc và thực nghiệp. Người Việt Nam cần phải học các môn khoa học, địa lý, phải học buôn bán, kinh doanh công thương nghiệp v.v Trong thi cử thì phương pháp thi là “Đặt câu hỏi, cho phép học sinh bàn luận tha hồ đối đáp tự do, không phải nề hà, không cần thể cách gì hết” (Văn minh tân học sách - Khuyết danh). Quan điểm học thuật mới đề cao lí trí, tư duy, óc sáng tạo. Đó được xem là điều quan trọng thúc đẩy sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu của chế độ phong kiến. Đương thời, các chỉ sĩ không chỉ hô hào, cổ động mọi người mà họ còn trực tiếp đứng ra lập hội buôn, mở xưởng công nghiệp (Đỗ Phiên làm lò nung bát đĩa), mở trường dạy chữ quốc ngữ, toán, thể dục, các môn khoa học (Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quí Cáp ) Với nội dung mới mẻ, lại được phổ biến sâu rộng trong công chúng, văn học các nhà Nho yêu nước đầu thế kỷ đã trở thành một bộ phận đặc sắc, mang tính dân tộc cao của văn học cận đại Việt Nam. [ [ [ Ngoài những đổi mới về nội dung, tác phẩm văn học của các nhà Nho yêu nước đầu thế kỷ còn có những điểm khác trước như sau: 1. Nếu như cuối thế kỷ XIX, các bài chiếu, biểu, văn tế, hịch, câu đối, thơ cảm hoài chiếm số lượng lớn trong văn học yêu nước thì đầu thế kỷ XX các bài ca tuyên truyền, cổ động viết bằng thể thơ lục bát, song thất lục bát lại nổi lên hàng đầu. Bởi lẽ, sử dụng hai thể thơ này, ngoài việc truyền đạt được thuận lợi hơn những điều cần thể hiện, người viết còn tác động đến đối tượng đông đảo công chúng tuyên truyền một cách mạnh mẽ hơn. Sự lựa chọn thể thơ như vậy biểu hiện mối quan hệ giữa tác giả và công chúng, đánh dấu một thay đổi lớn trong đời sống văn học dân tộc. 2. Hiện tương thơ văn các nhà Nho yêu nước được sáng tác hàng loạt, phổ biến rộng rãi, gần như tương tự nhau về nội dung tử tưởng là điều rất mới so với ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn
  15. Văn học Việt Nam 1900 – 1930 - 14 – quá trình sáng tác mang tính tự phát, cá nhân riêng lẻ trước đây. Văn chương các nhà Nho yêu nước không dừng lại ở việc “chở đạo” một cách chung chung nữa mà thật sự là vũ khí số một trong công cuộc chống thực dân phong kiến, duy tân đất nước. Chính sự nảy nở của các tầng lớp người mới trong xã hội và điều kiện thông tin thuận lợi hơn trước đã khiến cho tác phẩm của các nhà Nho yêu nước được lưu truyền nhanh chóng, công chúng đón tiếp nồng nhiệt thành phong trào rầm rộ trên toàn quốc. Đó là những thay đổi “tuy mới chỉ là bước đầu nhưng là thay đổi trong tác giả, trong công chúng, trong bản thân văn học” (Trần Đình Hượu – Lê Chí Dũng) 3. Để văn thơ tuyên truyền yêu nước nhanh chóng đến với đông đảo công chúng, các nhà Nho duy tân thấy rằng cần phải cải cách văn tự, ngôn ngữ, nghệ thuật văn học. Bởi chữ Hán, chữ Nôm cũng như ngôn ngữ nghệ thuật văn học nhà Nho khiến đại đa số nhân dân ta rất khó tiếp cận. Để giải quyết vấn đề này, các nhà Nho sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục chủ trương dùng chữ quốc ngữ, viết văn xuôi. Hầu hết các áng văn tiêu biểu đều được viết bằng quốc ngữ hay nhanh chóng được dịch ra quốc ngữ ngay sau khi xuất hiện. Đặc biệt bài Phú cải lương kêu gọi duy tân của Hoàng Giáp Nguyễn Thượng Hiền lại sử dụng toàn tục ngữ và thành ngữ. Với ngôn ngữ dân tộc, lời văn súc tích, giọng văn lôi cuốn, truyền cảm các tác phẩm lớn như Hải ngoại huyết thư, Bài ca Á tế á, Hợp quần doanh sinh thuyết v.v là những áng văn nghệ thuật xuất sắc. Đặt trong lịch sử vận động, phát triển của văn học dân tộc – văn học 30 năm đầu thế kỷ của các nhà Nho yêu nước có một đóng góp quan trọng: “Trong một thời gian ngắn ngủi của buổi giao thời, văn chương yêu nước của người chí sĩ dân tộc – dân chủ chưa tạo ra những giá trị thật đặc sắc. Nhưng những cái mới mà nó mang vào đời sống văn học lại rất có ý nghĩa với lịch sử phát triển văn học dân tộc. Những cách tân của các nhà Nho yêu nước chưa đưa lại những tác phẩm lớn, nhưng lại chuẩn bị cho văn học sau đó phát triển”(1). [ ] VẤN ĐỀ ÔN TẬP 1. Những nội dung chính của văn học yêu nước ba mươi năm đầu thế kỷ? 2. Đặc điểm về hình thức nghệ thuật của văn học yêu nước ba mươi năm đầu thế kỷ? (1) Trần Đình Hượu – Lê Chí Dũng, Sđd, tr. 106. ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn