Kho tàng di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn - Bảo tồn và phát huy giá trị

pdf 68 trang hapham 1810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kho tàng di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn - Bảo tồn và phát huy giá trị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkho_tang_di_san_van_hoa_cung_dinh_thoi_nguyen_bao_ton_va_pha.pdf

Nội dung text: Kho tàng di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn - Bảo tồn và phát huy giá trị

  1. Kho tàng di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn - Bảo tồn và phát huy giá trị TS Phan Thanh Hải (Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) Tóm tắt: Triều Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng tại Việt Nam, với gần 400 năm tồn tại (1558-1945), các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn đã để lại cho dân tộc những di sản văn hóa vô cùng phong phú và mang giá trị đặc biệt. Huế là thủ phủ của các chúa Nguyễn và là kinh đô của vương triều Nguyễn nên đã thừa hưởng được nhiều di sản văn hóa quan trọng. Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới và phát triển của đất nước, sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn đã đạt được nhiều thành quả to lớn, góp phần xây dựng Huế trở thành một trung tâm văn hóa du lịch của đất nước, thành phố festival đặc trưng của Việt Nam. Bài tham luận dưới đây đề cập đến 3 nội dung chính: 1-Triều Nguyễn với các di sản văn hóa cung đình; 2- Công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa cung đình tại cố đô Huế; 3-Một số định hướng chiến lược cho công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản của cố đô Huế. Abstract: The Nguyen was the last monarchy of Vietnam with nearly 400 years of existence (1558-1945). Nguyen lords and Nguyen dynasty left the country diversified cultural heritages with special values. As the head-quarter of Nguyen lords and the capital city of Nguyen dynasty, Hue inherits many important cultural heritages. In the past years, with the country renovation and development, the Nguyen dynasty's cultural heritage preservation and enhancement gained remarkable achievements helping Hue become a cultural-tourist center, and a typical festival city of Vietnam. This speech would like to mention 3 main contents: 1. Nguyen monarchy and the Court cultural heritages; 2. The Court cultural heritage preservation and enhancement at Hue ancient capital city; 3. Some strategic orientations for Hue heritage preservation and enhancement. * * * Tổng quan về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cố đô Huế GS.TSKH Lưu Trần Tiêu (Hội đồng Di sản Văn hóa Việt Nam) Tóm tắt: 1. Không nơi nào trên đất nước ta như ở Huế còn giữ lại được một quần thể di tích đền đài, cung điện, thành quách, lăng tẩm khá hoàn chỉnh về mặt quy hoạch, và cùng với nó là một khối lượng đồ sộ, phong phú, đa dạng về những tư liệu phản ánh đời sống, nghi lễ cung đình, sinh hoạt nơi cung cấm. Cái đẹp của kiến trúc Huế là sự mực thước trong kết 5
  2. cấu, sự tinh tế trong từng chi tiết trang trí mỹ thuật ở đỉnh cao, sự hài hòa giữa công trình kiến trúc và môi trường cảnh quan thiên nhiên. Tính độc đáo và duy nhất chỉ có ở Cố đô Huế là hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế như là một hình thức "xuất bản" những áng thơ văn, được chạm khắc, khảm cẩn, tráng men, đắp nổi tạo thành một tác phẩm mỹ thuật, một lối trang trí mỹ thuật "nhất thi nhất họa", "nhất tự nhất họa" rất độc đáo, được "lưu trữ" trên liên ba, đố bản, vách ván trên kiến trúc cung đình Huế. Trên đất nước ta chỉ có ở Huế còn giữ được Âm nhạc cung đình. Nhiều thư tịch cổ, các bộ hương ước, phổ hệ, phả hệ, sắc phong, di vật và cổ vật các loại, còn đang được lưu giữ trong các đình, đền, chùa, nhà thờ họ tộc và trong nhiều gia đình người dân Huế, nhưng đang vơi dần theo năm tháng. Không có ở các di sản văn hóa khác của Việt Nam và cũng hiếm thấy ở các nước trên thế giới, trong một khu di sản - Quần thể di tích Cố đô Huế - được UNESCO ghi danh 5 danh hiệu cao quý: Di sản văn hóa Thế giới (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003) và 3 Di sản tư liệu Thế giới: Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016). 2. Quần thế di tích Cố đô Huế tọa lạc trên một phạm vi rất rộng lớn nằm trong thành phố Huế và 3 huyện thị phụ cận của tỉnh Thừa Thiên Huế với hơn 500 hạng mục công trình di tích trong khu vực Kinh thành, Hoàng thành, Tử Cấm thành và các di tích ngoài Kinh thành, bao gồm 7 cụm lăng tẩm của 10 vị vua triều Nguyễn và các di tích tín ngưỡng, tôn giáo, công trình phòng thủ Đây là di tích có phạm vị khu vực di sản (khu vực bảo vệ I) và vùng đệm (khu vực bảo vệ II) vào loại lớn nhất so với những Di sản văn hóa Thế giới đã được UNESCO ghi danh ở nước ta. Chính đây là một thách thức lớn, đồng thời cũng là cơ hội hiếm có cho những người làm công tác bảo tồn di sản Cố đô Huế. Sau khi triều Nguyễn cáo chung, tiếp đến là 2 cuộc chiến tranh kéo dài đã tàn phá nghiêm trọng Quần thể di tích này. Sau ngày đất nước thống nhất, các nhà quản lý và chuyên môn đã tiến hành công tác bảo quản cấp thiết, tu sửa các công trình bị xuống cấp. Tuy nhiên, đất nước vừa ra khỏi chiến tranh, nên công tác bảo tồn gặp nhiều khó khăn, di sản vẫn ở trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Chính vì vậy, năm 1981, Tổng Giám đốc UNECO đã ra lời kêu gọi cứu nguy khẩn cấp di sản văn hóa Huế. Sau đó là một loạt các sự kiện khác đã diễn ra: Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa Thế giới (1993); Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (1996) Dự án Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế, giai đoạn 1996-2010; Dự án điều chỉnh Quy hoạch này (2010); giai đoạn 2010-2020 và Cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế (2012); Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt (2015) Kế hoạch quản lý Quần thể di tích Cố đô Huế, giai doạn 2015-2020, định hướng đến 2030 nhằm xác lập cơ sở pháp lý cho việc quản lý, bảo vệ di sản; xác định các mục tiêu, chính sách dài hạn; xây dựng chương trình, kế hoạch, thứ tự ưu tiên đầu tư cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô và các nhóm giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích, di sản văn hóa phi vật thể, môi trường cảnh quan thiên nhiên gắn liền với di tích. Được sự quan tâm của Chính phủ, sự phối hợp của các Bộ, ngành, những nỗ lực to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế, diện mạo của di sản văn hóa 6
  3. Cố đô dần hiện lên rõ nét. Hàng trăm di tích quan trọng trong khu vực Kinh thành, Hoàng thành, Tử Cấm thành, các cụm di tích ngoài Kinh thành (lăng tẩm của các vua triều Nguyễn, các di tích tín ngưỡng, tôn giáo, ) được đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi. Ngoài vốn đầu tư của Chính phủ và của tỉnh Thừa Thiên Huế, nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế và nhiều nước; đồng thời, trên cơ sở cân đối thu chi hàng năm, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng dành hơn 70% nguồn thu từ vé tham quan cho công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, số còn lại dùng chi cho các hoạt động nghiệp vụ và chi lương cho cán bộ, công nhân viên và người lao động của Trung tâm. Kết quả là, về mặt tổng thể, di tích Cố đô Huế đã thoát khỏi tình trạng cứu nguy khẩn cấp, công cuộc bảo tồn di tích dần đi vào nề nếp và có bước phát triển mới; phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa trong phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Trên cơ sở kết quả to lớn đó, Ủy ban Di sản Thế giới đã đánh giá cao hoạt động bảo tồn di tích Cố đô Huế tại các kỳ họp lần thứ 28 năm 2004 và lần thứ 38 năm 2014. 3. Kết quả to lớn và toàn diện trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Quần thể di tích Cố đô Huế có phần đóng góp quan trọng, trực tiếp của các thế hệ lãnh đạo, cán bộ công nhân viên và người lao động Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế; từ tâm huyết, trí tuệ của các nhà nghiên cứu, những "bàn tay vàng" của những người thợ thủ công truyền thống Huế và nhiều vùng khác nhau của đất nước. Điều có thể khẳng định là việc hình thành một tổ chức trực tiếp quản lý và triển khai các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế - trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về quản lý nhà nước, sự chỉ đạo về chuyên môn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là hoàn toàn đúng đắn, đáp ứng được yêu cầu quản lý đối với Di sản Thế giới quy mô lớn, trên địa bàn nhiều huyện thị, đúng với tầm vóc đặc biệt của di sản văn hóa Cố đô, đồng thời phù hợp với mô hình quản lý mới với cơ chế hoạt động tự chủ, thông thoáng, đa chức năng, hiệu quả. Trong cơ cấu tổ chức của Trung tâm có Công ty cổ phần trùng tu di tích, mà Trung tâm là cổ đông chính, chiếm 51% cổ phần. Đây cũng là hình thức hợp tác công - tư vào loại sớm ở nước ta trên lĩnh vực di sản văn hóa. Với những kết quả to lớn và toàn diện trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế xứng đáng với những phần thưởng cao quý của Nhà nước ta trao tặng: Huân chương Lao động Hạng Ba, Hạng Nhì, Hạng Nhất. Abstract: 1. Hue still conserves quite completely a complex of monuments, palaces, temples, pavilions and tombs in planning scheme together with a large quantity of abundant and various documents on life, royal rituals and daily activities in forbidden palaces. The beauty of Hue architecture is expressed in the structure, the subtlety in aesthetic decoration of high level, the harmony in constructions and natural environmental landscapes. Hue has the most unique and original system of royal literature on Hue royal architecture. Verses, 7
  4. paralleled sentences and letter were carved, enameled and covered by bas-relief on 3- horizontal decorative panels and high longitudinal framed boards. This created many decorative styles of “one verse, one picture” or “one letter, one picture”. All over the country, only Hue still maintains court music. Lots of ancient documents, sets of village regulation, genealogy, family tree, royal records, ancient objects, etc, are maintained in temples, pagodas, temples of forefather and Hue people‟s families, however, they are disappearing through the time. Five times of recognition by UNESCO: World Cultural Heritage (1993), Hue court music Nha Nhac (2003) and 3 World Documentary Heritages: Wood-blocks of Nguyen dynasty (2009), Nguyen dynasty‟s Imperial Archives (2014) and Royal Literature on Hue Royal Architecture (2016). 2. Hue Monuments Complex was located on a very large scale of Hue city and 3 surrounding areas of Thua Thien Hue province with over 500 constructions inside the Citadel, the Imperial City, the Forbidden Purple City; and outside the Citadel consisting of 7 complexes of 10 Nguyen emperors‟ tombs, religious relics and defensive constructions These simultaneously create the challenge and the opportunity for the conservators of Hue heritage. After the end of Nguyen dynasty, this monuments complex was seriously destroyed by 2 wars. When the country was unified, managers and specialists began to maintain and restore many constructions although they had lots of difficulties in conservation business. However, Hue Monuments Complex was recognized World Cultural Heritage by UNESCO in 1993; Value Conservation and Promotion of Hue heritage project was approved by the Government in the period 1996-2010; Adjustment Project in the period 2010-2020 and Mechanism; Investment Policy on Conservation and Promotion of Hue heritage values in 2012. Management Plan of Hue Monuments Complex in the period 2015-2020, orientation of 2030 was also approved by Thua Thien Hue‟s People Committee to create the foundation for managing and protecting the heritage: target, long-term policy, program, scheme, priority order for heritage conservation and promotion business and method, intangible heritage, natural landscapes attaching to the heritage. Under the Government‟s interest, the Offices and Departments‟ cooperation, Thua Thien Hue people and authority‟s efforts, the appearance of Hue cultural heritage is changing. Hundreds of important relics in the Citadel, the Imperial City, the Forbidden Purple City, outside the Citadel‟s complexes of tombs and religious constructions are invested to maintain, restore and conserve thanks to the Government and Thua Thien Hue‟s investment capital, international support and Hue Monuments Conservation Center‟s a part of source of ticket revenue. Therefore, Hue heritage conservation activities were highly appreciated by World Heritage Committee in the 28th and 34th sessions in 2004 and 2014 successively. 3. Great consequences on conservation and promotion activities of Hue Monuments Complex‟s cultural heritage values are achieved by the direct and important contributions 8
  5. of Hue Monuments Conservation Center‟s leaders, staffs, researchers and traditional craftsmen all over the country. This is confirmed that the establishment of an organization in charge of management in value conservation and enhancement of Hue monuments complex – Hue Monuments Conservation Center – belonging to Thua Thien Hue People‟s Committee on state management, Department of Culture, Sports and Tourism‟s guidance of professional knowledge is completely perfect. Hue Monuments Conservation Center deserves the state government‟s noble rewards: 1st Labor Medal, 2nd Labor Medal and 3rd Labor Medal because of great and comprehensive achievements. * * * Quy hoạch kiến trúc Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX và giá trị nhân văn bền vững của nó trong lòng đô thị Huế hiện nay Nhà nghiên cứu Phan Thuận An Tóm tắt: Từ xưa đến nay, đô thị Huế đã trải qua nhiều lần quy hoạch kiến trúc, nhưng chưa lần nào quy mô và quan trọng bằng lần quy hoạch vào đầu thế kỷ XIX. Bấy giờ, để vinh thăng cho triều đại mới và để bảo vệ bộ máy hành chính trung ương tại Kinh đô của cả nước vừa mới được thống nhất, triều đình nhà Nguyễn đã huy động hàng vạn nhân công từ nhiều địa phương trong nước về Huế để xây dựng Kinh thành. Người ta đã ngăn chặn và đắp lấp một số đoạn của hai chi lưu bên tả ngạn sông Hương là sông Kim Long và sông Bạch Yến, đồng thời lợi dụng một số đoạn còn lại của hai chi lưu để làm thành hai con sông nhân tạo: một ở trong thành là Ngự Hà và một ở ngoài thành là Hộ Thành Hà. Với sự chỉnh đốn địa thế bằng bàn tay con người, diện mạo địa lý và hệ thống thủy đạo của một khu vực rộng lớn ở bờ bắc sông Hương đã thay đổi hẳn. Tư tưởng chủ đạo của quy hoạch kiến trúc Kinh thành là Dịch lý và thuật Phong thủy. Nó được kết hợp với phương pháp xây dựng thành lũy của Vauban và ứng dụng vào hình sông thế núi tại chỗ để tạo ra được một công trình kiến trúc vừa đồ sộ, vừa hài hòa với bối cảnh thiên nhiên thơ mộng của vùng đất này. Trong ngót 200 năm qua, Kinh thành bao giờ cũng được xem là cái lõi trên mặt bằng tổng thể kiến trúc đô thị Huế. Cho đến ngày nay, nó vẫn đóng vai trò như vậy. Chính quyền địa phương đã và đang đưa các giá trị lịch sử và nghệ thuật của Kinh thành vào trong đời sống văn hóa và xã hội của thành phố Huế. Abstract: Since the old time, Hue city has undergone several times of architectual planning, but none of them was in a large scale and as important as the one in the beginning of the XIXth century. At that time, in order to promote the new dynasty and to protect the central administrative apparatus of the whole nation which had just been unified, the Nguyen dynasty mobilized thousands of workers from different areas to Hue to 9
  6. build the Citadel. Some sections of the two tributaries on the left bank of the Perfume River: Kim Long tributrary and Bach Yen tributary were stopped and filled up; some of their remainning parts were used to create two man-made rivers: Ngu Ha River inside the Citadel and Ho Thanh Ha River outside the Citadel. With the human terrain reset, the geographical appearance and the hydrography of a large area on the left bank of Perfume River were completely changed. The main ideologies of Hue Citadel‟s architectural planning were the Theories of Changes and Feng shui. They were combined with Vauban fortification construction method and applied at on-site terrain to create a huge construction but well harmonized with the romantic natural surrounding environment of this land. Since nearly 200 years, Hue Citadel has always been considered as the core of Hue architectural planning. The local government has been bringing the historical and artistic values of Hue Citadel into the social and cutural life of Hue city. * * * Nghệ thuật khảm sành sứ trong trang trí kiến trúc cung đình thời Nguyễn TS Phan Thanh Bình (Trường Đại học Nghệ thuật Huế) Tóm tắt: Với những điều kiện thuận lợi về vật chất và các yêu cầu thẩm mỹ cao của triều đình, nghệ thuật khảm sành sứ trong mỹ thuật thời Nguyễn đã có những bước phát triển nhảy vọt trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và trở thành một trong những khuynh hướng chủ đạo, có tính dẫn dắt quan trọng về sự biểu cảm giá trị và nội dung của các công trình kiến trúc. Khi nghệ thuật khảm sành sứ được sử dụng trang trí trên những công trình kiến trúc quy mô to lớn của triều đình, thì nhà nước phong kiến càng tăng cường trưng tập các thợ giỏi, các phường thợ để phục vụ cho nhu cầu xây dựng, trang trí. Nhiều nghệ nhân hiền tài đã được đảm nhận công việc thiết kế trang trí khảm sành sứ ở những công trình lớn. Các nghệ nhân thời Nguyễn có thể tạo ra sự phối hợp hài hòa, hiệu quả trong các dải trang trí giữa các bộ đề tài, giữa các đề tài và quan hệ tự thân của chúng như khảm sành sứ với nề họa, khảm sành sứ với đắp nổi trang trí nề vữa. Chính ở các phù điêu được trang trí, sử dụng trong trang trí đã tạo nên những bức tranh khảm sành sứ màu, tạo nên sự phong phú về mặt bố cục, bài trí, tạo hình khối đa diện, góc nhìn, nhưng lại rất gần nhau ở cảm quan thị giác tạo hình thẩm mỹ. Khảm sành sứ trang trí cũng như các chất liệu khác luôn nảy sinh những yêu cầu mới về kỹ thuật chất liệu trong sự gắn kết với kinh nghiệm truyền thống, thủ pháp trang trí để gây ấn tượng và hiệu quả thị giác. Khi gắn mảnh sành sứ tạo nên những hình trang trí rồng, phụng, mây, lửa, hoa lá hóa rồng lên kiến trúc, nghệ nhân phải hình dung ra các hiệu quả và yêu cầu thẩm mỹ, biểu hiện không gian của công trình kiến trúc. 10
  7. Sự gắn bó hữu cơ, hài hòa của quan hệ tự nhiên - con người và kiến trúc trong kiến trúc cung đình thời Nguyễn được xác định bằng nhiều yếu tố nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật khảm sành sứ. Những quy luật tạo hình và nguyên tắc bố cục hình khối trong khảm sành sứ đã tác động đến mỹ cảm con người và phản ánh được giá trị của các tác phẩm mỹ thuật. Trong trang trí khảm sành sứ cung đình thời Nguyễn đã đồng thời thể hiện nhiều nguyên tắc bố cục, vận dụng tỷ lệ hình khối khảm sành sứ đa dạng, mỗi hình khối, bố cục không gian đều xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn của chức năng kiến trúc. Nghệ thuật khảm sành sứ đã góp phần tạo nên diện mạo độc đáo, là bộ mặt của nghệ thuật thời Nguyễn, là dấu ấn của nghệ thuật tạo hình truyền thống Việt Nam. Chúng đã không bị giới hạn, gò bó trong một khuôn phép truyền thống khép kín, hướng nội mà đã có sức mở lan tỏa để không chỉ phản ánh đựơc bản sắc trang trí kiến trúc truyền thống mà còn làm sáng tỏ những giá trị nghệ thuật khảm sành sứ trong dòng chảy của nghệ thuật dân tộc. Abstract: Due to favorable material conditions and high aesthetic demands of the court, inlaid terra-cotta art in Nguyen‟s times made great strides at the end of 19th century and early of 20th century. This art was used on constructions of large scale and lots of talented craftsmen gathered for the need of building and decorating. Colorful glazed terra-cotta pictures create the abundance in structure, disposition, and form. Decoration of inlaid terra-cotta and other different materials meet new demands of materials and technology in the combination with traditional experiences or decorative methods in order to make the visual effects. The harmony in nature – human – architecture relationships on Nguyen royal architecture is defined by many aesthetic elements, including inlaid terra-cotta art. Inlaid terra-cotta art has contribution to the original appearance of Vietnamese traditional art. It not only reflects the decorative identity of traditional architecture but also emphasizes its values in art current of the people. * * * Giá trị nghệ thuật chạm khắc gỗ trang trí điện Long An, nhìn từ góc độ của nghệ thuật tạo hình NCS.Họa sĩ Nguyễn Thiện Đức (Trường Đại học Nghệ thuật Huế) Tóm tắt: Mỹ thuật thời Nguyễn đã để lại những giá trị nghệ thuật phản ánh truyền thống mỹ cảm tạo hình của dân tộc bên cạnh những quan điểm thẩm mỹ cung đình riêng của mình. Trong đó, nghệ thuật chạm khắc gỗ trang trí kiến trúc đã có những đóng góp tích cực làm nên nét tạo hình đặc trưng và biểu cảm phần hồn cho những công trình cung điện 11
  8. triều Nguyễn tại Huế. Điện Long An là công trình kiến trúc tiêu biểu cho lối chạm khắc này. Với bàn tay tài hoa và tư duy thẩm mỹ của mình, nghệ nhân thời Nguyễn đã biến những mặt gỗ, khối gỗ của điện Long An thành những bố cục tạo hình có chủ đề thể hiện sống động đầy biểu cảm. Tổng thể kiến trúc điện Long An mang cấu thức và phong cách đặc biệt tiêu biểu của kiến trúc cung đình thời Nguyễn. Chính giữa đỉnh nóc chính điện có đắp hình đầu rồng đội hạt trân châu, hai đầu bờ nóc gắn hồi long, bốn góc bờ quyết có hình tượng long, lân, quy, phụng đắp bằng vữa và sành sứ. Diềm mái được phân chia thành hệ thống ô hộc được trang trí bằng các hình tượng, rồng, phụng, cá, trăng sao Với dáng vẽ bề ngoài, điện Long An chưa mang lại dấu ấn gì khác biệt so với các công trình kiến trúc của triều Nguyễn, nhưng càng vào sâu bên trong nội thất, ta sẽ thấy sự tráng lệ ẩn hiện dưới vẻ thâm nghiêm của một ngôi điện qua nghệ thuật trang trí chạm khắc gỗ tinh tế. Trang trí chạm khắc gỗ điện Long An được thể hiện theo lối đăng đối qua trục thần đạo. Ngôn ngữ chạm khắc tạo hình đã biến những thớ gỗ khô khan thành hình tượng thẩm mỹ mang tính biểu cảm. Hiệu quả bao quát nhất mà chạm khắc gỗ mang lại là làm tôn lên giá trị thẩm mỹ cho công trình. Làm cho các khối kiến trúc gỗ nặng nề trở nên nhẹ nhàng, có sức sống và toát lên sự rạng rỡ hoa mỹ như một tác phẩm nghệ thuật, đồng thời góp phần chuyển tải các đề tài thể hiện triết lý, tư tưởng và tinh thần của kiến trúc. Lối chạm khắc gỗ trang trí ở điện Long An thể hiện rõ ở 8 vì nóc của điện với những đề tài khác nhau. Với 8 mảng chạm khắc này, người nghệ nhân đã giải quyết được sự hài hòa giữa bố cục tạo hình thẩm mỹ và giữa giá trị công năng với giá trị nghệ thuật. Cấu kiện thừa lưu cũng được đầu tư chạm khắc công phu tạo nên tính biểu cảm. Nếu các mảng chạm khắc ở vì kèo là mạnh mẽ, phóng túng thì ở xuyên trến, kèo có nhịp điệu vừa phải, ở liên ba, đố bản, ô hộc là sự chỉnh chu t mỉ theo lối thư pháp. Nghệ thuật chạm khắc gỗ trong nội thất điện đã đóng góp một vai trò quan trọng việc khoác lên mình khối kiến trúc gỗ to lớn một lớp áo rất mỹ miều nhưng trang nhã. Abstract: Nguyen dynasty‟s art has aesthetic values reflecting the traditional art and royal aesthetic viewpoints, especially wood - carved decoration on royal architecture in Hue. And Long An Temple is the typical example for this type of decoration. Nguyen dynasty‟s craftsmen created pieces of wood into lively and expressive products. Architecture of Long An Temple has special and typical style of Nguyen royal construction. At the top of the temple, there is a dragon covered with pearl while symbols of dragon, unicorn, turtle and phoenix covered by plaster and porcelain appear at 4 corners of the roof ridge. Roof ridges are divided into panel system decorated by dragon, phoenix, fish, moon, star If looking from the outside, we see nothing special compared to other different Nguyen dynasty‟s constructions. However, we will be surprised with its interior in subtle decoration of wood – carved art. 12
  9. Wood – carved decoration at Long An Temple is expressed by a well-matched style through the holy axis. It brings the aesthetic values and philosophical themes of the construction‟s particular function. The style of wood – carved decoration at Long An Temple is used at 8 roof rafters in different topics. Artisans successfully solved the harmony in the lay-out of functional and aesthetic values. The art of wood – carved decoration in the interior of the temple plays an important role in covering the construction with wood in good-looking and elegant appearance. * * * Đặc trưng kiến trúc vùng miền và nét đặc thù trong kiến trúc cung đình Huế NCS Bảo Đàn (Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế) CN Hoàng My (Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) Tóm tắt: Có thể thấy rằng, kiến trúc ở hai miền Bắc - Nam Việt Nam có sự khác biệt đáng kể, và sự khác biệt này đã định hình thành trường phái. Bắc và Nam Việt Nam trong trường hợp này được hiểu là Bắc và Nam Hoành Sơn/Đèo Ngang dưới góc nhìn Địa - Văn hóa. Dù muốn hay không, dưới nhiều giác độ, Hoành Sơn đã và đang là ranh giới của nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề mang tầm vóc quốc gia và khu vực. Cùng với quá trình Nam tiến, trong một giai đoạn lịch sử, khi người Việt miền Bắc biết đến dải đất phương Nam/Nam Hoành Sơn với những biểu hiện rất khác về mặt văn hóa, kinh tế lẫn chính trị, vùng đất này đã trở thành đất hứa cho những ý đồ cát cứ. Khởi đầu là việc thiết lập các thủ phủ ở vùng Quảng Trị và Thừa Thiên dưới thời các chúa Nguyễn, cho đến khi kinh đô của một quốc gia thống nhất được định đặt ở Huế dưới thời các vua Nguyễn, vùng đất này đã có cơ hội hội tụ cho mình những tinh hoa đến từ mọi miền đất nước, định hình thành bản sắc, rồi đến lượt nó, sự phát tỏa với tư cách/thuộc tính của vùng trung tâm đã khiến nhiều biểu hiện văn hóa ở nơi này trở thành chuẩn mực hay mẫu hình cho nhiều vùng miền khác. Qua việc khảo sát và đối sánh trong phong cách kiến trúc, bài viết này đề cập đến những vấn đề sau: [1]. Đặc trưng kiến trúc vùng miền của hai miền Nam - Bắc Việt Nam; [2]. Nét đặc thù trong kiến trúc đình Huế - những điểm dị biệt được định hình qua quá trình tiếp thu tinh hoa và gạn lọc và đúc kết; và [3]. Sau nhiều biến động lịch sử - xã hội, cái tinh thần còn lại của lối kiến trúc Huế là gì? Những nhận định trong tham luận này chỉ là bước đầu và mang tính gợi mở, những giả thiết đặt ra vẫn cần rất nhiều thảo luận từ những nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề. 13
  10. Abstract: Overall, architectural styles with decorative motif systems between the North and the South of Vietnam (in this case is understood as the North- South of Hoang Son mountain/ Deo Ngang – the mountain pass road under the perspective of geography and culture) have significant differences and nearly shaping into design opinion. Along with the Southward movement of people in the North, Southern land strip with different expressions of culture, economy and politic became the promised land for any settlement plan. Beginning with the establishment of metropolis in Quang Tri, Thua Thien during the Lord Nguyen‟s period, then, a capital city of unified nation was built in Hue during the Nguyen Emperors‟ period, this land has gradually gathered the quintessence of the whole country and coming to form its identity. Through survey and comparison, the paper mentions following issues: (1) differences in architectural styles between the North and the South of Vietnam; (2) Vietnamese identities in architecture of Hue is configured through the process of absorbing quintessence; (3) The spirit of architecture in Hue is preserved through historical and social changes. All reviews in the paper are initial suggestions. * * * Thiết kế và xây dựng Diên Phước Trưởng công chúa từ, một ngôi nhà vườn ở Huế Masatoshi Imai (Hiệp hội KTS và KS Toàn Nhật Bản) Tóm tắt: Bài thuyết trình này, tôi muốn xem xét nét đặc trưng của thiết kế và xây dựng công trình Diên Phước Trưởng công chúa từ, một ngôi nhà vườn ở Huế và so sánh với kiến trúc truyền thống của Nhật Bản. Phủ Diên Phước Trưởng công chúa là ngôi nhà vườn Huế được xây dựng khoảng năm 1850, vừa là nơi không gian sống và là nhà thờ của công chúa trưởng của Hoàng đế thứ 3 của triều Nguyễn. Diên Phước Trưởng công chúa từ là một công trình kiến trúc gỗ đã bị mục nát nhiều, toàn bộ ngôi nhà đã được hạ giải để trùng tu. Mỗi cấu kiện gỗ đều được chạm khắc, lắp đặt rất đẹp và cân đối. Đặc trưng của kết cấu khung gỗ là tất cả các cột của kiến trúc gỗ đều nghiêng về trung tâm của ngôi nhà. Độ nghiêng khác nhau tùy theo sở thích của chủ nhân và được thay đổi tùy theo từng căn nhà. Phần mái nhà của Việt Nam thẳng chứ không cong lên như kiến trúc của Trung Quốc. Mái của Diên Phước Trưởng công chúa từ được lợp bằng ngói liệt tương tự như phần mái của kiến trúc truyền thống Nhật Bản. Từ mặt cắt ngang của mái Diên Phước Trưởng công chúa từ cho thấy lớp vữa và lớp lót ở dưới mái dày 6cm. Ngói liệt dày 7cm được ốp 5 lớp. Mái ngói của kiến trúc gỗ truyền thống Nhật Bản được ốp với vỏ cây bách tùng, cây tuyết hoặc ốp với tấm ván bên dưới ngói. 14
  11. Trên đây là những sự khác nhau giữa các công trình bên trong và bên ngoài Hoàng thành Huế và so sánh với kiến trúc gỗ cung đình ở Nhật Bản. Đặc trưng của kiến trúc cung đình triều Nguyễn đều nghiêng về tâm của ngôi nhà. Độ nghiêng làm cho việc xây dựng ngôi nhà rất khó khăn. Ở Nhật Bản, thiết bị máy móc được dùng để hỗ trợ công việc bằng tay. Có những kĩ sư đã rất nỗ lực trao truyền các kỹ năng truyền thống các thế hệ kế cận. Tôi hy vọng rằng, những kỹ năng bậc cao của kiến trúc hoàng gia triều Nguyễn sẽ được kế thừa cho nhiều năm tới trong tương lai. Abstract: I would like to express my thoughts about the characteristics of the design and the construction of Diên Phúc Trưởng Công Chúa Mansion, a garden house in Hue, comparing it to the Japanese traditional architecture. Diên Phúc Trưởng Công Chúa Mansion, which is a garden house in Hue, is a shrine and a living space built for the first imperial princess of the third emperor of the Nguyen Dynasty as the story goes. It is estimated that it is the building of about AD 1850, the middle of the 19th century. Because the wooden construction of Diên Phúc Trưởng Công Chúa Mansion decayed very much, all the building have been demolished and restored this time.Its roof color is the same as Tài Hé Diàn in the Forbidden City of China. But there is not a curve of the whole roof at Thai Hoa Hall in Hue.The linear roof without curve is the characteristics of the royal architecture of the Nguyen Dynasty. Its roof is curved delicately. From this, it indicates that the characteristic of wooden architecture of the Nguyen Dynasty is the straight line. The roof of this flat plate tile is the characteristics of the wooden architecture of the Nguyen Dynasty. The design of the roof of the flat plate tile in Hue is similar to the roof of the Japanese traditional wooden architecture. In its cross-section, the mortar without water is underlaid 6cm under the roof and the roof is shingled with the flat plate tile. The width of the parts which we can view from above is 35mm.The flat plate tiles 7mm thick are laid 5 sheets and shingled. It is the construction which has adjusted in the climate of Hue later. The roof and the outside wall of Diên Phúc Trưởng Công Chúa Mansion are integrated wholly. Woodcarving skill reached very great heights in the Nguyen Dynasty period in Hue. As described above, I have tried showing the difference between the buildings inside the Hue Imperial City and the buildings outside the Hue Imperial City and comparing the wooden royal architecture in Hue to the Japanese wooden royal architecture. The inclination of the posts makes the building hard. Not only accuracy, but also the skill which can work out differences totally are included in its skill. I hope that the high skill of the royal architecture of the Nguyen Dynasty will be inherited for many years to come into the future. * * * 15
  12. Dự án phục hồi điện Kiến Trung và những vấn đề trong phục hồi di tích kiến trúc TS Trần Minh Đức Tóm tắt: Điện Kiến Trung nằm trong khu vực Tử Cấm thành, Đại Nội Huế. Điện mang những giá trị lịch sử - kiến trúc đặc sắc và đang trong giai đoạn thiết kế phục hồi. Tuy nhiên, để hoàn thành dự án cần vượt qua một số trở ngại: Phục hồi di tích có đảm bảo được tính chính xác hay không và phục dựng để làm gì? Dựa theo tư liệu lịch sử, điện Kiến Trung xây dựng dưới thời Minh Mạng, kiến trúc ban đầu là lầu gỗ về sau được đổi thành gạch – bê-tông dưới thời vua Khải Định, Bảo Đại. Ban đầu, lầu chỉ có chức năng ngắm cảnh rồi trở thành nơi làm việc của vua Khải Định và nơi sinh sống của gia đình vua Bảo Đại sau này. Ngoài giá trị lịch sử vừa nêu, điện Kiến Trung còn mở đầu cho phong cách kiến trúc cung đình mới bằng kiểu nhà phương Tây và nghệ thuật ghép gốm sứ, thủy tinh màu tuyệt kỹ trang trí của Huế. Với những giá trị vừa nêu, điện Kiến Trung xứng đáng được đưa vào danh mục cần thiết cho việc phục dựng di tích. Tuy nhiên, điện Kiến Trung hiện đã bị triệt hạ chỉ còn nền móng vì vậy muốn phục hồi cần phân tích quá trình, sự kiện lịch sử. Khảo sát và khảo cổ, phân tích ảnh tư liệu, các công trình tương đồng với công trình di tích Ngoài ra, để lấy thông tin cho thiết kế phục hồi gần chục đề tài nghiên cứu đã được tiến hành nhằm phục vụ thiết kế phục dựng điện Kiến Trung một cách chính xác và khoa học nhất. Abstract: Kien Trung Residence locates in Forbidden Purple City, Hue Citadel. It bears typical historical and architectural values and is in its stage of designing restoration. However, it is necessary to overcome some hindrances to fulfill the project: Does the restoration ensure the authenticity and what the restoration is for? According to historical document, Kien Trung Residence was built under the emperor Minh Mang‟s times, initial architecture was a wooden pavilion and later it was transformed into brick and concrete under the emperor Khai Dinh and Bao Dai‟s times. Initially, the pavilion had function as a sight-seeing place then became the working place of the emperor Khai Dinh and later a living place of the emperor Bao Dai. Apart from above historical value, Kien Trung Residence also starts the new royal architectural style by Occidental house style and the art of joining ceramics and beautiful glasses of Hue decorative style. With above values, Kien Trung Residence deserves to be in the list of relics which should be restored. However, Kien Trung Residence is now dismantled and only the foundation is left; therefore, it is necessary to analyze the process and historical events if we want to restore it. Carrying out excavation and archeology, analyzing documentary photos and similar constructions to relics Besides, it is essential to get the information for designing 16
  13. restoration of nearly 10 research topics with an aim to serve the designing restoration of Kien Trung Residence the most exactly and scientifically. * * * Một số kinh nghiệm thực tiễn tu bổ, phục hồi di tích kiến trúc gỗ qua dự án trùng tu di tích Phu Văn Lâu TS Nguyễn Tiến Bình CN Mai Xuân Hiển – CN Ngô Quỳnh Như (Phân viện Khoa học Công nghệ Xây dựng Miền Nam) Tóm tắt: Vài nét về Phu Văn Lâu từ lịch sử hình thành đến trước thời điểm dự án trùng tu được triển khai. Những kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình vận hành dự án tu bổ, phục hồi di tích kiến trúc gỗ ở Huế, được đúc rút thông qua quá trình triển khai Dự án Tu bổ, phục hồi di tích Phu Văn Lâu (5/2014- 9/2016): phân tích thông tin lịch sử, phân tích ảnh tư liệu, thiết lập quy luật từ các công trình tương đồng, phân tích hiện trạng và suy luận về tính logic, gia cường bổ sung phần kết cấu yếu bằng các giải pháp hiện đại phù hợp, thực hiện tu bổ cẩn trọng, đúng quy trình, thiết lập hồ sơ khoa học về di tích. Một vài kết luận và kiến nghị của nhóm tác giả từ kinh nghiệm thực tiến thi công, phục hồi công trình Phu Văn Lâu (5/2014- 9/2016). Abstract: Some features on Phu Van Lau from the formation history to the time before the restoration project was exploited. Some practical experiences during the execution of the wooden construction restoration project in Hue, which are summarized from the process of execution the project of restoration Phu Van Lau (5/2014 – 9/2016): analyzing the historical information and documentary photos, establishing the rules from similar constructions, analyzing the real situation and reasoning on logicality, strengthening the weak structure by suitable modern solutions, carrying out the restoration carefully and in accordance with the process, establishing scientific file on the relics. Some conclusions and recommendations of the author group from the experiences of execution reality and restoration of Phu Van Lau (5/2014-9/2016). * * * 17
  14. Kinh nghiệm từ một số dự án trùng tu tại di tích Huế và vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ThS Andrea Teufel (Tổ chức GCREP, Đức) Tóm tắt: Từ năm 2003 đến năm 2013, "Chương trình Bảo tồn Văn hoá" của Bộ Ngoại giao Liên bang Đức đã hỗ trợ 4 dự án trùng tu ở Huế và được thực hiện với sự hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Tất cả các dự án đều có ba mục đích chính: 1. Bảo tồn và trùng tu các đối tượng theo hướng dẫn của UNESCO về bảo tồn Di tích Di sản Thế giới. 2. Phát triển các phương pháp bảo tồn/trùng tu mà có thể chuyển giao/áp dụng tại các điểm di sản tương tự, dựa trên việc sử dụng các vật liệu truyền thống Việt Nam và vật liệu bảo tồn hiện đại. 3. Cung cấp đào tạo chuyên nghiệp tại chỗ cho các họa sĩ và thợ thủ công địa phương về bảo tồn- trùng tu di tích Bài trình bày này sẽ giới thiệu tóm tắt 4 dự án có chủ đề khác nhau, đó là: bảo tồn / trùng tu các bức tranh tường (bên trong và bên ngoài), vữa truyền thống, khảm và sơn kiến trúc. Kết quả và những khó khăn gặp phải trong quá trình trùng tu sẽ được trình bày kèm theo minh họa; cũng như giới thiệu cụ thể các nhiệm vụ và nâng cao giải pháp trùng tu Ngoài ra, tác giả sẽ chia sẽ một số kinh nghiệm và khả năng để phát triển đào tạo chuyên nghiệp về bảo tồn trùng tu di tích ở Việt Nam. Abstract: From 2003 to 2013, the „Cultural Preservation Program‟ of the Ministry of Foreign Affairs of German Federal has supported 4 restoration projects in Hue, which have been carried out in close cooperation and with the support of the HMCC (Hue Monuments Conservation Center). All projects had three main objectives: 1.Conservation and restoration of the object(s) in accordance with the UNESCO guidelines for preservation of World Heritage Monuments 2.Developing of transferable conservation/restoration methods for future similar venues, which are based on the originally used vietnamese materials and modern conservation materials. 3.Providing on-the-spot professional training in conservation-restoration for local artists and artisans It will be given a short introduction to the 4 projects regarding to their different thematic focuses, which are: conservation/restoration of wall paintings (inside and outside), traditional plaster, mosaic and architectural paint scheme. Challenges and results of the restoration process will exemplified, and tasks for further improving of the methods will be named. 18
  15. Furthermore, experiences and possibilities for development of a professional training in conservation-restoration in Vietnam will be discussed. * * * Áp dụng phương pháp anastylosis trong việc tu bổ các tác phẩm khảm sành sứ trang trí công trình Thái Bình Lâu CNMT. KSXD Nguyễn Thế Sơn (Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) Tóm tắt: Năm 1931, nhà bảo tồn Nikolaos Balanos đưa ra khái niệm Anastylosis trong công tác bảo tồn trùng tu di tích. Nó là một thuật ngữ chuyên môn có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Trong lĩnh vực bảo tồn, anastylosis đề cập đến việc tiến hành khôi phục lại một di tích kiến trúc hoặc một di chỉ khảo cổ bằng cách tháo dỡ và xây dựng lại cấu trúc bằng cách sử dụng các phương pháp ban đầu, kết hợp với việc tái sử dụng tối đa các thành phần kiến trúc nguyên gốc đã tạo nên di tích và di chỉ đó. Phương pháp này được áp dụng thành công tại một số công trình kiến trúc trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, đặc biệt là các di tích kiến trúc trong quần thể di tích Huế như Thái Bình Lâu. Gần 100 năm tồn tại, do tác động của thiên nhiên và chiến tranh, công trình Thái Bình Lâu này đã xuống cấp trầm trọng vì vậy công tác trùng tu để bảo tồn công trình này là một yêu cầu hết sức cấp thiết, nhiệm vụ trọng tâm là việc tu bổ các tác phẩm nghệ thuật trang trí khảm sành xứ ở công trình này. Việc áp dụng phương pháp Anastylosis đóng một vai trò rất lớn vào công tác trùng tu di tích này (từ tháng 8/2010 đến tháng 3/2115 của TT Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) nhằm giữ gìn tối đa các thành phần trang trí nguyên gốc hiện còn, tránh gây mất mát, đổ vỡ thêm, phục hồi toàn vẹn các giá trị về văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật. Abstract: In 1931, the conservator Nikolaos Balanos gave out the concept of Anastylosis in heritage conservation and restoration. It is a technical term originated from Greek. In conservation field, anastylosis mentions the restoration of archaeological constructions or relics by dismantling and reconstructing the structure with original methods combined with reusing original architectural components in maximum. It is successfully applied at some constructions in the world in general and in Vietnam in particular, especially constructions in Hue Monuments Complex ssuch as Thai Binh Pavilion. Nearly 100 years of existence, due to the influence of nature and war, Thai Binh Pavilion has been seriously upgraded, therefore, the conservation and restoration of this construction is extremely necessary. The main task is the restoration of terra cotta – inlaid decoration art. The application of Anastylosis method plays an important role in this conservation (from Aug/2010 to Mar/ 2015 by Hue Monuments Conservation Center) in 19
  16. order to conserve to the most the existing original decorative parts and restore the values of culture, architecture and art perfectly. * * * Nghiên cứu về kỹ thuật sơn mài truyền thống ở Huế TS.Shiomi Saito (Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản) Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích các đặc điểm hoa văn cổ, cách bố trí và thành phần trong các chất màu được làm trên cửa Cảnh Môn tại điện Thái Hòa thông qua việc lập hồ sơ họa tiết cổ, tác giả đã thực hiện các bản vẽ đúng kích thước và phân tích các lớp sơn bằng phương pháp nghiên cứu kỹ thuật sơn mài kiến trúc hoàng gia. Tại di tích Huế, nhiều kỹ thuật sơn được tìm thấy trong trang trí kiến trúc, tôn giáo, mỹ thuật và nghề thủ công vẫn đang còn tồn tại đến ngày nay, được xem là những tài liệu tham khảo có giá trị cho việc sử dụng sơn mài truyền thống của triều Nguyễn. Những kỹ thuật sơn này bao gồm tranh sơn mài trang trí sử dụng những tờ giấy vàng và bạc, có xuất sứ tại Việt Nam. Bởi vì phần lớn các kiến trúc cung điện triều Nguyễn là gỗ, các lớp phủ bên ngoài còn lại tại các di tích Huế đã xuống cấp đáng kể do bị hư hỏng bởi các yếu tố sinh học và môi trường tự nhiên với khí hậu khắc nghiệt, độ ẩm và nhiệt độ cao. Điều này thật khó khăn để nghiên cứu phục hồi các bức tranh sơn mài đã được thực hiện trước đây. Cấu trúc của phần lớn các cung điện được làm bằng cột gỗ và dầm, với công năng sử dụng không chỉ như một tổ hợp kiến trúc, mà còn là yếu tố quan trọng của trang trí nội thất. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thực hiện bảo tồn và trùng tu với quan điểm bảo tồn di tích lịch sử và bảo tồn các cột sơn mài cũ nguyên trạng bằng cách trưng bày cột với các lớp sơn nguyên thủy trong các lần trùng tu gần đây. Do đó, các phương pháp trùng tu do Trung tâm BTDTCĐ Huế thực hiện có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phục hồi điện Cần Chánh cũng như phục hồi các di tích lịch sử cho tương lai. Dựa trên những tài liệu nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra quá trình sơn các lớp nền sơn mài trên cột nhằm thực hiên tiêu bản sơn mài để mô tả lại quy trình sơn các lớp nền sơn mài truyền thống. Điều này cũng nhằm mục đích nghiên cứu phương pháp thiết kế tranh sơn mài kiến trúc của thời Nguyễn với sự đúc kết của các kỹ thuật truyền thống đã được khoa học chứng minh thông qua khảo sát thực địa về vật liệu, quy trình, kỹ thuật, khảo sát các công trình hiện còn và phân tích hóa học các lớp phủ sơn mài Abstract: This study was conducted to shed light on the characteristics of old patterns, layout, and ingredients of pigments employed on the columns at Thai Hoa Hall 20
  17. through the creation of records of old patterns, including full-scale drawings, and analysis of paintings, as a means for examining imperial architectural lacquer techniques. In the Hue Monuments, various painting techniques are seen in architectural decorations, religious articles, and arts and crafts that exist today as valuable references to the use of traditional lacquer by the Nguyen Dynasty. These painting techniques include decorative lacquer paintings using gold and silver leaves. Lacquer is produced in Vietnam. Some of the decorative paintings that are found in the Hue Monuments are thought to have been restored during and after the Nguyen Dynasty. However, few documents provide specific details about the restoration of paintings, aside from records of recent restoration work by Hue Monuments Conservation Center. Because the majority of Nguyen Dynasty palace architectures is wooden, the coatings that exist in the Hue Monuments have deteriorated significantly due to biological damage and the harsh natural environment characterized by high temperatures and humidity. This has made it difficult to study the restoration of lacquer paintings that have been performed before recent times. The structure of the majority of palaces was made of timber columns and beams, with the columns functioning not only as a structural member, but also as an important element of interior decoration. Hue Monuments Conservation Center engages in preservation and restoration from the viewpoint of preserving historic monuments, and preserves old columns that display remnants of coatings that were applied prior to the recent restoration. The approaches made by the Conservation Center thus have significant importance to the future restoration of historic monuments and the reconstruction of Can Chanh Dien. This study was conducted using the results of studies carried out by a study group led by Professor Emeritus Nakagawa at Waseda University and Hue Monuments Conservation Center. With the cooperation of Hue Monuments Conservation Center, a local joint survey was carried out with Mr. Ho Thanh Binh and Ms. Dang Son Ca, who both work at the Conservation Center, in an attempt to analyze architectural painting and design techniques. Based on the findings of past studies, this study aims to investigate the process of painting the lacquer foundation on columns through the creation of sample lacquer boards representing traditional lacquer foundation processes. It also aims to specifically advance the study on the design methods of architectural lacquer paintings during the Nguyen Dynasty through an accumulation of traditional techniques that have been scientifically proven through field surveys on materials, processes and skills, surveys of existing buildings, and chemical analyses of lacquer coatings. * * * 21
  18. Các công trình khoa học cấp quốc gia nghiên cứu về triều Nguyễn Ý nghĩa và tác dụng PGS.TS Đỗ Bang (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam) Tóm tắt: Trong vòng hai thập kỷ qua, triều Nguyễn là chủ đề nghiên cứu của nhiều luận án Tiến sĩ thuộc các ngành Lịch sử, Văn học, Văn hóa Đối với Sử học ít nhất đã có hai đề tài cấp Quốc gia được đánh giá là những thành tựu: 1. Đề tài: Khảo cứu kinh tế và tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn; những vấn đề đặt ra trong thực tiễn đổi mới đất nước hiện nay. Đây là đề tài cấp Quốc gia, quy tụ 23 nhà khoa học trên cả nước thực hiện trong 3 năm, biên soạn ra 2 ấn phẩm với 2 nội dung nghiên cứu về kinh tế và tổ chức bộ máy nhà nước cùng bộ Thư mục triều Nguyễn. Trong quá trình thực hiện đã có 6 công trình xuất bản. Đến năm 1999, xuất bản được 10 cuốn sách và bộ Thư mục 2 tập được đánh giá là thành tựu nghiên cứu lớn nhất về triều Nguyễn của thế kỷ XX. Với kết quả này, nhiều giảng viên các trường Đại học đã xây dựng thành các chuyên đề giảng dạy cao học và Tiến sĩ 2. Đề tài: Tổ chức và hoạt động bảo vệ biển đảo Việt Nam dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1885. Đây là đề tài khoa học cấp Quốc gia do PGS.TS Đỗ Bang làm chủ nhiệm. Trong quá trình thực hiện, các thành viên đã công bố 12 bài trên các tạp chí chuyên ngành và nhiều hội thảo quốc gia và quốc tế, đồng thời có nhiều ấn phẩm nhất được xuất bản và tái bản, đáp ứng nhu cầu hiểu biết của bạn đọc về chủ quyền biển đảo Việt Nam dưới triều Nguyễn, góp phần nâng cao nhận thức việc đấu tranh về chủ quyền biển đảo và làm cơ sở khoa học cho việc biên soạn giáo trình giảng dạy các cấp. Abstract: During the last two decades, Nguyen dynasty is the research theme of many PhD theses belonging to branches of History, Literature, Culture As for History, there are at least two national themes which are evaluated as achievements: 1. Theme: carry out scientific research on economy and state mechanism establishment of Nguyen dynasty; problems are raised in the renovation reality of the country presently. This is a theme of national level, gathering 23 scientists all over the country, carrying out during 3 years, composing 2 publications with 2 contents about the economy and state mechanism establishment along with Nguyen dynasty‟s bibliography. During the execution process, there were 6 published works. Until 1999, 10 books and a 2-volumn bibliography were published, which was evaluated as the biggest research achievement on Nguyen dynasty of XXth century. With this result, many teachers of colleges have built special subjects for post-graduate teaching program. 2. Theme: Organization and Vietnamese sea and islands protection activities under Nguyen dynasty from 1802-1885. 22
  19. This is scientific theme of national level headed by Associate Professor-PhD Đỗ Bang. During the execution process, members have published 12 writings on specialized magazine and at many international and national conferences; simultaneously many publications were published and reprinted, which met the demand of readers on Vietnamese sea and island sovereignty under Nguyen dynasty, contributing to heightening the awareness about struggling for sea and island sovereignty and setting scientific basis for composing teaching program of all levels. * * * Huế với những nỗ lực thiết lập và duy trì sự hài hòa/cân bằng động giữa bảo tồn và phát triển bền vững theo tinh thần Công ước của UNESCO PGS.TS Đặng Văn Bài (Hội Di sản Văn hóa Việt Nam) Tóm tắt: Xây dựng quan điểm về bảo tồn di sản thế giới trước hết cần được xuất phát từ những kiến nghị, nguyên tắc và giải pháp khoa học trong khuôn khổ khung pháp lý mang tính quốc tế có liên quan tới di sản thế giới của Liên hợp quốc. Cần xác định rõ trách nhiệm cũng như cam kết của các quốc gia thành viên UNESCO trong việc thực hiện Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, sự quan trọng của các giá trị văn hóa các địa điểm di sản, các giá trị văn hóa cần phải được bảo vệ bao gồm tính lịch sử của di sản và tất cả các yếu tố vật chất và tinh thần như Công ước 1972, Hiến chương Burra (1979 sửa đổi 1981, 1988, 1999), Các nguyên tắc và mục tiêu đặt ra trong Hiến chương Washington 1987, Tuyên bố NARA (Nhật Bản 1994) của UNESCO. Huế là một thành phố di sản với 5 di sản thế giới - nơi lưu giữ một khối lượng di sản kiến trúc khá đồ sộ, mang những giá trị nổi bật toàn cầu, nơi đáp ứng mọi tiêu chuẩn cao nhất được UNESCO đề ra cho một khu di sản thế giới. Theo tinh thần các khuyến nghị trong các Công ước và Hiến chương của UNESCO liên quan tới di sản thế giới, các quốc gia thành viên phải luôn tuân thủ một nguyên tắc bất biến là tạo lập và duy trì sự hài hòa, “cân bằng động” giữa bảo tồn và phát triển. Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và Thành phố Huế nói riêng với tư cách là cộng đồng chủ thể ở địa phương và đại diện cho Việt Nam trong việc thực hiện cam kết của Chính phủ về trách nhiệm bảo tồn Quần thể di tích cố đô Huế. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế là đơn vị chủ quản trực tiếp quản lý quần thể di tích này. Abstract: Building a point of view about the world heritage preservation firstly derives from the petitions, rules and scientific resolutions in shape and sound of international legal frame relating to world heritage of UNESCO. 23
  20. It is necessary to clarify the responsibility as well as the commitment of UNESCO member states in executing the convention on protecting world cultural and natural heritages, the importance of cultural values of heritage sites, cultural values which are in need of being protected including the historical characteristic of heritage and all physical and spiritual factors such as Convention 1972, Burra Charter (1979, modified in 1981, 1988, 1999), regulations and aims set in Washington Charter 1987, NARA Declaration (Japan 1994) of UNESCO. Hue is a heritage city with 5 world heritages – where keeps as archive a great number of architectural heritages which bears global outstanding values, and meets all the highest standards which UNESCO has required of a world heritage site. In accordance with the recommendation in UNESCO‟s conventions and charters relating to world heritage, the member states always have to obey one unchanged rule which is creating and maintaining the harmony, “moveable balance” between preservation and development. People of Thua Thien Hue in general and of Hue City in particular play the role of subject community at locality and representative of Vietnam in executing the governmental commitment on the responsibility of preserving Hue Monuments Complex. Hue Monuments Conservation Center is the unit in charge of direct management of this complex. . * * * Bảo tồn những giá trị đặc sắc của cố đô Huế - đỉnh cao của kho tàng di sản văn hóa triều Nguyễn ở Việt Nam GS.TS Trương Quốc Bình (Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia) Tóm tắt: Nhà Nguyễn là vương triều cuối cùng của thời đại quân chủ Việt Nam được thành lập từ khi vua Gia Long lên ngôi năm 1802 cho đến lúc vua Bảo Đại thoái vị vào tháng 8 năm 1945. Trong gần 150 năm tồn tại, mặc dù có những biến động căn bản về chính trị do những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, nhưng vương triều Nguyễn cũng có những vai trò không nhỏ trong lịch sử dân tộc. Trải qua những biến đổi to lớn về chính trị và kinh tế xã hội, trên cơ sở những thành tựu của văn hóa dân tộc qua các thời Lý-Trần-Lê và phát huy những tinh hoa của văn hóa Phú Xuân từ những nỗ lực của các đời chúa Nguyễn, văn hóa Việt Nam thời nhà Nguyễn không những không bị lụi tàn mà còn phát triển rực rỡ trong tất cả mọi lĩnh vực từ kiến trúc, xây dựng, thủ công nghiệp, đến khoa học, giáo dục, tôn giáo tín ngưỡng, văn chương nghệ thuật Có thể nói, trong các lĩnh vực văn hóa tinh thần, triều Nguyễn đã để lại một di sản khổng lồ, vĩ đại mà không triều đại nào trong lịch sử có thể sánh được. 24
  21. Nhìn chung, triều Nguyễn đã để lại cho hậu thế một kho tàng di sản hết sức phong phú và đa dạng. Kho tàng di sản đồ sộ này, bao gồm cả di sản vật thể và di sản phi vật thể, trải rộng trên cả nước từ Bắc chí Nam, là kết quả lao động sáng tạo của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đáng chú ý là, bên cạnh sự phát triển rộng khắp và mạnh mẽ của văn hóa dân gian trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội thì đến thời Nguyễn, văn hóa cung đình cũng có sự phát triển cao độ và tập trung do những điều kiện kinh tế xã hội ở trong nước và những tác động không nhỏ của thời đại trong bước chuyển quan trọng của lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX. Với tư cách là kinh đô của nước Đại Nam thống nhất, Huế chính là nơi được triều đình nhà Nguyễn tập trung xây dựng với những ưu tiên hàng đầu về nhân tài vật lực và cho đến nay còn để lại một kho tàng di sản văn hóa cung đình hết sức đặc sắc, hết sức nổi trội, được đánh giá là có giá trị toàn cầu nổi bật. Từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước đến nay, công cuộc nghiên cứu, bảo vệ và phát huy những giá trị của kho tàng di sản văn hóa đặc sắc này đã và đang thu được những kết quả rất đáng khích lệ. Những nhận thức khách quan khoa học về vai trò của nhà Nguyễn trong lịch sử dân tộc có ý nghĩa quan trọng tạo cơ sở cho sự quan tâm và những quyết tâm của Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp bảo tồn các di sản văn hóa vô giá này. Với những nỗ lực tự thân ở trong nước cùng sự hợp tác có hiệu quả của các tổ chức và chuyên gia quốc tế, đặc biệt là UNESCO và các tổ chức chuyên môn quốc tế về di sản văn hóa, cho đến nay đã có 5 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể là những bộ phận hữu cơ của di sản văn hóa cung đình Huế được công nhận là di sản thế giới, bao gồm:1-Khu di tích cố đô Huế - di sản văn hóa thế giới đầu tiên của Việt Nam; 2-Nhã nhạc cung đình Huế; 3- Mộc bản triều Nguyễn; 4-Châu bản triều Nguyễn; 5-Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế. Ngoài 5 di sản nói trên cần phải kể đến một số Di sản thế giới khác có liên quan đến văn hóa cung đình thời Nguyễn như Khu Di sản văn hóa Thế giới Hội An, khu phố cổ là thương cảng sầm uất từ thời các chúa Nguyễn và duy trì sự phồn thịnh trong suốt thời kỳ các vua Nguyễn. Đồng thời, cho đến nay đã có gần 30 đơn vị hiện vật có tính độc bản và có những giá trị cao về các mặt lịch sử, mỹ thuật của kho tàng di sản văn hóa cung đình Huế được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam công nhận là Bảo vật quốc gia. Trong tương lai, những giá trị đặc sắc của kho tàng di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn tại Huế sẽ tiếp tục được nghiên cứu, tôn vinh ở các cấp quốc gia và quốc tế. Phát huy những thành tựu rất đáng khích lệ trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam, trực tiếp là chính quyền tỉnh Thừa Thiên- Huế đang tập trung nỗ lực để tiếp tục nghiên cứu, bảo vệ và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa độc đáo- nguồn tài nguyên du lịch đặc biệt của quốc gia dân tộc Việt Nam và là một bộ phận hữu cơ của di sản văn hóa nhân loại./. Abstract: The Nguyen is the last dynasty of Vietnamese monarchy which was established when the emperor Gia Long went to the throne in 1802 until the emperor Bao Dai abdicated in August 1945. For nearly 150 years of existence, although there are fundamental changes in politics due to subjective reasons and different objectives, the 25
  22. Nguyen dynasty played rather big roles in the nation's history. Undergone tremendous political and socio-economic transformation, on the basis of the achievements of the national culture through the Ly-Tran-Le and promote the cultural essence of Phu Xuan from efforts of Nguyen Lords, culture of Vietnam in Nguyen Dynasty not only not died but also flourished in all fields, from architecture, construction, industry, science, education, religion, beliefs, art and literature It can be said that in the field of spiritual culture, Nguyen dynasty has left huge heritage, which no dynasties in Vietnam‟s history can match. Overall, the dynasty has left to posterity rich and diverse heritage. Cultural heritage, including both tangible and intangible heritage, spread across the country from north to south, this is the result of creative labor of Vietnamese community. Noticeably, apart from the widespread and strong development of folklore in almost all fields of social life, under Nguyen dynasty, imperial culture also has a high and focused development due to the socio-economic conditions in the country and the significant impact of the era in the important transition of Vietnam‟s history from the nineteenth century to the first half of twentieth century. As the capital of the united country, Hue is where the Nguyen court focused on building a top priority to the talents and resources and so far left a museum of dominent and unique royal heritages which were evaluated as having outstanding universal values. From the 80s decade of last the century to the present, the study, protection and promotion of the values of this unique cultural heritage have already obtained very encouraging results. The scientific objective perception of the role of the Nguyen Dynasty in the history of the nation has created significant basis for the interest and the commitment of the Government and people of Vietnam in the cause of heritage preservation this priceless cultural heritage. With these efforts in the country itself and the effective cooperation of international organizations and experts, especially UNESCO until now, there are 5 cultural tangible and intangible heritages of Hue royal court to be recognized as world heritages, including: 1. Hue Monuments Complex; 2-Hue court music; 3-Nguyen Dynasty woodblocks; 4-Chau Version (Nguyen Dynasty’s Imperial Archives); 5. Royal literature on Hue royal architecture. Also, to date, nearly 30 unique exhibits of high values in terms of history, fine-arts of Hue cultural heritage treasure were recognized as a National Treasure by Prime Minister of Vietnam. In the future, the unique value of Hue cultural heritage treasure of Nguyen court will continue to be studied, honored at the national and international levels. Promoting the encouraging achievements, in recent years, the Government of Vietnam, directly is the government of Thua Thien-Hue Province, is taking efforts to continue to study, protect and promote the value of the typical cultural heritage treasure – special tourism resources of the country and the people of Vietnam and is an organic part of the cultural heritage of humanity. * * * 26
  23. Nhà vườn truyền thống trong không gian di sản văn hóa cảnh quan đô thị Huế ThS Trần Văn Dũng (Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế) Tóm tắt: Đô thị Thừa Thiên Huế cần phải bảo tồn và phát triển các chân giá trị để tạo ra bản sắc riêng trong quá trình phát triển về văn hóa và du lịch. Đặc biệt, trong việc xây dựng thành phố Huế trở thành thành phố Fsetival đặc trưng của Việt Nam, là một địa chỉ tham quan quen thuộc của du khách trong và ngoài nước. Do vậy, nhà vườn truyền thố ột di sản đặc biệt cần được bảo tồn và phát huy giá trị để thúc đẩy du lịch đô thị di sản phát triển bền vững. Nhà vườn truyền thống Huế là yếu tố quan trọ ả ới yêu cầu bảo tồn bền vững những giá trị nổi bật về cảnh quan của khu Di sản văn hóa cung đình Huế, hướng đến xây dựng Huế trở thành đô thị “Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường”. Abstract: Thua Thien Hue urban area needs to conserve and develop the core values in order to create its own identity during the cultural and tourism development especially during the process of building Hue to become a Vietnamese city of festivals and a popular destination of domestic and foreign tourists. For this reason, Hue traditional garden house is a special heritage that needs to be conserved and its values need to be utilized to promote the sustainable development of tourism. Hue traditional garden house is the essential factor ensuring the process of urbanization to balance with the request of conserving the outstanding value of Hue Court cultural heritage's site for purpose of building Hue to become a city of “Heritage, culture, ecology, landscape and environmental protection”. * * * Nghệ thuật kiến trúc cảnh quan trong kiến trúc lăng tẩm hoàng gia thời Nguyễn ThS.KTS Đỗ Thị Thanh Mai (Phân viện Khoa học Công nghệ và Xây dựng Miền Trung) Tóm tắt: Triều Nguyễn (1802-1945) là triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam, chính vì vậy đây là triều đại kế thừa được những tinh hoa về văn hóa, kiến trúc của dân tộc qua hàng ngàn năm lịch sử. Tuy thời gian tồn tại không dài, nhưng hệ thống kiến trúc cung đình thời Nguyễn đã có những bước phát triển đột phá, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc và cách tổ chức không gian vườn. Chính đặc điểm này đã làm cho Huế- kinh đô của triều Nguyễn trở thành một điển hình của lối kiến trúc đô thị- cảnh quan, nổi tiếng đẹp và thơ mộng, trong đó nổi bật là hệ thống lăng tẩm hoàng gia. Tháng 12.1993, quần thể kiến trúc 27
  24. cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới với những đánh giá đặc biệt về giá trị cảnh quan và lịch sử. Trong bài viết này, tác giả sẽ bước đầu phân tích, đánh giá vai trò và đặc điểm của nghệ thuật kiến trúc cảnh quan trong kiến trúc lăng tẩm hoàng gia thời Nguyễn. Đây là nhân tố đặc biệt quan trọng làm nên cá tính và phong cách riêng của kiến trúc lăng tẩm Huế, tạo nên một thành tựu đột phá so với kiến trúc lăng tẩm của tất cả các triều đại trước đó tại Việt Nam, và cả trong sự so sánh với kiến trúc lăng tẩm hoàng gia của các nước trong khu vực Đông Á. Abstract: Nguyen dynasty (1802-1945) is the last monarchy of Vietnam, therefore, it inherits cultural and architectural quintessence of the nation through thousands of historical years. Though the existence time is not long, the system of Nguyen royal architecture has obtained breakthroughs, especially in architectural art and garden space arrangement. It is this characteristic that makes Hue – the capital city of Nguyen dynasty – become a typical in urban landscape architecture which is famous for its poetic beauty, in which the most outstanding is the system of royal tombs. On December 1993, Hue Monuments Complex was acknowledged World Heritage by UNESCO with special assessments on landscape and historical values. In this writing, the author will initially analyze and evaluate the role and the characteristics of landscape architectural art in Nguyen dynasty‟s royal tomb architecture. This is a special factor which forming the personality and style of Hue tomb architecture, creating break-through achievement in comparison with tomb architecture of previous dynasties in Vietnam and with royal tomb architecture in Southeast Asian region. * * * Di sản văn hóa thời Nguyễn ở Nam bộ: Đức Quốc Công Từ (Gò Công, Tiền Giang) ThS Nguyễn Đắc Thái (Đại học Văn Lang, Thành phố Hồ Chí Minh) Tóm tắt: Đức Quốc Công Từ (ấp Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang) là cụm di tích gồm nhà thờ, lăng mộ của gia tộc Đức quốc công Phạm Đăng Hưng, một bậc đại quan, là thân phụ của Nghi Thiên Chương hoàng hậu (Hoàng thái hậu Từ Dũ - mẹ vua Tự Đức), được xây dựng qui mô lớn, công phu theo điển chế triều Nguyễn (và cả Đức Quốc Công Từ ở Kinh sư). Công trình được xây dựng từ năm 1826, với sự tham gia của những người thợ giỏi địa phương và từ cung đình Huế, rồi càng được đầu tư trùng tu nâng cấp qui mô lớn từ thời Tự Đức, thể hiện rõ điển chế cung đình triều Nguyễn qua qui mô kiến trúc, qui thức xây dựng, biểu tượng trang trí. Đến đầu thế kỷ XX, nơi đây còn lưu dấu những đợt trùng tu thời 28
  25. Thành Thái, Khải Định và Bảo Đại, bổ sung nhiều giá trị nghệ thuật tạo hình phương Tây, thể hiện rõ nét quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa Pháp - Việt. Đến nay, dân gian vẫn quen gọi đây là lăng Hoàng gia, một bộ phận quan trọng trong di tích Giồng Sơn Quy, được công nhận Di tích cấp quốc gia từ năm 1992. Đây là một công trình tiêu biểu cho dòng chảy mỹ thuật Nguyễn xuôi về phương Nam, trên con đường mở cõi, trong mối quan hệ mật thiết với kinh đô Huế và giao lưu, tiếp biến văn hóa Pháp - Việt đầu thế kỷ XX. Quá trình xây dựng trùng tu di tích này trước năm 1945 đều tuân thủ điển chế, nổi bật giá trị nghệ thuật trang trí thời Nguyễn. Tìm hiểu nghệ thuật trang trí, chúng tôi mong muốn sẽ nghiên cứu, tiếp cận gia tộc Phạm Đăng như một trường hợp danh gia vọng tộc Nam bộ điển hình. Đây là chìa khóa giải mã đời sống tư tưởng của một giai đoạn lịch sử, gắn liền những khát vọng, giá trị chuẩn mực đương thời. Đó là cơ sở để các nhà nghiên cứu văn hóa, quản lý, trùng tu di sản văn hóa nghiên cứu, lí giải và phục hồi hệ thống hoa văn trang trí truyền thống trong những công trình kiến trúc từ đường cổ xưa. Tiếp cận di sản nghệ thuật trang trí của công trình kiến trúc đặc biệt này thông qua hệ thống hoa văn, các đồ án trang trí sẽ thiết thực góp phần giải quyết được vấn đề quan trọng đó. Abstract: Đức Quốc Công Từ (Royal Mausoleums hamlet, Long Hưng Commune, Gò Công Town, Tiền Giang Province) is the relic complex consisting of HOUSE OF WORSHIP, the tombs of the family of Pham Dang Hung, who was a mandarin of high rank and also father of Empress Consort Nghi Thien Chuong (Empress dowager Tu Du – mother of the emperor Tu Duc). The large-scale complex, along with Grand Duke‟s house of worship in the imperial city of Hue, was elaborately built under the Nguyen dynasty‟s official regulations. The construction of the complex began in 1826, with the participation of skillful artisans from neighboring localities and from imperial palace of Hue. After that, it was restored and upgraded in large scale under the reign of the emperor Tu Duc. The complex clearly reflected royal regulations of construction of Nguyen Dynasty through its architecture style, rules of construction, and decorative symbols. By the early 20th century, in the eras of the emperor Thanh Thai, the emperor Khai Dinh and the emperor Bao Dai, it was again under restoration, in which many features of Western plastic art were added, clearly showing the cultural interaction and integration between France and Vietnam. Until now, people are used to calling this complex Royal Mausoleums - an important part of the relics in Son Quy Mound, which was recognized as National Heritage since 1992. This construction is typical of Nguyen Dynasty‟s arts spreading toward the South of Vietnam following the expansion of the country and reflective of the intimate relationship with the Imperial City of Hue and of the interaction and integration of French and Vietnamese cultures during the early 20th century. Before 1945, the construction and restoration process of this relic obeyed the royal regulations and marked the values of decorative arts in Nguyen Dynasty. On studying decorative arts, we hope to research on Pham Dang Family as a typical noble family in South Vietnam. This is the key to decode the way of thinking of people in that historical period, which was closely connected with 29
  26. the aspirations and norms at that time. This is the basis for researchers, managers, and restorers of cultural heritage to study, explain, and restore system of traditional decorative patterns in ancient architectural houses of worship. Approaching the decorative art‟ heritage of this special architectural complex through system of decorative patterns and designs will practically contribute to solving this important issue. * * * Công tác nghiên cứu và Bảo tồn kiến trúc gỗ truyền thống Nhật Bản so sánh với kiến trúc cung đình Huế Mitsuhiko Nakamura (Hiệp hội KTS và KS Toàn Nhật Bản) Tóm tắt: Thành phố Kurayoshi ở giữa tỉnh Tottori, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa trong khu vực này; đặc biệt sau thời kỳ Edo (1603-1868). Cấu trúc thành phố bao gồm: sông Tamagawa, đường Honmachi, đường Shinmachi. Trên trung tâm đường Honmachi là các hoạt động thương mại sầm uất với các ngôi nhà thương gia như một “Kura” (ngôi nhà với những bức tường phủ bùn, lợp ngói đỏ) dọc hai bên đường phố. Nhiều nhà trong số đó là kiến trúc gỗ truyền thống 2 tầng vừa là nhà, vừa là cửa hàng được xây dựng cuối thời kỳ Edo đến đầu thời kỳ Chiêu Hòa (1926-1989). Hơn 4,7ha công trình kiến trúc gỗ truyền thống của thành phố Kurayoshi được xếp hạng là một khu bảo tồn kiến trúc gỗ truyền thống của Nhật Bản vào năm 1998. Năm 2007, sau khi kiểm kê lại để mở rộng khu bảo tồn thì 4,5ha phía đông của thành phố đã được bổ sung vào khu bảo tồn kiến trúc gỗ truyền thống. Trong nỗ lực bảo tồn các kiến trúc gỗ tại thành phố, các kiến trúc này đã được chính phủ Nhật Bản ưu đãi rất nhiều về thuế như: thuế tài sản cố định, thuế quy hoạch thành phố Ngoài ra, những nỗ lự khác cũng được phối hợp để hỗ trợ như: “các cuộc họp của các chuyên gia” trong đó bao gồm các kiến trúc sư, thợ mộc, thợ trát tường, thợ làm đồ gỗ, công nhân cơ khí, thợ xây, thợ tatami và các chuyên gia kỹ thuật bảo tồn. Với sự tác động của con người như: thu hút du lịch, quy hoạch thành phố chưa phù hợp cũng như ảnh hưởng của tự nhiên đã ảnh hưởng đến khu bảo tồn kiến trúc gỗ của thành phố Kurayoshi. Đó thưc sự là khó khăn trong công tác bảo tồn và trùng tu khu di tích này. Abstract: Kurayoshi city in the middle of Tottori Prefecture, Japan had lied at the center of the politics, the economics and the culture in this area, especially in the Edo Period (1603-1868). The structure of the city consists of (1) the Tamagawa river city, (2) the Honmachi street and (3) the Shinmachi street.The house built like a „kura‟ (a special warehouse which protects valuable goods from a fire) with white walls stand side by side parallel with the Tamagawa river. Many of these houses consist of the traditional wooden 30
  27. architecture built from the end of the Edo Period (1603-1868) to the beginning of the Showa Period (1926-1989). 4.7 hectare of the traditional wooden architectures of the Kurayoshi city was classified as a preserved district of traditional wooden architecture by the Japanese state at 1998. 4.5 hectare which lies east of the district was added as a preserved district of traditional wooden architecture in 2007 after the re-examination for the expanding of a preserved district was started. Various efforts are mounted as above, the traditional architectures in various efforts are mounted to support "the meeting of experts" which consists of architects, carpenters, plasterers, sheet-metal workers, masons, tatami mat workers and so on and to extend experts of conservation technique. And, in Japan, there are many wood decays and many termite damages of wooden architecture by a hot and humid climate similar to Vietnam. These damages are notable in the humid north of building. It is a rare and favorable instance in many cases that modernism architectures have spoiled the sight of traditional architectures preservation district. * * * Di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn - một yếu tố cốt lõi khẳng định vị thế Thừa Thiên Huế là trung tâm văn hóa du lịch đặc sắc của Việt Nam TS Phan Tiến Dũng (Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế) Tóm tắt: Huế là một trong những đô thị quan trọng có bề dày lịch sử và văn hóa, là đô thị phản ánh quá trình phát triển đỉnh cao của đất nước qua gần 4 thế kỷ kể từ năm 1636, đặc biệt là giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XX với tư cách là Kinh đô của đất nước Việt Nam thống nhất qua các triều đại Tây Sơn và triều Nguyễn. Di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn thể hiện sự kết tinh các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể qua nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc, lễ nghi, ẩm thực, kết hợp với môi trường thiên nhiên và con người xứ Huế, các giá trị trên là nền tảng quan trọng cho sự phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay. Bảo tồn và phát triển bền vững các giá trị di sản văn hóa cung đình đã và đang khẳng định vị thế của tỉnh Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của Việt Nam. Abstract: Hue is one of the important cities with a rich history and culture. It is also a place where the process of urban development had been in peak for nearly four centuries since 1636, especially from the end of eighteenth century until the first half of the twentieth century when this place became the capital of united Vietnam through the Tay Son dynasty and Nguyen dynasties. The royal cultural heritage of Nguyen Dynasty is the quintessence gathering the tangible and intangible cultural values through art, architecture, 31
  28. music, rituals, cuisine, etc. combining with the natural environment and special features of Hue people. Those values are the important foundation for economic and social developments of Thua Thien Hue province today. Conserving and sustainably developing imperial cultural heritage values have confirmed the position of Thua Thien Hue province as a culture and tourist attracting center of Vietnam. * * * Cố đô Huế bên dòng sông Hương GS Takeshi Nakagawa Tóm tắt: Tham quan Huế từ tháng 7/1991, và gặp gỡ với đội ngũ nhân viên của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đo Huế (HMCC) với tư cách là những nhà tư vấn về bảo tồn và trùng tu của UNESCO , tôi đã có cơ hội chia sẻ ý kiến, hiểu biết và kinh nghiệm về công tác bảo tồn các di tích lịch sử. Được mời phát biểu tại hội thảo quan trọng này, tôi xin đề cập đến các điểm di tích đáng chú ý trong Quần thể Di tích Cố đô Huế mà tôi sẽ giới thiệu ngắn gọn các kỹ thuật trùng tu di sản cẩn thận và khoa học. Bài phát biểu của tôi gồm có 5 phần: 1. Hoàng Thành 2. Di tích di sản thế giới 3. Cuộc chia cắt Nam-Bắc 4. Các phong cách kiến trúc và Lịch sử 5. Bảo tồn các hiện vật văn hóa Abstract: Visiting Hue since July 1991, and meeting with the staff of Hue Monuments Conservation Centre (HMCC) as a UNESCO's consultants of heritage preservation and restoration, I have had chances to share my intercultural opinion, knowledge and experience on the preservation of historical monuments. Invited as a speaker in this important conference, I would like to mention the remarkable sites in the Complex of Hue Monuments, with which I may be able to introduce briefly the careful and scientific heritage restoration techniques. My speech will include the following 5 parts: 1. The Imperial Capital 2. A World Heritage Site 3. North-South Divide 4. Architectural Styles and History 5. Preserving Hue's Cultural Artifacts * * * 32
  29. Bảo tồn cảnh quan văn hóa ở lưu vực sông Hương Nghiên cứu về hệ thống "sinh thái" của các lăng mộ hoàng gia triều Nguyễn và khu vực phụ cận Furukawa Naoaki (Viện Nghiên cứu Vùng và Đô thị, ĐH Waseda) Tóm tắt: Tham luận này là một nghiên cứu thành công của một trong những tham luận đã trình bày tại Đại hội lần thứ 11 APSA (Hiệp hội các trường quy hoạch châu Á) năm 2010 - "Trường hợp nghiên cứu bảo tồn và tái tạo hệ thống sinh thái khu vực lăng mộ hoàng gia và vùng phụ cận tại lưu vực sông Hương, Huế, Việt Nam". Một chuỗi các nghiên cứu, cùng với sự hỗ trợ ban đầu của các nhà quy hoạch địa phương, chọn vùng phụ cận của lăng mộ hoàng gia triều Nguyễn tại Huế để thực hiện điều tra hệ thống sinh thái đặc thù của khu vực Đông Á và nỗ lực đưa ra Hướng dẫn lý tưởng và thực hiện nhằm bảo tồn và tái tạo cảnh quan văn hóa theo khuôn mẫu. Tuy nhiên, nghiên cứu này sẽ cố gắng hướng vào nắm bắt yếu tố tự nhiên tổng thể của vùng, có nghĩa là, lấy lăng mộ hoàng gia triều Nguyễn ở Huế-Di sản Thế giới của UNESCO và các ngọn núi xung quanh, sông ngòi và đất nông nghiệp làm thành phần cộng sinh để bảo tồn và tái tạo theo quan điểm nghiên cứu và tìm kiếm một viễn cảnh đảm bảo các giá trị thiết yếu của môi trường lịch sử Huế. Cụ thể, ở phần đầu của bài trình bày, rõ ràng đề cập đến "Các ngọn núi bao quanh" và "Khu vực dẫn nước" như các phần quy hoạch cơ bản của bảo tồn và tái tạo đối với vùng phụ cận của lăng mộ, trong khi bài tham luận này nhằm mục đích bổ sung một số điểm vào kế hoạch bảo tồn môi trường trong khu vực nhằm mang lại kết quả tối ưu cho các ngôi làng phụ cận với việc duy trì ruộng lúa và các vấn đề hiện tại có liên quan, hoặc thậm chí xâm phạm môi trường lịch sử, cần xem xét các điểm quy hoạch có thể xảy ra, cụ thể tập trung nghiên cứu khu vực alwng Gia-Long vùng phụ cận - cụ thể là làng Định Môn. Thông qua hội thảo chuyên đề có sự tham gia của cộng đồng (Tháng 8/2015 tại xã Hương Tho), dân làng địa phương và các nhà quy hoạch, nghiên cứu này trình bày tuyên ngôn dự kiến của địa phương về 6 nội dung theo nhiều hướng phát triển ý tưởng chi tiết của việc bảo tồn môi trường lịch sử và phát triển khu vực phụ cận. Mỗi một ý tưởng đều được thảo luận áp dụng với các điều kiện thực tế tương ứng của khu vực phụ cận lăng Gia Long về bảo tồn và tái tạo cảnh quan văn hóa độc đáo của vùng; nội dung của mỗi bản tuyên ngôn tương ứng được viết bằng cách tham khảo ý kiến trước với đại diện dân làng địa phương. Tuyên ngôn 1) Di sản hoàng gia: "Cuộc sống cộng sinh với các di sản hoàng gia: tôn trọng di sản của chúng tôi, duy trì cấu trúc hoàng gia và kết nối với lối sống và sản xuất địa phương"; Tuyên ngôn 2) Thiên nhiên/ Hệ thống: "Hiểu được hệ thống sinh thái của lăng Gia Long và duy trì cảnh quan lịch sử độc đáo"; Tuyên ngôn 3) Chất lượng cuộc sống của làng:" Trở lại sự hài hòa cảnh quan với lăng tẩm, sông Hương và thiên nhiên"; Tuyên ngôn 4) Các hoạt động mới trong làng: “Làm phong phú lối sống của làng bằng cách sử dụng nguồn lực sẵn có trong khu vực"; Tuyên ngôn 5) Quảng bá: "Kết nối ngôi làng với 33
  30. bên ngoài và quảng bá các giá trị địa phương"; Tuyên ngôn 6) Cộng đồng: "Chia sẻ ý kiến của chúng tôi và tiếp tục sống với nhau trong sự hòa đồng, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau". Thông qua các cuộc thảo luận tại hội thảo chuyên đề có sự tham gia của cộng đồng, các tuyên bố địa phương trên đây và nội dung đã được chia sẻ với đại diện địa phương. Điều này thực sự cần thiết để thực hiện việc cải tiến, cần đề xuất và thưc hiện các chương trình giáo dục về môi trường và kế hoạch hành động liên quan. Vì vậy, nghiên cứu này mong muốn trình bày Hướng dẫn và thực hiện dành cho người dân địa phương về Quản lý phát triển theo yêu cầu của UNESCO, vì tính đến thời điểm hiện nay chỉ thiết lập vùng đệm mà không có hướng dẫn hay phương pháp thực hiện cụ thể nào, bởi ngay cả một công trình lịch sử đơn lẻ cũng cần được nằm trong vùng đệm bảo vệ. Những ý tưởng mới được trình bày trong nghiên cứu này sẽ hữu ích cho các cơ quan có liên quan của địa phương về tìm kiếm phương pháp bảo tồn cảnh quan văn hóa bằng việc canh tác của người dân địa phương để tự duy trì và cải thiện môi trường nhằm giúp đơn giản hóa việc mở rộng vùng đệm trong khu vực. Abstract: This presentation is a succeeding research of the one presented at APSA (Asian Planning Schools Association)‟s 11th Congress in 2010 ―“A Case Study of Conservation and Regeneration of the Regional Ecological System of Imperial Tombs and the Peripheries in the Huong River Basin, Hue, Vietnam”. The series of research, with local planners‟ first-hand assistance, takes the peripheries of the successive Nguyen Imperial Tombs in Hue as precedents for investigating the distinct ecological system of East Asia, and tries to urge Ideal Guideline and its operation for what the Conservation and Regeneration should be under the framework of cultural landscape. Nevertheless, this research tries to move a step forwards by taking nature and region as a whole; i.e., taking the Nguyen Imperil Tombs of Hue―a UNESCO World Heritage, and the surrounding mountains, rivers and farmland to be a symbiotic composition in terms of Conservation and Regeneration as the research viewpoint, and seeks for a perspective of securing essential values of Hue‟s historical environment. Specifically, the prior papers, clearly, concerns to take “Unit of Enclosed Mountains” and “Unit of Water Catchment Area” as basic planning units of Conservation and Regeneration for the Tombs‟ peripheries, whereas this presentation aims to add the point that the Conservation plans for regional environment must take the peripheral villages‟ affects in terms of paddy field maintenance and the relevant contemporary issues, or even infringes upon their historical environments into consideration as inevitable planning features by focusing on the Gia-Long Tomb and the peripheral village- Dinh Mon village in particular. Going through the Community Participatory Seminar (2015 August) with local villagers and planners, this research, thus, presents tentative local manifesto of 6 contents with several detailed idea evolution for both historical environmental conservation and peripheral regional development. Each and every respective idea was discussed applicable for the actual condition of the Gia-Long Tomb‟s periphery on occasion with detailed 34
  31. conditions of Conservation and Regeneration of its unique cultural landscape; the content of each respective manifestoes were written by prior consultations with local villagers‟ representatives. Manifesto 1) Royal Heritage: “Life in symbiosis with the royal heritage: respect our legacy, maintain royal structures connect them with local lifestyle and production”, Manifesto 2) Nature/ Systems: “Understand the eco-system of Gia Long Tomb and maintain the unique historical landscape”, Manifesto 3) Physical quality of the Village: “Get back the townscape harmonizing with the tombs, Huong River and nature.”, Manifesto 4) New activities in the Village: “Enrich the lifestyle of the village by making the most of resources we have in this area”, Manifesto 5) Diffusion: “Connect the village to the outside and spread the local values”, Manifesto 6) Community: “Share our minds and continue living together in harmony, cooperating and supporting each other” Going through discussions with the Community Participatory Seminar, the local manifestoes above and the contents were shared with local representatives. It is necessary to take a future action for actualizing the improvement of and programs of environmental education and associated action plans must be issues to be proposed and set up. This research, consequently, seeks to present the historical architecture works a new set of Guidelines and its operation with local villagers, for the Development Controls required by UNESCO only set up the Buffer Zone without specific guidelines or methodologies at this moment―by which a single-unit historical building be concentrically encircled in the Buffer Zone. The new ideas presented in this research would be crutially helpful for the local relevant authority in terms of seeking the method the cultural landscape conservation by cultivating local villagers for self-sustaining environmental improvement alternative to simple and institutional Buffer Zone Extention. * * * Nghiên cứu bảo tồn di sản cảnh quan gắn liền với hệ thống kiến trúc cung đình Huế TS Lê Công Sơn (Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) Tóm tắt: Thành phần, số lượng, chủng loại, chất lượng, và tình hình quản lý, chăm sóc hệ thống cây xanh, cây cổ thụ ở các điểm di tích Huế. Vai trò, thực trạng của hệ thống ao hồ trong kiến trúc truyền thống Huế và công tác chăm sóc tu bổ. Việc sử dụng và công tác chăm sóc tu bổ hệ thống sông ngòi, ao hồ dưới thời Nguyễn. Sự khác biệt trong phối trí trang trí sân vườn ở từng khu vực di tích. Lịch sử hình thành và tình trạng bố trí cây xanh trong vườn Thượng uyển của triều Nguyễn. 35
  32. Công tác nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến cũng như áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, xây dựng hệ thống đồng bộ các giải pháp có đầy đủ cơ sở khoa học và pháp lý nhằm phục vụ cho việc bảo tồn, tôn tạo các giá trị di sản cảnh quan thuộc Quần thể di tích cố đô Huế của đơn vị Phòng Cảnh quan Môi trường thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Abstract: Components, number, species, quantity and the state of management and taking care of trees and ancient trees at Hue relics. The role, the real state of the pond and lake system in Hue traditional architecture and the task of taking care and repairing. Usage and the task of taking care of river, pond and lake system under Nguyen dynasty. The difference in garden decoration and arrangement at each relic area. History of formation and the state of tree arrangement in royal garden of Nguyen dynasty. Scientific research work, promoting initiatives as well as applying scientific and technical achievements, building a synchronic system of solutions which fully have scientific and legal basis with an aim to serve the preservation and restoration of landscapes belonging to Hue Monuments Complex of Environmental Landscape Department, Hue Monuments Conservation Center. * * * Bảo vật hoàng cung triều Nguyễn sưu tập tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia TS Nguyễn Văn Cường (Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) Tóm tắt: Triều Nguyễn (1802 - 1945), triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, trải qua 143 năm tồn tại đã để lại cho hậu thế một khối di sản văn hóa đồ sộ bao gồm cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Khối di sản này hội tụ, kết tinh và tỏa sáng những giá trị văn hóa, nghệ thuật, trí tuệ và tâm hồn dân tộc. Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện đang lưu giữ, bảo quản và phát huy bộ sưu tập bảo vật vô giá của hoàng cung triều Nguyễn gồm khoảng 2.500 hiện vật vốn do các ngự xưởng chế tác dành riêng cho các vua và hoàng tộc sử dụng. 1. Nguồn gốc, lai lịch của sưu tập Ngày 30 tháng 8 năm 1945, tại quảng trường Ngọ Môn trước Đại Nội Huế đã diễn ra nghi thức trao ấn kiếm thoái vị của vua Bảo Đại cho phái đoàn đại diện của Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là ông Trần Huy Liệu. Trước đó, vua Bảo Đại đã thống nhất bàn giao toàn bộ tài sản của vương triều cho chính quyền Cách mạng 2. Loại hình và trang trí 2.1. Sưu tập hiện vật biểu trưng quyền lực 36
  33. Biểu trưng cho quyền lực tối cao của các vua và vương triều Nguyễn là các loại ấn. Ấn làm từ vàng, bạc gọi là kim bảo. Ấn làm bằng ngọc gọi là ngọc tỷ. Kim bảo ngọc tỷ được coi là trọng khí của quốc gia, là vật bảo chứng cho sự hiện diện và xác nhận ý chí, mệnh lệnh của các hoàng đế gồm các loại: - Kim bảo Quốc gia tín bảo, kim bảo Chế cáo chi bảo, kim bảo Sắc mệnh chi bảo, kim bảo Hoàng đế tôn thân chi bảo, kim bảo Trị lịch minh thời chi bảo, Đại Nam hiệp kỷ lịch chi bảo, Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo, kim bảo Thủ tín thiên hạ văn vũ quyền hành. - Ngọc tỷ Hoàng đế chi tỷ, Ngọc tỷ Đại Nam Thiên tử chi tỷ, Ngọc tỷ Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ, Ngoài kim bảo ngọc tỷ, sưu tập còn giữ được 8 bảo kiếm cũng là vật biểu trưng quyền lực của các hoàng đế triều Nguyễn. 2.2. Sưu tập kim sách Kim sách là một loại thư tịch cổ đặc biệt, dùng để ghi lại sắc mệnh, chiếu dụ vua ban về các việc chính sự, lễ nghi triều đình. Đó là sự kiện các hoàng đế lên ngôi, lập hoàng thái tử, tấn phong hoàng hậu, vương phi hoặc ghi công, phong tước và dâng, ban tôn hiệu, thụy hiệu cho hoàng thân, quốc thích Sưu tập kim sách gồm 94 quyển, hầu hết được làm bằng vàng hoặc bạc mạ vàng, chỉ có duy nhất một quyển bằng bạc. 2.3. Sưu tập mũ miện, đồ trang sức Mũ miện của các vua triều Nguyễn trong sưu tập có bốn chiếc phục dựng, gồm một mũ bình thiên được vua đội vào dịp tế Trời - Đất hàng năm ở đàn Nam Giao và ba mũ xung thiên được vua sử dụng thường xuyên hơn, trong các dịp thết đại triều, thường triều hay những khi thực hiện các nghi lễ khánh tiết của triều đình hoặc tiếp sứ giả Đồ trang sức trong bộ sưu tập đều thuộc loại quý hiếm, sang trọng và hoàn mỹ do trình độ kỹ thuật, nghệ thuật chế tác đạt tới đỉnh cao và được làm bằng nhiều loại chất liệu quý như vàng, bạc, ngọc, ngà voi, đồi mồi, đá quý 2.4. Sưu tập đồ thờ cúng và nghi lễ Trong bộ sưu tập bảo vật hoàng cung triều Nguyễn, sưu tập đồ thờ cúng và nghi lễ không những phong phú về loại hình mà còn có số lượng hiện vật chiếm tỉ lệ lớn. Điều này cũng dễ hiểu vì chúng ta thấy các vua triều Nguyễn rất trọng chữ Hiếu, Kính, Lễ, Nghĩa, đã cho xây dựng hàng loạt các công trình lễ nghi, thờ phụng như đàn Nam Giao, điện Phụng Tiên, Thái Miếu, Thế Miếu, Hưng Miếu Ngoài những ngày cúng lễ theo định lệ thì mỗi khi có việc trọng đại liên quan đến chính sự triều đình đều tổ chức các nghi lễ cáo yết tổ tiên rất trang trọng ở tất cả các điện thờ, miếu thờ. 2.5. Sưu tập văn phòng tứ bảo: Các vật dụng thuộc bộ văn phòng tứ bảo đã từng sử dụng trong hoàng cung triều Nguyễn do Ngự xưởng chế tác với kĩ thuật rất tinh xảo và bằng các chất liệu hiếm quý như vàng, bạc, ngọc, ngà Loại hình rất đa dạng với bút, nghiên, thủy chú9, hộp son, gác bút, ống bút, chặn giấy 2.6. Sưu tập tiền: 37
  34. Sưu tập tiền trong bộ sưu tập bảo vật hoàng cung triều Nguyễn chủ yếu là tiền thưởng (tiền mỹ hiệu) thuộc các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Thành Thái, Khải Định, Bảo Đại. Gồm có các loại sau: - Thoi (nén) đúc bằng bạc. - Tiền đồng hình tròn, lỗ vuông đúc bằng vàng, bạc và đồng. - Tiền đồng hình tròn không lỗ, bằng vàng, bạc và bạc mạ vàng. 2.7. Sưu tập đồ dùng sinh hoạt Sưu tập đồ dùng sinh hoạt có số lượng lớn nhất trong bộ sưu tập bảo vật cung đình triều Nguyễn. Loại hình cũng vô cùng đa dạng: bát, đĩa, muôi, thìa, đũa, quán tẩy, lồng ấp (vật đựng than đốt sưởi ấm), các bộ đồ trà (ấm, chén), thuốc, trầu cau (bình vôi, ống nhổ, khay trầu, hộp trầu, bộ cối thìa ngoáy trầu ). Chất liệu chế tác sưu tập này cũng đa dạng nhất, gần như hiện diện đầy đủ mọi chất liệu như: vàng, ngọc, vàng cẩn đá quý; những bộ đồ trà bằng ngọc bịt vàng. 3. Công tác quản lý, lưu giữ, bảo quản và phát huy giá trị sưu tập Ngay sau khi tiếp nhận bộ sưu tập, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hiện nay đã khẩn trương, đều đặn triển khai công tác quản lý, lưu giữ, bảo quản và phát huy giá trị sưu tập. Đó là công tác kiểm kê, phân loại, đánh số, sắp xếp địa hình đã thực hiện xong. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo an ninh an toàn cũng như kiểm soát môi trường nhằm bảo quản lâu dài cũng liên tục được đầu tư, cải tạo, nâng cấp cho xứng tầm với giá trị đặc biệt của bộ sưu tập. Nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu và thưởng lãm bộ sưu tập của công chúng, công tác trưng bày, xuất bản nhằm phát huy giá trị bộ sưu tập cũng được Bảo tàng chú trọng. Trong tương lai, Bảo tàng Lịch sử quốc gia sẽ đẩy mạnh hơn nữa các công tác quản lý, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, xuất bản, đặc biết chú trọng phối hợp đa ngành, đa cơ quan nhằm gìn giữ lâu dài và khai thác, phát huy hiệu quả hơn nữa những giá trị đặc biệt của bộ sưu tập tới công chúng. Abstract: Nguyen dynasty (1802-1945), the last feudalistic reign in Vietnam, during 143 years of existence, both of tangible and intangible cultural heritages are left for the posterity. Nguyen dynasty‟s valuable precious objects (about 2.500 objects) produced for emperors and royal families, are preserved, maintained and enhanced by Museum of National History today. 1.The origin of the collection On August 30th, 1945, at Ngo Mon Square in front of Hue Citadel, an abdication ceremony for the emperor Bao Dai was held and the representative of Provisional Revolutionary Government of Democratic Republic of Vietnam, Mr Tran Huy Lieu, received the emperor Bao Dai‟s seal and sword. 2.Form and decoration 2.1.Collection of objects symbolizing for the power 38
  35. Symbols for the highest power of emperors and Nguyen dynasty are kinds of seals. They are made of gold and silver. Seal made of pearl is called Emperor‟s seal (ngọc tỷ). It is considered the nation‟s power or the emperor‟s will and order. There are some kinds of seals: - Quốc gia tín bảo, Chế cáo chi bảo, Sắc mệnh chi bảo, Hoàng đế tôn thân chi bảo, Trị lịch minh thời chi bảo, Đại Nam hiệp kỷ lịch chi bảo, Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo, Thủ tín thiên hạ văn vũ quyền hành. - Hoàng đế chi tỷ, Đại Nam Thiên tử chi tỷ, Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ Besides, there are also 8 precious swords symbolizing for Nguyen emperors‟ power and influence. 2.2.Collection of golden books This special ancient document is used for writing emperors‟ royal decrees, imperial edicts about political affairs and royal rituals. They are events of enthronement, crown prince enthronement, conferring a title, offering the imperial titles, queen consecration, etc The collection consists of 94 books made of gold, gold-gilded silver and only one book made of silver. 2.3.Collection of crowns, jewelry Nguyen emperors‟ crowns consist of 4, such as bình thiên crown is used in God- Earth sacrifice ceremony at Nam Giao Esplanade every year, 3 ones of xung thien are used more frequently on ceremonies of Great and Regular Audiences, festivals, etc Jewelry in the collection is valued rare, luxurious, and perfectly beautiful. They are made of gold, silver, elephants‟ tusks, pearl, tortoise-shell, etc with high level of technology. 2.4. Collection of offerings and rituals The collection of offerings in Nguyen‟s times is various and abundant because Nguyen emperors attached much importance to Piousness, Respect, Civility, Righteousness. That‟s the reason why Nam Giao Esplanade, Phung Tien Temple, Thai To Temple, The To Temple, Hung To Temple, etc were constructed. 2.5.Collection of Four Precious Objects (Tứ bảo) for office: They were used in Nguyen court and made of rare materials such as gold, silver, pearl, tusk, etc. There are pen, ink stone, ink slab, paperweight, etc 2.6.Collection of money The collection of money in Nguyen dynasty belongs to money in the emperors: Gia Long, Minh Mang, Thieu Tri, Tu Duc, Dong Khanh, Thanh Thai, Khai Dinh and Bao Dai‟s reigns. There are some types as follows: - Silver bar - Coin with square hole cast by gold, silver and bronze - Coin in circle shape without hole made of gold, silver or gold-gilded silver 2.7.Collection of objects used in daily activities This is the biggest collection of various types such as: bowl, plate, spoon, chopsticks, set of teacups, etc They are made of gold, pearl, gemstone-inlaid gold. 39
  36. 3.Value Management, Preservation, Maintenance and Enhancement of collections After taking over the collections, Museum of National History is immediately ready to exploit the business of value management, preservation, maintenance and enhancement of the collections such as inventory, classification and numbering activities. Material facilities and equipments are chosen to ensure the safe security and environmental control in order to invest, restore and maintain the collections. The museum is also paid much attention to the enhancement of the collections for the need of researching and enjoying of the public. In the future, Museum of National History will promote the business of management, maintenance, research, display, and publishing and cooperate with other different offices and departments in order to exploit and conserve the collections‟ values at the same time. * * * Cổ vật cung đình triều Nguyễn ở nước ngoài TS Trần Đức Anh Sơn (Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng) Tóm tắt: Hiện nay, trong các bảo tàng và sưu tập tư nhân ở nước ngoài đang trưng bày và lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị của triều Nguyễn. Những cổ vật này được đưa ra nước ngoài theo nhiều cách khác nhau: người nước ngoài xâm lăng Việt Nam đã cướp đoạt những bảo vật của triều Nguyễn trong hoàng cung Huế để mang về nước họ; những binh lính của quân đội nước ngoài từng tham chiến ở Việt Nam cũng “nhặt nhạnh” nhiều cổ vật mang về nước để làm vật kỷ niệm của một thời chinh chiến ở Việt Nam; những nhà sưu tầm nước ngoài đã sưu tầm cổ vật cung đình triều Nguyễn và đưa về nước họ; những người Việt Nam ra định cư ở nước ngoài đã mang cổ vật đi theo; và nạn buôn bán cổ vật trái phép. Tham luận này giới thiệu những cổ vật có giá trị của triều Nguyễn trước đây, nay đang được trưng bày và lưu giữ tại nhiều bảo tàng và sưu tập tư nhân ở các nước châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc Những cổ vật này được phân thành 4 nhóm: Cổ vật làm bằng vàng bạc, châu báu; Cổ vật là đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn; Cổ vật là pháp lam Huế; và Những cổ vật có giá trị thuộc các chất liệu khác. Tham luận đã tập trung giới thiệu những cổ vật tiêu biểu, có giá trị về lịch sử - văn hóa - mỹ thuật thuộc các bảo tàng lớn và các sưu tập tư nhân danh giá ở nước ngoài. Đặc 40
  37. biệt là những cổ vật quý hiếm được rao bán bởi các hãng đấu giá hàng đầu thế giới và các trang web chuyên kinh doanh cổ vật trên internet. Tham luận cũng lý giải nguyên nhân vì sao những cổ vật quý hiếm của triều Nguyễn ở nước ngoài khó có cơ hội “hồi hương”, đồng thời kiến nghị một số giải pháp nhằm hạn chế nạn chảy máu cổ vật và tạo điều kiện cho cổ vật triều Nguyễn nói riêng, cổ vật Việt Nam nói chung, được hồi hương ngày một nhiều hơn trong tương lai. Abstract: Many valuable antiquities of Nguyen dynasty are now being kept and exhibited at oversea museums and private collectors. These antiquities are brought oversea by many different ways: the foreigners who invaded Vietnam usurped precious objects of Nguyen dynasty in Hue Imperial City and bring them to their home country; the soldiers of foreign military force who used to join the war in Vietnam also brought some antiquities to their home as souvenirs; foreign collectors collected them and brought to their home; Vietnamese people who settled abroad also brought with them the antiquities; and illegal merchandize problem. This speech would like to introduce previous valuable antiquities of Nguyen dynasty which are now being kept and exhibited at museums and private collectors at European countries, Japan, USA, Australia These antiquities are divided into 4 groups: antiquities made of gold and silver, jewelry; antiquities are ordered porcelain of Nguyen dynasty; Hue enameled antiquities, and valuable antiquities of other materials. The speech concentrates on introducing typical antiquities which have historical- cultural-fine arts values belonging to big museums and famous private collections oversea. Especially, the rare antiquities are on sale by top auction sale of the world and by websites trading antiquities on Internet. The speech also explains the reason why rare antiquities of Nguyen dynasty oversea meet difficulties in “returning home”, simultaneously recommends some solutions to limit the drain of antiquities and create condition for more antiquities of Nguyen dynasty in particular and of Vietnam in general to return their home in the future. * * * Sự truyền bá tư tưởng Nho giáo trên tiền tệ, một sáng tạo của vua Minh Mệnh Nhà nghiên cứu Nguyễn Anh Huy Tóm tắt: Trong lịch sử tiền tệ Việt Nam, trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Mạc, Lê, Tây Sơn, đều đúc các loại tiền thông dụng: mặt trước thường mang niên hiệu của 41