Khóa luận Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế Thái Lan và giải pháp đối với du lịch Việt Nam

pdf 114 trang hapham 2250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế Thái Lan và giải pháp đối với du lịch Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_kinh_nghiem_phat_trien_du_lich_quoc_te_thai_lan_va.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế Thái Lan và giải pháp đối với du lịch Việt Nam

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI    KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ THÁI LAN VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI DU LỊCH VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : PHAN NGỌC LAN Lớp : NHẬT 3 - KTNT Khóa : K41F Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. NGUYỄN THỊ THANH MINH HÀ NỘI, THÁNG 11/2006
  2. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến trƣờng đại học Ngoại Thƣơng, khoa Kinh Tế Ngoại Thƣơng, cô giáo Bùi Thị Lý - Trƣởng khoa Kinh Tế Ngoại Thƣơng cùng các thầy cô trong khoa và đặc biệt là cô giáo hƣớng dẫn- Thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Minh đã tận tình giúp đỡ để tác giả có thể hoàn thành tốt bài khoá luận này. Tác giả cũng xin cám ơn gia đình, bạn bè, các anh chị khoá trên đã giúp đỡ nhiệt tình để tác giả hoàn thành bài khoá luận này. Đề tài “Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế Thái Lan và giải pháp đối với du lịch Việt Nam” là một đề tài khá mới mẻ và phạm vi rộng, chƣa có tài liệu nào trong nƣớc nghiên cứu một cách cụ thể về vấn đề này. Hơn nữa do khả năng còn hạn chế của tác giả, nguồn tài liệu chƣa đầy đủ và thời gian gấp rút nên bài luận văn còn có rất nhiều sai sót. Rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp và phê bình của quý thầy cô. Sinh viên Phan Ngọc Lan 2
  3. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 9 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH 11 I - LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH 11 1. KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH 11 2. SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA NÓ 13 2.1. KHÁI NIỆM 13 2.2. NHỮNG BỘ PHẬN HỢP THÀNH SẢN PHẨM DU LỊCH 13 2.3. NHỮNG NÉT ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN CỦA SẢN PHẨM DU LỊCH 13 3. CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH 14 3.1. CĂN CỨ VÀO PHẠM VI LÃNH THỔ CỦA CHUYẾN ĐI DU LỊCH, THEO TIÊU THỨC NÀY, DU LỊCH ĐƢỢC CHIA THÀNH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀ DU LỊCH NỘI ĐỊA 14 3.2. CĂN CỨ VÀO NHU CẦU LÀM NẢY SINH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH, THEO TIÊU THỨC NÀY, DU LỊCH ĐƢỢC CHIA THÀNH CÁC HÌNH THỨC SAU 14 3.3. CĂN CỨ VÀO ĐỐI TƢỢNG KHÁCH DU LỊCH 15 3.4. CĂN CỨ VÀO HÌNH THỨC TỔ CHỨC CHUYẾN ĐI 16 3.5. CĂN CỨ VÀO PHƢƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƢỢC SỬ DỤNG 16 3.6. CĂN CỨ VÀO PHƢƠNG TIỆN LƢU TRÚ ĐƢỢC SỬ DỤNG 16 3.7. CĂN CỨ VÀO THỜI GIAN DU LỊCH 16 3.8. CĂN CỨ VÀO VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA NƠI ĐẾN DU LỊCH 16 4. CÁC LĨNH VỰC KINH DOANH TRONG DU LỊCH 16 4.1. KINH DOANH LỮ HÀNH (TOUR OPERATORS BUSINESS) 17 4.2. KINH DOANH KHÁCH SẠN (HOSPITALITY BUSINESS) 17 4.3. KINH DOANH VẬN CHUYỂN KHÁCH DU LỊCH (TRANSPORTATION) 17 4.4. KINH DOANH CÁC DỊCH VỤ KHÁC (OTHER TOURISM BUSINESS) 17 5. VAI TRÒ CỦA DU LỊCH 18 5.1. VỀ MẶT KINH TẾ 18 5.2. VỀ MẶT XÃ HỘI 20 II - XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH THẾ GIỚI 21 1. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH THẾ GIỚI 21 1.1. NHÓM CÁC XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CẦU DU LỊCH 21 1.2. NHÓM XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CUNG DU LỊCH 24 2. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NƯỚC ASEAN 26 3
  4. CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH DU LỊCH QUỐC TẾ THÁI LAN VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN 28 I – TÌNH HÌNH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA THÁI LAN 28 1. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở THÁI LAN 28 1.1. ĐIỀU KIỆN VỀ TỰ NHIÊN 28 1.2. NỀN VĂN HOÁ DÂN TỘC 30 1.3. CƠ SỞ HẠ TẦNG 31 1.4. NGUỒN NHÂN LỰC DỒI DÀO 33 1.5. SỰ QUAN TÂM CỦA NHÀ NƢỚC THÁI LAN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 33 2. VAI TRÒ CỦA DU LỊCH THÁI LAN TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 34 3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ THÁI LAN 34 3.1. TÌNH HÌNH DOANH THU TỪ DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA THÁI LAN 36 3.2. CƠ CẤU KHÁCH DU LỊCH ĐẾN THÁI LAN 37 4. NHỮNG BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÁI LAN 44 4.1. NHỮNG CHÍNH SÁCH CHUNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÁI LAN 44 4.2. NHỮNG BIỆN PHÁP CỤ THỂ VƢỢT QUA SUY THOÁI DU LỊCH NĂM 2003 VÀ NĂM 2005 46 4.2.1. NHỮNG BIỆN PHÁP VƢỢT QUA NẠN DỊCH SAR 2003 CỦA NGÀNH DU LỊCH THÁI LAN 46 4.2.2. NHỮNG BIỆN PHÁP VƢỢT QUA NẠN SÓNG THẦN NĂM 2005 CỦA NGÀNH DU LỊCH THÁI LAN 48 II - KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÁI LAN 51 1. THÀNH TÍCH MÀ NGÀNH DU LỊCH THÁI LAN ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC 51 2. MẶT HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÁI LAN 53 3. KINH NGHIỆM TỪ SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA THÁI LAN 53 3.1. CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH HOÀN HẢO 54 3.2. LOẠI HÌNH DỊCH VỤ DU LỊCH ĐA DẠNG 55 3.3. CHÍNH SÁCH GIÁ RẺ TRONG DU LỊCH THÁI LAN 59 3.4. CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN QUẢNG BÁ DU LỊCH HIỆU QUẢ CỦA THÁI LAN 61 3.5. TĂNG CƢỜNG ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA THÁI LAN 63 4. KINH NGHIỆM TỪ MẶT HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÁI LAN 63 4.1. DU LỊCH SEX VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA NÓ 63 4
  5. 4.2. VẤN ĐỀ VỆ SINH MÔI TRƢỜNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÁI LAN 64 4.3. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC, VĂN HOÁ, XÃ HỘI 65 CHƢƠNG 3: ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN, THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI DU LỊCH VIỆT NAM 67 I - ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG CỦA DU LỊCH VIỆT NAM 67 1. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM 67 1.1. ĐIỀU KIỆN VỀ TỰ NHIÊN 67 1.2. ĐIỀU KIỆN VỀ VĂN HOÁ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI 69 1.2.1. ĐIỀU KIỆN VỀ VĂN HOÁ 69 1.2.2. ĐIỀU KIỆN VỀ CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI 71 1.3. ĐIỀU KIỆN VỀ NGUỒN LAO ĐỘNG DỒI DÀO 71 2. THỰC TRẠNG DU LỊCH VIỆT NAM 72 2.1. NHỮNG KẾT QUẢ CHỦ YẾU ĐÃ ĐẠT ĐƢỢC 72 2.1.1 VỀ SỐ LƢỢNG DU KHÁCH QUỐC TẾ 72 2.1.2. VỀ DOANH THU KHÁCH QUỐC TẾ 74 2.1.3. VỀ CƠ CẤU KHÁCH QUỐC TẾ 74 2.2. NHỮNG MẶT HẠN CHẾ VÀ YẾU KÉM CỦA DU LỊCH VIỆT NAM 75 2.2.1. VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC 77 2.2.2. VỀ VĂN HOÁ DU LỊCH 78 2.2.3. CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH 79 2.2.4. GIÁ TOUR DU LỊCH 80 2.2.5. VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG 80 2.2.6. CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC 82 2.2.7. CÔNG TÁC XÚC TIẾN QUẢNG BÁ DU LỊCH 83 II - CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM 86 1. CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC 86 1.1. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH 86 1.2. NÂNG CAO HƠN NỮA VAI TRÒ CỦA TỔNG CỤC DU LỊCH VIỆT NAM 88 1.3. PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG 88 1.4. HÌNH THÀNH VÀ TĂNG CƢỜNG VAI TRÒ CỦA CÁC HIỆP HỘI, TĂNG CƢỜNG HỢP TÁC LIÊN NGÀNH TRONG DU LỊCH 89 1.5. PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG, GIỮ VỮNG AN NINH CHÍNH TRỊ, GIỮ GÌN BẢN SẮC DÂN TỘC 90 1.6. TĂNG CƢỜNG XÚC TIẾN QUẢNG BÁ DU LỊCH 91 1.7. TĂNG CƢỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI CHO NGÀNH DU LỊCH 92 5
  6. 1.8. CHÍNH SÁCH NHẰM THU HÚT VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH 93 1.9. TĂNG CƢỜNG HỢP TÁC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VỚI CÁC NƢỚC TRONG KHU VỰC 94 2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 94 2.1. ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ KINH DOANH LƢU TRÚ 94 2.1.1. CÁC CƠ SỞ LƢU TRÚ CẦN ĐẢM BẢO VẤN ĐỀ VỆ SINH, THẨM MỸ, TIỆN NGHI ĐỂ PHỤC VỤ DU KHÁCH 95 2.1.2. CHÚ TRỌNG NÂNG CAO HƠN NỮA CHẤT LƢỢNG PHỤC VỤ 95 2.1.3. GIỮ MỐI LIÊN HỆ THƢỜNG XUYÊN VỚI CÁC CÔNG TY LỮ HÀNH Và BỘ PHẬN NGHIÊN CỨU THỊ TRƢỜNG 95 2.1.4. XÂY DỰNG CÁC CHÍNH SÁCH VỀ GIÁ PHÙ HỢP 96 2.1.5. TĂNG CƢỜNG CHÍNH SÁCH QUẢNG CÁO 96 2.1.6. LIÊN KẾT ĐỂ HÌNH THÀNH HIỆP HỘI KHÁCH SẠN 96 2.2. ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ KINH DOANH LỮ HÀNH 97 2.2.1. NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM DU LỊCH 97 2.2.2. CHỦ ĐỘNG TIẾN HÀNH CÔNG TÁC XÚC TIẾN VÀ QUẢNG BÁ DU LỊCH. 98 2.2.3. TÍCH CỰC THAM GIA HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI LỮ HÀNH VIỆT NAM 88 KẾT LUẬN 101 6
  7. DANH SÁCH BẢNG BIỂU, TỪ VIẾT TẮT 1. DANH SÁCH BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ Bảng 1: Bảng số khách sạn từ 1 đến 5 sao của Thái Lan phân theo các cấp độ tiêu chuẩn 24 Bảng 2: Số lƣợng và doanh thu từ khách quốc tế của du lịch Thái Lan từ năm 1995-2005 28 Bảng 3: Cơ cấu khách du lịch đến Thái Lan từ năm 1997 đến năm 2000 29 Bảng 4: Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Thái Lan từ năm 2000-2005 31 Bảng 5: Danh sách 6 khách sạn Thái Lan trong top 100 khách sạn tốt nhất thế giới năm 2005 44 Bảng 6 : Số lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam 7 tháng đầu năm 2006 62 Biểu đồ 1: Thị phần của top 10 nƣớc có số khách du lịch đến Thái Lan nhiều nhất năm 1999 30 Biểu đồ 2: Tỷ lệ khách du lịch đến Thái Lan từ các khu vực năm 2005 34 Biểu đồ 3: Số lƣợng khách du lịch đến Thái Lan trong 2 tháng đầu năm 2006 35 7
  8. DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT THAI Hãng hàng không Thái Lan TAT Tổng cục du lịch Thái Lan WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới WTTC Hội đồng lữ hành và du lịch quốc tế 8
  9. LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Du lịch ngày nay không còn là một khái niệm xa xỉ, nó đã trở thành một hiện tƣợng phổ biến trong đời sống xã hội nói chung. Nhu cầu về du lịch ngày càng gia tăng mạnh mẽ, kéo theo nó là sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp du lịch trên thế giới. Xu hƣớng phát triển đó là một tất yếu khách quan. Theo dự đoán của tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, khu vực Đông Á- Thái Bình Dƣơng cùng với Nam Á, Trung Đông và Châu Phi sẽ trỗi dậy mạnh trong thu hút khách du lịch quốc tế từ nay đến năm 2020, tốc độ phát triển du lịch nói chung là 8-10%, chiếm 25% tổng số lƣợt khách đến trên toàn cầu [21]. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành du lịch Châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á. Việt Nam là một nƣớc nằm trong khu vực Đông Nam Á, sự phát triển của ngành du lịch không nằm ngoài xu hƣớng phát triển của khu vực và thế giới. Ngày 07/11/2007, Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO. Cánh cửa WTO mở ra những cơ hội lớn và cả những thách thức lớn đối với đất nƣớc nói chung và đối với ngành du lịch Việt Nam nói riêng. Đứng trƣớc thách thức hội nhập, tất cả các ngành kinh tế quốc dân đều phải "tăng tốc” để phát triển kịp vói tốc độ phát triển của nền kinh tế thế giới, nếu không chúng ta sẽ bị "loại khỏi vòng chơi”. Ngành du lịch Việt Nam đã và sẽ mang trong mình một sứ mệnh to lớn- đó là một ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Ngành du lịch Việt Nam là một nền công nghiệp non trẻ, tính đến ngày 09/07/2006, ngành du lịch tròn 46 tuổi. Trong 10 năm trở lại đây, số lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam tăng 14 lần. Năm 2005, ngành du lịch nƣớc ta đã đón trên 3,47 triệu lƣợt khách, tăng 20,1% so với năm 2004. Bảy tháng đầu năm 2006, lƣợng khách quốc tế ƣớc đạt 2,15 triệu lƣợt, tăng 7,0% so với cùng kỳ năm ngoái. Du lịch đã trở thành một ngành kinh tế có mức tăng trƣởng hàng đầu trong nền kinh tế quốc dân [15]. Tuy nhiên, nếu đặt bút so sánh với các nƣớc trong khu vực, đặc biệt là với Thái Lan- Đất nƣớc láng giềng của chúng ta- Một “thủ phủ du lịch của Châu Á” với số khách hàng năm lên tới hơn 11 triệu lƣợt và doanh thu hàng năm từ du lịch 9
  10. lên tới chục tỷ USD, thì du lịch Việt Nam vẫn thực sự bị coi là kém phát triển. Tại sao cùng nằm trong khu vực địa lý, với điều kiện về tự nhiên tƣơng đƣơng nhau mà ngành du lịch Việt Nam và Thái Lan lại có sự chênh lệch nhau quá lớn nhƣ vậy? Và bằng những biện pháp nào để “ngành công nghiệp không khói” của chúng ta bắt kịp với nƣớc bạn và thế giới trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Đó là một câu hỏi khó cần lời giải đáp cho quốc gia, cho ngành du lịch và cho tất cả chúng ta. Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế Thái Lan và giải pháp đối với du lịch Việt Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu chung về tình hình du lịch quốc tế Thái Lan, những biện pháp và kinh nghiệm phát triển, nhìn nhận lại những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam từ đó nêu ra những giải pháp nhằm đóng góp cho sự phát triển của ngành. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng mà khoá luận tập trung nghiên cứu là tình hình du lịch quốc tế của Thái Lan và Việt Nam 4. Phạm vi nghiên cứu: Khoá luận chủ yếu nghiên cứu tình hình phát triển du lịch quốc tế của Thái Lan, những kinh nghiệm và biện pháp phát triển từ đó nêu ra bài học và các giải pháp đối với du lịch Việt Nam 5. Phương pháp nghiên cứu: Khoá luận đƣợc thực hiện bằng cách tổng hợp tài liệu, sau đó phân tích, đối chiếu, so sánh và đánh giá. 6. Kết cấu khoá luận đƣợc chia thành 3 phần: Chƣơng 1: Khái quát chung về du lịch Chƣơng 2: Tình hình du lịch quốc tế của Thái Lan và kinh nghiệm phát triển Chƣơng 3: Điều kiện phát triển, thực trạng và các giải pháp đối với du lịch Việt Nam 10
  11. CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH I - LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH 1. Khái niệm về du lịch Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tƣợng kinh tế- xã hội phổ biến. Hội đồng lữ hành và du lịch quốc tế (World Travel and Tourism Concil- WTTC) đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vƣợt cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Đối với một số quốc gia, du lịch là một nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thƣơng, tại nhiều quốc gia khác, du lịch là một ngành kinh tế hàng đầu. Du lịch đã nhanh chóng trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch ngày nay là một đề tài hấp dẫn, trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu. Nhiều nƣớc đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cƣ là một chỉ tiêu để đánh giá chất lƣợng của cuộc sống. Theo tổ chức du lịch thế giới WTO (World Tourism Organization) thì năm 2000 số lƣợng khách du lịch toàn cầu là 698 triệu lƣợt ngƣời, thu nhập là 467 tỷ USD, năm 2002 lƣợng khách là 716,6 triệu lƣợt ngƣời, thu nhập là 474 tỷ USD, dự tính đến năm 2010 lƣợng khách là 1006 triệu lƣợt ngƣời và thu nhập là 900 tỷ [1] Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài ngƣời, nhƣng mãi đến năm 1811, lần đầu tiên ở Anh đã có định nghĩa về du lịch: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí” [1] . Ở định nghĩa này nhấn mạnh sự giải trí là động cơ chính của du lịch. Định nghĩa của đại học Traha( Cộng hoà Séc): “Du lịch là tập hợp các hoạt động kỹ thuật, kinh tế và tổ chức liên quan đến cuộc hành trình của con ngƣời và việc lƣu trú của họ ngoài nơi ở thƣờng xuyên với nhiều mục đích khác nhau, loại trừ mục đích hành nghề và thăm viếng có tính chất thƣờng xuyên” [1] Định nghĩa của trƣờng tổng hợp kinh tế thành phố Varna, Bulgary: “Du lịch là một hiện tƣợng kinh tế- xã hội đƣợc lặp đi lặp lại đều đặn, chính là sản xuất và trao đổi dịch vụ, hàng hoá của các đơn vị kinh tế riêng biệt, độc lập- Đó là các tổ chức, các xí nghiệp với cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên môn nhằm đảm bảo sự đi lại, lƣu trú, ăn uống, nghỉ ngơi với mục đích thoả mãn các nhu cầu cá thể về vật chất và 11
  12. tinh thần của những ngƣời lƣu trú ngoài nơi ở thƣờng xuyên của họ để nghỉ ngơi, chữa bệnh, giải trí (thuộc các nhu cầu về văn hoá, chính trị, kinh tế ) mà không có mục đích là kiếm lời” [1]. Định nghĩa này đã xem xét rất kỹ hiện tƣợng du lịch nhƣ là một phạm trù kinh tế với đầy đủ tính đặc trƣng và vai trò của một bộ máy kinh tế, kỹ thuật điển hình. Qua những định nghĩa trên đây, ta có thể hiểu du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động có tổ chức, hƣớng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lƣu trú, ăn uống, tham quan giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị, xã hội thiết thực cho nƣớc làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp. Định nghĩa trên đã tổng hợp những lý luận và thực tiễn của hoạt động du lịch trên thế giới và ở Việt Nam trong những thập niên gần đây. Trong pháp lệnh du lịch của Việt Nam, tại điều 10 thuật ngữ du lịch đƣợc hiểu nhƣ sau: “Du lịch là hoạt động của con ngƣời nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [2] Nhƣ vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù gồm nhiều thành phần tham gia tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế lại vừa có đặc điểm của ngành văn hoá- xã hội. Trên thực tế, hoạt động du lịch ở nhiều nƣớc không những đã đem lại lợi ích kinh tế, mà còn cả lợi ích chính trị, văn hoá, xã hội ở nhiều nƣớc trên thế giới ngành du lịch phát triển với tốc độ cao và trở thành ngành mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, nguồn thu nhập từ du lịch đã chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm xã hội. Chính vì những lẽ trên, Hội nghị du lịch thế giới họp tại Manila, Phillippin (1980) đã tuyên bố Manila về du lịch, trong điều 2 ghi rõ: “ trƣớc ngƣỡng cửa của thế kỷ 21 và trƣớc triển vọng của những vấn đề đặt ra đối với nhân loại, đã đến lúc cần thiết và phải phân tích bản chất của du lịch, chủ yếu đi sâu vào bề rộng mà du lịch đã đạt đƣợc kể từ khi ngƣời lao động đƣợc quyền nghỉ phép năm, đã chuyển hƣớng du 12
  13. lịch từ một phạm vi hẹp của thú vui sang phạm vi lớn hơn của cuộc sống kinh tế và xã hội. Sự đóng góp của du lịch vào nền kinh tế quốc dân và thƣơng mại quốc tế đang làm cho nó trở thành một luận cứ tốt cho sự phát triển của thế giới. Vai trò thiết thực của du lịch trong hoạt động kinh tế quốc dân, trong trao đổi quốc tế và trong sự cân bằng cán cân thanh toán, đang đặt du lịch vào vị trí trong số các ngành hoạt động kinh tế quan trọng nhất.” [1].Tuyên bố trên đã khái quát đƣợc xu hƣớng phát triển của du lịch ngày nay đồng thời làm cho ta thấy rõ đƣợc tầm quan trọng của nó trong sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, để mỗi quốc gia có chiến lƣợc phát triển du lịch phù hợp với yêu cầu khách quan của toàn cầu. 2. Sản phẩm du lịch và tính đặc thù của nó 2.1. Khái niệm Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho khách du lịch, đƣợc tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiện, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: Cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó. 2.2. Những bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch Qua khái niệm trên chúng ta có thể thấy sản phẩm du lịch bao gồm cả những yếu tố hữu hình và những yếu tố vô hình. Yếu tố vô hình chính là dịch vụ. Xét theo quy trình tiêu dùng của khách du lịch trên chuyến hành trình du lịch thì chúng ta có thể tổng hợp các thành phần của sản phẩm du lịch theo các nhóm cơ bản sau:  Dịch vụ vận chuyển  Dịch vụ lƣu trú, dịch vụ ăn uống, đồ ăn, thức uống.  Dịch vụ tham quan, giải trí.  Hàng hoá tiêu dùng và hàng lƣu niệm.  Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch 2.3. Những nét đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dƣới dạng vật thể. Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ (Thƣờng chiếm 80%-90% về mặt giá trị), hàng hóa chiếm tỷ trọng nhỏ. Do vậy việc đánh giá chất lƣợng sản phẩm du lịch rất khó khăn, vì thƣờng mang tính chủ quan và phần lớn không phụ thuộc vào 13
  14. ngƣời kinh doanh mà phụ thuộc vào khách du lịch. Chất lƣợng sản phẩm du lịch đƣợc xác định dựa vào sự chênh lệch giữa mức độ kỳ vọng và mức độ cảm nhận về chất lƣợng của khách du lịch. Sản phẩm du lịch thƣờng đƣợc tạo ra gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch. Do vậy sản phẩm du lịch không thể dịch chuyển đƣợc trên thực tế, không thể đƣa sản phẩm du lịch đến nơi có khách du lịch mà bắt buộc khách du lịch phải đến với nơi có sản phẩm du lịch để thoả mãn nhu cầu của mình thông qua việc tiêu dùng sản phẩm du lịch. Đặc điểm này của sản phẩm du lịch là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho các nhà kinh doanh du lịch trong việc tiêu thụ sản phẩm, nó cũng là đặc điểm khác biệt so với những sản phẩm hàng hoá thông thƣờng. Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu thụ các sản phẩm du lịch trùng nhau về không gian và thời gian. Chúng không thể cất đi, tồn kho nhƣ các hàng hoá thông thƣờng khác. Do vậy để tạo ra sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng là rất khó khăn. Việc thu hút khách du lịch nhằm tiêu thụ sản phẩm du lịch là vấn đề vo cùng quan trọng đối với cá nhà kinh doanh du lịch. Khắc phục tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch luôn là vấn đề bức xúc cả về mặt thực tiễn, cũng nhƣ về mặt lý luận trong kinh doanh du lịch. 3. Các loại hình du lịch 3.1. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch, theo tiêu thức này, du lịch được chia thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa Du lịch quốc tế: Là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau, ở hình thức du lịch này khách phải đi qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch. Du lịch nội địa: Là hình thức đi du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của khách nằm cùng trong lãnh thổ của một quốc gia. 3.2. Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch, theo tiêu thức này, du lịch được chia thành các hình thức sau Du lịch chữa bệnh: Khách đi du lịch do nhu cầu điều trị các bệnh tật về thể xác và tinh thần của họ. Ví dụ nhƣ: Chữa bệnh bằng khí hậu, bằng nƣớc khoáng, bùn, hoa quả, sữa 14
  15. Du lịch nghỉ ngơi giải trí: Nhu cầu chính nảy sinh hình thức du lịch này là sự cần thiết phải nghỉ ngơi để phục hồi thể lực và tinh thần cho con ngƣời. Đây là loại hình du lịch có tác dụng làm giải trí, làm cuộc sống thêm đa dạng và giải thoát con ngƣời khỏi công việc hàng ngày Du lịch thể thao: Gồm có hai hình thức sau:  Du lịch thể thao chủ động: Khách đi du lịch để tham gia trực tiếp vào hoạt động thể thao nhƣ: Leo núi, săn bắn, câu cá, đá bóng, bóng chuyền, bóng rổ  Du lịch thể thao thụ động: Là những cuộc hành trình đi du lịch để xem các cuộc thi thể thao quốc tế, các thế vận hội Olympic Du lịch văn hoá: Là hình thức du lịch mà mục đích chính là nhằm nâng cao hiểu biết cho cá nhân về mọi lĩnh vực nhƣ: Lịch sử, kiến trúc, hội hoạ, chế độ xã hội, cuộc sống của ngƣời dân cùng các phong tục, tập quán của các nƣớc. Du lịch công vụ: Mục đích chính của loại hình du lịch này là nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó. Với mục đích này, khách du lịch đi tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo, kỷ niệm, các ngày lễ lớn, các cuộc gặp gỡ, các cuộc triển lãm văn hoá Du lịch thƣơng gia: Mục đích chính của du lịch thƣơng gia là đi tìm hiểu thị trƣờng, nghiên cứu dự án đầu tƣ, ký kết hợp đồng Du lịch tôn giáo: Loại hình du lịch này nhằm thoả mãn nhu cầu tín ngƣỡng đặc biệt của những ngƣời theo các đạo giáo khác nhau. Du lịch thăm hỏi, du lịch quê hƣơng: Là loại hình du lịch nảy sinh do nhu cầu của những ngƣời xa quê hƣơng, muốn về thăm lại quê hƣơng mình, thăm làng xóm, họ hàng Du lịch quá cảnh: Du lịch quá cảnh nảy sinh do nhu cầu đi qua lãnh thổ của một nƣớc nào đó trong một thời gian ngắn để đến nƣớc khác. 3.3. Căn cứ vào đối tượng khách du lịch Du lịch thanh thiếu niên Du lịch cho những ngƣời cao tuổi 15
  16. Du lịch phụ nữ, du lịch gia đình 3.4. Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi Du lịch theo đoàn Du lịch cá nhân 3.5. Căn cứ vào phương tiện giao thông được sử dụng Du lịch bằng xe đạp Du lịch bằng xe máy Du lịch bằng xe ô tô Du lịch bằng tầu hoả Du lịch bằng tầu thuỷ Du lịch bằng máy bay 3.6. Căn cứ vào phương tiện lưu trú được sử dụng Du lịch ở khách sạn Du lịch ở khách sạn ven đƣờng Du lịch ở lều, trại Du lịch ở làng du lịch 3.7. Căn cứ vào thời gian du lịch Du lịch dài ngày Du lịch ngắn ngày (Thƣờng gọi là du lịch cuối tuần) 3.8. Căn cứ vào vị trí địa lý của nơi đến du lịch Du lịch nghỉ núi Du lịch nghỉ biển, sông, hồ Du lịch thành phố Du lịch đồng quê 4. Các lĩnh vực kinh doanh trong du lịch Để tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch, đòi hỏi phải có các loại hình kinh doanh du lịch tƣơng ứng. Cho đến nay về phƣơng diện lý thuyết cũng nhƣ thực tế đƣợc chấp nhận ở nhiều nƣớc trên thế giới và ở Việt Nam, có bốn loại hình kinh doanh du lịch tiêu biểu sau: 16
  17. 4.1. Kinh doanh lữ hành (Tour Operators Business) Khi nói đến hoạt động kinh doanh lữ hành nói chung các chuyên gia về du lịch muốn đề cập đến các hoạt động chính nhƣ: “Làm nhiệu vụ giao dịch, ký kết với các tổ chức kinh doanh du lịch trong nƣớc, nƣớc ngoài để xây dựng và thực hiện các chƣơng trình du lịch đã bán cho khách du lịch”. Tuy nhiên, trên thực tế khi nói đến hoạt động kinh doanh lữ hành chúng ta thƣờng thấy song song tồn tại hai bộ phận phổ biến sau: Kinh doanh lữ hành (Tour Operators Business): Là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trƣờng, thiết lập các chƣơng trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chƣơng trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chƣơng trình và hƣớng dẫn du lịch Kinh doanh đại lý lữ hành (Travel Sub- Agency Business): Là việc thực hiện các dịch vụ đƣa đón, đăng ký nơi lƣu trú, vận chuyển, hƣớng dẫn, tham quan bán các chƣơng trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp thông tin du lịch và tƣ vấn du lịch nhằm hƣởng hoa hồng. 4.2. Kinh doanh khách sạn (Hospitality Business) “Là nhiệm vụ tổ chức việc đƣa đón, phục vụ việc lƣu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, bán hàng cho khách du lịch”-Theo quy chế quản lý lữ hành của tổng cục du lịch ban ngày 29/04/1995. Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam ban năm 1999 tại chƣơng V, điều 25 lĩnh vực kinh doanh này đƣợc quy định là: “Kinh doanh cơ sở lƣu trú du lịch” [4]. 4.3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch (Transportation) Đặc trƣng nổi bật của hoạt động du lịch là sự dịch chuyển của con ngƣời từ nơi này đến nơi khác ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của họ, thƣờng với một khoảng cách xa. Do vậy, khi đề cập đến hoạt động du lịch ta không thể không đề cập đến hoạt động kinh doanh vận chuyển. Kinh doanh vận chuyển là hoạt động kinh doanh nhằm giúp cho du khách dịch chuyển đƣợc từ nơi cƣ trú của mình đến nơi du lịch cũng nhu là dịch chuyển tại điểm du lịch. 4.4. Kinh doanh các dịch vụ khác (Other Tourism Business) 17
  18. Ngoài các hoạt động kinh doanh nhƣ đã nêu ở trên, trong lĩnh vực hoạt động du lịch còn có một số hoạt động kinh doanh bổ trợ nhƣ kinh doanh các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí, tuyên truyền, quảng cáo du lịch, tƣ vấn đầu tƣ du lịch Cùng với xu hƣớng phát triển ngày càng đa dạng trong nhu cầu của khách du lịch, sự tiến bộ của khoa học- Kỹ thuật và sự gia tăng mạnh của các doanh nghiệp du lịch dẫn đến sự cạnh tranh càng ngày càng tăng trên thị trƣờng du lịch thì các hoạt động kinh doanh bổ trợ này càng cần đựơc phát huy tác dụng để tạo tính cạnh tranh. Trong pháp lệnh du lịch của Việt Nam tại chƣơng V, điều 25 có quy định về các ngành nghề kinh doanh du lịch gồm có:  Kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế.  Kinh doanh cơ sở lƣu trú du lịch.  Kinh doanh vận chuyển khách du lịch  Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác[4] 5. Vai trò của du lịch Du lịch là một ngành kinh tế đặc biệt, hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, vừa có đặc điểm của ngành văn hoá- xã hội. Ngày nay, mạng lƣới du lịch đã đƣợc thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Lợi ích kinh tế mà du lịch mang lại là điều không thể phủ nhận, thông qua việc tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm du lịch. Có thể nói, du lịch đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, về cả mặt kinh tế và mặt văn hoá, xã hội. 5.1. Về mặt kinh tế  Cải thiện cán cân thƣơng mại quốc gia Hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cân bằng thu chi ngoại tệ của một đất nƣớc. Du khách vào mang theo ngoại tệ làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nƣớc mà họ đến. Điều này mang lại hiệu quả giống nhƣ một ngành xuất khẩu do đó làm cải thiện cán cân thanh toán thƣơng mại của quốc gia. Du lịch đƣợc coi nhƣ là một loại hàng hoá xuất khẩu, nếu du lịch đƣợc duy trì thƣờng xuyên và phù hợp thì có thể coi nhƣ là một tác nhân giữ ổn định một khoản thu ngoại tệ 18
  19. Du lịch quốc tế góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ của một quốc gia. Thiếu ngoại tệ thƣờng gây ra sự hạn chế về nguồn tài chính cho sự phát triển kinh tế. Bất kỳ một quốc gia nào cũng cần nguồn ngoại tệ để có thể cải thiện nền công nghiệp, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, đặc biệt là những nƣớc kém và đang phát triển. Du lịch quốc tế có thể giúp cung cấp khoản ngoại tệ cần thiết đó.  Du lịch phát triển kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác Bất cứ một ngành kinh tế nào cũng đều có liên quan chặt chẽ đến những ngành kinh tế khác trong sự phát triển chung. Du dịch cũng là một ngành nhƣ thế, thậm chí biểu hiện rõ rệt hơn vì du lịch vốn là một ngành kinh tế đặc biệt, sự phát triển của nó liên quan đến sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành. Nhƣ đã phân tích ở trên, những lĩnh vực kinh doanh du lịch bao gồm: Kinh doanh lữ hành, kinh doanh khách sạn, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh dịch vụ khác Vì vậy, khi một khu vực trong nƣớc trở thành một điểm du lịch, nó sẽ kéo theo những ngành kinh tế khác phát triển ví dụ nhƣ dịch vụ khách sạn, dịch vụ ăn uống và sẽ làm cho kinh tế chung của cả khu vực phát triển.  Quảng bá cho sản xuất địa phƣơng và quốc gia Ngành du lịch và nền sản xuất địa phƣơng và quốc gia có quan hệ mang tính chất hai chiều, nền kinh tế địa phƣơng: Nhƣ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ phát triển làm cho nền du lịch của địa phƣơng hay quốc gia đó phát triển. Ngƣợc lại, du lịch tạo ra những cơ hội rất lớn cho hàng hoá và dịch vụ của địa phƣơng và quốc gia có điều kiện tiếp cận nhiều hơn với một lƣợng khách du lịch quốc tế đến từ rất nhiều quốc gia khác nhau. Chính những du khách quốc tế này sẽ là những ngƣời quảng bá cho hàng hoá của quốc gia đến với thế giới.  Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc Khách du lịch cũng phải có nghĩa vụ nộp các loại thuế. Có thể là thuế trực tiếp nhƣ thuế khởi hành (Departure Tax) phải trả ở các sân bay hoặc thuế phòng (bed tax) cộng thêm vào các hoá đơn thanh toán lƣu trú tại khách sạn. Cũng có thể là thuế gián thu nhƣ thuế giá trị gia tăng đối với các hàng hoá dịch vụ. Nguồn thu thuế này sẽ làm tăng thu cho ngân sách nhà nƣớc. 19
  20.  Phát triển du lịch sẽ mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế Cơ sở hạ tầng kinh tế nhƣ mạng lƣới giao thông công cộng, mạng lƣới điện nƣớc, các phƣơng tiện thông tin đại chúng Đặc biệt là ở những vùng phát triển du lịch, do xuất hiện và nhu cầu đi lại, cũng nhƣ những điều kiện cần thiết cho cơ sở kinh doanh du lịch hoạt động nên các ngành này phát triển. Mặt khác, khách không chỉ dừng lại ở điểm du lịch mà trƣớc đó và sau đó khách có nhu cầu đi lại giữa các điểm du lịch, trên cơ sở đó ngành giao thông, vận tải phát triển. 5.2. Về mặt xã hội Thứ nhất, du lịch góp phần giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời dân. Theo nhƣ thống kê năm 2000 của thế giới, du lịch là ngành tạo việc làm quan trọng. Tổng số lao động trong các hoạt động liên quan đến du lịch chiếm 10,7% tổng số lao động toàn cầu. Cứ 2,5 giây du lịch tạo ra đƣợc một việc làm mới, đến năm 2005 cứ 8 lao động thì có một ngƣời làm trong ngành du lịch [1]. Một buồng khách sạn từ 1 đến 3 sao trên thế giới hiện nay thu hút khoảng 1,3 lao động trong các dịch vụ chính và khoảng 5 lao động trong các dịch vụ bổ sung. Số lao động cần thiết trong dịch vụ bổ sung có thể tăng lên nhiều lần, nếu các dịch vụ này đƣợc nâng cao về chất lƣợng và phong phú về chủng loại. Theo dự báo của WTO, năm 2010 ngành du lịch sẽ tạo thêm khoảng 150 triệu việc làm, chủ yếu tập trung ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng [1]. Thứ 2, du lịch làm giảm quá trình đô thị hoá ở các nƣớc kinh tế phát triển. Thông thƣờng, tài nguyên du lịch thiên nhiên thƣờng có nhiều ở những vùng núi xa xôi, vùng ven biển hay nhiều vùng hẻo lánh khác.Việc khai thác đƣa những tài nguyên này vào sử dụng đòi hỏi phải có đầu tƣ về mọi mặt giao thông, bƣu điện, kinh tế, văn hoá, xã hội Do vậy, việc phát triển làm thay đổi bộ mặt kinh tế- xã hội ở những vùng đó, và cũng vì vậy mà góp phần làm giảm sự tập trung dân cƣ căng thẳng ở những trung tâm dân cƣ. Thứ 3, du lịch là phƣơng tiện tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả cho những nƣớc chủ nhà. 20
  21. Du lịch chính là một phƣơng tiện quảng cáo hữu hiệu cho các thành tựu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, giới thiệu về con ngƣời, nét đặc sắc văn hoá truyền thống, phong tục tập quán cho địa phƣơng đó. Thứ 4, du lịch đánh thức các nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền của các dân tộc bởi các lý do sau: Khách du lịch rất thích mua các đồ lƣu niệm mang tính dân tộc, đó là các sản phẩm của các nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền. Khách du lịch văn hoá ngày một đông, họ thƣờng đi tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá dân tộc. Do vậy, việc tôn tạo và bảo dƣỡng các di tích đó ngày càng đƣợc quan tâm nhiều hơn. Nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền dân tốc phục vụ cho các mục đích có điều kiện phục hồi và phát triển hơn (nghề khảm, khắc, sơn mài, đẽo, tạc tƣợng ) Thứ 5, du lịch làm tăng thêm tầm hiểu biết chung về xã hội của ngƣời dân thông qua ngƣời ở địa phƣơng khác, khách nƣớc ngoài (về phong cách sống, thẩm mỹ, ngoại ngữ ) Thứ 6, du lịch làm tăng thêm tình đoàn kết, hữu nghị, mối quan hệ hiểu biết của nhân dân giữa các vùng miền với nhau và của nhân dân giữa các quốc gia vơi nhau. Nó là chiếc cầu nối giữa nền văn hoá, con ngƣời của các quốc gia với nhau. Có thể nói du lịch góp một phần không nhỏ cho nền hoà bình của nhân loại. II - XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH THẾ GIỚI 1. Xu thế phát triển của du lịch thế giới Du lịch quốc tế ngày càng phát triển mạnh. Có thể phân các xu hƣớng của sự phát triển du lịch trên thế giới theo hai nhóm chính sau: 1.1. Nhóm các xu hướng phát triển của cầu du lịch Xu hướng 1 là, du lịch ngày càng đƣợc khẳng định là một hiện tƣợng kinh tế xã hội phổ biến, bởi các nguyên nhân: Đời sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện ở các nƣớc có nền kinh tế phát triển, du lịch trở thành tiêu chuẩn để đánh giá mức sống và chất lƣợng cuộc sống của tầng lớp dân cƣ trong xã hội. Mặt khác, trong điều kiện sản xuất đại công nghiệp, môi trƣờng sống và môi trƣờng làm việc của con ngƣời ngày một ô nhiễm 21
  22. nhiều hơn, gây hậu quả xấu đến sức khoẻ con ngƣời. Do vậy, các tổ chức sản xuất kinh doanh, các công ty cùng các tổ chức công đoàn dành quỹ phúc lợi, bảo hiểm cho các thành viên đi tham qua, nghĩ dƣỡng ở trong nƣớc và ngoài nƣớc nhằm tái tạo sức lao động cũng là một điều tất yếu sau quá trình sản xuất, lao động. Phƣơng tiện vận chuyển đƣợc hoàn thiện, nhất là vận chuyển khách bằng đƣờng hàng không với những chủng loại máy bay ngày càng hiện đại, bằng tàu cao tốc chạy trên đệm không khí với vận tốc từ 300-500 (km/h), bằng các thuyền bay trên biển với vấn tốc trên 100 hải lý/h. ví dụ du khách từ Hồng Kông sang Ma Cao (hoặc ngƣợc lại) bằng “thuyền bay vƣợt biển” chỉ mất khoảng 30 phút trên chặng đƣờng 50 hải lý. Với điều kiện này, du khách có nhiều thời gian dành cho tham quan, nghĩ dƣỡng và phục hồi sức khoẻ. Điều kiện chính trị xã hội ngày càng ổn định đòi hỏi các quốc gia mở rộng giao lƣu kinh tế, văn hoá Nhu cầu và khả năng đi du lịch ngày một tăng (cả về số lƣợng và chất lƣợng). Xu hướng 2, sự thay đổi về hƣớng và phân bố của luồng khách du lịch quốc tế. Việc quần chúng hoá trong hoạt động du lịch và khả năng đi du lịch xa hơn kéo theo nhiều biến đổi trong hƣớng vận động của khách. Trƣớc chiến tranh thế giới lần thứ hai, nguồn khách du lịch tập trung chủ yếu vào vùng biển Địa Trung Hải, biển Đen, Hawai, vùng Cribê; về mùa đông, nguồn khách tới các vùng núi của Châu Âu để trƣợt tuyết nhƣ ở dãy Alpơ Hiện nay (nhất là từ năm 1975 trở lại đây), hƣớng du lịch của khách du lịch ở khắpnơi trên toàn thế giới. Nguồn khách du lịch ngoài những nơi không quen biết, nay lại phân toả đến những nƣớc mới phát trỉên du lịch để tìm hiểu và phát hiện những điều mới mẻ nhƣ vùng Châu á-Thái Bình Dƣơng v v Sự phân bố của luồn khách du lịch quốc tế cũng có sự thay đổi rõ rệt. Tỷ trọng khách du lịch đến Châu Âu và châu Mỹ (là hai khu vực có vị trí quan trọng nhất của ngành du lịch trên thế giới) có xu hƣớng giảm rõ nét trong vòng hơn 40 năm trở lại đây. Nếu nhƣ năm 1960 số lƣợng khách du lịch quốc tế đến khu vực Châu Âu và châu Mỹ chiếm 96,7% lƣợng khách du lịch quốc tế trên thế giới, thì vào những năm 2000 đã giảm xuống còn xấp xỉ 80%. Năm 2000, Châu Âu là khu 22
  23. vực đứng đầu với 57,8% thị phần khách du lịch quốc tế. Cũng trong thời gian đó, khu vực Đông Á- Thái Bình Dƣơng thu hút ngày một đông khách hơn (tỷ lệ khách đến đã từ 0.98% lên 12%) [2]. Nhƣ vậy, khu vực Đông Á-Thái Bình Dƣơng có tốc độ phát triển của ngành du lịch cao hơn rất nhiều so với tốc độ phát triển trung bình của toàn ngành du lịch thế giới. Theo dự báo của WTO, đến năm 2010 thị phần khách du lịch quốc tế của khu vực Đông Á-Thái Bình Dƣơng đạt 22,8% thị trƣờng toàn thế giới, sẽ vƣợt châu Mỹ, trở thành khu vực đứng thứ 2 sau châu Âu, và đến năm 2010 sẽ là 27,343%. Trong khu vực Đông Á- Thái Bình Dƣơng, du lịch các nƣớc Đông Nam Á (Asian) có vị trí quan trọng, chiếm khoảng 34% lƣợng khách và 38% thu nhập du lịch toàn khu vực. Theo dự đoán của WTO, năm 2010 lƣợng khách quốc tế đến khu vực Đông Nam Á là 72 triệu lƣợt, với mức tăng trƣởng bình quân giai đoạn 1995- 2010 là 6%/năm Báo nhân dân, số ra ngày 18/10/2006. Trong khu vực Đông Nam Á, các nƣớc Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Brunây là những nƣớc có tốc độ tăng trƣởng về lƣợng khách du lịch quốc tế lớn nhất thế giới [1]. Xu hướng 3, sự thay đổi trong cơ cấu chi tiêu của khách du lịch: Những năm trƣớc đây tỷ trọng chi tiêu của khách dành cho các dịch vụ cơ bản (ăn, ở, vận chuyển) chiếm phần lớn. Hiện nay thì tỷ trọng chi tiêu của khách cho các dịch vụ bổ sung (mua sắm hàng hoá, đồ lƣu niệm, tham quan, giải trí) tăng lên. Nhiều tài liệu trên thế giới đã tổng kết tỷ trọng dịch vụ cơ bản trên dịch vụ bổ sung trƣớc đây là 7/3 thì nay là 3/7. Điều đó có nghĩa là tỷ trọng của chi tiêu cho dịch vụ cơ bản ngày càng giảm, hay nói cách khác là mức chi tiêu của du khách ngày càng tăng. Xu hướng 4, sự thay đổi trong hình thức tổ chức chuyến đi của khách du lịch Khách du lịch chỉ sử dụng một phần du lịch các tổ chức kinh doanh du lịch. Nhiều khi họ không mua chƣơng trình du lịch, trọn gói, ,nhất là khách châu Âu. Vì theo phƣơng thức này, khách đƣợc hoàn toàn tự do trong chuyến đi, không phụ thuộc vào ngƣời khác. Họ đƣợc quyết định những vấn đề nhƣ ăn, ngủ, thời gian lƣu lại điểm du lịch dài hay ngắn, và lại thực hiện đƣợc việc tiết kiệm trong chuyến đi du lịch vì không phải trả các phí dịch vụ khác cho các tổ chức lữ hành. 23
  24. Nắm bắt đƣợc xu hƣớng này các nhà kinh doanh du lịch cần có chính sách đúng cho phát triển và hoàn thiện sản phẩm du lịch cũng nhƣ tăng cƣờng hoạt động nghiên cứu và dự đoán thị trƣờng. Xu hướng 5, sự hình thành các nhóm khách theo độ tuổi. Sự hình thành ba nhóm khách trên thị trƣờng du lịch thế giới là: Khách du lịch là học sinh, sinh viên; khách du lịch là những ngƣời đang ở trong độ tuổi lao động tích cực và khách du lịch cao tuổi. Loại khách thứ nhất và thứ ba quan tâm nhiều hơn đến giá cả và họ thƣờng tìm đến các cuộc hành trình có giá cả phải chăng hơn. Nhà kinh doanh du lịch cần nghiên cứu thành phần của luồng khách để có chính sách thích hợp trong việc xây dựng sản phẩm du lịch và thành lập giá cả phù hợp theo thị hiếu của khách. Xu hướng 6, sự gia tăng các điểm đến du lịch trong một chuyến đi du lịch. Trong những năm gần đây, khách du lịch có xu hƣớng thích đi nhiều nƣớc, thăm nhiều điểm du lịch trong chuyến đi du lịch của mình. Các quốc gia phát triển du lịch, các nhà kinh doanh du lịch cần nghiên cứu nhu cầu của khách, các điều kiện về tài nguyên, các điều kiện sẵn sàng phục vụ khách hiện có và tiềm ẩn để kết hợp xây dựng các tuyến du lịch phù hợp, hấp dẫn để thu hút khách. 1.2. Nhóm xu hướng phát triển của cung du lịch Xu hướng 1, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch Do cuộc cạnh tranh quyết liệt trong việc thu hút và phục vụ khách du lịch nên các quốc gia phát triển du lịch (các doanh nghiệp du lịch) đƣa ra chính sách đa dạng hoá sản phẩm, đƣa ra thị trƣờng sản phẩm du lịch độc đáo (đa dạng hoá các dịch vụ bổ xung, đƣa các sản phẩm mang bản sắc dân tộc vào sản phẩm du lịch của mình ). Thời gian gần đây, các quốc gia đều phát triển mạnh các loại hình du lịch văn hoá thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc của riêng mình. Xu hướng 2, phát triển hệ thống bán sản phẩm du lịch Các tổ chức lữ hành lớn trên thế giới vẫn tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong việc tổ chức và bán các sản phẩm du lịch. Sẽ phát triển loại hình bán các chƣơng 24
  25. trình đi du lịch đến tận nhà qua các mạng lƣới Internet. Xu hƣớng các doanh nghiệp du lịch kết hợp tổ chức đón khách từ nƣớc thứ ba ngày càng đƣợc khẳng định. Xu hướng 3, tăng cƣờng hoạt động truyền thông trong du lịch. Công nghệ thông tin ngày một phát triển, dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng sâu sắc giữa các doanh nghiệp du lịch và giữa các nƣớc làm du lịch trong việc thu hút và phục vụ khách. Nhìn chung, khách du lịch trên thế giới vẫn có thói quen đến nhiều những nơi đƣợc nghe và xem quảng cáo. Các chuyên gia về du lịch trên thế giới cho rằng, vai trò của hoạt động tuyên truyền và quảng cáo trong du lịch quốc tế ngày càng phải đƣợc nâng cao. Xu hướng 4, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong du lịch. Nhiều nƣớc coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, có chiến lƣợc đƣa du lịch thành công nghiệp hàng đâu hoặc thứ hai, thứ ba trong nền kinh tế quốc dân, chú trọng phát triển du lịch. Ở những nƣớc du lịch phát triển mạnh đã và đang diễn ra quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá du lịch, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao nhƣ điện tử tin học, vô tuyến viễn thông, tự động hoá, công nghệ sinh học để phát triển công nghiệp lữ hành, công nghiệp khách sạn, công nghiệp vận chuyển khách du lịch. Đội ngũ lao động của các tổ chức kinh doanh đƣợc đào tạo cơ bản, có kiến thức, hiểu biết rộng, chuyên môn vững vàng và ngoại ngữ thông thạo. Trang thiết bị, phƣơng tiện ở các khâu tác nghiệp rất hiện đại. Công nghệ phục vụ từng lĩnh vực ngày càng đƣợc cải tiến và nâng cao, đi sâu vào chuyên môn hoá ngành nghề. Xu hướng 5, đẩy mạnh quá trình khu vực hoá, quốc tế hoá. Xu hƣớng khu vực hoá, quốc tế hoá trong hoạt động du lịch ngày càng trở nên tất yếu. Các tuyến du lịch giữa các nƣớc đƣợc gắn kết với nhau đáp ứng nhu cầu đi du lịch nhiều nƣớc trong một chuyến hành trình của khách. Sản phẩm và dịch vụ du lịch đã đƣợc quốc tế hoá cao. Nhiều tập đoàn kinh tế du lịch nhƣ chuỗi khách sạn, tập đoàn lữ hành có mặt ở nhiều nƣớc trên thế giới. Nhiều tổ chức du lịch khu vực hay toàn cầu đƣợc hình thành, giúp đỡ các nƣớc thành viên phát triển du lịch. Những nƣớc du lịch phát triển cao có tiềm lực, để nghiên cứu phát triển công nghệ mới đang tìm cách chuyển giao công nghệ phát triển du lịch cho các nƣớc đang phát triển. 25
  26. Xu hướng 6, hạn chế tính thời vụ trong du lịch. Các nƣớc du lịch tiên tiến trên thế giới ngày một tiến hành nhiều biện pháp hữu hiệu hơn, nhằm hạn chế các tác động bất lợi của tính thời vụ trong du lịch. Ngoài các xu hƣớng nêu trên, trong tình hình hiện nay do cuộc cạnh tranh về nguồn khách giữa các quốc gia, các vùng nên việc giảm tới mức tối thiểu các thủ tục, thị thực, hải quan đƣợc coi là một xu thế của phát triển du lịch thế giới, nhằm tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho du khách thăm quan, nghỉ ngơi. 2. Xu thế phát triển của các nƣớc ASEAN Theo xu thế phát triển chung, thị trƣờng du lịch khu vực ASEAN cũng chịu sự tác động của xu thế toàn cầu hoá. Chính vì vậy, thị trƣờng du lịch khu vực ASEAN cũng mang đầy đủ những xu thế phát triển của thị trƣờng du lịch thế giới. Bênh cạnh đó, dự đoán thị trƣờng du lịch ASEAN sẽ có một số xu thế sau: Xu hướng 1: ASEAN sẽ là khu vực đƣợc coi là hấp dẫn và có tốc độ tăng trƣởng cầu du lịch vào hàng nhất thế giới. Những nguyên nhân chính thúc đẩy khu vực các nƣớc ASEAN thành điểm thu hút khách du lịch quốc tế mạnh bao gồm: Nhu cầu du lịch trên thế giới ngày càng tăng lên nhƣng hƣớng đi có sự thay đổi, họ muốn tìm đến những nơi mới lạ, những vùng thiên nhiên hoang sơ với những nền văn hoá khác lạ và đậm truyền thống. Một trong những nơi có thể hấp dẫn du khách là khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng, trong đó đặc biệt là khu vực ASEAN. Môi trƣờng thiên nhiên của các quốc gia trong khu vực ASEAN nhƣ Brunei, Lào, Malaysia, Myanmar, Phillipine, Việt Nam so với những nƣớc công nghiệp khác đƣợc coi là nguyên sơ, hoang dã, chƣa bị tác động nhiều bởi công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nền văn hoá của những nƣớc này mang đậm nét châu á, độc đáo và đậm đà bản sắc dân tộc cũng là một điểm hấp dẫn đối với du khách. Tình hình chính trị trong khu vực tƣơng đối ổn định và mức độ an toàn cao hơn so với một số khu vực khác trên thế giới nhƣ các nƣớc Đông Âu, Châu Phi, Nam á, khu vực vùng Vịnh. 26
  27. Xu hướng 2: Kinh doanh du lịch vẫn đƣợc coi là hƣớng phát triển chủ đạo trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của các quốc gia khu vực ASEAN. Cung về du lịch trong các nƣớc khu vực sẽ có sự tiếp tục tăng trƣởng nhanh vào những năm tới. Nguyên nhân nhƣ sau: Kinh tế ASEAN trong các năm thập kỷ 80-90 phát triển mạnh chƣa từng thấy, với mức tăng trƣởng cao hơn mức trung bình của cả thế giới. Điều này sẽ tạo ra những tác động quan trọng đến khả năng tăng nhu cầu du lịch của dân cƣ và nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển du lịch. Các sản phẩm du lịch ở cácnƣớc ASEAN đã và sẽ nhanh chóng thích ứng với thời đại, ngày càng đa dạng hơn, hiện đại hơn, đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch quốc tế từ khắp nơi và mọi tầng lớp từ khách loại sang đến loại thƣờng dân. Sự tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong dịch vụ ở các nƣớc ASEAN nhanh và hiệu quả, nhƣ việc xây dựng đƣờng cáp ngầm qua Brunei, Singapore, Phillipine, Malaysia Xu hướng 3: Hợp tác du lịch trong khu vực ASEAN đã và sẽ mở ra nhiều cơ hội để biến khu vực này thành điểm du lịch thống nhất, hấp dẫn và độc đáo. Một thực tế đã chứng minh, lƣợng khách du lịch quốc tế đến các nƣớc ASEAN chủ yếu là khách du lịch đi lại trong khu vực (chiếm khoảng 30-40%). Vì vậy, liên kết trong khu vực để phát triển du lịch đang đƣợc coi là chủ trƣơng chiến lƣợc quan trọng trong phát triển du lịch của các quốc gia trong khu vực ASEAN. Tóm lại, chƣơng I đã đƣa ra một cái nhìn tổng quát về những khái niệm của du lịch, sản phẩm du lịch, các hình thức và vai trò của nó đối với xã hội và nền kinh tế đồng thời dự đoán những xu hƣớng phát triển của du lịch thế giới và khu vực. Việc nghiên cứu các xu hƣớng phát triển của thế giới và của khu vực có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoạch định các chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam. Qua việc nghiên cứu này, sẽ cho ta cái nhìn khái quát về xu hƣớng phát triển khách quan của du lịch nói chung và từ đó sẽ đƣa ra cho du lịch Việt Nam những mục tiêu, những định hƣớng phát triển để hợp với những quy luật chung ấy, đồng thời bắt kịp với sự phát triển của ngành du lịch trên toàn thế giới. 27
  28. CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH DU LỊCH QUỐC TẾ THÁI LAN VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN I – TÌNH HÌNH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA THÁI LAN Thái Lan- Đất nƣớc của hoa phong lan và Phật Giáo, “đất nứơc của những nụ cƣời” hiền hoà và đôn hậu. Không những thế, Thái Lan còn đƣợc cả thế giới biết đến nhƣ một “cƣờng quốc du lịch”, “trung tâm du lịch” của Châu Á. Thiên nhiên ƣu đãi cùng với sự nỗ lực không mệt mỏi của chính phủ Thái Lan, của những ngƣời làm du lịch và của tất cả ngƣời dân, Thái Lan đã khẳng định đƣợc tên tuổi của mình ở nghành công nghiệp không khói này. Bài học phát triển kinh nghiệm Thái Lan rất hữu ích đối với chúng ta- Đất nứơc với nền du lịch non kém và dƣờng nhƣ chƣa tìm đƣợc lối đi cho riêng mình. Ngành du lịch Thái Lan thực sự trở thành ngành công nghiệp kể từ khi chính phủ Thái Lan có chiến lƣợc tập trung phát triển du lịch nhƣ một ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia từ rất sớm, khi đất nƣớc ta vẫn còn chiến tranh. Kể từ khi nhận thức đƣợc tầm quan trọng của du lịch trong nền kinh tế đồng thời dự đoán đƣợc xu hƣớng phát triển tất yếu khách quan của nó, chính phủ và nhân dân Thái Lan đã “bắt tay” vào làm du lịch nhƣ một ngành công nghiệp thực sự và đã thu đƣợc những thành tựu đáng kinh ngạc. Cho đến thời điểm hiện nay và trong tƣơng lai, du lịch đã và sẽ luôn đóng một vai trò tích cực và chủ đạo của nền kinh tế Thái Lan. Để tìm hiểu về ngành công nghiệp du lịch Thái Lan, trƣớc hết, hãy xem xét các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch của đất nƣớc này. 1. Điều kiện phát triển du lịch ở Thái Lan 1.1. Điều kiện về tự nhiên  Khí hậu: Thái Lan nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ấm áp, có gió mùa, lƣợng mƣa dồi dào và độ ẩm cao. Nhiệt độ trung bình là 19-38 độ C. Nhiệt độ cao nhất trong năm từ tháng 3 đến tháng 5, thấp nhất là từ tháng 12 đến tháng 1. 28
  29. Khí hậu Thái Lan có ba mùa rõ ràng: mùa lạnh( từ tháng 11 đến tháng 2), mùa nóng (từ tháng 4 đến tháng 5) và mùa mƣa (từ tháng 7 đến tháng 10). Gió mùa có ảnh hƣởng lớn đến khí hậu của Thái Lan. Độ ẩm không khí của khí hậu Thái Lan khá cao, khoảng 66%-82%, phụ thuộc vào từng thời gian trong ngày và từng mùa trong năm. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm là khá lớn, khoảng 19 độ C [25]. Đặc điểm khí hậu Thái Lan khác biệt so với các nƣớc khác, nhất là khí hậu giá lạnh ở các nƣớc châu Âu và một số nƣớc châu Á nên đây cũng là một lợi thế trong việc thu hút khách du lịch của Thái Lan.  Vị trí: Nằm ở vị trí chiến lƣợc giữa Châu Âu, Australia, Châu Phi và Châu Á, Thái Lan đƣợc coi là cửa ngõ vào Châu Á. Vị trí chiến lƣợc này đã tạo nên một Thái Lan với những cơ hội rất lớn để phát triển ngành du lịch. Sân bay Don Muang ở Bangkok đón hơn 400 chuyến bay mỗi ngày. Thái Lan đƣợc 45 hãng du lịch lữ hành quốc tế xếp ở vị trí cửa ngõ hàng đầu ở khu vực Đông Dƣơng, trƣớc Singapore và HongKong. Chiang Mai và Bangkok của Thái Lan cũng đƣợc xếp hạng 3 nhƣ là cửa ngõ vào Trung Quốc, sau HongKong và Singapore. Hiện tại, hàng không Thái và ngành công nghiệp du lịch Thái Lan đóng một vai trò quan trọng trong việc đƣa khách tới những quốc gia khác của Đông Dƣơng, đặt biệt tới Myanmar, Lào và Trung Quốc[25]. Vị trí này đã làm cho Thái Lan có những cơ hội tiếp xúc với khách du lịch, có cơ hội để quảng bá hình ảnh và sức hấp dẫn của Thái Lan, nhƣ vậy vị trí thuận lợi cũng là một tiền đề vô cùng quan trọng để phát triển du lịch.  Địa hình: Thái Lan nằm ở khu vực trung tâm Đông Nam Á, nằm trong vùng Tam Giác Vàng, đƣờng biên giới tiếp giáp với Lào và Myanma. Đƣờng biên giới với Myanma tiếp tục kéo dài sang phía tây và phía nam gần bán đảo Myanma, Phía Nam là vịnh Thái Lan. Lãnh thổ Thái Lan đƣợc bao bọc bởi núi. Vùng núi phía Bắc gồm những đền chùa và tàn tích của thành phố Chieng Mai cổ đại, nơi đây có điểm cao nhất của Thái 29
  30. Lan là Doi Inthanon. Vùng đất này cũng là nơi sinh sống của các bộ lạc sống trên đồi thời cổ đại hàng nghìn năm trƣớc. Phía Đông Bắc là cao nguyên Khorat. Trung tâm Thái Lan bao gồm vùng đồng bằng rộng lớn và mầu mỡ do con sông chính của Thái Lan là Chao Phraya bồi đắp phù sa. Bangkok đƣợc hình thành theo bờ sông Chao Phraya kéo dài từ cửa sông đến chỗ uốn khúc giữa Bangkok và vịnh Thái Lan. Với đặc điểm địa hình tự nhiên lý tƣởng, có núi, có rừng, có biển Thái Lan đã có những tiền đề vô cùng thuận lợi để phát triển ngành “công nghiệp không khói”.  Phong cảnh tự nhiên : Thái Lan đƣợc tạo hoá ƣu đãi với những phong cảnh đẹp trải dài khắp đất nƣớc. Đặc biệt, những bãi biển đã trở thành một điểm để khẳng định thƣơng hiệu du lịch Thái Lan trên thế giới. Năm điểm du lịch hàng đầu của Thái Lan là Bangkok, Chon Buri (Pattaya- nơi có đảo san hô Coral nổi tiếng), hay Phuket, Chiang Mai và nơi có những bãi tắm và những hòn đảo tuyệt đẹp. Bên canh đó, còn có những tỉnh khác đƣợc xếp hạng di sản thế giới nhƣ thành phố cổ Ayudhya (Tỉnh Ayutthaya) và Sukhothai- Thủ đô đầu tiên của Xiêm, Udon Thani- Hòn ngọc của vịnh Thái Lan, biển Andaman- Nơi có bãi tắm Cha-am nổi tiếng. Thêm vào đó là những bãi biển, những hòn đảo tuyệt đẹp ở Prachuap Khiri Kha, Surat Thani hay Krabi- nơi đƣợc mệnh danh là hòn ngọc bích của biển Andaman. Những tỉnh biên giới có Chiang Rai ở phía Bắc, Ubon Ratchathani ở Đông Bắc, Narathiwat ở phía Nam và Kanchanaburi ở phía Tây hay những tỉnh tiềm năng ít đƣợc biết đến nhƣ Khon Kaen, Nakhon Ratchasima và Loei ở Đông Bắc, tất cả những nơi này đều có những danh lam thắng cảnh đầy tiềm năng để phát triển du lịch. 1.2. Nền văn hoá dân tộc Nằm ở điểm giao nhau của Đông và Tây, và giữa những nền văn hoá cổ nhƣ Ấn Độ, Cambodia và Trung Quốc, Thái Lan có sự pha trộn khéo léo, duy nhất của những sức hút lịch sử cũng nhƣ di sản còn sót lại từ các vƣơng triều Khmer. Hiện tại, 3 vị trí lịch sử đƣợc UNESCO xếp hạng di sản thế giới là 1) Các công viên Sukhothai – Sri Satchanalai – Kamphaeng Phet; 2) Công viên Ayutthaya; và 3) Khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã Pa Tung Yai–Huai Kha Kaeng. 30
  31. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, trong số 12 điều mục đƣợc liệt kê theo tiêu chí hấp dẫn, Thái Lan đƣợc xếp hạng nhất ở 5 mục: di tích lịch sử, văn hoá, con ngƣời, ẩm thực và cuộc sống về đêm. Hơn nữa, Thái Lan còn đƣợc xếp hạng 2 ở tính đa dạng dân tộc, sau Indonesia, và sau Australia về điều kiện sun-sand-sea và du lịch mạo hiểm. Shopping ở Thái Lan cũng đƣợc xếp hạng 3, sau Singapore và Hong Kong [28]. Thái Lan là một đất nƣớc của Phật Giáo và tín ngƣỡng, vì vậy mà Thái Lan còn nổi tiếng với đền chùa, miếu mạo Bangkok còn đƣợc gọi là “kinh đô của chùa Phật”. Nƣớc Thái còn có tên gọi là “Nƣớc Phật áo vàng” với 95% dân số theo đạo Phật. Chỉ nguyên thành phố Bangkok đã có hơn 400 ngôi đền chùa, với kiến trúc đẹp lộng lẫy. Trong đó, Ngọc Phật Tự, Kim Phật Tự và Ngoạ Phật Tự là những ngôi chùa đƣợc coi là quốc bảo của Thái Lan. Đây cũng là nơi thu hút du khách ở khắp thế giới đến chiêm ngƣỡng vẻ đẹp hiện đại mà vẫn cổ kính của của Thái Lan [29]. Thái Lan còn nổi tiếng với những lễ hội truyền thống, tháng nào cũng diễn ra những ngày lễ văn hoá. Mỗi tháng có một chủ đề riêng, nhƣng các lễ hội thì phong phú và trải dài từ Bangkok đến Chiang Đây cũng là một cơ hội để Thái Lan thu hút khách du lịch. Ví dụ nhƣ: tết té nƣớc Songkran đƣợc tổ chức từ ngày 13-15/4 hàng năm. Đó là dịp để ngƣời Thái tỏ lòng kính trọng với Đức Phật, trong thời gian diễn ra lễ hội, nhiều cuộc diễu hành, thi sắc đẹp đƣợc tổ chức. Ngoài ra, ngƣời ta còn nấu các món ăn truyền thống và mặc trang phục nhiều màu sắc. Tết té nƣớc của Thái Lan mang tính cộng đồng cao nên đƣợc du khách rất thích thú hƣởng ứng. Do đó, lễ hội Songkran là một dịp lý tƣởng để du khách tới chứng kiến và tham gia ngày hội này [36] 1.3. Cơ sở hạ tầng  Giao thông đƣờng bộ, hàng không: Nhờ có sự đầu tƣ của chính phủ, giao thông của Thái Lan ngày càng phát triển với những đƣờng hầm, cầu vƣợt hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng dân số vì khách du lịch đến với Thái Lan. Điều này cũng làm yên lòng du khách khi quyết định đến với Thái Lan. Vừa qua, Thái Lan đã khai trƣơng sân bay mới có tên là Sunvarnabhumi tại Bangkok với trị giá 3.7 tỷ đô la. Sân bay này ƣớc đáp ứng 45 31
  32. triệu lƣợt khách mỗi năm, sẽ giúp Thái Lan vƣợt qua các đối thủ là Singapore và Malaysia để trở thành đâù mối quan trọng về hàng không trong khu vực [38].  Khách sạn: Thái Lan có rất nhiều khách sạn với chất lƣợng rất tốt. Tổng số khách sạn từ 1 sao đến 5 sao của Thái Lan khoảng 3481 khách sạn [35]. Có thể theo dõi qua bảng dƣới đây về số khách sạn tiêu chuẩn của Thái Lan: Bảng 1: Số khách sạn từ 1 đến 5 sao của Thái Lan phân theo các cấp độ tiêu chuẩn Cấp độ 5 sao 4 sao 3 sao 2 sao 1 sao Tiêu chuẩn Tiêu chuẩn về cấu trúc & tiện nghi 359 284 163 72 53 Tiêu chuẩn về bảo trì 305 270 225 205 280 Tiêu chuẩn về phục vụ 374 320 301 169 150 Tổng số khách sạn 1052 896 699 451 383 (Nguồn: Thống kê của tổng cục du lịch Thái Lan TAT) Những khách sạn của Thái Lan đạt tiêu chuẩn quốc tế và đã nhận đƣợc rất nhiều giải thƣởng nhƣ: Amari Watergate, Khu resort Bangkok Marriott, Bannyan Tree Bangkok, The Dusit Thani Bangkok, Grang Hyatt Erawan ở Bangkok hay resort Dusit Island ở Chiang Rai, resort JW Marriott Phuket ở Phuket, resort Royal Cliff Beach ở Pattaya  Khu vui chơi, giải trí: Thái Lan có rất nhiều khu vui chơi giải trí tại các địa điểm hay các Resort của khu du lịch. Điều này đã làm du khách rất hài lòng. Có thể kể đến nhƣ nhà hát gần 500 chỗ ngồi Tiffany’ Show, nhà hát Alangkarn hơn 2.000 chỗ ngồi, những câu lạc bộ đêm sầm uất ở Pattaya, những sòng bạc ở Bangkok hay vƣờn thú hoang dã Safari World, công viên Marine Park Những nơi này thu hút rất lớn lƣợng khách du lịch quốc tế. 32
  33.  Khu mua sắm: Thái Lan có những khu mua sắm nổi tiếng nhƣ trung tâm thƣơng mại thế giới Mabônklong, trung tâm nữ trang lớn nhất thế giới Gems World, hay Siam Paragon- thiên đƣờng mua sắm của Thái Lan, mới đi vào hoạt động vào cuối năm 2005. Tại đây có đầy đủ những mặt hàng với chủng loại và giá cả đa dạng. Đây là những điều kiện thuận lợi để Thái Lan phát triển hình thức “du lịch mua sắm”. 1.4. Nguồn nhân lực dồi dào Cấu trúc tuổi của Thái Lan là cấu trúc trẻ, 70% dân số thuộc độ tuổi lao động, vì vậy mà Thái lan có nguồn lao động dồi dào. Hơn nữa, nguồn nhân lực trong hoạt động của du lịch Thái Lan đƣợc đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp, giỏi chuyên môn, ngoại ngữ, am hiểu phép lịch sự và phong tục tập quán văn hoá của khách du lịch. Đây cũng là một tiền đề rất quan trọng, vì nguồn nhân lực luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sự phát triển của bất cứ lĩnh vực nào. 1.5. Sự quan tâm của nhà nước Thái Lan về phát triển du lịch Để làm nên điều kỳ diệu trong sự phát triển du lịch, phải kể đến công sức to lớn của chính phủ Thái Lan trong việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, chính sách thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực du lịch, tạo nên tính cạnh tranh năng động giữa các cơ sở kinh doanh du lịch trong nƣớc. Quản lý của chính phủ Thái Lan về du lịch đƣợc thống nhất từ trung ƣơng đến địa phƣơng nhằm nhất quán những phƣơng thức và chính sách phát triển du lịch. Thái Lan đã thành lập một cơ quan chuyên trách quản lý về lĩnh vực du lịch, đó là tổng cục du lịch Thái Lan-TAT. Tổng cục du lịch Thái Lan đƣợc thành lập vào ngày 18 tháng 3 năm 1960, là tổ chức đầu tiên của Thái Lan trong vai trò quảng bá và thực hiện những chiến dịch Marketing trên toàn cầu nhằm thúc đẩy phát triển du lịch Thái Lan. TAT cung cấp những thông tin và những dữ liệu về du lịch Thái Lan trên khắp thế giới nhằm khuyến khích du khách đến du lịch tại nƣớc này, đồng thời lập những kế hoạch phát triển cho từng khu du lịch, hợp tác với những tổ chức và bộ phận khác nhằm phát triển du lịch. Bên cạnh đó, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc kêu gọi vốn vay từ Quỹ hợp tác kinh tế ngoại quốc của Nhật (OECF) dành cho việc thúc đẩy hoạt động của các khu du lịch. Từ khi thành lập trụ 33
  34. sở đầu tiên ở Chiang Mai vào năm 1960, TAT đã có 22 văn phòng tại các địa phƣơng của Thái Lan, ngoài ra còn thành lập rất nhiều văn phòng ở nƣớc ngoài và đầu tiên là văn phòng ở New York năm 1965 [44]. 2. Vai trò của du lịch Thái Lan trong nền kinh tế quốc dân Du lịch đóng một vai trò nổi bật trong nền kinh tế Thái Lan, có thể thấy đƣợc điều đó thông qua lợi nhuận từ ngành du lịch Thái Lan mỗi năm lên đến 4 tỷ Baht [43]. Vì thế, du lịch là ngành đóng góp một phần quan trọng trong ngân sách quốc gia. Hơn nữa, du lịch cũng làm mở rộng một số ngành công nghiệp liên quan nhƣ khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, ngành bán lẻ và đồ lƣu niệm Những sự đóng góp này đã làm tăng trƣởng GDP, tăng việc làm, phát triển xuất khẩu, đầu tƣ và tiêu dùng của chính phủ. Theo thống kê của tổng cục du lịch Thái Lan TAT, trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005, lợi nhuận từ ngành du lịch chiếm khoảng 7,7% GDP. Về việc làm, ngành công nghiệp du lịch Thái Lan đã tạo ra khoảng 3,3 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp, chiếm 8,4% tổng số việc làm trong cả nƣớc trong giai đoạn 2000 đến 2004. Tổ chức du lịch và lữ hành thế giới WTTC dự đoán rằng số lao động trong ngành du lịch sẽ chiếm 9,5% tổng số lao động của cả nƣớc vào năm 2014. Ngoài ra, WTTC cũng dự báo là năm 2014 doanh thu của ngành du lịch Thái sẽ là 821.2 tỷ baht, chiếm khoảng 11,7% GDP, trong khi đó con số này ở những nƣớc trong khu vực Đông Nam Á và một số nƣớc khác chỉ là 7,5 đến 10,6% [42]. Bên cạnh đó, nền công nghiệp du lịch phát triển còn làm cho Thái Lan nhanh chóng hội nhập với các nền văn hoá của thế giới và văn minh nhân loại. Là một cƣờng quốc du lịch trong khu vực với lƣợng khách quốc tế hàng năm lên tới hơn 11 triệu lƣợt. Những vị khách này đến từ những đất nứơc khác nhau, với những nền văn hoá khác nhau, vì thế Thái Lan sẽ có đƣợc cơ hội tiếp xúc và giao thoa với các nền văn hoá khác nhau. Chính sự giao lƣu văn hoá đó đã khiến cho Thái Lan nhanh chóng hội nhập với thế giới, cả trên lĩnh vực văn hoá và kinh tế. 3. Tình hình phát triển du lịch quốc tế Thái Lan 34
  35. Nền công nghiệp du lịch Thái Lan đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế trong suốt 40 năm. Sau chiến tranh vùng vịnh 1991, du lịch Thái Lan tăng trƣởng mạnh và liên tục. Số lƣợng khách du lịch từ 1,2 triệu năm 1977 lên đến 5,7 triệu năm 1993. Từ năm 1996, số du khách quốc tế đến Thái Lan tiếp tục tăng mạnh. Thái Lan trở thành 1 trong 20 nƣớc dẫn đầu có số khách du lịch lớn nhất thế giới. Chiến dịch “Kinh ngạc Thái Lan” 1998-1999 đƣợc coi là một sự thành công lớn, góp một phần không nhỏ giúp Thái Lan lập kỷ lục về số lƣợng du khách và số ngoại tệ mà ngành du lịch đã thu đƣợc. Số du khách tăng từ 5.29 triệu năm 1998 đến 8.58 triệu năm 1999. Trong năm 1999, ngành du lịch Thái Lan thu đƣợc 253,018 triệu Bath. Ngành công nghiệp du lịch Thái Lan phát triển không ngừng, từ năm 1999 đến năm 2002 Cũng trong năm 2002, tổng thu nhập ngành đạt 320 tỷ baht (USD). Sự thành công trên đã khiến du lịch trở thành ngành có doanh thu cao nhất, chiếm 6% GDP của Thái Lan. Năm 2003 đƣợc coi là năm tồi tệ nhất trong lịch sử ngành du lịch Thái Lan, lần đầu tiên trong vòng mƣời hai năm, ngành công nghiệp không khói phải chứng kiến sự sụt giảm thảm hại về số lƣợng khách du lịch và khoản lỗ khổng lồ 40 tỷ bath. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do cuộc chiến tranh ở Iraq và sự bùng nổ nạn dịch SARS, “hoạn nạn kép” trên đã làm cho lƣợng khách du lịch vào Thái Lan nhanh chóng sụt giảm. Lƣợng khách trong tháng 4 năm 2003 giảm 46% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ còn 320.000 lƣợt khách, đầu tháng 5 số lƣợng khách tiếp tục giảm 55%, sự sụp giảm ấy kéo dài suốt năm 2003 làm cho tổng số lƣợng khách du lịch trong năm 2003 giảm 10%, tổng doanh thu giảm khoảng 12%. Lƣợng khách du lịch từ Châu Á giảm 69% trong tháng 4 ở hầu hết những thị trƣờng du lịch chính, trong đó khách Nhật Bản giảm nhiều nhất, lƣợng khách du lịch từ Châu Á cũng giảm 17%, từ Australia và New Zealand giảm 14% và từ khu vực Trung Đông giảm 13% [37]. Năm 2004, với nhiều biện pháp khắc phục suy thoái, ngành du lịch Thái Lan đã có những chuyển biến rõ rệt, Thái Lan đã đón tổng cộng 11,73 triệu du khách, tăng 16,42% so với năm 2003. Nhƣng đến năm 2005, số khách và doanh thu du lịch 35
  36. Thái Lan lại giảm do nạn sóng thần ở Châu Á vào đầu năm 2005. Năm 2005 đón 11,56 triệu khách, giảm 1,45% [37]. Dƣới đây là tình hình cụ thể: 3.1. Tình hình doanh thu từ du lịch quốc tế của Thái Lan Bảng 2: Số lƣợng và doanh thu từ khách quốc tế của du lịch Thái Lan từ năm 1995-2005 KHÁCH QUỐC TẾ Trung Mức chi tiêu trung Khách du lịch Doanh thu bình bình NĂM Tăng Tăng Tăng Thời Số giảm so /Ngƣời/ giảm so giảm so gian du Triệu ngƣời với năm Ngày với năm với năm lịch trƣớc trƣớc trƣớc Đơn vị: Phần Số ngày ( Baht) (%) ( Baht) (%) Triệu trăm 1995/1 6,95 +12,73 7,43 3.693,00 +9,48 190.765 +31,37 1996/1 7,19 +3,46 8,23 3.706,00 +0,34 219.364 +14,99 1997/1 7,22 +0,41 8,33 3.671,87 -0,92 220.754 +0,63 1998/1 7,76 +7,53 8,40 3.712,93 +1,12 242.177 +9,70 1999/1 8,58 +10,50 7,96 3.704,54 -0,23 253.018 +4,48 2000/1 9,51 +10,82 7,77 3.861,19 +4,23 285.272 12,75 2001/1 10,06 +5,82 7,93 3.748,00 -3,93 299.047 +4,83 2002/1 10,80 +7,33 +7,98 3.753,74 +0,15 323.484 +8,17 2003/1 10,00 -7,36 8,19 3.774,50 +0,55 309.269 -4,39 2004/1 11,65 +16,46 8,13 4.057,84 +7,51 384.360 24,28 2005/2 13,38 +14,84 8,10 4.15,00 +2,2 450.000 +17,08 2006/2 15,12 +13,00 8,20 4.300,00 +3,61 533.000 +18,44 (Nguồn: Theo thống kê du lịch- Tổng cục du lịch Thái Lan) [42] 36
  37. Nhìn vào bảng số liệu về tình hình khách du lịch và doanh thu của ngành du lịch Thái Lan ở trên, ta thấy tổng số khách và doanh thu từ du lịch của Thái Lan thƣờng tăng qua các năm, chỉ có năm 2003 là giảm, với lƣợng khách quốc tế giảm -7,36%, doanh thu giảm -4,39% do hai nguyên nhân cơ bản: Chiến tranh Mỹ- Irac đã làm cản trở tình hình du lịch chung của cả thế giới và nguyên nhân trực tiếp hơn là nạn dịch Sars ở khu vực Châu Á, trong đó Thái Lan là nƣớc chịu ảnh hƣởng không nhỏ. 3.2. Cơ cấu khách du lịch đến Thái Lan Tình hình cơ cấu khách du lịch từ năm 1997-2005 đƣợc chia thành 2 phần: Từ năm 1997-2000 và từ năm 2001-2005. Dƣới đây là tình hình cụ thể:  Từ năm 1997- 2000: Bảng 3: Cơ cấu khách du lịch đến Thái Lan từ năm 1997 đến năm 2000 Năm 1997 1998 1999 Nƣớc Đông á 4.568.837 4.583.160 5.195.972 Châu  1.585.915 1.888.673 1.990.449 Châu Mỹ 388.190 448.761 514.595 Nam á 229.571 258.816 280.422 Ch©u §¹i D•¬ng 271.442 348.346 350.555 Trung §«ng 126.427 165.078 175.106 Ch©u Phi 50.903 72.097 73.233 Ng•êi Th¸i ë n•íc ngoµi 72.612 77.830 70.928 Tæng 7.293.957 7.842.760 8.651.260 (Nguån: Thèng kª du lÞch- C¬ quan qu¶n lý du lÞch Th¸i Lan (TAT tourism staticstic) [45] N¨m 1997 sè kh¸ch du lÞch cña Th¸i Lan lµ 7,3 triÖu l•ît, n¨m 1998 lµ 7,8 triÖu l•ît, n¨m 1999 lµ 8,6 triÖu l•ît. Trong 3 n¨m tõ 1997 ®Õn 1999, sè l•îng kh¸ch ®Õn Th¸i Lan kh«ng ngõng t¨ng m¹nh víi møc t¨ng: N¨m 1998 t¨ng 7,19% 37
  38. so víi n¨m 1997, n¨m 1999 t¨ng 10,3%. §©y lµ kÕt qu¶ cña chiÕn dÞch ph¸t triÓn du lÞch Th¸i Lan víi c¸i tªn rÊt hÊp dÉn lµ: “Ng¹c nhiªn Th¸i Lan” (Amazing Thailand 1998-1999) XÐt vÒ c¬ cÊu kh¸ch du lÞch, th× l•îng kh¸ch du lÞch ®Õn tõ khu vùc §«ng Á đến Thái Lan nhiều nhất với số lƣợng khách không ngừng tăng qua các năm, chiếm khoảng 60% thị phần. (năm 1999 là 5,2 triệu lƣợt khách chiếm 60,06% thị phần và tăng 13,3% so với năm trƣớc). Sau đó là Châu Âu, năm 1999 số khách Châu Âu đến Thái Lan gần 2 triệu lƣợt, chiếm 23,01% thị phần, tăng 5,39% so với năm 1998. Số khách đến du lịch Thái Lan đứng thứ 3 trong thời kỳ này là Châu Mỹ với số lƣợng khoảng 0,51 triệu lƣợt năm 1999 chiếm 5,95% thị phần, tăng 14,67% so với năm 1998. Tiếp theo là châu Đại Dƣơng với lƣợng khách là 0,35 triệu ngƣời năm 1999 chiếm 4,05% thị phần và tăng 0,63% so với năm 1998. Sau đó là khu vực Nam Á với 280.422 ngƣời năm 1999 chiếm 3,24% thị phần, khu vực Trung Đông năm 1999 có 175.106 lƣợng khách chiếm 2,02% thị phần, khu vực Châu Phi lƣợng khách ít nhất, chỉ có 73.233 khách năm 1999 chiếm 0,85% thị phần. Ngoài số khách du lịch là ngƣời nƣớc ngoài, hàng năm Thái Lan còn đón những ngƣời Thái Lan đang sinh sống ở nƣớc ngoài về thăm quê hƣơng, lƣợng khách này không nhiều nhƣng cũng góp phần vào sự tăng trƣởng về số lƣợng khách du lịch đến Thái Lan. Năm 1999 số ngƣời Thái về thăm quê là 70.928 khách, chỉ chiếm 0,82% thị phần [45]. Xét theo cá nhân từng nước, Từ năm 1997-1999, top 10 nƣớc có số du khách đến Thái Lan nhiều nhất là: Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, HongKong, Anh, Mỹ, Đức, Australia. 38
  39. Biểu đồ 1: Thị phần của top 10 nƣớc có số khách du lịch đến Thái Lan nhiều nhất năm 1999 NhËt B¶n Malaysia 4.83 4.34 3.51 12.31 Trung Quèc Singapore 4.92 §µi Loan Hång K«ng 4.96 11.46 Anh 6.45 6.99 8.97 Mü §øc Australia . (Nguồn: Tổng cục du lịch Thái Lan) Năm 1999, lƣợng khách du lịch đến Thái Lan từ Nhật Bản nhiều nhất, với số khách hơn 1 triệu lƣợt, chiếm 12,31% thị phần, tăng 7,94% so với năm 1998. Malaysia đứng vị trí thứ 2 với 991.060 ngƣời, chiếm 11,46% thị phần tăng 7,95%. Trung Quốc là nƣớc đi du lịch đến Thái Lan đứng thứ 3 với 775.626 ngƣời chiếm 8,97%. Singapore đứng vị trí thứ 4 với 604.867 ngƣời chiếm 6,99%, thứ 5 là Đài Loan với 557.629 ngƣời chiếm 6,45%, thứ 6 là HongKong có 429.944 khách đến du lịch Thái Lan. Sau HongKong là Anh với 425.688 ngƣời chiếm 4,92%. Sau đó là Mỹ với số khách là 417.860, chiếm 4,83 tăng 15,53% so với năm 1998. Đức với 375.345 lƣợt khách chiếm 4,34% thị phần. Tiếp theo là Australia với 303.844 ngƣời chiếm 3,51% thị phần. Sau đó là các nƣớc nhƣ Pháp, Ấn Độ Trong giai đoạn này, nhìn chung những nƣớc đến du lịch Thái Lan nhiều nhất vẫn là những nƣớc thuộc khu vực Đông á. Nƣớc Indonesia là nƣớc có số khách du lịch đến Thái Lan tăng nhiều nhất năm 1999, là 132.216 ngƣời, tăng 90,31%, sau đó là Hàn Quốc, 338.039 tăng 66,65%. Tiếp đó là Lào, 71.722 lƣợt tăng 44,2%. Năm 1999, Việt Nam và Brunei là 2 nƣớc đi du lịch Thái Lan ít nhất trong khu vực Đông Á, Brunei là 9. 277 số khách chiếm 0,11%;Việt Nam là: 44.947 khách chiếm 0,52% thị phần [45]  Từ năm 2000- 2005: 39
  40. Bảng 4: Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Thái Lan từ năm 2000-2005 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Nƣớc Đông Á 5.782.323 6.095.979 6.564.664 6.199.719 7.070.994 6.711.602 Châu Âu 2.191.433 2.327.680 2.475.319 2.283.913 2.647.682 2.708.102 Châu Mỹ 597.716 613.897 650.195 586.147 702.675 745.494 Nam Á 340.036 333.936 391.371 391.064 469.101 519.174 Châu Đại 384.648 430.806 427.014 347.849 471.493 504.487 Dƣơng Trung Đông 202.196 239.200 274.878 206.234 292.680 305.566 Châu Phi 80 91.011 89.535 67.183 82.788 72.916 Ngƣời Thái ở 70.203 70.559 73.909 77.656 86.710 50.405 nƣớc ngoài Tổng 9.578.826 10.132.509 10.872.976 10.082.109 11.737.413 11.567.341 ( Nguån: Thèng kª tæng côc du lÞch Th¸i Lan) Nh×n vÒ mÆt tæng qu¸t n¨m 2000 sè kh¸ch quèc tÕ du lÞch ®Õn Th¸i Lan lµ 9,5 triÖu l•ît, t¨ng 10,72% so víi n¨m 1999. N¨m 2001, sè kh¸ch lµ 10,1 triÖu l•ît, t¨ng 5,8%. N¨m 2002 víi sè kh¸ch lµ 10,87 triÖu l•ît, t¨ng 7,31% so víi n¨m 2001. N¨m 2003, sè l•îng kh¸ch gi¶m ®ét ngét cßn 10,08 triÖu l•ît, gi¶m 7,27% so víi n¨m tr•íc. N¨m 2004, l•îng kh¸ch l¹i t¨ng ®¸ng kÓ 16,41% víi l•îng kh¸ch lµ 11,73 triÖu l•ît. §©y lµ n¨m cã tû lÖ t¨ng tr•ëng nhiÒu nhÊt kÓ tõ n¨m 1997 trë l¹i ®©y. N¨m 2005, sè l•îng kh¸ch du lÞch ®Õn Th¸i Lan lµ11,56 triÖu l•ît, gi¶m 1,45 so víi n¨m 2004. Trong giai ®o¹n nµy, cã hai n¨m tû lÖ kh¸ch du lÞch quèc tÕ gi¶m so víi n¨m tr•íc lµ n¨m 2003 vµ n¨m 2005, trong ®ã n¨m 2003 gi¶m nhiÒu, 7,27%. Nguyªn nh©n sù sôt gi¶m trªn chñ yÕu lµ do n¹n dÞch Sar ( 2003) vµ sãng thÇn ( 2005). XÐt vÒ khu vùc, khu vùc §«ng Á vẫn chiếm thị phần cao nhất về số khách đến du lịch Thái Lan, vẫn chiếm khoảng 60% thị phần. Năm 2004, số khách từ khu vực này đến Thái Lan là 7,07 triệu lƣợt, chiếm 60,24%. Năm 2005, số khách này là 6,71 triệu lƣợt, chiếm 50,02%, giảm 5,08%. 2 tháng đầu năm 2006, số khách đến Thái Lan là 1,34 triệu lƣợt, chiếm 54,72%, tăng 47,62% so với cùng kỳ năm ngoái( cùng kỳ năm ngoái, số khách đến du lịch Thái Lan ở khu vực Đông Á là 908.039 ngƣời) [45] . 40
  41. Sau đó đến khu vực Châu Âu, chiếm khoảng từ 22-29% thị phần. Năm 2004, có 2,64 triệu khách Châu Âu đến du lịch Thái Lan, chiếm 22,56%. Năm 2005, con số này là 2,7 triệu lƣợt chiếm 23,41% thị phần. 2 tháng đầu năm 2006, số khách châu Âu đến Thái Lan là 717.622, chiếm 29,30% thị phần, tăng 32,88% so với cùng kỳ năm ngoái [45]. Thứ 3 là khu vực Châu Mỹ, chiếm khoảng 5-6% thị phần. Năm 2003 nhìn chung lƣợng khách đến Thái Lan từ các khu vực đều giảm nhƣng thị phần khách từ Châu Mỹ lại tăng hơn so với năm trứơc (Năm 2002 chỉ chiếm 5,81%, năm 2003 chiếm 9,85%). Năm 2004, số khách đến Thái Lan từ Châu Mỹ là 702.675, chiếm 5,99%. Năm 2005, con số này là 745.494, chiếm 6,44% thị phần, tăng 6,09% so với năm trƣớc. 2 tháng đầu năm 2006, số khách Châu Mỹ đến du lịch Thái Lan là 148.742, chiếm 6,07% thị phần, tăng 9,01% so với cùng kỳ năm ngoái. Thứ 4 là Châu Đại Dƣơng, chiếm từ 3-4% thị phần. Năm 2002, số khách du lịch đến Thái Lan từ châu lục này chiếm 3,93% thị phần, giảm 0,88% so với năm trƣớc. Năm 2003 số khách từ Châu Đại Dƣơng chiếm 3,45% thị phần, giảm 18,54% so với năm 2002. Nhƣ vậy trong 2 năm số khách đến Thái Lan từ Châu Đại Dƣơng giảm liên tiếp. Năm 2004, số khách này chiếm 4,02% và tăng 35,55% so với năm trƣớc. Năm 2005, chiếm 4,36%, tăng 7,0% so với năm 2004. Hai tháng đầu năm 2006, nhìn chung lƣợng khách đến Thái Lan từ khu vực này vẫn giữ ổn định, 91.953 ngƣời, chiếm 3,75% thị phần, tăng 25,32% so với cùng kỳ năm ngoái [27]. Tiếp theo là khu vực Nam Á, chiếm khoảng 3-4% thị phần. Số khách du lịch đến Thái Lan từ Nam Á năm 2004 chiếm 4% thị phần, năm 2005 chiếm 4,49% thị phần, tăng 10,67% so với năm ngoái. Năm 2005, trong khi số khách đến Thái Lan từ Đông Á giảm thì số khách đến từ khu vực này lại tăng. Cuối cùng là khu vực Trung Đông và Châu Phi. Năm 2003 chiếm 3,88% thị phần, năm 2004 chiếm 4,0% thị phần, năm 2005 chiếm 4,49% thị phần. 2 tháng đầu năm 2006, số khách Trung Đông đến khu vực này là 56.926 ngƣời, chiếm 2,32% thị phần, nhƣng số lƣợng vẫn tăng 84,54% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhìn chung lƣợng khách đến Thái Lan từ khu vực này ổn định và không ngừng tăng qua các năm. Châu Phi vẫn là khu vực có lƣợng khách đến Thái Lan ít nhất, với số lƣợng là 80.501 ngƣời năm 2000, chỉ chiếm 0,84% thị phần, năm 2002 chiếm 2,54% tăng 14,92% so với năm trƣớc, năm 2003 số khách đến Thái Lan từ khu vực này chiếm 41
  42. 0,67%, giảm 24,96%, năm 2004 chiếm 0,71% tăng 23,23% so với năm trƣớc. Năm 2005, thị phần khách du lịch đến Thái Lan từ khu vực này là 0,63%, giảm 11,92% so với năm 2004. 2 tháng đầu năm 2006, số khách đến từ khu vực này là 12.437 ngƣời, chiếm 0,51%, tăng 16,36% so với cùng kỳ năm ngoái [27] Xét về cá nhân từng nước, trong thời kỳ 2000-2005, các nƣớc đến Thái Lan nhiều nhất vẫn là các nƣớc thuộc khu vực Đông Á, gồm: Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, HongKong. Sau đó là đến Anh, Mỹ, Đức, Ấn Độ, Pháp, Australia Năm 2000 và năm 2001, đứng thứ nhất trong các nƣớc có số khách du lịch đến Thái Lan là Nhật Bản, từ đó đến nay, Malaysia lại là nƣớc giữ vị trí số 1. Trong top 10 nƣớc có số khách du lịch đến Thái Lan nhiều nhất có sự thay đổi so với thời kỳ trƣớc. Thời kỳ từ năm 1997-1999 không có sự xuất hiện của nƣớc Hàn Quốc trong danh sách top 10, nhƣng từ năm 2000 đến nay, số khách du lịch từ Hàn Quốc đến Thái Lan không ngừng tăng. Sở dĩ nhƣ vậy là do Thái Lan đã có nhiều chính sách xúc tiến quảng bá thƣơng mại ở thị trƣờng mục tiêu này. Năm 2000, Hàn Quốc đứng ở vị trí số 8 trong top 10 nƣớc có số khách du lịch đến Thái Lan nhiều nhất với 448.207 lƣợt khách, chiếm 4,68% thị phần. Năm 2001, Hàn Quốc ở vị trí thứ 5 với 553.441 ngƣời, chiếm 5,46%. Từ năm 2002 đến nay, Hàn Quốc luôn ở vị trí thứ 3 sau Malaysia và Nhật Bản. Sau đây là tình hình cụ thể cơ cấu khách du lịch trong Top 10 nƣớc có số khách du lịch nhiều nhất đến Thái lan vào năm 2005 và hai tháng đầu năm 2006 [43]. Năm 2005, nƣớc có số lƣợng khách đi du lịch Thái Lan nhiều nhất là Malaysia, với 1,34 triệu lƣợt khách, chiếm 11,61% thị phần. Nhật Bản ở vị trí thứ 2 là 1,18 triệu lƣợt, chiếm 10,28% thị phần. Thứ 3 là Hàn Quốc với 0,82 lƣợt, chiếm 7,06%. Thứ 4 là Singapore,với 797.782 lƣợt , chiếm 6,90%.Trung Quốc ở vị trí thứ 5 với 762.388 khách du lịch, chiếm 6,59% thị phần. Sau đó là Anh với 685.077 khách, chiếm 5,92% thị phần. Đứng vị trí thứ 7 là Mỹ với 591.114 khách, chiếm 5,11% thị phần. Tiếp theo là Đức với 445.155 khách, chiếm 3,85% thị phần. Đứng vị trí thứ 9 là HongKong với 441.458 ngƣời đến du lịch Thái Lan chiếm 3,82%. Đứng vị trí thứ 10 là Australia với 423.825 khách đến du lịch Thái Lan chiếm 3,66% thị phần [45]. Biểu đồ 2: Tỷ lệ khách du lịch đến Thái Lan từ các khu vực năm 2005 42
  43. 0.63 2.64 4.36 4.49 6.44 23.41 58.02 Đông Á Châu Âu Châu Mỹ Nam Á Châu Đại Dương Trung Đông Châu Phi Nguồn: Thống kê của tổng cục du lịch Thái Lan Biểu đồ 3: Số lƣợng khách du lịch đến Thái Lan trong 2 tháng đầu năm 2006 1400000 1340478 1200000 1000000 800000 717622 600000 400000 148742 200000 91953 81432 56926 12437 0 Đông Á Châu Âu Châu Mỹ Châu Đại Nam Á Trung Châu Phi Dương Đông (Nguồn: Thống kê của tổng cục du lịch Thái Lan) Tổng số khách đến Thái Lan 2 tháng đầu năm 2006 là 2449.590 ngƣời, tăng 39,52% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó khu vực Đông Á chiếm 54,72% với 1,34 triệu lƣợt, Châu Âu chiếm 29,30% với 717.622 ngƣời, Châu Mỹ chiếm 6,07% 43
  44. với 148.742 khách, Châu Đại Dƣơng ở vị trí thứ 4 với 91.953 khách, chiếm 3,75% thị phần. Sau đó là Nam Á, chiếm 3,32% với 81.432 ngƣời, Trung Đông chỉ chiếm 2,32% với số khách đến Thái Lan là 56.926 ngƣời, cuối cùng vẫn là khu vực Châu Phi với 12.437 ngƣời, chiếm 0,51% [45] Nhìn chung, tại thời điểm hiện tại, số khách du lịch đến Thái Lan có chiều hƣớng tăng và ngành du lịch Thái Lan có tiềm lực rất lớn để phát triển trong tƣơng lai. 4. Những biện pháp phát triển du lịch Thái Lan 4.1. Những chính sách chung phát triển du lịch Thái Lan Nhận biết đƣợc tầm quan trọng của ngành công nghiệp du lịch – Ngành công nghiệp mang đến sự thịnh vƣợng, chính phủ hoàng gia Thái Lan dƣới sự lãnh đạo của thủ tƣớng Thanksin Shanawatra đã thiết lập nên chính sách nhằm phát triển du lịch nhƣ một kế sách nhằm thu hút ngoại hối vào đất nƣớc đồng thời cải thiện nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là sau những cuộc khủng hoảng liên tiếp nhƣ ném bom tại Mỹ, Bali, nạn dịch Sar và sóng thần Những khoản mục chính của chính sách du lịch đƣợc soạn thảo bởi bộ quản lý du lịch và thể thao có nội dung nhƣ sau: Duy trì phát triển và thúc đẩy du lịch, hạn chế sự tác động tiêu cực vào môi trƣờng, thiên nhiên, xã hội và văn hoá. Do đó, cần phải giữ gìn nguồn lực quốc gia cho thế hệ sau này. Tăng cƣờng mở rộng số lƣợng của ngành công nghiệp du lịch thông qua việc phát triển cũng nhƣ quản lý nguồn lực tiềm năng theo đúng cách nhờ đó tăng tính lợi ích. Tiêu chuẩn hoá các sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách du lịch. Sử dụng tính độc đáo của văn hoá Thái nhƣ là nét đặc biệt của quốc gia, bên cạnh đó tạo dựng hình ảnh đặc trƣng cho mỗi vùng miền và hƣớng đến sự phát triển đều giữa các vùng. Giới thiệu sản phẩm dƣới những góc độ khác nhau nhằm bắt trúng nhu cầu của khách du lịch, tiếp tục duy trì lƣợng khách đến Thái Lan thƣờng xuyên (hiện nay có đến 50% khách du lịch đến Thái Lan nhiều lần) Thúc đẩy các sự kiện thể thao quốc tế để phát triển hình thức du lịch thể thao, đồng thời chú trọng đến những hình thức khác, đặc biệt quan tâm đến hình thức du lịch kết hợp hội nghị MICE, hình thức du lịch kết hợp chữa bệnh, shopping vì những hình 44
  45. thức này sẽ thu hút khách đến Thái Lan nhiều ngày, tiêu với số lƣợng tiền lớn hơn khách du lịch bình thƣờng. Phát triển phƣơng thức quản lý chung cho công nghệ thông tin, quan hệ khách hàng thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin Từ nguyên tắc trên, chiến lƣợc du lịch phải đƣợc biến đổi linh hoạt để trở thành lực lƣợng chính cho ngành công nghiệp du lịch với mục đích đạt đƣợc mục tiêu cao nhất do chính phủ đƣa ra, đó là: Thái Lan sẽ trở thành thủ phủ du lịch của Châu Á trong thời gian ngắn nhất. Chiến lƣợc phát triển du lịch đƣợc thiết lập nhƣ sau [47]:  Kế hoạch chiến lƣợc 1: Mục đích chiến lƣợc Giới thiệu Thái Lan là một đất nƣớc thanh bình lý tƣởng dành cho thăm quan nghỉ ngơi và luôn đƣa ra dịch vụ có chất lƣợng và hấp dẫn nhất, có hình ảnh khác biệt hoàn toàn với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực  Kế hoạch chiến lƣợc 2: Ƣu đãi thị trƣờng Đƣa ra những chỉ dẫn cho sự phát triển hợp lý và tiêu chuẩn hoá các sản phẩm du lịch và dịch vụ, đặc biệt tại các khu vực tiềm năng bao gồm sự thu hút về văn hoá, lịch sử, tự nhiên, cũng nhƣ những hoạt động và sản phẩm nổi bật để có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của các nhóm khách hàng mục tiêu. Phát triển du lịch thông qua việc bảo vệ thiên nhiên, cảnh quan du lịch, phát triển trung tâm dịch vụ du lịch, vệ sinh, khu vực đỗ xe, nhà hàng và khu vực bán hàng quà tặng. Phát triển nguồn nhân lực cũng nhƣ tiêu chuẩn hoá dịch vụ nhƣ hƣớng dẫn du lịch, dịch vụ khách sạn, vận chuyển quà tặng Sáng tạo và kết hợp các hoạt động du lịch để khuyến khích khách du lịch ở lại lâu hơn và tiêu dùng nhiều hơn. Có 5 nhóm sản phẩm phát triển: +) Bãi biển và đảo +) Công viên và rừng +) Lịch sử và văn hoá +) Sản phẩm du lịch đặc biệt +) Khu vui chơi nhân tạo  Kế hoạch chiến lƣợc 3: Điều chỉnh quan điểm về ngành công nghiệp du lịch quốc gia và lực lƣợng tham gia thông qua 5 kế hoạch cụ thể nhƣ sau: 45
  46. Kế hoạch 1: Mở rộng khu du lịch Hợp tác với các quốc gia láng giềng nhƣng trong trong đó Thái Lan vẫn là trung tâm du lịch chính. Kế hoạch 2: Điều chỉnh những nhân tố chính: +) Xác định khách du lịch mục tiêu mới trong khi đó vẫn giữ gìn số lƣợng tăng trƣởng cả thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. +) Tăng cƣờng chiến dịch rao bán dịch vụ du lịch đa dạng. +) Đẩy mạnh khả năng cạnh tranh thông qua mạng lƣới Marketing IT +) Tăng cƣờng mục tiêu Marketing dƣới mọi góc độ với hình thức marketing đại chúng. Kế hoạch 3: Chiến lƣợc tập trung hoá và quản lý, có nghĩa là những kế hoạch phát triển này phải đƣợc quán triệt từ bộ máy chính phủ đến các bộ phận tƣ nhân, các mắt xích trong quan hệ dịch vụ du lịch phải ăn khớp với nhau, hài hoà với nhau nhƣ dịch vụ nhà hàng, khách sạn . nhờ đó tăng giải pháp cũng nhƣ cải thiện những khó khăn du lịch trong nƣớc và tuân theo quan điểm chỉ đạo của chính phủ. Kế hoạch 4: Phân định rõ trách nhiệm và vai trò, bộ quản lý du lịch và giải trí mới đƣợc thiết lập sẽ giải quyết vấn đề về phát triển các sản phẩm du lịch, mà trƣớc đây thuộc về trách nhiệm bao quát toàn thể hoạt động marketing du lịch. Kế hoạch 5: Tái cơ cấu và đƣa hoạt động kinh doanh du lịch nằm trong chƣơng trình nghị sự quốc gia, do các bộ ngành quản lý. Chính phủ cần một số nỗ lực nhằm đẩy ngành du lịch Thái Lan hoà nhập với khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, để thực thi những chính sách của chính phủ cần có sự hợp tác cả khu vực tự nhân và nhà nƣớc cũng nhƣ tất cả nhân dân 4.2. Những biện pháp cụ thể vượt qua suy thoái du lịch năm 2003 và năm 2005 4.2.1. Những biện pháp vƣợt qua nạn dịch SAR 2003 của ngành du lịch Thái Lan Năm 2003 đƣợc coi là năm tồi tệ nhất trong lịch sử ngành du lịch Thái Lan. Lần đầu tiên trong vòng 12 năm, ngành công nghiệp không khói phải chứng kiến sự 46
  47. sụt giảm thảm hại về số lƣợng khách du lịch và khoản lỗ khổng lồ 40 tỷ Baht. Nhờ những biện pháp bạo dạn của chính phủ và khu vực tƣ nhân, sự phục hồi của ngành công nghiệp du lịch Thái Lan là tất yếu. Dƣới đây là một số biện pháp mà Thái Lan đã áp dụng để vƣợt qua cuộc suy thoái do đại dịch Sars gây ra: Để vƣợt qua thời kỳ suy thoái, rất nhiều biện pháp đƣợc đƣa ra nhƣ tăng cƣờng quảng bá tại nƣớc ngoài, giảm giá các dịch vụ liên quan đến du lịch nhƣ giảm giá vé máy bay, dịch vụ khách sạn và lữ hành Nổi bật hơn cả, thủ tƣớng Thaksin Shinawatra đã cam kết sẽ trao giải 100.000 USD cho bất kỳ khách du lịch quốc tế nào chứng minh đƣợc rằng mình bị nhiễm virut SARS tại Thái Lan. Thêm vào đó, thủ tƣớng đã quảng bá hình ảnh chính mình ăn thịt gà trên truyền hình để tạo cảm giác an toàn đối với khách quốc tế. Đây là động thái nhằm xây dựng lòng tin của khách du lịch và tạo hình ảnh đẹp về Thái Lan đối với thế giới. Ngoài ra, bộ Thể Thao và Du Lịch cũng “đầu tƣ” 193 triệu Baht để quảng bá hình ảnh đất nƣớc Thái Lan không còn nạn dịch SARS, đồng thời với chiến dịch “Nụ cƣời Thái và hơn thế nữa” đã thu hút thêm khách du lịch quốc tế đến nƣớc này [37]. Cố gắng khôi phục thị trƣờng ngoài nƣớc, nhƣng chính phủ Thái Lan cũng không quên thị trƣờng nội điạ vốn mang lại 63 triệu tour du lịch và 320 tỷ Baht doanh thu. Chính phủ cũng trao vai trò chủ động hơn cho chính quyền địa phƣơng trong việc phát triển và nâng cao chất lƣợng du lịch nội địa, khuyến khích các doanh nghiệp trong nƣớc tổ chức những cuộc hội họp để đƣa ra những biện pháp khắc phục và phát triển du lịch nhất là trong thời kỳ này. Bên cạnh đó, những biện pháp “kích cầu” bạo dạn chƣa từng có cũng đƣợc các doanh nghiệp tƣ nhân áp dụng nhƣ đƣa ra mức giá 500 baht/ đêm tại một số khách sạn trong nƣớc, hay giảm giá 30-80% của các đại lý du lịch và khách sạn. Hãng hàng không Thái (Thai Airways) và các hãng hàng không tƣ nhân thì giảm 25% giá vé. Ngay cả những khách sạn sang trọng đạt tiêu chuẩn quốc tế nhƣ Grant Hyatt Erawan cũng đƣa ra chƣơng trình khuyến mãi đặc biệt hấp dẫn để thu hút các du khách trong và ngoài nƣớc [37]. 47
  48. Với những biện pháp nhƣ trên, ngành du lịch Thái Lan đã vƣợt qua đƣợc sự sụt giảm về số lƣợng và doanh thu của khách du lịch một cách nhanh chóng, khiến cả thế giới phải sững sờ. Năm 2004, số lƣợng khách đến Thái Lan là 11,73 triệu khách, tăng 16,41% so với năm trƣớc [27]. Đây là một kinh nghiệm quý báu vƣợt qua khó khăn của ngành du lịch đối với bất kỳ một quốc gia nào đặc biệt là đối với Việt Nam chúng ta. 4.2.2. Những biện pháp vƣợt qua nạn sóng thần năm 2005 của ngành du lịch Thái Lan Nạn sóng thần khủng khiếp xảy ra vào ngày 26 tháng 12 năm 2004 đã “xoà nhoà” đi những bức tranh du lịch đẹp tuyệt vời của một số nƣớc khu vực Đông Nam Á, trong đó Thái Lan là một trong những nƣớc phải gắng chịu hậu quả nhiều nhất. Tính đến tháng 2 năm 2004, ngành du lịch chịu hậu quả ghê gớm với số lƣợng khách giảm 14,77% so với cùng kỳ năm ngoái, những bãi biển đẹp tuyệt vời của Thái Lan bị tàn phá nặng nề. Nhƣng cùng những biện pháp khắc phục tình trạng trên, tính đến cuối năm 2005, số khách du lịch vẫn duy trì ở mức 11,56 triệu khách, chỉ giảm 1,45% so với năm trƣớc[37]. Đây quả là một sự nỗ lực rất lớn của ngành du lịch và chính phủ Thái Lan. Sau đây là những biện pháp của Thái Lan nhằm khắc phục hậu quả sóng thần:  Các biện pháp phục hồi và phát triển tài nguyên du lịch vùng sóng thần tàn phá: Chính phủ Thái đã thành lập 9 tiểu ban chịu trách nhiệm tiếp tế và hỗ trợ cuộc sống cho những nạn nhân ở khu vực bị sóng thần tàn phá Chính phủ Thái cũng phê chuẩn nhiều mức thuế khác nhau, giảm thuế để hỗ trợ những ngƣời kinh doanh du lịch. Ngân hàng trung ƣơng Thái Lan đã đƣa ra các khoản vay linh hoạt nhằm giúp đỡ những công ty bị tác động bởi sóng thần thông qua các ngân hàng thƣơng mại. Chính phủ cũng thành lập quỹ Tsunami SME cũng nhƣ quỹ Tsunami Recovery nhằm hỗ trợ các nỗ lực tái thiết cho ngƣời dân và những đơn vị kinh doanh du lịch. Tháng 1-2005, các quan chức cấp cao chính phủ thuộc các nƣớc ở ấn Độ dƣơng đã họp mặt tại Phuket để thông qua những kế hoạch nhằm thiết lập hệ thống cảnh báo sớm đối với những thảm họa sóng thần trong tƣơng lai. Chiến dịch nhận 48
  49. thức cũng nhƣ chƣơng trình tập huấn đặc biệt đã đƣợc giới thiệu nhằm giáo dục ngƣời dân địa phƣơng, nhân sự trong ngành du lịch, sinh viên, và khách du lịch. Chính phủ Thái cũng thành lập Uỷ ban khôi phục du lịch với đầy đủ nguồn lực nhằm thực hiện 5 chiến lƣợc khôi phục chính cho du lịch Andaman (Vùng du lịch biển bị ảnh hƣởng nhiều nhất trong nạn sóng thần) Những dự án đƣợc phục hồi có các bãi biển Patong và Kamala của Phuket, tái thiết những khu vực bị ảnh hƣởng nặng nhƣ Khao Lak và Phi Phi Island Hàng trăm triệu baht đƣợc thông qua cho những dự án khác nhau nhằm khôi phục nguồn tài nguyên du lịch này. Bãi biển Patong: Bãi biển an toàn và những hoạt động giải trí, tạo cảm giác đây là một thành phố biển hiện đại với những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣ khách sạn, nhà hàng, pub Bãi biển Kamala: Bãi biển an toàn và điểm văn hoá đặc biệt. Bãi biển Kamala là một dự án phát triển sớm khác. Việc khôi phục cũng tƣơng tự nhƣ Patong nhƣng tập trung vào việc tạo ra những hình ảnh văn hoá hơn là một hình ảnh hiện đại. Đảo Phi Phi: Thiên đƣờng nghỉ ngơi, lặn và những hoạt động mạo hiểm khác. Phi Phi vẫn sẽ giữ lại những gì nhƣ trƣớc khi ngƣời ta xem đây là đảo thiên đƣờng. Khao Lak: Khu Resort đặc biệt cho các đôi và gia đình Bên cạnh các nỗ lực phục hồi ở các khu vực bị ảnh hƣởng, những sản phẩm du lịch mới cũng sẽ đƣợc phát triển nhƣ: Dự án các điểm tƣởng niệm sóng thần sẽ thu thập và lƣu giữ những tác động của sóng thần tới khu vực. Vì thế, thuyền đánh cá, nhà cửa, xe, và khu làng bị tác động sẽ đƣợc bảo tồn để thu hút khách du lịch tới tham quan. Bảo tàng tƣởng niệm sóng thần đã đƣợc xây dựng ở Phang-nga. Nó sẽ bao gồm một bảo tàng có tính tƣơng tác với sự mô phỏng của nạn sóng thần và máy báo động, cảnh báo sóng thần. Trung tâm hội nghị quốc tế Phuket sẽ đƣợc xây dựng để thúc đẩy du lịch MICE tới Phuket và vùng Andaman. 49
  50.  Các biện pháp Marketing: Gồm các hoạt động tổ chức và sự kiện nhằm thu hút khách quay trở lại Thái Lan Cho tới nay, phần lớn các chiến dịch marketing đều tập trung vào thị trƣờng nội địa. Chúng đƣợc thực hiện với sự hợp tác của các hãng hàng không, Hiệp hội khách sạn Thái và Hiệp hội lữ hành Thái Lan. Một yếu tố quan trọng trong dự án phục hồi là khuyến khích ngƣời Thái bắt đầu du lịch một lần nữa. Cục quản lý du lịch Thái đã xây dựng những khoản trọn gói đặc biệt và thúc đẩy du lịch Thái tới khu vực này. Ngoài ra, Cục quản lý cũng hƣớng tới cộng đồng doanh nhân để có thể tổ chức các hội nghị tại những khu vực bị ảnh hƣởng. Đối với thị trƣờng quốc tế, Cục quản lý cũng tổ chức những chuyến đi nhanh (fam trips) nhằm lôi kéo khách từ các thị trƣờng tiềm năng quay trở lại và khôi phục niềm tin cho cả nhà tổ chức tour và khách, đồng thời cho thấy Thái Lan đã sẵn sàng đón chào khách trở lại một lần nữa. Sau nạn sóng thần ít lâu, TAT nhanh chóng thuê các công ty làm PR (Công tác quảng bá, đối ngoại) triểu khai ngay những hoạt động để khôi phục lòng tin của du khách. Cuốn phim về những điểm du lịch vẫn an toàn của Thái Lan đƣợc trình chiếu chỉ 2 tuần sau thảm hoạ sóng thần là một ví dụ, nó đƣợc gửi đi khắp các công ty, đối tác du lịch. Lƣớt qua các gian triển lãm của ngƣời Thái tại hội chợ du lịch Travex có thể thấy rõ ý đồ quảng bá và tái xây dựng hình ảnh, lòng tin nơi du khách của họ. Không những tại quầy triểm lãm của TAT mà tại hầu nhƣ tất cả các quầy của doanh nghiệp bán dịch vụ Thái đều bày rất nhiều brochure, thông tin, phim ảnh về tình hình thực tế của những khu vực đã qua thảm hoạ sóng thần. Một số khách sạn, khu nghỉ mát còn phát tờ rơi miễn phí hai đêm nghỉ tại khu vực này, những thông báo các tour ba ngày hai đêm miễn phí đi Phuket, Trang, Krabi, Phang Nga đƣợc TAT, hiệp hội các công tu du lịch Thái (ATTA), hiệp hội khách sạn Thái (THA) tài trợ. Cả TAT, ATTA, THA và hãng hàng không Thai Airways cùng hợp tác để thực hiện một chƣơng trình mang tên “Andaman Sunshine”-chƣơng trình quảng bá khách du lịch đến với Thái Lan sau nạn sóng thần. Theo đó, kể từ tháng hai, những gói tour bán cho thị trƣờng nội địa, các nƣớc ASEAN, các thị trƣờng du lịch trọng điểm đến khu vực miền biển phía tây Thái đều đƣợc giảm giá 20-50% so với mức bình thƣờng. “Các gói tour sẽ đƣợc giới thiệu ngay trong tuần tới tại Nhật Bản và Châu Âu. Chúng tôi sẽ dùng ngân sách của TAT để làm việc quảng bá này chứ không ngồi chờ ngân sách của chính 50
  51. phủ”- Chủ tịch TAT đã phát biểu trứơc báo chí [37]. Đây chính là một chính sách linh hoạt rất đáng học tập của Thái Lan.  Các biện pháp an toàn Các biện pháp an toàn bắt đầu sẽ là các điểm cứu hộ và bảo vệ du lịch biển. Khái niệm "Bãi biển an toàn hơn" sẽ đƣợc ứng dụng vào quá trình tái thiết hậu sóng thần. Nó tập trung vào việc xây dựng, phát triển những cảnh quan tự nhiên và cơ sở hạ tầng chắc chắn để có thể chống đỡ đƣợc với sóng thần, trong khi vẫn đảm bảo tính nguyên vẹn của cảnh quan biển và bờ biển. Dự án đƣợc xem xét cẩn thận để đảm bảo rằng, những nỗ lực tái thiết sẽ phù hợp với những nguyên tắc phát triển bền vững. Hơn nữa, bảo vệ bãi biển và lực lƣợng tuần tra an ninh Andaman sẽ đƣợc thành lập để hợp tác với chính quyền địa phƣơng, National Marine Parks và lực lƣợng hải quân Thái nhằm hỗ trợ khách du lịch trong các hoạt động cứu trợ khẩn cấp Những biện pháp lâu dài nhằm thúc đẩy du lịch bền vững ở vùng Andaman. Kế hoạch này gồm 4 dự án sẽ đƣợc hoàn tất trong vòng 5 năm tới, gồm: Hành lang Andaman nối với 6 tỉnh - Ranong, Phang-nga, Krabi, Phuket, Trang, và Satun. Mở rộng sân bay quốc tế Phuket Nâng cấp sân bay Krabi thành sân bay quốc tế Hoàn tất dự án du lịch Andaman toàn diện. Nhờ những biện pháp hữu hiệu trên, ngành du lịch Thái Lan đã vƣợt qua đƣợc sự suy giảm năm 2003 và năm 2005 một cách nhanh chóng, đó là một kinh nghiệm hết sức quý báu với bất kỳ quốc gia muốn phát triển du lịch nào, đặc biệt là đối với Việt Nam. II - KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÁI LAN 1. Thành tích mà ngành du lịch Thái Lan đã đạt đƣợc Các nhà tổ chức thế giới đã tiến hành một cuộc khảo sát đối với 5.403 khách du lịch trên toàn thế giới về điểm đến du lịch đƣợc ƣa thích trong năm 2005. Kết quả là 75,6% số ngƣời hỏi đã chọn Thái Lan, 53,7% chọn Singapore, 50,3% muốn đến Indonesia, 43,8% đến Hồng Kông và Malaysia . Qua nghiên cứu trên cho thấy 51
  52. Thái Lan đã khẳng định đƣợc thƣơng hiệu của mình trong lòng du khách quốc tế, đây là thành công mà không phải quốc gia nào cũng làm đƣợc. Với số khách du lịch quốc tế hàng năm hơn 11 triệu khách, với lợi nhuận khoảng 4 tỷ Baht, đó là con số mà một số nƣớc trong khu vực nhƣ Việt Nam chúng ta đang vƣơn tới (dự đoán đến năm 2010, nƣớc ta đón khoảng 8 triệu lƣợt khách quốc tế). WTTC dự đoán doanh thu từ ngành du lịch Thái Lan từ năm 2004 đến năm 2014 nhƣ sau: Doanh thu từ ngành du lịch của Thái Lan đứng thứ 33 trên thế giới. Tỷ lệ doanh thu trên GDP (%), Thái Lan đứng thứ 73 trên thế giới Tốc độ tăng trƣởng trung bình trong 10 năm đứng thứ 79. Những thành tích mà ngành du lịch Thái Lan đạt đƣợc có thể kể đến nhƣ sau:  Tháng 8/2003, thủ đô Bangkok của Thái Lan đƣợc độc giả tạp chí Travel+ Leisure- một trong những tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới bình chọn là thành phố du lịch tốt nhất Châu Á.  Ngành du lịch Thái Lan đã đạt đƣợc nhiều giải thƣởng lớn của thế giới. Ngày 24/3/2004 Thái Lan đã giành đƣợc giải thƣởng “Go Asia” (Thăm Châu Á) -giải thƣởng của tổ chức lữ hành quốc tế về địa điểm du lịch đƣợc ƣa chuộng nhất. Việc tổ chức bầu chọn và trao thƣởng do Reise und Preise- tạp chí du lịch thế giới và tập đoàn Go Asia- Liên minh của công ty du lịch đa quốc gia và 23 hãng lữ hành quốc tế cùng nhiều hãng hàng không thực hiện. Giải thƣởng trên đƣợc công bộ tại hội chợ du lịch quốc tế “ITB 2004” tổ chức tại Berlin  Bangkok và Chiang Mai đã đƣợc bình chọn là hai thành phố tốt nhất Châu Á năm 2006 bởi tạp chí Travel+ Leisure của Mỹ. Xét theo thứ tự các thành phố trên toàn cầu thì Bangkok đứng thứ 3 và Chiang Mai đứng thứ 5 trên thế giới. Resort chăm sóc sức khoẻ Chiva-som và Resort Four Seasons ở Chiang Mai cũng đƣợc tạp chí này bình chọn là nơi có dịch vụ spa tốt nhất ở Châu Á.  Trong các giải thƣởng của tạp chí Travel+ Leisure, Phuket cũng đƣợc bình chọn đứng thứ 2 trong 3 hòn đảo đẹp nhất Châu Á và đứng thứ 10 thế giới  Trong danh sách 100 khách sạn tốt nhất thế giới do tạp chí này bình chọn, thì có sáu khách sạn của Thái Lan và trong danh sách 50 khách sạn tốt nhất Châu Á, thì 52
  53. Thái Lan có 12 khách sạn. Thai Airway cũng đƣợc tạp chí này bình chọn là 1 trong 5 hãng hàng không tốt nhất thế giới[35]. Bảng 5: Danh sách 6 khách sạn Thái Lan trong top 100 khách sạn tốt nhất thế giới năm 2005 Tên khách sạn Thứ tự Peninsula Bangkok 4 Oriental Bangkok 9 Four Seasons Resorts, Chiang Mai 11 Banyan Tree Resort, Phuket 33 Amanpuri, Phuket 42 Sukhothai Bangkok 75 (Nguån: Tæng côc du lÞch Th¸i Lan) [46] 2. Mặt hạn chế trong quá trình phát triển du lịch Thái Lan Bên cạnh những thành công dễ nhìn thấy, ngành công nghiệp du lịch Thái Lan không phải không đối mặt với những vấn đề và hạn chế. Tìm những mặt trái trong phát triển du lịch của Thái Lan cũng giúp chúng ta rút ra những kinh nghiệm bổ ích cho sự phát triển du lịch của nƣớc mình. Những nhà phê bình đã đánh giá chính sách phát triển du lịch Thái Lan nhấn mạnh đến số lƣợng nhiều hơn là chất lƣợng. Sự bùng nổ du lịch đã dẫn sự mất công bằng trong phân phối lợi ích, với thế mạnh nghiêng về các tập đoàn lớn trong khi đó bị thiệt lại là chính những ngƣời dân địa phƣơng- những ngƣời không trực tiếp thu lợi từ hoạt động xúc tiến du lịch. Tồi tệ hơn là sự phát triển du lịch đã ảnh hƣởng xấu đến vấn đề môi trƣờng. Hơn nữa, ngành công nghiệp du lịch Thái Lan đã quảng bá tích cực cho nền văn hoá độc đáo của quốc gia, tuy nhiên, thƣơng mại hoá cũng gây ra tổn hại và làm sụp đổ chính nền văn hoá đó. Ngoài ra, sự tƣơng tác giữa nền văn hoá truyền thống Thái Lan và nền văn hoá hiện đại và phức tạp của những nƣớc phát triển hơn tạo nên giá trị, cách cƣ xử và quan điểm sống mà có thể có tác động tiêu cực đến ngƣời dân bản xứ. 3. Kinh nghiệm từ sự phát triển du lịch quốc tế của Thái Lan 53
  54. Sự phát triển du lịch Thái Lan là một tấm gƣơng sáng cho các nứơc trong khu vực noi theo, trong đó có Việt Nam. Những kinh nghiệm quý báu của ngành du lịch Thái Lan có thể đƣợc rút ra từ các chính sách phát triển chung của tổng cục du lịch Thái Lan TAT, từ những chính sách vƣợt qua suy thoái của ngành du lịch năm 2003 và năm 2005 Tựu chung lại, những bài học đó sẽ đƣợc chắt lọc ra từ những thành công của du lịch Thái Lan, những thành công về dịch vụ du lịch hoàn hảo, về các loại hình du lịch đa dạng, về chính sách xúc tiến và quảng bá du lịch, về chính sách đầu tƣ cho du lịch, về chính sách đào tạo nguồn nhân lực trong du lịch Dƣới đây là những kinh nghiệm chính đã đƣợc đúc rút ra từ quá trình phát triển du lịch Thái Lan. Ấn tƣợng đầu tiên với khách du lịch đến với Thái Lan đó là cách làm du lịch chuyên nghiệp hoản hảo của họ. Sự hoàn hảo trong cách làm du lịch của họ đƣợc thể hiện từ những việc nhỏ đến lớn, từ cách đón tiếp khách du lịch ở sân bay, tổ chức tour, phong cách của hƣớng dẫn viên du lịch tất cả đều đƣợc chuẩn bị một cách bài bản, chứng tỏ đẳng cấp trong cách làm du lịch của họ. Dƣới đây là một số dẫn chứng về cách làm du lịch chuyên nghiệp của Thái Lan. 3.1. Chất lượng dịch vụ du lịch hoàn hảo Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của du lịch từ rất sớm, Thái Lan ngày nay đƣợc mệnh danh là “cƣờng quốc du lịch” của khu vực. Điều ấn tƣợng đầu tiên về du lịch Thái Lan đó là dịch vụ du lịch hoàn hảo, cách làm du lịch chuyên nghiệp. Ngƣời dân Thái Lan nhận thức đƣợc du lịch là một ngành mang lại nhiều lợi nhuận cho quốc gia và cá nhân mình nên ý thức làm du lịch của họ rất rõ ràng. Bản thân ngƣời Thái Lan cũng là những ngƣời có bản tính hiền lành, điều ấy càng đƣợc thể hiện qua cách làm du lịch của họ. Đến với Thái Lan, ta sẽ thấy đó thực sự là “đất nƣớc của những nụ cƣời” (“Land of Smiles”), bởi đâu đâu, ngƣời làm du lịch hay ngƣời dân cũng đón tiếp du khách với nụ cƣời rạng rỡ trên môi. Điều đầu tiên du khách sẽ ấn tƣợng bởi cung cách phục vụ của các hãng hàng không Thái Lan. Đúng nhƣ slogan của Thai Airways “Smooth as silk” (“Mềm mại nhƣ lụa”). Cung cách ấy đƣợc thể hiện trong từng hành động cử chỉ phục vụ khách du lịch của tiếp viên hàng không Thái. Chỉ riêng cách nhân viên chắp tay cúi 54
  55. đầu chào đã làm cho hành khách cảm thấy mình đƣợc tôn kính. Các nam nữ tiếp viên phục vụ nhiệt tình và lịch sự không phân biệt khách Thái, khách da trắng, da màu. Cung cách phục vụ ấy là đặc trƣng của ngƣời Thái Lan trong du lịch, đến tất cả các điểm du lịch, trên đƣờng phố, khu giải trí, khách sạn, nhà hàng, khách du lịch đều đƣợc đón tiếp một cách nồng hậu, cách phục vụ nhiệt tình, chu đáo. Điều tƣởng chừng đơn giản nhƣ vậy nhƣng du lịch Việt Nam vẫn chƣa làm đƣợc. Những dịch vụ trong du lịch bao gồm nhƣ: Đăng ký visa, vé máy bay, đăng ký khách sạn, thuê xe, hƣớng dẫn du lịch đều đƣợc thực hiện một cách chuyên nghiệp hoàn hảo. Chỉ riêng việc làm thủ tục hải quan của Thái Lan cũng đáng để chúng ta học hỏi, dù lƣợng khách có thể rất đông nhƣng chỉ sau khoảng 10 phút là đã làm xong thủ tục nhập cảnh. Nhân viên hải quan rất cởi mở và nhiệt tình [40]. Thủ tục đăng ký visa của Thái Lan rất nhanh gọn, không gây phiền toái cho khách du lịch, đối với những khách du lịch đi chữa bệnh, tại Bệnh Viện còn có luôn dịch vụ gia hạn thêm visa đối với khách du lịch hết hạn Visa. Đặc biệt là hƣớng dẫn viên du lịch của Thái Lan thực sự có một phong cách chuyên nghiệp vì họ đƣợc đào tạo một cách bài bản, lịch sự và giỏi ngoại ngữ, một hƣớng dẫn viên Thái thƣờng biết khoảng 3 ngoại ngữ [7] 3.2. Loại hình dịch vụ du lịch đa dạng Để thu hút đƣợc khách du lịch đến với Thái Lan, một trong những hình thức đó là không ngừng nâng cao chất lƣợng các sản phẩm du lịch, và đa dạng hoá các hình thức du lịch. Trong một tour du lịch Thái, thƣờng kết hợp các loại hình du lịch trên. Có thể kể đến các hình thức du lịch mà Thái Lan có thể mạnh nhƣ ở dƣới đây:  Du lịch sinh thái Du lịch sinh thái là một thuật ngữ quen thuộc trong danh mục những hình thức du lịch của Thái Lan. Những năm gần đây, xu hƣớng đi du lịch sinh thái ngày càng phát triển vì du khách ngày càng muốn gần gũi với thiên nhiên. Cơ quan quản lý du lịch Thái Lan và các bộ phận tƣ nhân đã nhanh chóng bắt đƣợc xu hƣớng này của khách du lịch và đã có những hình thức hợp lý để phát triển hình thức du lịch sinh thái. 55
  56. Tạo hoá đã ban tặng Thái Lan những kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp, với những cảnh tự nhiên hoang dã (nhƣ ở đảo Phuket hay đảo Koh Chang), rất thích hợp để phát triển hình thức này, Thái Lan đã trở thành một điểm đến quen thuộc của những du khách yêu thích khám phá và tìm hiểu tự nhiên. Trong suốt những thập kỷ phát triển du lịch, những hoạt động nhƣ xe đạp leo núi, thả bè trên sông, cắm trại, ngắm chim chóc tự nhiên, lặn và leo núi đá đã phát triển trong những khu du lịch tự nhiên của Thái Lan. Và hiện tại nó lại càng đƣợc chú ý hơn do phần lớn khách du lịch thích đến những miền đất “xa xôi hẻo lánh” ít ngƣời đặt chân đến. Những hoạt động du lịch sinh thái nhƣ vậy có ở hầu hết mọi vùng miền của Thái Lan, nổi bật là ở khu vực núi ở phía Bắc, Đông và Nam của Thái Lan. Tại những khu rừng quốc gia, du khách có thể cắm trại nghỉ qua đêm, tại những vùng núi du khách có thể có những hoạt động nhƣ xe đạp leo núi.  Du lịch sức khoẻ Nổi tiếng có các thắng cảnh và kiến trúc gần gũi với Phật giáo, Thái Lan đƣợc coi là nơi thích hợp đối với những ngƣời thích tìm hiểu về văn hoá- lịch sử kết hợp với khám chữa bệnh, đặc biệt là phƣơng pháp Đông Y và làm đẹp thẩm mỹ. Vì vậy, hình thức du lịch này của Thái Lan cũng rất phát triển. Đƣợc xem là “thiên đƣờng” chữa bệnh của vùng Đông Nam Á theo đó phƣơng thức du lịch sức khoẻ tỏ ra đạt hiệu quả cao, giúp Thái Lan thu hút hàng trăm ngàn lƣợt du khách mỗi năm. Chỉ tại Bangkok, Thái Lan đã có đến hơn 400 bệnh viện, phòng khám phục vụ khách nƣớc ngoài. Để sửa ngực phụ nữ, ở Thái Lan chỉ trả 2.500 USD, trong khi đó ở Mỹ là từ 15.000 đến 20.000 USD. Bắc cầu mạch vành tim giá 7.000 USD, còn ở Mỹ là từ 40.000 đến 60.000 USD [24]. Do giá cả rẻ hơn rất nhiều so với châu Âu, Mỹ cùng với chất lƣợng phục vụ tốt, hàng năm rất nhiều du khách đến Thái Lan để du lịch với hình thức này. Các bệnh viện lớn, có tên tuổi đối với khách nƣớc ngoài nhƣ Bệnh viện đa khoa Bangkok, Bamrungrad, BNH, Trung tâm quốc tế Lasik TRSC đều có trang web riêng, qua đó khách hàng có thể trực tiếp liên lạc và đƣợc các chuyên gia y tế tƣ vấn cụ thể. Đây là một trong những chính sách chăm sóc và thu hút khách hàng rất hiệu quả của Thái Lan. Nhƣ vậy loại du lịch khá mới mẻ này- du lịch y tế đã xuất hiện và hợp tác chặt chẽ với các bệnh viện, phòng khám, 56