Khóa luận Tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương Việt Nam – CHLB Đức và các giải pháp thúc đẩy

pdf 75 trang hapham 1750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương Việt Nam – CHLB Đức và các giải pháp thúc đẩy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tiem_nang_phat_trien_quan_he_thuong_mai_va_dau_tu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương Việt Nam – CHLB Đức và các giải pháp thúc đẩy

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Thương mại quốc tế TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ SONG PHƯƠNG VIỆT NAM – CHLB ĐỨC VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY Họ và tên sinh viên: Phạm Tài Nguyên Mã sinh viên: 0851020167 Lớp: Nhật 4 – Khối 5 KT Khóa: 47 Người hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Thị Xuân Hường Hà Nội, tháng 05 năm 2012
  2. Mục lục Lời mở đầu 1 Chương 1. Khái quát về quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam – CHLB Đức 3 1.1. Vài nét về lịch sử quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và CHLB Đức. 3 1.1.1. Vài nét về lịch sử quan hệ ngoại giao, kinh tế - xã hội giữa hai nước. 3 1.1.2. Sơ lược về quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước. 4 1.2. Phát triển quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – CHLB Đức là xu thế tất yếu. 9 1.2.1. Vài nét lịch sử về nền kinh tế CHLB Đức. 9 1.2.2. Xu thế tất yếu của quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – CHLB Đức. 13 1.3. Những cơ sở cho sự phát triển quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam – CHLB Đức. 15 1.3.1. Những cơ sở chung cho mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – EU. 15 1.3.2. Những cơ sở riêng của quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – CHLB Đức. 17 Chương 2. Thực trạng quan hệ thương mại và đầu tư song phương Việt Nam – CHLB Đức giai đoạn 2005 - nay. 20 2.1. Thực trạng quan hệ thương mại song phương Việt Nam – CHLB Đức. 20 2.1.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều. 20 2.1.2. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu. 21 2.1.3. Một số nhận xét, đánh giá chung. 24 2.2. Thực trạng quan hệ đầu tư song phương Việt Nam – CHLB Đức. 26 2.2.1. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. 26 2.2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của CHLB Đức tại Việt Nam. 30 2.2.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam tại CHLB Đức. 33 2.2.4. Một số nhận xét, đánh giá chung. 38 2.3. Một số vấn đề về hợp tác phát triển toàn diện. 40 2.3.1. Viện trợ ODA của CHLB Đức tại Việt Nam. 40 2.3.2. Hợp tác phát triển trong các lĩnh vực. 42 2.4. Những tác động của quan hệ thương mại và đầu tư với CHLB Đức tới tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. 46 2.4.1. Tác động tương hỗ thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển. 46 2.4.2. Thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ. 49 2.4.3. Thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. 50 2.4.4. Thúc đẩy giao lưu văn hóa, giáo dục. 51
  3. Chương 3. Tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương Việt Nam – CHLB Đức. 53 3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương giữa hai nước trong thời gian tới. 53 3.1.1. Những quan điểm cơ bản. 53 3.1.2. Những mục tiêu và phương hướng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương giữa hai quốc gia trong thời gian tới. 54 3.2. Một số giải pháp từ phía Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư song phương giữa hai nước. 58 3.2.1. Những giải pháp, chính sách vĩ mô 58 3.2.2. Những giải pháp, chính sách vi mô 63 3.2.3. Một số giải pháp khác. 67 Kết luận 69 Tài liệu tham khảo 70
  4. Danh sách các từ viết tắt Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông ASEAN Nations Nam Á CHLB Cộng hòa liên bang EC European Commission Ủy ban châu Âu EU European Union Liên minh châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Free Trade Area Hiệp định thương mại tự do GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội Generalized System of GSP Ưu đãi thuế quan phổ cập Preferences Kreditanstalt für Wiederaufbau KFW Ngân hàng Tái thiết Đức (Tiếng Đức) Official Development ODA Viện trợ phát triển Assistance Partnership and cooperation Hiệp định đối tác và hợp tác toàn PCA Agreement diện Special and Differencial S&D Đối xử đặc biệt và khác biệt Treatment TNHH Trách nhiệm hữu hạn Vietnam Chamber of Phòng Thương mại và công VCCI Commerce and Industry nghiệp Việt Nam WB World Bank Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
  5. 1 Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế tất yếu định hình nên nền kinh tế và thương mại toàn cầu. Không nằm ngoài xu hướng đó, Việt Nam – một quốc gia đang phát triển đã có những bước đi mạnh mẽ và dần dần hội nhập sâu rộng hơn với kinh tế toàn cầu. Điều đó đang tạo đà thúc đẩy cho Việt Nam đạt được mức tăng trưởng kinh tế vô cùng nhanh chóng trong thập kỷ vừa qua, đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp với GDP bình quân mỗi người đạt 1.400 USD/năm (số liệu từ Tổng cục thống kê công bố ngày 29/12/2011). Đóng góp vào sự phát triển đầy ấn tượng đó thì không thể không kể đến mối quan hệ thương mại, đầu tư với liên minh châu Âu (EU), một đối quan trọng bậc nhất của Việt Nam. Trong số 27 quốc gia thành viên EU thì không thể không nhắc tới nền kinh tế lớn nhất khu vực, đó là Cộng Hòa Liên Bang (CHLB) Đức. Có thể nói CHLB Đức là quốc gia có nền kinh tế vững mạnh và ổn định nhất EU từ trước tới nay. Chính vì vậy, Việt Nam luôn luôn coi trọng tiềm năng phát triển quan hệ thương mại với CHLB Đức, khi mà cuộc khủng hoảng tài chính 2008 vẫn còn những tàn dư và khủng khoảng nợ công châu Âu đang diễn ra chưa có hồi kết thì việc thúc đẩy quan hệ kinh tế với những nước như CHLB Đức đang ngày càng trở nên quan trọng và mang tính chiến lược đối với Việt Nam. Chính vì vậy, em xin nghiên cứu đề tài “Tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương Việt Nam CHLB Đức và các giải pháp thúc đẩy” nhằm làm rõ thêm tầm quan trọng của đối tác kinh tế lớn mạnh nhất châu Âu này với Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Bài khóa luận nhằm làm rõ lịch sử phát triển, thực trạng quan hệ thương mại và đầu tư song phương giữa Việt Nam và CHLB Đức, từ đó đánh giá tiềm năng phát triển trong quan hệ hai nước và kiến nghị một số giải pháp từ phía Việt Nam nhằm tăng cường, thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư và các lĩnh vực khác với CHLB Đức.
  6. 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Bài khóa luận đi sâu, tập trung nghiên cứu quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và CHLB Đức. Ngoài ra còn nghiên cứu các mối quan hệ hợp tác phát triển toàn diện trong các lĩnh vực giữa hai nước như viện trợ phát triển (ODA), hợp tác khoa học công nghệ, giao lưu văn hóa, giáo dục 4. Phương pháp nghiên cứu. Khóa luận được xây dựng dựa trên các phương pháp nghiên cứu khoa học: phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp thống kê và so sánh, phương pháp quy nạp. 5. Cấu trúc khóa luận. Chương 1: Khái quát về quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam – CHLB Đức. Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại và đầu tư song phương Việt Nam – CHLB Đức từ 2005 – nay. Chương 3: Tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương Việt Nam – Đức. Do khuôn khổ đề tài và khả năng bản thân còn giới hạn nên bài khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em mong thầy cô thông cảm và đóng góp ý kiến để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Hường, giảng viên khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế trường đại học Ngoại Thương đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này.
  7. 3 Chương 1. Khái quát về quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam – CHLB Đức. 1.1. Vài nét về lịch sử quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và CHLB Đức. 1.1.1. Vài nét về lịch sử quan hệ ngoại giao, kinh tế - xã hội giữa hai nước. Việt Nam và CHLB Đức chính thức thiết lập quan hệ Ngoại giao cấp Đại sứ ngày 23/9/1975. Thời gian đầu mối quan hệ chính trị giữa hai nước chỉ phát triển một cách chậm chạp, vì trong các vấn đề liên quan đến CHLB Đức và châu Âu Việt Nam theo đường lối của Liên Xô trước kia. Từ đầu những năm 1990 đến nay, quan hệ giữa hai nước phát triển rất tốt khi có nhiều đoàn cấp cao giữa chính phủ hai nước tích cực viếng thăm, giao lưu lẫn nhau. Nhiều năm qua, CHLB Đức và Việt Nam đã xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác song phương hết sức bền chặt. Ngay từ năm 1955, những thiếu niên Việt Nam đầu tiên đã sang CHLB Đức học tập. Đến nay, cộng đồng người Việt đang sinh sống và làm việc tại CHLB Đức đã lên tới khoảng 100.000 người. Đây là nhịp cầu quan trọng kết nối tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Về quan hệ kinh tế - xã hội, gần đây nhất là chuyến viếng thăm của Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel tới Việt Nam với “Tuyên bố chung Hà Nội: Việt Nam - Đức - đối tác chiến lược vì tương lai" được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Đức Angela Merkel ký ngày 11/10/2011 tại Hà Nội đã thực sự tạo ra một bước chuyển lớn về chất. Đặc biệt tuyên bố chung có đoạn "Việt Nam và Đức nhất trí thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, tăng cường hợp tác chặt chẽ trong thời gian tới, đặc biệt là trong những lĩnh vực then chốt". Với 5 lĩnh vực then chốt được nêu rõ trong Tuyên bố chung Hà Nội gồm có: hợp tác chính trị chiến lược; thương mại và đầu tư; tư pháp và pháp luật; phát triển và bảo vệ môi trường; giáo dục, khoa học, công nghệ, văn hóa, truyền thông và xã hội. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo đà thúc mạnh mẽ mối quan hệ song phương, phù hợp với mong đợi của lãnh đạo và người
  8. 4 dân hai nước, là bước tiến mới vô cùng quan trọng làm cơ sở cho sự phát triển quan hệ giữa hai quốc gia trong thời gian tới. 1.1.2. Sơ lược về quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước. Từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới thì quan hệ giữa hai nước đã được cải thiện liên tục so với thời điểm thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1975 và có một sự cải thiện rõ rệt khi nước Đức được thống nhất. Phía Việt Nam đã sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với nước Đức thống nhất (CHLB Đức) như với Cộng hòa dân chủ Đức trước kia. Từ đầu những năm 1990 đến nay, quan hệ giữa hai nước phát triển tốt. Hai nước có quan điểm tương đồng trong các vấn đề quốc tế lớn, thường xuyên trao đổi, phối hợp trong các diễn đàn đa phương. Không có vướng mắc hoặc những vấn đề cần giải quyết do lịch sử để lại. Hai nước đã ký kết một số hiệp định tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác kinh tế như: Nghị định thư về hợp tác và phát triển, Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, các Hiệp định hợp tác hàng hải, hàng không Cũng từ đầu thập niên 1990, các đối tác CHLB Đức đã bắt đầu quan tâm tới đầu tư tại Việt Nam với một số dự án của các tập đoàn hàng đầu của Đức như Siemens, DHL. CHLB Đức hiện nay là đối tác thương mại lớn nhất trong các nước thành viên EU của Việt Nam, với kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng khoảng 15% mỗi năm trong giai đoạn 2007-2009, khi mà kinh tế toàn cầu gặp không ít khó khăn khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính. Những năm gần đây kim ngạch thương mại hai chiều bắt đầu tăng mạnh, cụ thể năm 2009 đạt 3,4 tỷ USD, năm 2010 đạt trên 4,1 tỷ USD, và đạt 5,5 tỷ USD trong năm 2011 (số liệu của Tổng cục thống kê), bằng tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và nhiều nước châu Âu khác cộng lại. Theo số liệu của Đức có tính cả sự trung chuyển qua nước thứ ba, kim ngạch song phương thậm chí lên tới 6 tỷ USD. Cho tới nay với gần 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, CHLB Đức luôn là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong liên minh châu Âu, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Đức còn nhỏ so với nhiều nước khác trong khu vực tuy nhiên mức độ tăng trưởng đạt khá, cùng với sự nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước vào năm 2011 sẽ hứa hẹn một mức độ phát triển tốt trong
  9. 5 quan hệ hai nước, giúp mở rộng hợp tác trên tất cả các lĩnh vực ở tầm cao chiến lược mới. Về lĩnh vực đầu tư, từ những năm 1990 khi bắt đầu mở cửa, Việt Nam đã thu hút được mối quan tâm lớn từ các nhà đầu tư CHLB Đức với các dự án hợp tác đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, thủy điện, thiết bị y tế đến nay đầu tư của CHLB Đức khá đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác như chế biến chế tạo, công nghiệp phụ trợ, công nghệ thông tin, các ngành dịch vụ Những dự án đầu tư của CHLB Đức có tầm quan trọng trong sự phát triển các ngành kinh tế Việt Nam theo hướng hiện đại. Có thể kể đến các đại diện tiêu biểu như: - Công ty TNHH Siemens Việt Nam. Bắt đầu vào thị trường Việt Nam từ năm 1979 khi cung cấp và lắp đặt hai tua bin khí công nghiệp và thiết bị điện cho Công ty giấy Bãi Bằng, nhưng công ty thực sự mở rộng hoạt động kinh doanh từ năm 1989 với việc xây dựng đường truyền số kết nối Hà Nội, Đà Nẵng với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, với tốc độ truyền 140 Mbits/giây. Năm 1993 Siemens khai trương văn phòng đại diện tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Kể từ khi thành lập tại Việt Nam, Siemens đã tham gia vào nhiều dự án về cơ sở hạ tầng của Việt Nam như cung cấp hai hệ thống chụp cộng hưởng từ đầu tiên năm 1996, cung cấp hệ thống điệu trị bệnh ung thư tiên tiến nhất cho bệnh viện K tại Hà Nội năm 2000 Hiện Siemens hoạt động trong nhiều lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế quốc gia như năng lượng, công nghiệp, y tế và cơ sở hạ tầng. Siemens đang từng bước khẳng định vị trí là nhà cung cấp giải pháp toàn diện hàng đầu thế giới, sẵn sàng cung cấp giải pháp cho mọi thách thức của Việt Nam. Năm 2002, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Siemens Việt Nam chính thức được thành lập. Hoạt động trên 3 lĩnh vực chính là công nghiệp (tự động hóa công nghiệp, công nghệ truyền động, giải pháp công nghiệp, công nghệ tòa nhà, giao thông và vận chuyển, chiếu sáng OSRAM); năng lượng (năng lượng hóa thạch và tái tạo, dầu khí, dịch vụ năng lượng, truyền tải điện, phân phối điện); y tế (chẩn đoán hình ảnh và giải pháp công nghệ thông tin, quy trình thăm khám và giải pháp, chẩn đoán xét nghiệm), Siemens Việt Nam luôn đi tiên phong trong cung cấp các thiết bị, công nghệ hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, hiệu suất công nghiệp cao, giải
  10. 6 pháp y tế chất lượng với giá cả hợp lý, các giải pháp cơ sở hạ tầng thông minh. Không chỉ là nhà cung cấp thiết bị chính cho Nhà máy Điện chu trình hỗn hợp Nhơn Trạch 2 tại tỉnh Đồng Nai, trong năm tài khóa 2010, Công ty TNHH Siemens Việt Nam còn được lựa chọn cung cấp dịch vụ bảo trì dài hạn cho nhà máy này; được lựa chọn cung cấp các thiết bị và vật liệu chính (gồm thiết bị sơ cấp và thứ cấp) lắp đặt Trạm biến áp 500 KV Quảng Ninh phục vụ kết nối truyền tải điện; cung cấp trạm đóng, cắt trung thế cách điện khí (GIS) Tây Hồ 220 KV lớn nhất và đầu tiên tại Hà Nội, góp phần đảm bảo an toàn và ổn định điện cho thủ đô chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Trong năm tài khóa 2010, bộ phận giải pháp công nghiệp của Siemens Việt Nam cũng đã thắng thầu cung cấp toàn bộ các sản phẩm thuộc hệ thống tối ưu hóa xi măng cho dây chuyền sản xuất mới tại Nhà máy Xi măng Công Thanh (Thanh Hóa) công suất 12.000 tấn clinker/ngày, là dây chuyền xi măng sản xuất đơn có công suất lớn nhất châu Á từ trước đến nay; bộ phận công nghệ tòa nhà đã ký được hợp đồng cung cấp các hệ thống thanh dẫn Sivacon 8PS và tủ điện Sivacon 8PS có độ an toàn và chính xác cao theo tiêu chuẩn châu Âu cho Dự án Tòa nhà trụ sở Bộ Công an; bộ phận hệ thống vận chuyển ký được hợp đồng cung cấp hệ thống xử lý hàng hóa cho Sân bay Tân Sơn Nhất với các hạng mục thiết kế kỹ thuật, cung cấp, bàn giao, lắp đặt, chạy thử, đưa vào vận hành thiết bị cơ khí, xe nâng tự hành (ETV), băng tải, phần mềm điều khiển, phần mềm quản lý và các cụm thiết bị điện tử PLC. Năm 2011, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Siemens Việt Nam giành được giấy phép kinh doanh đầy đủ. Giành được hợp đồng cung cấp hàng loạt các thiết bị chẩn đoán hình ảnh cho bệnh viện Vinmedicare - bệnh viện 5 sao đầu tiên tại Hà Nội. Trong năm 2010, doanh thu của Siemens Việt Nam đã đạt 241 triệu euro, lợi nhuận thu được 4,7 triệu euro, lưu lượng tiền mặt đạt 9,8 triệu euro , góp phần đáng kể vào thành công của Siemens toàn cầu. - Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam. Metro Cash & Carry là bộ phận kinh doanh của tập đoàn Metro, một trong những công ty thương mại quốc tế lớn hoạt động trong lĩnh vực phân phối bán lẻ có trụ sở tại Dusseldorf CHLB Đức. Metro Cash & Carry hiện đang có mặt tại 29 quốc gia với hơn 650 trung tâm bán sỉ. Với hơn 100.000 nhân viên trên toàn thế giới, năm 2008 công ty đạt doanh số 33.1 tỷ Euro. Tiếp theo sự thành công của mô hình
  11. 7 Cash & Carry trên toàn thế giới, công ty Metro tiếp tục mang những lợi ích của mô hình này đến Việt Nam. Metro Cash & Carry bắt đầu hoạt động phân phối tại Việt Nam năm 2002. Bốn trung tâm phân phối được khánh thành đầu tiên, hai tại TP.HCM vào ngày 28/03/2002 (Metro Bình Phú) và 05/12/2002 (Metro An Phú), một tại thủ đô Hà Nội vào ngày 30/07/2003 (Metro Thăng Long) và một trung tâm khác tại thành phố Cần Thơ vào ngày 23/12/2004(Metro Hưng Lợi). Tiếp theo đó sẽ là sự ra đời hàng loạt các trung tâm Metro ở các thành phố lớn khác. Hiện nay công ty có 17 trung tâm bán bán sỉ cash & carry tại TP. HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Biên Hoà - Đồng Nai, An Giang, Bình Định, Bình Dương, Quảng Ninh, Vũng Tàu, Vinh, Nha Trang, Buôn Ma Thuột và hai trạm trung chuyển phân phối tại Bình Dương và Lâm Đồng. Công ty có mô hình kinh doanh đơn giản và hiệu quả. Phân phối sỉ cash & carry được định nghĩa trên cơ sở đối tượng khách hàng: chỉ có khách hàng làm kinh doanh mới được mua hàng tại Metro Cash & Carry, tất cả khách hàng cần được đăng ký và được cấp thẻ khách hàng. Điều này có nghĩa Metro Cash & Carry không phục vụ nhu cầu người tiêu dùng cá nhân. Trung tâm Metro Cash & Carry không phải là một siêu thị hay chuỗi đại siêu thị dành cho tiêu dùng cá nhân mà là mô hình bán sỉ hiện đại, được thiết kế theo nhu cầu của các công ty và doanh nghiệp. Khách hàng trọng tâm là những nhà buôn lẻ, nhỏ và vừa như các khách sạn, nhà hàng và nhà cung cấp suất ăn công nghiệp. Công ty cung cấp cho khách hàng kinh doanh danh mục hàng hoá đa dạng, phong phú với việc cung cấp hơn 7,000 mặt hàng thực phẩm và hơn 8,000 mặt hàng phi thực phẩm, được đóng gói theo những kích cỡ khác nhau để đáp ứng được nhu cầu kinh doanh cụ thể của các khách hàng tại một địa điểm duy nhất của Metro. Metro Cash & Carry sẽ tạo ra một điểm chuẩn mới về sự lựa chọn mua sắm và sự thỏa mãn của các khách hàng doanh nghiệp. - Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam. Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam là chi nhánh của tập đoàn Bosch có trụ sở tại Gerlingen, là một trong những tập đoàn lớn trên thế giới về kỹ thuật, dịch vụ trong lĩnh vực ô tô, kỹ thuật công nghiệp, hàng tiêu dùng, và kỹ thuật xây dựng. Tập đoàn bao gồm Công ty Robert Bosch GmbH và 300 chi nhánh, công ty ở 50 quốc gia. Năm 2007, Bosch đạt doanh số 46,1 tỉ euro.
  12. 8 Ngày 23-4, Tập đoàn Bosch (Đức) đã ra mắt Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam, đồng thời công bố dự án xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện ô tô tại khu công nghiệp Long Thành, Đồng Nai. Đây là dự án đầu tiên của Bosch tại Việt Nam. Nhà máy đặt tại khu công nghiệp Long Thành này sẽ có diện tích 160.000 m2, sản xuất dây truyền lực dùng trong hộp số tự động biến đổi liên tục CVT (Continuously Variable Transmission), phù hợp cho động cơ của các loại xe từ cỡ nhỏ cho đến xe địa hình thể thao chạy bằng dầu diesel, xăng hoặc nhiêu liệu hỗn hợp. Từ tháng 6/2008, Công ty Robert Bosch Việt Nam đã bắt đầu triển khai lắp ráp sản phẩm dây truyền lực tại một phân xưởng thuê ở khu công nghiệp Long Thành. Trong năm đầu tiên, sản lượng của nhà máy dự kiến đạt 100.000 sản phẩm và theo kế hoạch, con số sẽ tăng lên 2,3 triệu sản phẩm/năm vào năm 2015. Tổng vốn đầu tư cho dự án tính đến năm 2015 là 55 triệu euro. Theo như tiến sĩ Rudolf Colm, phụ trách hoạt động của Bosch tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, sản phẩm làm ra tại Việt Nam hướng đến phục vụ cho thị trường châu Á và sẽ được xuất khẩu toàn bộ ra khu vực. Đến ngày 11/5/2011, tại TP.HCM, Tập đoàn Bosch chính thức thành lập Công ty TNHH Robert Bosch Engineering and Business Solutions Việt Nam (RBVH). Đây là Trung tâm công nghệ và phần mềm đầu tiên của Tập đoàn Bosch ở Khu vực Đông Nam Á. RBVH là cơ sở mở rộng của Công ty Robert Bosch Engineering and Business Solutions (RBEI) tại Ấn Độ, có vốn đầu tư ban đầu là 4,5 triệu USD. RBVH chủ yếu cung cấp phần mềm kỹ thuật cao và các giải pháp kỹ thuật như phần mềm nhúng, thiết kế cơ khí và nhiều dịch vụ khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hoạt động của RBVH còn được biết đến với một số dự án phần mềm cho các hệ thống kiểm soát điện tử dầu và xăng, hệ thống thắng và các dự án quản trị thông tin trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp Theo Tổng Giám đốc RBVH - Ông Sudhakar Kunte, RBVH sẽ phát triển cơ sở hạ tầng, tuyển dụng, đào tạo nhân sự tại địa phương, góp phần vào các chương trình, dự án kế hoạch góp phần đưa Việt Nam ngày càng phát triển, như một trung tâm phần mềm lớn trong khu vực Đông Nam Á. Với sự có mặt của RBVH đã minh chứng Việt Nam không chỉ là điểm đến của gia công lắp ráp mà còn mở ra rất nhiều hoạt động khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
  13. 9 Về đầu tư của Việt Nam tại CHLB Đức hiện nay còn thấp với một số dự án trong lĩnh vực dịch vụ, tuy nhiên trong thời gian tới hứa hẹn sẽ có nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm và đầu tư tại CHLB Đức nhờ những hợp tác chiến lược giữa hai nước. CHLB Đức cũng là một nhà viện trợ phát triển (ODA) lớn cho Việt Nam. Từ năm 1990 CHLB Đức bắt đầu viện trợ phát triển cho Việt Nam với số vốn từ hàng chục tới hàng trăm triệu Mác Đức (đơn vị tiền tệ của CHLB Đức) với trọng tâm là hỗ trợ cải cách kinh tế, xây dựng kinh tế thị trường; hỗ trợ ngành y tế; hỗ trợ phát triển môi trường và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới hiện nay, Đức cam kết viện trợ phát triển 400 triệu USD cho Việt Nam. Theo Tuyên bố chung Hà Nội (2011) mà thủ tướng chính phủ hai nước đã đặt ra: Trong khuôn khổ đối thoại chiến lược về kinh tế, hai bên dự định trao đổi quan điểm về các vấn đề trọng tâm trong chính sách kinh tế và thương mại, bao gồm phát triển thương mại, thị trường mở và cạnh tranh bình đẳng, tuân thủ những tiêu chuẩn lao động quốc tế và củng cố Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Ngoài ra, hai bên mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác đối tác nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi kinh tế tại Việt Nam, với mục tiêu tăng cường giá trị cho ngành công nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa, cải thiện cơ sở hạ tầng của Việt Nam và góp phần vào tăng trưởng mang lại lợi ích xã hội, bền vững môi trường và thân thiện với khí hậu. 1.2. Phát triển quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – CHLB Đức là xu thế tất yếu. 1.2.1. Vài nét lịch sử về nền kinh tế CHLB Đức. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nền kinh tế Đức bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hơn một nửa năng lực công nghiệp của nước Đức đã bị phá huỷ, đất nước chia làm hai miền. Ở Đông Đức, kinh tế phát triển rất chậm chạp. Còn Tây Đức bước vào giai đoạn tái thiết đất nước chủ yếu được trang trải bằng cách vay nợ nước ngoài
  14. 10 đặc biệt từ Mỹ. Nhờ đó là kinh tế Tây Đức đã vượt qua những khó khăn và trải qua giai đoạn phát triển kinh tế thần kỳ trong những năm 1950. Kết quả là nền kinh tế Tây Đức bước vào thời ổn định, nạn thất nghiệp được giải quyết vào năm 1959, đến cuối thập niên 1950, sản xuất công nghiệp tăng 130%. Một số nhân tố góp phần vào sự thành công này như: kế hoạch Marshall do Mỹ khởi xướng đã bơm một lượng viện trợ rất cần thiết trong suốt thời kỳ tái thiết, một cuộc cải cách tiền tệ mạnh dạn đã khôi phục lại giá trị đồng tiền và chống được lạm phát, chế độ kiểm soát giá cả và tiền lương bị huỷ bỏ, cơ sở hạ tầng được phục hồi và cuộc chiến Triều Tiên những năm 1950 đã làm gia tăng nhu cầu đối với các hàng hóa của Đức. Từ những năm 1990 tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thần kỳ của Đức đã bị suy giảm, do ảnh hưởng của sự suy thoái toàn cầu và do những chi phí rất lớn để sắp xếp lại dân cư và những ngành công nghiệp không hiệu quả của Đông Đức cũ khi hai miền được hợp nhất. Hiện nay, CHLB Đức là nền kinh tế lớn nhất khối EU và thứ 4 thế giới, là quốc gia luôn có những bước tiến vững chắc trong phát triển kinh tế với GDP tăng trưởng bình quân 1% trong giai đoạn 2005-2010 trong đó năm 2009 tăng trưởng - 5% do suy thoái kinh tế và phục hồi mạnh mẽ vào năm 2010 với mức tăng trưởng ấn tượng 3,3%. Mộ̣t số chỉ số cơ bản năm 2010 Dân số (nghìn người) 81.702 Xếp hạng Thu nhập bình quân người (USD) 35.679 thế giới GDP (triệu USD) 3.309.669 4 Xuất khẩu hàng hóa (triệu USD) 1.268.874 3 Nhập khẩu hàng hóa (triệu USD) 1.066.839 3 Xuất khẩu dịch vụ (triệu USD) 232.394 2 Nhập khẩu dịch vụ (triệu USD) 259.737 2 Nguồn: WTO – 10/2011 Về cơ cấu các ngành trong nền kinh tế có sự phân bố không đồng đều, trong khi lĩnh vực nông nghiệp chiếm chưa đến 1% tổng sản lượng thì các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm lần lượt 27,9% và 71,3% tổng sản lượng.
  15. 11 Phân bố GDP theo ngành. Nguồn: theo VCCI – hồ sơ thị trường Đức. - Nông nghiệp: Cũng như hầu hết các nuớc phương Tây khác, tỉ lệ lao động trong nông nghiệp của CHLB Đức ngày càng giảm đi. Nhiều trang trại vừa và nhỏ ngày càng bị thu hẹp do lợi nhuận thấp. Các trang trại ngày càng lớn hơn và thường liên kết với nhau, mặc dù nhiều trang trại nhỏ vẫn làm thêm nhiều công việc phụ bán thời gian nữa. Phần lớn diện tích nước Đức được dùng cho nông nghiệp, nhưng chỉ có 2% - 3% dân số Đức làm việc trong ngành này. Các vùng đất được chuyên môn hoá vào các lĩnh vực canh tác. Vùng bờ biển phía bắc rất thích hợp cho việc nuôi bò sữa và ngựa. Vùng chân núi Anpơ có nhiều cánh đồng cỏ, nơi đây các ngành chăn nuôi gia cầm, lợn, bò và cừu rất phát triển. Dải đất màu mỡ dọc theo sườn nam vùng đất thấp là nơi gieo trồng lúa mì, lúa mạch, ngũ cốc, củ cải đường, cây ăn trái, khoai tây và nho. Đức là một trong số các nước sản xuất sữa, sản phẩm bơ sữa và thịt nhiều nhất thế giới. Nông nghiệp ở Đức được điều tiết theo chính sách nông nghiệp của liên minh châu Âu. - Công nghiệp: cũng như lĩnh vực nông nghiệp, tỉ lệ lao động trong công nghiệp ở Đức đã giảm do sự phát triển nhanh của các ngành dịch vụ. Đức phải nhập khẩu hầu hết nguyên vật liệu và năng lượng, mặc dù có những mỏ than đá ở vùng Ruhr và dọc theo sông Saar. Đức cũng có quặng sắt, dầu mỏ và khí đốt, song trữ lượng không nhiều. Kỹ nghệ hoá chất là một trong những ngành quan trọng nhất của Đức, trong đó có những công ty như Bayer AG, BASF và Hoechst Ngành công nghiệp xe hơi của Đức là ngành có quy mô lớn nhất ở châu Âu. Thành công lớn nhất của
  16. 12 nước Đức là trong ngành sản xuất xe hơi chất lượng cao. Có lẽ các nhãn mác xe hơi sang trọng nhất thế giới ngày nay hầu như đều có nguồn gốc từ Đức: Bayerische Motoren Werke AG (BMW), DaimlerChrysler AG (Mercedes-Benz), Porsche, Audi, Volkswagen, Bugatti, Lamborghini, Mini, Rolls-Royce, Bentley Các ngành công nghiệp quan trọng khác gồm chế tạo máy bay, máy xây dựng, máy móc nông nghiệp, máy phát điện, điện tử, các thiết bị văn phòng. Mặc dù có những ngành công nghiệp rất thành công, song một số ngành truyền thống, chẳng hạn như luyện thép và đóng tàu, lại đang sa sút nghiêm trọng. Sự cạnh tranh từ Nhật và công nghệ mới đã làm giảm lợi nhuận của nước Đức. Đức là trụ sở chính của nhiều công ty đa quốc gia khổng lồ như BASF, Robert Bosch GmbH, Deutsche Telekom và Siemens AG. Tuy có nhiều tập đoàn công nghiệp lớn, nhưng xuơng sống của kinh tế Đức lại là các công ty loại trung với quy mô dưới 1000 nhân viên. Hiện nay Đức là một trong số các nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu hàng hóa. - Dịch vụ: Lĩnh vực dịch vụ đã tăng đều đặn trong những năm gần đây và hiện đóng góp nhiều nhất vào tổng sản phẩm quốc nội gồm cả du lịch. Năm 2004, lượng khách nước ngoài đến Đức du lịch nhiều nhất là từ Hà Lan, kế đó là Vương quốc Anh và Mỹ. Frankfurt là trung tâm ngân hàng của nước Đức và là trung tâm tài chính lớn trên thế giới. Thị trường chứng khoán Frankfurt cũng là một trong những thị trường chứng khoán hàng đầu trên thế giới. - Thương mại: Tổng mức bán buôn của Cộng hoà Liên bang Đức liên tục tăng lên. Doanh số bán lẻ cũng ngày càng tăng và hình thức doanh nghiệp tự bán hàng đang thay thế ngày càng nhiều cho các cơ sở trong ngành thương nghiệp bán lẻ truyền thống. Ngoại thương là một trong những nhân tố chủ yếu trong sự thành công của kinh tế Đức. Đức là một trong số các quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới , xuất khẩu đóng vai trò thiết yếu trong nền kinh tế Đức chiếm 1/3 sản lượng quốc gia. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Đức gồm máy móc, hàng điện tử, ô tô, các sản phẩm hoá chất, thực phẩm, hàng dệt may, dụng cụ quang học và điện năng. Là một nước phụ thuộc nhiều vào ngoại thương nên Đức đồng thời cũng nhập nhiều loại hàng hoá và là một trong số nước nhập khẩu lượng hàng hóa lớn trên thế giới. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, phương tiện vận chuyển, hoá chất, thuốc lá, lương thực, đồ uống, kim loại và các sản phẩm dầu mỏ.
  17. 13 Trong cơn bão nợ công đang “càn quét” khắp khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) thì Đức là một trong số ít ỏi các nền kinh tế còn đứng vững và là trụ cột trong việc giải cứu các quốc gia đang ngập chìm trong nợ nần tại khu vực. 1.2.2. Xu thế tất yếu của quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – CHLB Đức. Việt Nam là một nền kinh tế đang nổi trong khu vực và thế giới với tiềm năng phát triển vô cùng to lớn, là điểm đến đầy hứa hẹn trong mắt các nhà đầu tư, kinh doanh quốc tế. Kể từ khi gia nhập WTO (01/2007), cánh cửa ấy đang dần mở rộng hơn rất nhiều. Với dân số khoảng 90 triệu người, sức tiêu dùng cao, các doanh nghiệp Việt Nam còn non trẻ, quy mô nhỏ và lợi thế cạnh tranh còn thấp thì đây chắc chắn là “mảnh đất màu mỡ” cho các công ty nước ngoài, công ty đa quốc gia muốn thâm nhập và phát triển sản phẩm của mình. Đặc biệt, với các doanh nghiệp Đức với lợi thế trong ngành sản xuất các sản phẩm công nghệ và kỹ thuật cao như hóa chất, xe hơi, máy móc, thiết bị điện, điện tử những ngành công nghiệp mà Việt Nam còn rất hạn chế và yếu kém thì việc thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường là một xu thế tất yếu. Không những thế, với những cam kết khi gia nhập WTO, những rào cản thâm nhập thị trường được hạn chế rất nhiều, những cải cách trong hệ thống luật pháp và sự mở cửa thu hút đầu tư của chính phủ Việt Nam đã, đang và sẽ là những yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác, đầu tư của các đối tác CHLB Đức. Đi cùng với đó thì sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, sự vươn ra tầm quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam trong sân chơi khu vực và toàn cầu đang diễn ra nhanh chóng hơn bao giờ hết. Một nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu với giá trị kim ngạch lên tới 69% GDP vào năm 2008 (64% năm 2009 và 61% năm 2005) (theo VCCI) thì một thị trường như CHLB Đức là một trong số mục tiêu quan trọng cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Là quốc gia có thế mạnh to lớn về nông nghiệp thì các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đã thâm nhập và chiếm lĩnh hầu hết các thị trường lớn trên thế giới. Trong đó thì liên minh châu Âu là một trong số các đối tác lớn và quan trọng bậc nhất của Việt Nam. Và trong số các quốc gia thành viên EU thì xuất khẩu của Việt Nam sang CHLB Đức chiếm tỷ trọng cao,
  18. 14 bằng nhiều nước châu Âu cộng lại, điều đó cho thấy vai trò và tiềm năng vô cùng to lớn của nền kinh tế lớn nhất EU này với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Mặt khác các doanh nghiệp Việt Nam đang dần có những bước tiến ra khu vực và thế giới và Đức chắc chắn sẽ là một trong số các địa điểm đầu tư hấp dẫn với các doanh nghiệp Việt Nam. Chuyến viếng thăm của Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel hồi tháng 10/2011 là sự khẳng định và nâng tầm quan hệ đầy ý nghĩa trong sự phát triển quan hệ thương mại, đầu tư song phương giữa hai nước. Mặt khác trong những năm qua, CHLB Đức đặc biệt quan tâm tới phát triển quan hệ đối tác với các nước châu Á, đặc biệt là các quốc gia tại khu vực châu Á Thái Bình Dương và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), một trong những khu vực kinh tế năng động bậc nhất thế giới. Nằm trong số đó, lại có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, Việt Nam là điểm đến vô cùng hấp dẫn cho các nhà đầu tư đến từ CHLB Đức với mức độ ổn định về chính trị cao, được hưởng nhiêu ưu đãi của chính phủ dành cho các nhà đầu tư nước ngoài, người dân cần cù, ham học hỏi và chính sách luôn mở cửa đón đầu tư thì cơ hội cho các nhà đầu tư CHLB Đức là rất lớn. Hơn nữa với trình độ phát triển cao, nằm trong số các quốc gia phát triển nhất thế giới, với một nền tảng công nghiệp, khoa học kỹ thuật cao thì các đối tác CHLB Đức sẽ có rất nhiều lợi thế về kiến thức, kinh nghiệm và khả năng thích nghi khi đầu tư tại một thị trường còn mới mẻ và đang phát triển như Việt Nam. Với những điều kiện và lợi thế riêng của từng nước, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới thì củng cố và phát triển quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư song phương của hai quốc gia là một xu thế tất yếu. Đặc biệt, khi nền kinh tế thế giới còn đầy rẫy những khó khăn như hiện tại thì thúc đẩy quan hệ song phương có thể là một trong số các nhân tố quan trọng giúp hai quốc gia nhanh chóng thoát ra được những khó khăn hiện tại và có những bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc.
  19. 15 1.3. Những cơ sở cho sự phát triển quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam – CHLB Đức. Nằm trong khối thị trường chung châu Âu, những cơ sở cho sự phát triển quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với CHLB Đức cũng bắt đầu từ những cơ sở từ mối quan hệ với EU. 1.3.1. Những cơ sở chung cho mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – EU. 1.3.1.1. Hiệp định khung về quan hệ hợp tác Việt Nam - Ủy ban châu Âu (EC). Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 10-1990. Năm năm sau, vào ngày 17-07-1995, Hiệp định khung về quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Ủy ban Châu Âu (EC) được ký kết và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01-06-1996, cung cấp cơ sở pháp lý và từng bước mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư song phương. Hiệp định khung đề ra bốn mục tiêu: - Tăng cường đầu tư và thương mại song phương. - Hỗ trợ phát triển kinh tế lâu dài của Việt Nam và cải thiện các điều kiện sống cho người nghèo. - Hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam trong việc cơ cấu lại nền kinh tế và tiến tới một nền kinh tế thị trường. - Bảo vệ môi trường. Hiệp định khung là tiền đề thiết lập Ủy ban Hỗn hợp EC - Việt Nam, một diễn đàn cho các hội đàm cao cấp về sự phát triển kinh tế và chính trị, bao gồm cả những tiến bộ của các cải cách kinh tế, hành chính, luật pháp và pháp lý của Việt Nam và việc thực hiện các chương trình hợp tác của Liên minh Châu Âu, là cơ sở cho quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia khu vực liên minh châu Âu. 1.3.1.2. Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU). Nếu Hiệp định khung quan hệ hợp tác Việt Nam - EC ký năm 1995 được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa một bên là các nước cung cấp viện trợ phát triển và một bên là nước nhận viện trợ thì Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) là
  20. 16 Hiệp định tổng thể được xây dựng giữa hai bên đối tác bình đẳng, có nhiều lợi ích gắn bó với nhau. Hiệp định được ký tắt năm 2010 sau hơn 2 năm đàm phán. Qua 9 vòng đàm phán và nhiều cuộc trao đổi kỹ thuật, hai bên đã thỏa thuận và ký tắt PCA với 8 chương, 65 điều, trong đó khẳng định các nguyên tắc cơ bản của quan hệ hai bên, xác định khuôn khổ hợp tác toàn diện trong tất cả các lĩnh vực, từ hợp tác phát triển, thương mại, đầu tư, đến hợp tác tư pháp, bảo vệ hòa bình, an ninh quốc tế, khoa học công nghệ, nghiên cứu, hợp tác chuyên ngành PCA cho thấy hai bên rất coi trọng lĩnh vực hợp tác phát triển và thương mại, đầu tư khi dành 2 chương riêng cho những lĩnh vực này. Về thương mại - đầu tư, hai bên đạt được các thỏa thuận quan trọng cho phép Việt Nam có thể tiếp cận thuận lợi hơn thị trường EU như: cam kết tăng cường tham vấn tăng hiệu quả sử dụng các ưu đãi của chế độ GSP, dành cho Việt Nam sự đối xử đặc biệt và khác biệt (S&D), hợp tác hướng tới sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. PCA sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hai bên có thể khai thác được tốt hơn lợi thế so sánh và bổ sung lẫn nhau. Với các thỏa thuận trong PCA, hai bên có thể hợp tác trên phạm vi rộng lớn hơn nhiều so với Hiệp định khung 1995. Hiệp định PCA đã thực sự thể hiện bước phát triển to lớn, sâu rộng của quan hệ Việt Nam - EU sau 20 năm, đưa quan hệ bước sang một giai đoạn mới với phạm vi rộng lớn và mức độ hợp tác sâu sắc hơn. 1.3.1.3. Đàm phán ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – EU. EU là một đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Năm 2010, EU đứng thứ hai trong các nước xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và đứng thứ năm trong nhập khẩu vào Việt Nam. Ngược lại Việt Nam vẫn là một đối tác nhỏ của EU, đứng thứ 31 trong nhập khẩu vào EU và đứng thứ 41 trong xuất khẩu vào thị trường này (theo số liệu của “Hội thảo đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – EU” do VCCI tổ chức). Nhưng EU lại coi Việt Nam là một thị trường tiềm năng và phát triển năng động nhất thế giới, một thị trường dân số trẻ với sức hấp thụ hàng hóa, dịch vụ lớn, một địa chỉ đầu tư hấp dẫn, ổn định. Chính vì những điều này đã thúc đẩy mạnh mẽ hai bên tiến tới đàm phán nhằm ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) với cơ sở tiền đề là Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (PCA). Trong năm qua, cả hai phía đã có các cuộc thảo luận nhằm xác định những lĩnh vực,
  21. 17 vấn đề để đàm phán, và quá trình này sắp kết thúc. Hiện cả hai phía đang gấp rút cho các khâu chuẩn bị kỹ thuật cho các vòng đàm phán FTA, và các cuộc thảo luận chuẩn bị và mang tính xây dựng cũng liên quan đến quy chế nền thị kinh tế thị trường và ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) cho Việt Nam nhằm đi đến thống nhất các vấn đề đàm phán cho hiệp định FTA để có thể bắt đầu vòng đàm phán một cách sớm nhất, dự kiến có thể khởi động trong năm 2012 này. Nếu FTA giữa Việt Nam và EU được ký kết thì sẽ là động lực thúc đẩy cả xuất khẩu và nhập của Việt Nam và EU gia tăng, đồng thời thúc đẩy khả năng và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp hai bên. Đồng thời việc ký kết này sẽ giúp cho vị trí của Việt Nam được cải thiện nhiều trên kinh tế thế giới, tăng cường khả năng xuất khẩu khi mà nhiều mặt hàng quan trọng của Việt Nam không còn được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) . Nhận xét: Những cơ sở quan trọng trong mối quan hệ hợp tác với EU này cũng đồng thời là cơ sở không thể thiếu khi Việt Nam muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư với bất kỳ quốc gia nào trong khu vực, đặc biệt là CHLB Đức, nền kinh tế lớn nhất EU. Đây là những tiền đề cho sự phát triển quan hệ hợp tác của Việt Nam với CHLB Đức, đồng thời thúc đẩy hai nước tiến tới những quan hệ hợp tác sâu rộng hơn. 1.3.2. Những cơ sở riêng của quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – CHLB Đức. Việt Nam và CHLB Đức chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23/09/1975. Trong những năm qua, quan hệ giữa hai nước phát triển tốt đẹp, không ngừng được củng cố và mở rộng cùng với sự trao đổi nhiều đoàn cấp cao. Trong các cuộc trao đổi, tiếp xúc, phía Đức luôn hoan nghênh và ủng hộ đường lối đổi mới của Việt Nam, đánh giá cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế. Việt Nam là một đối tác quan trọng của CHLB Đức trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam coi trọng và đánh giá cao vai trò và vị trí của Đức - “trái tim châu Âu” - trong EU và trên thế giới. Quan hệ ngoại giao, chính trị tốt đẹp giữa Việt Nam và Đức là nền tảng vững chắc để hai nước thúc đẩy, tăng cường quan hệ kinh
  22. 18 tế, thương mại và đầu tư. Điều đó được khẳng định bằng một số những văn bản, hiệp định: 1.3.2.1. Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn nhau. Được ký kết ngày 03/04/1993, đây là Hiệp định đầu tiên giữa Việt Nam và CHLB Đức mở ra một chương mới trong quan hệ kinh tế hai nước. Đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh mối quan hệ về đầu tư nhằm giúp các doanh nghiệp hai nước xúc tiến các cơ hội đầu tư. Những nội dung chính của hiệp định: - Đối xử công bằng với các hoạt động đầu tư thuộc sở hữu của công dân hay công ty của Bên ký kết kia (Đối xử không kém thuận lợi hơn so với công dân, công ty nước mình hoặc bên thứ 3). - Đảm bảo sự an toàn cho hoạt động đầu tư của Bên ký kết kia. - Đảm bảo cho các bên khi đầu tư được tư do luân chuyển các khoản thanh toán. - Các nội dung liên quaan tới giải quyết tranh chấp. 1.3.2.2. Một số văn bản quan trọng khác. Trên cơ sở quan hệ hợp tác của Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn nhau năm 1993 thì Việt Nam và CHLB Đức còn ký kết nhiều văn bản mở rộng quan hệ hợp tác khác như: - Tuyên bố chung về tăng cường mở rộng và tăng cường quan hệ Việt Nam - CHLB Đức (năm 1995). - Nghị định thư về hợp tác và phát triển (năm 1995). - Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (năm 1995). - Hiệp định hợp tác hàng hải, hàng không. Ngoài những hiệp định và văn bản tăng cường và mở rộng quan hệ giữa hai nước thì mộ sự kiện quan trọng không thể không kể đến là chuyến viếng thăm của thủ tướng Đức, bà Angela Merkel tới Việt Nam hồi tháng 10/2011. Đứng trên phương diện song phương, có thể dễ dàng nhận thấy chuyến thăm Việt Nam của nữ Thủ tướng Đức Merkel không nằm ngoài mục đích thúc đẩy quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển tích cực và sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Thực tế cho thấy tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Đức hiện là rất lớn và mức độ hợp tác hiện nay vẫn chưa tương xứng. Trong khuôn khổ chuyến thăm, bà Merkel còn thúc đẩy việc ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA) giữa EU và Việt Nam. Và thành quả quan trọng
  23. 19 của chuyến viếng thăm này là “Tuyên bố chung Hà Nội: Việt Nam - Đức - đối tác chiến lược vì tương lai" hai nước ký ngày 11/10/2011 tại Hà Nội nhằm khẳng định và nâng tầm quan hệ hai nước lên tầm cao mới. Nhận xét: Mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước được xây dựng khá lâu dài, bền vững trên những cơ sở của quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với EU nói chung và CHLB Đức nói riêng. Từ những cơ sở đó, mối quan hệ hợp tác giữa hai nước đang phát triển không ngừng và hứa hẹn sẽ có nhiều chuyển biến tích cực và mở rộng nhanh chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu khi mà Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – EU đang được thúc đẩy các vòng đàm phán. Hơn thế nữa, tầm cao quan hệ “đối tác chiến lược vì tương lai” giữa Việt Nam và CHLB Đức đã được khẳng định bằng chuyến viếng thăm của Thủ tướng Đức tới Việt Nam vào tháng 10/2011. Tất cả điều này sẽ tạo đà thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư song phương giữa hai nước.
  24. 20 Chương 2. Thực trạng quan hệ thương mại và đầu tư song phương Việt Nam – CHLB Đức giai đoạn 2005 - nay. 2.1. Thực trạng quan hệ thương mại song phương Việt Nam – CHLB Đức. Kể từ khi thiết lập quan hê ngoại giao, quan hệ thương mại Việt Nam và Đức ngày càng có xu hướng phát triển nhanh chóng, đặc biệt là từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, quan hệ thương mại Việt Nam – CHLB Đức càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. 2.1.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam – CHLB Đức gia tăng đều đặn hàng năm trong giai đoạn 2001 – 2004 mỗi năm tăng trung bình 100 triệu USD, năm 2001 đạt mức 1,1 tỷ USD đến năm 2004 đạt 1,5 tỷ USD. Tuy nhiên từ năm 2005 trở đi kim ngach thương mại hai chiều gia tăng mạnh mẽ từ mức 1,7 tỷ USD năm 2005 lên 5,5 tỷ USD năm 2011, tăng 5 lần so với năm 2001, chiếm 2,7% tổng kim ngạch thương mại của cả nước năm 2011. Đi liền với đó thì Đức cũng là một trong số các thị trường xuất siêu quan trọng của Việt Nam, năm 2011 Việt Nam xuất siêu sang Đức hơn 1,1 tỷ USD trong khi kim ngạch thương mại của Việt Nam thâm hụt tới hơn 9,8 tỷ USD (theo số liệu của Tổng cục thống kê). Kim ngạch thương mại Việt Nam – CHLB Đức (Đơn vị: triệu USD). Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Việt Nam xuất 1.086,7 1.445,3 1.855,0 2.073,4 1.885,4 2.372,7 3.366,9 Việt Nam nhập 662,5 914,5 1.308,4 1.480,0 1.589,2 1.742,4 2.198,5 Tổng kim ngạch 1.749,2 2.359,8 3.163,5 3.553,4 3.474,7 4.115,1 5.565,4 Nguồn: Tổng cục thống kê và phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI –hồ sơ thị trường Đức).
  25. 21 Trong khoảng thời gian từ 2005-2010, xuất khẩu của Việt Nam sang Đức tăng trưởng hàng năm khoảng từ 200-500 triệu USD thì trong năm 2011, xuất khẩu tăng khoảng 1 tỷ USD so với 2010, là mức tăng lớn nhất từ trước tới nay, góp phần đưa kim ngạch thương mại hai chiều tăng hơn 1,4 tỷ USD so với năm trước. Giải thích cho điều này có thể xuất phát từ những vấn đề nội tại của liên minh châu Âu và Eurozone(khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu), đó là tình hình nợ công tại Hy Lạp và nhiều nước lớn tại châu Âu đang diễn ra phức tạp, nhiều nước buộc phải áp dụng chính sách “thắt lưng buộc bụng” dẫn tới nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước giảm và giảm nhập khẩu hàng hóa. Do đó mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải tìm những thị trường thay thế mà Đức là một thị trường quan trọng trong EU vẫn đứng vững trước cơn bão nợ công tại khu vực này, nhu cầu đối với hàng hóa vẫn tăng. Trong liên minh châu Âu EU, CHLB Đức là đối tác thương mại số một của Việt Nam, chiếm hơn 20% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu sang EU và hơn 28% tổng lượng hàng nhập khẩu từ EU năm 2011. Trong khi đó, Việt Nam hiện vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng kim thương mại của Đức, khoảng gần 0.2% trong năm 2010, được Đức xếp hạng đối tác thương mại thứ 40/144 nước xuất khẩu hàng hóa vào Đức, hạng 55/144 nước nhập khẩu hàng hóa từ Đức và hạng 47/144 nước đối tác thương mại chính trên kim ngạch hai chiều. Tuy nhiên Việt Nam hiện đang là điểm hướng đến quan trọng khi mà EU nói chung và CHLB Đức nói riêng đang thúc đẩy quan hệ với các nước thuộc khu vực ASEAN, khu vực kinh tế năng động bậc nhất của châu Á và thế giới với hơn 600 triệu người và nhiều nước có tốc độ phát triển kinh tế trung bình nhiều năm gần đây đạt trên 5% và vẫn vững vàng trước cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008. 2.1.2. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu. 2.1.2.1. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang CHLB Đức khá đa dạng, các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao tập trung vào các lĩnh vực có thể mạnh của Việt Nam như hàng dệt may, giày dép, hàng nông thủy sản
  26. 22 Giá trị các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Đức (Đơn vị: USD) Mặt hàng xuất khẩu 2011 2010 Hàng dệt may 601.150.697 445.850.781 Điện thoại các loại và linh kiện 600.214.746 0 Giầy dép các loại 410.258.711 356.774.795 Cà phê 296.249.465 233.014.846 Hải sản 245.547.530 209.076.629 Cao su 132.458.654 89.585.174 Gỗ và sản phẩm gỗ 125.934.720 116.864.802 Sản phẩm từ chất dẻo 102.161.730 70.399.387 Túi xách, ví, vaili, mũ & ô dù 101.451.938 85.197.408 Sản phẩm từ sắt thép 93.333.841 75.367.277 Máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác 80.278.533 52.051.134 Hạt tiêu 67.124.413 59.103.560 Máy vi tính và linh kiện 51.851.111 35.467.483 Phương tiện vận tải và phụ tùng 37.762.881 96.168.189 Sản phẩm mây, tre, cói & thảm 27.857.950 27.178.977 Sản phẩm gốm sứ 24.494.204 28.004.490 Hạt điều 20.519.044 16.869.604 Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện 15.701.989 0 Sản phẩm từ cao su 13.622.170 11.470.088 Hàng rau quả 9.532.435 7.334.672 Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 9.174.629 6.753.834 Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 6.084.822 5.279.924 Chè 5.560.404 4.991.845 Các sản phẩm hóa chất 4.632.113 0 Giấy và các sản phẩm từ giấy 2.431.949 696.063 Sắt thép các loại 657.286 302.998 Nguồn: Tổng cục thống kê. Năm 2011, hàng dệt may đứng đầu trong số các ngành hàng xuất khẩu vào Đức với giá trị hơn 600 triệu USD, tăng hơn 35% so với năm 2010, kế đến là giày dép các
  27. 23 loại đạt 410 triệu USD, cafe, cao su, hàng thủy sản, đồ gỗ đếu có giá trị xuất khẩu cao từ hơn 100 triệu tới gần 300 triệu USD. Ngoài những mặt hàng có thế mạnh, Việt Nam còn xuất khẩu khá nhiều các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như hàng mây tre đan, gốm sứ, đồ da là những mặt hàng truyền thống. Nhìn chung các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Đức chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng, có hàm lượng công nghệ kỹ thuật thấp do trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam còn thấp, khó có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp Đức vốn là nước đi đầu về kỹ thuật và công nghệ cao. 2.1.2.2. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu. Việt Nam nhập khẩu từ Đức chủ yếu là máy móc, thiết bị với giá trị hơn 1 tỷ USD năm 2011, kế đến là phương tiện vận tải, đồ điện, điện tử, hóa chất, dược phẩm, sắt thép cũng được nhập khẩu với giá trị lớn. Giá trị các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Đức (Đơn vị: USD) Mặt hàng nhập khẩu 2011 2010 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 1.025.000.426 906.155.522 Phương tiện vận tải khác và phụ tùng 225.953.458 12.075.222 Dược phẩm 115.467.624 97.836.226 Sản phẩm hoá chất 109.156.471 78.641.324 Ô tô nguyên chiếc các loại 75.614.168 65.874.505 Linh kiện, phụ tùng ô tô 59.318.777 65.855.852 Sản phẩm từ sắt thép 49.207.736 48.853.203 Phế liệu sắt thép 45.291.000 Thuốc trừ sâu và nguyên liệu 44.315.665 29.071.516 Chất dẻo nguyên liệu 42.931.987 40.916.970 Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện 41.403.890 24.217.627 Vải các loại 40.270.605 26.512.604 Hoá chất 33.051.141 29.584.525 Sắt thép các loại 27.908.874 22.373.036 Sữa và sản phẩm sữa 25.278.795 9.922.744 Sản phẩm từ chất dẻo 24.723.358 13.955.900
  28. 24 NPL dệt may da giày 20.710.216 17.980.265 Kim loại thường khác 14.500.299 24.609.592 Gỗ và sản phẩm gỗ 11.161.021 11.554.886 Sản phẩm từ cao su 10.693.678 9.845.285 Phân bón các loại 9.417.390 Giấy các loại 7.729.330 7.041.010 Nguyên phụ liệu thuốc lá 4.892.513 9.870.880 Sản phẩm từ kim loại thường khác 4.783.774 Dây điện và dây cáp điện 4.522.478 5.351.660 Linh kiện, phụ tùng xe máy 4.492.276 548.305 Cao su 3.885.836 6.210.487 Thức ăn giá súc và nguyên liệu 3.476.791 1.555.715 Sản phẩm khác từ dầu mỏ 3.141.256 3.252.189 Sản phẩm từ giấy 2.543.367 2.357.902 NPL dược phẩm 2.291.227 4.413.305 Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 2.262.301 1.807.140 Nguồn: Tổng cục thống kê. Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu lớn từ Đức đều là hàng có kỹ thuật và công nghệ cao, những hàng mà trình độ khoa học kỹ thuật chưa đủ đáp ứng hoặc năng lực cạnh tranh trong nước còn thấp. Đặc biệt là hàng máy móc, thiết bị trong các năm gần đây, Việt Nam nhập khẩu tới khoảng trên dưới 1 tỷ USD, chiếm tới trên 45% tổng giá trị các mặt hàng nhập khẩu từ Đức. Điều đó cho thấy sự mất cân đối trong cơ cấu phát triển các ngành, các lĩnh vực của Việt Nam. 2.1.3. Một số nhận xét, đánh giá chung. 2.1.3.1. Những kết quả đạt được. - Kim ngạch thương mai song phương tăng trưởng đều đặn qua các năm, đặc biệt gia tăng nhanh chóng từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, cao nhất vào năm 2011 với hơn 5,5 tỷ USD so với mức 1,7 tỷ USD năm 2005 và 2,3 tỷ USD năm 2006, thời điểm trước khi Việt Nam gia nhập WTO.
  29. 25 - Mở rộng quan hệ thương mại với CHLB Đức giúp Việt Nam tiêu thụ được nhiều hàng hoá là thế mạnh như nông sản, hải sản, dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường lớn, giúp đẩy mạnh sản xuất trong nước. - Thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động sản xuất, ngoại thương, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao mức sống, cải thiện đời sống kinh tế xã hội. - Đức là thị trường xuất siêu quan trọng của Việt Nam, do vậy tăng cường trao đổi thương mại giúp cải thiện cán cân thương mại, giảm nhập siêu. - Phát triển quan hệ kinh tế thương mại với CHLB Đức góp phần thúc đẩy các hoạt động cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm do Đức là một thị trường tương đối khó tính. - Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn và bất ổn thì xuất khẩu sang thị trường Đức là một trong số các mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam do sự sụt giảm trong nhu cầu tiêu dung của các thị trường khác. 2.1.3.2. Một số khó khăn còn tồn tại. - Mặc dù tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương gia tăng khá nhanh trong những năm gần đây nhưng vẫn còn chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng kim ngạch thương mại của cả hai nước. Trong khi kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước chiếm 2,7% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam năm 2011 thì đối với CHLB Đức chỉ chiếm 0,2% tổng kim ngạch thương mại năm 2010. Cả hai con số đều khá nhỏ và chưa thật sự xứng tầm với tiềm năng của hai nước. CHLB Đức là đối tác thương mại lớn nhất trong EU và lớn thứ 9 của Việt Nam, trong khi đó Việt Nam xếp thứ 47 trong tổng số 144 đối tác thương mại của CHLB Đức. Điều đó cho thấy hai nước vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm thúc đẩy và phát huy tiềm năng của mình. - Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam còn nhiều hạn chế, hàng hóa xuất khẩu tập trung chủ yếu vào các mặt hàng nguyên liệu thô, mặt hàng dùng nhiều lao động, kỹ thuật và giá trị gia tăng thấp. Trong khi đó hàng nhập khẩu từ Đức phần lớn là các mặt hàng kỹ thuật cao, gần một nửa là máy móc thiết bị. Giải thích cho điều này là tốc độ phát triển kinh tế nhanh của Việt Nam đòi hỏi nhiều máy móc thiết bị tiên tiến trong khi sản xuất trong nước chưa đủ đáp ứng thì việc nhập khẩu
  30. 26 từ một nước có trình độ khoa học kỹ thuật cao như Đức là điều dễ hiểu. Tuy nhiên Việt Nam cần có các giải pháp nhằm nâng cao năng lực và học hỏi kỹ thuật, công nghệ để dần hướng tới là quốc gia có nền công nghiệp phát triển, tránh phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu hàng hóa giá trị cao. Nhìn chung quan hệ thương mại Việt Nam – CHLB Đức đang trên đà phát triển với xu thế và triển vọng tích cực hơn bao giờ hết, cho đến nay sau hơn 5 năm gia nhập WTO, Việt Nam có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm để có thể cải thiện và thúc đẩy quan hệ thương mại với các đối tác quan trọng như CHLB Đức. Với tiềm năng sẵn có, cùng với một quốc gia có nền kinh tế phát triển vào bậc nhất thế giới, chắc chắn Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để học hỏi và phát triển, đồng thời cải thiện và thúc đẩy quan hệ thương mại với CHLB Đức sẽ đem lại cho cả hai nước những động lực mạnh mẽ hơn để phát triển và phát huy lợi thế, tiềm năng của mình. 2.2. Thực trạng quan hệ đầu tư song phương Việt Nam – CHLB Đức. 2.2.1. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. 2.2.1.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư qua các năm. Việt Nam với mục tiêu, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phấn đấu duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao. Để đạt được những mục tiêu này, một mặt cần huy động tối đa các nguồn nội lực và sáng tạo của mọi thành phần kinh tế trong nước, mặt khác tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực, trong đó có đầu tư nước ngoài. Việt Nam luôn coi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế. Quan điểm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhất quán, lâu dài và được cụ thể hoá trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản pháp quy có liên quan. Thực tế trong những năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp một phần không nhỏ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của Việt Nam. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê cho thấy từ năm 1988 – 2010 cả nước có hơn 13,000 dự án được cấp phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký hơn 214 tỷ USD và dải ngân khoảng 78 tỷ USD, tức khoảng hơn 36% tổng số vốn đăng ký. Từ năm 2007 lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam tăng đáng kể do đây là năm Việt Nam chính
  31. 27 thức bước vào “sân chơi” WTO, khi mà Việt Nam bắt đầu thực thi các cam kết mở cửa thị trường và đầu tư, đỉnh điểm là năm 2008 khi số vốn đăng ký lên tới hơn 71 tỷ USD, một con số kỷ lục từ trước tới nay. Tuy nhiên đây cũng là năm bắt đầu xảy ra khủng hoảng kinh tế nên lượng vốn giải ngân chỉ đạt hơn 11 tỷ USD, chiếm khoảng 15% tổng số vốn đăng ký. Năm 2011, cả nước có 1091 dự án mới được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn đăng ký và tăng thêm vào khoảng 14,7 tỷ USD, giảm 26% so với năm 2010, giải ngân 11 tỷ USD (tương đương năm 2010) đạt 95% so với mục tiêu đề ra là giải ngân khoảng 11,5 tỷ USD (theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài). 2.2.1.2. Cơ cấu thu hút đầu tư nước ngoài theo ngành. Theo số liệu từ Cục đầu tư nước ngoài, cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài theo ngành những năm trước tập trung rất lớn vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, với 1 dự án kinh doanh bất động sản có quy mô vốn 4 tỷ USD được cấp vào tháng 12 2010, lĩnh vực kinh doanh bất động sản vươn lên đứng thứ nhất. Trong đó có 27 lượt dự án cấp mới và 6 dự án tăng vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm là 6,8 tỷ USD, chiếm 36,8% tổng vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam. Dự án có quy mô lớn được cấp phép trong tháng 12 là Công ty TNHH phát triển Nam Hội An (Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An) vốn đầu tư 4 tỷ USD do nhà đầu tư Singapore đầu tư tại Quảng Nam. Tiếp đến là ngành công nghiệp chế biến chế tạo là lĩnh vực thế mạnh và luôn thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài. Lĩnh vực này dẫn đầu về số lượt dự án đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn đầu tư trong năm 2010. Tiếp theo là lĩnh vực sản xuất phân phối điện, nước và ngành xây dựng. Ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống năm 2009 thu hút một lượng vốn đăng ký cao kỷ lục thì sang năm 2010 đã giảm đáng kể, từ mức 8,7 tỷ USD năm 2009 xuống 39 triệu USD năm 2010. Cơ cấu vốn FDI phân theo ngành kinh tế (Đơn vị vốn đăng ký: triệu USD) 2010 2009 Ngành Số dự Vốn đăng Số dự Vốn đăng án ký án ký Hoạt động kinh doanh bất động 33 6.828 39 7.609 sản
  32. 28 Công nghiệp chế biến, chế tạo 478 5.979 245 2.969 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và 6 2.953 16 157 điều hoà không khí Xây dựng 174 1.816 74 487 Vận tải, kho bãi 20 881 26 185 Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động 177 462 115 238 cơ khác Dịch vụ lưu trú và ăn uống 39 316 32 8.794 Y tế và hoạt động trợ giúp xã 9 206 6 8 hội Thông tin và truyền thông 73 107 63 93 Giáo dục và đào tạo 8 75 8 29 Hoạt động chuyên môn, khoa 165 72 148 100 học và công nghệ Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 8 62 12 292 Hoạt động tài chính, ngân hàng 3 59 1 0 và bảo hiểm Nông nghiệp, lâm nghiệp và 12 36 16 85 thủy sản Hoạt động khác 20 16 22 23 Cung cấp nước, hoạt động quản 6 10 5 8 lý và xử lý rác thải, nước thải Khai khoáng 6 6 397 Hoạt động hành chính và dịch 6 5 5 8 vụ hỗ trợ Tổng số 1.237 19.886 839 21.482 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch đầu tư. Năm 2011 thì cơ cấu vốn FDI theo ngành kinh tế đã có sự thay đổi lớn, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của
  33. 29 nhà đầu tư nước ngoài với 435 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 7,123 tỷ USD, chiếm 48,5% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 12 tháng. Lĩnh vực sản xuất phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,53 tỷ USD, chiếm gần 17,2% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là lĩnh vực xây dựng với 140 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,25 tỷ USD, chiếm 8,5%. Trong khi đó kinh doanh bất động sản có sự giảm sút đáng kể với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 845,6 triệu USD, chỉ còn chiếm hơn 5% vốn đăng ký từ mức chiếm 36% năm 2010. Cơ cấu vốn FDI phân theo ngành kinh tế năm 2011 (Đơn vị vốn đăng ký: triệu USD) Số dự Vốn đăng Ngành án ký CN chế biến, chế tạo 435 7.124 SX, phân phối điện, khí, nước, điều hòa 5 2.528 Xây dựng 140 1.252 KD bất động sản 22 846 Dvụ lưu trú và ăn uống 19 475 Thông tin và truyền thông 70 886 Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa 154 428 Cấp nước, xử lý chất thải 3 323 HĐ chuyên môn, KHCN 157 262 Nghệ thuật và giải trí 10 153 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 20 131 Dịch vụ khác 11 80 Vận tải kho bãi 19 75 Khai khoáng 5 98 Y tế và trợ giúp XH 2 22 Giáo dục và đào tạo 14 8 Hành chính và dịch vụ hỗ trợ 5 5 Tổng số 1.091 14.695 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch đầu tư.
  34. 30 Ngoài những ngành công nghiệp thu hút một lượng lớn FDI thì một số ngành dịch vụ cũng ngày càng được đầu tư và quan tâm như thông tin và truyền thông. cấp nước, xử lý chất thải. bán buôn, bán lẻ, sửa chữa Tuy nhiên các lĩnh vực này còn chiếm một lượng vốn tương đối nhỏ so với tổng vốn đăng ký đầu tư vào Việt Nam. 2.2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của CHLB Đức tại Việt Nam. CHLB Đức là một nền kinh tế lớn, là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực thương mại và hợp tác đầu tư trên thế giới, hàng năm lượng vốn FDI của CHLB Đức đầu tư trên toàn thế giới lên tới hàng trăm tỷ USD đóng góp rất lớn vào sự phát triển của các nền kinh tế khu vực. Các quốc gia đầu tư quan trọng nhất của CHLB Đức là nội bộ khối EU, Bắc Mỹ và châu Á. Ở khu vực châu Á thì Nhật Bản, Trung Quốc là những quốc gia thu hút được một vốn FDI khá lớn từ Đức. Tỷ trọng vốn đầu tư ra nước ngoài của CHLB Đức so với GDP Năm FDI (%GDP) 2005 2,8 2006 4,1 2007 5,2 2008 2,2 2009 2,4 2010 3,3 Nguồn: Ngân hàng thế giới (WB) Năm 2010, lượng vốn đầu tư ra nước ngoài của Đức chiếm 3,3% GDP đạt khoảng 110 tỷ USD, trong số đó thì lượng vốn FDI vào Việt Nam chỉ hơn 46 triệu USD với 22 dự án, chiếm 0,04% tổng lượng vốn FDI đầu tư ra nước ngoài của CHLB Đức. Năm 2011, tổng lượng vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm vào Việt Nam là 56,24 triệu USD với 13 dự án được cấp mới. Lũy kế hết năm 2011 Việt Nam thu hút được 175 dự án từ CHLB Đức với tổng số vốn đăng ký đầu tư hơn 900 triệu USD từ Đức.
  35. 31 Tình hình thu hút vốn FDI từ CHLB Đức một số năm gần đây. Vốn đăng ký cấp mới Số dự án cấp Năm và tăng thêm (triệu mới USD) 2009 15 112 2010 22 46,1 2011 13 56,24 Lũy kế hết năm 2011 175 900 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch đầu tư. Có thể thấy lượng vốn FDI từ Đức chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng số vốn FDI vào Việt Nam, năm 2010 chiếm 0,23% trong tổng số 19,8 tỷ USD và năm 2011 chiếm 0,38% trong tổng số 14,7 tỷ USD vốn FDI đăng ký, đứng thứ 24 trong tổng số 94 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư FDI vào Việt Nam. Hiện có khoảng hơn 200 doanh nghiệp và văn phòng đại diện các công ty của Đức hoạt động tại Việt Nam với 3/4 tổng số dự án và 2/3 tổng số vốn đầu tư của Đức ở Việt Nam tập trung chủ yếu vào các ngành có thế mạnh và khả năng cạnh tranh cao, như: cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế biến và chế tạo, công nghệ cao, năng lượng, giao thông, xử lý môi trường, dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, dịch vụ kỹ thuật, công nghệ phần mềm, thông tin truyền thông, nhằm phục vụ thị trường nội địa. Một phần khác là các doanh nghiệp định hướng xuất khẩu tập trung rõ rệt vào lĩnh vực may mặc, giày dép. Nhìn vào sự phân bổ khu vực của các công trình đầu tư có thể thấy hầu hết doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Bình Dương và Đồng Nai. Ngược lại, các liên doanh lại phân bố đều cho toàn miền Nam và miền Bắc, trong khi ở các tỉnh khác hầu như không có một đầu tư nào của Đức. Điều này được giải thích ở chỗ, sự phát triển kinh tế trong khu vực rộng lớn như thành phố Hồ Chí Minh là năng động nhất và nó cuốn hút những doanh nghiệp nào có thể tự do lựa chọn địa điểm cho mình. Nhiều nhà đầu tư không chỉ đánh giá cao sự phát triển kinh tế năng động của phía Nam mà còn cho rằng cả chính quyền địa phương ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai rất dễ hợp tác và không phức tạp. Điều này nói lên tầm quan trọng của công tác
  36. 32 quản lý tốt của chính quyền địa phương đối với FDI. Ngược lại, các liên doanh trong việc lựa chọn địa điểm của mình lại phụ thuộc vào đối tác ở địa phương. Điều này giải thích tại sao các doanh nghiệp liên doanh lại tập trung tại Hà nội. Một lý do nữa của việc tập trung tại Hà nội là gần chính quyền trung ương, vấn đề này đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực đầu tư vào cơ sở hạ tầng và hoạt động của các văn phòng đại diện. Theo báo cáo “Các yếu tố đầu vào và cơ sở chiến lược nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp của CHLB Đức tại Việt Nam” của chuyên gia thẩm định Axel Mierke, nhiều doanh nghiệp khi tham gia đầu tư tại Việt Nam có nhận xét về từng địa phương như: - Thành phố Hồ Chí Minh: thị trường to lớn nhất, năng động nhất, cung cấp đội ngũ chuyên môn kỹ thuật lớn, mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông tốt (bến cảng, sân bay, đường phố), tập trung khách hàng và các đối tác quốc tế hiện có, tiếp cận chính quyền không phức tạp, mức sống cao cho người nước ngoài. - Bình Dương và Đồng Nai: khu công nghiệp, khu chế xuất được khai thác tốt với giá rẻ, đăng ký đơn giản, chính quyền dễ hợp tác, lao động có giá cả hợp lý, cán bộ chuyên môn, kỹ thuật được điều động từ thành phố Hồ Chí Minh, sử dụng cơ sở hạ tầng của thành phố Hồ Chí Minh, tránh được các vấn đề về giao thông của các thành phố lớn. - Hà Nội: đối tác liên doanh ở Hà Nội, gần chính quyền trung ương và các doanh nghiệp nhà nước, thị trường tương đối lớn - Miền Trung: trong một vài năm tới, khi lương ở các tỉnh lân cận thành phố Hồ Chí Minh tăng lên thì các tỉnh miền Trung sẽ có khả năng cạnh tranh hơn do lương bổng và giá đất thấp hơn và vì cũng tại đó quanh Đà Nẵng mạng lưới giao thông đang và sắp hoàn thành có thể chấp nhận được. Các tỉnh khác, ví dụ như Bình định, cũng cho thấy tình hình tương tự. Từ những nhận định đó khiến cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đều tập trung tại miền Nam và thành phố Hồ Chí Minh và chỉ thành lập chi nhánh hoặc liên doanh ở Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc.
  37. 33 2.2.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam tại CHLB Đức. 2.2.3.1. Vài nét về tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam. Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2011 có khoảng 950 triệu USD được giải ngân cho các dự án đầu tư ra nước ngoài của tập đoàn, doanh nghiệp Việt Nam. Đứng đầu về giải ngân vốn đầu tư ra nước ngoài trong năm qua là Tập đoàn Dầu khí với tổng vốn chuyển ra khoảng 347 triệu USD. Tiếp theo là Tập đoàn Viettel với 185 triệu USD. Tập đoàn Cao su Việt Nam 134,6 triệu USD. Tập đoàn Sông Đà khoảng 161 triệu USD. Hoàng Anh Gia Lai 39 triệu USD và Công ty cổ phần Đông Dương Xanh 23,7 triệu USD. Về vốn đăng ký, năm 2011 đã có 75 dự án đầu tư ra nước ngoài được cấp mới và 33 dự án điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 2,12 tỷ USD. Các dự án quy mô lớn chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực công nghiệp năng lượng, truyền thông Lũy kế đến thời điểm cuối năm 2011, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài tổng cộng 627 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 10,8 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện ước đạt khoảng 2,7 tỷ USD. Tại 55 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án của doanh nghiệp Việt Nam, vốn đăng ký tập trung lớn nhất tại Lào với 3,4 tỷ USD (vốn thực hiện khoảng 480 triệu USD). Campuchia 2,1 tỷ USD (vốn thực hiện trên 200 triệu USD). Venezuela 1,8 tỷ USD. Nga 776 triệu USD. Peru 508 triệu USD. Malaysia 412 triệu USD. Mozambique 345 triệu USD. Các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam xét theo giá trị vốn thường tập trung trước hết vào lĩnh vực công nghiệp khai khoáng hay năng lượng, trong đó có một số dự án quy mô vốn lớn hơn 100 triệu USD, ví dụ dự án đầu tư Thủy điện Xekaman 3 tại Lào có tổng vốn đầu tư 273 triệu USD, dự án thăm dò khai thác dầu khí tại Angieri có tổng vốn đầu tư 243 triệu USD, hay tại Madagascar có tổng vốn đầu tư khoảng 117 triệu USD. Lĩnh vực quan trọng thứ hai là nông - lâm - ngư nghiệp - vốn là thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam, hay các sản phẩm cung cấp cho nông nghiệp như phân bón, trong đó đáng kể nhất là dự án hợp tác trị giá 600 triệu USD giữa Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam với Tập đoàn Phốt phát Cherifie (Office Cherifien des Photphates - OCP), tại Casablanca, Morocco để hình thành nhà máy sản xuất phân bón DAP và Amonia nhằm cung cấp cho thị trường Việt
  38. 34 Nam và khu vực. Đây được coi là dự án đầu tư ra nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay của Việt Nam. Ngoài ra là hàng loạt các dự án đầu tư trồng cao su, hay cây công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ khác tại Lào và Campuchia. Lĩnh vực chế tạo và dịch vụ cũng trở thành "điểm đến" hấp dẫn của dòng vốn này với số dự án và lượng vốn ngày càng tăng. Ví như dự án của Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel tại Campuchia trị giá 27 triệu USD nhằm khai thác mạng viễn thông di động. hay như khoản đầu tư của Công ty cổ phần Đầu tư Việt Sô trị giá 35 triệu USD dành để xây văn phòng cho thuê tại Nga Bên cạnh đó là các dự án trong lĩnh vực giải trí và nghệ thuật, chế biến và chế tạo. tài chính - ngân hàng. bất động sản. bán buôn, bán lẻ. kho bãi. cũng được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đầu tư. Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư ra nước ngoài theo ngành Các dự án còn hiệu lực lũy kế đến 28/02/2010 Vốn đầu tư của Vốn đầu tư của Số dự Ngành dự án ở nước nhà đầu tư VN án ngoài (USD) (USD) Khai khoáng 88 16.912.881.482 4.309.845.565 Nông, lâm nghiệp. thủy sản 7 2.112.875.678 1.870.369.133 Nghệ thuật và giải trí 59 1.266.458.757 1.183.169.314 SX, phân phối điện, khí, nước, 3 1.034.550.000 1.034.550.000 điều hòa Thông tin và truyền thông 28 741.322.116 507.456.061 CN chế biến,chế tạo 110 558.973.400 437.950.246 Tài chính, ngân hàng, bảo 17 225.128.000 216.451.000 hiểm KD bất động sản 28 394.974.634 159.042.634 Bán buôn, bán lẻ. sửa chữa 98 205.201.842 150.786.875 HĐ chuyên môn, KHCN 59 42.748.556 36.611.656 Y tế và trợ giúp XH 3 31.579.615 31.579.615 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 19 81.045.206 31.466.873 Xây dựng 23 49.243.422 29.694.567
  39. 35 Vận tải kho bãi 12 19.185.771 17.148.211 Hành chính và dịch vụ hỗ trợ 9 37.890.000 9.680.000 Cấp nước. xử lý chất thải 2 8.900.000 7.920.000 Dịch vụ khác 7 4.447.500 3.052.500 Giáo dục và đào tạo 3 8.315.700 2.085.000 Tổng số 575 23.735.721.679 10.038.859.250 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch đầu tư. Về địa bàn đầu tư thì các doanh nghiệp Việt Nam tập trung chủ yếu tại Lào, Campuchia, là những quốc gia gần và truyền thống do có sự am hiểu về môi trường đầu tư và trình độ phát triển còn thấp. Ngoài ra Việt Nam còn đầu tư ra nhiều nước khu vực châu Mỹ, châu Âu và châu Phi. Top 10 quốc gia thu hút nhiều vốn FDI của Việt Nam. Vốn đầu tư của Vốn đầu tư của Quốc gia/vùng lãnh Số dự dự án ở nước nhà đầu tư VN thổ án ngoài (USD) (USD) Lào 195 3.949.395.766 3.313.110.760 Campuchia 87 1.938.274.420 1.864.332.156 Venezuela 2 12.434.400.000 1.825.120.000 Liên bang Nga 16 1.594.947.407 776.873.090 Malaysia 6 811.522.740 411.823.844 Mozambique 1 493.790.000 345.653.000 Hoa Kỳ 73 308.323.570 251.391.570 Angieri 1 562.400.000 224.960.000 Cuba 2 125.460.000 125.460.000 Madagascar 1 117.360.000 117.360.000 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư. 2.2.3.2. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam tại CHLB Đức. Theo Cục đầu tư nước ngoài, tính tới 02/2010 Việt Nam đã có 10 dự án đầu tư tại CHLB Đức với số vốn đăng ký hơn 14 triệu USD, đứng thứ 23 trong tổng số 55 quốc gia Việt Nam đầu tư. Hiện có khoảng 8.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ của người Việt Nam đang hoạt động kinh doanh trên khắp mọi miền nước Đức và chủ
  40. 36 yếu tập trung vào các lĩnh vực như xuất nhập khẩu hàng dệt may, giầy dép, thực phẩm, hoa quả, kinh doanh khách sạn, nhà hàng, bất động sản, du lịch Một số trung tâm thương mại lớn của người Việt Nam tại các thành phố lớn của Đức như: Berlin, Magdeburg, Leipzig và Erfurt đã được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay, góp phần quan trọng vào việc duy trì và thúc đẩy quan hệ thương mại song phương giữa hai nước. 2.2.3.3. Một số dự án đầu tư của Việt Nam tại CHLB Đức. - Dự án VietHaus - Công ty Cổ phần Nhà Việt (VietHaus AG). VietHaus AG là liên doanh của hai công ty tại Việt Nam là Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) và Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông Toàn Cầu (GTSC Corp). Lĩnh vực kinh doanh chính là cung cấp dịch vụ khách sạn, nhà hàng, xúc tiến thương mại, tổ chức sự kiện, trao đổi và giao lưu văn hoá, đầu tư, xuất nhập khẩu, các dịch vụ về chăm sóc sức khoẻ Dự án VietHaus được thành lập năm 2005, toạ lạc tại vị trí trung tâm thủ đô Berlin - CHLB Đức, VietHaus được đầu tư diện tích 4500m2 bao gồm các hạng mục công trình và dịch vụ như: Nhà hàng Sen với công suất phục vụ cho khoảng 300 khách ngồi với các thiết kế mang đậm nét Á Đông. Khách sạn Hạ Long với tổng cộng 23 phòng theo tiêu chuẩn phòng VIP, phòng gia đình, phòng đôi cùng với các tiện nghi cao cấp. Saigon Café Bar mang phong cách Việt pha lẫn nét hiện đại Châu Âu với quầy bar phục vụ các loại cocktail và thức ăn nhẹ cho các buổi tiệc hoặc buổi họp mặt bạn bè hay người thân nhỏ, ngoài ra Saigon café Bar cũng phục vụ các thức uống trà và cà-phê mang đậm hương vị quê nhà. Khu trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm thủ công, đồng thời cũng là địa điểm lý tưởng và phù hợp cho việc tổ chức các hội thảo về xúc tiến thương mại và trưng bày, triển lãm các hàng hoá xuất, nhập khẩu. VietHaus cung cấp các dịch vụ theo tiêu chuẩn cao mang đặc trưng của Á Đông nhưng cũng phù hợp với những nét văn hoá Châu Âu, nhằm giới thiệu đến người dân địa phương, du khách các nước du lịch đến Đức và đặc biệt là cộng đồng người Việt đang sinh sống và công tác tại Đức. Mục tiêu chiến lược của VietHaus là nhắm đến và mở rộng trong các hoạt động xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu và đầu tư, làm cầu nối cho các doanh nghiệp, doanh nhân giữa Việt Nam và Đức, mở
  41. 37 rộng các mối quan hệ hợp tác đa phương nhằm phát triển kinh doanh, đồng thời, trở thành “trái tim Việt giữa lòng thành phố Berlin” như ý nghĩa khởi đầu của dự án. VietHaus là dự án đầu tiên, đánh dấu một mốc son khởi sắc trong việc thực hiện chủ trương mở rộng các lĩnh vực hợp tác đầu tư của Ban lãnh đạo GTSC. VietHaus - AG là mô hình đầu tư ra nước ngoài đầu tiên của Việt Nam tại CHLB Đức, được nhà nước ta cho phép, nhằm xây dựng một Trung tâm xúc tiến thương mại, đầu tư, văn hoá và du lịch ngay giữa lòng thủ đô Berlin, không chỉ đóng vai trò tìm kiếm đối tác ở Đức mà còn là cầu nối phát triển quan hệ với quốc tế. Được thành lập từ 2005, sau chặng đường dài đầu tư và phát triển, đến nay, VietHaus được ví như “Tâm hồn Việt giữa lòng thủ đô Berlin”, mang một ý nghĩa lớn trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Việt Nam đang làm ăn sinh sống ở Đức. VietHaus là một phần văn hoá Việt Nam hiện diện tại Đức, giúp bạn bè Đức và quốc tế hiểu thêm về đất nước và con người Việt Nam, đồng thời tăng cường tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt - Đức, đóng góp quan trọng trong việc khởi nguồn và mở rộng hợp tác phát triển kinh tế giữa hai nước. Phía chính phủ Đức cũng bày tỏ mong muốn xây dựng một “German Haus” – “Nhà Đức tại Việt Nam”. Quyết định tham gia hợp tác đầu tư và phát triển VietHaus- AG cùng cổ đông sáng lập - Công ty Dịch vụ cụm cảng hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO), GTSC khẳng định sẽ đẩy mạnh đầu tư, đưa VietHaus- AG trở thành một Trung tâm thương mại, đầu tư, văn hóa và du lịch lớn nhất tại Đức, VietHaus sẽ là ngôi nhà chung – niềm tự hào của cộng đồng Người Việt nơi đây. - Chi nhánh VietinBank CHLB Đức. Ngày 06/09/2011, VietinBank chính thức khai trương Chi nhánh VietinBank CHLB Đức (VietinBank German Branch) tại Frankfurt. Sau một thời gian nghiên cứu, khảo sát thị trường, thu thập và tìm hiểu các quy định, yêu cầu của hệ thống pháp luật Đức, xúc tiến các bước chuẩn bị hồ sơ, giải trình cần thiết cho cơ quan hữu quan Đức, bố trí nhân sự, đào tạo cán bộ, hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất, ngày 28/7/2011, VietinBank đã chính thức được Cơ quan giám sát tài chính Liên bang Đức đồng ý cấp phép mở chi nhánh ở Đức. Trụ sở chính của chi nhánh VietinBank CHLB Đức tọa lạc tại số 44 Reuterweg, thành phố Frankfurt am Main, bang Hessen, CHLB Đức. Chi nhánh VietinBank tại Đức sẽ cung cấp đầy đủ các
  42. 38 sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như: chuyển tiền, tài khoản, tiết kiệm, cho vay, tài trợ thương mại, bảo lãnh, thẻ, ngân hàng điện tử, với công nghệ tiên tiến nhất và đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, trình độ cao. VietinBank tiếp tục thực hiện chủ trương phát triển, mở rộng hoạt động ra nước ngoài. Đến nay, VietinBank đã có 1 chi nhánh tại Frankfurt và sắp khai trương 1 chi nhánh tại Berlin – Đức. Theo ông Nguyễn Văn Du - Phó tổng giám đốc phụ trách mạng lưới nước ngoài của Vietinbank, mục tiêu trước mắt của Vietinbank khi mở chi nhánh tại Đức là phục vụ công đồng người Việt đang làm ăn sinh sống tại Đức. Tiếp đó Vietinbank sẽ có chương trình nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Đức có mong muốn đầu tư vào Việt Nam. Ông Du cũng cho biết thêm là Vietinbank có kế hoạch nâng cấp chi nhánh tại Frankfurt, Đức thành một ngân hàng con trực thuộc. Từ đó có thể mở thêm các chi nhánh ở các quốc gia khác tại châu Âu như Séc, Balan, Anh, Pháp Chi nhánh Vietinbank tại Frankfurt là hướng tới mục tiêu tham gia vào thị trường tài chính quốc tế, tiếp cận hệ thống ngân hàng hiện đại, dần đưa Vietinbank thành ngân hàng tầm cỡ quốc tế. 2.2.4. Một số nhận xét, đánh giá chung. Từ tình hình diễn biến về hoạt động đầu tư song phương của Việt Nam và CHLB Đức như trên, có thể có một số nhận xét đánh giá như sau: 2.2.4.1. Về đầu tư trực tiếp nước ngoài của CHLB Đức tại Việt Nam. Thứ nhất, trong những năm qua, đầu tư trực tiếp của CHLB Đức tại Việt Nam có sự tăng trưởng với tốc độ trung bình, chưa thật sự xứng tầm với tiềm năng của mỗi nước, tính đến hết năm 2011 có 175 dự án được cấp giấy phép đầu tư với số vốn đăng ký tổng cộng là hơn 900 triệu USD, trung bình vốn đăng ký mỗi dự án khoảng hơn 5 triệu USD, đây là một con số khá nhỏ so với tiềm lực của các doanh nghiệp Đức cũng như khả năng hấp thụ vốn của Việt Nam. Cho đến nay, CHLB Đức đứng thứ 24 trong tổng số 94 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư FDI tại Việt Nam, chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng vốn FDI đăng ký tại Việt Nam. Thứ hai, nguyên nhân làm cho hoạt động đầu tư của CHLB Đức tại việt Nam còn ít cả về số lượng dự án lẫn số vốn đầu tư là do:
  43. 39 - Việt Nam mới gia nhập WTO được hơn 5 năm và vẫn còn là thị trường khá mới mẻ đối với các đối tác nước ngoài nói chung và CHLB Đức nói riêng, hơn nữa khoảng cách về địa lý giữa hai nước cũng là một khó khăn hơn so với các nước trong khu vực khi tìm hiểu thị trường, do vậy cần một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu để các doanh nghiệp CHLB Đức có thể quyết định đầu tư tại Việt Nam. - Cơ sở pháp lý và môi trường đầu tư của Việt Nam chưa thật sự thông thoáng và có sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là thủ tục hành chính, thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư còn khá nhiều khâu khiến cho nhà đầu tư nước ngoài không mấy mặn mà. Hơn nữa khả năng tiếp cận thông tin còn hạn chế gây khó khăn cho các doanh nghiệp nước ngoài khi tìm hiểu đối tác đầu tư tại Việt Nam cũng như tính chính xác của các thông tin đó. - Nguồn nhân lực của Việt Nam còn thiếu và yếu về tay nghề và kỹ năng chuyên môn trong khi các ngành đầu tư của CHLB Đức là những ngành đòi hỏi trình độ chuyên môn và kỹ năng khá cao của người lao động. Thứ ba, về cơ cấu ngành nghề đầu tư thì các dự án đầu tư của CHLB Đức tập trung vào thế mạnh của họ là công nghiệp chế tạo, năng lượng, cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, công nghệ cao, hóa chất mà đây lại là những lĩnh vực mà Việt Nam còn yếu, kinh nghiệm và trình độ khoa học kỹ thuật chưa theo kịp. Do vậy mà các nhà đầu tư đến từ CHLB Đức luôn nhận được những ưu đãi và khuyến khích từ phía Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển trong các lĩnh vực trên, đồng thời giúp cung cấp những sản phẩm công nghiệp kỹ thuật cao mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa có khả năng hoặc năng lực sản xuất để cung cấp cho thị trường. Thứ tư, về hình thức đầu tư, các dự án đầu tư của CHLB Đức khá đa dạng, từ những dự án liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam tới những dự án 100% vốn nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn của CHLB Đức thành lập công ty TNHH vốn 100% tại Việt Nam nhằm khai thác và dần chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và hướng tới xuất khẩu sang các thị trường khu vực châu Á. Thứ năm, cũng giống như các dự án đầu tư nước ngoài từ các quốc gia khác, các dự án đầu tư từ CHLB Đức giúp giải quyết công ăn việc làm cho các địa phương, nâng cao trình độ và kỹ năng của người lao động, đồng thời nâng cao mức sống của người dân địa phương.
  44. 40 Thứ sáu, thu hút vốn FDI từ các đối tác CHLB Đức là bước đi và tiền đề quan trọng trong quá trình thu hút vốn FDI từ các nước trong khu vực EU, đồng thời giúp các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi kỹ thuật, công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất cũng như kỹ năng quản lý, điều hành một doanh nghiệp ở phạm vi khu vực và quốc tế. 2.2.4.2. Về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam tại CHLB Đức. Do trình độ phát triển còn thấp cùng với khoảng cách địa lý khá xa gây nên những khó khăn khi tham gia tìm hiểu thị trường nên số lượng các dự án đầu tư của Việt Nam tại CHLB Đức còn khá khiêm tốn. Tính đến 02/2010 Việt Nam có 10 dự án với tổng số vốn đăng ký hơn 14 triệu USD, đây là một con số rất nhỏ so với tổng số vốn đầu tư nước ngoài tại CHLB (năm 2010 khoảng 46 tỷ USD). Tuy nhiên là một quốc gia đang phát triển và đi những bước đầu của quá trình hội nhập với kinh tế thế giới, Việt Nam cũng đã có một số dự án khá quan trọng trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng, dịch vụ khách sạn, du lịch mở đường cho những doanh nghiệp Việt Nam tiến vào nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới như CHLB Đức cũng như các quốc gia trong khu vực EU. 2.3. Một số vấn đề về hợp tác phát triển toàn diện. Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Việt Nam có nhiều lợi thế và tính hấp dẫn lâu dài cùng môi trường đầu tư được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Chẳng hạn, Việt Nam được xếp là một trong 15 điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. xếp thứ 4 trong 10 nền kinh tế có mức độ cải cách nhất trong năm 2010 về thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép đầu tư xây dựng và vay vốn tín dụng, theo một số đánh giá gần đây. Do đó Việt Nam trở thành một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư Đức trong khu vực. Tuy nhiên không chỉ quan tâm tới đầu tư mà các đối tác CHLB Đức còn thúc đẩy nhiều dự án, chương trình hợp tác phát triển toàn diện với Việt Nam. 2.3.1. Viện trợ ODA của CHLB Đức tại Việt Nam. Trong những năm qua, Đức là một trong những nước viện trợ phát triển chính thức (ODA) hàng đầu và thường xuyên cho Việt Nam. Theo Tạp chí Cộng sản tổng
  45. 41 ODA mà Đức cung cấp cho Việt Nam đạt trên 1,5 tỉ USD, đứng thứ 2 trong EU (sau Pháp). Ngay cả trong giai đoạn khó khăn do khủng hoảng kinh tế hiện nay, Đức vẫn quyết định không cắt giảm viện trợ ODA cho Việt Nam. Tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam năm 2009 được tổ chức vào đầu tháng 12-2009 tại Hà Nội, CHLB Đức cam kết viện trợ phát triển cho Việt Nam hơn 200 triệu USD trong tài khóa 2009-2010, chiếm gần 12,7% so với tổng mức cam kết vốn ODA của EU dành cho Việt Nam, tăng 17% so với năm tài khóa 2008-2009. Các dự án ODA của CHLB Đức tại Việt Nam tập trung vào 3 lĩnh vực trọng tâm chính: hỗ trợ cải cách kinh tế, phát triển bền vững và chính sách môi trường. Ngoài ra nguồn vốn này còn được sử dụng hiệu quả trong các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam như: xóa đói, giảm nghèo, y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng, xây dựng năng lực thể chế và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong số các nhà tài trợ ODA cho Việt Nam của CHLB Đức thì Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW) là đối tác khá quan trọng. KFW là ngân hàng phát triển đóng vai trò tích cực trong cung cấp tài chính cho xuất khẩu, đầu tư và dự án. Trong hợp tác tài chính với các nước đang phát triển KFW cung cấp các dịch vụ tư vấn và các loại hình dịch vụ khác. Đối với KFW, Việt Nam đã trở thành một đối tác quan trọng từ nhiều năm nay. Năm 2001, văn phòng đại diện của KFW đã được thành lập tại Hà Nội. Tổng trị giá các khoản cho vay và viện trợ không hoàn lại từ KFW đối với Việt Nam là gần 330 triệu EUR, tính từ năm 1990. Hoạt động cốt lõi của KFW tại Việt Nam là hợp táctài chính. Trong khuôn khổ loại hình hợp tác này, KFW được Chính phủ CHLB Đức uỷ nhiệm cung cấp tài chính cho các chương trình đầu tư và cải cách gồm cả những khoản đầu tư cho hạ tầng kinh tế như giao thông, năng lượng, thông tin cũng như các khoản đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, các dự án đảm bảo sự tiếp cận với các hạ tầng xã hội như nước sạch, y tế và giáo dục. Hơn nữa, KFW trợ giúp phát triển một hệ thống tài chính hiệu quả và cung cấp các khoản tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với các chương trình của mình, KFW đã và đang hỗ trợ thực hiện Chiến lược tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo do Chính phủ Việt Nam phát động năm 2002. Bên cạnh việc cung cấp tài chính cho hợp tác phát triển, KFW cũng cung cấp các khoản vay thương mại cho Việt Nam trong phạm vi tài chính xuất khẩu và tài chính dự án.
  46. 42 Phía Đức cho biết trong thời gian tới, Đức sẽ tiếp tục viện trợ ODA cho Việt Nam qua các dự án đang triển khai như tàu điện ngầm tại thành phố Hồ Chí Minh, sân bay Long Thành, dự án ngôi nhà Đức Ông Jochen Homann, Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế và Công nghệ CHLB Đức, nhấn mạnh các doanh nghiệp Đức có ý thức phát triển những ngành công nghệ mới, thân thiện với môi trường Trong hợp tác, doanh nghiệp Đức sẵn sàng hợp tác một cách chặt chẽ và quan tâm đến các mối quan hệ hợp tác bền vững, lâu dài. 2.3.2. Hợp tác phát triển trong các lĩnh vực. Không chỉ quan tâm tới quan hệ thương mại, đầu tư, các đối tác CHLB Đức còn đặc biệt quan tâm tới quan hệ hợp tác phát triển với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, là quốc gia có đóng góp và thúc đẩy mạnh mẽ vào sự phát triển trên nhiều lĩnh vực của Việt Nam ngoài lĩnh vực kinh tế. 2.3.2.1. Hợp tác giáo dục, đào tạo. Ngày 29/02/2012 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Nghệ thuật bang Sachsen (CHLB Đức) Sabine von Schorlemer đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học và nghiên cứu. Theo đó, hai bên sẽ tiếp tục tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa các mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục nâng cao, đặc biệt là giáo dục đại học, nghiên cứu. Phía Đức có nhiều chương trình hỗ trợ, đào tạo về các bộ môn khoa học tự nhiên ứng dụng: tin học, toán công nghệ, nghiên cứu vật liệu và chất liệu. chế tạo máy, thiết bị sản xuất. khoa học giao thông. chuyển giao kiến thức và công nghệ giáo dục đại học, kinh tế cho đến các chiến lược Marketing và các chiến lược đổi mới, phát triển và quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nâng cao chất lượng trong lĩnh vực giáo dục đại học, nghiên cứu và quản lý giáo dục, đào tạo giáo viên, chuẩn hóa và đảm bảo chất lượng giáo dục, chuyển giao kinh nghiệm và mô hình đào tạo trong lĩnh vực giáo dục đại học. Các ngành khoa học về nhà nước và quản lý. Trước đó, năm 1998, Đức hợp tác xây dựng Trung tâm trao đổi khoa học - kỹ thuật trong khuôn viên Trường Đại học Bách khoa. Đức cũng mong muốn Việt Nam gửi nhiều sinh viên sang học và ký với Việt Nam một thoả thuận hỗ trợ sinh viên Việt Nam sang du học ở Đức bằng học bổng của Việt Nam. Cơ quan trao đổi
  47. 43 hàn lâm của Đức (DAAD) thường xuyên cấp học bổng cho cán bộ khoa học của Việt Nam đi bổ túc ngắn hạn ở Đức. Tính đến nay, Việt Nam có tới ít nhất 70.000 người từng học tập, làm việc tại Đức đã tạo ra một cầu nối độc đáo giữa hai nước mà theo lời ông Anton F.Boerner, Chủ tịch Hiệp hội Bán buôn và Ngoại thương Đức (BGA) là "không thể tìm thấy ở bất kỳ nước châu Á nào khác". Đến 10/09/2008 trường đại học Việt-Đức là trường công lập của Việt Nam có cơ cấu đào tạo và quản lý theo mô hình của đại học Đức đã chính thức khai giảng khóa đầu tiên tại Tp. Hồ Chí Minh. Trường hợp tác chặt chẽ với các trường đại học danh tiếng ở Đức, những trường đã liên kết với nhau thành lập Hiệp hội các trường đại học hỗ trợ đại học Việt-Đức từ tháng 2 năm 2009, cùng chung sức thiết kế, xây dựng và triển khai một chương trình đào tạo đa dạng cho các bậc đại học, cao học và nghiên cứu sinh trong những năm tới. Cùng với sự đầu tư của chính phủ Việt Nam, việc xây dựng đại học Việt-Đức cũng nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ liên bang và chính phủ bang Hessen với nguồn ngân sách đáng kể. Trọng tâm đào tạo của đại học Việt-Đức sẽ là các ngành kỹ thuật và khoa học tự nhiên. Ở phạm vi nhỏ hơn trường cũng sẽ mở thêm những ngành đào tạo trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như các ngành kinh tế. Ngôn ngữ giảng dạy và học tập tại trường là tiếng Anh, nhưng trong quá trình học tại trường sinh viên cũng được học tiếng Đức song song. Chiến lược của trường là triển khai các chương trình đào tạo chất lượng cao của Đức trực tiếp tại Việt Nam. Chương trình đào tạo hiện đại, sát thực tế và mối liên kết chặt chẽ của đại học Việt-Đức với nền kinh tế Đức mở ra cho các sinh viên tốt nghiệp của trường các cơ hội việc làm tốt trên thị trường lao động. Ngoài ra, đại học Việt-Đức cũng chính là cánh cửa mở sang nước Đức: ở một số chương trình đào tạo, sinh viên sẽ theo học một vài kỳ tại Đức. ở các chương trình đào tạo khác, sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội hoàn thành chương trình đào tạo ở bậc cao hơn (trình độ thạc sỹ và tiến sỹ) tại một trường đại học ở Đức hoặc ngay tại đại học Việt-Đức. Một mục tiêu quan trọng của đại học Việt-Đức là cùng với sự hỗ trợ của một trường đại học đối tác ở Đức đào tạo và tuyển dụng các giảng viên đại học xuất sắc của Việt Nam một cách lâu dài. Đại học Việt-Đức là một trường còn non trẻ mang trọng trách của chính phủ Việt Nam giao phó là trong vài năm tới phát triển
  48. 44 thành một trong những trường đại học định hướng nghiên cứu hàng đầu tại Việt Nam. Đặc biệt từ năm 2009, Bộ GD-ĐT đã cho phép Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam liên kết với Trường Đại học Khoa học Ứng dụng Cologne, CHLB Đức liên kết đào tạo Thạc sĩ khoa học về Quản lý công nghệ và Tài nguyên. 2.3.2.2. Hợp tác khoa học, công nghệ. Năm 1996, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Giáo dục và Nghiên cứu CHLB Đức đã ký nghị định thư hợp tác nghiên cứu khoa học, tạo môi trường và nền tảng pháp lý thuận lợi cho việc đẩy mạnh hợp tác khoa học và công nghệ giữa hai nước. Hai bên thường xuyên trao đổi thông tin, chuyên gia, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học và thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học chung. Năm 1998, Đức hợp tác với Việt Nam xây dựng Trung tâm trao đổi khoa học - kỹ thuật thuộc trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Đức cũng mong muốn Việt Nam tiếp tục gửi nhiều sinh viên sang học ở Đức. Đức đã ký với Việt Nam một thỏa thuận hỗ trợ sinh viên Việt Nam sang du học ở Đức bằng học bổng của Việt Nam. . Trong nhiều năm, CHLB Đức đã có nhiều dự án hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực như: Công nghệ môi trường, cung cấp và xử lý nước sạch, xử lý nước thải, thoát nước đô thị, xử lý và tái sử dụng rác thải. lĩnh vực Tài nguyên, thăm dò và khai thác nguyên liệu, khai thác mỏ, quản lý tài nguyên bền vững, năng lượng và hiệu quả năng lượng, năng lượng xanh 2.3.2.3. Hợp tác giao lưu văn hóa. Năm 1990, Việt Nam và Đức ký Hiệp định văn hoá nhằm thúc đẩy hợp tác và trao đổi văn hóa giữa hai nước. Được sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, năm 1997, Đức thành lập một trung tâm văn hóa - Viện Gớt tại Hà Nội. Đây là địa điểm thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm giới thiệu văn hóa Đức và giảng dạy tiếng Đức tại Việt Nam. Việt Nam cũng thường xuyên cử các đoàn nghệ thuật sang Đức phục vụ bà con Việt kiều tại Đức, qua đó giới thiệu nền nghệ thuật phong phú, đa dạng của Việt Nam tới công chúng Đức. Năm 2010 được coi là năm đặc biệt trong quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước, là “Năm Đức tại Việt Nam” và “Năm Việt Nam tại Đức”. Chuỗi sự kiện, chương trình hoạt động phong phú và đa dạng trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
  49. 45 văn hóa xã hội diễn ra ở hai nước đã kết nối giao lưu, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tạo điều kiện giới thiệu, quảng bá các thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của hai nước, phản ánh toàn diện và sâu sắc mối quan hệ hữu nghị và hợp tác song phương Việt Nam - CHLB Đức. 2.3.2.4. Hợp tác phát triển bền vững. CHLB Đức là một trong số các quốc gia đẩy mạnh quá trình hợp tác giúp Việt Nam phát triển một cách bền vững hơn như các dự án “Xóa đói giảm nghèo” giai đoạn 1996-2004 đã có vai trò to lớn trong việc hỗ trợ Chính phủ Việt Nam hình thành và triển khai chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Một dự án tiếp theo có tên là “Dự án hỗ trợ giảm nghèo” được triển khai từ năm 2006. Giai đoạn 1 (2006-2009) dự án thực hiện tại 3 tỉnh Thanh Hóa, Hòa Binh và Đắc Lắc, sau khi Chính phủ có định hướng giảm nghèo tập trung vào 62 huyện nghèo nhất, giai đoạn của dự án (2009-2012) tập trung ở cấp quốc gia và Thanh Hóa, là tỉnh có nhiều huyện nghèo nhất trong cả nước. Trong lĩnh vực an sinh xã hội, dự án đã hỗ trợ kỹ thuật với Bộ Lao động thương binh xã hội, Viện Khoa học, đã xây dựng Chiến lược an sinh xã hội giai đoạn 2011-2020. Dự án đã hỗ trợ đánh giá những bất cập của an sinh xã hội, giới thiệu các khái niệm về an sinh xã hội thông qua nhiều hội thảo, tập huấn, tham quan học tập. Hệ thống an sinh xã hội hiện tại được cho là manh mún, có độ bao phủ thấp và tiếp cận hạn chế tới đối tượng yếu thế. Vì vậy dự án tập trung hỗ trợ xác định phạm vi của an sinh xã hội, tái cấu trúc lại các lĩnh vực, tăng độ bao phủ tới nhóm người lao động phi chính thức, vv. Chiến lược mới có 6 cấu phần chính: (1)Thị trường lao động. (2) Bảo hiểm xã hội. (3) Bảo hiểm y tế. (4) Trợ giúp xã hội. (5) Giảm nghèo và (6) Dịch vụ xã hội. Về lĩnh vực chính sách môi trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển đô thị, hai nước đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, nhất là trong vấn đề quản lý bền vững tài nguyên rừng, quản lý các rừng quốc gia cũng như bảo tồn đa dạng sinh học Đức cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu thông qua các dự án trồng rừng, gìn giữ đa dạng sinh học và bảo vệ sinh thái biển. Ngoài ra, với sáng kiến về khí hậu và môi trường, Đức cam kết tích cực đóng góp cải thiện việc cung cấp và sử dụng hiệu quả năng lượng tại Việt Nam
  50. 46 thông qua đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện hiện đại, xây dựng các nhà máy thủy điện nhỏ, tận dụng những nguồn năng lượng mới 2.4. Những tác động của quan hệ thương mại và đầu tư với CHLB Đức tới tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam – CHLB Đức từ trước tới nay đã có sự tác động sâu sắc đến nhiều mặt kinh tế - xã hội, chính trị - ngoại giao, văn hóa giáo dục thúc đẩy sự phát triển của hai quốc gia, những tác động ấy có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển của Việt Nam, một trong số các quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới với tiềm năng vô cùng to lớn. 2.4.1. Tác động tương hỗ thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển. Hoạt động trao đổi thương mại, đầu tư giữa hai quốc gia có tác động to lớn tới sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực, giúp chuyển dịch cơ cấu, phân bổ nguồn lực vào các lĩnh vực có thế mạnh của mỗi bên và thúc đẩy hoạt động trong các lĩnh vực mà trước đó còn chưa hoạt động hoặc hoạt động thiếu hiệu quả. Đối với Việt Nam, tác động thúc đẩy nổi bật ở các ngành kinh tế: 2.4.1.1. Thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp là một trong các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam từ trước tới nay. Mặc dù tỷ trọng đóng góp vào GDP trong lĩnh vực nông nghiệp có sự sụt giảm đáng kể từ mức hơn 40% năm 1991 xuống còn khoảng 20% năm 2010 (theo Tổng cục thống kê) do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam diễn ra với tốc độ nhanh chóng, tuy nhiên đây vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn có sức cạnh tranh cao của Việt Nam trên trường quốc tế. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang CHLB Đức đều là các sản phẩm nông nghiệp như: hàng hải sản, hạt điều, café, hồ tiêu, đồ gỗ các loại Giá trị xuất khẩu các mặt hàng này sang thị trường Đức khá lớn từ hơn 100 triệu USD đến 600 triệu USD (năm 2011), điều này góp phần không nhỏ giúp đẩy mạnh các hoạt động sản xuất nông nghiệp, gia tăng năng suất và chất lượng các sản phẩm, cải tiến quy trình kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh khi xuất khẩu sang các thị trường khó tính như CHLB Đức.
  51. 47 Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong EU, do vậy thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nông sản sang thị trường này là bước đi quan trọng để Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào các thị trường khác của EU. Hơn nữa một khi các sản phẩm nông sản của Việt Nam được người tiêu dùng Đức chấp nhận và lựa chọn thì khả năng các thị trường khác tại EU và thế giới chấp nhận là rất cao. Không chỉ dừng lại ở khía cạnh thúc đẩy xuất khẩu, các đối tác CHLB Đức còn có nhiều dự án hỗ trợ Việt Nam bằng tài chính hoặc công nghệ, kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực này. Ví dụ như ngành lâm nghiệp, phía Đức hỗ trợ tài chính cho Việt Nam thông qua Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW), hỗ trợ một mô hình trồng rừng đổi mới tại các huyện nghèo thuộc miền Bắc và miền Trung Việt Nam (hiện có các dự án đã, đang và sẽ triển khai gồm các dự án KFW1 “Trồng rừng ở các tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn”. KFW2 “Trồng rừng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. KFW3 “ Trồng rừng ở các tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh và Lạng Sơn”. Các biện pháp đào tạo và hỗ trợ quản lý rừng bền vững ở các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn. KFW4 “ Trồng rừng tại các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An”. KFW6 “Phục hồi và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên”. KFW7 “ Dự án phát triển lâm nghiệp ở Hòa Bình và Sơn La”. KFW8 “ Quản lý và phục hồi rừng bền vững ở các tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên”. 2.4.1.2. Thúc đẩy phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng. Nền kinh tế Việt Nam từ khi bắt đầu mở của năm 1986 đã bắt đầu tập trung phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ một nền kinh tế thuần túy nông nghiệp, đã đầu tư phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ theo hướng hiện đại. Cho đến nay, sau hơn 20 năm của chiến lược đó, Việt Nam đã có một nền tảng công nghiệp vững chắc, đóng góp một tỷ trọng lớn vào GDP của cả nước. Năm 1990 công nghiệp chỉ đóng góp hơn 22% vào GDP thì đến năm 2010 tỷ lệ này là hơn 41% (theo Tổng cục thống kê), mức đóng góp tăng gần gấp đôi so với thập niên 1990. Điều đó cho thấy mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng và nhà nước đã có những thành công nhất định. Góp phần vào thành công của nền công nghiệp Việt Nam trong thời gian qua thì không thể không nhắc tới các yếu tố bên
  52. 48 ngoài, những dự án đầu tư của các cường quốc công nghiệp hiện đại trong đó có CHLB Đức. Từ những năm đầu của thập niên 1990, đã có nhiều nhà đầu tư Đức quan tâm tới thị trường Việt Nam khi đó còn vô cùng mới mẻ và nhiều tiềm năng. Tập đoàn Siemens của CHLB Đức là một trong những nhà đầu tư đầu tiên của Đức có mặt tại Việt Nam với nhiều dự án hỗ trợ trong lĩnh vực công nghiệp, năng lượng và y tế như các dự án Cung cấp hai Hệ thống Chụp cộng hưởng từ (năm 1996), cung cấp hệ thống điệu trị bệnh ung thư tiên tiến nhất cho bệnh viện K tại Hà Nội (năm 2000), thiết kế và cung cấp 16 đầu máy xe lửa cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (năm 2004) và nhiều dự án cung cấp các thiết bị cho các nhà máy điện, thép, xi măng Một tập đoàn công nghiệp khác của Đức là Robert Bosch GmbH có mặt tại Việt Nam từ năm 2004 chuyên sản xuất thiết bị công nghiệp, xây dựng, linh kiện ô tô và công nghiệp phụ trợ, công nghệ thông tin Ngoài ra còn nhiều đối tác khác của CHLB Đức đang đầu tư tại Việt Nam sẽ góp phần không nhỏ vào thúc đẩy phát triển những ngành công nghiệp, kỹ thuật mà Việt Nam còn nhiều hạn chế. Về lĩnh vực cơ sở hạ tầng, CHLB Đức cũng có nhiều sự hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong các dự án xử lý nước thải, xây dựng hệ thống thoát nước, xây dựng nâng cao hiệu quả hệ thống đường bộ, đường sắt. Đồng thời CHLB Đức sẵn sàng chia sẻ chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với Việt Nam trong lĩnh vực quản lý và phát triển đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở, công nghệ xây dựng. CHLB Đức cũng mong muốn hợp tác với Bộ Xây dựng Việt Nam trong các vấn đề tiết kiệm năng lượng trong xây dựng. xây dựng xanh. tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà. xây dựng hệ thống tiêu chuẩn hóa cho sản phẩm xây dựng nhắm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam. 2.4.1.3. Thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ. Các đối tác CHLB Đức không chỉ có thế mạnh trong lĩnh vực công nghiệp mà các ngành dịch vụ cũng phát triển và được đầu tư mạnh mẽ ra nước ngoài trong đó có thị trường Việt Nam. Có thể kể đến các tập đoàn của CHLB Đức hoat động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ có mặt tại Việt Nam như: DHL Express cung cấp dịch vụ logistics, là một trong các nhà đầu tư đến từ Đức có mặt tại Việt Nam. tập đoàn phân phối bán lẻ Metro Cash and Carry hoạt động trong ngành bán lẻ có mặt tại
  53. 49 Việt Nam từ năm 2002 lần đầu tiên mang mô hình cash and carry (là một mô hình đặc biệt thiết kế cho hệ thống phân phối tự phục vụ, nó được phát triển đặc biệt để phục vụ và thỏa mãn nhu cầu kinh doanh đòi hỏi tiết kiệm về chi phí và về thời gian) và là một trong số các nhà phân phối bán lẻ nước ngoài đầu tiên thâm nhập thị trường Việt Nam, mở ra một mô hình kinh doanh hiện đại, hiệu quả. hay ngân hàng Deutsche bank, là một trong số các ngân hàng nước ngoài đầu tiên hoạt động tại Việt Nam từ năm 1992, Deutsche bank cũng là ngân hàng nước ngoài đầu tiên có chi nhánh tại Việt Nam được cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử và là một trong ba ngân hàng nước ngoài dẫn đầu trong việc cung cấp các sản phẩm phức hợp và dịch vụ cho vay xuất nhập khẩu. Deutsche Bank có sàn giao dịch tại Việt Nam và là nhà cung cấp tính thoanh khoản, tư vấn hàng đầu cho hệ thống tài chính và các doanh nghiệp Việt Nam. Những đối tác đến từ CHLB Đức này đều là những tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới, có những bước đi đầu tiên vào thị trường Việt Nam trong những ngành dịch vụ còn mới mẻ và đầy tiềm năng phát triển tại Việt Nam. Và hoạt động từ những tập đoàn này của CHLB Đức chắc chắn sẽ có tác động rất mạnh mẽ tới sự phát triển các ngành dịch vụ của Việt Nam, vốn còn non trẻ và mới mẻ nhưng có sự đóng góp tới gần 40% vào GDP. 2.4.2. Thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ. Hợp tác khoa học công nghệ là một trong những lĩnh vực hợp tác quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam. Hợp tác khoa học công nghệ giữa Việt Nam và CHLB Đức bắt đầu từ những năm 1996 và phát triển mạnh mẽ từ đó đến nay. Nổi bật trong các hợp tác khoa học công nghệ với Đức là hợp tác trong lĩnh vực công nghệ nước và môi trường. Từ năm 2002 các hoạt động hợp tác của Bộ Khoa học và công nghệ Việt Nam và Bộ liên bang về Giáo dục và nghiên cứu CHLB Đức về chủ đề nước và môi trường được phát triển nhanh chóng. Định hướng quốc tế trong nghiên cứu về nước của CHLB Đức được xây dựng nhằm đạt muc tiêu phát triển thiên nhiên kỷ và quốc tế về nước. Nghiên cứu về nước ở Việt nam sẽ góp phần đạt được mục tiêu trên trong việc thiết lập một phương thức quản lý nguồn nước bền vững. Hợp tác ngày càng