Khóa luận Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh

pdf 71 trang hapham 2320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_mot_so_giai_phap_chu_yeu_nham_phat_trien_du_lich_b.pdf

Nội dung text: Khóa luận Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh

  1. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh LỜI MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Việt Nam đang bƣớc vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa, du lịch cũng đang dần khẳng định đƣợc vai trò của nó trong nền kinh tế đất nƣớc. Ngành Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh nói riêng trong những năm qua đã đạt đƣợc những kết quả đáng ghi nhận. Lƣợng khách du lịch nội địa và quốc tế không ngừng tăng lên, thu nhập du lịch cũng đƣợc nâng lên đáng kể, hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật liên tục đƣợc nâng cấp cả về số lƣợng và chất lƣợng. Bên cạnh những đóng góp về mặt kinh tế, du lịch cũng là ngành có đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, từng bƣớc cải thiện đời sống nhân dân. Đây cũng là ngành có đóng góp lớn vào cơ cấu kinh tế của địa phƣơng nói riêng và của cả nƣớc nói chung. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển du lịch ở khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh, đặc biệt là vùng ven bờ biển vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập, nhất là trong việc quản lí, khai thác tài nguyên. Điều đó đã gây tác hại, làm cho nguồn tài nguyên bị suy thoái, môi trƣờng bị hủy hoại, bản sắc văn hóa dân tộc bị đe doạ, các giá trị văn hóa truyền thống bị thƣơng mại hóa, tệ nạn xã hội nảy sinh ngày càng nghiêm trọng. Để giải quyết tốt vấn đề bức xúc này đòi hỏi phải có những biện pháp mang tính khoa học, hiệu quả và đồng bộ nhằm đạt đƣợc những mục tiêu về phƣơng diện kinh tế, văn hóa - xã hội, tài nguyên - môi trƣờng, đảm bảo phát triển bền vững trong tƣơng lai. Vì vậy, em chọn Đề tài “Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng – Quảng Ninh”, để làm Khoá luận tốt nghiệp, mong muốn có thể đóng góp một chút công sức để giải quyết những vấn đề cấp thiết đang đặt ra cho ngành Du lịch của Hải Phòng và Quảng Ninh, là hai cực quan trọng trong Tam giác động lực tăng trƣởng kinh tế phía Bắc, cũng là quê hƣơng yêu dấu của em. Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 1
  2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích - Tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh tế xã hội đang diễn ra tại khu vực ven bở Hải Phòng - Quảng Ninh và những tác động của nó tới các vấn đề kinh tế, văn hóa xã hội, môi trƣờng du lịch của vùng. - Thông qua nhận định tình hình thực tiễn phát triển của ngành du lịch, tìm ra các giải pháp bảo vệ môi trƣờng, văn hóa, xã hội nhằm phát triển du lịch một cách bền vững. b. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan những vấn đề về cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển du lịch bền vững. - Nghiên cứu về thực trạng nguồn tài nguyên du lịch, đánh giá hiện trạng và khả năng khai thác phục vụ các hoạt động du lịch của khu vực ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh. - Nhận xét, đánh giá tình hình phát triển du lịch ở khu vực ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh trên quan điểm phát triển bền vững. - Đề xuất một số biện pháp nhằm đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững ở khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động du lịch ở khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh. - Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các hoạt động du lịch tại vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh. Giới hạn không gian đƣợc tính theo quy ƣớc hành chính, bao gồm toàn bộ các hải đảo ven bờ cùng tất cả các đơn vị quận, huyện, thị của hai địa phƣơng Hải Phòng và Quảng Ninh có đƣờng bờ biển chạy qua. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Trong quá trinh nghiên cứu khóa luận đã sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau, bổ sung cho nhau, tạo điều kiện để Khóa luận đạt đƣợc kết quả một cách khả quan và có cơ sở khoa học. Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 2
  3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh - Các phƣơng pháp đã sử dụng: + Phƣơng pháp thu thập và xử lí dữ liệu; + Phƣơng pháp nghiên cứu thực địa; + Phƣơng pháp phân tích hệ thống; + Phƣơng pháp thống kê. 5. Cấu trúc Khoá luận Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục nội dung chính Khóa luận đƣợc chia làm 3 chƣơng, gồm: + Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển du lịch bền vững. + Chương 2: Các nguồn lực chính và thực trạng phát triển du lịch ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh. + Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh. Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 3
  4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1. Các khái niệm chính về phát triển bền vững và du lịch bền vững 1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững Sự phát triển là một quá trình tăng trƣởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, khoa học kĩ thuật. Phát triển là xu hƣớng tất yếu của thế giới vật chất, thế giới tự nhiên nói chung và của xã hội loài ngƣời nói riêng. Phát triển kinh tế xã hội là một quá trình tăng trƣởng nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con ngƣời thông qua qua việc phát triển lực lƣợng sản xuất, quan hệ sản xuất, nâng cao các giá trị văn hóa cộng đồng. Mục tiêu chính của quá trình phát triển là không ngừng nâng cao các điều kiện, chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời, làm cho con ngƣời ít phụ thuộc vào tự nhiên, đồng thời tạo lập sự công bằng và bình đẳng giữa các tầng lớp trong xã hội. Các mục tiêu phát triển thƣờng đƣợc cụ thể hóa bằng những chỉ tiêu về đời sống vật chất nhƣ bình quân đầu ngƣời về GDP, về lƣơng thực, về nhà ở, về các điều kiện chăm sóc sức khỏe, về đời sống tinh thần nhƣ giáo dục, văn hóa nghệ thuật, thể thao, sự bình đẳng xã hội, tự do chính trị, truyền thống lịch sử của từng quốc gia. Song trong quá trình phát triển, bên cạnh việc mang lại những lợi ích về mặt kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất cho con ngƣời thì quá trình này cũng đã và đang làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ra những tác đông tiêu cực làm suy thoái môi trƣờng. Trƣớc những thực tế đó, con ngƣời không thể khai thác nguồn tài nguyên một cách tùy tiện, không có kế hoach và sự kiểm soát, vì sẽ dẫn tới hậu quả không những làm cạn kiệt nguồn tài nguyên mà còn mất đi sự cân bằng về môi trƣờng sinh thái, gây ra những hậu quả môi trƣờng nghiêm trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình phát triển của Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 4
  5. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh xã hội qua nhiều thế hệ. Từ nhận thức này đã xuất hiện một khái niệm mới về hoạt đông phát triển, đó là phát triển bền vững. Vào giữa những năm 1980, khái niệm về phát triển bền vững đƣợc đề cập đến và đƣợc chính thức đƣa ra tại Hội nghị của Ủy bann thế giới về phát triển môi trƣờng CED (năm 1987 với tên gọi chính thức là Ủy ban Brundlant). Theo đó : “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng đƣợc những nhu cầu của hiện tại nhƣng không gây trở ngại cho việc đáp ứng những nhu cầu của thế hệ mai sau”[1]. Tuy nhiên nội dung chủ yếu của phát triển bền vững đề cập đến trong định nghĩa chỉ xoay quanh vấn đề phát triển kinh tế. Sau này trong quá trình phát triển, khái niệm phát triển bền vững đƣợc các nhà khoa học đề cập đến một cách tổng quát hơn. Đa số cho rằng : “Phát triển bền vững là các hoạt động phát triển của con ngƣời nhằm phát triển và duy trì trách nhiệm của cộng đồng đối với lịch sử hình thành và hoàn thiện sự sống trên trái đất [18]. Trong năm 1980 Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) đã đƣa ra một khái niệm khác về phát triển bền vững. Theo đó “Phát triển bền vững phải cân nhắc đến hiện trạng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng nhƣ khó khăn trong việc tổ chức kế hoạch hoạt động ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau[18]. Điều này cho thấy mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của hầu hết các nƣớc trên thế giới phải đƣợc xá định trong mối quan hệ bền vững. Sau này, quan niệm về phát triển bền vững đã đƣợc các nhà khoa học trên thế giới phát triển và bổ sung thêm. Tại hội nghị về môi trƣờng toàn cầu RIO-92 và RIO+95, khái niệm về phát triển bền vững đƣợc thảo luận, bổ sung và mở rộng. Theo đó, phát triển bền vững đƣợc hình thành trong sự phát triển của 3 hệ thống là tự nhiên, kinh tế và văn hóa xã hội. Nói cách khác, phát triển bền vững là kết quả của sự giao thoa của 3 hệ thống nói trên trong một quá trình phát triển. Phát triển bền vững không cho phép ƣu tiên phát triển thế hệ này mà gây ra sự suy thoái và hủy hoại đối với thế hệ khác. Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 5
  6. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh Ở nƣớc ta, trong thời gian gần đây, cơ sở lí luận về phát triển bền vững cũng đã đƣợc các nhà khoa học, các nhà chuyên môn, các nhà nghiên cứu dựa trên việc tiếp thu những kết quả nghiên cứu về lí luận cũng nhƣ kinh nghiệm thực tiễn của quốc tế về phát triển bền vững, đồng thời có liên hệ với thực tế hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Các vấn đề về phát triển bền vững ở nƣớc ta đã đƣợc cụ thể hóa trong các văn bản. Quan trọng hơn cả là: - Trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII năm 1996 đã chính thức đề cập đến khía cạnh “ Môi trƣờng sinh thái, sử dụng hợp lí tài nguyên nhƣ một cấu thành không thể tách rời trong phát triển bền vững” [18]. -Chỉ thị số 36/CT của Bộ Chính trị ngày 25/06/1998 cũng đã xác định mục tiêu và các quan điểm cơ bản cho phát triển bền vững dựa chủ yếu vào hoạt động bảo vệ môi trƣờng [18]. -Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã xá định chiến lƣợc phát triển của đất nƣớc ta trong khoảng 20 năm tới là: “Phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững tăng trƣởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bƣớc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trƣờng” “sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và cải thiện môi trƣờng, bảo tồn đa dạng sinh học, coi đây là nội dung chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội”[18]. Qua nội dung của các văn bản trên ta thấy nhận thức về phát triển bền vững trên cả 3 khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trƣờng đã đƣợc thể hiện một cách đầy đủ, rõ ràng trong đƣờng lối phát triển của Đảng ta. 1.1.2. Khái niệm về phát triển du lịch bền vững Khái niệm về phát triển du lịch bền vững là một bộ phận không thể tách rời khỏi khái niệm phát triển bền vững nói chung. Ngay từ những năm 1980 khi các vấn đề phát triển bền vững bắt đầu đƣợc đề cập đến và nghiên cứu thì đã có nhiều nghiên cứu khoa học đƣợc thực hiện nhằm đƣa ra các yếu tố ảnh hƣởng của quá trình phát triển du lịch có liên quan đến phát triển bền vững. Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 6
  7. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có định hƣớng tài nguyên rõ rệt (bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn) và sự phát triển của du lịch gắn liền với môi trƣờng. Do vậy, nhiệm vụ trung tâm của những bài nghiên cứu này là nhằm giải thích cho sự cần thiết phải đảm bảo toàn vẹn của môi trƣờng sinh thái, của các giá trị văn hóa trong khi tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên phục vụ du lịch, góp phần tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững. Từ những năm 1990, việc phát triển du lịch trên phạm vi toàn cầu với mục đích đơn thuần thu lợi về mặt kinh tế đá và đang đe dọa, hủy hoại môi trƣờng sinh thái làm mai một dần bản sắc văn hóa bản địa. Hậu quả của những tác động này đã ảnh hƣởng đến bản thân sự phát triển lâu dài của ngành du lịch. Chính vì vậy đã xuất hiện yêu cầu nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững, nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trƣờng tự nhiên và văn hóa xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững, lâu dài. Một số loại hình du lịch quan tâm đến khía cạnh môi trƣờng đã xuất hiện nhƣ: du lịch sinh thái; du lịch xanh; du lịch dựa vào thiên nhiên; du lịch khám phá; du lịch mạo hiểm đã góp phần nâng cao hình ảnh về một hƣớng phát triển du lịch có trách nhiệm, đảm bảo sự phát triển bền vững. Hiện nay, mặc dù đã có sự thống nhất về nhận thức, song các quan điểm về phát triển bền vững của các nhà khoa học vẫn chƣa thống nhất, đặc biệt là những quan điểm cho rằng: phát triển du lịch bền vững cần phải đảm bảo nguyên tắc chính là bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng và văn hóa với các quan điểm cho rằng nguyên tắc hàng đầu của phát triển du lịch du lịch bền vững là sự tăng trƣởng kinh tế do du lịch đem lại. Dƣới góc độ kinh tế mà mục đích chủ yếu phát triển du lịch là lợi nhuận thì “Phát triển du lịch bền vững là một quá trình hoạt động du lịch mà ở đó có thể duy trì đƣợc mức độ tăng trƣởng liên tục của các chỉ tiêu kinh tế trong một khoảng thời gian nhiều năm, hoặc trong một giai đoạn nhất định”[18]. Tuy nhiên, quan niệm này chƣa đầy đủ và còn chịu nhiều sự phê phán của các nhà chuyên môn, các nhà nghiên cứu về tài nguyên và môi trƣờng. Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 7
  8. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh Đa số các nhà chuyên môn với sự thống nhất cao nhất đã đƣa ra quan điểm về phát triển du lịch bền vững bao hàm cả góc độ về kinh teeas và bảo tồn.Với các quan điểm này thì du lịch bền vững đƣợc hiểu là: “Hoạt đông khai thác các giá trị tài nguyên môi trƣờng tự nhiên và văn hóa nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn, thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợ ích kinh tế dài hạn, đồng thời tiếp tục duy trì cá khoản đóng góp cho công tác bảo tồn tài nguyên môi trƣờng và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng ” Nhƣ vậy, với những quan điểm trên đây thì có thể coi phát triển du lịch bền vững nói chung đã đƣợc Hội nghị của Ủy ban thế giới về Phát triển và môi trƣờng xác định năm 1987. Phát triển du lịch bền vững là hoạt động phát triển du lịch ở một khu vực cụ thể sao cho nội dung, hình thƣc và quy mô là thích hợp và bền vững theo thời gian, không làm suy thoái môi trƣờng, không làm ảnh hƣởng đến khả năng hỗ trợ các hoạt đông khác. Ngƣợc lại tính bền vững của hoạt động phát triển du lịch đƣợc xây dựng trên nền tảng sự thành công trong phát triển của các ngành khác, sự phát triển bền vững của toàn xã hội. Ở Việt Nam, khái niệm phát triển bền vững còn tƣơng đối mới nhƣng thông qua các bài học kinh nghiệm và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững ở các nƣớc trên thế giới, thì phát triển du lịch ở nƣớc ta đang hƣớng tới có trách nhiệm với thiên nhiên và môi trƣờng. Mặc du các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực du lịch và lĩnh vực khác liên quan ở Việt Nam còn có những quan điểm chƣa thực sự thống nhất về khái niệm phát triển du lịch bền vững, tuy nhiên cho đến nay đa số ý kiến cho rằng: “Phát triển du lịch bền vững là họt động khai thác có quản lý các giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đếncác lợi ích kinh tế dài hạn và đảm bảo sự đóng góp cho công tác bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên , duy trì đƣợc sự toàn vẹn về văn hóa, cho công tác bảo vệ môi trƣờng để phát triển hoạt động du lịch trong tƣơng lai và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phƣơng.” Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 8
  9. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh Nhƣ vậy, theo quan điểm trên thì hoạt động du lịch đƣợc coi là có tính bền vững sẽ đạt đƣợc sự phát triển sao cho bản chất, quy mô và phƣơng thức phù hợp và bền vững theo thời gian, khả năng chịu tải của môi trƣờng, hỗ trợ cho công tác bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa, cho cuộc sống của cộng đồng. Nhƣng muốn thực hiện đƣợc điều đó thì phát triển du lịch bền vững cần phải đảm bảo một số nguyên tắc sau: 1.2. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững Du lich là một ngành kinh tế tổng hợp, có định hƣớng tài nguyên rõ rệt và mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng cao Chính vì vậy, sự phát triển du lịch bền vững đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung, phối hợp đồng bộ của toàn xã hội và phải đảm bảo một số nguyên tắc[19]. 1.2.1. Sử dụng nguồn lực một cách bền vững Việc bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, văn hóa – xã hội là rất cần thiết, nó giúp cho việc kinh doanh phát triển lâu dài. Du lịch là ngành kinh tế có sự đinh hƣớng tài nguyên rõ rệt và tài nguyên du lịch đƣợc coi là sản phẩm du lịch quan trọng nhất, là mục đích chuyến đi của du khách. Nhƣng nhiều loại tài nguyên du lịch không thể đổi mới, tái chế hay thay thế đƣợc.Hoạt động du lịch ngoài việc mang lại hiệu quả về nhiều mặt nhƣng đồng thời cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực làm suy giảm, cạn kiệt tài nguyên, môi trƣờng. Vì vậy, trong quá trình quy hoạch các dự án phát triển du lịch cần xây dựng những phƣơng cách, chiến lƣợc bảo tồn, tôn tạo, khai thác tài nguyên du lịch theo hƣớng tiết kiệm, hợp lý để lƣu lại cho thế hệ tƣơng lai một nguồn tài nguyên nhƣ thế hệ hiện tại đƣợc hƣởng. 1.2.2. Duy trì tính đa dạng Việc duy trì và tăng cƣờng tính đa dạng của thiên nhiên văn hóa – xã hội là hết sức quan trọng đối với du lịch bền vững lâu dài; là cơ sở cho việc tồn tại phát triển của ngành du lịch. Trong quá trình xây dựng và thực hiện các dự án quy hoạch du lịch, cũng nhƣ phát triển du lịch, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên dễ dàng làm mất đi tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa – xã hội. Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 9
  10. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh 1.2.3. Giảm tiêu thụ quá mức và giảm chất thải Sự tiêu thụ quá mức tài nguyên thiên nhiên và các tài nguyên khác không chỉ dẫn tới sự hủy hoại môi trƣờng, làm cạn kiệt tài nguyên mà còn không đảm bảo tài nguyên cho sự phát triển lâu dài của ngành Du lịch. Do vây, đối với các địa phƣơng và các quốc gia hoạt động du lịch ngày càng phát triển thì lƣợng du khách ngày càng nhiều dẫn đến lƣợng chất thải từ hoạt động này cũng ngày càng nhiều. Các dự án quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch đƣợc triển khai không có đánh giá tác động môi trƣờng, hoặc không thực thi những kiến nghị về đánh giá tác động của môi trƣờng dẫn đến sự tiêu dùng lãng phí tài nguyên. Chính điều này đã gây ô nhiễm môi trƣờng, suy thoái tài nguyên và xáo trộn về văn hóa – xã hội. Nhiều dự án quy hoạch du lịch không có kế hoạch, hay lập kế hoạch kém đã dẫn đến việc các cộng đồng địa phƣơng cùng với các cơ quan nhà nƣớc phải làm công việc phục hồi tổn thất về môi trƣờng. Do vậy, việc quy hoạch phát triển du lịch đúng đắn ngay từ khi lập dự án phải tiến hành đánh giá tác động từ hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trƣờng, từ đó dự kiến những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhằm giảm tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm lƣợng chất thải vào môi trƣờng là cần thiết. 1.2.4. Hợp nhất quy hoạch du lịch vào quá trình quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Du lịch là một ngành kinh tế liên ngành, nó có mối qua hệ chặt chẽ với nhiều ngành kinh tế - xã hội. Do vậy, cần hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ hoạch định chiến lƣợc của địa phƣơng và quốc gia. Quy hoạch phát triển du lịch là một bộ phận của quy hoạch kinh tế - xã hội, nó làm tăng khả năng tồn tại, phát triển lâu dài của ngành du lịch. Khi sự phát triển là một bộ phận hợp nhất của quy hoạch, kế hoạch phát triển cấp quốc gia hoặc địa phƣơng, nếu coi việc phát triển du lịch là một tổng thể thì sẽ mang lại lợi ích tối đa và dài hạn hơn cho nền kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phƣơng và cho cả phát triển du lịch. Điều này sẽ khuyến khích việc bảo tồn, tôn tạo và khai thác tài nguyên môi trƣờng du lịch hiệu quả hơn, vừa góp phần hấp dẫn du khách và nâng cao đời sống cộng đồng địa phƣơng. Khi Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 10
  11. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh hòa nhập phát triển quy hoach vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phƣơng, ngành du lịch sẽ đƣợc đầu tƣ, phát triển phù hợp, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Do vậy, trong quá trình quy hoạch du lịch cần phải tình đến sự hòa hợp với quy hoạch đến phát triển kinh tế - xã hội. 1.2.5. Hỗ trợ kinh tế địa phương và thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương * Hỗ trợ kinh tế địa phương Nguồn tài nguyên mà ngành du lịch sử dụng vốn thuộc quyền sở hữu chung của ngƣời dân bản địa nhƣ đƣờng giao thông, điện nƣớc, hệ thống xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể không chỉ phục vụ cho ngành du lịch nhƣng vẫn thúc đẩy du lịch phát triển.Hoạt động du lịch một mặt mang lại hiệu quả tích cực cho kinh tế - xã hội của địa phƣơng, mặt khác cũng để lại những hậu quả tiêu cực cho tài nghuyên môi trƣờng và kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Do vậy, ngành du lịch có trách nhiệm đóng góp một phần thu nhập cho phát triển kinh tế địa phƣơng, trong quá trình hoạch định các giải pháp chính sách khi quy hoạch du lịch cần phải tính đến đóng góp từ thu nhập du lịch cho kinh tế địa phƣơng và quốc gia. * Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Việc tham gia của cộng đồng địa phƣơng vào du lịch không chỉ mang lại lợi ích cho họ và môi trƣờng, mà còn góp phần duy trì, phát triển du lịch, đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch, tạo ra sự hấp dẫn với du khách. Sự tham gia của địa phƣơng là rất cần thiết cho ngành du lịch. Bởi lẽ, dân cƣ, nền văn hóa, môi trƣờng, lối sống và truyền thống của địa phƣơng là những nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch tới điểm du lịch. Sự tham gia thực sự của cộng đồng có thể làm phong phú thêm kinh nghiệm và sản phẩm du lịch.Khi cộng đồng địa phƣơng tham gia vào quá trình quy hoạch và chỉ đạo phát triển du lịch, thì họ có thể trở thành đối tác tích cực, tạo ra sự kiểm chứng và có nghĩa vụ với môi trƣờng. Sự tham của cộng đồng địa phƣơng vào hoạt động du lịch có thể giúp cho họ xóa đói giảm nghèo, góp phần thu đƣợc nhiều ngoại tệ, có lợi cho cả cộng đồng địa phƣơng và khách du lịch, đồng thời cũng nâng cao triển vọng phát triển lâu dài của sản phẩm du lịch. Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 11
  12. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh 1.2.6. Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng có liên quan Việc lấy ý kiến của cộng đồng địa phƣơng, các tổ chức và cơ quan khác nhau, các doanh nghiệp du lịch là rất cần thiết. Đây là một bƣớc nhằm nâng cao nhận thức của các bên tham gia với các dự án quy hoạch, cùng nhau giải quyết các mâu thuẫn tiềm ẩn về quyền lợi. Đồng thời, điiều này giúp cho các bên tham gia có thể ủng hộ cho việc thực hiện các dự an quy hoạch. Do vậy, trong quá trình triển khai các dự án quy hoạch du lịch cần vận dụng nguyên tắc này trong điều tra xã hội học, lấy ý kiến của các đối tƣợng có liên quan vừa để giải tỏa các mâu thuẫn tiềm ẩn; vừa tìm thấy các nguyên nhân bất đồngnhững vấn đề cần giải quyết; góp phần thu hút các bên tích cực tham gia vào việc thực hiện dự án quy hoạch và phát triển du lịch. 1.2.7. Tiến hành nghiên cứu Thông tin, số liệu để xây dựng dự án và ngay cả khi dự án đƣợc thực hiện đều không sẵn có. Để cá dự án quy hoạch có hiệu quả, ngay từ thời kì tiền dự án đến khi thực hiện dự án cần: Đầu tƣ nhiều cho công tác điều tra, giám sát, thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp mới có thể xây dựng đƣợc các mục tiêu, các định hƣớng, các giải pháp của các dự án phù hợp. Công tác nghiên cứu còn giúp cho việc nhận thức rõ đƣợc những thiếu sót, hạn chế của dự án quy hoạch để từ đó có những giải pháp kế hoạch điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Đồng thời kết quả điều tra, thống kê, đánh giá còn cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc quy hoạch của dự án ở những giai đoạn sau. 1.2.8. Đào tạo nguồn nhân lực Con ngƣời luôn là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nhất là đối với sự phát triển của ngành du lịch – ngành kinh tế đòi hỏi cao về “lao động sống”. Vì vậy, trong phát triển du lịch bền vững, ngoài các yếu tố kể trên thì cần phải có đội ngũ quản lý, đội ngũ lao động trực tiếp đƣợc đào tạo cơ bản về mọi mặt, có trình độ chuyên môn cao, đem lại lợi ích kinh tế cho ngành và nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch, đồng thời góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng. Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 12
  13. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh 1.2.9. Nâng cao trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Đối với phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch bền vững thì việc tuyên truyền, xúc tiến và quảng bá luôn là hoạt động rất quan trọng. Tiến trình xúc tiến quảng bá này sẽ đảm bảo khả năng thu hút khách du lịch, tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm du lịch. Bởi vậy, khi thực hiện quảng bá, xúc tiến và tiếp thị cần phải đảm bảo tính trung thực, chính xác và đầy đủ để đảm bảo tính bền vững trong du lịch. 1.3. Các tiêu chí cơ bản về phát triển du lịch bền vững Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao với sự tham gia của nhiều thành phần trong xã hội. Sự phát triển của du lịch phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nƣớc cũng nhƣ của khu vực. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà có thể đánh giá phát triển du lịch bền vững một cách tùy tiện mà phải dựa trên các tiêu chí cơ bản về phát triển du lịch bền vững, bao gồm: 1.3.1. Các tiêu chí về kinh tế Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo sự tăng trƣởng liên tục và ổn định lâu dài của các chỉ tiêu kinh tế du lịch. Theo xu thế hiện nay ở trong nƣớc và trên thế giới, các chỉ tiêu về kinh tế đƣợc phát triển liên tục trong nhiều năm (thƣờng là trên 10 năm) ở mức trung bình khoảng 7-10% một năm thì đƣợc gọi là phát triển bền vững. Tuy nhiên, tùy thuộc vào trình độ phát triển và mức khởi điểm của các chỉ tiêu kinh tế ở mỗi nƣớc, mỗi địa phƣơng mà mức độ tăng trƣởng sẽ cao thấp khác nhau đƣợc lựa chọn để đánh giá tính bền vững. Với chỉ tiêu này, cần đề cập đến những chỉ tiêu cụ thể sau: 1.3.1.1. Chỉ tiêu khách du lịch Là chỉ tiêu quan trọng hàng đàu đối với quá trình phát triển du lịch, nó quyết định sự thành công hay thất bại, quyết định sự bền vững hoặc không bền vững của ngành du lịch. Chỉ tiêu này bao gồm: Số lƣợng tuyết đối về khách, số ngày lƣu tru trung bình, số khách quay trở lại, khả năng thanh toán, mức độ hài lòng của khách . Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 13
  14. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh 1.3.1.2. Chỉ tiêu thu nhập và tổng sản phẩm quốc nội ngành du lịch (GDP du lịch) Đây là chỉ tiêu đánh dấu sự phát triển của du lịch cả nƣớc nói chung và của từng địa phƣơng nói riêng; là thƣớc đo mức độ phát triển và cho sự thành công của ngành du lịch. Tài nguyên du lịch (của một vùng lãnh thổ nào đó) bao gồm tất cả các khoản thu đƣợc do khách du lịch chi trả (trên lãnh thổ đó) cho du lịch nhƣ lƣu trú, ăn uống, vận chuyển khách (không kể vận chuyển quốc tế), các dịch vụ vui chơi, giải trí và các dịch vụ bổ sung khác. Giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu, là thƣớc đo qự phát triển của ngành kinh tế nói chung và của từng ngành nói chung. Đối với ngành du lịch , việc tăng trƣởng thƣờng xuyên và liên tục của chỉ tiêu GDP không những đảm bảo cho sự phát triển về mặt kinh tế, mà còn cho thấy vị trí của ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân. Tỷ trọng này cao, ổn định và tăng trƣởng theo thời gian thì ngành du lịch ngày càng phát triển gần với mục tiêu phát triển bền vững. 1.3.1.3. Chỉ tiêu hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật trong du lịch (bao gồm các cơ sở lƣu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, khu du lịch ) là thƣớc đo phản ánh sự phát triển của ngành du lịch. Hệ thống cơ sở vật chất trong du lịch có hoàn thiện hay không ảnh hƣởng rất lớn đến việc đáp ứng nhu cầu của khách và khả năng hấp dẫn, thu hút khách đến với điểm du lịch đó. Vì vậy, nó trở thành yếu tố quan trọng trong sự phát triển bền vững của ngành du lịch. 1.3.1.4. Chỉ tiêu nguồn nhân lực trong du lịch Đây là chỉ tiêu quan trọng quyết định chất lƣợng và giá cả của sản phẩm dịch vụ, là yếu tố quyết định sự hài lòng của khách. Bởi thế, nên sự phát triển về mặt số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu của đội ngũ lao động du lịch sẽ đảm bảo cho sự phát triển về chất lƣợng các sản phẩm,chất lƣợng các dịch vụ du lịch và nhƣ vậy sẽ góp phần đáng kể vào quá trình phát triển du lịch bền vững. 1.3.2. Các tiêu chí về mặt tài nguyên, môi trường Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo khai thác và sử dụng một các hợp lý, có hiệu quả các tiềm năng tài nguyên và điều kiện môi trƣờng. Việc khai Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 14
  15. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh thác, sử dụng nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch cần đƣợc quản lý và giám sát để không những đáp ứng đƣợc nhu cầu hiện tại mà còn đảm bảo cho nhu cầu phát triển du lịch trong tƣơng lai, tiêu chí này bao gồm: 1.3.2.1. Số lượng (tỉ lệ) các khu, điểm du lịch được đầu tư, tôn tạo và bảo tồn Các khu, điểm du lịch là nơi chứa tài nguyên du lịch – yếu tố cơ bản hấp dẫn khách du lịch. Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, đa dạng thì sức hấp dẫn và hiệu quả của hoạt động du lịch ngày càng cao. Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên phần lớn không có khả năng tái tạo, vì vậy chỉ tiêu về tỉ lệ các khu, điểm du lịch cần đƣợc bảo tồn và tôn tạo đƣợc coi là một trong những yếu tố cơ bản của sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch về mặt tài nguyên – môi trƣờng. 1.3.2.2. Tỉ lệ (số lượng) các khu, điểm du lịch được quy hoạch Việc xây dựng quy hoạch du lịch làm căn cứ cho việc triển khai thực hiện các kế hoạch, các dự án phát triển cụ thể đóng vai trò quan trọng trong hoạt động phát triển du lịch. Quy hoạch du lịch là quá trình kiểm kê, phân tích, đánh giá các nguồn lực và các điều kiện có liên quan để phát triển du lịch. Từ đó xác định các phƣơng án phát triển phù hợp, đảm bảo việc khai thác có hiệu quả tiềm năng tài nguyên du lịch và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tác động của du lịch đến tài nguyên - môi trƣờng, mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, hƣớng tới phát triển một cách bền vững. 1.3.2.3. Áp lực lên môi trường tại các khu du lịch Một trong những mục tiêu mà phát triển du lịch bền vững hƣớng tới là bảo vệ môi trƣờng. Việc phát triển quá nhanh các hoạt động du lịch mà không chú trọng đến công tác đánh giá, quản lí đến tác động môi trƣờng tại các khu vực phát triển du lịch sẽ là những nguyên nhân chính gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trƣờng dẫn đến sự phát triển thiếu bền vững. Để hạn chế những tác động tiêu cực và quản lý nguồn tài nguyên – môi trƣờng một cách có hiệu quả cần lƣu ý đến vấn đề giảm thiểu các chất thải, mức độ kiểm soát các hoạt động phát triển du lịch, mức độ đàu tƣ bảo tồn và duy trì tính đa dạng sinh học, vấn đề sức chứa tại các điểm du lịch. Việc đánh giá các tác động môi Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 15
  16. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh trƣờng tại các khu, điểm du lịch là một tiêu chí quan trọng đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững. 1.3.2.4. Mật độ đóng góp từ thu nhập du lịch cho công tác bảo tồn và bảo vệ môi trường Việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên phục vụ du lịch không những mang lại nguồn thu cho ngành du lịch mà còn co thể đóng góp một phần vào ngân sách của cộng đồng địa phƣơng – Cơ quan chủ quản của các nguồn tài nguyên du lịch, nhằm mục đích bảo tồn, tôn tạo và nâng cấp nguồn tai nguyên đó. Mật độ đóng góp này của ngành du lịch càng cao thì càng thể hiện sự bền vững của ngành du lịch và càng chứng tỏ đây là tiêu chí không thể thiếu trong việc đánh giá sự phát triển về mặt tài nguyên môi trƣờng của du lịch bền vững. 1.3.3. Các tiêu chí về xã hội Đây là yếu tố rất quan trọng thể hiện tính bền vững trong phát triển du lịch. Yếu tố này đòi hỏi ngành du lịch phải có những đóng góp cụ thể cho quá trình phát triển của toàn xã hội: Tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, tham gia xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lƣợng cuộc sống,chia sẻ lợi ích từ các hoạt động du lịch , đảm bảo sự công bằng trong phát triển, góp phần hỗ trợ các ngành khác cùng phát triển. 1.3.3.1. Mức độ phát triển hệ thống các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ Trong bối cảnh thị trƣờng luôn có nhiều thay đổi bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan thì việc phát triển hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một điều tất yếu. Việc phát triển hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ không những có thể hạn chế bớt rủi ro trong quá trình hoạt động, mà còn tạo công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ cƣ dân địa phƣơng, cải thiện chất lƣợng cuộc sống, thu hút các nguồn lực phát triển du lịch ,đảm sự phát triển bền vững về mặt kinh tế, xã hội. 1.3.3.2. Tác động đến xã hội từ các hoạt động du lịch Du lịch là ngành kinh tế mang tíh chất xã hội hóa cao, vì vậy, sự phát triển của nó không khỏi có những tác động mạnh mẽ lên nhiều mặt của đời sống xã hội bao gồm cả 2 mặt tích cực và tiêu cực. Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 16
  17. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững về mặt xã hội, vấn đề đặt ra là cần phải phát huy hơn nữa những mặt tích cực và kiểm soát, hạn chế những tiêu cực từ hoạt động du lịch. Cần có hệ thống các văn bản pháp luật của nhà nƣớc và quy định của chính quyền các địa phƣơng để kịp thời phát hiện xử lí các vi phạm, từng bƣớc khắc phục những hạn chế do tác đọng của hoạt động du lịch gây ra, góp phần vào sự phát triển bền vững trong du lịch. 1.3.3.3. Mức độ hài lòng và hợp tác của cộng đồng địa phương với các hoạt động du lịch Mức độ hài lòng và hợp tác của cộng đồng địa phƣơng với các hoạt động du lịch đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển du lịch bền vững bởi họ chính là chủ nhân của nguồn tài nguyên du lịch. Để có đƣợc sự hài lòng và hợp tác của cƣ dân địa phƣơng thì vai trò và trách nhiệm của họ phải đƣợc quan tâm hàng đầu: - Phải phát huy vai trò của cộng đồng địa phƣơng trong việc giám sát, thực hiện các dự án quy hoạch, đầu tƣ phát triển du lịch. - Ƣu tiên cho ngƣời dân địa phƣơng tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn, tạo công ăn việc làm, cải thiện chất lƣợng cuộc sống. - Tăng cƣờng khả năng tham gia của cộng đồng địa phƣờng trong công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên môi trƣờng. - Ƣu tiên cho các dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch, tạo phúc lợi cho cộng đồng địa phƣơng 1.4.Tiểu kết chƣơng 1 Qua các nội dung đã nghiên cứu ở chƣơng 1, có thể kết luận một số kết luận sau: - Đề tài đã đƣa ra đƣợc một số vấn đề lí luận về phát triển bền vững, phát triển du lịch bền vững. - Đƣa ra các nguyên tắc và các tiêu chí cơ bản để phát triển du lịch một cách bền vững, tạo nền tảng để giải quyết vấn đề cho các chƣơng sau. Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 17
  18. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh CHƢƠNG 2 CÁC NGUỒN LỰC CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VÙNG VEN BỜ HẢI PHÒNG – QUẢNG NINH TRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2.1.Các nguồn lực chính 2.1.1. Tài nguyên du lịch thiên nhiên 2.1.1.1. Tài nguyên du lịch địa chất-địa mạo * Địa tầng, thạch học và cổ sinh Khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh có mặt các đá trầm tích lục nguyên, lục địa và cacbonat tuổi Cổ sinh, Trung sinh và Tân sinh thuộc các hệ tầng sau: Hệ tầng Tấn Mài chứa hoá thạch Bút đá. Hệ tầng Cô Tô chứa Bút đá. Hệ tầng Vĩnh Thực chƣa phát hiện hoá thạch. Loạt Sông Cầu. Hệ tầng Dƣỡng Động chứa San hô, Tay cuộn, Huệ biển bảo tồn tốt. Hệ tầng Bản Páp chứa các di tích Lỗ tầng. Hệ tầng Đồ Sơn chứa Cá cổ và Chân rìu. Hệ tầng Tràng Kênh chứa Lỗ tầng, San hô, Tay cuộn và Răng nón. Hệ tầng Phố Hàn chứa phong phú San hô, Tay cuộn, Trùng lỗ, Huệ biển, Răng nón và các loài tảo. Hệ tầng Cát Bà chứa phong phú Trùng lỗ, Tay cuộn, San hô và Huệ biển. I chứa phong phú Trùng lỗ, San hô và Tay cuộn. Hệ tầng Bãi Cháy chứa Trùng lỗ, Chân đầu và Tay cuộn. I chứa than và phong phú các phức hệ hoá thạch thực vật Tuế và Dƣơng xỉ, ngoài ra còn có Thân mềm. Hệ tầng Hà Cối chứa các di tích thực vật, hoá thạch Cá nƣớc ngọt, các loài động vật Chân lá, Chân rìu nƣớc ngọt. Hệ tầng Phủ Thuỷ Châu chứa các bào tử phấn hoa. Hệ tầng Đồng Ho chứa các di tích thực vật dƣới dạng than hoá yếu. Hệ tầng Hoạ Mi chứa nhiều di tích vết in lá thực vật. Hệ tầng Tiêu Giao có vết in lá, quả và hạt nhiều loài thực vật và hoá thạch các loài động vật Thân mềm nƣớc ngọt. Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 18
  19. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh Các hệ tầng trầm tích bở rời hoặc gắn kết yếu tuổi Đệ tứ có chứa các di tích động thực vật môi trƣờng nƣớc ngọt, nƣớc lợ và nƣớc mặn [11]. * Địa hình-địa mạo - Đặc điểm hình thái địa hình: Địa hình VVBQN-HP có tính chất phân bậc. Lục địa và các đảo phổ biến các bề mặt có độ cao 2-3 m, 4-6 m, 10-15 m, 20-25 m, 30-40 m, 50-60 m, 100-200 m, 250-300 m. Các đảo có độ cao lớn nhất là Trà Bản, Cát Bà và Cái Bầu. Độ cao cực đại của các đảo ven bờ đạt đƣợc ở đỉnh Nàng Tiên trên đảo Trà Bản là 445 m. Vùng biển ven bờ phổ biến các bề mặt có độ sâu 0-2 m, 2-5 m, 5-10 m và 10-20 m. Độ sâu trên 20 m chỉ gặp ở một số luồng lạch hoặc eo biển kẹp giƣã các đảo. Độ sâu cực đại là 39 m, đạt đƣợc tại một điểm ở phía đông hòn Bút trong vịnh Lan Hạ. - Các kiểu bờ biển: vùng ven bờ Hải Phòng – Quảng Ninh có mặt 4 kiểu (nguồn gốc – hình thái) bờ biển là: Kiểu bờ chia cắt nguyên sinh do quá trình kiến tạo (Dalmatian); Kiểu bờ ăn mòn sinh hoá ở vùng nhiệt đới (hoà tan đá vôi ngập mặn ở vùng nhiệt đới; Kiểu bờ tích tụ do thuỷ triều với các bãi triều rộng cấu tạo bằng bùn cát; Kiểu bờ đồng bằng tam giác châu (delta). Đây là các kiểu bờ rất đặc sắc có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, đặc biệt là khách quốc tế. - Các dạng đặc biệt của địa hình: +Bãi biển: Hải Phòng – Quảng Ninh có nhiều bãi biển đẹp. Riêng QN có hơn 100 bãi, trong đó có những bãi thuộc loại đẹp nhất Việt Nam nhƣ Trà Cổ, Vĩnh Thực, Cô Tô, Thanh Lân, Minh Châu, Quan Lạn. HP có khoảng 40 bãi, đáng chú ý là bãi Đồ Sơn (I, II, III), Cát Cò (I, II, III), Cát Dứa, Đƣợng Gianh, Tây Tắm, Cát Quyền. Các bãi cát nhỏ thơ mộng ở Hạ Long, Cát Bà, Bái Tử Long cũng có sức hút lớn đối với khách quốc tế. +Hang động: Khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh có nhiều đảo đá vôi chứa hang động. Tuy phần lớn chỉ có độ dài dƣới 200 m, nhƣng lại là loại có hình thái rất đẹp, nhiều ngách, nhiều thạch nhũ và thƣờng liên quan tới địa bàn cƣ trú của ngƣời Việt cổ hay lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Nổi tiếng nhất là Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 19
  20. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh hang Đầu Gỗ, Thiên Cung, Thiên Long, Bồ Nâu, Mê Cung, Trinh Nữ, Sửng Sốt, Tiên Ông, Quân Y, Trung Trang, Hoa Cƣơng +Các đảo sót có hình thù kỳ dị: Trong khu vực phát triển địa hình karst ngập mặn ở Hạ Long, Cát Bà, Bái Tử Long có rất nhiều đảo sót, hình thái muôn hình vạn trạng, cực kỳ sinh động, đặc biệt hấp dẫn du khách trong nƣớc và quốc tế. Điển hình là hòn Gà Chọi, hòn Bút, hòn Đũa, hòn Nến, hòn Con Cóc, hòn Rùa, hòn Cái Tai, hòn Ba Trái Đào [5], [6]. 2.1.1.2.Tài nguyên du lịch khí hậu-hải văn Vùng ven bờ biển Hải Phòng – Quảng Ninh có khí hậu nóng ẩm và gió mùa, chịu ảnh hƣởng nhiều của biển. Về cơ bản có thể chia làm 2 mùa: mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3) thời tiết lạnh và khô; mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 10) thời tiết nóng và ẩm. Nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 22- 24oC. Bức xạ thực tế tổng cộng trung bình năm khoảng 105-107 Kcal/cm2. Hàng năm có 1500-1900 giờ chiếu nắng, thuận tiện cho việc tổ chức du lịch ngoài trời. Nhiệt độ nƣớc biển mùa hè thƣờng cao hơn 25oC thuận lợi cho các hoạt động du lịch dƣới nƣớc. Mùa đông nhiệt độ thƣờng thấp hơn 20oC nhƣng không lạnh dƣới 10oC. Độ muối mùa đông vào khoảng 30-32‰ khá đồng nhất trên toàn vùng, mùa hè có sự dao động lớn và khác biệt trên cả mặt rộng và thẳng đứng. Vùng biển Cô Tô, Cát Bà, Hạ Long, Báí Tử Long nƣớc khá trong.Vùng Đồ Sơn và cửa sông Thái Bình độ đục cao, mùa hè thƣờng là 100-300g/m3, mùa đông giảm còn 20-30g/m3. Sóng ở Hải Phòng – Quảng Ninh chia làm 2 mùa. Mùa đông hƣớng chủ yếu là Đông Bắc và Đông. Mùa hè, hƣớng chủ yếu là Đông và Nam. Độ cao trung bình của sóng ở Cô Tô là 0,75-0,95m, Đồ Sơn là 0,65-0,85m. Trong giông, bão, hoặc đầu đợt gió mùa đông bắc độ cao sóng có thể tới 3-5m. Trong vịnh kín Hạ Long, Lan Hạ, Bái Tử Long, Tiên Yên, Hà Cối độ cao sóng rất nhỏ, kể cả trong cơn bão cũng không quá 1m, thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 20
  21. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh động trên biển. Thuỷ triều là loại nhật triều, triều sai lớn, có nơi tới 4-4,5m, thuận lợi cho việc đƣa thuyền bè vào sâu trong kênh rạch [2], [17] . 2.1.1.3. Tài nguyên du lịch sinh vật * Nguồn gen sinh học biển Hiện nay, ở vùng biển Cô Tô đã phát hiện 575 loài sinh vật biển, thuộc 310 giống và chi, 187 họ, 56 bộ, 22 lớp và 12 ngành. Vịnh Bái Tử Long ghi nhận 795 loài, vịnh Tiên Yên-Hà Cối ghi nhận 641 loài, vịnh Hạ Long ghi nhận 1585 loài. Vùng Đồ Sơn ghi nhận 700 loài, vùng Cát Bà ghi nhận 1022 loài. Có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm và các loài có giá trị kinh tế cao đã đƣợc phát hiện [2], [12]. *Các hệ sinh thái Ở Hải Phòng – Quảng Ninh phát triển rộng rãi các hệ sinh thái nhƣ: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới thƣờng xanh quanh năm; Hệ sinh thái rừng ngập mặn; Hệ sinh thái vùng triều; Hệ sinh thái rạn san hô; Hệ sinh thái vũng vịnh ven đảo; Hệ sinh thái cỏ biển. Đây là các hệ sinh thái rất đặc sắc, cùng với sự đa dạng sinh học cao là cơ sở quan trọng phát triển du lịch sinh thái. *Các nguồn lợi sinh vật biển phục vụ du lịch - Sinh vật ẩm thực: Nguồn lợi cá biển phong phú, thành phần loài đa dạng, nổi tiếng nhất là nhóm cá quý truyền thống (Chim, Thu, Nhụ, Đé); cá đặc sản xuất khẩu (Song, Mú); cá thực phẩm nội địa (Nục, Trích, Hồng, Phèn). Ngoài ra, ở đây còn có các loài giáp xác có hƣơng vị đặc biệt, các loài thân mềm đặc sắc nhƣ Tu hài, Mực ống, Sò huyết, Ngao, Ngán, Hầu, Vẹm xanh, Bào ngƣ, Bàn mai và nhiều sinh vật biển có thể chế biến thành các món ăn lạ và ngon miệng nhƣ Hải sâm, Rùa biển, Rắn biển, Giá bể, Sá sùng, Rong biển. - Sinh vật cảnh: Khá phong phú với các loài san hô, rong tảo, cá cảnh và sinh vật đáy. Điều kiện môi sinh ở đây cho phép nuôi đƣợc Đồi mồi, Trai ngọc, Cá heo, Vích. Nhiều sinh vật có thể sử dụng để sản xuất hàng mỹ nghệ nhƣ Ốc nón, Ốc sứ, Ốc bù giác, Cá nóc, Trai, Bàn mai Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 21
  22. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh Ngoài ra khu vực này còn có các mỏ nƣớc khoáng chất lƣợng tốt, trữ lƣợng lớn và các mỏ khoáng sản khác cũng là các nguồn tài nguyên có thể sử dụng cho mục đích phát triển du lịch. 2.1.2.Tài nguyên du lịch nhân văn 2.1.2.1.Các di tích lịch sử - văn hoá Hải Phòng – Quảng Ninh có khoảng 1.200 di tích lịch sử-văn hoá, mật độ trung bình 16,15 di tích/100km2. Trong đó có 152 di tích đã đƣợc xếp hạng cấp quốc gia, đạt mật độ 2,04 di tích/100km2. Ở vùng ven biển, có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách là các di chỉ khảo cổ liên quan đến ngƣời Việt cổ nhƣ hang Đục (Tiên Ông), Soi Nhụ, Bến Bèo, Tràng Kênh, Việt Khê, Thoi Giếng, Bãi Bến hoặc các di tích lịch sử liên quan tới những kỷ niệm về các vị anh hùng dân tộc và truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, tiêu biểu nhƣ đền Nghè, đình Hàng Kênh, từ Lƣơng Sâm, chùa Vẽ, đền Trần Quốc Bảo (Hải Phòng); đền Cửa Ông, bãi cọc Bạch Đằng, đình Quán Lạn, núi Bài Thơ (Quảng Ninh) Nhiều di tích cách mạng gắn liền với cuộc đời hoạt động của các nhà lãnh đạo nƣớc ta và các di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo cũng tạo điều kiện thuận lợi thu hút du khách. 2.1.2.2. Các lễ hội Khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh có khá nhiều lễ hội mang đậm nét truyền thống và phong tục, tập quán, tín ngƣỡng của ngƣời dân miền biển, chúng thƣờng liên quan đến các sự kiện lịch sử ở địa phƣơng. Hải Phòng có khoảng 115 lễ hội, tiêu biểu cho lễ hội lịch sử là hội Đền Nghè, Từ Lƣơng Sâm, Chùa Vẽ, Đền Phú Xá, Phủ Thƣợng Đoạn, Đền Trạng Trình, tiêu biểu cho lễ hội dân gian là hội Chọi trâu Đồ Sơn, Ghép đôi Cẩm Khê, Mở mặt và hát đúm Phục Lễ, Múa rối Nhân Mục, Vật cầu Kim Sơn. Ở QN một số lễ hội truyền thống có ý nghĩa cho du lịch tiêu biểu là hội Đền Cửa Ông, Tiên Công, Đình Quan Lạn [15] Cùng với các lễ hội mới rất đặc sắc nhƣ Lễ hội kỷ niệm ngày Bác Hồ về Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 22
  23. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh thăm làng cá Cát Bà, Lễ hội Khai trƣơng mùa du lịch Hạ Long, các lễ hội truyền thống ở đây cũng là một thế mạnh trong việc đa dạng hoá sản phẩm du lịch. 2.1.2.3.Các làng nghề Trên địa bàn Hải Phòng – Quảng Ninh đã sớm nảy sinh và tiếp nhận nhiều ngành nghề có giá trị kinh tế và văn hoá, đã hình thành những nơi tập trung nghề chuyên sâu, tạo ra các mặt hàng truyền thống khá đa dạng, phong phú và nổi tiếng. Ở Hải Phòng, một số nghề thủ công truyền thống có khả năng khai thác phục vụ tốt cho du lịch tiêu biểu nhƣ thảm len Hàng Kênh, điêu khắc gỗ Đồng Minh, sản xuất con rối Nhân Hoà, đúc kim loại Mỹ Đồng, mây tre đan và cây cảnh nghệ thụât Dƣ Hàng Kênh. Ở Quảng Ninh, các làng nghề chuyên đánh bắt hải sản nhƣ nghề câu mực, câu cá song, chã, chài, đánh cá đêm, đào sá sùng, nuôi ngọc trai đều có thể sử dụng cho mục đích du lịch. Làng chài Cửa Vạn là một địa điểm ƣa thích của du khách quốc tế. 2.1.3. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch 2.1.3.1. Thuận lợi - Vùng ven bờ biển Hải Phòng – Quảng Ninh có vị trí địa lí chiến lƣợc trọng yếu, là đầu mối giao thông quan trọng, cửa chính ra vào các tỉnh phía Bắc, là đầu mối tiếp cận với thị trƣờng khu vực phía Tây Nam rộng lớn Trung Quốc. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch thƣơng mại nói riêng. - Hải Phòng – Quảng Ninh là vùng giàu tài nguyên du lịch. + Tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú và đa dạng, gắn liền với truyền thống, phong tục tập quán, những nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng dân tộc, gắn liền với lich sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của cha ông. + Tài nguyên du lịch tự nhiên: Hải Phòng – Quảng Ninh là vùng đất có tài nguyên du lịch thiên nhiên dồi dào với tài nguyên biển, đảo, rừng, có vƣờn Quốc gia Cát Bà – Khu dự trữ sinh quyển thế giới, vịnh Hạ Long – Di sản thiên nhiên thế giới 2 lần đƣợc UNESCO công nhận, vƣờn quốc gia Bái Tử Long – Khu dự trữ sinh quyển quốc gia, nhiều bãi tắm đẹp Đây là những lợi thế rất Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 23
  24. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh quan trọng, cho phép khu vực ven bờ Hải Phòng – Quảng Ninh có thể phát triển đồng thời nhiều loại hình du lịch. 2.1.3.2. Khó khăn - Đây là khu vực chịu ảnh hƣởng rõ rệt của tính mùa vụ trong du lịch. Do nằm ngay sát biển, lại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng của những hiện tƣợng thời tiết bất lợi nhƣ giông bão, mƣa lớn đã tạo nên những hạn chế trong việc tổ chức các hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, vùng còn chịu ảnh hƣởng của khối không khí lạnh từ phía Bắc nên thƣờng chịu ảnh hƣởng của hiện tƣợng sƣơng muối, gió mùa Đông Bắc, gây hạn chế tầm nhìn cho khách tham quan, cản trở các hoạt động du lịch biển. - Có hệ thống sông ngòi dày đặc nhƣng chủ yếu là những sông nhỏ, ngắn, độ dốc cao, cảnh quan 2 bên bờ không có gì đặc sắc ít có giá trị cho hoạt động du lịch. - Đây là khu vực có nhiều cửa sông có lƣợng phù sa lớn đổ ra biển hàng năm nên không những gây bồi lắng ở bãi biển mà còn làm cho nƣớc biển có độ đục cao, nhất là ở vùng biển Đồ Sơn, hạn chế phát triển du lịch, ít hấp dẫn khách. - Các điểm du lịch nổi tiếng ở khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh lại nằm gần các khu công nghiệp, nhà máy đóng tàu, cảng biển, mỏ than lớn, gây ra tình trạng ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng làm ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời, làm xấu cảnh quan. - Khu vực không có nhiều hồ lớn có giá trị về mặt cảnh quan du lịch nghỉ dƣỡng, giải trí, thể thao phục vụ khách và dân cƣ địa phƣơng. Do đó bị hạn chế trong việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch. - Các lễ hội truyền thống, các phong tục tập quán, văn hóa dân gian, đang dần bị mai một, bị thƣơng mại hóa, do thiếu sự quan tâm chỉ đạo của các ngành, các cấp, làm cho các giá trị văn hóa truyền thống đang dần mất đi sự hấp dẫn đối với du khách. Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 24
  25. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh 2.2. Thực trạng phát triển du lịch ở vùng ven bờ biển Hải Phòng – Quảng Ninh 2.2.1. Thị trường khách du lịch 2.2.1.1. Khách du lịch Quốc tế - Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nƣớc, du lịch Việt Nam cũng có những bƣớc tiến dài trong quá trình phát triển nhờ vệc thực hiện các chính sách đổi mới, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Hài Phòng – Quảng Ninh là một trong những địa bàn trọng điểm quốc gia đƣợc ƣu tiên đầu tƣ phát triển du lịch và là một trong những trung tâm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Qua số liệu báo cáo hàng năm của Sở Du lịch thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh cho thấy, lƣợng khách quốc tế đến khu vực này không ngừng tăng cao trong giai đoạn 1992 – 2009. Nếu nhƣ trong năm 1992, lƣợng khách du lịch quốc tế đến Hải Phòng – Quảng Ninh mới chỉ đạt 77,8 ngàn lƣợt khách thì đến năm 2000 lƣợng khách đã tăng lên 552,2 ngàn lƣợt, tăng 6,7 lần. Tốc độ tăng trung bình của thời kì này là đạt tới 24,6 % /năm [8] [9]. Trong giai đoạn này, tuy cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 làm cho lƣợng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có chiều hƣớng đi xuống song lƣợng khách du lịch quốc tế đến khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh vẫn tăng, đặc biệt là lƣợng khách đến Quảng Ninh. Đây thực sự là dấu hiệu đáng mừng của ngành du lịch Hải Phòng – Quảng Ninh, thể hiện những chính sách quảng bá, xúc tiến du lịch đƣợc đƣa ra là hoàn toàn đúng đắn. Đặc biệt, sự kiện vịnh Hạ Long 2 lần đƣợc UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới đã thu hút đƣợc 1 lƣợng lớn khách du lịch đến với khu vực. Bƣớc sang giai đoạn 2001 – 2009, đây là giai đoạn đánh dấu những bƣớc tiến quan trọng của ngành du lịch Hải Phòng – Quảng Ninh. Năm 2001, lƣợng khách du lịch quốc tế đến khu vực đạt 919,6 ngàn lƣợt khách, đến năm 2009 đạt 2.764 ngàn lƣợt khách, Tốc độ tăng trƣởng bình quân thời kì này là 19% /năm; nếu tính từ năm 1992 – 2009 thì trung bình mỗi năm lƣợng khách quốc tế đến Hải Phòng – Quảng Ninh tăng 21,8%[8], [9]. Nhìn chung đây là tốc độ tăng trƣởng khá cao. Mặc dù trong năm 2009 cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 25
  26. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh giới đã ảnh hƣởng không nhỏ tới nền kinh tế toàn thế giới và khu vực, song lƣợng khách đến Hải Phòng – Quảng Ninh chỉ giảm nhẹ. Có đƣợc kết quả trên là nhờ việc thực hiện những chiến lƣợc xúc tiến, quảng bá có hiệu quả, cụ thể là: Hợp tác du lịch với các tỉnh, thành phố trong nƣớc; tham gia các hội nghị, hội thảo, hội chợ quốc tế; tổ chức các lễ hội du lịch quy mô quốc gia, quốc tế nhƣ Liên hoan du lịch Đồ Sơn, Carnaval Hạ Long, lễ hội du lịch Cát Bà ; Tham gia các sự kiện du lịch trong khu vực; tổ chức bầu chọn vịnh Hạ Long là 1 trong 7 kì quan thiên nhên thế giới Theo số liệu thống kê của Sở văn hóa, thể thao – Du lịch Hải Phòng và Quảng Ninh, trong 3 tháng đầu năm 2010, lƣợng khách du lịch quốc tế đến khu vực tăng đột biến đạt 651 ngàn lƣợt khách ( trong đó lƣợng khách du lịch đến Quảng Ninh đạt 475 ngàn lƣợt khách; Hải Phòng đạt 176,025 ngàn lƣợt khách). Đây thực sự là bƣớc tiến lớn của ngành du lịch khu vực nói riêng và du lịch cả nƣớc nói chung. Thực tế cho thấy, năm 2010 là năm ngành du lịch Hải Phòng – Quảng Ninh sẽ có nhiều cơ hội thúc đẩy tốc độ tăng trƣởng du lịch. Trong năm 2010 là năm Du lịch quốc gia với nhiều sự kiện lớn, thêm nữa trong chƣơng trình xúc tiến du lịch cho toàn ngành thì tam giác phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh sẽ là những điểm đến quan trọng của quốc gia. Vì vậy, trong năm 2010 và những năm tiếp theo ngành du lịch của khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh chắc chắn tiếp tục phát triển và trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch không chỉ trong nƣớc mà cả quốc tế. 2.2.1.2. Khách du lịch nội địa Trong những năm qua, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đã từng bƣớc làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế Việt Nam, đời sống ngƣời dân từ đó cũng đƣợc nâng cao và chất lƣợng cuộc sống đƣợc cải thiện, nhu cầu du lịch của ngƣời dân cũng đƣợc hình thành và trở thành xu hƣớng, lƣợng khách du lịch nội địa không ngừng tăng lên. Nếu nhƣ năm 1992 lƣợng khách du lịch nội địa đến Hải Phòng – Quảng Ninh mới chỉ đạt 261,313 ngàn lƣợt khách thì đến năm 2000 đã đạt 1.101,9 ngàn lƣợt. Tốc độ tăng thời kì này là 18,7% /năm[8] [9]. Thị trƣờng khách nội địa của Hải Phòng, Quảng Ninh chủ yếu vẫn tập trung ở khu Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 26
  27. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh vực phía Bắc với trọng tâm là thủ đô Hà Nội. Bên cạnh thị trƣờng khách này thì một bộ phận không nhỏ ngƣời dân địa phƣơng Hải Phòng – Quảng Ninh cũng tham gia vào dòng khách du lịch nội địa. Khách du lịch đến Hải Phòng – Quảng Ninh chủ yếu với mục đích tham quan tắm biển ở các bãi tắm ở Đồ Sơn, Cát Bà, Bãi Cháy, Trà Cổ ; Tham quan vịnh Hạ Long, Bái Tử Long; nghiên cứu văn hóa, các hệ sinh thái Bƣớc sang giai đoạn 2001 – 2009, khách du lịch nội địa tăng mạnh. Năm 2001 lƣợng khách đạt 1273,1 ngàn lƣợt khách; năm 2009 lƣợng khách nội địa đã đạt tới 6.037,6 ngàn lƣợt khách. Tốc độ tăng bình quân đạt 26,6% ;cả thời kì 1992 – 2009 tốc độ tăng 23,1% /năm [8] [9].Sở dĩ lƣợng khách nội địa tăng mạnh là do trong thời kì này nền kinh tế nƣớc ta đã có những bƣớc chuyển mạnh mẽ, nhất là từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế nƣớc ta có sự phát triển vƣợt bậc. Chính vì vậy, cùng với mức sống thì trình độ của ngƣời dân cũng không ngừng tăng lên, nảy sinh nhu cầu du lịch là điều tất yếu. Du lịch không còn là sở thích xa xỉ đối với ngƣời dân nữa mà đã mang tính xã hội hóa cao, khách nội địa trở thành một bộ phận quan trọng của ngành du lịch. Chính sách xúc tiến du lịch trong nƣớc cũng đƣợc Hải Phòng – Quảng Ninh chú trọng; các biện pháp kích cầu du lịch trong nƣớc đƣợc đẩy mạnh, nhờ đó lƣợng khách nội địa đến khu vực ngày càng tăng. Đối tƣợng khách cũng đƣợc mở rộng do sản phẩm du lịch cũng đa dạng và phong phú hơn. Bên cạnh khách du lịch tắm biển, tham quan thì còn có khách tham dự hội nghị, hội thảo, khách du lịch lễ hội, thể thao, nghỉ dƣỡng 2.2.2. Thu nhập du lịch Từ sau đổi mới và mở cửa, thu nhập du lịch khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh tăng nhanh. Năm 1992, tổng thu nhập du lịch theo giá thực tế của các doanh nghiệp do Sở du lịch Hải Phòng quản lí là 23,1 ti đồng; năm 1995 58,2 tỉ đồng và năm 2000 tăng lên 174 tỉ đồng. Tốc độ tăng của thời kì 1992 – 2000 là 26,6%/năm. Tốc độ tăng của thu nhập du lịch Hải Phòng tiếp tục duy trì. Năm 2001 đạt 319,180 tỉ đồng; năm 2004 là 470 tỉ đồng và đến năm 2009 tăng lên 1.204,632 tỉ đồng. Tốc độ tăng thời kì này đạt 26,2%/năm.Trong cả thời kì 1992 Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 27
  28. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh – 2009 tốc độ tăng trƣởng bình quân của thu nhập du lịch Hải Phòng đạt 26,4%/năm [8]. Thu nhập du lịch của Quảng Ninh trong những năm gần đây cũng có nhiều bƣớc tiến quan trọng. Năm 1992, tổng thu nhập du lịch Quảng Ninh theo giá cả thực tế đạt 15,0 tỉ đồng; năm 1995 đạt 60,150 tỉ đồng và đến năm 2000 tăng lên là 223,8 tỉ đồng. Tốc độ tăng thời kì 1992 – 2000 đạt 37,6%/năm. Sang đến giai đoạn 2001 – 2009, thu nhập du lịch của Quảng Ninh tiếp tục tăng cao. Năm 2001 đạt 338,9 tỉ đồng; năm 2004 đạt 1060 tỉ đồng; năm 2009 tăng lên 2.607 tỉ đồng. Tốc độ tăng thời kì 2001 – 2009 đạt 40,8%/năm. Nếu tính cả giai đoạn 1992 – 2009 thì thu nhập du lịch của Quảng Ninh đạt 39,2%/năm [9]. Thông qua các số liệu trên ta có thể thấy sự gia tăng nhanh chóng về thu nhập du lịch của cả khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh phản ánh sự phát triển du lịch của 2 địa phƣơng. Tuy nhiên có thể thấy thu nhập về du lịch của tỉnh Quảng Ninh có tốc độ tăng nhanh hơn Hải Phòng. Vì vậy cần có sự hợp tác thống nhất giữa 2 địa phƣơng để ngành du lịch khu vực có thể phát triển một cách đồng bộ hơn. 2.2.3. Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch Trong những năm qua, đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của UBND thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch không ngừng đƣợc đầu tƣ, cải thiện và mở rộng. Nếu nhƣ năm 1993, Hải Phòng – Quảng Ninh mới chỉ có 2620 phòng khách sạn trong đó có 1197 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế thì đến năm 2004, Hải Phòng – Quảng Ninh đã có 452 khách sạn gồm 9357 phòng (nếu tính cả nhà trọ tƣ nhân và quy mô nhỏ thì tổng số phòng nghỉ có thể lên tới 15.609 phòng). Đến năm 2007, toàn vùng đã có 1072 khách sạn với 17.827 phòng, tốc độ tăng trƣởng bình quân trong giai đoạn 1993 – 2007 đạt 14,1%/năm (trong khi đó cả nƣớc là 12,1%/năm) [8] [9]. Không những gia tăng về mặt số lƣợng mà chất lƣợng phòng nghỉ tại các khách sạn cũng không ngừng đƣợc nâng cao rõ rệt. Số khách sạn đƣợc xếp hạng sao của khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh cũng ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi của du khách. Ngoài hệ thống các khách sạn và nhà nghỉ thì thì cũng có rất Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 28
  29. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh nhiều các khu resort đƣợc xây dựng để đáp ứng nhu cầu nghỉ dƣỡng ở của khách du lịch cao cấp đến Hải Phòng – Quảng Ninh. Tiêu biểu là hệ thống các khu resort ở Cát Bà, Đồ Sơn, Tuần Châu, Bái Tử Long Cùng với sự gia tăng nhanh chóng của hệ thống khách sạn, hệ thống các nhà hàng ở khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh cũng tăng nhanh cả về số lƣợng và chất lƣợng. Phần lớn các khách sạn cao cấp ở khu vực đều đã chú ý đến đầu tƣ xây dựng các nhà hàng có mô hình tƣơng ứng để phục vụ du khách. Hàng loạt các nhà hàng phục vụ các món ăn Âu – Á cũng đƣợc xây dựng ở khắp nơi, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng nhanh chóng về mặt số lƣợng của hệ thống các nhà hàng thì cũng còn tồn tại nhiều vấn đề. Chỉ một phần nhỏ các nhà hàng cao cấp có thể đáp ứng đƣợc các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, về chất lƣợng phục vụ, giá cả, vấn đề vệ sinh môi trƣờng Còn lại, hầu hết các nhà hàng, đặc biệt là hệ thống nhà hàng ở khu vực ven biển và vào mua cao điểm đều không thể đáp ứng đƣợc những yêu cầu trên. Đây thực sự là vấn đề không mới, song lại là vấn đề đáng quan tâm, đòi hỏi các cấp, các ngành cần tìm ra hƣớng giải quyết để có thể phát triển du lịch mộ cách bền vững. 2.2.4. Hệ thống các cơ sở vui chơi giải trí, dịch vụ hỗ trợ và phương tiện vận chuyển khách 2.2.4.1. Hệ thống các cơ sở vui chơi, giải trí và các dịch vụ hỗ trợ Hệ thống các cơ sở vui chơi giải trí thể thao trong phạm vi cả nƣớc nói chung và vùng ven bờ Hải Phòng – Quảng Ninh nói riêng phục vụ khách du lịch còn rất thiếu.Sự thiếu hụt này gây trở ngại rất lớn cho hoạt động của khách du lịch. Ngoài việc không khích thích đƣợc khả năng chi tiêu của du khách vào các dịch vụ vui chơi giải trí, thì sự thiếu hụt này còn gây ra sự nhàm chán, mất dần đi sự hấp dẫn của điểm du lịch đối với du khách, rút ngắn thời gian lƣu trú của họ. Vì vậy, việc phát triển hệ thống cơ sở vui chơi giải trí cũng là một vấn đề quan trọng trong phát triển du lịch bền vững. Hiện nay, ở Hải Phòng tuy đã có một số công trình vui chơi giải trí nhƣ Casino, sân golf 18 hố ở Đồ Sơn nhƣng các cơ sở này chỉ đáp ứng cho một bộ Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 29
  30. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh phận rất nhỏ du khách, chủ yếu là khách du lịch quốc tế và khách có khả năng chi trả cao. Hệ thống các cơ sở luyện tập thể thao nhƣ boxing, tennis còn rất thiếu, các khu vui chơi giải trí khu vực nội thành thì qui mô nhỏ, cũ kĩ, lạc hậu, không đáp ứng đƣợc nhu cầu của du khách. Hệ thống các vũ trƣờng, sàn nhảy cũng đƣợc đầu tƣ xây dựng, tuy nhiên chỉ đáp ứng đƣợc nhu cầu cho một bộ phận du khách trẻ tuổi có khả năng chi trả vì vé vào cửa còn khá cao. Các dịch vụ vui chơi giải trí khác thì có giá cả cao, chất lƣợng thấp và hoàn toàn không mang tính đại chúng. Hiện nay, Hải Phòng đang đầu tƣ thực hiện một số dự án xây dựng các khu vui chơi giải trí nhƣ: Dự án xây dựng khu vui chơi giải trí ở Vạn Sơn – Đồ Sơn, Khu vui chơi giải trí công viên An Biên, công viên và bảo tàng nƣớc ở Cát Bà để dần khắc phục tình trạng thiếu hụt trên, hấp dẫn khách du lịch. Cũng nhƣ Hải Phòng, Quảng Ninh cũng không nằm ngoài thực trạng trên. Tuy là tỉnh có ngành du lịch tƣơng đối phát triển, song thực tế hệ thống các dịch vụ vui chơi, giải trí và thể thao của khu vực còn rất thiếu, không đáp ứng đƣợc nhu cầu của du khách. Để khắc phục tình trạng trên, trong những năm gần đây, ngành du lịch Quảng Ninh đã tổ chức đƣợc một số tuyến tham quan hệ thống các hang động ở khu vực vịnh Hạ Long phục vụ du khách; đầu tƣ xây dựng một số cơ sở vui chơi giải trí, thể thao phục vụ du khách nhƣ dù lƣợn, môtô nƣớc Đặc biệt, khu du lịch đảo Tuần Châu trong những năm gần đây đã đƣợc đầu tƣ xây dựng tƣơng đối đồng bộ từ các khu lƣu trú đến các dịch vụ vui chơi, giải trí nhƣ sân khấu ngoài trời, nhà biểu diễn cá heo, khu phố ẩm thực Việt Nam, và các công trình bổ trợ khác. Bên cạnh đó, còn có các công trình của công ty Hoàng Gia đầu tƣ xây dựng nhƣ: Nhà mĩ thuật Hoàng Gia, sân khấu biểu diễn ca múa nhạc dân tộc, câu lạc bộ tàu xuồng, khu spa, nhà hàng vây cá, sân tennis Các công trình này đang phần nào khắc phục đƣợc tình trạng thiếu hụt các cơ sở vui chơi giải trí của Quảng Ninh, hỗ trợ du lịch phát triển. Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 30
  31. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh 2.2.4.2. Phương tiện vận chuyển khách Trong những năm gần đây, du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nƣớc và Hải Phòng – Quảng Ninh là một trong những điểm du lịch lớn, thu hút đƣợc một lƣợng lớn khách du lịch.Vì vậy, Hải Phòng – Quảng Ninh đều rất quan tâm đến phát triển hệ thống các phƣơng tiện vận chuyển, đƣa đón khách du lịch. Phƣơng tiện chủ yếu phục vụ khách chủ yếu là xe ô tô du lịch các loại và các loại tàu thuyền du lịch. Trƣớc đây, khi du lịch mới phát triển ở khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh, các phƣơng tiện này còn hạn chế cả về mặt số lƣợng và chất lƣợng, phần lớn tàu xe đều cũ kĩ và xuống cấp, chƣa có đội xe hay tàu du lịch tiện nghi phục vụ du khách. Hiện nay, phƣơng tiện vận chuyển khách du lịch ở đây đã tăng nhanh cả về số lƣợng và chất lƣợng. Năm 1997, Hải Phòng có 92 xe ô tô gồm 1.594 ghê và 16 tàu thuyền gồm 1.446 ghế chuyên chở khách du lịch; năm 2005, Hải Phòng có khoảng 500 ô tô và 28 tàu thủy vận chuyển khách du lịch tuyến Quảng Ninh – Cát Bà[8] [20]. Ngoài ra, Hải Phòng trong những năm gần đây còn phát triển hệ thống xe buýt với nhiều tuyến vận chuyển khách. Ngoài hệ thống xe buýt của công ti Đƣờng bộ Hải Phòng còn có hệ thống xe buýt của các hãng xe tƣ nhân nhƣ xe buýt Thịnh Hƣng, BIC chuyên tuyến đi Đồ Sơn, xe buýt Tân Việt chuyên tuyến đi Thủy Nguyên Hệ thống xe khách đƣờng dài cũng ngày càng gia tăng về mặt số lƣợng, hiện đại hóa với nhiều hãng xe có uy tín nhƣ Hoàng Long, Hải Âu Với số lƣợng nhƣ hiện nay thì tạm thời đáp ứng đƣợc nhu cầu cho khách du lịch nhƣng nếu vào mùa cao điểm thì số lƣợng phƣơng tiện vận chuyển vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách du lịch.Bên cạnh đó, hệ thống tàu khách vận chuyển khách tuy gia tăng về số lƣợng nhƣng do không đƣợc quan tâm bảo dƣỡng thƣờng xuyên nên chất lƣợng tàu ngày càng xuống cấp, không đảm bảo an toàn cho du khách. Ở Quảng Ninh, nếu nhƣ năm 2000, Quảng Ninh chỉ có 26 xe ô tô, 120 tàu thuyền và 2 xuồng cao tốc du lịch chuyên dùng, thì đến năm 2007 số xe ô tô từ 4 – 45 chỗ đã tăng lên 400 xe, 361 tàu du lịch, trong đó có 58 tàu đạt tiêu chuẩn 3 sao, 60 tàu 2 sao, 111 tàu 1 sao, 127 tàu đạt tiêu chuẩn tối thiểu với 14.189 ghế, Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 31
  32. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh 77 tàu đƣợc phép đón khách lƣu trú qua đêm. Đến năm 2010, Quảng Ninh có hơn 400 tàu chở khách có chất lƣợng cao, trong đó có 61 tàu đạt tiêu chuẩn 3 sao, 62 tàu đạt tiêu chuẩn 2 sao và 100 tàu đƣợc phép kinh doanh trên vịnh, đảm bảo nhu cầu cho 16.000 ngƣời đi tham quan vịnh trong cùng một thời gian[9] [21]. Ngoài ra, còn số một tàu cao tốc hoạt động trên tuyến Hạ Long – Móng Cái, Hạ Long – Hải Phòng, các phƣơng tiện vận chuyển khách đi từ Hạ Long sang Trung Quốc Ở vịnh Hạ Long còn có một số phƣơng tiện vận chuyển khác kết hợp với hình thức vui chơi giải trí trên vịnh nhƣ thủy cơ, trực thăng góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, các loại hình vận chuyển mới này chỉ thu hút đƣợc một bộ phận nhỏ khách du lịch do quy mô còn nhỏ, giá cả dịch vụ cao 2.2.5. Thực trạng về lao động trong du lịch Trong quá trình phát triển, cùng với sự gia tăng nhanh chóng về lƣợng khách, hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật, các loại hình dịch vụ thì đội ngũ lao động của ngành du lịch cũng tăng lên rõ rệt. Theo số liệu của cục thống kê Hải Phòng, số lƣợng lao động làm việc, hoạt động trong ngành du lịch gia tăng nhanh chóng. Nếu trong năm 1992, Hải Phòng mới chỉ có 5.700 lao động làm việc trong nhành du lịch thì đến năm 1995 đã tăng lên 12.300 ngƣời, năm 2003 là 24.483 ngƣời, năm 2006 là 33.280 ngƣời. Tốc độ tăng trƣởng bình quân thời kì 1992 – 2006 là 13,5%/năm[7]. Số lƣợng lao động của Quảng Ninh cũng tăng nhanh. Năm 1992, số lao động làm việc trong tất cả các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch là 9.610 ngƣời, năm 1995 tăng lên là 15.000 ngƣời, năm 2004 là 57.483 ngƣời và 2006 là 67.705 ngƣời. Tốc độ tăng thời kì 1992 – 2006 đạt 15%/năm[7]. Về chất lƣợng lao động: Trong những năm qua, Hải Phòng – Quảng Ninh luôn chú trọng đến công tác đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực,vì vậy chất lƣợng lao động trong du lịch dần đƣợc cải thiện. Trong năm 2004, trong tổng số 6.715 lao động của các doanh nghiệp nhà nƣớc có 1.318 ngƣời có trình độ đại học, trên đại học (chiếm 19,6%); có 1.576 ngƣời có trình độ trung học, cao đẳng (chiếm 23,5%); còn lại 3.812 ngƣời có trình độ phổ thông. Quảng Ninh, trong Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 32
  33. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh tổng số 6.101 lao động làm việc trong trong các doanh nghiệp nhà nƣớc có 658 ngƣời có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 10,8%); trung học cao đẳng có 627 ngƣời (chiếm 10,3%); còn lại 4.816 ngƣời (chiếm 78,9%)[4]. Thông qua các số liệu về thực trạng về trình độ lao động của ngành du lịch Hải Phòng – Quảng Ninh khối doanh nghiệp nhà nƣớc cho thấy số lao động có trình độ cao còn thấp, đặc biệt là ở tỉnh Quảng Ninh. Trình độ của lực lƣợng lao động trong du lịch ảnh hƣởng rất lớn tới chất lƣợng phục vụ khách du lịch, vì vậy đòi hỏi các ban ngành của Hải Phòng – Quảng Ninh cần chú trọng hon nữa đến công tác đào tạo nguồn nhân lực, hƣớng tới phát triển bền vững. 2.2.6. Hoạt động đầu tư, khai thác du lịch Trong những năm gần đây, việc đầu tƣ phát triển du lịch ở vùn ven bờ biển Hải Phòng – Quảng Ninh đƣợc quan tâm chú trọng song vẫn chƣa xứng với tiềm năng phát triển du lịch của vùng. Cụ thể: 2.2.6.1.Về đầu tư nước ngoài. Thời kì 1988 – 2000 khu vực đã thu hút đƣợc 24 dự án du lịch chiếm gần 7% tổng dự án của cả nƣớc với tổng số vốn đầu tƣ khoảng 395 triệu USD, trong đó có 197 triệu vốn pháp định.Trong đó có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tƣ vào du lịch ở Hải Phòng – Quảng Ninh (Hồng Kông là đối tác có vốn đầu tƣ lớn nhất; tiếp theo là Malaixia, Singapo, Đài Loan ), đầu tƣ chủ yếu vào xây dựng khách sạn và dịch vụ du lịch. Thời kì 2001 – 2007, chỉ có thêm 8 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài vào khu vực với tổng số vốn đăng kí trên 91 triệu USD, chƣa kể Thỏa thuận Liên doanh giữa công ty Âu Lạc với 2 đối tác Mĩ xây dựng 2 công trình du lịch tại đảo Tuần Châu và hồ Yên Trung – Quảng Ninh với tổng số vốn dự kiến lên tới gần 1 tỷ USD[4], [8], [9]. 2.2.6.2.Về đầu tư trong nước Đầu tƣ về du lịch trong giai đoạn 1988 – 2000, chủ yếu tập ung vào đầu tƣ cải tạo, nâng cấp hoắc xây mới các khách sạn, nhà hàng; bổ sung các dịch vụ du lịch khác và các phƣơng tiện vận chuyển. Trong giai đoạn 2001 – 2007, việc đầu tƣ phát triển du lịch ở Hải Phòng – Quảng Ninh vẫn tiếp tục hoàn hiện hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch; chú trọng đến chất lƣợng dịch vụ, đa dạng hóa Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 33
  34. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh sản phẩm; chú trọng đến qui hoạch nhằm bảo tồn, tôn tạo các giá trị tài nguyên du lịch. Bên cạnh đó, “Chƣơng trình hành động Quốc gia về du lịch” của nhà nƣớc trong thời kì này đã hỗ trợ 2 địa phƣơng 313 tỉ đồng từ vốn ngân sách để nâng cao cơ sở hạ tầng du lịch ở Cát Bà và một số điểm du lịch trọng tâm ở Hạ Long. 2.2.6.3. Về vấn đề khai thác tài nguyên Tài nguyên của khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh khá phong phú và đa dạng, đƣợc phân bố rộng rãi, nhƣng có giá trị nhất để phục vụ khai thác du lịch thì phải kể đến khu vực Hạ Long – Cát Bà – Đồ Sơn, đƣợc coi là tam giác động lực tăng trƣởng phía Bắc. Trong những năm gần đây, Cát Bà, Tuần Châu, đảo Dáu và hệ thống hang động ở Hạ Long đang đƣợc tập trung đầu tƣ khai thác du lịch, trở thành những điểm du lịch hấp dẫn và hình thành nên 1 cụm du lịch quan trọng của khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh. Bên cạnh đó, thành phố Hải Phòng cũng là nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch, là hạt nhân thu hút và phân phố khách nên đã sớm trở thành 1 trung tâm du lịch quan trọng ở khu vực phía Bắc. Hiện nay, ngoài 2 cụm du lịch chính trên thì một số khu vực khác ở vùng ven biển nhƣ Móng Cái – Trà Cổ, Vân Đồn, Thủy Nguyên cũng đã và đang đƣợc đầu tƣ khai thác nhƣng với mức độ thấp hơn. 2.3. Nhận xét về tình hình phát triển du lịch ở vùng ven bờ biển Hải Phòng – Quảng Ninh trên quan điểm phát triển bền vững 2.3.1. Xét tiêu chí bền vững về mặt kinh tế Qua việc phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh giai đoạn 1992 – 2009 dựa trên tiêu chí phát triển du lịch bền vững về mặt kinh tế. Cụ thể: Về lƣợng khách du lịch: Trong giai đoạn 1992 – 2009 lƣợng khách du lịch liên tục tăng.Hải Phòng tăng trung bình 24% đối với khách quốc tế và 18,7% đối với khách nội địa.Quảng Ninh cũng tăng tƣơng ứng là 21,8 % và 26,6%. Bình quân cả vùng tƣơng ứng là 23,4% và 23,2%. Đạt tiêu chuẩn phát triển bền vững. Về thu nhập du lịch: Trong giai đoạn 1992 – 2009, thu nhập du lịch tăng trƣởng liên tục bình quân toàn khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh có tốc độ tăng Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 34
  35. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh trung bình là 31,2%/năm. Trong đó, Hải Phòng khoảng 26,4%/năm, Hải Phòng là 39,2%/năm. Đạt tiêu chẩn bền vững. Về GDP du lịch: Quảng Ninh là tỉnh có mức tăng trƣởng GDP với tốc độ tƣơng đối cao, trung bình đạt 28,2%/năm thời kì 1996 – 2006; Hải Phòng cũng đạt 14,4%/năm thời kì 1996 – 2006; bình quân toàn vùng là 21,3%, đều chiếm tỉ trọng tăng dần trong cơ cấu nền kinh tế.Đạy tiêu chuẩn phát triển bền vững. Về cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch: 15 năm qua (từ năm 1992 – 2007), số lƣợng các cơ sở lƣu trú trên địa bàn Hải Phòng – Quảng Ninh liên tục tăng với tốc độ bình quân đạt 14,1%/năm, trong đó Hải Phòng đạt 10,6%/năm và Quảng Ninh đạt 17,6%/năm.Với nhịp độ tăng trƣởng bình quân của hệ thống các cơ sơ lƣu trú nhƣ vậy, luôn đạt công suất sử dụng phòng trung bình đạt 50 – 55%. Chất lƣợng của hệ thống khách sạn cũng không ngừng đƣợc nâng lên, số lƣợng các khách sạn đƣợc xếp hạng liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trƣớc. Các cơ sở phục vụ ăn uống cũng tăng lên nhanh chóng cả về mặt số lƣợng và chất lƣợng. Tuy chƣa có con số thống kê chính xác về số lƣợng các nhà hàng, các cơ sở phục vụ ăn uống ở Hải Phòng – Quảng Ninh song có thể thấy, hệ thống các cơ sở này cũng đã và đang đáp ứng đƣợc nhu cầu về phục vụ ăn uống của khách du lịch nói riêng và của ngƣời dân địa phƣơng nói chung. Hệ thống các phƣơng tiện vận chuyển, các khu vui chơi giải trí cũng tăng nhanh cả về số và chất. Tuy vẫn còn một vài hạn chế song nhìn chung, hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật của khu vực vẫn đạt tiêu chuẩn phát triển bền vững. Về chỉ tiêu nguồn nhân lực:Đội ngũ lao động hoạt động trong ngành du lịch trong những năm gần đây tăng nhanh cả về mặt số lƣợng và chất lƣợng. Trong thời kì 1992 – 2006 số lƣợng lao động toàn vùng tăng bình quân 14,2%/năm, trong đó Hải Phòng là 13,5%/năm; Quảng Ninh là 15%/năm. Đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển bên vững. 2.3.2. Xét tiêu chí bền vững về mặt tài nguyên – môi trường Về công tác quy hoạch: Hầu hết các khu vực ở vùng ven bờ Hải Phòng – Quảng Ninh đã đƣợc qui hoạch tổng thể, một số khu du lịch biển trọng điểm đã có quy hoạch chi tiết. Đây là những cơ sở pháp lí cho công tác quản lí và khai Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 35
  36. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh thác một cách hợp lí, có hiệu quả các nguồn tài nguyên; bảo vệ nghiêm ngặt các khu vực cần đƣợc bảo tồn, tôn tạo và phát triển. Mặc dù hiện nay chất lƣợng quy hoạch và tính kiên quyết thực hiện theo qui hoạch còn chƣa cao nhƣng đánh giá chung vẫn đạt tiêu chuẩn bền vững. Về tài nguyên: Trong những năm qua, quá trình phát triển kinh tế – xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng ở khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh đã gây ra những tác động tiêu cực đến nguồn tài nguyên. Hầu hết, các nguồn tài nguyên du lịch đƣợc huy động một cách triệt để làm một bộ phận không nhỏ nguồn tài nguyên bị suy giảm, kiệt quệ và đang bị quá tải. Cƣờng độ hoạt động du lịch ở một số điểm du lịch nổi tiến nhƣ Hạ Long, Cát Bà, Đồ Sơn, Trà Cổ, Bãi Cháy trong dịp hè và vào các ngày lễ quá cao, tạo áp lực quá lớn đối với tài nguyên và gây nên tình trạng mất cân đối trầm trọng về cung cầu. Từ đó có thể thấy, việc khai thác và phát triển tài nguyên ở đây là chƣa bền vững. Về môi trƣờng tự nhiên: Do tác động của quá trình phát triển du lịch nên môi trƣờng tự nhiên ở vùng ven bờ Hải Phòng – Quảng Ninh đang bị suy thoái nghiêm trọng, hầu hết các chỉ số về môi trƣờng đều đã bị ô nhiễm và đều vƣợt mức cho phép. Ô nhiễm xảy ra trong môi trƣờng nƣớc (bao gồm cả nƣớc mặt và nƣớc ngầm), đất, không khí và sinh thái, nghiêm trọng nhất là ở khu vực Cẩm Phả, Hạ Long, Đồ Sơn, Cát Bà. Đáng chú ý là tình trạng ô nhiễm DO, BOD, COD, Pb, Cd, Cu, Zn và ô nhiễm dầu trong nƣớc biển; nguy cơ đục nƣớc, bùn hóa và nông hóa đáy vịnh; nguy cơ mất đi môi trƣờng sinh thái của các loài sinh vật;hủy hoại nguồn lợi và giảm giá trị sinh học; xói lở các bờ biển Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do hoạt động của các nhà máy, cảng biển, tàu bè, hoạt động khai thác than, chất thải từ các hoạt động du lịch Do vậy, đây là những dấu hiêu cho thấy sự phát triển thiếu bèn vững về môi trƣờng tài nguyên ở khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh. 2.3.3. Xét tiêu chí bền vững về mặt văn hóa, xã hội Cùng với tác động về mặt kinh tế, tài nguyên – môi trƣờng, quá trình phát triển du lịch ở khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh cũng tác động mạnh mẽ đến môi trƣờng văn hóa – xã hội của khu vực.Trong những năm qua, sự phát triển Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 36
  37. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh của du lịch cũng đã kéo theo sự du nhập của một số sinh hoạt văn hóa không lành mạnh và gia tăng các tệ nạn xã hội, các bệnh truyền nhiễm. Bên cạnh những mặt tích cực, du lịch cũng gây ra một số tác động tiêu cực đến hoạt động của các lễ hội, các làng nghề và một số sinh hoạt truyền thống của ngƣời dân địa phƣơng. Ở một góc độ nhất định, các phong tục tập quán, các lễ hội lâu đời ở các làng quê đang dần bị thƣơng mại hóa để phục vụ du lịch, cho phù hợp với thị trƣờng. Phát triển du lịch cũng làm gia tăng quá trình đô thị hóa, một nặt làm suy giảm nguồn tài nguyên đất, mặt khác làm gia tăng dân số, gây áp lực tới môi trƣờng. Sự phát triển của du lịch còn tác động không nhỏ tới quy luật cung cầu, làm mất đi sự cân bằng trong cán cân cung – cầu, làm gía cả tăng cao tại các khu du lịch, ảnh hƣởng đến đời sống xã hội của cƣ dân. Đây cũng là dấu hiệu của sự phát triển thiếu bền vững. Nhƣ vậy, trong quá trình phát triển du lịch ở vùng ven bờ biển Hải Phòng – Quảng Ninh trong những năm gần đây đã có đóng góp tích cực về mặt kinh tế, nhƣng bên cạnh đó cũng gây những tác động tiêu cực đến tài nguyên – môi trƣờng, kinh tế – xã hội. 2.4. Tiểu kết chƣơng 2 Qua các nội dung đã nghiên cứu ở chƣơng 2 và căn cứ vào thực trạng phát triển du lịch ở khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh, có thể đƣa ra một số kết luận sau: - Việc phát triển du lịch ở vùng ven bờ Hải Phòng – Quảng Ninh trong những năm gần đây đã có những đóng góp tích cực về mặt kinh tế, góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch ở địa phƣơng nói riêng và cả nƣớc nói chung.Đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững. - Tuy nhiên, việc phát triển du lịch một cách mạnh mẽ trong những năm vừa qua cũng gây ra những tác động tiêu cực đến tài nguyên môi trƣờng và đời sống văn hóa xã hội của ngƣời dân địa phƣơng, nghĩa là phát triển chƣa bền vững. Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 37
  38. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở VÙNG VEN BỜ HẢI PHÒNG – QUẢNG NINH 3.1. Định hƣớng phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ biển Hải Phòng – Quảng Ninh. Căn cứ vào Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020, Quy hoạch về tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Bộ thời kì 2000 – 2020[13], [14] và các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của 2 địa phƣơng Hải Phòng – Quảng Ninh đến năm 2020[14], có thể đƣa ra những mục tiêu chung và một số định hƣớng phát triển du lịch ở vùng ven bờ Hải Phòng – Quảng Ninh trong những năm tới là: 3.1.1. Mục tiêu chung Trong chiến lƣợc phát triển du lịch của nhà nƣớc đến năm 2020, vùng ven bờ biển Hải Phòng – Quảng Ninh đƣợc xác định là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nƣớc, đƣợc ƣu tiên đầu tƣ phát triển (trong đó có khu du lịch Hạ Long – Cát Bà là 1 trong 4 khu du lịch tổng hợp quốc gia). Mặt khác, trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, cũng nhƣ trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của địa bàn trọng điểm bắc Bộ đến năm 2020, nhà nƣớc chú trọng đầu tƣ phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng vào đầu thế kỉ 21, xứng đáng với vị trí và tiềm năng du lịch của mỗi địa phƣơng. Phát triển nhanh, bền vững du lịch ở Hải Phòng – Quảng Ninh sẽ góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng phát triển dần, tỉ trọng công nghiệp – dịch vụ - du lịch; tạo công ăn việc làm cho xã hội, từng bƣớc thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình phát triển, phát huy truyền thống, bản sắc dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, làng nghề, giữ gìn cảnh quan, môi trƣờng sinh thái. Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 38
  39. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh 3.1.2. Định hướng phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ biển Hải Phòng – Quảng Ninh 3.1.2.1. Tiếp cận thị trường khách Thị trƣờng khách là một trong những yếu tố sống còn của ngành du lịch, vì vậy phát triển du lịch bền vững cũng đồng thời phải thu hút đƣợc lƣợng khách lớn và ổn định. Cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh là 2 hạt nhân du lịch lớn, thu hút lƣợng khách du lịch lớn ở khu vực phía Bắc. Có thể nói, mỗi hạt nhân đều có những nét đặc thù riêng về tài nguyên, đặc điểm kinh tế - xã hội hay chính sách phát triển du lịch vì thế, nó tạo nên cơ cấu thị trƣờng khách cũng nhƣ các sản phẩm đặc trƣng không giống nhau. Tuy nhiên, đối với Hải Phòng – Quảng Ninh dù là 2 hạt nhân du lịch nhƣng lại mang những nét tƣơng đồng về vị trí, tài nguyên du lịch, vai trò, chức năng trong tổng thể du lịch quốc gia nên tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù và thị trƣờng khách trọng điểm cúng gần giống nhau. * Thị trƣờng khách du lịch quốc tế Theo các số liệu thống kê của sở văn hóa, thể thao và du lịch của Hải Phòng – Quảng Ninh có thể phân chia thị trƣờng khách du lịch quốc tế đến Hải Phòng – Quảng Ninh thành: thị trƣờng các nƣớc và vùng lãnh thổ Đông Bắc Á, các nƣớc châu Đại Dƣơng, Bắc Mỹ, các nƣớc Tây Âu và các nƣớc ASEAN. Trong đó thị trƣờng khách Trung Quốc là thị trƣờng khách quan trọng, chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu thị trƣờng khách đến khu vực (chiếm từ 60 – 70 % tổng cơ cấu khách). Trong những năm tới, thị trƣờng khách Trung Quốc vẫn là thị trƣờng khách quan trọng của khu vực, tuy nhiên đây lại là thị trƣờng khách có thời gian lƣu trú ngắn, khả năng chi tiêu thấp nên mang lại hiệu quả kinh tế không cao. Thị trƣờng mục tiêu mà vùng ven bờ Hải Phòng – Quảng Ninh cần tập trung đầu tƣ khai thác và hƣớng tới trong những năm tiếp theo là các thị trƣờng khách du lịch cao cấp, có trình độ học vấn cao, có khả năng, có khả năng chi tiêu lớn và thời gian lƣu trú dài ngày. Với mục tiêu trên, đối tƣợng khách mà ngành du lịch Hải Phòng – Quảng Ninh hƣớng tới là các thị trƣờng khách Nhật Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 39
  40. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Tây Âu với một số loại hình du lịch tiêu biểu nhƣ: tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa, du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng. Căn cứ vào đặc điểm tâm lí, sở thích của một số thị trƣờng khách chính nhƣ trên và căn cứ vào đặc điểm tài nguyên, khả năng cung cấp các sản phẩm du lịch của Hải Phòng – Quảng Ninh, có thể tổng hợp một số sản phẩm du lịch cơ bản cho một số thị trƣờng chủ yếu ở bảng sau: Bảng 1: Một số sản phẩm du lịch ƣu tiên cho các thị trƣờng chính ở vùng ven bờ biển Hải Phòng – Quảng Ninh Thị trƣờng Nhật, Sản Trung Đài Châu Châu Tây Đông Hàn ASEAN Phẩm Quốc Loan Úc Mỹ Âu Âu Quốc Du lịch Tham quan * * * * * * * * Nghỉ dƣỡng * Sinh thái Văn hóa Tàu biển Mạo hiểm Nghiên cứu * * Chú thích: (*- - ) Thứ tự ƣu tiên giảm dần. Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển du lịch. * Thị trƣờng khách nội địa Đối tƣợng của thị trƣờng khách nội đia khá phong phú và đa dạng với nhiều tầng lớp và địa vị khác nhau, tập trung chủ yếu là khách ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, các tỉnh miền núi phía Bắc trong đó trọng điểm là thủ đô Hà Nội. Mục đích chính của khách du lịch nội địa đến du lịch ở Hải Phòng – Quảng Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 40
  41. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh Ninh chủ yếu tham gia vào các lọa hình du lịch: Tắm biển, tham quan thắng cảnh, du lịch cuối tuần, lễ hội, sinh thái, công vụ. Chiếm thị phần lớn nhất trong cơ cấu khách đến Hải Phòng – Quảng Ninh là khách du lịch tắm biển, chủ yếu đến từ Hà Nội, các tỉnh phía Bắc và ngƣời dân Hải Phòng, Quảng Ninh. Tuy vậy, đây không phải là đối tƣợng khách mang lại nguồn thu lớn cho du lịch. Mục tiêu của khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh trong những năm tiếp theo là tiếp tục mở rộng thị trƣờng và đối tƣợng khách du lịch, nâng cao lƣợng khách đến với các loại hình du lịch nhƣ tham quan thắng cảnh, công vụ , thƣơng mại vì đây là những loại hình du lịch ít chịu ảnh hƣởng của tính mùa vụ trong du lịch, các đối tƣợng khách có khả năng chi trả cao Ngoài ra cũng chú trọng đến thị trƣờng khách du lịch tôn giáo, tín ngƣỡng vì đây là loại hình du lịch đang đƣợc phát triển rộng rãi, có thể bảo tồn và phát huy đƣợc những giá trị văn hóa của vùng 3.1.2.2. Định hướng về đầu tư phát triển du lịch Trên cơ sở nghiên cứu, định hƣớng về phát triển du lịch theo lĩnh vực ngành của vùng ven bờ biển Hải Phòng – Quảng Ninh thời kì 2010 – 2020 nhƣ đã trình bày ở trên để đạt đƣợc mục tiêu đề ra cần thiết phải có những chiến lƣợc nhằm phát huy hiệu quả vốn đầu tƣ, tạo cho ngành du lịch trên địa bàn môi trƣờng thuận lợi để phát triển trong thuận lợi, phát triển xứng đáng với vai trò là những trung tâm du lịch của cả nƣớc. * Mục tiêu đầu tư: Đầu tƣ khu vực Hạ Long – Cát Bà thành khu du lịch tổng hợp quốc gia, có hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch hoàn thiện, đồng bộ; đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù của vùng để tạo nên tính hấp dẫn, cạnh tranh trên thị trƣờng, khắc phục đƣợc tính mùa vụ trong du lịch; đầu tƣ có kế hoạch chặt chẽ, đúng mục đích, tránh tình trạng thất thoát, bỏ dở dự án Đầu tƣ song cũng cần đi đôi với việc bảo tồn,tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch, hỗ trợ, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng vào hoạt động du lịch nhằm đảm bảo du lịch phát triển một cách bền vững. Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 41
  42. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh * Quan điểm đầu tư: Quan điểm hàng đầu đƣợc đặt ra là đầu tƣ phải có trọng tâm, đúng trọng điểm, tạo nên hình ảnh riêng về du lịch của Hải Phòng – Quảng Ninh. Đầu tƣ cần tập trung vào các lĩnh vực then chốt (cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực )ở các địa bàn trọng điểm; huy động nguồn vốn, trong đó cần ƣu tiên ,thu hút và khuyến khích nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào các dự án lớn, cần nhiều vốn; coi trọng nguồn vốn huy động trong dân; nguồn vốn của nhà nƣớc tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng trong các khu du lịch trọng điểm. *Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư: - Trƣớc mắt, cần tập trung cho việc xây dựng và điều chỉnh quy hoạch chi tiết đối với các khu du lịch trọng điểm, xây dựng các dự án khả thi theo quy hoạch - Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng du lịch tại các khu du lịch quan trọng theo quy hoạch chi tiết đã đƣợc phê duyệt. - Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chât kĩ thuật du lịch chất lƣợng cao, ƣu tiên việc hoàn thành các khu du lịch tổng hợp lớn, các khu vui chơi giải trí, các khách sạn, các phƣơng tiện vận chuyển cao cấp, quan tâm, khôi phục và phát triển các làng nghề, các lễ hội truyền thống. * Các cụm du lịch cần tập trung xây dựng: - Khu vực ven bờ Hải Phòng: + Cụm du lịch nội thành Hải Phòng: là trung tâm đón khách và điều hành hoạt động du lịch Hải Phòng. Tài nguyên du lịch chủ yếu là tài nguyên nhân văn nên sản phẩm du lịch chủ yếu là du lịch tham quan; văn hóa – lễ hội – làng nghề; hội nghị – hội thảo, đều là những loại hình du lịch có thể phát triển quanh năm, khắc phục đƣợc tính mùa trong du lịch + Cụm du lịch Cát Bà – Đồ Sơn: Đây là 2 khu vực giàu tài nguyên, cơ sở vật chất kĩ thuật khá hoàn thiện nên có thể phát triển nhiều loại sản phầm du lịch, chủ yếu là du lịch tắm biển, tham quan, nghỉ dƣỡng, vui chơi giải trí, thể thao nƣớc, mạo hiểm, sinh thái, nghiên cứu, hội nghị – hội thảo. + Cụm du lịch Thủy Nguyên: Đây là cum du lịch tiềm năng, có nhiều quang cảnh đẹp có thể ví nhƣ “vịnh Hạ Long trên can”, có nhiều đình chùa cổ Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 42
  43. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh mang giá trị văn hóa truyền thống. Sản phẩm du lịch có thể phát triển là du lịch tham quan, sinh thái, vui chơi giải trí, mạo hiểm. - Khu vực ven bờ Quảng Ninh: + Cụm du lịch Hạ Long và phụ cận: là khu vực có nhiều cảnh quan đẹp, đƣợc đầu tƣ về cơ sở vật chất tƣơng đối hoàn thiện nên sản phẩm du lịch chủ yếu là du lịch tham quan, nghiên cứu, vui chơi giải trí, thể thao, mạo hiểm, sinh thái, hội nghị – hội thảo. + Cụm du lịch Móng Cái: Sản phẩm du lịch có thể phát triển ở khu vực này chủ yếu là du lịch thƣơng mại – hội chợ, nghỉ dƣỡng, tham quan, du lịch sinh thái và du lịch quá cảnh. + Cụm du lịch Bái Tử Long: Trọng điểm của cum du lịch này là vƣờn quốc gia Bái Tử Long nên sản phẩm du lịch chủ yếu là du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng, tham quan, nghiên cứu và du lịch mạo hiểm. + Cum du lịch Cô Tô: Đây là cụm du lịch tiềm năng, có thể phát triển loại sản phẩm du lịch nhƣ du lịch tham quan, nghỉ dƣỡng, mạo hiểm. * Các dự án đầu tư phát triển: Trong những năm qua nhờ có những chính sách thu hút đầu tƣ có hiệu quả, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền tỉnh, thành phố, khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh đã có nhiều dự án đƣợc phê duyệt, thực thi dựa trên những đặc điểm và sự phân bố của tài nguyên du lịch, định hƣớng phát triển không gian lãnh thổ du lịch. Dƣới đây là một số dự án đầu tƣ phát triển du lịch ở khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh. *Các tuyến du lịch chủ yếu: - Từ hạt nhân du lịch thành phố Hải Phòng: Căn cứ vào sự phân bố của tài nguyên du lịch có thể hình thành nên một số tuyến du lịch chính xuất phát từ thành phố Hải Phòng nhƣ sau: + Tuyến du lịch trong nội thành: Tuyến tham quan theo đƣờng thủy (dọc theo sông Tam Bạc đến Bến Bính – Cảng Hải Phòng rồi đến Đình Vũ); + Tuyến du lịch ngoại thành Hải Phòng. Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 43
  44. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh Các tuyến từ nội thành Hải Phòng đi các huyện phía Tây – Nam theo đƣờng quốc lộ 10 (An Lão – Tiên Lãng – Vĩnh Bảo): chủ yếu tham quan các di tích lịch sử, danh thắng, các làng nghề; Tuyến từ nội thành Hải Phòng đi phía Tây – Bắc theo quố lộ 10 (huyện Thủy Nguyên). + Các tuyến du lịch liên vùng, liên tỉnh, Quốc tế: Tuyến Hải Phòng – Đồ Sơn – Cát Bà – Hạ Long; Tuyến Cát Bà – Lan Hạ – Hạ Long; Tuyến Hải Phòng – Lựng Xanh – Yên Tử; Tuyến Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định; Tuyến Hải Phòng – Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Cạn – Cao Bằng; Tuyến Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh; Tuyến Hải Phòng – Thành phố Hồ Chí Minh – Các nƣớc trong khu vực. - Từ hạt nhân du lịch Hạ Long: Căn cứ vào đặc điểm tài nguyên du lịch, có thể hình thành một số tuyến du lịch chủ yếu từ thành phố Hạ Long nhƣ sau: + Tuyến du lịch trong nội thành Hạ Long (city tour); +Tuyến du lịch ngoại thành Hạ Long; + Tuyến du lịch nội thành Hạ Long đi các tỉnh phía Đông Bắc; + Tuyến đƣờng biển từ nội thành Hạ Long hƣớng ra biển về phía Đông; + Các tuyến du lịch liên vùng, liên tỉnh và quốc tế; +Tuyến Hạ Long – Cát Bà – Đồ Sơn – Hải Phòng; +Tuyến Hạ Long – Lạng Sơn – Cao Bằng; +Tuyến Hạ Long – Hà Nội – Hòa Bình – Các tỉnh phía Bắc; +Tuyến Hạ Long – Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh. 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ biển Hải Phòng – Quảng Ninh Trong những năm gần đây, thực hiện đƣờng lối đổi mới, kinh tế phát triển, nhu cầu về du lịch tăng nhanh, du lịch tại các vùng ven biển lại càng hấp dẫn du khách không chỉ ở trong nƣớc và quốc tế. Hải Phòng – Quảng Ninh cũng không nằm ngoài quy luật này, hội nhập phát triển đã làm quá trình đô thị hóa Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 44
  45. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh tăng và mở rộng nhanh chóng. Tuy nhiên, chính trong quá trình phát triển quá nhanh đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trƣờng tự nhiên, kinh tế, xã hội, làm tăng tính thời vụ trong du lịch và hiệu quả kinh doanh du lịch thấp. Do đó, cần có các giải pháp thực sự hiệu quả để phát triển du lịch một cách bền vững, nâng cao hiệu quả về kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trƣờng. 3.2.1. Giải pháp về cơ chế đầu tư Hải Phòng – Quảng Ninh là khu vực giàu tài nguyên du lịch, có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào nguồn tài nguyên thì chƣa đủ để du lịch phát triển, nhất là phát triển một cách bền vững. Một trong những yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch chính là những cơ chế, chính sách đúng đắn, phù hợp để phát huy đƣợc tiềm năng, lợi thế, khắc phục những khó khăn của vùng. Hiện nay,các cơ chế chính sách còn chƣa hợp lí, bất ổn định, chƣa có những chiến lƣợc lâu dài để tạo thành hành lang pháp lí cho du lịch phát triển bền vững.Vì vậy, để đảm bảo cho sự phát triển của du lịch, ngành du lịch ở Hải Phòng – Quảng Ninh thì việc nghiên cứu và đƣa ra những cơ chế, chính sách thực sự phù hợp đảm bảo cho du lịch phát triển bền vững là nhiệm vụ cấp thiết cần phải thực hiện. - Trƣớc hết cần tập trung xây dựng thành công các cơ chế, chính sách phát triển, khuyến khích các thành phần trong và ngoài nƣớc tham gia đầu tƣ, khai thác và bảo vệ tiềm năng du lịch. Dựa trên cơ sở luật pháp nhà nƣớc và tình hình thực tế của địa phƣơng, UBND thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh cần tạo điều kiện để đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa để khuyến khích và thu hút nguồn vốn đầu tƣ. Tích cực kêu gọi vốn đầu tƣ để hoàn thành các dự án: +Dự án cầu hoặc đƣờng ngầm: Đình Vũ – Cát Hải – Cát bà; +Dự án bảo tồn và nâng cấp Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà; +Dự án Công viên và bảo tàng nƣớc Cát Bà; +Dự án kinh doanh vận tải khách du lịch tuyến Gia Luận (Cát Bà) – Tuần Châu (Hạ Long); +Khu nghỉ dƣỡng, khách sạn cao cấp tại Phù Long – Xuân Đám. Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 45
  46. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh - Đề nghị Trung ƣơng và UBND thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh quan tâm chỉ đạo, đầu tƣ hơn nữa cho du lịch khu vực nói chung và cho từng điểm du lịch nói riêng. + Tiếp tục thực hiện, quản lí các dự án trên cơ sở Quy hoạch bảo tồn, phát huy các giá trị Di sản văn hóa Hạ Long đến năm 2020 đã đƣợc thủ tƣớng chính phủ phê duyệt, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 1317/QĐ – UBND ngày 29/4/2008: “V/v phê duyệt kế hoạch ƣu tiên đầu tƣ các dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị Di sản vịnh Hạ Long đến năm 2010”, với những hạng mục: Các dự án ƣu tiên đầu tƣ bằng ngân sách; Các dự án khuyến khích đầu tƣ theo hình thức xã hội hóa; Các dự án đầu tƣ, xây dựng các công trình phục vụ cho Quản lí, bảo tồn phát huy những giá trị Di sản. + Thực hiện công văn số 153/TB – UBND ngày 5/9/2008 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc chỉ đạo các cơ sở, ban ngành liên quan rà soát, kiểm tra, đánh giá theo trọng tâm đầu tƣ CSHT cho vịnh Hạ Long (gồm cả vùng lõi và ven bờ vịnh). + Triển khai dự án nâng cao năng lực quản lí Di sản của Ban quản lí di sản vịnh Hạ Long theo quyết định số 1026/QĐ – UBND ngày 8/4/2007 của UBND tỉnh Quảng Ninh “V/v phê duyệt dự án nâng cao năng lực quản lí BQL vịnh Hạ Long. + Tiếp tục thực hiện các thành phần dự án Bảo tàng Sinh thái Hạ Long đã đƣợc chính phủ phê duyệt nhƣ: Cửa Vạn, Ngọc vừng, Bạch Đằng, Núi Bài Thơ. + Triển khai và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án: Dự án khu đô thị du lịch Cái Giá – Cát Bà; Dự án xây dựng khách sạn Hùng Long của Công ty TNHH Hùng Long Dự án Khe Tùng – Cát Bà; Dự án khu du lịch sinh thái và nuôi trồng thủy sản của Công ty Cổ phần Ánh Dƣơng; Dự án khu du lịch Quốc tế Hòn Dáu; Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 46
  47. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh Dự án xây dựng công viên và nhà tƣởng niệm các liệt sĩ hi sinh trên đƣờng mòn Hồ Chí Minh tại khu Di tích lịch sử Bến K15; Khu đô thị Du lịch sinh thái Hoàng Tân (Quảng Ninh); Công viên nƣớc Hạ Long - Tập trung đầu tƣ, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hệ thống giao thông chất lƣợng cao, xây dựng bến tàu du lịch để phát triển loại hình du lịch đƣờng biển; hoàn thành các trung tâm hội nghị, hội thảo, mua bán; xây dựng các khách sạn cao cấp. - Đối với những lĩnh vực kinh doanh du lịch mới, có khả năng kéo dài thời vụ, tăng thời gian lƣu trú, khả năng chi tiêu của khách ( Du lịch sinh thái, lặn biển, du lịch mạo hiểm ); đối với các nhà đầu tƣ vào những nơi có hệ thống cơ sở hạ tầng chƣa phát triển, tài nguyên chƣa đƣợc khai thác thì cần có những chính sách ƣu đãi, tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, chính sách thuế Đảm bảo sự công bằng, hài hòa về lợi ích cũng nhƣ những nghĩa vụ trong quá trình đầu tƣ khai thác, kinh doanh giữa các chủ thể đầu tƣ, chủ thể quản lí lãnh thổ tài nguyên du lịch và cộng đồng dân cƣ địa phƣơng. 3.2.2. Giải pháp về thị trường và xây dựng sản phẩm du lịch Trên cơ sở nghiên cứu về thị trƣờng và sản phẩm du lịch của Hải Phòng – Quảng Ninh, ngành du lịch địa phƣơng cần phối hợp với các ngành chức năng để nghiên cứu cơ chế, chính sách thích hợp nhằm khai tác tối đa tiềm năng của các thị trƣờng (khách nội địa và quốc tế) trong các giai đoạn nhất định. - Trƣớc hết, cần nắm bắt cơ hội để củng cố các thị trƣờng truyền thống, tranh thủ phát triển các thị trƣờng tiềm năng mới, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. + Cần tập trung nghiên cứu để cải tiến thủ tục xuất nhập cảnh một cách nhanh chóng, đồng thời cải thiện hệ thống chính sách của các dịch vụ đi kèm nhƣ tài chính, bảo hiểm y tế tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng cho du khách. Xây dựng các chƣơng trình du lịch mới với những điểm đến hấp dẫn, có sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn; tích cực áp dụng các chƣơng trình khuyến mại Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 47
  48. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh về giá cả, ƣu đãi về các dịch vụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến với Hải Phòng – Quảng Ninh. + Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch mang thƣơng hiệu riêng của Hải Phòng – Quảng Ninh nhằm thu hút khách du lịch. Căn cứ vào nguồn tài nguyên du lịch và các điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật của vùng có thể phát triển một số loại hình du lịch sau: Du lịch tham quan; Du lịch sinh thái biển, du lịch cộng đồng; Du lịch hội nghị, hội thảo; Du lịch mạo hiểm :Gồm: Trekking (đi bộ), hiking (leo núi), lặn biển, lƣớt ván, nhảy dù Du lịch nghỉ dƣỡng; Du lịch văn hóa, tín ngƣỡng - Tăng cƣờng công tác xúc tiến, quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức, linh hoạt, hấp dấn, hiệu quả, chuyển tải nhiều nhất thông tin về cá điểm du lịch ở Hải Phòng – Quảng Ninh đến với thị trƣờng khách trong và ngoài nƣớc. + Biên soạn và phát hành các ấn phẩm có chất lƣợng và chính xác về các điểm du lịch (đặc biệt là các điểm nổi tiếng nhƣ Hạ Long, Cát Bà, Đồ Sơn), để giới thiệu với khách du lịch về con ngƣời, cảnh quan, tài nguyên du lịch, cũng nhƣ các thông tin cần thiết khác cho khách (điểm lƣu trú, hệ thống các điểm tham quan du lịch, các nhà hàng, hệ thống vui chơi giải trí, giá cả sinh hoạt, đi lại ăn uống ) và địa chỉ các điểm tƣ vấn cung cấp thông tin cho khách du lịch. Những điểm này cần đƣợc đặt ở các đầu mối giao thông nhƣ sân bay, nhà ga, bến tàu, khách sạn hoặc những điểm thuận lợi trong giao dịch. + Xúc tiến việc xây dựng và phát hành rộng rãi các phim, ảnh, tƣ liệu về lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc, các danh lam thắng cảnh, các làng nghề, lễ hội của Hải Phòng và Quảng Ninh. + Tận dụng các cơ hội để tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội chợ du lịch quốc tế và trong nƣớc, các sự kiện thể thao văn hóa để có điều kiện tuyên truyền những sản phẩm du lịch của khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh. Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 48
  49. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh + Tiếp tục tổ chức các lễ hội thƣờng niên thu hút đƣợc đông đảo khách du lịch nhƣ: Carnaval Hạ Long, lễ hội du lịch Cát Bà, chƣơng trình lễ hội “Đồ Sơn biển gọi” ; vận động bầu chọn vịnh Hạ Long là 1 trong 7 kì quan thiên nhiên thế giới. + Mở văn phòng đại diện du lịch của Hải Phòng – Quảng Ninh tại các thị trƣờng lớn trong nƣớc và ngoài nƣớc để thực hiện các chức năng về dịch vụ lữ hành và xúc tiến tiếp thị, sử dụng một phần doanh thu từ du lịch và vốn công ích cho hoạt động này. 3.2.3. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Để thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển du lịch bền vững, ngoài việc xây dựng các định hƣớng phát triển du lịch, các dự án quy hoạch tổng thể thì cũng cần phải chú trọng đến việc phát triển và đào tạo nguồn nhân lực.Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong ngành du lịch cả nƣớc nói chung và khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh nói riêng lại chƣa đƣợc đào tạo sâu và bài bản cả về trình độ quản lí cũng nhƣ chuyên môn nghiệp vụ du lịch. Đa số lao động đƣợc chuyển từ các ngành nghề khác nên một bộ phận cán bộ, nhân viên còn thiếu kinh nghiệm trong quản lí, kinh doanh du lịch; thiếu năng động nhạy cảm trong nền kinh tế thị trƣờng. Điều này gây ra nhiều cản trở đến sự phát triển của ngành du lịch nói chung chứ chƣa tính đến phát triển bền vững. Vì vậy, để nâng cao chất lƣợng nhân lực trong du lịch cần thực hiện một số biện pháp sau: - Thƣờng xuyên tiến hành điều tra, đánh giá, phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn cán bộ nhân viên trong ngành du lịch ở Hải Phòng và Quảng Ninh. Dựa trên kết quả điều tra tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp trình độ khác nhau, theo các chuyên ngành khác nhau cho phù hơp. - Cần ƣu tiên cho công tác đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ thấp về chuyên môn, nghiệp vụ bằng cách mời các chuyên gia có uy tín của ngành, mở các lớp đào tạo tại chỗ, đáp ứng nhu cầu trƣớc mắt về nguồn nhân lực của ngành. - Ngoài ra cũng cần có chính sách, kế hoạch đào tạo mới và tuyển dụng đội ngũ cán bộ có năng lực cho công tác quản lí và điều hành hoạt động du lịch Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 49