Khóa luận Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp

pdf 104 trang hapham 2210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nganh_bao_hiem_viet_nam_gia_nhap_wto_thuc_trang_va.pdf

Nội dung text: Khóa luận Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: Thực trạng và giải pháp

  1. Tr•êng ®¹i häc ngo¹i th•¬ng hµ néi Khoa kinh tÕ vµ kinh doanh quèc tÕ Chuyªn ngµnh kinh tÕ ®èi ngo¹i o0o kho¸ luËn tèt nghiÖp §Ò tµi: Ngµnh b¶o hiÓm viÖt nam gia nhËp wto: thùc tr¹ng vµ gi¶I ph¸p SV thùc hiÖn : NguyÔn ThÞ Hoµi Thu Líp : Anh 19 Khãa : K42 GV h•íng dÉn :tHs. Lª Th¸i Phong hµ néi, th¸ng 11 / 2007
  2. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM 5 I. Tổng quan về kinh doanh bảo hiểm 5 1.1. Khái niệm 5 1.2. Nguyên tắc của hoạt động kinh doanh bảo hiểm 5 1.3 Phân loại bảo hiểm 7 1.4 Vai trò của ngành bảo hiểm đối với nền kinh tế 8 1.5 Những nhân tố trong nƣớc và quốc tế ảnh hƣởng đến sự phát triển của ngành kinh doanh bảo hiểm 11 1.5.1 Các nhân tố kinh tế 11 1.5.2 Các nhân tố thuộc nhân khẩu 13 1.5.3 Các nhân tố chính trị 14 1.5.4 Các nhân tố xã hội 16 II. Ngành bảo hiểm trong khuôn khổ WTO 16 2.1 WTO và những cam kết của các thành viên trong lĩnh vực tài chính 16 2.2 Những tác động của việc gia nhập WTO tới ngành kinh doanh bảo hiểm tại các nƣớc đang phát triển. 18 2.2.1 Những tác động tích cực 18 2.2.2 Những tác động tiêu cực 19 III. Kinh nghiệm phát triển và hội nhập của thị trƣờng bảo hiểm một số quốc gia 20 3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 20 3.2 Kinh nghiệm của Ấn Độ 23 3.3 Một số bài học kinh nghiệm cho sự phát triển của thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam 26 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NGÀNH KINH DOANH BẢO HIỂM VIỆT NAM 26 I. Tổng quan quá trình hình thành và phát triển 27 1.1 Sự ra đời và phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam: giai đoạn trƣớc 1993 27 1.2 Quá trình phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam: giai đoạn 1993-nay 28
  3. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp II. Đánh giá 40 2.1 Những mặt đạt đƣợc 40 2.1.1 Ngành bảo hiểm Việt Nam đã đƣợc vận hành trong một khuôn khổ pháp lý xác định, gần đây nhiều văn bản đã đƣợc ban hành sửa đổi đáp ứng yêu cầu thực tiễn của việc gia nhập WTO 40 2.1.2 Ngành bảo hiểm Việt Nam đang bắt đầu hƣớng tới hình thành thị trƣờng và đang đƣợc phát triển với các yếu tố thị trƣờng. 43 2.1.3 Ngành bảo hiểm đang có vị trí ngày càng quan trọng 46 2.1.4 Ngành đang từng bƣớc hoàn thiện trên con đƣờng hội nhập quốc tế 48 2.2 Những thách thức của ngành bảo hiểm Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO và một số nguyên nhân 49 2.2.1 Quy mô ngành nhỏ bé so với tiềm năng 49 2.2.2 Luật điều chỉnh cho ngành kinh doanh bảo hiểm còn chƣa đƣợc đầy đủ, có chỗ còn mâu thuẫn và bỏ sót do hệ thống khung pháp luật nói chung còn chƣa hoàn chỉnh. 54 2.2.3 Thị trƣờng phát triển chƣa cân xứng, mức độ tập trung thị trƣờng cao 56 2.2.4 Khả năng cạnh tranh thấp 58 2.2.5 Nhận thức về tầm quan trọng của bảo hiểm hạn chế 62 CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH BẢO HIỂM VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP WTO 64 I. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển hội nhập ngành bảo hiểm 64 1.1 Quan điểm khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài 64 1.2 Quan điểm tham gia hội nhập quốc tế 64 1.3 Quan điểm về quan hệ giữa các thành phần kinh tế trong quá trình hội nhập 65 II. Các cam kết trong lĩnh vực bảo hiểm của Việt Nam đối với Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO 66 III. Một số bài học kinh nghiệm cho sự phát triển của thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam 67 3.1 Một số bài học thành công 67 3.2 Một số bài học chƣa thành công. 68
  4. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp IV. Các giải pháp kiến nghị nhằm phát triển thị trƣờng ngành bảo hiểm Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO. 70 4.1 Hoàn thiện khung pháp lý cho sự phát triển của ngành 70 3.2 Phát triển thị trƣờng tài chính làm tiền đề cho sự phát triển thị trƣờng bảo hiểm 72 3.3 Giải pháp về phía ngành bảo hiểm 75 3.3.1 Phát triển và nâng cao chất lƣợng sản phẩm bảo hiểm 75 3.3.2 Phát triển các kênh phân phối 76 3.3.3 Tăng cƣờng công tác marketing 77 3.3.4 Sử dụng hiệu quả nguồn vốn công ty 78 3.3.5 Hiện đại hóa công nghệ 80 3.3.6 Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực 81 3.3.7 Tiến tới chiếm lĩnh thị phần bằng cách gây dựng niềm tin thay vì sử dụng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh 83 KẾT LUẬN 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 84 PHỤ LỤC 88
  5. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp LỜI MỞ ĐẦU Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài Ngày 07/11/2006 vừa qua, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO. Sự kiện này đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình mở cửa hội nhập và phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Cùng với sự kiện này, các ngành các lĩnh vực cụ thể trong nền kinh tế đều phải nhìn nhận lại toàn bộ quá trình phát triển từ trƣớc tới nay, nhận xét đánh giá điểm mạnh điểm yếu, từ đó xây dựng những chiến lƣợc củng cố và phát triển từng ngành từng lĩnh vực theo đƣờng lối chính sách chung của Đảng và Nhà nƣớc với một mục đích chung duy nhất là đứng vững và lớn mạnh trƣớc bối cảnh hội nhập này. Do điều kiện kinh tế nƣớc ta có xuất phát điểm thấp, lại vẫn còn đang trong quá trình chuyển đổi nên sự phát triển của thị trƣờng tài chính nói chung còn nhiều hạn chế. Thị trƣờng tài chính Việt Nam hiện nay vừa nhỏ bé về quy mô vốn, lạc hậu về hạ tầng cơ sở và khoa học công nghệ, vừa nghèo nàn về phƣơng thức và công cụ giao dịch. Về tổng thể vẫn là một thị trƣờng non trẻ và phát triển ở trình độ thấp so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Ngành bảo hiểm Việt Nam là một bộ phận tƣơng đối quan trọng trong thị trƣờng tài chính cũng không nằm ngoài những nhận xét đó. Phát triển ngành tài chính nói chung, ngành bảo hiểm nói riêng là một đòi hỏi của thực tế khách quan trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO. Tuy nhiên muốn hội nhập thành công hay nói cách khác để cho hội nhập trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển tích cực của ngành bảo hiểm Việt Nam, bản thân ngành cũng phải đạt đến một trình độ phát triển hợp lý để đủ mạnh tiếp thu những thay đổi tích cực và đối phó kịp thời với những biến động của các nhân tố bên ngoài. Câu hỏi đặt ra là: Thực trạng phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam nhƣ thế nào và cần phải có các giải pháp gì để phát triển ngành này trong điều kiện Việt Nam đang trên đƣờng hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới? Đó là lý do để "Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải pháp" đƣợc chọn để làm để tài của khoá luận tốt nghiệp này. 1
  6. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp 1. Tình hình nghiên cứu của đề tài ở trong và ngoài nƣớc Ở nƣớc ngoài: Thị trƣờng tài chính nói chung, thị trƣờng bảo hiểm nói riêng là một trong các vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu tại các quốc gia. Sự mở rộng thông tin cùng với sự gia tăng của nhu cầu bảo hiểm cho các tất cả mọi hoạt động kinh tế xã hội khiến cho ngành kinh doanh bảo hiểm đƣợc quan tâm sâu rộng. Tuy nhiên theo sự tìm hiểu của em thì hiện nay trên thế giới chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách công phu ngành bảo hiểm Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập này. Ở Việt Nam: Với các góc độ và cách tiếp cận khác nhau, cho đến nay đã có một số công trình bảo vệ nghiên cứu về ngành kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam hiện nay nhƣ: Luận án "Giải pháp hoàn thiện chính sách bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế" của tác giả Đào Văn Tuấn, Học viện Ngân hàng. Luận án nghiên cứu những vấn đề cơ bản về bảo hiểm tiền gửi và chính sách bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, phân tích thực trạng chính sách bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam và đề ra giải pháp hoàn thiện chính sách. Luận án "Hoàn thiện kế toán bảo hiểm trong xu thế mở cửa hội nhập" của tác giả Hà Thị Ngọc Hà (Học viện tài chính) đã hệ thống hoá những vấn đề cơ sở lý luận tổng quan về bảo hiểm và kế toán bảo hiểm trong xu thế mở cửa hội nhập, đồng thời phân tích đánh giá thực trạng về hệ thống kế toán do nhà nƣớc quy định và áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay, từ đó rút ra những ƣu điểm và hạn chế đối chiếu với chuẩn mực quốc tế để vận dụng và đề xuất những giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam. Báo cáo "Kết quả nghiên cứu đánh giá tác động của việc mở cửa thị trường đối với ngành bảo hiểm Việt Nam và giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” do Viện khoa học tài chính xuất bản năm 2005 nghiên cứu thực trạng hoạt động của thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 1986-2003 và đánh giá tác động của việc mở cửa thị trƣờng đối với ngành và đề xuất một số giải pháp phát triển thị trƣờng bảo hiểm phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế. Tuy nhiên báo cáo này chỉ mang tính chất tập hợp quan điểm của nhiều tác giả và đề cập tới tiến trình hội nhập quốc tế nói chung của ngành bảo hiểm Việt Nam mà không đề cập tới các quy định cụ thể của WTO. Nhƣ vậy, qua tìm hiểu thì cho đến nay chƣa có công trình nghiên cứu nào bảo vệ về sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt 2
  7. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp Nam đặt trong bối cảnh trƣớc và sau khi gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO. Vì vậy có thể nói đây là một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt trong chuyên ngành Kinh tế và kinh doanh quốc tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về ngành kinh doanh bảo hiểm và đánh giá thực trạng phát triển, mức độ hội nhập quốc tế hiện nay của ngành bảo hiểm Việt Nam, luận văn đề xuất các giải pháp để phát triển ngành bảo hiểm Việt Nam trong thời gian tới đáp ứng các yêu cầu của việc hội nhập ngành trong WTO. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Khảo sát kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trƣờng bảo hiểm và tác động của mở cửa thị trƣờng tài chính đối với bảo hiểm và qua đó tới nền kinh tế - Khảo sát các khía cạnh của lĩnh vực bảo hiểm ở Việt Nam và đánh giá cơ hội và thách thức trong điều kiện hội nhập. - Trên cơ sở các khảo sát trên thiết lập các luận cứ lý luận và thực tế cho những đề xuất. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Khoá luận chỉ nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm (hay còn gọi là Bảo hiểm thƣơng mại). Đề tài không nghiên cứu các loại hình bảo hiểm mang tính chất cộng đồng, nhân đạo (BHXH, BHYT, BHTN) Phạm vi nghiên cứu: Khoá luận nghiên cứu thực trạng ngành bảo hiểm Việt Nam (bao gồm bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ) trong khoảng thời gian từ năm 1993 đến nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp phân tích tổng hợp tài liệu - Phƣơng pháp duy vật biện chứng - Phƣơng pháp tiếp cận lịch sử- logic - Phƣơng pháp phân tích tổng hợp tài liệu - Phƣơng pháp đối chiếu-so sánh - Phƣơng pháp thống kê 3
  8. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp 5. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn - Về mặt lý thuyết: Phân tích tầm quan trọng của bảo hiểm trong điều kiện mới của nền kinh tế khi Việt Nam gia nhập WTO. - Về mặt thực tế: Đánh giá quá trình phát triển của bảo hiểm Việt Nam qua giai đoạn 1993- nay, từ đó đề xuất một số vấn đề nhằm thúc đẩy ngành bảo hiểm Việt Nam phát triển, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của nền kinh tế. 6. Bố cục của khoá luận: Ngoài danh mục bảng chữ cái viết tắt, lời mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, khoá luận gồm ba chƣơng nhƣ sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về kinh doanh bảo hiểm Chương 2: Thực trạng ngành kinh doanh bảo hiểm Việt Nam Chương 3: Các giải pháp phát triển ngành bảo hiểm Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO Do thời gian và trình độ còn hạn chế, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận đƣợc sự góp ý, phê bình của các thầy cô và bạn bè để khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn và cũng để có them luận cứ, cơ sở để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn nữa vấn đề này trong thời gian tới. Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, đặc biệt là sự giúp đỡ và hƣớng dẫn tận tình của thầy giáo-Th.S. Lê Thái Phong trong thời gian qua. Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2007 Sinh viên Nguyễn Thị Hoài Thu 4
  9. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM I. Tổng quan về kinh doanh bảo hiểm 1.1. Khái niệm Có nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm dựa trên những góc độ nghiên cứu khác nhau. Có thể nêu một ví dụ: “Bảo hiểm là hoạt động thể hiện ngƣời bảo hiểm cam kết bồi thƣờng cho ngƣời tham gia bảo hiểm trong trƣờng hợp xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm với điều kiện ngƣời tham gia nộp một khoản phí cho chính anh ta hoặc cho ngƣời thứ ba”. Tuy nhiên, dù định nghĩa thế nào thì ngƣời ta đều cho rằng, bản chất của bảo hiểm là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm quốc dân giữa những ngƣời tham gia bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính khi rủi ro bất ngờ xảy ra gây tổn thất cho ngƣời thứ ba; dựa trên nguyên tắc “số đông bù số ít” nhằm ổn định cuộc sống, khôi phục kinh tế và liên kết, gắn bó các thành viên trong xã hội. Theo Luật kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam: Kinh doanh bảo hiểm đƣợc định nghĩa là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của ngƣời đƣợc bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho ngƣời thụ hƣởng hoặc bồi thƣờng cho ngƣời đƣợc bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. 1.2. Nguyên tắc của hoạt động kinh doanh bảo hiểm Cũng giống nhƣ bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào, ngoài mục tiêu bảo đảm, chia sẻ rủi ro thì lợi nhuận cũng là mục tiêu của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Để đạt đƣợc mục tiêu này, hoạt động kinh doanh bảo hiểm cần phải tuân thủ năm nguyên tắc sau:  Nguyên tắc số đông bù số ít Đây là nguyên tắc xuyên suốt, không thể thiếu trong bất kỳ một hoạt động kinh doanh bảo hiểm nào, theo đó hậu quả của rủi ro xảy ra đối với một hoặc một số ít ngƣời sẽ đƣợc bù đắp bằng số tiền huy động đƣợc từ rất nhiều ngƣời có khả năng 5
  10. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp xảy ra những rủi ro tƣơng tự. Thông qua việc huy động đủ số phí cần thiết để chi bồi thƣờng trong trƣờng hợp có thiệt hại xảy ra, công ty bảo hiểm đã thực hiện việc bù trừ rủi ro theo quy luật số lớn. Theo quy luật này, càng nhiều ngƣời tham gia vào bảo hiểm cho một sự kiện thì việc chi trả cho sự kiện đó càng trở nên dễ dàng, và rủi ro sẽ càng đƣợc san sẻ cho nhiều ngƣời hơn.  Nguyên tắc rủi ro có thể đƣợc bảo hiểm Đây là một nguyên tắc vô cùng quan trọng, theo đó chỉ những rủi ro có thể bảo hiểm đƣợc mới đƣợc đồng ý bảo hiểm. Điều này có nghĩa là nhà bảo hiểm sẽ không nhận bảo hiểm các rủi ro đã xảy ra, chắc chắn hoặc gần nhƣ chắc chắn sẽ xảy ra nhƣ: khấu hao tài sản theo thời gian, cố ý tự tử Nói cách khác, những rủi ro có thể đƣợc bảo hiểm phải là những rủi ro bất ngờ không thể lƣờng trƣớc đƣợc. Với rủi ro bị chết là rủi ro chắc chắn xảy ra thì yếu tố đƣợc xem xét bảo hiểm là thời điểm chết. Thêm vào đó, nguyên nhân gây ra rủi ro phải là nguyên nhân khách quan, không cố ý.  Nguyên tắc phân tán rủi ro Các công ty bảo hiểm có thể gặp trƣờng hợp phải bồi thƣờng quá khả năng và dự phòng tài chính của mình. Nguyên nhân có thể do các mất mát hoặc tổn thất xảy ra đồng thời, hoặc có nhiều loại tổn thất cùng xảy ra trong một thời điểm. Điều này có thể dẫn đến tình trạng khó khăn trong chi trả và làm mất uy tín của công ty, mà trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, uy tín lại là yếu tố quan trọng hơn cả. Để tránh tình trạng này và cũng tránh tình trạng phải từ chối các hợp đồng dự tính có thể quá khả năng tài chính của công ty, các công ty bảo hiểm thƣờng áp dụng nguyên tắc phân tán rủi ro. Theo đó, một rủi ro đƣợc bảo hiểm sẽ đƣợc phân tán theo hai cách: đồng bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm. Đồng bảo hiểm là nhiều nhà bảo hiểm cùng bảo hiểm một sự kiện, còn tái bảo hiểm là hoạt động của các công ty bảo hiểm sau khi nhận bảo hiểm cho một rủi ro thì chuyển nhƣợng một phần hợp đồng bảo hiểm đó cho một công ty tái bảo hiểm hoặc phòng tái bảo hiểm của các công ty bảo hiểm khác gọi là nhƣợng tái bảo hiểm.  Nguyên tắc trung thực tuyệt đối 6
  11. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp Nguyên tắc này đƣợc xác định với cả hai bên trong hợp đồng bảo hiểm: công ty bảo hiểm và ngƣời đƣợc bảo hiểm. Đối với công ty bảo hiểm: Công ty bảo hiểm phải cân nhắc các điều kiện, điều khoản để soạn thảo hợp đồng bảo hiểm hợp lý, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm bảo hiểm, mức phí bảo hiểm và quyền lợi của ngƣời đƣợc hƣởng bảo hiểm. Do sản phẩm bảo hiểm là một sản phẩm dịch vụ, khách hàng không thể đánh giá ngay từ lúc mua mà phải thông qua quá trình thực hiện hợp đồng đến khi xảy ra sự kiện. Trong thời gian đó, sản phẩm bảo hiểm chỉ là một lời hứa sẽ thực hiện, thế nên việc thực hiện theo nguyên tắc này rất quan trọng đối với khách hàng. Đối với khách hàng: nguyên tắc này đòi hỏi khách hàng phải khai báo đầy đủ trung thực các rủi ro tham gia bảo hiểm để công ty bảo hiểm xác định đƣợc một mức phí hợp lý. Thực hiện nguyên tắc này đảm bảo cho hoạt động chi trả bồi thƣờng cho khách hàng từ phía công ty bảo hiểm.  Nguyên tắc quyền lợi có thể đƣợc bảo hiểm Nguyên tắc này yêu cầu ngƣời tham gia bảo hiểm phải có lợi ích tài chính bị tổn thất nếu đối tƣợng bảo hiểm gặp rủi ro. Nói cách khác, ngƣời tham gia bảo hiểm phải có một số quan hệ với đối tƣợng đƣợc bảo hiểm và đƣợc pháp luật công nhận. Mối quan hệ này thể hiện qua quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền tài sản, quyền sử dụng, quyền và nghĩa vụ nuôi dƣỡng, cấp dƣỡng đối với ngƣời đƣợc bảo hiểm. Nguyên tắc về quyền lợi có thể đƣợc bảo hiểm nhằm loại bỏ khả năng bảo hiểm cho tài sản của ngƣời khác, hoặc cố tình gây thiệt hại hoặc tổn thất để thu lợi từ một đơn bảo hiểm. 1.3 Phân loại bảo hiểm Có thể căn cứ theo ba tiêu chí sau để phân loại bảo hiểm thƣơng mại: Theo hình thức tham gia: bảo hiểm thƣơng mại có thể phân loại thành bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc. Bảo hiểm tự nguyện là việc tham gia bảo hiểm hay không tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng của ngƣời tham gia bảo hiểm. Bảo hiểm bắt buộc bao gồm các sản phẩm bảo hiểm mà luật pháp quy định, trong đó quy định cả về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền tối thiểu mà tổ 7
  12. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp chức cá nhân tham gia bảo hiểm và các công ty bảo hiểm có nghĩa vụ phải thực hiện nhƣ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới. Theo kỹ thuật bảo hiểm có bảo hiểm theo kỹ thuật phân chia và bảo hiểm theo kỹ thuật tồn tích. Bảo hiểm theo kỹ thuật phân chia là các bảo hiểm có thời hạn ngắn (thƣờng là một năm) đảm bảo cho những rủi ro có tính chất tƣơng đối ổn định và độc lập với tuổi thọ con ngƣời, thông thƣờng loại hình bảo hiểm phi nhân thọ thuộc loại này. Bảo hiểm theo kỹ thuật tồn tích có đặc trƣng là thời hạn dài, quỹ đƣợc tích tụ trong nhiều năm mới phải chi trả, bảo hiểm theo kỹ thuật tồn tích thƣờng đƣợc dùng để chi trả cho những rủi ro có tính chất thay đổi rõ rệt theo thời gian, đối tƣợng thƣờng gắn liền với tuổi thọ con ngƣời. Bảo hiểm nhân thọ thuộc loại hình này. Theo đối tƣợng đƣợc bảo hiểm: bảo hiểm đƣợc phân loại thành bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm con ngƣời. 1.4 Vai trò của ngành bảo hiểm đối với nền kinh tế Sự phát triển của thị trƣờng tài chính nói chung, sự phát triển của ngành bảo hiểm nói riêng có một vai trò quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển của nền kinh tế tại bất kể quốc gia nào. Vai trò của bảo hiểm đối với sự phát triển kinh tế đất nƣớc có thể đƣợc phân tích theo năm khía cạnh chính dƣới đây: Trên cấp độ cơ bản nhất, ngành bảo hiểm thúc đẩy sự ổn định tài chính. Bảo hiểm giúp ổn định tài chính của các hộ gia đình và các doanh nghiệp. Một rủi ro có thể trở nên quá lớn đối với một cá nhân hoặc một doanh nghiệp, có thể dẫn đến khánh kiệt hoặc phá sản, kéo theo hàng loạt những đổ vỡ có thể có đối với nền kinh tế nhƣ thất nghiệp hàng loạt, ảnh hƣởng xấu đến các doanh nghiệp cùng kinh doanh, giảm nguồn thu thuế của Nhà nƣớc. Rủi ro này có thể đến với tất cả mọi cá nhân hoặc doanh nghiệp. Khi chuyển nó cho nhà bảo hiểm thông qua cơ chế chia sẻ rủi ro, gánh nặng ấy đƣợc chia sẻ. Sự ổn định kinh tế đƣợc mang lại thông qua hoạt động bảo hiểm sẽ khuyến khích các cá nhân hay doanh nghiệp tiến hành chuyên môn hóa, tạo nên của cải vật chất và sẽ chỉ phải dự trù cho những khoản phải trả đã nằm trong kế hoạch của họ. 8
  13. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp Khía cạnh thứ hai của bảo hiểm đóng góp cho sự phát triển kinh tế đất nước chính là việc giảm gánh nặng cho ngân sách quốc gia. Bảo hiểm, nhất là bảo hiểm nhân thọ có thể thay thế cho các chƣơng trình an sinh của Chính phủ. Các sản phẩm bảo hiểm thay thế lƣơng hƣu, trợ cấp cho giáo dục, y tế có thể giúp Chính phủ không những góp phần ổn định đời sống kinh tế xã hội mà còn giúp giảm ngân sách chính phủ đáng kể, giảm áp lực lên các hệ thống phúc lợi xã hội và do đó tạo cơ hội cho các đầu tƣ khác thiết thực hơn cho sự phát triển kinh tế. Vai trò thay thế này trở nên càng quan trọng trong điều kiện những thách thức tài chính ngày càng lớn đối với hệ thống bảo hiểm xã hội của các quốc gia trên thế giới. Khía cạnh thứ ba, bảo hiểm có thể giúp tập trung tiết kiệm, từ đó tạo ra tốc độ tăng trưởng cao hơn. Các công ty bảo hiểm đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút tiết kiệm cá nhân vào đầu tƣ cho nền kinh tế theo ba cách Thứ nhất là, thông qua các công ty bảo hiểm chi phí giao dịch trong tất cả các hoạt động phục vụ cho tiết kiệm và đầu tƣ đều đƣợc giảm đáng kể. Các công ty bảo hiểm tập hợp đƣợc hàng ngàn cá nhân theo cách này tạo nên một khoản đầu tƣ khổng lồ vào các hoạt động sinh lợi. Hoạt động tìm kiếm thông tin đầu tƣ đƣợc các công ty bảo hiểm tiến hành với chuyên môn cao nên tiết kiệm đƣợc thời gian, công sức, tiền bạc. Tính hiệu quả và lợi suất cao hơn mà các hãng bảo hiểm nhận đƣợc sẽ đƣợc chuyển sang cho các chủ hợp đồng bảo hiểm dƣới dạng mức phí bảo hiểm thấp hơn. Thứ hai là: các công ty bảo hiểm nâng cao đƣợc tính thanh khoản của các khoản tiết kiệm. Các công ty bảo hiểm có thể tạo nên những khoản cho vay dài hạn hoặc những khoản đầu tƣ lớn mà vẫn có khả năng chi trả cho những ngƣời tham gia bảo hiểm do các nghiệp vụ chặt chẽ của họ (nghiệp vụ trích lập dự phòng). Nhƣ vậy là, thông qua các công ty bảo hiểm, khoản tiết kiệm của các cá nhân và tổ chức đã có thêm tính thanh khoản và do đó khuyến khích đƣợc tiết kiệm. Thứ ba là: các công ty bảo hiểm có thể tạo ra tính hiệu quả nhờ quy mô đầu tƣ. Việc tập trung hàng ngàn khoản phí nhỏ tạo nên một lƣợng đầu tƣ khổng lồ cho các dự án lớn mang tính hiệu quả và khả thi cao nhờ quy mô. Nó thúc đẩy sự chuyên môn hóa và khuyến khích ứng dụng và phát triển các tiến bộ kỹ thuật, và nhờ đó trở nên rất quan trọng 9
  14. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp đối với sự phát triển nền kinh tế các nƣớc. Tại Mỹ, các công ty bảo hiểm cung cấp tài chính cho một phần ba tổng lƣợng nợ của các doanh nghiệp. Hệ thống tài chính phát triển hoàn chỉnh sẽ có rất nhiều các định chế và công cụ tài chính phục vụ cho nó. Số lƣợng các định chế và sản phẩm tài chính này biểu hiện cho độ phức tạp và mức độ phát triển của thị trƣờng tài chính. Hệ thống ngân hàng sẽ tập trung cho các khoản tiền gửi và cho vay ngắn hạn (tất nhiên cũng bao gồm cả dòng cho vay ngắn hạn của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ), còn các định chế tiết kiệm theo hợp đồng nhƣ bảo hiểm thƣờng chú trọng vào các dòng cho vay dài hạn hơn. Những dòng tiền dài hạn này là những khoản đầu tƣ lý tƣởng cho các chính phủ và các doanh nghiệp tại tất cả các nền kinh tế. Khía cạnh thứ tư mà bảo hiểm góp phần vào phát triển nền kinh tế chính là việc bảo hiểm giúp quản trị rủi ro trở nên hiệu quả hơn. Các công ty bảo hiểm sẽ đánh giá khả năng tổn thất của đối tƣợng bảo hiểm và tìm cách hạn chế tổn thất. Bằng cách đánh giá khả năng tổn thất, các công ty bảo hiểm buộc các đối tƣợng đƣợc bảo hiểm phải tự lƣợng hóa đƣợc các hoạt động gây rủi ro và giảm cũng nhƣ quản lý đƣợc rủi ro đó một cách hợp lý. Thông qua các chƣơng trình, hoạt động kiểm soát rủi ro của mình, các công ty bảo hiểm còn mang lại nhiều phúc lợi cho xã hội nhƣ hoạt động phòng cháy, phòng ngừa thiệt hại, các hoạt động về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Thứ năm, bảo hiểm đóng góp vào nâng cao hiệu quả của nền kinh tế thông qua việc thúc đẩy và nâng cao hiệu quả phân bổ vốn. Các công ty bảo hiểm thu thập vô số thông tin để đánh giá trong quá trình quyết định có thực hiện bảo hiểm không. Các công ty bảo hiểm sẽ chọn bảo hiểm và tài trợ cho những doanh nghiệp, dự án và những nhà quản trị nào hiệu quả nhất. Họ phải duy trì mối quan tâm thƣờng xuyên đến các dự án và giám sát các hoạt động kinh doanh và khuyến khích những hoạt động hiệu quả. Do đó các công ty bảo hiểm chính là nguồn cung cấp thông tin về sự chấp thuận của thị trƣờng đối với các hoạt động tốt, và nhờ đó họ tạo ra đƣợc sự phân bổ tài chính hiệu quả hơn của các nguồn tài chính. Không chỉ thể hiện ở năng lực thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của bảo hiểm nói chung, vai trò của bảo hiểm đối với các nền kinh tế trong thời kỳ mở cửa 10
  15. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp hội nhập còn được thể hiện ở vai trò của các công ty bảo hiểm nước ngoài trong việc khuyến khích phát triển nền kinh tế tại thị trường nội địa. Việc xuất hiện các hãng bảo hiểm nƣớc ngoài tại thị trƣờng nội địa trƣớc hết sẽ tạo ra một làn sóng cạnh tranh giúp cải thiện chất lƣợng dịch vụ, đa dạng hóa thị trƣờng bảo hiểm, nâng cao sự quan tâm của ngƣời dân và các tổ chức kinh tế trong nƣớc dẫn đến sự gia tăng tiết kiệm nội địa, gia tăng đầu tƣ nội địa và cải thiện nền kinh tế. Thị trƣờng bảo hiểm nằm trong sự phát triển chung của thị trƣờng tài chính, trong đó có ngành ngân hàng và chứng khoán. Sự phát triển của cái này nhất định sẽ có tác dụng tốt, thúc đẩy kéo theo sự phát triển của các cái kia và ngƣợc lại. Đồng thời, các hãng bảo hiểm nƣớc ngoài cũng là các nhà đầu tƣ tại thị trƣờng nội địa. Với số vốn huy động đƣợc, cùng với các cơ hội đầu tƣ tại nƣớc đặt chi nhánh, họ có thể tiến hành các hoạt động đầu tƣ kinh doanh kiếm lời ngay tại quốc gia đặt chi nhánh. Điều này giúp nền kinh tế quốc gia phát triển và lại càng thu hút nhiều cơ hội đầu tƣ từ nƣớc ngoài. Nhƣ vậy, có thể thấy trong một nền kinh tế mở, vai trò của bảo hiểm ngày càng trở nên quan trọng. Nó không những làm giảm gánh nặng rủi ro mà còn là các điều kiện đầu tƣ thƣơng mại quốc tế và là một ngành kinh doanh không thể thiếu trong mỗi nền kinh tế. 1.5 Những nhân tố trong nƣớc và quốc tế ảnh hƣởng đến sự phát triển của ngành kinh doanh bảo hiểm Sự phát triển của ngành bảo hiểm tại bất kỳ một quốc gia nào đều phải chịu ảnh hƣởng của môi trƣờng đặc thù tại các quốc gia đó. ảnh hƣởng chính đến sự phát triển của ngành bảo hiểm nằm ở bốn nhóm nhân tố chính: nhóm nhân tố kinh tế, nhóm nhân tố nhân khẩu, nhóm các nhân tố chính trị và nhóm nhân tố xã hội. 1.5.1 Các nhân tố kinh tế Nhóm các nhân tố kinh tế này có thể tác động đến sự phát triển của ngành kinh doanh bảo hiểm theo bốn khía cạnh: Thứ nhất là sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Tại các nƣớc phát triển, tỷ lệ tham gia bảo hiểm cao hơn rất nhiều so với tại các nƣớc đang phát triển. ở Nhật và ở Mỹ, gần 100% dân số tự nguyện tham gia BHNT. Trong khi đó ở Việt 11
  16. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp Nam, BHNT vẫn còn nhiều mới mẻ với đại đa số ngƣời dân. Có thể lý giải một phần do thu nhập và sở hữu cá nhân cao hơn dẫn đến ý thức bảo hiểm lớn hơn rất nhiều. Hơn nữa, trong một xã hội phát triển hơn, phát sinh rất nhiều các hoạt động giao dịch kinh tế với nhiều bên và khoảng cách gần xa phong phú về địa lý. Các giao dịch kinh tế phong phú phức tạp này có thể khiến cho mỗi cá nhân phải đối diện với nhiều rủi ro hơn. Một lý giải nữa cho sự khuyến khích phát triển ngành bảo hiểm trong những nền kinh tế phát triển là do xuất hiện nhiều các định chế tài chính với thị trƣờng tài chính phát triển tạo nên nhiều cơ hội kinh doanh kiếm lời cho các doanh nghiệp bảo hiểm khiến nó trở thành một ngành kinh doanh kiếm lời thay vì chỉ là những công cụ để chia sẻ rủi ro nhƣ trƣớc đây. Khía cạnh thứ hai là tỷ lệ tiết kiệm trong nền kinh tế. Bảo hiểm nhân thọ đóng một vai trò quan trọng trong tiết kiệm của các hộ gia đình. Nhu cầu về bảo hiểm nhân thọ rất lớn ở các nƣớc có tỷ lệ tiết kiệm và tỷ lệ tiết kiệm trên thu nhập cao. Tại một số nƣớc đang phát triển hoặc mới phát triển, tham gia bảo hiểm đối với ngƣời dân đồng nghĩa với tiết kiệm một khoản tiền cho tƣơng lai. Tỷ lệ tiết kiệm cao sẽ dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của thị trƣờng bảo hiểm với các hợp đồng dài hạn, và do đó kích thích sự phát triển của cả ngành bảo hiểm Yếu tố kinh tế nhƣ lạm phát và chiều sâu thị trƣờng cũng có ảnh hƣởng đến sự thâm nhập của ngành bảo hiểm. Sự gia tăng lạm phát thƣờng đi đôi với sự gia tăng các yếu tố bất định khác. Trong thời gian có lạm phát cao nền kinh tế không ổn định, ngƣời dân thƣờng có xu hƣớng tìm kiếm những khoản đầu tƣ ngắn hạn và có tính thanh khoản cao. Bảo hiểm nhân thọ đƣợc xem nhƣ là một khoản chi cố định và dài hạn, thế nên lạm phát cao thƣờng đi đôi với sự giảm sút trong nhu cầu bảo hiểm nhân thọ. Chiều sâu thị trƣờng cũng có thể ảnh hƣởng đến nhu cầu bảo hiểm. Mỗi chiều sâu và đặc thù của thị trƣờng có thể có những ảnh hƣởng khác nhau lên thị trƣờng bảo hiểm. Nhƣ phân tích ở trên, tại các quốc gia có thị trƣờng tài chính phát triển và số lƣợng phong phú các định chế tài chính thì sẽ tạo nhiều điều kiện tốt cho sự phát triển của thị trƣờng bảo hiểm. Tuy nhiên, trong những thị trƣờng nhƣ Hàn Quốc, nơi mà có cả xu hƣớng tiết kiệm cao và một số lƣợng hạn chế các phƣơng 12
  17. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp tiện tiết kiệm khác thì sự xâm nhập của bảo hiểm nhân thọ có thể cao đến mức đáng ngạc nhiên. 1.5.2 Các nhân tố thuộc nhân khẩu Sự thay đổi trong nhân khẩu có ảnh hƣởng đến sức mua của bảo hiểm. Điều này đƣợc thể hiện ở bốn khía cạnh: tuổi thọ trung bình, giáo dục, các mô hình cấu trúc gia đình và mức độ chuyên môn hóa các hoạt động kinh tế. Dân số thế giới đang già đi. Tại một số nƣớc Châu Âu nhƣ Đức, chính phủ đã phải khuyến khích gia tăng dân số. Nhật Bản hiện cũng là quốc gia đang phải lo ngại về tình trạng dân số đang già đi của mình. Sự gia tăng tuổi thọ nói trên dẫn đến triển vọng cho ngành bảo hiểm cho việc gia tăng trong nhu cầu tiết kiệm theo các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hàng năm. Một yếu tố thuộc nhân khẩu khác cũng có ảnh hƣởng đến nhu cầu bảo hiểm là giáo dục. Giáo dục mang lại nhận thức về những rủi ro có thể gặp phải trong mọi hoạt động, giúp con ngƣời có thể lƣờng trƣớc những rủi ro đó và có ý thức chủ động hơn trong việc phòng ngừa. Những thiệt hại kinh tế phải xảy ra trên một phạm vi rộng và phải mất một thời gian mới tác động vào nhận thức của ngƣời dân về tầm quan trọng của bảo hiểm. Giáo dục tốt làm thay nhiệm vụ đó, vừa giảm bớt thiệt hại không đáng có vừa hoàn thành sớm hơn hoạt động tất yếu trong kinh tế và tạo điều kiện tốt phát triển ngành bảo hiểm. Giáo dục cũng là điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Với nhận thức rằng ngành bảo hiểm không đơn thuần là một ngành để san sẻ rủi ro đơn thuần, đó còn là một ngành kinh doanh đòi hỏi những kỹ năng hoàn toàn khác biệt với chuyên môn sâu và có thể mang lại nhiều lợi nhuận, giáo dục và đào tạo mang lại nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của ngành. Yếu tố nhân khẩu thứ ba có ảnh hƣởng đến nhu cầu về bảo hiểm là các mô hình cấu trúc gia đình: Các xã hội phƣơng Tây có mô hình gia đình hạt nhân thống trị bao gồm vợ, chồng và con cái. Trong các xã hội khác thiên về nông nghiệp hoặc trong rất nhiều xã hội có thị trƣờng đang mở cửa, cấu trúc gia đình thống trị lại là gia đình mở rộng, trong đó có thế hệ ông bà và có thể có cả họ hàng sinh sống và làm việc cùng nhau. Chính vì vậy mà nhu cầu tiết kiệm lƣơng hƣu sẽ giảm đi và 13
  18. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp thay vào đó là nhu cầu cho các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tạo ra tiềm năng to lớn của nhu cầu cho thị trƣờng bảo hiểm nhân thọ tại các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam. Yếu tố cuối cùng có ảnh hƣởng đến sự phát triển của ngành bảo hiểm là mức độ chuyên môn hóa trong đời sống sản xuất. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa dẫn đến sự chuyên môn hóa trong lực lƣợng lao động. Khi đô thị hóa và công nghiệp hóa xảy ra trong mọi ngành nghề sẽ dẫn đến sự phân hóa sản xuất trong mọi tầng lớp xã hội. Sự chuyên môn hóa sẽ làm gia tăng tính dễ bị tổn thƣơng trong dân cƣ do hậu quả của việc phải thay đổi sở thích thị hiếu, thay đổi công nghệ kỹ thuật và thay đổi các môi trƣờng kinh tế tác động đến môi trƣờng sống. Điều này làm gia tăng sự lo sợ xảy ra những hậu quả tiêu cực của khả năng bị mất thu nhập, mất sức khỏe và tài sản trong môi trƣờng thay đổi dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đƣợc bảo hiểm. 1.5.3 Các nhân tố chính trị Chính trị luôn mang một tầm ảnh hƣởng trên cả cả hai bình diện: bao quát và cụ thể đối với từng ngành nghề kinh tế. Nhóm các nhân tố chính trị này có thể ảnh hƣởng đến sự phát triển của thị trƣờng bảo hiểm theo bốn khía cạnh: những tác động của hệ thống thuế, quan điểm của chính phủ có liên quan hoặc không liên quan đến mục tiêu chính trị, sự ổn định chính trị, các hoạt động kinh doanh của chính phủ và tất cả những tồn tại của hệ thống luật trong các nƣớc. Chính phủ có thể tác động vào sự tăng trƣởng của ngành bảo hiểm thông qua các chính sách thuế. Sự phát triển của các định chế tài chính phi ngân hàng trong đó có ngành bảo hiểm phụ thuộc rất nhiều vào chính sách thuế. Vai trò của sự nhƣợng bộ về thuế và những sự khuyến khích khác nhƣ một phƣơng tiện để thúc đẩy sự phát triển các định chế tài chính đƣợc chứng minh là rất quan trọng qua nhiều trƣờng hợp tại các nƣớc. Tại các nƣớc nhƣ Hàn Quốc và Nam Mỹ với các chính sách nhƣợng bộ thuế đáng kể đối với bảo hiểm nhân thọ đã tạo điều kiện thuận lợi để thị trƣờng bảo hiểm nhân thọ phát triển tốt hơn. Sự khuyến khích về thuế cũng tạo nên một ảnh hƣởng mạnh mẽ trong sự gia tăng của các quỹ và các công ty bảo hiểm. Hầu hết các chính phủ cung cấp ít nhất một vài khoản giảm thuế vào các 14
  19. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp khoản tiết kiệm dài hạn thông qua các công cụ. Trong nhiều trƣờng hợp, các hoạt động khuyến khích đƣợc tạo ra là để khuyến khích tiết kiệm và cung cấp những khoản vay dài hạn. Ngoài chính sách thuế, chính phủ cũng có thể gây ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng của bảo hiểm theo rất nhiều cách khác. Một trong những can thiệp cơ bản trong số này là việc cung cấp trực tiếp của chính phủ trong lĩnh vực bảo hiểm. Tại hầu hết các nƣớc, chính phủ là nhà cung cấp lâu năm của bảo hiểm xã hội và cũng tại rất nhiều nƣớc, chính phủ thậm chí trở thành nhà cung cấp năng động trong thị trƣờng bảo hiểm. Sự ổn định chính trị cũng có thể ảnh hƣởng đến nhu cầu bảo hiểm. Khi bảo hiểm nhân thọ đƣợc nhận thức có liên quan đến tầm nhìn dài hạn, sự ổn định kinh tế và chính trị có thể dẫn đến một ngành công nghiệp bảo hiểm vững mạnh. Môi trƣờng chính trị không ổn định sẽ làm suy giảm nhu cầu bảo hiểm (đặc biệt từ các công ty bảo hiểm địa phƣơng) bởi vì các cá nhân có xu hƣớng mất niềm tin vào khả năng của các nhà bảo hiểm trong việc thực hiện lời hứa của họ. Một vấn đề quan trọng mà chính phủ các nƣớc đang phải cân nhắc là liệu có cho phép sự cạnh tranh quốc tế. Một số chính phủ coi đây là nhân tố tích cực thúc đẩy tăng trƣởng và hiệu quả, với suy nghĩ rằng đó là nguồn cho cả vốn tài chính và sự thành thạo cho thị trƣờng địa phƣơng và thậm chí là một phƣơng tiện để đa dạng hóa rủi ro. Ngƣợc lại, có những quan điểm coi đó là nhân tố tiêu cực vì cho rằng các hãng bảo hiểm nƣớc ngoài vốn rất mạnh về tài chính có thể giành lấy những hợp đồng bảo hiểm béo bở nhất, vì lẽ đó làm suy yếu và thậm chí có thể đe dọa sự tăng trƣởng của ngành bảo hiểm nội địa. Các chính phủ cũng có thể có sự ảnh hƣởng không trực tiếp đến sự tăng trƣởng của ngành công nghiệp bảo hiểm thông qua sự cung cấp của họ các nguồn khác của các khoản tiết kiệm dài hạn. Dòng lƣơng hƣu hào phóng có thể là sự không khuyến khích đối với sự tăng trƣởng của các hợp đồng tiết kiệm dài hạn trong bảo hiểm nhân thọ. Ngƣợc lại, vẫn có một vấn đề tranh cãi về một trong những lý do mà ngành công nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Đức phát triển mạnh mẽ 15
  20. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp là do sự nhận thức rộng rãi rằng dòng lƣơng hƣu công sẽ không thể thỏa mãn đƣợc những hứa hẹn của nó. Cuối cùng, hệ thống luật lệ quản lý các định chế có thể là nhân tố tiêu cực, hoặc tích cực ảnh hƣởng đến sự phát triển của bảo hiểm. Nếu các quy định quản lý minh bạch, rõ ràng, đầy đủ và có hiệu lực, đó sẽ là nhân tố tích cực thúc đẩy sự tham gia thị trƣờng của các định chế, còn ngƣợc lại hệ thống luật chƣa hoàn chỉnh sẽ là một trở ngại đáng kể cho sự thâm nhập thị trƣờng của tất cả các ngành trong đó có ngành kinh doanh bảo hiểm. 1.5.4 Các nhân tố xã hội Các nhân tố xã hội tác động đến sự phát triển của ngành bảo hiểm thông qua 2 yếu tố: các yếu tố văn hóa và các tiêu chuẩn xã hội. Các yếu tố văn hóa có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ thâm nhập của bảo hiểm vào thị trƣờng. Tại rất nhiều nƣớc, đặc biệt là Châu Á, các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đƣợc mua với mục đích đầu tiên nhƣ một cách tiết kiệm. Vì vậy những nƣớc với xu hƣớng tiết kiệm cao thƣờng có sự xâm nhập của bảo hiểm vào thị trƣờng cao hơn. Trong một vài nền văn hóa, các tiêu chuẩn xã hội cũng có ảnh hƣởng đến sự xâm nhập của bảo hiểm. Tại Hàn Quốc sẽ bị coi là bất lịch sự khi từ chối một lời mời từ những ngƣời bạn thân hoặc họ hàng. Bảo hiểm lại thƣờng đƣợc bán chủ yếu qua phƣơng thức vận động (từ ngƣời này đến ngƣời kia, qua các mối quan hệ quen biết), do vậy rất nhiều hợp đồng đã đƣợc bán ở Hàn Quốc chỉ với mục đích không bị cho là bất lịch sự. Trong những nền văn hóa khác, các tiêu chuẩn xã hội lại chống lại sự phát triển của bảo hiểm. Ví dụ tại rất nhiều quốc gia hồi giáo, đặc biệt ở Châu Á, việc dựa vào bảo hiểm đƣợc coi là không trung thành với các giá trị niềm tin truyền thống. II. Ngành bảo hiểm trong khuôn khổ WTO 2.1 WTO và những cam kết của các thành viên trong lĩnh vực tài chính Bảng tóm tắt các cam kết cụ thể trong dịch vụ tài chính tại WTO (Phụ lục 1) cho thấy hầu hết các bản chào cam kết cụ thể trong dịch vụ tài chính bao hàm các dịch vụ cốt lõi trong bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán. Ít hơn một chút là các bản 16
  21. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp chào đƣa ra cam kết trong các lĩnh vực, chẳng hạn nhƣ trung gian bảo hiểm, cung cấp và chuyển giao thông tin tài chính. Chỉ khoảng một nửa bản chào có cam kết dịch vụ tài chính đề cập trao đổi thƣơng mại về các công cụ phái sinh. Những cải thiện đƣợc đƣa ra trong tất cả ba lĩnh vực dịch vụ tài chính chủ yếu là ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Một số điểm chung nổi bật trong cam kết của các nƣớc trong tài chính có thể thấy nhƣ sau: Liên quan đến phạm vi phƣơng thức cam kết đƣa ra, hiện vẫn có ƣu thế trong các cam kết về hiện diện thƣơng mại (Phƣơng thức 3) so với cung cấp qua biên giới (Phƣơng thức 1). Miễn trừ MFN đối với dịch vụ tài chính đã đƣợc 39 nƣớc thành viên thực hiện. Mặc dù miễn trừ MFN chung dựa trên nguyên tắc có đi có lại (hoặc các yêu cầu tƣơng tự) đã phần lớn đƣợc loại bỏ nhờ kết quả của các cuộc đàm phán gần đây, hiện vẫn còn 13 nƣớc thành viên sử dụng miễn trừ MFN. Liên quan đến vấn đề bảo đảm ƣu tiên đối với sở hữu nƣớc ngoài ở các tổ chức tài chính địa phƣơng, Mỹ áp dụng miễn trừ MFN trong bảo hiểm, đƣợc áp dụng trong một số trƣờng hợp rút vốn bắt buộc của Mỹ đối với quyền sở hữu ở các công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm tại các nƣớc thành viên WTO. Tự do hoá thƣơng mại dịch vụ tài chính (và việc chuẩn bị bản chào để ràng buộc theo GATS) đang triển khai thậm chí sau khi kết thúc đàm phán, mặc dù khủng hoảng kinh tế và tài chính đang diễn ra. Nhiều nƣớc đã thực hiện các biện pháp nhằm tự do hoá việc thành lập các công ty con thuộc các ngân hàng nƣớc ngoài và các tổ chức tài chính nhƣ là một phần của chƣơng trình cải cách kinh tế tài chính. Trong cam kết của các nƣớc đối với WTO tại lĩnh vực tài chính, có thể dễ dàng nhận thấy một điều là có khá nhiều quy định thận trọng và quy định trong nƣớc khác với các hạn chế thƣơng mại Về vấn đề hạn chế tiếp cận thị trƣờng đƣợc các thành viên WTO áp dụng đối với hiện diện thƣơng mại của nhà cung cấp dịch vụ tài chính, các hạn chế đối với các loại hình tổ chức pháp lý cụ thể hoặc các liên doanh và các hạn chế về việc tham gia của vốn nƣớc ngoài ở các tổ chức tài chính địa phƣơng là phổ biến. 17
  22. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp Hình thức khác về hạn chế tiếp cận thị trƣờng bao gồm việc hạn chế đối với số lƣợng giấy phép đƣợc cấp hoặc là dƣới hình thức số lƣợng hạn ngạch. Một số nƣớc áp dụng lệnh ngừng hoạt động hoặc đóng băng đối với giấy phép mới về hoạt động ngân hàng. Liên quan đến đối xử quốc gia, yêu cầu cho phép đặc biệt đối với các tổ chức nƣớc ngoài, hạn chế đối với sở hữu đất đai, đòi hỏi về quốc tịch và vấn đề cƣ trú đối với các thành viên của ban giám đốc là rất phổ biến. Thuế và trợ cấp cũng gây ra sự quan tâm về đối xử quốc gia, thuế thƣờng là nhân tố xác định đối với quyết định về vị trí các giao dịch tài chính và có thể sửa đổi các điều kiện cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Trợ cấp thƣờng không phải là hiếm nhƣng thƣờng dƣới dạng các khoản cho vay ƣu đãi từ ngân hàng trung ƣơng hoặc các tổ chức chính phủ rất khó xác định. 2.2 Những tác động của việc gia nhập WTO tới ngành kinh doanh bảo hiểm tại các nƣớc đang phát triển. Trong những năm gần đây, những thay đổi nhanh chóng và có ý nghĩa đã diễn ra đối với cơ cấu ngành công nghiệp dịch vụ tài chính trên thế giới. Các thị trƣờng trở nên gắn bó với nhau thông qua các sản phẩm truyền thống không chỉ trong phạm vi biên giới quốc gia mà còn trong phạm vi toàn cầu. Cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính khác nhau (và giữa các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp phi tài chính) trở nên mạnh mẽ cùng với sự cạnh tranh mạnh hơn giữa các ngành công nghiệp. Việc sáp nhập và mua lại (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm đang tăng lên trong thời gian gần đây đã và đang thay đổi ngành công nghiệp này. Những hoạt động này có mục đích cơ cấu lại trên quy mô toàn cầu hoặc tăng cƣờng vị trí chiến lƣợc của các công ty. 2.2.1 Những tác động tích cực Tác động tích cực đầu tiên của việc tự do hóa thị trƣờng dịch vụ tài chính chính là sự gia tăng doanh thu và giá trị trong thị trƣờng ngành, mang lại khả năng tiêu thụ cao hơn đáp ứng yêu cầu ngày càng gia tăng của đời sống xã hội. Thị trƣờng tài chính mang tính chất toàn cầu sẽ kích thích các cá nhân tổ chức tham gia 18
  23. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp thị trƣờng do nhiều yếu tố: tính chất rộng của thị trƣờng, sự linh hoạt về giá, nhiều biến động tạo nhiều cơ hội. Hai là, việc mở rộng thị trƣờng trong nƣớc bằng việc tham gia của yếu tố nƣớc ngoài đã làm gia tăng số lƣợng việc làm trong nƣớc, giảm thất nghiệp. Việc mở rộng thị trƣờng dịch vụ mang lại nhiều cơ hội kinh doanh và do đó mang lại nhiều cơ hội việc làm cho các thành viên, giảm áp lực cho các chính phủ và nâng cao đời sống xã hội. Ba là, nhờ có quá trình tự do hóa, gia nhập thị trƣờng toàn cầu của ngành dịch vụ tài chính, chất lƣợng dịch vụ đƣợc gia tăng đáng kể. Sự cạnh tranh với qui mô lớn buộc mỗi doanh nghiệp phải tự cố gắng nhiều hơn trong cuộc đua giành thị phần và do đó sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn cho các khách hàng sử dụng dịch vụ. Bốn là, đối với một số dịch vụ mới trong thị trƣờng dịch vụ tài chính nhƣ dịch vụ bảo hiểm, việc tự do hóa thị trƣờng mang lại cơ hội quảng bá thông tin đến đông đảo ngƣời tiêu dùng. Ngoài lợi ích mở rộng thị phần cho các doanh nghiệp dịch vụ, còn lợi ích chung đối với xã hội, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ngành, từ đó nâng cao việc sử dụng dịch vụ và làm thay đổi tích cực chất lƣợng cuộc sống. Năm là, việc phải tham gia một sân chơi chung cũng làm hoàn thiện hệ thống luật quản lý thị trƣờng tại quốc gia sở tại. Những luật lệ trƣớc kia theo chủ quan của hệ thống nhiều hơn nay phải tìm cách phù hợp với thông lệ của thế giới. Điều này có nghĩa là phải hiệu quả hơn, minh bạch hơn và thông thoáng hơn. 2.2.2 Những tác động tiêu cực Tác động tiêu cực đầu tiên nảy sinh từ cạnh tranh. Một vấn đề luôn luôn có hai mặt. Cạnh tranh thúc đẩy phát triển song cũng loại bỏ kẻ yếu. Trong cuộc đua giành thị phần, các công ty trong nƣớc chắc chắn sẽ kém các công ty nhiều kinh nghiệm quốc tế tại nhiều lĩnh vực nhƣ: quy mô vốn, kỹ năng kỹ thuật chuyên môn, chiến lƣợc lâu dài mang tầm cỡ toàn cầu,và kẻ yếu sẽ bị loại bỏ không thƣơng tiếc. Thị trƣờng toàn cầu là một cuộc chơi không dễ dàng và rất khó để làm lại vì một khi bị loại bỏ có nghĩa là đã cách rất xa so với thị trƣờng, nơi mà tốc độ phát triển nhanh một cách chóng mặt. 19
  24. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp Hai là, việc tự do hóa thị trƣờng mang lại nhiều cơ hội việc làm cho quốc gia, nhƣng cũng lại là con dao hai lƣỡi. Các công ty quốc tế với chế độ làm việc và đào tạo chuyên nghiệp, môi trƣờng làm việc năng động và hiệu quả chắc chắn sẽ là đích ngắm đến của nhiều lực lƣợng lao động trình độ cao trong nƣớc. Và nhƣ vậy, vấn đề chảy máu chất xám sẽ là điều khó tránh khỏi. Ba là, không thể phủ nhận mục tiêu hoạt động vì lợi nhuận của các tập đoàn quốc tế. Lợi nhuận thƣờng không đi kèm với phát triển bền vững. Tuy nhiên, thật may mắn ngành công nghiệp dịch vụ là một ngành công nghiệp không khói, những tác động tiêu cực của vấn đề mục tiêu lợi nhuận trong ngành sẽ dừng lại ở việc phát triển thị trƣờng không cân xứng. Thể hiện ở chỗ những khu vực có lợi nhuận cao sẽ đƣợc ƣu tiên đầu tƣ phát triển và những khu vực dịch vụ có thể có ý nghĩa rất quan trọng đối với quốc gia nhƣng mang lại lợi nhuận không cao hoặc phải đầu tƣ nhiều và dài hạn sẽ bị lãng quên hoặc rất khó khăn để vƣơn lên. III. Kinh nghiệm phát triển và hội nhập của thị trƣờng bảo hiểm một số quốc gia 3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc Bảo hiểm là một trong những vấn đề đƣợc tranh cãi nhiều nhất khi Trung Quốc gia nhập WTO. Đây vừa là kết quả của quá trình phát triển lịch sử, vừa là tiềm năng phát triển thị trƣờng. Các quy định mới điều chỉnh hoạt động bảo hiểm tại Trung Quốc trong khuôn khổ WTO sẽ cho phép các công ty bảo hiểm đƣợc tự do hơn trong việc xâm nhập và hoạt động tại thị trƣờng này. Ngành công nghiệp bảo hiểm của Trung Quốc đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trƣởng trung bình từ 10-15% trong những năm qua. Năm 2001, tổng doanh thu phí bảo hiểm đã đạt mức hơn 20 tỷ USD. Đến năm 2005, doanh thu phí bảo hiểm của Trung Quốc chiếm 2,3%GDP với tổng phí bảo hiểm đạt khoảng 33 tỷ USD và mức phí bảo hiểm bình quân trên đầu ngƣời xấp xỉ 28 USD. Tuy có một tốc độ tăng trƣởng mạnh mẽ, ngành bảo hiểm ở Trung Quốc vẫn chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trong GDP so với Nhật bản (11%) và Mỹ (8%). Cũng giống nhƣ Việt Nam, thị trƣờng bảo hiểm Trung Quốc đặc trƣng bởi số lƣợng sản phẩm hạn chế, chi phí giao dịch cao, trong khi khách hàng lại chƣa có 20
  25. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của bảo hiểm cũng nhƣ những hiểu biết cần thiết về lĩnh vực này. Hơn nữa, thị trƣờng tài chính chƣa phát triển làm hạn chế các công cụ đầu tƣ cho thị trƣờng bảo hiểm cộng với việc tại Trung Quốc đã có cả một thời kỳ mà toàn bộ ngành bảo hiểm nƣớc này đều nằm trong tay các nhà bảo hiểm nƣớc ngoài, do đó các nhà đầu tƣ tiềm năng vào thị trƣờng bảo hiểm Trung Quốc đều đƣợc kiến nghị thực hiện các bƣớc tiếp cận thị trƣờng thận trọng trƣớc khi thực sự triển khai hoạt động kinh doanh. Các nhà hoạch định chính sách tin rằng các mối quan hệ lâu bền với chính quyền địa phƣơng và khách hàng sẽ có một ý nghĩa quan trọng cho sự thành công của các doanh nghiệp bảo hiểm nƣớc ngoài tại thị trƣờng này. Khi đàm phán gia nhập, WTO đã yêu cầu Trung Quốc tiến hành mở cửa mạnh mẽ đối với lĩnh vực bảo hiểm, mà tại thời điểm đó đang bị chi phối bởi các công ty bảo hiểm quốc doanh. Trung Quốc đã ký kết các cam kết hợp lý để vừa bảo vệ đƣợc các doanh nghiệp bảo hiểm trong nƣớc vừa thu hút đƣợc các doanh nghiệp nƣớc ngoài vào thị trƣờng này. Những cam kết đó có thể tóm tắt nhƣ sau: Về hình thức kinh doanh: Ngay sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nƣớc ngoài sẽ đƣợc phép thành lập các chi nhánh hoặc liên doanh ở Trung Quốc. Các công ty nƣớc ngoài đƣợc phép nắm giữ không quá 51% cổ phần ở các liên doanh. Sau hai năm hoạt động, các doanh nghiệp bảo hiểm nƣớc ngoài sẽ đƣợc thành lập các chi nhánh 100% vốn của mình tại Trung Quốc. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cũng đƣợc chọn đối tác liên doanh độc lập. Sau năm năm gia nhập WTO các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nƣớc ngoài sẽ đƣợc phép thiết lập các công ty con độc lập khác. Với việc bãi bỏ dần các hạn chế về địa lý, các công ty bảo hiểm nƣớc ngoài sau khi đã đƣợc cấp giấy phép sẽ đƣợc phép thành lập các chi nhánh của mình tại Trung Quốc. Các giới hạn về địa lý: ngay sau khi gia nhập WTO, các công ty bảo hiểm nƣớc ngoài sẽ đƣợc phép cung cấp các dịch vụ tại Thƣợng Hải, Quảng Châu, Đại Liên, Thẩm Quyến và Phật Sơn. Hai năm sau khi gia nhập, hoạt động của các doanh nghiệp này sẽ đƣợc phép tại Bắc Kinh, Vũ Hán, Giang Tô, Trùng Khánh, Phúc kiến, 21
  26. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp Tô Châu, Hạ Môn, Ninh Pha, Thẩm Dƣơng và Thiên Tân. Tất cả các hạn chế về địa bàn kinh doanh sẽ hoàn toàn đƣợc bãi bỏ sau năm năm Trung Quốc gia nhập WTO. Về lĩnh vực kinh doanh: Các công ty bảo hiểm phi nhân thọ nƣớc ngoài sẽ đƣợc phép tham gia mọi dịch vụ “bảo hiểm thông thƣờng” và các nghiệp vụ bảo hiểm thƣơng mại trên quy mô lớn. Các doanh nghiệp này cũng đƣợc phép cung cấp các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài, bảo hiểm tài sản cho các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Trung Quốc. Hai năm sau khi gia nhập, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nƣớc ngoài sẽ đƣợc phép cung cấp tất cả các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ cho tất cả mọi đối tƣợng khách hàng tại Trung Quốc. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nƣớc ngoài thì đƣợc cung cấp các dịch vụ bảo hiểm nhân thọ cho cá nhân (không phải cho bảo hiểm tập thể) cho tất các công dân Trung Quốc cũng nhƣ nƣớc ngoài tại Trung Quốc. Hai năm sau khi gia nhập, các doanh nghiệp này cũng sẽ đƣợc cung cấp các dịch vụ bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ tập thể, bảo hiểm hƣu trí, bảo hiểm thanh toán hàng năm cho mọi đối tƣợng sinh sống ở Trung Quốc. Đối với kinh doanh tái bảo hiểm, ngay sau khi gia nhập các doanh nghiệp bảo hiểm nƣớc ngoài sẽ đƣợc phép cung cấp các dịch vụ tái bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ dƣới dạng chi nhánh công ty, công ty liên doanh. Không có giới hạn về địa lý hay số lƣợng đối với loại hình dịch vụ này. Về giấy phép kinh doanh: Trung Quốc cam kết bãi bỏ các hạn chế đối với số lƣợng giấy phép cung cấp cho các doanh nghiệp bảo hiểm nƣớc ngoài ngay sau khi gia nhập WTO. Các doanh nghiệp nƣớc ngoài sẽ phải thỏa mãn các điều kiện sau đây trƣớc khi đƣợc cấp giấy phép hoạt động trên thị trƣờng: phải có lịch sử hoạt động hơn 30 năm với tƣ cách thành viên của WTO, mở văn phòng đại diện tại Trung Quốc trong vòng hai năm liên tiếp và có ít nhất 5 tỷ USD tổng giá trị tài sản vào năm trƣớc khi nộp đơn xin kinh doanh tại thị trƣờng bảo hiểm Trung Quốc. Một số quy định hạn chế khác: Trung Quốc quy định mức tái bảo hiểm bắt buộc mà các công ty bảo hiểm nƣớc ngoài phải nộp đối với Công ty tái bảo hiểm Trung Quốc là 20% sẽ đƣợc giữ nguyên trong vòng 1 năm sau khi gia nhập. Sau 1 năm, mức này hạ xuống còn 15%, sau 2 năm là 10%, sau 3 năm là 5%và sau bốn 22
  27. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp năm thì quy định này hoàn toàn bãi bỏ. Các công ty bảo hiểm có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ không đƣợc phép tiến hành bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe, phƣơng tiện giao thông công cộng, phƣơng tiện vận chuyển hành kháchđối với ngƣời thứ ba, và không đƣợc phép tiến hành các dịch vụ pháp lý về bảo hiểm khác. Đối với dịch vụ môi giới bảo hiểm: Các công ty bảo hiểm nƣớc ngoài sẽ đƣợc phép hoạt động tại Thƣợng Hải, Thâm Quyến, Quảng Châu, Đại Liên, Phật Sơn ngay khi Trung Quốc gia nhập WTO. Sau hai năm các công ty này sẽ đƣợc phép mở rộng hoạt động kinh doanh tại trên mƣời thành phố nữa và sau ba năm thì không còn hạn chế nào về địa lý cho hoạt động này. Nhƣ vậy, tính đến năm 2004, tại Trung Quốc có 40 doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó có 5 doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nƣớc, 2 doanh nghiệp cổ phần, 13 doanh nghiệp liên doanh và 13 chi nhánh của các doanh nghiệp bảo hiểm nƣớc ngoài. Và tính đến 2004, doanh thu của các công ty bảo hiểm nƣớc ngoài mới chỉ chiếm 1% thị phần ngành bảo hiểm Trung Quốc. 3.2 Kinh nghiệm của Ấn Độ Từ năm 1972 đến 1999, ngành bảo hiểm phi nhân thọ của Ấn Độ hoạt động theo cơ chế độc quyền nhà nƣớc với Công ty Bảo hiểm Chung (GIC) và bốn công ty con trực thuộc (công ty Ấn Độ Mới, công ty Phƣơng Đông, công ty Ấn Độ Thống nhất và công ty Bảo hiểm Quốc gia). Bên cạnh việc điều hành hoạt động ngành bảo hiểm nói chung, GIC đã bố trí các chƣơng trình tái bảo hiểm thông qua việc nhƣợng tái bảo hiểm giữa các công ty con cho nhau hoặc bằng cách cùng bảo hiểm. Phí bảo hiểm, các điều khoản và điều kiện mà công ty bảo hiểm cung cấp cho khách hàng là do Uỷ ban Tƣ vấn Thuế (TAC) quy định. Phí bảo hiểm đƣợc quy định chung cho tất cả các công ty bảo hiểm, không có sự khác nhau về sản phẩm và mức trách nhiệm đƣợc giới hạn trong hầu hết mọi nghiệp vụ bảo hiểm. Cơ cấu độc quyền và đóng cửa thị trƣờng đối với các công ty tƣ nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài cho thấy các công ty bảo hiểm trong nƣớc có thể phát triển mạnh mà không cần đối đầu với bất kỳ thử thách nào từ bên ngoài. Việc ban hành Luật Cơ quan quản lý và phát triển bảo hiểm (IRDA) năm 1999 đã khởi động quá trình tự do hoá thị trƣờng. Luật thể sự nhất trí của Chính 23
  28. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp phủ, sau nhiều năm cân nhắc, mở cửa thị trƣờng cho các công ty tƣ nhân Ấn Độ và nƣớc ngoài có thể hỗ trợ nền kinh tế đáp ứng nhu cầu về bảo hiểm đang ngày càng tăng, tạo ra sự tăng trƣởng tại các vùng nông thôn và phát triển Ấn Độ thành một trung tâm tái bảo hiểm khu vực. Nếu tháng 1 năm 2000 mới chỉ có khoảng 22% dân số Ấn Độ tham gia bảo hiểm thì đến năm 2005, Ấn Độ đã trở thành một trong bốn thị trƣờng bảo hiểm lớn nhất Châu Á. Hiện tại hai công ty bảo hiểm nhà nƣớc lớn nhất là Tổng công ty bảo hiểm nhân thọ và Tổng công ty bảo hiểm phi nhân thọ nắm trong tay số quỹ trị giá 8,7 tỷ đô la Mỹ. Tốc độ tăng trƣởng của ngành bảo hiểm là 7-8%/ năm trong khi tốc độ tăng trƣởng của kinh tế chỉ là 6-7%. Cơ quan quản lý và phát triển bảo hiểm (IRDA) đƣợc thành lập và giao nhiệm vụ quản lý và giám sát sự phát triển cân đối của ngành bảo hiểm và tái bảo hiểm Ấn Độ. Các công ty tƣ nhân giờ đây có thể tham gia thị trƣờng bảo hiểm. Tuy nhiên, họ phải đƣợc IRDA cấp phép trƣớc khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Để hồ sơ xin phép đƣợc xem xét, công ty bảo hiểm tƣ nhân trong nƣớc phải đăng ký kinh doanh theo Luật Công ty năm 1956 và phải có 20 triệu USD vốn đầu tƣ. Các quy định cấp phép cụ thể mà các công ty Ấn Độ phải thực hiện đƣợc quy định trong trong Quy định về đăng ký công ty bảo hiểm Ấn Độ. Thêm vào đó, IRDA yêu cầu mỗi công ty bảo hiểm hoạt động tại Ấn Độ phải đảm bảo cung cấp một tỉ lệ nhất định dịch vụ bảo hiểm tại các vùng nông thôn. Đối với một công ty bảo hiểm chung, tỉ lệ này là 2% tổng doanh thu phí bảo hiểm trong năm hoạt động đầu tiên, 3% trong năm thứ hai và 5% trong các năm tiếp theo. Hơn nữa, một công ty bảo hiểm Ấn Độ mới ra đời sẽ chỉ đƣợc phép đầu tƣ vốn của ngƣời mua bảo hiểm tại thị trƣờng trong nƣớc. Các rào cản đầu tƣ cho khu vực có vốn nƣớc ngoài cũng đƣợc rỡ bỏ. Các công ty bảo hiểm toàn cầu hiện nay đã đƣợc phép lập và đăng ký một công ty trong nƣớc để kinh doanh bảo hiểm tại đây. Tuy nhiên, các quy định nêu rõ họ đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu 20 triệu USD và chiếm giữ vốn tối đa 26% ở các công ty bảo hiểm trong nƣớc này. Do đó, để tham gia thị trƣờng, các công ty bảo hiểm nƣớc ngoài phải thành lập liên doanh với một đối tác của Ấn Độ mà có thể đáp ứng 74% 24
  29. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp số vốn tối thiểu. Hạn chế về tỉ lệ vốn nắm giữ của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cũng áp dụng cho các công ty tái bảo hiểm toàn cầu mong muốn hoạt động kinh doanh, nhƣng yêu cầu về vốn tối thiểu để thành lập một công ty trong nƣớc là xấp xỉ 45 triệu USD. Chƣơng trình Môi giới bảo hiểm của IRDA năm 2002 đã cho phép các công ty môi giới bảo hiểm và tái bảo hiểm nƣớc ngoài tham gia thị trƣờng, nhƣng cũng chịu sự hạn chế về tỉ lệ vốn chiếm giữ nhƣ các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm. Do đó, các công ty môi giới nƣớc ngoài cung phải thành lập liên doanh với đối tác Ấn Độ để thành lập một công ty môi giới. Trong những năm kể từ khi Luật IRDA khởi xƣớng cải cách thị trƣờng, ngành bảo hiểm đã trải qua nhiều thay đổi đáng kể. Việc gia nhập thị trƣờng của nhiều công ty tƣ nhân Ấn Độ và các công ty nƣớc ngoài trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ đã mang lại nhiều sự lựa chọn hơn về loại hình sản phẩm và dịch vụ. Sự cải thiện nhận thức của khách hàng về lợi ích và tầm quan trọng của bảo hiểm và tái bảo hiểm đã làm tăng số lƣợng ngƣời mua bảo hiểm; các kênh phân phối mới- trong đó có các công ty môi giới, bảo hiểm qua ngân hàng, Internet và các công ty đại lý- đã tạo ra thêm nhiều cách để có thể đƣa sản phẩm và dịch vụ tới ngƣời tiêu dùng. Xu hƣớng giá và sản phẩm bảo hiểm đƣợc thống nhất: Uỷ ban tƣ vấn thuế (TAC) vẫn quy định mức phí cho các dòng sản phẩm bảo hiểm nhƣ cháy nổ, hàng không, kỹ thuật, xe cơ giới, thân tàu và bồi thƣờng lao động. Thị trƣờng có thể tự xác định giá cho các dòng sản phẩm không phải tuân theo mức phí bảo hiểm bắt buộc, bao gồm bảo hiểm trách nhiệm, và các dòng sản phẩm cá nhân nhƣ bảo hiểm y tế. Tất cả các sản phẩm không phải tuân theo mức phí bảo hiểm bắt buộc phải đƣợc nộp lên và đƣợc phê chuẩn của IRDA. Về yêu cầu tái bảo hiểm: Tất cả các công ty bảo hiểm Ấn Độ phải nhƣợng tái 20% cho mỗi hợp đồng bảo hiểm trong nƣớc cho công ty tái bảo hiểm quốc gia-GIC và phải khai thác hết khả năng của các công ty trong nƣớc trƣớc khi tìm kiếm các công ty nƣớc ngoài để tái bảo hiểm. Thêm vào đó là một số hạn chế nhất định về giới hạn tỉ lệ rủi ro nhƣợng tái cho một công ty tái bảo hiểm nƣớc ngoài nào đó. Bên cạnh việc tái bảo hiểm bắt buộc cho các công ty trong nƣớc, GIC còn thúc đẩy việc 25
  30. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp hình thành liên minh thị trƣờng nhằm đảm bảo khối lƣợng lớn doanh thu phí bảo hiểm đƣợc giữ lại tại Ấn Độ. Bên cạnh đó, tất cả các công ty bảo hiểm Ấn Độ phải có chƣơng trình tái bảo hiểm đƣợc IRDA phê chuẩn. Chƣơng trình tái bảo hiểm này sẽ tiếp tục đƣợc thực hiện nhằm các mục tiêu: (a) tối đa hoá phần phí bảo hiểm đƣợc giữ lại trong nƣớc; (b) phát triển đầy đủ khả năng; (c) đảm bảo sự bảo vệ tốt nhất có thể đối với chi phí tái bảo hiểm phải chịu; (d) đơn giản hoá công tác quản lý kinh doanh. Cơ chế đầu tƣ trong ngành bảo hiểm Ấn Độ luôn có sự hạn chế về số lƣợng, ít nhất là một nửa số đầu tƣ phải đƣợc đầu tƣ trực tiếp vào chứng khoán chính phủ (trái phiếu) hoặc đầu tƣ cơ sở hạ tầng (cũng theo hình thức trái phiếu chính phủ). Đây là những cơ hội đầu tƣ “an toàn” vì chúng đƣợc bảo lãnh bởi Chính phủ. Tất nhiên điều này cũng đồng nghĩa với các khoản lợi nhuận thấp hơn. Chính phủ (cấp liên bang và bang) đã sử dụng bảo hiểm nhƣ một kênh huy động vốn. Nhƣng không may, phần lớn số vốn huy động đƣợc này đƣợc sử dụng vào chi tiêu, nên đã làm tăng nợ chính phủ. 3.3. Một số bài học kinh nghiệm cho sự phát triển của thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam Trải qua quá trình dài cố gắng và nỗ lực, cuối cùng Việt Nam cũng trở thành thành viên của WTO vào ngày 07/11/2006. Tham gia vào sân chơi lớn cùng với rất nhiều ngƣời khổng lồ, Việt Nam cần phải tuân thủ các quy tắc, luật lệ chung của thế giới và phả chấp nhận cạnh tranh sòng phẳng. Gia nhập WTO, ngành bảo hiểm Việt Nam đứng trƣớc những thời cơ và thách thức mới. Chính vì vậy việc học hỏi kinh nghiệm từ các nƣớc đi trƣớc, đặc biệt là những nƣớc đang phát triển và có đặc thù nền kinh tế gần giống với chúng ta nhƣ Ấn Độ, Trung Quốc sẽ giúp chúng ta bớt bỡ ngỡ và nhanh chóng thành công trên con đƣờng hội nhập. Phần bài học kinh nghiệm này sẽ đƣợc trình bày chi tiết trong chƣơng 3 của khóa luận tốt nghiệp. 26
  31. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NGÀNH KINH DOANH BẢO HIỂM VIỆT NAM I. Tổng quan quá trình hình thành và phát triển Ngày 18/12/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/1993/NĐ-CP về kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam cho phép các thành phần kinh tế và các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc phép kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam, đặt dấu mốc quan trọng cho sự hình thành thị trƣờng bảo hiểm ở Việt Nam với sự đa dạng hoá về lĩnh vực hoạt động và sở hữu 1.1 Sự ra đời và phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam: giai đoạn trƣớc 1993 Cột mốc đầu tiên đánh dấu sự hình thành của thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam đó là việc Công ty bảo hiểm Việt Nam (Sau này là Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam) chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/1965 trên cơ sở quyết định thành lập số 179CP ngày 17/12/1964 của Hội đồng chính phủ. Sau khi Miền nam đƣợc hoàn toàn giải phóng, Công ty bảo hiểm và Tái bảo hiểm miền nam đƣợc sáp nhập với Công ty bảo hiểm Việt Nam. Thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam chính thức đƣợc mở rộng trên phạm vi cả nƣớc. Trong những năm đầu hoạt động, Công ty bảo hiểm Việt Nam chỉ có đội ngũ ban đầu là hai mƣơi nhân viên. Hai nghiệp vụ bảo hiểm đƣợc thực hiện lúc này là bảo hiểm tầu biển và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đƣờng biển. Thời kỳ tiếp theo, các loại nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ đƣợc triển khai và phát triển toàn diện bao gồm bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm con ngƣời Trong giai đoạn từ 1965-1993, Bảo Việt tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm đồng thời thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc. Vai trò kép của Công ty bảo hiểm Việt Nam chỉ bắt đầu thực sự chấm dứt với việc chuyển đổi thành Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) năm 1989. Công cuộc đổi mới kinh tế đƣợc khởi xƣớng từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), buộc Bảo Việt phải chuyển hƣớng hoạt động cho phù hợp hơn với cơ chế thị trƣờng. Hàng loạt các thay đổi cải tiến về hệ thống tổ chức con ngƣời và các dịch vụ bảo hiểm mới đƣợc đƣa ra đƣợc 27
  32. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp coi là những đón đầu cần thiết khi thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam bƣớc vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt hơn. Năm 1992, Bảo việt thành lập Công ty đại lý bảo hiểm Bavina tại Anh để phục vụ cho công tác đàm phán, tái tục hợp đồng tái bảo hiểm. Năm 1993, Bảo Việt cùng với công ty Inchicape (Hồng Kông) thành lập Công ty liên doanh môi giới bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam (Inchibrok) khai phá cho lĩnh vực kinh doanh môi giới bảo hiểm, tạo tiền đề cho sự hình thành thị trƣờng bảo hiểm. Cũng trong thời điểm này theo đánh giá của Bộ tài chính, Bảo Việt mới chỉ đáp ứng đƣợc 10-15% nhu cầu thị trƣờng. Năm 1993 đánh dấu một mốc phát triển mới của thị trƣờng Bảo hiểm Việt Nam với việc Nghị định 100/1993/ NĐ-CP đƣợc ban hành. Từ năm 1995, sự ra đời của một loạt các công ty bảo hiểm mới đã thúc đẩy thị trƣờng bảo hiểm phát triển một cách mạnh mẽ với sự góp mặt đông đảo của các công ty bảo hiểm nƣớc ngoài. 1.2 Quá trình phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam: giai đoạn 1993- nay Với dân số khoảng 85 triệu ngƣời, GDP năm 2006 đạt mức 57 tỷ đô la (nguồn: Tổng cục Thống kê), Việt Nam đƣợc coi là một nền kinh tế đang nổi, một thị trƣờng đầy tiềm năng. Năm 2006, tốc độ tăng trƣởng GDP của Việt Nam đạt mức 8,17% và trong thời gian tới dự kiến sẽ ổn định ở mức 7.5-8.5%. Cùng với kinh tế phát triển, mức thu nhập bình quân đầu ngƣời tiếp tục tăng trƣởng ổn định. Năm 2006 thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt mức 672 đô la/ngƣời, tăng thêm 5.33% so vơí năm 2005. Theo ƣớc tính tốc độ tăng trƣởng này sẽ đƣợc giữ vững ổn định trong thời gian tới tạo cơ hội cho sự phát triển của ngành kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam Về kết cấu thị trƣờng: 28
  33. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp Bảng 2.1: Kết cấu thị trƣờng bảo hiểm giai đoạn 1993-2005 Đơn vị: Doanh nghiệp Kết cấu thị trƣờng 1993 1996 1999 2002 2003 2004 2005 Doanh nghiệp nhân thọ 3 4 4 5 8 Doanh nghiệp phi nhân thọ 1 6 10 13 14 14 15 Doanh nghiệp tái bảo hiểm 1 1 1 1 1 1 Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 1 1 1 2 5 6 7 Tổng số doanh nghiệp 2 8 15 20 24 26 31 Nguån: HiÖp héi b¶o hiÓm ViÖt Nam Sau h¬n 20 n¨m thùc hiÖn ®æi míi, cïng víi sù ph¸t triÓn cña nÒn kinh tÕ, ngµnh b¶o hiÓm ViÖt Nam ®· ®¹t ®•îc nh÷ng thµnh tùu nhÊt ®Þnh. Tõ chç chØ cã mét c«ng ty b¶o hiÓm n¨m 1964 ®Õn cuèi n¨m 2006, thÞ tr•êng b¶o hiÓm ViÖt Nam ®· cã 37 c«ng ty thuéc nhiÒu khèi doanh nghiÖp kh¸c nhau gåm c«ng ty nhµ n•íc, c«ng ty cæ phÇn, liªn doanh vµ c«ng ty 100% vèn n•íc ngoµi ho¹t ®éng trong bèn lÜnh vùc chÝnh lµ b¶o hiÓm nh©n thä, phi nh©n thä, t¸i b¶o hiÓm vµ m«i giíi b¶o hiÓm. B¶ng 2.2: Sè l•îng c¸c doanh nghiÖp b¶o hiÓm ViÖt Nam n¨m 2006 §¬n vÞ: doanh nghiÖp Loại hình doanh nghiệp N.Nƣớc Cổ phần Liên doanh 100% vốn NN Tổng Bảo hiểm phi nhân thọ 2 10 4 5 21 Bảo hiểm nhân thọ 1 1 5 7 Tái bảo hiểm 1 1 Môi giới bảo hiểm 5 3 8 Tổng cộng 3 16 5 13 37 Nguån: ThÞ tr•êng b¶o hiÓm ViÖt Nam n¨m 2006- Bé tµi chÝnh Sù ph¸t triÓn cña ngµnh kinh doanh b¶o hiÓm tõ khi ChÝnh phñ cho phÐp më cöa thÞ tr•êng lµ rÊt Ên t•îng c¶ vÒ sè l•îng c¸c doanh nghiÖp vµ doanh thu phÝ b¶o hiÓm còng nh• viÖc thùc hiÖn båi th•êng, tr¶ tiÒn b¶o hiÓm cho kh¸ch hµng. Sè l•îng c¸c s¶n phÈm b¶o hiÓm còng t¨ng cao tõ 22 s¶n phÈm (1993) nay ®· lªn ®Õn 500 lo¹i. 29
  34. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp VÒ quy m« thÞ tr•êng: ThÞ tr•êng b¶o hiÓm tiÕp tôc duy tr× tèc ®é t¨ng tr•ëng cao so víi t¨ng tr•ëng GDP, n¨m 2006 doanh thu toµn ngµnh ®¹t 17.752 tû ®ång, t¨ng 14,11% so với năm 2005, trong đó doanh thu phí bảo hiểm đạt 14.928 tỷ đồng, doanh thu đoạt động đầu tƣ đạt 2.824 tỷ đồng. Bảng 2.3: Doanh thu bảo hiểm giai đoạn 1996-2006 9000 8000 7000 6000 5000 Doanh thu phi nhân thọ 4000 Doanh thu nhân thọ 3000 Doanh thu đầu tư 2000 1000 0 1996 1999 2002 2003 2004 2005 2006 Nguồn: Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2006 - Bộ tài chính Tốc độ tăng trƣởng của thị trƣờng bảo hiểm thời gian vừa qua đạt mức tăng đột biến từ năm 2002 và từ đó duy trì tăng ổn định đến nay. Tốc độ tăng trƣởng của thị trƣờng năm 2003 trung bình là 46%, trong đó doanh thu nhân thọ tăng 50,5% và doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tăng 45,4%. Cột mốc đánh dấu bƣớc phát triển mới là việc ký kết và đi vào hiệu lực của Hiệp định thƣơng mại Việt-Mỹ ngày 10/12/2001. Đây là bƣớc khởi đầu quan trọng của Việt Nam trong quá trình chuẩn bị gia nhập WTO. Phạm vi điều chỉnh của hiệp định này dàn trải trên nhiều lĩnh vực, trong đó việc mở rộng thị trƣờng dịch vụ tài chính là một nội dung quan trọng. Theo nhƣ lộ trình đƣợc thoả thuận trong Hiệp định, sau ba năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực Việt Nam sẽ bãi bỏ các hạn chế gia nhập thị trƣờng đối với các liên doanh bảo hiểm có vốn Hoa Kỳ. Sau năm năm sẽ xoá bỏ hạn chế gia nhập thị trƣờng đối với các doanh nghiệp 100% vốn Hoa Kỳ, xoá bỏ tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc đối với Công ty tái bảo hiểm Việt Nam và cuối cùng sau sáu năm thì thị trƣờng Việt Nam gần nhƣ mở cửa hoàn toàn cho các doanh nghiệp bảo hiểm Hoa Kỳ. Việc hiệp định này đƣợc ký kết và đƣa vào hiệu lực đã thổi vào thị trƣờng bảo 30
  35. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp hiểm Việt Nam một làn gió mới, thúc đẩy đầu tƣ và thâm nhập thị trƣờng. Điều này làm doanh thu đầu tƣ tăng đột biến vào năm sau đó nhƣ đã biết đẩy tỷ trọng bảo hiểm trên GDP cũng tăng đều qua các năm. Bảng 2.4: Đóng góp vào GDP của ngành bảo hiểm giai đoạn 1993-2004 2.5 2 1.5 % đóng góp của bảo hiểm vào GDP 1 0.5 0 1993 1996 1999 2002 2003 2004 Nguồn: Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2004 Theo biểu đồ trên, tỷ trọng doanh thu bảo hiểm trên GDP đã tăng mạnh trong giai đoạn 1993-2004. Năm 1993, tỷ trọng doanh thu của ngành bảo hiểm trên GDP từ chỗ chỉ chiếm 0,37% đã tăng dần lên 1,46% năm 2002 đến 1,86% năm 2003 và đạt mức 2% năm 2004. Đến năm 2006, riêng đối với phí vảo hiểm đã đạt mức thu 1,53% toàn thị trƣờng nhƣ trong bảng sau: Bảng 2.5: Doanh thu phí bảo hiểm và thị phần theo khối doanh nghiệp Phi nhân Toàn thị Các chỉ tiêu Đơn vị Nhân thọ thọ trƣờng 2006 2005 2006 2005 2006 2005 Doanh thu phí bảo hiểm Tỷ đồng 6445 5486 8483 8130 12479 13588 Tốc độ tăng trƣởng % 17,48 15,06 4,34 5,43 20,21 8,66 Tỷ trọng/ tổng phí % 43,17 40,29 56,83 59,71 100 100 Tỷ trọng phí/GDP % 0,66 0,65 0,87 0,97 1,53 1,62 Thị phần 31
  36. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp Doanh nghiệp trong nƣớc % 94,86 95,09 36,52 37,69 61,71 60,81 Doanh nghiệp có vốn đầu % 5,14 4,91 63,48 62,31 38,29 39,19 tƣ nƣớc ngoài Phi nhân Toàn thị Các chỉ tiêu Đơn vị Nhân thọ thọ trƣờng 2006 2005 2006 2005 2006 2005 Doanh thu phí bảo hiểm Tỷ đồng 6445 5486 8483 8130 12479 13588 Tốc độ tăng trƣởng % 17,48 15,06 4,34 5,43 20,21 8,66 Tỷ trọng/ tổng phí % 43,17 40,29 56,83 59,71 100 100 Tỷ trọng phí/GDP % 0,66 0,65 0,87 0,97 1,53 1,62 Thị phần Doanh nghiệp trong nƣớc % 94,86 95,09 36,52 37,69 61,71 60,81 Doanh nghiệp có vốn đầu % 5,14 4,91 63,48 62,31 38,29 39,19 tƣ nƣớc ngoài Nguồn: Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2006 - Bộ Tài Chính Việc tăng tỷ trọng doanh thu bảo hiểm trên GDP cho thấy tốc độ tăng trƣởng chi tiêu cho bảo hiểm cao hơn so với tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế. Năm 2002 trong khi tốc độ tăng GDP của Việt Nam là trên 7,1% thì tốc độ tốc độ tăng trƣởng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ là 60%, tốc độ tăng trƣởng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ là 10%. Đến 2003, khi GDP đạt mức tăng trƣởng 7,3% thì tăng trƣởng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt mức tăng đột biến 45,4% và nhân thọ là 50,52%. Đến những năm sau này từ 2004 đến 2005, 2006 thì tốc độ này chậm lại do thị trƣờng dần đi vào ổn định sau thời gian khai thác phí ồ ạt ban đầu. Đến 2006, tốc độ tăng trƣởng nhân thọ đạt mức 4,34% và phi nhân thọ duy trì ở mức 17,48%. Có thể thấy, mặc dù tốc độ tăng trƣởng đƣợc duy trì ở mức khá cao song tỷ lệ phí bảo hiểm trên GDP vẫn còn thấp so với mức trung bình trong khu vực (Tỷ lệ trung bình các nƣớc ASEAN năm 2004 là 3,31%) 32
  37. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp Cụ thể hơn, có thể xem xét thực trạng phát triển của từng ngành lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam thời gian qua thông qua các phân tích sau Đối với kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: Thị trƣờng bảo hiểm nhân thọ Việt Nam hiện đang cung cấp năm loại hình sản phẩm chính bao gồm bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm hỗn hợp và bảo hiểm trả tiền định kỳ. Trong đó, nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp đang là hình thức đem lại mức phí lớn nhất cho các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm. Theo Swiss Re 2004, Việt Nam đứng thứ ba từ dƣới lên về chi tiêu bảo hiểm nhân thọ theo đầu ngƣời tại Châu Á. Hiện nay, thị trƣờng bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đang bị chi phối bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cả về số lƣợng và thị phần. Đến nay chỉ có duy nhất Bảo Việt là công ty của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nhân thọ, còn lại là bẩy công ty có yếu tố nƣớc ngoài. Trong số các loại sản phẩm bảo hiểm đƣợc cung cấp trên thị trƣờng, sản phẩm bảo hiểm nhân thọ là loại sản phẩm đƣợc ngƣời tiêu dùng cá nhân quan tâm nhiều nhất. So với các công ty bảo hiểm nhân thọ trong nƣớc, các công ty bảo hiểm nhân thọ nƣớc ngoài với lợi thế về vốn, kỹ thuật thiết kế và tính phí sản phẩm đã tạo ra các sản phẩm bảo hiểm đa dạng cả về mục đích bảo hiểm, đối tƣợng bảo hiểm, chi phí bảo hiểm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khác nhau của ngƣời sử dụng. Đây cũng chính là một trong những lý do làm tăng thị phần của các công ty nƣớc ngoài trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Trong giai đoạn 2001-2005, ba năm đầu của giai đoạn này là thời kỳ phát triển mạnh nhất của thị trƣờng bảo hiểm nhân thọ, đặc biệt là năm 2003. Đây là thời điểm các công ty bảo hiểm nhân thọ nƣớc ngoài mới vào Việt Nam và tập trung đƣa ra thị trƣờng nhiều loại sản phẩm mới, thu hút nhiều sự quan tâm của ngƣời tiêu dùng. Do đó, số lƣợng các hợp đồng mới trong giai đoạn này có xu hƣớng gia tăng. Đồng thời, trong giai đoạn này đã có sự thay đổi lớn trong xu hƣớng sử dụng các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, đó là việc ngƣời tiêu dùng đã sử dụng ngày càng nhiều các sản phẩm bảo hiểm bổ trợ. Từ năm 2004, số lƣợng các hợp đồng khai thác mới đã giảm nhiều do nguyên nhân từ sự bão hoà thị trƣờng, tuy nhiên sản 33
  38. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp phẩm bổ trợ vẫn chiếm tỷ lệ nhiều hơn trong tổng cơ cấu sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Bảng 2.6: Số lƣợng hợp đồng bảo hiểm khai thác mới 2001-2005 1200000 1000000 Sản phẩm bảo 800000 hiểm chính 600000 400000 Sản phẩm bảo hiểm bổ trợ 200000 0 2001 2002 2003 2004 Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam Trong cơ cấu doanh thu phí của sản phẩm này, loại bảo hiểm hỗn hợp vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, các nghiệp vụ khác nhƣ bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm trả tiền định kỳ chỉ chiếm một tỷ trọng không đáng kể. Tuy nhiên, từ năm 2004, số lƣợng các hợp đồng mới, tổng số tiền bảo hiểm cũng nhƣ doanh thu phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm đang suy giảm rõ rệt. Đây là dấu hiệu của một thị trƣờng dần đi vào ổn định sau giai đoạn phát triển. Bảng 2.7: Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm khai thác mới năm 2004-2005 theo nghiệp vụ Phí bảo hiểm (%) Số tiền bảo hiểm (%) Nghiệp vụ bảo hiểm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2004 Năm 2005 Bảo hiểm trọn đời 2,09 0.63 1,87 1.40 Bảo hiểm sinh kỳ 2,79 0.26 0,4 0.12 Bảo hiểm tử kỳ 0,46 1.32 3,08 6.57 Bảo hiểm hỗn hợp 89,21 90.70 75,87 58.22 34
  39. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp Bảo hiểm trả tiền định kỳ 2,69 3.73 0,06 1.19 Sản phẩm bổ trợ 2,76 3.36 18,72 32.50 Phí bảo hiểm (%) Số tiền bảo hiểm (%) Nghiệp vụ bảo hiểm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2004 Năm 2005 Bảo hiểm trọn đời 2,09 0.63 1,87 1.40 Bảo hiểm sinh kỳ 2,79 0.26 0,4 0.12 Bảo hiểm tử kỳ 0,46 1.32 3,08 6.57 Bảo hiểm hỗn hợp 89,21 90.70 75,87 58.22 Bảo hiểm trả tiền định kỳ 2,69 3.73 0,06 1.19 Sản phẩm bổ trợ 2,76 3.36 18,72 32.50 Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam Số lao động có thu nhập ổn định trong ngành bảo hiểm nhân thọ đã tăng từ 125.700 ngƣời năm 2003 lên 136.900 ngƣời năm 2004. Tốc độ tăng trƣởng về số lƣợng các đại lý bảo hiểm tăng mạnh trong giai đoạn 2000 - 2002, đặc biệt là đối với các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Tuy nhiên, từ năm 2003 trở lại đây, tốc độ này đang giảm dần. Trong năm 2004, tốc độ tăng của đại lý bảo hiểm chỉ còn 1,38% so với 35,22% năm 2003. Đến năm 2005, tốc độ này đã chậm lại. Trong năm 2006, các doanh nghiệp bảo hiểm đã khai thác mới trên 488.000 hợp đồng bảo hiểm (tính riêng các sản phẩm bảo hiểm chính), giảm 17,1% so với năm 2005. Tổng số tiền bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm chính khai thác mới đạt 19.003 tỷ đồng, tăng 11,1% so với năm 2005. Bình quân số tiền bảo hiểm của hợp đồng khai thác mới trong năm 2006 tăng 34,1% so với năm 2005. Tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới đạt 1289,7 tỷ đồng bằng 97,6% so với năm 2005. Trong đó, doanh thu phí của các sản phẩm bảo hiểm chính đạt 1248,9 tỷ đồng bằng 97,9% so với năm 2005. Tổng số hợp đồng bảo hiểm huỷ bỏ trong năm 2006 là 421023 hợp đồng, trong đó số hợp đồng bảo hiểm huỷ bỏ năm thứ nhất là 128800 hợp đồng chiếm tỷ lệ 3.6% số hợp đồng có hiệu lực, số hợp đồng bảo hiểm huỷ bỏ năm thứ hai là 35
  40. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp 122041 hợp đồng chiếm tỷ lệ 3,4% số hợp đồng có hiệu lực và số hợp đồng trong các năm sau là 180.182 hợp đồng, chiếm tỷ lệ 5,0% số hợp đồng có hiệu lực. Đối với kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: Tỉ lệ phí doanh thu bảo hiểm trên GDP và chi tiêu bảo hiểm đầu ngƣời trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam đều ở mức thấp nhất trong khu vực. Thêm vào đó, tỉ lệ này còn thấp hơn tỉ lệ trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên, đây là xu hƣớng chung của các nƣớc đang phát triển do GDP đầu ngƣời thấp, ngƣời dân chƣa đủ khả năng tài chính để chi trả bảo hiểm cho tài sản của mình và cũng không có nhiều tài sản có giá trị cần đƣợc bảo hiểm Năm 2006, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt xấp xỉ 6,5 tỷ đồng tăng 17% so với năm 2005. Các doanh nghiệp trong nƣớc chiếm 94,9% thị phần, các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm 5,1%. Thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ hiện nay cung cấp 11 loại hình nghiệp vụ khác nhau tuy nhiên vẫn tập trung chủ yếu vào loại hình bảo hiểm xe cơ giới (mức thu phí năm 2005 là 1.613 tỷ đồng, chiếm 29,14% tổng mức phí thu đƣợc), bảo hiểm tài sản và thiệt hại, sức khoẻ và tai nạn con ngƣời. Các nghiệp vụ bảo hiểm khác nhƣ bảo hiểm nông nghiệp, thiệt hại kinh doanh và rủi ro tài chính hầu nhƣ không đáng kể. Về mặt thị phần: nếu thị trƣờng bảo hiểm nhân thọ bị thống lĩnh bởi các doanh nghiệp nƣớc ngoài thì thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ là thị trƣờng của các doanh nghiệp Việt Nam. Tính đến cuối năm 2005, số lƣợng các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là mƣời lăm doanh nghiệp, trong đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã chiếm đến gần một nửa. Tuy nhiên, thị phần các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nƣớc chiếm đến 95% trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chỉ chiếm 5%. 36
  41. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp Bảng 2.8: Cơ cấu số lƣợng và thị phần doanh nghiệp phi nhân thọ năm 2005 Công ty bảo hiểm phi nhân thọ Số lƣợng Thị phần Doanh nghiệp nhà nƣớc 3 52.03% Công ty cổ phần 6 42.98% Công ty có vốn ĐTNN 6 4.98% Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam Cơ cấu nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm mƣời một nghiệp vụ: sức khoẻ và tai nạn con ngƣời, tài sản và thiệt hại, hàng hoá vận chuyển, hàng không, xe cơ giới, cháy nổ, thân tàu và TNDS chủ tàu, trách nhiệm chung, rủi ro tài chính, thiệt hại kinh doanh và nôn nghiệp. Tuy nhiên, tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm của các nghiệp vụ vẫn chủ yếu tập trung vào một số nghiệp vụ truyền thống nhƣ xe cơ giới, tài sản và thiệt hại, hàng hoá vận chuyển, cháy nổ, thân tàu và TNDS chủ tàu. Năm 2005, doanh thu phí bảo hiểm trong nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng lớn nhất (31,05%), tiếp đến là bảo hiểm tài sản và thiệt hại (19,98%), bảo hiểm sức khoẻ và tai nạn con ngƣời (16,25%), bảo hiểm cháy nổ (11,16%), bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu (10,21%). Một số loại hình nghiệp vụ vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, thậm chí còn giảm đi so với năm trƣớc nhƣ bảo hiểm nông nghiệp (0.01%), đặc biệt bảo hiểm hàng không đã giảm đáng kể, từ 7,20% xuống chỉ còn 0,06%. Về mức độ tăng trƣởng doanh thu phí bảo hiểm thì nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm có tốc độ tăng trƣởng cao nhất (164,28%) Đối với hoạt động tái bảo hiểm: Năm 2004, tổng mức phí giữ lại trong nƣớc của thị trƣờng chiếm 86,19% tổng phí bảo hiểm gốc. Phí bảo hiểm nhận tái từ thị trƣờng nƣớc ngoài tăng từ 38 tỷ đồng năm 2003 lên 61 tỷ đồng năm 2004. Tổng phí bảo hiểm nhƣợng tái ra nƣớc ngoài tăng từ 1448 tỷ dồng năm 2003 lên 1773 tỷ đồng năm 2004. Năng lực tài chính, năng lực kinh doanh, công tác đánh giá rủi ro và đề phòng hạn chế tổn thất của các doanh nghiệp bảo hiểm đƣợc cải thiện nên đã làm tăng mạnh doanh thu phí bảo hiểm, tăng năng lực giữ lại của thị trƣờng. Hoạt động tái bảo hiểm trong nƣớc 37
  42. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp của các DNBH, doanh nghiệp tái bảo hiểm đã có nhiều đóng góp tích cực đến thị trƣờng bảo hiểm nói riêng và nền kinh tế nói chung, không những làm gia tăng mức phí bảo hiểm giữ lại của thị trƣờng trong nƣớc, hạn chế tình trạng chuyển ngoại tệ ra nƣớc ngoài thông qua việc tái bảo hiểm cho các công ty nƣớc ngoài mà còn là công cụ giúp nhà nƣớc kiểm soát tình hình hoạt động và tình trạng tài chính cũng nhƣ khả năng thanh toán của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời tham gia bảo hiểm, góp phần duy trì mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa các doanh nghiệp bảo hiểm gốc và doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm Bảng 2.9: Hoạt động tái bảo hiểm năm 2004 Đơn vị: tỷ đồng Chi tiêu Năm 2003 Năm 2004 Tổng phí bảo hiểm gốc 10.390 12.400 Nhận tái từ thị trƣờng nƣớc ngoài 38 61 Nhƣợng tái ra thị trƣờng nƣớc ngoài 1.448 1.773 Tổng phí bảo hiểm giữ lại 8980 10668 Nguồn: Bộ Tài Chính Hoạt động đầu tƣ của các doanh nghiệp bảo hiểm: Các doanh nghiệp bảo hiểm đã tạo lập nguồn vốn lớn và dài hạn cho đầu tƣ phát triển kinh tế-xã hội. Riêng trong năm 2004, tổng số tiền các doanh nghiệp bảo hiểm đã huy động để đầu tƣ trở lại nền kinh tế là 8400 tỷ đồng, nâng tổng số tiền đầu tƣ của toàn ngành bảo hiểm cuối năm 2004 lên 23.002 tỷ đồng, tăng 60% so với năm 2003. Đến năm 2006, tổng số tiền huy động đầu tƣ là 4.952 tỷ đồng, nâng tổng số tiền đầu tƣ của toàn ngành bảo hiểm đến cuối năm 2006 lên 30.676 tỷ đồng tăng 19,3% so với năm 2005. Công tác đầu tƣ vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng đƣợc cải thiện và đi vào chiều sâu nhằm đảm bảo lựa chọn đƣợc các dự án đầu tƣ thích hợp, an toàn cho nguồn vốn và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhƣ góp vốn liên doanh, tham gia thành lập công ty cổ phần, cho vay, tham gia các dự án đầu tƣ, mua trái phiếu chính phủ, mua cổ phiếu, gửi tiết kiệm ngân hàng Hiệu quả và an toàn trong công tác đầu tƣ ngày càng đƣợc chú trọng, năm 2004 có đến 87,08% 38
  43. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp tổng số tiền đầu tƣ đƣợc gửi tại các tổ chức tín dụng và mua trái phiếu chính phủ. Đến năm 2006, tỷ trọng đầu tƣ trong các lĩnh vực nhƣ sau: mua trái phiếu chính phủ chiếm 55,36%, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng chiếm 21,8%, uỷ thác đầu tƣ chiếm 9,02%, mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh chiếm 8,97%. Thông qua việc đa dạng hoá hoạt động đầu tƣ, các doanh nghiệp bảo hiểm đã thu đƣợc nhiều kết quả quan trọng từ đầu tƣ tài chính, giúp hình thành phần lớn lợi nhuận doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Đối với hoạt động trung gian bảo hiểm bao gồm môi giới bảo hiểm và đại lý bảo hiểm. Công ty môi giới bảo hiểm đầu tiên xuất hiện trên thị trƣờng Việt Nam từ năm 1993. Tuy nhiên trong một thời gian dài, chức năng của nghiệp vụ môi giới chƣa thực sự phát huy vai trò của mình trong sự phát triển của ngành dịch vụ bảo hiểm. Nguyên nhâN chủ yếu là do cách nhìn nhận chƣa đúng về vai trò của môi giới bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, mối quan hệ về lợi ích và trách nhiệm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm là không rõ ràng. Trong vài năm trở lại đây các công ty bảo hiểm và ngƣời tham gia bảo hiểm đã nhận thức đầy đủ hơn về vai trò của môi giới bảo hiểm, qua đó hình thành thói quen thu xếp bảo hiểm qua trung gian bảo hiểm thì ngành dịch vụ môi giới bảo hiểm đã có những bƣớc phát triển đáng kể. Năm 2003 là năm đánh dấu sự phát triển vƣợt bậc của dịch vụ môi giới bảo hiểm với sự ra đời của một số công ty môi giới Việt Nam và công ty môi giới có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Đặc biệt, năm 2004 là năm hoạt động đầu tƣ ở Việt Nam phát triển mạnh cả về chất và lƣợng. Đây là điều kiện thuận lợi cho các công ty môi giới hoạt động. Tổng phí bảo hiểm thu xếp qua các công ty môi giới bảo hiểm năm 2003 đạt 196 tỷ đồng, chiếm 5,14% tổng phí bảo hiểm phi nhân thọ. Năm 2004 tổng số phí bảo hiểm thu đƣợc thông qua môi giới bảo hiểm là 580 tỷ đồng, chiếm tới 12,18% tổng phí bảo hiểm phi nhân thọ. Công ty môi giới bảo hiểm có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tiên là AON sau khi chuyển đổi hình thức từ liên doanh sang doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài đã tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu trên thị trƣờng hiện nay. Có thể nói hoạt động môi giới bảo hiểm đƣợc thực hiện, triển khai đối với tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm hiện có trên thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam, trong đó tập trung chủ yếu vào nghiệp vụ bảo hiểm 39
  44. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp hàng không, bảo hiểm tài sản và thiệt hại, bảo hiểm con ngƣời, bảo hiểm hàng hoá, vận chuyển. Bảng 2.10: Loại hình công ty môi giới bảo hiểm Loại hình công ty MGBH Năm 2004 Năm 2005 Công ty MGBH trong nƣớc 3 4 Công ty MGBH có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 3 3 Tổng 6 7 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự án VIE/02/09 năm 2006 Đối với đại lý bảo hiểm: Tính đến hết năm 2004 đã có trên 125.177 đại lý bảo hiểm hoạt động trên thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam (tăng khoảng 8,24% so với năm 2003) trong đó số lƣợng đại lý bảo hiểm hoạt động trong lĩnh vực nhân thọ là 98.939 đại lý (chiếm 79%), số đại lý bảo hiểm trong lĩnh vực phi nhân thọ là 26.238 (chiếm 21%). Tóm lại, Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 đã thực sự tạo điều kiện cho sự phát triển ngành dịch vụ bảo hiểm tại Việt Nam. Tốc độ tăng trƣởng bình quân bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ trong giai đoạn 1993-2006 cao hơn rất nhiều so với tốc độ bình quân của khu vực. Mặc dù có tốc độ tăng trƣởng cao, tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm trên GDP và chi tiêu bảo hiểm đầu ngƣời ở cả khu vực nhân thọ và phi nhân thọ của Việt Nam là rất thấp so với mức trung bình của khu vực. Môi giới bảo hiểm đƣợc chính thức công nhận hoạt động trên thị trƣờng tuy nhiên đóng góp vào sự phát triển chung của ngành còn hạn chế. Phần tiếp theo sẽ phân tích đánh giá những mặt đạt đƣợc, thách thức và nguyên nhân chủ yếu của những bất cập yếu kém của ngành bảo hiểm Việt Nam. II. Đánh giá 2.1 Những mặt đạt đƣợc 2.1.1 Ngành bảo hiểm Việt Nam đã được vận hành trong một khuôn khổ pháp lý xác định, gần đây nhiều văn bản đã được ban hành sửa đổi đáp ứng yêu cầu thực tiễn của việc gia nhập WTO 40
  45. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp Phát triển thị trƣờng dịch vụ tài chính nói chung và thị trƣờng bảo hiểm nói riêng luôn là một trong những mục tiêu ƣu tiên hàng đầu của Việt Nam. Để có đƣợc một thị trƣờng bảo hiểm lành mạnh, việc hình thành khung pháp lý điều tiết thị trƣờng có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Việc phân tích cơ chế và chính sách điều tiết thị trƣờng bảo hiểm ở Việt Nam có thể đƣợc xem xét rõ qua hệ thống khung pháp lý điều tiết thị trƣờng này. Sau một thời gian dài không phân định đƣợc chức năng quản lý nhà nƣớc và kinh doanh bảo hiểm, nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm có thể nói đã thiết lập đƣợc khung pháp lý cơ bản đầu tiên để điều tiết sự vận hành thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam. Tuy nhiên, khung pháp lý điều chính thị trƣờng này chỉ thực sự phát triển với việc lần đầu tiên Luật Kinh doanh Bảo hiểm đƣợc Quốc hội thông qua ngày 19/12/2000. Luật Kinh doanh Bảo hiểm đã bao quát gần nhƣ toàn bộ các nghiệp vụ cơ bản của thị trƣờng bảo hiểm. Đây là một phần kết quả của sự hợp tác giữa Bộ Tài chính với Liên minh Châu Âu trong dự án Euro-Tapviet nên nội dung của Luật tỏ ra tƣơng đối hiện đại và phù hợp với thông lệ quốc tế về thị trƣờng bảo hiểm. Luật kinh doanh bảo hiểm một lần nữa khẳng định quyền tham gia thị trƣờng bảo hiểm của mọi đối tƣợng trên nguyên tắc mở cửa và bình đẳng. Đồng thời Bộ luật này cũng khẳng định vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp nhà nƣớc trong kinh doanh bảo hiểm thông qua ƣu tiên đầu tƣ vốn và nguồn nhân lực nhằm tạo thế cho các doanh nghiệp này đủ điều kiện cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng. Vai trò của cơ quan giám sát và điều tiết cơ chế, chính sách hoạt động của thị trƣờng bảo hiểm cũng đƣợc khẳng định với việc Bộ Tài chính đƣợc chỉ định là cơ quan thực hiện việc quản lý nhà nƣớc về kinh doanh bảo hiểm. Cùng với việc Vụ quản lý bảo hiểm đƣợc tách ra khỏi Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính vào giữa năm 2003, chức năng của cơ quan này đang dần đƣợc kiện toàn theo hƣớng vừa thực hiện chức năng tham mƣu vừa thực hiện chức năng kiểm tra và kiểm soát đối với hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm. Một nội dung quan trọng khác nữa là việc xây dựng các chuẩn mực đánh giá doanh nghiệp bảo hiểm theo hƣớng khách quan và công khai. Theo mục tiêu này, Bộ trƣởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 153/203/QĐ-BTC, ngày 41
  46. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp 22/9/2003 về Hệ thống chỉ tiêu giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm. Trên cơ sở đó, việc quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đƣợc thực hiện thông qua hệ thống các chỉ tiêu này. Bên cạnh đó, việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong khâu cấp phép, thẩm định hồ sơ, đăng ký sản phẩm, thay đổi vốn, phạm vi hoạt động đã đƣợc thể hiện rất rõ trong việc ban hành thủ tục trong Nghị định và Thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện Luật Kinh doanh Bảo hiểm. Ngày 13/10/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 118/203/NĐ-CP về quy định xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, theo đó Bộ Tài chính cũng đặt ƣu tiên cao đối với việc hoàn thiện các văn bản xử phạt, các văn bản về xử phạt vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm, quy định chỉ tiêu giám sát hoạt động các DNBH, các quy định liên quan đến quỹ đầu tƣ của DNBH. Đây là những bƣớc đi đúng đắn trong công tác quản lý điều hành thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. So với các nƣớc đang phát triển khác, Việt Nam dỡ bỏ các rào cản pháp lý hạn chế việc tiếp cận thị trƣờng tƣơng đối toàn diện trong quá trình gia nhập WTO. Trong khi nhiều quốc gia còn hạn chế các hãng bảo hiểm nƣớc ngoài tham gia thị trƣờng dƣới hình thức liên doanh (Với tỷ lệ vốn sở hữu thiểu số hay chi phối) Việt Nam đã cho phép thành lập công ty bảo hiểm và môi giới bảo hiểm 100% vốn nƣớc ngoài trong bản cam kết của Việt Nam theo khuôn khổ GATT. Phƣơng thức 3 cũng đƣợc tự do hoá hoàn toàn với mọi loại hình dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan tới bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm tại Việt Nam cả nhân thọ và phi nhân thọ đều đƣợc chủ động phát triển hệ thống phân phối sản phẩm. Chính phủ cho phép các công ty bảo hiểm tự xây dựng chiến lƣợc phát triển đại lý và xây dựng bảng phí hoa hồng đại lý. Rào cản pháp lý đối với sản phẩm bảo hiểm và giá sản phẩm cũng đƣợc dỡ bỏ. Các công ty bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam đƣợc chủ động thiết kế sản phẩm đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng và xác định giá cho các sản phẩm bảo hiểm, trừ một số sản phẩm bảo hiểm bắt buộc. Theo đánh giá của các công ty bảo hiểm thì mặc dù các công ty vẫn phải nộp danh mục các sản phẩm bảo hiểm và biểu phí của các sản phẩm bảo hiểm liên quan đến sức khoẻ, tính mạng con ngƣời lên Vụ 42
  47. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp Bảo hiểm (Bộ Tài chính) để đƣợc phê chuẩn và trình sản phẩm và biểu phí của các sản phẩm bảo hiểm khác nhƣng thủ tục tƣơng đối minh bạch. Đối với việc đảm bảo khả năng thanh toán, Chính phủ đã quy định cụ thể các yêu cầu đối với công ty bảo hiểm nhƣ vốn điều lệ tối thiểu, đặt cọc, trích lập dự phòng Đa số các công ty bảo hiểm, bao gồm cả công ty trong nƣớc và công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, đều đánh giá các quy định pháp lý đảm bảo khả năng thanh toán của các công ty bảo hiểm hiện giờ là hợp lý, phù hợp với mức độ phát triển của thị trƣờng. Đối với các quy định về cạnh tranh, Luật Cạnh tranh có hiệu lực từ ngày 1/7/2005 đã đƣa ra một khung pháp lý điều chỉnh cạnh tranh trên thị trƣờng. Luật Cạnh tranh điều chỉnh hai hoạt động chính: Các hoạt động cản trở cạnh tranh và các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh. Đối với các quy định không phân biệt đối xử: Các công ty bảo hiểm trong nƣớc và nƣớc ngoài đều đƣợc điều chỉnh bởi cùng một khung pháp lý. Các yêu cầu pháp lý về gia nhập thị trƣờng nhƣ vốn tối thiểu, đặt cọc, thủ tục cấp phép, các quy định về đảm bảo khả năng thanh toán đều đƣợc áp dụng chung cho cả nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài. Cho đến nay, hệ thống các văn bản pháp lý quản lý thị trƣờng đã dần hoàn thiện cùng với sự kiện toàn bộ máy quản lý nhà nƣớc và điều hành. Trong những năm tới, bên cạnh việc thiết lập một môi trƣờng kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng trên thị trƣờng bảo hiểm. 2.1.2 Ngành bảo hiểm Việt Nam đang bắt đầu hướng tới hình thành thị trường và đang được phát triển với các yếu tố thị trường. Trên “thị trƣờng” lúc đầu chỉ có một nhà cung cấp sản phẩm là Công ty bảo hiểm Việt Nam, vừa là nhà độc quyền cung, vừa là nhà quản lý cho “thị trƣờng” duy nhất đó. Hoạt động của một công ty lúc này là cả thị trƣờng và luật pháp cho chính thị trƣờng đó. Chính vì vậy, thời kỳ đầu có thể xem nhƣ ngành kinh doanh bảo hiểm Việt Nam chƣa thực sự có thị trƣờng. 43
  48. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp Đến tận năm 1992, lần đầu tiên xuất hiện yếu tố cạnh tranh cho thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam thông qua sự xuất hiện của công ty đại lý bảo hiểm Bavina (Anh). Năm 1993, Nghị định 100CP ra đời lần đầu tiên quy định về kinh doanh bảo hiểm, đã trở thành một bƣớc tiến quan trọng xây dựng nền tảng thị trƣờng cơ bản cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm rộng khắp. Năm 1994, Bảo Việt lúc bấy giờ vẫn với tƣ cách nhƣ là một doanh nghiệp độc quyền trên thị trƣờng mới chỉ đáp ứng đƣợc 15% nhu cầu bảo hiểm. Nhƣ vậy, đây là thời kỳ xuất hiện dấu hiệu của việc hình thành thị trƣờng kinh doanh bảo hiểm thực sự tại Việt Nam với sự xuất hiện của hai yếu tố: cầu và thiếu cung. Từ đó đến nay, sau hơn mƣời năm xây dựng và phát triển, có thể nói thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam đang trên con đƣờng phát triển và hoàn thiện với nhiều thành tựu Về mặt luật quản lý: Nhƣ đã biết, pháp luật cho ngành kinh doanh bảo hiểm đã trải qua một chặng đƣờng xây dựng, bổ sung, sửa đổi và hiện nay đã đƣợc các doanh nghiệp đánh giá là “tiến bộ, hợp lý với quy chuẩn quốc tế”. Liên quan đến việc quản lý trực tiếp ngành kinh doanh bảo hiểm Việt Nam hiện nay có Luật kinh doanh bảo hiểm cùng với năm Nghị định và bốn Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành. Bên cạnh đó còn có các Luật liên quan đến quản lý trong một số trƣờng hợp nhƣ: Luật dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ, Luật Lao động Tuy có thể còn có những thiếu sót cần đƣợc bổ sung, hoàn thiện nhƣng cũng đã tạo nền tảng quy chế cơ bản cho ngành kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam. Về cầu: Điều kiện cầu đƣợc đánh giá dựa trên các tiêu thức nhƣ: nhận thức của khách hàng về mức độ quan trọng của dịch vụ bảo hiểm, về các công ty bảo hiểm hiện đang hoạt động trên thị trƣờng; kinh nghiệm sử dụng dịch vụ của ngƣời tiêu dùng; thực trạng khai thác bảo hiểm và tiềm năng khai thác bảo hiểm trong tƣơng lai. Cùng với việc thu nhập đƣợc nâng cao và đời sống ngày càng đƣợc cải thiện, nhận thức của ngƣời dân về vai trò của các sản phẩm bảo hiểm nhìn chung cũng đã có những thay đổi tích cực. Cũng phải công nhận rằng quá trình cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm cũng đã đóng góp phần nào trong sự chuyển biến đó. 44
  49. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp Khi đƣợc hỏi về mức độ hiểu biết về các công ty bảo hiểm hiện có mặt ở Việt Nam theo điều tra của Bộ Kế hoạch và đầu tƣ hợp tác với Chƣơng trình phát triển của LHQ, có 52% số ngƣời đƣợc phỏng vấn biết đến tên và hoạt động của các công ty bảo hiểm Nhà nƣớc, 15% biết đến các công ty bảo hiểm cổ phần và 33% biết về các công ty nƣớc ngoài. Theo số liệu thống kê năm 2006 có 3,61% tổng tiết kiệm và 12% số lao động trong nền kinh tế mua bảo hiểm nhân thọ và tai nạn con ngƣời và trung bình 1 cá nhân mua 1 sản phẩm bảo hiểm. Mặc dù con số khảo sát đƣa ra còn rất khiêm tốn và phải thừa nhận một thực tế là thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam chƣa có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với ngƣời tiêu dùng cả nƣớc, nhƣng vẫn có những ngành, lĩnh vực tại đó bảo hiểm đang phát triển mạnh (khu vực bảo hiểm phi nhân thọ) cũng nhƣ nhiều sản phẩm và biện pháp đang đƣợc tạo dựng và thực hiện để thu hút cầu cho thị trƣờng. Điều này cũng đƣợc thể hiện rất rõ trong thống kê về cầu bảo hiểm của các doanh nghiệp. Đa số các doanh nghiệp có nhận thức rõ về tầm quan trọng của bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cả ba tiêu thức: ổn định hiệu quả kinh doanh, tạo sự tin tƣởng cho khách hàng, tạo sự tin tƣởng với đối tác và nhân viên. Chỉ có 9.9% doanh nghiệp đƣợc khảo sát trong khảo sát của Bộ Kế hoạch và đầu tƣ, dự án VIE/02/009 cho rằng bảo hiểm không quan trọng hoặc họ không có ý kiến. Việc nhận thức tốt vai trò của bảo hiểm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn thể hiện ở chỗ ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia bảo hiểm (không kể bảo hiểm xã và bảo hiểm y tế) ngay sau khi thành lập. Kết quả khảo sát cho thấy phần hội lớn doanh nghiệp đã tham gia bảo hiểm từ trƣớc năm 2000 (37,2% trƣớc 1996 và 46.8% trong giai đoạn 1996-2000) Về cung: cung cho thị trƣờng bảo hiểm cũng đƣợc phát triển rất nhanh chóng sau hơn mƣời năm đổi mới nhƣ đã phân tích. Số lƣợng doanh nghiệp chính thức kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam hiện nay là 27, trong đó có tới 16 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, với hơn 500 loại sản phẩm phát triển từ mức 22 sản phẩm năm 1992. Về mức giá sản phẩm bảo hiểm: Ngoài những sản phẩm có tính chất bắt buộc đƣợc Nhà nƣớc quy định giá, hiện nay các công ty bảo hiểm đƣợc phép tạo sản phẩm mới và tự định giá tuỳ theo nhu cầu của thị trƣờng. 45
  50. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp Nguồn cung cấp nhân lực: Số lƣợng lao động trong ngành tăng nhiều trong những năm gần đây cùng với hoạt động đào tạo đƣợc tăng cƣờng. Hoạt động đào tạo chính quy và chuyên sâu về bảo hiểm thƣơng mại đang đƣợc thực hiện tại một số trƣờng cao đẳng, đại học. Ngoài các yếu tố cung, cầu, nguồn nhân lực, một yếu tố quan trọng xác định tính chất thị trƣờng của ngành kinh doanh bảo hiểm Việt Nam là sự phát triển của các thị trƣờng phụ trợ xung quanh nhƣ thị trƣờng tín dụng, thị trƣờng chứng khoán, thị trƣờng công nghệ thông tin với mức độ phátt triển khá sâu rộng mà sẽ đƣợc phân tích kỹ hơn trong phần sau đã tạo nên bức tranh hoàn chỉnh của toàn cảnh thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam. 2.1.3 Ngành bảo hiểm đang có vị trí ngày càng quan trọng Đối với thị trƣờng tài chính: Thị trƣờng bảo hiểm đƣợc coi là một cấu thành cơ bản của thị trƣờng tài chính. Việc phát triển các định chế trung gian trong thị trƣờng bảo hiểm cũng đƣợc coi nhƣ một bƣớc hoàn thiện các cấu thành cơ bản đó. Thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam hiện đang từng bƣớc tham gia vào bức tranh toàn cảnh của thị trƣờng tài chính thay vì đứng ngoài trở thành công cụ điều tiết của chính phủ nhƣ trƣớc kia. Các công ty bảo hiểm vẫn là nguồn tài chính quan trọng cho thị trƣờng trái phiếu và là nguồn đầu tƣ tiềm năng lớn cho thị trƣờng trái phiếu. Hiện tại vẫn chƣa có một công ty bảo hiểm nào phát hành cổ phiếu nhƣng điều đó đang đƣợc chờ đợi trong một tƣơng lai gần. Luồng tài chính từ khu vực kinh doanh bảo hiểm đang đƣợc chờ đợi đầy hứa hẹn và những khoản đầu tƣ mang lại nhiều lợi nhuận hơn trong thị truờng tài chính. Đối với nền kinh tế: Cho tới năm 1993, Bảo Việt vẫn là công ty giữ vai trò độc quyền trên thị trƣờng. Đóng góp vào GDP năm 1993 của ngành chiếm 0,37% GDP. Tỷ lệ này tăng dần đến năm 1999 với tổng số 15 doanh nghiệp bảo hiểm. Kể từ năm 2000, thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam đánh dấu những thay đổi đáng kể về quy mô và số lƣợng doanh nghiệp. Mức đóng góp vào GDP của ngành bảo hiểm cũng tăng mạnh mà nguyên nhân chủ yếu là do tăng trƣởng của bảo hiểm nhân thọ và hoạt động đầu tƣ của các công ty bảo hiểm. Điều này có thể thấy rõ trên biểu đồ: 46
  51. Ngành bảo hiểm Việt Nam gia nhập WTO: thực trạng và giải phỏp Đồ thị 2.11: Tốc độ tăng trƣởng của thị trƣờng bảo hiểm 14000 2.5 13000 12000 2 2 1.8 10000 10500 1.5 8000 1.3 1.09 7100 6000 1 0.71 4980 4000 0.46 0.49 0.36 3172 0.5 2000 1867 2077 1352 0 0 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng doanh thu phí bảo hiểm (tỷ đồng) Phí bảo hiểm/GDP Vị trí ngày càng quan trọng của thị trƣờng bảo hiểm đối với nền kinh tế thể hiện ở mức gia tăng đóng góp vào GDP qua từng năm, sự đa dạng hóa sản phẩm cũng nhƣ số lƣợng các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia thị trƣờng tăng. Đến năm 2004, tổng mức đóng góp của ngành bảo hiểm Việt Nam vào GDP đã là 2.%. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, bảo hiểm ngày càng thể hiện rõ hơn vai trò và vị trí của mình. ý thức về tầm quan trọng và sự cần thiết của bảo hiểm ngày càng tăng lên trong dân chúng cũng nhƣ trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Trong nền kinh tế hội nhập, bảo hiểm là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế. Một mặt bảo hiểm là phƣơng tiện để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trƣờng nƣớc ngoài, mặt khác bảo hiểm còn là điều kiện thỏa thuận quan trọng mà các dối tác nƣớc ngoài đặt ra trong quá trình Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế. Bên cạnh vai trò là kênh thu hút vốn quan trọng của nền kinh tế, ngành bảo hiểm còn thu hút đƣợc một bộ phận đáng kể lực lƣợng lao động tham gia vào khu vực thị trƣờng còn mới mẻ này. Đến cuối năm 2004, ngành bảo hiểm đã thu hút đƣợc khoảng 115.000 lao động góp phần giải quyết việc làm, giảm áp lực cho vấn đề xã hội. Số lƣợng gia tăng của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam qua các năm 47