Khóa luận Phương hướng phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia Pù Mát - Nghệ An

pdf 83 trang hapham 2870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phương hướng phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia Pù Mát - Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phuong_huong_phat_trien_du_lich_sinh_thai_vuon_quo.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phương hướng phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia Pù Mát - Nghệ An

  1. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. Ngành du lịch nói chung và du lịch sinh thái (DLST) nói riêng đã và đang phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt trong hai thập kỉ qua, DLST nhƣ một hiện tƣợng và một xu thế phát triển ngày càng chiếm đƣợc sự quan tâm của nhiều ngƣời, đặc biệt đối với những ngƣời có nhu cầu tham quan du lịch nghiên cứu khoa học. Tại Việt Nam, mặc dù DLST đƣợc xem là loại hình du lịch đặc thù, có tiềm năng, đƣợc ƣu tiên phát triển, song cho đến nay việc phát triển loại hình du lịch này còn rất nhiều hạn chế, do đây là một lĩnh vực mới ở Việt Nam nên còn thiếu những hiểu biết về lí luận và kinh nghiệm thực tiễn. Sự phát triển của DLST hiện còn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng phong phú và đa dạng của Việt Nam. Trong những năm gần đây, số lƣợng khách đến thăm các vƣờn quốc gia nói chung và Vƣờn quốc gia Pù Mát nói riêng tăng lên nhanh chóng. Mức độ tập trung ngày càng cao đã làm nảy sinh những bất cập trong mối quan hệ giữa hoạt động du lịch, công tác bảo tồn và ngƣời dân địa phƣơng. Trong hệ thống các vƣờn quốc gia ở Việt Nam, Pù Mát là Vƣờn quốc gia mới đƣợc thành lập (theo quyết định số 174/2001/QĐ-TTg của Chính Phủ). VQG Pù Mát đƣợc thành lập với các mục tiêu chính là: bảo tồn khu rừng đặc trƣng cho hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới vùng Bắc Trƣờng Sơn Việt Nam; bảo tồn đa dạng sinh học của hệ thực và động vật trong khu vực với các loài đặc hữu, quí hiếm; tăng cƣờng chức năng phòng hộ đầu nguồn cho hệ thống sông Cả, nhằm phục vụ trực tiếp cho sản xuất và đời sống của cộng đồng dân cƣ trong khu vực; phát triển DLST tạo điều kiện để ngƣời dân trong vùng có thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao nhận thức về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng. Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 1
  2. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An VQG Pù Mát nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An, cách Thành phố Vinh khoảng 120km, thuộc địa bàn của 3 huyện Con Cuông, Tƣơng Dƣơng và Anh Sơn. Pù Mát đƣợc đánh giá là một trong số ít những khu bảo tồn có tính đa dạng sinh học cao nhất ở Việt Nam, đại diện cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới và á nhiệt đới điển hình khu vực Bắc Trƣờng Sơn. Với những giá trị đó, Pù Mát sẽ là một điểm sinh thái hấp dẫn. Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên du lịch còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khác nữa. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá tiềm năng du lịch một cách toàn diện của VQG phục vụ việc phát triển DLST nhằm hỗ trợ cộng đồng địa phƣơng và nâng cao công tác bảo tồn là vô cùng cấp thiết. 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ Trên cơ sở đánh giá tiềm năng và hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái của VQG Pù Mát, đề tài nhằm đề xuất những giải pháp khai thác hợp lý tiềm năng, phát triển du lịch sinh thái trong khu vực. Để thực hiện đƣợc mục tiêu trên, đề tài cần tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau: - Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về du lịch sinh thái và tiềm năng du lịch sinh thái; - Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái của VQG Pù Mát; - Phân tích, đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch tại VQG Pù Mát; - Đề xuất giải pháp nhằm khai thác hợp lý tiềm năng của VQG Pù Mát phục vụ phát triển du lịch sinh thái trong khu vực. 3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Do thời gian và kinh phí có hạn, về mặt không gian, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi lãnh thổ của VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An. - Về nội dung, đề tài giới hạn ở việc nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái trong khu vực VQG Pù Mát. Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 2
  3. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An 4. Ý NGHĨA CỦA KHOÁ LUẬN Ý nghĩa khoa học Ý nghĩa đầu tiên của đề khoá luận chính là đƣa ra một cái nhìn đúng đắn về DLST trên cơ sở tổng hợp các định nghĩa, nguyên tắc của nhiều tác giả và tổ chức du lịch thế giới. Thứ hai, đề tài đã xác định đƣợc những tiêu chí nhằm đánh giá một cách toàn diện tiềm năng DLST của một vƣờn quốc gia, cụ thể đó là VQG Pù Mát. Trên cơ sở đó có thể đánh giá, so sánh, phân loại đƣợc tiềm năng DLST của các VQG ở Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu khoá luận là một nguồn tài liệu tin cậy cho việc qui hoạch phát triển DLST của VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An. Du lịch sinh thái phát triển sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác bảo tồn ở VQG, nâng cao đời sống kinh tế tốt đẹp, độc đáo của đồng bào dân tộc. 5. CẤU TRÚC CỦA KHOÁ LUẬN Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung của khoá luận đƣợc trình bày trong 4 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu; Chƣơng 2: Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái VQG Pù Mát; Chƣơng 3: Hiện trang hoạt động du lịch tại VQG Pù Mát; Chƣơng 4: Một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở VQG Pù Mát. Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 3
  4. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Quan niệm về du lịch sinh thái 1.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái Nếu nhƣ lịch sử ngành lữ hành nói riêng và ngành du lịch trên thế giới nói chung đƣợc đánh dấu bằng sự kiện nhà du lịch và kinh tế ngƣời Anh Thomas Cook đã tổ chức chuyến tham quan đặc biệt bằng tàu hoả từ Leicester đến Lafburoy với chặng đƣờng dài 12 dặm cho 570 khách đi dự hội nghị năm 1841 thì quan niệm về loại hình du lịch sinh thái đƣợc ra đời muộn sau này. Năm 1987 khái niệm đầu tiên về du lịch sinh thái mới đƣợc Hector Ceballos- Lascurain đƣa ra tƣơng đối hoàn chỉnh đó là: "Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan, với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hoá đƣợc khám phá". Mặc dù có chung những quan niệm cơ bản về DLST, song căn cứ vào những đặc thù và mục tiêu phát triển, mỗi quốc gia, mỗi tổ chức quốc tế đều phát triển những định nghĩa riêng của mình về DLST. Theo hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế: "Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn đƣợc môi trƣờng và cải thiện phúc lợi cho ngƣời dân địa phƣơng''. Cho đến nay khái niệm về DLST ở Việt Nam vẫn còn đƣợc hiểu dƣới nhiều góc độ khác nhau và còn nhiều điểm chƣa thống nhất, nhiều cuộc hội thảo chuyên đề đƣợc tổ chức với sự tham gia của các nhà nghiên cứu trong và ngoài ngành đã đƣa ra những khái niệm khác nhau về du lịch sinh thái. Trong cuộc hội thảo "Xây dựng chiến lƣợc quốc gia về phát triển du lịch sinh thái" tại Việt Nam năm 1999, khái niệm du lịch sinh thái mới có sự thống nhất bƣớc đầu: "Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trƣờng, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng". Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 4
  5. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An 1.1.2 Đặc trưng của du lịch sinh thái Du lịch sinh thái chính là một dạng của hoạt động du lịch, vì vậy nó cũng bao gồm tất cả những đặc trƣng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung nhƣ: Tính đa ngành: Tính đa ngành thể hiện trong đối tƣợng đƣợc khai thác phục vụ khách du lịch (sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị văn hoá lịch sử, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo ). Thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm du lịch cung cấp cho khách du lịch (điện, nƣớc, nông sản, hàng hoá ). Tính đa thành phần: biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần khách du lịch, những ngƣời phục vụ du lịch, cộng đồng địa phƣơng, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các tổ chức tƣ nhân tham gia vào hoạt động du lịch. Tính đa mục tiêu: biểu hiện ở những lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch sử-văn hoá, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của khách du lịch và những ngƣời tham gia hoạt động du lịch, mở rộng giao lƣu văn hoá, kinh tế và nâng cao ý thức trách nhiêm của mọi thành viên trong xã hội. Tính liên vùng: biểu hiện thông qua các tuyến với một quần thể các điểm du lịch trong khu vực, trong một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau. Tính mùa vụ: biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với cƣờng độ cao trong năm. Tính chi phí: biểu hiện ở chỗ mục đích đi du lịch là hƣởng thụ các sản phẩm du lịch chứ không phải là vì mục tiêu kiếm tiền. Tính xã hội hoá: biểu hiện ở việc thu hút toàn bộ mọi thành phần trong xã hội tham gia (có thể trực tiếp hoặc gián tiếp) vào hoạt động du lịch. Bên cạnh những đặc trƣng của ngành du lịch nói chung, DLST cũng hàm chứa những đặc thù riêng. Bao gồm: - DLSTphát triển trên địa bàn phong phú về tự nhiên và nền văn hoá bản địa Đối tƣợng của DLST là những khu vực hấp dẫn về tự nhiên và văn hoá bản địa, đó là những khu vực tự nhiên còn tƣơng đối nguyên sơ, ít bị tác động. Với đặc trƣng này các VQG, các khu bảo tồn tự nhiên rất phù hợp để phát triển DLST. Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 5
  6. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An - DLST đảm bảo tính bền vững về sinh thái và hỗ trợ bảo tồn Mức độ khai thác và sử dụng tài nguyên cho các hoạt động du lịch phải đƣợc duy trì và quản lý một cách chặt chẽ để giảm thiểu tác động tới môi trƣờng và đảm bảo tính bền vững của hệ sinh thái và ngành du lịch. Đặc trƣng này thể hiện ở qui mô nhóm khách tham quan, qui định sử dụng các phƣơng tiện dịch vụ tham quan gắn liền với công tác bảo vệ môi trƣờng. - DLST gắn liền với hoạt động giáo dục môi trường Giáo dục và thuyết minh môi trƣờng bằng các nguồn thông tin, truyền tải thông tin đến du khách thông qua tài liệu tuyên truyền hay qua hoạt động hƣớng dẫn tham quan của hƣớng dẫn viên. Giáo dục môi trƣờng trong DLST có tác dụng làm thay đổi nhận thức thái độ của du khách, của cộng đồng và ngành du lịch đối với giá trị bảo tồn, tạo sự bền vững lâu dài cho các khu bảo tồn tự nhiên. Giáo dục môi trƣờng trong DLST còn là công cụ quản lý hữu hiệu cho công tác bảo tồn tự nhiên. - DLST khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia và hưởng lợi từ hoạt động du lịch DLST cải thiện đời sống, tăng thêm lợi ích kinh tế và xã hội cho cộng đồng địa phƣơng trên cơ sở cung cấp về kiến thức kinh nghiệm thực tế để ngƣời dân có khả năng tham gia vào quản lý, điều hành và thực hiện hoạt động DLST, ngƣời dân địa phƣơng cũng là những ngƣời tham gia vào công tác bảo tồn một cách tích cực. - Cung cấp kinh nghiệm du lịch với chất lượng du lịch cao cho du khách DLST tập trung vào đáp ứng nhu cầu nhận thức và kinh nghiệm du lịch cho du khách hơn là cung cấp dịch vụ, nhu cầu tiện nghi. Đặc trƣng này của DLST đem lại những lợi ích lâu dài cho du khách và có ý nghĩa quyết định phân biệt loại hình DLST với các loại hình du lịch khác. 1.1.3 Nguyên tắc của du lịch sinh thái DLST là loại hình du lịch dựa vào giá trị tự nhiên, do vậy nguyên tắc hƣớng tới sự phát triển bền vững là nguyên tắc hàng đầu đối với phát triển Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 6
  7. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An DLST. Nguyên tắc này đòi hỏi có những hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trƣờng, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn. Phát triển bền vững DLST cần phải tính đến các yếu tố nhƣ mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trƣờng với lợi ích kinh tế, đáp ứng đƣợc yêu cầu hiện tại mà không làm ảnh hƣởng đến nhu cầu của những thế hệ tiếp theo. Sự tồn tại của DLST gắn liền với môi trƣờng tự nhiên và hệ sinh thái điển hình nên mọi hoạt động DLST phải đƣợc quản lý chặt chẽ để giảm thiểu tác động môi trƣờng. Thận trọng trong việc sử dụng nguồn tài nguyên, hỗ trợ bảo tồn và giảm thiểu ô nhiễm. Phát triển du lịch không làm tổn hại đến nền văn hoá và xã hội địa phƣơng, bản sắc văn hoá cộng đồng đƣợc bảo vệ và phát huy. Các giá trị văn hoá bản địa cần đƣợc xem xét nhƣ là một yếu tố, bộ phận cơ hữu không thể tách rời các giá trị môi trƣờng của hệ sinh thái. Tạo lợi ích kinh tế lâu dài cho cộng đồng địa phƣơng qua cơ hội việc làm mà cộng đồng địa phƣơng nhận đƣợc với vai trò là ngƣời làm chủ trong sự phát triển và hoạch định. Khách du lịch cần đƣợc cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về khu vực đến thăm, đảm bảo tính giáo dục cao, thoả mãn nhu cầu nhận thức và kinh nghiệm du lịch cho du khách. 1.2 Quan hệ giữa du lịch sinh thái với vƣờn quốc gia 1.2.1 Khái niệm về Vườn quốc gia Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về VQG của các nhà nghiên cứu và quản . Một VQG là một lãnh thổ tƣơng đối rộng lớn trên đất liền hay trên biển mà. Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới đã đƣa ra định nghĩa về VQG nhƣ sau: - Ở đó có một hay vài hệ sinh thái không bị thay đổi do sự khai thác hoặc chiếm lĩnh của con ngƣời. Các loài động-thực vật, các đặc điểm hình thái, địa mạo và nơi cƣ trú của các loài, hoặc các cảnh quan thiên nhiên đẹp là mối quan tâm cho nghiên cứu khoa học, cho giáo dục và giải trí. Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 7
  8. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An - Ở đó có ban quản lý thực hiện các biện pháp ngăn chặn hoặc loại bỏ nhanh chóng sự khai thác hoặc chiếm lĩnh các đặc trƣng về sinh thái và cảnh quan. - Ở đó cho phép khách du lịch đến thăm, dƣới các điều kiện đặc biệt, cho các mục tiêu nghiên cứu, giáo dục, văn hoá giải trí, và lòng ngƣỡng mộ. - Việc thiết lập VQG và các khu bảo tồn nhằm mục tiêu chính trong bảo tồn đa dạng sinh học và tính toàn vẹn lãnh thổ, phục vụ nghiên cứu khoa học và giáo dục, tạo môi trƣờng du lịch. Nhƣ vậy VQG là những địa bàn thích hợp cho DLST. Khả năng hấp dẫn DLST của VQG VQG và các khu vực cảnh quan tự nhiên hấp dẫn ngày càng đƣợc quan tâm trong sử dụng để đầu tƣ cho phát triển du lịch vì sự phong phú của tự nhiên, đa dạng của hệ sinh thái và cảnh quan đẹp. Chúng đƣợc coi là nền tảng cho sự phát triển của DLST và mang lại lợi ích về kinh tế xã hội. Một trong những yếu tố thúc đẩy việc thành lập VQG chính là tạo cơ hội cho mọi ngƣời tham quan, giải trí trong thiên nhiên. Do đó nhiều quốc gia đã quyết định thành lập VQG và khu bảo tồn. Yếu tố khiến mộtVQG hoặc một khu tự nhiên trở nên hấp dẫn khách du lịch bao gồm các yếu tố: - Vị trí ở gần sân bay quốc tế hay trung tâm du lịch lớn. - Khả năng đến khu vực tham quan thuận lợi. - Đặc điểm sinh thái tự nhiên: đa dạng, các loài quí hiếm, điển hình, sự hấp dẫn và khả năng để quan sát chúng, sự an toàn khi quan sát. - Các yếu tố hấp dẫn khác nhƣ: bãi biển, sông, hồ, nƣớc với các thiết bị giải trí. - Mức độ đảm bảo các dịch vụ ăn uống, nơi ở và các dịch vụ khác. - Mức độ khác biệt với các khu du lịch khác. - Mức độ gần/xa các diểm du lịch lân cận, sự hấp dẫn của điểm này với du khách, khả năng kết hợp tham quan. Trong xu hƣớng du lịch hiện nay, khách du lịch sinh thái thƣờng tìm đến những vùng có đặc điểm tự nhiên và văn hoá khác biệt, những khu tự nhiên Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 8
  9. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An chƣa đƣợc khám phá hoặc mới ở giai đoạn đầu khai thác cho du lịch. Vì vậy, một khu du lịch tự nhiên hay VQG sẽ có nhiều khả năng hấp dẫn khách du lịch khi có nhiều yếu tố trên kết hợp. Nhƣ vậy, tiềm năng du lịch của một VQG có thể bị lu mờ hay đƣợc phát huy tuỳ thuộc vào khả năng khai thác, quản lý của các nhà quy hoạch, điều hành du lịch trong việc phối hợp với các nhà quản lý VQG và cộng đồng địa phƣơng. Việc phối hợp không chặt chẽ giữa các bên liên quan sẽ dẫn đến tình trạng phát triển du lịch thiếu sự giám sát quản lý, có thể nảy sinh những tác động tiêu cực tới môi trƣờng của khu tự nhiên và dẫn đến việc phá huỷ chính nguồn tài nguyên mà du lịch phụ thuộc vào. 1.2.2 Lợi ích của du lịch mang lại cho Vườn Quốc Gia Đối với một VQG hay khu bảo tồn thiên nhiên, song song với công tác bảo tồn, khai thác hoạt động du lịch có thể đem lại một số lợi ích nhất định: - Tạo điều kiện, động lực quan trọng trong việc thiết lập và bảo vệ các VQG, lợi ích hai chiều giữa hoạt động du lịch với công tác bảo tồn trong các VQG đƣợc hình thành khi du lịch hoạt động. - Các nguồn thu từ du lịch có khả năng tạo một cơ chế hạch toán tài chính cho VQG, trong đó có cả việc duy trì bảo tồn các hệ sinh thái và nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch. - Du lịch tạo cơ hội cho du khách đƣợc tham quan, tiếp xúc và nâng cao hiểu biết về môi trƣờng thiên nhiên, từ đó có đƣợc những nhận thức tích cực trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng. - Thúc đẩy sự phát triển các khu vực lân cận nhờ sản phẩm phục vụ du lịch. - Khuyến khích mở rộng những vùng đất giáp ranh, tạo điều kiện duy trì độ che phủ thực vật, tăng cƣờng bảo vệ môi trƣờng. - Cải thiện đời sống của dân cƣ địa phƣơng nhờ sự tham gia của họ vào hoạt động du lịch, giảm sức ép đối với môi trƣờng. Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 9
  10. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An 1.2.3 Tác động tiêu cực nảy sinh từ du lịch ở các Vườn Quốc Gia Khi hoạt động du lịch đƣợc khai thác ở các VQG bên cạnh những lợi ích mà hoạt động du lịch mang lại, hoạt động này cũng làm nảy sinh những tác động tiêu cực một cách trực tiếp hay gián tiếp. Những tác động trực tiếp gây ra bởi hoạt động tham quan của du khách, những tác động gián tiếp lại nảy sinh từ các cơ sở dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ liên quan đến hoạt động du lịch. Những tác động tiêu cực này bao gồm: - Tác động vào cấu trúc địa chất, đá do hoạt động leo núi, thăm hang động, thu lƣợm mẫu đá làm kỉ niệm của du khách. - Tác động lên thổ nhƣỡng: gây ra do hoạt động đi bộ, cắm trại, bãi đỗ xe, dã ngoại gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng và điều kiện sống của sinh vật. - Tác động vào nguồn tài nguyên nƣớc: tập trung số đông du khách cùng với các hoạt động sinh hoạt của du khách làm ảnh hƣởng đến số lƣợng và chất lƣợng nguồn nƣớc. Việc xử lý chất thải không triệt để và hợp lý sẽ làm tăng nguy cơ giảm chất lƣợng nguồn nƣớc của khu du lịch và các vùng lân cận. - Tác động lên hệ thực vật: hoạt động du lịch, giải trí, có thể tạo ra tác động đến hệ thực vật nhƣ bẻ cành, ngắt lá, hoa giẫm đạp, thải khí từ phƣơng tiện giao thông, bãi đỗ xe, các công trình dịch vụ - Tác động lên động vật: hoạt động tham quan, tiếng ồn của khách, của phƣơng tiện giao thông khiến động vật hoảng sợ, thay đổi diễn biến sinh hoạt và địa bàn cƣ trú sinh sống của chúng. Việc thải rác bừa bãi có thể gây ra dịch bệnh cho động vật hoang dã. Nhu cầu thƣởng thức các món ăn từ động vật hoang dã của du khách, dẫn đến hoạt động săn bắn, buôn bán, làm giảm đáng kể số lƣợng quần thể động vật, thay đổi cấu trúc hệ sinh thái ban đầu. 1.3 Yêu cầu của du lịch sinh thái tại vƣờn quốc gia 1.3.1 Dựa trên cơ sở hệ sinh thái điển hình DLST đƣợc hình thành và phát triển trên cơ sở đầu tiên là sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học cao, bao gồm cả các yếu tố văn hoá-xã hội bản địa. Điều này giải thích tại sao hoạt động DLST Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 10
  11. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An thƣờng chỉ phát triển ở các khu bảo tồn tự nhiên (natural reserrve). Các VQG là nơi có những yếu tố tự nhiên đặc trƣng, cảnh quan hấp dẫn, nơi còn tồn tại những khu rừng với tính đa dạng sinh học cao và cuộc sống hoang dã. Tuy nhiên điều này không loại trừ các yếu tố văn hoá-bản địa. Chính vì thế, VQG chính là những địa bàn phù hợp để phát triển DLST. 1.3.2 Sử dụng lãnh thổ phù hợp với bảo tồn DLST loại hình du lịch luôn gắn với bảo tồn, thách thức đặt ra trong phát triển DLST là làm sao vừa đảm bảo chất lƣợng du lịch vừa hạn chế những tác động có hại đối với môi trƣờng. Vì vậy, để đạt đƣợc mức độ sử dụng tài nguyên hợp lý, DLST chỉ đƣợc hoạt động trong những khu vực cho phép và cần đƣợc quy hoạch trên cơ sở khoanh vùng sử dụng lãnh thổ du lịch và quản lý khách phù hợp. Khoanh vùng sử dụng Các vùng đƣợc phân chia trong VQG với những đặc trƣng về nguồn tài nguyên và mục đích sử dụng phù hợp: - Vùng bảo vệ các nguồn tài nguyên cơ bản (đặc hữu): khu vực này đƣợc coi là vùng hạt nhân về tài nguyên, môi trƣờng và đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt, không có hoạt động du lịch. - Vùng tự nhiên hoang dã: sử dụng ở mức độ thấp cho hoạt động du lịch, đó là các đƣờng mòn đi bộ, đi thuyền nhỏ bằng đƣờng sông, suối. - Vùng dành cho các hoạt động giải trí mở rộng: ở đây có các tuyến tham quan bằng ô tô đến những điểm hấp dẫn về tự nhiên và văn hoá. - Vùng dành cho các dịch vụ du lịch của cộng đồng: đây là khu vực thƣờng nằm lân cận khu hành chính, cổng VQG hay ranh giới với vùng đệm. Quản lý khách phù hợp trên cơ sở sức chứa du lịch Khái niệm sức chứa du lịch: theo tổ chức du lịch thế giới WTO, sức chứa du lịch là khả năng của một điểm du lịch có thể đáp ứng ở mức độ cao cho du khách và gây tác hại cho nguồn tài nguyên ở mức độ có thể chấp nhận đƣợc. Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 11
  12. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An Theo khái niệm trên thì việc tham quan đối với một điểm du lịch cũng có những giới hạn nhất định, tức là với lƣợng khách vừa đủ và những tác hại đến nguồn tài nguyên là có thể chấp nhận đƣợc. Sự không tôn trọng giới hạn cho phép lƣợng khách, sẽ làm giảm mức độ hài lòng của khách đối với điểm du lịch hoặc gây tác động xấu đến môi trƣờng tự nhiên, văn hoá xã hội của khu vực. - Sức chứa du lịch: bao gồm nhiều yếu tố thành phần nhƣ yếu tố vật lý, sinh học, tâm lý, xã hội, kinh tế. Mức độ quan trọng và sự liên kết các yếu tố với sức chứa du lịch không nhƣ nhau, các yếu tố phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, không gian và thời gian cụ thể. Mỗi yếu tố hình thành các loại hình sức chứa khác nhau. - Sức chứa sinh học: sức chứa sinh học của một điểm du lịch có thể đƣợc hiểu là lƣợng khách tối đa có thể có mặt tại điểm du lịch đó trong một đơn vị thời gian nhất định song không làm mất đi sự cân bằng sinh thái vốn có. Điều này có ý nghĩa là sau một thời gian, tài nguyên thiên nhiên của điểm du lịch đó có thể tự phục hồi đƣợc tình trạng ban đầu mà không cần sự hỗ trợ của con ngƣời. - Sức chứa tâm lý: là mức độ hài lòng, mức độ thoải mái của du khách, của ngƣời địa phƣơng trong chuyến du lịch. Những yếu tố gây sức ép đối với tâm lý của khách là môi trƣờng văn hoá, xã hội, chất lƣợng dịch vụ và thái độ ứng xử của ngƣời dân địa phƣơng. - Sức chứa kinh tế: là khả năng của khu du lịch có thể đáp ứng các nhu cầu về kinh tế của du khách tại địa phƣơng. Một số công thức tính sức chứa: Sức chứa tự nhiên (PPC): Mục đích của việc tính sức chứa tự nhiên là xác định số khách tối đa mà điểm du lịch có thể đáp ứng đƣợc. Để tính sức chứa này cần xác định tiêu chí và dữ liệu đƣợc sử dụng là diện tích của điểm du lịch, tiêu chuẩn cho một đơn vị sử dụng và hệ số quay vòng. PPC = (S.Rf) :a S : diện tích dành cho du lịch Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 12
  13. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An Rf : hệ số xoay vòng a: tiêu chuẩn cho một đơn vị sử dụng Diện tích dành cho du lịch phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của điểm tham quan nhƣ đặc điểm về tự nhiên (độ dốc, địa hình, điều kiện thời tiết, thời điểm tham quan ), tính nhạy cảm của tự nhiên (nơi sinh sống của loài động vật quí hiếm, đặc hữu), yêu cầu an toàn cho hƣớng dẫn viên (khả năng bao quát của hƣớng dẫn viên trong điều kiện địa hình cụ thể), và mức độ an toàn của khách. Tiêu chuẩn của một đơn vị sử dụng là thể tích, diện tích hay độ dài của không gian cần thiết cho một đơn vị sử dụng. Đơn vị sử dụng có thể là một khách du lịch, một đoàn khách hay một phƣơng tiện vận chuyển khách du lịch. Ví dụ không gian cho một khách du lịch tại bãi biển có thể từ 5-20m, không gian tối ƣu cho một ngƣời trong di chuyển (tuyến du lịch) trong điều kiện hành trình có thể từ 1-2m. Đối với các tuyến đƣờng mòn tự nhiên hạn chế không gian đƣợc qui định bởi qui mô nhóm tham quan và khoảng cách giữa các nhóm (khoảng cách tối thiểu giữa các đoàn tham quan từ 100-200m). Hệ số quay vòng phụ thuộc vào thời lƣợng cho một chuyến tham quan. Giá trị này phụ thuộc vào mật độ điểm tham quan, độ hấp dẫn sinh thái của các điểm du lịch, độ dài tuyến tham quan, độ phức tạp của địa hình. Thời gian cho phép tham quan phụ thuộc vào độ dài ngày và khoảng cách giữa các trạm nghỉ qua đêm đƣợc hoạch định. S ức chứa thực tế (RRC) Do bị chi phối bởi nhiều nhân tố nhƣ điều kiện môi trƣờng (tự nhiên, xã hội), hoàn cảnh thực tế trong thời gian có hoạt động du lịch (tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, thời tiết ) nên số khách tối đa có thể sẽ thấp hơn số khách tính theo PPC. Sức chứa thực tế đƣợc dùng để thay thế cho sức chứa tự nhiên PPC. RRC = PPC - Cfi Cfi là các biến điều chỉnh, các biến điều chỉnh này có liên quan chặt chẽ tới các đặc điểm và các điều kiện cụ thể, không cố định trong không gian và thời gian nào. Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 13
  14. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An Sức chứa tối ƣu (EEC) Sức chứa tối ƣu nói lên số lƣợng khách tối đa đƣợc phục vụ một cách tốt nhất và đem lại sự hài lòng về chất lƣợng phục vụ. EEC = P.RRC P : hệ số khai thác tối ƣu Hệ số thể hiện mức độ đảm bảo yêu càu về quản lý, phục vụ của cơ sở du lịch. Nhƣ vậy có thể coi sức chứa du lịch của một lãnh thổ là một đại lƣợng rất khó định lƣợng, không thể có những giá trị cố định hay tiêu chuẩn cụ thể về sức chứa du lịch. Do đó, việc xác định sức chứa du lịch luôn cần đƣợc nghiên cứu, tính toán phù hợp với mục tiêu quản lý và điều kiện tài nguyên nhằm hạn chế lƣợng khách với mức độ cho phép. 1.3.3 Đảm bảo tính giáo dục Việc chủ động giáo dục gắn liền với bảo tồn có vai trò to lớn, tạo nên sự bền vững cho DLST. Quá trình giáo dục, đào tạo cần sự tham gia của các nhà quản lý, điều hành, hƣớng dẫn viên và cả bản thân khách du lịch nhằm làm giàu kinh nghiệm cho du khách và khuyến khích những hoạt động thực tiễn có ích đối với môi trƣờng. Yêu cầu giáo dục trong DLST đƣợc đáp ứng thông qua một hệ thống thông tin đầy đủ và chính xác cho khách khi đến tham quan. Đó là các ấn phẩm về VQG với các thông tin hƣờng dẫn và nội quy tham quan, những thông tin này nhất thiết phải đƣợc truyền đạt tới từng du khách thông qua vai trò của hƣớng dẫn viên và các phƣơng tiện truyền tải thông tin trên tuyến, điểm tham quan. Quá trình giáo dục cần có sự chủ động tham gia của các nhà quản lý, điều hành, hƣớng dẫn viên và bản thân khách du lịch. Trong đó, hƣớng dẫn viên có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao tính giáo dục và thuyết minh môi trƣờng cũng nhƣ làm tăng tính hấp dẫn cho điểm tham quan. Hƣớng dẫn viên DLST không những cần có trình độ nghiệp vụ du lịch, mà còn cần phải có kiến thức về môi trƣờng để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu nâng cao hiểu biết cho du khách. Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 14
  15. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An 1.4 Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 1.4.1 Các quan điểm nghiên cứu - Quan điểm DLST DLST đúng hơn là một triết lý, là những hoạt động và nguyên tắc mà nếu không được hiểu đúng, nó sẽ làm thay đổi phương thức đi du lịch. Vận dụng quan điểm này vào đề tài, không nên nhìn nhận DLST nhƣ một loại hình du lịch thông thƣờng mà là một định hƣớng trong hoạt động du lịch. Sẽ không tồn tại một tuyến DLST hay một khu DLST cụ thể, vì DLST hay phi DLST hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động thực tiễn của con ngƣời. Nếu hoạt động đó là bảo vệ môi trƣờng, đóng góp cho công tác bảo tồn thì nó sẽ đƣợc coi là đang đi theo hƣớng DLST. Một khách du lịch tham gia vaò một "tua DLST" không có nghĩa ngƣời đó đƣơng nhiên là một khách DLST. - Quan điểm hệ thống Tất cả các yếu tố tự nhiên, kinh tế-xã hội đều nằm trong một hệ thống. Xét trên góc độ kinh tế, DLST là một sản phẩm kinh doanh nên phải có sức hấp dẫn khách du lịch, mang lại lợi ích cho những ngƣời cùng kinh doanh nó - các công ty du lịch, vƣờn quốc gia và cộng đồng địa phƣơng. Các dự án DLST nên phù hợp với chiến lƣợc phát triển tổng thể của địa phƣơng, vùng hay quốc gia. Trên phƣơng diện bảo tồn, DLST là một công cụ và cần đƣợc kết hợp với các công cụ khác, ví dụ nhƣ giao khoán đất rừng cho cộng đồng địa phƣơng, thuê lao động địa phƣơng vào làm việc cho VQG, KBTTN, các trung tâm cứu hộ, Hỗ trợ cộng đồng địa phƣơng phát triển một số ngành nghề có triển vọng cũng là một công cụ hữu ích của bảo tồn. - Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Tất cả mọi hoạt động không thể tách rời một lãnh thổ cụ thể. Theo E.A.Kotliarov (1978), thể tổng hợp lãnh thổ du lịch là sự kết hợp giữa các cơ sở du lịch với các cơ sở thuộc kết cấu hạ tầng, đƣợc liên kết với nhau bằng mối liên hệ kinh tế, sản xuất và sử dụng chung vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và kinh tế của lãnh thổ. Theo quan điểm này thì lãnh thổ du lịch Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 15
  16. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An đƣợc tổ chức là một hệ thống liên kết không gian của các đối tƣợng du lịch trên cơ sở các nguồn tài nguyên, các dịch vụ du lịch. Quan điểm này đƣợc áp dụng trong việc phân tích các tiềm năng cho hoạt động phát triển du lịch của VQG Pù Mát trong mối quan hệ tổng hợp các yếu tố. Quan điểm này cũng luôn đƣợc chú trọng khi đánh giá các hoạt động du lịch và vấn đề bảo tồn môi trƣờng tự nhiên. - Quan điểm kinh tế sinh thái: Một trong những vấn đề quan trọng của du lịch nói chung và DLST nói riêng là bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên và đem lại lợi ích cộng đồng cho địa phƣơng. Vì vậy, việc phát triển du lịch nhằm mục tiêu hiệu quả kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trƣờng du lịch là hai mặt không thể tách rời của chính sách kinh tế sinh thái toàn vẹn. Vận dụng quan điểm này, tính toàn vẹn lãnh thổ của hệ sinh thái phải đƣợc coi trọng, trong đó các tác động của hoạt động du lịch đến khả năng chịu đựng của hệ sinh thái cần phải đƣợc tính đến, đảm bảo sự phát triển của DLST trên cơ sở có hiệu quả về kinh tế và bảo tồn môi trƣờng tự nhiên một cách bền vững. - Quan điểm lịch sử Nghiên cứu quá khứ để có đƣợc những đánh giá đúng đắn hiện tại, phân tích nguồn gốc phát sinh, phát triển là cơ sở đƣa ra các dự báo về xu hƣớng phát triển. Quan điểm này đƣợc vận dụng trong quá trình phân tích các giai đoạn chủ yếu của quá trình hình thành, phát triển hệ thống du lịch, các phân hệ cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của hệ thống lãnh thổ. 1.4.2 Các phương pháp nghiên cứu - Khảo sát thực địa, thu thập tài liệu: Phƣơng pháp này giúp chúng ta có thể quan sát cảnh quan tự nhiên, cơ sở hạ tầng (nhà cửa, công trình, đƣờng giao thông) và tìm hiểu văn hoá bản địa; tiếp xúc với Ban quản lý VQG, các phòng, ban của huyện, tỉnh và ngƣời dân địa phƣơng để thu thập đƣợc những nguồn tƣ liệu cần thiết và cập nhật. Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 16
  17. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An - Phương pháp thống kê và phân tích tài liệu: Phƣơng pháp thống kê không chỉ đƣợc áp dụng trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, thu thập các tài liệu, các bài báo, các báo cáo đã có về khu vực , mà còn sử dụng trong quá trình phân tích chọn lọc, xử lí các số liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Những tài liệu thông tin luôn đƣợc bổ sung, cập nhật, đảm bảo cơ sở cho việc xử lý, phân tích, đánh giá các vấn đề cho nội dung nghiên cứu. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng thông qua việc tổ hợp các nguồn tài liệu, số liệu, các kết quả điều tra xã hội học cùng các khảo sát thực tế, phân tích để thấy đƣợc tiềm năng, thực lực phát triển du lịch và thấy đƣợc mức độ phức tạp của lãnh thổ. - Phương pháp điều tra xã hội học: Phỏng vấn bằng bảng hỏi các đối tƣợng: ngƣời dân địa phƣơng, khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa. Thực hiện phƣơng pháp này là một quá trình với việc tiến hành hàng loạt các công việc khác nhau, song có liên quan và hỗ trợ cho nhau bao gồm các bƣớc: + Khảo sát, xác định các đối tƣợng và nội dung cần điều tra; đề tài thực hiện điều tra hai đối tƣợng chính: khách du lịch và ngƣời dân địa phƣơng để nắm bắt đƣợc các thông tin về cung và cầu du lịch. + Lƣạ chọn phƣơng pháp điều tra: phƣơng pháp này có ba cách tiếp cận cơ bản: (1) phỏng vấn thông qua trao đổi, chuyện trò; (2) phỏng vấn trên cơ sở phác thảo các ý tƣởng cơ bản; (3) phỏng vấn bằng các phiếu điều tra với hệ thống các câu hỏi lựa chọn và câu hỏi mở. Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 17
  18. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An Kết luận chƣơng 1 DLST đƣợc chấp nhận trên phạm vi quốc tế với những ý tƣởng phát triển bền vững. DLST đƣợc xây dựng và phát triển trên cơ sở sự đa dạng của những khu vực tự nhiên hấp dẫn. Bên cạnh những lợi ích thông thƣờng của du lịch nói chung là góp phần cải thiện kinh tế địa phƣơng, DLST còn góp phần nâng cao nhận thức, hỗ trợ bảo tồn những giá trị của hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn. Tuy vậy, DLST không phải là "liều thuốc bách bệnh" cho tất cả những vấn đề đang tồn tại của ngành du lịch. DLST là loại hình du lịch hƣớng tới mục tiêu bền vững. Để đạt đƣợc mục tiêu này, DLST phải đảm bảo cân bằng giữa các mục tiêu về kinh tế, môi trƣờng và xã hội với các giá trị tài nguyên và giá trị đạo đức. Chức năng giáo dục môi trƣờng cũng cần đƣợc đảm bảo trong DLST, bên cạnh tăng cƣờng nhận thức về DLST cho mọi ngƣời, hoạt động quản lý DLST cũng cần đƣợc chú trọng nhằm đảm bảo lợi ích cho ngành du lịch, cho địa phƣơng, giảm thiểu các tác động tiêu cực của du lịch đối với hệ sinh thái và cộng đồng địa phƣơng. Hệ thống VQG ở Việt Nam là những khu vực có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng và hấp dẫn khách DLST. Tuy nhiên, phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội cụ thể của từng VQG, tiềm năng DLST của chúng không nhƣ nhau. Riêng ở VQG Pù Mát, còn rất nhiều mâu thuẫn khi phát triển DLST ở khu vực này. Chính vì thế, để phát triển DLST tại VQG Pù Mát, khoá luận tập trung vào tiềm năng và hiện trạng hoạt động du lịch, từ đó đánh giá chúng dƣới góc độ DLST ở chƣơng 2, 3 và 4 của khoá luận. Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 18
  19. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An CHƢƠNG 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƢỜN QUỐC GIA PÙ MÁT 2.1 Giới thiệu về Vƣờn quốc gia Pù Mát Lịch sử hình thành Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát và sau này là VQG Pù Mát đƣợc thành lập theo quyết định số 194/CT ngày 9/8/1986 của Chủ tịch hội đồng bộ trƣởng, từ quyết định thành lập hai khu rừng đặc dụng độc lập ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An là: Khu bảo tồn thiên nhiên Anh Sơn (huyện Anh Sơn) và khu bảo tồn thiên nhiên Thanh Thuỷ (huyện Thanh Chƣơng). Hai khu bảo tồn này đƣợc kết hợp làm một để thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát. Năm 1993, Viện điều tra và quy hoạch rừng đã xây dựng dự án rừng đã xây dựng dự án đầu tƣ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát. Bản kế hoạch đầu tƣ này đã đƣợc bộ Lâm Nghiệp thẩm định và đƣợc UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt theo quyết định số 3355/QĐ-UB ngày 28/12/1995. Ngày 21/11/1996 Quyết định số 876/QĐ-TTg của thủ tƣớng Chính Phủ phê duyệt dự án Lâm nghiệp xã hội và bảo tồn thiên nhiên Pù Mát do EU tài trợ. Ngày 21/5/1997 Quyết định số 2150/QĐ-UB của UBND tỉnh Nghệ An về việc thành lập Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Mát, trực thuộc sự quản lý của chi cục kiểm lâm Nghệ An. Năm 2001 khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát đƣợc chính thức chuyển hạng thành VQG Pù Mát theo quyết định số 174/QĐ-TTg về việc chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát thành Vƣờn quốc gia Pù Mát của thủ tƣớng Chính phủ ngày 8/11/2001. Vƣờn quốc gia Pù Mát nằm trên sƣờn đông của dãy Trƣờng Sơn, phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An, dọc theo biên giới Việt-Lào, có độ cao tuyệt đối dao động từ 200-1841m, trong đó đỉnh cao nhất của toàn khu vực là đỉnh Pù Mát với độ cao 1841m nằm trên dải núi chính và đƣợc lấy tên làm Vƣờn quốc gia. Tổng diện tích của Vƣờn quốc gia là 91113ha trong đó phân khu bảo vệ nghiêm Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 19
  20. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An ngặt là 89.517ha, phân khu phục hồi sinh thái là 1596ha. Toàn bộ khu vực VQG trải dài trên địa bàn của 16 xã thuộc 3 huyện Con Cuông, Anh Sơn, và Tƣơng Dƣơng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng trong công tác bảo tồn, nhằm làm nâng cao năng lực quản lý và khai thác tiềm năng du lịch sinh thái của VQG, ngày 12/7/2002 Thủ tƣớng Chính Phủ đã ra quyết định 571/QĐ-TTg về việc phê duyệt dự án khả thi đầu tƣ xây dựng VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An. Bộ máy tổ chức Theo quyết định 43/QĐ-UB ngày 09/1/2003 của UBND tỉnh Nghệ An về việc thành lập Ban quản lý VQG Pù Mát, thì cơ cấu tổ chức của VQG đƣợc chia làm 6 phòng ban và các bộ phân trực thuộc: 1. Ban giám đốc: gồm Giám đốc và phó giám đốc. 2. Hạt kiểm lâm: gồm văn phòng hạt, đội kiểm lâm cơ động và 08 trạm quản lý bảo vệ rừng Tam Hợp, Tam Đình, Khe Khơi, Khe Bu, Khe Kèm, Phà Lài, Làng Yên, Cao Vều đóng trên địa bàn 3 huyện Tƣơng Dƣơng, Con Cuông, và Anh Sơn. 3. Phòng khoa học và hợp tác quốc tế gồm các bộ phận: trung tâm cứu hộ động vật hoang dã, Bảo tàng gen, Vƣờn ƣơm, Vƣờn thực vật. 4. Phòng giáo dục môi trƣờng và du lịch sinh thái. 5. Phòng tổ chức hành chính quản trị. 6. Phòng kế hoạch tài vụ. Vị trí Vƣờn Quốc Gia Pù Mát là đơn vị sự nghiệp trực thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh. Chịu sự quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Vƣờn Quốc Gia Pù Mát có đầy đủ tƣ cách pháp nhân, có con dấu, và tài khoản riêng. Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 20
  21. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An Chức năng của Vườn Quốc Gia Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và các giá trị, văn hoá, lịch sử, cảnh quan trong phạm vi của Vƣờn. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng sinh thái cho cộng đồng; duy trì tác dụng phòng hộ của rừng trong phạm vi địa giới của Vƣờn. Nhiệm vụ của Vườn quốc gia - Quản lý, bảo vệ và bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, các loài sinh vật đặc hữu, phục hồi tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên trên diện tích đƣợc giao; - Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; - Tổ chức dịch vụ môi trƣờng.; - Trình UBND tỉnh các chƣơng trình dự án đầu tƣ. Là chủ đầu tƣ các dự án theo quy định hiện hành của nhà nƣớc và đƣợc UBND tỉnh giao; - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn trong Vƣờn và vùng đệm; - Lập, thẩm định, giám sát và thực hiện các dự án có liên quan tới quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học; Vƣờn thực vật; cây xanh, cây cảnh, mô hình nông lâm khi đƣợc cơ quan hoặc cấp có thẩm quyền giao; - Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là Ban quản lý rừng đặc dụng theo Điều 61 của luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; - Quản lý tài chính, tài sản đƣợc giao; thực hiện các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng; cải cách hành chính theo quy định của nhà nƣớc; - Quản lý bộ máy nhà nƣớc, cán bộ công chức, viên chức; chế độ tiền lƣơng, khen thƣởng, kỷ luật theo phân cấp của UBND tỉnh và các quy định hiện hành của nhà nƣớc; - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 21
  22. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An Những mục tiêu chính của Vườn quốc gia Trong dự án khả thi đầu tƣ xây dựng Vƣờn quốc gia Pù Mát của UBND tỉnh Nghệ An đã đƣa ra các mục tiêu chính nhƣ sau: - Bảo tồn, giữ gìn khu rừng tự nhiên đặc trƣng cho hệ sinh thái rừng còn mang tính nguyên sinh, thuộc rừng ẩm nhiệt đới vùng Bắc Trƣờng Sơn Việt Nam. - Bảo tồn đa dạng sinh học cho 1.792 loài thực vật, 938 loài động vật. Trong đó có nhiều loài động thực vật quí hiếm đang bị đe doạ bao gồm: Về thực vật có 37 loài đƣợc ghi trong sách đỏ Việt Nam và 20 loài đƣợc ghi trong sách đỏ thế giới. Về động vật có 77 loài đƣợc ghi trong sách đỏ Việt Nam và 62 loài đƣợc ghi trong sách đỏ thế giới. - Tăng cƣờng chức năng rừng phòng hộ đầu nguồn cho hệ thống sông Cả nhằm phục vụ trực tiếp cho sản xuất và đời sống của cộng đồng dân cƣ trong khu vực. - Phát triển mở mang du lịch sinh thái, tạo điều kiện để ngƣời dân trong vùng có thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo, đồng thời nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng. - Thu hút các nguồn tài trợ quốc tế phục vụ cho mục đích bảo tồn thiên nhiên. 2.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên 2.2.1 Vị trí địa lý VQG Pù Mát nằm phía Tây Nam tỉnh Nghệ An cách thành phố Vinh khoảng 120km, trên địa bàn của 3 huyện là Con Cuông, Tuơng Dƣơng, và Anh Sơn, trên toạ độ địa lý từ 18046' đến 19012' vĩ độ Bắc, từ 104024' đến 104056' kinh độ Đông. Với ranh giới của VQG đƣợc xác định nhƣ sau: Phía Đông-Bắc giáp các xã lạng Khê, Châu Khê, Lục Dạ, Môn Sơn huyện Con Cuông; Phía Tây-Nam giáp nƣớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; Phía Đông giáp các xã: Phúc Sơn, Hội Sơn huyện huyện Anh Sơn; Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 22
  23. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An Phía Tây- Bắc giáp các xã: Tam Hợp, Tam Quang, Tam Đình huyện Tƣơng Dƣơng. Với vị trí địa lý trên, ranh giới của Vƣờn quốc gia đều tiếp giáp với địa bàn các xã dân sinh tuận lợi cho sự phát triển du lịch sinh thái bởi DLST gắn kết chặt chẽ với cộng đồng dân cƣ địa phƣơng. Phía Tây-Nam giáp Lào cũng là điều kiện đi lại thuận lợi cho khách từ Lào qua cửa khẩu vào Nghệ An thăm Vƣờn quốc gia. Với những phân tích nhƣ trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng VQG Pù Mát có một vị trí hết sức thuận lợi và dễ dàng thu hút khách du lịch. 2.2.2 Đặc điểm địa hình Vƣờn quốc gia Pù Mát nằm trong dải Trƣờng Sơn Bắc, với địa hình phức tạp và hiểm trở, bị chia cắt bởi 3 hệ thông suối chính là Khe Thơi, Khe Bu (Khe Choang) và Khe Khặng, các hệ thống suối này đều bắt nguồn từ biên giới Việt- Lào và đổ về sông Cả. Trong Vƣờn có 3 kiểu địa hình chủ yếu: - Kiểu địa hình núi đất xen núi đá: phân bố ở độ cao 500-1000m, độ dốc 200-350; - Kiêủ địa hình thung lũng: dọc 3 khu vực suối lớn là Khe Thơi, Khe Choăng và Khe Khặng, độ cao 200-450m, độ dốc trung bình 200-300; - Kiểu địa hình núi đá vôi: độ cao trên 800m. Vƣờn Quốc Gia nằm ở độ cao từ 100-1841m so với mặt nƣớc biển, bình quân 800-1500m, trong đó 90% diện tích có độ cao dƣới 1000m. Khu vực cao nhất của VQG nằm về phía Nam, đây là các dông núi của dãy Trƣờng Sơn thuộc khu vực biên giới Việt-Lào. Càng về phía Tây-Nam các dông núi cao dần gồm những đỉnh cao trên 1000m kế tiếp nhau kéo dài nhƣ Cao Vều (1341m), Pù Huổi Ngoã (1762) và đỉnh cao nhất là đỉnh Pù Mát (1841m). Cũng từ các dông núi này có các thung lũng dốc chạy dài xuống tạo thành một hệ thống các dãy đồi vuông góc với các dông núi chính. Các dông này có độ dốc rất lớn, với các đỉnh cao từ 800-1500m. Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 23
  24. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An Nói chung, phần lớn diện tích của Vƣờn là địa hình núi cao, độ dốc lớn, chia cắt mạnh tạo nên những phong cảnh rừng hùng vĩ. Nếu đƣợc đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật tốt sẽ là nguồn tài nguyên thuận lợi cho du lịch mạo hiểm, leo núi. 2.2.3 Đất đai, thổ nhưỡng Đất đai Rừng quốc gia Pù Mát nằm trên dãy Trƣờng Sơn Bắc, qua trình kiến tạo địa chất đƣợc hình thành qua các kỷ Palezoi, Đê Vôn, Cacbon, Pecmi, Tri at đến Mioxen cho tới ngày nay. Trong suốt quá trình tạo núi của dãy Trƣờng Sơn thì chu kỳ tạo núi Hecxinin, địa hình luôn bị ngoại lực tác động mạnh mẽ tạo nên 4 dạng địa mạo chủ yếu sau: + Núi cao trung bình: nằm ngay biên giới Việt Lào, với vài đỉnh cao trên 2000m (Pulaileng cao 2711m, Rào Cỏ cao 2286m), địa hình loại này rất hiểm trở, đi lại cực kỳ khó khăn. + Kiểu núi thấp và đồi cao: kiểu này chiếm phần lớn diện tích của miền và có độ cao dƣới 1000m, cấu trúc tƣơng đối phức tạp, đƣợc cấu tạo bởi các trầm tích, biến chất, địa hình có phần mềm mại và ít dốc hơn. + Thung lũng kiến tạo, xâm thực: kiểu này tuy chiếm một diện tích nhỏ, nhƣng lại thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, độ cao thấp hơn gồm thung lũng các suối Khe Thơi, Khe Choang, Khe Khặng và bờ phải Sông Cả. + Các khối đá vôi nhỏ: kiểu này phân tán dạng khối, uốn nếp có quá trình Karst trẻ và phân bố hữu ngạn Sông Cả ở độ cao 200-300m, cấu tạo phân phiến dày, màu xám đồng nhất và tinh khiết. Thổ nhưỡng Các loại đất trong vùng đã xác định: + Đất feralit mùn trên núi trung bình (PH), chiếm 17,7%, phân bố từ độ cao 800-1000m dọc biên giới Việt Lào. + Đất feralit vùng đồi và vùng thấp (F), chiếm 77,6%, phân bố ở phía Bắc và Đông Bắc VQG. Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 24
  25. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An + Đất dốc tụ và đất phù sa D, P chiếm 4,7% phân bố thành giải nhỏ xen kẽ nhau bên hữu ngạn Sông Cả. + Núi đá vôi phân bố thành dải nhỏ xen kẽ nhau bên hữu ngạn Sông Cả. 2.2.4 Khí hậu thuỷ văn Khí hậu VQG Pù Mát nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh chịu ảnh hƣởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc lạnh và gió mùa Tây Nam khô nóng. Do chịu ảnh hƣởng của dãy Trƣờng Sơn đến hoàn lƣu khí quyển nên khí hậu ở đây có sự phân hoá và khác biệt lớn trong khu vực. Chế độ nhiệt + Nhiệt độ trung bình trong năm là từ 23-240 C. + Các yếu tố khí hậu mang tính phân cực mạnh hình thành 2 mùa rõ rệt: Mùa đông từ tháng 12 cho đến tháng 2 năm sau, do chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc cho nên nhiệt độ trung bình trong các tháng này xuống tới 200 C, và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất xuống tới 180C (tháng giêng). Muà hè do sự hoạt động của gió Tây nên thời tiết rất khô và nóng, kéo dài tới 6 tháng (từ tháng 4 đến tháng 10). Nhiệt độ trung bình mùa hè lên trên 250C, nóng nhất là vào tháng 6 và 7, nhiệt độ trung bình là 290C. Nhiệt độ tối cao lên tới 420C ở Con Cuông và 42,70C ở Tƣơng Dƣơng vào tháng 4 và tháng 5. Nhiệt độ trung bình năm của khu vực 23,60 C, cao nhất tuyệt đó là 42,70 C và thấp nhất tuyệt đối là 1,70C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 17,00 C (thƣờng vào tháng 1), nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,70 C (tháng 7). Số giờ nắng trong năm từ 1500 đến 1700 giờ, tổng nhiệt năng từ 8500 đến 87000 C /năm. Chế độ mưa ẩm Lƣợng mƣa trung bình hàng năm 1791mm, năm cao nhất 2287mm, năm thấp nhất 1190mm, số ngày mƣa trung bình là 140 ngày. Trên 70% lƣợng mƣa tập trung vào các tháng 8, 9, 10 và tháng 5 có mƣa tiểu mãn với số ngày mƣa trung bình khoảng trên 90 ngày nên thƣờng gây ra lũ lụt. Những tháng còn lại Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 25
  26. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An chỉ có 30% lƣợng mƣa, nhƣng lại không phân bố đều nên dễ dẫn đến hạn hán. Độ ẩm không khí trong vùng đạt 85% - 86%, mùa mƣa lên tới 90%. Thuỷ văn Khu vực Vƣờn quốc gia Pù Mát có ba lƣu vực khe chính: - Khe Choăng, Khe Bu (nhánh của Khe Choăng) nằm giữa VQG; - Khe Thơi nằm ở phía Bắc VQG; - Khe Khặng nằm ở phía Nam VQG là nhánh của sông Giăng. Trong hệ thống sông suối của khu vực VQG thì sông Cả và sông Giăng là hai con sông chính. Tất cả các con sông, suối này đều có thể đi đƣợc bằng thuyền, bè trên một số đoạn nhất định. Tuy nhiên, vào mùa lũ thì việc đi lại khó khăn hơn. Nhiều sông nhánh thƣờng bị cạn về mùa khô, các sông nhánh này thƣờng bị cạn về mùa khô, các sông nhánh này thƣờng có tốc độ dòng chảy lớn, lớn đáy và bờ là đá cuội và đá tảng lớn. Bão và áp thấp nhiệt đới thƣờng xuyên xuất hiện từ tháng 8-10 kéo theo mƣa lũ gây ra nhiều đợt lũ lớn (đây là khoảng thời gian không thích hợp cho hoạt động du lịch tại khu vực). 2.2.5 Tài nguyên sinh vật 2.2.5.1 Các kiểu rừng Đặc điểm khí hậu, địa hình của VQG Pù Mát đã tạo nên hệ thực vật khá phong phú, đa dạng. Trong tổng diện tích 91113 ha, diện tích đất có rừng là 84065 ha trong đó rừng giàu chiếm 20716 ha, rừng trung bình 24650 ha, rừng nghèo 24201 ha, rừng lùn, rêu và địa y là 1640 ha, rừng đang phục hồi chiếm 3715 ha, rừng hỗn giao gỗ, tre nứa chiếm 3734 ha. Trong tổng số 86000 ha của vùng đệm có 68540 ha là diện tích đất rừng che phủ. Kết quả điều tra đa dạng sinh học của dự án chuyển hạng khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát thành Vƣờn Quốc Gia Pù Mát năm 2001 cùng với các kết quả nghiên cứu, khảo sát trƣớc đó của các nhà khoa học khái quát một số kiểu rừng chính và kiểu phụ của thảm thực vật trong VQG Pù Mát nhƣ sau: Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 26
  27. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An - Kiểu rừng kín thƣờng xanh hỗn giao cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới. Kiểu rừng này phân bố ở độ cao trên 900 m phía Bắc và trên 800 m ở phía Nam VQG. Loại rừng này chiếm diện tích khoảng 27364 ha (29.5% tổng diện tích) và vẫn còn giữ đƣợc tính nguyên sinh cao. Các loại thực vật hạt trần quý hiếm quan trọng đƣợc tìm thấy ở đây có thể kể đến nhƣ: Pơ mu, Xa mộc, Hoàng đàn giả (Darcyium elatum), Thông lông gà (Dacrycarpus imbricatut), Hầu hết ở đây là những loài đã đƣợc đƣa vào Sách đỏ Việt Nam cho mục đích bảo tồn. Cấu trúc của loại rừng này có 3 tầng rõ rệt: + Tầng ƣu thế sinh thái: với các loại Pơ mu, Thích, Sến, Mật, Trâm, Sa mộc cao từ 18-20m. + Tầng dƣới tán: các cây nhỏ của các loài kể trên và các loài khác nhƣ Re gong, Ngũ gia bì chân chim và một số loài trong họ cà phê, chè cao dƣới 5m. + Tầng thảm tƣơi: Dƣơng xỉ, Trọng đũa, các loài mua núi nhƣng không thành thảm liên tục. - Kiểu rừng lùn Rừng lùn ở VQG Pù Mát xuất hiện ở đai cao trên 1500m, trên các dông và các chỏm núi dốc. Diện tích rừng lùn chiếm khoảng 1,6% diện tích tự nhiên. Thành phần thực vật rừng lùn có các loài Đỗ Quyên, Sồi Lào, Hồi, Re lá nhỏ và các loại Phong lan. Cấu trúc rừng lùn có 2 tầng: + Tầng ƣu thế là các loài kể trên có đƣờng kính từ 13-15cm cao bình quân 8-9m thân cong, có rêu và địa y dày bọc thân và cành. + Tầng dƣới tán: có các loài trong họ Mua, Rêu, Dƣơng xỉ. - Rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới Rừng thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới nằm ở đai cao 800m về phía Nam và 900m về phía Bắc, chiếm 47,3% diện tích VQG và có khoảng hơn 1000 loài. Cấu trúc rừng và tổ thành thực vật của kiểu rừng xanh mƣa ẩm nhiệt đới gồm các ƣu hợp và chia ra các tầng rõ rệt: Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 27
  28. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An +Các ƣu hợp: Ƣu hợp Sao mặt quỷ (Hopeo mollissima): Giổi, Trám trắng, Nhọc, Re hƣơng, chiếm 25-30% trong tổ thành loài phân bố ở độ cao từ 300-400m. Ƣu hợp Sao hải nam-Giổi-Re-Sâng phân bố ở đai 400-600m; Ƣu hợp Thích (Acer laruinum)-Giẻ lá tre-Kim giao-Sấu-Giổi, phân bố ở độ cao 400-600m; Ƣu hợp Chò Chỉ-Re gong-Trâm-Máu chó phân bố ở độ cao 600-800m; + Các tầng cấu trúc: Tầng vƣợt tán với các loài: Chò chỉ, Sao mặt quỷ, Sao hải nam tạo thành tán rừng không liên tục cao từ 35-40m; Tầng ƣu thế sinh thái gồm rất nhiều loài tham gia và tạo thành tán rừng liên tục nhƣ các loài Sao mặt quỷ, Trám trắng, Re, các loài thuộc họ Giẻ, Bời lời, Tầng dƣới tán bao gồm những loài thuộc họ Bứa nhƣ Tai chua, Bứa, họ Du, họ Na nhƣ Thâu lĩnh, họ Mùng quân nhƣ Nang trứng Tầng cây bụi thảm tƣơi bao gồm các loài Dƣơng xỉ, Song mây, Trọng đũa những loài thân cỏ trong họ Ráy họ Gừng - Tràng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác Là diện tích trƣớc đây đã canh tác nƣơng rẫy, song thời gian bỏ hoá chƣa đủ để diễn thế trở thành rừng. Loài hình này chiếm diện tích nhỏ khoảng 1,4% diện tích VQG phân bố chủ yếu ở hai lƣu vực suối chính Khe Thơi và Khe Khặng bao gồm những trảng cỏ tranh, Lau, Sở y, Sim, Mua - Đất canh tác nông nghiệp và nƣơng rẫy Chiếm diện tích không đáng kể khoảng 0,4% diện tích VQG tập trung ven Khe Khặng, diện tích khoảng 15ha đất thổ cƣ, 30ha đất màu ven suối và ruộng nƣớc, 300 ha diện tích đất nƣơng thuộc 3 bản ngƣời Đan Lai ở lƣu vực Khe Khặng, diện tích đất nƣơng rẫy này chủ yếu trồng sắn và ngô cung cấp tại chỗ cho ngƣời dân địa phƣơng. Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 28
  29. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An 2.2.5.2 Hệ thực vật VQG Pù Mát có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng. Kết quả điều tra cho thấy VQG Pù Mát có 1.297 loài thuộc 607 chi và 160 họ của 6 ngành thực vật bậc cao trong đó ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) là ngành chiếm số đông với 1051 loài chiếm 92,91% tổng số loài. Sự phong phú về thành phần loài của hệ thực vật tại VQG Pù Mát đƣợc hình thành bên cạnh yếu tố bản địa, vị trí địa lý thuận lợi đã tạo nên sự du nhập dễ dàng của nhiều luồng thực vật từ các vùng khác nhau: luồng thực vật Hymalaya-Vân Nam-Quý Châu di cƣ xuống với các loài đại diện trong ngành Thông (Pinophyta) và các loài lá rộng rụng lá. Luồng thực vật Malaysia-Indonesia từ phía Nam lên với các đại diện thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae). Luồng thực vật India-Myanmar từ phía Tây di cƣ sang với các đại diện thuộc họ Tử vi (Lythranceae), Bàng (Combretaceae). Đặc biệt ở VQG Pù Mát khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam-Nam Trung Hoa chiếm một tỷ trọng rất lớn. 40 trong số 160 họ, trong đó họ Cà Phê phong phú hơn cả chiếm khoảng 92 loài, có các họ khác nhƣ họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae) 67 loài, Họ Re (Lauraceae) 58 loài, họ Dẻ (Fagaceae), họ Dâu Tằm (Moraceae) 42 loài, họ Cam, họ Lan 31 loài, họ Đậu 30 loài Đặc biệt có tới 22 họ chỉ có một chi với một loài duy nhất. Bảng 2.1 Danh mục thực vật có mạch tại VQG Pù Mát Ngành thực vật Số họ Số chi Số loài Ngành lá thông (Psliotophyta) 1 1 1 Ngành thông đất (Lycopodiophyta) 2 3 7 Ngành mộc tặc (Equicetophyta) 1 1 1 Ngành dƣơng xỉ (Polypodiophyta) 16 45 74 Ngành thông (Pinaphyta) 5 8 9 Ngành ngọc lan (Magnoliophytal) 135 547 1205 Lớp ngọc lan (Mangnoliopsida) 115 463 1051 Lớp hành (Liliopsida) 20 86 154 Tổng cộng 160 607 1297 Nguồn: Đa dạng sinh học VQG Pù Mát Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 29
  30. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An Các loài thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tiêu diệt. Trong số 1297 loài đƣợc ghi nhận thì có 37 loài đƣợc nằm trong danh sách đỏ Việt Nam, trong đó có 1 loài cấp (E), 12 loài sắp nguy hiểm (V), 9 loài hiếm (R), 3 loại bị đe doạ (T) và 12 loài không biết chính xác. Có 20 loài đƣợc liệt kê trong danh sách đỏ của IUCN (2002) gồm 1 loài cấp E, 3 loài cấp V và 16 loài cấp R. Tài nguyên trong Vƣờn cũng rất phong phú, đa dạng bƣớc đầu đã thống kê đƣợc 920 loài thực vật với 7 nhóm công dụng: - Nhóm cây gỗ có 330 loài cho gỗ thuộc ngành Ngọc lan và ngành Thông chiếm khoảng trên 24% số loài đƣợc ghi nhận, đặc biệt ở đây có nhiều loại gỗ quý nhƣ Pơ mu, Sa mộc quế phong, Giáng hƣơng quả to, Gụ lau, Lát hoa, nhóm gỗ tứ thiết nhƣ Đinh, Sến mật, dùng làm ván sàn, bệ máy, tàu thuyền. Nhiều loài cây cung cấp gỗ xây dựng, làm đồ gia dụng rất tốt nhƣ họ Ngọc lan, họ Xoan, họ Dẻ, họ Dầu. Các nhóm công dụng khác nhƣ cung cấp vật liệu điêu khắc, làm đệm, sản xuất văn phòng phẩm cũng có nhiều loại. - Nhóm cây thuốc theo thống kê có khoảng 197 loài thuộc 83 hệ thực vật khác nhau. Các họ có nhiều là: cà phê 17 loài, họ cúc 13 loài, họ thầu dầu 10 loài, họ Cam 9 loài, họ Đơn nem 7 loài. Tuy số lƣợng họ có nhiều loài lớn nhƣng trữ lƣợng loài lại không cao. Một số loài có triển vọng là Chân chim, Hà thủ ô trắng, củ mài, thổ phục linh Một số loại cây thuốc quý hiếm nhƣng tiếc rằng hiện rất hiếm nhƣ Hoàng Đàn, Hoàng Đằng, Ba Kích. - Nhóm cây cảnh có 74 loài chiếm khoảng 5,4% tổng số loài trong vùng, phần lớn đây là những loài thuộc dạng thân thảo hoặc cây bụi. Cùng với sự phát triển về kinh tế là nhu cầu về cây cảnh để trang trí nội thất, đƣờng sá, công viên ngày càng cao. Vì vậy việc quản lý bảo vệ nguồn cây cảnh này, nhất là những loài quý nhƣ: Phong lan, cau dừa, tuế - Nhóm cây làm thực phẩm có khoảng 118 loài thuộc 57 họ chiếm 9,1% tổng số loài.Trong đó có nhiều loài cho quả, hạt, rau ăn rất ngon nhƣ Cà ổi, Đại hái, Bứa, Vả, Củ mài, Rau bò khai, và các loài măng tre, nứa. Tuy thành phần loài cây thực phẩm khá phong phú nhƣng hiện chúng đang phải đối mặt với áp Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 30
  31. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An lực khai thác quá mức của cộng đồng dân địa phƣơng. Ngoài ra thực vật ở VQG Pù Mát còn cung cấp nhiều nguyên liệu khác nhƣ song mây, lá nón, lá cọ, sợi tre để làm hàng gia dụng và xuất khẩu. 2.2.4.3 Động vật và các loài đặc hữu Pù Mát đƣợc đánh giá là vùng có đa dạng loài động vật cao bao gồm khoảng 939 loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau: Thú, Chim, Bò sát, Lƣỡng cƣ, Cá, Bƣớm ngày và Bƣớm đêm. Bảng 2.2 Các loài động vật ở VQG Pù Mát Lớp Số bộ Số họ Số loài Thú 12 29 132 Chim 15 46 287 Bò sát 2 15 48 Lƣỡng cƣ 1 7 22 Cá 5 14 51 Bƣớm ngày 1 11 305 Bƣớm đêm - 2 94 Cộng 36 124 939 Nguồn: Đa dạng sinh học VQG Pù Mát Thú Thú lớn: theo kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu thực hiện năm 1998,1999 hiện tại có khoảng 42 loài thú lớn đƣợc xác định là có xuất hiện trong khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Mát. Trong đó có 21 loài đƣợc xem là loài chính, 20 loài đƣợc xếp vào cấp độ bị đe doạ hoặc dữ liệu thiếu hụt của IUCL (1996). Một số loài thú lớn chính trong VQG Pù Mát với số lƣợng loài đặc hữu phong phú nhƣ Khỉ đuôi lợn, Khỉ mốc, Khỉ vàng, Khỉ đuôi dài, Khỉ cộc. Các loài Voọc nhƣ Voọc nhƣ Voọc xám, Voọc vá; loài vƣợn đen má trắng và Vƣợn đen má vàng. Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 31
  32. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An Khỉ đuôi lợn: phát hiện khoảng 5 cá thể tại khu vực điều tra (Khe Thơi), đây là loài thƣờng tập trung sống môi trƣờng đất thấp, phạm vi sống chủ yếu ở khu vực phía Nam VQG. Khỉ Mốc: đây là loại hiếm khi đƣợc nhìn thấy trong khu vực VQG, qua các đợt khảo sát điều tra chỉ xác định một nhóm (không rõ số lƣợng cá thể) tại khu vực điều tra Khe Thơi (1998), và thung lũng Khe Vàn (1999). Loài này phân bố rải rác dọc khu vực biên giới Việt-Lào. Khỉ Vàng: đã phát hiện nhóm 6 cá thể (1998), đợt điều tra năm 1999 lại phát hiện thêm khoảng 20 cá thể. Khỉ Cộc: đây là loài hoạt động rộng và thƣờng xuyên xuất hiện tại tất cả các khu vực điều tra. Khả năng quan sát và tiếp cận loài này thuận lợi. Voọc Xám: đợt điều tra năm 1998 phát hiện 6 cá thể, năm 1999 phát hiện thêm 4 cá thể. Voọc Vá: đợt khảo sát năm 1995 phát hiện 3 nhóm với khoảng 25-35 cá thể, qua đợt khảo sát gần đây cho thấy loài thú này rất hiếm khi xuất hiện và có nguy cơ tuyệt chủng cao. Vƣợn đen má trắng và má vàng: loài này phân bố rộng khắp trong các khu vực của VQG với số lƣợng cá thể lớn, khả năng quan sát thuận lợi. Sói đỏ: đây là loài hiếm khi xuất hiện tại những khu vực rộng, số lƣợng cá thể ít, khả năng quan sát không thuận lợi. Gấu ngựa và Gấu chó: bị suy giảm dần do việc thƣơng mại gấu làm thuốc, săn bán gia tăng. Cầy vằn và Cầy mực: qua kết quả điều tra ít nhất đã phát hiện khoảng gầm 10 cá thể phân bố trên độ cao 400-1000m. Loài này cũng không thuận lợi cho việc quan sát. Báo lửa: phân bố ở độ cao khoảng 400m, số lƣợng cá thể hạn chế, khó quan sát. Hổ: qua khảo sát thì chỉ phát hiện đƣợc 2 cá thể (1998), hoạt đông săn bắn mạnh mẽ làm hạn chế số lƣợng cá thể. Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 32
  33. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An Bò tót: phát hiện nhiều dấu vết nhƣ phân, dấu chân ở các khu vực có độ cao từ 800-trên 1000m. Đây là loài hiếm và số lƣợng cá thể chỉ từ 1-2 cá thể. Sơn dƣơng: phát hiện dấu chân ở độ cao trên 400m, số lƣợng cá thể hiếm phân bố ở độ cao từ 400m-1300m. Sao la: xuất hiện ở các khu vực có dòng chảy khoáng chất ở Huồi Chát và Khe Bống trong khu vực VQG đã chụp đƣợc ảnh 2 cá thể tại khu vực này. Sóc đen: đây là loài ít gặp, đây là loài bị săn bắn nhiều, số lƣợng cá thể ít dần. Chim Theo kết quả khảo sát điều tra và đánh giá của các nhà nghiên cứu cho thấy khu vực VQG Pù Mát có một hệ chim giàu có và đa dạng. Tổng cộng có khoảng 295 loài chim đƣợc liệt kê trong 2 năm nghiên cứu 1998 và 1999, trong số đó có 10 loài mới chỉ xác định tạm thời. Có 6 loài trong số này đƣợc xem là những loài đang gặp nguy hiểm cấp toàn cầu và có 16 loài đang có nguy cơ bị đe doạ. Trong tổng số hơn 200 loài chim có 46 loài đƣợc đánh giá là những loài chính trong khu vục VQG Pù Mát. Một số loài chim chính: Gà So Họng Hung: thƣờng xuyên xuất hiện ở khu vực rừng lùn với độ cao trên 1000m. Gà Lôi Trắng: thƣờng xuất hiện tại thƣợng nguồn thung lũng Khe Bu, độ cao trên 1000m. Trĩ Sao: xuất hiện trên những đỉnh dông khu vực Cao Vều, độ cao từ 1400m trở lên. Gõ Kiến xanh cổ đỏ: đây là loài hiếm của VQG, phân bố tại các khu vực thấp khoảng từ 700m trở xuống. Niệc Nâu: là loài chim mỏ sừng đƣợc tìm thấy nhiều nhất trong khu vực VQG, phân bố ở các khu vực dọc thung lũng cho tới độ cao 1100m, số lƣợng khoảng trên 20 cá thể. Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 33
  34. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An Bói cá lớn: phân bố ở những nơi rậm rạp gần suối có các cây gỗ lớn trong khắp VQG, chủ yếu ở Khe Khặng, Khe Súc và Khe Bu. Vẹt ngực đỏ đuôi dài: xuất hiện với khoảng 10 cá thể giữa Bãi Xa và Con Cuông. Diều Cá Bé: loài này rất dễ thấy và quan sát thuận lợi nhƣng do tình trạng săn bắn nên số lƣợng giảm nhiều, xuất hiện ở khu vực Khe Khặng và Khe Bu. Diều Hoa Miến Điện: xuất hiện tại các dốc và dƣới thung lũng khu vực Khe Thơi, Khe Súc, Khe Vàn, Khe Bu và các vùng lân cận Khe Kèm. Đại Bàng Mã Lai: đây là loại không phổ biến và rất hiếm trong khu vực VQG, phân bố trên các đỉnh núi đá vôi và các đỉnh dông. Sáo Vàng: phân bố ở vùng thấp, trong khu vực VQG Pù Mát có đàn lớn với số lƣợng khoảng 60 con. Lưỡng cư và bò sát Kết quả khảo sát (1998, 1999) của các nhà khoa học trong khu vực VQG Pù Mát bƣớc đầu đã xác định đƣợc 72 loài lƣỡng cƣ, bò sát. Trong đó bao gồm: ếch nhái 23 loài, rùa 13 loài, tắc kè và kì đà là 12 loài và 25 loài rắn các loại. Các loài lƣỡng cƣ và bò sát có mặt tại VQG Pù Mát đƣợc đánh giá là có nhiều loài quý hiếm, đƣợc đặc biệt chú ý trong công tác bảo tồn ở Việt Nam cũng nhƣ cấp độ bảo tồn quốc tế nhƣ Kỳ đà Banglal Varanus Bengalensis, Kỳ đà nƣớc V.salvator, Rắn hổ mang chúa Ophiophagus hannah, Trăn Miến Điện Python molutus. Một số loài rùa có giá trị kinh tế cao nhƣ Rùa hộp vằn Cuora trifasciata, Rùa viền núi Manouria impressa đƣợc coi là loài rùa duy nhất chỉ có mặt tại VQG Pù Mát. Bướm Bƣớm ngày: trong khu vực VQG Pù Mát bƣớc đầu phát hiện 305 loài bƣớm ngày thuộc 11 họ, đây là những loài bƣớm đặc hữu phân bố ở các khu vực lục địa Indo-Malay, loài đặc hữu ở Himalayas, Nam Trung Quốc và Bắc Đông Dƣơng. Một số loài bƣớm lần đầu tiên đƣợc biết đến ở Việt Nam và chỉ Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 34
  35. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An có ở khu vực VQG Pù Mát nhƣ Delias agoraiis, Tpithima affectata, Laringa horsfieldi. Bƣớm đêm: VQG Pù Mát có một quần xã đa dạng về bƣớm đêm, tuy nhiên hiện ở VQG Pù Mát chƣa xác định đƣợc chính xác số lƣợng loài bƣớm đêm, bƣớc đầu chỉ xác định đƣợc hai họ bƣớm đó là bƣớm sừng và bƣớm hoàng đế là những họ bƣớm đêm phổ biến nhất. Trong số các loài bƣớm đêm đƣợc phát hiện tại VQG Pù Mát có 4 loài đƣợc coi là những loài mới lần đầu tiên đƣợc phát hiện tại Việt Nam đó là các loài Dolbina inexacta, Callambulyx poecilus, Macroglossum fizeti, Phylophinggia dissimilis. Cá VQG Pù Mát có ba hệ thống sông suối chính tạo nên các thung lũng hình chữ V, đƣợc chia cắt bởi 3 phụ lƣu chính đổ vào Bắc sông Lam. Môi trƣờng sống của cá ở các sông suối trong VQG chủ yếu là suối trong lòng có đá và hai bên bờ là rừng. Khu hệ cá của các con suối ở thƣợng nguồn bao gồm chủ yếu là các loài thƣờng có ở các con suối dƣới chân đồi và những nơi nƣớc chảy xiết. Kết quả chƣa đầy đủ của đợt điều tra trên bốn khu vực sông suối của VQG năm 1998 đã thống kê có 51 loài cá thuộc 37 chi và 14 họ. Bảng 2.3 Nhóm động vật quý hiếm ở VQG Pù Mát Sách đỏ Việt Nam IUCN Lớp E V R T Cộng 1996 Thú 13 19 7 1 40 31 Chim 1 - 3 8 12 24 Bò sát 1 9 1 5 16 4 Lƣỡng thể - - 1 2 3 7 Cá - 5 1 - 6 - Tổng 15 33 13 16 77 62 Nguồn: đa dạng sinh học VQG Pù Mát Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 35
  36. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An 2.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn 2.3.1 Đặc điểm về kinh tế Do dân số tập trung không đều cho nên lực lƣợng lao động cũng phân bố không đồng đều và tập trung ở các xã vùng thấp của huyện Anh Sơn. Lực lƣợng lao động ở địa phƣơng rất lớn, nhƣng cơ cấu các ngành nghề trong khu vực lại rất đơn điệu. Phần lớn là các hoạt động sản xuất: Lâm nghiệp, Nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, một số ít ngƣời làm trong các lĩnh vực khác nhƣ: Y tế, giáo dục, dịch vụ. Việc dƣ thừa lao động, đời sống khó khăn nên khiến ngƣời dân đã vào VQG Pù Mát để khai thác lâm sản. 2.3.1.1 Sản xuất lâm nghiệp Các chƣơng trình Lâm nghiệp đã đƣợc thực hiện nhƣ chƣơng trình 327, 661. Hiện nay huyện Anh Sơn đã giao cho các hộ, các tập thể khoanh nuôi tu bổ, chăm sóc bảo vệ, và trồng đƣợc 2217ha rừng, huyện Tƣơng Dƣơng có 8305ha, huyện Con Cuông đƣợc 30280ha. Công tác trồng rừng cũng đƣợc đặc biệt chú trọng cho đến thời điểm hiện nay. Diện tích trồng rừng của huyện Anh Sơn là 2853ha, của huyện Tƣơng Dƣơng là 206ha, của huyện Con Cuông là 3350ha. Ngoài diện tích rừng trồng tập trung các huyện còn trồng đƣợc hàng triệu cây phân tán. Trong phạm vi VQG có 3 lâm trƣờng quốc doanh (Lâm trƣờng Con Cuông, Lâm trƣờng Tƣơng Dƣơng, Lâm trƣờng Anh Sơn), hoạt động chủ yếu của các lâm trƣờng này là bảo vệ, tu bổ, làm giàu rừng và khai thác. Bên cạnh các hoạt động truyền thống các Lâm trƣờng trong khu vực còn là trung tâm dịch vụ về kỹ thuật, cây giống cho ngƣời dân địa phƣơng. 2.3.1.2 Các dự án phát triển kinh tế trong vùng Đối với xã vùng đệm thì chƣơng trình lớn nhất về Lâm nghiệp (của chính phủ) là dự án 327, 661. Dự án 327 định canh, định cƣ đƣợc thực hiện ở 3 bản đó là: Cò Phạt, Khe Cồn, Bản Búng thuộc xã Môn Sơn. Nhằm ổn định dân cƣ, quy hoạc nƣơng rẫy, xoá bỏ cây thuốc phiện. Ngoài ra còn có các dự án khác nữa nhƣ: Dự án về giao khoán đất rừng, quản lý bảo Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 36
  37. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An vệ tài nguyên rừng, giãn dân, dự án đầu nguồn Sông Cả, Sông Giăng do chính phủ Thuỷ điện tài trợ; dự án bảo vệ khai thác nguyên vật liệu giấy sợi; dự án trồng cây ăn quả nhƣ (cây cam, nhãn, vải); dự án bảo vệ rừng đầu nguồn, hỗ trợ lƣơng thực; dự án hỗ trợ vốn chăn nuôi, cây trồng (lúa, ngô); dự án trồng cây công nghiệp (tiêu) của huyện Anh Sơn; dự án LNXH và BTTN của tỉnh Nghệ An; dự án khả thi đầu tƣ xây dựng của VQG Pù Mát. 2.3.1.3 Các hoạt động ảnh hưởng đến VQG Pù Mát Từ lâu đời cuộc sống đồng bào dân tộc ở đây chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên. Rừng là nơi cung cấp lƣơng thực, thực phẩm, nguyên vật liệu, cây thuốc cho nhân dân trong vùng từ khi KBT đƣợc thành lập, các hoạt động phát rẫy không còn. Nhƣng khai thác lâm sản, săn bắt thú rừng vẫn còn phổ biến, các hoạt động của ngƣời dân ảnh hƣởng tới tài nguyên rừng và cảnh quan nhƣ: - Phát rẫy làm nƣơng gây cháy rừng. - Khai thác củi, gỗ trái phép. - Săn bắt cá bằng Mìn, Điện, chất độc trên sông suối phá huỷ môi trƣờng, huỷ diệt hệ thống động vật thuỷ sinh. - Chăn thả gia súc quá mức dƣới tán rừng. - Các hoạt động khai thác lâm sản nhƣ: lấy trầm hƣơng, Măng, cây thuốc, mật ong, lấy nứa, cây cảnh. 2.3.2 Đặc điểm về xã hội 2.3.2.1 Dân cư - dân tộc VQG Pù Mát nằm trên địa giới hành chính của 16 xã thuộc 3 huyện là Con Cuông, Anh Sơn và Tƣơng Dƣơng. Theo thống kê mới nhất (2004) của Cục thống kê Nghệ An tổng hợp về những số liệu về diện tích đất tự nhiên và mật độ dân cƣ của các xã trong huyện có địa giới với VQG Pù Mát nhƣ sau: Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 37
  38. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An Bảng 2.4 Mật độ dân cƣ các huyện Con Cuông, Anh Sơn, Tƣơng Dƣơng Diện tích đất Số Tỷ lệ Mật độ TT Đơn vị hành chính rừng tự khẩu (%) (ng/km2) nhiên (km2) I Huyện Anh Sơn 286,2 38163 40,9 133 1 Xã Đỉnh Sơn 13,25 6561 7,0 95 2 Xã Cẩm Sơn 12,09 5059 5,5 421 3 Xã Tƣờng Sơn 24,02 8360 9,0 348 4 Xã Hội Sơn 52,94 10387 11,1 196 5 Xã Phúc Sơn 138,90 7760 8,3 56 II Huyện Con Cuông 1880,8 39419 42,2 21 1 Xã Môn Sơn 405,5 7555 8,1 19 2 Xã Lục Dạ 124,7 6664 7,1 53 3 Xã Yên Khê 51,6 4733 5,1 92 4 Xã Chi Khê 75,1 5934 6,4 79 5 Xã Bồng Khê 29,3 5252 5,6 179 6 Xã Châu Khê 438,8 5173 5,5 12 7 Xã Lạng Khê 106,3 4102 4,4 39 III Huyện Tƣơng Dƣơng 853,6 15753 16,9 18 1 Xã Tam Quang 378,49 6818 7,3 18 2 Xã Tam Đình 103,17 3879 4,2 30 3 Xã Tam Thái 113,13 3546 3,8 31 4 Xã Tam Hợp 231,81 1510 1,6 7 Tổng 3020,6 93335 100 57 Nguồn: Niên giám thống kê Nghệ An 1999 Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 38
  39. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An Vƣờn Quốc Gia Pù Mát là nơi cƣ trú của nhiều dân tộc thiểu số trong đó dân tộc Thái có số lƣợng đông nhất (chiếm khoảng 67%) và ít nhất là dân tộc Ơ Đu chiếm khoảng 0,6%. Cụ thể tỷ lệ các dân tộc cƣ trú trên địa bàn và khu vực lân cận VQG Pù Mát nhƣ sau: Bảng 2.5 Thành phần các dân tộc sinh sống trong khu vực VQG Pù Mát TT Dân tộc Số hộ Số khẩu Tỷ lệ % 1 Thái 11338 62435 66,89 2 Khơ Mú 1984 13765 14,74 3 Kinh 2531 10498 11,25 4 H'Mông 599 3714 3,98 5 Đan Lai 149 265 1,6 6 Tày Poong 132 813 0,87 7 Ơ Đu 96 563 0,6 8 Dân tộc khác 9 53 0,06 Nguồn: Thống kê các huyện Con Cuông, Anh Sơn, Tương Dương 1999 2.3.2.2 Yếu tố văn hoá dân tộc và lịch sử Văn hoá dân tộc Địa bàn miền Tây Nghệ An và khu vực VQG Pù Mát là nơi cƣ trú chủ yếu của ngƣời Thái và các nhóm địa phƣơng của dân tộc này. Nét văn hoá Thái có thể đƣợc xem là nét văn hoà bao trùm cả khu vực. Bên cạnh đó không thể không nhắc tới những nét văn hoá đặc sắc của các dân tộc thiểu số khác cùng sinh sống trên địa bàn nhƣ ngƣời Khơ Mú với lễ ăn cơm mới (Ma Ngo Kăm Mệ) rất đặc sắc. Các dân tộc H'Mông, Tày, Ơ Đu đều có những giá trị văn hoá bản địa rất độc đáo có thể khai thác cho hoạt động du lịch. Di tích lịch sử cách mạng Bên cạnh những yếu tố mang đậm nét văn hoá của các dân tộc thiểu số, khu vực VQG Pù Mát còn có nhiều điểm di tích lịch sử có giá trị tham quan du lịch nhƣ: Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 39
  40. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An Hang ốc (Thằm Oi) với nhiều khảo vật mang đậm dấu tích của ngƣời tiền sử, các dấu tích liên quan đến sự hình thành và phát triển của loài ngƣời. Bia Mã Nhai: gắn với chiến tích anh hùng của thời Lý. T hành Trà Lân: mang đậm dấu ấn lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Cây Đa Cồn Chùa: nơi chứng kiến sự ra đời của chi bộ Đảng Miền Tây Nghệ An và phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930-1931) vùng Lục Dạ-Môn Sơn. 2.3.3. Phong tục của một số dân tộc sinh sống trong khu vực VQG Pù Mát 2.3.3.1 Văn hoá phong tục người Thái Ngƣời Thái tập trung tại các huyện có ranh giới hành chính với VQG nhƣ Tƣơng Dƣơng, Anh Sơn và huyện Con Cuông nói riêng và khu vực miền Tây Nghệ An nói chung. Ngƣời Thái có tên gọi khác là Tay Thanh, Man Thanh, Tay Mƣời, Tay Mƣờng, Hàng Tổng, Tay Dọ, Thổ. Ngành Thái có 2 nhóm địa phƣơng chính đó là ngành Thái Đen (Táy Đăm) và ngành Thái Trắng (Táy Đón). Văn hoá phong tục giữa hai nhóm địa phƣơng này không có sự khác nhau nhiều, chủ yếu là qua trang phục hàng ngày của ngƣời phụ nữ (ngành Thái Trắng phụ nữ ƣa mặc váy áo trắng và ngƣợc lại trang phục cuả phụ nữ ngành Thái Đen là màu đen). Tiếng nói của dân tộc Thái thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái. Kiến trúc nhà và nếp ở của người Thái Ngƣời Thái quần cƣ thành từng bản, các bản của ngƣời Thái thƣờng ở chân sƣờn núi trông xuống cánh đồng. Ngƣời Thái ở nhà sàn, cấu trúc mái nhà hình mai rùa với hai kèo đầu nhà nhô lên cao một đoạn đƣợc gọi là khau cút. Nhà sàn của ngƣời Thái không có phòng riêng mà chỉ chia ngăn ô. Sơ đồ bố trí nhà của ngƣời Thái: trong nhà thƣờng mở 2 cửa sổ ra vào hai đầu hồi, hai bên sƣờn nhà mở nhiều cửa sổ. Lên xuống nhà sàn bằng hai cầu thang 9 hay 11 bậc theo quan niệm về các số lẻ thiêng liêng của đồng bào. Cầu thang đầu nhà bên trái gọi là cầu thang xia, dành cho phụ nữ lên xuống. Từ cầu thang khách lên sàn đầu hồi qua cửa vào gian đầu hồi gọi là gian quản-chủ nhà, phía trong vách gian thứ hai bên phải có một ngăn nhỏ dành cho rể hoặc dành cho con trai khi chƣa có rể, phía vách ngoài là giƣờng cho khách. Vào gian tiếp gọi là gian hỏng Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 40
  41. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An hóng, phía trong trên vách gắn bàn thờ tổ tiên, dƣới bàn thờ là giƣờng của vợ chồng chủ nhà, phía ngoài gian hỏng hóng đặt bàn ghế tiếp khách, liền kề giƣờng vợ chồng chủ nhà là cột xạn hẹ: trên cột thƣờng treo gói hạt giống, một mai rùa và một dƣơng vật bằng gỗ thể hiện sự sinh sôi nảy nở và sự phát triển của chủ nhà. Qua gian hỏng hóng ta sẽ bƣớc vào gian cang hƣớn-đây là gian dành cho con gái nằm. Kế đến là gian hỏng lánh ngài: gian này phía sau cũng dành cho con gái nằm, phía trƣớc đặt bếp nấu ăn hàng ngày. Gian cuối cùng trong căn nhà là gian hỏng chan: phía trong là nơi đặt khung cửi và nơi thay váy áo của phụ nữ và nơi để lƣơng thực hàng ngày, phía ngoài là chỗ đặt nƣớc sinh hoạt. Bữa ăn của người Thái Cơ cấu bữa ăn của ngƣời Thái chủ yếu vẫn là chất bột cùng rau, cá thịt. Gạo nếp là lƣơng ăn truyền thống. Gạo nếp ngâm đồ trên chõ, dỡ ra mủng, nắm tay ăn bốc là thói quen trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Mâm cơm trong bữa ăn hàng ngày của ngƣời Thái không thể thiếu món chéo (mắm ớt dằm thêm tỏi, rau thơm, hành, mùi, có thể thêm gan gà luộc, ruột cá nƣớng). Trang phục của người Thái Trang phục phụ thể hiện hết những tinh hoa của đồng bào. Bao gồm: Váy: đƣợc tạo thành từ 4 tấm vải khổ 0,4m, dài từ ngang thắt lƣng tới chấm gót. Phía trên có cạp váy hay đầu váy (hua hịu) cao khoảng 10cm bằng vải xanh hoặc đỏ đôi khi cũng dệt cạp váy riêng thêu hoa văn giống cạp váy Mƣờng. Gấu váy khâu nẹp cao khoảng 3cm thƣờng là bằng màu đỏ. Váy Thái có lót bên trong màu trắng may ngắn hơn váy ngoài độ 15cm. Váy Thái chủ yếu là màu đen hoặc chàm, khi mặc váy có thể gấp vào trƣớc bụng hay bên sƣờn. Thắt lƣng (xai ẻo): thƣờng bằng lụa tơ tằm nhuộm màu xanh lá cây, hai đầu can thêm hai mảnh vải đỏ thêu thùa có rua ba phía. Thắt lƣng cuốn vào giữ chặt cạp váy, hai miếng vải để hai đầuđƣợc giắt vào trƣớc bụng hoặc lệch sang bên hông. Aó (xửa): gồm Xửa hổm nô là loại áo lót bên trong và Xửa cỏm là loại áo ngắn đƣợc may dài tay hẹp, thân hẹp, bó sát ngƣời. Aó ngắn đến thắt lƣng, khi Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 41
  42. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An mặc gấu áo dấu trong thắt lƣng và nổi bật với hàng khuy bằng bạc hình con bƣớm, ve sầu, cánh hoa dọc trƣớc bụng gọi là măk pẻm và bao giờ cũng bằng số lẻ theo tín ngƣỡng của đồng bào. Khăn piêu: phụ nữ chƣa chồng thì búi tóc thả xuống sau gáy, khi lấy chồng thì búi tóc chổng ngƣợc đỉnh đầu và đội lên trên bằng chiếc khăn piêu. Khăn piêu có tác dụng che đầu khi nắng gió và làm ấm đầu khi mùa đông lạnh giá. Trang phục cua nam giới ngƣời Thái gồm: khăn, áo và quần. Khăn: là một miếng vải chàm đen có hai loại là pau dài hơn 1m và trọc ngắn hơn pau khăn cuốn hình chữ nhân trên trán. Aó may cổ đứng, xẻ tà, mở bụng cài khuy, ống tay rộng. Aó đƣợc may bó sát ngực và đôi vai, các vạt trƣớc sau bên dƣới xoè ra trùm kín quần. Quần may rộng đũng bằng cách xếp chồng các miếng vải cắt ống lƣợn xoè rộng chỗ đũng. Quần may cạp gấp thu ở bụng, thắt dây lƣng ra ngoài. Quần chỉ đƣợc may bằng vải chàm. Lễ hội Lễ cúng ma lúa: ngƣời Thái theo quan niệm đa thần, bất cứ làm việc gì ngƣời Thái cũng đều phải cúng ma. Đối với ma lúa, khi lúa ra đòng phải cúng ma ruộng lúa; khi lúa bắt đầu chín chủ nhà hái vài gié lúa treo trên vách chỗ bàn thờ ma nhà để ma nhà chứng giám. Khi gặt lúa xong có tục cảm ơn hồn lúa, họ làm bù nhìn bằng rơm tƣợng trƣng cho hồn lúa đƣa về nhà đặt trên nắm thóc, mời hồn lúa ở lại đến ngày sấm đầu mùa, chủ nhà đánh thức hồn lúa dậy phù hộ cho gia đình đƣợc mùa vụ lúa mới. Món ăn truyền thống trong lễ cúng cơm mới là xôi nhiều màu và cá muối từng khúc tẩm bột gói lá đồ lên. Ngƣời Thái có lễ hội xên bản xên mƣờng (chúc bản chúc mƣờng) đƣợc tổ chức vào đầu mùa xuân trên cánh đồng rộng, mời mo lƣơng đến cúng xua đuổi tà ma, cầu cho bản mƣờng yên vui, mùa màng tƣơi tốt. Sau đó nam nữ thanh niên vui chơi ném còn, múa xoè Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 42
  43. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An Văn nghệ dân gian Ngƣời Thái có đời sống văn nghệ phong phú, có truyện thần thoại về việc sáng tạo trời đất, con ngƣời. Đồng bào Thái cũng có nhiều loại thơ ca đƣợc gọi là các loại khắp gồm khắp báo xa là điệu hát trai gái giao duyên; khắp lồng lộng là điệu hát ngoài đồng ruộng; khắp cạ là hát khi chèo thuyền; khắp ủ lục nòn khi ru em; khắp xứ đếch nọi là hát đồng dao Ngƣời Thái nổi tiếng với các điệu múa hay còn gọi là xoè, xoè quạt, xoè nón, xoè đèn bên cạnh đó còn có múa sạp lôi cuốn cả ngƣời diễn lẫn ngƣời xem cùng hoà vào điệu múa. 2.3.3.2 Văn hoá phong tục người Khơ Mú Ngƣời Khơ Mú có các tên gọi khác là Kmụ, Kúm Mụ. Các nhóm địa phƣơng gồm Xá Cẩu, Khạ Khẩu, Mãng Cấu, Tày Hạy, Mửn Xen, Pu Thênh, Tềnh. Tiếng nói Khơ Mú thuộc Môn-Khơ Me. Nhà ở của người Khơ Mú Loại hình nhà ở chính của ngƣời Khơ Mú là nhà sàn và kiểu nửa sàn nửa đất. Nhà ở của ngƣời Khơ Mú thƣờng có một gian hai chái hay hai gian-hai chái, ba gian-hai chái. Vách nhà thƣờng làm bằng vách nứa đan, mặt sàn lát bằng luồng, vầu bổ banh nguyên cây, đập dập. Nhà rất ít hay không có cửa sổ. Mỗi nhà chỉ có một cầu thang lên xuống dành cho thành viên trong gia đình. Vật liệu dùng làm gồm gỗ, tre, nứa, song mây, gianh, lá cọ hoặc lá mây dùng để lợp. Kết cấu khung nhà cũng khá đơn giản gồm: cột, kèo, dầm, xà, đòn tay chủ yếu dùng gỗ nguyên cây không bóc vỏ. Bố trí mặt bằng sinh hoạt trong nhà ngƣời Khơ Mú với một gian hai chái thì chái bên phải là nơi đặt bếp thiêng, bếp này chỉ dùng để thổi cơm không nấu nƣớng thức ăn. Chái có vách ngăn với gian giữa. Vách đầu hồi có "cửa ma" chỉ mở khi chủ nhà qua đời. Gian giữa là nơi ngủ của chủ nhà và con nhỏ trong gia đình. Chái bên trái có cầu thang đi xuống, nơi đặt bếp nấu hàng ngày. Phần chái này cũng còn là nơi gia chủ tiếp khách. Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 43
  44. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An Ăn uống Ngƣời Khơ Mú có tập quán ăn bằng cách đồ: đồ xôi, đồ cơm, ngô độn thêm khoai sắn và đỗ. Ngƣời Khơ Mú ít ăn cơm tẻ mà chủ yếu là ăn xôi nếp trong khẩu phần ăn hàng ngày. Họ thƣờng thích ăn đồ nƣớng và các món xào nấu có vị cay. Một số món đặc trƣng của đồng bào là thịt lam nhoọc, thịt chua có mùi, thịt vùi tro bếp, thị nƣớng, cá chua (pa đẹec), cá khô gác bếp, món ruột cá vùi tro dùng đẻ chấm với xôi. Các loại măng, rau ngoài cách đồ, luộc nƣớng còn đƣợc làm nộm (gỏi) trộn gia vị nhƣ nộm măng, nộm hoa đu đủ, hoa chuối. Ngày lễ tết làm các loại bánh nếp có nhân thịt từ bột nếp, tẻ, ngô. Thƣờng ngày vợ chồng con cái thƣờng ngồi ăn chung một mâm nhƣng khi có khách thì phụ nữ và trẻ em không ngồi ăn chung với khách. Trƣớc khi ăn bao giờ chủ nhà cũng khấn mời tổ tiên, sau mỗi bữa ăn họ thƣờng uống nƣớc chè. Ngƣời Khơ Mú cúng làm rƣợu cần và uống rƣợu cần đặc biệt là vào những ngày lễ tết. Vào những dịp cƣới xin ngƣời Khơ Mú còn mua rƣợu cất về để uống. Trang phục Phụ nữ Khơ Mú mặc giống ngƣời Thái, tuy vậy cũng có một số điểm khác biệt. Bộ trắng phục của ngƣời phụ nữ ngƣời Khơ Mú bao gồm có váy, áo, yếm, dây lƣng, khăn đội đầu, xà cạp. Điểm khác biệt rõ nhất so với trang phục của ngƣời phụ nữ Thái là ở tấm áo. Aó nữ Khơ Mú là loại áo cánh ngắn màu đen chàm, cổ hình trái tim, xẻ ngực, có hàng khuy cài bằng bạc (nhôm) hình chữ nhật gọi là quả pám. Hai bên vạt áo thƣờng đƣợc nẹp thêm dải vải khác màu trên đó lại đƣợc đính thêm cúc bạc hay cúc nhôm hình tròn chạy từ trên xuống dƣới khác hẳn với hàng cúc bạc hình con bƣớm hay con ve của ngƣời Thái. Váy của phụ nữ Khơ Mú có kiểu dáng giống váy của phụ nữ Thái. Đây là loại váy ống, màu đen chàm, mặc theo kiểu xỏ chân hoặc chui đầu. Ở miền tây Nghệ An phụ nữ Khơ Mú ngoài cách mặc váy giống nhƣ váy của ngƣời Thái, họ còn mua váy của ngƣời Lào làm trang phục cho mình. Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 44
  45. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An Yếm là kiểu áo lót mặc bên trong áo cánh. Đầu yếm đƣợc thêu hoa văn và đính hai dây để buộc sau cổ. Thân yếm đƣợc đính hai dây vải đen buộc vòng ra sau lƣng. Lễ hội Lễ tra hạt Sau khi đốt nƣơng, ngƣời Khơ Mú để ba ngày cho đất nguội rồi mới chọc lỗ ra hạt. Chủ nhà cắm một chiếc the le cao ở giữa nƣơng để đánh dấu sở hữu mảnh đất đã có chủ và làm một mảnh nƣơng tƣợng trƣng bằng cách cắm 4 que nứa làm thành hình cầu vồng tạo nên ô vuông khoảng 2m2, trong ô vuông đó dựng một cái cọc, trên đỉnh đặt một hòn đá. Dƣới chân cọc đặt một máng nƣớc bằng nứa, cài lên đó vài ồng nƣớc nhỏ, bốn góc ô vuông này đƣợc trồng bốn khóm sả, bố gốc khoai sọ. Sau đó chủ nhà mổ một con gà trống luộc chín làm lễ vật cúng, cúng xong chủ nhà chọc lỗ gieo hạt trong phạm vi nƣơng vừa khai phá. Lễ cúng hồn lúa Thƣờng đƣợc diễn ra vào khoảng tháng 9, 10 chọn lấy ngày tốt nhất, trƣớc đó nam giới ra nƣơng dựng kho thóc mới. Đến ngày đã định, gia chủ chuẩn bị hai vò rƣợu cần, một con lợn mang lên nƣơng. Bên cạnh kho thóc, ngƣời ta dựng một ngôi lều nhỏ để làm nơi cúng hồn lúa. Dựng lều xong, ngƣời ta đặt hai vò rƣợu cần vào trong, con lợn đƣợc buộc vào cột lều. Thầy cúng đứng trƣớc lều khấn trời đất, ma rừng, ma suối đến chứng giám và nhận lễ vật. Cúng xong, con lợn đƣợc mổ thịt ngay tại chỗ, mẹ lúa bê ếp xôi nếp và con gà luộc chín bƣớc vào kho lúa, đặt lễ vật xuống và cất lời cúng mời vía lúa về kho. Chiều tối trƣớc khi ra về chủ gia đình khấn vài lời để ngày hôm sau bắt đầu vào vụ thu hoạch chính thức. Sáng hôm sau cả nhà mang gùi, nhíp, dao cùng lên nƣơng. 2.4 Điều kiện phục vụ và thu hút khách tham quan du lịch 2.4.1 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch Trong những năm gần đây, VQG Pù Mát đã đầu tƣ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, một số công trình phục vụ công tác bảo tồn, bảo vệ. Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 45
  46. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An Giao thông nội bộ Vƣờn cũng khá phát triển, ngoài trục đƣờng chính là quốc lộ 7 dẫn từ miền xuôi lên các huyện miền núi và thông sang Lào còn có tỉnh lộ và các đƣờng liên thôn, liên xã đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp. Tuy nhiên do địa hình hiểm trở nên các phƣơng tiện giao thông còn hạn chế. Sông Cả và Sông Giăng là hai con sông chính cùng các nhánh sông suối nhỏ chạy dọc theo thung lũng tạo nên hệ thống giao thông đƣờng thuỷ trong Vƣờn. Nhƣng do địa hình phức tạp, độ dốc lớn, dòng chảy mạnh nên việc vận chuyển bằng đƣờng thuỷ cũng gặp khó khăn, đặc biệt là vào mùa lũ. Các xã trong Vƣờn đã đƣợc sử dụng nguồn điện từ mạng lƣới Quốc gia. Khu vực đặt trụ sở chính của Vƣờn và ngƣời dân sinh sống lân cận đã đƣợc dùng nƣớc máy. Tuy nhiên để phát triển du lịch cần nâng cấp hơn nữa hệ thống cung cấp điện nƣớc. Nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của Vƣờn còn nhiều hạn chế về cả số lƣợng và chất lƣợng. Ở khu điều hành chính của VQG tại thị trấn Con Cuông có tổng số phòng là 35 phòng với sức chứa là 70 khách. Ngoài một vài khu nhà cao cấp đƣợc thiết kế theo kiểu nhà sàn dân tộc Thái còn đảm bảo chất lƣợng và đủ tiêu chuẩn phục vụ, còn lại phần lớn đã bị xuống cấp, không đủ để đáp ứng yêu cầu của khách. Các dịch vụ khác nhƣ ăn uống, vui chơi, giải trí còn nhiều thiếu thốn. 2.4.2 Vị trí và khả năng tiếp cận Cách thành phố Vinh khoảng 120km theo quốc lộ 7, VQG Pù Mát nằm trong vùng trọng điểm du lịch của tỉnh Nghệ An gồm: Thành phố Vinh-Cửa Lò- Nam Đàn-VQG Pù Mát-Quỳ Châu-Quế Phong. Với quốc lộ 7 chạy qua, VQG Pù Mát nằm trên chuyến du lịch xuyên á, nối giữa cụm du lịch Bắc Trung Bộ với Lào và Đông Bắc Thái Lan. Trải dài trên 3 huyện, có nhiều đƣờng phụ, đƣờng dân sinh dẫn vào khu vực VQG vì vậy khả năng tiếp cận có thể nói là dễ dàng. Tuy nhiên, hầu hết vẫn là đƣờng mòn tự nhiên, đƣờng đá, vào những ngày mƣa thƣờng trơn trƣợt, không thuận tiện cho hoạt động du lịch. Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 46
  47. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An 2.4.3 Tính đa dạng sinh học cao Kết quả điều tra hệ động thực vật của VQG Pù Mát cho thấy tính đa dạng sinh học cao. Về hệ thực vật có khoảng 2500 loài, thuộc 202 họ và 931 chi. Riêng thực vật có mạch đã lên tới 1.297 loài thuộc 607 chi và 160 họ, trong đó có 37 loài đƣợc ghi vào sách đỏ Việt Nam. Hệ động vật Pù Mát cũng có tính đa dạng sinh học cao với khoảng 939 loài, trong đó 131 loài thú, 295 loài chim, 70 loài bò sát và lƣỡng cƣ, 84 loài cá, 39 loài dơi và rất nhiều loài bƣớm ngày và bƣớm đêm. Số loài quý hiếm đƣợc ghi vào trong sách đỏ Việt Nam lên tới 68 loài. Các loài thú mới lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam có Sao La, Mang Lớn, Mang Trƣờng Sơn, Thỏ Vằn Trƣờng Sơn đã gây sửng sốt cho các nhà khoa học Thế giới. Trong các loài thú điển hình là Khỉ đuôi lợn, khỉ mốc, khỉ vàng, khỉ đuôi dài, khỉ cộc; vọoc xám, voọc vá; vƣợn đen má trắng và vƣợn đen má vàng. Có 6 loài chim đƣợc xem là những loài nguy hiểm cấp toàn cầu và 16 loài đang có nguy cơ bị đe doạ. Điển hình là các loại nhƣ gà so, gà lôi, trĩ sao, gõ kiến, niệc, bói cá, vẹt, phiến đất, gầm ghì vằn, cu xanh, diều, đại bàng Mã Lai, giẻ cùi vàng, sáo vàng, khƣớu. Trong các loài lƣỡng cƣ và bò sát có mặt tại VQG Pù Mát đƣợc đánh giá là có nhiều loài quý hiếm đƣợc đặc biệt chú ý trong công tác bảo tồn ở Việt Nam cũng nhƣ cấp độ bảo tồn quốc tế nhƣ kỳ đà, hổ mang chúa, trăn Miến Điện, trăn vằn, rùa hộp vằn, rùa viền núi. Bƣớm cũng có một số loài đƣợc xác định là lần đầu tiên phát hiện ở Việt Nam và cũng chỉ có ở khu vực VQG Pù Mát. Nhƣ vậy, về đa dạng sinh học Pù Mát không những đƣợc đánh giá là có tầm cỡ quốc gia mà còn có giá trị cao cho cả khu vực. 2.4.4 Cảnh quan hấp dẫn Pù Mát nổi tiếng với những cảnh quan đẹp, hấp dẫn nhƣ Thác Kèm, cao 150m, nhƣ một dải lụa trắng, vừa hùng vĩ, vừa tráng lệ nổi bật lên giữa rừng núi xanh thẳm; rừng Săng lẻ rộng tới 70ha, một khu rừng cổ thụ, thuần loài cao trung bình 50m, đƣợc coi nhƣ thung lũng xanh của núi rừng miền Tây Nghệ Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 47
  48. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An An; suối Nƣớc Mọc thần bí mọc lên từ vùng đất, nƣớc suối mát mẻ về mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Thật là những điểm tham quan lý tƣởng. 2.4.5 Nền văn hoá bản địa Vƣờn quốc gia Pù Mát là nơi cƣ trú của nhiều dân tộc nhƣ: Thái, Khơ Mú, Kinh, H'Mông, Đan Lai, Tày, Ơ Đu , trong đó dân tộc Thái chiếm tỉ lệ cao nhất (khoảng 67%), ít nhất là dân tộc Ơ Đu (khoảng 0.6%). Văn hoá Thái đƣợc coi là nét văn hoá bao trùm của khu vực. Ở hầu hết các thôn bản, ngƣời Thái sinh sống trong nhà sàn làm bằng gỗ, trồng lúa nƣớc hoặc làm nƣơng rẫy, nuôi trâu bò và gia cầm; làm sản phẩm từ tre và dệt vải truyền thống. Vải thổ cẩm của ngƣời Thái nổi tiếng về hoa văn độc đáo, màu sắc sặc sỡ và bền đẹp. Văn hoá của dân tộc Thái còn nổi tiếng với các điệu múa xoè, múa khăn và dàn cồng chiêng. Nhảy sạp, uống rƣợu cần là những nét đặc sắc không thể trộn lẫn trong sinh hoạt hàng ngày của ngƣời Thái. Bên cạnh đó không thể không kể đến những nét văn hoá của các dân tộc thiểu số khác cùng sinh sống trên địa bàn nhƣ ngƣời Khơ Mú với lễ cơm mới (Ma Ngo Kăm Mệ) rất đặc sắc. Các dân tộc H'Mông, Tày, Ơ Đu đều có những đặc điểm văn hoá bản địa rất độc đáo có thể khai thác cho hoạt động du lịch. Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 48
  49. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An Kết luận chƣơng 2 Trên cơ sở nghiên cƣu các điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội ở khu vực VQG Pù Mát, dựa vào các tiêu chí đánh giá tiềm năng DLST của VQG khoá luận đã tiến hành đánh giá tiềm năng DLST của VQG Pù Mát kết quả đánh giá cho thấy rằng Pù Mát là một VQG có tiềm năng DLST với giá trị đa dạng sinh học cao, nhiều loài động thực vật quý hiếm, đặc hữu lần đầu tiên đƣợc tìm thấy ở Việt Nam; nhiều thắng cảnh đẹp và nền văn hoá bản địa đặc sắc; vị trí và khả năng tiếp cận thuận lợi. Tuy nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn thiếu thốn nên chƣa tạo thuận lợi khai thác tiềm năng này để phát triển du lịch. Tóm lại, tài nguyên thiên nhiên của VQG dã tạo nên tiềm năng chính cho loại hình DLST phát triển. Nếu đƣợc khai thác hợp lý, VQG Pù Mát có thể trở thành điểm DLST hấp dẫn đối với khách du lịch. Tại đây có thể phát triển các loại hình du lịch nhƣ sau: - Tham quan ngắm cảnh tại điểm du lịch. - Tìm hiểu hệ động thực vật. - Tổ chức các hoạt động du lịch thể thao và mạo hiểm nhƣ leo núi, đi bộ, cắm trại. - Tham gia hoạt động giáo dục môi trƣờng. - Phát triển loại hình du lịch nghỉ dƣỡng. Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 49
  50. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An CHƢƠNG 3: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở VƢỜN QUỐC GIA PÙ MÁT 3.1 Khách du lịch 3.1.1 Nguồn khách Vƣờn quốc gia Pù Mát đƣợc thành lập trên cơ sở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát với nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản là bảo tồn hệ sinh thái động thực vật của vƣờn phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch. Sự đa dạng và phong phú của hệ sinh thái ở VQG đã phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu khoa học và đó cũng là nguồn tài nguyên du lịch quý giá cho phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, tiềm năng du lịch to lớn đó vẫn chƣa đƣợc tận dụng và phát huy cho hoạt động du lịch. Điều này thể hiện rất rõ ở nguồn khách nghèo nàn đến tham quan VQG. Từ khi thành lập (2001) hoạt động chủ yếu của VQG là bảo vệ rừng, bảo tồn sự đa dạng sinh học mà ít chú trọng đến hoạt động du lịch. Thời gian đầu chủ yếu là các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc đến VQG để thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học. Khi trung tâm DLST và giáo dục môi trƣờng của VQG đi vào hoạt động đã tìm nhiều biện pháp thu hút khách nhƣ liên kết với các công ty lữ hành trong và ngoài tỉnh để quảng bá và đƣa khách tới tham quan song số lƣợng vẫn rất hạn chế. Phần lớn vẫn là ngƣời địa phƣơng và các vùng lân cận tới VQG với mục đích tham quan, nghỉ dƣỡng. Nguyên nhân dẫn tới việc lƣợng khách đến với VQG con hạn chế là vì việc cung cấp thông tin ở VQG Pù Mát kém, chƣa liên tục khai thác hết tiềm năng của Vƣờn. Trang web giới thiệu về VQG Pù Mát mới đƣợc thành lập, việc giới thiệu về VQG mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát mà không có sự cập nhật thông tin thƣờng xuyên nhƣ: các dự án đã thự hiện tại Vƣờn, số lƣợng khách đến hàng năm Nhƣ vậy, có thể thấy hoạt động quảng cáo của Trung tâm du lịch sinh thái nói riêng và của Ban quản lý nói chung là chƣa hiệu quả. Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 50
  51. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An 3.1.2 Thành phần khách 3.1.2.1 Khách du lịch nội địa Khách du lịch nội địa bao gồm những ngƣời dân trong tỉnh và các vùng lân cận đến đây để tham quan, nghỉ dƣỡng. Khách du lịch là các nhà nghiên cứu khoa học, sinh viên các trƣờng đại học (chủ yếu là sinh viên các trƣờng lâm nghiệp và nông nghiệp) và học sinh trong huyện Con Cuông và TP Vinh đến tham quan, học tập và nghiên cứu. Cán bộ các cơ quan, xí nghiệp tới dự hội thảo, nghiên cứu chuyên đề kết hợp tham quan VQG. Tuỳ từng đối tƣợng mà số lƣợng khách đến tham quan có sự khác nhau. Khách với số lƣợng đông thƣờng là học sinh, sinh viên; thƣờng đi theo nhóm lớn khoảng từ 30-50 ngƣời, có khi lên tới 100 ngƣời. Thời gian tập trung vào các ngày lễ, cuối tuần, các đợt thực tập hoặc là sau khi thi. Cán bộ công nhân viên chức thì thƣờng đi theo nhóm nhỏ từ khoảng 20-30 ngƣời. Mục đích chính của chuyến đi là nghỉ ngơi, giải trí, thoát khỏi môi trƣờng làm việc hàng ngày tại công sở. Khách đi lẻ là những nhà nghiên cứu, đến với số lƣợng nhỏ khoảng từ 1-5 ngƣời. Họ đi vào thời gian bất kỳ trong năm, không tập trung vào thời điểm nhất định mà rải rác ở mọi thời điểm trong năm và thời gian lƣu trú của họ không cố định. Khách du lịch tự do thì thƣờng đi theo từng nhóm nhỏ khoảng từ 5-10 ngƣời với các loại xe nhỏ, xe máy Theo báo cáo hàng năm của phòng GDMT&DLST, khách du lịch nội địa tham quan VQG Pù Mát có cơ cấu nhƣ sau: đông nhất là học sinh, sinh viên, chiếm tỷ lệ khoảng 45,8%, tiếp đến là công chức, viên chức chiếm khoảng 30,2%; còn lại là các nhà nghiên cứu chiếm tỷ lệ ít nhất khoảng 20,3% (bảng 3.1) 3.1.2.2 Khách du lịch quốc tế Khách du lịch quốc tế đến với VQG Pù Mát gồm 2 thành phần: - Khách du lịch chuyên đề gồm các chuyên gia nghiên cứu về đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ động thực vật, về công tác quản lý và bảo tồn Thời gian lƣu trú vào nhiều thời điểm trong năm. Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 51
  52. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An - Khách du lịch thiên nhiên thuần tuý đến tìm hiểu thiên nhiên và di tích lịch sử, văn hoá của khu vực. Đối tƣợng này thƣờng đến vào mùa du lịch. Mặc dù VQG Pù Mát đƣợc đánh giá là một trong những VQG có sự đa dạng sinh học cao nhất Việt Nam, song lại ít đƣợc khách du lịch quốc tế biết đến và hầu nhƣ chƣa có các chƣơng trình quảng bá. Khách du lịch quốc tế đến tham quan chỉ giới hạn ở các chuyên gia, sinh viên nƣớc ngoài, các tổ chức quốc tế đến khảo sát phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. Bƣớc đầu chỉ mới có một số đoàn khách lẻ nhƣ ngƣời Anh, Nhật, Pháp, Thuỵ Điển với số lƣợng nhỏ, từ 1-5 ngƣời đi theo hình thức du lịch trecking (du lịch đi bộ). Nhìn chung khách du lịch quốc tế đến với VQG Pù Mát còn rất hạn chế, mặc dù DLST là loại hình du lịch họ rất ƣa thích. Nói tóm lại, đa phần khách du lịch đến VQG là học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên chức, mục đích của họ là nghỉ ngơi, tham quan, giải trí. Vì vậy nên định hƣớng tổ chức các khu vui chơi giải trí và nghỉ dƣỡng phục vụ nhu cầu của du khách. Mặt khác, lƣợng khách này thƣờng lớn và có mục đích, nhu cầu cụ thể, do đó khu du lịch nên có các thông tin để phục vụ kịp thời trong khâu quản lý. 3.1.3 Số lượng khách Do công tác tổ chức quản lý hoạt động du lịch tại VQG còn nhiều hạn chế, chƣa có vé tham quan rừng (chỉ thu tiền phục vụ công tác thu dọn vệ sinh tại các điểm tham quan), nên công tác thống kê sồ lƣợng khách gặp rất nhiều khó khăn và kết quả chƣa thực sự chính xác. Qua số kiệu báo cáo tổng hợp của Phòng GDMT&DLST từ năm 2006-2009 (phòng này mới bắt đầu hoạt động khai thác du lịch từ năm 2004) về số khách lƣu trú tại phòng nghỉ ở trụ sở hành chính của Vƣờn, lƣợng khách hàng năm đƣợc ƣớc lƣợng trong bảng 3.1. Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 52
  53. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An Bảng 3.1 Số lƣợt khách tham quan VQG Pù Mát (2006-2009) Năm 2006 2007 2008 2009 Khách du lịch quốc tế 274 305 350 399 Khách du lịch nội địa 9176 11064 12140 13367 Tổng 9450 11369 12490 13766 Nguồn: Báo cáo tổng hợp các năm phòng GDMT&DLST Năm 2006 có 9.176 lƣợt khách nội địa và 274 lƣợt khách quốc tế trong đó tỷ lệ sử dụng dịch vụ lƣu trú của khách nội địa là 1077/9176 lƣợt (khoảng 11, 73%), của khách quốc tế là 164/274 lƣợt (khoảng 59,85%). Năm 2007 là năm tăng mạnh cả lƣợng khách nội địa và cả khách quốc tế, nhƣng lƣợng khách sử dụng dịch vụ lƣu trú lại giảm, đặc biệt là khách nƣớc ngoài: 1414/16664 lƣợt khách nội địa (khoảng 8,48%) và 69/618 lƣợng khách quốc tế (khoảng 11,1%). Nhƣ vậy khách nƣớc ngoài có xu hƣớng sử dụng dịch vụ lƣu trú tại ngƣời dân hay chỉ tham quan trong ngày và không sử dụng dịch vụ lƣu trú của Vƣờn. Năm 2008 có 12140 lƣợt khách nội địa và 350 lƣợt khách quốc tế trong đó tỷ lệ sử dụng dịch vụ lƣu trú của khách nội địa là 2361/12140 lƣợt (chiếm 19,45%), số lƣợt khách quốc tế đến lƣu trú lại Vƣờn là 214/350 lƣợt (chiếm 62,4%). Năm 2009 số lƣợng khách quốc tế và nội địa cũng tăng khá nhanh, nhƣng lƣợng khách sử dụng dịch vụ lƣu trú lại giảm, số lƣợng khách nội địa lƣu trú lại là 3061/13367 lƣợt (chiếm 22.67%), số lƣợng khách quốc tế lƣu trú lại là 74/399 lƣợt (chiếm 18,5%). Số lƣợng khách theo thời vụ Trong du lịch, tính thời vụ là đặc điểm gây ra rất nhiều khó khăn cho việc quản lý du lịch. Do vây, muốn nâng cao hiệu quả trong quản lý, cần xác định các nhân tố quyết định tính thời vụ. Việc xác định nhân tố ảnh hƣởng tới tính thời vụ tại VQG Pù Mát đƣợc coi là một trong những biện pháp tìm ra nguyên nhân vì sao khách du lịch tập trung Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 53
  54. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An đông vào một số thời điểm trong năm. Cần phải tìm ra cách kéo dài mùa vụ kinh doanh du lịch bằng cách tổ chức thêm các hoạt động du lịch phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội nhƣ tìm hiểu di tích lịch sử, văn hoá dân tộc, đặc sản địa phƣơng Cần góp phần điều tiết lƣợng khách sử dụng hợp lý nguồn lao động và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu vực, hoặc tổ chức các hoạt động trùng tu, bảo dƣỡng Tại VQG Pù Mát, thời gian khách đến tham quan tƣơng đối tập trung theo mùa. Phụ thuộc vào đặc điểm khí hậu, thuỷ văn của khu vực khoảng thời gian thuận lợi cho hoạt động tham quan của VQG là các tháng mùa xuân và mùa hè (tháng 3-9) nên lƣợng khách tập trung đông. Đặc biệt là khách du lịch nội địa thƣờng tập trung vào thời điểm nghỉ hè, mùa đông hầu nhƣ không có khách đi lẻ mà chỉ có khách đến dự hội nghị, hội thảo kết hợp tham quan. Khách du lịch quốc tế tham quan VQG rải rác vào các thời điểm trong năm. 3.2 Doanh thu từ du lịch Hoạt động du lịch của VQG Pù Mát mới chỉ đƣợc khai thác từ năm 2004 với sự ra đời của Phòng GDMT&DLST, trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động này. Do mới đƣợc khai thác và chƣa bán vé thu lệ phí tham quan, lƣợng khách tham quan ít nên nguồn thu từ hoạt động du lịch có đƣợc chủ yếu là từ dịch vụ thuê phòng và cho thuêb phòng họp, hội thảo. Doanh thu hàng năm từ hoạt động này chỉ khoảng trên dƣới 100 triệu đồng. Theo số liệu báo cáo tổng kết các năm từ 2006-2009 của Phòng GDMT&DLST doanh tu từ hoạt động du lịch của các năm nhƣ sau: Bảng 3.2 Doanh thu từ du lịch VQG Pù Mát (2006-2009) Năm 2006 2007 2008 2009 Tổng Doanh thu (triệu đồng) 107,523 145,525 191,536 281,124 748,383 Nguồn: Báo cáo phòng GDMT&DLST Qua phân tích nguồn thu từ du lịch của VQG cho thấy, nguồn thu hàng năm có xu hƣớng tăng do lƣợng khách tăng. Tuy nhiên, đây chỉ là nguồn thu từ dịch vụ lƣu trú và tổ chức hội nghị có thể thống kê đƣợc nên còn chƣa cao, Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 54
  55. Ph•¬ng h•íng ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i v•ên quèc gia Pï M¸t - NghÖ An nguồn thu từ các dịch vụ khác thì chƣa có. Điều này thể hiện khả năng khai thác các dịch vụ du lịch tại VQG chƣa hiệu quả. 3.3 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch 3.3.1 Cơ sở hạ tầng Điện nước Đƣờng dây tải điện của mạng lƣới điện quốc gia đã đến các trạm biến thế của các xã trong khu vực. Ngƣời dân trong vùng đệm đã có điện từ các trạm biến thế ở trung tâm xã. Một nhà máy thuỷ điện đã đƣợc xây dựng tại huyện Tƣơng Dƣơng, cung cấp nguồn điện bổ sung cho địa phƣơng. Tại khu vực hành chính của Vƣờn và trung tâm các huyện thuộc trong khu vực đều sử dụng điện lƣới quốc gia. Nhà máy nƣớc xây dựng gần thị trấn Con Cuông, nơi đặt trụ sở hành chính của VQG cung cấp đủ nƣớc sạch cho khu vực hành chính và ngƣời dân vùng lân cận. Ngoài ra ngƣời dân ở đây còn sử dụng nƣớc giếng và nƣớc mƣa. Thông tin liên lạc Tại trung tâm hành chính của VQG đã có mạng điện thoại cố định. Mạng thông tin di động chỉ đƣợc phủ sóng tại trung tâm thị trấn Con Cuông, song tín hiệu còn yếu, chƣa có trạm truyền phát sóng di động. Các trung tâm cảnh báo tại những điểm tham quan của VQG còn chƣa đủ trang thiết bị thông tin cần thiết. Giao thông vận tải Giao thông trong khu vực VQG Pù Mát bao gồm cả giao thông đƣờng bộ giao thông đƣờng bộ và giao thông đƣờng thuỷ. Giao thông đƣờng bộ thì khá thuận lợi, ngoài trục đƣờng chính là quốc lộ 7 dẫn từ miền xuôi lên các huyện miền núi và thông sang nƣớc bạn Lào còn có nhiều tỉnh lộ và các đƣờng liên thôn, liên xã đƣợc đầu tƣ nâng cấp. Hiện các con đƣờng dẫn tới các điểm du lịch chính ngoài vùng đệm đã có thể đi đƣợc bằng xe máy, tuy nhiên vẫn còn khó đi. Trong khu vực Vƣờn có rất nhiều đƣờng mòn dễ dàng đi lại dọc các đỉnh dông hay các đáy thung lũng và suối. Sinh viªn: Vâ ThÞ Hoµi T©m - Líp VH1002 55