Khóa luận Phát triển du lịch sinh thái ở Lựng Xanh - Uông Bí - Quảng Ninh

pdf 10 trang hapham 2170
Bạn đang xem tài liệu "Khóa luận Phát triển du lịch sinh thái ở Lựng Xanh - Uông Bí - Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phat_trien_du_lich_sinh_thai_o_lung_xanh_uong_bi_q.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phát triển du lịch sinh thái ở Lựng Xanh - Uông Bí - Quảng Ninh

  1. 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DU LỊCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở LỰNG XANH – UÔNG BÍ – QUẢNG NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Tuyết Mai Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Thúy Lớp : DL16C Hà Nội - 2012
  2. 4 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 3. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Bố cục 4 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH SINH THÁI 1.1. Khái niệm du lịch sinh thái, điểm du lịch sinh thái 5 1.2. Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái 13 1.3. Yêu cầu, điều kiện hình thành và phát triển du lịch sinh thái 17 1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở một số quốc gia và những bài học có thể vận dụng 19 1.5. Khái quát tiềm năng và thực trạng du lịch sinh thái ở Việt Nam 21 1.6. Hiện trạng đầu tư phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam 25 Tiểu kết chương 1 CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI Ở LỰNG XANH 2.1. Giới thiệu chung về khu vực Lựng Xanh 30 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 30 2.1.2. Đặc điểm về dân cư và kinh tế - xã hội 33
  3. 5 2.2. Tài nguyên du lịch sinh thái ở Lựng Xanh 35 2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 35 2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 38 2.3. Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái ở Lựng Xanh 42 2.3.1.Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 42 2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật 45 2.3.3. Nguồn nhân lực 46 2.3.4.Các hoạt động du lịch 46 2.3.5. Hoạt động bảo vệ môi trường khu vực 47 2.3.6. Thực trạng khách du lịch 48 2.3.7. Hoạt động quản lý của địa phương 50 2.3.8. Hoạt động đầu tư phát triển của khu vực 51 2.4. Những nguyên nhân của hiện trạng du lịch sinh thái ở Lựng Xanh 52 Tiểu kết chương 2 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở LỰNG XANH 3.1. Định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Lựng Xanh 56 3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Lựng Xanh 57 3.2.1.Xây dựng chính sách phát triển du lịch 57 3.2.2.Xây dựng chiến lược tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng du lịch sinh thái Lựng Xanh 60 3.2.3.Nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật 62 3.2.4.Nâng cao chất lượng sản phẩm 63 3.2.5.Bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên 64 3.2.6.Bảo tồn và phát huy các giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn 66 3.2.7.Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực 70
  4. 6 3.2.8.Chú trọng công tác tổ chức quản lý 71 Tiểu kết chương 3 KẾT LUẬN 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 PHỤ LỤC 78
  5. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, khi kinh tế phát triển, đời sống vật chất của người dân được nâng cao thì nhu cầu ngày càng tăng của đời sống vật chất là một yếu tố khách quan. Trong xu thế chung đó, du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế lớn chiếm vị trí quan trọng ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Nắm được nhu cầu đó, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Đánh giá vai trò to lớn của ngành du lịch trong chiến lược “phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động du lịch trên cơ sở khai thác lợi thế và điều kiện tự nhiên sinh thái, các giá trị văn hóa, truyền thống lịch sử nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển mạnh du lịch quốc tế”, đồng thời “phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hóa, sinh thái”, trong đó du lịch sinh thái được coi là một hướng chủ yếu. Bởi bên cạnh nguồn lực kinh tế to lớn, du lịch sinh thái còn góp phần tích cực vào công tác bảo tồn thiên nhiên, môi trường và cộng đồng. Cùng với sự phát triển kinh tế và sự tiến bộ của xã hội đặc biệt là sự gia tăng dân số quá nhanh trong những năm gần đây đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và làm giảm sút tài nguyên thiên nhiên rõ rệt. Hiện nay, ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung tài nguyên thiên nhiên đang bị con người tàn phá một cách trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi sinh và đe dọa đến sức khỏe của con người. Do vậy, nhu cầu con
  6. 2 nguời tìm đến những nơi có khí hậu trong lành, tài nguyên thiên nhiên phong phú, hoang sơ, thanh bình đang không ngừng tăng lên. Hiện nay, nước ta có nhiều loại hình du lịch được quan tâm, chú trọng phát triển nhằm khai thác các nguồn tài nguyên một cách tốt nhất, hợp lý và đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội. Trong đó, du lịch sinh thái được xác định là một tiềm năng và thế mạnh đặc thù cần được khai thác, sử dụng phù hợp và là một hướng ưu tiên nhằm phát triển và đa dạng hóa các loại hình du lịch của đất nước. Hòa chung vào sự phát triển đó của đất nước, Quảng Ninh cũng không ngừng phát triển du lịch với những kế hoạch, chương trình phát triển du lịch chung và du lịch sinh thái của tỉnh. Đặc biệt, Vịnh Hạ Long ba lần được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới đã tạo cho Quảng Ninh một thương hiệu du lịch, một điểm đến hấp dẫn với những thắng cảnh và điểm du lịch nổi tiếng. Và việc đa dạng hóa các loại hình du lịch và khai thác các điểm du lịch mới trong tỉnh là một điều cần thiết nhằm thu hút khách du lịch đến với Quảng Ninh nhiều hơn cũng như phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn bên cạnh ngành khai thác than truyền thống của tỉnh. Trong đó, khu vực Lựng Xanh – Uông Bí (Quảng Ninh) là một địa điểm còn khá mới mẻ cần được khai thác và phát triển du lịch sinh thái góp phần làm phong phú, đa dạng hơn các điểm dừng chân của du khách cũng như phát triển các loại hình du lịch của tỉnh, góp phần phát triển cộng đồng dân cư địa phương, phát triển kinh tế của tỉnh. Nhận thấy rõ tầm quan trọng và tiềm năng phát triển du lịch của khu vực Lựng Xanh đối với thành phố Uông Bí nói riêng và của tỉnh Quảng Ninh nói chung, cùng với những cảm tình, ấn tượng của bản thân khi đến tham quan Lựng Xanh, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài “Phát triển du lịch sinh thái ở
  7. 3 Lựng Xanh – Uông Bí – Quảng Ninh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Các đề tài về du lịch sinh thái có khá nhiều, tuy nhiên những công trình nghiên cứu về Lựng Xanh phục vụ du lịch còn quá ít. Hiện chỉ có Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Long đang nghiên cứu để lập quy hoạch và xây dựng dự án khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Lựng Xanh. Có thể khẳng định cho tới nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và cụ thể về phát triển du lịch sinh thái ở Lựng Xanh, Uông Bí, Quảng Ninh. 3. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu 3.1. Mục đích Góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch sinh thái ở khu vực Lựng Xanh nói riêng cũng như ở thành phố Uông Bí và tỉnh Quảng Ninh nói chung. 3.2. Yêu cầu + Làm rõ những tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái của khu vực Lựng Xanh + Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tại khu vực này. + Đưa ra một số giải pháp để phát triển du lịch sinh thái hiệu quả và bền vững ở Lựng Xanh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài khóa luận chủ yếu tập trung nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái của khu vực Lựng Xanh.
  8. 4 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn trong phạm vi khu vực Lựng Xanh và một số khu vực lân cận có liên quan. Thời gian nghiên cứu: Từ khi khu vực thành lập cho đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng cho khóa luận này là phương pháp tổng hợp, bao gồm: phương pháp khảo sát thực địa, nghiên cứu các tài liệu có liên quan từ nhiều nguồn khác nhau sau đó phân tích so sánh và tổng hợp, đưa ra các giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Lựng Xanh. 6. Bố cục Khóa luận bao gồm: Mở đầu, Kết luận và 3 chương: Chương 1: Khái quát về du lịch sinh thái Chương 2: Tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch sinh thái ở Lựng Xanh Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Lựng Xanh. Ngoài ra còn có các phần: Tài liệu tham khảo và Phụ lục.
  9. 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh, 1957, Vấn đề hình thành dân tộc Việt Nam, NXB Xây dựng. 2. Nguyễn Trọng Hậu, Đặc điểm khí hậu Quảng Ninh, Đài khí tượng Quảng Ninh. 3. Vũ Văn Hiếu, 2001, Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Nguyễn Đình Hòe, 2001, Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Lê, 1997, Tâm lý học du lịch. 6. Phạm Trung Lương, Du lịch sinh thái – những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam, NXB Giáo dục. 7. TS Trần Nhoãn, 2005, Giáo trình tổng quan du lịch, Trường Đại học văn hóa Hà Nội. 8. Đỗ Phương Quỳnh, 1993, Quảng Ninh miền đất hứa, NXB Thế giới. 9. Lê Ngọc Thắng, 1990, Bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc. 10. Ngô Đức Thịnh, Hà Nội – 1994, Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam. 11. Đào Văn Tiến, 1957, Khảo sát thú ở miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật. 12. Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, 2002, Địa chí Quảng Ninh (tập 1). 13. Tổng cục du lịch, Non nước Việt Nam, 2003. 14. Nguyễn Khắc Tụng, 1996, Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam (tập 1), NXB Xây dựng.
  10. 77 15. Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Long a. Nhiệm vụ quy hoạch Lựng Xanh b. Thuyết minh quy hoạch chi tiết 16. Báo Quảng Ninh cuối tuần, số ngày 04/ 09/ 2011 Các Website: 1. – Trang tin điện tử Ủy ban dân tộc 2. 3.