Khoán luận Thu hút du khách quốc tế đến tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua loại hình du lịch văn hóa

pdf 119 trang hapham 2140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khoán luận Thu hút du khách quốc tế đến tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua loại hình du lịch văn hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoan_luan_thu_hut_du_khach_quoc_te_den_tinh_thua_thien_hue.pdf

Nội dung text: Khoán luận Thu hút du khách quốc tế đến tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua loại hình du lịch văn hóa

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại THU HÚT DU KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THÔNG QUA LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA Họ và tên sinh viên: Hoàng Thanh Uyên Nhã Mã sinh viên: 0951015831 Lớp: K48E-A15 Khóa: 48 Người hướng dẫn khoa học: ThS. Trần Thị Phương Thủy Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2012
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI TP. HCM Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẤN  TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2012
  3. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, HÌNH LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HÚT DU KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THÔNG QUA LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA 4 1.1. Tổng quan về du lịch văn hóa 4 1.1.1. Du lịch 4 1.1.2. Văn hóa 5 1.1.3. Du lịch văn hóa 7 1.1.4. Du khách quốc tế 7 1.2. Điều kiện để thu hút du khách quốc tế đến một địa phương thông qua loại hình du lịch văn hóa 8 1.2.1. Điều kiện khách quan 8 1.2.2. Điều kiện chủ quan 9 1.3. Tiềm năng và lợi thế của Thừa Thiên Huế trong việc thu hút du khách quốc tế thông qua loại hình du lịch văn hóa 10 1.3.1. Vị trí địa lý thuận lợi 10 1.3.2. Tài nguyên tự nhiên phong phú 11 1.3.3. Tài nguyên văn hóa đa dạng, lâu đời 12 1.3.4. Nét đẹp con người Huế 13 1.3.5. Sự quan tâm của các cấp chính quyền 14 1.4. Sự cần thiết tăng cường thu hút du khách quốc tế đến tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua loại hình du lịch văn hóa 15 1.4.1. Vai trò, vị trí chiến lược của Thừa Thiên Huế trong tổ chức du lịch quốc tế ở Việt Nam 15 1.4.2. Vai trò của du lịch văn hóa đối với du lịch ở Thừa Thiên Huế 16 1.4.3. Phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 17
  4. 1.5. Kinh nghiệm trong và ngoài nước về việc thu hút du khách quốc tế thông qua loại hình du lịch văn hóa và bài học đối với Thừa Thiên Huế 18 1.5.1. Kinh nghiệm của thành phố Hội An 18 1.5.2. Kinh nghiệm của Siem Reap (Campuchia) 19 1.5.3. Kinh nghiệm của Bangkok (Thái Lan) 21 1.5.4. Bài học đối với Thừa Thiên Huế 22 Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT DU KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỦA LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA GIAI ĐOẠN 2004-2012 25 2.1. Tổng quan tình hình thu hút du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế thông qua du lịch văn hóa 25 2.1.1. Số lượt khách du lịch quốc tế 25 2.1.2. Cơ cấu khách quốc tế 28 2.1.3. Thời gian lưu trú bình quân của du khách quốc tế 29 2.1.4. Doanh thu 30 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế thông qua loại hình du lịch văn hóa 32 2.2.1. Sản phẩm du lịch văn hóa ở Huế 32 2.2.2. Du lịch văn hóa Huế gắn với chương trình “Con đường di sản miền Trung” 37 2.2.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ khách du lịch 39 2.2.4. Quy hoạch đầu tư các địa điểm tham quan, bảo tồn các di sản văn hóa 40 2.2.5. Tình hình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch 42 2.2.6. Nhận thức và đóng góp của cộng đồng về phát triển du lịch văn hóa 42 2.2.7. Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa đến du khách quốc tế 43 2.2.8. Các chính sách phát triển du lịch văn hóa của Chính phủ và chính quyền địa phương 44 2.3. Nhận xét chung về thực trạng thu hút du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế thông qua loại hình du lịch văn hóa giai đoạn 2004-2012 45 2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân 45 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 47
  5. Chương 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT DU KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN THỪA THIÊN HUẾ THÔNG QUA LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA GIAI ĐOẠN 2013-2020 55 3.1. Triển vọng thu hút du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế thông qua loại hình du lịch văn hóa giai đoạn 2013-2020 55 3.1.1. Cơ hội 55 3.1.2. Thách thức 56 3.2. Mục tiêu và định hướng của tỉnh Thừa Thiên Huế trong tăng cường thu hút du khách quốc tế thông qua loại hình du lịch văn hóa 58 3.2.1. Mục tiêu 58 3.2.2. Định hướng 59 3.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế thông qua loại hình du lịch văn hóa giai đoạn 2013-2020 61 3.3.1. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch văn hóa, chú trọng xây dựng sản phẩm đặc thù và nâng cao chất lượng sản phẩm 61 3.3.2. Đầu tư, phát triển và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, hạ tầng 68 3.3.3. Phát triển nguồn nhân lực 70 3.3.4. Giải pháp về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa 74 3.3.5. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch 76 3.4. Một số kiến nghị đối với Chính phủ và các bên hữu quan 80 3.4.1. Đối với Chính phủ 80 3.4.2. Đối với UBND Thừa Thiên Huế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế và các sở ban ngành liên quan 82 3.4.3. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Thừa Thiên Huế 83 KẾT LUẬN 85
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội ODA Official Development Hỗ trợ phát triển chính thức Assistance TTH Thừa Thiên Huế TTBTDTCĐ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô UBND Ủy ban Nhân dân UNESCO The United Nations Tổ chức Giáo dục, Khoa học Educational, Scientific and và Văn hóa Liên hiệp quốc Cultural Organization USD United States dollar Đô-la Mỹ VHTT&DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  7. DANH MỤC BẢNG, HÌNH DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam và đến TTH giai đoạn 2004 – 9 tháng đầu năm 2012 14 Bảng 2.1: Số lượng du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế giai đoạn 2004-9 tháng đầu năm 2012 24 Bảng 2.2: Số lượt khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế trong các kỳ Festival Huế giai đoạn 2004-2012 26 Bảng 2.3: Lượng vé tham quan quần thể di tích Cố đô Huế đã bán cho du khách quốc tế giai đoạn 2004-9 tháng đầu năm 2012 27 Bảng 2.4: Cơ cấu khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế giai đoạn 2004-9 tháng đầu năm 2012 28 Bảng 2.5: Doanh thu từ hoạt động du lịch và doanh thu xã hội từ hoạt động du lịch ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2004-9 tháng đầu năm 2012 30 Bảng 2.6: Tổng cơ sở lưu trú, số phòng, số giường ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2004-9 tháng đầu năm 2012 38 DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng số lượng du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế giai đoạn 2004-9 tháng đầu năm 2012 25 Biểu đồ 2.2: Thời gian lưu trú bình quân của du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế giai đoạn 2004- 9 tháng đầu năm 2012 29
  8. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xã hội hiện nay, du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa - xã hội. Bên cạnh đó, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế quan trọng hàng đầu vì những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà nó đem lại. Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã xem du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển xã hội. Sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn đa dạng, TTH thật sự là vùng đất của du lịch. Là một ngành kinh tế quan trọng ở TTH, du lịch đã có các bước phát triển mạnh mẽ và đạt nhiều thành tựu to lớn trên nhiều mặt kinh tế - xã hội, góp phần cải thiện đời sống người dân, đồng thời giới thiệu và quảng bá hình ảnh Huế, con người Huế đến với bạn bè trong và ngoài nước. Du lịch văn hóa gần đây được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều du khách quốc tế. Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch Đông Á - Thái Bình Dương năm 2004, với chủ đề “Du lịch văn hóa và giảm đói nghèo”, nhiều nước đã chia sẻ kinh nghiệm, thông tin về phát triển du lịch văn hóa và những lợi ích của hoạt động này đối với cộng đồng xã hội cũng như dân cư. Du lịch văn hóa là xu hướng của nhiều nước và loại hình này rất phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, rất tốt cho hoạt động xóa đói giảm nghèo của quốc gia, vì vậy phải được xem là hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Tỉnh TTH từ lâu đã được xác định là một trong những trung tâm du lịch văn hóa quan trọng của nước ta. Tài nguyên du lịch của TTH tương đối đa dạng, phong phú, nổi bật và có giá trị hơn cả là các tài nguyên văn hóa đặc sắc, độc đáo; trong đó, có không ít những di sản văn hóa vật thể tầm cỡ quốc gia và quốc tế có sức thu hút rất lớn đối với khách du lịch. Với nguồn tài nguyên du lịch vô giá như vậy, du lịch văn hóa đã trở thành thế mạnh không chỉ của Huế mà còn có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch văn hóa trong thời gian vừa qua dường như vẫn chưa khai thác hết tiềm năng du lịch của tỉnh. Vấn đề đặt ra đó chính là sự thiếu sự đồng bộ trong việc phát triển một sản phẩm văn hóa thành một sản phẩm phục vụ
  9. 2 cho du lịch hoàn chỉnh; thiếu sự quảng bá, tuyên truyền đến du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Khách quốc tế đã chiếm một phần quan trọng trong tổng lượng khách đến TTH. Theo thống kê, tỷ lệ khách quốc tế và khách nội địa đến Huế là tương đương nhau. Thu hút khách quốc tế đến TTH thông qua loại hình du lịch văn hóa không chỉ giúp phát triển nền kinh tế tỉnh nhà, mà còn góp phần vào công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Huế. Vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Thu hút du khách quốc tế đến tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua loại hình du lịch văn hóa” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình, với hi vọng phân tích được tiềm năng phát triển và cải thiện hơn nữa tình hình hoạt động du lịch văn hóa tại Thừa Thiên Huế đối với thị trường khách quốc tế. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu một số lý luận cơ bản về du lịch văn hóa và sự cần thiết thu hút du khách quốc tế đến TTH thông qua du lịch văn hóa. Bên cạnh đó là nghiên cứu thực trạng thu hút du khách quốc tế đến TTH thông qua du lịch văn hóa giai đoạn 2004 – 9 tháng đầu năm 2012, từ đó tìm ra nguyên nhân cho những thành tựu và hạn chế mà du lịch văn hóa ở TTH đang mắc phải. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút du khách quốc tế đến TTH thông qua loại hình du lịch văn hóa giai đoạn 2013-2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: việc thu hút du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế thông qua du lịch văn hóa. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: nghiên cứu thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế tại tỉnh TTH thông qua du lịch văn hóa - Về thời gian: nghiên cứu thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh TTH thông qua loại hình du lịch văn hóa giai đoạn 2004 – 9 tháng đầu năm 2012 và những giải pháp đề xuất áp dụng cho giai đoạn 2013-2020. 4. Phương pháp nghiên cứu
  10. 3 Tác giả vận dụng những phương pháp nghiên cứu như phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp từ các nguồn thông tin thứ cấp thu thập được từ các sở, ban, ngành của tỉnh TTH, từ sách báo, tạp chí, Internet Bên cạnh đó, tác giả còn thu thập thông tin sơ cấp bằng phương pháp chuyên gia. Tác giả trực tiếp phỏng vấn 4 lãnh đạo ngành du lịch Thừa Thiên Huế: TS. Phan Tiến Dũng – Giám đốc Sở VHTT&DL Thừa Thiên Huế, TS. Phan Thanh Hải – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, ông Huỳnh Tiến Đạt – Phó Giám đốc Trung tâm Festival Huế và ông Lê Văn Thuyên – Trưởng phòng Văn hóa Thông tin Thành phố Huế, Tổng biên tập tạp chí Huế xưa và nay; về các vấn đề liên quan đến việc thu hút khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế thông qua du lịch văn hóa. 5. Kết cấu của đề tài Bên cạnh lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của khóa luận được thể hiện trong 3 chương: Chương 1: Tổng quan về du lịch văn hóa và sự cần thiết phải thu hút du khách quốc tế đến tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua loại hình du lịch văn hóa Chương 2: Thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút du khách quốc tế đến tỉnh Thừa Thiên Huế của loại hình du lịch văn hóa giai đoạn 2004-2012 Chương 3: Một số định hướng và giải pháp tăng cường thu hút du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế thông qua loại hình du lịch văn hóa giai đoạn 2013- 2020 Qua đây, xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trường Đại học Ngoại thương cơ sở II tại TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả thực hiện khóa luận tốt nghiệp này, và đặc biệt gửi lời cảm ơn đến ThS. Trần Thị Phương Thủy đã tận tâm trực tiếp hướng dẫn tác giả thực hiện đề tài này. Do hạn chế về thời gian chuẩn bị, kinh phí thực hiện, tài liệu tham khảo nên bài viết không tránh khỏi một số thiếu sót. Kính mong nhận được góp ý của thầy cô và người đọc để bài viết được hoàn thiện hơn. Tác giả Hoàng Thanh Uyên Nhã
  11. 4 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HÚT DU KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THÔNG QUA LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA 1.1. Tổng quan về du lịch văn hóa 1.1.1. Du lịch Nhìn từ góc độ thay đổi không gian của du khách, du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc. Nhìn từ góc độ kinh tế, du lịch là một ngành dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác (Trần Đức Thanh, 2008, tr.19). Từ đó thấy rằng, những góc độ quan sát khác nhau sẽ đưa ra những khái niệm du lịch khác nhau. Dưới đây là một số khái niệm du lịch của một số tổ chức trong nước và quốc tế: - Theo định nghĩa của khoa Du lịch và Khách sạn trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (Nguyễn Văn Đính & Trần Thị Minh Hoa, 2008, tr.39), du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định. - Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn, cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư, nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư. - Định nghĩa của Đại học kinh tế Praha (Cộng hòa Séc), du lịch là tập hợp các hoạt động kỹ thuật, kinh tế và tổ chức liên quan đến cuộc hành trình của con
  12. 5 người và việc lưu trú của họ ngoài nơi ở thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau, loại trừ mục đích hành nghề và thăm viếng có tổ chức thường kỳ. - Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi ở thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn các nhu cầu thăm quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Từ những khái niệm trên, tác giả rút ra rằng du lịch là một hoạt động mà trong đó con người đi tham quan và lưu trú tại một địa điểm không phải nơi cư trú thường xuyên của mình, để thỏa mãn một số nhu cầu như tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, kết hợp công việc 1.1.2. Văn hóa Có nhiều khái niệm về văn hóa: PGS.TS Trần Ngọc Thêm cho rằng: văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. (PGS.TS. Trần Ngọc Thêm, 1996, tr.17) Văn hóa hay văn minh, dưới góc độ nhân học, được xem là tổng thể phức tạp bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, các quy tắc đạo đức, luật lệ, phong tục và bất cứ kĩ năng hay thói quen do con người, với tư cách là động vật xã hội, tạo ra và lĩnh hội thông qua quá trình học. (Edward Burnett Tylor, 1871) Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin. (UNESCO, 2002, www.unesco.org) Tóm lại, văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như
  13. 6 trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
  14. 7 1.1.3. Du lịch văn hóa Bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục Gần đây du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Theo Luật Du lịch (2005), du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng để tạo sức hút đối với du khách bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ. Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương lưu giữ nhiều lễ hội văn hóa. Khách du lịch ở các nước phát triển thường lựa chọn những lễ hội của các nước để tổ chức những chuyến du lịch nước ngoài. Ở những nước kém phát triển hoặc đang phát triển, nền tảng phát triển phần lớn không dựa vào những đầu tư để tạo ra những địa điểm du lịch đắt tiền, mà thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc. Những nguồn lợi này không những tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch, mà còn đóng góp đáng kể cho sự phát triển của cộng đồng xã hội. Trong du lịch văn hóa, người ta chia ra làm nhiều loại: du lịch di tích lịch sử, du lịch phố cổ, du lịch lễ hội, du lịch di tích văn hóa Trong đó còn có du lịch văn hóa đại trà dành cho đa số mọi đối tượng khách du lịch, còn du lịch văn hóa chuyên sâu chỉ dành cho những người muốn nghiên cứu về một vấn đề cụ thể. 1.1.4. Du khách quốc tế Theo Ủy ban thống kê Liên hiệp quốc (1937), du khách quốc tế là những người viếng thăm một quốc gia ngoài quốc gia cư trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất 24 giờ. Định nghĩa về du khách có tính chất quốc tế đã hình thành tại Hội nghị Roma do Liên hợp quốc tổ chức vào năm 1963: “Khách du lịch quốc tế là người lưu lại
  15. 8 tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian 24h hay hơn” Định nghĩa của hội nghị quốc tế về Du lịch tại Hà Lan năm 1989, du khách quốc tế là những người đi thăm một đất nước khác, với mục đích tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, thăm hỏi trong khoảng thời gian nhỏ hơn 3 tháng, những người khách này không được làm gì để được trả thù lao và sau thời gian lưu trú ở đó du khách trở về nơi ở thường xuyên của mình. Từ những định nghĩa trên, tác giải rút ra rằng du khách quốc tế là những người đến một đất nước khác trong khoảng thời gian ít nhất là 24h, với mục đích tham quan, nghỉ ngơi, thăm người thân và bạn bè, loại trừ mục đích kiếm tiền. 1.2. Điều kiện để thu hút du khách quốc tế đến một địa phương thông qua loại hình du lịch văn hóa 1.2.1. Điều kiện khách quan Nền văn hóa đặc trưng Nền văn hóa đặc trưng chính là yếu tố quyết định của du lịch văn hóa để thu hút khách du lịch. Du khách tới một vùng đất phần lớn là để tìm hiểu một nền văn hóa mới lạ, đặc biệt, chỉ có tại địa phương đó – nơi mang lại cho họ những trải nghiệm, những lối sống ấn tượng. Văn hóa được thể hiện qua các phong tục, tập quán, lối sống, các di tích văn hóa – lịch sử, lễ hội – đây chính là những yếu tố nòng cốt để tạo nên các sản phẩm của du lịch văn hóa. Con người Chính con người tạo ra, truyền bá và lưu giữ văn hóa. Một địa phương sẽ khó lòng thể hiện được hết những nét văn hóa đẹp của mình đến du khách nếu không có những con người am hiểu và mang đậm nét văn hóa địa phương. Sự nồng nhiệt, hiếu khách và đặc biệt là lối sống văn hóa của người dân địa phương cũng là một trong những yếu tố làm hài lòng du khách khi đến viếng thăm một vùng đất. Vị trí địa lý Là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong du lịch nói chung hay du lịch văn hóa nói riêng. Vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi sẽ tạo điều kiện để khách quốc tế đến du lịch một vùng đất. Những vùng đất nằm trên các tuyến đường giao thông quốc tế, hay gần những khu vực du lịch nổi tiếng khác sẽ có ưu thế trong việc thu
  16. 9 hút du khách quốc tế đến đấy. Ngoài ra, một địa phương có vị trí thuận lợi, sẽ có cơ hội phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề để phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ cho hoạt động du lịch. 1.2.2. Điều kiện chủ quan Cơ sở hạ tầng Là một trong các yếu tố quan trọng để thu hút khách quốc tế đến tham quan cũng như tăng thời gian lưu trú của khách. Cơ sở hạ tầng ở địa phương, các điểm du lịch phải đáp ứng được nhu cầu khách du lịch quốc tế: hệ thống giao thông thuận lợi; cơ sở lưu trú như khách sạn, nhà nghỉ, nhà dân cần đáp ứng những tiêu chuẩn về lưu trú; hệ thống các cơ sở kinh doanh, dịch vụ cần thiết phải được thiết lập tại các điểm du lịch đáp ứng nhu cầu chi tiêu, mua sắm của khách du lịch. Nguồn nhân lực Ngày nay, khi vai trò của nguồn nhân lực đang ngày càng được thừa nhận như một yếu tố quan trọng bên cạnh vốn và công nghệ cho mọi sự tăng trưởng thì một trong những yêu cầu để thu hút du khách quốc tế là phải có được một nguồn nhân lực có đủ sức đáp ứng được những yêu cầu trình độ phát triển du lịch của khu vực, của thế giới, của thời đại Vì vậy, nguồn nhân lực không chỉ đơn thuần là số lượng lao động đã có và sẽ có mà nó còn phải bao gồm một tổng thể các yếu tố thể lực, trí lực, kỹ năng làm việc, thái độ và phong cách làm việc tất cả các yếu tố đó ngày nay đều thuộc về chất lượng nguồn nhân lực và được đánh giá là một chỉ tiêu tổng hợp là văn hóa lao động. Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du lịch văn hóa, cần có nguồn nhân lực phục vụ riêng, bao gồm: đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên, phục vụ có trình độ văn hóa, có kiến thức, am hiểu về văn hóa, phong tục địa phương; cán bộ tổ chức các chương trình văn hóa, nghệ thuật; kỹ thuật viên bảo tồn, trùng tu các di sản văn hóa, lịch sử, . Chính sách, sự quản lý của Nhà nước Sự quản lý của Nhà nước về du lịch có thể là chìa khóa dẫn đến thành công cũng có thể kìm hãm nếu Nhà nước có những đường lối không phù hợp với thực tế. Nhà nước trên cương vị của mình sẽ quản lý các hoạt động du lịch đồng thời ban hành các chính sách để thúc đẩy du lịch phát triển. Chính quyền cần có các chính sách bảo tồn các giá trị văn hóa địa phương để các giá trị này được lưu giữ trong
  17. 10 cộng đồng, có thể được vận dụng vào việc xây dựng các sản phẩm du lịch để thu hút du khách quốc tế. Để làm được điều này cần có nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác bảo tồn, phục dựng các giá trị văn hóa và nâng cao nhận thức của người dân địa phương. Chất lượng sản phẩm Du khách đến thăm quan một địa danh, không chỉ để ngắm nó mà còn để sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ở đó. Sản phẩm càng đa dạng, càng độc đáo thì càng để lại ấn tượng mạnh trong lòng du khách. Các sản phẩm du lịch văn hóa cần mang được đặc trưng của địa phương, tạo được sự khác biệt so với các vùng miền khác, đồng thời cũng phải thường xuyên được đổi mới và nâng cao về chất lượng. Chính quyền địa phương cần hỗ trợ ngành du lịch về kinh phí, nhân lực, chính sách, môi trường tạo điều kiện cho công tác nghiên cứu, khảo sát, đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch văn hóa cũng như bảo tồn các giá trị văn hóa địa phương. Tuyên truyền, quảng bá Một quốc gia muốn thu hút du khách trước hết cần phải quảng bá hình ảnh đất nước của mình đến khách du lịch, công tác xúc tiến quảng bá du lịch càng mạnh mẽ thì ngành du lịch càng phát triển. Nhìn chung, vai trò công tác xúc tiến quảng bá du lịch có thể gói gọn như sau: Quảng bá thương hiệu hình ảnh của đất nước mình đến du khách khắp năm châu, làm cầu nối giữa khách du lịch với nhà tổ chức du lịch, giữa du khách với nhà cung ứng dịch vụ du lịch, giới thiệu sản phẩm du lịch tới khách du lịch và cái chính là tăng cường lượng du khách và tăng doanh số bán sản phẩm du lịch. (Chrystel Monthean, 2009) Đặc biệt đối với du lịch văn hóa, cái mà khách quốc tế nhắm đến chính là các đặc trưng văn hóa ở địa phương. Mà những đặc trưng này, nếu không được quảng bá, giới thiệu thì không thể nào đến được với du khách và khơi gợi ý muốn được khám phá của họ. Chính hoạt động tuyên truyền đã làm cầu nối, đưa du khách quốc tế đến những vùng đất xa xôi để khám phá những giá trị văn hóa đặc trưng ở đó. 1.3. Tiềm năng và lợi thế của Thừa Thiên Huế trong việc thu hút du khách quốc tế thông qua loại hình du lịch văn hóa 1.3.1. Vị trí địa lý thuận lợi
  18. 11 TTH có chung ranh giới đất liền với tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và giáp biển Đông. TTH nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc – Nam, trục hành lang Đông – Tây nối Thái Lan – Lào – Việt Nam theo đường 9. Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta, là nơi giao thoa giữa điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội của cả hai miền Nam – Bắc. TTH là một trong những trung tâm văn hoá, du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo, y tế lớn của cả nước và là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu 18 – 20m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với công suất lớn, có cảng hàng không quốc tế Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, có 81 km biên giới với Lào. Nằm trên “Con đường di sản miền Trung”, TTH vừa là nơi giàu thắng cảnh, vừa là địa bàn đa văn hóa, quy tụ nhiều di tích lịch sử, di tích văn hóa, công trình kiến trúc độc đáo và bảo tồn không ít giá trị văn hóa phi vật thể khác nhau. TTH là địa phương đầu tiên trong cả nước có hai di sản văn hóa thế giới. Vị trí địa lý như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho TTH mở rộng giao lưu kinh tế – xã hội với các tỉnh trong cả nước và quốc tế và cũng là lợi thế để thu hút khách du lịch quốc tế đến địa phương. (Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế, 2010) 1.3.2. Tài nguyên tự nhiên phong phú Tạo hóa ban tặng cho TTH một địa hình độc đáo – về tổng thể toàn tỉnh có kiến trúc giống như một công viên, với khung cảnh thiên nhiên đa dạng. Đây là nơi hội tụ của núi đồi và đồng bằng, là chỗ gặp nhau của sông, đầm phá và biển. Từ hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đến sông Hương, núi Ngự, Vườn Quốc gia Bạch Mã, Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, tất cả đều cho thấy đây là một vùng đất của sự cộng sinh và hội tụ của vũ trụ. Khái niệm “Nơi trời và đất giao hòa” hàm chứa một cảm giác về thiên nhiên hữu tình của Huế, chốn bồng lai mà ngay từ đầu đã làm say đắm và mê hoặc sự lựa chọn của các chúa Nguyễn khi chọn Huế là thủ phủ của triều đại mình. Khái niệm
  19. 12 này còn phản ánh hệ sinh thái đa dạng và mối quan hệ của con người với môi trường tự nhiên nơi đây, một mối quan hệ thấm nhuần các giá trị văn hóa và tinh thần của đa dạng sinh học. Không phải tự nhiên mà người ta thường dùng thuật ngữ “tinh hoa của cấu trúc địa hình tự nhiên”, “sự kết hợp kì diệu của tạo hóa” để chỉ sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên của xứ Huế: 70% diện tích tự nhiên là đồi núi, 20% diện tích là sông, suối, đầm phá và chỉ 10% là diện tích đất trồng trọt. Trong vòng bán kính 50km, một khung cảnh đa dạng, độc đáo được thiên nhiên dành tặng cho con người, trong đó, sự kết hợp độc đáo nhất của thiên nhiên có lẽ chính là việc tạo nên một trong những hệ thống đầm phá rộng nhất và đẹp nhất trên thế giới, mà ở Việt Nam – Huế là duy nhất. (Thái Quang Trung, Hà Bích Liên, Tay Kheng Soon, Hans Hoefer, 2012, tr.17-21) 1.3.3. Tài nguyên văn hóa đa dạng, lâu đời Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển khoảng gần 7 thế kỷ (tính từ năm 1306). Trong khoảng thời gian khá dài ấy Huế đã tích hợp được những giá trị vật chất và tinh thần quý báu để tạo nên một truyền thống văn hóa Huế. Truyền thống ấy vừa mang tính đặc thù - bản địa của một vùng đất, không tách rời những đặc điểm chung của truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam; trong tiến trình hình thành văn hóa Huế có sự tác động của văn hóa Đông Sơn do các lớp cư dân từ phía Bắc mang vào trước thế kỷ 2 và sau thế kỷ 13 hỗn dung với thành phần văn hóa Sa Huỳnh tạo nên nền văn hóa Việt - Chăm. Trong quá trình phát triển, chuyển biến có ảnh hưởng của các luồng văn hóa khác các nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây Văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện rất phong phú trên nhiều lĩnh vực như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, lề lối ứng xử, ăn - mặc - ở, phong cách giao tiếp, phong cách sống (Wikipedia, 2012, www.vi.wikipedia.org) Cố đô Huế đã hai lần vinh dự được UNESCO công nhận các giá trị tiêu biểu toàn cầu, văn hóa vật thể - quần thể di tích Huế (1993) và văn hóa phi vật thể - Nhã nhạc cung đình Huế (2003). Di sản Huế là một hệ phức hợp bao gồm cả quần thể di
  20. 13 tích cố đô đồ sộ với thành quách, cung điện, lăng tẩm, đàn miếu, đài tạ, chùa quán, cầu cống, phủ đệ; hệ thống kiến trúc cộng đồng, tôn giáo và kiến trúc dân gian; các văn hóa phi vật thể phong phú; các giá trị cảnh quan môi trường độc đáo. Theo thống kê chưa đầy đủ, Huế có tới 500 lễ hội và ngày nay phổ biến hơn 100 lễ hội, chủ yếu là lễ hội dân gian và lễ hội liên quan đến tín ngưỡng tâm linh của nhiều cộng đồng dân cư trong lịch sử. Những ngày sau Tết Nguyên Đán là những ngày tưng bừng lễ hội dân gian: Hội vật làng Sình, làng Thủ Lễ; Hội Cầu Ngư; Hội đu tiên, Điền Hòa, Phong Điền; Hội đua thuyền, Lăng Cô, sông Vực, Phản ánh những ước vọng thiêng liêng của con người trong sự kết nối với trời, đất, sông núi, tổ tiên, và gửi gắm niềm tin vào khát vọng hòa bình của Phật giáo, là những nét đặc trưng nổi bật trong văn hóa lễ hội của Huế. Nhiều lễ hội vẫn được duy trì trong đời sống cộng đồng từ đời này sang đời khác, nhiều lễ hội mới được khôi phục lại, nhưng được cộng đồng dân cư Huế và nhiều địa phương trong cả nước đổ về tham dự vì tính lịch sử và “thực” của nó. Có lẽ vì vậy, ở Huế, không cần phải có sân khấu hóa lễ hội hay biểu diễn lễ hội. Khách đến Huế, vào bất cứ mùa nào trong năm cũng có thể bắt gặp lễ hội. Du khách có thể hòa mình vào lễ hội, là một phần của lễ hội, để có những khoảng khắc phương Đông trong chuyến hành trình tới Huế. (Thái Quang Trung, Hà Bích Liên, Tay Kheng Soon, Hans Hoefer, 2012, tr.140) Với nguồn tài nguyên văn hóa đa dạng và lâu đời như vậy, đây chính là nền tảng, nhân tố chính trong việc phát triển du lịch văn hóa ở Huế. 1.3.4. Nét đẹp con người Huế Dấu ấn của một vùng đất hội tụ nhiều nền văn hóa khác nhau qua các thời kì của nhiều lớp dân cư, dấu ấn của một thời kì lịch sử dài là chốn kinh kì, đã tạo nên những nét riêng biệt trong tính cách Huế. Ngay khi bắt đầu đặt chân đến Huế, du khách có thể dễ dàng nhận thấy sự tinh tế, trọng thị và cầu kì của người Huế trong ứng xử. Thêm vài tiếng đồng hồ nữa, khi bạn cần hỏi đường, đề nghị món ăn hay một yêu cầu nào đó, bạn sẽ ngẩn người và bị quyến rũ bởi nét duyên dáng, dịu dàng của cô gái Huế. Họ tận tình hướng dẫn một cách cầu kì, lịch lãm, đem lại cho du khách cảm xúc thật bình an. Người Huế nuôi dưỡng một nền văn hóa hiếu khách truyền thống, được lưu giữ và truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó được
  21. 14 biểu hiện không chỉ đơn giản và dễ nhận biết qua ngôn ngữ và phong cách ứng xử, mà còn trong nhiều thành tố văn hóa khác của Huế. Nét quyến rũ riêng biệt của người dân xứ Huế thể hiện qua bốn đặc điểm chính: cầu kì, lãng mạn, thận trọng và đam mê. Những yếu tố này kết hợp với nhau để tạo nên tính cách độc đáo của con người xứ Huế: phong cách ăn mặc, dáng điệu đi đứng, cách ứng xử và thưởng thức ẩm thực khá kiểu cách, tinh tế, không lòe loẹt; khi nào cũng kín đáo, có một chút gì đó sang trọng và cổ điển nhưng vẫn ẩn chứa trong đó niềm đam mê đến say đắm. (Thái Quang Trung, Hà Bích Liên, Tay Kheng Soon, Hans Hoefer, 2012, tr.173-177) Phong tục tập quán và truyền thống hiếu khách của Huế vẫn được bảo tồn rất tốt trước những xu hướng dị biệt hay đồng hóa của các nền văn hóa. Có lẽ chính điều này đã tạo nên một di sản văn hóa phi vật thể độc đáo của mảnh đất và con người nơi đây. 1.3.5. Sự quan tâm của các cấp chính quyền Một trong những yếu tố quan trọng nhất để thu hút du khách quốc tế thông qua loại hình du lịch văn hóa chính và việc bảo tồn, phát huy giá trị của các di sản văn hóa. Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề này, từ Trung ương đến địa phương tỉnh Huế đều đầu tư nhiều nguồn lực để tôn tạo, trùng tu các di sản văn hóa vật thể và bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa phi vật thể. Với sự giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương, của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và các tổ chức quốc tế, ngày 11/12/1993, quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO ghi vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới. Tiếp đó Dự án Quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế, giai đoạn 1996-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 105/TTg ngày 12/02/1996, tạo cơ sở vững chắc cho chiến lược bền vững cho công cuộc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Ngày 07/06/2010, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ký Quyết định 818/QĐ-TTg, phê duyệt Dự án điều chỉnh Quy hoạch, bảo tồn và phát huy di tích Cố đô Huế, giai đoạn 2010-2020. Đó là một trong những cơ sở pháp lý quan vô cùng quan trọng cho sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa Huế. Việc thành lập các trung tâm chuyên phục trách việc bảo tồn di tích hay tổ chức các lễ hội du lịch, như TTBTDTCĐ Huế (tiền thân là Công ty Quản lý Di tích
  22. 15 Lịch sử và Văn hóa Huế, 1982), Trung Tâm Festival Huế, là một trong các hành động của tỉnh nhằm phát triển tối ưu loại du lịch văn hóa ở Huế. 1.4. Sự cần thiết tăng cường thu hút du khách quốc tế đến tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua loại hình du lịch văn hóa 1.4.1. Vai trò, vị trí chiến lược của Thừa Thiên Huế trong tổ chức du lịch quốc tế ở Việt Nam Bảng 1.1: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam và đến Thừa Thiên Huế giai đoạn 2004 – 9 tháng đầu năm 2012 Đơn vị: Nghìn lượt người Năm Lượng khách quốc tế Lượng khách quốc Tỷ trọng (%) đến Việt Nam tế đến TTH 2004 2972,9 260,0 8,7 2005 3477,5 369,0 10,6 2006 3582,5 436,0 12,2 2007 4229,3 666,6 15,8 2008 4235,8 790,8 18,7 2009 3747,4 607,0 16,2 2010 5049,9 612,5 12,1 2011 6014,0 653,9 10,9 9 tháng đầu 4853,2 692,5 14,3 năm 2012 Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Du lịch và báo cáo hoạt động hằng năm của Sở VHTT&DL Thừa Thiên Huế, từ năm 2004 – 9 tháng đầu năm 2012 Tỉnh TTH từ lâu đã được xác định là một trong những trung tâm du lịch văn hóa quan trọng của nước ta. Việt Nam có 63 tỉnh thành, nhưng riêng lượng khách quốc tế đến Huế luôn chiếm một lớn trong tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong thời gian gần đây và ngày càng tăng lên. Từ việc Huế chỉ thu hút 8,7% lượng khách quốc tế đến Việt Nam vào năm 2004 thì trong các năm tiếp theo, con số này tăng khá nhanh, và đạt mức lớn nhất vào năm 2008 (18,7%). Ở những năm tiếp theo, dù có sự sụt giảm về tỷ trọng khách quốc tế đến Huế so với cả nước thì con số
  23. 16 này vẫn luôn trên 10%. Đây thật sự là một con số không nhỏ mà các tỉnh làm du lịch đều mơ ước. Theo một khảo sát mới đây của Tổng Cục Du Lịch, hơn 70% khách quốc tế đến Việt Nam với lý do để khám phá những nét độc đáo của bản sắc dân tộc Việt Nam thông qua những chuyến tham quan thực tế tại các di sản, đặc biệt là các di sản thế giới. Tại Việt Nam hiện nay có 2 di sản thiên nhiên thế giới, 5 di sản văn hóa vật thể và 4 di sản văn hóa phi vật thể thế giới. Trong đó, Huế có 1 di sản văn hóa vật thể và 1 di sản văn hóa phi vật thể, điều này là một lợi thế lớn trong việc thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nói chung và đến TTH nói riêng. Qua 4 lần tổ chức Festival Huế và 2 lần tổ chức Festival Huế chuyên đề, cùng nhiều hoạt động du lịch thành công khác, năm 2008, Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt Đề án Xây dựng Thành phố Huế thành Thành phố Festival của Việt Nam - thành phố du lịch trong mối gắn kết hài hòa một thành phố Festival. Có thể nói, đây là một trong những minh chứng quan trọng cho vị trí chiến lược của TTH trong tổ chức du lịch quốc tế tại Việt Nam. 1.4.2. Vai trò của du lịch văn hóa đối với du lịch ở Thừa Thiên Huế Với sự ưu đãi của tạo hóa mà Huế có một nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, Nhưng loại hình du lịch văn hóa là loại hình du lịch chủ đạo trong hệ thống các loại hình du lịch ở Huế. Theo thống kê, số lượt khách đến Huế với mục đích tham quan, tìm hiểu lịch sử văn hóa, hay đơn giản là chỉ đến để tận mắt chiêm ngưỡng một di sản thế giới chiếm tới gần 80% tổng lượt khách du lịch. Điều này chứng minh được giá trị và sức hấp dẫn của di sản Huế, văn hóa Huế, đồng thời đây cũng là thước đo và căn cứ để ngành Du lịch có kế hoạch lâu dài trong phát triển sản phẩm quảng bá và phát triển văn hóa của Huế đến với bạn bè thế giới. (Trần Viết Lực, 2010) Du lịch văn hóa cũng tạo nguồn thu lớn cho ngành du lịch Huế, thông qua các hoạt động bán vé tham quan, lễ hội, ẩm thực, dịch vụ trong khu di tích, hàng lưu niệm Ngoài ra, loại hình du lịch văn hóa phát triển, cũng kéo theo sự phát triển của các loại hình du lịch khác, nhằm tận dụng nguồn khách do du lịch văn hóa đem lại, khai thác tối đa tiềm năng phát triển du lịch của Huế.
  24. 17 1.4.3. Phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Di sản văn hóa Huế là một kho báu, một bộ phận cấu thành sinh thái văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đó cũng là mấu chốt mở rộng phát triển du lịch, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Hoạt động du lịch văn hóa đã góp phần tạo sự thay đổi tích cực trên nhiều lĩnh vực của kinh tế - xã hội ở tỉnh TTH: Tăng nguồn thu ngân sách, nguồn thu ngoại tệ và đầu tư từ nước ngoài Với lượng khách quốc tế hàng năm đến Huế trên 600.000 người, và ngày càng tăng, khách quốc tế thường có mức chi tiêu cao, và chi trả bằng ngoại tệ, hoạt động du lịch đã giúp tỉnh tăng được nguồn thu ngân sách và nguồn thu ngoại tệ. Số tiền này, là một khoản quan trọng để tái đầu tư vào việc bảo tồn, trùng tu các di sản văn hóa, nâng cao chất lượng đường xá, dịch vụ công cộng của tỉnh. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch văn hóa còn thu hút các dự án đầu tư của Trung ương, tư nhân và nước ngoài. Đến năm 2011, TTH đã thu hút được 40 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký gần 25 ngàn tỷ đồng. (Nguyễn Văn Cao, 05/2011) Thúc đẩy sự phát triển các ngành nghề có liên quan Đặc điểm của du lịch là một ngành kinh tế liên quan, với sự kết hợp giữa nhiều ngành sản phẩm dịch vụ của nhiều ngành nghề khác nhau trong xã hội. Hoạt động du lịch văn hóa đã góp phần tạo sự tăng trưởng nhanh của các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, bưu điện, thương mại, công nghệ thông tin và ngành nông lâm thủy sản, Ngoài ra, nhờ du lịch văn hóa mà mỗi năm, hàng chục lễ hội truyền thống được khôi phục, tổ chức, dần đi vào nếp sống người dân, phát huy được thuần phong mỹ tục. Nhiều làng nghề thủ công truyền thống được khôi phục và phát triển, tạp thêm các điểm tham quan du lịch, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm bán cho khách du lịch. Tạo thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cho người dân Hoạt động du lịch văn hóa đã tạo thu nhập và giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động xã hội, đồng thời, tạo điều kiện phát huy tài năng sáng tạo của các nghệ nhân, nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu khoa học. Từ chỗ toàn ngành có 2.115 lao động năm 1998, đến nay ngành du lịch đã tạo việc làm cho trên 8.100 lao động trực tiếp và trên 180.000 lao động gián tiếp, góp phần giảm nghèo trên địa bàn. (Thùy Hương, 12/11/2010)
  25. 18 Thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh “Cách đây khoảng 10 năm thì tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch trong GDP của tỉnh thì chiếm từ 34-35%, trong năm 2010 vừa rồi, thì con số này là 43,8%, đến 2015 thì tỉnh phấn đấu đưa tỷ trọng của du lịch và dịch vụ lên đến 49- 50% GDP” (TS. Phan Tiến Dũng, 2012). Hoạt động du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng đã giúp TTH từ một tỉnh lấy nông nghiệp là chính, giờ đây trở thành một tỉnh lấy ngành du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Quảng bá thương hiệu du lịch Huế Du lịch là hình thức trực tiếp nhất thể hiện nét văn hóa và nếp sống văn mình của một đất nước khi mà du khách sẽ là người được trực tiếp trải nghiệm những nét độc đáo ấy. Du lịch phát triển, đặc biệt là du lịch văn hóa, sẽ giúp nâng cao hơn nữa hình ảnh, thương hiệu của Huế, của Việt Nam tới bạn bè thế giới, đem được hình ảnh một cùng đất thanh bình, đậm đà bản sắc văn hóa và giàu tiềm năng du lịch đến du khách bốn phương. 1.5. Kinh nghiệm trong và ngoài nước về việc thu hút du khách quốc tế thông qua loại hình du lịch văn hóa và bài học đối với Thừa Thiên Huế Hội An, Siem Reap, Bangkok được xem là thành phố tổ chức thành công và thu hút hàng triệu du khách quốc tế đến với loại hình du lịch văn hóa. Cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á, và có nhiều đặc điểm tương đồng với du lịch Huế về văn hóa, xã hội hoặc định hướng phát triển du lịch, những kinh nghiệm học hỏi từ Hội An, Siem Reap và Bangkok sẽ mang đến tính khả thi cao nếu được áp dụng tại TTH. 1.5.1. Kinh nghiệm của thành phố Hội An Hội An là một thành phố cổ giàu truyền thống văn hóa và cũng là một trong những địa điểm thu hút nhiều du khách quốc tế nhất Việt Nam. Phố cổ Hội An đã được UNSECO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1999. Theo thống kê của Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích Hội An thì Hội An hiện nay có 1360 di tích danh thắng với 1273 di tích kiến trúc nghệ thuật. Bên cạnh quần thể kiến trúc đa dạng, người dân Hội An còn lưu giữ những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa các làng nghề truyền thống, các món ăn
  26. 19 đặc sản làm cho Hội An ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của khách thập phương. Để tránh "cơn lốc" đô thị hóa nhấn chìm các di tích nên 10 năm qua, tỉnh Quảng Nam luôn coi việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích là một trong những mục tiêu cơ bản trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và khuyến khích các địa phương có di sản đưa ra phương án quản lý sao cho vừa bảo tồn, phát huy được giá trị di tích theo Luật Di sản, vừa mang lại lợi ích cho người dân. Hội An luôn khuyến khích tư nhân tự động bảo vệ di tích và các di sản văn hóa. Trung bình mỗi năm Hội An có hơn 200 chủ di tích tự đầu tư kinh phí hàng tỷ đồng để tu bổ di tích. Hội An không có quảng cáo trên hè phố cổ, trước nhà cổ; không đi xe máy trong một số tuyến phố; tắt đèn điện vào đêm 14 và 15 âm lịch hằng tháng để tổ chức đêm hội phố cổ Có lẽ các yếu tố đó đã làm lượng khách đến đây năm sau luôn cao hơn năm trước, mang lại 25-30 tỷ đồng/năm. (Minh Ngọc, 2009) Bên cạnh đó, chính quyền địa phương Hội An luôn tạo điều kiện tốt nhất để hài lòng du khách đến thánh phố này. Đầu năm 2012, Hội An là thành phố đầu tiên được đầu tư lên đến gần 23 tỉ đồng để phủ sóng Wifi miễn phí phục vụ người dân và khách du lịch. Việc kết nối Wifi miễn phí trên toàn phố cổ góp phần quảng bá hình ảnh cho du lịch Hội An nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung. (Hoian.vn, 2012, www.hoian.vn) Chính nhờ những nỗ lực này, mà tạp chí du lịch nổi tiếng Conde Nast Traveler (Mỹ) vừa công bố phố cổ Hội An là một trong 10 thành phố du lịch tốt nhất châu Á năm 2012. (Hoa Quỳnh, 23/10/2012) 1.5.2. Kinh nghiệm của Siem Reap (Campuchia) Cũng giống như Huế, Siem Reap là cố đô của đất nước Campuchia, và cũng là thành phố du lịch lớn nhất Campuchia với nhiều địa danh nổi tiếng và một quần thể Angkor (còn gọi là Công viên khảo cổ Angkor) hùng vĩ, được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1992. Điều đáng học tập ở đây là công tác bảo tồn, quản lý Angkor được thực hiện một cách chuyên nghiệp và có tính bền vững cao. Từ khi Angkor được công nhận là Di sản thế giới, lượng khách du lịch đổ về tăng mạnh mỗi năm. Có thời điểm khách đến Angkor chiếm 40% tổng lượng khách quốc tế đến Campuchia. Tuy nhiên, ngay
  27. 20 khi có cảnh báo của UNESCO về đe doạ xuống cấp Angkor vì khách tham quan quá đông, ngành du lịch Campuchia ngay lập tức nghiên cứu và thực hiện biện pháp kiểm soát và hạn chế khách du lịch. Năm 2003, khách vào đền Angkor Wat chỉ được tối đa 300 khách mỗi lượt và thời gian tham quan chỉ kéo dài tối đa 2 giờ đồng hồ. Đến nay, các biện pháp hạn chế khách vẫn tiếp tục được nghiên cứu và đề xuất để đối phó với nhu cầu tham quan không ngừng tăng lên hằng năm. Việc phát triển các khu du lịch biển tại các hòn đảo và thị trấn Kép thuộc Sihanoukville ngoài mục đích khai thác tài nguyên du lịch biển còn nằm trong chủ trương giãn khách khỏi Angkor, hướng khách du lịch những sản phẩm du lịch khác để giảm sức ép cho di sản. Ngoài ra, có thể kể đến những tiêu chí bắt buộc với một hướng dẫn viên du lịch tại Angkor. Những hướng dẫn viên được hành nghề ở đây đều phải trải qua những khoá đào tạo bài bản từ chính UNESCO hoặc những địa chỉ dạy nghề có uy tín đã được Nhà nước thừa nhận. Và dĩ nhiên, giá thuê hướng dẫn viên không thể rẻ, tối thiểu là 30USD/ngày. Chính vì quy định khắt khe này mà hiện nay Angkor thiếu rất nhiều hướng dẫn viên song không vì thế mà cơ quan quản lý di tích này nới lỏng điều kiện trình độ. Vé tham quan Angkor cũng là một điều thú vị. Vé chỉ bán cho khách quốc tế còn khách nội địa được miễn phí. Họ quan niệm rằng, di sản là của cha ông để lại và con cháu được quyền thụ hưởng bình đẳng và quyền được biểu biết về những gì cha ông đã làm nên. Với khách quốc tế, giá vé được phân định theo thời gian tham quan: 1 ngày là 20USD, 2 ngày là 40USD, 3 ngày là 60USD và 60USD cũng là mức giá tối đa áp dụng cho cả tuần hay cả tháng. Mức giá này thể hiện quan niệm: nếu bạn yêu Angkor đến mức thăm nó tới 3 ngày liền chưa chán thì bạn được miễn phí cho tất cả những ngày tham quan còn lại tại đây. Cách làm này không chỉ tạo tâm lý được tiếp đón của du khách mà còn kích thích du khách ham muốn khám phá, tìm hiểu sâu kỹ về quần thể di tích vĩ đại này. Khách càng tìm hiểu sâu, nền văn hoá - lịch sử Campuchia càng được quảng bá rộng và đó là cách quảng bá, xúc tiến tại chỗ tốt đến không thể tốt hơn (Loan Nguyễn, 2011). Ngoài sự quản lý của chính quyền địa phương, ở Siem Riep còn có sự đầu tư cho du lịch từ các doanh nghiệp. Với diện tích gần 200km2, thật khó lòng để du khách đi hết quần thể
  28. 21 Angkor bằng đôi chân của mình. Phương tiện tuyệt vời nhất để thăm thú Angkor là xe đạp điện. Đường đến Angkor có bảng chỉ dẫn rất rõ ràng. Xe đạp điện do một công ty bao thầu cho thuê, nên trước các khu đền ở Angkor đều có chỗ giữ xe và thay pin (miễn phí); những địa điểm này đều được đánh dấu cụ thể trong bản đồ Angkor, du khách có thể lấy bản đồ ngay khi thuê xe (cũng miễn phí). Đi xe đạp điện vừa tiết kiệm sức, vừa chủ động, thậm chí có thể thong dong chạy xe vào ngay giữa các khu thành quách. (Du lịch Việt Nam, 2011, www.didulich.com) 1.5.3. Kinh nghiệm của Bangkok (Thái Lan) Đất nước Thái Lan hiền hòa, đất nước của xứ sở Phật giáo được coi như là một thiên đường du lịch của khu vực Đông Nam Á, “xứ sở của những nụ cười thân thiện”. Năm 2010, Bangkok được tạp chí Travel&Leisure của Mỹ bình chọn là Thành phố du lịch tốt nhất. Với lợi thế là thủ đô, Bangkok có hệ thống cơ sở hạ tầng rất hiện đại và hàng loạt di tích văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng như hoàng cung Thái Lan, tượng Phật vàng, Du lịch văn hóa là một trong những thế mạnh của ngành du lịch Thái Lan. Sản phẩm du lịch đa dạng và đậm nét văn hóa Thái Lan như lễ hội té nước, lễ hội đèn, boxing Thái, múa sạp Thái, kịch, ẩm thực Thái, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống. Hàng năm tại Bangkok đều diễn ra các chương trình ca múa tạp kỹ hoành tráng, đậm nét văn hóa nghệ thuật Thái như chương trình nghệ thuật Siam Niramit vào năm 2009. Bên cạnh các sản phẩm du lịch văn hóa, Bangkok còn đầu tư, phát triển các loại hình sản phẩm khác, để đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch, như: mua sắm, massage, nghỉ dưỡng, Điểm đặc biệt là các sản phẩm du lịch đều thường xuyên được đổi mới, vì thế hàng năm có rất nhiều du khách quay trở lại Thái Lan và Bangkok. Không phải ngẫu nhiên mà Thái Lan được mệnh danh là “ xứ sở của những nụ cười rất thân thiện”. Người Thái Lan rất hiếu khách và có ý thức cao về du lịch. Đi đến đâu du khách cũng bắt gặp những nụ cười cởi mở, nồng nhiệt. Người Thái Lan biết cách chiều khách: Khách nhiều tiền có cửa hiệu đồ đắt tiền phục vụ, khách ít tiền cũng có nơi thoải mái mua hàng. Đi tham quan ở Bankok hay bất kì nơi nào trên Thái Lan cũng khá thư thái vì hiện tượng ăn cắp, cướp giật, rạch túi rất hạn hữu, cái chính là sợ đám du khách tứ phương chứ người Thái ít làm chuyện đó.
  29. 22 Lợi dụng thế mạnh là các cung điện, chùa chiền, Bangkok biết cách quảng bá để du khách đến đây không ai cảm thấy tiếc tiền khi được chiêm ngưỡng những cung điện nguy nga, tráng lệ ở một đất nước mà chế độ quân chủ vẫn đang hiện hữu, được tôn sùng. Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, các di tích được bảo vệ tốt, đội ngũ nhân viên du lịch có trình độ và thân thiện, cách thức tổ chức chuyên nghiệp là điểm mạnh của du lịch Bangkok nói riêng và du lịch Thái Lan nói chung. (Linh Tâm, 10/02/2011) 1.5.4. Bài học đối với Thừa Thiên Huế Từ thành công và kinh nghiệm của Hội An, Siem Reap và Bangkok, tác giả đã rút ra một số bài học dành cho TTH trong việc thu hút du khách quốc tế đến TTH thông qua loại hình du lịch văn hóa. Cụ thể là: Thứ nhất, cần có sự phối hợp giữa chính quyền, người dân và doanh nghiệp trong công tác phục hồi, bảo tồn các di sản văn hóa, thuần phong mỹ tục, tập quán và xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa của địa phương. Với nguồn ngân sách hạn hẹp thì việc huy động người dân cùng tham gia vào công tác trùng tu, bảo tồn các di sản văn hóa, lịch sử sẽ giúp chính quyền đỡ một phần gánh nặng, cũng như dành nguồn ngân quỹ cho các hoạt động khác có ích hơn. Huy động được sự tham gia của nhân dân – cũng chính là người gìn giữ và phát huy văn hóa – sẽ thực sự giúp những phong tục, tập quán và nét đẹp văn hóa của Huế được phát huy hết mọi tinh hoa và ghi dấu trong lòng du khách. Sự tham gia của doanh nghiệp sẽ hỗ trợ thêm các cơ sở vật chất, kỹ thuật, dịch vụ chất lượng cao trong hoạt động du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung. Thứ hai, cần có sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu khách du lịch quốc tế. Khách du lịch đến với du lịch văn hóa không chỉ để tham quan mà còn để nghỉ ngơi, tận hưởng các gói dịch vụ chất lượng cao. TTH cần đầu tư, cải thiện hệ thống đường xá, nhà hàng, khách sạn, khu mua sắm, dịch vụ công cộng và dịch vụ chất lượng cao. Thứ ba, công tác bảo tồn cần được chú trọng, điều tra, nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra các biện pháp tốt nhất, vừa đảm bảo gìn giữ các di sản văn hóa và vừa khai thác hiệu quả du lịch tối ưu. Không nên vì cái lợi trước mắt, mà làm ảnh hưởng
  30. 23 đến nguồn di sản lâu dài. Phải có các kế hoạch rõ ràng, biện pháp cưỡng chế mạnh mẽ đối với các hành động gây tổn hại đến di sản văn hóa. Thứ tư, phải đào tạo và có yêu cầu cụ thể đối với nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động du lịch văn hóa nói riêng và hoạt động du lịch nói chung. Con người là người truyền tải văn hóa đến du khách, nên không thể để một bộ phận không am hiểu về văn hóa, di sản, cũng như không có đủ tay nghề phục vụ cho du khách, làm xấu đi hình ảnh của du lịch Huế và các giá trị văn hóa Huế. Thứ năm, thúc đẩy sự phát triển văn hóa và lòng hiếu khách của người dân địa phương. Chính quyền cần có các chính sách để người dân được tiếp cận, hưởng thụ với những di sản văn hóa, những hiểu biết mà cha ông đã để lại. Sẽ thật hữu ích nếu mọi người dân xứ Huế đều được tạo những ưu đãi lớn nhất khi tìm hiểu về văn hóa, di sản ở đây, và khi con người ta đã am hiểu, đã yêu thương và gắn kết với nó, thì người ta sẽ đem những luồng văn hóa ấy đi, giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế. Con người Huế, bản chất cũng đã có một lòng hiếu khách nồng nhiệt, nhưng chính quyền địa phương cũng nên cho người dân hiểu được tầm quan trọng của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, để khơi gợi lòng hiếu khách của người Huế một cách nồng nhiệt nhất. Thứ sáu, gắn kết chặt chẽ văn hóa vào sản phẩm du lịch. Sản phẩm văn hóa chính là cái tạo ra khác biệt giữa mỗi vùng miền trong du lịch văn hóa. TTH cần có những biện pháp để đưa được những nét đặc trưng của văn hóa Huế vào mọi sản phẩm du lịch ở đây, như: các lễ hội, phong tục, hàng lưu niệm, ẩm thực, kiến trúc, Và cuối cùng là quảng bá hình ảnh, văn hóa Huế đến bạn bè trong nước và thế giới. Huế có một nguồn tài nguyên văn hóa và nhân văn phong phú, nhưng không phải ai cũng biết và hiểu rõ giá trị của chúng. TTH cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giới thiệu các giá trị này, để không những làm du khách tò mò, muốn khám phá, mà sau khi du khách tham quan xong, sẽ nhận ra được những cái đẹp, giá trị của chúng, và để họ không phải hối tiếc vì đã đến Huế. Tiểu kết chương 1 Trong chương 1, tác giả đã nghiên cứu về tổng quan du lịch văn hóa và sự cần thiết phải thu hút du khách quốc tế đến tỉnh TTH thông qua loại hình du lịch
  31. 24 văn hóa. Theo đó, tác giả tập trung nghiên cứu các khái niệm về du lịch văn hóa và du khách quốc tế. Bên cạnh đó tác giả còn nghiên cứu các điều kiện để thu hút khách quốc tế đến TTH thông qua du lịch văn hóa, bao gồm: nền văn hóa đặc trưng, con người, vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, chính sách, sự quản lý của Nhà nước, chất lượng sản phẩm và tuyên truyền, quảng bá. Đồng thời, qua chương này, chúng ta có thể nhận thấy được tiềm năng và lợi thế của TTH trong việc thu hút du khách quốc tế thông qua loại hình du lịch văn hóa. Cuối chương là những kinh nghiệm trong và ngoài nước về việc thu hút du khách quốc tế thông qua du lịch văn hóa và bài học đối với TTH. Những cơ sở này sẽ làm tiền đề cho việc nghiên cứu và phân tích thực trạng thu hút du khách quốc tế đến TTH thông qua du lịch văn hóa trong Chương 2.
  32. 25 Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT DU KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỦA LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA GIAI ĐOẠN 2004-2012 2.1. Tổng quan tình hình thu hút du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế thông qua du lịch văn hóa 2.1.1. Số lượt khách du lịch quốc tế Bảng 2.1: Số lượng du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế giai đoạn 2004 - 9 tháng đầu năm 2012 Đơn vị: lượt khách Năm Tổng lượt khách đến Lượt khách quốc tế Tỷ trọng (%) Thừa Thiên Huế 2004 760.000 260.000 34,21 2005 1.050.000 369.000 35,14 2006 1.230.000 436.000 35,45 2007 1.517.790 666.590 43,92 2008 1.680.000 790.750 47,07 2009 1.430.000 601.113 42,04 2010 1.486.433 612.463 41,20 2011 1.604.000 653.856 40,76 9 tháng 2012 2.067.000 692.450 33,50 Nguồn: Tổng hợp báo cáo hoạt động hằng năm của Sở VHTT&DL tỉnh TTH (2004 – 9 tháng đầu năm 2012) Qua bảng số liệu ở trên, ta dễ dàng nhận thấy lượng khách quốc tế đến Huế tăng đều qua mỗi năm và đạt đỉnh 790.750 lượt khách vào năm 2008. Qua năm 2009, do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 2008 mà lượng khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và TTH nói riêng giảm mạnh. Lượng khách quốc tế luôn chiếm trên 1/3 lượng khách đến du lịch Huế, và trong những năm gần đây thì con số này đều trên 40%. Tỷ trọng khách quốc tế so với tổng lượt khách đến Huế giảm từ năm 2009 đến nay, không phải do số lượng du khách quốc tế giảm mà do tốc độ của khách nội địa đến Huế tăng nhanh hơn. Vì tình hình kinh tế Việt Nam
  33. 26 vẫn khá lạc quan so với sự suy thoái của nền kinh tế thế giới. Đến 09/2012, lượng khách quốc tế đến Huế chỉ mới chiếm 33,5%, vì những tháng cuối năm thường thu hút rất nhiều du khách quốc tế đến Huế để tận hưởng kì nghỉ đông, nghỉ Giáng sinh hay tham dự các liên hoan quốc tế. Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng số lượng du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế giai đoạn 2004 - 9 tháng đầu năm 2012 Đơn vị:% Nguồn: Tổng hợp báo cáo hoạt động hằng năm của Sở VHTT&DL tỉnh TTH (2004 – 9 tháng đầu năm 2012) Tốc độ tăng của khách quốc tế đến TTH không đều qua các năm. Từ năm 2004 đến năm 2008, con số này luôn trên 18%, và đạt mốc lớn nhất là 52,89% vào năm 2007. Tuy nhiên, đến năm 2009 lượng khách quốc tế đến Huế giảm 23,98% so với năm 2008, và những năm sau đó thì tốc độ tăng của khách quốc tế chỉ còn khoảng 5-6%. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế kéo dài từ cuối năm 2008 đến nay, đại dịch cúm A/H1N1 trên thế giới vào năm 2009, khủng hoảng nợ công Châu Âu 2011 hay thảm họa động đất – sóng thần ở Nhật Bản 2011 chính là những rào cản của ngành du lịch thế giới nói chung và du lịch ở TTH nói riêng. Festival Huế, được tổ chức 2 năm một lần, là một trong những đối tượng chính của du lịch văn hóa và cũng là hoạt động thu hút nhiều khách quốc tế đến Huế nhất. Sau đây là bảng thống kê số lượt khách quốc tế đến TTH để tham dự các kỳ Festival Huế từ năm 2004-2012.
  34. 27 Bảng 2.2: Số lượt khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế trong các kỳ Festival Huế giai đoạn 2004 - 2012 Đơn vị: lượt khách Năm Tổng lượt khách quốc Tổng lượt khách quốc Tỷ trọng (%) tế đến TTH tế đến Festival Huế 2004 260.000 11.950 4,6 2006 436.000 20.557 4,71 2008 790.750 26.229 3,32 2010 612.463 30.595 5,00 2012 692.4501 90.783 13,11 Nguồn: Tổng hợp Báo cáo hoạt động các kỳ Festival Huế của Trung tâm Festival Huế, từ năm 2004-2012 Từ năm 2004, mỗi kỳ Festival Huế chỉ kéo dài 9 ngày, nhưng lượng khách quốc tế đến tham dự chiếm một tỷ trọng rất lớn so với tổng lượng khách quốc tế cả năm và ngày càng tăng. Đến kỳ Festival 2012 vừa rồi, lượng khách quốc tế đến tham dự là 90.793 người, tăng gấp 3 so với kỳ Festival trước (30.595 lượt khách) và đã chiếm đến 13,11% lượng khách quốc tế đến TTH trong 9 tháng đầu năm 2012. Bên cạnh quy mô và sức hấp dẫn ngày càng lớn, một trong những nguyên nhân của sự tăng số du khách tham dự Festival Huế là sự thay đổi thời gian tổ chức Festival Huế. Trước năm 2012, các kỳ Festival Huế thường được tổ chức vào đầu tháng 6 – vào mùa này ở TTH thường xảy ra các cơn mưa dông, kèm theo thời tiết nóng bức, khó chịu. Năm 2012, Festival Huế được tổ chức vào đầu tháng 4, khi này thời tiết khá mát mẻ nên thu hút được nhiều du khách đến tham dự, đặc biệt là các hoạt động ngoài trời. Qua đây, có thể thấy được vai trò quan trọng trong việc thu hút khách quốc tế đến TTH của Festival Huế nói riêng và du lịch văn hóa nói chung. Một đối tượng nữa của du lịch văn hóa ở TTH chính là quần thể di tích Cố đô Huế. Với thế mạnh là một di sản văn hóa thế giới, quần thể di tích Cố đô Huế là một trong những điểm đến yêu thích của du khách quốc tế khi đến Việt Nam. 1 Lượng khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế trong 9 tháng đầu năm 2012
  35. 28 Bảng 2.3: Lượng vé tham quan quần thể di tích Cố đô Huế đã bán cho du khách quốc tế giai đoạn 2004-9 tháng đầu năm 2012 Đơn vị: vé Năm Tổng số vé bán Vé bán cho khách quốc tế Tỷ trọng (%) 2004 1.371.496 436.622 31,84 2005 1.321.026 552.943 41,86 2006 1.445.367 629.995 43,59 2007 1.658.333 853.827 51,49 2008 1.764.390 898.330 50,91 2009 1.788.687 766.246 42,84 2010 1.873.604 839.953 44,83 2011 1.975.261 866.498 43,87 9 tháng 2012 1.467.996 644.580 43,91 Nguồn: Báo cáo doanh thu vé tham quan quần thể di tích Cố đô giai đoạn 1996- 2010 và 2011-9/2012 của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Theo TS. Phan Thanh Hải, “mỗi năm có 1,8-1,9 triệu lượt khách đến tất cả các điểm ở quần thể di tích Huế – tuy nhiên con số này là chưa chính xác, vì có thể một khách đi đến 2-3 điểm tham quan, nhưng có khách chỉ đi đến 1 điểm”. Tuy nhiên, nhìn vào tỷ trọng của lượng vé bán cho khách quốc tế so với tổng lượng vé bán ra trong những năm gần đây (43-50%), và so sánh với tỷ trọng khách quốc tế đến Huế (35-42%), rõ ràng quần thể di tích Cố đô Huế đã thu hút rất nhiều mối quan tâm của khách quốc tế khi đến du lịch tại Huế. 2.1.2. Cơ cấu khách quốc tế “Thị trường truyền thống của Huế là Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Úc và những năm gần đây là khách từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan. Trong số này, chi tiêu cao nhất là khách Tây Âu, Bắc Âu, nên mục tiêu của tỉnh vẫn là tập trung khai thác thị trường truyền thống này. Trong những năm gần đây, thì lượng khách Thái Lan tăng nhanh nhất - thông qua con đường xuyên Á, thì từ Thái Lan chạy qua đây chỉ mất 4 giờ đồng hồ thôi. So với các lượng khách khác tăng từ 9-10% thì lượng khách Thái Lan tăng đến 25%. Lượng khách thứ ba tăng nhanh nữa là lượng khách Trung Quốc
  36. 29 và một số nước Đông Nam Á, họ đến đây thông qua đường biển và đường hàng không. Đặc biệt lượng khách đến bằng tàu biển tăng khá nhanh, riêng năm 2012, thì lượng khách này tăng gấp 4 lần so với năm 2011”. (TS. Phan Tiến Dũng, 2012) Bảng 2.4: Cơ cấu khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế giai đoạn 2004-9 tháng đầu năm 2012 Đơn vị: % Quốc 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 9 tịch tháng 2012 Anh 7,03 6,94 6,11 4,75 3,67 6,90 6,50 6,67 6,19 Đức 7,49 8,26 8,50 7,41 7,58 8,70 7,70 7,04 6,76 Mỹ 7,00 6,83 5,84 5,46 6,17 8,50 7,20 6,80 6,22 Nhật 7,03 5,60 4,90 3,36 3,36 4,90 4,40 4,16 4,87 Pháp 19,06 19,56 17,29 16,05 15,50 17,60 16,70 15,64 15,04 Thái 1,04 4,68 13,01 24,79 20,10 14,80 18,60 18,74 15,52 Lan Úc 9,51 9,57 1,73 8,4 4,38 9,30 9,60 9,84 8,97 Khác 41,84 38,56 42,62 29,78 39,24 37,80 29,30 31,11 36,43 Nguồn: Thống kê lượng khách quốc tế đến TTH của Sở VHTT&DL tỉnh TTH ( 2004-9 tháng đầu năm 2012) Qua bảng số liệu trên, lượng khách Pháp luôn giữ mức ổn định trên 15% - đây cũng là vị khách chính từ trước đến nay của Huế. Lượng khách Anh, Đức, Mỹ thì luôn duy trì ở mức 6-8%, khách Úc thì chiếm khoảng 9% lượng khách quốc tế đến Huế. Và đặc biệt, lượng khách Thái Lan, từ 1,04% vào năm 2004 thì đến nay đã chiếm đến 15-25% lượng khách quốc tế đến Huế. Giờ đây, khách Thái Lan đã trở thành một trong những lượng khách đông đảo đến du lịch tại TTH. 2.1.3. Thời gian lưu trú bình quân của du khách quốc tế Theo TS. Phan Tiến Dũng, “Về hành trình, thường thì khách du lịch đến Việt Nam có một chuyến đi dài 7 ngày, và người ta sẽ dành cho Hà Nội – Hạ Long 2-3 ngày, Huế- Đà Nẵng 2-3 ngày và Thành phố Hồ Chí Minh 2 ngày. Ở Huế, đối với
  37. 30 khách đi lần đầu, người ta sẽ ngày khoảng 2 ngày, nhưng nếu lần thứ hai, thì thường người ta sẽ dành thời gian nhiều hơn ở Đà Nẵng”. Biểu đồ 2.2: Thời gian lưu trú bình quân của du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế giai đoạn 2004- 9 tháng đầu năm 2012 Đơn vị: ngày Nguồn: Tác giả tự tính từ Báo cáo số ngày lưu trú của khách quốc tế đến TTH của Sở VHTT&DL tỉnh TTH, (2004-9 tháng đầu năm 2012) Cũng như số liệu về lượng khách quốc tế đến TTH giai đoạn 2004-9 tháng đầu năm 2012, thì thời gian lưu trú của khách quốc tế đến Huế cũng tăng đều từ 2004-2008, và đạt mức cực đại ở năm 2008 (2,14), sau đó lại sụt giảm khá nghiêm trọng vào năm 2009 (6%), phục hồi dần dần ở những năm sau đó. Tuy nhiên, đến bây giờ con số này vẫn không thể chạm mốc ở năm 2008. Nguyên nhân không chỉ vì tình hình kinh tế - xã hội thế giới, mà còn do những nguyên nhân chủ quan từ các dịch vụ, sản phẩm du lịch ở Huế. Một hiện tượng rất phổ biến hiện nay là du khách đến tham quan ở Huế nhưng lại quay vào Đà Nẵng để nghỉ ngơi, giải trí. Điều này là do chất lượng sản phẩm, dịch vụ giải trí của Huế vẫn còn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách quốc tế. 2.1.4. Doanh thu Sự phát triển của du lịch đã kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề liên quan. Chính vì vậy hoạt động du lịch không chỉ mang lại nguồn thu trực tiếp cho ngành du lịch mà còn mang lại nguồn doanh thu rất lớn cho xã hội thông qua các
  38. 31 hoạt động khác như ngân hàng, giao thông vận tải, hàng thủ công mỹ nghệ, dịch vụ bưu chính, thương mại, hàng tiêu dùng Bảng 2.5: Doanh thu từ hoạt động du lịch và doanh thu xã hội từ hoạt động du lịch ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2004-9 tháng đầu năm 2012 Đơn vị: tỷ đồng Năm Doanh thu Tỷ lệ doanh thu Doanh thu xã Doanh thu bán du lịch quốc tế (%) hội từ du lịch vé tham quan2 2004 368,5 40 798 42,49 2005 543,4 42 1.040 46,96 2006 731,3 45 1.550 65,47 2007 1.060 50 1.950 70,88 2008 1.143,5 54 2.275 73,34 2009 1.200 53 2.500 73,16 2010 1.400 53 3.500 77,76 2011 1.657 59 4.100 80,07 9 tháng 2012 1.624 62 4.059 83,13 Nguồn: Báo cáo hoạt động hằng năm của Sở VHTT&DL tỉnh TTH và Tổng kết doanh thu bán vé tham quan của TTBTDTCĐ Huế (2004-9 tháng đầu năm 2012) Dù lượng khách quốc tế chỉ chiếm từ 43-45% lượng khách đến Huế nhưng doanh thu du lịch từ khách quốc tế luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu và từ năm 2007, con số này đã vượt ngưỡng 50%, đến tháng 9 năm 2012 đã đạt mốc 62%. Bên cạnh đó, doanh thu xã hội từ du lịch thường mang lại doanh thu gấp 2-2,5 lần so với doanh thu từ du lịch và tăng với tốc độ rất nhanh (trung bình đạt 25%). Doanh thu từ bán vé tham quan ở quần thể di tích Cố đô Huế cũng có sự tăng đều, chỉ bị giảm 0,18 tỷ vào năm 2009 so với năm 2008. Doanh thu vẫn có sự tăng trưởng mặc cho sự giảm sút về số lượng khách đến với Huế có thể giải thích bởi sự mất giá của đồng tiền Việt Nam trong giai đoạn này. Đồng Việt Nam mất giá so với đồng Đôla Mỹ khiến cho hàng hóa trong nước rẻ hơn tương đối so với hàng hóa nước ngoài, điều này đã kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch quốc tế. 2 Tổng doanh thu bán vé tham quan ở tất cả các điểm trong quần thể di tích Cố đô Huế
  39. 32 Với nguồn thu lớn từ hoạt động du lịch, cơ cấu kinh tế của Huế đã có sự thay đổi rõ rệt. Cách đây 10 năm thì cơ cấu đóng góp của du lịch vào GDP của tỉnh TTH là 34-35%, nhưng đến năm 2011, ngành du lịch đã đóp đóng 43% GDP toàn tỉnh, và dự kiến cuối năm 2012, con số này sẽ là 45%. TTH đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp sang dịch vụ; đến bây giờ dịch vụ du lịch đã lên hàng đầu. Như vậy hoạt động du lịch văn hóa ở TTH đã có những đóng góp khá lớn trong việc thu hút khách quốc tế đến đây, thể hiện thông qua các tiêu chí có thể nhận thấy rõ như lượng khách quốc tế đến tham quan quần thể di tích Cố đô, tham dự Festival Huế, doanh thu du lịch từ quốc tế, 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế thông qua loại hình du lịch văn hóa 2.2.1. Sản phẩm du lịch văn hóa ở Huế Các di sản văn hóa Huế vừa hội tụ những đặc trưng, những tinh hoa của văn hóa dân tộc, vừa thể hiện những nét riêng có của một vùng văn hóa truyền thống; được đánh giá là “đỉnh cao của sức sáng tạo Việt Nam”. Không những mang ý nghĩa về mặt lịch sử văn hóa, mà nhiều di tích ở Huế còn là những tác phẩm kiến trúc nghệ thuật vô giá, có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà nghiên cứu; du khách tham quan trong và ngoài nước. Huế cũng là nơi duy nhất ở nước ta hiện còn lưu giữ được những di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng, độc đáo như các loại hình nghệ thuật, âm nhạc, ca múa cung đình Huế; ẩm thực, các hoạt động lễ hội và hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, phong tục tập quán đặc sắc mà trong mỗi loại hình đều có sự gắn bó, hòa nhập giữa văn hóa cung đình và văn hóa dân gian. Tất cả yếu tố đó là nguồn tài nguyên du lịch vô giá, tạo nên những sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo - thế mạnh không chỉ của riêng Thừa Thiên Huế mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển của Du lịch Việt Nam. Du lịch văn hóa ở TTH gồm các đối tượng chính là: 2 di sản văn hóa thế giới – quần thể di tích Cố đô và Nhã nhạc cung đình Huế, Festival Huế và Festival làng nghề, những lễ hội dân gian ở Huế, nhà vườn Huế và ẩm thực Huế. Mỗi loại hình lại tạo ra cho mình những sản phẩm du lịch riêng, để đáp ứng nhu cầu của du khách trong nước và quốc tế.
  40. 33 Quần thể di tích Cố đô Huế Được coi là quần thể di sản có cấu trúc toàn diện nhất trong tất cả những di sản thiên nhiên và di sản văn hóa khác nhau của Việt Nam được công nhận bởi UNESCO, phức hợp các công trình kiến trúc Cố đô Huế là một ví dụ tiêu biểu cho một thủ phủ phong kiến phương Đông về cả việc quy hoạch cũng như xây dựng. Trong đó, mỗi công trình kiến trúc là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, tinh tế, chuyển tải một nền văn hóa minh triết, uyên thâm với những giá trị thẩm mỹ riêng biệt. Quần thể di tích Cố đô hiện còn 18 cụm di tích còn nguyên vẹn, với tổng số 1500 công trình, bao gồm kinh thành Huế, khu lăng mộ Hoàng gia và các di tích khác ngoài kinh thành, tuy nhiên số công trình bị hư hỏng chiếm tới 2/3. Vẻ đẹp kiến trúc, sự kết hợp hài hòa với phong thủy, thiên nhiên, đã tạo ra sức cuốn hút đặc biệt đối với du khách khi đến tham quan quần thể di tích Cố đô Huế. Bên cạnh những di tích sẵn có, TTH cũng đã phát triển, khai thác thêm các dịch vụ mới như là sản phẩm bổ sung cho hoạt động tham quan của du khách. Một số dịch vụ đã được triển khai như dịch vụ xe điện, voi, thuyền cung đình, bán hàng lưu niệm, băng đĩa, tranh ảnh, giải khát, cho thuê trang phục chụp ảnh ở nội thất cung điện, ngai vua Các dịch vụ trên đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của du khách và tạo thêm nguồn thu cho cơ quan quản lý, đồng thời xem đây là một nguồn thu quan trọng để bổ trợ cho nguồn vốn trùng tu di tích và cải thiện đời sống cán bộ, công nhân viên chức và người lao động. Theo thống kê của TTBTDTCĐ Huế - đơn vị chủ quản các hoạt động dịch vụ ở đây – trong 15 năm qua, nếu tổng doanh thu từ nguồn bán vé đạt đến 612,11 tỷ đồng, thì doanh thu từ dịch vụ chỉ đạt 32,38 tỷ đồng (trước năm 2003 chưa có doanh thu về dịch vụ), tức là doanh thu dịch vụ chỉ đạt 5,28% so với nguồn thu vé tham quan. Đây là một tỷ lệ rất thấp so với tiềm năng, lợi thế của khu di sản văn hóa Cố đô Huế. (TS. Phan Thanh Hải, 2011) Nhã nhạc cung đình Huế và ca Huế Nhã nhạc cung đình “một kiệt tác phi vật thể truyền khẩu đại diện của nhân loại” được UNESCO công nhận. Nhã nhạc có âm điệu tao nhã quý tộc vì dựa trên thang ngũ âm. Giá trị của Nhã nhạc bao gồm sự trình diễn thực tế, sự đa dạng của các loại nhạc cụ với một số lượng lớn các nhạc công phải tập trung cao độ khi biểu diễn để theo được mạch tất cả giai đoạn lễ nghi kéo dài. Nhã nhạc được trình diễn
  41. 34 tại những lễ hội hằng năm, lễ kỉ niệm và những sự kiện đặc biệt như: lễ đăng quang, lễ tế ở Nam Giao, Xã Tắc, tế ở các miếu thờ, lễ đón chính thức sứ giả nước ngoài. Nhã nhạc cung đình Huế là dấu vết còn lại cuối cùng của âm nhạc cung đình Việt Nam. Nhã nhạc chứa tất cả các tinh hoa của xu hướng nhạc cung đình Việt Nam được thiết lập và phát triển hơn 1000 năm qua. Những nghệ nhân cung đình xưa đang truyền dạy cho thế hệ trẻ ở Huế. Nhã nhạc đã góp phần tạo nên hình ảnh một thành phố di sản “sống”. Ngày nay, du khách dễ dàng thưởng thức Nhã nhạc Huế ở các buổi biểu diễn ở Đêm Hoàng Cung, Festival Huế, nhà hát Nghệ thuật Cung đình Huế. Bên cạnh Nhã nhạc cung đình, ca Huế cũng là một loại hình văn nghệ đặc trưng mà hầu hết du khách quốc tế đều muốn thưởng thức khi đến đây. Ca Huế là một trong những tiểu hệ cấu thành trong tổng thể của văn hóa Huế, là một loại nhạc thính phòng vừa được phổ biến trong dân dã vừa được biểu diễn trong chốn cung đình. Một trong những sản phẩm du lịch nổi tiếng ở Huế chính là “Ca Huế trên sông Hương”. Hằng đêm, trên những chiếc thuyền rồng thả mình trôi trên dòng sông Hương, du khách được đắm mình trong tiếng sáo, tiếng nhị, tiếng phách cùng điệu hò da diết của dân ca xứ Huế. Không chỉ vậy, du khách còn được ngắm thành phố Huế về đêm, cầu Trường Tiền huyền ảo, và cuối buổi biểu diễn, sẽ được thả những chiếc đèn hoa đăng cùng lời nguyện ước của mình gửi đến dòng sông Hương. Hình ảnh những chiếc hoa đăng lung linh giữa dòng Hương và những điệu hò, câu hát lắng lại và để những ấn tượng khó phai trong lòng du khách. Ca Huế ngày càng khẳng định được những giá trị nghệ thuật truyền thống, đã nối dài với đời sống đương đại và hiện nay là hoạt động nghệ thuật duy nhất về đêm của thành phố Huế, đã đem lại cho du khách hiểu biết thêm những nét đẹp của các loại hình văn hóa phi vật thể phong phú, độc đáo cùng văn hóa Huế. (Nguyễn Đình Sáng, Nguyễn Thị Kim Liên, 2012. Tr. 242-243) Festival Huế và Festival làng nghề Festival Huế được tổ chức 2 năm một lần, là một sự kiện văn hóa lớn được tổ chức tại Huế vào các năm chẵn nhằm mục đích tôn vinh các di sản văn hóa Huế. Là một trong những lễ hội lớn, Festival Huế với nhiều chương trình lễ hội cộng đồng được tái dựng với một không gian rộng lớn cả trong và ngoài thành phố, góp phần
  42. 35 làm sống lại các giá trị văn hóa của Huế. Sản phẩm du lịch ở đây chính là những chương trình biểu diễn đặc sắc, như: Đêm Hoàng cung, lễ tế Nam Giao, lễ Truyền lô và Vinh qui bái tổ, lễ hội áo dài, lễ hội biển, thả diều, thả thơ, diễn thơ, chợ quê ngày hội, cờ người, đua trải Thành phố Huế còn phục dựng những lễ hội khác như: Tái hiện lễ hội Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu Quang Trung, tổ chức lễ hội thi Tiến sĩ võ, khai thác không gian văn hóa tại khu Hổ Quyền - Voi Ré Từ những lễ hội này, có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống đang dần hồi phục, tạo được dấu ấn riêng khá rõ và góp phần làm giàu thêm cho vùng đất Cố đô. (Wikipedia, 2012, www.vi.wikipedia.org) Festival Huế còn thu hút nhiều đoàn nghệ thuật từ trong và ngoài nước đến tham gia biểu diễn. Đây là một chương trình không chỉ mang đậm chất dân tộc mà còn quy tụ nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới; chính vì vậy du khách từ khắp nơi đổ về Huế vào dịp này. Festival Huế đã đánh thức, khơi dậy những giá trị văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế, tiếp thị một cách có hiệu quả với bạn bè năm châu hình ảnh của Cố đô Huế, thành phố Festival của Việt Nam. Với 7 kỳ Festival, Huế trở thành một trong những trung tâm Festival lớn nhất trên Việt Nam, đồng thời cũng là hình mẫu để các địa phương khác học hỏi theo – tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa phục vụ cho du lịch. Festival chuyên đề về các làng nghề truyền thống được tổ chức hai năm một lần vào năm lẻ để giúp làng nghề ở Huế quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu, tổ chức các mối liên kết giữa các làng nghề trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao trình độ tay nghề của người thợ, góp phần gìn giữ và phát triển nghề truyền thống, vốn đang bị mai một dần trong nhịp sống hiện đại. Đến với Festival làng nghề Huế, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những sản phẩm độc đáo, tinh xảo mà còn tìm hiểu được phương thức chế tác của các nghệ nhân. Các lễ hội khác Ngoài hệ thống di tích lịch sử ra, một loại hình nữa được du khách quan tâm, chú ý là các loại hình lễ hội. Ở khu vực miền Trung, TTH là một địa phương có rất nhiều lễ hội, được phân làm 2 loại: lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại – vì là sản phẩm của thời kỳ hiện nay. TTH đã có một hệ thống lễ hội truyền thống đã có từ lâu đời, đáng chú ý nhất trong loại hình lễ hội này, là lễ hội Điện Hòn Chén – được tổ
  43. 36 chức hằng năm vào tháng 3 và tháng 7, hội vật Làng Sình – được tổ chức hằng năm vào ngày 10 tháng Giêng, lễ hội Cầu Ngư ở Thuận An – được tổ chức 3 năm một lần vào dịp mùa xuân, ngoài ra còn có hàng chục lễ hội khác được tổ chức ở nhiều địa phương, làng xã – lễ tế đình làng vào mùa xuân và thu (xuân thu nhị kì), lễ giỗ làng, lễ hội đua thuyền trên sông Hương. Đáng chú ý là ở Huế còn có những lễ hội mang màu sắc của tôn giáo, như Lễ Phật đản. Huế được coi là trung tâm phật giáo của Việt Nam, nên Lễ Phật đản được tổ chức rất lớn vào hằng năm từ mùng 8 - rằm tháng Tư âm lịch. Ở Huế, Thiên chúa giáo cũng phát triển mạnh nên hằng năm lễ Noel (lễ mừng Thiên chúa giáng sinh) là một lễ hội lớn. Những lễ hội này có từ lâu đời, do người dân đứng ra tổ chức là chính, chính quyền chỉ đứng ra lo về an ninh, đảm bảo an toàn cho lễ hội. Ngoài những kì Festival ra, địa phương cũng cố gắng tạo ra những sản phẩm mới bằng các lễ hội hiện đại, như những năm gần đây có lễ hội đền Huyền Trân diễn ra vào mùng 1 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Tuy mới xuất hiện nhưng lễ hội này cũng có sức hấp dẫn đến du khách. (Lê Văn Thuyên, 2012) Hàng lưu niệm Một loại hình sản phẩm khác mà nhiều năm qua, Huế cũng đang cố gắng cải thiện và cố tạo ra cái mới để có những sản phẩm văn hóa vật chất để phục vụ cho du lịch, đó là hàng lưu niệm. Hàng lưu niệm ở TTH là những sản phẩm của các ngành nghề truyền thống. TTH là nơi có những làng nghề truyền thống nổi tiếng, đã tạo ra các sản phẩm tinh xảo để phục vụ cho kinh đô Huế vào thế kỉ 19 và thời kì trước đó. Nay đang dần khôi phục để tạo ra các sản phẩm phục vụ du lịch, như tranh thêu, may, mộc mỹ nghệ, gốm, làm nón, tranh sơn mài, đan lát các nghề truyền thống thường gắn với những địa danh nổi tiếng như nón Phú Cam, gốm Phước Tích, thêu Thuận Lộc, hoa giấy Thanh Tiên, tranh Làng Sình, đúc đồng ở Phường Đúc, đan lát Phò Trạch đang dần hồi sinh, đã cung cấp một lượng lớn hàng thủ công mỹ nghệ đáp ứng nhu cầu du khách. (Lê Văn Thuyên, 2012) Nhà vườn Huế Huế - được mệnh danh là “Kinh đô vườn”, một thành phố độc đáo mà đơn vị kiến trúc cấu thành cơ bản nên phố là nhà vườn và vườn. Những khu nhà vườn nổi tiếng của Huế nằm ở Long Hồ, Ngọc Hồ, Hương Long, Kim Long, Nguyệt Biểu,
  44. 37 Lương Quán, Dương Xuân, Vĩ Dạ, Bao Vinh, Hàng chục nhà vườn nổi tiếng đã được chọn là “những điểm di sản văn hóa” như An Viên, Ngọc Sơn Công chúa, Lạc Tịnh Viên Một số nhà vườn nằm gần nhau và trở thành cụm nhà vườn nổi tiếng như khu nhà vườn Phú Mộng. Khu nhà vườn Phú Mộng ngày nay gồm hơn 10 nhà vườn, trong đó có 7 nhà vườn mở cửa phục vụ khách du lịch. Nhà vườn lâu đời nhất đã 200 tuổi và ít nhất là 150 tuổi. Cũng như nhiều nhà vườn khác ở Huế, khu nhà vườn Phú Mộng rất nên thơ và bình yên với không gian riêng tư, gồm hai khu vực chính: nhà gỗ và vườn bao quanh, thiết kế theo kích thước thu nhỏ của cố đô, phản ánh sâu sắc quan niệm phong thủy, đời sống tâm linh và thiên hướng nghệ thuật của chủ nhà. Đến thăm và lưu trú lại trong những ngôi nhà vườn của Huế, du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác thanh bình và riêng tư như đang sống trong một vũ trụ thu nhỏ, một thế giới yên bình và quyến rũ. Những ngôi nhà vườn trong lòng phố Huế là một nét văn hóa đặc trưng góp phần vào vẻ đẹp rất riêng của Huế. Ẩm thực Huế Nói đến Huế không thể không nói đến văn hóa ẩm thực Huế. Món ăn Huế thể hiện đậm nét giá trị văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán, nghệ thuật và có hương vị rất riêng, đã trở nên một thương hiệu hấp dẫn cho nền văn hóa ẩm thực Việt Nam. Hiện có khoảng 1300 món ăn nấu theo kiểu Huế, với hai trường phái rõ ràng: cung đình và dân dã. Nhưng cho dù là món ăn cung đình hay dân dã thì triết lí ẩm thực Huế là giống nhau – ăn uống vừa là nghệ thuật, vừa là lạc thú trên đời. Du khách có thể tự mình tìm hiểu và thưởng thức ẩm thực Huế tại các quán ăn nổi tiếng, các làng nghề hay tham gia các tour ẩm thực của các công ty lữ hành, các tiệc cung đình, các lễ hội ẩm thực trong các kì Festival Hiện nay, rất nhiều nhà hàng, khách sạn, công ty lữ hành đưa vào khai thác các tiệc tự chọn, tour ẩm thực Huế để đáp ứng nhu cầu của du khách trong vào ngoài nước. Với các loại sản phẩm đa dạng, đặc trưng, mang đậm nét văn hóa Huế và ngày càng được khai thác, phát triển, Thừa Thiên Huế rõ ràng đã biết tận dụng thế mạnh của mình trong việc thu hút du khách quốc tế thông qua loại hình du lịch văn hóa. 2.2.2. Du lịch văn hóa Huế gắn với chương trình “Con đường di sản miền Trung”
  45. 38 “Con đường di sản miền Trung” là tên một chương trình du lịch do Tổng cục du lịch Việt Nam phát động. Con đường di sản này có mục tiêu kết nối các di sản thế giới tại Trung Bộ, bao gồm: Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình); Cố đô Huế với hai di sản là Quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế; tỉnh Quảng Nam với hai di sản là: Thánh địa Mỹ Sơn và đô thị cổ Hội An (Wikipedia, 2008, www.vi.wikipedia.org). Xét trên toàn “Con đường di sản miền Trung”, thì nó không hề trùng lắp với nhau, mà bổ trợ cho nhau: Huế – kinh đô cũ của thời quân chủ, Hội An – thương cảng cũ, nối nhịp cho cuộc sống hiện đại, Mỹ Sơn – di sản thuộc một nền văn hóa cổ khác và Phong Nha – di sản thiên nhiên thế giới. Thêm vào đó, những địa điểm này nằm trên một tuyến đường giao thông thuận lợi, trong vòng 300km – từ điểm đầu đến điểm cuối. Du khách đến với miền Trung không chỉ để được chiêm ngưỡng các di sản văn hóa thế giới mà còn muốn được hưởng nhiều sản phẩm du lịch khác trong cùng một chuyến đi. Huế giữ vai trò quan trọng trong “Con đường di sản miền Trung”, Huế ở vị trí trung tâm, nối 2 đầu con đường: Quảng Bình và Quảng Nam. Theo ban quản lý các khu di sản khác, đa số những kì Festival của Huế thì lượng khách đến Phong Nha, Hội An tăng từ 80-100%. Hay những kì Đà Nẵng tổ chức bắn pháo hoa thì lượng khách đến Huế cũng tăng. Huế có vai trò trung tâm đồng thời còn có vai trò điều hòa, san sẻ lượng khách du lịch với các khu vực khác. Vì vậy, các tỉnh nên tạo liên kết vùng, tận dụng ưu thế của nhau, không nên cản trở nhau; kết hợp nhau để tổ chức các lễ hội xen kẽ nhau, cùng nhau phát triển du lịch, thu hút khách tham quan và cùng đem lại lợi ích chung. (TS. Phan Thanh Hải, 2012) Hiện nay, rất nhiều công ty lữ hành đang khai thác tour du lịch “Con đường di sản miền Trung”. Hành trình tour thường kéo dài 4-5 ngày, và trung bình thời gian đến Huế là 2-3 ngày. Dù hành trình này kéo dài qua 3 tỉnh: Đà Nẵng, TTH và Quảng Bình, nhưng thời gian ở TTH lại chiếm khoảng ½ hành trình. Trong thời gian ở Huế, du khách sẽ được tham quan các di tích văn hóa, lịch sử, được thưởng thức ca Huế và các món ăn đặc sản ở đây. Có thể thấy, du lịch văn hóa ở Huế đã đóng một vai trò rất quan trọng trong hành trình du lịch trên “Con đường di sản miền Trung”.
  46. 39 2.2.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ khách du lịch Bảng 2.6: Tổng cơ sở lưu trú, số phòng, số giường ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2004-9 tháng đầu năm 2012 Tổng số Công suất Năm Tổng cơ sở lưu trú Tổng số phòng giường sử dụng (%) 2004 122 3534 6862 65 2005 132 3747 7179 72 2006 145 4500 8580 72 2007 151 4761 9201 72 2008 279 6131 11345 65 2009 285 6409 11843 55 2010 313 7284 13246 52 2011 439 7723 13851 58 9 tháng 531 9543 16422 60 2012 Nguồn: Thống kê cơ sở lưu trú giai đoạn 2000-2012 của Sở VHTT&DL tỉnh TTH Một trong các nhân tố quan trọng để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đó là cơ sở hạ tầng. Theo bảng số liệu ở trên, có thể thấy, trong giai đoạn 2004 đến nay, số cơ sở lưu trú, số phòng và số giường ở tỉnh TTH đã tăng lên đáng kể. Năm 2008, có sự tăng trưởng vượt bậc về tổng số cơ sở lưu trú (84%) – đây là kết quả kéo theo từ sự tăng lên của lượng khách đến Huế. Qua năm 2009, cùng sự sụt giảm của khách du lịch, tình hình kinh tế bất ổn mà nhiều cơ sở lưu trú phải đóng cửa, ít cơ sở được mở thêm mới, vì vậy trong năm này chỉ tăng thêm 6 cơ sở lưu trú. Giai đoạn phục hồi kinh tế 2010-2012 và sự quay trở lại của du khách đã kích thích nhiều nhà nghỉ, khách sạn mở thêm mới, với tốc độ tăng trưởng từ 10-40% mỗi năm, đưa tổng số cơ sở lưu trú lên 531 nơi. Không những số lượng cơ sở lưu trú tăng mà chất lượng của chúng cũng được cải thiện đáng kể. Năm 2004, nếu ở Huế chỉ có 4 khách sạn 3 sao và 3 khách sạn 4 sao, thì đến năm 2012, Huế đã có 11 khách sạn 3 sao, 9 khách sạn 4 sao và 4
  47. 40 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao. Nhiều dịch vụ ở trong các khách sạn này cũng được nâng cấp, bổ sung nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng phòng ở Huế vẫn còn chưa được thật sự hiệu quả. Chỉ có giai đoạn 2005-2007, công suất sử dụng phòng đạt 72%, còn những giai đoạn khác, con số này chỉ là 52-65%. Nguyên nhân vì lượng khách đến Huế phân bố không đều trong năm. Vào những mùa cao điểm, Festival, lễ, Tết thì ở đây xảy ra tình trạng cháy phòng, nhưng đến những mùa thấp điểm, lượng khách đến Huế không nhiều, các cơ sở lưu trú còn phòng trống rất nhiều, đặc biệt là các khách sạn 4-5 sao. Tuy khách quốc tế đến Huế khá đông nhưng họ vẫn chi tiêu khá tiết kiệm, đa phần chọn các khách sạn 3 sao để lưu trú, ít sử dụng các dịch vụ cao cấp 5 sao. Bên cạnh cơ sở lưu trú, hệ thống nhà hàng đặc sản, nhà hàng vườn cũng được mở rộng và phát triển. Các phương tiện vận chuyển thuyền du lịch, taxi, ôtô các loại không ngừng được đổi mới và nâng cao chất lượng. Hệ thống đường xá, cầu cống cũng được mở rộng, nâng cấp. Nâng cấp sân bay Phú Bài thành sân bay quốc tế, phát triển cảng quốc tế Chân Mây, lưu thông hầm đường bộ Hải Vân, tuyến đường “hành lang Đông Tây” là một trong những dự án đã được TTH thực hiện, tạo điều kiện cho thu hút khách quốc tế đến đây. 2.2.4. Quy hoạch đầu tư các địa điểm tham quan, bảo tồn các di sản văn hóa Bên cạnh phát triển các địa điểm tham quan du lịch văn hóa sẵn có, như quần thể di tích Cố đô, các khu di tích lịch sử cách mạng, bảo tàng, các công trình kiến trúc tôn giáo. TTH còn đầu tư, xây dựng các địa điểm tham quan mới, phục vụ khách du lịch. Nhiều địa điểm tuy mới được thành lập nhưng đã thu hút không ít lượt khách đến tham quan, như đền thờ Huyền Trân Công chúa, khu du lịch làng nghề Huế xưa, “Phố đêm”, “Phố ẩm thực” Việc quy hoạch lại khu vực xung quanh các khu di sản cũng được chú trọng. TTBTDTCĐ Huế đã thành lập phòng Cảnh quan Môi trường với hơn 70 cán bộ, viên chức chuyên làm công tác vệ sinh môi trường, gây dựng và trồng mới cây xanh, hoa kiểng, nghiên cứu tôn tạo môi trường cảnh quan. Chính công việc đó đã làm thu hẹp không gian hoang phế, từng bước trả lại các giá trị cảnh quan vốn có của Cố đô, mang lại sinh khí cho di tích, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân, góp phần quan trọng trong việc giao lưu và hợp tác văn hóa trong nước và quốc tế.
  48. 41 Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể là một điều rất quan trọng về mặt văn hóa và cả mặt du lịch. Công tác bảo tồn đã được tỉnh TTH đầu tư lớn cả về mặt kinh phí và chất xám rồi nhiều năm qua. Một số thành tựu của công tác bảo tồn và trùng tu di tích: + Bảo quản cấp thiết hầu hết các di tích bằng các biện pháp chống dột, chống sập, chống mối mọt, chống cây cỏ xâm thực, gia cố và thay thế các bộ phận bị lão hóa Nhờ vậy mà trong điều kiện thiên tai khắc nghiệt xảy ra liên tiếp, các di tích vẫn được bảo tồn và kéo dài tuổi thọ. + Trùng tu, phục hồi một số công trình tiêu biểu như: Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Hiển Lâm Các, cụm di tích Thế Miếu, cung Diên Thọ, Duyệt Thị Đường, cung Trường Sanh, hệ thống Trường lang (Tử Cấm Thành), Minh Lâu, Điện Sùng Ân, Hữu Tùng Tự, Bi Đình (lăng Minh Mạng), Điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Điện, (lăng Tự Đức), Thiên Định Cung, Bi Đình (lăng Khải Định), Chùa Thiên Mụ, Cung An Định, các cổng Kinh Thành v.v. + Củng cố hạ tầng kỹ thuật như hệ thống đường, điện chiếu sáng khu vực Đại Nội, Quảng trường Ngọ Môn - Kỳ Đài; điện đường đến các lăng Tự Đức, Khải Định, Minh Mạng đã được đầu tư, nâng cấp; hệ thống sân vườn sân vườn các di tích Hưng Miếu, Thế Miếu, cung Diên Thọ, Cung An Định được đầu tư chỉnh trang theo hướng trả lại không gian vốn có. Điều quan trọng là, các di tích đã được tu bổ đều đảm bảo các nguyên tắc khoa học về bảo tồn của quốc gia và thỏa mãn các điều luật của Hiến chương, Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, được các nhà khoa học trong nước và quốc tế đánh giá cao. Công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể cũng đạt được nhiều thành tựu to lớn: Sưu tầm, nghiên cứu ứng dụng và bảo tồn được hàng chục tác phẩm âm nhạc cung đình quan trọng như 10 nhạc chương trong lễ Tế Giao, 9 nhạc chương trong Tế Liệt miếu, 5 nhạc chương trong lễ Đoan Dương, Vạn Thọ và Tết Nguyên Đán, 37 nhạc chương diễn tấu với dàn Tiểu nhạc, 10 nhạc chương diễn tấu trong các đợt vua ngự, 14 bài bản Đại nhạc Sưu tầm nghiên cứu và dàn dựng thành công 15 điệu múa Cung đình tiêu biểu như Trình tường tập khánh, Tứ linh, Nữ tướng xuất quân, Bát Dật, Long Hổ hội Nghiên cứu dàn dựng 2 vở tuồng cung đình cổ và 25
  49. 42 trích đoạn tuồng phục vụ cho lễ hội và giao lưu văn hóa nghệ thuật (TTBTDTCĐ Huế, 06/2012, tr.16-17) 2.2.5. Tình hình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch Theo thống kê của Sở VHTT&DL TTH, năm 2004 chỉ có khoảng 4000 lao động trực tiếp trong ngành du lịch Huế, nhưng đến năm 2012, con số này đã tăng lên gần 8500 người. Không chỉ tăng về số lượng mà trình độ tay nghề của lực lượng lao động trong ngành du lịch Huế cũng ngày càng được nâng cao. Giờ đây đã có các lao động có trình độ đại học và sau đại học. “Hướng đào tạo, đội ngũ tay nghề khá ổn định, vì Huế có một trường Cao đẳng nghề Du lịch trên địa bàn. Trường Cao đẳng nghề này hiện đang liên kết với Luxembourg – một đất nước phát triển mạnh về du lịch và đào tạo. Từ đó, thu nhận được nhiều yếu tố nhằm nâng cao khả năng giảng dạy của trường. Thứ hai, trường Đại học Huế vừa mở khoa Du lịch – một nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch Huế. Nếu so với các địa phương khác, không có trường Cao đẳng nghề hay đại học Du lịch, thì Huế có lợi thế trong việc đào tạo ra nguồn lực phục vụ địa phương.” (TS. Phan Tiến Dũng, 2012) Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận thực tế là ở các cơ sở kinh doanh du lịch nhỏ, sự thiếu hụt cả về số lượng lẫn chất lượng lao động là còn tồn tại. Đây là vấn đề cần giải quyết để hướng đến mục tiêu phát triển đồng bộ nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch địa phương. 2.2.6. Nhận thức và đóng góp của cộng đồng về phát triển du lịch văn hóa Trong những năm gần đây, người dân Huế đã nhận thức được vai trò quan trọng của du lịch trong việc phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống của chính mình. Chính vì vậy, họ đã cùng góp sức vào phục hồi các lễ hội truyền thống, phối hợp cùng chính quyền làm nên các sản phẩm du lịch độc đáo, cải thiện cách ứng xử đối với du khách. Theo TS. Phan Thanh Hải, “Người dân Huế rất quan tâm đến di sản văn hóa, từ trí thức cho đến người dân bình thường. Nhưng vẫn có một cái rất hạn chế đó là tính bảo thủ của cộng đồng. Điều đó đưa đến việc Huế là một địa phương hết sức “nhạy cảm”, có nhiều cái chúng tôi mới đưa ra, nhưng báo chí, dư luận phản ứng hết sức mạnh mẽ làm chúng tôi rất khó lắm, như Đồi Vọng Cảnh, Tứ Phương Vô
  50. 43 Sự ., rất nhiều cái. Thì trong đó có những cái sai, những cũng có những cái đi theo đúng quy luật, vì sự phản ứng thái quá của dư luận, làm chúng tôi rất khó để làm. Vì vậy, làm dịch vụ du lịch ở Huế rất là khó bởi vì cái quan điểm về việc khai thác du lịch ở Huế và cách làm của người Huế. Nói thật, người Huế không giỏi làm dịch vụ, những người Huế đi ra bên ngoài thì làm dịch vụ khá là tốt vì được va vấp nhiều, còn những người Huế ở Huế thì phong cách, cách làm vẫn là rất chậm chạp. Nếu so sánh với Hội An, Hội An đi sau Huế nhiều, nhưng bây giờ Hội An thực sự đã vượt qua Huế, đó chính là do cách làm, cách suy nghĩ của người dân Hội An.” Việc tổ chức hoạt động du lịch văn hóa ngày càng có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp địa phương. Điển hình là việc “xã hội hóa” các chương trình Festival Huế. Trước đây, Festival Huế được tổ chức bằng nguồn ngân sách của địa phương, nhưng những năm gần đây, tỉ lệ tài trợ từ các doanh nghiệp, xã hội ngày càng được nâng cao. Ước tính năm 2012, nguồn tài trợ chiếm gần 50% tổng kinh phí tổng chức chương trình. Theo ông Huỳnh Tiến Đạt, “Xã hội hóa có thể bằng 2 hình thức, một là họ tài trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật cho Ban tổ chức, để Ban tổ chức có thể sử dụng cho các hoạt động chung của Festival, các dạng đó được gọi là tài trợ có danh vị, tức là họ tài trợ và có được một số quyền lợi nhất định trong việc quảng bá thương hiệu của họ. Phần lớn các doanh nghiệp tham gia tài trợ có danh vị là các doanh nghiệp lớn ở hai đầu đất nước, ở đây thì có các đơn vị lớn như Công ty Bia Huế, công ty Xây lắp, các chi nhánh ngân hàng. Ngoài ra còn có một dạng tài trợ xã hội hóa nữa, tức là một số đơn vị nhận luôn một số sự kiện để thực hiện, chịu tất cả các chi phí dàn dựng, âm thanh, ánh sáng, Ban tổ chức chỉ có ra kịch bản, định hướng cho họ, yêu cầu họ thực hiện đúng ý đồ của Ban tổ chức. Hoạt động đó thì cũng nhiều, ví dụ như năm 2012 vừa rồi, có lễ hội Sake do công ty Thực phẩm Huế tổ chức, lễ hội Bia Huế của công ty Bia Huế, lễ hội Thiếu nhi – một hoạt động nhân văn do Hiệp hội du lịch, công ty tư nhân tổ chức.” 2.2.7. Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa đến du khách quốc tế Từ nhiều năm nay, tỉnh TTH đã có những biện pháp xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch Huế đến với bạn bè thế giới qua nhiều kênh truyền thông, như báo chí, Internet, xuất bản các ấn phẩm, vật phẩm, xúc tiến quảng bá thông qua các hội chợ, triển lãm.
  51. 44 Các giá trị di sản văn hóa Huế đã được giới thiệu ở các nước như Lào, Pháp, Bỉ, Áo, Nhật, Hàn Quốc thông qua các đợt trưng bày triển lãm của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế; các giá trị văn hóa phi vật thể được giới thiệu ở các nước như Hàn Quốc, Philippin, Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Italia, Nhật Bản, Thụy Sĩ v.v. thông qua các đợt lưu diễn nghệ thuật của Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế. (TS. Phan Thanh Hải, 06/2012) Festival Huế là một chương trình rất lớn, tuy nhiên nguồn ngân sách cho hoạt động quảng bá lại khá eo hẹp. “Mặc dù vậy, việc quảng bá, thông tin đến khách quốc tế rất được quan tâm. Chúng ta sử dụng tất cả các kênh ít tốn kém nhất, nhưng mang lại hiệu quả cao nhất trong điều kiện hiện có, như: các mạng xã hội, Internet, website, đại diện của Vietnam Airlines tại tất cả các nước – vì hầu như ở các nước lớn đều có văn phòng đại diện của Vietnam Airlines, chúng ta đã có hợp đồng kí kết với Vietnam Airlines với tư cách là nhà quảng bá chính, nên họ có trách nhiệm hỗ trợ mình trong việc quảng bá. Ngoài ra, chúng ta còn thông qua các đại sự quán, lãnh sự quán, để thông tin với khách quốc tế đến Việt Nam về Festival Huế. Đó là những kênh ít tốn kém nhất nhưng lại đem đến hiệu quả cao so với những gì mình đã đầu tư.” (Huỳnh Tiến Đạt, 2012). 2.2.8. Các chính sách phát triển du lịch văn hóa của Chính phủ và chính quyền địa phương Ngày 12/08/2008, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định 1085/TTg về việc xây dựng Huế thành một trong những trung tâm văn hóa du lịch lớn của cả nước. Ngày 25/08/2008, Chính phủ lại phê duyệt đề án xây dựng Huế trở thành Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Đặc biệt là với Kết luận 48KL/TW ngày 25/05/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020, sự nghiệp bảo tồn di sản Huế đang có những điều kiện rất thuận lợi để thành công trong bối cảnh phát triển chung của đất nước. Ngày 19.6.2009, Thủ tướng Chính phủ đã ra Thông báo số 980/TTg-CP về tổ chức triển khai Kết luận 48 của Bộ Chính trị. Cùng thời gian đó, ngày 17/06/2009, Chính phủ cũng ra Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020. Ngày 07/6/2010, Thủ tướng
  52. 45 Chính phủ đã ký quyết định số 818TTg phê duyệt Dự án điều chỉnh Quy hoạch và bảo tồn Di tích Cố đô Huế, giai đoạn 2010-2020. Riêng chính quyền tỉnh TTH cũng có nhiều chính sách giúp phát triển du lịch văn hóa, như ban hành Quyết định số 51/2011/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức dịch vụ biểu diễn ca huế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Công văn số 3531/UBND-DL về việc xây dựng nhà vệ sinh phục vụ du khách và tăng cường tuần tra, kiểm tra tình trạng chèo kéo tại các điểm du lịch, Quyết định số 1512/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020 Đó là những cơ sở pháp lý hết sức quan trọng trong việc phát huy tối đa tiềm năng của du lịch văn hóa ở TTH trong thời kỳ đổi mới. 2.3. Nhận xét chung về thực trạng thu hút du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế thông qua loại hình du lịch văn hóa giai đoạn 2004-2012 2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân 2.3.1.1. Những kết quả đạt được Thứ nhất, lượng khách quốc tế đến với loại hình du lịch văn hóa tại TTH ngày càng tăng, và chiếm khoảng 80-90% lượng khách quốc tế đến TTH. Lượng khách quốc tế chiếm từ 40-45% tổng lượt khách đến TTH và 12-16% lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Bên cạnh đó, phần lớn khách quốc tế đến Huế đến từ các nước phát triển, có mức chi tiêu cao. Hoạt động du lịch văn hóa ở Huế đã trở thành một điểm sáng cho sự phát triển của toàn ngành du lịch Việt Nam nói chung. Thứ hai, doanh thu từ hoạt động du lịch văn hóa, doanh thu quốc tế và doanh thu xã hội từ du lịch liên tục tăng nhanh qua các năm. Dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, nợ công Châu Âu 2011, nhưng lượng doanh thu từ hoạt động du lịch vẫn tăng và chiếm một phần rất lớn trong tổng GDP của tỉnh TTH. Với tỷ trọng 43-45% trong tổng GDP toàn tỉnh, dịch vụ đã là thành phần kinh tế chính ở TTH, góp phần giúp TTH chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ- công nghiệp- nông nghiệp, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh TTH.
  53. 46 Thứ ba, nhiều sản phẩm du lịch văn hóa mới được tạo thêm, đáp ứng được phần nào nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt là sự phục hồi lại các làng nghề truyền thống và phát triển các lễ hội hiện đại. TTH đã có một hệ thống các sản phẩm du lịch văn hóa đa dạng, mang đậm nét đặc trưng của địa phương mà không nơi nào có được. Hoạt động Festival đã mang lại nhiều thành công lớn, đưa Huế trở thành thành phố Festival của cả nước. Thứ tư, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch đã được chú trọng đầu tư, cải thiện chất lượng và xây dựng mới. Số lượng và chất lượng của các khách sạn, nhà hàng được nâng cao. Tỉnh cũng đã chú trọng vào việc nâng cấp các tuyến đường giao thông trong và ngoài thành phố, sân bay, cảng biển quốc tế, con đường xuyên Á để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách quốc tế trực tiếp đến Huế. Thứ năm, việc quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa đã đạt được nhiều thành tựu. Hàng chục công trình được phục hồi, nhiều công trình có giá trị tiêu biểu đã được tu bổ, hàng trăm công trình được bảo quản chống xuống cấp, hệ thống cơ sở hạ tầng được tăng cường, không gian hoang phế được thu hẹp, bộ mặt đô thị ngày càng khang trang và văn minh. Các di sản phi vật thể cũng được chú trọng hoạch định và từng bước được bảo tồn. Các chương trình đào tạo nhân lực cho ca múa nhạc Cung đình và dân ca Huế đã được chú trọng đầu tư; các đoàn nghệ thuật truyền thống được kiện toàn, củng cố để tương xứng với quy mô phát triển. Thứ sáu, công tác đào tạo thu hút nguồn nhân lực đã có những bước tiến nhất định. Số lượng lao động tham gia vào lĩnh vực du lịch tăng lên qua các năm, đặc biệt có sự tăng lên của nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản. Nhiều trung tâm, phòng ban đã cử cán bộ đi nước ngoài học tập, thu nhận kiến thức về phục vụ công tác phát triển du lịch tại địa phương. Thứ bảy, hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch văn hóa Huế đã đến được nhiều bạn bè thế giới. Mặc dù nguồn kinh phí cho hoạt động này khá eo hẹp, nhưng TTH đã biết vận dụng các kênh truyền thông ít tốn kém nhưng lại đem lại hiệu quả cao, như báo chí, Internet, hội chợ, triển lãm, liên kết với văn phòng đại diện Vietnam Airlines, lãnh sự quán Huế đã xây dựng được một thương hiệu du lịch hấp dẫn đối với bạn bè thế giới.
  54. 47 2.3.1.2. Nguyên nhân của những thành tựu - Sự đa dạng, giàu có về tài nguyên nhân văn ở TTH. Vùng đất của hai di sản văn hóa thế giới, của hàng trăm lễ hội dân gian và cung đình, của những con người tinh tế và duyên dáng. Đó chính là những điều kiện cốt lõi để thu hút khách quốc tế đến với loại hình du lịch văn hóa ở đây. - Môi trường chính trị xã hội ổn định, thanh bình. Trong mắt du khách quốc tế, Việt Nam nói chung và TTH nói riêng là một điểm đến thanh bình và an toàn về yếu tố chính trị, xã hội, nên nhiều du khách đã chọn đây là nơi dừng chân nghỉ ngơi và tận hưởng cảm giác yên bình. - Người dân Huế đã ý thức được tầm quan trọng của du lịch đối với đời sống của mình, vậy nên họ đã góp tay vào phục dựng lại các lễ hội truyền thống, các làng nghề, quảng bá nền văn hóa Huế đặc trưng, mạnh dạn đầu tư, phát triển các cơ sở, dịch vụ phục vụ du lịch. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng góp sức cùng chính quyền để tổ chức các lễ hội thông qua hoạt động tài trợ hoặc tự tổ chức chương trình. - Hoạt động hợp tác, đối ngoại trong quá trình bảo tồn, trùng tu các di sản văn hóa, quảng bá, tuyên truyền hình ảnh du lịch Huế. Công cuộc bảo tồn di tích Cố đô Huế gắn bó chặt chẽ với nhiều dự án hợp tác quốc tế. Kết quả quan trọng nhất thu từ các dự án quốc tế không phải ở số kinh phí di tích nhận được mà ở chính những phương pháp khoa học, quy trình công nghệ trong tu bổ di tích do các chuyên gia nước ngoài mang đến. Các hoạt động giới thiệu, quảng bá và hội nhập các giá trị văn hóa tiêu biểu của Huế và Việt Nam đối với cộng đồng thế giới thực sự đã và đang đóng góp tích cực cho việc nâng cao vị thế di sản văn hóa Huế ở tầm quốc gia, khu vực và trên thế giới. - Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự lãnh đạo trực tiếp của chính quyền tỉnh TTH đã góp phần tạo tiền đề cho việc phát triển du lịch văn hóa ở đây. Nhiều chính sách, quyết định được ban hành nhằm phát triển tối ưu loại hình du lịch văn hóa và thu hút khách quốc tế đến TTH. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Sản phẩm du lịch còn hạn chế