Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay (Phần 1)

pdf 54 trang hapham 1860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdflich_su_cac_quoc_gia_dong_nam_a_tu_sau_chien_tranh_the_gioi.pdf

Nội dung text: Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay (Phần 1)

  1. Bộ giáo dục và đào tạo đại học huế trung tâm đào tạo từ xa nguyễn văn tận – lê văn anh lịch sử các quốc gia Đông Nam á từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay Huế - 2000 1
  2. mục lục Lời Mở đầu 4 Những nội dung cơ bản của giáo trình 6 I. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các n−ớc Đông Nam á tr−ớc năm 1945. 7 II. Hai con đ−ờng cứu n−ớc trong đấu tRanh giải phóng dân tộc ở Đông Nam á. 9 III. ASEAN - Lịch sử hình thành và phát triển. 11 IV. Quan hệ Việt Nam - ASEAN từ năm 1967 đến 1997 17 Ch−ơng I: phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các n−ớc Đông Nam á tr−ớc năm 1945 21 I. Sự xâm l−ợc của chủ nghĩa thực dân Ph−ơng Tây và phong trào đấu tranh chống xâm l−ợc của nhân dân các n−ớc Đông Nam á. 21 II. phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam á từ những năm cuối thế kỷ XIX đến tr−ớc năm 1945. 26 Những kiến thức cơ bản của ch−ơng I 32 I. Sự xâm l−ợc của chủ nghĩa thực dân ph−ơng Tây và phong trào đấu tranh chống xâm l−ợc của nhân dân các n−ớc Đông Nam á. 32 II. phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các n−ớc Đông Nam á từ những năm cuối thế kỷ XIX đến tr−ớc năm 1945 33 Câu hỏi h−ớng dẫn học tập 34 Ch−ơng II: hai con đ−ờng cứu n−ớc trong đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam á 35 I. Cách mạng Lào và Campuchia từ năm 1945 đến 1975. 37 II. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các n−ớc Inđônêxia, Philippin, Malaixia, Miến Điện 42 Những kiến thức cơ bản của ch−ơng II 50 I. Cách mạng Lào và Campuchia từ 1945 - 1975. 50 II. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các n−ớc Inđônêxia, Philippin, Malaixia, Miến Điện 52 Câu hỏi h−ớng dẫn học tập 53 Ch−ơng III: aSEAN - Lịch sử hình thành và phát triển 55 I. Hoàn cảnh ra đời 55 II. Tôn chỉ, mục đích của sự thành lập ASEAN: 59 III. Cơ cấu tổ chức và qui chế hoạt động của ASEAN: 61 2
  3. IV. Các giai đoạn phát triển và hợp tác của ASEAN 69 Những kiến thức cơ bản của ch−ơng III 95 I. Hoàn cảnh ra đời 95 II. Tôn chỉ, mục đích của việc thành lập ASEAN 95 III. Cơ cấu tổ chức và qui chế hoạt động của ASEAN 95 IV. Các giai đoạn phát triển và hợp tác của ASEAN 97 câu hỏi h−ớng dẫn học tập 101 Ch−ơng IV: quan hệ Việt Nam - ASEAN từ năm 1967 đến 1997 102 I. Thời kỳ 1967 đến 1975 102 II. Thời kỳ từ 1975 đến 1989 105 III. Thời kỳ từ 1989 đến 1997 116 Những kiến thức cơ bản của ch−ơng IV 128 I. Thời kỳ 1967 đến 1975 128 II. Thời kỳ 1975 đến 1989 128 III. Thời kỳ 1989 đến 1997 129 Câu hỏi h−ớng dẫn học tập 130 Tài liệu tham khảo 131 3
  4. Lời Mở đầu Từ tr−ớc đến nay việc nghiên cứu lịch sử các quốc gia Đông Nam á đã thu hút đ−ợc một số l−ợng đông đảo các nhà nghiên cứu trong và ngoài n−ớc tham gia. Đã có nhiều công trình đề cập đến các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội cũng nh− vạch rõ vai trò, vị trí của các quốc gia trong sự phát triển lịch sử của khu vực. Thậm chí, có những công trình đã tiếp cận đến chân lý khách quan khi làm rõ tính đặc tr−ng của một khu vực đ−ợc coi là thống nhất trong đa dạng. Vì vậy khi viết giáo trình “Lịch sử các quốc gia Đông Nam á từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay” chúng tôi không trình bày lịch sử của từng n−ớc mà theo nội dung của từng vấn đề nhằm giúp cho sinh viên thấy đ−ợc tính quy luật trong sự phát triển của các n−ớc Đông Nam á. Thông qua việc sử dụng ph−ơng pháp tiếp cận mới mang tính quy chiếu lịch sử kết hợp với các ph−ơng pháp lịch sử, logic, thống kê và mô hình hoá, giáo trình “Lịch sử các quốc gia Đông Nam á từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay” sẽ làm rõ tính đa dạng, phức tạp trong lịch sử phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Ngoài ra, do tính phân tuyến, đa chiều trong sự phát triển của các quốc gia Đông Nam á cho nên các tác giả cũng sẽ làm rõ những con đ−ờng, khuynh h−ớng phát triển mang tính đặc tr−ng trên nền chung của không gian địa lý, lịch sử, văn hoá và xã hội của khu vực. Vấn đề cuối cùng mà giáo trình “Lịch sử các quốc gia Đông Nam á từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay” muốn trình bày và vạch ra tính tất yếu về quá trình hội nhập khu vực và quốc tế trong lịch sử phát triển của các quốc gia Đông Nam á. Với những mục đích nh− trên, giáo trình lịch sử các quốc gia Đông Nam á sẽ tập trung giải quyết các nội dung chủ yếu sau đây: - Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các n−ớc Đông Nam á tr−ớc năm 1945. - Các n−ớc Đông Nam á hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất n−ớc từ 1945 đến 1975. - ASEAN - Lịch sử hình thành và phát triển. - Quan hệ Việt Nam - ASEAN và quá trình hội nhập của Việt Nam. 4
  5. Giáo trình “Lịch sử các quốc gia Đông Nam á từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay” đ−ợc các tác giả viết một cách công phu và kỹ l−ỡng. Tuy nhiên là giáo trình chuyên đề nên các tác giả không thể trình bày tất cả những vấn đề liên quan đến lịch sử các quốc gia Đông Nam á. Vả lại, trong quá trình biên soạn, việc luận giải những nội dung của lịch sử các quốc gia Đông Nam á đ−ợc nhìn nhận, đánh giá trên nhiều ph−ơng diện khác nhau cho nên không thể không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong các quý vị độc giả xa gần góp ý để cho giáo trình “Lịch sử các quốc gia Đông Nam á từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay” đ−ợc hoàn thiện. Huế, ngày 27-9-2000. Các tác giả 5
  6. Những nội dung cơ bản của giáo trình “Lịch sử các quốc gia Đông Nam á từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay” Lịch sử các n−ớc Đông Nam á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là lịch sử đấu tranh hoàn thành quá trình giành độc lập dân tộc cũng nh− là lịch sử phát triển kinh tế và xây dựng đất n−ớc. Do tính chất đa dạng và phức tạp trong sự phát triển của mỗi quốc gia Đông Nam á cho nên giáo trình “Lịch sử các quốc gia Đông Nam á từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay” chủ yếu trình bày những vấn đề vừa mang tính chất đặc tr−ng chung cho toàn khu vực nh−ng đồng thời vừa mang tính chất riêng biệt cho từng quốc gia dân tộc. Điều đó sẽ giúp cho chúng ta nắm bắt đ−ợc nội dung cơ bản của lịch sử các quốc gia Đông Nam á trên nền chung của một khu vực đ−ợc coi là thống nhất đa dạng. Trên tinh thần đó, giáo trình “Lịch sử các quốc gia Đông Nam á từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay” chủ yếu giải quyết những nội dung cơ bản sau đây: 1. Làm rõ quá trình xâm nhập của chiến tranh thực dân ph−ơng Tây và phong trào đấu tranh chống xâm l−ợc của nhân dân Đông Nam á cũng nh− phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các quốc gia Đông Nam á từ những năm cuối thế kỷ XIX cho đến tr−ớc năm 1945. 2. Phân tích quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam á sau năm 1945 và làm rõ hai khuynh h−ớng đấu tranh để hoàn thành quá trình giành độc lập dân tộc của các n−ớc Đông Nam á từ năm 1945 đến 1975. 3. Từ chỗ luận giải các khuynh h−ớng phát triển trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam á, học sinh sẽ nhận thức đ−ợc một cách sâu sắc về hai con đ−ờng phát triển t− bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa của các quốc gia Đông Nam á sau năm 1945 cũng nh− về sự phát triển kinh tế của một số quốc gia Đông Nam á trong thời kỳ này. 6
  7. 4. Trên cơ sở của sự phát triển mang tính chất đa dạng của các quốc gia Đông Nam á, giáo trình “Lịch sử các quốc gia Đông Nam á từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay” sẽ giúp cho học sinh hiểu đ−ợc quá trình ra đời của tổ chức ASEAN, các giai đoạn phát triển và hợp tác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á từ năm 1967 đến nay. Vấn đề cuối cùng là giáo trình “Lịch sử các quốc gia Đông Nam á từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay” sẽ giúp cho học viên có đ−ợc nhận thức đúng đắn về việc Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN cũng nh− thấy đ−ợc khuynh h−ớng phát triển và hợp tác giữa Việt nam và ASEAN từ 1967 đến nay. Với những nội dung nh− trên, giáo trình “Lịch sử các quốc gia Đông Nam á từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay” đ−ợc chia ra thành các phần sau đây: I. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các n−ớc Đông Nam á tr−ớc năm 1945. 1. Quá trình xâm nhập của chủ nghĩa thực dân ph−ơng Tây và phong trào đấu tranh chống xâm l−ợc của nhân dân các n−ớc Đông Nam á. Để hiểu rõ nhân dân các n−ớc Đông Nam á sau năm 1945 thì yêu cầu đầu tiên đối với các học viên là phải nắm rõ quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam á tr−ớc năm 1945. Vì phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tr−ớc và sau năm 1945 nằm trong một tổng thể chung không thể tách rời trong lịch sử các quốc gia Đông Nam á. Tuy nhiên, yêu cầu đối với học viên trong khi học ch−ơng trình này là phải hiểu đ−ợc khái niệm hay là thuật ngữ Đông Nam á qua từng giai đoạn, thời kỳ lịch sử cũng nh− qua nhiều cách nhận diện khác nhau để thấy đ−ợc tính hệ thống trong việc học tập và nghiên cứu lịch sử các n−ớc Đông Nam á. Yêu cầu thứ hai trong khi học phần này là học viên phải thấy đ−ợc mục đích của các n−ớc thực dân ph−ơng Tây khi tiến hành các hoạt động giao l−u buôn bán là để dọn đ−ờng cho việc tiến hành các cuộc chiến tranh xâm l−ợc nhằm biến các n−ớc Đông Nam á thành các n−ớc thuộc địa và phụ thuộc. Một điều cũng cần phải nhận thấy là con đ−ờng xâm nhập của chủ nghĩa thực dân ph−ơng Tây thông qua các đại diện khác nhau với những ph−ơng thức và thủ đoạn khác nhau đã dẫn đến những hệ quả khác nhau đối với các n−ớc Đông Nam á. Chính việc các n−ớc thực dân ph−ơng Tây sử dụng những ph−ơng thức, thủ đoạn khác nhau trong việc tiến hành các hoạt động giao l−u buôn bán cũng nh− xâm nhập khác nhau đã làm cho phong trào đấu tranh chống xâm l−ợc ở mỗi n−ớc diễn ra mỗi khác. Tuy nhiên, trong sự 7
  8. phát triển của các phong trào đấu tranh chống thực dân của các n−ớc Đông Nam á vẫn phản ánh tính chất chung cho từng loại hình và khuynh h−ớng đấu tranh của nhân dân các n−ớc Đông Nam á là bằng mọi cách, mọi hình thức để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Một số phong trào đấu tranh tiêu biểu ở Inđônêxia, Việt Nam hay Miến Điện (Mianma) đã thể hiện tinh thần dân tộc cao cả, tinh thần yêu n−ớc sâu sắc nh−ng rốt cuộc đều bị thất bại. Đến những năm cuối thế kỷ XIX, hầu hết các n−ớc Đông Nam á đều trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc của chủ nghĩa thực dân ph−ơng Tây: Inđônêxia thuộc địa của Hà Lan, Philippin thuộc địa của Tây Ban Nha, Việt Nam, Lào, Cămpuchia thuộc địa của Pháp .v.v Tuy thất bại, nh−ng phong trào đấu tranh chống sự xâm l−ợc của chủ nghĩa thực dân ph−ơng Tây đã đặt cơ sở, nền móng cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX chuyển sang một hình thức mới cũng nh− một sắc thái mới đánh dấu b−ớc chuyển đổi quan trọng trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân các n−ớc Đông Nam á. 2. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các n−ớc Đông Nam á từ những năm cuối thế kỷ XIX đến tr−ớc năm 1945. Điểm đầu tiên cần l−u ý trong phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ph−ơng Tây của nhân dân các n−ớc Đông Nam á cuối thế kỷ XIX là đang còn chịu ảnh h−ởng của ý thức hệ phong kiến. Các cuộc đấu tranh chống thực dân ở các n−ớc Đông Nam á phần lớn là do các sĩ phu phong kiến hay là các lãnh tụ trong giai cấp phong kiến lãnh đạo (Việt Nam, Campuchia, Inđônêxia và Mianma). Điểm thứ hai mà học viên cần phải nắm là sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân ph−ơng Tây đã đ−a đến sự biến đổi trong cơ cấu kinh tế-xã hội của các n−ớc Đông Nam á. Hệ quả của nó là đ−a đến sự ra đời của hai giai cấp mới: giai cấp t− sản và giai cấp vô sản. Giai cấp t− sản ra đời trên cơ sở của sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân ph−ơng Tây nên trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giai cấp t− sản đã bộc lộ tính chất hai mặt: một mặt thể hiện tính chất cách mạng chống đế quốc nh−ng đồng thời một mặt khác thể hiện tính chất thoả hiệp với đế quốc. Từ đó đ−a đến sự hình thành hai khuynh h−ớng đấu tranh trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các quốc gia Đông Nam á. Một khuynh h−ơng chủ tr−ơng đấu tranh bằng con đ−ờng cải l−ơng và một khuynh h−ớng chủ tr−ơng đấu tranh bằng con đ−ờng bạo lực. Từ trong phong trào đấu tranh 8
  9. cách mạng đã hình thành nên các tổ chức của giai cấp t− sản và đặc biệt là sự ra đời các chính đảng của giai cấp t− sản nh− đảng Inđônêxia (1912) và Đảng dân tộc (1927). Bên cạnh các phong trào đấu tranh do giai cấp t− sản lãnh đạo là phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Sự lớn mạnh và tr−ởng thành của giai cấp công nhân đã đ−a đến sự thành lập của các chính đảng cộng sản ở Việt Nam và Inđônêxia. Một thời kỳ mới đ−ợc mở ra trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các n−ớc Đông Nam á. Đặc biệt là đối với phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ba n−ớc Đông D−ơng. Riêng Thái Lan, với cuộc cải cách của nhà vua Chulalongcon (1868) và với chính sách ngoại giao đa chiều đã cho phép Thái Lan thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân ph−ơng Tây trở thành một n−ớc phụ thuộc hay là một n−ớc “về hình thức là một n−ớc độc lập nh−ng trên thực tế thì phụ thuộc về tài chính và ngoại giao”. Chính điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho phép Thái Lan tiến hành cách mạng t− sản (1932) đ−a Thái Lan phát triển theo con đ−ờng t− bản chủ nghĩa. Nh− vậy, các phong trào đấu tranh của các n−ớc Đông Nam á trong những năm cuối thế kỷ XIX dù diễn ra d−ới những hình thức khác nhau và diễn tiến theo những chiều h−ớng khác nhau nh−ng các phong trào đó đã có tác động rất lớn trong việc làm lung lay nền thống trị của chủ nghĩa thực dân ph−ơng Tây. Nó đã tạo tiền đề điều kiện để cho nhân dân các n−ớc Đông Nam á đấu tranh giành độc lập dân tộc trong cách mạng tháng Tám 1945 (Việt Nam và Inđônêxia) và sau năm 1945 đối với các n−ớc khác ở Đông Nam á. II. Hai con đ−ờng cứu n−ớc trong đấu tRanh giải phóng dân tộc ở Đông Nam á. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam á phát triển lên một giai đoạn mới. Hai con đ−ờng đấu tranh giải phóng dân tộc đ−ợc hình thành tr−ớc chiến tranh thế giới thứ hai đ−ợc thể hiện rõ nét trong thực tiễn đấu tranh giải phóng của hai nhóm n−ớc: Đông D−ơng và các n−ớc còn lại trong khu vực Đông Nam á. Hoảng sợ tr−ớc làn sóng cách mạng của các dân tộc Đông Nam á và không muốn mất vùng đất phì nhiêu vào bậc nhất này, ngay khi chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc các n−ớc “chính quốc” đã tung ra đội quân tinh nhuệ đ−ợc trang bị vũ khí tối tân, hòng đàn áp các cuộc cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam á, tái chiếm lại khu vực này. 9
  10. Trên bán đảo Đông D−ơng, ngay từ tháng 10-1945 thực dân Pháp đã đem quân trở lại xâm l−ợc Việt Nam và Campuchia, sau đó tháng 3-1946 tấn công sang Lào. Từ đây nhân dân 3 n−ớc Việt Nam, Lào, Campuchia lại tiếp tục đấu tranh giành độc lập dân tộc, chống lại sự xâm l−ợc của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Trong cuộc chiến đấu lâu dài và gian khổ đó, đã hình thành một liên minh chiến l−ợc vừa mang tính tất yếu vừa mang tính tự nguyện giữa ba n−ớc Đông D−ơng. Đó là một trong những nhân tố cơ bản tạo nên thắng lợi vẻ vang của nhân dân ba n−ớc Đông D−ơng. Sau thất bại ở Điện Biên Phủ năm 1954, thực dân Pháp buộc phải ký hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ ba n−ớc. Hiệp định cũng quy định tất cả các đơn vị quân đội Pháp phải rút khỏi lãnh thổ Bắc Việt Nam, Campuchia và Lào, vĩnh viễn chấm dứt chế độ thống trị thực dân của Pháp ở Campuchia và Lào. Ngay sau khi thực dân Pháp bị đánh bại, đế quốc Mỹ tìm mọi cách hất cẳng Pháp và phát động cuộc chiến tranh xâm l−ợc, nhằm biến ba n−ớc Đông D−ơng thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Một lần nữa nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia lại sát cánh cùng nhau chiến đấu chống kẻ thù chung. Thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam năm 1975 đã cổ vũ và tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Campuchia và Lào tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 14.4.1975, thủ đô Phnômpênh đ−ợc giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Campuchia kết thúc thắng lợi. Sau khi giành đ−ợc chính quyền trong cả n−ớc ngày 2.12.1975 n−ớc cộng hoà dân chủ nhân dân Lào chính thức thành lập, cách mạng Lào b−ớc sang thời kỳ phát triển mới. Tháng 11.1945, đ−ợc sự giúp đỡ của quân đội Anh, thực dân Hà Lan phát động cuộc chiến tranh xâm l−ợc trở lại Inđônêxia, từ năm 1949 hiệp −ớc Lahay đ−ợc ký kết giữa Hà Lan và Inđônêxia, biến Inđônêxia từ một n−ớc độc lập thành một n−ớc nửa thuộc địa của Hà Lan. Tr−ớc sức ép và cuộc chiến tranh bền bỉ của nhân dân Inđônêxia từ năm 1953, chính phủ dân tộc, dân chủ do Đảng Quốc dân lãnh đạo đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm khôi phục và củng cố nền độc lập của đất n−ớc: phế bỏ phái đoàn cố vấn quân sự của Hà Lan ở Inđônêxia (1953), huỷ bỏ hiệp định Lahay (1956), thu hồi miền Tây Iran (1963) và thi hành rộng rãi các quyền tự do, dân chủ. Sau chiến tranh, thực dân Anh trở lại chiếm đóng Malaixia. Cuộc kháng chiến chống bọn xâm l−ợc Nhật Bản của nhân dân Malaixia, lại chuyển thành cuộc đấu tranh chống thực dân Anh. Tháng 8.1957, Anh buộc phải công nhận nền độc lập của Malaixia và ngày 31.8.1957, Malaixia tuyên bố độc lập. Mặc dù đã đ−ợc coi là “quốc gia độc lập có chủ quyền”, sau khi trở lại Mianma, quốc hội Anh cũng tuyên bố n−ớc này trở về trạng thái tr−ớc chiến tranh. Một phong trào đấu 10
  11. tranh đòi độc lập dân tộc d−ới sự lãnh đạo của Liên minh tự do nhân dân chống phát xít đã bùng nổ mạnh mẽ trong toàn quốc. Tr−ớc tình hình đó, tháng 10.1947 thực dân Anh buộc phải ký kết hiệp −ớc công nhận nền độc lập của Mianma. Ngày 11.1.1948, liên bang Mianma tuyên bố thành lập. Từ đó đến nay, Mianma đi theo con đ−ờng trung lập tích cực, không tham gia bất cứ liên minh quân sự chính trị nào. ở Thái Lan, sau khi chiến tranh kết thúc, d−ới danh nghĩa Đồng minh, quân đội Anh đã chiếm đóng Thái Lan, hòng khôi phục lại địa vị cũ của mình. Song đối với âm m−u lâu dài đối với Thái Lan, đế quốc Mỹ đã đ−a Sểni Pramốt, cựu đại sứ Thái Lan tại Mỹ trở về làm thủ t−ớng chính phủ Thái Lan. Đồng thời thông qua “viện trợ” kinh tế và quân sự, Mỹ dần dần hất cẳng Anh, nắm quyền chi phối Thái Lan về mọi mặt. Ngày 20.10.1944, quân Mỹ đổ bộ vào Philippin, tháng 2.1945 vào Manila, một chính quyền thân Mỹ đ−ợc thành lập. Ngày 4.7.1946, Philippin tuyên bố độc lập. Nh−ng Mỹ đã buộc chính phủ này ký các hiệp định năm 1947 và 1951 cho phép đ−ợc đặt các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Philippin, lôi kéo n−ớc này vào khối SEATO. Nh− vậy, trong thời kỳ sau chiến tranh, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã đ−a đến việc thành lập hai nhóm n−ớc ở khu vực Đông Nam á: n−ớc Việt Nam dân chủ cộng hoà với chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) đã phá bỏ xiềng xích thuộc địa, thoát khỏi thế giới t− bản chủ nghĩa và bắt đầu b−ớc vào con đ−ờng xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhóm các n−ớc đã giành độc lập về chính trị có xu h−ớng phát triển theo con đ−ờng t− bản chủ nghĩa. III. ASEAN - Lịch sử hình thành và phát triển. 1. Hoàn cảnh ra đời của Hiệp hội các n−ớc Đông Nam á (ASEAN). Trong học phần này, yêu cầu học viên nắm vững các vấn đề sau đây: + Bối cảnh quốc tế tác động đến sự ra đời của tổ chức ASEAN. Trong bối cảnh quốc tế học viên phải nhận thức đ−ợc những tác động của sự phát triển kinh tế của các trung tâm t− bản Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản đối với các n−ớc Đông Nam á trên hai bình diện. Thứ nhất là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp dịch vụ đã đ−a đến sự phát triển trong nền kinh tế t− bản chủ nghĩa. Thứ hai là sự ra đời của tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và quốc tế nh− Uỷ ban kinh tế châu Âu và Viễn Đông, kế hoạch Côlômbô về sự liên kết kinh tế giữa các n−ớc Nam á 11
  12. và Đông Nam á, kế hoạch phát triển kinh tế khu vực với sự hỗ trợ của ngân hàng phát triển châu á. Trên bình diện chính trị, an ninh và hoà bình thế giới bị chi phối bởi trật tự hai cực YANTA đ−a đến sự ra đời các tổ chức quân sự quốc tế và khu vực nh− khối NATO, VACXAVA, SEATO, ANZUS, CENTO Đây cũng là thời kỳ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển rộng khắp trên toàn cầu đ−a đến sự ra đời các quốc gia độc lập và hình thành nên phong trào không liên kết (1961). + Từ những biến đổi của tình hình quốc tế đã tác động đến tình hình của khu vực Đông Nam á sau năm 1945. ảnh h−ởng của chủ nghĩa đế quốc nói chung và Mỹ nói riêng tại khu vực Đông Nam á bị suy giảm, trong khi đó ảnh h−ởng của chủ nghĩa xã hội và Liên Xô lại đ−ợc tăng c−ờng. Đấy là cơ sở tiền đề để cho khu vực Đông Nam á sau năm 1945 hình thành nên hai con đ−ờng phát triển xã hội khác nhau: một con đ−ờng phát triển theo khuynh h−ớng t− bản chủ nghĩa và một con đ−ờng phát triển theo khuynh h−ớng xã hội chủ nghĩa. Đối với những n−ớc phát triển theo con đ−ờng t− bản chủ nghĩa, sau khi giành đ−ợc độc lập dân tộc phải đối phó với những thách thức ở trong n−ớc về kinh tế lẫn chính trị và những bất đồng, tranh chấp và sức ép từ các n−ớc trong khu vực và ngoài khu vực. Một loạt vấn đề cần phải giải quyết giữa các n−ớc Malaixia, Philippin, Xingapo kể cả Thái Lan đã thôi thúc các n−ớc này thành lập một tổ chức mang tính chất khu vực để giải quyết những v−ớng mắc trong quan hệ giữa các n−ớc Đông Nam á với nhau cũng nh− tạo điều kiện cho các n−ớc đó phát triển. ý thức hợp tác khu vực đã xuất hiện ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Năm 1947 Thái Lan thành lập Liên hội Đông Nam á bao gồm 4 n−ớc Thái Lan, Lào, Campuchia và Mianma. Năm 1959 Hiệp hội Hữu nghị kinh tế bao gồm hai n−ớc Philippin và Malaixia cũng đ−ợc thành lập. Tiếp đến là sự ra đời hai tổ chức: Hiệp hội Đông Nam á bao gồm 3 n−ớc Thái Lan, Philippin và Malaixia (1961) và tổ chức MAPHILINDO (1963). Sự ra đời các tổ chức hợp tác mang tính chất tiểu khu vực là động thái quan trọng để đ−a đến sự ra đời tổ chức ASEAN vào ngày 08.8.1967 tại Băng Cốc với 5 thành viên ban đầu là Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Philippin và Xingapo. 12
  13. 2. Tôn chỉ, mục đích của sự thành lập tổ chức ASEAN. Về nội dung của phần này, yêu cầu học viên phải nắm vững 7 điểm đ−ợc nêu ra trong Tuyên bố Băng Cốc, trong đó chú trọng đặc biệt đến điểm 1 và điểm 2. Đó là thúc đẩy sự hợp tác kinh tế, văn hoá trong khu vực trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng c−ờng cơ sở cho một cộng đồng thịnh v−ợng và hoà bình của các quốc gia Đông Nam á. Đồng thời bảo đảm hoà bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia và nguyên tắc của Hiến ch−ơng Liên Hợp Quốc. Ngoài ra, Tuyên bố Băng Cốc còn chỉ rõ tổ chức ASEAN là một tổ chức mở cho phép bất kỳ quốc gia nào ở trong khu vực Đông Nam á nếu tuân thủ các tôn chỉ, mục đích của ASEAN đều có thể trở thành thành viên của ASEAN. Chính điểm mở này đã tạo điều kiện cho việc mở rộng ASEAN từ một tổ chức không tên tuổi với 5 thành viên ban đầu trở thành một tổ chức có tên tuổi với sự tham gia của 10 n−ớc Đông Nam á và có uy tín trên tr−ờng quốc tế. 3. Cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động của ASEAN Yêu cầu đối với học viên khi học phần này là phải thấy đ−ợc cơ cấu tổ chức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) phát triển qua hai giai đoạn: Giai đoạn I từ 1967-1975 là giai đoạn cơ cấu tổ chức ASEAN còn khá đơn giản với cơ quan lãnh đạo là Hội nghị Ngoại tr−ởng tổ chức hàng năm ở thủ đô các n−ớc thành viên theo thứ tự chữ cái A, B, C tiếng Anh. Giai đoạn II từ 1976 đến nay cơ cấu tổ chức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á đ−ợc phân định thành 5 khối trong đó khối hoạch định chính sách giữ vai trò trọng yếu trong các hoạt động của tổ chức ASEAN. ở đây học viên cũng phải hiểu rõ sự thay đổi quy tắc hoạt động của cơ cấu tổ chức ASEAN là nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác và phát triển của khu vực. Hội nghị Th−ợng đỉnh lần thứ IV họp ở Xingapo năm 1992 đã ban hành những quyết định quan trọng liên quan đến việc thay đổi cơ cấu tổ chức của ASEAN. Tại hội nghị này, các nguyên thủ quốc gia đã quyết định các cuộc họp của Hội nghị Th−ợng đỉnh đ−ợc tổ chức 3 năm một lần theo chế độ luân phiên dựa trên thứ tự chữ cái tên n−ớc và có thể có các cuộc họp của Hội nghị Th−ợng đỉnh không chính thức. Đồng thời, chức vụ Tổng th− ký ASEAN đ−ợc bầu dựa trên uy tín và tài năng với nhiệm kỳ năm năm và có thể gia hạn thêm nh−ng không quá một nhiệm kỳ chứ không phải một nhiệm kỳ hai năm theo chế độ luân phiên nh− tr−ớc đây. Về nguyên tắc hoạt động của ASEAN, học viên cần phải nắm nguyên tắc hoạt động cao nhất đ−ợc các n−ớc ASEAN đặc biệt quan tâm đó là: Tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng và toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các quốc gia. Các n−ớc 13
  14. thành viên ASEAN phải triệt để tuân thủ thực hiện nguyên tắc đó và phải làm mọi cách để cho nguyên tắc đó không đ−ợc xâm phạm. Ngoài ra, trong số các nguyên tắc hoạt động mang tính chất bắt buộc đ−ợc các n−ớc ASEAN chấp thuận, học viên cũng phải nhận thấy có những nguyên tắc mở đ−ợc áp dụng trong lĩnh vực hợp tác kinh tế và có những vấn đề đ−ợc giải quyết theo phong cách kín đáo của ng−ời châu á. 4. Các giai đoạn phát triển và hợp tác của ASEAN a. Các giai đoạn phát triển của ASEAN Về các giai đoạn phát triển của các n−ớc ASEAN, yêu cầu học viên nắm vững hai giai đoạn chủ yếu trong lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN. Giai đoạn I từ 1967 đến 1975 hoạt động của ASEAN chủ yếu trên bình diện chính trị. Còn trên bình diện kinh tế các n−ớc ASEAN ch−a đạt đ−ợc hiệu quả nào trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực. Giai đoạn II từ 1976 đến nay các n−ớc ASEAN đã triển khai đ−ợc một số hoạt động mang tính chất khu vực cả trên bình diện chính trị lẫn trên bình diện kinh tế đã làm cho ASEAN trở thành một tổ chức vững mạnh và có uy tín trên thế giới. Trong nội dung này học viên phải nhận rõ sự phát triển của tổ chức ASEAN từ những n−ớc có vị trí địa lý gần nhau và cùng chịu ảnh h−ởng văn hoá chính trị Ănglo Xắc Xông sang những n−ớc có chung nguồn gốc chủng tộc và văn hoá Mã Lai. Từ một tổ chức hợp tác giữa các n−ớc có cùng chung t− t−ởng sang những n−ớc có thể chế chính trị và t− t−ởng khác biệt để thấy rõ tính chất mở của Hiệp hội các n−ớc Đông Nam á (ASEAN). b. ASEAN với vấn đề hợp tác an ninh chính trị. Hợp tác an ninh chính trị mặc dù không phải là mục tiêu hàng đầu của việc thành lập ASEAN nh−ng do sự tồn tại nhiều nhân tố bất ổn định nên vấn đề an ninh chính trị trở thành vấn đề quan trọng trong ch−ơng trình nghị sự của ASEAN. Xuyên suốt quá trình thành lập và phát triển của ASEAN từ 1967 đến nay các n−ớc trong tổ chức ASEAN đã thực hiện nhiều biện pháp cũng nh− tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu để đảm bảo an ninh chính trị khu vực. Tuy nhiên, thời kỳ từ 1967 đến 1978 do những tác động của tình hình quốc tế và khu vực, đặc biệt là với sự phát triển và thắng lợi của 3 n−ớc Đông D−ơng năm 1975 cho nên các n−ớc ASEAN đã điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình cho phù hợp và quan tâm đến việc tăng c−ờng hợp tác an ninh chính trị nội bộ. Tuyên bố ZOPFAN về việc biến Đông Nam á thành một khu vực hoà bình tự do trung lập (11.1971) và Hiệp hội Hữu nghị và hợp tác Đông Nam á (2.1976) là động thái đầu tiên thể hiện mối quan tâm của các n−ớc thành viên ASEAN đối với hoà bình ổn định ở 14
  15. khu vực Đông Nam á. Đây cũng là thời kỳ ASEAN đã xây dựng đ−ợc một số hoạt động hợp tác quân sự và an ninh song ph−ơng với nhau. Và đặc biệt là để ngỏ cho những n−ớc còn lại ở Đông Nam á có thể tham gia Hiệp −ớc Ba Li. Thời kỳ 1979 đến 1989, hoạt động an ninh chính trị của các n−ớc ASEAN chủ yếu tập trung giải quyết vấn đề Campuchia liên quan đến mối quan hệ giữa Việt Nam với các n−ớc thành viên ASEAN. Trong đó đặc biệt chú trọng đến vai trò của Inđônêxia trong việc làm cầu nối trung gian giữa Việt Nam với các n−ớc ASEAN để giải quyết vấn đề Campuchia. Thời kỳ từ năm 1989 đến nay, hoạt động an ninh chính trị của ASEAN không chỉ giới hạn trong phạm vi 6 n−ớc thành viên cũ của ASEAN mà đ−ợc mở rộng ra tất cả các n−ớc ở khu vực Đông Nam á bao gồm 10 n−ớc. Đây là thời kỳ tổ chức ASEAN đạt đ−ợc những thành tựu rất đáng khích lệ không những trong lĩnh vực hợp tác an ninh chính trị nội bộ mà cả trong vấn đề hợp tác an ninh chính trị của khu vực châu á -Thái Bình D−ơng. Sự ra đời diễn đàn an ninh khu vực (ARF) vào ngày 25.7.1994 là kết quả của việc xây dựng cán cân an ninh ở Đông Nam á trên cơ sở cân bằng lợi ích giữa các n−ớc lớn. ARF là sự phản ánh t− duy mới của ASEAN đối với các vấn đề an ninh khu vực. Vấn đề an ninh chính trị ở Đông Nam á trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh không còn là vấn đề mang tính chất nội bộ khu vực của các n−ớc thành viên ASEAN mà là vấn đề chung lôi cuốn sự tham gia của các n−ớc ngoài khu vực. Với 22 n−ớc và tổ chức quốc tế (1999) ARF hoạt động nh− một khuôn khổ an ninh đa ph−ơng nhằm tạo ra một nền hoà bình an ninh và ổn định khu vực. Trong đó ASEAN là động lực chính và là tổ chức đóng vai trò kiến tạo nên một nền hoà bình theo kiểu ASEAN. Với việc xây dựng lòng tin, thực hiện chính sách ngoại giao phòng ngừa và tìm giải pháp cho các cuộc xung đột là mục tiêu để xây dựng Đông Nam á thành khu vực hoà bình và ổn định. Bên cạnh những thành tích mà các n−ớc ASEAN đã đạt đ−ợc trong lĩnh vực hợp tác an ninh chính trị thì việc mở rộng ASEAN ra 10 n−ớc cũng đặt ra những thách thức lớn đối với các n−ớc Đông Nam á. Điều cuối cùng mà học viên cần thấy rõ là thông qua hoạt động của ASEAN trên bình diện chính trị từ 1967 đến nay cũng nh− việc mở rộng ASEAN từ 5 n−ớc lên 10 n−ớc Hiệp hội các n−ớc Đông Nam á đã cung cấp một mô hình hợp tác mang tính chất đặc tr−ng cũng nh− góp phần tạo nên tính đa dạng về một kiểu hợp tác mang phong cách ASEAN. 15
  16. c. Kinh tế ASEAN và vấn đề hợp tác nội bộ. Nội dung chủ yếu của phần này đ−ợc đề cập trên hai lĩnh vực: một là kinh tế các n−ớc ASEAN và hai là vấn đề hợp tác kinh tế trong nội bộ các n−ớc thành viên ASEAN. Về kinh tế các n−ớc ASEAN chủ yếu tập trung vào 6 n−ớc thành viên ASEAN cũ (tr−ớc 1995). Để phát triển kinh tế các n−ớc ASEAN đều thực hiện sự chuyển đổi chiến l−ợc phát triển kinh tế từ chỗ thực thi chính sách đóng cửa mang chính sách mở cửa với chiến l−ợc công nghiệp hoá h−ớng về xuất khẩu. Điều cần thấy ở đây là việc triển khai chính sách h−ớng ngoại đ−ợc thực thi dựa trên tình hình, đặc điểm cụ thể của mỗi n−ớc để tận dụng lợi thế trong quan hệ với các n−ớc t− bản phát triển. Hầu hết các n−ớc ASEAN đều phát triển mối quan hệ hợp tác với 3 trung tâm t− bản chủ nghĩa bao gồm Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản và mối quan hệ đó chủ yếu đ−ợc thực hiện trên cơ sở của sự hợp tác song ph−ơng. Các n−ớc ASEAN là các n−ớc hết sức nhạy bén trong việc chuyển h−ớng mục tiêu vào biện pháp thực hiện kể cả trong quan hệ với các n−ớc t− bản phát triển. Chính điều đó đã tạo điều kiện cho các n−ớc ASEAN đạt đ−ợc tốc độ tăng tr−ởng cao về kinh tế cũng nh− có thể đối phó với những thách thức có thể xảy ra nếu nh− tình hình thay đổi. Cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ (1997) đã làm cho tốc độ tăng tr−ởng kinh tế của các n−ớc giảm xuống thấp nhất ch−a từng có từ tr−ớc tới nay, nh−ng chỉ trong một thời gian ngắn các n−ớc ASEAN đã vực dậy nền kinh tế ra khỏi “đáy của cuộc khủng hoảng” là một thành tựu không thể không thừa nhận. Liên quan đến vấn đề này đòi hỏi học viên phải nắm vững quá trình triển khai và thực hiện hợp tác kinh tế nội bộ giữa các n−ớc thành viên ASEAN. Hợp tác kinh tế nội bộ ASEAN trải qua nhiều giai đoạn, trong đó giai đoạn từ 1967 đến 1975 là giai đoạn hợp tác kinh tế nội bộ thực hiện không hiệu quả. Thời kỳ từ năm 1976 đến năm 1989 vấn đề hợp tác kinh tế nội bộ đ−ợc chú trọng. Một số dự án hợp tác đ−ợc triển khai, nh−ng do mâu thuẫn về quyền lợi dân tộc nên các dự án đó cuối cùng không thực hiện đ−ợc. Hơn nữa, đây là thời kỳ mà các n−ớc ASEAN mở rộng quan hệ với các n−ớc t− bản phát triển, trong đó chủ yếu là hai n−ớc Mỹ và Nhật Bản. Vì vậy tốc độ tăng tr−ởng kinh tế của các n−ớc thành viên ASEAN chủ yếu là do tự thân vận động của chính bản thân của các n−ớc đó trong quan hệ với các n−ớc bên ngoài Hiệp hội. Thời kỳ từ 1990 trở đi do môi tr−ờng chính trị thay đổi: chiến tranh lạnh kết thúc và cùng với điều đó là sự thay đổi của môi tr−ờng kinh tế đã làm cho các n−ớc ASEAN chú 16
  17. trọng đặc biệt đến vấn đề kinh tế nội bộ. Đây là thời kỳ hợp tác kinh tế nội bộ giữa các n−ớc thành viên ASEAN đ−ợc khởi sắc. Điều đó làm chúng ta quan tâm trong hợp tác kinh tế nội bộ ASEAN là ở tính chất đa dạng của nó. Hầu hết các n−ớc trong tổ chức ASEAN đều có chung quan điểm trong việc thực hiện hợp tác kinh tế nội bộ theo cơ chế mở. Các n−ớc thành viên có thể hợp tác theo cơ chế song ph−ơng hoặc theo cấp tiểu vùng hoặc là theo tính chất toàn khối. Tất cả những điều đó đ−ợc quyết định bởi tình hình, đặc điểm của mỗi n−ớc. Sự ra đời các tam giác tăng tr−ởng và khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) là giải pháp hữu hiệu nhất thúc đẩy hợp tác kinh tế nội bộ ASEAN lên tầm cao mới. Với cơ chế mở đó mà việc thực hiện và hoàn thành AFTA không diễn ra đồng thời ở tất cả các n−ớc thành viên ASEAN. Sự ra đời khu vực mậu dịch tự do ASEAN là một quyết tâm rất lớn của các n−ớc ASEAN nhằm tăng c−ờng hiệu quả của sự hợp tác th−ơng mại nội bộ khu vực để tiến tới xây dựng một thị tr−ờng chung ASEAN có thể cạnh tranh đ−ợc với các tổ chức khu vực khác trên thế giới. IV. Quan hệ Việt Nam - ASEAN từ năm 1967 đến 1997. Đông Nam á là một chỉnh thể thống nhất trong đa dạng. Các n−ớc trong khu vực đã có quan hệ mật thiết gắn bó với nhau từ lâu đời. Tuy nhiên, trong chiến tranh lạnh, Đông Nam á đã bị tách ra thành hai nhóm n−ớc: các n−ớc Đông D−ơng và các n−ớc ASEAN. Hai nhóm n−ớc này phát triển theo hai con đ−ờng khác nhau. Hậu quả nguy hại nhất của sự phân chia này lại là sự nhận thức sai về nhau, nghi kị lẫn nhau, thậm chí đối đầu nhau. Từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, xu h−ớng khu vực hoá, toàn cầu hoá từng b−ớc thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới, do vậy trong phạm vi khu vực Đông Nam á xu h−ớng đối thoại đã từng b−ớc khắc phục những khuyết tật của mình để đảm bảo tốc độ tăng tr−ởng cao, giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và cân bằng xã hội. Các n−ớc Đông D−ơng, nhất là Việt Nam từng b−ớc chuyển đổi nền kinh tế của mình sang nền kinh tế thị tr−ờng theo định h−ớng xã hội chủ nghĩa. Trong xu h−ớng khu vực hoá và trong ý thức cùng nhau xây dựng Đông Nam á thành một khu vực hoà bình, ổn định hợp tác cùng phát triển, các n−ớc Đông Nam á đều muốn tìm lại sức mạnh của mình từ trong sức mạnh của khu vực để cùng nhau hợp tác cùng phát triển. Mặt khác, các n−ớc Đông Nam á cũng muốn có cả sức mạnh của cả khu vực để góp phần vào việc giải quyết nhiều vấn đề của khu vực Đông Nam á nói riêng và Châu á - Thái Bình D−ơng nói chung. 17
  18. Do tác động của các nhân tố chủ quan và khách quan, bên trong và bên ngoài khu vực, quan hệ Việt Nam - ASEAN kể từ khi tổ chức này đ−ợc thành lập đến năm 1997 đã trải qua những b−ớc thăng trầm, đậm nhạt khác nhau, phản ánh các mối quan hệ quan trọng phức tạp ở những giai đoạn khác nhau của thời kỳ chiến tranh lạnh và sau chiến tranh lạnh. Mối quan hệ giữa Việt Nam - ASEAN có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc quyết định hoà bình ổn định và hợp tác trong khu vực, là điều kiện cần thiết cho sự phát triển của khu vực Đông Nam á. Trên cơ sở thực tế lịch sử từ năm 1967 đến 1997, quan hệ Việt Nam - ASEAN đ−ợc chia thành các thời kỳ sau đây: 1. Thời kỳ 1967-1975: đây là thời kỳ quan hệ Việt Nam và các n−ớc ASEAN có nhiều vấn đề phức tạp: Thái Lan và Xingapo trong khối ASEAN tham gia chiến tranh xâm l−ợc Việt Nam, Việt Nam ch−a nhận thức đúng về tổ chức ASEAN cho rằng ASEAN là tổ chức quân sự trá hình và ng−ợc lại ASEAN coi Việt Nam là quốc gia cộng sản nguy hiểm. 2. Thời kỳ 1975-1989: a. Giai đoạn từ 1975-1979: trong thời kỳ này Việt Nam cố gắng mở rộng quan hệ song ph−ơng với các n−ớc trong khu vực đặc biệt năm 1976, Việt Nam đã đ−a ra chính sách 4 điểm: Việt Nam khẳng định mong muốn mở rộng quan hệ với các n−ớc Đông Nam á. Trong chuyến viếng thăm các n−ớc ASEAN của Bộ tr−ởng ngoại giao Nguyễn Duy Trinh đầu năm 1978 và chuyến viếng thăm của thủ t−ớng Phạm Văn Đồng vào cuối năm 1978, Việt Nam đã ký các tuyên bố chung với các n−ớc ASEAN theo tinh thần tuyên bố 4 điểm của Việt Nam. Quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và các n−ớc ASEAN bắt đầu đ−ợc thiết lập và phát triển qua việc ký các hiệp định kinh tế, th−ơng mại, khoa học kỹ thuật, hàng không và hàng hải. b. Giai đoạn từ 1979-1989: Trong giai đoạn này (đặc biệt từ 1979-1983), quan hệ giữa ASEAN và 3 n−ớc Đông D−ơng căng thẳng nhất từ tr−ớc đến nay. Việc Việt Nam giúp Campuchia đánh Pônpốt - Iêngxari đã làm cho các n−ớc ASEAN e ngại rằng sau khi thắng Pônpốt, Việt Nam sẽ xâm phạm chủ quyền của họ, họ không hiểu đ−ợc thiện chí của nhân dân Việt Nam. Tất cả các n−ớc ASEAN đã dẹp những bất đồng tr−ớc đây để cấu kết với nhau chống Việt Nam-Lào-Campuchia. Chính sách này đ−ợc sự hỗ trợ và khuyến khích của Mỹ-Trung Quốc và các thế lực phản động khác. Trong số các n−ớc ASEAN, Thái Lan đ−ợc coi là n−ớc tiền tuyến. Thái Lan cho quân Khơme đỏ c− trú trên lãnh thổ n−ớc mình để chống phá cách mạng Việt Nam - Lào. Xung quanh vấn đề Campuchia, quan hệ khu vực trở nên căng thẳng nhất. 18
  19. Tr−ớc tình hình quan hệ các n−ớc trong khu vực đối đầu căng thẳng nh− vậy, Việt Nam đã đ−a ra các đề nghị giải quyết vấn đề Campuchia, và nhiều đề nghị về hoà bình và hợp tác ở Đông Nam á. Tuy nhiên, tất cả các đề nghị của Việt Nam về đối thoại và hợp tác khu vực đều không đ−ợc ASEAN chấp thuận. Họ cho rằng “Vấn đề campuchia” là nguyên nhân chủ yếu gây mất ổn định khu vực, phải giải quyết vấn đề Campuchia tr−ớc rồi mới giải quyết vấn đề hoà bình, hợp tác khu vực. Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia thì mới đối thoại giữa hai nhóm. Thực ra thì quân đội Việt Nam ở Campuchia là vì sự tồn vong của cả 3 n−ớc Đông D−ơng. Do vậy, khi lực l−ợng cách mạng Campuchia ngày càng tr−ởng thành thì Việt Nam từng b−ớc rút quân về n−ớc. Ngay từ năm 1982, Việt Nam đã thực hiện rút quân, nhất là từ năm 1985 đã đơn ph−ơng rút quân từng b−ớc và triển vọng các n−ớc lớn Xô- Mỹ-Trung dàn xếp vấn đề Campuchia với nhau, các n−ớc ASEAN đồng ý cử Inđônêxia làm đại diện đối thoại với các n−ớc Đông D−ơng. Qua việc giải quyết vấn đề Campuchia và nêu cao vấn đề hợp tác khu vực, sự đoàn kết ASEAN và vai trò của tổ chức ASEAN ngày càng đ−ợc củng cố và tăng c−ờng ở khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, những cố gắng cả Việt Nam, Lào, Inđônêxia, Malaixia và các quốc gia Đông Nam á khác trong việc tìm kiếm một giải pháp hoà bình cho vấn đề campuchia, xây dựng Đông Nam á thành một khu vực hoà bình và ổn định, cho thấy Việt Nam và các n−ớc ASEAN ngày càng ý thức đ−ợc vai trò của mình trong việc giải các vấn đề của khu vực. Những diễn biến mới trong tình hình quốc tế và khu vực đã tạo thêm điều kiện thuận lợi để thúc đẩy xu h−ớng tích cực trên. Quan hệ Việt Nam - ASEAN đã trải qua nhiều chặng đ−ờng thử thách, nh−ng có thể nói rằng thời kỳ từ 1979 đến 1989 là chặng đ−ờng thử thách cao nhất mà Việt Nam và ASEAN đã v−ợt qua. Vào cuối giai đoạn, với việc giải quyết vấn đề Campuchia-vật cản cuối cùng trong quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN đã chấm dứt thời kỳ đối đầu căng thẳng gần chục năm trời trong quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN, đ−a quan hệ ấy sang một thời kỳ mới. 3. Thời kỳ 1989-1997: Từ Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam với đ−ờng lối đổi mới toàn diện chính sách đối ngoại “thêm bạn, bớt thù”, đa dạng hoá quan hệ. Đ−ờng lối đối ngoại này đ−ợc tiếp tục khẳng định tại Đại hội lần thứ VII và VIII của Đảng. Từ năm 1989, Việt Nam đã rút hết quân khỏi Campuchia. “Vấn đề Campuchia” đi vào giải pháp hoà bình, chính vì vậy, các n−ớc ASEAN đã phát triển quan hệ song ph−ơng với Việt Nam và hoan nghênh Việt Nam tham gia hợp tác khu vực. Trong các cuộc tiếp xúc cấp cao giữa Việt Nam với ASEAN từ cuối năm 1990 trở đi, các n−ớc ASEAN đều ủng hộ Việt Nam ký Hiệp −ớc Bali và ngày 28.11.1992, Hiệp hội 19
  20. cấp cao ASEAN lần thứ 4 tại Xingapo đã tuyên bố rõ điều đó. Vì vậy ngày 22-7-1992, Việt Nam chính thức tham gia Hiệp hội Bali và trở thành quan sát viên của ASEAN. Trong giai đoạn này, quan hệ Việt Nam - ASEAN phát triển mạnh mẽ cả trong lĩnh vực song ph−ơng và đa ph−ơng. Buôn bán, đầu t−, trao đổi các cấp đều tăng. Xu thế hoà nhập và hợp tác để cùng phát triển ngày càng tiến triển mạnh mẽ, không bị cản trở bởi bất cứ lý do nào, kể cả lý do chính trị lẫn kinh tế. Các n−ớc Đông D−ơng lẫn ASEAN đều có quyết tâm cao trong việc xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực vì lợi ích chung của cả khu vực. Tại Hội nghị Bộ tr−ởng ngoại giao ASEAN lần thứ 27 họp tại Băng Cốc (từ 22 đến 23-7-1994), các n−ớc ASEAN đã nhất trí tuyên bố sẵn sàng công nhận Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN. Ngày 28-7-1995, tại thủ đô Banđa Xêri Bêgaoan (Brunei), nơi diễn ra Hội nghị Bộ tr−ởng ngoại giao các n−ớc ASEAN lần thứ 28 và ARF lần thứ 2, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN mở ra một thời kỳ mới - thời kỳ hội nhập, khu vực hoá của cả khu vực Đông Nam á. 20
  21. Ch−ơng I Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các n−ớc Đông Nam á tr−ớc năm 1945 I. Sự xâm l−ợc của chủ nghĩa thực dân Ph−ơng Tây và phong trào đấu tranh chống xâm l−ợc của nhân dân các n−ớc Đông Nam á. 1. Khái niệm: Đông Nam á là một khu vực gồm 10 n−ớc với tổng diện tích khoảng 4 triệu km2 và dân số −ớc chừng khoảng 500 triệu ng−ời th−ờng đ−ợc coi là khu vực trọng yếu trong chính sách của các c−ờng quốc lớn trên thế giới. Thuật ngữ Đông Nam á xuất hiện vào thời kỳ của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai với sự kiện đặt bộ chỉ huy Đông Nam á d−ới quyền của t−ớng Mounbatton kiểm soát những lãnh thổ niềm Nam hạ chí tuyến bao gồm tất cả các n−ớc ở phía Nam Trung Quốc và phía Đông ấn Độ. Xét trên ph−ơng diện địa lý thì Đông Nam á bao gồm các n−ớc Việt Nam, Lào, Campuchia, Thai Lan, Mianma, Xingapo, Malaixia, Inđônêxia, Philippin và Brunei. Trong đó 5 n−ớc Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma đ−ợc coi là những n−ớc thuộc khu vực Đông Nam á lục địa và 5 n−ớc còn lại Xingapo, Malaixia, Philippin, Inđônêxia và Brunei là những n−ớc thuộc Đông Nam á hải đảo. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, do phân biệt về các loại nhóm n−ớc khác nhau về chế độ chính trị mà danh từ Đông Nam á đ−ợc phân thành hai nhóm n−ớc: một bên là nhóm n−ớc Đông D−ơng (Việt Nam, Lào, Campuchia) và Mianma, còn một bên là các n−ớc trong Hiệp hội các n−ớc ASEAN bao gồm Thái Lan, Philippin, Inđônêxia, Malaixia, Xingapo và Brunei (tr−ớc 1985) Ngày nay Đông Nam á đ−ợc nhìn nhận theo đúng nghĩa đích thực của nó là một khu vực lịch sử, văn hoá, địa lý và chính trị trên nền chung của không gian địa lý. Cùng một cội nguồn văn hoá và cùng chung một thân phận lịch sử. Một Đông Nam á hay một đại ASEAN bao gồm 10 n−ớc thống nhất trong đa dạng đã trở thành hiện thực là một động lực rất quan trọng cho việc xây dựng Đông Nam á thành một khu vực thịnh v−ợng, ổn định và phát triển. 21
  22. 2. Sự xâm l−ợc của chủ nghĩa thực dân ph−ơng Tây và phong trào đấu tranh chống xâm l−ợc của nhân dân các n−ớc Đông Nam á. Đông Nam á là vùng khu vực thuộc về khí hậu nhiệt đới gió mùa kể cả vùng bán đảo lẫn quần đảo. Đây là khu vực có điều kiện thiên nhiên thuận lợi, giàu có về nguyên liệu đủ điều kiện để thúc đẩy sự phát triển về kinh tế của mỗi n−ớc cũng nh− khu vực. Cùng với sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên, Đông Nam á còn là khu vực có vị trí chiến l−ợc quan trọng. Là ngã t− thềm lục địa, Đông Nam á trở thành đầu mối giao thông thuận lợi từ Đông sang Tây, là nơi giao l−u của các con đ−ờng hàng hải và hàng không quốc tế nối liền châu á với các châu lục khác trên thế giới. Con đ−ờng eo biển Malacka là trung tâm vận chuyển dầu mỏ cực kỳ quan trọng và là cửa ngõ chiến l−ợc đi vào khu vực châu á Thái Bình D−ơng. Tr−ớc khi các n−ớc thực dân ph−ơng Tây xâm nhập vào khu vực Đông Nam á thì các n−ớc ở khu vực này đang ở trong thời kỳ của chế độ phong kiến. Tuy nhiên, do chế độ phong kiến b−ớc vào thời kỳ suy yếu nên các quốc gia Đông Nam á ngày càng lún sâu vào cuộc khủng hoảng triền miên. Các cuộc xung đột trong nội bộ giai cấp phong kiến cùng với các cuộc đấu tranh của nông dân đã làm cho chế độ phong kiến suy yếu trầm trọng. Trong tình hình đó, các n−ớc ph−ơng Tây đã lần l−ợt đến các n−ớc Đông Nam á. Lúc đầu là những hoạt động buôn bán, truyền giáo và sau đó là dọn đ−ờng cho chính sách xâm l−ợc của các n−ớc ph−ơng Tây. Điều cần thấy ở đây là trong quá trình tiến hành các hoạt động giao l−u buôn bán, các th−ơng nhân châu Âu th−ờng độc chiếm những vị trí then chốt trên các trục đ−ờng giao thông thuỷ, bộ làm th−ơng điếm. Và các công ty th−ơng mại thực sự chi phối nền kinh tế, chính trị của các quốc gia Đông Nam á. Trong số các n−ớc thực dân ph−ơng tây thì Bồ Đào Nha là n−ớc tiên phong trong việc thiết lập mối quan hệ với các n−ớc Đông Nam á. Riêng ở Inđônêxia, Bồ Đào Nha chỉ chiếm đ−ợc những địa điểm quan trọng phục vụ công việc buôn bán giữa châu Âu và ph−ơng Đông. Thời kỳ đầu, các th−ơng nhân Bồ Đào Nha làm chủ trục th−ơng mại trọng yếu giữa Tây Âu - ấn Độ D−ơng - ph−ơng Đông. Năm 1511, ng−ời Bồ Đào Nha đã khống chế và làm chủ eo biển Malăcka và lập một số th−ơng điếm trên các đảo trong đó chủ yếu là Amboa và kiểm soát ngoại th−ơng cả khu vực Đông Nam á. Tiếp theo ng−ời Bồ Đào Nha là th−ơng nhân các n−ớc Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp và sau đó là Mỹ. Từ chỗ buôn bán các mặt hàng gia vị nh− hồ tiêu, thuốc nhuộm, kim loại quý, tơ lụa các n−ớc 22
  23. ph−ơng Tây đã tiến dần đến việc biến các n−ớc Đông Nam á thành những n−ớc thuộc địa và nửa thuộc địa. Vì vậy trục buôn bán Tây Âu - Đông Nam á càng về sau càng gắn liền với chính sách xâm l−ợc của chủ nghĩa thực dân ph−ơng Tây. Theo sau các đoàn tàu buôn của th−ơng nhân châu Âu là tăng lữ, giáo sĩ thiên chúa giáo cùng với sự hộ tống của các đoàn tàu viễn chinh nhằm giành lấy độc quyền ở từng khu vực. Năm 1595 các thuyền buôn của Hà Lan đến Inđônêxia và tiến hành các hoạt động buôn bán cạnh tranh với các thuyền buôn ở các n−ớc khác mà chủ yếu là với Bồ Đào Nha. Ngày 20-3-1602, công ty Đông ấn của Hà Lan (V.O.C) chính thức tuyên bố thành lập. Công ty V.O.C đ−ợc chính phủ Hà Lan giao trọng trách lớn lao là thay mặt nhà n−ớc ký kết các hoà −ớc hay tuyên chiến với bất kỳ quốc gia nào ở Đông Nam á. Do không cạnh tranh nổi với công ty Đông ấn của Hà Lan nên Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha buộc phải rút khỏi Inđônêxia. Lúc đầu công ty Đông ấn của Hà Lan chỉ tiến hành các hoạt động buôn bán với các tiểu v−ơng quốc ở Gia Va. Nh−ng về sau, do sự cạnh tranh của các n−ớc ph−ơng Tây khác cho nên Hà Lan đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm l−ợc Inđônêxia. Công việc này đ−ợc tiến hành sau khi công ty Đông ấn của Hà Lan bị sụp đổ và chính phủ Hà Lan trực tiếp nắm quyền cai trị ở Inđônêxia. Trải qua gần 3 thế kỷ, Hà lan mới áp đặt đ−ợc ách thống trị lên toàn bộ lãnh thổ Inđônêxia. Đối với Philippin, sau sự kiện Ma Gien Lăng đi vòng quanh thế giới và đổ bộ lên đảo Mác Tan của Philippin (1521) thì Tây Ban Nha đã tiến hành các hoạt động quân sự để đánh chiếm Philippin và xây dựng nên thành phố Manila (1571). ở Miến Điện (Mianma) có đại diện các n−ớc Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp, nh−ng Anh là n−ớc có −u thế nhất. Để thôn tính Miến Điện, thực dân Anh đã tiến hành 3 cuộc chiến tranh. Cuộc chiến tranh lần thứ nhất diễn ra từ năm 1824-1826. Trong cuộc chiến tranh này thực dân Anh đã chiếm Aracan, Tênaxêrin, một phần Manipua và Atxam. Cuộc chiến tranh lần thứ hai diễn ra vào năm 1852, thực dân Anh đánh chiếm Răngun và nhiều nơi khác trên lãnh thổ của Miến Điện trong dó có những trung tâm lớn nhất của Miến Điện. Cuộc chiến tranh lần thứ ba diễn ra vào năm 1885. Trong cuộc chiến tranh này thực dân Anh đã chiếm toàn bộ Miến Điện và biến Miến Điện thành một tỉnh của ấn Độ. Đối với Thái Lan: Do chính phủ Thái Lan thực thi chính sách mở cửa trong quan hệ với các n−ớc thực dân ph−ơng Tây cho nên ở Thái Lan có đại diện của nhiều n−ớc ph−ơng Tây nh− Anh, Mỹ, Pháp, Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Thuỵ Điển, Na Uy. Hầu hết 23
  24. các n−ớc trên đều ký kết các hiệp −ớc với Thái Lan trong đó yêu cầu Thái Lan cho phép ng−ời n−ớc ngoài đ−ợc tự do buôn bán, truyền đạo cùng với những −u đãi về thuế quan. Trong quá trình xâm nhập vào Thái Lan, thực dân Anh là n−ớc có ảnh h−ởng lớn nhất so với các n−ớc thực dân khác. T− bản Anh nắm độc quyền khai thác và xuất khẩu gỗ tếch cũng nh− nắm 80% hàng xuất khẩu của Thái. Điều đó làm cho mâu thuẫn giữa thực dân Anh với các n−ớc t− bản thực dân khác ngày càng trở nên gay gắt, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa Anh và Pháp. Sự xung đột quyền lợi giữa Anh - Pháp ở Xiêm cuối cùng kết thúc bằng việc ký Hiệp −ớc ngày 15-1-1896 quy định Xiêm là một quốc gia độc lập và trở thành khu đệm giữa các thuộc địa Anh và Pháp. Riêng Mã Lai bị các n−ớc thực dân ph−ơng Tây xâm nhập từ rất sớm và cuối cùng trở thành thuộc địa của thực dân Anh. Trong đó “đất thực dân eo biển” bao gồm Xingapo, Pênang, Oênlêxây, Malăcka và Naninh. Những vùng đất trên đ−ợc coi là những thuộc địa trực trị. Nh−ng xứ hợp thành “Liên bang Mã Lai” bao gồm các bang bảo hộ Xêlango, Pahang, Pêrắc, Xembilan. Và cuối cùng là “Xứ bảo hộ ngoài Liên bang Mã Lai” đ−ợc thừa nhận độc lập nh−ng trên thực tế bị thực dân Anh chi phối và điều khiển mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Đối với Việt Nam, quá trình xâm nhập của thực dân ph−ơng Tây đ−ợc bắt đầu từ thế kỷ XVI. Thông qua hoạt động buôn bán, các n−ớc thực dân ph−ơng Tây tìm mọi cách để can thiệp và xâm l−ợc Việt Nam. Hiệp −ớc Véc Xây đ−ợc ký kết ngày 28-1-1787 giữa Nguyễn ánh với Pháp, mặc dù không thực hiện đ−ợc do cuộc bùng nổ cuộc cách mạng t− sản Pháp nh−ng đã tạo điều kiện cho Pháp tăng c−ờng ảnh h−ởng ở Việt Nam và thực hiện âm m−u xâm l−ợc Việt Nam bằng vũ lực. Trải qua 26 năm tiến hành chiến tranh từ 1858-1884 thực dân Pháp mới biến Việt Nam thành thuộc địa của Pháp. Quá trình xâm nhập của Pháp vào Lào đ−ợc bắt đầu vào giữa thế kỷ XIX và kéo dài cho đến cuối thế kỷ XIX. Đến năm 1893 thực dân Pháp mới thiết lập đ−ợc chế độ thống trị trên đất Lào. Và năm 1897 Lào trở thành một xứ trong Liên bang Đông D−ơng. Campuchia trở thành đối t−ợng xâm l−ợc của thực dân Pháp sau sự kiện thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam. Năm 1863, thực dân Pháp kéo sang Campuchia và gây sức ép buộc Campuchia công nhận sự bảo hộ của Pháp. Sau đó thực dân Pháp dùng vũ lực bắt nhà vua của Campuchia lúc đó là Nôrôđôm Ký hiệp −ớc thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp (1884). Nh− vậy, trải qua gần 4 thế kỷ các n−ớc t− bản ph−ơng Tây đã hoàn thành việc xâm l−ợc và áp đặt ách thống trị ở Đông Nam á. Các n−ớc Đông Nam á từ chế độ phong kiến 24
  25. với những mức độ khác nhau đã dần dần trở thành những n−ớc thuộc địa và nửa thuộc địa. Sự thống trị của các n−ớc thực dân ph−ơng Tây đã gây nên những chuyển biến sâu sắc trong xã hội các n−ớc Đông Nam á và đã dẫn đến các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mạnh mẽ ở khu vực này. Trong thời kỳ đầu, cuộc đấu tranh của nhân dân các n−ớc Đông Nam á chống lại sự xâm l−ợc của chủ nghĩa thực dân ph−ơng Tây diễn ra d−ới sự lãnh đạo của những nhà yêu n−ớc trong giai cấp thống trị và sĩ phu phong kiến. ở Inđônêxia có phong trào đấu tranh chống lại ách thống trị của thực dân Hà Lan do Surapatty lãnh đạo (1683-1719). Cuộc khởi nghĩa Surapatty đã lôi cuốn đông đảo tầng lớp nông dân tham gia nh−ng vì không đáp ứng đ−ợc yêu cầu của nông dân vê ruộng đất nên phong trào không có điều kiện phát triển. Lãnh đạo phong trào là các lãnh chúa phong kiến chan chứa tinh thần yêu n−ớc nh−ng do đấu tranh trong nội bộ đã làm suy yếu phong trào và bị kẻ thù lợi dụng, làm cho phong trào cuối cùng bị thất bại. Tiếp theo phong trào của Surapatty là phong trào do Đippônêgôrô lãnh đạo (1785-1855). Phong trào này đã diễn ra trong vòng 5 năm 1825-1830. D−ới sự lãnh đạo của Đippônêgôrô, nhân dân Inđônêxia đã tiến hành cuộc đấu tranh chống lại ách thống trị của thực dân Hà Lan và gây cho Hà Lan những tổn thất nặng nề. Cùng với cuộc khởi nghĩa của Đippônêgôrô ở Inđônêxia còn bùng nổ một cuộc khởi nghĩa khác chống lại chính quyền thực dân Hà Lan do lãnh chúa Xêray lãnh đạo. Cuộc đấu tranh đã thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia và đã kiểm soát đ−ợc một vùng đất rộng lớn. Phong trào ngày càng phát triển mạnh mẽ khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa phong trào của Đippônêgôrô và phong trào của Xêray. Điều đó đã cho phép những ng−ời khởi nghĩa giành đ−ợc nhiều thắng lợi to lớn. Tuy nhiên do chính sách chia rẽ, lật lọng, và lừa đảo của thực dân Hà Lan cho nên phong trào cuối cùng bị thất bại. Mặc dù vậy, các cuộc khởi nghĩa do Đippônêgôrô và Xêray lãnh đạo thể hiện tính nhân dân sâu sắc “cuộc khởi nghĩa trở thành cuộc chiến tranh toàn dân”1. ở Đông D−ơng, thực dân Pháp cũng vấp phải cuộc kháng chiến mạnh mẽ của nhân dân 3 n−ớc Việt Nam, Lào, Campuchia. Trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm l−ợc đã hình thành nên liên minh chiến đấu giữa 3 n−ớc Đông D−ơng. ở Việt Nam có phong trào của nghĩa quân Tr−ơng Định lôi cuốn sự ủng hộ của nhân dân bao gồm kinh và th−ợng (1862). ở Campuchia có phong trào của Acha soa (1864). 1 Nguyễn Đình Lễ, Nghiêm Đình Vì: Trên đất n−ớc đảo dừa. NXB Giáo dục Hà Nội, 1987, tr. 60-61. 25
  26. Phong trào này có sự tham gia của nhân dân Việt Nam bao gồm cả ng−ời Kinh và ng−ời Khơme. Năm 1866, một hoàng thân Campuchia là Pucumpô đã phát động nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm l−ợc. Trong quá trình chiến đấu của mình Pucumpô đã liên hệ mật thiết với những ng−ời yêu n−ớc Việt Nam thiết lập căn cứ ở Tây Ninh. Phong trào đã lôi cuốn sự tham gia đông đảo của những ng−ời Khơme Campuchia, ng−ời Khơme Nam Bộ, ng−ời Việt, ng−ời Chăm phong trào do Pucumpô lãnh đạo đã thể hiện sự liên minh chiến đấu giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm l−ợc. ở Miến Điện (Mianma), thực dân Anh vấp phải sự chống đối quyết liệt của nhân dân Miến Điện ngay từ cuộc chiến tranh lần thứ nhất. Trong cuộc chiến tranh này, do vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của nhân dân nên thực dân Anh mới chiếm đ−ợc hai tỉnh ở miền duyên hải phía nam Miến Điện và buộc Miến Điện bồi th−ờng 1 triệu bảng Anh. Cuộc chiến tranh lần thứ hai diễn ra vào năm 1852-1853, và lần này thực dân Anh chiếm trọn vùng hạ Miến Điện. Đến năm 1885, thực dân Anh tiến hành cuộc chiến tranh lần thứ ba và chiếm phần còn lại là th−ợng Miến Điện và sát nhập Miến Điện vào ấn Độ nh− là một tỉnh thuộc địa. Rõ ràng là, tr−ớc sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân ph−ơng Tây hầu hết các n−ớc Đông Nam á đều trở thành thuộc địa của các n−ớc đế quốc: Inđônêxia là thuộc địa của Hà Lan, Philippin thuộc địa của Tây Ban Nha, Việt Nam, Lào, Campuchia thuộc địa của Pháp, Malaixia và Miến Điện thuộc địa của Anh. Riêng Thái Lan trở thành phạm vi ảnh h−ởng của Anh và Pháp. II. phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam á từ những năm cuối thế kỷ XIX đến tr−ớc năm 1945. Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của các n−ớc Đông Nam á mang một sắc thái mới. Cuộc đấu tranh chống ngoại xâm thời kỳ này chuyển sang phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân ph−ơng Tây. Do những chuyển biến về kinh tế, xã hội mà phong trào đấu tranh chống thực dân ph−ơng Tây của nhân dân các n−ớc Đông Nam á trải qua những giai đoạn khác nhau và diễn ra d−ới những hình thức khác nhau. Những năm cuối thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh của nhân dân các n−ớc Đông Nam á chống lại ách thống trị của chủ nghĩa thực dân ph−ơng Tây mang ý thức hệ 26
  27. phong kiến đang còn khá phổ biến. ở Việt Nam có phong trào Cần V−ơng do Tôn Thất Thuyết lãnh đạo. ở Campuchia có phong trào của hoàng thân Sivôtha chống lại ách thống trị của thực dân Pháp vào những năm 1876 và 1885-1887. ở Inđônêxia có phong trào đấu tranh của v−ơng quốc Atgiê ở phía Tây Nam Xumatơra diễn ra vào những năm 1893-1894. ở Miến Điện, phong trào đấu tranh chống lại ách thống trị của thực dân Anh do các lãnh tụ trong giai cấp phong kiến lãnh đạo nh− Iran, Sơve, Bôtrô diễn ra một cách mạnh mẽ vào những năm 1886-1889. Điều cần nhận thấy ở đây là sau sự thất bại của các phong trào mang ý thức hệ phong kiến, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các n−ớc Đông Nam á phát triển theo một h−ớng mới mang t− t−ởng t− sản. Do sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân ph−ơng Tây cơ cấu kinh tế, xã hội của các n−ớc Đông Nam á bị xáo trộn một cách nghiêm trọng. Cùng với chính sách thống trị triệt phá nền kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp lôi cuốn các n−ớc Đông Nam á vào guồng máy sản xuất kinh tế t− bản chủ nghĩa, sự phân hoá giai cấp cũng diễn ra một cách gay gắt. Trên nền tảng của yếu tố kinh tế t− bản chủ nghĩa, hai giai cấp mới ra đời đó là giai cấp t− sản và giai cấp vô sản. Vì vậy cuộc đấu tranh chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân ph−ơng Tây diễn ra d−ới một sắc thái mới. Giai cấp t− sản ở các n−ớc Đông Nam á là con đẻ của chủ nghĩa thực dân nên trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ph−ơng Tây, giai cấp t− sản th−ờng bộc lộ tính chất hai mặt. Đó là tinh thần yếu n−ớc cách mạng chống đế quốc và tính thoả hiệp yếu đuối do gắn chặt quyền lợi với các n−ớc đế quốc. Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ph−ơng Tây, giai cấp t− sản đã phân hoá thành hai khuynh h−ớng: một khuynh h−ơng chủ tr−ơng đấu tranh bằng con đ−ờng cải l−ơng và một khuynh h−ớng đấu tranh bằng con đ−ờng bạo lực. ở Philippin: Đại diện cho phong trào cách mạng theo khuynh h−ớng cải l−ơng là Hôxêriđan. Ông đã chuẩn bị về mặt t− t−ởng cho cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha qua tác phẩm “Đừng đụng đến ta”. Song Hôxêriđan chủ tr−ơng đấu tranh bằng con đ−ờng hoà bình thông qua việc đòi Philippin trở thành một tỉnh của Tây Ban Nha, yêu cầu khôi phục đại diện của Philippin trong Nghị viện Tây Ban Nha và đòi bình đẳng pháp luật cùng với các quyền tự do dân chủ nh− tự do báo chí, tự do hội họp. Ngoài ra, Hôxêriđan còn đòi thủ tiêu các toà án dị giáo và hạn chế các đặc quyền đặc lợi của tầng lớp tăng lữ. Để thực hiện chủ tr−ơng trên, năm 1892, Hôxêriđan đã tổ chức “Liên minh Philippin” thu hút chủ yếu tầng lớp th−ơng nhân, trí thức và một bộ phận công nhân, nông dân, địa chủ tham gia. Do lập tr−ờng giai cấp cho nên phong trào chỉ giới hạn 27
  28. trong các tầng lớp trên của xã hội mà không trở thành một cuộc vận động rộng lớn mang tính chất quần chúng sâu sắc. Vì vậy “Liên minh Philippin” chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và cuối cùng bị tan rã. Bên cạnh phong trào cải l−ơng của Hôxêriđan là phong trào cách mạng của Bôphaxiô với tổ chức “Liên minh những ng−ời con của nhân dân” (viết tắt là CATIPUNAN) đ−ợc thành lập vào năm 1892. Liên minh đã đặt vấn đề đấu tranh giành độc lập dân tộc chứ không hạn chế trong việc đòi hỏi cải cách trong khuôn khổ của chế độ cai trị Tây Ban Nha. Phong trào đã thu hút đông đảo các tầng lớp trong xã hội tham gia bao gồm cả giai cấp t− sản và địa chủ. Tháng 8-1896 Bôphaxiô lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc khởi nghĩa ở Manila. D−ới sự lãnh đạo của Bôphaxiô, nghĩa quân đã giải phóng đ−ợc nhiều vùng đất rộng lớn, thực hiện nhiều biện pháp quan trọng để cải thiện đời sống của công nhân và dân nghèo thành thị. Tuy nhiên, do nội bộ mâu thuẫn nên Aghinanđô đã lợi dụng sự phát triển của phong trào cách mạng thủ tiêu lãnh tụ của phong trào là Bôphaxiô cùng với tổ chức “Liên minh những ng−ời con của nhân dân”. Aghinanđô lên nắm quyền chấp nhận ngừng bắn và ký hiệp −ớc đầu hàng với Tây Ban Nha (11-1897). Mặc dù vậy, cuộc khởi nghĩa do Bôphaxiô lãnh đạo đ−ợc đánh giá nh− là mốc mở đầu cho phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Philippin d−ới ảnh h−ởng dân chủ t− sản. Cuộc khởi nghĩa này “có ý nghĩa nh− sự kiện đầu tiên ở Đông Nam á theo xu h−ớng mới-xu h−ớng dân chủ t− sản”.1 Sau sự kiện đầu hàng của Aghinanđô phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha vẫn tiếp tục phát triển. Lợi dụng phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Philippin, đế quốc Mỹ đã can thiệp vào công việc nội bộ của Philippin hất cẳng Tây Ban Nha và biến Philippin thành thuộc địa của Mỹ. Phong trào đấu tranh của nhân dân Philippin chống ách thống trị của Mỹ vẫn tiếp tục phát triển. Tr−ớc áp lực của quần chúng nhân dân đế quốc Mỹ buộc phải trao trả quyền tự trị cho Philippin vào năm 1931. ở Inđônêxia, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc mang tính chất t− sản không phát triển một cách mạnh mẽ nh− các nơi khác nh−ng đã có những b−ớc tiến đáng kể. Về vấn đề này Lênin viết: “Điều đáng chú ý là phong trào dân chủ cách mạng hiện nay lại bao trùm cả Nam D−ơng, Gia Va và các quần đảo thuộc địa của Hà Lan gồm 40 triệu ng−ời”. 1 Vũ D−ơng Ninh: Nhìn lại nửa thế kỷ đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam á. Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam á. Số 2.1992, trang 2. 28
  29. Năm 1908 tổ chức Buđi Umôtô (L−ơng tri xã) đ−ợc thành lập ở Giacacta. Ph−ơng châm hoạt động của tổ chức này là “Làm cho quốc gia dân tộc điều hoà, nhất là nỗ lực phát triển giáo dục công nghiệp, th−ơng nghiệp, chăn nuôi và văn hoá”. Tổ chức này lúc đầu thu hút sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân nh−ng về sau nó trở thành một đoàn thể hoạt động chính trị phục vụ cho quyền lợi của giai cấp t− sản. Tổ chức Buđi Umôtô chủ yếu đấu tranh đòi cải thiện đời sống và yêu cầu tham gia vào chính quyền cũng nh− chủ tr−ơng phát triển công th−ơng nghiệp dân tộc. Tổ chức Buđi Umôtô đ−ợc coi là tổ chức đặt nền tảng cho sự ra đời các chính đảng sau này của Inđônêxia. Ngoài ra, nó có công lao rất lớn trong việc truyền bá t− t−ởng mới tạo điều kiện cho phong trào cách mạng Inđônêxia phát triển. Sau sự ra đời của tổ chức Buđi Umôtô là sự thành lập Hiệp hội sinh viên ấn vào năm 1909. Đến năm 1912, tổ chức này đổi thành Hiệp hội Inđônêxia và chủ tr−ơng đấu tranh đòi độc lập dân tộc. Tổ chức chính trị của giai cấp t− sản có ảnh h−ởng lớn nhất đối với phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan ở Inđônêxia đầu thế kỷ XX là “Hội th−ơng nhân Hồi giáo” thành lập vào năm 1911. Hội này chủ tr−ơng đấu tranh đòi quyền lợi cho th−ơng nhân, chống lại sự cạnh tranh của th−ơng nhân n−ớc ngoài. Hội th−ơng nhân Hồi giáo đã thu hút một số l−ợng đông đảo hội viên tham gia (36 vạn năm 1916) trong đó chủ yếu là tầng lớp t− sản lớp trên - tầng lớp thu đ−ợc nhiều quyền lợi nhất ở Inđônêxia. Về sau, Hội th−ơng nhân Hồi giáo đi vào con đ−ờng thoả hiệp và hợp tác với thực dân Hà Lan đàn áp phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc của nhân dân Inđônêxia. Mặc dù vây, trên cơ sở các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Inđônêxia đã đ−a đến sự ra đời các chính đảng của giai cấp t− sản ở Inđônêxia nh− “Đảng Inđônêxia” thành lập năm 1912. Về sau đổi thành Đảng quốc dân. Năm 1927 Xucácnô thành lập “Đảng dân tộc”. Đảng này đã nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đ−a đến thắng lợi của cuộc cách mạng tháng 8-1945 ở Inđônêxia. Bên cạnh phong trào đấu tranh do giai cấp t− sản lãnh đạo, trong thời kỳ này ở Inđônêxia có phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Năm 1905, giai cấp công nhân ở Inđônêxia thành lập tổ chức công đoàn xe lửa với tên gọi “Liên minh hoả xa quốc gia”. Tháng 12-1914 “Liên minh xã hội dân chủ Inđônêxia” đ−ợc thành lập. Đến tháng 5- 1920, Liên minh đổi tên thành Đảng Cộng sản Inđônêxia. ở một số n−ớc Đông Nam á khác phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cũng diễn ra d−ới nhiều hình thức khác nhau. ở Mã Lai có tổ chức “Đại hội toàn Mã Lai” đ−ợc thành lập vào những năm đầu thế kỷ XX. Phong trào này chủ tr−ơng đòi quyền tự trị nh−ng do sự khác biệt về tôn giáo và 29
  30. dân tộc nên bị thực dân lợi dụng làm trở ngại cho việc tập hợp lực l−ợng thống nhất trong cuộc đấu tranh chống thực dân Anh vì nền độc lập tự do của dân tộc. ở Miến Điện (Mianma) có “phong trào Tha Kin” (phong trào những ng−ời làm chủ đất n−ớc) do sinh viên phát động trong những năm 30 của thế kỷ XX đòi cải cách quy chế Đại học và đòi quyền tự trị. Nói chung, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mã Lai và Miến Điện đang còn ở mức độ thấp nh−ng nó đã phản ánh một b−ớc tiến mới trong phong trào đấu tranh chống thực dân của hai n−ớc này. Nó là cơ sở tiền đề để cho hai n−ớc Miến Điện và Mã Lai tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trong nh−ng năm sau chính trị thế giới thứ hai (sau năm 1945). ở Việt Nam sau thất bại của phong trào Cần V−ơng, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã chuyển sang một h−ớng mới đánh dấu một b−ớc phát triển trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam. Bên cạnh các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục và những cuộc vận động Duy Tân theo khuynh h−ớng t− sản còn có các phong trào đấu tranh yêu n−ớc của quần chúng nhân dân chống lại ách thống trị của thực dân Pháp. Trong đó có các phong trào của giai cấp công nhân đấu tranh đòi tăng l−ơng giảm giờ làm. Tuy nhiên, các phong trào đấu tranh ấy rốt cuộc đều bị thất bại. Nguyên nhân chính là do thiếu dự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến cách mạng. Với sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông D−ơng ngày 3-2-1930 đã đánh dấu quá trình tr−ởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam và đã mở ra một thời đại mới phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam á, đặc biệt là với phong trào đấu tranh cách mạng của 3 n−ớc Việt Nam, Lào, Campuchia. Trên cơ sở phong trào cách mạng của mỗi n−ớc, Đảng cộng sản Đông D−ơng đã lãnh đạo nhân dân 3 n−ớc cùng đấu tranh giành độc lập và tự do của mỗi dân tộc. Trong số các n−ớc Đông Nam á Thái Lan đ−ợc coi là một tr−ờng hợp “đặc biệt”. Tr−ớc sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân ph−ơng Tây, Thái Lan đã thực hiện chính sách mở cửa đa chiều xác lập mối quan hệ với hầu hết các n−ớc t− bản ph−ơng Tây. ở trong n−ớc, Thái Lan tiến hành cuộc cải cách canh tác đất n−ớc theo kiểu t− bản chủ nghĩa do nhà vua Chu La Long Con thực hiện nh−ng đồng thời vẫn duy trì quyền lực kinh tế và chính trị của giai cấp phong kiến Xiêm. Tất cả điều đó đã cho phép Thái Lan thoát khỏi ách thống trị trực tiếp của các t− bản ph−ơng Tây và trở thành một n−ớc phụ thuộc hay là một n−ớc theo Lênin “về hình thức là một n−ớc độc lập nh−ng trên thực tế thì phụ thuộc về tài chính và ngoại giao”. 30
  31. Với những chuyển biến về kinh tế và chính trị của xã hội Thái Lan trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã tạo điều kiện thuận lợi để cho Thái Lan tiến hành cuộc cách mạng t− sản vào năm 1932 đ−a Thái Lan phát triển theo con đ−ờng t− bản chủ nghĩa. Tóm lại, cho đến những năm 30-40 của thế kỷ XX phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các n−ớc Đông Nam á dù diễn ra d−ới hình thức khác nhau cũng nh− diễn tiến theo những chiều h−ớng khác nhau nh−ng rốt cuộc đều bị thất bại. Song các phong trào đó đã có tác dụng rất lớn trong việc làm lung lay nền thống trị của chủ nghĩa thực dân ph−ơng Tây. Do vậy khi có điều kiện phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các n−ớc Đông Nam á lại có dịp bùng nổ tấn công vào nền thống trị của chủ nghĩa thực dân giành độc lập dân tộc. Thời kỳ 1939-1945 là thời kỳ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các n−ớc Đông Nam á diễn ra một cách rầm rộ. Song do điều kiện lịch sử mỗi n−ớc và do t−ơng quan lực l−ợng nên kết quả giành đ−ợc ở mỗi n−ớc mỗi khác. Đối với những n−ớc mà chủ nghĩa thực dân cải cách thể chế chính trị bóp nghẹt dân chủ thì ở những n−ớc này chủ tr−ơng đấu tranh vũ trang giành chính quyền. Còn đối với những chủ nghĩa thực dân ph−ơng Tây “linh hoạt” hơn thì cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc diễn ra êm dịu hơn. Trong đó đáng chú nhất là sự bùng nổ cuộc cách mạng tháng 8-1945 ở Việt Nam. Cuộc cách mạng này đã giành đ−ợc thắng lợi và đã đ−a đến sự ra đời nhà n−ớc Việt Nam dân chủ cộng hoà -nhà n−ớc công nông đầu tiên ở khu vực Đông Nam á. 31
  32. Những kiến thức cơ bản của ch−ơng I Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các n−ớc Đông Nam á tr−ớc năm 1945 I. Sự xâm l−ợc của chủ nghĩa thực dân ph−ơng Tây và phong trào đấu tranh chống xâm l−ợc của nhân dân các n−ớc Đông Nam á. 1. Khái niệm: Thời điểm xuất hiện thuật ngữ Đông Nam á vào thời kỳ của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II. Hiểu theo ph−ơng diện địa lý bao gồm Đông Nam á lục địa và Đông Nam á hải đảo. Về ph−ơng diện chính trị Đông Nam á đ−ợc phân thành hai nhóm n−ớc: một bên là các n−ớc ASEAN và một bên là các n−ớc Đông D−ơng và Mianma. Hiện nay Đông Nam á đ−ợc hiểu theo nghĩa là một khu vực lịch sử, văn hoá, địa lý và chính trị bao gồm 10 n−ớc. 2. Sự xâm l−ợc của chủ nghĩa thực dân ph−ơng Tây và phong trào đấu tranh chống xâm l−ợc của nhân dân các n−ớc Đông Nam á. Tr−ớc lúc chủ nghĩa thực dân ph−ơng Tây xâm nhập, các n−ớc Đông Nam á vẫn đang ở trong tình trạng của chế độ phong kiến. Những phát kiến địa lý thế kỷ XV, XVI đã tạo điều kiện cho các n−ớc thực dân ph−ơng Tây xâm nhập vào khu vực Đông Nam á. Lúc đầu quan hệ giữa các n−ớc ph−ơng Tây với các n−ớc Đông Nam á đ−ợc thực hiện thông qua các cuộc buôn bán trao đổi th−ơng mại. Về sau, tính chất của mối quan hệ thay đổi bởi âm m−u xâm l−ợc của chủ nghĩa thực dân ph−ơng Tây (Hà Lan đối với Inđônêxia, Tây Ban Nha đối với Philippin, Anh đối với Mianma (Miến Điện) và Mã Lai, Pháp đối với 3 n−ớc Đông D−ơng. Riêng Thái Lan thực thi chính sách mở cửa trong quan hệ với các n−ớc ph−ơng Tây (Anh, Pháp). 32
  33. Với sự xâm l−ợc của chủ nghĩa thực dân ph−ơng Tây, hầu hết các n−ớc Đông Nam á đều trở thành thuộc địa của các n−ớc t− bản ph−ơng Tây, trừ Thái Lan trở thành khu đệm của hai n−ớc t− bản Anh, Pháp. Chính sách xâm l−ợc của chủ nghĩa thực dân ph−ơng Tây đã vấp phải sự chống đối của nhân dân các n−ớc Đông Nam á. Các phong trào đấu tranh chống xâm l−ợc diễn ra ở hầu khắp các n−ớc Đông Nam á: ở Inđônêxia có phong trào của Surapatty của Đippônêgôrô và Xêray. Việt Nam có cuộc khởi nghĩa của Tr−ơng Định, Campuchia có phong trào của Acha soa và Pucumpô. ở Mianma, thực dân Anh vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của nhân dân nên phải mất 61 năm thực dân Anh mới thôn tính đ−ợc Mianma. II. phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các n−ớc Đông Nam á từ những năm cuối thế kỷ XIX đến tr−ớc năm 1945. Phong trào mang ý thức hệ phong kiến: Việt Nam có phong trào Cần V−ơng do Tôn Thất Thuyết lãnh đạo. Campuchia có phong trào của hoàng thân Xivôtha, Inđônêxia có phong trào đấu tranh của v−ơng quốc Atgiê. Phong trào đấu tranh mang ý thức t− bản với hai khuynh h−ớng đấu tranh bằng con đ−ờng cải l−ơng và bằng con đ−ờng đấu tranh bạo lực. Philippin có phong trào đấu tranh cách mạng theo khuynh h−ớng cải l−ơng của Hôxêridan và phong trào cách mạng theo khuynh h−ớng bạo lực của Pôphaxiô. ở Inđônêxia có tổ chức Udiumôtô, Hiệp hội sinh viên ấn sau đổi thành Hiệp hội Inđônêxia, Hội th−ơng nhân Hồi giáo. Đặc biệt là sự ra đời các chính đảng t− sản đã đánh dấu một b−ớc phát triển mới trong phong trào đấu tranh của giai cấp t− sản. ở Việt Nam có các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục và những cuộc vận động Duy Tân diễn ra vào những năm của thế kỷ XX. ở Malaixia xuất hiện tổ chức “Đại hội toàn Mã Lai”. ở Mianma có phong trào Tha Kin. Điểm mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ này là sự bùng nổ đấu tranh của giai cấp công nhân (tiêu biểu ở Inđônêxia và Việt Nam). Trên cơ sở của phong trào công nhân ở hai n−ớc này đã thành lập nên các chính Đảng cộng sản: Inđônêxia (1920) và Việt Nam (1930). Với sự ra đời các chính Đảng cộng sản đặc biệt là 33
  34. Đảng Cộng sản Việt Nam đã mở ra một thời kỳ mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân 3 n−ớc Đông D−ơng nói chung và Việt Nam nói riêng. Chính hai khuynh h−ớng đấu tranh cải l−ơng và bạo lực cùng với điều kiện lịch sử và t−ơng quan lực l−ợng đã quy định kết quả giành đ−ợc ở mỗi n−ớc Đông Nam á mỗi khác. Trong đó ở Việt Nam và Inđônêxia chủ tr−ơng đấu tranh vũ trang giành chính quyền đ−a đến thắng lợi của cách mạng tháng 8-1945 còn những n−ớc khác tiến hành cuộc đấu tranh êm dịu hơn thì đ−ợc các n−ớc thực dân ph−ơng Tây trao trả độc lập vào những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai. Câu hỏi h−ớng dẫn học tập 1. Trình bày khái niệm Đông Nam á. 2. Luận giải quá trình xâm nhập của chủ nghĩa thực dân ph−ơng Tây vào các n−ớc Đông Nam á. 3. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân các n−ớc Đông Nam á tr−ớc sự xâm l−ợc của chủ nghĩa thực dân ph−ơng Tây. 4. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các n−ớc Đông Nam á trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có những đặc điểm gì cần l−u ý. 5. Nguyên nhân thất bại của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các n−ớc Đông Nam á tr−ớc năm 1945. 34
  35. Ch−ơng II Hai con đ−ờng cứu n−ớc trong đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam á Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX phong trào giải phóng dân tộc ở các n−ớc Đông Nam á đã b−ớc sang một giai đoạn mới, những t− t−ởng t− sản ở châu Âu, công cuộc duy tân Minh trị ở Nhật Bản, phong trào đấu tranh của nhân dân ấn Độ, chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn đã đ−ợc truyền bá và có ảnh h−ởng mạnh mẽ ở các n−ớc Đông Nam á. Những phong trào trên có sắc thái rất khác nhau nh−ng cái cốt lõi truyền đến nhân dân Đông Nam á khơi dậy ý thức dân tộc và truyền bá tinh thần dân chủ, đ−a vào Đông Nam á một làn gió mới, một ý niệm mới v−ợt qua khuôn khổ của t− t−ởng phục hồi các triều đại phong kiến. Đồng thời sự hình thành quan hệ t− bản chủ nghĩa ở các n−ớc này đã làm nảy sinh giai cấp t− sản dân tộc và cùng với nó là sự phát triển ý thức dân tộc, ý thức cộng đồng về quyền lợi, ý thức không thể điều hoà lợi ích dân tộc với quyền lợi của bọn thực dân đế quốc trong phong trào giải phóng dân tộc. Vì vậy, trong phong trào giải phóng dân tộc của các n−ớc Đông Nam á giai đoạn này đã nảy sinh một trào l−u mới - trào l−u dân chủ t− sản. Cuộc cách mạng Philippin năm 1896 có thể đ−ợc coi là mốc mở đầu cho giai đoạn đấu tranh d−ới quan hệ dân chủ t− sản. Bắt đầu từ những năm 20 đến những năm 1940 trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam á đã xuất hiện và phát triển một xu h−ớng mới. Xu h−ớng vô sản đã cùng tồn tại song song với xu h−ớng t− sản. Điều đó không chỉ phản ánh ảnh h−ởng to lớn của cách mạng tháng M−ời Nga đối với các dân tộc Đông Nam á, mà còn nhiều những yếu tố do sự phát triển nội tại của các n−ớc này: cùng với sự hình thành nền công nghiệp, giai cấp vô sản và ý thức giai cấp của họ cũng dần dần phát triển; quá trình bị mất đất và bần cùng hoá nông dân diễn ra rất nhanh Tất cả những điều đó đã làm nảy sinh ở các n−ớc Đông Nam á một cao trào cách mạng mới, một con đ−ờng giải phóng mới, con đ−ờng cách mạng vô sản. Thế là, trong những năm đầu của giai đoạn này, trong cuộc cứu n−ớc của các dân tộc Đông Nam á, cùng song song tồn tại với phong trào dân chủ t− sản, còn có một phong trào giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp của giai cấp vô sản mà đội tiên phong của nó là các tổ chức Đảng cộng sản. D−ới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, giai cấp công nhân ở một số n−ớc đã dần dần trở thành lực l−ợng nòng cốt, lực l−ợng lãnh đạo của phong trào giải phóng dân tộc. 35
  36. Trên con đ−ờng đi tìm đ−ờng cứu n−ớc, Nguyễn ái Quốc là ng−ời Việt Nam, ng−ời Đông Nam á đầu tiên tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin từ tr−ớc những năm 20 và tìm cách truyền bá những t− t−ởng đó về n−ớc. Đảng Cộng sản đầu tiên ở khu vực là Đảng cộng sản của Inđônêxia đ−ợc thành lập tháng 5-1920, đó không chỉ là một lực l−ợng chính trị quan trọng và là đại biểu chân chính cho những nguyện vọng dân tộc của nhân dân Inđônêxia mà còn đánh dấu một b−ớc ngoặt của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực này. Tiếp theo Inđônêxia, năm 1930 ở Đông Nam á xuất hiện Đảng cộng sản Việt Nam (tháng 2), ở Malaixia và Xiêm (tháng 4), ở Philippin (tháng 11), ở Mianma, Đảng Cộng sản đ−ợc thành lập muộn hơn (năm 1939), nh−ng quyền lãnh đạo ở đây dần dần rơi vào tay giai cấp t− sản. Trong những năm 20 và 30, phong trào dân tộc t− sản đã có những b−ớc tiến rõ rệt, so với những năm đầu của thế kỷ. Nếu tr−ớc đây, những hoạt động chính trị mới chỉ nhằm khai trí để chấn h−ng quốc gia thì đến nay, mục tiêu giành độc lập đ−ợc đề xuất rõ ràng: quyền tự chủ về chính trị, quyền tự do trong kinh doanh, quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong giáo dục Nếu tr−ớc đây mới xuất hiện các học hội hay học phái mà vai trò quan trọng thuộc về những ng−ời cấp tiến trong sĩ phu phong kiến thì nay đã hình thành các chính đảng có tôn chỉ mục đích rõ ràng và có ảnh h−ởng xã hội rộng lớn. Hai phát triển t− sản và vô sản cùng tồn tại ở Đông Nam á có nhiều điểm khác biệt về ý thức hệ, về mục tiêu cuối cùng. Nh−ng đứng tr−ớc nhiệm vụ chung là độc lập dân tộc nên cả hai phong trào đã tồn tại song song, có những lúc kết hợp với nhau trong một chừng mực nhất định. Điều đó tạo nên những điều kiện khách quan cho sự thành lập mặt trận dân tộc thống nhất trong giai đoạn sau. Chiến tranh thế giới thứ hai đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở các n−ớc Đông Nam á. Giờ đây cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc các n−ớc Đông Nam á gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, tr−ớc hết là bọn quân phiệt Nhật Bản. Do cuộc đấu tranh chống Nhật đã trở thành nội dung chính của phong trào giải phóng dân tộc lúc này, đồng thời cũng để hoà nhập với phong trào dân chủ chống phát xít trên thế giới; nên ở các n−ớc Đông Nam á đã có sự liên kết giữa những ng−ời cộng sản với những ng−ời quốc gia t− sản. Vì vậy nét mới của thời kỳ đầu thập niên 40 là sự thành lập ở hầu khắp các n−ớc Đông Nam á mặt trận dân tộc thống nhất và lực l−ợng vũ trang cách mạng. Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít, thời điểm quân phiệt Nhật Bản đầu hàng đồng minh là thời cơ có một không hai, tạo ra một tính thế mới, hết sức thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở các n−ớc Đông Nam á. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực này đã không đ−ợc kết quả cuối cùng là giành nền độc lập cuối cùng cho đất n−ớc. 36
  37. Sau chiến tranh thế giới thứ II, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam á phát triển lên một giai đoạn mới. Hai con đ−ờng đấu tranh giải phóng dân tộc đ−ợc hình thành tr−ớc chiến tranh thế giới thứ II đ−ợc thể hiện một cách rõ nét trong thực tiễn đấu tranh giải phóng của hai nhóm n−ớc: Đông D−ơng và các n−ớc còn lại của khu vực Đông Nam á. I. Cách mạng Lào và Campuchia từ năm 1945 đến 1975. Hoảng sợ tr−ớc làn sóng cách mạng của các dân tộc Đông Nam á và không muốn mất vùng đất phì nhiêu vào bậc nhất này, ngay khi chiến tranh thế giới thứ II sắp kết thúc các n−ớc “chính quốc đã tung ra những đội quân tinh nhuệ đ−ợc trang bị vũ khí tối tân hòng đàn áp các cuộc cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam á tái chiếm lại khu vực này. Trên bán đảo Đông D−ơng, ngay từ tháng 10-1945, bọn thực dân Pháp đã đem quân trở lại xâm l−ợc Việt Nam và Campuchia, sau đó tháng 3-1946 tấn công sang Lào. Từ đây nhân dân 3 n−ớc Việt Nam, Lào và Campuchia lại tiếp tục đấu tranh giành độc lập dân tộc, chống lại sự xâm l−ợc của thực dân Pháp và can thiệp của đế quốc Mỹ. Trong cuộc chiến đấu lâu dài và gian khổ đó đã hình thành một liên minh chiến l−ợc vừa mang tính tất yếu vừa mang tính tự nguyện giữa 3 n−ớc Đông D−ơng. Đó là một trong những nhân tố cơ bản tạo nên thắng lợi vẻ vang của nhân dân 3 n−ớc Việt Nam, Lào và Campuchia. Sau thất bại ở Điện Biên Phủ năm 1954, thực dân Pháp buộc phải ký hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 n−ớc. Hiệp định cũng quy định tất cả các đơn vị quân đội Pháp phải rút khỏi lãnh thổ Bắc Việt Nam, Campuchia và Lào, vĩnh viễn chấm dứt chế độ thống trị của thực dân Pháp ở Campuchia và Lào. Ngay sau khi chủ nghĩa thực dân Pháp bị đánh bại, đế quốc Mỹ liền tìm mọi cách hất cẳng Pháp và phát động một cuộc chiến tranh xâm l−ợc, nhằm biến 3 n−ớc Đông D−ơng thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Một lần nữa nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia lại sát cánh cùng nhau chiến đấu chống kẻ thù chung. Thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam năm 1975 đã cổ vũ và tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Campuchia và Lào tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 14-4-1975 thủ đô Phnômpênh đ−ợc giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Campuchia kết thúc thắng lợi. Sau khi giành đ−ợc chính quyền trong cả n−ớc, ngày 2-12-1975 n−ớc cộng hoà dân chủ nhân dân Lào chính thức thành lập, cách mạng Lào b−ớc sang thời kỳ phát triển mới. 37
  38. 1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1945 - 1954. a. Cách mạng Lào. Sau khi Đảng Cộng sản Đông D−ơng đ−ợc thành lập năm 1930, phong trào giải phóng dân tộc ở Lào đã chuyển hẳn sang h−ớng vô sản. Tháng 8-1945, phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện. D−ới sự lãnh đạo của những ng−ời cộng sản, lợi dụng thời cơ ngàn năm có một này, từ ngày 23-8-1945 nhân dân Lào đã nổi dậy khởi nghĩa và thành lập chính quyền cách mạng ở nhiều nơi. Ngày 12-10-1945 nhân dân thủ đô Viên Chăn khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 12-10-1945 chính phủ Lào ra mắt quốc dân ở thủ đô Viên Chăn và trịnh trọng tuyên bố tr−ớc thế giới về nền độc lập của Lào. Nhằm đè bẹp làn sóng giải phóng dân tộc ở Đông Nam á và không muốn mất vùng đất giàu có, phì nhiêu này, ngay khi chiến tranh thế giới thứ II sắp kết thúc, các n−ớc đế quốc đã đ−a những đội quân tinh nhuệ đ−ợc trang bị vũ khí tối tân vào đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và tái chiếm lại khu vực này. N−ớc Lào cũng nằm trong tình trạng đó. Tháng 3-1946, Pháp đ−a quân tái chiếm n−ớc Lào. Sau khi Thà Khẹt bị thất thủ, chính phủ cách mạng lâm thời Lào phải tạm thời l−u vong sang Thái Lan (Băng Cốc). Thực dân Pháp hoàn thành việc chiếm đóng các thành phố ở Lào. Vua Lào Xixavang đ−ợc trở lại ngôi vua và con trai vua Xixavang Vatthana làm thủ t−ớng chính phủ bù nhìn, tay sai của thực dân Pháp. Từ năm 1947, d−ới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông D−ơng, tại Lào các chiến khu dần dần đ−ợc thành lập ở phía Tây, Th−ợng và Đông Bắc Lào. Ngày 20-1-1949, đơn vị đầu tiên của Quân giải phóng nhân dân Lào lấy tên là “Latxavông” đ−ợc thành lập do Cay Xỏn Phomvihản chỉ huy. Đội Latxavông ngày càng lớn mạnh và mở rộng nhiều khu du kích: M−ờng Xinh, Luông Phahàng, Sầm N−a, Viên Chăn, Khăm Muộn, Atôpô, Xaravan Ngày 13-8-1950, Đại hội toàn quốc kháng chiến tuyên bố thành lập Mặt trận Lào tự do, đề ra c−ơng lĩnh chính trị 12 điểm và tuyên bố thành lập chính phủ kháng chiến Lào do hoàng thân Xuphanuvông đứng đầu. Ngày 11-3-1951, Liên minh Việt-Lào- Khơme đ−ợc thành lập dựa trên các nguyên tắc bình đẳng, t−ơng trợ và tôn trọng chủ quyền của nhau nhằm tăng c−ờng tình đoàn kết chiến đấu giữa quân và dân 3 n−ớc Đông D−ơng chống kẻ thù chung là thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Trong chiến dịch Th−ợng Lào (mùa xuân năm 1953), nhân dân Lào đã giải phóng hoàn toàn tỉnh Sầm N−a, một phần tỉnh Luông Pha băng và Xiêng Khoảng. Tháng 12- 1953, trong chiến dịch Trung Lào, quân dân Lào đã triệt tiêu 2000 tên địch, giải phóng phần lớn tỉnh Xavanakét và tỉnh Khăm Muộn. Cũng trong thời gian này, qua chiến dịch Hạ Lào, quân dân Lào đã giải phóng hoàn toàn tỉnh Atôpơ và một phần tỉnh Xaravan. Đầu năm 1954, quân dân Lào đã giải phóng tỉnh Phongxalì, phần lớn tỉnh L−ỡng 38
  39. Phabăng, phá vỡ phòng tuyến Nậm Thu, phối hợp trực tiếp với chiến dịch Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam, góp phần đ−a đến thất bại thảm hại của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ trong chiến cục Đông Xuân 1953-1954. Không thể tiếp tục chiến tranh đ−ợc nữa, đế quốc Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơnevơ vào tháng 7-1954 lập lại hoà bình ở Đông D−ơng. Pháp phải công nhận nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia, công nhận đơn vị hợp pháp của các lực l−ợng cách mạng Lào và thừa nhận hai tỉnh tập kết Phongxalì và Sầm N−a là khu vực quản lý trực tiếp của lực l−ợng cách mạng Lào. b. Cách mạng Campuchia. Từ khi Đảng Cộng sản Đông D−ơng đ−ợc thành lập, cuộc đấu tranh của nhân dân Campuchia đã gắn chặt với phong trào giải phóng dân tộc của hai n−ớc Việt Nam và Lào. Tháng 8-1945, trong lúc nhân dân Việt Nam (và sau đó là nhân dân Lào) nổi dậy làm cách mạng và c−ớp chính quyền về tay mình, thì ở Campuchia, tuy phong trào cách mạng có lên cao nh−ng không dẫn tới bùng nổ cách mạng và chính quyền phản động Sơn Ngọc Thành, tay sai phát xít Nhật vẫn tiếp tục tồn tại. Cũng giống nh− tình hình Việt Nam và Lào sau chiến tranh thế giới thứ hai, ngày 9- 10-1945, Pháp cho một đại đội nhảy dù xuống thủ đô Phnômpênh, bắt sống Sơn Ngọc Thành và các thành viên trong chính phủ Campuchia. Ngày 16-10-1945, t−ớng Lơcơbớc tới Phnômpênh gặp những ng−ời đứng đầu triều đình Campuchia. Triều đình Campuchia đã nhanh chóng quy thuận và ngày 7-4-1946, đã ký với Pháp hiệp định chấp nhận sự thống trị trở lại của Pháp ở Campuchia. Song nhân dân Campuchia đã anh dũng đứng dậy tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm l−ợc d−ới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông D−ơng (từ năm 1951 trở đi là Đảng nhân dân cách mạng Campuchia). Từ năm 1950, phong trào kháng chiến phát triển ngày càng mạnh mẽ, rộng khắp đòi hỏi bức thiết phải thống nhất tất cả các lực l−ợng cách mạng trong cả n−ớc. Từ ngày 17 đến ngày 19-4-1950, những ng−ời kháng chiến Campuchia đã tiến hành đại hội quốc dân, thành lập Uỷ ban mặt trận thống nhất (Mặt trận Khơme và bầu ra Uỷ ban dân tộc giải phóng Trung −ơng lâm thời, tức chính phủ kháng chiến do Sơn Ngọc Minh làm chủ tịch. Ngày 19-4-1950, chủ tịch Sơn Ngọc Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, kêu gọi toàn dân đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù, giành độc lập cho đất n−ớc và hạnh phúc cho nhân dân. Trên cơ sở thống nhất các lực l−ợng vũ trang trong toàn quốc, ngày 19-6-1951, quân đội cách mạng chính thức thành lập, lấy tên là quân đội Ixarắc. Tháng 7-1951, Hội nghị đại biểu các tổ chức cộng sản toàn Campuchia đã quyết định thành lập Đảng nhân dân cách mạng Campuchia. 39
  40. Thời kỳ cuối năm 1952, tình hình chính trị, quân sự và tài chính của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm l−ợc Đông D−ơng trở nên khó khăn hơn. Trong bối cảnh đó, tháng 6-1952, vua Xihanúc đã tiến hành cuộc vận động ngoại giao1, buộc chính phủ Pháp phải ký hiệp −ớc “trao trả độc lập cho Campuchia” ngày 9-11-1953. Tuy thế, quân đội Pháp vẫn tiếp tục chiếm đóng Campuchia và Campuchia vẫn nằm trong khối liên hiệp Pháp. Tháng 5-1954, thực dân Pháp thất bại nặng nề tại Điện Biên Phủ, tháng 7-1954, Pháp buộc phải ký kết Hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, Lào, Việt Nam. Hiệp định cũng quy định tất cả các lực l−ợng quân đội Pháp rút khỏi lãnh thổ Campuchia, chấm dứt vĩnh viễn chế độ thống trị của thực dân Pháp ở đất n−ớc này. 2. Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ 1954-1975. Ngay sau khi chủ nghĩa thực dân Pháp bị thất bại, đế quốc Mỹ liền tìm mọi cách hất cẳng Pháp và phát động cuộc chiến tranh xâm l−ợc, nhằm biến 3 n−ớc Đông D−ơng thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Một lần nữa, nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia lại sát cánh cùng nhau chiến đấu chống kẻ thù chung. a. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Lào. Sau khi Hiệp định Giơnevơ đ−ợc ký kết đế quốc Mỹ lập tức hất cẳng Pháp, độc chiếm Lào, âm m−u biến Lào thành một thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Bằng “viện trợ” kinh tế và quân sự Mỹ đã dần dần nắm đ−ợc quyền chi phối nền kinh tế và quyền chỉ huy quân sự của chính phủ phản động phái hữu. Quân đội phái hữu đ−ợc Mỹ nuôi d−ỡng và lực l−ợng đặc biệt (Vàng Pao) là lực l−ợng chiến l−ợc để tiến hành chiến tranh đặc biệt ở Lào. D−ới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào (thành lập ngày 22-3-1955), nhân dân các bộ tộc Lào đã đấu tranh chống chiến l−ợc hai mặt phản cách mạng: “Diễn biến hoà bình” kết hợp với bạo lực phản cách mạng của đế quốc Mỹ và tay sai. Ngày 6-1- 1956, Mặt trận Lào yêu n−ớc đ−ợc thành lập, tập hợp mọi lực l−ợng, mọi xu h−ớng yêu n−ớc và tiến bộ. Do biết phối hợp chặt chẽ cuộc đấu tranh cách mạng (chính trị, quân sự và đàm phán hiệp th−ơng), các lực l−ợng cách mạng ngày càng phát triển, buộc địch phải ký hiệp định Viên Chăn, thành lập chính phủ liên hiệp lần thứ nhất có sự tham gia của Mặt trận Lào yêu n−ớc. D−ới sự chỉ đạo của Mỹ, ngày 18-8-1958, tập đoàn phản động Phủi Xavanicon đã lật đổ chính phủ Liên hiệp, xoá bỏ Hiệp định Viên Chăn, tìm mọi cách để tiêu diệt lực l−ợng 1 Th−ờng gọi là “cuộc thập tự chinh của quốc v−ơng vì nền độc lập của Campuchia” 40
  41. vũ trang giải phóng nhân dân Lào. Kết hợp đấu tranh chính trị và quân sự, quân và dân Lào đã giành đ−ợc nhiều thắng lợi lớn, tiêu diệt nhiều sinh lực địch ở Nậm Thà và các chiến tr−ờng khác, ngày 23-7-1962 buộc Mỹ và tay sai phải ký Hiệp định Giơnevơ về Lào, công nhận chính phủ liên hiệp lần thứ II (thành lập từ tháng 6-1962). Tháng 5-1964 Mỹ bắt đầu sử dụng không quân ném bom tàn phá dã man các vùng giải phóng, ồ ạt trang bị vũ khí hiện đại cho quân đội phái hữu, tăng số quân lên gấp đôi, tăng số cố vấn quân sự Mỹ lên 5000 ng−ời, đ−a nhiều đơn vị đánh thuê Thái Lan sang tham chiến ở Lào. Cũng thời điểm đó, cuộc chiến tranh xâm l−ợc của Mỹ ở Lào chính thức chuyển sang hình thái “chiến tranh đặc biệt” và đ−ợc nâng lên đỉnh cao của nó từ đầu năm 1969. Quân và dân Lào đã từng b−ớc đánh bại các kế hoạch leo thang chiến tranh của đế quốc Mỹ. Tháng 2-1970, quân và dân Lào thắng lợi ở Cánh đồng Chum Xiêng Khoảng, loại khỏi vòng chiến đấu 6000 tên địch, quét sạch “lực l−ợng đặc biệt” khỏi khu vực lấn chiếm và truy quét địch đến tận Xẩm Thông - Long Chẹn. Phối hợp với quân dân Việt Nam, tháng 2-1971, quân dân Lào đã đập tan cuộc hành quân chiến l−ợc Lam Sơn - 719, giải phóng toàn bộ cao nguyên Bôlôven. Tháng 9-1971, lực l−ợng Lào yêu n−ớc đã đẩy lùi chiến dịch lấn chiếm cánh đồng Chum của Mỹ và tay sai. Chỉ tính từ 1969 đến 1973, quân dân Lào đã loại khỏi vòng chiến 111.400 tên địch, bắn rơi và phá huỷ 1510 máy bay, thu và phá huỷ 30.092 súng các loại. Bị thất bại nặng nề, ngày 21-2-1973, Mỹ và tay sai buộc phải ký Hiệp định Viên Chăn, lập lại hoà bình, thực hiện hoà hợp dân tộc ở Lào. Chính phủ Liên hiệp dân tộc lâm thời và Hội đồng quốc gia chính trị liên hiệp đ−ợc thành lập. Đây là những điều kiện thuận lợi cơ bản để đ−a cách mạng Lào tiến lên phía tr−ớc. Sau năm 1973, đặc điểm nổi bật của tình hình là n−ớc Lào tạm chia làm 3 vùng: vùng giải phóng, vùng kiểm soát của phái hữu và vùng trung lập; với 3 chính quyền: chính quyền cách mạng, chính quyền phái hữu Viên Chăn và chính quyền liên hiệp trung −ơng. Bằng sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, lấy đấu tranh chính trị của quần chúng kết hợp với đấu tranh pháp lý trong các tổ chức liên hiệp, nhằm buộc đối ph−ơng nghiêm chỉnh thực hiện các điều khoản của hiệp hội Viên Chăn. Mùa xuân năm 1975, cuộc tổng tiến công chiến l−ợc của quân và dân Việt Nam đã tạo thêm những điều kiện thuận lợi cho cách mạng Lào. Tháng 5-1975, theo lời kêu gọi của Đảng nhân dân cách mạng Lào, quân và dân Lào đã nhanh chóng chiếm lĩnh những vị trí xung yếu trong các vùng do phái hữu kiểm soát nh− Viên Chăn, Pắc Xế, Xavanakhét. Ngày 23-8-1975, thủ đô Viên Chăn và tỉnh Viên Chăn đã thành lập chính quyền cách mạng, đánh dấu việc hoàn thành cơ bản việc giành chính quyền trong cả n−ớc. Ngày 2-12-1975, n−ớc cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ra đời. Cách mạng Lào b−ớc sang một thời kỳ mới - xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên theo định h−ớng xã hội chủ nghĩa. 41
  42. b. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Campuchia. Từ sau hiệp định Giơnevơ (1954) đến năm 1970, chính phủ Campuchia do Xihanúc đứng đầu đã thực hiện đ−ờng lối hoà bình, trung lập, không tham gia bất cứ liên minh quân sự hoặc chính trị nào, tiếp nhận viện trợ mọi phía, miễn là không có điều kiện ràng buộc, do đó, công cuộc xây dựng đất n−ớc Campuchia có điều kiện phát triển. Ngày 18-3-1970, d−ới sự điều khiển của Mỹ, thế lực tay sai thân Mỹ ở Campuchia đã tiến hành cuộc đảo chính ở Campuchia và đ−a Campuchia vào quỹ đạo cuộc chiến tranh xâm l−ợc của Mỹ trên cả 3 n−ớc Đông D−ơng. Với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam (theo thoả thuận của hiệp nghị cấp cao nhân dân 3 n−ớc Đông D−ơng tháng 4- 1970), cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Campuchia phát triển nhanh chóng, lực l−ợng vũ trang lớn mạnh, vùng giải phóng mở rộng khắp mọi nơi trên đất n−ớc. Ngày 23-3-1970, Mặt trận dân tộc thống nhất Campuchia và quân giải phóng Campuchia đ−ợc thành lập ở Ratanakiri. Từ tháng 9-1973, lực l−ợng vũ trang Campuchia chuyển sang tấn công, bao vây thủ đô Phnômpênh và các thành phố Batđomboong, Uđông, Campốt Mùa xuân năm 1975, quân dân Campuchia mở rộng cuộc tổng công kích giành thắng lợi cuối cùng. Ngày 17- 4-1975, thủ đô Phnômpênh đ−ợc giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Campuchia kết thúc thắng lợi. Sau ngày đất n−ớc đ−ợc giải phóng, tập đoàn lãnh đạo Khơme đỏ tập đoàn lãnh đạo Pônpốt Iêngxari đã phản bội lại cách mạng, đ−a đất n−ớc Campuchia vào một thời kỳ lịch sử đen tối. Tập đoàn Pônpốt Iêngxari đã xua đuổi nhân dân ra khỏi các thành phố, buộc họ phải sống và lao động tập trung trong những trại tập trung ở nông thôn. Chúng đã tàn phá chùa chiền, tr−ờng học cấm chợ búa và tàn sát dã man hàng triệu ng−ời dân Campuchia vô tội. Nhân dân Campuchia sục sôi căm thù chế độ diệt chủng đã nổi dậy đấu tranh chống lại chế độ Pônpốt Iêngxari. Mặt trận Dân tộc cứu n−ớc Campuchia đ−ợc thành lập ngày 3-12-1978. Đ−ợc sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, d−ới sự lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc cứu n−ớc, quân và dân Campuchia đã nổi dậy nhiều nơi. Ngày 7-1-1979, thủ đô Phnômpênh đ−ợc giải phóng, chế độ Pônpốt Iêngxari bị lật đổ, lịch sử Campuchia b−ớc sang một thời kỳ mới - thời kỳ hồi sinh, xây dựng và phát triển đất n−ớc. II. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các n−ớc Inđônêxia, Philippin, Malaixia, Miến Điện Hoảng sợ tr−ớc làn sóng cách mạng của các dân tộc Đông Nam á và không muốn mất vùng đất phì nhiêu vào bậc nhất này, ngay khi chiến tranh thế giới thứ II sắp kết 42
  43. thúc các n−ớc “chính quốc” đã tung ra những đội quân tinh nhuệ đ−ợc trang bị vũ khí tối tân, hòng đàn áp cuộc cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam á, tái chiếm lại khu vực này. 1. Inđônêxia Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, thắng lợi của Liên Xô và các lực l−ợng đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít đã cổ vũ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam á nói chung và nhân dân Inđônêxia nói riêng. Ngày 15-8-1945, phát xít Nhật đầu hàng. Tr−ớc thời cơ thuận lợi, phong trào đấu tranh đòi độc lập lên cao sôi nổi ở nhiều nơi. Ngày 17-8-1945, quần chúng nhân dân (tr−ớc hết là các tổ chức thanh niên chống Nhật), công nhân, nông dân đã thúc đẩy bác sĩ Xucácnô (lãnh tụ của Đảng quốc dân) và Hátta (lãnh tụ của Đảng Matsumi) soạn thảo Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố thành lập n−ớc Cộng hoà Inđônêxia. Sau khi Tuyên ngôn độc lập đ−ợc công bố, nhân dân cả n−ớc đứng dậy h−ởng ứng, cuộc cách mạng tháng Tám chống đế quốc Nhật giành độc lập bùng nổ. ở các thành phố lớn nh− Giacácta, Xurabaya quần chúng nổi dậy chiếm lĩnh các công sở, đài phát thanh và giành chính quyền từ tay phát xít Nhật. Ngày 18-8-1945, Hội nghị “Uỷ ban trù bị độc lập Inđônêxia” gồm đại diện các đảng phái, các đoàn thể đã họp thông qua Hiến pháp và bầu Xucácnô làm Tổng thống n−ớc Cộng hoà Inđônêxia. Lợi dụng chính quyền cách mạng non trẻ, đ−ợc sự giúp đỡ của thực dân Anh, tháng 11-1945, thực dân Hà Lan cùng lực l−ợng phản động trong n−ớc phát động cuộc chiến tranh xâm l−ợc trở lại Inđônêxia. Để bảo vệ nền độc lập dân tộc, nhân dân Inđônêxia nhất tề đứng dậy tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Hà Lan. Do sức ép của thực dân Hà Lan cùng với lực l−ợng phản động trong n−ớc, chính phủ lâm thời do Sariphútđinh lãnh tụ Đảng Cộng sản đứng đầu phải từ chức và đ−a Hátta (lãnh tụ Đảng Mutsumi) làm Thủ t−ớng. Hátta dựng lên sự kiện Mađium (vu cáo những ng−ời cộng sản âm m−u đảo chính ở Mađium) để khủng bố những ng−ời cộng sản. Tháng 11-1949, chính phủ Hátta ký Hiệp −ớc Lahay, đặt Inđônêxia trong khối liên hiệp Hà Lan - Inđônêxia. Nh− vậy, từ một n−ớc độc lập, Inđônêxia rơi vào địa vị một n−ớc nửa thuộc địa. Từ sau năm 1949, những ng−ời cộng sản Inđônêxia đã củng cố phát triển lực l−ợng và thực hiện chính sách liên minh với Đảng quốc dân của giai cấp t− sản, tiến hành đấu tranh chống chính sách phản động của chính phủ Hátta. Cuộc đấu tranh mạnh mẽ của các lực l−ợng yêu n−ớc, đòi độc lập dân tộc phát triển mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 1950. Ngày 15-8-1950, Xucatno đã chính thức tuyên bố thành lập n−ớc Cộng hoà Inđônêxia, tách khỏi sự thống trị của thực dân Hà Lan. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh nhằm 43
  44. xoá bỏ những ảnh h−ởng của thực dân Hà Lan vẫn đ−ợc tiếp tục trong những năm tiếp theo. Tháng 8-1953, chính phủ Hátta bị đổ, chính phủ Đảng quốc dân đ−ợc thành lập. Tổng thống Xucácnô đ−ợc đông đảo quần chúng ủng hộ đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ nhằm khôi phục và củng cố nền độc lập của đất n−ớc: phế bỏ phái đoàn cố vấn quân sự của Hà Lan ở Inđônêxia (1953), đề x−ớng tổ chức Hội nghị các n−ớc á - Phi ở Băng Đung (1955), huỷ bỏ Hiệp −ớc Lahay (1956), thu hồi miền Tây Irian (1963), thi hành rộng rãi các quyền tự do dân chủ trong n−ớc Vào cuối những năm 60, nền độc lập dân tộc của Inđônêxia đ−ợc củng cố và địa vị của n−ớc Cộng hoà Inđônêxia không ngừng nâng cao trên tr−ờng quốc tế. Cuộc đấu tranh của nhân dân Inđônêxia để giành độc lập gắn chặt với hệ t− t−ởng của chủ nghĩa dân tộc và d−ới sự chỉ đạo của hai giai cấp t− sản dân tộc. Sự thống trị của thực dân Hà Lan, một mặt đã kìm hãm dân tộc Inđônêxia trong vòng ngu dốt, nh−ng mặt khác, cũng đã làm nảy nở ra giai cấp t− sản dân tộc đủ mạnh để đảm đ−ơng lãnh đạo cách mạng Inđônêxia đi tới thành công. Các Đảng t− sản Inđônêxia, tr−ớc hết là Đảng dân tộc của Xucacnô đã đứng trên lập tr−ờng của chủ nghĩa dân tộc để tập hợp lực l−ợng, lôi kéo dân chúng thành một khối, bất kể họ thuộc thành phần dân tộc nào, tôn giáo nào. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Inđônêxia d−ới sự lãnh đạo của giai cấp t− sản dân tộc diễn ra theo con đ−ờng hoà bình. Ngay từ buổi đầu của cuộc đấu tranh, ph−ơng pháp hoà bình đã chiếm lĩnh trong t− t−ởng của t− sản Inđônêxia. Cuộc đấu tranh đó đ−ợc bắt đầu từ việc đòi phục h−ng văn hoá, giáo dục, phát triển kinh tế dân tộc, tiến lên đòi quyền tự trị, đòi quyền bình đẳng nh− các xứ trong v−ơng quốc Hà Lan và cuối cùng là đòi độc lập hoàn toàn. Cơ sở của con đ−ờng hoà bình đó là học thuyết Marhaenism của Xucácnô. Học thuyết này đã nhấn mạnh đến chính sách biết hợp tác với thực dân Hà Lan trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Bên cạnh t− t−ởng “bất hợp tác” là t− t−ởng “hợp tác”. Hai t− t−ởng, hai ph−ơng pháp xem ra là đối lập nhau, nh−ng lại cùng chung mục đích là giành độc lập. “Hợp tác” ở đây không có ý nghĩa nh− một số kẻ cam tâm làm tay sai phục vụ cho thực dân, mà “hợp tác” là để đấu tranh, yêu cầu thực dân trao trả độc lập, và “hợp tác” cũng chỉ trong chừng mực nhất định. Hai t− t−ởng, hai ph−ơng pháp này đã phối hợp nhau giành độc lập dân tộc, chứ hoàn toàn không bài xích nhau. Điều này đã thể hiện trong thời gian những năm 1944, 1945. Chính Xucácnô (thuộc phái “bất hợp tác”) đã định dựa vào Nhật để yêu cầu Nhật trao trả độc lập, và ông xem việc dựa vào Nhật đó chỉ nh− một ph−ơng pháp để đòi độc lập. 44
  45. Con đ−ờng cứu n−ớc và giải phóng dân tộc của Inđônêxia và Việt Nam trong nửa thế kỷ XX trái ng−ợc nhau. ở Inđônêxia, Đảng Cộng sản ra đời sớm (năm 1920), đ−ợc sự ủng hộ của đông đảo quần chúng, là Đảng Cộng sản lớn nhất ở Đông Nam á lúc bấy giờ. Nh−ng ngay sau khi đ−ợc thành lập, Đảng lại muốn bạo động giành chính quyền. Sự sai lầm trong đ−ờng lối đó dẫn Đảng đi đến khởi nghĩa ở Xumatôra (1926-1927). Với sự kiện này, Đảng bị giáng một đòn chí mạng và từ bỏ vai trò lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc. Trong tình hình đó, cũng vào năm 1927, tức là vài tháng sau khi phong trào cộng sản bị dập tắt thì Đảng dân tộc của Xucácnô ra đời, có uy tín, có đ−ờng lối phù hợp, đã nắm gọn cờ lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc và đi đến thắng lợi. Còn ở Việt Nam, Đảng Cộng sản ra đời muộn hơn ở Inđônêxia đến 10 năm (năm 1930), nh−ng sớm nắm gọn cờ lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc. Sở dĩ Việt Nam và Inđônêxia đi theo hai con đ−ờng khác nhau tới đích độc lập dân tộc là phụ thuộc vào đ−ờng lối mà các chính Đảng vạch ra. Chính Đảng nào có đ−ờng lối đúng đắn, phù hợp với điều kiện đất n−ớc, thì chính Đảng ấy sẽ dẫn dắt dân tộc mình đi tới độc lập. 2. Malaixia Tháng 8-1945, phát xít Nhật đầu hàng, Đảng Cộng sản Mã Lai vận động quần chúng nổi dậy, phối hợp với lực l−ợng vũ trang kháng Nhật (thành lập năm 1942), giải phóng phần lớn lãnh thổ Mã Lai tr−ớc khi quân đội Anh đổ bộ trở lại. Tháng 11-1945 đế quốc Anh tìm mọi cách đặt lại nền thống trị thực dân trên đất n−ớc Mã Lai. Đầu năm 1946, Anh tách Xingapo thành thuộc địa riêng. Năm 1948, chín tiểu quốc gia Hồi giáo và hai bang Pênang, Malắcca đã hợp nhất thành lập liên bang Malaixia. Tháng 6-1948, thực dân Anh ban bố “lệnh khẩn cấp”, giải tán Đảng Cộng sản Mã Lai, nghiêm cấm Liên hiệp công đoàn Mã Lai hoạt động, huy động hàng chục vạn quân có xe tăng, máy bay yểm trợ, tiến hành càn quét, tàn sát, bắt bớ các lực l−ợng yêu n−ớc Mã Lai. Không khuất phục tr−ớc kẻ thù, phong trào đấu tranh chính trị và vũ trang đòi giải phóng đất n−ớc vẫn mở rộng trong toàn quốc. Năm 1953, liên hiệp 3 Đảng: Tổ chức dân tộc thống nhất Mã Lai, Hiệp hội Hoa kiều ở Mã Lai, Hiệp hội ấn Độ ở Mã Lai đ−ợc thành lập. Tháng 2-1956, tr−ớc sức ép phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân, chính phủ Anh tiến hành đàm phán với đoàn đại biểu chính phủ liên bang Malaixia. Năm 1957, các Đảng phái chính trị ở liên bang Malaixia thống nhất lại thành một Đảng duy nhất - Đảng liên hiệp. Ngày 31-8-1957, liên bang Malaixia tuyên bố độc lập với 11 bang thuộc bán đảo Malắcca. Tuy nhiên, Anh vẫn giữ những vị trí then chốt trong nền kinh tế nh−: sản xuất cao su, khai thác thiếc, ngân hàng, ngoại th−ơng. Nh− vậy, trên danh nghĩa Liên bang Malaixia là một quốc gia độc lập nh−ng thực tế vẫn phụ thuộc vào đế quốc Anh. 45