Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Du Lịch An Giang

pdf 115 trang hapham 3290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Du Lịch An Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_phan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_du_lich_a.pdf

Nội dung text: Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Du Lịch An Giang

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ^^^^Ä]]]] LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DU LỊCH AN GIANG GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN ThS. NGUYỄN VŨ DUY NGUYỄN LỆ TRINH Lớp: DH1KT2 05 - 2004
  2. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Long Xuyên, Ngày tháng năm
  3. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 1 Long Xuyên, Ngày tháng năm
  4. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 2 Long Xuyên, Ngày tháng năm
  5. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP Long Xuyên, Ngày tháng năm
  6. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 3. Phương pháp nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 3 1. Bản chất & vai trò của tài chính doanh nghiệp 4 1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp 4 1.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp 4 2. Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp 4 2.1 Khái niệm 5 2.2 Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp 6 2.3. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp 6 3. Mục tiêu và nội dung phân tích tình hình tài chính. 6 3.1. Mục tiêu 6 3.2. Nội dung phân tích 7 4. Dự báo tài chính 8 5. Các tài liệu dùng trong phân tích tài chính 8 5.1. Bảng cân đối kế toán 8 5.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 9 6. Phương pháp phân tích. 9 6.1. Phân tích theo chiều ngang 9 6.2. Phân tích xu hướng 9 6.3. Phân tích theo chiều dọc 9 6.4. Phân tích các chỉ số chủ yếu 10 6.5. Phương pháp liên hệ _ cân đối 10 7. Phương pháp dự báo 10 7.1. Phương pháp hồi qui 10 7.2. Phương pháp dự báo theo tỷ lệ phần trăm so với doanh thu 10 7.3. Phương pháp cảm tính 10 CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY DU LỊCH AN GIANG 11 1. Lịch sử hình thành và phát triển 12 2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh 13
  7. 2.1. Chức năng _ Nhiệm vụ 13 2.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh 13 3. Cơ cấu tổ chức 13 3.1 Bộ máy tổ chức của công ty 13 3.2 Bộ máy tài chính_Kế toán của công ty 17 4. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua 19 5. Các thông tin tài chính về công ty 20 5.1. Chế độ kế toán được áp dụng tại công ty 20 5.2. Các thông tin tài chính của công ty 21 CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DU LỊCH AN GIANG 23 1. Phân tích khái quát tình hình tài chính 24 1.1. Đánh giá khái quát tình hình biến động tài sản & nguồn vốn 24 1.1.1. Phân tích tình hình biến động tài sản 25 1.1.2. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn 25 1.2. Phân tích mối liên hệ giữa tài sản & nguồn vốn 27 1.2.1. Quan hệ cân đối 1 27 1.2.2. Quan hệ cân đối 2 28 1.2.3. Quan hệ cân đối 3 28 2. Phân tích tình hình bố trí cơ cấu tài sản & nguồn vốn 30 2.1. Bố trí cơ cấu tài sản 30 2.1.1. Tỷ trọng tài sản lưu động trong tổng tài sản 30 2.1.2. Tỷ suất đầu tư 31 2.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn 33 2.2.1. Tỷ suất nợ 33 2.2.2. Tỷ suất tự tài trợ 34 3. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán 36 3.1. Phân tích tình hình thanh toán 36 3.1.1. Phân tích các khoản phải thu 36 3.1.1.1. Phân tích tình hình biến động khoản phải thu 36 3.1.1.2. Phân tích các tỷ số liên quan khoản phải thu 38 3.1.2. Phân tích các khoản phải trả 39 3.1.2.1. Phân tích tình hình biến động khoản phải trả 39 3.1.2.2. Phân tích tỷ số khoản phải trả trên tài sản lưu động 41 3.2. Phân tích khả năng thanh toán 42 3.2.1. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn 42 3.2.1.1. Vốn luân chuyển 42
  8. 3.2.1.2. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành 43 3.2.1.3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh 44 3.2.1.4. Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền 45 3.2.2. Phân tích khả năng thanh toán trong dài hạn 46 3.2.2.1. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 46 3.2.2.2. Tỷ lệ nợ phải trả & vốn chủ sở hữu 47 3.2.2.3. Phân tích tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước 48 4. Phân tích khả năng luân chuyển vốn 50 4.1. Luân chuyển hàng tồn kho 50 4.2. Luân chuyển khoản phải thu 51 4.3. Luân chuyển vốn lưu động 53 4.4. Luân chuyển vốn cố định 55 4.5. Luân chuyển vốn chủ sở hữu 57 4.6. Luân chuyển toàn bộ vốn 58 5. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 60 5.1. Phân tích tình hình biến động của giá vốn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý 60 ™ Giá vốn 60 ™ Chi phí bán hàng 62 ™ Chi phí quản lý 63 5.2. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí 63 5.3. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động tài chính đến tổng lợi nhuận 64 5.4. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động khác đến tổng lợi nhuận 65 6. Phân tích khả năng sinh lời 67 6.1. Chỉ số lợi nhuận hoạt động 67 6.2. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 68 6.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động 69 6.4. Tỷ suất sinh lời vốn cố định 70 6.5. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 71 6.6. Phân tích khả năng sinh lời qua chỉ số Dupont 72 CHƯƠNG IV: DỰ BÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 75 1. Dự báo về doanh thu 76 1.1. Dự báo thị trường gạo năm 2004 76 1.2. Dự báo về du lịch năm 2004 77 2. Lập dự báo kết quả hoạt động kinh doanh 77 2.1. Sự thay đổi giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý 77 2.2. Dự báo hoạt động tài chính và hoạt động khác 78 2.3. Sự thay đổi về thuế thu nhập doanh nghiệp 78
  9. 3. Lập bảng cân đối kế toán dự báo 79 3.1. dự báo các khoản mục có mức độ thay đổi theo tỷ lệ phần trăm so với doanh thu 79 3.2. Dự báo về hàng tồn kho 80 3.3. Sự thay đổi tài sản lưu động khác 80 3.4. Sự thay đổi tài sản cố định 80 3.5. Sự thay đổi chi phí trả trước dài hạn 81 3.6. Sự thay đổi lương và các khoản phải trả khác 81 3.7. Sự thay đổi các quỹ 81 3.8. Sự thay đổi nguồn vốn kinh doanh 82 3.9. Sự thay đổi khoản mục vay ngắn hạn 82 4. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu năm 2004 84 CHƯƠNG V: NHẬN XÉT 86 1. Nhận xét về công tác quản lý và tổ chức hành chính của công ty 87 2. Nhận xét về công tác kế toán 87 3. Nhận xét chung về tình hình tài chính 88 PHẦN KẾT LUẬN 1. Giải pháp - Kiến nghị 93 1.1. Về tình hình huy động vốn 93 1.2. Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán 93 1.3. Giảm bớt tỷ trọng các loại tài sản cố định không cần dùng 94 1.4. Các biện pháp nâng cao khả năng sinh lời 94 1.5. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực 95 2. Kết luận 95 PHẦN PHỤ ĐÍNH Tài liệu tham khảo 97
  10. DANH MỤC BẢNG ™ Bảng cân đối kế toán từ năm 2000-2003 21 ™ Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2000-2003 22 Bảng 1: Bảng phân tích tình hình biến động tài sản & nguồn vốn năm 2003 24 Bảng 2: Bảng phân tích vốn tín dụng & nguồn vốn đi chiếm dụng 26 Bảng 3: Bảng phân tích quan hệ cân đối 1 28 Bảng 4: Bảng phân tích quan hệ cân đối 2 28 Bảng 5: Bảng phân tích quan hệ cân đối 3 28 Bảng 6: Bảng phân tích tỷ trọng tài sản lưu động & đầu tư ngắn hạn 30 Bảng 7: Bảng phân tích tỷ suất đầu tư 32 Bảng 8: Bảng phân tích tỷ suất nợ 33 Bảng 9: Bảng phân tích tỷ suất tự tài trợ 35 Bảng 10: Bảng phân tích tình hình biến động các khoản phải thu 37 Bảng 11: Bảng phân tích các tỷ số khoản phải thu 38 Bảng 12: Bảng phân tích tình hình biến động các khoản phải trả 40 Bảng 13: Bảng phân tích tỷ lệ khoản phải trả trên tổng tài sản lưu động 41 Bảng 14: Bảng phân tích vốn luân chuyển 42 Bảng 15: Bảng phân tích khả năng thanh toán hiện hành 43 Bảng 16: Bảng phân tích khả năng thanh toán nhanh 44 Bảng 17: Bảng phân tích khả năng thanh toán bằng tiền 46 Bảng 18: Bảng phân tích khả năng trả lãi nợ vay 47 Bảng 19: Bảng phân tích tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 48 Bảng 20: Bảng phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước 49 Bảng 21: Bảng phân tích tình hình luân chuyển hàng tồn kho 50 Bảng 22: Bảng phân tích tình hình luân chuyển khoản phải thu 52 Bảng 23: Bảng phân tích tình hình luân chuyển vốn lưu động 54 Bảng 24: Bảng phân tích tình hình luân chuyển vốn cố định 56 Bảng 25: Bảng phân tích tình hình luân chuyển vốn chủ sở hữu 57 Bảng 26: Bảng phân tích tình hình luân chuyển toàn bộ vốn 58 Bảng 27: Bảng phân tích tình hình biến động giá vốn, CPBH và CPQL 60 Bảng 28: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng chi phí 64 Bảng 29: Bảng phân tích ảnh hưởng của HĐTC đến tổng lợi nhuận 65 Bảng 30: Bảng phân tích ảnh hưởng của HĐ khác đến tổng lợi nhuận 65 Bảng 31: Bảng phân tích chỉ số lợi nhuận hoạt động 67 Bảng 32: Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 68 Bảng 33: Bảng phân tích tỷ suất sinh lời vốn lưu động 69
  11. Bảng 34: Bảng phân tích tỷ suất sinh lời vốn cố định 71 Bảng 35: Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 72 Bảng 36: Bảng phân tích đòn cân nợ 73 Bảng 37: Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 73 Bảng 38: Bảng tổng hợp giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý 78 Bảng 39: Bảng dự báo giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý 78 Bảng 40: Bảng dự báo thu nhập HĐTC, chi phí HĐTC & thu nhập HĐ khác 78 ™ Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự báo năm 2004 79 Bảng 41: Bảng tổng hợp các khoản mục có mức độ thay đổi theo tỷ lệ phần trăm so với doanh thu 79 Bảng 42: Bảng dự báo các khoản mục có mức độ thay đổi theo tỷ lệ phần trăm so với doanh thu 80 Bảng 43: Bảng dự báo hàng tồn kho 80 Bảng 44: Bảng dự báo tài sản cố định ròng 81 Bảng 45: Bảng dự báo các quỹ 81 Bảng 46: Bảng dự báo quỹ khen thưởng, phúc lợi 82 ™ Bảng cân đối kế toán dự báo năm 2004 83 Bảng 47: Bảng dự báo các chỉ tiêu tài chính chủ yếu 84 Bảng 48: Bảng thống kê các chỉ số tài chính từ năm 2000 – 2003 88
  12. DANH MỤC SƠ ĐỒ & ĐỒ THỊ Sơ đồ tổ chức Công Ty Du Lịch An Giang 16 Sơ đồ bộ máy tài chính - kế toán Công Ty Du Lịch An Giang 17 Đồ thị 1: Đồ thị lợi nhuận theo từng lĩnh vực hoạt động qua 4 năm gần nhất 19 Đồ thị 2: Đồ thị tỷ trọng tài sản lưu động & đầu tư ngắn hạn 30 Đồ thị 3: Đồ thị tỷ suất đầu tư 32 Đồ thị 4: Đồ thị tỷ suất nợ 34 Đồ thị 5: Đồ thị tỷ suất tự tài trợ 35 Đồ thị 6: Đồ thị khoản phải thu 37 Đồ thị 7: Đồ thị tỷ số khoản phải thu 38 Đồ thị 8: Đồ thị khoản phải trả 40 Đồ thị 9: Đồ thị tỷ số khoản phải trả trên tổng tài sản lưu động 41 Đồ thị 10: Đồ thị vốn luân chuyển 42 Đồ thị 11: Đồ thị hệ số khả năng thanh toán hiện hành 43 Đồ thị 12: Đồ thị hệ số khả năng thanh toán nhanh 45 Đồ thị 13: Đồ thị hệ số khả năng thanh toán bằng tiền 46 Đồ thị 14: Đồ thị hệ số khả năng thanh toán lãi vay 47 Đồ thị 15: Đồ thị tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 48 Đồ thị 16: Đồ thị tỷ lệ thanh toán với ngân sách nhà nước 49 Đồ thị 17: Đồ thị tình hình luân chuyển hàng tồn kho 51 Đồ thị 18: Đồ thị tình hình luân chuyển khoản phải thu 52 Đồ thị 19: Đồ thị tình hình luân chuyển vốn lưu động 54 Đồ thị 20: Đồ thị tình hình luân chuyển vốn cố định 56 Đồ thị 21: Đồ thị tình hình luân chuyển vốn chủ sở hữu 57 Đồ thị 22: Đồ thị tình hình luân chuyển toàn bộ vốn 58 Đồ thị 23: Đồ thị tỷ trọng giá vốn trên doanh thu 60 Đồ thị 24: Đồ thị tỷ trọng chi phí bán hàng trên doanh thu 62 Đồ thị 25: Đồ thị tỷ trọng chi phí quản lý trên doanh thu 63 Đồ thị 26: Đồ thị hiệu suất sử dụng chi phí 64 Đồ thị 27: Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của hoạt động tài chính đến tổng lợi nhuận 65 Đồ thị 28: Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng của hoạt động khác đến tổng lợi nhuận 66 Đồ thị 29: Đồ thị chỉ số lợi nhuận hoạt động 67 Đồ thị 30: Đồ thị tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 68 Đồ thị 31: Đồ thị tỷ suất sinh lời vốn lưu động 70
  13. Đồ thị 32: Đồ thị tỷ suất sinh lời vốn cố định 71 Đồ thị 33: Đồ thị tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 72 Đồ thị 34: Đồ thị tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 73
  14. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CPBH Chi phí bán hàng CPQL Chi phí quản lý ĐTDH Đầu tư tài chính dài hạn ĐTNH Đầu tư tài chính ngắn hạn GTGT Thuế giá trị gia tăng HĐKD Hoạt động kinh doanh HĐTC Hoạt động tài chính HTK Hàng tồn kho LN Lợi nhuận NSNN Ngân sách nhà nước SXKD Sản xuất kinh doanh TNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động TTĐB Thuế tiêu thụ đặc biệt VCĐ Vốn cố định VCSH Vốn chủ sở hữu VLĐ Vốn lưu động XDCB Xây dựng cơ bảng XDCBDD Xây dựng cơ bản dở dang
  15. LÔØI CAÛM ÔN Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Kinh tế - QTKD của trường Đại Học An Giang đã giảng dạy em trong thời gian qua, đặc biệt em xin cảm ơn thầy Nguyễn Vũ Duy là người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và làm luận văn. Nhờ sự hướng dẫn và dìu dắt cuả thầy cô, em đã tích luỹ được những kiến thức cơ bản đáng quý, đồng thời qua thời gian làm luận văn em có điều kiện ứng dụng những kiến thức của mình vào thực tiễn, qua đó giúp em đúc kết được những kinh nghiệm quý báu để tiếp tục bước chân trên con đường sự nghiệp sau này. Em xin cảm ơn các cô chú, anh chị tại phòng Kế toán – Tài vụ Công Ty Du Lịch An Giang đã tạo điều kiện cho em thực tập và cung cấp tài liệu, thông tin để giúp em hoàn thành bài luận văn này. SV. Nguyễn Lệ Trinh
  16. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước nhà từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao, dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức và xu hướng gắn với nền kinh tế toàn cầu. Chính sự chuyển dịch này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Song cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vận động, vươn lên để vượt qua những thử thách, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường. Trong bối cảnh kinh tế như thế, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường cần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý tài chính là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ, để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được những nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở phân tích tài chính. Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp nhằm làm căn cứ để hoạch định phương án hành động phù hợp cho tương lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính giúp nâng cao chất lượng doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên trong thời gian thực tập tại Công Ty Du Lịch An Giang, em quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài sau: “Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Du Lịch An Giang” 2. Mục tiêu nghiên cứu: Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu tình hình tài chính tại doanh nghiệp để thấy rõ xu hướng, tốc độ tăng trưởng và thực trạng tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị giúp cải thiện tình hình tài chính và giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Trang 1
  17. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy 3. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong đề tài chủ yếu là phương pháp so sánh và tổng hợp số liệu thực tế thu thập được trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp, các số liệu trên báo cáo tài chính và các thông tin có được từ việc phỏng vấn trực tiếp các nhân viên ở phòng kế toán để xác định xu hướng phát triển, mức độ biến động của các số liệu cũng như các chỉ tiêu và từ đó đưa ra các nhận xét. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp thay thế liên hoàn, phân tích các tỷ số, phương pháp liên hệ, cân đối. 4. Phạm vi nghiên cứu: Công ty Du Lịch An Giang là một doanh nghiệp kinh doanh cả thương mại và dịch vụ, tuy nhiên đề tài của em chỉ tập trung nghiên cứu chung về tình hình tài chính của toàn công ty chứ không đi sâu phân tích tình hình tài chính trong từng lĩnh vực hoạt động. Trang 2
  18. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy Trang 3
  19. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 1. Bản chất và vai trò của tài chính doanh nghiệp: 1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị (quan hệ tiền tệ) phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ quá trình tái sản xuất trong mỗi doanh nghiệp và góp phần tích luỹ vốn. Nội dung của những quan hệ kinh tế thuộc phạm vi tài chính doanh nghiệp bao gồm: Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với ngân sách nhà nước: Mối quan hệ kinh tế này được thể hiện: trong quá trình hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước theo luật định và ngược lại nhà nước cũng có sự tài trợ về mặt tài chính cho các doanh nghiệp để thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô của mình. Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và thị trường: Kinh tế thị trường có đặc trưng cơ bản là các mối quan hệ kinh tế đều được thực thi thông qua hệ thống thị trường: Thị trường hàng hoá tiêu dùng, thị trường hàng hoá tư liệu sản xuất, thị trường tài chính và do đó, với tư cách là người kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp không thể tách rời hoạt động của thị trường, các doanh nghiệp vừa là người mua các yếu tố của hoạt động kinh doanh, người bán các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ; đồng thời vừa là người tham gia huy động và mua, bán các nguồn tài chính nhàn rỗi của xã hội. Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp gồm: Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các phòng ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất trong việc tạm ứng, thanh toán. Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và cán bộ công nhân viên trong quá trình phân phối thu nhập cho người lao động dưới hình thức tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt, lãi cổ phần, Quan hệ thanh toán, cấp phát và điều hoà vốn giữa các đơn vị trực thuộc trong nội bộ doanh nghiệp, với Tổng công ty. 1.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp có 3 vai trò sau: Vai trò huy động, khai thác nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp và tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất: Để có đủ vốn cho hoạt Trang 4
  20. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy động sản xuất kinh doanh, tài chính doanh nghiệp phải thanh toán nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn, bên cạnh đó phải tổ chức huy động và sử dụng đúng đắn nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp – đây là vấn đề có tính quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh “khắc nghiệt” theo cơ chế thị trường. Vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh: Thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp được tài chính doanh nghiệp phân phối. Thu nhập bằng tiền mà doanh nghiệp đạt được do thu nhập bán hàng trước tiên phải bù đắp các chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất như: bù đắp hao mòn máy móc thiết bị, trả lương cho người lao động và để mua nguyên nhiên liệu để tiếp tục chu kỳ sản xuất mới, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Phần còn lại doanh nghiệp dùng hình thành các quỹ của doanh nghiệp, thực hiện bảo toàn vốn, hoặc trả lợi tức cổ phần (nếu có). Chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp là quá trình phân phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp và quá trình phân phối đó luôn gắn liền với những đặc điểm vốn có của hoạt động sản xuất kinh doanh và hình thức sở hữu doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu người quản lý biết vận dụng sáng tạo các chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp phù hợp với qui luật sẽ làm cho tài chính doanh nghiệp trở thành đòn bẩy kinh tế có tác dụng trong việc tạo ra những động lực kinh tế tác động tới tăng năng suất, kích thích tăng cường tích tụ và thu hút vốn, thúc đẩy tăng vòng quay vốn, kích thích tiêu dùng xã hội. Vai trò là công cụ kiểm tra các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp thực hiện việc kiểm tra bằng đồng tiền và tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính. Cụ thể các chỉ tiêu đó là: chỉ tiêu về kết cấu tài chính, chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu đặc trưng về hoạt động, sử dụng các nguồn lực tài chính; chỉ tiêu đặc trưng về khả năng sinh lời Bằng việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cho phép doanh nghiệp có căn cứ quan trọng để đề ra kịp thời các giải pháp tối ưu làm lành mạnh hoá tình hình tài chính – kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp: 2.1. Khái niệm: Phân tích tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính ở doanh nghiệp được phản ánh trên các báo cáo tài chính đồng thời đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra trên cơ sở đó kiến nghị những biện pháp để tận dụng triệt để những điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu. Hay nói cách khác, phân tích tài chính doanh nghiệp là làm sao cho các con số trên báo cáo tài chính “biết nói” để người sử dụng chúng có thể hiểu rõ tình hình tài chính của Trang 5
  21. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương pháp hành động của những người quản lý doanh nghiệp đó. 2.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp: Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, và có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kiềm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế cần phải thường xuyên, kịp thời đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp, trong đó công tác phân tích hoạt động kinh tế giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa sau: - Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của xí nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giúp doanh nghiệp cũng cố tốt hơn hoạt động tài chính của mình. - Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của nhà nước, xem xét việc cho vay vốn 2.3. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp: Với những ý nghĩa trên nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính gồm: - Đánh giá tình hình sử dụng vốn, nguồn vốn như: xem xét việc phân bổ vốn, nguồn vốn có hợp lý hay không? Xem xét mức độ đảm bảo vốn cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phát hiện những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa, thiếu vốn. - Đánh giá tình hình thanh toán, khả năng thanh toán của xí nghiệp, tình hình chấp hành các chế độ, chính sách tài chính, tín dụng của nhà nước. - Đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn. - Phát hiện khả năng tiềm tàng, đề ra các biện pháp động viên, khai thác khả năng tiềm tàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 3. Mục tiêu và nội dung phân tích tình hình tài chính: 3.1. Mục tiêu: Phân tích tài chính có thể được hiểu như quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ, nhằm mục đích đánh giá, dự tính các rủi ro tiềm ẩn trong tương lai phục vụ cho các quyết định tài chính của doanh nghiệp. Mặt khác phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tượng quan tâm đến những khía cạnh khác nhau về tài chính của doanh nghiệp để phục vụ cho những mục đích của mình. Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Phân tích tình hình tài chính nhằm mục tiêu: Trang 6
  22. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy - Tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp. - Định hướng các quyết định của ban giám đốc như: quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức, cổ phần, - Là cơ sở cho các dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư, phần ngân sách tiền mặt, - Là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý. Đối với đơn vị chủ sở hữu: Họ cũng quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an toàn của tiền vốn bỏ ra, thông qua phân tích tình hình tài chính giúp họ đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, khả năng điều hành hoạt động của nhà quản trị để quyết định sử dụng hoặc bãi miễn nhà quản trị, cũng như quyết định việc phân phối kết quả kinh doanh. Đối với nhà chủ nợ: (Ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp) mối quan tâm của họ hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Do đó họ cần chú ý đến tình hình và khả năng thanh toán của đơn vị cũng như quan tâm đến lượng vốn của chủ sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ được hay không khi quyết định cho vay, bán chịu sản phẩm cho đơn vị. Đối với nhà đầu tư trong tương lai: Điều mà họ quan tâm đầu tiên, đó là sự an toàn của lượng vốn đầu tư, kế đó là mức độ sinh lãi, thời gian hoàn vốn. Vì vậy họ cần những thông tin về tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Do đó họ thường phân tích báo cáo tài chính của đơn vị qua các thời kỳ, để quyết định đầu tư vào đơn vị hay không, đầu tư dưới hình thức nào và đầu tư vào lĩnh vực nào. Đối với cơ quan chức năng: Như cơ quan thuế, thông qua thông tin trên báo cáo tài chính xác định các khoản nghĩa vụ đơn vị phải thực hiện đối với nhà nước, cơ quan thống kê tổng hợp phân tích hình thành số liệu thống kê, chỉ số thống kê, 3.2. Nội dung phân tích: Nội dung chủ yếu của phân tích báo cáo tài chính đi từ khái quát đến cụ thể bao gồm các nội dung sau: - Đánh giá khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Phân tích tình hình bố trí cơ cấu tài sản, nguồn vốn - Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp. - Phân tích tình hình luân chuyển vốn. - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Phân tích khả năng sinh lời. - Dự đoán nhu cầu tài chính. Trang 7
  23. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy 4. Dự báo tài chính: Dự báo tài chính là công việc tiếp tục theo logic của phân tích tài chính. Đó là giai đoạn cuối cùng của công việc, là những tư duy về việc thực hiện các cân bằng tài chính, dự đoán khả năng sinh lời và mức độ rủi ro. Dự báo tài chính có tầm quan trọng đặc biệt vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định tài chính của doanh nghiệp. 5. Các tài liệu dùng trong phân tích tài chính của doanh nghiệp: Để tiến hành phân tích tài chính người ta sử dụng nhiều tài liệu khác nhau, trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính. Những bộ phận cốt lõi của bảng báo cáo tài chính là bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Bảng cân đối kế toán mô tả sức mạnh tài chính của một doanh nghiệp bằng cách trình bày những thứ mà nó có và những thứ mà nó nợ tại một thời điểm nhất định nào đó. Người ta có thể xem bảng cân đối kế toán như một bức ảnh chụp nhanh, bởi vì nó báo cáo tình hình tài chính vào cuối năm. Ngược lại bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lại giống như bức tranh phản ánh sự vận động bởi vì nó báo cáo về phương thức kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm và chỉ ra rằng các hoạt động kinh doanh đó đem lại lợi nhuận hoặc gây ra tình trạng lỗ vốn. 5.1. Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản; nguồn vốn và cơ cấu nguồn hình thành của các tài sản đó. Thông qua bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động nguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các thành phần của bảng cân đối kế toán gồm: Phần tài sản: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Căn cứ vào số liệu này có thể đánh giá một cách tổng quát qui mô tài sản và kết cấu các loại vốn của doanh nghiệp hiện có đang tồn tại dưới hình thái vật chất. Xét về mặt pháp lý, số lượng của các chỉ tiêu bên phần tài sản thể hiện số vốn đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Phần nguồn vốn: Phản ánh những nguồn vốn mà doanh nghiệp quản lý và đang sử dụng vào thời điểm lập báo cáo. Về mặt kinh tế, khi xem xét phần nguồn vốn các nhà quản lý có thể thấy được thưc trạng tài chính của doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng. Về mặt pháp lý thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp về tổng số vốn được hình thành từ những nguồn khác nhau. Trang 8
  24. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy 5.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của doanh nghiệp. Số liệu trên báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý của doanh nghiệp. Kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm: Phần I: Lãi, lỗ: Phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác. Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày số liệu của kỳ trước (để so sánh), tổng số phát sinh của ký báo cáo và số luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác. 6. Phương pháp phân tích: 6.1. Phân tích theo chiều ngang: Phân tích theo chiều ngang các báo cáo tài chính sẽ làm nổi bật biến động của một khoản mục nào đó qua thời gian và việc phân tích này sẽ làm nổi rõ tình hình đặc điểm về lượng và tỷ lệ các khoản mục theo thời gian. Phân tích theo thời gian giúp đánh giá khái quát tình hình biến động của các chỉ tiêu tài chính, từ đó đánh giá tình hình tài chính. Đánh giá đi từ tổng quát đến chi tiết, sau khi đánh giá ta liên kết các thông tin để đánh giá khả năng tiềm tàng và rủi ro, nhận ra những khoản mục nào có biến động cần tập trung phân tích xác định nguyên nhân. Sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối hoặc bằng số tương đối: Số tuyệt đối: Y = Y1 – Y0 Y1: Trị số của chỉ tiêu phân tích Y0: Trị số của chỉ tiêu gốc Số tương đối: T = Y1 / Y0 * 100% 6.2. Phân tích xu hướng: Xem xét xu hướng biến động qua thời gian là một biện pháp quan trọng để đánh giá các tỷ số trở nên xấu đi hay đang phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. Phương pháp này được dùng để so sánh một sự kiện kéo dài trong nhiều năm. Đây là thông tin rất cần thiết cho người quản trị doanh nghiệp và nhà đầu tư. 6.3. Phân tích theo chiều dọc (phân tích theo qui mô chung): Với báo cáo qui mô chung, từng khoản mục trên báo cáo được thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ là 100%. Trang 9
  25. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối kết cấu (chỉ tiêu bộ phận trên chỉ tiêu tổng thể) phân tích theo chiều dọc giúp chúng ta đưa về một điều kiện so sánh, dễ dàng thấy được kết cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng giảm như thế nào. Từ đó đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp. 6.4. Phân tích các chỉ số chủ yếu: Phân tích các chỉ số cho biết mối quan hệ của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất và khuynh hướng tài chính của doanh nghiệp. Sau đây là các nhóm chỉ số tài chính chủ yếu được sử dụng phân tích tài chính: - Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính. - Nhóm chỉ tiêu về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. - Nhóm chỉ tiêu về khả năng luân chuyển vốn của doanh nghiệp. - Nhóm chỉ tiêu về tỷ số sinh lời. 6.5. Phương pháp liên hệ - cân đối: Khi tiến hành phân tích chúng ta cần chú ý đến những mối quan hệ, tính cân đối cần thiết và hữu dụng trong quản lý tài chính ở từng thời kỳ, từng doanh nghiệp, từng hoàn cảnh kinh tế không nên quá chú trọng vào lý thuyết sẽ làm cho việc phân tích tản mạn và không hữu ích. 7. Phương pháp dự báo: 7.1. Phân tích dựa vào mô hình hồi qui theo phương pháp bình phương bé nhất: Đây là phương pháp toán học được vận dụng trong phân tích kinh tế. Việc sử dụng phương pháp này sẽ giúp chúng ta biết được xu hướng biến động của các khoản mục, chỉ số qua các năm, đồng thời nó còn phục vụ cho công tác dự báo các số liệu tương lai. 7.2. Phương pháp dự báo theo tỷ lệ phần trăm so với doanh thu: Một cách đơn giản để dự báo hoạt động tài chính của công ty là đặt trong mối quan hệ giữa báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán với doanh thu dự kiến trong tương lai. Các hệ số của tỷ lệ phần trăm so với doanh thu, chi phí khả biến và hầu hết đối với tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đều chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự biến động của doanh thu. Tất nhiên, không phải tất cả các khoản mục đều chịu ảnh hưởng này và chắc chắn là một vài dự báo cần được tính toán một cách độc lập. Dù vậy phương pháp tỷ lệ phần trăm so với doanh thu là một phương pháp đơn giản, cho phép dự báo hầu hết các biến số tài chính quan trọng. 7.3. Phương pháp cảm tính: Căn cứ vào những dự báo khách quan về sự thay đổi cuả thị trường trong tương lai và bằng cảm tính chúng ta có thể ước đoán mức độ thay đổi cuả các khoản mục trong năm tiếp theo. Trang 10
  26. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy Trang 11
  27. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY DU LỊCH AN GIANG 1. Lịch sử hình thành và phát triển: Ngành du lịch An Giang ra đời rất sớm so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ngày 12/06/1978), khi mới thành lập công ty chỉ có hơn 40 cán bộ-công nhân viên và một nhà khách tiếp quản. Qua quá trình phát triển đến cuối năm 1986 toàn công ty có hơn 350 cán bộ-công nhân viên, cũng trong thời điểm này, theo hướng tập trung một số công ty ban ngành cấp Tỉnh, UBND Tỉnh An Giang quyết định sáp nhập Công ty Du Lịch và Công ty Khách Sạn Ăn Uống thành Công Ty Du Lịch An Giang. Hoạt động của công ty thời gian này còn mang nặng tính kế hoạch hoá, bao cấp, trang thiết bị cũ kỹ Kết quả hoạt động kinh doanh chưa phản ánh một cách đầy đủ và chính xác. Trước thực trạng trên, đầu năm 1989 Đảng Uỷ, Ban Giám Đốc công ty đã có nhiều đề án nâng cấp hệ thống khách sạn-nhà hàng, thay đổi hệ thống trang thiết bị, sắp xếp lại nhân sự, giảm bộ máy gián tiếp, giải tán một số đầu mối kinh doanh kém hiệu quả, tiếp tục sáp nhập thêm một số cơ sở. Kết quả là công ty đã có nhiều thay đổi về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tổ chức bộ máy và cuối cùng là hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, chất lượng phục vụ tốt. Để phù hợp với điều kiện quản lý, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, phát huy thế mạnh của Tỉnh ngày 15/01/1995 UBND Tỉnh An Giang quyết định sáp nhập Công ty Du Lịch An Giang và Công ty Thương Mại & Phát Triển Miền Núi thành Công ty Du Lịch & Phát Triển Miền Núi An Giang. Công ty Du Lịch & Phát Triển Miền Núi An Giang là một Doanh Nghiệp Nhà Nước được thành lập ngày 16/01/1996 theo quyết định số 26/QĐ-UB của UBND Tỉnh An Giang. Sau hơn 4 năm hoạt động, đến ngày 18/04/2001 Công ty Du Lịch & Phát Triển Miền Núi An Giang đổi tên mới là Công ty Du Lịch An Giang theo quyết định số 366/QĐ-UB- TC ngày 22/03/2001 của Chủ Tịch UBND Tỉnh An Giang về việc đổi tên doanh nghiệp. Tên tiếng Việt: Công Ty Du Lịch An Giang Tên giao dịch: AG Tourimex Company Tên giao dịch viết tắt: AG Tour Co. Trụ sở chính: Số 17 _ Đường Nguyễn Văn Cưng _ TP.Long Xuyên _ Tỉnh An Giang Điện thoại: 076.843752 – 076.841308 Fax: 076.841648 Chi nhánh văn phòng đại diện: Số 195 _ Đường Trần Phú _Quận 5_ TP.Hồ Chí Minh Trang 12
  28. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy 2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh: 2.1. Chức năng - Nhiệm vụ: Góp phần phát triển Kinh tế - Xã hội của Tỉnh. Đầu tư sản xuất, chế biến và kinh doanh lương thực, nông sản. Kinh doanh du lịch và các dịch vụ du lịch, phát triển cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu du lịch. 2.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh: Hình thức sở hữu vốn: Vốn nhà nước Hình thức hoạt động: Xí nghiệp quốc doanh Phạm vi hoạt động: Giao dịch thương mại và liên doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm đáp ứng: Nhu cầu du lịch, thực hiện điều hành du lịch lữ hành nội địa và quốc tế, kinh doanh nhà hàng – khách sạn, các khu du lịch, vận chuyển hành khách; Nhu cầu kinh doanh xuất nhập khẩu lương thực. Có quyền tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh những ngành nghề phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ nhà nước giao. Có quyền quản lý sử dụng vốn và các quỹ phục vụ nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và có hoàn trả. 3. Cơ cấu tổ chức: 3.1. Bộ máy tổ chức của công ty: Mô hình cơ cấu tổ chức thuộc loại theo chức năng nhiệm vụ. Văn phòng công ty quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của công ty. Các đơn vị cơ sở trực thuộc quản lý của công ty trực tiếp hoạt động kinh doanh với chế độ tài chính là hạch toán báo sổ. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban: Giám đốc: Là người có quyền hành cao nhất trong công ty, phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức, hoạch định và quyết định chiến lược sản xuất kinh doanh. Phó giám đốc: Gồm hai người: Phó giám đốc phụ trách mảng du lịch: Phụ trách khối ăn và nghỉ, khối dịch vụ vui chơi, giải trí toàn công ty ( Khách sạn Đông Xuyên – Long Xuyên - Cửu Long, Khu du lịch Bến Đá Núi Sam, khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm, Khu du lịch Tức Dụp, nhà nghỉ An Hải Sơn ). Phụ trách công tác tuyên truyền, quảng cáo, chiêu thị, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, được giám đốc công ty ủy quyền giải quyết công việc thuộc lĩnh vực du lịch khi giám đốc vắng mặt. Phó giám đốc phụ trách mảng thương mại: phụ trách công tác quản lý hệ thống các xí nghiệp chế biến và xí nghiệp thu mua, phụ trách công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực và được giám đốc ủy quyền giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực thương mại khi giám đốc đi vắng. Trang 13
  29. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy Phòng tổ chức hành chánh: Nhiệm vụ thực hiện công tác tổ chức về nhân sự, tham mưu cho giám đốc trong việc đào tạo tuyển dụng nhân viên, sắp xếp nhân sự công ty. Quản lý chế độ lao động, tiền lương, văn thư lưu trữ, tạp vụ, Phòng Kế toán - Tài vụ: Thực hiện công tác kế toán tài chính của toàn công ty, điều hành nguồn vốn đầu tư, vốn tín dụng, lập kế hoạch và theo dõi tiến độ thực hiện trong kỳ và năm về tài chính. Phòng kế hoạch nghiệp vụ: - Tham mưu cho giám đốc công ty về định hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh và nghiệp vụ phát triển du lịch, thực hiện kinh tế hợp tác xã. - Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, qui hoạch phát triển 5 năm, 10 năm của công ty. - Thực hiện phương thức đầu tư vốn, tiêu thụ lương thực của nông dân và hợp tác xã theo định hướng gắn kết giữa công ty và nông dân, hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã xay xát, hợp tác xã dịch vụ, - Thống kê, tổng hợp, theo dõi báo cáo quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. - Đề xuất các giải pháp đổi mới về nội dung và chất lượng phục vụ tại nhà hàng, khách sạn và khu du lịch, - Tiêu chuẩn hoá trang thiết bị, công cụ nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, nghiệp vụ nhân viên theo đúng qui định của ngành. - Định hướng chiến lược tiếp thị, tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch. Phòng xuất nhập khẩu: - Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty về thông tin giá cả, thị trường và kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu. - Thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu theo định hướng của công ty. - Thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu: lập hợp đồng kinh tế nội thương, ngoại thương; Theo dõi thực hiện hợp đồng, giao nhận; Thanh lý hợp đồng nội thương và thanh toán quốc tế. - Thu nhận, phân tích và truy cập thông tin chính xác về giá cả thị trường trong nước và quốc tế, kịp thời tham mưu cho giám đốc công ty. - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo qui định. Phòng đầu tư xây dựng: - Lập kế hoạch, qui hoạch về đầu tư xây dựng, phát triển du lịch, cơ sở hạ tầng phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh theo định hướng của công ty. Trang 14
  30. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy - Thực hiện, theo dõi thực hiện, kiểm tra các công trình đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm máy móc, trang thiết bị đúng trình tự, thủ tục theo qui định của pháp luật và qui định về việc quản lý đầu tư và xây dựng của công ty. - Thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, bảo hộ lao động và an toàn lao động toàn công ty. Chi nhánh thành phố Hố Chí Minh: Là văn phòng đại diện cho công ty giao dịch với khách hàng trong và ngoài nước. Tham vấn cho giám đốc công ty về việc đàm phán và ký kết hợp đồng đối nội và đối ngoại. Đảm nhận công việc tiếp thị và quảng cáo, khai thác các chuyến du lịch lữ hành quốc nội và quốc ngoại. Các khách sạn Đông Xuyên – Long Xuyên - Cửu Long: Kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung như: Xông hơi, massage, ca nhạc, hàng mỹ nghệ. Khu du lịch Bến Đá Núi Sam: Kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, massage, karaoke, discotheque, bãi xe, vệ sinh công cộng, sân tennis, đại lý bán vé máy bay – vé tàu cánh ngầm, lữ hành nội địa, vận chuyển khách du lịch, dịch vụ giải trí. Khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm: Kinh doanh dịch vụ tham quan, vui chơi, giải trí, lưu trú, ăn uống, discotheque, massage, karaoke. Khu du lịch Tức Dụp: Kinh doanh dịch vụ tham quan, vui chơi giải trí, lưu trú, ăn uống, karaoke. Trung tâm dịch vụ du lịch: Kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế, dịch vụ vận chuyển du lịch (xe, canô), đại lý bán vé máy bay, đại lý bán vé tàu hoả, đại lý bán vé tàu cánh ngầm. Hệ thống xí nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu: Thu mua, chế biến lương thực xuất khẩu, cung ứng nội địa. Trang 15
  31. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy Trang 16
  32. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy 3.2. Bộ máy tài chính - kế toán của công ty: KE Á TOANÙ TRÖÔNÛ G PHOÙ PHOØNG KEÁ TOAÙN Keá toaùn vaên phoøng coâng ty Keá toaùn taïi ñôn vò tröïc thuoäc Keá toaùn toång hôïp To å tröôngû keá toanù Keá toaùn (Ke á toanù tonå g hôpï ) ngaân haøng Ke á toanù tieàn matë Keá toaùn thu chi & Ke á toanù conâ g nô ï - keá toaùn phaàn haønh Coâng cuï, duïng cuï Ke á toanù hanø g hoaù Thuû quyõ Keá toaùn thueá Taøi saûn Keá toaùn toång hôïp maõng du lòch Thuû quyõ Kế toán trưởng: - Thực hiện các qui định của pháp luật về kế toán tài chính trong toàn công ty. - Tổ chức, điều hành bộ máy kế toán tại công ty, các đơn vị trực thuộc. - Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán, theo dõi đối tượng & nội dung công việc theo chuẩn mực kế toán hiện hành, phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất với lãnh đạo các giải pháp phục vụ cho yêu cầu quản lý và ra quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị. - Tổ chức, chứng kiến việc bàn giao công việc của cán bộ, nhân viên kế toán, thủ quỹ, thủ kho mỗi khi có sự thuyên chuyển, thay đổi cán bộ kế toán, thủ quỹ, thủ kho. - Tổ chức, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính của công ty và tình hình chấp hành các định suất, định mức kinh tế, kỹ thuật, các dự toán chi phí. - Tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán. Trang 17
  33. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy Phó phòng kế toán: Là người giúp việc cho kế toán trưởng, được kế toán trưởng uỷ quyền hoặc thực hiện một số lĩnh vực quản lý chuyên môn, chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc và kế toán trưởng công ty về phần việc được phân công. Công việc được phân công cụ thể như sau: - Thay mặt kế toán trưởng giải quyết công việc về chuyên môn khi kế toán trưởng vắng. - Tổ chức kiểm kê tài sản, chuẩn bị đầy đủ và kịp thời các thủ tục, tài liệu cần thiết cho việc xử lý kết quả kiểm kê. - Hướng dẫn và kiểm tra kế toán tại công ty và các đơn vị trực thuộc việc ghi chép, mở sổ sách kế toán theo đúng qui định nhà nước. - Kiểm tra việc lưu trữ, bảo quản các tài liệu kế toán theo đúng thời gian qui định của nhà nước. - Kiểm tra việc thực hiện các định suất, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, vật liệu, lập kế hoạch tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư trên cơ sở tình hình diễn biến của thị trường. Phòng kế toán công ty: - Tổ chức hạch toán kế toán về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng luật kế toán và thống kê. - Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh để thực hiện kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. - Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời và có hệ thống các nguồn vốn cấp, vốn vay, vốn huy động phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty và các đơn vị trực thuộc. Tổ trưởng kế toán các đơn vị trực thuộc: - Chịu trách nhiệm tổ chức, phân công nhân viên kế toán tại đơn vị, hướng dẫn nghiệp vụ kế toán, mở sổ sách kế toán theo đúng mẫu biểu qui định, lập chứng từ liên quan về các nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị. - Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán. - Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán. - Phân tích thống kê thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ cho yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị. - Thực hiện quyết toán tháng, quý, năm đúng thời hạn và tiến độ. Trang 18
  34. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy - Xây dựng các định suất, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, lập kế hoạch tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư trên cơ sở tình hình diễn biến của thị trường và của khách hàng. - Tổ chức, chứng kiến việc bàn giao, thuyên chuyển của nhân viên kế toán, thủ quỹ, thủ kho tại đơn vị. - Tổ chức lưu trữ tài liệu, chứng từ theo qui định của pháp luật. Nhân viên kế toán: - Chấp hành nhiệm vụ được phân công, mở sổ sách kế toán theo qui định của nhà nước dưới sự hướng dẫn của người phụ trách kế toán. - Chịu trách nhiệm trước thủ trưởng đơn vị, tổ trưởng kế toán và kế toán trưởng cấp trên về phần việc được phân công. - Lưu trữ, bảo quản chứng từ theo qui định của pháp luật. 4. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua: Đồ thị 1: Đồ thị lợi nhuận theo từng lĩnh vực hoạt động qua 4 năm gần nhất. Triệu đồng 5.000 4.550 4.570 3.835 4.000 2.799 2.726 3.000 2.487 2.000 1.000 243 499 - Năm 0 1 2 3 (1.000) 0 0 (659) 0 0 0 0 0 0 2 2 2 2 (2.000) (1.111) (1.348) (1.824) (2.226) (3.000) (2.967) (4.000) Tổng lợi nhuận LN xuất khẩu gạo LN du lịch LN xuất khẩu điều Hoạt động của Công ty Du Lịch An Giang gồm hai mảng thương mại và du lịch. Trước năm 2002 kinh doanh thương mại bao gồm xuất khẩu gạo và xuất khẩu điều. Nhưng từ năm 2002 đến nay mảng thương mại chỉ kinh doanh xuất khẩu gạo. Xuất khẩu điều kinh doanh không hiệu quả, lợi nhuận mang lại luôn là con số âm vì giá nguyên liệu cao trong khi đó giá bán đầu ra lại giảm mạnh do hạt điều Thái Lan và Myanma cạnh tranh, phá giá nên thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp bị thu hẹp, khó tiêu thụ. Chính vì thế nên đến tháng 03/2001 công ty đã quyết định giải thể xí nghiệp hạt điều. Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu gạo luôn cao nhất trong các hoạt động của công ty. Qua 4 năm từ 2000 – 2003 lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu gạo luôn cao hơn so với tổng Trang 19
  35. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy lợi nhuận của công ty, nguyên nhân của vấn đề này là do công ty bù lỗ cho hoạt động xuất khẩu điều kinh doanh không hiệu quả và bù lỗ cho hoạt động du lịch Hoạt động du lịch bị lỗ là do công ty đang trong giai đoạn đầu tư, nâng cấp và xây dựng mới lại hệ thống nhà hàng - khách sạn, nên các khoản chi phí khấu hao, sửa chữa và đầu tư trang thiết bị rất cao, bên cạnh đó các cơ sở mới mới đi vào hoạt động nên bước đầu còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên trong các năm tới sẽ giúp công ty thu hút được nhiều khách hàng hơn và lợi nhuận sẽ tăng lên. Nhìn chung hoạt động của công ty tương đối khả quan, trong đó hoạt động thương mại đạt kết quả khả quan hơn cả, đây là điều mà công ty cần duy trì và phát huy hơn nữa để nâng cao khả năng kinh doanh trên phạm vi quốc tế. Các hệ thống nhà hàng, khách sạn qua thời gian xây dựng đã dần đi vào hoạt động ổn định và trong các năm tới sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho công ty, góp phần tạo công ăn, việc làm thường xuyên, nâng cao thu nhập cho cán bộ - công nhân viên. Bên cạnh đó công tác quản lý và phân công bố trí nhân sự của công ty ngày càng hợp lý giúp đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh. Đồng thời cùng với tinh thần quyết tâm trong lao động sản xuất của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ, công nhân viên đã góp phần đưa công ty vượt qua những khó khăn nhất định và không ngừng phát triển trong những năm qua. 5. Các thông tin tài chính về công ty: 5.1. Chế độ kế toán được áp dụng tại công ty: Chế độ kế toán được áp dụng tại công ty Du lịch An Giang được thực hiện theo những qui định sau: Niên độ kế toán: Bắt đầu vào ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/01 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: Bằng đồng Việt Nam Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung Phương pháp kế toán tài sản cố định: • Nguyên tắc đánh giá tài sản: Nguyên giá – Giá trị hao mòn • Phương pháp khấu hao áp dụng và các trường hợp khấu hao đặc biệt: Theo qui định 166/1999/QĐ_BTC ngày 30/12/99 của bộ trưởng bộ tài chính Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Bình quân gia quyền • Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Nhập trước, xuất trước • Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Đầu kỳ + Nhập - Xuất • Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên Trang 20
  36. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy 5.2. Các thông tín tài chính của công ty: Giới thiệu báo cáo tài chính của công ty trong 4 năm gần nhất: Từ 2000 – 2003 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đơn vị tính: Triệu đồng MÃ CHỈ TIÊU NĂM 2000 NĂM 2001 NĂM 2002 NĂM 2003 SỐ TÀI SẢN A.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 100 55.577 34.775 93.750 93.863 I.Tiền 110 1.596 2.257 1.747 2.293 II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 - - - 2.000 III.Các khoản phải thu 130 46.278 25.354 79.887 77.810 IV.Hàng tồn kho 140 6.353 6.605 11.073 10.890 V.Tài sản lưu động khác 150 1.351 559 1.042 870 VI.Chi sự nghiệp 160 - - - - B.Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 200 26.919 37.388 43.742 72.060 I.Tài sản cố định 210 19.024 31.799 38.638 54.985 II.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 3.769 992 992 11.950 III.Chi phí XDCB dở dang 230 4.127 4.597 4.112 4.720 IV.Các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn 240 - - - - V.Chi phí trả trước dài hạn 241 - - - 405 TỔNG TÀI SẢN 250 82.496 72.163 137.492 165.923 NGUỒN VỐN A.Nợ phải trả 300 61.181 48.297 101.492 125.445 I.Nợ ngắn hạn 310 50.572 24.537 70.792 98.629 II.Nợ dài hạn 320 10.432 21.298 19.485 26.375 III.Nợ khác 330 177 2.462 11.215 441 B.Nguồn vốn chủ sở hữu 400 21.315 23.866 36.000 40.477 I.Nguồn vốn quỹ 410 21.301 23.891 35.154 38.772 1.Nguồn vốn kinh doanh 411 18.477 15.268 23.832 26.576 2.Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 - - - - 3.Chênh lệch tỷ giá 413 - - - - 4.Quỹ đầu tư phát triển 414 118 118 785 1.514 5.Quỹ dự phòng tài chính 415 169 169 302 448 6.Lợi nhuận chưa phân phối 416 (2.698) 102 - - 7.Nguồn vốn đầu tư XDCB 417 5.235 8.235 10.235 10.235 II.Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 14 (25) 847 1.705 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 430 82.496 72.163 137.492 165.923 Nguồn tin: Phòng Kế toán-Tài vụ Công Ty Du Lịch An Giang Trang 21
  37. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị tính: Triệu đồng MÃ CHỈ TIÊU Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 SỐ Tổng doanh thu 01 262.865 300.813 271.058 387.311 Trong đó: Doanh thu xuất khẩu 02 167.802 263.154 229.047 333.953 Các khoản giảm trừ 03 18 4.068 254 290 Chiết khấu thương mại 04 - - - - Giảm giá hàng bán 05 - - - - Hàng bán bị trả lại 06 8 3.973 1 - Thuế TTĐB 07 10 96 252 290 1. Dthu thuần 10 262.847 296.745 270.804 387.021 2. Giá vốn hàng bán 11 239.361 261.464 221.387 350.034 3. Lợi nhuận gộp 20 23.486 35.280 49.417 36.987 4. Chi phí bán hàng 21 20.019 25.969 40.231 26.295 5. Chi phí quản lý 22 4.269 5.531 7.046 7.149 6. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 30 (802) 3.780 2.139 3.543 7. Thu nhập HĐTC 31 1.997 2.318 1.261 4.708 8. Chi phí HĐTC 32 6.213 6.384 5.253 6.322 Trong đó: Chi phí lãi vay 33 6.213 6.384 5.253 6.322 9. Lợi nhuận HĐTC 40 (4.215) (4.065) (3.992) (1.614) 10. Thu nhập khác 41 4.354 4.014 4.340 1.363 11. Chi phí khác 42 1.562 929 - 566 12. Lợi nhuận khác 50 2.792 3.085 4.340 796 13. Tổng lợi nhuận trước thuế 60 (2.226) 2.799 2.487 2.726 14. Thuế thu nhập doanh nghiệp 70 - - 828 872 15. Lợi nhuận sau thuế 80 (2.226) 2.799 1.659 1.854 Nguồn tin: Phòng Kế toán-Tài vụ Công Ty Du Lịch An Giang Trang 22
  38. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy Trang 23
  39. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DU LỊCH AN GIANG 1. Phân tích khái quát tình hình tài chính: Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan. Kết quả phân tích này sẽ cho phép nhà quản lý, chủ doanh nghiệp thấy rõ được thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để phân tích khái quát tình hình tài chính của toàn doanh nghiệp ta cần thực hiện các nội dung sau: 1.1. Phân tích khái quát sự biến động của tài sản và nguồn vốn: Bảng 1: Bảng phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn năm 2003 Đơn vị tính: Triệu đồng % Theo qui mô Chênh lệch MÃ ĐẦU CUỐI chung CHỈ TIÊU SỐ NĂM NĂM ĐẦU CUỐI Tuyệt Tương NĂM NĂM đối đối TÀI SẢN A.TSLĐ & ĐTNH 100 93.750 93.863 68,19% 56,57% 113 0,12% I.Tiền 110 1.747 2.293 1,27% 1,38% 546 31,27% II.Các khoản đầu tư ngắn hạn 120 - 2.000 - 1,21% 2.000 ∞ III.Các khoản phải thu 130 79.887 77.810 58,10% 46,90% (2.077) -2,60% IV.Hàng tồn kho 140 11.073 10.890 8,05% 6,56% (184) -1,66% V.Tài sản lưu động khác 150 1.042 870 0,76% 0,52% (173) -16,56% VI.Chi sự nghiệp 160 - - - - - ∞ B.TSCĐ & ĐTDH 200 43.742 72.060 31,81% 43,43% 28.318 64,74% I.Tài sản cố định 210 38.638 54.985 28,10% 33,14% 16.347 42,31% II.Các khoản đầu tư dài hạn 220 992 11.950 0,72% 7,20% 10.958 1104,56% III.Chi phí XDCB dở dang 230 4.112 4.720 2,99% 2,84% 608 14,78% IV.Ký cược, ký quỹ dài hạn 240 - - - - - ∞ V.Chi phí trả trước dài hạn 241 - 405 - 0,24% 405 ∞ TỔNG TÀI SẢN 250 137.492 165.923 100,00% 100,00% 28.430 20,68% NGUỒN VỐN A.NỢ PHẢI TRẢ 300 101.492 125.445 73,82% 75,60% 23.954 23,60% I.Nợ ngắn hạn 310 70.792 98.629 51,49% 59,44% 27.837 39,32% II.Nợ dài hạn 320 19.485 26.375 14,17% 15,90% 6.890 35,36% III.Nợ khác 330 11.215 441 8,16% 0,27% (10.773) -96,07% B.NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 36.000 40.477 26,18% 24,40% 4.477 12,44% I.Nguồn vốn quỹ 410 35.154 38.772 25,57% 23,37% 3.619 10,29% 1.Nguồn vốn kinh doanh 411 23.832 26.576 17,33% 16,02% 2.744 11,51% 2.Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 - - - - - ∞ 3.Chênh lệch tỷ giá 413 - - - - - ∞ 4.Quỹ đầu tư phát triển 414 785 1.514 0,57% 0,91% 729 92,91% 5.Quỹ dự phòng tài chính 415 302 448 0,22% 0,27% 146 48,28% 6.Lợi nhuận chưa phân phối 416 - - - - - ∞ 7.Nguồn vốn đầu tư XDCB 417 10.235 10.235 7,44% 6,17% - 0,00% II.Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 847 1.705 0,62% 1,03% 858 101,40% TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 430 137.492 165.923 100,00% 100,00% 28.430 20,68% Trang 24
  40. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy 1.1.1. Phân khái quát tình hình biến động tài sản: Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy tổng tài sản của doanh nghiệp cuối năm tăng so với đầu năm là 28.430 triệu đồng, tức là tăng 20,68%. Trong đó: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: Vào thời điểm đầu năm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có giá trị là 93.750 triệu đồng, đến thời điểm cuối năm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng lên là 93.863 triệu đồng. Như vậy, so với đầu năm thì tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đã tăng 113 triệu đồng, tức là tăng 0,12%. Nguyên nhân của sự biến động này là do vốn bằng tiền của doanh nghiệp tăng 546 triệu đồng (tăng 31,27% so với đầu năm), các khoản đầu tư ngắn hạn tăng 2.000 triệu đồng, ngoài ra còn do giảm giá trị các khoản phải thu 2.077 triệu đồng, tương ứng là giảm 2,60%; giá trị hàng tồn kho cũng giảm 184 triệu đồng (giảm 1,66% so với đầu năm) và giảm các tài sản lưu động khác mà chủ yếu là các khoản tạm ứng. Nếu kết hợp phân tích theo chiều dọc ta thấy tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trong tổng tài sản cuối năm đã giảm 11,62% (56,57% - 68,19%), chủ yếu là do tỷ trọng các khoản phải thu giảm 11,21% (46,90% - 58,10%), kế đến là sự giảm nhẹ trong tỷ trọng của hàng tồn kho và các tài sản lưu động khác. ⇒ Qua toàn bộ quá trình phân tích đã thể hiện trong khi qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên nhưng công ty vẫn giảm được mức tồn đọng tài sản lưu động bằng cách đẩy nhanh quá trình thu hồi các khoản phải thu, giảm hàng tồn kho nhằm giảm bớt chi phí. Ngoài ra việc gia tăng các khoản mục có tính thanh khoản cao như tiền sẽ giúp cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiệu quả hơn; việc tăng đầu tư ngắn hạn chứng tỏ doanh nghiệp đang mở rộng hoạt động đầu tư, các khoản này sẽ tạo nguồn lợi tức trong ngắn hạn cho doanh nghiệp. Như vậy đây là biểu hiện tích cực về chuyển biến tài sản lưu động trong kỳ góp phần hạn chế những ứ đọng vốn, giảm bớt lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng, tiết kiệm vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn đầu năm tăng so với cuối năm là 28.318 triệu đồng, tức là tăng 64,74%, xét về mặt tỷ trọng thì đã tăng 11,62% (43,43% - 31,81%). Trong đó tài sản cố định tăng 16.347 triệu đồng, tương ứng là tăng 42,31% so với đầu năm; các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 10.958 triệu đồng, chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 608 triệu đồng (tăng 14,78% so với đầu năm), ngoài ra các khoản chi phí trả trước dài hạn cũng tăng 405 triệu đồng. Xét về mặt kết cấu thì tỷ trọng của tất cả các khoản mục trong tài sản cố định và đầu tư dài hạn đều tăng, trừ chi phí xây dựng cơ bảng dở dang tỷ trọng giảm 0,15% (2,84% - 2,99%). Như vậy trong năm 2003 cơ sở vật chất của doanh nghiệp đã được tăng cường, qui mô về năng lực sản xuất đã được mở rộng, đồng thời doanh nghiệp cũng đã gia tăng đầu tư tài chính dài hạn, chủ yếu là tăng liên doanh, sự gia tăng này sẽ tạo nguồn lợi tức trong dài hạn cho doanh nghiệp. 1.1.2. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn: Trang 25
  41. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy Nguồn vốn của doanh nghiệp trong năm 2003 vào cuối năm cũng tăng so với đầu năm là 28.430 triệu đồng, tức là tăng 20,68%, trong đó: Nguồn vốn chủ sở hữu: Quan sát giá trị nguồn vốn chủ sở hữu ta nhận thấy nguồn vốn chủ sở hữu vào thời điểm cuối năm là 4.477 triệu đồng, tức là tăng 12,44% so với đầu năm. Nguyên nhân là do nguồn vốn kinh doanh tăng 2.744 triệu đồng, chủ yếu là do ngân sách cấp, quỹ đầu tư phát triển tăng 729 triệu đồng (tăng 92,91%), quỹ dự phòng tài chính tăng 146 triệu đồng (tăng 48,28%), ngoài ra các quỹ khác tăng 858 triệu đồng, tương ứng là tăng 101,40% so với đầu năm. Xét về tỷ trọng ta thấy tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trên tổng vốn vào cuối năm đã giảm 1,79% so với đầu năm, sự suy giảm này chủ yếu là do tỷ trọng nguồn vốn kinh doanh giảm 1,32% và tỷ trọng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản giảm 1,28%. ⇒ Như vậy qua quá trình phân tích trên chứng tỏ doanh nghiệp vẫn đang làm ăn có hiệu quả được nhà nước tiếp tục cấp vốn để hoạt động, việc gia tăng các quỹ thể hiện tích luỹ từ nội bộ doanh nghiệp tăng lên. Tuy nhiên tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trên tổng vốn giảm thể hiện mức độ tự chủ của doanh nghiệp trong kinh doanh ngày càng giảm. Nợ phải trả: Từ bảng phân tích ta thấy tài sản của doanh nghiệp nhận được nguồn tài trợ chủ yếu từ nợ phải trả, cụ thể là vào thời điểm đầu năm cứ 100 đồng tài sản thì nhận được nguồn tài trợ từ nợ phải trả là 73,82 đồng. Đến thời điểm cuối năm cứ 100 đồng tài sản thì nhận nguồn tài trợ từ nợ phải trả là 75,60 đồng. Như vậy về mặt kết cấu thì nợ phải trả cuối năm đã tăng 1,78% so với đầu năm. Nếu kết hợp phân tích theo chiều ngang ta thấy về giá trị nợ phải trả cuối năm cũng tăng so với đầu năm là 23.954 triệu đồng, tức là tăng 25,60%. Nguyên nhân của sự biến động này là do: Bảng 2: Bảng phân tích vốn tín dụng và ngồn vốn đi chiếm dụng năm 2003 Đơn vị tính: Triệu đồng % Theo qui mô Chênh lệch chung CHỈ TIÊU Đầu năm Cuối năm Tuyệt Tương 2002 2003 đối đối Vay ngắn hạn 25.214 38.516 18,34% 23,21% 13.302 52,76% Nợ dài hạn đến hạn trả - - - - - - Nợ dài hạn 19.485 26.375 14,17% 15,90% 6.890 35,36% Nguồn vốn tín dụng 44.699 64.891 32,51% 39,11% 20.192 45,17% _Phải trả cho người bán 448 - 0,33% - (448) -100,00% _Người mua trả tiền trước - - - - - - _Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 997 401 0,72% 0,24% (596) -59,80% _Phải trả công nhân viên 452 160 0,33% 0,10% (292) -64,61% _Phải trả cho các đơn vị nội bộ 42.274 58.391 30,75% 35,19% 16.118 38,13% _Các khoản phải trả, phải nộp khác 1.408 1.161 1,02% 0,70% (247) -17,52% Nợ khác 11.215 441 8,16% 0,27% (10.773) -96,07% Nguồn vốn đi chiếm dụng 56.793 60.555 41,31% 36,50% 3.762 6,62% TỔNG NGUỒN VỐN 137.492 165.923 100,00% 100,00% 28.430 20,68% Trang 26
  42. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy Nguồn vốn tín dụng cuối năm tăng 80.192 triệu đồng, tức là tăng 45,17% so với đầu năm, nếu xét về kết cấu là tăng 6,60%(39,11% - 32,51%), trong đó chủ yếu là do doanh nghiệp tăng các khoản vay: vay ngắn hạn tăng 52,76% và vay dài hạn tăng 35,36%. Như vậy nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp tăng về giá trị và cả về tỷ trọng, đây là hiện tượng hợp lý vì trong giai đoạn doanh nghiệp đang mở rộng qui mô hoạt động và lượng vốn tự có lại không đủ trang trải thì việc vay vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp có đủ lượng vốn phục vụ cho kinh doanh. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp vay quá nhiều thì rủi ro sẽ cao, doanh nghiệp có thể mất khả năng chi trả. Nguồn vốn đi chiếm dụng tăng 3.762 triệu đồng, tức là tăng 6,62% so với đầu năm, nhưng xét về kết cấu thì giảm 4,81%(36,50% - 41,31%) trong tổng nguồn vốn, trong đó tất các các khoản mục trong nguồn vốn đi chiếm dụng đều giảm, chỉ có các khoản phải trả cho các đơn vị nội bộ là tăng. Điều này chứng tỏ trong năm 2003 doanh nghiệp chiếm dụng vốn của các đơn vị nội bộ để bổ sung vốn kinh doanh, mặt khác thể hiện ở thời điểm cuối năm doanh nghiệp chấp hành kỷ luật tín dụng và kỷ luật thanh toán, làm nghĩa vụ của mình đối với ngân sách nhà nước tốt hơn so với đầu năm. Tóm lại , qua quá trình phân tích trên ta thấy qui mô của doanh nghiệp ngày càng tăng, tuy nhiên kết cấu vốn chủ sở hữu trong tổng vốn thì lại giảm thể hiện tính chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng giảm. Mặt khác các khoản nợ phải trả lại tăng lên mà chủ yếu là lượng vốn tín dụng. Nếu kết hợp phân tích theo chiều ngang ta thấy tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu chậm hơn so với tốc độ tăng của nợ phải trả, đây là dấu hiệu không tốt vì nó cho thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang có chiều hướng giảm dần, do đó trong những năm tới doanh nghiệp nên bố trí lại cơ cấu vốn sao cho phù hợp hơn bằng cách giảm bớt lượng vốn vay và nâng dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn. 1.2. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn: Việc phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn nhằm đánh giá khái quát tình hình phân bổ, huy động, sử dụng các loại vốn và nguồn vốn đảm bảo cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Đồng thời nó còn dùng để đánh giá xem giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động với việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, sử dụng có hợp lý và hiệu quả hay không. Theo quan điểm luân chuyển vốn thì nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đủ đảm bảo trang trải cho các loại tài sản cho hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp mà không cần phải đi vay và chiếm dụng, tuy nhiên cân đối này chỉ mang tính lý thuyết. Để có thể hiểu rõ tình hình thực tế tài doanh nghiệp ta xét các quan hệ cân đối sau: 1.2.1. Quan hệ cân đối 1: Cân đối giữa B.Nguồn vốn với (I + II + IV + (2,3)V + VI)A.Tài sản + (I + II + III)B.Tài sản: Trang 27
  43. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy Bảng 3: Bảng phân tích quan hệ cân đối 1 Đơn vị tính: Triệu đồng (I+II+IV+(2,3)V+VI) A.Tài Chỉ tiêu B.Nguồn vốn Chênh lệch sản + (I+II+III)B.Tài sản Đầu năm 36.000 56.805 (20.804) Cuối năm 40.477 87.006 (46.529) Dựa vào bảng trên ta thấy rằng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp không đủ trang trải cho những hoạt động cơ bản của doanh nghiệp và lượng vốn thiếu hụt này lại có chiều hướng tăng, cụ thể là ở thời điểm đầu năm lượng vốn thiếu là 20.804 triệu đồng, đến thời điểm cuối năm lượng vốn thiếu không những không cải thiện mà còn tăng lên 46.529 triệu đồng. Từ phân tích trên ta thấy rõ nhu cầu vốn của doanh nghiệp ngày càng tăng dần, chính vì lẽ đó để có đủ vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh được bình thường liên tục, doanh nghiệp phải huy động vốn từ các khoản vay hoặc đi chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác. 1.2.2. Quan hệ cân đối 2: Cân đối giữa [(1,2)I + II]A.Nguồn vốn và B.Nguồn vốn với (I + II + IV + (2,3)V + VI)A.Tài sản + (I + II + III)B.Tài sản: Bảng 4: Bảng phân tích quan hệ cân đối 2 Đơn vị tính: Triệu đồng ((1,2)I+II)A.Nguồn vốn + (I+II+IV+(2+3)V+VI) A.Tài Chỉ tiêu Chênh lệch B.Nguồn vốn sản + (I+II+III)B.Tài sản Đầu năm 80.699 56.805 23.894 Cuối năm 105.368 87.006 18.362 Kết quả phân tích thể hiện lượng vốn vay và vốn tự có của doanh nghiệp không chỉ đủ trang trải cho hoạt động kinh doanh mà còn thừa vốn (ở thời điểm đầu năm lượng vốn thừa là 23.894 triệu đồng, đến thời điểm cuối năm lượng vốn thừa là 18.362), lượng vốn thừa này bị các đơn vị khác chiếm dụng như: khách hàng nợ tiền chưa thanh toán, trả trước cho người bán, tạm ứng, tài sản sử dụng vào việc thế chấp, ký quỹ, ký cược, Tuy nhiên vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng có chiều hướng giảm, điều này chứng tỏ doanh nghiệp có cố gắng trong việc thúc đẩy quá trình thu hồi nợ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đây là dấu hiệu khả quan đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp. 1.2.3. Quan hệ cân đối 3: Phân tích tính cân đối giữa tài sản lưu động với nợ ngắn hạn và giữa tài sản cố định với nợ dài hạn: Bảng 5: Bảng phân tích quan hệ cân đối 3 Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU Đầu năm Cuối năm TSLĐ & ĐTNH 93.750 93.863 NỢ NGẮN HẠN 70.792 98.629 Chênh lệch 22.958 (4.767) TSCĐ & ĐTDH 43.742 72.060 NỢ DÀI HẠN 19.485 26.375 Chênh lệch 3.473 (31.142) Trang 28
  44. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy Qua bảng phân tích ta nhận thấy ở thời điểm đầu năm, tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn, tài sản dài hạn cũng lớn hơn nợ dài hạn, như vậy phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, tài sản dài hạn và nợ dài hạn được trang trải từ nguồn vốn chủ sở hữu. Điều này chứng tỏ là vào thời điểm đầu năm 2003 công ty giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn, đảm bảo đúng mục đích sử dụng vốn. Đến thời điểm cuối năm 2003, lượng nợ ngắn hạn lại lớn hơn 4.767 triệu đồng so với tài sản ngắn hạn, như vậy có một phần tài sản ngắn hạn được doanh nghiệp chuyển sang tài trợ cho tài sản dài hạn, chứng tỏ doanh nghiệp đã không giữ được quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn. Mặc dù nợ ngắn hạn do chiếm dụng hợp pháp hoặc có mức lãi thấp hơn lãi nợ dài hạn tuy nhiên chu kỳ luân chuyển tài sản khác với chu kỳ thanh toán nên dễ dẫn đến những hành vi vi phạm nguyên tắc tín dụng, tăng áp lực thanh toán và có thể đưa đến tình hình tài chính xấu. Do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần bố trí lại cơ cấu vốn sao cho hợp lý. Trang 29
  45. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy 2. Phân tích tình hình bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn: 2.1. Bố trí cơ cấu tài sản: 2.1.1. Tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trong tổng tài sản: Tỷ trọng TSLĐ và đầu tư TSLĐ & Đầu tư ngắn hạn = ngắn hạn / Tổng tài sản Tổng tài sản Tình hình cụ thể tại doanh nghiệp như sau: Bảng 6: Bảng phân tích tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Đơn vị tính: Triệu đồng NĂM NĂM NĂM NĂM Chênh lệch CHỈ TIÊU 2000 2001 2002 2003 00-01 01-02 02-03 TSLĐ & đầu tư ngắn hạn 55.577 34.775 93.750 93.863 -37,43% 169,59% 0,12% Tổng tài sản 82.496 72.163 137.492 165.923 -12,53% 90,53% 20,68% Tỷ lệ TSLĐ và đầu tư ngắn 67,37% 48,19% 68,19% 56,57% -19,18% 20,00% -11,62% hạn/Tổng tài sản Đồ thị 2: Đồ thị tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Triệu đồng 180.000 68,19% 165.923 80,00% 160.000 67,37% 70,00% 140.000 60,00% 120.000 137.492 50,00% 100.000 93.750 93.863 56,57% 82.496 40,00% 80.000 48,19% 72.163 55.577 30,00% 60.000 40.000 34.775 20,00% 20.000 10,00% - 0,00% Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 TSLĐ & ĐTNH Tổng tài sản Tỷ trọng TSLĐ/Tổng tài sản Đường hồi qui Giai đoạn từ 2000 – 2001: Năm 2001 tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 48,19% trong tổng tài sản của doanh nghiệp, nếu so với năm 2000 thì tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đã giảm 19,18%. Nguyên nhân là do trong năm 2001 công ty giải thể xí nghiệp chế biến hạt điều do làm ăn không hiệu quả và thực hiện chính sách chi trả một lần cho người lao động theo chế độ làm cho lượng vốn bằng tiền giảm, các khoản phải thu và các tài sản lưu động khác cũng giảm, chính vì vậy làm cho tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm 37,43% so với năm 2000 và giảm nhanh hơn tốc độ giảm của tổng tài sản (tổng tài sản năm 2001 giảm 12,53% so với năm 2000). Giai đoạn 2001 – 2002: Năm 2002 tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 68,19% trong tổng tài sản, tức là so với năm 2001 đã tăng 20%. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do trong năm 2002 công ty tiếp tục tìm kiếm thêm các khách hàng, mở rộng thị trường Trang 30
  46. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy xuất khẩu gạo sang các nước Châu Phi và Châu Âu giúp doanh nghiệp ký thêm nhiều hợp đồng và bên cạnh đó kéo theo là các khoản phải thu tăng, ngoài ra hàng tồn kho và các tài sản lưu động khác cũng tăng làm cho tốc độ tăng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản (tốc độ tăng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là 169,59%, tốc độ tăng của tổng tài sản là 90,53%). Giai đoạn 2002 – 2003: Năm 2003 tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm 11,62% so với năm 2002, chỉ còn chiếm 56,57% trong tổng tài sản. Nguyên nhân là do trong năm 2003 doanh nghiệp đã có cố gắng trong việc thu hồi nợ làm giảm các khoản nợ phải thu, đồng thời doanh nghiệp cũng đẩy mạnh bán ra nhằm giảm dự trữ hàng tồn kho để tiết kiệm chi phí và giảm các tài sản lưu động khác đã góp phần giảm bớt lượng vốn bị ứ đọng và vốn bị chiếm dụng để đưa vốn vào sản xuất. ⇒ Như vậy nhìn chung qua 4 năm thì tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có xu hướng giảm dần, tuy nhiên các khoản phải thu giảm chậm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, do đó trong các năm tới doanh nghiệp cần tiếp tục đề ra các biện pháp hữu hiệu hơn nữa để nhanh chóng thu hồi nợ, giảm bớt lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng nhằm sử dụng vốn hiệu quả hơn. 2.1.2. Tỷ suất đầu tư: Tỷ suất đầu tư nói lên kết cấu tài sản (kết cấu vốn). Chỉ tiêu này càng cao, phản ánh quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp ngày càng tăng cường, năng lực sản xuất của doanh nghiệp ngày càng mở rộng, đầu tư tài chính của doanh nghiệp ngày càng cao. Để đánh giá về tỷ suất đầu tư ta cần xem xét các chỉ tiêu sau: Tỷ suất đầu tư Trị giá tài sản cố định và đầu tư dài hạn = x 100% tổng quát Tổng tài sản Trong đó: Tỷ suất đầu tư Trị giá tài sản cố định = x 100% tài sản cố định Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư tài Trị giá các khoản đầu tư tài chính dài hạn = x 100% chính dài hạn Tổng tài sản Từ số liệu thực tế tại doanh nghiệp ta có bảng sau: Bảng 7: Bảng phân tích tỷ suất đầu tư Đơn vị tính: Triệu đồng NĂM NĂM NĂM NĂM Chênh lệch CHỈ TIÊU 2000 2001 2002 2003 00-01 01-02 02-03 Trang 31
  47. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy TSCĐ & đầu tư dài hạn 26.919 37.388 43.742 72.060 38,89% 16,99% 64,74% Tài sản cố định 19.024 31.799 38.638 54.985 67,15% 21,51% 42,31% Đầu tư dài hạn 3.769 992 992 11.950 -73,68% 0,00% 1104,56% Tổng tài sản 82.496 72.163 137.492 165.923 -12,53% 90,53% 20,68% Tỷ suất đầu tư tổng quát 32,63% 51,81% 31,81% 43,43% 19,18% -20,00% 11,62% Tỷ suất đầu tư TSCĐ 23,06% 44,07% 28,10% 33,14% 21,01% -15,96% 5,04% Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn 4,57% 1,37% 0,72% 7,20% -3,19% -0,65% 6,48% Đồ thị 3: Đồ thị tỷ suất đầu tư Triệu đồng 180.000 165.923 60,00% 51,81% 160.000 137.492 50,00% 43,43% 140.000 40,00% 31,81% 120.000 44,07% 32,63% 33,14% 100.000 82.496 30,00% 72.163 72.060 80.000 28,10% 20,00% 54.985 23,06% 60.000 43.742 37.388 7,20% 26.919 38.638 10,00% 40.000 31.799 4,57% 19.024 1,37% 0,72% 20.000 11.950 3.769 992 992 0,00% - Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tỷ suất đầu tư tổng quát Tỷ suất đầu tư tài sản cố định TSCĐ & ĐTDH TSCĐ Đầu tư dài hạn Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư dài hạn Đường hồi qui (Tỷ suất đầu tư tổng quát) Giai đoạn 2000 – 2001: Năm 2001 tỷ suất đầu tư tổng quát là 51,81%, nếu so với năm 2000 thì đã tăng 19,18%. Trong đó tỷ suất đầu tư về tài sản cố định là 44,07%, tăng 21,01% so với năm 2000, nguyên nhân tăng là do trong năm 2001 doanh nghiệp đầu tư nâng cấp các mô hình hoạt động bằng cách mua sắm thêm các máy móc thiết bị như: xe, trang bị thêm máy lạnh, đầu VCD, máy giặt, ngoài ra doanh nghiệp còn thi công hoàn thành các dự án khu du lịch Bến Đá Núi Sam và nhà nghỉ Hòn Chong làm cho tổng tài sản cố định của doanh nghiệp tăng 67,15% so với năm 2000. Về tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn trong năm 2001 lại giảm 3,19% so với năm 2000 là do doanh nghiệp không còn liên doanh với Công ty liên doanh công nghệ thực phẩm An Thái. Giai đoạn 2001 – 2002: Vào năm 2002 tỷ suất đầu tư tổng quát là 31,81%, như vậy đã giảm 20% so với năm 2001. Trong đó tỷ suất đầu tư tài sản cố định giảm 15,96%, nguyên nhân là do tốc độ tăng của tổng tài sản nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản cố định (tốc độ tăng của tổng tài sản là 90,53%, tốc độ tăng của tài sản cố định là 21,51% so với năm 2001), như vậy xét về giá trị thì tài sản cố định của doanh nghiệp trong năm 2002 có tăng là do doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mua sắm thêm các thiết bị văn phòng như máy vi tính, máy in, trang bị thêm xe khách cho Trung Tâm Dịch Vụ Du Lịch, làm lại hệ thống điện, hệ thống thoát nước cho các khu du lịch, các nhà hàng, khách sạn và xây dựng hệ thống kho, hệ thống sân phơi, mua thêm các máy móc hiện đại cho nhà máy chế biến gạo, đồng thời công ty thi công hoàn thành khách sạn Đông Xuyên và đưa vào sử dụng. Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn trong năm 2002 lại tiếp tục giảm 0,65% so với năm 2001 là do tổng tài sản Trang 32
  48. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy của doanh nghiệp tăng nhanh, trong khi đó các khoản đầu tư tài chính dài hạn thì không đổi. Giai đoạn 2002 – 2003: Năm 2003 tỷ suất đầu tư tổng quát tăng trở lại và đạt 43,43%, so với năm 2002 tăng 11,62%. Trong đó tỷ suất đầu tư tài sản cố định là 33,14%, tăng 5,04% so với năm 2002, nguyên nhân tăng là do năm 2003 doanh nghiệp tiếp tục trang bị thêm các thiết bị cho khu du lịch Bến Đá Núi Sam và nhà nghỉ An Hải Sơn, đồng thời mua thêm cân điện tử, hệ thống sàng đảo trống chọn, máy lau bóng gạo, máy may bao thay thế cho các máy móc cũ ở các nhà máy chế biến gạo nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Về tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn trong năm 2003 cũng tăng cao và đạt 7,20%, tức là đã tăng 6,48% so với năm 2002, nguyên nhân tăng là do trong năm doanh nghiệp liên doanh với Tổng công ty Du Lịch Sài Gòn và Công ty Bảo Vệ Thực Vật An Giang thành lập Công ty cổ phần Du Lịch Sài Gòn – Mêkong. ⇒ Như vậy qua toàn bộ quá trình phân tích ta nhận thấy tỷ suất đầu tư của doanh nghiệp có xu hướng tăng dần, điều này chứng tỏ cơ sở vật chất của doanh nghiệp ngày càng được tăng cường, qui mô về năng lực sản xuất ngày càng được mở rộng, đồng thời doanh nghiệp cũng gia tăng đầu tư. Đây là hiện tượng hết sức khả quan thể hiện sự chú trọng của công ty vào đầu tư đổi mới tài sản cố định, một sự thay đổi phù hợp với tăng năng lực sản xuất, phù hợp với xu hướng sản xuất kinh doanh nên đây là sự thay đổi hợp lý. 2.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn: 2.2.1. Tỷ suất nợ: Tỷ suất nợ phản ánh mức độ sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, đồng thời nó còn cho biết mức độ rủ ro tài chính mà doanh nghiệp đang phải đối diện cũng như mức độ đòn bẩy tài chính mà doanh nghiệp đang được hưởng. Để tính tỷ suất nợ ta dựa vào công thức sau: Nợ phải trả Tỷ suất nợ = x 100% Tổng nguồn vốn Dựa vào các tài liệu có liên quan ta có bảng sau: Bảng 8: Bảng phân tích tỷ suất nợ: Đơn vị tính: Triệu đồng NĂM NĂM NĂM NĂM Chênh lệch CHỈ TIÊU 2000 2001 2002 2003 00-01 01-02 02-03 Nợ phải trả 61.181 48.297 101.492 125.445 -21,06% 110,14% 23,60% Tổng nguồn vốn 82.496 72.163 137.492 165.923 -12,53% 90,53% 20,68% Tỷ suất nợ 74,16% 66,93% 73,82% 75,60% -7,23% 6,89% 1,79% Đồ thị 4: Đồ thị tỷ suất nợ Trang 33
  49. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy Triệu đồng 180.000 165.923 78,00% 160.000 74,16% 75,60% 76,00% 73,82% 137.492 140.000 125.445 74,00% 120.000 101.492 72,00% 100.000 82.496 70,00% 80.000 72.163 61.181 68,00% 60.000 48.297 40.000 66,93% 66,00% 20.000 64,00% - 62,00% Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Nợ phải trả Tổng nguồn vốn Tỷ suất nợ Đường hồi qui Dựa vào bảng phân tích và đồ thị ta thấy: Giai đoạn 2000 – 2001: Trong năm 2001 tỷ suất nợ là 66,93%, tức là giảm 7,23% so với năm 2000. Nguyên nhân là do trong năm 2001 xí nghiệp hạt điều bị giải thể do đó công ty giảm bớt lượng vốn vay ngắn hạn dùng để mua nguyên liệu, ngoài ra các khoản phải trả nội bộ cũng không còn, chính vì thế làm cho nợ phải trả giảm 21,06% so với năm 2000 và nhanh hơn tốc độ giảm của tổng nguồn vốn (tốc độ giảm của tổng nguồn vốn là 12,53% so với năm 2000). Giai đoạn 2001 – 2003: Trong giai đoạn này tỷ suất nợ tăng liên tục, cụ thể vào năm 2002 tỷ suất nợ là 73,82% (tăng 6,89% so với năm 2001), năm 2003 tỷ suất nợ là 75,60% (tăng 1,79% so với năm 2002). Nguyên nhân tăng là do nợ phải trả tăng cao, vì trong giai đoạn này doanh nghiệp mở rộng qui mô hoạt động do đó doanh nghiệp đã vay nhiều vốn hơn, đồng thời chiếm dụng vốn ở các đơn vị khác để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, làm cho tốc độ tăng của nợ phải trả nhanh hơn so với tốc độ tăng của tổng vốn. ⇒ Nhìn chung qua 4 năm, tỷ suất nợ của doanh nghiệp cao và có xu hướng tăng dần, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng đòn cân nợ để góp phần tăng lợi nhuận, tuy nhiên việc sử dụng đòn cân nợ một mặt đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, nhưng mặt khác nó cũng làm tăng mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh, nếu vay nhiều quá doanh nghiệp có thể mất khả năng chi trả. Do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần có biện pháp giảm bớt lượng vốn vay nhằm giảm bớt rủi ro. 2.2.2. Tỷ suất tự tài trợ: Chỉ tiêu này thể hiện mức độ tự chủ của doanh nghiệp về mặt tài chính, là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng vốn. Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ = x 100% Tổng nguồn vốn Tình hình thực tế tại doanh nghiệp Trang 34
  50. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy Bảng 9: Bảng phân tích tỷ suất tự tài trợ: Đơn vị tính: Triệu đồng NĂM NĂM NĂM NĂM Chênh lệch CHỈ TIÊU 2000 2001 2002 2003 00-01 01-02 02-03 Nguồn vốn chủ sở hữu 21.315 23.866 36.000 40.477 11,97% 50,84% 12,44% Tổng nguồn vốn 82.496 72.163 137.492 165.923 -12,53% 90,53% 20,68% Tỷ suất tự tài trợ 25,84% 33,07% 26,18% 24,40% 7,23% -6,89% -1,79% Đồ thị 5: Đồ thị tỷ suất tự tài trợ Triệu đồng 33,07% 180.000 165.923 35,00% 160.000 137.492 30,00% 140.000 25,00% 120.000 25,84% 26,18% 24,40% 100.000 20,00% 82.496 80.000 72.163 15,00% 60.000 40.477 10,00% 40.000 36.000 21.315 23.866 20.000 5,00% - 0,00% Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 VCSH Tổng nguồn vốn Tỷ suất tự tài trợ Đường hồi qui Giai đoạn 2000 – 2001: Năm 2001 tỷ suất tự tài trợ là 33,07%, so với năm 2000 thì đã tăng 7,23%. Nguyên nhân tăng là do nguồn vốn chủ sở hữu tăng trong khi đó tổng nguồn vốn lại giảm. Vốn chủ sở hữu trong năm 2001 tăng chủ yếu là do lợi nhuận chưa phân phối tăng và tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Giai đoạn 2001 – 2003: Trong giai đoạn này tỷ suất tự tài trợ liên tục giảm. Năm 2002 tỷ suất tự tài trợ là 26,18% (giảm 6,89% so với năm 2001), năm 2003 tỷ suất tự tài trợ lại tiếp tục giảm 1,79% so với năm 2002 và chỉ còn 24,40%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu chậm hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn, cụ thể là tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu trong năm 2002 là 50,84% so với năm 2001 và năm 2003 là tăng 12,44% so với năm 2002, trong khi đó tốc độ tăng của tổng vốn lần lượt là 90,53% và 20,68%. ⇒ Từ kết quả phân tích trên ta thấy tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp qua 4 năm có xu hướng giảm dần chứng tỏ khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp ngày càng giảm, doanh nghiệp bị thiếu vốn và không đủ sức để chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. 3. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán: Trang 35
  51. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy 3.1. Phân tích tình hình thanh toán: Phân tích tình hình thanh toán là đánh giá tính hợp lý về sự biến động các khoản phải thu và phải trả giúp ta có những nhận định chính xác hơn về thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Từ đó tìm ra những nguyên nhân của mọi sự ngừng trệ, khê đọng các khoản thanh toán hoặc có thể khai thác được khả năng tiềm tàng giúp doanh nghiệp làm chủ tình hình tài chính, nó có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 3.1.1. Phân tích khoản phải thu: 3.1.1.1. Phân tích tình hình biến động các khoản phải thu: Dựa vào bảng 10 (trang 34) ta thấy trong năm 2001 các khoản phải thu giảm 21.106 triệu đồng, tức là giảm 44,97% so với năm 2000, trong đó tất cả các khoản mục đều giảm. Sang năm 2002 các khoản phải thu lại tăng rất cao (tăng 54.859 triệu đồng, tương ứng là tăng 212,40% so với năm 2001, chủ yếu là do các khoản phải thu nội bộ tăng 42.274 triệu đồng và trong năm doanh nghiệp tăng cường mở rộng các mối quan hệ kinh tế, mở rộng thị trường xuất khẩu gạo làm cho khoản phải thu của khách hàng tăng 11.061 triệu đồng, tức là tăng 46,63%, ngoài ra còn có sự gia tăng của các khoản mục như thuế giá trị gia tăng khấu trừ, các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn và các khoản phải thu khác. Năm 2003 các khoản phải thu giảm 2.176 triệu đồng, tức là giảm 2,70% so với năm 2002, nguyên nhân chủ yếu là do giảm các khoản phải thu của khách hàng 27.287 triệu đồng (giảm 78,45%) và giảm tạm ứng 105 triệu đồng (giảm 40,14%). Nếu kết hợp phân tích theo chiều dọc ta thấy trong năm 2000 tỷ trọng các khoản phải thu là 56,89%, năm 2001 tỷ trọng khoản phải thu giảm còn 35,79%, vào năm 2002 tỷ trọng này lại tăng trở lại đạt 58,69%, đến năm 2003 tỷ trọng khoản phải thu giảm so với năm 2002 và chỉ còn chiếm 47,32% trong tổng tài sản của doanh nghiệp. ⇒ Tóm lại qua toàn bộ quá trình phân tích trên ta nhận thấy về mặt giá trị các khoản phải thu có chiều hướng tăng, nhưng nếu xét về tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản thì lại có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp một mặt tăng cường tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, mặt khác đã rất có cố gắng trong việc thu hồi nợ giảm lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng, góp phần sử dụng vốn hiệu quả hơn. Trang 36
  52. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy Để nghiên cứu các khoản phải thu ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, chúng ta cần xem xét các tỷ số liên quan đến khoản phải thu. Trang 37
  53. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy 3.1.1.2. Phân tích các tỷ số liên quan đến khoản phải thu: Khoản phải thu / Tổng các khoản phải thu = Tài sản lưu động Tổng tài sản lưu động Khoản phải thu / Tổng các khoản phải thu = Khoản phải trả Tổng các khoản phải trả Bảng 11: Bảng phân tích các tỷ số khoản phải thu: Đơn vị tính: Triệu đồng NĂM NĂM NĂM NĂM Chênh lệch CHỈ TIÊU 2000 2001 2002 2003 00-01 01-02 02-03 Tổng các khoản phải thu 46.934 25.828 80.688 78.511 -44,97% 212,40% -2,70% Tổng tài sản lưu động 55.577 34.775 93.750 93.863 -37,43% 169,59% 0,12% Tổng các khoản phải trả 50.749 26.999 82.007 99.070 -46,80% 203,74% 20,81% Tỷ lệ khoản phải thu / 84,45% 74,27% 86,07% 83,64% -10,18% 11,80% -2,42% Tổng TSLĐ Tỷ lệ khoản phải thu / 92,48% 95,66% 98,39% 79,25% 3,18% 2,73% -19,14% khoản phải trả Đồ thị 7: Đồ thị tỷ số khoản phải thu Triệu đồng 100.000 93.750 93.863 90,00% 84,45% 80.688 78.511 80.000 85,00% 86,07% 60.000 55.577 83,64% 80,00% 46.934 40.000 34.775 75,00% 25.828 20.000 74,27% 70,00% - 65,00% Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Khoản phải thu Tổng TSLĐ Khoản phải thu/TSLĐ Đường hồi qui Triệu đồng 95,66% 120.000 98,39% 105,00% 99.070 100.000 90,00% 80.688 82.007 92,48% 78.511 75,00% 80.000 79,25% 60,00% 60.000 46.934 50.749 45,00% 40.000 25.828 26.999 30,00% 20.000 15,00% - 0,00% Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Khoản phải thu Khoản phải trả Khoản phải thu / khoản phải trả Đường hồi qui Khoản phải thu trong năm 2001 so với năm 2000 giảm 44,97%, khoản phải thu năm 2001 so với tài sản lưu động giảm 10,18%, so với khoản phải trả tăng 3,18%. Trong năm 2002 tỷ lệ khoản phải thu trên tài sản lưu động và khoản phải thu trên khoản phải trả đều tăng so với năm 2001, do tốc độ tăng của các khoản phải thu nhanh hơn tốc độ tăng Trang 38
  54. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy của tài sản lưu động và khoản phải trả. Sang năm 2003 tỷ lệ khoản phải thu trên tài sản lưu động và khoản phải thu trên khoản phải trả lại giảm so với năm 2002, chủ yếu là do doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi nợ làm cho khoản phải thu giảm 2,70%, trong khi đó tài sản lưu động và khoản phải trả lại tăng với tốc độ lần lượt là 0,12% và 20,81%. ⇒ Như vậy từ kết quả phân tích và kết hợp với đồ thị ta thấy qua 4 năm từ 2000 – 2003 tỷ lệ các khoản phải thu trên khoản phải trả có chiều hướng giảm dần, chứng tỏ doanh nghiệp có cố gắng trong việc thu hồi nợ để nhanh chóng đưa vốn vào sản xuất, tuy nhiên nếu xét về tỷ lệ khoản phải thu trên tài sản lưu động thì lại có xu hướng tăng, do đó trong những năm kế tiếp doanh nghiệp cần có những biện pháp tích cực hơn nữa để thu hồi nợ, chủ yếu là các khoản nợ từ khách hàng và các khoản phải thu nội bộ, đây là những khoản mục luôn chiếm tỷ trọng và giá trị cao trong tổng nợ phải trả của doanh nghiệp. 3.1.2. Phân tích khoản phải trả: Cũng tương tự như các khoản phải thu ta phân tích các khoản phải trả để thấy được mức độ chiếm dụng vốn của doanh nghiệp cũng như hiểu được tình hình trả nợ của doanh nghiệp như thế nào. 3.1.2.1. Phân tích tình hình biến động các khoản phải trả: Quan sát bảng phân tích khoản phải trả (trang 37) ta nhận thấy năm 2001 khoản phải trả giảm 23.750 triệu đồng, tức là giảm 46,80% so với năm 2000. Từ năm 2001 trở đi các khoản phải trả có xu hướng ngày càng tăng, cụ thể là năm 2002 tăng 55.007 triệu đồng, tức là tăng 203,74%, nguyên nhân chủ yếu là do tăng các khoản phải trả nội bộ 42.274 triệu đồng, tăng vay ngắn hạn 4.033 triệu đồng, ngoài ra còn do tăng khoản phải trả cho người bán, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, các khoản phải trả cho công nhân viên và các khoản nợ khác. Sang năm 2003, khoản phải trả lại tiếp tục tăng 17.064 triệu đồng, tương ứng là tăng 20,81% so với năm 2002, nguyên nhân tăng là do doanh nghiệp tăng vay ngắn hạn 13.302 triệu đồng (tăng 52,76% so với năm 2002), tăng các khoản phải trả nội bộ 16.118 triệu đồng, tức là tăng 38,13% so với năm 2002. ⇒ Như vậy nhìn chung khoản phải trả qua 4 năm có khuynh hướng tăng dần, chủ yếu là do hoạt động của công ty ngày càng mở rộng nhưng lượng vốn tự có của công ty còn hạn chế nên để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường công ty phải đi vay vốn, hoặc chiếm dụng vốn của các đơn vị khác để đáp ứng lượng vốn thiếu hụt này. Do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần phải giảm bớt lượng vốn vay, vì nếu vay ngày càng nhiều thì rủi ro trong kinh doanh sẽ ngày càng cao. Trang 39
  55. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy Để đánh giá yêu cầu thanh toán đối với doanh nghiệp ta tiếp tục đi vào phân tích tỷ lệ khoản phải trả trên tổng tài sản lưu động. 3.1.2.2. Phân tích tỷ lệ khoản phải trả trên tổng tài sản lưu động: Trang 40
  56. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy Khoản phải trả / Tổng các khoản phải trả = Tài sản lưu động Tổng tài sản lưu động Tình hình cụ thể tại doanh nghiệp như sau: Bảng 13: Bảng phân tích tỷ lệ khoản phải trả trên tổng tài sản lưu động Đơn vị tính: Triệu đồng NĂM NĂM NĂM NĂM Chênh lệch CHỈ TIÊU 2000 2001 2002 2003 00-01 01-02 02-03 Tổng các khoản phải trả 50.749 26.999 82.007 99.070 -46,80% 203,74% 20,81% Tổng tài sản lưu động 55.577 34.775 93.750 93.863 -37,43% 169,59% 0,12% Tỷ số khoản phải trả/TSLĐ 91,31% 77,64% 87,47% 105,55% -13,67% 9,83% 18,07% Đồ thị 9: Đồ thị khoản phải trả trên tổng tài sản lưu động Triệu đồng 120.000 105,55% 120,00% 99.070 91,31% 93.750 100.000 82.007 93.863 100,00% 80.000 80,00% 87,47% 55.577 77,64% 60.000 50.749 60,00% 40.000 34.775 40,00% 26.999 20.000 20,00% - 0,00% Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tổng TSLĐ Khoản phải trả Tỷ số khoản phải trả/TSLĐ Đường hồi qui Giai đoạn từ 2000 – 2001, tỷ số khoản phải trả so với tổng tài sản lưu động giảm từ 91,31% xuống còn 77,64%, tức là đã giảm 13,67%. Sang giai đoạn từ 2001 – 2003 tỷ số này liên tục tăng và tăng rất nhanh, cụ thể là năm 2002 tăng 9,83% so với năm 2001, năm 2003 tăng 18,07% so với năm 2002. ⇒ Nhìn chung qua 4 năm tỷ số các khoản phải trả so với tổng vốn lưu động có xu hướng tăng dần, điều này thể hiện lượng vốn do doanh nghiệp chiếm dụng của các đơn vị khác có xu hướng ngày càng tăng. Đây là dấu hiệu không mấy tốt cho thấy yêu cầu thanh toán của doanh nghiệp ngày càng tăng. Tóm lại qua quá trình phân tích khoản phải thu và khoản phải trả ta thấy khoản phải thu của doanh nghiệp ít hơn khoản phải trả. Khoản phải thu bằng 83,64% tài sản lưu động, trong khi đó khoản phải trả lại bằng 105,55% tài sản lưu động trong năm 2003, mặt khác khoản phải thu lại có khuynh hướng tăng nhanh do đó doanh nghiệp cần thận trọng trong Trang 41
  57. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy phương án kinh doanh vì những khoản nợ phải trả này sẽ có thể trở thành nợ quá hạn nếu phương án kinh doanh không thành công. 3.2. Phân tích khả năng thanh toán: Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến khả năng thanh toán. Để thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai cần phải đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. 3.2.1. Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn: Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn là để xem xét tài sản của doanh nghiệp có đủ trang trải các khoản nợ phải trả trong ngắn hạn không. Để phân tích chúng ta sử dụng các chỉ tiêu sau: 3.2.1.1. Vốn luân chuyển: Vốn luân chuyển = Tài sản ngắn hạn-Nợ ngắn hạn Bảng 14: Bảng phân tích vốn luân chuyển Đơn vị tính: Triệu đồng NĂM NĂM NĂM NĂM Chênh lệch CHỈ TIÊU 2000 2001 2002 2003 00-01 01-02 02-03 TSLĐ & ĐTNH 55.577 34.775 93.750 93.863 -37,43% 169,59% 0,12% Nợ ngắn hạn 50.572 24.537 70.792 98.629 -51,48% 188,51% 39,32% Vốn luân chuyển 5.005 10.238 22.958 (4.767) 104,57% 124,24% -120,76% Đồ thị 10: Đồ thị vốn luân chuyển Triệu đồng 120.000 98.629 100.000 93.750 93.863 80.000 70.792 55.577 60.000 50.572 40.000 34.775 24.537 22.958 20.000 10.238 5.005 - (4.767) Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 (20.000) TSLĐ và ĐTNH Nợ ngắn hạn Vốn luân chuyển Đường hồi qui Vốn luân chuyển phản ánh phần tài sản ngắn hạn được tài trợ từ nguồn vốn cơ bản, lâu dài mà không đòi hỏi phải chi trả trong thời gian ngắn, vốn luân chuyển càng lớn phản ánh khả năng chi trả càng cao đối với nợ ngắn hạn khi đến hạn trả. Trang 42
  58. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy Trong giai đoạn từ 2000 – 2002 vốn luân chuyển liên tục tăng từ 5.005 triệu đồng trong năm 2000 lên 10.238 triệu đồng năm 2001 (tăng 104,57% so với năm 2000) và tăng 22.958 triệu đồng trong năm 2002, tương ứng là tăng 124,24% so với năm 2001). Tuy nhiên đến giai đoạn từ năm 2002 – 2003 lượng vốn luân chuyển lại giảm mạnh và bị âm. ⇒ Như vậy nhìn chung qua 4 năm, lượng vốn luân chuyển có xu hướng giảm rất nhanh, làm cho tài sản ngắn hạn được tài trợ từ nguồn vốn lâu dài giảm, hay nói cách khác là sức ép thanh toán đối với tài sản ngắn hạn tăng. Vốn luân chuyển cho ta cái nhìn khái quát về khả năng chi trả. Để đánh giá chính xác hơn ta tiến hành phân tích những chỉ tiêu sau: 3.2.1.2. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (K): Chỉ số này đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của một công ty khi đến hạn trả. Nó thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm. Hệ số thanh toán Tài sản lưu động & đầu tư ngắn hạn = hiện hành (K) Nợ ngắn hạn Căn cứ vào tài liệu liên quan ta lập bảng phân tích sau: Bảng 15: Bảng phân tích hệ số thanh toán hiện hành Đơn vị tính: Triệu đồng NĂM NĂM NĂM NĂM Chênh lệch CHỈ TIÊU 2000 2001 2002 2003 00-01 01-02 02-03 TSLĐ & ĐTNH 55.577 34.775 93.750 93.863 -37,43% 169,59% 0,12% Nợ ngắn hạn 50.572 24.537 70.792 98.629 -51,48% 188,51% 39,32% Hệ số thanh toán hiện hành 1,10 1,42 1,32 0,95 0,32 (0,09) (0,37) Đồ thị 11: Đồ thị hệ số khả năng thanh toán hiện hành Triệu đồng Lần 120.000 1,42 1,32 1,60 98.629 100.000 93.863 1,40 1,10 1,20 80.000 93.750 70.792 0,95 1,00 55.577 60.000 50.572 0,80 34.775 0,60 40.000 24.537 0,40 20.000 0,20 - - Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 TSLĐ và ĐTNH Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán hiện hành Đường hồi qui Dựa vào đồ thị ta thấy giai đoạn từ 2000 – 2001 hệ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp tăng từ 1,10 lần lên 1,42 lần, tức là tăng 0,32 lần so với năm 2000. Giai đoạn 2001 – 2003 hệ số này liên tục giảm từ 1,42 lần trong năm 2001 giảm xuống còn 1,32 lần vào năm 2002 (giảm 0,09 lần so với năm 2001), đến năm 2003 chỉ còn 0,95 lần, tức là giảm Trang 43
  59. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy 0,37 lần so với năm 2002. Nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn nhanh hơn so với tốc độ tăng của tài sản lưu động, cụ thể là trong năm 2003 tốc độ tăng của tài sản lưu động là 0,12%, còn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 39,32%. Như vây dựa vào kết quả trên thì trong năm 2003 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ có 0,95 đồng tài sản lưu động đảm bảo. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp không đầu tư quá mức vào tài sản lưu động, số tài sản lưu động dư thừa không tạo thêm doanh thu này sẽ giảm và như vậy doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả hơn, mặt khác đây là dấu hiệu cũng không khả quan lắm vì nó thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp giảm, do đó mức độ rủi ro trong kinh doanh sẽ tăng lên. Trong tài sản lưu động bao gồm những khoản mục có khả năng thanh khoản cao và những khoản mục có khả năng thanh khoản kém nên hệ số thanh toán hiện hành vẫn chưa phản ánh đúng năng lực thanh toán của doanh nghiệp. Để đánh giá kỹ hơn về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ta tiếp tục đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu sau: 3.2.1.3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (KN): Hệ số khả năng thanh Tài sản có khả năng thanh khoản cao = toán nhanh (KN) Nợ ngắn hạn Trong đó: Tài sản có khả năng = TSLĐ & ĐTNH – HTK – Chi phí trả trước – Chi phí chờ kết chuyển thanh khoản cao Hệ số thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền hoặc các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn. Bảng 16: Bảng phân tích khả năng thanh toán nhanh Đơn vị tính: Triệu đồng NĂM NĂM NĂM NĂM Chênh lệch CHỈ TIÊU 2000 2001 2002 2003 00-01 01-02 02-03 Tài sản có tính thanh khoản cao 48.530 28.085 82.435 82.804 -42,13% 193,52% 0,45% Nợ ngắn hạn 50.572 24.537 70.792 98.629 -51,48% 188,51% 39,32% Hệ số thanh toán nhanh 0,96 1,14 1,16 0,84 0,18 0,02 (0,32) Đồ thị 12: Đồ thị hệ số khả năng thanh toán nhanh Trang 44
  60. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy Triệu đồng Lần 120.000 1,40 1,14 1,16 98.629 100.000 1,20 82.435 82.804 1,00 80.000 0,96 70.792 0,84 0,80 60.000 50.572 48.530 0,60 40.000 28.085 24.537 0,40 20.000 0,20 - - Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tài sản có tính thanh khoản cao Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh Đường hồi qui Quan sát bảng và đồ thị ta thấy: Giai đoạn 2000 – 2002, khả năng thanh toán nhanh có xu hướng tăng, cụ thể là năm 2000 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,96 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo, năm 2001 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1,14 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo, tức là đã tăng 0,18 đồng so với năm 2000; vào năm 2002 có 1,16 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo cho nợ ngắn hạn, tăng 0,02 đồng so với năm 2001. Sang giai đoạn 2002 – 2003 khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp giảm chỉ còn 0,84 lần, thấp nhất trong 4 năm, nguyên nhân là do tốc độ tăng của tiền và các khoản tương đương tiền chậm hơn so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. ⇒ Như vậy qua 4 năm hệ số thanh toán nhanh có xu hướng giảm dần là do trong các năm 2001 và 2002 hệ số này cao, chứng tỏ lượng vốn bằng tiền của doanh nghiệp bị ứ đọng nên doanh nghiệp đã điều chỉnh giảm trong năm 2003, tuy nhiên hệ số thanh toán điều chỉnh như thế thì khá thấp, thể hiện khả năng thanh toán của công ty trong năm 2003 ở tình trạng chưa tốt. Do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần phải nâng dần hệ số này lên. 3.2.1.4. Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền: Ngoài hệ số khả năng thanh toán nhanh, để đánh giá khả năng thanh toán một cách khắt khe hơn nữa ta sử dụng hệ số khả năng thanh toán bằng tiền. Hệ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền để sẳn sàng thanh toán cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng Tiền + Đầu tư ngắn hạn = thanh toán bằng tiền Nợ ngắn hạn Bảng 17: Bảng phân tích khả năng thanh toán bằng tiền Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM NĂM NĂM NĂM Chênh lệch Trang 45
  61. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CTY DU LỊCH AN GIANG GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy NĂM NĂM NĂM NĂM Chênh lệch CHỈ TIÊU 2000 2001 2002 2003 00-01 01-02 02-03 Tiền + ĐTNH 1.596 2.257 1.747 4.293 41,46% -22,60% 145,75% Nợ ngắn hạn 50.572 24.537 70.792 98.629 -51,48% 188,51% 39,32% Hệ số thanh toán bằng tiền 0,03 0,09 0,02 0,04 0,06 (0,07) 0,02 Đồ thị 13: Đồ thị hệ số khả năng thanh toán bằng tiền Triệu đồng Lần 120.000 0,09 0,10 98.629 100.000 0,08 80.000 70.792 0,06 60.000 50.572 0,04 0,04 40.000 24.537 0,03 20.000 0,02 0,02 4.293 1.596 2.257 1.747 - - Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tiền & ĐTNH Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán bằng tiền Đường hồi qui Qua kết quả tính toán ta thấy hệ số khả năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp qua 4 năm rất thấp, cụ thể năm 2000 là 0,03 lần, năm 2001 là 0,09 lần, đến năm 2002 thấp nhất và chỉ có 0,02 lần, sang năm 2003 là 0,04 lần. Hệ số này lại có chiều hướng ngày càng giảm dần. Điều này thể hiện khả năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp không tốt và có khuynh hướng ngày càng kém hơn. Như vậy trong những năm tới doanh nghiệp cần phải có biện pháp khắc phục bằng cách nâng mức dự trữ tiền mặt lên đến mức cho phép và giảm phần nợ phải trả ngắn hạn đến giới hạn cần thiết để có thể đáp ứng ngay nhu cầu thanh toán. 3.2.2. Phân tích khả năng thanh toán trong dài hạn: Để phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn ta sử dụng các chỉ tiêu sau: 3.2.2.1. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá khả năng đảm bảo của doanh nghiệp đối với nợ vay dài hạn. Nó cho biết khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp và mức độ an toàn có thể đối với người cấp tín dụng Hệ số khả năng Lợi nhuận thuần HĐKD = thanh toán lãi vay Lãi nợ vay Dựa vào các số liệu liên quan ta lập bảng sau: Bảng 18: Bảng phân tích khả năng trả lãi nợ vay Đơn vị tính: Triệu đồng Trang 46