Một vài lý thuyết công tác xã hội đương đại trong khối các nước nói tiếng Đức

pdf 63 trang hapham 1910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một vài lý thuyết công tác xã hội đương đại trong khối các nước nói tiếng Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmot_vai_ly_thuyet_cong_tac_xa_hoi_duong_dai_trong_khoi_cac_n.pdf

Nội dung text: Một vài lý thuyết công tác xã hội đương đại trong khối các nước nói tiếng Đức

  1. MỘT VÀI LÝ THUYẾT CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI TRONG KHỐI CÁC NƯỚC NÓI TIẾNG ĐỨC Gs. Ts. Juliane Sagebiel, ThS. Ngân Nguyễn-Meyer 1 Thế nào là hành động chuyên nghiệp trong Công tác xã hội Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần làm rõ khái niệm “nghề nghiệp chuyên môn” (profession) khác khái niêm “công việc” (work) và “nghề nghiệp thông thường” (occupation) như thế nào? Công việc là những hoạt động cá nhân hoặc tập thể không được hệ thống hóa và không đòi hỏi sự đào tạo. Ai cũng có thể thực hiện công việc, như lau nhà, nấu ăn, vác nặng hay chế tạo những vật dụng cơ bản. Trái lại, nghề nghiệp theo nghĩa thông thường là một hoạt động chuyên hóa phân công lao động, nó đòi hỏi người thực hiện phải học và có những phương pháp và kỹ thuật. Một vài ví dụ có thể kể đến như công việc thủ công truyền thống như thợ nướng bánh, thợ xây hay thợ cơ khí ô tô. Ngoài ra, có những hoạt động đã hình thành trong quá trình lịch sử - những nghề nghiệp được nâng cao – và đòi hỏi sự đào tạo hoặc giáo dục đại học chuyên môn cao dựa trên lý thuyết (Galuske 2001, 118). Đó là những nghề nghiệp như bác sĩ, luật sư, kỹ sư và nhân viên CTXH. Nghề nghiệp chuyên môn có những đặc điểm sau đây: 1. Quá trình đào tạo đại học lâu dài với nền tảng lý thuyết; 2. Những người hành nghề tự tổ chức thành những hiệp hội/ liên minh, các hiệp hội/ liên minh này tự quản lý và đề ra những nội quy đối với việc đào tạo và hành nghề cũng như kiểm tra việc thực hiện nội quy này. Các tiêu chuẩn đào tạo trong Công tác xã hội do Liên đoàn các trường công tác xã hội thế giới đề ra (IFSWS); 3. Tất cả những người hành nghề phải tuân thủ những quy tắc đạo đức nhất định. Họ tương đối tự chủ và không chịu sự kiểm soát của những đơn vị không thuộc cùng ngành nghề. Trong ngành Công tác xã hội, các giá trị được nhắc đến trong Định nghĩa quốc tế về CTXH (IFSW) được tôn trọng. 4. Những người hành nghề được sự công nhận của xã hội và có một địa vị tương đối cao trong phân cấp nghề nghiệp của một xã hội. 5. Một nghề nghiệp chuyên môn theo đuổi các mục đích nhân văn, phục vụ cộng đồng thông qua việc góp phần vào sự thịnh vượng và ổn định của xã hội. CTXH theo đuổi mục tiêu hỗ trợ con người giải quyết những vấn đề của họ, giúp họ thỏa mãn những nhu cầu của mình, nâng cao hạnh phúc và góp phần vào quá trình biến đổi của xã hội; 6. Các nghề nghiệp chuyên môn đòi hỏi trách nhiệm đối với những vấn đề nhất định trong xã hội. Quá trình lịch sử của việc thực hiện các trách nhiệm trong cấp bậc nghề nghiệp là quá trình chuyên nghiệp hóa. Quá trình chuyên nghiệp hóa CTXH từ công việc tình nguyện, từ thiện và không có tay nghề đến công việc được trả lương rồi đến việc được đào tạo đại học 61
  2. chính là quá trình chuyên nghiệp hóa trong CTXH. Nó đòi hỏi trách nhiệm để xử lý các vấn đề xã hội. Tất cả những tiêu chuẩn xã hội học về khái niệm các nghề nghiệp chuyên môn này không giống nhau hoàn toàn trong CTXH của các nước. Quá trình chuyên nghiệp hóa này mới ở giai đoạn đầu ở một số nước châu Á, trong khi nó đã phát triển cao ở Mỹ. Ở Đức, chuyên ngành CTXH vẫn còn đấu tranh để được công nhận và lĩnh vực đào tạo CTXH vẫn chưa đạt đến cấp độ đại học (University), mà còn ở mức cấp độ đại học ứng dụng (University of applied sciences). Tuy nhiên, những tiêu chuẩn nêu trên cho phép rút ra những kết luận về hành động chuyên nghiệp. Nói chung, hành động chuyên nghiệp trong CTXH chứa đựng nền tảng lý thuyết và định hướng giá trị. Đó là hành động chuyên nghiệp hướng đến sự thay đổi của các cá nhân và môi trường của họ. Có chủ định và suy xét; Có kế hoạch, định hướng có hệ thống vào giải quyết các vấn đề xã hội thực tiễn; Dựa vào các cách thức và phương pháp làm việc trên cơ sở khoa học; Bao gồm kiến thức chuyên nghiệp mà luôn đúng trong ngành CTXH, không chịu ảnh hưởng của bất kỳ tổ chức, nhóm đối tượng hay vấn đề nào; Được hợp lý hóa thông qua các giá trị; Có hiệu quả, có tác dụng, có nghĩa là công sức và tác dụng cân đối với nhau. Hành động và kiến thức chuyên nghiệp – Thực hành và lý thuyết – tạo thành một tổng thể. Kiến thức khoa học để miêu tả và lý giải các vấn đề xã hội cũng như giải thích vì sao có vấn đề mà trách nhiệm thuộc về CTXH - sẽ cho phép chẩn đoán tình hình mà có diễn giải, cho phép xác định vấn đề và nguồn lực sẵn có, cho phép xác định mục tiêu mà có định hướng giá trị, cũng như cho phép lựa chọn phương pháp và phương tiện phù hợp để thực hiện các thay đổi đã được dự định. Cuối cùng, kiến thức khoa học sẽ giúp ta đánh giá quá trình trợ giúp. Trước khi chúng tôi đi vào chi tiết về quá trình trợ giúp chuyên nghiệp, thì chúng ta cần phải trả lời những câu hỏi sau: 1) Những kiến thức khoa học nào liên quan đến CTXH? 2) Nội dung và nhiệm vụ của CTXH là gì? 3) CTXH hoạt động ở cấp độ nào? Đối với câu hỏi đầu tiên: Kiến thức CTXH là kiến thức liên ngành. „Đó là bởi vì không có vấn đề nào mà người ta có thể miêu tả và giải thích được trong phạm vi của một ngành khoa học“ (Sagebiel 2010, 52). Để có thể chẩn đoán và giải quyết các vấn đề xã hội, các nhà thực hành cần đến kiến thức xã hội học, ví dụ như kiến thức về xã hội, về hệ thống xã hội, quan hệ quyền lực và vai trò của giới. Để giải thích hành vi, kinh nghiệm và động cơ con người, CTXH cần đến kiến thức tâm lý học. Ngành sinh học cung cấp kiến thức để nhận biết các quá trình hoạt động của não, tình trạng sức khỏe và các nhu cầucon người. Thông qua triết học (hoặc nghiên cứu văn hóa), CTXH chuyên nghiệp có được các cách lý giải về các truyền thống văn hóa và tôn giáo phát triển qua các 62
  3. thời kỳ và về các cách sống. Để phân tích các điều kiện về chính sách xã hội mà với những điều kiện này CTXH đang hoạt động, thì kiến thức luật và chính trị là điều kiện không thể thiếu. Những mảng kiến thức này không đơn thuần đứng cạnh nhau, mà chúng bổ sung cho nhau. Ví dụ sau đây sẽ làm rõ sự liên kết liên ngành của kiến thức CTXH: Một gia đình Việt Nam đã sống ở Đức 15 năm có vấn đề với cậu con trai cư xử hiếu chiến ở trường. Cặp phụ huynh chỉ biết một ít tiếng Đức, người cha thì thất nghiệp. Gia đình này sống nhờ vào trợ cấp xã hội. Để có thể giúp đỡ gia đình này, nhân viên CTXH người Đức phải có kiến thức về nhập cư (kiến thức xã hội học) và văn hóa Việt Nam (kiến thức nghiên cứu văn hóa, chính trị); nhân viên CTXH phải biết tình trạng cư trú của gia đình này (kiến thức về luật) và có những điều kiện nào để trợ giúp cho người nhập cư (kiến thức về chính sách xã hội). Để giải thích hành vi của cậu con trai và hiểu được cậu ta cư xử hiếu chiến trong những hoàn cảnh nào, nhân viên CTHX cần đến kiến thức tâm lý học. Tất cả những kiến thức từ những ngành khoa học liên quan đến CTXH nêu trên có định hướng hành động, ứng dụng và thay đổi. CTXH là ngành khoa học hành động, nó không „xuất phát từ sự đối lập giữa lý thuyết và thực hành mà đòi hỏi mối quan hệ với kiến thức“ (Staub- Bernasconi 2007, 245). Nói cách khác: lý thuyết cần kiến thức từ thực tế bởi vì nó đưa ra các quan điểm về những vấn đề thực tiễn và những giải pháp dựa trên cơ sở đạo đức để thay đổi những vấn đề này. Ngược lại, thực hành cần lý thuyết để nhận biết vấn đề, lý giải tại sao vấn đề này nảy sinh, tình huống có thể thay đổi theo chiều hướng nào (mục tiêu), như thế nào và bằng phương tiện gì. Câu hỏi thứ hai: Nhiệm vụ của CTXH và vai trò của nó trong xã hội là gì? Câu trả lời ngắn gọn là: để phân tích và giải quyết các vấn đề xã hội. CTXH hướng đến các vấn đề xuất phát từ các mối quan hệ giữa con người với nhau và hoặc giữa con người với môi trường. Vậy các vấn đề xã hội là gì? Xã hội học định nghĩa chúng là những tình trạng lệch lạc so với tình trạng trung bình theo đánh giá của những nhóm nhất định trong xã hội, ví dụ như các chính trị gia, các cơ quan hay các nhà khoa học. Việc khắc phục chúng là mối quan tâm của thân chủvà của cả xã hội. Những vấn đề có thể kể đến như nghèo đói, thất nghiệp, bạo lực gia đình, nghiện ma túy, tội phạm, sự hình thành các khu ổ chuột hay nạn tham nhũng (Endruweit 2002, 416). Các vấn đề xã hội là những hình dung mang tính chuẩn mực xã hội, chúng được định nghĩa khác nhau ở mỗi nền văn hóa, bối cảnh sống hay định nghĩa giá trị. Ví dụ như uống rượu bị đánh giá là vấn đề xã hội ở các quốc gia hồi giáo, trong khi đó nó không phải là vấn đề xã hội ở các quốc gia phương Tây. Thêm vào đó, khái niệm vấn đề xã hội đồng hành với những biến đổi xã hội. Định nghĩa này dựa trên giả định rằng các vấn đề xã hội chỉ phản ánh những tình trạng do người nắm giữ quyền định nghĩa công khai tới quần chúng (ví dụ: các nhà khoa học, các chủ thể trong giới truyền thông hay giới chính trị). Tuy nhiên, định nghĩa này không bao hàm đầy đủ nghĩa theo cách nhìn của ngành CTXH, bởi vì ngoài các vấn đề được toàn xã hội công nhận, CTXH còn chú tâm đến những vấn đề thường nhật của con người. Đó thường là những vấn đề không được phương tiện đại chúng biết đến như mâu thuẫn trong gia đình, phương pháp nuôi dạy thô bạo, nỗi lo sợ, sự cô lập Do đó, người ta cần có một định nghĩa vấn đề xã hội như là đối tượng của CTXH (Engelke et al 2009). Theo Geiser (2007, 60), vấn đề xã hội là những vấn đề thực tế của một cá nhân liên quan đến mối ràng buộc xã hội và vị trí của anh ta trong xã hội đó. Một mặt, đó là những vấn đề trong quan hệ với những người khác, với các nhóm hoặc các tổ chức, ví dụ như trong gia đình, với hàng xóm, với trường học, với chính quyền. Mặt khác, đó là những vấn đề liên quan đến vị trí xã hội. Những người với một số đặc điểm nhất định như dân tộc thiểu số, phụ nữ, người già neo đơn, người thất 63
  4. nghiệp, người khuyết tật có vị trí thấp trong xã hội. Vị trí bên lề xã hội này là một tình trạng có thể gây ra những vấn đề khác như các vấn đề tâm lý cụ thể là cô đơn, sợ hãi, và các vấn đề sinh học như các loại bệnh tật. Thậm chí, môi trường vật lý và hóa học cũng có thể gây ra các vấn đề xã hội, ví dụ như khi nhà ở không chắc chắn, thiếu các thiết bị vệ sinh, khi trong làng không có điện, khi môi trường bị ô nhiễm v.v. Tất cả những vấn đề này liên quan đến nhau và xuất hiện dưới nhiều hình thức. Thuật ngữ chuyên môn gọi chúng là sự tích lũy các vấn đề. Theo Staub-Bernasconi (1994, 14), vấn đề xã hội là đối tượng của CTXH có thể được chia thành 4 nhóm: 1. Vấn đề trang bị: các vấn đề về thân thể (sức khỏe, tuổi tác, giới tính), tâm lý (nhận thức, cảm xúc, kinh nghiệm), kinh tế (trình độ đào tạo, việc làm, thu nhập, vị trí), biểu tượng (giá trị, niềm tin), quan hệ xã hội (gia đình, bạn bè, hàng xóm, hiệp hội) và các vấn đề liên quan đến kỹ năng hành động. 2. Vấn đề trao đổi: là các vấn đề về quan hệ xã hội của cá nhân với môi trường sống của anh ta. Nếu mối quan hệ trao đổi này cân bằng – có nghĩa là mang tính đoàn kết, tin tưởng, hợp tác và hòa bình – thì một mối quan hệ cân đối sẽ được hình thành. Ngược lại nếu mối quan hệ này không cân bằng, sẽ xuất hiện một thế nghiêng lệch giữa cho và nhận, như vậy mối quan hệ này sẽ không đối xứng và một bên sẽ không hài lòng. 3. Vấn đề quyền lực: là các vấn đề nảy sinh từ địa vị xã hội và sự sẵn có hay không sẵn có của nguồn lực. Chúng liên quan mật thiết với các vấn đề trang bị và trao đổi cũng như với những quy tắc tiếp cận nguồn lực trong xã hội mà những quy tắc này mang tính hỗ trợ hoặc cản trở. 4. Vấn đề giá trị: là các vấn đề có liên quan đến giá trị, chuẩn mực, quyền lợi, nghĩa vụ, luật pháp và các quan niệm về cái tốt và xấu. Khi một người đàn ông đánh vợ và con, thì sẽ nảy sinh ra một vấn đề về giá trị, bởi vì anh ta vi phạm pháp luật; nếu không có luật xử phạt bạo lực gia đình, khi đó cũng sẽ phát sinh vấn đề giá trị, bởi vì nhu cầu cơ bản về việc được bảo toàn thân thể không được bảo đảm. Dựa vào định nghĩa quốc tế về CTXH do Hiệp hội CTXH quốc tế (IFSW) đã đưa ra năm 2000, CTXH có những nhiệm vụ sau:: Bảo đảm sự tồn tại thể chất, sinh thái và kinh tế Bảo đảm và nâng cao vị trí xã hội (phụ nữ và trẻ em, người khuyết tật và những người bệnh) Giúp định hướng và quyết định Giúp con người sống hạnh phúc trong các mối quan hệ xã hội của mình (trong cuộc sống riêng tư, công việc và ngoài xã hội) Hỗ trợ những mối quan hệ xã hội sẵn có và vận động các nguồn lực cho các mối quan hệ đó, và nếu các mối quan hệ xã hội bị thiếu thì CTXH có thể hỗ trợ trong việc thiết lập quan hệ xã hội Hòa giải mâu thuẫn, thỏa thuận nội quy 64
  5. Công khai các vấn đề xã hội (trong cộng đồng, trên phương tiện đại chúng, trong giới chính trị) Coi trọng các quyền con người và công bằng xã hội như các giá trị đạo đức, đoàn kết với các nhóm bị thiệt thòi, bị tổn thương và bị chèn ép. Câu hỏi thứ ba: CTXH hoạt động trên cấp độ nào? Các hoạt động và các công tác can thiệp của CTXH hướng vào tất cả các cấp độ của xã hội, bởi vì các vấn đề xã hội nảy sinh từ mối quan hệ giữa con người. Bảng 1: Cấp độ chủ thể Cảm xúc và tư duy: con người suy nghĩ, cảm nhận như thế nào, cái gì thúc đẩy họ, họ biết gì, họ có ý tưởng gì về tương lai của họ, nhưng giá trị nào là quan trọng với họ, họ dám làm gì, họ học điều gì và như thế nào Cấp độ tương tác Giao tiếp, mâu thuẫn và hợp tác: con người quan hệ, nói chuyện với nhau như thế nào, họ nói hay không nói về điều gì, họ giải quyết mâu thuẫn ra sao Cấp độ tổ chức Thương lượng để tìm cách tiếp cận với các nguồn lực, qua đó nâng cao địa vị xã hội – trong gia đình, với hàng xóm hay trong tổ chức như trường học, bệnh viện hay đối với chủ cho thuê nhà Cấp độ xã hội Công tác truyền thông và thương lượng với các đại diện của giới chính trị, luật pháp, truyền thông, và các tổ chức phi chính phủ v.v. CTXH chuyên nghiệp có thể làm gì và với phương tiện nào ở từng cấp độ? Sau đây là một vài cách thức làm việc dựa trên cơ sở phân tích vấn đề. Bảng 2: Cấp độ Vấn đề Hành động chuyên nghiệp Cấp độ chủ thể Trang bị: Khai thác nguồn lực: Các vấn đề thể chất, tâm Sự giúp đỡ về mặt y tế, sự giúp đỡ về lý, kinh tế xã hội và sinh kinh tế để đảm bảo cuộc sống, sự giúp thái xã hội đỡ tìm kiếm nhà ở, thông tin về các quyền lợi Xây dựng ý thức: Giác ngộ, trình bầy các quan điểm mới, tìm ra các cách diễn giải mới cho một sự việc rắc rối, một cách diễn đạt phù hợp cho các vấn đề, tạo điều kiện học tập, 65
  6. xây dựng kế hoạch tương lai Huấn luyện hành động: Tập luyện những hành vi mới để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày, để nuôi dạy con cái, để đào tạo việc làm, luyện tập các giải quyết mâu thuẫn và cáckĩ năng giao tiếp xã hội Cấp độ tương Trao đổi: Xây dựng mạng lưới: tác Các vấn đề giao tiếp và Xây dựng các mạng lưới xã hội, giới quan hệ thiệu các quan hệ xã hội (cho các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi, cho công việc, hay mối quan hệ láng giềng v.v.). Truyền đạt kiến thức về các mối quan hệ công bằng bình đẳng trong gia đình, giữa các giới, trong quan hệ công việc Huấn luyện hành động: Giao tiếp phi bạo lực, kỹ năng giao tiếp xã hội, khả năng giải quyết mâu thuẫn Cấp độ tổ chức Các vấn đề quyền Đối phó với các nguồn mang lại lực: quyền lực và cấu trúc quyền lực: Vị trí xã hội, sự tiếp cận và Nhận biết và gọi tên các cấu trúc quyền sở hữu các nguồn lực lực mà gây cản trở sự tham gia vào hoạt động xã hội của con người (các cơ chế thị trường, các quyết định chính trị, thiếu các quy tắc, phân công lao động không công bằng, những ý kiến áp đặt vị trí thấp cho những người mang những đặc điểm nhất định, tham nhũng và ưu đãi v.v.). Phát hiện các nguồn quyền lực (ví dụ: mạng lưới xã hội hay nghề nghiệp, đòi hỏi các quyền lợi và nguyện vọng chính đáng). Nhận thức được các nguồn quyền lực (quyền lực do có sức mạnh cơ thể của phụ nữ để thoát khỏi bạo lực gia đình). Hiểu biết về các cấu trúc quyền lực mang tính công bằng và bất 66
  7. công bằng, về quá trình xây dựng quyền lực. Các chiến lược để có quyền lực: Phân tích về nguồn quyền lực (quyền lực do có sức mạnh cơ thể, quyền lực do có khả năng tổ chức, quyền lực định nghĩa và quyền lực do có khả năng diễn đạt, quyền lực về nguồn lực) và phân tích cấu trúc quyền lực để tạo điều kiện tiếp cận các nguồn quyền lực. Thành lập các liên minh và các mạng lưới trợ giúp. Công tác truyền thông: Công khai và đòi hỏi các (nhân) quyền bị tổn thương và các quyền hợp pháp, nêu tên những người bị tước mất các quyền lợi v.v.46 Liên hệ với những người nắm giữ sức mạnh và thuyết phục họ để thực hiện một ý tưởng. Cấp độ xã hội Các vấn đề giá trị: Tiêu chí và công tác truyền thông Những giá trị bị tổn thương, những giá trị còn Khuyến khích tranh luận công khai về thiếu các vấn đề xã hội, các nhóm bị tổn thương và bị cô lập trong xã hội. Hợp tác với giới truyền thông, giới chính trị , các tổ chức phi chính phủ. Tham gia và đàm phán với các hội đồng, các đảng phái và liên minh. Các thông tin, các đánh giá, công khai các phân tích và các báo cáo kinh nghiệm 46 Saul Alinsky mô tả chiến lược để đạt được quyền lực một cách hiệu quả có thể áp dụng trong CTXH trong cuốn sách của ông Rules for Radicals. A practical Primer for realistic Radicals. Reprint. Vintage Books, New York NY 1989 (Xuất bản lần đầu 1971). Hướng dẫn để có được quyền lực. Loạt ấn phẩm chọn lọc. (Bản dịch tiếng Đức củ Reveille for Radicals). tái bản lần thứ hai. NXB Lamuv, Göttingen 1999 67
  8. Do thường có các vấn đề đa chiều, nên những cách thức làm việc nêu trên không thể xem xét một cách riêng rẽ. Mà thực ra các biện pháp này có thể bổ sung lẫn nhau hoặc áp dụng song song trong nhiều trường hợp. 2 Các lý thuyết CTXH trong tương quan với các khía cạnh liên đới Như đã giới thiệu trong phần trước, kiến thức khoa học cơ sở cho lý thuyết CTXH phát triển trong những hoàn cảnh xã hội ảnh hưởng đến sự phát triểnlịch sử, hiện tại và tương lai. Các hoàn cảnh xã hội bao gồm sự phát triển chính trị, kinh tế, trong hệ thống giáo dục và y tế, sự phát triển của hệ thống pháp lý, cũng như sự phát triển văn hóa theo nghĩa cấu trúc tư duy, quan niệm về giá trị, nhân sinh quan và xã hội quan. Nhìn theo cách này, lý thuyết CTXH là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Bên cạnh đó, chúng tôi cho rằng các lý thuyết CTXH còn là sản phẩm của một quá trình tư duy trong lĩnh vực đào tạo và thực hành CTXH. Trong quá trình này, đào tạo và thực hành nằm trong một mối quan hệ qua lại; nói cách khác, lý thuyết là kiến thức chuyên môn còn thực hành là hành động chuyên nghiệp tạo thành một tổng thể. Lĩnh vực đào tạo cung cấp kiến thức chuyên môn cho lĩnh vực thực hành. Như vậy, sự thuận lợi của những người hành nghề là họ được trang bị nền tảng lý thuyết vững chắc cho công việc của họ thông qua mảng đào tạo. Lĩnh vực thực hành cung cấp cho lĩnh vực đào tạo những phản hồi, liệu lý thuyết có thể áp dụng vào thực tế hay không và áp dụng được đến đâu. Các nhà lý thuyết sử dụng những phản hồi và các số liệu từ lĩnh vực thực hành cho các nghiên cứu của họ và từ đó họ tiếp tục phát triển các lý thuyết cho lĩnh vực thực hành trong mối liên quan với các cuộc thảo luận chuyên môn. Ngoài ra, quá trình nghiên cứu khoa học của các nhà lý thuyết đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của một lý thuyết hoặc một quan điểm. Sơ đồ sau đây phác họa các mối tương quan giữa lý thuyết CTXH và những khía cạnh nêu trên. 68
  9. Sơ đồ 1: Các lý thuyết CTXH và những lĩnh vực liên đới liên vực lĩnh những và CTXH thuyết lý Các 1: đồ Sơ 69
  10. Cũng như quá trình phát triển của xã hội và của CTXH, hệ thống các lý thuyết CTXH rất đa dạng. Engelke, Borrmann và Spatscheck cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về các lý thuyết CTXH từ thế kỷ 13 đến nay. Qua đó, họ giúp chúng ta nhìn rõ hệ thống các lý thuyết CTXH đa dạng như thế nào. Peter Erath và Michael May cũng bổ sung cho sự miêu tả tổng quan này một cách thành công. Trong bảng tiếp theo chúng tôi đưa ra một ví dụ cụ thể về sự đa dạng của các lý thuyết CTXH đương đại trong các nước nói tiếng Đức trên cơ sở các xuất bản của các tác giả đã được nhắc tên: Bảng 3: Michael May 1. Các quan điểm lý thuyết CTXH có định hướng về cuộc sống hàng 2008 ngày, thế giới nhân sinh, về hoàn cảnh sống và vượt qua khó khăn trong cuộc sống: Hans Thiersch/ Lothar Böhnisch/ Jürgen Habermas 2. Các quan điểm về lý thuyết chuyên nghiệp hóa: Timm Kunstreich/ Maja Heiner 3. Các quan điểm lý thuyết hệ thống và chủ nghĩa hệ thống: Niklas Luhmann, mô hình tư duy thuyết hệ thống của CTXH (the sytstem theoretical paradigma of social work) 4. Các quan điểm phân tích luận: Habermas (Helmut Richter/Dieter Lenzen), Michel Foucault (Fabian Kessl/Nancy Fraser/Michael Winkler) 5. CTXH phân tích tâm lý Peter Erath I. Các lý thuyết CTXH 2006 1. CTXH có định hướng về cuộc sống hàng ngày và thế giới nhân sinh (Hans Thiersch) 2. CTXH với tư cách là “trợ giúp xã hội” (Baecker) 3. CTXH hệ thống và có định hướng về quá trình (Silvia Staub-Bernasconi) 4. CTXH sinh thái xã hội (Rainer Wendt) II. Các lý thuyết về chuyên nghiệp hóa của khoa học CTXH 1. Nhân viên CTXH với tư cách là người đại diện bình giải về điều kiện sống và thế giới nhân sinh (Wilfried Ferchhoff) 2. CTXH với tư cách là đại diện cho việc diễn giải và hiểu trường hợp theo các tuýp (Bernhard Haupert/Klaus Kraimer) 3. CTXH với các hành động chuyên nghiệp theo định hướng dịch vụ (Bernd Dewe/Hans-Uwe Otto) 4. Nhân viên CTXH với tư cách là „sứ giả của thay đổi“ (Paulo Freire) 5. CTXH như là một chuyên ngành khiêm tốn (Silke Müller) 6. CTXH như là một chuyên ngành „hậu hiện đại“ (Heiko Kleve) 7. Kiến thức chuyên nghiệp dựa trên lý thuyết hành động (Maja Heiner) 8. CTXH như là một chuyên ngành có định hướng nhân quyền (Silvia Staub-Bernasconi) Engelke, 1. Khám phá và hỗ trợ con người trong môi trường xã hội – Carel Bailey Borrmann, Germain/Alex Gitterman 70
  11. Spatscheck 2. Hướng dẫn để trưởng thành – Klaus Mollenhauer 2009 3. Đối thoại có tính chủ động– Marianne Hege 4. Bình thường hóa công nghệ – Lutz Rössner 5. Chấm dứt bóc lột và nghèo khổ – Karam Khella 6. Để có một cuộc sống hàng ngày thành công hơn– Hans Thiersch 7. Đối xử bình đẳng với con người – Silvia Staub-Bernasconi 8. Vượt qua các khủng hoảng cá nhân và xã hội – Lothar Böhnisch 9. Tương quan hiểu biết và khả năng– Bernd Dewe/Hans-Uwe Otto Mục đích của chương này không phải là để nhập khẩu thêm nhiều lý thuyết vào Việt Nam mà là nhằm trao đổi với các đồng nghiệp Việt Nam hai lý thuyết có ảnh hưởng to lớn đến quá trình chuyên nghiệp hóa CTXH trong cộng đồng nói tiếng Đức và hứa hẹn sẽ áp dụng tốt ở Việt Nam: 1. CTXH có định hướng thế giới nhân sinh (Hans Thiersch), 2. Lý thuyết hệ thống thực thể luận (Silvia Staub-Bernasconi, Werner Obrecht, Kaspar Geiser). Lý do chúng tôi lựa chọn hai lý thuyết này như sau: Engelke (2004, 51ff) đã diễn đạt 12 giả thuyết về nền tảng và phát triển của khoa học CTXH trên thế giới. Những giả thuyết từ 1 đến 5 làm rõ mối liên hệ mật thiết của sự phát triển lý thuyết với sự phát triển xã hội. Từ đó có thể suy ra các lý thuyết của Đức sẽ khác các lý thuyết của Việt Nam. Như vậy người ta có thể đặt ra câu hỏi liệu các lý thuyết của Đức có thể áp dụng ở Việt Nam được không. Câu hỏi này rất chính đáng đối với các lý thuyết có liên hệ chặt chẽ với sự phát triển xã hội của nước Đức hay các nước nói tiếng Đức. Tuy nhiên, cả lý thuyết của Đức và Việt Nam đều đòi hỏi tính đúng đắn phổ quát, bởi vì chúng đều dựa trên định nghĩa CTXH của tổ chức CTHX thế giới (IFSW). Do đó, chúng tôi hi vọng rằng hai lý thuyết này sẽ nhận được sự quan tâm của người đọc và góp phần tích cực vào quá trình chuyên nghiệp hóa CTXH ở Việt Nam. Ở phần sau chúng tôi sẽ phân tích cụ thể hơn về tiềm năng cũng như hạn chế khi áp dụng hai lý thuyết này ở Việt Nam. Để hiểu cặn kẽ một lý thuyết, người ta có thể phân tích nó ở nhiều khía cạnh. (Ở đây, chúng tôi dựa trên các phân tích của Engelke, Borrmann và Spatscheck cũng như những mô hình và kinh nghiệm của chúng tôi khi giảng dạy bộ môn lý thuyết CTXH): 1. Tiểu sử tác giả của lý thuyết; 2. Bối cảnh lịch sử trong thời kỳ tác giả sống và phát triển lý thuyết; 3. Những luận điểm ủng hộ và phản đối lý thuyết; động cơ: điều gì thúc đẩy tác giả phát triển lý thuyết đó? 4. Nền tảng của lý thuyết (các trường phái tư duy; các phương pháp nhận thức và nghiên cứu dẫn đến nhân sinh quan và xã hội quan hay một định nghĩa nhất định về các vấn đề xã hội; nhân sinh quan, xã hội quan, định nghĩa vấn đề xã hội) (xin đọc thêm bài viết của Borrmann/Spatscheck ); 71
  12. 5. Cách tiếp cận: Thông qua đâu mà tác giả có thể phát triển lý thuyết của mình 6. Đối tượng nghiên cứu và trọng tâm nghiên cứu; 7. Phương pháp nghiên cứu; 8. Nhận thức khoa học; 9. Các khái niệm trọng tâm; 10. Các luận điểm trọng tâm; 11. Đối tượng của CTXH; 12. Định nghĩa vấn đề xã hội; 13. Chức năng hoặc nhiệm vụ của CTXH; 14. Những khía cạnh liên quan đến lĩnh vực thực hành (Phương pháp hành động chuyên nghiệp, các đóng góp vào lĩnh vực thực hành, các chất lượng có định hướng hành động); 15. Cầu nối giữa lý thuyết và thực hành; 16. Các khía cạnh liên quan đến xã hội; 17. Các cấp độ: CTXH hoạt động trên các cấp độ nào? 18. Các nguồn quyền lực của lý thuyết để đạt được vị trí của chúng trong cộng đồng khoa học và thực hành (các chiến lược của tác giả để lý thuyết được cộng đồng khoa học và thực hành công nhận); 19. Các khía cạnh liên quan đến lĩnh vực giảng dạy; 20. Đánh giá (ưu thế và hạn chế của lý thuyết); 21. Những câu hỏi nghiên cứu nảy sinh trong quá trình phân tích lý thuyết. Khuôn khổ của cuốn sách này sẽ không đủ để phân tích hai lý thuyết nêu trên một cách chi tiết như vậy. Thêm vào đó, việc trao đổi kiến thức giữa những nhà khoa học từ hai nền văn hóa khác biệt (Đức và Việt Nam) đặt ra cho chúng tôi một thách thức lớn. Quá trình cùng học hỏi này đòi hỏi chúng tôi vừa phải tập trung vào nội dung chính vừa phải truyền tải tri thức một cách dễ hiểu thông qua các hình ảnh. Để đáp ứng được đòi hỏi này, chúng tôi tập trung vào những khía cạnh chính sau đây của hai lý thuyết: 1. Nền tảng của lý thuyết (các trường phái tư duy; các phương pháp nhận thức và nghiên cứu dẫn đến nhân sinh quan, xã hội quan hay một định nghĩa nhất định về các vấn đề xã hội; nhân sinh quan, xã hội quan, định nghĩa vấn đề xã hội) 2. Trọng tâm của lý thuyết (các khái niệm và luận điểm trọng tâm) 72
  13. 3. Đối tượng của CTXH 4. Chức năng hoặc nhiệm vụ của CTXH 5. Các khía cạnh liên quan đến lĩnh vực thực hành (Các phương pháp hành động chuyên nghiệp; đóng góp vào lĩnh vực thực hànhcó tính định hướng hành động) 6. CTXH hoạt động trên các cấp độ nào? 7. Đánh giá (ưu thế và hạn chế của lý thuyết) 8. Ưu thế và hạn chế khi áp dụng ở Việt Nam 3 Giới thiệu hai lý thuyết hay quan điểm chọn lọc 3.1 CTXH có định hướng về thế giới nhân sinh và cuộc sống hàng ngày („Trường phái Tübingen“) 1.1.1 Nền tảng lý thuyết (các trường phái tư duy; các phương pháp nhận thức và nghiên cứu dẫn đến một nhân sinh quan, xã hội quan hay một định nghĩa nhất định các về vấn đề xã hội; nhân sinh quan, xã hội quan, định nghĩa vấn đề xã hội): Các trường phái tư duy: Quan điểm lý thuyết CTXH theo định hướng nhân sinh và cuộc sống hàng ngày bắt nguồn từ công trình nghiên cứu của Hans Thiersch47 từ cuối những năm 1970. Thiersch là giáo sư môn CTXH và giáo dục xã hội tại trường Đại học Tübingen (Engelke et al 2009, 427). Do khái niệm đó, quan điểm lý thuyết CTXH theo định hướng thế giới nhân sinh còn nổi tiếng với cái tên „Trường phái Tübingen“. Lý luận và cơ sở lý thuyết của Thiersch dựa vào những trường phái tư duy xuất phát từ các lý thuyết khoa học xã hội sau đây (Thiersch 2002, 167ff): Phương pháp sư phạm bình giải học thực dụng (hermeneutical-pragmatical pedagogy) (Tổng hợp và diễn giải): Đại diện cho trường phái này là Wilhelm Dilthey, Hermann Nohl, Erich Weniger, Heinrich Roth và Klaus Mollenhauer. Trong trường phái này, người ta sẽ đặt ra những câu hỏi như cuộc sống hàng ngày của thân chủ (addressee) như thế nào, bản thân thân chủ hiểu cuộc sống hàng ngày của mình như thế nào và với cách diễn giải của mình họ sẽ làm gì. Nói cách khác, trường phái này tập trung vào „sự tự diễn giải và ý muốn riêng của thân chủ“ (Füssenhäuser/Thiersch 2001, 1893). Hoặc cũng có thể nói, trường phái này tập trung vào việc „hiểu và tôn trọng cái nhìn chủ quan“ (Mengedoth 2005). Ví dụ như một nữ nhân viên CTXH đến thăm nhà một thân chủ. Cô sẽ ngồi nghe thân chủ kể về cuộc sống hàng ngày của mình, không vì những vấn đề của thân chủ mà vội vàng đánh giá thấp họ (Thiersch 2002, 167). Trường phái hiện tượng-tương tác (phenomenolgical-interactionistic) (Tái hiện) (Reconstruction): Đại diện của trường phái này bao gồm Alfred Schütz, Peter Berger, 47 73
  14. Thomas Luckmann và Erving Goffman. Trong các công trình của họ, các phân tích về hiện tượng và tương tác giữ vị trí trung tâm. Trường phái này bắt nguồn từ trường phái Chicago (Chicago-School). Trong mối tương quan này, Thiersch đề xuất ba góc nhìn để phân tích hiện thực cuộc sống (reality of life) và mẫu hành động của thân chủ: thời gian trải nghiệm, không gian trải nghiệm và các mối quan hệ xã hội được thân chủ trải nghiệm. Thiersch cho rằng, thông qua việc „tái hiện thế giới nhân sinh của cuộc sống hàng ngày“, nhân viên CTXH có thể nhìn nhận thân chủ không chỉ như là „đại diện của cấu trúc xã hội“ mà còn có thể tiếp cận họ „trong cuộc sống hàng ngày với những nhu cầu, vấn đề và nguồn lực riêng của họ“ (Thiersch 2002, 168). Lý thuyết có định hướng cuộc sống hàng ngày mang tính phê phán (critical theories based on everyday life) (Tính hai mặt của cuộc sống hàng ngày và sự khám phá nguồn lực): Đại diện của trường phái tư duy này bao gồm Agnes Heller, Karel Kosik, Henri Lefèbvre und Pierre Bourdieu. Trường phái này cho rằng cuộc sống hàng ngày có hai mặt. Một mặt, cuộc sống hàng ngày có đặc trưng bởi những thói quen trong hành động giúp con người giảm bớt gánh nặng trong cuộc sống hàng ngày và tạo ra sự yên ổn và năng suất lao động cho con người. Mặt khác, những thói quen này hạn chế việc con người có thể suy nghĩ và hành động khác đi. Thiersch áp dụng cách nhìn thận trọng này để phân tích cuộc sống hàng ngày của thân chủ và đòi hỏi CTXH quan sát kỹ để cùng với thân chủ khám phá “những khả năng giải quyết vấn đề mà chưa được khám phá hay bị che giấu trong cuộc sống hàng ngày” (Thiersch 2002, 168). Định hướng thế giới nhân sinh trong bối cảnh các phát triển mới của xã hội (Thế giới nhân sinh trong quá trình cá nhân hóa và đa dạng hóa): Trong trường phái này, Thiersch sử dụng các khái niệm của Ulrich Beck như „Thời hiện đại mang tính tư duy“ (“reflexive Moderne”) hay „Xã hội rủi ro“ (“Risikogesellschaft”) cũng như cách miêu tả xã hội của Beck. Beck cho rằng xã hội phát triển từ xã hội truyền thống đến xã hội hậu hiện đại, xã hội càng ngày càng phân hóa và phức tạp hơn, cuộc sống của con người ngày càng mang tính cá nhân và đa dạng hơn. Ưu điểm của xã hội mới này là con người có được nhiều “tự do” hơn trong cuộc sống hàng ngày và trong thế giới nhân sinh của mình. Tuy nhiên, nhược điểm của chiều hướng phát triển này là „con người có vẻ bị lay chuyển trong các mẫu diễn giải và hành động truyền thống của họ“(Thiersch 2002, 169). Trong trường phái này, người ta cho rằng nguyên nhân của các vấn đề xã hội cũng như những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của từng cá nhân không chỉ bắt nguồn từ các bất bình đẳng xã hội vẫn luôn tồn tại, ví dụ như các nguồn lực vật chất phân phối không đều, các vấn đề do phân biệt sắc tộc, thế hệ, giới tính) mà còn bắt nguồn từ những biến đổi xã hội (Thiersch 2002, 169). Phương pháp nhận thức và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp bình giải là nền tảng cho quan điểm lý thuyết CTXH có định hướng về thế giới nhân sinh. Quan điểm này cho rằng, người ta chỉ có thể tiếp cận thực tế cuộc sống của thân chủ thông qua việc miêu tả và đặc biệt là qua việc hiểu các kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày của họ. Cách hiểu này dẫn đến nhân sinh quan và xã hội quan sau đây. 74
  15. Nhân sinh quan: Theo quan điểm lý thuyết CTXH có định hướng về thế giới nhân sinh, con người cần phải được nhìn nhận thông qua kinh nghiệm chủ quan về thực tế cuộc sống của người đó. Bên cạnh đó, anh ta có các nguồn lực mang tính vật chất và phi vật chất để khắc phục các vấn đề thường nhật của mình (Thiersch 2002, 169). Trong lý thuyết của mình, Thiersch không phân tích về nhu cầu của con người. Tuy nhiên, ông đánh giá nhu cầu và mối quan tâm là một phần quan trọng của con người (Thiersch 2002, 166). Xã hội quan Như đã nhắc đến ở trên, xã hội quan trong quan điểm lý thuyết CTXH có định hướng về thế giới nhân sinh xuất phát từ mô tả xã hội của Beck theo một cách nhìn của ngành xã hội học. Theo cách nhìn này, xã hội phát triển từ một xã hội truyền thống, nơi mà con người sống trong những cấu trúc rõ ràng và ổn định như gia đình lớn, láng giềng gần, bạn bè, thành một xã hội mà các cá nhân có nhiều tự do và khả năng lựa chọn hơn. Những khả năng lựa chọn hành động đa dạng của con người trong cuộc sống hàng ngày kéo theo sự phức tạp; sự phức tạp này đòi hỏi họ có nhiều kỹ năng mới để đảm bảo sự tự lập của mình. Thêm vào đó, con người trong xã hội “tự do hơn” này sống trong những gia đình nhỏ hơn, hay thậm chí một mình, có nghĩa là họ phải tự chịu trách nhiệm cho bản thân. Đó là những đặc điểm của một xã hội được cá nhân hóa (Thiersch 2002, 165, 168f). Sự phát triển xã hội ở Việt Nam nhất là từ năm 1986 kể từ thời điểm cải cách kinh tế, cùng với nó là sự đô thị hóa và toàn cầu hóa thể hiện rõ những đặc điểm của xã hội quan này. Điều này được khẳng định trong rất nhiều nghiên cứu về chuyển biến xã hội ở Việt Nam (Lê Bạch Dương/ Nguyễn Thanh Liêm 2011, Opletal 1999, Norlund et al 1995, Schütte 2010). Quan điểm lý thuyết này không miêu tả các cấu trúc xã hội và sự thay đổi của nó một cách trừu tượng mà rất cụ thể với những mối quan hệ có thể quan sát được trong thế giới cuộc sống hàng ngày của mỗi con người (Thiersch 2002, 170). Chính cách nhìn nhận này là cầu nối giữa thế giới nhân sinh của thân chủ và chính sách xã hội hiện đại mà nhiệm vụ của nó là tạo ra công bằng xã hội. Do đó, Thiersch coi quan điểm lý thuyết „CTXH định hướng thế giới nhân sinh là lực thúc đẩy chính sách xã hội hiện đại“ (Thiersch 2002, 166). Định nghĩa vấn đề xã hội: Từ xã hội quan nêu trên, Thiersch định nghĩa vấn đề xã hội là những vấn đề xuất phát từ bất những công xã hội đang tồn tại „liên quan đến nguồn lực về vật chất, dân tộc, thế hệ và/ hay giới tính“. Người dân từ các quốc gia nghèo hơn thường có địa vị thấp hơn ở các quốc gia giàu có, phụ nữ thường có thu nhập thấp hơn nam giới ở rất nhiều nước công nghiệp. Theo Thiersch, các vấn đề xã hội mới và nảy sinh từ chuyển biến xã hội là sự lung lay của các mẫu suy diễn và hành động truyền thống (Thiersch 2002, 168f; Engelke et al 2009, S. 436). Ví dụ, trong các xã hội truyền thống, việc phụ nữ ở nhà chăm sóc con cái và quản lý việc nhà trong khi nam giới đi làm nuôi sống gia đình là điều hiển nhiên. Ngày nay, do hệ quả của chuyển biến xã hội, phụ nữ cũng đi làm. Rất nhiều trong số họ thậm chí trở thành những nữ doanh nhân thành đạt, trong khi người chồng có thể lại ít thành công trong sự nghiệp hơn. Những người có 75
  16. tư duy truyền thống về vai trò giới thường có chiều hướng cảm thấy không vững vàng trong hành động hàng ngày khi vai trò của họ bị thay đổi bởi những thách thức mới của xã hội như đã miêu tả. 1.1.2 Trọng tâm của lý thuyết (Khái niệm trọng tâm, luận điểm trọng tâm) Các khái niệm trọng tâm: Thế giới nhân sinh (Lebenswelt), cuộc sống hàng ngày (Alltag) và công thức hàng ngày (Alltäglichkeit) là những khái niệm trọng tâm của quan điểm lý thuyết CTXH có định hướng về thế giới nhân sinh. Khái niệm thế giới nhân sinh nói về cuộc sống thực tế hàng ngày của từng con người. Người ta đặt ra câu hỏi trọng tâm là cuộc sống hàng ngày theo quan điểm của mỗi người như thế nào, con người nhìn nhận cuộc sống hàng ngày của mình ở nhà, tại nơi làm việc, trong thời gian rỗi v.v. như thế nào. Do đó, thế giới nhân sinh là “một khái niệm miêu tả dựa trên hiện tượng và phương pháp nhân chủng” (phenomenological-ethnomethodological) (Thiersch 2002, S. 169). Như đã nói ở trên, khái niệm thế giới nhân sinh bắt nguồn từ mô hình lý thuyết của Alfred Schütz (Thiersch 2005, 43). Thiersch định nghĩa cuộc sống hàng ngày là tất cả mọi thứ con người trải nghiệm, miêu tả, thấu hiểu; như vậy theo Thiersch, cuộc sống hàng ngày không phải là một hiện thực khách quan mà là một hiện thực chủ quan. Một nhân viên CTXH tìm hiểu cuộc sống hàng ngày của thân chủ, lắng nghe thân chủ kể về những trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày của mình. Cuộc sống hàng ngày theo Thiersch bao gồm ba khía cạnh mà chúng tôi sẽ trình bầy sau: thời gian mà thân chủ trải nghiệm, không gian trải nghiệm và các mối quan hệ xã hội mà thân chủ trải nghiệm. (Thiersch 2005, 52; Engelke et al 2009, 435). Thiersch định nghĩa công thức hàng ngày là các mẫu diễn giải và hành động mà con người học được từ những chuẩn mực xã hội trong quá trình phát triển của mình và thực hành những mẫu đó trong cuộc sống hàng ngày (Thiersch 2005, 47ff). Engelke, Bormann và Spatscheck diễn giải định nghĩa của Thiersch như sau: công thức hàng ngày là „mối quan hệ của một người với hiện thực xã hội cụ thể của anh ta“ (Engelke et al 2009, 436). Các thế giới hàng ngày là những lĩnh vực cụ thể của cuộc sống hàng ngày; chúng mang chức năng và nội dung khác nhau, ví dụ như gia đình, bạn bè, công việc, trường học, câu lạc bộ nhảy, nhóm phụ nữ, nhóm nam giới v.v. Thiersch gọi đó là các lĩnh vực của cuộc sống (Lebensfelder) (Thiersch 2002, 170; Engelke et al 2009, 436). Các luận điểm trọnng tâm: Nội dung trọng tâm của quan điểm lý thuyết CTXH có định hướng về thế giới nhân sinh là cung cấp sự trợ giúp chuyên nghiệp để giúp thân chủ có khả năng vượt qua được những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Người ta cần phải thảo luận về lý thuyết xã hội như là nền tảng khoa học để quan điểm lý thuyết CTXH có định hướng về thế giới nhân sinh có thể giải đáp các câu hỏi và những mối quan tâm của lĩnh vực thực hành CTXH (Füssenhäuser/Thiersch 2001, 1894). 76
  17. 1.1.3 Đối tượng của CTXH Từ những luận điểm chính có thể nhận ra rằng đối tượng của CTXH trong lý thuyết này là cuộc sống hàng ngày của thân chủ, hoặc cụ thể hơn là các nhiệm vụ trong cuốc sống hàng ngày mà cần phải thực hiện, các vấn đề thường ngày của thân chủ cũng như các cách giải quyết chúng của thân chủ (Füssenhäuser/Thiersch 2001, 1894). 1.1.4 Chức năng hay nhiệm vụ của CTXH Trong lý thuyết này, nhiệm vụ của CTXH là nhìn nhận nghiêm túc cuộc sống hàng ngày của thân chủ, cụ thể là ghi nhận và tái hiện lại cuộc sống chủ quan hàng ngày, cũng như dẫn dắt họ vượt qua các vấn đề thường nhật của họ. Mục tiêu của CTXH có định hướng về thế giới nhân sinh là tạo điều kiện cho thân chủ có cuộc sống hàng ngày thành công hơn (Thiersch 2002, 164; Engelke et al 2009, 437). 1.1.5 Những khía cạnh liên quan đến lĩnh vực thực hành (Các phương pháp hành động chuyên nghiệp, đóng góp vào lĩnh vực thực hành, chất lượng mang tính định hướng hành động) Mục tiêu của Thiersch là thiết lập một cơ chế thực hành chuyên nghiệp. Sự định hướng cuộc sống hàng ngày hay thế giới nhân sinh ở đây có nghĩa là nhân viên CTXH tìm hiểu bối cảnh sống của thân chủ (nhà ở, khu vực sinh sống, trường học, nhà trẻ v.v.) thông qua việc đến thăm nhà và liên lạc trực tiếp (Thiersch 2002, 162ff). Thiersch xây dựng một mô hình hành động cho nhân viên xã hội dựa trên những khía cạnh và nguyên tắc hành động chuyên nghiệp sau đây. Thiersch đề xuất ba khía cạnh trọng tâm có thể thấy rõ trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong các nguồn lực của con người: thời gian trải ngiệm, không gian trải nghiệm và các mối quan hệ xã hội mà thân chủ trải nghiệm (Thiersch 2002, 171ff). Trong đó, Thiersch nhấn mạnh những khía cạnh này dựa trên kinh nghiệm của thân chủ. Như vậy, khi một nhân viên CTXH muốn hiểu cuộc sống hàng ngày của thân chủ, cô ấy sẽ cùng với thân chủ tái hiện lại cuộc sống hàng ngày mà thân chủ trải nghiệm nhìn từ ba khía cạnh này. Thời gian trải nghiệm theo Thiersch bao gồm tất cả các khía cạnh thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai. Cụ thể hơn, khía cạnh quá khứ chỉ những giai đoạn sống trong tiểu sử. Như vậy nhân viên CTHX cần nói chuyện với thân chủ về những giai đoạn thành công hoặc thất bại trong quá trình sống của họ để hiểu được thân chủ và những vấn đề của họ. Mặc dù Thiersch không đi cụ thể vào khía cạnh hiện tại, nhưng từ những kinh nghiệm thực hành có thể thấy rằng cấu trúc thời gian hàng ngày của thân chủ là rất quan trọng trong quá trình làm việc với họ. Điều này nghĩa là nhân viên CTXH cần tìm hiểu giờ làm việc của thân chủ cũng như khi nào thân chủ có thời gian để nhân viên CTHX tới thăm thân chủ và trò chuyện. Khía cạnh tương lai thường dễ nhận thấy trong suy nghĩ của thân chủ, ví dụ như thân chủ sẽ tổ chức cuộc sống như thế nào, nếu thân chủ có thai, muốn ly dị với chồng hay khi thất nghiệp. Theo Thiersch, khía cạnh tương lai thường gắn liền với những lo lắng và những cảm giác là bị thiếu vững vàng. Để có thể kế hoạch tương lai, con người ta cần nhất là can đảm và năng lực hoặc nguồn lực để vượt qua các vấn đề trong hành trình đến tương lai (Thiersch 2002, 171). 77
  18. Không gian trải nghiệm bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau tùy từng nhóm đối tượng như thanh niên, phụ nữ, phụ nữ có con nhỏ, người già v.v. Ở đây, theo Thiersch thì bao gồm cả môi trường, không gian sinh sống và không gian xã hội v.v. Thiersch không chỉ miêu tả không gian sống của thân chủ. Ông còn đề xuất rằng nhân viên CTXH cần dựa trên phân tích về cấu trúc cuộc sống hàng ngày của thân chủ để dẫn dắt họ tìm ra những phương án thay thế cho những không gian sống chật chội và có vấn đề và lý tưởng nhất là tìm ra được các nguồn lực sẵn có để giải quyết vấn đề (Thiersch 2002, 171f). Ví dụ, một nhân viên CTXH tạo điều kiện cho gia đình thân chủ có hoạt động ngoài trời ở công viên hay các trung tâm giải trí khác thay vì việc gia đình này cả ngày ở trong một căn hộ chật chội. Khi các thành viên trong gia đình này được thư giãn, họ có thể phát triển những ý tưởng, sử dụng năng lực tư duy và tìm ra những giải pháp sáng tạo cho các vấn đề hàng ngày của họ. Trong khái niệm „không gian trải nghiệm“, Thiersch còn bao hàm cả cơ sở hạ tầng xã hội mà CTXH cần phải hỗ trợ (Thiersch 2002, 172). Việc xây dựng (thêm) các trung tâm tư vấn cho các nhóm đối tượng khác nhau như gia đình, trẻ em, thanh thiếu niên, người nghiện ngập v.v. trong các khu dân cư khác nhau có thể giúp tiết kiệm quãng đường tới trung tâm tư vấn ở xa hơn và làm cho CTXH gần gũi với cuộc sống hàng ngày của thân chủ hơn (xem phần „Sự gần gũi với cuộc sống hàng ngày và sự phân tán“). Các mối quan hệ xã hội mà thân chủ trải nghiệm: Khía cạnh thứ ba này nói về mạng lưới xã hội của thân chủ, như gia đình hay bạn bè v.v. (Thiersch 2002, 172). Khi làm việc với thân chủ, nhân viên CTXH cần chú ý những nguyên tắc sau đây: Các nhiệm vụ hàng ngày cần vượt qua (Hành động) Trong sự hối hả và phức tạp của cuộc sống hàng ngày, thật khó để nhận ra những nhiệm vụ thiết yếu cần vượt qua hay những vấn đề chủ yếu cần được giải quyết. Do đó, nhiệm vụ chính của nhân viên CTXH là cùng với thân chủ tìm ra những cấu trúc cuộc sống có vấn đề và những nhiệm vụ cần vượt qua tương ứng (Thiersch 2002, 172). Tin tưởng là cơ sở của giúp đỡ Thiersch rất coi trọng việc xây dựng lòng tin với thân chủ. Bởi vì chỉ thông qua sự tin tưởng, con người mới chấp nhận sự giúp đỡ từ phía bên ngoài và mới có thể sử dụng các nguồn lực của mình để tự giải quyết vấn đề. Để xây dựng lòng tin, người ta có thể sử dụng “những chi tiết dường như không quan trọng“ trong khi giao tiếp với thân chủ (Thiersch 2002, 164). Thiersch định nghĩa “những chi tiết dường như không quan trọng“ này là „các công việc nhỏ“ giúp thân chủ ví dụ như giúp một người mẹ đơn thân lắp một cái đèn bàn hay giúp cô việc bếp núc để cô đỡ vất vả khi cùng lúc còn phải trông hai con nhỏ. Có thể là những „công việc nhỏ“ này không phải là nhiệm vụ của nhân viên CTXH. Tuy nhiên, thông qua những công việc này, nhân viên CTXH sẽ tiếp cận với thân chủ dễ dàng hơn, do đó thân chủ sẽ cảm nhận được rằng nhân viên CTXH thực sự muốn giúp đỡ mình. Ngoài ra, những tương tác tích cực luôn tạo thuận lợi cho nhân viên CTXH tiếp cận được với thân chủ khi bắt đầu một quá trình giúp đỡ (Thiersch 2002, 172). 78
  19. Giúp để tự giúp mình và sự tham dự: Mô hình giúp đỡ để tự giúp mình là một mô hình trợ giúp được công nhận trong CTXH cả ở Việt Nam, Đức và các nước khác. Điều mà giới chuyên môn cũng biết rằng mục tiêu của mô hình trợ giúp này là vận động các nguồn lực của thân chủ. Khi phân tích các nguồn lực, người ta định hướng theo ba khía cạnh: thời gian, không gian và quan hệ xã hội (Thiersch 2002, 172). Trong đó, Thiersch giả định rằng con người luôn có thể vận động các nguồn lực và các thế mạnh của mình vì họ luôn nỗ lực giải quyết các vấn đề của bản thân (Thiersch 2002, 172). Khi giải quyết vấn đề, nếu thân chủ có khả năng sử dụng các nguồn lực của bản thân cũng như diễn đạt rõ những nhu cầu của mình khi hợp tác với nhân viên CTXH, thì lúc đó sẽ diễn ra một quá trình thảo luận mà trong đó thân chủ là nhân vật chính và nhân viên CTXH là nhân vật đồng hành. Thiersch gọi trường hợp lý tưởng đó là sự tham dự (Partizipation). Để thân chủ thực sự có thể tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề của mình, nhân viên CTXH phải coi thân chủ ngang bằng với mình, nghĩa là thân chủ không còn là những người thiếu năng lực hơn nhân viên CTXH và cũng không phụ thuộc vào sự trợ giúp. Thiersch gọi đó là „sự bình đằng cơ bản“ („elementare Gleichheit“) (Thiersch 2002, 173f). Sự hội nhập (Integration): Theo Thiersch, sự bình đẳng cơ bản giữ vai trò trọng tâm trong mô hình hội nhập. Thiersch định nghĩa hội nhập là khi sự khác biệt giữa thân chủ và nhân viên CTXH về mặt nguồn lực, cách giải quyết v.v. được nhìn nhận tích cực, qua đó tránh được sự loại trừ và sự đánh giá thấp từ phía nhân viên CTXH. Chỉ có như vậy thân chủ mới có cơ hội để thực sự tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề (Thiersch 2002, 173f). Sự phòng ngừa (Prevention) bao gồm hai khía cạnh: phòng ngừa nói chung và phòng ngừa đặc biệt. Sự phòng ngừa nói chung nghĩa là các cơ sở hạ tầng, chính là các trung tâm tư vấn, các đơn vị trợ giúp, tồn tại một cách vững chắc để những người cần trợ giúp luôn có một điểm đến đáng tin cậy. Điều đó cũng có nghĩa là nhân viên CTXH cần giúp thân chủ học và phát triển các năng lực giải quyết vấn đề. Sự phòng ngừa đặc biệt nghĩa là các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày cần phải được dự đoán trước chứ không chỉ phản ứng tức thời khi nó xảy ra (Thiersch 2002, 173). Nói một cách hình ảnh, nhân viên CTXH không phải là nhân viên cứu hỏa cho thân chủ vào lúc nguy cấp Các điều kiện về cấu trúc xã hội Quan điểm lý thuyết có định hướng về thế giới nhân sinh không chỉ liên quan đến cấp độ vi mô, tức là ở cấp độ tương tác với thân chủ. Quan trọng hơn, cần phải thấy rằng vấn đề của mỗi người trong cuộc sống hàng ngày không chỉ là vấn đề cá nhân. Hơn thế, chúng là kết quả của điều kiện cấu trúc xã hội. Để giúp đỡ thân chủ giải quyết các vấn đề của họ, chúng ta không chỉ trợ giúp trên cấp độ vi mô mà còn cần những thay đổi trên cấp độ chính sách xã hội. Sự gần gũi với cuộc sống và sự phân tán: Nguyên tắc của sự gần gũi với cuộc sống (Alltagsnähe) cụ thể nghĩa là thân chủ luôn có thể nhanh chóng tìm thấy sự trợ giúp (Thiersch 2002, 173). Các trung tâm tư vấn cần ở gần khu vực sinh sống của thân chủ. Thiersch gọi đây là sự phân tán (Dezentralisierung) (Thiersch 2002, 174). Nguyên tắc gần gũi với cuộc sống còn bao gồm các khả năng để thân chủ có thể 79
  20. dễ dàng tiếp cận với sự trợ giúp, có tiêu trí mở rộng để thân chủ đến xin trợ giúp, tư vấn tổng hợp ngoài tư vấn chuyên sâu, hỗ trợ trong cuộc sống hàng ngày cũng dưới hình thức đến thăm tại nhà (Thiersch 2002, 173). 1.1.6 CTXH hoạt động trên cấp độ nào? Từ những luận điểm nêu trên, có thể trả lời câu hỏi này như sau: 1. CTXH hoạt động trên cấp độ vi mô, tức là trong tương tác với thân chủ. 2. CTXH hoạt động trên cấp độ trung mô, tức là cấp độ tổ chức, cụ thể là xây dựng các phòng tư vấn ở các địa phương nhỏ hoặc quận, phường theo nguyên tắc phân tán hay là cung cấp sự trợ giúp gần khu vực sinh sống của thân chủ (xem Sự gần gũi với cuộc sống và sự phân tán). 3. CTXH hoạt động trên cấp độ vĩ mô, tức là trên cấp độ xã hội, do CTXH đòi hỏi những thay đổi về chính sách xã hội nhằm cải thiện điều kiện sống của thân chủ. Thiersch cũng đề cập đến việc CTXH cần nhận ra những thiếu sót pháp lý và phản hồi lại với chính quyền. 1.1.7 Đánh giá (Ưu thế và hạn chế của lý thuyết) Ưu thế: Phần lớn sinh viên của chúng tôi nhận xét vào cuối khóa học rằng quan điểm lý thuyết có định hướng về thế giới nhân sinh rất dễ hiểu. Lý thuyết này tập trung cụ thể vào thực hành CTXH và cung cấp một mẫu phương pháp cơ bản dễ nhận ra. Lý thuyết này định hướng vào nguồn lực thay vì những khiếm khuyết của thân chủ, điều mà những học viên mới thường mắc phải. Qua đó, thân chủ có thể cùng hợp tác với nhân viên CTXH trong một bầu không khí tích cực và có định hướng tới việc giải quyết vấn đề. Vì thế, lý thuyết này rất phù hợp để xây dựng quan hệ. Hạn chế: Do Thiersch cho phép các nhân viên CTXH trong lĩnh vực thực hành có nhiều tự do để tự diễn giải nên mô hình hành động này không được xây dựng cụ thể lắm. Vì vậy trong khi thực hành, rất khó để áp dụng lý thuyết này hoặc thực hành viên phải bổ sung phương pháp (Mengedoth 2005). 1.1.8 Ưu thế và hạn chế khi áp dụng ở Việt Nam Ưu thế: 80
  21. Do lý thuyết CTXH có định hướng về thế giới nhân sinh không phải là một lý thuyết lớn nên chúng tôi tin rằng lý thuyết này có thể áp dụng tốt vào lĩnh vực giảng dạy ở Việt Nam. Vì một lý thuyết lớn thường có nhiều chỗ dễ gây ra hiểu nhầm, ngay từ khâu dịch thuật . Sự định hướng vào nguồn lực và đi cùng với nó là bầu không khí tích cực có thể giúp nhân viên CTXH ở Việt Nam tăng cường phát triển theo hướng này thay vì trường phái tư duy cũ tập trung vào thiếu sót của thân chủ. Chúng ta đều biết ở Việt Nam cũng như ở các quốc gia Đông Á, sự tin tưởng là cốt lõi của mối quan hệ giữa con người. Do đó, lý thuyết CTXH có định hướng về thế giới nhân sinh có nhiều khả năng sẽ nhận được sự đồng tình của giới chuyên môn cả trên cấp độ thực hành và lý thuyết. Hạn chế Nguyên tắc gần gũi với cuộc sống hàng ngày của thân chủ yêu cầu nhân viên CTXH đồng hành cùng thân chủ trong môi trường của cuộc sống hàng ngày của họ. Có nghĩa là nhân viên CTXH phải đến thăm hỏi thân chủ ở nhà, như vậy nhân viên CTXH có liên hệ với láng giềng của thân chủ gián tiếp hoặc trực tiếp. Ở Việt Nam, thể diện rất được coi trọng, do đó người ta rất sợ bị mang tiếng trong môi trường sống thân cận như trong hàng xóm láng giềng. Câu hỏi ở đây là, liệu có thể giải quyết được mâu thuẫn này hay không, và nếu có thì như thế nào. Câu trả lời có thể sẽ được tìm ra khi áp dụng lý thuyết CTXH có định hướng về thế giới nhân sinh ở Việt Nam. Trong sơ đồ sau đây, chúng tôi trình bày ngắn gọn lại lý thuyết CTXH có định hướng về thế giới nhân sinh: 81
  22. Sơ đồ 2: CTXH có định hướng về thế giới nhân sinh 82
  23. 1.2 Lý thuyết hệ thống thực thể luận (Trường phái Zurich) 1.2.1 Nền tảng của lý thuyết (các trường phái tư duy; các phương pháp nhận thức và nghiên cứu dẫn đến một nhân sinh quan, xã hội quan hay một định nghĩa nhất định về các vấn đề xã hội; nhân sinh quan, xã hội quan, định nghĩa vấn đề xã hội): Lý thuyết hệ thống thực thể luận xuất hiện vào cùng khoảng thời gian như lý thuyết CTXH có định hướng về thế giới nhân sinh của Hans Thiersch. Lý thuyết này bắt nguồn từ công trình của Silvia Staub-Bernasconi và Werner Obrecht từ những năm 1980. Kaspar Geiser phát triển công trình của Staub-Bernasconi chuyên cho lĩnh vực hành động. Ông tập trung vào việc phân tích vấn đề và nguồn lực, trong khi Obrecht phát triển nền tảng theo khía cạnh triết học và xã hội học cho lý thuyết này. Trong lý thuyết hệ thống thực thể luận, Staub-Bernasconi đã xây dựng nền tảng theo khía xã hội học cũng như các mô hình lý thuyết thực hành và chính sách xã hội. Staub-Bernasconi và Obrecht cùng nhau theo học xã hội học. Ba người bạn này đã là đồng nghiệp của nhau nhiều năm tại trường Đại học CTXH ở Zurich. Ngôi nhà lý thuyết mà họ cùng nhau xây dựng được đặt tên là Mô hình tư duy lý thuyết hệ thống CTXH (Das systemtheoretische Paradigma der Sozialen Arbeit - SPSA). Do cái tên này rất dài, chúng tôi gọi tắt thành „Trường phái Zurich“ để phân biệt với „Trường phái Tuebingen“ và các trường phái khác khi giảng dạy tại trường Đại học Munich. Các trường phái tư duy: Mario Bunge là một triết gia, nhà toán học và vật lý học người Argentina. Triết học về hiện thực của ông là cơ sở cho thuyết hệ thống thực thể luận. Triết học hiện thực của Mario Bunge, mà trường phái Zurich gọi là lý thuyết tiền tố, cho rằng: Thế giới là thực, thế giới bao gồm những vật và hệ thống cụ thể, mỗi vật là một hệ thống hoặc là các thành phần của một hệ thống. Tất cả chúng tồn tại và phát triển không phụ thuộc vào việc, liệu chúng có tồn tại trong nhận thức của chúng ta hay không, nói cách khác chúng tồn tại và phát triển không phụ thuộc vào việc liệu chúng có được tiềm thức của con người nhận ra hay không. Thế giới có thể được nhận biết qua từng phần, tri thức đạt được được diễn đạt thông qua ngôn ngữ. Nhận thức của con người về hiện thực không đầy đủ, phụ thuộc vào cấu trúc phức tạp của não, có thể khiếm khuyết do nó luôn mang tính chọn lọc, xóa nhòa các chi tiết và bị lệch lạc bởi các mối quan tâm của cá nhân mỗi người. Các mô hình, các lý thuyết và các hệ thống tư duy diễn giải và xây dựng hiện thực, chúng chỉ phản ánh hiện thực gần đúng (Staub-Bernasconi 2007, 160f & 164f; Geiser 2007, 43ff). Hiện thực – thế giới tồn tại thực tế – được cấu tạo bởi những quy tắc nhất định có thể nghiên cứu được. Giả định này khác với những ý tưởng hệ thống tinh thần, ví dụ như của chủ nghĩa tạo dựng cực đoan nói rằng bức tranh hiện thực là sản phẩm của trí não, không tồn tại cái gọi là hiện thực „khách quan“, do đó sự tồn tại của hiện thực không thể kiểm chứng được. Trong trường phái Zurich, người ta có thể nhận ra lý thuyết xã hội học của Peter Heinz về sự bất bình đẳng xã hội, của Max Weber, Heinrich Popitz và Hannah Arendt về quyền lực và quá trình thiết lập quyền lực cũng như của Karl O. Hondrich và Ilse von Arlt về lý thuyết nhu cầu (Staub-Bernasconi 2007, Obrecht 1999, Obrecht 2005a). 83
  24. Phương pháp nhận thức và phương pháp nghiên cứu: Xuất phát điểm của trường phái Zurich là một hiện thực phức tạp và mâu thuẫn nhưng có thực; một cách tiếp cận lý thuyết và phương pháp đơn lẻ không thể miêu tả hiện thực đó một cách đầy đủ. „Do đó, Staub-Bernasconi ủng hộ một lý thuyết tiền tố khoa học có khả năng kết nối nhiều cách tiếp cận với nhau (Engelke et al 2009, 448f). Engelke gọi đó là một sự kết hợp phức tạp của xã hội con người, bởi vì con người không chỉ bao gồm một hệ thống sinh học, mà còn cả hệ thống hóa học, vật lý, tâm lý, xã hội và văn hóa như chúng tôi sẽ phân tích ở phần „Nhân sinh quan“ (Engelke 2005). Phương pháp tiếp cận này sẽ được nhận thấy rất rõ qua mô hình „Câu hỏi chữ W“, bởi vì trong mô hình này các thông tin về thân chủ sẽ được thu thập và hệ thống thông qua nhiều câu hỏi khác nhau cho phép có được một cách tiếp cận đa chiều: Các câu hỏi chữ W bao gồm: Cái gì (Was)? Từ đâu (Woher)? Tại sao (Warum)? Vấn đề sẽ dẫn đến đâu (Woraufhin)? Cái gì tốt và cái gì không tốt (Was ist gut und was ist nicht gut)? Mục đích sẽ là gì (Wohin)? Như thế nào (Wie)? Bằng cách nào (Womit)? Đã đạt được những gì (Was wurde erreicht)? Nhiều đối tượng khác nhau có thể trả lời những câu hỏi này: thân chủ, các thành viên gia đình của thân chủ, nhân viên CTXH, những chuyên gia trợ giúp khác như chuyên gia tâm lý v.v. Geiser gọi đó là „ các câu hỏi chữ W đa chiều“. Việc nhiều người trả lời các câu hỏi chữ W sẽ tăng thêm khả năng tiếp cận để nhìn nhận ra vấn đề và nguồn lực của thân chủ. Với câu hỏi „Tại sao?“ người ta có thể hiểu được nguyên nhân của vấn đề. Những nguyên nhân này có thể giải thích dưới góc độ của các ngành khoa học liên đới khác nhau: sinh học, hóa học, vật lý, tâm lý học, sư phạm, luật, xã hội học và các ngành khoa học nhân sinh khác như theo định nghĩa của Engelke, tất cả những ngành khoa học giải thích con người và xã hội con người (xem thêm phần 3.2.5. Các khía cạnh liên quan đến lĩnh vực thực hành, các câu hỏi chữ W). Nhân sinh quan: Con người là những sinh vật sống bao gồm nhiều hệ thống khác nhau như hệ thống sinh học, hóa học, tâm lý, xã hội và văn hóa (Bunge 2004). Con người có các nhu cầu cũng như có động cơ để phát triển chiến lược và hành động để thỏa mãn những nhu cầu đó. Chính do mục tiêu thỏa mãn nhu cầu mà con người phụ thuộc vào nhau. Ở phần sau chúng tôi sẽ đi sâu hơn vào chủ đề nhu cầu con người (Obrecht 1999, Staub-Bernasconi 2007, 170f). Con người là những hệ thống sinh học có khả năng ngôn ngữ, học hỏi và những khả năng khác. Họ duy trì cấu trúc bên trong của mình bằng cách trao đổi chất, năng lượng và thông tin với môi trường vật lý-sinh học, xã hội và văn hóa (Obrecht 2002, 8). Con người là thành viên của các hệ thống xã hội và như đã nêu trên chỉ có thể tồn tại trong các dạng thức tổ chức xã hội. Họ nằm trong mối quan hệ với nhau và thiết lập nên các hệ thống xã hội; các hệ thống xã hội này tự tổ chức và phân định ranh giới đối với các hệ thống khác. Xã hội quan: Xã hội quan của trường phái Zurich dựa trên khái niệm hệ thống, khái niệm này cũng là khái niệm cốt lõi của lý thuyết hệ thống thực thể luận. Do đó, chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm này trước tiên. Một hệ thống là „một cái gì đó“ được cấu tạo từ những thành phần cụ thể. 84
  25. Chúng có thể là thành phần vật lý, hóa học, sinh học, tâm lý, xã hội và khái niệm. Chúng nuôi dưỡng nhiều mối quan hệ đa dạng với nhau và vì thế chúng liên kết với nhau (cấu trúc bên trong – interne Struktur). Do đó, chúng liên kết chặt chẽ với nhau hơn là với môi trường bên ngoài. Mối quan hệ giữa các thành phần của hệ thống với môi trường bên ngoài gọi là cấu trúc bên ngoài (externe Struktur) (Staub-Bernasconi 1995, 127; Geiser 2007, 44). Số lượng các hệ thống tồn tại trên thế giới là kết quả của một quá trình phân hóa kéo dài về không gian và thời gian. Trong quá trình tiến hóa, các hệ thống đơn giản đã sát nhập thành các hệ thống phức tạp hơn bằng cách trở thành thành phần của những hệ thống phức tạp. Tất cả những hệ thống này phân biệt với nhau thông qua những đặc điểm mang tính phát triển (emergent) và quy luật riêng. Kết quả của quá trình này là những đặc điểm phát triển của hệ thống cho chúng khả năng tự tập hợp và tự tổ chức. Ví dụ sau sẽ làm rõ quá trình này: từ cấu trúc gia đình lớn trong xã hội tiền công nghiệp với chức năng tái sản xuất và bảo đảm sự tồn tại, trong quá trình phân công lao động, đã phát triển thành gia đình nhỏ, thị trường lao động phân hóa thiếu bền vững, hệ thống giáo dục phân hóa cao cũng như hệ thống an sinh xã hội nhằm giảm rủi ro. Tất cả các loại hình hệ thống – vật lý, hóa học, sinh học, tâm lý, xã hội và văn hóa – đã phát triển trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau, chúng có liên hệ với nhau với tư cách là các hệ thống con và không ngừng biến đổi. Nói cách khác, mỗi hệ thống là một mắt xích tiến hóa trong một chuỗi các hệ thống, kể cả các cá nhân con người luôn được coi là các hệ thống sinh học có khả năng tự nhận thức và tự học hỏi (Staub-Bernasconi 1995, 128). Xã hội quan là nền tảng của khái niệm hệ thống xã hội. Cấu trúc hệ thống xã hội loài người có hai đặc điểm chính nằm trong mối quan hệ năng động với nhau (Obrecht 2002, 8; 2005b, 4): Cấu trúc tương tác giữa các thành viên của các hệ thống xã hội Cấu trúc vai trò phân hóa đa dạng: sự phân hóa chức năng giữa phân hóa vai trò, phân công lao động và phân cấp vị trí, sự phân tầng trong phân phối vật chất, nguồn lực và các vị trí xã hội mà phát triển từ đó với những cơ hội tương tác và cơ hội nghề nghiệp trong các hệ thống xã hội. Những tiêu chuẩn phân hóa khác là: tuổi tác, giới tính, tôn giáo, màu da và dân tộc. Các hệ thống xã hội hình thành qua các quá trình tương tác xã hội giữa các cá nhân, nó bao gồm những liên kết được thúc đẩy bởi các nhu cầu con người trong mối liên quan với nhận thức về bản thân và nhận thức về người khác. Tổng thể các tương tác xã hội được gọi là cấu trúc tương tác. Cấu trúc vị trí thể hiện kết quả của cấu trúc tương tác thông qua các vai trò, quyền và nghĩa vụ (Geiser 2007, 49f). Ở phần tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết về những vấn đề xã hội nào và các tổ hợp của vấn đề nào nảy sinh từ các đặc điểm cấu trúc của các hệ thống xã hội mà giải quyết chúng là nhiệm vụ do xã hội giao cho ngành CTXH. Một hệ thống xã hội đạt được sự ổn định bằng cách tạo ra các giá trị, quy luật và chuẩn mực tương ứng. Các giá trị và các mục tiêu của nó thể hiện trong các đặc điểm văn hóa của hệ thống xã hội. Các thành viên của hệ thống xã hội sẽ chấp nhận những đặc điểm văn hóa này nếu chúng giúp thỏa mãn các nhu cầu của họ cũng như phục vụ cho các mục tiêu của hệ thống 85
  26. xã hội. Vì, các cá nhân càng thực hiện đúng những mong đợi mà tương ứng với những vai trò xã hội của họ thì sự liên kết giữa cấu trúc tương tác và cấu trúc vị trí càng chặt chẽ. Trong quản lý hành chính tồn tại những quy tắc rõ ràng mà không ai có thể hiểu lầm được về việc ai được giao tiếp với ai, ai được quyền quyết định hay hành động trên cơ sở vị trí của người đó. Những thay đổi trong các hệ thống xã hội xảy ra khi các vai trò không còn cố định nữa và cấu trúc tương tác và cấu trúc vị trí bị thay đổi. Ví dụ như khi con cái trưởng thành, khi một thành viên gia đình mất việc hoặc ốm, khi cha mẹ già đi, khi đó gia đình phải cấu trúc lại các mối quan hệ với nhau (Sagebiel 2012, 44f). Định nghĩa vấn đề xã hội: Vấn đề xã hội là những vấn đề thực tiễn mà khi con người có liên qua đến các hệ thống xã hội. Nếu một đứa trẻ không được quan tâm trong gia đình thì sự phát triển tâm sinh lý xã hội của nó sẽ bị cản trở. Một người không tìm được việc do thiếu học hành hoặc do sắc tộc của anh ta, khi đó anh ta gặp phải vấn đề xã hội, đó là không thể đảm bảo cuộc sống của mình về mặt kinh tế. Nếu một nhóm người với những đặc điểm tương tự mà gặp phải vấn đề đó thì nó trở thành một vấn đề xã hội: ví dụ như nạn thất nghiệp. Những người cùng gặp phải vấn đề này là những người bị loại khỏi hệ thống xã hội: ví dụ như thị trường lao động. Các nhà lý thuyết của trường phái Zurich định nghĩa sự khổ cực là tình trạng khi một cá nhân (hay một nhóm cá nhân) không hài lòng do không có khả năng thỏa mãn thỏa đáng nhu cầu của anh ta, do anh ta không biết các cách giải quyết vấn đề hoặc do anh ta không thể tiếp cận những nguồn lực giúp giải quyết vấn đề. Các vấn đề xã hội như sự bất bình đẳng do các quan hệ hệ thống và các cấu trúc hệ thống cản trở chính là đối tượng của CTXH. „CTXH là một câu trả lời của xã hội đối với các vấn đề xã hội“ (Engelke 1998, 371). Staub-Bernasconi phân biệt bốn khía cạnh của vấn đề xã hội; những khía cạnh này phụ thuộc lẫn nhau theo cách nhìn hệ thống và gây ra sự tích tụ các lớp vấn đề. 1. Các vấn đề trang bị: Các vấn đề trang bị là kết quả của việc nhu cầu và nguyện vọng không được thỏa mãn (Staub-Bernasconi 1994, S.17ff). Để đảm bảo cuộc sống cũng như sự khỏe mạnh, con người phải phụ thuộc vào môi trường sinh thái có điều kiện phù hợp với tự nhiên và con người cũng như phụ thuộc vào một xã hội công bằng với con người (Engelke, 1998, 372). Các vấn đề trang bị phát sinh khi con người không được chia sẻ đầy đủ các nguồn lực y tế, tâm lý, xã hội và văn hóa trong một xã hội. Sự thiếu thốn các trang bị của một người có thể là sự dư thừa của người khác. Nói cách khác, đó là khoảng cách giữa giàu và nghèo, thiếu thốn và xa xỉ. Cả hai chiều hướng này đều là vấn đề xã hội vì chúng là kết quả của các mối quan hệ trao đổi không công bằng (Vấn đề trao đổi) và phân công lao động bất công (Vấn đề quyền lực). Sự thiếu thốn về trang bị thể hiện qua sáu khía cạnh; phần „Trọng tâm của lý thuyết“ sẽ đi sâu hơn vào vấn đề này. 86
  27. 2. Vấn đề trao đổi: Con người là những thành phần của các hệ thống xã hội, họ phụ thuộc vào sự trao đổi và giao tiếp với nhau và với môi trường. Sự trao đổi của họ thông qua vật chất, tri thức và các khả năng. Trang bị là cơ sở cho quá trình giao tiếp. Giao tiếp có thể bình đẳng và cân đối, tức là cả hai đối tác đều có lợi như nhau, nhưng giao tiếp cũng có thể không cân đối, không công bằng với nhau, tức là một người được lợi từ thiệt hại của người kia. Các vấn đề xã hội nảy sinh khi một đối tác giao tiếp bị bất lợi hay bị phụ thuộc khi trao đổi (Staub-Bernasconi 1994, 20ff). Ví dụ như các dự án phi chính phủ phụ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính của các tổ chức nhà nước hoặc quốc tế (EU). Chúng sở hữu ít nguồn lực hơn các tổ chức đã có tiếng. Các địa phương nhỏ khi thực hiện chính sách của họ bị phụ thuộc vào những nguyên tắc của bang. Một ví dụ nữa: Người vợ có thể bị bất lợi trong mối quan hệ với chồng khi người chồng nắm quyền chủ động về kinh tế, khi người chồng dùng bạo lực buộc người vợ phải cư xử trái với các nhu cầu của cô. Một quá trình trao đổi bất công được hình thành bởi các cấu trúc quyền lực và trong các quan hệ quyền lực thì các hình thức bất công xã hội càng trở nên sâu sắc hơn. Do thiếu trang bị về nhiều mặt mà người vợ có ít nguồn lực hơn để sử dụng như những công cụ trao đổi trong mối quan hệ với chồng mình. Do có các vấn đề trang bị mà người vợ gặp phải vấn đề trao đổi. 3. Các vấn đề quyền lực: Quan hệ sức mạnh là kết quả và điều kiện cho cơ hội và hội nhập xã hội. Vị trí của một người trong xã hội có thể nói lên một điều gì đó về vị trí của anh ta trong các kết cấu quyền lực. Sự tiếp cận những nguồn lực kinh tế, xã hội và những hệ thống thành phần trong một xã hội (hệ thống trường học, thị trường lao động, hệ thống y tế v.v.) không chỉ phụ thuộc vào các khả năng và nhu cầu của mỗi cá nhân mà còn vào các nguồn quyền lực mà anh ta có. Các nguồn quyền lực là những nguồn lực được ưa chuộng mà con người sử dụng để xây dựng những quan hệ xã hội mang tính cản trở hoặc mang tính sử dụng quyền lực nhưng có giới hạn. Các nguồn quyền lực quan trọng như: quyền lực thể chất (sức mạnh cơ thể), vốn và sở hữu (quyền lực trên cơ sở vật chất), sức mạnh tinh thần (quyền lực trên cơ sở có nhiều ý tưởng, quyền lực định nghĩa, quyền lực trên cơ sở có khả năng diễn đạt), năng lực hành động trong mối liên quan với địa vị và danh vọng (quyền lực tổ chức). Liệu quyền lực có phải là vấn đề hay không, điều này phụ thuộc vào những quy luật phân chia quyền lực trong các quan hệ xã hội. Theo Staub-Bernasconi (1994, 26ff; 1995, 245-249), các nguyên tắc phân chia quyền lực có thể có tác dụng tích cực dưới hình thức là những quyền lực có giới hạn nhưng chúng cũng có thể gây cản trở trong các quan hệ xã hội. Quyền lực có giới hạn: Sự hạn chế các quá trình hình thành quyền lực cho phép các thành viên của một xã hội tiếp cận hợp pháp với tất cả những nguồn lực sẵn có (các lĩnh vực cuộc sống) mà họ cần để tồn tại và tham gia vào đời sống xã hội. Nó bị ràng buộc bởi những điều kiện, cách thức và với những điều kiện nào mà người ta có thể sử dụng được các nguồn lực ví dụ như các hệ thống an sinh xã hội, các điều kiện giáo dục và bồi dưỡng chuyên môn v.v. Các cấu trúc tạo ra quyền lực nhưng có giới hạn tạo ra công bằng xã hội như là quyền lực hợp pháp. Nó ngăn cản các nhóm trong xã hội chiếm được và nâng cao quyền lực nhằm phục vụ 87
  28. cho lợi ích của bản thân dựa trên cơ sở thiệt hại của những người khác (Staub-Bernasconi 1994, 29ff). Quyền lực mang tính cản trở: Cấu trúc quyền lực mang tính cản trở làm cho các nhóm người riêng lẻ trong xã hội (dân tộc thiểu số, các đảng phái chính trị, phụ nữ, trẻ em) không thể sử dụng được các nguồn lực xã hội sẵn có, bằng cách hạn chế lượng các nguồn lực sẵn có, ví dụ như khi một người không được phép tham gia vào các quá trình xây dựng quan điểm chính trị do các đặc điểm của họ về dân tộc, tuổi tác, màu da, thu nhập thấp, giới tính hoặc định hướng giới tính, khi họ bị xã hội phân biệt đối xử, khi họ không được bình đẳng tham gia vào các hệ thống giáo dục, y tế và an sinh xã hội. Cấu trúc quyền lực mang tính cản trở gây ra nghèo đói và bất bình đẳng xã hội. Nó là thứ quyền lực bất hợp pháp (Staub-Bernasconi 1994, 32ff). Trong mối liên quan với các vấn đề về quyền lực dưới hình thức các cấu trúc quyền lực mang tính cản trở, người ta có thể đặt ra những câu hỏi sau cho ngành CTXH (Staub- Bernasconi 1994, 28): Ai được phép tiếp cận những nguồn lực nào và ra sao? Làm thế nào để những nguồn lực đó được phân phối bình đẳng để đáp ứng nhu cầu của thân chủ? Các vị trí xã hội nên được sắp xếp thế nào để đúng chức năng, hợp lý cho con người và đáp ứng được các nhu cầu của con người? Liệu sự phân công lao động và phân công quyền quyết định (sự phân cấp) có được điều tiết để năng suất lao động được tối ưu hóa mà đồng thời đảm bảo sự thỏa mãn nhu cầu không? Những quy tắc phân phối và sắp xếp nên được dựa trên và hợp thức hóa theo những giá trị nào - những tiêu chuẩn mà được phát triển chung trong một nền văn hóa -? Phương tiện và hình thức thưởng và phạt nào nên được sử dụng để thực hiện các giá trị và quy định? 4. Vấn đề tiêu chí và vấn đề giá trị: Các giá trị mà đã được phát triển trong xã hội chứa đựng các hình dung về việc người ta có thể mong đợi điều gì trong các việc phán xét các sự kiện mà người ta đánh giá là không tốt hay bất công (Staub-Bernasconi 1994, 41ff). Không tốt là khi một đứa trẻ bị thờ ơ và đánh đập trong gia đình, không tốt là khi một người không tìm được việc làm do giới tính hoặc sắc tộc của họ, không tốt là khi những người già cần được chăm sóc lại không được chăm lo tốt. Vấn đề về tiêu chuẩn xảy ra khi các nhu cầu tâm sinh lý và xã hội như nhu cầu về thực phẩm, sự bảo vệ thân thể trước sự xâm phạm, nhu cầu về tình yêu và sự công nhận xã hội, về giao tiếp và định hướng tư tưởng không được thỏa mãn đầy đủ cũng như khi các giá trị và chuẩn mực xã hội bị tổn thương. Những tiêu chuẩn xã hội đó có thể là, người ốm cần được chăm sóc của lĩnh vực y tế, con cái cần được bố mẹ chăm sóc, trẻ em có quyền được nuôi 88
  29. dưỡng và giáo dục, nam giới và phụ nữ cần được bình đẳng, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em là phạm pháp v.v. Lý thuyết của Staub-Bernasconi đề cao tính hệ thống và quá trình. Điều đó có nghĩa là tất cả các vật thể trên thế giới là những hệ thống biến đổi không ngừng trong quá trình tiến hóa, luôn luôn vận động và liên kết với nhau về thời gian và không gian. Từ bốn phạm trù vấn đề nêu trên có thể giả định rằng trong CTXH các vấn đề có khi xuất hiện đơn lẻ, nhưng thường xuất hiện trong mối liên quan đến nhau: các vấn đề trang bị gây ra các vấn đề trao đổi và vấn đề quyền lực, các vấn đề trao đổi liên quan chặt chẽ với các vấn đề trang bị. Khi các vấn đề đa chiều này xảy ra cùng lúc, đó là khi nảy sinh các vấn đề xã hội mà CTXH có trách nhiệm giải quyết. 5. Các vấn đề xã hội „Các vấn đề xã hội là những sự khác biệt không nên có giữa con người.“ (Engelke 1998, 375). Đó là những vấn đề nằm trong mối liên quan với những nhu cầu cơ bản của cá nhân về sự hội nhập môi trường xã hội (Obrecht 2002,15ff). Trong phần „Trọng tâm của lý thuyết“, chúng tôi sẽ trình bày sâu hơn về nhu cầu cơ bản và mối liên quan đến các vấn đề xã hội. Sơ đồ sau đây làm rõ hơn mối liên kết hệ thống giữa các loại vấn đề: Sơ đồ 3: Các vấn đề xã hội Các vấn đề giao tiếp - bị cô lập xã hội, bị khai trừ - không là thành viên của một nhóm/ hội - bị kỳ thị, bị loại bỏ - các vấn đề trao đổi – bất công Các vấn đề vị trí và cấu trúc Các vấn đề - thiếu quyền lực do không có tiềm năng xã hội - vị thế thấp, không được xã hội công nhận - bị người khác điều khiển, thiểu ảnh hưởng - bị truất phế xuống giai cấp xã hội thấp hơn Các vấn đề Các vấn đề tâm lý sinh học Các vấn đề vật - chất lượng nhà ở thấp, ví dụ tường bị mốc lý, hóa học, sinh hay tương tự, không có lò sưởi thái - môi trường bị ô nhiễm bởi khí độc - hạ tầng cơ sở kém 89
  30. Ở đây có ít nhất hai cấp độ của các vấn đề xã hội: 1. Ở cấp độ vi mô là những vấn đề cụ thể mà một thân chủ phải đối mặt (hóa-lý, tâm sinh lý và xã hội). „Các vấn đề xã hội“ ở đây là các vấn đề của từng cá nhân trong mối quan hệ tương tác với những người khác và mối quan hệ vị trí. 2. Ở cấp độ vĩ mô là các vấn đề xã hội theo nghĩa thông thường, tức là các vấn đề của số đông cản trở các phát triển tích cực của xã hội như thất nghiệp, ô nhiễm môi trường v.v. Để phân biệt với các định nghĩa trong lĩnh vực xã hội học rằng các vấn đề xã hội là kết quả của quá trình phát triển về chính trị và xã hội, lý thuyết nhu cầu định nghĩa vấn đề xã hội là vấn đề thực tế trong việc khắc phục các vấn đề trong cuộc sống mà những vấn đề này nảy sinh từ sự mất cân bằng giữa một bên là vấn đề của con người và một bên là nguồn lực sẵn có để giải quyết vấn đề đó. 1.2.2 Trọng tâm của lý thuyết (Khái niệm trọng tâm, luận điểm trọng tâm) Khái niệm trọng tâm: Ở các phần trước, chúng tôi đã trình bày cặn kẽ khái niệm hệ thống và các hệ thống xã hội, vấn đề và các vấn đề xã hội cũng như quyền lực. Tiếp theo đây chúng tôi trình bày thêm hai khái niệm trọng tâm nữa mà hai khái niệm này cũng đóng phần khắc họa nhân sinh quan của trường phái Zurich: nhu cầu và trang bị của con người. Nhu cầu: Lý thuyết nhu cầu con người là một trong những viên gạch đặt nền móng cho lý thuyết hệ thống thực thể luận do Werner Obrecht và Staub-Bernasconi xây dựng dựa trên kết quả của nhiều nghiên cứu trong ngành tâm lý và xã hội học về nhu cầu của con người. Giả thuyết trọng tâm của lý thuyết này là con người bị điều khiển bởi nhu cầu; sức khỏe và hạnh phúc của họ phụ thuộc vào việc thỏa mãn các nhu cầu thể chất, tâm lý và xã hội (Obrecht 2002, 50, Geiser 2004, 52ff): Các nhu cầu sinh lý là các nhu cầu cần thiết để tồn tại của một cá nhân như không khí sạch, nước sạch, thức ăn, được bảo vệ khỏi cái nóng và lạnh, cơ thể không bị xâm phạm, nghỉ ngơi, hoạt động tình dục và duy trì nòi giống. Các nhu cầu tâm lý là các nhu cầu về sự kích thích (thông qua lực hút trái đất, ánh sáng, tiếng động hay âm thanh ví dụ như nhạc, các cảm nhận qua các giác quan), sự thay đổi, thẩm mỹ, các thông tin có thể học được mang tính định hướng và liên quan đến hành động, những kỹ năng mang lại hiệu quả, các nội quy và các chuẩn mực xã hội, ý nghĩa và tâm linh. Các nhu cầu xã hội là các nhu cầu yêu và được yêu, giúp đỡ mọi người, tham gia vào các hoạt động văn hóa và xã hội, nhu cầu được độc lập, hợp tác, có được sự công nhận của xã hội và sự bình đẳng. 90
  31. Trong phần „Định nghĩa vấn đề xã hội“, chúng tôi đã nói rằng thỏa mãn các nhu cầu nêu trên rất quan trọng để duy trì cuộc sống cho tất cả mọi người trên thế giới này. Khi một nhu cầu không được thỏa mãn đúng mức hay không hề được thỏa mãn thì người ta có vấn đề. Tùy theo loại nhu cầu mà con người có vấn đề tâm sinh lý và xã hội. Các khía cạnh của nhu cầu con người: Ngoài sự phân loại các nhu cầu trên, lý thuyết nhu cầu còn đề cập đến các khía cạnh sau đây: Do cấu trúc cơ thể, tất cả mọi người đều có các nhu cầu giống nhau bất kể giới tính, tuổi tác, màu da, tôn giáo và địa lý (Obrecht 1999, 28). Cần phân biệt giữa nhu cầu và mong muốn (Obrecht 1999, 46 & 55): o Như đã nhắc đến nhiều lần, nhu cầu cần thiết cho sự tồn tại. Nếu nhu cầu không được thỏa mãn trong một thời gian dài có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho con người (Obrecht 1999, 47f); ví dụ thiếu sự công nhận của xã hội có thể dẫn đến trầm cảm, đói lâu ngày có thể dẫn đến thiếu cân thậm chí là tử vong. Do đó, các nhu cầu này thường được nhắc đến trong mối liên hệ với các quyền con người (Borrmann 2006, 195ff, xem thêm phần phụ lục). Dựa trên lập luận này, trường phái Zurich cho rằng CTXH là một chuyên môn mang tính nhân quyền (Staub-Bernasconi 1998). Ở Việt Nam, người ta thường sử dụng khái niệm „nhu cầu thiết yếu của cuộc sống“ thay cho khái niệm „nhu cầu“ (như hiểu theo nghĩa của Obrecht). o Mong muốn theo định nghĩa của Obrecht thường được coi ở Việt Nam là những nhu cầu cao hơn. Chúng hình thành trong quá trình học hỏi của nhân loại và liên quan đến những cách thức thỏa mãn nhu cầu thiết yếu khác nhau (Obrecht 1999, 46). Một ví dụ là: Tất cả con người cần thức ăn để ăn no. Đó là một nhu cầu thiết yếu. Nhưng con người đã học được rằng người ta không chỉ có thể ăn no bằng một loại thức ăn duy nhất mà có thể bằng nhiều loại thức ăn khác nhau: người châu Âu ăn bánh mì kèm pho mát hoặc xúc xích, người châu Á ăn cơm với rau xào curry hoặc tôm xiên nướng. Do đó, mong muốn có thể được hiểu là những khao khát mà phụ thuộc vào cấu trúc xã hội và văn hóa trong một xã hội và sự sẵn có của những tài nguyên khác nhau cũng như khả năng tiếp cận chúng. o Mong muốn có thể hợp lý nếu chúng không cản trở việc thỏa mãn nhu cầu của những người khác. Trái lại, mong muốn có thể bất hợp lý nếu những người khác bị cản trở khi thỏa mãn nhu cầu qua việc họ không được tiếp cận các nguồn lực để thỏa mãn nhu cầu (Obrecht 1999, 52). Theo lý thuyết nhận thức và nhu cầu, cuộc sống con người là sự cân nhắc giữa các vấn đề trong việc thỏa mãn nhu cầu và mong muốn và học cách đàm phán với những người khác trong các hệ thống xã hội (Staub-Bernasconi 1995, 131). o Mong muốn có thể trở thành nhu cầu khi những phương tiện nhất định để thỏa mãn nhu cầu là thiết yếu đến mức con người không thể hình dung ra một cuộc sống mà không có nó, ví dụ sở hữu một cái tivi dần dần được chấp nhận thành một nhu cầu. 91
  32. Để có thể nhận biết những nhu cầu kể trên, người ta không được nhầm lẫn nhu cầu với phương tiện để thỏa mãn chúng. Theo Obrecht, thì không có nhu cầu về tiền bạc. Câu hỏi ở đây là, tiền có thể giúp thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu nào. Ví dụ như tiền có thể mua một cái ô tô đắt giá hay một ngôi nhà lớn. Những vật này có thể đem lại địa vị cao. Với một địa vị cao, con người nhận được nhiều công nhận của xã hội. Theo trường phái Zurich, nhân viên CTXH cần có khả năng phân biệt các nhu cầu và nhận biết nhu cầu thực chất để có thể xác định được vấn đề của thân chủ. Chúng tôi đã rút ra được kinh nghiệm này từ các giờ giảng của mình. Trong mối tương quan này, cần phải hiểu rằng sự thỏa mãn nhu cầu là động cơ trung tâm của hành động con người. Con người hành động khi muốn thỏa mãn một hoặc một vài nhu cầu cùng lúc (Obrecht 1999, 44). Đồng thời, thỏa mãn nhu cầu cũng là chất xúc tác mạnh mẽ cho mâu thuẫn con người, bởi vì cách thức một người thỏa mãn nhu cầu hoặc mong muốn của mình có thể làm tổn thương đến giới hạn của những người khác. Những nghiên cứu mới đưa ra các bằng chứng cho rằng nhiều nhu cầu xuất hiện và được báo hiệu cùng lúc trong não. Một người có thể cùng lúc thấy đói, khát và cảm thấy thiếu tình cảm từ vợ hoặc chồng. Điều này mâu thuẫn với lý thuyết nhu cầu của Maslow cho rằng các nhu cầu sinh học luôn được ưu tiên hơn các nhu cầu xã hội và văn hóa (Obrecht 1999, 11f). Obrecht quan tâm đến tính đàn hồi hơn là „sự phân cấp“ của nhu cầu trong nghĩa của Maslow (Obrecht 1999, 51ff), tức là những nhu cầu khác nhau có thời gian chờ khác nhau, con người có thể không uống nước một vài ngày, sau đó sẽ con người phải chịu những hậu quả lâu dài như các vấn đề về thận hoặc tử vong; con người có thể nhịn ăn một vài tuần. Trong trường hợp thiếu sự công nhận xã hội, hậu quả tiêu cực như trầm cảm có thể đến chậm hơn nhiều. Liệu nhu cầu có thể được thỏa mãn hay không và như thế nào phụ thuộc vào năng lực nhận thức và hành động cũng như nguồn lực của cá nhân như sức khỏe, công việc, gia đình, các mối quan hệ láng giềng, bạn bè và các khả năng giải quyết các mối mâu thuẫn. Mặt khác, điều đó còn phụ thuộc vào khả năng hỗ trợ và các quy tắc phân phối của các hệ thống xã hội (trên mọi cấp độ). Ở đây những câu hỏi được đặt ra là: liệu một gia đình có khả năng thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng và chăm sóc con cái không, liệu nhà trường có thể hỗ trợ đứa trẻ đúng mức không, liệu dịch vụ xã hội có thể cung cấp cho gia đình sự giúp đỡ cần thiết và đúng mức không, liệu việc chăm sóc người già và người bệnh tật có được đảm bảo bởi hệ thống hưu trí không? Trang bị Trang bị của con người là một trong những khái niệm trọng tâm của lý thuyết hệ thống thực thể luận. Hiểu biết về khái niệm cốt lõi này là một điều kiện tiên quyết để hiểu được mô hình tư duy hệ thống mà có định hướng hành động, khái niệm này được trình bày rõ hơn trong phần „Những khía cạnh liên quan đến lĩnh vực thực hành“. Dựa trên phân tích về trang bị của con người có thể rút ra những vấn đề và nguồn lực của con người trên cấp độ trang bị (xem định nghĩa vấn đề xã hội). Trang bị của con người bao gồm những khía cạnh sau đây (Staub- Bernasconi 1994, 15f, Geiser 2007, 95ff): 1. Trang bị về cơ thể: sức khỏe, giới tính, chiều cao, trọng lượng, tuổi tác, màu da, bề ngoài hấp dẫn, cấu trúc não đặc biệt là hệ thần kinh giúp xử lý thông tin. 92
  33. 2. Trang bị về khả năng tiếp nhận thông tin: các giác quan giúp con người tiếp nhận các kích thích từ bên ngoài. Não nhận được các kích thích này và xử lý các thông tin tương ứng. Khi trang bị này hoạt động tốt, các giác quan sẽ không bị cản trở để có thể tiếp nhận những thông tin khác. 3. Trang bị về khả năng nhận thức và trải nghiệm: Xử lý thông tin (nhận biết, suy nghĩ, đánh giá, cảm nhận, học hỏi), kiến thức (Các kiến thức về mọi thứ, các kiến thức về giá trị và chuẩn mực, những hình dung về bản thân và về người khác, các hình dung về hiện thực, các kinh nghiệm, các lý thuyết, các chuẩn đoán, các động cơ hành động, các mục tiêu và kế hoạch là cơ sở cho hành động, ngôn ngữ. Chất lượng của những trang bị này phụ thuộc vào việc não hoạt động và được sử dụng như thế nào. 4. Trang bị về khả năng hành động: Loại trang bị này liên quan đến trang bị khả năng nhận thức và trải nghiệm. Đó là những hành động hay những hoạt động mà người ta có thể quan sát được với những đặc điểm sau đây: Có định hướng giá trị Có mục tiêu Tự động hóa hoặc theo thói quen Liên quan đến vai trò Sáng tạo 5. Trang bị về xã hội: 5.1. Trang bị về kinh tế xã hội: trình độ học vấn, việc làm, thu nhập, tài sản 5.2. Trang bị về sinh thái xã hội: bối cảnh sống (nhà ở, khu vực sinh sống, cở sở hạ tầng như trung tâm tư vấn, khu vực giải trí như công viên, hồ nước, cây xanh), môi trường sinh hóa xã hội nơi con người sinh sống 5.3. Trang bị về văn hóa xã hội: nguồn gốc xuất thân, dân tộc, nhóm ngôn ngữ, nhóm tôn giáo, tầng lớp xuất thân 5.4. Thành viên trong các nhóm, hội, mạng lưới xã hội (các liên hệ với những người khác: họ hàng, bạn bè, láng giềng v.v.) 93
  34. Sơ đồ 4: Phân tích các đặc điểm cá nhân (Dựa theo sơ đồ của Sagebiel/ Vlecken 2005, 236) 3. Trang bị khả năng nhận biết và trải nghiệm Kiến thức khoa học, kiến thức giá trị con người (nhu cầu) Động cơ Các đặc điểm tâm lý 2. Trang bị về khả năng tiếp nhận thông tin 4. Trang bị về khả năng hành động 1. Các đặc điểm sinh học 1. Trang bị về cơ thể 5. Trang bị về xã hội Các đặc điểm về kinh tế xã hội (trong đó có cả vị thế xã hội) Các đặc điểm về sinh thái xã hội của môi trường tự nhiên và môi trường do con người tạo ra (vật lý-hóa học, không nói tới nhân sinh vật) Các đặc điểm văn hóa xã hội Tư cách hội viên (= vai trò xã hội) Tất cả những khía cạnh trên liên quan đến nhu cầu con người (tâm sinh lý xã hội), mức độ của những trang bị này – thiếu thốn hay dư thừa – quyết định giá trị trao đổi của một cá nhân trong xã hội cũng như cơ hội tham gia vào các hệ thống xã hội mà cá nhân đó muốn. Ví dụ sau đây sẽ làm rõ hơn: một người mẹ đơn thân và trẻ tuổi đã từng bị bạo hành trong gia đình, nên sức khỏe bị ảnh hưởng, vẻ hấp dẫn bề ngoài bị hạn chế (sẹo), chưa tốt nghiệp phổ thông và không có thu nhập, sống cùng con trong một ngôi nhà trợ giúp phụ nữ. Với những kinh nghiệm trong quá trình lớn lên, chị hoàn toàn không có kế hoạch cho tương lai hoặc có những kế hoạch không thích hợp cho tương lai, thiếu tự tin và không có giao tiếp với ai ngoài nhà trợ giúp phụ nữ và các nhân viên CTXH. Từ đó người ta có thể dự đoán rằng cơ hội để chị theo học lại phổ thông, tìm việc làm hay tìm kiếm sự trợ giúp y tế hay trị liệu của chị là rất thấp. 94
  35. Luận điểm trọng tâm: Con người là nhân tố trọng tâm của các hệ thống xã hội. Con người có cả nhu cầu và nguồn lực để thỏa mãn cầu. Do không thể tự thỏa mãn tất cả các nhu cầu của mình nên con người phải phụ thuộc vào những người khác. Các vấn đề của con người xuất phát từ việc thiếu nguồn lực mà điều này dẫn đến việc các nhu cầu không được thỏa mãn trong một thời gian dài, do đó các vấn đề của con người cũng xuất phát từ việc các nhu cầu không được thỏa mãn trong một thời gian dài. Trường phái Zurich không nhìn nhận con người là những cá thể đơn lẻ mà đặt họ trong mối quan hệ với môi trường xã hội và bối cảnh xã hội chung. Để giúp đỡ thân chủ, nhân viên CTXH cần những năng lực khác nhau: 1. Phân tích các vị trí cơ bản liên quan đến nhân sinh quan và xã hội quan của họ, 2. Phân tích các trang bị và nhu cầu của con người, về các vấn đề của thân chủ, về các tương tác xã hội và vấn đề quyền lực liên đới , 3. Áp dụng mô hình câu hỏi chữ W trong mối liên hệ với những hình thức kiến thức khác nhau và với mô hình tư duy hệ thống, 4. Lập kế hoạch giúp đỡ dựa trên các phân tích đã nêu trên, các kiến thức và các kỹ năng thực hành. Trong khuôn khổ này, nhân viên CTXH làm việc liên ngành, tức là cùng với các ngành khác, họ hỗ trợ nhân viên CTXH đạt được mục tiêu. Trường phái Zurich coi những yêu cầu trên đối với nhân viên CTXH là một trong những mục tiêu của quá trình chuyên nghiệp hóa CTXH (Staub-Bernasconi 2002, 253). 1.2.3 Đối tượng của CTXH Dựa trên xã hội quan, nhân sinh quan và các luận điểm trọng tâm nêu trên, trường phái Zurich coi „các cá nhân là các thành phần của các hệ thống xã hội, hoặc nói cách khác các hệ thống xã hội bao gồm các thành phần là các cá nhân“ và vấn đề của họ dưới tất cả các hình thức là đối tượng của CTXH (Staub-Bernasconi 2007, 134, Geiser 2007, ff & 310, Obrecht 2001, 94ff). 1.2.4 Chức năng hoặc nhiệm vụ của CTXH Theo quan điểm của trường phái Zurich, chức năng của CTXH là hỗ trợ con người thỏa mãn nhu cầu dựa trên các tiêu chí công bằng và vận dụng tối đa các nguồn lực để tự thỏa mãn nhu cầu. Mặt khác, CTXH cần tác động vào cấp độ chính sách xã hội để đạt được những điều kiện sống phù hợp cho con người và để thay đổi xã hội (Staub-Bernasconi 2002, 254). Điều đó có nghĩa là CTXH có nhiệm vụ với cá nhân và đồng thời với xã hội - quan điểm này gần với quan điểm lý thuyết có định hướng về thế giới nhân sinh. 1.2.5 Các khía cạnh liên quan đến lĩnh vực thực hành (Các phương pháp hành động chuyên nghiệp, đóng góp vào lĩnh vực thực hành có tính định hướng hành động) Obrecht, Staub-Bernasconi và Geiser xây dựng lý thuyết hệ thống thực thể luận từ hàng chục năm nay không chỉ nhằm mục đích miêu tả xã hội. Nhiều hơn thế nữa, mục tiêu của họ là xây dựng một lý thuyết hành động dựa trên cơ sở khoa học và định hướng đạo đức cho CTXH chuyên nghiệp. 95
  36. Lý thuyết hành động dựa trên vị trí cơ bản đã nêu trên bao gồm xã hội quan và nhân sinh quan cũng như trên nền móng của các lý thuyết nhu cầu và trang bị của con người, trên cơ sở lý thuyết các hệ thống xã hội, trên cơ sở các kiến thức về quyền lực và các vấn đề xã hội. Lý thuyết hành động cung cấp cho nhân viên CTXH một khuôn khổ hành động, cùng với nó nhân viên CTXH có thể thu thập và xử lý thông tin về thân chủ một cách hệ thống, trên cơ sở đó phân tích các vấn đề và nguồn lực của thân chủ cũng như lên kế hoạch giúp đỡ. „Trong mô hình tư duy hệ thống trên cơ sở của việc phân tích tình huống, vấn đề và nguồn lực mà có sự tham gia của thân chủ, người ta cần phải quyết định trước tiên là nhân viên CTXH làm việc trong khuôn khổ và với sự giao trách nhiệm của các cá nhân và các hệ thống xã hội nào. Một đặc điểm riêng biệt của CTXH là phạm vi can thiệp mang tính đa cấp độ và đa hệ thống. Sự lựa chọn mục tiêu hành động và phương pháp dựa trên các vấn đề xã hội của cá nhân hoặc/ và của các hệ thống xã hội khi xem xét những đặc điểm riêng và các nguồn lực của những cấp độ can thiệp và các hệ thống“ (Staub- Bernasconi 2002, 255). Sau đây chúng tôi sẽ trình bày mô hình tư duy hệ thống và mô hình câu hỏi chữ W trong mối liên hệ này. Bởi vì, chúng là những công cụ chính để phân tích các nguồn lực và vấn đề của thân chủ. Mô hình tư duy hệ thống: Mô hình tư duy hệ thống lần đầu tiên được xây dựng dưới cái tên „Mô hình tư duy hệ thống quá trình“ (prozessuale systemische Denkfigur) trong luận văn tiến sỹ của Staub- Bernasconi năm 1980. Geiser đã phát triển lý thuyết này thành „Mô hình tư duy hệ thống“ (Systemische Denkfigur - SDF). Lý thuyết này miêu tả một cách hệ thống tất cả các bước – từ cơ sở lý thuyết đến hành động cụ thể - dẫn dắt các nhân viên CTHX trong cả quá trình can thiệp. Chúng tôi đưa ra ví dụ sau đây để miêu tả rõ mô hình này. Ví dụ: Minh 10 tuổi và đang học lớp 5. Em nói tiếng Đức rất tốt nhưng hầu như không biết tiếng Việt. Em sinh ra ở Đức. Bố mẹ em đã sống ở Đức 15 năm. Minh nói và hiểu tiếng Đức tốt hơn tiếng Việt rất nhiều và ngược lại, bố mẹ em nói và hiểu tiếng Đức ít hơn tiếng Việt nhiều. Do đó, Minh và bố mẹ em không hiểu nhau. Minh sống với bố mẹ trong một căn hộ chật chội ở một khu dân cư nghèo của Munich. Trong những tình huống mâu thuẫn ở trường, Minh rất dễ nổi nóng. Các thầy và cô giáo của em không biết phải làm gì với em nữa để em tiến bộ hơn. Một nhân viên CTXH người Đức được giao nhiệm vụ giúp đỡ Minh và gia đình em để họ tự tìm ra cách giải quyết. Cốt lõi của mô hình tư duy hệ thống bao gồm ba nội dung chính sau đây: a. Phân tích cá nhân (dựa trên các loại trang bị) b. Phân tích các mối quan hệ xã hội giữa các cá nhân (b.1. Quan hệ trao đổi – quan hệ cấu trúc hàng ngang và b.2. Quan hệ quyền lực – quan hệ cấu trúc hàng dọc) c. Các giá trị và các vấn đề về giá trị (Xác định vấn đề và nguồn lực liên quan đến a. và b.) 96
  37. a. Phân tích cá nhân (dựa trên các loại trang bị) Ở đây chúng ta sử dụng các phạm trù trang bị đã được trình bày ở phần „Khái niệm trọng tâm“ để miêu tả trang bị của thân chủ hay thân chủ có những nguồn lực nào và bị thiếu những trang bị nào mà dẫn đến các vấn đề trang bị. Cũng cần phải phân tích trang bị của người giúp đỡ vì người giúp đỡ cũng là một phần của hệ thống có liên quan đến việc giải quyết vấn đề. Trong giai đoạn phân tích trang bị, cần phải ghi lại tất cả thông tin từ thân chủ và những người xung quanh. Những thông tin còn thiếu nhưng quan trọng để tìm ra giải pháp có thể được ghi lại dưới hình thức các câu hỏi. Ví dụ khi phân tích trang bị của Minh, người ta thu thập được những thông tin được hệ thống hóa sau đây: 1. Trang bị về cơ thể: Minh là một cậu bé 10 tuổi. Em xinh trai. 2. Trang bị về khả năng tiếp nhận thông tin: Không có chẩn đoán bệnh nào của Minh. Từ đó có thể kết luận Minh có thể tiếp nhận thông tin qua các giác quan. 3. Trang bị về khả năng nhận thức và trải nghiệm: Minh nói tiếng Đức rất tốt nhưng hầu như không nói tiếng Việt (ngôn ngữ, kỹ năng diễn đạt). Em đang học lớp 5. Do Minh 10 tuổi và đang học lớp 5, có thể suy ra em phát triển trí tuệ bình thường - chừng nào không có thông tin trái chiều nào khác - xử lý thông tin (nhận thức, suy nghĩ, học tập) và hiểu biết. Do Minh rất dễ nổi nóng trong những tình huống mâu thuẫn, câu hỏi đặt ra ở đây là em có thể xử lý tốt những tình huống căng thẳng em gặp phải và những cảm xúc tiêu cực liên quan không. Từ ví dụ trên ta có thể đoán là Minh và bố mẹ em không hiểu nhau từ khía cạnh ngôn ngữ. 4. Trang bị về khả năng hành động: Trong những tình huống mâu thuân, Minh rất dễ trở nên tức giận; câu hỏi đặt ra ở đây là Minh xử lý mâu thuẫn như thế nào. Do Minh và bố mẹ không hiểu nhau lắm, có thể em không nói nhiều với bố mẹ về các vấn đề ở trường. Những câu hỏi tiếp theo là, Minh làm gì khi em không hiểu bố mẹ mình, em làm gì ở nhà sau khi đi học về, em đọc sách hay chơi máy tính? 5. Trang bị về xã hội: Trang bị về kinh tế xã hội: Minh học lớp 5. Em có được cho đủ tiền tiêu vặt không? Trang bị về sinh thái xã hội: Minh sống với bố mẹ trong một căn hộ chật chội trong một khu dân cư nghèo. 97
  38. Trang bị về văn hóa xã hội: Bố mẹ Minh sinh ra ở Việt Nam còn Minh ở Đức. Em hiểu nhiều tiếng Đức hơn tiếng Việt. Thành viên của các hội, nhóm: Minh đi học tức là em có giao tiếp với các bạn cùng tuổi và thầy/cô giáo. Em có nhiều bạn để chơi ngoài giờ học không (bạn người Đức và bạn người Việt)? Em có ông bà ở gần không? Em có một nhân viên CTXH giúp đỡ. b. Phân tích quan hệ xã hội giữa các cá nhân: Nguồn lực và vấn đề không phải là những yếu tố bất biến trong cuộc sống con người. Mà chúng thay đổi trong mối quan hệ với những người khác. Do đó, phân tích nguồn lực và vấn đề sẽ mang tính một chiều và bị sai lệch nếu không có phân tích về quan hệ (Geiser 2007, 151ff). Ở đây có hai khía cạnh: một là quan hệ trao đổi có cấu trúc hàng ngang tiêu biểu (idealtypisch), hai là quan hệ quyền lực có cấu trúc hàng dọc tiêu biểu. Chúng tôi sử dụng khái niệm „tiêu biểu“ (idealtypisch) bởi vì những hình mẫu tuyệt đối như mối quan hệ hoàn toàn đối xứng hay quan hệ quyền lực với một người hoàn toàn áp đảo người kia ít có trong thực tế. Tuy nhiên, phân tích quan hệ cần dựa trên những hình mẫu tiêu biểu để người ta có thể nhận rõ ra được đó là loại quan hệ gì (Geiser 2007, 184ff). b.1. Quan hệ trao đổi – Quan hệ cấu trúc hàng ngang Quan hệ trao đổi dựa trên cấu trúc tương tác mà chúng tôi đã trình bày trong phần „Định nghĩa vấn đề xã hội“. Như đã nhắc đến, chủ đề ở đây là các tương tác đối xứng, nghĩa là quan hệ Cho và Nhận. Từ bốn phạm trù trang bị (không kể trang bị về khả năng tiếp nhận thông tin) trong phân tích cá nhân, người ta có thể phân tích mối quan hệ trao đổi giữa hai người như trong sơ đồ dưới đây. Có tất cả bốn lĩnh vực trao đổi (Geiser 2007, 193ff): 1. Cùng suy nghĩ, giao tiếp: Hai người giao tiếp với nhau, cùng nghĩ hay học một chủ để chung, qua đó hình thành quan hệ trao đổi giữa hai người. Hoạt động này diễn ra trên cấp độ Trang bị về khả năng nhận thức và trải nghiệm. Trong trường hợp gia đình Việt Nam đã nêu, do lí do ngôn ngữ, Minh và bố mẹ hiểu nhau rất kém. Như vậy, họ có vấn đề trao đổi. 2. Hợp tác, cùng sản xuất: Hai người cùng làm việc để đạt đến một kết quả (một bữa ăn, dọn nhà, một dự án hay sản phẩm chung). Hoạt động này diễn ra trên cấp độ hành động. 3. Trao đổi về cơ thể: Trao đổi về cơ thể diễn ra giữa hai người yêu nhau dưới hình thức hoạt động tình dục, giữa bạn bè hay giữa bố mẹ và con cái dưới hình thức những cử chỉ hành động tình cảm như ôm, vuốt ve v.v. 4. Trao đổi vật chất: Trao đổi vật chất diễn ra trên cấp độ trang bị về xã hội. Thường thì những trang bị về vật chất được đem ra trao đổi như tiền, đồ vật, căn hộ, ô tô và cả thời gian. 98
  39. Sơ đồ 5: Các hệ thống xã hội/ Các quan hệ xã hội, các quan hệ trao đổi (các hệ thống chiều ngang) (dựa theo sơ đồ: Geiser 2007, 192) Giao tiếp, cùng tư duy Cộng tác Cùng sản xuất Người A Người B Giao tiếp theo nghĩa tiếp xúc cơ thể, tình dục Trao đổi vật chất và nguồn lực b.2. Quan hệ quyền lực – quan hệ cấu trúc hàng dọc Khái niệm quyền lực thường được dùng theo nghĩ tiêu cực, tác động của quyền lực thường được cho là xấu, ví dụ như quyền lực của cấp trên khi cấp trên thực hiện ý kiến có lợi cho bản thân của mình thay vì thực hiện ý kiến của nhân viên. Điều này cũng tương tự với quyền lực của người chồng trong gia đình khi anh ta đánh vợ con và có quyền quyết định tất cả. Nhưng các nhà lý thuyết trường phái Zurich sử dụng khái niệm quyền lực theo nghĩa chung, tức là quyền lực có thể được hiểu theo nghĩa tích cực hay tiêu cực. Điều đó phụ thuộc vào việc liệu quyền lực có hợp lý hay không như chúng tôi đã nêu trong phần „Định nghĩa vấn đề xã hội“. Tương tự như phần phân tích quan hệ trao đổi, quan hệ giữa hai người cũng được đưa ra xem xét. Trong phần phân tích quan hệ quyền lực người ta đặt câu hỏi về trang bị của hai người dưới khía cạnh nguồn gốc quyền lực, người ta phân tích các trang bị xem chúng có đem lại những lợi thế hay bất lợi nào không. Bảng dưới đây hệ thống lại những hình thức quyền lực và trao đổi trong quan hệ xã hội giữa các cá nhân trong mối quan hệ tương ứng với nhau: Bảng 4: Trang bị dưới Hình thức quyền lực Hình thức trao đổi trong hình thức nguồn quan hệ trao đổi gốc quyền lực Quan hệ quyền lực Các quan hệ đối xứng theo Các quan hệ xã hội không đối xứng nghĩa trao đổi công bằng theo nghĩa quan hệ quyền lực mang tính cản trở, không công bằng 99
  40. Trang bị về cơ Quyền lực do sức mạnh cơ thể Tiếp xúc cơ thể, tình thể cảm, tình dục Trong mối quan hệ, ai nhiều có sức mạnh thể chất để có thể đe dọa và sử Các chủ thể có tiếp xúc cơ thể dụng bạo lực làm người kia bị với nhau không, và nếu có, thì thương? Quyền lực về cơ thể cũng có là loại tiếp xúc nào? thể tồn tại thông qua việc một người không xuất hiện, ví dụ như khi một số đông công nhân đình công không đi làm. Trang bị về Quyền lực trên cơ sở ý tưởng Giao tiếp, Trao đổi thông khả năng và quyền định nghĩa tin, hiểu biết, cảm giác và nhận thức và kiến thức: các chủ thể trao trải nghiệm Khả năng thuyết phục người khác với đổi cái gì và như thế nào, kiến thức và ý kiến của mình, thắng đánh giá mối quan hệ với các quan điểm chống đối, làm cho nhau như thế nào? người khác lệ thuộc vào mình. Ai bị yếu thế qua kiến thức và ý tưởng của mình? Quyền lực do có khả năng diễn đạt (liên quan đến khả năng ngôn ngữ và diễn đạt) Trang bị về Quyền lực do có khả năng tổ Hợp tác: hiểu nhau (giao khả năng chức và quyền lực do có vị trí tiếp), điều mà con người hành động xã hội cùng làm và chia sẻ với nhau. Thành viên gia đình Cơ hội quyết định việc của người có những hoạt động nào khác, tạo quan hệ và sử dụng chúng cùng nhau? Họ cùng tạo ra cho lợi ích và nhu cầu của mình. Ai có cái gì? Phân công lao động khả năng ngăn cản hay buộc người ra sao? khác làm gì đó, đảm bảo hay từ chối sự tự do di chuyển của người khác? Ai phải tuân lệnh người khác? Trang bị xã Quyền lực về nguồn lực: Trao đổi các nguồn lực: hội Trao đổi vốn và sở hữu: ai Ai sở hữu nguồn lực và nguồn lực để cho ai cái gì, ai nhận cái gì có thể chủ ý làm khan hiếm chúng, từ ai? ngăn chặn không cho người khác tiếp cận, làm cho người khác phụ thuộc vào mình? Ai thiếu những nguồn lực thiết yếu? (Dựa theo Sagebiel 2009, 122f) 100
  41. qua những bước sau (Geiser 2007,251): Z phái trường Theo định. nhất đề vấn cá tích phân trên dựa hội xã hệmặt quannhân, đối đang chủ thân mà đề vấn định xác là này bước của dung Nội Sơ đồ 6: Quan hệ quyền lực mối tả miêu việc là mà ai hơn yếu quan hệ giúp xác định nguồn lực và vấnai đề của th hoặc ai hơn ai là phải không đây nói ở năng hỏi khả Câu trong Việt. mình tiếng cha hơn thế yếu Minh hàng, họ thăm Nam Việt về đình gia Khi đó. cần họ vì Đức ở ngày hàng sống cuộc trong mình cha hơn thế ưu cóMinhrằng ra suy thể có đạt diễn lực cạnhquyền khía từ trên, Nam Việtđình gia dụ ví Trong c. giải quyết vấn đề. Trong trường hợp thân chủ không nhận ra vấn đề nhưng nhân viên nhân nhưng đề vấn ra nhận không chủ thân hợp trường Trong đề. vấn quyết giải như cũng pháp giải tìm trình quá vào gia tham mình tự thể có chủ thân để định quyết quan là gì (cái chủ thân của trị giá niệm quan Hỏi Xác địnhvấn đề và nguồn lực và nhu cầu. Nhân viên CTXH phải lý giải tại sao thân chủ gặp phải nhữngphải gặp chủthân sao tại giải lý phảiCTXH viên Nhâncầu. nhu và Quyên lực trên cơ sở vật chất Quyền lực do sức mạnh cơ thể (Hệ thốnghàng dọc),dựa theo sơ Geiserđồ 2007,215 u rich, người ta có thể đạt được sự lý giải có cơ sở thông sở cơ có giải lý sự được đạt thể có ta người rich, 101 ân chủcách một khoa học. Quyên lực trên cơ sở ý tưởng Quyền lực do có khả năng diễn đạt trọng đối với họ). Đây là điều kiện điều là Đây họ). với đối trọng Quyền lực do có vị trí xã hội Quyền lực do có khả năng tổ chức biết tiếng Đức khi sống tại sống khi Đức tiếng biết
  42. CTXH và chuyên gia của các ngành khác có những chẩn đoán về các vấn đề, nhân viên CTXH vẫn phải tiếp tục công việc vì lợi ích của thân chủ. Hiểu biết về các chuẩn mực xã hội nhờ câu hỏi sau: Những giá trị nào không được thực hiện? Cái gì tốt? Cái gì không tốt? Nên phải như thế nào? Xác định khoảng cách giữa giá trị cần có và giá trị thực có: Những nhu cầu nào của thân chủ đã không được bảo đảm cho tới nay? Đánh giá tình thế dựa trên cơ sở chuyên môn Bốn bước xác định vấn đề và nguồn lực Nội dung của bước này là thảo luận về các giá trị và các vấn đề giá trị như đã được nêu trong phần „Vấn đề tiêu chí và vấn đề giá trị“. Đây dường như là một cuộc thảo luận đơn giản vì đáng lẽ ra mỗi con người đều hiểu rõ khi nào thì các giá trị và chuẩn mực được xã hội công nhận bị tổn thương. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng nhận biết rõ nhu cầu hay mong muốn hợp lý, đặc biệt là khi cha mẹ không dạy con mình ngay từ đầu khả năng tự nhận biết và diễn đạt nhu cầu. Việc nhận biết giới hạn khi thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn cũng không đơn giản, có nghĩa là làm thế nào để thỏa mãn như cầu và mong muốn của mình trên cơ sở công bằng và không làm ảnh hưởng đến người khác. Chính vấn đề này thường gây ra mâu thuẫn giữa con người như đã nhắc đến trong phần về nhu cầu. Các giá trị và các vấn đề giá trị trong một nền văn hóa và giữa các nền văn hóa khác nhau luôn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi. Những bước xác định vấn đề và nguồn lực theo quan điểm của Geiser có thể được tóm tắt trong bảng sau. Một vài cách diễn đạt được điều chỉnh để tạo điều kiện cho công việc dịch sang tiếng Việt dễ dàng hơn: Bảng 5: (Dựa vào Geiser 2007, 265) 1.Xác định chênh 2.Diễn đạt các đánh giá giá 3.Xác định vấn đề lệnh giữa tình trị trạng nên có và tình trạng thực có Quy tắc hành Xác định chênh Diễn đạt đánh giá giá trị, tức Xác định các vấn động lệnh giữa tình là liệu và những nhu cầu nào đề (sinh, hóa, lý, trạng nên có và của thân chủ không được tâm lý, xã hội?) tình trạng thực có thỏa mãn khi có sự chênh (tình trạng thực lệch tình trạng nên có và tình có = những tình trạng thực có (Cái gì là tốt, trạng có thật, tình cái gì không tốt? Những nhu trạng nên có = cầu nào không được thỏa tình trạng mà các mãn lâu dài?) nhu cầu được thỏa mãn – trong khuôn khổ của lý thuyết nhu cầu 102