Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch biển - Đảo thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang

pdf 12 trang hapham 3710
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch biển - Đảo thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_giai_phap_phat_trien_du_lich_bien_dao_thi_xa_h.pdf

Nội dung text: Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch biển - Đảo thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TẠP CHÍ KHOA HỌC JOURNAL OF SCIENCE ISSN: KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES 1859-3100 Tập 14, Số 2 (2017): 128-139 Vol. 14, No. 2 (2017): 128-139 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN - ĐẢO THỊ XÃ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG Đào Ngọc Cảnh *, Nguyễn Kim Hồng Ngày Tòa soạn nhận được bài: 13-01-2016; ngày phản biện đánh giá: 20-01-2016; ngày chấp nhận đăng: 22-02-2017 TÓM TẮT Thị xã Hà Tiên là một trong những địa bàn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch biển - đảo của tỉnh Kiên Giang nói riêng và của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung. Nơi đây có những thắng cảnh nổi tiếng như Mũi Nai, Đông Hồ, Thạch Động Đặc biệt, vùng biển đảo của Hà Tiên có nhiều thuận lợi để liên kết phát triển du lịch với các địa bàn lân cận như Phú Quốc, Kiên Lương và Campuchia. Tuy nhiên, việc khai thác các tiềm năng này còn nhiều hạn chế, mang tính tự phát và không bền vững. Bài viết này phân tích những tiềm năng du lịch biển - đảo của thị xã Hà Tiên, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch biển đảo Hà Tiên theo quan điểm phát triển bền vững. Từ khóa: tiềm năng du lịch, du lịch biển - đảo, phát triển bền vững. ABSTRACT The reality of and solution to sea-island tourism development in Ha Tien town, Kien Giang province Ha Tien town is one of the areas with high potentials for sea-island tourism development in Kien Giang province in particular and the Mekong Delta in general. It is well-known for its scenic spots such as Mui Nai, Dong Ho, Thach Dong, etc. Specifically, the sea and island area of Ha Tien has many advantages for developing tourism cooperatively with neighboring areas such as Phu Quoc, Kien Luong, and Cambodia. However, the exploitation of these potentials are still limited, spontaneous and unstable. This article analyses potentials of sea-island tourism in Ha Tien town, in light of which, some solutions to sea-island tourism development in Ha Tien are proposed with stable development in mind. Keywords: tourism potential, sea - island tourism, sustainable development. 1. Giới thiệu và các hải đảo. Trên thế giới, du lịch biển Du lịch biển, đảo và vùng ven biển rất được chú trọng phát triển với nhiều loại (thường được gọi chung là du lịch biển - hình sản phẩm rất phong phú và đa dạng, đảo hoặc du lịch biển) là loại hình du lịch tiêu biểu như tắm biển, nghỉ dưỡng biển, được hình thành và phát triển trên cơ sở thể thao, du thuyền trên biển, tham quan các điều kiện tự nhiên kết hợp với văn hóa biển đảo, quan sát san hô và các sinh vật bản địa tại khu vực bờ biển, vùng ven biển biển * Trường Đại học Cần Thơ; Email: dncanh@ctu.edu.vn Trường Đại học Sư phạm TPHCM 128
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Đào Ngọc Cảnh và tgk Việt Nam là một quốc gia ven biển, hợp thành một trong những địa bàn trọng có đường bờ biển dài hơn 3.260 km và điểm về du lịch biển của Việt Nam. Nơi vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2, gấp 3 đây tập trung nhiều tài nguyên du lịch có lần diện tích đất liền. Dải ven biển nước ta giá trị, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển có diện tích khoảng 6,1 triệu ha và dân số du lịch, nhất là các loại hình du lịch biển - 21,4 triệu người, chiếm 18,4% diện tích và đảo. Đại hội Đảng bộ Thị xã Hà Tiên đã đề 26,7% dân số cả nước. [8] ra mục tiêu: “Phấn đấu xây dựng Hà Tiên Vùng biển và dải ven biển Việt Nam thành trọng điểm du lịch của tỉnh và vùng có nhiều tiềm năng rất lớn để phát triển du đồng bằng sông Cửu Long” [3]. lịch biển - đảo, nhưng các tiềm năng này Tuy nhiên, trên thực tế, sự phát triển chưa được đầu tư khai thác tương xứng, du lịch ở Hà Tiên còn nhiều khó khăn, hạn hiệu quả đem lại chưa cao. Đề án “Phát chế. Nhiều tiềm năng du lịch chưa được triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển đầu tư khai thác; các sản phẩm du lịch còn Việt Nam đến năm 2020” đã nêu rõ: “Cho nghèo nàn, đơn điệu. Vì vậy, nghiên cứu đến nay, nhiều tiềm năng đặc sắc của du này nhằm phân tích các tiềm năng du lịch lịch biển, đặc biệt là đảo, bao gồm cả quần của thị xã Hà Tiên để đề ra các giải pháp đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chưa được phát triển du lịch ở Hà Tiên xứng đáng là đầu tư khai thác một cách tương xứng, cho địa bàn trọng điểm du lịch của tỉnh Kiên dù ở dải ven biển hiện đã có tới 70% các Giang và của vùng ven biển nước ta. khu, điểm du lịch trong cả nước, hàng năm 2. Nội dung thu hút khoảng 48-65% lượng khách du 2.1. Tiềm năng du lịch biển - đảo của thị lịch” [7]. xã Hà Tiên Chỉ thị 20-CT/TW của Bộ Chính trị 2.1.1. Khái quát về thị xã Hà Tiên đã khẳng định: “Phát triển du lịch biển Thị xã Hà Tiên được thành lập theo theo hướng du lịch cảnh quan, văn hóa, thể Nghị định 47/1998/NĐ-CP ngày 08/7/1998 thao kết hợp với nghỉ dưỡng, vui chơi. Chú của Chính phủ, trên cơ sở tách huyện Hà trọng cải thiện môi trường du lịch, nâng Tiên thành thị xã Hà Tiên và huyện Kiên cao chất lượng dịch vụ du lịch đi đôi với Lương. [8] công tác bảo vệ môi trường cảnh quan, giữ Thị xã Hà Tiên nằm ở ven biển Tây gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có Nam nước ta, phía Tây Bắc của tỉnh Kiên chọn lọc kinh nghiệm của các nước. Đầu Giang; phía Bắc giáp Campuchia với tư xây dựng một số khu du lịch trọng điểm đường biên giới trên đất liền dài 13,7 km; tại Hạ Long - Bái Tử Long - Cát Bà - Đồ phía Đông giáp huyện Giang Thành; phía Sơn, Huế - Đà Nẵng - Nha Trang, Vũng Nam giáp huyện Kiên Lương; phía Tây Tàu - Long Hải - Côn Đảo, Hà Tiên - Phú giáp biển với đường bờ biển dài 26 km. Quốc” [1]. Thị xã Hà Tiên có diện tích tự nhiên Thị xã Hà Tiên cùng với Phú Quốc 10.048,83 ha, với 7 đơn vị hành chính gồm 129
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 2 (2017): 128-139 4 phường (Tô Châu, Pháo Đài, Đông Hồ, Phạm vi không gian biển đảo là vùng biển Bình San), 2 xã trên đất liền (Mỹ Đức, đảo tính từ bờ biển trở ra, khoảng 25-30 Thuận Yên) và 1 xã đảo (Tiên Hải). Dân số km, trong đó có quần đảo Hải Tặc. (năm 2014) của thị xã là 23.669 người, bao Trong phạm vi không gian trên đất gồm 3 dân tộc chủ yếu: người Kinh chiếm liền ven biển (tức là phần đất liền của thị 84,66%, người Khmer chiếm 12,31%, xã Hà Tiên), nguồn tài nguyên du lịch quan người Hoa chiếm 2,95%, dân tộc khác trọng là các bãi biển: Bãi Nò, Bãi Bàng chiếm 0,08% dân số [2, tr.9]. (Mũi Nai), Bãi Thuận Yên Nhìn chung, Trong vùng biển tiếp giáp của thị xã các bãi biển ở đây khá thuận lợi để phát Hà Tiên có quần đảo Hải Tặc1 (xã đảo Tiên triển loại hình du lịch tắm biển: sóng êm Hải) nằm cách bờ biển Hà Tiên khoảng 11 đềm, bãi cát thoải cùng với ánh nắng chan hải lí (27,5 km). Quần đảo Hải Tặc gồm hòa, nhiệt độ ổn định 16 hòn đảo (hòn Kèo Ngựa, hòn Kiến Ngay tại cửa ngõ thị xã Hà Tiên có Vàng, hòn Tre Lớn, hòn Tre Vinh, hòn thắng cảnh nổi tiếng là đầm Đông Hồ. Đây Gùi, hòn Ụ, hòn Giang, hòn Chơ Rơ, hòn là một đầm nước mặn ăn sâu vào đất liền, Đước Non, hòn Bờ Đập, hòn Đồi Mồi, ). có diện tích tự nhiên 1.384 ha. Đông Hồ đã Các đảo này phân bố khá tập trung trên được ca ngợi trong “Hà Tiên thập vịnh” một vùng biển dài 4,5 hải lí, rộng 2,5 hải lí. (Vịnh mười cảnh đẹp của Hà Tiên) là Trong đó, đảo lớn nhất là hòn Tre Lớn (hay “Đông Hồ ấn nguyệt”. Cảnh quan xung hòn Đốc), nơi tập trung dân cư sinh sống quanh Đông Hồ cũng rất hấp dẫn, nhất là và là trung tâm của xã đảo Tiên Hải. Ngoài hình tượng núi Tô Châu soi bóng Đông ra, một số đảo khác có cư dân sinh sống là Hồ. hòn Đước, hòn Giang, hòn Ụ, hòn Đồi Đồng thời, khu vực ven biển Hà Tiên Mồi còn có điều kiện để phát triển loại hình du 2.1.2. Tài nguyên du lịch thị xã Hà Tiên lịch tham quan, nghỉ dưỡng và thể thao Thị xã Hà Tiên nằm trong phạm vi biển. Cảnh quan thiên nhiên biển nhiệt đới ranh giới của dải ven biển nước ta. Về mặt thanh bình, khí hậu điều hòa nơi đây còn không gian, dải ven biển bao gồm cả không được tô điểm thêm bởi địa hình đồi núi sót gian trên biển và không gian trên đất liền trên đồng bằng ven biển tạo nên những ven biển. [8] cảnh quan đa dạng và hấp dẫn. Địa hình Căn cứ vào sự phân chia về mặt đồi núi ở đây chiếm 14% diện tích tự không gian như vậy, toàn bộ thị xã Hà Tiên nhiên, hầu hết là đồi núi thấp: Cao nhất là có thể được chia thành 2 phạm vi cơ bản: Núi Nhọn (181m), Dùm Trua (129m), Tà (1) không gian trên đất liền ven biển; (2) Bang Lớn (125,5m). Hiện nay, ở đây đã không gian biển đảo. Phạm vi không gian hình thành một số khu du lịch nghỉ dưỡng trên đất liền là toàn bộ phần đất liền của thị cao cấp như khu nghỉ dưỡng Núi Đèn, Kim xã, tính từ bờ biển vào khoảng 10-15 km. Dự 130
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Đào Ngọc Cảnh và tgk Đáng lưu ý là, dọc theo dải ven biển mùa lúa bội thu trong hang Mo So, hay từ Hà Tiên đến hòn Chông (Kiên Lương) người Kinh thường tổ chức lễ hội Phật Đản có quần thể núi đá vôi phân bố khá tập tại Chùa Hang trung, gồm 21 hòn núi nằm trong vùng Hà Tiên còn được coi là vùng đất đồng bằng ngập nước ven biển. Đây là khu “Địa linh nhân kiệt” với nhiều di tích lịch vực núi đá vôi duy nhất ở phía Nam của sử - văn hóa có giá trị đối với du lịch. Nơi Việt Nam. Tuy diện tích không lớn (chỉ đây có 9 di tích được xếp hạng, trong đó có 3,6km2), nhưng các núi đá vôi ở đây có 5 di tích cấp Quốc gia và 4 di tích cấp tính đa dạng sinh học rất cao. Chính sự biệt Tỉnh. Đặc biệt, ở đây có những di tích gắn lập về địa lí đã tạo nên tính đặc hữu và đa liền với quá trình khai hoang, mở cõi của dạng riêng biệt cho vùng núi đá vôi này. Mạc Cửu và dòng họ Mạc. Vì vậy, di tích Hiện nay, đã ghi nhận được 322 loài thực đền thờ và lăng mộ Mạc Cửu và dòng họ vật, 155 loài động vật có xương sống, trong Mạc trên núi Bình San cùng với chùa Phù đó một số loài có tên trong Sách Đỏ Việt Dung, chùa Tam Bảo là những địa điểm Nam đang có nguy cơ tuyệt chủng, cần không thể bỏ qua của du khách khi đến Hà được bảo vệ như loài Thiên tuế (Cycas Tiên. Bên cạnh đó, nơi đây còn có nhiều di clivicola subsp. lutea), Voọc bạc Đông tích lịch sử - văn hóa khác góp phần thu Dương (Trachypithecus germaini) [6] hút khách du lịch như chùa Xà Xía, Đình Đặc biệt, vùng núi đá vôi này có thần Hà Tiên, Nhà tù Hà Tiên. Gắn liền với nhiều hang động, tạo thành những thắng các di tích ở Hà Tiên còn có các lễ hội cảnh thiên nhiên hấp dẫn như Thạch Động, truyền thống như lễ hội kỉ niệm Tao đàn Đá Dựng, chùa Hang, hang Mo So Hệ Chiêu Anh Các2, lễ giỗ Mạc Cửu, lễ hội thống hang động ở đây có nhiều thạch nhũ Nghinh Ông với hình thù rất kì ảo và đa dạng. Nhiều Văn hóa ẩm thực của Hà Tiên cũng hang động còn gắn với những câu chuyện rất đặc sắc. Đến với Hà Tiên, du khách sẽ truyền thuyết hoặc giai thoại dân gian về có dịp trải nghiệm những món ăn độc đáo, Thạch Sanh, về công chúa Quỳnh Nga, về có một không hai, như bún kèn, bánh canh vua Gia Long càng làm tăng sức thu hút ghẹ, hay món cà xịu Ngoài ra, một số đối với khách tham quan, du lịch. món ăn, tuy cũng có ở nơi khác như cơm Các hang động núi đá vôi ở đây còn ghẹ, bánh tằm bì, sò huyết, mực chiên nước gắn liền với đời sống tâm linh của cộng mắm hay gỏi cá trích, nhưng ở Hà Tiên vẫn đồng ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Trong có hương vị riêng, rất hấp dẫn thực khách. các hang động thường có chùa hoặc các bệ Đến với Hà Tiên, du khách còn có thờ thần, Phật. Đây cũng là nơi diễn ra các dịp ghé thăm các làng chài để tham gia lễ hội truyền thống của người dân địa chương trình du lịch câu cá, thẻ mực hoặc phương. Chẳng hạn như người Khmer thưởng thức đặc sản biển tươi ngon. Du hàng năm thường tổ chức lễ hội ăn mừng khách cũng có thể mua những hải sản chế 131
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 2 (2017): 128-139 biến về làm quà cho người thân. Ngoài ra, Kiên Giang (đã được công nhận là Khu dự nơi đây xưa kia đã từng nổi tiếng với nghề trữ sinh quyển thế giới ngày 27/10/2006). chế tác đồi mồi và đá huyền. Ngày nay, Nguồn tài nguyên sinh vật của Khu dự trữ nếu Hà Tiên có giải pháp phục hồi các sinh quyển này rất đa dạng và phong phú, nghề cổ truyền này thì sức thu hút du lịch nhất là tài nguyên sinh vật biển. sẽ gia tăng mạnh mẽ hơn nữa. Đáng lưu ý là, vùng biển Hà Tiên còn Đối với phạm vi không gian biển nối liền với vùng biển hòn Chông (Kiên đảo, thị xã Hà Tiên có quần đảo Hải Tặc Lương) với quần đảo Bà Lụa gồm 43 hòn nằm ở vị trí tương đối gần bờ (27,5 km) đảo phân bố trên vùng biển rộng khoảng 70 nên khá thuận lợi để phát triển loại hình du km2. Quần đảo Hải Tặc hợp với quần đảo Bà lịch ra đảo. Nhìn chung, các đảo ở quần Lụa và vùng biển bao quanh tạo thành một đảo này đều có các bãi biển phục vụ du quần thể biển đảo hấp dẫn, được mệnh danh lịch tắm biển. Các bãi biển ở đây tuy diện là “Vịnh Hạ Long phương Nam”; trong đó, tích không lớn, nhưng hoang sơ và trong thắng cảnh hòn Phụ Tử là biểu tượng của lành: biển trong xanh, bãi cát mịn, không ngành du lịch tỉnh Kiên Giang. khí trong lành rất hấp dẫn khách du lịch. 2.1.3. Vị trí địa lí và mạng lưới giao thông Tên gọi “Hải Tặc” cũng là yếu tố có Bên cạnh thế mạnh về tài nguyên du thể gây sự hiếu kì, tạo sức thu hút cho du lịch, thị xã Hà Tiên còn có thuận lợi nhất khách. Quần đảo Hải Tặc còn gắn liền với định về vị trí địa lí và kết cấu hạ tầng giao giai thoại về kho báu cất giấu trên đảo càng thông vận tải để phát triển du lịch. Với vị thôi thúc nhiều người muốn tìm đến nơi trí cách Phú Quốc chỉ hơn 40 km nên Hà đây để khám phá những bí ẩn đặc biệt của Tiên rất thuận lợi để kết nối với du lịch quần đảo này. Điểm hấp dẫn khác đối với Phú Quốc. Đồng thời, Hà Tiên có vị trí tiếp du khách khi đến quần đảo Hải Tặc chính giáp Campuchia, cách tỉnh Campot 60 km, là tấm bia chủ quyền của Việt Nam ở bờ cách cảng Kép 20 km. Hà Tiên có cửa khẩu Tây đảo hòn Đốc được xây dựng vào năm quốc tế Xà Xía và là cửa ngõ đường biển 1958, có ghi: “Quần đảo Hải Tặc. Hải đồ đến các nước trong khu vực Đông Nam Á. số: 3686 S.h; vĩ tuyến 10o10’ 8; kinh tuyến Những điều kiện trên cho phép thị xã Hà 104o20’ 0”. Tiên liên kết xây dựng các tour du lịch Bên cạnh đó, quần đảo Hải Tặc còn quốc tế với Campuchia, với Thái Lan và có tiềm năng phát triển các loại hình du các nước khác trong khu vực. Trong tương lịch nghỉ dưỡng biển cùng với các hoạt lai, khu kinh tế cửa khẩu được đầu tư phát động thể thao, câu cá, thẻ mực, lặn biển triển, Hà Tiên trở thành đô thị cửa khẩu với ngắm san hô hoặc bắt các loại ốc ở các khu vực phi thuế quan mở rộng thì Thị xã gành đá có thể phát triển loại hình du lịch cửa khẩu Vùng biển Hà Tiên nằm trong Khu kết hợp mua sắm. dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Ở Hà Tiên, mạng lưới giao thông 132
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Đào Ngọc Cảnh và tgk khá phát triển. Hệ thống các tuyến đường cảnh và những giá trị văn hóa truyền thống. bộ như Quốc lộ 80 từ Rạch Giá đến Hà Đến với Hà Tiên, du khách luôn ấn tượng Tiên, tuyến lộ 955A từ Tri Tôn, Châu với khung cảnh thanh bình, thơ mộng cùng Đốc đến Hà Tiên cũng được mở rộng và với sự thân thiện và mến khách của người nâng cấp. Tuyến đường N1, N2 được quy dân địa phương. hoạch và xây dựng phục vụ cho việc phát 2.2. Thực trạng phát triển du lịch biển - triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch đảo thị xã Hà Tiên ven biển. 2.2.1. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ Hệ thống đường thủy đến Phú Quốc thuật phục vụ du lịch và đến quần đảo Hải Tặc cũng được hình Với những tiềm năng du lịch phong thành và phát triển. Hiện nay, có tuyến tàu phú, thị xã Hà Tiên đã thu hút nhiều dự án cao tốc Hà Tiên - Phú Quốc cùng với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ tuyến phà Hà Tiên – Phú Quốc (phà Thạnh phát triển du lịch, bao gồm mạng lưới giao Thới) có thể vận chuyển cả các phương thông, hệ thống cấp điện, cấp nước và tiện xe khách. Ngoài ra, các tuyến Hà Tiên thông tin liên lạc như: Dự án khu xử lí - Phú Quốc - Rạch Giá, Hà Tiên - Kép nước thải Mũi Nai, Dự án cơ sở hạ tầng cũng đã hình thành và phát triển nhằm đáp khu du lịch Mũi Nai, Dự án khu du lịch ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Núi Đèn trong đó có du lịch. Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ du Thị xã Hà Tiên đã được công nhận là lịch ở Hà Tiên đã phát triển cả về số lượng đô thị loại III (năm 2012). Hiện nay, Thị xã lẫn chất lượng. Tính đến năm 2014, Hà đang tăng cường chỉnh trang đô thị kết hợp Tiên có 110 cơ sở lưu trú du lịch và 745 cơ với bảo tồn di tích lịch sử, danh lam thắng sở phục vụ ăn uống (xem Bảng 1). Bảng 1. Hiện trạng cơ sở lưu trú du lịch tại thị xã Hà Tiên [2] 2011 2012 2013 2014 Số cơ sở 91 95 105 110 Trong đó: Khách sạn 28 32 34 40 Số phòng 1223 1560 1605 1716 Trong đó: Khách sạn 695 840 880 1085 Số giường 2122 2760 2790 3058 Trong đó: Khách sạn 1352 1575 1590 1958 Nhìn chung, các cơ sở lưu trú và ăn yếu ở trung tâm thị xã Hà Tiên; các địa bàn uống đều tập trung vào thị trường khách du khác, nhất là không gian biển đảo hầu như lịch bình dân, chưa chú trọng thị trường chưa được đầu tư phát triển. Thị xã Hà khách du lịch cao cấp, nhất là khách du Tiên cũng còn thiếu vắng các cơ sở vui lịch quốc tế. Các cơ sở lưu trú phân bố chủ chơi giải trí để đáp ứng nhu cầu của khách 133
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 2 (2017): 128-139 du lịch. Nhìn chung, tổng lượng khách du 2.2.2. Hiện trạng khách du lịch lịch đến Hà Tiên tăng khá nhanh, tốc độ Trong những năm qua, hoạt động du tăng bình quân giai đoạn 2011-2014 tăng lịch ở thị xã Hà Tiên có những chuyển biến 25,5%/năm, trong đó, khách nội địa tăng tích cực, góp phần thu hút ngày càng nhiều 27,9%/năm, khách quốc tế tăng 16,5%/năm khách du lịch trong và ngoài nước. (xem Bảng 2). Bảng 2. Khách du lịch đến thị xã Hà Tiên [2] Đơn vị: Lượt người 2011 2012 2013 2014 Tổng số 1.210.128 2.036.505 2.061.995 2.205.085 - Khách trong nước 968.103 1.710.665 1.732.076 1.830.221 - Khách quốc tế 242.025 325.840 329.919 374.864 Mặc dù lượng khách du lịch Hà Tiên Cửu và dòng họ Mạc cùng với chùa Phù tăng đáng kể, nhưng chủ yếu vẫn là khách Dung, chùa Tam Bảo chủ yếu phát triển nội địa đến từ Thành phố Hồ Chí Minh và các loại hình du lịch văn hóa như tham các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Khách quan tìm hiểu di tích, du lịch tâm linh quốc tế còn chiếm tỉ lệ thấp (dưới 20%) và Thắng cảnh Tô Châu - Đông Hồ tuy có có xu hướng giảm do tốc độ tăng chậm hơn nhiều tiềm năng, nhưng hiện nay chưa so với khách nội địa (năm 2011 đạt gần được đầu tư khai thác, nên hoạt động du 20%, năm 2012 còn gần 16%, năm 2014 lịch còn mang tính tự phát, chưa thực sự tuy có tăng nhưng cũng chỉ còn gần 17%). trở thành điểm du lịch hấp dẫn ở Hà Tiên. 2.2.3. Hiện trạng tuyến điểm du lịch và loại Do nhu cầu của khách du lịch, gần hình du lịch đây, tuyến du lịch bằng đường biển từ Hà Tuyến du lịch quan trọng nhất của thị Tiên ra quần đảo Hải Tặc đã được hình xã Hà Tiên kết nối khoảng 10 điểm du lịch thành, nhưng cũng mang tính tự phát. Hiện chính, hầu hết đều nằm ở trung tâm thị xã, nay, khách chỉ có thể sử dụng phương tiện là Mũi Nai - Thạch Động - Đá Dựng - Bình duy nhất là tàu khách chạy tuyến Hà Tiên - San - Tô Châu - Đông Hồ. Trong đó, nổi Tiên Hải, mỗi ngày có 1-2 chuyến. bật là bãi biển Mũi Nai với các loại hình du Một tuyến du lịch khá quen thuộc, lịch cơ bản như tắm biển, ngắm cảnh thiên gắn kết chặt chẽ giữa Hà Tiên với huyện nhiên, thưởng thức món ăn đặc sản biển, Kiên Lương là Hà Tiên - hòn Phụ Tử. tham gia các dịch vụ vui chơi giải trí trên Tuyến này có khoảng cách hơn 30 km biển Khu du lịch Thạch Động và Đá được coi là tuyến du lịch tiêu biểu cho dải Dựng có các hang động thiên nhiên kì thú ven biển Hà Tiên - Kiên Lương với các rất thích hợp cho loại hình du lịch sinh thái, điểm du lịch hấp dẫn như chùa Hang, hòn tham quan hang động. Quần thể di tích núi Phụ Tử, hang Kim Cương, hang Mo So, Bình San gồm có đền thờ, lăng mộ Mạc hang Tiền, bãi biển Cây Dương, bãi biển 134
  8. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Đào Ngọc Cảnh và tgk Hòn Trẹm Các loại hình du lịch chủ yếu hoạt động kinh doanh du lịch của thị xã Hà là tắm biển, nghỉ dưỡng biển, tham quan Tiên cũng đã đạt được những kết quả đáng thắng cảnh biển và du lịch hang động kể. Doanh thu từ du lịch của Hà Tiên tăng Các tuyến du lịch nối Hà Tiên với mạnh nhưng không đồng đều giữa các lĩnh các địa bàn du lịch lân cận còn có: Hà Tiên vực. Trong thời kì 2011-2014, doanh thu - Phú Quốc (Kiên Giang); Hà Tiên - Núi du lịch Hà Tiên đạt mức tăng gấp hơn 2,5 Cấm - Châu Đốc (An Giang) Ngoài ra lần, tốc độ tăng trung bình là 51% /năm. còn có tuyến du lịch quốc tế: Hà Tiên - Trong đó, doanh thu chủ yếu từ các cơ sở Kép - Kampot - Sihanouk Ville kinh doanh du lịch với các dịch vụ lưu trú, (Campuchia) Nhìn chung, đây là các ăn uống (chiếm 89,3%), tốc độ tăng trưởng tuyến du lịch có tiềm năng nhưng chưa trung bình là 73,0%/năm; doanh thu từ các phát triển mạnh. khu du lịch còn chiếm tỉ trọng thấp 2.2.4. Kết quả kinh doanh du lịch (10,3%) và hiệu quả không cao, đạt tốc độ Cùng với sự gia tăng lượng khách, tăng trưởng âm (-2,58%). Bảng 3. Doanh thu du lịch của thị xã Hà Tiên [5] Đơn vị: Triệu đồng 2011 2012 2013 2014 Tổng số 23105.0 29725.0 37356.0 58455.0 Doanh thu từ các khu du lịch 6794.0 6977.0 7194.0 6269.0 Doanh thu từ các cơ sở kinh doanh du lịch 16356.0 22728.0 30162.0 52186.0 2.2.5. Những vấn đề đang đặt ra biệt chưa xây dựng được sản phẩm chủ lực Mặc dù đã đạt được những kết quả gắn với thế mạnh du lịch của dải ven biển đáng kể, nhưng sự phát triển du lịch Hà này [5]. Tiên cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế và Hoạt động du lịch của thị xã Hà Tiên đang đặt ra không ít vấn đề cần giải quyết. mới chỉ tập trung chủ yếu ở phạm vi không Ở thị xã Hà Tiên, hệ thống kết cấu hạ gian trên đất liền ven biển. Phạm vi không tầng kinh tế - xã hội còn nhiều yếu kém do gian trên biển hầu như chưa được đầu tư thiếu vốn đầu tư, đặc biệt trên các đảo. phát triển du lịch, mới chỉ có một số hoạt Tiến độ triển khai các dự án du lịch còn động du lịch ở quần đảo Hải Tặc với quy chậm, cơ sở lưu trú phần lớn quy mô nhỏ, mô nhỏ lẻ và tự phát, hiệu quả chưa cao, chất lượng thấp, chưa đáp ứng nhu cầu của chưa bền vững. Thị xã Hà Tiên hầu như du khách. Các phương tiện tàu thuyền phục chưa chú trọng đầu tư xây dựng sản phẩm vụ tham quan đảo còn thiếu về số lượng và và phát triển thương hiệu du lịch “Vịnh Hạ chưa đảm bảo an toàn cho du khách. Sản Long phương Nam” rất có tiềm năng này. phẩm du lịch chưa phong phú, đa dạng, đặc Hiện nay, nhiều du khách muốn tham quan 135
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 2 (2017): 128-139 vùng biển đảo ở đây đều phải tự liên hệ Thị xã cần tiếp tục ưu tiên đầu tư xây thuê tàu rất khó khăn và không đảm bảo an dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ toàn cho du khách. thuật du lịch nhằm tạo điều kiện nâng cao Nhìn chung, nhiều loại hình du lịch ở chất lượng dịch vụ du lịch. Đặc biệt cần ưu đây chưa được đầu tư khai thác một cách tiên phát triển loại hình giao thông đường bài bản và đồng bộ nên chưa phát huy được biển như: Hà Tiên - Phú Quốc; Hà Tiên - hiệu quả như: du lịch tham quan biển đảo Tiên Hải (quần đảo Hải Tặc) Cần đầu tư kết hợp với du lịch ra đảo; du lịch lặn biển ít nhất 2 tàu cao tốc Hà Tiên - Tiên Hải để kết hợp quan sát san hô và các sinh vật phục vụ nhu cầu tham quan đảo và rút ngắn biển; du lịch câu cá, thẻ mực Hoạt động thời gian di chuyển cho du khách; trang bị du lịch ở đây còn tự phát và tiềm ẩn nhiều đầy đủ áo phao, các thiết bị cứu trợ trên nguy cơ: mất an toàn, tài nguyên thủy sản tàu. bị cạn kiệt, môi trường bị suy thoái Đối với loại hình giao thông đường 2.3. Một số giải pháp phát triển du lịch bộ và các khu du lịch trên đất liền: Cần xây biển - đảo thị xã Hà Tiên dựng và cải tạo đường giao thông ở quần 2.3.1. Tập trung phát triển du lịch ở phạm đảo Hải Tặc; xây dựng đường quanh núi vi không gian trên biển Pháo Đài; sửa chữa đường vào khu du lịch Để đẩy mạnh khai thác tiềm năng du Mũi Nai; gia cố và sửa chữa hành lang ven lịch biển đảo, thị xã Hà Tiên cần tăng biển Mũi Nai; trang bị nhà vệ sinh công cường phát triển du lịch biển - đảo gắn liền cộng tại khu du lịch Thạch Động, Đá phạm vi không gian trên biển; đồng thời, Dựng kết hợp chặt chẽ giữa không gian trên đất Hà Tiên cần khuyến khích đầu tư xây liền ven biển với không gian trên biển; dựng khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi trong đó, không gian trên đất liền ven biển giải trí, khu nghỉ dưỡng ở khu vực ven bờ đóng vai trò dịch vụ hậu cần để phát triển và trên các đảo. Trong đó, cần ưu tiên phát không gian trên biển. triển loại hình dịch vụ lưu trú cao cấp Cụ thể, thị xã Hà Tiên cần nghiên (khách sạn 3-5 sao) để đáp ứng nhu cầu cứu triển khai phương án đầu tư xây dựng khách du lịch cao cấp, nhất là khách quốc bến tàu du lịch Hà Tiên phục vụ du lịch tế. tham quan biển đảo; đồng thời, cần thành 2.3.3. Tăng cường liên kết phát triển du lập đội tàu du lịch và xây dựng các chương lịch trình du lịch tham quan biển đảo Hà Tiên; Không gian du lịch biển - đảo luôn xây dựng và quảng bá thương hiệu “Vịnh mang tính thống nhất cao, không bị chia Hạ Long phương Nam” cắt theo ranh giới hành chính; vì vậy, liên 2.3.2. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, kết phát triển du lịch biển đảo luôn là một cơ sở vật chất - kĩ thuật du lịch yêu cầu cấp thiết. Với vị trí địa lí khá thuận 136
  10. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Đào Ngọc Cảnh và tgk lợi, thị xã Hà Tiên có thể hình thành các trọng. Tình trạng nhiệt độ tăng, nước biển mối liên kết phát triển du lịch với Phú dâng cao làm thay đổi tính chất và độ hấp Quốc, Kiên Lương, Kiên Hải; với dẫn của các khu du lịch ven biển và các Campuchia, Thái Lan và các nước trong đảo. Biến đổi khí hậu có thể làm cho các hệ khu vực Đông Nam Á. Đây sẽ là cơ sở để sinh thái ven bờ bị hủy hoại, hệ sinh thái Hà Tiên phát huy các tiềm năng, thế mạnh rạn san hô có nguy cơ bị phá hủy. Vì vậy, du lịch của mình, góp phần phát triển du phát triển du lịch bền vững gắn liền với lịch của tỉnh Kiên Giang và vùng đồng giáo dục môi trường cho du khách và bằng sông Cửu Long. người dân địa phương trong du lịch biển Đặc biệt, cần tập trung khai thác các đảo là rất cấp thiết. lợi thế của Hà Tiên để ưu tiên liên kết phát 2.3.5. Đẩy mạnh hoạt động thông tin, triển du lịch với Phú Quốc, nhất là lợi thế quảng bá du lịch về cự li gần (từ Hà Tiên đi Phú Quốc 45 Cần cung cấp các thông tin về hình km, nhưng từ Rạch Giá đi Phú Quốc 120 ảnh, giá cả dịch vụ, ẩm thực và các điểm km) và nguồn tài nguyên du lịch phong đến du lịch của thị xã Hà Tiên dưới dạng phú của Hà Tiên. Cần nghiên cứu sâu về các ấn phẩm như tờ rơi, postcard gắn với tâm lí thị hiếu du khách, từ đó có phương bản đồ du lịch của địa phương, đồng thời án đầu tư một cách bài bản để “nối dài” cần xây dựng và nâng cao chất lượng cổng tour du lịch Phú Quốc đến Hà Tiên nhằm thông tin du lịch của địa phương. thu hút khách du lịch từ Phú Quốc - những Cần tăng cường thông tin, quảng bá người đã đi hàng nghìn km đến Phú Quốc du lịch trên các phương tiện thông tin đại chắc chắn sẽ sẵn sàng đi thêm 45 km để chúng. Thị xã Hà Tiên có thể thông qua Sở đến với Hà Tiên nếu có các sản phẩm du Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên lịch đa dạng, chất lượng cao. Trước mắt, Giang tổ chức các cuộc thi sáng tác ảnh, Hà Tiên cần tổ chức các Famtrip với sự phim video nhằm gây sự chú ý của dư luận, tham gia của các hãng lữ hành và các nhà thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. báo có uy tín để thử nghiệm và quảng bá Tăng cường tiếp thị điểm đến thông qua cho tour du lịch kết nối Phú Quốc - Hà các công ti lữ hành trong nước và quốc tế Tiên. để tạo nguồn khách du lịch. 2.3.4. Chú trọng bảo vệ tài nguyên và môi 2.3.6. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực trường du lịch du lịch Môi trường và tài nguyên du lịch Cần tăng cường các hình thức đào biển đảo rất nhạy cảm, dễ bị suy thoái. Đặc tạo, tập huấn để nâng cao chất lượng nguồn biệt, trong tình hình hiện nay, biến đổi khí nhân lực du lịch trên địa bàn. Đặc biệt cần hậu đã trở thành nguy cơ tác động đến các xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch khu du lịch biển đảo ngày càng nghiêm chuyên nghiệp, có năng lực, am hiểu về 137
  11. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 2 (2017): 128-139 các tuyến, điểm du lịch tại địa phương để bàn trọng điểm du lịch của tỉnh Kiên Giang giới thiệu du khách những giá trị của các và của cả nước. Nơi đây có nguồn tài điểm du lịch trên địa bàn, nhất là các giá trị nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng, nhân văn gắn liền với di tích lịch sử - văn tạo tiềm năng lớn để phát triển du lịch nói hóa. chung và du lịch biển - đảo nói riêng. Cần kết hợp nhiều giải pháp cụ thể Như nhà thơ Đông Hồ đã từng ca để phát triển nguồn nhân lực du lịch như: ngợi: “Ở đây kì thú thay, có như hầu đủ huấn luyện tại chỗ, đào tạo theo địa chỉ, hết! Có một ít hang sâu động hiểm của theo gói dự án Cần tạo cơ chế chính sách Lạng Sơn, một ít đảo đá chơi vơi giữa biển khuyến khích các đơn vị kinh doanh du của Hạ Long. Có một ít núi đá vôi của lịch tự đào tạo; đồng thời, tranh thủ sự hỗ Ninh Bình, một ít thạch thất sơn môn của trợ của Tổng cục Du lịch và các dự án quốc Hương Tích. Có một ít Tây Hồ, một ít tế trong phát triển nguồn nhân lực cho thị Hương Giang. Có một ít chùa chiền của xã Hà Tiên nói riêng và tỉnh Kiên Giang Bắc Ninh, một ít lăng tẩm của Phú Xuân. nói chung. Có một ít Đồ Sơn, Cửa Tùng, một ít Nha 2.3.7. Tăng cường phát triển du lịch cộng Trang, Long Hải ” [4]. đồng Nhằm khai thác tốt các tiềm năng, Phát triển du lịch cộng đồng là một thế mạnh du lịch, thị xã Hà Tiên cần đầu tư trong những giải pháp quan trọng để đẩy đồng bộ và có trọng điểm, nhất là tập trung mạnh phát triển du lịch biển đảo. Thị xã Hà đầu tư phát triển sản phẩm du lịch tham Tiên cần có các chính sách khuyến khích quan biển đảo gắn liền với thương hiệu người dân và các doanh nghiệp tham gia làm “Vịnh Hạ Long phương Nam”. Đồng thời, du lịch. Cần ưu tiên phát triển các mô hình cần chú trọng việc đa dạng hóa và nâng cao du lịch cộng đồng có nhiều triển vọng ở Hà chất lượng sản phẩm du lịch, tăng cường Tiên như: thu hút sự tham gia của người dân liên kết phát triển du lịch và nâng cao chất để hình thành và phát triển đội tàu du lịch lượng nguồn nhân lực kết hợp với việc bảo phục vụ tham quan biển đảo; phát triển mô vệ môi trường và tài nguyên du lịch theo hình du lịch cộng đồng homestay tại các hộ hướng phát triển bền vững để Hà Tiên thực dân ở quần đảo Hải Tặc sự trở thành một trong những địa bàn trọng 3. Kết luận điểm du lịch của tỉnh Kiên Giang, cũng Cùng với Phú Quốc, thị xã Hà Tiên như của vùng đồng bằng sông Cửu Long đã được xác định là một trong những địa và của cả nước. 138
  12. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Đào Ngọc Cảnh và tgk TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Chỉ thị 20-CT/TW ngày 22/9/1997 về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2. Chi cục Thống kê Thị xã Hà Tiên (2015), Niên giám thống kê năm 2014. 3. Đảng bộ thị xã Hà Tiên (2015), Văn kiện Đại hội Đảng bộ thị xã Hà Tiên, nhiệm kì 2015- 2020. 4. Đông Hồ và Mộng Tuyết (1996), Hà Tiên thập cảnh, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 5. Cao Mỹ Khanh, Đào Ngọc Cảnh (2016), “Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch dải ven biển Hà Tiên - Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang”, Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, số 42 (2016), tr.42-49. 6. Trung tâm Đa dạng Sinh học và Phát triển (2009), Núi đá vôi Kiên Giang, Nxb Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh. 7. Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch (2014), Đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020”, truy cập tại ngày 02/3/2015. 8. Ngô Doãn Vịnh, Trương Văn Tuyên (2004), Báo cáo tổng hợp đề tài Cơ sở khoa học cho việc phát triển Kinh tế Xã hội dải ven biển Việt Nam, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội. 9. Ủy ban nhân dân thị xã Hà Tiên (2015), Giới thiệu tổng quan về thị xã Hà Tiên (Tài liệu lưu hành nội bộ), tháng 9/2015. 1 Tên gọi “Hải Tặc” do quần đảo này từng là nơi đồn trú của cướp biển trong khoảng thời gian từ cuối thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX. Xuất phát từ quần đảo này, quân cướp biển tấn công để cướp bóc các tàu buôn trên tuyến hàng hải từ Trung Quốc sang các nước phương Tây đi qua khu vực vịnh Hà Tiên - Rạch Giá đến vịnh Thái Lan. 2 Tao đàn Chiêu Anh Các (còn gọi là Thi đàn Chiêu Anh Các) do Mạc Thiên Tích (hay Mạc Thiên Tứ) làm chủ soái, thành lập vào năm 1736 tại Hà Tiên. Tác phẩm nổi tiếng của Chiêu Anh Các là Hà Tiên thập vịnh (Vịnh mười cảnh đẹp của Hà Tiên). 139