Tài liệu hướng dẫn về Di sản thế giới - Quản lý du lịch tạo các khu Di sản thế giới

pdf 142 trang hapham 2350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu hướng dẫn về Di sản thế giới - Quản lý du lịch tạo các khu Di sản thế giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_huong_dan_ve_di_san_the_gioi_quan_ly_du_lich_tao_ca.pdf

Nội dung text: Tài liệu hướng dẫn về Di sản thế giới - Quản lý du lịch tạo các khu Di sản thế giới

  1. Tài liệu hướng dẫn về Di Sản Thế Giới QUẢN LÝ DU LỊCH TẠI CÁC KHU DI SẢN THẾ GIỚI Tài liệu hướng dẫn thực tiễn cho các nhà quản lý khu Di sản thế giới Tác giả: Arthur Pedersen
  2. QUẢN LÝ DU LỊCH TẠI CÁC KHU DI SẢN THẾ GIỚI Tài liệu hướng dẫn thực tiễn cho các nhà quản lý khu Di sản thế giới Tác giả: Arthur Pedersen 1
  3. Tác giả chịu trách nhiệm lựa chọn và trình bày các nội dung trong ấn phẩm này và những ý kiến trong này không nhất thiết là của Tổ chức UNESCO và cũng không thể hiện cam kết của tổ chức này. Việc thiết kế và trình bày các tư liệu trong ấn phẩm này không có nghĩa là quan điểm của UNESCO về địa vị pháp lý của bất kỳ một nước, vùng lãnh thổ, thành phố hoặc khu vực nào hoặc thẩm quyền của nó hoặc việc phân định các đường ranh giới hoặc biên giới của nó. Trung tâm Di sản Thế giới của UNESCO xuất bản năm 2002 7, place de Fontenoy 75352 Paris 07 SP (France) Tel: (33) 01 45 68 18 76 Fax: (33) 01 45 68 55 70 Email: wh-info@unesco.org 2
  4. Lời tựa Số phận thật đã an bài: những lý do đích thực tại sao một khu vực được chọn đưa vào danh sách Di Sản Thế giới lại cũng chính là lý do tại sao lại có hàng triệu du khách năm này qua năm khác đua nhau tới thăm những khu vực này. Trên thực tế, niềm tin các khu Di sản thế giới thuộc sở hữu của mọi người và cần được bảo tồn cho các thế hệ tương lai chính là nguyên tắc đích thực của Công ước Di sản thế giới. Vậy làm thế nào để chúng ta kết hợp được niềm tin và quan tâm của chúng ta về tác động của du lịch đối với các khu Di sản thế giới? Du lịch bền vững chính là câu trả lời. Hướng dẫn cho các chính phủ, các nhà quản lý khu di tích và du khách về những việc cần làm trong du lịch bền vững là cách duy nhất bảo đảm giữ gìn di sản văn hóa và thiên nhiên của thế giới. Trong năm 2002, mối lưu tâm trọn vẹn của cộng đồng quốc tế đã tập trung vào du lịch và hậu quả của nó đối với di sản văn hóa và thiên nhiên. Bắt đầu bằng việc Liên hợp quốc tuyên bố 2002 là “Năm Di sản Văn hóa”. Sau đó vào tháng 5, Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Du lịch sinh thái lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố Quebec với tuyên bố về phát triển Du lịch sinh thái trong bối cảnh phát triển bền vững được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh Johannesburg tổ chức sau đó. Tới tháng 11, “Di sản, Du lịch và Phát triển” là một trong những chủ đề chính của Hội nghị Quốc tế ở Venice vào dịp kỷ niệm 30 năm Công ước Di sản thế giới. Với việc phát hành tài liệu hướng dẫn này, chúng tôi nhằm khai thác xu hướng đó bằng cách biến tất cả các ý kiến, luận thuyết và kế hoạch phát triển du lịch bền vững thành hành động. Bằng cách học “đi đứng nhẹ nhàng” trên trái đất, chúng ta không chỉ bảo đảm tương lai của các khu Di sản thế giới, mà còn bảo đảm cả tương lai của du lịch. Đây là “tình huống lưỡng lợi” cho tất cả những ai liên quan: khu di sản sẽ được bảo vệ và duy trì tốt hơn, du khách sẽ có những chuyến viếng thăm dễ chịu hơn, và kết quả là kinh tế địa phương cũng khởi sắc. Du lịch là một lối thoát về quản lý quan trọng ở các khu Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Nó là ngành công nghiệp với những chi phí mà ai cũng biết, nhưng cũng đầy tiềm năng hỗ trợ cho những nỗ lực bảo vệ di sản. Chúng tôi công nhận tiềm năng này và tin rằng bằng cách dấn thân vào và có những hành động thích hợp ở nhiều cấp độ khác nhau của quá trình du lịch bền vững, du lịch sẽ có thể được quản lý sao để đưa lại được nhiều lợi ích thực cho khu di sản. Tài liệu hướng dẫn này đưa ra một quá trình nhằm giúp các nhà quản lý khu di sản hành động theo hướng đó. Đây là tài liệu đầu trong một loạt tài liệu hướng dẫn “quản lý” Di sản thế giới dành cho những người đang hàng ngày mang hết tâm trí và sức lực bảo vệ kho báu vô giá của thế giới chúng ta. Cuối cùng, tôi xin cám ơn TEMA và UNEP đã hỗ trợ cho sáng kiến của Trung tâm để tạo dựng lên được một tài liệu hướng dẫn dễ vận dụng cho các nhà quản lý các khu Di sản thế giới. Francesco Bandarin Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới của UNESCO, Paris, Pháp. 3
  5. Lời tựa Tôi lấy làm tự hào được giới thiệu tài liệu này, một đóng góp nữa có giá trị vào Năm Du lịch sinh thái 2002. Du lịch là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới mà chỉ riêng trong năm 2002 đã có tới 700 triệu du khách quốc tế tham gia; nó có thể trở thành một công cụ chủ yếu trong nỗ lực vượt qua những mất mát về đa dạng sinh học và xóa đói nghèo, đặc biệt ở những hệ sinh thái nhạy cảm và các khu vực được bảo vệ. Một môi trường tự nhiên và xã hội lành mạnh là tài sản đầu tiên và quan trọng bậc nhất đối với ngành công nghiệp tầm cỡ thế giới này, đó là một thực tế cơ bản. Nó tạo ra ý nghĩa nghiệp vụ cho các nhà làm công tác du lịch nhằm giúp họ trở thành những đồng minh tự nhiên của sự bền vững. Các khu vực được bảo vệ, đặc biệt là các khu Di sản thế giới, là những nơi thu hút chính của du lịch và cũng là nơi ngày càng có nhiều du khách tới thăm. Các khu Di sản thế giới là những cảnh quan văn hóa và tự nhiên nổi tiếng trải rộng trên tất cả các hệ sinh thái đã được tuyển chọn cẩn thận qua một quá trình diễn ra từ khi có thỏa thuận đa phương của 175 nước vào năm 1972. Duy tu bảo dưỡng những khu vực này đòi hỏi phải có những việc làm thích hợp để bảo đảm quản lý tốt công viên về mặt môi trường, đồng thời bảo đảm lợi ích cho các cộng đồng địa phương từ sự sinh tồn của các công viên đó. Những lợi ích kinh tế tiềm tàng mà du lịch có thể mang lại sẽ không trở thành hiện thực nếu không được hoạch định công phu. Thực vậy, phát triển du lịch không có kiểm soát có thể đưa tới những tác động tiêu cực rất lớn đối với những kho báu trong di sản của nhân loại. Các nhà quản lý khu Di sản thế giới thường không được chuẩn bị thoả đáng để đương đầu với những thách thức do du lịch mang lại và để thương thảo với ngành công nghiệp du lịch phức hợp. Họ thường được đào tạo chủ yếu trong các lĩnh vực lâm nghiệp, quản lý môi trường công cộng, và sinh học. Vì vậy, những khái niệm như quản lý kinh doanh, tiếp thị và xử lý rủi ro trong thương trường hãy còn tương đối mới đối với nhiều nhà quản lý khu di sản. Một phương pháp tiếp cận thực tế, cụ thể theo từng trường hợp được sử dụng trong tài liệu này sẽ lý giải những chủ đề đó và cả những chủ đề khác để các nhà quản lý công viên có thể hoạch định và phát triển các cuộc tham quan phù hợp với yêu cẩu và giới hạn của kế hoạch tổng thể của khu di sản. Năm 2002, UNEP, IUCN và Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) đã phát hành cuốn sách mang tựa đề “Du lịch bền vững trong những khu vực được bảo vệ” của Tiến sỹ Paul Eagles thuộc Ủy ban Thế giới về Những khu vực được bảo vệ với sự đóng góp của nhiều chuyên gia quốc tế. Cuốn sách này nhằm bồi đắp hiểu biết tốt hơn về những vấn đề liên quan đến du lịch trong các khu vực được bảo vệ, và hướng dẫn giải quyết những vấn đề đó. Tài liệu mới này hỗ trợ một cách hữu hiệu cho cuốn sách nói trên: nó đề cập đến những yêu cầu cụ thể đối với các nhà quản lý khu Di sản thế giới và hướng dẫn họ trong quá trình hoạch định và quản lý khách tham quan. Đây là một mốc mới nữa trong sự hợp tác lâu dài giữa UNEP và UNESCO trong việc cải thiện các lợi ích đối với các khu vực được bảo vệ qua du lịch bền vững. Tôi tin rằng nó sẽ càng tăng cường quan hệ hợp tác và đối tác giữa các nhà quản lý Di sản thế giới, công nghiệp du lịch, cộng đồng địa phương, chính phủ và du khách. Jacqueline Aloisi LARDEREL Trợ lý Giám đốc Điều hành Vụ trưởng Vụ Công nghệ, Công nghiệp và Kinh tế Chương trình Môi trường của LHQ (UNEP) ___ 5
  6. Lời nói đầu Người ta rất dễ đặt câu hỏi tại sao tài liệu hướng dẫn du lịch đã có rất nhiều mà lại còn phải soạn thảo tài liệu này? Đó tất nhiên là câu hỏi chính đáng mà tác giả cần phải phúc đáp. Câu trả lời hết sức đơn giản: tài liệu này được viết với mong muốn thấy được chính những việc đang diễn ra trong lĩnh vực này, cố gắng thấu hiểu mọi lẽ, so sánh với kinh nghiệm bản thân, và diễn đạt những gì đã học hỏi được bằng một văn phong mà tác giả hy vọng mọi người đều hiểu. Vốn từng nhiều năm làm công tác quản lý du khách và kế hoạch, tôi muốn biết chúng ta đã phát hiện ra được những gì trong việc dùng du lịch như một công cụ có lợi cho việc bảo tồn di sản. Thực tế tài liệu này cũhng c ỉ là khởi đầu của một loạt tài liệu theo dự án hướng dẫn các nhà quản lý khu Di sản thế giới về các vấn đề du lịch. Tại sao lại tập trung vào các khu Di sản thế giới? Có lẽ cách giải thích tốt nhất là sử dụng chính câu hỏi của vị Trưởng ban Di sản thiên nhiên thuộc Trung tâm Di sản thế giới, ông Natarajan Ishwaran: “Nếu chúng ta không thể cứu được các khu Di sản thế giới thì chúng ta có thể cứu cái gì?”. Tôi luôn ghi nhớ điều này. Vì tiếp tục làm việc với các khu Di sản thế giới cho nên tôi đã dần nhận thức được vai trò quan trọng của Công ước Di sản thế giới. Tài liệu này dùng làm gì, và lý do tại sao nó lại khác các tài liệu khác là vì nó tổng hợp quá trình tổng thể hợp lô gích của việc quản lý du lịch và du khách đã được phản ánh trong các tài liệu về công tác quản lý. Tôi nghiệm ra rằng nếu hiểu được quá trình hình thành vấn đề và có tầm nhìn toàn cầu về cách thức sự việc gắn kết với nhau, thì sẽ dễ cho ta lướt qua các chi tiết kỹ thuật đang là những yếu tố chủ yếu của rất nhiều lĩnh vực hiện đại nhất. Nếu không có kiến thức ấy, những người không thuộc tầm cỡ chuyên gia có thể sẽ bị lạc lối trong một ma trận vô cùng phức tạp. Du lịch bền vững thành công đòi hỏi một quá trình can dự chặt chẽ. Nó bao gồm những ý tưởng rõ ràng về mục đích và mục tiêu, biết nơi khách cần tới, sắp đặt những mục đích và mục tiêu ấy trong khuôn khổ những quy định pháp lý và xã hội, và sau đó thương thảo với các nhóm lợi ích liên quan nhằm dung hòa các nhu cầu với nhau. Nó cũng có nghĩa là tiếp tục theo dõi xem đã đạt được những mục tiêu xác định chưa, và nếu chưa thì quyết định phải làm gì để điều chỉnh chương trình cho đúng hướng. Toàn bộ quá trình này về lý thuyết có vẻ đơn giản, nhưng thực ra lại rất khó duy trì và thực hiện trong thực tế. Một lần có người nói với tôi, “Ý tưởng phải là sự đồng cảm chứ không phải áp đặt”. Vì lẽ đó, với sự hỗ trợ của Gina Dogget, một biên tập viên cừ khôi, tôi cố gắng lái nội dung tài liệu này theo hướng đó. Arthur Pedersen Tác giả ___ 7
  7. Mục lục Lời giới thiệu Trang 11 Công ước Di sản thế giới (1) 1 Trang 13 Ngành công nghiệp Du lịch: những gợi ý đối với các nhà quản lý (2) 2 Trang 23 Du lịch: Tác động và các vấn đề đặt ra (3) 3 Trang 33 Thu hút những người có lợi ích: Trang 45 Lợi ích và Thách thức từ sự tham gia của công chúng (4) 4 Xác định Mục đích Chính sách và Mục tiêu quản lý (5) 5 Trang 57 Năng lực thực hiện và các vấn đề hoạch định kế hoạch liên quan (6) Trang 73 6 Chiến lược và Giải pháp đối với các vấn đề Quản lý Du lịch (7) 7 Trang 85 Quảng bá Khu Di sản (8) 8 Trang 105 Phụ lục 1: Khảo sát Du khách: Kỹ thuật và Mẫu Phiếu Trang 119 Phụ lục 2: Hiến chương Quốc tế về Du lịch Văn hóa Trang 127 Phụ lục 3: Các NXB sách hướng dẫn, Tạp chí và Báo chí Trang 133 Lời cám ơn Trang 139 9
  8. Lời giới thiệu Du lịch là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới. Hội đồng Lữ hành và Du lịch thế giới (WITC) ước tính du lịch mang lại khoảng 12% GNP toàn thế giới. Theo nhiều nghiên cứu dự đoán sự tiếp tục tăng trưởng thì du lịch đang là một nhân tố ngày càng quan trọng trong việc hoạch định và quản lý các khu Di sản thế giới của UNESCO. Mặc dù chưa có những số liệu chính thức, song việc đưa một khu vực vào danh sách Di sản thế giới thường trùng hợp với tỷ lệ tăng nhanh về số lượng du khách. Ngay cả với tốc độ hiện nay, du lịch đang là một vấn đề quan trọng ở các khu Di sản thế giới. Một nghiên cứu vào năm 1993 của UNESCO và Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) cho thấy phần lớn các nhà quản lý khu di sản thiên nhiên coi du lịch là một vấn đề then chốt. Các cuộc phỏng vấn, khảo sát do Ủy ban Di sản thế giới tiến hành cũng đã phát lộ ra những mối quan tâm tương tự. Du lịch có những lợi thế mà ai cũng thấy: lệ phí du khách vào thăm, tiền miễn giảm thuế và các khoản đóng góp cung cấp ngân quỹ cho các nỗ lực trùng tu và bảo vệ di sản. Du khách có thể trở thành những người bạn của khu di sản và có thể góp phần kêu gọi trợ giúp quốc tế. Các hãng tổ chức tour du lịch và hệ thống khách sạn có thể có vai trò trong việc quản lý di sản bằng các đóng góp tài chính, trợ giúp những nỗ lực theo dõi hoặc hướng dẫn du khách của họ có trách nhiệm khi viếng thăm. Du lịch cũng có thể thúc đẩy các giá trị văn hóa bằng cách hỗ trợ các ngành nghề thủ công địa phương, hoặc tạo ra những hoạt động kinh tế có chọn lọc. Thế nhưng du lịch cũng đưa lại nhiều vấn đề mà ai cũng biết. Quản lý tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành du lịch là một quá trình tốn kém thời gian, đòi hỏi phải có chính sách rõ ràng, đối thoại liên tục với bên liên quan và thường xuyên giám sát. Các hoạt động du lịch đòi hỏi phải có đánh giá về tác động của nó đối với môi trường (EIAs) cùng những thủ tục giảm thiểu những tác động đó. Ở những khu di sản với nguồn ngân sách và số nhân viên hạn hẹp, du lịch ngày càng tăng có thể làm căng thẳng nguồn lực hạn hẹp và làm các nhà quản lý xao nhãng nỗ lực bảo vệ. Trong khi du lịch có thể đóng góp vào các nỗ lực bảo vệ và trùng tu di sản, thì sự cân bằng đúng mức giữa lợi ích kinh tế và những tác động ngoài ý muốn lại khó xác định. Các nhà quản lý biết rằng muốn thu hút du khách thì cầhn t ường xuyên đổi mới để cạnh tranh. Trong trường hợp các khu Di sản thế giới, họ cũng biết mình phải tuân thủ quy tắc quốc tế trong việc duy trì hoặc phục hồi giá trị gốc của khu di sản. Trách nhiệm này đặt ra nhiều vấn đề khó như được phép thay đổi đến mức độ nào để có thể đáp ứng được sức tăng trưởng của ngành du lịch. Một vấn đề khác là cần bảo đảm một phần thu nhập từ du lịch được dành cho cộng đồng để có thể hỗ trợ những nỗ lực bảo vệ, bảo tồn và tôn tạo ở địa phương. Để đáp ứng những thách thức này và những thách thức khác, các nhà quản lý đã yêu cầu được huấn luyện và có những thông tin về Di sản thế giới cũng như những ví dụ cụ thể về thủ tục xử lý các vấn đề hoạch định du lịch. Trung tâm Di sản thế giới đã đáp ứng bằng cách tăng cường hỗ trợ cho việc huấn luyện các kỹ năng quản lý du lịch, kể cả việc phát hành tài liệu này. 11
  9. Tài liệu này đề ra cách giải quyết những yêu cầu mà các nhà quản lý và các trung tâm đào tạo đã nêu ra. Nó cung cấp một hệ phương pháp luận nhằm giúp các nhà quản lý giải quyết những vấn đề liên quan đến du lịch. Nó cũng lập định một hệ thuật ngữ chung nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin và liên lạc giữa các nhà quản lý. Các chủ đề được đề cập bao gồm UNESCO, Công ước Di sản thế giới và Trung tâm Di sản thế giới, ngành công nghiệp du lịch, huy động tham gia của công chúng, nâng cao năng lực, tác động của du lịch, chiến lược quản lý du khách, giới thiệu và quảng bá, trong đó nhiều chủ đề được minh họa bằng những nghiên cứu điểm ngắn gọn. Tài liệu cũng đưa ra một loạt biện pháp khả dĩ áp dụng cho các cuộc thăm dò khảo sát, theo dõi chính sách, thực hiện quản lý, quảng bá khu di sản và liên hệ với những người có lợi ích. Các nhà quản lý có thể lựa chọn những biện pháp thích hợp với các di tích khác nhau và có thể tuỳ cơ ứng dụng. Người đọc sẽ thấy tài liệu này đề cập đến vấn đề du lịch ở các khu di sản văn hóa cũng như thiên nhiên. Trong khi việc quản lý du khách đặt ra nhiều vấn đề khác nhau tùy thuộc vào khu vực đó là di sản văn hóa hay thiên nhiên thì cả hai loại di sản đều có những quan tâm giống nhau, như xác định mục đích và mục tiêu, làm việc với những người có lợi ích, xử lý vấn đề nâng cao năng lực cùng các hoạt động giới thiệu và quảng bá. Hơn nữa, nhiều khu Di sản thế giới tuy được liệt hoặc vào danh sách di sản văn hóa hoặc thiên nhiên, nhưng đều phải bảo vệ cả hai loại nguồn lực. Kinh nghiệm cho thấy quản lý du khách là hoạt động cân bằng trong đó đòi hỏi phải có chính sách du lịch dựa trên mục tiêu bảo toàn và bảo tồn và những chính sách này sẽ được những người có lợi ích ủng hộ, đồng thời tôn trọng các quy định luật pháp, khuyến khích các cuộc tranh luận và theo dõi các hoạt động du lịch. Tài liệu này cố gắng kết hợp nhiều yếu tố nhằm cung cấp cho các nhà quản lý một khung thự c tế làm cơ sở cho những nỗ lực của họ. ___ 12
  10. Công ước Di sản Thế giới 13
  11. Công ước Di sản Thế giới 1 Hiểu rõ những trách nhiệm ghi trong này có trách nhiệm tư vấn về chuyên môn Công ước Di sản thế giới là điều chủ yếu trong lĩnh vực trùng tu di tích và quản lý trong quá trình hoạch định chính sách di sản văn hóa, cũng như việc tổ chức đào và ra quyết định. Hướng dẫn Đường lối tạo chuyên gia. Thao tác đi kèm Công ước có một ý nghĩa rộng lớn đối với việc quản lý du Sáu thành viên của Văn phòng Ủy ban Di lịch, với những hướng dẫn hữu ích về sản thế giới, với nhiệm vụ hỗ trợ Ủy ban việc thực hiện trách nhiệm, như việc trong việc diễn giải Công ước, sẽ họp một phải có báo cáo thường kỳ. Hệ thống Di nă m hai lần để đánh giá các yêu cầu đề cử sản thế giới cũng tạo ra những cơ hội vào danh sách Di sản thế giới và hỗ trợ tài độc đáo, và Trung tâm Di sản thế giới chính. Ủy ban và Văn phòng xem xét các cũng đưa ra một loạt các phương sách báo cáo về “tình hình bảo toàn di sản” đối dành cho các nhà quản lý du lịch, kể cả với các di sản đã được đưa vào Danh sách các tài liệu cho ngành thông tin đại Di sản Thế giới. Cả Ủy ban và Văn phòng chúng. đưa ra các khuyến nghị cho các quốc gia thành viên về bảo toàn và hỗ trợ kỹ thuật 1.1. Công ước Di sản thế giới hoặc tài chính ở mức thích đáng và trong 1.1.1 Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa giới hạn ngân sách cho phép để đảm bảo và Thiên nhiên thế giới, ký tại Paris ngày việc bảo vệ tính toàn vẹn và chân thực của 16 tháng 11 năm 1972, là một thỏa ước các di chỉ. quốc tế trong đó các quốc gia cùng bảo vệ các di sản trường tồn của thế giới. Mỗi Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa và quốc gia, hoặc “Quốc gia thành viên” Thiên nhiên thế giới (trích) tham gia Công ước công nhận trách nhiệm chính của mình nhằm đảm bảo việc xác Trước tình trạng các di sản ngày càng bị định, bảo vệ, bảo tồn và chuyển giao các đe dọa nghiêm trọng trên diện rộng, toàn di sản văn hóa và thiên nhiên của đất nước thể cộng đồng quốc tế phải có phận sự cho các thế hệ tương lai. tham gia vào việc bảo vệ các di sản văn hóa và thiên nhiên có giá trị toàn cầu nổi Cho đến nay, đã có trên 170 quốc gia ký bật bằng cách hỗ trợ tập thể, và cho dù kết Công ước, vì vậy Công ước này trở không làm thay công việc của quốc gia liên thành một trong những công cụ bảo vệ có quan, nhưng việc này sẽ góp phần hỗ trợ uy lực nhất trên thế giới. Đây là văn bản có hiệu quả. pháp lý quốc tế duy nhất để bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên trong đó khuyến Mỗi quốc gia thành viên Công ước công khích sự hợp tác giữa các quốc gia nhằm nhận rằng trách nhiệm xác định, bảo vệ, bảo vệ di sản của họ. bảo toàn, tôn tạo và chuyển giao cho thế 1.1.2 Ủy ban Di sản Thế giới Liên hệ tương lai các di sản văn hóa và thiên Chính phủ gồm có 21 quốc gia thành nhiên có trên lãnh thổ của mình là nhiệm viên được Đại hội đồng các quốc gia vụ hàng đầu của quốc gia. thành viên Công ước bầu chọn với nhiệm kỳ sáu năm. Ủy ban chịu trách Các quốc gia thành viên Công ước công nhiệm thực hiện Công ước và quyết định nhận rằng đối với những di sản được ghi di sản nào sẽ được đưa vào Danh sách Di trong danh sách Di sản thế giới, toàn thể sản Thế giới dựa trên các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế có trách nhiệm hợp tác hai cơ quan tư vấn là Hội đồng Quốc tế về bảo vệ. Di tích và Di chỉ (ICOMOS) - chịu trách nhiệm về di tích văn hóa, và Liên đoàn Một Ủy ban Liên chính phủ Bảo vệ Di sản Bảo toàn Thiên nhiên Thế giới (IUCN)- Văn hóa và Thiên nhiên có giá trị toàn cầu chịu trách nhiệm về di tích thiên nhiên. nổi bật được gọi là “Ủy ban Di sản thế Một cơ quan tư vấn thứ ba là Trung tâm giới” sẽ được thành lập trong khuôn khổ Quốc tế Nghiên cứu Bảo tồn và Trùng tu của UNESCO. Di sản Văn hóa (ICCROM). Trung tâm 14
  12. Công ước Di sản Thế giới Ủy ban này sẽ xây dựng, cập nhật và khi nên đưa nó vào danh sách Di sản thế giới 1 điều kiện đòi hỏi sẽ ban hành“Danh sách bị đe dọa hay không. những Di sản thế giới đang bị đe dọa” là một danh mục các tài sản đã được nêu Danh sách Di sản thế giới bị đe doạ có thể trong danh sách Di sản thế giới mà việc đóng vai trò như một công cụ bảo toàn, bảo toàn cần những hành động lớn và cần cho phép các nước được tiếp cận sự hỗ trợ được hỗ trợ theo Công ước. quốc tế. Nó cũng là cách huy động sự ủng hộ của chính giới và công chúng ở cấp Bất cứ quốc gia thành viên nào của Công quốc gia nhằm bảo toàn khu vực đang bị ước đều có thể yêu cầu quốc tế hỗ trợ đối đe dọa. với những tài sản là một phần của di sản văn hóa hay thiên nhiên có giá trị toàn cầu 1.2. Các trách nhiệm theo Công ước nổi bật tọa lạc trên lãnh thổ của mình. 1.2.1. Trách nhiệm của quốc gia thành Công ước bảo vệ hàng trăm khu di chỉ “có viên. Khi một khu di chỉ đã được ghi vào giá trị toàn cầu nổi bật”, bao gồm các di danh sách Di sản thế giới, trách nhiệm chỉ văn hóa, thiên nhiên hoặc di chỉ văn hàng đầu của quốc gia thành viên là duy trì hóa và thiên nhiên kết hợp. Để được đưa các giá trị mà di chỉ này đã được ghi nhận. vào danh sách Di sản thế giới, một tài sản Điều 5 của Công ước yêu cầu mỗi quốc gia cần phải đáp ứng một hoặc nhiều tiêu chí thành viên phải bảo vệ, bảo toàn và giới văn hóa hay thiên nhiên cụ thể, và phải thiệu di sản văn hóa và thiên nhiên có trên chứng minh được các giá trị nguyên vẹn lãnh thổ của mình bằng những hành động và/hoặc nguyên bản của nó. Công ước quy pháp lý thích đáng. Công ước khuyến nghị định bốn tiêu chí cho các khu di chỉ thiên các chính phủ “có chính sách chung nhằm nhiên và sáu tiêu chuẩn cho các khu di chỉ tạo cho di sản văn hóa và thiên nhiên có văn hóa để quyết định xem với những giá chức năng trong đời sống của cộng đồng, trị ấy, các tài sản sản này có được đưa vào và đưa việc bảo vệ di sản đó vào các danh sách Di sản thế giới hay không. chương trình hoạch định tổng thể”. Các khuyến nghị này bao gồm việc xem xét các 1.1.3. Việc xin đăng ký vào danh sách Di kế hoạch cấp địa phương và quốc gia, dự sản thế giới phải do quốc gia thành viên báo tăng trưởng hay suy giảm dân số, các thực hiện. Đơn xin bao gồm một kế hoạch yếu tố kinh tế và hướng phát triển giao chi tiết về quản lý và bảo vệ khu di chỉ, ghi thông, cũng như có các biện pháp phòng rõ những giá trị Di sản thế giới của khu đó ngừa thảm họa. và chứng minh tại sao nó cần được đưa vào danh sách Di sản thế giới. Ủy ban Di sản 1.2.2. Trách nhiệm của Trung tâm Di thế giới sẽ quyết định ghi khu vực này vào sản thế giới. Trung tâm di sản Thế giới danh sách sau khi xem xét những đánh giá được thành lập năm 1992 chính là ban thư của ICOMOS và/hoặc IUCN. ký của các cơ quan điều hành thuộc Công ước. Nó giúp các quốc gia thành viên thực 1.1.4. Các khu Di sản thế giới được đưa hiện Công ước, phát triển và tăng cường vào danh sách “Di sản thế giới bị đe dọa” năng lực cấp địa phương và quốc gia nhằm khi Ủy ban Di sản thế giới cho rằng khu bảo vệ và quản lý lâu dài các khu di chỉ. vực đó đang đứng trước những nguy cơ Trung tâm điều phối việc trao đổi kinh hiện có hoặc tiềm ẩn, chẳng hạn như sự nghiệm chuyên môn và hỗ trợ quốc tế, thu xuống cấp do quá trình đô thị hóa không thập và phổ biến thông tin về thực trạng được kiểm soát, hoặc khai thác không của các khu Di sản thế giới và duy trì ngân mang tính bền vững các tài nguyên thiên hàng dữ liệu trong đó có hồ sơ đăng ký các nhiên. Ủy ban có thể được cảnh báo về khu Di sản thế giới. Trung tâm phối hợp những hiểm họa có thể có đối với khu Di chặt chẽ với các quốc gia thành viên, các sản thế giới và sau khi tham khảo quốc gia cơ quan tư vấn và các ban ngành Văn hóa, thành viên liên quan, sẽ quyết định xem có Khoa học, Giáo dục, Khoa học Xã hội và Nhân văn và Thông tin liên lạc của 15
  13. Công ước Di sản Thế giới 1 UNESCO. Ngoài ra, Trung tâm còn chuẩn quan liên chính phủ do UNESCO thành bị các tài liệu thông tin cho các phương lập năm 1956 có trụ sở tại Roma tư vấn về tiện truyền thông, các nhà hoạch định kỹ thuật cho việc bảo toàn các tài sản văn chính sách, chính quyền địa phương, khu hóa và các hoạt động đào tạo. Liên đoàn vực tư nhân, các cộng đồng địa phương và Thế giới về Bảo toàn Thiên nhiên (IUCN), những người quản lý các khu di chỉ. một cơ quan liên chính phủ khác do Những thông tin này được phát hành dưới UNESCO thành lập từ năm 1948 có trụ sử dạng ấn phẩm hoặc phổ biến trên Internet. tại Gland, Thụy Sỹ tư vấn cho Ủy ban về việc lựa chọn và bảo toàn các khu Di sản 1.3. Hướng dẫn của Trung tâm Di sản thiên nhiên. thế giới UNESCO đặc biệt được nói đến trong 1.3.1. Các hoạt động liên quan đến du Công ước với vai trò là Ban thư ký của Ủy lịch do Trung tâm Di sản thế giới tiến ban Di sản thế giới. Để điều phối các hoạt hành. Trung tâm Di sản thế giới tham gia động liên quan đến Di sản thế giới, vốn vào một loạt các hoạt động liên quan đến từng được nhiều bộ phận khác nhau trong du lịch như tiến hành các đợt nghiên cứu, UNESCO đảm nhiệm từ khi hình thành xem xét các dự án phát triển du lịch ảnh Công ước, năm 1992, Tổng Giám Đốc hưởng thế nào tới giá trị của khu di chỉ đã UNESCO đã thành lập Trung tâm Di sản được ghi nhận. Chẳng hạn, Trung tâm đã thế giới đóng vai trò đầu mối trong Tổ đánh giá tác động của các chuyến bay trực chức. Trung tâm quản lý Quỹ Di sản thế thăng ở khu Thác Iguacu của Brazil, tác giới, theo dõi bổ sung danh sách và dữ liệu động của du lịch đối với động thực vật các khu Di sản thế giới và tổ chức các hoang dã ở quần đảo Galapagos, của các cuộc họp của các cơ quan điều hành của dự án cáp treo ở Machu Picchu của Peru và Công ước như Ủy ban Di sản thế giới. Nó ở Vườn quốc gia Morne Trois Piton của cũng tổ chức trợ giúp kỹ thuật khi các Dominica, sự giảm thiểu và quản lý các nước thành viên yêu cầu, huy động hợp tác luồng du khách ở các khu di chỉ Alhamra, quốc tế, đặc biệt là trong các hoạt động Generalife và Albayzin ở Granada của Tây khẩn cấp khi các khu Di sản thế giới bị đe Ban Nha. dọa, và điều phối việc báo cáo về tình trạng của các khu di sản. Trung tâm Di Công ước Di sản thế giới và các thể chế sản thế giới của UNESCO cũng đảm nhận liên quan trách nhiệm tổ chức các hội thảo, các lớp tập huấn kỹ thuật, xây dựng các tài liệu Theo Công ước, Ủy ban Di sản thế giới giảng dạy để nâng cao hiểu biết của công gồm 21 thành viên được Đại hồi đồng các chúng về các khái niệm Di sản thế giới và quốc gia thành viên bầu hai năm một lần thông báo cho các phương tiện thông tin với nhiệm kỳ 6 năm. Ủy ban sẽ được các đại chúng những vấn đề liên quan. Trung ban tư vấn khác nhau tư vấn về kỹ thuật tâm phối hợp chặt chẽ với các thiết chế trong việc lựa chọn các khu để đưa vào khác trong Tổ chức và các thể chế chuyên danh sách Di sản thế giới và việc hoạch môn khác. định các hoạt động của Uỷ ban. Đặc biệt, Công ước quy định rõ vai trò của Công ước Di sản thế giới có ảnh hưởng ba cơ quan tư vấn hỗ trợ cho Ủy ban về liên tục tới các chính sách về du lịch. Ở các vấn đề kỹ thuật. Hội đồng Quốc tế về Quần đảo Galapagos, các chuyên gia với Các Di tích và Di chỉ (ICOMOS), một tổ sự hỗ trợ của Quỹ Di sản thế giới đã đóng chức phi chính phủ (NGO) thành lập năm góp vào các chính sách nhằm huy động tối 1965 có ban thư ký quốc tế đặt tại Pa-ri đa nguồn du khách, cùng các biện pháp trợ giúp Uỷ ban Di sản thế giới trong việc giảm thiểu tác động đối với khu di sản. Ở lựa chọn các khu di sản văn hóa để đưa những nơi khác, ví dụ khu Di sản thế giới vào danh sách Di sản thế giới. Trung tâm El Vizcaino, du lịch bền vững đã được Quốc tế Nghiên cứu Bảo tồn và Trùng tu kiến nghị như một giải pháp thay thế cho các Di sản văn hóa (ICCROM), một cơ 16
  14. Công ước Di sản Thế giới các hoạt động kinh tế đang đe dọa khu di Một di tích, một quần thể các công trình 1 chỉ này. xây dựng hoặc một di chỉ được định nghĩa như trên nếu đề nghị được đưa vào danh Nhân viên của Trung tâm Di sản thế giới sách Di sản thế giới sẽ được coi là có “giá còn hỗ trợ cho các lớp tập huấn về Di sản trị toàn cầu nổi bật” phù hợp với mục tiêu thế giới và việc quản lý các khu vực được của Công ước khi Ủy ban thấy rằng chúng bảo vệ. Du lịch là chủ đề được đề cập đáp ứng một hoặc nhiều tiêu chí sau đây, nhiều ở hầu hết các lớp tập huấn. Một số và chứng minh được tính nguyên bản của lớp tập huấn tập trung đặc biệt vào các lối chúng. Vì vậy, mỗi di sản đệ trình cần thoát về du lịch như về Du lịch bền vững ở phải: Huế, Việt Nam năm 1993, và Du lịch và (i) là một kiệt tác cho thấy thiên tài sáng Cộng đồng địa phương ở Bhaktapur, Nepal tạo của con người, hoặc năm 2000. Năm 1993, Trung tâm cùng với (ii) biểu hiện sự giao lưu các giá trị của UNEP tiến hành nghiên cứu “Quản lý Du con người, trong một thời gian dài hoặc lịch ở các Khu Di sản thiên nhiên thế trong một khu vực văn hóa của thế giới, về giới”. Thông tin thu được từ nghiên cứu những bước phát triển trong kiến trúc, này cho thấy các nhà quản lý khu di chỉ coi nghệ thuật tượng đài hoặc quy hoạch du lịch là một vấn đề quản lý then chốt. thành phố và thiết kế cảnh quan; hoặc Những phát hiện như vậy đã vạch hướng (iii) là minh chứng độc đáo hoặc chí ít cho những nỗ lực được ghi trong Tài liệu cũng là hiếm có cho truyền thống văn hóa này do UNEP và Hãng du lịch Thụy Điển hoặc cho một nền văn minh còn đang tồn TEMA phối hợp biên soạn. tại hoặc đã mất; hoặc (iv) là một mẫu hình nổi bật của một loại Tiêu chí để đưa Tài sản Văn hóa vào công trình xây dựng hoặc quần thể kiến danh sách Di sản thế giới trúc hay cảnh quan minh họa cho một (các) giai đoạn trong lịch sử loài người; Tiêu chí để đưa các Tài sản văn hóa vào hoặc danh sách Di sản thế giới được nêu rõ (v) là một mẫu hình nổi bật về nơi sinh trong Điều 1 của Công ước mà chúng tôi sống truyền thống hoặc sử dụng đất đai ghi lại dưới đây. của con người đại diện cho một (hoặc nhiều) nền văn hóa, đặc biệt khi nó trở nên Các di tích: Các công trình kiến trúc, tác dễ bị tổn thương do tác động của những phẩm điêu khắc và hội họa hoành tráng, biến đổi không cưỡng lại được; hoặc các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất (vi) liên quan trực tiếp hoặc đích thực tới khảo cổ học, bi ký, hang cư trú và các đặc các sự kiện hay truyền thống đang còn tồn trưng kết hợp, có giá trị nổi bật toàn cầu tại, với những ý tưởng hoặc niềm tin, với xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và các tác phẩm nghệ thuật hoặc văn học có ý khoa học; nghĩa toàn cầu nổi bật (tiêu chuẩn này chỉ được xem xét trong những hoàn cảnh đặc Quần thể các công trình xây dựng: Quần biệt hoặc liên quan đến các tiêu chí văn thể các công trình xây dựng tách biệt hay hóa hoặc thiên nhiên khác khi Ủy ban xem liên kết lại với nhau mà, do kiến trúc của xét có đưa vào danh sách Di sản thế giới chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí của hay không). chúng trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ Tiêu chí để đưa các tài sản thiên nhiên thuật và khoa học; vào danh sách Di sản thế giới Các di chỉ: các công trình do con người Theo Điều 2 của Công ước, những tài sản tạo nên hoặc có sự kết hợp giữa thiên sau đây được coi là Di sản Thiên nhiên: nhiên và nhân tạo, và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật “Các đặc trưng tự nhiên bao gồm thành toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm tạo hoặc các nhóm thành tạo vật lý hoặc mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học. sinh học có giá trị nổi bật toàn cầu xét 17
  15. Công ước Di sản Thế giới 1 theo quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa học; hướng dẫn trong Hiến chương bao gồm các thành tạo địa chất hoặc địa văn và các một phác thảo đầy đủ các chính sách du khu vực có ranh giới được xác định chính lịch văn hóa có khả năng hỗ trợ phát triển xác tạo thành một môi sinh của các loài chính sách trong nước và ở cấp độ khu di động thực vật đang bị đe dọa có giá trị nổi sản. Rất nhiều khuyến nghị có thể được áp bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học dụng đối với các khu di sản thiên nhiên. hoặc bảo toàn; các di chỉ tự nhiên hoặc các khu vực tự nhiên có ranh giới được xác 1.3.2 Các hướng dẫn tác nghiệp. Các định chính xác có giá trị nổi bật toàn cầu hướng dẫn tác nghiệp cho việc thực hiện xét theo quan điểm khoa học, bảo toàn Công ước Di sản thế giới đề ra các bước hoặc vẻ đẹp tự nhiên” mà quốc gia thành viên phải thực hiện để Một tài sản thiên nhiên - như đã định hoàn thành trách nhiệm bảo vệ di sản. Các nghĩa trên - khi được đệ trình để đưa vào hướng dẫn này bao gồm thông tin về việc danh sách Di sản thế giới, sẽ được coi là theo dõi, sử dụng biểu trưng của Di sản thế “có giá trị toàn cầu nổi bật” theo mục tiêu giới và các cơ hội hỗ trợ khẩn cấp về kỹ của Công ước nếu Ủy ban thấy chúng đáp thuật, công tác huấn luyện và chuẩn bị. Ở ứng một hay nhiều tiêu chí sau đây, và đáp cấp độ khu di sản, Hướng dẫn tác nghiệp ứng đầy đủ những điều kiện toàn vẹn dưới có thể cung cấp cho các nhà quản lý các đây. Do đó, các khu được đệ trình cần thông tin về những hỗ trợ hiện có qua phải: mạng lưới Di sản thế giới. (i) là những mẫu hình nổi bật tiêu biểu cho các giai đoạn lớn của lịch sử trái đất, 1.3.3. Các tài liệu quảng bá và giáo dục bao gồm hồ sơ về sự sống, các tiến trình sẵn có thông qua Trung tâm bao gồm một địa chất có ý nghĩa đang diễn ra trong sự bộ 30 panô trưng bày giải thích tiến trình phát triển của địa hình hoặc các đặc điểm Bảo vệ Di sản thế giới, từ việc xác định địa mạo hay địa văn có ý nghĩa; hoặc khu vực có tiềm năng đến việc đưa vào (ii) là những mẫu hình nổi bật tiêu biểu danh sách và quản lý Di sản thế giới. cho các quá trình sinh thái và sinh học Những tài liệu này có thể được miễn phí đang diễn ra trong sự tiến hóa và phát bản quyền nếu sử dụng vào các mục đích triển của các hệ sinh thái đất, nước ngọt, phi thương mại. Chúng có thể tải về dưới vùng duyên hải ven biển và của các cộng dạng PDF file trên internet, hoặc trực tiếp đồng động thực vật; hoặc từ Trung tâm Di sản thế giới. Chủ đề và (iii) chứa đựng những hiện tượng tự nhiên nội dung có trong danh sách được liệt kê siêu phàm hoặc những khu vực có vẻ đẹp dưới đây: tự nhiên kiệt xuất có tầm quan trọng về • Du lịch và Quản lý khu di sản thẩm mỹ, hoặc • Du lịch bền vững: làm cách nào để (iv) chứa đựng những khu cư trú tự nhiên giữ cân bằng giữa du lịch và quản lý di quan trọng và có ý nghĩa nhất đối với việc sản một cách hiệu quả nhất bảo toàn tại chỗ tính đa dạng sinh học, Các khu Di sản thế giới thu hút du khách, bao gồm cả các loài có giá trị toàn cầu nổi và du lịch là ngành công nghiệp phát triển bật có nguy cơ tuyệt chủng theo quan điểm nhanh nhất và lớn nhất thế giới. Cái giá khoa học và bảo toàn. phải trả cho sự bùng nổ du lịch đối với tính toàn vẹn của các khu di sản là gi? Để tăng tính hiệu quả quản lý, Trung tâm • Văn hóa/Thiên nhiên: mối quan hệ đang thành lập trang thông tin trên mạng với bảo tồn để cho các nhà quản lý có thể cùng tham Biểu trưng của Di sản thế giới cho thấy rõ gia vào các cuộc nghiên cứu điểm và chia sự phụ thuộc lẫn nhau giữa đa dạng văn sẻ những cách làm hay nhất, từ đó họ có hóa và đa dạng thiên nhiên của thế giới. thể áp dụng những cách tiếp cận nào thích Vào năm 1994, Ủy ban Di sản thế giới hợp với khu vực mình phụ trách. Cùng với thông qua chiến lược toàn cầu nhằm xây các ban ngành khác của UNESCO, Trung dựng một Danh sách Di sản thế giới có tâm đang hỗ trợ Hiến chương Du lịch Văn tính đại diện hơn trong thế kỷ 21. Nó cung hóa Bền vững của ICOMOS. Những 18
  16. Công ước Di sản Thế giới cấp một khung khái niệm cũng như toàn cầu. Nó không nên được sử dụng cho 1 phương pháp tác nghiệp thực tế. các mục đích thương mại nếu không được • Cảnh quan văn hóa: tác động qua lại phép. Hướng dẫn Tác nghiệp bao gồm các giữa con người và tự nhiên chỉ dẫn về việc các khu Di sản thế giới và Là một phần trong nỗ lực xây dựng danh các bên hợp đồng khác sử dụng biểu sách Di sản thế giới mang tính toàn cầu và tượng, đặc biệt các bên hoạt động vì những có tính đại diện hơn, khái niệm cảnh quan mục đích chủ yếu là thương mại. văn hóa được đưa ra vào năm 1992 nhằm công nhận mối tương tác có ý nghĩa giữa 1.4. Theo dõi hoạt động của các nhà quản lý con người và môi trường tự nhiên. 1.4.1. Theo dõi để xử lý. Có nhiều cách • D ự án các thành phố: tầm nhìn thế giúp các nhà quản lý khu Di sản thế giới kỷ 21 theo dõi khu vực mình phụ trách. Khi Là trung tâm của phép lịch sự và phong một khu di sản có nguy cơ bị đe dọa, Ủy cách tao nhã là nơi trao đổi và gặp gỡ, qua ban Di sản thế giới hoặc quốc gia thành thử thách thời gian, các thành phố đã đóng viên có thể yêu cầu theo dõi để xử lý. Trên vai trò quan trọng trong sự phát triển của cơ sở báo cáo kết quả theo dõi, Ủy ban Di các nền văn minh. sản thế giới sẽ có những khuyến nghị để • Di sản thế giới trong tay thế hệ trẻ xử lý vấn đề. Những khuyến nghị này Chỉ bằng cách gây dựng được ý thức trách được sử dụng ở nơi nào cần thiết nhằm kêu nhiệm sâu sắc trong giới trẻ đối với Di sản gọi trực tiếp sự trợ giúp quốc tế. Việc này thế giới, chúng ta mới có thể vững tin rằng có thể bao gồm hỗ trợ tài chính cho những sự đa dạng văn hóa và thiên nhiên của nghiên cứu về các hoạt động kinh tế thay hành tinh này sẽ còn tồn tại cho đến mai thế ít có tác động tiêu cực đến khu di sản, sau. chẳng hạn như chương trình du lịch bền vững. Các đoàn theo dõi được Trung tâm Một điều cũng đáng quan tâm là bộ tài liệu Di sản thế giới tổ chức với sự tham gia của giáo dục dành cho giáo viên nhan đề “Di các chuyên gia quốc tế. sản thế giới trong tay thế hệ trẻ”. Bộ tài liệu này được phát hành bằng tiếng Ả rập, Mục đích của việc báo cáo định kỳ tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha, với khoảng hơn 20 thứ tiếng Để bảo đảm việc thực hiện có hiệu quả khác đang trong quá trình chuẩn bị. Tài Công ước Di sản thế giới, điều chủ yếu là liệu này cũng được đăng trên mạng Trung tất cả các đương sự liên quan đều phải tâm Di sản thế giới của UNESCO hoặc có nắm được những thông tin cập nhật về việc bán tại các hiệu sách của LHQ và áp dụng Công ước và thực trạng bảo toàn UNESCO bằng tiếng Anh, Pháp và Tây các Di sản thế giới. Ban Nha. Để có được những thông tin này, tại phiên Một số phim về các khu Di sản thế giới đã họp thứ 22 năm 1998, Ủy ban Di sản thế được phát hành (có thể lấy thông tin qua giới đã có một số quyết định về các báo Trung tâm Di sản thế giới). cáo định kỳ . Phù hợp với điều 29 của Công ước Di sản thế giới, các quốc gia 1.3.4. Sử dụng biểu tượng Di sản thế giới. thành viên của Công ước sẽ đệ trình các Biểu tượng với khả năng gây quỹ có thể báo cáo định kỳ cung cấp thông tin về được sử dụng nhằm làm tăng giá trị thị “những quy định pháp lý và hành chính trường của các sản phẩm liên quan. Biểu mà họ đã thông qua và bất cứ hành động tượng tượng trưng cho Công ước, thể hiện nào mà họ đã tiến hành nhằm áp dụng sự gắn kết của các nước thành viên đối với Công ước này, cùng với những chi tiết về Công ước và dùng để xác định các khu kinh nghiệm mà họ đã thu được trong lĩnh được ghi trong danh sách Di sản thế giới. vực này”. Biểu tượng này phải được dùng để thúc đẩy các mục tiêu của Công ước và tăng Báo cáo định kỳ nhằm: cường hiểu biết về Công ước trên phạm vi 19
  17. Công ước Di sản Thế giới 1 ● đánh giá việc áp dụng Công ước Di sản 1.5. Các gợi ý và khuyến nghị thế giới của một quốc gia thành viên; ● đánh giá những giá trị Di sản thế giới của ● Chiến lược du lịch phải tôn trọng những tài sản đã ghi trong danh sách Di sản thế giá trị mà nhờ đó khu di sản đã được đưa giới có luôn được duy trì, bảo vệ hay không; vào danh sách Di sản thế giới. Các hồ sơ ● cung cấp thông tin cập nhật về những chuẩn bị đưa nó vào danh sách Di sản thế tình huống biến đổi và thực trạng công tác giới có thể chỉ hướng cho việc hoạch định bảo toàn tài sản; chính sách. (Chủ đề này sẽ được bàn chi ● đề xuất một cơ chế hợp tác, trao đổi tiết trong Chương 4). Hồ sơ đề cử di sản thông tin và kinh nghiệm khu vực giữa các vào danh sách Di sản thế giới có thể được quốc gia thành viên về việc thực hiện Công cung cấp qua Trung tâm hoặc qua một ước và bảo toàn Di sản thế giới. quốc gia thành viên. ● Được xếp hạng Di sản thế giới sẽ giúp 1.4.2. Báo cáo định kỳ. Các quốc gia thu hút các tổ chức tài trợ. Các đề nghị xếp thành viên đệ trình 6 năm một lần Báo cáo hạng di sản phải nói rõ những giá trị định kỳ về thực trạng bảo toàn các khu Di nguyên uỷ của khu di sản như là một điểm sản thế giới . Trung tâm Di sản thế giới có tham chiếu cần thiết. thể hỗ trợ các quốc gia thành viên trong việc ● Hoạt động theo dõi khu Di sản thế giới chuẩn bị báo cáo. Các quốc gia thành viên cần có sự tham gia của các nhà quản lý khu cũng được yêu cầu đệ trình báo cáo và các di sản. Việc theo dõi mang tính định lượng nghiên cứu tác động khi những công trình là hết sức cần thiết. Các chính phủ cần biết quy mô lớn được tiến hành tại khu di sản có lợi ích kinh tế mà du lịch có thể mang lại thể ảnh hưởng tới thực trạng bảo toàn. Các cũng như tiềm năng kinh tế của khu Di sản chiến lược chủ động theo dõi các di sản đang thế giới. Vì vậy, các số liệu cụ thể chứng được xây dựng cho mỗi khu vực. minh lợi ích của du lịch do việc khu di sản được đưa vào Di sản thế giới có thể thúc Ủy ban Di sản thế giới đã chọn một cách đẩy hợp tác giữa Trung tâm, chính phủ và tiếp cận mang tính khu vực cho các báo khu di sản trong các nỗ lực theo dõi này. cáo định kỳ như một cách thúc đẩy hợp tác và chiến lược khu vực. Mỗi chiến lược khu Gợi ý hoạt động vực phải đưa đến kết quả là Báo cáo về thực trạng Di sản thế giới tại khu vực. 1. Rà soát lại hồ sơ đăng ký của khu di sản để góp phần hoạch định chính sách Báo cáo định kỳ gồm hai phần. Phần I nói tương lai và các mục tiêu quản lý về việc áp dụng đầy đủ Công ước Di sản thế giới của quốc gia thành viên, bao gồm ● nếu hồ sơ đăng ký không có trong danh những nỗ lực nhằm xác định các tài sản có mục tham khảo của thư viện, hãy đề nghị giá trị văn hóa và/hoặc thiên nhiên, công chính quyền hoặc Trung tâm Di sản thế tác bảo vệ, bảo toàn và giới thiệu di sản giới cung cấp. văn hóa và thiên nhiên, hợp tác quốc tế và ● phân tích thế nào để các tiêu chí đăng ký gây quỹ, giáo dục, thông tin, nâng cao hiểu phải được phản ánh trong chính sách du biết của công chúng. lịch toàn diện và các mục tiêu quản lý. ● cùng các nhân viên khu di sản bàn bạc Phần II báo cáo về thực trạng bảo toàn các phát triển ý tưởng trên và đưa ra những nét khu di sản. Mục đích chính là chứng minh khái quát có thể dùng để xây dựng chính những giá trị Di sản thế giới của một tài sách trong tương lai. sản đã được đưa vào danh sách Di sản thế giới có luôn được duy trì hay không. Tất cả 2. Liệt kê cách thức trong đó các giá trị các quốc gia thành viên được yêu cầu cung của khu Di sản thế giới có thể được phản cấp những thông tin mới nhất về việc quản ánh và lồng ghép vào các chương trình lý khu di sản, những yếu tố ảnh hưởng tới thể hiện. tài sản và công tác theo dõi tình hình. 20
  18. Công ước Di sản Thế giới ● xem lại các tiêu chí mà qua đó khu di 1 sản được chọn đưa vào danh sách Di sản thế giới, cũng như chính sách đã có đối với khu di sản và các mục tiêu quản lý. ● chọn các loài động thực vật, các di tích, nghệ thuật, vân vân gắn bó mật thiết với các giá trị Di sản thế giới của khu di sản. ● cùng các nhân viên khu di sản tìm ra cách miêu thuật tốt nhất các sức thu hút này vào các tài liệu quảng bá. 3. Liệt kê cách thức theo dõi các địa điểm thu hút du lịch thể hiện các giá trị Di sản thế giới ● xem lại mẫu đăng ký trong Công ước Di sản thế giới có tựa đề “khuôn khổ của Báo cáo định kỳ”. ● rà lại hồ sơ đăng ký ban đầu và liên hệ với các giới chức chính phủ phụ trách theo dõi định kỳ để tăng cường phối hợp. ● xác định những nhân tố nào của khu di sản có thể đại diện tiêu biểu nhất cho các giá trị của Di sản thế giới, thu hút được du khách và nói rõ những thay đổi có thể là thích đáng đối với yêu cầu về các dữ liệu báo cáo theo dõi định kỳ. Sách cần tham khảo. • Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, Trung tâm Di sản thế giới của UNESCO, Pari, Pháp, WHC- 2001/WS/2. • Hướng dẫn hoạt động thực hiện Công ước Di sản thế giới, Trung tâm Di sản thế giới của UNESCO, Pari, Pháp, WHC-99/2 March 1999. • Khuôn khổ, bố cục Báo cáo định kỳ về việc thực hiện Công ước Di sản thế giới, Trung tâm DSTG của UNESCO, Pari, Pháp, WHC-99/WS/4 • Bernard M. Fielden và Jukka Jokilehto. Hướng dẫn quản lý các khu di sản văn hóa thế giới. ICCROM, Rome 1996. • Herb Stovel. “Việc theo dõi ở các khu Di sản thế giới” trong Bản tin ICCROM Canada, tập 4, số 3, 1995, trang 15-20. • Jeffrey, Sayer, Ishwaran, Natarajan, Thorsell, James và Tođ Sagaty. “Đa dạng sinh học rừng nhiệt đới và Công ước Di sản thế giới” trong Ambio, tập 29, số 6, 9/2000, Xem 21
  19. Ngành công nghiệp du lịch: Những gợi ý đối với các Nhà quản lý 23
  20. 2 Ngành công nghiệp du lịch: Những gợi ý đối với các Nhà quản lý Hiểu biết cơ bản về ngành công nghiệp các đại lý. Các công ty này có quy mô du lịch, về các thị trường và xu hướng khác nhau. Nhiều công ty nhỏ thường nắm của nó rất bổ ích cho các nhà quản lý các thị trường chuyên biệt như du lịch sinh khu di sản theo nhiều cách khác nhau. thái và du lịch mạo hiểm. Họ giới thiệu thị Kiến thức về cơ cấu của ngành công trường cho các đại lý du lịch, chẳng hạn tổ nghiệp này sẽ giúp các nhà quản lý khu chức các chuyến du lịch làm quen thực địa di sản xác định các cơ hội nhằm có được cho nhân viên các đại lý. Các công ty tổ sự hỗ trợ cho những nỗ lực quản lý và chức tour thường đưa khách tới cùng một bảo vệ thông qua du lịch. Kiến thức về loại địa điểm, do đó các tài liệu quảng cáo các mảng và loại thị trường có thể có ích thường là giống nhau. Họ cố gắng thay đổi khi xây dựng các đề xuất và báo cáo dự điểm đến bằng việc phân chia về mức độ án. Thông tin về các mảng thị trường thách thức hoặc bằng giá cả, chẳng hạn cũng cung cấp đầu vào hữu ích trong như cũng loại điểm đến là các khu trượt việc phát triển các chương trình tuyên tuyết, nhưng các điểm khác nhau có thể có truyền quảng bá. mức độ sang trọng khác nhau hoặc mức độ phức tạp của địa hình trượt tuyết khác 2.1. Cơ cấu của ngành công nghiệp du lịch nhau. Mặc dù các tour chỉ chiếm khoảng 12% lượng du lịch toàn cầu, các công ty 2.1.1. Công nghiệp du lịch là ngành có này có thể hỗ trợ du lịch ngoài mùa cao nhiều tầng nấc, từ những đơn vị có trách điểm qua việc cung cấp thị trường ổn định nhiệm quảng bá cho tới những người hơn, phát triển các điểm du lịch mới và có trực tiếp phục vụ du khách. Ngành công thể xác định nhu cầu dịch vụ và cơ sở hạ nghiệp này bao gồm các cơ cấu tổ chức tầng ở cấp địa phương. sau đây: Trái lại, các đại lý du lịch đảm nhận các Trách nhiệm chính đối với việc quảng bá tour du lịch trọn gói từ các nhà tổ chức những điểm hấp dẫn du khách ở một quốc tour và các hãng hàng không. Ở châu Âu gia thuộc về các tổ chức du lịch do nhà và Bắc Mỹ, tỷ lệ các tour được bán cho du nước tài trợ như Văn phòng Du lịch Quốc khách qua các đại lý rất cao. Ở châu Âu, gia (NTO). Văn phòng Du lịch Quốc gia các đại lý cung cấp hầu hết các tour du lịch phối hợp với các khách sạn và hãng hàng vào các kỳ nghỉ và cung cấp phần lớn các không để tạo nguồn tài chính cho các thông tin mà đa số du khách cần có để chương trình quảng bá điểm đến của du quyết định việc đi nghỉ của mình. Các nhà lịch. Họ dành phần lớn những nỗ lực ở tổ chức tour lớn chọn đại lý du lịch để đại nước ngoài cho việc thiết lập quan hệ với diện cho họ trên cơ sở hiệu quả. Các cá các hãng tổ chức tour du lịch và văn phòng nhân ở địa phương, các nhóm liên kết quốc lữ hành. Các Văn phòng Du lịch Quốc gia gia, các doanh nghiệp quốc tế hoặc bất cứ hỗ trợ các bước phát triển hoặc các tour sự kết hợp nào của cả ba loại trên đều có mới bằng cách giới thiệu và tác động vào thể sở hữu các đại lý du lịch. Mặc dù việc các kế hoạch phát triển du lịch tới các bán tour trên mạng cho du khách ngày điểm đến, cũng như bằng cách tác động tới càng tăng, nhưng nhìn chung các đại lý các chính sách pháp luật và tài chính. Họ vẫn bán rất chạy qua việc phân phát tờ rơi hỗ trợ các chuyến đi làm quen thực địa, tổ quảng cáo và hệ thống đặt trước bằng máy chức các chiến dịch quảng cáo và cung cấp tính cho các nhà tổ chức tour. Vì vậy, tờ dữ liệu nghiên cứu. rơi hết sức quan trọng đối với các đại lý. Nhưng vì có quá nhiều tờ rơi (ví dụ ở Anh, Các nhà tổ chức tour du lịch (ra nước riêng năm 1993 đã có khoảng 4.000 loại tờ ngoài), các đại lý bán tour và các tổ chức rơi quảng cáo du lịch), nên đơn giản là các lữ hành đường bộ (du lịch nội địa) là đại lý không thể bao hết các tour. Những những đối tượng luôn ở tuyến đầu của yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các ngành công nghiệp du lịch. Các nhà tổ đại lý du lịch là tiền hoa hồng do các hãng chức tour là các công ty bán tour cho tổ chức tour chi trả, hiệu quả của hệ thống khách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đặt chỗ và sức mạnh của mối quan h ệ làm 24
  21. Ngành công nghiệp du lịch: Những gợi ý đối với các Nhà quản lý ăn. Nói chung, các đại lý thường không lịch coi thường loại du khách này vì họ có 2 được chuẩn bị đầy đủ để cung cấp thông khuynh hướng đi du lịch theo kiểu ít tốn tin ngoài các tour cơ bản mà họ đang rao kém, thuộc loại “du lịch ba lô” tính toán bán. chi li. Thực tế, du khách độc lập lại là những người “khám phá”, góp phần tuyên Có quan hệ với các nhà tổ chức tour là các truyền cho nơi họ đã thăm. Số tiền họ chi hãng bán tour đường bộ, hoặc các đại lý du tiêu nói chung đủ để các doanh nghiệp địa lịch nội địa. Đây là những bộ phận phụ phương mở rộng và nâng cấp các cơ sở ăn trách hậu cần và sắp xếp các hoạt động ở cũ kỹ nhằm đáp ứng nhu cầu của những đường bộ. Họ chăm sóc du khách ngay từ du khách có đòi hỏi cao hơn. Những du lúc xuống sân bay hoặc bến tầu, cho tới khách trẻ tuổi này sẵn sàng sử dụng hàng khi du khách rời đi. Họ cũng có thể bán hóa/dịch vụ tại địa phương, và giao tiếp các tour du lịch ở nước mà họ đang hoạt nhiều hơn với cộng đồng mà không có sự động. Các hãng bán tour đường bộ đa phần giám sát của các nhà tổ chức tour, đáng có trụ sở tại thủ đô và nhân viên thường là tiếc là việc này có thể gây ra những tác những người có trình độ học vấn cao, động xã hội tiêu cực. thông thạo nhiều ngoại ngữ. Ở một số nước, yếu tố quan trọng để quảng bá cho Các hãng Du lịch chuyên biệt tổ chức một địa danh du lịch là có được những những chuyến đi cho khách muốn tham gia hãng bán tour đường bộ đáng tin cậy làm vào một hoạt động đặc biệt như quan sát việc với các hãng tổ chức tour ở châu Âu các loài chim, muông thú hoặc các tour và Bắc Mỹ. Việc thiếu các hãng tổ chức chụp ảnh, xem các loài động thực vật tour đường bộ tuy không ảnh hướng nhiều hoang dã, khảo cổ, lịch sử và văn hóa. Các đến lượng du khách đi du lịch độc lập hãng lữ hành mạo hiểm cung cấp các hoạt nhưng có thể sẽ làm giảm số du khách theo động như du lịch đường bộ xuyên rừng, du tour vì họ phụ thuộc rất nhiều vào dịch vụ lịch bằng mảng trên sông suối, thuyền của các hãng này. kayak, bơi ca-nô, leo núi và câu cá cũng thuộc loại này. Các hãng lữ hành chuyên 2.2. Thị trường du lịch quốc tế biệt khác lại tổ chức các chuyến đi nghiên cứu thực địa cho các nhà khoa học. Họ bỏ Thị trường du lịch thường được phân tiền thuê những người tình nguyện tham thành ba loại: gia với tư cách giúp việc trên thực địa của các dự án như khai quật khảo cổ, và các • thị trường lữ hành độc lập; chương trình theo dõi động thực vật hoang • thị trường chuyên biệt; dã. Ngoài ra, thị trường này còn bao gồm • thị trường du lịch trọn gói. các tổ chức và các trường đại học có quan tâm đến các chương trình du lịch. Ví dụ, Du khách độc lập không thuộc các nhóm Quỹ Thiên nhiên toàn cầu (WFN) và nhiều du lịch có tổ chức, mà đi riêng hoặc theo viện bảo tàng tổ chức các tour du lịch cho từng nhóm nhỏ bạn bè. Họ đi du lịch vì nhân viên của họ. Nói chung, những tour những mối quan tâm thông thường, hoặc này nhằm gây quỹ cho một dự án hay một vì muốn hoạt động ở môi trường mới và lý do đặc biệt nào đó. Những đơn vị này khác biệt. Phần lớn du khách độc lập là lớp thường ký hợp đồng phụ với các nhà tổ trẻ, ưa mạo hiểm, sẵn sàng lưu trú tại chức tour khác để sắp xếp chương trình du những cơ sở tồi tàn, dùng các món ăn lịch. Các nhà tổ chức tour chuyên biệt truyền thống và đi lại bằng phương tiện thường thuê các đại lý du lịch đường bộ tại giao thông công cộng. Du khách độc lập nước sở tại cung cấp các dịch vụ hậu cần có được phần lớn thông tin qua bạn bè tại chỗ. Các hãng du lịch quốc gia có trụ trước đó đã thăm nơi họ sắp đến, qua sách sở ở nước sắp đến cung cấp toàn bộ dịch hướng dẫn du lịch, báo chí và các bài giới vụ (đi lại, ăn ở khách sạn, hướng dẫn tham thiệu trên tạp chí, hoặc ngày càng nhiều quan, v.v.) từ khi đến cho tới lúc đi. Một trường hợp lấy thông tin trên Internet. số hãng du lịch chuyên biệt ở Bắc Mỹ và Nhiều người trong ngành công nghiệp du châu Âu tự lo liệu các hoạt động đường bộ 25
  22. Ngành công nghiệp du lịch: Những gợi ý đối với các Nhà quản lý 2 ở nước ngoài, nhưng đó là những ngoại lệ 2.3.2. Du lịch sinh thái là một trong đối với quy luật trên. Các nhà quản lý cần những loại hình du lịch được nhắc đến biết là nhiều công ty du lịch chuyên ngành nhiều nhất trong các loại hình du lịch chỉ có quy mô nhỏ. Những công ty này "mới". Hội Du lịch Sinh thái Quốc tế xuất hiện và biến nhất đều nhanh. (IES) định nghĩa nó là “du lịch có trách nhiệm tới những vùng thiên nhiên bảo toàn Thị trường du lịch trọn gói thu hút những môi trường và duy trì phúc lợi của dân địa nhóm du khách muốn thăm một địa danh phương”. Một số hoạt động được coi là du nào đó và nền văn hóa của nó, nhưng lịch sinh thái như quan sát chim muông và không chú tâm đến một hoạt động hoặc cá voi, giúp các nhà khoa học tiến hành một chủ đề cụ thể nào. Những du khách nghiên cứu bảo toàn, bơi lặn ở khu vực các này thường chủ yếu là tham quan giải trí rặng san hô, xem các trò chơi và chụp ảnh và mua sắm, hoặc cũng có thể quan tâm thiên nhiên. Du lịch sinh thái gắn với hoặc đến các địa điểm văn hóa như viện bảo trùng với du lịch di sản và du lịch văn hóa. tàng, dấu tích thành quách cổ, các khu di tích lịch sử nổi tiếng hoặc đã được lưu Các cuộc điều tra cho thấy khách du lịch danh. Loại du khách này thường có xu sinh thái thường là những người trẻ tuổi, hướng muốn được hưởng những dịch vụ có học vấn cao, có nghề nghiệp chuyên và tiện nghi tiêu chuẩn mà hầu hết các tour môn và quản lý. Các chuyến du lịch sinh đều có. Họ có thể sẽ không hài lòng với thái thường dài hơn, số lượng người mỗi dịch vụ của cộng đồng tại địa phương. Các chuyến ít hơn so với các tour du lịch theo nhóm du lịch theo tour quốc tế thường nhóm. Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng muốn tiện nghi đầy đủ, đi lại thuận lợi và khách du lịch sinh thái thường sử dụng các chế độ ăn ở cao cấp. khách sạn nhỏ, độc lập, trái với du khách theo tour thường ở trong hệ thống các khách sạn lớn. Đúng như người ta hình 2.3. Hiểu biết về thị trường du lịch dung, khách du lịch sinh thái quan tâm chuyên biệt nhiều hơn tới môi trường thiên nhiên, thích những nơi vắng vẻ cách xa đường xá và 2.3.1. Trong khi phần lớn kinh doanh nhiều thách thức hơn. du lịch vẫn là các kỳ nghỉ trọn gói cho số đông thì du lịch chuyên biệt ngày càng Ở cấp độ khu di chỉ, yêu cầu của khách du phổ biến. Hơn bao giờ hết, du lịch được lịch sinh thái và du lịch theo tour truyền chia thành các mảng thị trường đáp ứng thống có thể chồng chéo và khó phân biệt. các nhu cầu khác nhau. Du lịch chuyên Ví dụ, một số khách du lịch sinh thái có biệt đáp ứng những mối quan tâm đặc biệt thể đòi được ăn nghỉ tại các phòng có tiện của khách như thuyền buồm, quan sát nghi, chứ không phải trong các khu lều chim muông, chụp ảnh hay khảo cổ. Các trại. Những người tham gia trên chuyến du thị trường hoặc các mảng thị trường phát lịch quan sát chim muông ở Patagonia có triển với nhiều hình thức hoạt động khác thể được coi là khách du lịch sinh thái, nhau. nhưng lại có thể đòi hỏi những tiện nghi như những khách trên chuyến du lịch bằng Du lịch chuyên biệt trở nên phổ biến tới tàu biển đắt tiền tới các đảo vùng Caribê. mức làm xuất hiện một loạt loại hình du Thực tế, du lịch sinh thái chính là một loại lịch mới, bao gồm du lịch sinh thái, du lịch hình du lịch thúc đẩy lối ứng xử mang tính mạo hiểm, du lịch di sản và du lịch văn bảo toàn và các chính sách kinh tế. Chẳng hóa. Một chuyến du lịch xuyên Himalaya hạn, nó ưu tiên sử dụng các kỹ thuật quan lúc này có thể được coi là du lịch mạo sát động vật hoang dã ít tác động và hiểm, và một tuần lễ thăm các khu di sản thường hay sử dụng hướng dẫn viên du văn hóa ở Ấn Độ được coi là du lịch văn lịch người địa phương. hóa. 2.3.3. Du lịch mạo hiểm bao gồm rất nhiều hoạt động ngoài trời. Khách du lịch 26
  23. Ngành công nghiệp du lịch: Những gợi ý đối với các Nhà quản lý mạo hiểm tham gia vào các hoạt động có thành phố quan tâm đến việc phục hồi đô 2 nhiều thách thức về thể lực và nhiều khi thị đã dùng thuật ngữ này để mô tả nhiều nguy hiểm, hoặc được coi là nguy hiểm, chương trình du lịch, một chiến lược được chẳng hạn như các môn thể thao như đi bộ giới kinh doanh và ngân hàng ủng hộ. xuyên rừng, leo núi, chèo thuyền dọc sông suối và lặn có bình dưỡng khí. Du lịch Nhiều thuật ngữ du lịch khác phản ánh thái mạo hiểm không nhất thiết đòi hỏi các hạ độ ứng xử với môi trường và lợi ích của tầng và phương tiện cao cấp, nhưng nó đòi địa phương. Sự quan tâm tới việc bảo tồn hỏi phải được tổ chức, hướng dẫn, phục vụ môi trường thúc đẩy cái gọi là du lịch đi lại tốt và tiện nghi tối thiểu trên thực xanh, du lịch hỗ trợ bảo tồn, và du lịch địa, cùng nơi ăn nghỉ đầy đủ tiện nghi vào hiểu biết hoặc thân thiện với môi trường. cuối hành trình. Du lịch mạo hiểm là một Nhìn chung, du lịch loại này chủ trương lĩnh vực đang phát triển nhanh của thị giảm thiểu tác động tới môi trường và trường du lịch chuyên biệt. nhấn mạnh mối quan tâm đến các vấn đề môi trường. Loại hình du lịch đô thị và 2.3.4. Du lịch văn hóa thường được thôn dã cũng đã ra đời. Tuy nhiên, vì ít dùng để mô tả một số mảng nhất định quốc gia có sự phân biệt rõ ràng cho nên của thị trường du lịch. Nó có thể gắn với việc phân loại cũng gặp khó khăn. các chuyến tham quan thắng tích lịch sử, nghệ thuật và khoa học, hoặc di sản văn 2.4. Du lịch bền vững hóa. Tổ chức du lịch thế giới (WTO) có hai định nghĩa dành cho du lịch văn hóa. 2.4.1. Khái niệm bền vững có trong tất cả Hiểu theo nghĩa hẹp, du lịch văn hóa bao các mảng thị trường và các định nghĩa về gồm “hoạt động của những người với động ngành du lịch “mới”. Các định nghĩa đều cơ chủ yếu là văn hóa như các tour nghiên nói đến việc giữ gìn các nguồn cho các thế cứu, nghệ thuật biểu diễn, các tour văn hệ tương lai, sử dụng du lịch để góp phần hóa, du lịch tới các lễ hội và các sự kiện bảo vệ môi trường, hạn chế các tác động văn hóa khác, thăm các di tích và di chỉ, kinh tế-xã hội tiêu cực và mang lại lợi ích du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa kinh tế-xã hội cho dân địa phương. WTO hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương”. định nghĩa du lịch bền vững là “phát triển Theo nghĩa rộng hơn, nó được định nghĩa du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách và là “toàn bộ những hoạt động của con các khu du lịch hiện nay đồng thời bảo vệ người bởi vì chúng thỏa mãn nhu cầu cần và tăng cường cơ hội cho tương lai. Kết sự đa dạng, có xu hướng nâng tầm văn hóa quả mong đợi là các nguồn lực sẽ được của cá nhân và làm đầy lên kiến thức, kinh quản lý để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về nghiệm và dẫn đến những cuộc gặp gỡ kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi duy mới”. Vì văn hóa mang tính chủ quan, nên trì tính toàn vẹn về văn hóa, các quy trình những định nghĩa về du lịch văn hóa có xu sinh thái quan trọng, đa dạng sinh học và hướng hoặc quá rộng, hoặc quá hẹp, làm các hệ thống có lợi cho cuộc sống”. Thuật hạn chế việc sử dụng những định nghĩa ngữ “du lịch bền vững” thường được dùng này trên thực tế. trong các đề xuất dự án tìm kiếm hỗ trợ quốc tế. 2.3.5. Du lịch di sản là loại hình rộng bao gồm cả du lịch sinh thái và du lịch Trên thực tế, các chương trình du lịch bền văn hóa, trong đó chú trọng tới bảo toàn vững là cơ hội đồng thời đòi hỏi phải làm di sản thiên nhiên và văn hóa. Nó là loại việc cật lực. Chúng đòi hỏi phải có mục hình hoặc mảng thị trường bao gồm các đích và mục tiêu xác định rõ ràng, nêu bật chuyến tham quan các khu di tích lịch sử, những đặc điểm của bền vững trong bối viện bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật, cảnh địa phương, quá trình đáp ứng các và khám phá các khu rừng và vườn quốc yêu cầu của những người có lợi ích trong gia. Vì số lượng các hoạt động lớn, nên du khuôn khổ những mục đích và mục tiêu lịch di sản rất khó xác định và đánh giá. đó, và sự giám sát thường xuyên. Cũng Những năm gần đây, các nhà quy hoạch như với các dự án phát triển bền vững 27
  24. Ngành công nghiệp du lịch: Những gợi ý đối với các Nhà quản lý 2 khác, quá trình này đòi hỏi tốn nhiều công hoặc gian khổ của hoàn cảnh mà họ mong sức, thời gian và thường bao gồm nhiều muốn hoặc chấp nhận, kể cả các phương nhóm lợi ích khác nhau, làm cho chương tiện ăn ở mà họ chờ đợi. Vì vậy: trình khó thiết kế, thực hiện và duy trì. Du khách nòng cốt là những người tham Các chương trình du lịch bền vững đề cao gia các tour hoặc nhóm lữ hành cụ thể vì yêu cầu tập trung vào môi trường và xã những mục đích giáo dục và/hoặc tham gia hội, dẫn tới việc tiêu chuẩn hóa một số vào các dự án môi trường hoặc văn hóa, hoạt động liên quan đến môi trường cũng như theo dõi động vật hoang dã. như những ý tưởng mới về việc ngành công nghiệp du lịch cần phải vận hành như Du khách nhiệt tâm là những người muốn thế nào. Các cuộc thảo luận đã xác định thăm các khu vực văn hóa hoặc khu vực các mục tiêu chính sách, đưa ra những được bảo vệ, và hiểu lịch sử tự nhiên và hướng dẫn cho các nhà làm kế hoạch và tạo văn hóa của khu vực đó. đà cho việc tự điều tiết của ngành du lịch. Khách vãng lai coi du lịch thiên nhiên và 2.5. Các loại khách du lịch văn hóa là một phần tình cờ trong chuyến đi lớn hơn. 2.5.1. Nhằm tìm kiếm những định nghĩa có ích hơn trong thực tế, các nhà nghiên Một hệ thống khác cũng có ích cho việc cứu đã tập trung vào thái độ ứng xử và phân loại sở thích; nó phân biệt giữa du sở thích của du khách. Các định nghĩa và lịch “cảm giác mạnh” và “cảm giác nhẹ”. các mảng thị trường liên quan như du lịch Cách phân biệt này liên quan đến yếu tố mạo hiểm hoặc du lịch văn hóa có xu khó khăn của địa hình, chủ yếu là mức độ hướng phân loại du khách thành nhiều thách thức và tiện nghi ăn ở. Các loại này nhóm dựa trên các kiểu hoạt động khác gồm: nhau. Những định nghĩa và các hoạt động này thường hay chồng chéo, nên khó phân Du lịch cảm giác mạnh thường tới những biệt giữa các loại du lịch ở cấp khu di sản. nơi khó đến, với nhiều yếu tố nguy hiểm. Chẳng hạn, du lịch sinh thái và du lịch di Ví dụ, nó có thể đòi hỏi phải cuốc bộ hàng sản kết hợp nhiều mặt của cả văn hóa và dặm đường tới vùng hẻo lánh, trèo những thiên nhiên như trong hầu hết các tour du ngọn núi rất khó leo hoặc ngủ trong những lịch chuyên biệt. Ví dụ, du lịch xuyên lều lán thô sơ. Himalaya được coi là hoạt động du lịch mạo hiểm, nhưng hầu hết những người Du lịch cảm giác nhẹ có nghĩa là mức độ tham gia cũng đồng thời tới thăm các khu nguy hiểm thấp hơn và chỗ ăn ở cũng sang di sản văn hóa Phật giáo hoặc Ấn Độ giáo. hơn. Ví dụ, du lịch cắm trại có thể bao Những du khách quan sát chim muông gồm những điều kiện thách thức về thể cũng đi thăm các khu khảo cổ và thường lực, trong khi vẫn bảo đảm được những tham gia vào các chuyến đi xuyên rừng. tiện nghi như ăn ngon và phương tiện đi lại Định nghĩa về các thị trường quốc tế thoải mái. thường quá rộng nên không sử dụng trong quá trình ra quyết định ở tầm khu di sản. 2.6. Các xu hướng du lịch Cách giải quyết hữu hiệu sự chồng chéo 2.6.1. Du khách ngày càng quan tâm hơn này để phục vụ mục đích nghiên cứu, tới việc bảo vệ môi trường. Họ ngày càng hoạch định chính sách và quản lý di sản là coi chất lượng môi trường cũng như chất phân loại du khách theo động cơ, lối ứng lượng dịch vụ là những yếu tố lựa chọn xử và những trải nghiệm mà họ mong đợi điểm du lịch của mình. Ngày càng có trong chuyến đi. Các nhà nghiên cứu đã nhiều du khách muốn thấy một tiêu chuẩn liệt kê một số loại cung cách ứng xử và sở bảo toàn môi trường cao hơn cùng với dịch thích của du khách. Ví dụ, khách có thể vụ đơn giản, hữu hiệu và dễ chịu. Ngày được phân loại theo mức độ mạo hiểm nay, nhiều du khách có khuynh hướng 28
  25. Ngành công nghiệp du lịch: Những gợi ý đối với các Nhà quản lý thích những khu vực chưa bị xáo trộn và lành mạnh và nhiều cơ hội để rèn luyện. 2 không đông người. Tuy du khách của thị trường du lịch đại chúng ít muốn những ngày nghỉ sôi động Cũng có xu hướng là trước khi chọn điểm và mạo hiểm hơn, và cũng ít tập trung vào du lịch, nhiều du khách thông báo cho một loại hình hoạt động hơn, song các nhau về những vấn đề môi trường ở địa ngày nghỉ sôi động với cường độ thấp hơn danh mà họ định đến. Họ muốn nơi đó cũng đang là xu hướng ngày càng tăng phải sạch sẽ và có môi trường tốt. Du trong phân đoạn thị trường du lịch này. khách sẽ tránh những chỗ bị coi là thiếu những thứ trên. Những thông tin này ngày 2.6.5. Các chuyến tham quan các khu càng được phổ biến nhiều trên Internet. vực được bảo vệ đang ngày càng tăng. Ở các nước phát triển, du khách có xu Sự xuống cấp về môi trường có thể không hướng đi theo nhóm nhỏ hơn với thời những dẫn tới tỷ lệ du khách giảm, mà còn gian ngắn hơn. Ví dụ, các chuyến thăm thay đổi các loại du khách tới địa danh đó. vườn quốc gia của Australia tăng đáng kể Có thể thấy dẫn chứng về sự thể này ở trong mười năm qua, nhưng thời lượng vùng Địa Trung Hải, nơi mà môi trường thăm thường ngắn hơn. Cả hai xu hướng đi liên tục xuống cấp và các bãi biển nghỉ theo nhóm nhỏ và ngắn ngày hơn đều tạo mát bị đô thị hóa. ra nhu cầu cần có không gian riêng rộng hơn và nhiều phương tiện hơn để thỏa mãn 2.6.2. Quan tâm tới du lịch văn hóa có du khách, kèm thêm các dịch vụ phụ vào vẻ đang tăng, nhưng tỷ lệ tăng trưởng những thời điểm nào đó trong năm. vẫn chưa rõ. Cần phải có nhiều số liệu định lượng để xác định xu hướng này. Ví 2.6.6. Người ta mong đợi công nghiệp dụ, lượng khách tới các địa danh văn hóa ở du lịch có trách nhiệm lớn hơn đối với Anh và Hà Lan trong 5 năm qua cho thấy phát triển bền vững. Các nhà chuyên môn du lịch văn hóa đã đuổi kịp thị trường du làm việc trong lĩnh vực bảo toàn bắt đầu lịch nói chung. yêu cầu ngành du lịch tham gia nhiều hơn vào các hoạt động quản lý di sản. Việc này Vì thị trường du lịch văn hóa khó định thường bao gồm mức độ trách nhiệm tài lượng cho nên các chuyên gia gợi ý nên có chính để duy trì lâu dài nguồn lợi mà từ đó nhiều nghiên cứu hơn để giúp xác định các họ được hưởng. Hỗ trợ tài chính có thể nhóm du khách văn hóa theo nghĩa rộng bằng hình thức tài trợ trực tiếp hoặc tự dựa trên động cơ của họ. Định ra các loại nguyện cho các cơ quan quản lý hoặc các hình như nghệ thuật, khảo cổ, học ngoại NGO. Việc tham gia cũng có thể có nghĩa ngữ, vân vân có thể là cách thực tế nhất là chấp nhận những việc làm hạn chế tác để xem xét vấn đề này. động tiêu cực của du lịch. Chẳng hạn, ở quần thể sinh thái san hô của Australia, các 2.6.3. Du khách ngày càng muốn những hãng lữ hành đang tự điều chỉnh mình và trải nghiệm “thực” với các nền văn hóa có trách nhiệm hơn, đặt ra quy tắc ứng xử và lối sống khác. Một nghiên cứu về du và hướng dẫn các việc cần làm nhằm giảm khách của thị trường du lịch đại chúng và thiểu tác động đến môi trường. Họ cũng du lịch sinh thái phát hiện cả hai loại du tham gia vào việc theo dõi khu vực mà họ khách này đều cảm thấy kiến thức về mỹ quản lý. Việc các hãng lữ hành bị cấm thuật và thủ công mỹ nghệ dân gian, cũng không được tự mình dịch chuyển các như kiến thức về lịch sử nơi họ sắp đến là phương tiện và các hoạt động một khi mà quan trọng. khu di sản hiện tồn đã bị ảnh hưởng bởi sự xuống cấp môi trường thiên nhiên hoặc phi 2.6.4. Du khách thường muốn có những thiên nhiên đã làm cho việc đó có thêm kỳ nghỉ sôi động, mang tính giáo dục sức mạnh. hơn. Trong thị trường chuyên ngành đang xuất hiện xu hướng du lịch năng nổ hướng 2.7. Gợi ý và Khuyến nghị về môi trường, với những chương trình 29
  26. Ngành công nghiệp du lịch: Những gợi ý đối với các Nhà quản lý 2 • Định nghĩa về du lịch có thể vạch ● Trong khi hiểu được các định nghĩa du hướng cho các đường lối chính sách lớn lịch và thị trường du lịch chuyên biệt có trong sự phát triển các mục đích và mục thể giúp các nhà quản lý hoạch định đường tiêu đối với việc quản lý di sản. Ví dụ, hướng chính sách và biết rõ mối quan tâm định nghĩa của Hội Du lịch Sinh thái Quốc của du khách, thì các phân đoạn thị trường tế về du lịch sinh thái nêu rõ du lịch cần này thường có xu hướng chồng chéo nhau. phải duy trì tính nguyên vẹn của hệ sinh Vì mục đích quản lý cho nên cần phải thái và tạo ra các cơ hội kinh tế để việc phân loại và phân tích du khách theo sở bảo toàn có lợi cho dân chúng địa phương. thích và cách ứng xử của họ. Các loại hình Loại tuyên bố như vậy có thể đưa vào “cảm giác mạnh” hoặc “nhẹ” nêu trên có tuyên bố chính sách xác định loại hình du thể giúp tạo ra bước khởi đầu hữu ích. lịch mà một khu vực có thể quảng bá. Phân biệt các loại hình trong đó chú trọng tới nhu cầu và mong muốn của khách là ● Định nghĩa về du lịch như du lịch sinh điều quan trọng cho việc lên các kế hoạch thái vừa nêu có thể được sử dụng trong các quản lý và xác định các mục tiêu, kể cả báo cáo hoặc các đề nghị tìm kiếm tài trợ phát triển hạ tầng. cho các dự án tương lai. Nó có thể tạo ra một hình ảnh tích cực và tăng tính hấp dẫn ● Kiến thức về các phân đoạn thị trường của các tài liệu. Các khái niệm và định khác nhau cùng cách ứng xử và sở thích nghĩa về phát triển toàn diện cần phải phù chung của khách có thể giúp các nhà quản hợp với đối tượng mà đề nghị này được lý quyết định phân đoạn thị trường nào cần gửi đến. Ví dụ, thuật ngữ “du lịch sinh thúc đẩy. Các loại du khách khác nhau tạo thái” có thể dùng thay cho du lịch nói ra những cơ hội quản lý và những đòi hỏi chung khi thiết lập dự án trình các tổ chức khác nhau. Ví dụ, du khách tìm kiếm cảm bảo tồn thiên nhiên, là “du lịch văn hóa” giác mạnh thường dễ thỏa mãn với các khi trình các tổ chức liên quan tới trùng tu dịch vụ tối thiểu hơn là những người tìm di tích, v.v. Rồi còn việc sử dụng định kiếm ấn tượng “nhẹ nhàng”. Các hãng tổ nghĩa thị trường trong các tài liệu quảng bá chức tour như những hãng làm việc với du lịch. Ví dụ, một tờ rơi có thể nói rõ du những người quan sát chim muông thông lịch sinh thái được khuyến khích ở một khu thạo, hoặc loại khách chỉ quan tâm tới di sản thiên nhiên hoặc hỗn hợp nào đó. khảo cổ chẳng hạn có thể có nhiều yêu cầu đặc biệt đối với thị trường du lịch. Các ● Các tài liệu quảng bá du lịch của các hãng tổ chức tour chuyên ngành có thể cần hãng tổ chức tour là bằng chứng về việc có những quy định chặt chẽ về lượng du liệu các sản phẩm của họ có phù hợp với khách và tiếng ồn để họ có thể thực thi các mục tiêu của khu di sản hay không. Các ấn hoạt động của họ mà không bị các nhóm phẩm của các hãng tổ chức tour cũng có khác làm phiền. Do có sự khác biệt về sở thể giúp các nhà quản lý quyết định xem thích của những người có xu hướng ưa các hãng này có góp phần vào những nỗ thích thiên nhiên cho nên thị trường cần có lực bảo vệ ở địa phương hay không, chẳng nhiều loại hình ăn nghỉ khác nhau. hạn như chỉ dẫn du khách về những việc cần làm để giảm thiểu tác động. Các tài ● Phân tích cơ cấu của công nghiệp du liệu quảng cáo cũng sẽ cho thấy các loại lịch bao quanh một khu di sản có thể tìm du khách mà hãng đang nhằm vào, loại trải ra cơ hội lôi cuốn những người có lợi ích nghiệm nào du khách coi trọng cùng vào các hoạt động quản lý. Các quan chức những nhu cầu đặc biệt của họ. Ví dụ, một NTO có thể tham gia vào các nỗ lực quảng hãng tổ chức tour có thể chuyên về các bá trong tương lai. Các hãng tổ chức tour tour du lịch dành cho những nhóm người và chủ khách sạn có thể giúp theo dõi các nghiêm túc chỉ có một mục đích là quan hoạt động hoặc thiết lập quy tắc ứng xử và sát chim muông, hoặc một nhóm khảo cổ những việc làm giảm thiểu tác động. Họ không chuyên. cũng có thể có những đóng góp tài chính trực tiếp cho các dự án thực hiện ở khu di sản. Việc phỏng vấn các hãng tổ chức tour 30
  27. Ngành công nghiệp du lịch: Những gợi ý đối với các Nhà quản lý và các giám đốc khách sạn có thể quyết • cần phải phác hoạ ra các nhóm du 2 định cơ chế quản lý và tài chính nào sẽ tạo khách khác nhau và miêu thuật mối tương thuận lợi cho việc họ đóng góp vào các nỗ tác giữa họ với nhau thế nào. Bắt đầu bằng lực bảo toàn và bảo vệ di sản. việc xác định các loại hình du lịch tại khu di sản và triển khai các loại du khách mở ● Một cách tiếp cận chủ động sẽ mang lại đầu. lợi ích nếu biết xem xét xu hướng thị • xem xét lại những nỗ lực trước đây để trường. Việc du lịch quốc tế tiếp tục tăng thu hút ngành công nghiệp du lịch vào việc trưởng đã được tiên liệu, đặc biệt là du lịch hỗ trợ khu di sản, liệt kê các giải phápđể chuyên biệt. Mối quan tâm ngày càng tăng thu hút họ. đối với các vấn đề môi trường và văn hóa- xã hội cho thấy sự tồn tại của một nguồn 2. Xác định chi tiết các loại du khách tại lực tiềm ẩn lớn hỗ trợ cho các khu di sản. khu di sản và những loại du khách mà Qua các biên diện (profiles) về kinh tế-xã mình mong muốn. hội có thể thấy ngày càng có nhiều du khách đủ khả năng đóng góp tài chính vào • nghiên cứu các phương thức lữ hành, việc bảo vệ di sản. Kết quả là, nếu khu di các hoạt động của du khách và những địa sản được hoạch định và quản lý tốt, trong danh mà họ thích viếng thăm. giới hạn xác định, thì lượng khách ngày • lập hồ sơ các nhóm này. Sử dụng danh càng tăng có thể đem lại những nguồn tài sách trong hồ sơ đó để xác định họ thuộc chính mới. loại du khách “cảm giác mạnh” hay “nhẹ” chẳng hạn; quyết định nên khuyến khích ● Vì du khách ngày càng hiểu và quan tâm loại thị trường du lịch nào. hơn tới bảo vệ môi trường thiên nhiên, lịch • rà soát lại sự khác nhau giữa các nhóm sử, văn hóa và xã hội, nên việc thông báo du khách. cho du khách và các hãng tổ chức tour • nghiên cứu các sổ tay quảng cáo của bằng cách tuyên truyền về khu di sản và các hãng tổ chức tour khác nhau về khu di các hoạt động quảng bá, về những nỗ lực sản để nắm được họ đang phục vụ cho loại mà ban quản lý đang làm để duy trì khu di thị trường du lịch nào. sản sẽ ngày càng trở nên quan trọng. • xây dựng danh sách các nhóm du khách, các thị trường và các hoạt động có ● Xu hướng đang tăng trong du lịch là liên quan nào được ưa chuộng có thể thúc muốn thăm những khu vực được bảo vệ. đẩy phát triển du lịch được và chọn các Các nhà quản lý ngày càng phải hiểu rõ về công ty tổ chức tour đáp ứng tốt nhất cho loại du khách này và các xu hướng cụ thể những yêu cầu đó. đối với mỗi khu di sản. Sách cần tham khảo. Gợi ý hoạt động • Ceballos H. Lascurain. Du lịch, Du lịch 1. Phân tích cơ cấu du lịch của khu di sinh thái và các khu vực cần bảo vệ: Thực sản: trạng của du lịch thiên nhiên trên thế giới và hướng dẫn phát triển. IUCN, Gland, phỏng vấn các quan chức của Văn • Thụy Sỹ và Cambridge, UK, 1966. phòng Du lịch Quốc gia để có cái nhìn sâu • Crossley, John và Lee, Bong Koo. sắc về cơ cấu du lịch của đất nước nói “Khách du lịch sinh thái và Thị trường du chung. lịch nói chung: Sự khác biệt về “Lợi ích phỏng vấn các thành viên của ngành • cần tìm” trong Du lịch: Vận may của kinh công nghiệp du lịch ngay tại khu di sản, và tế: Hội nghị thường niên lần thứ 25, trang nếu có thể được, ở những thành phố lớn để 22-29. Colorado, USA, Hội Nghiên cứu quyết định bằng cách nào các đại lý du lịch Lữ hành và Du lịch, 10/1994. và các hãng tổ chức tour hoặc lữ hành • Hall C. Michael và Jenkins, John M. đường bộ thu hút du khách tới khu di sản. “Tầm vóc chính sách của du lịch và giải trí thôn dã” trong Richard Butler, C. Michael 31
  28. Ngành công nghiệp du lịch: Những gợi ý đối với các Nhà quản lý 2 Hall và John Jenkins: Du lịch và Giải trí ở các vùng thôn dã, trang 22-41. Chichester, Anh, NXB John Wiley & Các con, 1998. • Inskeep, Edward. Hoạch dịnh Du lịch: Một cách tiếp cận Phát triển Tổng hoà và Bền vững. NXB Van Nostrand Reinhold, New York, 1991. • Prentice R. “Di sản: Lĩnh vực then chốt của du lịch “mới” trong Tiến bộ về Quản lý Du lịch, Giải trí và Hiếu khách. C.P. Cooper và A. Lockwood, tập 5. NXB John Wiley & Các con, Chichester, Anh. • Richards G. “Du lịch văn hóa ở châu Âu” trong “Tiến bộ về Quản lý du lịch, Giải trí và Hiếu khách. (sách đã dẫn) 1996. • Silverberg, Kenneth E., Backman, Sheila J. và Backman, Kenneth F. “Điều tra sơ bộ về Đồ thị Tâm lý cuả khách du lịch thiên nhiên tới vùng Đông Nam nước Mỹ” trong Du lịch: Vận may của kinh tế , (sách đã dẫn), trang 36, 40. • Wood, Megan Epter. Các nguyên tắc, thủ tục và chính sách Du lịch sinh thái vì Phát triển bền vững. Tài liệu của UNEP 92-807-2064-3, 2002. 32
  29. Du lịch: Tác động và các vấn đề đặt ra 33
  30. Du lịch: Tác động và các vấn đề đặt ra 3 Tất cả các hoạt động giải trí và du lịch phương hoan nghênh chào đón các du đều gây ra những thay đổi về môi khách, trong khi một cộng đồng khác lại trường và xã hội. Hiểu biết về nguyên chống đối mạnh mẽ sự hiện diện của họ. nhân của các tác động và những vấn đề của du lịch sẽ hỗ trợ quá trình ra quyết Quan hệ giữa tần suất sử dụng và tác động định và thúc đẩy những hoạt động quản môi trường thường không theo đường lý hiệu quả hơn. Hiểu biết cơ bản về các thẳng, mà theo đường vòng cung. Tức là, loại tác động cũng có thể giúp quá trình việc sử dụng lúc đầu có thể gây nhiều tổn lên kế hoạch và lập danh mục hữu ích hại nhất, trong khi những lần sau lại dần cho việc xây dựng các chỉ số giám sát du tác động ít hơn. Đối với các nguồn tài lịch. Điều này rất cần thiết trong việc nguyên như đất đai và cây cỏ, mức độ tổn xác định xem các mục tiêu quản lý có hại mạnh nhất lại có xu lướng diễn ra khi đạt được hay không. tần suất sử dụng thấp. Ví dụ, quan hệ giữa tần suất giẫm đạp và độ cứng của đất. 3.1. Tác động thông thường của du lịch: Những người đầu tiên bước lên khu đất sẽ các vấn đề và khái niệm làm phần lớn đất bị nén chắc lại; việc sử dụng sau đó lại tương đối ít tác động hơn Tác động của du lịch chủ yếu là do sự phát đối với khu vực. Cũng tương tự đối với cây triển và du khách của ngành này. Tác động cỏ: việc giẫm đạp nhẹ lúc đầu có thể dẫn của phát triển thường liên quan tới hạ tầng tới mức độ tổn hại cao, nhưng những lần cơ sở; tác động này có thể dễ dàng nhận tiếp theo lại chỉ gây những tác động nhỏ. biết và thường là nghiêm trọng, chẳng hạn khi xây dựng và khi các khách sạn gây ô Hai yếu tố tác động chính là sức đề kháng nhiễm. Tác động do du khách gây ra tại và độ đàn hồi. Sức đề kháng là khả năng khu di sản thường rất nhạy cảm, nhưng có hứng chịu sử dụng mà không bị xáo trộn, thể tránh được. Ví dụ, có thể yêu cầu du còn độ đàn hồi là khả năng trở lại tình khách không cho muông thú ăn, hoặc trạng không bị xáo trộn ban đầu sau khi bị không được sờ vào các hiện vật trưng bày. tác động. Theo nghĩa thực tế, sức đề kháng là thước đo khả năng của các môi trường Quan hệ nhân-quả của tác động du lịch có khác nhau và các nền văn hóa khác nhau thể khó xác định. Rác có thể do người địa chống lại thay đổi. Người Sherpa ở Nepal phương chứ không phải do du khách thải có thể chấp nhận sự hiện diện của du khách ra. Rác thải có thể là do người dân địa mà vẫn duy trì được nền văn hóa của họ phương chứ không phải do khách du lịch; qua nhiều thế hệ, trong khi những bộ lạc ô nhiễm nước có thể từ nguồn chứ không miền núi ở vùng bắc Thái Lan lại chứng phải tại các khách sạn; hệ sinh thái san hô kiến những thay đổi văn hóa lớn hơn dần có thể bị tổn hại bởi giông bão, sóng to gió dần tác động đến cơ cấu gia đình của họ. Ở lớn chứ không phải tại du lịch; săn bắn những khu di sản tự nhiên, đất đai phì trộm làm quần thể động vật hoang dã giảm nhiêu có nhiều khả năng chống chọi với đi có thể là do lỗi của dân địa phương. tần suất sử dụng mà vẫn duy trì được các loại thực vật ở đó; đất mỏng ít có cơ may Số lượng du khách không nhất thiết là yếu chịu được tần suất sử dụng lớn. Người ta tố đầu tiên ảnh hưởng tới khối lượng tác thấy loài địa y có khả năng chống đỡ tốt động. Các giải pháp đưa ra nhằm hạn chế việc bị giẫm đạp. Các cộng đồng san hô ở số lượng du khách tới một khu vực nào đó các khu vực rìa vỉa san hô lộng gió luôn có thể không có hiệu quả. Hiện nay, các phải đương đầu với những đợt sóng mạnh nhà nghiên cứu biết rằng các tác động có của đại dương lại thường chịu được những liên quan tới một hệ phức hợp các yếu tố tổn hại do thợ lặn gây ra hơn là các cộng xã hội-môi trường và các mô hình phát đồng san hô trong những khu vực bằng triển. Theo quan điểm hiện nay, điều quan phẳng được bảo vệ. trọng là hiểu được các mối quan hệ qua lại là nguyên nhân của các tác động du lịch, Độ đàn hồi cũng có thể khác nhau. Tỷ lệ là lý do làm cho một cộng đồng địa hồi phục của cây cỏ bị phá hoại tùy thuộc 34
  31. Du lịch: Tác động và các vấn đề đặt ra vào mức độ dễ tổn thương của hệ sinh thái Nước đục do xói mòn đất là kết quả 3 nào đó. Các chủng loại san hô khác nhau thường xuyên của các hoạt động du lịch và cần thời gian khác nhau để phục hồi sau giải trí. Ở những nơi đất dễ xói mòn, các khi bị tổn hại. Các cộng đồng và người hoạt động và phát triển du khách nhiều khả sống trong cộng đồng đó tự điều chỉnh lối năng làm thay đổi chất lượng nước, có hại sống của họ theo những nhịp độ khác nhau cho động thực vật sống dưới nước. để chấp nhận du khách. Họ cũng có thể điều chỉnh lại cách thức sử dụng tài Trong số những thứ gây ô nhiễm nguồn nguyên thiên nhiên nếu những nguồn này nước, nguy hiểm nhất là mầm bệnh. Cái trở nên khan hiếm khi một khu vực được thường gặp là trực khuẩn trong phân người đặt dưới sự bảo vệ. (faecal coliform) và khuẩn chuỗi trong phân động vật (faecal streptococci). Phân 3.2. Tác động môi trường: Các kiểu thông thải tràn ra thường do không có, hoặc có thường và các yếu tố nhưng hoạt động kém, hệ thống thoát nước thải và nhà vệ sinh trong khách sạn, và từ 3.2.1. Tác động đến thực vật khác nhau những khu du khách lưu lại. Chất thải hữu tùy theo kiểu cách sử dụng và sự khác cơ như chất thải chưa xử lý hoặc xử lý nhau về cơ cấu thực vật. Các loại thực vật không kỹ cũng ảnh hưởng chất lượng nước có khả năng chống đỡ tốt gồm các loại cỏ vì nó là môi trường tốt cho các loại rong và lau sậy. Các loại dễ bị tổn thương khi bị tảo. Những loại này có thể bị nước đưa vào giẫm đạp là những loại có tỉ lệ phát triển bờ, rồi thối mục và tạo thành môi trường chậm, các cây gai và lá nhọn, thân thảo và cho các loại côn trùng sinh sôi nảy nở. các loại lá dầy nhỏ dễ bị gẫy khi bị đè nặng. Các loại thực vật trên thảm cỏ rộng Nói chung, ô nhiễm hóa chất là nguy hại thường có thể phục hồi tốt khi bị giẫm đạp, nhất đối với vùng nước nông kín gió, đặc song cây trên nền rừng rậm rạp lại ít có biệt ở các bến tàu thuyền. Hồ và suối ở chỗ khả năng này hơn. thấp hơn có xu hướng ít bị tác hại trước các thay đổi hơn là những hồ trên núi cao. 3.2.2. Tác động đối với đất đai thường là hiện tượng nén cứng và xói mòn. Du 3.2.4. Những náo động do du khách khách thường làm đất đai bị nén cứng, một quan sát động vật hoang dã gây ra ảnh khía cạnh không tránh được trong các hoạt hưởng tới một số loài nhiều hơn là động giải trí. Các phân tử đất bị nén khít những loài khác. Một số loài thích nghi lại với nhau, triệt tiêu các khoảng cách nhanh, nghĩa là cho dù sau tác động ban giữa chúng, dẫn tới việc giảm khả năng đầu có thể là nghiêm trọng nhưng chúng thẩm thấu không khí và nước. Việc này vẫn phát triển một cơ chế chịu đựng xáo làm tăng lượng nước mưa hoặc tuyế t tan trộn. Người ta thường sai lầm khi cho rằng chảy trên bề mặt, giảm khả năng hấp thụ sự thích nghi của động vật có ý nghĩa tích nước và làm xói mòn đất màu, tác hại đến cực vì nó đưa du khách tới gần động vật thực vật bao phủ khu đó. Không thể tránh hoang dã hơn. Các hãng tổ chức tour đôi được việc đất bị nén cứng, nhưng ở một số khi đặt thức ăn để nhử động vật tới những khu vực nhất định thì việc này có thể hạn nơi du khách có thể ngắm chúng. Tuy chế được. Mặt khác, xói mòn lại nghiêm nhiên, việc này có thể gây ra phản ứng tiêu trọng hơn và có xu hướng lan rộng. cực: các loài thú ở đó có thể hung hãn hơn khi đòi ăn, và có thể làm bị thương hoặc Loại đất dễ bị lèn chặt là đất thị t và phù sa thậm chí giết chết những du khách bất cẩn. thuần nhất. Đất ướt thường dễ bị nén và xáo trộn hơn. Đất đồng cỏ và cây cỏ dễ xáo trộn Phản ứng của động vật hoang dã, thậm chí khi bị giẫm đạp trong thời kỳ mưa, làm tăng ngay trong cùng một loài hoặc một cộng độ xói mòn và giảm khả năng trữ nước. đồng cũng rất khác nhau. Chẳng hạn, một số loài có thể chấp nhận thỉnh thoảng bị 3.2.3. Tác động đối với nước thường là các trêu chọc chứ không chịu đựng được sự mầm bệnh, chất thải hữu cơ và bùn lầy. quấy nhiễu thường xuyên. Chim đang làm 35
  32. Du lịch: Tác động và các vấn đề đặt ra 3 tổ có thể làm ngơ vài lần khi người đến gian gặm cỏ. Ở những nơi du khách đến gần, nhưng một khi quá mức, chúng sẽ bỏ gần quá mức cho phép, khoảng một nửa số tổ đi nơi khác. Một số loài thú tự điều tê giác đã bỏ đồng cỏ có chất lượng tốt chỉnh để thích nghi với những náo động có nhất và chui vào những vùng cây cỏ rậm thể thấy trước, như tiếng ồn xe cộ qua lại rạp ít chất dinh dưỡng hơn. Các nhà chẳng hạn, nhưng không thể chịu đựng nghiên cứu cho rằng tình hình này có thể những xáo trộn đột ngột, không thành quy ảnh hưởng tới cơ cấu di truyền của loài tê luật. Những loài thú lớn hơn có xu hướng giác, đưa đến việc sản sinh ra thế hệ thú bị ảnh hưởng nhiều hơn khi tiếp xúc trực thuần dưỡng hơn là những con nhát người. tiếp với con người, trong khi những loài nhỏ hơn lại nhạy cảm với những tác động 3.3. Những tác động thông thường liên gián tiếp vào nơi cư trú của chúng. Những quan đến việc du khách sử dụng khu di loài thú nhút nhát có thể bỏ đi khỏi các khu sản vực giải trí của con người, trong khi các loài khác như hươu nai vẫn có thể thỉnh 3.3.1. Du khách thường có thói quen có thoảng qua lại. thể dự tính đựơc. Du khách có xu hướng đi theo những tuyến du lịch đã có sẵn và Một số loài thú dễ bị đe doạ hơn các loài thường bị cuốn hút bởi một số địa điểm khác; đây là một yếu tố ảnh hưởng tới tập nhất định. Kết quả là tác động thường chỉ quán kiếm ăn và sinh sản của chúng. Loài giới hạn trong những nơi này. Tuy nhiên, rùa biển ở Maine và một số loài chim khác các điểm du lịch có xu hướng mở rộng ở Vườn quốc gia Galapagos bỏ nơi cư trú theo thời gian. Một hiện tượng liên quan là mà du khách hay qua lại và di chuyển tới khi một khu vực được mở cho du lịch và những nơi ít thích hợp với cuộc sống và giải trí thì tác động sẽ diễn ra nhanh chóng. sinh sản của chúng hơn. Hươu nai, cũng Nhìn tổng thể, tác động môi trường có xu giống như loài động vật móng guốc khác hướng theo đường vòng cung. (xem tương đối quen với sự có mặ t của con Chương 6). người, và thường gặm cỏ dọc theo đường ô tô. Chó sói rất nhạy cảm với du khách vì 3.3.2. Tác động tùy thuộc số lượng du sự thâm nhập của họ hạn chế cơ hội săn khách trong từng nhóm. Những nhóm mồi của chúng. Môi trường sống là một đông người có xu hướng mở rộng khu vực yếu tố quan trọng. Cuộc sống của các loài tham quan. Việc này đòi hỏi phải có những động vật hoang dã trong các khu rừng rậm bộ phận quản lý chuyên ngành, chẳng hạn ít bị các tuyến du lịch làm xáo trộn vì du lịch leo núi là nơi các nhóm lớn có thể chúng có nhiều nơi ẩn nấp hơn. Giống như tụ hội và tạo ra những thành phố nhỏ trong người, loài vật cũng dần “đúc kết” được thời gian họ lưu lại. Các nhóm này cũng sử kinh nghiệm giúp điều chỉnh hành vi của dụng rất nhiều một khu vực nào đó trong chúng; và kết quả là không có một khoảng một thời gian ngắn. Kết quả là cần đặc biệt cách lý tưởng nào từ một địa điểm nhạy lưu tâm tới các nhóm lớn tại những khu cảm của động vật hoang dã như các lùm thiên nhiên nổi tiếng và các khu di sản văn cây hay khu vực cho thú ăn tới cơ sở hạ hóa nhạy cảm. Ở các khu di sản văn hóa, tầng hoặc đường đi. Nhiều chuyên gia nói các nhóm lớn có thể gây ách tắc trong khu một cách đơn giản là nếu du khách nhận trưng bày hiện vật. Ở các khu đền đài miếu thấy có phản ứng tiêu cực từ thú hoang thì mạo, họ vây quanh các cổ vật, che khuất tức là họ đã đến gần chúng quá. tầm nhìn của những nhóm nhỏ hơn hoặc những người khác; chẳng hạn, họ có thể Trường hợp cụ thể: Tê giác ở Nepal làm tắc nghẽn luồng du khách trong nhà thờ. Ở Công viên Hoàng gia Chitwan của Nepal, du khách ngồi trên lưng voi xem tê Tuy nhiên cũng có những ngoại lệ. Ví dụ giác đã gây ức chế và những thay đổi dọc theo đường mòn hoặc hành lang nhà trong lối sống của chúng, làm chúng lúc thờ, những nhóm lớn có lẽ không gây nào cũng phải cảnh giác nên có ít thời nhiều tác động hơn các nhóm nhỏ chừng 36
  33. Du lịch: Tác động và các vấn đề đặt ra 3 nào họ vẫn di chuyển dọc theo lối đó. Với các hình tạc đá linh thiêng đá hoặc trong động vật hoang dã, các nhóm lớn có thể nhà thờ, du khách được yêu cầu biểu thị sự gây tác động ít hơn một số nhóm nhỏ nếu tôn kính bằng cách che đầu hoặc giữ trật tần suất xáo trộn thưa hơn, chẳng hạn như tự. Tác động do du khách gây ra thường là trong trình huống với nhiều loài chim. không có chủ ý và có thể giảm thiểu bằng cách có những chỉ dẫn cần thiết. 3.3.3. Các hoạt động khác nhau gây ra những tác động khác nhau. Chẳng hạn, 3.3.4. Đông người là một tác động tiêu leo núi và chụp ảnh thiên nhiên có thể làm cực khi nó trái với mong muốn của du kinh động chim đang làm tổ. Lặn có bình khách. Những nghiên cứu ban đầu cho dưỡng khí và du thuyền có thể làm tổn hại thấy lượng khách tăng làm giảm mức độ các vỉa san hô. Cưỡi ngựa, đi bộ đường dài hài lòng của họ. Kết quả là các nhà quản lý và cắm trại làm xáo trộn cây cỏ và đất. Du tìm cách xác định lượng khách thăm đông khách đến các khu đền đài miếu mạo có tới mức độ nào thì có thể gây cảm giác quá thể làm mòn hiện vật bằng việc chạm tay tải. Tuy nhiên, quan hệ giữa lượng người vào chúng. và độ hài lòng của du khách hóa ra lại phức tạp hơn. Trong khi lượng người quá Các hoạt động của xe cộ có động cơ có tác lớn ở một khu di sản chắc chắn sẽ làm động tiêu cực đến nhiều môi trường dễ bị giảm mức độ thụ hưởng thẩm mỹ và cơ hội tổn thương. Xuồng máy và và canô máy được thư thả một mình, nhưng lượng gây nhiều tiếng ồn có thể đảo lộn thói quen khách không nhất thiết giảm mức hài lòng săn bắt và sinh sản của chim muông hoặc của du khách. Ngược lại, phản ứng tiêu làm thương tổn các loài sống dưới nước. cực có xu hướng xuất hiện khi du khách Chân vịt xuồng có thể làm loài lợn nước cảm thấy những du khách khác cản trở việc ngọt hiền lành bị thương hoặc chết. Xuồng thưởng thức của họ. Một đhiểm p ức tạp máy cũng gây ô nhiễm cao; chỉ một chiếc khác là tác động tiêu cực của đám đông cũng sinh ra lượng hydrocarbon gấp 70 lần thay đổi tùy theo đặc điểm của các loại du một chiếc ô tô bình thường. Các xe chạy khách, trải nghiệm trước đó của họ tại khu trên bãi biển làm xáo trộn rong biển tích tụ vực, lối ứng xử của các du khách khác, đặc vốn tạo ra lớp mùn mỏng cho các loài thực điểm và đặc tính của cảnh quan. Chẳng vật sống trên cát. Đất bị xe cộ lèn cứng ở hạn, du khách quan sát động vật hoang dã Sa mạc Mojave của Mỹ sẽ cần khoảng một ở khu bảo tồn thiên nhiên Maasai Mara có thế kỷ để phục hồi. Vì những tác động này thể bực mình vì sự hiện diện của một vài cho nên các nhà quản lý thường đề nghị xe hơi, trong khi ở các vườn bách thú thì cấm ô tô, xe máy ra vào các khu vực dễ bị xe cộ ra vào không có vấn đề gì. Du khách tổn hại như cồn cát và sa mạc. cũng có thể thay đổi ý định trong hoạt động nào đó để thích nghi với điều kiện Các tác động khác nhau tùy thuộc vào cách đông người. thức hoạt động của du khách. Người lăn biển giỏi có khả năng kiểm soát độ nổi ít Chu kỳ Du lịch cộng đồng theo nghĩa cổ hủy hoại san hô hơn những người thiếu điển kinh nghiệm. Những nhà leo núi đã qua • Giai đoạn 1: Các cộng đồng xây dựng lớp huấn luyện giảm thiểu tác động sẽ ít những loại nhà nhỏ một tầng dành cho du gây hại hơn những người không được đào lịch tại địa phương. Nhà dân được cải tạo tạo. Một số hãng tổ chức tour có ý thức đề và biến thành những khách sạn nhỏ và nhà ra quy định tổ chức các tour quan sát động nghỉ, việc làm này mang lại nguồn thu cho vật hoang dã sao cho hạn chế thấp nhất tác dân địa phương. động đến chúng: các hãng tổ chức tour quan sát cá voi yêu cầu người lái tàu giữ • Giai đoạn 2: Giá trị đất tăng. Bắt đầu khoảng cách nhất định với cá voi, tránh phát triển đường giao thông và các cơ sở đuổi theo chúng và tắt máy tàu khi tới gần hạ tầng khác. Người ngoài địa phương bắt chúng để tránh gây ức chế không cần thiết. đầu mua đất và tiến hành hoạt động với Đối với khu di sản văn hóa, ví dụ ở khu có quy mô lớn hơn dân địa phương. Người 37
  34. Du lịch: Tác động và các vấn đề đặt ra 3 địa phương vẫn có lợi về kinh tế mặc dù nhiều cách làm vấn đề càng phức tạp thêm. phần lớn thu nhập tập trung vào một số ít Một yếu tố khác là tăng trưởng du lịch có người. thể diễn ra cùng với những thay đổi khác, và lối ứng xử của dân địa phương có thể là • Giai đoạn 3: Bắt đầu xây dựng khách phản ứng đối với những thay đổi khác này sạn với tốc độ nhanh hơn, không quan tâm chứ không phải đối với những thay đổi do đến các quy định về quy hoạch; xây dựng tác động của du lịch. tiếp diễn một cách vô tội vạ, làm môi trường xuống cấp. Người địa phương Tương tự như vậy, trong khi có nhiều hưởng lợi với tư cách nhân viên phục vụ nghiên cứu khảo sát thái độ chung đối với trong các khách sạn và nhà nghỉ tại địa du lịch ở những cộng đồng dân cư đặc biệt phương và trong lĩnh vực chuyên chở du thì ít có nghiên cứu nào xem xét thái độ khách. đối với các sản phẩm và dịch vụ của du lịch cộng đồng cụ thể. Một vấn đề quan • Giai đoạn 4: Hầu hết chủ nhân của các trọng nữa là rất ít nghiên cứu được chuẩn khách sạn, nhà nghỉ nhỏ và tiệm ăn là bị dựa trên tư vấn của những người bị ảnh người ngoài địa phương. Tiền bắt đầu hưởng. Chỉ có một số ít các nhà nghiên chảy ra ngoài. Những công trình lớn được cứu đề nghị du khách đánh giá hoặc xếp xây dựng bất chấp các quy định. Các loại tầm quan trọng của những tác động mà khách sạn và tổ chức lớn quảng bá du lịch người địa phương nêu lên. quốc tế, lợi nhuận vẫn nằm trong nước sở tại. Du khách đóng góp khoản tài chính Cộng đồng địa phương có thể mất nguồn nhỏ bằng việc mua đồ lưu niệm. Cung cấp lợi du lịch như thế nào? nước và môi trường bị đe doạ và những người kinh doanh bất động sản bắt đầu lo • Du lịch có thể không thu hút được ngại về tương lai. Cư dân địa phương có nhanh và đủ lượng du khách để tạo ra thể bắt đầu ngại du khách. lượng thu đủ đáp ứng mong đợi kinh tế của cộng đồng. Điều này là kết quả của tính • Giai đoạn 5: Môi trường xuống cấp dấy chất cạnh tranh trong du lịch, hoặc là chất lên nỗi lo sợ về việc lượng du khách giảm, lượng của các nguồn lực ở địa phương. đưa tới việc đòi hỏi cần có hành động. Việc không đáp ứng được mong đợi của Việc khắc phục chậm có hiệu quả, sự cộng đồng có thể dẫn tới chỗ họ không xuống cấp tiếp diễn. Cộng đồng địa mặn mà với chương trình du lịch và tin phương vẫn được hưởng lợi, nhưng kiểm rằng di sản chẳng có ích gì cho cộng đồng. soát thì do những người bên ngoài nắm Kết quả là ít có khả năng họ tham gia vào giữ; những người này có thể quyết định bỏ các hoạt động bảo vệ di sản. khu vực để chuyển tới nơi khác. • Du lịch có thể làm tăng gánh nặng cho cư dân địa phương mà không mang lại lợi 3.4. Tác động của du lịch đối với cộng ích nào để giảm bớt đi gánh nặng đó. đồng và văn hóa Nguồn thu từ du lịch thường chỉ đến tay một bộ phận dân cư khác, chứ không phải 3.4.1 .Các mô hình không thể hiện hết sự những người đang chịu đựng gánh nặng phức tạp của chu kỳ du lịch vì cho rằng tài nguyên ngày càng cạn kiệt. cộng đồng dân cư là đồng nhất, trong khi • Phần lớn chi phí của ngành du lịch như đó đây là một điều rất hiếm khi xảy ra vé máy bay, khách sạn và lệ phí của hãng trong thực tế. Chẳng hạn, trong những giai tổ chức tour rơi vào tay các công ty nước đoạn sau của chu kỳ du lịch, các mô hình ngoài. không cho thấy liệu toàn bộ cộng đồng • Dân địa phương thường sống tản mát phản cảm với du lịch, hay chỉ một bộ phận theo nhóm hoặc trong những làng mạc dân cư bị tác động phàn nàn về những tác nhỏ, liên hệ có thể khó khăn, nên hạn chế động xã hội của du lịch? Thực tế việc các việc phân chia công bằng các nguồn lợi thành viên của cộng đồng địa phương tự kinh tế. điều chỉnh để thích nghi với du lịch bằng 38
  35. Du lịch: Tác động và các vấn đề đặt ra • Những người kinh doanh bất động sản làm thường xuyên liên tục. Nhưng những 3 có thể khiến người dân địa phương mất đi việc tạm thời của du lịch vẫn có thể cạnh các nguồn lợi kinh tế đã được dự trù, hoặc tranh với các việc theo mùa khác như các quan hệ quyền lực ở địa phương có thể công việc nhà nông nên thực chất không quyết định ai sẽ là người hưởng lợi từ các mang lại lợi nhuận ròng cho cộng đồng. cơ hội du lịch. Chẳng hạn, những người có nhiều mối quan hệ tốt có thể độc quyền cơ 3.4.2. Rất khó tiên đoán tác động qua lại hội đứng ra làm hướng dẫn viên hoặc cung giữa phát triển du lịch và cộng đồng vì ít cấp phương tiện đi lại cho du khách. có các mối và kiểu quan hệ nhất quán. • Vốn đầu tư ban đầu thường khó kiếm. Dưới đây là khái quát về những số liệu về Một nghiên cứu ở Belize cho thấy trong khi vấn đề phức tạp này. Du lịch với tần suất những nhà đầu tư ở địa phương rất khó cao có thể được một số cộng đồng coi là vay được vốn của các ngân hàng để bắt tích cực, nhưng với một vài cộng đồng đầu kinh doanh du lịch thì các ngân hàng khác lại là tiêu cực. Trong khi thái độ tiêu đó lại đồng ý cho vay nếu các nhà đầu tư cực thường gặp ở những cộng đồng có này liên danh với các công ty nước ngoài. mức phát triển cao, một số cộng đồng ủng • Không phải tất cả các hoạt động du lịch hộ du lịch mặc dù tỷ lệ du khách so với cư đều có tiềm năng như nhau trong việc huy dân địa phương là cao. Các chuyến du lịch động sự tham gia của cộng đồng. Để huy tới Vịnh Cá mập ở miền tây Australia tăng động được cộng đồng tham gia vào một số từ 10.000 năm 1984 lên 150.000 năm hoạt động phức tạp hơn, cần tổ chức huấn 1990, làm tỷ lệ cư dân/du khách tăng từ luyện trước. Chẳng hạn, các dự án khách 1/10 lên 1/150 chỉ trong vòng 6 năm. Mặc sạn nhỏ do cộng đồng quản lý có thể bị trì dù tỷ lệ du khách tăng nhanh và xuất hiện trệ do các vấn đề quản lý và tổ chức, kết những vấn đề môi trường nghiêm trọng, quả của việc thiếu những kỹ năng kinh dân địa phương vẫn có thái độ đánh giá doanh cần thiết. Ở Mexico, một dự án hợp tích cực và ủng hộ du lịch tiếp tục tăng tác đầu tư khai thác khách sạn đã thất bại trưởng. Ở Nadi của Fiji cũng vậy: phát vì các thành viên không được huấn luyện triển du lịch và tiếp xúc với du khách cũng những kỹ năng điều hành cần thiết để có cao, nhưng phản ứng và thái độ của cư dân thể quản lý hiệu quả công việc. Trong vẫn là tích cực. nhiều trường hợp, tạo cơ hội hướng dẫn các hoạt động chuyên ngành như quan sát Một số nghiên cứu phát hiện cư dân chim muông hoặc du lịch sông suối tỏ ra thường ủng hộ du lịch nếu họ cũng được không khả thi. Các hãng tổ chức tour hưởng lợi, như có việc làm cho bản thân và đường bộ thích thuê hướng dẫn viên từ thủ gia đình họ. Hoặc họ tin rằng lợi ích mà du đô có tay nghề tốt và được đào tạo bài lịch mang lại nhiều hơn những tác động bản,biết nói tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ tiêu cực. Nhưng một số nghiên cứu khác châu Âu khác. lại cho thấy những người không được thụ • Các công ty tour và khách sạn nói hưởng từ du lịch cũng vẫn ủng hộ nó. chung không sử dụng hướng dẫn viên người địa phương. Nhằm khắc phục tình Một số nghiên cứu báo cáo về nỗi lo ngại hình này, ở một số nước, chính phủ ban của người địa phương trước tác động của hành văn bản hoặc chính sách đối với khu phát triển du lịch tới giá bất động sản, khả vực cần bảo vệ buộc các hãng tổ chức tour năng tiếp cận các hoạt động giải trí, tắc và khách sạn được yêu cầu thuê hướng dẫn nghẽn giao thông, chất lượng cuộc sống, viên người địa phuơng tay nghề thấp. Vì lương bổng và giá cả. Một nghiên cứu những nước này thường ít hướng dẫn viên khác cho thấy ít có mối quan hệ giữa phát có năng lực nên các hãng tổ chức tour triển du lịch và các chỉ số như chất lượng không hài lòng với yêu cầu phải sử dụng cuộc sống. Cư dân vùng núi Alps ở Áo cho họ vì các hãng này thường coi đây là một rằng trong khi du lịch làm giá cả các loại lý do làm tăng chi phí của hãng. hàng hóa cơ bản tăng hơn, thì thuế và mức • Vì du lịch nông thôn thường theo mùa, độ cạnh tranh trong phân phối nguồn lợi nên nó không có khuynh hướng tạo việc cũng cao hơn, cũng như sự tham gia vào 39