Tài liệu Lịch sử địa phương - Nguyễn Cảnh Minh (Phần 2)

pdf 41 trang hapham 2330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Lịch sử địa phương - Nguyễn Cảnh Minh (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_lich_su_dia_phuong_nguyen_canh_minh_phan_2.pdf

Nội dung text: Tài liệu Lịch sử địa phương - Nguyễn Cảnh Minh (Phần 2)

  1. Ch−ơng IV biên soạn và giảng dạy lịch sử địa ph−ơng ở tr−ờng phổ thông và biên soạn lịch sử nhà tr−ờng I. vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy, học lịch sử địa ph−ơng ở tr−ờng phổ thông cơ sở và trung học ở ch−ơng I đã có trình bày khái quát vị trí của việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa ph−ơng nói chung, ở ch−ơng này chúng ta làm rõ hơn vị trí, tầm quan trọng của riêng việc giảng dạy và học tập những bài giảng lịch sử địa ph−ơng trong nhà tr−ờng phổ thông. Lịch sử địa ph−ơng giảng dạy ở tr−ờng phổ thông là một trong những nguồn quan trọng làm phong phú tri thức của học sinh về quê h−ơng mình, giáo dục cho các em lòng yêu quê h−ơng, làm cho học sinh nhận thức đ−ợc mối liên hệ giữa lịch sử địa ph−ơng và lịch sử dân tộc. - Giảng dạy lịch sử địa ph−ơng góp phần không nhỏ vào việc giáo dục t− t−ởng, chính trị, lao động, đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh. Nó có vị trí quan trọng trong việc hình thành cho thế hệ trẻ lòng yêu n−ớc xã hội chủ nghĩa, bởi vì nguồn gốc của lòng yêu Tổ quốc bắt đầu từ thuở thơ ấu, từ lòng yêu quê h−ơng của các em. Học sinh tự hào về đất n−ớc, dân tộc Việt Nam, bắt đầu từ lòng tự hào về những chiến công của cha anh mình đã làm nên ở ngay trong làng xóm thân yêu khi đấu tranh chống kẻ thù xâm l−ợc. Học sinh cũng tự hào với những thành tựu kinh tế, văn hoá, xã hội của địa ph−ơng từ tr−ớc đến nay, đặc biệt trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Học sinh không những tự hào về truyền thống anh hùng, bất khuất trong đấu tranh xã hội mà cũng tự hào về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong xây dựng, trong sản xuất, tự hào về những nghề thủ công truyền thống, về sự tài giỏi, khéo léo của những nghệ nhân ở địa ph−ơng đã tạo nên những sản phẩm nổi tiếng. Giới thiệu cho học sinh những nghề thủ công truyền thống, xây dựng cho các em có ý thức bảo vệ và phát triển nghề truyền thống thủ công địa ph−ơng là một trong những nội dung h−ớng nghiệp của bộ môn lịch sử. Vì vậy, một trong những nguyên tắc cơ bản của việc dạy học lịch sử địa ph−ơng ở tr−ờng phổ thông là thể hiện mối quan hệ giữa lịch sử địa ph−ơng với lịch sử dân tộc, 67
  2. tuân thủ theo nguyên tắc ph−ơng pháp luận của Lênin về phép biện chứng của sự nhận thức “cái riêng không tồn tại ngoài mối liên hệ với cái chung”1. Đúng nh− vậy, việc giảng dạy lịch sử địa ph−ơng trong ch−ơng trình lịch sử dân tộc làm cho học sinh hiểu rõ hơn những khái niệm lịch sử chung và riêng, nhận thức những hình thái kinh tế - xã hội các giai đoạn phát triển của lịch sử Tài liệu lịch sử địa ph−ơng giúp cho học sinh hiểu và giải thích đ−ợc những nét riêng biệt, đặc thù trong các hiện t−ợng lịch sử. Điều này rất quan trọng để phát triển t− duy lịch sử của học sinh. Dạy - học lịch sử địa ph−ơng làm cho học sinh thấy rõ ý nghĩa lịch sử tiến bộ của chế độ xã hội chủ nghĩa đang đ−ợc xây dựng ở khắp mọi nơi trên đất n−ớc ta, b−ớc đầu đem lại những thành quả to lớn, cụ thể trong việc nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân lao động ở mỗi địa ph−ơng. Dạy - học lịch sử địa ph−ơng cũng góp phần giáo dục lòng tự hào về quê h−ơng mình cho học sinh. Thành tựu chiến đấu và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở địa ph−ơng có ảnh h−ởng đến sự thắng lợi của cách mạng cả n−ớc. Sự hy sinh, cuộc chiến đấu anh dũng của các con em địa ph−ơng trong sự nghiệp giữ n−ớc đã góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của cha ông cho thế hệ trẻ. Lịch sử địa ph−ơng giáo dục học sinh lòng yêu lao động, kính trọng nhân dân lao động trong nhiều thế hệ qua đã góp phần xây dựng nên non sông t−ơi đẹp này, và họ có nghĩa vụ bảo vệ, giữ gìn và phát triển. Cuối cùng việc giảng dạy lịch sử địa ph−ơng có thể làm cho học sinh nắm vững hơn khái niệm khoa học hiện đại của hệ thống “tự nhiên - con ng−ời - xã hội”, thấy đ−ợc vai trò của con ng−ời tác động đến việc cải tạo và chinh phục tự nhiên một cách hợp qui luật, không phải để tàn phá thiên nhiên và bị thiên nhiên trừng phạt mà bắt thiên nhiên phục vụ nhiều nhất cho con ng−ời Học sinh hiểu rõ rằng, chỉ trong chế độ xã hội chủ nghĩa, d−ới sự lãnh đạo của Đảng, khi nhân dân thực sự “làm chủ thiên nhiên - làm chủ con ng−ời - làm chủ xã hội”, thì việc cải tạo và chinh phục thiên nhiên mới góp phần tích cực vào việc phát triển lịch sử, đem lại no ấm, hạnh phúc cho con ng−ời. Quan niệm một cách toàn diện ý nghĩa giáo dục - giáo d−ỡng của việc dạy học lịch sử địa ph−ơng nh− đã trình bày ở trên, chúng ta mới có thể tránh đ−ợc những t− t−ởng sai lầm nh− bản vị, cục bộ địa ph−ơng, mới thấy rõ tác dụng của nó không chỉ ở mặt giáo dục truyền thống đấu tranh xã hội, mà còn có khả năng góp phần giáo dục h−ớng nghiệp, giáo dục lao động. Từ đó, chúng ta thấy rõ hơn sự cần thiết phải tăng c−ờng, cải tiến về nội dung và ph−ơng pháp, đẩy mạnh việc giảng dạy lịch sử địa ph−ơng trong nhà tr−ờng phổ thông hiện nay. 1 V.I. Lê nin Toàn tập, tập 29, tr. 318, tiếng Nga 68
  3. II. Biên soạn bài giảng lịch sử địa ph−ơng ở tr−ờng phổ thông Ch−ơng trình lịch sử ở tr−ờng phổ thông cơ sở và trung học đều có một số tiết cho việc giảng dạy lịch sử địa ph−ơng. Ch−ơng trình không qui định cụ thể từng tiết lịch sử địa ph−ơng. Sách giáo khoa cũng không biên soạn lịch sử địa ph−ơng. Vì thế, giáo viên dạy các bộ môn khoa học xã hội phải tự mình s−u tầm tài liệu, biên soạn lấy bài giảng. Để có đ−ợc những bài giảng lịch sử địa ph−ơng có chất l−ợng, chúng tôi xin giới thiệu mấy vấn đề chủ yếu trong công tác s−u tầm để biên soạn một bài giảng lịch sử địa ph−ơng ở tr−ờng phổ thông. 1. Vấn đề s−u tầm t− liệu Nguyên tắc chỉ dẫn công việc và ph−ơng pháp s−u tầm tài liệu lịch sử địa ph−ơng đã đ−ợc trình bày ở ch−ơng II. ở đây, cần biết vận dụng một cách cụ thể vào việc sử dụng t− liệu lịch sử để biên soạn bài giảng. Trong việc biên soạn một bài giảng lịch sử địa ph−ơng, th−ờng sử dụng ba loại t− liệu phổ biến sau: Tài liệu hiện vật, tài liệu thành văn và tài liệu truyền thống. Khi lựa chọn các tài liệu để biên soạn bài giảng lịch sử địa ph−ơng cần tuân thủ các nguyên tắc: - Thái độ s− phạm cần thiết đối với tài liệu trong việc giáo d−ỡng, giáo dục cho học sinh sử dụng vào các công tác công ích - xã hội. - Mối liên hệ về mặt dạy học giữa tài liệu lịch sử dân tộc và lịch sử địa ph−ơng. - Mối liên hệ giữa tài liệu s−u tầm đối với đời sống, với thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở địa ph−ơng và cả n−ớc. - Sự phát triển xã hội của địa ph−ơng qua tài liệu và những đặc điểm của tình hình địa ph−ơng hiện nay. - Giá trị khoa học của tài liệu (đối với việc dạy, học và nghiên cứu) lịch sử địa ph−ơng. Từ đó xác định mức độ, phạm vi sử dụng công bố tài liệu. Đối với loại tại liệu truyền miệng cần chú ý đúng mức, vì đây là nguồn tài liệu giúp cho bài giảng sinh động, truyền cảm, giáo viên có thể h−ớng dẫn học sinh s−u tầm qua bố mẹ, ông bà, họ hàng, làng xóm mình. Tuy vậy, cần nhắc nhở học sinh tránh sa vào những chuyện dật sử, khắc phục sự nhầm lẫn, phiến diện của ng−ời kể, cần có sự đối chiếu với các nguồn tài liệu khác. Điều quan trọng cần giáo dục học sinh khi s−u tầm tài liệu thành văn, tài liệu hiện vật, các em phải có ý thức trách nhiệm và những hiểu biết khoa học cần thiết về việc bảo vệ các di tích lịch sử, cách mạng ở địa ph−ơng. 69
  4. Việc s−u tầm tài liệu lịch sử ở địa ph−ơng kể trên ở tr−ờng phổ thông nên đ−ợc tiến hành bằng những biện pháp chủ yếu sau đây: - Tiến hành việc s−u tầm có kế hoạch, có hệ thống những tài liệu phục vụ trực tiếp cho việc biên soạn, giảng dạy các tiết lịch sử địa ph−ơng đ−ợc qui định trong ch−ơng trình. - Kết hợp việc s−u tầm tài liệu trong các cuộc tham quan di tích lịch sử. Việc tổ chức s−u tầm tài liệu của học sinh cần đ−ợc tiến hành theo trình tự, nội dung, yêu cầu của ch−ơng trình và tuỳ theo trình độ học sinh mỗi lớp, mỗi cấp. Mỗi năm học, giáo viên đặt ra kế hoạch để học sinh s−u tầm các loại tài liệu có liên quan đến sự kiện sẽ học, nâng cao dần yêu cầu và chất l−ợng s−u tầm đối với học sinh các năm tiếp theo. Khi h−ớng dẫn s−u tầm t− liệu lịch sử địa ph−ơng cần l−u ý học sinh giá trị khoa học, tính chất tiêu biểu, trực quan của tài liệu, nh−ng yêu cầu vừa khả năng học sinh ở các cấp, các lớp khác nhau. Tài liệu s−u tầm cần đ−ợc sắp xếp theo các chủ đề nh−: - Tình hình kinh tế - xã hội địa ph−ơng tr−ớc cách mạng tháng Tám năm 1945, bao gồm cả kinh tế, đấu tranh xã hội, lao động sản xuất, các nghề truyền thống, sinh hoạt văn hoá, tinh thần. - Sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục sau cách mạng Mỗi chủ đề có thể phân ra nhiều mục nhỏ cho các em s−u tầm theo các giai đoạn lịch sử khác nhau nh− trong kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ, từ 1975 đến nay. Cũng có thể phân chia các loại t− liệu theo chủ đề về truyền thống cách mạng của địa ph−ơng nh−: khởi nghĩa và giành chính quyền ở địa ph−ơng, cuộc đời và sự nghiệp của các chiến sĩ cách mạng, anh hùng liệt sĩ ng−ời địa ph−ơng, những thành tựu của công cuộc đổi mới quê h−ơng từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đến nay. 2. Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa ph−ơng trong một bài lịch sử nội khoá Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa ph−ơng (trong giờ nội khoá cũng nh− hoạt động ngoại khoá) là một trong những ph−ơng tiện quan trọng nhất để thực hiện việc dạy học gắn liền với đời sống. Giá trị của công việc này là giúp học sinh khả năng nhận thức một cách tổng hợp và ph−ơng pháp nghiên cứu từ những giờ đầu tiên tiếp xúc với bộ môn lịch sử địa ph−ơng, học sinh dần dần hiểu đ−ợc rằng, cuộc sống chung quanh các em, tr−ớc hết là trong phạm vi hoạt động sản xuất và quan hệ xã hội không chỉ là đối t−ợng để 70
  5. nhận thức, nghĩa là nguồn gốc của tri thức về cuộc sống, về lịch sử, mà còn là địa bàn để học sinh tham gia vào đời sống xã hội ở quê h−ơng Vì vậy tài liệu địa ph−ơng trong giảng dạy lịch sử vừa có ý nghĩa nhận thức vừa là tài liệu hỗ trợ cho việc học tập của học sinh. a. Việc sử dụng tài liệu địa ph−ơng góp phần cụ thể hoá các sự kiện lịch sử đang học, tạo những biểu t−ợng lịch sử. Do đó, nâng cao chất l−ợng học tập bộ môn. b. Việc sử dụng tài liệu địa ph−ơng tạo nên một trạng thái tâm lý đặc biệt, giúp học sinh “trực quan sinh động” quá khứ lịch sử qua những tài liệu, hiện vật thu đ−ợc. c. Tài liệu lịch sử góp phần làm cho việc hiểu các sự kiện các sự kiện đang học đ−ợc sâu sắc hơn, có thể tiếp nhận những kết luận và khái niệm lịch sử, phù hợp với yêu cầu và trình độ của các em, nghĩa là có thể tổ chức quá trình nhận thức một cách tự nhiên hơn. d. Việc sử dụng tài liệu mở ra một khả năng tốt đẹp cho việc tự hoạt động nhận thức (tự học) của học sinh, từng b−ớc rèn luyện học sinh ph−ơng pháp tìm tòi, nghiên cứu những tài liệu cần thiết cho việc học tập, hợp với trình độ tiếp thu của các em. đ. Mối liên hệ giữa quá trình lịch sử với hoạt động ngoại khoá về công tác lịch sử địa ph−ơng th−ờng đ−ợc thể hiện trong việc sử dụng những hiểu biết, kinh nghiệm, kỹ năng mà học sinh tích luỹ đ−ợc vào những buổi sinh hoạt của “các nhóm nghiên cứu lịch sử” những cuộc hành quân tham quan, du lịch. Tài liệu địa ph−ơng dùng trong dạy học lịch sử có thể phân ra hai loại chủ yếu sau đây: Thứ nhất, tài liệu có liên quan đến những sự kiện có ý nghĩa toàn quốc, đ−ợc dựa vào ch−ơng trình, sách giáo khoa, giảng dạy ở các tr−ờng phổ thông. Thứ hai, những tài liệu về những sự kiện chỉ có ý nghĩa địa ph−ơng, dùng để biên soạn giảng dạy các tiết lịch sử địa ph−ơng. Tuỳ theo tính chất của hai loại tài liệu này, mà ph−ơng pháp sử dụng cũng có những quan điểm riêng biệt khác nhau. Về những sự kiện lớn của lịch sử dân tộc xảy ra ở địa ph−ơng mình, tuy vẫn tiến hành bình th−ờng trong các giờ nội khoá theo qui định của ch−ơng trình, nh−ng học sinh có dịp đ−ợc tìm hiểu cụ thể, sâu sắc hơn. Giáo viên có dịp giúp đỡ cho học sinh nắm kiến thức một cách vững chắc, sinh động. Bồi d−ỡng lòng tự hào chính đáng của địa ph−ơng đối với sự phát triển chung của lịch sử dân tộc. 71
  6. Cần l−u ý là những tài liệu địa ph−ơng góp phần vào việc dạy học sự kiện có tính chất toàn quốc nh− vậy không thể làm cho bài giảng quá chi tiết, r−ờm rà, biến bài học lịch sử dân tộc thành bài lịch sử địa ph−ơng. Vì vậy các tài liệu địa ph−ơng đ−ợc chọn phải có ý nghĩa nhận thức, nghĩa là làm thế nào học sinh hiểu đúng, sâu sắc sự kiện lịch sử dân tộc xảy ra ở địa ph−ơng. Ng−ợc lại cũng cần tránh khuynh h−ớng là khi học một sự kiện lịch sử dân tộc xảy ra ở quê h−ơng mình, học sinh không thấy hào hứng, không có yêu cầu tìm hiểu sâu sắc hơn. Điều quan trọng là giáo viên biết khêu gợi học sinh biết s−u tầm các tài liệu mới có liên quan đến sự kiện lịch sử dân tộc, dùng các tài liệu địa ph−ơng cụ thể hoá hơn sự kiện này. Trong việc giảng dạy lịch sử dân tộc, tuy có nhiều sự kiện không xảy ra trên mảnh đất quê h−ơng của học sinh, nh−ng tài liệu địa ph−ơng vẫn có tác dụng đáng kể đối với việc nhận thức của học sinh. Bởi vì, những sự kiện xảy ra ở một địa ph−ơng bao giờ cũng có liên quan chặt chẽ với một sự kiện lớn, tiêu biểu của dân tộc. Vì vậy, tài liệu địa ph−ơng dùng trong bài nội khoá về lịch sử dân tộc có những tác dụng sau đây: a. Nêu rõ vai trò của địa ph−ơng đối với những sự kiện có ý nghĩa lớn toàn quốc. Ví nh− khi giảng dạy về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, có thể liên hệ, bổ sung bằng sự kiện xảy ra ở địa ph−ơng trong cùng thời kỳ này, đã góp phần cho cách mạng thành công trong cả n−ớc, tiến tới việc thành lập n−ớc Việt Nam dân chủ cộng hoà. Khối l−ợng tài liệu bổ sung này do yêu cầu và ý nghĩa giáo dục giáo d−ỡng của sự kiện đ−ợc học tập quy định. Điểm quan trọng là giáo viên biết chọn và sử dụng tài liệu địa ph−ơng nh− thế nào để không làm cho bài giảng nặng nề, các kiến thức rời rạc, sự liên hệ giữa sụ kiện chung và sự kiện riêng chỉ mang tính chất hình thức mà phải minh hoạ đ−ợc một số sự kiện cơ bản nhất đang học hoặc làm cơ sở cho việc rút ra những kết luận, khái quát (về vai trò của quần chúng, về sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, về cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung của nhân dân địa ph−ơng ). b. Dùng làm tài liệu bổ sung cho việc nhận thức sự kiện cơ bản. Ví nh− khi trình bày về nạn đói 1945 do thực dân Pháp, phát xít Nhật gây ra cho nhân dân ta, các tài liệu địa ph−ơng sẽ minh hoạ cụ thể hoá, làm phong phú hơn sự kiện này. c. Tài liệu địa ph−ơng dùng trong dạy học lịch sử dân tộc và phần nào trong lịch sử thế giới là cơ sở thực tế để nêu ra những quá trình, qui luật chung của sự phát triển lịch sử (dân tộc và loài ng−ời). Ví dụ, tài liệu sử địa ph−ơng có thể chỉ rõ, cụ thể những nét chung, đặc tr−ng của một chế độ bóc lột đã tồn tại trên đất n−ớc ta (chế độ phong kiến, chế độ thực dân cũ và mới ), nêu đ−ợc quá trình, qui luật và những biểu hiện cụ thể của ba cuộc cách mạng đang tiến hành ở n−ớc ta. 72
  7. d. Tài liệu địa ph−ơng không chỉ giúp cho học sinh hiểu biết quá khứ mà còn nhận thức đ−ợc hiện tại, khi học về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở cả n−ớc nói chung, ở địa ph−ơng nói riêng. Đây là việc đối chiếu, so sánh tài liệu đã học với hiện thực - một biện pháp có kết quả trong việc dạy học lịch sử gắn liền với đời sống. - Khi sử dụng tài liệu địa ph−ơng trong bài lịch sử nội khoá cần bám sát mục đích của công việc là minh hoạ bài lịch sử dân tộc bằng những t− liệu cụ thể, sinh động ở địa ph−ơng. Trong khi sử dụng t− liệu địa ph−ơng để giảng dạy ở một bài lịch sử nội khoá theo qui định của ch−ơng trình, giáo viên cần chú ý tránh hai khuynh h−ớng: + Quá ôm đồm, tham lam sử dụng quá nhiều tài liệu để làm cho bài giảng sa vào kể lể tình hình địa ph−ơng. Nh− vậy không đáp ứng yêu cầu cơ bản cần phải truyền thụ cho học sinh về bài học, làm cho kiến thức của bài lịch sử bị “loãng”, dàn trải, tản mạn, học sinh khó xác định kiến thức cơ bản của bài học, mục đích giáo d−ỡng của bài học ch−a có thể thực hiện đ−ợc một cách tốt đẹp. + Sử dụng tài liệu sơ sài, g−ợng ép, áp đặt, khiên c−ỡng làm cho giờ học vừa nặng nề vừa tẻ nhạt, học sinh không cảm thấy hứng thú học tập, chất l−ợng của bài học sẽ bị hạn chế. Để khắc phục tình trạng đó, giáo viên phải xác định đ−ợc định tính, định l−ợng trong mối quan hệ t−ơng quan giữa kiến thức cơ bản của bài học với tài liệu minh hoạ và thời gian khống chế để thực hiện. Mặt khác không nên sử dụng những t− liệu minh hoạ d−ới dạng “thông báo” kiến thức lịch sử mà nên xây dựng thành những đoạn miêu tả, t−ờng thuật, những mẫu chuyện lịch sử hoặc ph−ơng pháp trực quan, kết hợp việc phân tích, giải thích, bình luận, gợi mở vấn đề v.v Tuy nhiên cần hiểu rằng, nguồn tài liệu địa ph−ơng không chỉ thuần tuý cung cấp và minh hoạ tri thức lịch sử dân tộc, mà còn phải thực hiện chức năng giáo dục trong một chừng mực nhất định. Chừng nào mà học sinh cảm nhận đ−ợc sự đóng góp của địa ph−ơng mình đối với lịch sử dân tộc, gắn đ−ợc kiến thức lịch sử dân tộc với những hiện t−ợng, sự kiện gần gũi với thực tiễn của địa ph−ơng thì chừng đó mới có tác dụng giáo dục lịch sử. Chẳng hạn biên soạn tài liệu để giảng bài “Văn hoá các tộc ng−ời thiểu số ở Việt Nam” (SGK lớp 11 - CCGD) nên lựa chọn những tài liệu cụ thể, gần gũi với đời sống sinh hoạt ở địa ph−ơng để học sinh thấy đ−ợc tính đa dạng, đặc thù của văn hoá các dân tộc, 73
  8. song lại nằm trong sự thống nhất của văn hoá quốc gia (trong lãnh thổ Việt Nam). Nên chú ý những loại tài liệu sau: - Văn hoá vật chất: C− trú trên nhà sàn, nh−ng cách cấu trúc nhà sàn mỗi dân tộc, mỗi khu vực lại khác nhau (nhà sàn ng−ời Tày ở Việt Bắc, nhà sàn ng−ời Thái ở Tây Bắc, nhà sàn của ng−ời Tày, ng−ời Nùng, ng−ời Dao v.v ). Các loại công cụ sản xuất, vũ khí đấu tranh, văn hoá, các công trình kiến trúc, đồ dùng sinh hoạt gia đình - Văn hoá tinh thần: ngôn ngữ có sự gần gũi thống nhất giữa các nhóm Việt - M−ờng, Tày - Thái, H'mông - Dao, phong tục tập quán, hôn nhân, tín ng−ỡng, hội hè, sinh hoạt văn hoá văn nghệ, nhạc cụ cũng có điểm giống và khác nhau. ở bài “Truyền thống ý thức dân tộc của nhân dân Việt Nam” (SGK lớp 11 - CCGD). Nên sử dụng những truyền thống dân gian của các dân tộc thiểu số để học sinh hiểu sâu sắc ý thức về cội nguồn dòng giống Lạc Hồng của các dân tộc đã có từ rất sớm trong lịch sử, ngay từ buổi đầu dựng n−ớc và giữ n−ớc. Đó là cơ sở để tạo một cộng đồng c− dân thống nhất trong lãnh thổ Việt Nam, nó cũng là nền tảng của tinh thần dân tộc, lòng yêu n−ớc của ng−ời Việt Nam truyền thống. - Về truyền thống đấu tranh, bảo vệ nền độc lập củng cố thống nhất đất n−ớc. Cần khai thác những cuộc đấu tranh độc lập hoặc sự h−ởng ứng của đồng bào các dân tộc ở miền núi Việt Bắc, Tây Bắc. Trong các cuộc đấu tranh ở mỗi thời kỳ lịch sử đều nổi lên những thủ lĩnh, những anh hùng tiêu biểu cho tinh thần đoàn kết dân tộc, đấu tranh kiên quyết chống các thế lực ngoại xâm và nhiều khi chống lại cả thế lực triều đình phong kiến khi nó lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy đồi. Có thể khai thác những cuộc nổi dậy, đấu tranh tiêu biểu nh−: cuộc đấu tranh của đồng bào Tày do Nùng Trí Cao lãnh đạo (thời nhà Lý) của những thủ lĩnh họ Hà ở Yên Bái, Nguyễn Thế Lộc, Nguyễn Lĩnh ở Lạng Sơn (thời Trần), của thủ lĩnh ng−ời Thái (họ Xa), của Nông Văn Vân trên núi rừng Bảo Lạc v.v Những tài liệu về mảng này rất phong phú, tuỳ theo từng địa ph−ơng cụ thể mà lựa chọn tài liệu cho phù hợp để giảng bài. Để học sinh nắm vững những sự kiện lịch sử cụ thể ở những vị trí không gian nhất định, cần phải khai thác tối đa tài liệu trực quan và ph−ơng pháp trực quan. Chẳng hạn khi dạy bài: “Từ ngày đầu toàn quốc kháng chiến đến chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947”, ta có thể sử dụng bản đồ câm, để học sinh xác định một số vị trí quan trọng trên bản đồ - nơi diễn ra những sự kiện lịch sử: những vị trí mà Pháp cho quân nhảy dù, đ−ờng tấn công của hai cánh quân thuỷ, bộ, vị trí xảy ra những trận đánh của quân ta khi địch tấn công và rút lui. 74
  9. Cũng có thể cho học sinh làm bài tập thực hành về những bản đồ lịch sử địa ph−ơng. Vấn đề là ở chỗ qua việc xác định vị trí địa danh lịch sử cần h−ớng dẫn học sinh quan sát, suy nghĩ, phân tích, rút ra những kết luận để củng cố khắc sâu thêm kiến thức. Ví dụ cho học sinh vẽ bản đồ xác định vị trí, địa giới của khu giải phóng Việt Bắc, nên h−ớng dẫn các em dựa vào tài liệu địa lý của địa ph−ơng vùng Đông Bắc thể hiện những khu vực địa lý bằng màu sắc qui −ớc để làm nổi bật địa hình của khu giải phóng. Dựa vào sự miêu tả của địa hình và những kiến thức lịch sử học sinh có thể nhận xét đ−ợc vì sao Tân Trào đ−ợc Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở và làm việc v.v Cho học sinh xem bức tranh mái đình Tân Trào, nơi đã diễn ra đại hội quốc dân lịch sử, nơi mà lần đầu tiên Bác Hồ chính thức ra mắt tr−ớc đại biểu quốc dân đồng bào, nơi mà Ng−ời đã nghẹn ngào xúc động tr−ớc tấm lòng của đồng bào địa ph−ơng vốn rất đói khổ song đã chắt chiu dành phần l−ơng thực và thực phẩm ủng hộ đại hội trong những ngày làm việc ở địa ph−ơng. Hoặc bức tranh cây đa Tân Trào và làng Tân Lập, nơi mà đồng chí Trần Huy Liệu đã thảo bản quân lệnh số 1, hiệu triệu muôn ng−ời vùng dậy đấu tranh, nơi mà đại t−ớng Võ Nguyên Giáp đã ra lệnh cho quân đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân xuất kích tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đầu cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc v.v Ph−ơng pháp trực quan nh− vậy rất có ý nghĩa giáo d−ỡng và giáo dục học sinh. Những tài liệu lịch sử địa ph−ơng có thể đ−ợc sử dụng nh− những cứ liệu để làm sáng tỏ và khắc sâu những kết luận lịch sử đã đ−ợc trình bày khái quát ở sách giáo khoa. Chẳng hạn khi phân tích nguyên nhân thắng lợi, bài học lịch sử của cách mạng tháng Tám, giáo viên có thể dựa vào hình thức giành chính quyền ở những cuộc khởi nghĩa từng phần ở các địa ph−ơng để học sinh hiểu rõ việc sử dụng bạo lực cách mạng trong khởi nghĩa tháng Tám. Giáo viên ở Hà Giang có thể cho học sinh thấy đ−ợc sự khéo léo của tổ chức Việt Minh địa ph−ơng trong việc sử dụng lực l−ợng của 4 đội lính khố đỏ, (tàn quân của Pháp chạy sang Trung Quốc sau cuộc đảo chính Nhật - Pháp) do đại uý Duy Viên đứng đầu, để tiến hành phối hợp tấn công bắt gọn và đánh bại lực l−ợng phản động Việt Nam quốc dân đảng của Hoàng Quốc Chính đang nắm chính quyền ở thị xã Hà Giang. Từ đó học sinh hiểu rõ chủ tr−ơng cô lập, phân hoá và khoét sâu mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù mà Đảng ta đã thực hiện trong cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 v.v Điều quan trọng là sử dụng t− liệu lịch sử địa ph−ơng phải đạt đ−ợc hiệu quả giáo dục nhất định. Có những bài học lịch sử dân tộc mà sự kiện đề cập đến xảy ra ở chính địa ph−ơng của các em học sinh, công việc của ng−ời thầy không chỉ thuần tuý cung cấp t− liệu về sự kiện đó mà quan trọng hơn là việc giúp học sinh hiểu đ−ợc tại sao sự kiện đó lại xảy ra ở vị trí không gian nh− vậy, kết quả và ý nghĩa của nó nh− thế nào. 75
  10. Chẳng hạn khi giảng bài: “Từ ngày toàn quốc kháng chiến đến chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947” (sách giáo khoa lớp 12 - CCGD) giáo viên ở Tuyên Quang có thể phân tích cho học sinh thấy đ−ợc địa hình hiểm trở, thuận lợi cho việc phục kích đánh địch của quân ta trên đ−ờng sông (Đoan Hùng, Bình Ca) hay đ−ờng bộ (km số 7 Tuyên Quang - Hà Giang, Đèo Gà thuộc Chiêm Hoá). Chính những trận phục kích ở những nơi đó không những tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, mà còn phá tan kế hoạch hợp quân của chúng ở Đài thị, góp phần vào việc phá tan kế hoạch bao vây tấn công Việt Bắc thu đông năm 1947 của thực dân Pháp. T−ơng tự nh− vậy việc phân tích địa thế hiểm yếu của Khe Lau (trên sông Gâm) của đèo Bông Lau (trên đ−ờng số 4 Cao Bằng - Lạng Sơn) đã làm nên những chiến công vang dội, khiến cho ngã ba Sông Lô, sông Gâm “ngầu máu”, “đầy xác giặc” và đ−ờng số 4 trở thành “con đ−ờng chết” trong quan niệm của kẻ thù. Những tài liệu của địch đ−ợc l−u giữ ở các địa ph−ơng nếu đ−ợc chọn lựa cũng có tác dụng giáo dục tốt cho học sinh trong học tập lịch sử. Chẳng hạn khi đề cập tới cuộc tấn công lên Việt Bắc thu đông năm 1947 của binh đoàn Côm Muy nan, bị ta chặn đánh và vây hãm ở Đầm Hồng (Chiêm Hoá - Tuyên Quang) địch phải điều 500 quân từ thị xã Tuyên Quang lên ứng cứu. Ngày 22 - 10 năm 1947 lực l−ợng tự vệ thị xã Tuyên Quang đã bố trí trận phục kích tại km số 7 đ−ờng Tuyên Quang - Hà Giang. Theo báo cáo của tên quan t− Pháp - Lejansne, trong trận này chúng thiệt hại nặng: 72 tên chết tại chỗ, 33 tên khác bị th−ơng nặng đ−a về đến Tuyên Quang cũng chết, trong đó có một tên quan ba. Quân ta thu 1 súng đại liên 12,7mm, 1 súng cối 120mm và 3 cổ xe chở quân trang quân dụng. Tiếng mìn nổ trong trận phục kích của quân ta là sự ám ảnh, nỗi kinh hoàng của quân Pháp, chúng gọi là “tiếng nổ của hoả ngục”. Cuộc rút lui của kẻ thù còn bi thảm hơn khi chúng gặp phải “Khe Lau”, “Bông Lau” đẫm máu. Chính viên sĩ quan Bêcăngđrê thú nhận: “Chúng ta từ Hà Nội lên để rồi trở về Hà Nội, nh−ng ch−a chắc đã về đến Hà Nội. Khi lên đã bỏ nhiều xác, khi về còn nhiều kẻ bỏ xác tại đây”1. Kết thúc chiến dịch, tên lính Morisa đã viết th− cho ng−ời bạn đồng h−ơng của mình, trong đó có đoạn “nếu một ngày kia chúng ta có con, chúng ta phải khuyên chúng đừng bao giờ đặt chân đến chốn này”2. 3. Sử dụng tài liệu lịch sử địa ph−ơng trong các hình thức hoạt động ngoại khoá lịch sử địa ph−ơng Các hình thức hoạt động ngoại khoá lịch sử nói chung, lịch sử địa ph−ơng nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong việc bổ sung, khắc phục những hạn chế mà bài lịch sử nội 1, 2 Lịch sử Quân sự tỉnh Hà - Tuyên. Tập 1 (1940 - 1945), Ban Nghiên cứu Lịch sử tỉnh uỷ xuất bản 1985, tr. 105 - 107 76
  11. khoá không thể giải quyết đ−ợc do sự khống chế về thời gian, ph−ơng tiện và tài liệu phục vụ học tập. Mặt khác, đó là một hình thức tổ chức dạy học sinh chủ động, hấp dẫn, thu hút đông đảo lực l−ợng học sinh tham gia, có ý nghĩa tác dụng tốt phát huy tính chủ động, trí lực của học sinh, có ý nghĩa giáo d−ỡng, giáo dục sâu sắc. Tài liệu lịch sử địa ph−ơng có thể đ−ợc sử dụng ở nhiều hình thức ngoại khoá khác nhau nh−: - Cung cấp một số t− liệu lịch sử địa ph−ơng cho học sinh, gợi mở h−ớng suy nghĩ, đặt ra những tình huống có vấn đề để học sinh nghiên cứu, suy nghĩ, sau đó tổ chức trao đổi thảo luận. Việc làm đó tập d−ợt cho các em những thao tác cơ bản của ph−ơng pháp nghiên cứu khoa học, kiểm tra trình độ nhận thức của học sinh và rèn luyện phát triển t− duy ngôn ngữ. - Tổ chức học sinh tham quan các khu di tích lịch sử văn hoá, nhà bảo tàng, phòng truyền thống ở địa ph−ơng. Việc sử dụng những tài liệu, hiện vật lịch sử ở những địa ph−ơng đó vừa giúp học sinh mở mang, củng cố sự kiện lịch sử, vừa có tác dụng bồi d−ỡng những tình cảm tốt đẹp đối với quê h−ơng, ý thức trân trọng giá trị văn hoá tinh thần của thế hệ tr−ớc để lại. - Tổ chức học sinh s−u tầm và kể lại những mẩu chuyện, câu chuyện lịch sử địa ph−ơng (kể về một cuộc chiến đấu, những tấm g−ơng tiêu biểu trong các lĩnh vực, những nhân vật lịch sử, danh nhân văn hoá của địa ph−ơng ). Thông qua hình thức kể chuyện lịch sử để rèn luyện trí nhớ, ph−ơng pháp biểu đạt ngôn ngữ qua những tình tiết câu chuyện, đồng thời biết gắn tình cảm của mình với những nhân vật, hiện t−ợng lịch sử ở quê h−ơng. - H−ớng dẫn học sinh s−u tầm t− liệu, biên tập thành câu chuyện để trình bày trong những buổi nói chuyện lịch sử địa ph−ơng. Buổi nói chuyện lịch sử địa ph−ơng có thể tiến hành trong những dịp địa ph−ơng có những ngày lễ kỷ niệm, lễ hội truyền thống v.v Bài nói chuyện lịch sử địa ph−ơng có tác dụng rèn luyện, tập d−ợt cho học sinh cách thức chọn, kỹ năng phân tích, đánh giá những sự kiện lịch sử địa ph−ơng. Mặt khác, cũng rèn luyện khả năng lôi cuốn, cảm hoá ng−ời nghe bằng những hiểu biết và cách diễn đạt súc tích, gây ấn t−ợng, giàu tính thuyết phục trong cách diễn đạt, trình bày. - Dùng tài liệu lịch sử để tổ chức học sinh các lớp tiến hành dạ hội lịch sử địa ph−ơng. Có thể biên soạn thành những vở kịch, hoạt cảnh lịch sử để học sinh luyện tập biểu diễn, hoặc nêu ra các câu hỏi trong trò chơi “hái hoa dân chủ” để học sinh trả lời. Cũng có thể tổ chức lửa trại truyền thống địa ph−ơng v.v Hoạt động này lôi kéo đ−ợc 77
  12. đông đảo học sinh tham gia, rèn luyện tính tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, ôn tập cũng cố kiến thức, bồi d−ỡng truyền thống dân tộc và cách mạng cho thế hệ trẻ. Ngoài ra còn có thể tổ chức học sinh đọc sách lịch sử, s−u tầm nghiên cứu các cuốn hồi ký của những ng−ời đã từng hoạt động ở địa ph−ơng, tổ chức gặp mặt trao đổi toạ đàm giữa các thế hệ trong những ngày hội truyền thống ở địa ph−ơng v.v Tất cả những hình thức hoạt động ngoại khoá nói trên đều là những hình thức học tập bổ ích và hấp dẫn. Tuy nhiên những hoạt động đó luôn cần sự chỉ dẫn, định h−ớng và tổ chức của giáo viên bộ môn lịch sử. Nh−ng hình thức hoạt động ngoại khoá cần mở rộng giao l−u, kết hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn, các tổ chức đoàn thể, và giữa các tr−ờng học ở địa ph−ơng. Nguyên tắc xuyên suốt các hoạt động đó là mục tiêu giáo d−ỡng, giáo dục, rèn luyện và phát triển học sinh qua tri thức lịch sử địa ph−ơng. Tóm lại, việc lựa chọn tài liệu và giảng dạy lịch sử địa ph−ơng phải phát huy tốt tác dụng giáo dục lịch sử, mặt tích cực cần khai thác, mặt hạn chế cần chỉ ra song phải xem xét sao cho hợp lý nhằm mục tiêu giáo dục và phát triển toàn diện học sinh. Đồng thời với việc làm sáng tỏ vai trò của quần chúng là vai trò của các tổ chức, cá nhân trong lịch sử. Trong giai đoạn hiện nay việc đổi mới nội dung, ph−ơng pháp dạy học lịch sử nói chung, lịch sử địa ph−ơng nói riêng đang là những đòi hỏi cấp thiết. Khi tiến hành giảng dạy một bài lịch sử ở trên lớp giáo viên cần chọn những sự kiện lớn, có tác dụng mạnh mẽ và ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển lịch sử địa ph−ơng. Về hình thức tiến hành bài nội khoá về lịch sử địa ph−ơng có thể ở trên lớp hay tại thực địa. D−ới đây là mấy gợi ý về việc biên soạn một bài giảng lịch sử địa ph−ơng ở từng tr−ờng phổ thông và dạy một bài lịch sử địa ph−ơng tại thực địa. 4. Biên soạn bài giảng lịch sử địa ph−ơng ở tr−ờng phổ thông a. Mục đích yêu cầu và ý nghĩa của việc giảng bài lịch sử địa ph−ơng Tr−ớc khi bắt tay vào việc biên soạn bài giảng lịch sử địa ph−ơng ng−ời giáo viên cần xác định đ−ợc mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của việc dạy bài học về lịch sử địa ph−ơng. Việc làm này có ý nghĩa định h−ớng cho nội dung, ph−ơng pháp thể hiện trong giảng dạy. Cần thấy rằng dạy lịch sử địa ph−ơng là một trong nhiều ph−ơng tiện để đóng góp phần làm giàu sự hiểu biết của học sinh về quê h−ơng, trên cơ sở đó giáo dục cho thế hệ trẻ lòng tự hào và yêu quí quê h−ơng, đất n−ớc. Lòng yêu quê h−ơng, nơi chôn rau cắt rốn chính là cội nguồn của lòng yêu Tổ quốc, dân tộc. Đó là mối quan hệ biện chứng tất yếu giữa cái riêng và cái chung mà giáo viên dạy bài lịch sử địa ph−ơng cần chú ý. Nhà 78
  13. giáo dục học nổi tiếng Usinxki đã rất có lý khi nói đến “sự cần thiết tuyệt đối phải đ−a việc giảng dạy lịch sử địa ph−ơng” vào tr−ờng phổ thông. Trong bối cảnh lịch sử hiện nay, cả n−ớc đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất n−ớc để phát triển đi lên theo định h−ớng xã hội chủ nghĩa, phải vực qua muôn trùng khó khăn thử thách, dạy một bài lịch sử địa ph−ơng do đó cũng phải nhằm góp phần vào việc bồi d−ỡng tình cảm, ý thức trách nhiệm đối với quê h−ơng. Làm cho “giáo dục phổ thông gắn liền với lịch sử, thiên nhiên, xã hội, con ng−ời ở địa ph−ơng, làm cho việc giảng dạy và học tập ở nhà tr−ờng thấm đậm hơn cuộc đời thực, học sinh ngay từ lúc đi học đã sống thực với xã hội chung quanh”1. Khi biên soạn và dạy bài lịch sử địa ph−ơng (một huyện, xã) cần chú ý đến việc rèn luyện những kỹ năng trong công tác thực tiễn, nhất là trong việc bồi d−ỡng ph−ơng pháp tìm tòi, nghiên cứu2 (s−u tầm tài liệu làm các bảng thống kê, niên biểu) cho học sinh. b. Ph−ơng pháp biên soạn và xác định nội dung của bài giảng lịch sử địa ph−ơng ở tr−ờng phổ thông (cấp II và cấp trung học). Tuỳ theo số tiết đ−ợc quy định trong ch−ơng trình mà soạn nội dung bài giảng cho phù hợp. Tuy vậy, một bài giảng về lịch sử địa ph−ơng phải đảm bảo tính thông sử của nó, nghĩa là phải bảo đảm tính hệ thống và tính toàn diện các mặt của bài giảng. Đây không phải là một bài giảng chuyên về một lĩnh vực lịch sử của một huyện hay một xã nh− lịch sử một ngành nghề thủ công, lịch sử đấu tranh cách mạng. Những nội dung chuyên về một mặt nói trên có thể thực hiện trong các giờ ngoại khoá, trong các buổi lễ kỷ niệm những ngày lịch sử. Khi biên soạn một bài giảng lịch sử địa ph−ơng vừa phải chú ý trình bày đầy đủ các giai đoạn phát triển của lịch sử địa ph−ơng đó trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội vừa phải làm rõ đ−ợc mối liên hệ giữa địa ph−ơng với lịch sử cả n−ớc, trong vùng và tỉnh. Từ đó học sinh mới thấy đ−ợc những quy luật chung của quá trình phát triển lịch sử dân tộc và những nét đặc tr−ng của lịch sử địa ph−ơng mình, thấy đ−ợc lịch sử của quê h−ơng đã gắn bó và đóng góp tích cực vào lịch sử dựng n−ớc và giữ n−ớc của dân tộc ra sao, từ đó càng thêm tự hào về truyền thống của quê h−ơng và hiểu sâu sắc thêm lịch sử dân tộc, đất n−ớc Việt Nam. Trên cơ sở đó tạo điều kiện cho các em vận dụng những tri thức học đ−ợc vào thực tiễn cuộc sống nh− đóng góp vào việc tham gia s−u tầm tài liệu, biên soạn lịch sử địa ph−ơng và xây dựng phòng truyền thống. 1 Phạm Văn Đồng: bài nói chuyện với giáo viên Hà Nội ngày 20-11-1984. Báo Nhân dân số ra ngày 26-11-1984. Trích từ "Lịch sử địa ph−ơng", NXB Giáo dục, 1989. Bài của GS Phan Ngọc Liên, tr 48 2 Xem thêm: Nguyễn Cảnh Minh. Ph−ơng pháp nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa ph−ơng, tổ chức đi nghiên cứu lịch sử địa ph−ơng. Trong quyển "Lịch sử địa ph−ơng", NXB Giáo dục, Hà Nội, 1989, tr. 13-26 79
  14. Ch−ơng trình giảng dạy lịch sử địa ph−ơng không có qui định nội dung vấn đề để giảng, chỉ có qui định số tiết. Bởi vậy ng−ời giáo viên có thuận lợi trong việc đ−ợc chủ động tự lựa chọn chủ đề bài giảng. Nh−ng cần tránh khuynh h−ớng chọn những vấn đề, sự kiện lịch sử đã có sẵn trong nhiều tài liệu. Cần chú ý chọn các sự kiện để dạy là những sự kiện phù hợp với giai đoạn lịch sử dân tộc trong quá trình dạy học. Căn cứ vào giới hạn ch−ơng trình của năm học, lớp học mà chọn những sự kiện cơ bản, tiêu biểu của địa ph−ơng t−ơng ứng với sự kiện quan trọng của lịch sử dân tộc ở thời kỳ ấy. Chẳng hạn nh− các vấn đề, các sự kiện về phong trào yêu n−ớc của nhân dân địa ph−ơng tr−ớc 1945. Cách mạng tháng Tám 1945, công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ mới thành lập, công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở địa ph−ơng c. Bố cục nội dung của một bài giảng lịch sử địa ph−ơng có thể bao gồm các thành phần, mục, ý chính sau đây: 1) Bối cảnh lịch sử diễn ra các sự kiện lịch sử ở địa ph−ơng mà học sinh đang học. a. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, phong trào cách mạng chung của cả n−ớc. Mục này chỉ cần nêu lên những nét rất cơ bản, ngắn gọn để giúp học sinh nhớ lại những kiến thức đã học ở các bài lịch sử dân tộc tr−ớc đó. Giáo viên có thể nêu câu hỏi để học sinh trả lời, giáo viên bổ sung và chuyển tiếp sang mục bối cảnh riêng, cụ thể của địa ph−ơng. b. Tình hình cụ thể của địa ph−ơng trong bối cảnh chung của lịch sử cả n−ớc. Mục này cần chú ý trình bày cụ thể, đầy đủ hơn để học sinh nhận thức đ−ợc hết khó khăn, thử thách mà nhân dân địa ph−ơng phải v−ợt qua để minh hoạ tình hình chung, làm cho học sinh qua đó hiểu đ−ợc sâu sắc hơn sự gắn bó mật thiết giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa ph−ơng (xã, huyện). 2) Diễn biến cụ thể của các sự kiện lịch sử địa ph−ơng. Đây là phần trọng tâm. Muốn vậy bài giảng phải có nhiều sự kiện lịch sử địa ph−ơng cụ thể, chính xác, tiêu biểu để tạo đ−ợc biểu t−ợng cho học sinh về quá khứ đang học, khắc phục tình trạng đơn điệu, sơ l−ợc, thiếu sử liệu cơ bản. Đây là nguyên tắc ph−ơng pháp luận của việc biên soạn bài giảng lịch sử nói chung, lịch sử địa ph−ơng nói riêng. Để bảo đảm thực hiện đ−ợc yêu cầu nói trên trong khi soạn giảng lịch sử địa ph−ơng, giáo viên phải khắc phục một số khó khăn là sách giáo khoa không cung cấp các tài liệu cần thiết cho bài học lịch sử địa ph−ơng. Ng−ời dạy phải tự lực và h−ớng dẫn học sinh s−u tầm, xác minh t− liệu kết hợp với sử dụng những t− liệu trong các cuốn sách lịch sử địa ph−ơng (nếu có), tài liệu l−u trữ, sách báo nghiên cứu đã 80
  15. công bố. Trong nhiều nguồn tài liệu có thể s−u tầm, sử dụng để soạn, giảng viên nên chú trọng đến ba loại tài liệu sau: tài liệu thành văn hay còn gọi là sử liệu viết (tài liệu ghi chép tình hình các mặt của một địa ph−ơng: địa lý, lịch sử, phong tục tập quán, sinh hoạt vật chất, tinh thần của nhân dân, gia phả, hồi ký cách mạng); sử liệu vật chất (hiện vật, dấu tích lịch sử cách mạng, công trình kiến trúc, nghệ thuật ); sử liệu truyền miệng (ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, truyện kể của các cán bộ cách mạng lão thành ở địa ph−ơng ). Trong quá trình xác định, chọn lọc các sự kiện để đảm bảo tính chính xác, tiêu biểu còn cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau1: - Thái độ s− phạm cần thiết đối với tài liệu trong việc giáo d−ỡng, giáo dục học sinh và sử dụng vào các công việc công ích - xã hội, phục vụ đời sống thực tiễn của địa ph−ơng. - Mối liên hệ về mặt dạy học, giữa tài liệu lịch sử dân tộc và tài liệu lịch sử địa ph−ơng. Và nh− vậy dĩ nhiên tr−ớc khi bắt tay biên soạn để giảng bài lịch sử địa ph−ơng của một xã, huyện cụ thể cần phải làm công tác s−u tầm tài liệu. Tr−ớc hết cần xác định đ−ợc đầu đề bài giảng, nội dung bài giảng phù hợp với đối t−ợng là học sinh cấp II hay cấp III, giảng bài giảng địa ph−ơng về một huyện hay một xã để s−u tầm tài liệu cho phù hợp. Phần bố cục bài giảng, về diễn biến của các sự kiện lịch sử địa ph−ơng có thể chia làm các mục nhỏ theo mốc chia giai đoạn của sự kiện lịch sử và mối liên hệ, sự tác động qua lại giữa các sự kiện với nhau xảy ra ở địa ph−ơng cũng nh− với lợi ích lịch sử tỉnh, cả n−ớc để làm rõ đ−ợc nét đặc sắc, đặc thù trong truyền thống chung của cả n−ớc. Trong khi biên soạn và giảng dạy bài giảng lịch sử của một xã, huyện cũng cần chú ý thêm: Cố gắng đ−a vào bài giảng các loại tài liệu, văn kiện, tranh ảnh trực quan để gây cảm xúc, hứng thú học tập, kết hợp với bản đồ, sa bàn về diễn biến sự kiện xảy ra càng tốt. - Cần có những câu hỏi, bài tập thực hành để rèn luyện khả năng quan sát, t− duy và việc tham gia xây dựng bài giảng của học sinh. - Giảng dạy một bài lịch sử địa ph−ơng (huyện, xã) chủ yếu theo địa giới hành chính hiện tại, nếu có địa danh cũ để đảm bảo tính lịch sử và tính lôgic. Kết thúc bài giảng giáo viên nên ra bài tập, chủ yếu để rèn luyện ph−ơng pháp s−u tầm tài liệu về lịch sử địa ph−ơng của học sinh theo một biểu mẫu để học sinh ghi vào 1 Xem mục Phan Ngọc Liên: "S−u tầm tài liệu để biên soạn một tiết lịch sử địa ph−ơng" của GS. Phan Ngọc Liên, trong cuốn "Lịch sử địa ph−ơng", NXB Giáo dục, 1989, nhiều tác giả. 81
  16. nộp cho giáo viên d−ới dạng niên biểu, thống kê có thể chọn một trong hai loại bảng d−ới đây, hay tổng hợp cả hai bảng cho học sinh làm. * Bảng niên biểu Thời điểm diễn Những sự kiện tiêu ảnh h−ởng ý nghĩa ra các sự kiện biểu xảy ra ở huyện của sự kiện đó đối với tiêu biểu ở xã, hay xã trong thời gian địa ph−ơng, tỉnh và cả huyện t−ơng ứng n−ớc * Bảng thống kê Địa điểm có Nội dung chính của các ảnh h−ởng, ý nghĩa dấu tích lịch sử sự kiện lịch sử đã diễn của sự kiện; dấu tích cách mạng ra ở địa ph−ơng trong lịch sử cách mạng đối thời gian t−ơng ứng với địa ph−ơng hiện nay III. dạy học một bài lịch sử địa ph−ơng tại thực địa ở đây, chúng tôi muốn trình bày kỹ hơn bài lịch sử địa ph−ơng tại thực địa, tức là nơi diễn ra sự kiện lịch sử đ−ợc ghi trong ch−ơng trình, trình bày trong sách giáo khoa (về lịch sử dân tộc hay lịch sử địa ph−ơng). Tuy hình thức này hiện ch−a đ−ợc phổ biến, song cũng đ−ợc một số giáo viên tiến hành tốt, b−ớc đầu thu đ−ợc một số kết quả, kinh nghiệm. Tr−ớc hết, việc chọn sự kiện và địa điểm học tại thực địa phải phù hợp với nội dung, yêu cầu, khuôn khổ tiết học, với điều kiện tiến hành. Theo kinh nghiệm có hai loại bài có thể tổ chức dạy tại thực địa địa ph−ơng. Thứ nhất, những bài về lịch sử địa ph−ơng. Thứ hai những bài học trong ch−ơng trình lịch sử dân tộc nói về một sự kiện lớn xảy ra tại địa ph−ơng, nh− bài: “Chiến dịch Điện Biên Phủ đại thắng” đối với tr−ờng trung học Điện Biên (Lai Châu) hay bài “Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1930 - 1931” đối với các tr−ờng ở Thanh Ch−ơng, Diễn Châu, H−ng Nguyên, Nam Đàn Việc chuẩn bị bài giảng ở thực địa có ý nghĩa rất lớn đối với sự thành công của bài học, trong đó điều cần quan tâm đầu tiên là tổ chức biên soạn bài dạy nội khoá tại thực địa. Bài giảng có thể do giáo viên biên soạn theo sách giáo khoa, hay tài liệu của địa ph−ơng (Ban nghiên cứu lịch sử Đảng, Sở Văn hoá, Ban Tuyên huấn ) hoặc do giáo 82
  17. viên tự biên soạn theo sự nghiên cứu của mình với sự giúp đỡ của học sinh (thu thập tài liệu trong các cuộc thi thực tế, thực tập chuyên môn, hay do gia đình các em cung cấp ). Tài liệu tự biên soạn phải đ−ợc các cơ quan có trách nhiệm ở tr−ờng và địa ph−ơng thông qua góp ý kiến. Kinh nghiệm chỉ rõ, chỉ khi nào giáo viên nắm vững những sự kiện lịch sử sẽ tiến hành giảng dạy ở thực địa thì việc dạy - học mới sinh động và có kết quả. Nếu giáo viên ch−a nắm vững, ch−a “nhập tâm” vào sự kiện, trình bày lúng túng, có sai sót thì sẽ gây những hậu quả xấu về mặt giáo d−ỡng và giáo dục. Nếu tr−ớc khi học tập tại thực địa, học sinh đ−ợc tổ chức tham gia những đợt thực tế chuyên môn, s−u tầm tài liệu thì kết quả học tập sẽ cao hơn. Song, bài dạy của giáo viên phải đ−ợc phong phú hơn về nội dung (sự kiện, lý luận, ph−ơng pháp ). Bài dạy nội khoá tại thực địa th−ờng mang tính chất những yếu tố của việc nghiên cứu (giáo viên và học sinh). Có thể mời một ng−ời am hiểu, tham gia chứng kiến sự kiện đến trình bày ở bài học thực địa. Cách làm này rất phong phú, sinh động, song lại v−ợt quá qui định cho một tiết học, vì ng−ời trình bày không đáp ứng yêu cầu một bài giảng. Trong tr−ờng hợp này, giáo viên tổ chức bài giảng tại thực địa với hoạt động ngoại khoá theo chủ đề của bài học (cắm trại, hành quân lịch sử, tham quan di tích ). Cuối cùng giáo viên phải tiến hành việc tổng kết, h−ớng dẫn học sinh nắm vững những điều cần ghi nhớ của bài học. * Bài giảng nội khoá thực địa, phải đảm bảo hai yêu cầu sau đây: Thứ nhất, nội dung phải đáp ứng những yêu cầu, mục đích giáo dục - giáo d−ỡng của bài học, không nên biến bài học nội khoá tại thực địa thành buổi tham quan di tích hay nói chuyện ngoại khoá lịch sử. Thứ hai, bài học tại thực địa có những đặc điểm riêng so với bài nội khoá trên lớp, do hình thức học tập của nó. Là bài học tiến hành ở thực địa, nó phải giúp cho học sinh “trực quan sinh động” những di tích của quá khứ, tức là những tài liệu “sống”, chân thực, gây cho học sinh những ấn t−ợng mạnh mẽ, những cảm xúc sâu đậm. Vì vậy, phạm vi, nội dung của bài học nội khoá tại thực địa phong phú và đa dạng (nh− kết hợp với hoạt động ngoại khoá, thực hiện các bài tập nhận thức ). Trong tr−ờng hợp thuận lợi, có thể tổ chức bài học nội khoá tại thực địa d−ới hình thức diễn đạt lại sự kiện đã xảy ra. Ví nh− khi tìm hiểu về “một làng chiến đấu”, “khu căn cứ du kích” trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống Mỹ cứu n−ớc, giáo viên đ−ợc sự giúp đỡ của chính quyền, Đảng bộ địa ph−ơng diễn lại một cuộc chiến đấu ở địa ph−ơng. Mở đầu, một đồng chí cán bộ đã tham gia chiến đấu trình bày qua sơ đồ, sa bàn diễn biến trận đánh. Tiếp đó là việc diễn lại sự kiện gồm một số dân quân du kích cũ và học sinh lớn của tr−ờng. Hình thức học tập này giúp cho học sinh 83
  18. “trực quan sinh động” quá khứ, mang nhiều yếu tố của việc thí nghiệm khoa học nhằm khôi phục lại quá khứ, mà nhiều nhà s− phạm n−ớc ngoài đã tiến hành có kết quả1. Bài học tiến hành ở Viện Bảo tàng lịch sử, Viện Bảo tàng cách mạng, nhà truyền thống địa ph−ơng cũng là một hình thức của bài học nội khoá tại thực địa, tuy rằng nó không đ−ợc tổ chức ngay ở nơi sự kiện xảy ra. Bài học tại thực địa và ở nhà Bảo tàng tuy có giống nhau ở chỗ học sinh đ−ợc tiếp xúc với các hiện vật (hay đồ phục chế) song bài học tại thực địa phong phú hơn nhiều. Ngoài việc sử dụng tài liệu địa ph−ơng để tiến hành bài học ngoại khoá nh− vậy, học sinh còn có thể tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá. Hình thức phổ biến là góp phần xây dựng nhà truyền thống địa ph−ơng, phòng học tập bộ môn lịch sử ở tr−ờng phổ thông. Trong một chừng mực nhất định, d−ới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh có thể s−u tầm t− liệu, hiện vật lịch sử của địa ph−ơng để góp phần vào việc biên soạn lịch sử địa ph−ơng. Trong những năm gần đây, trong phong trào “Hành quân theo b−ớc chân những ng−ời anh hùng” do Trung −ơng Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động và tổ chức, nhiều học sinh đã s−u tầm tài liệu, khôi phục đ−ợc sự thực lịch sử quá khứ, viết về những anh hùng, chiến sĩ ở địa ph−ơng. Công việc này không những có ý nghĩa khoa học mà còn có tác dụng giáo dục t− t−ởng rất quan trọng. Nếu đ−ợc duy trì và sinh hoạt trong những tổ chức nh− “Ng−ời s−u tầm lịch sử địa ph−ơng”, “Nhà sử học trẻ tuổi”, “Hội bảo vệ di tích lịch sử” chắc chắn thế hệ trẻ có thể đóng góp nhiều hơn nữa vào việc s−u tầm tài liệu, hiện vật lịch sử địa ph−ơng. * * * Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa ph−ơng trong giờ học nội khoá và hoạt động ngoại khoá, tiếp theo khâu s−u tầm, là một trong những biện pháp rất tốt để thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng. Nó không những đáp ứng đầy đủ yêu cầu giáo dục - giáo d−ỡng cho việc dạy - học lịch sử, hình thành ở các em sự hứng thú say mê học tập (b−ớc đầu kết hợp với việc tìm tòi nghiên cứu khoa học phù hợp với trình độ học sinh), có tác dụng giáo dục t− t−ởng quan trọng, mà còn đóng góp thiết thực về mặt khoa học - việc s−u tầm, nghiên cứu lịch sử địa ph−ơng. 1 Xem M.A.Erôphêep: Lịch sử là gì. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1981, tr.143 - 145 84
  19. Ng−ời học sinh khi vào học một tr−ờng rất cần biết về mái tr−ờng thân yêu của họ, lịch sử ra đời và quá trình phát triển của nhà tr−ờng, những cống hiến và truyền thống tốt đẹp của nó, về các thầy, cô giáo, đặc biệt là những con ng−ời đã đ−ợc nhà tr−ờng đào tạo và tr−ởng thành, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, quê h−ơng (các nhà khoa học, các danh nhân, các anh hùng quân đội, các thầy cô tận tuỵ suốt đời vì sự nghiệp giáo dục ). Những sự kiện nh− vậy ghi lại trong lịch sử nhà tr−ờng sẽ có tác dụng tích cực động viên học sinh học tập, rèn luyện đạo đức, t− t−ởng. Bởi vậy việc biên soạn lịch sử nhà tr−ờng và xây dựng phòng truyền thống nhà tr−ờng rất cần thiết, nh−ng nhìn chung, do nhiều nguyên nhân nên ch−a đ−ợc các tr−ờng chú ý. Để góp phần thúc đẩy việc biên soạn lịch sử nhà tr−ờng và xây dựng phòng truyền thống, chúng tôi xin trình bày mấy vấn đề chủ yếu về nội dung và ph−ơng pháp tiến hành công việc có nhiều ý nghĩa nói trên. IV. biên soạn lịch sử nhà tr−ờng 1. Thành lập ban chỉ đạo và nhóm biên soạn Cần biến việc biên soạn lịch sử nhà tr−ờng thành một phong trào quần chúng, có sự tham gia của toàn thể học sinh và nhân dân địa ph−ơng. Nh−ng muốn cho công tác đạt đ−ợc kết quả mong muốn, tr−ớc hết cần phải thành lập một ban chỉ đạo chung. Thông th−ờng ng−ời hiệu tr−ởng đ−ơng nhiệm phải nhận chức tr−ởng ban chỉ đạo. Giúp việc cho hiệu tr−ởng là một giáo viên dạy sử - ng−ời chịu trách nhiệm chính về mặt chuyên môn. Ngoài ra, nên có thêm đồng chí bí th− đoàn tr−ờng hay chủ tịch công đoàn tham gia trong ban chỉ đạo giúp hiệu tr−ởng công việc tổ chức, điều hành nhân lực. Ngoài ban chỉ đạo chung, cần có một nhóm biên soạn gồm các giáo viên dạy sử và một số giáo viên dạy văn. Nhóm biên soạn nên có từ 3 đến 5 ng−ời do một giáo viên dạy sử lâu năm chủ biên, ng−ời này phải ở trong ban chỉ đạo. B−ớc thứ hai của công việc biên soạn lịch sử tr−ờng là xây dựng một kế hoạch làm việc cụ thể bao gồm các b−ớc thực hiện, thời gian hoàn thành từng b−ớc và hoàn thành cuốn sử tr−ờng, lực l−ợng đ−ợc huy động, kinh phí cần thiết. Kế hoạch này do đồng chí tr−ởng ban chỉ đạo xây dựng, đ−ợc cả ban chỉ đạo và những ng−ời tham gia biên soạn thảo luận, thống nhất và nắm vững. Trên cơ sở kế hoạch đã định, ban chỉ đạo tiến hành phân công trách nhiệm cho từng thành viên, theo dõi, giúp đỡ, sơ kết từng b−ớc và tổng kết. Nhóm biên soạn sau khi nắm chắc kế hoạch chung, tiến hành xây dựng và thống nhất kế hoạch cụ thể công việc biên soạn cuốn lịch sử tr−ờng bao gồm các khâu làm t− liệu, xác minh t− liệu, biên soạn bản thảo và hoàn chỉnh. 2. Mấy điểm cần l−u ý trong b−ớc làm t− liệu để biên soạn lịch sử tr−ờng 85
  20. Biên soạn lịch sử nhà tr−ờng có những thuận lợi, nh−ng cũng có không ít khó khăn về công tác s−u tầm t− liệu. Bởi lẽ biên soạn lịch sử của một địa ph−ơng thì t− liệu s−u tầm chủ yếu ở ngay địa ph−ơng, còn t− liệu để biên soạn lịch sử tr−ờng không thể chỉ s−u tầm ở trong nhà tr−ờng mà còn phải mở rộng phạm vi không gian, nhiều thầy cô, nhiều học sinh của nhà tr−ờng đã tr−ởng thành, lập nhiều thành tích thì ở rất nhiều nơi, nhiều cơ quan, ngành, nghề khác nhau trên đất n−ớc. Để s−u tầm t− liệu cần phải huy động lực l−ợng đông đảo giáo viên, học sinh của nhà tr−ờng. Trên cơ sở kế hoạch chung, ban chỉ đạo tiến hành phát động phong trào s−u tầm t− liệu trong toàn tr−ờng, đặt ra những tiêu chuẩn và hình thức thi đua để đẩy mạnh công tác s−u tầm. Có thể lập thành một nhóm “trung tâm” trong học sinh, nhóm “yêu thích lịch sử” do Đoàn thanh niên nhà tr−ờng phụ trách. Để đẩy nhanh tốc độ s−u tầm t− liệu, ban chỉ đạo có thể báo cáo những nét lớn lịch sử nhà tr−ờng, cung cấp một bản danh sách các nhân chứng (những ng−ời am hiểu nhà tr−ờng, đã từng tham gia lãnh đạo tr−ờng hoặc giảng dạy lâu năm hiện đang ở các cơ quan, địa ph−ơng khác nhau) và các giấy tờ công văn cần thiết cho những ng−ời làm t− liệu. Công tác t− liệu về lịch sử tr−ờng không bao gồm các loại t− liệu nh− lịch sử huyện, xã, lịch sử Đảng hay chuyên ngành khác. Thông th−ờng có hai loại sử liệu chính: văn bản, hồ sơ l−u trữ của nhà tr−ờng, bao gồm tranh ảnh, hiện vật, hồi ký, truyện kể của các nhân chứng. Trong khi làm t− liệu cần song song tiến hành việc thu thập t− liệu các loại hiện vật có ở tr−ờng, mặt khác cần cử các nhóm giáo viên và học sinh đến gặp gỡ các nhân chứng hiện đang công tác ở tr−ờng hay đã chuyển đến nơi khác, hoặc đã nghĩ h−u để khai thác, ghi chép theo nội dung đề c−ơng đã vạch ra. Khi làm t− liệu cần chú ý thu thập cả loại hiện vật (tranh ảnh, bản đồ tự vẽ, giáo án ) để minh hoạ và xây dựng phòng truyền thống. v. mấy vấn đề cần l−u ý trong việc biên soạn lịch sử nhà tr−ờng 1. Những yêu cầu chung Mỗi tr−ờng học đều có một lịch sử riêng lâu dài khác nhau, nh−ng đều có những thành tựu, những sự kiện đáng ghi nhớ. Việc biên soạn lịch sử tr−ờng không chỉ là sự ghi chép lại một cách đơn giản các sự kiện đã xảy ra từ khi thành lập tr−ờng mà trên cơ sở giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của nhà tr−ờng để làm nổi bật yêu cầu giáo dục học sinh tình cảm và lòng tự hào về nhà tr−ờng với việc đẩy mạnh nâng cao chất l−ợng đào tạo, quan hệ gắn bó mỗi thành viên với nhà tr−ờng và địa ph−ơng nơi tr−ờng đóng Từ yêu cầu đó, lịch sử nhà tr−ờng góp phần giúp học sinh và nhân dân địa ph−ơng phát huy cao hơn ý thức tự giác xây dựng nhà tr−ờng, phấn đấu trở thành những 86
  21. ng−ời con −u tú của quê h−ơng, những học sinh mẫu mực của nhà tr−ờng, thi đua đ−a tr−ờng mình lên ngang tầm với các tr−ờng tiên tiến, điển hình. Lịch sử tr−ờng phải có tác dụng giáo dục thực sự đối với học sinh. Yêu cầu đối với một cuốn sử tr−ờng phải đảm bảo tính khoa học chính xác, gọn gàng, có sức hấp dẫn, truyền cảm ng−ời đọc. 2. Những vấn đề về nội dung của cuốn lịch sử tr−ờng Thông th−ờng, một cuốn lịch sử tr−ờng cần có những nội dung chính theo kết cấu về bố cục nh− sau: * Tr−ớc hết có một vài nét giới thiệu khái quát quá trình ra đời của nhà tr−ờng. Phần này cần xác định đúng thời điểm ra đời, sự đóng góp tích cực của nhân dân, chính quyền địa ph−ơng vào việc xây dựng nhà tr−ờng về các mặt để nhà tr−ờng đ−ợc thành lập. Số l−ợng giáo viên các bộ môn, danh sách các cán bộ lãnh đạo nhà tr−ờng (ban giám hiệu, chi bộ đảng, các đoàn thể quần chúng), số học sinh, số lớp học lúc tr−ờng đ−ợc thành lập. Những khó khăn và thuận lợi của việc xây dựng nhà tr−ờng trong buổi khai sinh. * Bộ mặt của nhà tr−ờng trong những năm tháng đầu tiên là một nội dung rất quan trọng của một cuốn sử tr−ờng. Đây là giai đoạn khai phá, mở đ−ờng. Những thành viên có mặt trong thời kỳ này đã góp phần to lớn xây dựng nhà tr−ờng cần đ−ợc ghi nhận trong cuốn sử tr−ờng, nhất là những ng−ời có mặt cho đến khi nghỉ h−u hay còn tiếp tục cống hiến nhà tr−ờng. * Phần tiếp theo trình bày quá trình phát triển của nhà tr−ờng cần chú ý đến mấy nội dung khi viết: + Sự thay đổi số l−ợng lớp học, số l−ợng học sinh các lớp, số l−ợng các thầy cô giáo, hiệu tr−ởng, bí th− chi bộ nhà tr−ờng. Chất l−ợng đội ngũ giáo viên qua các thời kỳ (thầy cô từ đâu đến, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bằng cấp, đoàn viên, đảng viên) chất l−ợng học sinh. + Sự phấn đấu của thầy cô giáo và học sinh trong việc xây dựng nhà tr−ờng: thực hiện đ−ờng lối giáo dục của Đảng, chất l−ợng giảng dạy + Những thành tích quan trọng của thầy trò trong giảng dạy, học tập, lao động sản xuất, công tác xã hội, trong quan hệ xã hội, trong quan hệ với địa ph−ơng và nhân dân địa ph−ơng. + Những danh nhân của nhà tr−ờng (bao gồm những thầy cô giáo và học sinh đã lập đ−ợc nhiều thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực, đã từng công tác, học tập hoặc đang công tác, học tập tại tr−ờng). 87
  22. + Những mặt hạn chế, yếu kém của nhà tr−ờng cũng cần đ−ợc trình bày. Theo quan niệm tr−ớc đây, cuốn sử nói chung không nên đ−a mặt yếu, kém vào mà chỉ trình bày thành tích, những mặt tốt đẹp. Quan niệm nh− vậy không còn phù hợp nữa, sẽ ảnh h−ởng đến lòng tin của học sinh. Cần phải cho ng−ời đọc biết đ−ợc những mặt yếu kém tồn tại của nhà tr−ờng để họ thấy rõ nghĩa vụ của mình và trách nhiệm đóng góp vào việc khắc phục những mặt yếu kém đó. * Phần cuối cùng cũng rất quan trọng và cần thiết phải có trong một cuốn sử tr−ờng nói riêng (lịch sử nói chung) là vấn đề rút ra bài học lịch sử và ph−ơng h−ớng phát triển của nhà tr−ờng, cần làm cho học sinh, giáo viên hiểu đúng mặt −u điểm, thành tích và mặt tồn tại, hạn chế của nhà tr−ơng, những truyền thống t−ơi đẹp để phát huy, khắc phục mặt yếu kém, ph−ơng h−ớng phát triển sắp tới của tr−ờng. vi. xây dựng phòng truyền thống, phòng lịch sử của nhà tr−ờng và của địa ph−ơng a. Xây dựng phòng lịch sử có ý nghĩa quan trọng đối với việc dạy học lịch sử nói chung, đối với việc học lịch sử địa ph−ơng nói riêng. Phòng lịch sử là nơi l−u giữ và thể hiện sinh động trực quan lôgic những tài liệu phục vụ cho các bài học lịch sử. Chẳng hạn các hiện vật khảo cổ (có thể đã phục chế) các tranh, ảnh lịch sử, các sơ đồ, biểu đồ, bản đồ, sa bàn, phim đèn chiếu, phim nhựa, viđêo v.v Bài học lịch sử đ−ợc tiến hành trong phòng lịch sử đ−ợc chuẩn bị chu đáo, tổ chức tốt sẽ đem lại hiệu quả dạy học cao. Trong ph−ơng pháp dạy học hiện đại, nếu lấy đối t−ợng giáo dục làm trung tâm, chúng ta sẽ phát huy tối đa năng lực nhận thức độc lập, sáng tạo của học sinh. Phòng lịch sử đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này, vì lẽ đó, ở các n−ớc tiên tiến, phòng lịch sử có sự đầu t− thoả đáng để xây dựng thành nơi dạy học môn lịch sử nh− là việc xây dựng các phòng thí nghiệm của các bộ môn khoa học tự nhiên. Bài học lịch sử tiến hành trên lớp không chỉ bị hạn chế về thời gian mà còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và sử dụng tài liệu phục vụ học tập. Phòng lịch sử sẽ góp phần khắc phục hạn chế đó. Việc xây dựng phòng lịch sử n−ớc ta hiện nay hầu nh− ch−a đ−ợc tiến hành. ở những tr−ờng phổ thông lâu năm, qui mô lớn ngay cả ở các tr−ờng đại học có chuyên ngành lịch sử vẫn ch−a xây dựng đ−ợc phòng lịch sử. Một số nơi mới xây dựng đ−ợc phòng t− liệu, nh−ng đó cũng chỉ là một th− viện nhỏ kiêm l−u dữ một số hiện vật, đồ dùng dạy học. Để xây dựng đ−ợc một phòng lịch sử cần phải l−u ý một số điểm sau: Cần có những nhận thức quan điểm đúng đắn về vị trí của phòng lịch sử đối với việc giáo d−ỡng và giáo dục học sinh qua học tập bộ môn. Nét đặc tr−ng của bộ môn lịch sử là không thể tái tạo quá khứ bằng ph−ơng pháp thí nghiệm song lại có thể khôi phục bức 88
  23. tranh của quá khứ bằng những biểu t−ợng lịch sử sinh động, những biểu t−ợng đó tr−ớc hết và chủ yếu đ−ợc tạo nên bởi những tài liệu lịch sử đa dạng và phong phú. Cần có sự đầu t− hợp lý cho việc s−u tầm, tập hợp tài liệu, xây dựng hệ thống đồ dùng dạy học lịch sử (tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ, sa bàn, phim đèn chiếu, viđêo v.v ). Vì vậy, phải có sự thống nhất trong nhận thức, hành động của nhiều cấp, ngành, cơ quan, đơn vị tr−ờng học. Chừng nào chúng ta ch−a xây dựng đ−ợc phòng lịch sử thì chừng đó hiệu quả dạy học bộ môn lịch sử còn hạn chế, ch−a thể đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà tr−ờng. Xây dựng phòng lịch sử đang và sẽ còn là những đòi hỏi bức thiết để giải quyết thực trạng của giáo dục qua bộ môn lịch sử. ở những nơi mà điều kiện cho phép, việc xây dựng phòng lịch sử cần chú ý một số yêu cầu sau đây: cách biên soạn không nên viết bằng thể văn chính luận mà cần viết để học sinh đọc thấy vừa súc tích vừa dễ hiểu. - Gợi ý bố cục, nội dung của cuốn lịch sử nhà tr−ờng. + Phần đầu của cuốn lịch sử nhà tr−ờng cần xác định thời gian thành lập tr−ờng, địa điểm đầu tiên mà tr−ờng đóng, nhu cầu và truyền thống học tập của địa ph−ơng, những biện pháp giúp đỡ và tình cảm của địa ph−ơng đối với nhà tr−ờng trong buổi đầu thành lập. Phác hoạ hình ảnh (bộ mặt) nhà tr−ờng trong những ngày đầu. Những thầy cô từ năm thành lập tr−ờng, những g−ơng mặt tiêu biểu của lớp học trò đầu tiên v.v + Phần nội dung trình bày sự phát triển của nhà tr−ờng cần chú ý những mặt hoạt động chủ yếu của nhà tr−ờng qua các thời kỳ lịch sử. Chẳng hạn công tác dạy và học, hoạt động lao động sản xuất ở nhà tr−ờng và địa ph−ơng, công tác phục vụ chiến đấu tham gia nhiệm vụ chính trị ở địa ph−ơng. Khi trình bày những mảng hoạt động đó cần chú ý những nội dung cụ thể sau: Đội ngũ giáo viên qua các thời kỳ, số l−ợng, chất l−ợng. Sự phát triển của học sinh, các khối lớp về cả số l−ợng và chất l−ợng đào tạo. Những biến động của đội ngũ thầy, trò trong quá trình phát triển. Những kết quả đạt đ−ợc trong các mảng công tác (chất l−ợng dạy học, đội ngũ giáo viên giỏi, học sinh giỏi, thành tích trong lao động xây dựng cơ sở vật chất nhà tr−ờng, lao động ở địa ph−ơng, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, tham gia công tác văn hoá xã hội ở địa ph−ơng v.v ). Đề cập những nội dung đó, có thể nêu những tấm g−ơng tiêu biểu của thầy và trò trong từng lĩnh vực hoạt động. Cũng cần phải trình bày những hạn chế, nh−ợc điểm của 89
  24. các hoạt động đó, biện pháp khắc phục, kết quả của những biện pháp đó. Một số tr−ờng hợp có những hoạt động đối ngoại có hiệu quả cũng cần đ−ợc đề cập. + Phần cuối của cuốn sách có thể đánh giá chung về sự phát triển toàn diện của nhà tr−ờng, rút ra những kinh nghiệm, bài học từ chính sự thành công và thất bại của các hoạt động đó. Đánh giá vị trí những đóng góp của nhà tr−ờng đối với ngành giáo dục và đối với địa ph−ơng. Đề xuất ph−ơng h−ớng phát triển tiếp tục của nhà tr−ờng trong giai đoạn tới. Những thuận lợi, khó khăn cần khắc phục để thực hiện nhiệm vụ tiếp theo. Tóm lại, cuốn lịch sử nhà tr−ờng phải đúng ý nghĩa là cuốn lịch sử của thầy và trò; của những phụ huynh học sinh và ng−ời có công lao đối với sự phát triển mọi mặt của ngôi tr−ờng đó. + Tài liệu để xây dựng phòng lịch sử phải nhằm phục vụ trực tiếp cho bài học lịch sử. Những tại liệu đó nhất thiết phải đ−ợc xử lý thận trọng để đảm bảo tính khoa học, vừa sức, t− t−ởng v.v + Tài liệu đ−ợc trình bày trong phòng lịch sử phải đảm bảo tính đa dạng, phong phú, đ−ợc cấu trúc trong bố cục hợp lý, hệ thống, lôgíc và lịch sử. Mặt khác các loại tài liệu vừa phải đảm bảo tính trực quan vừa có ý nghĩa thẩm mỹ s− phạm. Phòng lịch sử là sự thể hiện trật tự, lôgic, tổng hợp các nguồn tài liệu phục vụ cho hoạt động dạy học bộ môn. Để hoạt động s− phạm của thầy và trò đạt hiệu quả cao, phòng lịch sử cần có các loại tài liệu chủ yếu sau: * Nguồn tài liệu thành văn: đó là các tài liệu đ−ợc thể hiện thông qua chữ viết. Loại này rất phong phú bao gồm: + Các loại sách giáo khoa, sách tham khảo. + Các bản sao chụp hoặc các tài liệu gốc (Nghị quyết, biên bản, truyền đơn, sổ tay, nhật ký ). + Tài liệu kinh điển, các bài viết, nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vị lãnh đạo Đảng và Nhà n−ớc. + Các loại tài liệu lịch sử địa ph−ơng (đinh bạ, địa bạ, gia phả, hồi ký, hồ sơ các di tích lịch sử ). * Nguồn tài liệu trực quan: Loại này gồm nhiều nhóm khác nhau: + Nhóm trực quan hiện vật: Bao gồm di vật khảo cổ, những hiện vật lịch sử nh− các công cụ sản xuất, vũ khí đấu tranh v.v + Nhóm trực quan tạo hình: Gồm các loại mô hình, sa bàn, tranh ảnh, đồ phục chế v.v 90
  25. + Nhóm trực quan qui −ớc: Gồm các loại bản đồ, sơ đồ, niên biểu đồ thị v.v * Các loại ph−ơng tiện kỹ thuật: Máy ghi âm, đèn chiếu, viđêo v.v Những loại tài liệu và ph−ơng tiện nói trên phải đ−ợc thể hiện theo cấu trúc sắp xếp hợp lý, phù hợp với bố cục nội dung và hệ thống lôgic chặt chẽ của lịch sử. b. Phòng truyền thống nhà tr−ờng và địa ph−ơng Phòng truyền thống của nhà tr−ờng hoặc nhà truyền thống địa ph−ơng của các đơn vị sản xuất, chiến đấu v.v là nơi l−u trữ và tr−ng bày nhiều hiện vật, tài liệu phản ánh thành tích toàn diện của các đơn vị đó. Chính vì vậy, phòng truyền thống có tác dụng giáo dục tốt đối với học sinh cán bộ nhân viên và nhân dân địa ph−ơng. Hiện nay ở một số tr−ờng học, cơ quan, địa ph−ơng đã xây dựng đ−ợc phòng truyền thống và phát huy tác dụng giáo dục trong đơn vị mình. Tuy nhiên để đẩy mạnh việc xây dựng phòng truyền thống và phát huy vai trò giáo dục của nó, cần phải nắm đ−ợc những nguyên tắc cơ bản trong s−u tầm tài liệu và xây dựng tr−ng bày hiện vật. + Tài liệu tr−ng bày Cần bám sát nhiệm vụ trung tâm và những hoạt động hỗ trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ đó ở đơn vị, địa ph−ơng để s−u tầm tài liệu. Ban tổ chức s−u tầm và xây dựng phòng truyền thống cần phải liên hệ chặt chẽ với cơ quan văn hoá, các tổ chức quần chúng ở địa ph−ơng (đoàn thanh niên, hội phụ nữ) hoặc các đơn vị, cơ quan chức năng (tỉnh đội, huyện đội, cơ quan công an, phòng lao động th−ơng binh xã hội ), các bộ phận l−u trữ (thuộc huyện uỷ, uỷ ban nhân dân ) để s−u tập tài liệu. Đặc biệt cần liên hệ và khai thác tài liệu các cán bộ công tác lâu năm trong nhà tr−ờng, cơ quan, địa ph−ơng và trong quảng đại quần chúng. Tài liệu để tr−ng bày trong phòng truyền thống rất đa dạng về thể loại nh− tranh, ảnh về các hoạt động của đơn vị, địa ph−ơng, cờ th−ởng, huân, huy ch−ơng, kỷ niệm ch−ơng, bằng khen, giấy khen, mô hình, sa bàn, bản đồ, biểu đồ, tập hồi ký, nhật ký, sổ ghi cảm t−ởng, th− từ gửi về đơn vị, những bài tập san viết về cơ quan, địa ph−ơng v.v ở mỗi đơn vị, tài liệu có thể khác nhau, chẳng hạn ở tr−ờng học thì tài liệu phản ánh nhiệm vụ trung tâm là dạy và học, ngoài ra còn lao động xây dựng tr−ờng, hoạt động phục vụ công tác chiến đấu, lao động sản xuất v.v Nh−ng ở địa ph−ơng thì tài liệu quân sự phản ánh nhiệm vụ cơ bản của địa ph−ơng theo từng thời kỳ (lao động sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu, phát triển kinh tế văn hóa xã hội v.v ). Điều cơ bản là tài liệu phải làm nổi bật thành tích của đơn vị, tập thể và cá nhân có ý tác dụng nêu g−ơng và bồi d−ỡng lòng tự hào cho quần chúng, để họ có ý thức trân trọng biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của địa ph−ơng đơn vị mình. 91
  26. Đối với việc s−u tầm hiện vật để xây dựng phòng truyền thống của nhà tr−ờng, ng−ời ta th−ờng l−u ý một số tr−ờng hợp sau đây: + Tranh ảnh, hoặc tài liệu viết về nhà tr−ờng; những g−ơng mặt của đội ngũ thầy, trò qua các giai đoạn + Tranh ảnh, hoặc tài liệu phản ánh những hoạt động chủ yếu của nhà tr−ờng qua các giai đoạn, hồi ký, hoặc tham gia những ngày kỷ niệm truyền thống (ngày thành lập tr−ờng, ngày đại hội, gặp mặt, kỷ niệm 20 - 11, 8 - 3 v.v ). + Các loại đồ dùng học tập, những cải tiến, sáng kiến của thầy và trò trong công tác giảng dạy và học tập, nghiên cứu khoa học. + Các loại giấy khen, bằng khen, giấy chứng nhận v.v đánh giá thành tích của nhà tr−ờng, các đơn vị, cá nhân trong tr−ờng ở tất cả các hoạt động dạy học, văn nghệ, thể thao, phục vụ chiến đấu và sản xuất ở địa ph−ơng, công tác đối ngoại giao l−u trao đổi công tác giữa các tr−ờng ở trong và ngoài n−ớc. + Các loại tranh, ảnh phản ánh thành tích nổi bật của những đơn vị và cá nhân tiêu biểu. Cũng có thể s−u tầm những cuốn sổ tay, nhật ký, những bài viết, cảm t−ởng của học sinh khi ra tr−ờng hoặc ở nơi công tác gửi về tr−ờng. Để học sinh có thể dễ hình dung những vị trí, qui mô của tr−ờng qua mỗi giai đoạn lịch sử, có thể minh hoạ qua sơ đồ qui hoạch phát triển hoặc những vị trí của tr−ờng trên bản đồ địa ph−ơng. Nếu nhà tr−ờng đã biên soạn đ−ợc lịch sử thì cuốn sử đó cũng nên trình bày trong phòng truyền thống. Yêu cầu đối với việc xây dựng phòng truyền thống: + Phòng truyền thống hoặc nhà truyền thống địa ph−ơng phải đ−ợc dựng nơi trung tâm, tiện đi lại, phong quang, trang trọng hoặc gắn với di tích lịch sử tiêu biểu ở địa ph−ơng. Vị trí đó tiện lợi cho việc tổ chức những hoạt động tập thể. Tuyệt đối tránh xây dựng ở nơi trũng thấp lụt úng. + Tài liệu có thể tr−ng bày theo từng chủ đề, mảng hoạt động hoặc cũng có thể trình bày theo các giai đoạn phát triển của nhà tr−ờng, cơ quan, địa ph−ơng. Có thể thay đổi tr−ng bày sao cho hợp lý, tránh tham lam ôm đồm tr−ng bày quá nhiều tài liệu làm cho phòng truyền thống trở nên chật chội, r−ờm rà. Tài liệu phải phản ánh tính toàn diện và tiêu biểu, điển hình có ý nghĩa giáo dục. + Cách bài trí vừa đảm bảo tính trực quan, thẩm mĩ vừa thể hiện ý nghĩa trân trọng tạo nên cảm giác dễ gây ấn t−ợng, hồi t−ởng và suy ngẫm. 92
  27. h−ớng dẫn học tập ch−ơng iv Khi học tập ch−ơng IV, cần nắm chắc đ−ợc những nội dung cơ bản sau đây: 1. Ph−ơng pháp tổ chức, biên soạn bài giảng lịch sử địa ph−ơng trong các tiết học nội khoá theo ch−ơng trình và yêu cầu của Bộ giáo dục và đào tạo. Đồng thời cần biết cách tổ chức, h−ớng dẫn học sinh để dạy và học một bài lịch sử địa ph−ơng tại thực địa, tại bảo tàng, phòng lịch sử, truyền thống. 2. Biết cách tổ chức, chỉ đạo việc xây dựng phòng lịch sử, phòng truyền thống của nhà tr−ờng, của địa ph−ơng khi có yêu cầu, đồng thời nắm đ−ợc cách thức tổ chức, chỉ đạo biên soạn một cuốn lịch sử nhà tr−ờng. Câu hỏi h−ớng dẫn học tập 1. Những yêu cầu khi sử dụng tài liệu địa ph−ơng vào việc biên soạn các loại bài giảng lịch sử địa ph−ơng trong giờ nội khoá, ngoại khoá, thực địa, bảo tàng, phòng truyền thống? 2. Hãy tự biên soạn một bài giảng lịch sử địa ph−ơng. 3. Cần phải làm những công việc cụ thể nào để xây dựng phòng lịch sử, phòng truyền thống của nhà tr−ờng, của địa ph−ơng nơi tr−ờng đóng? 93
  28. Ch−ơng V h−ớng dẫn thực hành ở ch−ơng này chúng tôi xin giới thiệu có tính chất gợi ý các thao tác cần chú ý thực hiện trong việc giảng dạy một bài cụ thể theo qui định trong ch−ơng trình lịch sử địa ph−ơng của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các tr−ờng phổ thông cơ sở và phổ thông trung học trong giờ ngoại khoá. Chúng tôi cũng xin gợi ý về một số biên soạn hoàn chỉnh để giảng trong giờ nội khoá trong ch−ơng trình lịch sử địa ph−ơng do Bộ quy định để các đồng nghiệp tham gia. Theo ch−ơng trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo phân bố số tiết và chủ đề của các tiết giảng lịch sử địa ph−ơng cho các tr−ờng phổ thông cơ sở và phổ thông trung học thì ở phổ thông trung học có 4 tiết ở lớp 10 và lớp 11, mỗi lớp 2 tiết, nội dung bài giảng lịch sử địa ph−ơng ở những tiết này do địa ph−ơng bố trí thông th−ờng là lịch sử truyền thống của địa ph−ơng. Còn ở phổ thông cơ sở từ lớp 6 đến lớp 9 có 9 tiết đ−ợc phân bổ nh− sau: - Lớp 6 có 2 tiết với nội dung giảng dạy là giới thiệu một di tích lịch sử (1 tiết), tham quan di tích lịch sử của địa ph−ơng (xã, huyện, tỉnh). - Lớp 7 (1 tiết) giới thiệu các nghề truyền thống ở địa ph−ơng (trong xã, hay trong huyện, tỉnh). - Lớp 8 (4 tiết) giới thiệu và tham quan các di tích lịch sử, cách mạng ở địa ph−ơng. - Lớp 9 (2 tiết), soạn giảng bài Địa ph−ơng trong thời kỳ cách mạng tháng Tám 1945. Để thiết thực, trong phần h−ớng dẫn thực hành này chúng tôi xin gợi ý cụ thể về việc tổ chức dạy về những nội dung cụ thể nói trên trong ch−ơng trình lịch sử địa ph−ơng ở tr−ờng phổ thông cơ sở để các đồng nghiệp tham khảo. i. về các tiết giảng ở lớp 6, lớp 8: giới thiệu và tham quan các di tích lịch sử, cách mạng ở địa ph−ơng 1. Về thuật ngữ “giới thiệu”, “tham quan” - “Giới thiệu” là cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản về một sự vật, hiện t−ợng, một nội dung cụ thể của địa ph−ơng. ở những giờ học này, ch−a đòi hỏi phải đi sâu vào bản chất, chi tiết của sự vật, mà cái chính là để tạo biểu t−ợng, h−ớng dẫn học 94
  29. sinh để mỗi học sinh qua đó hình thành một số khái niệm đơn giản về di tích lịch sử, cách mạng. - Tham quan là trực tiếp quan sát sự vật (di tích) mang yêu cầu tìm hiểu di tích để tự rút ra nhận thức mới về lịch sử, về tình cảm đối với cha ông, địa ph−ơng. Di tích là những dấu vết còn lại của một thời kỳ lịch sử đã qua, là chứng tích của lịch sử dân tộc và địa ph−ơng, là một mảng của hiện thực quá khứ oanh liệt của dân tộc. Tham quan cũng có yêu cầu và tác dụng tạo biểu t−ợng về một sự kiện lịch sử. Tham quan di tích là hình thức tổ chức dạy và học lịch sử địa ph−ơng ngoài lớp học, tại nơi có di tích lịch sử, cách mạng. Giới thiệu và tham quan di tích lịch sử là hai hình thức dạy học có khác nhau, cũng có mục đích và yêu cầu riêng bên cạnh yêu cầu, mục đích chung là nâng cao nhận thức lịch sử địa ph−ơng, bồi d−ỡng t− t−ởng, tình cảm, ý thức cho học sinh, và bổ sung cho nhau. 2. Chuẩn bị dạy các giờ tham quan, giới thiệu di tích lịch sử a. Chuẩn bị và dạy giờ “giới thiệu di tích lịch sử” nh− thế nào? - B−ớc thứ nhất: Xác định mục đích yêu cầu của bài học: Giới thiệu cho học sinh nắm đ−ợc khái quát các địa điểm của địa ph−ơng có di tích lịch sử, cách mạng. Mỗi di tích gắn với một sự kiện lịch sử quan trọng của địa ph−ơng hoặc cả n−ớc. Từ đó, nâng cao lòng tự hào, yêu quý quê h−ơng, ý thức trách nhiệm bảo vệ di tích lịch sử. - B−ớc thứ hai: Chuẩn bị để giảng dạy bài giới thiệu di tích lịch sử ở trên lớp trong giờ nội khoá. Chuẩn bị bản đồ hành chính của địa ph−ơng để treo t−ờng nh−ng ch−a điền địa điểm có di tích lịch sử, những hình về di tích bằng giấy màu có thể có hai màu (một màu đỏ chỉ di tích lịch sử, một màu chỉ di tích cách mạng), khi giảng tới di tích loại nào sẽ gắn loại đó lên bản đồ để trống vào nơi địa ph−ơng có di tích đó, chuẩn bị một số dụng cụ khác nh− th−ớc chỉ bản đồ, phấn màu hoặc bút dạ màu. - B−ớc giảng bài + Phổ biến cho học sinh nắm đ−ợc yêu cầu, mục đích của bài giảng và giải thích khái niệm thế nào là một di tích lịch sử, cách mạng, gồm những loại gì? - Tiếp theo, giáo viên nêu câu hỏi để cả lớp suy nghĩ và trả lời: trong địa ph−ơng chúng ta (xã ta, huyện ta), ph−ờng, quận ta v.v có những di tích lịch sử, cách mạng nào? Di tích đó ở địa điểm nào? 95
  30. Giáo viên sẽ ghi những câu trả lời của học sinh lên bảng để cả lớp bổ sung hoặc đính chính những điểm ch−a đúng và cuối cùng do cả lớp phát biểu, bổ sung sẽ lập đ−ợc bảng thống kê các di tích lịch sử, cách mạng của địa ph−ơng (ch− vậy đã phát huy đ−ợc vai trò chủ thể, xây dựng bài học của học sinh). - Sau khi học sinh không còn ý kiến nữa, nếu bảng thống kê đó ch−a đủ, giáo viên mới gợi ý, bổ sung để hoàn chỉnh bảng thống kê và dùng giấy màu hoặc phấn màu đánh dấu hoặc đính hình các di tích bằng giấy màu lên những địa điểm có di tích của địa ph−ơng. - B−ớc cuối cùng, giáo viên hỏi học sinh về nội dung của di tích đó (di tích về sự kiện lịch sử nào? Nội dung ra sao? Vào thời kỳ nào? Gắn liền với nhân vật lịch sử nào của địa ph−ơng?), ở b−ớc này, tuỳ theo số tiết quy định và đối t−ợng học tập mà giáo viên hỏi và trình bày nội dung cho phù hợp. Để tạo điều kiện cho học sinh học tập một cách chủ động và nâng cao chất l−ợng bài giảng, bảo đảm thời gian qui định thì tr−ớc khi giảng bài một tuần lễ, giáo viên phổ biến yêu cầu để học sinh tự tìm hiểu tr−ớc, có thể yêu cầu học sinh ghi lại những điều kiện tìm hiểu đ−ợc của mình vào giấy, s−u tầm bản đồ hành chính của địa ph−ơng, có thể tự đánh dấu tr−ớc những nơi có di tích lịch sử của địa ph−ơng, để khi giảng bài có điều kiện để cho học sinh có nhiều thời gian hơn kể về nội dung các di tích đó. - Sau khi hoàn tất nội dung nói trên, giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời, kết thúc bài giảng: từ bảng thống kê các di tích và nội dung của nó ở địa ph−ơng các em có suy nghĩ gì về truyền thống của địa ph−ơng và chúng ta phải làm gì? Bảng tổng hợp các di tích có thể ghi theo thứ tự: STT Tên di Địa điểm có di Thuộc giai Tóm tắt nội tích tích (ghi rõ đoạn lịch sử dung di tích địa danh) nào b. Chuẩn bị và giảng dạy một bài “Tham quan di tích lịch sử” Bảo tàng lịch sử, cách mạng của địa ph−ơng. Bảo tàng và khu di tích lịch sử (hoặc di tích lịch sử ở địa ph−ơng không có khu di tích) là nơi l−u giữ hoặc bảo quản, tr−ng bày những di tích, hiện vật lịch sử. Đó là bằng chứng sinh động, chân xác của quá khứ. Nguồn tài liệu trong các bảo tàng, khu di tích lịch sử của quá khứ. Nguồn tài liệu trong các bảo tàng, khu di tích lịch sử luôn có sức cuốn hút đối với học sinh. Những tài liệu đ−ợc l−u giữ ở khu di tích lịch sử, bảo tàng lịch 96
  31. sử, cách mạng giúp học sinh tái tạo những biểu hiện sinh động chân thực. Nguồn tài liệu này còn kích thích năng lực t− duy độc lập, sáng tạo của học sinh, tác động mạnh đến t− t−ởng, tình cảm của học sinh. Để giảng dạy có chất l−ợng một giờ tham quan di tích lịch sử bảo tàng cần phải thực hiện các b−ớc sau: - Giáo viên cần tiến hành nghiên cứu, điều tra kỹ l−ỡng, nắm vững nguồn tài liệu trong nhà bảo tàng, khu di tích lịch sử, nội dung của từng di tích lịch sử phải chính xác để khi giảng cho học sinh sinh động, có chất l−ợng. Căn cứ vào nội dung bài học để lựa chọn địa điểm tham quan cho phù hợp. Thông th−ờng, ở các lớp 6, 7, 8 cần tham quan bảo tàng lịch sử, những khu di tích lịch sử thuộc thời kỳ quá khứ. Lớp 9 nên tham quan bảo tàng cách mạng, bảo tàng Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, các di tích cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đế quốc Mỹ, nguỵ quyền Sài Gòn. - Chuẩn bị cho học sinh có thái độ nghiêm túc, đúng đắn trong khi tham quan (trật tự, nhẹ nhàng khi đi lại), trân trọng tr−ớc những hiện vật, tuyệt đối không nô đùa hay tham quan tuỳ tiện mà phải tuân theo sự h−ớng dẫn của giáo viên hay thuyết minh viên, phải mang theo giấy, bút ghi chép. - Khi h−ớng dẫn tham quan cần bảo đảm tính tuần tự, hệ thống theo trật tự lôgic của nội dung tr−ng bày hay trình tự về mặt niên đại tr−ớc sau của di tích lịch sử, cách mạng. Học sinh cần ghi lại những nội dung đã đ−ợc thuyết minh viên hoặc giáo viên trình bày khi h−ớng dẫn tham quan. Trong khi tham quan, nếu có điều kiện mời những ng−ời đã trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến sự kiện lịch sử nói chuyện về nội dung sự kiện đã diễn ra cho học sinh nghe, tổ chức giao l−u nh− vậy càng làm cho việc tham quan có chất l−ợng, vì thông th−ờng một lần đi tham quan không phải chỉ diễn ra trong một tiết mà là hết cả buổi học. Cuối mỗi buổi tham quan, giáo viên yêu cầu mỗi học sinh phải viết thu hoạch buổi tham quan về nhận thức lịch sử và về t− t−ởng, tình cảm. ii. về các tiết giảng lịch sử địa ph−ơng ở lớp 7 và lớp 9. Đây là những bài giảng trong ch−ơng trình nội khoá, yêu cầu giáo viên phải chuẩn bị soạn, giảng trên lớp. D−ới đây, chúng tôi xin đ−ợc giới thiệu một vài bài soạn giảng theo nội dung ch−ơng trình nói trên để đồng nghiệp tham khảo. 1. Bài giảng giới thiệu các nghề truyền thống (nghề thủ công) ở địa ph−ơng. 97
  32. a. Xác định mục đích, yêu cầu của bài học. - Về mặt nhận thức, sau khi học bài này, học sinh phải nắm đ−ợc địa ph−ơng mình có những nghề truyền thống nào, ở những thôn, ấp, xã nào? nghề thủ công nào đặc sắc, nổi bật nhất? Vai trò của nó trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của địa ph−ơng nh− thế nào? - Về mặt t− t−ởng, tự hào về truyền thống lao động, sáng tạo, khéo tay hay làm của địa ph−ơng, thêm yêu mến, và ý thức trách nhiệm của mỗi ng−ời với quê h−ơng. b. Trong khi giảng - Mở đầu, giáo viên đặt câu hỏi để học sinh trả lời: Em hãy kể tên những nghề thủ công truyền thống ở quê em (thôn, ấp, xã, huyện). - Giáo viên ghi lên bảng các câu phát biểu của học sinh theo mẫu: STT Tên nghề Địa điểm có nghề Hiện trạng của nghề - Sau khi học sinh biết ý kiến, giáo viên tiếp tục ghi bổ sung (hoặc gợi ý để học sinh bổ sung) những nghề còn thiếu lên bảng. - Khi đã có một bảng thống kê đầy đủ, giáo viên tiếp tục nêu câu hỏi để học sinh trả lời: + Theo em (nhìn vào bảng thống kê), thôn, ấp, xã nào có nhiều nghề thủ công nhất? + Nghề thủ công nào phổ biến ở nhiều thôn xã nhất? + Nghề nào tồn tại lâu nhất? - Giáo viên trình bày cho học sinh ghi một số nội dung kiến thức cơ bản nhất của bài theo trình tự: + Tên các nghề thủ công của địa ph−ơng và địa ph−ơng cụ thể (thôn, ấp) có nghề. + Thời gian xuất hiện của từng nghề và ông tổ s− của nghề đó. + Tình hình của nghề thủ công từ khi xuất hiện đến nay nh− thế nào? + Vai trò, tác dụng của mỗi nghề thủ công và các nghề thủ công nói chung đối với đời sống dân c−, văn hoá, xã hội của địa ph−ơng. - Cuối bài, giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời và giáo viên kết luận: Sau khi học bài các nghề thủ công truyền thống ở địa ph−ơng ta, các em có nhận xét gì? (giáo viên gợi ý cho học sinh về nội dung phát biểu nh− về tình hình các nghề thủ công của địa 98
  33. ph−ơng có đặc điểm gì nổi bật? Thực trạng đó thể hiện truyền thống gì của địa ph−ơng? Hiện nay nên nh− thế nào? ). * * * Sau đây là nội dung một bài soạn giảng cụ thể về tiết lịch sử địa ph−ơng các nghề thủ công truyền thống của một địa ph−ơng cụ thể, đó là ở tỉnh Hà Tây. Đầu đề bài giảng: vài nét về các ngành nghề thủ công truyền thống của Hà Tây. Sau khi đã trình bày rõ mục đích, yêu cầu của bài học, yêu cầu học sinh s−u tầm, chuẩn bị tr−ớc 1 tuần lễ, giáo viên mới giảng. Nội dung bài giảng: - Nêu câu hỏi để học sinh trả lời về tình hình các nghề thủ công ở tỉnh, giáo viên trình bày khái quát các nghề thủ công truyền thống của Hà Tây bằng một bảng thống kê đã chuẩn bị tr−ớc, bảng này chỉ treo lên bảng khi học sinh đã phát biểu xong. - Giáo viên giảng tiếp: Do thời gian chỉ có một tiết, nên không thể giảng hết tất cả các nghề thủ công ở tỉnh Hà Tây, mà chỉ tìm hiểu kỹ hơn một số ngành nghề thủ công phổ biến của tỉnh. - Giáo viên đi vào giới thiệu một số nghề thủ công phổ biến, nổi tiếng. + Nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa Đây là nghề phổ biến và nổi tiếng của Hà Tây. Nghề này có từ thời Hùng V−ơng. Rất nhiều làng xã, huyện ở Hà Tây đều có nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa nh− Đan Ph−ợng, Hoài Đức, Quốc Oai, Mỹ Đức, Hà Đông v.v Kinh nghiệm từ nhiều đời đã là cơ sở để giúp cho ng−ời dân Hà Tây làm ra những mặt hàng bằng tơ lụa bền, đẹp đ−ợc ng−ời trong n−ớc và ng−ời ngoài n−ớc −a dùng. Nhiều làng xã khác ở Hà Tây còn có nghề dệt vải, the nổi tiếng nh− làng Canh Mậu (Thạch Thất) có tên nôm là làng Nủa, làng Phùng Xá có tên nôm là làng Bùng (Thạch Thất) nổi danh về mặt hàng the, lụa, vải. Đã có câu ca, ngạn ngữ cho ta thấy sự phát triển của nghề thủ công truyền thống nổi tiếng này ở Hà Tây dấu “The La lĩnh B−ởi, chổi Phùng” hoặc “The La, Lụa Vạn, vải Canh, nâu kẻ Sải (xã Phú Kim, Thạch Thất), vải kẻ Nủa”. Từ khi thực dân Pháp đặt ách cai trị ở Việt Nam với chính sách công th−ơng nghiệp thực dân, chúng đã kìm hãm sự phát triển của nghề thủ công truyền thống này nên bị sa sút dần. 99
  34. 2. Nghề thêu ren Nghề thêu ở Hà Tây có từ thời Lê do tiến sĩ Lê Công Hành (tên thật là Trần Quốc Thái làm đến chức Th−ợng Th−) trong một lần đi sứ sang Trung Quốc học đ−ợc đem về dạy cho con cháu và dân làng kỹ thuật thêu rồng, ph−ợng, hoa từ đó (nữa đầu thế kỷ XVII) về sau dân làng Quất Động và các làng xã khác trong tỉnh biết nghề thêu. ông đ−ợc coi là tổ s− nghề thêu ở địa ph−ơng này. Nghề làm ren (đăng ten) xuất phát từ Hà Đông và chỉ trong một thời gian ngắn từ 1913 - 1931 đã mở rộng đến 10 phủ huyện. 3. Nghề chạm trổ, khắc gỗ Ng−ời thợ Hà Tây x−a đã nổi tiếng khéo tay, tài hoa với nghề chạm trổ, khắc gỗ truyền thống của quê h−ơng. Ngày nay quan sát những ngôi đình, mái đền cổ kính ở nhiều làng xã của Hà Tây chúng ta đều cảm nhận đ−ợc điều đó. Những phù điêu, những hình chạm, khắc vô cùng phong phú nh− rồng, ph−ợng, rồng với ng−ời với hổ, cảnh sinh hoạt của học nhà rồng, ng−ời uống r−ợu, cảnh cống nạp cho quan lại, cảnh gánh con, ng−ời đốn củi, làm xiếc chèo đò, uống r−ợu đ−ợc chạm khắc ở Đình Chàng, đình Tây Đằng (Ba Vì) đã nói lên sự lao động sáng tạo của ng−ời thợ thủ công Hà Tây. 4. Nghề làm gạch, ngói, mây đan, làm nón Rải rác ở các làng xã trong tỉnh Hà Tây còn có những nghề thủ công truyền thống lâu đời khác nhau nh− các nghề làm gạch, ngói ở xã H−ơng Ngãi (Thạch Thất), ở Chàng Sơn xã Thạch Xá (Thạch Thất), nghề mộc, nghề đan mây tre, làm quạt, mành trúc, làm nón. Quạt và mành trúc ở nhiều nơi, đặc biệt ở Chàng Sơn, xã nổi tiếng. Có tới 4 loại quạt đ−ợc làm ra ở vùng Thạch Xá. Quạt vót, quạt chép, quạt l−ợn, quạt tây. Nón Chuông ở làng Thì Trung xã Ph−ơng Trung nổi tiếng cả huyện Thanh Oai và nhiều vùng khác. Nghề làm nón, chằm áo tơi cũng khá phổ biến ở làng Vân Nội (Thanh Oai). Nghề làm sơn, xeo giấy, làm khảm trai cũng đã có từ lâu đời ở Hà Tây. 5. Một số nghề thủ công khác Bên cạnh những nghề thủ công lâu đời, truyền thống nh− đã trình bày ở trên, b−ớc vào những thập kỷ đầu thế kỷ XX còn có thêm một số nghề thủ công mới nh− nghề sơn mài ở Phú Xuyên và một số địa ph−ơng khác trong tỉnh. Nghề tráng g−ơng lối mới bằng bạc ở làng Canh (Hoài Đức), làm khảm trai bằng tay ở Phú Xuyên đ−ợc cải tiến chế tạo ra máy đẹp hơn. Nghề làm bàn ghế mây bắt đầu từ làng Sơn Đồng (Hoài Đức), nghề làm đổ thuỷ tinh nh− làm cốc, tách, bóng đèn bắt đầu đ−ợc sản xuất ở Thanh Oai (Hà Đông cũ) nhanh chóng phát triển ra các địa ph−ơng khác. Năm 1919 do ảnh h−ởng của phong trào yêu n−ớc “tẩy chay hàng ngoại”, “đẩy mạnh sản xuất và dùng hàng nội” trong cả n−ớc mà nhiều ng−ời Việt Nam với ý thức dân tộc 100
  35. đã phục h−ng nhiều ngành nghề thủ công truyền thống trong đó có một nghề thủ công khá nổi bật đ−ợc phục hồi ở Hà Tây đó là nghề làm pháo ở Bình Đà (Thanh Oai). Tr−ớc năm 1919 pháo đều phải mua của Trung Quốc nh−ng từ cuối năm 1919 trên cơ sở kỹ thuật làm pháo thành công của hai ng−ời là H−ơng Ký và Nguyễn Triệu cùng với kinh nghiệm làm “pháo thờ” lâu đời của mình, nhân dân Bình Đà đã sản xuất ra pháo đem tiêu thụ ở thị tr−ờng trong tỉnh và nhanh chóng trở thành mặt hàng đ−ợc nhiều nơi −a dùng và tiêu thụ. Từ đó nhiều ng−ời trong làng tham gia làm pháo và nghề pháo Bình Đà bắt đầu nhóm lên và phát triển mạnh mẽ trong những năm 1926 - 1927 là những năm phong trào chấn h−ng công nghệ dân tộc phát triển. Hàng trăm ng−ời dân tham gia làm pháo. Nh−ng từ những năm 1928 - 1929, nhiều ngành nghề thủ công ở n−ớc ta và ở Hà Tây trong đó có nghề làm pháo Bình Đà không đ−ợc phát triển, thậm chí sa sút dần bởi chính sách thuế không còn thu lợi đ−ợc bao nhiêu mà lại bị hạch sách, nhũng nhiễu, nhiều ng−ời bỏ nghề. Từ 1932 đến 1945 nghề làm pháo Bình Đà suy sụp hẳn và chỉ đ−ợc phục hồi từ sau cách mạng tháng Tám 1945. Nh− vậy là chúng ta có đủ cơ sở để kết luận rằng các ngành nghề thủ công nghiệp ở Hà Tây tr−ớc năm 1945 rất phong phú, đa dạng. Có nhiều ngành nghề rất nổi tiếng nhất là các ngành nghề truyền thống. Điều đó chứng tỏ rằng nhân dân Hà Tây có một truyền thống lao động cần cù, thông minh sáng tạo. Sự phục h−ng của một ngành nghề thủ công truyền thống mà mở mang thêm một số nghề mới hoà chung phong trào “tẩy chay hàng ngoại” trong những nhăm 20 - 30 của thế kỷ XX đã nói lên ý thức dân tộc đậm nét của nhân dân Hà Tây - một biểu t−ợng của truyền thống yêu n−ớc, yêu quê h−ơng. D−ới chế độ thuộc địa nửa phong kiến nền thủ công nghiệp ở Hà Tây và cả n−ớc kìm hãm nặng nề, nó chỉ có thể phát triển từ sau cách mạng tháng Tám 1945, nhất là từ sau Đại hội VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam. 101
  36. Câu hỏi h−ớng dẫn ôn tập 1. Hãy kể các nghề thủ công nổi tiếng ở Hà Tây? 2. Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp Hà Tây? 102
  37. Soạn bài giảng: cách mạng tháng tám 1945 ở tuyên quang A. Mục đích, yêu cầu: - Làm cho học sinh tỉnh Tuyên Quang thấy đ−ợc cuộc Cách mạng tháng Tám 1945, bên cạnh những điểm giống nhau với nhiều địa ph−ơng khác, còn có những đặc điểm khác. - Vai trò của Đảng bộ cơ sở và của các tầng lớp nhân dân, thành phần dân tộc trong thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Tuyên Quang. - Nâng cao lòng tự hào về truyền thống cách mạng, lòng tin yêu đối với Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung, Đảng bộ Tuyên Quang nói riêng cho học sinh. B. Nội dung: 1. Tình hình ở Tuyên Quang tr−ớc cuộc khởi nghĩa: - Phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ ở nhiều huyện nh− Sơn D−ơng, Yên Sơn, Chiêm Hoá v.v - Thanh thế của Việt Minh ngày càng sâu rộng trong nhân dân các dân tộc. - Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật làm đảo chính hất cẳng đế quốc Pháp ở Đông D−ơng. Ngay đêm đó, Ban th−ờng vụ Trung −ơng Đảng đã họp hội nghị mở rộng và ra chỉ thị lịch sử: “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tại Tuyên Quang, quân Pháp bỏ chạy tr−ớc khi quân Nhật tiến vào thị xã. Chính quyền tay sai của thực dân Pháp ở các huyện, xã tan rã, không khí cách mạng trong quần chúng càng thêm sôi sục. Thời cơ và thời điểm giành chính quyền về tay Tuyên Quang đã chín muồi. 2. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Tuyên Quang. - Ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp, phân khu uỷ phân khu Nguyễn Huệ đã triệu tập cuộc hội nghị cán bộ toàn tỉnh tại Khuổi Kẹn (xã Minh Thanh, huyện Sơn D−ơng), vào ngày 10-3-1945 do đồng chí Song Hào chủ trì. Sau khi phân tích tình hình Tuyên Quang sau khi Nhật đảo chính Pháp, hội nghị thống nhất nhận định thời cơ thuận lợi để phát động nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền đã chín muồi. Hội nghị đã bầu ban chỉ huy lãnh đạo cuộc khởi nghĩa và chọn Thanh La làm nơi thí điểm cho cuộc khởi nghĩa để “bắt mạch” sự phản ứng của kẻ thù. 103
  38. - Ngay đêm 10 - 3 quân khởi nghĩa đã tập trung lực l−ợng kéo vào t−ớc vũ khí của lính dõng ở Tổng Thanh La, bọn Tổng Li, Kỳ hào run sợ đem nộp giấy tờ, triệu đồng, súng đạn cho quân cách mạng. - Ngày 11 - 3, quân khởi nghĩa tổ chức cuộc mít tinh ở đình Thanh La kêu gọi nhân dân đoàn kết, vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Đoàn ng−ời dự mít tinh đã biến thành đoàn biểu tình thị uy kéo về huyện Sơn D−ơng c−ớp chính quyền, châu Tự Do ra đời. - Ngày 15 - 3, lực l−ợng quân địch ở đồn Đăng Châu ngoan cố chống cự bị quân cách mạng tiêu diệt. - Ngày 28 - 3, quân và dân ở huyện Chiêm Hoá kéo về huyện lị Chiêm Hoá c−ớp chính quyền và thành lập châu Tự Do Khánh Thiện. Tiếp đó, đầu tháng 4 - 1945, huyện Na Hang và châu Xuân Tr−ờng đ−ợc giải phóng. - Đến giữa năm tháng 5 - 1945, nhiều huyện xã thuộc huyện Yên Sơn và huyện Hàm Yên nhân dân nổi dậy kết hợp với lực l−ợng vũ trang c−ớp chính quyền. - Đến tháng 6 - 1945, chính quyền cách mạng đ−ợc thành lập ở hầu hết các địa ph−ơng thuộc tỉnh Tuyên Quang trừ thị xã Tuyên Quang. Vùng giải phóng đ−ợc mở rộng nối liền các huyện Sơn D−ơng, Yên Sơn, Chiêm Hoá, Na Hang đến các vùng Đại Từ, Định Hoá thuộc tỉnh Thái Nguyên, chợ Đồn thuộc tỉnh Bắc Cạn đ−a đến sự ra đời khu giải phóng Việt Bắc ngày 4-6-1945 và Tân Trào (Tuyên Quang) đ−ợc chọn làm trung tâm diễn ra hội nghị toàn quốc của Đảng ngày 13-8-1945 và Đại hội quốc dân Tân Trào ngày 16, 17-8-1945 quyết định việc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả n−ớc. - Đêm 16-8-1945, Uỷ ban khởi nghĩa tỉnh Tuyên Quang đ−ợc thành lập thông qua kế hoạch giải phóng thị xã. - Ngày 17-8-1945, lực l−ợng giải phóng thị xã bao gồm lực l−ợng vũ trang địa ph−ơng, đội tự vệ mỏ than và nhân dân bán vũ trang tiến vào thị xã, nhanh chóng chiếm các vị trí quan trọng nh− trại bảo an binh, sở kiểm lâm, b−u điện, ngân hàng v.v bao vây, uy hiếp trại lính Nhật. Quân Nhật ngoan cố chống cự, nh−ng đến ngày 24-8-1945 buộc phải đầu hàng. Thị xã Tuyên Quang hoàn toàn giải phóng, uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời đ−ợc thành lập, đồng chí Nguyễn Công Bình đ−ợc bầu làm chủ tịch. 3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám 1945 ở Tuyên Quang. a. Nguyên nhân thắng lợi. 104
  39. - Nhân dân các dân tộc Tuyên Quang có truyền thống đoàn kết, yêu n−ớc, căm thù thực dân Pháp, phát xít Nhật, sẵn sàng nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền. - Đảng bộ cơ sở chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo phong trào cách mạng ở địa ph−ơng cũng nh− trong lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền về tay nhân dân khi thời cơ cách mạng đến - Có các cơ quan trung −ơng Đảng đóng tại địa ph−ơng, nên phong trào cách mạng ở Tuyên Quang đ−ợc sự chỉ đạo trực tiếp, kịp thời. - Chính quyền địch ở địa ph−ơng khủng hoảng, suy yếu. b. ý nghĩa lịch sử - Là mốc lịch sử có ý nghĩa b−ớc ngoặt, mở ra thời kỳ mới cho nhân dân các dân tộc ở Tuyên Quang cùng cả n−ớc b−ớc vào kỷ nguyên mới - độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. - Nhân dân các dân tộc Tuyên Quang có điều kiện thuận lợi để xây dựng cuộc sống mới: tự do, hạnh phúc, bình đẳng giữa các dân tộc d−ới sự lãnh đạo của Đảng. Mở ra thời kỳ phát triển toàn diện, mọi mặt của địa ph−ơng trong những giai đoạn tiếp theo. Câu hỏi h−ớng dẫn ôn tập 1. Các anh (chị) thử nêu lên cuộc khởi nghĩa từng phần ở Tuyên Quang đã diễn ra nh− thế nào? So sánh với các địa ph−ơng khác trong cả n−ớc (sau khi các anh (chị) đã học bài cách mạng tháng Tám 1945), các anh (chị) cho biết khởi nghĩa từng phần ở Tuyên Quang có gì giống nhau và khác nhau. 2. Cách mạng tháng Tám 1945 ở Tuyên Quang thắng lợi, theo các anh (chị) do những nguyên nhân nào? 105
  40. tài liệu tham khảo 1. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Tự. Ph−ơng pháp dạy, học lịch sử. NXB Giáo dục, Hà nội, 1992. 2. Tr−ơng Hữu Quýnh, Phan Ngọc Liên, Nguyễn Cảnh Minh, Thái Hoàng. Lịch sử địa ph−ơng. NXB Giáo dục, Hà Nội 1989. 3. Nguyễn Cảnh Minh, Đổ Hồng Thái. Lịch sử địa ph−ơng. NXB Giáo dục, Hà Nội 1999. 4. Đỗ Hồng Thái. Nghiên cứu và Dạy - học lịch sử địa ph−ơng ở Việt Bắc. NXB ĐHQG Hà Nội, 1996. 106
  41. Chịu trách nhiệm nội dung: Ts. Nguyễn văn hòa Biên tập: Tổ công nghệ thông tin Phòng khảo thí - đảm bảo chất l−ợng giáo dục 107