Tài liệu Văn bản hán văn trích tuyển - Võ Minh Hải

pdf 117 trang hapham 3430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Văn bản hán văn trích tuyển - Võ Minh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_van_ban_han_van_trich_tuyen_vo_minh_hai.pdf

Nội dung text: Tài liệu Văn bản hán văn trích tuyển - Võ Minh Hải

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN o0o VÕ MINH HẢI VĂN BẢN HÁN VĂN TRÍCH TUYỂN (Giáo trình dùng cho sinh viên ngành Ngữ văn, Lịch sử và Việt Nam học) Quy Nhơn, 2009
  2. MỤC LỤC Mục lục 1 Mấy lời phi lộ 2 1 Văn bản Hán văn – Những vấn đề tổng quát 3 2 Thủ châu đãi thố 7 3 Khắc chu cầu kiếm 15 4 Học nhi thời tập chi 22 5 Lục ngôn lục tế 29 6 Tứ cảnh chi nội bất trị 33 7 Hải điểu 42 8 Ái liên thuyết 52 9 Nam quốc sơn hà 64 10 Cáo tật thị chúng 69 11 Tụng giá hoàn kinh sư 75 12 Thiên đô chiếu 80 13 Hưng Đạo đại vương 87 14 Bình Ngô đại cáo 94 15 Lam Sơn thực lục tự 108 Tài liệu tham khảo chính 115 1
  3. MẤY LỜI PHI LỘ Giáo trình Văn bản Hán văn trích tuyển được biên soạn dựa trên cơ sở của hệ thống bài giảng về văn bản Hán văn Trung Hoa và Hán văn Việt Nam mà chúng tôi đã trình bày tại các lớp sinh viên khoa Ngữ văn, Đại học Quy Nhơn từ khoá 24 đến nay. Đối tượng phục vụ chính của giáo trình này là sinh viên ngành Sư phạm Ngữ văn, Lịch sử, Cử nhân khoa học Ngữ văn, Lịch sử và Việt Nam học của các khoa Ngữ văn, Lịch sử, Trường Đại học Quy Nhơn. Đây là học phần thứ 2 (năm thứ hai), tiếp sau học phần Hán văn cơ sở (năm thứ nhất) và là tiền đề cho học phần Văn bản Nôm ở năm thứ ba. Những dữ liệu được sử dụng để minh giải các văn bản trong tập sách này đã được chúng tôi chọn lọc kỹ lưỡng, góp phần bổ sung thêm kiến thức về văn học, lịch sử và văn hoá, xã hội cho sinh viên ngành khoa học xã hội. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã nhận đươc sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo nhà trường, phòng Khoa học-Công nghệ và Hợp tác quốc tế, trường Đại học Quy Nhơn, quý thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn và bộ môn Ngôn ngữ - Hán Nôm, đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn, phản biện về chuyên môn của thầy giáo - Giảng viên Huỳnh Chương Hưng (bộ môn Hán Nôm) và sự động viên quý báu của quý thầy giáo - ThS. Lê Từ Hiển (bộ môn Văn học Phương Đông), TS. Mai Xuân Miên (bộ môn Phương pháp dạy học Ngữ văn) và các bạn sinh viên, xin cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành. Vì hệ thống tư liệu và thời gian còn hạn chế nên việc biên soạn giáo trình Văn bản Hán văn trích tuyển sẽ không tránh khỏi những sai sót, kính mong quý thầy cô cùng đồng nghiệp, độc giả bổ sung và chỉ chính. Chúng tôi chân thành cảm ơn. Trọng thu, Kỷ Sửu, 2009 Soạn giả cẩn chí 2
  4. Bài 1 VĂN BẢN HÁN VĂN - NHỮNG VẤN ĐỀ TỔNG QUÁT I. Văn bản cổ văn Hán Nôm Việt Nam, di sản văn hoá và phương hướng tiếp cận cơ bản 1. Văn bản cổ văn Hán Nôm - Một di sản văn hoá Việt Nam Việt Nam và Trung Hoa là hai quốc gia có mối liên hệ về lịch sử và văn hóa đặc biệt, trong quá trình tồn tại, phát triển của hai đất nước này đã diễn ra sự giao lưu và tiếp xúc văn hoá một cách sâu sắc. Dấu ấn của quá trình tiếp xúc ấy đã để lại trên nhiều phương diện như văn hoá, văn học, nghệ thuật, quan niệm thẩm mỹ, nhưng tiêu biểu nhất là về mặt văn tự, thể hiện qua lớp từ Hán Việt phong phú về số lượng, đa dạng về ngữ nghĩa, góp phần làm giàu thêm vốn từ vựng của tiếng Việt chúng ta, đặc biệt nó được lưu giữ trong kho tàng sách Hán Nôm đồ sộ, góp phần phản ánh một cách sinh động mọi mặt đời sống văn hoá, văn minh Việt Nam. Mục đích và thực tiễn nghiên cứu hệ thống văn bản Hán Nôm là quá trình góp phần bảo vệ và phát huy di sản văn hoá dân tộc theo định hướng hiện đại, dân tộc, khoa học và đại chúng, là cơ sở giúp cho các nhà nghiên cứu, quản lý hoạch định được những chính sách đúng đắn về việc bảo tồn, phát huy vốn cổ văn hoá Việt Nam. Vì vậy, di sản Hán Nôm và hệ thống văn bản chữ Hán, chữ Nôm cần được xem là đối tượng quan trọng, là những cứ liệu lịch sử xác thực cho những chuyên ngành cơ bản của khoa học xã hội. Văn bản Hán Nôm là dấu ấn lịch sử, là di sản văn vật quan trọng đánh dấu sự phát triển của văn minh, văn hoá Việt Nam trong lịch trình tồn tại và tiến triển. Sự cần thiết phải bảo tồn và phiên dịch hệ thống văn bản tư liệu hiện có của chúng ta là một nhiệm vụ quan trọng có tính cấp bách. Trong số những thể loại văn bản hiện tồn, nhiều nhà nghiên cứu đã phân chia theo nhiều lĩnh vực với nhiều tiêu chí khác nhau như: Lịch sử, văn học, địa lý, y học, văn hoá, xã hội, phong tục, Tuy nhiên, số lượng tư liệu Hán Nôm được phiên dịch và giới thiệu hiện nay chưa nhiều, còn nhiều vấn đề cần thảo luận và thống nhất thêm về khoa học văn bản. Vì vậy, việc học tập, giới thiệu và tiếp cận hệ thống di sản này là yêu cầu thiết thực đối với sinh viên Ngữ văn, Lịch sử, Việt Nam học và các ngành khoa học xã hội khác. 3
  5. 2. Những phương hướng tiếp cận cơ bản Do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, trong một thời gian dài ta đã sử dụng ngôn ngữ văn tự Hán để tạo nên các loại văn bản, sau đó sử dụng chúng để tạo ra chữ Nôm và Việt hoá chúng trên nhiều phương diện. Do đó, Hán văn cổ Việt Nam là một sản phẩm mang tính văn hoá của cha ông chúng ta. Vì vậy, phương thức tiếp cận cần phải đảm bảo tính khoa học, lôgic, người sử dụng và nghiên cứu cũng cần phải trang bị một hệ thống kiến thức cơ bản về ngôn ngữ văn tự Hán, ngữ pháp Hán cổ, điển cố, thi liệu, thể loại văn bản Hán ngữ cổ, Hệ thống văn bản này có niên đại quá xa chúng ta, nội dung lại gắn với nhiều nội dung mang tính lịch sử, văn hóa, chính trị, xã hội, Vì vậy, khi tiếp cận với hệ thống văn bản này, chúng ta phải hoàn toàn thống nhất với cách nghĩ, cách tư duy ngôn ngữ, đặc trưng văn bản để tạo cơ sở cho việc đào sâu nghiên cứu về chúng. Qua bề mặt ngôn ngữ, người nghiên cứu phải đi tìm cái triết lý ẩn sâu trong các tầng nghĩa của văn tự. Vì vậy, người học cần xác định rõ mục đích, yêu cầu của môn học. Học chữ Hán, nghiên cứu về Hán ngữ cổ, cố nhiên chúng ta phải có một quá trình tích luỹ lâu dài, có sự hiểu biết về lịch sử, văn hoá, triết học, văn chương cổ trung đại Trung Hoa, Việt Nam, nhất là ở phương diện thi pháp thể hiện qua các cách dụng điển, kê cổ, dẫn sự, Học Hán Nôm cố nhiên cũng cần thiết phải trang bị những kiến thức cơ bản về cú pháp, từ pháp Hán văn cổ và Việt văn cổ. Nhìn từ góc độ thực hành minh giải văn bản, người học cần nắm những quy tắc cấu tạo từ, trật tự từ, tạo câu, phổ biến nhất là quy luật sử dụng, ý nghĩa, chức năng của hư tự. Tóm lại, việc đề ra phương hướng tiếp cận văn bản Hán Nôm cần phải dựa trên thực tiễn giảng dạy và học tập bộ môn. Nghiên cứu cổ văn không thể là công việc giản đơn, tiến triển nhanh chóng như học một sinh ngữ hiện đại, nó cần một quá trình, thời gian và công phu rèn luyện thật sự chuyên cần và có phương pháp. Do đó, đồng thời với quá trình giảng dạy lý thuyết là sự bồi dưỡng cho người học, người nghiên cứu lòng yêu mến những giá trị cổ xưa, những di sản bất hủ của cha ông. II. Cấu trúc của Văn bản Hán Văn trích truyện 1. Giáo trình Văn bản Hán văn trích tuyển được biên soạn dựa trên những yêu cầu thực tiễn của việc dạy và học bộ môn Ngữ văn Hán Nôm theo tinh thần đổi mới chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và chương trình đạo tạo Sư phạm Ngữ văn, Cử nhân khoa học Ngữ văn, Lịch sử, Việt Nam học của Trường Đại học Quy 4
  6. Nhơn. Đây là một trong những giáo trình Ngữ văn Hán Nôm đầu tiên được biên soạn dựa trên phương pháp tích hợp giữa ngôn ngữ Hán văn cổ, văn học cổ trung đại, lịch sử và văn hoá. 2. Hệ thống văn bản được tuyển giảng trong giáo trình được chia thành hai phần cơ bản: Văn bản Hán văn Trung Hoa (từ bài 2 đến bài 8), Văn bản Hán văn Việt Nam (từ bài 9 đến bài 15). Hệ thống văn bản được tuyển chọn trong giáo trình này được phân bố từ đơn giản đến phức tạp, gắn liền với những kiến thức văn hoá cần thiết của các sinh viên chuyên ngành xã hội. Những văn bản được chọn giảng là những văn bản Hán văn tiêu biểu trong văn học, lịch sử Trung Hoa và Việt Nam. Đó có thể là văn bản thơ, cáo, chiếu, tản văn lịch sử, triết học. Nhìn chung, tất cả những văn bản này đều mang những giá trị đặc biệt về văn học, lịch sử và triết học. Mỗi bài tuyển văn được chúng tôi phân chia thành 5 mục khác nhau: I. Chính văn; II. Giới thiệu về tác giả tác phẩm (hoặc thể loại); III. Chú giải từ ngữ; IV. Ngữ pháp; V. Bài tập thực hành. Trong mỗi bài giảng, vì yêu cầu của bộ môn và xu hướng đổi mới phương pháp giảng dạy, chúng tôi đã từng bước bổ sung những kiến thức về lịch sử, từ cổ Hán Việt, điển cổ, thi liệu và dẫn liệu là những trích đoạn trong thơ cổ điển, truyện Nôm Việt Nam. Đây cũng là sự minh chứng cho quá trình xuyên thấm, ảnh hưởng của những ngữ liệu cổ văn trong văn hoá và ngôn ngữ văn học Việt Nam. 3. Với tên gọi Văn bản Hán văn trích tuyển, thông qua giáo trình này, chúng tôi mong muốn góp thêm một số tư liệu về văn bản, quá trình minh giải văn bản ngõ hầu giúp cho các bạn sinh viên và những người yêu mến cổ văn có thêm được những tư liệu cần thiết bổ sung cho kiến văn của mình. Đặc biệt, để tạo nên tính xác thực và khoa học, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu, minh giải văn bản theo hướng liên ngành, đối chiếu so sánh. Tuy nhiên, trong quá trình chúng tôi biên soạn những đơn vị kiến thức được xem là bổ trợ chúng tôi đều giải thích rõ ràng, những kiến thức bắt buộc, chúng tôi đưa vào phần Ghi chú và Từ đồng âm. Trong phần chính văn, phần dịch nghĩa là do chúng tôi phiên âm dịch nghĩa dựa trên sự đối chiếu với các bản dịch nghĩa của các nhà nghiên cứu khác. Riêng đối với phần dịch văn, chúng tôi tuyển chọn những bài dịch mẫu mực của các nhà nghiên cứu tiền bối như một sự tri ơn và kính trọng những người đã mở đường cho bộ môn. III. Một số vấn đề cần lưu ý 1. Điều kiện tiên quyết khi học giáo trình này là sinh viên đã có những kiến thức cơ bản về vấn đề ngôn ngữ văn tự Hán, cấu tạo chữ Hán, bộ thủ, ngữ nghĩa, cú 5
  7. pháp, từ pháp, trong học phần Hán văn cơ sở. Vì vậy, trong giáo trình này, chỉ giới thiệu từ ngữ, giải thích ý nghĩa, gợi ý dịch nghĩa còn công việc còn lại là do sinh viên chủ động nghiên cứu. 2. Vấn đề học tập Hán Nôm không chỉ bó hẹp trong những kiến thức được cung cấp ở trên lớp mà nó còn rất cần đến sự chuyên chú, kiên trì và hứng thú của người học. Vì vậy, yêu cầu thiết yếu đối vơi người học là quá trình thực hành. Thông qua những gợi ý của chúng tôi trong mục Bài tập thực hành, các bạn sinh viên có thể tìm hiểu thêm trong các tài liệu tham khảo cần thiết cho bộ môn. Văn tuyển Hán Nôm là những tác phẩm có giá trị không chỉ về văn chương mà còn tiêu biểu về học thuật, đại diện cho các trường phái nghiên cứu, tư tưởng triết học khác nhau. Do đó, yêu cầu người học phải tự trang bị cho mình một hệ thống kiến thức cơ bản về Hán Nôm trong qua quá trình tự nghiên cứu, nhất là các kiến thức về văn, sử, triết trong văn học và văn hoá trung đại Trung Hoa và Việt Nam. 6
  8. Bài 2 THỦ CHÂU ĐÃI THỐ I. Chính văn 守 株 待 兔 宋 人 有 耕 田 者. 田 中 有 株, 兔 走 觸 株 折 頸 而 死. 因 釋 其 耒 而 守 株 冀 復 得 兔. 兔 不 可 復 得 而 身 為 宋 國 笑. (韓 非 子 - 五 蠹) Phiên âm THỦ CHÂU ĐÃI THỐ Tống nhân hữu canh điền giả. Điền trung hữu châu, thố tẩu xúc châu chiết cảnh nhi tử. Nhân thích kỳ lỗi nhi thủ châu, ký phục đắc thố. Thố bất khả phục đắc nhi thân vi Tống quốc tiếu. (Hàn Phi Tử - Ngũ đố) Dịch nghĩa ÔM GỐC CÂY ĐỢI CON THỎ Trong số những người nước Tống, có người đang cày ruộng. Trong ruộng có một gốc cây, con thỏ chạy, va đầu vào gốc cây gãy cổ mà chết. Nhân đó, bèn bỏ cày ôm lấy gốc cây, mong sẽ bắt được thỏ thêm lần nữa. Thỏ không thể bắt thêm lần nữa mà bản thân thì bị người nước Tống chê cười. Minh Hải dịch Dịch văn ÔM CÂY ĐỢI THỎ Người nước Tống đang cày ruộng. Giữa ruộng có một gốc cây to. Có con thỏ chạy đến va phải gốc cây, gãy cổ mà chết. anh ta thấy thế, bỏ cả cày, cứ ôm lấy gốc cây mà đợi, mong được con nữa. Thỏ không bắt được nữa mà bản thân thì bị người nước Tống chê cười. PGS. Trương Chính dịch II. Giới thiệu tác giả, tác phẩm 1. Về tác giả Hàn Phi 韓 非 Hàn Phi 韓 非, sinh vào khoảng năm 280 (?) và mất năm 233 TCN, là công tử của nước Hàn 韓 國 (1 trong 7 nước thời Chiến Quốc 戰 國 時). Tiểu sử của ông được sử gia Tư Mã Thiên 司 馬 遷 kể lại khá chi tiết, chính xác trong Sử ký 史 記 (Mục Thân Bất Hại – Hàn Phi liệt truyện 伸 不 害 - 韓 非 列 傳). 7
  9. Hàn Phi và Lý Tư 李 斯 (Thừa tướng của nước Tần 秦 thời vua Tần Thuỷ Hoàng 秦 始 皇 帝) là bạn đồng môn. Đồng thời cùng là học trò của Tuân Tử 荀 子 (tức Tuân Khanh 荀 卿), một học giả có uy tín thời bấy giờ, là chủ soái của trường phái Pháp gia 法 家 cuối thời Chiến Quốc. Là học trò lớn nhất của Tuân Tử, Hàn Phi được đánh giá là người phát triển tư tưởng của Tuân Tử, là đại biểu xuất sắc nhất của trường phái Pháp gia thời Tiên Tần 先 秦. Lý thuyết của ông được Tần Thuỷ Hoàng (Doanh Chính 嬴 正) sử dụng để thống nhất Trung Quốc. Về sau, học thuyết này còn trở thành một hệ thống lý thuyết cơ bản của nền quân chủ phong kiến Trung Hoa 中 華 trong hơn 2000 năm tồn tại nhưng bao giờ cũng được che giấu dưới cái vẻ bề ngoài của Nho gia 儒 家. Đó chính là lý luận “dương Nho âm pháp 陽 儒 陰 法” mà Lục Giả 陸 賈 đã hiến kế cho Hán Cao Tổ 漢 高 祖 Lưu Bang 劉 邦 (Tây Hán 西 漢). 2. Về tác phẩm Hàn Phi Tử 韓 非 子 Sách Hàn Phi Tử 韓 非 子 (còn được gọi là Hàn Tử 韓 子) là một trong những công trình học thuật vĩ đại, quan trọng bậc nhất của nền chính trị học cổ điển Trung Hoa. Bộ sách hiện còn truyền lại bao gồm có 20 quyển, được chia thành 55 thiên. Sự sắp đặt các thiên khá tạp loạn, không tuân thủ theo một nguyên tắc nhất định nào. Những thiên quan trọng như: Hiển học 顯 學, Cô phẫn 孤 憤, Thuế nan 說 難, Ngũ đố 五 蠹, được đưa lên trên. Những thiên nào kém quan trọng hoặc còn nghi ngờ không phải do Hàn Phi viết thì được xếp phía dưới. Theo PGS. Phan Ngọc, đây là một tác phẩm hết sức độc đáo, sự độc đáo ấy được thể hiện trên mấy phương diện sau: Về phương diện chính trị, Hàn Phí Tử là một bộ sách quan trọng nhất của Chính trị học 政 治 學 cổ điển Trung Hoa và cũng là một trong những tác phẩm đầu tiên của Chính trị học thế giới. Về phương diện tư tưởng: Công trình đã góp phần xác lập trường phái Pháp gia, một trong 4 trường phái lớn nhất của nền tư tưởng, triết học Trung Quốc (Nho 儒, Mặc 墨, Lão 老, Pháp 法). Về phương diện văn học: Nó là một tác phẩm cực kỳ hấp dẫn, thể hiện toàn bộ đời sống sinh hoạt của xã hội Trung Hoa cổ đại với mọi mối quan hệ thông qua vô số sự kiện và đầy tính thời sự. Theo các nhà nghiên cứu như Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Tôn Nhan, Nhượng Tống, giá trị lớn nhất của tác phẩm này là nó chứa đựng nhiều câu chuyện ngụ ngôn 8
  10. hấp dẫn, sinh động và hàm súc, chứa đựng nhiều triết lý nhân sinh về cuộc sống. Với tính tư tưởng cao và nghệ thuật đặc sắc, sự kết hợp hoàn mỹ của ngôn từ và ý tưởng, nó đã khai mở trí tuệ cho người đọc, chứng tỏ giá trị văn học đặc sắc. Trong thiên Ngũ đố, Hàn Phi đã giải thích thời thượng cổ người ta đã dùng Đức trị 德 治 là đúng, vì lúc đó của nhiều, người ít. Bây giờ người đông, của hiếm thì sự tranh giành, mưu mô là điều tự nhiên. Đó cũng là một trong những lý do đưa đến Pháp trị 法 治. Bài ngụ ngôn ngắn Thủ châu đãi thố 守 株 待 兔 trên đây đã phê phán tính câu nệ, không biết thông biến, khi làm việc cần chú tâm vào công việc, không nên có tâm lý cầu may. Công trình biên khảo tiêu biểu về sách Hàn Phi Tử tại Trung Quốc đại lục 中 國 大 陸 khá nhiều, tiêu biểu là bộ Hàn Phi Tử tập thích 韓 非 子 集 釋 của Trần Kỳ Du 陳 琦 瑜, Thượng Hải Cổ Tịch xuất bản xã, 2002 và bộ Hàn Phi Tử Trí Tuệ Giảng Đường 韓 非 子 智 慧 講 堂 của Chu Quảng Vũ 周 廣 宇, Trung Quốc Trường An xuất bản xã. Về các bản dịch Việt ngữ, hiện nay đang lưu hành các bản sau: bản Hàn Phi Tử (do Nguyễn Hiến Lê dịch chú, Nxb Văn hoá, 1999), bản Hàn Phi Tử (do Nhượng Tống dịch chú, Nxb Tân Việt, 1956, Sài Gòn), Bản Hàn Phi Tử (do PGS. Phan Ngọc dịch, chú và bình luận, Nxb Thanh niên, 2000), bản Hàn Phi Tử (do Nguyễn Tôn Nhan dịch chú, chưa in). III. Chú giải từ ngữ 1. 守 Thủ Miên : - Coi, giữ, ôm, giữ không để mất Từ đồng âm: 取 Lấy 手 Tay 首 Cái đầu 守 舊 Thủ cựu: Giữ lấy cái cũ 守 信 Thủ tín: Giữ lấy lòng tin 守 匱 Thủ quỹ: Người giữ quỹ 守 禮 Thủ lễ: Giữ theo lễ 手 筆 Thủ bút: Chữ tự tay viết 手 工Thủ công: Làm bằng tay 手 下 Thủ hạ: thuộc hạ 手 語 Thủ ngữ: Lấy tay làm hiệu 首 科 Thủ khoa: Người đỗ đầu 首 領 Thủ lãnh: Người đứng đầu 首 相 Thủ tướng: Người đứng đầu một chính phủ 首 級 Thủ cấp: Theo lệ nhà Tần, hễ đánh giặc mà chém được một đầu người thì được thăng một cấp. Vì thế gọi đầu giặc là thủ cấp. 取 消 Thủ tiêu: Trừ bỏ đi 進 取 Tiến thủ: Vươn lên 守 口 如 瓶 Thủ khẩu như bình: Miệng kín như bưng 9
  11. Thú : - Tên một chức quan 太 守 Thái thú: quan đứng đầu một quận ngày xưa 巡 守 Tuần thú: Đi tuần trong địa hạt mình quản lý 2. 株 Châu (chu) 木 Mộc : - Gốc cây (phần trên mặt đất) - Lượng từ dùng cho cây cối Từ đồng âm: 州 Khu vực 朱 Màu son 洲 Vùng đất 舟 Thuyền 週 Giáp vòng 珠 Ngọc 3. 待 Đãi 彳 Sách : - Đợi, chờ, đối xử, tiếp đãi 待 客 Đãi khách: Tiếp đãi khách khứa 待 時 Đãi thời: Chờ đợi thời cơ 款 待 Khoản đãi: Tiếp đãi hậu hĩ, thường là tổ chức tiệc tùng 待 詔 Đãi chiếu: Tên 1 chức quan trong Hàn Lâm Viện Ghi chú: Trong Hàn Lâm Viện 翰 林 院 có một chức vụ là Hàn Lâm Đãi Chiếu 翰 林 待 詔, đây là chức quan được xác lập từ thời Đường Huyền Tông 唐 玄 宗 Lý Long Cơ 李 隆 基, chuyên giữ việc văn chương, phê đáp, là bề tôi văn học tuỳ tùng, tức là người phục vụ, trợ lý công tác giấy tờ cho vua. Về sau lại đổi là Hàn Lâm Cung Phung 翰 林 供 奉, tức là Hàn Lâm Viện Cung Phụng 翰 林 院 供 奉. Đến đời nhà Minh 明, nhà Thanh 清 cũng có chức vụ Hàn Lâm Đãi Chiếu, phẩm trật là tòng cửu phẩm 從 九品. Ở Việt Nam chúng ta, nhà Hậu Lê 後 黎 mới dựng nước cũng đặt Hàn Lâm Viện nhưng không có chức vụ Đãi Chiếu mà chỉ có Đãi Chế 待 制, phẩm trật là tòng lục phẩm 從 六 品. Nhà Nguyễn 阮 cũng lập Hàn Lâm Viện, có chức hàm thấp nhất là tòng cửu phẩm, gọi là Hàn Lâm Viện Đại Chiếu, viên ngạch không cố định. 待 時 而 動 Đãi thời nhi động: Đợi thời cơ mà hành động 待 價 而 沽 Đãi giá nhi cô: Đợi giá cao mà bán, người tài gặp được minh chủ thì hết lòng phò tá (trích Luận Ngữ 論 語, Tử Hãn 子罕). 4. 兔 Thố (Thỏ) 儿 Nhân : - Con Thỏ Phụ chú: 玉 兔 Ngọc Thố: Con thỏ ngọc, mặt trăng 金 烏 Kim ô: Con quạ lửa, mặt trời “Trải bao thỏ lặn, ác tà, ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm” (Truyện Kiều) 10
  12. “Nỉ non đêm vắn tình dài, ngoài hiên thỏ đã non đoài ngậm sương” (Truyện Kiều) 兔 死 狗 烹 Thố tử cẩu phanh: Thỏ chết thì chó săn cũng bị nấu Nuôi chó cốt là để săn thỏ, nay thỏ hết thì chó cũng bị làm thịt, ý nói việc lợi dụng được thì lợi dụng, không có thì bắt tội. Đây là một trong những thủ đoạn của các quân vương ngày trước (Sử Ký). 5. 宋 Tống Miên : - Tên một nước thời Xuân Thu - Tên 1 triều đại (960 - 1279) - Họ Tống 6. 人 Nhân 人 Nhân : - Người 穿 井 得 一 人 Xuyên tỉnh đắc nhất nhân: Đào giếng được người 曾 參 殺 人 Tăng Sâm sát nhân: Ông Tăng Sâm giết người 7. 有 Hữu 月 Nguyệt : - Có, trái với không Từ đồng âm: 友 Bạn cùng chí hướng 右 Giúp đỡ, bên phải 8. 耕 Canh 耒 Lỗi : - Cái cày, cày ruộng Từ đồng âm: 更 Thay đổi 庚 Tên 1 can 埂 Cái hố nhỏ 羹 Thức ăn 漁 樵 耕 牧 Ngư tiều canh mục: 4 hạng người trong xã hội 耕 作 Canh tác: Cày cấy 耕 徵 Canh trưng: Cày cấy và nộp thuế 更 新 Canh tân: Đổi mới 更 改 Canh cải: Thay đổi 庚 帖 Canh thiếp: Tờ giấy viết tên họ, tuổi tác của cô dâu chú rể để thông báo cho hai bên được rõ trong lễ Vấn danh (Hôn lễ) . 9. 田 Điền 田 Điền : - Ruộng, đi săn 蒼 海 桑 田 Thương hải tang điền: Biến xanh hoá ruộng dâu 藍 田 Lam Điền: Địa danh, Sơn danh, tên 1 khu vực thuộc tỉnh Thiểm Tây, nơi có nhiều ngọc quý. 藍田 生 玉 Lam Điền sinh ngọc: Cha mẹ hiền từ sinh con tử tế 10. 中 Trung 丨Cổn : - Chính giữa Trúng - Đúng, bị - Đích xác 日 中 則 側 Nhật trung tắc trắc: Mặt trời đứng bóng rồi xế 中 流 擊 楫 Trung lưu kích tiếp: Giữa dòng đập mái chèo 中 庸 Trung dung: Không thái quá, không bất cập 11
  13. 11. 走 Tẩu 走 Tẩu : - Chạy, đi 行 走 Hành tẩu: Đi lại, tên 1 chức quan giúp việc trong các Bộ 走 馬 看 花 Tẩu mã khán hoa: Cưỡi ngựa xem hoa 走 馬 上 任 Tẩu mã thượng nhậm: Cưỡi ngựa nhậm chức quan 走 投 無 路 Tẩu đầu vô lộ: Chạy vào ngõ cụt 12. 觸 Xúc 角 Giác : - Húc, lấy sừng húc - Phạm vào, đụng tới - Tiếp xúc, cảm xúc 觸 言 Xúc ngôn: Lời nói đụng chạm đến người khác 觸 犯 Xúc phạm: Đụng chạm đến 促 進 Xúc tiến: Làm cho tiến triển nhanh 促 逼 Xúc bức: Cấp bách 13. 折 Chiết 扌Thủ : - Gãy, cong, bẻ gãy, vấp phải - Phán đoán, trừ bớt 折 桂 Chiết quế: Bẻ cành quế, thi đỗ, đỗ kỳ thi hương 折 柳 Chiết liễu: Bẻ cành liễu, chỉ sự tiễn biệt 折 腰 Chiết yêu: Cúi mình, khom lưng, chỉ sự xu phụ “Lăm le giật giải thanh vân, trèo trăng bẻ quế gọi xuân mở đường, ” (Sơ kính tân trang) “Vẻ vang gấm lại thêm hoa, thoả lòng bẻ quế cung thiêm bấy lâu, ” (Nhị Độ Mai) 14. 頸 Cảnh 頁 Hiệt : - Phía trước cổ, cổ trước, phía sau cổ gọi là Hạng 項 Từ đồng âm: 境 Bờ cõi 景 phong cảnh 警 Răn bảo 15. 釋 Thích 釆 Biện : - Buông, thả, giảng cho rõ nghĩa - Họ Thích Từ đồng âm: 適 Hợp, phù hợp 刺 Mũi nhọn 奭 Đỏ khé, tên người 倜 Tài năng lỗi lạc 戚 Bà con 放 釋 Phóng thích: Buông thả ra 解 釋 Giải thích: giảng rõ ý 注 釋 Chú thích: Giải thích ý nghĩa của câu văn 12
  14. 擊 刺 Kích thích: Bị tác động đến ngũ quan hoặc tinh thần 刺 客 Thích khách: Kẻ đi ám sát người khác 適 志 Thích chí: Tỏ ra rất bằng lòng, vui vẻ 親 戚 Thân thích: Họ nội và họ ngoại Dịch : - Chuyển đổi 16. 耒 Lỗi 耒 Lỗi : - Cái cày Từ đồng âm: 磊 Đá chồng lên, tài giỏi 儡 Bù nhìn 酹 Tưới rượu tế 17. 而 Nhi 而 Nhi : - Thì, mà, là 18. 冀 Ký 八 Bát : - Mong mỏi, hy vọng Từ đồng âm: 寄 Gởi 既 Đã 記 Ghi chép 驥 Ngựa Ký Phụ chú: 寄 居 Ký cư: Ở nhờ 記 者 Ký giả: Phóng viên 既 往 Ký vãng: Đã qua 騏 驥 Kỳ Ký: Tên hai con ngựa giỏi 19. 復 Phục (Phúc) 彳 Sách : - Lại, đáp lại, thêm lần nữa Từ đồng âm: 伏 Che đậy, ẩn nấp 服Quần áo, đi theo 茯 Phục Linh Phụ chú: 復 讎 Phục thù: Trả thù 復 興 Phục hưng: Hưng thịnh lại 復 命 Phục mệnh: Báo xong việc 復 古 Phục cổ: Theo đời xưa 復 活 Phục hoạt: Chết rồi sống lại 復 書 Phục thư: Thư trả lời “Trời tây lãng đãng bóng vàng/ Phục thư đã thấy tin chàng đến nơi. Mở xem một bức tiên mai/ Rành rành Tích việt có hai chữ đề. Lấy trong ý tứ mà suy/ Ngày hai mươi mốt tuất thì phải chăng ” (Truyện Kiều) 20. 得 Đắc 彳 Sách : - Được, đúng, trúng, hợp 21. 韓 Hàn 韋 Vi : - Họ Hàn, nước Hàn 22. 非 Phi 非 Phi : - Trái, không phải, lỗi lầm Phỉ - Chê bai, huỷ báng 23. 五 Ngũ 二 Nhị : - Số 5 24. 蠹 Đố 虫 Trùng : - Sâu mọt Ghi chú: 五 蠹 Ngũ đố: là năm loại sâu mọt của xã hội, đó là bọn Nho gia, Tung hoành gia, bọn Du hiệp, bọn trốn binh dịch và bọn làm nghề công thương chỉ biết đục khoét ngân khố quốc gia. 13
  15. Theo PGS Phan Ngọc, ngũ đố bao gồm: bọn Cận thần, bọn Công thương, bọn nhà Nho, bọn theo Mặc (hiệp sĩ), bọn Du thuyết, Theo học giả Nguyễn Hiến Lê, ngũ đố bao gồm: Bọn Nho sĩ, bọn Biện sĩ, bọn Du hiệp, bọn Thị thần, bọn Công thương. IV. Ngữ pháp Cách sử dụng chữ Giả 者 1. Giả 者 đứng sau động từ, hình dung từ tạo thành nhóm từ tương đương với nhóm danh. 耕 田 者 Canh điền giả: Người cày ruộng 涉 江 者 Thiệp giang giả: Người qua sông 記 者 Ký giả: Người ghi chép 以 力 假 仁 者 霸, 霸 必 有 大 國. 以 德 行 仁 者 王 王 不 待 大 國 (孟 子 - 公 孫 丑 上) Dĩ lực giả nhân giả bá, bá tất hữu đại quốc. Dĩ đức hành nhân giả vương, vương bất đãi đại quốc. (Mạnh Tử - Công Tôn Sửu Thượng) Người mà dùng sức mạnh để giả thi hành điều nhân là Bá, hạng bá tất sẽ có đất nước lớn. Người mà lấy đức để thi hành điều nhân là Vương, bậc vương giả không đợi nước lớn (Sách Mạnh Tử - Thiên Công Tôn Sửu Thượng). 滅 六 國 者 六 國 也 非 秦 也 Diệt lục quốc giả lục quốc dã phi Tần dã: Kẻ tiêu diệt 6 nước chính là 6 nước vậy nào phải Tần đâu. 2. Câu phán đoán A 者 B 也 孝 者 德 之 本 也 Hiếu giả đức chi bản dã: Hiếu là gốc của đức vậy. 三 才 者 天 地 人 也 Tam tài giả Thiên Địa Nhân dã: Tam tài bao gồm: Thiên Địa Nhân. 君 者 舟 也 庶 人 者 水 也 Quân giả chu dã thứ nhân giả thuỷ dã: Vua là thuyền, dân là nước vậy. 教 育 者 陶 造 人 才 之 利 器 也 Giáo dục giả đào tạo nhân tài chi lợi khí dã: Giáo dục là lợi khí để đào tạo nhân tài (cho đất nước). V. Bài tập thực hành - Viết ra chữ Hán và giải thích ý nghĩa của những từ ghép có từ tố Trung 中. - Trình bày những hiểu biết của anh chị về trường phái Pháp gia và nhân vật Hàn Phi. - Đặt 5 câu theo cấu trúc A 者 B 也. 14
  16. Bài 3 KHẮC CHU CẦU KIẾM I. Chính văn 刻 舟 求 劍 楚 人 有 涉 江 者. 其 劍 自 舟 中 墜 於 水, 遽 刻 其 舟 曰: 是 吾 劍 之 所 從 墜. 舟 止 從 其 所 刻 者 入 水 求 之. 舟 已 行 矣 而 劍 不 行, 求 劍 若 此 不 亦 惑 乎. (呂 氏 春 秋) Phiên âm KHẮC CHU CẦU KIẾM Sở nhân hữu thiệp giang giả. Kỳ kiếm tự chu trung truỵ ư thuỷ, cự khắc kỳ chu viết: “Thị ngô kiếm chi sở tòng truỵ”. Chu chỉ, tòng kỳ sở khắc giả nhập thuỷ cầu chi. Chu dĩ hành hỹ nhi kiếm bất hành, cầu kiếm nhược thử bất diệc hoặc hồ? (Lã Thị Xuân Thu) Dịch nghĩa KHẮC VÀO THUYỀN ĐỂ TÌM GƯƠM Có người nước Sở đi qua sông, cây gươm của ông ta từ trong thuyền rơi xuống nước, ngay lập tức ông ta đánh dấu vào mạn thuyền và nói rằng: “Đây là chỗ mà cây gươm của ta theo đó rơi xuống”. Thuyền dừng lại. Ông ta bèn theo dấu khắc cũ, xuống nước tìm gươm. Thuyền thì di chuyển mà gươm thì chẳng dời, tìm gươm như thế, há chẳng phải là mê lầm hay sao? Minh Hải dịch Dịch văn KHẮC THUYỀN TÌM GƯƠM Có người nước Sở đi qua sông. Gươm của y từ thuyền rơi xuống nước. Y vội khắc vào thuyền và nói rằng: “Đây là nơi gươm của ta rơi xuống.” Thuyền dừng. Y do nơi khắc, xuống nước tìm gươm, Thuyền đã đi rồi mà gươm không đi. Tìm gươm như thế không phải là lầm lẫn hay sao? GS. Nguyễn Tri Tài dịch (Trích Giáo trình tiếng Hán, Tập 1, Nxb ĐHQG TPHCM, 2002) 15
  17. II. Giới thiệu tác phẩm 1. Về lai lịch của tác phẩm Lã Thị Xuân Thu 呂 氏 春 秋 Lã Thị Xuân Thu 呂 氏 春 秋 là một trong những tác phẩm chính luận nổi tiếng, là bộ sách duy nhất có thể khảo sát để biết đích xác năm biên soạn các sách kinh điển thời Tiên Tần 先 秦. Tương truyền, cựu bản Lã Thị Xuân Thu đề tên người biên soạn là Lã Bất Vi 呂 不 韋 (? - 235 TCN), ông là thừa tướng nước Tần 秦 đã chiêu tập môn khác cùng biên soạn. Lã Bất Vi vốn là thương gia đất Bộc Dương 曝 陽, nước Vệ 衛, là người túc trí đa mưu, đặc biệt ông còn là đại diện tiêu biểu cho trường phái Tạp gia 雜 家. Lã Thị Xuân Thu còn có tên là Lã Lãm 呂 覽, nguyên tác được chia thành 3 phần, bao gồm: - Thập nhị kỷ 十 二 紀 60 thiên - Bát Lãm 八 覽 64 thiên - Lục Luận 六 論 36 thiên Về sau thêm 1 thiên Tự ý 序 意 thành 161 thiên nhưng vì phần Bát Lãm lại thất truyền một thiên nên tổng cộng còn lại là 160 thiên, hợp thành 26 quyển. Sách được hoàn thành trước khi Tần Thuỷ Hoàng Đế 秦 始 皇 帝 thống nhất Trung Hoa 中 華. Đây là tập tản văn lý luận cuối thời Chiến Quốc 戰 國. Phần Thập nhị kỷ 十 二 紀 là nội dung lớn nhất của của bộ sách, nó được dựa theo học thuyết Âm Dương 陰 陽 - Ngũ hành 五 行 để trình bày, giải thích rõ sự việc hoà hợp và nên làm của thiên tử vào những thời kỳ, mùa khác nhau trong một năm. Đó là sự thể hiện tư tưởng chính trị của tác giả, tạo thành ý tưởng trung tâm và xuyên suốt. Cụ thể như sau: - 3 kỷ mùa xuân: bàn luận những vấn đề về thuật dưỡng sinh nên thuộc về lý luận của đạo gia. - 3 kỷ mùa hạ: bàn đến những vấn đề liên quan đến giáo dục âm nhạc. - 3 kỷ mùa thu: bàn đến những vấn đề về lý luận binh gia, những quan điểm về chiến tranh. - 3 kỷ mùa đông: chủ yếu bàn về sự trung tín, liêm khiết, an táng. Phần Bát lãm 八 覽 là phần lớn thứ hai của bộ sách. Nó được mở đầu bằng thiên Hữu thuỷ 有 始 bàn về những chuyện bắt đầu từ thuở khai thiên tịch địa. Hiếu hạnh 孝 行 ghi chép về đạo làm người. Thận đại 慎 大 ghi chép về đạo trị quốc. Tiên thức 先 識 bàn về việc thăm dò thảo luận việc nhận thức và cách thức phân biệt sự 16
  18. vật. Thẩm phân 審 分 trình bày rõ việc nắm vững cái hư không tĩnh lặng để tìm kiếm cái lý của danh 名 và thực 寔. Thẩm ứng 審 應 phản đối dâm từ bậy bạ, nguỵ biện. Ly tục 离 俗 nghiên cứu cách thức cai trị dân chúng. Thị quân 侍 君 nghiên cứu về cách thức phục vụ quân vương. Nội dung của Bát lãm thông suốt, sắp đặt chỉnh tề, có tác dụng quan trọng đối với việc tìm hiểu về tư tưởng của toàn bộ cuốn sách. Phần Lục luận 六 論 chia thành 6 luận, mỗi luận có 6 thiên, tổng cộng có 36 thiên. 2. Giá trị của Lã Thị Xuân Thu Nội dung cơ bản của Lã Thị Xuân Thu là lấy học thuyết Đạo gia 道 家 là chủ, học thuyết của Nho gia 儒 家 làm phụ, kiêm thâu thái các học thuyết của Mặc gia 墨 家, Pháp gia 法 家, Danh gia 名 家, Nông gia 農 家, được xem như tập đại thành của chư tử thời Tiên Tần, có thể coi là tác phẩm tiêu biểu của trường phái Tạp gia. Bộ sách này là tác phẩm tổng kết kinh nghiệm lịch sử của các triều đại trước, nó có ý nghĩa to lớn, giúp cho nhà Tần thống nhất được trung nguyên, an dân, trị quốc, bình thiên hạ. Bộ sách đã bảo tồn khá nhiều tư liệu về thời kỳ Tiên Tần, các học phái và những chủ thuyết của họ. Nó đã thể hiện khá nhiều tư tưởng tiến bộ của các trường phái như: quan niệm Quý sinh 貴 生 của Đạo gia, Bạc táng 薄 葬 (giản dị việc chôn cất) của Mặc gia, Sát kim 察 今 (xem xét những việc hiện nay) của Pháp gia, Thượng nông 尚 農 (coi trọng nông nghiệp) của Nông gia, bên cạnh đó là những ghi chép cổ về hệ thống tri thức thiên văn 天 文, địa lý 地 理, âm luật 音 律, lịch pháp 曆 法, thuật số 術 數, của Trung Hoa thời cổ đại. Về giá trị văn chương, hệ thống câu văn, từ ngữ trong các thiên chương của tác phẩm không cầu kỳ, phức tạp, không dài, rối rắm nhưng kết cấu nghiêm cẩn, ngôn ngữ chất phác, giản dị, sử dụng nhiều câu chuyện ngụ ngôn cố sự. Trong những câu chuyện ngụ ngôn, cố sự ấy lại thường đan xen những hình tượng, nhân vật sinh động. Câu chuyện Khắc chu cầu kiếm trích dẫn từ thiên Sát kim 察 今, phần Lục luận 六 論 là một ví dụ minh chứng tiêu biểu, đến nay vẫn còn được lưu truyền và dẫn dụng. Các bản chú giải Lã Thị Xuân Thu hiện nay ở Trung Hoa đại lục và Đài Loan có một số bản của các tác giả như sau: Bản của Cao Dụ 高 諭 (thời Đông Hán 東 漢), ông là người chuyên tâm chú giải sách Lã Thị Xuân Thu và đã có những cống hiến lớn đối với việc bảo tồn, chỉnh lý tác phẩm. Bản Lã Thị Xuân Thu tập thích 呂 氏 春 秋 集 釋 của Hứa Duy 許 維 (hiện đại) cũng đã chú giải và khảo chứng khá kỹ lưỡng. Ở Việt Nam chúng ta, các bản Việt ngữ cũng khá hạn chế. Hiện nay đang lưu hành 02 bản Việt ngữ tương đối rõ ràng và đầy đủ là Lã Thị Xuân Thu (Lã Bất Vi) 17
  19. do PGS Phan Văn Các dịch chú (Nxb Lao Động và Trung Tâm Văn Hoá Đông Tây, 2003, 2009 (tái bản lần 1)), Lã Thị Xuân Thu (Lã Bất Vi) do Kiều Bách Tuấn dịch chú, PGS Phan Ngọc hiệu đính (Nxb Quân đội Nhân dân, 2007). III. Chú giải từ ngữ 1. 刻 Khắc 刂Đao : - Tạo hình bằng vật nhọn - 1 khoảng thời gian, cay nghiệt Từ đồng âm: 克 Đánh, chế phục 剋 Chế phục được 克 己 Khắc kỷ: Gò mình, ép mình 彫 刻 Điêu khắc: Chạm trổ 苛 刻 Hà khắc: Nghiêm nhặt 頃 刻 Khoảnh khắc: Chốc lát 五 更 Ngũ canh: 5 canh, canh 1 (từ 19h - 21h), canh 2 (từ 21h - 23h), canh 3 (từ 23h - 1h), canh 4 (từ 1h - 3h), canh 5 (3h - 5h). 六 刻 Lục khắc: 6 khắc, khắc 1 (từ 6h - 8h), khắc 2 (8h - 10h), khắc 3 (từ 10h - 12h), khắc 4 (12h - 14h), khắc 5 (14h - 16h), khắc 6 (16h - 18h) Buổi sáng: từ 5h - 6h : Buổi Bình minh Buổi chiều: từ 18h - 19h: Buổi Hoàng hôn 2. 舟 Chu 舟 Chu : - Con thuyền Từ đồng âm: 朱 Màu đỏ, họ Chu 株 Gốc cây 周 Nhà Chu, chu vi 3. 3. 求 Cầu 水 Thuỷ : - Tìm kiếm, mong đợi 求 鹿 得 狼 Cầu lộc đắc lang: Tìm hươu được sói (thất bại) 求 田 問 舍 Cầu điền vấn xá: Đòi nhà hỏi ruộng (tự lợi) 求 全 責 備 Cầu toàn trách bị: Cầu cho được toàn bị, đầy đủ 鳳 求 凰 Phượng cầu hoàng: Chim phượng tìm chim hoàng (con trai đi tìm vợ), tên khúc nhạc của Tư Mã Tương Như (Hán) tặng Trác Văn Quân. 4. 劍 Kiếm 刂 Đao : - Cây gươm, một loại binh khí 劍 拔 弩 張 Kiếm bạt nỗ trương: tình thế khẩn trương 口 密 腹 劍 Khẩu mật phúc kiếm: Miệng ngọt, bụng chứa gươm 5. 楚 Sở 木 Mộc : - Bụi gai, đau đớn - Rõ ràng - Tên nước Sở 18
  20. Từ đồng âm: 所 của mình 礎 Hòn đá kê dưới cột nhà 楚 才 晉 用 Sở tài Tấn dụng: Người tài của Sở, nước Tấn sử dụng 楚 國 亡 猿 禍 延 林 木 Sở quốc vong viên hoạ diên lâm mộc: Nước Sở mất con vượn hoạ lây đến cây rừng 楚 館 秦 樓 Sở quán Tần lâu: Chỉ nơi kỹ viện “Khi tỉnh rượu lúc tàn canh/ Giật mình mình lại thương mình xót xa. Khi sao phong gấm rủ là/ Giờ sao tan tác như hoa giữa đường. Mặt sao dày gió dạn sương/ Thân sao bướm chán ong chường bấy thân. Mặc người mưa Sở mây Tần/ Những mình nào biết có xuân là gì, ” (Truyện Kiều) 6. 涉 Thiệp 氵 Thuỷ : - Lội qua sông, đi qua sông 干 涉 Can thiệp: Dính dáng đến việc của người khác 跋 涉 Bạt thiệp: Đi qua cỏ, lội qua nước, chỉ người từng trải 涉 冰 履 霜 Thiệp băng lý sương: Đi trên giá thì sợ sụp, đi trên băng thì sợ lạnh, ngụ ý làm việc nên cẩn thận 7. 墜 Truỵ 土 Thổ : - Rơi, rớt từ trên cao xuống 墜 地 Truỵ địa: Rơi xuống đất, chỉ người mới lọt lòng mẹ 墜 落 Truỵ lạc: Rớt xuống chỗ thấp hèn, sự sa đoạ 墜 淚 碑 Truỵ lệ bi: Bia rơi lệ, sự yêu mến, tích Dương Hữu (Tấn) 8. 遽 Cự 辶 Sước : - Vội vàng, nhanh chóng, bèn Từ đồng âm: 巨 To lớn 拒 Chống lại 距 Khoảng cách 詎 To lớn 巨 富 Cự phú: Giàu có 距 離 Cự ly: Khoảng cách 巨 名 Cự danh: Nổi danh 抗 拒 Kháng cự: Chống lại 9. 所 Sở 戶 Hộ : - Nơi chốn, Họ người, trợ từ 10.吾 Ngô 口 Khẩu : - Tôi, ta, đại từ nhân xưng 11. 從 Tòng (Tùng) 彳 Sách : - Theo, đi theo 三 從 四 德 Tam tòng tứ đức: Ba điều phải theo và 4 đức hạnh 從 惡 如 崩 Tòng ác như băng: Theo việc ác rất dễ 從 風 如 靡 Tòng phong như mỵ: Theo gió mà ngã rạp 從 井 救 人 Tòng tỉnh cứu nhân: Xuống giếng cứu người 從 叔 Tòng thúc: Chú họ 19
  21. 12. 止 Chỉ 止 Chỉ : - Ngừng, dừng, thôi, nghỉ Từ đồng âm: 旨 Tờ lệnh 只 Cái, con 址 Nền nhà, địa chỉ 指 Ngón tay 趾 Ngón chân 紙 Giấy 13. 已 Dĩ 己 Kỷ : - Đã, thôi (cuối câu) Ghi chú: Ba từ có tự dạng gần giống nhau: 己 Kỷ, 已 Dĩ, 巳 Tỵ 14. 行 Hành 行 Hành : - Đi, làm Từ đồng âm: 莖 Thân cây 衡 Trục hoành 珩 Ngọc đeo 桁 Cái cùm 蘅 Tên một loại cỏ thơm 杜 蘅 Đỗ hành Ghi chú: 行 遣 Hành khiển: Tên một chức quan lớn (tương đương Thượng thư), chức quan này được sách lập từ đời Trần. : Tên một vị thần cai quản trong năm (Đạo giáo) 行 年 Hành niên: Tuổi đã qua 行 雲 流 水 Hành vân lưu thuỷ: Tên hai bản đàn của Bá Nha Tính tình hoạt bát, hành văn trôi chảy 上 行 下 傚 Thượng hành hạ hiệu: Trên làm sao dưới làm vậy 15. 矣 Hỹ 矢 Thỉ : - Vậy (trợ từ cuối câu) 16. 若 Nhược 艹 Thảo : - Nếu, Như, Anh, Mày, 門 庭 若 巿 Môn đình nhược thị: Trước sân như chợ 門 可 羅 雀 Môn khả la tước: Trước cửa bắt chim 口 若 懸 河 Khẩu nhược huyền hà: Miệng như tép nhảy 17. 亦 Diệc 亠 Đầu : - Cũng 18. 惑 Hoặc 心 Tâm : - Nghi ngờ, mê lầm 19. 乎 Hồ 丿 Phiệt : - Vậy, ư, ôi, sao? 20. 呂 Lã (Lữ) 口 Khẩu : - Âm luật, xương sống, họ Lã 21. 氏 Thị 氏 Thị : - Họ người 22. 春 Xuân 日 Nhật : - Tên một mùa 23. 秋 Thu 禾 Hoà : - Tên một mùa, năm 春 秋 Xuân thu: Chỉ thời gian trong 1 năm, sách lịch sử 秋 波 Thu ba: Sóng mùa thu, ánh mắt người đẹp 秋 扇 Thu phiến: Quạt mùa thu, chỉ người phụ nữ không còn xuân sắc, lỡ duyên 秋 試 Thu thí: Kỳ thi được tổ chức vào mùa thu, thi hương, vào khoảng tháng 8 (theo âm lịch) 20
  22. IV. Ngữ pháp Cách sử dụng chữ Sở 所 1. Dùng trong câu bị động: 為 . + 所 + Động từ 柳 昇 為 我 軍 所 攻 (平 吳 大 誥) Liễu Thăng vi ngã quân sở công (Bình Ngô đại cáo): Tướng Liễu Thăng bị quân ta đánh. 衛 太 子 為 江 充 所 敗 (漢 書) Vệ Thái tử vi Giang Sung sở bại (Hán Thư): Thái tử nước Vệ bị Giang Sung đánh bại. 茅 屋 為 秋 風 所 破 (杜 甫, 712 - 770) Mao ốc vi thu phong sở phá (Đỗ Phủ): Mái nhà tranh bị gió thu thổi đổ. 2. Đứng trước động từ (cụm động), tính từ tạo thành danh từ 耳 所 聞 Nhĩ sở văn: Những điều tai nghe được 目 所 見 Mục sở kiến: Những điều mắt thấy được 所長 Sở trưởng: Điểm mạnh 所 短 Sở đoản: Điểm yếu 3. Dùng phức hợp như danh từ, bổ nghĩa cho từ phía trước tạo nên từ ghép 公 所 Công sở: Nơi làm việc công 住 所 Trú sở: Nơi ở 任 所 Nhiệm sở: Nơi làm việc 公 安 所 Công an sở: Sở công an V. Bài tập thực hành - Giới thiệu sơ bộ về tập Lã Thị Xuân Thu. - Viết ra chữ Hán và phân tích cú pháp các câu sau: Tống nhân hữu canh điền giả. Thố bất khả phục đắc nhi thân vi Tống quốc tiếu. Thị ngô kiếm chi sở tòng truỵ - Viết ra chữ Hán và giải thích nghĩa các từ ghép có yếu tố Sở 所. 21
  23. Bài 4 HỌC NHI THỜI TẬP CHI I. Chính văn 學 而 時 習 之 子曰: 學 而 時 習 之 不 亦 說 乎? 有 朋 自 遠 方 來 不 亦 樂 乎? 人 不 知 而 不 慍 不 亦 君 子 乎? (論 語 - 學 而) Phiên âm HỌC NHI THỜI TẬP CHI Tử viết: Học nhi thời tập chi bất diệc duyệt hồ? Hữu bằng hữu tự viễn phương lai bất diệc lạc hồ? Nhân bất tri nhi bất uấn bất diệc quân tử hồ? (Luận Ngữ - Học Nhi) Dịch nghĩa: HỌC MÀ THỰC TẬP NHỮNG ĐIỀU ĐÃ HỌC Khổng Tử nói: Học mà luôn thực tập lại những điều đã học hà chẳng phải là vui lòng sao? Có bạn hữu từ xa đến há chẳng phải là vui vẻ sao? Người ta không biết đến mình mà mình không giận dữ (để bụng) gì cả há chẳng phải là bậc quân tử sao? Minh Hải dịch Dịch văn: HỌC MÀ THỰC TẬP NHỮNG ĐIỀU ĐÃ HỌC Đức Khổng Phu Tử nói rằng: “Học mà thường xuyên luyện tập, chẳng vui lòng chăng?” Có bạn từ nơi xa đến (hỏi học với mình), chẳng vui mừng chăng? Người ta chẳng biết mình mà mình chẳng hề oán giận, chẳng phải là bậc quân tử sao? (Theo Khổng Tử, Luận Ngữ (Lê Phục Thiện dịch), Nxb VH, 2002) II. Giới thiệu về Khổng Tử và tác phẩm Luận Ngữ 1. Về Khổng Tử 孔 子 1.1. Về hành trạng 22
  24. Khổng Tử 孔 子 sinh ngày 1 tháng 11 năm Canh Tuất 庚 戌 (551 TCN), đời Chu Linh Vương 周 靈 王 thứ 21 và Lỗ Tương Công 魯 襄 公 thứ 22 tại ấp Tu 鯈, làng Xương Bình 昌 平, huyện Khúc Phụ 曲 阜, nước Lỗ 魯 (có sách chép là người ở Trâu Ấp 鄒 邑, thuộc nước Lỗ, nay thuộc phía đông nam huyện Khúc Phụ 曲 阜 縣, tỉnh Sơn Đông 山 東 省, Trung Quốc 中 國), tên Khâu 丘, tự Trọng Ni 仲 尼. Tổ tiên của ngài vốn là quý tộc nước Tống 宋, vì gặp cảnh loạn lạc, gia cảnh suy sụp nên di cư sang nước Lỗ. Ông thuộc dòng dõi Vi Tử Khải 微 子 啟 (họ là Tử 子), Vi Tử Khải là con vua Đế Ất 帝 乙 nhà Ân 殷, là anh trai vua Đế Tân 帝 辛, tức vua Trụ 紂 王. Sau khi nhà Chu 周 tiêu diệt nhà Thương Ân 商 殷 mới phong cho con cháu nhà Thương ở nước Tống để hương hoả cho dòng dõi Thành Thang Vương 成 湯 王. Năm 15 tuổi đã có chí học tập, năm 19 tuổi lấy vợ là con cháu họ Thượng Quan 上 官, nước Tống 宋. Năm 20 tuổi sinh được 1 con trai đặt tên là Lý 鯉, tự Bá Ngư 伯 魚. Về quãng đời trước lúc 35 tuổi, hầu hết các sử sách đều không ghi rõ ràng nên hậu học không được tường minh. Chỉ biết rằng ông đã từng giữa chức quan nhỏ như coi kho, quản lý gia súc (Sử ký 史 記, Khổng tử thế gia 孔 子 世 家). Lúc ngài đã ngoài 50 tuổi (tức vào năm Lỗ Định Công 魯 定 公 thứ 9), ông đã giữ chức Tư Không 司 空, sau chuyển sang chức Tư Khấu 司 寇, theo sử cũ ông chỉ giữ cương vị này chỉ có 3 tháng. Căn cứ vào bộ Sử ký 史 記 của Tư Mã Thiên 司 馬 遷, chúng ta được biết khi Khổng Tử cảm thấy chính quyền nước Lỗ đã suy thoái nên ông đã bỏ đi du thuyết khắp nơi hầu mong chính quyền các nước ấy thực hiện đường lối chính trị Nhân chính 仁 政, Đức trị 德 治 của mình. Ông và các môn sinh đã đi qua 7 nước và gặp khá nhiều gian nan nhưng không được ai trọng dụng. Cuối đời ông về lại quê cũ, mở trường dạy học, thu nạp môn sinh. Theo Sử ký, ngài thu nhận hơn 3000 học trò, trong đó có 72 người giỏi nhất (Thất thập nhị hiền 七 十 二 賢). Mùa xuân năm Lỗ Ai Công 魯 哀 公 thứ 14 (481 TCN), có người nước Lỗ đi săn bắt được con Kỳ Lân 麒 麟 què một chân bên trái. Ngài đến xem rồi bưng mặt khóc, khi trở về than rằng: “Ngô đạo cùng hỹ 吾 道 窮 矣” (Đạo của ta đến lúc cùng vậy). Sách Xuân Thu 春 秋 chép đến chuyện ấy là hết nên đời sau gọi là Lân Kinh 麟 經. Năm Nhâm Tuất 壬 戌 đời Lỗ Ai Công thứ 17 (479 TCN), vào ngày Kỷ Sửu 己 丑 tháng tư, ngài bị bệnh mất, hưởng thọ 73 tuổi. Mộ ngài được táng bên bờ sông Tứ Thuỷ 泗 水, phía 23
  25. bắc thành nước Lỗ, nay gọi là Khổng Lâm 孔 林. Học trò đã để tang 3 năm, duy chỉ có Tử Cống 子 貢 làm nhà bên mộ cư tang đến 6 năm. Các triều đại phong tặng ngài như sau: - Năm Bính Ngọ 丙 午 (195 TCN), Hán Cao Tổ 漢 高 祖 làm lễ Thái Lao太 牢 tế ngài tại Khúc Phụ. Năm Vĩnh Bình 永 平 thứ 15 (72), Hán Minh đế 漢 明 帝 đến tế ngài và Thất thập nhị hiền. Năm Nguyên Hoà 元 和 thứ 2 (85), Hán Chương đế 漢 章 帝 cho lập miếu, hoạ hình ngài để thờ. Năm Trung Bình 中 平 thứ 6 (183), Hán Linh Đế 漢 靈 帝 dựng Hồng đô môn 鴻 都 門 ở kinh thành vẽ hình ngài và Thất thập nhị hiền. - Năm Kỷ Tỵ 己 巳 (489), Lương Hiếu Văn Đế 粱 孝 文 帝 cho xây dựng Khổng miếu 孔 廟 và tôn ngài là Thánh 聖. - Năm Trinh Quán 貞 觀 thứ 11 (637), Đường Thái Tông 唐 太 宗 tôn ngài làm Tiên thánh 先 聖, Nhan Hồi 顏 回 làm Tiên sư 先 師 thờ chung với Chu Công 周 公 ở nhà Thái học 太 學. Năm sau vua truyền xây dựng Khổng miếu tại các tỉnh, quận để thờ ngài. Đường Huyền Tông 唐 玄 宗 năm Khai Nguyên 開 元 thứ 27 (739) phong ngài là Văn Tuyên vương 文 宣 王, mặc phẩm phục hoàng đế, tặng cho các đệ tử của ngài các tước Công 公, Hầu 侯, Bá 伯. - Năm Đại Trung Tường Phù 大 中 祥 符 nguyên niên (1008), Tống Chân Tông 宋 真 宗 phong ngài là Thánh Văn Tuyên Vương 聖 文 宣 王, thân phụ ngài là Lỗ Công 魯 公, thân mẫu ngài là Lỗ phu nhân 魯 夫 人, vợ là Thượng Quan thị là 上 官 氏 làm Vận phu nhân 運 夫 人. Năm Sùng Ninh 崇 寧 nguyên niên (1102), Tống Huy Tông 宋 徽 宗 phong cho con ngài là Bá Ngư là Tứ Thuỷ Hầu 泗 水 侯. Năm Thiệu Hy 紹 熙 thứ 2 (1192), Tống Quang Tông 宋 光 宗 cấm không được viết chữ Khâu 丘 tên huý của ngài để tôn kính, nếu cần viết phải bớt nét, khi đọc đến phải đọc là Mỗ. - Năm Đại Đức 大 德 thứ 10 (1306), Nguyên Thành Tông 元 成 宗 phong ngài làm Đại Thành Chí Thánh Văn Tuyên Vương 大 成 至 聖 文 宣 王. Năm Chí Thuận 至 順 thứ 2 (1331), đời Nguyên Văn Tông 元 文 宗 gia phong thân phụ ngài làm Khải Thánh Vương 啟 聖 王, thân mẫu ngài làm Khải Thánh Vương Phu Nhân 啟 聖 王 夫 人. - Năm Gia Tĩnh 嘉 靖 thứ 9 (1530), Minh Thế Tông 明 世 宗 phong ngài làm Chí Thánh Tiên Sư 至 聖 先 師. 24
  26. - Năm Thuận Trị 順 治 thứ 2 (1645), Thanh Thế Tổ 清 世 祖 phong ngài làm Đại Thành Chí Thánh Văn Tuyên Vương Tiên Thánh Sư Khổng Phu Tử 大 成 至 聖 文 宣 王 先 聖 師 孔 夫 子. Ngài được đánh giá là một nhà tư tưởng, nhà giáo dục, nhà hoạt động chính trị vĩ đại thời Xuân Thu. Khổng Tử là học tổ của trường phái Nho gia của Trung Hoa và đã từng đi chu du các nước để truyền bá học thuật. Theo Trương Ấm Lân 張 蔭 麟, hoài bão lớn nhất của Khổng Phu Tử là chính trị nhưng thành tựu lớn nhất của ngài lại là giáo dục. Học trò của ngài được gọi là Nho sĩ 儒 士. Nho 儒 là những người đương thời chuyên về tế lễ. Sĩ 士 trước thời Xuân Thu 春 秋 thường được dùng để chỉ quân đội nhưng càng về sau nó được dùng để chỉ văn chứ không phải võ. Vậy, Nho sĩ tức là tầng lớp trí thức thời bấy giờ. Chủ thuyết của ngài được truyền bá rộng khắp trong các tầng lớp Sĩ 士, Khanh 卿, Đại phu 大 夫 nên còn được gọi là Nho gia 儒 家 hay Nho giáo 儒 教. 1.2. Về trứ tác và tư tưởng Theo ghi chép của Tư Mã Thiên trong Sử ký (Khổng Tử thế gia), quan niệm truyền thống vẫn khẳng định Khổng Tử san định Thi 詩, Thư 書, Lễ 禮, Nhạc 樂, viết Xuân Thu 春 秋 và Thập Dực 十 翼 trong Dịch 易, do đó ngày xưa gọi là Lục nghệ 六 藝 hay là Lục kinh 六 經 (Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu). Càng về sau, các học giả đã tỏ ra hoài nghi quan niệm này, Ngô Tất Tố khi phê bình sách Nho Giáo 儒 教 của Trần Trọng Kim cũng quan tâm đến mảng tư liệu mà Trần Trọng Kim sử dụng để viết lịch sử Nho gia 儒 家. Theo Nguyễn Hiến Lê, Khổng Tử chỉ viết 01 tác phẩm duy nhất là Kinh Xuân Thu còn học giả Trung Quốc là Dương Vinh Quốc 陽 榮 國 cũng phủ nhận luôn cả Xuân Thu không phải do Khổng Tử viết. Theo hướng nghiên cứu đó, GS. Hà Thúc Minh đã khẳng định tài liệu quan trọng nhất để khảo cứu tư tưởng của Khổng Tử là Luận ngữ. Hạt nhân tư tưởng của Khổng tử là chữ Nhân 仁, ngài chủ trương hành đạo Trung thứ 中 恕, suốt đời ông hi vọng khôi phục lại chế độ Lễ 禮 của nhà Chu 周, biện pháp mà ông đề ra để thực hiện chủ trương này là Chính danh 正 名. Thế giới quan của của Khổng Phu Tử là một loại Thiên mệnh quan 天 命 觀 duy tâm. Ông đề ra chủ thuyết Thiên Mệnh 天 命 (Bất tri mệnh vô dĩ vi quân tử 不 知 命 無 以 為 君 子) song đối với quỷ thần thì ông “kính nhi viễn chi 敬 而 遠 之”. Về giáo dục, ngài đề xuất nguyên tắc giáo dục và dạy dỗ không phân biệt loại người nào (Hữu giáo vô 25
  27. loại 有 教 無 類). Tư tưởng của ngài có ảnh hưởng rất sâu và rộng trong học giới hậu thế, trở thành hệ thống lý luận tư tưởng có địa vị chủ đạo trong xã hội phong kiến suốt hơn 2000 năm nay. 2. Về tác phẩm Luận Ngữ 論 語 Luận Ngữ 論 語 là tập sách ghi chép lại ngôn ngữ, cử chỉ và quan điểm của Khổng tử và một số học trò, là một trong những kinh điển quan trọng nhất của Nho gia. Luận ngữ không phải do đích thân Khổng tử viết mà do học trò của ngài ghi chép mà thành. Luận ngữ được ghi chép bắt đầu từ cuối thời kỳ Xuân Thu 春 秋 末 期 và kết thúc vào sơ kỳ Chiến Quốc 戰 國 初 期. Luận ngữ qua nhiều tay học trò ghi chép. Những người ghi chép cuối cùng có lẽ là học trò của Tăng Sâm. Theo học giả Sơn Hạ Dần Thứ 山下寅 恕 (Nhật Bản 日 本), Luận ngữ có lẽ được chép từ 479- 400 TCN. Toàn văn Luận ngữ có 1 vạn 2 ngàn chữ, được chia thành 20 thiên. 10 thiên đầu hoàn thành hơi sớm, phản ánh trung thực tư tưởng, thời đại Khổng Tử, 10 thiên sau hoàn thành hơi muộn. Đến đời Hán 漢, Luận ngữ có ba bản khác nhau: Lỗ Luận ngữ 魯 論 語, Tề Luận ngữ 齊 論 語 và Cổ văn Luận ngữ 古 文 論 語. Hiện nay, các bản chú giải khá tốt, phổ biến như: Luận ngữ chú sớ 論 語 注 疏 (Hà Án 何 晏, đời Nguỵ 魏), Tứ thư tập chú 四 書 集 注 - Luận ngữ tập 論 語 集 (Chu Hy 朱 熹, đời Tống 宋), Luận ngữ 論 語 (Kỷ Cầm 己 琴 chú thích), Luận ngữ dị độc 論 語 易 讀 (Ngô Tân Thành 吳 新 成 chú thích), Tứ Thư 四 書 (Dương Hồng 楊 紅, Vương Thành Trung 王 誠 忠, Nhiệm Đại Viện 任 大 瑗, Lưu Phong 劉 峰 chú thích), Các bản Việt ngữ được lưu hành khá phổ biến, tiêu biểu như các bản Luận ngữ của Đoàn Trung Còn, Lê Phục Thiện, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Đức Lân, Trần Trọng Sâm, Kiều Bách Vũ Thuận, III. Chú giải từ ngữ 1. 學 Học 子 Tử : - Học, học tập, bắt chước 學 究 Học cứu: Thầy đồ 學 科 Học khoa: Các môn học 學 廟 Học miếu: Nơi thờ Khổng Tử 學 藝 Học nghệ: Văn nghệ 2. 而 Nhi 而 Nhi : - Rồi, thì, là, mà, và, 3. 時 Thời 日 Nhật : - Mùa, 1 giờ, 1/12 ngày 26
  28. 時 止 時 行 Thời chỉ thời hành: Lúc dừng lúc làm 時 不 可 失 Thời bất khả thất: Cơ hội không nên bỏ qua 時 女 Thời nữ: Con gái đến tuổi lấy chồng 及時雨 Cập thời vũ: Mưa đúng lúc 4. 習 Tập 羽 Vũ : - Lặp đi lặp lại, học tập, Từ đồng âm: 集 Chim đậu thành bầy 輯 Kéo gai thành sợi 緝 Hoà mục 5. 說 Duyệt 言 Ngôn : - Vui lòng Thuyết - Nói, thuyết phục 6. 乎 Hồ 丿 Phiệt : - Trợ từ cuối câu dùng để hỏi 7. 朋 Bằng 月 Nguyệt : - Bạn cùng chí hướng 8. 遠 Viễn 辶 Sước : - Xa, xa xôi 9. 方 Phương 方 Phương : - Phương hướng 10. 來 Lai 人 Nhân : - Tới, đến, lại 11. 知 Tri 矢 Thỉ : - Biết, hiểu biết, tri thức 12. 慍 Uấn (Uẩn) 忄 Tâm : - Giận, ngậm hờn 13. 君 Quân 口 Khẩu : - Anh, chị (Đại từ nhân xưng) - Vua, người quân tử 14. 論 Luận 言 Ngôn : - Bàn luận, nói về, bình luận Ghi chú: 學 而 Học Nhi là tên thiên thứ nhất của sách Luận ngữ, bao gồm 16 tiết, dụng ý nói về niềm vui trong học tập. IV. Ngữ pháp Cách sử dụng chữ Nhi 而 1. 而 Nhi có nghĩa là : Mà, thì 先 天 下 之 憂 而 憂 後 天 下 之 樂 而 樂 Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc: Lo thì lo trước cái lo của thiên hạ, vui thì vui sau cái vui của thiên hạ. 子 曰: “關 雎 樂 而 不 淫 哀 而 不 傷” Tử viết: “ Quan Thư lạc nhi bất dâm, ai nhi bất thương”: Khổng Tử nói: “ Bài thơ Quan Thư trong kinh Thi vui vẻ mà không có dâm từ, buồn rầu mà không có đau thương. 童 子 莫 對 垂 頭 而 睡 Đồng tử mạc đối thuỳ đầu nhi thuỵ: Đồng tử chẳng đáp lại mà gục đầu ngủ tiếp. 27
  29. 2. 而 Nhi có nghĩa là: Rồi 春 而 夏 而 秋 而 冬 Xuân nhi hạ nhi thu nhi đông: Mùa xuân rồi đến mùa hạ, rồi đến mùa thu, rồi đến mùa đông. 不 登 高 山 而 小 天 下 Bất đăng cao sơn nhi tiểu thiên hạ: Đừng lên núi cao rồi xem thiên hạ là nhỏ. 樵 夫 伐 木 而 小 之 Tiều phu phạt mộc nhi tiểu chi: Ông tiều chặt cây rồi chẻ nhỏ nó ra. 3. 而 Nhi có nghĩa là: Nhưng 言 有 窮 而 情 不 可 終 Ngôn hữu cùng nhi tình bất khả chung: Lời có thế cạn nhưng tình không bao giờ hết. 子 溫 而 厲 威 而 不 猛 恭 而 安 Tử ôn nhi lệ, uy nhi bất mãnh, cung nhi an: Đức Khổng Phu Tử ôn hoà những rất trang nghiêm, uy nghi nhưng không dữ tợn, cung kính nhưng yên vui. V. Bài tập thực hành - Trình bày những hiểu biết của anh, chị về cuộc đời và tư tưởng của Khổng Phu Tử. - Dịch mấy câu sau sang tiếng Hán (không cần viết chữ): + Khổng Tử là nhà giáo dục vĩ đại của Trung Quốc thời cổ đại. + Tư Mã Thiên là tác giả của bộ Sử ký vĩ đại Trung Hoa. + Lý Bạch nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của thơ ca cổ điển Trung Quốc. - Viết ra chữ Hán và dịch nghĩa mấy nhan đề tác phẩm sau: Tây du ký, Hồng lâu mộng, Tam quốc diễn nghĩa, Thuỷ hử, Phong thần. 28
  30. Bài 5 LỤC NGÔN LỤC TẾ I. Chính văn 六 言 六 蔽 子 曰:“由 也,女 聞 六 言 六 蔽 矣 乎? 對 曰: “未 也” “居,吾 語 女.好 仁 不 好 學 其 蔽 也 愚. 好 知 不 好 學 其 蔽 也 蕩. 好 信 不 好 學 其 蔽 也 賊. 好 直 不 好 學 其 蔽 也 絞. 好 勇 不 好 學 其 蔽 也 亂. 好 剛 不 好 學 其 蔽 也 狂. (論 語 - 陽 化) Phiên âm LỤC NGÔN LỤC TẾ Tử viết : “Do dã, nhữ văn lục ngôn lục tế hỹ hồ?” Đối viết : “Vị dã” “Cư, ngô ngứ nhữ: Hiếu nhân bất hiếu học kỳ tế giả ngu. Hiếu trí bất hiếu học kỳ tế dã đãng. Hiếu tín bất hiếu học kỳ tế dã tặc. Hiếu trực bất hiếu học kỳ tế dã giảo. Hiếu dũng bất hiếu học kỳ tế dã loạn. Hiếu cương bất hiếu học kỳ tế dã cuồng.” (Luận Ngữ - Dương Hoá) Dịch nghĩa: SÁU ĐỨC VÀ SÁU ĐIỀU CHE LẤP Khổng Tử bảo: “Này anh Do (tức ngài Tử Lộ), anh đã từng nghe đến sáu cái đức và sáu điều che lấp chưa?” Tử Lộ đáp lại: “Dạ, chưa từng nghe” “Anh ngồi đó, ta sẽ giảng cho anh nghe vậy: (Người) ham đức nhân mà không ham học thì bị sự che lấp là ngu muội. 29
  31. Ham đức trí mà không ham học thì bị sự che lấp là phóng đãng. Ham đức tín mà không ham học thì bị sự che lấp là tổn hại. Ham đức ngay thẳng mà không ham học thì bị sự che lấp là gắt gao, mất lòng người khác. Ham đức dũng mà không ham học thì bị sự che lấp là loạn động. Ham sự cương cường mà không ha học thì bị sự che lấp là cuồng bạo. Minh Hải dịch Dịch văn SÁU ĐỨC VÀ SÁU ĐIỀU CHE LẤP Khổng Tử nói rằng: “Này Do, ngươi có nghe về sáu đức tính và sáu điều che lấp hay chưa?” Thưa rằng: “Chưa hề!” “Hãy ngồi lại, ta bảo cho mà biết: - Chuộng điều nhân mà không ham học thì mối che lấp là ngu muội. - Chuộng nết trí mà không ham học thì mối che lấp là phóng đãng. - Chuộng chữ tín mà không ham học thì mối che lấp là sự tổn hại. - Chuộng sự ngay thẳng mà không ham học thì mối che lấp là ưa phản loạn. - Chuộng tính cứng cỏi mà không ham học thì mối che lấp là tính cuồng bạo. (Theo Chu Hy, Tứ thư tập chú (Nguyễn Đức Lân dịch), Nxb VHTT, 1999) II. Giới thiệu tác giả, tác phẩm (xem bài 11) III. Chú giải từ ngữ 1. 六 Lục 八 Bát : - Số 6 2. 言 Ngôn 言 Ngôn : - Lời nói, nói 3. 蔽 Tế 艹 Thảo : - Che lấp, xử quyết 4. 由 Do 田 Điền : - Bởi, từ, tự do, nguyên do, lý do - Tên riêng của Tử Lộ 5. 女 Nữ 女 Nữ : - Con gái Nhữ - Đại từ nhân xưng ngôi 2 6. 聞 Văn 門 Môn : - Nghe, nghe gián cách 百 聞 不 如 一 見 Bách văn bất như nhất kiến: Trăm nghe không bằng một thấy 聞 名 不 如 見 面 Văn danh bất như kiến diện: Nghe danh không bằng gặp mặt 聞 其 聲 不 見 其 形 Văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình: Nghe tiếng không thấy hình 30
  32. 7. 對 Đối 寸 Thốn : - Đáp lại, song đôi 8. 未 Vị 木 Mộc : - Chưa, chưa hẳn 9. 居 Cư 尸 Thi : - Ở, xử lý, cai quản 居 住 Cư trú 移 居 Di cư 定 居 Định cư 遊 居 Du cư 回 居 Hồi cư 10. 語 Ngữ 言 Ngôn : - Lời nói, ngôn ngữ Ngứ - Nói cho biết 11. 好 Hảo 女 Nữ : - Tốt, đẹp, hay Hiếu (Háo) - Ham muốn, yêu thích 12. 愚 Ngu 心 Tâm : - Ngây dại, ngu ngơ - Họ Ngu (Ngu công) 13. 知 Tri 矢 Thỉ : - Hiểu biết, lanh lợi Trí - Trí tuệ 14. 蕩 Đãng 艹 Thảo : - Mênh mông, bát ngát, mơ hồ 15. 信 Tín 人 Nhân : - Lòng tin, tin tưởng 16. 賊 Tặc 貝 Bối : - Giặc, làm tổn hại 17. 直 Trực 目 Mục : - Thẳng thắn, chính trực - Ngay thẳng, không cong vẹo 18. 絞 Giảo 糸 Mịch : - Thắt chặt, mất lòng người 19. 勇 Dũng 力 Lực : - Mạnh mẽ, không sợ sệt 20. 亂 Loạn 乙 Ất : - Lộn xộn, không nề nếp 21. 剛 Cương 刂 Đao : - Cứng rắn, chắc chắn 22. 狂 Cuồng 犭 Khuyển : - Rồ dại, điên loạn 23. 陽 Dương 阝 Phụ : - Phần dương, khí dương - Mặt trời, hướng Nam, tươi tắn - Cõi trần thế, tôn kính 秋 陽 以 暴 之 (孟 子) Thu dương dĩ bộc chi (Mạnh tử): Mặt trời mùa thu giọi bóng xuống (cảnh dẹp nhưng buồn) 天 子 當 陽 Thiên tử đương dương: Vua xoay về hướng Nam 陽 為 尊 敬 Dương vi tôn kính: Ngoài mặt tỏ ra tôn kính 漢 陽 Hán dương: tên con sông, phía Nam sông Hán 衡 陽 Hành dương: Phía Nam núi Hành 31
  33. 24. 化 Hoá 匕 Chuỷ : - Biến hoá, hoá sinh, cảm hoá 造 化 Tạo hoá: Trời đất, người có thể sinh diệt được muôn vật 化 工 Hoá công: Ông trời, khuôn tạo 風 化 Phong hoá: Lấy chính trị mà cảm gọi là phong hoá 文 化 Văn hoá: Lấy lễ giáo mà cảm gọi là văn hoá Ghi chú: 陽 化 Dương Hoá còn gọi là Dương Hổ 陽 虎, gia thần của Quý thị 季 氏, đồng thời lại làm quan đại phu 大 夫 nước Lỗ 魯, thường tỏ ra chống đối, tranh giành với Quý thị. Hắn muốn mời Khổng tử đến yết kiến, để rủ ngài vào phe đảng. Thiên Dương Hoá này có 25 tiết. IV. Ngữ pháp Cách dùng chữ Kỳ 其 Chữ 其 Kỳ thường được dùng trước danh từ để biểu thị sở hữu 庭 中 種 桂 其 葉 常 綠 Đình trung chủng quế kỳ diệp thường lục. Trong sân có trông cây quế, lá của nó thương mầu xanh. (Kỳ = Quế). 園 中 種 菊, 及 秋 開 花, 其 辮 如 絲 如 爪 Viên trung chủng cúc, cập thu khai hoa, kỳ biện như ty như trảo: Trong vườn trồng hoa cúc, đến mùa thu thì nở hoa, cánh cúc như tơ như móng vuốt (Kỳ = Cúc). 南 方 有 鳥 其 名 曰: 鵷 雛 Nam phương hữu điểu kỳ danh viết: Uyên Sồ : Phương Nam có 1 loại chim, tên gọi của nó là Uyên Sồ. (Kỳ = Điểu). 牛 力 大 能 耕 田 能 挽 車 其 肉 可 食 其 乳 可 飲 Ngưu, lực đại năng canh điền, năng vãn xa, kỳ nhục khả thực, kỳ nhũ khả ẩm: Con trâu, sức của nó lớn có thể cày ruộng, có thể kéo xe, thịt của nó có thể ăn, sữa của nó có thể uống được ( Kỳ = Ngưu). V. Bài tập thực hành - Tìm từ trái nghĩa của của các từ sau rồi viết ra chữ Hán: Viễn Đoản Tốc Đê Trầm Khoái. - Hoàn thành những câu thành ngữ sau: Kỷ cúc diên ; Ngưu đầu mã ; hà chiết kiều; Cúc lan phương. Họa xà túc; Ngu công Sơn; Cử án tề ; Trầm ngư lạc - Viết lại chữ Hán bài Học nhi thời tập chi. 32
  34. Bài 6 TỨ CẢNH CHI NỘI BẤT TRỊ I. Chính văn 四 境 之 內 不 治 孟子 謂 齊 宣 王 曰:“王 之 臣 有 託 其 妻 子 於 其 友 而 之 楚 遊 者. 比 其 反 也 則 凍 餒 其 妻 子,則 如 之 何?” 王 曰:“棄 之.” 曰:“士 師 不 能 治 士,則 如 之 何 ?” 王 曰: “已 之.” 曰:“四 境 之 內 不 治,則 如 之 何?” 王 顧 左 右 而 言 他. (孟 子 - 梁 惠 王) Phiên âm TỨ CẢNH CHI NỘI BẤT TRỊ Mạnh Tử vị Tề Tuyên Vương viết: “Vương chi thần hữu thác kỳ thê tử ư kỳ hữu nhi chi sở du giả, tý kỳ phản dã, tắc đống nỗi kỳ thê tử, tắc như chi hà?” Vương viết: “Khí chi” Viết: “Sĩ sư bất năng trị sĩ, tắc như chi hà?” Vương viết: “Dĩ chi” Viết: “Tứ cảnh chi nội bất trị, tắc như chi hà?” Vương cố tả hữu nhi ngôn tha. (Mạnh Tử - Lương Huệ Vương) Dịch nghĩa TRONG BỐN CÕI MÀ KHÔNG CAI TRỊ ĐƯỢC Thầy Mạnh Tử hỏi vua Tề Tuyên Vương rằng: “Bề tôi của bệ hạ có người gửi vợ con nơi bạn của anh ta để đi chu du đến nước Sở, đến khi người ấy quay trở về thì vợ con của anh ta đã bị bỏ đói, bỏ rét, thế thì phải làm sao?” Vua Tề trả lời rằng: “Tuyệt giao với người bạn đó đi.” Thầy Mạnh Tử lại hỏi: “Ông quan sĩ sư mà không cai quản được đám thuộc hạ của mình, thế thì phải làm thế nào?” Vua Tề lại trả lời rằng: “Bãi bỏ chức quan của người đó đi.” 33
  35. Thầy Mạnh Tử lại hỏi tiếp: “Trong bốn cõi mà không cai trị nổi thì phải làm như thế nào?” Vua Tề nhìn sang phải, sang trái (nhìn đám tả hữu thuộc hạ) rồi nói lảng sang chuyện khác. Minh Hải dịch Dịch văn TRONG BỐN CÕI MÀ KHÔNG CAI TRỊ ĐƯỢC Mạnh Tử hỏi Tề Tuyên Vương: - “Bề tôi của nhà vua có người đem vợ con nhờ bạn chăm sóc, để đi chơi nước Sở, chừng trở về, thì ra vợ con bị bỏ đói, bỏ rét, thì nên xử như thế nào?” Nhà vua nói: “ Nên tuyệt giao với người bạn đó đi.” Hỏi: - “Ông quan sĩ sư không cai quản nổi thuộc viên, thì nên xử trí như thế nào?” Nhà vua nói: - “Bãi chức đi!” Hỏi: - “Khắp trong nước chẳng yên trị, thì sao?” Nhà vua ngó trái, ngó phải nói lảng sang chuyện khác. (Theo Chu Hy, Tứ thư tập chú (Nguyễn Đức Lân dịch, Nxb VHTT 1999) II. Giới thiệu về Manh Tử và bộ Mạnh Tử 1. Giới thiệu về Mạnh Tử 孟 子 Mạnh Tử 孟 子 họ Mạnh 孟, tên Kha 軻, tự là Tử Dư 子 輿, có thuyết nói tên là Tử Xa 子 車, thuộc dòng dõi Công Tộc Mạnh Tôn 公 族 孟 孫 nước Lỗ 魯. Theo Sử ký liệt truyện 史 記 列 傳, Mạnh Tử là người nước Trâu 鄒 國, đời Xuân Thu gọi là đất Châu 鄹, thuộc nước Lỗ. Đến thời Chiến Quốc mới đổi ra là Trâu 鄒, nay là huyện Trâu 鄒 縣, đạo Tế Ninh 濟 寧, tỉnh Sơn Đông 山 東. Theo sách Mạnh Tử phả 孟子譜, Mạnh Tử sinh ngày mồng 2 tháng 4 năm thứ 4 đời Chu Liệt Vương 周 烈 王 (tức là năm 372 TCN) và mất ngày 15 tháng 11 năm thứ 26 đời Chu Noãn Vương 周 赧 王 (tức là năm 289 TCN), thọ 83 tuổi. Song, theo Trung Quốc Danh Nhân Truyện ký 中 國 名 人 傳 記 thì ngài sinh năm thứ 12 đời Chu An Vương 周 安 王, mất năm thứ 10 đời Chu Noãn Vương. Theo La Hồng Tiên 羅 洪 先 đời Minh Gia Tĩnh 明 嘉 靖 thì ngài sinh vào giờ tý, ngày 1 tháng 3 năm Canh Thân 庚 申 và mất ngày 5 tháng 7 năm Giáp Dần 甲 寅 thọ 55 tuổi nhưng theo sách Mạnh Tử phả nói ngài thọ 83 tuổi có lẽ đúng hơn. Theo Liệt nữ truyện 烈 女 傳 thì năm Mạnh Tử lên 3 tuổi đã mồ côi cha, nhà nghèo nhưng có chí học hỏi. Khi lớn lên, Mạnh Tử theo học ngài Tử Tư 子 思, tên là 34
  36. Khổng Cấp 孔 伋, cháu nội đức Khổng Phu Tử, có thuyết nói rằng Mạnh Tử theo học học trò của Tử Tư. Dù là học ở ngài Tử Tư hay học trò của ngài thì Mạnh Tử vẫn được bồi dưỡng trong lo đào tạo của thầy Tăng Sâm 曾 參, đây là người học trò đã được hấp thu chân truyền của Khổng Tử. Từ khi Khổng Tử ẩn hoà đi, chỉ có một mình Mạnh Tử xuất hiện là thực chính tông. Do đó, hậu học tôn ngài là đại biểu cho phái Chính Tông Khổng Nho 正 宗 孔 儒, được các bậc vua chúa trọng đãi vào bậc Khách Khanh 客 卿, tức là hàng khách quý chứ không phải là bề tôi. Mạnh Tử là người học rộng, văn khí hào hùng, lời nói thiết tha chặt chẽ, giỏi về lối khoa trương, thí dụ, muốn đem sở đắc của mình ra giúp đời nhưng vận may chưa đến. Ngài đi chu du khắp nơi muốn giúp các vua chư hầu thực hiện cái đạo của bậc tiên vương. Đến lúc tuổi già sức yếu, ngài từ chức Khách Khanh ở nước Tề, về nhà dạy học và cùng với các môn đệ là Nhạc Chính Khắc 樂 正 克, Vạn Chương 萬 章, Công Tôn Sửu 公 孫 丑 sáng lập ra thuyết Tính Thiện 性 善 và ghi chép những điều thầy đối đáp với các vua chư hầu hoặc với môn đệ, cũng nhưng những lời thầy phê bình sự chênh lệch của các học thuyết khác mà làm thành sách Mạnh Tử 孟 子. Tử tưởng của Mạnh Tử về chính trị, ông là người phát ngôn cho giới địa chủ quý tộc, chủ trương “bắt chước tiên vương” (Pháp tiên vương 法 先 王), ôn hoà, đề cao học thuyết Nhân 仁 của Khổng tử, đề xuất chủ trương Nhân chính 仁 政 (Chính trị theo lòng nhân). Ngài chủ trương không tấn công (Phi công 非 攻), chỉ trích tệ tham nhũng, bỏ bắt hình phạt, đề cao cách thức cai trị bằng Vương đạo 王 道, xác định mệnh đề "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh 民 為 貴 社 稷 次 之 君 為 輕” (Dân là trọng, thứ đến là xã tắc, vua thì chỉ nên xem nhẹ thôi). Ông ra sức cổ vua cho chủ trương Tính Thiện 性 善, Thủ Nghĩa 守 義, thi hành lòng nhân qua sự trắc ẩn. Ngoài ra, về tư tưởng của Mạnh Tử còn có thể đề cập đến các vấn đề như Tồn tâm 存 心 (giữ cho tâm hồn luôn được trong sáng), Tồn tính 存 性 (giữ cho tính bản thiện mà trời đã phú cho con người), Trì chí 持 志 (giữ chí hướng cho bền), Dưỡng khí 養 氣 (nuôi dưỡng khí hạo nhiên anh linh của trời đất, khí hạo nhiên này nuôi dưỡng được người quân tử). Bên cạnh các chủ trương trên, Mạnh Tử còn đưa ra quan niệm Hằng tâm 恆 心 (có lòng thương người, bố thí cho người, ưa làm việc thiện), Hằng sản 恆 產 (có của cải dư giả). Mạnh Tử cho rằng người có hằng tâm mới có hằng sản, do đó nhà cầm quyền muốn dân thuần hậu thì trước hết phải làm cho dân sung túc. Mạnh Tử là một nhà hùng biện. Ngài cãi lý với một giọng hùng hồn, lời biện luận khúc chiết, sâu sắc và có lôgic. Tư tưởng của Mạnh Tử có sự ảnh hưởng rất lớn đến đời sau. Từ đời Tống Nguyên 宋 元 được tôn xưng là Á Thánh 亞 聖, là triết gia 35
  37. tiêu biểu thời chiến quốc. Đời Tống Nguyên Phong 宋 元 豐 truy phong ngài là Trâu Quốc Công 鄒 國 公 và phối hưởng vào miếu thờ Đức Khổng Tử. Đến đời Nguyên Chí Thuận 元 至 順 lại gia phong Trâu Quốc Á Thánh Công 鄒 國 亞 聖 公. 2. Về bộ Mạnh Tử 孟 子 Mạnh Tử là bộ sách ghi chép những lời đối thoại và ngôn hành của Mạnh Kha, đây là công trình biên soạn tập thể bởi Mạnh Kha và các học trò của Ngài, sách được biên soạn vào khoảng giữa đời Chiến Quốc. Sách Hán Thư 漢 書, phần Nghệ Văn Chí 藝 文 志 chép rằng, sách Mạnh Tử có 11 thiên, song bản hiện lưu hành chỉ có 7 thiên. Theo Chu Hi 朱 熹 (thời Nam Tống 南 宋), sách Mạnh Tử có 7 quyển, sau đem phân mỗi quyển thành thượng, hạ. Nội dung đề yếu của sách Mạnh tử bao gồm: - Phát huy chữ Nhân 仁 của Khổng Tử, trở thành chủ trương Nhân Chính 仁 政. - Phản đối bạo lực. - Quay lại chế độ tỉnh điền 井 田, coi trọng nhân dân, sĩ thứ. - Đề cao học thuyết Thiên Mệnh Luận 天 命 論 (thuyết Thiên mệnh), tính Thiện thuyết 性 善 說 (Thuyết tính thiện). Văn chương của sách Mạnh Tử sinh động, lý thuyết minh bạch, lý luận vững vàng, chặt chẽ, xứng đáng là kiệt tác của tản văn chư tử thời Tiên Tần, có giá trị văn học cao. Từ trước đời Tống, sách Mạnh Tử được xếp vào Tử Bộ 子 部, đến Chu Hi 朱 熹 đời Nam Tống 南 宋 xếp vào Tứ Thư 四 書. Các bản chú giải Mạnh Tử khá phong phú tại Trung Quốc đại lục và Đài Loan, tiêu biểu nhất là bộ Mạnh Tử tập chú 孟 子 集 注 (trong Tứ Thư tập chú 四 書 集 注) của Chu Hi thời Nam Tống. Sách Mạnh Tử cũng được Việt dịch khá nhiều, tiêu biểu là các bản dịch của Nguyễn Thượng Khôi, Trần Trọng San, Đoàn Trung Còn, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Đức Lân, III. Chú giải từ ngữ 1. 四 Tứ 囗 Vi : - Bốn, số đếm thứ tư, họ Tứ 四 屏 Tứ bình: Bốn bức tranh vẽ, tranh chữ 四 正 Tứ chính: Bốn hướng Đông - Tây - Nam - Bắc 四 民 Tứ dân: Sĩ - Nông - Công - Thương 四 夷 Tứ di: Đông Di, Tây Nhung, Nam Man, Bắc Địch - 36
  38. 四 德 Tứ đức: Công, dung, ngôn, hạnh 四 靈 Tứ linh: Long - Ly - Quy - Phụng 四 配 Tứ phối: Phục thánh Nhan tử, Thuật thánh Tử Tư (Đông) Tông thánh Tăng tử, Á thánh Mạnh tử (Tây) 2. 境 Cảnh 土 Thổ : - Bờ cõi, cảnh vật mà ta gặp 3. 內 Nội 入 Nhập : - Bên trong 內 子 Nội tử: Tiếng đàn ông gọi vợ 內 言 不 出 Nội ngôn bất xuất: Lời trong nhà không lộ ra ngoài 內 圓 外 方 Nội viên ngoại phương: Trí khôn con người bên trong thì tròn bên ngoài thì thẳng, linh hoạt 4. 治 Trị 氵Thuỷ : - Trừng trị, sửa sang - Công việc 治 世 Trị thế: Đời thái bình, thịnh trị 治 平 Trị bình: Trị quốc bình thiên hạ, đạo trị nước 治 經 Trị kinh: Nghiên cứu kinh sách 5. 孟 Mạnh 子 Tử : - Đứng đầu, mạnh mẽ, họ Mạnh 6. 齊 Tề 齊 Tề : - Nghiêm kính, gọn gàng - Tên nước - Tên gọi tắt tỉnh Sơn Đông 舉 案 齊 眉 Cử án tề mi: Nâng án ngang mày, vợ chồng tôn kính nhau, tích Mạnh Quang – Lương Hồng (Hán) 齊 宣 病 Tề Tuyên bệnh : Bệnh mê tửu sắc 齊 就 Tề tựu: Đầy đủ 7. 宣 Tuyên Miên : - Nhà lớn, truyền đạt mệnh lệnh - Sáng sủa, họ Tuyên 宣 尼 Tuyên Ni, 宣 父 Tuyên phụ, 宣 聖 Tuyên thánh: Tên gọi kính trọng đối với Khổng tử Ghi chú: 齊 宣 王 Tề Tuyên Vương: Họ Điền 田, tên Bích Cương 碧 岡, là vua nước Tề. 8.臣 Thần 臣 Thần : - Bề tôi 9. 託 Thác 言 Ngôn : - Gởi, ký gởi - Nhờ người làm việc gì đó 37
  39. Từ đồng âm: 橐 Cái đãy 托 Vén lên 拓 Nâng lên 託 言 Thác ngôn: Đặt điều nói bậy 託 付 Thác phó: Phó thác 託 孤 寄 命 Thác cô ký mệnh: Tin tưởng, giao phó 10. 妻 Thê 女 Nữ : - Vợ, vợ chính thức Thế - Gả chồng cho con gái Từ đồng âm: 栖 Chim đậu 梯 Cái cầu thang 淒 Lạnh lẽo, rét mướt 11. 遊 Du 辶 Sước : - Đi chơi Từ đồng âm: 悠 Lo nghĩ, xa xôi 攸 Xa xôi, dằng dặc 俞 Thưa bẩm 游 Bơi lội 瑜 Một loại ngọc quý 油 Dầu 遊 子 Du tử: Người con đi xa cha mẹ, khách đi xa 12. 比 Tí 比 Tỷ : - Gần, đến lúc, kịp đến - Thân cận, phụ hoạ theo Tỉ - So sánh, tên quẻ Tỉ 13. 反 Phản 又 Hựu : - Ngược lại, quay trở về - Làm phản, phản phúc Phiên - Lật lại, phiên thiết 14. 凍 Đống 冫 Băng : - Rét, lạnh (chất nước đông lại) 15. 餒 Nỗi 食 Thực : - Đói, bị đói 如 之 何 Như chi hà : - Làm thế nào, phải làm sao, 16. 棄 Khí 木 Mộc : - Bỏ, vứt đi, đồ bỏ đi Từ đồng âm: 器 Đồ dùng, tài năng 氣 Hơi, khí 汽 Nước sôi 棄 邪 歸 正 Khí tà quy chính: Bỏ tà vạy theo cái chính trực 棄 妻 Khí thê: Người vợ bị chồng bỏ 17. 士 Sĩ 士 Sĩ : - Học trò, con trai, binh lính - Người có học, binh lính Từ đồng âm: 仕 Làm quan 俟 Đợi, chờ đợi 涘 Bờ sông 士 可 戮 不 可 辱 Sĩ khả lục bất khả nhục: Kẻ sĩ có thể bị giết không thể bị chịu nhục 士 君 子 Sĩ quân tử: Nhân vật thượng lưu 38
  40. 士 庶 Sĩ thứ: Nhân dân trong một nước nói chung 18. 師 Sư 巾 Cân : - Thầy, một đơn vị quân đội, - Bắt chước, học hỏi Ghi chú: 士 師 Sĩ sư là tên một chức quan chuyên coi về hình án 19. 能 Năng 月 Nhục : - Có thể, tài năng, khả năng 20. 已 Dĩ 己 Kỷ : - Đã, thôi, ngừng, dừng 21. 左 Tả 工 Công : - Bên trái, họ Tả 左 轉 Tả chuyển: Bị giáng chức, giáng cấp 左 海 Tả hải: Biển Đông (chữ dùng trong sách sử) 左 地 Tả địa: Phần đất phía đông 22. 右 Hữu 口 Khẩu : - Bên phải 左 右 Tả hữu: Khoảng chừng, trái phải, kẻ hầu, bề tôi 23. 顧 Cố 頁 Hiệt : - Quay đầu lại nhìn, chiếu cố Từ đồng âm: 固 Vững bền 故 Việc, cớ, nguyên nhân 顧 影 自 奇 Cố ảnh tự kỳ: Soi bóng lấy làm lạ, tự đắc ý 顧 眄 山 河 Cố miện sơn hà: Ngó liếc núi sông (tiếc nuối chuyện cũ, lăm le cướp nước người khác) 顧 復 Cố phục: Xem đi xem lại, cha mẹ chăm sóc con cái 24. 他 Tha 人 Nhân : - Khác, cái khác - Anh ấy, người ấy (đại từ) 25. 梁 Lương 木 Mộc : - Cái cầu, cái xà nhà, họ Lương - Nhà Lương (502 - 507) - Châu Lương (1 trong 9 châu) Từ đồng âm: 涼 Lạnh lẽo 糧 Thức ăn 良 Giỏi, khéo 津 梁 Tân lương: Cái cầu quan trọng bắc qua sông 陸 梁 Lục lương: Chạy tán loạn 小 醜 跳 梁 Tiểu xú khiêu lương: Bọn giặc cỏ 26. 惠 Huệ 心 Tâm : - Nhân ái, ban ơn cho Ghi chú: 梁 惠 王 Lương Huệ Vương có tên là Oanh 罃, vua nước Lương (cũng gọi là nước Ngụy 魏). Ông này chịu thất bại năng nề vì chiến tranh, mới ngỏ ý cầu hiền, sai người đưa thư và lễ vật đến ấp Trâu, mời Mạnh Tử sang chơi nước Lương. 39
  41. IV. Ngữ pháp Cách sử dụng chữ Chi 之 (Mở rộng và ôn tập) 1. Chi 之 mang nghĩa động từ : 之 Chi (Đi, đến, về) + Địa điểm 送 魏 萬 之 京 Tống Nguỵ Vạn chi kinh: Tiễn Nguỵ Vạn về Kinh đô. 送 孟 浩 然 之 廣 陵 (李 白) Tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Lý Bạch): Tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (thơ Lý Bạch). 杜 少 府 之 任 蜀 川 Đỗ Thiếu Phủ chi nhậm Thục Xuyên: Đỗ Thiếu Phủ đi nhậm chức ở Thục Xuyên. 之 楚 遊 也 Chi Sở du dã: Đi nước Sở chơi. 君 將 何 之 ? Quân tương hà chi?: Anh định đi đâu? 2. Chi 之 mang nghĩa trợ từ: Nối liền định ngữ với trung tâm ngữ, khi dịch sang Việt ngữ phải dịch phần trung tâm ngữ trước. Cấu trúc như sau: Định ngữ + 之 + Trung tâm ngữ (danh, cụm danh). 我 之 父 母 Ngã chi phụ mẫu: Cha mẹ của ta. 楊 朱 之 弟 曰 布 Dương Chu chi đệ viết Bố: Em trai của Dương Chu gọi là Bố. 喜 時 之 言 多 失 信 Hỷ thời chi ngôn đa thất tín: Lời nói trong lúc vui thường là không thể giữ tín được. 怒 時 之 言 多 失 言 Nộ thời chi ngôn đa thất ngôn: Lời nói trong lúc nóng giận thường hay lỡ lời. 3. Chữ Chi 之 mang nghĩa đại từ thường thay thế cho những điều đã nói trước, làm tân ngữ cho động từ đó. Cấu trúc như sau: Động từ + 之 虎 求 百 獸 而 食 之 Hổ cầu bách thú nhi thực chi: Hổ tìm muôn thú để mà ăn thịt chúng. 楊 朱 之 狗 不 知 迎 而 吠 之 Dương Bố chi cẩu bất tri, nghinh nhi phệ chi: Con chó của Dương Bố không biết đón mừng mà lại sủa ông ta. 4. Có lúc chữ Chi 之 là một trợ từ đệm làm cho nhẹ câu văn, không cần dịch nghĩa 孤 之 得 孔 明 猶 魚 得 水 Cô chi đắc Khổng Minh do ngư đắc thuỷ: Ta gặp được Khổng Minh như là cá gặp nước vậy. 道 德 之 不 如 人 則 恥 之 Đạo đức chi bất như nhân tắc sỉ chi: Đạo đức không bằng người thì cũng nên xấu hổ về điều đó. 學 問 之 不 如 人 則 恥 之 Học vấn chi bất như nhân tắc sỉ chi: Học vấn không bằng người thì cũng nên xấu hổ về điều đó. 40
  42. V. BÀI TẬP THỰC HÀNH - Trình bày những hiểu biết của anh, chị về Mạnh Kha và tác phẩm Mạnh tử. Vai trò và vị trí của Mạnh tử trong Nho học chính thống. - Đặt 10 câu có sử dụng chữ Chi. - Viết ra chữ Hán và dịch nghĩa mấy câu sau: + Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân chỉ ư chí thiện. + Tống chi Đinh thị, gia vô tỉnh. + Quân tử hoài đức, tiểu nhân hoài thổ. Quân tử hoài hình, tiểu nhân hoài huệ. 41
  43. Bài 7 HẢI ĐIỂU I. Chính văn 海 鳥 昔 者 海 鳥 止 于 魯 郊. 魯 侯 御 而 觴 之 于 廟, 奏 九 韶 以 為 樂, 具 太 牢 以 為 膳. 鳥 乃 昡 視 憂 悲, 不 敢 食 一 臠, 不 敢 飲 一 杯, 三 日而 死. 此 以 己 養 養 鳥 也, 非 以鳥 養 養 鳥 也. (莊 子 - 至 樂) Phiên âm HẢI ĐIỂU Tích giả hải điểu chỉ vu Lỗ giao. Lỗ hầu ngự nhi thương chi vu miếu, tấu Cửu Thiều dĩ vi nhạc, cụ Thái Lao dĩ vi thiện. Điểu nãi huyễn thị ưu bi, bất cảm thực nhất luyến, bất cảm ẩm nhất bôi, tam nhật nhi tử. Thử dĩ kỷ dưỡng dưỡng điểu dã, phi dĩ điểu dưỡng dưỡng điểu dã. (Trang Tử - Chí Lạc) Dịch nghĩa: CON CHIM BIỂN Xưa kia, có con chim biển đậu ở ngoại thành nước Lỗ. Vua nước Lỗ mới đánh xe ra và rước nó về ở Thái miếu. Nổi nhạc Cửu Thiều cho nó nghe, dọn cỗ Thái Lao cho nó ăn. Con chim liền hoa cả mắt, dáng điệu buồn bã, không dám ăn một miếng, không dám uống một ly, ba ngày sau thì chết. Đó là ta lấy cách nuôi dưỡng bản thân ta để nuôi con chim, chứ nào phải lấy cách nuôi chim mà nuôi chim vậy. Minh Hải dịch Dịch văn CON CHIM BIỂN Xưa kia, có con chim biển đậu ở ngoại thành nước Lỗ. Lỗ hầu đánh xe ra nghinh tiếp, rước nó về mời rượu ở nhà Thái miếu, tấu nhạc Cửu Thiều cho nó nghe, bày cỗ Thái Lao cho nó ăn. Chim liền hoa mắt, dáng bộ sầu bi, không dám ăn một miếng, không dám uống một ly. Ba ngày sau thì chết. Đó là ta dùng cách nuôi người để nuôi chim, chứ nào phải lấy cách nuôi chim để nuôi chim vậy. 42
  44. (Muốn lấy cách nuôi chim mà nuôi chim thì phải cho nó ở trong rừng sâu, tự do đi dạo trên đầm lầy, trôi nổi trên sông hồ, phải cho nó ăn lươn, cá, để cho nó bay cùng hàng với những con chim khác, đáp xuống đâu thì đáp, tự do, tự tại: Chỉ nghe tiếng nói của người đã ghét rồi, huống hồ tiếng nhạc ồn ào đó, làm sao chịu nổi? Nếu tấu khúc Hàm Trì hoặc Cửu Thiều ở cánh đồng Động Đình thì loài chim nghe thấy tất sẽ bay đi, loài thú nghe thấy tất bỏ chạy, loài cá nghe thấy tất lặn xuống nước sâu, nhưng mà con người thì bu lại nghe. Cá ở dưới nước thì sống, người ở dưới nước thì chết, vì mỗi loài một khác nên nhu cầu cũng khác. Vì vậy thánh nhân thời xưa nhận thấy rằng mỗi người có một khả năng riêng mà không thể đung mọi nười vào một việc. Danh phận phải hợp với thực tế, bổn phận phải thích nghi với khả năng. Như vậy gọi là đạt được lẽ tự nhiên mà duy trì được hạnh phúc). (Trích Sách Trang Tử - Nam Hoa Kinh, bản dịch của Nguyễn Hiến Lê, Nxb Văn hoá 1994) II. Giới thiệu về Trang Tử và bộ Nam Hoa Kinh 1. Về Trang Tử 莊 子 Trang Tử 莊 子 tên thật là Chu 周 (sinh khoảng năm 369, mất khoảng năm 286 TCN), theo Tư Mã Thiên 司 馬 遷 trong Sử ký 史 記, chương Trang Tử liệt truyện 莊 子 列 傳 nói ông là người đất Mông 蒙 nhưng không nói thuộc nước nào. Phi Nhân 丕 仁 trong Tập Giải 集 解 dẫn Địa lý chí 地 理 志 cho rằng huyện Mông thuộc nước Lương 梁. Tư Mã Trinh 司 馬 貞 trong Sách Ẩn 策 隱 dẫn lời của Lưu Hướng 劉 向 trong bộ Biệt lục 別 錄 cho huyện Mông thuộc nước Tống 宋 (nay thuộc đông bắc huyện Thương Khâu 商 邱, tỉnh Hà Nam 河南). Mã Tự Luân 馬 嗣侖 trong quyển Trang Tử Tống nhân khảo 莊 子 宋 人 考 nghiên cứu về hai thuyết này rất kỹ và cho rằng Trang Tử là người nước Tống. Theo Thu Giang Nguyễn Duy Cần dẫn lời Mã Tự Luân cho rằng “Trang Tử sống vào khoảng Lương Huệ Vương 梁 惠 王 nguyên niên cho đến Triệu Huệ Văn Vương 趙 惠 文 王 nguyên niên. Lương Huệ Vương nguyên niên thuộc khoảng năm thứ 6 đời Chu Liệt Vương 周 烈 王, còn Triệu Huệ Văn Vương 趙 惠 文 王 nguyên niên thì vào khoảng đời Chu Noãn Vương 周 赧 王 năm thứ 17. Đối chiếu tây lịch, Trang Tử sống khoảng năm 370 đến 298 TCN, nghĩa là đồng thời với Mạnh Tử 孟 子, Huệ Tử 惠 子, ”. Ông được xem là một trong những tư tưởng gia vĩ đại, tản văn gia xuất sắc thời Chiến Quốc 戰 國. 43
  45. Trang Tử xuất thân trong giới quý tộc chủ nô đã sa sút, từng làm qua chức Tất viên lại, sau đó bỏ quan quy ẩn. Ông sống một cuộc sống nghèo nàn, từng phải đi mượn gạo ăn, có lúc phải sống bằng nghề đan dép. Từ phương diện duy tâm, Trang Tử đã phát triển thêm tư tưởng của Lão Tử 老 子 (họ Lão 老, tên Đam 聃, tự là Nhĩ 珥, hiệu là Bá Dương 伯 陽, tác giả của bộ Đạo Đức Kinh 道 德 經 5 ngàn chữ nổi tiếng), cùng với Lão Tử, ông là đại biểu cho học phái Đạo gia 道 家 , được người đời xưng tụng chung là Lão Trang chi thuyết 老 莊 之 說 (học thuyết của Lão Trang). Về quan điểm triết học, ông cho rằng Đạo 道 là không giới hạn, vượt lên trên tất cả thời gian, không gian, không thể cảm nhận được. Đạo sinh ra tất cả sự vật, trời đất, đế vương, quỷ thần nhưng vốn lại có tự bản gốc, không thể tìm dò. Ông cho rằng trời và người, giữa vật và ta, giữa tất cả các huện tượng và bản chất chỉ tồn tại một điều kiện như nhau. Ông cho rằng tính chất tương đối về điều kiện của đối tượng và khả năng nhận thức về con người. Những biểu hiện trên là lý luận của nhận thức luận tương đối chủ nghĩa và hư vô chủ nghĩa. Đây là cơ sở triết học của quan điểm ẩn dật. Ông đề ra các khái niệm Quý sinh 貴 生, Đạt sinh 達 生, Vong ngã 亡 我, Vô kỷ 無 己, Chí nhân 至 仁, Chân nhân 真 人, Thần nhân 神 人, Thánh nhân 聖 人, và tiêu biểu nhất là khái niệm Vô vi 無 為. Nhìn chung, tư tưởng của Trang Tử phản ánh sự bi quan của giới địa chủ quý tộc chủ nô trong tình trạng hùng mạnh của thế lực phong kiến. Về quan điểm chính trị, ông đã can đảm vạch trần sự thối nát cua bọn thống trị, đồng thời cười chê, phúng thích cái gọi là Nhân nghĩa 仁 義 giả dối của bọn Nho gia 儒 家. Do đó, hình ảnh của Khổng Tử 孔 子 trong sách của Trang Tử chỉ là người đứng chịu đạn, làm tấm bia cho những mũi tên trào lộng của họ Trang. Tóm lại, sự tích truyền lại về đời sống của Trang Tử thật là mơ hồ, không có những cơ sở xác thực để tin là đích xác được. Tuy nhiên, về phương diện học thuật, nó vẫn có những giá trị đặc biệt, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống sinh hoạt xã hội và văn chương học thuật. 2. Về bộ Trang Tử - Nam Hoa Kinh 莊 子 - 南 華 經 Sách Trang Tử 莊 子còn có tên là Nam Hoa Kinh 南 華 經, là một trong những trứ tác kinh điển của Đạo gia, là tập tản văn tiêu biểu thời Tiên Tần 先 秦. Sách Hán Thư 漢 書, phần Nghệ văn chí 藝 文 志 có chép rằng bộ Trang Tử có 52 thiên, chian thành 3 phần như sau: 44
  46. - Nội thiên 內 篇 gồm 7 thiên: Tiêu dao du 逍 遙 遊, Tề vật luận 齊 物 論, Dưỡng sinh chủ 養 生 主, Nhân gian thế 人 間 世, Đức Sung phù 德充符, Đại tông sư 大 宗 師, Ứng đế vương 應 帝 王. - Ngoại thiên 外 篇 gồm 15 thiên: Biền mẫu 駢 拇, Mã đề 馬 蹄, Khư khiếp 胠 篋, Tại hựu 在 宥, Thiên địa 天 地, Thiên đạo 天 道, Thiên vận 天 運, Khắc ý 刻 意, Thiện tánh 善 性, Thu thuỷ 秋 水, Chí lạc 至 樂, Đạt sinh 達 生, Sơn mộc 山 木, Điền Tử Phương 田 子方, Trí Bắc du 知 北 游. - Tạp thiên 雜 篇 gồm 11 thiên: Canh tang sở 庚 桑 楚, Từ vô quỷ 徐 無 鬼, Tắc dương 則 陽, Ngoại vật 外 物, Ngụ ngôn 寓 言, Nhượng vương 讓 王, Đạo Chích 盜 跖, Duyệt kiếm 悅 劍, Ngư phủ 漁 父, Liệt Ngự Khấu 列 御 寇, Thiên hạ 天 下. Bản lưu truyền hiện nay chỉ còn 33 thiên, trong đó 7 thiên của phần Nội thiên vẫn cho là do chính Trang Tử chấp bút, còn phần Ngoại thiên và Tạp thiên là do hậu học của Trang Viết. Theo Thu Giang Nguyễn Duy Cần trong sách Trang Tử Tinh Hoa cho rằng: Căn cứ theo văn mạch mà xem thời ấy chỉ có Nội thiên là biểu thị được những chỗ trọng yếu của học thuyết Trang Tử mà thôi, còn Ngoại thiên và Tạp thiên thì rất rời rạc và chỉ bàn đi bàn lại những tư tưởng đã phô diễn ở Nội thiên mà thôi, Văn sách của Trang Tử Nam Hoa Kinh thuộc vào loại tản văn triết học nhưng không hề bị giới hạn bởi các khái niệm trừu tượng mà tác giả thường sử dụng lối ngụ ngôn để biểu đạt các tư tưởng uyên áo. Về nghệ thuật, tác giả giỏi sử dụng nhiều biện pháp như tỷ dụ, khoa trương khiến văn chương của tác phẩm có sức quyến rũ, đầy tính thuyết phục, có thành tựu cao trong các sáng tác đời Tiên Tần. Hiện nay các bản dịch Việt ngữ tiêu biểu đang lưu hành ở Việt Nam gồm có: Trang Tử - Nam Hoa Kinh (Nguyễn Hiến Lê dịch chú), Nxb Văn hoá, 1996; Trang Tử Tinh Hoa (Thu Giang Nguyễn Duy Cần), Nxb Thanh Niên, 2002; Trang Tử Nam Hoa Kinh (Nguyễn Tôn Nhan dịch chú), Nxb Văn học, 2000. III. Chú giải từ ngữ 1. 海 Hải 氵Thuỷ : - Biển (quy mô nhỏ, gần bờ) 海 不 揚 波 Hải bất dương ba: Bể không nổi sóng (cảnh thái bình) 海 水 群 飛 Hải thuỷ quần phi: Nước biển trào lên (cảnh loạn lạc) 海 屋 添 籌 Hải ốc thiêm trù: Nhà biển thêm thẻ (chúc thọ) 海 底 撈 月 Hải để lao nguyệt: Tìm trăng đáy bể 2. 鳥 Điểu 鳥 Điểu : - Con chim 鳥 語 花 香 Điểu ngữ hoa hương: Chim hót hoa toả hương 45
  47. 鳥 語 猿 啼 Điểu ngữ viên đề: Chim kêu vượn hú (nơi vắng vẻ) 鳥 盡 弓 藏 Điểu tận cung tàng: Chim hết cất cung 3. 昔 Tích 日 Nhật : - Xưa, cũ, đêm Từ đồng âm: 惜 Tiếc, nhớ 析 Chẻ nhỏ, phân tích 積 Dồn chứa 績 Kéo sợi 脊 Cột xương sống 跡 Dấu, vết 4. 止 Chỉ 止 Chỉ : - Ngừng, dừng, thôi, ngăn cấm Từ đồng âm: 旨 Mệnh lệnh 沚 Bờ nước 只 Cái, con 址 Nền đất 指 Ngón tay 趾 Ngón chân 止 戈 為 武 Chỉ qua vi vũ: Dừng binh đao là vũ 止 如 山 進 如 風 Chỉ như sơn tiến như phong: Dừng như núi, tiến như gió, chỉ hành động của người quân tử, đạo của người làm tướng 文 址 Văn chỉ: Nơi thờ Khổng Tử 5. 于 Vu 二 Nhị : - Ở, tại Từ đồng âm: 巫 Đồng cốt 盂 Cái chén 竽 Ống sáo 紆 Cong, uốn khúc 蕪 Hoang vu, cỏ rậm 誣 Nói bừa 迂 Xa, xa xôi 邘 Nước Vu 雩 Cầu mưa 于 飛 Vu phi: Cùng bay, chỉ sự hoà hợp vợ chồng 于 歸 Vu quy: Con giái đi về nhà chồng 于 于 而 來 Vu vu nhi lai: Hăng hái đi tới, hớn hở tới 6. 魯 Lỗ 魚 Ngư : - Đần độn, tên nước Lỗ 魯 般 Lỗ Ban: Ông tổ nghề mộc( Lỗ), còn gọi là Công Du 公 斿. 魯 壁 Lỗ bích: Vách tường nhà Khổng Tử. Đời Hán Cảnh Đế, ông Lỗ Cung Vương tìm được ở đây bộ kinh sách là Luận Ngữ. Nơi có sách quý. 魯 論 Lỗ Luận: Tức sách Luận Ngữ, do Lỗ Cung Vương tìm được. 魯 魚 亥 豕 Lỗ Ngư Hợi Thỉ: Chỉ sự nhầm lẫn. 7. 侯 Hầu (Hậu) 人 Nhân : - Tước hầu, vua chư hầu Từ đồng âm: 餱 Lương khô 喉 Cuống họng 猴 Con khỉ 侯 門 Hầu môn: Cửa nhà quyền quý 8. 郊 Giao 阝 Ấp : - Vùng ngoại ô, Tế trời Tế Giao 46
  48. Từ đồng âm: 交 Qua lại 蛟 Con Giao 膠 Keo 9. 御 Ngự 彳Sách : - Đánh xe, hầu hạ, thống trị - Từ dùng riêng cho vua Từ đồng âm: 馭 Đánh ngựa 禦 Chống lại, ngăn lại 御 筆 Ngự bút: Chữ viết của vua 御 制 Ngự chế: Do vua làm ra 御 名 Ngự danh: Tên của vua 御 弟 Ngự đệ: Em trai vua 御 駕 Ngự giá: Xe, kiệu vua đi 御 前 Ngự tiền: Hầu cạnh vua 御 史 Ngự sử: Quan can gián vua 御 宇 Ngự vũ: Vua lên ngôi 御 批 Ngự phê: Lời phê của vua 御 道 Ngự đạo: Đường của vua đi 10. 而 Nhi 而 Nhi : - Ông, ngươi, mày (Cổ văn) - Rằng, thì, mà, và 而 立 Nhi lập: Tuổi 30 而 已 Nhi dĩ : Mà thôi, thì thôi 11. 觴 Thương 角 Giác : - Cái chén uống rượu bằng sừng - Rót rượu 12. 廟 Miếu 广 Nghiễm : - Nhà thờ, nơi thờ tổ tiên 廟 燭 Miếu chúc: Người coi giữ hương hoả 廟 堂 Miếu đường: Nhà tôn miếu, triều đình 廟 號 Miếu hiệu: Tôn hiệu cho vua mới băng hà và thờ ở thái miếu 13. 奏 Tấu 大 Đại : - Tiến lên, bề tôi tâu lên vua - Một thể loại văn bản hành chính - Cử nhạc, nổi nhạc Từ đồng âm: 揍 dùng gom, nhóm họp lại 湊 Nhóm họp lại 奏 功 Tấu công: làm thành công, báo công lên vua 奏 議 Tấu nghị: Tâu bày, giải trình cùng vua 14. 九 Cửu 乙 Ất : - Số chín Từ đồng âm: 久 Lâu, chờ đợi lâu 玖 Một loại đá tốt như ngọc 九 寶 Cửu bảo: Chín đồ quý, tức Cửu Đỉnh 九 鼎 九 真 Cửu Chân: Tên 1 quận nước ta thời Hán 47
  49. 九 卿 Cửu khanh: Chín chức quan lớn: Thời Chu gọi Thiếu sư 少 師, Thiếu phó 少 傅, Thiếu Bảo 少 保, Tông Bá 宗 伯, Trủng Tể 冢 宰, Tư Đồ 司 徒, Tư Khấu司 寇, Tư Không司 空 hoặc Tam Công 三 公 (Tam Thái 三 太), Tam Thiếu 三 少, Tam Tư 三 司 九 重 Cửu trùng: Chín tầng, chỉ nơi vua ở “Đoá lê ngon mắt cửu trùng/ Tuy mày điểm nhạt nhưng lòng vẫn xiêu, ” (Cung oán ngâm khúc) 九 禮 Cửu lễ: Chín lễ bao gồm: Quan 冠, hôn 婚, tang 喪, tế 祭, triều 朝, sính 聘, tân chủ 賓 主, hương ẩm tửu 鄉 飲 酒, quân lữ 軍 旅. 九 原 Cửu nguyên: Nơi để mộ các quan Khanh, Đại phu nước Tấn 晉 (Sơn Tây 山 西). Bãi tha ma, nghĩa địa. 九 泉 Cửu tuyền : Suối vàng, âm phủ 九 阪 羊 腸 Cửu bản dương trường: Chín lớp quanh co như ruột dê (Chỉ đường đời hiểm trở) 九 字 劬 勞 Cửu tự cù lao: Chín chữ cù lao bao gồm: Sinh 生 (cha sinh), Cúc 鞠 (mẹ đẻ), Phủ 拊 (vỗ về), Súc 畜 (cho bú mớm), Trưởng 長 (nuôi lớn), Dục 育 (ấp ủ), Cố 顧 (trông nom), Phục 復 (quấn quít) , Phúc 腹 (bồng bế). Lấy ý từ bài 蓼 莪 Lục Nga, phần Tiểu Nhã 小 雅, Thi Kinh 詩 經. 九 五 之 尊 Cửu ngũ chi tôn: Hào Cửu Ngũ trong quẻ Càn 乾, sách Chu Dịch 周 易, tượng quẻ đại diện cho vua, vì thế đời sau gọi vua là bậc Cửu ngũ 九 五. 15. 韶 Thiều 音 Âm : - Tốt đẹp, nhạc lễ của vua Thuấn 九 韶 Cửu Thiều: Tên một khác nhạc của vua Thuấn 舜 韶 華 Thiều hoa: Khí trời tốt đẹp, tuổi thanh xuân 韶 光 Thiều quang: Ánh sáng mùa xuân, ngày xuân “Ngày xuân con én đưa thoi/ Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vái bông hoa. Thanh minh trong tiết tháng ba/ Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh, ”. (Truyện Kiều) 16. 樂 Nhạc 木 Mộc : - Ngũ thanh, bát âm, âm nhạc - Họ Nhạc Lạc - Vui vẻ, an vui Nhạo - Yêu thích 17. 具 Cụ 八 Bát : - Bày ra, dọn ra, đầy đủ, đồ vật 48
  50. Từ đồng âm: 颶 Bão lớn 懼 Sợ hãi 具 有 Cụ hữu: Tất cả đều có, cả thảy đều có, có tất 具 慶 Cụ khánh: Đều mừng, cha mẹ đều còn mạnh khoẻ 具 備 Cụ bị: Chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ 18. 太 Thái 大 Đại : - To, lớn, rất, tuyệt cao - Tiếng tôn xưng người có địa vị - Vợ lão thần gọi là Thái quân Từ đồng âm: 彩 Màu sắc, sặc sỡ 態 Tình trạng bên ngoài 泰 To, lớn 採 Lượm lặt 綵 Tơ lụa có sắc 蔡 Họ Thái (Sái) 太 乙 Thái Ất: Phép tính toán số do Thiệu Nghiêu Phu 邵 堯 夫 (Tống) đặt ra để tính toán những việc quá khứ vị lai 太 白 Thái bạch: Tên một sao 太 保 Thái bảo: Tên chức quan dự hàng tam công 太 后 Thái hậu: Mẹ của vua 19. 牢 Lao Miên : - Chuồng nuôi súc vật, nhà tù Từ đồng âm: 勞 Nhọc sức 撈 Tìm, mò 癆 Bệnh lao 醪 Tên 1 loại rượu 嘮 Nói nhiều 牢 記 Lao ký: Nhớ không bao giờ quên 牢 愁 Lao sầu: Đau buồn 太 牢 Thái Lao: Cỗ tế tam sinh: Ngưu 牛, Dương 羊, Thỉ 豕 20. 膳 Thiện 月 Nhục : - Bữa ăn, cỗ ăn, đồ ăn 21. 乃 Nãi 丿 Phiệt : - Bèn (liên từ nối câu) - Mày (đại từ nhân xưng) 22. 眩 Huyễn 目 Mục : - Hoa mắt, lừa dối, mê hoặc 23. 憂 Ưu 心 Tâm : - Lo lắng, lo âu Phụ chú: 杞 人 憂 天 Kỷ nhân ưu thiên: Người nước Kỷ lo trời sập. 憂 心 如 焚 Ưu tâm như phần: Lòng lo lắng như lửa đốt. 24. 悲 Bi 心 Tâm : - Đau, khóc thầm, thương xót 慈 悲 Từ bi: Đây là tôn chỉ của Phật giáo. Từ là có thể đem lại niềm vui cho chúng sinh, Bi là có thể diệt hết nỗi khổ cho chúng sinh. 49
  51. 25. 敢 Cảm 攵 Phốc : - Dám, bạo dạn 26. 食 Thực 食 Thực : - Ăn Tự - Cho ăn Từ đồng âm: 實 Sự thật, việc thật 植 Thực vật, cây cối 殖 Sinh sôi, nẩy nở 蝕 Hao mòn 蕃 殖 Phồn thực: Sinh sôi nẩy nở nhiều 殖 民 Thực dân: Đem quân đi khai thác nước khác mà vẫn tuân thủ theo pháp luật của nước mình gọi là thực dân. 食 而 不 化 Thực nhi bất hoá: Ăn mà không tiêu, học mà không hiểu 食 肉 寢 皮 Thực nhục tẩm bì: Xẻ thịt lột da 嘗 人 人 死 食 馬 馬 死 Thường nhân nhân tử, tự mã mã tử : Cho người nếm thì người chết, cho ngựa ăn thì ngựa chết (âm mưu thâm độc) 27. 臠 Luyến 肉 Nhục : - Thịt đã thái mỏng, miếng, lát 28. 飲 Ẩm 食 Thực : - Đồ uống, uống Ấm - Cho uống 飲 之 以 酒 Ẩm chi dĩ tửu: Cho uống rượu 飲 水 思 源 Ẩm thuỷ tư nguyên: Uống nước nhớ nguồn 飲 鴆 止 渴 Ẩm trấm chỉ khát: Uống rượu độc đỡ khát (liều lĩnh) 29. 杯 Bôi 木 Mộc : - Cái chén uống rượu 杯 弓 蛇 影 Bôi cung xà ảnh: Bóng rắn trong ly (lo sợ việc không thật), điển cố trong Tấn Thư 晉 書 – Lạc Quảng truyện 樂 廣 傳. 杯 水 車 薪 Bôi thuỷ xa tân: Hạt muối bỏ biển, sức nhỏ không làm việc lớn, không tự lượng sức mình 30. 死 Tử 歹 Ngạt : - Không còn hoạt động, chết 31. 此 Thử 止 Chỉ : - Ấy, này, bèn, thế 32. 以 Dĩ 人 Nhân : - Lấy, làm, dùng 33. 養 Dưỡng 食 Thực : - Nuôi dưỡng, sinh con Dượng - Kẻ dưới biếu người trên 34. 莊 Trang 艹 Thảo : - Nghiêm trang, kính cẩn - Trang trại, của cải 35. 至 Chí 至 Chí : - Đến, tới, kịp, rất 50
  52. IV. Ngữ pháp Các thành phần chủ yếu trong câu tiếng Hán cổ Thành phần cơ bản thiết yếu của một câu gồm có chủ ngữ và vị ngữ: 1. Chủ ngữ: là thành phần đề cập đến người hay sự vật làm chủ thể trong câu. Danh (đại danh) từ thường làm chủ ngữ: 日 出 Nhật xuất: Mặt trời mọc. Nhật là danh từ làm chủ ngữ. 我 來 Ngã lai: Tôi lại. Ngã là đại danh từ làm chủ ngữ. 2. Vị ngữ là thành phần biểu thị hành động, trạng thái hay tính chất của chủ ngữ. Động từ hay tính từ thường làm vị ngữ. 鳥 飛 Điểu phi: Chim bay. Điểu là danh từ làm chủ ngữ. Phi là động từ làm vị ngữ. 汝 去 Nhữ khứ: Anh đi. Nhữ là đại danh từ làm chủ ngữ. Khứ là động từ làm vị ngữ. 兔 死 Thố tử: Con thỏ chết. Thố là danh từ làm chủ ngữ. Tử là động từ làm vị ngữ. 葉 茂 Diệp mậu: Lá tốt tươi. Diệp là danh từ làm chủ ngữ. Mậu là tính từ làm vị ngữ. Bên canh hai thành phần trên trong câu tiếng Hán cổ còn có Tân ngữ và Bổ ngữ, đó là những thành phần làm cho câu thêm ý nghĩa đầy đủ. 3. Tân ngữ là từ hoặc nhóm danh (đại danh) từ, nhóm từ ngữ hay câu thường đứng sau vị ngữ ngoại động từ để làm cho câu được trọn nghĩa. 梟 逢 鳩 Kiêu phùng cưu: Chim cú gặp chim cưu. Cưu là danh từ làm tân ngữ cho động từ Phùng. 蘇 定 殺 徵 側 之 夫 Tô Định sát Trưng trắc chi phu: Tô Định giết chồng bà Trưng Trắc. Trưng Trắc chi phu là tân ngữ cho động từ sát. 4. Bổ ngữ là từ hoặc danh (đại danh từ) dùng để bổ sung cho vị ngữ. Thông thường có giới từ đứng trước bổ ngữ. 其 劍, 自 舟 中, 墜 於 水 Kỳ kiếm, tự chu trung, truỵ ư thuỷ: Gươm của y từ thuyền rơi xuống nước. Thuỷ là danh từ đứng sau giới từ Ư bổ ngữ cho động từ Truỵ. 物 本 乎 天, 人 本 乎 祖 Vật bản hồ thiên nhân bản hồ tổ: Vật có gốc ở trời, người có gốc ở tổ tiên. Thiên và Tổ là hai danh từ đứng sau giới từ Hồ làm bổ ngữ cho động từ Bản. V. Bài tập từ ngữ - Trình bày những hiểu biết của anh chị về Trang Tử và bộ Nam Hoa Kinh. - Viết ra chữ Hán và giải thích nghĩa các từ có từ tố Tích sau: Di tích Kỳ tích Tích luỹ Điển tích Thành tích Phân tích Tung tích Tích đức Tích cực Diện tích - Phân tích cú pháp các câu trong bài Thủ châu đãi thố, Hải điểu. 51
  53. Bài 8 ÁI LIÊN THUYẾT I. Chính văn 愛 蓮 說 水 陸 草 木 之 花 可 愛 者 甚 蕃. 晉 陶 淵 明 獨 愛 菊. 自 李 唐 來, 世 人 甚 愛 牡 丹. 予 獨 愛 蓮 之 出 淤 泥 而 不 染, 濯 清 漣 而 不 妖, 中 通 外 直, 不 蔓 不 支, 香 遠 益 清, 亭 亭 淨 植, 可 遠 觀 而 不 可 褻 玩 焉. 予 謂: “菊, 花 之 隱 逸 者 也. 牡 丹, 花 之 富 貴 者 也. 蓮, 花 之 君 子 者 也.” 噫! 菊 之 愛, 陶 後 鮮 有 聞. 蓮 之 愛, 同 予 者 何 人? 牡 丹 之 愛, 宜 乎 眾 矣. (周 敦 頤) Phiên âm ÁI LIÊN THUYẾT Thuỷ lục thảo mộc chi hoa, khả ái giả thậm phiền. Tấn Đào Uyên Minh độc ái cúc. Tự Lý Đường lai thế nhân thậm ái mẫu đơn. Dư độc ái liên chi xuất ứ nê nhi bất nhiễm, trạc thanh liên nhi bất yêu, trung thông ngoại trực, bất mạn bất chi, hương viễn ích thanh, đình đình tịnh thực. Khả viễn quan nhi bất khả tiết ngoạn yên. Dư vị: “Cúc, hoa chi ẩn dật giả dã. Mẫu đơn, hoa chi phú quý giả dã. Liên, hoa chi quân tử giả dã”. Y! Cúc chi ái. Đào hậu tiển hữu văn, liên chi ái đồng dư giả hà nhân? Mẫu đơn chi ái nghi hồ chúng hỹ. (Chu Đôn Di) Dịch nghĩa NÓI VỀ VIỆC YÊU HOA SEN Hoa của các loài cây cỏ dưới mặt nước, trên mặt đất, loại đáng yêu rất là nhiều. Ông Đào Uyên Minh đời Tấn chỉ yêu riêng một mình hoa cúc. Từ thời nhà Đường của họ Lý, người đời lại rất yêu hoa mẫu đơn. Ta chỉ yêu một mình hoa sen mà mọc lên từ chốn bùn lầy nước đọng nhưng không hề bị nhiễm bẩn, gội con sóng trong mà chẳng hề có cái đẹp lả lơi, bên trong thì thông suốt, bên ngoài thì thẳng thuốm, không cành không nhánh, mùi hương tỏ xa càng thêm thơm mát, đứng dong dỏng cao khiết. Chỉ có thể đứng xa mà nhìn không thể bỡn cợt nó được. Ta cho rằng:“Cúc là loài hoa của sự ẩn dật. Mẫu đơn là loài hoa phú quý. Còn hoa sen là loài hoa quân tử vậy”. Ôi! Sự yêu hoa cúc, sau ông Đào Uyên Minh ít nghe nói tới, sự yêu hoa sen cùng ta là ai? Sự yêu hoa mẫu đơn thì thích hợp với mọi người vậy. Minh Hải dịch 52
  54. Dịch văn NÓI VỀ YÊU HOA SEN Hoa của loài thảo mộc dưới nước trên đất, thứ đáng yêu rất nhiều. Đào Uyên Minh đời Tấn yêu hoa cúc. Từ Lý Đường lại đây, người đời rất mến chuộng mẫu đơn. Duy một ta yêu sen ở chỗ bùn lầy đọng bẩn mà không nhiễm, gội sóng trong mà chẳng có cái đẹp lả lơi. Trong thông ngoài thẳng, không nhánh không cành, hương xa càng thanh đạm. Từ dưới nước mọc thẳng lên trong sạch, có thể đứng xa mà nhìn mà chẳng ngắm khinh nhờn. Ta cho rằng: Cúc là hoa ẩn dật, mẫu đơn là hoa phú quý, sen là hoa quân tử. Ôi! Kẻ yêu cúc, sau họ Đào ít nghe nói đến. Người yêu sen, kẻ cùng ta, là người nào? Còn người yêu mẫu đơn đương nhiên nhiều vậy. GS. Nguyễn Tri Tài dịch (Theo Giáo trình tiếng Hán, tập 1, Nxb ĐHQG TP HCM) II. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và trường phái ẩn dật trong văn hoá Trung Hoa 1. Về tác giả Chu Đôn Di 周 敦 頤 và bài văn Ái Liên Thuyết 愛蓮說 Chu Đôn Di 周 敦 頤 (1017 - 1073, có sách nói sinh năm 1016), vốn tên là Đôn Thực 敦 實, nhưng vì kỵ huý vua Anh Tông 英 宗 nhà Tống 宋 nên đổi thành Đôn Di 敦 頤. Ông tự là Mậu Thúc 茂 叔, người Đạo huyện 道 縣, tỉnh Hồ Nam 胡 南. Ông mồ côi cha mẹ từ nhỏ, ở với cậu là Trịnh Hướng 鄭 向 làm quan Long Đồ Các Đại học sĩ 龍 圖 閣 大 學 士. Hành trạng của ông, không thấy chép rõ trong sử sách, chỉ biết rằng ông đã từng giữ các chức quan như: Chủ bạ 主 簿, Phán quan 判 官, Thông phán 通 判, Tri huyện 知 縣 sau thời gian lặn lội ở những vùng núi cao, đèo sâu, ông cáo bệnh về Lư Sơn 盧 山 làm nhà ở Liên Hoa Phong 蓮 華 峰, phía trước có suôi róc rách nên đời sau xưng tụng là Liêm khê tiêm sinh 濂 溪 先 生. Về phẩm chất đạo đức, ông đã được Phan Bội Châu 潘 佩 珠 khen là từ Xuân Thu đến giờ ngoài Khổng Tử ra chỉ có ông là đức hạnh vẹn toàn. Nếu Vương An Thạch 王 安 石 là người khơi nguồn thì Chu Đôn Di xứng đáng là bậc khai sơn của trường phái Lý học 理 學 Tống Nho 宋 儒. Về tác phẩm, ông có Thái cực đồ thuyết 太 极 圖 說 (chỉ hơn 250 chữ), Thông thư 通 書, đời sau biên tập thành bộ Chu Tử toàn thư 周 子 全 書 . 53
  55. Về quan điểm triết học, Chu Đôn Di đã dựa vào Dịch truyện 易 傳 và thuyết Trung Dung 中 庸, các kinh điển của Nho gia 儒 家, có tham bác một phần tư tưởng của Đạo gia 道 家 và Vô cực đồ 無 极 圖 của Trần Đoàn lão tổ 陳 摶 老 祖 (tự là Đồ Nam 圖 南, hiệu là Hi Di 希 夷) một đạo sĩ thời Ngũ đại 五 代 mà đề ra một hệ thống lý thuyết mới có hệ thống, rõ ràng khúc chiết, đơn giản cho Lý học Tống Nho. Ông dùng quan điểm của Đạo gia sáng tạo ra học thuyết vũ trụ sinh thành với quan điểm Vô cực nhi thái cực 無 极 而 太 极, ông cho rằng 5 loại vật chất như Kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ là từ hai khí âm dương sinh ra, âm dương sinh ra hai mặt đối lập nhưng thống nhất với nhau ở thái cực. Thái cực là Lý 理, tức tinh thần khách thể nhưng thái cực lại được sản sinh từ Vô 無, nghĩa là từ trong hư vô sinh ra hữu. Ông cũng kế thừa quan điểm tư tưởng Thành 誠 do Tử Tư 子 思 và Mạnh Tử 孟 子 đề xuất, tư tưởng Thành là sự thể hiện bản thể vô cực, lại là bản tính chí thiện của con người, là căn bản của của đức tính nhân, nghĩa, lễ, trí, tín trong con người. Từ đó, ông quy bản thể của vũ trụ, nhân tính trong đạo đức con người có tiên nghiệm và luân lý đạo đức phong kiến vào một chữ Thành, trở thành nguyên lý cao nhất mà lý trời nắm giữ. Theo Chu Đôn Di, muốn đạt đến Thành, người ta phải chủ ở Tĩnh (Chủ tĩnh 主 靜), tức không hề có ham muốn vật chất tầm thường, phải yêu mến yên tĩnh ở tâm, không vọng động, tức là phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt trật tự lễ giáo phong kiến, thấu được cái lý. Qua đó có thể thấy tư tưởng triết học của Chu Đôn Di, về thực chất là phục vụ cho lợi ích và địa vị của giai cấp thống phong kiến đương thời. Theo GS. Đặng Thiều Ngọc 鄧 韶 玉, trong Cổ văn giám thưởng từ điển 古 文 鋻 賞 辭 典, Thượng Hải Từ Thư xuất bản xã, trang 1255, “bài văn Ái Liên Thuyết là một trong những danh tác tản văn thời Tống, nó không chỉ ẩn hàm tư tưởng sâu sắc, nghệ thuật độc đáo. Toàn văn chỉ có 119 chữ. Nó bộc bạch về phẩm cách của các loài hoa. Đối với hoa sen, bài văn đã miêu tả khá chi tiết về phẩm cách của nó trong sự đối ứng với tính cách người quân tử và luận bàn về tình cảm yêu mến hoa sen của người quân tử. Do đó, nó có nội dung trữ tình thú vị, hấp dẫn, chủ đề tư tưởng rất minh bạch. Trong bài văn tác giả sử dụng thủ pháp nhân hoá để minh hoạ cho các phẩm cách cao khiết của người quân tử, mượn hoa để nói người. Ẩn dật, phú quý, quân tử, tác giả sử dụng 3 hình ảnh này để tỷ dụ cho 3 loài hoa Cúc, Mẫu đơn, Liên. Điều đó biểu lộ khí tượng chân chính của con người, ca tụng sự kiên trinh của bản thân và giới thuyết cho hệ thống tư tưởng của mình” (Minh Hải dịch). 54
  56. 2. Về trường phái ẩn sĩ trong văn hoá Trung Hoa Trong các thư tịch cổ Trung Hoa, người xưa thường dùng các khái niệm ẩn sĩ 隱 士, u nhân 幽 人, dật nhân 逸 人, cao sỹ 高 士, để ám chỉ những người có tư tưởng xuất thế, xa lánh chốn quan trường, vui thú điền vương, không vướng nợ công danh Trong Hậu Hán thư 后 漢 書 có Dật dân liệt truyện 逸 民 列 傳, Tấn thư 晉 書, Đường thư 唐 書, Tống sử 宋 史, Minh sử 明 史 cũng có Ẩn dật truyện 隱 逸 傳, Nam Tề thư 南 齊 書 có Cao dật truyện 高 逸 傳, bộ Thanh sử cảo 清 史 稿 có mục Di dật truyện 移 逸 傳. Kê Khang 嵇 康, Hoàng Phủ Mật 皇 甫 謐 (Tấn 晉 代) có viết Cao sỹ truyện 高 士 傳, Viên Thục 袁 蜀 viết Chân ẩn truyện 真 隱 傳 tất cả những tác phẩm này tuy có tên gọi khác nhau nhưng có chung một nội dung phản ánh, có cùng một đối tượng thể hiện, đó là ẩn sỹ. Vậy ẩn sỹ là gì? Theo Hậu Hán Thư 后 漢 書, Dật dân liệt truyện 逸 民 列 傳 (Nam Triều 南 朝 Tống 宋 Phạm Việp 范 曄 soạn, Đường 唐 Lý Hiền 李 賢 chú thích, Trung Hoa Thư Cục), ẩn sĩ là những ngời có đạo đức, tài năng, vốn có thể trở thành quan lại nhưng vì một lý do nào đó họ không muốn làm quan. Họ có thể chủ động rời bỏ quan trường hoặc không tham gia quan trường, tìm về nơi thôn dã dựng lều quy ẩn. Họ lấy việc tu thân, tác thi, trước thuật làm niềm vui an lạc, ít quan tâm đến thế sự đương thời. Sách Cao sĩ truyện 高 士 傳 của Hoàng Phủ Mật 皇 甫 謐 cho rằng, Sào Phủ 巢 父, Hứa Do 許 由 là những ẩn sĩ đầu tiên của Trung Hoa. Đến cuối thời Thương Ân 商 殷 có 3 ẩn sĩ nổi tiếng là Khương Thượng 姜 尚, Bá Di 伯 夷, Thúc Tề 叔 齊. Trong Luận ngữ 論 語 có nhắc đến 3 nhân vật là Trường Thư 長 沮, Kiệt Nịch 桀 溺 và Sở Cuồng Tiếp Dư 楚 狂 接輿. Thời Xuân Thu, Giới Tử Thôi 介子 推 (có khi gọi là Giới Chi Thôi 介 之 推) là 1 ẩn sĩ nổi tiếng. Đoàn Can Mộc 段 干 木 sống vào thời Nguỵ Văn Hầu 魏 文 侯 cũng là một ẩn sĩ hữu danh. Nhan Xúc 顏 thời Chiến Quốc và các học giả theo trường phái Lão Trang cũng là những u nhân nổi tiếng. Lão Đam 老 聃, Trang Chu 莊 周 trong trước tác của mình đã phát biểu khá nhiều luận điểm liên quan đến vấn đề này nên được hậu nhân tôn xưng là ông tổ của trường phái ẩn dật. Thời Tần mạt 秦 末, Hán sơ 漢 初, ẩn sĩ trung hoa nổi tiếng là Dĩ thượng lão nhân 苡 上 老 人 và Thương sơn tứ hạo 商 山 四 皓, Về ẩn sĩ, theo Đông Phương Sóc 東 方 朔 có thể phân làm hai loại: Kẻ trốn vào trong núi (sơn lâm 山 林) là tiểu ẩn 小 隱, vì không thắng được những cám dỗ về vật chất nên mới trốn vào núi. Còn những người ở lại kinh thành (triều thị 朝 巿) là đại ẩn 大 隱. Họ tự có công phu tu dưỡng rất tốt nên chẳng sợ những thứ cám dỗ bình 55
  57. thường. Đại diện cho loại đại ẩn có Trúc lâm thất hiền 竹 林 七 賢 do Kê Khang 嵇 康, Nguyễn Tịch 阮 籍 chủ trương thành lập. Đến đời Đường Tống 唐 宋, các ẩn sĩ ngày càng được triều đình trọng vọng như Điền Nham Du 田 岩 瑜, Vương Hi Di 王 僖 宧, Tư Mã Thừa Trinh 司 馬 承 貞, Trần Đoàn 陳 摶, Trong bộ Tam quốc diễn nghĩa 三 國 演 義 của La Quán Trung 羅 貫 忠 (Minh 明) đã miêu tả khá chi tiết cuộc sống ẩn dật của Tư Mã Đức Tháo 司 馬 德 操, Từ Thứ 徐 庶, Gia Cát Lượng 諸 葛 亮 ở Ngoạ Long Cương 臥 龍 岡. Nhìn chung, con đường trở thành 01 ẩn sĩ trong xã hội phong kiến Trung Hoa rất phức tạp, đa dạng. Mỗi triều đại, mỗi hoàn cảnh lịch sử đã tạo ra những động lực khác nhau, quan niệm khác nhau về ẩn sĩ và chủ nghĩa ẩn dật. Tuy nhiên, dù quan niệm nào, dù thật hay giả, dù đại ẩn hay tiểu ẩn thì tất cả cũng đã góp phần làm nên diện mạo phong phú cho văn hoá ẩn dật Trung Hoa. Con đường trở thành ẩn sĩ trong văn hoá Trung Hoa có thể khái quát thành mấy dạng thức như sau: - Ẩn cư phản đối chế độ thống trị: Trường Thư 長 沮, Kiệt Nịch 桀溺, - Ẩn cư tránh nguy hiểm, cầu an: Tôn Đản 孫 誕, Kê Khang 嵇 康, - Ẩn cư để thoát khỏi thị phi chốn quan trường: Bạch Cư Dị 白 居 易, Phạm Lãi 范 蠡, - Ẩn cư vì yêu sự tự do, không màng danh lợi: Sào Phủ 巢 父, Đào Tiềm 陶 潛, - Ẩn cư để chờ thời: Khổng Minh 孔明, Ninh Thích 寧 適, Lưu Cơ 劉 基, - Ẩn cư để tìm đường đến với quan trường: Khương Thượng 姜 尚, Phó Duyệt 傅 悅, Từ một số dạng thức trên, ta có thể phân loại ẩn sĩ Trung Hoa thành theo các tiêu chí như sau: - Ẩn sĩ khí tiết - Ẩn sĩ đạo đức - Ẩn sĩ học giả - Ẩn sĩ là đạo sĩ hoặc hoà thượng - Ẩn sĩ là tài sĩ, tao nhân mặc khách - Ẩn sĩ sống bừa bãi phóng túng - Ẩn sĩ chờ thời 56
  58. III. Chú giải từ ngữ 1. 愛 Ái 心 Tâm : - Yêu, mến 愛 屋 及 烏 Ái ốc cập ô: Yêu mái nhà yêu cả con quạ trên mái 愛 莫 能 助 Ái mạc năng trợ: Yêu mà không thể giúp được 2. 蓮 Liên 艹 Thảo : - Hoa sen Một số từ chỉ hoa sen 荷 Hà 菡 苕 Hàm thiều 芙 蕖 Phù cừ 芙 蓉 Phù dung 蓮 葉 Liên diệp: Lá sen 蓮 房 Liên phòng: Đài sen, toà sen 蓮 子 Liên tử: Hạt sen 蓮 鬚 Liên tu: Râu sen 蓮 藕 Liên ngẫu: Ngó sen, củ 蓮 座 Liên toà: Nơi thờ phật 蓮 步 Liên bộ: Gót sen, gót chân người con gái đẹp “Sương in mặt tuyết pha thân/ Sen vàng lãng đãng như gần như xa, ” (Truyện Kiều) “Thôi cười nọ lại nhăn mày liễu/ Ghẹo hoa kia lại đến gót sen, ” (Cung oán ngâm khúc) 3. 說 Thuyết 言 Ngôn : - Nói Thuế - Thuyết phục Duyệt - Vui, đẹp lòng 道 聽 途 說 Đạo thính đồ thuyết: Chuyện đầu đường xó chợ 說 風 涼 話 Thuyết phong lương thoại: Miệng nam mô một bồ dao găm, lòng độc ác 說 短 道 長 Thuyết đoản đạo trường: Nói cái hay, bàn cái dở 4. 陸 Lục 阝 Phụ : - Đất liền 5. 甚 Thậm 甘 Cam : - Rất, quá 6. 蕃 Phiền (phồn)艹 Thảo : - Cỏ tốt xanh rì, nhiều, đông đúc 7. 晉 Tấn 日 Nhật : - Tên triều đại (265 - 420) 8. 陶 Đào 阝 Phụ : - Đồ sành, mừng rỡ, họ Đào 9. 淵 Uyên 氵 Thuỷ : - Vũng nước sâu, uyên áo 10. 明 Minh 日 Nhật : - Sáng, rõ ràng Ghi chú: 陶 淵 明 Đào Uyên Minh (365 – 427), tên Tiềm 潛, tự là Nguyên Lượng 元 亮, hiệu là Ngũ Liễu Tiên Sinh 五 柳 先 生, là người đất Sài Tang 柴 桑, Tầm Dương 尋 陽, từng làm huyện lệnh Bành Trạch 彭 澤 nên còn gọi là Đào Bành 57
  59. Trạch 陶 彭 澤. Ông là đại ẩn sĩ, đại văn học gia thời Đông Tấn 東 晉. Thơ của ông cực kỳ phóng khoáng, khí khái, tinh thần quật cường, nổi tiếng nhất là các bài như: Ngũ liễu tiên sinh truyện 五 柳 先 生 傳, Đào hoa nguyên ký 桃 花 源 記, Quy khứ lai từ 歸 去 來 辭. Về hành trạng: ông sinh ra và lớn lên trong một thời kỳ chính trị hủ bại. Tuy xuất thân trong một gia đình quyền quý, ông nội là Đào Mậu 陶 茂, cha là Đào Dật 陶 逸 đều làm đến chức Thái Thú 太 守. Ông ngoại là Mạnh Gia 孟 嘉 đảm nhiệm chức Chinh tây đại tướng quân 征 西 大 將 君. Song, lúc ông chào đời thì gia cảnh suy vi và khi trưởng thành ông bị tiêm nhiễm tư tưởng Lão Trang nên có chí ẩn dật sơn. Năm 29 tuổi có làm chức Liễu Châu tế tửu 柳 州 祭 酒, đến đời Tấn An Đế 晉 安 帝 (niên hiệu Nghĩa Hi 義 熙) ông được bổ làm huyện lệnh Bành Trạch, được 80 ngày thì bỏ về (năm 405). Từ năm 41 tuổi quyết tâm quy ẩn, đến khi chết được tặng thuỵ là Tĩnh Tiết 靖 節. Thơ văn của ông đều đạt thành tựu cao, hiện còn 126 bài với nội dung phong phú, đa dạng như Tặng Dương trưởng sử 贈 陽 長 史, Nghĩ cổ 擬 古, Ẩm tửu 飲 酒, tinh thần không chịu khom lưng vì 5 đấu gạo (ngũ đấu mễ 五 斗 米) và phẩm cách của ông không chịu hoà chung với thế tục được các thế hệ thi nhân đời sau ngưỡng mộ. Tiểu sử của ông được chép kỹ trong Tấn thư 晉 書 (quyển 94) và Nam sử 南 史 (quyển 75). 11. 獨 Độc 犭 Khuyển : - Tên 1 loài thú - Lẻ loi, một mình 12. 菊 Cúc 艹 Thảo : - Tên 1 loài hoa 菊 月 Cúc nguyệt: Tháng 8 菊 秀 蘭 芳 Cúc tú lan phương: Chỉ người quân tử 杞 菊 延 年 Kỷ cúc diên niên: Chỉ mong muốn được trường thọ 13. 李 Lý 木 Mộc : - Cây lý, họ Lý, hành lý Từ đồng âm: 理 Sửa chữa, lý lẽ 里 Dặm, làng 鯉 Cá chép 俚 Quê mùa 履 Giày 裏 Bên trong 瓜 田 李 下 Qua điền lý hạ: ruộng dưa cây lý (đạo của người quân tử) 14. 唐 Đường 口 Khẩu : - Nói lung tung, hoang đường - Tên triều đại (618 - 907) - Họ Đường 58
  60. 唐 唐 Đường đường: Hiên ngang, bệ vệ 唐 人 Đường nhân: Chỉ người Trung Quốc ở nước ngoài 唐 書 Đường thư: Bộ sử về triều đại nhà Đường 唐 堯 Đường Nghiêu: Vua Nghiêu, quốc hiệu là Đường 唐 虞 Đường Ngu: Vua Nghiêu, vua Thuấn 15. 牡 Mẫu 牜 Ngưu : - Giống đực, con đực 16. 牝 Tẫn 牜 Ngưu : - Giống cái, con cái 17. 丹 Đan (Đơn) 丶 Chủ : - Màu đỏ 丹 詔 Đan chiếu: Sắc mệnh của vua 丹 藥 Đan dược: Thuốc tiên, linh đơn 丹 心 Đan tâm: Tấm lòng son 丹 青 Đan thanh: Nét vẽ 丹 墀 Đan trì: Thềm cung vua, cung vua 丹 桂 Đan quế: Thi đỗ, người tài 丹 台 Đan đài: Cung vua “Câu cẩm tú đàn anh họ Lý/ Nét đan thanh bậc chị chàng Vương, ” (Cung oán ngâm khúc) “Cùng nhau chầu chực đan đài/ Thoả lòng cố cựu vẹn tài kim lan, ” (Lưu nữ tướng) “Công rằng:Đan quế hai nhành/ Bảng vàng thẻ bạc đã đành làm nên, ” (Lục Vân Tiên) “Còn trên thế ít nhiều dư phúc/ Chắc linh đài chín khúc đan tâm, ” (Tự tình khúc) “Tiếng thánh thót cung đàn thuý dịch/ Giọng nỉ non ngón địch đan trì” (Cung oán ngâm khúc) Phụ chú về danh hiệu các loài hoa 桂 花 Quế hoa: Cửu lý phiêu hương (Hương bay chín dặm) 牡 丹 Mẫu đơn: Hoa trung vương hậu, Hoa vương (Hoàng hậu trong các loài hoa, vua trong của hoa) 杜 鵑 Đỗ quyên: Hoa trung Tây Thi (Tây Thi trong các loài hoa) 蓮 花 Liên hoa: Hoa trung tiên tử (Nàng tiên trong các loài hoa) 水 仙 Thuỷ tiên: Lăng ba tiên tử (nàng tiên giỡn sóng) 菊 花 Cúc hoa: Hoa trung tứ quân tử chi nhất (một trong bốn loài hoa quân tử) 59
  61. 蘭 花 Lan hoa: Thiên hạ đệ nhất hương (mùi thơm nhất thiên hạ) 月 季 Nguyệt quý: Hoa trung hoàng hậu (hoàng hậu trong các loài hoa) 山 茶 Sơn trà: Hoa trung trần phẩm (phẩm cách cao khiết trong các loài hoa) 18. 予 Dư 亅 Quyết : - Ta, tôi (đại từ nhân xưng) 19. 淤 Ứ 氵 Thuỷ : - Nước đọng lại không chảy Ghi chú: Có bản chép là (污) 汙 Ô mang nghĩa “Nước đục, không sạch sẽ” 20. 泥 Nê 氵 Thuỷ : - Bùn lầy, bùn dơ Nệ - Bó buộc, câu nệ 21. 染 Nhiễm 氵 Thuỷ : - Nhuộm, nhuốm bẩn, lây sang 22. 濯 Trạc 氵 Thuỷ : - Tắm, giặt, gội, giội nước 23. 清 Thanh 氵 Thuỷ : - Nước trong, trong suốt - Xong hết Từ đồng âm: 聲 Âm thanh 青 Màu xanh 圊 Chuồng xí 清 風 Thanh phong: Gió mát 清 夜 Thanh dạ: Đêm trong 清 談 Thanh đàm: Nói suông 清 涼 Thanh lương: Mát mẻ 清 明 Thanh minh: Trời trong 清 規 Thanh quy: Giới luật 清 新 Thanh tân: Mới mẻ, sáng sủa 清 心 寡 慾 Thanh tâm quả dục: Tấm lòng sạch sẽ, ít ham muốn 清 白 傳 家 Thanh bạch truyền gia: Thanh liêm chính trực 清 風 兩 袖 Thanh phong lưỡng tụ: Quan thanh liêm 清 談 誤 國 Thanh đàm ngộ quốc: Nói suông không ích cho đất nước 清 靜 無 為 Thanh tĩnh vô vi: Tĩnh tâm không nhu cầu vật chất “Vườn Tây uyển khúc trùng thanh dạ/ Gác Lâm xuân điệu ngã đình hoa” (Cung oán ngâm khúc) “Đã thương mới dám ngỏ lời/ Nhỡ trong thanh sử hôm mai ghi lòng, ” (Trinh thử) 24. 漣 Liên 氵Thuỷ : - Sóng gợn lăn tăn, sóng nhỏ 浪 Lãng : Sóng nói chung 波 Ba : Sóng lớn hơn Liên 瀾 Lan : Sóng lớn hơn Ba 濤 Đào : Sóng cả, sóng dữ 60
  62. 25. 妖 Yêu 女 Nữ : - Đẹp, quái lạ, lẳng lơ 26. 蔓 Mạn 艹 Thảo : - Loài cây bò lan, bò lan 27. 支 Chi 支 Chi : - Cành, nhánh 28. 香 Hương 香 Hương : - Mùi thơm, lời khen 29. 益 Ích 皿 Mãnh : - Càng, thêm lên, giàu có - Tên Châu Ích 30. 亭 Đình 亠 Đầu : - Nhà nghỉ mát 亭 亭 Đình đình : Đứng sừng sững 31. 淨 Tịnh 氵Thuỷ : - Sạch sẽ 32. 植 Thực 木 Mộc : - Thực vật, trồng trọt 33. 遠 Viễn 辶 Sước : - Xa 34. 觀 Quan 見 Kiến : - Xem, xem xét kỹ Quán - Am thờ của đạo Lão 觀 鼎 Quan đỉnh: Ngấp nghé muốn tiếm ngôi vua 坐 井 觀 天 Toạ tỉnh quan thiên: Ếch ngồi đáy giếng 35. 玩 Ngoạn 玉 Ngọc : - Đồ chơi, đi chơi - Đùa giỡn 玩 世 Ngoạn thế: Thái độ không chấp nhận quy củ của xã hội 玩 月 Ngoạn nguyệt: Thưởng trăng, ngắm trăng 36. 褻 Tiết 衣 Y : - Cái áo lót, dơ bẩn, sàm sỡ 37. 隱 Ẩn 阝 Phụ : - Núp, trốn, thương xót Ấn - Tựa, dựa 38. 逸 Dật 辶 Sước : - Ở ẩn, yên vui 逸 品 Dật phẩm: Phong cách cao quý 逸 思 Dật tứ: Ý tứ cao siêu khác thường “Thấy Sinh dật tứ đường bay/ Ông càng thêm trọng thêm say mười phần” (Ngọc Kiều Lê) 39. 富 Phú Miên : - Giàu có 40. 貴 Quý 貝 Bối : - Sang trọng 41. 噫 Y 口 Khẩu : - Ôi, than ôi (thán từ) 42. 鮮 Tiển 魚 Ngư : - Ít, hiếm - Tươi tốt, đẹp 43. 宜 Nghi Miên : - Nên, thích đáng, phù hợp 61