Tài liệu Văn học Nga - Phùng Hoài Ngọc (Phần 1)

pdf 95 trang hapham 1260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Văn học Nga - Phùng Hoài Ngọc (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_van_hoc_nga_phung_hoai_ngoc_phan_1.pdf

Nội dung text: Tài liệu Văn học Nga - Phùng Hoài Ngọc (Phần 1)

  1. ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA SƯ PHẠM Bộ môn Ngữ văn Phùng Hoài Ngọc VĂN HỌC NGA ΡУССKAЯ ЛИTЕРАTУРА (sử dụng cho lớp sư phạm Ngữ văn) Lưu hành nội bộ AN GIANG 2008
  2. Ths. Phùng Hoài Ngọc Tài liệu VĂN HỌC NGA ΡУССKAЯ ЛИTЕРАTУРА Sử dụng cho SV sư phạm Ngữ văn Lưu hành nội bộ ĐẠI HỌC AN GIANG 2008 Phùng Hoài Ngọc biên soạn 1
  3. VĂN HỌC NGA LỜI NÓI ĐẦU Chương trình gồm hai phần: Văn học Nga thế kỷ XIX và Văn học Nga Xô viết thế kỷ XX . Hai thế kỷ văn học là hai thời kỳ phát triển liên tiếp, mỗi thời kỳ đều có vị trí lớn lao trong nền văn học chung của nhân loại . Văn học dân gian Nga đã có quá trình phát triển hàng chục thế kỷ, một kho tàng văn học đậm đà tính dân tộc mà chúng ta chưa khai thác được nhiều. Văn học phong kiến Nga với tư tưởng cổ điển chủ nghĩa đã phản ánh tư tưởng chính thống của nền quân chủ Đại Nga - một quốc gia lớn ở Đông Âu. Đầu thế kỷ XIX, văn học lãng mạn Nga đột ngột xuất hiện, tiến nhanh tới đỉnh cao rồi lại chuyển ngay sang trào lưu hiện thực chủ nghĩa với những tác giả, tác phẩm xuất sắc, khiến Tây Âu vốn tự hào về những thành tựu rực rỡ của văn học lãng mạn và hiện thực cũng phải kinh ngạc và thán phục. Văn học Nga có phong cách riêng biệt, khác lạ. Đặc biệt, tư tưởng dân chủ bộc lộ trong văn học mạnh mẽ đến mức tạo ra nhu cầu đòi hỏi tư tưởng xã hội chủ nghĩa như một qui luật tất yếu. Vì lẽ đó, Lênin đã coi tác phẩm của L.Tonxtôi là "tấm gương phản chiếu cách mạng Nga". Đó là đóng góp quan trọng của văn học Nga vào nền văn học thế giới. Những tác phẩm của , Lermontov, Gogol, L.Tonxtôi, Dotstoievski, Sekhov đã trở thành tác phẩm cổ điển cùng với thành tựu lý luận, phê bình của Bielinski, Tsernysevski còn đặt nền móng lí luận và gây ảnh hưởng sâu sắc đến cả thế kỷ sau. Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại do Đảng của Lênin lãnh đạo đã tác động thúc đẩy mạnh mẽ nền văn học mới mẻ ra đời và tồn tại gần trọn thế kỉ XX với ảnh hưởng rộng rãi toàn thế giới. Đáng chú ý là văn học Xô viết vẫn tiếp nối tinh hoa truyền thống văn học Nga với nhiều đại diện ưu tú đạt đến đỉnh cao của văn học thế giới hai thế kỷ. Văn học Nga Xô viết là một bước tiến hóa cao trong tiến trình văn học của nhân loại. Gần 7000 người cầm bút viết văn trong dân số 300 triệu người (số liệu 1975) với bút pháp đa dạng, đề tài phong phú, giáo trình này thật khó lựa chọn những gương mặt thực sự tiêu biểu cho nền văn học Nga. Sự lựa chọn mang tính chủ quan là điều không tránh khỏi. Mặt khác trong các giáo trình truyền thống vắng bóng những tác giả có “vấn đề” đương thời như Esenin, Pasternak, Solzhenitsyn và những tác phẩm “nhỏ” nhưng quen thuộc như “Người thầy đầu tiên”, “Katyusa”, Chúng tôi đã dựa vào các nguồn tư liệu mới nhất để cập nhật vào tài liệu, sao cho giáo trình này là một phác thảo đa dạng, sinh động của lịch sử văn học Nga hai thế kỷ. ĐẠI HỌC AN GIANG 2008 Phùng Hoài Ngọc Phùng Hoài Ngọc biên soạn 2
  4. MỤC LỤC VĂN HỌC NGA Lời giới thiệu 2 PHẦN I VĂN HỌC NGA THẾ KỈ XIX Chương 1 Khái quát Bối cảnh lịch sử văn học Nga và những đặc điểm của 3 giai đoạn 5 Chương 2 Puskin đỉnh cao chủ nghĩa lãng mạn và người khởi xướng chủ nghĩa hiện thực Nga Puskin, mùa xuân văn học Nga 13 Thơ trữ tình 15 Tiểu thuyết "Evgeni Oneghin" 20 Tiểu thuyết "Người con gái viên đại uý " 23 Chương 3. Một số nhà văn nhà thơ khác 28 Lermontov Nerkrasov 38 Belinski 43 Gogol 45 Dostoievski Chương 4. Liev Tolstoi 51 Đường đời và sự nghiệp 53 Tiểu thuyết sử thi "Chiến tranh và Hòa bình" 66 Tiểu thuyết "Anna Karenina" 57 Tiểu thuyết "Phục sinh" 59 Đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết Tolstoi Chương 5 Sekhov đại biểu ưu tú cuối cùng của văn học hiện thựcNga 62 Truyện ngắn « Người trong bao » 64 Ba vở kịch và nghệ thuật viết kịch 66 Kết luận: Nhận định về văn học Nga thế kỉ XIX và vị trí của nó trên thế giới. 69 Câu hỏi hướng dẫn ôn tập/ 70 PHẦN II VĂN HỌC NGA XÔ VIẾT THẾ KỈ XX 71 Chương 6. Khái quát văn học thế kỉ XX Chương 7. Maxim Gorki - người mở đầu nền văn học mới 76 Chương 8. Vladimir Maiakovski nhà thơ cách tân đầy nhiệt huyết 94 Chương 9. Mikhail Solokhov với "Sông Đông êm đềm" 102 Chương 10. Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu khác 113 Alexei Tolstoi và "Con đường đau khổ" 113 Nicolai Oxtrovski và "Thép đã tôi thế đấy" 117 Alexandoror Fadeev 120 "Chiến bại 120 "Đội cận vệ thanh niên" 122 Chinghiz Aitmatov và "Người thầy đầu tiên" 124 6 tác phẩm tiêu biểu . 126 Phùng Hoài Ngọc biên soạn 3
  5. Sergei Esenin nhà thơ của nỗi buồn và tình yêu làng quê Nga 131 Một số bài thơ hay của Esenin 132 Pogodin 3 vở kịch về Lenin 136 Anna Akhmatova và «Tình yêu» 138 Isakovsky và «Katyusa» 139 Chương 11. Sơ lược về văn học Nga Xô viết từ sau Chiến tranh thế giới II 142 Kết luận về ý nghĩa và vai trò lịch sử của Văn học Nga Hướng dẫn ôn tập 146 Phụ lục 1: Những "mạch ngầm" của văn học Nga 148 Phụ lục 2: Hai nhà văn có "vấn đề": Solzhenitsyn và Pasternak 150 Sơ lược về Solzhenitsyn Pasternak – Một số bài thơ 152 Bác sĩ Zhivago 154 Phụ lục 3: Nguyên tác một số bài thơ 158 Thư mục tham khảo 165 Phùng Hoài Ngọc biên soạn 4
  6. Phần I VĂN HỌC NGA THẾ KỶ XIX Chương 1. KHÁI QUÁT BỐI CẢNH LỊCH SỬ NƯỚC NGA Văn học hiện thực Nga, thế kỷ XIX là một trong những nền văn học phong phú và tiên tiến của nhân loại, đạt những thành tựu rực rỡ nhất trong lịch sử phát triển nghệ thuật thế giới cho tới bây giờ. Văn học hiện thực Nga ra đời trong cuộc đấu tranh lâu dài, gay gắt của nhân dân Nga chống lại chế độ nông nô chuyên chế tàn bạo, phản động của Nga hoàng . Những thành tựu lớn lao đặc biệt sau thế kỷ XIX đã khiến các nhà nghiên cứu Phương Tây phải gọi nó là “một phép lạ”. Macxim Gorki gọi đó là “hiện tượng kỳ diệu” của văn học châu Âu. Thế giới ngạc nhiên trước vẻ đẹp và sức mạnh vươn lên mau chóng với những thiên tài chói lọi. Lênin nhận xét: “Tầm quan trọng thế giới mà hiện nay văn học Nga đã giành được chính là do văn học Nga mang trong mình những tư tưởng tiên tiến của thời đại: Tư tưởng dân chủ và xã hội chủ nghĩa, tinh thần nhân đạo cao cả và lòng nhiệt thành”. Nhân dân Nga tự hào về văn đàn lớn lao của mình bao gồm các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thế giới như: Lermontov, Gogol, Gonsarov, Dostoievski, Turgeniev, Nierkrasov, Sekhov, và Liev Tolstoi cùng với các nhà phê bình và mỹ học dân chủ lỗi lạc như Ghersen, Bielinski, Sernysevski, Dobroliubov Văn học Nga thế kỷ XIX chuyển tiếp nhanh chóng từ chủ nghĩa lãng mạn sang chủ nghĩa hiện thực, phản ánh rõ nét và kịp thời những biến động xã hội và theo kịp xu hướng tư tưởng chính trị. 1. SỰ HÌNH THÀNH DÂN TỘC, NGÔN NGỮ VÀ VĂN HỌC NGA Có một đại chủng là Slave sống quanh vùng phía Đông châu Âu, sau dần dần chia ra ba nhóm dân tộc là Đông Slave, Tây Slave và Nam Slave . Nhóm Tây Slave gồm hai tộc Ba Lan và Tiệp Khắc (nay là cộng hoà Séc và Slovakia) Nhóm Nam Slave gồm Bulgari, Nam Tư và một số dân tộc nhỏ hơn . Nhóm Đông Slave đến đầu thế kỉ X hình thành ra nước Nga cổ. Nước này quần tụ ba dân tộc: Nga, Ucraina và Bielorusia (còn gọi Đại Nga, Tiểu Nga và Bạch Nga). Thủ đô cổ nhất là Kiev (nay là thủ đô của nước Cộng hoà Ucraina) . Cuối thế kỉ X, một công tước trong triều đình Nga đã cho du nhập đạo Cơ Đốc giáo và công nhận là quốc giáo. Nước Nga bắt đầu giao lưu với các dân tộc khác trên thế giới và văn chương nghệ thuật bắt đầu phát triển. Văn chương chuyên viết biên niên sử, chưa có văn chương hình tượng. Văn chương viết về các danh nhân, nhà truyền đạo, giáo huấn, truyện chiến đấu, du lịch cũng bắt đầu nhen nhóm. Văn học dân gian phát triển. Nước Nga cổ chưa có giấy nên người ta viết trên da thú vải vóc mãi đến thế kỉ XIV mới có giấy. Thế kỉ XV, XVI máy in xuất hiện. Trong thời kì đó một tác phẩm quan trọng “Truyện về đạo quân Igor” (viết từ thế kỉ XII nhưng đến cuối thế kỉ XIII mới được biết đến) được in ấn nhưng Phùng Hoài Ngọc biên soạn 5
  7. vẫn không xác định được tác giả. Những lời kêu gọi thống nhất đất nước để chống lại quân xâm lược Mông Cổ của những công tước Nga trải qua 240 năm. Nước Nga còn bị xâm lăng bởi người Đức, Thuỵ Điển Nước Nga phải chống ngoại xâm qua nhiều năm dài. Văn học Nga cổ vì thế chậm phát triển. Đến năm 1450, ách áp bức của Mông Cổ tan rã ở khắp nước Nga cổ. Đến thế kỉ XIV-XV ngôn ngữ Nga đã hình thành, dân tộc Nga định cư ở giữa hai con sông Volga và Moskva. Sang thế kỉ XVI, nước Nga hình thành như một quốc gia đa dân tộc. Chế độ phong kiến trung ương tập quyền lấy Moskva làm thủ đô cho đến nay Trong thế kỉ XVII có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra. Nhiều cuộc xâm lăng của Hà Lan, Thuỵ Điển, Litva. Văn học thời kì này dần dần thoát ly khỏi tôn giáo, gần với đời sống, đậm tính thế tục, hài hước châm biếm Do chiến tranh nên nhìn chung văn học phát triển chậm. Cuối thế kỉ XVII sang đầu XVIII, vua Piotr đệ nhất (còn gọi là Pierre đại đế) nhanh chóng đưa nước Nga thoát khỏi lạc hậu bằng những cuộc cải cách thiết thực toàn diện: quân sự, chính trị, kinh tế và giáo dục Chính nhà vua là người rất tiến bộ, có ý thức dân chủ, thường đi qua các nước Tây Âu để học tập kinh nghiệm. Ông có sai lầm là thiên vị giai cấp quí tộc khiến nhân dân lao động thiệt thòi. Ông có công đầu xây dựng thành phố Saint Petersburg. Giữa thế kỉ XVIII vua Piotr qua đời. Nước Nga so với thế kỉ trước đã phát triển nhiều mặt và đạt nhiều thành tựu. Về văn học, chủ nghĩa cổ điển Nga ra đời. Lomonosov (1711-1765) là người đại diện của trào lưu này. Ông am hiểu nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội nhân văn, viết cả sách ngữ pháp, thay đổi luật thơ, viết lí luận nghệ thuật, làm thơ viết văn. Ông là người mở ra bước ngoặt cho nền văn học dân tộc và ngôn ngữ văn chương dân gian đại chúng Nga khiến văn chương đi sâu vào nhân dân. Ông nhiệt tình ca ngợi tiếng Nga “Trong tiếng Nga có bao nhiêu cái hàm ý quan trọng của tiếng Tây ban nha, cái dịu ngọt của tiếng Ý, cái rắn rỏi của tiếng Đức, cái sinh động của tiếng Pháp. Hơn thế nữa, còn bao hàm cả sự xúc tích và mạnh mẽ của tiếng Hi Lạp và tiếng Latin ”. Năm 1755 Trường đại học tổng hợp Moskva thành lập, mang tên Lomonosov. Ở thế kỉ này còn có nhà văn Radisev (1749-1802) với tác phẩm nổi tiếng “Cuộc du lịch từ Petersburg đến Moskva” miêu tả cuộc sống của những người dân lao động nghèo khổ đồng thời tố cáo chế độ Nga hoàng. Vì thế ông bị đày đi nơi xa, sau ông tự tử bằng thuốc độc. Ông được xem là nhà văn cách mạng đầu tiên . Những tác phẩm của các nhà văn cổ điển chủ nghiã nhằm đề cao tinh thần yêu nước của công dân, cổ vũ cho những tiến bộ của vua Piotr I chống lại sự trì trệ lạc hậu. Chủ nghĩa cổ điển tồn tại 30 năm (1730-1760) đã góp phần phát triển nền văn học Nga những giai đoạn sau. Nửa sau thế kỉ XVIII, mặc dù chủ nghiã cổ điển vẫn còn tồn tại nhưng một khuynh hướng nghệ thuật mới ra đời: chủ nghĩa tình cảm. Sự ra đời của chủ nghĩa tình cảm gắn với cây bút tiêu biểu của nhà văn kiêm nhà sử học Karamzin (1766- 1826), ông viết một truyện ngắn nổi tiếng đương thời “Cô Lisa đáng thương“, nhà văn chú ý đến thế giới nội tâm của nhân vật và cảm xúc với thiên nhiên. Tiếp theo là sự xuất hiện của chủ nghĩa lãng mạn với Giukovski, và cuối cùng là chủ nghĩa hiện thực của Puskin, Dostoievski, Tolstoi, Sekhov . . . Ðánh giá văn học Nga thế kỉ XIX, một nhà văn hoá người Đức so sánh “Văn học Nga thế kỉ XVIII như cô nữ sinh không thuộc bài so với văn học Tây Âu. Nhưng đến Phùng Hoài Ngọc biên soạn 6
  8. thế kỉ XIX nền văn học Nga bắc chiếc cầu nối liền Phương Tây và nước Nga đã xuất hiện không phải như một nữ sinh mà là một bà giáo ”. Khi bàn về văn học Nga thế kỉ XIX, M. Gorki nhận định:“Trong lịch sử phát triển của nền văn học Châu Âu, nền văn học trẻ của chúng ta là một hiện tượng kỳ lạ (. .) một khí thế mạnh mẽ, một tốc độ thần kì trong một ánh hào quang rực rỡ của tài năng ( ). Ở châu Âu không có ai sáng tác được những cuốn sách lớn được cả thế giới hâm mộ như thế, không có ai sáng tạo được cái đẹp thần diệu như vậy trong những hoàn cảnh gian nan không sao tả xiết. Không nơi nào đông đảo những nhà văn tuẫn đạo như ở nước ta ” Văn học Nga thế kỉ XIX ra đời cùng với sự phồn thịnh chung của cả nền văn hoá Nga, đó là sự xuất hiện hàng loạt thiên tài toán học như Kovalevskaia, Lobasevski, nhà hoá học Mendeleev, nhạc sĩ Tsaikovski, Glinka, hoạ sĩ Repin . . . Nhà văn Nga hầu hết xuất thân quí tộc giàu có, trình độ học vấn cao, biết nhiều ngoại ngữ và tinh thông âm nhạc hội hoạ, triết học Họ đều biết kế thừa những tác phẩm nổi tiếng thế giới cùng với văn học truyền thống Nga. Họ phải đấu tranh gay gắt chống lại những trào lưu, ý thức hệ lạc hậu phản động để cho chủ nghĩa hiện thực thắng lợi và trở thành phương pháp sáng tác chủ yếu của văn học Nga thế kỉ này. 2. NGUYÊN NHÂN SỰ PHÁT TRIỂN RỰC RỠ CỦA VĂN HỌC NGA Trước hết là sự bừng tỉnh ý thức dân tộc Nga sau cuộc chiến tranh yêu nước đánh bại đội quân hùng mạnh của Napoleon đệ nhất năm 1812. Nhà văn Nga đã tự hào chính đáng về sức mạnh dân tộc và nhân dân Nga - đây là một nguồn cảm hứng lớn lao bất tận cho sáng tác. Sau chiến thắng vĩ đại chống Pháp xâm lược mà đời sống nhân dân chẳng được nâng cao, trái lại còn tệ hại hơn trước. Phần lớn nông nô lại rơi xuống tình trạng nghèo khổ hơn trước. Chế độ cai trị của Nga hoàng còn khắc nghiệt hơn nữa trở nên nguyên nhân gây bức xúc trong tâm trí nhà văn. Hệ tư tưởng cách mạng dân chủ Nga sớm hình thành, nay có dịp phát triển mạnh hơn và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển văn học, nhất là sau cuộc Cách mạng tháng Chạp năm 1825 . Đó là ba nhân tố chủ yếu hợp thành động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của văn học Nga. Nguyên nhân đáng chú ý khác là sự phát triển của ngôn ngữ Nga và nhu cầu phát triển của những trào lưu văn học khác nhau với phương pháp tối ưu là chủ nghiã hiện thực. Văn học Nga chứa đựng những tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại trong bất cứ nhà văn nào, tác phẩm nào của thế kỉ XIX, đó là khát vọng tự do, dân chủ, tinh thần nhân đạo cao cả và lòng yêu nước nhiệt thành. Nhà văn Nga bao giờ cũng gắn liền với những biến cố lớn của thời đại, họ thường bị sa vào bi kịch: bị tù đày như Dostoievski, Bielinski, Sekhov, bị khủng hoảng như Gogol, Lermontov, bị nhà thờ nguyền rủa như Tolstoi Bielinski nhận xét rằng “xã hội Nga đã nhìn nhận nhà văn Nga là những lãnh tụ duy nhất, người bảo vệ, người cứu mình khỏi bóng đen chế độ chuyên chế, chính giáo và chính thống phong kiến” . Phùng Hoài Ngọc biên soạn 7
  9. Nhà văn Maxim Gorki nhận xét rằng “Mỗi nhà văn Nga đều có cá tính thật sự và rõ nét, đều chung một ý hướng là cảm nhận cho ra tương lai của đất nước, vận mệnh của nhân dân, vai trò của họ trên thế giới . . .Với tư cách là một con người, một cá nhân, nhà văn Nga đến bây giờ vẫn sáng ngời trong hào quang của một tình yêu toàn vẹn và tha thiết đối với văn học, đối với người dân nhọc nhằn trong lao động, đối với mảnh đất Nga buồn bã của mình. Đó là những chiến sĩ trung thực, dám chết vì chân lý, dũng sĩ trong lao động và là đứa trẻ trong quan hệ với những con người, tâm hồn trong như giọt lệ và sáng như ngôi sao trên vòm trời tê tái của nước Nga Trái tim nhà văn Nga là quả chuông của tình thương, và tiếng ngân nga mạnh mẽ có tâm hồn của nó vang dội đến từng trái tim còn máu nóng trên đất nước này” . Bên cạnh sáng tác, phát triển một nền lý luận phê bình chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng cách mạng dân chủ dưới sự dẫn dắt của Bielinski (1811-1889), sau đó là Dobroliubov (1816-1861), Tsernysevski (1828-1889) có ảnh hưởng tích cực đến sáng tác. Văn học Nga đặc biệt giàu tính chiến đấu, đậm tính nhân dân. Nhà văn Nga đều lên tiếng chống chế độ nông nô, bênh vực lớp “con người bé nhỏ” và thân phận người phụ nữ trong xã hội. Maxim Gorki nói “Nền văn học này đã chỉ cho Phương Tây thấy một điều kì lạ trước kia chưa từng biết: những người phụ nữ Nga, chỉ có nền văn học ấy mới biết cách nói về con người với tình yêu vô biên dịu dàng, thắm thiết của một người mẹ ”. 3. BA GIAI ĐOẠN VĂN HỌC NGA THẾ KỈ XIX GIAI ĐOẠN I Tình hình xã hội Châu Âu cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến trước sức mạnh tấn công của cách mạng tư sản . Lúc này nước Nga vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, chủ nghĩa tư bản Nga mới bắt đầu phát triển. Năm 1810 mới có 6,5% dân số sống ở thành thị. Alexandre làm vua từ 1800 đến 1825 run sợ trước ảnh hưởng của Cách mạng Pháp nên tạm đeo lên chiếc mặt nạ “tự do chủ nghĩa” y ban hành chính sách cải cách về nông dân (cấm bán người không kèm theo ruộng đất), về giáo dục, văn hóa. Cuộc chiến tranh ái quốc 1812 chống Pháp xâm lược đã thức tỉnh dân tộc và tinh thần cách mạng của nhân dân Nga. Chính nhân dân Nga đã đánh tan hơn 60 vạn quân Napoleon xâm lược, giải phóng đất nước và một phần Châu Âu. Theo đà, dân chúng phản ứng với ách cai trị của Nga hoàng, thúc đẩy làn sóng đấu tranh của nông nô dâng cao. Alexandre sợ hãi vội vứt bỏ mặt nạ tự do chủ nghĩa, lộ nguyên hình là tên chuyên chế. Y cấu kết với Áo và Phổ lập ra “liên minh thần thánh” để chống lại ảnh hưởng của cách mạng tư sản Pháp. Một số quí tộc tiến bộ Nga đã lập ra các tổ chức cách mạng bí mật. Thừa lúc Alexandre vừa chết, Nicolai lên thay, họ đã tổ chức một số đơn vị quân đội tiến hành Phùng Hoài Ngọc biên soạn 8
  10. cuộc khởi nghĩa ngày 14 tháng Chạp năm 1825 ở Petersburg nhằm ngày lễ đăng quang của Nicolai I. Khởi nghĩa thất bại vì thiếu sự ủng hộ của nhân dân. Cuộc khởi nghĩa Tháng Chạp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử xã hội Nga và văn học Nga. Nicolai I mở đầu triều đại của mình (1825-1855) bằng hành động khủng bố tàn nhẫn những người tham gia khởi nghĩa Tháng Chạp. Y là kẻ ưa chuộng bạo lực, ra sức củng cố nhà nước chuyên chế. Năm 1842 y tuyên bố ruộng đất là quyền sở hữu vĩnh viễn của địa chủ. Y thiết lập bộ máy cảnh sát, mật thám mạnh mẽ, bóp nghẹt tự do ngôn luận và theo dõi nghiêm ngặt hệ thống giáo dục. Nicolai I lo rằng Paris “cái ổ hoạt động xấu xa sẽ gieo rắc chất độc ra khắp Châu Âu”. Tuy thế, những cuộc đấu tranh của nông nô vẫn xảy ra liên tục. Về mặt đối ngoại, Nicolai trở thành tên sen đầm quốc tế. Y giúp Pháp đàn áp cuộc cách mạng 1848 ở Paris, lại đưa 14 ngàn quân đi dập tắt cuộc cách mạng 1848 ở Hungary; gây chiến tranh mở rộng lãnh thổ ở miền Nam nước Nga. Nước Nga thất bại. Nicolai I chết năm 1855 đã chấm dứt một giai đoạn đen tối của lịch sử Nga . Sự phát triển tư tưởng xã hội Thông qua hệ thống giáo dục, Nga hoàng truyền bá tinh thần thời đại “chế độ chuyên chế, chính giáo và tính nhân dân”. “Tính nhân dân” nghĩa là giữ lại những gì bảo thủ lạc hậu nhất trong nhân dân Nga. Trí thức Nga không tỏ ra tin tưởng vào tuyên ngôn của Nga hoàng. Lúc này, tư tưởng của những người tháng Chạp là tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại. Tuy họ còn chưa thống nhất với nhau về mục tiêu đấu tranh (quân chủ lập hiến hay cộng hòa? ), về đường lối đấu tranh (ôn hòa hay bạo động), nhưng họ đều nhất trí phải lật đổ chế độ nông nô chuyên chế. Lê nin viết “những nhân vật ưu tú nhất của giai cấp quí tộc đã góp sức thức tỉnh nhân dân”. Nhiều nhóm văn học, triết học xuất hiện ở Trường Đại học Moskva. Đó là các nhóm Stankievich, Gersen và Ogariov chuyên nghiên cứu triết học (chủ nghĩa xã hội không tưởng). Nhóm văn học Bielinski, nhóm Lermontov. Các nhóm đều bàn tới các vấn đề thời sự chính trị xã hội. Ảnh hưởng cách mạng Pháp và cao trào đấu tranh của nhân dân Nga đã đặt ra cho những người quí tộc tiến bộ Nga câu hỏi “nước Nga đang cần gì ?", nước Nga sẽ đi đến đâu và đi con đường nào?”. Câu hỏi đó chi phối cả thời đại văn học và nghệ thuật Có 2 khuynh hướng lựa chọn vận mệnh của nước Nga: Phái sùng Slave cho rằng nước Nga nên đi theo con đường Đông phương đặc sắc của mình. Họ hướng về nước Nga cổ xưa và truyền bá tư tưởng thỏa hiệp giữa ngai vàng và nhân dân. Phái sùng Tây Phương cho rằng nước Nga cần đi theo con đường chung của Châu Âu. Họ chủ trương tự do cải lương chủ nghĩa, coi nhà nước quân chủ lập hiến là lý tưởng. Ban đầu cả hai phái đều có thiện chí thay đổi chế độ nông nô. Nhưng cả hai phái đều mắc sai lầm cơ bản. Phái Slave thì bảo thủ, phái sùng Tây Phương thì mất gốc. Phùng Hoài Ngọc biên soạn 9
  11. Các nhà dân chủ cách mạng như Gershen và Bielinski vươn cao hơn cả hai phái trên. Họ đi tới chủ nghĩa duy vật biện chứng và dừng bước trước chủ nghĩa duy vật lịch sử (của Lênin). Nhóm văn học Petrasevski nổi lên giữa 1845-1848 (trong đó có Dostoievski ) tuyên truyền chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp. Nga hoàng kết tội nhiều người trong các nhóm, một số bị đày đến vùng Siberia xa xôi. Tình hình văn học Đầu thế kỷ XIX, chủ nghĩa cổ điển vẫn còn thoi thóp ở nước Nga. Chủ nghĩa tình cảm vẫn còn tồn tại cùng nhóm nhà thơ Karamzin. Sau Cách mạng Tháng Chạp 1825, nảy sinh khuynh hướng lãng mạn. Nhà thơ Giukovski đã phát hiện chủ nghĩa lãng mạn cho văn học Nga. Bất mãn xã hội đương thời, thức tỉnh ý thức dân tộc, trước hết Giukovski viết theo hướng lãng mạn bảo thủ với các thể loại oán ca và ballad. Thơ ông buồn man mác, nghĩ về cái chết và lòng sùng đạo. Bielinski đã viết “không có Giukovski có lẽ chúng ta không có Puskin”. Năm 1820, sự xuất hiện bản trường ca “Ruslan và Lutmila” của Puskin đã giáng một đòn mạnh mẽ vào chủ nghĩa cổ điển và mở đường cho chủ nghĩa lãng mạn. Một nhóm nhà thơ xoay quanh và sáng tác theo xu hướng lãng mạn chủ nghĩa. Cùng lúc đó diễn ra cuộc đấu tranh về ngôn ngữ nhằm hoàn thiện tiếng Nga ra khỏi mọi tạp nhiễu lân cận và phương Tây. Nhà thơ Puskin đã làm tròn sứ mệnh vinh quang là đánh dấu sự hoàn thiện ngôn ngữ Nga trong thơ. Thơ ông trong sáng, giản dị và chính xác, sinh động và đẹp đẽ như tiếng Nga hiện đại. Chủ nghĩa lãng mạn Nga ngày càng phát triển, hướng tới xu hướng lãng mạn cách mạng. Thơ ngụ ngôn, thơ trữ tình và kịch thơ đều phát triển. Tác phẩm truyện bằng thơ Evgeni Onegin của Puskin được coi là mở đầu cho chủ nghĩa hiện thực Nga. Bielinski gọi đó là “cuốn bách khoa toàn thư về đời sống Nga”. đã miêu tả chân thật các nhân vật điển hình của giới thanh niên quí tộc trong các mối quan hệ xã hội phức tạp ở thành thị và nông thôn Nga. Với cuốn tiểu thuyết Người anh hùng của thời đại chúng ta năm1840 (có thể dịch: Nhân vật chính của thời đại ta), Lermontov đã cắm cái mốc mới trên đường thắng lợi của chủ nghĩa hiện thực (phê phán). Lermontov là nhà thơ lãng mạn cũng là nhà văn hiện thực ưu tú của giai đoạn này. Nhà văn Gogol với các tác phẩm Quan thanh tra, Những linh hồn chết, Truyện đã đánh dấu sự toàn thắng của chủ nghĩa hiện thực Nga. Hàng loạt cây bút trẻ như Dostoievski, Turgeniev, Gonsarov nổi lên. Đặc điểm chủ yếu của giai đoạn này là sự chuyển mình từ chủ nghĩa lãng mạn trẻ trung sang chủ nghĩa hiện thực. Văn xuôi, đặc biệt là tiểu thuyết ngày càng chiếm ưu thế. Nhiều vở kịch lịch sử hiện thực xuất hiện như Borit Gordunov của Puskin, Vũ hội trá hình của Lermentov và Quan thanh tra của Gogol. Phùng Hoài Ngọc biên soạn 10
  12. GIAI ĐOẠN II Tình hình xã hội Mâu thuẫn cơ bản từ 1862-1904 là mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và giai cấp quí tộc cấu kết với giai cấp tư sản mới bám lấy tàn tích phong kiến. Vai trò lãnh đạo cách mạng chuyển từ tầng lớp quí tộc tiến bộ ở giai đoạn trước sang tay những người cách mạng dân chủ đứng đầu là nhà phê bình văn học Sernysevski. Do sự đấu tranh quyết liệt của quần chúng, nhà nước buộc phải tiến hành cuộc cải cách 1861. Alexandre II kế tục Nicolai I phải công bố bản tuyên ngôn hủy bỏ chế độ nông nô chuyên chế. Đây là cuộc cải cách nửa vời bịp bợm. Những người dân chủ cách mạng công kích tính giả dối của cải cách. Nông dân tiếp tục nổi dậy. Nga Hoàng ra tay đàn áp. Báo chí bị đóng cửa, nhiều người bị bắt. Những năm 70, xu hướng tư tưởng dân túy và nhiều tư trào khác dần dần bị Nga hoàng và chủ nghĩa tư bản dẹp bỏ, đặc biệt là đầu những năm 80. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân bắt đầu lớn mạnh với các “Liên minh công nhân miền Bắc, Liên minh công nhân miền Nam”. Nạn đói xảy ra mấy năm liền. Nhà dân túy cách mạng Grineviski ám sát Nga hoàng Alexandre II ngày 1.03.1881. Chính quyền trả thù bằng khủng bố và tuyên bố duy trì chế độ nông nô chuyên chế. Giới trí thức bị khủng bố. Các tổ chức dân túy tan rã. Đây là thời kỳ đen tối nhất của cách mạng Nga. Nhưng phong trào đấu tranh của của giai cấp công nhân vẫn nổ ra liên tục. Nhóm Plekanov tiếp tục lưu vong ra nước ngoài, tiếp thu chủ nghĩa Marx. Plekanov trở về lập nhóm “Giải phóng lao động” và “Liên minh xã hội dân chủ Nga” (1886). Sự phát triển tư tưởng xã hội Hệ thống tư tưởng tiên tiến nhất thời kỳ này thuộc về nhóm cách mạng dân chủ với Gersen và Sernyevski. Nhiều tờ báo, tạp chí là cơ quan ngôn luận của họ. Chủ nghĩa dân túy ngày càng tỏ ra tiêu cực. Những năm 80, nảy sinh “thuyết việc nhỏ”, “thuyết Tolstoi” phát triển. Nhà văn Tolstoi dần dần lâm vào khủng hoảng tư tưởng với thuyết “bất bạo động” tuy vẫn phê phán quyết liệt chính quyền Nga hoàng. Phùng Hoài Ngọc biên soạn 11
  13. Tình hình văn học Văn học hiện thực Nga chuyển biến mạnh. Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, lý luận phê bình sôi nổi, đề cao khuynh hướng sáng tác của nhà văn Gogol. Xoay quanh tờ báo quan trọng “Người cùng thời”, các nhà văn hoạt động mạnh mẽ. Văn xuôi Turgeniev, Sernysevski, và Dostoievski chiếm vị trí hàng đầu. Đặc biệt, Dostoievski với nhiều tác phẩm xuất sắc nhưng về tư tưởng vẫn còn tự mâu thuẫn trong tình trạng dò dẫm, tìm đường. Liev Tolstoi là cây đại thụ trong rừng văn học Nga nửa sau thế kỷ XIX sôi động. Hơn 60 năm làm văn, ông cống hiến một thành tích văn học khổng lồ, nổi bật là 3 bộ tiểu thuyết vĩ đại Chiến tranh và hòa bình (1863-1869), Anna Karenina (1873-1877) và Phục sinh (1889-1899). Tác phẩm của ông phản ánh chân thực xã hội Nga suốt thế kỷ, đặc biệt nửa sau. Theo Lênin, tác phẩm của ông là “Tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”. Những năm 80, xuất hiện thêm nhiều cây bút trẻ có tài, đặc biệt là nhà văn Antol Pavlovich Sekhov, nhà văn hiện thực lớn cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực với hàng trăm truyện ngắn đặc sắc. Nền kịch nói Nga do nhà văn A.P.Sekhov khởi xướng cũng là một bộ phận quan trọng của chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỷ này. Thơ ca vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ, sau thời kỳ 60-70 với thi sĩ lớn nhất là Nierkrasov. Tâm trạng u buồn bế tắc của giới trí thức Nga tràn ngập thi ca. Dòng thơ cách mạng của những tù nhân chính trị cũng hòa vào dòng thơ chung. Xuất hiện dòng thơ ca suy đồi xen kẽ thơ cách mạng. GIAI ĐOẠN III - Văn học Nga những năm 90 (giai đoạn cuối) Lúc này nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển khá nhanh chóng, giai cấp tư sản thỏa hiệp với nhà nước nông nô chuyên chế. Giai cấp vô sản đã lớn mạnh nhanh chóng. Giai cấp nông dân bị phân hóa mạnh do ảnh hưởng rộng khắp của chủ nghĩa tư bản. Nông dân bỏ làng quê đi lang thang, vất vưởng ở các đô thị. Chủ nghĩa Marx truyền bá vào Nga từ ít năm trước đã có ảnh hưởng khá rộng. Lênin hoạt động ở Petesburg, liên kết các nhóm mac-xit ở thủ đô, lập ra “liên minh đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân”. Liên minh phải đấu tranh chống chủ nghĩa dân túy tự do lúc này thù địch với chủ nghĩa Marx. Công lao lịch sử của V. Lênin là đập tan trào lưu tư tưởng dân túy bảo thủ và bọn mac-xit giả hiệu, phản động. Lênin chuẩn bị thành lập đảng mac-xit chân chính vào đầu thế kỷ sau. Đây cũng là thời kỳ đấu tranh gay gắt trong văn học nghệ thuật. Nổi lên “con chim báo bão” của giai cấp vô sản: nhà văn trẻ Marxim Gorki, và một số nhà văn khác. Đó là những kiệt tác đầu tiên của Gorki: Makar Tsudar, Bài ca chim ưng (1895), Truyền thuyết về Đanko (trích trong truyện Bà lão Izecghin) và Bài ca chim báo bão (1901). . . Phùng Hoài Ngọc biên soạn 12
  14. Chương 2 THI HÀO ALEXANDRE XERGEIEVICH Александре Сергеевич Пушкин (1799-1837) ĐỈNH CAO CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN VÀ NGƯỜI KHỞI XƯỚNG CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC NGA Puskin - mùa xuân của văn học Nga. Lịch sử văn học Nga dường như đã trao cho Alexandre Xergeievich nhiệm vụ làm người tổng kết sự phát triển của toàn bộ nền văn học Nga trải qua 8 thế kỷ văn học viết (XI-XVIII) kể cả văn học dân gian và mở đường cho văn học Nga thế kỷ XIX tiến tới đỉnh cao huy hoàng của thời đại. Trong cuộc đời ngắn ngủi khoảng 20 năm trời, nhà thơ đã có nhiều cống hiến xuất sắc: Thơ trữ tình, trường ca, truyện ngắn, truyện cổ tích, tiểu thuyết, kịch, bút ký, chính luận (báo chí). chính là người tạo ra cho văn học Nga có tầm vóc thế giới và bồi dưỡng nền ngôn ngữ Nga giàu đẹp. Tài năng đa dạng của Puskin phát triển với tốc độ phi thường, đẩy nền văn học Nga theo kịp cỗ xe lịch sử thế giới. Hai mươi mốt tuổi (1820), Puskin đã mau chóng bỏ qua chủ nghĩa cổ điển, đạt đến đỉnh cao của chủ nghĩa lãng mạn Nga, Hai mươi sáu tuổi (1825) nhà thơ lại dẫn đầu chủ nghĩa hiện thực Nga. Năm 38 tuổi (1837), đột ngột giã từ cuộc sống sau một cuộc đấu súng do một âm mưu đen tối và bỉ ổi của chế độ Nga hoàng nhằm chống lại thiên tài văn học Nga. Những người cùng thời đã sớm hiểu tài năng và tư tưởng của đại thi hào Nga, đã cùng với ông và kế tiếp ông đưa chủ nghĩa hiện thực Nga lên tầm cao mới thế giới, hoàn thành sứ mệnh của văn học đối với cách mạng Nga. A.X. Puskin sinh ngày 6.6.1799 trong một gia đình quí tộc giàu sang ở Moskva. Thời thơ ấu, cậu bé có đủ điều kiện để ăn học thành tài nhưng ông đã không trở thành một viên đại thần hay nhà thơ cung đình, trở thành nhà thơ của nhân dân. Cha của là một thi sĩ ham mê văn học và sân khấu, đã từng làm thơ bằng tiếng Pháp. Chú ruột cũng là một nhà thơ có tiếng thời đó. Nhiều nhà thơ, nhà văn lớn là bạn bè của gia đình thường tới nhà thảo luận các vấn đề văn học. Mới 10 tuổi, cậu bé đã đọc nhiều tác phẩm văn học Nga và Tây Âu, thuộc lòng nhiều thơ tiếng Pháp và tiếp xúc với văn học dân gian Nga qua bà vú và người nô bộc. Năm 1811, vào học trường Licée (trung học quí tộc, do người Pháp xây dựng), ở đây ông được tiếp xúc với tư tưởng tự do của thầy giáo và các bạn. Năm sau chứng kiến thắng lợi của nhân dân Nga đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Napoleon, càng tự hào về đất nước và dân tộc Nga. Nhà thơ bắt đầu sáng tác thơ trữ tình, trong đó có nhiều Phùng Hoài Ngọc biên soạn 13
  15. bài vượt qua đề tài nhà trường, vươn ra xã hội với nhiệt tình tự do, tổ quốc và chống chế độ độc tài. Giai đoạn này sáng tác của ông có nội dung phong phú nhưng nghệ thuật còn non, đang đi theo ảnh hưởng của các nhà thơ lớn đàn anh. Tuy vậy, ở Puskin có những dấu hiệu đi xa hơn tiền bối . Thời kỳ sống và làm việc ở Petersburg (1817-1820) Năm 1817, Puskin tốt nghiệp trường Lít-xê, được bổ nhiệm vào cơ quan Bộ Ngoại giao. Cuộc sống mới khiến ông ngày càng chán ghét xã hội thượng lưu là nơi anh nghĩ “Khôn tức là im lặng một cách nô lệ”, “nơi tất cả đều ngu ngốc một giuộc”. Giai đoạn này Nga hoàng tỏ ra phản động hơn trước. Khủng bố khởi nghĩa nông dân, cấu kết với nước ngoài để đánh thuê. Đây cũng là lúc những người quí tộc tiến bộ Nga bắt tay lãnh đạo cách mạng. Puskin liên hệ mật thiết với các nhà hoạt động cách mạng và trí thức tiến bộ. Ông viết những bài thơ với chủ đề xã hội lớn lao. Năm 1820, tác phẩm lớn có giá trị của Puskin là trường ca cổ tích “Ruslan và Lutmila”. Tác phẩm này đưa ông lên ngang hàng các nhà thơ lớn đương thời. Thời kỳ đi đày ở phương Nam (1820-1824) Năm 1820, Puskin bị Nga hoàng Alexandre 2 đày xuống miền Nam vì bài thơ tràn ngập tinh thần tự do và phản đối chế độ nông nô chuyên chế. Ở miền Nam, các tổ chức cách mạng bí mật đang hoạt động mạnh . Puskin tiếp tục sáng tác thơ. Với bài thơ “Vầng thái dương đã lặn” coi như sự bứt phá khỏi chủ nghĩa cổ điển và đạt đến đỉnh cao của chủ nghĩa lãng mạn. Trào lưu lãng mạn cách mạng trong văn học đang hình thành mãnh liệt. Lúc này nhà thơ tiếp xúc rộng rãi và sâu sắc với cuộc sống nhiều màu vẻ của nông thôn và thành thị phương Nam khiến cho tính lịch sử, tính nhân dân và chất liệu hiện thực càng rõ rệt trong các sáng tác sau này. Puskin bắt đầu thể hiện một phương pháp mới: phương pháp hiện thực với tiểu thuyết bằng thơ “Evgeni Oneghin” (Từ 1823). Thời kỳ bị quản chế ở phương Bắc (1824-1826) Từ phương Nam trở về, Puskin buộc phải sống ở trại ấp của cha ở xã Mikhailovkoie, sống xa bạn bè, ông chỉ gần gũi với vú nuôi Arina. Ông mở rộng tiêp xúc với dân chúng trong vùng, tham gia sinh hoạt văn nghệ giải trí ở địa phương và ghi chép văn học dân gian. Nhờ thế, Puskin vượt qua được cơn khủng hoảng tư tưởng trầm trọng. Từ 1825, sáng tác của Puskin chuyển qua giai đoạn mới, quan trọng, bỏ hẳn chủ nghĩa lãng mạn, đi sâu vào phương pháp hiện thực. Ông tiếp tục viết phần tiếp theo của tiểu thuyết “Evgeni Onegin”. Tiếp đó là vở bi kịch lịch sử “Borit Gordunov”. Sau cuộc khởi nghĩa Tháng Chạp 1825 Trong khi Puskin vẫn sống cô đơn ở ấp trại thì cuộc chính biến nổ ra ở ngày 14.12.1825. Cuộc nổi dậy bị dập tắt nhanh chóng. Bọn phản động khủng bố mạnh mẽ. Cách mạng thoái trào. Puskin cảm thấy bàng hoàng, thất vọng. Puskin viết hàng loạt bài thơ băn khoăn giữa nỗi đau buồn và lòng tin tưởng vào cuộc sống. Cuối cùng lý tưởng đã chiến thắng . Ông viết tiếp Evgeni Onegin và nhiều tác phẩm khác như một số truyện ngắn trong đó có truyện “Con đầm pích”. Phùng Hoài Ngọc biên soạn 14
  16. Những năm cuối đời (1830-1837) Lúc này, sau cách mạng 1830 ở Paris, phong trào cách mạng ở các nước Tây Âu lại được phục hồi. Ở Nga, các cuộc bạo động của nông dân lại lan tràn khắp nước. Cuối năm 1828, Puskin trở lại Moskva, quen một tiểu thư quí tộc xinh đẹp trong một cuộc vũ hội. Đó là Natalya Gonsarova. Mấy tháng sau, Puskin cầu hôn. Hai năm sau nhà gái mới nhận lời chính thức vì họ do dự: chàng rể tương lai là một nhà thơ “có vấn đề chính trị” và cũng không giàu sang lắm. Lễ cưới diễn ra ngày 18.02.1831. Những tháng hạnh phúc trong căn nhà nhỏ ở ngoại ô. Puskin sáng tác các tác phẩm lớn như : Người con gái viên đại uý (tiểu thuyết lịch sử), Dubrovski, Kỵ sĩ đồng, Những bi kịch nhỏ, Ông lão đánh cá và con cá vàng, Ngoài ra Puskin còn viết nhiều bài phê bình, chính luận sắc bén khác. Cuộc sống còn có những đêm vũ hội, những khoản tiêu pha, nợ nần, đời sống kinh tế khó khăn . Lại thêm Nga hoàng muốn gần gũi người đẹp Natalya Gonsarova vợ Puskin và giam chân nhà thơ, y bèn thăng chức “Thiếu niên thị tòng" cho ông. Lẽ nào nhà thơ lại chịu đựng được cuộc sống nhạt nhẽo vô nghĩa của chính nhân vật Evgeni Onegin mà ông đã xây dựng nên ! Vua Nicolai lại đòi kiểm duyệt các tác phẩm của Puskin. Nhà thơ cảm thấy khổ sở vì mất tự do. Lại khổ vì thiếu tiền bạc chu cấp cho cuộc sống xa hoa của vợ nên cố gắng hết sức viết văn. Bọn quí tộc và Nga hoàng tìm đủ mọi cách để ngăn chặn và cuối cùng bức hại nhà thơ. Chúng tìm cách làm nhục bằng cách sai tên sĩ quan Pháp lưu vong bày trò ve vãn Natalya Gonsarova, rồi phao tin để gây xung đột. Công phẫn với những lá thư nặc danh bỉ ổi và thái độ trâng tráo của tên Dantex gốc sĩ quan Pháp lưu vong nay là sĩ quan cận vệ quân đội Nga (con nuôi viên đại sứ Hà Lan ở Nga), nhà thơ đã thách đấu súng với tên lưu manh quí tộc để bảo vệ danh dự. Chính quyền đã không ngăn chặn cuộc quyết đấu để bảo vệ nhà thơ của nước Nga. Cuộc đấu súng xảy ra, Puskin bị bắn trước, bị thương nặng cố gượng dậy bắn trả, đối phương chỉ bị thương nhẹ. Hai ngày sau, Puskin bàn giao công việc cho bạn bè, từ biệt vợ con và tắt thở ở tuổi 38 (10.2.1837). Đó là tổn thất lớn lao của nền văn học Nga và nhân dân Nga. Hàng vạn người kéo tới vĩnh biệt nhà thơ. Báo chí đều đăng tin buồn. Nhà thơ Lermentov đã viết ngay bài thơ kết tội bọn đao phủ của nhà nước đê hèn. Bài thơ có tựa đề “Cái chết của nhà thơ” có câu “mặt trời của nền thi ca Nga đã tắt”. Chính quyền lo sợ xảy ra cuộc biểu tình nên phải bố trí duyệt binh và cho cảnh sát trà trộn đi “hộ tống” đám tang. Nhà thơ Puskin đã hoàn thành tuyệt diệu công việc “khởi đầu của mọi khởi đầu”. Các thế hệ nhà văn, nhà thơ khác sẽ tiếp bước Puskin đi tới đích của nền văn học hiện thực Nga. THƠ TRỮ TÌNH CỦA PUSKIN Puskin viết nhiều thể loại khác nhau nhưng trước hết là thơ, từ 15 tuổi đã có thơ đăng báo cho tới năm cuối của cuộc đời. Puskin có viết truyện và kịch nhưng đó là nhà thơ viết chuyện, dựng kịch. Thủy chung của ông vẫn là thơ. Mặc dù cuộc đời ngắn ngủi, thi hào Puskin đã để lại cho đời sau hơn 800 bài thơ trữ tình có giá trị. Thi sĩ hiểu rất rõ giá trị của bài thơ của mình . Trong một bài thơ cuối đời, Puskin dự đoán: Phùng Hoài Ngọc biên soạn 15
  17. Tôi sẽ mãi mãi được nhân dân yêu mến vì thơ tôi gợi cảm tình trong sáng ca ngợi tự do trong thế giới bạo tàn (Đài kỷ niệm - 1836) Làm thơ là tự nguyện, Puskin hứa hẹn từ buổi ban đầu con đường thơ ca yêu nước, yêu tự do, con đường cách mạng. Mượn chuyện nhà tiên tri xưa đi truyền lời thượng đế, nhà thơ viết bài thơ "Nhà tiên tri" để tuyên truyền lý tưởng, thức tỉnh nhân dân: "Năm châu bốn biển đi liền / mà đem lời nói đốt tim muôn người ”. Giai cấp thống trị muốn xóa bỏ hình tượng nhà thơ nhân dân ra khởi phát từ "nhà tiên tri" bằng nhà tù hoặc danh lợi" nhưng chúng đã bất lực. Nhà thơ Ba Lan Adam Mickievich trong bài thơ ông gởi "Các bạn bè tôi ở nước Nga" (1837) đã cảnh cáo "kẻ nào nhằm các bậc tiên tri mà ném đá thì hãy coi chừng". Hồi ấy, Puskin làm thơ theo phong cách dân gian, truyền miệng, dân chúng thuộc thơ ông nhưng chẳng biết gì về tác giả. Đôi lúc nhà thơ cảm thấy thất vọng, bất lực vì thấy "Lũ người gieo giống tự do trên đồng vắng" cứ gieo mãi, uổng công lắng nghe mãi mà không thấy âm vang đáp lại. "Riêng tiếng người không ai buồn vọng lại số phận người cũng thế, hỡi thi nhân" Khi cuộc cách mạng dân chủ Nga (1816-1825) bị dập tắt: "Riêng mình tôi, người xướng ca diệu huyền được dông tố ném lên bờ thoát chết tôi lại hát bài ca thuở trước .” Quá trình làm thơ cũng là quá trình tìm tòi khẳng định cụ thể và dứt khoát chức năng nghệ sĩ và vai trò xã hội tích cực của thơ ca. "Tiếng nhộn nhịp ngoài xa kia cuộc sống đang gọi tôi lòng khắc khoải bồi hồi ( ) Tôi muốn sống để nghĩ suy và đau khổ Chao ôi giá tiếng thơ tôi rung động được lòng người ( .) Sao Chúa chẳng cho tôi tài hùng biện để làm nên giông tố !" Là nhà thơ lãng mạn nhưng Puskin coi cuộc sống bình thường xung quanh là đối tượng của thơ. Cuộc sống Nga, thiên nhiên Nga, tâm hồn Nga, ngôn ngữ Nga đi vào thơ với mọi dáng vẻ, âm điệu và màu sắc. Trong thơ có hoa hồng, chim họa mi, có túp lều, đống rạ, tấm lưới dân chài, thơm Phùng Hoài Ngọc biên soạn 16
  18. hương lúa mì, cũng có cả "lá thư tình bị đốt cháy" và những thứ rất Nga như cỗ xe tam mã, hàng cây sồi, một điệu dân ca. Puskin mở rộng đôi cánh cửa thơ để cho những thứ mộc mạc quen thuộc hàng ngày tuôn chảy mà không làm tầm thường thơ: Puskin không phân chia thơ văn thành hai đẳng cấp: Thơ (cao đẹp) và văn xuôi (tầm thường). Trong thơ Puskin có văn, trong truyện có chất thơ. Đó là thơ "siêu thể loại", không còn bị ràng buộc bởi những thứ vô hình, mơ hồ, ước lệ Cuộc sống bình thường nhưng phải là cuộc sống của nhân dân : " Từ bỏ chốn thượng lưu bệnh hoạn những cuộc vui chơi xa hoa, chè chén Trở về đây với tiếng lá hàng sồi Với ruộng đồng bằng lặng thảnh thơi" Sống ở đó với dân chúng, nhà thơ nhìn cuộc sống bằng con mắt của nhân dân. Cuộc sống làng quê bình dị là nguồn thơ phong phú đối với nhà thơ nào biết đắm mình trong đó. "Xuyên qua làn sương gợn sóng Mảnh trăng mờ ảo chiếu qua Buông dải ánh vàng lai láng lên cánh đồng buồn dăng xa. Trên đường mùa đông vắng vẻ Cỗ xe tam mã băng đi Nhạc ngựa đều đều buồn tẻ Đều đều khắc khoải lòng quê ( .) (Con đường mùa đông) say mê những bài dân ca Nga vui tươi, yêu đời. Có con chim sơn tước Sống lặng lẽ ngoài khơi Có cô gái sớm mai Ra ngoài trời gánh nước Có khi nghe buồn tẻ tiếng nhạc ngựa đường dài, mênh mang cùng ánh trăng đêm: Hát, nghe những khúc hát Giải nỗi buồn trong đêm Phùng Hoài Ngọc biên soạn 17
  19. Ôi xiết bao thân thiết Những lời ca ngang tàng Hát đi bác xà ích Ta sẽ chăm chú nghe Trăng liềm soi tịch mịch Buồn tênh gió thoảng xa Hát đi: "trăng , trăng đẹp Sao trăng lại cứ nhòa ?" (Tuyết nhấp nhô như sóng ) Nhà thơ nghe thấy mọi tiếng cuộc đời: tiếng chim, tiếng suối, tiếng rừng, tiếng gió và cả tiếng chửi rủa, tiếng xích xiềng, tiếng đạn réo. Đáp lại chúng, nhà thơ làm tiếng vọng, đem tâm hồn mình vọng lại. Đó là lý tưởng thẩm mỹ . Puskin nghĩ và nói về tình yêu như về một nguyên lý trong sáng, đẹp đẽ có khả năng thức tỉnh, tái tạo con người, tiếp sức sống và sức mạnh cho con người. Soi vào tình yêu ấy, con người càng thêm đẹp. Ngợi ca tình yêu cao đẹp là cách phủ định thói giả dối, kênh kiệu, vụ lợi, ích kỷ của người đời. Nhà thơ tách cô Tatiana ra khỏi đám tiểu thư tỉnh lẻ và tiểu thư Moskva như là đưa tâm hồn phụ nữ Nga tốt đẹp trong sạch mà tỏa sáng trong những số phận con người thừa u ám trong tiểu thuyết thơ "Evgeni Onegin" vậy. Puskin viết những bài thơ tình yêu rất dễ thương cho những người đang yêu. Hãy nghe một chàng trai đã yêu, vẫn còn yêu nhưng biết chia sẻ nỗi thất vọng của nàng và cầu cho nàng gặp được tình yêu xứng đáng. Tôi yêu em đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai Nhưng không để em bận lòng thêm nữa Bởi hồn em đã gợn bóng u hoài Tôi yêu em âm thầm không hi vọng Lúc rụt rè, khi hậm hực nổi ghen Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm Cầu cho em một người tình như tôi đã yêu em. (Tôi yêu em) Phùng Hoài Ngọc biên soạn 18
  20. Rất nhiều bài thơ tình của Puskin đã được các thế hệ nhạc sĩ nổi tiếng của Nga như Glinka, Tsaikovski, Rakmanikov chọn để phổ nhạc vẫn còn vang động như những "khúc dân ca mới" làm nên sự bất tử của thơ ca . Trong hơn 30 năm qua, Puskin được nghiên cứu và giới thiệu nhiều ở Việt Nam. Truyện ngắn, tiểu thuyết đã được dịch và đưa vào sách văn phổ thông, vở kịch Evgeni Onegin chuyển thành vở opera đã được Nhà hát kịch Hà Nội đưa lên sân khấu thủ đô rất sớm. Còn thơ Puskin- người ca sĩ của tự do cũng được yêu quí, trân trọng ở nước ta. Những bạn chưa thể đọc thơ bằng tiếng Nga có thể đọc thơ dịch do các nhà thơ Hoàng Trung Thông, Xuân Diệu, Tế Hanh, Nguyễn Xuân Sanh, Hồng Thanh Quang Dịch ngôn ngữ thơ của Puskin rất khó bởi vì nó giản dị, đẹp đẽ và dễ mất mát, hao hụt khi chuyển ngữ. [ Đọc thêm các bài thơ : Tự do, Chiếc khăn san màu đen, Con đường mùa đông Các bài thơ trích dẫn trên do Thúy Toàn dịch ] Phùng Hoài Ngọc biên soạn 19
  21. Tiểu thuyết “Evgeni Onegin” (Евгений Онегин) Khởi công viết từ 1823 và hoàn thành 1831. Đăng báo dần dần từng chương từ 1825 đến 1833 thì xuất bản toàn bộ. Tiểu thuyết bằng thơ này là một trong những kiệt tác bậc nhất của văn học Nga và thế giới. Với tác phẩm này mở con đường mới chưa từng có cho văn học Nga CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC . Đây là kiểu mẫu đầu tiên vượt qua chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa tình cảm và chủ nghĩa lãng mạn ở nước Nga. Cốt truyện giản dị trải ra qua 8 chương: Chương I Nỗi buồn chán II Nhà thơ III Tiểu thư IV Làng quê V Ngày lễ thánh VI Cuộc quyết đấu VII Moskva VIII Quý tộc thượng lưu Onegin là một thanh niên quý tộc thông minh, có học thức, hào hoa, là một kiểu mẫu thượng lưu ở . Sau nhiều năm phí hoài tuổi trẻ trong các phòng trà, nhà hát, tiếp tân, khiêu vũ, tiệc tùng, anh bắt đầu buồn chán “nỗi buồn chán của người Nga”. Anh đóng cửa ngồi nhà viết văn, đọc sách nhưng rồi cũng không xóa được căn bệnh buồn chán nặng nề ấy. Cha và chú qua đời , anh về quê thừa kế gia tài, quản lý trại ấp, sống cho khuây khỏa. Nhưng chỉ được vài ngày sau anh lại buồn chán như xưa Cùng quê, có anh bạn Lenski đang đắm đuối trong bản tình ca cùng cô Olga xinh đẹp, hồn nhiên, bạn láng giềng từ nhỏ. Onegin và Lenski kết bạn với nhau. Tatiana, chị của Olga, một tiểu thư nông thôn không đẹp như cô em nhưng tâm hồn trong sáng, đẹp đẽ, mơ màng tư lự và giản dị. Tatiana yêu Onegin ngay trong buổi đầu gặp gỡ. Cô viết thư tỏ tình gửi ngay cho Oneghin. Xúc động vì tấm lòng chân thành của cô nhưng Oneghin lại từ chối tình yêu vì lo rằng cuộc sống sẽ mất “yên tĩnh và tự do”. Thực ra anh chưa yêu vì còn ở trong tình trạng khủng hoảng tư tưởng. Do sự bực bội với Lenski, anh tìm cách trả thù bạn theo kiểu quí tộc . Anh giả vờ ve vãn Olga, chọc tức Lenski. Đúng vào ngày lễ thánh của Tachiana, xảy ra xung đột giữa Lenski và Onegin. Vì thói sĩ diện qúi tộc, Onegin đã nhận lời thách đấu súng và anh đã giết bạn. Đau buồn và hối hận, Onegin rời làng quê ra đi du ngoạn lang thang suốt mấy năm trời. Olga mau chóng quên lãng người yêu xấu số Lenski, cô nhận lời cầu hôn của một viên sĩ quan và cùng chồng đi theo đơn vị. Phùng Hoài Ngọc biên soạn 20
  22. Tatiana cảm thấy bị xúc phạm và đau khổ, sống âm thầm lẻ loi, từ chối mọi đám mối mai. Mùa đông nước Nga, hai mẹ con chuyển về sống ở Moskva. Trong xã hội thượng lưu có một viên tướng lớn tuổi xin cầu hôn nàng. Vì thương nể mẹ, Tatiana nhận lời. Đến ngày Onegin trở lại thì Tatiana đã là một phu nhân sang trọng và đức hạnh trong giới quí tộc thủ đô. Với Onegin, tình yêu sống dậy mãnh liệt trong tâm hồn, anh viết thư cho Tatiana. Anh trở nên si tình đến mức ốm đau và không thể chờ hồi âm, anh tìm đến gặp cô . Tatiana thú nhận vẫn còn yêu anh nhưng băn khoăn có nên bỏ cả lầu son gác tía để cùng anh trở lại làng quê giản dị ngày xưa. Cô cảm động vì tình yêu say đắm của anh, nhưng cuối cùng cô quyết định từ chối và trở lại trung thành với chồng. Tatiana bỏ đi, Onegin đứng đó sững sờ, nàng ra khỏi phòng khách, chồng của nàng bước vào tiếp khách. Tác phẩm dừng lại ở cảnh đó. Người đọc có thể dự đoán hướng đi tiếp của nhân vật Onegin. GỢI Ý PHÂN TÍCH CÁC NHÂN VẬT CHÍNH NHÂN VẬT “EVGENI ONEGIN” Trên cái nền bức tranh cuộc sống hiện thực Nga trải rộng từ thành thị tới nông thôn là nhân vật chính Evgeni Onegin, một quí tộc trẻ tuổi. Đây là nhân vật phức tạp và mâu thuẫn, do đó cũng là nhân vật sinh động. Không phải là nhân vật tích cực, cũng không hẳn là nhân vật phản diện. Mâu thuẫn trong tích cách Onegin là do địa vị xã hội và nền giáo dục mà anh nhận được. Anh không phải lo làm việc kiếm sống nhờ gia tài thừa kế kếch sù. Chán ngán kinh đô, anh về trại ấp ở nông thôn không phải để tu chí làm ăn , mà để giải sầu. Anh thay đổi trại ấp bằng cách giảm tô nhẹ cho dân, cũng chỉ là giải trí tiêu khiển mà thôi. Về giáo dục, mẹ anh mất sớm, cha không chú ý đào tạo mà giao anh cho mấy gia sư ngoại quốc dốt nát dạy dỗ. Anh chỉ tiếp thu một sự giáo dục què quặt mà thôi. Anh vốn là con người ích kỷ, chỉ biết mình, không chú ý đến người khác, vô tình gây đau khổ cho họ. Việc từ chối mối tình đầu của Tatiana và giết Lenski cũng chẳng phải là ác ý của Onegin. Nhà phê bình Bielinski nhận xét “Onegin là con người ích kỷ nhưng không phải kẻ ích kỷ tự mãn, mà là kẻ ích kỷ bình thường”. Thật vậy, trong tâm hồn Onegin vẫn có những mầm mống tốt. Anh là người thông minh và tỏ rõ thái độ phủ nhận thực tế xã hội. Anh có cố gắng bồi dưỡng kiến thức bằng cách tìm đọc sách văn học, triết học, lịch sử, y học, nông học, Anh đã tranh cãi với Lenski, một người trí thức học ở nước ngoài về, về các vấn đề chính trị, lịch sử, triết học. Đôi khi anh tỏ ra cao thượng chân thật với bạn bè và tình yêu dưới cái vẻ bề ngoài lạnh lùng, trịch thượng. Anh không đủ can đảm dứt bỏ cuộc sống thượng lưu và tiếp tục phí hoài tuổi trẻ. Chỉ vì nông nổi, nhỏ nhen anh đã gây ra cái chết bi thảm cho bạn, gây tổn thương sâu sắc cho Tatiana, người con gái trong trắng vốn yêu anh tha thiết. Phùng Hoài Ngọc biên soạn 21
  23. Nhân vật Onegin là tổng hợp những nét điển hình của một tầng lớp thanh niên quí tộc đương thời, những người sống nhờ vào sức lao động của nông dân, lại chưa có được học vấn hoàn thiện nhưng sẵn thông minh, còn có lương tâm và tình nghĩa. Anh không phải là thành viên trong số những nhà cách mạng quí tộc, cũng không thuộc bọn quí tộc đông đảo chỉ biết hưởng thụ và an tâm với cuộc sống vô vị ăn bám. Anh bất mãn với chế độ nhưng chỉ biết đau buồn, chán ngán. Tính cách Onegin có phát triển, đặc biệt là từ sau cuộc đấu súng. Sau mấy năm đi du lịch trở về, anh đã hiểu rộng hơn về nhân dân và đất nước, và thức dậy mối tình với Tatiana Nhưng khi bị từ chối, anh vỡ mộng yêu đương. Rồi anh sẽ đi đâu? Người đọc có thể dự đoán: anh sẽ tham gia cuộc khởi nghĩa tháng Chạp? Hoặc anh cũng có thể vẫn tiếp tục là con người thừa ?. Evgeni Onegin đúng là hình tượng “con người thừa” đứng đầu danh sách trong văn học Nga. NHÂN VẬT “TATIANA” Nàng không đẹp lắm nhưng hấp dẫn. Tâm hồn cao thượng thông minh và giản dị. Ngay cái tên “Tatiana” rất bình dân trong tiếng Nga. Cuộc sống của cô gần gũi với nhân dân và thiên nhiên nước Nga. Nhưng cũng là cô gái hay buồn, sống cô đơn, trầm mặc. Nàng hay đọc tiểu thuyết tình cảm lãng mạn. Nàng yêu cái cuộc sống trong sách có ý nghĩa và phong phú hơn cái thực tế vô vị xung quanh. Nàng không biết rằng cái ấy là do nhà văn theo chủ nghĩa tình cảm viết ra . Do đó vừa mới gặp Onegin nàng đã yêu ngay từ phút đầu tiên vì anh chàng chẳng giống ai quen biết xung quanh. Vì thiếu kinh nghiệm, cô tin rằng anh là người lý tưởng, đúng tiêu chuẩn. Nàng viết thư cho anh, đó là hành động táo bạo của con người nồng nhiệt yêu đương. Thư gởi xong, nàng tin thế nào anh cũng đáp lời, nhưng : Ngày ngày qua cũng chẳng có tin gì Nàng xanh xao như chiếc bóng sầu bi Lời chối từ của anh khiến nàng bất ngờ. Hóa ra anh chẳng giống con người lý tưởng trong tiểu thuyết. Nhưng nàng vẫn chưa thôi yêu anh Càng về sau, nàng càng khó hiểu anh, đặc biệt sau vụ đấu súng với Lenski, anh bỏ đi , Olga lấy chồng Đọc tiểu thuyết lãng mạn, Tatiana lại lầm tưởng rằng anh là một nhân vật chán đời : nghĩa là anh sống theo sách vở. Nàng thất vọng. Theo mẹ về Moskva, nàng chẳng vui. Mẹ muốn gả chồng, nàng chỉ phản kháng lúc đầu Sau thương mẹ năn nỉ khóc lóc, nàng đồng ý lấy viên tướng cao tuổi và từ đó an phận. Cuộc gặp lại Onegin ở ba năm sau, nghe chàng tỏ tình, nàng không tin ở lòng chân thành của anh. Đến khi gặp anh tới nhà riêng thăm nàng , nàng mới hiểu anh đã đau khổ nhiều. Nàng tin rằng anh không phải là con người tầm thường. Tatiana nghĩ rằng bây giờ nàng có thể sống hạnh phúc với Onegin Nhưng rồi suy nghĩ kỹ, nàng buộc lòng từ chối anh . Bởi vì bản chất của Tatiana là sự cao quý của tâm hồn và tính trách nhiệm . Nàng nghĩ tới vai trò của người vợ đoan chính, nàng không thể nuốt lời hứa hôn nhân. Đấy là một nét bản chất Nga, “tâm hồn Nga” truyền thống . Phùng Hoài Ngọc biên soạn 22
  24. Tatiana là một phụ nữ có tâm hồn mạnh mẽ. Những người vợ của các chiến sĩ Tháng Chạp tự nguyện theo chồng đi đày ở Siberia xa xôi chia sẻ với chồng mọi nỗi gian khổ cũng có tâm hồn “Tatiana” như thế. SỐ PHẬN NGẮN NGỦI CỦA NHÂN VẬT “LENSKI” Anh là một nhân vật lãng mạn khá phổ biến thời đó. Chưa đầy 20 tuổi anh là nhà thơ trữ tình có tài, anh có những quan điểm xã hội khá tiến bộ, mơ ước nhân dân được t ự do. Cũng giống như Onegin, anh xa rời nhân dân mặc dù có học vấn cao hơn Onegin do được đào tạo ở nước ngoài. Anh chưa có cơ hội hiểu sâu sắc đất nước và nhân dân mình. Anh có niềm tin vào tình bạn, tình yêu. Nhưng khi bất bình trong cuộc sống, anh dễ buồn nản, đau khổ, chỉ biết viết những bài thơ bi đát, hoặc thiếu suy nghĩ mà hành động liều lĩnh. Ngày sinh nhật (lễ thánh) của Tatiana, thấy Onegin ve vãn Olga, anh vội kết luận Olga là lừa dối anh. Anh căm giận nàng. Khi biết Olga vẫn yêu mình thì anh lại trút tức giận vào ông bạn Onegin “trụy lạc”và thách đấu súng. Rõ ràng, Lenski là mẫu người lãng mạn thời đại, chỉ hành đông mà không hiểu rõ thực tế, chỉ tin vào tình cảm mà bồng bột, nóng vội trong hành động. Nhà thơ tỏ thái độ yêu thương thông cảm khi miêu tả Lenski, vì đó là con người nồng nhiệt ngây thơ và trong sạch về tâm hồn, có khát vọng và khả năng trở thành nhà thơ có tài. Giả sử còn sống, anh ta không tìm ra lối thoát thì cũng trở nên một kẻ tầm thường. Ngoài ba nhân vật chính, còn miêu tả cả một giới quí tộc Nga, các đại biểu quí tộc nông thôn và giới thượng lưu thành thị với thái độ phê phán, mỉa mai. Cuộc sống của những người dân bình thường được nhà thơ miêu tả với tấm lòng cảm thông sâu sắc nỗi đau khổ, nhọc nhằn của họ. Những bức tranh phong cảnh nông thôn Nga và thiên nhiên phong phú, đẹp đẽ bốn mùa xuân hạ thu đông. Nhà thơ yêu quí mùa xuân ở nông thôn, mùa hè thấp thoáng qua mau. Thu về trên cánh rừng u buồn trút lá vàng xào xạc, sương buông mờ, chim trời kêu thê lương. Và mùa đông nhà thơ say mê, mùa tâm hồn rung động khát khao . Đúng như nhận xét của nhà phê bình Bielinski, cuốn tiểu thuyết Evgeni Onegin là “bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống Nga”. Đó chính là mẫu mực đầu tiên của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Nga thế kỷ XIX. Tiểu thuyết “Người con gái viên đại úy ” (Капиталскаия Дочка) Dựa vào sự kiện lịch sử: Cuộc khởi nghĩa nông dân của lãnh tụ Pugatsov xảy ra 1773 -1775 từng làm rung chuyển nước Nga. Viết cuốn tiêu thuyết văn xuôi 14 chương này, Puskin muốn “hỏi” quá khứ để tìm “lời giải đáp” cho hiện tại và tương lai. Phùng Hoài Ngọc biên soạn 23
  25. Với tính khoa học của một sử gia, Puskin đã đi thực tế 4 tháng đến những nơi xảy ra cuộc khởi nghĩa để quan sát, ghi chép. Gặp gỡ, tiếp xúc những người già từng chứng kiến tận mắt. Người dân ở đó tỏ ra quyến luyến và có những ấn tượng tốt đẹp với người anh hùng Emelien Pugatsov. Một số nhân vật có thật : Pugatsov : lãnh tụ khởi nghĩa, gốc là người lính cô dắc bị kỉ luật Ecaterina : nữ hoàng Nga. Một vài viên tướng triều đình và phía quân khởi nghĩa. Nhân vật hư cấu chiếm phần lớn: Thiếu úy Grinov : sĩ quan trẻ, người kể chuyện . Ivan Cuzomich : đạy úy, đồn trưởng Belogor (biên phòng). Bà đồn trưởng Vaxilixa. Con gái đồn trưởng: Marya Ivanovna (gọi tắt là Masa). Trung úy Ivan Chuẩn úy Svabrin: sĩ quan đồn Belogor. Lão bộc Xavelich: người nhà của Grinov . . . Tóm tắt cốt truyện Grinov là chàng trai con nhà quí tộc ở tỉnh Xim biêc. Đến tuổi trưởng thành, theo lệnh cha, một cựu sĩ quan trung tá Nga bảo hoàng, chàng nhập ngũ ở thành phố Orenburg giáp vùng biên giới xa xôi, có lão bộc Xavelich đi theo phục vụ. Trên đường đi, chơi bi-a thua, quen viên sĩ quan Durin. Được phân công về nhận công tác ở đồn biên phòng Belogor. Dọc đường bị lạc trong bão tuyết may gặp một người Codăc đánh xe ngựa đưa đường đến quán trọ. Chàng tặng cho bác đánh xe ngựa chiếc áo da thỏ đắt tiền để tạ ơn. Về tới đồn biên phòng Belogor, cách xa thành phố Orenburg , vợ chồng ông bà đại úy đồn trưởng và cô con gái Masa đón tiếp chàng ân cần. Kết bạn với Svabrin vốn là sĩ quan cận vệ bị kỉ luật điều ra biên giới. Do bảo vệ danh dự Masa, Grinov thách Svarbin đấu kiếm. Grinov bị thương , Masa tận tình chăm sóc cho anh. Hai người yêu nhau, Svarbin ghen tức. Grinov viết thư về quê xin phép cha cho kết hôn với Masa, nhưng không được gia đình chấp thuận. Masa biết cha chàng chê địa vị gia đình nàng nên mặc cảm, cố ý xa lánh Grinov, sống cô đơn buồn phiền. Biến cố lớn xảy ra: quân khởi nghĩa của Pugatsovv đánh tới đồn Belogor. Binh sĩ chuẩn bị chống trả theo lệnh của cấp trên ở Orenbua . Tình hình dân chúng hoảng sợ. Mẹ con Masa đi ẩn trốn ở nhà bà cố đạo . Trận đánh đồn của Pugatsovv. Đồn Belogor thất bại. Các sĩ quan bị bắt chờ xét xử. Ông bà đồn trưởng trung thành với Nữ hoàng, không chịu khuất phục, bị quân khởi nghĩa treo cổ. Phùng Hoài Ngọc biên soạn 24
  26. Svarbin lập tức đầu hàng, xin gia nhập quân khởi nghĩa. Grinov sắp sửa bị treo cổ, lão bộc Xavelich van xin Pugatsov. Pugatsov nhìn kỹ, nhận ra Grinov và ra lệnh tha. Dân chúng và binh lính đều theo lãnh tụ khởi nghĩa, chống lại triều đình. Grinov được tự do. Chàng lo lắng đi tìm Masa, được biết Masa đang ngã bệnh nằm trong buồng nhà bà cố đạo. Những người lãnh đạo khởi nghĩa cũng đang ở nhà bà ta, chưa biết cô Masa đang ẩn náu bên trong, bà cố đạo giới thiệu đó là cô cháu gái đang nằm bệnh. Grinov không nở bỏ đi. Pugatsov cho lính gọi chàng tới nhà bà cố đạo. Nơi ấy đang tiệc tùng bề bộn, các tướng khởi nghĩa say rượu, hát dân ca những bài nguyền rủa Nga hoàng, điệu nhạc dữ dội và buồn thảm. Pugatsov giữ Grinov ở lại nói chuyện. Chàng nhận ra Pugatsov chính là bác đánh xe ngựa năm trước đã đưa đường cho chàng. Vì ơn nghĩa cũ, ông ta tha chết cho chàng sĩ quan trẻ, yêu cầu Grinov đi theo quân khởi nghĩa. Chàng khôn khéo và cương quyết chối từ "vì bổn phận và danh dự của sĩ quan quí tộc”. Chàng tránh thủ tính khảng khái và bộc trực của Pugatsov và đã thuyết phục được y cho chàng trở về với triều đình. Pugatsov kinh ngạc nhưng với tính cách anh hùng mã thượng đồng ý cho chàng tùy ý "thôi cũng được, đã giết thì giết, đã tha thì tha, ngươi hãy đi khắp bốn phương trời”. Hôm sau, Grinov đến chào từ biệt lãnh tụ nghĩa quân. Svabrin đã được Pugatsov bổ nhiệm làm đồn trưởng Belogor. Grinov lo lắng cho Masa, Pugatsov tặng chàng một cỗ xe ngựa và một ít tiền để làm lộ phí trở về quê. Trở về thành Orenburg, gặp viên thiếu tướng chỉ huy, chàng báo tình hình quân khởi nghĩa và đồn Belogor. Chàng nhận xét là quân đội Pugatsov không biết cách tổ chức, trình độ kém, chàng xin cử quân đội đi đánh dẹp quân phiến loạn. Bọn chỉ huy hèn nhát, bỏ mặc đồn Belogor, chỉ lo giữ thành chờ Pugatsov. Quân khởi nghĩa kéo tới bao vây Orenburg. Đánh nhau dằng dai. Chàng chuẩn úy Grinov nhận được thư tay của Masa gởi tới. Nàng đang ở trong tay Svabrin, bị hắn ép buộc làm vợ, nhưng Masa cáo bệnh, hoãn binh. Bức thư đau khổ và thiết tha hy vọng trông chờ của Masa làm chàng cực kỳ xúc động. Chàng nài nỉ viên tướng cấp cho chàng một đại đội đi chiếm lại đồn Belogor và cứu con gái viên đồn trưởng. Bị từ chối phũ phàng, chàng và lão bộc Xavelich phi ngựa về đồn Belogor cách đó 40 dặm. Rơi vào tay quân khởi nghĩa, gặp lại Pugatsov. Chàng trình bày lý do quay lại cứu Masa khỏi bị ức hiếp. Pugatsov vốn hào hiệp, nổi giận kéo quân đi hỏi tội Svabrin. Ông xỉ măng hắn đã cưỡng ép một cô gái mồ côi. Chàng lo lắng Svabrin sẽ tố giác Masa. Quả vậy, nghe nói đó là con gái viên đồn trưởng, Pugatsovv nổi giận. Chàng năn nỉ, khơi gợi làng hào hiệp và độ lượng của viên lãnh tụ nông dân. Chàng lại được Pugatsov tha thứ . Hôm sau, chàng sĩ quan trẻ chia tay với Pugatsov theo lối giản dị như hai người bạn. Chia tay ông bà cố đạo, rồi cùng Masa và lão bộc lên đường về quê. Masa và lão bộc về quê chàng ở Xiembiec. Grinov theo đơn vị đi đánh quân Pugatsov. Cuộc chiến tranh kết thúc, Grinov chuẩn bị về phép thăm gia đình và Masa, có lệnh triều đình bắt giữ chàng. Đó là do Svabrin tố giác chàng là quân do thám của bọn phiến loạn và được quân Pugatsov ưu đãi. Chàng bị kết tội phản bội triều đình, săp sửa bị đi đày ở Siberia. Gia đình chàng kinh hoàng, đau khổ. Masa đi tìm gặp bằng được Nữ hoàng Ecaterina đệ nhị để minh oan cho chàng. Grinov được tha. Vào ngày xử tử lãnh tụ Pugatsov, chàng sĩ quan quí tộc trẻ Grinov cũng đến dự . Pugatsov nhận ra chàng và gật đầu chào vĩnh biệt. Phùng Hoài Ngọc biên soạn 25
  27. Ít lâu sau, đám cưới của chàng và Masa kết thúc tiểu thuyết này . PHÂN TÍCH MỘT SỐ NHÂN VẬT CHÍNH Grinov là người kể chuyện, cũng là nhân vật chính. Anh thuộc loại thiếu niên quí tộc vô tư được giáo dục "đúng cách" nghĩa là, giống như Onegin, anh cũng được một gia sư dốt nát người Pháp dạy dỗ. Chàng là người nhẹ dạ, vô tư, chỉ ước ao cuộc sống vui tươi của một sĩ quan cận vệ ở kinh đô. Bố Grinov đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cá tính của anh. Ông là trung tá về hưu, địa chủ có uy quyền, rất nguyên tắc, khuyên dạy con trai theo chủ nghĩa quí tộc, nghĩa vụ quân đội là cao cả và vô tư không mưu cầu danh vọng. Do đó ông quyết định cho con đi phục vụ ở biên giới xa xôi chứ không xin ở kinh đô. Grinov tiếp thu cả hai mặt tốt-xấu của cha. Anh thực hiện lời dặn dò "không xin thêm công việc, cũng không từ chối nhiệm vụ". Cuộc gặp gỡ bác đánh xe ngựa Pugatsov trong đêm bão tuyết, lòng thương người, hào phóng của anh tặng bác ta chiếc áo da thỏ coi như một chi tiết quan trọng dẫn đến mối quan hệ đặc biệt của hai nhân vật chính này. Trong cuộc chạm trán với quân khởi nghĩa, anh là sĩ quan dũng cảm, trung thành với lời thề quí tộc. Anh nhận xét nghiêm túc về quân khởi nghĩa Pugatsov rằng họ không phải là "bọn cướp", họ có những nét nghiêm túc và trách nhiệm. Vì danh dự quí tộc, anh không thể đi theo họ. Trong mọi hoàn cảnh, anh vẫn là người thật thà, trọng danh dự, dũng cảm và có tình yêu trung thực, sâu sắc. Nhưng anh vẫn là người con của giai cấp quí tộc với các định kiến của nó. Nhưng sau cuộc khởi nghĩa của Pugatsov, anh phải nhận thức khác đi .Trong tương lai có thể anh thoát ra khỏi đời sống “con người thừa”, hướng về những người quí tộc tiến bộ, ưu tú. Chuẩn úy Svabrin là hình ảnh tương phản gay gắt của Grinov. Hắn là đại diện quí tộc sa đọa, sẵn sàng vứt bỏ mọi truyền thống, danh dự vì những âm mưu vụ lợi cá nhân, nếu cần sẵn sàng thoán đoạt quyền lợi và phản bội tất cả. Masa yêu Grinov với mối tình trong sáng, nồng nhiệt, có đôi chút mặc cảm xuất thân từ gia đình bình dân. Nàng khiêm tốn nhưng cương nghị, trải qua thảm kịch gia đình và sự áp bức của kẻ xấu mà không gục ngã. Tuy thế, chủ đề chính của tiểu thuyết vẫn là vấn đề nông dân khởi nghĩa, và lãnh tụ Pugatsov thực sự là nhân vật chính. Nhân vật chính này được vẽ lên một cách sinh động, hoàn chỉnh đến độ tuyệt diệu. Cái nhìn của nhà văn thật công bằng , trung thực và không giấu lòng cảm phục. không tô vẽ và không bôi xấu nhân vật lịch sử này. Đây là nét đặc sắc của chủ nghĩa hiện thực đòi hỏi bản lĩnh vững vàng của nhà văn. Pugatsov xuất hiện với vai trò "người dẫn đường" cho chàng sĩ quan quí tộc trẻ dưới các dáng vẻ bí ẩn của kẻ cướp hơn là một nông phu . Anh ta căm thù sâu sắc giai cấp quí tộc cầm quyền. Thô lỗ, cương trực và bộc trực, giản dị. Đặc biệt, Pugatsov hào hiệp trả ơn người bạn cũ đã tặng mình chiếc áo lạnh và một cốc rượu. Pugatsov tôn trọng lựa chọn của Grinov mặc dù anh không tán thành cuộc khởi nghĩa. Pugatsov bênh vực người yếu đuối (Masa). Phùng Hoài Ngọc biên soạn 26
  28. Pugatsov có nhược điểm lớn : thiếu học vấn, thiếu ý thức cảnh giác, bệnh khoe khoang, tự mãn . Cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng Pugatsov vẫn là người anh hùng dân tộc được dân chúng quí mến, trân trọng. Nhà thơ cũng vạch ra nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa, đó chính là hậu quả chế độ nông nô chuyên chế áp bức bóc lột dân chúng với những chính sách tàn bạo của nó. Cuộc khởi nghĩa chưa có cương lĩnh chính trị rõ ràng nhưng đó là ước mơ khát vọng vùng dậy của nhân dân Nga. Cùng với tiểu thuyết thơ Evgeni Onegin, đây cũng là bộ “bách khoa toàn thư” về cuộc sống Nga cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Đồng thời, Grinov là một "con người thừa" kế tiếp Onegin nhưng sẽ đi những bước dài hơn. Hình tượng nhân vật "con người thừa" lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Nga: Evgeni Onegin . Đây là đóng góp nghệ thuật lớn lao của chẳng những cho nền văn học Nga mà còn được văn học thế giới thừa nhận không thua kém các nhân vật "vỡ mộng" trong văn học Pháp của Honore De Balzac, Stendhale . là một nhà thơ tình yêu điển hình của thơ ca Nga. Thơ trữ tình của khá nhiều, bao gồm đầy đủ cảm xúc của một nhà thơ dân tộc, một nhà thơ của tình yêu đôi lứa và nhà thơ lãng mạn cách mạng. Đọc thêm: Truyện ngắn “Con đầm pich” Tiểu thuyết “Dubrovski” Kịch “Người khách đá” (Don Juan đến nước Nga) CÂU HỏI ÔN TậP 1. Căn cứ mạch truyện Evgeni Onegin như một tiểu thuyết hiện thực, SV hãy dự đoán đoạn đời sau của Evgeni. 2. Phân tích vai trò các nhân vật trung tâm, nhân vật chính trong “Người con gái viên đại úy”.  Phùng Hoài Ngọc biên soạn 27
  29. Phùng Hoài Ngọc biên soạn 28
  30. Chương 3. MỘT SỐ NHÀ VĂN NHÀ THƠ KHÁC NHÀ THƠ, NHÀ TIỂU THUYẾT M.I. LERMONTOV (Михаил Юрьевич Лермонтов) Ngày 10/2/1837 (lịch cũ 27/1), tại một địa điểm trên bờ sông Đen của Saint Petersburg, A.X. Puskin “mặt trời thi ca Nga” đã ngã xuống trong cuộc đấu súng nghiệt ngã với gã người Pháp lưu vong Đantex con nuôi của nam tước Gheckern, sứ thần Hà Lan tại Nga. Cái chết bi thảm của Puskin đã làm chấn động cả nước Nga và thổi bùng lên ngọn lửa căm hờn của nhân dân đối với nền chuyên chế bạo tàn đã đê hèn ám hại nhà thơ vĩ đại của dân tộc. “Phát súng giết chết Puskin đã thức tỉnh tâm hồn Lermontov” (A. Gherxen) và bài thơ “Cái chết một nhà thơ” của chàng sĩ quan kị binh trẻ tuổi Mikhain Iuriêvich Lermontov ngay lập tức trở thành sự kiện nóng bỏng trong đời sống chính trị, xã hội và văn học đương thời. Khi biết triều đình Nga hoàng đang dùng mọi thủ đoạn để bôi nhọ và bao che cho Đantex, Lermontov đã phẫn nộ viết thêm 16 dòng thơ nảy lửa khiến cho “Cái chết một nhà thơ” trở thành “một trong những bài thơ có sức nặng bậc nhất của thi ca Nga” (ý kiến M.Gorki): Còn các ngươi, lũ cháu con ngạo mạn Của bọn ông cha đểu cáng đã lừng danh Những mảnh vỡ được gắn bằng gót chân nô lệ Bằng trò đùa hạnh phúc các dòng họ bị rẻ khinh Các ngươi, lũ tham lam chầu chực quanh ngai vàng Lũ đao phủ của Tự do, Thiên tài và Vinh hiển Đươc pháp luật chở che nên trước mặt các ngươi Cả công lí lẫn quan toà, thảy đều câm miệng Nhưng còn đó toà án của Chúa trời Sự phán xét nghiêm minh vẫn đang chờ đợi Một toà án không bao giờ vụ lợi Và luôn luôn thấu tỏ chuyện gần xa Khi đó, các ngươi dù quen thói gièm pha Thì cũng chẳng giúp gì được nữa Không thể chuộc máu nhà thơ chính nghĩa Bằng tất cả máu đen bẩn thỉu của các ngươi .Phùng Hoài Ngọc biên soạn 29
  31. Mặc dù không được phép in, bài thơ vẫn được người đọc chuyền nhau chép tay thành hàng chục nghìn bản và phổ biến rộng rãi trong cả nước. Với Cái chết một nhà thơ, Lermontov chính thức bước lên văn đàn Nga như người kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Puskin, đồng thời nhà thơ cũng trở thành cái gai trong mắt Nga hoàng và đám triều thần “giun dế”. Một trong những bản chép tay Cái chết một nhà thơ với ghi chú “Lời kêu gọi cách mạng” đã được tướng Benkenđooc, Giám đốc sở mật vụ đệ trình lên Nga hoàng. Ngay lập tức, Lermontov và bạn ông là A.X.Raiepxki- người tham gia tích cực vào việc phổ biến bài thơ - bị chính quyền bắt giam và truy tố. Ngày 25/2/1837. Theo lệnh của đích thân Nicôlai I, toà tuyên án: Chuẩn uý kị binh Lermontov bị chuyển từ trung đoàn cận vệ ngự lâm đóng tại Hoàng thôn (ngoại ô Peterbua) sang trung đoàn khinh kị Nhigiegôrôtxki, lúc đó đang hành quân chiến đấu chống dân miền núi nổi loạn ở Kapkaz; còn A.X. Raiepxki, nguyên trợ lí của tổng trấn Peterbua thì bị phạt giam một tháng, sau đó thuyên chuyển đến tỉnh Ôlônhetxkaia. Theo nhìn nhận của người đương thời, việc thuyên chuyển giữ nguyên cấp bậc một sĩ quan quí tộc trẻ tuổi từ đơn vị cận vệ ngự lâm ở kinh đô sang đơn vị chiến đấu ở Kapkaz, một mặt là đòn hạ nhục trực tiếp của Nga hoàng đối với cá nhân Lermontov, mặt khác đấy thực chất là án lưu đày biệt xứ cho những “kẻ thù chính trị” mà chính quyền chuyên chế đã từng áp dụng với A.X Puskin, A.X.Gribôeđôp, A.A.Bextugiep, A.I. Ôđôiepxki v.v. Đầu tháng 3/1837, Lermontov lên đường đi Kapkaz, đúng theo con đuờng mà và nhiều chiến sĩ Tháng Chạp khác từng đi. Nhờ sự vận động của bà ngoại Elidaveta Alêchxeepna,cuối năm 1837, Lermontov được chuyển về trung đoàn kị binh cận vệ Grôtnhenxki đóng ở Nôpgôrô; và đến mùa xuân năm 1838, Nga hoàng xuống lệnh “ân xá”, cho phép Lermontov quay lại Petersburg, tiếp tục phục vụ tại trung đoàn cận vệ ngự lâm. Tuy nhiên, Cái chết một nhà thơ vẫn đồng hành với Lermontov trong một bi kịch khác. Cuối năm 1839, giữa một buổi tiệc, viên bí thư sứ quán Pháp tại Nga đã chuyển cho A.I. Turghênhep nhà sử học nổi tiếng, bạn thân của Puskin câu chất vấn của sứ thần Prôxpe de Barant: trong Cái chết một nhà thơ, Lermontov phải chăng đã thoá mạ tất cả mọi người Pháp hay nhà thơ chỉ lên án cá nhân Đantex - kẻ đã nổ súng giết chết Puskin ? Theo đề nghị của Turghênhep, ngày hôm sau, Lermontov đã trực tiếp đến gặp Barant và đưa cho ông ta xem bài thơ, cũng như toàn bộ các bản thảo của nó. Sau khi đã tìm hiểu kĩ văn bản, Barant chính thức thừa nhận rằng ông đã hiểu sai nhà thơ vì những thông tin lệch lạc; và để xin lỗi Lermontov, Barant đã mời nhà thơ đến dự buổi dạ vũ đón năm mới tại sứ quán của mình. Mặc dù vậy, Ecnet đơ Barant con trai của sứ thần Barant thì vẫn rất hậm hực. Hắn khăng khăng cho rằng Lermontov đã xúc phạm đến danh dự người Pháp và luôn tìm cách trả thù Lermontov ở mọi lúc, mọi nơi. Thời gian này, Lermontov đang yêu say đắm nữ công tước Maria Alêchxêepna Serbatôva, và theo nhiều người đương thời chứng kiến thì M.A. Serbatôva cũng nồng nhiệt đáp lại tình cảm của Lermontov. Có thể nhìn thấy hình bóng của người quả phụ trẻ tuổi, xinh đẹp gốc Ucraina này qua nhiều bài thơ của Lermontov như Gửi M.A. Serbatôva, Lời tâm niệm, Ngày 1 tháng Giêng, Cớ sao .Phùng Hoài Ngọc biên soạn 30
  32. Nàng đã đổi những thảo nguyên tươi đẹp Của quê hương xứ sở Ucraina Lấy thế giới thượng lưu tẻ nhạt Và hào quang những vũ hội phù hoa Nhưng bản sắc của phương Nam yêu dấu Nàng vẫn lưu giữ lại trong mình Giữa thế thái lạnh lùng băng giá Giữa nhân gian vô nghĩa, vô tình Lời nàng nói, nồng nàn quyến rũ Như ánh sao bí ẩn đêm phương Nam Đôi mắt nàng trong xanh như trời biếc Nàng dịu dàng như gió giữa đồng hoang (Gửi M.A. Serbatôva) Trớ trêu thay, cả Ecnet de Barant lúc đó cũng đang theo đuổi Serbatôva. Giống như gã đàn anh đểu cáng Đantex, Ecnet luôn công khai ve vãn, sàm sỡ Serbatôva trước mặt Lermontov để khiêu khích và hạ nhục nhà thơ. Cho đến cuộc va chạm tại dinh thự của bá tước Lavan tháng 2/1840, mâu thuẫn giữa hai người đã bùng tới đỉnh điểm. Ngày 18/2/1840, bờ sông Đen lại phải chứng kiến thêm một lần quyết đấu Do luật pháp của Nga thời đó cấm ngặt chuyện quyết đấu dưới mọi hình thức nên sự kiện 18/2 được Lermontov và bè bạn của ông giấu kín. Tuy nhiên, Ecnet lại huênh hoang đi kể khắp mọi nơi khiến cho ngày 21/2, câu chuyện động trời ấy lọt đến tai Ban chỉ huy trung đoàn ngự lâm cận vệ. Lermontov lập tức bị giam vào trại kỉ luật quân sự và buộc phải viết tường trình. Nhờ đó mà các chi tiết của sự kiện này phần nào được làm sáng tỏ. Trong bản tường trình của mình, Lermontov viết: “ Vì ông Barant cho rằng mình là người bị xúc phạm nên tôi đã nhường ông ta quyền chọn vũ khí. Ông ta chọn kiếm. Trong khi giao đấu, Barant đã chém xước tay tôi và làm đốc kiếm của tôi bị hỏng. Do vậy chúng tôi phải chuyển sang đấu súng. Đáng lẽ cả hai phải bắn cùng một lúc nhưng tôi đã chậm tay hơn. Ông ta bắn trước và trượt, còn tôi sau đó chỉ bắn chỉ thiên. Cuối cùng, chúng tôi bắt tay nhau giảng hoà và giải tán”. Hành động hoà bình và cao thượng của Lermontov (bắn sau và bắn chỉ thiên khi đối thủ đã bắn trượt) làm mọi người thấy rõ hơn bao giờ hết bộ dạng lố bịch và thảm hại của Ecnet de Barant bởi vì trước đó, chính hắn đã đem tất cả nỗi hận và sự ghen tuông mù quáng vào cuộc đấu để quyết giết bằng được nhà thơ. Trong nhật kí của mình, nam tước Korph, bạn học của Lermontov ở trường litxê, đồng thời là một trong những người làm chứng cho phía Ecnet, có viết: “Đantex đã giết chết Puskin, và Barant có lẽ cũng đã giết chết Lermontov nếu hắn ta không trượt chân khi lao vào Lermontov với nhát kiếm chí mạng”. .Phùng Hoài Ngọc biên soạn 31
  33. Ngông cuồng, rồ dại và bất chấp cả việc Lermontov còn đang bị tạm giam, Ecnet một lần nữa trơ tráo thách thức nhà thơ quyết đấu lần nữa. Theo thoả thuận giữa hai bên, cuộc tái đấu sẽ được tổ chức ngay trong sân của trại kỉ luật quân sự, nơi Lermontov bị giam. Rất may là Prôxpe de Barant đã biết được kế hoạch này. Buộc lòng sứ thần-cha phải tống cổ sứ thần-con về nước ngay trước giờ ấn định cuộc đấu. Ecnet de Barant ra đi nhưng hồ sơ vụ án còn nằm lại. Việc Lermontov chấp nhận quyết đấu một lần nữa ngay trong thời gian bị tạm giam đã trở thành tình tiết tăng nặng và được toà án quân sự khai thác triệt để. Ngày 11/4/1840, theo phán quyết của toà, trung uý Lermontov bị thuyên chuyển từ trung đoàn cận vệ ngự lâm về trung đoàn bộ binh Tenghinxki trực thuộc tập đoàn quân Kapkaz. Đầu tháng 5/1840, Lermontov lên đường, bắt đầu chuyến lưu đày thứ hai. Lúc đó, ở Petersburg, cuốn tiểu thuyết Nhân vật của thời đại chúng ta của ông vừa được xuất bản Nếu như ở chuyến đi Kapkaz lần thứ nhất, chút hiếu thắng của tuổi trẻ đã khiến Lermontov viết những dòng bồng bột trong thư gửi Raiepxki: “Tạm biệt bạn thân mến. Tôi sẽ viết cho anh từ một miền đất lạ – phương Đông. Câu nói của Napoleon “Những tên tuổi vĩ đại đều xuất hiện ở phương Đông” đã khích lệ tôi” thì ở chuyến đi này, Lermontov mang tâm sự khác hẳn, ông đã hiểu đúng hơn hoàn cảnh thực của mình : Những đám mây ngàn năm phiêu lãng Trên những thảo nguyên xanh, trên những triền núi lam Các ngươi, phải chăng cũng như ta, bị lưu đày, xua đuổi Từ phương Bắc thân yêu xuống tít tắp phương Nam (Mây trời) Cũng khác với chuyến đi trước, lần này, Lermontov đã trực tiếp tham gia nhiều trận đánh ác liệt trên khắp dải Kapkaz và lập được nhiều chiến tích vẻ vang. Trong một báo cáo chiến sự gửi bộ tư lệnh mặt trận, chỉ huy trung đoàn Tenghinxki đã viết: “Trong trận đánh tiêu diệt các cụm quân giặc bên bờ sông Valerich, trung uý Lermontov được giao nhiệm vụ theo sát hoạt động của đội tiên phong và phải báo cáo kịp thời cho chỉ huy về diễn tiến trận đánh. Bất chấp mọi nguy hiểm, trung uý Lermontov với sự bình tĩnh tuyệt vời và tinh thần dũng cảm vô song đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình và là một trong những người đầu tiên xông vào đồn giặc”. Trong những cánh rừng trận mạc, Lermontov vẫn say sưa sáng tác. Hầu như số tạp chí Bút kí Tổ quốc nào cũng trang trọng đăng những bài thơ mới của ông. Tháng 10/1840, tuyển tập thơ đầu tiên do chính Lermontov tuyển chọn một cách nghiêm nhặt ra mắt bạn đọc và được dư luận nhiệt liệt hoan nghênh. Chỉ có điều Lermontov không biết rằng trong lá thư gửi hoàng hậu tháng 6/1840, Nga hoàng Nicôlai I có viết: “Trẫm đã đọc hết cuốn Nhân vật của thời đại chúng ta. Theo khẳng định của trẫm, quyển sách tệ hại này chứng tỏ tác giả của nó là một kẻ hoàn toàn hư hỏng”. Có lẽ vì vậy mà khi Bộ tư lệnh mặt trận Kapkaz đề nghị lên Nga hoàng tặng thưởng Lermontov huân chương Vlađimia, huân chương Xtanixlav và thanh gươm “Vì lòng dũng cảm”, Nicôlai I đã bác bỏ thẳng tay. Với những thành tích trong chiến đấu, phần thưởng duy nhất mà nhà thơ nhận được là chuyến nghỉ phép hai tháng tại Petersburg . .Phùng Hoài Ngọc biên soạn 32
  34. Petersburg đón Lermontov bằng những tình cảm trái ngược. Trong khi giới thượng lưu và quí tộc cung đình tỏ thái độ căm ghét, hằn học với người đã từng: Quăng vào mặt chúng vần thơ thép thấm bao nhiêu cay đắng, hờn căm (Ngày 1 tháng Giêng) thì bạn bè và giới văn nghệ sĩ lại đặc biệt chào mừng nhà thơ. Một thông báo được in trang trọng trên tạp chí Bút kí Tổ quốc: “Hiện nay Lermontov đang ở Petersburg, ông đã mang từ Kapkaz về nhiều bài thơ mới và sẽ in trên tạp chí nay mai. Cuộc sống chiến đấu sôi nổi đã thôi thúc Lermontov và ông đã truyền đạt đầy đủ những cái đó vào tác phẩm nghệ thuật. Ông hiện còn rất nhiều dự định, và tất cả những dự định đó đều hết sức tuyệt vời. Văn học Nga đang chờ đợi ở ông những tặng vật vô giá”. Trong mấy tuần ngắn ngủi ở Petersburg, Lermontov đã kịp hoàn thiện trường ca nổi tiếng Ác quỉ (tác phẩm khởi thảo từ năm 1829, khi nhà thơ mới 14 tuổi), sáng tác nhiều bài thơ, tham dự nhiều cuộc gặp mặt và xây dựng kế hoạch ra tạp chí riêng Cũng nhân đợt nghỉ phép này, Lermontov chính thức đệ đơn xin giải ngũ để chuyên tâm hoạt động văn học. Tuy nhiên, nguyện vọng của ông không được giải quyết. Hơn thế nữa, ngày 11/4/1841, tướng Klêinmikhen thay mặt Benkenđooc đã triệu tập Lermontov đến trụ sở Bộ quốc phòng và lệnh cho nhà thơ trong vòng 48 tiếng đồng hồ phải rời Petersburg về đơn vị cũ. Ra đi lần này, Lermontov hiểu sâu sắc rằng hố ngăn cách giữa một nhà thơ ca ngợi tự do với chính quyền chuyên chế là không thể san lấp được. Phía trước nhà thơ bao nguy hiểm rập rình. Trong cuốn album gửi lại Epđôkina Raxtôpchina ngày giã biệt, Lermontov đã viết những dòng linh cảm: Mình cùng ra đời dưới một ngôi sao Và cùng chọn một con đường đi tới Những giấc mơ kia, phải chăng lời nói dối Về cuộc chia li vĩnh viễn giữa hai ta ? Mặc dù vậy, bất chấp nỗi cô đơn, phiền muộn “một mình cất bước trên đường thẳm”, Lermontov đã dũng cảm vượt lên những đắng cay, đổ nát, kiên quyết phủ định thực tại ảm đạm và khẳng định cuộc dấn thân của mình trên con đường tiếp tục đấu tranh: Thôi, từ giã nước Nga ô uế Nước của nô lệ và chủ nô Những bộ đồ cảnh binh màu cứt ngựa Và đám dân mù quáng trước ngôi vua .Phùng Hoài Ngọc biên soạn 33
  35. Có thể bên kia thành Kapkaz Ta sẽ không phải gặp lũ triều thần Xa lánh hẳn những con mắt cú Những đôi tai thóc mách chuyện xa gần Đầu tháng 6, Lermontov về đến Kapkaz và được đơn vị cho phép nghỉ lại thành phố Piatigorxk dưỡng bệnh một thời gian. Chính nơi đây, Lermontov đã viết những bài thơ cuối cùng; và như một định mệnh, trong sổ tay của ông có phác thảo kì lạ về một Giấc mơ: Đaghetxtan, trưa hè nóng bức Tôi nằm im với vết thương sâu Viên đạn chì cắm trong lồng ngực Máu tôi tuôn giọt giọt đớn đau Mình tôi nằm trên lũng cát Bốn bên vách đá trập trùng Mặt trời đốt thiêu đỉnh núi Và tôi – Giấc ngủ vĩnh hằng Ngày 13/7, tại nhà một người quen ở Piatigorxk, giữa Lermontov và thiếu tá N.X. Martưnôp - bạn học cùng lớp với nhà thơ ở trường sĩ quan cận vệ - đã xảy ra một cuộc đụng độ nhỏ. Theo lời kể của Emilia San-Ghiray: “Hôm đó, mọi người tụ tập ở chỗ chúng tôi. Mikhain Iuriêvich vui vẻ trêu chọc tôi, sau đó thì cả L.X. Puskin (em trai nhà thơ A.X.Puskin) cũng nhập hội. Hai người quay sang đùa giỡn, khích bác nhau đủ điều nhưng tuyệt nhiên không có gì ác ý cả. Mọi chuyện đang vui vẻ thì họ nhìn thấy Martưnôp đang tán tỉnh Nađêgiơđa, em gái tôi, lúc đó đang đứng cạnh cây đàn dương cầm nghe công tước Trubetxkôi dạo nhạc. Không kìm được mình, Lermontov buột miệng trêu Martưnôp là “gã thổ dân với con dao quắm” (nguyên văn tiếng Pháp: montagnard au grand poignard). Hoàn toàn ngẫu nhiên là đúng lúc đó, Trubetxkôi vừa đánh xong nốt nhạc cuối cùng nên từ poignard (dao quắm) của Lermontov nghe rõ mồn một. Martưnôp giận điên người, anh ta cắn ria mép và cặp mắt như toé lửa. Tiến thẳng lại chỗ chúng tôi, Martưnôp dằn giọng nói với Lermontov: “Đã bao nhiêu lần tôi yêu cầu anh không được đùa cợt trước mặt phụ nữ” rồi quay ngoắt người đi, không để cho Lermontov kịp phân trần một tiếng. Khi tôi lo ngại cảnh báo Lermontov bằng câu thành ngữ “thần khẩu hại xác phàm” (nguyên văn: cái lưỡi của mình là kẻ thù của chính mình), Lermontov vẫn bình thản trả lời: “Không có gì ghê gớm đâu, ngày mai chúng tôi lại là bạn tốt của nhau thôi mà” (nguyên văn tiếng Pháp: Ce n’est rien; demain nous serons bons amis). Mọi người tiếp tục khiêu vũ, và tôi nghĩ rằng cuộc cãi cọ ấy đã chấm dứt”. Tuy nhiên, ngay sáng hôm sau, Martưnôp đã tìm gặp Lermontov, nhắc lại câu nói đùa hôm qua và ngang ngược yêu cầu nhà thơ phải quyết đấu. Hành động của Martưnôp vô lí đến mức Lermontov phải ngạc nhiên hỏi lại: “Cái gì ? Chẳng lẽ anh .Phùng Hoài Ngọc biên soạn 34
  36. lại thách đấu với tôi vì cái chuyện vặt vãnh đó ư?”; nhưng rồi trước thái độ ngông cuồng đến mức không thể tưởng tượng được của Martưnôp, Lermontov buộc lòng chấp nhận. Ngày 15/7/1841, dưới chân núi Masuch cách Piatigor 4 km, cuộc đấu súng định mệnh của Lermontov đã diễn ra trong ánh nắng nhạt nhoà của hoàng hôn sắp tắt. Khi súng đã cầm trong tay, Lermontov vẫn khẳng định với Martưnôp về câu nói đùa không có gì ác ý của mình và tỏ ý sẵn sàng xin lỗi Martưnôp ở bất kì đâu hay trước mặt bất kì ai mà anh ta muốn. Thế nhưng gã thiếu tá ngu xuẩn vẫn khăng khăng một mực:“Phải bắn! Phải bắn! ”. Vào cuộc đấu, Lermontov được quyền bắn trước. Nhà thơ đã bắn chỉ thiên với hi vọng cử chỉ hoà bình đó sẽ hoá giải được mâu thuẫn giữa hai người. Song Martưnôp lại không nghĩ một cách cao thượng như vậy. Hắn chĩa thẳng súng vào Lermontov, ngắm rất kĩ, rất lâu và bắn trúng tim nhà thơ. Lermontov chết ngay sau tiếng súng nổ. Theo nhận xét của A. Bungacôp, một người đương thời:“Đáng ngạc nhiên là tất cả những người chứng kiến đều làm ngơ để Martưnôp thực hiện hành vi dã man, bỉ ổi của mình. Hắn ta đã chống lại mọi nguyên tắc về trung thực, công bằng và cao thượng ( ). Trong khi Lermontov hành động như một sĩ quan can đảm và chính trực thì Martưnôp như một kẻ sát nhân”. Là bạn học một thời ở trường sĩ quan cận vệ, Martưnôp hẳn không xa lạ gì với tính vui vẻ, hay đùa của Lermontov, những thành công vang dội của Lermontov trên thi đàn chẳng làm Martưnôp bận tâm, đường binh nghiệp của Martưnôp rõ ràng thuận lợi hơn của Lermontov, giữa hai người cũng không có hình bóng giai nhân nào làm nguyên cớ ghen tuông v.v. Những chi tiết ấy cùng với các động thái khó hiểu của chính quyền như xuyên tạc dư luận, giấu nhẹm hồ sơ, không truy tố Martưnôp và những người làm chứng v.v. đã bao trùm lên cái chết của nhà thơ một bức màn bí ẩn. Mặc dù vậy, rất nhiều người đương thời tin rằng cuộc đấu súng kia thực sự là một âm mưu đã được dàn dựng chu đáo, và Martưnôp chẳng qua chỉ là công cụ để chính quyền chuyên chế sát hại nhà thơ. Ngay những ngày đầu tiên sau khi Lermontov bị giết, P. Vixcôvatôp đã dẫn ra câu chuyện của viên sĩ quan X. Lixanhêvich, trong đó nói rằng: mùa hè năm 1841 ở Piatigor, một người thuộc “tầng lớp trên” nhân chuyện Lixanhêvich bị Lermontov trêu chọc, đã xúi bẩy anh ta thách đấu với Lermontov. Mặc dù mới 19 tuổi và rất khó chịu với trò đùa của Lermontov, Lixanhêvich vẫn đủ bình tĩnh và sáng suốt để trả lời người kia rằng: “Tôi không thể xuống tay với một người cao quí như thế !”. Cũng như Puskin, Lermontov ngã xuống với “mái đầu kiêu hãnh”, ghi thêm một tội ác mới nữa của nền chuyên chế tàn bạo đối với thơ ca, nghệ thuật và nhân dân Nga. Thi hài nhà thơ được đưa về Piatigorxk và mai táng tại nghĩa trang thành phố. Theo qui định của Chính thống giáo thời đó, những người tự tử hoặc chết vì đấu súng sẽ không được rửa tội, vì vậy mà sổ khai tử của nhà thờ Xcorbiaxaia Bôgôrôditxa phải ghi rất rõ ràng: “Trung uý trung đoàn bộ binh Tenghinxki Mikhain Iuriêvich Lermontov, 27 tuổi, tử thương vì đấu súng ngày 15/7, an táng ngày 17/7, không có lễ cầu nguyện”. Thật kì lạ, bởi trước đó 10 năm, khi còn là sinh viên Trường đại học tổng hợp, Lermontov đã từng làm bạn bè thảng thốt với hai câu thơ: Chờ đợi tôi là nấm mồ đẫm máu Không thánh giá bên trên, cũng chẳng tiếng nguyện cầu .Phùng Hoài Ngọc biên soạn 35
  37. Ra đi ở tuổi 27, nhưng Lermontov đã kịp để lại cho đời một sự nghiệp sáng tạo hùng vĩ và tráng lệ. Lermontov là hồn thơ quật khởi, dũng cảm chiến đấu chống áp bức, bất công và tràn đầy tình yêu đối với nhân dân, Tổ quốc. Được tôn vinh là người kế tục Puskin, Lermontov, cũng như Puskin, “thuộc về những hiện tượng vĩnh viễn sống và chuyển động, không dừng lại ở điểm cái chết bắt gặp mà tiếp tục phát triển trong ý thức xã hội” (V.Bêlinxki). Sự nghiệp của ông là một mắt xích mới trong dây chuyền phát triển lịch sử của xã hội Nga, nối liền thời đại Tháng Chạp với thời đại sau Tháng Chạp, nối liền văn học thời A.X.Puskin, K.Ph. Rưlêep với văn học thời N.A. Nhêcraxôp, L.N. Tônxtôi sau này Thương tiếc một người đã có những đóng góp lớn lao vào việc hình thành và phát triển chủ nghĩa hiện thực trong văn học Nga thế kỉ XIX, nhà văn L.N. Tônxtôi ngay khi đang đứng trên tột đỉnh vinh quang đã viết về Lermontov, tuy chỉ vài dòng mà như một khúc tráng ca: “Lermontov ra đi mới sớm làm sao! Bao sinh lực đang tràn trề trong con người ấy ! Nếu như chàng trai trẻ này còn sống, có lẽ không cần đến cả tôi lẫn M.Đôxtôiepxki” Tác phẩm Cái chết của nhà thơ (СМЕРТЬ ПОЭТА) của Mikhail Iurjevich Lermontov (1827) Người chết rồi, Nhà Thơ - chết vì danh dự !, chết trong oan nghiệt những lời đồn, Đã gục xuống mái đầu từng ngẩng cao kiêu hãnh, Viên đạn trong tim và khát vọng rửa hờn * Hồn nhà thơ trắng trong không chứa nổi Nỗi nhục ê chề trong lời xúc phạm nhỏ nhen, Và, chống lại cường quyền, Người đã đứng lên, Chỉ một mình, như trước và bị giết! Người đã chết ! Nhưng những lời thổn thức, Khúc tụng ca rỗng tuyếch lại vang lên, Bọn sát nhân còn biện bạch đê hèn. Khi bản án số mệnh Người đã xử. * Không phải các ngươi thì còn ai nữa Rắp tâm đuổi xua tự do, bất khuất của thiên tài? Và các ngươi không ngần ngại mua vui Bằng trò thổi bùng đám lửa dần tàn lụi. .Phùng Hoài Ngọc biên soạn 36
  38. * Vậy thì hãy vui đi , giờ là cơ hội Nhà thơ không chịu nổi nỗi đau tột cùng: Đã tàn rồi khối thiên tài tựa đuốc sáng trưng, Đã héo úa một vòng hoa lộng lẫy. Kẻ sát nhân đã ra đòn vậy: Khẩu súng trong tay hắn chẳng hề rung, Người đã ngã rồi, giờ cứu chữa vô phương, Trái tim hắn trống hoang vẫn đều nhịp đập. * Nhưng, có gì lạ ư ? Hắn từ xa tắp, Giống hàng trăm tên đào tẩu đó đây, Mong kiếm chút vinh hoa và sự đủ đầy, Hắn bổ đến chúng ta như số kiếp, Tập quán, ngữ ngôn xứ này hắn đều bất chấp, Chẳng đoái hoài tới niềm kiêu hãnh của chúng ta; Chẳng hiểu được trong phút giây bi thảm vừa qua Súng hắn đã nhằm bắn vào chi nữa! * Người đã chết - đã nằm sâu dưới mộ Như chàng ca sỹ nọ đáng thương, - Từng là con mồi của thói mù quáng ghen tuông, Từng được Người ngợi ca bằng tài thơ trời phú, Và như Người, chàng ngã dưới vuốt nanh bầy thú. * Cớ sao Người lánh xa niềm vui thanh bình, tình thân chất phác Để bước vào thế giới đầy những tỵ hiềm, ngột ngạt Trong khi trái tim Người cháy bừng khát vọng tự do? .Phùng Hoài Ngọc biên soạn 37
  39. Cớ sao Người dễ dàng đưa tay cho Những kẻ đặt điều kém cỏi? Sao Người lại tin lời ngọt ngào giả dối, Khi từ thuở thiếu thời Người đã thấu hiểu nhân tâm? * Chúng tháo vòng hoa trên đầu Người, thay bằng vòng khác - Vòng mận gai có nguyệt quế quấn quanh Những chiếc gai nhọn hoắt đã ngấm ngầm Và tàn bạo chích châm vầng trán rạng. Những giây phút cuối của Người bị dập vùi cay đắng Bị đầu độc bởi lời xì xầm giễu cợt, xuẩn ngu Người đã chết trong khát khao vô vọng trả thù, và hy vọng bị dối lừa – nỗi đau thầm lặng. Đã bặt rồi những thanh âm của bài ca hùng tráng. Chúng đâu còn được vang ngân: Nơi ẩn mới của Nhà Thơ chật hẹp, u buồn Đôi môi Người từ nay đã khép. * Còn các ngươi, lũ hậu duệ kiêu căng, Của đám cha ông ti tiện, nhố nhăng, Những mảnh vụn ghép từ gót chân nô lệ, Từ trò cợt đùa trên hạnh phúc của những người lép vế. Các ngươi, lũ tham lam chen chúc bên ngai, Lũ đồ tể giết Tự do, Danh dự, Thiên tài! Các ngươi, nấp dưới bóng triều đình, luật pháp, Để bức lặng câm công lý và sự thật! Nhưng, còn toà án của Chúa Trời, hỡi bè lũ xấu xa, xấc xược, Toà án Kinh Hoàng đang đón đợi các ngươi Toà án ấy trước tiếng vàng không mảy may rung động Nhưng lại hiểu sâu xa ý nghĩ, việc đời. Khi đó các ngươi có đặt điều nói xấu cũng uổng thôi: Điều đó chẳng còn giúp gì được nữa, Dùng tất cả máu đen trong tim mình chất chứa Các ngươi rửa làm sao dòng máu đỏ chính nghĩa của Nhà Thơ ! (1837) (Người dịch: Tạ Phương) .Phùng Hoài Ngọc biên soạn 38
  40. NIKOLAI ALEXEYEVICH NEKRASOV (Николaа́й Алексе́евич Некра́сов) (10 .12.1821- 8 .1.1878) Một trong những nhà thơ lớn nhất của thơ ca Nga thế kỉ 19. 1 Tiểu sử 2 Tác phẩm 3 Một số bài thơ Tiểu sử Nikolay Alexeyevich Nekrasov sinh ở tỉnh Yaroslavl trong một gia đình có 13 đứa con. Thời nhỏ thường sống ở trang trại bên bờ sông Volga, gần gũi với cuộc sống của nông dân. Từ 1832 đến 1837 ông học ở trường Gymnazy Yaroslavl. Năm 1838 Nekrasov đến Sankt-Petersburg và được nhận làm sinh viên dự thính của khoa triết, Đại học Sankt-Petersburg. Ông bắt đầu đăng thơ trên bào từ năm 1838; năm 1840 ông in tập thơ đầu tiên Мечты и звуки (Những ước mơ và tiếng vang) không thành công. Nhà phê bình Vissarion evich Belinsky khuyên Nekrasov viết về những dề tài xã hội. Trong những năm 1845-1846, ông gặt hái những thành công đầu tiên với những bài thơ nổi tiếng như В дороге (Trên đường), Тройка (Troyka), Родина (Tổ quốc) – nhà thơ đứng về phía nông dân, tố cáo địa chủ cường hào. Năm 1846 Nekrasov trở thành biên tập của tạp chí Sovremennik (Người đương thời) cho đến khi tạp chí bị đóng cửa vào năm 1866. Trong thập niên 1850 và thập niên 1860, Nekrasov nổi tiếng là một nhà thơ của nhân dân, nhạy cảm với nỗi đau của con người và sự bất công trong xã hội. Những trường ca: Мороз, Красный нос (Giá băng, mũi đỏ, 1863), Кому на Руси жить хорошо (Ai sống sung sướng ở nước Nga, 1863-1877) đã vẽ lên bức tranh nhiều mặt của đời sống Nga mà trước hết là những người nông dân. Nhà thơ mơ ước về cuộc sống hạnh phúc cho họ. Các nhà phê bình gọi thơ và trường ca của Nekrasov là bộ bách khoa toàn thư về đời sống Nga trong những thập niên đó. Nikolay Nekrasov được coi là người kế tục truyền thống thơ ca của Alexander Sergeyevich Pushkin, Mikhail Yuryevich Lermontov và là người chuẩn bị sự phát triển tiếp theo của thơ ca Nga. Ông mất ở Saint-Peterburg. Tác phẩm Стихотворения (Thơ, 1856) Крестьянские дети (Những đứa con nông dân, 1861), trường ca Mороз, Красный нос (Giá băng, mũi đỏ, 1863), trường ca Кому на Руси жить хорошо (Ai sống sung sướng ở nước Nga, 1863-1877), trường ca Дедушка (Cô gái, 1870), trường ca .Phùng Hoài Ngọc biên soạn 39
  41. Русские женщины (Những người phụ nữ Nga, 1872-73), trường ca Современники (1875-1876), thơ châm biếm Колыбельная песня (Bài hát ru, 1871), thơ châm biếm Современная ода (Bài oda thời hiện đại, 1873), thơ châm biếm Недавнее время (Thời gian gần đây, 1871), thơ châm biếm . Một số bài thơ của Neckrasov Nước Nga Người vừa nghèo nàn Lại vừa giàu có Người vừa hùng vĩ Lại vừa yếu hèn Ôi đất Mẹ Nga! * Trái tim tự do Nương trong nô lệ Trái tim nhân dân Vàng mười thật đó! * Sức mạnh nhân dân Sức mạnh hùng vĩ Lương tâm thanh nhàn Chói ngời chân lý! * Sức mạnh không dung Sống cùng dối trá Dối trá không lẽ Nảy từ hi sinh * .Phùng Hoài Ngọc biên soạn 40
  42. Nước Nga thiếp lịm Tưởng bị giết rồi Nhưng lửa âm ỉ Bùng cháy nơi Người * Đã thứ dậy rồi Kẻ li bì ngủ Đã có mặt đó Kẻ chẳng được mời * Từng hạt hạt lúa Gặt sạch chốn nơi * Đạo quân trỗi dậy Chân mây cuối trời Sức mạnh nơi ấy Có một không hai! * Người vừa nghèo nàn Lại vừa giàu có Người vừa hùng vĩ Lại vừa yếu hèn Ôi đất Mẹ Nga ! (Người dịch: Thuý Toàn) Xin lỗi Xin lỗi nhé! Quên đi ngày sụp đổ Quên hết buồn đau, thất vọng, ưu phiền Quên đi nước mắt, quên ngày bão tố .Phùng Hoài Ngọc biên soạn 41
  43. Quên oán thù và giận dỗi, hờn ghen. Nhưng trong ngày, khi tình yêu rực rỡ Ôm vào lòng tình ve vuốt mơn man Ta sảng khoái biết bao và hãy nhớ Với cuộc đời đừng quên nói: cám ơn! (Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng). Thôi im đi, Nàng Thơ đau khổ Thôi im đi, Nàng Thơ đau khổ Chẳng muốn làm phiền nữa giấc mơ xinh Tôi và em đã từng nguyền rủa Giờ lặng im để tôi chết một mình. * Khóc làm chi những buồn đau mất mát ? Dẫu biết rằng khóc cho nhẹ lòng thêm Tôi như cánh cửa tù rên cót két Đã chán rồi tiếng nức nở con tim. * Thế là hết! Giờ gió mưa u ám Đường tôi đi ảm đạm chẳng vô tình Trên đầu tôi giờ chẳng còn hửng sáng Tia nắng hồng ấm áp giữa tâm linh. * Tia nắng thần tiên của tình yêu hi vọng Tôi vẫn gọi trong mơ và cả trong đời Trong lao động, đấu tranh, khi bên bờ vực thẳm Vẫn gọi tên nhưng nay đã thôi rồi! * Cái vực thẳm mà tôi không muốn biết .Phùng Hoài Ngọc biên soạn 42
  44. Nơi mà em muốn thắp sáng đôi điều Con tim khi đã không còn thấy ghét Có nghĩa là cũng đã chẳng còn yêu. (Người dịch: Đinh Nguyễn Trần Lê) a .Phùng Hoài Ngọc biên soạn 43
  45. V.G. BELINSKY NHÀ LÍ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC (Белинский Виссарион Григорьевич) Vissarion Belinsky, có biệt hiệu là "Furious Vissarion" [Vissarion: giận dữ], là nhà phê bình nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng quan trọng tới văn học Nga thế kỷ 19. Ông đúng là con người lý tưởng và hết lòng tin rằng nghệ thuật, tiểu thuyết, tất cả cuộc sống tinh thần, trí thức của một xã hội là để phục vụ cho nghĩa cả, nếu không phải là cách mạng thì chắc chắn là của tiến bộ và sự soi sáng. Sinh năm 1811 trong một gia đình bác sĩ hải quân Nga trên biển Baltic, thời thơ ấu trôi qua ở một tỉnh nhỏ Sembare, Belinsky học tiểu học rồi trung học ở đây. Nổi tiếng thông minh chăm học, đọc nhiều sách văn học ưu tú của Pushkin, Jukovski (Nga) và Tây Âu như Byron, Shiller, Goeth Anh thường nghe cha kể về cuộc chiến tranh vệ quốc 1812 chống Napoleon, về cuộc Khởi nghĩa tháng Chạp 1825, những vụ bắt bớ tù đày, cảnh khổ của nông dân Những điều đó thức tỉnh lòng yêu nước, yêu tự do trong tâm hồn nhà cách mạng dân chủ tương lai. Anh thi đậu vào khoa Văn trường Đại học Moskva. Những năm đại học là thời kì chuẩn bị quan trọng của anh trước khi bước vào cuộc chiến đấu. Cùng học với anh có nhiều người bạn sau tham gia sự nghiệp văn học, có Lermontov, Stankievich Họ cùng nhau lập ra nhóm văn học, xã hội, triết học với tư tưởng chống chế độ chuyên chế nông nô. Vở kịch đầu tay của anh viết rồi đọc cho bạn bè nghe, vở “Dmitri Kanilin” năm 1830 . Anh viết thư cho mẹ giải thích chủ đề vở kịch : “con đã trình bày trong một bức tranh khá sinh động và trung thực thói bạo ngược của những kẻ cho mình cái quyền hành hạ đồng loại một cách bất công và tàn ác ”. Nhân vật Dmitri Kanilin là con hoang của một địa chủ, không chịu được bất công ngạo mạn bỉ ổi của bọn quí tộc. Anh phản đối thói phân biệt nguồn gốc gia đình, phê phán lễ cưới nhà thờ. Nhà văn trẻ kêu gọi “Một khi pháp luật đi ngược lại những qui tắc của tự nhiên và chống lại nhân loại thì con người cần phải phá bỏ chúng đi”. Vở kịch đã nói lên lên được tiếng kêu bất bình của hàng triệu nông dân Nga nhưng khi trình Hội đồng xuất bản của nhà trường thì bị cấm lưu hành. Tên tuổi anh bị ghi vào danh sách theo dõi Năm 1832 anh bị đuổi học vì lí do “kém sức khỏe và năng lực bị hạn chế” (!). Xa gia đình anh làm nhiều việc để kiếm sống, tiếp tục tham gia nhóm văn học, thảo luận sinh hoạt Tháng 12.1833 anh làm quen giáo sư văn học Nadegedin và được giao dịch các bài văn tiếng Pháp sang tiếng Nga cho tạp chí sau được tín nhiệm nhận vào làm việc tại tạp chí “Viễn kính”. Chẳng bao lâu sau anh trở thành cây bút chủ lực của hai tờ báo. Bài báo lớn đầu tiên của Belinsky là “Những mộng tưởng văn học” còn mang nặng tư tưởng duy tâm ảnh hưởng của Hegel . Bài báo gây tiếng vang lớn trong giới văn học Nga Hàng loạt bài báo quan trọng khác lần lượt ra đời. Trong khoảng ba năm làm báo anh viết trên 200 bài báo từ chủ đề văn học sang cả triệt học, sử học, ngôn ngữ học Một số tờ báo phản động mời ông cộng tác nhưng ông chối từ mặc dù đời sống kinh tế gặp khó khăn Sau ông được mời làm chủ bút tờ báo “Người quan sát Moskva” với khuynh hướng tư tưởng “dung hòa với thực tế”, đôi khi ông viết lầm lạc, tự mâu thuẫn. Ông kêu gọi mở mang dân trí nhưng nên từ bỏ đấu tranh chính trị. Tờ báo đình bản, ông về Petersburg cộng tác với tờ báo Kí sự tổ quốc . Thực tế đen tối của nước Nga lúc này khiến ông thức tỉnh. Đây là thời kì hoạt động văn học .Phùng Hoài Ngọc biên soạn 44
  46. rực rỡ nhất của Belinsky với tinh thần cách mạng ngày càng sâu sắc với triết học duy vật Ông viết các bài báo về “Thơ Lermontov, tác phẩm của Puskin ” đồng thời đánh giá toàn bộ nền văn học Nga năm 1846, năm 1847. Tự phê phán những quan điểm sai lầm của mình trước kia, ông bảo vệ Gogol, bảo vệ trường phái hiện thực phê phán . Làm việc quá sức ông bị bệnh lao, nhờ bạn bè giúp đỡ chữa trị Ông viết tác phẩm “Thư gửi Gogol” đánh giá ưu khuyết điểm của nhà văn này. Bức thư có tác dụng thức tỉnh rất mạnh đối với thanh niên trí thức Nga mặc dù nó bị cấm lưu hành. (Sau này năm 1914 Lê Nin viết rằng Thư gửi Gogol là một trong những tác phẩm hay nhất của nền báo chí dân chủ và cho đến ngày nay nó vẫn có ý nghĩa quan trọng lâu dài và lớn lao”. Do sức khỏe suy kém, Belinsky từ trần ngày 6.5 năm 1848. Chính phủ Nga hoàng ra lệnh cấm tất cả báo chí không được nhắc đến tên Belinsky Có thể tóm tắt những đóng góp lí luận mĩ học và văn học của Belinsky như sau: • Nghệ thuật thuyết phục bằng hình tượng được sáng tạo • Nghệ thuật thống nhất cao độ với cuộc sống • Nghệ thuật vị nhân sinh • Nghệ thuật phải có tư tưởng và nhiệt tình cải cách xã hội • Nghệ thuật cần có tính nhân dân • Nghệ thuật cần có tính hiện thực và phải sáng tạo được những nhân vật điển hình. Ông nhận ra thiên tài Dostoievski ngay từ tác phẩm đầu tay, cuốn Những Người Nghèo Khổ, hay Gogol của Chiếc Áo Khoác. Những nghệ sĩ, người thì với những tình cảm lẫn lộn, người khác, bằng vô thức, họ đều nhận ra, Belinsky có một ảnh hưởng thật đáng kể lên văn học và tư tưởng Nga. John Bayley, khi điểm cuốn tiểu sử của nhà phê bình giận dữ V. Belinsky, cuộc chiến đấu của ông cho văn học, cho tình yêu và cho những tư tưởng, [tác giả Richard Freeborn, Nhà xuất bản School of Slavonic and East European Studies, London, 2003), đã cho rằng, Belinsky, theo một nghĩa nào đó, là “Vị thủ lĩnh trong bóng tối” [Éminence Grise] mà tinh thần của vị thủ lĩnh này, có thể cảm nhận được ở bất cứ nơi nào trong cõi văn Nga thế kỷ 19. Và Richard Freeborn quả đã làm được một đìều tuyệt vời, khi chứng tỏ được cả hai vai trò then chốt của Belinsky trong công cuộc phát triển văn hoá Nga và chất người của riêng ông: như là một cá nhân và một tư tưởng gia. Freeborn viết: Gần gụi nhất với trái tim của Belinsky là lòng tin của ông vào tự do, và sự chống đối quyết liệt chế độ nô lệ dưới tất cả mọi hình thức . .Phùng Hoài Ngọc biên soạn 45
  47. GOGOL NHIKOLAI VASILIEVICH (Гоголь Николай Васильевич) (1809 - 1852) Nhà văn hiện thực chủ nghĩa lớn của nước Nga Gogol xuất thân trong một gia đình địa chủ quý tộc ở Ucraina, thuở nhỏ, Gôgôn sống ở thôn quê, giữa cảnh thiên nhiên bao la đẹp đẽ và thường xuyên tiếp xúc với những bài ca, điệu vũ dân gian Ucraina cho nên đã sáng tác văn học rất sớm. Năm 1828, sau khi tốt nghiệp trường trung học ở huyện nhà, Gogol lên thủ đô Petersburg kiếm việc làm. Ông được nhận làm trợ giáo dạy môn Sử tại trường Đại học Petersburg và viết bài đăng báo. Nhờ đó, ông làm quen với một số văn nghệ sĩ và được họ giúp sức, đặc biệt ông chịu ơn rất nhiều nhà thơ . Những tập truyện ngắn viết về quê hương Ukraina của ông và chùm truyện về Petersburg là những bức tranh hiện thực, ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên, tinh thần yêu tự do của nhân dân và phê phán cuộc sống ăn bám, trụy lạc của giai cấp quý tộc. Trong truyện lịch sử Taratx Bunba (1835), ông đã ca ngợi những người anh hùng dân tộc sống phóng khoáng tự do, chiến đấu kiên cường chống phong kiến Ba Lan. Ông cũng sử dụng hài kịch làm vũ khí sắc bén phê phán xã hội phong kiến đương thời, vở kịch đặc sắc của ông là Quan thanh tra (1836). Mặc dù nhiều tác phẩm của ông bị ảnh hưởng bởi di sản của Ucraina nhưng ông vẫn viết tác phẩm bằng tiếng Nga và cách viết của ông bị cuốn theo truyền thống của văn học Nga. Nhiều người Ucraina mãi sau vẫn không thể tha thứ cho ông điều này, vì theo họ, ông đã phản bội tiếng mẹ đẻ. Nhưng đồng thời, nhiều người Nga theo chủ nghĩa thuần tuý vẫn không vui vẻ với thứ tiếng Nga của ông, vì họ cho rằng ông đã "làm bẩn" tiếng Nga bằng những thái độ Ukraina trong cú pháp. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Những linh hồn chết (Мертвые души), được xem như cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Nga. Gogol sinh ra ở vùng Sorochintsi của Guberniya Poltava (bây giờ là Ucraina) trong một gia đình thuộc mức tầm thường người Ukraina (hay đúng hơn là người Ruthenia). Tên ban đầu của ông theo tiếng Ucraina là Mykola. Một số tổ tiên của ông có quan hệ với tầng lớp Szlachta (một tầng lớp quý tộc) của Ba Lan (có thể không về tôn giáo mà về văn hóa) và ông nội của ông, Afanasiy Gogol, đã viết rằng "tổ tiên của ông, có tên dòng họ là Gogol, thuộc quốc gia Ba Lan". Bố của Gogol là Vasily Afansevich Gogol, một kịch tác gia tài tử, chết khi ông mới 15 tuổi. Mẹ ông là Mariya Yanopvskaya, luôn có tâm trí buồn sầu u uất và mộ đạo. Sự mộ đạo này cũng đã có ảnh hưởng tới thế giới quan và trạng thái tâm thần u sầu sau này của ông. Khi sinh Gogol, con trai đầu lòng trong số ba người con, bà chỉ mới 15 tuổi. Vào năm lên 12 tuổi, Gogol được gửi vào học trong Lycée Nezhinski. Hai năm cuối ở Lycée Nezhinski là lúc Gogol bắt đầu đi vào nghiệp viết. Các truyện ngắn hay thơ được ông gửi đăng trong tạp chí của trường, đã tỏ rõ trước cho thấy những dấu hiệu của một tài năng. Cũng giống như những chàng trai trẻ Ukraina khác, vào năm 19 tuổi, ông đã chuyển tới Saint-Petersburg để tìm vận may (1828). Vào năm 1831, ông gặp Aleksandr Sergeyevich Puskin, người đã ủng hộ ông trở thành nhà văn và là bạn của ông sau này. Ông đã dạy lịch sử tại Đại học quốc gia Saint-Petersburg từ năm 1834 đến năm .Phùng Hoài Ngọc biên soạn 46
  48. 1835. Tác phẩm đầu tay, Hans Kuchelgarten (1829), do ông tự bỏ tiền túi ra in, là một thất bại hoàn toàn, và ông đã ném vào ngọn lửa tất cả những ấn bản ông thấy. Ông tiếp tục viết một số lượng lớn các tập truyện ngắn ở Saint-Petersburg, bao gồm: Nevsky Prospekt, Nhật ký của một người điên, Chiếc áo choàng và Cái mũi (truyện này đã được dựng thành vở opera Cái mũi do Dmitri Dmitrievich Shostakovich dàn dựng). Mặc dù tập 1 của truyện Những buổi tối trong một trang trại gần Dikanka là thành công thực sự đầu tiên của ông, tên tuổi ông lại chìm đi sau khi xuất bản truyện Arabesques. Vở kịch trào phúng Quan thanh tra làm năm 1836 lại một lần nữa giúp ông thu hút được sự chú ý của công chúng . Với giọng văn mỉa mai, châm biếm, cũng giống như trong phần lớn các tác phẩm của ông, đã tạo ra khá nhiều cuộc tranh luận, và sau đó Gogol đã phải chạy sang Roma. Tại đây, ông đã sáng tác Những linh hồn chết (1842), tác phẩm được coi là một trong những cuốn tiểu thuyết tuyệt vời nhất của văn chương thế giới, tương tự như Don Quijote của nhà văn Tây Ban Nha Miguel de Cervantes. Trong các tác phẩm của mình, ông không chừa ai cả, từ hoàng đế đến quan lại, từ trí thức đến bình dân, từ giới địa chủ đến giới nông nô, tất cả đều là mục tiêu châm chích cho ngòi bút ông. Người ta đã gọi những tác phẩm đó là "những bức hí họa về nước Nga và người Nga". Tuy nhiên cũng nhờ tính sinh động và sức thuyết phục nẩy sinh từ ngòi bút, ông đã làm mờ nhạt đi bộ mặt thật kinh khủng của nó, để lôi cuốn không ngừng đôi mắt độc giả theo một mặt trái ẩn tàng những hình nét đáng cảm động hơn. Để tránh sự bức bách của chính quyền chuyên chế Nga hoàng và cũng là để dưỡng bệnh, năm 1836, Gogol ra nước ngoài (ông đã sống ở Đức, Thụy Sĩ, Pháp, rồi Italia) và tiếp tục sáng tác. Năm 1842, ông cho xuất bản cuốn tiểu thuyết Những linh hồn chết (tập I). Những linh hồn chết là một tác phẩm lớn của Gôgôn đánh dấu bước phát triển quan trọng của văn học Nga khẳng định sự thắng lợi của chủ nghĩa hiện thực. Tác phẩm đã làm chấn động cả nước Nga. Gogol sử dụng tiếng cười như một vũ khí lợi hại, sắc bén, tấn công dữ dội, liên tiếp vào giai cấp thống trị của nước Nga nông nô chuyên chế. Tập II của cuốn Những linh hồn chết được xuất bản sau khi tác giả qua đời. Vào những ngày cuối đời, ông đã bị một căn bệnh kỳ lạ ở mũi và đã dùng con đỉa để chữa bệnh cho mình. Ông đã phải chịu đựng sự đau đớn vì kiểu chữa bệnh đó cho đến lúc chết. Gogol mất ngày 4-3-1852. Chính quyền chuyên chế cấm báo chí đưa tin cái chết của ông. Nhưng nhân dân Nga đánh giá cao những đóng góp của ông cho nền văn học hiện thực Nga. Theo giới văn hcọc Nga, ba nhân vật vĩ đại nhất của văn học Nga thế kỷ 19 từng định đoạt sự phát triển tinh thần của nhân dân trong thế kỷ 19 và 20 là Gogol, Fyodor Mikhailovich Dostoevsky, Liev Nikolayevich Tolstoi. Họ không chỉ là những nhà văn cực lớn của nước Nga, của nhân loại mà còn là những nhà tư tưởng lớn nhất của nước Nga thế kỷ 19. Tác phẩm Gogol cũng có ảnh hưởng đến các nhà văn nước ngoài khác. (♣) .(♣ ) Nhà văn Lỗ Tấn của Trung Quốc rất ưa thích các phẩm của Gogol và không ngần ngại mượn tên truyện của Gogol để đặt tên cho tác phẩm đầu tay của mình là Nhật ký người điên. Nhà văn Ryunosuke Akutagawa của Nhật Bản cũng lấy tên tác phẩm Cái mũi của Gogol để đặt tên cho tác phẩm của mình. .Phùng Hoài Ngọc biên soạn 47