Tập bài đọc Nhân học du lịch - Trương Thị Thu Hằng (Phần 1)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tập bài đọc Nhân học du lịch - Trương Thị Thu Hằng (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tap_bai_doc_nhan_hoc_du_lich_truong_thi_thu_hang.pdf
Nội dung text: Tập bài đọc Nhân học du lịch - Trương Thị Thu Hằng (Phần 1)
- ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV KHOA NHÂN HỌC TẬP BÀI ĐỌC NHÂN HỌC DU LỊCH TS TRƯƠNG THỊ THU HẰNG 2013
- Tập bài đọc môn Nhân học Du lịch – 2013 – Trương Thị Thu Hằng DU LỊCH, TRUYỀN THỐNG, VÀ TIẾP BIẾN VĂN HÓA: WEEKENDISMO TẠI MỘT NGÔI LÀNG MEXICO Theron Nunez, 1963 (Nguyên văn “Tourism, Tradition, and Acculturation: Weekendismo in a Mexican Village,” 1963. Ethnology. 2:347-352) Trong những năm gần đây các nhà nhân học có xu hướng tìm hiểu các dạng thức tiếp biến văn hóa nông thôn-thành thị chủ yếu từ hai quan điểm. Một số học giả, như là Lewis (1959) và Little (1955, 1962) ãđ t ập trung vào những mô thức hành vi đã b ị biến đổi có đặc điểm của các nông dân di dân vào các trung tâm đô thị, trong khi những người khác ví dụ như Fallers (1954) và Srinivas (1956) thì lại quan tâm đến sự chắt lọc hoặc là khuếch tán của các mô thức văn hóa đô thị đến cấp độ làng xã. Trong bài viết này tôi đề xuất một bối cảnh khác cho nghiên cứu mối tiếp xúc nông thôn- thành thị và tiếp biến văn hóa. Trong những quốc gia mới công nghiệp hóa, với sự nổi lên của các tầng lớp thị dân khá giả, các dạng thức nghỉ ngơi thì sử dụng các đặc trưng điển hình của các xã hội Tây Âu bắt đầu phát triển. Một mô hình thường xuyên bắt gặp của sự nghỉ ngơi là du lịch, và một trong những hình thức của nó tạo nên sự tiếp xúc với các cộng đồng nông thôn mà có thể gọi bằng tiếng Tây Ban Nha là Weekendismo. Tôi đề xuất rằng du lịch có thể được nghiên cứu và hiểu trong một khung phổ quát của lý thuyết tiếp biến văn hóa; ví dụ, các du khách thành thị có thể được cho là đại diện cho một văn hóa “cho đi”, trong khi cộng đồng chủ lại có thể được coi là nền văn hóa “tiếp nhận”. Tuy nhiên, những vấn đề đặc biệt nhất định của sự miêu tả và phân tích lại tự nó bộc lộ ra. "Mặt cắt” của đời sống đô thị được trưng bày bởi du khách trước cộng đồng chủ nông thôn là một thứ bị méo mó và không được những người nông dân hiểu một cách đầy đủ. Nhà nhân học phải rút tỉa từ phương diện của du khách một chút gì đó chủ quan và dựa vào ấn tượng ban đầu, mặc dù các dữ liệu từ những nghiên cứu về đô thị hóa và cấu trúc giai cấp thị dân là rất vô giá. Hệ quả của một tầng lớp thị dân du lịch cuối tuần tại một ngôi làng nông dân Mexico là gì? Cajititlan, Jalisco, là một ngôi làng Mexico ở miền cao nguyên điển hình, với 1800 cư dân sống dọc theo bờ của một cái hồ nhỏ và đẹp như tranh, cách Guadalajara 32 km (thành phố lớn thứ 2 ở Mexico). Nó chủ yếu là một cộng đồng nông nghiệp, sống dựa vào việc trồng bắp và đậu và một ít vào các cây trồng thương mại – chủ yếu là ớt và cà chua – trồng ở những mảnh đất có nước tưới tiêu dọc theo bờ hồ. Một số gia đình làm nghề đánh cá và chăn nuôi. Theo truyền thống thì làng này có một sự tách biệt và tự trị về mặt chính trị khá cao, mặc dù về mặt kĩ thuật thì nó nằm trong chế tài của cabecera thuộc municipio (thị trấn) cách làng 20km. Một hội đồng làng dân cử, đứng đầu là một trưởng thôn không lương, hìn h thành nên chính quyền địa phương; viên chức địa phương thường không được người dân tìm đến, mà họ cũng không có nhiều danh tiếng cho lắm. Kiểm soát xã hội là một chức năng thuộc về nhà thờ và dư luận xã hội, chứ không phải là của cảnh sát và nhà chức trách. Không có chợ phiên, cũng không có vẻ gì là trước đây có các phiên chợ như thế. 1
- Tập bài đọc môn Nhân học Du lịch – 2013 – Trương Thị Thu Hằng Đặc điểm nổi bật nhất của tổ chức xã hội ở Cajititlan là sự phân chia của làng thành ra hai barrios đối đầu và bằng nhau, một sự phân chia không có chức năng tôn giáo hiện tại (mà cũng không ai nhớ là có hay không nữa) và không có cơ sở cho sự phân biệt giai cấp hay là giàu nghèo. Các barrios có xu hướng nội hôn, và quyền thành viên là được thừa kế. Sự thiết lập hệ thống ejido phân chia đất đai trong các cuộc cải cách nông nghiệp ở những năm 1920 đánh dấu một sự gia giảm của mâu thuẫn rõ rệt và đầy bạo lực giữa 2 barrios, do chỗ việc chiếm giữ và phân chia đất đai của ejido thúc đẩy một mức độ thống nhất và hợp tác của cả làng. Cũng như đa phần ở bang Jalisco, Cajititlan là một xã hội do nam giới làm chủ, nơi mà hầu hết các khía cạnh của đời sống công cộng chỉ được mở ra cho nam giới và là nơi phụ nữ bị đẩy vào trong địa vị phục tùng cực kì. Những thành phần chủ chốt của vai trò nam giới lý tưởng trong cộng đồng này hình thành nên cái đã được gọi là hội chứng machismo, hay là “giáo phái nam tính”, biểu tượng quan trọng nhất của nó là ngựa, cây gậy baton, và những kĩ năng mà họ dùng như là một hành động của một người đàn ông. Huyết thù là phổ biến và theo truyền thống hầu hết nam giới trưởng thành đều có gậy baton và nhiều người xuất hiện có vũ trang nơi công cộng. Những kẻ chinh phục người Tây Ban Nha tiến vào Cajititlan, sau đó là một khu định cư của người da đỏ vào tháng 3 năm 1530, bắt đầu sự tiếp biến văn hóa Âu châu của người dân Cajititlan. Các cuộc chiến tranh và cách mạng giành độc lập của người Mexico bỏ qua ngôi làng, mặc dù ngôi làng cũng đã thụ hưởng lợi ích của các các cuộc cải cách nông nghiệp theo sau các trận đánh đấm cách mạng. Vào năm 1960, một cuộc chinh phục mới và một giai đoạn tiếp biến văn hóa lại bắt đầu; du khách xâm nhập vào Cajititlan. Hậu quả tức thời to lớn của cuộc xâm chiếm lần 2 này được cảm nhận sâu sắc nhất trong lĩnh vực chính quyền, tổ chức xã hội, kinh tế, và giá trị. Năm 1959, hai thương nhân người Guadalajara, quan tâm đến việc đầu cơ đất đai, đã bắt đầu cổ xúy việc xây dựng một con đường đến Cajititlan. Họ “đã khám phá” ra ngôi làng, thu mua nhiều khu đất ở bờ hồ, và thuyết phục chỉnh quyền bang rằng việc xây dựng con đường và việc khai thác tiếp theo sau vẻ đẹp tự nhiên của cả khu vực sẽ làm gia tăng nguồn tài nguyên du lịch của bang này. Cajititlan đã có một lịch sử lâu dài tiếp xúc thông thường với thành phố Guadalajara, là nơi mà người dân đi lại bằng ngựa hay là lừa thồ hay là đi bộ. Dịch vụ xe bus hàng ngày hiện nay cũng đã có tại Cajititlan. Nhưng dù sao thì h ầu hết các tiếp xúc trước đó với trung tâm đô thị này chỉ giới hạn tại các khu ổ chuột và khu vực chợ búa. Tiếp xúc mặt đối mặt với những du khách nghỉ cuối tuần người Guadulajara tại Cajititlan sẽ mang lại một lát cắt mới của đời sống đô thị vào trong nhận thức của dân làng. “Du khách” chủ yếu là những thị dân Guadalajara trung và thượng lưu giàu có. Tuy vậy, một số lượng lớn người Mỹ cũng đã đến thăm cộng đồng này vào năm 1962 vào dịp lễ hội thường niên, và một đôi vợ chồng người Mỹ đã mua một điểm xây dựng ngay trước hồ nước. Việc xây dựng con đường xa lộ nâng cấp mới, đưa du khách đến với Cajititlan đã được hoàn thành vào năm 1960, và kết nối ngôi làng với tuyến đường có mật độ lưu thông cao giữa Guadalajara và khu nghỉ mát Hồ Chapala. Từ đây du khách nghỉ cuối tuần đã có thể thưởng thức những cơ sở của khu nghỉ mát tại làng, vì một trong những người cổ vũ ban đầu chuyện 2
- Tập bài đọc môn Nhân học Du lịch – 2013 – Trương Thị Thu Hằng xây đường đã xây nên bảy đơn vị nhà trọ qua đêm, với các cơ sở du lịch dưới nước dọc theo bờ hồ. Những cơ sở này, được gọi là Los Bungalos, đã sẳn sàng để được lắp đầy ngay khi con đường được xây xong. Hầu hết du khách lái xe đến Cajititlan vào buổi sáng thứ Bảy hay Chủ nhật để ở chơi cả ngày với trò cắm trại, bơi lội, chèo thuyền và trượt nước. Những vị khách giàu có hơn thì mua các điểm xây nhà ngay trước hồ, xây nên những ngôi nhà khang trang hơn, hay là sửa chữa những kiến trúc đã có s ẵn theo kiểu thành thị. Họ đã giới thiệu máy bơm và nước máy vào cộng đồng này, mặc dù những thứ này chỉ dành cho họ sử dụng mà thôi. Tám ngôi nhà mới đã được dựng lên từ khi khánh thành con đường mới, và bốn ngôi nhà truyền thống đã được cho thuê hay là mua lại để sửa chữa. Du khách đến từ Guadalajara mang theo họ những vật dụng của tầng lớp nghỉ ngơi an nhàn của thế kỉ 20: thuyền chèo và trượt nước, dụng cụ nướng thịt ngoài trời và radio bán dẫn, những chiếc dù bãi biển và đồ tắm nhỏ xíu, xe Mercedes và những người hầu mặc đồng phục – bất kì thứ gì mà tiền bạc có thể mua được. Lát cắt này của văn hóa thành thị quá là xa lạ với những trải nghiệm của nông dân Cajititlan đến nỗi nhiều dân làng nghĩ rằng du khách là người Mỹ, và khu vực nằm trong làng giờ đây du khách tụ tập và xây nhà được gọi là Barrio Americano. Đó là sự bất liên tục của lối sống nông thôn và thành thị. Hình ảnh mới về đời sống thị thành của Mexico được giới thiệu cho người dân Cajititlan là một lối sống giàu có và được giả định là ăn chơi nghỉ ngơi bất tận, những đặc điểm mà họ, những người Mexico nông dân, không thể nào nhận biết được. Họ dường như không ý th ức được rằng lát cắt của văn hóa đô thị đang phơi bày trước mắt họ là cực kỳ chọn lọc và đại diện cho hoạt động nghỉ ngơi giải trí cuối tuần mà thôi. Về phần mình, du khách trung bình không tham gia vào hay là hiểu biết về đời sống hàng ngày của ngôi làng. Mối quan hệ giữa du khách thành thị và chủ nhà nông thôn về cơ bản là có tính kinh tế. Tuy vậy, hành vi giai cấp xã hội thường được biểu hiện trong mối quan hệ này, với người dân làng bị xếp vào tầng lớp thấp hơn đối lập với du khách. Dân làng gần như luôn luôn được du khách gọi bằng hình thức động từ ở ngôi thứ 2. Có thể nói là một mối quan hệ bảo trợ-khách hàng tạm thời hay là ngắn ngủi là đặc điểm của sự tương tác giữa du khách và dân làng. Ngay khi hoàn tất con đường đến Cajititlan, một viên chức bang có địa vị cao đã quan tâm đặc biệt đến việc nội bộ của làng và đối với việc phát triển ngôi làng Cajititlan mới được kết nối thông thoáng đã trở thành một nguồn tài nguyên du lịch. Ông đã liên ti ếp đến thăm ngôi làng và là người cách tân, tạo ra những “cuộc cải cách” nhất định, và lên kế hoạch làm cho ngôi làng nổi bật hơn từ quan điểm của du khách. Tuy nhiên những cuộc cải cách này đã bi ến đổi một cách ngoạn mục dạng thức văn hóa địa phương. Cuộc cải cách quan trọng nhất và đi sâu nhất là phân công đến cộng đồng này ba viên chức cảnh sát, gọi là rurales, chịu trách nhiệm trực tiếp với chính phủ bang. Những rurales có vũ trang hạng nặng này đã hình thành nên l ực lượng thực thi luật pháp hiệu quả đầu tiên mà Cajititlan biết đến trong thời hiện đại, và hai phương tiện mà họ sử dụng đã tấn công vào tận cốt lõi ủa hệ thống giá trị theo định hướng nam giới ở đây. Theo lệnh từ chính quyền bang, các rurales cưỡng bức việc bãi bỏ đua ngựa. Đây là một hoạt động giải trí truyền thống và thể hiện cạnh tranh của kĩ năng nam tính, vốn không phải là không thường xuyên đi kèm với căng thẳng bạo lực. Các rurales cũng đã thành công trong vi ệc giải giáp một cộng đồng nơi mà chưa tới 3
- Tập bài đọc môn Nhân học Du lịch – 2013 – Trương Thị Thu Hằng một năm trước đây vẫn là bình thường khi nam giới trưởng thành đeo súng ngắn đi đến nhà thờ. Cajititlan, nơi mà những bất hòa hay là bất kì mâu thuẫn căng thẳng nào cũng có th ể gây ra chuyện đấu súng, hàng năm được ghi nhận tại delegacion (tòa thị sảnh) hai hay ba tử thương do súng. Từ khi có sự xuất hiện của các rurales vào tháng Giêng 1962, không còn cái chết nào như thế xảy ra. Phản ứng đối với luật lệ mới và trật tự mới là hỗn hợp: những người đứng đầu gia đình lớn tuổi thì có khuynh hướng chào đón sự an toàn của giới chức có vũ trang, trong khi nam giới trẻ hơn thì cảm thấy rằng các quyền của họ - đua ngựa, tranh cãi cá độ, bắn vào một tờ tạp chí bằng những viên đạn đắt tiền tại nơi thật lộ liễu, giết và bị giết vì danh dự - đang bị xâm phạm. Sự phản đối là nhằm đến chính những rurales, và không phải chống lại lý do của sự hiện diện của những viên chức này, đó là du lịch. Những công cụ khác do chính quyền bang ban ra, mặc dù ít sâu sắc hơn, đã giới hạn hành vi truyền thống. Một số là ngăn cấm chuyện đi săn có vũ khí t ại những ngọn đồi gần đó, cấm súc vật tại đường phố, một lệnh ban ra chống lại những con chó đi lạc (chó đi lạc sẽ bị rurales bắn hạ), bỏ tù như là hình ph ạt đối với say rượu và tiểu tiện ngoài đường, bãi bỏ việc mặc quần bằng cotton trắng truyền thống (gọi là quần calzone) trên cơ sở là quần này là quần lót và vì vậy khiếm nhã. Tất cả những biện pháp này được tiến hành và củng cố chỉ bởi một bên với ý tư ởng rằng ngôi làng nên thích hợp và an toàn hơn cho du khách. Thành viên của cộng đồng này đã không đư ợc tham vấn. Dù sao thì họ đã chấp nhận những sắc lệnh này với chỉ những phản ứng bằng miệng – rất giống với chuyện người nông dân theo truyền thống là cúi đầu trước quyền lực bên ngoài. Cần phải lưu ý r ằng, với sự nhấn mạnh về mối quan hệ giữa chuyện xuất hiện của lực lượng cảnh sát bên ngoài và du lịch là nhóm lực lượng cảnh sát ba người rurales kia được tăng cường vào những ngày cuối tuần và lễ lạc. Tuy vậy những người Cajititlan đã không đáp ứng theo một cách tích cực những cơ hội kinh tế được bày ra cho họ bởi du lịch. Trong một khoảng thời gian ngắn từ khi con đường được khai thông, hai quán bia đã đư ợc dựng lên ở bờ hồ, và một tổ hợp quán trọ và nhà hàng cũng đi vào hoạt động. Những mảnh đất lớn ở trước mặt hồ, thông thường được dùng để sản xuất hàng nông sản thương mại, đã bị bán đi làm nơi xây nhà. Một thành viên của cộng đồng đã tự mình đứng ra làm nhà môi giới bất động sản, gạ gẫm giá bán cho những đất đai do người địa phương sở hữu từ những người du khách cuối tuần đưa ra và thu 2 ½ phần trăm tiền bán đất được. Quảng trường làng đã h ấp thu không khí chợ búa vào những ngày cuối tuần khi những thương nhân địa phương bày hàng nhiều hơn bình thư ờng những mặt hàng như là thuốc lá, bia, nước ngọt, trái cây và rau. Hàng thịt trưng thêm nhiều thịt tươi tại quảng trường hơn thông thường và bán những thịt heo quay tại chỗ và thịt dê nướng cho những du khách đói bụng. Ngư dân địa phương biến thuyền chèo của họ thành ra những thuyền chở khách du ngoạn theo yêu cầu của khách, trong khi các nghệ sĩ của làng thì chơi nhạc tình cho các nhóm cắm trại. Chỗ đậu xe do chủ nhân của xe thuê tại những địa điểm cắm trại và bơi lội ở phía trước hồ đầy quyến rũ. Những hình thức hoạt động mua bán mới và ngày càng tăng chỉ ra một nền kinh tế thị trường địa phương chớm nở và sự xuất hiện của kinh doanh như là một vai trò mới và quan trọng. Rằng biến đổi đi liền với mâu thuẫn gần như là một phương châm trong ngành Nhân học. Những xung đột giữa hai barrios đối đầu, tương đối ngủ yên từ cuối những năm 1920 gần đây đã trở nên căng thẳng, và việc kiểm soát quyền lực chính trị bởi một barrio này hay barrio 4
- Tập bài đọc môn Nhân học Du lịch – 2013 – Trương Thị Thu Hằng kia đã trở thành mối quan tâm sống còn. Một loạt những hành động chưa từng có trước đây đã xảy ra từ khi có sự xuất hiện của du lịch. Những hành động đó bao gồm sự từ chức của ông trưởng làng, những cuộc bầu cử đặc biệt, hoàng loạt các cuộc họp chính trị và thỉnh nguyện thư, tranh luận về việc hoạt động của ejido, những lời cáo buộc về sai trái của các viên chức ở làng, và những thứ tương tự như vậy. Phe đảng liên quan đến những vấn đề chính trị đã được dựng lên dọc theo làn ranh giữa hai barrio. Cajititlan đã có 3 trường làng trong một khoảng thời gian nhiều tháng, ngay sau khi xuất hiện những rurales. Vị trưởng làng thường thi hành nhiệm vụ trong nhiệm kì 1 năm. Nh ững mâu thuẫn này đã gây ra m ột sự sụp đổ nói chung trong sự hợp tác ở mức độ làng. Tôi đề xuất rằng ít nhất có hai nguyên nhân hữu hiệu cho sự gia tăng đối đầu và mâu thuẫn, mặc dù không nghi ngờ gì là có nhiều nguyên nhân khác cũng có tác động đến. (1) Nam giới ở Cajititlan, bị chèn ép bởi quyền hành từ bên ngoài đối với các hình thức truyền thống về tự biểu hiện và cạnh tranh nam tính, đã tìm thấy trong sự tái sinh và sự căng thẳng của đối nghịch giữa hai barrio một sự tương đương về chức năng. Những khía cạnh nào của văn hóa đô thị mà họ đang được phơi bày có thể đóng một vai trò tương đương về mặt chức năng tại điểm giao nhau này lại không thể đạt được. (2) Có một sự gia tăng trong nhận thức rằng quyền lực chính trị tại cấp độ địa phương – bất chấp sự thật rằng sự tự trị của địa phương đã tạm thời bị thế chỗ - có thể cho phép nhóm này nắm giữ quyền lực đó để hưởng lợi ích vật chất theo một cách thức nào đó từ những hoạt động kinh tế ngày càng gia tăng do du lịch mang lại. Như đã lưu ý trên đây, các v ị trí chính trị không được theo đuổi và có rất ít danh tiếng. Nắm giữ vị thế chính trị cao nhất thì được coi là một nhiệm vụ hay là bổn phận phải thực hiện một lần trong suốt cuộc đời của một người đàn ông. Tuy vậy, giờ đây vì nh ững lí do có tính chức năng, một thành tố có tính cấu trúc đang tồn tại của xã hội này đã tiếp thu một tầm quan trọng mới. Mặc dù tôi đã đ ặc biệt quan tâm ở đây đến những tác động của du khách thành thị người Mexico và du lịch tại một cộng đồng nông dân người Tây Ban Nha lai thổ dân Mỹ, một vài nhận xét tổng quát cũng nên được đưa ra ở đây. Chúng ta có thể tóm lược rằng khi cộng đồng dân cư đô thị bành trướng trong sự tương ứng với công nghiệp hóa và phát triển kinh tế, các bộ phận dân cư đô thị sẽ ngày càng tìm kiếm sự giải trí tại những môi trường nông thôn và khu nghỉ mát thích hợp. Cho nên, không phải là không có khả năng rằng một khu nghỉ mát có tiềm năng du lịch, vì tầm quan trọng về mặt kinh tế khả dĩ của nó đối với xã hội rộng lớn, sẽ thu hút các quan tâm tài chính và quyền lực chính trị từ bên ngoài đến với cộng đồng chủ. Rõ ràng là du lịch và tác động của nó trong một xã hội làng xã không thể nào được hiểu biết một cách thích đáng nếu không tham khảo đến cấu trúc kinh tế xã hội của xã hội lớn mà nó là một thành tố. Sự hiểu biết về hiện tượng này sẽ được thúc đẩy hơn khi sự hiểu biết về bản chất của các cộng đồng dân cư đô thị công nghiệp hóa – nơi xuất phát của những lát cắt du lịch – tiếp tục tiến triển hơn. Tôi mong rằng tôi đã trình bày đư ợc rằng (1) du lịch có thể mang lại biến đồi nhanh chống và to lớn trong thành trì củ thẩm quyền, dạng thức sử dụng đất, hệ thống giá trị, và các thành phần của một nền kinh tế; (2) nó là một lãnh vực hợp pháp và cần thiết đối với nghiên 5
- Tập bài đọc môn Nhân học Du lịch – 2013 – Trương Thị Thu Hằng cứu về biến đổi văn hóa; và (3) nghiên cứu du lịch có thể cung cấp một tình huống thực nghiệm khác để kiểm định lí thuyết tiếp biến văn hóa. Chắc hẳn rằng du khách ngày nay nhan nhản khắp nơi hơn là các nhà truyền giáo, những nhân viên trợ giúp kĩ thuật, hay là thương nhân, là những người đã từng được xem là những môi giới của sự khuếch tán và tiếp biến văn hóa. Trong những quốc gia đang phát triển mới của thế giới ngày nay, khi xã hội lớn hơn (cụ thể là những bộ máy chính thức của nhà nước) có sự quan tâm đặc biệt đến những cộng đồng nông thôn bị xem thường trước đây, vì bất kì lí do nào – du lịch, chủ nghĩa bản địa, hay là chủ nghĩa dân tộc – thì nhà nhân học nên cảnh giác với các hậu quả của nó. Redfield (1956:68) đã viết: “Nền văn hóa của một cộng đồng nông dân không phải là có tính tự trị. Nó là một khía cạnh hay là một phương diện của nền văn minh mà nó là một bộ phận.” Nền văn hóa của vùng đất Cajititlan nông nghiệp đã ch ắc chắn và nhanh chóng cảm nhận được tác động của đất nước Mexico công nghiệp hóa thông qua trung gian của weekendismo – du lịch cuối tuần. 6
- Tập bài đọc môn Nhân học Du lịch – 2013 – Trương Thị Thu Hằng Du lịch như là một chủ đề Nhân học1 Dennison Nash (In trong tạp chí Current Anthropology, tập 22, số 5, tháng 10 năm 1981, trang 461-468; Trương Thị Thu Hằng dịch) Nghiên cứu nhân học về du lịch vẫn còn nằm trong thời kì sơ khai, nhưng đã có nhiều công trình được thực hiện (ví dụ như tác phẩm của Cohen 1979a, b; de Kadt 1979; Farrell 1977a; Finneyvà Watson 1975; Knox và Suggs 1979; Smith 1977a, 1978a, b, 1980a) cho phép chúng ta có một đánh giá về tư duy nhân học về chủ đề đầy hấp dẫn này. Hơn nữa, mối quan tâm ngày càng tăng trong cái mà từ đây về sau có thể được xem như là một vấn đề phù phiếm hay là không mang lại hậu quả gì cho thấy đã đến lúc không chỉ đánh giá các nghiên cứu nhân học về du lịch mà còn đ ề xuất ra một định hướng cho nghiên cứu trong tương lai. Bài viết này trình bày một sự đánh giá và đề xuất như vậy. Tầm quan trọng của nghiên cứu về du lịch Tại sao các nhà nhân học đã né tránh chủ đề du lịch mãi cho đến gần đây? Chúng ta có thể ước đoán rằng trước hết các nhà nhân học có xu hướng tự cho rằng mình là những nhà nghiên cứu điền dã gan dạ dũng cảm nên không muốn bị dính líu gì với du khách. Thứ hai, như đã nói ở trên, chủ đề này có thể tạo nên một lĩnh vực nghiên cứu phù phiếm về văn hóa (ăn chơi) mà các nhà nhân học muốn né tránh. Thứ ba, du lịch có thể đươc cho là một cái gì đó hiện đại, một phương thức sống chỉ gần đây mới có được sự hợp pháp hóa của nhân học. Sau hết, các nhà nhân học đơn giản là có thể không ý thức được mức độ và hậu quả của du lịch, đặc biệt là tại những xã hội mà họ có ý tiến hành nghiên cứu. Nhưng không cần xem xét lâu thì chúng ta cũng thấy rằng du lịch thực sự là một chủ đề thích đáng cho tìm hiểu nhân học. Do nó gắn liền với sự di chuyển, cho nên nó cũng g ắn với sự tiếp xúc giữa các nền văn hóa hay là tiểu văn hóa, một lãnh vực quan tâm của ngày càng nhiều các nhà nhân học vốn đi tìm hiểu về sự tiếp biến văn hóa hay là phát triển. Thêm vào đó, như bài viết này sẽ cho thấy, du lịch phổ biến trong xã hội loài người. Thực sự nó có thể được xác định tại các cấp độ phức tạp của xã hội. Đối với những nhà nhân học là người chịu trách nhiệm xem xét trạng huống loài người, sự thật văn hóa phổ biến như thế sẽ đòi hỏi một sự thẩm tra. Sau cùng, du lịch hiện thời đang góp phần vào sự biến đổi của lãnh thổ mà nhân học yêu thích, đó là thế giới tiền công nghiệp. Thực sự thì trong vài trường hợp nó chính là nguyên nhân chủ yếu của sự biến đổi này. Có một số đòi hỏi rõ ràng nhất định đối với việc tiếp cận một chủ đề theo cách thức của nhân học. Thứ nhất, chủ đề này phải được định nghĩa và rồi có các giải thích rõ ràng. Như chúng ta s ẽ thấy 1 Bài viết này nhận được sự hỗ trợ từ Camargo Foundation (do Russell Young làm chủ tịch) ở Cassis và Centre des Hautes Etudes Touristiques (do Rene Baretje là chủ tịch) ở Aix-en-Provence, Pháp. Tôi cũng thu hoạch được nhiều từ sự tiếp xúc với Valene Smith và Erik Coden, hai người đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển của một ngành Nhân học/Xã hội học về du lịch. Mặc dù nhân học có đưa ra một quan điểm độc nhất vô nhị, nhưng tôi không cho rằng nó sẽ hưởng lợi khi dựa vào sự phân biệt rạch ròi giữa ví dụ như nhân học và xã hội về du lịch tại thời điểm hiện tại. Chúng có rất nhiều điểm chung. Trên thực tế, một quan điểm chung có thể đang được hiện ra trong rất nhiều lĩnh vực có liên quan đến nghiên cứu về du lịch. Ví dụ như trong bài viết này, tôi sẽ hấp thu vài quan điểm chung trước đây được đưa ra bởi một nhà nhân học (Smith 1980a), một nhà xã hội học (Cohen 1979c), một nhà địa lý học (Mitchell 1979), và một chuyên gia trong nghiên cứu du lịch (Leiper 1979). Điều này có nghĩa là cách tiếp cận chung mà Cohen cổ xuý cho nghiên cứu xã hội học về du lịch đang lan truyền sang nhiều ngành khác. 7
- Tập bài đọc môn Nhân học Du lịch – 2013 – Trương Thị Thu Hằng sau đây, một định nghĩa xác đáng về du lịch không dễ dàng gì có thể phát triển được. Do định nghĩa này phải nên được rút ra từ quan điểm nhân học, nó phải có tính ứng dụng xuyên văn hóa, hoặc thậm chí là phổ quát. Tại mức độ nghiên cứu của chúng ta hiện nay, một định nghĩa nên theo nghĩa rộng hơn là hẹp. Điều này sẽ giúp chúng ta thoát khỏi việc sớm bước vào một ngõ cụt về mặt lý thuyết và giúp cho các lựa chọn của chúng được để ngõ. Điều này cũng có nghĩa là t ốt hơn chúng ta nên xem xét một định nghĩa bao hàm các loại hình du lịch nội địa và quốc tế, xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, công nghiệp và tiền công nghiệp. Định nghĩa của chúng ta cũng không nên ph ản trực giác; đòi h ỏi này khó mà thực thi bởi vì có rất nhiều khái niệm về du lịch hiện nay đang được dùng rộng rãi trong xã hội và trong giới học thuật. Sau cùng, trừ khi chúng ta có thể đưa ra các phản biện thuyết phục, định nghĩa của chúng ta nên tương thích với các lý thuyết và phương pháp nhân học sẵn có sao cho khi chúng ta dùng nó chúng ta sẽ tạo ra một sự tiến bộ về khoa học. Chỉ sau khi chúng ta đã phát tri ển một định nghĩa thoả mãn về du lịch thì chúng ta mới có thể bắt đầu nghĩ đến những phương thức giúp chúng ta tìm hiểu nó, các biến thể của nó và hậu quả của nó nữa. Du lịch là gì? Trung tâm của bất kì định nghĩa về du lịch (tourism) nào là con người mà chúng ta nhìn nhận là du khách (tourist). Từ quan điểm này, chúng ta sẽ buộc phải định nghĩa về du lịch theo các khía cạnh động cơ và thực hành của một loại người mà theo Boyer (1972:7) trước tiên xuất hiện tại thế giới phương Tây vào thế kỉ 18 dưới hình thức của một quý ông người Anh trẻ đi nước ngoài với thầy dạy của mình. Mục tiêu nổi bật của “chuyến đi” của người thanh niên này là có tính giáo dục, cùng với những thứ đáng kể mà chúng ta sẽ gọi là để ngắm cảnh, nhưng ngoài ra còn có r ất nhiều động cơ và thực hành khác có liên quan. MacCannell (1976) đã h ấp thu định nghĩa ngắm cảnh này của du lịch trong một luận thuyết trong đó du khách trở thành một loại người hiện đại điển hình. Tuy nhiên, rõ ràng là một định nghĩa như vậy sẽ không phục vụ cho mục đích của chúng ta. Ngắm cảnh (sightseeing) chỉ là một trong vô số hoạt động đã được chúng ta gọi là có tính du lịch. Người ta nằm dài trên bãi biển, đi bộ, trượt tuyết, mua sắm, bơi lội, ngủ nghỉ, thi đấu, thăm viếng, hay là thực hiện một số các hành động khác, chẳng hạn như ngắm cảnh thì đều được gọi là du khách cả. Nhiều người cho là du khách là một loại lữ khách (traveler). Định nghĩa này cũng có vấn đề của nó, mà vấn đề cơ bản là có quá nhiều chi tiết cần được thêm vào nhằm loại bỏ những người như là thương nhân đi làm ăn xa. Cho nên Cohen (1974) nhằm làm cho định nghĩa này “có hiệu lực” đã lý luận rằng du lịch bao gồm việc di chuyển hay lưu trú tạm thời, tự nguyện, không lặp lại, tìm kiếm những điều mới lạ. Sự hấp dẫn khả dĩ của nhận định này với cảm giác của chúng ta bị phủ nhận bởi sự thiếu xót về tính chi li và thiếu xót về mối liên hệ trực tiếp với các lý thuyết nhân học và lý thuyết khác. Chắc chắn là những mối liên hệ như vậy có tồn tại, nhưng Cohen lại không đề xuất một cái nào cả. Một tiếp cận hứa hẹn hơn đối với định nghĩa về du lịch xuất phát từ các lý thuyết về công việc và nghỉ ngơi thư giãn. Du khách có thể được xem như là những con người đang nghỉ ngơi và du lịch là các hoạt động mà họ tham gia vào khi ở trong tình trạng đó. Rõ ràng là không ph ải tất cả mọi người đang nghỉ ngơi thư giãn đ ều có thể được coi là du khách, nhưng nếu chỉ một đặc điểm cụ thể, đó là du hành, được thêm vào, thì chúng ta có thể đạt được một định nghĩa thoã mãn nhất, nếu không nói là tất cả, các đòi hỏi của chúng ta. Tuy nhiên chúng ta không phải là xong việc rồi. Vì bất kì ai đã thử định nghĩa này sẽ nói cho chúng ta biết là thuật ngữ nghỉ ngơi thư giãn (leisure) không phải dễ dàng định nghĩa được. Dumazedier (1968:250) cung cấp cho chúng ta một nhận thức về nghỉ ngơi thư giãn có v ẻ như thoát được những điều khó khăn trên. Ông cho rằng mọi xã hội đều ấn định lên các thành viên của nó một tập hợp các bổn phận “cơ bản” hay là “chủ yếu.” Trong xã hội của chúng ta những bổn phận này bao gồm lao động hữu ích, học tập, tránh nhiệm gia đình và c ộng đồng, v.v. Một người sẽ bước vào không gian thư nhàn khi nào người đó được tự do khỏi những nhiệm vụ bổn phận đó. Trong hoàn cảnh đó, cảm giác “phải” đi liền với các bổn phận cơ bản biến mất và một sự vô tư lự nhất định sẽ nổi lên. Như tôi đã 8
- Tập bài đọc môn Nhân học Du lịch – 2013 – Trương Thị Thu Hằng dẫn chứng đâu đó (Nash 1979b), tôi không thấy lập luận của Dumazedier cho rằng thư nhàn là độc nhất vô nhị trong xã hội hiện đại thì có tính thuyết phục lắm, nhưng tôi thực sự cho rằng nhận thức của ông về sự thư nhàn như là sự tự do khỏi các bổn phận cơ bản là thích hợp cho nghiên cứu xuyên văn hóa. Có thể là khó hơn cho chúng ta khi phân biệt rạch ròi nghỉ ngơi thư giãn trong những xã hội khác biệt ít hơn, nhưng sự thật là điều này gắn liền với các khía cạnh khác của một nền văn hóa thì không có nghĩa là nó không tồn tại hay là không thể tách rời vì mục đích nghiên cứu. Dumazedier chỉ ra rằng nghỉ ngơi thư nhàn không thể hoàn toàn tách bạch thậm chí là trong xã hội hiện đại, và ông cảm thấy bị thôi thúc phải dùng thuật ngữ “bán nghỉ ngơi” (semi-leisure) ở những nơi mà các động cơ “kinh doanh, vụ lợi, hay ý thức hệ” có liên quan. Tuy vậy, chúng ta không nên bị quấy nhiễu bởi các khó khăn của mình trong việc tìm ra các hoạt động nghỉ ngơi thư giãn “thuần khiết”. Đây có thể xem là nơi mà các khái niệm thực nghiệm cần được xem xét. Chúng ta sẽ phải chấp nhận sự thật là trong vài trường hợp chúng ta có thể sẽ không thể nào quyết định được rằng liệu một hoạt động có phải là một sự nghỉ ngơi thư giãn hay không. Một vấn đề tương tự liên quan đến du hành có thể được giải quyết bằng cách chấp nhận quyết định có tính võ đoán r ằng một con người nghỉ ngơi thư giãn ph ải rời khỏi cộng đồng của mình nhằm thoả mãn vị trí như là một du khách. Đó là bởi vì dường như có sự đồng tình khá lớn rằng một du khách tìm kiếm một sự thay đổi trong cuộc sống ở nhà. Dĩ nhiên, sự du hành của du khách không dẫn đến một sự định cư vĩnh viễn tại một xã hội khác; người đó phải không được là một người di cư. Nếu chúng ta chấp nhận khái niệm về du khách như là một người đang nghỉ ngơi thư giãn, đang đi đâu đó, thì du l ịch là hoạt động của con người ấy (không kể đến việc hoạt động đó là gì và nó đư ợc thúc đẩy ra sao). Một người trở thành một du khách khi người đó rời khỏi nhà mình trong khi được tự do khỏi các bổn phận cơ bản. Những hoạt động mà người đó tham dự thì thường không được tiến hành riêng lẽ. Bởi vì du khách phải được vận chuyển, lưu trú, giải trí, ăn uống những con người khác (phi du khách) phải được lôi kéo vào trong các hoạt động của du khách. Những nghĩa vụ của những người phục vụ cho du khách cũng đư ợc ám chỉ như là du lịch hay là (trong xã hội hiện đại) ngành công nghiệp du lịch. Nhằm khỏi bị nhầm lẫn, chúng ta có thể cần phải phân biệt giữa những ai (không nghỉ ngơi thư giãn) đang phục vụ trong ngành du lịch và những ai đang thực hành việc nghỉ ngơi thư giãn như là du khách. Do du lịch gắn liền với việc đi lại, một sự tương tác xuyên văn hóa (hay là tiểu văn hóa) sẽ được tạo ra một cách không thể tránh khỏi, và chính sự giao dịch xã hội gắn liền với sự tương tác này sẽ tạo ra một chìa khóa cho việc hiểu biết của nhân học về du lịch. Sự tương tác du lịch trong hình thức đơn giản nhất của nó là một loạt các giao dịch giữa chủ nhà và khách du lịch. Trong khi tại các xã hội phức tạp, nó có thể bao gồm các mối quan hệ xuyên văn hóa tinh vi giữa những con người phục vụ cho du khách (ví dụ như nhân viên công ty lữ hành và quản lý khách sạn ở nơi nào đó ở nước ngoài), thì chính là sự tương tác giữa chủ nhà và du khách sẽ tạo nên cốt lõi của một hệ thống du lịch. Trong sự tương tác này người ta tiếp cận lẫn nhau như những người lạ, những người có các định hướng khác nhau không chỉ bởi vì họ đến từ những nguồn gốc văn hóa khác biệt nhau mà còn bởi vì một người đang làm việc và người kia thì đang nghỉ ngơi thư giãn. Các v ấn đề giao dịch nổi lên như là kết quả của sự khác biệt trong định hướng này phải được xử lý với sự sắp xếp về mặt tổ chức thích hợp nếu muốn mối quan hệ này còn tiếp tục. Với quan điểm năng động hơn, thì có thể chúng ta sẽ thấy rằng một tiến trình du lịch khởi phát từ một thế hệ du khách tại xã hội hay tiểu xã hội ở nhà, tiếp tục khi những du khách này đi đến những nơi chốn khác, tại đó họ sẽ tương tác với chủ nhà có một văn hóa khác, và kết thúc khi việc tương tác cho- và-nhận này tác động lên du khách, những ai phục vụ họ, và rất nhiều xã hội và tiểu xã hội có liên quan. Thêm vào đó, tiến trình du lịch này có thể phát sinh từ trong một hệ thống du lịch, vốn tự nó có thể trộn lẫn vào trong bối cảnh xã hội rộng lớn hơn. Những người tập trung vào một khía cạnh của hệ thống này nếu khôn ngoan sẽ luôn nghĩ trong đầu về các bối cảnh lớn hơn mà du lịch chỉ là một bộ phận. 9
- Tập bài đọc môn Nhân học Du lịch – 2013 – Trương Thị Thu Hằng Mặc dù tất cả các khía cạnh của tiến trình du lịch đều có tính cơ bản đối với sự tồn tại của du lịch, phần có liên quan đến thế hệ của du khách dường như là quan trọng nhất. Đó là do không có những lữ khách nghỉ ngơi thư giãn thì không th ể có du lịch. Một xã hội sản sinh ra nghỉ ngơi thư giãn b ởi (1) thiết lập nên mức độ hoạt động cần có để thoả mãn các bổn phận cơ bản, (2) cung cấp các phương tiện để tiến hành hoạt động như thế trong một cách thức ít hoặc nhiều có năng suất, và (3) tạo nên một thặng dư cần có để duy trì những con người không thực hiện hoạt động này. Nó tạo nên sự du hành bằng cách tạo ra sự cơ động và phương tiện để đạt được nó. Nơi mà du hành và nghỉ ngơi thư giãn giao nhau, thì du khách và du lịch được tạo ra. Chất lượng và số lượng của những điều này sẽ phụ thuộc vào đặc điểm của xã hội sản sinh ra chúng. Ở đầu kia của tiến trình du lịch là xã hội chủ hay là tiểu xã hội chủ nhà, vốn phụ thuộc vào một hay các khu vực tạo ra du khách. Xã hội đó phụ thuộc ra sao và quyền lực nào nó sở hữu để định hình nên tiến trình du lịch sẽ khác biệt tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả các đặc điểm của chính nó và bản chất của mối quan hệ với xã hội sản sinh ra du khách. Từ quan điểm của chủ nhà, chúng ta sẽ có thể cho rằng việc cho-và-nhận giữa các xã hội có liên quan trong tiến trình du lịch là gần như “nhận” nhưng cũng có nhiều ví dụ về xã hội chủ nhà đã tích cực định hình nên du lịch của họ để ngăn cản điều này cho nên rất cần xem xét và nghiên cứu thực nghiệm. Xã hội chủ sẽ chịu tác động của khách-du lịch mà nó đón nhận và bởi các công cụ máy móc hành chính đã đư ợc tạo ra bởi nỗ lực của chính nó và từ bên ngoài nhằm phục vụ khách du lịch, nhưng xã h ội đó cũng s ẽ đóng vai trò quan tr ọng trong việc xác định loại hình du khách nóđón nh ận và hình thức du lịch mà nó thực hiện. Thêm vào đó, nó có thể tác động đến xã hội tạo ra du khách thông qua du khách và các nhân viên môi giới của họ. Một ví dụ nhỏ về điều này có thể thấy rõ ở những công nhân hiện đại, là người có đời sống không phải xoay quanh công việc, mà là xung quanh các kì nghỉ thường niên và nghỉ cuối tuần rời khỏi nhà. Ngoài các giao dịch du lịch giữa xã hội nhà và chủ, có thể nổi lên một hệ thống du lịch với sự năng động của chính nó. Đặc điểm của nó là gì và liệu nó có thay đổi hay không sẽ phụ thuộc không chỉ vào sự phát triển của các xã hội đối tác mà còn dựa vào các diễn tiến siêu xã hội. Chúng ta có thể nghĩ đến hai xã hội sẽ trở nên gắn kết chặt chẽ hơn về mặt du lịch để sao cho mỗi xã hội sẽ trở thành một phần của xã hội kia, như là trường hợp của thành phố Bordeaux và vệ tinh du lịch của nó là Arcachon (xem Cassou-Mounot 1973); hoặc chúng ta có thể cảm nhận về mối liên kết này như là trở nên ngày càng mỏng manh và có thể gãy đổ hoàn toàn, như là trường hợp của giới quý tộc Anh ngừng không còn đến Pau vì lý do sức khoẻ và giải trí (xem Duloum 1963). Khi thảo luận về sự lên xuống của du lịch quý tộc tại Nice từ 1763 đến 1936 (Nash 1979a), tôi cho rằng số phận của một khu nghỉ mát gắn chặt với một loạt các thế lực không phải có thể xem xét một cách đúng đắn như là bộ phận của một hệ thống du lịch. Do vậy, sự thăng trầm của một khu nghỉ mát phải được hiểu thông qua việc tham chiếu không chỉ hệ thống du lịch mà còn các thế lực bên ngoài khác vốn duy trì và định hình nó. Tóm lại, tôi đã lập luận ở đây rằng các nhà nhân học có thể hưởng lợi khi xem du lịch như là kết quả của sự giao thoa của lịch sử của hai hay là nhiều các nền văn hóa hay tiểu văn hóa. Khi nhìn theo kiểu này, du lịch trở thành một tiến trình liên quan đ ến thế hệ du khách, sự đi lại của họ, sự tiếp xúc sau đó của họ với những người ở xã hội chủ nhà. Một sự tiếp xúc như vậy ám chỉ sự giao dịch giữa du khách, nhân viên môi giới của họ, và chủ nhà và sẽ tác động đến những con người và các nền văn hóa có liên quan. Sự tiếp xúc du lịch này có thể làm phát sinh một hệ thống du lịch mà sự phát triển của nó là đối tượng của rất nhiều thế lực, không chỉ trong các nền văn hóa hay tiểu văn hóa đối tác mà còn cả trong và ngoài hệ thống nữa. Du lịch trong xã hội loài người Nhìn từ góc độ của xã hội tạo ra du khách, thì du lịch lan rộng như thế nào trong xã hội loài người? Có phải nó chỉ có trong xã hội công nghiệp như Dumazedier đã lý lu ận, hay là liệu chúng ta có thể xác định nó – hay là cái gì đó tương t ự - ở những cấp độ khác của nền văn hóa? Vài nhà nghiên cứu 10
- Tập bài đọc môn Nhân học Du lịch – 2013 – Trương Thị Thu Hằng (ví dụ như Duchet 1949, Turner và Ash 1976) xem nó như là sự mở rộng ngược về lịch sử của phương Tây tận thời Hy Lạp và La Mã, và trên thực tế có nhiều cứ liệu rằng du lịch không chỉ tồn tại trong những xã hội này, mà nó còn có một đặc điểm hiện đại đáng kinh ngạc. Ví dụ Seneca (trích trong Balsdon 1969:145) tường thuật lại rằng “con người toả ra [từ Rome] mà không có mục đích cụ thể nào cả. Họ đi lang thang xuống các vùng duyên hải. Trong một cách thức vô mục đích họ đi bằng đường biển, đường bộ, và luôn ao ước rằng họ đang làm một cái gì đó khác. ‘Chúng ta hãy đi đ ến Campania.’ ‘Không, bờ biển chán lắm. Miền quê mới là cái đáng xem. Chúng ta hãy đi đ ến Bruttium và ngắm những dãy núi ở Lucania.’” Cho rằng du lịch có thể được xác định trong những xã hội nông nghiệp với thành thị và nhà nước, liệu có chứng cứ nào của nó trong các xã hội đơn giản hơn không? Tôi tin rằng có và rằng nếu định nghĩa của chúng ta được áp dụng, chúng ta có thể sẽ thấy rõ vài hình thức của du lịch ở tất cả các cấp độ của văn hóa loài người. Để thoả mãn những phê phán mà chúng ta có, chúng ta có thể gọi nó là “prototourism” – “du lịch sơ khai” nhưng nó dù sao vẫn là du lịch. Giữa những người săn bắt hái lượm như người Washo (Downs 1972) hay là người Pitjandjara (Tindale 1972), thì có những khoảng dừng trên con đường đi lang thang hàng năm của họ khi đó người ta tham gia vào rất nhiều cái rõ ràng là hoạt động nghỉ ngơi thư giãn. Chúng ta có th ể phải minh chứng rằng chuyến đi, vốn là một phần của chu kì đi vòng quanh thư ờng niên 1 vùng đất cụ thể nào đó, thực chất là du hành du lịch, nhưng nếu nó được coi là đồng nghĩa với việc đi lang thang của quý tộc Âu châu từ thành thị đến nông thôn hay là từ khu nghỉ dưỡng này đến khu nghỉ dưỡng khác (xem Boyer 1972:136-46), sẽ dễ dàng hơn để chúng ta chấp nhận những khoảng dừng này (và các cuộc du hành quý tộc) là một hình thức của du lịch. Chúng ta không cần phải phụ thuộc quá nhiều vào những trường hợp ngoại vi như thế này để xác định du lịch trong cộng đồng người săn bắt hái lượm. Ở người San (Bushmen) có rất nhiều sự nghỉ ngơi thư giãn ít nh ất là được diễn ra khi đi thăm những nhóm người khác. Về người !Kung San, Lee (1968:37) đã nói như sau: Một người phụ nữ thu lượm cả ngày đủ thực phẩm để nuôi cả nhà trong 3 ngày, và dành thời gian còn lại nghỉ ngơi trong lều, thêu thùa, đi thăm các lều khác, hay là tiếp khách từ những lều khác đến thăm . Thợ săn đôi khi bị xúi quẩy và ngừng đi săn trong suốt 1 tháng hay lâu hơn. Trong suốt những gian đoạn này, việc thăm viếng, giải trí, và đặc biệt là nhảy múa là hoạt động cơ bản của đàn ông. Một sự song song hiện đại đối với những hoạt động du lịch hay là du lịch sơ khai là kì ngh ỉ thăm viếng của công nhân thành thị Pháp với họ hàng và bạn bè ở vùng quê (xem Boyer 1972:48-49). Tại mức độ loại hình sinh kế trồng trọt, việc thăm viếng dường như là hình thức cơ bản của hoạt động du lịch hay du lịch sơ khai. Các chuyến thăm viếng như vậy có thể là đơn giản như những chú bé người Piaroa mà Kaplan (1975:41) kể lại rằng sẽ gần như tham gia vào tất cả các nhóm rời khỏi [nhà rông] vì lí do làm việc hay là vui chơi,” hay là tinh vi như “các cuộc chơi sôi nổi vui vẻ” liên bộ lạc của người Arawak và Caribs, theo Drummond (1977:85) trong đó người ta nhảy múa, uống rượu, đánh nhau, và làm tình. Trong những xã hội ít khác biệt hơn, rõ ràng là khó khăn hơn đ ể chúng ta có thể phân biệt nghỉ ngơi với không nghỉ ngơi và theo đó là việc xác định du lịch. Ví dụ như trong cộng đồng người trồng trọt Nam Mỹ, việc buôn bán gắn liền với các chuyến viễn thám của nam giới, giống như thương nhân ngày nay, họ có thể tự mình vui vẻ trên đường đi. Kể về những chuyến viễn thám như thế trong cộng đồng người Ye’cuana, Arvelo-Jiménez (1971:47) nói rằng “các nhóm buôn bán lợi dụng lòng hiếu khách của tất cả dân làng trên đường đi của họ.” Nói rằng những người trồng trọt này không phải đi du lịch trên con đường họ đi buôn bán thì s ẽ bỏ qua vài phẩm chất của hoạt động kinh tế hiển nhiên này. Tương tự, sẽ không hợp lý nếu bỏ qua sự thật hiển nhiên rằng việc buôn bán kula ở người Trobriand mà Malinowski 11
- Tập bài đọc môn Nhân học Du lịch – 2013 – Trương Thị Thu Hằng tường thuật (1961) bao gồm ma thuật, lễ nghi, tiệc tùng, và các khía cạnh phi kinh tế khác của văn hóa. Tôi không thấy có lý do gì đ ể tranh luận, như Dumazedier (1968:248-49) đã làm, rằng bởi vì trong các xã hội đơn giản hơn thì ho ạt động nghỉ ngơi thư giãn (bao g ồm cả du lịch) thường trộn lẫn với những sự theo đuổi vụ lợi hơn vốn không hiện hữu. Trên thực tế, nếu chúng ta chạm đến nền tảng tận cùng của du lịch, chúng ta cũng phải nhìn vào các xã hội mà trong đó sự nghỉ ngơi thư giãn, và theo sau đó là du l ịch, không dễ dàng gì mà phân biệt rõ. Trên mức độ sinh kế nông nghiệp, du lịch thường dễ dàng nhận biết được. Chúng ta đã đ ề cập đến hai xã hội nông nghiệp khá phức tạp hơn, là xã h ội Hy Lạp và La Mã. Có ngư ời sẽ chỉ ra nước Anh của thời trung cổ, như được miêu tả bởi Jusserand (1930), với các hội chợ, chuyến lưu diễn, hành hương, vốn tất cả đều có yếu tố du lịch trong đó, hay là người Yucatán thập niên 1930, 1940 như Redfield (1941, 1950) đã miêu t ả, là nơi mà du lịch đã bắt đầu xuất hiện. Mặc dù du lịch dễ dàng nhận biết hơn trong những xã hội như thế, các vấn đề mới sẽ nảy sinh đối với những ai nghiên cứu về du lịch bởi vì các đ ặc điểm khác biệt của nó. Khác biệt trong hành vi du lịch tuỳ theo địa vị, quy mô cộng đồng, và giới là một số sự phân biệt giờ đây cần được xem xét đến. Cho dù chứng cứ rời rạc, nhưng chúng ta có thể đưa ra một số giả thuyết ban đầu về những sự phân biệt như thế. Ví dụ như tôi đã lý lu ận rằng (Nash 1979b: 22-23) trong những xã hội như vậy, những người thuộc địa vị cao hơn thì s ẽ rất có thể tham gia vào các hình thức du lịch xa, xa xỉ, và dài ngày, nam giới có tự do hơn để đi so với phụ nữ, và cư dân thành thị (đặc biệt là những người thuộc tầng lớp trên) sẽ rất có thể đi du lịch hơn so với người dân sống tại thôn quê. Các giả thuyết như vậy, tôi phải thừa nhận, là không sâu sắc lắm, nhưng chúng mở ra cánh cửa cho các giải thích về biến thể của du lịch. Nét khác biệt du lịch nổi lên trong các xã hội nông nghiệp tiếp tục hiện diện trong các xã hội công nghiệp, và bởi vì chúng ta có cứ liệu tốt hơn nên chúng ta có thể xem xét các yếu tố thêm vào như là tuổi tác, loại hình cư trú , tình trạng hôn nhân và gia đình, và m ức độ giáo dục, như Boyer (1972:19-34) đã tiến hành đối với nước Pháp hiện đại. Sự khác biệt du lịch nội xã hội không cần thiết phải tăng lên trong những xã hội công nghiệp phức tạp hơn. Trên thực tế, như trong các quốc gia xã hội chủ nghĩa, chúng có thể sẽ bị suy giảm. Trong những đất nước này, hay là trong những đất nước tư bản chủ nghĩa, nơi mà có sự can thiệp ngày càng lớn của nhà nước, có thể còn có nhiều sự phân bổ thành quả nghỉ ngơi của việc sản xuất gia tăng và giao thông hiệu quả hơn. Ví dụ như tại Pháp, hiến pháp quy định về các kì nghỉ được trả lương đã làm gia tăng đáng k ể số lượng du khách mùa hè và tạo điều kiện cho việc lan truyền của cái được gọi là du lịch “đại chúng”. Chắc hẳn là công bằng khi nói rằng trong xã hội công nghiệp nhiều người dân có thể đi du lịch xa hơn trước đây rất nhiều, nhưng chúng ta phải giải quyết bất kì nhận thức có tính tiến hóa chung giản đơn nào về tiến bộ du lịch. Chắc hẳn là trong vài xã hội săn bắt hái lượm, một bộ phận lớn của dân cư dành nhiều thời gian cho việc du lịch hơn là trong xã hội công nghiệp. Để kết luận phần thảo luận này về du lịch trong xã hội loài người, chúng ta nên tóm lược rằng du lịch, định nghĩa như là hoạt động nghỉ ngơi thư giãn đòi hỏi phải đi lại, tồn tại trong tất cả các mức độ của độ phức tạp của văn hóa xã h ội. Sự tồn tại rộng khắp của nó dường như gắn bó chặt chẽ với sự phổ biến đâu cũng có của sự nghỉ ngơi thư giãn và du hành. T ừ quan điểm kinh tế, chúng ta có thể tính đến điều này theo yếu tố thặng dư và thương mại, nhưng đó chỉ là một quan điểm mà thôi, còn những yếu tố khác cũng nên được xem xét. Trong tất cả các trường hợp, các nguồn lực tạo nên du lịch hay là du lịch sơ khai dường như hiện hữu trong hầu hết, nếu không nói là tất cả, các xã hội, và có lý do tốt để nghi ngờ rằng chúng ta sẽ tìm thấy một xã hội không tưởng như là xã hội của Lão Tử (Lin 1977:141), trong đó “các chư hầu sẽ quá gần gũi đến độ họ có thể nhìn thấy nhau, và nghe tiếng gà gáy, chó sủa. Nhưng người ta sẽ già đi và chết, mà không thăm viếng nhau.” Nguyên nhân của du lịch Từ phần thảo luận trên đây, chúng ta đã th ấy rõ là tôi không cho là chúng ta hiện tại đang ở vào vị trí nêu ra nghi vấn về nguyên nhân của du lịch nói chung. Vấn đề là chúng ta phải giải quyết sự tồn tại 12
- Tập bài đọc môn Nhân học Du lịch – 2013 – Trương Thị Thu Hằng và giao nhau của nghỉ ngơi thư giãn và du hành. Có thể là sau hết chúng ta có thể giải thích không chỉ tại sao chúng tồn tại, mà còn tại sao chúng lại sóng đôi với nhau. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, nhiệm vụ này dường như có liên quan quá nhiều với việc phỏng đoán. Chắc chắn là chúng ta sẽ không thu được gì từ việc đưa ra một loại nhu cầu cho sự biến thiên giữa tình trạng bình thường và phi bình thư ờng như Graburn (1977:17-31) đã làm. Ngay từ đầu không có vẻ gì là chúng ta có thể phân biệt một nhu cầu như thế, và thứ hai là cho dù một nhu cầu như vậy có tồn tại thì chúng ta vẫn phải tìm hiểu những điều kiện là nguyên ngân làm cho người ta phải thoã mãn nó thông qua du lịch. Một hướng tìm hiểu hứa hẹn hơn sẽ là sự xem xét nguyên nhân của các biến thiên du lịch. Tại sao con người trong một xã hội lại ít đi du lịch hơn so với người ở xã hội khác? Tại sao du lịch tại một xã hội hay là tiểu xã hội lại có hình thức như vậy? Chúng ta sẽ lý giải ra sao về các biến thiên du lịch trong một xã hội? Những câu trả lời ít nhiều có tính thăm dò cho nh ững câu hỏi như thế có thể có được từ dữ liệu so sánh của các xã hội trong lịch sử (có lẽ cả tiền sử) và đương đại. Ví dụ, việc tổng kết du lịch tại những mức độ phức tạp xã hội khác nhau cho thấy rằng sự khác biệt xã hội và du lịch thường đi sóng đôi và rằng phân tầng xã hội gắn liền với sự khác biệt trong độ dài, khoảng cách, và sự thoải mái của chuyến đi chơi. Tại nước Anh thời trung cổ, một quý tộc và đoàn tuỳ tùng của mình sẽ tham gia vào lữ hành quốc tế để tham dự các cuộc thi đấu vì ông ta có của cải, sự nghỉ ngơi lâu dài, tự do đi lại, và có phương tiện đi lại mà chuyến đi cần có (Jusserand 1930:229). Mặc khác, người thuộc các tầng lớp xã hội thấp hơn sẽ có xu hướng bó hẹp trong sự nghèo túng và mệnh lệnh của nhà nước cho nên chỉ thỉnh thoảng đi tham dự các hội chợ địa phương (trang 250-51). Các nguồn lực thúc đẩy con người rời khỏi nhà mình trong suốt thời gian nghỉ ngơi thư giãn của họ là gì? Một số tác gia đã tập trung vào sự đô thị hóa như là một nhân tố. Một trường phái khác thì có khuynh hướng ám chỉ sự tha hóa của lối sống thị thành. Ví dụ, Cribier (1969:68-75) lý luận rằng trong xã hội hiện đại con người với các phương tiện thích hợp sẽ trốn thoát khỏi các vấn đề của đời sống thị thành bất kì khi nào họ có thể. Nhưng những cư dân thành thị (hay tiểu thành thị) hiện đại cũng có thể bị thôi thúc phát triển các quan tâm lớn hơn và sự tò mò sống động hơn về thế giới. Simmel (1971[1903]) là một trong số những tác gia nhấn mạnh vào sự trung tâm được nảy sinh trong không gian đô thị. “Sự năng động về mặt tâm lý” vốn được cho là phát triển trong hoàn cảnh hiện đại (xem Lerner 1958) cũng giống như trung tâm đô thị dường như đóng vai trò như là vật kích thích cho hoạt động du lịch. Tuy nhiên chúng ta đừng nhanh nhẩu đoản và giả định rằng sự khác biệt đô thị-nông thôn làm nảy sinh biến thể du lịch ở mọi nơi. Dữ liệu thống kê ở Mỹ cho thấy rằng tại đất nước này không có sự khác biệt du lịch nông thôn-thành thị quan trọng nào tồn tại cả (Muller và Gurin 1962:41). Không nghi ngờ gì là các nhân tố kinh tế, chẳng hạn như mức thu nhập, và nhân tố chính trị như là vai trò c ủa chính phủ, cũng phải được xem xét để lý giải các biến thể du lịch trong các xã hội phức tạp hơn. Nếu chúng ta giả định rằng có nhiều nguyên nhân tác động lên quyết định đi du lịch hay không đi du lịch của con người và rằng những quyết định như vậy về phần mình sẽ lại tác động lên tỉ lệ của các chuyến khởi hành du lịch, thì chúng ta sẽ phải quyết định nhân tố nào là có tính ảnh hưởng và tầm quan trọng của chúng ra sao trong một trường hợp cụ thể như thế nào? Chúng ta có thể bắt đầu bằng việc đặt câu hỏi với chính du khách (và không phải du khách). Boyer (1972:233-37) đã đ ề cập đến dữ liệu thống kê của nước Pháp hiện đại vốn đã đưa ra các lý do cho vi ệc người dân không đi nghỉ mát và cảm nhận của họ về việc này. Dĩ nhiên chúng ta có thể đề xuất rằng câu trả lời cho câu hỏi thống kê không đưa ra lý do thật sự trong bất cứ chuyện gì và rằng người ta có thể mù quáng trước các nhân tố thực sự tác động đến hành động của họ, nhưng câu trả lời của những con người được lựa chọn thích hợp để trả lời những câu hỏi được thiết kế cẩn thận có vẻ như cần thiết cho việc bắt đầu lý giải về du lịch. Sử dụng một quan điểm rộng nhất, một sự tìm hiểu như vậy sẽ hướng đến việc xây dựng nên bản đồ chủ đề và vẽ ra các giới hạn, tưởng thưởng khả dĩ, và chi phí, tất cả đóng vai trò quan tr ọng trong quyết định đi du lịch hay là không đi du lịch, hay là đi cách này hay cách khác. Nó ũngc s ẽ liên quan đến việc nghi vấn nhạy cảm và quan sát bởi các nhà nghiên cứu tài năng. Các bước theo con đường này đã đư ợc thực hiện với du khách người Mỹ bởi Myers và Moncreif (1978) và Smith (1979). 13
- Tập bài đọc môn Nhân học Du lịch – 2013 – Trương Thị Thu Hằng Chất lượng hay là phong cách của nền du lịch được tạo ra bởi một xã hội hay là tiểu xã hội là một câu hỏi quan trọng. Sự cuốn hút gì mà vùngĐ ịa Trung Hải có đối với người Bắc Âu? Tại sao con người lại hướng đến một số khu vực nhất định vì tốt cho sức khoẻ mình, hay là thám hiểm, “văn hóa” ? Tại sao 1 số phương tiện giao thông hay là lưu trú được sử dụng? Cái gì lý giải cho nhịp điệu của các chuyến khởi hành của du khách? Tại sao một số du khách lại chọn đi theo nhóm trong khi người khác lại theo đuổi các phương thức cá nhân hơn? Liệu chúng ta có thể giải thích tại sao vài loại du lịch lại được diễn ra một cách nghiêm túc, đầy duy lý (với một Baedeker hay là Hướng dẫn viên Michelin chẳng hạn) trong khi một số chuyến du lịch lại mang tính ngẫu hứng và hời hợt? Có phải du lịch trong xã hội hiện đại là cuộc tìm kiếm cho các trải nghiệm “chân thật” hay là “giả tạo” (một câu hỏi tạo nên nền tảng của một tranh luận giữa Boorstin [1964] và MacCannell [1973])? Điểm mấu chốt của việc du lịch của con người ta là gì? Điểm bắt đầu hiển nhiên là trả lời những câu hỏi như thế với du khách và tình huống tạo ra du khách. Từ điểm này thì du lịch có thể được xem như là một biểu hiện của một vài sự kiện tâm lý hay xã hội cơ bản. Một loạt các quan điểm lý thuyết đã được dùng để lý giải phẩm chất của nền du lịch của một xã hội hay là các hiện tượng nghỉ ngơi thư giãn khác. Ch ắc hẳn thảo luận có tính khơi mở nhất là của Veblen (1973[1899]) mặc dù ông không đề cập cụ thể đến du lịch, nhưng trong đó có các hiện tượng du lịch như là một loại hình tiêu dùng mà ông gọi là giai cấp nghỉ ngơi thư giãn phi sản xuất. Một nhà duy vật khác, là Hobsbawn (1975:203-7) thì cho rằng chủ nghĩa tư bản công nghiệp có xu hướng sản xuất ra các loại hình du hành nhất định vì mục tiêu thoải mái. MacCannell (1976), xem du lịch từ một quan điểm của Durkheim, xem nó như là một biểu hiện của cấu trúc của xã hội hiện đại. Barthes (1972:74-77), trong phân tích của ông về Hướng dẫn viên Bleu, và Dufour (1977) trong nghiên cứu của ông về các hình ảnh cuối tuần của Pháp đã xem du lịch như là một loại thần thoại. Sau hết, mặc dù không ai có vẻ như đã đạt được mức này, nhưng có thể họ đã mở rộng lý thuyết về loại hình cá tính cơ b ản (Kardiner 1939, 1945), và xem du lịch như là một hệ thống “biểu thị” hay là “ảnh xạ”. Sự đa dạng của các quan điểm lý thuyết cho thấy rằng tình huống tạo ra du khách là mảnh đất màu mỡ cho nghiên cứu nhân học; nhưng thật khó để tìm ra nghiên cứu trọng điểm trong lĩnh vực này. Các nhà nhân học dường như hứng thú với chuyện diễn ra tại đầu kia của tiến trình du lịch tại xã hội chủ nhà. Tuy nhiên, cho dù là ở đó thì bóng mờ của các tâm tạo ra du khách cũng vư ợt khỏi các vệ tinh du lịch của nó, và không thể nào chúng ta có thể hiểu hết cái gì đang di ễn ra tại những nơi đó mà không xem xét đến sự phát triển của các trung tâm. Đây không phải là lý do duy nhất mà các nhà nhân học nên quan tâm đến những xã hội hay là trạng huống tạo ra du khách. Nghiên cứu về việc sản sinh ra du khách và du lịch tại những xã hội như vậy cũng sẽ tạo ra cùng một loại mẫu số như là nghiên cứu về tôn giáo, huyền thoại, nghệ thuật và các hiện tượng “thượng tầng” khác. Cho nên, bên cạnh việc không thể tách rời trong việc tìm hiểu tiến trình du lịch, việc nghiên cứu về trạng huống tạo nên du khách có thể cung cấp cho chúng ta các mũi nhọn trọng yếu tiến vào hiện thực văn hóa xã hội. Cho đến giờ chúng ta đã xem xét du lịch như là một biểu hiện và trích xuất của một vài xã hội tạo ra du khách, nhưng du lịch cũng có thể được coi là du nhập vào xã hội chủ nhà. Theo quan điểm có tính giao dịch, sự du nhập của du lịch vào trong một xã hội chủ hay là tiểu xã hội chủ không bao giờ là một hành động song phương, mà thay vào đó là cho-và-nhận. Biển Miami, Gambia, Cancún (Mexico), San Juan (Puerto Rico), Sochi (Liên Xô), hay là Nice trở nên gắn bó với sự phát triển du lịch ra sao và tại sao du lịch tại mỗi nơi này lại có hình thức như vậy? Chắc chắn là vai trò của những nguồn ngoại lực chẳng hạn như doanh nghiệp, nhà hoạt động xã hội, các tổ chức chính phủ và liên chính phủ cần nên được xem xét; nhưng truyền thống phục vụ, lòng hiếu khách, và hấp thụ sự xâm lấn của bên ngoài của cộng đồng xã hội chủ cũng sẽ đóng vai trò quan tr ọng trong việc quyết định liệu du lịch có phát sinh và phát triển hay không. Các nhân tố thích nghi ban đầu của một xã hội với du lịch hay với một hình thức nào đó của du lịch là gì? Các nhà tư vấn về các dự án du lịch, chẳng hạn như các chuyên gia Liên Hiệp Quốc đã thẩm định tiềm năng du lịch quốc tế của Gambia và đưa ra một dự án phát triển du lịch cụ thể (xem Harrell-Bond 1978), dường như có trong đầu một vài ý tư ởng về châm ngôn nhân học cơ bản, rằng một người phải hiểu biết bối cảnh văn hóa xã h ội nhằm hiểu được hay là tạo ra các dự đoán về các bộ phận 14
- Tập bài đọc môn Nhân học Du lịch – 2013 – Trương Thị Thu Hằng của nó, nhưng họ dường như không quan tâm đến việc theo đuổi các ý nghĩa của sự tìm hiểu của họ đối với chức năng và biến đổi văn hóa xã hội. Có sự hấp thu khoa học xã hội to lớn là nghiên cứu của Young (1977), trong đó cho rằng các hòn đ ảo Caribe khác nhau nên lựa chọn hay là định hình các loại hình du lịch mà thực sự về sau họ đã có được. Tuy nhiên, cho đến nay, các cuộc điều tra như của Young dường như rất ít. Câu hỏi về tiềm năng du lịch của các xã hội chủ vẫn còn rộng mở cho các cuộc nghiên cứu nhân học đầy lý thú. Tóm lại, chúng ta phải nói là rất ít quan tâm nhân học đã hướng đến việc tìm hiểu nguyên do của du lịch, vốn được xem như là sự xuất đi từ một xã hội tạo ra du khách hay là nhập vào trong xã hội chủ. Do nghiên cứu du lịch của các nhà nhân học chỉ là mới bắt đầu, có thể sẽ chẳng có ích gì để phỏng đoán về lý do của chuyện này, nhưng tìm hi ểu về một khía cạnh của hiện thực văn hóa xã h ội cần phải được xem xét như là một lý do của du lịch. Chúng ta cần phải biết tại sao du lịch lại diễn ra với mức độ, thời gian, địa điểm và trong hình thức như thế. Tầm quan trọng về mặt lý thuyết của việc tìm hiểu như vậy đối với sự hiểu biết của chúng ta về chức năng và biến đổi văn hóa xã hội dường như là đã rõ ràng rồi. Hệ quả của du lịch Theo quan điểm giao dịch, du lịch có thể được xem là gây ra tác động lên xã hội tạo ra du khách, xã hội chủ và bất kì hệ thống xã hội xuyên văn hóa nào mà nó gắn liền. Những tác động này có thể được xem là vận hành không chỉ thông qua chính du khách, mà còn thông qua bất kì hạ tầng du lịch nào phục vụ họ. Cho đến nay, các nhà nhân học đã cho thấy là họ có rất ít quan tâm đến việc tìm hiểu khám phá các hệ quả của du lịch đối với chính xã hội tạo ra du khách. Nếu chúng ta chấp nhận rằng du lịch là một biểu hiện thượng tầng hay là biểu đạt của một vài xã hội và rằng nó có khả năng tác động ngược lại các yếu tố cơ bản hơn của một xã hội sinh ra nó, thì con đư ờng này dường như sẽ gợi mở cho chúng ta tiến hành rất nhiều dự án nghiên cứu quan trọng về mặt lý thuyết. Một vài dẫn chứng cho khả năng theo con đường này được thể hiện bởi Geshekter (1979), người xem du lịch quốc tế hiện đại như là đang tiến hành các chức năng kinh tế đối với các “siêu cường tạo ra du khách giàu có,” hay là bởi Vogt (1978), người đã nói về giá trị giáo dục và trị liệu của việc “đi lang thang” đối với các cá nhân (và giả định là cả những xã hội mà từ đó họ xuất phát), và bởi Dufour (1977) thảo luận về du lịch cuối tuần như là một loại hình thần thoại được đề cập trên đây. Khi nêu lên câu hỏi về chức năng “giải phóng” hay là “làm biến chất” của rất nhiều thần thoại, Dufour cho rằng du lịch có thể có cả hệ quả tích cực và tiêu cực đối với du khách và xã hội quê nhà của họ. Khoảng cách giữa những mong đợi mà du khách có và thực tiễn chỉ là một trong những tương phản khả dĩ mời gọi sự phân tích của những nhà nghiên cứu hứng thú đến sự ổn định và thay đổi trong xã hội sản sinh ra du khách. Mặc dù có thể đã rõ ràng là quanđi ểm nhân học thực sự về du lịch gợi ra một quan điểm rộng lớn hơn, quan tâm của các nhà nhân học đối với du lịch cho đến nay đã khá là h ạn hẹp. Các nhà khoa học xã hội đã có khuynh hư ớng bộc lộ một loại phản ứng “co giật đầu gối” đối với “sự áp đặt” của du lịch lên trên xã hội quan tâm của họ; nghĩ là những xã hội tiền công nghiệp hay là ở Thế giới thứ ba. Kết luận có đôi chút nhìn thấy trước mà họ đã đạt được là du lịch là “xấu” cho các xã hội đó. Một kết luận như vậy được hỗ trợ bởi một trong những nghiên cứu cẩn trọng và tinh tế tính đến nay của nhà kinh tế học Dryden (1973). Tập trung vào vùng Caribe thuộc khối Thịnh vượng chung và sử dụng loại phân tích chi phí-lợi nhuận trực tiếp, ông đã k ết luận rằng (trang 218) “một trường hợp ‘có tính kinh tế’ có thể thấy rõ một cách hoàn hảo có thể được đưa ra để chống lại sự phát triển du lịch.” Ông đã chỉ ra rằng không cần chỉ ra chi phí “xã hội” hay là “siêu vượt”, chúng ta cũng có th ể nêu ra câu hỏi nghiêm túc về giá trị của phát triển du lịch đối với một xã hội tiền công nghiệp. Nếu chúng ta tính đến phí tổn, thì có rất nhiều tham khảo trong tuyển tập về du lịch mà tôi đã đề cập trên đây. Các phí tổn này bao gồm sự xuống cấp về môi trường, tách ly xã hội, gia tăng sự phụ thuộc vào các trung tâm du lịch, gia tăng sự thiếu hụt tài chính, giảm chất lượng sống, và gia tăng bất bình đ ẳng xã hội. Giọng điệu tự do-cấp tiến của các quan điểm của các nhà nhân học cô đọng trong một trích dẫn dưới đây từ tạp chí xã hội chủ nghĩa Dollars and Sense (1978:15): 15
- Tập bài đọc môn Nhân học Du lịch – 2013 – Trương Thị Thu Hằng Cho dù là ngành du lịch có trông có vẻ to lớn cở nào đối với viên chức của Ngân hàng Thế giới từ phòng thượng hạng tầng 20 của khách sạn Manila Hilton, thì cái nhìn từ đáy là một thứ khác. Các cơ sở lưu trú du lịch sang trọng điều hành bởi TWA không hứa hẹn cách thức phát triển kinh tế thích hợp gì, tương tự như các hầm mỏ đồng do Kennecott điều hành hay là các nhà máy lắp ráp xe Mustang của Ford. Tuy nhiên có những trường hợp mà du lịch không chỉ không gây hại cho một xã hội tiền công nghiệp, mà còn trên thực tế mang lợi cho nó. Cohen (1979c:32) bắt đầu nghiên cứu của ông về tác động của du lịch lên trên các ngôi làng vùng cao của Thái Lan với ý niệm rằng tác động này gần như chắc chắn là tồi tệ, nhưng ông đã phải kết luận rằng “du lịch tại các vùng bộ lạc trung du không được trông đợi là sẽ gây ra tác động huỷ diệt trong tương lai gần.” Boissevain (1979) thậm chí còn đưa ra một kết luận thuyết phục hơn, trong đó ông tường thuật rằng bằng chính các tiêu chí của người Malta về phát triển, du lịch đã có những hiệu ứng lợi ích to lớn. Một quan điểm cân bằng hơn về hệ quả tích cực và tiêu cực của du lịch đối với các nước đang phát triển có thể được tìm thấy trong tuyển tập của de Kadt (1979). Nếu như du lịch có thể có các tác động tích cực và tiêu cực lên phát triển, thì câu hỏi thực tiễn sẽ là làm sao nâng cao tính tích cực. Các đề xuất chính sách đưa ra bởi hội thảo do Ngân hàng Thế giới tổ chức (de Kadt 1979:339-47) chỉ ra các nhân tố như là quy mô của cơ sở du lịch, tỉ lệ tăng trưởng, địa điểm, đầu tư và kiểm soát bên trong đối lập với bên ngoài. Một thái độ khoa học hơn sẽ là đặt qua một bên khái niệm tốt và xấu và hướng đến việc xem du lịch như là một nhân tố trong việc duy trì và biến đổi không chỉ các xã hội đang phát triển, mà còn của tất cả các xã hội chủ. Loại hình khung nhận thức nào để nhìn vào vấn đề này mà chúng ta nên trang bị bây giờ? Trong một công trình khác (Nash 1978) tôiđ ã ch ỉ ra rằng du lịch có thể được xem như là tác động lên một xã hội chủ thông qua một khu vực (sector) du lịch.2 Khu vực này, có thể ít nhiều khác biệt với toàn thể phần còn lại của xã hội chủ, sẽ bao gồm trước hết là du khách, những người sẽ trực tiếp tác động lên chủ. Một kết quả của sự tương tác này là cái gọi là hiệu ứng trình diễn (demonstration effect), một ví dụ của nó đã được Johnson (1978:64-65) đưa ra trong thảo luận của ông về sự phản ứng đôi chút khắt khe của người Tongan đối với trang phục và hành vi của du khách. Như Farrell (1979b) chỉ ra rằng cả chủ và du khách đều có vấn đề với việc đánh giá chính xác những con người mà họ phải đối mặt nhưng lại biết rất ít về họ. Sự thật là sự đánh giá của họ không chính xác hoặc có thể là không có tính đại diện sẽ không làm cho hệ luỵ của du lịch bớt thực hơn. Khu vực du lịch cũng bao gồm một loạt các vai trò, đư ợc tổ chức đa dạng, có liên quan ít nhiều trực tiếp với du lịch. Trong kỉ nguyên hiện đại, những vai trò này bao gồm quản lý khách sạn, cứu hộ, đầu bếp, dọn phòng, hư ớng dẫn viên, lái xe taxi, công nhân xây dựng, người bán hàng, thợ thủ công và tương tự như vậy. Tác động của du lịch lên họ và xã hội của họ, mặc dù là sẽ phụ thuộc vào du khách, nhưng sẽ được gây nên bởi việc tồn tại và đòi h ỏi vai trò phục vụ du khách. Smaoui (1979:102-7) trong thảo luận của ông về công việc được tạo ra bởi du lịch ở Tunisia đã nghiên cứu loại hình tác đ ộng này. Thêm vào đó, bằng cách chỉ ra những việc làm gián tiếp gắn liền với du lịch, ông đã nêu lên câu h ỏi về tác động sơ và thứ cấp ví dụ như của ngành “công nghiệp” khách sạn hay là khu vực nông nghiệp. Cái gọi là hiệu ứng đa tầng, ám chỉ hậu quả thứ cấp của đầu tư du lịch, sẽ phát sinh thông qua các mối liên kết mà khu vực du lịch có với toàn thể phần còn lại của xã hội. Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ rằng, như trong trường hợp mối quan hệ giữa xã hội tạo ra du khách và xã hội chủ, các liên kết này không phải là đường 1 chiều. Có một sự cho-và-nhận giữa khu vực du lịch và bối cảnh xã hội của nó. Một cách thức khác mới mẻ hơn đối với xu hướng chung vốn xem du lịch như là tác động lên xã hội chủ (thông qua một 2 Smith (1980) ám chỉ điều này là một “khu vực” (region), và phân tích của bà thì tương tự nhưng không giống với phân tích của tôi. 16
- Tập bài đọc môn Nhân học Du lịch – 2013 – Trương Thị Thu Hằng khu vực du lịch) chứ không phải theo hướng ngược lại được đưa ra bởi Young. Như đã đề cập trên đây, nghiên cứu của Young gắn liền loại hình cấu trúc kinh tế và chính trị của xã hội chủ ở Caribe với hình thức du lịch mà họ phát triển. Nghiên cứu của bà cũng nêu lên câu hỏi thực tiễn về mức độ kiểm soát mà một xã hội chủ có đối với đầu tư du lịch của nó, một vấn đề được quan tâm đặc biệt của các thành viên của hội nghị do Ngân hàng Thế giới tổ chức. Các nhà nhân học đã khá là tự do trong việc đề xuất rằng các quan hệ nhân quả giữa đầu tư du lịch và các phát triển khác trong xã hội chủ. Phương pháp thông thường đã là thu thập một loại chỉ số của mỗi bên và đề ra rằng bất kì sự kết hợp nào cũng là chỉ dẫn của nhân quả. Có lúc điều này được tiến hành một cách đầy ấn tượng, như là trong nghiên cứu của Greenwood (1977) về sự hàng hóa hóa do du lịch gây ra của cộng đồng người Basque, hay là được diễn đạt về mặt thống kê, như trong nghiên cứu của Boissevain (1978) về du lịch và phát triển ở Malta. Nhưng như bất kì nhà khoa học xã hội nào cũng biết, sự phơi bày của một sự kết hợp không đơn thuần phải là nhân quả. Có phải là đầu tư du lịch chính là thứ mang lại hậu quả nhất định nào đó không, hay là các loại hình đầu tư khác có liên quan? Sự thật là tại các quốc gia đang phát triển, phát triển du lịch diễn ra song đôi với sự phát triển của công nghiệp và các tác động hiện đại hóa khác nên làm cho chúng ta cực kì cẩn trọng khi đề xuất các mối dây nhân quả. Như tôi đã trình bày ở nơi khác (Nash 1978:139) “phương pháp thử nghiệm của sự khác biệt là công cụ có tính phương pháp mà chúng ta nên nhớ đến khi nghiên cứu loại này .” Trừ khi chúng ta lựa chọn các xã hội chủ trong đó đầu tư ngoài du lịch là ít nhất hoặc là không có, như trong nghiên cứu của Lewi (1972) về đảo Virgin Island thuộc Mỹ, hay là nghiên cứu của tôi (1979a) về du lịch quý tộc ở Nice. Dĩ nhiên, một phương pháp luận thích hợp phải đi liền với lý thuyết thích hợp nếu như các nhà khoa học muốn xem xét các câu kết luận nhân quả một cách nghiêm túc. Và sự thực đơn thuần là một vài nghiên cứu du lịch của chúng ta tại các hoàn cảnh của chủ nhà, bao gồm những nơi đầy quyền lực như Paris, Moscow, hay New York sẽ giúp chúng ta thoát khỏi việc giả định về bất kì sợi dây nhân quả đơn tuyến nào đó. Sau hết, chúng ta nên xem xét hệ luỵ của du lịch đốivới hệ thống xã hội vượt khỏi xã hội quê nhà và xã hội chủ hay là các tiểu xã hội. Điều này có lẽ sẽ rõ ràng hơn trong trường hợp du lịch nội địa, đặc biệt là tại những xã hội chính trị tập trung như là Hungary, nhưng đôi khi sự phân chia giữa du lịch nội địa và quốc tế khá là mờ nhạt. Người San (Bushmen) trưng bày một mô hình thăm viếng giữa các nhóm phù hợp với khuôn khổ đồng minh rõ ràng là chịu tác động của các hoạt động du lịch hoặc là du lịch sơ khai đó; và dữ liệu do Silberbauer (1972), Lee (1968, 1972, 1979) và những người khác đã cung c ấp cho chúng ta một đề xuất rằng không chỉ những quá trình khác biệt của sự ly và hợp, mà còn cả việc đến và đi giữa các nhóm, vốn ít nhất là có tính du lịch sơ khai, đóng chức năng logic cho cả một hệ thống của toàn khu vực của những người săn bắt hái lượm và các liên minh nông nghiệp hay là chăn nuôi. Đề cập đến nền văn hóa phức tạp hơn, Turner và Turner (1978:1-79) cho rằng rất nhiều chức năng khác nhau được thực hiện bởi các chuyến hành hương thời trung cổ, một hình thức di cư ít nhất có tính du lịch. Theo những nhà nghiên cứu này, các chuyến hành trình như vậy cho phép con người vượt khỏi việc tồn tại tại địa phương, và điều này về phần mình nuôi dưỡng sự cố kết trong một tập thể với thẩm quyền siêu địa phương hay là siêu quốc gia. Trong kỉ nguyên của chúng ta, chúng ta ngày càng thấy rõ ràng là có một cái gì đó “ở ngoài kia” tác động và chịu tác động của sự phát triển của các xã hội riêng biệt. Các nền kinh tế của những quốc gia khác nhau đã tr ở thành phụ thuộc lẫn nhau mà một số học giả đã bắt đầu dùng thuật ngữ như là “kinh tế thế giới”, “hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới” . Đối với một nền kinh tế hay là hệ thống như thế, sự vận hành của một khối tập đoàn du lịch xuyên quốc gia như là Pan American Airways (Hãng hàng không Xuyên Mỹ), các công ty tập đoàn và thành viên gắn kết với nó, sẽ dường như có các hệ quả cần phải được nghiên cứu. Chúng ta phải thấy rõ ngay từ đầu rằng bất kì nghiên cứu về nhân quả hay là hệ quả của du lịch phải tính đến bối cảnh xã hội rộng lớn hơn mà nó hoà vào. Bối cảnh xã hội rộng lớn hơn nào dĩ nhiên sẽ được quyết định bởi bản chất của vấn đề được đặt ra cũng như th ực tế của tình huống du lịch. Adams (1974:240) giúp chúng ta nhận thức rõ hơn v ề điều này khi đề cập đến nghiên cứu của thương mại cổ đại: “Cả biến đổi xã hội và liên tục xã hội đều đòi hỏi các quá trình ươngt tác, v ới các tương tác quan 17
- Tập bài đọc môn Nhân học Du lịch – 2013 – Trương Thị Thu Hằng trọng theo một vài khía cạnh chỉ bó gọn trong các cộng đồng đơn lẻ, trong khi ở những tương tác khác thì trong các nhóm đa phương trong b ối cảnh xã hội theo trình tự thời gian, trong tương tác khác thì bó gọn trong toàn bộ các khu vực, trong các tương tác khác nữa thì lại trong các tiếp xúc liên vùng với vai trò lịch sử nằm ngoài tỉ lệ quy mô và tần suất hạn chế của chúng.” Các khả năng lý thuyết Chính bởi vì số lượng đáng kể của các nghiên cứu thực nghiệm về du lịch cho đến nay, có lẽ sẽ là quá khi nói rằng nghiên cứu nhân học về du lịch vẫn còn trong bư ớc dự đoán. Nhưng tìm hi ểu thực nghiệm – thậm chí là khi nó được tổ chức bởi một phương pháp luận nghiên cứu đầy mạnh mẽ - tự nó không đủ cho một nghiên cứu khoa học về du lịch. Lý thuyết cũng cần đến, và theo khía cạnh này nghiên cứu nhân học về du lịch lại thiếu sót nhất. Mặc dù chúng ta hiện nay không ở vào vị trí có thể vượt qua được sự thiếu sót này chỉ trong một cuộc đột kích, sau khi tổng kết lại lĩnh vực nghiên cứu này, chúng ta có thể đưa ra một số xem xét lý thuyết sơ khởi. Có vẻ như các nhà nhân học có thể xem xét một cách có lợi rằng du lịch như là một sự giao dịch giữa các xã hội tạo ra du khách và xã hội chủ. Các đối tác trong giao dịch du lịch có thể ít nhiều phụ thuộc lẫn nhau, nhưng sau cùng các nhà nhân học có thể xem chúng như là các bộ phận của một bối cảnh xã hội lớn hơn, bao gồm cả toàn bộ quá trình hay là hệ thống du lịch. Một vài lý thuyết trao đổi (xem ví dụ như Ekeh 1974) sau hết có thể cho thấy là cách tốt nhất để tổ chức một tổng kết thích hợp, nhưng trong thời điểm này thì dư ờng như chưa có quan điểm có tính tham vọng nào có thể được chỉ ra ở đây. Trong hệ thống du lịch, các tập trung tự nhiên của việc xem xét là tình huống tạo ra du khách, tình huống chủ nhà, và các giao dịch giữa họ. Các tiếp cận lý thuyết khác dường như thích hợp cho các tập trung này. Tại đầu mút tạo ra du khách của tiến trình du lịch, chúng ta có thể bắt đầu cuộc nghiên cứu với ý niệm rằng du lịch là một loại thể hiện cấu trúc thượng tầng của một hiện thực cơ bản hơn. Dĩ nhiên, cấu trúc thượng tầng du lịch này có thể được cảm nhận như là có năng lực tác động ngược trở lại hiện thực tạo ra nó. Thêm vào đó, chúng ta có thể cảm nhận việc tìm kiếm, lựa chọn và mối quan hệ với các vệ tinh của chủ như là nổ lực tạo ra các biểu hiện cấu trúc thượng tầng của xã hội tạo ra du khách. Nếu Ritchie và Zins (1978) đặt câu hỏi với du khách và những người thị thành cùng với rất nhiều thông tín viên chủ nhà trong nghiên cứu tìm hiểu của họ về các nhân tố quyết định sự thu hút của một vùng du lịch, họ chắc hẳn đã ở vào trong vị trí bắt đầu phân tích các cách thức trong đó một xã hội chủ nhà đáp ứng lại với các giá trị du lịch trung tâm thị thành, và qua đó họ sẽ hiểu được tiến trình mà qua đó những biểu thị như thế được tạo ra. Cho dù là những tác động của trung tâm thị thành trong một tiến trình như thế là quan trọng, thì chúng ta cần phải cẩn trọng khi dùng từ chủ nghĩa đế quốc về du lịch (touristic imperialism), như tôi đã dùng (Nash 1977), mà một ví dụ cực đoan của nó là việc tạo ra những nơi giống như là Disneyworld – vốn ít nhất là về mặt bên ngoài không có chủ kiến riêng gì cả. Mặc dù là mức độ quyền lực mà du khách, nhân viên môi giới của họ, và chủ nhà có được trong giao dịch của họ với nhau là khác nhau, tất cả các giao dịch như vậy đều có chung hai thứ là: thứ nhất, như Cohen (1972) và tôi (1977) đã nh ấn mạnh, chúng sẽ gắn với một mối quan hệ giữa hai người xa lạ. Những con người có liên quan xuất thân từ những nền văn hóa hay tiểu văn hóa khác biệt nhau. Thêm vào đó, họ có vị thế khác nhau. Du khách, những con người đang nghỉ ngơi thư giãn, đư ợc tự do khỏi những bổn phận cơ bản, trong khi chủ nhà, phải phục vụ cho du khách, lại không phải. Sự phân biệt rõ giữa nghỉ ngơi-phục vụ là tính phổ quát thứ hai của mối quan hệ giữa du khách và chủ nhà. Tất cả các thể chế du lịch phải ứng đáp với những yếu tố cơ bản này của mối quan hệ chủ - du khách. Du khách lạ và chủ nhà của họ có thể được coi là tương tác theo một loại “mặt tiền tiếp xúc”, như Aspelin (1978) đã đ ề cập khi dùng thuật ngữ của Ribeiro (1967) để phân tích các quan hệ giữa những nhóm tộc người. Ở cấp độ vi xã hội, quan điểm của Goffman (1959, 1967) với phân tích về bản chất bấp 18
- Tập bài đọc môn Nhân học Du lịch – 2013 – Trương Thị Thu Hằng bênh của các quan hệ xã hội trong đời sống hàng ngày dường như đặc biệt có thể ứng dụng cho tiếp xúc du lịch, đã đư ợc dùng trong nghiên cứu du lịch của Cohen (1979c), Kemper (1979), La-Flamme (1979), và MacCannell (1976). Các quan điểm và tiếp cận này đối với tương tác chủ-du khách tất cả đều sẽ hưởng lợi từ khái niệm về người lạ của Simmel (1950[1908]:402-7) vốn nổi tiếng trong các nhà xã hội học hơn là nhân học. Du khách, người dường như rất gần với kiểu người lạ điển hình-lý tư ởng của Simmel, là người (đối với chủ) dường như gần bên nhưng thực tế lại xa cách về mặt văn hóa. Kết quả là sự tương tác chủ-du khách chứa đựng một sự pha trộn đầy tò mò của sự gần gũi và khoảng cách trong đó các đối tác có xu hướng đối xử với nhau không những như những loại người, mà còn như những đối tượng. Pi-Sunyer (1977) nghiên cứu tại Catalonia và Brewer (1978) tại Mexico đã n ắm bắt được vài phẩm chất của sự tương tác như thế giữa chủ và du khách. Dĩ nhiên, bản chất của những tương tác như vậy sẽ khác biệt với những nhân tố như là tỉ lệ khách đến và số lượng du khách và mối quan hệ tổng thể của các xã hội có liên quan. Ví dụ như nếu sự phân tán quyền lực là lớn, thì chúng ta có hi vọng là sẽ tìm thấy mối quan hệ giữa người định cư và người bị cai trị, như Fanon (1968) đã phân tích r ất nhạy cảm và giận dữ. Chuyển sang đầu phía kia là chủ nhà trong tiến trình du lịch, nhà nghiên cứu du lịch sẽ tập trung vào khu vực du lịch ít nhiều khác biệt nhau, mà phẩm chất của nó trong nhiều trường hợp xuất phát từ cả xã hội hay tiểu xã hội trung tâm và xã hội chủ. Giống như một khu vực thương mại, du lịch mở rộng cho bên ngoài, nhưng như Bryden (1973:92) đã ch ỉ rõ, nó bất thường ở chỗ “người tiêu dùng” và “người sản xuất” thực sự đối đầu với nhau. Sự tương tác gây ra sẽ sản sinh tác động lên cả hai phía. Một tác động như vậy là “hiệu ứng trình diễn” sẽ bao gồm từ tranh đua đến chối bỏ đối tác trong giao dịch du lịch. Một kết quả có thể có của điều này là sự không hài lòng ngày càng tăng v ới cái cũ và hoang mang khi người ta cố nhìn ra cái mới. Người Bắc Mỹ khổ hạnh, bị kích thích bởi những cách thức đầy nhục cảm của chủ nhà người Caribe, có thể trở nên bớt hài lòng với cuộc sống của họ ở nhà. Mặt khác, chủ nhà của họ lại có thể xem những người du khách này như là một nhóm tham khảo cho những dạng thức tiêu dùng mới vốn không thể nào hoàn toàn nhận ra. Dĩ nhiên, s ự không nhất quán về mặt văn hóa lớn hơn sẽ rất có thể sản sinh ra sự mâu thuẫn loại này. Một hệ luỵ trực tiếp khác của tiếp xúc chủ-du khách là sự căng thẳng gắn liền trong sự lạ lẫm. Người ta phản ứng với sự căng thẳng đối với người lạ theo nhiều cách khác nhau. Một cách phản ứng từ phía du khách là co cụm lại với nhau để chống lại “kẻ thù” chủ nhà. Đối với chủ, Levine (1979:31-32) đề xuất một loạt các phản ứng liên tục từ “sự thân thiện bị ép buộc” đến “sự đối đầu bị ép buộc.” Loại phản ứng nào nổi lên sẽ tuỳ thuộc vào phẩm chất của người lạ và chủ nhà. Cho dù chúng ta có đồng ý hay không với tính đặc thù của chủ đề này, thì nó thật sự dường như có thể đặt du khách vào trong “khuôn mẫu cho xã hội học về người lạ” của Levine và đề xuất ra một phản ứng của chủ nhà đối với du khách người lạ, là một sự trộn lẫn của sự thân thiện và đối đầu. Du khách phải được chào đón, không cần biết là việc đó khó khăn ra sao. Sự hiện hữu của du khách cũng tác động lên xã hội chủ gián tiếp thông qua các dịch vụ phải tồn tại để đáp ứng với những du khách nghỉ ngơi thư giãn này. Du khách cần phải được cho ăn uống, ở trọ, vận chuyển, và rất có thể là giải trí và nhiều thứ khác nữa. Những cách thức được thể chế hóa của việc tiến hành các nhiệm vụ này có thể được xem như là tạo ra một hạ tầng vốn một khi được thiết lập sẽ tác động lên xã hội tạo ra nó. Một hạ tầng du lịch là một ngành dịch vụ hay là ngành công nghiệp phụ trợ vốn có thể tác động một cách quan trọng lên nền kinh tế và xã hội của chủ mặc dù nó có thể sẽ không có khả năng sản xuất của nền sản xuất hay nông nghiệp. Tính đa tầng được tranh cãi nhiều, vốn đánh giá hệ quả kinh tế của một đầu tư du lịch nhất định, là một cách để nhìn vào loại tác động như thế này. Theo nghĩa đơn giản nhất, sự đa tầng minh chứng cho tỉ lệ của lợi nhuận có thể mong đợi từ một đầu tư du lịch cụ thể nào đó, nhưng nó cũng có thể được dùng để ám chỉ hiệu ứng kinh tế hay là hiệu ứng khác lên các khu vực khác nhau của xã hội chủ. Ví dụ, khi đề cập đến doanh thu du lịch ở Antigua vào năm 1963, Bryden (1973:156) chỉ ra rằng hầu hết doanh thu được nắm bởi khách sạn và khu vực phân phối, rằng khu vực nông nghiệp chẳng thu lợi ích gì cả. Chúng ta có thể nghĩ về các xã hội, trong đó khu vực nông nghiệp, vốn đã đư ợc vận động để sản xuất cho tiêu thụ của du khách, sẽ thu lợi được nhiều hơn. Hình ảnh mà chúng ta nên giữ trong đầu khi xem xét tác động của hạ tầng du lịch lên kinh tế và xã hội chủ nhà là một cái ao bị quấy động bởi một hòn đá thải vào nó. Trong trường hợp này, xung động gây ra sẽ mở 19
- Tập bài đọc môn Nhân học Du lịch – 2013 – Trương Thị Thu Hằng rộng ra bên ngoài thông qua các ngành dịch vụ kinh tế khác nhau có liên quan đến du lịch. Tuy nhiên, hệ quả này không chỉ gói gọn trong kinh tế, mà còn mở rộng ra sự duy trì của văn hóa và môi trường nữa. Các nhà nhân học đã xem xét các hiệu ứng của du lịch lên xã hội chủ gần như hoàn toàn ở tại thế giới đang phát triển. Do vậy, chúng ta sẽ không ngạc nhiên gì khi biết rằng nếu lý thuyết xuất hiện trong tài liệu nhân học, nó thường được định dạng bởi các vấn đề của hiện đại hóa, phát triển, hay là kém phát triển. Trong trường hợp này du lịch được gộp chung với tất cả những loại hình đ ầu tư công nghiệp vào trong các xã hội tiền công nghiệp. Điều này có thể được giải thích bởi sự thật rằng bản chất của du lịch chỉ gần đây mới được khai phá bởi các nhà xã hội học và nhân học. Hầu hết các nghiên cứu, như Boissevain (1978:39) đã lưu ý th ấy, là một sự “phân chia loại ra của các phân tích được xây dựng nên và vận hành để gợi ra thông tin trên các chủ đề khác.” Lý thuyết nào thích hợp để xử lý du lịch trong tình huống đang phát triển sẽ phụ thuộc phần nào vào câu hỏi được đặt ra. Sử dụng một ví dụ, như là Virgin Islands thuộc Mỹ, mà Lewis (1972) đã phân tích, chúng ta có th ể nhìn thấy một loạt các xử lý lý thuyết khác nhau. Mặc dù đảo Virgin thuộc Mỹ không có một nền kinh tế thuần du lịch, nhưng du lịch (Bắc Mỹ) dường như là nguồn thu nhập chính của các hònđ ảo phụ thuộc cao này. Kết quả là, theo Lewis (1972:127) “đời sống kinh tế và hoạt động kinh tế nổi lên ngày càng tăng quanh nghệ thuật moi tiền của du khách.” Tất cả các nhóm trong xã hội này – thậm chí là những người cách mạng – đều ưu ái du lịch, mặc dù họ có thể khác nhau trong định hướng. Một nhà chức năng luận sẽ thấy nó có tính phá huỷ khi truy nguồn của phương thức mà du lịch mở rộng ra trong toàn bộ các khu vực của xã hội này – thậm chí là nhà thờ. Một nhà Marxist sẽ có thể bị kinh ngạc bởi cách thức mà lợi nhuận từ du lịch bị hấp thu một cách không công bằng bởi một nhóm khá nhỏ các nhân vật kinh doanh bên trên vốn dường như nhúng tay vào mỗi một phần của miếng bánh có liên quan đến du lịch. Một nhà tiến hóa luận sẽ quan tâm vào sự hiện đại hóa có thể sẽ bị ấn tượng bởi con đường chung của phát triển du lịch, dường như hướng đến cái mà Lewis gọi là “chống lại nền văn minh” của Las Vegas hay là khu vực Condaro Beach của San Juan. Quyền lực ngày càng tăng của sự quan tâm của đất liền đối với nền kinh tế của địa phương, sự vắt kiệt nền kinh tế đó theo ý thích của họ, và chia phần ngày càng tăng của đồng tiền của du khách bị lấy đi bởi những người quan tâm này có thể sẽ cuốn hút những nhà lý thuyết phụ thuộc. Từ ví dụ này, chúng ta thấy rõ ràng là một loạt các tiếp cận lý thuyết có thể được dùng để phân tích du lịch trong các xã hội đang phát triển. Nhưng nhằm làm cho nó hoàn toàn công bằng đối với một chủ đề, chúng ta phải hoàn toàn hiểu về du lịch và cách thức nó vận hành. Thêm vào đó, chúng ta phải nhớ cho sự thật là một lý thuyết thích hợp với một vấn đề trong một tình huống đang phát triển có thể là vô dụng khi xem xét du lịch tại một tình huống chủ nhà như là ở Moscow hay là một nhóm người San. Sau hết, các khía cạnh khác nhau của tiến trình du lịch dường như kêu gọi các tiếp cận lý thuyết khác nhau. Có thể đây là một vị trí quá chiết trung tại thời điểm hiện tại của nghiên cứu của chúng ta, nhưng luôn có một sự nguy hiểm về sự khép kín lý thuyết non trẻ trong một khu vực chưa được vẽ ra. Tương tự như vậy, có một mối nguy của các nghiên cứu thực nghiệm quá đơn thuần mà không được trình bày về mặt lý thuyết. Như Cohen (1979c:32) chỉ ra trong nghiên cứu của ông về du lịch như là một chủ đề xã hội học, chúng ta sẽ lên kế hoạch cắt ra “một trung đạo giữa một nỗ lực để tạo ra “lý thuyết du lịch” (tổng quát) đơn điệu và một sự tìm hiểu tuỳ cơ ứng biến, từng phần của các vấn đề thực tiễn rời rạc.” Sau cùng, chúng ta nên nhớ quan điểm nhân học đặc thù của chúng ta trên thế giới, một quan điểm (mà tôi mong là bài viết này đã bộc lộ) có thể phơi bày một cách rõ ràng du lịch như là bản thân nó, cũng như đối với các chủ đề khác. 20
- Tập bài đọc môn Nhân học Du lịch – 2013 – Trương Thị Thu Hằng NHÂN HỌC DU LỊCH: ĐỊNH HÌNH NỀN TẢNG MỚI CHO DU LỊCH SINH THÁI VÀ CÁC LOẠI HÌNH KHÁC Amanda Stronza Khoa Nhân học, Đại học Stanford, Stanford, California Email: Astronza@stanford.edu Trích trong Annual Review of Anthropology, Vol. 30 (2001), pp. 261-283, Trương Thị Thu Hằng dịch Tóm tắt Du lịch gắn liền với nhiều vấn đề lí thuyết và thực tiễn trong ngành Nhân học. Về mặt nhận thức, các chủ đề chính mà các nhà nhân học đã thực hiện trong nghiên cứu về du lịch có thể được chia thành 2 nửa: một nửa tìm hiểu về nguồn gốc của du lịch và nửa kia tiết lộ những tác động của du lịch. Thậm chí là kết hợp cùng nhau, hai nửa tiếp cận này dường như cũng chỉ cho chúng ta một phân tích có tính bộ phận về du lịch mà thôi. Vấn đề là hầu hết các nghiên cứu hướng đến việc tìm hiểu về nguồn gốc của du lịch thường có xu hướng tập trung vào du khách, và hầu hết các nghiên cứu quan tâm đến tác động của du lịch thì lại tập trung vào người địa phương. Mục đích của các nghiên cứu trong tương lai nên khám phá các tưởng thưởng và tác động đối với cả du khách và người địa phương trong suốt các giai đoạn của du lịch. Quan điểm toàn diện hơn này sẽ rất quan trọng khi chúng ta khám phá những cách thức mà du lịch sinh thái và các hình thức thay thế khác của du lịch có thể tạo ra các nguồn lợi về mặt xã hội, kinh tế, và môi trường cho các cộng đồng địa phương trong khi cũng t ạo nên các trải nghiệm đầy tính biến đổi cho du khách. GIỚI THIỆU Các nhà nhân học và du khách dường như có rất nhiều điểm chung. Cả 2 đều dành thời gian khám phá việc sản sinh ra văn hóa và nghi thức của xã hội, và đều có một địa vị là người ngoài khi họ đột nhập vào trong cuộc sống của những con người khác. Cho dù với tư cách là một nhà nhân học, chúng ta có thể phải miễn cưỡng chấp nhận bất kì mối liên hệ nào với những đoàn người chân mang giày sandal, cổ đeo lủng lẳng máy chụp hình, nhưng sự thật thì du lịch có thể là một bối cảnh lý tưởng để nghiên cứu về các vấn đề kinh tế chính trị, biến đổi xã hội và phát triển xã hội, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, và bản sắc văn hóa và thể hiện văn hóa. Trên thực tế, rất nhiều câu hỏi chủ đạo mà các nhà nhân học văn hóa chúng ta quan tâm đã xuất hiện trong nghiên cứu về du lịch. Sử dụng lăng kính của du lịch, nhà nhân học đã đặt ra nhiều câu hỏi. Ý nghĩa xuyên văn hóa của công việc và thư giãn là gì (MacCannell 1976; Nash 1981, 1996)? Mối liên kết giữa chơi đùa, nghi lễ, và hành hương là ì g(Cohen 1972, Graburn 1983, Turner 1982)? Các động thái và tác động của tiếp xúc liên văn hóa giữa du khách và người địa phương là gì (Machlis & Burch 1983, Nufiez 1989, Rossel 1988, Silverman 2001)? Văn hóa được thể hiện trong bối cảnh du lịch ra sao, và nó được cảm nhận như thế nào (Adams 1984, 1995; Bruner 1987; Bruner & Kirshenblatt- Gimblett 1994; Urry 1990)? Các truyền thống văn hóa bị biến đổi hoặc tái tạo theo thời gian ra sao để cho phù hợp với ước vọng của du khách (Bendix 1989, Gamper 1981, Leong 1989), và cái gì có thể phân biệt cái 21
- Tập bài đọc môn Nhân học Du lịch – 2013 – Trương Thị Thu Hằng chân thật với cái giả mạo (Boorstin 1964)? Khuôn mẫu tộc người được hình thành và thao túng vì du lịch như thế nào và tại sao (Cohen 1979, Desmond 1999, MacCannell 1984, Van den Berghe 1994)? Những xã hội bản địa biến đổi như thế nào khi họ trở nên hội nhập với thị trường du lịch (Mansperger 1995, Seiler-Baldinger 1988)? Giá trị của văn hóa biến đổi ra sao một khi chúng bị hàng hóa hóa (Cohen 1988, Greenwood 1977), và các giá trị của thiên nhiên đã thay đổi như thế nào (Davis 1997, Groom et al 1991, Orams 1999)? Làm cách nào để các khu vực bảo tồn thiên nhiên và các truyền thống văn hóa dành cho du lịch có thể dẫn đến lợi ích cho cộng đồng địa phương (Eadington & Smith 1992, Honey 1999, Lindberg 1991)? Mối quan hệ quyền lực trong bối cảnh du lịch là gìđ ể có thể quyết định người thắng và kẻ bại (Stonich 2000, Young 1999), và tại sao sự tham dự của người dân địa phương lại có liên hệ mật thiết với sự thành công của du lịch (Bookbinder et al 1998, Wunder 1999, Epler Wood 1998)? Thông qua việc tìm kiếm câu trả lời cho những nghi vấn trên, rất nhiều nhà nhân học đã biến du lịch trở thành tiêu điểm chính trong diễn giải và phân tích của họ. Trong phần điểm luận này, tôi sẽ nhấn mạnh một số chủ đề chủ chốt mà các nhà nhân học đã bao quát trong nghiên cứu về du lịch. Về mặt nhận thức, tôi đề xuất rằng lý thuyết về du lịch có thể được chia thành 2 nửa như sau: một nửa tập trung vào tìm hiểu nguồn gốc của du lịch và nửa kia hướng đến phân tích tác động của du lịch. Một trong những luận điểm của tôi là cả hai cách tiếp cận này, cho dù là có kết hợp cùng với nhau đi chăng nữa, cũng dường như chỉ kể được cho chúng ta nghe có một nửa câu chuyện mà thôi. Vấn đề là rất nhiều nghiên cứu về nguồn gốc của du lịch có xu hướng tập trung vào du khách, và phần lớn các nghiên cứu hướng đến tác động của du lịch thì lại phân tích chỉ người địa phương mà thôi. Khám phá chỉ các bộ phận của sự tương tác hai chiều giữa du khách và người địa phương, hoặc là giữa “chủ và khách,” đã mang l ại cho chúng ta có phân nửa giải thích mà thôi. Mặc dù chúng ta có các lý thuyết về nguồn gốc lịch sử của du lịch (Adler 1989, Towner & Wall 1991), nhưng tại sao người ta lại lên đường làm du khách trong thời hiện đại (MacCannell 1976), hay là tại sao du khách lại tìm kiếm các loại hình đích đến và trải nghiệm nhất định chứ không phải cái khác (Cohen 1988), nghĩa là chúng ta thiếu một sự hiểu biết về việc tại sao người ta và các cộng đồng địa phương tham dự vào du lịch theo những cách thức cụ thể nào đó. Ở mặt kia, khi chúng ta thẩm định tác động của du lịch, công việc của chúng ta dường như đã t ập trung hơn vào người địa phương chứ không phải là du khách, và thêm một lần nữa, chúng ta bị bỏ lại với chỉ một phân tích bộ phận mà thôi. Ví dụ như, chúng ta đã h ọc hỏi một số điều về cách thức mà các cộng đồng chủ có xu hướng biến đổi hậu du lịch. Nền kinh tế địa phương có xu hướng trở nên hoặc là mạnh lên từ các cơ hội việc làm (Mansperger 1995) hoặc là bị làm cho trở nên phụ thuộc hơn vào chi tiêu của du khách (Erisman 1983); truyền thống và các giá trị ở địa phương có thể trở nên hoặc là vô nghĩa (Greenwood 1977) hoặc là quan trọng hơn (Van den Berghe 1994) một khi chúng bị hàng hóa hóa trong du lịch; và cư dân địa phương có thể hoặc là phải hứng chịu sự xuống cấp của ngưồn tài nguyên (Stonich 2000) hoặc sẽ trở thành những người trông coi chủ chốt trong bảo vệ nguồn tài nguyên (Young 1999) trong bối cảnh du lịch. Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta chẳng biết gì về tác động của du lịch lên chính du khách. Họ bị tác động như thế nào bởi những gì họ thấy, họ làm, và trải nghiệm trong suốt cuộc hành trình? Những lỗ hổng này trong sự hiểu biết của chúng ta cũng có th ể tóm lược về mặt lý thuyết đối đầu với nguồn tư liệu dành cho những loại phân tích khác nhau. Trong đánh giá động lực nào đã thúc đẩy du khách (đó là các nhân tố tâm lý, điều kiện vật chất, ), nhiều học giả đã khẳng định được một số lý thuyết có tính khái quát (MacCannell 1976, Graburn 1983, Nash 1981). Tuy nhiên, hầu như không có dữ liệu thực chứng nào đã đư ợc phân tích để hỗ trợ hay là phản bác các lý thuyết ấy. Ngược lại, khi thẩm tra tác động của du lịch, các nhà nghiên cứu lại dựa vào dữ liệu nhiều hơn là vào ý l thuyết. Mặc dù các bài viết chứa đầy các nghiên cứu trường hợp dân tộc học về tác động của du lịch đối với cộng đồng chủ, nhưng chúng ta vẫn chưa phát triển được các mô hình hay là 22
- Tập bài đọc môn Nhân học Du lịch – 2013 – Trương Thị Thu Hằng khung phân tích có thể giúp chúng ta dự đoán các điều kiện trong đó người dân địa phương sẽ trải nghiệm du lịch theo một cách thức nhất định nào đó. Tôi sẽ làm rõ hơn các l ỗ hổng này trong tài liệu ngành trong những trang tiếp theo đây. Thông điệp chính của tôi là chúng ta nên nêu ra những loại câu hỏi mới trong nhân học nghiên cứu về du lịch, đặc biệt khi chúng ta bắt đầu xem xét các đóng góp ãx h ội, kinh tế, và môi trường của du lịch sinh thái và những loại hình du lịch thay thế khác. Trong thập kỷ vừa qua, ngành du lịch đã có những chuyển biến lớn hướng đến mục tiêu là bền vững về kinh tế và sinh thái, sự tham gia của địa phương và giáo dục về môi trường. Khi ngành du lịch thay đổi, thì mục tiêu nghiên cứu của chúng ta cũng s ẽ thay đổi theo. Tôi cho rằng chúng ta nên hướng chú ý đến 2 loại truy vấn. Về phía chủ, những nhân tố nào có thể giải thích được loại hình tham dự nhất định của người địa phương vào du lịch? Về phía khách, tác động khác biệt nào của các loại hình du lịch nhất định lên thái độ và hành vi của du khách, cả trong lúc họ đi du lịch và một khi họ về đến nhà? Trong suốt bài này tôi chủ yếu hướng đến loại du lịch có liên quan đến những người xuất thân từ những khu vực phát triển phương Tây đến thăm những bộ phận kém phát triển về mặt kinh tế, không thuộc phương Tây. Dĩ nhiên, ng ành du lịch bao gồm rất nhìêu loại hình đi l ại và nghỉ ngơi thư giãn, bao gồm cả các kì nghỉ gia đình đ ến Disney World, du lịch theo đoàn đến các bảo tàng nghệ thuật và chiến trường, và du lịch trăng mật ở Las Vegas. Một vài thảo luận của tôi gắn liền với những loại hình du lịch khác, nhưng hầu hết tôi nói đến du lịch quốc tế vốn đưa con người từ những nền tảng kinh tế xã hội và văn hóa khác biệt cao độ lại với nhau. NHÂN HỌC VÀ DU LỊCH Mãi cho đến những năm 1970, rất ít nhà nhân học bộc lộ quan tâm học thuật nhiều vào du lịch. Mặc dù du lịch chắc chắn là gắn bó mật thiết với các dân tộc và nơi chốn mà những nhà nhân học này đang nghiên cứu, rất ít học giả cảm nhận nó là một tiêu điểm thích hợp cho phân tích (Nash 1996). Một ngoại lệ là Nunez, người đã miêu tả du lịch cuối tuần tại một ngôi làng Mexico vào năm 1963. Trong hai thập kỉ qua, một lĩnh vực mới đã xuất hiện, hoàn thiện với các tạp chí riêng, đáng chú ý nh ất là quyển tạp chí Annals of Tourism Research, các cuộc hội thảo, khóa học trong trường đại học, và những công trình gây tiếng vang thường được trích dẫn. Một trong số các tác phẩm tiên phong nổi tiếng nhất trong giới nghiên cứu học thuật về du lịch là của Smith (1989), xuất bản lần đầu tiên năm 1977. Tuyển tập của bà cung cấp cả một quan điểm lý thuyết ban đầu và 12 nghiên cứu trường hợp ghi nhận các tác động của du lịch. MacCannell (1976) cũng có ảnh hưởng lớn, đặc biệt là cho việc phát triển một lý thuyết về du lịch trong thế giới hiện đại. Nhiều học giả chủ chốt đã xuất bản các bài khảo cứu định hình nên lĩnh vực nghiên cứu [du lịch – ND] trong những năm qua (Cohen 1972, 1984; Crick 1989; Grabur 1983; Jafari 1977; Nash 1981; Nash & Smith 1991). Những hợp tuyển được giới thiệu gần đây hơn của Bums (1999), Chambers (1997, 1999), và Nash (1996). Có nhiều nhân tố làm cho du lịch trở nên đặc biệt gắn bó với nhân học. Thứ nhất, du lịch diễn ra trong hầu hết, nếu không nói là tất cả, các xã hội loài người. Ít nhất sẽ an toàn nếu nói rằng con người trong gần như tất cả mọi xã hội đều bị chạm đến theo một kiểu nào đó bởi du lịch. Nhiều nhà nhân học đã chứng kiến tận mắt những biến đổi mang đến từ du lịch tại các thực địa nghiên cứu của họ. Thật vậy, du lịch dường như chiếm lĩnh ít ra là một tiểu ngành trong rất nhiều ngành nghiên cứu vốn tự bản thân nó không liên quan gì với du lịch cả. Những nơi chốn nằm ngoài-lối-mòn - những nơi vốn thường thu hút các nhà nhân học nhất – ngày càng mở rộng cửa cho du lịch khi kinh tế quốc tế toàn cầu hóa, và khi các mạng lưới xuyên quốc gia về vận chuyển và thông tin liên lạc được (Lanfant và đồng sự, 1995). Ngày nay, du khách có được con đường thâm nhập vào tận những đích đến xa xôi nhất trên vùng đầm lầy sông Amazon (Castner 1990, Linden 1991), dãy Himalaya (Jayal 1986, McEacher 1995), vùng Nam cực (Hall & Johnston 1995, 23
- Tập bài đọc môn Nhân học Du lịch – 2013 – Trương Thị Thu Hằng Vidas 1993), và, đúng vậy, cả ngoài không gian vũ trụ nữa (Rogers 1998). Tầm quan trọng về mặt kinh tế của du lịch cũng đã góp ph ần vào trong sự chú ý của các nhà nhân học. Như Greenwood (1989) đã lưu ý th ấy, du lịch là “một làn sóng dịch chuyển có quy mô lớn nhất các hàng hóa, dịch vụ, và con người mà nhân loại đã từng thấy” (trang 171). Tổ chức Du lịch Thế Giới (WTO) (2000) đã ư ớc lượng rằng con số du khách quốc tế đi lại trên thế giới vào năm 1999 là 664 triệu lượt người. Hội Đồng Du lịch sinh thái Quốc Tế (The International Eco- tourism Society) (1998) tính toán được là chi tiêu du lịch chiếm 1/3 thương mại quốc tế về dịch vụ. Những con số như thế chỉ ra một sự thật rằng du lịch là một bệ phóng quan trọng của phát triển kinh tế và biến đổi địa xã hội, những tiến trình nằm ở vị trí trung tâm trong sự quan tâm của rất nhiều nhà nhân học. Đặc biệt là trong số những nhà nhân học quan tâm đến phát triển bền vững và bảo tồn, du lịch sinh thái đã tr ở thành một tiêu điểm đặc biệt. Sau hết, du lịch đã chiếm lấy sự quan tâm của các nhà nhân học vì nó thư ờng gắn với sự tiếp xúc mặt đối mặt giữa con người của các nền tảng văn hóa khác nhau. Lett (1989) có lần đã tán dương du lịch là nó đã mang lại “dòng người dịch chuyển xuyên qua biên giới văn hóa êm dịu nhất trong lịch sử thế giới” (trang 275). Khi du khách và người địa phương đến gần với nhau, cả hai phía có cơ hội không chỉ liếc nhìn người kia sống ra sao, mà còn phản ánh được cuộc sống của chính họ thông qua đôi mắt của người khác. Kết qủa là, sự tương tác xuyên văn hóa này thường chú thích cho “các cuộc trình diễn trực tiếp” những vấn đề lý thuyết rộng nhất trong ngành nhân học. Nhìn chung, các loại câu hỏi mà nhà nhân học đặt ra về du lịch đã xuất phát từ một trong hai giai đoạn của cái đã được gọi là “tiến trình du lịch” (Nash 1981). Nói một cách đơn giản, tiến trình du lịch là một dòng chảy người từ một nơi “tạo ra du khách”, chẳng hạn như Mỹ hay Âu Châu, đến một đích đến, thường là tại các quốc gia “ngoài rìa” (Jafari 1977; để tham khảo thêm về thảo luận có phê phán cách thức dòng chảy này đã đi theo chi ều ngược lại trong giai đoạn “người cựu nguyên thuỷ” và “người hậu hiện đại” ra sao, hãy xem MacCannell 1992). Khi xem du lịch theo kiểu cách giống như là một đường thẳng đồ thị này, các nhà nghiên cứu tựu chung một mặt đã thẩm tra nguồn gốc của du lịch, mặt kia là về tác động của du lịch. Các nghi vấn quan tâm đến cội nguồn của du lịch bao gồm cái gì làm cho một người trở thành du khách, cái gì thôi thúc du khách lênđư ờng, cái gì quyết định loại hình nơi ch ốn và trải nghiệm mà du khách tìm kiếm? Các truy vấn về tác động của du lịch nói chung tập trung vào các biến đổi kinh tế xã hội, tâm lý, văn hóa và môi trường mà du lịch đã gây nên cho các đích đến. NGUỒN GỐC CỦA DU LỊCH Dù cho nó có quan hệ mật thiết với loài người gần như ở khắp mọi nơi, các nhà nhân học đã có một khoảng thời gian khó khăn để định nghĩa du lịch (Cohen 1974, Nash 1981). Về cơ bản, một du khách là “một người nghỉ ngơi tạm thời, tình nguyện đến thăm một nơi cách xa nhà của mình vì mục đích trải nghiệm một sự thay đổi nào đó” (Smith 1989, tr.2). Một chủ đề hấp dẫn đối với các học giả về du lịch là truy ra nguồn gốc của động cơ, nền tảng xã hội và các hoạt động của con người “nghỉ ngơi thư giãn” ấy theo thời gian. Họ là ai? Họ đi đâu và họ tìm kiếm cái gì? (Pearce 1982). Có một tổng kết lịch sử gần đây do Lofgren (1999) thực hiện. Những trang viết ấy đọc giống như là một nhật kí đi đường khi Lofgren đưa độc giả của ông đi một chuyến hành trình trong thế giới nghỉ ngơi phương Tây, từ các nẻo đường Du lịch Đám đông vào thế kỉ 18, cho đến những “bãi biển quốc tế” ngày nay. Mục đích của ông là cho chúng ta thấy hai thế kỉ du lịch lữ hành đã dạy dỗ chúng ta thành các du khách ra sao và đã di chuyển như thế nào , thường là theo ấn định xã hội, qua các loại hình “không gian thư nhàn”. Cái mà các du khách làm và trải nghiệm mà họ tìm kiếm đã thay đổi theo thời gian, chỉ vì họ khác nhau theo từng quốc gia, và giữa các loại hình xã hội về giai tầng, giới, và chủng tộc. Rất nhiều học giả du lịch đã tìm cách giải thích các động cơ tâm lý của các loại hình đa dạng này. MacCannell 24
- Tập bài đọc môn Nhân học Du lịch – 2013 – Trương Thị Thu Hằng (1976) cho rằng bằng cách theo chân của du khách, chúng ta có thể bắt đầu hiểu được các hệ giá trị của thế giới hiện đại. Trên thực tế, bằng cách lấy du khách là đối tượng nghiên cứu, mục đích của MacCannell là mài ũad nên “m ột miêu tả dân tộc học về xã hội hiện đaạ.” Theo MacCannell, hiện đại có đặc điểm là các cảm giác về sự tha hóa, vụn vỡ, và nhỏ nhặt cực kì. Việc đi tìm các trải nghiệm chân thật là một sự phản ánh niềm khao khát của các du khách hiện đại muốn tái kết nối với “cái nguyên sơ, cái nguyên thuỷ, cái tự nhiên vẫn chưa bị chạm đến bởi sự hiện đại” (Cohen 1988, tr. 374; đọc them trong Dobkin de Rios 1994, Harkin 1995, Redfoot 1984). Điểm đặc biệt hình tư ợng trong công trình của MacCannell là ý tư ởng cho rằng du lịch có thể đóng vai trò là một nguồn lực thống nhất trong các xã hội hiện đại, mang con người lại với nhau để xác định cùng nhau các nơi chốn, sự kiện, và biểu tượng vốn dường như quan trọng và có ý nghĩa nào đó (nghĩa là “không nên bị bỏ qua”). Những cái đó có thể bao gồm Hẻm vực Grand Canyon, Cầu Cổng Vàng, và Tháp Eiffel. Cái hành động ngắm nhìn những cái đó “bằng chính đôi mắt của mình” và rồi chia sẻ trải nghiệm ấy với những người khác bằng các bức ảnh, quà lưu niệm, và những câu chuyện kể cho phép du khách tái tổng hợp những mảnh rời rạc của đời sống vốn vụn vỡ của họ. Và thông qua du lịch, đời sống và xã hội có thể xuất hiện thành một loạt trật tự những sự trình diễn, giống như là những loạt ảnh trong một quyển album gia đình (nhưng hãy đ ọc Lippard 1999). Trên thực tế, Kirshenblatt-Gimblett (1998) đã diễn giải những cách thức du lịch chia thành các giai đoạn và phơi bày thế giới như là một bảo tàng vậy. Bằng cách đi tham quan các địa điểm của cái “bảo tàng” toàn cầu này, du khách sau cùng có thể khẳng định và củng cố cái mà họ nghĩ rằng họ đã biết về thế giới (Bruner 1991). Tương tự như thế, Graburn (1989) nêu lên đặc điểm của du lịch như là một loại hình tiến trình nghi thức phản ánh các giá trị ẩn sâu của xã hội về sức khỏe, tự do, thiên nhiên, và tự hoàn thiện. Theo quan điểm này thì các kì nghỉ có thể được diễn giải như là cái tương đương có tính thế tục và hiện đại của các lễ lạc thường niên và các cuộc hành hương trong những xã hội truyền thống và tôn giáo hơn. Dẫn theo Durkheim, Graburn phân tích chức năng có tính nghi lễ của du lịch trong xã hội, đặc biệt là vai trò của nó trong việc xây dựng và duy trì ý thức tập thể. Những vật tổ totem trong nghi thức hiện đại của du lịch xuất hiện trong các trang sách hướng dẫn du lịch, trên website, và trên bề mặt của các món quà lưu niệm. Thông qua việc tôn sùng tập thể đối với các vật tổ này, du khách có thể tăng cường sự nối kết của họ với nhau cũng như với xã hội rộng lớn hơn. Turner và Turner (1978) đã lý thuyết hóa được rằng các chuyến du lịch nghỉ ngơi thật sự giống như một cuộc hành hương, một cuộc hành hương có thể nâng con người khỏi cấu trúc thông thường của đời sống thường nhật của họ. Du lịch có thể mang lại sự tự do khỏi công việc và những ràng buộc về thời gian khác, một cuộc vượt thoát khỏi vai trò xã hội truyền thống và tự do sử dụng thời gian của mình tuỳ thích. Giống như những hoạt động có tính nghi lễ khác, du lịch thúc đẩy những người tham dự vào trong một trạng thái ngưỡng, hoặc là “một thời gian ngoài thời gian” khi cấu trúc. Bằng cách này, du lịch hiện đại phản ánh một “sự phản cấu trúc” của đời sống, một sự chạy trốn khỏi một cái gì đó, ch ứ không hẳn là một cuộc mưu cầu tìm kiếm cái gì đó (Turner 1969, 1982). Và ở đây, tầm quan trọng của sự chân thật bị đẩy ra khỏi một giải thích cho cái gì làđ ộng cơ thúc đẩy du khách đi du lịch (Burner 1991). Trong những nghiên cứu khác có liên quan đến nguồn gốc của du lịch, các nhà nhân học đã tìm cách giải thích tại sao một số loại hình du lịch nảy sinh trong một số loại xã hội cụ thể nào đó (Cohen 1972). Trong chuỗi những nghiên cứu như thế này, du lịch được nhìn nhận như là một hiện tượng thuộc thượng tầng kiến trúc, phụ thuộc vào một loạt các nhân tố vật chất (Nash 1996). Câu hỏi bây giờ là tại sao tại một xã hội nào đó, và các điều kiện xã hội, chính trị, và môi trường nào đã dẫn đến sự nảy sinh các loại hình du lịch nghỉ ngơi nhất định hoặc các loại hình du khách nhất định nào đó (Crandall 1980, Dann 1981)? Ví dụ như cái gì trong xã hội Nhật Bản đã thôi thúc con người Nhật Bản thích đi tham quan thành các nhóm lớn? 25