Thị trường vàng Việt Nam thực trạng và giải pháp

pdf 85 trang hapham 2170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thị trường vàng Việt Nam thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthi_truong_vang_viet_nam_thuc_trang_va_giai_phap.pdf

Nội dung text: Thị trường vàng Việt Nam thực trạng và giải pháp

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: ThÞ tr•êng vµng viÖt nam thùc Tr¹ng vµ gi¶i ph¸p Sinh viên thực hiện : Nguyễn Mỹ Linh Lớp : Khóa : 45 Giáo viên hướng dẫn : TS. Lê Thị Thu Thủy Hà Nội, tháng 5 năm 2010
  2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 2 CHƢƠNG I: 4 TỔNG QUAN VỀ VÀNG VÀ THỊ TRƢỜNG VÀNG 4 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VÀNG 4 1.1. Các đặc tính của vàng 4 1.1.1. Tính chất hoá học 4 1.1.2. Tính chất vật lý 4 1.1.3. Tính thẩm mỹ 5 1.2. Ứng dụng của vàng 5 1.2.1. Làm đồ trang sức 6 1.2.2. Là một loại kim loại thiết yếu 7 1.2.3. Là tiền loại tiền tệ thế giới chung duy nhất 7 1.3. Đơn vị đo lường và cách quy đổi của Vàng 8 2. VAI TRÒ CỦA VÀNG TRONG NỀN KINH TẾ 8 2.1. Vàng với vai trò là một loại tiền tệ 9 2.2. Vai trò của vàng trong các chế độ tiền tệ 10 2.2.1. Chế độ đồng bản vị 10 2.2.2. Chế độ bản vị vàng 12 2.2.3. Chế độ lưu thông tiền giấy 15 3. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG VÀNG 18 3.1. Khái niệm về thị trường vàng 18 3.2. Các yếu tố tác động đến thị trường vàng 19 3.3. Một số thị trường vàng phát triển trên thế giới 24
  3. CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG VÀNG VIỆT NAM 26 1. BỨC TRANH TOÀN CẢNH VỀ THỊ TRƢỜNG VÀNG VIỆT NAM HIỆN NAY 26 1.1. Các bước phát triển của thị trường vàng Việt Nam 26 1.2. Thực trạng về tình hình hoạt động thị trường vàng giai đoạn 2007-2009 30 1.3. Phân tích những nguyên nhân gây biến động đến thị trường vàng 38 1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường vàng Việt Nam 40 1.4.1. Chính sách nhà nước 40 1.4.2. Biến động thị trường vàng thế giới 42 1.3.3. Những yếu tố khác ảnh hưởng đến thị trường vàng Việt Nam 49 2. TÁC ĐỘNG CỦA THỊ TRƢỜNG VÀNG ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 52 2.1. Ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu 52 2.2. Ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư 53 2.3. Ảnh hướng đến thị trường bất động sản 54 2.4. Ảnh hưởng đến hàng hoá khác 55 2.5. Ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống của nhân dân 56 3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG VÀNG VIỆT NAM 58 3.1. Thành công 58 3.2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân 58 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG VÀNG VIỆT NAM 60 1. DỰ BÁO XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG VÀNG THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 60 1.1. Thị trường vàng thế giới 60 1.2. Thị trường vàng Việt Nam 61
  4. 1.3. Những chính sách của nhà nước tác động đến thị trường vàng trong thời gian tới. 62 2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG VÀNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP 63 2.1. Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thị trường vàng 63 2.2. Đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh 67 2.3. Phát huy hiệu quả kho ngoại quan vàng 68 2.4. Phát triển kế hoạch xây dựng sàn vàng quốc gia 70 2.5. Quản lý việc kinh doanh vàng bất hợp pháp qua mạng 72 2.6. Xây dựng các dịch vụ tư vấn đầu tư vàng 74 2.7. Xây dựng các công cụ phân tích kỹ thuật và thông tin thị trường 75 2.8. Đẩy mạnh nghiên cứu đào tạo đồng thời phổ biến rộng rãi kiến thưc về giá vàng và thị trường vàng 76 KẾT LUẬN 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
  5. DANH MỤC BẢNG BIỀU SỬ DỤNG TRONG BÀI Biểu đồ 1: Nguồn cung cấp vàng trung bình trong 5 năm từ 2004- 2008 Biểu đồ 2: Sản lƣợng vàng thế giới theo khu vực từ năm 1980 – 2007 Biểu đồ 3: Nhu cầu trung bình vàng trên thế giới 5 năm từ năm 2004 - 2008 Biểu đồ 4: Giá vàng 10 tháng đầu năm 2008 Biều đồ 5: Giá vàng trong nƣớc so với giá vàng thế giới ngày 11/11/2009 Biều đồ 6: Diễn biến giá vàng từ lúc khởi điểm khủng hoảng kinh tế đến cuối năm 2008 Biểu đồ 7: Nhu cầu vàng trang sức quý 3 năm 2008 tại một số quốc gia Biểu đồ 8: Nhu cầu vàng công nghiệp (Đơn vị: tấn) Biểu đồ 9: Biểu đồ giá vàng trong nƣớc và quốc tế 18/3/2008 đến 20/2/2009 1
  6. LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính thiết yếu của đề tài Từ xưa đến nay vàng vẫn luôn được coi là biểu tượng của quyền lực và của cải, luôn được lưu giữ như một khoản tiết kiệm trong mỗi gia đình. Vàng tượng trưng cho vẻ đẹp, sự giàu có thịnh vượng của mỗi con người, của mỗi quốc gia. Mọi người luôn quan tâm đến vàng vì nó là công cụ chính để bảo vệ tài sản, chống rủi ro kinh tế và biến động chính trị. Những năm gần đây, giá vàng liên tục biến đổi theo chiều hướng gia tăng, làm cho thị trường vàng Việt Nam nói riêng, thị trường vàng Thế giới nói chung trở nên sôi nổi, và sự biến động không ngừng của nó kéo theo những ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Và Vàng trở thành một kênh đầu tư hẫp dẫn thu hút nhiều nhà đầu tư với một số vốn khổng lồ. Thị trường vàng với rất nhiều vấn đề từ vĩ mô đến vi mô của nó đã trở thành một mối quan tâm lớn, thu hút sự chú ý của rất nhiều người. Xuất phát từ thực tế đó em quyết định chọn đề tài: “Thị trường vàng Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của khoá luận là tìm hiểu thực trạng thị trường Việt Nam những năm vừa qua, những yếu tố tác động đến thị trường vàng cũng như những ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế đất nước. Từ đó khoá luận cũng đưa ra một số dự báo cũng như giải pháp nhằm phát triển thị trường vàng Việt Nam trong những năm hội nhập. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là: những vấn đề lý luận chung về thị trường vàng Việt Nam. 2
  7. Phạm vi nghiên cứu do trình độ và thời gian có giới hạn nên khóa luận chỉ nghiên cứu thực trạng phát triển thị trường vàng trong giai đoạn từ năm 2007 đến nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống và hiện đại như: phương pháp logic, thu thập dữ liệu, so sánh, tổng hợp, thống kê từ các bảng biểu, báo cáo thường niên của các cơ quan ban ngành và tổ chưc quốc tế, phân tích kỹ thuật. 5. Nội dung khoá luận Ngoài lời mở đầu kết luận mục lục và danh mục tham khảo, khoá luận tốt nghiệp được chia làm ba chương: Chƣơng I : Tổng quan về vàng và thị trƣờng vàng Chƣơng II : Thực trạng thị trƣờng vàng Việt Nam Chƣơng III : Giải pháp phát triển thị trƣờng vàng Việt Nam Nội dung của khoá luận hướng tới khá rộng và phức tạp. Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực song do những hạn chế về tài liệu, thời gian và kinh nghiệm nên không tránh khỏi các thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để khoá luận được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại thương đã trang bị cho em những kiến thức quý báu trong thời gian học tập tại trường. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn TS. Lê thị Thu Thuỷ, người đã hết lòng hướng dẫn, tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình làm khoá luận. Hà Nội, ngày tháng năm 2010 3
  8. CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VÀNG VÀ THỊ TRƢỜNG VÀNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VÀNG 1.1. Các đặc tính của vàng 1.1.1. Tính chất hoá học Vàng là một nguyên tố hoá học với ký hiệu Au ( L.aurum ) và số nguyên tử là 79 trong nhóm I hệ thống tuần hoàn Mendeleep, khối lượng nguyên tử từ 197, 967. Hàm lượng trong vỏ trái đất chiếm 4,3 x 10 -7% khối lượng. Vàng không bị ảnh hưởng về mặt hoá học bởi nhiệt, độ ẩm, ôxy và hầu hết chất ăn mòn, vì vậy nó thích hợp để đúc tiền kim loại và trang sức.Các halogen có tác dụng hoá học với vàng, còn nước cường toan thì hoà tan nó. Màu của vàng rắn cũng như dung dịch keo từ vàng (có màu đậm) được tạo ra bởi tần số plasmon của nguyên tố này nằm trong khoảng thấy được, tạo ra ánh sáng vàng và đỏ khi phản xạ và ánh sang xanh khi hấp thụ.[21] Vàng nguyên thuỷ có chứa khoảng 8 đến 10% bạc, nhưng thường nhiều hơn thế. Hợp kim tự nhiên với thành phần bạc cao (hơn 20%) được gọi là electrum. Khi lượng bạc tăng, màu trở nên trắng hơn và trọng lượng riêng giảm. Trạng thái ôxi hoá thường gặp của vàng gồm +1 (vàng(I) hay hợp chất aurous) và + 3(vàng (III) hay hợp chất auric), lon vàng trong dung dịch sẵn sàng được khử và kết tủa thành vàng kim loại nếu thêm hầu như bất cứ kim loại nào khác làm tác nhân khử. Kim loại thêm vào được ôxi hoá và hoà tan cho phép vàng có thể được lấy khỏi dung dịch và được khôi phục ở dạng kết tủa rắn. Kim loại này có ở dạn quặng hoặc hạt trong đá và trong các mỏ bồi tích.[22] 1.1.2. Tính chất vật lý Vàng là nguyên tố kim loại có màu vàng khi thành khối, nhưng có thể có màu đen, hồng ngọc hay tía khi được cắt nhuyễn. Nó là kim loại dễ uốn dát 4
  9. nhất được biết đến và nó còn có thể chiếu sang. Thực tế, 1g vàng có thể được dập thành tấm 1m2, hoặc 1 ounce thành 300 feet2. Là kim loại mềm nên vàng thường được kết hợp với các kim loại khác để làm cho nó cứng thêm. Vàng có tính dẫn nhiệt và điện tốt, không bị tác động bởi không khí. Vì đặc điểm này vàng được sử dụng làm dây vi mạch nối vòng trong các chất bán dẫn, hay “bộ não” của máy tính. Vàng cũng được dùng làm chất bột dính để in thành mạch điện trên nền gốm (ceramic), sản xuất ra bộ mạch in. Vàng tạo hợp kim với nhiều kim loại khác; hợp kim với đồng cho màu đỏ hơn, hợp kim với sắt màu xanh lá, hợp kim với nhôm cho màu tía, với bạch kim cho màu trắng, bismuth tự nhiên với hợp kim bạc cho màu đen. Vì vậy vàng được sử dụng để làm các đồ trang sức và có thể kết hợp nhiều kim loại tạo ra màu sắc cho vàng rất đẹp [23]. 1.1.3. Tính thẩm mỹ Vàng là một kim loại có tính thẩm mỹ cao. Màu của vàng rắn cũng như của dung dịch keo từ vàng (có màu đậm, thường là tía) được tạo ra bởi tần số plasmon của nguyên tố này nằm trong khoảng thấy được, tạo ra ánh sáng vàng và đỏ khi phản xạ và ánh sáng xanh khi hấp thụ. Vàng tạo hợp kim với nhiều kim loại khác, hợp kim với đồng cho màu đỏ hơn, hợp kim với sắt màu xanh lá, hợp kim với nhôm cho màu tía, với bạch kim cho màu trắng, bismuth tự nhiên với hợp kim bạc cho màu đen. Với các tính thẩm mỹ trên vàng thích hợp nhất để làm đồ trang sức. Đồ trang sức bằng vàng trở nên đa dạng hơn khi được kết hợp với các kim loại khác. Và làm đồ trang sức cũng làm tăng giá trị thẩm mỹ của vàng. 1.2. Ứng dụng của vàng Với các đặc tính như trên của vàng, vàng được ứng dụng vào cuộc sống với nhiều mục đích khác nhau. 5
  10. 1.2.1. Làm đồ trang sức Vàng là một trong những kim loại được yêu thích nhất để sản xuất đồ trang sức. Đồ trang sức làm bằng vàng thường có: nhẫn, vòng cổ, vòng đeo tay, lắc, hoa tai, cài áo thậm chí vàng còn được sử dụng để trang trí vào các vật dụng như bình hoa, bật lửa, bút máy Đồ trang sức bằng vàng được chế tạo theo các tiêu chuẩn sau: 9, 14, 18 và 24 cara. Vàng 18 cara nghĩa là 18 phần vàng ròng trong 24 phần vàng, tương đương 75% vàng ròng. Vàng 24 cara thì quá mềm nên khó có thể tạo ra trang sức hay dùng để đúc tiền. Vì thế vàng trong trang sức là vàng đã được kết hợp với các kim loại khác như bạc, đồng, v.v không chỉ để tạo độ cứng mà còn tạo ra các màu sắc khác nhau, tạo ra được nhiều kiểu dáng phong phú và đa dạng. Đồng là kim loại thường được kết hợp với vàng tạo ra màu đỏ hơn. Vàng 18k kết hợp với 25% đồng thường được dùng làm đồ giả cổ hoặc nữ trang, và cũng có thể làm hoa bằng vàng có màu đỏ. Vàng 14k có màu đồng đỏ được sử dụng để làm huy hiệu như làm huy hiệu cảnh sát hay trong quân đội. Vàng xanh được tạo ra bằng cách trộn vàng và sắt, vàng màu đỏ tía là vàng trộn với nhôm. Các loại vàng này dùng để làm nữ trang hoặc đồ trang trí. 6
  11. 1.2.2. Là một loại kim loại thiết yếu Với những tính chất hoá học và vất lý của vàng nêu trên nên vàng được coi như một loại công nghiệp thiết yếu và bắt đầu nổi lên vào cuối thế kỷ 20. Tính dẫn nhiệt dẫn nhiệt cao và đề kháng ôxy hoá, vàng được sử dụng để mạ bề mặt các đầu nối điện, bảo đảm tiếp xúc tốt và trở kháng thấp. Thêm vào đó vàng có thể làm thành sợi mỏng để làm chỉ trong ngành thêu, tạo ra tranh thêu vàng quý hiếm. Hơn thế nữa vàng còn được sử dụng để thực hiện chức năng quan trọng trong máy tính, thiết bị thông tin liên lạc, đầu máy bay phản lực, tàu không gian và nhiều sản phẩm khác nữa. Vàng được dung trong nha khoa phục hồi, được biệt trong phục hồi răng như thân răng và cầu răng giả. Vàng keo là dung dịch đậm màu đang được nghiên cứu trong nhiều phòng thí nghiệm y học sinh học. Nó cũng là dạng được dùng làm nước sơn vàng lên đồ gốm trước khi nung. Mỗi năm khoảng 10% sản lượng vàng được sử dụng cho các quy trình công nghiệp 1.2.3. Là tiền loại tiền tệ thế giới chung duy nhất Vàng là loại tiền tệ được các quốc gia đương nhiên thừa nhận làm phương tiện thanh toán quốc tế, phương tiện lưu trữ quốc tế mà không cần phải thừa nhận trong bất cứ Hiệp định ký kết nào giữa các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, ngoài vàng ra chưa có một đồng tiền nào có thể thay thế vàng trong chức năng đồng tiền thế giới. Khi vàng là tiền tệ thế giới có các đặc điểm như sau: -Nhiều năm nay, vàng trở thành tiền tệ dự trữ của các quốc gia trong thanh toán quốc tế -Vàng không dùng để thanh toán hàng ngày của các giao dịch phát sinh giữa các quốc gia 7
  12. -Không dùng vàng để thể hiện giá cả cũng như tính toán tổng giá trị hiệp định hoặc hợp đồng -Tiền giấy không được đổi ra vàng một cách tự do thông qua hàm lượng vàng của tiền tệ. -Vàng chỉ được sử dụng để các quốc gia trả nợ cho nhau khi mà không tìm ra được các công cụ khác để trả nợ. 1.3. Đơn vị đo lƣờng và cách quy đổi của Vàng Trong ngành kim hoàn ở Việt Nam, đơn vị đo lường được tính theo cây (lượng hay lạng) hoặc nhỏ hơn là chỉ. Một cây vàng nặng 37,50 gram. Một chỉ bằng 1/10 cây vàng. Còn trên thế giới, vàng thường được tính theo đơn vị là ounce hay troy ounce. 1 ounce tương đương với 31,103476 gram. Tuổi vàng được tính theo thang độ K (karat). Một Karat tương đương 1/24 vàng nguyên chất. Vàng 9999 tương đương với 24K. Khi người ta nói tuổi vàng là 18K thì nó tương đương với hàm lượng vàng xấp xỉ 75%. Vàng được sử dụng làm đồ trang sức còn được gọi là vàng tây có tuổi khoảng 18K. - Thị trường vàng thế giới *Đơn vị yết giá : USD/ounce *1 ounce = 1 troy ounce = 0.83 lượng *1 lượng = 1,20556 ounce - Thị trường vàng trong nước *Đơn vị yết giá VNĐ/lượng *Công thức chuyển đổi giá vàng thế giới (TG) sang giá vàng trong nước (TN) TN = (TG + phí vận chuyển)* 120556*(1+thuếNK)*tỷ giá USD/VNĐ+ phí gia công 2. VAI TRÒ CỦA VÀNG TRONG NỀN KINH TẾ Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, vai trò và chức năng tiền tệ của vàng không hề bị phai mờ, thậm chí vàng ngày càng có nhiều ứng dụng và đóng 8
  13. vai trò quan trọng hơn trong đời sống kinh tế của con người, trong đó một vai trò quan trọng nhất của vàng là chức năng tiền tệ. 2.1. Vàng với vai trò là một loại tiền tệ Vai trò quan trọng và thường thấy nhất của vàng gắn liền với chức năng tiền tệ. Vàng được sử dụng làm dự trữ tại các ngân hàng trung ương. Tính đến thời điểm năm 2004, các ngân hàng trung ương trên thế giới và các tổ chức tài chính chính thức nắm giữ khoảng 19% tổng trữ lượng vàng trên mặt đất với chức năng cất trữ. Tính cho đến nay, Hoa Kỳ là đất nước đứng đầu trong danh mục các nước dự trữ vàng nhiều nhất thế giới, lên đến con số khoảng 8.133,5 tấn, theo sau đó là Đức, Italy, Nhật Bản Trung Quốc song xét về khu vực thì Châu Âu là khu vực cất trữ nhiều vàng nhất trên toàn thế giới. Với chức năng tiền tệ, vàng không chỉ dung để cất trữ trong khi của các ngân hang trung ương, vàng còn được sử dụng làm tài sản tiết kiệm truyền thống và phổ biến ở nhiều quốc gia, nhất là các nước Á Đông. Vàng được sử dụng làm tiết kiệm dưới dạng trang sức như dây chuyền, nhẫn, vòng, lắc hoặc dạng thanh (cây) vàng. Theo như một số tài liệu thống kê thì vàng là thứ trang sức rất phổ biến ở Ấn Độ còn ở Việt Nam người dân mua vàng với tâm lý tiết kiệm và coi đây là một biện pháp an toàn nhằm bảo đảm giá trị tiền hoặc làm của hồi môn cho con cháu. Bên cạnh đó, trong vai trò là một loại tiền tệ thế giới, vàng hội tụ đầy đủ các yếu tố cơ bản để thực hiện chức năng tiền tệ của mình đó là được cả thế giới công nhận là tiền tệ, vàng có tính dễ nhận biết nhất trong lưu thông do đặc tính màu sắc, tính dễ chia nhỏ nên các mệnh giá khác nhau để người bán và người mua có thể trao đổi, tính lâu bền nên được sử dụng lâu dài qua thời gian, vàng có tính dễ vẫn chuyển, và thêm vào đó vàng có tính khan hiếm nên nó có giá trị. Vàng đáp ứng tất cả các yêu cầu trên và có thể nói rằng nó là dạng vật chất duy nhất trên thế giới đáp ứng được. Lượng vàng mà con người 9
  14. có được không thay đổi đột biến trong nhiều thế kỷ; lượng vàng bổ sung nhờ khai thác được là khá nhỏ và dự tính được. Ngoài vai trò để dự trữ và tiết kiệm vàng còn có vai trò to lớn trong sản xuất công nghiệp để sản xuất thiết bị, công nghiệp sản xuất vũ khí cũng như sản xuất đồng hồ. 2.2. Vai trò của vàng trong các chế độ tiền tệ 2.2.1. Chế độ đồng bản vị Trong chế độ phong kiến, bạc là kim loại tiền tệ chủ yếu. Ở giai đoạn đầu chủ nghĩa tư bản, Nhà nước quy định dùng bạc làm kim loại tiền tệ. Khi sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển, nhất là những khoản giao dịch với khối lượng hàng hoá có giá trị lớn ngày càng tăng khiến cho việc dùng bạc làm vật ngang giá chung không còn thích hợp nữa. Vì giá trị của bạc rất nhỏ, do vậy người ta phải tìm kim loại khác có giá trị cao hơn bạc để đưa vào lưu thông. Kim loại đấy chỉ có thể là vàng. [1] Vì vậy, vàng bạc luôn là kim loại được ưa chuộng đặc biệt hơn hẳn các kim loại khác, bởi những đặc tính của chúng đã đáp ứng được nhiều nhất những gì mà một đồng tiền hàng hoá cần có: sự khan hiếm, tính bền, có thể chuyên chở, dễ chia nhỏ, và chất lượng được duy trì lâu bền Sự chấp nhận vàng và bạc như tiền còn được củng cố từ một thực tế là các loại kim loại này được thừa nhận rộng rãi là có giá trị sử dụng phi tiền tệ trong các ngành công nghiệp và trang sức. Hơn nữa giá trị của vàng và bạc được ổn định tương đối so với các hàng hoá khác, ngoài ra, chất lượng của chúng có thể kiểm tra một cách chính xác và được các chuyên gia hay còn gọi là thợ vàng chứng nhận.[8] Chế độ đồng bản vị là chế độ tiền tệ đầu tiên được thừa nhận trong lịch sử loài người. Chế độ đồng bản vị là chế độ tiền tệ mà pháp luật Nhà nước quy định hai kim loại vàng và bạc đồng thời làm kim loại tiền tệ, hai loại tiền vàng và tiền bạc được tự do đúc và có hiệu lực pháp lý thanh toán vô hạn 10
  15. Căn cứ vào cách quy định về mối quan hệ trao đổi giữa tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng bạc mà chia chế độ đồng bản vị ra làm hai loại cụ thể: Chế độ bản vị song song và chế độ bản vị kép. Chế độ bản vị song song là chế độ hai bản vị mà trong đó quy định tỷ lệ trao đổi giữa tiền vàng và tiền bạc trong lưu thông phụ thuộc vào giá trị thực tế của lượng vàng và lượng bạc chứa trong hai đồng tiền đó quyết định. Ở chế độ bản vị này, hàng hoá kim loại hoạt động trên cơ sở giá trị đây đủ các đồng xu, tức giá trị tiền tệ của chúng cũng là giá trị kim loại của đồng xu. Vì vậy, khi giá vàng thay đổi so với bạc thì sẽ làm cho tỷ lệ trao đổi giữa các đồng xu vàng và bạc thay đổi theo. Mặc dù tiền xu được đúc mang theo nhãn hiệu riêng của từng quốc gia làm theo bằng chứng bảo đảm về nội dung và chất lượng kim loại, nhưng trong thực tế các quốc gia thường đúc những đồng xu bằng hỗn hợp kim loại là vàng hay bạc hay với các kim loại khác có giá trị thấp hơn. Các quốc gia ngày càng thường xuyên giảm tỷ trọng vàng bạc trong các đồng xu, điều này dẫn đến các đồng xu mất dần giá trị lưu thông, cho nên hành động này cũng giống như hành động phá giá trong thời hiện đại. Khác với chế độ bản vị song song, chế độ bản vị kép là chế độ hai bản vị mà trong đó quy định cụ thể giá trao đổi giữa tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng bạc. Ví dụ, ở nước Mỹ năm 1792 quy định tỷ giá này là 1/15. Thông thường người ta gọi chế độ hai bản vị chủ yếu chỉ là chế độ bản vị kép này. Chế độ bản vị bạc tồn tại cho tới năm 1834, khi Quốc hội Mỹ quyết định tăng giá vàng từ $19,394/ounce len $20,76/ounce, trong khi đó bạc vẫn giữ nguyên nhằm khôi phục lại chế độ đồng bản vị kim loại. Như vậy tỉ lệ bạc: vàng là 16, trong khi thế giới vẫn là 15,5. Một lần nữa trong thực tế nước Mỹ lại chỉ có chế độ bản vị kim loại vàng. Năm 1879, Mỹ quyết định chuyển đổi trở lại USD ra vàng mà không chuyển đổi ra bạc, đây là một bước quan trọng trong việc hình thành chế độ 11
  16. đơn bản vị vàng (bản vị vàng) ở Mỹ. Tuy nhiên chế độ này vẫn không được chính thức phê chuẩn cho tới khi có Đạo luật bản vị vàng vào năm 1990.[8] Chế độ đồng bản vị là một chế độ tiền tệ không ổn định bởi bản tính của tiền tệ là độc chiếm, gạt bỏ cái khác. Việc pháp luật thừa nhận cả bạc và vàng đều là kim loại tiền tệ là trái với bản tính đó của tiền tệ. Trong chế độ bản vị song song do lưu thông tiền vàng và tiền bạc căn cứ theo giá trị thực tế của kim loại tiền tệ chứa trong nó, cho nên giá cả hàng hoá và dịch vụ trên thị trường tất nhiên được thể hiện bằng hai loại giá cả: giá cả tính bằng tiền vàng và giá cả tính bằng tiền bạc. Hai loại này tất nhiên sẽ thay đổi theo sự thay đổi tỷ giá giữa kim loại vàng và kim loại bạc hình thành tự phát trên thị trường, vì vậy giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ bị hỗn loạn và dẫn đến sự hỗn loạn của thị trường. Trong chế độ bản vị kép, Nhà nước quy định tỷ giá cố định giữa tiền vàng và tiền bạc để khắc phục tình trạng không ổn định của lưu thông hàng hoá do chế độ bản vị song song gây ra, nhưng lại gây ra hiện tượng tiền xấu đẩy tiền tốt ra khỏi lưu thông, điều đó làm cho chế độ tiền tệ bị hỗn loạn nghiêm trọng. Khi hai loại tiền có giá trị thực tế không bằng nhau mà giá trị danh nghĩa của chúng được nhà nước quy định tách rời nhau khỏi giá trị thực tế của nó và cùng lưu thông theo giá trị danh nghĩa đó thì loại tiền có giá trị thực tế cao hơn tất nhiên dẫn dần sẽ bị rút khỏi lưu thông, còn loại tiền kém hơn sẽ được đưa vào lưu thông do tràn ngập thị trường. Hiện tượng này được goi là quy luật Gresham. Dưới tác dụng của quy luật này, thực tế trong chế độ hai đồng bản vị kép chỉ còn một đồng tiền có giá trị thấp trong lưu thông. Đây là tiền đề cho sự ra đời của chế độ một bản vị sau này.[1] 2.2.2. Chế độ bản vị vàng Chế độ bản vị tiền vàng là chế độ trong đó tiền tệ được đúc bằng vàng một cách tự do, tiền phụ và tiền tín dụng, tiền ngân hàng được đổi ra tiền vàng 12
  17. một cách tự do, vàng được tự do xuất nhập khẩu. Nhờ có chế độ tiền tệ như vậy nên lạm phát tiền tệ khó biến thành hiện thực. Đây là một chế độ tiền tệ ổn định nhất từ trước đến nay. [1] Vàng được lựa chọn bởi sự tinh khiết, không bị biến đổi theo thời gian, dễ dàng phân biệt, thẩm định nhờ màu đặc trưng, độ dẻo, âm thanh khi va chạm, khối lượng riêng lớn và vàng là một vật phẩm mà các nhà buôn lựa chọn làm thước đo giá trị. Trong chế độ bản vị vàng, vàng là kim loại duy nhất được sử dụng để đúc tiền. Chế độ này phát triển theo ba giai đoạn khác nhau: chế độ bản vị tiền vàng, chế độ bản vị vàng thỏi, chế độ bản vị hối đoái vàng. Chế độ bản vị tiền vàng, đây là chế độ tiền tệ thông thoáng và ổn định nhất trong lịch sử vì theo như quy định của chế độ này vàng được tự do đúc thành tiền, các loại tiền phụ, giấy bạc ngân hàng cũng như tiền tín dụng được tự do đổi thành vàng nếu muốn và bên cạnh đó pháp luật cũng cho phép tự do xuất nhập khẩu vàng. Theo cách quy định này, vàng luôn được phản ánh trung thực giá trị của mình, do đó sẽ khó có khả năng xảy ra hiện tượng lạm phát. Chế độ bản vị vàng có những quy tắc cơ bản sau: Các quốc gia ấn định cố định giá trị đồng tiền mua của mình với vàng và sẵn sàng không hạn chế mua và bán vàng tại mức giá quy định. Việc xuất nhập khẩu vàng giữa các quốc gia được tự do hoạt động. Ngân hàng trung ương luôn phải duy trì một số lượng vàng dự trữ trong mối quan hệ trực tiếp với số tiền phát hành. Số vàng dự trữ này cho phép ngân hàng trung ương xử lý uyển chuyển việc chuyển đổi ra tiền và vàng mà không gặp bất cứ một trở ngại nào, tiền được tự do chuyển đổi ra vàng không hạn chế. Quy tắc bảo đảm bằng vàng buộc ngân hàng trung ương khi mở rộng cung ứng tiền cho nền kinh tế phải tuân thủ kỷ luật “chỉ phát hành tiền khi có 13
  18. luồng vàng từ công chúng chảy vào Ngân hàng trung ương”. Kết quả là, khả năng thay đổi cung ứng tiền chính là sự thay đổi lượng vàng có sẵn trong tay những người cư trú. Đây là chế độ tiền thông thoáng và ổn định nhất trong lịch sử, vì theo như quy định, vàng luôn được phản ánh trung thực giá trị của mình, do đó sẽ khó có khả năng xảy ra hiện tượng lạm phát. Tuy nhiên nhược điểm của chế độ là là đồng tiền vàng vẫn là hàng hoá, do đó với nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, việc sản xuất vàng không thể theo kịp để đáp ứng. Thêm vào đó giá trị thực của đồng tiền trong lưu thông càng ngày càng kém đi so với lượng giá trị mà nó đại diện. Chế độ bản vị vàng thứ hai đó là chế độ bản vị vàng thỏi, người ta gọi là chế độ bản vị vàng thỏi vì vàng không còn tồn tại dưới dạng tièn nữa mà được đúc thành thỏi. Trong chế độ bản vị vàng thỏi, vàng không còn được tự do đúc thành tiền để đưa vào lưu thông nữa, lúc này tiền trong lưu thông phải được quy định chặt chẽ về hàm lượng vàng. Bên cạnh đó, các loại giấy bạc ngân hàng không được đổi ra vàng một cách tự do mà phải đạt một tiêu chuẩn nhất định do Nhà nước đề ra thì mới có thể đổi ra vàng. Hoạt động xuất nhập khẩu vàng cũng bị kiểm soát chặt chẽ và có lúc bị cấm. Cuối cùng là chế độ bản vị vàng hối đoái, chế độ vàng này được áp dụng trong một quãng thời gian tương tự chế độ bản vị vàng thỏi. Cũng có những quy định tương tự như chế độ bản vị vàng thỏi, tuy nhiên điểm khác biệt là các loại tiền ngân hàng trong chế độ này sẽ không được chuyển ra vàng mà chuyển ra ngoại tệ của nước thực hiện chế độ bản vị vàng thỏi. Việc chuyển đối này cũng không được thực hiện tự do mà phải thực hiện với một số lượng đủ lớn. [8] 14
  19. 2.2.3. Chế độ lưu thông tiền giấy Sau nhiều năm chế độ bản vị vàng được coi như là phương tiện để thanh toán, cất trữ thì được thay thể bởi chế độ tiền giấy bởi người ta thấy rằng khi lưu thông vàng gây khó khăn trong việc vận chuyển do nặng. Chế độ tiền giấy ra đời, tiền giấy thực hiện chức năng của tiền tệ như dùng để trao đổi, thanh toán, cất trữ, song tiền giấy gần như không có giá trị vì nó chỉ là loại tiền mang dấu hiệu giá trị mà thôi. Tiền giấy được tất cả mọi người chấp nhận vì nó được sản xuất bởi nhà nước và được nhà nước bảo đảm giá trị và bắt buộc tất cả phải sử dụng nó là đồng tiền chung. Nhưng để tồn tại và được thừa nhận chung thì tiền giấy cũng phải có lòng tin của người dân đối với chính nó. Khi lòng tin của người dân không còn với tiền giấy thì người dân lại trở lại nắm giữ vàng hoặc các vật dụng tài sản có giá trị khác như bất động sản. Mặc dù tiền giấy được sử dụng để trao đổi thanh toán hàng ngày nhưng vàng vẫn được sử dụng như một công cụ cất trữ có giá trị và tin cậy với hầu hết mọi người dân. Đặc điểm của chế độ tiền tệ ở xã hội phong kiến là việc đúc tiền thiếu trọng lượng, tuổi tiền thấp nên đến thời đại tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản ở các nước Tây Âu và châu Mỹ tiền giấy đã ra đời, xuất hiện đầu tiên ở châu Mỹ cuối thế kỷ 17, sang cuối thể kỷ 18 đã lan rộng rãi ở Pháp. Tiền giấy là dấu hiệu của kim loại tiền tệ (vàng) được phát triển ra để thay thế cho tiền kim loại đã từng tồn tại trong trao đổi. “Tiền giấy là đại biểu cho tiền kim loại tiền tệ, biểu hiện cho giá trị hàng hoá, và tiến giấy trở thành dấu hiệu của giá trị. Như vậy, tiền giấy chỉ là dầu hiệu của giá trị chíng nó đại biểu cho số lượng vàng, những số lượng vàng này cũng như tất cả những số lượng hàng hoá khác đều là số lượng giá trị” [2] Tiền giấy đại biểu cho tiền vàng trong trao đổi, vì vậy lượng tiền giấy phát hành đưa vào trao đổi phải do lượng tiền vàng cần thiết đáng lẽ tồn tại 15
  20. trong trao đổi quyết định. Do tiền giấy không đổi được ra vàng, nên lưu thông tiền giấy khác với lưu thông tiền vàng: lưu thông tiền vàng do có tính co dãn tương đối, nên lưu thông tiền tệ tự phát được điều hoà, ngược lại lưu thông tiền giấy không có tính co giãn, nên lượng tiền giấy phát hành không thể thích ứng với lượng tiền tệ cần thiết trong trao đổi được. [1] Hệ thống tiền tệ Bretton Woods : [3] Bản chất của hệ thống tỷ giá cố định là tỷ giá của các đồng tiền được cố định giá với đô la Mỹ. Trong đó đô la Mỹ, được cố định giá với vàng và được tự do chuyển đổi ra vàng. Vàng và đô la Mỹ là phương tiện dự trữ chủ yếu, ngoài ra các đồng tiền khác cũng có thể được dùng dự trữ nhưng rất hạn chế. Sự hoạt động của hệ thống Bretton Woods: Giai đoạn những năm 1950: Đây là thời kỳ thống trị tuyệt đối của đô la Mỹ. Trong thời kỳ này, hệ thống tỷ giá hoạt động ổn định sau những biến động (phá giá) của đồng tiền các quốc gia Châu Âu vào năm 1940. Thời kỳ này đồng đô la Mỹ chiếm vị trí thống trị do Mỹ có nền kinh tế mạnh và đô la Mỹ có thể tự do chuyển đổi ra vàng. Mặt khác, các quốc gia Châu Âu và Nhật Bản bị chiến tranh tàn phá nặng nề nên có nhu cầu lớn về máy móc, thiết bị và hàng hoá để phục hồi nền kinh tế. Đặc trưng của giai đoạn này là sự thiếu hụt đô la Mỹ. Lúc đầu đô la Mỹ được đáp ứng chủ yếu thông qua chu chuyển vốn hình thức. Sau đó, gia tăng chu chuyển vốn tư nhân dưới dạng đầu tư trực tiếp. Sự thâm hụt cán cân thanh toán chính thức tạo điều kiện cho các quốc gia Châu Âu và Nhật Bản tái tạo dự trữ ngoại tệ bằng đô la Mỹ. Đồng thời, nền kinh tế của các quốc gia Châu Âu phục hồi, thặng dư cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối tăng lên cho phép các quốc gia Châu Âu áp dụng chính sách tự do chuyển đổi đồng tiền của mình. Như vậy, hệ thống Bretton Woods đã bắt đầu đi vào hoạt động theo đúng dự định đã vạch ra khi thành lập năm 1944. 16
  21. Giai đoạn những năm 1960: Giai đoạn này lòng tin vào đô la Mỹ đã bắt đầu lung lay khi cán cân thanh toán của Mỹ năm 1960-1970 thường xuyên thâm hụt, trung bình là 3.5 tỷ USD, 1970 dự trữ vàng của Mỹ giảm xuống còn 11 tỷ USD, tài sản tính bằng đô la Mỹ do người nước ngoài nắm giữ tăng lên nhanh chóng. Giá vàng trên thị trường tự do chịu áp lực tăng giá. Làn sóng đầu cơ đối với vàng không ngừng gia tăng và mang màu sắc chính trị, như đối với các quốc gia, ví dụ như Pháp không đồng tình với hệ thống cho phép Mỹ mua tiềm năng sản xuất của các quốc gia khác bằng đô la Mỹ, không đảm bảo đầy đủ bằng vàng. Pháp đòi chuyển một lượng dự trữ đô la Mỹ của mình ra vàng . Mặt khác, sự hoài nghi về độ tin cậy đồng đô la Mỹ càng tăng cao khi xuất hiện một số đồng tiền mạnh như Mác Đức, Gulden Hà Lan và Yên Nhật. Các quốc gia cam kết không chuyển dự trữ đô la Mỹ ra vàng đồng thời cam kết các quốc gia cùng tham gia can thiệp trên thị trường vàng để giữ giá vàng ở mức ổn định là 35USD/ounce. Sự cam kết này được thực hiện bắt đầu năm 1962 và buộc phải kết thúc vào năm 1968 vì không đạt kết quả gì và phải tiêu tốn mất khối lượng vàng là 3 tỷ USD. Các quốc gia phát triển cũng ký kết "Thỏa thuận chung về vay mượn" theo đó các Quốc gia cam kết sẽ dành cho IMF một nguồn tài chính bổ sung cho mục đích các quốc gia thành viên vay tài trợ thâm hụt cán cân thanh toán. Cuối 1960, cùng với sự suy giảm lòng tin vào đô la Mỹ , sự mất ổn định tỷ giá của một số đồng tiền là dầu hiệu khủng hoảng của hệ thống Bretton Woods. Năm 1971, cuộc khủng hoảng mới thực sự bắt đầu khi Mỹ thường xuyên thâm hụt cán cân thanh toán, và lên đến con số tỷ lục là 30 tỷ USD. 15/8/1971 Tổng thống Mỹ Nixon đã tuyên bố dừng chuyển đổi dự trữ đô la Mỹ ra vàng đồng nghĩa với thả nổi đồng đô la Mỹ và trên thực tế hệ thống Bretton đã sụp đổ. Mỹ áp dụng mức thuế quan 10% đối với hàng hoá nhập khẩu nhằm buộc các quốc gia khác phải nâng giá đồng tiền. 17
  22. Để cứu vãn sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods 10 quốc gia đã đưa ra một số giải pháp: + Điều chỉnh lại tỷ giá của các đồng tiền, quan trọng nhất là phá giá đồng đô la Mỹ. Giá vàng chính thức tăng 35 USD- 38 USD/ounce. + Mở rộng biên độ dao động từ 1%-2.25%. + Mỹ bãi bỏ thuế quan 10% đối với hàng nhập khẩu. Những biện pháp này chỉ mang tính tạm thời nhằm giúp Mỹ lành mạnh hoá nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực tài chính. Mỹ đã không tận dụng cơ hội này. Thâm hụt Ngân sách vẫn tăng và thâm hụt cán cân thanh toán vẫn không giảm. Do đó, các quốc gia châu âu đã phải đối mặt với một lượng cung lớn trên thị trường ngoại hối và buộc các quốc gia này phải mua vào để giữ mức tỷ giá của mình trong giới hạn giao động. Tình trạng này không thể kéo dài khi đến tháng 1/1973 Thụy Sĩ thả nổi đồng france, Mỹ phá giá đồng đô la 10%, Nhật thả nổi đồng yên Thực chất Mỹ đã từ chối can thiệp để duy trì tỷ giá đô la Mỹ, còn các quốc gia châu âu từ chối can thiệp một mình trên thị trường ngoại hối. Hệ thống Bretton Woods sụp đổ, và thay vào đó là sự thay đổi của một số đồng tiền. 3. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG VÀNG 3.1. Khái niệm về thị trƣờng vàng Trong số các kim loại quý hiếm, vàng là một kênh đầu tư phố biến nhất. Các nhà đầu tư thường mua vàng như là một cách thức an toàn cũng như đối phó với bất kỳ biến động của nền kinh tế, chính trị và xã hội hay rủi ro trong thị trường tài chính. Những rủi ro ở đây có thể do đầu tư trong thị trường giá xuống, nợ chính phủ, tài chính sụt giảm, lạm phát, chiến tranh hay bất ổn xã hội. Đến nay, dường như chưa có một định nghĩa cụ thể về thị trường vàng, song hầu hết mọi người đều hiểu rằng, thị trường vàng là nơi mà các nhà đầu tư mua bán vàng, thường là mua trong thời điểm giá thấp sau đó bán đi với 18
  23. giá cao hơn để kiếm lời. Thị trường vàng cũng như hầu hết các thị trường khác, cơ bản là sự trao đổi mua bán để kiếm lời, trong đó chủ thể là vàng. Song thị trường vàng là một thị trường đầy rủi ro, thách thức với mỗi nhà đầu tư, bên cạnh đó thị trường vàng cũng nằm trong sự kiểm soát của chính phủ, chịu tác động từ phía chính phủ. Bản thân thị trường vàng cũng tạo nên những ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế cũng như đời sống xã hội. Thị trường vàng bao gồm các yếu tố như giá vàng, cung cầu vàng, các kênh đầu tư, các công ty kinh doanh vàng cũng như khai thác vàng, phân tích kỹ thuật vàng, chính sách của chính phủ v v 3.2. Các yếu tố tác động đến thị trƣờng vàng Vàng được biết đến như một hàng hoá và cũng là của cải có giá trị cất trữ. Bởi tính lâu bền cũng như giá trị của vàng, vàng dù là vàng miếng vàng thỏi, trang sức vàng hay ngay cả vàng được đào lên từ mặt đất thì cũng đều có giá trị. Lượng vàng trong mặt đất cũng có giới hạn, nó một thứ tài sản đến từ tự nhiên, không do con người tạo ra. Bên cạnh đấy thì vàng cũng có thể huy động từ người này sang người khác và từ quốc gia này sang quốc gia khác. Vàng là thứ hàng hoá hết sức nhạy cảm, vì vậy yếu tố cung, cầu của vàng cũng như môi trường kinh tế hay chính trị pháp luật đều có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường vàng trong nước và quốc tế. a. Cung vàng trên thị trường Vàng là một thứ hàng hóa đặc biệt, bởi nó là một thứ kim loại được khai thác dưới lòng đất và được đào lên qua quá trình chế tác trở thành vàng thỏi, vàng miếng hay vàng trang sức, vì vậy vàng có thể được huy động một cách linh hoạt. 19
  24. Biểu đồ 1: Nguồn cung cấp vàng trung bình trong 5 năm từ năm 2004-2008 vàng khai thác tự nhiên vàng tái chế, 28% vàng từ ngân hàng trung ương vàng khai thác tự bán vàng từ ngân hàng nhiên, 60% vàng tái chế trung ương bán, 12% vàng khai thác tự nhiên vàng tái chế, 28% vàng từ ngân hàng trung ương bán vàng tái chế vàng khaiNguồn: thác Investing tự in Gold- World Gold Council vàng từ ngân hàng nhiên,Nguồn 60% cung cấp vàng trên thế giới chủ yếu từ 3 nguồn là vàng được khai trung ương bán, 12% thác từ tự nhiên, vàng được tái chế, và một nguồn vàng nữa là từ ngân hàng trung ương bán ra. Như biểu đồ trên ta cũng thấy rằng vàng không chỉ được khai thác từ tự nhiên trong long đất mà còn có lượng vàng được tái chế từ các kim loại được khai thác trước đó ví dụ như nhôm và chì. Thực tế cho thấy nguồn cung cấp nguồn vàng thứ hai chiếm một tỷ trọng không nhỏ, nhìn vào biểu đồ, trong vòng 5 năm từ năm 2004 đến năm 2008 vàng tái chế chiếm đến 28% trên tổng số nguồn cung vàng trên toàn thế giới. Vàng được cung cấp đa số là từ tự nhiên và một phần khoảng 12% là được cung cấp bởi ngân hàng trung ương.[19] 20
  25. Biểu đồ 2: Sản lƣợng vàng thế giới theo khu vực từ năm 1980 - 2007 Nguồn: Investing in Gold- World Gold Council Hơn một thế kỷ nay, Nam Phi luôn là nước đứng đầu trong khai thác vàng trong tổng số sản lượng vàng trên thế giới. Vì thế mọi biến động về cung ở Nam Phi đều ảnh hưởng rất lớn đến thị trường vàng thế giới. 21
  26. b. Cầu vàng trên thị trường Biểu đồ 3: Nhu cầu trung bình vàng trên thế giới 5 năm từ năm 2004-2008 Đầu tư, 19% Trang sức Công nghiệp, Công nghiệp 14% Trang sức, 68% Đầu tư Đầu tư, 19% Trang sức Công nghiệp, Công nghiệp 14% Trang sức, 68% Đầu tư Nguồn: Investing in Gold- World Gold Council Nhu cầu về vàng rộng khắp trên thế giới. Đông Á, Ấn độ, Trung đông chiếm đến 70% nhu cầu vàng trên khắp thế giới năm 2008. 55% nhu cầu được chia đều cho 5 nước gồm: Ấn độ, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Trung quốc. Nhu cầu vàng hàng năm thường do ba nhu cầu chính gồm: nhu cầu dùng vàng để làm đồ trang sức, cho công nghiệp và cho hoạt động đầu tư. Trong đó nhu cầu dùng vàng để làm trang sức chiểm đến hơn hai phần ba lên đến 68% tương đương 2,436 tấn trong suốt 5năm kể từ năm 2004. Trong 12 năm 2008 con số giao dịch vàng để phục vụ cho nhu cầu trang sức lên đến 61 tỷ đô la Mỹ, trang sức trở thành một trong những loại hàng hoá được tiêu dùng lớn nhất. Mỹ là thị trường lớn nhất của vàng trang sức, trong đó Ấn độ là nước có số lượng người sử dụng vàng nhiều nhất lên đến 24% tổng nhu cầu trong năm 22
  27. 2008. Ở Ấn độ vàng được ưa chuộng bởi tính văn hoá truyền thống cũng như linh thiêng chứ không phải theo xu hướng kinh tế.[24] Nhu cầu vàng trong lĩnh vực đầu tư, nhu cầu về vàng để đầu tư càng ngày trở nên phố biến, con số này càng ngày càng trở nên lớn hơn trong những năm gần đây. Đầu tư thu hút nguồn vàng xấp xỉ 32 tỷ USD trong năm 2008. Ngành công nghiệp và y tế cũng chiếm 11% nhu cầu vàng (trung bình hàng năm vượt qua con số 440 tấn từ năm 2004 đến 2008). Vàng ngày càng được sử dụng nhiều trong ngành nhiệt và điện tử, sử dụng để làm vi mạch, dây dẫn vì thế nên nhu cầu vàng trong công nghiệp ngày càng tăng. Nguồn cung vàng trong tự nhiên thì có giới hạn mà nhu cầu sử dụng vàng trong đời sống, công nghiệp, hay trở thành một kênh đầu tư trong nền kinh tế càng ngày càng tăng. Điều đó chính là lý do dẫn đến những biến động của thị trường vàng, sự tăng hay giảm của giá vàng cũng chịu ảnh hưởng bởi một phần lớn từ nguồn cung và cầu vàng trên thế giới.[25] c. Các yếu tố ảnh hưởng khác Vàng là một hàng hoá đặc biệt, ngoài yếu tố cung cầu có tác động lớn đến thị trường vàng thì môi trường kinh tế, chính trị và chính sách của nhà nước cũng có những ảnh hưởng nhất định đến thị trường nhạy cảm này. Môi trường kinh tế là môt yếu tố quan trọng, nó ảnh hưởng đến mọi hàng hoá chứ không riêng gì vàng. Vấn đề cơ sở hạ tầng, các nhà đầu tư cũng như vấn đề quản lý tiền tệ là những yếu tố thiết yếu tạo nên một môi trường kinh tế, trong đó việc điều hành kinh tế vĩ mô, kết nối các thị trường tiền tệ, chứng khoán, bất động sản với thị trường vàng cần có sự điều tiết thống nhất. Những biến động khó lường của tỷ giá, lãi suất và lạm phát cao và hoạt động tìm vốn cũng là những vấn đề mà thị trường vàng phải đối mặt trong những năm gần đây. Khi không có một môi trường kinh tế ổn định, nhà đầu tư cũng không 23
  28. yên tâm đầu tư vào thị trường vàng, khi đó lượng giao dịch trong thị trường cũng sẽ giảm sút. Để có một môi trường kinh tế ổn định, trong đó tập trung ở sự nhất quán và hợp lý của những điều chỉnh về chính sách điều hành và can thiệp thị trường, có hệ thống thông tin dự báo kịp thời và chính xác. Mọi chính sách của nhà nước cũng như những thay đổi trong cơ cấu chính trị của đất nước để có những tác động nhất định đến kinh tế đất nước nói chung và thị trường vàng nói riêng. Chỉ cần những thay đổi nhỏ trong chính sách cũng tạo ra những biến động lớn cho thị trường vàng. Ví dụ như chính sách cấm nhập khẩu vàng từ nước ngoài, sẽ làm cho nguồn cung trở nên khan hiếm, và cung cũng có thể không đáp ứng được nhu cầu vàng trong nước, khi đó có thể giá vàng trong nước sẽ tăng cao hơn mặt bằng chung giá vàng trên thế giới. Nhà đầu tư vàng sẽ yên tâm hơn nếu thị trường nằm trong sự quản lý của nhà nước, mọi biến động của thị trường chịu sự tác động của nhà nước dựa trên nhũng chính sách hợp lý và thị trường vàng hoạt động theo đúng pháp luật. 3.3. Một số thị trƣờng vàng phát triển trên thế giới Hai trong số những trung tâm giao dịch vàng quan trọng và lớn nhất trên thế giới là thị trường vàng London và New York [16] Thị trường vàng London ( London bullion market) là một trong những thị trường vàng lâu đời nhất trên thế giới và là thị trường lớn nhất trong giao dịch vàng vật chất. Các thành viên của Hiệp hội thị trường vàng London “London Bullion Market Association” (LBMA) thực hiện giao dịch vàng và bạc trên thị trường dưới sự dám sát của ngân hàng Anh. Hầu hết những thành viên đều là các ngân hàng quốc tế lớn, thương gia và những nhà chế tạo vàng. Một ngày hai lần 5 thành viên của London Gold Pool gặp nhau lúc 10h30 sáng và 3h chiều để cùng nhau xác định mức giá cho thị trường, phương pháp xác định giá này được gọi là Gold Fixing. 5 thành viên đầu tiên của LBMA là 24
  29. các nhà giao dịch vàng lớn nhất thời bấy giờ: Rothschild & Sons, Mocatta & Goldsmid, Pixley & Abell, Samuel Montagu & Co. và Sharps Wilkins, 5 thành viên hiện nay là: Deutsche Bank, Socíeté Génerale, HSBC, Scotia Mocatta, Barclays Capital. Hiện nay giá vàng được ấn định bằng đôla Mỹ(USD), Bảng Anh (GBP) và Euro (EUR). Cho đến nay London vẫn là trung tâm lớn nhất thế giới xét về khía cạnh giao dịch OTC, xếp sau đó là thị trường New York, Zurich và Tokyo. Mặc dù các thị trường giao dịch vàng vật chất có mặt khắp thế giới nhưng hầy hết các giao dịch buôn bán đều được thanh toán qua London. [16] Thị trường vàng lớn thứ hai thế giới sau thị trường vàng London là thị trường vàng New York, sàn giao dịch New York mở cửa vào năm 1872, lúc đầu nó chỉ là Sàn giao dịch bơ và pho mát New York (NYMEX). Nó được thành lập bởi một nhóm nhà buôn, dần dần các hàng hoá giao dịch ở đây được mở rộng ra. Sàn giao dịch này bắt đầu giao dịch các hợp đồng tương lai vào ngày 31 tháng 12 năm 1974, vào ngày đầu tiên các công dân Mỹ được cho phép sở hữu vàng sau thời kỳ cấm đoán kéo dài trên 40 năm. Năm 1994, NYMEX được sát nhập với Sàn giao dịch hàng hoá COMEX. Các hợp đồng vàng ở COMEX có khối lượng là 100 ounces vàng mỗi hợp đồng, và mỗi ngày COMEX giao dịch khoảng 75509 hợp đồng vàng tương lai. Bên cạnh hai thị trường vàng lớn như London và New York thì còn một số các thị trường vàng lớn và quan trọng khác trên thế giới như Tokyo, Hôngkông, Thượng Hải, Sydney, Singapore, Dubai và Zurich.[26] 25
  30. CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG VÀNG VIỆT NAM 1. BỨC TRANH TOÀN CẢNH VỀ THỊ TRƢỜNG VÀNG VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. Các bƣớc phát triển của thị trƣờng vàng Việt Nam Trong lịch sử phát triển tiền tệ ở nước ta, theo sử sách ghi lại thì đồng tiền đầu tiền không phải là vàng mà là đồng. Không ai biết chính xác người Việt bắt đầu sử dụng vàng từ khi nào, chỉ biết rằng trong thời kỳ Hai Bà Trưng khởi nghĩa thì có nhắc đến vàng như một thứ trang sức của phụ nữ ở các gia đình vua chúa và có thế lực. Căn cứ vào những đồng tiền thu được khi tiến hành khảo cổ, từ thời Bắc thuộc tiền đồng Trung Quốc đã được sử dụng ở Việt Nam như tiền của nhà Hán. Bên cạnh đó, những đĩnh vàng, đĩnh bạc của Trung Quốc cũng được lưu hành ở Việt Nam thời kỳ này. Đến thời Nguyễn, sau khi lên ngôi vua Gia Long cho mở các sở đúc tiền ở Bắc thành, Gia Định để đúc tiền đồng Gia Long thông bảo. Các triều vua sau này của nhà Nguyễn cũng tiếp tục đúc tiền đồng và có lúc đúc cả tiền kẽm. Song song với tiền đồng thì ở thời Nguyễn các loại thoi bạc, thoi vàng và tiền bạc tiền càng cũng ra đời từ những khoảng năm 1820, cuối triều Gia Long đầu triều Minh Mạng. Vàng được định giá gấp 17 lần bạc và mỗi lạng bạc giá 2 quan 3 tiền đồng. Đến thời kỳ Việt Nam là một phần của Đông Dương thuộc Pháp, đơn vị của cả Đông Dương là đồng đôi khi là bạc. Tiền tệ do chính quyến trong giai đoạn này lấy bạc làm bản vị nhưng những đồng tiền vàng của triều Nguyễn vẫn được lưu hành bất hợp pháp ở các vùng nông thôn. Sau một số biện pháp cải cách tiền tệ, ngày 31 tháng 5 năm 1930, Tổng thống Pháp có sắc lệnh quy định đồng bạc Đông Dương có giá trị là 665 miligam vàng (độ tinh 26
  31. khiết 900 phần nghìn) từ đó chấm dứt chế độ bản vị bạc mà chuyển sang chế độ bản vị vàng. Sau khi nước Việt Nam dân chủ ra đời năm 1945, ngay cuộc họp đầu tiên của hội đồng chính phủ đã quyết định tổ chức tuần lễ vàng được tiến hành trong cả nước. Và tuần lễ vàng đã trở thành kỳ tích trong những ngày đầu độc lập của nước Việt Nam dân chủ, chỉ trong vòng bảy ngày đồng bào cả nước mà chủ yếu là các gia đình giàu có hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyên góp được 20 triệu đồng Đông Dương và 370kg vàng. Quy theo giá vàng khi ấy thì số tiền này lên tới 2.293kg vàng. Điều đó cho thấy, từ những năm 40 của thế kỷ, người dân Việt Nam đã tích trữ vàng và khi cần huy động cũng sẵn sàng Những năm sau đó, thị trường vàng Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc sôi động hơn rất nhiều, nhưng vẫn nằm trong sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước từ việc khai thác cũng như mua bán vàng. Thời gian này nhà nước đang độc quyền mua bán vàng và việc thực hiện mua bán vàng từ nước ngoài do các công ty mua bán vàng mà nhà nước cho phép. Thị trường đa dạng các chủ thể tham gia, ngoài các công ty đã chiếm tỷ trọng lớn, và có khả năng chi phối như Công ty vàng bạc đá quý SJC, PNJ, SACOM, ACB, SCB còn có sự tham gia của nhiều ngân hàng thương mại cũng như hàng ngàn tiệm vàng lớn nhỏ trên thị trường cùng mạng lưới các cá nhân tích trữ vàng ở khắp các miền trên cả nước. Thị trường vàng được các chủ thể tiếp cận với các mục đích có thể giống cũng có thể khác nhau từ tích trữ, kinh doanh, để sản xuất, để thanh toán, để đầu tư sinh lời ngắn hạn hay thậm chí có thể là nhu cầu trang sức làm đẹp Năm 1987 nhà nước ban hành Quyết định số 76/HĐBT ngày 13 tháng 5 của Hội đồng Bộ trưởng quy định về thăm dò, khai thác, chế biến và mua bán vàng, đá quý từ long đất[27] 27
  32. Giá bán buôn công nghiệp 1 kg vàng cám 100% do xí nghiệp thuộc Bộ Cơ Khí và luyện kim được Uỷ ban Vật giá nhà nước duyệt là 11.500.000 đồng. Giám đốc Ngân hang Nhà nước sẽ công bố giá mua giá bán lẻ kinh doanh vàng bạc tại địa phương cả cá nhân và tập thể để đảm bảo cho Công ty kinh doanh vàng bạc địa phương có thể mua bán và kinh doanh có lãi, cũng như việc quản lý giá cả thị trường được tốt hơn. Theo quy định trên giá vàng sẽ được Ngân hàng nhà nước điều chỉnh theo các biến động của thị trường. Và gía các đá quý và trang sức khác như bạc cũng được xác định theo giá vàng từng ngày. Tháng 6 năm 1989 thì Nhà nước cho phép các đơn vị kinh tế tập thể, hộ kinh doanh cá thể thoả mãn các điều kiện do nhà nước để ra như có số vốn tối thiểu, ký quỹ bằng hiện kim ở Ngân hàng nhà nước, chuyên môn về kỹ thuật, có cửa hàng và có giấy phép kinh doanh được kinh doanh vàng, song trong thời kỳ này chính sách vẫn đang thắt chặt nên các đơn vị này không được buôn bán vàng khối, vàng thỏi, vàng lá và mua bán với nước ngoài. Sau khi kinh tế mở cửa, nhà nước đã có những bước nới lỏng cho kinh doanh vàng, vì thế thị trường vàng Việt Nam được đà tiến lên. Đến tháng 9 năm 1993 thì các doanh nghiệp kinh doanh vàng được phép mua bán vàng khối, vàng thỏi, vàng cục, vàng lá, vàng gốc, vàng tư trang được chế tác và gia công. Ngày 09 tháng 12 năm 1999, theo quy định của nhà nước thì các doanh nghiệp kinh doanh vàng có giấy phép của Ngân hàng nhà nước được nhập khẩu vàng dưới dạng khối thỏi hạt miếng. Cùng với đó Bộ Tài chính đã giảm thuế nhập khẩu vàng, vàng miếng từ 3% xuống 1%, vàng nguyên liệu từ 1% xuống 0.5%[5]. Và đến năm 2006, thuế nhập khẩu vàng các loại được giảm xuống đồng đều là 0.5%. Đến những năm gần đây, thị trường vàng Việt Nam có những bước phát triển mới, năm 2006 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định 28
  33. cho phép các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp kinh doanh vàng được tham gia hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài(số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 )[12]Quyết định trên được ban hành nhằm điều chỉnh hoạt động kinh doanh vàng thông qua tài khoản vàng tại nước ngoài dưới dạng các giao dịch theo thông lệ quốc tế của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối có hoạt động kinh doanh vàng và các doanh nghiệp kinh doanh vàng [14] Áp dụng mô hình như sàn giao dịch Chứng khoán ngày 25-5-2007 Ngân hàng Á châu (ACB) khai trương Sàn giao dịch vàng Sài gòn tại 29 Lý thường Kiệt quận Tân Bình Thành phố Hồ Chí Mình. Đây là Sàn giao dịch vàng đầu tiên ở nước ta mở ra một kênh đầu tư vàng tập trung và có tổ chức.[28] Song hoạt động của sàn vàng còn tiềm ẩn nhiều bất ổn cũng như chưa có những biện pháp quản lý chặt chẽ nên ngày 6/1, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký ban hành Thông tư số 01/2010/TT-NHNN bãi bỏ Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/1/2006 về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài và Quyết định số 11/2007/QĐ-NHNN ngày 15/3/2007 về sửa đổi, bổ sung quy định về hoạt động này, từ đó chấm dứt các hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được cấp phép trước đó.[15][29] Vào tháng 6 năm 2007, kho ngoại quan vàng đầu tiên của Việt ANm chính thức được đưa vào sử dụng. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) được sự hỗ trợ của Công ty dịch vụ tiếp vận toàn cầu Brink’s đã khai trương Kho ngoại quan vàng tại TPHCM, nằm tại khu vực kho hàng của sân bay Tân Sơn Nhất. Sự ra đời của kho ngoại quan vàng đánh dấu một bước phát triển mới của thị trường vàng Việt Nam, hướng tới hội nhập với quốc tế sâu rộng hơn. [30] Cho đến thời điểm năm 2009. thì SJC có thị phần chi phối gần 90% thị trường vàng Việt Nam sở hữu thương hiệu mạnh nhất trong ngành với cơ sở 29
  34. hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực mạnh. Ngày 9-2-2010 lần đầu tiên miếng vàng 10 lượng được sản xuất trong nước được đưa ra thị trường bởi công ty SJC, miếng vàng ra đời rất tiện lợi cho những người mua và trữ vàng số lượng lớn. Bên cạnh SJC thì còn có khoảng 10 doanh nghiệp có quy mô lớn cùng với 3000 doanh nghiệp kinh doanh vàng vừa và nhỏ. Kinh doanh vàng là ngành nghề có điều kiện và phải được phép của Ngân hàng nhà nước, trước thời điểm tháng 1/2010 một số ngân hàng cũng được phép mở sàn vàng, kinh doanh vàng trên tài khoản, song có do có nhiều vấn đề nảy sinh trong việc quản lý nên đến tháng 3/2010 các sàn vàng chính thức bị đóng cửa. Song dưới con mắt đánh giá của ông Albert Cheng, Tổng giám đốc Hội đồng vàng Thế giới – khu vực châu Á, so với các nước trong khu vực thị trường vàng Việt Nam đang có tốc độ phát triển nhanh nhất. Tuy nhiên để thị trường vàng của chúng ta có thể đuổi kịp các thị trường vàng phát triển trong khu vực, cần đạt đến tiêu chí một thị trường mở để kết nối với các giao dịch của thị trường vàng thế giới.[31] 1.2. Thực trạng về tình hình hoạt động thị trường vàng giai đoạn 2007-2009 Qua một quá trình phát triển lâu dài, thị trường Việt Nam hiện nay đã có những bước tiến vượt bậc so với cách đây vài chục năm. Xu hướng mở thể hiện rõ nét qua tính đa dạng về chủ thể tham gia giao dịch trên thị trường. Ngoài các công ty chiếm tỷ trọng lớn, có khả năng chi phối giá như công ty Vàng bạc đá quý SJC, PNJ, SACOM, ACB, SCB còn có sự góp mặt cảu nhiều Ngân hàng thương mại, các tiệm vàng lớn nhỏ trên cả nước cùng mạng lưới nhà đầu tư cá nhân khắp mọi miền. Các chủ thể tiếp cận thị trường với nhiều mục đích khác nhau có thể là kinh doanh, tích trữ, để sản xuất, để thanh toán, hay chỉ đơn giản là nhu cầu trang sức làm đẹp Và có thể nhận thấy, nhu cầu về giao dịch vàng tại Việt Nam đang có xu hường ngày một cao, sự phát triển của thị trường vàng Việt Nam cũng vì thế mà ngày càng đi lên. 30
  35. * Cung vàng trên thị trường trong nước Nguồn cung vàng chủ yếu trong nước là do nhập khẩu, Việt Nam là quốc gia nhập khẩu tới 95% nhu cầu vàng của mình. Theo thống kê của công ty Vàng bạc đá quý SJC, kể từ khi ra đời thương hiệu vàng miếng năm 1988 cho đến thời điểm giữa năm 2008 thì đã có 11triệu lượng vàng miếng được đưa ra thị trường, cứ 1 triệu lượng vàng miếng SJC tương đương với 37,5 tấn vàng. Như vậy số vàng miếng SJC đã vào thị trường tương đương 412,5 tấn, tính theo giá vàng thế giới tháng 4 năm 2008 là khoảng 12,3tỷ USD. Ngoài ra còn một lượng lớn vàng nhập khẩu để chế tác nữ trang. Việt Nam trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về nhập khẩu vàng. Điều này góp phần không nhỏ vào thâm hụt cán cân thương mại của đất nước, đối phó loại với tình hình, giữa tháng 5 năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã ngừng cấp giấy phép nhập khẩu vàng nhằm kiềm chế lạm phát, điều chỉnh kinh tế vĩ mô. Cho đến thời điểm ngừng nhập khẩu vàng thì tổng giá trị nhập khẩu vàng cho năm 2008 là 1,7 tỷ USD tương đương 45 tấn vàng và bằng 57% sản lượng vàng tiêu thụ năm 2007.Việc ngừng nhập khẩu vàng là việc phải làm nhưng “liều thuốc” này cũng đã để lại một số tác dụng phụ, trong đó đáng chú ý là góp phần “đẩy” giá vàng trong nước càng xa với thế giới. Ngưng nhập khẩu vàng đồng nghĩa với nguồn cung vàng bị bó hẹp lại, vì vậy làm cung nhỏ hơn cầu tất yếu dẫn đến việc đẩy giá vàng tăng lên và tạo ra những diễn biến phức tạp trong năm 2008. Song đến cuối năm 2009, do có những biến động bất lợi tạo ra sự biến động lớn trên thị trường vàng, đẩy giá vàng lên trên 29triệu đồng/ lượng, nguồn cung vàng là một trong những nguyên nhân gây ra sự biến động này. Để bình ổn giá vàng Chính phủ đã có những biện pháp ổn định thị trường vàng trong nước, trong đó đáng chủ ý, là việc Thống đôc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đã cho phép nhập khẩu vàng sau 1,5 năm ngừng nhập 31
  36. khẩu. Nhờ đó thị trường vàng phần nào ổn định do cung vàng có thể đáp ứng đủ nhu cầu vàng trong nhân dân. * Cầu vàng trên thị trường trong nước Nhu cầu cất trữ vàng trong nước đã xuất hiện từ xa xưa và những năm gần đây cầu vàng càng ngày càng lớn do nhu cầu vàng đầu tư trong nước ngày càng tăng. Sau sự biến động lớn của giá vàng năm 2006, người dân đổ xô đi mua vàng. Vàng trở thành một xu hướng mới của giới đầu tư, năm 2007 là một năm đầy biến động của thị trường vàng trong nước, nhu cầu về vàng tăng mạnh và đột ngột, sản lượng tiêu thụ được trong nước năm đó đạt 75 tấn, trong những ngày cao điểm thị trường vàng đã tiêu thụ được 2 tấn vàng 1 ngày. Tháng 9 năm 2007, đánh dấu một biến động lớn trên thị trường vàng Việt Nam khi mà các thông tin liên quan về thị trường tài chính Mỹ bị phanh phui, lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ sắp lan toả toàn cầu. Và trong thời điểm đó dễ nhận thấy được tính chất an toàn cũng như bảo toàn tài sản, vàng đã trở thành kênh đầu tư an toàn nhất trong thời điểm bất ổn do lạm phát tăng cao và đồng đô la mất giá. Trong ba kênh tiết kiệm, Việt Nam đồng, đô la Mỹ và vàng thì vàng trở nên an toàn và được ưa thích hơn bao giờ hết. Tháng 11, khi giá vàng đang tăng cao nhu cầu mua vàng đầu cơ tích trữ tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vẫn tăng cao. Những năm gần đây, qua sự biến động của thị trường vàng cho thấy, nhu cầu vàng của người dân tỷ lệ thuận với giá vàng, khi mà giá vàng tăng cao, nhu cầu vàng trong nước cũng tăng cao, do thiếu sự hiểu biết về thị trường, người dân đua nhau mua vàng để đầu cơ. Đến cuối năm 2009, giá vàng đột ngột tăng lên trên 29triệu đồng/ lượng, người dân đổ xô đi mua vàng, khiến cho thị trường chao đảo, nhiều chuyên gia cho rằng đó là hiện tượng bong bong vàng, do nhà đầu tư nhận định sai thị trường cũng như việc người dân đi mua vàng theo dây chuyền khiếp cho nhu cầu vàng tăng cao. 32
  37. * Giá vàng trong nước Từ giữa năm 2006 thị trường vàng Việt Nam đã có những biến động lớn do giá vàng đột ngột tăng mạnh vào giữa tháng 6, lần đầu tiên giá vàng vượt ngưỡng 1,4 triệu đồng/chỉ. Từ đó vàng trở thành một xu hướng mới của giới đầu tư, năm 2007 chứng kiến nhiều biến động của giá vàng, song mức giá đầu năm 2007 lại diễn ra khá khiêm tốn, mức giá trên dưới 1,3 triệu đồng/chỉ. Tháng 11 năm 2007 giá vàng bất ngờ tăng cao do nhu cầu mua vàng đầu cơ tích trữ ở các thành phố lớn tăng cao do lo ngại khủng hoảng kinh tế, giá vàng thị trường trong nước thời điểm này bán ra là 1.650.000 đồng/chỉ, mua vào 1.640.000 đồng/chỉ. Giá vàng tính đến hết năm 2007 đã tăng 30% so với thời điểm cuối năm 2006. Sang năm 2008, giá vàng trong nước biến động theo sự thăng trầm của nền kinh tế thế giới, diễm biến giá vàng trong nước đã trải qua hai đợt sóng lớn vào tháng 3 và tháng 7 khi vượt mức 19 triệu đồng/lượng , sau đó giảm mạnh vào cuối năm. Theo dữ liệu từ Ngân hàng ACB, giá vàng SJC trong nước đạt mức cao kỷ lục là 19.35 triệu đồng/lượng và thấp nhất 16.10 triệu đồng/lượng. Tính bình quân giá vàng năm 2008 xoay quanh mức 17.64 triệu đồng/ lượng. Nhìn vào biểu đồ ta cũng thấy rõ được sự thay đổi mạnh mẽ giá vàng tháng 3 và tháng 7 năm 2008 33
  38. Biểu đồ 4: Giá vàng 10 tháng đầu năm 2008 Nguồn: Công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu- Ngày 15/10/2008 34
  39. Trong năm 2008, đã có lúc giá vàng trong nước không theo sát giá vàng thế giới, điều đó cho thấy thị trường vàng Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc hoạt động và đáp ứng theo nhu cầu, chưa có sự liên kết được với các thị trường thế giới. Năm 2009 là năm có nhiều kỷ lục nhất về sự biến động của vàng chính vì thế rất nhiều nhà đầu tư đã phải trả giá đắt cho sự dự đoán sai xu hướng của giá vàng. Giá vàng đã có lúc biến động mạnh từ 24 triệu đồng/lượng lên đến trên 29 triệu đồng/lượng, làm không ít nhà đầu tư thua lỗ hàng tỷ đồng. Ngày 11/11/2009 giá vàng tăng cao đột ngột có lúc lên đến 29.5 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước lúc bấy giờ so với giá vàng thế giới chênh lệch trên 3 triệu đồng/ lượng, biết rằng giá vàng chếnh lêch cao nhưng các nhà đầu tư vẫn tiếp tục mua vào. Biểu đồ 5: Giá vàng trong nƣớc so với giá vàng thế giới ngày 11/11/2009 Nguồn: www.24h.com.vn/news/detail/52/26 ews%3D10 35
  40. * Hoạt động của sàn vàng và giá trị giao dịch Các phiên giao dịch đầu năm 2007 của thị trường vàng diễn ra tương đối khiêm tốn, lượng khách đến mua vàng tại các công ty vàng bạc đá quý không mấy nhộn nhịp và hầu hết là khách mua vàng vào. Ngày 25-5-2007, Ngân hang Á châu ( ACB) khai trường sàn giao dịch vàng đầu tiên tại Sài Gòn, đây là sàn giao dịch vàng đầu tiên ở nước ta, mở ra một kênh đầu tư vàng tập trung và có tổ chức. Để mua bán tại sàn này, nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ 10% giá trị giao dịch, 90% vốn sẽ được ACB cũng với tư cách là thành viên của sàn sẽ cho vay, giúp nhà đầu tư kinh doanh cả chiều mua và chiều bán. nhà đầu tư không chỉ có thể mua vàng về để đầu cơ giá lên mà còn có thể bán vàng để đầu tư giá xuống. Vào tháng 11 năm 2007, thời điểm giá vàng tăng cao khối lượng giao dịch vàng lên tới 27.700 lượng vàng tại Sàn giao dịch vàng Sài Gòn và lên tới 20.000 lượng vàng tại công ty Vàng bạc đá quý SJC. Vàng đã trở thành kênh đầu tư mới thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư . Sang đến năm 2008, năm đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của các sàn giao dịch vàng, tính đến thới điểm cuối năm 2008 đã có hơn 10 sàn giao dịch vàng đã được đi vào hoạt động. Việc ra đời các sàn vàng cùng với cơn sốt giá trong năm đã khiến một lượng tiền lớn chảy từ chứng khoán sang. Tuy nhiên, sự khốc liệt của loại hình này cũng chứng kiến không ít nhà đầu tư chịu thiệt thòi do bị áp đặt các quy định bất lợi. Năm đó thị trường cũng chứng kiến sự đời của rất nhiều sàn vàng bất hợp pháp. Hơn nữa đó cũng là thời điểm nở rộ việc kinh doanh vàng qua tài khoản qua mạng bất hợp pháp. Các công ty ra đời dưới cái danh trung tâm tư vấn, dù đã có rất nhiều người phải trả giá đắt khi tham gia vào loại hình đầu tư mạo hiểm này song các nhà đầu tư khác vẫn cứ lao vào như “ thiêu thân”. Tham gia thị trường này nhà đầu tư không mất công đên sàn giao dịch mà cũng không phỉa viết phiếu đặt lệnh mua bán 36
  41. thông qua nhân viên nhập lệnh mà tự đặt lệnh mua bán vàng trực tuyến ở nhà. Thực chất đây là hình thức kinh doanh theo kiểu trò chơi đánh bạc bằng máy tính trực tuyến hên xui. Do giá vàng trên sàn gắn với giá vàng thế giới, nên có thời điểm giá vàng trên sàn giao dịch lại thấp hơn giá vàng vật chất bên ngoài đã giúp cho nhiều nhà đầu tư kiếm được chênh lệch từ việc mua và rút vàng đem ra ngoài bán. Điều này khiến các sàn giao dịch liên tục thay đổi hạn mức rút vàng gây nhiều tranh cãi. Chỉ đến khi áp dụng mức phí rút vàng là không đủ dự trữ. Năm 2009 là một năm sóng gió nhất trên thị trường tài chính, quả bom về khủng hoảng kinh tế đã nổ và lan nhanh sang các thị trường tài chính trên toàn thế giời. Nếu xét vàng là một loại hàng hoá thì trong thời kỳ suy thoái kinh tế, chắc chắn mặt hang này cũng bị sụt giảm, nhưng từ quan điểm vàng được coi là nơi trú ẩn an toàn của đồng vốn, kênh đầu tư an toàn nhất trong giai đoạn kinh tế bất ổn thì thị trường này không ảm đạm – theo Phó chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam ông Huỳnh Trung Khánh - Tạp chí Doanh nhân ngày 02/09/2009 [13] Sức hấp dẫn của kênh đầu tư vàng cũng được chứng tỏ bởi nhà đầu tư chỉ cần có 10 triệu đồng là có thể thành nhà đầu tư vàng, chính yếu tố này đã lôi kéo không ít người dân tham gia, mà trong số họ không ít người không có kiến thức về thị trường vàng nên họ có tâm lý bầy đàn mua cùng mua bán cùng bán tạo ra hiện tượng bong bóng trên thị trường. Cuối năm 2009, sau một thời gian dài thị trường vàng sôi sục vì giá vàng không ngừng tăng và “ sân chơi” sàn vàng, ngày 30/12/2009, Thủ tướng chính phủ cho ý kiến chỉ đạo tại văn bản 369/ TB-VPCP ban hành chậm nhất 90 ngày kể từ ngày thông báo mọi hoạt động kinh doanh sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản trong nước (bãi bỏ Quyết định 3/2006/QĐ- NHNN ngày 18/02/2006) phải chấm dứt hoạt động (trước ngày 30/03/2010). 37
  42. Còn đối với hoạt động kinh doanh vàng là đồ trang sức vẫn được cấp phép tiến hành bình thường song Ngân hàng nhà nước và UBND cấp tỉnh phải có sự tổ chức và hướng dẫn cụ thế. Tính đến cuối năm 2009, trên cả nước đã có khoảng 20 sàn vàng được tổ chức theo hình thức góp vốn và liên kết giữa các tổ chức, cá nhân trong đó đa số là có sự tham gia của các ngân hàng thương mại và công ty chứng khoán. Thị trường Việt Nam những năm vừa qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ, thu hút được lượng lớn vốn trong dân và doanh nghiệp. Do vậy, bên cạnh việc phát triển các kênh đầu tư khác như Thị trường chứng khoán, Thị trường bất động sản, Thị trường ngoại hối . thì việc xây dựng và phát triển thị trường vàng cũng là một mắt xích quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước cũng như huy động vốn trong xã hội. 1.3. Phân tích những nguyên nhân gây biến động đến thị trƣờng vàng Từ năm 2007 đến này, thị trường vàng Việt Nam đã có nhiều biến động do các yêú tố bên trong và bên ngoài. Trước hết yếu tố tác động lớn nhất đến thị trường vàng Việt Nam nói riêng mà thị trường vàng thế giới nói chung đó là cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới trong thời gian qua. Trong tháng 9 năm 2007, cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã có dấu hiệu bùng phát và lan rộng trên toàn thế giới, đồng đô la giảm xuống mức thấp nhất trong 15 năm trong khi đó giá vàng tăng mức kỷ lục trong 27năm. Song trong thời điểm đó giá vàng ở Việt Nam vẫn chưa tăng giảm theo đúng nhịp độ của giá thế giới. Chỉ đến tháng 11 khi mà thông tin về cuộc khủng hoảng đang lan rộng khắp toàn cầu, giá vàng vào thời điểm đó lên mức xấp xỉ 1,7triệu đồng/lượng, nhận định được sự bất ôn của thị trường, cùng lúc đó thị trường chứng khoán cũng như bất động sản việt Nam rớt giá, vàng trở thành một kênh tiết kiệm hoàn hảo nhất. Người dân đổ xô đi mua vàng theo những mục đích khác nhau từ tiết kiệm đến đầu tư trong thời buổi mà chứng khoán sụt giảm, bất động sản đóng băng, giá cả thị trường leo thang. 38
  43. Trong bốn tháng đầu năm 2008, lượng vàng nhập khẩu lên đến bằng 75% lượng vàng nhập khẩu năm 2007, dẫn đến tình trạng nhập siêu nên Ngân Hàng nhà nước đã có lệnh ngừng nhập vàng để kiềm chế lạm phát, song việc cấm nhập vàng lại gây ra một số tác động nhất định đến thị trường vàng. Trong đó đáng chú ý nhất là góp phần đẩy giá vàng trong nước ngày càng xa giá vàng thế giới. Khi nhà nước cấm nhập khẩu vàng việc sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp gia công liên quan đến vàng cũng như các công ty kinh doanh vàng bạc sẽ bị ảnh hưởng, gây biến động đến thị trường, hơn thế nữa còn tạo tâm lý cho người dân, nhu cầu về vàng tăng cao trong khi cung thì lại bị hạn chế. Đến tháng 11 năm 2009, một lần nữa giá vàng lại lên đến mức đỉnh điểm, có những thời điểm vàng lên trên 29triệu đồng/lượng, cả thị trường hoảng loạn, người dân tranh nhau xếp hàng dài đi mua vàng. Nguồn hàng thì khan hiếm nhưng người dân vẫn cứ tăng mua, tạo ra áp lực tăng giá. Hơn nữa, một số người vay vàng ngân hàng, đến kỳ trả nợ, dù giá vàng cao cũng phải mua vào để trả nợ. Thêm vào đó, một số nhà đầu tư đang kỳ vọng giá tiếp tục tăng cao nên đua nhau đánh lên, mua vàng với lượng lớn” đó là lời giải thích của ông phó trưởng phòng kinh doanh vàng SJC cho hiện tượng giá vàng lên mức kỷ lục. Và có lẽ nguyên nhân lớn nhất dẫn đến giá vàng leo thang vậy là do tính dây chuyền, khi thấy vàng lên cao, người dân đổ xô đi mua, khi nhu cầu vàng ở mức cao mà nguồn cung làm cho giá vàng mỗi ngày một tăng giá. Sau đó để làm nguội tình hình đang diễn ra trên thị trường ngày 11/11/2009 Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu tuyên bố sẽ có 5-6 doanh nghiệp được nhập vàng với khối lượng không hạn chế. Sau gần 1 năm rưỡi cho ngừng nhập vàng tự do, nhà nước ra quyết định cho một số doanh nghiệp kinh doanh vàng nhập không hạn chế, khi cung được nới ra ngay lập tức giá vàng trong buổi chiều cùng ngày hạ nhiệt xuống 1,2 triệu đồng mỗi lượng. 39
  44. Một yếu tố cũng tác động nhiều đến thị trường vàng Việt Nam những năm vừa qua đó là sự ra đời của Sàn giao dịch vàng Việt Nam, sàn vàng được áp dụng mô hình như sàn giao dịch chứng khoán, và các nhà đầu tư có thể đến giao dịch thông qua các thành viên trên sàn theo phương thức khớp lệnh liên tục. Nó tạo ra một sân chơi mới cho người dân, và cũng tạo nên một phong trào sàn vàng không được như sàn chứng khoán song phần nào cũng thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư. Những người quan tâm đến vàng giờ không chỉ mua vàng để tích trữ mà mua đi bán lại, mua khi giá hạ và bán khi giá lên để tạo ra lợi nhuận. Song hoạt động không được lâu, do chưa có cơ sở pháp lý, không tạo ra gía trị gia tăng, độ rủi ro cao và thâm hụt vốn lớn, vì vậy theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ về việc quản lý của Nhà nước đối với việc kinh doanh vàng, tại văn bản 369/TB-VPCP, theo đó việc kinh doanh vàng trên những sàn vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước phải chấm dứt hoạt động trước ngày 30/03/2010. Có lệnh đóng cửa các sàn vàng, các nhà đầu tư chuyển hướng sang kênh đầu tư khác, còn các sàn vàng lại chuyển hướng sang kinh doanh vàng vật chất. Song từ khi có lệnh đến hết tháng 3 các sàn vàng phải đóng cửa và sau đợt tăng giá kỷ lục lên trên 29 triệu đồng/lượng, thị trường chưa có biến động nào lớn trong tháng đầu năm 2010. 1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến thị trƣờng vàng Việt Nam 1.4.1. Chính sách nhà nước Các chính sách của nhà nước liên quan đến kinh doanh vàng ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường vàng Việt Nam, trong đó gồm các pháp lệnh, thông tư, nghị định của Ngân Hàng nhà nước, của Thủ tướng chính phủ. Việc kinh doanh vàng hiện nay ở nước ta được điều chỉnh theo Nghị định số 64/2003/NĐ-CP ngày 11/06/2003 của chính phủ sử đổi bổ sung từ nghị định số 174/199/NĐ-CP. [7]Song Nghị định này chỉ quản lý một số hoạt động về vàng có liên quan tới chính sách tiền tệ như: xuất, nhập khẩu vàng nguyên 40
  45. liệu, sản xuất vàng miếng. Các hoạt động kinh doanh vàng khác như mua bán vàng trang sức mỹ nghệ, vàng miếng được coi là hoạt động kinh doanh bình thường giống như các loại hàng hóa khác. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu kinh doanh vàng chỉ cần thực hiện đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh theo Luật doanh nghiệp, Luật thương mại. Sở kế hoạch và đầu tư thực hiện cấp phép, kiểm tra, kiểm soát hoạt động trên thị trường do Bộ Công thương chịu trách nhiệm Tuy nghị định này chưa thật đầy đủ và chặt chẽ xong phần nào cũng cần thiết và có những tác động nhất định đến thị trường vàng Việt Nam. Việc cho phép hay ra lệnh ngừng nhập vàng của Ngân hàng nhà nước vào những tháng đầu năm 2008 hay cuối năm 2009 cũng có những tác động to lớn đến thị trường vàng, trong đó cụ thể là đợt mở cửa cho phép một số doanh nghiệp kinh doanh vàng được phép nhập khẩu vàng với số lượng không giới hạn ngay lập tức đã hạ cơn sốt thèm vàng của thị trường xuống 1,2 triệu đồng/lượng trong một buổi chiều. Năm 2006, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định cho phép các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp kinh doanh vàng được tham gia vào hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài và một năm sau, năm 2007 Sàn giao dịch vàng Sài gòn thuộc ngân hàng Á Châu ra đời . Về việc cho phép kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài và tài khoản trong nước giúp cho các đơn vị kinh doanh vàng có thể lựa chọn mức giá khi xuất, nhập khẩu vàng. Song đây cũng là hoạt động có mức rủi ro rất cao khi giá vàng thế giới có những biến động mạnh, lên xuống thất thường với biên độ lớn. Đồng thời chính các đơn vị kinh doanh vàng trên tài khoản này cũng thành lập các sàn giao dịch vàng trong nước mà thực chất là mua bán vàng trên tài khoản trong nước gây ra nhiều biến động trên thị trường thời gian vừa qua. Theo Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước hoạt động kinh doanh sàn vàng hay còn gọi là kinh doanh vàng trên tài khoản trong nước loại hình kinh 41
  46. doanh chênh lệch giá tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả nhà đầu tư và chính các đơn vị kinh doanh vàng. Việc chưa có những quy định rõ ràng của Nhà nước về việc kinh doanh này nên trong thời gian qua đã xảy ra không ít những vụ tranh chấp khiếu kiện giữa nhà đầu tư và đơn vị tổ chức sàn, đồng thời việc hoạt động của sàn vàng do chưa có cơ sở pháp lý cũng gây ra nhiều bất ổn cho không chỉ thị trường vàng mà con cho cả nền kinh tế. Với thực tế trên, Thủ tướng chính phủ đã giao Ngân hàng nhà nước bãi bỏ quy định về việc kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài theo Quyết định 03/2006/QĐ- NHNN ngày 18/01/2006, và theo đó Thủ tướng chính phủ cũng đã yêu cầu không tổ chức và thực hiện việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước dưới mọi hình thức. Chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày có thông báo (đến 30/03/2010) mọi hoạt động liên quan đến sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản phải chấm dứt hoạt động. Việc cho phép 90 ngày để chấm dứt hoạt động của các sàn vàng nhằm cho phép nhà đầu tư có đủ thời gian để hoàn tất trạng thái vàng đang nắm giữ trên tài khoản. Như vậy chúng ta cũng thấy được, dù chưa có những cơ sở pháp lý thật chặt chẽ song các chính sách cũng như những thay đổi quy định của Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý kinh doanh vàng, đầu tư vàng, nhập khẩu vàng cũng phần nào tác động đến hoạt động của thị trường vàng Việt Nam. 1.4.2. Biến động thị trường vàng thế giới * Tổng quan về thị trường vàng năm 2007-2009 Thị trường vàng thế giới là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường vàng Việt Nam mặc dù thị trường vàng Việt Nam kết nối chưa thật tốt với vàng thế giới, song sự tăng giảm giá vàng hàng ngày hay những tình hình tinh kế chính trị xảy ra hàng ngày cũng ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường vàng Việt Nam. Những năm qua thị trường vàng thế giới cũng trải qua những biến động không nhỏ.Trong năm 2007, giá vàng thị trường thế 42
  47. giới đã có lúc lên tới mức kỷ lục nhưng cũng kết thúc năm bằng một con số dưới mong đợi.[20] Theo thống kê xu thế của Hội đồng Vàng thế giới WGC, lượng cầu về kim loại quý năm 2007 cao hơn 4% so với năm 2006 và đạt 3.547 tấn. Năm 2007, Trung quốc đã vượt Mỹ và trở thành thị trường vàng bán lẻ đồ trang sức bằng vàng lớn thứ hai trên thế giới sau Ấn Độ với mức cầu về đồ trang sức vàng đạt 302 tấn vượt qua mốc 300 tấn lần đầu tiên năm 1997. Tuy nhiên giá vàng cao và bất ổn đã gây ảnh hưởng lớn trong quý thứ IV, lượng cầu giảm 17% so với cùng kỳ năm trước. Xu hướng giảm cầu vàng này ảnh hưởng từ thị trường lớn nhất thế giới là Ấn độ, nơi mà nhu cầu vàng giảm xuống 64% so với cùng kỳ năm trước sau khi đã tăng đến 40% trong ba quý đầu năm. Nước Mỹ cũng bị ảnh hưởng xấu bởi nền kinh tế phát triển chậm chạp, mức cầu giảm 14%. Ngược lại trong lĩnh vực đầu tư, những tháng cuối năm 2007 lại chứng kiên những kỷ lục về vàng mua vào đạt 8tỷ đô la mức cao nhất tính trong quý những năm trước đó. Việc mua vào được thế hiện mạnh ở khu vực gồm các giao dịch vàng trả tiền ngay, thay đổi trong hợp đồng tương lai được đảm bảo bằng cổ phần và các giao dịch phái sinh khác. Đầu tư bán lẻ dưới dạng các dạng thỏi và tiền vàng tăng 2% năm 2007. Năm 2007 cũng là năm nguồn cung cấp vàng vẫn hạn hẹp, giảm 3% xét về số lượng tấn so với năm trước, nguồn cung từ khu vực chính thức tăng do số lượng bán ra theo Hiệp định của Ngân hàng trung ương tăng lên, song nguồn cung đó lại phải bù cho lượng gia tăng các công ty phòng hộ giá vàng nguồn cung vàng phế liệu giảm[18][34] Sang đến năm 2008 là một năm đầy biến động với những thăng trầm của nền kinh tế thế giới và thị trường vàng cũng nằm trong vòng xoáy đó. Nếu lấy thị trường vàng thế giới làm thước đo, năm 2008 có thể chia thành hai nửa đối lâp. Ở nửa thứ nhất vàng được coi là một kênh an toàn nhất trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế của các nhà đầu tư, cảnh lạm phát leo thang, sự trượt giá 43
  48. của đồng đô la và sự đổ vỡ của các tổ chức tài chính. Ở nửa thứ hai, kim loại quý này lại được xem là kênh đầu tư phải bán ra đầu tiên để huy động tiền mặt trong bối cảnh thế giới rơi vào tình trạng thắt chặt tín dụng, đồng đô la lấy lại ưu thế, nỗi lo giảm phát và sự suy thoái đồng loạt của các nền kinh tế lớn. Tính trung bình cả năm 2008 vàng tăng them 175,33 USD lên mức 871 USD/oz, trong năm đó vàng là hàng hoá duy nhất tăng giá trong khi thị trường chứng khoán và nhiều loại hang hoá khác giảm một nửa giá trị. Mức tăng trong năm 2008 khá khiêm tốn nhưng do liên tục biến động mạnh và có lúc chạm mức kỷ lục 1011USD/oz vào ngày 17/3 do nhà đầu tư đổ xô vào kênh đầu tư an toàn sau vụ sụp đổ của Bear Steans, kể từ đó vàng hạ dần Biểu đồ 6: Diễn biến giá vàng từ lúc thời điểm khủng hoảng kinh tế đến cuối năm 2008 Nguồn: Global Insight_ World Gold Council Tuy nhiên đến giữa tháng 11 thì vàng lại có xu hướng tăng trở lại do những nguyên nhân do thị trường tiền tệ thắt chặt nhiều nhà đầu tư lo sợ viễn cảnh lạm phát và đồng đô la có dấu hiệu mất giá khiến cho nhu cầu vàng tăng. 44
  49. Về nhu cầu vàng trang sức, quý 3 năm 2008 chứng kiến sự phục hồi của nhu cầu vàng trang sức, tăng 27% so với quý 2 và lên đến 647,6 tấn. Nhu cầu đặc biệt tăng ở một số nước như Ấn độ tăng 29%, Trung Đông tăng 15% và Trung Quốc tăng 10% trong khi đó do ảnh hưởng lớn của khủng hoảng tài chính Mỹ giam 29%. Nguyên nhân khiến nhu cầu vàng trang sức tăng một phần do giá vàng trong quý 3 giảm.[19] Biều đồ 7: Nhu cầu vàng trang sức quý 3 năm 2008 tại một số quốc gia Nguồn: Hội đồng vàng thế giới_ World Gold Council Nhu cầu vàng công nghiệp giảm mạnh do suy thoái kinh tế thế giới. Vàng sử dụg trong chế tại thiết bị điện tử trong quý 3 năm 2008 giảm 7% so với quý 2. Nhu cầu tại Nhật, thị trường điện tử lớn nhất thế giới giảm gần 15% so với năm trước do nhà sản xuất cắt giảm sản lượng. Vàng trang trí và 45
  50. được sử dụng trong các ngành khác cũng suy yếu trong quý 3 hạ 16% so với năm 2007. Biều đồ 8: Nhu cầu vàng công nghiệp (Đơn vị : tấn) Màu vàng: vàng sử dụng trong điện tử Màu đỏ: vàng sử dụng trong ngành khác Màu rêu nhạt: vàng sử dụng trong nha khoa Nguồn: Hội đồng vàng thế giới – World Gold Council Khai thác vàng tiếp tục ổn định, sản lượng khai thác tạm ở mức ổn định tăng 2% so với năm 2007. Một số nước khai thác vàng lâu năm cắt giảm sản lượng, lớn nhất là Nam Phi, tiếp đó là Indonesia, Australia và Mỹ. trong khi đó một số nước như Trung Quốc và các nước Mỹ la tính lại tăng cường khai thác vàng. Theo dự báo của một số chuyên gia, khủng hoảng tín dụng có khả năm sẽ tiếp tục làm ảnh hưởng đến hoạt động thăm dò và khai thác vàng. Cuối cùng mức độ dự trữ vàng của chính phủ tiếp tục khác biệt giữa các khu vực. Các ngân hang trung ương tại châu Á hầu như vẫn dữ trữ vàng với số lượng nhỉ, trong khi đó các ngân hang Châu Âu lại tích trữ một khối lượng vàng tích trữ một khối lượng khổng lồ lại tiếp tục giảm tỷ lệ vàng nắm giữ bằng cách bán ra. 46
  51. Năm 2009, vàng tăng lên theo đà phục hồi kinh tế. Giá vàng đã tăng 9 năm liên tiếp nguyên nhân chính là do đồng đô la giảm và các Ngân hàng trung ương tăng mạnh việc thu mua vàng. Trong vòng một thập kỷ qua vàng đã tăng giá lên 280%. Năm 2009 chứng kiến giá vàng tăng mạnh với biên độ lớn và khá ổn định, do các Ngân hàng trung ương, quỹ trợ cấp và các nhà đầu tư cả thế giới đổ xô vào thị trường này, coi vàng như một tài sản tích trữ an toàn trước những bất ổn về kinh tế sau cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất từ thời Đại suy thái. Điều đáng nói là giá vàng thế giới năm vừa qua lập kỷ lục giữa lúc khủng hoảng tài chính không còn căng thẳng như năm 2008, đồng thời rủi ro lạm phát cũng không phải là một mối lo lớn của hầu hết các quốc gia. Tuy không phát huy được tối đa vai trò kênh đầu tư an toàn nhất, giá vàng năm 2009 nhận được sự hỗ trợ lớn từ chính sách tiền tệ và tài khoá nới lỏng ở Mỹ. Trong năm 2009 các ngân hàng trung ương các nước cũng đóng một vai trò quan trọng làm ảnh hưởng đến thị trường vàng thế giới, ví dụ như Trung Quốc nâng dự trữ vàng lên 10 nghìn tấn trong 10 năm tới trong khi đó Ấn độ tăng gấp đôi dự trữ vàng bằng việc công bố 200 tấn vàng từ IMF. Và theo Hội đồng vàng thế giới (WGC) Trung quốc trở thành nước mua nhiều vàng nhất năm 2009 với 454 tấn , đưa tổng số dự trữ của nước này lên 1.054 tấn, vượt qua Thuỵ Sỹ để trở thành nước có kho vàng lớn thứ 5 sau Mỹ, Đức, Pháp và Italy. Khi các nước sôi sục mua vàng để tăng lượng vàng dự trữ trong kho thì nhiều nhà phân tích thị trường cho rằng nhiều khả nămg quan hệ cung cầu vàng thế giới sẽ không thể cân bằng cũng sẽ không thể theo kịp cầu và giá vàng lúc đó.[19][20] Ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam Tác động đến thị trường vàng có rất nhiều yếu tố nhưng không thể thiếu tác động từ thị trường vàng thế giới. Thị trường vàng trong nước hiện nay đã và đang gắn chặt với thị trường thế giới. Khi thị trường thế giới biến đổi sẽ 47
  52. lập tức ảnh hưởng đến thị trường trong nước. Thị trường vàng thế giới lại chịu chi phối bởi nhiều yếu tố như quyết định dự trữ, quyết định mua , bán vàng của các quốc gia. Cũng có khi chỉ cần một nước nào đó phát triển hay khủng hoảng cũng sẽ ảnh hưởng đến thị trường vàng mà trong đó chính xác là ảnh hưởng đến giá vàng. Khi giá vàng thế giới tăng hiển nhiên giá vàng trong nước cũng sẽ tăng theo một phần do vàng Việt nam cũng được nhập khẩu chủ yếu ở nước ngoài. Song cũng có thời điểm giá vàng trong nước không cùng nhịp độ với giá vàng thế giới, như thời điểm năm 2008 giá vàng New York có lúc đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong năm, 780 USD/ounce. Nhưng giá vàng trong nước vẫn tăng và cao hơn giá New York 800 – 900 ngàn đồng. Sự liên kết giữa thị trường nội địa và thị trường thế giới hầu như không tồn tại. Khoảng cách này được giữ khá lâu cho tới khi giá vàng thế giới tăng trở lại trong khi giá nội địa không có biến động lớn Biểu đồ 9: Biểu đồ giá vàng trong nƣớc và quốc tế 18/3/2008 đến 20/2/2009 48
  53. Hay có thể lấy ví dụ ở đợt biến động giá vàng mạnh cuối năm 2009 giá vàng thế giới vào khoảng 1.106,8 USD/oz đêm ngày 10/11/2009 thì giá vàng trong nước tăng còn khủng khiếp hơn khi vượt mốc 29 triệu đồng/lượng vào ngày 11/11/2009. Giá vàng thế giới quy đổi theo tỷ giá USD tự do cộng thêm thuế và các chi phí khác chỉ tương đương với khoảng 2.560.000 đồng/chỉ, thấp hơn giá vàng mức đỉnh 2.835.000 đồng/chỉ của giá vàng trong nước lúc 10h30 đúng 275.00 đồng/chỉ, tức 2,75 triệu đồng lượng. Đó là mức chênh giá đỉnh điểm giữa thị trường vàng Việt nam và thị trường vàng thế giới. 1.3.3. Những yếu tố khác ảnh hưởng đến thị trường vàng Việt Nam Ngoài chính sách nhà nước hay biến động thị trường thế giới có những tác động đến thị trường vàng Việt nam, thì các yếu tố khác như môi trường kinh tế, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản cũng ít nhiều tác động đến hành vi đầu cơ, đầu vào của doanh nghiệp kinh doanh vàng, điều đó sẽ phần nào là nguyên nhân dẫn đến mỗi biến động của thị trường. Trong nền kinh tế hiện nay, USD được xem là đồng tiền mang tính thanh toán toàn cầu, do đó theo thông lệ, các loại hàng hoá hay ngoại tệ khi giao dịch trên thế giới thường được định giá theo USD và vàng cũng không ngoại lệ. Giá vàng chủ yếu được yếu bằng USD và Việt Nam muốn nhập khẩu vàng cũng phải dùng USD, do vậy bất cứ tác động nào ảnh hưởng đến giá trị đồng USD thì cũng tác động trực tiếp đến sự biến động của thị trường vàng thế giới nói chung và thị trường vàng trong nước nói riêng. Trong lịch sử, đồng USD có xu hướng đi ngược lại với giá vàng do vàng và đồng USD luôn song hành như hai sự lựa chọn khác biệt của giới đầu tư. Giá vàng tăng lên đồng USD có xu hướng đi xuống và ngược lại, ngoài việc đồng USD giảm khiến cho các nhà đầu tư thấy vàng rẻ hơn và mua vàng thì đồng USD giảm sẽ khiến cho lo lắng về lạm phát tăng lên. Lạm phát tăng lên 49
  54. khiến các nhà đầu tư có xu hướng nắm giữ vàng với tư cách là tài sản có giá trị ổn định. Song trong thời gian gần đây, quy luật đó đã không còn đúng trong mối quan hệ giữa vàng và USD, vàng và USD hiện đang đi cùng hướng với nhau bởi cả hai đều là mục tiêu của giới đầu tư trong bối cảnh nền kinh tế còn chịu nhiều tác động của suy thoái và những gói cứu trợ kinh tế không ngừng tăng. Thêm vào đó, về việc đồng USD và vàng đi ngược chiều nhau theo lý thuyết thông thường, chúng ta có thể lấy ví dụ khi giá vàng tăng liên tiếp trong 9 năm qua thì đồng USD trong 7 năm gần đây cũng đã giảm so với các đồng tiền mạnh khác trong rổ tiền tệ. Việc đồng USD và vàng có mối quan hệ ngược chiều nhau đã khiến cho thị trường hình thành nên một thói quen trong thời gian vừa qua khi kinh doanh vàng đó là bán vàng khi đồng USD tăng và mua vàng khi đồng USD giảm. Mối quan hệ giữa đồng USD và vàng hiện tại đã khác về cơ bản do bối cảnh nền kinh tế mang lại. Lý do khiến đồng USD và vàng đi cùng chiều trong thời gian gần đây được đưa ra là bởi vàng hiện không còn là một sự lựa chọn thay thế cho USD mà vàng cùng với USD hiện đang là sự lựa chọn thay thế cho các đồng tiền khác trong bối cảnh thị trường lo ngại các đồng tiền trên thế giới đang ngày càng mất giá do tác động của hàng loạt gói cứu trợ kinh tế mang lại. Đồng USD tăng giá so với các loại tiền tệ khác khiến giá vàng vốn đã ở mức cao lại càng cao hơn nếu đem định giá với các ngoại tệ khác. Thêm vào đó, sự tương quan trong biến động giá cả giữa các loại hàng hóa trên thị trường là điều không tránh khỏi, nhất là các loại hàng hóa cùng được định giá bằng một loại tiền tệ, trong đó vàng và dầu là hai loại hàng hóa có mối quan hệ chặt chẽ về giá. Tuy nhiên, cần có sự phân biệt rằng, vàng và dầu là hai loại hàng hóa khác nhau, dĩ nhiên sẽ chịu những tác động khác nhau khi biến động giá cả. Nếu sự biến động của dầu được đánh giá là đến từ 50
  55. tác động của đồng USD thì dao động giá dầu phần lớn sẽ diễn biến tương quan với biến động của vàng. Nhưng nếu yếu tố tác động khiến cho dầu dao động không đến từ đồng USD, mà vì lý do khác thì khó có thể nói rằng, diễn biến của vàng rồi cũng diễn ra theo chiều hướng như vậy. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán cũng là một nguyên nhân gây ra biến động trên thị trường vàng trong nước. Trong hoàn cảnh mà thị trường chứng khoán Việt Nam đã xa thời điểm “mua là thắng” thì sự biến động mạnh mẽ của thị trường vàng tạo cùng với sự sinh lời cao của nó đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư chuyển dịch vốn từ thị trường chứng khoán sang thị trường vàng. Tuy có không ít sự tương quan giữa hai thị trường nay nhưng vẫn có nhiều điểm khác biệt, do đó nhiều nhà đầu tư đã phải trả giá đắt khi không tìm hiểu rõ về thị trường mới mẻ và nhạy cảm này khi tham gia. Vàng là một hàng hoá do vậy dao động của thị trường vàng cũng được xem xét bởi các yếu tố tác động cung cầu. Nguồn cung vàng trên thế giới thì đến từ các quốc gia có trữ lượng vàng lớn và sản lượng xuất khẩu có tầm ảnh hưởng lớn như Nam Phi, Mỹ, Nga, Úc Thị trường Việt Nam nhập khẩu đến 95% vàng vì thế nguồn cung ổn định cũng là một thiết yếu nhằm ổn định thị trường trong nước. Xét đến nhu cầu vàng, vàng được mua qua bán lại nhằm nhiều mục đích khác nhau, ở Việt Nam chủ yếu là làm trang sức, tích trữ và đầu cơ. Tuỳ vào thời điểm mà nhu cầu tăng cao do những đột biến của các lĩnh vực khác trong nền kinh tế như khi thị trường chứng khoán giảm sút vàng trở thành kênh đầu tư thu hút được nhiều người tham gia hơn. Những vấn đề trên đây dù không bao quát hết toàn bộ những yếu tố gây ảnh hưởng đến biến động của thị trường vàng trong nước thời gian vừa qua, nhưng những yếu tố này được đánh giá có tầm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp mạnh mẽ đến giá vàng. 51
  56. 2. TÁC ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG VÀNG ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 2.1. Ảnh hƣởng đến hoạt động xuất nhập khẩu Khi nói đến các yếu tố ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu thì ai cũng biết rằng sự ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam đó là sự tăng giảm của đồng đô la Mỹ, vậy vàng có ảnh hưởng như thê nào đến hoạt động xuất nhập khẩu. Vàng cũng là một loại hàng hoá, nhưng nó đặc biệt hơn mọi loại hàng hoá ở giá trị cũng như sự phổ biến của nó trên toàn thế giới. Việt Nam là một nước mà gần đến 95% vàng được nhập khẩu từ nước ngoài, vì vậy hàng năm phải chi hàng trăm triệu đô la để nhập khẩu vàng, mà lại không có nguồn thu từ nhập khẩu để cân bằng cán cân thương mại. Nhập vàng đồng nghĩa phải tiêu đi một số lượng lớn ngoại tệ nên cán cân ngoại tệ trong nước cũng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó khi giá vàng tăng cao sẽ có trường hợp người ta gom đô la để nhập vàng dù và đường chính ngạch hay đường lậu đẩy tỷ giá USD/VNĐ tăng cao, điều đó gây không ít khó khăn cho việc nhập khẩu các mặt hàng khác. Trong các năm mà thị trường vàng có nhiều biến động lượng ngoại tệ cho nhập khẩu vàng tăng mạnh. Năm 2007 tổng giá trị nhập khẩu vàng của nước ta theo đường chính ngạch là 1,6 tỷ USD (70 tấn). Năm 2008 nước ta đã nhập đến 1,7 tỷ USD 45 tấn vàng trong quý 1 do tình hình nhập khẩu lượng vàng quá lớn dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại, Ngân hàng nhà nước đã phải cho ngừng nhập khẩu vàng trong suốt một năm rưỡi do tiêu tốn quá nhiều ngoại tệ. Giá vàng tăng cao còn ảnh hưởng đến giá vàng nguyên liệu trong việc chế tác sản phẩm mỹ nghệ xuất khẩu hay các đồ điện tử, các sản phẩm Việt Nam sẽ xuất khẩu ra các thị trường trên thế giới, giá các sản phẩm đương 52
  57. nhiên sẽ tăng theo giá vàng. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn giá hàng hoá tăng giá cũng là một bất lợi đối với sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam do Việt Nam vẫn được biết đến với nguồn nhân công cũng như nguồn nguyên liệu rẻ. 2.2. Ảnh hƣởng đến hoạt động đầu tƣ Trên thị trường tài chính hiện nay có bốn kênh đầu tư là vàng, chứng khoán, USD và bất động sản luôn được giới đầu tư quan tâm hàng đầu.Trong điều kiện nền kinh tế lạm phát cao năm 2007-2008 để tránh mất giá tiền tệ, nhiều người đã chọn tích trữ vàng thay vì tiền mặt và vào những lúc giá vàng trong nước có chênh lệch đáng kể so với giá vàng thế giới các nhà đầu cơ cũng tranh thủ mua đi bán lại để hưởng lời từ chênh lệch giá. Từ lúc thị trường vàng có nhiều biến động đến nay hiệu ứng của vàng đã thu hút không ít nhà đầu tư chuyển từ đầu tư chứng khoán, bất động sản và USD sang đầu tư vàng. Những ngày đầu năm 2008, khi mà bảng chứng khoảng liên tiếp bị bao trùm bởi màu đỏ thì thị trường vàng lại được hâm nóng bởi rất nhiều thông tin hỗ trợ. Thời điểm đó giới đầu tư nghĩ rằng đầu tư vào vàng có lời hơn và ít rủi ro hơn vào chứng khoán, họ ồ ạt bán chứng khoán ra để lấy tiền mặt đầu tư vào thị trường vàng. Việc bán ồ ạt các loại chứng khoán cùng một lúc của giới đầu tư cũng đồng thời làm cho giá chứng khoán nói chung giảm đi. Khi đó giới đầu tư đánh giá vàng là một nguồn ngoại tệ dự trữ an toàn và có tính dài lâu nhất. Cũng đầu năm đó, giá vàng liên tiếp lên những kỷ lục mới khiến cho nhiều nhà đầu tư đổ xô kinh doanh. Hơn thế nữa sự ra đời của sàn giao dịch vàng năm 2007 lại càng khiến cho vàng trở thành “ông vua” trong các kênh đầu tư. Xu hướng kinh doanh vàng dạng lướt song ngày càng trở nên nhiều hơn. Giá vàng biến động nhiều làm cho nguồn vay vàng tại các ngân hàng cũng tăng đáng kể, người đi vay sẽ đi vay vàng khi giá cao để bán ra kiếm lời và khi vàng giảm thì mua vào để trả lại ngân hàng. Thậm chí sức hút 53
  58. của vàng còn thâm nhập vào những người dân. Họ đổ xô đi mua vàng để dự trữ, lượng vàng này không chiếm nhiều trên thị trường nhưng đó cũng là một hình thức đầu tư không quan tâm đến mức lời để tránh sự mất giá của đồng VNĐ Vàng luôn dịch chuyển, giá vàng luôn biến động không ngừng, ngày càng thấy rõ được sức nóng từ thị trường vàng và vàng có thực sự là kênh đầu tư an toàn. Rõ ràng giá vàng tăng là do đầu cơ, kể từ năm 2009 thì lượng vàng của SPDR Gold Trust, quỹ đầu tư vàng lớn thế giới đã tăng 33%. Cung vàng cũng là một yếu tố thực sự tác động đến giá vàng, nhiều nhà đầu tư nắm giữ vàng đã phải đối mặt với sự mất giá của những tài sản khác, khi đó họ phải bán vàng để bù lỗ. Những người bình thường cũng có động thái bán vàng khi mà suy thoái kinh tế như vậy sẽ làm tăng cung vàng trên thị trường mở và ngăn tăng giá. Bên cạnh đó giá dầu giảm mạnh từ năm 2008 do nhà đầu cơ bán ra để bù lỗ nhưng giá vàng lại không trượt dốc theo giá dầu. Rõ ràng là dòng tiền mới đã đổ vào vàng, nhiều người bán chứng khoán và các tài sản khác như bất động sản đô la để tái đầu tư vào vàng. Phần lớn đầu cơ vàng đều do động cơ lợi nhuận, khi mà tất cả các kênh đầu tư khác đều giảm giá do khủng hoảng kinh tế mang lại thì vàng vẫn “vững chân”. Vàng có thể coi là loại tiền tệ duy nhất không liên quan trực tiếp đến bất kỳ nền kinh tế quốc gia nào, với việc suy thoái kinh tế khiến sức mua ngoại tệ bị ảnh hưởng thì vàng là kênh đầu tư an toàn nhất. Song cũng là một phần trong thị trường tài chính, thị trường vàng cũng có thể thay đổi.[17] 2.3. Ảnh hƣớng đến thị trƣờng bất động sản Do khủng hoảng kinh tế, thị trường chứng khoán sụt giảm, lạm phát tăng cao cùng với kế hoạch cắt giảm chi tiêu, thị trường bất động sản năm 2007 và 2008 diễn ra trầm lắng, một phần là do sự ảnh hưởng từ thị trường vàng. Ở Việt Nam ở người ta sử dụng vàng làm đơn vị thanh toán và phương tiện 54
  59. thanh toán trong giao dịch mua bán nhà đất, tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh phía Nam. Hàng ngày chúng ta đọc trong mục quảng cáo của không ít tờ báo đăng các tin rao bán: đất ở khu này, diện tích như thế này, giá 2 cây/1m2, hay 9 chỉ/m2, hoặc biệt thự nọ giá 1.500 cây vàng. Việc công bố giao dịch như vậy cũng xuất hiện công khai trong các giao dịch địa ốc của các ngân hàng, như: ACB Trong thực tế, ít người thanh toán trực tiếp với nhau bằng vàng, mà vàng chỉ là đơn vị thanh toán, người mua và người bán vẫn thanh toán với nhau bằng tiền mặt, chủ yếu là đồng Việt Nam. Giá đất vẫn được nhà đầu tư tính bằng vàng, vì vậy khi thị trường vàng biến động mà ở đây là sự tăng giá của vàng sẽ kéo theo tâm lý hoang mang cho người dân, những người đã mua nhà và trả bằng vàng hay những người có ý định mua nhà. Một trong các lý do khiên cho thị trường bất động sản bị ắch tắc là do rất ít giao dịch mua bán nhà bằng vàng thành công. Người mua rất ngại mua nhà do họ lo sợ giá vàng sẽ tiếp tục tăng cao, giá nhà bị đắt so với giá thực, trong khi đó người bán lại muốn giao dịch bằng vàng để hưởng chênh lệch khi giá vàng tăng song tính thanh khoản của căn nhà là rất thấp. Hơn thế nữa, khi giá vàng biến động theo xu hướng lên nhà đầu tư bất động sản chuyển qua đầu tư vàng, đầu tư vàng vừa cần vốn lớn, tính thanh khoản lại thấp, việc tìm người bán người mua khó hơn so với vàng lại không bị rằng buộc vào giấy tờ như bất động sản. 2.4. Ảnh hƣởng đến hàng hoá khác Khi thị trường vàng biến động một số hang hoá trong xã hội cũng bị kéo theo, mà ở đây đầu tiên là trang sức. Trang sức làm bằng vàng tất nhiên sẽ tăng giá theo vàng, thời điểm cuối năm là thời điểm trang sức được tiêu thụ lớn nhất do là mùa cưới và dịp tết cổ truyền, song do giá vàng những năm gần đây tăng cao, lượng trang sức vàng giảm mạnh trong những năm gần đây. Các loại trang sức khác như bạc hay bạch kim cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi giá 55
  60. vàng. Các loại hang hoá tiêu dung hang ngày do không được trao đổi bằng vàng nên cũng không có nhiều biến động. 2.5. Ảnh hƣởng đến tâm lý và cuộc sống của nhân dân Nước ta là một trong số những trường hợp hiếm hoi khi mà cả vàng và ngoại tệ (chủ yếu là Đô la Mỹ) được sử dụng công khai bình đẳng như nhau trong các quan hệ cất trữ, thanh toán và giao dịch với ngân hang như nội tệ _Đồng Việt Nam, đồng tiền quốc gia. Vì vậy những biến động lớn của thị trường vàng gần đây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cũng như cuộc sống của người dân. Thực tế đã cho thấy rằng rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn, người dân sẵn sang chấp nhận rủi ro để kiểm được lợi nhuận rất lớn, và lợi nhuận đó được coi là cái giá của rủi ro họ nhận được. Đã có rất nhiều thời điểm giá vàng tăng cao, người dân đổ xô đi mua vàng làm giá vàng trong nước chênh lệch lớn với giá vàng thế giới, mà điểm hình là tháng 11 năm 2009, đã có lúc giá vàng lên vượt ngưỡng 29 triệu đồng/lượng chênh lệch gần 3triệu đồng so với giá vàng thế giới. Thị trường vàng trở nên hoảng loạn, người dân đổ xô đi rút tiền ở các ngân hang để mua vàng tích trữ, giá vàng tăng lên từng phút. Thị trường trở nên điên loạn với giá vàng bị thổi lên quá đáng. 56
  61. Hình ảnh người dân xếp hang đi mua vàng ngày 11.11.2009 Hơn thế nữa, thị trường vàng biến động mạnh còn ảnh hưởng đến những người vay vàng đến kỳ trả nợ thi gánh nợ rất cao, do giá vàng lúc vay thấp hơn so với giá vàng lúc trả rất lớn. Đó là chưa kể tới lãi của ngân hang, chỉ tính riêng biến động giá vàng ngân hang đã được lợi rất lơn. Trong nền kinh tế hiếm có mặt hang nào mà biến động của nó lại tăng với tốc độ lớn như vàng hiện nay. Cũng chính bởi sự biến động không ngừng và không thể lường trước của thị trường vàng mà có nhiều nhà đầu tư đã phá sản vì đầu tư vàng. Sau đợt giá vàng tăng kỷ lục nhà nước cho phép nhập khẩu vàng trở lại thị trường vàng ngay lập tức hạ nhiệt, nhiều nhà đầu tư với hi vọng giá vàng tiếp tục tăng đã ôm một khối lượng lớn vàng, khi vàng hạ giá trở tay không kịp và dẫn đến phá sản. Nhiều người đã gọi ngày 11/11/2009 là ngày thứ tư đen tối bởi nó thực sự ảnh hướng lớn đến cuộc sống của nhiều nhà đầu tư. Như vậy có thể thẩy rõ được sự tác động sâu và rộng của thị trường vàng đến cuộc sống của người dân Việt Nam những người có thói quen tích trữ vàng từ xưa hay những nhà đầu tư coi vàng là một kênh đầu tư kiếm lợi 57
  62. 3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG VÀNG VIỆT NAM 3.1. Thành công Thị trường vàng Việt Nam có một tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực, đó là thành công lớn nhất của thị trường vàng trong những năm qua. Theo số liệu từ Hội đồng vàng thế giới trong năm 2007 thị trường vàng trong nước tiêu thụ 75tấn vàng, cho đến thời điểm ngừng nhập khẩu vàng năm 2008 thị trường tiêu thụ khoảng 43tấn vàng. Khối lượng giao dịch vàng tại các ngân hang trong nước mà chủ yểu ở hai thành phố chính lớn, có thể vượt mức trung bình 500.000 lượng/ngày. Khi thị trường chứng khoán sụt giảm thị trường bất động sản trầm lắng thị thị trường vàng trở thành “nơi trú ẩn an toàn”, là kênh đầu tư được sự quan tâm lớn nhất của hầu hết nhà đầu tư. Thị trường vàng đã thu hút được nhiều chủ thể tham gia từ các cá nhân muốn đầu tư vào thị trường, các ngân hàng, các công ty kinh doanh vàng bạc đá quý .tạo nên một làn sóng kinh đầu tư vàng thu hút một nguồn vốn lớn trong nền kinh tế. 3.2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân Bên cạnh sự những thành công mà thị trường vàng có được thì vẫn còn nhiều vấn đề còn tồn tại với thị trường nơi buôn bán những hàng hoá đặc biệt nhạy cảm này. Trước hết, phần quản lý nhà nước vẫn chưa có quy định cụ thể, hành lang pháp lý chặt chẽ để quản lý việc kinh doanh hoạt động vàng, mà đặc biệt là hoạt động đầu tư vàng, gây ra nhiều khó khăn cho thị trường. Điều đó là do thị trường vàng Việt nam vẫn còn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý, do đó sai sót là không thể tránh khỏi. Ví dụ như khi nhà nước cho phép kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài cũng như kinh doanh vàng trên tài khoản trong nước, nhà nước chưa có những văn bản pháp luật đủ 58
  63. chặt chẽ để quản lý, vì vậy việc ra đời của các sàn giao dịch vàng đã sớm phải ngừng hoạt động sau hai năm thành lập. Hiện tượng kinh doanh vàng bất hợp pháp qua mạng cũng như việc một số sàn giao dịch vàng mở không có giấy phép của nhà nước cũng chưa có những biện pháp quản lý chặt chẽ nên vẫn tự do kinh doanh. Nguyên nhân là do chưa có một cơ quan chức năng có thẩm quyền nào đứng ra chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp, vì thế việc tổ chức kinh doanh vàng bất hợp pháp vẫn diễn ra bình thường cho đến khi nhà nước buộc phải buộc đóng cửa tất cả sàn vàng và bãi bỏ việc kinh doanh vàng qua mạng. Hơn nữa bản thân người dân cũng chưa ý thức được sự mạo hiểm khi tham gia những sàn vàng hay các đầu tư qua các công ty môi giới đầu tư này. Bên cạnh đó nhà nước chính sách xuất nhập khẩu vàng của Việt Nam hiện nay cũng chưa thật tốt, tuỳ theo biến động của thị trường mà Ngân hàng nhà nước cho phép nhập hoặc không, như vậy không thể tạo thế chủ động cho nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp kinh doanh vàng. Vì vậy để phát triển thị trường vàng trong nước toàn diện phải được quản lý chặt chẽ của nhà nước. Môi trường cạnh tranh thị trường vàng chưa thực sự được đảm bảo công bằng do chỉ có một số doanh nghiệp được phép nhập khẩu và phân phối vàng nên vẫn còn hiện tượng độc quyền, đôi khi những doanh nghiệp này làm cho giá vàng tăng cao do “ém” vàng không chịu bán. Kho vàng ngoại quan chưa phát huy được hiệu quả bình ổn thị trường như mong đợi. Thêm vào đó người dân chưa có những kiến thức cơ bản về vàng cũng như thị trường vàng vì thế nên họ thường đầu tư hay mua vào bán ra theo phong trào, điều đó tác động xấu đến thị trường, dẫn đến giá vàng Việt Nam và giá vàng thế giới chênh lệch lớn, thị trường trở thành mất phương hướng khi mà giá vàng cứ tăng cao hơn so với thực tế đáng có. 59
  64. CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG VÀNG VIỆT NAM 1. DỰ BÁO XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG VÀNG THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.1. Thị trƣờng vàng thế giới Hiện nay khi mà tình hình kinh tế thế giới chưa thực sự có được sự ổn định, thì thị trường vàng thế giới phụ thuộc một phần lớn vào những diễn biến cũng như tin tức tốt xấu của nền kinh tế Mỹ hay ngay cả những quyết định của Chính phủ Mỹ. Các chuyên gia của thị trường vàng cho rằng thị trường vàng hiện không có nhiều lý do để tăng quá mạnh trong thời gian ngắn hạn. Đầu năm 2010 Quỹ tiền tệ IMF tuyên bố kế hoạch bán ra thị trường 191,3 tấn vàng tương đương 6.9tỷ USD, trong khi đó sau dịp tết của một số nước Á đông nhu cầu vàng vật chất cũng từ những thị trường có sức tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Ấn độ bao giờ cũng giảm mạnh. Cung tăng, cầu giảm sẽ khiến giá vàng ở mức thấp. Tình hình này càng khiến cho các nhà đầu tư trên khắp thế giới trở nên thận trọng và làm thị trường vàng càng trở nên thêm trầm lắng. Theo nhận định của một số chuyên gia, thì trong dài hạn giá vàng vẫn có xu hướng tăng khả quan do áp lực lạm phát. Nếu như lạm phát bùng phát thì giá vàng có cơ hội chinh phục trở lại ngưỡng cao kỷ lục 1.226 USD/oz trong năm 2009. Song nguyên nhân chính giá vàng đầu năm 2010 giảm sẽ là do đồng USD trên thế giới đang đà phục hồi mạnh và giá vàng thường tỷ lệ nghịch với ngoại tệ này. Hiện nay đầu tư thế giới đang lo ngại khả năng FED sẽ sớm thắt chặt các chính sách tiền tệ và điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản đồng USD, lúc đó chỉ số giá USD sẽ được hỗ trợ giá tăng, kéo theo vàng phải chịu áp lực giảm giá. Theo Jon Nadler chuyên gia phân tích cao cấp tại Kitco Bullion Dealers Montreal cho rằng nhiều Ngân hàng trung ương và cá nhân 60