Tiềm năng phát triển loại hình du lịch văn hóa ở vùng miền núi Lào Cai

pdf 84 trang hapham 7181
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiềm năng phát triển loại hình du lịch văn hóa ở vùng miền núi Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftiem_nang_phat_trien_loai_hinh_du_lich_van_hoa_o_vung_mien_n.pdf

Nội dung text: Tiềm năng phát triển loại hình du lịch văn hóa ở vùng miền núi Lào Cai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG o0o CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC” NĂM 2010 TÊN CÔNG TRÌNH: “TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA Ở VÙNG MIỀN NÚI LÀO CAI” Thuộc nhóm ngành: XH2b HÀ NỘI, THÁNG 7 NĂM 2010
  2. 82 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG 3 1.1. Du lịch văn hóa 3 1.1.1. Khái niệm du lịch văn hóa 3 1.1.2. Đặc điểm của du lịch văn hóa 5 1.2. Đặc điểm của vùng miền núi Lào Cai phù hợp với loại hình du lịch văn hóa 7 1.2.1. Đặc điểm tự nhiên. 7 1.2.2. Đặc điểm văn hóa 10 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI LÀO CAI . 15 2.1. Tình hình du lịch văn hóa tại Lào Cai 15 2.1.1 Mô hình “Du lịch lễ hội” tại Lào Cai 16 2.1.2. Mô hình du lịch “Homestay” (Du lịch cộng đồng) tại Lào Cai 23 2.2. Những khó khăn, tồn tại và tiềm năng của du lịch văn tại Lào Cai 27 2.2.1. Tiềm năng phát triển các mô hình du lịch văn hóa tại Lào Cai 27 2.2.2 Những khó khăn, tồn tại của du lịch văn hóa tại Lào Cai 31 2.3 Ảnh hưởng của du lịch văn hóa đối với tỉnh Lào Cai 39 2.3.1 Ảnh hưởng tích cực của du lịch văn hóa đối với Lào Cai 39 2.3.2 Ảnh hưởng tiêu cực của du lịch văn hóa đối với Lào Cai 43 CHƯƠNG III GIẢI PHÁP VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA TẠI LÀO CAI 49 3.1. Chính sách của UBND tỉnh Lào Cai về dịch vụ du lịch tại địa phương 49 3.1.1. Định hướng phát tại Lào Cai của UBND tỉnh Lào Cai nhằm phát triển dịch vụ du lịch tại Lào Cai 49 3.1.2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch tại Lào Cai. 50 Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  3. 83 3.2. Hướng phát triển cho loại hình du lịch văn hóa tại Lào Cai. 51 3.2.1. Du lịch làng nghề truyền thống 51 3.2.2. Du lịch lễ hội 53 3.2.3. Du lịch cộng đồng 54 3.3. Giải pháp khắc phục những khó khăn và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của loại hình du lịch văn hóa tại Lào Cai 56 3.3.1. Các giải pháp khắc phục những khó khăn 56 3.3.2. Các giải pháp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực 62 KẾT LUẬN 69 PHỤ LỤC 1: PHONG TỤC - LỄ HỘI Ở TỈNH LÀO CAI i PHỤ LỤC 2: CÁC CHỢ VĂN HÓA Ở TỈNH LÀO CAI vii TÀI LIỆU THAM KHẢO xii Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung hoàn chỉnh CTDLVCN Chương Trình du lịch về cội nguồn FEI Chương trình “Khám phá Fansipan” MICE Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm) SVNCKH Sinh viên nghiên cứu khoa học TT&TT Thông tin và Truyền thông UBND Ủy Ban Nhân Dân VHTTDL Văn hóa – Thể thao – Du lịch Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  5. Lời mở đầu Lào Cai là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc không chỉ được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu ôn hòa và nhiều thắng cảnh đẹp mà còn là nơi tập trung nhiều nền văn hóa đặc sắc của 25 dân tộc anh em. Đến với Lào Cai, ngoài việc tham quan các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng, các du khách còn có mong muốn được hòa nhập và sống trong không khí cộng đồng của các dân tộc vùng cao, được ăn những món ăn của người vùng cao, được mặc những trang phục truyền thống của các dân tộc, được nhảy trong những giai điệu của núi rừng hay được tham gia vào các phong tục, lễ hội độc đáo của các dân tộc thiểu số. Họ muốn cảm nhận sự thay đổi về văn hóa khi du lịch qua từng thị trấn của tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên hiện nay còn thiếu các loại hình du lịch có thể đáp ứng được mong muốn tìm hiểu sâu về văn hóa của các dân tộc vùng cao. Thực tế này đòi hỏi cần có một nghiên cứu toàn diện về thực trạng của loại hình du lịch văn hóa và những tiềm năng hiện có ở Lào Cai để tìm ra hướng phát triển toàn diện hơn cho loại hình du lịch này tại địa phương. Chính vì những lý do và yêu cầu kể trên, nhóm chúng tôi đã quyết định lựa chọn thực hiện nghiên cứu đề tài: “Tiềm năng phát triển loại hình du lịch văn hóa ở vùng miền núi Lào Cai”
  6. Đề tài nghiên cứu tập trung vào đối tượng chính là loại hình du lịch văn hóa và tiềm năng phát triển của loại hình này ở các huyện thuộc tỉnh Lào Cai. Việc nghiên cứu được thực hiện dựa trên hai phương pháp nghiên cứu: một là, phương pháp phân tích tổng hợp các thông tin, số liệu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các nguồn báo in và Internet; hai là, phương pháp khảo sát thực tế tại địa phương (huyện Sa Pa, Bắc Hà thuộc tỉnh Lào Cai) về các loại hình du lịch hiện có và những tiềm năng đã được khai thác. Đề tài được triển khai theo kết cấu gồm ba phần chính: Chương I nêu lên những cơ sở lý thuyết về du lịch văn hóa và những đặc điểm của Lào Cai phù hợp với việc phát triển loại hình du lịch này; Chương II tập trung đánh giá thực trạng phát triển đồng thời nêu lên những những khó khăn tồn tại và tiềm năng chưa được khai thác của du lịch văn hóa tại Lào Cai; Chương III trình bày những chính sách của UBND Tỉnh Lào vào, định hướng phát triển, các giải pháp khắc phục khó khăn và phát huy những tiềm năng phát triển du lịch của Lào Cai.
  7. - 3 - CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG 1.1. Du lịch văn hóa 1.1.1. Khái niệm Du lịch văn hóa 1.1.1.1.Du lịch Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch. Vào năm 1963, Hội nghị Liên Hợp Quốc tế về Du lịch ở Roma đã định nghĩa “Du lịch là tổng hòa các mối quan hệ, hiện tượng, các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.” Hay định nghĩa theo Hội nghị Quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Cannada tháng 06/1991 “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”. Hoặc “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghĩ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định” (theo Điều 10 Pháp lệnh Du lịch của Việt Nam) Theo Bộ Văn hóa thông tin và du lịch, Tổng cục du lịch Việt Nam: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường. Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  8. - 4 - 1.1.1.2. Văn hóa Văn hóa được hiểu và sử dụng theo nhiều nghĩa khác nhau như để chỉ học thức (trình độ văn hóa); lối sống (nếp sống văn hóa) trình độ phát triển của một giai đoạn. Văn hóa còn được hiểu theo một nghĩa rộng hơn bao gồm tất cả những phong tục, tín ngưỡng, hiện vật, lối sống ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của khu vực dân cư đó. Theo các định nghĩa trên thế giới, E.B.Taylor – một nhà nhân loại phương Tây cho rằng “Văn hóa là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục, những khả năng và tập quán khác nhau mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội”. Ở Việt Nam, tác giả Trần Ngọc Thêm trong tác phẩm “Cơ sở văn hóa Việt Nam” đã định nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với mội trường tự nhiên xã hội”. 1.1.1.3. Du lịch văn hóa Hiện nay, du lịch bao gồm rất nhiều hình thức đa dạng và phong phú như du lịch sinh thái, du lịch bền vững, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục, du lịch MICE (viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm)) và du lịch văn hóa. Đối với các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế và trong nước, cần đẩy mạnh phát triển ngành nghề du lịch, du lịch văn hóa được coi là một trong những sản phẩm chủ đạo. Vậy, du lịch văn hóa là gì ? Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Những yếu tố thu hút khách du lịch đến với loại hình này chủ yếu là các bản sắc văn hóa, nét đặc trưng khác biệt của nền văn hóa đó ví dụ như những lễ hội truyền thống, những phong tục tín ngưỡng, tôn giáo, lối sống, lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc hình thành nên nền văn hóa của người dân nơi mà khách du lịch đến thăm Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  9. - 5 - quan. Khách du lịch tìm đến du lịch văn hóa để thu nhập thông tin mới, tìm hiểu và trải nghiệm những nền văn hóa khác nhau mọi nơi trên thế giới. Do vậy, du lịch văn hóa không chỉ đơn thuần là du lịch mà còn gắn liền với các loại hình văn hóa của địa phương nơi có hoạt động du lịch đang diễn ra. Loại hình này hiện nay đang rất phổ biến trên thế giới và theo báo cáo gần đây của OECD đã nhấn mạng tầm quan trọng của du lịch văn hóa trong khu vực phát triển trên thế giới. Hiện nay, ở nước ta văn hóa truyền thống nói chung và văn hóa dân tộc nói riêng ở các dân tộc thiểu số vùng cao đang bị phai mờ do sự du nhập của các loại hình văn hóa ở các nước đã phát triển và hiện đại hơn vào nước ta. Phần lớn các nơi thu hút khách du lịch văn hóa ở nước ta đều là những nơi còn khó khăn, đói kém. Bởi thế, thu hút khách du lịch văn hóa đồng nghĩa với việc phát triển được kinh tế, giảm thiểu đói nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. 1.1.2. Đặc điểm của du lịch văn hóa: Điểm đến của du lịch văn hóa thường bao gồm những di tích lịch sử, những thành phố lớn với các cơ sở văn hóa như bảo tàng, nhà hát hoặc những vùng nông thôn nơi trưng bày hiện vật truyền thống văn hóa của cộng đồng dân cư như các lễ hội, các nghi thức thể hiện lối sống, giá trị và văn hóa của họ. Các điểm đến bao gồm các di tích lịch sử, thành phố hiện đại, công viên, các câu lạc bộ, các hệ sinh thái ven biển, hải đảo và đất liền, các kỳ quan trên thế giới để khám phá nên văn hóa nơi đó. Hàng nghìn du khách trên thế giới thường xuyên tham gia vào các chuyến du lịch mỗi năm để đi tham quan các địa điểm như thế này. Một trong những điểm đến thu hút khá nhiều khách du lịch là khu vực sinh sống văn hóa của người dân nơi khách du lịch có thể trải nghiệm được cuộc sống sinh hoạt bình thường của người dân địa phương, so sánh với với cuộc sống của chính vùng dân cư nơi khách du lịch sinh sống. Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  10. - 6 - Di sản văn hóa bao gồm hai loại chính là di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Theo điều 4 của Luật di sản văn hoá sửa đổi bổ sung, “Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia”(2). “Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác”(1), Đặc trưng cơ bản của du lịch văn hóa: du lịch văn hóa gắn liền với các họat động du lịch và hoạt động văn hóa - Tính đa dạng: du lịch văn hóa với chất lượng cao được tạo nên bởi sự đa dạng trong đối tượng phục vụ, mục đích phục vụ hay điểm đến của du lịch văn hóa như các cảnh quan thiên nhiên, kỳ quan thế giới, các di tích lịch sử - văn hóa cho đến các lễ hội truyền thống, các phong tục tập quán lâu đời, các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian mang đậm đà bản sắc dân tộc. Ngoài ra, cần kể đến các cơ sở vật chất và các dịch vụ kèm theo. - Tính đa thành phần: không hề có một giới hạn nào cho những đối tượng liên quan đến du lịch văn hóa. Du khách tham gia vào du lịch văn hóa, các tổ chức Nhà nước và tư nhân, các doanh nhân trong và ngoài nuớc đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực du lịch, những nhân viên, hướng dẫn viên du lịch, cộng đồng địa phương đều rất đa dạng, gồm nhiều thành phần khác nhau trong xã hội, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt động du lịch văn hóa. Vì vậy, tính đa thành phần còn bao hàm trong đó cả tính xã hội hóa cao. - Tính đa mục tiêu: Du lịch văn hóa mang lại lợi ích nhiều mặt như bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên, môi trường, di tích lịch sử – văn hóa, duy trì và phát triển văn hóa phi vật thể, nâng cao chất lượng phục vụ du khách, nâng cao chất lượng đời sống của người phục vụ du lịch, mở rộng học hỏi và giao lưu văn hóa, kinh tế, nâng cao ý thức trách nhiệm cho cộng đồng. Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  11. - 7 - - Tính liên vùng: Du lịch văn hóa nâng cao ý thức của du khách về văn hóa, thẩm mỹ, Vì vậy nên có sự liên kết giữa các cơ sở du lịch, các vùng văn hóa với nhau trong việc hoạch định các tuyến, điểm du lịch văn hóa phục vụ cho du khách. - Tính mùa vụ: đối với bầt kỳ loại hình du lịch nào cũng có đặc trưng này, đối với du lịch nói chung thể hiện ở số lượng du khách thường tập trung rất đông ở những tuyến,điểm du lịch văn hóa vào những ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ hè, nghỉ đông (du khách nước ngoài), nghỉ lễ. Du lịch văn hóa còn thể hiện riêng ở những thời gian có những lễ hội, những sự kiện đặc biệt xảy ra như Hà Nội với sự kiện 1000 năm Thăng Long; đền Hùng vào những ngày giỗ Tổ. 1.2. Đặc điểm của vùng miền núi Lào Cai phù hợp với loại hình du lịch văn hóa 1.2.1. Đặc điểm tự nhiên. Vị trí địa lý: Lào Cai là một tỉnh mới thành lập từ năm 1991 vùng cao biên giới giáp với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với 203km đường biên giới, nằm chính giữa khu vực Đông Bắc và Tây bắc Việt Nam, cách Hà Nội 296 km đường sắt và 345 km đường bộ. Do đó, Lào Cai hiện nay thuận lợi về mặt giao thông – một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch. Riêng đối với đường thủy, do Sông Hồng – một tuyến giao thông huyết mạch nối từ Vân Nam, Trung Quốc chạy qua Lào Cao tới vùng trung du đồng bằng Bắc Bộ nên thuận lợi rất lớn của địa hình Lào Cai khi con sông Hồng chảy qua có ý nghĩa lớn về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa và quân sự. Hơn thế nữa, con sông này còn góp phần quan trọng tạo nên sắc thái văn hóa cho Lào Cai. Sông Hồng là con đường chuyên chở văn hóa Đông Sơn qua trạm trung chuyển Lào Cai lên Vân Nam, là cửa ngõ giao lưu văn hóa du mục. Tuyến giao thông huyết mạch này cũng khiến Lào Cai sớm trở thành một trung tâm giao lưu văn hóa. Một khối lượng lớn các hiện vật Đông Sơn thời kỳ trước Công Nguyên được tìm thấy ở Lào Cai như các loại trống đồng (gồm 31 chiếc với các loại như trồng đồng truyền thống, trống đồng lưng choãi), rìu lưỡi Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  12. - 8 - xén, mũi lao Đông Sơn, các loại bát bằng bạc, đĩa thủy tinh, những dụng cụ mà được coi là sản phẩm của cư dân du mục vùng Trung Á đã chứng minh Lào Cai là một trung tâm chính trị - xã hội lớn, cửa ngõ giao lưu văn hóa du mục với văn hóa Điền ở Vân Nam, Trung Quốc và một số nền văn hóa vùng thảo nguyên Trung Á đã du mục vào Lào Cai. Địa hình Lào Cai khá phức tạp với hai dãy núi chính là Hoàng Liên Sơn và Con vui cùng có hướng Tây Bắc – Đông Nam tạo nên các vùng đất thấp và trung bình cùng với nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng tạo ra các vùng khí hậu khác nhau. Vùng núi cao Lào Cai với các dân tộc miền núi có những văn hóa dân tộc khá đặc biệt như tục thờ mía của người Giáy, lẽ vượt biển của người Tày càng đa dạng hơn hơn cho văn hóa ở vùng miền này. Thiên nhiên Lào Cai cũng tạo nên các thắng cảnh đẹp như khu Hàm Rồng - một “tiểu Thạch Lâm” ở Sa Pa có bãi đá cổ hàng vạn năm với hàng trăm phiến đá muôn hình muôn vẻ. Nổi bật nhất ở Lào Cai là đỉnh Phăng – Xi – Păng cao 3143m so với mặt nước biển, Rả Giàng Phìng cao 3090m với cánh đồng Mường Thanh một trong 4 cánh đồng lớn nhất vùng Tây Bắc (nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc) gắn liền với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai - Cam Đường - Bảo Thắng - Bảo Yên và phần phía đông huyện Văn Bàn thuộc các đai độ cao thấp hơn (điểm thấp nhất là 80 m thuộc địa phận huyện Bảo Thắng), địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng ruộng nước ruộng, là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp hoặc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng. Khí hậu ở đây là khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do đặc điểm địa hình nằm sâu trong lục địa, chi phối bởi nhiều dãy núi cao nên diễn biết thời tiết khá đa dạng và khác biệt theo không gian, thời gian, phân theo đai cao, có vùng nhiệt đới, có vùng mang tính chất Á Nhiệt đới. Nhiệt độ đặc biệt vùng Sapa rất đa dạng, trong cùng một ngày nhiệt độ có thể lên cao sau đó xuống thấp. Có những lúc, vùng sapa có nhiệt độ dưới 00C và có tuyết rơi. Khí hậu Lào Cai chia làm hai mùa rõ rệt: mùa Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  13. - 9 - mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 trong khi đó mùa khô lại kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa ở mức độ trung bình từ 1.400mm đến 1.700mm, dẫn đến hệ thống động, thực vật cũng phong phú gồm nhiều loại khác nhau. Dân tộc: Lào Cai có 27 dân tộc anh em sinh sống. Dân tộc kinh có 194.666 người, dân tộc H’Mông có 122.825 người, dân tộc Tày có 82.516 người, dân tộc Dao có 72.543 người, dân tộc Thái có 51.061 người, dân tộc Giáy có 24.360 người, dân tộc Nùng có 23.156 người, dân tộc Phù Lá có 6.763 người, dân tộc Hà Nhì có 3.099 người, dân tộc Lào có 2.134 ngưòi, dân tộc Kháng có 1.691 người, dân tộc LaHa có 1.572 người, dân tộc Mường 1263 người, dân tộc Bố Y có 1.148 người, dân tộc Hoa có 770 người , dân tộc La Chí có 446 người , và 11 dân tộc có số dân ít dưới 70 người như các dân tộc Sán Chay, Sán Dìu, Khmer, Lô Lô, Kà Doong, Pa Cô , Ê Đê, Giẻ Triêng , Gia Rai, Chăm, Kà Tu. Lào Cai có số dân tộc chiếm 50% tổng số dân tộc toàn quốc nên đặc điểm nổi bật trong văn hóa các dân tộc Lào Cai là văn hoá đa dân tộc, giàu bản sắc. Ở vùng thấp, người Tày, Thái, Giáy, Nùng, khai khẩn các thung lũng ven sông, ven suối, sáng tạo truyền thống văn hoá lúa nước. Ở rẻo giữa, người Kháng, La Ha, Phù Lá tạo nên văn hoá nương rẫy với nhiều tri thức bản địa phù hợp với kinh tế đồi rừng. Ở vùng cao, người H’Mông, Hà Nhì, Dao khai khẩn các sườn núi thành ruộng bậc thang bắc lên trời hùng vĩ. Tính đa dạng, phong phú của văn hoá thể hiện cả ở văn hoá vật thể và phi vật thể. Cùng với sự đa dạng dân tộc là sự đa dạng trong các yếu tố văn hóa ở Lào Cai, có tới ba trông bốn hệ ngôn ngữ lớn nhất của Việt Nam có mặt ở Lào Cai: Ngữ hệ Nam Á có các tộc người Kinh, Mường, Kháng, H’Mông, Dao, La Chí, La ha; ngữ hệ Hán – Tạng có các tộc người: Hoa (Xạ Phang), Hà nhì, Phù Há; ngữ hệ Thái có nhiều tộc người như Tày (cả nhóm Pa Dí), Thái, Nùng, Giáy, Lào, Lự, Bố Y. Lào Cai đã trờ thành điểm hội lưu văn hoá tộc người vùng văn hoá Việt Bắc mà cả dân tộc Tày Nùng được coi là cư dân đa số thì ở Lào Cai người Tày cũng chiếm một tỷ lệ lớn (13,36%) dân số Lào Cai. Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  14. - 10 - Tất cả các đặc điểm tự nhiên kể trên đã cùng nhau tạo nên sự đa dạng, phong phú và độc đáo cho văn hoá Lào Cai. Đây cũng là những điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch văn hóa tại khu vực này. 1.2.2. Đặc điểm văn hóa Tỉnh Lào Cai có 86.290 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá; 1.017 làng, bản, tổ dân phố văn hoá; 1.163 cơ quan, đơn vị, trường học văn hoá; 19% dân số toàn tỉnh thường xuyên luyện tập thể thao; 100% số trường học đảm bảo chương trình giáo dục thể chất. Khách du lịch đến Lào Cai đạt 700.451 lượt người, vượt 8% kế hoạch, doanh thu đạt: 513,422 tỷ đồng (tăng 18,3% so cùng kỳ). Với sự đa dạng trong dân tộc đã tạo nên sự đa dạng trong văn hóa của Lào Cai. Lào Cai là một tỉnh đa dân tộc, đa văn hóa. Văn hóa của Lào Cai bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. 1.2.2.1.Văn hóa vật thể của Lào Cai Với các hiện vật được tìm thấy như trống đồng, bát đĩa, sản phẩm của dân du mục (đã được đề cập ở trên) đã cho thấy yếu tố văn hóa vùng Lào Cai khá đa dạng và phong phú. Lào Cai còn phát hiện ra nhiều đồ gốm cổ bên cạnh đồ của Lý, Trần, gốm Chu Đậu còn tìm thấy gốm thời nhà Minh, nhà Thanh bên Trung Quốc và rõ ràng nhất là các dấu tích kiến trúc đan xen giữa Việt Nam và Trung Quốc ở một số di tích đình chùa còn lại đến ngày nay. Các dân tộc Lào Cai đã sáng tạo, lưu giữ hàng trăm di tích lịch sử văn hoá. Nổi bật là các di tích về khu trạm khắc đá cổ, với các hình khắc về bản đồ, chữ viết, hình người có niên đại cách ngày nay hàng nghìn năm ở thung lũng Mường Hoa (Sa Pa). Di tích thờ ông Hoàng Bảy một vị tướng có công bảo vệ biên giới thời Hậu Lê được tôn thờ là “Thần vệ Quốc”, di tích Đền Thượng - thờ Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng với niên hiệu Chính Hoà (1680-1705), di tích chiến thắng Phố Ràng đặc biệt Lào Cai còn có hệ thống các hang động kỳ ảo trở thành các danh thắng tuyệt đẹp, thu hút đông đảo khách du lịch Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  15. - 11 - tham quan như động Thuỷ Tiên (Bát Xát), động Tả Phời (Cam Đường), hang Tiên- Trung Đô (Bắc Hà), động Xuân Quang (Bảo Thắng) Người dân tộc chủ yếu sống trên nhà sàn nhưng vì sự đa dạng cũng như hội nhập ở Lào Cai nên nhà cửa ở đây được chia làm ba loại hình nhà chính: nhà nền đất của các dân tộc Kinh, H’Mông, Hoa, người Hà Nhì ; nhà nửa sàn nửa đất của các dân tộc Dao (nhóm Dao đỏ ); nhà sàn (người Tày, Thái ) với các kiểu nhà sàn mái tròn của người Thái đen hoặc nhà sàn tường trình (tên một loại nhà sàn) của người Tày, Bắc Hà. Về mùa đông, cho dù trời rét xuống độ âm, trong nhà đồng bào vẫn ấm. Còn về mùa hè, nếu nắng nóng đến 37-38oC, ngồi trong nhà đồng bào vẫn mát mẻ. Bên trong nhà của người Hà Nhì, đồng bào còn làm thêm một bức tường phụ cũng bằng đất nện chạy song song với tường chính ở cách cửa ra vào khoảng 1,5 m. Sau bức tường phụ này là bếp và giường ngủ của người làm chủ gia đình. Nhà của người Hà Nhì đa số là hình vuông, khác với nhà hình chữ nhật của người Mông. Trước khi làm nhà trình tường, các gia đình người Mông phải xem ngày giờ tốt, chọn miếng đất lành bằng phẳng, rộng cỡ 40 - 50 m2, rồi mổ gà nấu xôi cúng tế, cầu mong cho ngôi nhà mình sắp làm sẽ bền vững, thọ tới trăm năm. Nhà sàn của đồng bào dân tộc ở Lào Cai Họa tiết trang trí trên trang phục Trang phục của người dân tộc ở Lào Cai luôn sặc sỡ sắc màu, phong phú về chủng loại. Mỗi dân tộc lại có một kiểu trang phục đặc trưng riêng cho dân tộc mình. Trang phục người Hmông hoa, Hmông xanh, Hmông đen, Hmông trắng cũng có kiểu cách, màu sắc khác hẳn nhau. Phụ nữ Hmông ở các huyện khác mặc váy Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  16. - 12 - nhưng phụ nữ Hmông ở Sa Pa lại mặc quần cộc. Đặc biệt là người Tày, người Tày ở Văn Bàn, Bảo Yên mặc áo ngắn, váy ngắn, còn người Tày ở Bắc Hà lại mặc áo dài và quần dài. Dụng cụ chủ yếu hình thành nên bộ trang phục là chiếc khung dệt, vật cần thiết trong mỗi gia đình người Dao. Chỉ với hai thoi dệt chính, phụ; người phụ nữ Dao có biệt tài dệt được vải trắng lẫn vải màu.Một bộ trang phục hoàn chỉnh của người Dao gồm: Áo, yếm, xà cạp, cùng đồ trang sức vàng bạc, khăn vấn đầu. Các loại trang phục khác nhau được thể hiện rõ nhất trong các phiên chợ vùng Lào Cai. Đặc biệt, do vị trí Lào Cai rất quan trọng nên nhân dân đã rước đức thánh Trần, người anh hùng dân tộc thờ ở đền Thượng, xây dựng đền thờ Mẫu ngay ở vùng ven sông Hồng, giáp biên giới. Đền thờ Trần Hưng Đạo và thờ Mẫu Liễu Hạnh trấn ải ở biên cương thực sự trở thành những cột mốc văn hoá bên cạnh cột mốc địa giới, nhằm khẳng định chủ quyền thiêng liêng của người dân Việt Nam về mặt văn hoá. 1.2.2.2.Văn hóa phi vật thể của Lào Cai Lễ hội của các dân tộc ở đây rất đặc sắc, in đậm nhiều yếu tố tín ngưỡng cổ. Tuy nhiên không còn mang nặng sự lạc hậu như ngày xưa. Lễ hội diễn ra trong những tháng đầu xuân và chủ yếu trong phạm vi một làng. Tuy nhiên ở Mường Hoa, một số lễ hội có phạm vi mở rộng cả một vùng, một mường xưa. Người Mông có lễ ''Nào Sồng'' (ăn thề đầu năm) được tổ chức vào ngày thìn tháng giêng tại khu rừng cấm của cả làng. Sau khi cúng thần, mọi người trong làng đều bàn bạc xây dựng hương ước. Một năm người Mông có tới l1 lễ, trong đó có lễ ''Tu su'' cúng rồng xanh rất hấp dẫn. Lễ ''Nhặn Sồng'' của người Dao tổ chức vào ngày mùng một hoặc mùng hai tết với tổng hợp các loại hình nghệ thuật dân gian, đó là: nghệ thuật múa nhảy đan xen với nghệ thuật âm nhạc (các bài thiên binh, hành quân, trừ tà ), nghệ thuật ngôn từ kể về sự tích của dòng họ Bàn, Triệu, Đặng , kể về công lao tổ tiên, về sự tích một số thần thánh trong miếu vạn thần của người Dao. Trong số lễ hội của của các dân tộc ở Sa Pa, lễ hội ''Gioóng boọc'' của người Giáy có quy mô lớn, thu hút hàng nghìn người Giáy, Mông, Dao ở thung lũng Mường Hoa tham gia. Người Xá Phó ở Nậm Sang lại tổ chức lễ hội ''quét làng'' vào Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  17. - 13 - ngày 2/2 âm lịch với nhiều nghi thức nhằm trừ tà, cầu an. Hiện nay, quy mô lễ hội truyền thống của các dân tộc càng được mở rộng để thu hút được nhiều khách du lịch. Tiết mục văn nghệ của bà con dân tộc Xa Phó (xã Nậm Sài) biểu diễn trên khu du lịch Hàm Rồng. Người H’mông ăn tết trước một tháng theo lịch cổ truyền của đồng bào. Trong tôn giáo, bên cạnh tôn giáo tín ngưỡng bản địa (thờ cúng tổ tiên, thần bản mệnh ) chiếm địa vị quan trọng, còn xuất hiện một số tôn giáo mới du nhập. Các tín ngưỡng dân gian đã chịu sự ảnh hưởng của tam giáo, ảnh hưởng này diễn ra khá mạnh ở vùng người Dao, Tày, Nùng, Giáy nhưng nổi bật nhất là người Dao. Trong miếu Vạn Thần của người Dao, bên cạnh Ngọc Hoàng còn có Phật là quân sư. Dưới trướng của Ngọc Hoàng và Phật còn có Thuỷ Nguyên, Linh Bảo, Đạo Đức. Dưới các vị này còn có Tam Thanh, Tam Bảo, Tam Nguyên. Sự đan xen giữa Tam giáo với tín ngưỡng dân gian đã tạo ra diện mạo mới trong đời sống tinh thần của các dân tộc Lào Cai. Trong văn học dân gian, mỗi dân tộc có đầy đủ cả hệ thống các loại hình văn học từ truyện thần thoại, cổ tích, ngụ ngôn đến dân ca, truyện thơ. Mỗi một loại hình văn học dân gian lại có các tiểu loại hình phong phú. Các truyền thuyết chống Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  18. - 14 - ngoại xâm, bảo vệ biên giới xuất hiện khá phong phú, nhất là truyền thuyết, truyện cổ kể về sự tích các địa danh như Đản Khao, Pha Long, Trung Đô, Nghĩa Đô, núi Đại Thần Trong tín ngưỡng dân gian, các danh tướng chống giặc ngoại xâm, chống giặc cướp trở thành những thần linh được nhân dân tôn thờ như Cầm Ngọc Hánh, Hoàng Dìn Thùng, Giàng Chỉn Hùng v.v Ông Hoàng Bảy - một viên tướng bảo vệ biên cương đã đi vào điện thần Đạo Mẫu, được thờ trang trọng ở đền Bảo Hà. Có thể nhắc đến các nghệ thuật dân gian đặc biệt là nghệ thuật âm nhạc. Chỉ tính riêng nhạc khí Lào Cai đã có đủ 10 họ với 10 chi khác nhau. Chi nhạc cụ dây động có hưn mạy (Thái), đao (Kháng) Nhạc cụ hơi có chi nhạc hơi hình vòm như cặm rưng (Khơ Mú, Kháng), ống khảo của người Mường, pí thiu, phí khui của người Thái Chi nhạc cụ hơi lưỡi gà có khá nhiều, gồm cả loại đơn giản nhất như pí phương (Thái) bằng ống dạ đến loại có cấu tạo phức tạp như khèn H’Mông, khèn Thái, chi nhạc cụ hơi chỉ dùng hơi thổi Khèn của người H’Mông như tù và, kèn đồng H’ Mông Nhạc cụ họ màng rung có nhiều loại trống bịt da của các dân tộc Nhạc cụ các dân tộc ở Lào Cai còn bao gồm cả loại chuyên dùng hoà tấu với chuyên dùng độc tấu v.v Lào Cai có hơn ba mươi điệu múa khác nhau. Có những điệu múa dùng trong sinh hoạt (như xoè vòng, xoè chiêng) nhưng cũng có điệu múa chỉ dùng trong các nghi lễ tôn giáo hoặc lễ hội. Chỉ riêng nhóm Dao họ (Dao quần trắng) ở Bảo Thắng, Bảo Yên đã có 7 điệu múa khác nhau (như múa kiếm, múa sạp, múa chuông, múa khăn, múa mặt nạ, múa trống, múa gà). Nghệ thuật âm nhạc cũng rất đa dạng. Như vậy, tính đa dạng văn hóa tộc người đã tạo thành nguồn lực cho Lào Cai phát triển, tạo thành sắc thái riêng của Lào Cai. Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  19. - 15 - CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI LÀO CAI 2.1. Tình hình du lịch văn hóa tại Lào Cai Thời gian qua, ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lào Cai triển khai đề án “Phát triển kinh tế du lịch giai đoạn 2006 - 2010” đã thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng, nâng cấp, phân vùng các tuyến, điểm du lịch và hình thành mô hình nhà du lịch, các quầy thông tin thu hút khách du lịch. Qua 3 năm thực hiện đề án, các sản phẩm du lịch được đưa vào khai thác như: du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm qua các tour du lịch trên sông Chảy, chinh phục Phan Xi Păng, khám phá những hang động, thác nước Du lịch văn hoá cộng đồng chủ yếu tại Sa Pa, Bắc Hà là mô hình làng văn hoá du lịch, chợ văn hoá vùng cao, du lịch tâm linh (thăm đền, chùa, lễ hội ), du lịch mua sắm hàng hoá thông qua hệ thống các siêu thị, chợ và các làng nghề, câu lạc bộ thổ cẩm, các quầy hàng lưu niệm Các tour, tuyến du lịch được phân vùng khai thác đã phát huy tác dụng, thúc đẩy sự hợp tác tạo nguồn lực để du lịch Lào Cai phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói, giảm nghèo bền vững. Cùng với du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng và du lịch văn hóa cũng đang phát triển mạnh. Theo số liệu thống kê từ Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Lào Cai, hiện toàn tỉnh có 2.500 người lao động trực tiếp và 5.000 người lao động gián tiếp trong ngành du lịch, riêng Sa Pa có 240 hướng dẫn viên, trong đó 95 hướng dẫn viên là người dân tộc thiểu số. Trong giai đoạn 2006 -2009, các hoạt động đã thu hút 28 doanh nghiệp tài trợ cho các sự kiện lớn gắn với du lịch hàng tỷ đồng. Đặc biệt là việc hình thành Trung tâm thông tin du lịch Lào Cai và kiện toàn hệ thống các nhà du lịch, quầy Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  20. - 16 - thông tin ga Lào Cai phát huy hiệu quả, hướng công tác xúc tiến du lịch vào chuyên nghiệp và đẩy mạnh kêu gọi các dự án đầu tư. Thực hiện đề án “Phát triển kinh tế du lịch giai đoạn 2006 - 2010” đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong thực hiện thu hút khách du lịch, tăng doanh thu, tạo việc làm cho người lao động. Từ kết quả đó, Lào Cai phấn đấu đến năm 2010 đón 730.000 lượt khách du lịch, doanh thu đạt 470 tỷ đồng là điều có thể trở thành hiện thực. 2.1.1 Mô hình “Du lịch lễ hội” tại Lào Cai: Mô hình “Du lịch lễ hội” đang phát triển ở Lào Cai trong những năm gần đây được phát triển dựa trên những lễ hội rất độc đáo và phong phú của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây. Bên cạnh rất nhiều những nét văn hóa độc đáo khác thì những lễ hội truyền thống của các dân tộc chính là điểm nhấn quan trọng đã và đang thu hút một lượng lớn khách du lịch yêu thích tìm hiểu văn hóa đến với Lào Cai. Với mục đích gắn việc bảo tồn văn hóa với phát triển du lịch bền vững góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân, từ trước năm 2005, ngành Văn hóa - Thông tin (nay là Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Lào Cai đã tổ chức khảo sát, lập hồ sơ khoa học cho 51 làng và toàn bộ 25 dân tộc, thống kê các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể để lập danh sách các di sản văn hóa đặc biệt có giá trị cần bảo tồn và khai thác. Đến nay, theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai, Lào Cai đã sưu tầm 8.128 hiện vật thể khối và hình ảnh; trong đó có nhiều cổ vật giá trị như: trống đồng, vò gốm, gương đồng. Sưu tầm 200 mẫu hoa văn cổ của người Mông, 1.264 hiện vật dân tộc học của 13 nhóm, ngành dân tộc ở Lào Cai cùng 92 phong tục tập quán của các nhóm, ngành dân tộc, 50 lễ-tết-hội; 1800 bài dân ca, 40 bản nhạc khí, 85 điệu múa, 2000 địa danh và 838 cuốn sách cổ của các dân tộc Dao, Giáy, Bố Y. Kho tàng văn hóa dân gian của 7 nhóm, ngành dân tộc có số dân ít, nguy cơ mai một di sản văn hóa cao như: Bố Y, Kháng, La Ha, ngành Mông Xanh, Xá Phó, La Chí, Pa Dí, được sưu tầm có hệ thống. Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  21. - 17 - Trên cơ sở, khảo sát, thống kê, Lào Cai lựa chọn bảo tồn một số di sản văn hóa tiêu biểu phục vụ nghiên cứu và phát triển du lịch. Đến nay, tỉnh đã bảo tồn và xây dựng được một số làng văn hóa du lịch và chợ văn hóa vùng cao phục vụ phát triển du lịch và bảo tồn văn hóa. Đồng thời, trong những năm gần đây, Lào Cai đã có sự kết hợp hiệu quả với các tỉnh thành lân cận nhiều tiềm năng về du lịch như Yên Bái và Phú Thọ với nhiều chương trình du lịch hấp dẫn với không gian mở rộng trên địa bàn các tỉnh cùng những thắng cảnh, những di tích và những nét văn hóa độc đáo riêng của từng tỉnh. 2.1.1.1. “Du lịch lễ hội” tại một số bản làng tại Lào Cai: Nổi bật lên trong số những bản làng văn hóa đã được bảo tồn và xây dựng hiện nay ở Lào Cai là làng thổ cẩm Tà Phìn và làng chạm khắc bạc Cát Cát. Với những nét độc đáo về con người, cảnh vật, những sản phẩm truyền thống và những lễ hội độc đáo, nơi đây đang hứa hẹn là chốn dừng chân yêu thích của phần lớn du khách khi đến với mô hình du lịch văn hóa tại Lào Cai. Làng thổ cẩm Tả Phìn thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 17km về hướng đông. Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc thông qua các lễ hội như tết nhảy của người Dao đỏ, lễ ăn thề, lễ mừng nhà mới của đồng bào các dân tộc, Tả Phìn còn được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến bởi ở đó có một làng nghề thổ cẩm nổi tiếng. Những năm gần đây, du lịch Sa Pa phát triển đã làm xuất hiện một thị trường mua bán các đồ thổ cẩm với nhu cầu mua sắm của khách du lịch ngày càng tăng cao. Sản phẩm của làng dệt thổ cẩm Tả Phìn đủ kiểu dáng và sắc màu trông thật bắt mắt. Một vài sản phẩm chính có thể kể đến là: những chiếc ba lô, túi khoác du lịch, những chiếc khăn, túi xách tay, ví đựng tiền, các tấm áo choàng thổ cẩm với đủ sắc màu rực rỡ. Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  22. - 18 - Đồng bào bày bán các sản phẩm thổ cẩm Những sản phẩm này hoàn toàn do bàn tay khéo léo tài hoa của các chị em người Mông, người Dao tạo nên với những đường nét hoa văn được thể hiện qua các họa tiết cây cỏ hoa lá, chim muông thật tinh tế luôn gây được sự tò mò hiếu kỳ và đặc biệt hấp dẫn các khách du lịch đến với Sa Pa. Các sản phẩm hàng hoá làm ra ở đây được "xuất khẩu tại chỗ" bằng cách bán trực tiếp cho khách hoặc có thể bán gián tiếp cho du khách thông qua việc cung cấp các mặt hàng này cho các quầy thổ cẩm ở chợ văn hoá dân tộc, các cửa hàng bán đồ lưu niệm của thị trấn Sa Pa. Thổ cẩm là một món quà không thể thiếu được cho du khách mỗi lần đặt chân tới Sa Pa. Ðối với người dân tộc vùng cao, thổ cẩm không chỉ để dùng trang trí, tô điểm thêm cho sắc đẹp mà còn là vật kỷ niệm của tình yêu hay trong ngày cưới của các đôi trai gái. Những đường nét hoa văn thể hiện trên tấm thổ cẩm là những tinh hoa của nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc làm cho thổ cẩm Sa Pa không thể hoà lẫn được với bất cứ sản phẩm thổ cẩm của vùng nào. Làng chạm khắc bạc Cát Cát thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thị trấn Sa Pa 2 km. Làng Cát Cát là bản lâu đời của người Mông, còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh, dệt vải và chế tác đồ trang sức. Đặc biệt nơi đây còn giữ được khá nhiều phong tục độc đáo mà ở các vùng khác không có, hoặc không còn tồn tại nguyên gốc. Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  23. - 19 - Qua những khung dệt, người Mông tạo nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc và hoa văn mô phỏng cây, lá, hoa, muông thú Gắn liền với công đoạn dệt vải bông, vải lanh là khâu nhuộm và in thêu hoa văn, phổ biến là kỹ thuật nhuộm chàm, nhuộm nước tro thảo mộc và cây lá rừng. Vải nhuộm xong được đánh bóng bằng cách lăn vải với khúc gỗ tròn trên phiến đá phẳng có bôi sáp ong. Ở làng Cát Cát, nghề chế tác đồ trang sức bằng bạc, đồng đã có từ lâu đời và tạo ra những sản phẩm tinh xảo. Quy trình chế tác bạc gồm nhiều công đoạn. Trước hết, họ cho bạc vào nồi trên bễ lò đun đến khi nóng chảy thì rót vào máng. Chờ khi bạc nguội lấy ra dùng búa đập, rèn sao cho thanh bạc có kích cỡ to, nhỏ, dài, ngắn, vuông, tam giác, tròn, dẹt hay kéo thành sợi. Tiếp đó, họ giũa cho thật nhẵn và nếu cần trang trí thì dùng đinh để chạm khắc, tạo hoa văn nổi hoặc chìm rồi mới uốn hình sản phẩm. Cuối cùng là bước đánh nhẵn, làm trắng và bóng. Sản phẩm chạm bạc ở Cát Cát rất phong phú, tinh xảo nhất là đồ trang sức của phụ nữ như: vòng cổ, vòng tay, dây xà tích, nhẫn Đường xuống bản Cát Cát Một điều hấp dẫn du khách khi đến Cát Cát là người Mông ở đây còn giữ được khá nhiều phong tục tập quán độc đáo, chẳng hạn như tục kéo vợ. Khi người con trai quen biết và đem lòng yêu một cô gái, anh ta sẽ tổ chức làm cỗ mời bạn bè và nhờ các bạn lập kế hoạch "kéo" cô gái về nhà một cách bất ngờ, giữ cô trong ba ngày. Sau đó, nếu cô gái đồng ý làm vợ chàng trai thì sẽ tiến hành lễ cưới chính Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  24. - 20 - thức. Nếu cô từ chối thì họ cùng nhau uống bát rượu kết bạn và mọi việc trở lại bình thường như chưa có điều gì xảy ra. Lễ cưới người Mông ở Cát Cát thường được tổ chức từ 2 đến 7 ngày. Kiến trúc nhà cửa người Mông làng Cát Cát còn nhiều nét cổ: nhà ba gian lợp ván gỗ pơmu. Bộ khung nhà có vì kèo ba cột ngang. Các cột đều được kê trên phiến đá tròn hoặc vuông. Vách được lợp bằng gỗ xẻ, có 3 cửa ra vào: cửa chính ở gian giữa, 2 cửa phụ ở hai đầu nhà. Cửa chính luôn được đóng kín, chỉ mở khi có việc lớn như đám cưới, tang ma, cúng ma vào dịp lễ Tết. Trong nhà có không gian thờ, sàn gác lương thực dự trữ, nơi ngủ, bếp và nơi tiếp khách. Nhà người H’Mông (hình ảnh mô phỏng tại Bảo tàng Dân tộc học) Làng Cát Cát được hình thành từ giữa thế kỷ 19, các hộ gia đình cư trú theo phương thức mật tập: dựa vào sườn núi và quây quần bên nhau, các nóc nhà cách nhau chừng vài chục mét. Họ trồng lúa trên ruộng bậc thang, trồng ngô trên núi theo phương pháp canh tác thủ công, sản lượng thấp. Phần lớn nhà cửa đều đơn giản, chỉ có một cái bàn, cái giường và bếp lửa nấu nướng Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  25. - 21 - 2.1.1.2. Mô hình “Du lịch lễ hội” liên kết cùng các tỉnh Yên Bái và Phú Thọ Mô hình “Du lịch lễ hội” ở Lào Cai trong hai năm qua khi mở rộng kết hợp với các tỉnh bạn đã được tổ chức ngày càng hấp dẫn hơn với tên gọi “Chương Trình du lịch về cội nguồn” (CTDLVCN). Trong mấy năm thực hiện CTDLVCN đã tạo chuyển biến trong nhận thức của lãnh đạo cả 3 tỉnh cũng như của các doanh nghiệp, người dân tự nguyện tham gia, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch. Hình thức du lịch cộng đồng đã phát triển mạnh ở cả Yên Bái, Lào Cai và Phú Thọ, góp phần xóa đói giảm nghèo cho các địa phương này. Chương trình được tổ chức với nhiều hoạt động sôi động, phong phú, nhận thức về giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống phục vụ phát triển du lịch được nâng lên. Chương trình đã kết nối xây dựng được nhiều tour, tuyến du lịch trên địa bàn 3 tỉnh như “Cội nguồn đất Tổ”, “Đất ngọc Lục Yên”, “Cội nguồn Tây Bắc”, “Sắc màu vùng cao”. Ba tỉnh đã tập trung tu bổ hệ thống di tích lịch sử; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các cơ sở lưu trú, khách sạn, tăng cường các dịch vụ bổ trợ; phát triển sản xuất các sản phẩm, hàng lưu niệm để phục vụ nhu cầu du khách Nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng đã được tạo ra thu hút du khách đến tham quan, thưởng lãm, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân Năm 2009, đã có trên 1,3 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch tại 3 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, tăng 6% so với năm 2008; tổng doanh thu từ du lịch đạt 1.128 tỷ đồng, tăng 8,3% (theo Sở VHTTDL lịch tỉnh Lào Cai) CTDLVCN của 3 tỉnh Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ là một trong 10 sự kiện du lịch các tỉnh Tây Bắc hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Các hoạt động văn hóa - du lịch chủ yếu tại Lào Cai năm 2010 bao gồm: . Lễ hội đền Thượng – TP. Lào Cai (tháng 2) . Lễ hội trên mây Sapa (cuối tháng 4, đầu tháng 5), . Hội đua ngựa truyền thống Bắc Hà mở rộng (tháng 6), . Giải leo núi chinh phục Fanxipan và Ngày hội Du lịch TP. Lào Cai (tháng 10) Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  26. - 22 - Nội dung CTDLVNC của Lào Cai, Yên Bái và Phú Thọ Một trong những điểm nhấn của CTDLVCN năm 2010 là chương trình du lịch quốc tế leo núi cắm cờ “Thăng Long - Hà Nội 1.000 năm tuổi” lên đỉnh Fanxipan vào tháng 10/2010. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm sự kiện 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội của Sở VHTTDL. Cùng với các hoạt động trong CTDLVCN, 3 tỉnh cũng tích cực chỉ đạo các doanh nghiệp khai thác các tuyến điểm du lịch mới kết nối tới nhiều tỉnh Tây Bắc (đặc biệt tỉnh Hà Giang) và tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, khai thác sản phẩm cho khách du lịch nội địa với tuyến đi các đền đài linh thiêng dọc sông Hồng, du lịch chợ nhằm thu hút du khách và tạo sự liên kết chặt chẽ trong hoạt động hợp tác giữa 3 tỉnh, tích cực hưởng ứng CTDLVCN năm 2010. Trong chương trình “Khám phá Fansipan 2009” (Viết tắt là chương trình FEI), tổ chức phát triển Hà Lan SNV đã hỗ trợ kinh phí cho phát động thu gom rác thải trên tuyến Fansipan, UBND huyện Sa Pa cũng chủ trì hoạt động trồng cây bảo vệ môi trường du lịch tại xã San Sải Hồ. Đặc biệt, chương trình FEI còn tổ chức một hội thảo đầy ý nghĩa chuyên bàn về “Giải pháp quản lý, khai thác và phát triển du lịch trong vườn quốc gia Hoàng Liên” được lấy ý kiến tham luận bởi các chuyên Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  27. - 23 - gia hàng đầu về du lịch và bảo vệ môi trường từ các Bộ, ngành Trung ương, tổ chức phát triển Hà Lan SNV, Hiệp hội các Vườn quốc gia, Hiệp hội leo núi Côn Minh (Trung Quốc) và các đại biểu đến từ doanh nghiệp lữ hành Với một loạt nội dung trong hoạt động của chương trình “Khám phá Fansipan” năm 2009, gắn phát triển du lịch với bảo vệ môi trường, cùng với sự vào cuộc thực sự của các doanh nghiệp lữ hành, Hiệp hội leo núi Côn Minh, sự đồng thuận của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và sự đồng hành tài trợ của nhà tài trợ chính Việt Nam Airlines, chắc chắn chương trình FEI năm 2010 sẽ thành công và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách về một Sa Pa tươi đẹp, mến khách. 2.1.2. Mô hình du lịch “Homestay” (Du lịch cộng đồng) tại Lào Cai Homestay là đến ở nhà của người bản xứ trong một mối quan hệ thân thiết giống như gia đình. Đa phần khách du lịch đều thông qua các công ty tour, hoặc khách sạn để được sống kiểu "homestay" ngay giữa núi rừng. Đến bữa, họ nấu nướng và ăn cơm cùng gia đình. Ở Sapa mô hình Homestay còn hấp dẫn khách du lịch hơn bởi những ngôi nhà làm bằng gỗ pơ mu quý hiếm mọc lên giữa núi rừng hay khung cảnh bình yên của thung lũng Mường Hoa thơ mộng và đại ngàn Hoàng Liên xanh thẳm. Tại thôn Tả Van Giáy nằm lưng chừng thung lũng Mường Hoa, với 40 hộ dân thì tất cả đều lấy nhà mình "làm du lịch", theo mô hình "homestay" (khách nghỉ lại qua đêm, ăn uống, thưởng thức các đặc sản văn hoá địa phương ). Những ngôi nhà ở đây là kiểu nhà truyền thống của dân tộc Giáy, trước đây gia đình sinh sống nhưng khi khách có nhu cầu thì gia đình đón họ vào ăn ở cùng. Đặc biệt, được làm nên từ loại gỗ pơ mu, nên giá trị của mỗi ngôi nhà lên đến hàng chục tỉ đồng. Thống kê của UBND huyện Sapa cho thấy, mô hình "homestay" bình quân mỗi tháng đón hàng nghìn khách du lịch đến lưu trú qua đêm. Ngoài món ăn thôn bản mà du khách được thưởng thức, ban đêm chủ nhà cũng tổ chức đốt lửa, thực hiện các màn múa quạt, nhảy sạp, thổi kèn phục vụ. Khách có nhu cầu chỉ phải Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  28. - 24 - thanh toán 40.000đ cho một đêm ngủ lại nhà dân. Chỉ từng ấy chi phí, nhưng khách được khám phá phong tục văn hoá, hoà mình vào cuộc sống cộng đồng, được tắm lá thuốc, thưởng thức ẩm thực truyền thống của người bản địa Để hiểu rõ hơn về loại hình du lịch mới mẻ này, hãy cùng xét một điển hình trong mô hình du lịch văn “Homestay” tại Lào Cai là Bản Hồ thuộc huyện Sa Pa. Bản Hồ, thuộc xã Bản Hồ, cách Thị trấn Sapa chừng 20 km. Bản Hồ là bản của người Tày, nằm phía Đông Nam Sa Pa, cao hơn 435 m so với mặt nước biển, có nghĩa du khách sẽ luôn phải xuống dốc khi đi từ Sa Pa. Trên đường đến với Bản Hồ, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những hình ảnh kỳ vĩ của núi rừng Tây Bắc khi đoàn xe chạy trên con đường ngoằn ngoèo uốn lượn giữa một bên là núi cao sừng sững, một bên là vực thẳm hun hút bao trùm màu xanh thẫm của rừng núi, màu xanh tươi mát của đám mạ xen kẽ màu nâu đỏ của đất và màu trắng bạc của thửa ruộng mới thuôn nước cày ải. Bản Hồ đẹp với những mái nhà sàn gỗ thâm nâu nổi bật giữa vườn ngô, vườn đào xanh mát. Nhà sàn của người Tày rất sạch sẽ, thoáng mát và tiện nghi. Người Tày có biệt tài đan lát, nên mỗi tấm phên nhà, rào vườn dường như là những tác phẩm nghệ thuật với cách phối màu của tre tươi, tre ngâm, tre cật, tre ruột, tạo nên những nét hoa văn độc đáo, không thể nhầm lẫn. Người Tày ở Bản Hồ vẫn lưu giữ được phong tục tập quán lâu đời, người dân nơi đây còn vô cùng thân thiện, nhiệt tình và mến khách. Ngay từ đầu bản, có thể thấy ngay không khí làm du lịch với những tấm biển “Homestay” nằm rải rác dọc con trục chính xuyên bản. Du khách sẽ có cơ hội được sống trong những ngôi nhà gỗ của người dân địa phương, cùng sống và sinh hoạt cùng gia đình dân bản địa. Những ngôi nhà trong mô hình homestay thường được thiết kế rộng rãi, với nguyên tầng trên với 2 phòng nhỏ và khoảng không mở dành để làm du lịch. Tầng dưới là nơi sinh hoạt của gia đình, khu bếp và khu vệ sinh. Điểm đặc biệt đầu tiên khi bắt đầu du lịch homestay là du khách sẽ được thưởng thức những sản vật bình dị nhưng cũng không kém phần độc đáo của địa phương như gà bản, rau bản và xôi nếp nương. Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  29. - 25 - Khung cảnh Bản Hồ Bản Hồ chia làm ba thôn: Tả Trung Hồ, Xéo Trung Hồ và Hoàng Liên; là nơi sinh sống của ba dân tộc Mông, Dao, Tày nhưng người Tày chiếm đa số. Ông Hoàng Văn Minh, phó chủ tịch xã Bản Hồ, cho biết: “Từ hai hộ đi tiên phong trong việc phát triển du lịch cộng đồng cuối năm 2000, năm 2001 tăng lên 10 hộ và đến nay đã có gần 50 hộ chính thức tham gia (có văn bản ký kết hẳn hoi), có thể đón được khoảng 500 du khách/ngày. Nếu cần, hầu hết các hộ gia đình ở bản Hồ đều có thể đón khách ”. Đến bản Hồ, du khách sẽ được sống và sinh hoạt trong không khí ấm cúng và thân mật cùng gia đình. Buổi sáng, bạn sẽ được hướng dẫn tham quan vườn quốc gia Hoàng Liên, nơi có chủng thực vật, động vật vô cùng phong phú. Vì khí hậu ở bản Hồ ấm hơn Sa Pa (trung bình từ 18 – 25 độ C) nên buổi trưa từ trong rừng ra du khách đã có thể hòa mình vào dòng suối Lave, ngắm thác Đá Nhảy hùng vĩ, bọt tung trắng xóa. Cơm nước buổi trưa xong, người chủ nhà mến khách sẽ đưa bạn đến thôn của người Dao Đỏ trên núi cao tắm lá thuốc. Lá thuốc có 18 vị, người Dao phải đi lấy tận trên rừng. Sau khi phơi khô, sao vàng rồi hạ thổ mới có thể dùng được. Nước thuốc sẽ được đổ vào chiếc thùng làm bằng gỗ pơmu thơm ngát, nóng hay Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  30. - 26 - lạnh tùy thuộc sức chịu đựng của mỗi người (nhưng theo những người dân ở đây thì càng nóng càng tốt). Du khách sẽ được ngâm mình vào thùng nước ít nhất khoảng một giờ đồng hồ, nhưng cứ 15 phút một lần lại có người rút nước ra đổ thêm nước mới vào. Khi đứng lên bạn sẽ thấy người lảo đảo như say rượu nhưng chỉ chừng nửa tiếng sau đã thấy có tác dụng rõ rệt: người khỏe khoắn và sảng khoái. Đây là bài thuốc gia truyền chỉ có người Dao mới biết và đã được Viện Y học cổ truyền Việt Nam thẩm định. Một ngôi nhà trong mô hình “Homestay” tại Bản Hồ Khi mặt trời bắt đầu xuống núi là lúc các du khách đi dạo một vòng quanh bản, đến những nhà dân xem dệt thổ cẩm và có thể mua cho mình một tấm với giá chỉ khoảng 20.000 đồng mà rộng đủ quấn quanh người thành một cái váy. Vào những tối cuối tuần ở bản Hồ, bạn có thể đến các nhà sàn văn hóa vui chơi ca hát cùng người dân bản địa. Mỗi dân tộc sẽ mang đến những trò chơi, điệu múa và những món ăn độc đáo của mình ra mời du khách Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  31. - 27 - 2.2. Những khó khăn, tồn tại và tiềm năng của du lịch văn tại Lào Cai 2.2.1. Tiềm năng phát triển các mô hình du lịch văn hóa tại Lào Cai 2.2.1.1 Tiềm năng phát triển mô hình “Du lịch lễ hội” tại Lào Cai Lào Cai ngoài việc được thiên nhiên ưu đãi với những khủng cảnh thiên nhiên vừa nên thơ, vừa hùng vĩ còn là nơi cu trú của 25 dân tộc anh em với nhiều phong tục, tập quán, lễ hội và những nét hóa đặc sắc khác nhau. Hiện nay, trong công tác bảo tồn và xây dựng phục vụ phát triển mô hình “Du lịch lễ hội” mới chỉ tìm hiểu và khai thác các phong tục và lễ hội của những dân tộc có số lượng đồng bào cư trú lớn tại địa phương như các dân tộc Kinh, H'Mông, Tày, Dao Trong khi khi đó, còn rất nhiều dân tộc anh em, dù số lượng đồng bào ít hơn nhưng cũng có những phong tục tập quán vô cùng độc đáo như các dân tộc Phù Lá, Kháng, La Ha, Hà Nhì, Bố Y mà nếu được khai thác và bảo tồn đúng cách sẽ góp phần làm phong phú và đặc sắc thêm cho các sản phẩm du lịch văn hóa tại địa phương. Bên cạnh đó, những lễ hội cổ truyền độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số ở đây vẫn chưa được phổ cập rộng rãi; còn nhiều dân tộc, nhiều bản làng vẫn giữ phong tục không cho phép người lạ tham gia vào các tập tục riêng của mình. Bên cạnh đó, với những tiềm năng và thế mạnh độc đáo của mình, Lào Cai còn có thể có những chương trình du lịch văn hóa kết hợp các đặc điểm văn hóa của nhiều dân tộc trong địa phương, giúp du khách sẽ có những trải nghiệm sâu sắc hơn và thú vị hơn về những nét văn hóa độc đáo riêng của từng khu vực và của từng dân tộc. Mặt khác, Lào Cai mới chỉ khai thác được một phần nhỏ các giá trị văn hóa để đưa vào các sản phẩm du lịch của mình. Hiện nay, các chương trình du lịch văn hóa mới chỉ chú trọng đến những lễ hội và những sản phẩm thổ cẩm của địa phương. Trong khi đó, rất nhiều những nét văn hóa đặc sắc khác như: các nhạc cụ truyền thống (khèn môi, kèn lá, sáo mèo ), những trang phục đặc trưng của từng dân tộc với những nét họa tiết độc đáo mang những ý nghĩa và tín ngưỡng khác nhau; lĩnh vực ẩm thực truyền thống của các dân tộc với nguồn nguyên liệu cũng Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  32. - 28 - như cách chế biến mới lạ cũng chưa được tìm tòi, chọn lọc để trở thành một nét chủ đạo trong du lịch văn hóa tại địa phương. Tại địa phương, riêng về trang phục có 34 kiểu loại với sắc màu, chất liệu khác nhau và theo khảo sát sơ bộ của Tổng cục Du lịch Việt Nam hiện nay Lào Cai có gần 100 điệu múa, có đủ 10 họ với 11 chi khác nhau của các nhạc khí. Tìm hiểu về lịch sử, nguồn gốc của các dân tộc cũng là một mảng văn hóa độc đáo chưa được khai thác trong các mô hình du lịch văn hóa hiện có tại Lào Cai. Những tri thức văn học, các bài thuốc dân gian, các trò chơi dân gian của các dân tộc cũng là một nét văn hóa độc đáo và mới mẻ chưa được khai thác để làm phong phú thêm cho du lịch văn hóa tại địa phương. Du lịch văn hóa hiện tại mới chỉ dừng lại ở tên gọi và hình thức chứ chưa thực sự đi sâu vào việc tìm hiểu và cảm nhận các giá trị văn hóa ở nhiều mặt, nhiều phương diện khác nhau. 2.2.1.2 Tiềm năng phát triển mô hình “Du lịch cộng đồng” tại Lào Cai Hầu hết các bản làng ở địa phương đều được bao quanh bởi khung cảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, với những ruộng bậc thang xanh mướt và khí hậu mát mẻ của vùng núi cao – là địa điểm vô cùng lý tưởng cho các hoạt động nghỉ dưỡng và tìm hiểu văn hóa. Mặt khác, với bản chất hiền lành, chất phác, những người dân địa phương luôn để lại trong lòng du khách ấn tượng về một miền đất tươi đẹp với những con người tốt bụng và hiếu khách. Nhiệm vụ cơ bản của những người trực tiếp hoạt động du lịch cộng đồng là giới thiệu cho du khách về nếp sống, văn hóa và các phong tục tập quán của nhân dân các dân tộc; phát huy và khai thác các điều kiện tự nhiên cơ sở vật chất, nguồn lực của nhân dân, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa do dân bản sản xuất ra phục vụ khách du lịch, qua đó tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho dân bản; bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  33. - 29 - thể cũng như tài nguyên du lịch, hướng đến phát triển du lịch cộng đồng nhằm xóa đói, giảm nghèo mà chủ thể là cộng đồng các dân tộc bản địa. Đối tượng chủ yếu của loại hình du lịch này là các du khách nước ngoài. Họ đến từ những đất nước có trình độ phát triển hơn nhưng lại bị thu hút bởi những phong tục, bởi truyền thống, bởi không khí gia đình và cộng đồng của đồng bào nơi đây. Chính vì vậy, mô hình du lịch này hứa hẹn những nguồn lợi lớn nếu được đầu tư và khai thác đúng cách. Nếu công tác bảo tồn và phát triển được thực hiện một cách có định hướng thì tiềm năng về mô hình du lịch cộng đồng sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai. Mô hình du lịch cộng đồng hiện nay cũng đang là xu thế phát triển chung ở rất nhiều quốc gia. Phần đông du khách hiện nay hướng nhiều sự tò mò và thích thú đối với việc tìm hiểu văn hóa hơn là việc thưởng thức những cảnh đẹp thiên nhiên. Việc phát triển mô hình du lịch này tại địa phương đã bắt kịp với xu hướng du lịch mới này và phần nào đáp ứng được một lượng lớn nhu cầu của khách du lịch. Tuy nhiên, sự thành công của mô hình này còn đòi hỏi nhiều nỗ lực trong việc nâng cao cơ sở hạ tầng, nâng cao dân trí để có thể làm hài lòng lượng khách du lịch đang ngày một tăng. Hình thức du lịch cộng đồng mới chỉ được xây dựng và phát triển ở một vài địa điểm đơn lẻ, chưa được phổ biến và nhân rộng trong toàn tỉnh tao thành một lựa chọn mới cho khách du lịch khi đến với tất cả các địa danh du lịch của Lào Cai. Hình thức này đang phát triển hoàn toàn tự phát do nhu cầu của những khách du lịch tự do không đi theo tour mà chưa hề có bất kỳ sự quản lý, quy hoạch cũng như liên kết với các mô hình khác của du lịch văn hóa để tạo hiệu quả tốt hơn cho du lịch địa phương. 2.2.1.3 Tiềm năng phát triển mô hình “Du lịch làng nghề” tại Lào Cai Lào Cai nổi tiếng bởi các địa danh du lịch Sa Pa, Bắc Hà Nơi đây còn được du khách biết đến bởi các làng nghề truyền thống: dệt thổ cẩm, chạm khắc Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  34. - 30 - bạc, rèn đúc, nấu rượu mang đậm bản sắc dân tộc. Người Xá Phó có nghề dệt vải, thêu trang phục, đan lát. Người Dao có nghề thêu hoa văn thổ cẩm, nấu rượu, làm giấy. Người Tày có nghề làm chăn đệm. Người Mông có nghề rèn đúc. Một làng nghề thổ cẩm của Lào Cai Tại các xã vùng cao Lào Cai, các cấp quản lý và lãnh đạo luôn quan tâm tới việc bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống tại địa phương. Rất nhiều bản làng có nhiều tiềm năng để phát triển các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch, đặc biệt là ở Sa Pa và Bắc Hà. Nơi đây, các sản phẩm thêu, dệt thổ cẩm, chạm khắc bạc, mây tre đan, rèn đúc, nấu rượu được nhiều du khách tìm đến khám phá và tìm hiểu. Du khách đến với Lào Cai sẽ không chỉ được tham quan thắng cảnh, được sống trong không khí cộng đồng mà còn có cơ hội tham gia vào công việc sản xuất những mặt hàng thổ cẩm truyền thống của người dân địa phương. Việc được tham gia trực tiếp và những công đoạn sản xuất dù là rất nhỏ này cũng đều để lại những cảm xúc và những tìm tòi vô cùng mới mẻ đối với du khách. Họ sẽ có cơ hội được hiểu thêm về con người và văn hóa nơi đây. Mỗi khi đến với Sa Pa, Bắc Hà, khách du lịch không quên mua cho mình những sản phẩm thổ cẩm, đồ trang sức, rượu được sản xuất từ những làng nghề truyền thống Tả Phìn, Cát Cát, Sa Pả, San Sả Hồ (Sa Pa); Bản Phô, Na Hối (Bắc Hà) để làm quà. Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  35. - 31 - Với mục tiêu bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch, hầu hết các làng nghề đã tạo được những nét riêng để thu hút khách du lịch. Đặc biệt, nghề dệt thổ cẩm đang dần vươn lên chiếm ưu thế, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong gia đình và làm quà cho khách du lịch. Hàng năm có hàng vạn mét vải thổ cẩm được sản xuất và tiêu thụ. Bên cạnh khu du lịch Sa Pa đã được biết đến với các sản phẩm thổ cẩm độc đáo, các huyện Văn Bàn, Bắc Hà cũng đã hình thành nhiều làng nghề thêu, dệt thổ cẩm, thu hút hàng nghìn lao động nhàn rỗi. Các làng nghề truyền thống ở Lào Cai còn được biết đến bởi các sản phẩm: rượu San Lùng, rượu ngô Bản Phố được nhân dân thôn San Lùng (Bát Xát) và thôn Bản Phố (Bắc Hà) sản xuất theo những bí quyết lâu đời. Rượu nổi tiếng trong nước được khách du lịch tin dùng. Lào Cai không chỉ có vẻ đẹp được thiên nhiên ban tặng, các làng nghề truyền thống sẽ là điểm đến hấp dẫn của du khách trong hành trình khám phá bản sắc văn hoá dân tộc đa dạng trong những năm tới. 2.2.2 Những khó khăn, tồn tại của du lịch văn hóa tại Lào Cai 2.2.2.1. Các dự án thủy điện đang đe dọa du lịch Lào Cai Trước khi các dự án thủy điện được xây dựng tại Lao Chải, Sử Pán các điểm du lịch cộng đồng nằm trên tuyến du lịch làng bản xuống khu vực hạ huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai đã đón lượng lớn du khách đến tham và lưu trú, chủ yếu là khách quốc tế. Tuy nhiên, khi các dự án thủy điện khởi công và có tác động rõ nét đến môi trường và cảnh quan du lịch thì lượng khách đến tham quan và lưu trú tại các điểm này giảm mạnh. Số lượng khách lưu trú ở các điểm du lịch cộng đồng trên giảm đồng nghĩa với thời gian lưu trú giảm, khách chỉ đi tham quan trong ngày, vì vậy chi tiêu dành cho du lịch thấp dẫn đến thu nhập của người dân hầu như không được cải thiện. Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  36. - 32 - Con suối Mường Hoa cạn khô, bị tàn phá bởi các công trình Cảnh quan tự nhiên bị xâm hại làm mất đi cảnh quan du lịch cụ thể như dọc thung lũng Mường Hoa với thảm thực vật chân núi; suối Mường Hoa, La Ve và các tràn ruộng bậc thang hầu như bị hủy hoại do tác động của quá trình thi công, san gạt mặt bằng, làm đường dẫn cho các công trình. Cảnh quan tự nhiên hoang sơ, gắn với rừng, suối, bản làng và hệ thống ruộng bậc thang vốn được coi là cảnh quan du lịch hấp dẫn của Sa Pa hiện đã bị xâm hại rõ nét tại các điểm thi công thủy điện. Những cảnh quan du lịch hấp dẫn, vốn là “linh hồn” của loại hình du lịch làng bản, du lịch cộng đồng có nguy cơ biến dạng hoặc mất hẳn: Ruộng bậc thang, một di sản văn hóa bị giảm diện tích do nhường đất cho thủy điện, hoặc không có nước tưới phải bỏ hoang. Suối Mường Hoa, mạch nước nóng vốn là những điểm du lịch hấp dẫn gần như bị xóa xổ bởi tác động của quá trình xây dựng thủy điện, làm mất đi tiềm năng thu hút khách du lịch đến với Bản Hồ và Sa Pa. Năm 2009, ruộng bậc thang Sa Pa được Tạp chí du lịch Travel and Leisure (Mỹ) bình chọn là một trong 7 ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới, nhưng nay do tác động của quá trình thi công thủy điện hệ thống ruộng bậc thang này có nguy cơ bị thu hẹp và phá vỡ cấu trúc. Tất cả những yếu tố tác động đó đã làm nguồn thu từ dịch vụ nhà nghỉ tại gia và các dịch vụ khách giảm do lượng khách đến cộng đồng giảm hẳn. Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  37. - 33 - Với cảnh quan môi trường bị phá vỡ thì những bản du lịch cộng đồng này làm sao có thể thu hút du khách. Nếu như năm 2006 Bản Hồ đón 8.158 lượt khách lưu trú qua đêm, thì đến năm 2008 giảm xuống còn 5.339 lượt, năm 2009 chỉ còn 2.991 lượt, ba tháng đầu năm 2010 chỉ đón được 80 lượt. Tổng doanh thu từ dịch vụ nhà nghỉ của xã Bản Hồ năm 2009 giảm 82.186.000 đồng so với năm 2008. Ước tính, con số này còn giảm mạnh hơn nhiều lần ở năm 2010 (đến tháng 3 năm 2010 tổng doanh thu từ nhà nghỉ của xã Bản Hồ mới đạt 2.280.000 đồng trong khi từ tháng 01 – 03 hàng năm là mùa cao điểm của khách quốc tế, khách có nhu cầu đi du lịch làng bản và du lịch cộng đồng). Bên cạnh đó, sự thay đổi nhanh chóng của cảnh quan môi trường khiến việc ứng xử của cư dân bản địa gặp lúng túng (có hiện tượng “sốc”). Đặc biệt ứng xử trước sự thay đổi của rừng và nguồn nước. Rừng bị đốn hạ khiến cạn kiệt rau rừng, suối bị ô nhiễm nguồn nước do đất đá bồi lấp khiến mất đi nguồn cá suối Những loại ẩm thực đặc sản bản địa vốn có thể thu hút du khách và nâng cao thu nhập người dân hiện cũng không còn. Song song với đó là việc mất đất canh tác và suy giảm các nguồn tài nguyên ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế trong đó có du lịch. Nguồn nước giảm không đủ cung cấp nước sạch cho ăn uống sinh hoạt cho con người và nước tưới Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  38. - 34 - cho các diện tích đất canh tác còn lại. Đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhu cầu sử dụng nước sạch của khách du lịch. Sự biến đổi của môi trường sinh thái, cảnh quan du lịch và sự xuất hiện quá nhiều các công trường khiến người dân cảm thấy lúng túng trong ứng xử với các tác nhân này. Việc quá nhiều khói, bụi, tiếng ồn – đặc biệt tiếng phá đá, nổ mìn đã ảnh hưởng khá nặng đối với đời sống nhân dân và sinh hoạt của du khách nếu lưu trú tại các điểm này. Đồng thời, Bản Dền hiện có khoảng 10 hộ gia đình có nhà gần suối Mường Hoa có nguy cơ mùa lũ tới sẽ thiệt hại nặng nề. Những du khách được hỏi đã có những đánh giá cho thấy các dự án thủy điện đã thực sự làm nản lòng du khách tới tham quan, mang lại cảm giác thất vọng và tiếc nuối cho du khách khi thấy cảnh quan và môi trường du lịch bị phá vỡ. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp mà còn ảnh hướng nặng nền đến hình ảnh và sức hấp dẫn của du lịch Lào Cai đối với khách quốc tế. Nếu năm 2006 Bản Hồ đón 18.313 lượt khách lưu trú, Tả Van 8.158 lượt, Thanh Phú 1.626 lượt thì đến năm 2009 Bản Hồ chỉ đón được 3.197 lượt (giảm 83,6%), Tả Van 2.991 lượt (giảm 63,4%), Thanh Phú 41 lượt (giảm 60,4%). Đến thời điểm khảo sát (ngày 17.3.2010) tại Bản Hồ, theo báo cáo của Ban quản lý du lịch cộng đồng Bản Hồ, lượng du khách đến tham quan và lưu trú còn giảm mạnh, chỉ đạt 80 lượt giảm 92,3% so cùng kỳ năm 2009 (1.027 lượt). 2.2.2.2. Cơ sở hạ tầng chưa phát triển đáp ứng nhu cầu của phát triển du lịch Với những nỗ lực của cả lãnh đạo và người dân địa phương, Lào Cai đang trở thành một điểm đến lý tưởng cho những du khách yêu thích thiên nhiên núi rừng và ham tìm tòi về những nét văn hóa của đồng bào dân tộc vùng cao. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh của các chương trình du lịch và lễ hội đã dẫn đến sự quá tải do cơ sở hạ tầng chưa được quy hoạch và xây dựng đáp ứng phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của du lịch. Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  39. - 35 - Tây Bắc với ước mơ những con đường Trong “Lễ hội trên mây Sa Pa” diễn ra vào ngày 30/4 và 1/5 vừa qua, lượng du khách đổ về Sa Pa đã tặng đột biến dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông và “cháy” phòng trọ cho khách du lịch. Dù tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên toàn địa bàn huyện Sa Pa trong dịp lễ này vẫn được đảm bảo nhưng do thị trấn Sa Pa chưa có bãi đỗ xe và nhà thầu thi công cầu cạn chống lún đoạn đường Sa Pa - Lào Cai không có phương án điều tiết giao thông trong những ngày diễn ra lễ hội nên đã để xảy ra tắc đường cục bộ. Mặt khác, do địa hình chủ yếu là núi cao, nhiều ghềnh đá nên việc phát triển các loại hình dịch vụ ở địa phương còn gặp phải nhiều khó khăn. Giao thông giữa Lào Cai với các tỉnh lân cận và trung ương vẫn còn gặp nhiều khó khăn do tình hình đường xá hiện tại của Lào Cai chưa đáp ứng được những xe có trọng tải lớn. Chính nhược điểm này đã và đang là trở ngại chính trên con đường phát triển kinh tế của tỉnh Lào Cai. Và một khi nền kinh tế chưa có những khởi sắc, chưa thu hút được vốn đầu tư để phát triển thì chưa thể tạo được những điều kiện tốt nhất phục vụ cho việc phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng tại địa phương. Tình trạng thiếu nước, không có điện và công nghệ thông tin vẫn còn đang diễn ra tại nhiều bản làng thuộc tỉnh Lào Cai. Việc nâng cấp cơ sở hạ tầng và cải thiện đời sống cho người dân là những việc làm vô cùng cần thiết để tạo nền tảng Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  40. - 36 - cho du lịch phát triển nhưng lại đòi hỏi nhiều thời gian và tâm huyết của những người làm chính sách. Chính vì lẽ đó, lãnh đạo của tỉnh cần có những chính sách phát triển du lịch phù hợp với tình hình hiện tại của địa phương và có kế hoạch nâng cao dần trong tương lai, tránh những tình trạng lễ hội tổ ra những không đủ sức quản lý, làm xấu đi hình ảnh du lịch Lào Cai trong con mắt du khách trong và ngoài nước. 2.2.2.3. Trình độ nhân lực chưa phát triển đáp ứng nhu cầu của phát triển du lịch Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009, tỉnh Lào Cai có 556 biên chế lao động thuộc lĩnh vực hoạt động của ngành. Trong đó cấp tỉnh có 274 biên chế và cấp huyện, thành phố, xã phường, thị trấn có 282 biên chế. Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành chức năng thì chất lượng nguồn nhân lực còn khá thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu. Đó là chất lượng lao động nghiệp vụ còn nhiều hạn chế; trình độ ngoại ngữ còn thấp, tính chuyên nghiệp chưa cao Đến nay toàn ngành có 01 tiến sĩ (0,18%); thạc sĩ: 05 người (0,9%); đại học: 224 người (40,28%); cao đẳng: 33 người (5,94%); trung cấp: 170 người (30,57%) nên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của công việc. Đặc biệt hiện nay đội ngũ cán bộ giỏi, các nghệ sỹ, nhà nghiên cứu có uy tín, mang tính chuyên gia quá ít chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của ngành. Đây chính là thách thức lớn cho ngành văn hoá, thể thao và du lịch Lào Cai trong tiến trình hội nhập. Hiện nay Lào Cai có 01 trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nhưng thực tế công tác đào tạo còn rất nhiều hạn chế về quy mô, số lượng và chất lượng. Trước thực trạng đó, mấy năm gần đây Sở đã đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phát triển nguồn nhân lực toàn ngành. Chú trọng mở các lớp tập huấn về công tác quản lý; tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao và du Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  41. - 37 - lịch; tăng cường liên kết với một số trường mở các lớp có trình độ đại học về Văn hóa và Du lịch. Tích cực cử cán bộ đi đào tạo trình độ cao (tiến sĩ, thạc sĩ, du học nước ngoài ). Từ năm 2005 đến nay số cán bộ được cử đi học tại nước ngoài : 05 đ/c; trong nước: 25 đ/c trình độ đại học và cao học. 2.2.2.4. Đặc điểm dân cư gây khó khăn cho việc phát triển du lịch Lào Cai là địa phương có hơn 20 dân tộc anh em cùng sinh sống, và mỗi một dân tộc lại có những tập tục, những lối sống và suy nghĩ riêng. Đồng thời, các dân tộc này sống rải rác trên các địa hình núi cao, gây khó khăn cho công tác quản lý và khai thác phục vụ du lịch. Đồng bào dân tộc thiểu số phần đông có trình độ học vấn thấp và chỉ tuân theo những quy định, phong tục riêng của dân tộc mình. Chính vì vậy, cần nhiều thời gian để thuyết phục, làm cho họ hiểu và nghe theo những chủ trương đúng đắn góp phần phát triển du lịch tại địa phương. Đồng bào dân tộc thiểu số trước đây chủ yếu sống bằng nghề nông, làm lụng trên nương rẫy và ruộng bậc thang nên tỷ lệ nghèo đói còn cao. Người dân không có điều kiện đi học nên không thể thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói. Mối lo cơm áo ruộng vườn luôn thường trực và họ không hề có ý thức, cũng như suy nghĩ làm thế nào để cải thiện cuộc sống của mình. Sự thiếu thốn của cuộc sống, thiếu tri thức và thiếu thông tin là một rào cản rất lớn từ nhiều năm nay luôn kìm hãm sự phát triển của các dân tộc thiểu số. Để hướng tới phát triển du lịch bền vững, các cấp chính quyền cần có những chính sách nâng cao đời sống và nâng cao tri thức của người dân địa phương để họ có cơ hội sáng tạo và đóng góp một cách chủ động, hiệu quả vào sự phát triển của du lịch ở địa phương. Rất nhiều các chủ trương chính sách của các cấp, ban, ngành của địa phương nhằm tăng cường quản lý và phát triển du lịch đều gặp phải rất nhiều khó khăn vì thói quen cũng như phong tục của đồng bào các dân tộc thiểu số. Theo chủ trương của tỉnh, các phiên chợ vùng cao được quy hoạch thành chợ văn hóa nhằm tạo ra một điểm đến hấp dẫn trong tuor du lịch Lào Cai – Sapa – Bắc Hà. Nhưng cứ mỗi Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  42. - 38 - lần Nhà nước đầu tư xây cất chợ thành khang trang thì bà con lại chuyển đi nơi khác. Họ muốn họp chợ ngoài trời, ngay giữa thiên nhiên núi rừng hơn là trong các ki-ốt được xây cất theo kiểu miền xuôi. Vẫn biết các chính sách đưa ra đều với mục đích tốt những trong nhiều hoàn cảnh lại chưa tìm hiểu suy nghĩ của người dân nên còn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì những thói quen, tập quán của đồng bào dân tộc đã và đang tạo nên những nét riêng độc đáo cho du lịch Sa Pa nên mọi công tác quản lý đều cần một sự đồng cảm về suy nghĩ, về thói quen của đồng bào và một thái độ trân trọng, có trách nhiệm trong việc gìn giữ các giá trị văn hóa 2.2.2.5. Những khó khăn trong việc bảo tồn và quản lý các di tích Từ năm 2007 đến nay, bằng ngân sách địa phương, cùng nguồn công đức gần 30 tỷ đồng của nhân dân, các ban quản lý di tích đã trùng tu các đền như: Bảo Hà, Cấm, Quan, đền Thượng, Phúc Khánh, Bãi đá khắc cổ Sa Pa và Dinh thự Hoàng A Tưởng, Thành phố Lào Cai là địa phương có số di tích nhiều trong tỉnh được trùng tu tôn tạo chủ yếu dựa vào sức dân. 7 điểm di tích lịch sử văn hoá mang đậm tín ngưỡng dân gian, dân tộc được quản lý chặt chẽ, như đền Thượng, Đền Mẫu, Đền Đôi Cô, Đền Quan 2 năm trở lại đây, các di tích trên địa bàn thành phố đã nhận được sự công đức của nhân dân trên 6 tỷ đồng. Số tiền trên sử dụng một phần vào việc trùng tu tôn tạo các đền, chùa. Trên 300 triệu đồng nhân dân đóng góp xây dựng động Phủ chúa Sơn Trang (đền Mẫu). Đền Thượng được mở rộng khuôn viên, sơn son thiếp vàng các đồ thờ tự, xây dựng các công trình phụ trị giá trên 400 triệu đồng. Hiện tại Lào Cai còn nhiều di tích và danh thắng bị xuống cấp nghiêm trọng. Hàng chục tỷ đồng đầu tư của Nhà nước và công đức của nhân dân đã góp phần "cứu" các di tích, danh thắng trong tỉnh thoát khỏi sự phá huỷ của thời gian Song bên cạnh đó, việc bảo tồn di tích ở Lào Cai còn nhiều bất cập, thiếu sự quản lý đồng bộ. Để bảo tồn, giữ gìn nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng tại các điểm Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  43. - 39 - di tích, tỉnh Lào Cai cần thành lập Ban quản lý chung, phân cấp các ban quản lý di tích, danh thắng một cách đồng bộ, có hệ thống từ cấp tỉnh tới cơ sở, tạo sự thống nhất trong điều hành và quản lý. Việc tu bổ, tôn tạo phải được cơ quan chức năng chuyên môn có tư cách pháp nhân kêu gọi nguồn kinh phí đầu tư tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, từ đó phân bổ kinh phí hợp lý để bảo tồn di tích trên địa bàn toàn tỉnh. Bên cạnh đó sẽ tạo được tiếng nói chung trong việc quản lý thống nhất các hoạt động lễ hội tại các di tích, danh thắng gắn với du lịch, tạo nguồn thu ngân sách cho tỉnh để tái đầu tư trùng tu, tôn tạo di tích, danh thắng. Đây cũng là điều kiện quan trọng xây dựng hệ thống di tích, thắng cảnh Lào Cai gắn với di tích, thắng cảnh của cả nước vừa mang tính tôn trọng lịch sử truyền thống, vừa mang tính tâm linh cũng như phục vụ du lịch phát triển kinh tế - xã hội. 2.3 Ảnh hưởng của du lịch văn hóa đối với tỉnh Lào Cai 2.3.1 Ảnh hưởng tích cực của du lịch văn hóa đối với Lào Cai 2.3.1.1. Du lịch văn hóa giúp cải thiện cuộc sống người dân địa phương: Các làng văn hóa du lịch hoạt động hiệu quả đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 30% xuống 9% (Cổng thông điện tử tỉnh Lào Cai). Người dân tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch đều có mức thu nhập gấp 2,5 lần so với sản xuất nông nghiệp. Tiêu biểu là thôn Bản Dền, Tả Van, Bản Hồ, Tả Phìn, Cát Cát (Sa Pa), Bản Phố, Tà Chải (Bắc Hà) Nghĩa Đô, Bảo Hà (Bảo Yên) đã xuất hiện ngày càng nhiều các hộ có thu nhập từ 20 - 40 triệu đồng/năm. Việc đẩy mạnh công tác xây dựng thiết chế văn hóa thôn bản trên địa bàn toàn tỉnh đang góp phần bảo tồn, làm giàu bản sắc văn hóa thông qua các sinh hoạt cộng đồng. Lấy ví dụ về trường hợp của thôn Tà Phìn: để phát triển làng du lịch - làng nghề thổ cẩm, trước hết ngành văn hoá thông tin cùng chính quyền địa phương tập trung xây dựng Tả Phìn trở thành làng văn hoá với phương châm “giữ gìn nét đẹp Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  44. - 40 - bản sắc văn hoá và phát triển du lịch bền vững”. Đến năm 2005 xã đã có 211 hộ được công nhận là gia đình văn hoá chiếm 67%, 2 thôn đạt làng văn hoá là Sả Xéng và Tả Chải. Riêng thôn Xả Séng có 42 hộ được công nhận là gia đình văn hoá. Xã đã thành lập được một đội văn nghệ xã với 52 thành viên tham gia thường xuyên luyện tập để phục vụ các ngày lễ lớn trong năm. 2.3.1.2. Du lịch văn hóa giúp bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống Du lịch phát triển đã giúp chị em ở nhiều khu vực tiếp cận được với những kiến thức mới trong nghề thủ công mỹ nghệ như học thêm được những mẫu mã mới, cách phối mầu đa dạng, phong phú hơn trong các mặt hàng túi, khăn, tranh thêu, quần, áo, váy thổ cẩm. Mặt hàng thổ cẩm ở đây đã có mặt ở trong nước và trên thế giới bởi chất lượng hàng thêu tay ngày càng được ưa chuộng, nhất là đối với người nước ngoài. Các lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn được tổ chức thường xuyên và thu hút được nhiều cảm tình của khách du lịch. Đây cũng là một cơ sở quan trọng nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sắc đang có nguy cơ mai một theo thời gian và sự phát triển của cuộc sống hiện đại tại địa phương. Các lễ hội cũng đã được phát triển từ những lễ hội nhỏ lẻ của một nhóm người dân tộc thiểu số thành những lễ hội mở cho phép sự tham gia của du khách. Việc được giới thiệu phong tục tập quán và những nét đẹp văn hóa của dân tộc mình đến với bạn bè trong nước và quốc tế đã làm tăng thêm lòng tự hào dân tộc cũng những người dân địa phương. Chính điều này càng thôi thúc hơn cư dân địa phương cố gắng gìn giữ, phổ biến và bảo tồn các phong tục, các lễ hội của dân tộc mình. Đồng thời, các lễ hội cũng là dịp nhắc lại tất cả những tập tục, các loại trang phục và các trò chơi dân gian truyền thống, giúp những thế hệ trẻ nơi đây có thêm hiểu biết và là cơ sở để bảo tồn và duy trì những nét văn hóa độc đáo của mỗi dân tộc. Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  45. - 41 - Du lịch văn hóa đòi hỏi sự tìm tòi, sưu tầm và bảo tồn các giá trị văn hóa. Du lịch văn hóa sẽ càng hấp dẫn và thành công khi được xây dựng trên một nền tảng văn hóa lâu đời và phong phú. Trong quá trình phát triển du lịch văn hóa tại địa phương, nhiều phong tục tập quán, lễ hội và những nét văn hóa độc đáo của bà con dân tộc thiểu số đã được tìm thấy, thu thập và phục dựng phục vụ cho du lịch. Điều này hết sức có giá trị không chỉ với ngành du lịch mà còn có ý nghĩa trực tiếp đối với các đồng bào dân tộc khi họ được hỗ trợ để gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của mình. 2.3.1.3. Du lịch văn hóa giúp thu hút thêm nhiều du khách và góp phần phát triển du lịch bền vững Bên cạnh các hình thức du lịch sinh thái đã trở nên quen thuộc và tao dựng được thương hiệu cho du lịch Lào Cai nói chung và du lịch Sa Pa nói riêng, du lịch văn hóa đang ngày càng thu hút được sự quan tâm và thích thu của du khách trong và ngoài nước. Từ một Lào Cai vốn chỉ được biết đến với những thắng cảnh thiên nhiên nên thơ và hùng vĩ, Lào Cai ngày nay càng trở nên hấp dẫn hơn với những nét văn hóa đặc trưng, những phong tục độc đáo và nhịp điệu cuộc sống vùng cao đầy mới lạ. Lượng khách du lịch tham gia và yêu thích các hoạt động du lịch văn hóa ở Lào Cai liên tục tăng trong những năm gần đây. Nếu như khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ chỉ có thể gây bất ngờ cho du khách khi lần đầu đến với Lào Cai thì chính những nét văn hóa độc đáo, đầy mới lạ và cuốn hút chính là lý do thôi thúc du khách trở lại và một lần nữa được sống trong không khí của những lễ hội núi rừng. Năm 2010, chỉ tính riêng trong 3 tháng đầu năm, tỉnh Lào Cai đã đón hơn 100 nghìn lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế đạt gần 60 ngàn lượt (tăng trên 40% so với cùng kỳ năm 2009), đạt trên 25% kế hoạch 2010 (theo Báo Bưu Điện Việt Nam số tháng 5 năm 2010). Du lịch văn hóa đã và đang làm đa dạng hơn cho mô hình du lịch tại Lào Cai bên cạnh các mô hình du lịch truyền thống đã tạo dựng nên thương hiệu du lịch cho địa phương. Điều này giúp cho du khách có thêm nhiều trải nghiệm và cảm nhận Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  46. - 42 - thú vị mỗi khi đến với Lào Cai. Ngoài ra, du lịch văn hóa còn là cơ sở để phát triển du lịch bền vững tại địa phương do hình thức du lịch này được xây dựng và phát triển dựa trên việc bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa của các đồng bào dân tộc sinh sống trong khu vực. Việc không ngừng tìm tòi, bảo tồn và gìn giữ các nét văn hóa truyền thống phục vụ cho du lịch văn hóa hôm nay cũng chính là nền tảng cho việc duy trì và phát triển một nền văn hóa phong phú, độc đáo đậm đà bản sắc dân tộc cho tương lai. 2.3.1.4. Du lịch văn hóa giúp đưa công nghệ thông tin đến với vùng sâu vùng xa. Với vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, khí hậu lý tưởng, con người thân thiện và bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, Lào Cai với những điểm du lịch như SaPa, Bắc Hà đang ngày càng hấp dẫn các du khách đến từ trong và ngoài nước. Từ những nỗ lực của tỉnh trong việc đưa Internet nói riêng, CNTT nói chung vào phát triển du lịch, hiện nay tại tất cả các điểm du lịch đều có đại lý Internet, hầu hết nhà hàng, khách sạn đều đã nối mạng, thực sự đưa nhu cầu sử dụng Internet cho du lịch tại Lào Cai bước đầu đã được đáp ứng. Riêng tại thị trấn SaPa, dịch vụ Internet đã được cung cấp tới hầu hết các nhà hàng, khách sạn, khách du lịch đến với Sa Pa có thể dễ dàng sử dụng dịch vụ Internet tốc độ cao miễn phí. Internet tại Lào Cai ngày càng phát triển . Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  47. - 43 - Cùng với nỗ lực của tỉnh và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, viễn thông hiện nay 9/9 huyện, thành phố đều có thể kết nối Internet qua đường truyền cáp quang hoặc công nghệ 2G, 3G qua sóng viễn thông di động. Thống kê của Sở TT&TT tỉnh Lào Cai cho thấy, tính đến thời điểm tháng 5/2010, trên địa bàn tỉnh hiện có trên 20.000 thuê bao Internet, trong đó có gần 14.000 thuê bao băng rộng, 151 đại lý Internet công cộng, 111 điểm BĐVHX có kết nối Internet, mật độ Internet đạt 3,3 thuê bao/100 dân và tỷ lệ số dân sử dụng Internet là 18,6%. Bên cạnh đó việc phát triển mạnh mẽ dịch vụ Internet tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều website quảng bá về du lịch trong nước và thế giới, trở thành một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển và thu hút khách du lịch. 2.3.2 Ảnh hưởng tiêu cực của du lịch văn hóa đối với Lào Cai Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực của du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng đối với cư dân và sự phát triển của địa phương, ta cũng không thể không nhắc đến những ảnh hưởng tiêu cực của du lịch đối với môi trường tự nhiên, thái độ của người dân và cả những ảnh hưởng không mong muốn khác đối với địa phương và du khách. 2.3.2.1. Ảnh hưởng tiêu cực đến các di sản văn hóa vật thể tại Lào Cai. Số lượng du khách đến với Lào Cai ngày một đông đang phá vỡ dần cái không khí yên lặng êm đềm của cuộc sống người dân nơi đây. Không chỉ phá vỡ nhịp điệu và không gian nguyên sơ của núi rừng, việc phát triển du lịch còn đặt ra vấn đề cấp thiết bảo vệ môi trường và bảo tồn các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử ở địa phương. Đằng sau các lễ hội, sau những phiên chợ vùng cao tấp nập là những mối lo ngại về việc ô nhiễm môi trường do du khách gây ra khi đến du lịch ở Lào Cai. Rác thải bị vứt bừa bãi bởi những du khách vô ý thức đã và đang làm xấu dần đi hình ảnh của một thành phố du lịch. Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  48. - 44 - Không dừng lại ở đó, Hiện nay một số điểm di tích văn hóa tại Lào Cai đang mất dần theo thời gian hoặc biến dạng như: đền Trung Đô (huyện Bảo Yên), khu căn cứ Việt Tiến, khu di tích chiến thắng Nghĩa Đô Đây là thực trạng đáng buồn, vì sự quản lý lỏng lẻo thiếu đồng bộ của các ban quản lý bị chia nhỏ trên địa bàn toàn tỉnh. Nếu không có biện pháp quản lý, duy tu đồng bộ và hợp lý chỉ một thời gian nữa các di tích hàng nghìn năm tuổi sẽ biến mất. Tại bãi đá cổ tại huyện Sa Pa cũng vậy, hàng ngày, hàng giờ "kêu cứu" nhưng không được các cấp chính quyền quan tâm, nhiều ký tự quý hàng nghìn năm trước chưa kịp giải mã đã mất dần, mất mòn theo thời gian. Trên hầu khắp các phiến đá ở nơi đây, ta đều dễ dàng bắt gặp những dòng chữ khắc trộm với những nội dung gây phản cảm, vừa gây tổn hại cho di tích lại vừa phá mất đi không khí trang nghiêm của một di tích văn hóa. Tại nhiều địa danh khác, các di tích cũng đang bị xâm phạm và làm giảm giá trị bởi những hành động thiêu văn hóa của một số các du khách. Đây thực sự là một vấn đề nan giải, là một thách thức buộc các nhà quản lý ở địa phương phải giải quyết được trên con đường bảo tồn các giá trị văn hóa phục vụ mục đích du lịch. Bãi đá cổ Sa Pa đang bị xâm hại nghiêm trọng Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  49. - 45 - Không chỉ những di tích văn hóa, nhiều thắng cảnh của địa phương cũng đang trong tình trạng ‘kêu cứu’ do bị xâm phạm và bị ô nhiễm bởi các hoạt động du lịch. Số lượng khách du lịch tăng đồng nghĩa với việc các tài nguyên thiên nhiên bị khai thác ngày một nhiều hơn dẫn đến tình trạng cạn kiệt do không có thời gian để tái tạo và khôi phục. Việc cần làm lúc này của các cấp các ngành ở địa phương là kết hợp một cách hợp lý giữa việc phát triển và bảo tồn các nguồn tài nguyên này. Tất cả các kế hoạch, chính sách trước khi được đưa ra đều cần phải xem xét kỹ mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển bởi có nếu bảo tồn được thì mới có phát triển và phát triển sẽ tác động trở lại tạo điều kiện cho việc bảo tồn được hiệu quả hơn. 2.3.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực đến các di sản văn hóa phi vật thể tại Lào Cai a/ Ảnh hưởng đến các phiên chợ văn hóa: Các phiên chợ văn hóa (hay còn gọi là chợ phiên) miền núi được nhiều người biết đến như một “đặc sản” của các tour du lịch, một đặc trưng văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số. Mỗi chợ phiên miền núi là một bảo tàng sống về sinh hoạt văn hoá cộng đồng, nơi chứa đựng nhiều nét văn hóa tộc người đặc sắc với những phong tục, tập quán vùng miền phong phú, đa dạng. Thế nhưng, dưới tác động của cơ chế thị trường và “sức nóng” của phát triển du lịch, nhiều phiên chợ ở vùng cao Tây Bắc đã và đang mất dần đi cái vẻ nguyên sơ vốn có của nó. Trước kia, các chợ vùng cao được họp trên các quả đồi thoai thoải, nhưng giờ chợ đã được xây mới trên nền bê-tông, mái ngói đỏ tươi với những dãy ki-ốt chia lô đều đặn. Các loại mặt hàng như nông sản, thổ cẩm, vật dụng gia đình cũng được chia ra theo từng khu vực. Xung quanh chợ, đường sá, công viên, nhà cao tầng được xây dựng ngày càng nhiều. Điều này đã làm mất đi vẻ đẹp nguyên sơ của chợ, phá vỡ không gian văn hoá sinh hoạt chợ truyền thống vốn là đặc trưng của đồng bào vùng cao, đó là không gian tự nhiên, thoáng đãng, nơi con người giao lưu gặp Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  50. - 46 - gỡ, sinh hoạt văn hoá tinh thần và hòa nhập với núi rừng. Không đồng tình với cách làm này, nhiều đồng bào đã bỏ ki-ốt chuyển ra ngồi trên các bãi đất trống rìa chợ. Đến chợ Bắc Hà hay một số chợ phiên nổi tiếng khác ở Lào Cai, người ta có thể thấy các quầy hàng bày la liệt những món đồ lưu niệm được sản xuất hàng loạt bằng máy móc, được cất từ dưới xuôi lên hay từ bên Trung Quốc sang để bán cho du khách. Chủ của những sạp hàng này phần nhiều là người Kinh dưới xuôi lên làm ăn buôn bán, họ cũng học được vài câu tiếng dân tộc để lừa khách rằng mình là người dân tộc, để tha hồ nói thách và hét giá. Mặt hàng lưu niệm độc đáo mà khách du lịch nước ngoài rất thích là bộ trang phục thổ cẩm của người dân tộc. Tuy nhiên, giờ đây thật khó để có thể mua được một bộ váy áo thổ cẩm “xịn”, do chính tay người phụ nữ H’mông làm. Thay vào đó là bạt ngàn những chiếc váy “nhái kiểu thổ cẩm” được may từ vải Trung Quốc, bằng máy may Trung Quốc; hoa văn trên váy cũng được thêu bằng máy với các sợi kim tuyến lóng lánh. Nhìn những món đồ bóng bẩy, diêm dúa được làm bằng máy và các chất liệu công nghiệp ấy, mới thấy nhiều giá trị truyền thống đang dần mất đi trước sự xâm thực của cuộc sống hiện đại. Hình ảnh một phiên chợ vùng cao Đó là chưa kể, tại một số phiên chợ vùng cao, người ta còn bày bán vô số các mặt hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng. Từ bánh kẹo, mì chính, nước giải khát, thậm chí cả dược phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ và công dụng. Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  51. - 47 - Vẫn biết hiện đại hóa là xu hướng tất yếu. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, chủ trương đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển du lịch miền núi thì việc các phiên chợ vùng cao thay đổi bộ mặt là lẽ đương nhiên. Nhưng du khách từ xa đến sẽ thoáng chút thất vọng, sẽ không khỏi lo âu nếu sự thay đổi đó xóa nhòa những nét đẹp mang đậm bản sắc, làm mai một những kết tinh văn hóa đã được tích lũy qua ngàn đời. Một ý thức giữ gìn các giá trị truyền thống bởi chính người dân bản địa; một chủ trương, đường lối đúng đắn trong việc thay đổi cái gì, giữ nguyên cái gì, bảo tồn cái gì, phát triển cái gì từ phía các nhà quản lý, thiết nghĩ, là điều cần phải có để những phiên chợ văn hóa vùng cao Tây Bắc mãi hấp dẫn du khách bằng chính nét nguyên sơ, dung dị và trong trẻo của nó. Đó mới là cách phát triển bền vững nhất, thành công nhất. b/ Ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của người dân địa phương: Du lịch giúp cho đời sống người dân địa phương ngày một được cải thiện nhưng lại kéo theo rất nhiều hệ quả không mong đợi đang làm xấu dần đi hình ảnh của những người dân tộc chất phác và đôn hậu trong mắt du khách trong và ngoài nước khi đến với Lào Cai. Một du khách đã phàn nàn rằng: “Bây giờ, ở bản Tả Van, muốn đốt lửa trại, muốn nghe thổi khèn, xem múa sạp một việc dù rất nhỏ cũng phải đóng tiền. Các cô gái dân tộc trong bản cũng không còn giữ được nhiều nét văn hóa dân tộc như xưa Mình không có cảm giác được tự mình khám phá cuộc sống sinh hoạt của đồng bào như trước nữa ” Du lịch làm cho Sa Pa trở nên giàu có, các cô gái Mông, Dao đang làm quen dần với kỹ năng sống của người Kinh hiện đại, những chàng thanh niên phì phèo điếu thuốc đi chơi chợ Không ít du khách phàn nàn, chợ tình Sa Pa bây giờ không còn là chợ tình đúng nghĩa, mà hầu hết là do các “diễn viên” đảm nhiệm. Người dân ở đây nhanh chóng thích nghi với “cơ chế” nên việc gì cũng phải có tiền. Anh Glen - khách du lịch người Australia phàn nàn: “Lên Sa Pa hỏi về chợ tình cũng bị người dân đòi “đôla”, muốn chụp đồng bào dân tộc một kiểu ảnh, cũng Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  52. - 48 - bị đòi “đôla”, rồi có rất nhiều người đi theo mời mua hàng Những cái đó làm mình thấy không vui.” Du lịch phát triển, du khách tìm đến với Lào Cai ngày càng đông nên dân bản từ người lớn đến trẻ em đua nhau đi bán hàng để kiếm tiền. Tuy nhiên, những suy nghĩ và hành động này đang tạo nên nguy cơ về một sự tụt hậu xa hơn nữa như một người dân địa phương đã chia sẻ như sau: “Làm được tiền, ai chẳng mừng nhưng nếu như bản làng thành cái chợ, thì tương lai tai họa sẽ chưa biết thế nào. Trẻ em bây giờ đang mất dần sự hồn nhiên vốn có ở lứa tuổi của mình. Khi du lịch phát triên, cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số được chuyển sang một thời kỳ mới thì bản làng như mở tung ra, hàng hóa ùa đến, ai cũng thích tiêu xài, đồng tiền sáng ở túi mình nhưng trưa đã vào túi người khác, trên mâm cơm có thêm món ăn từ vùng xuôi đưa lên, đến rau canh không có thìa bột ngọt ném vô là nuốt khó trôi. Đám thanh niên thay đổi trước rồi người có tuổi thay đổi theo, khiến bản làng thay đổi hoàn toàn.” (Trích lời ông Vừ A Sáng – một nghệ sĩ thổi sáo ở bản Cát Cát) Du lịch mang đến cuộc sống sung túc hơn, tốt đẹp hơn cho hầu hết người dân trong bản nhưng nếu chỉ đua nhau chạy theo những lợi ích trước mắt mà không tập trung phát triển tri thức cho thế hệ trẻ thì sẽ để lại những hậu quả vô cùng to lớn về sau. Văn hóa sẽ dần bị mai một dưới tác động của du lịch, thế hệ trẻ ở địa phương mải mê chạy theo những lợi nhuận trước mắt mà không tập trung học tập sẽ là những tiền đề đầu tiên phá vỡ mô hình phát triển bền vững tại địa phương. Rõ ràng, việc phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam là hướng đi đúng. Song, cũng cần có những biện pháp bảo vệ, tránh làm mai một làm mất đi vẻ đẹp, nếp sống văn hóa truyền thống. Du lịch phát triển, bà con sẽ có sự năng động thích ứng với cơ chế thị trường. Song nhiều lúc, nhiều nơi vẻ đẹp văn hoá thuần khiết đang ngày càng bị mai một. Người đến Sa Pa ngày càng nuối tiếc một Sa Pa mù sương có thiên nhiên nguyên sơ và con người thuần hậu đang dần dần bị biến đổi. Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  53. - 49 - CHƯƠNG III GIẢI PHÁP VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA TẠI LÀO CAI 3.1. Chính sách của UBND tỉnh Lào Cai về dịch vụ du lịch tại địa phương 3.1.1. Định hướng phát tại Lào Cai của UBND tỉnh Lào Cai nhằm phát triển dịch vụ du lịch tại Lào Cai:  Xây dựng và hình thành các sản phẩm du lịch của thành phố với nhiều loại hình đa dạng, như du lịch văn hoá, lễ hội, di tích, du lịch sinh thái, du lịch công vụ,  Tiếp tục phát triển các tuyến du lịch quốc tế, liên tỉnh, nội tỉnh với: Hà Khẩu, Châu Hồng Hà, Côn Minh; Phú Thọ, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình; Sa Pa, Bắc Hà  Lập và thực hiện các dự án quy hoạch đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí, các khu dịch vụ thể thao - văn hoá. Xây dựng và hoàn thiện khu du lịch làng vườn - làng văn hoá (Bắc Cường), công viên trung tâm (Bình Minh), khu vui chơi - giải trí hai bên bờ sông Hồng; du lịch nghỉ cuối tuần tại các thôn vùng cao Tả Phời, Hợp Thành.  Dịch vụ khác nhằm phát triển dịch vụ du lịch . Phát triển đa dạng các phương thức vận tải. Củng cố và tăng nhanh năng lực vận tải, nâng cao chất lượng và độ an toàn trên mọi hoạt động vận tải. . Đa dạng hoá các tổ chức tài chính ngân hàng và các hình thức huy động vốn gắn với hiện đại hoá công nghệ để đẩy mạnh thu hút nguồn vốn của các tổ chức kinh tế và dân cư. Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  54. - 50 - . Tạo môi trường thuận lợi cho phát triển dịch vụ bưu chính, viễn thông, truyền thông, công nghệ thông tin. Từng bước ngầm hoá hệ thống cáp viễn thông, truyền hình cáp trên địa bàn thành phố. . Phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. Chú trọng và quan tâm đầu tư phát triển các dịch vụ phục vụ nhu cầu đời sống, nhu cầu tiêu dùng của dân cư như giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao,vệ sinh môi trường 3.1.2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch tại Lào Cai.  Có chính sách thích hợp tạo điều kiện khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ, đa dạng hóa các loại hình kinh doanh và dịch vụ.  Đẩy mạnh hoạt động trao đổi, triển lãm, hội chợ và các hoạt động khác giữa các doanh nghiệp trong tỉnh với tỉnh Vân Nam, khu vực các tỉnh Tây Nam Trung Quốc.  Cải cách, đơn giản hoá các thủ tục hành chính gắn với việc hoàn thiện cơ chế chính sách về phát triển du lịch. Gắn việc xây dựng mới các cơ sở kinh doanh du lịch với việc đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích và danh lam thắng cảnh, đa dạng hoá sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.  Kiện toàn sắp xếp lại bộ máy quản lý nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thuộc địa phương, đồng thời hoàn thiện quản lý thống nhất và hiệu quả các hoạt động du lịch - dịch vụ tiến tới hoà nhập một các chủ động.  Phát huy sức mạnh tổng hợp giữa các thành phần kinh tế thông qua cơ chế chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư. Khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ có chất lượng cao. Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  55. - 51 - 3.2. Hướng phát triển cho loại hình du lịch văn hóa tại Lào Cai. Dựa trên những tiềm năng của du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai đã nêu trong chương trước, nhóm nghiên cứu đưa ra ba hướng phát triển chính cho du lịch văn hóa tại Lào Cai trong những năm tới gồm có: Du lịch làng nghề truyền thống, du lịch lễ hội và du lịch cộng đồng. 3.2.1. Du lịch làng nghề truyền thống Tại các xã vùng cao Lào Cai, việc bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống luôn được chú trọng. Nhiều làng nghề đã tạo thương hiệu trên thị trường, với sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương mà còn trở thành hàng hoá được người tiêu dùng ưu chuộng. Sa Pa, Bắc Hà có nhiều tiềm năng để phát triển các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch. Nơi đây, các sản phẩm thêu, dệt thổ cẩm, chạm khắc bạc, mây tre đan, rèn đúc, nấu rượu được nhiều du khách tìm đến chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn. Mỗi khi đến với Sa Pa, Bắc Hà, khách du lịch không quên mua cho mình những sản phẩm thổ cẩm, đồ trang sức, rượu được sản xuất từ những làng nghề truyền thống Tả Phìn, Cát Cát, Sa Pả, San Sả Hồ (Sa Pa); Bản Phô, Na Hối (Bắc Hà) để làm quà. Với mục tiêu bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch, hầu hết các làng nghề đã tạo được những nét riêng để khách du lịch tìm hiểu, khám phá. Đặc biệt, nghề dệt thổ cẩm chiếm ưu thế, phục vụ nhu cầu trong gia đình và khách du lịch. Ước tính, hàng năm có hàng vạn mét vải thổ cẩm được sản xuất và tiêu thụ. Sa Pa với tiềm năng lợi thế phát triển du lịch nên nơi đây nghề thêu, dệt thổ cẩm phát triển mạnh. Hiện toàn huyện có 11 làng nghề thêu, dệt thổ cẩm thuộc các xã Tả Phìn, San Sả Hồ, Sa Pả với khoảng 1.050 hộ tham gia tập trung và một số tổ hợp của Hội phụ nữ huyện, mỗi năm xuất khẩu từ 32.000 – 35.000 mét vải. Các huyện Văn Bàn, Bắc Hà cũng đã hình thành nhiều làng nghề thêu, dệt thổ cẩm, thu hút hàng nghìn lao động nhàn rỗi. Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  56. - 52 - Các làng nghề truyền thống ở Lào Cai còn được biết đến bởi các sản phẩm: rượu San Lùng, rượu ngô Bản Phố được nhân dân thôn San Lùng (Bát Xát) và thôn Bản Phố (Bắc Hà) sản xuất theo những bí quyết lâu đời. Rượu nổi tiếng trong nước được khách du lịch tin dùng. Thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương) phối hợp với các ban, ngành, địa phương tăng cường đào tạo kỹ thuật và thiết kế sản phẩm cho thợ thủ công. Thực hiện áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ xây dựng mô hình tổ chức sản xuất; khảo sát nghiên cứu thị trường và tham gia các kỳ hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại. Đặc biệt, thực hiện đề án: khôi phục và phát triển các nghề thủ công truyền thống gắn với du lịch tại thôn Cát Cát và xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp tại thị trấn Bắc Hà. Trong thời gian tới, ngoài việc tiếp tục đầu tư duy trì, bảo tồn và phát triển hoạt động sản xuất ở các làng nghề, một yêu cầu đặt ra là chúng ta cần đầu tư thêm vào việc phát triển hoạt động du lịch làng nghề còn nhiều tiềm năng chưa khai thác. Du khách đến với các làng nghề chỉ mới dừng lại ở việc quan sát các hoạt động sản xuất và mua các sản phẩm về để làm quà mà chưa có cơ hội trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất đó hay có cơ hội tìm hiểu nguồn gốc và các câu chuyện, các sự tích gắn với văn hóa làng nghề. Chúng ta nên xuất bản các cuốn sách ảnh giới thiệu các nghề sản xuất thủ công truyền thống như nghề sản xuất thổ cẩm, rượu hay các đồ trang sức bằng bạc. Trong các cuốn sách ảnh sẽ giới thiệu các dụng cụ lao động, các phương thức sản xuất cũng như hình ảnh các sản phẩm đặc trưng. Các cuốn sách giới thiệu này sẽ đóng vai trò là các đặc phái viên du lịch của địa phương, giới thiệu những nét đặc trưng, những nét đẹp của các làng nghề cổ truyển tới bạn bè trong nước và quốc tế. Ngoài ra, cần đầu tư phát triển nguồn nhân lực và đào tạo các hướng dẫn viên du lịch tại các làng nghề. Nguồn nhân lực được đầu tư tại địa phương sẽ có khả năng hướng dẫn khách du lịch cùng tham gia hoạt động sản xuất thử tại địa phương cùng người dân bản địa. Việc cùng tham gia sản xuất, được tự tay làm ra các sản Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  57. - 53 - phẩm mang về tặng người thân sẽ làm tăng thêm sức hấp dẫn của hoạt động du lịch làng nghề truyền thống tại Lào Cai. Khi các du khách rời Lào Cai, các du khách sẽ có ấn tượng về một Lào Cai không chỉ là một địa chỉ có vẻ đẹp được thiên nhiên ban tặng, mà còn có các làng nghề truyền thống hấp dẫn. Đây cũng sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong hành trình khám phá bản sắc văn hoá dân tộc đa dạng trong những năm tới. 3.2.2. Du lịch lễ hội Lào Cai là một tỉnh miền núi phía Bắc, nơi cư trú các đồng bào thuộc 25 dân tộc khác nhau. Mỗi dân tộc, mỗi mùa, mỗi thời điểm trong năm có những hoạt động lễ hội riêng, mang đậm nét đặc trưng văn hóa của từng dân tộc, của từng mùa ví dụ như lễ hội Lễ hội xuống đồng đầu xuân của đồng bào dân tộc Tày, Dao xã Bản Hồ- Sa Pa khai hội sáng ngày mồng 8 Tết ( ngày 2/2), lễ hội mùa xuân của các dân tộc tại Lào Cai như lễ hội Gầu Tào, lễ hội Lồng Tồng Ngoài các nghi lễ mang đậm tính chất tâm linh, tại các lễ hội không thể thiếu các trò chơi dân gian. Các trò chơi dân gian thu hút đông người tham gia cổ vũ, tạo không khí tưng bừng náo nhiệt, vui vẻ, đầm ấm, để lại ấn tượng tốt đẹp sau mỗi mùa lễ hội. Mỗi trò chơi dân gian truyền thống mang những nét đặc trưng riêng của mỗi vùng miền nhưng tất cả đều phản ánh sinh động cuộc sống thường nhật của đồng bào vùng cao Lào Cai. Mặc dù là một loại hình du lịch mới mẻ, nhưng du lịch lễ hội đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều du khách cả trong và ngoài nước do sự hấp dẫn của các trò chơi dân gian, sự vui vẻ và náo nhiệt của không gian lễ hội và việc được trực tiếp cùng tham gia và các hoạt động của lễ hội đem lại cảm giác vui vẻ và mới lạ cho các du khách. Trong thời gian tới, du lịch lễ hội vẫn là một trong những trọng tâm của chương trình phát triển du lịch tại tỉnh Lào Cai do tính hấp dẫn của nó. Để đẩy mạnh hoạt động du lịch lễ hội tại tỉnh, chính quyền tỉnh Lào Cai cần có công tác Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010
  58. - 54 - quảng bá rộng rãi các lễ hội tại tỉnh thông qua kênh thông tin điện tử cũng như qua việc phát các poster hay tờ giới thiệu du lịch tỉnh Lào Cai tại nhà ga, bến tàu hay sân bay. Bên cạnh đó, để hình ảnh các lễ hội tại Lào Cai đẹp hơn trong mắt khách du lịch. Các cán bộ du lịch tại tỉnh Lào Cai phải đẩy mạnh công tác quản lý các hoạt động kinh doanh tại khu vực lễ hội. Tránh xảy ra các tình trạng chèo kéo khách du lịch, các hình thức cờ bạc tại lễ hội cũng như các hoạt động lừa đảo. Với các hành vi vi phạm pháp luật, làm xấu hình ảnh lễ hội như trên cần có biện pháp xử phạt hợp lý đủ tính răn đe. 3.2.3. Du lịch cộng đồng Lào Cai có rất nhiều yếu tố thuận lợi cho phát triển du lịch cộng đồng. Loại hình du lịch này tập trung ở các địa bàn có lợi thế về du lịch như thành phố Lào Cai, huyện Sa Pa, huyện Bắc Hà. Do đó, đến nay Lào Cai đã công nhận 8 tuyến du lịch có tính chất du lịch khung, tập trung vào các tuyến du lịch bản làng nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của loại hình du lịch cộng đồng tại Sa Pa, Bắc Hà và từng bước đa dạng hóa sản phẩm khi tổ chức khai thác thí điểm tại Mường Khương và Si Ma Cai. Mô hình du lịch cộng đồng đã phát triển rất mạnh ở nhiều nước trong khu vực và thế giới. Theo đánh giá tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) thì trên 70% du khách quốc tế đến Sa Pa có nhu cầu tới thăm các bản làng của đồng bào dân tộc ở địa phương. Thực tế những năm qua cho thấy, du khách nước ngoài đến Sa Pa, Bắc Hà thường thích đi bộ vào những bản làng vùng sâu, vùng xa, sống và sinh hoạt cùng đồng bào dân tộc. Người dân có thể cung cấp những dịch vụ khác nhau như: phòng trọ, nấu ăn, dẫn đường, vác đồ, hướng dẫn thực hiện các công việc nhà nông, hoặc bán những sản phẩm lưu niệm như: thổ cẩm, đồ mây tre đan, các sản phẩm mỹ nghệ hoặc biểu diễn các loại hình văn hoá dân gian. Điều hấp dẫn du khách chính là vẻ Du lịch văn hóa tại vùng miền núi Lào Cai SVNCKH 2010