Văn hóa biển Việt Nam và phát triển du lịch văn hóa biển đảo

pdf 11 trang hapham 4430
Bạn đang xem tài liệu "Văn hóa biển Việt Nam và phát triển du lịch văn hóa biển đảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvan_hoa_bien_viet_nam_va_phat_trien_du_lich_van_hoa_bien_dao.pdf

Nội dung text: Văn hóa biển Việt Nam và phát triển du lịch văn hóa biển đảo

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Huy Xu và tgk VĂN HÓA BIỂN VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA BIỂN ĐẢO VIETNAM’S MARINE CULTURE AND DEVELOPMENT OF MARINE-ISLAND CULTURAL TOURISM PHAN HUY XU và VÕ VĂN THÀNH TÓM TẮT: Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước khẳng định Việt Nam là một đất nước có cội nguồn văn hóa biển lâu đời, hiện hữu khắp lãnh thổ với giá trị văn hóa biển đa dạng và phong phú. Trong bài viết này, chúng tôi không có tham vọng đưa ra khái niệm hay định nghĩa về văn hóa biển đảo, thay vào đó, chúng tôi giới thiệu tổng quan những khái niệm và định nghĩa nổi bật về văn hóa biển hay văn hóa biển đảo của các tổ chức, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Một luận điểm nữa chúng tôi muốn đề cập trong bài viết này là trên cơ sở văn hóa biển đảo Việt Nam, chúng ta cần xây dựng loại hình du lịch văn hóa biển đảo, góp phần làm nên sản phẩm du lịch Việt Nam ngày càng đa dạng nhưng độc đáo, nâng ngành du lịch Việt Nam lên một tầm cao mới, để ngành du lịch Việt Nam thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn như Đảng, Nhà nước đã đề ra. Từ khóa: văn hóa biển, du lịch biển đảo, du lịch văn hóa biển đảo, loại hình du lịch biển đảo, sản phẩm du lịch. ABSTRACT: Researchers at home and abroad assert that Vietnam is a country that has a long marine culture history, existing throughout Vietnam with rich and varied values. In this article, we do not have the ambition to set a concept or definition of marine-island culture. Instead of this, we review the prominent concepts and definitions of marine culture or marine-island culture of domestic and foreign institutions as well as scholars individually. Another point we would like to mention in this article is that on the basis of marine-island culture in Vietnam, we need to build the type of marine-island tourism that contributes to the increasing number of Vietnam tourism product in other to develop Vietnam tourism into a higher level so that Vietnam tourism truly becomes a spearhead economic sector as set by the Party and the State of Vietnam. Keywords: marine culture, marine-island tourism, marine-island cultural tourism, type of marine-island tourism, tourism products. PGS.TS. Trường Đại học Văn Lang, Email: xuphanhuy@gmail.com ThS. Trường Đại học Văn Lang, Email: vonhanchi@gmail.com 64
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 04/2017 1. ĐẶT VẤN ĐỀ vũng, vịnh, bãi tắm trải dài theo lãnh thổ Việt Nam nằm trên bán đảo Đông được các tạp chí du lịch quốc tế đánh giá Dương với ba mặt giáp biển và có bờ biển rất có giá trị về mặt du lịch nghỉ dưỡng, thể dài hơn 3.260 km, từ Móng Cái đến Hà thao biển, Trên thực tế, du lịch biển đảo Tiên. Lãnh hải Việt Nam rộng hơn một Việt Nam đang thu hút nhiều du khách triệu km2, lớn gấp 3 lần lãnh thổ. Biển Việt quốc tế đến nghỉ dưỡng, tổ chức các đại hội Nam có hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ, trong thể thao và tận hưởng vẻ đẹp của thiên đó có hai quần đảo nổi tiếng là Hoàng Sa nhiên. Bên cạnh đó, văn hóa biển đảo Việt (Paracel islands) và Trường Sa (Spratly Nam rất đa dạng và độc đáo, cần khai thác islands) từ lâu đã được lịch sử chứng minh các giá trị đó để nâng cao kinh tế, vị trí của thuộc chủ quyền của Việt Nam. Có thể nói du lịch Việt Nam trên trường quốc tế, đưa Việt Nam là một đất nước mang đặc trưng du lịch Việt Nam trở thành một ngành kinh biển đảo điển hình của khu vực và thế giới tế mũi nhọn, góp phần thực hiện mục tiêu [18]. Các di chỉ khảo cổ dọc theo bờ biển, kinh tế biển theo Nghị quyết số 09-NQ/TW cửa sông, của nước ta cho thấy, từ thời (09/2/2007) của Hội nghị lần thứ IV Ban tiền sử, những cư dân sinh sống trên dải đất Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về mang hình dáng chữ “S” này đã tiếp xúc chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020: với biển, một bộ phận dân cư sống ven biển “Phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở và xem biển là nguồn sống của họ. Các nền thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ văn hóa đặc trưng ở Việt Nam như văn hóa biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc của cư dân Cái Bèo, Hạ Long, Đông Sơn, gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng Sa Huỳnh, Óc Eo, đa phần mang tính trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại chất biển đảo. hóa đất nước”. Văn hóa biển hiện diện dọc theo chiều 2. NỘI DUNG dài lãnh thổ Việt Nam từ bắc tới nam, tuy 2.1. Khái niệm văn hóa biển rằng có những nơi nó được thể hiện đậm Văn hóa biển (Marine Culture) được nét, có nơi mờ nhạt, nhưng nhìn chung, văn diễn đạt bằng nhiều thuật ngữ khác nhau hóa biển Việt Nam theo nhiều nhà nghiên như văn hóa học về biển (Marine cứu trong và ngoài nước là một vấn đề Culturology) hay văn hóa biển, đảo không thể phủ nhận. Những giá trị văn hóa (Marine and Island Cultures) hoặc Văn hóa biển, cả về lĩnh vực văn hóa vật thể và văn biển, cận duyên và đảo (Marine, Coastal hóa phi vật thể của các cộng đồng dân cư and Island Culture), Đây là vấn đề đang hiện hữu khắp chiều dài đất nước Việt được giới nghiên cứu trên thế giới quan Nam, đặc biệt ở 28 tỉnh, thành có biển đảo. tâm. Cách hiểu về văn hóa biển hiện nay Bấy lâu nay, Việt Nam được du khách được các nhà nghiên cứu phát biểu dưới trong và ngoài nước biết đến với nguồn tài nhiều góc độ. nguyên biển đảo đa dạng và phong phú, với Rõ ràng, văn hóa biển (Marine những cảnh quan được xem là kỳ quan của Culture) là một bộ phận quan trọng thuộc thế giới như vịnh Hạ Long, với những sở hữu của con người hình thành từ các nền 65
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Huy Xu và tgk văn minh. Theo tổ chức Marine Tourism Minh Giang, Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn (2006), “Văn hóa biển là một hiện tượng Văn Kim, Tác giả Ngô Đức Thịnh cho văn hóa hình thành dưới tác động của môi rằng, “Văn hóa biển được hiểu như là hệ trường biển lên cuộc sống và lao động của thống tri thức của con người về môi trường con người, lên các giá trị, lên thực ti n tinh biển, các giá trị rút ra từ những hoạt động thần và sức sản xuất vật chất của xã hội”. sống trong môi trường ấy, cùng với nó là Theo Shanghai World Expo (2010), “Văn những cảm thụ, hành vi ứng xử, những nghi hóa biển được định nghĩa là văn hóa có l , tập tục, thói quen của con người tương liên quan tới đại dương, bắt nguồn từ hoạt thích với môi trường biển” [8]. Ông đánh động sáng tạo văn hóa trong một thời gian giá văn hóa biển là một dạng thức thuộc dài của cư dân vùng duyên hải sống trong nhóm “văn hóa sinh thái”, nghiên cứu về sự tương tác trực tiếp với biển, hình thành nghệ thuật và nhân văn xung quanh môi bởi tác động của các tục lệ biển, các giá trị trường biển. và các biểu tượng văn hóa hữu hình và vô Tác giả Trần Ngọc Thêm có một số hình khác” [26]. quan điểm đồng thuận với tác giả Ngô Đức Tác giả E. Ju.Tereshchenko cho rằng, Thịnh khi cho rằng, “Văn hóa biển là một “Văn hóa biển là một khái niệm đã được thành tố văn hóa phân loại theo điều kiện xác định vững chắc, nó giả định có sự hiện sinh thái, hình thành dưới tác động của môi diện của một quốc gia có phúc lợi gắn liền trường biển lên cuộc sống và lao động của với đại dương thế giới; nền kinh tế và chính con người, lên các giá trị tinh thần và sức trị của quốc gia đó phụ thuộc sâu sắc vào sản xuất vật chất xã hội” [17]. Văn hóa hoạt động ở vùng mặt nước đại dương thế biển “là hệ thống các giá trị do con người giới. Khác với văn minh biển, văn hóa biển sáng tạo ra và tích lũy được trong quá gắn liền với các lối thức thích nghi của trình tồn tại, lấy biển cả làm nguồn sống cộng đồng đó vì sự sống còn của mình chính, Văn hóa biển trước hết phải là văn trong môi trường cảnh quan” [3]. Các tác hóa và phải thỏa mãn các yếu tố đặc trưng giả Jame D. Spired và Della A. Scott-Ireton có tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh cho rằng, "tất cả những hoạt động hàng hải và tính lịch sử” [16]. bao gồm các loại tàu thủy lớn, bè nhỏ, các Theo tác giả Vũ Minh Giang, văn hóa vụ đắm tàu, xưởng đóng tàu, bến cảng, cầu biển là một khái niệm rộng, hiểu đầy đủ tàu, kho bãi, kênh rạch, ngọn hải đăng, còn bao gồm cả văn hóa các vùng duyên trạm cứu sinh và trợ giúp định vị khác, các hải nên đôi khi trong thuật ngữ còn được bổ di chỉ ven bờ, các phương tiện hải quân và sung thêm từ bờ biển để làm rõ khái niệm các hoạt động triển lãm có liên quan đến (Marine, Coastal and Island Culture). Dưới các cộng đồng đương đại, đều có thể xem góc độ này, tác giả cho rằng, “Văn hóa là văn hóa biển" [4]. biển là những sản phẩm sáng tạo của con Một số tác giả Việt Nam phát biểu về người trong quan hệ tương tác với môi văn hóa biển qua góc độ chuyên môn như trường biển đảo. Văn hóa biển đảo cũng có Ngô Đức Thịnh, Trần Ngọc Thêm, Vũ 66
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 04/2017 thể phân thành hai hợp phần: văn hóa vật hóa biển từ thời cổ đại cho đến nay, với thể và văn hóa phi vật thể” [23]. không gian văn hóa biển ngày càng mở Nội hàm “văn hóa biển” đã bao gồm rộng và hàm lượng văn hóa biển ngày càng đảo, do đó, không cần nói “văn hóa biển đậm chất trong tiến trình lịch sử và sự mở đảo” mà chỉ nói “văn hóa biển” là đủ [16]. rộng không gian sinh tồn. Trong tác phẩm Do đó, để thống nhất cách gọi và quy ước Biển với người Việt Cổ, các tác giả cho làm việc, từ đây về sau, chúng tôi dùng rằng, với những hiểu biết hiện nay, ở Việt thuật ngữ “văn hóa biển” thay cho “văn hóa Nam, con người gắn với môi trường biển biển đảo”. sớm nhất từ thời trung kỳ đồ đá, tức cách Dù là dưới góc độ tiếp cận văn hóa học ngày nay khoảng trên dưới 7.000 năm, với hay nhân học văn hóa, văn hóa biển là một các di chỉ văn hóa lần lượt từ trung kỳ, hậu khái niệm rất rộng, nhưng các tổ chức, các kỳ đá mới đến sơ kỳ kim khí, như di chỉ Gò nhà nghiên cứu trong và ngoài nước có Trũng (thuộc văn hóa Đa Bút phân bố ở cùng nhận định khi cho rằng, đó là những Thanh Hóa, Ninh Bình), Hoa Lộc (Thanh hoạt động sáng tạo của con người dưới tác Hóa), Cái Bèo (Cát Bà), Hạ Long (Quảng động của môi trường sinh thái biển, đảo để Ninh), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) [21]. hình thành nên các giá trị văn hóa vật thể Huyền sử kết duyên mẹ Âu Cơ (giống và phi vật thể (cũng có thể hiểu là giá trị tiên trên núi) và cha Lạc Long Quân (giống vật chất và tinh thần) liên quan đến biển, rồng dưới biển) phần nào thể hiện gốc biển đảo. Như vậy, đối với các quốc gia biển, của cha Lạc Long Quân. Sự tích Mai An đảo, văn hóa biển hiện hữu là điều tất Tiêm bị đày ra đảo hoang, tương truyền nay nhiên. Việt Nam là một quốc gia biển đảo là vùng Nga Sơn (Thanh Hóa), sự tích Tiên điển hình ở khu vực và thế giới với chỉ số Dung - Chử Đồng Tử - một trong Tứ bất tử duyên hải (ISCL) thuộc loại cao nhất thế trong văn hóa của người Việt cũng là giới, theo tính toán của các chuyên gia về những trường hợp mang dấu ấn văn hóa biển, chỉ số duyên hải (ISCL) của Việt biển từ thời vua Hùng Vương thứ 18. Các Nam ≈ 103. Theo nguyên tắc, ISCL càng nhà nghiên cứu cho rằng, cùng với huyền nhỏ thì tác động của biển càng lớn, ảnh thoại Lạc Long Quân - Âu Cơ, cuộc kỳ hưởng của biển đối với Việt Nam lớn hơn duyên Tiên Dung - Chử Đồng Tử cũng gợi Trung Quốc gần gấp 5 lần (ISCL của Trung mở những liên tưởng về một truyền thống Quốc ≈ 500). Văn hóa biển hiện hữu trong thương nghiệp của dân tộc Việt Nam gắn nền văn hóa Việt Nam là điều hiển nhiên. liền với môi trường biển. Theo tác giả 2.2. Vài nét về lịch sử văn hóa biển Việt Nguyễn Văn Kim, “từ thời tiền sử và sơ sử, Nam sinh thể văn hóa dân tộc đã chứa đựng Các nhà nghiên cứu trong nước như nhiều tiềm năng và động lực phát triển. Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Ngô Đức Cánh cửa văn hóa của đất nước ta đã đồng Thịnh, Trần Ngọc Thêm, Nguyễn Văn thời mở ra nhiều hướng, với các dòng tiếp Kim, Vũ Minh Giang, Nguyễn Quang giao văn hóa đa diện, đa chiều” [11]. Ngọc, đều khẳng định Việt Nam có văn 67
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Huy Xu và tgk Trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc, Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong, rất văn hóa biển của người Việt có phần nhạt nhiều nhà buôn quốc tế đến buôn bán và đi do công cuộc chống ách đô hộ của phong lập thương điếm ở Phố Hiến (Đàng Ngoài), kiến phương Bắc. Tuy nhiên ở phía Nam, Hội An (Đàng Trong), đặc biệt các chúa văn hóa Óc Eo với nhà nước Phù Nam có Nguyễn ở Đàng Trong rất chú đến thương nền văn hóa biển rất phát triển từ thế kỷ I mại và kinh tế biển (được các nhà khoa học đến thế kỷ VI. “Đế chế Phù Nam có đến xem là thể chế biển ở Đàng Trong) [21]. hơn 10 nước với trung tâm Phù Nam nằm Đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn thống nhất trên đất hạ lưu sông Mekong (chủ yếu là Việt Nam với lãnh thổ và vùng biển rộng Nam Bộ)” [24]. “Đô thị - cảng Óc Eo luôn lớn như ngày nay. Các vị vua đầu triều như luôn giữ vai trò trung tâm kinh tế, văn hóa Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị rất quan quan trọng và là trung tâm mậu dịch quốc tâm đến biển đảo, Lúc bấy giờ, Việt Nam tế lớn nhất của Phù Nam” [13]. Miền trung thực sự là một thể chế biển với lực lượng Việt Nam có vương quốc Chăm-pa ra đời thủy quân hùng hậu đủ sức kiểm soát bờ (thế kỷ II) dựa trên nền tảng văn hóa Sa biển dài từ bắc tới nam và đảm bảo cho các Huỳnh và phát triển thêm. Vương quốc thương thuyền nước ngoài đến giao dịch. Chăm-pa có nền văn hóa biển rất phát triển, Đến khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, đặc biệt là thương mại biển, cảng biển. biển Việt Nam dưới danh nghĩa thuộc Trong hải đồ của Ả Rập - Ba Tư từ thế kỷ Pháp, văn hóa biển Việt Nam có phần VIII đến thế kỷ XIV có địa danh Champa chững lại, tuy rằng cư dân ven biển dọc sea (Biển Chăm-pa) [19]. Thương cảng Hội theo chiều dài đất nước gắn bó với biển, An hình thành trong khoảng thế kỷ XV - đảo vẫn thực hành nhiều nét văn hóa biển XVI, thịnh đạt trong thế kỷ XVII - XVIII, đảo như thờ cúng cá Ông, tổ chức đánh bắt nhưng trước đó rất lâu (từ thế kỷ II trở về trên biển, đóng tàu, thuyền đi biển, tổ chức trước), vùng đất Hội An đã nằm trong địa làng vạn chài phù hợp với môi trường ven bàn phân bố của văn hóa tiền Sa Huỳnh, biển, đảo. đến thời văn hóa Sa Huỳnh và Hội An là Sau năm 1975, Việt Nam hoàn toàn một cảng thị trọng yếu của Chăm-pa (từ thế độc lập và thống nhất, văn hóa biển được kỷ II đến thế kỷ XV) [19]. Từ khi giành Nhà nước quan tâm nhiều hơn từ việc đầu được độc lập, văn hóa biển của người Việt tư cho hải quân [12] đến việc phát triển lại đậm dần lên. Năm 1149, vua L Anh kinh tế biển, khoa học kỹ thuật biển để khai Tông cho thành lập hải trang - thương cảng thác biển như là nguồn thu nhập chủ yếu. Vân Đồn thông thương với nước ngoài, mở Từ năm 1977, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra sự hình thành và phát triển của hệ thống làm Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ thương cảng Vân Đồn - cánh cửa hội nhập Quốc phòng Việt Nam xem vấn đề đưa dân đầu tiên của nước ta về kinh tế và văn hóa ra biển quan trọng vô cùng vì muốn phát mà có nhà nghiên cứu đánh giá là “tư duy triển kinh tế miền biển thì càng phải đưa vượt ra khỏi châu thổ sông Hồng” [11]. dân ra biển [22]. Tóm lại, đó là hình thức Dưới thời vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng tăng cường chất văn hóa biển của Việt Nam 68
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 04/2017 trong thời kỳ hiện đại từ chủ trương của là kỹ thuật và bí quyết chế tác tàu thuyền, Đảng và Nhà nước. Về phía quần chúng kinh nghiệm đi biển ứng xử với những tình nhân nhân, văn hóa biển với các dạng thức huống bất trắc trên biển; kỹ thuật và bí ngày càng phát triển đa dạng và phong phú, quyết nuôi trồng đánh bắt thủy, hải sản, ); trong đó có văn hóa mưu sinh trên biển, ứng xử với môi trường xã hội (cư dân biển góp phần khẳng định chủ quyền biển, đảo đảo có một tập hợp tín ngưỡng: thờ cá Việt Nam ở Biển Đông (đặc biệt là đối với voi/cá ông, thờ các loài thủy tộc đã được hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa). thiêng hóa, ) và ứng xử với môi trường xã 2.3. Những giá trị đặc trưng của văn hóa hội (văn hóa tổ chức như các làng vạn chài, biển Việt Nam cộng đồng ngư dân) [9]. Đề cập đến văn hóa nhất thiết phải đề Nếu phân chia văn hóa biển thành văn cập đến các giá trị, vì thế văn hóa biển có hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, chúng ta thể hiểu là tập hợp các giá trị vật chất và có thể thấy rõ, văn hóa biển Việt Nam rất tinh thần được con người sáng tạo ra và đa dạng đặc trưng và phong phú về loại tích lũy dần trong quá trình lấy biển làm hình. Về văn hóa vật thể, có thể kể đến nguồn sống chính (của một bộ phận dân những đối tượng là vật chất gắn với cộng cư). Trong nội dung bài viết, chúng tôi đồng dân cư làng vạn chài như đền thờ không luận bàn sâu về khái niệm giá trị nói thần, phương tiện và hình thức khai thác chung hoặc giá trị văn hóa nói riêng mà đề biển, Về văn hóa phi vật thể, có thể kể cập trực tiếp vào những giá trị đặc trưng đến lối sống, tư duy, câu ca, điệu hát, hò của văn hóa biển Việt Nam. Một cách tóm vè, tâm thức, thờ cúng và lễ hội các đối lược, “Giá trị văn hóa là một dạng thức tượng gắn liền với biển và đời sống của cư đặc biệt của giá trị xã hội. Nó là kết tinh dân ven biển, đảo, cách thức tổ chức làng của lựa chọn văn hóa cao nhất của các tộc vạn chài, những kiêng kỵ có liên quan đến người cụ thể trong những bối cảnh nhất sinh hoạt và khai thác gắn liền môi trường định để tồn tại, phát triển và hội nhập vào biển. Tuy nhiên, cách phân loại văn hóa vật trường văn hóa rộng lớn hơn” [15]. thể và văn hóa phi vật thể cũng chỉ là tương Văn hóa biển có thể nhìn nhận từ đối và không rạch ròi, các đối tượng phụ phương diện vật chất (phương tiện, khí tài thuộc nhau trong một hệ thống văn hóa để chinh phục, khai thác, bảo vệ biển cũng [25]. như những cơ sở vật chất như cầu cảng, tàu Có thể điểm qua các giá trị văn hóa thuyền, cơ sở thờ tự, làng vạn chài nơi ngư biển đặc trưng: Văn hóa vật thể liên quan dân sinh sống, ) và phương diện tinh thần đến biển như: kiến trúc, nghệ thuật đình, (yêu biển, hướng biển, tư duy về biển, các đền làng cư dân biển; thuyền/bè đi trên mặt sinh hoạt tinh thần trong mối quan hệ với nước/biển; làng vạn chài cư dân ven biển; biển, ). ẩm thực, mặc, đi lại; các di chỉ văn hóa Có thể chia văn hóa biển thành các như: Hạ Long, Bàu Tró, Sa Huỳnh, Óc dạng thức ứng xử như: ứng xử với môi Eo, ; Văn hóa phi vật thể liên quan đến trường tự nhiên biển đảo (văn hóa sản xuất biển như: tín ngưỡng thờ cúng cá Ông; tín 69
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Huy Xu và tgk ngưỡng thờ Mẫu, Nữ thần biển; Lễ khao lề tục, lễ hội của ngư dân và văn hóa bản địa. thế lính Hoàng Sa; Lễ hội đua thuyền; Múa Như vậy, khi du khách tham gia vào hoạt hát sắc bùa; Hát bả trạo, truyện kể dân động du lịch biển đảo, họ không chỉ yêu gian; tri thức bản địa (về chế tạo công cụ cầu được thỏa mãn về các giá trị từ tài mưu sinh, kỹ thuật khai thác biển, bảo quản nguyên thiên nhiên mà quan trọng không và chế biến thủy sản, ). kém là họ muốn hòa mình vào cả một Ưu tiên phát triển loại hình du lịch gắn không gian văn hóa biển đảo ở địa phương, với biển, hải đảo, nhấn mạnh yếu tố văn từ văn hóa vật chất đến văn hóa tinh thần hóa và sinh thái đặc sắc trong sản phẩm du (hay văn hóa vật thể và phi vật thể) với lịch. Hoạt động du lịch gắn kết nhiều hơn nhiều hoạt động cụ thể. Minh chứng cho với các nội dung văn hóa, phát huy giá trị điều này, nhà nghiên cứu Mark Orams đưa bản sắc văn hóa du lịch tại các địa phương. ra bốn phương diện của du lịch biển đảo: 2.4. Quan niệm về du lịch biển đảo và du lịch biển dựa vào hoạt động (Activity- xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa biển based marine tourism); du lịch biển dựa đảo Việt Nam vào tự nhiên (Nature-based Marine Quan niệm về du lịch biển đảo của các Tourism); những điểm lôi cuốn về văn hóa nhà nghiên cứu nước ngoài và xã hội (Social and Cultural Attractions), Từ trước đến nay, khi đề cập đến du những sự kiện đặc biệt (Special Events) lịch biển đảo, người ta thường nhận thức đó chứ không đơn giản là ba yếu tố Sand-Sun- chính là loại hình du lịch sinh thái thuần Sea” [10]. túy và du lịch sinh thái ở đây cũng được Nhà nghiên cứu Sharr Steele Prohaska hiểu theo hướng thiên về các yếu tố tự cho rằng, khách du lịch khi tham gia vào nhiên (khai thác các yếu tố tự nhiên). Tuy các hoạt động du lịch biển đảo có xu hướng nhiên, hiểu một cách đầy đủ hơn, chúng ta tìm đến các di tích văn hóa, di sản trên đảo, có thể nhận thấy rất rõ ràng rằng, du lịch vùng biển để biết thêm những tri thức mới biển đảo không phải là loại hình du lịch về văn hóa bản địa, và những du khách có sinh thái thuần túy chỉ gắn với các yếu tố nhu cầu tìm hiểu, thưởng thức các giá trị thiên nhiên mà nó còn kết hợp rất chặt chẽ văn hóa thường được xếp vào nhóm có nhu với nhiều yếu tố nhân tạo, nhân văn do cầu văn hóa cao hơn nhóm du lịch đại trà. chính con người tạo ra, và nếu nhìn loại Theo đó, “Sự phát triển các loại hình du hình du lịch biển đảo là một tiểu hệ thống lịch dựa vào nắng và cát biển kết hợp với hay một chỉnh thể thì đó chính là sự biểu du lịch di sản, văn hóa sẽ tạo nên những hiện của các mối quan hệ từ nhiều yếu tố triển vọng rất tốt cho những điểm đến du khác nhau (không chỉ là yếu tố thiên tạo mà lịch trên đảo” [10]. còn nhiều yếu tố nhân tạo, nhân văn hay Nhà nghiên cứu Ron Ayres quan niệm, văn hóa). Nội hàm của du lịch biển đảo đòi “Trong khi trước đây, văn hóa không cần hỏi không chỉ khai thác các yếu tố từ tài thiết và cũng không phải là điều kiện cần nguyên du lịch tự nhiên mà còn có các yếu để phát triển du lịch, đặc biệt là trên các tố quan trọng khác như tín ngưỡng, phong đảo nhỏ thì giờ đây đã nhận ra rằng văn 70
  8. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 04/2017 hóa bản địa và hệ thống di sản là nguồn tài Ở Việt Nam các loại hình nghỉ dưỡng nguyên quan trọng và có thể xem là một biển kết hợp với tham quan, khám phá cảnh phần của sản phẩm du lịch” [10]. Và quan sinh thái biển, du lịch thể thao mạo “Chính từ những thay đổi này nên trong hiểm biển đảo, ngày càng trở nên phổ hoạt động du lịch biển đảo hiện nay, vai trò biến. Tuy nhiên, loại hình du lịch văn hóa của cộng đồng địa phương, đặc biệt là ngư biển và các sản phẩm du lịch kèm theo dân và cư dân ven biển rất quan trọng và chưa được quan tâm. Nhiều đề án phát triển góp phần rất lớn vào thành công của hoạt du lịch biển đảo và vùng ven biển Việt động du lịch biển đảo” [10]. Nam đến năm 2020 nhưng hầu như chưa đề Quan điểm đề cao mô hình 3S (Sea- cập loại hình du lịch văn hóa biển đảo. Sun-Sand) hay mô hình 5S (Sun-Sand-Sea- Chính vì vậy, hơn bao giờ hết, Việt Nam Surf-Sex) không còn phù hợp hoặc duy hiện nay nên xây dựng loại hình du lịch văn nhất đối với xu hướng du lịch biển đảo trên hóa biển đảo nhằm thu hút du khách thẩm thế giới hiện nay. Theo quan điểm mới, yếu nhận, thưởng thức, trải nghiệm các giá trị tố văn hóa biển phải được đặt lên hàng đầu. văn hóa biển Việt Nam: tín ngưỡng, lễ hội, Văn hóa biển chính là yếu tố quan trọng, dân ca, làng vạn chài, ghe bầu, ẩm thực, thu hút du khách đến, lưu trú dài ngày và Tổ chức đưa du khách trong và ngoài nước quan trọng hơn là có thể làm cho du khách đến các điểm du lịch có những di sản văn quay trở lại. Đồng thời, văn hóa biển sẽ làm hóa biển vật thể và phi vật thể để thưởng nên yếu tố đặc trưng, góp phần tạo nên bản thức, trải nghiệm (Vân Đồn, Viện bảo tàng sắc văn hóa du lịch biển đảo riêng biệt của Chăm, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Óc địa phương [10]. Nhà nghiên cứu Peter Eo, Trường Sa, ) là một trong những giải Mac Nulty mô tả, “Du lịch biển là một bộ pháp góp phần phát triển du lịch văn hóa phận của ngành công nghiệp du lịch mà ở biển ở nước ta. đó du khách tham gia vào những hoạt động Sản phẩm du lịch văn hóa biển đảo ở nghỉ dưỡng hay những kỳ nghỉ, chuyến đi đây chính là sự kết hợp giữa tài nguyên du một cách chủ động hay bị động ở những lịch, dịch vụ du lịch và cơ sở hạ tầng vật vùng biển ven bờ, bờ biển và duyên hải” chất - kỹ thuật. Tài nguyên du lịch ở đây là [10]. Nhận thức của các chuyên gia du lịch các giá trị văn hóa biển đảo đa dạng và thế giới về du lịch biển đảo đã có sự phong phú của các cư dân sinh sống dọc chuyển biến từ du lịch biển đảo hoàn toàn theo biển và đảo Việt Nam. Sự kết hợp dựa vào tài nguyên du lịch biển đảo tự giữa các giá trị văn hóa biển đảo, dịch vụ nhiên đến việc tận dụng văn hóa biển đảo du lịch, cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật tạo để làm phong phú thêm sản phẩm du lịch, nên sản phẩm du lịch văn hóa biển đảo đa giúp du khách trải nghiệm được nhiều hơn dạng và đặc thù, thu hút du khách trong và trong các chuyến du lịch biển đảo của họ. ngoài nước đến trải nghiệm, thụ hưởng Quan điểm về du lịch biển đảo Việt chúng. Nam Một số giá trị văn hóa biển của các điểm du lịch văn hóa biển tiêu biểu như lễ 71
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Huy Xu và tgk hội trên biển, cá Ông, hát bả trạo, làng nghề trị. Văn hóa biển ở Việt Nam không thể đóng ghe bầu Quảng Nam, làng vạn chài, được hiểu một cách đồng nhất, mà chúng ta ẩm thực biển, Du lịch văn hóa biển đảo là phải hiểu rằng, văn hóa biển ở Việt Nam có loại hình du lịch có chiều sâu và mới cho nhiều cấp độ, nhiều dạng thức như trên bờ, nên các sở du lịch, các địa phương, các biển ven bờ, biển lộng, biển khơi, biển bãi doanh nghiệp và cộng đồng cần xây dựng ngang, biển bãi dọc, biển đại dương, chu đáo, có kế hoạch để nâng cao giá trị [25]. Đặc biệt, văn hóa biển Việt Nam có của sản phẩm du lịch loại hình này. Điều sự chuyển tiếp từ văn hóa nông nghiệp, văn cần thiết đầu tiên là phải có sự hiểu biết về hóa làng xã do những con người vốn gốc là văn hóa biển Việt Nam. nông dân trong đồng bằng mang ra biển khi Cần kết hợp loại hình du lịch văn hóa họ di cư đến vùng biển để làm ăn, sinh biển đảo với các loại hình du lịch khác như sống. Có một thực tế mà không ai có thể du lịch cảnh quan sinh thái biển, du lịch ẩm phủ nhận được là tính chất văn hóa biển thực biển, để nâng cao giá trị thẩm nhận của người Việt Nam và các tộc người sinh của du khách, góp phần bảo vệ biển đảo sống trên lãnh thổ Việt Nam được tăng thuộc chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông. cường cùng với thời gian và sự mở rộng 3. KẾT LUẬN không gian sinh tồn. Theo cách nói của Thông qua lịch sử văn hóa biển đảo Giáo sư Trần Quốc Vượng, văn hóa biển Việt Nam được các nhà nghiên cứu đi trước Việt Nam đã “triển nở” theo không gian và trình bày, chúng tôi muốn khẳng định rằng, thời gian [20]. Việt Nam có văn hóa biển từ lâu đời, còn Bấy lâu nay, du lịch biển đảo được văn hóa biển Việt Nam biểu hiện ở mức độ chúng ta khai thác chủ yếu về mặt tự nhiên nào vẫn tùy thuộc vào nhiều khía cạnh, (tức cái thiên nhiên sẵn có như bãi tắm, trong đó có quan điểm của các nhà nghiên vũng vịnh, cảnh quan biển đẹp, ) để phát cứu. Chúng tôi cho rằng, văn hóa biển cùng triển du lịch nghỉ dưỡng biển, thể thao biển, với văn hóa núi và văn hóa đồng bằng là ba mà chưa nhận diện và phát huy được giá trị trụ cột hợp thành văn hóa Việt Nam. văn hóa biển một cách tốt nhất nhằm tạo ra Không thể nào có văn hóa Việt Nam như những sản phẩm du lịch văn hóa biển đặc hiện nay mà thiếu văn hóa biển, hoặc văn thù của một đất nước có hơn 3.260 km bờ hóa núi cũng như văn hóa đồng bằng. Các biển, một quốc gia có chỉ số duyên hải thành tố văn hóa quan trọng vừa nêu trên (ISCL) thuộc loại cao nhất thế giới. Chính tương tác với nhau và hình thành nên “văn vì vậy, trong thời gian sắp tới, Việt Nam hóa Việt Nam”. Tùy vào địa hình, tính chất nên xây dựng kế hoạch và triển khai văn vùng miền mà các thành tố văn hóa trên có hóa biển Việt Nam trong du lịch và xây độ đậm nhạt khác nhau. Dù không đồ sộ dựng các sản phẩm du lịch văn hóa biển như văn hóa nông nghiệp, văn hóa lúa đảo Việt Nam, góp phần ngày càng đa dạng nước, những cư dân ven biển cũng đã tạo sản phẩm du lịch, nâng cao vị thế của du dựng cho mình được một nền văn hóa biển lịch Việt Nam trên trường quốc tế. đáng trân trọng, và cần được phát huy giá 72
  10. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 04/2017 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. David J. Steward (2011), The sea their graves - An archeology of death and remembrance in maritime culture, University Press of Florida. 2. Della A. Scott-Ireton (edited, 2014), Between devil and the deep - Meeting challenges in the Public Interpretation of Maritime cultural heritage, Springer, New York. 3. E. Ju. Tereshchenko (2011), Hiện tượng văn hóa biển và văn minh biển (Đoàn Tâm dịch), Thông tin Khoa học Xã hội, số 8/2014. 4. Jame D. Spired & Della A. Scott - Ireton (edited, 2003), Submerged cultural Resource management - Preserving and Interpreting our Maritime heritage, Kluwer/Plenum Publisher, New York. 5. Kenneth R. Hall (1985), Maritime trade and State development in Early Southeast Asia, University of Hawai’i Press. 6. Kenneth R. Hall (2011), A history of Early Southeat Asia - Maritime trade and societal development, 100-1500, Rowman & Littlefield Publishers. 7. Lê Anh Tuấn (2016), Một số vấn đề về phát triển du lịch biển đảo tại Việt Nam, in trong Kỷ yếu Phát triển du lịch biển đảo Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, Trường Đại học Văn Hiến. 8. Ngô Đức Thịnh (2014), Văn hóa biển cận duyên (từ tiếp cận nhân học văn hóa, Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, số 60/2014; in lại trong Biển đảo Việt Nam: lịch sử - chủ quyền - kinh tế - văn hóa, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ. 9. Nguyễn Chí Bền (2015), Văn hóa biển đảo Việt Nam: Giá trị và tiếp cận, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 1(17). 10. Nguyễn Hữu Nghị (2016), Vị trí của du lịch biển đảo trong các loại hình du lịch của Việt Nam, in trong Các loại hình du lịch hiện đại, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 11. Nguyễn Văn Kim (2016), Vân đồn - Thương cảng quốc tế của Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 12. Nhiều tác giả (2016), Biển đảo Việt Nam: Lịch sử, chủ quyền, kinh tế, văn hóa, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ. 13. Phan Huy Lê (2015), Lịch sử và văn hóa Việt Nam: Tiếp cận bộ phận, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 14. Phan Huy Lê (Chủ biên, 2017), Vùng đất Nam Bộ: Quá trình hình thành và phát triển, Nxb. Chính trị Quốc gia. 15. Phan Huy Xu và Võ Văn Thành (2016), Bàn về văn hóa du lịch Việt Nam, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 16. Trần Ngọc Thêm (2013), Những vấn đề về Văn hóa học - Lý luận và ứng dụng, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ. 73
  11. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Huy Xu và tgk 17. Trần Ngọc Thêm (2015), Tình hình nghiên cứu văn hóa biển đảo và giáo dục, tuyên truyền chủ quyền biển đảo Việt Nam, in trong Văn hóa biển đảo: Nguồn lực phát triển bền vững, Nxb. Lao động. 18. Trần Quốc Vượng (2003), Văn hóa Việt Nam - Tìm tòi và suy ngẫm, Nxb. Văn học. 19. Trần Quốc Vượng (2006), Dặm dài đất nước - Những vùng đất, con người, tâm thức người Việt (tập 2), Nxb. Thuận Hóa. 20. Trần Quốc Vượng và các tác giả (2015), Văn hóa Việt Nam - Những hướng tiếp cận liên ngành, Nxb. Văn học. 21. Viện Đông Nam Á (1996), Biển với người Việt cổ, Nxb. Văn hóa - Thông tin. 22. Võ Nguyên Giáp 1977/2014 (2014), Biển và kinh tế biển Việt Nam, in lại trong Tạp chí Xưa & Nay, số 452. 23. Vũ Minh Giang (2015), Văn hóa biển đảo ở Việt Nam, Tạp chí Xưa & Nay, số 455. 24. Đặng Văn Thắng (Chủ biên, 2017), Các tiểu quốc thuộc vương quốc Phù Nam ở Nam Bộ, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 25. Ngô Đức Thịnh (2006), Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội. 26. On the Shanghai World Expo in the cultural characteristics of marine, dẫn lại từ Ngày nhận bài: 04/5/2017. Ngày biên tập xong: 14/7/2017. Duyệt đăng: 17/7/2017 74