Bài giảng Công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán

ppt 34 trang hapham 380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_cong_ty_chung_khoan_tren_thi_truong_chung_khoan.ppt

Nội dung text: Bài giảng Công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán

  1. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐÔNG Á 1
  2. VAI TRÒ CỦA CTCK ◼ Là một nhân tố không thể tách rời của TTCK ◼ Trung gian huy động vốn (TTCK là thị trường vốn) ◼ Cung cấp cơ chế giá cả: đánh giá đúng thực tế và chính xác các khoản đầu tư. Đồng thời còn thể hiện vai trò điều tiết hoạt động của thị trường (market maker) ◼ Cung cấp cơ chế chuyển ra tiền mặt. ◼ Tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính 2
  3. HOẠT ĐỘNG CỦA CTCK ◼ Môi giới chứng khoán: là cầu nối giữa người mua và người bán chứng khoán Hoạt động kinh doanh chứng khoán đặc trưng Môi giới chứng khoán niêm yết và OTC Các kỹ năng cần có: chăm chỉ, cần cù, nhanh nhẹn, kiên nhẫn, giỏi phân tích tâm lý và ứng xử 3
  4. HOẠT ĐỘNG CỦA CTCK ◼ Tự doanh chứng khoán: Mua bán chứng khoán niêm yết và OTC Vai trò nhà tạo lập thị trường (market maker) Đáp ứng 1 số yêu cầu nhất định: vốn & con người Yêu cầu: ◼ Tách biệt quản lý ◼ Ưu tiên khách hàng ◼ Bình ổn thị trường 4
  5. HOẠT ĐỘNG CỦA CTCK ◼ Bảo lãnh phát hành chứng khoán: Một hoặc 1 số tổ chức cùng bảo lãnh (tổ hợp bảo lãnh): bảo lãnh về giá, bảo lãnh về khối lượng, bảo lãnh toàn bộ, bảo lãnh từng phần, Hoa hồng cho tổ chức bảo lãnh: phí quản lý (management fee), phí nhượng bán (selling concession fee) và phí bảo lãnh (underwriting compsensation) Phân phối chứng khoán: lưu ý: ◼ Mời chào chứng khoán (Roadshow) ◼ Định giá đợt phát hành 5
  6. HOẠT ĐỘNG CỦA CTCK ◼ Quản lý danh mục đầu tư: Thực hiện thay khách hàng đầu tư vào chứng khoán (ủy thác đầu tư) theo chiến lược và nguyên tắc đã được thỏa thuận trước Đa dạng danh mục quản lý: không có rủi ro, có rủi ro, rủi ro vừa phải, rủi ro rất cao (đi kèm là lợi nhuận từ thấp đến cao) – High risk, high return Tách biệt hoạt động tự doanh và môi giới để tránh mâu thuẫn về quyền lợi 6
  7. HOẠT ĐỘNG CỦA CTCK ◼ Tư vấn đầu tư chứng khoán: Tư vấn trực tiếp: diễn ra song song với hoạt động môi giới Tư vấn cung cấp thông tin và đánh giá tình hình: theo yêu cầu và theo định kỳ (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, ) Uy tín, chất lượng, trung thực của thông tin tư vấn là yếu tố thành công hàng đầu 7
  8. HOẠT ĐỘNG CỦA CTCK ◼ Lưu ký chứng khoán và quản lý sổ cổ đông: Chỉ áp dụng đối với chứng khoán OTC Thay mặt công ty cổ phần thực hiện các quyền đối với cổ đông: chuyển nhượng, chia tách, chi trả cổ tức, Chi phí rất thấp 8
  9. HOẠT ĐỘNG CỦA CTCK ◼ Xác định giá trị doanh nghiệp: Nghiệp vụ đặc thù của Công ty chứng khoán Phục vụ cho nhiều mục đích: mua, bán, sát nhập, chia tách, cổ phần hóa, định giá, đầu tư, Sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau: NAV, DDM, DCF, P/E, 9
  10. HOẠT ĐỘNG CỦA CTCK ◼ Tư vấn chuyển đổi: Cổ phần hóa: Công ty nhà nước hoặc công ty tư nhân, công ty TNHH sang công ty cổ phần Tái cấu trúc tài chính và quản trị doanh nghiệp: nậng cao năng lực quản trị tài chính và quản trị doanh nghiệp Mua bán, sát nhập (M&A) 10
  11. HOẠT ĐỘNG CỦA CTCK ◼ Tư vấn niêm yết & phát hành chứng khoán: Tư vấn cấu trúc nguồn vốn, tư vấn cơ cấu cổ đông Tư vấn loại chứng khoán phát hành và giá phát hành Tư vấn niêm yết và đăng ký giao dịch chứng khoán 11
  12. HOẠT ĐỘNG CỦA CTCK ◼ Mua, bán chứng khoán có kỳ hạn (REPO) ◼ Tư vấn/Tổ chức Đại hội cổ đông, tư vấn/tổ chức đấu giá 12
  13. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐÔNG Á: THỦ TỤC MỞ TÀI KHOẢN ◼ Các chứng từ cần chuẩn bị khi đến mở tài khoản: 1. Khách hàng cá nhân: bản photo giấy chứng minh nhân dân 2. Khách hàng tổ chức: ◼ Bản photo giấy phép thành lập ◼ Bản photo giấy phép hoạt động kinh doanh ◼ Bản photo chứng minh nhân dân của những người tham gia điều hành tài khoản ◼ Các chứng từ khác liên quan đến việc bổ nhiệm, uỷ quyền 13
  14. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐÔNG Á: THỦ TỤC MỞ TÀI KHOẢN ◼ Sau khi khách hàng điền vào giấy yêu cầu mở tài khoản và hợp đồng mở tài khoản. Nhân viên Công ty Chứng khoán Đông Á sẽ cấp mã số tài khoản giao dịch chứng khoán cho khách hàng. Từ đó khách hàng có thể tiến hành giao dịch 14
  15. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐÔNG Á: GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN Khách hàng có thể giao dịch thông qua các hình thức sau đây: 1. Đặt lệnh trực tiếp giao dịch tại trụ sở Công ty Chứng khoán Đông Á 2. Đặt lệnh thông qua điện thoại 3. Đặt lệnh thông qua fax, trường hợp này khách hàng phải đăng ký trước số Fax cho chúng tôi 4. Ủy quyền cho người thứ ba tiến hành giao dịch Mẫu lệnh giao dịch là mẫu do Công ty Chứng khoán Đông Á cung cấp. 15
  16. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐÔNG Á: CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ GIAO DỊCH 1. Nghiệp vụ cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán: Theo quy định hiện hành về việc thanh toán bù trừ của giao dịch chứng khoán, chu trình thanh toán là T+3. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu rút tiền trước thời hạn, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán với một khoán phí nhỏ, thủ tục đơn giản nhanh chóng. 16
  17. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐÔNG Á: CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ GIAO DỊCH 2. Nghiệp vụ cho vay cầm cố chứng khoán ◼ Trường hợp khách hàng cần tiền nhưng chưa muốn bán chứng khoán trên tài khoản của mình, khách hàng có thể cầm cố chứng khoán của mình để vay tiền của ngân hàng. Số tiền khách hàng vay sẽ phụ thuộc vào giá chứng khoán hiện hành và lượng chứng khoán có trong tài khoản. ◼ Số lượng chứng khoán của khách hàng cầm cố sẽ được chúng tôi phong toả làm tài sản đảm bảo cho khoản nợ vay. Tuy nhiên, khách hàng cũng có thể yêu cầu bán số chứng khoán cầm cố khi có nhu cầu. Khoản tiền thu được từ việc bán chứng khoán cầm cố sẽ được dùng để trả nợ và lãi vay, phần còn lại sẽ trả về tài khoản của khách hàng. 17
  18. QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐÔNG Á 18
  19. KHÁI NIỆM ◼ Quỹ đầu tư được coi là phương thức đầu tư tập thể, là một tập hợp tiền của các nhà đầu tư và được ủy thác cho các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp tiến hành đầu tư để mang lại lợi nhuận cao nhất cho những người góp vốn. 19
  20. LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI ĐẦU TƯ ◼ Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro → tạo ra sự cân bằng cho danh mục ◼ Quản lý đầu tư chuyên nghiệp → quỹ đầu tư tốt có nghĩa là quỹ đó phải được quản lý tốt nhất ◼ Chi phí hoạt động thấp → Hiệu quả đầu tư tốt hơn 20
  21. VAI TRÒ CỦA QUỸ ĐẦU TƯ TRÊN TTCK ◼ Góp phần huy động vốn cho việc phát triển nền kinh tế nói chung và góp phần vào sự phát triển của thị trường sơ cấp ◼ Góp phần vào việc ổn định thị trường thứ cấp ◼ Tạo các phương thức huy động vốn đa dạng qua thị trường chứng khoán ◼ Xã hội hóa hoạt động đầu tư 21
  22. CÁC LOẠI HÌNH QUỸ ĐẦU TƯ ◼ Dựa vào nguồn vốn huy động Quỹ đầu tư tập thể Quỹ đầu tư cá nhân ◼ Dựa vào cấu trúc vốn huy động Quỹ đầu tư dạng đóng Quỹ đầu tư dạng mở ◼ Dựa vào cơ cấu tổ chức & hoạt động của quỹ Quỹ đầu tư dạng công ty Quỹ đầu tư dạng hợp đồng 22
  23. HÌNH THÁI QUỸ ĐẦU TƯ TẠI MỘT SỐ TTCK TRÊN THẾ GIỚI ◼ Mỹ: Công ty quản lý (Management Company), Đơn vị tín thác đầu tư (Unit Investment Trust) ◼ Anh: Quỹ tín thác đầu tư (ITCs), Quỹ tín thác đơn vị ◼ Nhật bản: quỹ tín thác kiểu hợp đồng, quỹ tín thác kiểu công ty ◼ Hàn quốc: Quỹ tín thác đầu tư chứng khoán (Securities Investment Trust), Công ty đầu tư chứng khoán (Securities Investment Company) 23
  24. HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ ◼ Huy động vốn Phương thức hình thành vốn: ◼ Phương thức phát hành: cổ phần (dạng công ty) hoặc chứng chỉ đầu tư (dạng hợp đồng) ◼ Định giá ban đầu: do các tổ chức đứng ra thành lập quỹ xác định ◼ Phương thức chào bán: cháo bán qua tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc do công ty quản lý quỹ trực tiếp chào bán ◼ Các chi phí liên quan tới phát hành: chi phí chào bán, chi phí in ấn bản cáo bạch, chi phí trả cho đại lý bán cổ phiếu/ chứng chỉ quỹ 24
  25. HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ ◼ Huy động vốn (tt) Giao dịch chứng chỉ đầu tư/ cổ phiếu khi quỹ đã hình thành – định giá và chi phí phát hành: ◼ Khái niệm giá trị tài sản ròng của quỹ (NAV): bằng tổng giá trị tài sản và các khoản đầu tư của quỹ trừ đi các nghĩa vụ phải trả của quỹ ◼ Giao dịch chứng chỉ đầu tư/ cổ phiếu: Quỹ đầu tư dạng đóng: CCĐT/CP được niêm yết trên thị trường tập trung và giao dịch bình thường → giá do cung cầu quyết định → khuynh hướng xa rời giá trị tài sản ròng Quỹ đầu tư dạng mở: CCĐT/CP được phát hành thêm và mua lai bởi chính công ty quản lý quỹ → gắn liền với giá trị tài sản ròng của quỹ 25
  26. HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ ◼ Huy động vốn (tt) Giao dịch chứng chỉ đầu tư/ cổ phiếu khi quỹ đã hình thành – định giá và chi phí phát hành: ◼ Định giá NAV (quỹ) NAV (CCĐT/CP) = Tổng số CC/CP đang lưu hành Giá chào bán (Po) = NAV/chứng chỉ + chi phí bán 26
  27. HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ ◼ Mục tiêu đầu tư – xác lập danh mục đầu tư Lựa chọn mục tiêu đầu tư của quỹ ◼ Thu nhập: nhanh chóng có nguồn chi trả cổ tức ◼ Lãi vốn: làm tăng giá trị của các nguồn vốn ban đầu thông qua việc đánh giá các cổ phiếu trong danh mục đầu tư của quỹ ◼ Thu nhập và lãi vốn: sự kết hợp của cả hai yếu tố trên 27
  28. HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ ◼ Mục tiêu đầu tư – xác lập danh mục đầu tư (tt): các quỹ thường gặp gồm: Quỹ tăng trưởng: tăng trưởng vốn được quan tâm nhiều hơn là thu nhập cổ tức Quỹ thu nhập và tăng trưởng: tập trung tăng trưởng vốn và thu nhập cổ tức (thậm chí tăng trưởng cổ tức tương lai) Quỹ thu nhập – cổ phiếu: tập trung vào tỷ lệ lợi nhuận hàng năm, danh mục đầu tư gồm cổ phiếu của các công ty nguồn lực tự nhiên, tài chính, năng lượng và công nghệ bậc cao Quỹ cân bằng: nhằm đạt mục tiêu: thu nhập, tăng trưởng vốn đều đặn và bảo toàn vốn. Danh mục đầu tư từ 40% - 60% giá trị quỹ vào trái phiếu 28
  29. HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ ◼ Mục tiêu đầu tư – xác lập danh mục đầu tư (tt): các quỹ thường gặp gồm: Quỹ có khả năng chuyển đổi: tập trung vào các chứng khoán có khả năng chuyển đổi là trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi thành một số lượng cổ phiếu thường Quỹ thu nhập – quyền lựa chọn: tập trung vào các công ty lớn, đang thanh toán cổ tức trong đó có quyền lựa chọn luôn sẵn có Quỹ ngành: thường tập trung vào các ngành cụ thể Quỹ trái phiếu: tập trung vào trái phiếu 29
  30. HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ ◼ Chi phí liên quan tới hoạt động: Phí liên quan tới hoạt động đầu tư: phí môi giới, phí tư vấn đầu tư, phí lưu giữ và bảo quản tài sản của quỹ, Chi phí quản lý và điều hành: bao gồm phí và thưởng cho người quản lý cũng như các chi phí khác nhau trong điều hành quỹ, phí giám sát Các chi phí quản lý hành chính khác: phí lập các báo cáo, phí kiểm toán, phí cho các dịch vụ pháp lý, phí tổ chức đại hội cổ đông hoặc đại hội các nhà đầu tư của quỹ 30
  31. HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ ◼ Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của một quỹ đầu tư: Tổng thu nhập: gồm ◼ Cổ tức từ khoản thu nhập đầu tư ròng: gồm cổ tức và lãi suất thu được trừ đi chi phí ◼ Phân phối các khoản thu nhập ròng được thừa nhận: là các khoản đầu tư đã quyết toán xong có lãi (hoặc bị lỗ) ◼ Sự tăng (hoặc giảm) ròng trong giá trị tài sản ròng Số tiền phân chia + Sự thay đổi trong NAV TR = NAV tại thời điểm đầu kỳ 31
  32. HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ ◼ Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của một quỹ đầu tư (tt): Tỷ lệ chi phí: bằng tổng chi phí chia cho giá trị tài sản ròng trung bình Tỷ lệ thu nhập: bằng giá trị thu nhập đầu tư ròng chia cho giá trị tài sản ròng trung bình Tỷ lệ doanh thu: bằng số lượng tài sản được bán hoặc mua chia cho giá trị tài sản ròng của quỹ trong năm Chất lượng của hoạt động quản lý quỹ: một quỹ hoạt động tốt, được quản lý tốt thu hút nhiều nhà đầu tư hơn và tài sản của quỹ theo đó cũng tăng lên hàng năm 32
  33. HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ ◼ Công bố thông tin: Mục đích: ◼ Đối với các nhà đầu tư: cho biết hoạt động và hiệu quả kinh doanh của quỹ để quyết định đầu tư hay rút vốn ◼ Thu hút vốn đầu tư cho quỹ Nội dung công bố thông tin: ◼ Các báo cáo tài chính ◼ Báo cáo của công ty quản lý quỹ ◼ Báo cáo của người thụ ủy (tổ chức giám sát) 33
  34. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐÔNG Á: 34