Bài giảng Khái quát chung về lân tân ngoại giao

ppt 11 trang hapham 2740
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Khái quát chung về lân tân ngoại giao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_khai_quat_chung_ve_lan_tan_ngoai_giao.ppt

Nội dung text: Bài giảng Khái quát chung về lân tân ngoại giao

  1. BÀI 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỄ TÂN NGOẠI GIAO 1
  2. I. KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LỄ TÂN NGOẠI GIAO. 1. Lễ tân ngoại giao – một phạm trù lịch sử Lễ tân ngoại giao được hình thành từ cổ xưa cùng với lịch sử xuất hiện và phát triển bang giao giữa các bộ tộc, dân tộc, quốc gia. Những tập quán và quy định về lễ tân ngoại giao không phải ngẫu nhiên mà có, cũng không phải là kết quả phát minh của một nhà hoạt động chính trị nào hay là sáng kiến của một nhà ngoại giao nào. Đây là sự tổng hợp những thói quen và tập quán tiếp xúc trong nhiều thế kỷ bang giao giữa các quốc gia 2
  3. 2. Lễ tân ngoại giao – một phạm trù quốc tế. Từ thời thượng cổ, trung cổ và trong một chừng mực nào dưới thời TBCN, tập quán đã đóng vai trò quan trọng nhất trong sự phát triển của quy tắc lễ tân. Nhưng một phong tục tập quán muốn trở thành quy định, cần phải được thỏa thuận rộng rãi của nhiều nước, dù chỉ là những thỏa thuận ngầm. Nhiều tập quán về lễ tân ngoại giao được hình thành qua quá trình lâu dài trong quan hệ quốc tế. Nhiều quy định đã được cải tiến và hoàn chỉnh thông qua các hội nghị quốc tế. 3
  4. II. KHÁI NIỆM VỀ LỄ TÂN NGOẠI GIAO. 1. Định nghĩa. v Lễ là gì? v Luật là gì? v Lễ tân là gì? Lễ tân được hiểu là tổng hợp những quy định, nghi thức, thủ tục được các nhà nước tuân thủ thực hiện trong giao tiếp quốc tế. v Nghi thức nhà nước là gì? vLễ tân nhà nước là gì? v Lễ tân ngoại giao là gì? 4
  5. v Nghi thức nhà nước là gì? Nghi thức nhà nước được hiểu là những phương thức giao tiếp trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung được quy định tại các văn bản pháp luật của Nhà nước, theo tập quán truyền thống dân tộc hoặc quốc tế, mà các bên tham gia quan hệ thủ tục quản lý nhà nước phải tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh. Nghi thức nhà nước bao gồm những nội dung gì? Ø Những vấn đề liên quan đến hình thức của công sở như kiến trúc, trang trí, bài trí mặt trước tòa nhà, cũng như nội thất. 5
  6. Ø Những vấn đề liên quan đến hình thức của công sở như kiến trúc, trang trí, bài trí mặt trước tòa nhà, cũng như nội thất. Ø Những vấn đề có liên quan đến tổ chức các hoạt động quản lý như hội họp, lễ kỷ niệm, cấp chứng chỉ, chứng thực, phong tặng, khen thưởng,.v.v. Ø Những vấn đề liên quan đến kỹ năng giao tiếp (cử chỉ, lời ăn tiếng nói, trang phục .) của cán bộ công chức trong giải quyết những công việc nội bộ nhà nước, cũng như trong hoạt động giao tiếp với các tổ chức và công dân. 6
  7. Ø Những vấn đề liên quan đến cách thức thể hiện và sử dụng các biểu tượng của quốc gia (quốc huy, quốc kỳ, quốc ca) và thể thức văn bản quản lý nhà nước. Ø Những vấn đề có liên quan công tác lễ tân, hay tổ chức tiếp đãi khách (chào đón, hội đàm, chiêu đãi, tặng quà, tiễn đưa), đặc biệt là đối với khách nước ngoài vLễ tân nhà nước là gì? Lễ tân nhà nước là tổng hợp các nghi thức, thủ tục trong việc đón, tiễn, giao tiếp với khách nhằm giải quyết những công việc có liên quan đến quan hệ nội bộ nhà nước, giữa các nhà nước, cũng như giữa nhà nước và công dân. 7
  8. v Lễ tân ngoại giao là gì? Lễ tân ngoại giao là tổng thể những nguyên tắc, truyền thống, tập quán được thừa nhận rộng rãi mà các chính phủ, các Bộ ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao và các nhân vật chính thức bắt buộc phải tuân thủ trong giao tiếp quốc tế”. v Lễ tân đối ngoại là gì? 2. Những nguyên tắc của lễ tân ngoại giao. 2.1. Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử 8
  9. 2.2. Nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau. 2.3. Nguyên tắc có đi, có lại. 2.4. Nguyên tắc kết hợp tập quán, luật pháp quốc tế với quy định quốc gia và truyền thống dân tộc 3. Nguồn của lễ tân ngoại giao. v Điều ước quốc tế v Tập quán pháp. v Pháp luật quốc gia 9
  10. III. VAI TRÒ CỦA LỄ TÂN NGOẠI GIAO TRONG QUAN HỆ GIỮA CÁC QUỐC GIA 1. Lễ tân ngoại giao là một bộ phận cấu thành của hoạt động đối ngoại để thực hiện chính sách đối ngoại của nhà nước. 2. Lễ tân ngoại giao thể hiện phong tục tập quán của quốc gia, dân tộc. 3. Lễ tân ngoại giao là phương tiện thực hiện và cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. 10
  11. 4. Trong quan hệ quốc tế, lễ tân ngoại giao là công cụ đảm bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia 5. Lễ tân ngoại giao tạo khung cảnh và bầu không khí cho mối quan hệ giữa các quốc gia được tiến hành thuận lợi. 6. Lễ tân ngoại giao không chỉ là lễ tiết, nghi thức, mà còn là một nghệ thuật, nghệ thuật của sự lôi cuốn tình cảm của khách nước ngoài, nghệ thuật của sự thông minh, khôn khéo, kiên nhẫn và lịch sự. 11