Bài giảng Thị trường chứng khoán - Chương 2: Công ty chứng khoán - Nguyễn Thị Ngọc Diệp

pdf 18 trang hapham 2431
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Thị trường chứng khoán - Chương 2: Công ty chứng khoán - Nguyễn Thị Ngọc Diệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_thi_truong_chung_khoan_chuong_2_cong_ty_chung_khoa.pdf

Nội dung text: Bài giảng Thị trường chứng khoán - Chương 2: Công ty chứng khoán - Nguyễn Thị Ngọc Diệp

  1. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN GV: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Diệp
  2. Chương 2- Công ty chứng khoán 2.1- Những vấn đề chung về công ty CK 2.1.1- Khái niệm và phân loại công ty chứng khoán 2.1.2- Nguyên tắc hoạt động của công ty chứng khoán 2.1.3- Chức năng, vai trò của công ty chứng khoán 2.2- Các nghiệp vụ chủ yếu của công ty CK 2.2.1- Nghiệp vụ môi giới chứng khoán 2.2.2- Nghiệp vụ tự doanh (nghiệp vụ buôn bán CK) 2.2.3- Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành 2.2.4- Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán 2.3- Công ty đầu tư chứng khoán 2.3.1- Khái niệm 2.3.2- Phân loại quỹ đầu tư
  3. 2.1- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 2.1.1- Khái niệm và phân loại công ty chứng khoán Ở Việt Nam theo quyết định 04/1998/QĐ - UBCK ngày 13/10/1998 của UBCKNN, công ty chứng khoán là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được UBCKNN cấp giấp phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khoán.
  4. 2.1.1- Khái niệm và phân loại công ty chứng khoán Do đặc điểm của một công ty chứng khoán là có thể kinh doanh trên một hoặc một số lĩnh vực nhất định nên người ta phân chia công ty chứng khoán thành các loại sau:  Công ty môi giới chứng khoán: Là công ty chỉ thực hiện việc mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng.  Công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán: Là công ty chứng khoán có lĩnh vực hoat động chủ yếu là nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán để hưởng phí hoặc chênh lệch giá.  Công ty kinh doanh chứng khoán: Là công ty chứng khoán chủ yếu thực hiện nghiệp vụ tự doanh – tự bỏ vốn kinh doanh chứng khoán và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.  Công ty trái phiếu: Là công ty chứng khoán chuyên mua bán các loại trái phiếu
  5. 2.1.2- Nguyên tắc hoạt động của công ty chứng khoán Các công ty chứng khoán hoạt động theo những nguyên tắc nhất định. Những nguyên tắc này bao gồm nhóm nguyên tắc mang tính đạo đức và nhóm nguyên tắc mang tính tài chính.  Nhóm nguyên tắc đạo đức  Nhóm nguyên tắc tài chính
  6. * Nhóm nguyên tắc đạo đức  Công ty chứng khoán phải đảm bảo giao dịch trung thực và công bằng vì lợi ích của khách hàng  Có tinh thần trách nhiệm, tận tuỵ trong kinh doanh  Ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của công ty  Có nghiệp vụ bảo mật thông tin cho khách hàng trừ khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước  Không được phép nhận bất cứ khoản thù lao nào khác ngoài những khoản thù lao thông thường cho dịch vụ mà nình cung cấp  Nghiêm cấm thực hiện các giao dịch nội gián gây thiệt hại cho khách hàng
  7. * Nhóm nguyên tắc tài chính  Các công ty chứng khoán phải đảm bảo các yêu cầu về vốn, cơ cấu vốn và nguyên tắc hạch toán, báo cáo theo quy định của UBCKNN  Công ty chứng khoán không được dùng tiền của khách hàng làm nguồn vốn kinh doanh cho mình ngoại trừ số tiền đó dùng để phục vụ cho giao dịch của khách hàng  Công ty chứng khoán không được dùng chứng khoán của khách hàng để thế chấp vay vốn trừ khi được khách hàng đồng ý bằng văn bản
  8. 2.1.3- Chức năng, vai trò của công ty chứng khoán  Chức năng tiếp thị và bán hàng  Chức năng sản xuất  Chức năng hành chính, hỗ trợ
  9. * Chức năng tiếp thị và bán hàng  Tiếp thị nhằm tìm hiểu công chúng đầu tư ưa thich loại chứng khoán nào để từ đó đưa ra được chiến lược cổ phiếu sản phẩm phục vụ khách hàng (như cổ phiếu, trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ )  Công việc bán hàng tiếp bước, sau khi việc tiếp thị hoàn thành và công ty chứng khoán chào khách hàng những chứng khoán đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của họ
  10. * Chức năng sản xuất  Khi nhà môi giới tiến hành một thương vụ thì quy trình thực hiện giao dịch được tiến hành. Việc một giao dịch được xử lý như thế nào là quan trọng nhất vì nó chứng minh cho khách hàng thấy tính chuyên nghiệp của công ty chứng khoán.
  11. * Chức năng hành chính, hỗ trợ Khu vực này trợ giúp, hỗ trợ, duy trì việc giao dịch hàng ngày của công ty ở các nước, chủ yếu là:  (1). Bộ phận thực hiện lệnh (Order room): Có trách nhiệm xử lý các lệnh mua bán và ghi chép chính xác việc thực hiện các lệnh đó.  (2). Bộ phận mua và bán (Purchase and sale): Xây dựng kế hoạch mua bán chứng khoán và định hướng, điều hoà khách hàng với môi giới.  (3). Bộ phận ký quỹ (Margin): Đảm bảo tài khoản của khách hàng luôn trong trạng thái phù hợp với các quy định, chính sách của công ty.  (4). Bộ phận thủ quỹ (cashiering): Thực hiện công việc giao nhận, kho quỹ  (5). Bộ phận quản lý hồ sơ (stock record): Lập số hiệu và mã tài khoản, kiểm toán, luân chuyển chứng khoán(6). Bộ phận kế toán (accounting): Thực hiện công việc hạch toán kế toán.  (7). Bộ phận quản lý cổ tức, tiền lãi trái phiếu (dividend)  (8). Bộ phận uỷ quyền (proxy): Bỏ phiếu cho khách hàng, thông tin cho khách hàng  (9). Bộ phận chứng khoán (sale)  (10). Bộ phận quản lý tài khoản mới (new accounts)
  12.  2.2- CÁC NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN  2.2.1 – Nghiệp vụ môi giới chứng khoán  Môi giới chứng khoán là nghiệp vụ chủ yếu của công ty chững khoán. Thực hiện nghiệp vụ này, các công ty chứng khoán nhân danh mình đại diện cho khách hàng làm trung gian thực hiện việc mua, bán cho khách hàng thông qua cơ chế giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán hoặc trên thị trường OTC, để nhận được dịch vụ này, khách hàng phải trả cho công ty chứng khoán một khoản hoa hồng môi giới nhất định.  Nghiệp vụ môi giới chứng khoán được thực hiện bởi các nhân viên môi giới của các công ty chứng khoán. Nhân viên môi giới là người đứng phía bên mua và bên bán hoặc đại diện cho bên mua, bên bán thực hiện yêu cầu của khách hàng. Xuất phát từ đặc thù của nghề môi giới chứng khoán, nhân viên môi giới phải có được những phẩm chất nhất định về đạo đức cũng như năng lực nghề nghiệp.  2.2.2 – Nghiệp vụ tự doanh (nghiệp vụ buôn bán chứng khoán)  Công ty chứng khoán sẽ sử dụng vốn tự có để mua bán chứng khoán cho chính mình nhằm kiếm lọi nhuận từ chênh lệch giá. Thực hiện nghiệp vụ này là các giao dịch viên hay các thương gia chứng khoán có đăng ký (Registered dealers or traders) khi thực hiện nghiệp vụ này, công ty chứng khoán phải gánh chịu rủi ro, cho nên phải nghiên cứu rất kỹ thị trường và các loại chứng khoán muốn mua hay muốn bán.  2.2.3 - Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành  Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh cam kết với tổ chức phát hành để thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán: Nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại; mua số chứng khoán còn lại chưa phân phối hết của tổ chức phát hành; hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành phân phối chứng khoán ra công chúng  Với đội ngũ chuyên gia giỏi về chứng khoán cũng như tiềm lực tài chính, bên cạnh việc môi giới các công ty chứng khoán còn cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành nhằm giúp các tổ chức phát hành thực hiện thành công các đợt chào bán chứng khoán ra công chúng.  2.2.4- Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán  Để công việc tư vấn cho khách hàng đầu tư có hiệu quả, công ty chứng khoán phải là nơi nắm bắt và cung cấp các thông tin cần thiết về thị trường, về chứng khoán và các chủ thể phát hành, sử lý phân tích các thông tin để làm cơ sở cho tư vấn đầu tư.  Làm tốt nghiệp vụ này được xem như một trong những tiêu chuẩn quyết định chất lượng hoạt động của công ty chứng khoán, quyết dịnh sự tín nhiệm của người đầu tư và đồng thời cũng quyết định sự tồn tại trong quá trình cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán.  Ngoài những nghiệp vụ trên, công ty chứng khoán còn có thể thực hiện một số nghiệp vụ khác như lưu ký chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, bảo quản chứng khoán, cho vay chứng khoán  Cho vay chứng khoán là hình thức cấp tín dụng của công ty chứng khoán cho khách hàng của mình để có tiền mua chứng khoán hay có chứng khoán để bán ra, để cầm cố thế chấp  Công ty chứng khoán chỉ được thực hiện nghiệp vụ lưu ký chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán hoặc tự doanh chứng khoán
  13.  2.3- CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN  2.3.1- Khái niệm  Công ty đầu tư chứng khoán là công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán do UBCKNN cấp giấy phép thành lập và hoạt động. Công ty đầu tư chứng khoán thực hiện chào bán chứng khoán ra công chứng theo quy định của luật chứng khoán. Hoạt động của công ty chứng khoán là kinh doanh đầu tư vốn bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.  - Đầu tư trực tiếp: Các công ty đầu tư dùng vốn của mình để thâm nhập trực tiếp vào các doanh nghiệp, các dự án bằng cách góp vốn cổ phần, mua cổ phiếu phát hành lần đầu với tư cách là cổ đông sáng lập như các sáng lập viên khác.  - Đầu tư gián tiếp: Là việc các công ty đầu tư dùng vốn của mình tham gia vào TTCK với tư cách của một nhà kinh doanh chứng khoán, mua đi bán lại các chứng khoán nhằm hưởng chênh lệch giá hay nhận cổ tức từ các công ty. Tuy nhiên, công ty đầu tư chứng khoán không phải là thành viên của TTCK tập trung, do đó việc mua bán chứng khoán của công ty đầu tư ở thị trường này phải thông qua các công ty chứng khoán.
  14.  2.3.2- Phân loại quỹ đầu tư  - Quỹ đầu tư chứng khoán: Là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác, kể cả bất động sản, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ.  - Quỹ đại chúng: Là quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chào bán chứng khoán của mình ra công chúng. Mà công ty đầu tư chứng khoán phải thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng.  Có nhiều loại quỹ đầu tư, mỗi quỹ đầu tư có đặc thù và định hướng hoạt động khác nhau, nhưng nói chung có thể phân chia các quỹ đầu tư theo cách phân loại sau:
  15.  * Căn cứ vào quy mô, cách thức và tính chất góp vốn, quỹ đầu tư được chia làm hai loại:  a) Quỹ đầu tư chứng khoán dạng đóng (closed-end fund)  b) Quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở (Open- end fund)  - Căn cứ vào tính chất và mục đích hoạt động, các quỹ đầu tư được chia thành: Quỹ đầu tư chứng khoán dài hạn, quỹ đầu tư chứng khoán ngắn hạn và quỹ đầu tư hỗn hợp.
  16.  a) Quỹ đầu tư chứng khoán dạng đóng (closed-end fund) là quỹ đại chúng không có nghĩa vụ mua lại chứng khoán do quỹ chào bán ra công chúng theo yêu cầu của nhà đầu tư (Chương I, điều 7, mục 32- Luật chứng khoán). Loại quỹ này chỉ tạo vốn qua một lần bán chứng khoán ra công chúng. Quỹ đầu tư chứng khoán dạng đóng có thể phát hành cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi hoặc trái phiếu. Quỹ không được phát hành thêm bất kỳ một loại cổ phiếu nào để huy động thêm vốn và cũng không mua lại các cổ phiếu đã phát hành. Số cổ phiếu đó được mua đi, bán lại trên TTCK cũng như cổ phiếu của các công ty khác. Muốn mua bán cổ phiếu của quỹ đầu tư dạng đóng này, người muốn mua hoặc muốn bán phải tiếp xúc với nhà môi giới và phải trả tiền hoa hồng cho mỗi dịch vụ cũng như mua các các loại cổ phiếu khác.  Giá thị trường cổ phiếu của quỹ đầu tư chứng khoán dạng đóng phụ thuộc vào lượng cung cầu như khi áp dụng đối với các loại chứng khoán khác chứ không trực tiếp liên quan tới giá trị tài sản thuần (NAV- Net Asset Value) của mỗi cổ phần. Vì thế một quỹ đầu tư chứng khoán dạng đóng có thể bán với giá cao hơn giá trị tài sản thuần hoặc thấp hơn giá trị tài sản thuần. Quỹ đầu tư chứng khoán dạng đóng sẽ dùng vốn của mình đầu tư vào các doanh nghiệp hay TTCK . Sau đó lại dùng vốn và lãi thu được để đầu tư tiếp. Như vậy quy mô vốn của loại quỹ này chỉ có thể tăng lên từ các khoản của lợi nhuận thu được mà thôi.
  17.  b) Quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở (Open- end fund) là quỹ đại chúng có nghĩa vụ mua lại chứng khoán do quỹ chào bán ra công chúng theo yêu cầu của nhà đầu tư. Quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở còn được gọi là các quỹ tương hỗ (Mutual funds). Khác với quỹ đầu tư chứng khoán dạng đóng, các quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở luôn phát hành thêm những cổ phiếu mới để tăng thêm vốn và cũng sẵn sàng chuộc lại những cổ phiếu đã phát hành. Các cổ phiếu của quỹ được bán trực tiếp cho công chúng không qua TTCK . Muốn mua cổ phiếu của quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở không phải qua môi giới, không phải trả tiền hoa hồng và có thể gửi thư hoặc điện thoại trực tiếp cho quỹ xin các giấy tờ cần thiết, do đó tạo cơ hội cho bất kỳ ai cũng có thể tham gia và trở thành chủ sở hữu của quỹ. Tất cả các cổ phiếu phát hành của của quỹ này đều là cổ phiếu phổ thông. So với quỹ đầu tư chứng khoán dạng đóng, quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở có lợi thế rõ ràng về khả năng huy động, mở rộng qui mô vốn, do đó nó linh hoạt hơn trong việc lựa chọn các dự án đầu tư.
  18. Sự khác nhau giữa quỹ đầu tư chứng khoán dạng đóng và quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở có thể tóm tắt như sau:  Quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở  Quỹ đầu tư chứng khoán dạng đóng  - Loại chứng khoán phát hành là cổ phiếu phổ thông  - Số lượng chứng khoán phát hành luôn thay đổi  - Chào bán ra công chúng liên tục  - Quỹ sẵn sàng mua lại các cổ phiếu đã phát hành theo giá trị tài sản thuần  - Cổ phiếu được phép mua trực tiếp từ quỹ đầu tư, người bảo lãnh phát hành hay người môi giới tham gia  - Giá mua là giá trị tài sản thuần cộng với lệ phí bán (NAV được xác định bằng giá trị chứng khoán trong hồ sơ)  - Lệ phí bán được cộng thêm vào NAV.  - Mọi phí tổn mua lại phải công bố rõ ràng trong bản cáo bạch  - Có thể phát hành cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi hoặc trái phiếu  - Số lượng chứng khoán phát hành cố định  - Chào bán ra công chúng chỉ một lần  - Không mua lại các chứng khoán đã phát hành  - Cổ phiếu được giao dịch trên TTCK chính thức hay phi chính thức (OTC)  - Giá mua được xác định bởi lượng cung cầu. Do đó, giá mua có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị tài sản thuần.