Chính sách phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn
Bạn đang xem tài liệu "Chính sách phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- chinh_sach_phat_trien_du_lich_tinh_lang_son.docx
Nội dung text: Chính sách phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn
- HỌ TÊN : Lê Thị Ngọc Bích MSSV: 1212180013 LỚP : 12DKS1 CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẠNG SƠN 1. Quan điểm phát triển du lịch 1.1.Quan điểm chung Phát triển du lịch Lạng Sơn bảo đảm với tốc độ nhanh và bền vững một cách toàn diện về kinh tế, văn hoá – xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng gắn với việc bảo tồn thiên nhiên, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá bản địa; gắn với lợi ích cộng đồng dân cư, xoá đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống nhân dân và gắn với giữ vững an ninh quốc phòng bảo đảm trật tự và an toàn xã hội khu vực biên giới 1.2. Quan điểm cụ thể 1.2.1. Phát huy thế mạnh về vị trí “địa đầu” của tỉnh và hệ thống các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính để tăng cường hợp tác phát triển du lịch với tỉnh Quảng Tây ( Trung Quốc) và qua đó với các nước khác trong khu vực. 1.2.2. Bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc vùng núi Đông Bác Việt Nam, các di tích lịch sử, các giá trị sinh thái hang động và danh lam thắng cảnh của tỉnh để xây dựng nên các loại hình và sản phẩm du lịch đặc thù. 1.2.3. Đặc biệt quan tâm đến đồng bào các dân tộc, vùng sâu, vùng xa, núi cao biên giới, từng bước thực hiện xã hội hoá phát triển du lịch để phát huy nội lực từ sức mạnh tổng hợp của cộng đồng các dân tộc cùng chung sống trên địa bàn. 2. Mục tiêu phát triển du lịch 2.1.Mục tiêu chung 2.1.1. Về kinh tế: Phát triển du lịch góp phần chuyển dich5 cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, góp phần xoá đói giảm nghèo; đưa du lịch tỉnh Lạng Sơn trở thành một trong những địa bàn trọng điểm du lịch của các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc; 2.1.2. Về văn hoá xã hội và môi trường: Phát triển du lịch góp phần nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy giá trị cảnh quan, di tích lịch sử và môi trường khu vực; 2.1.3. Về an ninh - quốc phòng: Phát triển du lịch với vai trò tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế, phát triển tình đoàn kết hữu nghị anh em giữa các dân tộc giữa Việt Nam và Trung Quốc có chung đuòng biên giới, góp phần giữ vững an ninh biên giới, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định về chính trị và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội khu vực. 2.2.Mục tiêu cụ thể 2.2.1. Khách du lịch: Tăng cường thu hút khách du lịch, phấn đấu năm 2015 đón 2 triệu 710 nghìn lượt khách, trong đó có 830 nghìn lượt khách lưu trú (80 nghìn lượt khách quốc tế và 750 nghìn lượt khách nội địa); năm 2020 đón 3 triệu 725 nghìn lượt khách, trong đó có 1 triệu 325 nghìn lượt khách lưu trú (125 nghìn lượt khách 1
- quốc tế và 1 triệu 450 nghìn lượt khách nội địa). Ngày lưu trú trung bình đạt từ 1,2 đến 2 ngày đối với khách du lịch quốc tế; 1,8 đến 2,5 đối với khách du lịch nội địa. 2.2.2. Thu nhập từ du lịch: Nâng cao nguồn đầu tư từ du lịch; năm 2015 thu nhập du lịch đạt khoảng 67,9 triệu USD; đưa tổng giá trị GDP du lịch năm 2015 đạt 48,5 triệu USD; nặm 2020 đạt 132,6 triệu USD, GDP du lịch đạt 75,5 triệu USD (chiếm 6,85% GDP toàn tỉnh); năm 2030 đạt hơn 381 triệu USD, GDP du lịch đạt 217 triệu USD. 2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tăng cường đầu tư, xây dựng các khu, tuyến,điểm du lịch, nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở lưu trú đảm bảo đến năm 2015 có khoảng 3430 buồng khách sạn, trong đó có khoảng 600 buồng đủ tiêu chuẩn xếp hạng sao; năm 2020 khoảng 5700, trong đó 1200 buồng đủ tiêu chuẩn xếp hạng sao; năm 2030 khoảng 7300 buồng với 2000 buồng đủ tiêu chuẩn xếp hạng sao. Phấn đấu đến năm 2020 Lạng Sơn có 1 khu du lịch quốc gia đạt tiêu chí của Luật Du lịch, và một số khu du lịch khác. 2.2.4. Lao động và việc làm: Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội; phấn đấu đến năm 2015 đảm bảo hơn 6900 lao động (trong đó có 2750 lao động trực tiếp); năm 2020 có 14200 (trong đó có 5700 lao động trực tiếp), năm 2030 có 18300 lao động (trong đó có 7300 lao động trực tiếp). 3. Phát triển thị trường và sản phẩm du lịch 3.1.Thị trường khách du lịch 3.1.1. Thị trường trọng điểm a. Thị trường khách Quốc tế. - Thị trường Trung Quốc, các nước Đông Bác Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, khối ASEAN là thị trường trọng điểm hảng đầu. - Thị trường Bắc Mỹ (Mỹ, Cannada), thị trường Tây Âu (Đức, Anh, Pháp), thị trường du lịch Úc cần được quan tâm khai thác. b. Thị trường khách nội địa: - Chú trọng khai thác các nguồn đến từ các vùng đồng bằng sông Hồng, vùng núi phía Bắc, các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và từ trong tỉnh. 3.1.2. Thị trường tiềm năng: khối Bắc Âu, Nga và khối Đông Nam Âu, NewZeaLand. 3.2. Các sản phẩm chủ yếu - Du lịch gắn với văn hoá: Du lịch văn hoá tâm linh, tham quan di tích, nghiên cứu , tìm hiểu văn hoá lối sống của các dân độc vùng Đông bắc, ẩm thực; - Du lịch gắn với sinh thái: Thai quan hang động, nghĩ dưỡng núi, du lịch thể thao mạo hiểm, nông nghiệp công nghệ cao, vui chơi giải trí cuối tuần; - Du lịch gắn với cửa khẩu: Than quan, mua sắm, quá cảnh, du lịch kèm theo các sự kiện đặc biệt khác như thương mại, công vụ, hội nghị, hội thảo (MICE) 4. Tổ chức không gian du lich 4.1. Các không gian du lịch
- HỌ TÊN : Lê Thị Ngọc Bích MSSV: 1212180013 LỚP : 12DKS1 4.1.1. Không gian du lịch Trung tâm: Bao gồm không gian khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn và các xã còn lại của huyện Cao Lộc. Các sản phẩm du lịch chủ yếu: + Gắn với nhân văn: Tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử, văn hoá trung tâm Thành phố Lạng Sơn, Lễ hội, tín ngưỡng (Đền Kỳ Cùng). + Gắn với tự nhiên: Tham quan thắng cảnh, nghỉ mát và VCGT, thể thao cuối tuần. + Gắn với cửa khẩu: Tham quan, quá cảnh, mua sắm, Du lịch MICE. Trung tâm du lịch: Thành phố Lạng Sơn. 4.1.2. Không gian du lịch Tây nam: Gồm hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng (trừ xã Vân An). Các sản phẩm du lịch chủ yếu: + Gắn với nhân văn: Tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử, văn hoá ở Chi Lăng, Bắc Lệ, Lễ hội ở Chi Lăng và Bắc Lệ - huyện Hữu Lũng. + Gắn với tự nhiên: Tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái ở Hữu Liên, thể thao leo núi, dã ngoại; Kết hợp tỉnh Bắc Giang khai thác du lịch sinh thái hồ Cấm Sơn. 4.1.3. Không gian du lịch phía Tây: Bao gồm các huyện Văn Quan, Bình Gia và Bắc Sơn (trừ xã Đồng Giáp). Các sản phẩm du lịch chủ yếu: + Gắn với nhân văn: Tham quan, nghiên cứu hệ thống du chỉ khảo cổ ở Bình Gia; Tham quan di tích lịch sử, văn hoá ở Bắc Sơn; Lễ hội. + Gắn với tự nhiên: Tham quan hang động Thẩm Khuyên, Thẩm Hai. 4.1.4. Không gian du lịch phía Bắc: Bao gồm hai huyện Trảng Định và Văn Lãng (trừ các xã Tân Thanh, Tân Mỹ). 4.1.5. Không gian du lịch Đông Nam: Gồm hai huyện Lộc Bình và Đình Lập. Các sản phẩm du lịch chủ yếu: + Gắn với cửa khẩu: Tham quan, quá cảnh, mua sắm ở cửa khẩu Chi Ma. + Gắn với tự nhiên: Tham quan thắng cảnh, nghỉ mát và VCGT, thể thao cuối tuần ở Mẫu Sơn, suối Háng Cáu, thác Khuôn Vạn, suối Nà Mẫu, thác Nà Đâu vv 4.2. Tổ chức hệ thống các điểm, khu du lịch, tuyến du lịch. 4.2.1. Hệ thống điểm du lịch a. Các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia Thành phố Lạng Sơn và phụ cận: Cụm điểm tài nguyên du lịch ở thành phố Lạng Sơn có giá trị tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu, mua sắm Ngoài ra, thành phố Lạng Sơn còn là nơi tổ chức các sự kiện đặc biệt (du lịch MICE). 3
- Mẫu Sơn: Mẫu Sơn là điểm du lịch cuối tuần và nghỉ dưỡng cần nghiên cứu quy hoạch theo hướng khu du lịch Quốc gia. Cụm di tích Chi Lăng: Tham quan di tích, tìm hiểu về lịch sử, giáo dục thuộc không gian du lịch Tây – Nam. Khu kinh tế Tân Thanh: Điểm du lịch cưaả khẩu phục vụ tham quan mua sắm cho khách du lịch trong cả nước, đặc biệt là Hà Nội và các tỉnh lân cận. b. Các điểm du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên: Là điểm du lịch tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái, thể thao dã ngoại. Cụm di tích Bắc Sơn: Là cụm điểm tham quan các di tích, danh thắng thuộc không gian du lịch phía Tây. Khu di tích lưu niệm Hoàng văn Thụ và Lương Văn Trú: Điểm tham quan, tìm hiểu lịch sử, tri ân và giáo dục, thuộc không gian du lịch phía Bắc và phía Tây. Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Kéo Lèng: Là điểm nghĩn cứu khảo cổ và tham quan hang động, thu6ọc không gian du lịch phía Tây. Đền Bắc Lệ: Là điểm tài nguyên tham quan du lịch để phục vụ du khách tới lễ mẫu và văn cảnh, thuộc không gian du lịch Tây- Nam. Cụm di tích gắn với Chiến thắng đường 4: Là điểm tham quan di tích lịch sử, giáo dục cách mạng, thuộc không gian du lịch phía Bắc. Ngoài ra, có thể phát triển một số điểm tham quan khác như suối Long Đầu, đền Khánh Sơn, cửa khẩu Chi Ma (Lộc Bình), hang Cốc Mười (Tràng Định) v v 4.2.2. Tổ chức tuyến du lịch a. Tuyến du lịch nội tỉnh Tuyến nội thành Thành phố Lạng Sơn: - Nhất, Nhị, Tam Thanh – Thành Nhà Mạc – Chùa Tiên – đền Kỳ Cùng – Thắng cảnh sông Kỳ Cùng. Tuyến phục vụ khách tham quan, tìm hiểu các di tích danh thắng trên địa bàn thành phố Lạng Sơn. Tuyến thuộc không gian Lạng Sơn và khu vực phụ cận - Thành phố Lạng Sơn – cửa khẩu Hữu Nghị: Là tuyến du lịch cửa khẩu phục vụ khách tham quan, mua sắm. - Thành phố Lạng Sơn – cửa khẩu Tân Thanh: Là tuyến du lịch cửa khẩu phục vụ khách tham quan, mua sắm. Tuyến liên kết các không gian du lịch - Thành phố Lạng Sơn – Mẫu Sơn. Tuyến du lịch cuối tuần phục vụ khách nghỉ ngơi, VCGT, thư giãn. - Thành phố Lạng Sơn – Hữu Liên – Bắc Sơn. Tuyến du lịch tổng hợp văn hoá và sinh thái, phục vụ khách tham quan, nghiên cứu. - Thành phố Lạng Sơn – Chi Lăng – phụ cận. Tuyến du lịch văn hoá, phục vụ khách tham quan. - Thành phố Lạng Sơn – Na Sầm – Thất Khê (theo Quốc lộ 4A). Tuyến du lịch chuyên đề văn hoá lịch sử, phục vụ khách tham quan. b. Tuyến du lịch liên tỉnh, khu vực nội địa Các tuyến du lịch trong tiểu vùng du lịch miền núi Đông Bắc: - Tuyến du lịch Lạng Sơn – Móng Cái- Trà Cổ.
- HỌ TÊN : Lê Thị Ngọc Bích MSSV: 1212180013 LỚP : 12DKS1 - Tuyến Lạng Sơn – Hạ Long – Cát Bà – Hải Phòng. - Lạng Sơn – Thái Nguyên – Bắc Cạn – Cao Bằng, theo các quốc lộ 1B, quốc lộ 3 và quốc lộ 4A. Các tuyến du lịch trong vùng Trung du miền núi phía Bắc: - Tuyến lạng Sơn – Cao Bằng –Hà Giang – Lai Châu – Điện Biên – Sơn La. - Tuyến Lạng Sơn – Bắc Kạn – Tuyên Quang – Yên Bái – Điện Biên theo quốc lộ 279. Các tuyến du lịch trong vùng du lịch Bắc Bộ - Tuyến Đồng Đăng – Lạng Sơn – Bắc Giang – Bắc Ninh – Hà Nội, theo quốc lộ 1A, hoặc đường sắt. - Hoặc tuyến Lạng Sơn – Bình Gia – Bắc Sơn – Thái Nguyên – Hà Nội, theo quốc lộ 1B. c. Tuyến du lịch quốc tế. - Lạng Sơn – Cửa khẩu Hữu Nghị - Quảng Tây (Trung Quốc). Theo đường bộ hoặc đường sắt liên vận. Tuyến du lịch này cũng là một phần của tuyến xuyên Á. d. Tuyến du lịch theo chuyên đề. - Tuyến du lịch tham quan, khám phá hang động. Đây là tuyến du lịch quan trong và khai thác theo nhiều hình thức khác nhau. - Tuyến du lịch thể thao mạo hiểm, dã ngoại (Hữu Liên, sông Kỳ Cùng). 5. Đầu tư phát triển du lịch 5.1.Các khu vực tập trung đầu tư 5.1.1. Khu vực thành phố Lạng Sơn và phụ cận - Phát triển khu du lịch văn hoá tâm linh kết hợp sinh thái, công viên vui chơi giải trí khu vực Nhị, Tam Thanh, núi Tô Thị, thành Nhà Mạc, hồ Phai Loạn; - Cải tạo môi trường du lịch Lạng Sơn trong đó có việc quy hoạch thành phố theo hướng phát triển một đô thị thương mại – dịch vụ - du lịch; - Phát triển hệ thống lưu trú, dịch vụ nhà hàng và vui chơi giải trí cao cấp để thu hút khách du lịch quố tế; - Phát triển lễ hội, hội nghị hội thảo. hội chợ; dịch vụ mua sắm, dịch vụ chuyển tiếp. - Tôn tạo hệ thống các di tích lịch sử văn hoá, công trình kiến trúc nghệ thuật; 5.1.2. Khu vực núi Mẫu Sơn: Khu vực Mẫu Sơn được xác định ưu tiên đầu tư phát triển thành một trong những khu du lịch quốc gia, nghỉ cuối tuần của thủ đô Hà Nội và vùng phụ cận với các nhà nghỉ và dịch vụ chất lượng, các khu vui chơi giải trí hấp dẫn để tạo động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch toàn tỉnh. 5.1.3. Khu vực Chi Lăng – Hữu Lũng: Khu vực Chi Lăng là cụm di tích quan trọng, cửa ngõ và là điểm dừng chân từ Hà Nội đến Lạng Sơn, cần được quan tâm đầu tư phát triển thành trọng điểm về du lịch văn hoá lịch sử của tỉnh và của khu vực. 5.1.4. Khu vực Bắc Sơn – Bình Gia: Khu vực Bắc Sơn – Bình Gia là cụm du lịch cửa ngõ phìa Tây. Với các giá trị tài nguyên gắn với văn hoá lịch sử và sinh thái đây là khu vực cần được ưu tiên đầu tư. Hướng đầu tư tập trung là xây dựng một số cơ sở lưu trú và các dịch vụ nhà hảng tại trung tâm du lịch, khu du lịch tại các điểm tài nguyên. 5
- 5.2. Phân kỳ đầu tư 5.2.1. Giai đoạn 1 (đến năm 2015): Đây là giai đoạn quan trọng tạo tiền để phát triển du lịch Lạng Sơn theo quy hoạch, là cơ sở lập kế hoạch 5 năm phát triển du lịch. Nhu cầu vốn cho cả giai đoạn khoảng 200 triệu USD tương đương 3800 tỷ đồng. Giai đoạn này cần ưu tiên đầu tư phát triển các hạng mục sau: - Tập trung đầu tư khu du lịch Mẫu Sơn cơ bản đạt tiêu chí khu du lịch quốc gia, với nhu cầu vốn khoảng 100 triệu USD. Bao gồm: + Lập quy hoạch; đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng khung và một số công trình vật chất kỹ thuật trọng điểm: Từ năm 2011 – 2013. + Đầu tư phát triển các công trình vật chất kỹ thuật, loại hình và sản phẩm du lịch: Từ năm 2014 – 2015. - Phát triển và nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ du lịch, với nhu cầu vốn khoảng 95 triệu USD. Bao gồm: + Phát triển hệ thống khách sạn nhà hàng cả về số lượng và chất lượng. Về số lương đạt khoảng 3400 buồng. Về chất lượng, nâng cấp số lượng buồng đạt tiêu chuẩn lên khoảng 600 – 1000, trong đó có khoảng 15% đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên; + Phát triển các công trình vui chơi giải trí, thể thao, trung tâm hội nghị hội thảo; Phát triên khu du lịch văn hoá tâm linh kết hợp sinh thái, công viên vui chơi giải trí khu vực Nhị, Tam Thanh, núi Tô Thị, thành Nhà Mạc; + Tiếp tục hoàn thiện các dự án như hồ Phai Loạn, đèo Giang – Văn Vi, Nả Tâm, Phai Gianh vv - Đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ đội ngũ lao động ngành, xúc tiến quảng bá du lịch Lạng Sơn. Bao gồm: + Đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ lao động ngành. + Tuyên truyển quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch Lạng Sơn. Các chương trình về đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng thương hiệu du lịch cần tranh thủ sự hỗ trợ đắc lực của Bộ Văn Hoá, Thể thao và Du lịch, trực tiếp là Tổng cục Du lịch về vốn và nội dung. 5.2.2. Giai đoạn 2 (từ 2016 – 2020): Nhu cầu vốn 302 triệu USD, tươg đương 5740 tỷ đồng, gồm: - Tiếp tục đầu tư phát triển khu du lịch Mẫu Sơn đạt tiêu chuẩn khu du lịch quốc gia, với nhu cầu vốn khoảng 50 triệu USD; - Phát triển thêm một số khu du lịch địa phương; mở rộng quan hệ quốc tế phát triển thị trường khách; - Tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống cơ sở dịch vụ lưu trú, vui chơi giải trí, đặc biệt chú trọng nâng cao chất lương dịch vụ; - Phát triển cụm di tích Chi Lăng thành điểm du lịch quốc gia. 5.2.3. Giai đoạn 3 (sau 2020): Nhu cầu vốn khoảng 408 triệu USD, tương đương 7750 tỷ đồng, đầu tư phát triển khu vực Bắc Sơn thành điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, phát triển khu vực Chóp Chài, hoàn thiện và nâng cao chất lượng các hạng mục đã đề xuất để du lịch Lạng Sơn đạt được mục tiêu đề ra. 5.3. Các chương trình và dự án đầu tư.
- HỌ TÊN : Lê Thị Ngọc Bích MSSV: 1212180013 LỚP : 12DKS1 5.3.1. Các chương trình: Từ nay đến năm 2020 du lịch Lạng Sơn đầu tư phát triển theo 3 chương trình sau: a – Phát triển các khu du lịch, loại hình và sản phẩm du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. b - Bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên, môi trường du lịch. c – Xúc tiến quảng bá, đào tạo nhân lực và một số chương trình khác. 5.3.2. Các dự án đầu tư: Trên cơ sở 5 dự án đầu tư mà quy hoạch đến năm 2010 đã đề cập, tiếp tục đầu tư phát triển các dự án đang đầu tư dở dang, thay đổi một số dự án không còn phù hợp và đề xuất một số dự án mới cho phù hợp với mục tiêu và quan điểm phát triển ngành trong giai đoạn mới. Theo đó, du lịch Lạng Sơn đến năm 2030 đòi hỏi tiếp tục các dự án đầu tư 20 dự án, trong đó có 16 dự án về phát triển khu du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật và loại hình du lịch; 1 dự án về phát triển nguồn nhân lực du lịch; 1 dự án xúc tiến quảng bá và 2 dự án tôn tạo tài nguyên du lịch. 5.3.3. Các dự án ưu tiên đầu tư: Trong tổng số 20 dự án, căn cứ tình hình thực tế và mục tiêu phát triển du lịch Lạng SƠn của quy hoạch, ngoài việc tiếp tục thực hiện các dự án như hồ Phai Loạn, đèo Giang – Văn Vi, Nà Tâm, hồ Phai Gianh vv cần ưu tiên các dự án đầu tư phát triển du lịch sau: 1. Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Mẫu Sơn. 2. Khu du lịch văn hoá tâm linh kết hợp sinh thái, vui chơi giải trí Nhị, tam Thanh – núi Tô Thị - Thành Nhà Mạc. 3. Dự án phát triển các cơ sở lưu trí và dịch vụ du lịch, (trong đó có dự án xây dựng khách sạn Tô Thị - Lạng Sơn, tiêu chuẩn 3 – 4 sao 11 tầng 150 giường). 4. Khu du lịch sinh thái Chóp Chài. 5. Dự án đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. 6. Dự án xúc tiến quảng bá và xây dưng thương hiệu du lịch Lạng Sơn. 6. Giải pháp thực hiện 6.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách và quy định của pháp luật. - Tạo cơ chế, chính sách thuận lợi cho đầu tư du lịch; khuyến khích đầu tư vào các vùng đất còn hoang sơ, đặc biệt là vùng sâu vùng xa; - Khuyến khích phát triển các loại hình du lịch gắn với bảo tổn tự nhiên và văn hoá, hỗ trợ xúc tiến quảng bá du lịch biên giới trong và nước ngoài, sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch; - Tạo điều kiện thuận lợi để khách du lịch qua lại các cửa khẩu, đến các điểm du lịch vùng sâu vùng xa. 6.2. Tăng cường hiệu quả công tác quản lý. - Nâng cao năng lực cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đủ mạng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch; 7
- - Phát huy vai trò Ban chỉ đạo quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phối hợp liên ngành; Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý phát triển du lịch theo quy hoạch; - Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền giáo dục góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành của cộng đồng về phát triển du lịch; Phát huy tinh thần chủ động, tích cực, nỗ lực của người dân trong quá trình phát triển du lịch; - Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao chất lương hoạt động du lịch. Nghiên cưu và tổng kết, trao đổi kinh nghiệm về phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn. 6.3. Tăng cường nguồn lực phát triển du lịch. - Khuyến khích các dự án đầu tư phát triển du lịch trực tiếp nước ngoài, các dự án phát triển hạ tầng nông thôn; - Hỗ trợ kinh phí ngân sách phát triển hạ tầng các khu, điểm du lịch, ưu tiên vùng có hoàn cảnh đặc biệt, vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, biên giới và vùng các dân tộc thiểu số; - Tiếp tục chính sách khuyến khích xã hội hoá và tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch; - Lồng ghép các chương trình mực tiêu quốc gia, các dự án của các Bộ, ngành trên địa bàn gắn với phát triển du lịch; - Phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ ngoại ngũ cho đội ngũ cán bộ ngành du lịch ở cơ sở, đặc biệt chú trọng đồng bào các dân tộc thiểu số. 6.4. Chú trong xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn và có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, tiến tới xây dựng thương hiệu du lịch Lạng Sơn. - Đẩy mạnh xây dựng sản phẩm gắn với tài nguyên tự nhiên, với văn hoá cộng đồng các dân tộc thiểu số và với hệ thống cửa khẩu biên giới. - Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xoá đói giảm nghèo. 6.5. Tăng cường phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch. - Đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông dọc tuyến biên giới, hệ thống giao thông nông thôn, đặc biệt là hệ thống giao thông đến các khu, điểm du lịch; - Nâng cấp hệ thống cửa khẩu đáp ứng nhu cầu khách du lịch; - Xây dựng hệ thống các công trình dịch vụ, cứu nạn, cứu hộ đảm bảo điểm đến an toàn, thân thiện. 6.6. Tăng cường hợp tác quốc tế phát triển du lịch Lạng Sơn. - Hợp tác trong khuôn khổ quốc gia. - Xây dựng chương trình hợp tác theo khuôn khổ địa phương có chung đường biên giới với Trung Quốc. - Mở rộng hợp tác du lịch với các nước trong khu vực.