Giáo trình Mỹ học đại cương - Phùng Hoài Ngọc (Phần 2)

pdf 30 trang hapham 2030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mỹ học đại cương - Phùng Hoài Ngọc (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_my_hoc_dai_cuong_phung_hoai_ngoc_phan_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Mỹ học đại cương - Phùng Hoài Ngọc (Phần 2)

  1. Cần lưu ý tránh những dạng hài kịch quá lố, “ rẻ tiền “ mua vui bằng cách giễu cợt những khiếm khuyết tự nhiên của con người như: đưa ra các nhân vật khoèo chân tay, nói cà lăm (nói lắp), quá mập hoặc gày ốm hoặc lạm dụng cái tục tĩu trong ngôn ngữ, ăn mặc để gây cười trên sân khấu. Hài kịch - nói chung là một nghệ thuật nghiêm túc, góp phần quan trọng giúp đỡ con người nhận thức tình trạng lỗi thời và khuyết điểm của mình. Nghệ thuật hài kịch thức tỉnh cả nỗi hổ thẹn và lòng dũng cảm trong con người. Nó giúp con người trở nên cao quí, mạnh mẽ và cuộc sống tràn đầy tinh thần lạc quan, hào hứng hướng về cái đẹp. Phần thực hành Sinh viên làm các bài tập ở cuối sách này. Phần thứ hai: Chủ thể thẩm mỹ Cấu trúc của chủ thể thẩm mỹ Con người là chủ thể thẩm mỹ. Karl Marx khẳng định “ Bản chất con người là luôn luôn sáng tạo theo qui luật của cái đẹp “ Nhưng không phải hễ là con người vừa sinh ra đã là chủ thể thẩm mỹ. Trải qua một thời gian dài của lịch sử, con người mới trở nên chủ thể thẩm mỹ. Ngay cả khi đã có năng lực của chủ thể thẩm mỹ, con người vẫn chưa tự đánh giá được điều ấy cho đến khi con người nhận thức và khẳng định được cái tôi - cái tôi sáng tạo và cái tôi thưởng thức nghệ thuật. Khi chủ nghĩa tư bản phát triển, ở phương Tây, người ta mới nhận thức được cái tôi (trong triết học) - như là chủ thể của hoạt động nhận thức, định hướng và sáng tạo nghệ thuật. Descartes: Tôi tư duy tức là tôi tồn tại Chủ thể thẩm mỹ chính là “ cái tôi “ trong đời sống thẩm mỹ. Chủ thể ấy là một hệ thống cấu trúc phức tạp gồm các thành tố có mối quan hệ biện chứng với nhau Chủ thể thẩm mỹ gồm 7 thành tố sau: 1. Cảm xúc thẩm mỹ 2. Biểu tượng thẩm mỹ 3. Thị hiếu thẩm mỹ 4. Tình cảm thẩm mỹ 5. Hình tượng thẩm mỹ 6. Lý tưởng thẩm mỹ 7. Ý thức thẩm mỹ.
  2. Mỗi thành tố trên tồn tại độc lập nhưng cũng liên quan mật thiết với nhau. Trước hết, chúng ta chọn “ thị hiếu thẩm mỹ “ làm điểm tựa để từ đó tìm hiểu các thành tố khác. Thị hiếu thẩm mĩ và thị hiếu nghệ thuật Thị hiếu Là sở thích của chủ thể trong cuộc sống, bộc lộ thái độ đánh giá của chủ thể với mọi sự vật trong cuộc sống. Sở thích cá nhân được tồn tại trong một cộng đồng khiến cho cuộc sống phong phú, con người cảm thấy tự do. Thị hiếu tồn tại trong nhiều mặt cuộc sống, từ việc ăn uống, giải trí, lao động cho đến những vấn đề lớn hơn như chính trị, đạo đức, tôn giáo, khoa học và sinh hoạt thẩm mỹ. Thị hiếu của cá nhân được bộc lộ thường xuyên, liên tục trong cuộc sống, có khi giữ nguyên, có khi thay đổi. Thị hiếu thẩm mỹ 2.1. Khái niệm: Một bộ phận của thị hiếu, là hành vi nhạy cảm nhất, bộc lộ tức thời khi con người tiếp xúc và đánh giá giá trị thẩm mỹ của mọi thứ xung quanh - những “ cái đẹp, cái bi, cái hài, cái trác tuyệt “ đang tồn tại trong cuộc sống. Thị hiếu thẩm mỹ, nói gọn lại, là sự nhạy cảm về cái đẹp, là “ thú chơi “, thú thưởng ngoạn tinh thần hơn là thực dụng về vật chất. Từ việc chọn lựa hàng hóa đến việc chọn trang phục (thời trang), chơi cây hoa cảnh, trang trí nhà ở, chọn sách, xem phim nghe nhạc đến việc chọn nghề nghiệp,kết bạn, tìm người yêu. Mục tiêu lựa chọn là sao cho thỏa mãn khát vọng tinh thần, hướng tới cái đẹp. Thị hiếu thẩm mỹ còn được coi là “ tính trội của hành vi “. Nghĩa là, qua thị hiếu thẩm mỹ, ta có thể đánh giá năng lực của chủ thể thẩm mỹ. Thị hiếu thẩm mỹ là sự kết hợp thống nhất giữa cảm tính và lí tính, thể hiện rõ nhất bản chất con người xã hội hài hòa với con người tự nhiên và sự tiến hóa của xã hội loài người. Lịch sử mĩ học đã trải qua hai xu hướng đối lập:thị hiếu thẩm mĩ là duy cảm hay là duy lí? Mĩ học Mác- Lê nin khẳng định: thị hiếu thẩm mĩ của mỗi cá nhân có sự vận động thay đổi. Nó là thái độ, tình cảm của con người gây ra phản ứng mau lẹ trước cái đẹp, cái bi, hài và trác tuyệt trong cuộc sống và trong nghệ thuật. Nhưng nếu thiếu tư duy thì chưa thể có thị hiếu thẩm mĩ. Thời cộng đồng nguyên thủy - chế độ mẫu hệ, thị hiếu thẩm mĩ của cả bộ tộc hướng về hình tượng người đàn bà, theo tín ngưỡng phồn thực.
  3. Đến thời kì văn minh rực rỡ Hi lạp - La mã, thị hiếu thẩm mĩ lại hướng tới những hình tượng đàn ông hoàn thiện như: nhà hiền triết (nhà thông thái, nhà tiên tri), anh hùng và quán quân thể thao (đặc biệt Olympiad). Sang thời Trung cổ, do sự áp đặt của giáo lí, kinh thánh, nhà thờ, thị hiếu thẩm mĩ hướng về cái đẹp hoàn hảo, cao cả của Chúa Trời, Đức Mẹ, Chúa Jesus và các thánh thần Đến thời kì Phục Hưng, người ta ngưỡng mộ, mơ ước cái đẹp của những con người đầy đặn, phúc hậu, thanh khiết, thánh thiện, trong sáng và “ khổng lồ “ (thị hiếu thẩm mĩ khá phong phú, vừa quen thuộc trong đời sống, vừa cao cả ). Thế kỉ XX hiện đại, khoa học phát triển cao độ, nhanh chóng, nhip độ vận động xã hội rất lớn, đặc biệt trong hai lĩnh vực Sản xuất hàng hóa tiêu dùng và Nghệ thuật. Chủ thể sáng tạo có nhiều tìm tòi ý tưởng với những rung cảm mới, khiến cho thị hiếu thẩm mĩ của con người hiện đại càng phát triển cao và cực kì phong phú. Thị hiếu thẩm mĩ không còn thiên về cảm tính, mà ngày càng mang tính triết lí cao siêu hơn. Mấy năm qua, thị hiếu thẩm mĩ ở Việt Nam đang trong tình trạng xáo trộn, đổi thay dữ dội, từ thưởng thức đến sáng tác. Chẳng hạn, trong lĩnh vực điện ảnh, làn sóng ưa chuộng phim thay đổi từng đợt qua phim Mĩ, Trung quốc, Đài Loan, Hồng kông, Hàn quốc, trở lại Việt Nam. Chưa thể xác định thị hiếu thẩm mĩ của người Việt là gì! Trong các lĩnh vực văn học, âm mhạc, thời trang, nhà cửa, xe cộ cũng vậy. Các nhà phê bình và báo chí bối rối, không dám hoặc khó lên tiếng phê phán những thị hiếu thẩm mĩ tầm thường, a- dua, lộn xộn, lo chạy theo “mốt”. Trước tình hình đó, việc giáo dục thẩm mĩ cho công chúng, đặc biệt là lứa tuổi trẻ đã trở nên một vấn đề quan trọng và cần thiết. 2.2 -Tính chất của thị hiếu thẩm mĩ: • Tính phản ứng mau lẹ Khi tiếp xúc với các hiện tượng thẩm mĩ (trong đời sống và trong nghệ thuật) nơi chứa đựng các phạm trù thẩm mĩ và những mặt đối lập, con người lập tức bộc lộ thái độ một cách tự do, không e dè. Những con người từng trải,vốn văn hóa cao, năng lực thẩm mĩ và nghệ thuật sâu sắc thì càng tự tin khi biểu lộ phản ứng và có cảm xúc mãnh liệt hơn. • Tính vô tư Đó là sự đánh giá thẩm mĩ không vụ lợi, chỉ nhằm thỏa mãn lòng hâm mộ của mình. Một thị hiếu vô tư giúp con người lựa chọn đúng các giá trị Chân - Thiện - Mĩ. Con người phải chọn một giữa hai hướng: mơ mộng hay thực dụng. Mơ
  4. mộng quá sẽ rơi vào phiêu lưu, không tưởng. Thực dụng quá dẫn đến khô khan, nghèo nàn cảm xúc trước vẻ đẹp của đối tượng, và khi chán nản thì đã muộn. Người thực dụng sẽ không tránh khỏi dục vọng tầm thường. Một thị hiếu vô tư là sự hài hòa giữa mơ mộng và thực tế. • Tính cá biệt và tính xã hội: Mỗi cá nhân có sự thích thú khác nhau, xã hội được hình thành từ nhiều cá nhân, không có nghĩa làmột tập hợp lộn xộn các thị hiếu thẩm mĩ cá nhân. Đó là những giá trị thẩm mĩ chung của cộng đồng, có tác dụng lôi cuốn, định hướng thị hiếu thẩm mĩ cá nhân (nói cách khác, cá nhân chịu áp lực tự nhiên của xã hội). Nhưng đó là mối quan hệ hai chiều, biện chứng trong đời sống thẩm mĩ. Một cá nhân nghệ sĩ sáng tạo ra những giá trị nghệ thuật, sau đó được cả cộng đồng thừa nhận như một giá trị chung của xã hội, thậm chí của chung nhân loại Nhà triết học I.Kant, người đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về thị hiếu thẩm mĩ, ông đã tuyệt đối hóa vai trò của thị hiếu thẩm mĩ cá nhân (cá biệt). Ông lúng túng không lí giải được sự song hành của cả hai loại thị hiếu đó. Ông cho rằng, sở dĩ có thị hiếu thẩm mĩ xã hội là do ngẫu nhiên nhiều người có cùng thị hiếu thẩm mĩ trước những cái đẹp phổ quát. Mĩ học Mác- Lê nin lí giải đúng đắn hơn: không có cá nhân nào sống tách biệt xã hội mà hình thành thị hiếu thẩm mĩ.(hãy xem xét nhân vật Robinson Crusoe trong tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Anh Daniel Defoe - khi sống một mình trên đảo, anh ta hầu như chẳng có thị hiếu thẩm mĩ gì nữa!). Thực ra, trong cộng đồng tồn tại cùng lúc các thị hiếu cá nhân, thị hiếu giai cấp, thị hiếu xã hội và thị hiếu nhân loại • Tính giai cấp: Mỗi giai cấp có một thị hiếu riêng, nghĩa là có quan niệm khác nhau về cái đẹp. Quí tộc phongkiến ca tụng, ưa chuộng mẫu người “ yểu điệu thục nữ “, “ liễu yếu đào tơ “, “ hào hoa phong nhã”. Người nông dân đề cao con người khỏe mạnh thậm chí mập mạp, chất phác, có duyên. Ca dao "mười thương” bộc lộ quan niệm về cái đẹp phụ nữ thôn quê. Nhân vật Natasha trong tiểu thuyết “ Chiến tranh và hòa bình “ của L. Tolstoi mang cả vẻ đẹp của tiểu thư bá tước thượng lưu quí tộc, vừa có vẻ đẹp cô thôn nữ. Theo nhà văn, đó là sắc đẹp hài hòa, hoàn hảo nhất.Nhìn chung, nếu so với giai cấp tư sản ưa chuộng vẻ đẹp hình thức, thậm chí thiên về thể chất, thì quí tộc phong kiến ưa vẻ đẹp tinh thần hơn. (Có thể nói quan niệm thẩm mĩ của giới quí tộc tinh tế, sắc sảo hơn tư sản. Chẳng hạn vở hài kịch “ Gã tư sản học đòi quí tộc “ của Molier đã chứng minh điều đó) Tính dân tộc và tính nhân loại:
  5. Trải qua lịch sử, mỗi dân tộc hình thành một thị hiếu thẩm mĩ riêng, có khi trái ngược với dân tộc khác (phương Đông, con Rồng là đẹp đẽ cao quí, còn phương Tây, con rồng là tàn ác, xảo quyệt ) Nghệ thuật phương Tây ưa tả thực, chuẩn xác khiến khán giả thán phục, còn nghệ thuật phương Đông ưa tạo “khoảng trắng” cho người thưởng thức tưởng tượng và đồng sáng tạo. Mặt khác, có những chuẩn mực chung về Chân - Thiện - Mĩ, đặc biệt cái đẹp, được cả nhân loại công nhận. Chẳng hạn, màu xanh da trời được coi là màu hi vọng, ước mơ, hòa bình. Cành nguyệt quế (olieve) được coi là biểu tượng của chiến thắng vinh quang. Màu đỏ hạnh phúc, màu trắng bình đẳng, màu đen tang tóc, buồn bã • Tính thời đại Thẩm mĩ trang phục thay đổi theo mùa, theo lứa tuổi, theo mode (model), rất hiếm có loại trang phục được ưa chuộng lâu bền như chiếc áo dài phụ nữ Việt Nam, bộ complet châu Âu Chưa ai dự đoán chiếc quần jeans Âu Mĩ còn tồn tại bao lâu. Có những tác phẩm nghệ thuật vừa ra đời đã được trao ngay vòng nguyệt quế,và trường tồn mãi mãi. Có tác phẩm phải chờ đợi, một thời gian dài mới bừng sáng, vì nó đi trước thời đại. Nhiều tác phẩm nghệ thuật sớm nở tối tàn. Thị hiếu nghệ thuật Thị hiếu nghệ thuật là một phần của thị hiếu thẩm mĩ khi con người thưởng thức và sáng tạo nghệ thuật. Có thể coi thị hiếu nghệ thuật là đỉnh cao của thị hiếu thẩm mĩ. Karl Marx (Các Mác) đã nói “ Nếu anh muốn thưởng thức nghệ thuật, trước hết anh phải được giáo dục về nghệ thuật “, nếu không thì, như một tục ngữ Việt Nam “ gảy đàn mà gảy tai trâu “. Có nhiều hình thức giáo dục nghệ thuật cho mọi người. Từ những trường lớp nghệ thuật đào tạo nghệ sĩ, hệ thống báo chí, đài truyền thanh truyền hình, câu lạc bộ, diễn đàn cho đến Bộ môn Văn và môn Nghệ thuật trong trường phổ thông đều góp phần bồi dưỡng, giáo dục nghệ thuật cho công chúng. Mối quan hệ giữa thị hiếu thẩm mĩ với các thành tố khác của chủ thể thẩm mĩ 4.1 -Quan hệ giữa thị hiếu thẩm mĩ và cảm xúc thẩm mĩ: Khi đứng trước một đối tượng thẩm mĩ, xuất hiện ở con người một tín hiệu đầu tiên - do trực giác và cảm giác mang lại. Cần phân biệt 2 loại cảm xúc:cảm xúc sinh lí, vốn đã có từ hơn 3 triệu năm, và cảm giác thẩm mĩ - mới hình thành từ 12 ngàn năm qua. Vậy cảm xúc thẩm mĩ (hoặc cảm giác thẩm mĩ) là một thứ
  6. xúc cảm “quí phái” của con người sau một quá trình rèn luyện, tích lũy lâu dài mới có. Con người có 5 giác quan sinh học (sinh lí), nhưng có 2 giác quan phát triển cao thành giác quan thẩm mĩ, 2 giác quan cao cấp - đó là thị giác và thính giác (đôi mắt và đôi tai) được gọi là hai cửa ngõ tâm hồn (hãy thử giải thích thành ngữ:mắt con trai, tai con gái). Các loại hình nghệ thuật như hội họa, âm nhạc tác động vào 2 giác quan ấy, với 2 cấp độ: mắt - cửa ngõ số 1, tai - cửa ngõ số 2. Có những nghệ thuật tác động cùng lúc vào cả hai cửa ngõ, như múa, kịch, phim. Riêng văn học, loại hình nghệ thuật đặc biệt: coi thính giác là cửa ngõ số 1, mắt chỉ là cửa ngõ số 2 (ngay cả khi xem sách) và một cửa ngõ đặc biệt: tác động thẳng, trực tiếp vào trí tưởng tượng và tư duy thuộc bộ não của con người. Cảm xúc thẩm mĩ cũng là thước đo các hiện tượng thẩm mĩ. Những cái gì thiếu tính thẩm mĩ chỉ đem lại cho con người một nhận thức lạnh lùng, vô cảm (chẳng hạn ; số học, vật lí, địa lí ) Cảm xúc thẩm mĩ là sự rung động bên trong tâm hồn, nâng con người bay lên hướng tới cái đẹp. Cảm xúc thẩm mĩ trước hết là khoái cảm trước cái đẹp. Ngạc nhiên, bàng hoàng, thích thú, phấn khởi khi tiếp xúc với cái đẹp, lúc ấy con người cảm thấy yêu đời hơn. Cảm xúc thẩm mĩ được tạo nên do sự hiểu biết, trình độ văn hóa, vốn sống và độ nhạy bén của giác quan. Nhìn chung, cảm xúc thẩm mĩ phụ thuộc vào điều kiện sống của con người. Một cuộc sống nghèo nàn, thiếu thốn, cơ cực cũng không thể tạo cho con người có cảm xúc thẩm mĩ phong phú và tinh tế.Karl Marx khẳng định:” Khi con người cùng khổ luôn luôn bị dày vò lo lắng thì cũng không thích thú gì xem một vở kịch tuyệt tác”. Thật vậy, khi con người chưa thoát khỏi sự dày vò của vật chất thì chẳng thể có nhu cầu thẩm mĩ và nghệ thuật. Nhất là nghệ thuật, con người lại còn phải có điều kiện vật chất để học tập và chi phí thì mới đủ khả năng thưởng thức. Kiến thức thẩm mĩ, đến lượt nó, lại tác động trở lại trí tuệ và tình cảm con người. Cảm xúc thẩm mĩ cũng mang tính dân tộc, tính lịch sử và tính thời đại, rồi cô đúc thành thị hiếu thẩm mĩ tương đối ổn định của con người. 4.2- Mối quan hệ giữa thị hiếu thẩm mĩ với biểu tượng thẩm mĩ: Biểu tượng thẩm mĩ là một giai đoạn của tư duy thẩm mĩ. Đó là sự lưu giữ hình ảnh của những cái thẩm mĩ trong tư duy, não bộ của con người. Quá trình nhận thức nói chung của con người trải qua các giai đoạn:
  7. • Cảm giác • Tri giác • Biểu tượng • Phán đoán • Khái niệm Trong nhận thức thẩm mĩ, biểu tượng thẩm mĩ là giai đoạn thứ 3. “ Biểu tượng là hình ảnh tương đối trọn vẹn của một sự vật đơn lẻ của thế giới khách quan đem lại cho con người, và có khả năng được tái hiện lại trong tâm tưởng, bằng cảm giác.” Hình ảnh, đường nét, màu sắc và âm thanh là những chất liệu tạo nên biểu tượng thẩm mĩ. Hoa sen gợi nhớ đến cõi Phật. Khuê Văn Các gợi nhớ thủ đô Thăng Long - Hà Nội, chùa Thiên Mụ nhắc Huế. Hoa đào hoa mai báo mùa xuân, lá vàng gợi nỗi buồn tàn thu, cánh phượng hồng báo mùa hè học trò buồn vui lẫn lộn, và đây - một đêm mùa hè của nhân vật Thúy Kiều ở lầu xanh: “ Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông “ (Kiều - Nguyễn Du) 4.3 - Mối quan hệ giữa thị hiếu thẩm mĩ và hình tượng thẩm mĩ: Hình tượng thẩm mĩ là cách phản ánh cuộc sống của nghệ thuật. Mỗi loại hình nghệ thuật có những kiểu hình tượng khác nhau. Hình tượng thẩm mĩ bao gồm cả nội dung và hình thức, bắt nguồn từ thực tế sinh động của thiên nhiên và xã hội. Riêng hình tượng nghệ thuật thì chỉ do nghệ sĩ sáng tạo ra. Hình tượng nghệ thuật chủ yếu là hình tượng nhân vật. Ta có sơ đồ phát triển như sau: Biểu tượng thẩm mĩ (Hình tượng thẩm mĩ (Hình tượng nghệ thuật Ví dụ: một bức tranh phong cảnh Tây nguyên, phải có những nét riêng như núi cao, rừng rậm, nhà rông, con người ăn mặc kiểu dân tộc, v.v giúp khán giả nhận ra ngay, sau đó mới tới những nét tâm hồn sâu kín. Một bản nhạc Tây nguyên cần có tiếng suối chảy, tiếng chim, tiếng vọng mang vẻ hoang dã. Nhà văn - nhà mĩ học Nga Bielinski thế kỉ XIX đã nhận xét “ nhà triết học nói bằng phép tam đoạn luận, nhà thơ nói bằng hình tượng và những bức tranh “. Vậy đặc trưng hàng đầu của nghệ thuật là sáng tạo hình tượng. Nghệ sĩ dùng hình tượng nghệ thuật để miêu tả và bảo vệ cái đẹp, lên án cái xấu, tác động ngay vào cảm xúc thẩm mĩ của công chúng.
  8. Bielinski nhận xét: “ tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó thiếu sự thôi thúc chủ quan mạnh mẽ xuất phát từ tư tưởng bao trùm thời đại, nó sẽ chết nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau căm hận hoặc lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc không trả lời những vấn đề của thời đại “. Cuối cùng, hình tượng thẩm mĩ còn chứa đựng cả những dấu ấn cá tính và phong cách riêng của nghệ sĩ - chủ thể sáng tạo. Thị hiếu thẩm mĩ của con người chứa đựng cả những hình tượng thẩm mĩ và hình tượng nghệ thuật quen thuộc và ưa thích nhất. 4.4 - Mối quan hệ giữa thị hiếu thẩm mĩ và tình cảm thẩm mĩ Tình cảm thẩm mĩ thuộc về những tình cảm phong phú của con người. Đó là tình yêu cái đẹp, căm ghét cái xấu, xót xa đồng cảm với cái bi, thán phục cái trác tuyệt, chế giễu với cái hài Tình cảm thẩm mĩ hướng con người đến với những giá trị Chân - Thiện - Mĩ. Tình cảm thẩm mĩ có thể đúng đắn hoặc sai lầm khi đánh giá các hiện tượng thẩm mĩ. Nhà phê bình cần có tình cảm thẩm mĩ đúng đắn khi thẩm định nghệ thuật, để hướng dẫn công chúng thưởng thức, đồng thời tác động tới cả nghệ sĩ. Tình cảm thẩm mĩ liên quan mật thiết với tình cảm đạo đức. Yêu cái đẹp, cái thiện, ghét cái xấu - đó là thuộc tính của con người. Nhưng để có thể yêu cái đẹp trong nghệ thuật thì cần phải am hiểu nghệ thuật, nói chung là cần được giáo dục thẩm mĩ. Tình cảm thẩm mĩ cũng chứa đựng tính giai cấp, tính dân tộc và thời đại. Không có một tình cảm chung chung. Tình cảm thẩm mĩ chi phối toàn bộ quá trình sáng tạo và thưởng thức của con người - chủ thể thẩm mĩ. Tình cảm thẩm mĩ là cốt lõi của thị hiếu thẩm mĩ. Mang trong lòng tình cảm thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ sẽ đúc kết và nâng lên một tầm cao hơn: Lí tưởng thẩm mĩ. Lí tưởng thẩm mĩ và lí tưởng nghệ thuật Lí tưởng Lí tưởng thiên về tính chất xã hội của con người, gồm lí tưởng chính trị, lí tưởng đạo đức, lí tưởng tôn giáo, lí tưởng thẩm mĩ gọi chung là Lí Tưởng.
  9. Danh từ “ Lí tưởng “ xuất hiện trong ngôn ngữ cổ Hi Lạp, ban đầu có nghĩa là “ ý niệm”, là cảnh, là hình tượng biểu thị một sự hoàn thiện, hoàn mĩ mà con người muốn đạt tới. Con người có lí tưởng từ bao giờ? Nhà văn M. Gorki viết:” Khi tự nhiên tước mất của con người cái khả năng đi bốn chân thì đồng thời nó cấp cho con người cây gậy chống - đó là lí tưởng. Và từ đấy, con người vươn tới những điều tốt đẹp và cao cả hơn. Các bạn hãy làm cho cuộc vươn lên cái tốt ấy trở thành ý thức, hãy dạy cho mọi người rằng hạnh phúc chân chính chỉ có được trong sự vươn tới một cách có ý thức “ (M.Gorki Toàn tập - tập II - Moscow 1949- trang428). Vậy là, lí tưởng chính là bản chất của con người, nó phân biệt con người và loài vật. Thực hiện lí tưởng là hoạt động có ý thức sâu sắc nhất, thúc đẩy con người trước hết tác động vào tự nhiên, xây dựng cuộc sống và cải tạo chính mình, kế đó định hướng các mối quan hệ xã hội. Con người cần có khát vọng, ước mơ đi tới, lại cần có sức mạnh để giải quyết các mâu thuẫn, vật cản trên con đường ấy, đi theo lí tưởng dẫn đường. Cấu trúc của lí tưởng: Khởi điểm hành động của Những khó khăn trở ngại trên con đường đi tới, cần Mục đích cao cả (Mục con người phải giải quyết như thế nào tiêu lí tưởng) Nếu chỉ có mục tiêu lí tưởng mà thiếu 2 giai đoạn trước thì nó chỉ là “ ước mơ " có thể là viển vông. Lí tưởng phải là toàn bộ quá trình 3 giai đoạn đó. Con người có lí tưởng là con người hình dung được cả quá trình đi tới mục tiêu cao cả của cuộc đời. Chẳng hạn, lí tưởng của nhân dân ta ngày nay là xây dựng một xã hội cộng sản chủ nghĩa, nhưng giai đoạn cần phải đi qua là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Và ngay cả trước khi bước vào chủ nghĩa xã hội cũng còn phải trải qua một thời kì quá độ nữa. Bên cạnh lí tưởng chung ấy, mỗi người vẫn có một lí tưởng riêng, căn cứ vào điểm xuất phát của mình. Khi hình thành lí tưởng của cuộc đời mình, chúng ta cần tránh những ảo tưởng viển vông thiếu cơ sở xuất phát. Khi con người đã xác định lí tưởng, nó sẽ trở thành động cơ thúc đẩy họ, tạo ra hứng thú cao độ và bền vững. Có thể chia lí tưởng ra 5 yếu tố: 1. Nhu cầu đòi hỏi một lí tưởng
  10. 2. Động cơ (cụ thể) của lí tưởng 3. Hứng thú thực hiện 4. Hiệu quả của lí tưởng (cao cả nhưng cụ thể) 5. Thế giới quan (kiến thức về thế giới) Nhu cầu của con người bao gồm cả vật chất và tinh thần cần được thỏa mãn. Trong nhu cầu tinh thần có khát vọng nhận thức, tình cảm (yêu thương), giao tiếp xã hội, được tự do, giải phóng, xây dựng xã hội mới, tiến bộ Nhu cầu là khởi điểm của mọi lí tưởng, nhưng trong đó nhu cầu vật chất không được quyền lấn át nhu cầu tinh thần (. No ấm và sạch sẽ là tối ưu, nhưng đói cho sạch, rách cho thơm). Ngay cả nhu cầu vật chất cũng phải thăng hoa để mang giá trị tinh thần. Động cơ của lí tưởng: Một đối tượng vật chất hoặc tinh thần nào đó đang có tác dụng lôi cuốn cá nhân hành động nhằm đạt tới nó, để thỏa mãn một nhu cầu của bản thân - gọi là động cơ của người ấy Tóm lại, người có lí tưởng là người có nhu cầu tinh thần trong sáng, cao đẹp, có niềm vui lớn trong lao động, sáng tạo, vì mọi người và vì tiến bộ xã hội. Lí tưởng cần phải mang tính người cao cả và tính xã hội rộng rãi, gọi chung là lí tưởng nhân văn. Suốt đời phấn đấu cho lí tưởng nhân văn của cộng đồng là phẩm chất cơ bản của những con người trác tuyệt, lí tưởng ấy thúc đẩy họ hành động có hiệu quả và được nhân dân thừa nhận, biết ơn và ca tụng. Hứng thú thực hiện lí tưởng Với một động cơ đã định, con người say mê đeo đuổi hoạt động để đạt tới lí tưởng.Động cơ tạo ra hứng thú, tạo ra sức mạnh nội tại vững bền. Thế giới quan định hướng lí tưởng: Thế giới quan là toàn bộ cách nhìn đời, nhìn người, nhìn xã hội và nhìn mình. Thế giới quan có 3 yếu tố: • Tính giai cấp: Trong một xã hội có nhiều giai cấp, ắt có một giai cấp tiên tiến nhất, cách mạng nhất. Lí tưởng phải gắn liền với tính giai cấp tiên tiến nhất ấy. • Tính khoa học: đó là kiến thức đúng đắn, phù hợp qui luật khách quan và lịch sử, khác với những ý tưởng viển vông và lỗi thời hoặc phiêu lưu mạo hiểm. • Tính tổ chức: để thực hiện lí tưởng, không chỉ dựa vào nỗ lực cá nhân, mà phải vận động, tổ chức xã hội cùng thực hiện. Đó là năng lực tổ chức khi thực hiện lí tưởng.
  11. Hiệu quả của lí tưởng: Lí tưởng cần phải được hiện thực hóa, nếu không, nó chỉ là ý tưởng viển vông Lí tưởng bao gồm 2 chất liệu: chất thực tế (thực tại / hiện thực) và chất liệu tương lai với một tỉ lệ hợp lí. Nói cách khác, lí tưởng bao gồm cả tính hiện thực và tính lãng mạn trong quan hệ biện chứng với nhau. Trong cuộc đời, con người cần chú ý điều chỉnh tỉ lệ để đạt hiệu quả lí tưởng cao. Hiệu quả của lí tưởng cũng phụ thuộc vào kinh nghiệm sống của cá nhân, dân tộc và giai cấp. Hiệu quả còn có tính tối ưu, nghĩa là con người không được phép đạt tới hiệu quả bằng bất cứ giá nào. Cần phải tính tới phương pháp, thời gian, công sức để đạt được hiệu quả tối ưu. Lí tưởng thẩm mĩ Trước Mác I.Kant cho rằng lí tưởng thẩm mĩ chỉ có ở cá nhân, cũng như đã khẳng định “ không có khoa học về cái đẹp, chỉ có sự phán đoán về cái đẹp “. Hegel tuy có chú ý đến mặt xã hội, lịch sử của lí tưởng thẩm mĩ, nhưng ông lại tuyệt đối hóa vai trò của lí tưởng thẩm mĩ. Ông đi tìm lí tưởng thẩm mĩ ở “ ý niệm tuyệt đối”, nghĩa là, theo ông lí tưởng thẩm mĩ chính là sự hoàn thiện hoàn mĩ của tinh thần trong triết học, chứ không tính đến mối tương quan xã hội. Tsecnysevski nói: lí tưởng thẩm mĩ là cuộc sống đẹp. Bielinski cho rằng: Lí tưởng thẩm mĩ là sự thực hiện lí tưởng - cái tiềm ẩn trong đời sống.là cuộc sống phát triển và thắng lợi. Những quan điểm trên chưa đầy đủ nhưng cũng góp phần kinh nghiệm trên con đường tìm kiếm bản chất của lí tưởng thẩm mĩ. Lí tưởng thẩm mĩ (quan điểm Mác- Lê nin): Lí tưởng thẩm mĩ là bộ phận của lí tưởng xã hội, được hình thành theo qui luật xã hội. Nó cũng bao gồm: nhu cầu, động cơ, hứng thú, hiệu quả và thế giới quan tiên tiến. Lí tưởng thẩm mĩ khác với lí tưởng xã hội ở chỗ nó là cái toàn vẹn - cụ thể - cảm tính, là một hình tượng (hoặc hệ thống hình tượng) sinh động, hấp dẫn có khả năng tạo ra khoái cảm thẩm mĩ (tương tự như hứng thú). Hình tượng nổi bật, trung tâm là mẫu người lí tưởng. Nhu cầu của Lí tưởng thẩm mĩ là: khát vọng hoàn thiện, hoàn mĩ, sống đẹp. Động cơ mang tính cá thể, chủ quan, sinh động. Hứng thú:cảm xúc thẩm mĩ,vô tư, hướng về cái đẹp. Hiệu quả: là sự tu thiện, thanh khiết hóa tâm hồn. Thế giới quan: hình ảnh thế giới mẫu mực, hấp dẫn, tấm gương sáng (Lưu ý: thế giới quan trong lí tưởng thẩm mĩ không tồn tại ở dạng lí thuyết, học thuyết). * * * TÓM LẠI, lí tưởng thẩm mĩ là tổng thể phương hướng cơ bản của đời sống được đúc kết lại thành hình ảnh mẫu mực, cảm quan của sự hoàn thiện hoàn
  12. mĩ của con người và xã hội, là cuộc sống trên đà phát triển ; là khát vọng và hành động muốn hoàn thiện vô tận cuộc sống bằng cách giải quyết những nhu cầu, mâu thuẫn thực tại để giải phóng con người, đem lại tự do, hạnh phúc cho mọi người trên cơ sở chủ nghĩa nhân văn hiện đại. Lí tưởng thẩm mĩ bộc lộ rõ rệt nhất trong lãnh vực nghệ thuật bằng cái đẹp và cái trác tuyệt. Lí tưởng thẩm mĩ được thể hiện trong nghệ thuật như thế nào, sẽ được nghiên cứu trong Phần thứ ba: ĐẠI CƯƠNG VỀ NGHỆ THUẬT HỌC - tiếp theo sau đây. Các loại chủ thể thẩm mĩ 1. Chủ thể sáng tạp thẩm mĩ: tất cả mọi người bình thường đều có khả năng sáng tạo thẩm mĩ. Có những người chuyên nghiệp tạo ra giá trị thẩm mĩ, chẳng hạn: nghệ nhân (chế tác đồ thủ công, đồ chơi trẻ em, thợ may, các loại dịch vụ thẩm mĩ và đặc biệt những người nghệ sĩ. 2.Chủ thể thưởng thức, đánh giá phê bình thẩm mĩ: Cũng là tất cả những chủ thể nói trên. Tuy nhiên cũng có những người chuyên nghiệp như: nhà báo, nhà giáo và những người chuyên nghiên cứu một loại sản phẩm thẩm mĩ nào đó. Phần thứ ba: Đại cương về nghệ thuật học Cấu trúc của đời sống nghệ thuật (Sinh hoạt nghệ thuật) Sinh hoạt nghệ thuật là một bộ phận quan trọng và cần thiết của đời sống thẩm mĩ. Đây là mối quan hệ tay ba, xoay quanh trung tâm là tác phẩm nghệ thuật. B a chủ thể này có quan hệ gắn bó, mật thiết, tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Sự thể hiện lí tưởng thẩm mĩ trong đời sống nghệ thuật Con người đẹp nhất thời đại được gọi là nhân vật lí tưởng của thời đại ấy. Như vậy, lịch sử của nhân loại cũng là quá trình nối tiếp nhau của các nhân vật lí tưởng. Nói cách khác, nhân vật lí tưởng luôn luôn đi song hành cùng lịch sử. Nghệ thuật của loài người có bổn phận thể hiện nhân vật lí tưởng của thời đại mình vào trong tác phẩm. Hãy dõi theo lịch sử nghệ thuật, chúng ta sẽ thấy hiện
  13. lên chân dung nhân vật lí tưởng của mỗi thời đại, và nghĩ đến việc xây dựng nhân vật của thời đại chúng ta Nhân vật lí tưởng và "mĩ học" nguyên thủy Cách đây khoảng 30 ngàn năm đến 1 triệu năm, con người chưa có mĩ học, nhưng con người đã có quan điểm tự phát, cảm tính về cái đẹp. Bằng chứng để lại là những hình ảnh khắc, đẽo trong hang động và một số thứ khác. Hình tượng những con vật đẹp, cân đối, hài hòa, lấn át hình ảnh con người. Sau đó, hình ảnh người phụ nữ đẹp do khả năng sinh đẻ mà được coi là nhân vật lí tưởng. (riêng thần linh có vị trí đặc biệt: nhân vật trác tuyệt, phi thường). Nhân vật lí tưởng và mỹ học cổ đại Hi lạp Ban đầu, thần linh là nhân vật lí tưởng, nhưng về sau con người vươn lên giữ láy vị trí cao đẹp nhất. Con người được coi là mẫu mực của muôn loài (Bức tranh Thiếu nữ khỏa thân dâng hoa bên mộ cha). Trước hết, người đàn ông khỏe mạnh được coi là nhân vật lí tưởng. Bởi anh ta là trụ cột của cả cộng đồng, là người anh hùng đi đầu đoàn quân, là người chiến thắng trong các cuộc thi đấu, đặc biệt là ở những đại hội Olympiad tổ chức dưới chân núi Olympe. Thời cổ đại Hy Lạp có 3 mẫu người lí tưởng: • Người công dân anh hùng • Nhà hiền triết (nhà thông thái / nhà tiên tri) • Nhà quán quân thể thao Về sau, hình tượng người phụ nữ dần dần cũng được coi là nhân vật tượng trưng của cái đẹp. Nhân vật lí tưởng và mĩ học trung cổ Thời Trung cổ châu Âu (từ thế kỉ 5 đến thế kỉ 14), mĩ học chịu ảnh hưởng lớn của Kinh thánh Thiên chúa giáo. Cái đẹp tối cao, toàn diện là Đức Chúa Trời và cõi thiên đường. Nhân vật lí tưởng là tín đồ sùng đạo, tấm gương chói sáng là con người tử vì đạo. Con người khát vọng thiên đường, coi rẻ cuộc sống trần thế, thậm chí coi nó là tội lỗi. Nhân vật lí tưởng và mĩ học Phục hưng Từ thế kỉ 14 đến 16 diễn ra phong trào cách mạng văn hóa Phục Hưng ở Tây Âu Phủ nhận văn minh Thiên chúa giáo, đề cao chủ nghĩa nhân văn. Coi con người là tối cao, đẹp nhất, cuộc sống trần thế chính là thiên đường. Thánh thần được miêu tả trong hình ảnh con người. Những con người ưu tú nhất là: nhà bác học, nghệ sĩ và nhà doanh nghiệp.
  14. Nhân vật lí tưởng và mĩ học Cổ điển Thế kỉ 17. Giai đoạn quân bình, hòa hoãn trong cuộc đấu tranh của 2 giai cấp đối kháng ; giai cấp tư sản đang trưởng thành và g/c quí tộc phong kiến câu kết với Nhà thờ thiên chúa. Đó là sự giằng co giữa con người nghĩa vụ và con người dục vọng, nhân vật lí tưởng khó hình thành rõ nét, bởi nó rơi vào bi kịch. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy chỗ yếu, thiếu bản lĩnh của nghệ sĩ Cổ điển: không dám khẳng định nhân vật lí tưởng là con người mới tư sản. Nhân vật lí tưởng và mĩ học Khai sáng Thế kỉ 18. Người chiến sĩ cách mạng tư sản nổi bật lên trong xã hội. Nhân vật quần chúng là một nhân vật lí tưởng đặc biệt, bên cạnh nhà tư tưởng. Bức tranh “ Thần Tự do trên chiến lũy “ của họa sĩ De Lacrois vẽ hình ảnh người phụ nữ bình dân với nét đẹp của thần Venus, những quần chúng nghèo khổ và cậu bé Gavroche (nhân vật bụi đời trong bộ tiểu thuyết Những người khốn khổ của V. Hugo). Nhân vật lí tưởng và mĩ học cổ điển Đức Thế kỉ 18 - 19. Những nhân vật đa dạng, thậm chí trái ngược nhau. E. Kant: cái đẹp tùy ý ta. Hegel: cái đẹp là thượng đế, chỉ có những mảnh vụn đẹp do Thượng đế ban phát cho trần thế - và chỉ có nghệ sĩ mới nhận được và tái tạo cái đẹp (nhờ thiên phú) Nhìn chung, các nhà mĩ học lại rơi vào bối rối (như thế kỉ 17) Nhân vật lí tưởng và mĩ học hiện đại Ai là nhân vật lí tưởng của thời đại chúng ta? Mĩ học Mác - Lê nin đã trả lời thỏa đáng câu hỏi quan trọng, thiết yếu này. Đó là tất cả những con người lao động chân chính, đặc biệt nổi bật là nhà khoa học tài năng, nhà doanh nghiệp giỏi. Nghệ sĩ Những khái niệm của Phương Tây về nghệ thuật và nghệ sĩ: Art, artist, Fine Art, Arts, Artistic Phân biệt ý nghĩa và quá trình biến đổi của những thuật ngữ ấy: Ban đầu, châu Âu dùng “ Art “chỉ để gọi mĩ thuật (hội họa), về sau mới gọi chung mọi nghệ thuật, và dùng “ Fine Art “ để gọi riêng mĩ thuật. Tương tự, lúc đầu Artist chỉ dành gọi họa sĩ, về sau gọi tất cả các nghệ sĩ (trừ nhà văn nhà thơ).
  15. Còn “Arts” lại được dùng chỉ các bộ môn khoa học xã hội - nhân văn (ví dụ: Master of Arts - thạc sĩ thuộc các ngành KHXH -nhân văn, viết tắt MA, hoặc cử nhân KHXH -nhân văn là Bachelor of Arts - viết tắt BA). Hi Lạp cổ đại: Nghệ sĩ chính là một số vị thần linh cao quí như: Apollon, Athena, rồi đến những người có dòng máu thần linh (có cha hoặc mẹ là thần linh, như Pigmalion, Orphee). Aán Độ cổ đại có các nàng tiên múa Apsara. Trung Quốc có các nàng Tố nữ - tiên thần ca múa Đó là khi con người coi trọng nghệ thuật đến mức sùng bái - nghệ thuật là điều kì diệu chỉ có thần linh mới sáng tạo ra được, nên người xưa đã thần thánh hóa (thần tượng hóa) các nghệ sĩ. Người Việt Nam cũng tin rằng nghệ sĩ được trơì phú cho tài năng đặc biệt. Trong bộ môn Mỹ Học, tất cả những người sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật đều gọi chung là nghệ sĩ. Nghệ sĩ - anh là ai ? Nghệ sĩ - người sáng tạo những giá trị thẩm mĩ, trước hết là cái đẹp. Nghệ sĩ lao động tự nguyện, đam mê sáng tạo ra tác phẩm, sống hết mình với mọi xúc cảm trong cái thế giới nghệ thuật của mình. Tác phẩm nghệ thuật sẽ chứa đựng tình yêu, niềm tin và lòng nhân ái của nghệ sĩ. Sáng tạo nghệ thuật luôn luôn đổi mới (không lặp lại) và tạo ra một dòng chảy liên tục. Do đó, lao động của nghệ sĩ là không ngừng tìm tòi sáng tạo. Nghệ sĩ là người trước hết có tài năng bẩm sinh (năng khiếu). Ví dụ, họa sĩ có khả năng nhận thức, phân biệt màu sắc, sáng tối, nhạc sĩ nghe rõ mọi âm thanh và có thể tạo ra những âm thanh trữ tình (giai điệu, nhịp điệu ). Nhà văn dùng ngay ngôn ngữ của dân tộc để kể chuyện, miêu tả, biểu lộ xúc cảm và tư tưởng. Nhưng trước hết, nghệ sĩ là người giàu cảm xúc, tình cảm, kế đó là: trí tưởng tượng. Sáng tạo nghệ thuật là gì ? Là quá trình tái tạo hiện thực và tự biểu hiện. Người họa sĩ vẽ cái cảm thấy chứ không phải cái nhìn thấy, đồng thời gởi gắm tình cảm, tư tưởng (tâm hồn) của mình vào tác phẩm nghệ thuật. Khi vẽ người là vẽ tâm hồn nhân vật thể hiện qua diện mạo, dáng người, đôi mắt, nụ cười(kể cả trang phục, cảnh vật ánh sáng). Bức tranh có hồn thường được biểu hiện rõ nét theo thứ tự từ cao xuống thấp với: đôi mắt - miệng - dáng người - đôi tay - cảnh vật và ánh sáng. Ba cấp độ năng lực nghệ sĩ
  16. • Năng khiếu • Tài năng • Thiên tài (đỉnh cao của thời đại, tác phẩm khái quát được cả thời đại, xây dựng được nhân vật lí tưởng của thời đại, đặt ra hoặc/ và trả lời được vấn đề của thời đại ). Và một tiêu chuẩn tưởng như chỉ là phụ nhưng không thể thiếu: nghệ sĩ phải có sức khỏe. Bút pháp - Phong cách - Phương thức sáng tác Người ta thường lẫn lộn giữa bút pháp và phong cách, chúng ta cần phân biệt rõ. • Bút pháp: Là những biện pháp cụ thể và các phương tiện sáng tạo (ví dụ: bút pháp Nguyễn Bính, bút pháp Nguyễn Tuân ) • Phong cách: Thiên về tính cách, thói quen riêng của nghệ sĩ, phong cách chi phối bút pháp. Phong cách thường ổn định, hầu như suốt thời gian dài, có thể suốt đời. Còn bút pháp có thể thay đổi, tự trùng lặp với mình hoặc tác giả khác. Nghệ sĩ được coi là thành công khi đã hình thành được phong cách nghệ thuật của mình. Phong cách có 2 tính chất tối thiểu là: • tính dân tộc (phong cách dân tộc) • tính thời đại (phong cách thời đại) Ví dụ, họa sĩ Bùi Xuân Phái ưa vẽ phố cổ Hà Nội, thích dùng bột màu đen,nâu, xám. Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh quen vẽ tranh lụa, màu nâu diễn tả làng quê Việt Nam truyền thống. Họa sĩ nhà bác học thiên tài Leonardo Da Vinci ưa vẽ màu hồng và trắng, con người trần tục nổi bật trên nền phông cảnh. Hai nhà thơ Nguyễn Khuyến và Nguyễn Bính đều thích làm thơ về cảnh vật và tình quê nhưng thuộc hai giai đoạn khác nhau, có một số bút pháp giống nhau nhưng phong cách thì hoàn toàn khác biệt. Nhìn chung, bút pháp và phong cách hợp lại thành cá tính sáng tạo. • Phương thức sáng tác: là sản phẩm của một trào lưu sáng tác văn học. Nhiều người thường gọi là” phương pháp sáng tác “. Nhưng nhiều người phản đối, cho rằng nghệ sĩ sáng tác theo cách riêng, không theo “phương pháp” nào. (Vì những lẽ trên, chúng tôi đề xuất cách gọi “ phương thức sáng tác - bao gồm cả trào lưu chung và cá tính sáng tạo của nghệ sĩ).
  17. Theo Từ điển văn học (Trần Đình Sử Nxb Giáo Dục - 1992): mục từ Phương pháp sáng tác - còn gọi ”phương pháp nghệ thuật” - là hệ thống những nguyên tắc tư tưởng- nghệ thuật chi phối toàn bộ quá trình hoạt động sáng tạo để xây dựng nên tác phẩm nghệ thuật mà trước hết là biến nội dung cuộc sống thành nội dung nghệ thuật và cùng với nội dung, chi phối sự tạo thành hình thức tác phẩm. Trong hội họa có những phương thức như cổ điển, hiện thực, lãng mạn, dada, trừu tượng, lập thể, biểu hiện, siêu thực.v.v Trong văn học cũng có nhiều phương thức như: phương thức huyền thoại, phương thức sử thi, p.t ngụ ngôn, p.t hiện thực, lãng mạn, cổ điển. v.v Tuy nhiên, hai phương thức chủ yếu là Hiện thực và Lãng mạn hầu như chi phối suốt lịch sử văn học của loài người. (những phương thức khác gần gũi hoặc phái sinh của 2 phương thức trên). Học thuyết Mác -Lê nin khẳng định: dù sáng tác theo phương thức nào cũng phải lấy cái đẹp chân chính làm chuẩn mực trong bộ ba Chân - Thiện - Mĩ. Cái đẹp chân chính phải là sự gợi mở con đường đi đến một thế giới mới. Quan hệ giữa nghệ sĩ với các chủ thể nghệ thuật khác Chủ thể nghệ thuật gồm: Nghệ sĩ Công chúng nghệ thuật (khán giả, thính giả, độc giả) Giới nghiên cứu, lí luận, phê bình, giảng dạy, quản lí văn nghệ Nếu ngày xưa, thi hào Nguyễn Du viết xong tập truyện thơ Đoạn trường tân thanh sau những ngày nhàn rỗi u buồn trên đất Huế mà không gặp người bạn đọc tri âm tri kỉ là nhà giáo Phạm Quí Thích thì ngày nay chưa chắc chúng ta đã biết đến Truyện Kiều. Ông vua Tự Đức nổi tiếng về tài văn chương đã hết lời khen Truyện Kiều nhưng cũng đòi đánh đòn nhà thơ. Và từ khi Truyện Kiều trở nên quen thuộc với người Việt Nam thì nó cũng thu hút bao cuộc tranh cãi, thi tài, nghiên cứu. Nghệ thuật với công chúng như cá với nước. Mỗi nghệ thuật có một loại công chúng thưởng thức. Và mỗi bạn đọc lại ưa thích một nghệ thuật của mình. Sự tiếp nhận nghệ thuật có thể tức thời hoặc có khi phải chờ đợi. Có tác phẩm vừa xuất hiện thì được công chúng ào ạt đón nhận ngay. Có tác phẩm sau khi tác giả qua đời, lí tưởng thẩm mĩ của họ mới được đón nhận. Đó là vì nghệ sĩ đi trước thời đại mà trình độ công chúng không theo kịp; hoặc vì ngộ nhận. Chẳng hạn, ngày nay người ta mới hiểu sâu sắc Lão Tử, Khổng Tử, Kant, Hegel, Karl Marx mà đương thời, công chúng chưa thể tiếp thu được hoặc chưa thấu đáo giá trị học thuyết của họ. Quan hệ giữa ba chủ thể nghệ thuật:
  18. Mỗi giai đoạn lịch sử xuất hiện những yêu cầu chính thống về nghệ thuật. Đó là yêu cầu, định hướng chung của nghệ thuật do người lãnh đạo xã hội đưa ra (vua chúa hoặc đảng cầm quyền nêu lên khẩu hiệu hành động). Xét về mặt quan hệ xã hội, nhà lí luận phê bình đứng giữa công chúng nghệ thuật và nghệ sĩ. Về mặt năng lực, nhà lí luận phê bình là sự kết hợp giữa nhà khoa học (nhà nghệ thuật học) và nghệ sĩ. Nói cụ thể hơn, họ cần có kiến thức triết học, mĩ học và nắm được bản chất của loại hình nghệ thuật mà họ nghiên cứu phê bình (Họ hiểu rõ lịch sử bộ môn nghệ thuật ấy, khái quát được thành tựu của những nghệ sĩ bậc thầy và có cảm xúc nghệ sĩ thì họ có thể được coi là bậc thầy nghệ thuật). Không thể đòi hỏi họ phải có sáng tác như một nghệ sĩ. Họ cũng có thể dự báo tương lai của nghệ thuật. Mặt khác, họ đại diện cho nhu cầu, trình độ của bộ phận tiên tiến của công chúng nghệ thuật. Họ phải là người phát ngôn của một giai cấp tiên tiến và đảng phái chính trị lãnh đạo xã hội, nhưng phải tránh sự áp đặt độc đoán, thô bạo. Karl Marx, Engel, Lê nin thay mặt giai cấp vô sản, giai cấp công nhân mà yêu cầu nghệ sĩ sáng tạo. Những nhà lí luận phê bình Nga nổi tiếng thế kỉ 19 như Bielinski, Tsecnysevski cho đến nhà văn M. Gorki sau Cách mạng tháng Mười đều chú trọng viết lí luận phê bình để vận động văn nghệ sĩ trong sáng tác. Nhà phê bình Hoài Thanh,Vũ Ngọc Phan, Hải Triều đóng vai trò quan trọng định hướng văn nghệ những năm 1930 -1945 và trong giai đoạn hiện đại hóa nền văn học nước ta (họ không phải là nghệ sĩ sáng tác). Nhà văn Nguyễn Tuân nổi tiếng là một nhà phê bình hội họa mặc dù ông chưa bao giờ cầm bút vẽ. Những cuộc tranh luận về nghệ thuật ở nước ta diễn ra sôi nổi trong một số thời kì khiến cho công chúng nghệ thuật chú ý theo dõi và tham gia. Đó là những sinh hoạt nghệ thuật rất cần thiết và bổ ích cho tất cả các chủ thể nghệ thuật. Chẳng hạn như: cuộc tranh luận “ nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh “ năm 1936, cuộc thảo luận về xây dựng nền văn nghệ Việt Nam năm 1948 ở chiến khu Việt Bắc, cuộc đấu tranh chống nhóm Nhân văn- Giai phẩm năm 1957-58, và nhiều cuộc tranh luận, hội thảo sôi nổi trong khoảng 10 năm cuối thế kỉ 20 - giai đoạn “ đổi mới “ vừa qua (Tranh luận về sáng tác và quan điểm nghệ thuật của những cây bút Nguyễn Minh Châu, Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài ) Báo chí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sinh hoạt nghệ thuật. Giới thiệu những loại hình nghệ thuật cơ bản Trước khi có 7 loại hình nghệ thuật cơ bản, kiến trúc đã xuất hiện như một ngành kĩ thuật kết hợp nghệ thuật tạo hình. Do đó, chúng tôi trình bày riêng loại hình kiến trúc mà không đưa vào danh sách nghệ thuật như một số khuynh hướng khác. Cho dù một công trình kiến trúc đẹp đẽ, tráng lệ tới đâu cũng phải coi kĩ thuật xây dựng là yếu tố quan trọng thứ nhất, sau đó mới tính tới yếu tố nghệ thuật tạo hình (yếu tố thứ nhì).
  19. Theo trình tự xuất hiện trước sau, chúng tôi sẽ giới thiệu lần lượt bảy loại hình nghệ thuật cơ bản mà loài người đã sáng tạo trong suốt trường kì lịch sử của mình: 1. Điêu khắc 2. Hội họa 3. Âm nhạc 4. Múa 5. Văn chương 6. Sân khấu 7. Điện ảnh, còn gọi "nghệ thuật thứ bảy" (Loại hình nhiếp ảnh là dạng liên kết giữa nghệ thuật tạo hình và kĩ thuật, tiền thân của điện ảnh - chúng tôi chỉ giới thiệu sơ lược). KIẾN TRÚC:(Architecture) Ngày xưa, con người lấy hang động làm nhà ở (cách đây khoảng từ 17 đến 30 ngàn năm về trước) sau khi bỏ cuộc sống leo trèo cành cây, bắt đầu lao động và tự cải biến thành người. Đến một lúc nào đó, hang động có sẵn của thiên nhiên không đủ chứa người, họ nghĩ tới việc tạo dựng nơi trú ẩn cho mình, lại còn dựng cả “nhà” cho thần linh nữa (những ngôi đền thờ, tháp) để thuận tiện cầu xin thần linh phù hộ che chở. Đó là những công trình kiến trúc đầu tiên, có thể chia ra hai loại: • Loại thực dụng, như nhà ở, chuồng trại chăn nuôi thú vật • Loại thỏa mãn tinh thần như đền thờ, tháp. Dần dần, hai nhu cầu đó hòa hợp với nhau trong một công trình kiến trúc, và ngôi nhà ở cũng phải được trình bày, trang trí đẹp để thỏa mãn cả tinh thần. Ngày nay, chúng ta có thể thấy hai loại không gian kiến trúc như sau: • Không gian sinh tồn thực dụng: nhà ở, bếp, cửa hàng, bãi bến xe tàu, nhà máy.v.v , đó là mục đích thứ nhất. Còn mục đích thứ hai là trình bày đẹp theo những quan điểm thẩm mĩ khác nhau. • Không gian sinh tồn tinh thần: bàn thờ tổ tiên, rạp hát, công viên, quảng trường, đền miếu nhà thờ, lăng mộ (Cả hai đều là không gian sinh tồn, không nên coi nhẹ không gian tinh thần mà cho rằng tinh thần chỉ là giải trí đơn thuần) (Một số công trình kiến trúc không gian sinh tồn tinh thần rất nổi tiếng trên thế giới đã trở thành niềm tự hào của các dân tộc và của loài người như: Điện Pacthenon thờ thần Apollon ở Hi Lạp, nhà thờ Đức Bà Paris ở Pháp, đền thờ- lăng mộ Taj Mahal ở Aán Độ, tháp Eiffel ở Paris, pháo đài Brecht và cung điện
  20. Kremlin ở Nga, Nhà thờ lớn Hà Nội, nhà thờ Phát Diệm (Ninh Bình), Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Mỗi đất nước đều tự hào về những công trình kiến trúc tiêu biểu của mình - đặc biệt là những công trình kiến trúc tinh thần). Điêu khắc (Sculpture) 1.1 - Khái niệm: Nghệ thuật tạo hình ba chiều và hai chiều rưỡi Từ xa xưa còn để lại những hình khắc trong hang động, trên những công cụ bằng đá, đồ gốm, đồ đồng và những bức tượng thô sơ.Đó là những tác phẩm điêu khắc đầu tiên. Tác phẩm điêu khắc chủ yếu mang giá trị tinh thần, dùng để trang trí, xem ngắm, để tưởng nhớ, tưởng niệm người, vật đã mất. Tác phẩm điêu khắc còn thể hiện một niềm tin hướng về như tượng thần linh và những hình ảnh thiên nhiên kì thú, bí ẩn hoặc bộc lộ một khát vọng sống. 1.2 - Phân loại: • Tượng tròn: thể hiện trong không gian ba chiều, nghĩa là tồn tại giống như thật. • Phù điêu: còn gọi là điêu khắc nổi, đắp nổi, tồn tại trong không gian hai chiều rưỡi. • Tượng đài kỉ niệm: tượng tròn đặt cố định ở ngoài trời hay một nơi công cộng. • Tượng trang trí: tượng tròn hoặc phù điêu gắn liền vào một công trình kiến trúc, có thể ở mặt trong hoặc ngoài công trình. 1.3 - Chất liệu: Đá, gỗ, đồng, đất nung, xi măng, và vật liệu tổng hợp. Ít khi tô màu (chỉ có một số tượng tôn giáo ưa tô màu, có lẽ nhằm phục vụ quần chung bình dân), phần lớn để nguyên màu sắc tự nhiên của chất liệu. 1.4 - Ngôn ngữ của tác phẩm điêu khắc: • Khối • Nét • Mảng Ba yếu tố này phối hợp với nhau tạo nên dáng điệu, tư thế sống động tự nhiên (thử so sánh với chụp hình để phân biệt “ tự nhiên “ và “ bố trí sắp đặt"). Nhân vật của tác phẩm điêu khắc xuất hiện trong một bối cảnh lịch sử -xã hội nhất định (thuộc về thời quá khứ) được thể hiện trong tư thế “ đối thoại “ với công chúng - một cuộc đối thoại ngầm! Ý nghĩa của tác phẩm chính là ở chỗ đó. Thử tìm hiểu, phân tích một số tác phẩm điêu khắc như: • Tượng phật trong các chùa, tượng thánh trong các đình thần, tượng chúa ở các nhà thờ công giáo.
  21. • Tượng lãnh tụ, danh nhân: Thánh Gióng, Trần Hưng Đạo, Trần Nguyên Hãn Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng. • Những tượng đài khác: tượng đài trang trí nhà Bưu điện Sài Gòn, nhà hát thành phố Hànội và thành phố HCM • Tượng thần Vệ Nữ (Venus), tượng thần Jupiter ở Hilạp Hội họa (Fine Art) 2.1 - Khái niệm: Nghệ thuật thể hiện trên một không gian hai chiều (mặt phẳng). Với hệ ngôn ngữ là: đường nét, sáng tối và màu sắc, ba yếu tố trên phối hợp với nhau tạo ra hòa sắc, nhịp điệu, tương phản trong các hình thái và kết cấu: tĩnh hoặc động. Bức tranh - tác phẩm hội họa - giữ lại một khoảnh khắc của cuộc sống (tạm đứng yên) là nơi nghệ sĩ bộc lộ xúc cảm của mình, giúp khán giả nhìn rõ đối tượng và cảm nhận được tâm tình của tác giả. 2.2 - Một số cách phân loại tác phẩm: • Phân loại theo vị trí: • Bí ch họa (vẽ trên tường, hoành tráng), vẽ ngay lên các công trình kiến trúc, chất liệu bền như nước sơn, ghép đá, mảnh gốm,đống, bạc, vàng. Ví dụ: tranh thánh trên vách tường, vòm nhà thờ, đình chùa và những công trình công cộng khác với nhiều loại kích cỡ tùy ý. • H ội họa giá vẽ - vẽ trên giấy, bìa, gỗ có khung, nhìn chung kích cỡ nhỏ đủ để treo tường trong phòng.  Phân loại theo chất liệu: • Tranh kí họa chì • Tranh mực nho • Tranh màu nước • Tranh bột màu • Tranh sơn dầu • Tranh sơn mài (trên gỗ) • Tranh lụa  Phân loại theo đối tượng / chủ đề: • Tranh phong cảnh (cảnh tự nhiên) • Tranh tĩnh vật (cảnh bố trí, sắp đặt) • Tranh chân dung • Tranh thờ • Tranh cổ động
  22. • Tranh affix, quảng cáo • Tranh minh họa sách báo.v.v  Phân loại theo phương thức sáng tác (phương pháp sáng tác): • Tranh cổ điển • Tranh ấn tượng • Tranh siêu thực • Tranh hiện thực / tả thực • Tranh tượng trưng • Tranh biểu tượng • Tranh dân gian Giới nghiên cứu điêu khắc và hội họa (mĩ thuật) đi tiên phong trong việc nghiên cứu nghệ thuật học, họ có công hình thành những thuật ngữ cơ bản như “ hình tượng”, “ khắc họa “ nhân vật, “chiếu sáng”, “tương phản” sáng tối, bôi đen, tô hồng, phóng đại, thu nhỏ, nhân vật trung tâm (ở giữa bức tranh). Múa (Dancing) à một nghệ thuật âm nhạc - tạo hình dùng ngôn ngữ đặc biệt là cơ thể con người vận động theo cùng âm nhạc. Nói cách khác, múa là nghệ thuật điêu khắc bằng chất liệu con người, song song tồn tại với bản nhạc. Phân loại: • Múa dân gian • Múa cung đình • Múa giải trí (khiêu vũ) • Múa nghi lễ tôn giáo • Kịch múa (vũ kịch / ballet) Có thể phân loại cách khác: múa đơn, múa đôi, múa tập thể Ở phương Tây, múa đặc biệt phát triển và có truyền thống từ lâu đời. Có một hình thức nhảy múa giải trí, sinh hoạt rất phổ biến gọi là “ vũ quốc tế “, đang lan sang nước ta, từ đầu thế kỉ 20 nhưng đến nay vẫn còn thu hẹp ở những thành phố lớn. Vũ quốc tế chủ yếu gồm 2 nhóm: vũ cổ điển (vốn của giới quí tộc Châu Âu sáng tác và sinh hoạt thế kỉ 18,19) và vũ hiện đại (sáng tạo từ thế kỉ 20 gồm cả châu Âu và Châu Mĩ Latinh). Sân khấu (Drama) Là một nghệ thuật phức hợp, cần tách ra hai thành phần để nghiên cứu: • Kịch bản văn học, kịch bản âm nhạc
  23. • Nghệ thuật sân khấu: diễn viên, điêu khắc -hội họa (dựng cảnh, hóa trang, phục trang), ánh sáng, âm nhạc minh họa, âm thanh tiếng động, kĩ thuật khác. Ở đây, chúng ta chỉ chú ý phần kịch bản văn học của thể loại kịch nói. Kịch xuất hiện sớm nhất có lẽ ở Hi Lạp thời cổ đại - khoảng thế kỉ 5 trước Công nguyên.Theo nhà mĩ học Aristote (384 - 322 trước C.N) viết trong cuốn Thi pháp (Poetics), một vở kịch có 6 thành phần cơ bản. Cốt truyện 2. Tính cách 3. Lời thoại (đài từ) 4. Ca khúc của dàn đồng ca 5. Trang trí 6. Tư tưởng Cốt truyện có ba phần chính: • Thắt nút • Cao trào • Mở nút Vở kịch bảo đảm theo công thức / qui tắc “ tam nhất “: • một hành động chính (hành động xuyên) • một không gian (một địa điểm xảy ra câu chuyện) • một ngày (câu chuyện kịch xảy ra không quá một ngày) Phân loại: tạm đưa ra ba cách phân loại kịch: A - Phân loại theo hình thức: • Kịch hát dân tộc (kịch dân ca) • kịch thơ • kịch nói (drama) • kịch múa (ballet) • kịch hát (opera) • kịch câm (pantomime) • kịch rối / múa rối B - Phân loại theo cảm hứng chủ đạo: • Bi kịch • Hài kịch • Chính kịch C - Kịch hiện đại với nhiều biến đổi, thể nghiệm chưa thể phân loại ổn định. Điện ảnh/ Phim (còn gọi là nghệ thuật Thứ Bảy) Điện ảnh bắt nguồn từ kĩ thuật nhiếp ảnh (chụp ảnh), do đó chúng ta hãy trở lại tìm hiểu về nghệ thuật nhiếp ảnh (photography).
  24. Nhiếp ảnh ban đầu là một kĩ thuật tạo hình bằng máy, nhằm ghi lại một hình tượng theo kiểu điêu khắc - hội họa, về sau tìm tòi ngôn ngữ và cách biểu hiện đặc trưng nên đã trở thành một nghệ thuật hẳn hoi. Ngôn ngữ chính là: ánh sáng, góc độ (ống kính), bố cục, không nhằm chụp để lưu giữ hình ảnh của đối tượng mà nhằm thể hiện một tình cảm, quan niệm, thái độ và tư tưởng của nghệ sĩ. Điện ảnh là một dạng “ nhiếp ảnh di động, liên tục “, là một “ sân khấu cuộc đời “ trải rộng theo mọi chiều kích không gian và thời gian. Điện ảnh là một thể phối hợp nhiều nghệ thuật và kĩ thuật. Điện ảnh gồm các thành phần sáng tạo sau: • Kịch bản văn học • kịch bản phân cảnh • họa sĩ thiết kế (theo sau phân cảnh) • Đạo diễn • diễn viên • quay phim • Biên tập / Dựng phim (montage) • Hóa trang, phục trang, đạo cụ, ánh sáng, tiếng động Phân loại: Gồm phim tài liệu, khoa học, giáo dục và phim truyện (non -fiction và fiction movie / picture). Phim truyện là thể loại nghệ thuật, sáng tạo giá trị thẩm mĩ, còn phim tài liệu không thuộc phạm vi nghệ thuật. Văn học (Literature) Không phải là nghệ thuật thứ bảy, mục văn học được đặt ở đây nhằm mục đích nói lên tính chất tổng hợp, đa dạng, phong phú nhất của một loại hình nghệ thuật đặc biệt, cũng là bộ môn nghiên cứu của khoa Ngữ văn. Thực ra, văn học có thể xếp ở vị trí ra đời sau “ múa “, trước “ kịch “, khi con người đã tạo cho mình một ngôn ngữ khá ổn định và tinh vi. 7.1 - Khái niệm chung: Văn có hai cách: • Vă n chương: văn nghệ thuật • Vă n học: là khoa học nghiên cứu văn chương (Tùy theo từng chỗ từng lúc mà dùng văn học hoặc văn chương cho thích hợp) Trong thực tế người ta quen dùng văn học như văn chương, chưa phân biệt rõ. Văn chương là nghệ thuật ngôn ngữ, ai cũng sáng tạo và sử dụng suốt cuộc đời. Hai thứ văn sinh hoạt giao tiếp và văn nghệ thuật pha trộn xen kẽ trong sự tồn tại của con người
  25. Văn có mặt trong mọi loại hình nghệ thuật bằng lời văn trực tiếp (lời ca / ca từ, lời thoại) hoặc chất văn ngầm (trong pho tượng, bức tranh, điệu múa ). Một tác phẩm văn chương cũng chứa đựng mọi khả năng thể hiện của các nghệ thuật khác. Trước hết, văn là nghệ thuật của ngôn ngữ dân tộc. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu gián tiếp tái hiện và biểu hiện con người và cuộc sống. Khi đọc / nghe lời văn, người ta phải tự mình tái hiện, tưởng tượng cái nội dung của nó. 7.2 -Phân loại: • Thơ (thơ trữ tình, thơ sử thi) • Văn xuôi (truyện, kí, nghị luận) • Kịch (kịch thơ, kịch hát, kịch nói) 7.3 - Quan niệm văn học của phương Đông: Văn học bao gồm 5 phạm trù:Văn - Đạo - Tâm - Chí - Mĩ. Chúng ta hãy xét từng phạm trù. ĐẠO: Khái niệm triết học cổ phương Đông, do Lão Tử nêu lên. Đạo là nguyên lí tối cao bao quát thế giới, đạo không sinh không diệt, không tăng không giảm, khó nắm bắt. Đạo gồm 2 thể: Vô và Hữu Con người chỉ việc sống theo tự nhiên Khổng Tử giảng: Đạo là lẽ trời, qui định quan hệ xã hội (quan niệm hẹp hơn Lão Tử). Đạo gồm 5 chữ: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín Đạo được coi trọng hàng đầu trong văn chương phương Đông và Việt Nam: “ Văn dĩ tải đạo “ (văn thì chở đạo - chở: hơi thụ động!) “ Văn dĩ minh đạo “ (văn làm sáng đạo) Lại có quan niệm đối lập: “ Tác văn hại đạo “ Sâu xa, biện chứng hơn, nhưng coi nhẹ tính độc lập của văn là câu: “ Đạo là gốc, văn là cành lá “ “ Văn dĩ quán đạo “, “ Văn dĩ hoàng đạo “ (Tô Đông Pha) Lê Quí Đôn nhận xét độc đáo: “ Văn trời, văn đất, văn người “, tức là văn rộng hơn ngôn ngữ con người (Thiên Địa Nhân Văn) Đồ Chiểu: “ chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm đâm mấy thằng gian bút chẳng tà “
  26. Vậy Đạo là qui luật khách quan bao gồm cả qui luật chủ quan, do cái Tâm giữ vai trò điều phối, sao cho hài hòa tam tài Thiên - Địa - Nhân. TÂM VÀ CHÍ: Tâm là thiện, lành, tận thiện, tâm cần sáng (minh tâm). Tâm là đức hạnh - cái phẩm chất căn bản của văn. Tâm thăng trầm khi tốt khi xấu (khi sáng khi tối), nên phải giữ gìn. Khi tâm phát khởi một ý muốn nung nấu thành hành động -gọi là CHÍ. Chí gắn với sự lập thân và mục đích lí tưởng sống, dù là lí tưởng sống nhàn dật (!). Người có tâm chí ưa phát lộ lời văn, có người mắc chứng kiêu bạc, khinh mạn thế nhân, “ mục hạ vô nhân).Vậy cần giữ tâm hồn bình đạm, ung dung, lời nói cốt đạt ý. Học vấn uyên bác thì lời nói giản dị và hay. Thơ là để nói chí “ Thi ngôn chí “. Nguyễn Trãi viết trong “ Hạ qui Lam Sơn “: “ Nhớ khi xưa Lam Sơn xem sách võ kinh, Bấy giờ chí đã ở dân đen rồi “ Chí có 2 phương diện: • Đại chí: hướng ngoại, xã hội, thế giới • Tiểu chí: cách sống riêng với tấm lòng bên trong, còn gọi là “ chí bình sinh “. Đó là cách phân chia tương đối, thực ra “ Chí “ bao hàm cả xã hội và cái riêng, khó tách biệt thành” đại” và “tiểu” như trên. MĨ “ Văn thơ là sắc đẹp ngoài mọi sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon, không thể dùng mắt, miệng tầm thường mà biết được “ (Hoàng Đức Lương -đậu hoàng giáp thời Hồng Đức, 1468). Phan Huy Chú, Lê Quí Đôn đều coi Mĩ là tiêu chí cơ bản để đánh giá văn chương. Mĩ là sự hòa quyện “ tâm pháp “ và “ ngôn pháp “ tạo ra sự huyền diệu lung linh. Đỗ Phủ viết: Làm người tính thích câu văn đẹp Đọc chẳng kinh người, chết chửa nguôi Khổng Tử dạy “ lời không văn vẻ thì không đi được xa “. Văn vẻ chính là cái Mĩ vậy VĂN Tổng hợp các tố chất Đạo,Tâm, Chí - Mĩ trong một ngôn từ nghệ thuật ấy là Văn.
  27. Nói như Lê Quí Đôn trong sách Vân Đài loại ngữ về bản chất của văn học, ta có thể kết luận chung: “ Hòa thuận chứa ở trong, anh hoa phát ra ngoài, đặt đường kinh đường vĩ cho trời đất, đó là đại văn chương". Bảy loại hình nghệ thuật cũng có thể chia ra làm 2 loại 1.Loại hình nghệ thuật không gian: Tác phẩm nghệ thuật tồn tại với một không gian nhất định và phi thời gian. Đối tượng được thể hiện trong tác phẩm dường như “ đứng yên “ không vận động theo thời gian. Đó là điêu khắc, hội họa và nhiếp ảnh (tượng, tranh và ảnh). Trong loại hình này, tác giả có quan niệm riêng về không gian, gọi là “ không gian nghệ thuật “. Mỗi nghệ sĩ ưa thích một không gian nào đó và miêu tả nó phù hợp cách nhìn của mình. 2.Loại hình nghệ thuật thời gian: Tác phẩm nghệ thuật được diễn ra trong một thời gian nhất định, có vẻ sinh động như thực tế. Đó là Âm nhạc, múa, văn chương, kịch và phim truyện. Tác phẩm văn chương bao gồm cả không gian và thời gian nhưng thiên về thời gian. (nội dung vận động, nhân quả, có đầu có cuối). Ví dụ: nhà thơ Đỗ Phủ, Lí Bạch thời trẻ thích làm thơ về núi cao để tỏ chí lớn. Bà Huyện Thanh Quan ưa chọn nơi vắng vẻ, điêu tàn để tâm sự, ngay cả khi đứng giữa chốn đô thị náo nhiệt nhưng bà chỉ tả “ lối xưa xe ngựa hồn thu thảo “. “Thời gian nghệ thuật”, cũng như “ không gian nghệ thuật “ đều là sự sáng tạo của nghệ sĩ, nó khác với thời gian, không gian vũ trụ, khách quan (vũ: không gian, trụ: thời gian).Ví dụ: thời gian nghệ thuật rất khác nhau trong các tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa (La Quán Trung), Hồng Lâu Mộng (Tào Tuyết Cần), Gặp gỡ cuối năm (Nguyễn Khải) Chức năng của nghệ thuật 1 Giải trí thẩm mĩ: Nghệ thuật thỏa mãn trước hết những khoái cảm thẩm mĩ (cảm xúc thẩm mĩ), nó khác xa với những thứ giải trí khác như thể thao, trò chơi - games. Chức năng thẩm mĩ phải gắn liền với các chức năng sau như nhận thức (Chân) và giáo dục (Thiện). 2 Nhận thức: Qua tác phẩm nghệ thuật, công chúng hiểu biết nhiều hơn hoặc sâu sắc hơn về con người và cuộc sống. 3 Giáo dục: Tác phẩm nghệ thuật trình bày những hoàn cảnh cuộc sống, công chúng nghệ thuật tự giáo dục mình khi thưởng thức. 4 Dự báo:
  28. Nghệ sĩ có thể nêu lên dự báo của họ về cuộc sống, nhưng công chúng cũng có thể qua tác phẩm nghệ thuật mà nhận thấy chiều hướng đi của con người và xã hội. 5 Giao tiếp: Trước hết, nghệ sĩ viết tác phẩm chính là vì nhu cầu gởi bạn tri âm. (Câu thơ nghĩ đắn đo chưa viết, viết đưa ai ai biết mà đưa - Nguyễn Khuyến). Khi công chúng thưởng thức tác phẩm nghệ thuật, mỗi người tự tạo ra một “ tác phẩm " riêng " trong tâm chí mình và có nhu cầu trao đổi với người khác (cũng đi tìm bạn tri kỉ). Nhờ chức năng giao tiếp, sinh hoạt văn học nghệ thuật sôi nổi hơn và có hiệu quả cao hơn. Văn học dân gian / truyền miệng tồn tại và phát triển chính là nhờ sự giao tiếp đó. Phần kết luận: Giáo dục thẩm mỹ Hai căn bệnh trong đời sống thẩm mĩ Đó là “chủ nghĩa hình thức” và” chủ nghĩa tự nhiên “. Lưu ý cặp phạm trù nội dung và hình thức trong sinh hoạt thẩm mĩ. Sự thiên lệch, mất hài hòa thẩm mĩ sẽ dẫn đến hai căn bệnh nói trên. Bệnh hình thức chủ nghĩa Trọng vẻ đẹp bề ngoài mà coi thường nội dung bên trong. Chẳng hạn: trang điểm đẹp nhưng lời nói, cử chỉ, hành động tầm thường ; noí hay nhưng làm dở ; phô trương hình thức, quảng cáo ầm ĩ, lòe loẹt, bừa bãi che đậy chất lượng kém.v.v Trong sáng tác nghệ thuật, cố tạo ra vẻ ngoài hấp dẫn, đặc biệt là cái bìa, hoặc lời văn chau chuốt, hình tượng kì lạ để lôi cuốn công chúng. Nguyên nhân của căn bệnh hình thức chủ nghĩa, có 2 loại: • Do năng lực thẩm mĩ yếu kém, chưa có tri thức đầy đủ về cái đẹp • Có ý đồ vụ lợi cá nhân, nên lợi dụng sự yếu kém thẩm mĩ của bộ phận công chúng Bệnh tự nhiên chủ nghĩa Thích vẻ đẹp tự nhiên, trần trụi mà coi nhẹ nghệ thuật, văn hóa xã hội. Chẳng hạn, kiểu đầu xù tóc rối, móng tay dài; ăn mặc luộm thuộm tùy tiện, lời nói cộc lốc, thô tục gây khó chịu cho người khác. Trong sáng tác nghệ thuật, tác giả cố ý kích thích tính sinh học của con người (thú tính) một cách quá mức để lôi cuốn công chúng - nhất là tuổi trẻ - nhằm mục đích vụ lợi cá nhân hoặc âm mưu chính trị, chống phá hủy hoại dân tộc
  29. (ví dụ: tác phẩm nghệ thuật lạm dụng chủ đề tình yêu trai gái vốn là một thứ tình cảm say đắm của con người, gợi dục (sexy) ; trình bày cảnh bạo lực cũng nhằm kích động " tính rừng, luật rừng " - bản tính tự nhiên xa xưa của con người (Tiếng gọi nơi hoang dã / A Ccall from The Jungle - tiểu thuyết của nhà văn Mĩ Jack London đã cảnh báo nguy cơ đó). Làm thế nào để chữa trị hai căn bệnh nói trên? Cách tốt nhất là giáo dục thẩm mĩ: bằng mọi cách nâng cao năng lực thẩm mĩ cho học sinh. Mặt khác, pháp luật cần phải nghiêm khắc ngăn ngừa, trừng phạt những kẻ phạm tội phá hoại đời sống thẩm mĩ của xã hội. Nội dung và phương hướng giáo dục thẩm mĩ trong nhà trường trung học Giáo dục ý thức thẩm mĩ Nhận thức thẩm mĩ đầu tiên gồm tình cảm thẩm mĩ và tri thức thẩm mĩ. Hai tố chất này liên quan mật thiết, tác động lẫn nhau. Tri thức thẩm mĩ cơ bản là toàn bộ kiến thức mĩ học đã được trình bày trong bộ môn này.Từ đây, hình thành những thị hiếu thẩm mĩ và lí tưởng thẩm mĩ cho học sinh. Giáo dục về cái đẹp Nhiệm vụ trung tâm của giáo dục thẩm mĩ là giáo dục về cái đẹp. Nếu học sinh hiểu biết đúng đắn về cái đẹp thì sẽ có ước mơ, ý chí phấn đấu biến hiện thực thành “ vương quốc bao la của cái đẹp “. Cái đẹp chân chính có khả năng “ thanh lọc tâm hồn “ khiến con người bồi dưỡng cho mình “ đôi mắt xanh “, đôi mắt tinh đời để nhận rõ những vẻ đẹp cổ điển mà trước nay chưa biết nên đã bỏ qua, và những vẻ đẹp mới nảy sinh, vẻ đẹp Việt Nam trong thơì kì đổi mới. Đâu là cái đẹp Việt Nam ? Vừa truyền thống vừa hiện đại, đó là con người đẹp người - đẹp nết Một cuộc sống đẹp là sự kết hợp hài hòa từ học tập đến sinh hoạt, lao động, trong nhà trường, gia đình và xã hội. Học sinh cần có ý thức giữ gìn sạch đẹp từ bản thân đến môi trường tự nhiên và xã hội Khi đã có tri thức về cái đẹp, con người sẽ nhìn rõ cái xấu, cái hài kịch mà ngăn cản, phê phán, biết cảm thông sâu sắc với cái bi kịch, đồng thời nâng cao ước mơ khát vọng hướng về cái trác tuyệt. Giáo dục thẩm mĩ trong bộ môn Văn - Tiếng Việt Trước hết, Tiếng Việt là tiếng nói dân tộc với chức năng công cụ trong giao tiếp, sinh hoạt,thể hiện thái độ ứng xử của người Việt. Tiếng Việt còn là kí ức dân tộc, là lịch sử, là thành tựu văn hóa và thẩm mĩ đặc sắc vào bậc nhất.
  30. Tiếng Việt còn là ngôn từ nghệ thuật, gắn liền với Đạo, Tâm, Chí, Mĩ. Văn học tiếng Việt có khả năng miêu tả trực tiếp hoặc chuyển ngữ (dịch): • Mọi vẻ đẹp của cuộc sống, • Sự phong phú, phức tạp của tâm hồn người • Tất cả các phạm trù thẩm mĩ. Môn Ngữ Văn giữ vai trò quan trọng trong nhà trường phổ thông với 2 chức năng đan xen hòa hợp: - Là một khoa học nhân văn - xã hội (tính khoa học) - Là một nghệ thuật ngôn từ (tính nghệ thuật) Tài liệu tham khảo 1. Những bài giảng mĩ học - Hegel - Nxb Văn Học Hà Nội - Phan Ngọc dịch 2. Nguyên lí mĩ học Má - Lê Nin. Tác giả : A. Lukin và V.C. Skachersikov. Moscow 1982 . NXB SGK Mác- Lê Nin - Hà nội - Hoài Lam dịch 3. Cái đẹp - một giá trị - Hoài Lam 4. Mĩ học với tư cách là một khoa học - Đỗ Huy - Nxb Chính trị Quốc gia.1996 5. Mĩ học và Giáo dục thẩm mĩ - Vũ Minh Tâm. Nxb Giáo Dục 1998 6. Mĩ học đại cương - Lê Ngọc Trà , Huỳnh Như Phương , Lâm Vinh - Đại học Huế xuất bản. 7. Mĩ học đại cương - Đỗ Văn Khang- Nxb Giáo Dục 1997