Giáo trình Văn học Việt Nam Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - Nửa đầu thế kỷ XIX (Phần 1)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Văn học Việt Nam Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - Nửa đầu thế kỷ XIX (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_van_hoc_viet_nam_giai_doan_nua_cuoi_the_ky_xviii.pdf
Nội dung text: Giáo trình Văn học Việt Nam Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - Nửa đầu thế kỷ XIX (Phần 1)
- Đại học huế Trung tâm đào tạo từ xa Nguyễn Lộc Giáo trình Văn học việt nam Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX (Sách dùng cho hệ đào tạo từ xa) (Tái bản lần thứ nhất) Huế - 2008
- mục lục Trang Mục lục 2 Phần i: khái quát văn học việt nam giai đoạn nữa cuối thế kỷ xviii đến nữa đầu thế kỷ xix 4 I - Diện mạo của Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX 5 II - Đặc tr−ng cơ bản có tính lịch sử chi phối sự phát triển của văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX 15 III - Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX và sự ra đời của trào l−u nhân đạo chủ nghĩa 20 IV - vấn đề khái quát hoá nghệ thuật trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX 41 Phần Ii: tác giả và tác phẩm tiêu biểu 45 CH−ơNG MộT: chinh phụ ngâm 45 I - Tiểu sử Đặng Trần Côn, Tác giả Chinh phụ ngâm 45 II - Vấn đề dịch giả Chinh phụ ngâm 46 III - Chinh phụ ngâm và hình ảnh cuộc chiến tranh phong kiến 50 IV - Một số vấn đề về nghệ thuật trong Chinh phụ ngâm 58 CHƯƠNG hai: hoàng lê nhất thống chí 69 I - Lai lịch của tác phẩm 69 II - Hoàng Lê nhất thống chí, bức tranh của xã hội phong kiến Việt Nam những năm nửa cuối thế kỷ XVIII 72 III - Nghệ thuật của Hoàng Lê nhất thống chí 79 CHƯƠNG ba: hồ xuân h−ơng 84 I - Những khó khăn trong việc nghiên cứu Hồ Xuân H−ơng 84 II - Hồ Xuân H−ơng, nhà thơ của phụ nữ 88 III - Hồ Xuân H−ơng, nhà thơ trào phúng 92 IV - Hồ Xuân H−ơng, nhà thơ trữ tình yêu đời 96 V - Phong cách thơ Hồ Xuân H−ơng 98 VI - Kết luận 102 CHƯƠNG bốn: nguyễn du 104 I - Gia thế và cuộc đời của Nguyễn Du 104 II - Truyện kiều, tập đại thành của văn học cổ Việt Nam 106 2
- CHƯƠNG năm: nguyễn công trứ 153 I - Cuộc đời Nguyễn Công Trứ 153 II - Thơ văn Nguyễn Công Trứ 156 CHƯƠNG sáu: cao bá quát 172 I - Cuộc đời Cao Bá Quát 172 II - Thơ văn Cao Bá Quát 174 Kết luận 195 3
- Phần I Khái quát văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX thực sự bắt đầu với Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn (1741), và kết thúc vào giữa thế kỷ XIX với sự kiện Pháp xâm l−ợc n−ớc ta. Đây là giai đoạn văn học đạt đ−ợc nhiều thành tựu rực rỡ nhất trong thời kỳ phong kiến. Những tác giả và tác phẩm tiêu biểu cho văn học thời kỳ phong kiến chủ yếu tập trung trong giai đoạn này : Nguyễn Du, Hồ Xuân H−ơng, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, và những tác phẩm nh− Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Hoàng Lê nhất thống chí, Lục Vân Tiên(1), v.v. Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX ra đời trong giai đoạn chế độ phong kiến đi vào con đ−ờng khủng hoảng, bế tắc. Giai cấp phong kiến thống trị giai đoạn này tỏ ra không còn năng lực quản lý và lãnh đạo Nhà n−ớc, mà lao vào cảnh ăn chơi trụy lạc và tranh giành quyền lợi, sinh ra đâm chém lẫn nhau. Những thiết chế của xã hội phong kiến làm trở ngại cho sự phát triển sức sản xuất của xã hội. Nông nghiệp đình đốn, kinh tế hàng hoá manh nha từ sớm không có điều kiện phát triển, công th−ơng nghiệp giẫm chân tại chỗ, đời sống nhân dân đói kém, Tất cả tình hình ấy đ−a đến một lô gích lịch sử là cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội diễn ra gay gắt tr−ớc kia ch−a từng có, mà biểu hiện cụ thể là phong trào nông dân khởi nghĩa bùng nổ liên tiếp trong suốt giai đoạn, suốt từ Nam chí Bắc, với đỉnh cao của nó là cuộc cách mạng Tây Sơn. Các nhà sử học mác xít gọi thế kỷ này là thế kỷ nông dân khởi nghĩa. Nh−ng nông dân, nói nh− Mác trong Ngày 18 tháng S−ơng mù của Lui Bônapáctơ : “Trong chừng mực mà hàng triệu gia đình nông dân sống trong những điều kiện kinh tế làm cho họ tách rời nhau và đối lập lối sống của họ, lợi ích của họ và trình độ giáo dục của các giai cấp khác, thì các gia đình ấy họp lại thành một giai cấp. Nh−ng các gia đình ấy không thành một giai cấp nữa trong chừng mực mà giữa những ng−ời chủ nông chỉ có một mối liên hệ địa ph−ơng thôi và lợi ích giống nhau của họ không tạo nên giữa họ một mối liên hệ cộng đồng nào cả, một mối liên hệ toàn quốc nào cả, hay một tổ chức chính trị nào cả ”(2). Chính vì vậy cho nên phong trào nông dân Tây Sơn sau khi giành đ−ợc thắng lợi huy hoàng, đã không phát huy đ−ợc vai trò tích cực của mình, mà dần dần đi vào con đ−ờng phong kiến hoá, để cuối cùng thất bại tr−ớc sức tấn công của tập đoàn phong kiến Nguyễn ánh, có cơ sở xã hội trong tầng lớp đại địa chủ Đàng Trong, lại có sự viện trợ về quân sự của bọn t− bản n−ớc ngoài. Nguyễn ánh lên ngôi, thành lập triều đại nhà Nguyễn, đó là nhà n−ớc chuyên chế nhất trong lịch sử. Cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội càng gay gắt, nh−ng diễn ra có phần phức tạp hơn tr−ớc. Tập đoàn phong kiến thống trị triều Nguyễn (1) Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu ra đời tr−ớc khi thực dân Pháp xâm l−ợc n−ớc ta, là tác phẩm lớn cuối cùng kết thúc giai đoạn này. Nh−ng Lục Vân Tiên lại là tác phẩm đầu tiên trong quá trình sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, mà Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu sáng tác vào giai đoạn sau khi Pháp xâm l−ợc n−ớc ta. Vì vậy chúng tôi không viết một ch−ơng riêng về Lục Vân Tiên ở đây, mà kết hợp trình bày trong ch−ơng viết về Nguyễn Đình Chiểu. Xem : Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, Ch−ơng II, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1971. (2) C. Mác, Ph. ăngghen, Tuyển tập, tập I, NXB Sự thật, Hà Nội, 1960, tr. 402. 4
- không nh−ợng bộ tr−ớc cuộc đấu tranh của quần chúng, khi thực dân Pháp nổ súng xâm chiếm n−ớc ta, vì sự bạc nh−ợc của mình, họ không đứng về phía nhân dân chống xâm l−ợc, nên kết quả là thất bại. Năm 1858 kết thúc một giai đoạn trong lịch sử dân tộc và mở ra một giai đoạn mới. Trong văn học, năm 1858 cũng kết thúc một giai đoạn, và mở ra một giai đoạn mới. Nh−ng cả giai đoạn này và giai đoạn kế tiếp chấm dứt vào cuối thế kỷ XIX, vẫn thuộc về thời kỳ thứ nhất trong văn học Việt Nam, thời kỳ văn học đ−ợc sáng tác trong khuôn khổ của ý thức hệ phong kiến(1). Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX là một giai đoạn phát triển hết sức rực rỡ trong khi chế độ phong kiến đang khủng hoảng, bế tắc. Điều đó mới nhìn có vẻ mâu thuẫn, kỳ thực không có gì mâu thuẫn cả. Mác nói : “Đối với nghệ thuật có những thời kỳ phồn vinh nhất định, tuyệt nhiên không có quan hệ gì với sự phát triển chung của xã hội cả, và do đó cũng tuyệt nhiên không có quan hệ gì với cơ sở vật chất, với cái cốt cách của xã hội, nếu có thể nói nh− thế đ−ợc”(2). Và theo Plêkhanốp thì : “ Nói rằng nghệ thuật – cũng nh− văn học – là phản ảnh của cuộc sống, nh− thế là nói lên quan niệm, mặc dù đúng, nh−ng vẫn còn rất mơ hồ. Muốn biết nghệ thuật phản ánh cuộc sống nh− thế nào, cần phải hiểu cơ cấu của cuộc sống đó. ở các dân tộc văn minh, thì đấu tranh giai cấp là một trong những động lực của cơ cấu ấy. Và chỉ sau khi đã xem xét động lực này, đã khảo sát cuộc đấu tranh giai cấp và đã nghiên cứu các sự chuyển biến muôn hình vạn trạng của nó, chúng ta mới có thể phát biểu ý kiến một cách thoả đáng đôi chút về lịch sử tinh thần của xã hội văn minh(3). Đối với Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX cũng cần phải nhìn nhận trên một quan điểm nh− vậy. Chúng ta không thể chỉ dừng lại ở nhận xét về sự phát triển không t−ơng ứng giữa văn học và xã hội, mà phải đi sâu vào cơ cấu của xã hội, phải “khảo sát cuộc đấu tranh giai cấp và nghiên cứu sự chuyển biến muôn hình vạn trạng của nó”, nh− thế chúng ta sẽ thấy rất rõ rằng văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, nếu một mặt có sự phát triển không t−ơng ứng với cơ sở kinh tế của xã hội, thì mặt khác, nó lại phát triển rất t−ơng ứng với tình hình cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt trong giai đoạn này mà lực l−ợng tiến bộ, lực l−ợng của quần chúng nông dân có một −u thế không chối cãi đ−ợc. Đúng nh− Tr−ờng Chinh nói : “ khi nào những học thuyết chính trị và những tác phẩm văn nghệ diễn đạt quyền lợi của giai cấp tiên phong thì th−ờng nó lại đi tr−ớc thực trạng kinh tế”(4). I - Diện mạo của Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX Nền văn học dân tộc của ta thực sự ra đời cùng với nền độc lập của dân tộc. Từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII, gần tám thế kỷ trôi qua, lịch sử đã xây dựng cho nó một truyền thống về văn học dân gian cũng nh− về văn học bác học, về văn ch−ơng chữ Hán, cũng nh− về văn (1) Về vấn đề phân chia các thời kỳ văn học sử, chúng tôi có trình bày rõ hơn trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. Sđd. (2) C.Mác, Lời mở đầu phê phán kinh tế chính trị. Xem : Mác – ăng ghen, Về văn học nghệ thuật, NXB Sự thật, Hà Nội, 1958, tr. 99. (3) Văn học kịch và hội hoạ ở n−ớc Pháp trong thế kỷ XVIII xét theo quan điểm xã hội. Xem : Plêkhanốp, Nghệ thuật và đời sống xã hội (bản dịch của Từ Lâm), NXB Văn hoá – Nghệ thuật, Hà Nội, 1963, tr. 283. (4) Tr−ờng Chinh, Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam (in lần thứ hai), NXB Sự thật, Hà Nội, 1974, tr. 13. 5
- ch−ơng chữ Nôm. Truyền thống văn học dân tộc đến giai đoạn này, trong điều kiện lịch sử mới, lại càng phát triển một cách vững chắc. Tr−ớc kia lịch sử ch−a bao giờ chứng kiến một giai đoạn nào văn học lại phát triển một cách phong phú không những về số l−ợng mà về cả chất l−ợng nh− giai đoạn này. Điều đó có một loạt nguyên nhân về lực l−ợng sáng tác, về công chúng văn học, cũng nh− về điều kiện in và xuất bản, lúc bấy giờ. D−ới thời kỳ Lý – Trần, từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII, lực l−ợng sáng tác văn học chủ yếu là các nhà s−, hầu hết là nhà s− ở triều đình. Bấy giờ Phật giáo đang thịnh. Về sau, từ cuối đời Trần đến đời Lê, Nho giáo phát triển, lực l−ợng sáng tác văn học chủ yếu là các nhà nho, hầu hết cũng là nho sĩ ở triều đình, nho sĩ quan liêu. Nhà n−ớc phong kiến tập quyền Việt Nam hình thành trong điều kiện đặc biệt, thiếu một cơ sở xã hội vững chắc nên nhanh chóng biến thành nhà n−ớc quan liêu, và để củng cố địa vị thống trị của mình, nó cần rất nhiều quan lại. Việc tiến cử không đáp ứng đ−ợc phải dùng thi cử. Nh−ng thực tế cửa tr−ờng chỉ mở ra đón lấy con em bọn quan lại quyền quý, con em các tầng lớp bình dân hãn hữu lắm mới có ng−ời đ−ợc đi học. Thành phần lực l−ợng sáng tác vì vậy mà mặc dù có đông hơn tr−ớc về số l−ợng thì cũng chỉ đông về mặt số l−ợng, còn về mặt chất l−ợng cơ bản ch−a có gì thay đổi. Đến giai đoạn này, lực l−ợng sáng tác tuy vẫn là nho sĩ, nh−ng bên cạnh tầng lớp nho sĩ quan liêu, đậu cao và làm quan to, nho sĩ bình dân chiếm một vị trí đáng kể. Nhà n−ớc Lê sơ trong buổi thịnh thời rất chú trọng việc thi cử. Nói chung, việc học, việc thi đ−ợc tổ chức có quy củ, nghiêm ngặt. Điều đó một mặt đảm bảo chất l−ợng đào tạo theo nhu cầu của giai cấp thống trị, mặt khác, vì tổ chức nghiêm ngặt nh− thế, nên không nhiều ng−ời có điều kiện đi học, đi thi. B−ớc sang nửa cuối thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến suy tàn, việc học, việc thi không đ−ợc chú trọng. Tr−ờng học có thể tuỳ tiện mở ra khắp nơi. Học trò không cần giỏi cũng có thể đi thi. Bọn thống trị nhiều lúc cần tiền sẵn sàng biến thi cử thành chuyện mua bán. Chẳng hạn, năm 1750 chúa Trịnh quy định trong kỳ thi H−ơng ai nộp ba quan đ−ợc miễn khảo hạch, coi nh− đỗ sinh đồ, Tình hình học và thi nh− thế, rõ ràng chất l−ợng không đảm bảo nh− tr−ớc, một số kẻ giàu có thể nhờ tiền mà đậu đạt. Lịch triều hiến ch−ơng loại chí ghi lại khoa thi năm Tân Dậu (1741) những kẻ nhờ thế nhờ của mà đậu có đến một nửa(1). Các nhà chép sử phong kiến th−ờng phàn nàn giai đoạn này có những anh làm ruộng, đi buôn, những anh lái lợn, lái trâu cũng đua nhau nộp ba quan để vào thi. Nh−ng mặt khác, phải thấy là do buông lỏng việc học, việc thi nh− thế, nên nhiều ng−ời mới có điều kiện đi học, đi thi. Và ngay điều mà các sử gia phong kiến phàn nàn cũng phản ánh một thực tế là giai đoạn này con em những ng−ời thuộc tầng lớp d−ới, những ng−ời làm ruộng, đi buôn có đ−ợc học tập ít nhiều. Chính điều kiện đó làm hình thành một tầng lớp nho sĩ bình dân tăng c−ờng cho đội ngũ sáng tác. Không những thế, ngay nho sĩ thuộc tầng lớp trên và nho sĩ quan liêu trong giai đoạn này cũng có những đặc điểm khác với tầng lớp nho sĩ quan liêu những giai đoạn tr−ớc, có lợi cho sáng tác. Thời Lê sơ việc học kinh điển rất nặng, ng−ời đi học ngoài việc nhồi nhét các kinh điển của Nho giáo không còn mấy thời giờ để học thêm sách vở gì khác. Giai đoạn này việc học kinh điển không nặng nề nh− tr−ớc. Chúa Trịnh sai soạn những bộ Toát yếu thay thế cho những bộ Đại toàn, ng−ời đi học chỉ cần học những bộ Toát yếu ấy để đi thi là đỗ. Do đó, ng−ời có chí có điều kiện mở rộng kiến văn bằng cách đọc thêm nhiều sách vở khác, nhất là những “ngoại th−”, là những món rất hấp dẫn đối với ng−ời có học, nh−ng lại là thứ kiêng kỵ, “quốc cấm” ở các nhà tr−ờng. Không phải ngẫu nhiên mà giai đoạn này sản sinh ra đ−ợc nhiều ng−ời có kiến thức uyên bác về (1) Phan Huy Chú, Lịch triều hiến ch−ơng loại chí, bản dịch tập III, NXB Sử học, Hà Nội, 1961, tr. 19. 6
- nhiều mặt nh− Lê Quý Đôn, Nguyễn Gia Thiều, Lê Hữu Trác, Bùi Huy Bích, Nguyễn Du, Phan Huy Chú, v.v. Một đặc điểm nữa của lực l−ợng sáng tác trong văn học giai đoạn này là vốn sống của họ khá phong phú. Các nhà văn thuộc tầng lớp bình dân gần gũi quần chúng, vốn sống của họ phong phú đã đành, mà ngay các nhà văn thuộc tầng lớp trên trong giai đoạn này, tr−ớc những biến động dữ dội của thời đại, không một ng−ời nào có thể ở yên trong lầu son gác tía, nhiều ng−ời bị quăng ra giữa cuộc đời, cũng lăn lộn, từng trải những cảnh nghèo khổ, long đong của quần chúng, vốn sống của họ cũng rất phong phú. Tr−ờng hợp Nguyễn Du là một ví dụ tiêu biểu. Tất cả tình hình đó đ−a đến kết quả là lực l−ợng sáng tác trong văn học giai đoạn này khác tr−ớc về chất. Việc học, việc thi mở rộng không những tăng c−ờng đội ngũ nho sĩ bình dân vào lực l−ợng sáng tác văn học, mà nó cũng làm cho công chúng văn học thay đổi. Tr−ớc kia công chúng của văn học bác học chỉ là một số ít những ng−ời có học thuộc tầng lớp trên. Giai đoạn này công chúng văn học đ−ợc mở rộng, gồm nhiều ng−ời có học không những thuộc tầng lớp trên, mà khá đông thuộc lại tầng lớp trung và d−ới, và thông qua những độc giả thuộc tầng lớp trung và d−ới, công chúng văn học − chủ yếu là công chúng của bộ phận văn học chữ Nôm − đ−ợc mở rộng đến đông đảo quần chúng. Đ−ơng thời Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc và nhiều truyện Nôm bình dân không phải chỉ nho sĩ mới th−ởng thức, mà quần chúng rộng rãi cũng th−ởng thức đ−ợc. Có ng−ời không biết chữ Nôm, nhờ thuộc Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm mà về sau học đ−ợc chữ Nôm. Đó là một b−ớc phát triển có ý nghĩa. Ngoài ra, sự tiến bộ chút ít của nghề in sách và bán sách một chừng mực nào cũng có tác dụng kích thích đối với sáng tác văn học, mặc dù tác dụng này đ−ơng thời vẫn còn rất hạn chế. Nghề in ở giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX vẫn là in khắc gỗ. In đ−ợc một cuốn sách công phu và tốn kém không phải ít. Lê Hữu Trác không thích ra kinh đô chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán, cuối cùng lại đồng ý đi, vì ông muốn nhân cơ hội đó sắp xếp để in bộ sách thuốc của mình. Thế mà cho đến khi nhắm mắt, −ớc mơ của ông vẫn không thực hiện đ−ợc(1). Rất nhiều tác phẩm trong giai đoạn này vẫn l−u hành bằng cách chép tay. Song dù sao so với tr−ớc cũng phải nhận là có tiến bộ. Tr−ớc kia phần lớn sách in là mua từ Trung Quốc. Sách của ng−ời Việt Nam viết, trừ sách của vua chúa, hay của nhà n−ớc tổ chức biên soạn mới đ−ợc in. Đến giai đoạn này, một số sách kinh điển của Nho giáo không mua từ Trung Quốc nữa mà tổ chức in lại trong n−ớc cho rẻ hơn, và không phải chỉ có sách của vua chúa, của nhà n−ớc mới đ−ợc khắc in, mà sách của t− nhân cũng có thể khắc in. ở kinh đô bắt đầu hình thành một số cơ sở kinh doanh bằng nghề in sách và bán sách nh− Tích Thiện đ−ờng, Lạc Thiện đ−ờng, v.v. Năm 1662 Trịnh Tạc trong 47 điều giáo hoá đã ra lệnh : "Phàm sách vở có quyển nào quan hệ đến sự giáo hoá trong đời mới đ−ợc xuất bản. Lâu nay những ng−ời hiếu sự hay l−ợm lặt các sách vở bằng chữ Nôm, không phân biệt cái gì nên xem hay không, cứ xuất bản để lấy lợi. Điều đó nên nghiêm cấm. Từ nay trở đi, nhà nào có tàng trữ các sách ấy hay là bản in, chính phủ đều thu đốt hết". Về sau các chúa Trịnh C−ơng, Trịnh (1) Cho mãi đến năm 1879, nghĩa là sau khi Lê Hữu Trác qua đời gần 90 năm, nhà y học Vũ Xuân Hiên cùng với hoà th−ợng Thích Thanh Cao ở chùa Đồng Nhân, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc huyện Quế Võ, Bắc Ninh) mới quyên đủ tiền để khắc in tác phẩm của Lê Hữu Trác. Công việc khắc in kéo dài trong hơn sáu năm mới hoàn thành. 7
- Doanh nhiều lần nhắc lại lệnh này. Năm 1760, Trịnh Doanh còn sai Nhữ Đình Toản diễn Nôm cho dễ nhớ. Đó là những bằng cứ chứng tỏ nghề in sách và bán sách trong giai đoạn này có phát triển, mặc dù nhà văn ch−a hề biết một tý gì gọi là quyền nhuận bút(1). Tóm lại, một lực l−ợng sáng tác đ−ợc tăng c−ờng và đổi mới, một công chúng văn học đ−ợc mở rộng, nghề in sách và bán sách có những tiến bộ chút ít, Đó là những tiền đề trực tiếp cho sự phát triển của văn học giai đoạn này. * * * Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX vẫn gồm hai bộ phận văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Cả hai đều phát triển hơn tr−ớc rất nhiều, đặc biệt là bộ phận văn học chữ Nôm. Ngày nay nói đến thành tựu của văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX, chủ yếu là nói đến bộ phận văn học chữ Nôm, mặc dù văn học chữ Hán không phải không có những thành tựu đáng kể. Văn học chữ Nôm phát triển mạnh trong giai đoạn này cả về số l−ợng lẫn chất l−ợng. Sáng tác văn học bằng chữ Nôm ít ra đã có từ thời Hàn Thuyên, đời Trần. Đến đời Lê, với sáng tác của Nguyễn Trãi, của Lê Thánh Tông và hội Tao đàn, của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thiên Nam ngữ lục, văn học chữ Nôm đã khẳng đinh đ−ợc vị trí của nó trong đời sống văn học dân tộc, và đến giữa thế kỷ XVIII nó phát triển rực rỡ. Giải thích tình hình trên đây không thể không chú ý đến những phẩm chất mới của lực l−ợng sáng tác, đến sự tăng c−ờng những tác giả thuộc tầng lớp d−ới, đồng thời qua đó tăng c−ờng ảnh h−ởng của văn học dân gian, của ca dao, dân ca đối với sáng tác của văn học thành văn. Về ph−ơng diện thể tài, nhìn chung những thể tài của văn học chữ Nôm đều đã manh nha từ tr−ớc, nh−ng đến giai đoạn này nó mới thật phát triển hoàn chỉnh, mới thật khai hoa kết quả. Những giai đoạn tr−ớc, thể tài đ−ợc dùng trong văn học chữ Nôm chủ yếu là thể thơ Đ−ờng luật, nghĩa là thể tài dùng trong thi cử, vốn bắt nguồn từ văn học n−ớc ngoài. Do nhu cầu diễn đạt nội dung dân tộc và nhiều khi cần diễn đạt với quy mô lớn, việc dùng nguyên vẹn thể thơ Đ−ờng luật có chỗ không thích hợp, nhà thơ thấy cần phải có những sáng tạo trong ph−ơng tiện phản ánh. Nhiều nhà thơ Nôm các giai đoạn tr−ớc đã đi đến việc cải biến thể thơ thất ngôn bát cú Đ−ờng luật thành thể bát cú xen kẽ câu sáu chữ với câu bảy chữ ; đồng thời kết những bài thơ Đ−ờng luật lại thành thể truyện thơ để có khả năng phản ánh cuộc sống rộng lớn hơn. Kết quả là sự ra đời loại thơ Nôm bát cú của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và các truyện thơ V−ơng T−ờng, Tô Công phụng sứ, v.v. Xu h−ớng này có ý nghĩa ở xuất phát điểm của nó nhiều hơn là ở kết quả của nó. Những bài thơ bát cú xen kẽ câu sáu chữ với câu bảy chữ không mở rộng gì về dung l−ợng, mà về nhạc điệu lại có chỗ không hài hoà nh− bài thơ Đ−ờng luật cổ điển. Còn kết những bài thơ Đ−ờng luật lại để viết về một câu chuyện tự sự thì gặp phải mâu thuẫn giữa kết cấu chặt chẽ của từng bài với tính liên tục của thể loại tự sự. Một xu h−ớng tìm tòi khác h−ớng về văn học dân gian, dùng thể tài của văn học dân gian để sáng tác. Kết quả là sự ra đời những tác phẩm viết bằng thể lục bát và song thất lục (1) Bộ Lịch triều hiến ch−ơng loại chí của Phan Huy Chú khi tác giả dâng cho Minh Mệnh xem, đ−ợc Minh Mệnh khen th−ởng cho 30 lạng bạc, một chiếc áo sa, 30 ngòi bút và 30 thoi mực. 8
- bát nh− Thiên Nam ngữ lục, Ngoạ long c−ơng vãn của Đào Duy Từ (viết bằng lục bát), Tứ thời khúc vịnh của Hoàng Sĩ Khải, Đào nguyên hành của Phùng Khắc Khoan (viết bằng song thất lục bát), ngoài ra còn có một vài tác phẩm viết bằng thể ca trù nh− bài Nghĩ hộ tam giáp giải th−ởng hát ả đào của Lê Đức Mao, Xu h−ớng này có triển vọng lớn, nh−ng mới bắt đầu nên ch−a có kinh nghiệm. Thể song thất lục bát trong Tứ thời khúc vịnh gieo vần ch−a thật chỉnh, nhà thơ lại viết về một đề tài không phù hợp với sở tr−ờng và đặc điểm của nó. Còn thể lục bát dùng vào loại tự sự đúng chỗ hơn, nh−ng từ một thể lục bát quen thuộc trong những câu ca dao trữ tình ngắn, lần đầu tiên đ−ợc dùng vào thể loại tự sự dài hàng mấy nghìn câu nh− Thiên Nam ngữ lục, đòi hỏi nhà thơ không phải chỉ nắm đ−ợc đặc tr−ng của lục bát mà còn phải nắm đ−ợc đặc tr−ng của thể loại tự sự nữa. Tất cả những điều đó, tr−ớc thế kỷ XVIII ch−a có điều kiện thực hiện, mà phải chờ đến giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX mới thực hiện đ−ợc. Trong văn học chữ Nôm nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX ch−a có văn xuôi nghệ thuật(1), thơ vẫn là chủ yếu. Điều này chắc chắn có phần quan trọng là do đặc điểm của chữ viết, một phần nữa là do đặc điểm của ngôn ngữ và thói quen t− duy của nhân dân, cũng do cái ngôn ngữ ấy quy định. Có một giả thiết cho rằng chữ viết của ta d−ới một dạng nào đó đã có tr−ớc thời Bắc thuộc. Nhà n−ớc thời các vua Hùng phát triển đến một trình độ nh− thế phải chăng đã có một thứ văn tự nào đó để ghi lại những thành tựu và kinh nghiệm của nó ? Tất nhiên chữ viết này nếu có thì cũng rất đơn giản và về sau d−ới thời Bắc thuộc nó bị mai một đi. Còn chữ Nôm đ−ợc cấu tạo trên cơ sở chữ Hán cũng có thể ra đời từ sớm, nh−ng cho mãi đến ngày tận cùng, khi nó đ−ợc thay thế bằng chữ quốc ngữ, phiên âm theo mẫu tự La tinh, chữ Nôm vẫn ch−a bao giờ có một dạng ổn định, quy phạm hoá có tính chất thống nhất cả. Một tình trạng văn tự nh− thế, nếu viết bằng văn xuôi rất khó khăn trong việc th−ởng thức, cảm thụ. Mặt khác, về ph−ơng diện ngôn ngữ, tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu âm thanh, giàu nhạc điệu, ngay trong việc giao tế hằng ngày nhân dân ta cũng th−ờng dùng một ngôn ngữ có vần và nhịp điệu, th−ờng thích lối nói ví von, so sánh. Đó là những yếu tố của một ngôn ngữ thơ. Rõ ràng những đặc điểm này vừa là sự ràng buộc, đồng thời là sự kích thích cho thơ phát triển. Thơ trữ tình giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX chủ yếu đ−ợc viết bằng thể Đ−ờng luật, hát nói và song thất lục bát, còn thơ tự sự đ−ợc viết bằng thể lục bát. Thơ Đ−ờng luật th−ờng diễn tả một khoảnh khắc của tâm trạng hay một cảm xúc nào đó của nhà thơ tr−ớc cuộc sống. Dung l−ợng của thể tài hạn chế, và cách luật của nó cũng chặt chẽ. Tuy vậy, các nhà thơ Nôm viết bằng thể thơ Đ−ờng luật vẫn có những thành tựu rất đáng kể, nh− Hồ Xuân H−ơng, Bà Huyện Thanh Quan. D−ới ngòi bút của Hồ Xuân H−ơng, thơ Đ−ờng luật đ−ợc vận dụng theo h−ớng dân tộc hoá triệt để trong khuôn khổ mà thể tài cho phép. Xuân H−ơng lợi dụng những câu thơ đối nhau trong thể thơ Đ−ờng luật tạo ra cái (1) Về văn xuôi hành chính giai đoạn này có một số bài nh− : − Bài Khải của Lê Quý Đôn trình bày về công việc của sứ bộ sang nhà Thanh năm 1760 trong Bắc sứ thông lục. − Tờ Chiếu của Nguyễn Huệ gửi La Sơn Phu Tử năm 1788. − Bức th− Nguyễn Huệ viết cho La Sơn Phu Tử năm 1788. − Dụ nhị suý quốc âm chiếu văn năm 1794. − Diệu quân quân thứ quốc âm biểu văn năm 1800, v.v. 9
- thế đối lập, t−ơng phản dùng vào mục đích trào phúng, đả kích. Bà lại khai thác triệt để cách ngắt nhịp và gieo vần để làm cho bài thơ có khả năng biểu hiện một cách sinh động. Bà đã đ−a đ−ợc vào một thể thơ vốn đài các, trang trọng, một nội dung thông tục, hằng ngày, và cũng diễn đạt cái nội dung ấy bằng thứ ngôn ngữ thông tục, hằng ngày. Còn thơ Đ−ờng luật của Bà Huyện Thanh Quan, xuất hiện d−ới dạng cổ điển, niêm luật chặt chẽ, nội dung trang nhã, đặc biệt về mặt âm h−ởng thì thơ bà hết sức dồi dào, hấp dẫn. Bà Huyện Thanh Quan chỉ còn lại có mấy bài thơ Đ−ờng luật, về ph−ơng diện nghệ thuật, có thể nói đó là những viên ngọc đ−ợc một ng−ời thợ lành nghề mài giũa kỹ l−ỡng, nên nó lóng lánh trăm nghìn màu sắc. So với thể thơ Đ−ờng luật, thể hát nói cũng là một thể thơ trữ tình ngắn, nh−ng có dung l−ợng lớn hơn và cách luật cũng thoải mái hơn. Thể hát nói xuất hiện từ thế kỷ XVI với Lê Đức Mao, sau đó không thấy đ−ợc dùng. Đầu thế kỷ XIX nó đ−ợc dùng lại với các nhà thơ Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Hàm Ninh. Hát nói vốn là những bài hát gắn liền với sinh hoạt ả đào, nội dung của nó th−ờng nói chuyện ăn chơi, h−ởng lạc. Cấu tạo bài hát nói kết hợp đ−ợc một cách linh hoạt những câu thơ dài với những câu thơ ngắn, nó không thể kéo dài vô hạn, nh−ng cũng không hạn chế vào mấy câu ít ỏi nh− thể thơ Đ−ờng luật. Do đặc điểm ấy nên thơ hát nói có khả năng diễn đạt những tình cảm phóng túng, những hoài bão mạnh mẽ. Hát nói nửa đầu thế kỷ XIX phát triển theo hai h−ớng, một mặt có những bài nói về cuộc sống h−ởng lạc, ăn chơi, mặt khác có những bài lại nói về chí nam nhi, về lý t−ởng hành động của con ng−ời. Hát nói của Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát đạt đến trình độ mẫu mực của thể thơ này, mà về sau với D−ơng Lâm, D−ơng Khuê hay Tản Đà, cũng chỉ có tiếp tục chứ không có phát triển. Hát nói của Cao Bá Quát không nhiều. Cao Bá Quát bên cạnh những bài hát nói bằng chữ Nôm, có rất nhiều thơ viết bằng chữ Hán. Còn với Nguyễn Công Trứ thì hát nói của ông không những có chất l−ợng nghệ thuật cao, mà số l−ợng bài cũng nhiều. Nguyễn Công Trứ là nhà thơ đạt đến đỉnh cao nhất trong thể tài này Nh−ng thơ trữ tình trong văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX chủ yếu đ−ợc viết bằng thể song thất lục bát. Song thất lục bát bắt đầu với bản dịch Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm(1), rồi Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, tiếp theo là Ai t− vãn của Lê Ngọc Hân, Văn triệu linh của Phạm Thái, Văn chiêu hồn của Nguyễn Du, bản dịch Chinh phụ ngâm của Phan Huy ích, Bần nữ thán, khuyết danh, Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ, bản dịch Tỳ bà hành của Phan Huy Thực, bản dịch Chức cẩm hồi văn của Hoàng Quang, v.v. đ−ợc nâng lên thành thể tr−ờng ca trữ tình, th−ờng gọi là thể ngâm hay ngâm khúc, phát huy truyền thống của Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm khúc. Đây là một trong những thể loại tiêu biểu nhất của văn học giai đoạn này và đạt đ−ợc những thành tựu rực rỡ. Tr−ớc kia với Tứ thời khúc vịnh, song thất lục bát đ−ợc dùng để miêu tả thiên nhiên, qua đó nhằm ca ngợi nền thống trị của triều đại phong kiến đ−ơng thời ; với thể ngâm khúc, song thất lục bát chủ yếu dùng để diễn tả tâm trạng. Về cách luật, song thất lục bát không gò bó nh− thể thơ Đ−ờng luật, về dung l−ợng, nó lại có khả năng mở rộng hơn cả hát nói. Nhất là đặc điểm về nhịp điệu, vừa chậm lại vừa có những chu kỳ láy đi láy lại, nó thích hợp trong việc diễn tả những tâm trạng buồn, đứng yên, hay ít phát triển. Đinh Nhật Thận viết Thu dạ lữ hoài ngâm bằng chữ Hán diễn tả tâm trạng buồn của một ng−ời lữ thứ cũng tìm đến song (1) Có thể bản dịch Chinh phụ ngâm hiện hành không phải của Đoàn Thị Điểm, nh−ng có nhiều cơ sở để khẳng định bản dịch Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm đã dùng thể song thất lục bát. Xem Ch−ơng I về Chinh phụ ngâm. 10
- thất lục bát, Phạm Thái viết Sơ kính tân trang − một truyện thơ, nh−ng khi diễn tả tâm trạng buồn, ông cũng th−ờng chuyển sang song thất lục bát, Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX, cuộc sống đầy biến động, con ng−ời đứng tr−ớc những vấn đề hết sức lớn lao thuộc về vận mệnh của mình và của xã hội. Văn học không thể ngủ yên trong những thể tài cũ nhỏ bé, mà phải đổi mới, phải v−ơn lên những thể tài lớn. Ngâm khúc ra đời đánh dấu một b−ớc phát triển của thể loại trữ tình trong văn học Việt Nam, ảnh h−ởng của nó rất lớn đối với đ−ơng thời, cũng nh− đối với sự phát triển của văn học trong t−ơng lai. Nh−ng dù sao ngâm khúc cũng chỉ diễn tả tâm trạng, nói đúng hơn là diễn tả tâm trạng buồn. Cuộc sống đòi hỏi phải có những thể loại lớn để phản ánh một cách đa dạng và bao quát. Văn xuôi chữ Nôm ch−a ra đời, truyện thơ đảm nhiệm công việc ấy. Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX không có truyện thơ Đ−ờng luật, loại truyện thơ viết theo thể văn của hát bội nh− Lục súc tranh công chỉ là cá biệt. Giai đoạn này chủ yếu là truyện thơ lục bát. Có thể nói, truyện thơ lục bát là đỉnh cao của văn học chữ Nôm, là thành tựu xuất sắc nhất của văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX. Thể lục bát, do đặc điểm về cấu tạo − chủ yếu cũng là cấu tạo nhịp điệu − nó linh hoạt hơn song thất lục bát. Lục bát có thể diễn tả tình cảm u buồn, cũng có thể diễn tả tình cảm trong sáng, có thể đi sâu vào đời sống nội tâm, cũng có thể miêu tả sự việc, hành động, có thể trữ tình, cũng có thể trào phúng, khôi hài, v.v. Một thể tài kết hợp đ−ợc nhiều mặt, nhiều chức năng, nhiều sắc thái thẩm mỹ nh− thế, thích hợp với lối phản ánh cuộc sống có tính chất sử thi. Nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX ra đời hàng mấy chục truyện thơ, có loại hữu danh, có loại khuyết danh, có loại bình dân, có loại bác học. Ngoài truyện thơ lục bát, giai đoạn này cũng xuất hiện loại ký sự lục bát. Truyện thơ th−ờng viết dựa theo câu chuyện n−ớc ngoài, hay diễn ca truyện cổ tích ; còn ký sự thì ghi chép các việc tác giả đã trải qua. Có ký sự đầy tính chất h− cấu thơ mộng, thực chất không khác gì một truyện thơ nh− Mai đình mộng ký của Nguyễn Huy Hổ. Có ký sự một nửa là truyện nh− Bất phong l−u truyện của Lý Văn Phức. Ngoài ra thể lục bát còn đ−ợc dùng để diễn ca lịch sử nh− : Đại Nam quốc sử diễn ca của Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái, tiếp tục truyền thống diễn ca lịch sử của Thiên Nam ngữ lục. Nhìn chung văn học chữ Nôm giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX phát triển theo hai h−ớng : 1. Trên cơ sở của văn học dân gian, và tiếp thu sâu sắc ảnh h−ởng của văn học dân gian, chủ yếu là ca dao, dân ca, vè, nó phát triển mạnh theo h−ớng dân tộc hoá. 2. Mặc dù ch−a có văn xuôi nghệ thuật, mà chỉ có thơ, nh−ng thơ Nôm giai đoạn này không dừng lại ở những thể tài nhỏ, mà v−ơn lên và đã thành công ở những thể tài lớn, có khả năng bao quát sâu rộng cuộc sống : thành tựu chủ yếu của nó là truyện thơ và ngâm khúc. * * * Văn học chữ Hán giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX không phát triển rực rỡ bằng văn học chữ Nôm, nh−ng khối l−ợng lại rất nhiều và không phải không có 11
- những thành tựu đáng kể. Nó vẫn là một b−ớc tiến cao hơn so với văn học chữ Hán những giai đoạn tr−ớc. Nói chung, khác với văn học chữ Nôm, văn học chữ Hán ngay từ đầu đã bao gồm cả văn xuôi và thơ. Thơ − và một chừng mực nào đó là phú – gắn liền với thể loại trữ tình ; còn văn xuôi gắn liền với thể loại tự sự, chính luận. Thơ chữ Hán giai đoạn này khối l−ợng rất nhiều, không thể kể hết các thi tập của các tác giả. Trong các thi tập ấy, có ng−ời viết hàng trăm bài, có ng−ời viết hàng nghìn bài. Tuy nhiên, thơ chữ Hán không vì số l−ợng lớn của nó mà đ−ợc đánh giá cao hơn thơ Nôm. Về thể tài, thơ chữ Hán căn bản không có gì khác tr−ớc. Phổ biến vẫn là thơ Đ−ờng luật, ngoài ra còn một số thể khác nh− cổ phong, tr−ờng thiên, Tác động của cuộc sống đối với thơ chữ Hán để lại dấu vết trong nội dung của nó hơn là trong thể tài. Đối với các nhà thơ sáng tác bằng chữ Hán, d−ờng nh− đã vay m−ợn đ−ợc ngôn ngữ n−ớc ngoài, thì vay m−ợn thể tài của n−ớc ngoài cũng là việc đ−ơng nhiên, không có nhu cầu cải tiến. Tuy vậy, ở những nhà thơ lớn, việc vay m−ợn thể tài của n−ớc ngoài không ngăn cản họ viết những bài thơ xuất sắc, có nội dung phong phú và có giá trị nghệ thuật cao. Đó là tr−ờng hợp Đặng Trần Côn viết Chinh phụ ngâm, Ngô Thế Lân viết những bài trong Phong trúc tộc, đó là tr−ờng hợp thơ chữ Hán của Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Phú không phải là thơ, nh−ng vẫn gần với thơ. Nếu thơ chữ Hán giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX vẫn là một b−ớc phát triển so với tr−ớc, thì phú chữ Hán lại có vẻ thụt lùi. Số l−ợng các bài phú không đến nỗi quá ít. Riêng bộ Ngô gia văn phái cũng có đến dăm chục bài, đáng tiếc là không mấy bài có nội dung xã hội sâu sắc. Phú th−ờng nặng về miêu tả. Các nhà làm phú chữ Hán của ta có truyền thống viết về thiên nhiên. Nếu các giai đoạn tr−ớc, thiên nhiên làm đề tài cho phú th−ờng là những di tích lịch sử, những chiến công hiển hách của dân tộc đ−ợc các nhà làm phú phản ánh với một cảm hứng đầy tự hào, thì giai đoạn này thiên nhiên trong các bài phú là các cảnh đẹp, có gió mát trăng thanh, có non có n−ớc, và nhà thơ diễn tả với một cảm giác th−ờng là thoả mãn, không có mấy bài đ−ợc nh− Đăng ải Vân phú của Ngô Thì Chí, ít nhiều có gắn bó với việc ca ngợi nhà Tây Sơn Ngoài ra, một số bài phú có tính chất diễn giảng về triết học cũng không gắn bó nhiều với những vấn đề trong cuộc sống tr−ớc mắt. Những bài phú hay nhất, có giá trị nhất của giai đoạn này không thuộc phần văn học chữ Hán mà thuộc bộ phận văn học chữ Nôm nh− Tụng Tây hồ phú của Nguyễn Huy L−ợng, Hàn nho phong vị phú của Nguyễn Công Trứ, Tài tử đa cùng phú của Cao Bá Quát, nh−ng cũng không nhiều lắm. Trong văn học chữ Hán giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX phần văn xuôi có ý nghĩa hơn thơ, và so với tr−ớc nó có một b−ớc phát triển khá rõ. Văn xuôi chữ Hán giai đoạn này gồm có văn xuôi chính luận và văn xuôi tự sự. Văn xuôi chính luận gồm có văn biện luận triết học và văn chính luận có tính chất ngoại giao, nh− những th− từ giao dịch với nhà Thanh d−ới triều đại Tây Sơn. Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX, triết học ở n−ớc ta nói chung có phát triển. Nhiều tác phẩm chú giải các kinh điển của Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo ra đời. Các nhà triết học chừng nào đó kết hợp đ−ợc chủ nghĩa duy lý của Nho giáo với những nhân tố của một thứ triết học duy vật thô sơ, nên cách lý giải vấn đề, cũng nh− cách lập luận của họ, phần nào có cơ sở hơn, chặt chẽ hơn. Những tác phẩm triết học của Lê Quý Đôn tiêu biểu cho lối văn biện luận triết học của giai đoạn này. 12
- D−ới thời Tây Sơn, sau khi chiến thắng quân Thanh, công việc giao dịch với triều đình phong kiến ph−ơng Bắc trở thành một công tác đối ngoại hết sức quan trọng và phức tạp. Nguyễn Huệ một mặt phải tỏ cho triều đình nhà Thanh thấy đ−ợc lòng tự hào dân tộc và sức mạnh bất khả chiến thắng của một dân tộc chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ những quyền lợi sống còn của mình, mặt khác lại phải giữ quan hệ tốt với một n−ớc láng giềng lớn vừa thua trận để đảm bảo cho công cuộc xây dựng đất n−ớc. Những văn kiện ngoại giao d−ới thời Tây Sơn do Ngô Thì Nhậm và Phan Huy ích khởi thảo có tính chất những bài văn chính luận mềm dẻo và sắc sảo, kế tục đ−ợc truyền thống văn ngoại giao, văn chính luận của Nguyễn Trãi. Nh−ng nói đến văn xuôi chữ Hán giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX thì tiêu biểu hơn cả là loại văn xuôi tự sự, chủ yếu là văn ký sự. Những giai đoạn tr−ớc, ký sự chữ Hán ch−a phát triển. Thành tựu nổi bật về văn xuôi tự sự chữ Hán những giai đoạn tr−ớc là loại truyện chí quái và truyền kỳ, nghĩa là những truyện dân gian có nhiều yếu tố hoang đ−ờng, quái đản, tác giả ghi lại bằng văn xuôi. Từ Việt điện u linh, Lĩnh Nam chính quái, đến Thánh Tông di thảo, và cuối cùng đỉnh cao của nó là Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, loại truyện này đi từ chỗ có nhiều tính chất hoang đ−ờng đến ít tính chất hoang đ−ờng hơn ; từ chỗ ghi chép nhằm mục đích cúng tế, có tính chất phi văn học đến chỗ sáng tác lại trên cơ sở h− cấu của nhà văn, nhằm mục đích văn học. Loại truyện truyền kỳ sang giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX còn tiếp tục với Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm. Đoàn Thị Điểm có ý thức kế thừa truyền thống của Nguyễn Dữ, biểu hiện ngay trong cách đặt tên tác phẩm của bà (truyền kỳ tân phả còn có tên nữa là Tục Truyền kỳ). Về ph−ơng diện nghệ thuật, Truyền kỳ tân phả không đuổi kịp Truyền kỳ mạn lục, nh−ng về ph−ơng diện nội dung thì Truyền kỳ tân phả lại có phần gần với cuộc sống, với con ng−ời hơn Truyền kỳ mạn lục. Có thể nói, nếu Truyền kỳ mạn lục là những chuyện hoang đ−ờng có nhiều yếu tố cuộc sống con ng−ời thì Truyền kỳ tân phả chủ yếu lại là chuyện của con ng−ời nh−ng còn nhiều yếu tố hoang đ−ờng. Văn ký sự đạt đ−ợc những thành tựu rực rỡ là biểu hiện của ý thức con ng−ời thấy không thể dửng d−ng tr−ớc những vấn đề, những biến cố xảy ra trong xã hội. Sử học phong kiến chỉ ghi chép việc làm của vua chúa, những “quốc gia đại sự”, không chép chuyện hằng ngày, chuyện sinh hoạt, cách viết lại khô khan, nên các nhà văn đã tìm đến loại văn ký sự. Trong Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ, Tang th−ơng ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn án, trong Công d− tiệp ký của Vũ Ph−ơng Đề, Thoái thực ký văn của Tr−ơng Quốc Dụng có nhiều bài ký về sinh hoạt và phong tục. Th−ợng kinh ký sự là một tập bút ký đặc sắc của nhà y học nổi tiếng Lê Hữu Trác, ghi lại những điều tai nghe mắt thấy và tâm trạng của ông trong chuyến ra kinh thăm bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Th−ợng kinh phong vật chí ra đời trong giai đoạn này, t−ơng truyền của Lê Quý Đôn, nh−ng không đúng, là một bài tuỳ bút dài viết về con ng−ời, thiên nhiên và sản phẩm của kinh đô, ngoài ra còn có nhiều bài du ký ngắn hay những bài ký viết cho các đền, chùa rải rác trong nhiều văn tập. Đỉnh cao của văn ký sự trong văn học nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX là loại ký sự về lịch sử mà tác phẩm tiêu biểu là Hoàng Lê nhất thống chí. Trong Hoàng Lê nhất thống chí nhà văn tiếp thu truyền thống chép sử theo lối biên niên với loại tiểu thuyết ch−ơng hồi của Trung Quốc, đã kết hợp đ−ợc chân lý lịch sử với chân lý nghệ thuật. Hoàng Lê nhất thống chí có nhiều yếu tố tiểu thuyết nh−ng ch−a phải là một tiểu thuyết lịch sử. Suốt trong thời kỳ xã hội phong kiến không có một tác phẩm ký sự lịch sử nào có quy mô lớn và viết có nghệ thuật nh− Hoàng Lê nhất thống chí. Tóm lại, sự phát triển của bộ phận 13
- văn học chữ Hán giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX có những đặc điểm sau : 1. Phát triển mạnh mẽ về văn xuôi hơn là về thơ. Thể loại có quy mô lớn và thành công nhất trong văn xuôi chữ Hán giai đoạn này là ký sự về lịch sử. 2. Cả thơ chữ Hán lẫn văn xuôi chữ Hán giai đoạn này đều tăng c−ờng nội dung hiện thực, chất l−ợng hiện thực, đều cố gắng bám sát cuộc sống, đồng thời cố gắng v−ơn lên mức độ hoàn thiện về ph−ơng diện nghệ thuật. * * * Có thể nói, qua hai bộ phận về văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX, chúng ta thấy hai loại hình cơ bản của văn học là tự sự và trữ tình đều có những b−ớc phát triển lớn, có những thành tựu hết sức đáng kể. Về loại hình cơ bản thứ ba của văn học là kịch, thì giai đoạn này cũng có những thành tựu nhất định, mặc dù không bằng hai loại hình trên. Kịch, hay nói đúng hơn là văn học sân khấu, giai đoạn này có hát bội và chèo. Chèo thuộc phạm vi nghệ thuật và văn học dân gian, còn hát bội chủ yếu thuộc phạm vi nghệ thuật và văn học bác học. Hát bội ra đời vào giai đoạn nào, đó là một vấn đề, nh−ng chắc chắn đến thế kỷ XVIII nó đã khá hoàn chỉnh và có một ảnh h−ởng nhất định đối với xã hội cũng nh− đối với văn học. Cụ thể là truyện Lục súc tranh công đ−ợc viết bằng thể văn của hát bội. Đặc biệt từ đầu thế kỷ XIX trở đi, d−ới sự bảo trợ của triều đình nhà Nguyễn, hát bội phát triển mạnh ở trong Nam. Những vở hát bội lớn còn lại đến nay nh− : Sơn Hậu, Tam nữ đồ v−ơng đ−ợc sáng tác trong giai đoạn này. Kịch hát bội không hoàn toàn thuộc bộ phận văn học chữ Nôm, cũng không hoàn toàn thuộc bộ phận văn học chữ Hán. Văn hát bội là thứ văn pha trộn cả Nôm lẫn Hán với một tỷ lệ hơn kém không nhiều. Những vở đ−ợc sáng tác tr−ớc thời nhà Nguyễn, yếu tố Nôm có phần nhiều hơn. D−ới thời nhà Nguyễn, nhất là d−ới các triều đại Minh Mệnh, Tự Đức, hát bội bị phân hoá, bộ phận chính thống gọi là tuồng pho hay tuồng thầy đ−ợc đ−a vào cung đình, thành một thứ nghệ thuật cung đình, ngôn ngữ của nó chịu ảnh h−ởng việc đề cao chữ Hán của nhà n−ớc, bị Hán hoá đi nhiều. Còn một bộ phận khác không chính thống gọi là tuồng đồ, thì tồn tại trong dân gian, chủ yếu thuộc địa phận miền Nam, nó làm nhiệm vụ giống nh− chèo ở ngoài Bắc. Tóm lại, văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX là một b−ớc phát triển về chất cao hơn nhiều so với giai đoạn tr−ớc. Thông qua thực tiễn sáng tác văn học của giai đoạn này, chúng ta thấy t− duy văn học của nhà văn, nhà thơ rõ nét hơn so với tr−ớc. Điều này đ−ợc phản ánh khá rõ trong sáng tác. Đó là sự đi sâu vào đặc tr−ng của thơ trong các tác phẩm thơ, tiêu biểu là loại ngâm khúc và truyện thơ, nh− Chinh phụ ngâm, Truyện Kiều. Đó là sự phân biệt trong văn xuôi chữ Hán, giữa những tác phẩm văn học với những tác phẩm sử học, triết học. Có thể nói đề tài của Hoàng Lê nhất thống chí không khác gì đề tài của một tác phẩm lịch sử. Nh−ng tác giả Hoàng Lê nhất thống chí ý thức rất rõ mình là nhà văn chứ không phải nhà sử học, tác giả không những dùng thể tài của văn học để viết mà còn viết với một cảm hứng văn học thật sự. 14
- II - Đặc tr−ng cơ bản có tính lịch sử chi phối sự phát triển của văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX Nh− mọi ng−ời đều biết, văn học phát triển có tính độc lập t−ơng đối hơn so với những hình thái ý thức khác thuộc th−ợng tầng kiến trúc của xã hội. Điều đó làm cho văn học cũng khác với những hình thái ý thức xã hội khác, nó có tính kế thừa đậm nét hơn. Nh−ng suy cho cùng thì sự phát triển của văn học vẫn chịu sự quy định chặt chẽ của xã hội. Sự quy định này không phải chỉ biểu hiện một cách cụ thể thông qua đề tài, chủ đề, ngôn ngữ, thể loại hay ph−ơng pháp nghệ thuật của nó, mà sâu xa hơn là thông qua những đặc tr−ng cơ bản có tính lịch sử trong sự phát triển của nó. Nghiên cứu lịch sử phát triển văn học, vấn đề phát hiện ra những đặc tr−ng cơ bản có tính lịch sử của nó trong từng giai đoạn một cách đúng đắn là biểu hiện sự nhận thức có tính chất biện chứng và duy vật về lịch sử, nó sẽ chỉ ra ph−ơng h−ớng đúng đắn trong việc cắt nghĩa và đánh giá những hiện t−ợng phức tạp, nhiều khi mâu thuẫn của đời sống văn học, đồng thời nó cũng là cơ sở cần thiết để phân định các giai đoạn văn học sử. * * * Đặc điểm nổi bật của lịch sử xã hội n−ớc ta nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX là chế độ phong kiến b−ớc vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, và không có lối thoát. Những mâu thuẫn chất chứa trong lòng xã hội phong kiến đến giai đoạn này bộc lộ gay gắt và bùng nổ thành những cuộc đấu tranh xã hội quyết liệt. Nền kinh tế của xã hội đến giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX suy sụp một cách toàn diện. Nông nghiệp đình đốn. Ruộng đất phần lớn tập trung trong tay bọn địa chủ, quan lại và c−ờng hào, nông dân “không còn miếng đất cắm dùi”(1). Tô thuế rất nặng, rồi mất mùa, đói kém xảy ra liên tiếp. “Dân phiêu tán dắt díu nhau đi ăn xin đầy đ−ờng. Giá gạo cao vọt, một trăm đồng tiền không đ−ợc một bữa no. Nhân dân phần nhiều chủ yếu phải ăn rau, ăn củ, đến nỗi ăn cả thịt rắn, thịt chuột, chết đói chồng chất lên nhau, số dân còn lại m−ời phần không đ−ợc một. Làng nào vốn có tiếng trù mật cũng chỉ còn lại độ năm ba hộ mà thôi”(2). Theo Ngô Thì Sĩ, nửa cuối thế kỷ XVIII bốn trấn ở đồng bằng Bắc Bộ ngày nay có 9 668 làng xã thì có đến 1 076 làng xã bị điêu tàn. Trấn Thanh Hoá có 1 393 làng xã thì có 297 làng xã bị điêu tàn và Trấn Nghệ An có 706 làng xã thì có 115 làng xã bị điêu tàn(3) Công th−ơng nghiệp cũng không phát triển. Chính quyền phong kiến h−ớng công th−ơng nghiệp vào mục đích phục vụ nhu cầu của giai cấp thống trị. Nghề khai mỏ giai đoạn này đ−ợc chú trọng ít nhiều là để lấy đồng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu, hay đổi cho các lái buôn ph−ơng Tây để lấy vũ khí. Phần lớn các mỏ thuộc quyền quản lý của nhà n−ớc, một số rất ít còn lại do th−ơng nhân Hoa kiều và ng−ời Việt khai thác. Trong các mỏ do nhà n−ớc quản (1) Lời Trịnh C−ơng, năm 1729. Theo Lê Cao Lăng, Lịch triều tạp kỷ, quyển 3, bản chữ Hán. (2) Sử quán triều Nguyễn, Việt sử thông giám c−ơng mục, bản dịch, NXB Văn Sử Địa, Hà Nội, 1960, tập XVIII, quyển 39, tr. 1756. (3) Phan Huy Lê, Bàn thêm mấy vấn đề về phong trào nông dân Tây Sơn, tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 49, tháng 4 - 1963. 15
- lý, đời sống của ng−ời làm công hết sức khổ cực, nhà n−ớc trả tiền công rất ít, chủ yếu là làm theo chế độ lao dịch. Các mỏ của th−ơng nhân khai thác thì thuế đánh rất nặng. Nói chung không kích thích sản xuất. Về th−ơng nghiệp, mặc dù việc buôn bán trong n−ớc, và giữa n−ớc ta với các n−ớc khác có đ−ợc mở rộng từ giai đoạn tr−ớc, nh−ng đến giai đoạn này cũng bị đình trệ. Chúa Trịnh tìm mọi biện pháp bóp nghẹt ngoại th−ơng, ngăn cản việc mua bán của th−ơng nhân. D−ới thời Quang Trung, tình hình có thay đổi ít nhiều. Năm 1789, sau chiến thắng quân Thanh, vua Quang Trung ban Chiếu khuyến nông ra lệnh lấy ruộng của bọn phản động và ruộng quá điền giao cho làng xã quản lý, sửa đổi lại chính sách quân điền, đảm bảo cho nông dân có ruộng cày, dân l−u tán đ−ợc lệnh trở về quê cũ làm ăn. Quang Trung bỏ những thuế quá nặng đánh vào công th−ơng nghiệp, đề nghị nhà Thanh “mở cửa ải, thông chợ búa, khiến cho hàng hoá không ngừng đọng để làm lợi cho tiêu dùng của dân”(1). Nh−ng triều đại Tây Sơn tồn tại không đ−ợc lâu, khi Gia Long lên ngôi thì tình hình trở lại nh− cũ. Những năm d−ới ách thống trị của triều Nguyễn, nhà n−ớc bất lực trong việc bảo vệ đê điều và làm các công trình thuỷ lợi nên đê điều bị vỡ luôn. Riêng đê sông Hồng ở Khoái Châu (H−ng Yên) d−ới thời Tự Đức bị vỡ m−ời năm liền. Nhân dân đói khổ, xiêu giạt. Công cuộc khai hoang của nhà Nguyễn chẳng đem lại bao nhiêu kết quả. Bởi vì vùng này khai hoang thì vùng kia nông dân bị bóc lột bỏ đi nơi khác. Công th−ơng nghiệp d−ới thời nhà Nguyễn lại càng bị kìm hãm nghiêm trọng. Nhà n−ớc giữ độc quyền về khai mỏ. Nhiều mỏ t− nhân nhà n−ớc bắt lĩnh tr−ng và nộp thuế quá nặng phải đóng cửa. Việc buôn bán bị hạn chế. Minh Mệnh sợ nông dân tụ tập chống đối, ra lệnh cấm họp chợ. Triều đình từ chối không chịu đặt quan hệ th−ơng mại với các th−ơng nhân ph−ơng Tây, Về chính trị, bộ máy chính quyền phong kiến giai đoạn này vừa chuyên chế lại vừa sâu mọt, thối nát. Thời Lê mạt, ở trung −ơng, vua Lê chỉ ngồi làm vì, tất cả quyền hành tập chung vào phủ chúa, chuyên quyền và độc đoán. Các chúa Trịnh th−ờng lo việc ăn chơi và xây dựng chùa chiền hơn là lo việc trị n−ớc. Trịnh C−ơng lên ngôi, mới đầu thấy dân đói, tha thuế cho nửa năm, sau cần tiền xây dựng lại tăng ngạch thuế. Trịnh C−ơng xây chùa Phúc Long, dựng hành cung Cổ Bi bắt dân ba huyện ở Kinh Bắc phục dịch suốt sáu năm ròng rã, cuối cùng sợ dân nổi loạn phải ra lệnh bãi bỏ. Trịnh Giang nối ngôi cha, đình việc xây dựng lại một năm rồi lại xây dựng nhiều hơn. Y ra lệnh sửa chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều), chùa Sài Nghiêm (Chí Linh), dựng chùa Hồ Thiên (Kinh Bắc), chùa H−ơng Hải, v.v. Trịnh Sâm không thấy nói xây dựng, nh−ng lại ăn chơi theo kiểu khác. Vũ trung tuỳ bút và Tang th−ơng ngẫu lục ghi lại một vài cảnh chơi bời của Trịnh Sâm nh− mỗi tháng ba, bốn lần ngự chơi cung Thuỵ Liên trên bờ hồ Tây, binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt bờ hồ, kẻ nội thần đầu bịt khăn, mặc áo đàn bà, dàn bày bách hoá để bán. Hay vào dịp tết Trung thu thì phát gấm trong cung ra làm hàng trăm, hàng nghìn cái đèn lồng để treo chung quanh bờ hồ, v.v. Về cuối đời, Trịnh Sâm lại mê Đặng Thị Huệ, bỏ con tr−ởng lập con thứ, gây ra bè đảng tranh giành nhau trong phủ chúa, Có thể nói chính quyền phong kiến giai đoạn này từ trung −ơng đến địa ph−ơng là một bộ máy quan liêu nặng nề ; nạn tham ô, hối lộ tha hồ phát triển. Nhà Nguyễn tăng c−ờng chế độ chuyên chế, rập khuôn theo mọi thiết chế của triều đại nhà Thanh, là một triều đại ngoại tộc thống trị Trung Quốc từ pháp luật, tổ chức chính quyền đến thi cử, lễ giáo, v.v. Nhà n−ớc có một đội quân th−ờng trực rất lớn để đàn áp mọi phong trào chống đối. Các vua nhà Nguyễn rất bảo thủ, hay nghị kỵ, và ăn chơi xa hoa không kém gì (1) Ngô Thì Nhậm, Bang giao lục. Xem uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Sđd, tr. 360. 16
- vua chúa các triều đại tr−ớc. Nhà Nguyễn không xây chùa nh−ng lại xây lăng tẩm. Công việc xây lăng Vạn Niên d−ới thời Tự Đức đ−ợc ghi lại trong câu ca dao : Vạn Niên là Vạn Niên nào Thành xây x−ơng lính, hào đào máu dân là dẫn chứng tiêu biểu. Ngoài ra các vua nhà Nguyễn còn hay đi tuần du. Chỉ tính riêng một chuyến tuần du ra bắc của Thiệu Trị năm 1842 cũng đã thấy đáng sợ : nhân dân và quân lính tuỳ tùng 17 500 ng−ời, 44 thớt voi, 172 ngựa, đến mỗi tỉnh lại lấy thêm một số binh lính nữa. Hành cung trên cạn d−ới n−ớc cả thảy 44 cái. Chi phí và tiền th−ởng tổng cộng một trăm vạn quan, Tất cả tình hình kinh tế và chính trị nh− thế dẫn đến kết quả là sự phẫn nộ của quần chúng và sự bùng nổ của phong trào nông dân khởi nghĩa. Việt sử thông giám c−ơng mục viết : “Chính sự trái ng−ợc, thuế khoá nặng nề, lòng ng−ời mong mỏi cho loạn lạc”. Năm 1737, Nguyễn D−ơng H−ng khởi nghĩa ở Tây Sơn mở màn cho phong trào nông dân khởi nghĩa của giai đoạn này. Tiếp theo là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, Vũ Trác Oánh, ở Hải D−ơng ; Hoàng Công Chất, Vũ Đình Chung, Đoàn Danh Chấn ở Sơn Nam ; Lê Duy Mật ở Thanh Hoá, Nghệ An. Miền núi cũng có nhiều cuộc khởi nghĩa của các dân tộc thiểu số, v.v. Có những cuộc khởi nghĩa lớn nh− cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu kéo dài trên m−ời năm (1741-1751), hoạt động trên một vùng rộng lớn của đồng bằng Bắc Bộ, uy hiếp cả kinh thành Thăng Long. Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh Ph−ơng hơn m−ời năm (1740-1751) hoạt động ở Tây Sơn, rồi tràn sang Thái Nguyên, Tuyên Quang, cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất, v.v. Cuối cùng là cuộc khởi nghĩa vĩ đại của anh em Tây Sơn. Thời gian thống trị của triều đại nhà Nguyễn, khởi nghĩa nông dân không có phong trào quy mô lớn nh− giai đoạn Lê mạt, nh−ng cũng xảy ra liên tục. Gia Long lên ngôi ch−a yên chỗ đã phải đối phó với phong trào đấu tranh của quần chúng. Triều đình nhà Nguyễn dùng mọi nhục hình để trả thù những kẻ “phản nghịch” nh− xẻo thịt cho chết dần, chém bêu đầu, phanh thây, băm xác ; nh−ng phong trào không vì thế mà giảm sút. Năm 1808 Tổng trấn Bắc thành là Nguyễn Văn Thành sai Trần Hựu làm bài Điểm mê khúc xoa dịu phong trào đấu tranh của quần chúng, thì tức khắc trong dân gian xuất hiện bài Tố uất khúc, tố cáo nỗi thống khổ của nhân dân và vạch trần chế độ thối nát của bọn quan lại triều đình nhà Nguyễn. Đặc điểm của phong trào nông dân khởi nghĩa nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX phát triển một cách liên tục. Tr−ớc đây khi Tây Sơn kéo quân ra Bắc, trong bốn m−ơi năm liền, nông dân Bắc Hà không năm nào không nổi dậy. D−ới triều đại nhà Nguyễn từ lúc Gia Long lên ngôi cho đến lúc Pháp xâm l−ợc cũng chẳng mấy khi yên ổn. Phong trào không chỉ bó hẹp ở vài địa ph−ơng mà lan rộng trong toàn quốc, có sức mạnh nh− vũ bão. Đặc biệt ở cuộc khởi nghĩa Tây Sơn không những tiêu diệt tập đoàn phong kiến ngoài Bắc, mà còn đánh tan tác năm vạn quân xâm l−ợc Xiêm rồi hai m−ơi vạn quân xâm l−ợc Mãn Thanh trong chớp nhoáng, bảo vệ đ−ợc độc lập cho dân tộc, thực hiện đ−ợc thống nhất cho đất n−ớc. Phong trào nông dân khởi nghĩa giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX không những làm giai cấp phong kiến thống trị kinh hồn khiếp vía mà còn làm cho “hệ t− 17
- t−ởng chính thống và nền văn hoá phục vụ giai cấp phong kiến đang khủng hoảng và sụp đổ(1). Tóm lại, đặc điểm cơ bản của tình hình xã hội n−ớc ta giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX là khủng hoảng, bế tắc của nhà n−ớc phong kiến và sự sụp đổ của ý thức hệ thống trị ; là sự vùng dậy của quần chúng nông dân bị áp bức và sự phát triển trong một chừng mực nhất định của nền kinh tế hàng hoá. Cuộc đấu tranh trong xã hội ở giai đoạn này gay gắt và quyết liệt làm cho nhà n−ớc phong kiến không còn khả năng tạo ra sự thống nhất trong nội bộ giữa nó và với quần chúng bị áp bức, mà trái lại, quần chúng bị áp bức ngày càng đối lập sâu sắc với nhà n−ớc phong kiến. Văn học phát triển trong điều kiện nh− thế, đặc tr−ng cơ bản có tính lịch sử của nó là sự khám phá ra con ng−ời và khẳng định những giá trị chân chính của con ng−ời. Tất nhiên, sự phát triển của văn học là một quá trình liên tục. Cái là chủ yếu, cơ bản của giai đoạn sau đã có mầm mống, manh nha từ giai đoạn tr−ớc và cái là cơ bản, chủ yếu của giai đoạn tr−ớc đến giai đoạn sau không phải mất ngay, mà nó mất dần, hoặc chuyển hoá thành cái thứ yếu, hoặc vào cái cơ bản, chủ yếu của giai đoạn sau. Khi chúng ta nói đến đặc tr−ng cơ bản có tính lịch sử của văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ X đến đầu thế kỷ XV là khẳng định dân tộc, và đặc tr−ng cơ bản có tính lịch sử của văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVIII là khẳng định nhà n−ớc phong kiến, thì điều đó không có nghĩa giữa hai giai đoạn hoàn toàn không có quan hệ gì với nhau, mà trái lại, quan hệ của nó hết sức chặt chẽ. Khẳng định dân tộc là đặc tr−ng cơ bản có tính lịch sử của văn học giai đoạn thế kỷ X đến đầu thế kỷ XV, đồng thời cũng là tinh thần chung của toàn bộ nền văn học dân tộc ta, một dân tộc trong suốt quá trình lịch sử của mình luôn luôn phải đ−ơng đầu với nh−ng cuộc xâm lăng của các thế lực phản động n−ớc ngoài. Nh−ng nếu nh− trong giai đoạn từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XV, khẳng định dân tộc tồn tại với tính cách là một đặc tr−ng có tính lịch sử chi phối sự phát triển của văn học, thì ở giai đoạn khác nó tồn tại nh− một truyền thống, một giá trị tinh thần. Hay khi nói đặc tr−ng cơ bản có tính lịch sử của văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVIII là khẳng định nhà n−ớc phong kiến, khẳng định đạo đức phong kiến thì không có nghĩa là giai đoạn tr−ớc nó hoàn toàn ch−a có gì, và giai đoạn sau thì nó hoàn toàn mất hẳn. Trong những sáng tác của các nhà nho đời Trần và đời Lê thì đã ít nhiều xuất hiện những bài thơ ca ngợi Nho giáo, ca ngợi vai trò của kẻ sĩ ; và giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX vẫn còn những nhà thơ một mặt phê phán xã hội phong kiến, mặt khác lại đề cao vai trò của chúa Trịnh, v.v. Đối với văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX, nói đặc tr−ng cơ bản có tính lịch sử của nó là khám phá ra con ng−ời, khẳng định những giá trị chân chính của con ng−ời, có nghĩa là nói đến giai đoạn con ng−ời với tất cả sự phong phú của nó mới trở thành đối t−ợng chủ yếu, hàng đầu trong nhận thức của văn học, và điều đó đem lại cho văn học một sự đổi mới về nhiều mặt. Nh−ng nh− thế hoàn toàn không có nghĩa ở giai đoạn tr−ớc ch−a đặt ra vấn đề con ng−ời. Trong một số tác phẩm chẳng hạn nh− truyện thơ Nôm V−ơng T−ờng, Tô công phụng sứ, Bạch viên Tôn Các, hay trong một số tác phẩm chữ Hán nh− Truyền kỳ mạn lục, thấp thoáng đã thấy xuất hiện những vấn đề của con ng−ời, nh− vấn đề tình yêu và hạnh phúc trần tục, sự chung thuỷ không phải đ−ợc quan niệm nh− một biểu hiện của đạo đức phong kiến, mà là biểu hiện của tình yêu đẹp đẽ, v.v. Tuy nhiên, chỉ (1) uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Sđd, tr. 390. 18
- đến giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX vấn đề con ng−ời mới đ−ợc đ−a lên hàng đầu và sự khám phá ra con ng−ời mới xuất hiện nh− một tất yếu của lịch sử. Đó là sự ra đời của một trào l−u nhân đạo chủ nghĩa mà chúng tôi sẽ nói riêng ở phần d−ới. ở đây chỉ nói qua, do tác động của tinh thần khẳng định con ng−ời, văn học giai đoạn này đã có những chuyển biến gì so với tr−ớc. Trong văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX, chúng ta có thể gặp lại những đề tài phổ biến của văn học giai đoạn tr−ớc, đó là đề tài vịnh sử và vịnh thiên nhiên. Nh−ng vịnh sử và vịnh thiên nhiên của văn học giai đoạn này đã khác tr−ớc về nguyên tắc. Trong văn học nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX, lịch sử và thiên nhiên không còn là hình thức ngụ ý của những bài học đạo đức. Nhà thơ giai đoạn này viết về lịch sử và thiên nhiên th−ờng là để nói lên cảm xúc của mình tr−ớc những đối t−ợng ấy, đồng thời qua đó bộc lộ những nhận thức của mình về những vấn đề đặt ra trong cuộc sống tr−ớc mắt. ở giai đoạn tr−ớc, làm thơ vịnh sử, nhà thơ th−ờng tìm đến những nhân vật cổ x−a của Trung Quốc (và một ít ở Việt Nam), còn giai đoạn này nh− trong tr−ờng hợp Phạm Nguyễn Du chẳng hạn, bên những bài thơ cũng viết về những nhân vật nh− thế, nhà thơ có nhiều bài viết về các nhân vật lịch sử ngay cuối thời vua Lê chúa Trịnh, nghĩa là thời nhà thơ đang sống. Còn tr−ờng hợp Nguyễn Du viết về các nhân vật lịch sử Trung Quốc trong Bắc hành tạp lục, hay Cao Bá Quát viết về các nhân vật lịch sử Việt Nam trong Cao Chu Thần thi tập, thì cơ bản không nên gọi đó là thơ vịnh sử. ở những tác giả này, lịch sử không phải là hình thức ngụ ý của những bài học đạo đức đã đành, mà qua lịch sử còn có thể thấy đ−ợc rất rõ những vấn đề về cuộc sống mà nhà thơ từng suy nghĩ, day dứt, những nhân vật lịch sử của Nguyễn Du th−ờng là những con ng−ời tài hoa mà cuộc đời không ra gì, những phụ nữ bạc mệnh ; còn với Cao Bá Quát th−ờng là những con ng−ời có ý chí lớn, có hoài bão lớn. Về đề tài thiên nhiên trong văn học giai đoạn này cũng không có tính cách rập khuôn, công thức nh− thơ vịnh thiên nhiên của giai đoạn tr−ớc, mà trăm hình nghìn vẻ, mỗi nhà thơ một cách khai thác. Và mặc dù ch−a có tính cụ thể − lịch sử đậm nét, mỗi ng−ời hình nh− cũng đem đến cho thơ viết về thiên nhiên một cách nhìn, một cách cảm. Trong văn học nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX, thiên nhiên có sự xuất hiện với vẻ đẹp khách quan của nó đ−ợc ngắm nhìn trong con mắt đa tình của nhà thơ, có khi xuất hiện nh− một biểu hiện tâm trạng của nhà thơ : “Ng−ời buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Đề tài về thiên nhiên xuất hiện khá nhiều trong văn học giai đoạn này và viết khá thành công. Nó đ−ợc nhận thức nh− là môi tr−ờng sống của con ng−ời, là ng−ời bạn của con ng−ời đem đến cho con ng−ời niềm vui và mỹ cảm. Nh−ng nhìn chung đề tài cơ bản trong văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX không phải là lịch sử và thiên nhiên, mà là những vấn đề thiết cốt trong cuộc sống tr−ớc mắt. Các nhà thơ giai đoạn này viết về chiến tranh phong kiến và những tai hoạ của nó, viết về sự thối nát của giai cấp thống trị, về cuộc sống khổ cực của nhân dân, về thân phận của ng−ời phụ nữ, về tình yêu và những ràng buộc khắc nghiệt của đạo đức phong kiến, v.v. Có thể lý t−ởng thẩm mỹ của văn học giai đoạn này khác tr−ớc về cơ bản, nó không còn đồng nhất với lý t−ởng đạo đức mà tách ra khỏi lý t−ởng đạo đức. Cái đẹp ở đây không phải là cái đạo đức đ−ợc gọi tên một cách khác, mà là cuộc sống. Đối với văn học nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX, đạo đức không phải là cứu cánh của nó, mà là một khía cạnh của vấn đề nhân sinh. Có lẽ tr−ờng hợp Hồ Xuân H−ơng ít nhiều có đặt vấn đề về phản đạo đức, theo cái nghĩa là chỉ có những đạo đức chống phong kiến mới là đạo đức chân chính, 19
- còn những nhà thơ khác hình nh− mới chỉ mới dừng lại ở việc khẳng định những đạo đức nào phù hợp với sự tiến hoá, phù hợp với cuộc sống của con ng−ời, và phê phán những đạo đức ngăn trở sự tiến hoá ấy và đối lập với cuộc sống của con ng−ời. Cuối cùng, sự xuất hiện của những đề tài mới và lý t−ởng thẩm mỹ mới, văn học nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX gắn liền với sự ra đời của những nhân vật với t− cách là những cá thể xã hội. Các giai đoạn tr−ớc trong văn học nói chung ch−a có nhân vật. Giai đoạn thế kỷ X đến đầu thế kỷ XV, các nhà thơ trong khi khẳng định dân tộc, đồng thời cũng khẳng định vai trò của con ng−ời. Tr−ơng Hán Siêu kết thúc bài Bạch Đằng giang phú đã viết : Giặc tan muôn thuở thanh bình Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao. (Bản dịch) Nh−ng sức mạnh con ng−ời trong văn học giai đoạn này đ−ợc nhận thức nh− là sức mạnh của tập thể dân tộc, chứ không phải sức mạnh từng cá nhân, vì vậy cho nên văn học không xây dựng đ−ợc nhân vật. Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XV − nửa đầu thế kỷ XVIII văn học khẳng định nhà n−ớc phong kiến, cũng không xây dựng đ−ợc nhân vật, bởi vì Nho giáo thừa nhận cái chung của con ng−ời mà không thừa nhận cái riêng, thấy nghĩa vụ và bổn phận của con ng−ời mà không thấy tâm hồn của con ng−ời, thấy đạo đức mà không thấy cuộc sống, Văn học giai đoạn này có xu h−ớng minh hoạ, rập khuôn là vì vậy. Còn giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX trái lại, văn học xây dựng đ−ợc rất nhiều nhân vật. Nói đến văn học nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX, ng−ời ta không phải chỉ nhớ đến những tác giả của nó nh− Nguyễn Du, Hồ Xuân H−ơng, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, mà còn nhớ đến rất nhiều nhân vật văn học chính diện cũng nh− phản diện của nó, nh− Thuý Kiều, Kim Trọng, Phạm Kim, Tr−ơng Quỳnh Th−, L−ơng Sinh, Dao Tiên, những Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Hoạn Th−, Thúc Sinh, viên đô đốc, nhà s−, tên Biện điền, v.v. và nhiều nhân vật trữ tình xuất hiện d−ới hình thức cái tôi của nhà thơ trong tác phẩm. Những giai đoạn tr−ớc, thơ trữ tình đã phát triển. Trong những bài thơ tự thuật, cảm hoài, ngôn hoài, nhà thơ nói về tâm sự của mình nh−ng nhà thơ viết về tâm sự theo một cái nhìn chung, cho nên bài thơ tâm sự mà không có tâm trạng, không có, cái tôi nh− một nhân vật trữ tình. Còn giai đoạn này ở một số tác giả tiêu biểu, cái tôi trữ tình đã xuất hiện. Không ai có thể lẫn lộn cái tôi tràn đầy sức sống, lạc quan và hết sức tinh nghịch của Hồ Xuân H−ơng với cái tôi ngông nghênh, khinh bạc có tính chất h− vô chủ nghĩa của Phạm Thái, cái tôi trầm ngâm, lắng sâu trong suy nghĩ của Nguyễn Du với cái tôi bay bổng, ngang tàng của Cao Bá Quát, v.v. Tất cả những điều trên đây thực chất cũng là những biểu hiện của một trào l−u nhân đạo chủ nghĩa là đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn này, nh−ng chúng tôi trình bày trong sự so sánh với các giai đoạn tr−ớc. Sau đây chúng tôi trình bày trực tiếp vào trào l−u nhân đạo chủ nghĩa ấy. III - văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX và sự ra đời của trào l−u nhân đạo chủ nghĩa Việc phát hiện ra con ng−ời, đ−a con ng−ời lên hàng đầu trong nhận thức của văn học đem đến một biến chuyển rất cơ bản cho lịch sử văn học, đó là sự ra đời của một trào l−u nhân đạo chủ nghĩa. 20
- Tr−ớc nay, các nhà nghiên cứu văn học th−ờng gọi một cách dè dặt là văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX có “tính chất nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc” hay có “tinh thần nhân đạo chủ nghĩa cao” hay một thuật ngữ nào đó t−ơng tự, mà ngại gọi nó là một trào l−u nhân đạo chủ nghĩa. Có thể có nhiều lý do, nh−ng lý do quan trọng hơn cả là nếu khẳng định giai đoạn này đã ra đời một trào l−u nhân đạo chủ nghĩa thì cơ sở ý thức hệ của trào l−u ấy là gì ? Trong văn học ph−ơng Tây, khi nói đến trào l−u nhân đạo chủ nghĩa thời Phục h−ng chẳng hạn, ng−ời ta nghĩ ngay đến sự phát triển của các đô thị, đến nền kinh tế hàng hoá và sự tr−ởng thành của tầng lớp thị dân, tiền thân của giai cấp t− sản đang tr−ởng thành, đấu tranh chống lại ý thức hệ phong kiến đang thống trị. Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX ra đời trong hoàn cảnh xã hội phong kiến khủng hoảng trầm trọng, ý thức hệ phong kiến đã suy tàn, ý thức hệ t− sản ch−a nảy nở. T− t−ởng thị dân trong giai đoạn này yếu ớt, còn nông dân lại không có một ý thức hệ độc lập. Cho nên rõ ràng nếu dùng một “công thức ph−ơng Tây” để nhìn nhận thực tiễn văn học Việt Nam thì một sự dè dặt nh− thế là có cơ sở. Nh−ng theo chúng tôi, vấn đề phải đ−ợc nhìn nhận trên một quan điểm khác. Không phải xem trong xã hội đã xuất hiện ý thức hệ t− sản ch−a rồi mới quyết định trong văn học có trào l−u nhân đạo chủ nghĩa hay không. Mà ng−ợc lại phải xuất phát từ thực tiễn văn học tr−ớc, nghĩa là phải nghiên cứu xem trong văn học đã thực sự ra đời một trào l−u nhân đạo chủ nghĩa ch−a rồi sau đó mới bàn đến cơ sở ý thức hệ của nó là gì. Tất nhiên, văn học ph−ơng Tây là một dẫn chứng hùng hồn chứng tỏ sự ra đời của ý thức hệ t− sản trong giai đoạn đấu tranh chống phong kiến đã kéo theo nó một trào l−u nhân đạo chủ nghĩa (hay nhân văn chủ nghĩa) không những trong văn học, nghệ thuật, mà trong nhiều ngành văn hoá, khoa học khác. Nh−ng từ thực tế đó khái quát lên thành một cái gì nh− nguyên lý là chủ nghĩa nhân đạo gắn liện với ý thức hệ t− sản, thì sự khái quát ấy vừa có tình chất cục bộ, phiến diện lại vừa quá đề cao ý thức hệ t− sản, coi nó nh− độc quyền về chủ nghĩa nhân đạo. Cả hai đều không chính xác. Lênin trong bài Những nhận xét phê phán về vấn đề dân tộc có viết : “Trong mỗi nền văn hoá dân tộc đều có những yếu tố văn hoá dân chủ và xã hội chủ nghĩa – dù rằng những yếu tố ấy có ít phát triển đến đâu đi chăng nữa − bởi vì trong mỗi dân tộc đều có quần chúng lao động và bị bóc lột mà những điều kiện sinh hoạt tất nhiên phải làm phát sinh ra hệ t− t−ởng dân chủ và xã hội chủ nghĩa(1). Những yếu tố văn hoá dân chủ và xã hội chủ nghĩa Lênin nói không phải cái gì khác, mà thực chất là nội dung cơ bản của chủ nghĩa nhân đạo. Và nh− vậy thì chủ nghĩa nhân đạo tr−ớc hết không phải gắn liền với ý thức hệ t− sản, mà gắn liền với "quần chúng lao động và bị bóc lột mà những điều kiện sinh hoạt tất nhiên phải làm phát sinh ra một hệ t− t−ởng dân chủ và xã hội chủ nghĩa". ở đây Lênin mới nói đến “yếu tố” chứ ch−a phải nói đến trào l−u. Và, sự phát triển từ yếu tố đến trào l−u, là một quá trình thay đổi về chất l−ợng, chứ không phải về số l−ợng. Mặc dù vậy, từ những ý kiến của Lênin vẫn có thể suy rộng ra, sự ra đời của trào l−u nhân đạo chủ nghĩa tr−ớc hết gắn liền với cuộc đấu tranh của quần chúng lao động và bị áp bức, chứ không phải với ý thức hệ t− sản. Và ý thức hệ t− sản gắn liền với chủ nghĩa nhân đạo phải đ−ợc coi nh− là một biểu hiện về ph−ơng diện ý thức của cuộc đấu tranh của (1) Lênin, Bàn về văn học và nghệ thuật, NXB Sự thật, Hà Nội, 1960, tr. 171. 21
- quần chúng bị áp bức trong điều kiện giai tầng thứ ba của nó là tầng lớp t− sản đã v−ơn lên thành một giai cấp đối địch với xã hội phong kiến. Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX ở ta, giai cấp t− sản ch−a hình thành, ch−a có ý thức hệ t− sản. Nh−ng dù sao ở các đô thị lớn cũng đã có một tầng lớp thị dân, và điều kiện đặc biệt đáng chú ý là trong giai đoạn này phong trào đấu tranh của quần chúng bị áp bức phát triển hết sức rầm rộ, tiêu biểu là phong trào nông dân khởi nghĩa và đỉnh cao của nó là cuộc cách mạng Tây Sơn, thì mặc dù nông dân không có ý thức hệ độc lập, phong trào đấu tranh của họ cộng với sự tác động trong một chừng mực nào đó của ý thức thị dân vẫn có thể là cơ sở cho sự ra đời của một trào l−u nhân đạo chủ nghĩa đ−ợc. Tất nhiên, khi chủ nghĩa nhân đạo ra đời, trong điều kiện xã hội ch−a có một ý thức hệ tiên tiến làm nền tảng nh− ý thức hệ t− sản thì tính chất của nó có khác với một chủ nghĩa nhân đạo ra đời trong điều kiện xã hội đã có một ý thức hệ tiên tiến làm nền tảng. Tuy vậy, vấn đề không đơn thuần là sự suy diễn từ ý kiến của Lênin mà phải xuất phát từ thực tiễn của văn học dân tộc. Chúng tôi khẳng định giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX trong văn học Việt Nam, chủ nghĩa nhân đạo xuất hiện không phải nh− yếu tố hay tính chất mà nh− một trào l−u là căn cứ vào sáng tác văn học của giai đoạn này, chủ yếu là những sáng tác trong bộ phận văn học chữ Nôm. Có thể nói, hầu nh− tất cả những tác phẩm tiêu biểu của văn học chữ Nôm nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX đều tập trung vào vấn đề con ng−ời, nhận thức con ng−ời, đề cao con ng−ời, và đấu tranh với mọi thế lực đen tối, phản động của xã hội phong kiến để khẳng định những giá trị chân chính của con ng−ời. Câu tục ngữ dân gian “Ng−ời ta là hoa của đất” không biết ra đời vào thời nào, nh−ng rất xứng đáng tiêu biểu cho tinh thần chung của văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX, chứ không phải chỉ riêng đối với văn học dân gian. * * * Nhìn chung, trào l−u nhân đạo chủ nghĩa trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX phát triển trên hai bình diện bổ sung cho nhau : 1. Phê phán những thế lực phong kiến chà đạp con ng−ời. 2. Đề cao con ng−ời, đề cao cuộc sống trần tục. Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX về một ph−ơng diện, có thể gọi là nền văn học phê phán, tố cáo xã hội. Các nhà thơ, nhà văn giai đoạn này đã phê phán gay gắt những hiện t−ợng suy đồi của xã hội phong kiến. Trong những tác phẩm viết bằng chữ Hán theo thể ký, bộ mặt của xã hội phong kiến, của giai cấp phong kiến thống trị đ−ợc dựng lên khá đậm nét. Hơn bất cứ một tác phẩm nào khác, Hoàng Lê nhất thống chí là bức tranh sinh động về cảnh thối nát của triều đình phong kiến lúc bấy giờ : vua Lê chỉ ngồi làm vì, chúa Trịnh nắm quyền hành thì hôn mê, mù quáng, gây ra bè đảng trong phủ chúa, quan lại thì bất tài, bất lực, cơ hội, tuỳ thời, sẵn sàng làm bất cứ điều gì miễn là có lợi. Cuối cùng cái triều đại mục nát ấy bị quân đội Tây Sơn tiêu diệt cùng hai m−ơi vạn quân xâm l−ợng nhà Thanh(1) (1) Về Hoàng Lê nhất thống chí, xem Ch−ơng V. 22
- Những tác phẩm khác không có quy mô rộng lớn nh− Hoàng Lê nhất thống chí, mặt này mặt khác, cũng tố cáo gay gắt những điều xấu xa của cái xã hội ấy. Th−ợng kinh ký sự của Lê Hữu Trác ghi lại tâm trạng của một ng−ời cực kỳ bất mãn đối với xã hội đ−ơng thời, “chẳng khác gì một ng−ời tù”. D−ới ngòi bút tinh tế, sắc sảo của tác giả, hình ảnh phủ chúa Trịnh hiện lên kín đáo mà rõ nét với những cung điện kiêu xa, cầu kỳ, với những con ng−ời từ chúa Trịnh Sâm, ông quan đầu triều Hoàng Đình Bảo, đến đám công khanh quan lại, tất cả đều có cái gì nh− vô nghĩa, bệnh tật. Chẳng thấy một ng−ời nào làm việc, chỉ thấy họ đi lại trịnh trọng, nói năng kiểu cách, biết qua loa chút ít về thuốc không đủ để chữa bệnh, nh−ng không tin ng−ời chữa bệnh giỏi, thích x−ớng hoạ thơ văn, nh−ng chẳng có bài văn, bài thơ nào viết cho ra hồn. Phủ chúa bao trùm trong một không khí buồn tẻ, ảm đạm. Cuối tác phẩm, chúa cha chết vì ăn chơi đến kiệt sức, chúa con chết vì mắc một trong tứ chứng nan y. Không khí phủ chúa vẫn cứ âm u, bằng lặng nh− thế, ch−a thấy mầm mống của những biến động. Tuy vậy, cái bằng lặng ấy lại gây cho ng−ời đọc cảm giác nặng nề khó chịu đến nỗi không chịu đựng đ−ợc mà muốn thét lên cho nó vỡ tan đi. Và với cái tin “cả nhà quan chánh đ−ờng bị hại”, tác giả muốn đi vào tổng kết lịch sử : “Than ôi, giàu sang nh− đám mây bay ! Đền vũ tạ, thú ca lâu phút chốc thành nơi hoang phế”. Lê Hữu Trác hình nh− đã nhận thức đ−ợc thực chất của cái xã hội ấy, mặc dù nhà thơ ch−a bao giờ nói một cách công khai, rõ rệt. Trong Vũ trung tuỳ bút, Tang th−ơng ngẫu lục, Phạm Đình Hổ và Nguyễn án cũng ghi đ−ợc một số mẩu chuyện về cảnh sinh hoạt ăn chơi trong phủ chúa(1). Phạm Đình Hổ tả lại những lần ngự chơi cực kỳ xa hoa của Trịnh Sâm ở cung Thuỵ Liên trên bờ Hồ Tây. Nguyễn án thì kể những khoản xa xỉ của Trịnh Sâm trong các dịp tết Trung thu. Xã hội nằm trong tay những vua chúa lúc nào cũng chỉ lo ăn chơi nh− thế nên gây biết bao tai họa cho đất n−ớc, cho nhân dân. Vua Lê cam tâm r−ớc quân xâm l−ợc nhà Thanh về giày xéo đất n−ớc. Chúa Trịnh dung túng cho những tên l−u manh nh− Đặng Mậu Lân, em Đặng Thị Huệ, một con quái vật hiện ng−ời tác yêu tác quái. Hình ảnh đám kiêu binh đ−ợc các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí miêu tả nh− một sức mạnh mù quáng của đám quần chúng bị l−u manh hoá, hậu quả của chính sách phân biệt đối xử của chúa Trịnh, Nơi nào cũng nghe những chuyện c−ớp bóc, lừa đảo, hãm hiếp. Phạm Đình Hổ kể bọn c−ớp có trăm nghìn mánh khoé : “Có khi chúng thò tay vào túi ng−ời khác mà lấy hết cả ; có khi chúng cố ý làm cho ồn ào để xô nhau mà chạy rồi c−ớp lấy bọc áo của ng−ời ta, hoặc khuân lấy đồ hàng hoá. Có khi chúng huyên truyền là voi lồng ngựa sổ để các ng−ời ở chợ búa và ng−ời đi đ−ờng xô nhau chạy, hàng hoá đồ đạc bừa bãi, lúc biết là chúng huyên truyền láo thì quân kẻ cắp đã phỗng hết rồi”, Chúng còn giả làm bà lớn “đi võng mành mành cánh sáo, đày tớ rậm rịch” để lừa ng−ời, ăn cắp, v.v. Trong truyện T−ợng già lam ở ngôi chùa Đồng, tác giả viết một câu chuyện hoang đ−ờng về một pho t−ợng giữa ban ngày ban mặt ra đồng lôi phụ nữ vào chùa để hiếp, không phải không phản ánh nét hiện thực nào của cái xã hội ấy. Và hình ảnh giấc mơ của quan Tham tụng Bùi Huy Bích “thấy chúa Nghị tổ Ân v−ơng ngự đi chơi núi, ông quỳ khải rằng : (1) Xem : Phạm Đình Hổ, Vũ trung tuỳ bút, bản dịch của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, NXB Văn hoá, Hà Nội, 1960. Phạm Đình Hổ và Nguyễn án, Tang th−ơng ngẫu lục, bản dịch của Trúc Khê Ngô Văn Triện, NXB Văn hoá, Hà Nội, 1960. 23
- − Việc n−ớc đến cơ hỏng mất Chúa thở dài không nói gì chỉ trỏ tay xuống núi thì thấy ở giữa đám núi thịt bể máu, mũ xiêm xe cộ bề bộn ngổn ngang không biết bao nhiêu mà kể”, có tính cách nh− một biểu t−ợng về cái xã hội này, Trong loại văn có tính chất ký sự, nhà văn ch−a miêu tả nhiều đời sống của quần chúng. Tuy vậy, qua một số chi tiết điểm xuyết cho các sự kiện lịch sử cũng thấy tình hình đời sống của nhân dân lúc bấy giờ. Trong Hoàng Lê nhất thống chí cuộc sống của quần chúng ở kinh thành cũng nh− các địa ph−ơng th−ờng xuyên bị náo động vì những cảnh chém giết của những thế lực phong kiến và của quân đội xâm l−ợc n−ớc ngoài. Tang th−ơng ngẫu lục ghi lại hình ảnh vùng Hải D−ơng những năm giữa thế kỷ XVIII, chiến tranh xảy ra liên miên, không cày cấy đ−ợc, “ruộng đất đã hầu thành rừng rậm, những giống gấu chó, lợn lòi sinh tụ đầy cả ngoài đồng. Những ng−ời dân sống sót còn lại phải đi bóc vỏ cây, bắt chuột ngoài đồng mà ăn”. Có nơi cửa hàng cơm nấu canh thịt ng−ời để bán, v.v. So với thể ký, trong thơ chữ Hán việc miêu tả đời sống của nhân dân có phần đậm nét hơn. Các tác giả nh− Phạm Nguyễn Du, Ngô Thế Lân, Bùi Huy Bích, Nguyễn Thiếp, Nguyễn Du, Lý Văn Phức, Doãn Uẩn, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, v.v. đã ghi lại đ−ợc nhiều bức tranh sinh động về cuộc sống đói khổ của quần chúng. Phạm Nguyễn Du cũng nh− Bùi Huy Bích là những ng−ời có trách nhiệm trong chính quyền nên chú ý đến những vấn đề đời sống của quần chúng. Phạm Nguyễn Du khi làm quan ở Thuận Hoá, trong Nam hành ký đắc tập đã viết đ−ợc nhiều bài có giá trị tố cáo hiện thực. Trong bài Điếu ngã tử (Điếu những ng−ời chết đói), Cảm dân c− tán lạc (Cảm xúc thấy dân c− bị tán lạc), Văn cùng dân mẫu tử t−ơng thực hữu cảm (Cảm xúc khi nghe nói dân đói mẹ con ăn thịt lẫn nhau), Điếu hành khất (Th−ơng những ng−ời đi ăn xin), Mẫn học giả l−u tán (Th−ơng những ng−ời học giả l−u tán), Kiến bị hình (Thấy ng−ời bị hình phạt), v.v. nhà thơ đã ghi lại nạn đói khủng khiếp của nhân dân Đàng Trong(1). Phạm Nguyễn Du cũng tố cáo cảnh ăn chơi của các chúa Nguyễn. Nhà thơ thấy khá rõ chính cuộc sống ăn chơi ấy, là nguyên nhân của những nỗỉ thống khổ ấy. Trong bài Nguyễn thị di cung phú ông viết : Bỉ vỉ Giáng H−ơng hề, thử vi Ngọc Khánh, nhĩ tuấn nhĩ điêu hề, dân cao sở sung. Bỉ vỉ Triêu D−ơng hề, thử vi Kim Hoa, nhĩ đan nhĩ khắc hề, dân cốt sở tùng. Kim bích huỳnh hoàng hề, nhĩ dân tắc không. Ngân thù xán lạn hề, nhĩ dân tắc cùng. Dân không dân cùng hề, nhĩ gia nhĩ ốc, Dĩ vi s−ớng nhĩ tâm hề, khoái nhĩ mục (Đây là Giáng H−ơng, đó là Ngọc Khánh, mày xây mày chạm chừ mỡ dân điền vào. Đây là Triêu D−ơng, đó là Kim Hoa, mày sơn mày khắc chừ x−ơng dân chất đầy. Vách vàng huy hoàng chừ, dân mày tay không. Bạc nén rực rỡ chừ, dân mày khốn cùng Dân không dân cùng chừ, mày yên trong phủ, (1) Phạm Nguyễn Du, Nam hành ký đắc tập, A. 2939. 24
- Vừa lòng mày chừ, khoái con mắt mày ). Bùi Huy Bích trong thời gian làm Đốc đồng Nghệ An, rồi đi thanh tra Thuận Hoá cũng viết đ−ợc nhiều bài thơ phản ánh cuộc sống nhân dân vùng Nghệ Tĩnh, Thừa Thiên và Quảng Bình khá hiện thực. Thơ Bùi Huy Bích có cảm xúc hơn thơ Phạm Nguyễn Du. Tuy nhiên, viết về nỗi khổ của nhân dân Đàng Ngoài, nhà thơ th−ờng cắt nghĩa bằng thiên tai, bằng đại hạn mất mùa, mà ch−a thấy đ−ợc nguyên nhân xã hội của những hiện t−ợng ấy. Trong bài Phụng mệnh khẩn cấp cơ dân (Vâng mệnh đi phát chẩn cho dân đói), ông tả lại rất xúc động những ng−ời đói húp từng l−ng cháo đ−ợc chẩn cấp, và xót xa nghĩ đến những ng−ời chết đ−ờng chết chợ không có mảnh chiếu để chôn, ông than thở : Bỉ th−ơng hà nhẫn giáng cơ hoang (1) (Trời xanh kia nỡ lòng nào sinh ra nạn đói). Trong bài Lệ Thuỷ phụ lão ngôn (Lời các phụ lão ở Lệ Thuỷ), nhà thơ bắt đầu thấy đ−ợc nguyên nhân của sự cùng khổ. Ông viết : Cộng thuyết tài không lực diệc đàn, Niên lai điền dã vị t−ơng an. Địa tô th−ợng vụ vô tòng xuất, Đinh khoá sai d− ná đắc hoàn, Quan quân tại xứ diệc sang tàn (2) (Họ đồng thanh nói rằng : Của cải rỗng tuếch, sức ng−ời cũng kiệt quệ hao mòn, Lâu nay nơi điền dã không lúc nào yên ổn. Địa tô vụ vừa rồi không lấy đâu mà nộp. Thuế đinh dù thúc mãi cũng phải bỏ bê. Binh dịch bắt bớ, dân rất khổ sở, Chính ngay nơi quan quân đóng giữ cũng bị điêu tàn ) Nh−ng rồi ông vẫn trông mong vào “Ngọn đuốc của nhà vua soi xét đến dân tình trôi dạt !” (Đào vong lại hữu quân v−ơng chúc). Trong Nghệ An thi tập, sự quan tâm đến đời sống nhân dân của nhà thơ nhiều lúc xuất phát từ trách nhiệm của ông quan đối với dân, nhiều lúc xuất phát từ một sự thông cảm, một tình th−ơng v−ợt ra ngoài ý thức trách nhiệm. ở những bài nh− Viễn ph−ơng nhất chuyết hoạn (Một ông quan vụng về ở ph−ơng xa), Hỷ vũ (Mừng có m−a) có thể thấy đ−ợc tấm lòng của nhà thơ đối với những ng−ời lao khổ. Các nhà thơ khác nh− Nguyễn Thiếp, Phạm Quý Thích, Lý Văn Phức, Doãn Uẩn, Nguyễn Văn Siêu, v.v. cũng có nhiều tác phẩm nói về cuộc sống của quần chúng, không phải xuất phát từ tinh thần trách nhiệm, mà từ sự quan tâm sâu sắc đối với con ng−ời. Nguyễn Thiếp nói nhiều về cuộc sống của nhân dân Hoan châu (Nghệ Tĩnh). Phạm Quý Thích, Doãn Uẩn, Nguyễn Văn Siêu, Lý Văn phức, Cao Bá Quát, nói nhiều về cuộc sống của nhân dân miền Bắc. Nơi nào cũng đói khổ ; đói khổ do chiến tranh tàn phá, do hạn hán mất mùa, do tệ c−ờng hào hoành hành trong thôn xóm, Trong bài Phó Kinh Bắc (Đi sang Kinh Bắc) làm năm Đinh Mùi (1987), Phạm Quý Thích đã phản ánh rõ nét tình hình đời sống nhân dân vùng đồng bằng miền Bắc lúc ấy. Qua lời một ông già, nhà thơ viết : (1) Nghệ An thi tập, A. 602. (2) Sđd. 25
- Can qua nhất kinh niên, Trữ trục mỵ hữu di. Phú giả kim dĩ bần, Bần giả tồn cơ hy. Hoang ốc mại vi tân, Khang tỷ cam nh− di, Lại lai tróc nhân khứ, Thôn thôn nh− nhiên my. Tán loạn vị hữu định ? Quân h−ng phí bất xi. Phủ khố cố không h−, Lâu nghị diệc hà vi (1) (Rằng : Nạn can qua kể đã hàng năm, Đồ canh cửi không còn chút gì. Ng−ời giàu nay hoá nghèo, Ng−ời nghèo chẳng còn mấy. Nhà bỏ hoang đem bán làm củi, Ăn tấm ăn cám coi ngọt nh− đ−ờng. Thế mà nha lệ còn đến bắt ng−ời đi. Thôn nào thôn nấy cấp bách nh− lửa xém lông mày, Cuộc loạn lạc biết bao giờ yên ổn ? Đã động đến việc quân, thì tốn phí kể bao tiền của ! Kho tàng cố nhiên trống rỗng, Loài sâu kiến có kể làm gì !) Nghe những chuyện đau lòng nh− thế, bất giác nhà thơ thốt lên vừa chán ch−ờng, vừa phẫn nộ : Thê thê bất nhẫn văn ! Phủ ng−ỡng tâm −u ti (t−). Cổ nhân sỉ thát thị. Dân lao huống nh−ợc ti (t−) (Thê l−ơng quá, không lỡ nghe ! Cúi đầu xuống rồi lại ngẩng lên, trong lòng những bồi hồi lo nghĩ, Ng−ời x−a thẹn nh− bị đánh giữa chợ (vì không làm cho vua mình đ−ợc nh− Nghiêu Thuấn). Ph−ơng chi để dân tình lao khổ đến nh− thế !). Doãn Uẩn trong bài Nông phu đả kích gay gắt bọn c−ờng hào sống trên mồ hôi n−ớc mắt của nông dân, và Lý Văn Phức đã tố cáo hết sức sâu sắc vai trò của đồng tiền trong xã hội. Trong bài Tiền, ông viết : Thân tài tất cánh nhất thù khinh, Vô hĩnh năng chu vạn lý hành. Hà oán hà cừu th−ờng tỵ ngã, Phi thân phi cố cộng x−ng huynh. D−ơng Châu tiên cảnh năng di bộ, (1) Thảo đ−ờng thi nguyên tập, quyển 2, A. 298. 26
- Sứ t−ớng nhân gian vị giác vinh, Kh−ớc tiếu văn ch−ơng đồ lão đại, Toán lai giá trị tổng thâu khanh (1). (Thân hình chẳng qua chỉ nhẹ bằng một ly, Không có chân mà có thể đi khắp muôn dặm. Oán gì ta, thù gì ta mà cứ tránh ta ? Không phải thân thuộc, không phải cố cựu mà cũng gọi bằng anh, D−ơng Châu là cõi tiên cũng có thể b−ớc đến đ−ợc, Chức sứ t−ớng trên đời cũng chẳng thấy vinh bằng. Đáng c−ời thay văn ch−ơng chỉ già cỗi suông, Suy đi tính lại giá trị đều thua ng−ơi cả). Trong văn học chữ Nôm, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ cũng từng phê phán gay gắt đồng tiền. Nh−ng trong thơ văn chữ Hán thì có lẽ không có bài nào phê phán đồng tiền một cách sâu sắc, có sức khái quát cao nh− bài của Lý Văn Phức. Đặc điểm chung trong sự tố cáo của văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII − nửa đầu thế kỷ XIX là các nhà thơ, nhà văn không đứng trên lập tr−ờng đạo đức để phê phán những hiện t−ợng phi đạo đức, mà chủ yếu là đứng trên lập tr−ờng nhân sinh để tố cáo tất cả những cái gì là phản nhân sinh, phản tiến hoá. Do đó, diện tố cáo trong văn học đ−ợc mở rộng, và nội dung tố cáo cũng sâu sắc hơn. Điều này thể hiện hết sức tiêu biểu ở những tác giả nh− Ngô Thế Lân, Nguyễn Du, Cao Bá Quát. Ngô Thế Lân là một nhà thơ có hoài bão lớn và có ý chí lớn, ông ý thức rất rõ về giá trị của mình, nh−ng cuối cùng vẫn bất lực, không làm đ−ợc việc gì cho xã hội. Ngô Thế Lân không phải chỉ thấy những hiện t−ợng xấu xa của xã hội, mà còn thấy bản chất xấu xa của xã hội phong kiến trong giai đoạn suy tàn. Trong một bức th− gửi cho bạn, ông viết : “Ng−ời giỏi trị mọt gỗ, tr−ớc hãy xem căn bản của gỗ đã. Nếu chỉ biết mọt có thể trừ, thì trừ đ−ợc con mọt này, con mọt khác lại sinh ra. Sinh ra đó là tại gỗ chứ không phải tại mọt”. Và ông viết tiếp : “Thầy thuốc giỏi không phải bảo đ−ợc bệnh có thể cứu, tật có thể trừ, mà bảo đ−ợc mạng sống hay mạng chết, có thể chữa đ−ợc, hay không chữa đ−ợc mà thôi”(2). Có lẽ do nhu cầu khái quát cao, nên thơ Ngô Thế Lân nhiều bài viết d−ới hình thức ngụ ngôn, ám dụ. Nhà thơ hay nói đến ruồi, muỗi, hổ lang, kình ngạc, chung quy cũng nói đến giống “thích ăn thịt ng−ời”. Bài Thiệp thế ngâm (2), ông viết : Thâm sơn hữu hổ lang, Đại đàm hữu kình ngạc. Thế th−ợng hữu qua mâu, Thử thân hà xứ thác ? Náo lý khổ đa dăng. Tỉnh lý khổ đa văn. Nh− hà l−ỡng tiểu trùng, Thiên khán khiết nhân thân ? (Núi sâu có hổ lang, Đầm lớn có kình ngạc. ở trên đời có giáo mác Thân này biết dựa vào chốn nào ? (1) Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập III, NXB Văn hoá, Hà Nội, 1963, tr. 444. (2), (2) Xem Phạm Nguyễn Du, Nam hành ký đắc tập. Sđd. 27
- Nơi nhộn khổ vì nhiều ruồi, Nơi tĩnh khổ vì lắm muỗi, Vì sao hai giống trùng nhỏ ấy, Chỉ tìm cắn thân ng−ời ?) Bài Tr− điểu đề (1) (Tiếng chim lợn kêu), m−ợn tiếng kêu hãi hùng của con chim lợn mà ng−ời ta nghĩ là tiếng kêu báo điềm xấu, nhà thơ dựng lên cái không khí đầy hăm doạ của một xã hội tàn bạo, ngột ngạt. Bài thơ có tính cách t−ợng tr−ng mà hết sức hiện thực : Ô hô, kỳ tai, tr− điểu đề ! Ngũ canh minh phệ phong thê thê. Thái Sơn khuynh đồi bạch nhật ám, Bình địa ba khởi hắc vân mê. Hồng nhạn bi minh tán lâm tẩu, Sài lang hoành hành đ−ơng lộ khê. Triều dã thốn thanh bất cảm thuyết Ô hô, kỳ tai, tr− điểu đề ! (Than ôi, kỳ thay tiếng chim lợn kêu ! Năm canh kêu sủa, gió vi vu buồn. Thái Sơn xiêu đổ, ban ngày tối mò, Đất bằng sóng cuộn, mây đen tờ mờ. Đàn hồng nhạn kêu th−ơng bay tản trong bụi rừng, Lũ sài lang nghênh ngang trên các nẻo đ−ờng lối hẻm, Trong triều ngoài nội không ai dám nói, Than ôi, kỳ thay tiếng chim lợn kêu !) Nhận thức về con ng−ời và xã hội trong thơ Nguyễn Du, Cao Bá Quát cũng nằm trong chiều h−ớng chung với Ngô Thế Lân. Các nhà thơ thấy đ−ợc nhiều vấn đề khá cơ bản của xã hội, và không có ảo t−ởng đối với giai cấp thống trị lúc bấy giờ. Trong bài Phản “Chiêu hồn”, Nguyễn Du cũng có cảm xúc về thời đại giống nh− Ngô Thế Lân trong bài Tr− điểu đề trong thơ chữ Hán. Nguyễn Du th−ờng lấy chuyện lịch sử, chuyện tai nghe mắt thấy trên con đ−ờng đi sứ ở Trung Quốc để nói về hiện tại ở n−ớc mình. Cố nhiên nhà thơ ch−a có quan điểm giai cấp, nh−ng đời sống thực tế cho ông thấy rõ sự đối lập giai cấp giữa bọn phong kiến thống trị với quần chúng nhân dân bị áp bức. Trong những sáng tác bằng chữ Hán của Nguyễn Du th−ờng thấy xuất hiện những bức tranh đối lập, một bên là cảnh sống đói khổ của nhân dân, và bên kia là cuộc sống xa hoa của giai cấp thống trị. Cao Bá Quát không dùng lịch sử hay đề tài n−ớc ngoài để nói về hiện tại của n−ớc mình, ông viết thẳng những điều ông chứng kiến. Nhà thơ muốn lấy những chi tiết hiện thực của đời sống, và ở Cao Bá Quát d−ờng nh− không phải chỉ xót th−ơng, phẫn nộ đối với những điều ngang trái, bất công trong xã hội, mà ông muốn hành động để thay đổi nó. Trong bộ phận văn học chữ Nôm, việc tố cáo những vấn đề thuộc đời sống cơm áo không nhiều và cũng không cụ thể nh− trong bộ phận văn học chữ Hán. Nh−ng riêng bài Văn chiêu hồn của Nguyễn Du thì lại rất có giá trị về ph−ơng diện này. Nguyễn Du chiêu hồn cho “thập loại chúng sinh” bao gồm những ng−ời trong tầng lớp nhân dân bị áp bức và cả những ng−ời trong hàng ngũ thống trị. “M−ời loài là những loài nào” Lòng th−ơng ng−ời bao la của Nguyễn Du giống nh− tấm áo cà sa của nhà s− trong một câu chuyện cổ (1) Xem Phạm Nguyễn Du, Nam hành ký đắc tập. Sđd. 28
- tích Phật giáo đã bao trùm tất cả, nh−ng không vì vậy mà ranh giới giữa những kẻ áp bức với những ng−ời bị áp bức xoá nhoà. Tr−ớc cái chết, nhà thơ thấy mọi ng−ời đều đáng th−ơng nh− nhau, không cần phân biệt, chứ lúc sống thì ông thấy rất rõ kẻ thống trị xây dựng cơ đồ trên x−ơng máu của trăm họ, còn nhân dân lao động thì làm lụng vất vả “Đòn gánh tre chín rạn hai vai”, họ bị đi xâu lính : Bỏ cửa nhà gồng gánh việc quan. Có ng−ời phải bán thân nuôi miệng, có ng−ời phải ăn xin “nằm cầu gối đất”, cuối cùng “chết vùi đ−ờng quan”. Và còn nhiều cái chết thê thảm khác nữa : Kìa những kẻ chìm sông lạc suối, Cũng có ng−ời xảy cối sa cây, Có ng−ời leo giếng đứt dây, Ng−ời trôi n−ớc lũ, kẻ lây lửa thành. Ng−ời thì mắc sơn tinh thuỷ quái, Ng−ời thì sa nanh khái, ngà voi Ngoài ra, một số bài văn có tính chất kêu gọi, hiệu triệu các phong trào nông dân khởi nghĩa nh− bài Hịch Tây Sơn, Hịch Lê Duy Mật, v.v. hay một số bài khác nh− Tố uất khúc của một số tác giả khuyết danh, Phản thúc −ớc của Nguyễn Hàm Ninh, cũng có phản ánh ít nhiều đời sống của quần chúng. Nh−ng nói chung, vấn đề trung tâm trong bộ phận văn học chữ Nôm là vấn đề giải phóng tình cảm của con ng−ời và những ràng buộc của xã hội phong kiến. Chinh phụ ngâm tố cáo chiến tranh phong kiến làm tan vỡ hạnh phúc, tình yêu và tuổi trẻ. Cung oán ngâm khúc tố cáo chế độ cung nữ làm cho cuộc đời của biết bao cô gái héo lụi trong cung vua phủ chúa. Hồ Xuân H−ơng tố cáo chế độ đa thê và toàn bộ nền đạo đức phong kiến đối với phụ nữ. Nguyễn Du trong Truyện Kiều, qua cuộc đời của một phụ nữ đã đặt ra một vấn đề hết sức bao quát là quyền sống của con ng−ời trong xã hội phong kiến. Với Truyện Kiều, đỉnh cao chói lọi của văn học giai đoạn này, Nguyễn Du không phải chỉ đả kích vào một thiết chế nào, một loại ng−ời nào, hay một đạo đức nào của xã hội phong kiến, mà thông qua hình t−ợng của tác phẩm, vấn đề nhà thơ đặt ra thực chất là vấn đề chế độ phong kiến. Giải phóng tình cảm là nội dung chủ yếu của văn học chữ Nôm, đồng thời đó cũng là vấn đề trung tâm của trào l−u nhân đạo chủ nghĩa trong văn học giai đoạn này. Một biểu hiện sâu sắc về tính chất vô nhân đạo của nền thống trị phong kiến là bằng vào toàn bộ thiết chế của xã hội, chế độ phong kiến muốn đi đến thủ tiêu những tình cảm hồn nhiên, t−ơi đẹp nhất của con ng−ời. Nó muốn biến con ng−ời thành nô lệ để dễ sai khiến. Trong những giai đoạn tr−ớc, khi nhà n−ớc phong kiến đang lên, một chừng mực nào giai cấp thống trị còn quan tâm đến quyền lợi của quần chúng. Bộ Luật Hồng Đức còn thừa nhận một số quyền lợi của phụ nữ nh− đ−ợc h−ởng tài sản bình đẳng với con trai, đ−ợc thừa kế h−ơng hoả nếu gia đình không có con trai, có quyền ly dị chồng nếu chồng cố ý ruồng bỏ, nh−ng khi nhà n−ớc phong kiến suy tàn thì giai cấp thống trị thi hành một nền chuyên chế rất tàn bạo để thống trị nhân dân, chúng không những tăng c−ờng áp bức bóc lột, mà còn tăng c−ờng khống chế về mặt tinh thần, tình cảm nữa. Dấu hiệu rõ rệt nhất là chúa Trịnh nhiều lần ra lệnh đốt sách và cấm in sách chữ Nôm : Kỳ nh− Thích, Đạo phi kinh, Lời tà mối lạ, tập tành chuyện ngoa. Cùng là truyện cũ nôm na, Hết thi tập ấy lại ca khúc này. 29
- Tiếng dâm dễ khiến ng−ời say, Chớ cho in bán hại thay thói thuần Phản ứng lại một tình trạng nh− vậy, quần chúng một mặt vùng dậy đấu tranh vũ trang để giành cơm áo, mặt khác, bằng sáng tác văn học nghệ thuật, họ đấu tranh đòi giải phóng tinh thần, giải phóng tình cảm. Riêng về giải phóng tinh thần, giải phóng tình cảm, thì đó không phải chỉ là nhu cầu của quần chúng bị áp bức, mà còn là nhu cầu chung có tính chất toàn xã hội ; nhu cầu của rất nhiều ng−ời, bao gồm cả một bộ phận đáng kể là tầng lớp trí thức của giai cấp phong kiến thống trị. Đối với những ng−ời này, sự suy tàn của xã hội phong kiến ch−a ảnh h−ớng lớn đến đời sống kinh tế của họ, mà tr−ớc hết là ảnh h−ởng đến đời sống tinh thần, đời sống tình cảm của họ. Những luân lý, lễ giáo phong kiến trong giai đoạn này suy tàn bó buộc ngay cả đối với bản thân họ, nhất là khi những ng−ời này có điều kiện sống ở các đô thị, hằng ngày tiếp xúc với đời sống thị dân, với nền kinh tế hàng hoá thì nhu cầu giải phóng tình cảm ở họ càng trở nên bức thiết. Xã hội phong kiến toả chiết tình cảm của con ng−ời trong mọi quan hệ, nh−ng gay gắt nhất là trong quan hệ nam nữ, quan hệ yêu đ−ơng. Pháp luật và lễ giáo phong kiến hoàn toàn không thừa nhận con ng−ời có quyền tự do yêu đ−ơng, tự do kết hôn. Hôn nhân là quyền của bố mẹ. Vì vậy đấu tranh là để giải phóng tình cảm cho con ng−ời thì vấn đề hàng đầu là đấu tranh để đ−ợc tự do yêu đ−ơng. Không phải ngẫu nhiên mà vấn đề tình yêu lại trở thành một đề tài có sức hấp dẫn đối với văn học giai đoạn này. Tình yêu là đề tài của nhiều truyện thơ Nôm nổi tiếng. Nhiều khúc ngâm cũng thông qua tình yêu để tố cáo những vấn đề xã hội. Có những hiện t−ợng rất đặc biệt, nh− hầu hết sáng tác của Phạm Thái viết xoay quanh chủ đề tình yêu của bản thân nhà thơ. Phần quan trọng trong sáng tác của Hồ Xuân H−ơng là nói về tình yêu không toại nguyện. Phạm Nguyễn Du viết Đoạn tr−ờng lục, Ngô Thì Sĩ viết Khuê ai lục là hai tập thơ khóc vợ, mà các nhà nghiên cứu cho là không khác mấy Giọt lệ thu và Linh Ph−ợng ký, cũng là hai tác phẩm khóc chồng, khóc vợ của tác giả ở những năm hai m−ơi của thế kỷ XX. Trừ một số tác phẩm phản ánh những mối tình có thật thì ít nhiều có tính chất bi kịch nh− tr−ờng hợp Phạm Thái khóc Tr−ơng Quỳnh Nh− hay Hồ Xuân H−ơng viết về cuộc tình duyên của mình, nói chung thơ viết về đề tài tình yêu trong giai đoạn này th−ờng là thể hiện mơ −ớc của con ng−ời về một tình yêu tự do, không bị ràng buộc của luân lý, lễ giáo phong kiến. Các nhà thơ ch−a dám đặt vấn đề đấu tranh trực diện với lễ giáo phong kiến để có đ−ợc tự do yêu đ−ơng, mà muốn bằng con đ−ờng khẳng định tự do yêu đ−ơng để gián tiếp phủ nhận lễ giáo phong kiến. Trong các truyện Nôm bác học, các nhà thơ th−ờng xây dựng những mối tình tự do, ra ngoài khuôn khổ của lễ giáo phong kiến, nh− tình yêu của Thuý Kiều – Kim Trọng, của Phạm Kim – Tr−ơng Quỳnh Th−, của Phan Tất Chánh – Trần Kiều Liên, của L−ơng Ph−ơng Chân – D−ơng Dao Tiên, Những chàng trai và những cô gái ở đây đến với tình yêu một cách hồn nhiên, trong sáng và không có gì ràng buộc họ cả. Trong truyện Nôm bình dân, vấn đề tình yêu tự do đặt ra còn táo bạo hơn. Ng−ời phụ nữ th−ờng là nạn nhân của sự mua bán trong chế độ hôn nhân phong kiến, thì ở đây họ lại là những ng−ời chủ động quyết định tình yêu của họ, mà những thế lực đại diện cho lễ giáo phong kiến phải chấp nhận, và tr−ờng hợp nếu có những thế lực phong kiến ngăn trở thì họ đấu tranh đến cùng để thực hiện cho kỳ đ−ợc nguyện vọng của họ. Thái độ của tác giả đối với vấn đề tình yêu tự do là khẳng định. Họ say s−a theo dõi, và miêu tả một cách đầy hứng thú quá trình đi đến tình yêu của các nhân vật. Nói chung những 30
- trang viết về tình yêu trong giai đoạn này là những trang vào loại hay nhất, đẹp nhất. Nguyễn Du dành một phần tám Truyện Kiều, để viết về mối tình tuyệt đẹp cuả Thuý Kiều – Kim Trọng nảy nở trong hai tháng. Phạm Thái và Tr−ơng Quỳnh Nh− làm 12 bài thơ tình, để nói lên nỗi nhớ ng−ời yêu trong 12 giờ của một ngày. Sơ kính tân trang và Phan Trần là những truyện tình thuần tuý. Cái hay nhất trong Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự là diễn tả một mối tình trong khung cảnh thiên nhiên đầy ánh trăng mơ mộng huyền ảo Tuy nhiên, không phải tất cả mọi ng−ời đều dám công khai ca tụng những mối tình v−ợt ra ngoài lễ giáo phong kiến ấy. Trong Hoa tiên, cuối cùng nhà thơ đã lồng tình yêu tự do vào khuôn khổ của lễ giáo. Trong Phan Trần chuyện Phan Sinh và Trần Kiều Liên yêu nhau thực chất là một câu chuyện tình hết sức lãng mạn, nhà thơ cũng gắn vào đó cái chi tiết hai ng−ời vốn đ−ợc cha mẹ hứa hôn từ tr−ớc, mặc dù chi tiết ấy không có ý nghĩa gì trong việc quyết định tình yêu đối với họ, v.v. Một điều hết sức lý thú là khi viết về đề tài tình yêu tự do nh− vậy, nhà thơ đã thể hiện đ−ợc tinh thần dân chủ có tính chất phong kiến trong thực chất. Chế độ hôn nhân phong kiến không phải lấy tình yêu làm cơ sở mà xây dựng trên tiền tài và địa vị xã hội, biểu hiện bằng quan niệm “môn đăng hộ đối”. Một cuộc hôn nhân lý t−ởng theo quan niệm phong kiến là một cuộc hôn nhân giữa những ng−ời mà đẳng cấp và địa vị xã hội ngang nhau. Nó đ−ợc tiến hành theo quá trình có “phụ mẫu chi mệnh”, rồi “môi giới chi ngôn”, nói nôm na là theo quá trình cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Một ng−ời bình dân không thể chơi trèo lấy một ng−ời thuộc tầng lớp quý tộc, và một ng−ời không có vai vế trong xã hội không thể lấy con gái một ông quan. Trong Truyện Kiều, tr−ờng hợp một th−ơng nhân nh− Thúc Sinh lấy con gái quan Th−ợng th− bộ Lại cũng không phải là một hiện t−ợng phổ biến, và Nguyễn Du đã phản ánh một cách hiện thực cái thế chênh lệch của quan hệ hôn nhân ấy. Nh−ng trong rất truyện Nôm bình dân thì trái lại. Các nhà thơ phủ nhận quan niệm môn đăng hộ đối phong kiến bằng cách xây dựng những mối tình rất đẹp giữa những ng−ời ở địa vị giai cấp hết sức chênh lệch nhau. Hầu hết các cô gái trong truyện Nôm bình dân đ−ợc giới thiệu là con vua, con quan t−ớng quốc, nghĩa là những ng−ời thuộc giai cấp quý tộc, đã yêu và lấy những anh hàn sĩ nhỡ thời, phải ăn xin để lấy tiền đi học. Tất nhiên để tránh một sự đối lập quá đáng mà xã hội không thể chấp nhận đ−ợc, và cũng có thể do một hạn chế nào đó của tác giả, những anh hàn sĩ nhỡ thời ấy cũng đ−ợc khoác cho một nguồn gốc xuất thân “cao quý” nh− “con trời”, “con quan tể t−ớng”, và t−ơng lai thì sẽ đậu cao, làm quan to, nh−ng đó là chuyện phụ, còn thực tế thì các cô gái ấy đã yêu những anh học trò nghèo và tình yêu của họ rất mỹ mãn, rất hạnh phúc. Trong truyện Nôm bác học, nhà thơ không xây dựng kiểu tình yêu nh− vậy. Nói chung, các nhân vật trong truyện Nôm bác học đều thuộc tầng lớp phong kiến, nhiều ng−ời xuất thân từ gia đình quan lại cao cấp, có thể họ cũng “môn đăng hộ đối”. Nh−ng nhà thơ không hề nhấn mạnh mặt này, mà nhấn mạnh đến cơ sở tình cảm trong quan hệ yêu đ−ơng của họ. Nhiều truyện Nôm bác học đề cao loại tình yêu của những cô gái đẹp với những ng−ời con trai có tài, tình yêu của những “giai nhân tài tử”. Gọi là tình yêu của giai nhân tài tử, nghe có vẻ công thức phong kiến, chứ kỳ thực đó là những mối tình xây dựng trên cơ sở tình cảm, về thực chất nó đối lập với chế độ hôn nhân phong kiến. Trong Hoa tiên, một nhân vật bình dân đã tuyên bố công khai bác bỏ hôn nhân phong kiến ấy : Dù khi bạc mẫu trầm tre, Châu nên đấu, gấm nên xe cũng liều. Tinh thần dân chủ còn thể hiện ở khía cạnh khác là những truyện viết về đề tài tình yêu th−ờng đề cao vai trò của ng−ời bình dân. Mối tình của L−ơng Sinh – Dao Tiên trong Hoa 31
- tiên thành công, không thể chối cãi đ−ợc vai trò của hai cô nữ tì Vân H−ơng và Bích Nguyệt. Đó là những cô gái thông minh, yêu đời, có một quan niệm sống rất thực tế, không bị ràng buộc vào khuôn khổ của lễ giáo phong kiến. Trong Sơ kính tân trang vai trò của Hồng n−ơng, Yến đồng cũng giống nh− vậy. Tất nhiên nói nh− thế, không chỉ có những truyện viết về đề tài tình yêu, vai trò của ng−ời bình dân mới đ−ợc đề cao, mà trong giai đoạn này, một số tác phẩm khác cũng đề cao vai trò của ng−ời bình dân chẳng hạn Nhị độ mai. ở đây chỉ muốn nói đến vai trò của ng−ời bình dân trong việc thúc đẩy cho chủ đề tình yêu tự do đ−ợc thực hiện. Tình yêu trong văn học giai đoạn này còn một đặc điểm nữa là nó không có tính chất cá nhân chủ nghĩa vị kỷ. Không làm cho con ng−ời tầm th−ờng bé nhỏ, mà trái lại nó làm cho con ng−ời cảm thấy mình cao lớn hơn, đẹp hơn. Sự chiếm lĩnh trong tình yêu ở đây đồng thời cũng là sự chiếm lĩnh thế giới. Và về một ý nghĩa nào đó, có thể nói tình yêu đã làm nhân đạo hoá con ng−ời. Trong giai đoạn này hầu nh− tác phẩm nào viết về tình yêu đẹp đồng thời cũng viết rất đẹp về thiên nhiên. Không có cái thiên nhiên khô cằn, công thức theo quan điểm của Nho giáo, mà một thiên nhiên đầy h−ơng sắc, đầy âm thanh, có trăng lên, có hoa nở, có tất cả cái xao xuyến, rung rinh của cuộc đời thực và của tình yêu thực. Trong Hoa tiên nhà thơ xây dựng hai nhân vật Dao Tiên và Ngọc Khanh, hai cô gái cùng sống trong một môi tr−ờng giống nhau, cùng chịu chung một nền giáo dục nh− nhau, nh−ng Ngọc Khanh suốt đời luẩn quẩn trong vòng vây của lễ giáo phong kiến nên tính cách cằn cỗi, nhợt nhạt, nàng không say mê bất cứ một cái gì. Còn Dao Tiên tiếp xúc với L−ơng Sinh, đ−ợc các cô hầu gái tiêm cho chất men của cuộc sống, của tình yêu, nên có một thế giới nội tâm phong phú, tâm hồn luôn luôn day dứt, đắm say. Khi Dao Tiên ch−a chấp nhận tình yêu thì thế giới đối với nàng d−ờng nh− không là gì cả. Trái lại, khi Dao Tiên thấy lòng mình tràn ngập yêu đ−ơng thì đồng thời cả thế giới tạo vật bên ngoài cũng trỗi dậy : Thu đâu chừng nửa tháng nay, Lạ trăng, lạ n−ớc, lạ mây, thực là Nàng chú ý đến vẻ đẹp của mùa thu, của trăng, của n−ớc, xót xa cho cái tàn tạ và rung động biết bao đối với nàng là tiếng nói của tình yêu, nó réo rắt nh− tiếng đàn, nó nồng nàn nh− lửa cháy, và hình ảnh vầng trăng của bao nhiêu mối tình thơ mộng đã làm cho nàng xúc động đến tận tâm can, Trong Truyện Kiều, tình yêu không phải chỉ đem lại cho con ng−ời vẻ đẹp của cuộc sống, hơn thế nữa, nhà thơ qua mối tình của Kim Trọng – Thuý Kiều còn muốn đặt vấn đề chống định mệnh. Có thể nói với Truyện Kiều, Nguyễn Du đạt đến đỉnh cao trong vấn đề tình yêu làm nhân đạo hoá con ng−ời. Cũng trong đề tài tình yêu của văn học giai đoạn này chúng ta còn có thể thấy đ−ợc con ng−ời cá thể hoá bắt đầu đ−ợc khẳng định. Hơn bất cứ một rung động nào khác, cái rung động tr−ớc tình yêu đ−ợc các nhà thơ thể hiện có tính chất cá thể t−ơng đối rõ nét. Trong Sơ kính tân trang là cái xao xuyến choáng ngợp của con ng−ời tr−ớc mối tình đầu ; trong Truyện Kiều là nỗi nhớ th−ơng ngậm ngùi, da diết về một tình yêu tan vỡ, trong Hoa tiên là trách móc về một tình yêu lỗi hẹn, trong Hồ Xuân H−ơng là sự chua chát và phẫn nộ về một tình yêu dang dở, Có lẽ không đâu tình yêu xót xa, quặn đau hơn là tình yêu của Phạm Thái tr−ớc cái chết của Tr−ơng Quỳnh Nh− (Văn tế Tr−ơng Quỳnh Nh−). Có lẽ không lời nào đằm thắm một cách mỉa mai và mỉa mai mà lại đằm thắm nh− lời mời trầu của Hồ Xuân H−ơng ! Ngô Thì 32
- Sĩ và Phạm Nguyễn Du là hai nhà thơ sáng tác bằng chữ Hán. Nói chung cá tính không rõ nét. Nh−ng trong Đoạn tr−ờng lục và Khuê ai lục thì tình cảm của hai ông mới xúc động làm sao ! Khuê ai lục là tập thơ Ngô Thì Sĩ khóc ng−ời vợ thứ của ông chết lúc tuổi đời vừa mới hai m−ơi chín : “Vợ chồng ăn ở với nhau không rời nửa b−ớc, mới xa nhau chừng vài tháng mà về nhà chỉ còn vỗ chiếc quan tài. Trời chăng ? Ng−ời chăng ? Thời chăng ? Mệnh chăng ? Than ôi, còn nói gì nữa !” (Khuê ai tiểu truyện)(1). Một năm sau, trong ngày giỗ đầu của nàng, Ngô Thì Sĩ lại làm một bài thơ cảm tác, nỗi xúc động của nhà thơ vẫn nguyên nh− cũ : Khứ niên kim nguyệt tỉnh an quy, Kim nguyệt t− niên dĩ luyện kỳ. Công để khốc quân kim nhật thống, Khách trình hối ngã khứ niên trì. Nhân sinh hành chỉ thành vô định, Thế sự bi hoan quả thục vi ? Truy sức kỷ diên nan súc địa, Bằng lan ngột toạ bất thăng bi. (2) (Tiêu T−ơng cảm xúc) (Năm ngoái tháng này nàng về thăm tổ tiên, Tháng này năm nay đã đến kỳ giỗ đầu nàng rồi. Nơi lỵ sở ta khóc nàng hôm nay thật là đau đớn, Đ−ờng về hối rằng năm ngoái ta về đã chậm. Đời ng−ời đi hay ở thật là vô định, Việc đời vui hay buồn ai làm nên nỗi ? Nghĩ đến sự đơm cúng, nh−ng khó lòng rút đất đ−ợc, Chỉ tựa bao lơn ngồi, xiết bao bi thảm). Đoạn tr−ờng lục của Phạm Nguyễn Du cũng là một tập thơ khóc vợ. Phạm Nguyễn Du làm từ lúc đ−a linh cữu vợ xuống thuyền về quê cho đến lúc ông trở lại kinh đô. Giống nh− Khuê ai lục, cả tập thơ là nỗi lòng th−ơng tiếc, xót xa vô hạn của nhà thơ tr−ớc cái chết của vợ : Ta ngã hoà n−ơng thị nhất nhân, Nh− hà t−ơng hợp cứ t−ơng phân ? N−ơng huề nhất bán thanh h−ơng khứ, L−u ngã si cuồng nhất bán thân. (Đề minh tinh hậu diện) (2) (Ôi ! Tôi với nàng chỉ là một ng−ời, Sao đang sum họp cùng nhau lại chia lìa nhau nh− thế ? Nàng đem một nửa là h−ơng thơm thanh sạch đi rồi. Còn để lại một nửa là thân tôi nh− điên dại này ở lại). Nhà thơ nghĩ đến những ngày tới, ng−ời trở thành thiên cổ, còn ông thì sống cô đơn, biết bao xót xa, cay đắng (1), (2) Khuê ai lục, xem Ngô gia văn phái, A. 1176. (2) Đoạn tr−ờng lục, A. 2826. 33