Khóa luận Nghiên cứu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn thànhphố Hạ Long phục vụ phát triển du lịch
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn thànhphố Hạ Long phục vụ phát triển du lịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_nghien_cuu_khai_thac_tai_nguyen_du_lich_nhan_van_t.pdf
Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn thànhphố Hạ Long phục vụ phát triển du lịch
- Lời cảm ơn Qua 4 năm học ngành Văn hoá – Du lịch dưới mái trường Đại học dân lập Hải Phòng, em luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô và các bạn. Các thầy cô đã chỉ dạy cho em nhiều điều về môn học, dìu dắt em bước vào cuộc sống với hành trang tri thức và nhịêt huyết lao động học tập. Nhân dịp báo cáo khoá luận tốt nghiệp kết thúc quá trình học, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong và ngoài ngành Văn hoá – Du lịch đã giúp em học tập để có kiến thức như ngày hôm nay. Em xin được gửi lời biết ơn sâu sắc tới Th.S Vũ Thị Thanh Hương cô đã chỉ bảo, giúp đỡ em tận tình trong quá trình hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Để hoàn thành khoá luận này, em chân thành cảm ơn Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Quảng Ninh, phòng Văn hóa – Thông tin thành phố Hạ Long tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu. Do kinh nghiệm thực tế, kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em còn nhiều sai sót. Em mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo và nhận xét của các Thầy Cô và hội đồng chấm đề tài tốt nghiệp. Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô luôn mạnh khoẻ và thành công trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Thị Hoa 1
- BẢNG KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1.CSHT Cơ sở hạ tầng 2.CSVCKT Cơ sở vật chất kĩ thuật 3.DSVH Di sản văn hoá 4.DTLSVH Di tích lịch sử văn hoá 5.HĐND Hội đồng nhân dân 6.TNDL Tài nguyên du lịch 7.TNTN Tài nguyên tự nhiên lạc 8.TTLL Thông tin liên lạc 9.UBND Uỷ ban nhân dân 2
- Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài Du lịch là ngành công nhiệp không khói, là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế xã hội. Lúc đầu du lịch chỉ là hoạt động bên lề của các hoạt động khác như: buôn bán, tôn giáo, tín ngưỡng, khám phá, thể thao của con người. Trong thời kì hiện đại, con người đi du lịch với mục đích chính là thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hoạt động du lịch sẽ được tiến hành nhanh hơn, thuận tiện hơn giúp con người rút ngắn thời gian và chi phí khi tham gia du lịch. Du lịch mang lại lợi ích kinh tế cao, cân bằng thu nhập giữa các vùng miền lãnh thổ. Đặc biệt với các quốc gia đang trong quá trình hội nhập và phát triển như Việt Nam thì việc đẩy mạnh phát triển du lịch là một vấn đề cần được quan tâm sâu sắc. Hơn nữa, một trong những mục tiêu phấn đấu của nước ta là “dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Để đạt được mục tiêu này, việc đẩy mạnh phát triển du lịch là hoạt động không thể thiếu. Để phát triển du lịch đòi hỏi phải có sự hợp thành của nhiều yếu tố. Trong đó TNDL là yếu tố cơ bản để tạo thành các sản phẩm du lịch. Chính sự phong phú đa dạng và đặc sắc của TNDL tạo nên sự phong phú, đa dạng, hấp dẫn của sản phẩm du lịch. Du khách có quyết định thực hiện các chuyến đi hay không phụ thuộc rất lớn vào giá trị TNDL nơi đến. Do vậy, mỗi quốc gia, mỗi vùng miền muốn phát triển du lịch đạt hiệu quả cao cần quan tâm đầu tư khai thác, sử dụng TNDL một cách hợp lí. Tỉnh Quảng Ninh nói chung, thành phố Hạ Long nói riêng có nguồn TNDL phong phú và đa dạng. Bên cạnh TNDL tự nhiên, TNDL nhân văn của địa phương cũng chứa đựng nhiều giá trị. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chỉ quan tâm khai thác TNDL tự nhiên mà chưa có kế hoạch quan tâm đến việc khai thác TNDL nhân văn. Trong khi đó khai thác cân đối tài nguyên là một biện pháp quan trọng để phát 3
- triển du lịch. Chính vì vậy đề tài: “Nghiên cứu khai thác TNDL nhân văn thành phố Hạ Long phục vụ phát triển du lịch” mong muốn sẽ có điều kiện đánh giá giá trị tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố Hạ Long, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn nhằm nhận diện rõ hơn về mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch nhân văn và việc khai thác các tài nguyên đó để phục vụ phát triển du lịch của thành phố Hạ Long. Đây là vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận cơ bản, vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp bách góp phần vào việc xây dựng và phát triển du lịch thành phố nhằm thu hút khách du lịch đến với Hạ Long ngày một nhiều hơn, Hạ Long phát triển toàn diện hơn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu TNDL nhân văn là một vấn đề quan trọng, từ đó đưa ra những định hướng, chiến lược và chính sách nhằm khai thác tài nguyên hợp lí, sử dụng tài nguyên, nâng cao giá trị, sức hấp dẫn của điểm đến. Việc khai thác TNDL nhân văn phù hợp với giá trị sẵn có hay không, có thúc đẩy sự phát triển du lịch địa phương hay không rất cần đến sự quan tâm của nhà nước, các ban ngành, các nhà nghiên cứu du lịch Thấy rõ tầm quan trọng cũng như khả năng thực tiễn của vấn đề, đã có rất nhiều những đề án, tham luận của các tổ chức, cá nhân đưa ra nhằm đánh giá đúng giá trị tài nguyên nhân văn Hạ Long bên cạnh mục tiêu chính nhằm phát triển thành phố Hạ Long nói riêng, du lịch tỉnh Quảng Ninh nói chung. Các đề án, nghiên cứu có thể kể tên như: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trung tâm du lịch Hải Phòng - Quảng Ninh (Thực hiện năm 2002). TNDL nhân văn được đưa ra ở phần II: Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển của trung tâm du lịch Hải Phòng - Quảng Ninh. Cụ thể ở mục: 2.3. Các di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc nghệ thuật, 2.4. Lễ hội, 2.5. Nghề thủ công truyền thống, 2.6. Đánh giá chung về tài nguyên nhân văn. Quy hoạch đã đưa ra cái nhìn khái quát TNDL nhân văn Hải Phòng - Quảng Ninh và thấy được tầm quan trọng TNDL nhân văn với phát triển du lịch. Tham luận định hướng phát triển thương hiệu du lịch Hạ Long (chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang, hội thảo du lịch Hạ Long tầm nhìn mới ngày 24 / 7/ 4
- 2012 tại thành phố Hạ Long). Vấn đề được đưa ra ở phần: Định hướng Chiến lược, Vấn đề 1: Tổng quan thương hiệu và kinh tế du lịch Hạ Long qua Mô tả sản phẩm thương hiệu. Tham luận đã đánh giá sơ bộ và nhận xét TNDL nhân văn Hạ Long. Các nghiên cứu đưa ra tập trung hướng khai thác phát triển đa dạng sản phẩm du lịch Hạ Long, quan tâm đặc biệt tới tính phong phú hấp dẫn của tài nguyên, nghiên cứu và đưa ra các định hướng khác nhau nhằm đẩy mạnh sự phát triển du lịch Hạ Long trong tương lai gần. Các đề án, tham luận cũng dành sự quan tâm tới nguồn TNDL nhân văn Hạ Long, đây là những hướng đi mới nhằm phát triển du lịch Hạ Long toàn diện hơn. Tuy nhiên, qua các đề tài và tham luận, em nhận thấy các nghiên cứu về phát triển du lịch Hạ Long mới chỉ dành sự quan tâm lớn tới TNDL tự nhiên, chưa khai thác sâu TNDL nhân văn. Trong khi đó, nhắc tới Hạ Long ta biết đến cộng đồng dân cư có nhiều truyền thống văn hóa, có những khu di tích lịch sử văn hóa hấp dẫn, sinh hoạt văn hóa độc đáo Chính vì vậy tác giả rất mong muốn đề tài này được nhiều người quan tâm nghiên cứu để có thể khai thác TNDL nhân văn hợp lí nhằm phục vụ phát triển du lịch Hạ Long nói riêng, tỉnh Quảng Ninh nói chung đạt hiệu quả cao. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Môi trường kinh tế - xã hội nói chung của Hạ Long để phát triển du lịch, TNDL nhân văn Hạ Long, hoạt động khai thác TNDL nhân văn thành phố Hạ Long. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu TNDL nhân văn địa bàn thành phố Hạ Long. 4. Nhiệm vụ của đề tài - Tổng hợp một số vấn đề lí luận về du lịch nói chung và TNDL nhân văn nói riêng. - Đánh giá TNDL nhân văn Hạ Long. - Nghiên cứu đánh giá thực trạng khai thác sử dụng TNDL nhân văn tại thành phố Hạ long phục vụ phát triển du lịch. 5
- - Đề xuất định hướng khai thác TNDL nhân văn tại thành phố Hạ Long phục vụ phát triển du lịch. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp thu thập tài liệu, xử lí tài liệu Là phương pháp được sử dụng trước hết và cơ bản để hoàn thành đề tài, áp dụng việc nghiên cứu lí luận vào thực tiễn để bổ sung cho các vấn đề lí luận hoàn chỉnh hơn. Qua đó đưa ra những đánh giá khách quan, trung thực nhất từ việc thu thập những số liệu từ các nguồn đáng tin cậy, những số liệu thống kê bằng các văn bản của các công trình khoa học, đề án, các báo cáo, tham luận, các nghị quyết, nghị định của các cơ quan chức năng. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát, thực tế (thực địa) Trong quá trình điều tra nghiên cứu đề tài đã vận dụng phương pháp này để tổng hợp những thông tin đáng tin cậy nhất về thực trạng khai thác TNDL nhân văn phục vụ phát triển du lịch, đánh giá được những mặt đã đạt được và cần xem xét những mặt tồn tại trong quá trình khai thác sử dụng tài nguyên tại địa phương chứa đựng tài nguyên. Sử dụng phương pháp sẽ mang lại cách nhìn tổng quan sinh động, dưới những hiểu biết sẵn có giúp cho người nghiên cứu nhìn nhận vấn đề chính xác hơn, đầy đủ hơn. Từ đây có thể đưa ra giải pháp hữu ích đóng góp vào hoạt động khai thác TNDL nhân văn thành phố Hạ Long, góp phần xây dựng phát triển du lịch, phát triển kinh tế xã hội thành phố Hạ Long nói riêng, tỉnh Quảng Ninh nói chung. Phƣơng pháp phân tích, đánh giá, so sánh Đây là phương pháp cơ bản được người nghiên cứu sử dụng. Trên cơ sở phân tích xử lí dữ liệu, so sánh với hoạt động của các vùng địa phương khác để đưa ra những nhận xét đánh giá của mình về những vấn đề được đề cập. Phƣơng pháp chuyên gia Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp gồm nhiều yếu tố tác động liên quan. Người nghiên cứu sử dụng phương pháp này để học hỏi cách nhìn nhận vấn đề của 6
- các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, các lĩnh vực kinh tế xã hội. Từ đây rút ra những điểm cốt lõi của vấn đề, tập trung đánh giá nhận định khách quan phù hợp với thực trạng, với quá trình phát triển du lịch địa phương. 6. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài gồm các nội dung chính sau: Chương 1. Một số vấn đề lí luận cơ bản và thực tiễn về du lịch và tài nguyên du lịch nhân văn Chương 2.Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn thành phố Hạ Long Chương 3. Kiến nghị và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch nhân văn thành phố Hạ Long phục vụ phát triển du lịch 7
- Phần nội dung CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN 1.1. Một số vấn đề lí luận 1.1.1. Khái niệm du lịch Cuộc sống của con người ngày càng hiện đại hơn, con người có thể tìm được những thông tin muốn tìm chỉ trong giây lát, tốc độ phát triển của khoa học kĩ thuật khiến cho con người giảm bớt mệt mỏi từ lao động chân tay. Nhưng vô tình con người đang tự mình rời xa với tự nhiên, đi vào guồng quay của sự phát triển đó. Chính vì vậy con người luôn mong muốn được nghỉ ngơi, giải trí để giảm bớt sự mệt mỏi căng thẳng. Tất cả những nhu cầu đó con người đều tìm thấy trong hoạt động du lịch. Từ xa xưa, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một nhu cầu nhất thiết không thể thiếu trong cuộc sống. Du lịch không chỉ đem lại lợi ích với cá nhân, với địa phương mà du lịch còn được coi là cứu cánh nền kinh tế trì trệ của những nước đang trong quá trình phát triển. Dưới những góc độ nghiên cứu khác nhau, hoàn cảnh không gian, thời gian khác nhau, mỗi tổ chức cá nhân có những cách hiểu về du lịch khác nhau. Với mục đích quốc tế hóa, tại hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp tại ROMA (Italia) năm 1963, các chuyên gia đã đưa ra khái niệm như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến du lịch không phải nơi làm việc của họ.” Tổ chức Du lịch thế giới ( World Tourism Organization) lại định nghĩa: “Du lịch là tổng thể các hiện tượng và các mối quan hệ xuất phát từ sự giao lưu với du 8
- khách, các nhà kinh doanh, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư trong quá trình thu hút và đón tiếp khách du lịch.” Từ góc độ nghiên cứu du lịch như một ngành kinh tế, hai tác giả Nguyễn Cao Thưởng và Tô Thanh Hải – giáo trình Thống kê du lịch cho rằng: “Du lịch là một ngành kinh tế xã hội, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí nghỉ ngơi có hoặc không kết hợp các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.” Dưới góc độ nghiên cứu quá trình hoạt động, PTS Trần Nhạn - sách Du lịch và kinh doanh du lịch: “ Du lịch là quá trình hoạt động của con ngưởi rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần sâu sắc, độc đáo khác lạ với quê hương, không nhằm mục đích sinh lời được tính bằng đồng tiền.” Cho đến nay, không ít người, thậm chí ngay cả các cán bộ, nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch, chỉ cho rằng du lịch là một ngành kinh tế. Do đó, mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế. Điều đó cũng có thể đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh. Trong khi đó, du lịch còn là một hiện tượng xã hội, nó góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khoẻ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tính đoàn kết Chính vì vậy, toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn hoá khác. Theo ý kiến của em khái niệm du lịch của PTS Trần Nhạn - sách Du lịch và kinh doanh du lịch là dễ hiểu hơn cả. Dù nghiên cứu ở góc độ nào và định nghĩa như thế nào thì du lịch vẫn được hiểu là họat động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên, có liên quan đến việc tiêu thụ những sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định của họ về tham quan giải trí, không nhằm mục đích sinh lời. 1.1.2. Khái niệm tài nguyên du lịch Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. 9
- TNDL theo Pirojnik: “ TNDL là những tổng thể tự nhiên văn hóa - lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế kĩ thuật cho phép, chúng được dùng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi.” TNDL là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Khái niệm TNDL luôn gắn liền với khái niệm du lịch. TNDL được phân loại thành tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố tự nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố con người và xã hội. Như vậy, TNDL được xem như tiền đề để phát triển du lịch. Thực tế cho thấy, TNDL càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu. TNDL là một phạm trù lịch sử việc khai thác phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật, chính trị nên ngày càng được mở rộng. Thế nên, TNDL bao gồm cả TNDL đã, đang và chưa khai thác. Theo tác giả Bùi Thị Hải Yến - Giáo trình Tài nguyên du lịch, trang 20: “TNDL là tất cả những gì thuộc về tự nhiên và các giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra có sức hấp dẫn du khách, có thể được bảo vệ, tôn tạo và sử dụng cho ngành du lịch mang lại hiệu quả về kinh tế xã hội và môi trường.” Theo Điều 4, Luật Du lịch của Việt Nam: “TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.” Cách định nghĩa TNDL theo Luật Du Lịch theo em là rõ ràng và dễ hiểu nhất, vì vậy trong bài viết em cũng sử dụng cách phân loại này. 1.1.3. Đặc điểm tài nguyên du lịch TNDL cũng giống như các loại tài nguyên khác mang những đặc điểm chung và những đặc điểm riêng liên quan tới tính chất ngành du lịch. Để khai thác 10
- và sử dụng tốt nhất các TNDL, trước hết cần phải tìm hiểu và nghiên cứu các đặc điểm nguồn tài nguyên này. TNDL có những đặc điểm chính sau: - Khối lượng các nguồn tài nguyên và diện tích phân bổ các nguồn tài nguyên là cơ sở cần thiết để xác định khả năng khai thác và tiềm năng của hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi, du lịch. - Thời gian khai thác xác định tính mùa của du lịch, nhịp điệu của dòng khách. - Tính bất biến về mặt lãnh thổ của đa số các loại tài nguyên tạo nên lực hút cơ sở hạ tầng và dòng du lịch tới nơi tập trung các loại tài nguyên đó. - Vốn đầu tư tương đối thấp và giá thành chi phí sản xuất không cao cho phép xây dựng tương đối nhanh chóng cơ sở hạ tầng và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cũng như khả năng sử dụng độc lập từng loại tài nguyên. - TNDL có khả năng sử dụng nhiều lần nếu tuân theo các qui định về sử dụng một cách hợp lý, thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ. Theo cách nghiên cứu khác của thạc sĩ Bùi Thị Hải Yến trong giáo trình Tài nguyên du lịch: - Một số loại TNDL là đối tượng khai thác của nhiều ngành kinh tế xã hội. - TNDL có phạm trù lịch sử nên ngày càng có nhiều loại TNDL được nghiên cứu, phát hiện, tạo mới và được đưa vào khai thác sử dụng. - TNDL mang tính biến đổi. - Hiệu quả khai thác TNDL phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. - TNDL phong phú đa dạng có các giá trị thẩm mĩ, văn hóa lịch sử, tâm linh, giải trí; có sức hấp dẫn với du khách. - TNDL bao gồm các loại tài nguyên vật thể và tài nguyên phi vật thể. - TNDL là những loại tài nguyên có thể tái tạo được. - TNDL có tính sở hữu chung. - Việc khai thác TNDL gắn chặt với vị trí địa lí. - TNDL thường có tính mùa vụ và việc khai thác TNDL mang tính mùa vụ. - TNDL mang tính diễn giải và cảm nhận. 1.1.4. Phân loại tài nguyên du lịch 11
- Việc phân loại TNDL làm cơ sở cho việc bảo tồn tôn tạo và khai thác TNDL phục vụ phát triển du lịch, có rất nhiều cách để phân loại TNDL như sau: Theo tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO, 1997) đã xây dựng hệ thống phân loại: TNDL thành 3 loại, 9 nhóm gồm: Loại cung cấp tiềm tàng ( 3 nhóm: văn hóa kinh điển, tự nhiên kinh điển, vận động vui chơi; loại cung cấp hiện tại (3 nhóm: giao thông, thiết bị, hình tượng tổng thể); loại tài nguyên kĩ thuật gồm 3 nhóm: hoạt động du lịch, cách thức và tiềm lực khu vực. Theo luật Du lịch - Điều 13. Các loại tài nguyên du lịch TNDL gồm TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác. TNDL tự nhiên gồm các yếu tố địa chất địa hình, địa mạo khí hậu thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. TNDL nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử cách mạng, khảo cổ kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. TNDL có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở hữu của tổ chức, cá nhân. Cách phân loại TNDL này theo em là rõ ràng và dễ hiểu nhất, vì vậy trong bài viết em cũng sử dụng cách phân loại này. 1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 1.2.1. Quan niệm tài nguyên du lịch nhân văn TNDL nhân văn là tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo do con người sáng tạo ra. Tuy nhiên chỉ có những tài nguyên nhân văn có sức hấp dẫn với du khách và có thể khai thác phát triển du lịch để tạo ra hiệu quả xã hội, kinh tế, môi trường mới được gọi là TNDL nhân văn. TNDL nhân văn thường là những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của mỗi địa phương mỗi quốc gia. TNDL nhân văn mang những đặc điểm chung như: Có mối quan hệ chặt chẽ với điều kiện tự nhiên, tài nguyên tự nhiên, với các điều kiện kinh tế xã hội, chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên, quy luật phát triển văn hóa như: phân vùng, lan tỏa và đan xen hội nhập và các quy luật xã hội Vì vậy mỗi địa phương, mỗi 12
- quốc gia thường có TNDL nhân văn mang tính đặc sắc, độc đáo ở có tính hấp dẫn lớn đối với du khách. Song do tính kết tinh đan xen hội nhập những giá trị văn hóa nên trong quá trình khai thác sử dụng vào hoạt động du lịch TNDL nhân văn rất dễ bị mai một, thay đổi mất bản sắc văn hóa. Do vậy, trong quá trình bảo tồn, tôn tạo và khai thác TNDL nhân văn vào mục đích phát triển du lịch, việc bảo vệ tính độc đáo, đặc sắc và đa dạng của tài nguyên này là vấn đề quan trọng. TNDL nhân văn nói một cách ngắn gọn, là các đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch. TNDL nhân văn có các đặc điểm sau: - Có tác dụng nhận thức nhiều hơn. Tác dụng giải trí không điển hình hoặc chỉ có ý nghĩa thứ yếu. - Việc tìm hiểu các đối tượng nhân tạo thường diễn ra trong thời gian ngắn. - Số người quan tâm tới TNDL nhân văn thường có văn hoá cao hơn, thu nhập và yêu cầu cao hơn. - TNDL nhân văn thường tập trung ở các điểm quần cư và thành phố lớn. - Ưu thế của TNDL nhân văn là đại bộ phận không có tính mùa vụ (trừ các lễ hội), không bị phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khí hậu và các điều kiện tự nhiên khác. - Sở thích của những người tìm đến TNDL nhân văn rất phức tạp và rất khác nhau 1.2.2. Phân loại tài nguyên du lịch nhân văn TNDL nhân văn là những sản phẩm văn hóa được con người tạo ra trong suốt quá trình phát triển lịch sử, ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia do những yếu tố hình thành nuôi dưỡng rất đa dạng và phong phú. Dựa vào tính chất vật chất, TNDL nhân văn có thể chia làm 2 loại: TNDL nhân văn vật thể TNDL nhân văn vật thể thực chất là những DSVH hấp dẫn du khách có thể bảo tồn khai thác vào mục đích phát triển du lịch, mang lại hiệu quả về kinh tế xã hội và môi trường. 13
- Theo luật DSVH Việt Nam năm 2003: “DSVH vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử văn hóa, khoa học bao gồm các DTLSVH, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật bảo vật quốc gia.” + DSVH thế giới vật thể. + Các DTLSVH, danh thắng cấp Quốc gia và địa phương. + Các cổ vật và bảo vật quốc gia. + Các công trình đương đại. TNDL nhân văn phi vật thể TNDL nhân văn phi vật thể là DSVH phi vật thể có giá trị hấp dẫn du khách, có thể bảo tồn, khai thác phục vụ mục đích phát triển du lịch, mang lại hiệu quả về kinh tế xã hội và môi trường. Theo luật DSVH của Việt Nam năm 2003: “DSVH phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ chữ viết, được truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu truyền khác: tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống nếp sống, lễ hội, bí quyết nghề nghiệp thủ công truyền thống, trí thức về y dược cổ truyền, văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian.” Có thể phân loại TNDL nhân văn phi vật thể như sau: + Các lễ hội truyền thống. + Nghề và làng nghề thủ công cổ truyền. + Văn hóa nghệ thuật. + Văn hóa ẩm thực. + Văn hóa ứng xử, phong tục, tập quán. + Thơ ca và văn học. + Văn hóa các tộc người. + Các phát minh, sáng kiến khoa học. + Các hoạt động văn hóa thể thao, kinh tế - xã hội có tính sự kiện. Theo Nguyễn Minh Tuệ và nhiều nhà nghiên cứu khác ở nước ta, TNDL nhân văn gồm: 14
- + Các DTLSVH. + Các lễ hội. + Nghề và làng nghề truyền thống. + Các đối tượng gắn với dân tộc học. + Các đối tượng văn hóa thể thao và các hoạt động nhận thức khác. Mỗi cách phân loại đều chia TNDL nhân văn thành từng loại nhỏ, có thể kết hợp cả hai cách phân loại trên để có thể dễ dàng đánh giá tài nguyên cho phù hợp. 1.3. Vai trò tài nguyên du lịch nhân văn với phát triển du lịch Du lịch là ngành kinh tế mà trong sự phát triển hoạt động của ngành vai trò của tài nguyên rất quan trọng. TNDL nhân văn là một trong hai yếu tố, cùng với tài nguyên du lịch tự nhiên tạo thành các sản phẩm du lịch. Ta có thể tạo lập công thức như sau: T = A + B +C Trong đó T : Tài nguyên du lịch S = T + D A : Tài nguyên du lịch nhân văn B : Tài nguyên du lịch tự nhiên C : Tài nguyên kinh tế kĩ thuật và bổ trợ S : Sản phẩm du lịch D : Các dịch vụ và hàng hóa du lịch Đối với mỗi vùng miền lãnh thổ, có sự tập trung đa dạng, phong phú TNDL nhân văn thì hướng phát triển du lịch của vùng miền đó cũng theo quy luật lấy tài nguyên nhân văn hiện có làm cơ sở để tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng. TNDL nhân văn có mối quan hệ qua lại mật thiết với các yếu tố khác, nó thể hiện lịch sử văn hóa vùng miền, thông qua đó tác động tới lối sống của dân cư địa phương, tới nghề và truyền thống văn hóa xã hội khác. Do vậy, TNDL nhân văn là yếu tố quan trọng trong việc tạo nên sản phẩm du lịch. TNDL nhân văn là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch văn hoá. Các hình thức du lịch được đưa ra trên cơ sở của nguồn tài nguyên. TNDL nhân văn cần phải được khai thác sao cho xứng đáng với tiềm năng mà không làm mất đi các giá trị truyền thống sẵn có. TNDL nhân văn là một phần của TNDL, một bộ phận quan trọng của tổ 15
- chức lãnh thổ du lịch. Các phân hệ của hệ thống lãnh thổ du lịch gồm: Khách du lịch, TNDL, CSHT, CSVCKT du lịch, đội ngũ cán bộ nhân viên và bộ máy tổ chức điều hành, quản lí du lịch. Các phân hệ này đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường kinh tế xã hội cũng như các phân hệ khác. Như vậy, có thể nói rằng TNDL nhân văn là nhân tố quan trọng trong sự phát triển du lịch. TNDL nhân văn góp phần định hướng phát triển du lịch của địa phương, là nguồn tài nguyên có khả năng bền vững cao nếu biết quan tâm, bảo tồn tôn tạo một cách hợp lí. Vì vậy, trước những đặc điểm của TNDL nhân văn sẵn có mỗi địa phương hãy đưa ra các chính sách phù hợp để vừa phát triển du lịch, lại vừa bảo tồn được tài nguyên. 1.4. Vai trò của du lịch với phát triển kinh tế xã hội thành phố Hạ Long Trong mười năm trở lại đây, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do tác động của suy giảm kinh tế, cũng như việc thay đổi chính sách du lịch của một số thị trường trong khu vực, nhưng với sự nỗ lực của các cấp, ngành, hoạt động du lịch của Quảng Ninh vẫn đạt được những kết quả quan trọng. Theo báo Quảng Ninh, nếu như năm 2001, tổng số khách du lịch đến Quảng Ninh đạt con số xấp xỉ 2 triệu lượt khách thì đến năm 2010, Quảng Ninh đã đón 5,4 triệu lượt khách và trong chín tháng của năm 2011, ngành du lịch Quảng Ninh đã đón hơn 5,1 triệu lượt khách, tăng 10% so với cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế đạt hơn 1,7 triệu lượt, tăng 14% so với cùng kỳ. Thành phố Hạ Long là cửa ngõ lớn của vùng kinh tế Bắc Bộ, một thành phố trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội; được ưu tiên đặc biệt của nhà nước về đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, các lợi thế về tiềm năng đang được khai thác và phát huy đúng hướng đã góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng kinh tế của thành phố Hạ Long và tỉnh Quảng Ninh. Đặc biệt, Hạ Long có nhiều cơ hội phát triển để trở thành một trong những đô thị sầm uất nhất Việt Nam. Trong chiến lược phát triển kinh tế của thành phố Hạ Long, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế khác. Hoạt động du lịch của thành phố Hạ Long mang lại hiệu quả cao đối với 16
- phát triển kinh tế xã hội. Theo Phòng Thương mại – Du lịch thành phố Hạ Long, năm 2011 Hạ Long đã thu hút trên 5 triệu lượt khách tăng 14,3%, trong đó có trên 2 triệu lượt khách quốc tế, với doanh thu gần 4.000 tỷ đồng tăng 20% so với năm 2010. Du lịch đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho thành phố Hạ Long, không những thế du lịch còn giải quyết việc làm cho người lao động thành phố. Hoạt động du lịch đạt được hiệu quả cao góp phần tăng doanh thu cho người lao động trong lĩnh vưc du lịch nói riêng và những người lao động ngoài du lịch. Theo thông tin của UBND thành phố Hạ Long đưa ra vào ngày 23/01/2011, thu nhập bình quân đầu người của thành phố Hạ Long là khoảng 1,8 triệu đồng/người/tháng, là khá cao so với trung bình của tỉnh Quảng Ninh là khoảng gần 900 nghìn đồng/người/tháng. Doanh thu du lịch tăng làm tăng tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Phát triển du lịch đã thu hút một lượng lớn lao động xã hội, tạo ra sự chuyển đổi về cơ cấu ngành nghề ở thành phố Hạ Long, đặc biệt ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động của thành phố nói chung và người lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch nói riêng. Du lịch đóng góp lớn trong việc tiêu thụ các sản phẩm của các ngành liên quan như: lương thực, thực phẩm, thủ công mĩ nghệ, dịch vụ vận tải, các dịch vụ khác trong quá trình hoạt động du lịch. Sự phát triển du lịch ở Hạ Long đã tạo môi trường thuận lợi trong giao tiếp giữa cộng đồng địa phương với khách du lịch, đặc biệt khách du lịch quốc tế, thu hút lượng đáng kể các dự án đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Hiệu quả xã hội từ hoạt động du lịch của Hạ Long là rất rõ. Hoạt động du lịch còn góp phần tăng nhận thức, văn hóa cho người dân Hạ Long từng bước hoà nhập với văn hóa khu vực và văn hóa thế giới, đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh, con người Hạ Long nói riêng, Việt Nam nói chung. Cũng từ đây người dân Hạ Long thấy rõ hơn trách nhiệm bảo vệ nguồn TNDL, bảo vệ môi trường, tầm quan trọng của những việc làm này trong hoạt động phát triển du lịch. Thông qua du lịch đã góp phần phục hồi và phát triển các lễ hội văn hóa truyền thống, vừa đem lại hiệu quả về kinh tế vừa có ý nghĩa đối với 17
- việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa người dân bản địa Hạ Long. Vai trò du lịch mang lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội thành phố Hạ Long. Vì vậy việc đẩy mạnh và phát triển du lịch là việc làm cần thiết và quan trọng, việc làm này rất cần sự quan tâm của các cơ quan chính quyền, các nhà đầu tư, các sở ban ngành và người dân địa phương. 1.5. Lí luận về đánh giá TNDL nhân văn TNDL nhân văn là nhóm tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo do con người tạo ra. Việc đánh giá rất quan trọng là cơ sở để địa phương, quốc gia tiến hành quản lí, bảo tồn, tôn tạo và khai thác TNDL nhân văn cho hợp lí phục vụ phát triển du lịch. TNDL nhân văn gồm TNDL nhân văn vật thể và TNDL nhân văn phi vật thể. Khi kiểm tra đánh giá các giá trị của từng di tích, từng loại tài nguyên sau đó mới đánh giá chung. Các bước kiểm kê một di tích kiến trúc nghệ thuật hoặc một công trình đương đại ( di tích lịch sử văn hóa). - Vị trí, tên gọi, diện tích, cảnh quan: +Xác định vị trí, diện tích lãnh thổ, tên gọi, di tích. +Giá trị về phong cảnh. +Khoảng cách giữa vị trị của di tích với thị trường cung cấp khách cũng như chủng loại và chất lượng giao thông hoạt động. +Khoảng cách giữa các di tích văn hóa và tự nhiên du lịch khác. - Lịch sử hình thành và phát triên gồm: thời gian đặc điểm của thời kì khởi dựng và những lần trùng tu lớn. Quy mô, kiểu cách, các giá trị kiến trúc, mỹ thuật, niên đại kiến trúc, mỹ thuật. - Giá trị cổ vật (số lượng ,chất lượng), vật kỉ niệm và bảo vật quốc gia. - Nhân vật được tôn thờ và những người có công xây dựng trùng tu. - Những tài nguyên nhân văn phi vật thể gắn với di tích: các giá trị văn học, phong tục, tập quán, lễ hội. - Thực trạng tổ chức quản lý, bảo vệ, tôn tạo và khai thác di tích. - Giá trị được xếp hạng: quốc tế, quốc gia, địa phương, thời gian xếp hạng. 18
- - Đánh giá chung về những giá trị đặc điểm nổi bật cũng như khả năng khai thác cho mục đích phát triển du lịch. Các lễ hội - Tiến hành điều tra số lượng lễ hội, thời gian diễn ra lễ hội, giá trị và quy mô, sức hấp dẫn du khách của các lễ hội, cách thức bảo tồn và khôi phục, tổ chức quản lí các lễ hội, môi trường nơi diễn ra lễ hội ở từng điểm du lịch và các địa phương. - Kiểm kê đánh giá cụ thể các lễ hội tiêu biểu: + Không gian diễn ra lễ hội. + Lịch sử phát triển của lễ hội các nhân vật được tôn thờ, các sự kiện văn hóa, lịch sử gắn với lễ hội. + Thời gian diễn ra lễ hội. + Quy mô của lễ hội mang tính quốc gia hoặc địa phương. + Những giá trị văn hóa phong tục, tập quán diễn ra ở phần lễ và phần hội, các trò chơi dân gian, các hoạt động văn hóa nghệ thuật được tổ chức. - Giá trị với hoạt động du lịch. - Thực trạng của việc tổ chức và khai thác lễ hội phục vụ nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa, phát triển du lịch ( bao gồm đánh giá cả về nội dung, hình thức, môi trường diễn ra lễ hội). - Nghề và làng nghề thủ công truyền thống. - Điều tra, đánh giá về số lượng và thực trạng của nghề và làng nghề thủ công, phân bố và đặc điểm chung của nghề và làng nghề truyền thống có giá trị cho hoạt động du lịch trong cả nước và ở các địa phương nơi tiến hành quy hoạch. - Điều tra và đánh giá mỗi làng nghề gồm các bước và những nội dung sau: Vị trí địa lí cảnh quan, lịch sử phát triển, các nhân vật được tôn vinh ( tổ nghề ), quy mô của làng nghề, các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội nuôi dưỡng nghề và làng nghề truyền thống ( diện tích của làng, số người, số hộ tham gia tổ chức sản xuất ) ; nghệ thuật sản xuất; lựa chọn nguyên liệu, cơ cấu chủng loại số lượng và chất lượng; giá trị thẩm mĩ và sử dụng của các sản phẩm, môi trường làng nghề; việc tiêu thụ sản phẩm; giá cả sản phẩm, mức thu nhập và đời sống của dân cư từ sản xuất, tỷ trọng thu nhập từ các nghề thủ công so với giá trị thu nhập của các hoạt 19
- động kinh tế khác của làng nghề; những giá trị văn hóa gắn với nghề và làng nghề thủ công truyền thống. - Các cơ chế, chính sách cho đầu tư phát triển, làng nghề, du lịch làng nghề và chính sách ưu đãi với các nghệ nhân. - Thực trạng đầu tư bảo vệ, khôi phục làng nghề, khai thác, phát huy giá trị văn hóa của làng nghề với đời sống kinh tế - xã hội và hoạt động du lịch. - Khả năng đầu tư phát triển du lịch làng nghề. Văn hóa nghệ thuật Các giá trị văn hóa nghệ thuật là TNDL hấp dẫn du khách, thuận lợi cho loại hình tham quan giải trí, nghiên cứu. Việc bảo tồn, khôi phục phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật góp phần làm phong phú hấp dẫn thêm cho các loại TNDL khác và nhiều loại hình du lịch khác như: du lịch sông nước; du lịch văn hóa các dân tộc; du lịch tham quan; du lịch lễ hội. Việc điều tra, đánh giá các giá trị văn hóa nghệ thuật phục vụ du lịch gồm các nội dung như: lịch sử hình thành và phát triển, không gian phân bổ, các bài hát, các nghệ nhân, các giá trị về lời ca, âm vực, nghệ thuật biểu diễn, không gian biểu diễn, các loại nhạc cụ được dùng để cùng biểu diễn; các loại hình nghệ thuật dân gian và nhã nhạc, thực trạng và khả năng khai thác bảo tồn du lịch. 1.6. Tiểu kết Sự phát triển của du lịch dựa trên cơ sở của sự phong phú, đa dạng, hấp dẫn của TNDL. Trong đó, TNDL nhân văn là những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của mỗi địa phương mỗi quốc gia. TNDL nhân văn mang tính hấp dẫn lớn đối với du khách, nó tác động mạnh mẽ với sự phát triển của du lịch và tạo dấu ấn đặc trưng riêng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội địa phương. Song, do tính kết tinh đan xen hội nhập những giá trị văn hóa nên trong quá trình khai thác sử dụng TNDL nhân văn rất dễ bị mai một thay đổi, mất bản sắc. Vì vậy trong quá trình tôn tạo, bảo tồn và khai thác TNDL nhân văn vào mục đích phát triển du lịch, việc bảo vệ tính đặc sắc độc đáo đa dạng của tài nguyên này cũng là bí quyết hấp dẫn du khách và phát triển du lịch bền vững. 20
- CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG 2.1. Giới thiệu chung về thành phố Hạ Long - Quảng Ninh 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Hạ Long Vị trí địa lý Thành phố Hạ Long ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích đất là 27.195,03 ha. Thành phố Hạ Long tọa lạc tại khu vực phía Đông Nam của tỉnh, bắc giáp huyện Hoành Bồ, nam giáp Vịnh Hạ Long, tây giáp huyện Yên Hưng, đông giáp thành phố Cẩm Phả. Địa hình Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, là một trong những khu vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả đồi núi, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc ( phía bắc quốc lộ 18A) chiếm 70% diện tích đất của Thành phố, có độ cao trung bình từ 150m đến 250m, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu, đỉnh cao nhất là 504m. Vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A, độ cao trung bình từ 0,5 đến 5m. Vùng hải đảo là toàn bộ vùng vịnh, với gần 1960 hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảo đá. Riêng đảo Tuần Châu, rộng trên 400 ha nay đã có đường nối với quốc lộ 18A dài khoảng 2km. Khí hậu Thành phố Hạ Long có khí hậu vùng ven biển, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 230C. Độ ẩm không khí trung bình hằng năm là 84%. Sông ngòi và chế độ thủy triều: Các sông chính chảy qua địa phận thành phố gồm có các sông Diễn Vọng, Vũ Oai, Man, Trới, cả 4 sông này đều đổ vào vịnh Cửa Lục rồi chảy ra vịnh Hạ Long. Riêng sông Míp đổ vào hồ Yên Lập. Các con suối chảy dọc sườn núi phía nam thuộc phường Hồng Gai, Hà Tu, Hà Phong. Cả sông và suối ở thành phố Hạ Long đều nhỏ, ngắn, lưu lượng nước không nhiều. 22
- Chế độ thuỷ triều của vùng biển Hạ Long, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3,6m. Nhiệt độ nước biển ở lớp bề mặt trung bình là 180C đến 30,80C, độ mặn nước biển trung bình là 21,6% (vào tháng7) cao nhất là 32,4% (vào tháng 2 và 3 hằng năm). Tài nguyên thiên nhiên - Tài nguyên khoáng sản: Đối với địa bàn thành phố Hạ Long bao gồm chủ yếu là than đá và nguyên vật liệu xây dựng. Tổng trữ lượng than đá đã thăm dò được đến thời điểm này là trên 530 triệu tấn, loại than chủ yếu là than Antraxit và bán Antraxit. Bên cạnh đó là trữ lượng sét phục vụ làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng tại vùng Giếng Đá, đá vôi phục vụ làm nguyên liệu xi măng và vật liệu xây dựng, tập trung tại phường Hà Phong và khu vực Đại Yên, theo đánh giá trữ lượng hiện còn khoảng trên 15 triệu tấn có thể khai thác được. Bên cạnh đó, còn có các khu vực có thể khai thác cát xây dựng tại ven biển phường Hà Phong, Hà Khánh, khu vực sông Trới tiếp giáp Hà Khẩu, Việt Hưng tuy nhiên trữ lượng là không đáng để . - Tài nguyên rừng: Theo số liệu thống kê tính đến hết năm 2009, trên địa bàn thành phố có tổng diện tích đất rừng là 5.862,08 ha/tổng diện tích thành phố là 27.153,40 ha. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt: 21,58 %. Trong đó rừng trồng 5445,69 ha và rừng tự nhiên 416,39 ha ( bao gồm: rừng gỗ 27,94ha, rừng tre nứa 17,31ha, rừng ngập mặn 371,14 ha). Tài nguyên thực vật của Vịnh Hạ Long rất phong phú, các nhà nghiên cứu của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới đã phát hiện 7 loài thực vật đặc hữu của vịnh Hạ Long. Những loài này chỉ thích nghi sống ở các đảo đá vôi vịnh Hạ Long mà không nơi nào trên thế giới có được, đó là: thiên tuế Hạ Long, khổ cử đại tím (Chirieta halongensis), cọ Hạ Long (Livisona halongensis) khổ cử đại nhung (Chirieta hiepii), móng tai Hạ Long, ngũ gia bì Hạ Long, hài vệ nữ hoa vàng. Trong đó có 16 loài đang nằm trong danh sách đỏ của Việt Nam đã nguy cấp và sắp nguy cấp. - Tài nguyên đất: Thành phố Hạ Long có tổng diện tích đất tự nhiên là 27195,03 ha, bao gồm các loại đất sau: Đất nông nghiệp 9544,86 ha; đất phi nông 23
- nghiệp 544,86 ha; đất phi nông nghiệp 16.254,92 ha, đất chưa sử dụng 1395,25 ha. - Tài nguyên biển: Với nhiều hang động đẹp và huyền ảo. Bên cạnh đó, vùng biển Hạ Long cũng rất phong phú về các loại động vật và thực vật dưới nước trong đó có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá nhụ, cá song, cá hồi, cá tráp, cá chim và tôm, cua, mực, ngọc trai, bào ngư, sò huyết Nhiều bãi triều lớn như vùng Cửa Lục, Yên Cư, Đại Đán, xung quanh đảo Tuần Châu rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản, nhất là tôm, cá, ngọc trai, sò huyết - Tài nguyên nước: Nguồn nước ở thành phố Hạ Long có nhiều hạn chế, đặc biệt khó khăn về mùa khô. Nguồn nước mặt phụ thuộc vào mưa, bình quân 1800 đến 2000mm/năm, nhưng do địa hình dốc, nước đổ thẳng xuống biển. Nguồn nước ngầm trữ lượng không lớn. Trữ lượng cấp A: 3400 m³, cấp B: 3430 m³, cấp C: 13796 m/ ngày đêm. Hiện khai thác nguồn nước ngầm bằng cách khoan giếng ở độ sâu từ 100 đến 130m, lượng nước khai thác cao nhất 20.626 m³/ ngày đêm. Hồng Gai có 5 giếng, trữ lượng khai thác 2000- 3000 m³, Bãi Cháy có 1 giếng, trữ lượng khai thác 300- 400 m³/ ngày đêm. 2.1.2. Lịch sử hình thành thành phố Hạ Long Thành phố Hạ Long bao gồm 20 đơn vị hành chính. Tính đến 1 tháng 4 năm 2009, toàn thành phố có 215.795 người, mật độ 815 người /km2 (năm 2009).Vùng đất trung tâm của thành phố Hạ Long ngày nay, xưa kia chỉ là một làng chài ven biển, có tên là Bãi Hàu. Đến đầu thời Nguyễn được đổi tên thành xã Mẫu Lệ. Về sau, hình thành thêm các xã Hà Lầm, Lũng Phong, Giang Võng và Trúc Võng. Các xã phường phía Đông và phía Tây của thành phố hiện nay, trước đó đều thuộc huyện Hoành Bồ. Năm 1883, Pháp chiếm vùng vịnh Hạ Long, họ tiến hành khai thác than ở các mỏ trên bờ vịnh, họ lập ra phố Hòn Gai. Tương truyền, do trên các đảo ở đây có nhiều cây gai. Tiếng Pháp gọi là lle des brouilles, phiên âm là Hòn Gay, sau đổi thành Hòn Gai. Lúc bấy giờ, Hòn Gai là một đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Quảng Yên. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Hòn Gai trở thành thị xã thủ phủ của vùng mỏ. Cuối năm 1946, người Pháp tái chiếm Hòn Gai. Sau hiệp định Gienever 1954, 24
- Hòn Gai trở thành thị xã thủ phủ của khu Hồng Quảng. Ngày 30/10/1963, hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành tỉnh Quảng Ninh, từ đó Hòn Gai trở thành thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời mở rộng thị xã về phía Đông và phía Tây. Sau khi thành lập các phường mới, thị xã Hòn Gai gồm 16 phường: Bạch Đằng, Hạ Long, Trần Hưng Đạo, Yết Kiêu, Hà Phong, Hà Tu, Hà Trung, Hà Lầm, Hà Khánh, Hồng Hà, Hồng Hải, Cao Thắng, Cao Xanh, Giếng Đáy, Hà Khẩu, Bãi Cháy và ba xã Thành Công, Hùng Thắng, Tuần Châu. Ngày 27/12/1993, thành phố Hạ Long được chính thức thành lập trên cơ sở của thị xã Hòn Gai. Năm 2001, hai xã Việt Hưng và Đại Yên của huyện Hoành Bồ được sáp nhập về thành phố Hạ Long, làm cho thành phố trải dài từ Yên Lập (sát với địa phận huyện Yên Hưng) tới Đèo Bụt (sát với địa phận thành phố Cẩm Phả) như hiện nay. 2.1.3. Cơ cấu kinh tế thành phố Hạ Long Công nghiệp Hạ Long là một đỉnh của tam giác công nghiệp miền Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Việc khai thác than đã hình thành từ lâu và trở thành một thế mạnh của thành phố với nhiều mỏ lớn: Hà Tu, Hà Lầm, Tân Lập, Núi Béo và hàng chục mỏ nhỏ, mỗi năm khai thác trên 10 triệu tấn than các loại. Gắn liền với các mỏ là các nhà máy sàng tuyển, cơ khí các xí nghiệp vận tải và bến cảng. Hạ Long phát triển mạnh công nghiệp đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm hải sản. Nhà máy đóng tàu Hạ Long có thiết kế đóng tàu dưới 53.000 tấn, là nhà máy đóng tàu hiện đang chuẩn bị mở rộng và tăng thiết bị để có thể đóng tàu trọng tải tới 53.000 tấn có thiết kế lớn nhất nước ta. Tại thành phố Hạ Long đang xây dựng nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, tổng công suất 1.200 MW đặt ngay cạnh Cầu Bang. Hạ Long có nhiều mỏ đất sét rất tốt, đang có 6 nhà máy sản xuất gạch ngói chất lượng cao, cung cấp cho trong và ngoài tỉnh, có một phần xuất khẩu. Thành phố Hạ Long có cảng nước sâu Cái Lân đã được xác định là cảng quốc gia. Nông nghiệp Diện tích 400 ha đất canh tác chỉ cung cấp được 50% nhu cầu. Nguồn lương 25
- thực, thực phẩm chủ yếu của Hạ Long là từ các huyện Hoành Bồ, Quảng Yên, Đông Triều và từ các tỉnh Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang chuyển đến. Thành phố có hơn 1.000 ha đất rừng, một nửa diện tích đã trồng cây lâu năm, chủ yếu là thông. Ngư nghiệp là một thế mạnh do vùng biển rộng, nhiều chủng loại hải sản, và yêu cầu tiêu thụ lớn, nhất là phục vụ cho khách du lịch và cho xuất khẩu. Thành phố đã và đang đóng mới nhiều tàu thuyền lớn để chuyển ra đánh bắt tuyến ngoài khơi. Dịch vụ Thành phố Hạ Long là một trung tâm buôn bán lớn. Hàng xuất khẩu chủ yếu là than và hải sản, hàng nhập khẩu là xăng dầu, máy mỏ, sắt thép, phương tiện vận tải. Hạ Long là đầu mối buôn bán các mặt hàng công nghiệp, lương thực, thực phẩm cho sản xuất và tiêu dùng của vùng công nghiệp mỏ và vùng du lịch. Phường Bãi Cháy, một trung tâm du lịch - dịch vụ bên bờ biển ở thành phố Hạ Long Chợ Hạ Long I là trung tâm buôn bán lớn nhất của thành phố, ngoài ra Thành phố còn có nhiều công trình lớn như: Chợ Hạ Long II (đã hoàn thành) (hay còn gọi là chợ Loong Tòong); trung tâm thương mại An Hưng Plaza (đã hoàn thành), Metro Hạ Long (Hà Tu), Khu trung tâm thương mại Cột 5, trung tâm thương mại Hòn Gai, siêu thị Hạ Long v.v Về giao thông, Hạ Long nằm trên quốc lộ 18 nối từ Bắc Ninh tới cửa khẩu Móng Cái đã được nâng cấp. Từ Hạ Long có thể đến Uông Bí và theo quốc lộ 10 qua Hải Phòng, Nam Định tới đường quốc lộ 1A xuyên Việt tại Ninh Bình cũng sẽ được nâng cấp thành đường cao tốc theo chương trình “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”. Trong tương lai sẽ xây dựng các tuyến đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, Hải Phòng - Hạ Long, Móng Cái - Hạ Long. Thành phố còn có những bãi đỗ cho sân bay trực thăng và thuỷ phi cơ. Hiện nay mới có máy bay trực thăng hàng tuần đưa khách đi du lịch từ Hà Nội tới Bãi Cháy. Thành phố có ga đầu đường sắt Kép - Hạ Long nối đến cảng Cái Lân. Thành phố còn có tiềm năng lớn phát triển giao thông thuỷ, có Cảng Cái Lân, cảng xăng dầu B12, cảng Hòn Gai. Thành phố còn có bến tàu khách thuỷ đi nhiều nơi trong 26
- tỉnh và về thành phố Hải Phòng. Du lịch Hạ Long là thành phố du lịch; một trung tâm du lịch lớn của miền Bắc và số lượng khách du lịch đứng thứ 2 sau Sài Gòn. Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, là nơi hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Gắn liền với vịnh Hạ Long, phường Bãi Cháy và các phường Tuần Châu, Hùng Thắng đang là vùng phát triển các khách sạn nhà hàng và xây dựng các công trình du lịch. Hiện đã có khoảng 20 khách sạn lớn với hơn 2.000 phòng có thiết bị đầy đủ đón khách quốc tế và hơn 300 khách sạn nhỏ. Các bãi tắm Bãi Cháy, Thanh Niên, Tuần Châu ngày càng được tu bổ, phát triển, ngoài ra một công viên vui chơi đã hình thành. Ngoài vịnh, với gần 30 hang động đã được phát hiện, các hang động Thiên Cung, Ðầu Gỗ, hang Sửng Sốt đã được đưa vào phục vụ du lịch tạo thêm sức hấp dẫn. Các địa chỉ lịch sử, các sinh hoạt văn hoá và sinh cảnh, các đồi thông, các công viên thành phố đang được khai thác để phục vụ phát triển du lịch. 2.2. Đánh giá TNDL nhân văn thành phố Hạ Long 2.2.1. Thống kê, phân loại TNDL nhân văn thành phố Hạ Long Quảng Ninh là vùng đất trù phú, cảnh quan đa dạng, nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh thắng. Đồng thời, Quảng Ninh còn chịu sự tàn phá nặng nề của 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, cùng với nhiều biến động của thiên nhiên xã hội. Tuy vậy, theo Quyết định số 2495/QĐ-UBND ngày 14/8/2009 Quảng Ninh vẫn còn lưu giữ được khoảng 626 di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng mang chiều sâu lịch sử văn hóa bao gồm: đình, chùa, văn miếu, văn chỉ, di tích cách mạng cùng hàng chục thắng cảnh độc đáo. Trong đó, thành phố Hạ Long một trong bốn thành phố và cũng là thành phố đầu tiên của Quảng Ninh có nguồn TNDL nhân văn tương đối phong phú và đa dạng. Có thể kể tên như sau: Các DTLSVH, danh thắng cấp Quốc gia - Khu di tích lịch sử và thắng cảnh núi Bài Thơ (Bia khắc trên núi, Chïa Long Tiªn, §Òn §øc ¤ng) - Phường Hồng Gai, phường Bạch §»ng - thành phố Hạ Long - di tích Lịch sử văn hoá - Danh thắng, Quyết định xếp hạng Số 1140/QĐ- 27
- BT, ngày 31/08/1992. - Trận địa pháo 37 ly của Xí nghiệp Tuyển than Hòn Gai - phường Hồng Gai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - Xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia theo Quyết định số 3457/VH-QĐ ngày 05/11/1997. - Cụm di tích Chùa Lôi Âm và Hồ Yên Lập - được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng là di tích cấp quốc gia tại Quyết định số 141 QĐ/BT ngày 23/1/1999. - Trung tâm điện chính Bưu điện Quảng Ninh trên núi Bài Thơ phường Hồng Gai, thành phố Hạ Long - Di tích lịch sử - Xếp hạng cấp Quốc gia theo Quyết định Số 30/QĐ-BVHTT ngày 24/11/2000. - Di chỉ Hòn Hai Cô Tiên, phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh là Di tích Khảo cổ - Xếp hạng cấp Quốc gia theo Quyết định số 75/2005/QĐ- BVHTT, ngày 16/11/2005. Các công trình đương đại - Chợ Hạ Long 1. - Chợ Hạ Long 2. - Công viên quốc tế Hoàng Gia. - Khu vui chơi giải trí đảo Tuần Châu. - Trung tâm thương mại Hạ Long. - Bảo tàng Quảng Ninh. - Cung Văn hoá Lao động Việt Nhật. Các lễ hội - Truyền thống: + Lễ hội chùa Long Tiên. + Lễ hội đền Đức Ông Đông Hải Đại Vương. + Lễ hội chùa Lôi Âm. - Hiện đại : + Lễ hội Carnaval Hạ Long. Làng nghề truyền thống - Làng nghề: + Làng chài Cửa Vạn. 28
- + Làng chài Vông Viêng. + Làng chài Cống Đầm. + Làng chài Ba Hang. + Làng chài Hoa Cương. Nghệ thuật ẩm thực + Rượu ngán. + Chả mực. + Tôm hấp. + Ốc xào tương ớt. + Hàu nướng. Ngoài ra, Hạ Long còn có nhiều đền, chùa, miếu, đình cũng là những di tích nhiều giá trị văn hoá, lịch sử. 2.2.2.Đánh giá TNDL nhân văn mang giá trị tiêu biểu thành phố Hạ Long Thành phố Hạ Long có nguồn TNDL nhân văn phong phú và đa dạng là cơ sở cho việc phục vụ phát triển du lịch. Theo quyết định số 2495/QĐ-UBND, ngày 14/8/2009, của UBND tỉnh Quảng Ninh. Toàn thành phố có 49 di tích lịch sử danh thắng. Trong đó, 6 di tích lịch sử văn hóa, danh thắng xếp hạng cấp quốc gia và 49 di tích đã được kiểm kê phân loại. Bài viết lựa chọn các di tích lịch sử được công nhận là di tích cấp quốc gia, các lễ hội thu hút lượng du khách lớn và nhiều ý nghĩa kinh tế văn hoá xã hội, các công trình đương đại có khả năng phục vụ đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của đông đảo khách du lịch và có tham gia trong nhiều sự kiện văn hoá xã hội của tỉnh, của quốc gia. Các công trình đương đại đã thu hút lượng du khách lớn trong nước và quốc tế. Bài viết tập trung nghiên cứu khai thác các TNDL nhân văn tiêu biểu ở Hạ Long như sau: Di tích lịch sử văn hóa - Đền Đức Ông Đông Hải Đại Vương Vị trí, tên gọi, diện tích, cảnh quan: Đền Đông Hải Đại Vương, tại phố Bến Đoan, phường Hồng Gai - Hạ Long. Đền ở chân núi Bài Thơ, trông ra Cửa Lục. Tên chữ là Phúc Linh từ (đền Phúc Linh). Lịch sử hình thành và phát triển: Ngôi đền được xây không rõ năm nào, chỉ 29
- còn lại tấm bia ghi trùng tu năm 1913. Mùa hạ tháng 4/1289, khi triều đình xét công lao đánh giặc Nguyên, Đức Ông đã được tước phong danh hiệu Khai Quốc Công. Không chỉ là người dũng mãnh can trường trong trận mạc, Đức Ông cũng là người nhân từ đức độ trong đời thường. Khi qua đời, triều đình đã ban cho ông Thần Hiệu “Đông Hải Đại Vương”. Đền đã qua nhiều lần trùng tu và hiện nay gồm có ba gian bái đường và một hậu cung. Trong đền có một bia đá được dựng và khắc tháng 10 năm Quý Sửu (1913) bởi các chủ thuyền thường hay qua lại nơi này khi trùng tu đền. Nội dung bia viết: “ Xét thấy nơi đây (núi Bài Thơ) sơn thủy hữu tình, đền đài tráng lệ quả là nơi linh thiêng đệ nhất thiên hạ mà ai nấy phải tôn kính. Nay bọn chúng tôi (các chủ thuyền) từ xa xôi ngàn dặm đến đây vượt qua bao sông, bao biển, nếu không nhờ cậy vào sự phù giúp của Đại Vương thì làm sao được như thế. Nhưng vì ngôi đền cổ xưa bị gió dập, mưa vùi mà thấy bùi ngùi khôn nguôi. Tôi họp các bạn thuyền cùng đồng tâm hiệp lực xây lại ngôi đền cổ để việc phụng thờ Thần được lâu dài ” Quy mô kiểu cách, các giá trị kiến trúc mĩ thuật: Đền quay hướng nam, kiến trúc kiểu chữ “Đinh” gồm ba gian bái đường và một gian hậu cung được xây cất trên nền đất cao. Mặt trước của đền trang trí tùng, cúc, trúc, mai hóa rồng, trước của đền là cây đa cổ thụ ngày đêm tỏa bóng mát, đã minh chứng cho sự trường tồn của di tích. Qua tư liệu Hán Nôm còn lưu lại thì đền xây dựng để thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Nghiễn, con trai cả của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Dưới gốc đa còn tấm bia đề: “Trần triều Hưng Vũ Vương Đông Hải Đại Vương chứng giám” (Đông Hải Đại Vương Hưng Vũ Vương triều Trần chứng giám). Đền gồm có ba gian bái đường, một hậu cung. Đền thờ Mẫu nằm ở bên phải đền chính. Ban chính thờ Trần Quốc Nghiễn, ban bên phải thờ Đệ Nhất Vương Cô, ban trái thờ Đệ Nhị Vương Cô. Trong đền có đầy đủ nghi trượng, bát bửu, các đồ tế khí. Nhân vật được thờ: Đông Hải Đại Vương là Trần Quốc Nghiễn, con cả của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Ông là một vị tướng tài đã có công lao to lớn với đất nước, là vị tôi trung, người con hiếu thảo “sinh vi tướng, tử vi thần”, sống cũng giúp dân, hoá rồi lại giúp dân giúp nước, Ông là người có công lao to lớn trong cuộc chiến chống lại giặc Nguyên những năm cuối thế kỷ 13. Với những 30
- công lao to lớn, trời biển, ông đã được phong danh hiệu Đông Hải Đại Vương. Thực trạng tổ chức quản lí, bảo vệ, tôn tạo và khai thác di tích: Đền thờ Đông Hải Đại Vương được các ban ngành đoàn thể và người dân địa phương quan tâm bảo tồn tôn tạo. Hiện nay, đền là chốn linh thiêng thu hút sự đến thăm của du khách gần xa. Tài nguyên nhân văn phi vật thể gắn với di tích: Đến tháng 4/2008 lễ hội đền thờ Đức Ông được chính quyền tỉnh Quảng Ninh khôi phục và thay vì tổ chức vào ngày 24/ 4 âm lịch hằng năm (vốn là ngày mất của Đông Hải Đại Vương ) lễ hội được chuyển sang tổ chức ngày 29/4 dương lịch. Khai hội đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn cũng là một hoạt động chào đón Carnaval Hạ Long. Giá trị được xếp hạng: Đền Đức Ông, phố Bến Đoan, phường Hồng Gai - thành phố Hạ Long được công nhân là di tích Lịch sử văn hoá - Danh thắng, Quyết định xếp hạng Số 1140/QĐ-BT, ngày 31/08/1992. Đánh giá chung về những giá trị đặc điểm nổi bật cũng như khả năng khai thác cho mục đích phát triển du lịch: Đền Thờ Đông Hải Đại Vương có khả năng khai thác cho hoạt động du lịch cao bởi giá trị văn hóa, lịch sử của đền và vị trí của đền nằm gần các điểm tài nguyên nhân văn khác của Hạ Long như: chùa Long Tiên, di tích núi Bài Thơ, có phong cảnh đẹp và ở trung tâm thành phố, cùng với điều kiện về giao thông thuận lợi. Đây là những điều kiện tốt để khai thác đền thành điểm du lịch hấp dẫn. - Chùa Long Tiên Vị trí, tên gọi, cảnh quan: Ðây là ngôi chùa lớn nhất thành phố, là di tích lịch sử danh thắng nổi tiếng ở thành phố Hạ Long. Thuộc phường Hồng Gai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, chùa Long Tiên nằm ở phía đông núi Bài Thơ, một mặt quay ra hướng đông, giáp với phố Bến Tàu cũ nay đổi thành phố Long Tiên. Lịch sử hình thành và phát triển: Từ một miếu nhỏ, chùa được xây dựng lại khởi công xây cất vào năm 1939 và hoàn thành năm 1942, để thờ Phật và các vị tướng triều Trần có công với nước. Quy mô, kiểu cách, kiến trúc, mĩ thuật: Chùa Long Tiên xây theo kiểu chữ nhị (=) gồm ba gian tiền đường và ba gian hậu cung theo kiểu chồng diêm hai tầng 31
- tám mái có các đầu đao vút lên mềm mại. Hệ thống vì kèo cột gỗ kiểu giá chiêng chồng rường tứ hàng chân. Phía trước tiền đường đắp nổi bức tranh diễn tả việc thầy trò Đường Tăng đi Tây Trúc lấy kinh. Mái lợp ngói âm dương. Tuy được xây dựng vào giữa thế kỷ này, nhưng kiểu cách, kiến trúc đều theo phong cách kiến trúc đầu Nguyễn. Kiểu chồng giường giá chiêng và những họa tiết hoa văn trang trí rồng phượng, hoa lá cách điệu. Ngoài cổng Tam Quan có tượng Bồ Đề Đạt Ma, tổ của Thiền tông Trung Quốc và Việt Nam Bái đường và chính điện kiến trúc theo kiểu chữ "Đinh". Toà tam quan gồm ba cửa: cửa “Hữu’; cửa “Vô” và cửa “Đại”. Trên đỉnh tam quan là tượng phật A-di-đà với tư thế ngồi, dưới là gác chuông, nổi bật ba chữ “龍壽仙 - Long Tiên Tự”, hai bên là hai câu đối: Nhật tà tháp ảnh hoành tây điện Sơn tượng chung thành đáo khách thuyền (Bóng tháp trong chiều tà nằm ngang điện Chuông chùa nơi đỉnh núi vẳng nơi thuyền khách) Qua một sân rộng là Bái đường, trên nóc có tượng ghép gốm rồng chầu mặt nguyệt, hai bên là hai cung tả hữu. Trong Chánh điện thờ Ðức Phật Thích Ca Mâu ni, Phật Bà Quan Âm và các chư Phật. Hữu cung thờ Ðức Thánh Trần - Trần Hưng Ðạo, Tả cung thờ Vân Hương Thánh Mẫu. Trong chùa Long Tiên có rất nhiều câu đối, đại tự được điêu khắc rất tinh vi, thể hiện trình độ điêu khắc khá cao. Chính điện thờ Phật, bên phải thờ các tướng lĩnh nhà Trần, bên trái là cung Tam Phủ Thánh Mẫu. Ngoài ra còn có bộ tượng Hộ Pháp và đồ tế khí. Trong chính điện ở vị trí cao nhất là hình tượng Di Đà tam tôn. Vị trí thứ hai là A Di Đà tạo thiền thuyết pháp trên đài sen. Vị trí thứ ba là Phật Quan Âm ngàn mắt, ngàn tay, hai bên có Thiện Tài và Long Nữ đứng hầu. Vị trí thứ tư là Ngọc Hoàng Thượng Đế cai quản cõi trời giúp Phật hành pháp. Vị trí thứ năm là tượng Cửu Long (hay Thích Ca sơ sinh), tác phẩm điêu khắc này là một tuyệt tác có từ thời Lê. Trong các đồ thờ của chùa có Bộ Cửu Long nổi tiếng miêu tả chín con rồng chầu Phật - là một công trình khắc gỗ công phu. Tài nguyên nhân văn phi vật thể gắn với di tích: Lễ hội chùa Long Tiên hàng năm thu hút rất nhiều khách thập phương. Tín đồ, phật tử gần xa khi đi lễ hội ở 32
- đền Cửa Ông, thế nào cũng rẽ vào chùa Long Tiên “xin Ðức Thánh Trần” một quả cầu tài, cầu lộc. Hàng năm, chùa mở chính hội vào ngày 24/3 âm lịch. Tuy nhiên, quanh năm suốt tháng, ngày nào chùa cũng nghi ngút khói hương của người đến viếng. Chùa Long Tiên còn mang một ý nghĩa linh thiêng nữa, dân Quảng Ninh gọi chùa Long Tiên là chùa Trình, nhưng ai muốn lên Yên Tử thăm viếng chốn tu hành của Thiền phái Trúc Lâm, cũng như muốn vào dự hội đền Cửa Ông - Hội thờ con thứ 3 của Trần Hưng Đạo, thì bắt buộc phải vào chùa Long Tiên, thắp nhang, dâng hương trình với thánh nhân, tiên phật xin được đến các nơi thần linh. Giá trị được xếp hạng : Chùa Long Tiên, phường Hồng Gai, thành phố Hạ Long, di tích Lịch sử văn hoá - Danh thắng, Quyết định xếp hạng Số 1140/QĐ-BT, ngày 31/08/1992. Đánh giá chung về những giá trị đặc điểm nổi bật cũng như khả năng khai thác cho mục đích phát triển du lịch: Chùa Long Tiên với nhiều giá trị và ý nghĩa lịch sử văn hóa là điểm đến du lịch tham quan lễ bái hấp dẫn thu hút đông đảo du khách gần xa. Hiện nay, chùa đã được khai thác trong nhiều tour du lịch, có vai trò như điểm kết nối giữa các tài nguyên nhân văn trong thành phố và ngoài thành phố. Chùa Long Tiên được các ban ngành đoàn thể quan tâm sâu sắc trong việc bảo tồn và khai thác phục vụ du lịch. - Chùa Lôi Âm và hồ Yên Lập Vị trí, tên gọi, cảnh quan: Nằm bên phải đường 18 A (hướng đi từ thành phố Hạ Long lên Hà Nội), thuộc địa phận xã Đại Yên, thành phố Hạ Long, di tích văn hoá và danh thắng chùa Lôi Âm - hồ Yên Lập từ lâu đã được đông đảo du khách thập phương biết đến là một chốn sơn thuỷ hữu tình của Hạ Long. Hồ Yên Lập Vị trí, tên gọi, diện tích, cảnh quan: Là hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất tỉnh Quảng Ninh và cùng với chùa Lôi Âm trên núi Lôi Âm tạo thành một trong những điểm du lịch của tỉnh. Lịch sử hình thành và phát triển: Công trình được khởi công năm 1978, khánh thành và bàn giao cho đơn vị quản lý sử dụng vào năm 1982. Năm 2005 33
- công trình tiếp tục được đầu tư nâng cấp. Hồ hình thành do việc chặn dòng sông Míp và suối Vạn Nho, với dung lượng nước chứa có thể lên đến 130 triệu mét khối. Theo thiết kế, công trình này ngoài việc cung cấp nước tưới cho khoảng 10.067 ha đất nông nghiệp, còn có chức năng điều hoà nguồn nước, cấp nước phục vụ sinh hoạt và các ngành kinh tế khác như nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, cấp nước cho đảo Cát Hải, giảm xâm nhập mặn và bảo vệ môi trường sinh thái hạ lưu sông Yên Lập. Thông số kĩ thuật chính: Hồ Yên Lập là một trong những công trình thủy lợi lớn nhất tại Việt Nam thời kỳ những năm 1970. Với mục tiêu chính là làm giảm hạn hán, lũ lụt, chống lũ tiểu mãn, lũ sớm, lũ muộn, giảm nhẹ lũ chính vụ và cấp nước tưới cho khoảng 10.000 ha đất nông nghiệp. Ngoài ra công trình này còn cấp nước cho công nghiệp, nông thôn, dân sinh và nuôi trồng thủy sản.Công trình đầu mối hồ chứa nước Yên Lập có đập chính là đập đất ngăn sông cao khoảng 37m. Ngoài ra còn có các đập phụ khác như đập Nghĩa Lộ cao 16 m, đập Dân Chủ cao 9 m. Năm 1975, Hồ Yên Lập được hình thành tạo nguồn nước tưới tiêu cho các huyện Hoành Bồ, Yên Hưng, Uông Bí với tổng diện tích 182,2 km2, trữ lượng nước trung bình là 128 triệu m3, độ sâu trung bình là 29,5 m. Đây là công trình thuỷ lợi lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh. Sau khi hồ Yên Lập được hoàn thành, mực nước ở đây dâng cao, ôm quanh các chân núi tạo thành một hồ nước lớn có nhiều cảnh đẹp hấp dẫn với những đảo nhỏ nổi tự nhiên như đảo Bàn Tay, đảo Canh, đảo Cua, đảo Giáp Giới. Khí hậu lưu vực hồ cũng như các vùng khác ở Việt Nam nói chung là có một mùa khô với lượng mưa thấp hơn lượng nước bốc hơi và một mùa mưa thừa nước. Đặc điểm riêng là do có vị trí giáp biển nên nhiệt độ, độ ẩm thấp hơn các nơi có cùng vĩ độ nhưng nằm sâu trong nội địa. Ngược lại vùng này chịu ảnh hưởng của bão với tốc độ gió lớn, lượng mưa khá cao. Giá trị: Hồ Yên Lập không chỉ có giá trị to lớn về mặt thủy lợi, thủy sản mà còn hấp dẫn về du lịch. Trong lòng hồ có khá nhiều đảo nhỏ tạo thành cảnh quan chung cho khách du lịch khi đi thăm quan bằng thuyền. 34
- Chùa Lôi Âm Lịch sử hình thành và phát triển: Chùa Lôi Âm được dựng vào thế kỷ 15 trên núi Lôi Âm, qui mô kiến trúc rộng lớn và đã trải qua nhiều lần trùng tu. Ngày xưa, chùa thu hút nhiều khách thập phương. Chùa Lôi Âm (chữ Lôi Âm nghĩa là tiếng của Phật) ở trên độ cao 350m, xây dựng ở thời Trần vào năm nào chưa rõ, hiện còn bia đá ghi các năm trùng tu 1468, 1626, 1660. Theo sách Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ, vua Trần Nhân Tông cùng các đại sư Pháp Loa, Huyền Quang, những nhà sáng lập Thiền phái Trúc Lâm trong Đạo Phật Việt Nam đã từng đến giảng kinh ở đây vào thời Trần, cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV. Trải qua thăng trầm của lịch sử, chùa không còn nữa nhưng vẫn giữ lại được không gian rộng lớn của nền chùa với vườn tháp, vườn bia và cây hương đã có niên đại từ đầu thế kỷ 17. Theo Đại Nam nhất thống chí (quốc sử nhà Nguyễn), phần giới thiệu về chùa quán, danh thắng của tỉnh Quảng Yên có chép rằng: “Núi Lôi Âm ở cách huyện Yên Hưng 25 dặm về phía đông. Núi có thế thanh thú chót vót, cao hơn các núi khác, trên đỉnh có chỗ vuông vắn rộng rãi phỏng 5-6 trượng, không mọc cỏ cây, tương truyền là bàn cờ tiên, tục lại gọi là “chợ trời”, sườn núi có chùa gọi là chùa Lôi Âm, sau chùa có giếng, nước rất trong mát, bên tả có khe Giải oan, nước từ đỉnh núi chảy ra, quanh trước chùa rồi chảy về phía tây nam ra biển; núi có nhiều cây thông, lên cao trông ra ngoài biển, các ngọn núi đều chầu vào, cũng là một danh thắng. Năm Tự Đức thứ 3 liệt vào hàng danh sơn, chép trong điển thờ” Qua những sử liệu trên cũng như các bia đá còn sót lại tới ngày nay có thể thấy rằng chùa Lôi Âm trước đây đã từng là một danh thắng nổi tiếng ở xứ Hải Đông và được xây dựng vào thời Trần. Chùa hiện còn lưu giữ được một số bia đá ghi chép lại các lần trùng tu chùa, như tấm bia tạo dựng vào năm Vĩnh Tộ thứ 8 (1626) có ghi: Các chủ sãi vãi ở các tổng thuộc huyện Yên Hưng, Hoành Bồ, Hoa Phong, phủ Hải Đông, đạo An Bang đóng góp công đức tu sửa 1 gian, 1 chái, nhà thượng điện, nơi thiêu hương Trăm phúc ngàn lộc, tựa đẳng hà sa, để lại cho con cháu muôn đời. Năm Vĩnh Thuận thứ 3 (1660), các Phật tử lại thành tâm công đức tôn tạo 11 pho tượng Phật. Tấm bia ghi lại việc trùng tu lần thứ ba không còn đọc 35
- được niên đại nhưng cho biết rõ lần trùng tu này đã tu sửa 16 pho tượng, 3 gian thượng điện, tiền đường “khiến cho ai đến đây, thấy cảnh chùa cũng phải khen ngợi”. Một số tấm bia đá khác ở chùa Vạn Triều và chùa Sùng Đức (đã thành phế tích, cùng ở trong khu vực lân cận với chùa Lôi Âm) còn sót lại tới ngày nay, đều ca ngợi chùa Lôi Âm là một danh thắng của vùng Hải Đông thời bấy giờ. Quy mô, kiểu cách, giá trị kiến trúc mĩ thuật: Những di vật của ngôi chùa cũ còn được giữ lại, đáng chú ý có 14 tháp mộ xây bằng đá xanh và gạch, 2 thống đá, 1 cây hương đá cao 2,48m được chạm hoa sen, hoa cúc, 5 bia đá với những hoa văn trang trí mang đậm dấu ấn mỹ thuật thời đại Lê - Mạc (thế kỷ XVII) và nhiều chân cột bằng đá. Ngoài ra, xung quanh chùa vẫn còn những cây muỗm cổ thụ đường kính thân tới hơn 1m và nhiều loại cây lớn khác khiến cho chốn cửa Phật như càng thêm linh thiêng. Ngày 18/ 11/ 2007, Hội Phật giáo VN tại Quảng Ninh đã tổ chức lễ khánh thành chùa Lôi Âm, chùa cổ vừa được xây cất lại trên đỉnh núi cùng tên thuộc vùng rừng thông xã Đại Yên, cách trung tâm thành phố Hạ long 25km về phía Tây. Chùa Lôi Âm được kiến thiết theo phong cách một ngôi chùa thuần Việt, tổng diện tích 12ha. Trong đó, chùa chính rộng 320m2 toàn bộ nội thất đều được xây cất bằng gỗ quý. Theo đại đức Thích Bản Tường - người trụ trì chùa Lôi Âm, nhà chùa đúc một đại hồng chung có chiều cao trên 3m, đường kính 1,7m, trọng lượng khoảng 3 tấn vào ngày 17/11/2007 âm lịch. Sau này, đến chùa Lôi Âm, ai cũng muốn được sờ chuông đồng lấy may. Tài nguyên nhân văn phi vật thể gắn với di tích: Lễ hội chùa Lôi Âm diễn ra vào ngày 27/ 1 âm lịch hàng năm thu hút rất đông khách tới vãn cảnh, lễ phật. Giá trị được xếp hạng: Cụm di tích này được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng là di tích cấp quốc gia tại Quyết định số 141 QĐ/BT ngày 23/1/1997, trước thuộc huyện Hoành Bồ, nay thuộc thành phố Hạ Long. Đánh giá chung về những giá trị đặc điểm nổi bật cũng như khả năng khai thác cho mục đích phát triển du lịch: Chùa Lôi Âm và hồ Yên Lập là điểm tham quan hấp dẫn du khách và hiện nay điểm di tích này đã được khai thác trong du lịch. Hàng năm, chùa Lôi Âm và hồ Yên Lập thu hút hàng ngàn du khách. Hơn thế, 36
- điểm di tích còn lợi thế về mặt giao thông từ quốc lộ 18 A vào không xa và có khả năng kết hợp với các điểm tài nguyên khác. - Di tích núi Bài Thơ Vị trí: Núi Bài Thơ ở trung tâm thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đặc điểm: Đây là một di tích có giá trị văn hoá lịch sử quan trọng. Nơi đây còn lưu giữ nhiều bài thơ khắc trên đá của một số vị vua đi kinh lý, cảm hứng trước vẻ đẹp thần tiên của Vịnh Hạ Long đã làm thơ. Ba mặt núi là những khu dân cư đông đúc, phía tây và phía nam núi kề bên Vịnh Hạ Long xinh đẹp. Núi Bài Thơ là nơi ghi lại dấu ấn lịch sử, là biểu tượng của thành phố Hạ Long, nơi quần tụ của nhiều di tích nổi tiếng như: Chùa Long Tiên, đền Đức Ông, trung tâm điện chính Bưu điện Quảng Ninh Theo truyền thuyết dân gian ở địa phương kể rằng: Núi Truyền Đăng là ngọn núi cao nhất ở vùng biển Cửa Lục, án ngữ trên con đường hàng hải cổ đại từ phía Bắc vào nội địa nước ta. Các triều đại phong kiến đều lấy núi Truyền Đăng đặt làm vọng gác tiêu biểu ở vùng biển ải Đông Bắc. Hàng đêm, lính đồn trú treo ngọn đèn nồng trên đỉnh núi báo hiệu tình hình phía Đông Bắc vẫn yên tĩnh. Nhưng khi có giặc dã, người lính bèn đốt củi cho ngọn khói bốc cao báo động về đất liền.Từ việc treo đèn đốt lửa của lính đồn trú trên đỉnh núi, nên núi có tên là Dọi Đèn, tên chữ là Truyền Đăng. Năm 1468, vua Lê Thánh Tông dẫn quân đi tuần vùng biển An Bang và đóng quân dưới núi Truyền Đăng. Trước vẻ đẹp nước non hùng vĩ và tinh thần yêu nước của những người lính nơi đây, người đã sáng tác một bài thơ và cho khắc vào phía Nam của núi Truyền Đăng. Từ đó núi có tên là núi Bài Thơ. Bài thơ nguyên văn bằng chữ Hán như sau: Cự tẩm uông dương triều bách xuyên Loạn sơn kỳ bố bích liên thiên Tráng tâm sơ cảm Hàm tam cổ Tín thủ dao đề Tốn nhị quyền Thần Bắc khu cơ sâm hổ lữ Hải Đông phong toại tức lang yên 37
- Thiên Nam vạn cổ hà sơn tại Chính thị tu văn yển vũ niên. Có một số bản dịch, dưới đây là bản dịch được biết đến nhiều hơn cả: Nhận nước trăm sông sóng cuộn đầy Núi bày cờ thế, biếc liền mây Xưa theo người khác luôn bền chí Giờ đã tung hoành một chớp tay Đế Chủ điệp trùng quân hổ mạnh Hải Đông đã tắt khói lang bay Trời Nam muôn thủa non sông vững Yển vũ tu văn dựng Nước này Hai trăm sáu mươi mốt năm sau (1729), trong một chuyến đi kinh lý qua vịnh Hạ Long, chúa trịnh Cương đã làm một bài thơ hoạ lại bài thơ của vua Lê thánh Tông và cho khắc vào ngay phía bên trái. Ngoài ra còn có bài thơ của Nguyễn Cẩn Khắc vào năm Canh Tuất (1910) và một số bài thơ khác. Những bài thơ trên vách núi Bài Thơ là những tác phẩm văn học cổ điển, những di tích văn học ngoài trời rất có giá trị, làm cho núi Bài Thơ không chỉ đẹp ở cảnh quan thiên nhiên mà còn đẹp ở bề dày lịch sử với dấu tích hoạt động của con người qua nhiều thời đại. Ngày mồng 1 tháng 5 năm 1930, cờ đỏ Búa Liềm tung bay phất phới trên đỉnh núi Bài Thơ, đây là một sự kiện quan trọng, cổ vũ mạnh mẽ đối với phong trào công nhân vùng mỏ. Và bây giờ ngọn cờ đó vẫn tung bay phất phới trên ngọn núi Bài Thơ, là biểu tượng của thành phố Hạ Long - vùng đất mỏ anh hùng. Trong thời kỳ chống Mỹ, dân quân tự vệ phường Bạch Đằng ở ngay trung tâm thành phố Hòn Gai ( thành phố Hạ Long bây giờ), dưới chân núi Bài Thơ. Khu phố đã thành lập một khẩu đội 12 ly 7 và đưa lên trực chiến ngay trên núi Bài Thơ. Khẩu đội này là một trận địa phòng không bám trụ và chiến đấu trong điều kiện hết sức gian khổ và góp phần tích cực vào thắng lợi chung của quân dân vùng mỏQuảng Ninh. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ (1964 -1975), Trung tâm điện 38
- chính Bưu Điện Quảng Ninh đã sơ tán nhà cơ vụ đến các hang ở sườn núi phía đông của núi Bài Thơ và đặt một trạm viba để phát sóng truyền đi những thông tin quan trọng. Trung tâm điện báo không chỉ đảm bảo trông tin liên lạc thông suốt mà còn góp phần đánh trả lại máy bay Mỹ, bảo vệ trạm phát sóng an toàn. Nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long, có độ cao 200m, núi Bài Thơ là một di tích có giá trị văn hoá lịch sử quan trọng. Ngay dưới chân núi Bài Thơ có chùa Long Tiên mới được xây dựng vào năm 1940 để thờ Phật và các vị tướng triều Trần có công với nước. Ngôi chùa mang những nét kiến trúc rất độc đáo. Gần ngôi chùa này cũng có một con đường dẫn lên đỉnh núi. Đánh giá chung về những giá trị đặc điểm nổi bật cũng như khả năng khai thác cho mục đích phát triển du lịch: Núi Bài Thơ phong cảnh hữu tình, là ngọn núi nằm ở trung tâm thành phố mang nhiều giá trị lịch sử văn hóa lại nằm gần những TNDL nhân văn khác như: chùa Long Tiên, đền Đông Hải Đại Vương. Không những thế, núi Bài Thơ nằm gần nguồn khách du lịch trung tâm thành phố Hạ Long, cùng với những điều kiện thuận lợi khác về giao thông tạo điều kiện thuận lợi để di tích trở thành điểm du lịch thu hút đông đảo khách du lịch. Các công trình đương đại - Bảo tàng Quảng Ninh Vị trí: Nguyễn Văn Cừ, Thành Phố Hạ Long, Quảng Ninh. Đặc điểm: Bảo tàng Quảng Ninh có kiến trúc hiện đại, diện tích sử dụng để trưng bày và kho bảo quản hiện vật trên 1.500 m2, có khu trưng bày ngoài trời, vườn hoa, cây xanh. Lịch sử hình thành và phát triển: Bảo tàng Quảng Ninh được thành lập năm 1960 với tên gọi lúc đó là Bảo tàng lịch sử và cách mạng khu Hồng Quảng, tại 5B Cầu Cao, thị xã Hòn Gai. Năm 1964, khu Hồng Quảng hợp nhất với tỉnh Hải Ninh thành tỉnh Quảng Ninh và Bảo tàng tỉnh cũng đổi tên thành Bảo tàng Quảng Ninh. Trong thời kỳ chiến tranh phá hoại, toàn bộ tài liệu, hiện vật của Bảo tàng Quảng Ninh được đưa đi sơ tán đảm bảo an toàn tuyệt đối, trong khi đó ngôi nhà số 5B Cầu Cao bị bom phá huỷ hoàn toàn. Năm 1990, UBND tỉnh quyết định lấy trụ sở công ty xuất nhập khẩu Quảng 39
- Ninh để làm Bảo tàng Quảng Ninh, tại 165 Nguyễn Văn Cừ, thành phố Hạ Long. Bảo tàng Quảng Ninh là một công trình văn hoá của tỉnh Quảng Ninh và cũng là một trong những bảo tàng lớn ở Việt Nam, một điểm tham quan du lịch hấp dẫn. Hệ thống trưng bày: Trong hệ thống trưng bày ở bảo tàng Quảng Ninh nổi bật lên các chủ đề và các chuyên đề: văn hoá Hạ Long, văn hoá Lý Trần, văn hoá các dân tộc Quảng Ninh, những chiến công hiển hách và những thành tựu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, lịch sử khai thác than và truyền thống cách mạng của giai cấp công nhân vùng Mỏ, Bác Hồ với Quảng Ninh, Quảng Ninh trong thời kỳ đổi mới. Trải qua gần 40 năm, Bảo tàng Quảng Ninh đã sưu tầm, bảo quản hơn 10.000 hiện vật và sưu tập hiện vật quí báu. Đã tiếp đón hàng triệu khách trong nước và quốc tế tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu về Quảng Ninh. Đánh giá chung về những giá trị đặc điểm nổi bật cũng như khả năng khai thác cho mục đích phát triển du lịch: Bảo tàng Quảng Ninh là nơi lưu dấu những giá trị lịch sử của tỉnh, nhiều cổ vật được lưu giữ, lại có vị trí thuận lợi trên trục đường quốc lộ 18 A, gần trung tâm thành phố Hạ Long, là điểm đến hấp dẫn du khách từ lâu. Bảo tàng có khả năng thu hút khách du lịch rất lớn. Trong tương lai hi vọng các ban ngành đoàn thể, các doanh nghiệp quan tâm đầu tư khai thác bảo tàng trong các tour du lịch. - Chợ Hạ Long Vị trí: Chợ nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long. Đặc điểm: Đây là chợ đầu mối thương mại của tỉnh Quảng Ninh. Hàng hoá ở đây khá phong phú, từ các loại hàng thông thường đến các loại hàng cao cấp, trong đó đa số là hàng sản xuất từ Trung Quốc. Từ khi được xây mới vào năm 2003, chợ Hạ Long đã trở thành một điểm tham quan, mua sắm thú vị của du khách trong nước và quốc tế mỗi khi đến Quảng Ninh. Chợ được xây dựng khang trang, các sạp hàng sắp xếp trật tự, khoa học; nhờ đó, khách dễ dàng tìm được những mặt hàng theo nhu cầu. Mỗi dịp cuối tuần chợ Hạ Long thu hút một lượng lớn du khách tham quan và mua sắm, phần lớn là khách trong nước đến từ các tỉnh lân cận. Các điểm bán hàng lưu niệm làm từ than 40
- đá, sản phẩm từ biển, đồ gỗ và quầy hàng hải sản, chả mực là các điểm thu hút đông đảo du khách đến mua hàng. Tầng 1 là các sản phẩm từ ngọc trai, đồ điện tử, trang sức, tranh thêu, khảm trai. Tầng 2 là các mặt hàng giày dép quần áo, bên ngoài là các mặt hàng hải sản. Các loại hải sản ở đây tươi ngon và rẻ. Đặc biệt trong chợ Hạ Long có món chả mực, dịch vụ cho món ăn này được bố trí thành dãy dài trong chợ. Đây chính là nét đặc sắc của chợ Hạ Long. Món chả mực rán nóng hổi, toả mùi thơm rất hấp dẫn khiến thực khách khó lòng từ chối nếm thử một lần để rồi nhớ mãi. Đánh giá chung về những giá trị đặc điểm nổi bật cũng như khả năng khai thác cho mục đích phát triển du lịch: Chợ Hạ Long có tiềm năng lớn trong hoạt động du lịch, nằm ở trung tâm thành phố lại gần các điểm du lịch nhân văn gần núi Bài Thơ, chùa Long Tiên, đền Đông Hải Đại Vương, chợ đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách khi tới Hạ Long. Hiện nay, chợ Hạ Long đã là điểm đến hấp dẫn du khách khi tới thăm quan. - Công viên Quốc tế Hoàng Gia Vị trí: Tọa lạc ngay trong thành phố Hạ Long, công viên Quốc Tế Hoàng Gia có vị trí khá lý tưởng, nằm chạy dọc theo bãi biển Bãi Cháy, kéo dài từ cảng tàu du lịch Bãi Cháy, nơi bắt đầu của các chuyến tham quan vịnh Hạ Long bằng tàu du lịch đến sát khu chợ đêm Hạ Long - nổi tiếng với các loại hải sản tươi sống của người dân địa phương. Tại đây đã được đầu tư và nâng cấp trở thành khu liên hợp vui chơi giải trí và có tổng diện tích khoảng 10 ha. Năm 1996, công ty Hoàng Gia bắt đầu thực hiện san lấp mặt bằng xây dựng công trình và được chia là thành khu vực: Khu A, khu B và khu C. Khu A: Bao gồm hệ thống nhà hàng, bar cà phê và giải trí. Nhà hàng Việt Nam: Có sức chứa 300 chỗ ngồi, thời gian mở cửa hàng ngày từ 10h30 sáng đến 22h00 chuyên phục vụ các món ăn Âu, Á và các món ăn truyền thống Việt Nam do các đầu bếp kinh nghiệm và tay nghề chế biến , chắc chắn sẽ hợp khẩu vị của du khách trong và ngoài nước. Sàn Disco 2000: Có sức chứa 200 chỗ ngồi, thời gian mở cửa hàng ngày từ 20 giờ đến 24 giờ ( có bán vé vào cửa ) phục vụ cho mọi đối tượng du khách muốn thư giãn và giải trí tại đây. 41
- Quán bar xanh: Tọa lạc ngay trong khu nhà hàng, giải khát, có sức chứa khoảng 90 chỗ ngồi, thời gian mở cửa từ 7 giờ sáng đến 23 giờ cùng ngày, chuyên phục vụ các loại nước uống giải khát, đồ ăn nhẹ và các loại rượu hảo hạng trên thế giới phục vụ mọi đối tượng du khách. Câu lạc bộ tàu cao tốc: Thời gian hoạt động từ 9 giờ 30 đến 18 giờ 30 cùng ngày, với các loại xuồng khác nhau phục vụ cho du khách trên biển như: Jet ski, sportster, ván lướt buồm Khu B: Khu vực có thu phí khi vào cửa, gồm có các điểm vui chơi và thưởng thức nghệ thuật như : Khu sân khấu biểu diễn ca múa nhạc dân tộc: Với tổng diện tích lên đến 1000 m2 với sức chứa 353 chỗ ngồi, và mang đến không gian chung rộng rãi và thoáng mát cho mọi du khách khi đến với Hạ Long, tham quan và tìm hiểu thêm nghệ thuật ca múa nhạc truyền thống Việt Nam. Ngoài ra, tại đây còn có thêm các dịch vụ khác đáp ứng tốt các nhu cầu vui chơi và tìm hiểu thêm như Khu nhà ma, cửa hàng lưu niệm nhà sàn, tàu hải tặc Phoenix, khu vui chơi dành cho trẻ em Khu C: Gồm có dịch vụ vui chơi giải trí rất đa dạng như bãi tắm tự do bằng cát nhân tạo, chiều dài khoảng 400 m, quán giải khát, trung tâm dịch vụ tắm biển, trạm cấp cứu, khu công viên, phòng karaoke, ôtô điện tử, phòng tranh mỹ thuật Biệt thự và khách sạn Hoàng Gia: Tất cả các phòng đều được trang bị đầy đủ tiện nghi và trang thiết bị hiện đại và tiêu chuẩn cao cấp, đáo ứng số lượng du khách tham quan và lưu trú tại Hạ Long. Cách Cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 400 m là đảo Rều – khu du lịch sinh thái hấp dẫn. Công viên sẵn có ca nô đưa bạn ra đảo tại cầu tầu ở đây. Tại đây được coi như một trung tâm thuyết minh vịnh Hạ Long với phòng triển lãm giới thiệu về du lịch vịnh Hạ Long, khu sinh thái thủy tộc, khu thư giãn massage, khu bảo tồn các loại động thực vật quý và hiếm, quầy lưu niệm, cửa hàng ăn uống, thủy cung Nhà hát ca múa nhạc dân tộc: Hàng ngày tại nhà hát ca múa nhạc dân tộc có 3 show diễn lúc 19h30; 20h45; 21h45, ngay tại đây du khách có thêm cơ hội thưởng thức ca múa nhạc truyền thống Việt Nam như các làn điệu dân ca Mời 42
- Trầu, múa Katu, múa Champa Đặc biệt hơn cho du khách có thể tham gia biểu diễn cùng với các nghệ sĩ qua các điệu múa sạp truyền thống của dân tộc Thái, và làm quen nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Nhà hát múa rối nước: Múa rối nước hay còn được gọi là Trò Rối Nước, tại khu nhà hát múa rối nước có 3 show diễn vào lúc 18h30; 19h45; 20h45 đáp ứng các nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của du khách trong và ngoài nước . Nhà bảo tàng: Tại đây trưng bày bộ sưu tập cổ vật của nhiều triều đại khác nhau như gốm sứ bát tràng, trống đồng Đông Sơn, Điêu khắc gỗ Cham Pa Đặc biệt 2 ngôi mộ cổ thời nhà Hán và Sở có niên đại hàng nghìn năm. Nhà mỹ thuật: Tại đây trưng bày trên 200 bức tranh của các danh hoạ hàng đầu của Việt Nam và nước ngoài như “Thu hoạch Hoa quả” của Bùi Xuân Phái, “chân dung cô gái” của Nguyễn Tư Nghiêm Ngoài ra, nơi đây cũng trưng bày các bức tượng đá, phù điêu Chàm và đồ chạm gỗ với nhiều đề tài, thể loại khác nhau của nhiều tác giả. Trung tâm mua sắm cao cấp: Tọa lạc ngay cạnh khu bãi tắm Bãi Cháy, với tổng cộng 25 toà nhà với 138 gian hàng được bày bán quy hoạch và thứ tự. Tại đây các sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước như Pierre Cardin, Bossini, Khai Silk được trang trí rất bắt mắt tạo cảm giác rất thích thú cho du khách, đến mua sắm đồ lưu niệm, vật dụng về làm quà cho gia đình và người thân. Khả năng khai thác cho mục đích phát triển du lịch: Công viên quốc tế Hoàng Gia hiện đang là điểm đến hấp dẫn mà hầu hết du khách tới Hạ Long đều ghé qua. Công viên có khả năng đón tiếp lượng khách du lịch lớn, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí cho du khách. Trong tương lai, công ty cổ phần quốc tế Hoàng Gia tiếp tục đầu tư xây dựng tại khu công viên này nhiều hạng mục công trình để phục du khách đến với Hạ Long. - Khu vui chơi giải trí đảo Tuần Châu Trước năm 1997, Tuần Châu chỉ là một xã đảo nghèo trực thuộc thành phố Hạ Long, nhân dân sống chủ yếu bằng nghề chài lưới với các phương tiện đánh bắt thô sơ. Đặc biệt là giao thông bị cách biệt với đất liền, khiến đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của người dân vốn đã khó khăn lại càng thiếu thốn hơn.Từ năm 43
- 1998, cuộc sống của người dân Tuần Châu được bắt đầu cải thiện khi công ty Âu Lạc chính thức xây dựng con đường dài 2.145m, rộng 15m nối liền đảo với quốc lộ 18A, mở ra một trung tâm du lịch giải trí với rất nhiều các hạng mục công trình nổi tiếng. Bắt đầu từ đây, cái tên đảo Tuần Châu đã được biết đến trong và ngoài nước, trở thành nơi tổ chức các sự kiện quan trọng mang tầm quốc gia và quốc tế. Nơi đây bao gồm nhiều hạng mục công trình phục vụ du lịch. Khu vui chơi Giải trí ngoài trời: Khu Công viên vui chơi có tổng diện tích khoảng 5ha nằm chạy dọc theo chiều dài bãi biển Tuần Châu. Đây là khu vui chơi liên hợp được thiết kế hài hòa giữa kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên.Tại đây, quý khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng, khám phá các kỳ quan Thế giới thu nhỏ được trưng bày sống động giữa trung tâm công viên. Ngoài ra, du khách thưởng thức các món ăn hải sản và tham gia vào các loại hình trò chơi giải trí như lướt ván, canô kéo dù, môtô trượt nước tốc độ cao, tắm biển quý khách còn được tự do tham gia các hoạt động thể thao như bóng chuyền bãi biển, đá bóng, thả diều, cắm trại bên bờ biển, đi tàu du lịch tham quan Vịnh Hạ Long, khám phá vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long từ trên cao bằng trực thăng hay lặn xuống biển để khám phá thế giới phong phú dưới nước . Cung trình diễn nhạc nước: Trải rộng trên diện tích 2,5 ha là một lòng hồ rộng lớn khoét sâu giữa dải đồi thông xanh ngát bên cạnh bờ biển. Công trình biểu diễn Nhạc nước được thiết kế như một con sò lớn khổng lồ chứa những viên ngọc rồng lấp lánh kỳ diệu. Xung quanh là một khán đài rộng lớn, sang trọng với hơn 12.000 ghế. Nơi đây, có những màn trình diễn nghệ thuật ly kỳ, hoành tráng, âm thanh sống động bằng sự phối hợp đồng bộ của hàng ngàn vòi nước, đèn màu, ánh sáng laser và hàng chục cột phun lửa được điều khiển bằng kỹ xảo công nghệ hiện đại Projectors và Laser Effects. Đây là một công trình hiện đại bậc nhất Đông Nam Á và có mặt đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2004. Công trình là một trong những là điểm nhấn ấn tượng trong tổng thể khu Du lịch và giải trí quốc tế Tuần Châu. Là nơi vinh dự được tổ chức các sự kiện văn hóa lớn cấp quốc gia như: Lễ Hội Du lịch, Cuộc thi Hoa Hậu 44
- toàn quốc năm 2004, cuộc thi Hoa Hậu Việt Nam – Nghìn năm hương sắc năm 2010. CLB biểu diễn cá sấu: Nằm ngay cạnh cổng chính sát bờ biển của Khu Du lịch và giải trí quốc tế Tuần Châu, với sức chứa hơn 1.000 người. Những chú cá sấu nổi tiếng là hung dữ với hàm răng sắc nhọn đã được các nghệ sỹ tài ba công phu chăm sóc huấn luyện trở thành những diễn viên xuất sắc ngoan ngoãn, hiền lành cùng các nghệ sỹ tham gia những màn biểu diễn kỳ thú khi trình diễn tiết mục như: hôn cá sấu, chui đầu vào miệng cá sấu, nhặt đồ trong miệng cá sấu, các tiết mục biểu diễn xiếc vui nhộn của các chú khỉ nâu tinh nghịnh với những trò biểu diễn như khỉ gánh nước, khỉ đánh đu, khỉ đua xe đạp Game world: Nằm ngay cạnh khu Trung tâm đá quý mỹ nghệ là phòng Game hiện đại, sôi động có kích thước lớn, cấu hình tốc độ máy cực cao và dàn âm thanh nổi chạy trên giao diện Window được đầu tư với đủ các loại trò chơi yêu thích của giới trẻ như cưỡi ngựa, đua xe, bắn súng Màn hình lớn, cấu hình mạnh, hình ảnh sống động, âm thanh hành động cũng sống động tuyệt vời. Games World tại Tuần Châu thực sự là thế giới huyền bí đầy sôi động, náo nhiệt và lôi cuốn khách tham quan. CLB biểu diễn cá heo, hải cẩu, sư tử biển: Công trình Câu lạc bộ biểu diễn cá heo, hải cẩu, sư tử biển được xây dựng trên diện tích 10.000m2, có sức chứa 2.500 người. Công trình đạt đỉnh cao của yếu tố thiên nhiên hoà quyện với những đường nét thiết kế tinh tế của hệ thống mái vòm khung Inox hiện đại nhất Đông Nam Á. Vòm mái cong xanh ngắt màu trời vừa mang hình dáng cánh chim Hải âu đang tung cánh bay ra biển lớn vừa khiến quý khách liên tưởng đến hình ảnh của Nhà hát Sidney nước Úc. Công trình kiến trúc này đã giành được giải Nhì cuộc thi Kiến trúc Việt Nam năm 2002. Nơi đây, dưới bể nước mặn theo tiêu chuẩn quốc tế có những chú cá heo dễ thương được đưa đến từ vùng biển Nam Úc và những chú hải cẩu, sư tử biển tinh nghịch đến từ vùng Vịnh Alaska. Những màn trình diễn độc đáo, kỳ thú như: Hải cẩu lắc vòng, Cá heo thi lấy bóng, Sư tử biển vẽ tranh Giữa một khán đài sang trọng 2500 chỗ, 45
- quý khách còn được thưởng thức những chương trình biểu diễn ca múa nhạc, thời trang, các chương trình văn hoá có quy mô lớn được tổ chức thường xuyên tại sân khấu lớn hoành tráng này như: Cuộc thi Hoa hậu Biển, cuộc thi Người đẹp Hạ Long Ngôi nhà kỳ bí: Một điểm du lịch mà du khách không thể bỏ qua khi đến với Khu vui chơi giải trí quốc tế Tuần Châu là “Ngôi nhà kỳ bí” nằm ngay cạnh Hồ Thủy Cung và khách sạn Holiday Villa. Nhìn bề ngoài, Ngôi nhà kỳ bí mang dáng dấp mô phỏng của một tòa thành trì cổ. Xuất phát từ ý tưởng tạo ra một tòa thành trì bỏ hoang, nơi một số kẻ tội phạm man rợ trú ẩn và thực hiện những hành vi đồi bại, những thí nghiệm kinh dị và điên cuồng. Thảm kịch giết người rùng rợn thời trung cổ được mô phỏng qua các hình ảnh ảo cùng với những “con ma sống” do các diễn viên Câu lạc bộ Biểu diễn đóng, kết hợp cùng một số kỹ thuật đặc biệt cùng với chất lượng âm thanh sống động, hiệu ứng đặc sắc. Ngôi nhà kỳ bí là một địa điểm hấp dẫn, độc đáo cho những ai yêu thích sự rùng rợn và muốn được tự mình thử thách lòng gan dạ, dũng cảm của chính mình. Khả năng khai thác cho mục đích phát triển du lịch: Hiện nay, Tuần Châu với các hạng mục công trình vui chơi giải trí hấp dẫn là một trong những trung tâm du lịch đem lại nhiều giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố Hạ Long. Khu vui chơi giải trí Tuần Châu đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí cho du khách, có khả năng tổ chức các sự kiện lớn. Thêm vào đó, khu vui chơi giải trí đảo Tuần Châu có vị trí thuận lợi nằm gần cửa ngõ vào trung tâm Hạ Long, giao thông thuận tiện là điều kiện thu hút khách du lịch tới Hạ Long. Làng nghề - Làng chài Cửa Vạn Vị trí: Làng chài thuộc xã Hùng Thắng, thành phố Hạ Long, cách bến tàu du lịch khoảng 20km. Ðặc điểm: Làng chài Cửa Vạn nằm trên Vịnh Hạ Long vừa được website có tiếng: Journeyetc.com bình chọn là một trong 16 làng chài đẹp nhất trên thế giới. Lý do Cửa Vạn được chọn là một trong 16 làng chài đẹp nhất thế giới, là chiều sâu 46
- lịch sử cùng cảnh sắc hùng vĩ của vịnh Hạ Long bao bọc quanh làng. Đây là ngôi làng xinh đẹp đáng để du khách thưởng ngoạn một lần trong đời. Bởi họ sẽ có cơ hội lưu lại những bức ảnh đẹp ấn tượng về ngôi làng nổi, về những ngôi nhà nhiều màu sắc, cảnh sắc, không gian riêng có ở đây. Làng chài Cửa Vạn có nguồn gốc từ hai làng chài cổ lâu đời là Giang Võng và Trúc Võng đã trở thành một bộ phận cấu thành Vịnh Hạ Long, nay thuộc địa phận phường Hùng Thắng (thành phố Hạ Long). Tên gọi Cửa Vạn sau này được lý giải rằng vì làng nằm trong một khu vực xung quanh là núi đá vôi sừng sững quây lại và có một lối ra vào như một cái cổng khổng lồ, chữ Vạn là dân vạn chài. Làng chài Cửa Vạn hiện là nơi sinh sống của 176 hộ, với trên 750 nhân khẩu, hầu hết sống bằng nghề chài lưới. Cả làng chài được bao bọc bởi 1 khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, bởi núi đá chập chùng, nước biển thăm thẳm và bầu trời trong xanh. Từ bao đời nay, tồn tại trong lòng di sản Vịnh Hạ Long là đời sống của các ngư dân làng chài Cửa Vạn. Khác với cuộc sống trên cạn, mọi hoạt động của người dân nơi đây gắn liền với sông nước. Trên mặt nước bồng bềnh, những chiếc thuyền nhà kết liền với nhau và nhà này sang nhà kia trên một chiếc cầu nhỏ bắc ngang. Chiếc thuyền vừa là nhà, vừa là phương tiện kiếm sống nay đây mai đó. Sáng ra Cửa Dứa, chiều về Cống Đông, mai đã ra tận Cát Bà, Ngọc Vừng, Cô Tô Trời yên, biển lặng, dân chài neo thuyền, thả lưới, buông câu, bắt tôm cá. Biển động, sóng to thì vào hang, về đất liền cư trú đợi lúc bình yên. Rất nhiều du khách đều bị cuốn hút bởi vẻ đẹp riêng của làng chài. Những ngôi nhà thuyền nổi lênh đênh cùng những chiếc bè thả cá, đan xen nhau, con người Cửa Vạn bình dị, chân chất mà mến khách vô cùng. Giờ đây Vạn Chài mới có lớp học, trên diện tích 150 m² được neo đậu dưới chân núi Ngọc, trường học của làng chài vẻn vẹn chỉ có bốn phòng học và một vài phòng nhỏ dành cho giáo viên. Không tiện nghi, cũng không khang trang nhưng trường học lúc nào cũng nhộn nhịp những bước chân thoăn thoắt, những gương mặt hồ hởi tới trường. Làng chài Cửa Vạn là điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước bởi khung cảnh bình yên, hiền hoà nhưng thu hút trí tò mò của du khách nhất là 47
- Trung tâm văn hóa nổi là mô hình Trung tâm văn hoá nổi đầu tiên dành cho cộng đồng ngư dân vạn chài được xây dựng tại Việt Nam nhằm bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hoá làng chài thông qua các sinh hoạt truyền thống cũng như hoạt động giao lưu giữa cộng đồng dân cư và du khách. Trung tâm văn hoá nổi Cửa Vạn có diện tích 330 m2, sưu tầm và giới thiệu hàng trăm hiện vật khảo cổ, trong đó có những dụng cụ, phương tiện đánh bắt hải sản của người Việt cổ, nhiều hình ảnh, phim tư liệu, các ấn phẩm về văn hoá dân gian, đời sống của những cư dân làng chài sống trên Vịnh Hạ Long xưa và nay. Điều đáng ngạc nhiên, khi biết những hướng dẫn viên đang thuyết minh một cách chuyên nghiệp lại là con em làng Cửa Vạn chưa qua một trường lớp đào tạo chuyên nghiệp nào. Có một loại hình du lịch mà rất nhiều du khách thích thú khi đến thăm làng Cửa Vạn là thú câu mực đêm. Đi theo đoàn thuyền trong làng ra khơi câu mực, cảm nhận được vị mặn mòi của biển, dưới ánh trăng, cùng ngọn đèn loang loáng sáng, những thanh niên trong làng buông cần. Sau khi câu mực, du khách nghỉ đêm tại các gia đình ngư dân làng chài, được nghe những câu hò biển, thưởng thức đặc sản từ biển do những người dân làng chài làm ra. Những đêm làng chài vào hội, hoặc có đám cưới, du khách còn được nghe dân chài hát ghẹo, hát chèo đường (một hình thức diễn xướng với nhiều làn điệu dân ca đặc hữu vùng Vịnh Hạ Long). Nhiều chuyên gia, du khách đến đây đã nói rằng đến Cửa Vạn là để tìm hiểu văn hóa của các ngư dân trong lòng di sản. Khả năng khai thác cho mục đích phát triển du lịch: Làng chài Cửa Vạn có khả năng thu hút khách du lịch lớn bởi những giá trị văn hoá, nếp sống của người dân nơi đây. Cùng với những chính sách bảo tồn phát triển, những dự án bảo vệ môi truờng , khai thác làng chài thành điểm du lịch hấp dẫn. Hiện nay, làng chài đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước, và được khai thác mạnh mẽ trong các tour du lịch. Các lễ hội - Lễ hội đền Đông Hải Đại Vương Thời gian diễn ra lễ hội: Lễ hội Đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn được tổ 48
- chức hàng năm vào ngày 16/3 âm lịch là dịp để tưởng nhớ công lao của Đức Ông Trần Quốc Nghiễn, người con trai cả của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn Ngày 29/4/2009, lễ hội đền thờ Đức Ông đã được tổ chức long trọng và hấp dẫn. Nội dung lễ hội: Lễ hội diễn ra trong không gian của trung tâm thành phố Hạ Long, mở đầu lễ hội là Lễ rước Đức Ông được khởi hành từ Đền Đức Ông qua đường 25/4, vòng qua ngã 3 cột đồng hồ, dừng và làm lễ tại chùa Long Tiên, sau đó rước Đức Ông trở lại đền. Nhiều hoạt động mang đậm dấu ấn văn hóa đặc trưng của lễ hội nhằm tưởng nhớ công lao vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Nghiễn đã được tái hiện một cách sinh động như: Nghi lễ khoa kinh Phật, khoa cúng Trần triều, khoa cúng mẫu, lễ mục dục, lễ bạch văn khai hội, lễ rước đuốc thiêng, lễ rước Đức Ông vi hành, lễ phóng sinh, thả hoa đăng trên Vịnh Hạ Long. Đoàn rước có đủ thành phần từ con trẻ, thanh niên đến người cao tuổi tham dự, trang phục mô tả lại trang phục binh lính đám rước quan xưa kia. Buổi chiều cùng ngày tại sân Đền Đức Ông sẽ diễn ra các môn thi đấu thể thao, trò chơi dân gian như thi đẩy gậy, cờ người, thi kéo co của 4 khu phố Ai cũng váy áo xúng xính, rộn rã sắc màu, bất chấp trời mưa diễu hành trên phố, đem lại sự náo nức và rộn ràng cho người dân quanh vùng và du khách tham quan. Quy mô lễ hội: Lễ hội mang tính chất địa phương, thu hút rất đông khách và người dân địa phương tham gia. Giá trị ý nghĩa: Lễ hội Đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn không chỉ nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá trong cụm di tích núi Bài Thơ, mà từ đó nâng cao trách nhiệm bảo vệ giữ gìn, đóng góp công sức trong việc tôn tạo, phát huy di tích, phục vụ cuộc sống tinh thần, tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân. Người dân ở đây tin rằng trong đám rước kiệu Đức Ông, nếu cho trẻ con chui qua gầm kiệu sẽ dễ nuôi, hay ăn chóng lớn, người lớn chui qua kiệu gặp nhiều bình an và may mắn. Đồng thời cũng tôn vinh giá trị lịch sử, văn hoá và truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân các dân tộc Quảng Ninh, giáo dục truyền thống cho các thế hệ hôm nay. Lễ hội đền thờ Đức Ông là một hoạt động có ý nghĩa nhằm tôn vinh các giá trị lịch sử của ông cha, đồng thời cũng là dịp để tổ chức hoạt động sinh hoạt cộng đồng nhằm làm phong phú thêm đời sống tinh thần 49
- của đất và người Hạ Long. Thực trạng việc tổ chức khai thác lễ hội: Lễ hội là hoạt động văn hóa diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia. Sau nhiều năm gián đoạn, đến tháng 4/2008 lễ hội đền thờ Đức Ông được chính quyền tỉnh Quảng Ninh khôi phục và thay vì tổ chức vào ngày 24/ 4 âm lịch hằng năm (vốn là ngày mất của Đông Hải Đại Vương ) lễ hội được chuyển sang tổ chức ngày 29/4 dương lịch, đồng thời lịch trình rước kiệu cũng có sự thay đổi so với lịch trình cũ. Khả năng khai thác cho mục đích phát triển du lịch: Lễ hội được tổ chức mỗi năm một lần và thu hút đông đảo dân cư địa phương và khách du lịch tham gia. Khai hội đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn cũng là một hoạt động chào đón Carnaval Hạ Long. Lễ hội được nhiều ban ngành đoàn thể ngành du lịch và chính quyền địa phương quan tâm ủng hộ. Đây là những điều kiện thuận lợi thu hút khách du khách tham gia. - Lễ hội Carnaval Hạ Long Thời gian diễn ra lễ hội: Kể từ năm 2007 tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ hội Carnaval Hạ Long tổ chức mỗi năm một lần và thường diễn ra vào ngày 1/5 tại khu du lịch Bãi Cháy ( Hạ Long) mục đích truyền tải những chủ đề, thông điệp mạnh mẽ, giới thiệu sự đổi mới, hội nhập và phát triển du lịch của mảnh đất Quảng Ninh, bao gồm cả phong cảnh thiên nhiên đất nước, con người, những vẻ đẹp kỳ vĩ, những giá trị ngoại hạng của di sản vịnh Hạ Long. Các chủ đề lễ hội: Carnaval Hạ Long được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Quảng Ninh. Với các chủ đề: “Carnaval Hạ Long 2007- Vũ điệu mở màn”, Carnaval Hạ Long 2008: “Hạ Long - Kỳ quan thiên nhiên thế giới”, Carnaval Hạ Long 2009: “Kỳ quan Hạ Long - Điểm hẹn”, Carnaval Hạ Long 2010: “Hạ Long - Thăng Long và bè bạn quốc tế”, Carnaval Hạ Long 2011: “Kỳ quan Hạ Long lung linh màu sắc”, Carnaval Hạ Long 2012: “Quảng Ninh hội tụ và lan tỏa”. Thực trạng việc tổ chức khai thác lễ hội: Lấy văn hóa truyền thống của Quảng Ninh làm nền tảng, lễ hội Carnaval Hạ Long bao gồm hai phần chính như: 50
- carnaval (nghi lễ khai mạc và trình diễn nghệ thuật trên sân khấu; phần diễu hành đường phố; trình diễn trên mặt vịnh) và phần vũ hội đường phố, bắn pháo hoa tái hiện văn hóa dân gian và các trò chơi sân khấu truyền thống. Lễ hội Carnaval diễn ra trên nhiều không gian, có sự kết hợp giữa diễu hành trên sân khấu, trên đường phố và trên biển, với lực lượng tham gia trình diễn của hàng ngàn diễn viên không chuyên và quần chúng, các đơn vị doanh nghiệp cho các vùng miền trong tỉnh và hàng trăm diễn viên chuyên nghiệp, người mẫu. Carnaval Hạ Long tưng bừng với muôn sắc màu rực rỡ, những màn biểu diễn nghệ thuật đặc sắc, lễ hội đường phố lộng lẫy, hoành tráng thu hút hàng vạn du khách đã trở thành một thương hiệu của Tuần Du lịch Hạ Long nói riêng và Du lịch Quảng Ninh nói chung. Thường từ đầu năm, việc Quảng Ninh sẽ tổ chức Carnaval năm nay thế nào luôn là đề tài quan tâm của đông đảo những người trong và ngoài ngành du lịch. Trong nhận xét của các cơ quan truyền thông đại chúng, cùng với Festival hoa Đà Lạt, lễ hội văn hóa Biển Vũng tàu, Carnaval Hạ Long luôn được dành những lời tốt đẹp. Khả năng khai thác cho mục đích phát triển du lịch: Carnaval Hạ Long đã chiếm được sự quan tâm rất lớn của đông đảo nhân dân Quảng Ninh, du khách và nhận được những đánh giá đầy thiện cảm của dư luận. Nhiều cơ quan thông tấn của Việt Nam đã gọi Carnaval là “đặc sản” của du lịch Hạ Long, một sản phẩm du lịch mang thương hiệu riêng của Quảng Ninh và thu hút đông đảo du khách hàng năm. 2.3. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn thành phố Hạ Long 2.3.1. Các hoạt động bảo tồn khai thác, phát triển tài nguyên du lịch nhân văn thành phố Hạ Long Hoạt động bảo tồn khai thác phát triển mang ý nghĩa quan trọng để giữ gìn và khai thác các giá trị vật chất và tinh thần của TNDL nhân văn thành phố Hạ Long. Đó là việc làm cần thiết và phải được thực hiện thường xuyên liên tục để giá trị của tài nguyên còn mãi với thời gian, góp phần đẩy mạnh sự phát triển du lịch thành phố, nâng cao hơn vai trò, giá trị cả về mặt tự nhiên và lịch sử của thành phố du lịch Hạ Long. 51
- Dự án bảo vệ môi trường của JICA tại Quảng Ninh Giữ màu xanh của Di sản Vịnh Hạ Long Ba năm trước đây, nếu về làng chài Cửa Vạn (phường Hùng Thắng, Hạ Long, Quảng Ninh), không chỉ khách du lịch nước ngoài mà cả khách trong nước đều e ngại khi nhìn thấy những chiếc túi ni - lông đủ màu sắc cùng các loại rác thải trôi dạt trên mặt nước. Lần đầu tiên đến làng chài Cửa Vạn cách đây gần ba năm, Giáo sư Cô-gi Ốt-xư-ca (Koji Otsuka) thuộc Trường Đại học phủ Ô-xa-ca nhận thấy, khác với nhiều làng chài ở Nhật Bản, Cửa Vạn có số lượng nhà trên biển nhiều hơn, diện tích rộng hơn và xa bờ nhất. Dù xa bờ nhất nhưng môi trường nước ở đây đang ngày một xấu đi. Theo Giáo sư, có ba nguyên nhân đe dọa môi trường ở Vịnh Hạ Long. “Khi kiểm tra chất lượng nước ở trên Vịnh Hạ Long và các làng chài, tôi thấy trong nước lẫn các thành phần xỉ than do các mỏ than gần đó thải ra. Thứ hai, trong những năm gần đây, số lượng tàu du lịch ở Vịnh Hạ Long đang ngày một tăng. Từ các tàu này, họ thải ra đủ các loại chất thải như nước thải, rác thải chưa qua xử lý. Nguyên nhân cuối cùng là nhận thức bảo vệ môi trường của người dân làng chài còn hạn chế.” Đó cũng chính là những lý do khiến Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) quyết định triển khai Dự án “Bảo vệ môi trường Hạ Long”; và Dự án “Hỗ trợ xây dựng hệ thống tuần hoàn tài nguyên có sự tham gia của người dân địa phương tại vịnh Hạ Long”, trong đó tập trung vào hai làng chài Cửa Vạn và Vông Viêng. Trong giai đoạn đầu, dự án có tổng kinh phí khoảng 50 triệu yên (khoảng hơn 13 tỷ đồng), được tiến hành trong thời gian từ tháng 10/2009 đến 9/2012 với mục tiêu cải thiện môi trường và xây dựng cộng đồng bền vững quanh Vịnh Hạ Long. Trước đây người dân làng chài Cửa Vạn sống trong những ngôi nhà dập dềnh trên biển và tiện đâu là xả rác ở đó. Họ vứt túi ni-lông, rác thải sinh hoạt xuống cửa vịnh. Nhưng tư duy ấy giờ đây đã thay đổi, các hộ dân sống ở làng chài Cửa Vạn đều hiểu rõ xả rác ra cửa vịnh là một việc làm thiếu trách nhiệm với cộng đồng, với môi trường mà mình đang sinh sống. 52
- Theo sự hướng dẫn của các chuyên gia JICA, gia đình nào ở Cửa Vạn cũng đặt 3 thùng rác khác nhau, trong đó thùng màu xanh để rác hữu cơ, màu vàng để rác vô cơ còn thùng inox thì để xỉ than. Ông Nguyễn Văn Long, khu trưởng khu Cửa Vạn, cho biết rác vô cơ, xỉ than sau khi gom lại sẽ được đơn vị dọn vệ sinh môi trường chèo thuyền chở đến đảo Ti-tốp để xử lý hoặc đưa vào đất liền. Còn rác hữu cơ được tận dụng triệt để bằng cách ủ làm phân bón để chăm sóc cây xanh trên đảo. Bên cạnh đó, người dân còn được các chuyên gia của JICA hướng dẫn cách sử dụng giẻ rửa bát mới. Nếu như người dân ở thành phố sử dụng những mảnh lưới nhỏ làm giẻ rửa bát thì người dân làng chài Cửa Vạn lại được hướng dẫn sử dụng giẻ len Acrylic. Ngoài lợi ích tiết kiệm chất tẩy rửa, sử dụng giẻ len Acrylic còn giúp tiết kiệm nước ngọt, nguồn tài nguyên quý của bà con làng chài. Đặc biệt, JICA cũng hướng tới thế hệ trẻ và các chủ tàu du lịch, lực lượng chủ đạo trong việc bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long. Theo đó, các học sinh làng chài Cửa Vạn cũng như các thủy thủ trên tàu du lịch được hướng dẫn cách sử dụng đĩa Secchi, một vật dụng quan trắc đơn giản để đo độ đục, độ trong của nước biển, qua đó biết được nước biển bị ô nhiễm ở độ nào. Theo báo cáo của Tỉnh đoàn Quảng Ninh, ngoài việc hướng dẫn người dân thay đổi thói quen sống bền vững, thân thiện với môi trường, JICA đã phối hợp với đối tác Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động lý thú nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân Hạ Long như tổ chức 900 buổi giao lưu văn nghệ; 1.930 buổi tọa đàm, diễn đàn, sinh hoạt liên quan đến bảo vệ môi trường; gần 500 buổi ra quân làm sạch môi trường Vịnh Hạ Long “Dự kiến trong khoảng thời gian 2015- 2017, Quảng Ninh cũng sẽ loại bỏ các tàu thuyền không đạt tiêu chuẩn, xây dựng các dự án xử lý nước thải, chấm dứt khai thác than lộ thiên quanh Vịnh Hạ Long ”, ông Nguyễn Văn Đọc, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh khẳng định. Lạc quan trước việc ý thức của người dân được nâng cao trong thời gian qua, song Giáo sư Cô-gi vẫn thừa nhận sự chuyển biến đó chưa thực sự đồng đều. Dự kiến, giai đoạn hai của dự án với thời hạn 3 năm (từ 4/2013 đến 3/2016) 53