Khóa luận Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch huyện Vân Đồn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch huyện Vân Đồn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_tiem_nang_va_mot_so_giai_phap_phat_trien_du_lich_h.pdf
Nội dung text: Khóa luận Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch huyện Vân Đồn
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh LỜI CẢM ƠN Là một sinh viên, được làm khóa luận không chỉ là niềm vinh hạnh mà còn là cơ hội để em có thể đem những kiến thức đã học trong 4 năm qua áp dụng vào thực tiễn của quê hương. Trong quá trình làm và hoàn thành khóa luận em đã nhận được rát nhiều sự giúp đỡ. Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn tới tập thể các thầy cô giáo trong ngành văn hóa du lịch đã dìu dắt, dạy dỗ em trong suốt thời gian ngồi trên ghế giảng đường Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng. Đặc biệt, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo TS. Tạ Duy Trinh – người thầy trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt thời gian làm khóa luận. Để có thể hoàn thành bài khóa luận này em xin chân thành cảm ơn Phòng văn hóa thể thao du lịch huyện, UBND Vân Đồn, Ban quản lí các di tích, nhà hàng, khách sạn, nhân dân địa phương đã tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp tài liệu thực tế cho em. Và cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gai đình, bè bạn đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Do thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và kiến thức của bản thân còn hạn chế nên khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý và thông cảm của các thầy, cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn! Hải Phòng, tháng 7 năm 2010 Sinh viên Phạm Thị Thu Hà Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 1
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh MỤC LỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ Sơ đồ phân loại TNDL 12 Bảng 1: Chỉ tiêu đánh giá khí hậu đối với du lịch 15 Bảng 2: Tổng lƣợt khách và thu nhập du lịch thế giới 22 Bảng 3: Cơ cấu chi tiêu 1ngày của khách DL thế giới 24 Bảng 4: Số liệu thống kê du lịch huyện Vân Đồn 48 Biểu đồ: Tốc độ phát triển lƣợng khách và doanh thu Vân Đồn 48 Bảng 5: Một số chỉ tiêu cơ bản của tỉnh Quảng Ninh 58 Biểu đồ: Một số chỉ tiêu cơ bản của tỉnh Quảng Ninh 58 Bảng 6: Co cấu GDP tỉnh Quảng Ninh 59 Biểu đồ: Cơ cấu GDP tỉnh Quảng Ninh 59 Bảng 7: Mục tiêu cơ bản về lƣợng khách của huyện Vân Đồn năm 2010 – 2015 61 Biểu đồ: Mục tiêu cơ bản về lƣợng khách của huyện Vân Đồn năm 2010 – 2015 61 Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 2
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. “Quảng Ninh quê em nơi Thành phố mỏ đẹp giàu, tiếng còi tàu nao nức vào ca. Yêu Quảng Ninh, yêu Hạ Long xanh thắm, Núi Bài Thơ sừng sững đứng ngàn đời”. Từ khi còn là một đứa trẻ bi bô tập nói, em đã đƣợc cô giáo dạy cho những lời ca đầy niềm tự hào ấy. Đất nƣớc ƣu ái đặt quê em cái tên “ Vàng đen”, em thân thƣơng gọi hai tiếng “ Quê hƣơng”. Nhắc đến Quảng Ninh, hầu hết du khách đều nghĩ ngay đến Vịnh Hạ Long xinh đẹp với danh hiệu “ Di sản thiên nhiên thế giới” mà ít ai biết đến cách đấy khoảng 50km về phía bắc cũng có một nơi đẹp nhƣ thế mang tên Vân Đồn. Đến với Vân Đồn, du khách không những sẽ đƣợc thả hồn vào khung cảnh thơ mộng của biển, mà còn cảm nhận đƣợc vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng với màu xanh hiền hòa trải khắp trên khoảng 600 hòn đảo trong vịnh Bái Tử Long. Du ngoạn trên thuyền giữa biển nƣớc trong xanh với những hòn đảo, dãy núi liên hoàn cùng màu xanh của cây lá là điều thú vị không hề dễ có. Nếu Vân Đồn cuốn hút bởi cảnh quan thơ mộng do thiên nhiên ƣu đãi thì lại cực kì bí ẩn bởi các di tích lịch sử cùng các truyền thuyết hào hùng của dân tộc. Chính vì vậy, Vân Đồn rất thích hợp cho các loại hình du lịch nghỉ ngơi, tắm biển, thể thao dƣới nƣớc kết hợp với tham quan di tích, lễ hội. Tuy nhiên thực tế hiện nay, do chƣa khai thác hợp lí và đầu tƣ đúng mức nên du lịch chƣa phát triển xứng tầm với tiềm năng. Là một sinh viên theo học ngành văn hoá du lịch lại sinh ra và lớn lên trên mảnh đất thân yêu này, hơn ai hết em luôn có một mong muốn đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào việc xây dựng quê hƣơng đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch. Nhân dịp làm khoá luận tốt nghiệp và bằng những kiến thức đƣợc trang bị trên ghế nhà trƣờng trong suốt 4 năm qua, em mạnh dạn đƣa ra đề tài “ Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch huyện Vân Đồn” với mong muốn làm thay đổi diện mạo nơi đây. 2. Mục đích nghiên cứu. Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 3
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh Tìm hiểu tiềm năng tại Vân Đồn nhằm tìm ra những giải pháp có hiệu quả nhằm thúc đẩy du lịch phát triển xứng với tiềm năng. Từ đó hoà chung với sự phát triển của đất nƣớc. 3. Đối tƣợng. Nghiên cứu các tiềm năng của Vân Đồn để phục vụ cho phát triển du lịch 4. Nhiệm vụ. - Tìm hiểu về cơ sở lí luận về du lịch và tài nguyên du lịch - Tìm hiểu tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch Vân Đồn - Đề ra một số giải pháp để khai thác có hiệu quả tiềm năng của Vân Đồn phục vụ cho phát triển du lịch. 5. Phạm vi nghiên cứu Các bờ biển, hang động, vƣờn quốc gia, khu sinh thái, các di tích văn hoá cũng nhƣ các cơ sở hạ tầng và dịch vụ đã đƣợc khai thác để phục vụ du lịch. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu. Em đã sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng. - Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích. - Phƣơng pháp quan sát, khảo sát thực địa - Phƣơng pháp phỏng vấn, thăm dò ý kiển băng phiếu - Phƣơng pháp thống kê. 7. Cấu trúc của khoá luận PHẦN MỜ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG gồm 3 chƣơng: - Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về du lịch và tài nguyên du lịch - Chƣơng 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Vân Đồn - Chƣơng 3: Một số giải pháp phát triển hiệu quả và bền vững du lịch Vân Đồn PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 4
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH 1. Khái niệm về Du lịch. Ngày nay, cùng với tốc độ phát triển nhanh của hoạt động du lịch trong đời sống xã hội của các quốc gia, kinh doanh lữ hành thực sự đã có những bƣớc tiến lớn và thu đƣợc những thành công đáng kể. Nó không chỉ giới hạn ở phạm vi từng quốc gia mà đƣợc mở rộng ra các châu lục. Ngành du lịch ngày càng khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế thế giới. Chính vì thế, Du lịch trƣớc hết phải đƣợc hiểu là một ngành kinh tế, Du lịch ra đời khi nhu cầu của con ngƣời xuất hiện. Có vô vàn những khái niệm về du lịch, ngay cả ở Việt Nam nhận thức về nội dung du lịch cũng chƣa thực sự thống nhất. Tuỳ vào mỗi hoàn cảnh, thời điểm, khu vực và góc độ nghiên cứu mà mỗi ngƣời có cái nhìn khác nhau về Du lịch. Tuy nhiên, dù nhìn ở bất kì khía cạnh nào thì du lịch hàm chứa các yếu tố cơ bản sau: Du lịch là một hiện tƣợng kinh tế xã hội. Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lƣu trú ngoài nơi ở thƣờng xuyên của các cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ. Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng nhằm phục vụ cho các cuộc hành trình, lƣu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá nhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của họ. Các cuộc hành trình, lƣu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều đồng thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hoà bình. Theo Luật Du Lịch Việt Nam: “ Du lịch là các hoạt động của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định.” 2. Vai trò của du lịch. 2.1 Đối với kinh tế Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 5
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh Trong khái niệm về du lịch ở trên, ta luôn đề cập, Du lịch là một ngành kinh tế, cho nên chúng ta không thể phủ nhận vai trò cực kì quan trọng của nó trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Trƣớc hết, Du lịch có vai trò phục hồi nền kinh tế. Nói về vai trò này của Du lịch, ngày 3 và 5 tháng 11 năm 1994 tại Hội nghị Bộ trƣởng du lịch thế giới ở Osaka( Nhật Bản), tại điểm 2 khoản 1 tuyên bố này khẳng định “ Du lịch là nguồn lớn nhất tạo ra GDP và việc làm của thế giới, chiếm 1/10 mỗi loại, đồng thời đầu tƣ cho du lịch và các khoản thuế từ du lịch tƣơng ứng cũng tăng cao. Những sự gia tăng này cùng với các chỉ tiêu khác của du lịch sẽ tiếp tục tăng trƣởng một cách vững chắc và là đầu tầu kéo nền kinh tế thế giới ở thế kỉ 21”. Du lịch làm tăng thu nhập kinh tế quốc dân của một vùng lãnh thổ, quốc gia. Kinh tế du lịch gây biến đổi lớn trong cơ cấu của cán cân thu chi của đất nƣớc, của vùng du lịch. Đối với du lịch quốc tế, việc khách mang ngoại tệ đến đổi và tiêu thụ ở khu du lịch làm tăng tổ số ngoại tệ trong cán cân thu chi của đất nƣớc. Đối với du lịch nội địa thì việc tiêu tiền của dân vùng du lịch cũng gây biến động trong cán cân thu chi của vùng. Với đặc tính là một ngành kinh tế phụ thuộc rất lớn vào các ngành kinh tế khác nhƣ giao thông vận tải, kinh doanh khách sạn, nhà hàng, công nghiệp chế biến thực phẩm, thông tin liên lạc , Du lịch phát triển có vai trò nhƣ một chiếc đòn bẩy thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Trong quá trình hoạt động, du lịch đòi hỏi lƣợng lớn vật tƣ và hàng hoá đa dạng. Ngoài ra việc khách mang tiền từ nơi khác đến tiêu dùng ở điểm du lịch góp phần làm sống động nền kinh tế ở vùng du lịch và đất nƣớc du lịch. Du lịch góp phần huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân vào vòng chu chuyển vì chi phí cho cuộc hành trình chính là từ tiền tiết kiệm của nhân dân. Hơn nữa, sự phát triển của du lịch còn có tác dụng đánh thức các ngành nghề thủ công cổ truyền, ko những làm tăng thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng mà còn góp phần vào công cuộc khôi phục và bảo tồn các làng nghề truyền thống.Mặt khác, xét về khía cạnh ngoại thƣơng, du lịch quốc tế đƣợc coi là hoạt động xuất Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 6
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh khẩu tại chỗ với nhiều ƣu thế nổi trội hơn. Chính vì vậy hiện nay nƣớc ta coi Du lịch nhƣ một “nền kinh tế mũi nhọn”. Ngoài ra, Du lịch phát triển sẽ giải quyết việc làm cho 1 lƣợng lao động không nhỏ cho đất nƣớc, đặc biệt là tại những điểm du lịch. Hiện tại toàn bộ lao động du lịch có khoảng 1.224.096 ngƣời, trong đó lao động trực tiếp hơn 234.000 ngƣời (chiếm 19%). Theo xu hƣớng du lịch hiện nay, con ngƣời thƣờng có nhu cầu đến những vùng xa xôi, hẻo lánh, vùng ven biển có tài nguyên du lịch phong phú. Điều này đòi hỏi đất nƣớc phải có những chính sách đầu tƣ hợp lí về mọi mặt: giao thông vận tải, kinh tế, văn hoá Do đó sẽ kéo theo sự thay đổi diện mạo của địa phƣơng. Nhìn chung qua những phân tích trên ta có thể nói, Du lịch ngày càng có những đóng góp to lớn vào nền kinh tế của mỗi quốc gia và trở thành nhu cầu không thể thiếu của ngƣời dân trong môi trƣờng làm việc căng thẳng hiện nay. Tuy nhiên, ta cũng không thể phủ nhận những mặt tiêu cực mà Du lịch mang lại trên khía cạnh kinh tế. Tại những điểm Du lịch khi vào mùa, lƣợng khách tăng mạnh kéo theo mức độ tiêu dùng cao, giá cả theo đó mà cũng tăng vùn vụt gây ra tình trạng làm phát cục bộ gây khó khăn cho việc chi tiêu của ngƣời dân tại địa phƣơng đó mà không kinh doanh dịch vụ du lịch. Đây là một câu hỏi lớn đặt ra cho các nhà chức trách. 2.2 Đối với xã hội. Du lịch có vai trò hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động. Theo các công trình nghiên cứu sinh học khẳng định rằng, nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ƣu, bệnh tật của cƣ dân giảm trung bình 30%, bệnh đƣờng hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh tiêu hoá giảm 20% (Crirosep, Dorin, 1981). Ngoài ra, Nƣớc suối khoáng nóng ở một số điểm du lịch là một dung dịch hỗn hợp chứa nhiều chất ion hóa mạnh, các chất men và hầu hết các nguyên tố hóa học cấu thành vỏ trái đất. Việc dùng nƣớc suối khoáng từ lòng đất phun lên để tắm và uống có thể chữa một số bệnh và tăng cƣờng sức khỏe! Tác dụng điều trị của suối khoáng đƣợc tạo nên bởi nhiệt độ của nƣớc, các ion, tính phóng xạ, các muối hòa Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 7
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh tan, các kim loại và á kim, các nguyên tố vi lƣợng, các khí hiếm Các loại nấm, rong li ti trong bùn suối khi đắp lên ngƣời cũng có công dụng điều trị. Tắm suối khoáng và ngâm bùn khoáng có tác dụng làm mịn da và giảm các bệnh về tim mạch, hệ thần kinh, bệnh ngoài da, phong thấp, đổ mồ hôi tay, chân. Đi du lịch thƣờng xuyên ngoài việc tạo ra 1 khoảng thời gian nghỉ ngơi thƣ giãn, hoạt động này còn giúp du khách mở mang tầm hiểu biết, nâng cao tri thức. Sau mỗi chuyến đi, ở một mức độ nào đó cũng cung cấp 1 lƣợng kiến thức nhất định cũng nhƣ khả năng giao tiếp và ứng xử qua quá trình giao lƣu trong khi thực hiện tour du lịch. Mặt khác, khi Du lịch phát triển, đặc biệt là du lịch quốc tế ngày tăng, đòi hỏi những ngƣời dân địa phƣơng ở các điểm du lịch phải có một vốn ngoại ngữ đủ dùng để phục vụ cho việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Từ đó mà nâng cao trình độ ngoại ngữ cho ngƣời dân. Thông qua hoạt động du lịch, đông đảo nhân dân có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu văn hoá lâu đời của dân tộc, từ đó tăng thêm lòng yêu nƣớc, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành những phẩm chất tốt đẹp nhƣ yêu lao động, tình bạn Điều đó quyết định đến việc hình thành nhân cách sau này. Du lịch còn góp phần mở rộng quan hệ giao lƣu giữa trong nƣớc và quốc tế. giữa các vùng miền khác nhau. Là cơ hội để quảng bá đất nƣớc với thế giới, giúp các nƣớc bạn hiểu hơn về phong tục tập quán của nƣớc mình và ngƣợc lại. Từ đó tăng tình đoàn kết quốc tế và tinh thần dân tộc. Đôi khi du lịch còn là sợi dây kết nối hoà bình. Bên cạnh những tích cực mà Du lịch mang lại còn có mặt tiêu cực nhƣ việc tập trung khách quá đông vào mùa du lịch gây cản trở cho việc quản lí của các cơ quan chức năng. Theo đó mà các tệ nạn xã hội tăng cao nhƣ các trò mê tín dị đoan, cờ bạc trá hình, nghiện út, mại dâm gây mất mĩ quan tại các điểm du lịch cũng nhƣ làm mất đi thuần phong mĩ tục, ảnh hƣởng xấu tới hình ảnh du lịch của đất nƣớc. Có giải quyết đƣợc những vấn đề này hay không phụ thuộc vào phần lớn vào ý thức của ngƣời dân cũng nhƣ thái độ của các nhà quản lí. 2.3 Đối với môi trường sinh thái. Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 8
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh Sinh thái là môi trƣờng của hoạt động du lịch, không có môi trƣờng sinh thái thì không có du lịch. Chính vì vậy khi du lịch phát triển, khi nhu cầu nghỉ ngơi tại các khu vực có nhiều cảnh quan thiên nhiên của du khách tăng cao đòi hỏi phải tôn tạo và bảo vệ môi trƣờng, có những chính sách tu bổ bảo vệ tự nhiên để tăng sức hấp dẫn đối với du khách, làm tăng ý thức bảo vệ môi trƣờng của ngƣời dân, vấn đề hàng đầu của nhân loại. Giữa xã hội và môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ. Một mặt xã hội đảm bảo sự phát triển tối ƣu của du lịch nhƣng mặt khác lại phải bảo vệ môi trƣờng tự nhiên trƣớc sự phá hoại của dòng khách và việc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Nhƣ vậy du lịch và bảo vệ môi trƣờng là những hoạt động gần gũi và liên quan đến nhau. Điều này đặt ra cần có một chính sách quy hoạch du lich hợp lí. 3. Tài nguyên Du lịch. 3.1 Khái niệm về tài nguyên Du lịch Tài nguyên Du lịch đƣợc coi nhƣ là tiền đề của phát triển du lịch,. Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng đặc sắc càng phong phú bao nhiêu thì càng đem lại hiệu quả kinh doanh du lịch bấy nhiêu. Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm toàn bộ các nguồn nguyên liệu, năng lƣợng, thông tin trên trái đất và không gian trong vũ trụ mà con ngƣời có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. Trong cuốn địa lí du lịch có định nghĩa về tài nguyên du lịch nhƣ sau: “ Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hoá lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con ngƣời, khả năng lao động và sức khoẻ của họ những tài nguyên này đƣợc sử dụng cho trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch.” Tại điều 4 Luật du lịch của Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2005): “Tài nguyên Du lịch đƣợc hiểu là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình sáng tạo của con ngƣời và các giá trị nhan băn khác có thể đƣợc sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch của con ngƣời; Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 9
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.” 3.2 Đặc điểm của tài nguyên du lịch.(5 đặc điểm) - Khối lƣợng các tài nguyên và diện tích phân bổ các tài nguyên là cơ sở cần thiết để xác định khả năng khai thác và tiềm năng của hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch. - Thời gian khai thác xác định tính mùa của du lịch và nhịp điệu của dòng khách. - Tính bất biến và lãnh thổ của đa số tài nguyên tạo ra lực hút cơ sở hạ tầng và dòng du lịch tới nơi tập trung các loại tài nguyên đó. - Vốn đầu tƣ tƣơng đối thấp và giá thành chi phí sản xuất không cao, cho phép xây dựng tƣơng đối nhanh chóng cơ sỏ hạ tầng và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cũng nhƣ khả năng sử dụng độc lập các loại tài nguyên. - Tài nguyên du lịch có khả năng sử dụng nhiều lần nếu nhƣ tuân theo các quy định về sử dụng tài nguyên một cách hợp lí và thực hiện các biện pháp để bảo vệ chung. 3.3 Vai trò của tài nguyên du lịch. Du lịch là một ngành có sự định hƣớng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ bản, điều kiện tiên quyết để hình thành và phát triển du lịch của một địa phƣơng. Số lƣợng tài nguyên vốn có, chất lƣợng của chúng và mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên cùng địa bàn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển du lịch. Vì vậy, sức hấp dẫn du lịch của một địa phƣơng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên du lịch của địa phƣơng đó. - Tài nguyên du lịch (TNDL) là yếu tố cơ bản để tạo thành các sản phẩm du lịch.Theo Điều 4 chƣơng I Luật Du lịch giải thích : “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. Khách đi du lịch để thoả mãn nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi và mở mang tầm hiểu biết, mà các TNDL chính là cơ sở để hình thành lên các dịch vụ cần thiết ấy. TNDL là yếu tố quan trọng mang lại tính quyết định để tạo nên quy mô, số Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 10
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh lƣợng và chất lƣợng sản phẩm du lịch . Ngoài ra, TNDL chính là sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch, khi du khách bị thu hút bởi các TNDL thì mới hình thành nhu cầu đi tới để khám phá và từ đó sản phẩm du lịch mới đƣợc tạo ra. - Hiệu quả kinh doanh của ngành Du lịch phù thuộc rất lớn vào TNDL. Một nơi có TNDL phong phú và đa dạng bao giờ cũng thu hút một lƣợng khách lớn hơn hẳn so với những nơi mà tài nguyên du lịch còn nghèo nàn và chƣa đƣợc khai thác triệt để. Du khách có quyết định thực hiện các chuyến đi du lịch hay không phụ thuộc vào các giá trị của TNDL tại điểm đến có đủ sức hấp dẫn hay không? Việc tập trung tiêu dùng của du khách tại điểm đến, đặc biệt là vào mùa vụ sẽ tạo ra khối lƣợng doanh thu lớn, nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Loại hình du lịch là tập hợp các sản phẩm du lịch giống nhau, mà nhƣ ta phân tích ở trên thì TNDL là yếu tố quyết định đến sự hình thành của sản phẩm du lịch. Chính vì vậy, có thể nói TNDL là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch. Ví dụ loại hình Du lịch sinh thái gắn với các tài nguyên tự nhiên, còn Du lịch văn hoá thì phải gắn với tài nguyên nhân văn. Để đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của khách thì các doanh nghiệp du lịch, các địa phƣơng, các quốc gia cần có chính sách làm đa dạng hoá các loại hình du lịch. - TNDL là một bộ phận cấu thành lên các điểm du lịch, khu du lịch và vùng du lịch. Thực tế cho thấy, nơi nào tập trung nhiều tài nguyên du lịch sẽ hình thành lên hệ thống lãnh thổ du lịch. TNDL cũng chính là yếu tố thu hút các dự án đầu tƣ của nhà nƣớc và các nhà kinh doanh, từ đó hình thành lên một phân vị về lãnh thổ du lịch phụ thuộc vào mức độ tập trung của TNDL và cấp độ đầu tƣ của cơ sở vật chất. Hiệu quả phát triển du lịch của hệ thống lãnh thổ du lịch phụ thuộc rất lớn vào TNDL. Điều này đòi hỏi cần có những chính sách quy hoạch hợp lí của từng địa phƣơng, từng quốc gia trong việc khai thác tối ƣu TNDL nhƣng cũng phải đảm bảo đƣợc công tác tôn tạo và bảo tồn, tránh hiện tƣợng lãng phí và làm ô nhiễm tài nguyên du lịch. Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 11
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh 3.4 Phân loại của tài nguyên du lịch. SƠ ĐỒ PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN DU LỊCH Địa hình Khí hậu TN Du Lịch Tự Nhiên Tài nguyên nƣớc Tài nguyên Tài sinh vật nguyên Du Lịch Di sản văn hóa và Di tích lịch sử - văn hóa TN Du Lịch Lễ hội Nhân Văn - Đối tƣợng gắn với dân tộc học. Các đối tƣợng - Đối tƣợng văn hóa khác thể thao và các hoạt động nhận thức khác Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 12
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh 3.4.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên. Theo khoản 1 điều 13 của Luật Du lịch: “Tài nguyên du lịch tự nhiên (TNDLTN) gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể đƣợc sử dụng phục vụ mục đích du lịch.” Theo Th.S Bùi Thị Hải Yến: “Tài nguyên du lịch tự nhiên là các thành phần và các tổng thể tài nguyên trực tiếp hoặc gián tiếp đƣợc khai thác sử dụng để tạo ra sản phẩm du lịch, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch” Có thể hiểu một cách đơn giản là TNDLTN là tổng thể tự nhiên các thành phần của nó có thể góp phẩn khôi phục và phát triển thể lực và trí tuệ của con ngƣời, khả năng lao động và sức khoẻ của họ và đƣợc lôi cuốn vào phục vụ cho nhu cầu cũng nhƣ sản xuất dịch vụ du lịch. 3.4.1.1. Địa hình Địa hình là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng của phong cảnh nơi đó. Đối với du lịch, các đấu hiệu bên ngoài của địa hình càng đa dạng và phức tạp bao nhiêu thì lại càng tăng thêm sức lôi cuốn bấy nhiêu. Có thể phân chia Địa hình thành 3 loại chính : đồng bằng, đồi, núi. Thực tế cho thấy các khu du lịch nào mà có sự kết hợp của cả 3 dạng địa hình thì càng có sức hấp dẫn, có khả năng thu hút du khách tỉ lệ cao hơn hẳn. - Địa hình đồng bằng tƣơng đối đơn điệu về mặt ngoại hình, gây cảm giác nhàm chán cho du khách. Tuy nhiên, với đặc tính là vùng đất bằng phẳng là điều kiện để xây dựng các cơ sở hạ tầng, sơ sở dịch vụ phục vụ du lịch trở nên dễ dàng và ít tốn kém hơn. Hơn nƣa, đồng bằng cũng là nơi hình thành, bảo tồn và lƣu giữ các giá trị văn hoá của loài ngƣời, giúp các du khách có thể tìm hiểu đƣợc các nền văn minh của nhân loại. - Địa hình đồi núi thƣờng tạo ra đƣợc những không gian bao la, kì vĩ, tạo cho du khách tâm lí tò mò và muốn khám phá. Hơn nữa lại có khí hậu trong lành mát mẻ, là nơi cƣ trú của cộng đồng dân tộc thiểu số. Hoàn toàn thích hợp cho nhiều loại hình du lịch nhƣ tham quan nghỉ dƣỡng, khám phá, du lịch mạo hiểm, du lịch Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 13
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh tìm hiểu văn hoá Nhƣng loại địa hình này cũng có những bất lợi nhất định trong việc khai thác các tài nguyên du lịch. Ngoài các dạng địa hình cơ bản trên, dạng địa hình Karst và địa hình ven bờ cũng có ý nghĩa lớn trong phát triển du lịch. - Địa hình Karst: Là kiểu địa hình đƣợc tạo thành do quá trình kiến tạo của vỏ trái đất( đứt gãy, tạo sơn, sụt lún) kết hợp với các quá trình ngoại lực chủ yếu là sự lƣu thông của nƣớc trong các loại đá dễ bị hoà tan. Ở Việt Nam thì nó đƣợc hình thành chủ yếu là trong địa hình đá vôi dƣới dạng các hang động và Karst ngập nƣớc mà đặc trƣng là Vịnh Hạ Long và động Phong Nha. Do có sự ƣu ái của tự nhiên mà các hang động Karst thƣờng có vẻ đẹp tráng lệ, lộng lẫy, rất kì ảo và hùng vĩ. Ngoài ra, nhiều hang đông còn có các di tích khảo cổ học, di tích lịch sử văn hoá . Đây là yếu tố quan trọng để phát triển loại hình du lịch kết hợp. - Địa hình ven bờ: Đây là loại địa hình đƣợc khai thác khá phổ biến trong du lịch dƣới dạng các bãi biển, đƣợc du khách đón nhận dễ dàng và thích hợp với nhiều tầng lớp. Nƣớc ta có bờ biển dài 3.620km với nhiều bãi cát dài, phong cảnh hoang sơ, thơ mộng hữu tình là tiềm năng cần đƣợc chú trọng khai thác. 3.4.1.2. Khí hậu Sở dĩ khí hậu đƣợc coi là tài nguyên du lịch vì nó ảnh hƣởng trực tiếp đến quyết định lựa chọn loại hình sản phẩm du lịch của du khách và tạo ra tính mùa vụ trong du lịch. Ví dụ nhƣ khách đi du lịch vào mùa hè thì cần đến nơi có khí hậu ít mƣa, nắng nhiều nhƣng không qua gắt để có thể thực hiện những trò chơi ngoài trời hoặc đi du lịch dã ngoại, tránh những nơi thƣờng xuyên xảy ra bão lũ, còn nếu đi du lịch vào mùa đông, khi thời tiết trở nên lạnh thì du khách có xu hƣớng du lịch trên núi và thể thao mùa đông. Trong các chỉ tiêu về khí hậu đáng lƣu ý nhất là 2 chỉ tiêu: nhiệt độ và độ ẩm không khí. Ngoài ra còn có các yếu tố khác nhƣ gió, áp suất khí quyển, ánh nắng mặt trời và các hiện tƣợng thời tiết đặc biệt. Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 14
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh Bảng 1 : Biên độ Nhiệt độ Nhiệt độ nhiệt của Lƣợng mƣa Hạng Ý nghĩa TB năm TB tháng nhiệt độ (mm) (t0) (t0) TBnăm ( t0) 1 Thích nghi 18 – 24 24 - 27 <6 1250 – 1990 2 Khá thích nghi 24 – 27 27 – 29 6 – 8 1990 – 2550 Nguồn: Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kì 1995 – 2010, tr40. Tổng cục du lịch. Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên về chí tuyến hơn là phía xích đạo. Vị trí đó đã tạo cho Việt Nam có một nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 22ºC đến 27ºC. Hàng năm, có khoảng 100 ngày mƣa với lƣợng mƣa trung bình từ 1.500 đến 2.000mm. Độ ẩm không khí trên dƣới 80%. Số giờ nắng khoảng 1.500 - 2.000 giờ, nhiệt bức xạ trung bình năm 100kcal/cm². Chế độ gió mùa cũng làm cho tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt Nam thay đổi. Nhìn chung, Việt Nam có một mùa nóng mƣa nhiều và một mùa tƣơng đối lạnh, ít mƣa. Trên nền nhiệt độ chung đó, khí hậu của các tỉnh phía bắc (từ đèo Hải Vân trở ra Bắc) thay đổi theo bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nhƣ vậy so với bảng chỉ tiêu ở trên, khí hậu Việt Nam hoàn toàn thích nghi với phát triển du lịch. Vấn đề nằm ở khâu định hƣớng và giải pháp khai thác sao cho có hiệu quả. 3.4.1.3. Tài nguyên nước Tài nguyên nƣớc bao gồm tài nguyên nƣớc mặt và tài nguyên nƣớc ngầm. - Nƣớc mặt bao gồm nƣớc đại dƣơng, biển, sông, hồ( tự nhiên, nhân tạo), suối, thác nƣớc Nguồn tài nguyên này không chỉ có vai trò quan trọng trong việc hình thành các loại hình du lịch nhƣ thể thao dƣới nƣớc, tắm biển, tạo ra cảnh quan thiên nhiên mà còn có tác dụng phục hồi và ảnh hƣởng trực tiếp đến các yểu tố khác của môi trƣờng sống, đặc biệt nó làm dịu đi khí hậu ven bờ. Giới hạn về nhiệt Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 15
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh độ của lớp nƣớc trên mặt tối thiểu có thể chấp nhận đƣợc là 180c với ngƣời lớn, 200c với trẻ em. - Nƣớc ngầm cần chú trọng tài nguyên nƣớc khoáng. Đây là nguồn nƣớc có ý nghĩa lớn đối với du lịch. Các thành phần có trong nƣớc khoáng có khả năng chữa các bệnh về đƣờng tiêu hoá, thần kinh, thấp khớp, phụ khoa và các bệnh ngoài da Nguồn tài nguyên này thích hợp với du lịch nghỉ dƣỡng và chữa bệnh. 3.4.1.4. Tài nguyên sinh vật. Tài nguyên sinh vật bao gồm toàn bộ các loài thực vật, động vật sống trên lục địa và dƣới nƣớc vốn có sẵn trong tự nhiên và do con ngƣời thuần dƣỡng, chăm sóc lai tạo. Rừng là dạng tài nguyên sinh vật vô cùng quan trọng, đặc biệt là rừng nguyên sinh và thuần chủng. Loại tài nguyên này không chỉ là yếu tố tạo nên cảnh quan thiên nhiên hẫp dẫn mà nó còn có ý nghĩa bảo vệ môi trƣờng. Với thảm thực vật phong phú, độc đáo và điển hình cùng một số loài động vật đặc hữu, không khí trong lành, thoáng mát là điều kiện để phát triển loại hình tham quan nghỉ dƣỡng. Tài nguyên sinh vật cũng là nguồn cung cấp dƣợc liệu cho việc phát triển loại hình du lịch chữa bệnh và an dƣỡng. Hơn nữa, Vƣờn quốc gia và các khu bảo tồn là không gian nuôi dƣỡng và bảo tồn các loài sinh vật trong sách đỏ, góp phần to lớn cho công cuộc bảo vệ môi trƣờng. 3.4.2. Tài nguyên du lịch nhân văn (TNDLNV): Theo khoản 1, điều 13. Luật Du lịch: “ Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể đƣợc sử dụng phục vụ mục đích du lịch.” Có thể hiểu 1 cách ngắn gọn, TNNV là các đối tƣợng, hiện tƣợng do con ngƣời tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch. TNNV có các đặc điểm sau: - Có tác dụng nhận thức nhiều hơn. Tác dụng giải trí không điển hình hoặc chỉ có ý nghĩa thứ yếu. Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 16
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh - Việc tìm hiểu các đối tƣợng nhân tạo thƣờng diễn ra trong thời gian ngắn. - Số ngƣời quan tâm tới TNDLNV thƣờng có văn hoá cao hơn, thu nhập và yêu cầu cao hơn. - TNDLNV thƣờng tập trung ở các điểm quần cƣ và thành phố lớn. - Ƣu thế của TNDLNV là đại bộ phận không có tính mùa vụ (trừ các lễ hội), không bị phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khí hậu và các điều kiện tự nhiên khác. - Sở thích của những ngƣời tìm đến TNDLNV rất phức tạp và rất khác nhau 3.4.2.1. Các di sản văn hoá thế giới và di tích lịch sử - văn hoá. Di sản văn hoá thế giới. Các di sản văn hoá thế giới là kết tinh cao nhất của những sáng tạo văn hoá một dân tộc. Bất cứ một quốc gia nào nếu có những di tích đƣợc công nhận là di sản văn hoá thế giới thì không những là một tôn vinh lớn cho dân tộc ấy, mà còn là nguồn tài nguyên quý giá, có sức hút khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Di tích lịch sử - văn hoá Ở Việt Nam, theo pháp luật bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh (04/04/1984), di tích lịch sử – văn hoá đƣợc quy định nhƣ sau: “Di tích lịch sử – văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, cũng nhƣ các giá trị văn hoá khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoá – xã hội”. Di tích lịch sử – văn hoá là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa dựng những giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hoặc do cá nhân con ngƣời hoạt động sáng tạo trong lịch sử để lại. Có 4 loại di tích lịch sử – văn hoá: + Loại hình di tích văn hoá khảo cổ: là những địa điểm ẩn dấu một bộ phận giá trị văn hoá, thuộc về một thời kỳ lịch sử – xã hội loài ngƣời chƣa có văn tự và thời gian nào đó trong lịch sử cổ đại. Đại đa số các di tích văn hoá khảo cổ nằm trong lòng đất, cũng có trƣờng hợp tồn tại trên mặt đất (các bức chạm khắc trên vách đá). Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 17
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh Di tích văn hoá khảo cổ còn đƣợc gọi là di chỉ khảo cổ, nó đƣợc phân thành di chỉ cƣ trú và di chỉ mộ táng, ngoài ra còn có cả những công trình kiến trúc cổ, những thành phố cổ, tàu thuyền cổ bị chìm đắm. + Loại di tích lịch sử. Di tích lịch sử là những di tích ghi nhận các sự kiện lịch sử hoặc các đặc điểm lịch sử tiêu biểu của các dân tộc trong quá trình phát triển lịch sử của mình. Lịch sử của mỗi quốc gia là một quá trình lâu dài với nhiều sự kiện đƣợc ghi dấu, do vậy những di tích nào gắn với các sự kiện tiêu biểu mới đƣợc coi là di tích lịch sử. + Loại văn hoá – nghệ thuật Các di tích văn hoá – nghệ thuật đặc biệt là các di tích lịch sử – văn hoá, bao gồm các công trình kiến trúc có giá trị hoặc các tác phẩm nghệ thuật khác nhƣ tƣợng đài, các bích hoạ Trên thế giới cũng nhƣ ở nƣớc ta có rất nhiều di tích văn hoá – nghệ thuật nổi tiếng nhƣ tháp Epphen, Khải hoàn môn, văn miếu Quốc tử giám, toà thánh Tây Ninh + Các danh lam thắng cảnh. Thực tế loại hình này là sự tập hợp của 2 loại hình di tích: di tích nhân tạo và di tích thiên tạo. Đây là nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp, có chứa đựng những công trình do con ngƣời tạo ra, thƣờng là những ngôi chùa, ngôi đền hay một công trình văn hoá nào đó 3.4.2.2. Các lễ hội. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá đặc sắc phán ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc. Là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao động vất vả hoặc là một dịp để mọi ngƣời hƣớng về một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nƣớc, hoặc liên quan đến những sinh hoạt tín ngƣỡng của nhân dân, hoặc chỉ đơn thuần là những hoạt động có tính chất vui chơi giải trí. Nhìn chung, các lễ hội nổi tiếng có tính hấp dẫn rất lớn đối với du khách, có sức lôi cuốn đông đảo ngƣời tham gia. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trải rộng khắp đất nƣớc trong bốn mùa xuân, hạ, thu, Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 18
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh đông. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhƣng bao giờ cũng hƣớng tới một một đối tƣợng linh thiêng cần đƣợc suy tôn nhƣ những vị anh hùng chống ngoại xâm, những ngƣời có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế Với tƣ tƣởng uống nƣớc nhớ nguồn, ăn quả nhớ ngƣời trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu đƣợc công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hƣơng, đất nƣớc của mình. Đặc biệt, lễ hội ở nƣớc ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất nhƣ một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân. Lễ hội là tài nguyên nhân văn quý giá,phục vụ cho phát triển du lịch là bản sắc của mỗi vùng miền, mỗi quốc gia cần đƣợc gìn giữ và bảo tồn. 3.4.2.3. Các đối tượng khác. Các đối tƣợng gắn với dân tộc học Các đối tƣợng du lịch gắn với dân tộc học có ý nghĩa với du lịch là các tập tục lạ về cƣ trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống, sinh hoạt, kiến trúc, trang phục, ca múa nhạc Mỗi một dân tộc có những điều kiện sinh sống, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang những săc thái riêng của mình và có những địa bàn cƣ trú nhất định. Những đặc thù riêng của từng dân tộc có sức hẫp dẫn đối với khách du lịch có nhu cầu tìm hiểu và khám phá, đặc biệt là khách quốc tế. Việt Nam có 54 dân tộc. Nhiều dân tộc vẫn giữ đƣợc phong tục tập quán của mình. Nƣớc ta còn có hàng trăm làng nghề thủ công truyền thống với những sản phẩm nổi tiếng, độc đáo thể hiện tƣ duy triết học, tâm tƣ tình cảm của con ngƣời, đặc biệt là các nghề chạm khắc, đúc đồng, thêu, dệt, sành sứ Các món ăn dân tộc độc đáo với nghệ thuật cao về chế biến và nấu nƣớng. Nhiều kiến trúc có bố cục theo thuyết phong thuỷ của triết học phƣơng Đông, rồi những kiến trúc tôn giáo (nhất là kiến trúc Chăm) có giá trị, hấp dẫn du khách. Để khai thác nguồn tài nguyên quý giá này, hiện nay du lịch nƣớc ta đang phát triển loại hình du lịch nghiên cứu văn hoá tộc ngƣời bằng cách tham gia trực tiếp Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 19
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh vào đời sống thƣờng nhật của ngƣời dân trên vùng cao. Đây là một loại hình gây cho du khách khá nhiều điều thú vị. Các đối tƣợng văn hoá – thể thao và hoạt động nhận thức khác. Những đối tƣợng văn hoá nhƣ các trung tâm khoa học, các trƣờng đại học, các thƣ viện lớn, bảo tàng đều có sức hấp dẫn rất lớn du khách tới tham quan và nghiên cứu. Những hoạt động mang tính sự kiện: các giải thể thao lớn, các cuộc triển lãm thành tựu kinh tế quốc dân, các hội chợ, liên hoan phim ảnh quốc tế, ca nhạc quốc tế cũng là đối tƣợng hấp dẫn khách du lịch. Thông thƣờng những đối tƣợng văn hoá tập trung ở các thủ đô và các thành phố lớn. Vì vậy những thành phố lớn đƣơng nhiên trở thành những trung tâm du lịch văn hoá của các quốc gia, vùng và khu vực và là hạt nhân của các trung tâm du lịch. Đây là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nƣớc với thế giới, kêu gọi đầu tƣ, tạo điều kiện cho kinh tế đất nƣớc phát triển. 4. Cơ sở hạ tầng – Cơ sở vật chất phục vụ du lịch 4.1 Cơ sở lưu trú và ăn uống. Cơ sở lưu trú. Theo Điều 4 – Luật du lịch: “Cơ sở lƣu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giƣờng và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lƣu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lƣu trú du lịch chủ yếu” Các loại cơ sở lƣu trú du lịch bao gồm: - Khách sạn; - Làng du lịch; - Biệt thự du lịch; - Căn hộ du lịch; - Bãi cắm trại du lịch; - Nhà nghỉ du lịch; - Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê; - Các cơ sở lƣu trú du lịch khác. Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 20
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh Cơ sở ăn uống. Là hệ thống các nhà hàng, quán bar phục vụ nhu cầu ăn uống của khách du lịch tại điểm tham quan du lịch. 4.2 Cơ sở giao thông vận tải phục vụ cho du lịch. Bao gồm các phƣơng tiện giao thông vận tải nhƣ ô tô, tàu thủy, tàu hỏa, máy bay và các điều kiện cơ sở hạ tầng: đƣờng xá, nhà ga, sân bay, bến cảng với mục đích giúp cho khách vƣợt qua các khoảng cách về không gian. Đẩm bảo an toàn và tính mạng cho khách. Đƣa khách đi đúng chặng, đúng tuyến. 4.3 Mạng lưới các cửa hàng thương nghiệp. Bao gồm hệ thống các cửa hàng bán thực phẩm, hoa quả, đồ lƣu niệm, quần áo. Các cửa hàng này đƣợc bố trí ở các địa điểm du lịch hoặc trên các đầu mối giao thông nhằm đáp ứng các nhu cầu về hàng hóa của khách du lịch bằng việc bán các hàng hóa đặc trƣng cho du lịch. Mạng lƣới này đồng thời cũng phục vụ cho cả ngƣời dân địa phƣơng. 4.4 Cơ sở thể thao. Bao gồm các công trình thể thao, các phòng tập, các thiết bị chuyên dùng nhƣ bể bơi, sân vận động tạo cho khách không gian hoạt động thể thao trong chuyến đi du lịch. 4.5 Cơ sở y tế. Bao gồm hệ thống cơ sở y tế nhƣ các trạm xá, phòng khám, bệnh viện với mục đích chữa bệnh và chăm lo sức khỏe cho du khách. Thƣờng đƣợc bố trí ở gần trung tâm thƣơng mại hoặc gần với khu du lịch. 4.6 Các công trình thông tin văn hóa, tuyên truyền và quảng cáo. Bao gồm các trung tâm thông tin nhƣ các cơ sở truyền thông, phòng chiếu phim, nhà hát, triển lãm Thứ nhất nó có tác dụng nâng cao kiến thức văn hóa xã hội cho khách. Thứ hai, nhờ vào sức mạnh quảng bá của các cơ sở truyền thông mà thúc đẩy du lịch phát triển. 4.7 Cơ sở phục vụ dịch vụ bổ sung. Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 21
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh Đây là các công trình giúp khách du lịch sử dụng triệt để hơn tài nguyên du lịch, tạo ra tiện nghi khi họ đi lại và lƣu trú du lịch bao gồm: trạm xăng dầu, in ấn, giặt là, tiệm cắt tóc . Các công trình này chủ yếu phục vụ cho ngƣời dân địa phƣơng nhƣng cũng góp phần làm nên tính đồng bộ của dịch vụ du lịch. 5. Xu hƣớng phát triển du lịch. 5.1 Nhu cầu du lịch ngày càng tăng. Bảng 2 : Tổng lượt khách và thu nhập du lịch thế giới. Số lƣợt khách Thu nhập Năm (triệu) (tỷ USD) 1950 25.3 2.1 1960 69.3 6.9 1970 165.8 17.9 1980 278.2 106.5 1990 445.8 272.9 2000 685.5 476.4 2005 783.9 630.5 Nguồn: www.panda.org/greatermekong Lý do: - Kinh tế phát triển, thu nhập ngƣời dân tăng, khả năng chi trả cho chuyến đi cũng từ đó mà tăng theo. - Trong xu hƣớng hội nhập của thế giới, tăng cƣờng giao lƣu hợp tác, con ngƣời cũng có xu hƣớng muốn tìm hiểu về những mảnh đất mới, ham học hỏi và khám phá. - Có sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật ngày càng đƣợc nâng cao( Đƣờng bộ. đƣờng không, đƣờng thuỷ, đƣờng sắt ) giúp việc đi lại trở nên thuận tiện hơn, chi phí hạ. - Trình độ dân trí nâng cao cộng với môi trƣờng làm việc căng thẳng làm cho nhu cầu đi du lịch để nghỉ ngơi, giảm bớt áp lực hàng ngày cùng với chính sách Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 22
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh ngày nghỉ của ngƣời lao động làm cho họ có một khoảng thời gian rỗi nhất định hàng năm để thực hiện chuyến đi. 5.2 Nhu cầu du lịch sinh thái phát triển nhanh trong thời gian gần đây. Đi cùng với sự phát triển mãnh mẽ của kinh tế công nghiệp là sự ô nhiễm ngày càng trầm trọng của môi trƣờng. Con ngƣời luôn muốn tìm đến một nơi có không khí trong lành để tìm lại những khoảng không gian tự nhiên thoáng mát để thƣ giãn mà hàng ngày họ không có đƣợc. Du lịch sinh thái không chỉ giúp du khách nghỉ ngơi sau một khoảng thời gian làm việc căng thẳng, mà còn cung cấp cho du khách một lƣợng kiến thức tƣơng đối về môi trƣờng, để từ đó có ý thức bảo vệ nó hơn. 5.3 Dòng khách đang có xu hướng phát triển nhanh tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Ngày 16/2/2009 Tập đoàn Visa và Hiệp Hội Du lịch Châu Á Thái Bình Dƣơng (PATA) đã công bố kết quả khảo sát Dự định Du lịch trong khu vực "Các tham khảo du lịch mang tính quyết định trong 2009 và tƣơng lai”. Trong tổng số 5.554 ngƣời đƣợc khảo sát từ khắp 11 nƣớc trên thế giới, có khoảng 60 phần trăm trả lời rằng họ sẽ đến Châu Á Thái Bình Dƣơng. Đến Châu Á Thái Bình Dƣơng từ Bắc Mỹ và miền Tây Âu chiếm khoảng 35 %. Danh sách ba điểm đến hàng đầu đƣợc nhiều du khách lựa chọn nhất từ nay đến năm 2010 là Úc (43 %), Nhật Bản (37 %) và Hồng Kông (35 %). Lý do: - Giá cả và hàng hoá dịch vụ thấp hơn hẳn so với các khu vực khác. - Phong cảnh thiên nhiên đẹp. - Đây là vùng đất của các nền văn minh lâu đời của loài ngƣời nhƣ Văn minh lƣỡng hà, lƣu vực Sông Ấn và sông Trƣờng Giang. - Con ngƣời thân thiên, nhiệt tình niềm nở. 5.4 Du khách đến nhiều điểm trong một chuyến đi Với nhu cầu tìm hiểu, khám phá ngày càng tăng mà thời gian rảnh lại không nhiều nên khi đi du lịch du khách thƣờng tận dụng tối đa, tham quan càng nhiều Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 23
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh địa điểm càng tốt. Chính vì thế, các tour dài ngày kết hợp tham quan nhiều điểm đang đƣợc các doanh nghiệp đang đƣợc chú trọng phát triển. 5.5 Cơ cấu chi tiêu của khách thay đổi theo chiều hướng phát triển tỷ trọng của chi tiêu mua sắm và các dịch vụ bổ trợ. Bảng 3: Cơ cấu chi tiêu 1 ngày của khách du lịch quốc tế Cơ cấu (%) Tăng giảm cơ cấu năm 2008/ Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2006 (+,-) Tiền thuê phòng 30.11 32.12 31.14 1.03 Tiền ăn uống 28.10 28.72 29.05 0.95 Tiền đi lại 17.38 13.16 17.80 0.42 Chi phí tham quan 8.95 8.92 9.00 0.05 Chi mua hàng hóa, quà lƣu niệm 10.18 9.95 10.43 0.25 Chi dịch vụ văn hóa thể thao 1.97 2.94 1.45 - 0.52 Chi phí y tế 0.20 0.73 0.46 0.26 Chi phí khác 3.11 3.43 0.67 - 2.44 Nguồn: www.binhthuan.gov.vn/Chuyenmuc/dulich/solieu/b33.htm Trong cơ cấu các khoản chi tiêu của du khách, khoản chi cho lƣu trú chiếm lớn nhất, chiếm gần một phần ba (năm 2008 là 31.14%) trong tổng số các khoản chi tiêu; tiếp đến là chi cho ăn uống chiếm hơn một phần tƣ (năm 2008 là 29.05%) thứ ba là chi cho lƣu trú và chi mua sắm hàng hoá, quà tặng, quà lƣu niệm, cả hai gần bằng nhau và mỗi khoản chiếm khoảng 15%. Nguyên nhân chủ yếu của sự chuyển dịch này có thể nói chủ yếu là do tỉ lệ lạm phát cao, làm đồng tiền bị trƣợt giá mạnh, các mức chi phí đều bị đẩy lên cao hơn trƣớc. Thêm vào đó, gần đây cơ cấu thành phần du khách có nhiều thay đổi. Du lịch không còn là đặc quyền của tầng lớp trên mà xu thế quần chúng hóa thành phần du lịch trở lên phổ biến. Du khách hiện nay nhiều thành phần trong xã hội, giới tính, tầng lớp Khi dân trí đƣợc mở mang, đời sống đƣợc nâng cao, thu nhập Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 24
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh có nhiều cải thiện thì nhu cầu đòi hỏi về chất lƣợng, mức độ tiện nghi của dịch vụ cũng nhƣ nhu cầu mua sắm hàng hóa của du khách cũng tăng thêm. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Trên đây là những lý luận chung về du lịch, tài nguyên du lịch và xu hƣớng phát triển du lịch hiện nay. Với việc đƣa ra những khái niệm của các nhà nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu của các tổ chức, học giả nhằm đƣa ra đƣợc sự tổng hợp bao quát trong phạm vi nghiên cứu đề tài và là những yếu tố giúp cho vấn đề đƣa ra có tính thuyết phục hơn. Những lí luận chung cơ bản này sẽ giúp cho hoạt động tìm hiểu đề tài đƣợc thêm phần phong phú và có định hƣớng đúng đắn trong cách tiếp cận nguồn tài nguyên du lịch cho việc phát triển du lịch trên địa bàn nghiên cứu, phục vụ cho hiệu quả công tác nghiên cứu. Kho tàng lí luận là vô cùng rộng lớn, việc lựa chọn sao cho phù hợp với thực tế địa bàn nghiên cứu là một việc đòi hỏi phải có sự nghiêm túc trong quá trình làm việc sao cho xây dựng đƣợc những giải pháp phát triển đúng đắn, có những định hƣớng lâu dài cho tƣơng lai. Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 25
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh Chƣơng 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN VÂN ĐỒN 1. Tiềm năng du lịch Huyện Vân Đồn. 1.1 Vài nét về Huyện Vân Đồn và tỉnh Quảng Ninh. 1.1.1 Vài nét về tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, có tổng diện tích là 8.239,243 km², 80% diện tích Quảng Ninh là địa hình đồi núi, tập trung ở phía Bắc. Một phần năm diện tích ở phía Đông Nam tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Quảng Ninh còn có rất nhiều đảo ven biển. Địa hình đáy biển Quảng Ninh không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20 m, có nhiều lạch sâu làm nơi cƣ trú của các rạn san hô. Quảng Ninh có 2 thành phố trực thuộc, 2 thị xã và 10 huyện: Thành phố Hạ Long 20 phƣờng Thành phố Móng Cái 8 phƣờng và 9 xã Thị xã Uông Bí 7 phƣờng và 4 xã Thị xã Cẩm Phả 14 phƣờng và 2 xã Huyện Ba Chẽ 1 thị trấn và 7 xã Huyện Bình Liêu 2 thị trấn và 7 xã Huyện Cô Tô 1 thị trấn và 2 xã Huyện Đầm Hà 1 thị trấn và 7 xã Huyện Đông Triều 2 thị trấn và 19 xã Huyện Hải Hà 1 thị trấn và 15 xã Huyện Hoành Bồ 1 thị trấn và 14 xã Huyện Tiên Yên 1 thị trấn và 11 xã Huyện Vân Đồn 1 thị trấn và 11 xã Huyện Yên Hƣng 1 thị trấn và 18 xã Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 26
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh Quảng Ninh có 184 đơn vị hành chính cấp xã gồm 127 xã, 48 phƣờng và 9 thị trấn. Quảng Ninh là tỉnh có nhiều thành phố và thị xã trực thuộc nhất của Việt Nam. Dân số Quảng Ninh theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 là 1.144.381 ngƣời trong đó nữ là 558.793 ngƣời có tỉ lệ dân số sống ở thành thị cao thứ 3 Việt Nam (sau Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng), dân số thành thị là 575.939 ngƣời( chiếm tỉ lệ 50,3%). Quảng Ninh thuộc diện tỉnh có số dân trung bình trong cả nƣớc. Tỷ lệ tăng dân số bình quân từ năm 1999 đến 2009 là 1,3% (trung bình cả nƣớc là 1,2%). Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần đƣợc UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh có 3 Khu kinh tế: Vân Đồn, trung tâm thƣơng mại Hạ Long và Móng Cái là đầu mối giao thƣơng giữa hai nƣớc Việt Nam - Trung Quốc và các nƣớc trong khu vực. Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản,(Về trữ lƣợng than trên toàn Việt Nam thì riêng Quảng Ninh đã chiếm tới 90%.) nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật tƣ, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nƣớc và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trƣởng GDP của tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long 2 lần đƣợc Tổ chức UNESCO tôn vinh. Với di tích văn hóa Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, Đền Cửa Ông, Đình Quan Lạn, Đình Trà Cổ, núi Bài Thơ thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâm linh. Quảng Ninh đƣợc xác định là 1 điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Nam Ninh-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Có hệ thống cảng biển, cảng nƣớc sâu có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn, tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đƣờng biển giữa nƣớc ta với các nƣớc trên thế giới. Quảng Ninh có hệ Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 27
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lƣu thƣơng mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tƣ; Là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nƣớc trong khu vực. Quảng Ninh xếp thứ 5 cả nƣớc về thu ngân sách nhà nƣớc (2010). Năm 2010 GDP đầu ngƣời ƣớc đạt 1500 USD/năm. (Hạ Long 2882 USD/năm, Móng Cái 2580 USD/năm, Cẩm Phả vƣợt 2000 USD/năm). 2009 lƣơng bình quân của lao động trên địa bàn tỉnh ƣớc đạt gần 4 triệu đồng. Công nhân mỏ ƣớc đạt trên 5.3triệu. Quảng Ninh phấn đấu 2010 tốc độ tăng trƣởng đạt 11%. Tuy nhiên Quảng Ninh là tỉnh mà hoạt động kinh tế ngầm, buôn lậu, đặc biệt là than thổ phỉ trái phép diễn ra ngang nhiên dù chính quyền địa phƣơng đã có nhiều hình thức ngăn chặn và dẫn đến tình trạng lạm phát giá tiêu dùng tại đây rất cao cùng bất bình đẳng thu nhập. 1.1.2 Khái quát về huyện đảo Vân Đồn. Vân Đồn là một quần đảo vòng quanh phía Đông và Đông Bắc vịnh Bái Tử Long, nhƣng lại nằm ở phía Đông và Đông Nam của tỉnh Quảng Ninh. Nó gồm 600 hòn đảo lớn nhỏ. Đảo lớn nhất Cái Bầu, diện tích chiếm khoảng non nửa diện tích đất đai của huyện, trƣớc có tên là Kế Bào, ở phía Tây Bắc huyện nằm kề cận đất liền lục địa, cách đất liền bởi lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn. Trong địa phận xã Vạn Yên còn có đảo Chàng Ngo cũng tƣơng đối lớn. Huyện lỵ là thị trấn Cái Rồng, nằm trên đảo Cái Bầu, cách thành phố Hạ Long khoảng 50 km, cách Cửa Ông 7 km (theo đƣờng 31 qua cầu Vân Đồn và bến phà Tài Xá). Tuyến đảo Vân Hải, nằm ở rìa phía Đông Nam của huyện, gồm các đảo lớn nhƣ: Trà Bàn, Cao Lô, Quan Lạn, Đông Chén, Thẻ Vàng, Ngọc Vừng, Cảnh Tƣớc, và một loạt các đảo nhỏ khác, thành bức bình phong che chắn ngoài khơi vịnh Bái Tử Long. Diện tích đất đai xã Bản Sen chiếm nửa già diện của đảo Trà Bản, đảo lớn thứ hai trong huyện, cùng với đảo Đông Chén và các đảo nhỏ lân cận. Huyện Vân Đồn có diện tích tự nhiên 551,3 km². Lƣợng mƣa bình quân hàng năm ở đây khoảng trên 2000 mm/năm. Dân số huyện Vân Đồn vào khoảng 45.000 Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 28
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh dân, trong đó: ngƣời Kinh chiếm 86%, ngƣời Sán Dìu 10%, ngƣời Hoa 1,5%, ngƣời Dao 1,3%, ngƣời Sán Chỉ, ngƣời Tày, Con ngƣời đã có mặt trên các đảo của huyện Vân Đồn từ rất sớm. Di chỉ khảo cổ ở đây có mật độ đậm đặc. Hang Soi Nhụ là một di chỉ thuộc trung kỳ đồ đá mới, trƣớc cả văn hóa Hạ Long. Tại thôn Ðá Bạc xã Minh Châu có di chỉ mộ cổ thời Hán. Tên Vân Ðồn có nguồn gốc từ tên núi Vân (núi có mây phủ) ở làng Vân (nay thuộc xã Quan Lạn) nằm trong tuyến đảo ngoài Vân Hải. Do ở cửa ngõ của vùng quần đảo hiểm yếu nên, theo sử sách, năm 980 ở đây đã có đồn Vân, trấn giữ vùng biển Đông Bắc, của quân đội nhà Tiền Lê. Năm 1149 vua Lý Anh Tông của nhà Lý chính thức lập trang Vân Ðồn, đồng thời Vân Đồn thành thƣơng cảng đầu tiên của Đại Việt, trong giao thƣơng với các nƣớc trong khu vực Đông Á và Thế giới nhƣ: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Thƣơng cảng Vân Đồn thịnh vƣợng suốt 3 triều đại là: Lý - Trần - Hậu Lê (Lê sơ) rồi suy thái và bị lãng quên vào thời nhà Mạc. Di tích Thƣơng cảng Vân Đồn lại vừa chứa đựng dấu ấn của nhà Trần về chiến công chống ngoại xâm lại vừa có dấu ấn về giao thƣơng, buôn bán. Trận Vân Đồn năm 1288 trên dòng sông Mang (Quan Lạn) gắn liền với tên tuổi của danh tƣớng Trần Khánh Dƣ, dƣới sự chỉ huy của ông, quân dân nhà Trần đã đánh tan đoàn thuyền lƣơng của Trƣơng Văn Hổ, góp phần quan trọng vào chiến thắng chung của trận Bạch Đằng năm 1288. Sau khi Thƣơng cảng Vân Đồn đƣợc hình thành từ thời Lý (1149), đến thời Trần đã phát triển tới hƣng thịnh. Các bến thuyền cổ trung chuyển hàng hoá gồm hƣơng liệu, gốm sứ, lâm thổ sản hình thành dọc ven sông Bạch Đằng, Cửa Lục cho tới các đảo Cống Đông, Quan Lạn. Tại đảo Cống Đông (nay là xã Thắng Lợi), các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích của nhiều công trình kiến trúc Phật giáo quy mô thời Trần nhƣ chùa, tháp, nhiều di vật bia đá, lan can, chân kê cột Đây là những minh chứng rõ nhất cho sự phát triển phồn thịnh về thƣơng mại dƣới triều nhà Trần. Trong quá trình lịch sử thì Vân Đồn đã nhiều lần thay tên và có lúc là huyện, lúc là châu Đến tháng 12 năm 1948 thì chính phủ nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định thành lập huyện Cẩm Phả (đƣợc tách ra khỏi thị xã Cẩm Phả). Đến Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 29
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh ngày 23 tháng 3 năm 1994 huyện Cẩm Phả đƣợc chính phủ nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đổi tên là huyện Vân Đồn ngày nay. Không chỉ đƣợc biết đến là một địa điểm du lịch biển, đảo đặc sắc với hơn 600 hòn đảo lớn nhỏ và những danh lam thắng cảnh kỳ thú, huyện đảo Vân Ðồn còn đƣợc nhiều du khách thích thú đến tìm hiểu về du lịch văn hóa tâm linh với những dấu ấn của một thƣơng cảng sầm uất bậc nhất một thời, hay những đền thờ các vị tƣớng tài của dân tộc. 1.2. Tài nguyên du lịch của Vân Đồn. 1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên. 1.2.1.1 Địa hình Vân Ðồn là huyện đảo ôm trọn vịnh Bái Tử Long - một quần thể biển đảo mà vẻ kỳ thú, giá trị địa chất, địa mạo, tính đa dạng sinh học không hề thua kém Hạ Long vốn lừng lẫy xƣa nay. Nó gồm 600 hòn đảo lớn nhỏ. Các đảo đều có địa hình núi đá vôi, thƣờng chỉ cao 200 ÷ 300 m so với mặt biển, có nhiều hang động Karst. Cũng giống nhƣ tất cả các đảo trong vịnh Bắc Bộ các đảo của huyện Vân Đồn vốn trƣớc kia là các đỉnh núi của phần thềm lục địa, ở vị trí Tây Bắc vịnh Bắc bộ, phần kéo dài của dãy núi Đông Triều. Sau thời kỳ biển tiến, hình thành vịnh Bắc Bộ, các đỉnh núi này còn sót lại, nằm nổi trên mặt biển thành các đảo độc lập thuộc hai vùng của vịnh Bắc Bộ là vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long. Các đảo thuộc huyện Vân Đồn chỉ là một phần trong quần đảo Tây Bắc vịnh Bắc Bộ. Các ngọn núi trên các đảo của huyện tiêu biểu có: Núi Nàng Tiên, ở đảo Trà Bản, trên địa phận xã Bản Sen, cao 450 m; Núi Vạn Hoa ở đảo Cái Bầu cao 397 m. Do địa hình là quần đảo chủ yếu là các đảo nhỏ, lại là núi đá vôi, nên trong toàn bộ diện tích tự nhiên của huyện, diện tích đất liền không lớn, chủ yếu là diện tích mặt biển. Huyện đảo Vân Đồn có 68% diện tích đất tự nhiên trên các đảo là rừng và đất rừng. Trên các đảo không có sông ngòi lớn mà chỉ có vài con suối trên những đảo lớn. Ngƣời dân địa phƣơng thƣờng gọi các eo biển giữa các đảo với nhau và với đất liền là sông nhƣ: sông Voi Lớn nằm giữa đảo Cái Bầu với đất liền, Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 30
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh sông Mang ở đảo Quan Lạn. Trên địa bàn huyện có hai hồ nhỏ là hồ Vồng Tre và hồ Mắt Rồng. 1.2.1.2. Khí hậu. Mang nét đặc trƣng của nền khí hậu đại dƣơng nên Vân Đồn có khí hậu mát mẻ trong lành, không gian yên tĩnh. Ảnh hƣởng bởi hoàn lƣu gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa: mùa hạ nóng ẩm với mùa mƣa, mùa đông lạnh với mùa khô. Về nhiệt độ: đƣợc xác định có mùa đông lạnh, nhiệt độ không khí trung bình ổn định dƣới 20oC. Mùa nóng có nhiệt độ trung bình ổn định trên 25oC. Lƣợng mƣa bình quân hàng năm ở đây khoảng trên 2000 mm/năm. Theo số liệu quan trắc, mùa lạnh bắt đầu từ hạ tuần tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 3 năm sau, mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10. Mùa ít mƣa bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau, mùa mƣa nhiều bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10. Giữa hai mùa lạnh và mùa nóng, hai mùa khô và mùa mƣa là hai thời kỳ chuyển tiếp khí hậu, mỗi thời kỳ khoảng một tháng (tháng 4 và tháng 10). Chính vì vậy, mà mùa du lịch của huyện thƣờng rơi vào khoảng cuối tháng 4 đến giữa tháng 8, thích hợp với loại hình du lịch nghỉ ngơi, tắm biển, thể thao dƣới nƣớc kết hợp tham quan. 1.2.1.3. Tài nguyên sinh vật – Vườn Quốc gia Bái Tử Long. Nói đến nguồn tài nguyên sinh vật của huyện Vân Đồn không thể không nhắc đến Vƣờn Quốc Gia Bái Tử Long với nhiều giá trị đặc sắc. Vƣờn quốc gia Bái Tử Long nằm trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, đƣợc thành lập ngày 01/06/2001 theo Quyết định số 85/2001/QĐ-TTg, trên cơ sở mở rộng và chuyển hạng từ Khu bảo tồn thiên nhiên Ba Mùn. Đây là một trong bảy vƣờn quốc gia của Việt Nam vừa có diện tích trên cạn vừa có diện tích biển. Đây là nơi còn lƣu giữ đƣợc nhiều mẫu gene động thực vật quý hiếm, nhiều loài đã đƣợc ghi vào trong sách đỏ. Một số loài cây, con một thời đƣợc coi là biến mất nay lại thấy xuất hiện trở lại. Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 31
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh VQG Bái Tử Long có hệ thực vật khá phong phú và đa dạng. Hệ thực vật ở đây bao gồm 780 loài, 468 chi, 135 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó ngành Mộc lan (Magnoliphyta) chiếm đa số với 729 loài, 438 chi, 114 họ. Ngành Dƣơng xỉ (Podipidiophyta) với 16 họ, 24chi, 45 loài. Hai ngành ít loài nhất là Lá thông (Psiliophyta) và ngành Thông đất (Lycopodiophyta), mỗi ngành chỉ gặp mỗi một họ, 1 chi, 1loài. Ngành thông (Polyphyta) có 3 họ 4 chi 4 loài. Còn ngành Tháp bút (Equiseptophyta) chƣa gặp đại diện nào trong khu vực VQG Bái Tử Long. Trong tổng số 135 họ thực vật có ở Vƣờn, số loài gặp trong mỗi họ có khác nhau. Có 31 họ mới gặp 1loài, 32 họ có 3-4 loài, 28 họ có 5-9 loài và 24 họ có trên 10 loài. Hai họ có số lƣợng trên 40 loài là Rubiaceae(47loài ) và Euphorbiaceae(41 loài). Đây cũng là những họ có số chi và loài đa dạng nhất trong hệ thực vật Việt Nam. Có 18 chi có số loài nhiều hơn, 5 trong đó 2 chi Fiecus (18 loài), Symplocos (11loài) có số loài lớn nhất. VQG Bái Tử Long có 21 loài thực vật quý hiếm đƣợc ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam (1996) và 10 loài có tên trong các phụ lục IA, IIA của Nghị định 32/2006/CP-NĐ của Chính phủ quy định danh sách các loài động thực vật quý hiếm cần bảo vệ. Nguồn tài nguyên cây có ích bao gồm: 431 loài cây thuốc ,126 loài cây cho gỗ, 44 loài cây cho quả và hạt ăn đƣợc, 33 loài cây làm rau ăn ,27 loài cây cho tinh dầu và dầu béo , 14 loài cây làm thức ăn cho gia súc. Hơn nữa, nơi đây cũng là nơi cƣ trú của nhiều loài động vật hoang dã trên đảo cụ thể nhƣ sau: + Lớp thú có 24 loài thuộc 13 họ, 6 bộ. + Lớp chim có 71 loài thuộc 28 họ, 9 bộ + Lớp lƣỡng cƣ có 15 loài thuộc 1 họ, 1 bộ. + Lớp bò sát có 33 loài thuộc 12 họ, 2 bộ. + Côn trùng bộ Cánh phấn ( Lepidoptera) có 120 loài, thuộc 8 họ. Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 32
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh Nằm trong danh sách đƣợc đƣa vào sách đỏ về động vật rừng có: Bồ câu nâu, Báo gấm (Neofelis nebulosa), Báo lửa , Sơn dƣơng (Capricornis sumatraensis), Rùa hộp ba vạch (Cuora trifasciata), Tắc kè (Gekko gekko), Kỳ đà hoa (Varanus salvator), Trăn đất ( Python molurus), Rắn ráo thƣờng (Ptyas korros), rắn cạp nong (Bungaus fasciatus), rắn Hổ mang (Naja naja), rắn Hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) Ngoài ra, Vƣờn Quốc gia Bái Tử Long còn nổi tiếng với Hệ sinh thái thung áng trong núi đá vôi, đƣợc hình thành trong các thung lũng đá vôi, có nƣớc biển xâm thực , điển hình nhƣ thung áng Cái Đé. Nƣớc trong thung chỉ lƣu thông với vùng biển bên ngoài qua những khe rãnh nhỏ hoặc các hang ngầm. Vì vậy tại đây còn tồn tại nhiều loài sinh vật đƣợc hình thành từ xa xƣa, và do đó hệ sinh thái này đƣợc coi nhƣ bảo tàng sống thể hiện lịch sử tiến hóa của sinh vật. Hệ sinh thái thung áng không những là nhân tố hợp thành giá trị đa dạng sinh học, mà còn góp phần tạo nên các giá trị cảnh quan phong phú và hấp dẫn của Vƣờn quốc gia Bái Tử Long. 1.2.1.4. Khu du lịch sinh thái Bái Tử Long. Trải dài trên diện tích 100 ha với thế mạnh 10 km bờ biển, Khu Du lịch sinh thái ATI - Bái Tử Long là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống Á Ðông và phong cách hiện đại Phƣơng Tây. Hệ thống nhà sàn khép kín đƣợc bố trí sát biển tạo cho du khách cảm giác gần gũi với thiên nhiên, xoá nhoà ranh giới giữa cuộc sống hiện đại ồn ào, náo nhiệt để hoà mình vào biển cả mênh mông. Khu nhà biệt thự với những trang thiết bị đạt tiêu chuẩn quốc tế sẽ thích hợp với quí khách có nhu cầu nghỉ dƣỡng, tham quan kết hợp du lịch, hội nghị, hội thảo Đến với Khu Du lịch ATI - Bái Tử Long, du khách có cơ hội thƣởng thức những món ăn truyền thống Á - Âu, những đặc sản chỉ có duy nhất ở vùng biển nhiệt đới với sự chế biến của các đầu bếp tài ba trong một nhà hàng sang trọng với sức chứa từ 50 – 200 thực khách. Ngoài ra, còn có hệ thông quầy bar sang trọng, thoáng mát phục vụ 24/24h với nhiều loại đồ uống đa dạng đặc sắc. Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 33
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh Nếu bạn là ngƣời ƣa hoạt động thì khu vui chơi giải trí với các loại hình độc đáo nhƣ các chƣơng trình văn nghệ dân tộc, các trò chơi thể thao, các dịch vụ bãi biển( thuyền yacht, kayaking ), dịch vụ tàu ca nô cao tốc hay đốt lửa trại hấp dẫn sẽ tạo cho kỳ nghỉ của bạn những ấn tƣợng thực sự khó quên. Và nếu bạn muốn thoả mãn trí tƣởng tƣợng bay bổng và mong ƣớc khám phá tận cùng những kỳ thú của thiên nhiên, những chiếc cano của ATI sẽ đƣa bạn tới những hòn đảo nguyên sơ với những câu chuyện đậm màu huyền thoại. Phút ghé thăm làng nghề truyền thống ven biển sẽ góp phần làm nên ý nghĩa cho cuộc hành trình thú vị. Khu Du lịch sinh thái ATI - Bái Tử Long sẽ thực sự trở thành điểm dừng chân lý thú trong hành trình khám phá thiên nhiên của bạn. 1.2.1.5. Quan Lạn – Vùng biển đảo huyền thoại. Nằm trong quần thể đảo lớn trên Vịnh Bái Tử Long thơ mộng , Đảo Quan Lạn rộng 115km2 với chiều dài 25km. Cả đảo chỉ có 1.000 nóc nhà với 7.000 dân. Đây là một vùng đất hội tụ đầy đủ những giá trị về cảnh quan thiên nhiên và giá trị lịch sử truyền thống lâu đời. Đến nơi đây, bạn sẽ đƣợc tìm hiểu phong tục tập quán lâu đời của cƣ dân vùng biển đảo, đƣợc thăm những ngôi đình cổ kính thâm nghiêm, thăm thƣơng cảng Vân Đồn – thƣơng cảng cổ có từ thời Lý và đặc biệt đƣợc thƣởng thức những món hải sản tƣơi sống nhƣ Sá Sùng, Bào Ngƣ, Ngán, Sứa xanh, rong biển mà chỉ Quan Lạn mới có. Nắng thì vàng rực rỡ, gió biển mát rƣợi, còn biển thì xanh đến vô bờ còn gì sung sƣớng bằng đƣợc đắm mình trong làn nƣớc biển trong xanh có thể nhìn thấy đáy, thấy cát trắng dƣới chân êm ái nhƣ nhung Sóng biển ở đây không ồn ào, dữ dội mà chỉ đủ để bạn cảm nhận về biển, để bạn đƣợc cùng đùa giỡn với sóng, với gió cho đến khi mệt nhoài, ngả mình trên dải cát trắng tinh khôi, thấy biết bao nhiêu ƣu phiền của cuộc sống thƣờng ngày bỗng chốc tan biến, tâm hồn nhẹ lâng lâng Đến với Quan Lạn là đến với bãi biển Minh Châu – viên ngọc tỏa sáng, bãi cát phẳng mịn, trắng muốt, đi không dính chân. Đƣợc sống trong một không gian yên Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 34
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh bình mà không phải nơi đâu ngƣời ta cũng tìm thấy. Bởi ngƣời Quan Lạn nghèo nhƣng sống hiền hoà, đùm bọc, cƣu mang nhau, mang tiếng là sống cùng gió biển, nhƣng chẳng bao giờ thấy họ nói to hay xích mích. Nhà nhà sống bằng nghề đi biển, bắt đƣợc mớ tôm, mớ cá thƣờng đem biếu hàng xóm tắt lửa tối đèn. Từ ngày du lịch “manh nha” phát triển, nhà nghỉ sinh thái, khách sạn mini đặt mua hải sản, ngƣời Quan Lạn mới biết đến từ “mua bán”. ở Quan Lạn chƣa có điện lƣới Quốc gia, nguồn điện sinh hoạt chủ yếu chạy bằng máy phát điện chạy dầu diesel, cứ vài nhà lại chung tiền mua một máy phát điện, hàng tháng chung tiền dầu. Chẳng thế mà hải sản ở Quan Lạn không có đồ đông lạnh, lúc nào cũng tƣơi roi rói. Phƣơng tiện đi lại trên đảo chủ yếu là xe máy và xe túc túc, bạn sẽ thự sự thích thú với chiếc xe túc túc khi cả đoàn làm vài vòng dạo chơi khắp đảo, hoà mình vào cuộc sống nơi đây! Đến Quan Lạn, bạn đừng quên đến Khu du lịch sinh thái Vân Hải – khu nghỉ dƣỡng đẹp nhất trên hòn đảo này. Vân Hải có dải cát trắng thuỷ tinh chạy dài 3km bên bãi tắm Sơn Hào. Khu nghỉ dƣỡng này có tới 8 biệt thự và 5 nhà sàn nằm dƣới cánh rừng phi lao cổ thụ rợp bóng hƣớng ra biển. Bãi Sơn Hào ở Quan Lạn đƣợc coi là Đệ nhất bãi tắm với bờ biển thoai thoải, nƣớc xanh trong vắt. ở bãi tắm này, bạn có thể tham gia cá hoạt động thể thao bãi biển nhƣ bóng đá, bóng chuyền, kéo co, trƣợt trên đồi cát trắng Bạn sẽ đƣợc đặt chân lên cánh rừng trâm còn nguyên dấu cổ xƣa để đến Đệ nhị bãi tắm trên đảo Quan Lạn - bãi biển Minh Châu và đi thăm những bãi cát trắng bạt ngàn của vùng Vân Hải vốn nổi tiếng từ thời Pháp thuộc, nay đƣợc sàng tuyển để làm nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp thủy tinh, pha lê và cơ khí chế tạo máy. Bạn có thể dạo biển khi hoàng hôn xuống, đi soi tôm, cá, cua với ngƣ dân trên đảo, hoặc cùng ngƣ dân đảo Quan Lạn hoà chung tiếng hát trong đêm giao lƣu lửa trại tại bãi biển trong suốt đêm thâu, thƣởng thức đặc sản dê đảo, bê đảo nƣớng, nhâm nhi bầu rƣợu “ngán” để tạm quên đi những lo âu bộn về cuộc sống mƣu sinh, để hoà mình vào thiên nhiên và cảnh vật bên bờ biển Thái Bình Dƣơng Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 35
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh thơ mộng, để rồi chợt giật mình với lảnh lót tiếng chim chào buổi sáng và ngắm cảnh bình minh từ mặt biển Trong hành trình đến Quan Lạn, bạn sẽ có những buổi tối lãng mạn thả hồn thƣ thái chiêm ngƣỡng ánh trăng lung linh trên mặt biển, hay lắng nghe sóng hát, tận hƣởng hƣơng rừng hoặc dạo chơi trên những con đƣờng mềm mại, len lỏi giữa bạt ngàn phi lao vi vu trong gió. Quan lạn – Vùng biển đảo huyền thoại không thể chối từ! 1.2.2. Tài nguyên nhân văn. 1.2.2.1. Di tích lịch sử văn hóa. 1.2.2.1.1. Đền Cặp Tiên. Đền Cặp Tiên (hay còn gọi là đền Cô bé Cửa suốt) là công trình tín ngƣỡng dân gian hình thành từ thời Nguyễn, toạ lạc trên sƣờn núi tiên thuộc địa phận thôn Cặp Tiên, xã Đông Xá, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Ngày 18/8/2006 đền đƣợc Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ra Quyết định số: 2423/QĐ-UBND công nhận là “Di tích kiến trúc nghệ thuật và Danh thắng đền Cặp Tiên”. Tƣơng truyền đền Cặp Tiên thờ vị tiểu thƣ là con Trần Quốc Tảng nên có tên gọi là “Đền Cô bé cửa suốt”. Sau này, vào thời Nguyễn một ông quan chánh đã đƣợc nhân dân địa phƣơng tôn làm hậu thần và thờ tại đền nên tên gọi là đền Quán Chánh. Sở dĩ đền có cái tên là “Cặp Tiên” nhƣ ngày nay là vì có cảnh đẹp sơn thuỷ hữu tình, xƣa kia đây là nơi có hai vị Tiên ông thƣờng xuống ngắm cảnh và chơi cờ, đi theo phục vụ là hai nàng tiên cô rất xinh đẹp, hai nàng tiên thƣờng xuống giếng ở chân núi lấy nƣớc về đun pha trà cho các tiên ông. Hiện nay khu vực đền Cặp Tiên gồm có ba công trình: Đền chính, Giếng Tiên và động Sơn Trang. * Đền chính quay hƣớng Đông Bắc, kiến trúc chữ Đinh, gồm bái đƣờng và hậu cung với tổng diện tích là 102m2. Kiến trúc vì kèo ở bái đƣờng theo kiển chồng rƣờng con nhị, cột cửa đƣợc làm bằng gỗ táu, trên các vì có treo các hoành phi, ở các cột có treo các câu đối, sân đền xây dựng phƣơng đình, mái lợp ngói mũi hài, Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 36
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh hai tầng tám mái, điểm mái ghép ngói lá đề, trong phƣơng đình đặt bát hƣơng công đồng lớn bằng đồng. * Động Sơn Trang(căn cứ vào đồ thờ tự thì đây là nơi thờ mẫu theo tín ngƣỡng dân gian) đƣợc chia làm hai phần nhƣ kiến trúc của đền. Phía ngoài bằng phẳng là nơi hành lễ, còn phía trong đƣợc đắp thành các dãy núi đá và đặt các pho tƣợng, phía trên bức tƣờng ngăn giữa nơi làm lễ và động thờ treo bức hoành phi cuốn thƣ gồm bốn đại tự bằng chữ Hán “Công đồng sơn trang” . Tƣợng thờ bài trí khắp không gian hậu cung trong động, gồm tƣợng Mẫu Đệ Nhị Thƣợng Ngàn, tƣợng nhị vị vƣơng bà và 12 cô Sơn trang, hai bên pho tƣợng cậu. Chính giữa động là bức hoành phi đƣợc tạo hình kiểu cuốn thƣ đề bốn chữ “Nữ động sơn trang’ . * Giếng tiên trong khuôn viên của đền, đây là một giếng nƣớc ngọt nằm ngay bên bờ biển, khi nƣớc triều lên dù giếng có bị ngập thì ngay khi triều xuống nƣớc lại ngọt trở lại, quanh năm giếng không bao giờ hết nƣớc. Giếng tiên còn liên quan đến câu truyện truyền thuyết về hai vị tiên ông đã xuống đây chơi cờ và hai nàng tiên nữ . Hàng năm, du khách thƣờng đến đây để cầu an vào dịp đầu xuân, tìm lại đƣợc khoảnh khắc thanh tịnh trong chốn đô thị ồn ào. 1.2.2.1.2. Đền thờ vua Lý Anh Tông và Động Đông Trong. Nằm ngay ở cầu cảng, thị trấn Cái Rồng là Di tích lịch sử Đền thờ vua Lý Anh Tông. Mặc dù về kiến trúc còn đơn sơ và chƣa thật sự điển hình nhƣng nơi đây mang những giá trị văn hóa sâu sắc. Đền thờ một vị hoàng đế chính thức khai sinh ra trang Vân Đồn ở thể kỷ XII – tiền nhân huyện đảo Vân Đồn ngày nay, đích thân vi hành xem sự thiếu đủ, đói khổ của dân, trực tiếp xuống dân và ra đảo "ghi chép phong vật", lại cũng chính tay hoàng đế đã ghi chép bản đồ tổ quốc. Thiết nghĩ mỗi bƣớc chân Vua Lý Anh Tông trên Hải đảo Đông Bắc đều cần cắm biển chữ vàng ghi lại sự tích. Chính vì thế, nơi đây chính là biểu trƣng truyền thống “ uống nƣớc nhớ nguồn” của nhân dân huyện đảo này. Cách đó không xa, nếu đi đò máy chỉ mất khoảng từ 3-5 phút là du khách đã đặt chân lên hòn đảo Đông Trong, một trong những hòn đảo đẹp thuộc Vịnh Bái Tử Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 37
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh Long. Toàn bộ đảo Đông Trong là núi đá nhô lên từ đáy biển. Xung quanh đảo là các doi cát tự nhiên và nhân tạo. Đứng ở cầu cảng nhìn ra, đảo Đông Trong giống nhƣ hình một con sƣ tử phục vị, dáng vẻ oai phong, hoành tráng, án ngữ trƣớc cảng. Hòn đảo Đông Trong đƣợc xác định là có diện tích khu vực bảo vệ 5 ha, trong đó phần núi đá và doi cát nổi là 2,4 ha, phần bề mặt biển xung quanh đảo là 2,6 ha. Nét đặc biệt của đảo là có hang động trong núi (Vọng Hải đài Sơn động) chạy suốt dọc từ phía tây nam sang đông bắc, dài 130m và chia làm nhiều ngách, gồm 3 cửa động chính: Cửa động phía đông là cửa động rộng nhất. Từ doi cát nổi tự nhiên, Công ty TNHH Vân Tiến đã xây kè đá và tôn cát, tạo thành bãi cát nổi có diện tích lớn, khoảng không gian rộng và đƣợc trồng nhiều cây cảnh. Theo đƣờng đá ven núi, du khách có thể lên cửa động; đƣờng đi thông thoáng, không dốc, thoải mái và an toàn Cửa động phía nam không lớn, bắt đầu từ doi cát rộng khoảng hơn 100m2, men theo vách đá có đƣờng hẹp dẫn vào động. Cửa động phía tây là cửa động đón khách từ cảng ra đảo vào. Ở đây, hang động có độ rộng trung bình là 1,6m, có chỗ rộng tới 3m nhƣng nhiều chỗ chỉ vừa chui lọt ngƣời. Chiều cao của động từ 2,4 - 3,5m. Mặt nền rộng, phẳng, đi lại rất dễ dàng. Động ở phía bắc có độ cao dốc, hơi khó đi. Hai bên thành động, nhũ đá buông rủ xuống tầng tầng, lớp lớp nhƣ mành đá. Những lớp nhũ đá tạo ra muôn hình phong phú, sinh động. Khi bƣớc vào cửa động phía đông, du khách bắt gặp một không gian hoành tráng, chiều rộng và chiều cao của động, mỗi chiều khoảng hơn 30m. Đỉnh vòm cao rộng, bốn mặt thành vách động có nhiều thạch nhũ buông rủ xuống tạo thành nhiều hình ảnh kỳ thú, màu sắc huyền ảo, lung linh thu hút khách tham quan. Đây là một không gian rộng nhƣ một sảnh lớn. Từ đây tiến lên phía bắc chia thành hai tầng hang động. Phía trên hang động có hai thành vách đá, những khối đá, thạch nhũ buông rủ tạo thành nhiều hình kỳ thú, có chỗ giống nhƣ hình con rùa mẹ đang bơi, có chỗ lại giống hình ngƣời mẹ bế con, hay hình ông cụ già râu tóc bạc trắng, rồi từa tựa nhƣ Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 38
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh Tôn Ngộ Không múa gậy bay lƣợn trong không trung v.v Ấn tƣợng hơn cả là hình những chiếc khánh đá buông xuống dựng đứng, du khách gõ vào tạo ra âm thanh vang rền trong động. Càng tiến lên phía bắc, du khách gặp càng nhiều ngách đi về nhiều phía, đƣờng nhỏ hẹp khó đi và nối thông nhau Điều đặc biệt hơn cả là hiện nay qua các lần thăm dò và khai quật tại di tích Động Đông Trong có phát hiện thấy dấu tích khảo cổ của nền Văn hoá Hạ Long cách ngày nay khoảng 4000 năm (có nhiều hiện vật đặc trƣng nhƣ công cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt, đồ trang sức ), qua kết quả nghiên cứu cho thấy di tích Động Đông Trong vừa là nơi cƣ trú, vừa là nơi mộ táng. Căn cứ vào các di tích còn để lại ở tầng văn hoá có thể thấy rằng Ngƣời cổ Động Đông Trong đã duy trì nền kinh tế hỗn hợp giữa kinh tế biển và kinh tế săn bắt, hái lƣợm ở dải đất ven bờ, là cơ sở để phát triển loại hình du lịch nghiên cứu khảo cổ. Di tích lịch sử và danh thắng Đền Lý Anh Tông và Động Đông Trong có giá trị rất cao về lịch sử và văn hoá cho nên đƣợc công nhận là di tích cấp tỉnh theo quyết định 4426/QĐ - UBND ngày 28/11/2007 của UBND tỉnh Quảng Ninh./. 1.2.2.1.3. Cụm kiến trúc nghệ thuật Quan Lạn. Quan Lạn không chỉ biết là một hòn đảo có phong cảnh nên thơ, hữu tình mà còn là một nơi tập trung một hệ thống kiến trúc Tín ngƣỡng- Tôn giáo rất phong phú, gồm 4 loại hình, với những kiến trúc và mục đích rất khác nhau, đó là hệ thống Đình – Chùa – Miếu – Nghè. Đình Quan Lạn: Đình Quan Lạn là điểm tham quan không thể thiếu trên hòn đảo nhỏ xinh xắn này. Có xuất xứ từ ngôi đình đƣợc xây dựng ở thƣơng cảng cổ Cái Làng dƣới thời hậu Lê (khoảng thế kỷ 17), đình Quan Lạn là một trong hai ngôi đình cổ nhất ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay và là ngôi đình duy nhất ở VN thờ vua Lý Anh Tông - ngƣời đã có công lập ra thƣơng cảng Vân Đồn năm 1149. Thời nhà Nguyễn, đình đƣợc di chuyển về Quan Lạn, đƣợc trùng tu nhiều lần để thờ thành hoàng làng, các vị tiên công đã có công lập ra xã Quan Lạn và thờ tƣớng Trần Khánh Dƣ - ngƣời trấn ải Vân Đồn đã tổ chức trận chiến đấu tại sông Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 39
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh Mang - Vân Đồn, tiêu diệt 500 chiếc thuyền lƣơng, diệt tƣớng giặc Nguyên là Trƣơng Văn Hổ. Hiện ngôi đình tọa lạc trên khu đất rộng ngay trung tâm đảo trong vị trí "tiền tam thai, hậu ngũ nhạc". Đình nhìn ra vịnh Vân Đồn, trƣớc mặt có đảo Phƣợng Hoàng và đảo Ngọc làm bình phong, xa trông là dãy núi Ba Sao với các ngọn Sao Trong, Sao Ngoài và Sao Ỏn. Lƣng đình tựa thế năm ngọn núi cao bề thế có hình ngũ nhạc. Đình Quan Lạn có kết cấu mặt bằng hình chữ "công" gồm năm gian, hai chái, ba gian ống muống và một gian hai chái hậu phía sau. Một nét đặc sắc nữa của ngôi đình là đƣợc làm bằng gỗ mần lái - loài cây chỉ có trên đảo đá Ba Mùn (gần thƣơng cảng Cái Làng). Trải qua mấy trăm năm, những cây cột gỗ mần lái vẫn còn nguyên vẹn và không hề bị mối mọt. Du khách đặc biệt ấn tƣợng với những cây cột cái cao 5,2m có đƣờng kính 70cm. Mặc dù đƣợc dựng thời hậu Lê nhƣng đình mang kiến trúc thời Lý. Nghệ thuật chạm khắc tỉ mỉ, công phu, hình thức chọn phong phú, đƣờng nét tinh tế và chau chuốt. Hình ảnh con rồng đƣợc tái hiện nhiều và sinh động nhƣ rồng chầu mặt nguyệt, rồng ngậm chữ Thọ, rồng cuốn nƣớc, cúc hóa rồng Bên cạnh đó là hình ảnh con ngài tằm, con tôm thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn bởi mảnh đất này vốn rất thịnh vƣợng với nghề trồng dâu nuôi tằm và đánh bắt hải sản. Cho đến giờ ngƣời ta vẫn không biết xƣa kia các nghệ nhân đã dùng chất liệu sơn gì trên các cột gỗ mà đến nay màu sắc vẫn còn là nguyên bản Đình Quan Lạn thờ Thành Hoàng Làng, các vị tiên công có công lập ấp dựng làng, sau đó thờ Trần Khánh Dƣ, vị tƣớng đã có công lớn trong trận đành đoàn thuyền lƣơng giặc Nguyên – Mông và rất gắn bó với vùng đảo này. Tƣợng Trần Khánh Dƣ là pho tƣơng lớn nhất trong đinh cao 157cm, trong thế ngồi ngai, hai tay đặt trên đùi. Ngoài ra, đình còn thờ cả Dƣơng Khổng Lộ và “tứ vị thánh nƣơng” là những vị thần đƣợc truyền tụng thƣờng che chở cho những ngƣời đi biển. * Chùa Quan Lạn: Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 40
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh Chùa nằm bên cạnh đình Quan Lạn (hay còn gọi Linh Quang Tự), theo hƣớng Đông Nam. Chùa có kiến trúc giản dị với 3 gian. Ngoài cùng là tam quan, sau đến bái đƣờng và hậu cung. Chùa Quan Lạn thờ Phật và công chúa Liễu Hạnh và cụ Hậu. Tƣơng truyền cụ Hậu là một bà lão ở Quan Lạn không chồng con, sinh thời hiền lành, phúc đức, chăm chỉ làm ăn để dành một số tiền của., cụ Hậu đã dâng toàn bộ tài sản của mình cho nhà chùa. Dân làng đã tạc tƣợng cụ Hậu - là bức tƣợng dân gian khá đặc sắc còn lƣu giữ và thờ trong chùa. * Nghè Quan Lạn: Nghè nằm về phía đông bắc của đảo Quan Lạn trên trục đƣờng chính Quan Lạn đi Minh Châu cách đình khoảng 1,2km. Nghè cũ sau khi bị hỏng đến năm 1986 đƣợc xây dựng lại khang trang, dân làng long trọng rƣớc Bài vị, sắc phong đức thánh về an toạ tại nghè. Hàng năm đúng vào ngày 16/6 âm lịch, dân làng làm lễ rƣớc bài vị, sắc phong của ngài từ nghè về đình tổ chức hội chèo bơi truyền thống và ngày 19/6 âm lịch làm lễ xa giá hoàn cung rƣớc bài vị, sắc phong của ngài về nghè. Nghè và đình Quan Lạn có mối quan hệ gắn bó, mật thiết trong đời sống tinh thần của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng. Đám rƣớc từ nghè về đình và hội đua thuyền Quan Lạn là biểu hiện sinh động cho mối quan hệ nói trên. 1.2.2.1.4. Di tích Thương cảng Vân Đồn. Vân Đồn là cảng ngoại thƣơng đầu tiên ở nƣớc ta Quy mô lớn của thƣơng cảng Vân Đồn một thời sầm uất đã đƣợc các nhà khào cổ ghi nhận qua việc phát hiện nhiều bến bãi với đồ gốm và tiền đồng nhiều triều đại, trên suốt một dải đảo từ Cống Đông, Cống Hẹp, Cống Yên, Ngọc Vừng đến Minh Châu, Quan Lạn Qua các dấu tích nền nhà cổ thƣờng bắt gặp những hũ sành đựng tiền đồng cổ thuộc các thời đại phong kiến Trung Quốc từ nhà Đƣờng tới nhà Thanh; tiền Việt Nam từ nhà Lý tới nhà Nguyễn. Tại khu cảng cổ còn có một khẩu giếng có tên gọi nôm na là giếng Hiệu, hay còn gọi là giếng Nàng tiên nằm sát bên bờ vụng, quanh Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 41
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh năm đầy nƣớc. Đó là một trong những yếu tố góp phần khẳng định thêm rằng Cái Làng là một bến thuyền buôn cổ của bến thuyền cổ của cảng Vân Đồn. Nói đến quá trình hƣng thịnh của Thƣơng cảng Vân Đồn, sách Đại việt sử ký toàn thƣ đã viết: “Kỷ tị năm thứ 10 (đời vua Lý Anh Tông - Tống thiệu hƣng đời thứ 19) mùa xuân, tháng hai, thuyền buôn ba nƣớc Trà Oa, Lộ Hạc, Xiêm La vào Hải Đông xin ở lại buôn bán, bèn cho tập trung ở nơi đảo gọi là Vân Đồn để mua bán hàng quý dâng hiến sản vật địa phƣơng”. “Năm Trịnh Phú thứ 9 đời nhà Lý Cao Tông, thƣơng nhân các nƣớc Xiêm La, Tam Phật Tề vào trấn Vân Đồn dâng vật quý xin buôn bán”. “Năm Thiệu phong thứ 8 đời Trần Dụ Tông (1348), mùa đông, tháng 10 thuyền buôn ngƣời nƣớc Chà Bồ (Chà Và) đến Hải Trang Vân Đồn ngầm mua ngọc trai”. “Năm đại trị thứ ba đời Trần Dụ Tông (1360), mùa đông, tháng 10 thuyền buôn của các nƣớc Lộ Hạc, Trà Oa, Xiêm La đến Vân Đồn buôn bán, tiến các vật lạ”. “Thời Lê Thánh Tông (1667) thuyền buôn của nƣớc Xiêm La đến trang Vân Đồn dâng biểu bằng lá vàng và dâng sản vật địa phƣơng”. Đồng thời trong cuốn Nguyễn Trãi toàn tập có ghi “khách thƣơng đến buôn bán, lớp này đến lớp khác đem đồ dâng cống”. Những cứ liệu của sử sách và giới khảo cổ học cho thấy thƣơng cảng Vân Đồn tồn tại hƣng thịnh suốt 5 thế kỷ từ thời nhà Lý đến thời nhà Lê, là trung tâm giao thƣơng cảng biển quốc tế ở khu vực đàng ngoài từ thế kỷ XII đến thế kỷ XVII. Với những giá trị to lớn về lịch sử, thƣơng cảng Vân Đồn đã đƣợc Bộ Văn hoá và Thông tin (nay là Bộ Văn hoá thể thao và Du lịch cấp bằng xếp hạng Di tích lịch sử tại Quyết định số: 59/2003/QĐ-BVHTT ngày 29/10/2003./. 1.2.2.1.5. Chùa Cái Bầu. Du lịch kết hợp với việc tham quan các đình chùa, nơi sinh hoạt tâm linh là một xu hƣớng đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Một địa chỉ mới khá phổ biến trong sổ tay của du khách trong dịp đầu xuân năm 2010 là Chùa Cái Bầu ở thôn 1 xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, nằm sát bờ vịnh Bái Tử Long, cách trung tâm thị xã Cái Rồng khoảng 4km về hƣớng Đông Nam. Chùa Cái Bầu hiệu là Phúc Linh Tự, nằm bên Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 42
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh cạnh đền Cái Bầu, đã đƣợc công nhận là Di tích lịch sử văn hóa. Nằm ở một vị trí tuyệt đẹp ngay trên bờ biển, mặt hƣớng ra vịnh Bái Tử Long, lƣng tự vào sƣờn núi. Phía Nam liền kề bãi cát dài là nơi du lịch sinh thái và bãi tắm Việt Mỹ - một điểm du lịch đƣợc đánh giá là giàu tiềm năng. Đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền tỉnh và sở tại, tạo điều kiện thuận lợi cho thiền phái Trúc Lâm trùng tu kiến thiết lại ngôi chùa để hƣớng dẫn tâm linh và chánh pháp cho nhân dân vùng biển này, tuy đƣợc khánh thành chƣa đƣợc bao lâu vào ngày 29/10 Kỷ Sửu (nhằm ngày 15/12/2009), ngôi chùa đã thu hút khách thập phƣơng từ khắp mọi miền của tổ quốc. . Chùa đƣợc xây dựng trên nền chùa Phúc Linh Tự (có từ thời Trần cách đây trên 700 năm). Ngày 07/12/2007, chùa đƣợc khởi công xây dựng trên tổng diện tích 20 ha, với tổng mức đầu tƣ trên 24 tỷ đồng bằng nguồn vốn huy động xã hội hóa và khánh thành giai đoạn I vào cuối năm 2009. Chùa ở gần khu du lịch Bãi Dài nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ bên bờ Vịnh Bái Tử Long. Với vị trí lƣng tựa núi, mặt hƣớng ra biển, đây có lẽ là một trong những ngôi chùa có vị trí đẹp nhất trong hệ thống chùa của Việt Nam. Đây còn là Thiền viện Giác Tâm, một trong hai thiền viện phật giáo của Quảng Ninh. Chùa Cái Bầu – Thiền viện Trúc Lâm Giác là công trình văn hóa tâm linh có kiến trúc và cảnh quan đẹp tọa lạc bên bờ Vịnh Bái Tử Long, nơi gắn liền với bao chiến công hiển hách của những anh hùng hào kiệt đã giữ vững cửa ải địa đầu của vùng Đông Bắc. Đây cũng là nơi còn ghi dấu những chiến công trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông xâm lƣợc của nhà Trần. Trải qua thời gian và những thăng trầm lịch sử, chùa đã bị hƣ hỏng nặng. Vào thập kỷ 90 của thế kỷ trƣớc chùa đã đƣợc tôn tạo lại nhƣng còn đơn sơ, thiếu quy hoạch. Từ năm 2007 chùa đã đƣợc quy hoạch đầu tƣ xây dựng lại khang trang, xứng với những giá trị lịch sử, văn hoá to lớn của nơi đây. Chùa Cái Bầu mang dấu ấn, dấu tích giống các ngôi chùa cổ về cả kiến trúc, trang trí, phù điêu, hoa văn trang trí, bậc thang Hiện tại Chùa đã hoàn thành các hạng mục: thiền viện - Chánh điện cao 2 tầng rộng 6.000 m2, cổng tam quan, nhà tổ, lầu chuông, thất ở hòa thƣợng, nhà khách chƣ tăng- chƣ ni, bến Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 43
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh bãi đỗ xe Giai đoạn II chùa Cái Bầu sẽ đƣợc tiếp tục đầu tƣ gồm: Thất đƣờng trụ trì, thất chuyên tu, thiền đƣờng, nhà trƣng bày trai đƣờng và dựng 1 tƣợng Phật cao 50 m trên đỉnh núi sau Thiền Viện. Trụ trì nhà chùa - Ni sƣ Hạnh Nhã cho biết: “Để giữ gìn sự tôn nghiêm nơi cửa Phật, công tác an ninh trật tự trong khu vực chùa đƣợc các tăng ni, phật tử triển khai thực hiện rất tốt. Trong khuôn viên nhà chùa không cho phép bán hàng, không có những hoạt động chèo kéo du khách. Du khách đến chùa muốn dùng cơm chay hay tá túc tại đây sẽ không phải trả tiền. Nhà chùa chỉ đặt hòm công đức để cho du khách tuỳ tâm công đức. Chính vì thế, khi đặt chân lên chốn cửa Phật này du khách sẽ cảm nhận đƣợc sự yên bình, thanh thản, một không khí trong lành và cảnh đẹp làm say đắm lòng ngƣời ” Và Chùa Cái Bầu đang dần trở thành một điểm du lịch tâm linh đối với du khách mỗi lần về với Quảng Ninh, về với vùng đất vàng đen của Tổ quốc. 1.2.2.2. Lễ hội truyền thống: Lễ hội Quan Lạn. Từ xa xƣa, ngƣời dân Vân Đồn đã có những sinh hoạt văn hóa đặc sắc và đậm nét văn hóa cổ truyền của ngƣời dân Bắc Bộ. Hoạt động tiêu biểu nhất chính là lễ hội Quan Lạn - đƣợc tổ chức từ ngày 10 tới 20 tháng 6 âm lịch hàng năm. Lễ hội mang sắc thái địa phƣơng độc đáo, đã in đậm vào đời sống của một vùng biển đảo và gắn chặt với đời sống lao động sản xuất, với truyền thống giữ nƣớc của nhân dân ta. Lệ làng quy định: Ngày 10/6 là ngày khoá làng. Từ ngày này không ai đƣợc ra khỏi đảo, chỉ những ngƣời đi làm ăn xa và du khách đƣợc phép kéo về dự lễ. Ngày 16/6 ngƣời dân tổ chức lễ rƣớc thần, kiệu rƣớc từ đình sang nghè thờ Trần Khánh Dƣ. Tại nghè, lễ cúng đƣợc làm một tuần lễ, thời cổ cúng có xôi nếp, gà luộc cùng các loại cá đặc trƣng của vùng hải đảo; sau đó hòm sắc phong đƣợc rƣớc về đình đặt lên bàn thờ để tế chung một tuần lễ lớn. Lễ rƣớc sắc phong này nhằm mời đức thánh Trần Khánh Dƣ về duyệt quân ngày hội. Ngày 17/6, binh khí và tế khí đƣợc rƣớc sang miếu Đức Ông (miếu thờ Phạm Công Chính) và tế lễ suốt đêm. Sau lễ rƣớc sắc phong, binh khí và tế khí, làng tổ chức phần hội mang đậm bản sắc của Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 44
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh địa phƣơng. Đầu tiên là nghi lễ diễu binh có hề trò đi trƣớc mở đƣờng, có cồng, thanh la và đội bát âm đi theo, có kiệu xí, kiệu thần, đi tới mỗi xóm lại có thêm nhiều ngƣời già trẻ nhập cuộc. Sau, đoàn diễu binh quay về miếu Đức Ông và bắt đầu hội đua thuyền, phần hội sôi động nhất và đƣợc chuẩn bị rất công phu. Cuộc đua diễn ra trên dòng sông mang lịch sử ( nay là một lạch biển) đoạn chảy qua xã. Trai tráng trong làng (nay là xã) đƣợc chia ngẫu nhiên và công bằng thành 2 đội: Đông Nam Văn tƣợng trƣng cho nhóm quan văn và Đài Bắc Võ tƣợng trƣng cho nhóm quan võ, và đƣợc tập luyện từ nhiều ngày trƣớc. Cuộc đua diễn ra rất quyết liệt, nhƣng phần thắng thƣờng thuộc về Đài Bắc Võ. Mặc dù khí thế và tinh thần thi đấu rất cao và thƣợng võ, nhƣng số trận thắng của Đông Nam Văn chỉ chiếm khoảng 2 /10 qua các năm. Dân làng có niềm tin rằng nếu đội Đài Bắc Võ Thắng thì năm đó làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu, biển nhiều tôm cá và ngƣợc lại. Ngày 19/6, ngƣời dân nghỉ ngơi, ôn lại bài học về lịch sử quê hƣơng. Ngày 20/6 diễn ra lễ rƣớc sắc thần trả về nghè Trần Khánh Dƣ và lễ đóng cửa đình. Điều đặc biệt của lễ hội này là thời điểm tổ chức lại diễn ra vào mùa hè trong khi các lễ hội khác thì thƣờng diễn ra vào đầu xuân. Sở dĩ có điều này, theo các cao niên trong làng cho biết vì Lễ hội này vừa kỉ niệm chiến thắng giặc Nguyên Mông năm 1288, chiến thắng của Trần Khánh Dƣ, vừa là ngày hội cầu đƣợc mùa của cƣ dân vùng biển. Lễ hội là dịp để ngƣời dân địa phƣơng tƣởng nhớ công ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến các vị thần linh, các vị tƣớng có công chống giặc ngoại xâm. Cũng là dịp để cầu mạnh khỏe, bình an và một mùa màng bội thu. Lễ hội cũng giúp thắt chặt tình làng nghĩa xóm, mở rộng giao lƣu giữa các vùng miền khác nhau, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, củng cố tính cộng đồng và là cơ hội giới thiệu những nét đệp tự nhiên và nhân văn tới mọi miền tổ quốc. Lễ hội Quan Lạn mang dấu ấn của một hội làng truyền thống nhƣng rất hoành tráng thể hiện tinh thần thƣợng võ của dân tộc chống giặc ngoại xâm bảo vệ chủ quyền đất nƣớc của những ngƣời dân vùng biển. 1.2.2.3. Văn hóa ẩm thực. Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 45
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh Đối với khách du lịch biển, ngoài việc tắm biển, thƣởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên, hít thở không khí trong lành thì việc thƣởng thức các món ăn chế biến từ hải sản cũng là nhu cầu và mục tiêu của chuyến đi. Vân Đồn có nhiều món ăn ngon nổi tiếng đƣợc chế biến từ các loài hải sản nhƣ: Tu hài, Sá sùng, Ngán, Sò huyết, Điệp, Ốc hƣơng, Hải sâm. Nhà hàng Tuyết Phấn ở thị trấn Cái Rồng luôn tấp lập thực khách quanh năm, bởi ở đây có nhiều món ăn đặc sản mang hƣơng vị của biển nhƣ nộm sứa, súp Sá sùng, Sá sùng rang, Tu Hài nƣớng và rƣợu Ngán. Cảnh câu mực đêm thƣờng mang lại cho du khách khoái cảm mỗi khi câu đƣợc con mực ống dài và trong suốt. Đáng nhớ và khó quên vẫn là cảnh ngồi trên thuyền mà nhâm nhi rƣợu Bào Ngƣ với món mực hấp lá gừng chấm với nƣớc mắm Cái Rồng hay nƣớc mắm “Cốt” Minh Châu thì không khoảnh khắc nào sánh đƣợc. Nếu đã một lần đến Vân Đồn mà không đƣợc thƣởng thức món Tu hài thì thật là một điều đáng tiếc. Nó không quen thuộc và có nhiều nhƣ ngao, tôm, sò nhƣng nếu ai đã một lần thƣởng thức, chắc hẳn sẽ không thể quên đƣợc hƣơng vị rất đặc trƣng của loại hải sản này. Dƣới đây là cách chế biến và thƣởng thức đặc sản tu hài - món ăn nổi tiếng của huyện đảo Vân Đồn. Tu hài là loài hải sản quý hiếm, có giá trị dinh dƣỡng cao, đã đƣợc nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thƣơng phẩm thành công từ năm 2005 ở khu vực bờ vịnh Bái Tử Long, huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Sản phẩm tu hài nuôi hiện đã có mặt ở các nhà hàng hải sản tƣơi sống tại Quảng Ninh và một số thành phố lớn. Xin đƣợc giới thiệu cách chế biến và thƣởng thức món tu hài: - Chọn những con tu hài có kích thƣớc tƣơng đối đều. Thông thƣờng ngƣời ta ngâm tu hài từ 2 đến 3 phút trong chậu nƣớc nóng khoảng 80- 90 độ C. Sau đó rửa sạch vỏ bên ngoài. Làm nên hƣơng vị riêng biệt của tu hài hấp phụ thuộc rất nhiều vào gia vị đƣợc bỏ vào từng con tu hài. - Tỏi và hành khô đƣợc băm nhỏ ra sau đó cho dầu lên chiên, hành hoa thái nhỏ trộn đều, sau đó cho nƣớc mắm, mì chính, hạt tiêu vào tu hài và cho lên hấp. Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 46
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh - Sau khi hấp khoảng 12 đến 15 phút vớt tu hài ra đĩa. Mùi thơm của tu hài hấp quyện với mùi gia vị thật quyến rũ. Hãy trang trí khéo léo để có món tu hài khai vị bắt mắt và hấp dẫn hơn. Món tu hài hấp khai vị ăn vừa mát vừa thanh, vừa có có dƣ vị ngọt rất riêng. Thịt tu hài hấp dòn, quyện với mùi gia vị thơm nức. Có thể nói khó có một món khai vị nào ngon, bổ dƣỡng và an toàn vệ sinh nhƣ món tu hài hấp. Đó cũng là lý do để nhiều nhà hàng ở huyện Vân Đồn chọn món Tu hài hấp khai vị là món không thể thiếu trong thực đơn nhà hàng của mình và giờ đây, tu hài đã trở thành món đƣợc nhiều ngƣời biết đến trong cả nƣớc. 2. Thực trạng của hoạt động kinh doanh du lịch. 2.1 Đánh giá kết quả hoạt động du lịch. Năm 2009 ngành Du lịch huyện Vân Đòn nhìn chung đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định: số lƣợng khách qua các năm tăng, chất lƣợng dịch vụ du lịch có chuyển biến rõ rệt; Các dịch vụ ăn uống, phƣơng tiện vận chuyển ngày càng đƣợc nâng cao, đáp ứng tƣơng đối nhu cầu của khách. Số lƣợng khách đến Vân Đồn theo những tour, tuyến ngày càng tăng, có thời gian lƣu trú và khả năng thanh toán cao hơn so với năm trƣớc. Năm 2009 đã khai thác các sản phẩm du lịch: du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dƣỡng, vui chơi giả trí, mua sắm, tham quan cảnh quan, hang động nghiên cứu các giá trị hệ sinh thái biển rừng kết hợp với vui chơi giải trí, thể thao, tắm biển, lễ hội, di tích lịch sử . Tổng số khách năm 2009 ƣớc đạt là 350.000 lƣợt, đạt 100% kế hoạch, trong đó khách quốc tế là 3487 lƣợt, đạt 99% KH, so với cùng kì năm 2008 tổng số lƣợt khách tăng 22% và khách quốc tế 26%. Mặc dù với nhiều biến động của nền kinh tế suy thoái nhƣng nhìn chung du khách đến Vân Đồn trong những tháng gần đây không ảnh hƣởng nhiều, còn có chiều hƣớng tăng lên, đặc biệt là khách nội địa. Năm nay khách đa số tập trung đi theo đoàn, khả năng chi tiêu và thời gian lƣu trú của khách tăng lên. Thời gian lƣu trú của khách trung bình là 1,5 ngày. Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 47
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh Bảng 4: Số liệu thống kê Du lịch huyện Vân Đồn Năm 2007 2008 2009 Chỉ tiêu Tổng % Tổng % Tổng % Lƣợng khách(lƣợt) 276.000 100 286.500 103,8 350.000 126,8 Doanh thu ( triệu đồng) 2.760 100 3.460 125,3 5.300 192 Tổng lƣợt khách Trong đó khách quốc tế Năm Tổng % Tổng % 2007 276.000 100 2.119 0,76 2008 286.500 100 2.750 0,95 2009 350.000 100 3.467 1 Nguồn: Phòng văn hóa thể thao và du lịch huyện Vân Đồn 250 200 150 Lượng khách 100 Doanh thu 50 0 2007 2008 2009 Đồ thị tốc độ phát triển lượng khách và doanh thu Qua những con số trên ta có thể nhận thấy rõ: lƣợng khách đến không phải là nhỏ nhƣng doanh thu đem lại không nhiều. Sở dĩ có điều này một phần cũng là do lƣợng khách quốc tế trong cơ cấu khách còn quá thấp chỉ chiếm khoảng 1%, mà hầu hết lại là khách Trung Quốc, khách đến từ Châu Âu hầu nhƣ là không có. Điều này đặt ra câu hỏi cho các nhà quản lí trong công tác quảng bá, xúc tiến quảng cáo đồng thời đầu tƣ nâng cấp các khu du lịch để tăng tính hấp dẫn, và cũng là bài toán cho các nhà kinh doanh dịch vụ du lịch làm sao có phƣơng pháp hiệu quả để tăng doanh thu, để Du lịch Vân Đồn phát triển xứng tầm với tiềm năng. Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 48
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh 2.2 Đánh giá về khai thác các tài nguyên du lịch. Nhìn chung, việc khai thác tiềm năng du lịch của Huyện chƣa thực sự triệt để và còn rất nhiều hạn chế. Cụ thể nhƣ sau: 2.2.1 Tài nguyên tự nhiên. Bãi biển ở Vân Đồn là nơi có phong cảnh hữu tình, khí hậu lại trong lành, mặt biển tƣơng đối êm ả, lại kết hợp với loại địa hình núi thích hợp cho rất nhiều loại hình du lịch nhƣ nghỉ dƣỡng, du lịch thể thao dƣới nƣớc .Tuy nhiên, hiện nay khách đến đây chủ yếu để tắm biển chứ chƣa khai thác đƣợc các nhu cầu tiêu dùng khác. Có quá ít các quán hàng giải khát, ô che nắng và bàn ghế cho khách nghỉ ngơi, tắm biển. Thêm vào đó là việc thu phí một cách tràn lan, gây tâm lí phản cảm cho du khách. Cũng chƣa xuất hiện những cửa hàng bán đồ lƣu niệm để kích thích nhu cầu mua bán của khách. Các phƣơng tiện phục vụ cho các trò chơi thể thao dƣới nƣớc thì đơn điệu, chƣa thỏa mãn đƣợc nhu cầu vui chơi giải trí của đại đa số khách có độ tuổi là thanh thiếu niên. Nếu ta phát triển các dịch vụ nhƣng theo đúng quy hoạch và đúng quy cách sẽ vừa không ảnh hƣởng đến môi trƣờng và cảnh quan, vừa có thể tăng tính hấp dẫn, kéo dài thời gian lƣu trú, kích thích nhu cầu tiêu dùng cùa du khách để từ đó tăng hiệu quả kinh doanh. Buổi tối trên bờ biển có rất ít hệ thống đèn điện mà nếu có thì cũng hoạt động thất thƣờng, khách muốn đi dạo chơi tối cũng ngại. Đây là một hạn chế rất lớn trong công tác quản lí. Ở gần khu vực các bãi biển có các làng chài lƣới. Mỗi khi bè cá về, khách có thể trực tiếp mua của ngƣời dân, điều này sẽ trở thành một nét mới thú vị và cũng là cơ hội để tăng thu nhập cho ngƣời dân vì bao giờ giá bán lẻ cũng đƣợc giá hơn giá bán buôn. Cũng nên mở dịch vụ hệ thống các nhà bè xung quanh bãi biển, khách có thể vừa chế biến và thƣởng thức những sản phẩm tƣơi xanh vừa mua, vừa có thể hít thở không gian rất đặc trƣng của biển. Điều này thực sự là một trải nghiệm thú vị. Vì đây là du lịch biển, nên cũng không thể tránh khỏi tính mùa vụ mà thậm chí du lịch ở đây còn mang tính thời vụ lớn. Khách du lịch chỉ đến đây tập trung vào mùa hè từ cuối tháng 4 – giữa tháng 8, các tháng còn lại hầu nhƣ vắng khách. Điều Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 49
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh này là một khó khăn lớn gây cản trở cho việc phát triển du lịch nhƣng cũng là một bài toán hóc bùa mà bất cứ nhà quản lí nào cũng phải đau đầu. Tại các bờ biển, cũng đã có các ban quản lí du lịch, tuy hoạt động chƣa thật sự sát sao nhƣng cũng không thể phủ nhận hiệu quả của nó. 2.2.2 Tài nguyên nhân văn. Nhìn tổng thể, kiển trúc của các di tích lịch sử còn quá sơ sài, tiêu biểu là Đền thờ Vua Lý Anh Tông, nằm ở ngay cầu cảng, một vị trí khá thuận lợi nhƣng lƣợng khách đến đây tƣơng đối ít. Sở dĩ có điều này là vì cảnh quan nơi đây còn quá hoang sơ, tạo cảm giác tiêu điều, thiếu tính hấp dẫn. Chỗ để xe thì vô cùng hạn chế. Đối tƣợng khách đến Đền chủ yếu là ngƣời dân địa phƣơng đi lễ vào các ngày rằm mùng một. Vấn đề đặt ra là cần có một dự án cho việc trùng tu các di tích. Việc này cần đƣợc tiến hành một cách khẩn trƣơng và nghiêm túc. Chùa Cái bầu sau dự án đầu tƣ và khánh thành vào cuối năm 2009 thì đầu năm 2010 lƣợng khách đã tăng lên một cách đáng kể. Điều này cho thấy tính khẩn thiết và tác dụng to lớn của việc trùng tu. Di tích lịch sử là một tài nguyên có thể khai thác mà không bị ảnh hƣởng nhiều của tính mùa vụ, tuy nhiên, ở Vân Đồn loại tài nguyên này vẫn chƣa trở thành điểm khai thác chính, mà chỉ kết hợp với du lịch biển hoặc là điểm thêm của các tour tuyến vùng lân cận. Thêm vào nữa là việc hạn chế đối tƣợng tham gia của các lễ hội, chủ yếu là dân địa phƣơng và các vùng lân cận. Cũng có thể là công tác quảng bá chƣa thực sự hiệu quả hoặc công tác tổ chức chƣa tốt. Điểm mạnh của loại hình này là việc bảo tồn và trông coi tƣơng đối tốt. Nhờ vào ý thức trách nhiệm của ngƣời dân mà di tích lúc nào cũng giữ đƣợc vẻ trang nghiêm và cổ kính. Về nét văn hóa ẩm thực, bên cạnh những ƣu điểm đạt đƣợc nhƣ thực phẩm tƣơi sống đƣợc chế biến ngon, mà giá cả lại phải chăng cùng thái độ phục vụ niểm nở cùng không gian ăn thoáng đãng, đậm chất biển nhƣ thƣởng thức trên ghe, trên bè giữa mênh mông biển trời thì cũng có một bộ phận nhỏ không biết có phải vì do chạy theo lợi nhuận mà chất lƣợng sản phẩm ngày càng đi xuống lại chặt chém với Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 50
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh giá cắt cổ khiến du khách tâm lí khó chịu và không muốn quay lại thêm lần nào nữa. 2.3 Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch. 2.3.1 Cơ sở hạ tầng. Đường giao thông. Vân Đồn cách Hà Nội 200km, khách du lịch có thể đến với Vân Đồn theo 2 con đƣờng: đƣờng bộ và đƣờng thủy. Đƣờng bộ thì đi theo quốc lộ 18 đến Cửa Ông thì rẽ phải đi qua cầu Vân Đồn dài cụm cầu vƣợt biển dài 7km đã chính thức nối thông huyện đảo Vân Đồn với đất liền. Đây là một dự án trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh nhằm hoàn thiện mạng lƣới giao thông đƣờng bộ với một huyện đảo đầy tiềm năng về kinh tế, du lịch, quốc phòng và đã mới đƣợc khánh thành vào ngày 1-1- 2005. Đƣờng thủy thì men theo biển Hải Phòng ra đến Vịnh Bái Tử Long. Đƣờng giao thông là một yếu tố có ảnh hƣởng đến quyết định mua sản phẩm du lịch của khách. Nắm đƣợc điều này các cơ quan ban ngành đã có những kế hoách đầu tƣ hợp lí: - Đƣờng giao thông trong nội bộ huyện bao gồm: + Đƣờng tỉnh lộ 334 đoạn Tài Xá - Vạn Hoa dài 41,7 km; + Đoạn Cái Rồng - Đài Xuyên 17 km; + Đƣờng trên đảo Quan Lạn - Minh Châu dài 12 km; + Đƣờng trên đảo Trà Bản (bao gồm: Minh Châu, Bản Sen, Quan Lạn) dài 12,8km; + Đƣờng trên đảo Ngọc Vừng dài 8,5 km; + Đƣờng trên đảo Thắng Lợi dài 4km. + Năm 2007 Tuyến xe buýt Bãi Cháy – Vân đồn đã đƣợc đƣa vào hoạt động tạo điều kiện cho du khách đến tham quan Bái Tử Long sau khi tham quan vịnh Hạ Long và ngƣợc lại. - Hệ thống giao thông đƣờng thuỷ phục vụ công tác vận tải thuỷ, nhu cầu dân sinh, khách du lịch tuyến giao thông thuỷ nối liền 05 xã đảo với thị trấn Cái Rồng: Quan Lạn; Minh Châu; Ngọc Vừng; Thắng Lợi; Bản Sen. Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 51
- Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Huyện Vân Đồn - Quảng Ninh + Năm 2009 tuyến tầu cao tốc Cái Rồng đi Quan Lạn của Công ty cổ phần du lịch quốc tế Phúc Thịnh đã đi vào hoạt động với lịch trình 4 chuyến cả đi lẫn về, thời gian chạy tàu là 45phút/1chuyến. so với tàu khách thông thƣờng giảm đƣợc 2/3 thời gian chạy tàu. - Cảng Cái Rồng có thể cho xà lan, tàu thuyền tải trọng hàng trăm tấn ra vào dễ dàng, đồng thời là đầu mối giao thông qua lại giữa các đảo. - Cảng Vạn Hoa đây là cảng quân sự tới đây sẽ đƣợc đầu tƣ xây dựng nâng cấp phục vụ cho hoạt động an ninh quốc phòng và bảo vệ bờ biển khu vực Vân Đồn và vùng biển tỉnh Quảng Ninh. Hạn chế của giao thông là có một số đoạn đƣờng còn chƣa đƣợc nâng cấp, đƣờng hẹp, gồ ghề lại rất bụi tiêu biểu là đoạn đƣờng từ khu Đoàn Kết vào Chùa Cái Bầu, và đƣờng vào khu sinh thái Bái Tử Long. Đây cũng là lý do chủ yếu làm giảm đi tinh hấp dẫn và chƣa thực sự trở thành lựa chọn yêu thích của khách. Cơ sở y tế. Sự nghiệp y tế huyện Vân Đồn ngày càng phát triển, công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân và du khách. Với hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại gồm 1 Bệnh viện Đa khoa với quy mô hơn 100 giƣờng, 6 khoa. Những cơ sở khác bao gồm trung tâm y tế dự phòng và 1 bệnh viện (phân viện Quan Lạn) 15 giƣờng tại xã Quan Lạn. Bên cạnh đó, có một số hệ thống trạm y tế ở khắp các xã với tổng số là 12 trạm (3 giƣờng/1 trạm), 8 trong tổng số các trạm y tế có bác sỹ, tổng số 15 bác sỹ trong toàn bộ huyện với tỷ lệ 1 bác sỹ trên 2.000 dân. Tất cả các trạm y tế xã đều có y sĩ sản nhi. Hệ thống thông tin liên lạc. Mạng lƣới chuyển phát thƣ tín và bƣu cục trên địa bàn huyện đƣợc thiết lập tới các xã trên toàn huyện. Các dịch vụ báo chí, điện thoại, internet phát triển mạnh. Đến đầu năm 2009, tổng số trạm BTS hoạt động trên địa bàn huyện là 51 trạm, trong đó Vinaphone 13 trạm; Viettel 22 trạm; EVN Telecom 2 trạm; Mobiphone 14 trạm (Mobiphone sử dụng chung cơ sở hạ tầng 07 trạm BTS với các doanh Sinh viên: Phạm Thị Thu Hà - Lớp VH1003 52