Luận văn Du lịch sinh thái ở Tỉnh Kiên Giang Du lịch sinh thái ở Tỉnh Kiên Giang

pdf 129 trang hapham 2980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Du lịch sinh thái ở Tỉnh Kiên Giang Du lịch sinh thái ở Tỉnh Kiên Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_du_lich_sinh_thai_o_tinh_kien_giang.pdf

Nội dung text: Luận văn Du lịch sinh thái ở Tỉnh Kiên Giang Du lịch sinh thái ở Tỉnh Kiên Giang

  1. 1 Luận văn Du lịch sinh thái- bí quyết để phát triển bền vững
  2. 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, du lịch nói chung và du lịch sinh thái (DLST) nói riêng đã và đang phát triển nhanh chống trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt, trong những năm gần đây DLST như một hiện tượng và xu thế phát triển ngày càng chiếm được sự quan tâm của các nước trên thế giới. Bởi đó, không chỉ là một loại hình du lịch thiên nhiên hấp dẫn mà còn là du lịch có trách nhiệm, hỗ trợ các mục tiêu bảo tồn môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng, góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Nhận thức được tầm quan trọng có tính chất toàn cầu của DLST đối với bảo tồn môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa của các dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội nên ngày du lịch thế giới 27-9-2002 được Tổ chức Du lịch thế giới chọn chủ đề “Du lịch sinh thái- bí quyết để phát triển bền vững” và Liên Hiệp Quốc đã quyết định lấy năm 2002 làm năm quốc tế về DLST. Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu, một hiện tượng phổ biến trong đời sống xã hội. Du lịch đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác liên kết với các nước [9, tr.178].
  3. 3 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định: “Khuyến khích đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả du lịch, đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch” [10, tr.202]. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2001- 2010 được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22.7.2002 đã xác định: DLST là một trong hai định hướng ưu tiên phát triển góp phần đảm bảo phát triển du lịch bền vững, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Du lịch là ngành kinh tế chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong thu nhập quốc dân. Trong giai đoạn hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì du lịch nói chung, DLST nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng. DLST là hình thức du lịch đặc thù, du lịch có trách nhiệm với môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội, được du khách quốc tế và trong nước rất quan tâm. Tỉnh Kiên Giang nằm trong vùng Tây Nam Bộ - một trong những khu vực trọng điểm ưu tiên phát triển du lịch của Việt Nam. Tỉnh Kiên Giang được thiên nhiên ưu đãi: Có rừng, có biển, có hải đảo có đồi núi, đồng bằng, danh lam thắng cảnh đẹp và hệ sinh thái phong phú; tiềm năng kinh tế tương đối đa dạng, đã tạo ra một lợi thế về du lịch rất lớn. KDTSQ của tỉnh Kiên Giang được UNESCO công nhận là KDTSQ thế giới (năm 2006). Đó là điều kiện thuận lợi để tỉnh Kiên Giang đẩy mạnh phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng. Lịch sử Kiên Giang gắn liền với truyền thống cách mạng anh hùng của cả nước, có đường biên giới dài, nơi đây là căn cứ cách mạng, sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc. Chính điều này tạo ra lợi thế về du lịch.
  4. 4 Đại hội Đảng bộ Tỉnh Kiên Giang lần thứ VIII đã khẳng định: Tập trung đầu tư ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển nhanh và bền vững. Thực hiện nghị quyết của Tỉnh Ủy về phát triển Phú Quốc thành khu DLST chất lượng cao của cả nước và khu vực, đồng thời phát triển đồng bộ các vùng du lịch trọng điểm khác của tỉnh [7, tr.55-56]. Du lịch nói chung và DLST nói riêng được Tỉnh xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, lợi thế so sánh quan trọng, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, du lịch của tỉnh Kiên Giang đã phát triển nhanh chống và ngày càng thu hút thêm nhiều du khách nội địa quốc tế. Tiềm năng du lịch của tỉnh Kiên Giang đặc biệt là biển, đảo, rừng, cảnh quan thiên nhiên đã từng bước khai thác có hiệu quả. Thực tế cho thấy, tiềm năng DLST ở tỉnh Kiên Giang là rất lớn. Nhưng trong thời gian qua, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan việc khai thác du lịch ở đây chưa xứng tầm. Lượng khách du lịch đến Kiên Giang còn ít, chỉ mang tính tự phát, các trung tâm lữ hành các tỉnh và trong nước chưa quan tâm đúng mức. Sản phẩm du lịch là yếu tố quyết định sự thành công của một điểm du lịch. Nếu được quan tâm đúng mức, đầu tư xứng tầm, sự phối hợp đồng bộ, khai thác kịp thời, hợp lý, DLST ở tỉnh Kiên Giang sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, việc nghiên cứu DLST là một trong những vấn đề bức xúc. Đồng thời, việc nghiên cứu này còn đóng góp, bổ sung nhận thức và sự vận dụng phát triển của DLST nói chung. Vì vậy tôi chọn đề tài “Du lịch sinh thái ở Tỉnh Kiên Giang” làm luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu
  5. 5 Cho đến nay, du lịch nói chung, DLST nói riêng đã có nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, phạm vi khác nhau. Điển hình là một số công trình nghiên cứu: - “Thị trường du lịch của Tỉnh Quang Ninh”, Luận văn thạc sĩ kinh tế của Trần Xuân Ảnh (2006) luận văn làm rõ cơ sở lý luận về thị trường du lịch và một số kinh nghiệm phát triển thị trường du lịch ở một số địa phương. - “Kinh tế du lịch Thừa Thiên Huế- Tiềm năng và phương hướng phát triển”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Hòa học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1997). - “Du lịch trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Tỉnh Bình Thuận”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế của Dụng Văn Duy (2004) Luận văn nói rõ đặc điểm, vai trò của du lịch trong sự phát triển kinh tế, các nhân tố tác động đến du lịch trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. - “Phát triển du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế của Trần Quốc Nhật (1996) luận văn làm rõ tính tất yếu khách quan và vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội - “Kinh tế du lịch ở Thanh Hóa, thực trạng và giải pháp phát triển”, Luận văn thạc sĩ kinh tế Nguyễn Thị Hồng Lâm (2005). - “Phát triển du lịch ở An Giang”, Luận văn thạc sĩ kinh tế của Bùi Thị Hằng (1999) - “Phát triển du lịch Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế”, luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị của Lê Mai Khanh (2005). Tỉnh Kiên Giang có một số đề tài nghiên cứu du lịch: “Khai thác tiềm năng du lịch đảo Phú Quốc Tỉnh Kiên Giang”, Luận văn thạc sĩ kinh tế của Huỳnh Vĩnh Lạc (2005).
  6. 6 Ngoài ra, còn có quy hoạch tổng thể phát triển ngành thương mại – du lịch của Tỉnh đến năm 2010, Quy hoạch phát triển du lịch ở đảo Phú Quốc, Hà Tiên, Hòn Đất, Kiên Lương, định hướng phát triển du lịch ở U Minh Thượng Tuy nhiên, đó là định hướng phát triển du lịch ở từng vùng, ngành khác nhau, việc đi sâu nghiên cứu vai trò, đánh giá thực trạng DLST ở Tỉnh Kiên Giang thì vẩn còn mới mẽ, ít người nghiên cứu. Là một công trình khoa học được nghiên cứu trên cơ sở kế thừa nhiều công trình nghiên cứu trước đó, nhưng được vận dụng vào địa bàn mới. Đây là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn rất cao. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn * Mục đích Trên cơ sở làm rõ đặc điểm, vai trò của DLST với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, phân tích đánh giá thực trạng DLST ở tỉnh Kiên Giang thời gian qua, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu để phát triển DLST trong thời gian tới. * Nhiệm vụ - Làm rõ đặc điểm vai trò, nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của DLST. - Phân tích thực trạng của DLST ở tỉnh Kiên Giang thời gian qua, rút ra những vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới. - Đề xuất những giải pháp chủ yếu để tiếp tục phát triển DLST ở tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là làm rõ vai trò, đánh giá đúng thực trạng của DLST ở tỉnh Kiên Giang và đề xuất các giải pháp để tiếp tục phát huy vai trò của kinh tế DLST đối với phát triển kinh tế-xã hội. * Phạm vi nghiên cứu DLST trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội ở tỉnh Kiên Giang từ năm 2001 đến năm 2007.
  7. 7 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài vận dụng hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác – lênin, các quan điểm chủ trương, đường lối của Đảng, Chính sách pháp luật của nhà nước về phát triển du lịch, đồng thời kế thừa những vấn đề lý luận về du lịch và DLST của các học giả kinh tế trước đó để áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể ở tỉnh Kiên Giang. Luận văn còn sử dụng phương pháp trong nghiên cứu kết hợp lý luận với thực tiễn, phân tích, thống kê, tổng hợp, lôgic-lịch. 6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu Trên cơ sở phân tích rõ vai trò, đánh gia đúng tiềm năng DLST đề ra các giải pháp để tiếp tục phát triển DLST ở tỉnh Kiên Giang. Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo trong việc xây dựng các kế hoạch phát triển DLST ở tỉnh Kiên Giang. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn có phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn kết cấu thành 3 chương, 7 tiết.
  8. 9 Chương 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 1.1. DU LỊCH SINH THÁI VÀ CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI 1.1.1. Du lịch sinh thái và những đặc điểm cơ bản 1.1.1.1. Những quan niệm về du lịch sinh thái Trong những năm qua, DLST như một hiện tượng và xu thế phát triển ngày càng chiếm được sự quan tâm của các nước trên thế giới. Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng; phát triển DLST đã mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập quốc gia và thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, nơi có cảnh quan thiên nhiên, văn hóa hấp dẫn. Mặt khác, DLST còn góp phần vào việc nâng cao dân trí và sức khoẻ cộng đồng thông qua giáo dục môi trường, văn hóa, lịch sử và nghỉ ngơi giải trí. DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm, thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, phát triển phúc lợi cộng đồng và đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và nhanh chống thu hút được sự quan tâm của nhiều người thuộc các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, đến nay chưa có nhận thức thống nhất, còn nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm DLST. Các tổ chức và cá nhân tham gia nghiên cứu về loại hình du lịch này đều đưa ra những định nghĩa của riêng mình: Một trong những định nghĩa được coi là sớm về DLST mà đến nay vẫn được nhiều người quan tâm là định nghĩa của Hội DLST Quốc tế đưa ra năm 1991: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với các vùng tự nhiên, bảo vệ môi trường và duy trì cuộc sống yên bình của người dân địa phương” [16, tr.11].
  9. 10 Định nghĩa này đề cao trách nhiệm bảo vệ môi trường, giữ gìn, tôn tạo, tránh sự ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên, hệ sinh thái, và cả cuộc sống của cư dân địa phương. Theo quỹ bảo tồn động vật hoang dã (WWF - World Wild Fund): "Du lịch sinh thái đề cập tới các hoạt động du lịch đi tới các khu vực thiên nhiên hoang dã, gây tác động tối thiểu tới môi trường tự nhiên và cuộc sống của các loài động thực vật hoang dã trong khi mang lại một số lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương và những người bản địa phục vụ tại đó" [16, tr.11]. Ở định nghĩa này, cũng đề cập đến hoạt động của DLST, đó là các khu vực tự nhiên hoang dã và điều quan trọng là giảm thiểu những tác động tiêu cực đối môi trường tự nhiên, mang lại những lợi ích kinh tế cho cộng cư dân địa phương, những người bản địa làm việc trực tiếp trong ngành du lịch. Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO - World Tourism Organisation): Du lịch sinh thái là loại hình du lịch được thực hiện tại những khu vực tự nhiên còn ít bị can thiệp bởi con người, với mục đích để chiêm ngưỡng, học hỏi về các loài động thực vật cư ngụ trong khu vực đó, giúp giảm thiểu và tránh được các tác động tiêu cực tới khu vực mà du khách đến thăm. Ngoài ra, du lịch sinh thái phải đóng góp vào công tác bảo tồn những khu vực tự nhiên và phát triển những khu vực cộng đồng lân cận một cách bền vững đồng thời phải nâng cao được khả năng nhận thức về môi trường và công tác bảo tồn đối với người dân bản địa và du khách đến thăm [16, tr.11]. Đây là một định nghĩa tương đối đầy đủ nó phản nội dung hoạt động cũng như những đặc điểm, mục đích của DLST. Đó là loại hình du lịch mang tính giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn giữ gìn môi trường tự nhiên và môi trường văn hoá để đảm bảo cho sự phát triển bền vững ở những nơi mà du khách tới thăm quan.
  10. 11 Tại hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST tháng 9- 1999 tại Hà Nội: "Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương" [29]. Có thể nói đây là một định nghĩa đầu tiên của Việt Nam về DLST mang đầy đủ những ý nghĩa và nội dung của loại hình du lịch này. Nó được coi là cơ sở lý luận cho các nghiên cứu và ứng dụng thực tế việc phát triển DLST ở Việt Nam. Luật du lịch Việt nam (2005) đưa ra khái niệm DLST như sau: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương, với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” [26, tr.11]. Mặc dù có thể khác nhau về diễn đạt và cách thể hiện nhưng trong các định nghĩa về DLST đều có sự thống nhất cao về nội dung ở bốn điểm: Thứ nhất, được thực hiện trong môi trường tự nhiên còn hoang sơ hoặc tương đối hoang sơ gắn với văn hoá bản địa. Thứ hai, hỗ trợ tích cực cho công tác bảo tồn các đặc tính tự nhiên, văn hoá và xã hội. Thứ ba, có tính giáo dục môi trường cao và có trách nhiệm với môi trường. Thứ tư, phải mang lại lợi ích cho cư dân địa phương và có sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương. Các quan niệm trên về DLST đã tiếp cận theo nghĩa rộng bao quát được nội dung, tính chất, mục đích của DLST. Xét trên phạm vi nghiên cứu có thể cho rằng: Du lịch sinh thái phản ánh mối quan hệ tích cực của con người với tự nhiên. Trong đó con người hòa nhập vào tự nhiên, biến mình thành một bộ phận của tự nhiên, vừa khai thác tự nhiên, hưởng dụng vẽ đẹp, lợi ích của tự nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu thưởng ngoạn của mình, đồng thời nuôi dưỡng và phát triển tự nhiên, bảo đảm cho con người và tự nhiên một cuộc sống trường tồn.
  11. 12 Theo đó, du dịch sinh thái là hình thức phát triển du lịch bền vững. Nội dung hoạt động diễn ra trong môi trường thiên nhiên, không chỉ là loại hình du lịch thiên nhiên hấp dẫn, mà còn là du lịch có trách nhiệm, hỗ trợ các mục tiêu bảo vệ môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng và có tính giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, duy trì các nguồn tài nguyên du lịch, tiến tới phát triển bền vững. Mục đích lớn nhất của DLST là góp phần tăng trưởng kinh tế, xã hội của quốc gia và địa phương. Đây có thể coi là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển của DLST. Phát triển du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái là những mặt bổ sung cho nhau của cùng một chương trình hành động. Phát triển du lịch phải đi liền với bảo vệ môi trường. Nếu không bảo vệ được môi trường sinh thái thì du lịch sẽ không phát triển. Do đó phát triển DLST tương đồng với phát triển du lịch bền vững. Nếu không phát triển du lịch theo hướng bền vững thì việc bảo vệ môi trường sẽ thất bại. Do đó, vừa phải tuân theo xu hướng phát triển du lịch đồng thời phải bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, DLST còn đóng vai trò quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và địa phương. Tóm lại, DLST là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách quan gây ra và tạo ra ích lợi cho những người dân địa phương tham gia tích cực. 1.1.1.2. Những đặc trưng cơ bản về du lịch sinh thái - Các đặc trưng xuất phát từ sản phẩm du lịch sinh thái Sản phẩm DLST về cơ bản cũng không cụ thể không tồn tại dưới dạng vật thể. Thành phần chính của sản phẩm DLST là dịch vụ, hàng hóa chiếm tỷ trọng nhỏ. Sản phẩm DLST đa dạng và phong phú.
  12. 13 Do vậy việc đánh giá chất lượng sản phẩm DLST là rất khó khăn, vì thường mang tính chủ quan và phần lớn là không phụ thuộc người kinh doanh mà phụ thuộc vào người tiêu dùng - khách du lịch. Chất lượng sản phẩm DLST phụ thuộc vào tài nguyên du lịch. Sản phẩm DLST thường được tạo ra gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch. Do vậy, sản phẩm DLST ít có khả năng di chuyển được. Trên thực tế, không thể đưa sản phẩm DLST đến nơi có người tiêu dùng - khách du lịch mà bắt buộc người tiêu dùng phải đến với nơi có sản phẩm DLST để thỏa mãn nhu cầu của mình thông qua việc tiêu dùng. Sản phẩm của DLST được tạo ra trên cơ sở giảm thiểu tác hại đến môi trường. Dịch dụ vận chuyển: chủ yếu bằng phương tiện như đi bộ trong rừng, xe đạp, du thuyền ; dịch vụ lưu trú: DLST đòi hỏi chủ yếu là nhà nghỉ sinh thái, sử dụng vật liệu ở địa phương; dịch vụ ăn uống, đồ ăn, thức uống sạch, an toàn; những sản phẩm DLST này thật sự ít gây tác hại cho môi trường sinh thái. - Các đặc trưng xuất phát từ tạo lập các sản phẩm DLST Quá trình tạo lập sản phẩm DLST phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và công phu, mang tính thẩm mỹ cao. Việc xây dựng nhà nghỉ sinh thái, sản xuất hàng lưu niệm đòi hỏi phải có thời gian và đáp ứng được các tiêu chí. Tiêu chí của DLST là khai thác tối đa nguyên liệu sẵn có tại địa phương nhưng không làm tổn hại đến tài nguyên để tạo ra hàng hóa và dịch vụ phục vụ nhu cầu du khách. Chính vì vậy, việc tạo lập sản phẩm DLST tốn nhiều thời gian, phải chuẩn bị kỹ lưỡng để tạo ra những sản phẩm đặc thù. Tạo lập sản phẩm du lịch không theo ý muốn chủ quan của những người kinh doanh dịch vụ mà phải theo quy định chung nhằm tạo ra sự đồng bộ, đảm bảo cảnh quan môi trường. Việc xây dựng cơ sở lưu trú, phương tiện vận chuyển khách du lịch phải theo quy hoạch thống nhất đảm bảo cảnh quan thiên nhiên, không làm tổn hại đến môi trường sống xung quanh.
  13. 14 Hướng dẫn viên đòi hỏi phải có chuyên môn, đồng thời là tuyên truyền viên trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sinh thái, phải có kiến thức hiểu biết sâu rộng trong nhiều lĩnh vực như: kiến thức văn hóa dân tộc, am hiểu về tài nguyên thiên nhiên, động thực vật, ý thức cao trong bảo vệ môi trường, - Các đặc trưng xuất phát từ tiêu dùng sản phẩm DLST Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng các sản phẩm DLST trùng nhau về không gian và thời gian. Chúng không thể cất đi, tồn kho như các hàng hóa thông thường khác. Do vậy, để tạo ra sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng là khó khăn. Việc thu hút khách du lịch nhằm tiêu thụ sản phẩm DLST là vấn đề vô cùng quan trọng đối với các nhà kinh doanh du lịch. Việc tiêu dùng sản phẩm DLST thường không diễn ra điều đặn, mà có thể tập trung vào những thời điểm nhất định trong ngày (đối với dịch vụ lưu trú, nhà hàng, cơ sở ăn uống), trong tuần (đối với sản phẩm thể loại du lịch cuối tuần), trong năm (đối với sản phẩm là một số loại hình du lịch như: du lịch biển, du lịch nghỉ núi ) Vì vậy, trên thực tế hoạt động kinh doanh du lịch thường mang tính mùa vụ. Sự dao động trong tiêu dùng sản phẩm DLST gây khó khăn cho việc tổ chức và hoạt động kinh doanh và từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Trong quá trình tiêu dùng, sản phẩm DLST ít mất đi vì được tạo ra gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch. Du khách thỏa mãn nhu cầu khi tiêu dùng sản phẩm du sinh thái thông qua quan sát, ngắm nhìn, chiêm ngưỡng, Do đó sản phẩm DLST thường vẫn tồn tại. Ngoài ra, DLST hoạt động chủ yếu trong môi trường thiên nhiên với đặc điểm đi kèm là: loại hình du lịch khuyến khích bảo vệ môi trường sinh thái, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư và đem lại lợi ích về kinh tế xã hội thúc đẩy sự phát triển bền vững. Loại hình này luôn được sự quan tâm điều hành của Chính phủ và các tổ chức môi trường thế giới.
  14. 15 DLST là một dạng hoạt động tiêu dùng ở trình độ cao, lại biểu hiện với hình thức kinh doanh. Người du lịch phải chi tiêu một khoản tiền nhất định cho việc đi lại, ăn ở, vui chơi, mua sắm ; xã hội phải cung cấp các điều kiện tất yếu về việc giao thông, phương tiện du lịch cho hoạt động này. Trong quá trình tiêu dùng sản phẩm du lịch tất nhiên có liên quan với việc trao đổi về mặt chính trị, văn hóa từ đó tạo nên chỉnh thể du lịch. Do đó, muốn tiêu dùng sản phẩm du lịch dễ dàng đòi hỏi phải phát triển đồng bộ trên nhiều lĩnh vực. 1.1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tạo lập và tiêu dùng sản phẩm du lịch sinh thái - Các nhân tố ảnh hưởng tới tạo lập các sản phẩm du lịch sinh thái Tạo lập các sản phẩm DLST ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch. DLST là một ngành kinh tế có định hướng tài nguyên rõ rệt. DLST còn có mối liên hệ mật thiết với địa điểm mà khách du lịch có ý định tới thăm quan là cảnh quan quan thiên nhiên tươi đẹp, môi trường trong lành, sự đa dạng, đặc sắc của văn hoá truyền thống bản địa, ngành nghề truyền thống. Tài nguyên của DLST gồm: tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn hai yếu tố này gắn kết với nhau tạo nên sự hấp dẫn của DLST. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức hoạt động, phạm vi cũng như cơ cấu và chuyên môn của khu, điểm DLST. Với mỗi loại tài nguyên có thể tổ chức loại hình du lịch với những đặc trưng riêng, loại hình riêng để phục vụ các nhu cầu và mục đích khác nhau của du khách. Quy mô hoạt động du lịch được xác định trên cơ sở khối lượng, chất lượng nguồn tài nguyên du lịch. Tài nguyên là yếu tố cơ bản tạo ra sản phẩm của DLST và nó cũng tham gia vào việc tạo ra tính mùa vụ trong hoạt động du lịch, quyết định tính nhịp điệu của dòng khách, thị trường khách du lịch. Tài nguyên du lịch được xem là tiền đề để phát triển DLST. Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp
  15. 16 dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu. DLST là loại hình du lịch gắn liền với thiên nhiên và môi trường nên nguồn tài nguyên lại càng quan trọng hơn và cũng có nguy cơ thường xuyên bị đe dọa xâm hại và tàn phá. Muốn phát triển DLST một cách bền vững thì một hoạt động mang tính nguyên tắc là việc khai thác phải đi đôi với việc bảo vệ và nuôi dưỡng tài nguyên. Một quốc gia, một khu vực được du khách quan tâm chỉ khi ở đó có nguồn tài nguyên về du lịch phong phú, hệ động, thực vật đa dạng được bảo tồn và phát triển, môi trường thiên nhiên trong lành, môi trường văn hóa xã hội độc đáo. Vì vậy, việc bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cho du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi vì chính tài nguyên là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình và sản phẩm DLST. Việc phát triển nhà nghỉ sinh thái người dân khai thác gỗ trong rừng làm cho nguồn tài nguyên rừng cạn kiệt, xảy ra tình trạng phá rừng. Dịch vụ ăn uống hàng tiêu dùng hàng lưu niệm người khai thác săn bắn động vật, hải sản quý hiếm từ đó ảnh hưởng đến việc bảo tồn. Du khách dùng lửa để đun nấu, nướng các loài động vật, thủy sản trong khi đi tham quan làm xảy ra nguy cơ cháy rừng, nguy hại đến tài nguyên rừng Tạo lập sản phẩm DLST chịu ảnh hưởng bởi cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ DLST là toàn bộ phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra sản phẩm dịch vụ hàng hoá du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch. Với DLST nó bao gồm các hoạt động nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu đi lại, ăn uống, lưu trú, mua sắm, giải trí, thông tin liên lạc, các hoạt động giảng giải, hướng dẫn, nghiên cứu thiên nhiên và văn hoá của khách du lịch. Vì vậy, phạm vi hoạt động kinh doanh rất rộng, bao gồm hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí, cho đến hệ thống giao thông vận tải, điện, nước, thông tin liên lạc Mặc dù DLST là hình thức du lịch dựa nhiều vào thiên nhiên, tạo lập sản phẩm DLST phải đảm bảo nguyên tắc hạn chế tối đa việc tác hại đến môi trường
  16. 17 thiên nhiên và hệ sinh thái. Tuy nhiên, đây là một hoạt động phục vụ “con người” trong khi cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển và thu hút khách du lịch đó là: đường giao thông, phương tiện đi lại, cơ sở lưu trú, dịch vụ y tế, các dịch vụ bổ sung như hệ thống thông tin liên lạc, các hoạt động vui chơi giải trí, hàng lưu niệm đặc biệt vấn đề thông tin liên lạc là một khâu quan trọng đối với phát triển du lịch nói chung và phát triển DLST nói riêng. Mặc dù, muốn tách khỏi sự ồn ào của đời sống đô thị công nghiệp tuy nhiên du khách vẫn cần có thông tin liên lạc để liên lạc với người thân, bạn bè và giải quyết công việc làm ăn. Những nơi có điều kiện cho phát triển DLST thường nằm ở vùng sâu, vùng xa việc đi lại thường gặp nhiều khó khăn, vì vậy đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để du khách có thể đến được những điểm thăm quan là rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu việc quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng không hợp lý và khoa học thì sẽ dễ dẫn đến phá vỡ cảnh quan môi trường. Việc lập quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng cho phù hợp, thân thiện với môi trường là vô cùng quan trọng. Hệ thống giao thông phải được thiết kế để chống xói mòn và đảm bảo nơi cư trú cho động thực vật. Triệt để sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng. Các thiết bị xử lý chất thải, nước thải phải được sử dụng phù hợp, hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nơi vui chơi giải trí là những hạng mục cơ sở hạ tầng cần được đặc biệt coi trọng về mặt thiết kế cũng như việc sử dụng vật liệu xây dựng và địa điểm xây dựng Đó là yêu cầu quan trọng không chỉ đảm bảo cho sự phát triển DLST bền vững mà còn có cả ý nghĩa kinh tế xã hội. Xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo cho việc cung cấp và làm thỏa mãn nhu cầu của khách tham quan cùng với việc đảm bảo cho phát triển bền vững là yêu cầu quan trọng của DLST. - Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng sản phẩm du lịch sinh thái Xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá: Đây là một khâu quan trọng trong quá trình tiêu dùng sản phẩm du lịch, phát triển và xây dựng thương hiệu,
  17. 18 hình ảnh. Đối với DLST việc tuyên truyền quảng bá và hoạt động xúc tiến thương mại còn quan trọng hơn. Trên thực tế nhu tiêu dùng sản phẩm du DLST ngày càng cao. Nếu một điểm du lịch hay một khu du lịch dù có cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hấp dẫn, môi trường trong lành, hệ sinh thái da dạng nhưng nếu những thông tin về nó không được quảng bá, không đến được với du khách thì chắc chắn điểm du lịch đó cũng không có nhiều khách đến thăm, tiêu dùng sản phẩm DLST gặp nhiều khó khăn. Hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá bằng nhiều hình thức khác nhau. Một trong những đặc điểm của tiêu dùng sản phẩm DLST là nó chỉ xuất hiện khi khách hàng, khách du lịch đến sử dụng, thăm quan Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học - kỹ thuật, sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin, do đó có rất nhiều hình thức quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch. Việc xây dựng, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm DLST, môi trường cảnh quan thiên nhiên độc đáo hay thái độ phục vụ, hành vi ứng xử có văn hóa của nhân viên phục vụ, cộng đồng dân cư địa phương đó là những phương thức quảng bá hữu hiệu nhất. Nếu như công tác quảng bá được chú trọng đúng mức, duy trì thường xuyên thì nó sẽ là một nhân tố quan trọng cho việc phát triển DLST. Số lượng dân cư và chất lượng lao động: Việc tiêu dùng sản phẩm DLST thông qua khách du lịch. Vì vậy, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh và quan trọng hơn là ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, hệ động thực vật. Hệ sinh thái, môi trường tự nhiên sẽ rất dễ bị phá vỡ nếu mật độ dân cư quá đông, trình độ dân trí thấp. Đối với DLST, sự tham gia của cư dân địa phương đóng một vai trò quan trọng. Trên thực tế, mối quan hệ giữa người dân bản địa và các nguồn tài nguyên thiên nhiên là một quan hệ gắn bó được thiết lập lâu đời. Ở nhiều nơi, người dân địa phương sử dụng tài nguyên thiên nhiên như phương tiện sống
  18. 19 hay một kế sinh nhai của mình và họ biết cách để bảo vệ, kiểm soát việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên để tránh đi tình trạng tàn phá tài nguyên. Lao động là yếu tố quan trọng trong tiêu dùng sản phẩm và phát triển DLST. Lao động làm việc trong các đơn vị này ngoài những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, họ còn phải là các chuyên gia về môi trường, sự hiểu biết sâu rộng về hệ động, thực vật tại khu vực mà họ làm việc, giảng giải thuyết minh cho khách tham quan. Rõ ràng vai trò của dân cư và ngồn nhân lực là rất quan trọng, phải có những chiến lược để quy hoạch dân cư và phát triển nguồn nhân lực một cách khoa học có như vậy mới đảm bảo cho DLST đi đúng hướng và phát triển bền vững. Việc tạo ra và tiêu dùng sản phẩm DLST ngay tại chỗ, tức là thời điểm sản xuất và tiêu thụ diễn ra liền kề tại một địa điểm. Do đó, để tạo ra ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc thu hút khách du lịch là vấn đề vô cùng quan trọng đối với các nhà kinh doanh du lịch. Sản phẩm DLST là các hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu của du khách, do đó việc tiêu dùng cũng bị giới hạn bởi không gian và thời gian, chất lượng sản phẩm. Nhu cầu tiêu của khách du lịch đa dạng, tiêu dùng sản phẩm DLST có tính đa chức năng. Chính vì vậy, việc tiêu dùng sản phẩm DLST cũng bị ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm DLST. Ngoài ra, trong quá trình tiêu dùng sản phẩm DLST không mất đi nó vẫn tồn tại. Đặc điểm này cho thấy, nếu dùng công cụ điều tiết lượng cung ứng sản phẩm ra thị trường thì không thể có tác động nhanh chống như các hàng hóa khác. Tiêu dùng sản phẩm DLST củng bị ảnh hưởng đến thời tiết, khí hậu và mùa vụ. Trước hết đa số khách DLST là những người có tuổi, trình độ văn hóa, thu nhập cao, thường họ đi du lịch vào những kỳ nghỉ cùng với gia đình, bạn bè. Nếu thời tiết, khí hậu và mùa vụ không phù hợp thì ảnh hưởng đến tiêu dùng sản phẩm DLST. Ngoài ra, do đặc trưng của tiêu dùng sản phẩm DLST
  19. 20 cho nên cũng mang tính thời vụ cao. Sự giao động về thời gian trong tiêu dùng sản phẩm DLST gây khó khăn cho tổ chức và hoạt động kinh doanh. Khắc phục tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch luôn là vấn đề bức xúc. Ngoài ra, tiêu dùng sản phẩm DLST chịu ảnh hưởng đến các qui định, các cơ chế, chính sách và hệ thống pháp luật. Chính yếu tố này đảm bảo cho DLST phát triển đồng thời cũng làm hạn chế nhu cầu tiêu dùng, không thể đáp ứng, phục vụ đầy đủ yêu cầu tiêu dùng của du khách. 1.1.2. Các hình thức tồn tại của du lịch sinh thái DLST là ngành kinh tế có định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên DLST rất phong phú và đa dạng cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Do đó, DLST tồn tại với nhiều hình thức khác nhau. Dựa vào tài nguyên DLST và sự hướng dụng các sản phẩm du lịch có thể chia DLST thành các loại hình sau: - Một là: du lịch biển: đó là du lịch mà du khách đến thưởng ngoạn các phong cảnh hữu tình của mặt biển, đáy biển và các phong cảnh đẹp của đảo, bán đảo và hưởng dụng các sản phẩm do biển cung cấp như: cua, sò, cá, san hô, thảm cỏ biển Mục tiêu chủ yếu của du khách là về với thiên nhiên, tham gia các hoạt động du lịch biển, đảo như: tắm biển, thể thao biển, lặn biển, xem chim thú các loài động thực vật trên đảo, dưới biển, nghỉ dưỡng biển, câu cá, thẻ mực, du thuyền trên biển, Thời gian thuận lợi cho loại hình này là mùa nóng, khi nhiệt độ nước biển và không khí trên 200C. Tuy nhiên, thường bị ảnh hưởng đến thời tiết, nhưng lại có nơi có thể tổ chức du lịch quanh năm. Mặt khác, điều kiện chất lượng mặt nước biển, bãi biển, độ dốc không phải nơi nào cũng phù hợp cho du lịch tắm biển. Loại hình này được những người có thu nhập cao ưa thích và có thể lưu lại dài ngày. - Hai là: Du lịch núi và hang động: là loại hình du lịch mà du khách khám phá các đỉnh núi cao, hang động huyền ảo, ngắm phong cảnh, chim thú lạ Do tính độc đáo loại hình du lịch này rất thích hợp cho du lịch tham quan,
  20. 21 nghỉ núi, khám phá núi và hang động, cắm trại, mạo hiểm rất thích hợp những du khách ưa thích cảm giác mạnh. - Ba là: Du lịch rừng sinh thái thiên nhiên: là oại hình du lịch mà du khách tham quan hệ sinh thái thiên nhiên hoang dã, ngắm phong cảnh, xem chim, thú và hưởng dụng các sản phẩm của rừng cung cấp như: cá, thú Hệ sinh thái thiên nhiên điển hình là Vườn quốc gia, KDTSQ. Đây là một khu vực thiên nhiên hoang dã có đặc điểm nổi bậc về hệ sinh thái và các loài động, thực vật được bảo vệ để duy trì đảm bảo phát triển bền vững. Hệ sinh thái Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên là những vùng có sức cuốn hút lớn đối với khách du lịch. Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên được xây dựng nhằm ngăn chặn việc khai thác quá mức đời sống hoang dã và cảnh quan môi trường. Do tính độc đáo của nó, cho nên rất thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch như: du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí ngoài trời, tìm hiểu thiên nhiên hoang dã, giáo dục, văn hóa, du lịch khám phá, cấm trại, về nguồn, xem chim thú, câu cá, đi bộ trong rừng, Loại hình du lịch này có khả năng thu hút người có thu nhập, trình độ cao, những người làm việc bận rộn, căn thẳng, người thành thị họ muốn thưởng thức cuộc sống yên tỉnh, môi trường trong lành, tiềm hiểu lịch sử, nghiên cứu khoa học Đây là hình thức tồn tại đặc trưng của DLST. Loại hình này khuyến khích phát triển nhà nghỉ sinh thái, bảo tồn thiên nhiên, chống ô nhiễm môi trường. -Bốn là: Du lịch thăm bản làng dân tộc: Đây là nguồn tài nguyên nhân văn ở các khu sinh thái tự nhiên. Ở các làng bản dân tộc, nét độc đáo thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đó là cộng đồng dân cư với vốn văn hoá truyền thống của họ như: các món ăn đặc sản, kiến trúc nghệ thuật, lối sống, sinh hoạt lễ hội và văn hoá dân gian loại hình này rất hấp dẫn du khách nước ngoài. - Năm là: Du lịch thôn quê: Đối với người dân đô thị, làng quê là nơi có không khí trong lành, cảnh vật thanh bình và không gian thoáng đãng. Tất
  21. 22 cả các yếu tố đó, lại hoàn toàn không còn tìm thấy ở thành thị. Như vậy, về nông thôn có thể giúp họ phục hồi sức khỏe sau những chuỗi ngày làm việc căng thẳng. Về phương diện kinh tế, người dân đô thị nhận thấy giá cả nhiều hàng hóa nông sản thực phẩm ở nông thôn rẻ hơn, tươi hơn. Điều đó làm cho tăng mối thiện cảm khi du khách tiềm năng quyết định du lịch về nông thôn. Mặt khác, về mặt tình cảm người đô thị tìm thấy ở nông thôn cội nguồn của mình. Dưới gốc độ xã hội, người thành thị thấy người dân ở làng quê tình cảm chân thành, mến khách và trung thực. Loại hình du lịch thôn quê được ưa thích là tham quan phong cảnh làng quê, du thuyền trên sông nước, câu cá, thăm vườn cây ăn trái, trải nghiệm cuộc sống làng quê - ở nhà dân, du lịch về nguồn, thăm giếng người thân. Sáu là: Du lịch gắn với chữa bệnh: là loại hình du lịch thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên, yên tỉnh, môi trường trong lành gắn với chữa bệnh như suối nước, nghỉ dưỡng . loại hình nay rất thích hợp cho người lớn tuổi. 1.2. VAI TRÒ CỦA DU LỊCH SINH THÁI VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 1.2.1. Vai trò của du lịch sinh thái với vấn đề phát triển kinh tế 1.2.1.1. Vai trò của du lịch sinh thái trong tích luỹ vốn cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp DLST có tác động tích cực góp phần làm tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. DLST đạt hiệu quả kinh tế cao là nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước và được xem là ngành “công nghiệp không khói”, “xuất khẩu tại chỗ” đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn góp phần tăng nhanh nguồn thu cho vùng du lịch, thông qua tiêu dùng sản phẩm du lịch và xuất khẩu hàng hóa. Tổ chức du lịch thế giới tổng kết trong vòng 40 năm (1950-1991) Số tiền các nước thu được do tiếp nhận khách du lịch tăng 57,4 lần (từ 2,1 tỷ USD lên 278 tỷ USD). Chi tiêu bình quân của một khách du lịch quốc tế đã tăng từ 80 USD năm 1950 lên 681 USD năm 1991. Tốc độ tăng trưởng bình
  22. 23 quân của du lịch quốc tế hàng năm 7% lượng khách và 11% về thu nhập, chiếm 6,5% tổng sản phẩm quốc dân và bằng 1/3 doanh thu khối dịch du toàn cầu. Thông qua tiêu dùng sản phẩm DLST, tác động đến lĩnh vực lưu thông và xuất hiện “cung - cầu” hàng hoá, dịch vụ. Lượng khách càng nhiều thì nhu cầu hàng hoá, dịch vụ càng lớn. Hàng hóa dịch vụ bao gồm vô hình và hữu hình. Chính vì vậy, nó tác động mạnh đến các lĩnh vực, các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, Lượng khách đến điểm du lịch sẽ tiêu thụ một lượng hàng hoá lớn dưới dạng các món ăn, đồ uống, hàng lưu niệm tạo cho ngành nông nghiệp phát triển, giúp cho địa phương có được nguồn thu ngoại tệ tại chỗ với hiệu quả cao. Nông nghiệp phát triển kéo theo công nghiệp phát triển để sản xuất ra những mặt hàng phục vụ cho nhu cầu của khách như: Công nghiệp chế biến, bảo quản, Việc xuất khẩu thông qua khách du lịch sẽ có lợi hơn rất nhiều vì bán giá nội địa, giá thành thấp, tiết kiệm chi phí bảo quản, vận chuyển Từ đó làm tăng thu nhập cho vùng du lịch và tăng hiệu quả nền kinh tế. Từ nguồn thu DLST sẽ có thêm nguồn vốn, khoa học kỹ thuật để đầu tư đẩy mạnh cho phát triển công nghiệp và nông nghiệp phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch. Mở rộng đầu tư, trùng tu, tôn tạo, nghiên cứu bảo tồn các khu DLST. DLST là cầu nối để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Trong điều kiện nước ta hội nhập ngày càng sâu, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới sẽ có điều kiện thuận lợi mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ, huy động và khai thác có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của các tổ chức cá nhân như: nguồn vốn hỗ trợ ưu đãi của Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), nguồn vốn tài trợ của các tổ chức môi trường thế giới, nguồn vốn đầu tư của các tập đoàn kinh tế,
  23. 24 các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước các nguồn vốn này sẽ tạo điều kiện phát triển DLST nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. 1.2.1.2. Vai trò của du lịch sinh thái trong tăng thu nhập DLST là một trong những giải pháp tích cực để nâng cao thu nhập. Nguồn tài nguyên hoang sơ, thú quý hiếm, không khí trong lành, nền văn hóa độc đáo là tiền đề để phát triển DLST, từ đó sẽ tạo ra cơ hội để phát triển kinh tế ở địa phương. Khi DLST phát triển người dân được nhận vào làm tại các cơ sở kinh doanh du lịch trở thành hướng dẫn viên hoặc tham gia phục vụ du lịch tại địa phương. Điều này, làm giảm sức ép đối với các khu bảo tồn và làm giảm việc tàn phá tài nguyên thiên nhiên của con người. Sự phát triển DLST có quan hệ và tác động qua lại với trình độ phát triển kinh tế xã hội. Kinh tế xã hội phát triển cao thúc đẩy sự ra đời và phát triển DLST. Đồng thời, DLST phát triển tác động trở lại thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh hơn, thực hiện phân công lại lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, nâng cao thu nhập xã hội, cải thiện đời sống con người. Phát triển DLST thu hút một lượng lao động lớn tham gia trực tiếp và gián tiếp vào các hoạt động phục vụ khách du lịch. Trong đó, thu nhập từ các hoạt động phục vụ khách du lịch như: lưu trú, ăn uống, hướng dẫn viên, các hàng hoá mỹ nghệ mang tính chất đặc thù của địa phương chiếm tỷ trọng lớn. Điều này, làm cho đời sống của cư dân địa phương ngày càng được cải thiện và đảm bảo có một mức sống tốt hơn. Nhiều nước trên thế giới phát triển du lịch thu hút một lượng lao động rất lớn. Đơn cử như việc phục vụ khách sạn du lịch bình quân ở châu Âu cứ 1 phòng sử dụng 1 đến 1,2 lao động; Đặc biệt, có những đảo du lịch huy động lực lượng lao động từ 30-35% lao động ở địa phương. Theo số liệu của Tổ chức Du lịch thế giới toàn ngành du lịch thế giới đã tạo ra trên 200 triệu chỗ làm việc, thu hút được 10,2% lực lượng lao động toàn cầu. Dự kiến đến năm
  24. 25 2010 sẽ tạo thêm 150 triệu chỗ làm. Ở nước ta, tại các cơ sở lưu trú du lịch, tỷ lệ lao động bình quân từ 1,2 đến 1,7 người/phòng với mức thu nhập hiện nay khoảng từ tám trăm đến 1,5 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập gián tiếp trung bình khoảng sáu trăm đến 1,2 triệu đồng/tháng. Phát triển DLST còn được coi là một giải pháp để thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn và phát triển nền kinh tế hàng hoá với các ngành nghề đa dạng, đưa tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng nhanh. Khách DLST ngoài việc đi du lịch họ còn có những nhu cầu thưởng thức những món ăn đặc sản địa phương, mua sắm quà lưu niệm điều này sẽ tạo việc làm, phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thúc đẩy phát triển những ngành nghề thủ công truyền thống như sản xuất đồ lưu niệm bằng nguyên liệu mây, tre, gỗ, đá, dệt thổ cẩm Văn hóa địa phương luôn hấp dẫn khách DLST, họ muốn được xem, tìm hiểu nghiên cứu. Khi DLST phát triển nó như là một hình thức để giữ gìn bản sắc, văn hóa bản địa, vừa tạo thu nhập cho nhân dân địa phương thông qua các buổi biểu diễn văn nghệ, các lễ hội truyền thống. 1.2.1.3. Vai trò của du lịch sinh thái trong thúc đẩy đầu tư Trong quá trình hoạt động, DLST đòi hỏi số lượng lớn vật tư, hàng hoá đa dạng, chất lượng cao. DLST là lĩnh vực đầu tư vốn ít và thu lợi nhuận cao. Do đó, thu hút nhiều nhà đầu tư kinh doanh du lịch, dịch vụ. Ngoài ra, DLST góp phần huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân vào vòng chu chuyển. Khách du lịch mang tiền tư nơi khác đến tiêu dùng ở khu du lịch góp phần làm sống động kinh tế của vùng và đất nước. Thông qua lĩnh vực lưu thông mà DLST có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của nhiều ngành kinh tế như: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ Do đó, cần phải có sự đầu tư đáng kể để phục vụ nhu cầu của khách du lịch.
  25. 26 Phát triển DLST có khả năng thu hồi tiền tệ. Đối với những nơi xa điều kiện kinh tế chậm phát triển thì phát triển DLST là con đường đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống nhân dân. Trong tình hình khả năng có hạn, thông qua phát triển DLST để thu hồi tiền tệ là biện pháp ổn định lượng lưu thông tiền tệ, ổn định giá cả. Khối lượng tiền tệ mà du lịch mang vào và tiêu thụ tại vùng du lịch và những khoản thuế, lệ phí khác đã tạo thuận lợi cho chính quyền địa phương có thêm nguồn vốn để đầu tư phát triển như: Đầu tư cơ sở hạ tầng, mạng lưới thông tin liên lạc, các dịch vụ phục vụ khách du lịch và đầu tư phát triển các ngành kinh tế khác như: Thủ công mỹ nghệ, công nghiệp và nông nghiệp Trong lĩnh vực kinh doanh, phát triển DLST là một cơ hội cho các nhà đầu tư thu lợi nhuận cao thông qua việc cung ứng những hàng hoá và dịch vụ phục vụ nhu cầu khách du lịch. Do đó, phát triển DLST sẽ tăng cường thúc đẩy các thành phần kinh tế đầu tư. Bên cạnh đó, DLST góp phần định hướng cho sự phát triển của các ngành kinh tế trên các mặt: Số lượng, chủng loại, chất lượng, sản phẩm và chuyên môn hoá trong sản xuất. Sự sẵn sàng đón khách ở địa phương không chỉ thể hiện ở chỗ: Những nơi có tài nguyên du lịch mà bên cạnh chúng cần phải có cơ sở vật chất, kỹ thuật. Việc khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch là phải đầu tư xây dựng đường sá, mạng lưới thương mại, bưu điện qua đó kích thích sự phát triển tương ứng của các ngành kinh tế có liên quan như: kiến trúc, cảnh quan, môi trường, y tế, giáo dục đào tạo, xây dựng nông nghiệp, công nghiệp, vận tải Ngoài ra, đánh thức một số ngành, nghề sản xuất thủ công truyền thống. Phát triển DLST trên cơ sở mang lại lợi ích kinh tế cho nhà đầu tư và cho xã hội. Do đó, việc đầu tư phát triển các ngành phải trên cơ sở thị hiếu tiêu dùng đa dạng của khách du lịch, cung - cầu của thị trường du lịch. Trong thời gian qua, việc tích cực đẩy mạnh hợp tác và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đã thu hút vốn đầu tư rất lớn cho phát triển du lịch của
  26. 27 các tổ chức, thành phần kinh tế trong và ngoài nước .Tính từ năm 2001 đến năm 2007 đã thu hút vốn đầu tư FDI với tổng số vốn trên 4 tỷ USD với 182 dự án; Riêng năm 2007 thu hút 35 dự án với vốn đầu tư 1,800 tỷ USD. Đầu tư hạ tầng du lịch giai đoạn 2001 đến 2007 đạt 3.316 tỷ đồng. 1.2.1.4. Vai trò của du lịch sinh thái trong mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại Cùng với xu thế chung của thế giới, DLST cũng có vai trò trong mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, DLST chính là con đường tiếp cận với các quốc gia bên ngoài một cách hữu hiệu nhất góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, đoàn kết các dân tộc, địa phương vì hoà bình hợp tác và phát triển. Đồng thời, thu hút nhiều nhà đầu tư vào kinh doanh du lịch và phát triển cơ sở hạ tầng. Phát triển DLST giúp ích cho việc cải thiện và nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế. DLST là cầu nối mở rộng quan hệ đối ngoại, giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc các địa phương “DLST là sứ giả của hoà bình”. Thông qua phát triển DLST các quan hệ kinh tế quốc tế được củng cố và mở rộng. Mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế trong việc bảo tồn tài nguyên du lịch, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hoá lịch sử; hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, bảo tồn động, thực vật quý hiếm, hợp tác đầu tư, tua, tuyến du lịch, trao đổi hàng hoá Các nước trong khu vực hoặc các nước trên thế giới là điểm đến của du lịch. DLST thực hiện sự giao lưu không gian, sản phẩm xã hội và của cải quốc dân, phân phối lại thu nhập giữa các khu vực, tăng thu ngoại tệ, cân bằng thu, chi quốc tế, thu hồi ngoại tệ Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đã ký 25 hiệp định hợp tác song phương với các nước, đồng thời thiết lập quan hệ bạn hàng trên một nghìn hãng của hơn 60 nước và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế Việt Nam đã áp dụng miễn thị thực song phương cho công dân 6
  27. 28 nước trong khối ASEAN, đơn phương miễn thị thực cho du khách đến từ nhật Bản, Hàn Quốc và 4 nước Bắc Âu vào Việt Nam trong vòng 15 ngày. 1.2.1.5. Vai trò của du lịch sinh thái trong phát triển kinh tế thị trường DLST phát triển kích thích, làm động lực cho kinh tế thị trường phát triển. Sản phẩm của DLST thường phong phú, đa dạng chất lượng cao. Dó đó, đòi hỏi phải mở rộng giao lưu hợp tác, ứng dụng khoa học - công nghệ trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch. DLST có ảnh hưởng đến kinh tế thể hiện thông qua tác động qua lại của quá trình tiêu dùng và cung ứng sản phẩm du lịch. Quá trình này tác động lên lĩnh vực phân phối, lưu thông và do vậy ảnh hưởng đến những lĩnh vực khác nhau của quá trình tái sản xuất xã hội. Trên bình diện chung, hoạt động DLST có tác động biến đổi cán cân thu chi của khu vực và của đất nước. Khách du lịch quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước du lịch làm tăng nguồn thu ngoại tệ. Cán cân thu chi được thực hiện giữa các vùng có trình độ kinh tế khác nhau, tuy không làm biến đổi cán cân kinh tế của đất nước, song có tác dụng điều hòa các nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kém phát triển hơn, kích thích phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa. Khi khu vực nào đó trở thành một điểm DLST, du khách từ mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu mọi hàng hóa tăng lên đáng kể. Việc đòi hỏi một số lượng lớn vật tư, hàng hóa các loại đã kích thích mạnh mẽ các ngành kinh tế có liên quan đặc biệt là nông nghiệp và công nghiệp chế biến Bên cạnh đó, hàng hóa và vật tư du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp và hấp dẫn. Điều này có nghĩa là yêu cầu hàng hóa phải được sản xuất trên một công nghệ cao, trình độ tiên tiến. Các chủ xí nghiệp bắt buộc phải đầu tư trang thiết bị hiện đại tuyển chọn và sử dụng công nhân có tay nghề cao để sản xuất các mặt hàng đáp ứng nhu cầu du khách.
  28. 29 Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa trong hợp tác và phát triển luôn giữ vai trò chủ đạo trên thế giới. Hội nhập kinh kế quốc tế yêu cầu của mỗi quốc gia cần thực hiện chính sách kinh tế thị trường, kinh tế mở, tham gia các chế định kinh tế quốc tế, thực hiện tự do hóa và thuận lợi hóa trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Thực hiện hội nhập kinh tế theo hướng bền vững là định hướng chung cho sự phát triển của các quốc gia trên thế giới vì lợi ích chung của toàn nhân loại. Mục tiêu của Tổ chức Thương mại thế giới chính là tạo điều kiện thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường. Vì thế, đối với phát triển DLST bao gồm các lĩnh vực kinh tế chủ yếu, các dịch vụ, thương mại, trao đổi hàng hóa quốc tế và bảo vệ môi trường sinh thái đều có vai trò quan trọng trong phát triển bền vững của nền kinh tế thế giới. Phát triển DLST bảo vệ môi trường có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với sự sống của nhân loại. Do đó, bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái là nhiệm vụ chung của các quốc gia đồng thời cũng là nhằm bảo vệ mục tiêu phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và toàn thế giới phát triển một cách ổn định và bền vững. DLST phát triển có vai trò quang trọng trong việc nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ. 1.2.2. Vai trò của du lịch sinh thái trong phát triển xã hội và bảo vệ môi trường 1.2.2.1. Vai trò của du lịch sinh thái trong phát triển xã hội - Du lịch sinh thái có vai trò thúc đẩy đào tạo con người phục vụ nhu cầu phát triển. Nhu cầu lao động trong ngành DLST và các ngành có liên quan là rất lớn với nhiều cấp độ chuyên môn khác nhau. Có bộ phận đòi hỏi chuyên môn rất cao như: quản lý, hướng dẫn viên, quản lý tổ chức hoạt động lữ hành , nhưng cũng có những bộ phận trình độ chuyên môn ở cấp thấp hơn như: nhân viên khách sạn, nhà hàng, làm tạp vụ Chính tính đa dạng phong phú về
  29. 30 chủng loại và đông về số lượng đòi hỏi việc đào tạo cán bộ, nhân viên cho ngành du lịch phải được coi trọng cả về chất lượng, cơ cấu và qui mô. Phát triển DLST đòi hỏi phải có hệ thống giáo dục đồng bộ, đa dạng. Mục tiêu của DLST là phát triển du lịch bền vững. Do đó, con người là yếu tố quyết định cho sự phát triển đó. Vì vậy, giáo dục, đào tạo được đặc biệt quan tâm. Đào tạo những người có tay nghề về quản lý, phân tích đánh giá tài nguyên, hoạch định chiến lược và thực hiện chiến lược phát triển du lịch Phát triển DLST không nằm ngoài mục tiêu vì con người. Đào tạo lao động có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển DLST, ngoài ra còn phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. - Du lịch sinh thái có vai trò nâng cao trình độ dân trí. Khách DLST có trình độ cao, do đó người lao động phục vụ và người dân địa phương phải được đào tạo nâng cao trình độ. Đây là yêu cầu, yếu tố không thể thiếu. Trình độ dân trí cao tạo ra cho mỗi người có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, công trình văn hoá, tài nguyên du lịch, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; nâng cao phong cách ứng sử lịch sự hòa nhã với khách, thể hiện rõ bản sắc dân tộc, tạo ra cho khu DLST có tính chất đặc thù thu hút lượng khách du lịch. Du khách đến địa điểm du lịch ngoài tham quan cảnh quan thiên nhiên họ còn giao lưu văn hóa học hỏi lẫn nhau. Sự so sánh các nền văn hóa bổ sung thêm những yếu tố tích cực của nền văn hóa khác, loại bỏ những yếu tố không phù hợp của địa phương mình là phần tích cực mang tính giáo dục cao. Phát triển DLST kéo theo sự phát triển của giáo dục, đào tạo. Giáo dục, đào tạo là yếu tố không thể thiếu trong việc phát triển DLST. Giáo dục, đào tạo phát triển ở nhiều cấp học và bật học. Hệ thống các trường phổ thông, các trường dạy nghề phát triển mạnh để tạo ra một lượng lao động phục vụ cho việc phát triển DLST. Cầu về đào tạo được đẩy lên. Do đó việc nâng cao trình độ dân trí là yếu tố khách quan.
  30. 31 - Du lịch sinh thái có vai trò giữ gìn truyền thống, bản sắc dân tộc. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng của hoạt động DLST. Bởi các giá trị nhân văn là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời giá trị môi trường tự nhiên đối với một hệ sinh thái ở một nơi cụ thể. Mối quan hệ giữa DLST với văn hoá là một mối quan hệ có tính tất yếu khách quan. Tính tất yếu khách quan trước hết bắt nguồn từ mối quan hệ nội tại. DLST là một hoạt động văn hoá. Hơn thế nữa mục tiêu cuối cùng của DLST là sự phát hiện, tiếp nhận và nâng cao giá trị văn hoá. Bởi thế, khách DLST ngoài nhu cầu muốn thưởng thức không khí trong lành, tìm hiểu, khám phá thiên nhiên hoang dã họ còn có nhu cầu tìm hiểu nền văn hoá bản địa nơi họ đến thăm. Nền văn hoá càng lâu đời, độc đáo càng thu hút và hấp dẫn du khách. Vì thế, phát triển DLST phải khôi phục và phát triển các giá trị văn hóa. Như vậy, văn hóa vừa là yếu tố cung góp phần hình thành yếu tố cầu của thị trường DLST. Phong tục tập quán, truyền thống văn hóa là một nội dung thúc đẩy phát triển DLST. Phong tục tập quán là một nét văn hoá riêng của mỗi dân tộc, mỗi vùng bao gồm: Cách ăn, ở, sinh hoạt, chử viết, cung cách ứng sử, truyền thống dân tộc, lễ hội truyền thống, công trình văn hoá, di tích lịch sử những yếu tố này tạo ra một nét riêng đặc thù cho vùng du lịch. Khi đi du lịch, du khách muốn được thâm nhập vào các hoạt động văn hóa và quan hệ với người dân địa phương. Họ khao khác hiểu biết và phát triển nhận thức về nền văn hóa, nghệ thuật, ngành thủ công, tập quán của các dân tộc khác, những địa phương khác. Nhưng đồng thời, vẫn phải chú ý để đảm bảo rằng du khách sẽ không gây nguy hại cho những thứ mà họ đến tham quan, thưởng thức hoặc tìm hiểu. Ngoài ra, mọi người còn có điều kiện tiếp xúc với nhau, gần gũi nhau hơn. Những đức tính tốt đẹp như giúp đỡ, chân thành mới có dịp được thể hiện rõ nét. DLST tạo điều kiện để mọi người
  31. 32 xích lại gần nhau hơn. Như vậy, thông qua DLST mọi người hiểu nhau hơn, tăng thêm tình đoàn kết cộng đồng. Những chuyến du lịch, tham quan tại các di tích lịch sử, các công trình văn hóa có tác dụng giáo dục tinh thần yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Khi tiếp xúc với các thành tựu văn hóa của dân tộc được giải thích cặn kẽ của các hướng dẫn viên, du khách thực sự cảm nhận được giá trị to lớn của các di tích. Nhu cầu về nâng cao nhận thức văn hóa trong chuyến du lịch của du khách thúc đẩy các nhà cung ứng chú ý, yểm trợ cho việc khôi phục, duy trì các di tích, lễ hội, sản phẩm làng nghề. Cũng chính nhờ DLST, cuộc sống cộng đồng trở nên sôi động hơn, các nền văn hóa có điều kiện hòa nhập làm cho đời sống văn hóa tinh thần của con người trở nên phong phú hơn. Phát triển DLST là cơ hội để hiểu biết, học hỏi các phong cách sống và phong tục tập quán của dân tộc khác. Thông qua đó, khuyến khích khôi phục những nét văn hóa, văn nghệ truyền thống như âm nhạc, các điệu múa, nghi lễ của địa phương, nâng lên sự hiểu biết về phong tục tập quán nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới bổ sung làm cho kho tàng văn hoá dân tộc ngày càng thêm phong phú, đa dạng. Phát triển DLST gắn với với phát huy phong tục tập quán và truyền thống của dân tộc, thông qua đó duy trì, nâng cao giá trị văn hoá, phát huy giá trị văn hoá truyền thống để tạo cho DLST thêm đa dạng nội dung và hình thức, thu hút lượng khách du lịch ngày càng đông. 1.2.2.2. Vai trò của du lịch sinh thái trong bảo vệ môi trường DLST là ngành kinh tế có định hướng tài nguyên rõ rệt. Điều này có nghĩa là tài nguyên và môi trường là nhân tố cơ bản để tạo ra sản phẩm DLST. Chức năng của du lịch nói chung và DLST nói riêng là mang lại sự vui chơi giải trí, phục hồi sức khoẻ cho con người. Với DLST còn là giáo dục du khách ý thức bảo vệ môi trường sinh thái - yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển cho thế hệ tương lai. Tiêu chí cũng như nội dung của DLST đó là góp
  32. 33 phần bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách bền vững, tập trung cho việc giáo dục và học hỏi Phát triển DLST luôn gắn liền với môi trường trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Phát triển DLST nhằm cải thiện và nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cộng đồng thông qua việc bảo vệ môi trường và di trì các nguồn tài nguyên. Con người cần phải hài hoà với thiên nhiên, thông qua việc bảo vệ môi trường sinh thái để khôi phục sự cân bằng. Phát triển DLST là phương cách “cứu lấy thiên nhiên”, “cứu lấy con người”, làm trong sạch môi trường đồng thời, cải thiện điều kiện kinh tế của đất nước mà không làm phá hủy các nguồn tài nguyên. Điều này, là nền tảng của nguyên tắc đạo đức mới của cuộc sống bền vững. Ngày nay, việc bảo vệ môi trường sinh thái không còn nằm ở phạm vi của mỗi quốc gia mà trở thành trách nhiệm của cả cộng đồng quốc tế. Bảo vệ môi trường sinh thái chính là bảo vệ cuộc sống. Hiện tượng trái đất ấm lên, nạn ô nhiểm môi trường ngày càng lớn, nạn phá rừng có ảnh hưởng rất lơn đến cuộc sống của mọi người dân. Hàng năm số người bị thiên tai, bệnh tật trên thế giới ngày càng nhiều. Vì vậy, phát triển DLST là đòi hỏi và là nhu cầu khách quan để duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện môi trường sinh thái. DLST tạo cho con người có cuộc sống lành mạnh, đầy đủ và lâu dài, có sự kết hợp hài hòa giữa con người và tự nhiên, giữa bảo vệ môi trường và phát triển; đồng thời duy trì khả năng chịu đựng của trái đất trước sự khai thác của con người. Thông qua DLST sẽ nâng cao được ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên, tăng cường sự hiểu biết về văn hoá, lịch sử giữa các quốc gia, dân tộc. DLST còn tạo ra những yếu tố phục hồi sức khoẻ nhanh, chữa bệnh, nâng cao sự hiểu biết về thiên nhiên, môi trường. DLST chủ yếu sử dụng lao động là người dân địa phương làm cho người dân có thêm thu
  33. 34 nhập nâng cao cuộc sống. Họ thấy rằng DLST là nguồn thu nhập chính do đó ý thức bảo vệ môi trường sinh thái được nâng lên. 1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Bà Rịa- Vũng Tàu là một trong những trung tâm du lịch của cả nước, tài nguyên du lịch dồi dào. Tài nguyên DLST tập trung chủ yếu ở biển đảo. Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều bãi tắm nổi tiếng như: Bãi trước, Bãi Sau, Bãi Dâu, Bãi Dứa, Bãi Long Hải, Bãi thuận Biên, Đầm Tre, Hồ Tây Nam, Đầm Tây Bà Rịa- Vũng Tàu có hai khu rừng nguyên sinh lớn là rừng cấm Bình Châu - Phước Bửu (Huyện Xuyên Mộc) và rừng cấm Quốc Gia Côn Đảo. Nơi đây tập hợp các loài động, thực vật và những kiểu rừng nhiều vùng sinh thái trong cả nước và nguồn thực vật nước ngoài. Suối nước khoáng nóng Bình Châu (Huyện Xuyên Mộc) nằm sát khu rừng nguyên sinh Bình Châu- Phước Bửu. Tài nguyên du lịch nhân văn, Bà Rịa – Vũng Tàu là một vùng đất phát hiện và khai phá chưa lâu nên không có những di tích lâu đời như các đại phương khác, chủ yếu là các di tích phản ánh một số nét về đời sống dân cư và tín ngưỡng. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều di tích lịch sử kháng chiến, trong đó điển hình là các di tích: Đài chiến thắng Bình Giã, di tích lịch sử Côn Đảo hàng năm thu hút hàng vạn khách quốc tế và du khách trong nước đến tham quan. Trong những năm qua, Bà Rịa – Vũng Tàu đã tập trung nhiều nguồn lực vào phát triển kinh tế du lịch trong đó có DLST. Nhờ đó, ngành du lịch đã có những bước phát triển đáng kể. Năm 1995 doanh thu du lịch đạt 500 tỷ đồng; năm 2000 doanh thu du lịch chiếm 14% GDP; năm 2005 doanh thu chiếm 16,7% GDP). Số lượng khách quốc tế không ngừng tăng lên: năm 1995 đón 180.000 lược khách, năm 2000 đón gần 1 triệu lươc khách, năm 2005 đón
  34. 35 1,46 triệu lược khách. Số ngày lưu trú năm 1995 là 2 ngày, năm 2000 số ngày lưu trú là 3 ngày. Công suất buồn năm 1995 đạt 62%, năm 2005 đạt 82%. Ngành du lịch mức tăng trưởng thời kỳ 1995- 2000 bình quân 28,7%/ năm; thời kỳ 2001- 2005 bình quân là 24,2 %/năm, Mở rộng các tuyến du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu – thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu – Đà Lạc Phục vụ khách thuận tiện và đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách du lịch. Tuy nhiên, tài nguyên phát triển DLST chưa được bảo vệ nghiêm ngặt, việc khai thác giá trị của tài nguyên thiên nhiên còn thấp; dịch vụ vui chơi giải trí, văn nghệ dân gian, hàng lưu niệm, sân chơi thể thao, hỗ trợ cho DLST còn đơn điệu, thiếu hấp dẫn; còn thiếu nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Chất lượng nguồn nhân lực nhìn chung vẫn vừa thiếu và vừa yếu về năng lực và nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, kiến thức địa lý và lịch sử Hiệu quả kinh doanh du lịch chưa cao; hình thức kinh doanh còn đơn giản và rời rạc, loại hình du lịch còn nghèo nàn; chưa quan tâm nhiều đến bảo vệ môi trường sinh thái; chưa huy động được nhiều các thành phần kinh tế tham gia. Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực du lịch còn lúng túng. Việc hoạch định các chính sách phát triển du lịch còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ. Các hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh du lịch và các tệ nạn xã hội chưa được kiểm soát chặt chẽ. Tình trạng vi phạm các quy định của Nhà Nước về bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh, quản lý môi trường còn thường xuyên xảy ra và chậm được khắc phục. Từ những kết quả đạt được cũng như hạn chế du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho thấy: Tiềm năng DLST là rất lớn có rừng, bãi biển đẹp, cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn và đây cũng chính là nơi thu hút du khách nhiều nhất. Đồng thời, phát triển nhiều loại hình du lịch khác bổ trợ cho phát triển du lịch thiên nhiên. Tuy nhiên, ở đây chưa phân rõ loại hình phát triển DLST, chưa thật sự quan tâm khai thác đúng mức tiền năng DLST và chưa chú trọng đến việc bảo tồn tài nguyên DLST, cảnh quan môi trường
  35. 36 Kinh nghiệm phát triển DLST từ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: - Trong kinh doanh du lịch phải nghiên cứu, tìm hiểu thị hiếu của du khách có phương thức phục vụ thật phù hợp đối với từng dạng khách; phải từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm DLST. Trước hết, phải xây dựng quy hoạch tổng thể những vùng trọng điểm phát triển DLST có khả năng thu hút được nhiều du khách, định hướng cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho từng loại hình du lịch; tập trung xây dựng những sản phẩm DLST độc đáo và hấp dẫn. Đồng thời, quy hoạch các khu du lịch nghỉ núi, nghỉ biển với các loại hình du lịch đa dạng: nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thể thao, giải trí, hội nghị, tạo thành một hệ thống du lịch đồng bộ. Trong quy hoạch phải bao gồm cơ sở hạ tầng đến các loại cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, trong đó gồm: cơ sở lưu trú, cơ sở phục vụ ăn uống, giải trí; cơ sở phục vụ vui chơi, thể thao, cơ sở phục vụ chữa bệnh. - Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Vừa đào tạo tại chỗ, vừa gửi đi đào tạo ở các cơ sở có chuyên môn cao. Mở rộng liên kết đào tạo với các trường trong nước và ngoài nước; đa dạng hình thức đào tạo, từng bước nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý có chuyên môn giỏi và có chính sách đãi ngộ thỏa đáng. - Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành đồng bộ gồm trang thiết bị, phương tiện cần thiết để đón tiếp, sắp xếp cho khách lưu lại trong thời gian tham quan du lịch. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, mạng lưới thương nghiệp, thông tin bưu điện số lượng, chủng loại, chất lượng hợp lý đáp ứng yêu cầu của khách hàng và bảo đảm hiệu quả kinh doanh du lịch. - Đầu tư tập trung vào các sản phẩm du lịch có chất lượng như: bãi tắm, các khu DLST, danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Đối với các dự án lớn thì gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước bằng hình thức đầu tư trực tiếp hoặc liên doanh. 1.3.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Nghệ An
  36. 37 Nghệ An là một tỉnh nằm ở phía Nam vùng du lịch Bắc bộ, có bờ biển dài 82km. Có hệ thống giao thông khá phát triển, trên 83% lãnh thổ Nghệ An là đồi núi, có nhiều hang động, rừng nguyên sinh. Đặc điểm địa hình đã tạo cho Nghệ An một nguồn tài nguyên DLST đa dạng phong phú. Tài nguyên DLST rừng: Đất rừng chiếm khoảng chiếm 41.51% diện tích tự nhiên, trong đó rừng tự nhiên chiếm trên 90%. Thảm thực vật rừng khá phong phú, đặc trưng là rừng nhiệt đới; Rừng Nghệ An đa dạng về sinh thái với 1.513 loài thực vật bậc cao, 241 loài động vật. Trong đó tập trung chủ yếu là Vườn Quốc gia Pù Mát, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và rừng Bần Hưng Hòa đây là tài nguyên thuận lợi cho phát triển DLST. Tài nguyên DLST biển: Nghệ An có chiều dài bờ biển là 82 km, Bãi Cửa Lò, Diễm Thành, Quỳnh Phương là những bãi biển đẹp, nước biển trong, cát mịn rất thuận lợi cho tắm biển và nghỉ dưỡng biển. Tài nguyên hang động, thác nước bao gồm: Hang Thẩm Ồn, hang Bua, Thác Khe Kèm là những nơi có đồng bào dân tộc sinh sống với nhiều nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng, có nhiều đặc sản như rượu cần, cơm lam, Ngoài ra, Nghệ An nhiều tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị khác. Nghệ An là một tỉnh có đầy đủ lợi thế và tiềm năng để phát triển du lịch đặc biệt là DLST. Nguồn tài nguyên du lịch đa dạng có những giá trị riêng biệt. Xét về tài nguyên DLST thì khá phong phú về thể loại và đặc sắc về chất lượng bao gồm cả biển, hải đảo, sông ngòi, rừng, núi, hang động, thác nước và nhiều cảnh quan, danh thắng đẹp. Trong những năm qua, Nghệ An tập trung khai thác và phát triển các loại hình du lịch trong đó có DLST như : tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng, tắm biển, thể thao, leo núi di tích lịch sử văn hóa, công trình kiến trúc, lễ hội, văn hóa, du lịch chuyên đề, du lịch nghiên cứu Thời kỳ 2002-2007 ngành du lịch Nghệ An có bước phát triển vượt bậc, cơ sở vật chất càng được củng cố thu hút được các nhà đầu tư tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch mới. Tốc độ tăng trưởng du lịch đạt khá, danh thu cao, công tác tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch đã có bước trưởng thành, thu
  37. 38 hút một lượng khách trong và ngoài nước tham quan du lịch ngày càng lớn. Hoạt động du lịch phát triển đã làm tăng thêm vẽ đẹp cảnh quan đô thị, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, cải thiện đời sống nhân dân. Khách du lịch đến Nghệ An năm 2007 đạt trên 1,9 triệu người phần lớn là khách du lịch nội địa chiếm 70-75% , chủ yếu du khách đến nghỉ dưỡng, tắm biển tại thị xã Cửa Lò, thăm quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh. Riêng khách tham quan, nghỉ mát chiếm 40- 45% lượng khách hàng năm của thị xã Cửa Lò. Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001-2007 là trên 20%. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế tăng nhanh bình quân hàng năm tăng từ 15- 18%. Doanh thu du lịch của Nghệ An tăng khá nhanh bình quân hàng năm tăng 26,5%. Năm 2002 doanh thu đạt trên 131 tỷ đồng, đến năm 2007 doanh thu tăng lên trên 532 tỷ đồng. Từ kết quả trên cho thấy, các ngành các cấp và nhân dân của Nghệ An đã có sự quan tâm đầu tư, chỉ đạo hỗ trợ cho du lịch phát triển. đã xác định được vai trò quan trọng của du lịch trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh những kết quả đạt được du lịch Nghệ An còn nhiều vấn đề đặt ra cần tháo gỡ: Công tác quy hoạch các khu, điểm du lịch còn chậm, thiếu tầm nhìn xa; công tác quản lý quy hoạch chưa tốt. Công tác thu hút đầu tư còn yếu, một số dự án triển khai chậm. Hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ phục vụ cho phát triển du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu. Cơ sở lưu trú còn nhỏ lẻ, dịch vụ ít, chất lượng thấp, công suất sử dụng phòng bình quân chỉ đạt 45%/năm. Công tác tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch còn hạn chế, nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân về vai trò vị trí của DLST chưa đầy đủ. Đội ngũ cán bộ công nhân viên và quản lý du lịch còn yếu. Việc phối hợp giữa các ngành, các địa phương trong quá trình phát triển du lịch chưa tốt, thiếu chặt chẽ nhất là trong việc đầu tư, khai thác tài nguyên du lịch thế mạnh. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch chưa thực hiện tốt chức năng của mình.
  38. 39 Hệ thống giao thông, cảng biển chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Chưa có điểm du lịch hấp dẫn, những khu du lịch cao cấp, khu nghỉ dưỡng đáp ứng nhu cầu khách quốc tế. Những khu du lịch của Nghệ An có tiềm năng, khả năng thu hút được khách quốc tế như DLST, du lịch tìm hiểu văn hóa dân tộc, du lịch làng nghề truyền thống thì chưa được đầu tư khai thác. Từ thực trạng trên cho thấy: Khai thác tốt tài nguyên du lịch nhất là tài nguyên du lịch thiên nhiên phải chủ động xây dựng quy hoạch tổng thể khu, điểm du lịch, chú trọng vào những lĩnh vực có thế mạnh, có khả năng thu hút khách du lịch hướng vào nhu cầu của người tiêu dùng. Loại hình du lịch thiên nhiên (DLST) trong thời gian qua đã góp phần đáng kể tăng nguồn thu cho tỉnh Nghệ An, đặc biệt là đã huy động được một lực lượng lao động lớn cho ngành du lịch, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân, bảo vệ tốt môi trường sinh thái. Huy động nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch, cơ sở hạ tầng Nâng cao nhận thức về vai trò vị trí của du lịch cho đội ngũ cán bộ và nhân dân. Xây dựng nhiều hình thức, quảng bá xúc tiến du lịch. 1.3.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Tiền Giang Tiền Giang là tỉnh thuộc châu thổ Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL), được Thủ tướng Chính phủ quyết định là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Kiên Giang (Phú Quốc) và tam giác tăng trưởng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu. Tài nguyên du lịch Tiền Giang tương đối phong phú. Một số nơi được khai thác cho hoạt động du lịch, nhất là tài nguyên thiên nhiên dọc Sông Tiền và các di tích lịch sử xếp hạng đã thật sự cuốn hút du khách. Tài nguyên DLST ở Tiền Giang nổi lên với những tiểu vùng sinh thái đặc trưng: Khu vực Đồng Tháp Mười, khu rừng tràm với nhiều sinh vật cư trú và sinh sống như chim, cò, còng cọc, các loại cá đồng đó vừa là nhân tố cân bằng sinh thái,
  39. 40 vừa là nguồn tài nguyên DLST. Khu vực Gò Công sình lầy ngập mặn với nhiều loại thuỷ, hải sản phong phú được tạo nên bởi sự tiếp giáp thuỷ lưu giữa hai dòng nước chủ yếu là mặn, ngọt đan xen với môi trường sinh thái ít bị ảnh hưởng bởi những tác động của con người, thảm thực vật phong phú. Ngoài ra, còn có hàng trăm loại đặc sản và hàng ngàn loài cá tôm, tiềm ẩn nhiều nguồn lợi chưa khai phá là đối tượng tham quan nghiên cứu của khách DLST. Tài nguyên nhân văn của Tiền giang cũng khá phong phú với 11 di tích được Nhà nước xếp hạng, 17 lễ hội lớn nhỏ hàng năm của tỉnh, các loại hình ca nhạc tài tử, cải lương, các làng nghề truyền thống cũng là những điểm hấp dẫn khách du lịch. Với tài nguyên đa dạng và phong phú, Tiền Giang tổ chức được nhiều loại hình DLST như: thăm quan miệt vườn, di tích lịch sử văn hoá, du lịch làng quê, sinh hoạt văn hoá truyền thống, hội nghị hội thảo chuyên đề và thâm nhập tìm hiểu đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân Tiền Giang. Các chương trình du lịch được gắn liền với những sản phẩm du lịch tiêu biểu của cụm: DLST - văn hoá - tham quan - nghiên cứu chuyên đề - du lịch thể thao và nghỉ dưỡng. Đó không chỉ là những nỗ lực nhằm khai thác các yếu tố sẵn có để thu hút khách mà còn là trách nhiệm giữ gìn, giới thiệu bản sắc văn hoá dân tộc cho du khách. Tốc độ gia tăng khách du lịch và thu nhập du lịch Tiền Giang tương đối cao, tốc độ tăng trưởng khách bình quân trong 5 năm gần đây là 13,85% trong đó khách quốc tế tăng trưởng khoảng 20%. Năm 2000 chỉ đón có 250.250 lượt khách thì đến năm 2005 là 877.000 lượt khách. Doanh thu từ hoạt động du lịch tăng bình quân 15,53% trong giai đoạn 2000-2005, dự kiến tăng 17% trong giai đoạn 2005-2010. Để DLST Tiền Giang phát triển và đạt được những kết quả trên thì ngành du lịch đã thực hiện các biện pháp: - Xã hội hoá hoạt động du lịch, thực hiện mối liên kết giữa ngành du lịch và nhân dân (điển hình tại khu du lịch Thới sơn) hoạt động này mang lại
  40. 41 nhiều lợi ích từ du lịch cho người dân địa phương, đồng thời khai thác hợp lý các sản phẩm du lịch tại địa phương. Mô hình này được khái quát trong mối quan hệ giữa công ty Du lịch - các điểm tham quan - đội chèo đò, đò máy du lịch - các đội ca nhạc tài tử- các hộ bán hàng - tổ an ninh trật tự. - Tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, phát triển tài nguyên nhân văn, các dịch vụ du lịch kèm theo, chú trọng xây dựng hệ thống an ninh du lịch. Đa dạng hoá các loại hình du lịch, xây dựng hệ thống tổ chức xã hội về du lịch, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội trong hoạt động du lịch cộng đồng và du lịch chính thức, đa dạng hoá về các hình thức đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch, xã hội hoá đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật. - Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về hoạt động du lịch, quy hoạch, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng được quan tâm sát sao. Xây dựng chiến lược phát triển DLST trong dài hạn. - Từ vị trí và điều kiện thuận lợi của mình, Tiền Giang tranh thủ đầu tư và khai thác hợp lý các tiềm năng du lịch của tỉnh, phối hợp nối tuyến với các tỉnh trong khu vực nhất là các tỉnh lân cận và với thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời, đa dạng hoá sản phẩm du lịch, tận dụng lợi thế so sánh, phát triển du lịch của tỉnh Tiền Giang nói riêng và của ĐBSCL nói chung. Bài học kinh nghiệm: Nghiên cứu về sự phát triển DLST của một số địa phương nhận thấy để phát triển loại hình du lịch này một cách hiệu quả và bền vững cần chú trọng những điểm sau đây: - Coi trọng công tác quy hoạch cho phát triển DLST, nâng cao nhận thức ý nghĩa và tầm quan trọng khi phát triển loại hình DLST từ đó dành sự ưu tiên đầu tư cả về cơ chế, chính sách và hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất cho phát triển DLST. Phối hợp chặt chẽ giữa ngành hữu quan để tổ chức và quản lý các hoạt động, tạo ra những chiến lược và sản phẩm du lịch tốt, có chất lượng cao; khai thác hiệu quả, đồng bộ tài nguyên du lịch, chú ý khai thác tài nguyên DLST có thế mạnh thu hút khách du lịch.
  41. 42 - Có chính sách, cơ chế khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào phát triển DLST, đặc biệt chú trọng khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia và chia xẻ lợi ích với cộng đồng, gắn quyền lợi với nghĩa vụ. Phát triển DLST gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, phát huy bản sắc văn hóa địa phương. - Liên kết trong hoạt động DLST giữa các vùng các địa phương nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm DLST. Kết hợp DLST với các loại hình du lịch khác tạo ra sự hấp dẫn thu hút khách du lịch. Đẩy mạnh công tác tuyền truyền quảng bá xúc tiến du lịch, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn sâu.
  42. 43 Chương 2 THỰC TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI Ở TỈNH KIÊN GIANG 2.1. ĐẶC ĐIỂM VÀ TIỀM NĂNG CỦA DU LỊCH THÁI Ở TỈNH KIÊN GIANG 2.1.1. Tài nguyên tự nhiên trong du lịch sinh thái ở tỉnh Kiên Giang Kiên Giang là tỉnh nằm ở Tây nam của Tổ Quốc, cách xa trung tâm kinh tế của cả nước (Cách Thành Phố Hồ Chí Minh 250 Km), nhưng Kiên Giang nằm trong vịnh Thái Lan có khoản cách gần các nước ASEAN, rất thuận lợi để mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và là cầu nối các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với bên ngoài. Cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông đường bộ, đường biển, đường hàng không được đầu tư tương đối thuận lợi. Kiên Giang là tỉnh duy nhất có 2 sân bay Rạch giá và Phú Quốc, có cửa khẩu quốc tế Xà Xía (Hà Tiên) và cửa khẩu Quốc gia Giang Thành giáp với Vương Quốc Campuchia. Tỉnh Kiên Giang có 2 vườn quốc gia: Vườn quốc gia Phú Quốc và Vườn quốc gia U Minh Thượng. Diện tích tự nhiên là 6.269 km2, Dân số 1.705.539 người, gồm 3 dân tộc chính: Dân tộc kinh chiếm 84,41%, dân tộc Khơmer chiếm 12,23%, dân tộc hoa chiếm 2,9%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2007 là 1,35%. Cơ cấu giới tính năm 2007: Nam chiếm 49,28%, nữ chiếm 50,72%; dân số thành thị chiếm 25,98%, nông thôn chiếm 74,02%; số người trong độ tuổi lao động là 1.084.237 người chiếm 63,57%; mật độ dân số trung bình năm 2007 là 272 người/km2. Nhìn chung, dân số tỉnh có cơ cấu trẻ, sự biến động không lớn, số người trong độ tuổi lao động cao và có khả năng vẩn tăng ở các năm tiếp theo, trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ của người lao động được nâng lên, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển DLST. Tỉnh Kiên Giang có Thành phố Rạch Giá (Thành Phố trực thuộc tỉnh) và thị xã Hà Tiên, 10 huyện trong đất liền và 2 huyện Đảo. Phía Bắc giáp Campuchia, phía tây giáp Vịnh Thái
  43. 44 Lan, phía Nam giáp Tỉnh Cà Mau, phía Đông và Đông nam giáp Tỉnh An Giang, và Cần Thơ. Kiên Giang có 200 km chiều dài bờ biển, 105 hòn đảo lớn nhỏ, lớn nhất là đảo Phú Quốc với diện tích là 573 km2, sau đó các đảo như Hòn Tre, Hòn Nghệ, Quần đảo Thổ Châu, Nam Du, Bà Lụa, Quần đảo Hải Tặc Kiên Giang thuộc vùng đồng bằng ven biển, được xem là “quốc gia thu nhỏ”, với tiềm năng phong phú đa dạng: bao gồm tài nguyên rừng, biển đảo, khoán sản, núi đá, cùng với nhiều động thực vật quý hiếm trên rừng dưới biển. Nguồn nước ngầm lớn, hệ thống sông ngòi, kênh rạch phong phú. Ngoài ra, còn có hệ thống cảng và bến cảng có thể tiếp nhận tàu có trọng tải trên 200 tấn cặp bến, phục vụ cho vận chuyển hàng hoá và đón khách du lịch quốc tế. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, từ tháng 12 đến tháng 4 là mùa khô, từ tháng 5 đến tháng 11 là mùa mưa, độ ẩm khoảng 80-83%, nhiệt độ trung bình quanh năm từ 25- 270C rất thuận lợi cho du lịch và nghỉ ngơi. Tỉnh Kiên Giang nằm ở vịnh Thái Lan, gần với các nước có tốc độ phát triển năng động trong khu vực ASEAN, có đường bay đến thành phố Hồ Chí Minh và các Nước trong khu vực từ 1-2 giờ rất thuận lợi cho giao lưu thương mại và du lịch. Khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ) Kiên Giang được UNESCO công nhận là KDTSQ thế giới; cảnh quan kỳ thú, với hang động huyền ảo, bãi biển đẹp, rừng nguyên sinh bát ngát. Địa hình khá bằng phẳng: Bình độ 0,6 – 1,5 m so với mặt nước biển. Đồi núi tập trung ở vùng ven biển. Trong tỉnh có 18 di tích đã được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa, có di tích nổi tiếng như đền thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, khu Lăng Mạc Cửu Ngoài ra, còn có nhiều ngành kinh tế phát triển như nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, nhiều sản phẩm có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước như nước mắm Phú Quốc, hồ tiêu, thủy sản các loại; ẩm thực nơi đây mang đậm nét thủy, hải sản .Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và DLST nói riêng.
  44. 45 Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế khá và tăng liên tục, bình quân từ năm 2001 đến nay là 11,45%/năm trên tất cả lĩnh vực, riêng khu vực du lịch – dịch vụ tăng khá nhanh. Biểu 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Kiên Giang Qua các năm Đơn vị tính: % Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Các chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tốc độ tăng GDP 7,48 14,04 9,06 12,2 12,77 10,03 13,21 - Nông, lâm, thủy sản 4,54 17,66 0,25 8,17 10,9 10,28 12,34 - Công nghiệp-xây dựng 13,15 13,10 18,22 17,00 16,55 14,82 15,57 - Dịch vụ 8,83 5,24 23,52 15,89 16,30 18,86 11,76 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Kiên Giang. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần khu vực nông nghiệp. Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế các nhóm ngành chủ yếu giai đoạn 2001- 2007 Đơn vị tính: % Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Nhóm ngành 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 - Nông, lâm, thủy sản 46,40 50,37 47,27 45,95 46,66 43,74 43,67 - Công nghiệp-xây dựng 28,70 27,00 27,00 26,52 25,36 25,83 26,26 - Dịch vụ 24,90 22,63 35,73 27,53 27,97 30,43 30,07 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Kiên Giang. Tỉnh Kiên Giang có nhiều danh lam, thắng cảnh có khả năng khai thác phục vụ cho phát triển DLST. Căn cứ vào hiện trạng phát triển du lịch có thể chia thành 4 vùng du lịch, mỗi vùng có những đặc trưng riêng. - Vùng I: Thị xã Hà Tiên, huyện Kiên Lương và vùng phụ cận Hà Tiên: là nơi tập trung nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng đã thu hút nhiều tao nhân mạc khách xa xưa đến đây để chiêm ngưỡng cảnh đẹp. Người xưa gọi là thập cảnh.
  45. 46 Hòn Chông, Hòn Trẹm thuộc huyện Kiên Lương: có bãi biển, có Chùa Hang trong núi đá, hòn Phụ Tử chơi vơi ngoài biển. Phong cảnh ở đây rất nên thơ. Hang Moso (Kiên Lương): cách Hòn Chông 5km có những hang dọc theo bở biển Hòn Chông với những miệng hang quay ra biển, bên trong rộng, huyền bí như: Hang Tiền, Giếng Tiên; ngoài biển còn có các quần đảo như: Hải tặc, Bà Lụa, và nhiều quần đảo đẹp khác. Du khách có thể bơi thuyền trong hang. Hòn Nghệ: Cách Hòn Chông 14 km, ở đây có làng chày, bãi tắm nhỏ, tượng phật Bà cao 25m và chùa hang Hoàng Long Đảo, đặc sản là Mít nghệ. Quần đảo Bà Lụa: Nằm ngoài khơi Hòn Chông, có nhiều đảo lớn nhỏ, độ cao 100 m trở xuống, cách đất liền (Cảng Hòn Chông) 5 đến 6 km là nơi du thuyền từ đất liền đi tham quan các đảo rất lý tưởng. Ở đây, có bãi tắm đẹp, đặc biệt là bãi tắm trên đảo Hòn Heo (Kiên Hải). Trong tương lai nếu được đầu tư đúng mức quần đảo này sẽ trở thành khu DLST hấp dẫn. Quần đảo Hải Tặc (Hà Tiên): Cách Mũi Nai 11 km, Cách Phú Quốc 40 km. Quần đảo này có 14 hòn đảo. Trên đảo có nhiều bãi tắm nhỏ, đẹp, có rừng, nhiều bãi san hô, ốc, xà cừ, ngọc trai, rất thuận lợi để phát triển DLST, đặc biệt là DLST biển. Đây là quần đảo giáp 2 nước Việt Nam và Campuchia. Chính những đặc điểm này, tạo ra cho vùng đất tỉnh Kiên Giang có một danh lam, thắng cảnh đẹp, đa dạng, di tích lịch sử nổi tiếng có thể phát triển DLST và kết hợp với các khu vui chơi giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù. - Vùng II: Đảo Phú Quốc Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất của cả nước được thiên nhiên ưu đãi, địa hình rất độc đáo chạy dài từ Nam đến Bắc Đảo. Một số ngọn núi cao có chùa, 60% diện tích là rừng nguyên sinh với hơn 360 loài động, thực vật, có nhiều loại gỗ quý.
  46. 47 Tuy là đảo nhưng có sông, có suối đất trồng lúa, cây ăn trái quanh năm; trồng tiêu và làm nước mắm là hai nghề truyền thống, sản phẩm đã có mặt trong và ngoài nước. Có hệ thống bãi biển đẹp như: Bãi Sao, Bãi Dại, Bãi Cây Dừa, Bãi Hòn Thơm, Bãi Khem, Bãi Trường; một số nơi có bãi san hô, thảm cỏ biển rất có giá trị để khai thác DLST biển. Vườn quốc Gia Phú Quốc có hệ sinh thái đa dạng, phong phú - KDTSQ của Kiên Giang được UNESCO công nhận là KDTSQ thế giới. Phú Quốc có nhiều tài nguyên khoán sản, hải sản: cá cơm Phú Quốc (làm nước mắm), mực, tôm, cua, ghẹ, đồi mồi, hải sâm Nơi đây, còn ghi lại những dấu ấn về cách mạng, căn cứ chống Pháp của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, Nhà lao Cây Dừa . Với địa trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên du lịch phong phú, Ngày 8- 01-2007, Thủ Tướng Chính phủ ra quyết định số 01/2007/QĐ- TTg về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2006- 2020. Theo đó, Phấn đấu đến năm 2020 phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, giao thương Quốc tế lớn, hiện đại, chất lượng cao, tầm cỡ các quốc gia trong khu vực và thế giới, làm động lực thúc đẩy phát triển du lịch cả nước, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế chủ đạo của Phú quốc; gắn với yêu cầu bảo đảm an ninh, quốc phòng. Đảo Phú Quốc là lợi thế riêng của tỉnh Kiên Giang trong việc phát triển DLST. - Vùng III: Thành phố Rạch Giá và vùng phụ cận Thành phố Rạch Giá: Là Trung tâm chính trị, kinh tế - văn hoá của Tỉnh, nơi có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng, đền thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, nhà bảo tàng có hiện vật văn hoá Óc Eo, chùa Tam Bảo, mộ cổ doanh nhân nhà thơ Huỳnh Mẫn Đạt. Ngoài ra, còn có khu công viên văn hóa An Hoà, khu thể thao, trung tâm thương mại, khu lấn biển mở rộng Thành Phố Rạch Giá. Hòn Tre: Cách thành phố Rạch Giá 29 km, có núi đá, bãi tắm, làng chày.
  47. 48 Hòn Gái: Cách Thành Phố Rạch Giá 72 km, có núi đá cao thẳng đứng, bãi tắm, vùng câu cá, thẻ mực Hòn Đất: Nơi có di tích lịch sử, căn cứ kháng chiến, quê hương của anh hùng liệt sỹ Phan Thị Ràng (Chị Sứ). Với vị trí địa lý và tài nguyên du lịch, vùng này thích hợp cho phát triển các loại hình du lịch như tham quan di tích lịch sử, di tích văn hoá kiến trúc, vui chơi giải trí, kết hợp với thương mại, mua sắm là cầu nối khách du lịch các tỉnh ĐBSCL, thành Phố Hồ Chí Minh, Các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước và quốc tế đến với các khu DLST của tỉnh Kiên Giang. Đồng thời nơi đây còn làm điều kiện, tiền đề cho phát triển DLST bền vững. - Vùng IV: U Minh Thượng Vùng U Minh Thượng có nhiều sông ngòi, kênh rạch chằn chịt, đáng kể nhất là sông Cái Bé, kinh sáng Xẻo Rô, kênh Cán Gáo, kênh Chống Mỹ, Sông Trẹm tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá, khách du lịch và sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Vùng này, có Vườn Quốc Gia U Minh Thượng với diện tích là 21.000ha là căn cứ cách mạng, chiến khu của Tỉnh và Khu Tây Nam Bộ trong hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ; hệ sinh thái đa dạng: có rừng tràm, mắm, và nhiều thuỷ sản có giá trị khác như rắn, rùa, trăn, cá, mật ong, Rừng Quốc gia U Minh Thượng nằm trong KDTSQ của tỉnh Kiên Giang được UNESCO công nhận là KDTSQ thế giới. Nơi đây là khu rừng trầm thuỷ lớn nhất Việt nam với hệ động, thực vật phong phú, quý hiếm có nhiều loài được ghi vào sách đỏ của Việt Nam và thế giới, đặc biệt là cá nước ngọt, nhiều món ăn đặc sản của vùng. Du khách có thể vào rừng chiêm ngưỡng cảnh đẹp hoang sơ, xem chim thú, câu cá, hái rau dại, ăn những món ăn dân dã nhưng rất đặc trưng của vùng.
  48. 49 So với các vùng khác, vùng này thuận lợi cho việc phát triển DLST, có khu bảo tồn đa dạng sinh học, có di tích lịch sử văn hoá, Đảm bảo cho phát triển DLST bền vững. 2.1.2. Những tiềm năng của du lịch sinh thái ở tỉnh Kiên Giang - Tiềm năng về hệ sinh thái thiên nhiên Kiên Giang là tỉnh có tiềm năng về hệ sinh thái thiên nhiên phong phú và đa dạng rất thuận lợi cho phát triển DLST, đặc biệt, là KDTSQ Kiên Giang được UNESCO công nhận là KDTSQ thế giới. KDTSQ Kiên Giang có vùng lõi thuộc các huyện, Phú Quốc, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, Kiên Lương, Kiên Hải; bao gồm 33 xã, thị trấn trong tỉnh Kiên Giang. KDTSQ Kiên Giang là nơi bảo vệ đa dạng cảnh quan thiên nhiên. Nơi tập trung nhiều hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ sinh thái rừng nguyên sinh, và rừng thứ sinh, ưu thế là họ cây dầu (Dipterocarpaceae), hệ sinh thái rừng trên núi đá với ưu thế là loài ổi rừng (Trestonia mergvensis) và hoàng đàn (Dacrydium pierrei), hệ sinh thái rừng ngập chua phèn với ưu thế là tràm (Melaleuca cajuputi), hệ sinh thái rừng ngập mặn (đước, sú, vẹt, mắm, đặc biệt là loài cóc đỏ Lumnitzera rosea (Gaud) presl còn sót lại duy nhất ở Việt Nam), hệ sinh thái rú bụi ven biển, hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển. KDTSQ quyển Kiên Giang có 3 vùng lõi thuộc Vườn Quốc Gia Phú Quốc, Vườn Quốc Gia U Minh Thượng và rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương, Kiên Hải. +Vườn Quốc Gia Phú Quốc: Có diện tích tự nhiên rộng 31.422 ha được quy hoạch thành ba phân khu chức năng: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 8.786 ha; phân khu phục hồi sinh thái là 22.603 ha và phân khu hành chính, dịch vụ và nghiên cứu khoa học là 33 ha. Với diện tích rộng lớn, lại khá đa dạng với nhiều hệ sinh thái quý hiếm. Rừng có nhiều loại gỗ quý như sao đen, dầu rái,
  49. 50 kim giao, cẩm lai, mun, bằng lăng, cây gió, lõi trầm hương; có nhiều dược liệu quý hiếm như kim trọng, hà thủ ô, kỳ nam, nhân trần, đỗ trọng, sa nhân, Vườn quốc gia Phú Quốc hiện có hơn 530 loài thực vật và 150 loài động vật gồm 120 chi, 69 họ, 365 loài chim. Trong đó, có 65 loài ghi trong sách đỏ, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng, quý hiếm như: Trầm hương, kiền kiền, sến đỏ, bô bô, dẽ, rái cá, cầy hương, heo rừng, nai . Với ưu thế tập trung tất cả hệ sinh thái rừng có mặt ở Việt Nam như: hệ sinh thái rừng ngập nặn, rừng tràm, rừng cỏ tranh, rừng thứ sinh và rừng nguyên sinh. Vườn Quốc gia Phú Quốc thật sự là một bảo tàng động thực vật hiếm có ở Việt Nam và thế giới, tạo ra một một vị thế quan trọng lý tưởng để phát triển DLST và có khả năng thu hút một lượng khách lớn đến từ nhiều nơi trong nước và thế giới. + Vườn Quốc Gia U Minh Thượng: Được thành lập năm 2002 trên địa bàn huyện U Minh Thượng. Vườn Quốc Gia U Minh Thượng có hệ sinh thái rừng tràm úng phèn, trên đất than bùn. Đây là nơi duy nhất của Việt Nam có hệ sinh thái này. Đồng thời là một đất ngập nước quan trọng trong vùng hạ lưu sông Mêkông và ASEAN, là kiểu rừng rất đặc thù, được xếp hạng độc đáo và quí hiếm trên thế giới (Một tài liệu so sánh rừng U Minh của Việt Nam đứng thứ 2 thế giới sau rừng Amazon của Braxin). Nơi đây, nằm trong hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam, giữ được hệ sinh thái với thảm thực vật và quần cư động vật đa dạng, phong phú. Rừng U Minh Thượng là kiểu rừng hiếm hoi của Châu Á. Đặc trưng của rừng này là kiểu rừng hệ sinh thái nhiệt đới gió mùa với các loại cây, choại, dớn, Tràm là loại cây chiếm ưu thế tuyệt đối điển hình, có cảnh quan hoang dã thuận lợi cho phát triển DLST. Trong quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch, Vườn quốc Gia U Minh Thượng được xác định là một khu vực có nhiều tiềm năng để phát triển DLST và sẽ trở thành một trong những khu DLST có ý nghĩa quốc gia và quốc tế.
  50. 51 Phát triển DLST vườn quốc gia U Minh Thượng là góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường tự nhiên và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói riêng, kinh tế - xã hội nói chung của tỉnh Kiên Giang; đáp ứng yêu cầu tham quan, nghiên cứu của khách du lịch trong nước và quốc tế. Thành phần thực vật của Vườn quốc gia U Minh Thượng có 250 loài, trong đó có 243 loài đã được định danh có 8 loài rất hiếm và 71 loài hiếm có. Theo các nhà khoa học ưu hợp tràm trên đất than bùn và ưu hợp rừng hỗn giao: mớp, trâm, tràm trên đất U Minh Thượng là những ưu hợp rừng tự nhiên ở giai đoạn cực đỉnh nguyên sinh trong hệ sinh thái rừng úng phèn còn sót lại của Việt Nam. Vì thế, nó có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu, khám phá và bảo tồn. Về động vật rừng Vườn quốc gia U Minh Thượng phân bố 32 loài thú; 202 loài côn trùng; 38 loài bò sát, ếch nhái ; những loài động vật như lợn rừng, trăn, rái cá, rắn, rùa, là những loài động vật phổ biến có số lượng lớn. Vườn quốc gia U Minh Thượng có nhiều loài thú quý hiếm như tê tê (Manis javanica) rái cá, cầy hương, mèo rừng, dơi, Trong đó, rái cá long mũi (Lutra sumatrana) là loài hiếm, ghi trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ thế giới. Ngoài ra, còn có các loài lưỡng cư. Sân chim U Minh Thượng có thành phần và số lượng phong phú, đa dạng: bao gồm có 147 loài, thuộc 39 họ, 13 bộ. Có một số loài chim có nguy cơ đe dọa tuyệt chủng ở Việt Nam và thế giới như: Đại bàng đen (Aquila clanga), cồng cộc, cốc đế (Phala crocraniger), chàng bè (Pelecanus pholippensis), cò nhạn, cò ốc . riêng già sói (Leptoptilos javanicus) là giống chim đang có nguy cơ tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu. Về thuỷ sản U Minh Thượng gồm 37 loài cá trong đó có các loài có giá trị kinh tế cao: cá rô đồng, thác lát, lóc, dày, sặc rằn, trê vàng, cá lóc bông, cá còm, cá trê trắng .Trong đó có 4 loài được xếp váo sách đỏ Việt Nam: cá lóc bông, cá còm, cá trê trắng, cá lóc.
  51. 52 Nơi đây, được thiên nhiên ưu đãi với tiềm năng sinh thái đa dạng rất thuận lợi cho phát triển DLST; bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái; khai thác tốt tiềm năng lợi thế nơi đây sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của người dân địa phương. + Rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương, Kiên Hải: Với hơn 30% diện tích là đồi núi và hải đảo, rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ngập nước. Động vật hoang dã có trên 80 loài thú thuộc 8 bộ tập trung chủ yếu là ở Hòn Chông. Do khu vực này có nhiều vách đá, hang động, vịnh biển, thích hợp cho các loài thú nhỏ và chim nước cư trú với số lượng lớn và chủng loại phong phú. Trong 55 loài chim phát hiện được nhiều loài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với bảo vệ đa dạng ở Việt Nam và trên thế giới như: Sếu cổ troại, cò quắm cánh xanh, và hạt cổ trắng (Ciconiae piseopus) là những loài có nguy cơ tuyệt chủng. KDTSQ tỉnh Kiên Giang là nơi tập trung nhiều hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ sinh thái rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh, hệ sinh thái rừng trên núi đá, hệ sinh thái rừng ngập mặn chua phèn, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rú bụi ven biển và hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển. Đây là nơi bảo tồn nhiều nguồn gen động vật và thực vật quý hiếm có tiềm năng rất lớn để phát triển DLST. Đây là nơi trọng điểm của tỉnh Kiên Giang để phát triển du lịch và bảo tồn da dạng sinh học và là nơi có thể thu hút một lượng khách du lịch lớn trong nước và quốc tế. Phát triển DLST sẽ góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường và thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển. - Tiềm năng biển, đảo Vùng biển tỉnh Kiên Giang rộng 63.290 km2, chiều dài bờ biển 200km có hơn 105 hòn đảo lớn nhỏ; nằm trong vịnh Thái Lan, có đường biên giới giáp với Campuchia, Thái Lan, Malaysia. Đây là trung tâm của khu vực ASEAN, đồng thời là địa điểm lý tưởng để khai thác phát triển DLST biển và du lịch quốc tế. Biển Kiên Giang có độ sâu trung bình 25 đến 30 m, nơi sâu
  52. 53 nhất là 50m. Đây là vùng biển ít sóng lớn, độ cao lớn nhất của sóng biển không quá 5m và không có sóng ngầm tạo điều kiện cho các loài hải sản sinh sống và phát triển. Biển tỉnh Kiên Giang có nhiều san hô, khoản 200 ha, cùng với 12.000 ha thảm cỏ biển, nơi cư trú nguồn thức ăn cho nhiều loài cá biển, loại động vật quý hiếm, tạo ra cho nguồn sinh cảnh biển rất đa dạng và hấp dẫn khách du lịch. Thảm cỏ biển tỉnh Kiên Giang rất phong phú, đa dạng, có tới 10/18 loài được phân bố ở toàn vùng biển Việt Nam. San hô ở tỉnh Kiên Giang rất đa dạng về chủng loại, được phân bố ở các địa điển như: Phú Quốc, Nam Du, Thổ Châu .Ngoài ra, còn có các loài sinh vật biển quý hiếm khác như: Cá Ông, cá heo lưng gù, cá heo mõm dài, cá heo sọc, rùa biển, bò biển (Dugongs ), đồi mồi Tài nguyên biển còn có rừng ngập mặn, rất nhiều bãi biển đẹp, núi và hang động, hệ sinh thái biển đa dạng phong phú. Tỉnh Kiên Giang có bờ biển dài hoang sơ, sạch đẹp rất thuận lợi cho việc thưởng ngoạn cảnh đẹp tự nhiên và tắm biển như: bãi Dương Đông, Bãi Trường, bãi Hàm Rồng, Bãi Thơm, (Phú Quốc), Bãi Dương, Bãi Mũi Nai, (Hà Tiên, Kiên Lương). Từ các bãi biển du khách có thể du thuyền ra biển để câu cá, thẻ mực,và lặn biển thưởng ngoạn cảnh đẹp của san hô và thảm cỏ biển. Các bãi biển của tỉnh Kiên Giang có sức chứa du khách tương đối lớn và có khả năng thu hút một lượng khách du lịch cao cấp từ khách du lịch trong nước và quốc tế. Bãi Dương, Bãi Bầu, Chùa Hang, Hòn Phụ Tử xung quanh là một quần thể tự nhiên đẹp gắn với núi đồi hang động, rất thuận lợi cho du khách tham quan ngắm cảnh và thưởng thức những món ăn đặc sản. Tiềm năng du lịch biển, đảo của tỉnh Kiên Giang là rất lớn, là mũi nhọn quang trọng của DLST biển. Phát triển DLST biển, đảo để đảm bảo yêu cầu phát triển du lịch bền vững, bảo vệ tốt môi trường, cảnh quan thiên nhiên. Du lịch biển đảo mang lại nguồn danh thu lớn để phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Tỉnh Kiên Giang có 105 hòn đảo lớn, nhỏ. Tài nguyên đảo phong phú đa dạng. Trên nhiều đảo có bãi tắm, hang động, rừng, núi đá, động thực vật
  53. 54 phong phú và các di tích khác. Đảo Phú Quốc đang trở thành tâm điển thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Theo lộ trình đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch đến năm 2020 Phú Quốc sẻ có sân bay quốc tế Dương Đông, Cảng biển quốc tế, điện lưới quốc gia, hoàn chỉnh hệ thống giao thông trên đảo và các hạng mục hạ tầng khác để đoán 2 triệu lược khách du lịch mỗi năm. Bên cạnh, đảo Phú Quốc còn có nhiều đảo khác có cảnh quan thiên nhiên rất thuận lợi cho phát triển DLST như: Thổ Châu, An Thới, Nam Du, Hải Tặc, Bà Lụa, Hòn Nghệ, Hòn Tre, Hòn Sơn - Núi và hang động Núi và hang động tập trung nhiều ở Hà Tiên và Kiên Lương, Phú Quốc. Núi và hang động có cảnh quan thiên nhiên rất đẹp và có khả năng thu hút lượng khách đến tham quan nghiên cứu bao gồm: Pháo Đài, Tô Châu, Thạch Động, Chùa Hang Tỉnh Kiên Giang không giàu khoán sản, song trữ lượng một số loại đã phát hiện có giá trị trong phát triển công nghiệp, vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ. Núi đá vôi tỉnh Kiên Giang duy nhất có ở ĐBSCL không những có giá trị sản xuất vật liệu xây dựng mà còn tạo nên những hang động có ý nghĩa du lịch. Tỉnh Kiên Giang có 20 ngọn núi được phân bổ kéo dài theo bờ biển từ Thị xã Hà Tiên đến huyện Kiên Lương. Những ngọn núi này, tạo ra nơi đây cảnh quan kỳ thú. Thạch Động là một cảnh đẹp của Hà Tiên rất huyền bí về thuyết Thạch Sanh. 2.1.3. Các nguồn lực kinh tế - xã hội phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Kiên Giang Cơ sở vật chất kỹ thuật là một bộ phận quan trọng trong hoạt động du lịch. Những năm qua, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành đã có bước phát triển, đáp ứng được nhu cầu du khách. Năm 1995 hệ thống nhà hàng khách sạn tập trung ở công ty du lịch Tỉnh và các đơn vị nhà nước, chỉ có một vài đơn vị tư nhân đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh du lịch. Đến nay, hệ thống này đã được
  54. 55 mở rộng, các thành phần kinh tế đã mạnh dạn đầu tư nhằm hỗ trợ phục vụ du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển nhanh cả chiều rộng và chiều sâu đã phát huy được tác dụng. - Về cơ sở lưu trú Hiện nay, toàn tỉnh có 479 khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch hoạt động với tổng số 4.894 buồng, phòng; trong đó có 300 hộ kinh doanh cá thể với 1.625 phòng; tiêu chuẩn 4 sao có 1, 2 sao có 2 và 1 sao có 10 khách sạn. Năng lực và chất lượng được nâng lên đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Số buồng, phòng phân theo đơn vị kinh tế: doanh nghiệp Nhà nước có 3,9%, doanh nghiệp tư nhân và liên doanh chiếm 96,1%. Ngoài ra, còn hệ thống nhà trọ tương đối lớn phân bố điều ở các khu DLST. Trong những năm qua, Tỉnh Kiên Giang đã đầu tư vào kết cấu hạ tầng làm thay đổi diện mạo của hệ thống giao thông, cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc, đã chú trọng đầu tư nâng cấp sửa chữa và xây mới nhiều khách sạn, các dịch vụ, khu vui chơi giải trí. Nhiều khách sạn đưa vào sử dụng đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch; trong đó có khách sạn sinh thái chủ yếu là khu DLST Vườn Quốc Gia U Minh Thượng và Phú Quốc. Bảng 2.3: Số đơn vị phục vụ lưu trú 2000- 2007 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Cơ sở lưu trú (cơ sở) 44 46 46 50 107 132 373 379 Tổng số phòng (phòng) 748 913 952 1.175 1.912 2.241 4825 4.894 Nguồn: Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch Tỉnh Kiên Giang. Khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch tập trung ở các vùng trọng điểm du lịch như: Thành Phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và Phú Quốc. Chất lượng khách sạn đã từng bước được nâng lên. Một số khách sạn đã mở rộng loại hình dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch, như: masage, karaoke, biliard, hớt tóc Số lượng nhà trọ tăng đáng kể phục vụ tốt cho những ngày lễ hội cho
  55. 56 khách du lịch và hành hương. Công suất sử dụng bình quân của khách sạn năm 1998 chỉ đạt 49,88% năm 1999 đạt 30%, năm 2007 đạt trên 50%. Kết quả trên, là do những năm qua việc đầu tư cơ sở vật chất và nâng cấp trang thiết bị dịch vụ trong các cơ sở lưu trú của công ty du lịch tỉnh, các thành phần kinh tế đã thấy được lợi thế về du lịch ở địa phương, nên đã mạnh dạn đầu tư xây dựng, tham gia hoạt động kinh doanh du lịch, Tỉ lệ khách sạn, buồng, giường tư nhân tăng lên đáng kể. Từ đó, kích thích kinh tế của địa phương phát triển. - Về cơ sở ăn uống: Hiện nay, toàn tỉnh có 45 nhà hàng chuyên doanh tổng hợp và một bộ phận nhà hàng nằm trong các khách sạn. Trong đó, có một số nhà hàng khách sạn lớn như: Nhà hàng khách sạn Tô Châu 72 ghế, Nhà hàng khách sạn 1-5: 48 ghế, Nhà hàng khách sạn Bình Minh:16 ghế, Nhà hàng Hải Âu: 300 ghế, Nhà hàng Hòn Trẹm: 35 ghế .Ngoài ra, trong tỉnh còn có các nhà hàng chuyên doanh tổng hợp với qui mô lớn và trang thiết bị tốt của tư nhân như: Hướng Dương, Phước Lộc Thọ, Như Ngọc, với tổng số ghế là 1.970 ghế. Những năm qua, việc kinh doanh nhà hàng ăn uống chỉ tập trung trên địa bàn Thành phố Rạch Giá, Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng trang thiết vị, mở rộng diện tích kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trong hoạt động tư nhân chiếm tỷ trọng lớn (80%), do tính chủ động trong quản lý kinh doanh phần lớn các đơn vị điều trải qua hoạt động kinh doanh ăn uống trước khi chuyển sanh kinh doanh nhà hàng. Riêng nhà hàng của doanh nghiệp Nhà Nước tuy mới trở lại kinh doanh năm 1997 nhưng đã phát huy tác dụng, cán bộ công nhân viên của đơn vị đã được qua đào tạo; cung cách, chất lượng phục vụ ngày một nâng lên; xây dựng được những sản phẩm du lịch trọn gói ngày một tốt hơn. - Về loại hình DLST Hiện nay, loại hình DLST chưa được phát triển phong phú, đa dạng chủ yếu là tham quan ngắm cảnh thiên nhiên, tắm biển, tham quan núi đá, hang