Một số Lý thuyết công tác xã hội ở Việt Nam và Đức

pdf 60 trang hapham 4150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số Lý thuyết công tác xã hội ở Việt Nam và Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmot_so_ly_thuyet_cong_tac_xa_hoi_o_viet_nam_va_duc.pdf

Nội dung text: Một số Lý thuyết công tác xã hội ở Việt Nam và Đức

  1. CHỦ BIÊN TẬP Gs. Ts. Juliane Sagebiel, ThS. Ngân Nguyễn-Meyer MỘT SỐ LÝ THUYẾT CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM VÀ ĐỨC ST Nhà xuất bản . Thành phố Hồ Chí Minh - 2012 1
  2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM VÀ ĐỨC CHỦ BIÊN TẬP Gs. Ts. Juliane Sagebiel, ThS. Ngân Nguyễn-Meyer NHÓM TÁC GIẢ ThS. Lê Chí An, Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Gs. Ts. Stefan Borrmann, Đại học ứng dụng Landshut, CHLB Đức ThS. Lê Thị Mỹ Hiền, Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh ThS. Ngân Nguyễn-Meyer, Đại học ứng dụng Munich, CHLB Đức ThS. Tôn-Nữ Ái-Phương, Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Gs. Ts. Juliane Sagebiel, Đại học ứng dụng Munich, CHLB Đức Gs. Ts. Christian Spatscheck, Đại học ứng dụng Bremen, CHLB Đức @ Tủ sách Bộ môn Công tác Xã hội 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Gs. Ts. Juliane Sagebiel, ThS. Ngân Nguyễn-Meyer Cuốn sách này là cuốn sách đầu tiên trong khuôn khổ hợp tác quốc tế giữa trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam), khoa Xã hội học và Công tác xã hội (CTXH), và trường Đại học Munich (CHLB Đức), khoa khoa học xã hội ứng dụng. Trong quá trình trao đổi về kiến thức và quá trình xây dựng lý thuyết CTXH ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy các lý thuyết CTXH của Đức hoàn toàn không được biết đến ở đây. Như chúng tôi được biết, không có một bản dịch tiếng Anh nào ở Việt Nam phản ánh cuộc tranh luận về lý thuyết hiện nay ở các nước sử dụng tiếng Đức. Để phát triển khoa học CTXH ở Việt Nam người ta thường sử dụng các cuốn sách được xuất bản bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Lý thuyết, mô hình và phương pháp từ Mỹ, Canada, Anh và các quốc gia châu Á được biết đến rộng rãi, được giảng dạy và ứng dụng trong thực hành. Dựa vào đó, chúng tôi đưa ra một câu hỏi điển hình của người Đức: Các bạn hệ thống hóa lượng kiến thức phức tạp này như thế nào? Vì sao chúng tôi đặt ra câu hỏi này? Theo hiểu biết khoa học của chúng tôi, cần có một cấu trúc để sắp xếp kiến thức, từ đó người ta mới có thể nói đến CTXH dựa trên nền tảng khoa học. Việc du nhập ngẫu nhiên các lý thuyết, mô hình và phương pháp từ các ngành khoa học và nền văn hóa khác không đủ để thỏa mãn những nhu cầu hiện tại và các thách thức xã hội tại Việt Nam. Đó là do CTXH luôn phản ứng với sự phát triển xã hội và các vấn đề nảy sinh từ đó. Trong mối tương quan này, tác giả Lê Chí An trình bày ở cuối chương hai rằng CTXH ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa cần phải phát triển những lý thuyết của riêng mình đáp ứng sự phát triển xã hội và các vấn đề phát sinh ở Việt Nam. Nói cách khác, những gì đúng với CTXH ở Mỹ hay ở Đức chưa chắc đã đúng khi áp dụng ở Việt Nam. Chúng tôi minh họa điều này bằng hình ảnh sau: một người khát nước và đi vào siêu thị. Anh ta đứng trước giá chất đầy đồ uống, rượu, nước v.v. Để có thể chọn được đồ uống phù hợp, anh ta phải biết có những loại đồ uống nào, tác dụng của chúng ra sao và anh ta cần thứ đồ uống nào vào thời điểm đó. Chỉ khi đó anh ta có thể chọn được thứ đồ uống phù hợp. Câu trả lời đầu tiên có vẻ là: “Bạn muốn mua cả siêu thị“. Không, đó không phải là điều chúng tôi muốn và chúng ta cũng không thể thực hiện được điều này. Nhiệm vụ của chúng ta là phát triển một hệ thống lý thuyết khoa học với những lý thuyết, mô hình và phương pháp mà được kiểm chứng để xem liệu chúng có phù hợp với CTXH ở Việt Nam hay không, trên cơ sở đó người ta có thể tìm thấy được những công cụ cần thiết để xây dựng lý thuyết CTXH cho riêng Việt Nam. Một hệ thống lý thuyết khoa học như vậy cần thỏa mãn ít nhất ba điều kiện sau: 1. Nó phải làm rõ CTXH xuất phát từ nhân sinh quan và xã hội quan nào? Lý thuyết, mô hình và phương pháp mà không tương thích với nhân sinh quan và xã hội quan thì sẽ không thể ứng dụng vào CTXH. 2. Đối tượng của lý thuyết, mô hình và phương pháp CTXH phải được định nghĩa rõ ràng. Nếu lý thuyết, mô hình và phương pháp của các ngành khoa học khác hoặc ngành nghề khác không liên quan đến đối tượng này thì chúng không có tác dụng đối với nền tảng khoa học của CTXH. 3. Người ta phải làm rõ rằng phương pháp nhận thức khoa học và phương pháp nghiên cứu nào được sử dụng trong hệ thống lý thuyết khoa học. Tiến bộ khoa học và thành quả tri thức CTXH chỉ có thể đạt được thông qua những phương pháp phù hợp. 3
  4. Dự án sách này cần đảm bảo ba điều kiện trên và đưa ra những gợi ý để xây dựng hệ thống lý thuyết khoa học đó. Nếu mục đích này thành công thì những lý thuyết, mô hình và phương pháp CTXH từ những nền văn hóa khác có thể được kiểm chứng bởi những chuyên gia CTXH của Việt Nam, qua đó tránh được sự xâm chiếm của lý thuyết và phương pháp nước ngoài. Ở chương một, hai tác giả Stefan Borrmann và Christian Spatscheck giới thiệu những điều kiện lý thuyết khoa học cho khoa học CTXH. Trước tiên, họ miêu tả những yếu tố tổ chức chung của các ngành khoa học, sau đó phác thảo quá trình phát triển lý thuyết CTXH trong khối nói tiếng Đức trong thế kỷ trước. Với tư cách là môn khoa học hành động mà phát triển kiến thức để phân tích và giải quyết các vấn đề thực tiễn, khoa học CTXH cần có tính liên ngành. Ở cuối chương, ông Spatscheck và ông Borrmann miêu tả mối quan hệ của CTXH với các ngành khoa học liên đới (xã hội học, tâm lý học, triết học, y học, luật học v.v.). Trong chương hai, ông Lê Chí An trình bày lịch sử phát triển CTXH ở Việt Nam đặc biệt từ những năm 1940 đến nay. Cuối cùng, ông xác định những thách thức cơ bản đối với CTXH ở Việt Nam hiện nay. Trong chương này, ông Lê Chí An liên hệ với nền tảng truyền thống, văn hóa và khoa học hiện đại của CTXH ở Việt Nam. Sự phân biệt thường thấy trong thực hành giữa CTXH với cộng đồng, với nhóm và cá nhân được phản ánh lại trong sự phân chia các nhóm lý thuyết CTXH. Trong phần đầu chương ba, tác giả Tôn-Nữ Ái-Phương giới thiệu các lý thuyết tập trung vào cá nhân và môi trường của họ. Ở đây đã đã đề cập đến những lý thuyết hay mô hình tập trung vào hệ thống, môi trường của chúng cũng như sự phát triển con người. Sau đó, tác giả Lê Thị Mỹ Hiền trình bày bốn lý thuyết về phát triển cộng đồng. Ở phần đầu của chương bốn, hai tác giả Ngân Nguyễn-Meyer và Juliane Sagebiel trình bày nội dung hành động chuyên nghiệp trong CTXH, những kiến thức cần thiết để đạt được mức độ chuyên nghiệp trong hành động, nhiệm vụ của chuyên ngành CTXH cũng như cấp độ hoạt động của CTXH. Ở phần tiếp theo, chúng tôi muốn giới thiệu đến giới chuyên môn của Việt Nam hai lý thuyết CTXH tiêu biểu của Đức. Trọng tâm nội dung của chương này dựa trên hệ thống phân tích do các tác giả Spatscheck, Borrmann và chúng tôi đưa ra nhằm so sánh hai lý thuyết này cũng như kiểm chứng phạm vi của chúng. Cuối cùng, chúng tôi thảo luận giới hạn và tác dụng của chúng khi áp dụng vào đào tạo và thực hành dưới khía cạnh khác biệt văn hóa của Việt Nam và Đức. Để hoàn thành cuốn sách này, các đồng nghiệp của Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, ông Lê Chí An, bà Tôn-Nữ Ái-Phương và bà Lê Thị Mỹ Hiền đã nhiệt tình hợp tác. Chúng tôi muốn chân thành cảm ơn họ vì điều đó và rất mong rằng chúng ta tiếp tục hợp tác thành công như dự án này. Không có sự giúp đỡ về mặt tổ chức và tài chính, cuốn sách này không thể đến với giới chuyên môn. Do vậy, chúng tôi muốn thay mặt tất cả các tác giả cảm ơn tổ chức Hanns-Seidel- Stiftung e.V. tại Việt Nam. Chúng tôi cũng cám ơn hai sinh viên Sabine Kraus và Claudia Steinmaier đã trợ giúp chúng tôi về mặt nội dung. Cuối cùng, chúng tôi muốn cám ơn chị Bettina Sagebiel vì sự biên tập chuyên nghiệp của chị cho các bài viết tiếng Đức. 4
  5. ĐIỀU KIỆN LÝ THUYẾT KHOA HỌC CỦA KHOA HỌC CÔNG TÁC XÃ HỘI Gs. Ts. Stefan Borrmann, Gs. Ts. Christian Spatscheck Lời dẫn Liên đoàn nhân viên công tác xã hội thế giới (IFSW) đã nêu rõ trong định nghĩa về công tác xã hội năm 2000 rằng công tác xã hội (CTXH) xây dựng phương pháp chuyên nghiệp của mình dựa trên cơ sở của một tập hợp có hệ thống những kiến thức duy nghiệm thu thập từ nghiên cứu và đánh giá thực tiễn, bao gồm cả kiến thức trong từng bối cảnh và trường hợp cụ thể, và công nhận tính phức tạp trong mối tương tác giữa con người và môi trường. Khái niệm CTXH chuyên nghiệp xuất phát từ các lý thuyết về phát triển và hành vi con người cũng như lý thuyết về hệ thống xã hội, nhằm phân tích các tình huống phức tạp và hỗ trợ sự phát triển cá nhân, tổ chức, văn hóa và xã hội (theo IFSW 2000). Nhiệm vụ của khoa học nói chung là thu thập những kiến thức duy nghiệm và tập hợp chúng một cách hệ thống, do đó nhiệm vụ của môn khoa học CTXH là tập hợp và hệ thống hóa những kiến thức duy nghiệm về công tác xã hội thu thập được qua nghiên cứu và đánh giá thực tiễn và ứng dụng chúng vào thực tế. Yêu cầu này hoàn toàn không mới. Một trong những nữ tiên phong về CTXH đã đề cập rõ ràng về nền tảng khoa học của thực hành CTXH. Ilse von Arlt (1876-1960) đã khẳng định vào đầu thế kỷ thứ 20 rằng „Nếu nhiệm vụ to lớn của CTXH trong thế giới hiện đại là chăm lo cho cuộc sống con người thì nó phải sử dụng thứ công cụ mà chúng ta quen thuộc, đó chính là khoa học“ và nhiệm vụ của „Môn khoa học cơ bản về nghèo đói và chống nghèo đói“ là phải nhận biết những tổn thất đã xảy ra hay còn là nguy cơ, hiểu rõ nguyên nhân trực tiếp cũng như gián tiếp của chúng, tác động của chúng lên con người hay môi trường, hiểu rõ nhịp độ suy thoái cũng như phân tích toàn bộ các yếu tố thuận lợi và bất lợi, nắm được những phương án hỗ trợ sẵn có và khả thi, cách sử dụng cũng như đánh giá hiệu quả của chúng (theo Arlt 1958, 51). Tuy nhiên chỉ khi cấp độ nhận thức luận được xác định rõ ràng, khoa học mới có thể thực hiện được nhiệm vụ này. Nhiệm vụ của Khoa học CTXH Công tác xã hội với tư cách là một môn khoa học nghiên cứu các vấn đề xã hội và cách ngăn cản hay vượt qua chúng bằng các phương pháp nghiên cứu và lý luận khoa học. Công tác xã hội với tư cách là một môn thực hành nói đến các phương pháp hành động mang tính chuyên nghiệp dựa trên cơ sở kiến thức khoa học, qua đó nhằm phòng tránh hoặc khắc phục cụ thể các vấn đề xã hội trong cuộc sống hàng ngày. Công tác xã hội với tư cách là một ngành đào tạo đào tạo phục vụ cho nghiên cứu và thực hành công tác xã hội. Nói cách khác, khoa học công tác xã hội là câu trả lời bằng tư duy và thực hành công tác xã hội là câu trả lời bằng hành động đối với các vấn đề xã hội. CTXH với tư cách đào tạo giảng dạy các cách giải pháp cho các vấn đề xã hội bằng cả suy 5
  6. nghĩ và hành động (Staub-Bernasconi 1991, 3). 85 năm trước, Alice Salomon đã nhấn mạnh tính độc lập cũng như sự liên kết chặt chẽ của ba lĩnh vực khoa học, thực hành và đào tạo Công tác xã hội (Salomon 1927, 109ff.). Thoạt nhìn, việc phân biệt giữa khoa học và thực hành công tác xã hội có vẻ rất phức tạp. Tuy nhiên hành động thực hành và công việc khoa học là hai thứ hoàn toàn khác nhau. Chúng tôi cho rằng cần phải có một sự phân biệt rõ ràng về cả mặt ngôn từ và nội dung nhằm cải thiện sự hợp tác giữa các nhà thực hành và các nhà khoa học công tác xã hội. Nếu thiếu tôn trọng ranh giới giữa khoa học và thực hành sẽ dẫn đến những sự nhầm lẫn nghiêm trọng và những sự tranh cãi về vai trò giữa các bên tham gia. Chúng tôi cho rằng mối quan hệ khó khăn giữa các nhà thực hành và nhà nghiên cứu công tác xã hội chủ yếu là do ranh giới trách nhiệm và vai trò giữa hai bên không được coi trọng đúng mức. Các yếu tố tổ chức của khoa học Một khối lượng tri thức dù lớn cũng không tạo thành một ngành khoa học. Để có thể trở thành một ngành khoa học, trước tiên kiến thức cần được sắp xếp theo một nguyên tắc nhất định. Đó chính là nhiệm vụ của các yếu tố tổ chức, chúng không hạn chế hay cản trở sự phát triển của các ngành khoa học mà góp phần thúc đẩy quá trình thu thập và áp dụng tri thức mà những tri thức này có cơ sở khoa học và có thể kiểm chứng được. Mỗi một lĩnh vực chuyên môn muốn được cộng đồng khoa học và công chúng công nhận là một ngành khoa học phải thỏa mãn những điều kiện nhất định, những điều kiện này tạo thành những yếu tố tổ chức của một ngành khoa học: 1) Những luận điểm trong cùng một lĩnh vực chuyên môn phải có chung đối tượng 2) Phương pháp nhận thức phải được định nghĩa rõ ràng 3) Các lý thuyết khoa học phải được đưa ra. Ngoài ra cần chú ý rằng mối quan tâm cá nhân của các nhà khoa học đối với những khía cạnh hoặc quan điểm triết học, lý luận nhận thức hoặc lý thuyết khoa học nhất định mà dựa vào đó họ tiếp cận phạm vi đối tượng nghiên cứu cũng như lựa chọn phương pháp nhận thức sẽ ảnh hưởng đến cách đánh giá các yếu tổ tổ chức cũng như nội dung của chúng. (1) Đối tượng của một ngành khoa học Nội dung được nghiên cứu trong một ngành khoa học được gọi chung là đối tượng (hoặc phạm vi đối tượng, lĩnh vực đối tượng hay tiếng la-tinh là: Object) của ngành khoa học đó. Khái niệm „đối tượng“ này có thể bị hiểu sai thành một khái niệm vật chất, ví dụ như một cái cây hay một ngôi sao. „Đối tượng“ của một ngành khoa học cũng có thể là một quá trình hoặc một sự việc phi vật chất (ví dụ như các quá trình, các chức năng) (Mittelstraß 1995a, 714; Elias 1996, 62 v.v.). Đối tượng của một ngành khoa học chỉ là một phần nhỏ của toàn thể hiện thực của thế giới cuộc sống. Tất cả thành viên của một ngành khoa học hướng toàn bộ sự chú ý của mình vào phần hiện thực nhỏ đó. Sức liên kết trong mỗi ngành khoa học phụ thuộc vào sự nhất trí của tất cả thành viên về phần hiện thực đó. Do cùng một phần hiện thực có thể được quan sát từ nhiều khía cạnh khác nhau, triết học truyền thống phân biệt giữa đối tượng thực tế và đối tượng hình thức. Các 6
  7. đối tượng cùng với toàn bộ những hình thái chủ yếu và bất kỳ của nó được gọi là đối tượng thực tế. Một khía cạnh nhất định – một dạng thức hay hình thái – là đối tượng nghiên cứu của một ngành khoa học nào đó được gọi là đối tượng hình thức. Một đối tượng thực tế có thể là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ ngành khoa học khác nhau. Tuy nhiên trong mỗi một ngành khoa học nó sẽ được nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau. Do tính đa dạng của đối tượng hình thức mà mỗi ngành khoa học đều có sự khác biệt. Do đó, nếu CTXH theo nghĩa rộng nhằm mục đích phòng tránh hoặc vượt qua các vấn đề xã hội, thì điều này không có nghĩa rằng vấn đề xã hội phải là đối tượng duy nhất của Khoa học CTXH. Xã hội học, luật học hoặc y học cũng có thể nghiên cứu các vấn đề xã hội. Tuy nhiên CTXH nghiên cứu chúng ở một khía cạnh đặc biệt. (2) Phương pháp thu thập tri thức (Lý thuyết tiền tố - meta theory) Các kiến thức khoa học được thu thập, đánh giá, sắp xếp, liên kết và kiểm chứng bằng các phương pháp nghiên cứu (Mittelstraß 1995b, 876-887). Những phương pháp nhận thức này phụ thuộc vào đối tượng (đối tượng hình thức) của từng ngành khoa học. Tùy vào đặc trưng của những lĩnh vực đối tượng khác nhau của mỗi ngành khoa học mà người ta xác định và áp dụng phương pháp nhận thức khác nhau. Việc ứng dụng phương pháp của một ngành khoa học sang một ngành khoa học khác có thể hoàn toàn không đem lại kết quả do phương pháp này không phù hợp với đối tượng của ngành kia. Trong một ngành khoa học nhiều phương pháp khác nhau có thể cùng tồn tại và không nhất thiết phải loại trừ lẫn nhau. Các nhà khoa học trong cùng một ngành cũng không nhất thiết phải nhất trí về một phương pháp chung. Họ có thể cạnh tranh với nhau bằng cách sử dụng những lời giải riêng. Phương pháp nhận thức phong phú dẫn đến sự đa dạng của các lời giải cũng như của các phương án thực hành. Sự da đạng này bao gồm mâu thuẫn và tương đồng, loại trừ và bổ sung. Các lý thuyết khoa học và những phương pháp luận được phát triển từ đó để nghiên cứu một đối tượng nhất định được gọi là lý thuyết tiền tố (meta theory). Sự lựa chọn những lý thuyết khoa học nhất định và phương pháp nhận thức tương ứng không nhất thiết phụ thuộc vào những quan điểm triết học-nhân sinh quan mà bản thân nó lại chịu ảnh hưởng của kinh nghiệm sống của cá nhân các nhà khoa học và các lý thuyết thường thức của họ. Mỗi nhà khoa học Công tác xã hội phải có khả năng nắm vững và xác định một cơ sở lý thuyết khoa học thống nhất dựa trên nỗ lực thu thập kiến thức của mình qua công tác nghiên cứu. Nếu không, lao động của nhà khoa học ấy chỉ là một thử nghiệm thiếu tính liên kết các phương pháp khác nhau chứ không phải là nghiên cứu khoa học. (3) Các hệ thống của các luận điểm khoa học (Các lý thuyết đối tượng) Đơn vị nhỏ nhất của luận điểm khoa học được gọi là các định lý (theorems). Nếu các luận điểm khoa học về một đối tượng nhất định được công nhận là một học thuyết, luận điểm này (Theorems) không được phép đứng một mình mà phải đứng trong một tổng thể hay hệ thống của các luận điểm. Hệ thống các luận điểm này (system) phải đạt được một mức độ khép kín nhất định (theo Luhmann 1990, 403-432; Mittelstraß 1996, 259-270). Khái niệm hệ thống ở đây được hiểu là „một đơn vị tổng thể những kiến thức đa dạng của một ý tưởng (Immanuel Kant). Một kiến thức đơn lẻ hay nhiều kiến thức không liên kết với nhau đều không tạo nên một hệ thống hay một 7
  8. lý thuyết. Một hệ thống chỉ có thể hình thành từ sự liên kết và sắp xếp theo một nguyên tắc trật tự chung, mà qua đó mỗi một thành phần của tổng thể đều có vị trí và chức năng nhất định của mình. „Lý thuyết là mô hình các mối quan hệ mà người ta có thể quan sát được“ (Elias 1996, 39). Một hệ thống của các mối liên kết mà người ta chủ định xây dựng với cấu trúc hoàn hảo của các luận điểm - ít nhất là với một đơn vị nhỏ nhất - được gọi là lý thuyết. „Lý thuyết là cái mà duy trì động cơ một cách bí mật.“ (Theodor W. Adorno). Các khái niệm „Hệ thống“, „Lý thuyết“ và „Khoa học“ đôi khi được sử dụng như những từ đồng nghĩa. Trong một ngành khoa học, nhiều lý thuyết có thể cùng phát triển như những khả năng nhận thức thi đua với nhau và tồn tại bên cạnh nhau. Dần dần, các lý thuyết kém hiệu quả hơn sẽ trở nên dư thừa và bị loại bỏ bởi các lý thuyết có hiệu quả tốt hơn. (Ströker 1973, 102f.). Các lý thuyết khoa học tồn tại dưới rất nhiều „cấp độ“ và „phạm vi“ khác nhau. Các nhà khoa học vẫn đang tranh cãi về cấp độ và phạm vi của các lý thuyết. Phổ biến nhất là cách phân biệt giữa các lý thuyết vĩ mô, lý thuyết trung mô và lý thuyết vi mô, hoặc lý thuyết tổng thể, lý thuyết lớn và lý thuyết thành phần, hoặc lý thuyết tổng quát mang tính toàn thể và lý thuyết mang tính đặc biệt. Lý thuyết cũng là những liên kết khoa học lớn hơn mà bản thân chúng đưa ra một khía cạnh hoặc một phạm vi phân tích. Theo cách định nghĩa này thì lĩnh vực phân tích tâm lý hoặc lý thuyết hành vi có thể được hiểu là những lý thuyết lớn. Bản chất mang tính khía cạnh của những lý thuyết hoặc quan điểm này dễ gây ra những trái nghịch có vẻ khó thỏa hiệp (sự phân cực). Tính đa dạng của các học thuyết là rất cần thiết. Đối tượng của khoa học càng phức tạp thì phương pháp nhận thức và lý thuyết khoa học càng phong phú. Một học thuyết đơn lẻ không thể phản ảnh được một hiện thực phức tạp. Tùy vào từng khuôn khổ nhất định, các lý thuyết có vẻ mâu thuẫn nhau sẽ mất dần tính đối lập và tìm được chỗ đứng của mình trong một lý thuyết tổng thể. Lý thuyết tổng thể tạo ra một mái nhà (nguyên tắc sắp xếp) chung cho các lý thuyết đơn lẻ. Tính đa nguyên ở đây không có nghĩa là các lý thuyết đứng riêng lẻ và phục vụ những mục đích riêng; chúng cần phải kết nối với nhau và phục vụ một mục đích chung. Việc phân biệt giữa các lý thuyết tiền tố và các lý thuyết đối tượng là thường có và quan trọng đối với việc thảo luận các phương hướng và kết quả nghiên cứu. Trong các lý thuyết tiền tố tập hợp và giải thích những luận điểm về phương pháp nhận thức mà từ đó dẫn đến đối tượng của ngành khoa học. Các luận điểm lý thuyết tiền tố là kết quả của quá trình tư duy về các tiền đề, điều kiện, khả năng và giới hạn của nhận thức và nghiên cứu trong một ngành khoa học. Như vậy, lý thuyết tiền tố chỉ gián tiếp liên quan đến đối tượng khoa học. Các lý thuyết đối tượng tổng hợp các luận điểm liên quan trực tiếp đến đối tượng của ngành khoa học; lý thuyết đối tượng là các hệ thống các luận điểm về nội dung của một ngành khoa học về đối tượng nghiên cứu của nó. Lý thuyết đối tượng phụ thuộc vào lý thuyết tiền tố bởi vì lý thuyết tiền tố là nền tảng cho lý thuyết đối tượng. Tóm tắt lại, các lý thuyết khoa học hiểu theo nghĩa rộng cần thỏa mãn ít nhất là những yêu cầu hình thức sau đây: Đối tượng của lý thuyết phải được định nghĩa rõ ràng. Phương pháp nhận thức và phương pháp nghiên cứu được chọn và áp dụng cần được nêu rõ, nghĩa là phải được tổng hợp lại trong lý thuyết tiền tố. 8
  9. Nhiều luận điểm đạt được thông qua các phương pháp nhận thức khoa học mà đã được đưa ra trở thành đối tượng của lý thuyết. Các luận điểm phải liên kết với nhau. Hệ thống các luận điểm phải đạt được một mức độ khép kín nhất định, tức là một lý thuyết đối tượng phải được phát triển. Các lý thuyết của khoa học CTXH cũng phải đáp ứng những yêu cầu chung này. Xây dựng lý thuyết trong Công tác xã hội Lý thuyết CTXH là một chuỗi những luận điểm mang nội dung phòng tránh và vượt qua các vấn đề xã hội. Lịch sử của CTXH chỉ rõ rằng trong mọi thời kỳ con người không chỉ phản ứng tự phát trong những lúc hoạn nạn của bản thân và xã hội mà còn tìm cách nghiên cứu các vấn đề xã hội một cách có hệ thống, tìm kiếm các cách thức phòng tránh và vượt qua chúng cũng như tổng hợp những kiến thức đạt được thành hệ thống luận điểm (lý thuyết) và các mô hình hành động. Trong suốt quá trình lịch sử đến hiện tại, CTXH luôn giàu kiến thức lý thuyết và thực hành nhằm phòng tránh và vượt qua các vấn đề xã hội. Thế giới tri thức của khoa học công tác xã hội cần được khai phá, bổ sung và phát triển thêm để thực hiện chức năng phòng tránh và vượt qua các vấn đề xã hội còn tồn tại. Cũng như thế giới nhân sinh, thế giới tri thức CTXH cũng có nhiều đòi hỏi, mang tính chồng chéo, phức tạp và đầy mâu thuẫn (Thiersch 1986, 204). (1) Thế giới lý thuyết Công tác xã hội Các lý thuyết và mô hình CTXH đã được tổng hợp nhiều lần. Ngay từ năm 1932, Alice Salomon đã cho xuất bản tổng hợp lý thuyết như vậy trong cuốn sách „Những nhà lãnh đạo xã hội“. Theo bà, việc tìm hiểu các nhà lãnh đạo xã hội, tính cách, công trình và ý tưởng của họ sẽ giúp hiểu rõ hơn rằng nhiệm vụ của nhân loại luôn thay đổi qua các thế kỷ nhưng về bản chất luôn tồn tại vĩnh cửu và bất biến cũng như hiểu rõ hơn nghĩa vụ giúp đỡ lẫn nhau và góp phần vào quá trình xây dựng công bằng xã hội trên trái đất này (Salomon 1932, 5). Thực ra Salomon muốn chủ yếu khắc họa hình ảnh „nhà thực hành theo chủ nghĩa lý tưởng xã hội chứ không phải nhà lý thuyết“; tuy nhiên bà nhấn mạnh rằng các nhà thực hành cũng cần nắm vững lý thuyết về câu hỏi xã hội. Trong cuốn sách, bà cũng miêu tả rõ quan điểm này. Trong việc lựa chọn các nhà lãnh đạo xã hội tiêu biểu, Salomon một mặt muốn thể hiện tính đa dạng của thế giới quan của những nhà lãnh đạo xã hội, mặt khác bà muốn xem xét các đại biểu nam và nữ từ nhiều quốc gia khác nhau với những lĩnh vực công việc khác nhau. Các ấn phẩm chuyên môn bằng tiếng Đức từ hơn 30 năm nay hầu như đều nêu những cái tên giống nhau, những người đã phát triển các lý thuyết liên quan đến CTXH (Rünger 1964; Scherpner 1974; Vahsen 1975; Böttcher 1975; Lukas 1979; Schmidt 1981; Thiersch/Rauschenbach 1987; Winkler 1988; 1993; Landwehr/Baron 1991; Engelke 1992; 1998; Schilling 1997; Niemeyer 1998; Hamburger 2003; Erath 2006; Schilling/Zeller 2007; May 2008; Engelke/Borrmann/Spatscheck 2009 v.v.). Nhìn chung đã có một loạt các tác giả kinh điển đại diện cho giới khoa học Công tác xã hội trong khối sử dụng tiếng Đức. Trong đó có những tác giả có thể kể đến như Sokrates, Platon, Aristoteles, Thomas von Aquin, Juan. L. Vives, Jean-Jacques 9
  10. Rousseau, Johann Gottlieb Fichte, Johann Heinrich Pestalozzi, Johann Hinrich Wichern, Don Bosco, Adolf Kolping, Karl Mager, Adolf Diesterweg, Paul Natorp, Aloys Fischer, Christian Jasper Klumker, Ilse von Arlt, Hans Scherpner, Gertrud Bäumer, Herman Nohl, Erich Weniger, Karl Wilker, Curt W. Bondy, Anton Makarenko, Carl Mennicke, August Aichhorn, Siegfried Bernfeld, Maria Montessori, Erving Goffman, Klaus Mollenhauer, Lutz Rössner, Walter Hornstein, Hans Thiersch, Silvia Staub- Bernasconi và rất nhiều người khác. (2) Những khác biệt văn hóa trong xây dựng lý thuyết Sự tập trung vào các lý thuyết bằng tiếng Đức và ưu thế trội hơn hẳn của các lý thuyết và mô hình phương tây trong các tác phẩm chuyên ngành tiếng Anh và tiếng Đức dẫn đến việc chỉ một phần các lý thuyết được biết đến. Trong Liên đoàn quốc tế các nhân viên CTXH có các đại diện đến từ châu Phi, châu Á, châu Úc, châu Âu và châu Mỹ (Nam và Bắc Mỹ). Các đại diện từ hơn 70 quốc gia đã đưa các lý thuyết mang tính khu vực về CTXH vào định nghĩa của Liên đoàn nhân viên công tác xã hội thế giới và đã nhấn mạnh tính khu vực của kiến thức và quá trình phát triển lý thuyết trong định nghĩa này. Nhìn tổng quan lý thuyết CTXH thế giới có thể thấy rằng, các lý thuyết CTXH và quá trình phát triển lý thuyết khác nhau đáng kể do đặc thù của cấu trúc tư duy và thói quen khác biệt giữa các quốc gia. Ngay cả trong trường hợp lân cận về mặt địa lý, con người cũng có cách nhìn nhận thế giới khác nhau, một phần cũng do nền tảng trí tuệ khác nhau. Ví dụ như người Đức - nói chung và vắn tắt – thường chịu ảnh hưởng của lối suy nghĩ mang tính duy lý và hệ thống mà tiêu biểu là nhà tin lành giáo Martin Luther (1483-1546) và những nhà tư tưởng lớn như Immanuel Kant (1724-1804) và Georg Wilhelm Hegel (1770-1831). Di sản khoa học nhân văn này thể hiện trong quá trình phát triển lý thuyết thông qua việc các học thuyết tổng quát toàn cầu thường có vị trị nổi trội và tính sư phạm đóng một vai trò quan trọng trong khối nói tiếng Đức. Trái lại, người Pháp và Bắc Mỹ không đưa ra những lý thuyết với yêu cầu giải thích cả thế giới, có nghĩa là họ không phát triển những lý thuyết về Chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa Phát-xít. Thay vào đó, người Pháp suy nghĩ nhiều hơn về chủ đề như thế nào là con người. Người Anh và Bắc Mỹ có thiên hướng thực dụng; họ không có những lý thuyết tổng quát toàn cầu, những lý thuyết CTXH của họ hầu hết có thiên hướng thực hành và trị liệu (treatment). Đạo Thiên chúa giáo có ảnh hưởng to lớn đến lý thuyết CTXH ở châu Âu và Bắc và Nam Mỹ, nhưng không phải ở châu Phi và châu Á. Ở đó, quá trình phát triển lý thuyết công tác xã hội chịu ảnh hưởng của những tôn giáo khác với thế giới quan, nhân sinh quan riêng. Ví dụ như, ở các nước phương Tây, quyền cá nhân được coi trọng hơn quyền xã hội; trong khi đó ở các nước phương Đông, gia đình và cộng đồng luôn được đặt lên trên nhu cầu và sở thích cá nhân. Rõ ràng là các lý thuyết và mô hình CTXH đổi tùy theo hoàn cảnh văn hóa, lịch sử, kinh tế-xã hội của từng quốc gia và từng thời kỳ (Payne 2005, 7-13). (3) Xây dựng mô hình tư duy (paradigma) Công tác xã hội Cũng như trong các ngành khoa học khác, Công tác xã hội cũng xây dựng những mô hình tư duy. Một mô hình tư duy trước hết là „một ví dụ điển hình“, bao hàm niềm tin và mong chờ nói chung về lý thuyết khoa học cũng như kiến thức, phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật đặc biệt mà bản thân chúng với tư cách là kiến thức nền tảng dưới hình thức diễn đạt trực tiếp hoặc gián tiếp sẽ dẫn dắt các nhà khoa học hoặc một tập thể các nhà khoa học tiếp cận đối tượng nghiên 10
  11. cứu. Trong ngành CTXH, có nhiều mô hình tư duy khác nhau; với những mô hình tư duy này người ta định nghĩa cho nhiều phương pháp nhìn nhận và tiếp cận đối tượng của CTXH một cách tóm tắt (Staub-Bernasconi 1998; Sahle 2002). (4) Miêu tả lý thuyết và mô hình Khi so sánh giữa các xuất bản bằng tiếng Đức và tiếng nước ngoài, có thể thấy rõ rằng không như trong các xuất bản tiếng Đức, trong các xuất bản tiếng nước ngoài, các lý thuyết không được đặt theo tên của tác giả mà theo nội dung (ví dụ như „Lý thuyết của Hans Thiersch“) mà được đặt tên theo nội dung của lý thuyết (ví dụ: „Lý thuyết CTXH có định hướng về thế giới nhân sinh“). Việc đặt tên các lý thuyết theo tên tác giả trong các xuất bản bằng tiếng Đức bắt nguồn từ Khoa học nhân văn, chủ yếu là từ Triết học. Trong tương lai, có lẽ là các lý thuyết CTXH sẽ không do một cá nhân phác thảo và phát triển mà do một nhóm, lý do là vì việc xây dựng lý thuyết CTXH làm một người quá sức. Việc này có thể sẽ dẫn đến hệ quả là các lý thuyết sẽ không được đặt theo tên tác giả mà theo nội dung hoặc khía cạnh trung tâm của nó, tương tự như cách các lý thuyết công tác xã hội được đặt tên trong các xuất bản bằng tiếng Anh. (5) Các cơ sở triết học và lý thuyết khoa học khác nhau Do các lý thuyết khoa học luôn được xây dựng trên các giả định triết học và lý thuyết khoa học, nên các nền tảng triết học và lý thuyết khoa học khác nhau sẽ dẫn dến những lý thuyết khác nhau. Đại biểu của các trường phái nhận thức hiện thực khác nhau thường mâu thuẫn không thể thỏa hiệp. Các nhà chủ nghĩa tạo dựng (constructivist) cực đoan giải thích rằng họ không thấy có mối liên hệ nào giữa bên trong và bên ngoài cũng như không tồn tại thế giới khách quan nào đối lập với chủ thể. Con người dần dần học cách coi bản thân là người quan sát, mà người quan sát này không có liên quan đến hiện thực mà chỉ có liên quan đến „hiện thực chủ quan được tạo ra từ kinh nghiệm của anh ta“. „Khách thể“ (Objects) không phải là đối tượng của thế giới mà có trước nhận thức mà là những giá trị riêng tương đối bền vững của một quá trình quan sát liên tục của một người quan sát tự tạo nên hiện thực. „Chủ thể“ (Subjects) không phải là cơ quan làm nền tảng cho quá trình tạo dựng hiện thực, mà là những hình dung được xây dựng từ quá trình quan sát (Bardmann 1997; Kleve 1999 u.a.). Các nhà khoa học hiện thực chủ nghĩa lại giải thích rằng họ chỉ nghiên cứu những gì có thật trong thế giới và hiện thực này thể hiện và biến đổi như thế nào. Theo cách hiểu này thì họ nghiên cứu những điểm mấu chốt của hiện thực và những vật thể tồn tại (Obrecht 2000; Staub-Bernasconi 2000 u.a.). Trong lịch sử khoa học phương Tây tồn tại hai phương pháp tiêu biểu để đạt được tri thức một cách hệ thống: phương pháp bình giải und phương pháp thực chứng. Nhà triết học người Berlin Wilhelm Dilthey (1833-1911) đã tóm tắt ngắn gọn hai phương pháp này như sau: „Chúng ta giải thích thế giới tự nhiên, chúng ta thông hiểu thế giới tinh thần.“ Theo Dilthey, giải thích là phương pháp nhận thức của khoa học tự nhiên và nhằm vào hiện thực không do con người tạo nên. Thông qua việc giải thích, một vật thể – ví dụ như một cái cây hay ngọn lửa – được làm sáng tỏ bằng cách làm rõ xuất xứ, chức năng và công dụng của nó. Cũng theo Dilthey, hiểu là phương pháp nhận thức của khoa học nhân văn và nhằm vào đối tượng là hiện thực do con người tạo ra ví 11
  12. dụ như suy nghĩ và cảm nhận. Hiểu xuất phát từ việc quen với một cái gì đó, khả năng thông cảm và cùng cảm nhận cũng như thu nhận dựa trên cơ sở của việc cùng hoàn cảnh. Hai phương pháp chính này có thể hiểu là hai thái cực mà ở giữa nó có nhiều cấp độ khác nhau. Trên cở sở của hai thái cực này, các con đường và phương pháp nhận thức khác nhau được xây dựng và phát triển thêm. Do chịu ảnh hưởng của các lý thuyết thực chứng của khoa học tự nhiên, câu hỏi về giá trị thường được đưa ra tranh cãi. Nhiều tác giả „từ trước đến nay coi việc giá trị là nền tảng cho thực hành Công tác xã hội/ Giáo dục xã hội là tất yếu, vì các hoạt động và cách hành động trong Công tác xã hội/ Giáo dục xã hội được định hướng bởi những chuẩn mực“ (Lowy 1983, 46). Hầu hết các lý thuyết Công tác xã hội đều trực tiếp hay gián tiếp nêu ra mục tiêu, lý tưởng, giá trị và chuẩn mực cho công tác xã hội. Phạm vi lớn của các khả năng xây dựng giá trị được khai thác tối đa. Tuy nhiên người ta ít xác định kỹ càng nội dung của các giá trị cụ thể cũng như ít đưa ra các các lý luận cho việc xác định giá trị này. Các giá trị thường được chấp nhận „như những đại lượng không được giải thích“, có nghĩa là các giá trị thường được chấp nhận như những điều hiển nhiên trong cuộc sống hàng ngày và nền tảng của chúng thì không được giải thích (Dux 1987, 140). Trái lại, chủ nghĩa thực chứng và chủ nghĩa duy lý chỉ công nhận những đối tượng hoặc lý thuyết có thể kiểm chứng được bằng dữ liệu thực tế là khoa học. Ở đây, câu hỏi về giá trị được cố ý để ngoài lĩnh vực khoa học và được đề cập tới trong lĩnh vực tiền khoa học của các quan điểm không thể kiểm chứng bằng dữ liệu thực tế được, của các quan điểm của cá nhân, định kiến và ý thức hệ. Theo đó, những giá trị và quy chuẩn xã hội sẽ do những cơ quan quyền lực ngoài khoa học đặt ra và thuộc về lĩnh vực chính trị (Rössner 1975, 288). 6) Tính độc lập tương đối của lý thuyết Công tác xã hội Thực tế cho thấy là nhiều ngành khoa học (không chỉ CTXH mà cả các ngành khoa học liên đới) đã và đang nghiên cứu sự biến đổi xã hội, các vấn đề xã hội của một cá nhân, một nhóm hay toàn thể nhân loại và các phương án phòng tránh hay vượt qua chúng. Do đó, CTXH và các ngành khoa học liên đới đã phát triển các lý thuyết và mô hình cho các vấn đề này. Như vậy, các lý thuyết Công tác xã hội gắn kết chặt chẽ với một mạng lưới các lý thuyết của các ngành khoa học liên đới (Soydan 1999, 144f.). Các lý thuyết CTXH là các lý thuyết của một ngành khoa học tương đối độc lập và - cũng như các môn khoa học khác - chúng liên quan chặt chẽ với các lý thuyết và mô hình của các ngành khoa học khác, đặc biệt là với các lý thuyết của các ngành luật học, xã hội và nhân văn. Sự giới hạn của các ngành khoa học và lý thuyết của chúng cũng như sự hợp tác giữa các nhà khoa học và nhà thực hành tương ứng với sự phức tạp và tính liên kết hệ thống của các vấn đề xã hội. Trong CTXH có định hướng khoa học thực hành người ta đưa vào nhiều khía cạnh từ các ngành khác nhau. Từ đó có thể thấy các lý thuyết CTXH là các lý thuyết mang tính tương đối độc lập. Chủ yếu có thể xác định ba kiểu liên kết giữa lý thuyết Công tác xã hội với lý thuyết của các ngành khoa học liên đới: Đơn giản là tiếp nhận lý thuyết của các ngành khoa học liên đới (ví dụ: Lý thuyết vượt qua trong môn Tâm lý học). 12
  13. Các lý thuyết của các ngành khoa học liên đới được đưa vào như là các yếu tố xây dựng cho các lý thuyết Công tác xã hội (ví du: kiến thức về nghiên cứu gien). Lý thuyết của các ngành khoa học liên đới làm khung cho các lý thuyết Công tác xã hội (ví dụ: Thuyết hệ thống trong ngành Xã hội học). (7) Không có lý thuyết trung tâm Một số nhà khoa học tin rằng cơ sở để công nhận một ngành khoa học dựa vào việc nghành đó có một lý thuyết trung tâm (lý thuyết tổng thể) hay không. Từ đó một số tác giả cho rằng CTXH chỉ được công nhận là một ngành khoa học độc lập chỉ khi người ta tìm ra được một lý thuyết trung tâm thống nhất tất cả thành Học thuyết CTXH và được công nhận là một học thuyết CTXH (Lukas 1979, 221). Chúng tôi cho rằng kỳ vọng này đã bỏ qua việc trong mỗi ngành khoa học đều có những quan điểm và lý thuyết đa dạng và bất đồng với nhau. Chúng tôi tin rằng không có một học thuyết trung tâm cho CTXH. Mỗi ngành khoa học đều có nhiều lý thuyết tiền tố cũng như nhiều lý thuyết đối tượng cùng được sử dụng song song và thi đua với nhau. Những nỗ lực để thống nhất các lý thuyết với nhau sẽ đánh giá sai sự phong phú mang tính chất lượng và sự đa dạng của hiện thực, của con người, của xã hội và những vấn đề của nó. Liên kết không nên được coi như thống nhất, tuy nhiên tính đa nguyên cũng không nên bị nhầm lẫn với tính bất kỳ. Từ việc dựa vào cơ sở triết học và khoa học nhận thức của toàn bộ tri thức có thể thấy rõ một ngành khoa học ngay từ đầu đã gắn liền với nhiều cách suy nghĩ và hành động đa dạng. Một ngành khoa học không thể bị rút gọn thành một lý thuyết. Ngay cả một đối tượng nhận thức mà người ta thống nhất là công nhận nó cũng có thể được miêu tả và nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau. Các quyết định ban đầu về thế giới quan và khoa học nhận thức (ví dụ như quyết định về mô hình tư duy, xác định giá trị hay phương pháp nhận thức) sẽ dẫn đến nhiều lý thuyết và mô hình khác nhau. Việc này sẽ lại dẫn đến các quan điểm nghiên cứu, hành động thực tiễn, các cách hiểu biết về chuyên nghiệp và các mô hình đào tạo khác nhau. Những cố gắng để thống nhất tất cả các quan điểm sẽ làm mất đi cái nhìn tổng quan về thế giới tri thức đa dạng, về những thứ đã được khám phá, được nghiên cứu và suy ngẫm. Theo quan điểm của chúng tôi, các lý thuyết trung tâm là đặc trưng của những ngành khoa học thống trị và những thể chế đôc tài chuyên chế, do đó chống lại các trật tự xã hội dân chủ. Kết luận Công tác xã hội với tư cách là một ngành khoa học thực hành sở hữu kiến thức cũng như các phương pháp và các lý thuyết được chứng minh và công nhận một cách khoa học; nó có khả năng kết nối những mối quan tâm khác nhau của nhà khoa học, nhà thực hành và thân chủ (clients) trong nhiều trường hợp. Những lý thuyết tiền tố và những lý thuyết đối tượng sẵn có là những xuất phát điểm tốt để có được những cách tiếp cận hay những khía cạnh đặc biệt. Lý 13
  14. thuyết được hình thành từ những quá trình vòng tròn hay hình xoáy trôn ốc, trong đó có sự tham gia của rất nhiều người, do đó nhiệm vụ của nhà khoa học là tiếp tục phát triển và nâng cao những cái sẵn có. Sự quốc tế hóa Công tác xã hội mang đến những thách thức và cơ hội chưa được biết đến. Tuy nhiên, cần phải chú trọng đến sự khác biệt cơ bản và sự phân biệt phạm vi của các lý thuyết để có thể phát triển và mở rộng chúng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Arlt, IIse von (1958): Con đường dẫn tới một ngành khoa học chăm sóc (Wege zu einer Fürsorgewissenschaft). Wien Bardmann, Theodor M. (Hg.) (1997): Các vị trí quay vòng: Chủ nghĩa tạo dựng với tư cách là lý thuyết thực hành (Zirkuläre Positionen: Konstruktivismus als praktische Theorie). Opladen Böttcher, Hans (1975): Tổng quan giáo dục học xã hội – Nỗ lực phát triển một hệ thống giáo dục con người (Sozialpädagogik im Überblick. Versuch einer systematischen Agogik). Freiburg i.Br. Dux, Günter (1987): Điểm kết của tất cả giá trị (Das Ende aller Werte). In: Olk, Thomas / Otto, Hans-Uwe (Hg.): Các dịch vụ xã hội quá trình phát triển xã hội: Trợ giúp trong nhà nước xã hội (Soziale Dienste im Wandel 1: Helfen im Sozialstaat). Neuwied, Darmstadt. 139-169 Elias, Norbert (1996): Xã hội học là gì? (Was ist Soziologie?). Weinheim, München Engelke, Ernst/ Borrmann, Stefan/ Spatscheck, Christian (2009): Nhập môn lý thuyết Công tác xã hội (Theorien der Sozialen Arbeit. Eine Einführung). Freiburg i.Br. 5. überarb. und erweiterte Aufl. Erath, Peter (2006): Nhập môn khoa học Công tác xã hội (Sozialarbeitswissenschaft: eine Einführung). Stuttgart Hamburger, Franz (2003): Nhập môn ngành giáo dục xã hội (Einführung in die Sozialpädagogik). Stuttgart IFSW (International Federation of Social Workers) (2000): Định nghĩa Công tác xã hội (Definition of Social Work.) ( – 09.04.2003) Kleve, Heiko (1999): Công tác xã hội hậu hiện đại-Một đóng góp về lý thuyết hệ thống-mang tính chủ nghĩa tạo dựng cho khoa học Công tác xã hội (Postmoderne Sozialarbeit. Ein systemtheoretisch-konstruktivistischer Beitrag zur Sozialarbeitswissenschaft). Aachen Landwehr, Rolf / Baron, Rüdeger (Hg.) (1991): Lịch sử Công tác xã hội – Những định hướng chính trong quá trình phát triển thế kỷ 19 và 20 (Geschichte der Sozialarbeit. Hauptlinien ihrer Entwicklung im 19. und 20. Jahrhundert). Weinheim, Basel Lowy, Louis (1983): Công tác xã hội/ Giáo dục xã hội trong cộng đồng tiếng Anh và tiếng Đức – Hiện trạng và phát triển (Sozialarbeit/Sozialpädagogik als Wissenschaft im angloamerikanischen und deutschsprachigen Raum. Stand und Entwicklung). Freiburg i.Br. Luhmann, Niklas (1990): Ngành khoa học của xã hội (Die Wissenschaft der Gesellschaft). Frankfurt a.M. Lukas, Helmut (1979): Giáo dục xã hội/ khoa học công tác xã hội – Bước phát triển và khía cạnh một ngành khoa học độc lập cho thực hành Công tác xã hội/ Giáo dục xã hội (Sozialpädagogik/Sozialarbeitswissenschaft. Entwicklungsstand und Perspektive einer eigenständigen Wissenschaftsdisziplin für das Handlungsfeld Sozialarbeit/Sozialpädagogik). Berlin May, Michael (2008): Nhập môn lý thuyết Công tác xã hội đương đại (Aktuelle Theoriediskurse Sozialer Arbeit. Eine Einführung). Wiesbaden Mittelstraß, Jürgen (Hg.) (1995a, b, c): Bách khoa toàn thư triết học và lý thuyết khoa học (Enzyklopädie Philosophie und Wissenschaftstheorie). Quyển 1-3. Stuttgart, Weimar Mittelstraß, Jürgen (Hg.) (1996): Bách khoa toàn thư triết học và lý thuyết khoa học (Enzyklopädie Philosophie und Wissenschaftstheorie). Quyển 4. Stuttgart, Weimar 14
  15. Niemeyer, Christian (1998): Các nhà cổ điển ngành giáo dục xã hội – Nhập môn lịch sử lý thuyết của một ngành khoa học (Klassiker der Sozialpädagogik. Einführung in die Theoriegeschichte einer Wissenschaft). Weinheim, München Obrecht, Werner (2000): Các hệ thống xã hội, cá nhân, vấn đề xã hội và công tác xã hội (Soziale Systeme, Individuen, soziale Probleme und Soziale Arbeit). Trong: Merten, Roland (Hg.): Lý thuyết hệ thống của ngành Công tác xã hội (Systemtheorie Sozialer Arbeit). Opladen. 207-223 Payne, Malcolm (2005): Lý thuyết công tác xã hội hiện đại (Modern social work theory.) Third edition. Houndsmills, Basingstoke Rössner, Lutz (1975): Phác thảo lý thuyết Công tác xã hội (Theorie der Sozialarbeit. Ein Entwurf). München, Basel Rünger, Helmut (1964): Nhập môn giáo dục xã hội (Einführung in die Sozialpädagogik). Witten Sahle, Rita 2002: Các mô hình tư duy của Công tác xã hội (Paradigmen der Sozialen Arbeit). Trong: Lưu trữ khoa học và thực hành Công tác xã hội 4 (Archiv für Wissenschaft und Praxis der sozialen Arbeit 4) (33) 42-74 Salomon, Alice (1927): Đào tạo nghề nghiệp xã hội (Die Ausbildung zum sozialen Beruf). Berlin Salomon, Alice (1932): Các nhà lãnh đạo xã hội – cuộc đời, lý thuyết và công trình (Soziale Führer. Ihr Leben, ihre Lehren, ihre Werke). Leipzig Scherpner, Hans (1974): Lý thuyết chăm sóc (Theorie der Fürsorge). Hg. von Hanna Scherpner. Göttingen. (1. Aufl.: 1962) Schilling, Johannes (1997): Công tác xã hội - Con đường phát triển của công tác xã hội/ giáo dục xã hội (Soziale Arbeit. Entwicklungslinien der Sozialarbeit/Sozialpädagogik). Neuwied, Kriftel Schilling, Johannes/ Zeller, Susanne (2007): Công tác xã hội – Lịch sử, lý thuyết, chuyên ngành (Soziale Arbeit. Geschichte, Theorie, Profession). Stuttgart 3. überarb. Auflage Schmidt, Hans-Ludwig 1981: Lý thuyết giáo dục xã hội: Đánh giá những phác thảo của một quan điểm mới về lý thuyết thực hành (Theorien der Sozialpädagogik: Kritische Bestandsaufnahme vorliegender Entwürfe und Konturen eines handlungstheoretischen Neuansatzes). Rheinstetten Soydan, Haluk (1999): Lịch sử các ý tưởng của công tác xã hội (The history of ideas in social work). Birmingham Staub-Bernasconi, Silvia (1991): Tính tất yếu của Công tác xã hội ở châu Âu: tương lai rộng mở - đầy những mối lo? (Das Selbstverständnis Sozialer Arbeit in Europa: frei von Zukunft – voll von Sorgen?). Trong: Công tác xã hội 2 (Sozialarbeit 2) (23) 2-32 Staub-Bernasconi, Silvia (1998): Công tác xã hội trên con đường tìm kiếm mô hình tư duy độc lập – cái nhìn vào lịch sử và hiện tại (Soziale Arbeit auf der Suche nach autonomen Paradigmen. Historische und aktuelle Betrachtungen). Trong: Seibel, Friedrich W. / Lorenz, Walter (Hg.): Những nghề nghiệp xã hội cho một châu Âu mang tính xã hội (Soziale Professionen für ein soziales Europa). Frankfurt a.M. 61-101 Staub-Bernasconi, Silvia (2000): Sự mù quáng về quyền lực và sự tuyệt đối của quyền lực trong lý thuyết Luhmann (Machtblindheit und Machtvollkommenheit Luhmannscher Theorie). Trong: Merten, Roland (Hg.): Lý thuyết hệ thống Công tác xã hội (Systemtheorie Sozialer Arbeit). Opladen. 225-242 Ströker, Elisabeth (1973): Nhập môn lý thuyết khoa học (Einführung in die Wissenschaftstheorie). Darmstadt Thiersch, Hans / Rauschenbach, Thomas (1987): Giáo dục xã hội/ Công tác xã hội: Lý thuyết và phát triển (Sozialpädagogik/Sozialarbeit: Theorie und Entwicklung). Trong: Eyferth, Hanns / Otto, Hans-Uwe / Thiersch, Hans (Hg.): Sổ tay về công tác xã hội/ giáo dục xã hội (Handbuch zur Sozialarbeit/Sozialpädagogik). Neuwied, Darmstadt. 984-1016 Thiersch, Hans (1986): Kinh nghiệm của hiện thực – Góc nhìn từ một ngành giáo dục xã hội có định hướng tới cuộc sống hàng ngày (Die Erfahrung der Wirklichkeit. Perspektiven einer alltagsorientierten Sozialpädagogik). Weinheim, München 15
  16. Vahsen, Friedhelm (1975): Nhập môn giáo dục xã hội – Các quan điểm lý thuyết và chiến thuật đào tạo (Einführung in die Sozialpädagogik. Bildungspolitische und theoretische Ansätze). Stuttgart Winkler, Michael (1988): Một lý thuyết giáo dục xã hội: về giáo dục với tư cách tái tạo chủ thể (Eine Theorie der Sozialpädagogik: über Erziehung als Rekonstruktion der Subjektivität). Stuttgart Winkler, Michael (1993): Ngành giáo dục xã hội có các nhà cổ điển không?(Hat die Sozialpädagogik Klassiker?) Trong: Thực hành 3 (Neue praxis 3) (23) 171-185 16
  17. BỐI CẢNH XÂY DỰNG NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ThS. Lê Chí An Nội dung của Chương: 1- Bối cảnh xây dựng nghề Công tác xã hội ở Việt Nam - Nền tảng văn hóa truyền thống và cơ sở khoa học hiện đại 2- Sự hình thành khoa học Công tác xã hội trong bối cảnh lịch sử những năm 1940 – 1975 3- Sự hồi sinh và phát triển Công tác xã hội giai đọan 1989 – 2005 4- Một số cơ sở hoạt động công tác xã hội ở TP. Hồ Chí Minh 5- Sự phát triển trong đào tạo và thực hành công tác xã hội giai đoạn 2005 – 2012 và những vấn đề đặt ra cho công tác xã hội Việt Nam trong tương lai. 1- Bối cảnh xây dựng nghề Công tác xã hội (CTXH) ở Việt Nam - Nền tảng văn hóa truyền thống và cơ sở khoa học hiện đại Việt Nam tự hào là quốc gia có nền văn hóa lâu đời, có khoảng 4000 năm dựng nước và giữ nước. Chúng ta tồn tại và giữ vững bản sắc dân tộc dù trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm. Một trong những nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam là tình đoàn kết yêu thương bao bọc nhau của đồng bào. Người dân gắn bó nhau bởi sợi dây tình cảm từ cùng một mẹ sinh ra (truyền thuyết Rồng Tiên-Lạc Long Quân-Âu Cơ), do vậy ai ai cũng tự hào mang trong mình dòng máu Lạc Hồng. Việt Nam có nền văn minh lúa nước, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thường có mưa bão và lũ lụt; người dân thường sống thành cụm trước đây gọi là công xã nông thôn. Sự quần tụ dân cư xuất phát từ ý đồ của cha ông ta trong việc bảo vệ lẫn nhau chống thú dữ, chống trộm cướp và ngoại xâm. Ngoài ra nó còn mang ý nghĩa hỗ trợ nhau trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt và đặc biệt là tương thân tương ái theo tinh thần tối lửa tắt đèn có nhau. Đây chính là cơ sở cho việc hình thành những tập tục sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn cũng như trong cuộc sống đời thường. Trải qua hàng ngàn năm dân tộc Việt Nam phát triển qua các hình thái xã hội khác nhau nhưng tinh thần đó vẫn truyền từ đời này sang đời khác, thấm đẫm trong huyết quản mỗi người. Trên lĩnh vực văn chương có nhiều ca dao, tục ngữ phản ánh hiện thực đời sống, suy nghĩ, cách đối nhân xử thế của người Việt Nam: Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng 17
  18. Để thể hiện và duy trì tinh thần nhân văn ấy, các triều đại phong kiến Việt Nam đã xây dựng những luật lệ quy định nhà nước và cộng đồng phải quan tâm những người không may mắn trong xã hội đồng thời để duy trì quan hệ xã hội, duy trì sự tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”, “tối lửa tắt đèn có nhau”. Trong 722 điều luật Bộ Quốc triều hình luật thời nhà Lê ở thế kỷ 15 có điều ghi rõ: “ Trong kinh thành, trong làng xóm, có kẻ ốm đau mà không ai nuôi, nằm đường xá, thì dựng lều lên mà chăm sóc cho họ, cơm cháo, thuốc men, cốt sao để cứu sống họ, không được bỏ mặc họ rên rỉ, khốn khổ ” . Điều 295 quy định sự quan tâm tới những người mồ côi, không nơi nương tựa. Điều 339 quy định trách nhiệm của nhà nước đối với những nơi hạn hán, lụt lội, mưa đá, sâu, keo, châu chấu, thiên tai phá hoại mùa màng. Các thời kỳ đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành độc lập dân tộc, tính cộng đồng và lòng yêu thương con người được phát huy cao độ, tạo nên sức mạnh của sự đoàn kết dân tộc cùng nhau bảo vệ đất nước. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành những chính sách xã hội có ý nghĩa quyết định đối với đời sống nhân dân như diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm. Một số tổ chức xã hội ra đời trong đó có Hội Hồng Thập Tự, được thành lập để tổ chức hành động cứu tế xã hội, chăm sóc trẻ mồ côi, người già, người tàn tật, không nơi nương tựa ở các trại tế sinh, tế bần. Những chính sách này ngày càng được bổ sung, hoàn thiện đáp ứng nhu cầu to lớn của nhân dân trong cuộc chiến tranh giữ nước và sau chiến tranh, hướng vào việc khắc phục hậu quả chiến tranh, động viên sức người, sức của, cứu trợ xã hội, chăm sóc gia đình có công cách mạng, giảm tệ nạn xã hội và những vấn đề xã hội khác mới nẩy sinh. Thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế thị trường, Việt Nam đã có những tiến bộ rõ rệt về kinh tế - xã hội. Song mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng nẩy sinh nhiều vấn đề xã hội mới phức tạp. Hiện tượng phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo sâu sắc, người không có việc làm ngày càng nhiều, những giá trị xã hội truyền thống suy giảm, tệ nạn xã hội ngày càng tăng Thực tiễn xã hội đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung các chính sách xã hội cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi thỏa mãn ở mức độ nhất định đối với các lợi ích của các nhóm xã hội – kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Thực tiễn xã hội cũng đòi hỏi cần có những con người thực hiện chính sách có năng lực, có hiểu biết về con người và các mối quan hệ xã hội, có như vậy mới đưa chính sách đến với người thụ hưởng thông qua việc cung cấp các dịch vụ xã hội. Quá trình đổi mới ở nước ta gắn với quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa. Để giải quyết những vấn đề xã hội như nghèo đói, chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, vấn đề đời sống gia đình, vai trò của người phụ nữ trong xã hội, đảm bảo chăm sóc trẻ em, nhất là trẻ em bị thiệt thòi đều cần đến một khoa học, đó là công tác xã hội. Trên thế giới, khoa học công tác xã hội xuất hiện từ những năm cuối thế kỷ 19 ở châu Âu và Hoa Kỳ. Ở châu Á, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều lần lượt mở trường lớp đào tạo công tác xã hội. Các nước trong khu vực Đông Nam Á như Philippines, Malaysia, Singapore, Thái Lan cũng tiếp cận công tác xã hội từ thập kỷ 40-50 của thế kỷ 20. Việt Nam là một trong những nước sớm thành lập trường công tác xã hội ở khu vực Đông Nam Á. Năm 1947 Hội Hồng Thập Tự và chính quyền Pháp ở Sàigòn đã xây dựng trường cán sự xã hội Caritas với chương trình đào tạo công tác xã hội và y tế. Năm 1969 trường công tác xã hội quốc gia (thuộc Bộ Xã hội) được thành lập dưới 18
  19. sự hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc thông qua hai tổ chức UNICEF và UNDP với chương trình đào tạo CTXH cập nhật. Như vậy, ở Việt Nam, công tác xã hội phát triển thuận lợi là nhờ có nền tảng lịch sử và văn hóa un đúc từ hàng ngàn năm trải qua nhiều thời kỳ và chín mùi ở những năm giữa thế kỷ 20. Nhờ dựa vào cơ sở ấy mà người Việt Nam xuất phát từ những hoạt động tương thân tương ái trợ giúp lẫn nhau trong các cộng đồng đã phát triển thành hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp hơn khi tiếp xúc với khoa học xã hội tiên tiến của thế giới. 2- Sự hình thành khoa học Công tác xã hội trong bối cảnh lịch sử những năm 1940 - 1975 Thập kỷ 40 của thế kỷ 20 đất nước Việt Nam nằm trong sự cai trị của thực dân Pháp một trong những nguyên nhân tại sao khoa học xã hội ở Việt Nam lúc đó chưa phát triển. Hệ thống an sinh xã hội vẫn còn đơn sơ, chủ yếu dựa vào sự đùm bọc của cộng đồng làng xã. Khái niệm công tác xã hội khoa học chưa có, chỉ có các hoạt động từ thiện theo mô hình người Pháp mang từ mẫu quốc sang và thực hiện bởi các tổ chức tôn giáo. Phạm vi và đối tượng phục vụ là nhóm người Pháp đang ở Việt Nam. Cho nên theo nhận định của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (1972) thì “mô hình công tác xã hội giai đoạn Pháp thuộc xa rời các xu hướng dân tộc, không phục vụ cho hàng triệu người nghèo, mù chữ và thất nghiệp”1 (UNICEF, 1972). Mô hình này triển khai dưới các hình thức từ thiện như mở trại mồ côi, khuyết tật; viện dưỡng lão mà theo các nhà phân tích tác động của chúng không lớn trái lại không phát huy được sức mạnh truyền thống của gia đình và cộng đồng. Trong bối cảnh đó, trường Cán sự xã hội Caritas được thành lập bởi sự hợp tác giữa Hội Hồng Thập Tự Pháp và Tòa đại sứ Pháp ở Sàigòn. Đây là trường đầu tiên đào tạo công tác xã hội ở Việt Nam hệ cán sự xã hội và do dòng nữ tu Thiên Chúa giáo điều hành từ năm 1947, đến năm 1975 trường giải thể. Năm 1968 – 1969, trường Công tác xã hội quốc gia trực thuộc Bộ Xã hội ở miền Nam được thành lập dưới sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của Liên Hiệp Quốc (thông qua 2 tổ chức UNICEF và UNDP). Trường này đã tổ chức đào tạo một khóa giảng viên và kiểm huấn viên trong thời gian một năm. Đầu vào tuyển chọn học viên từ những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi trường cán sự xã hội Caritas và những người tốt nghiệp cử nhân khoa học xã hội đang làm công tác xã hội. Từ năm 1972, trường tuyển sinh viên khóa đầu tiên vào hai hệ đào tạo: hệ kiểm sự xã hội (2 năm) và hệ phó kiểm sự công tác xã hội (1 năm). Những sinh viên kiểm sự xã hội tốt nghiệp ra làm việc hoặc nghiên cứu sẽ có thể học lên giám sự xã hội (tương đương cử nhân) nhưng kế hoạch này không thực hiện được. Có một sự kiện lưu ý là trong những năm 1970, giới nhân viên xã hội ở Sàigòn đã thành lập Đoàn chuyên nghiệp xã hội, ra mắt bản tin hàng tháng và đặc biệt được Liên đoàn quốc tế nhân viên xã hội (IFSW – International Federation of Social Workers) công nhận là thành viên. Cả hai trường cán sự xã hội Caritas và trường CTXH quốc gia đều là thành viên của Tổ chức giáo dục CTXH châu Á-Thái Bình Dương. Đoàn chuyên nghiệp xã hội là thành viên của Hội đồng an sinh xã 1 George Sicault, phó giám đốc Unicef; Nguyen Thi Oanh trích dẫn trong Historical development and characteristics of social work in today’s Vietnam, Blackwell Publishers Ltd and International Journal of Social Welfare 2002. 19
  20. hội Việt Nam và có mặt trong Hội đồng Kinh tế Xã hội quốc gia (miền Nam) điều này cho thấy vị trí CTXH chuyên nghiệp đã được công nhận. Ngoài ra từ năm 1957 trong quân đội cũng có trường đào tạo ngắn hạn công tác xã hội (phụ tá xã hội quân đội). Có khoảng 1.500 phụ tá xã hội ra trường làm việc khắp nơi trong các dự án an sinh nhi đồng, dịch vụ gia đình và nhà ở. Trường Thanh niên phụng sự xã hội (thuộc Phật giáo) là trường đầu tiên đào tạo các tác viên phát triển cộng đồng sử dụng mô hình phong trào tái thiết nông thôn của Philippines trên 4 phương diện là “Nông nghiệp – Kinh tế nông thôn – Sức khỏe và Vệ sinh – Cải thiện nhà ở” nhưng nhấn mạnh tới các giá trị văn hóa và tiềm năng phát triển của Việt Nam. Công tác xã hội cũng được giảng dạy ở Đại học Đà Lạt và chuẩn bị giảng dạy ở Đại học Vạn Hạnh Saigon nhưng đến năm 1975 đều chấm dứt hoạt động. Trong giai đoạn 1940-1975 có sự phát triển nhanh về đào tạo và thực hành công tác xã hội ở miền Nam nhưng theo các nhà nghiên cứu và phê bình thì trong giai đoạn này công tác xã hội chú trọng giải quyết hậu quả chiến tranh phục vụ cho cứu trợ nạn nhân cuộc chiến, làm từ thiện và cứu trợ. Đặc biệt có nhiều tổ chức xã hội trong nước cũng như nước ngoài được hình thành nhằm chung sức giải quyết các vấn đề xã hội nẩy sinh ở các tỉnh, thành phố nhất là đô thành Sài gòn, trong đó cần hỗ trợ cho một triệu người di cư từ miền Bắc vào. Vì thế những tổ chức phi chính phủ Mỹ như CRS (Catholic Relief Services), CARE (Cooperation for American Relief Everywhere), và IRC (International Rescue Committee) được thành lập để phục vụ cho những người di cư này. Tiếp theo là những cơ sở an sinh xã hội và an sinh nhi đồng được thành lập như Foster Parents Plan, Christian Children Fund, The Mennonite Central Committee và The Seventh Day Adventists.2 Ngoài việc phân phối hàng viện trợ, cứu trợ người dân lánh nạn chiến tranh, các tổ chức này thông qua chính quyền đã có một số hoạt động như chăm sóc trẻ mồ côi, góa phụ (cô nhi quả phụ), thiếu niên phạm pháp, phát triển cộng đồng (xây dựng các trung tâm cộng đồng ở các khu dân nghèo đô thị), tổ chức nuôi con nuôi, nuôi hộ Loại hình cô nhi viện, ký nhi viện được mở ra khắp các tỉnh miền Nam, phần lớn do các dòng tu Thiên Chúa giáo và Phật giáo quản lý. Ví dụ: Cô nhi viện Dục Anh, cô nhi viện Quách Thị Trang chăm sóc trẻ mồ côi. Viện dưỡng lão Thị nghè chăm sóc người cao tuổi. Quán cơm xã hội Anh Vũ cung cấp bữa ăn miễn phí cho người nghèo. Hội người mù tổ chức các hoạt động sản xuất cho người khiếm thị. Ngoài ra trực thuộc Bộ Xã hội có 2 Trung tâm giáo hóa thanh thiếu niên Thủ Đức và Đà Lạt có nhiệm vụ giáo dục, dạy nghề cho thanh thiếu niên phạm pháp.3 Sau năm 1975, các hoạt động đào tạo và thực hành công tác xã hội ở miền Nam và Sàigòn đều ngừng lại trong một thời gian dài. Có nhiều lý do nhưng chủ yếu là có quan niệm cho rằng công tác xã hội là việc ai cũng làm được nên không cần thiết duy trì các trường đào tạo hiện có, hơn nữa dưới chế độ xã hội chủ nghĩa các vấn đề xã hội sẽ không còn. Ở thời điểm năm 1975 ở miền Nam có 500 nhân viên xã hội được đào tạo ngắn hạn, 300 nhân viên xã hội được đào tạo chương trình CTXH 2 năm, 20-25 nhân viên xã hội và cử nhân khoa học xã hội được đào tạo một 2 Nguyen Thi Oanh, Historical development and characteristics of social work in today’s Vietnam, Blackwell Publishers Ltd and International Journal of Social Welfare 2002. 3 20
  21. năm, 7 người tốt nghiệp ở nước ngoài (trong đó có 1 cao học CTXH, 2 cao học phát triển cộng đồng, 1 tiến sĩ CTXH tốt nghiệp ở Mỹ mới trở về).4 Trong tình thế như vậy, những người tốt nghiệp các trường công tác xã hội trong nước và nước ngoài phải chuyển qua làm công việc khác cho đến cuối thập kỷ 80 họ mới tập hợp lại để mong khôi phục ngành công tác xã hội. Người chủ trương và đứng đầu nhóm này ở TPHCM là cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh, đã thành lập Phòng nghiên cứu công tác xã hội thuộc Hội Tâm lý TP. Hồ Chí Minh, quy tụ vài chục anh chị em nhân viên xã hội thực hiện các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, dịch thuật tài liệu công tác xã hội.5 3- Sự hồi sinh và phát triển Công tác xã hội giai đoạn 1989 – 2005 Bối cảnh xã hội Việt Nam từ sau khi có chính sách đổi mới (1986) tuy đạt được những bước tiến nhảy vọt về kinh tế nhưng các vấn đề xã hội mới và phức tạp nẩy sinh. Bộ máy nhân sự nhà nước gặp lúng túng trong phương thức giải quyết các vấn đề xã hội nên tự thân các tổ chức xã hội có nhu cầu đào tạo kiến thức và kỹ năng về khoa học xã hội trong đó có công tác xã hội. Phòng nghiên cứu công tác xã hội trực thuộc Hội Tâm lý học thành phố Hồ Chí Minh ra đời năm 1989 và hoạt động như một NGO nội địa, quy tụ các nhân viên xã hội còn tâm huyết với ngành nghề, cùng nhau làm việc. Từ năm 1989 – 1992 Phòng nghiên cứu công tác xã hội đã liên tục nhận đơn đặt hàng tập huấn cho cán bộ ban ngành đoàn thể như ủy ban bảo vệ bà mẹ trẻ em, đoàn thanh niên, hội liên hiệp phụ nữ, các phòng y tế quận huyện trên địa bàn TPHCM và các tỉnh lân cận. Mỗi khóa tập huấn kéo dài khoảng một tuần lễ với các bài về CTXH (CTXH nhập môn, CTXH cá nhân, CTXH nhóm, Phát triển cộng đồng), Tâm lý học, Khoa học giao tiếp. Đến nay Phòng nghiên cứu CTXH (gọi tắt là SDRC, vẫn tiếp tục mở các khóa tập huấn, nghiên cứu, lượng giá các dự án phát triển khắp mọi miền đất nước. Từ năm 1992 đến nay Phòng nghiên cứu CTXH đã liên tục phát hành Bản tin CTXH làm cầu nối giữa những người đang hoạt động công tác xã hội trên khắp đất nước. Những năm đầu thành lập, anh chị em nhân viên xã hội ở Phòng nghiên cứu CTXH chỉ tập trung dịch thuật tài liệu, mở các lớp ngắn hạn do các tổ chức đặt hàng, mở một thư viện nhỏ gồm các sách báo, tư liệu về CTXH, tổ chức mạn đàm trao đổi thông tin và học thuật. Phòng đã tổ chức điều nghiên tình hình các hộ dân nghèo ở Phường Tân Định, Quận 1 phục vụ cho dự án phát triển cộng đồng ở ven kênh rạch. Một sự kiện khác là Phòng nghiên cứu CTXH đã tham gia dự án phát triển cộng đồng ở ấp Xuân Thới Đông, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, ngoại thành TP.HCM trong chương trình phát triển chung của thành phố Hồ Chí Minh. Với sự hỗ trợ và tác động của các tổ chức Liên Hiệp Quốc (UNICEF), các tổ chức xã hội quốc tế từ thập kỷ 1990 đến nay như Radda Barnen, Tầm nhìn thế giới (World Vision), Atlantic Philanthropy, Irish Embassy, CIDA công tác xã hội ở Việt Nam dần dần định hình thành một khoa học, một nghề chuyên môn được mọi người chấp nhận bước đầu. 4 Nguyen Thi Oanh, sđd 5 Nhóm này phần đông xuất thân từ Trường Công tác Xã hội như : Đỗ Văn Bình, Nguyễn Ngọc Lâm, Lê Chí An, Nguyễn Thị Nhẫn, Nguyễn Phương Mỹ, Điêu Chính Quốc Tín, Tống Thanh Vân, Lê Ngọc Hải, Trần Công Bảo và các chị xuất thân từ Trường cán sự xã hội Caritas: chị Khanh, chị Hồng Nga, chị Nở, chị Hải, chị Loan, chị Vân; các anh chị khác như anh Gióng, chị Ái Mỹ 21
  22. Sau mấy năm tiến hành đào tạo công tác xã hội (CTXH) không chính thức, đến năm 1992, Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh đã góp phần đưa bộ môn CTXH vào giảng dạy tại Khoa Phụ Nữ học6, trường đại học Mở-bán công TPHCM (nay là Đại học Mở TP.HCM). Từ năm học 1992-1993 trở đi bộ môn CTXH được giảng dạy trong chương trình đào tạo cử nhân xã hội học trong đó đặt trọng tâm vào 3 lĩnh vực: Giới và Phát triển, Xã hội học và Công tác xã hội. Chương trình “3 trong 1” này được thực hiện cho đến năm 2005 thì Khoa Xã hội học có 2 ngành đào tạo là: ngành Xã hội học và ngành Công tác xã hội. Song song với đào tạo công tác xã hội hệ đại học, một chương trình đào tạo công tác xã hội hệ cán sự xã hội 2 năm cũng ra đời từ năm 1992. Sau khi thành lập, Khoa Phụ nữ học – Đại học Mở bán công TPHCM kết hợp trường lao động tiền lương ở TPHCM và trường lao động xã hội Hà Nội mở khóa tập huấn 3 tháng cho giảng viên của trường lao động và cán bộ quản lý cơ sở xã hội ở TPHCM về công tác xã hội. Sau đó, năm 1997, Khoa Phụ nữ học (PNH) mời các giáo sư Đại học Fordham – New York (Mỹ) giảng dạy khóa tập huấn CTXH cho các giảng viên, kiểm huấn viên trong đó có một số giảng viên trường Lao động Hà Nội vào tham gia. Nhân dịp này trường Lao động Hà Nội cử người nghiên cứu việc tổ chức thực tập CTXH của sinh viên ở Khoa PNH và các năm sau tổ chức các khóa tập huấn-hội thảo mời các giảng viên Khoa PNH ra Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm kiểm huấn thực tập CTXH. Năm 1996, đoàn đại biểu Việt Nam (gồm 28 người) trong đó có 3 giảng viên Khoa Phụ Nữ học 7 đi dự hội nghị quốc tế về công tác xã hội do Liên đoàn Quốc tế Nhân viên xã hội (IFSW), Hiệp hội Quốc tế các trường CTXH (IASSW) và Hội đồng An sinh xã hội (ICSW) tổ chức ở Hồng Kông. Tại hội nghị này, Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh đã trình bày bài tham luận nói về sự hồi sinh của công tác xã hội ở Việt Nam, được đại biểu quốc tế đón chào nhiệt liệt. Sau hội nghị công tác xã hội ở Hồng Kông, tình hình có chiều hướng thuận lợi hơn cho sự phát triển nghề CTXH ở Việt Nam, đó là các cấp lãnh đạo các ngành và đoàn thể xã hội ủng hộ cho khoa học CTXH được chính thức đào tạo ở các cấp cao đẳng, đại học. Năm 2000, Đại học Mở-bán công TP.HCM tổ chức thành công hội thảo quốc tế về CTXH với chủ đề: “Đào tạo, thực hành và nghiên cứu CTXH ở VN : thực tiễn và triển vọng” được các đại biểu quốc tế và khu vực đánh giá cao. Các tổ chức nhà nước và đoàn thể hoạt động xã hội đã quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ ngành mình. Ngành bảo vệ trẻ em là một trong những ngành đi đầu trong việc chuyên nghiệp hóa về công tác xã hội cho đội ngũ cán bộ. Năm 1992 một hội thảo quốc tế về CTXH được Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc Trẻ em Việt Nam tổ chức. Ngày 24/01/1995 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban bảo vệ và chăm sóc Trẻ em Việt Nam, TS. Trần Thị Thanh Thanh có cuộc họp liên tịch với Thứ trưởng thứ nhất Bộ Giáo dục và Đào tạo Gs. Viện sĩ Phạm Minh Hạc cùng với Văn phòng Chính phủ thảo luận kế hoạch phối hợp đào tạo đại học cho cán bộ của ngành và giao cho trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là ĐH Quốc gia Hà Nội) chuẩn bị xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo. Đại học Quốc gia Hà Nội quyết định mở lớp thí điểm đào tạo bằng hai ngành CTXH cho 23 cán bộ là chủ nhiệm, phó chủ nhiệm Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc Trẻ em các tỉnh, thành phố8. 6 TS Thái Thị Ngọc Dư, Trưởng khoa Phụ Nữ Học, ĐH Mở bán công TP.HCM có công lớn trong việc đưa Công tác xã hội vào giảng dạy ở Khoa PNH ngay từ niên khóa đầu tiên 1992-1993. 7 Lê Chí An, Nguyễn Ngọc Lâm, Nguyễn Thị Nhẫn 8 Trích báo cáo đề dẫn của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hội thảo quốc tế giáo dục ngành CTXH ở VN : Thực tiễn và Đổi mới, Hà Nội, 28/11/2009 22
  23. Những năm 1996-2000 tổ chức Chữ Thập Đỏ Việt Nam thông qua hỗ trợ của tổ chức Chữ Thập Đỏ và Trăng Lưỡi Liềm Đỏ quốc tế đã mời các giảng viên Đại học Mở TPHCM tham gia dự án biên soạn tài liệu và trực tiếp tập huấn CTXH cho cán bộ lãnh đạo tổ chức Chữ Thập Đỏ các tỉnh, thành, quận huyện và sau đó là đào tạo đội ngũ giảng viên nguồn cho ngành. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũng đã sớm gởi cán bộ theo học công tác xã hội tại ĐH Mở TP.HCM ngay từ khóa đầu tiên 1992. Ngoài ra trường Phụ nữ Trung ương 2 (Thủ Đức-TPHCM) đã liên kết với ĐH Mở tổ chức nhiều khóa học đào tạo cử nhân xã hội học và công tác xã hội cho cán bộ hội, từ cấp lãnh đạo các tỉnh thành, quận huyện cho đến cán bộ cấp cơ sở phường xã. Sự kiện đáng nhớ là vào năm 2001 một hội đồng tư vấn cấp quốc gia được thành lập để chuẩn bị ra đời mã ngành đào tạo CTXH với sự hỗ trợ của tổ chức Unicef. Hội đồng này bao gồm các giảng viên CTXH có kinh nghiệm trong nước, các chuyên gia quốc tế, các nhà lãnh đạo và quản lý ở ngành giáo dục và các trường đại học có kinh nghiệm đào tạo CTXH9. Sau một thời gian làm việc dưới sự cố vấn của vị giáo sư Philippines Gs. Romeo Quietta và của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hội đồng tư vấn đã xây dựng chương trình khung đào tạo CTXH cấp đại học và cao đẳng. Tháng 10/2004 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình khung này và từ đó nước ta có một chương trình đào tạo CTXH chính thức. (QĐ số 35/2004/QĐ-Bộ GD&ĐT). Năm 2005, một cuộc nghiên cứu về nguồn nhân lực và nhu cầu đào tạo cho phát triển công tác xã hội tại Việt Nam do Unicef tài trợ được tiến hành ở 4 tỉnh, thành phố: Hà nội, Lạng sơn, Đồng tháp và TP.Hồ Chí Minh. Nhóm nghiên cứu bao gồm các giảng viên 2 trường đại học Lao động Xã hội Hà Nội và Đại học Mở TP.HCM dưới sự chỉ đạo của cố vấn Richard Hugman và Nguyễn An Lịch, Nguyễn Thị Oanh.10. Nghiên cứu này đã mô tả bức tranh xã hội Việt Nam và nhu cầu cần có những người làm công tác xã hội trong các lĩnh vực: bệnh viện, trường học, trung tâm giáo hóa và các lĩnh vực khác Kết quả nghiên cứu được sử dụng làm nền tảng lý luận và thực tiễn để nhà nước hoạch định chính sách phát triển nghề CTXH sau này. Ngày 3 tháng 11 năm 2009, tại Đà Nẵng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị quốc tế về phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam. Hội nghị tổng kết các nỗ lực của nhà nước Việt Nam đưa công tác xã hội thành một nghề. Trước đó các nhà tài trợ hội nghị đã tiến hành tư vấn nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, người thực hành công tác xã hội, các tổ chức xã hội trong nước trong đó có Đại học Mở và nhóm nhân viên xã hội nòng cốt ở TP.HCM.11 Kết quả tích cực của hội nghị đã thúc đẩy chính phủ ban hành Đề án 32 về phát triển nghề CTXH ở Việt Nam giai đọan 2010-2020 vào tháng 3/2010 và Thông tư của Bộ Nội vụ ban hành chức danh người làm công tác xã hội. Như vậy trong thời gian từ 2004 – 2010 chính phủ đã xây dựng được mã ngành đào tạo công tác xã hội và mã nghề quy định chức danh nhân viên xã hội. Sự phát triển nghề CTXH ở Việt Nam chủ yếu gắn với hoạt động giáo dục công tác xã hội trong đó phải kể đến hoạt động đào tạo và thực hành CTXH ở TPHCM và cả nước đã có những bước phát triển mạnh từ thập kỷ 1990. Những người hoạt động trong lĩnh vực CTXH đều nhìn nhận Đại học Mở TPHCM là nơi đào tạo CTXH đầu tiên trên cả nước. Sau đó là các trường Đại học Lao động Xã hội, Đại học KHXH và NV Hà Nội, ĐH Công Đoàn Hà Nội, Đại học sư phạm Hà Nội, Cao Đẳng Sư phạm Hà Nội, ĐH Vinh, Đại học Huế, Đại học Quy Nhơn, ĐH Đà Lạt. Riêng ở TPHCM có ĐH Văn Hiến, ĐH Tôn Đức Thắng có đưa một số môn học như CTXH, Phát triển cộng đồng vào 9 Lê Chí An tham gia Hội đồng này cùng với Nguyễn Thị Oanh 10 Nguyễn Thị Oanh chỉ đạo nhóm nghiên cứu ở TPHCM và Đồng Tháp, gồm các nghiên cứu viên : Lê Chí An, Nguyễn Thị Hải, Đoàn thị Tâm Đan, Lê Thị Mỹ Hiền, Vũ Nhi Công 11 Các tổ chức tài trợ gồm : Unicef, The Atlantic Philanthropies, European Union, Save Children Fund, Tòa Đại sứ Ireland ở Việt Nam 23
  24. trong chương trình đào tạo cử nhân xã hội học. Trường ĐHKHXHNV TPHCM gần đây (2006) đã thành lập Bộ môn CTXH. Trường ĐH Lao Động Xã Hội (cơ sở 2 ở TPHCM) đã phát triển chương trình đào tạo hệ trung cấp, cao đẳng từ lâu và gần đây đã tuyển sinh hệ đại học CTXH. Những năm gần đây, trường Đại học Lao động Xã hội Hà Nội đã chú trọng nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên bằng cách gởi người đi học sau đại học về CTXH ở nước ngoài. Hiện nay Đại học LĐXH có một đội ngũ giảng viên khá mạnh và có chương trình đào tạo từ trung cấp, cao đẳng, cử nhân công tác xã hội. Đặc biệt Đại học LĐXH liên kết với trường đại học Phụ nữ Philippines đào tạo thạc sĩ CTXH trong nước được 2 lớp ở Hà Nội và TP.HCM. Đại học LĐXH là trường được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chọn làm đầu mối tập hợp giảng viên từ các trường khác như ĐH Mở TPHCM, ĐH Đà Lạt, ĐH KHXHNV Hà Nội v.v để xây dựng giáo trình và đào tạo CTXH cho cán bộ quản lý ngành LĐTBXH trong khuôn khổ thực hiện Đề án 32 của Chính phủ. Trong khi đó sau nhiều năm nỗ lực chuẩn bị, trường Đại học KHXH và NV Hà Nội đã được Đại học Quốc gia Hà Nội cho phép tuyển sinh đào tạo thạc sĩ CTXH từ năm 2011 mở ra triển vọng cho sinh viên học chương trình thạc sĩ CTXH trong nước. Tuy nhiên khi nói về sự hồi sinh và phát triển công tác xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực đào tạo thì giới chuyên môn thường nhắc đến trường Đại học Mở TP.HCM do có một số đặc điểm sau : 3.1 Đại học Mở TPHCM có thâm niên đào tạo CTXH từ 1992, chương trình đào tạo lý thuyết kết hợp với thực hành. Sinh viên được bố trí thực tập môn học và thực tập tốt nghiệp. Chương trình đào tạo cập nhật liên tục dựa trên chương trình khung 2004 và 2008. 3.1.1 Về lý thuyết, sinh viên được học các môn học nằm trong quy định của chương trình khung quốc gia về CTXH, các môn học bổ trợ; ngoài ra SV có thể tự chọn các môn học trong danh mục các môn tự chọn. Các môn trong chương trình khung CTXH được đưa vào CTĐT ở Đại học Mở : . An sinh xã hội và các vấn đề xã hội . Lý thuyết CTXH . Hành vi con người và môi trường xã hội . Tâm lý học đại cương . CTXH nhập môn . CTXH cá nhân và nhóm . Phát triển cộng đồng . Quản trị ngành CTXH . Chính sách xã hội . Phương pháp nghiên cứu CTXH . Tham vấn cơ bản . Thực hành CTXH I, II, III. 24
  25. 3.1.2 Về thực tập CTXH : Thực tập môn học trong học kỳ gồm : - Thực hành CTXH I : thực tập Phát triển cộng đồng - Thực hành CTXH II : thực tập CTXH cá nhân và nhóm 3.1.3 Thực tập tốt nghiệp vào học kỳ cuối của khóa học bao gồm các lĩnh vực mà sinh viên có thể chọn lựa như : - Phát triển cộng đồng - CTXH cá nhân và nhóm - Chính sách xã hội - Quản trị ngành CTXH 3.2 Đại học Mở TPHCM có mạng lưới cơ sở xã hội đón nhận sinh viên thực tập CTXH với gần 40 kiểm huấn viên kiểm huấn sinh viên thực tập từ những ngày đầu đào tạo (1992) đến nay (2012). 3.3 Mô hình thực hành CTXH do Đại học Mở TPHCM thực hiện : 3.3.1 Mô hình thử nghiệm đưa CTXH vào trường học: được sự hỗ trợ của tổ chức xã hội Thụy Điển Radda Barnen, năm 1999 – 2001, Khoa XHH&CTXH Đại học Mở đã xây dựng mô hình CTXH học đường thí điểm tại 2 trường trung học phổ thông Chu Văn An (Quận 1) và Hưng Phú (Quận 8). Thành công của mô hình là học sinh, giáo viên, ban giám hiệu của 2 trường ủng hộ đồng tình và thấy được lợi ích của CTXH áp dụng trong trường học đã giải quyết được nhiều vấn đề của học sinh và cả giáo viên. Đến tháng 6/2010 Khoa XHH&CTXH Đai học Mở tổ chức hội thảo về CTXH học đường quy tụ các giảng viên các trường đại học, kiểm huấn viên, sinh viên trực tiếp thực tập đưa CTXH vào trường học (ở Bến Tre), đại diện cơ quan nhà nước ngành lao động thương binh và xã hội, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước 3.3.2 Mô hình truyền thông phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS trong thanh thiếu niên đường phố: dự án được Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SC) hỗ trợ thực hiện và do Khoa XHH&CTXH Đại học Mở thực hiện từ năm 2008. Nhân viên xã hội (là sinh viên tốt nghiệp CTXH) đóng vai trò hỗ trợ cho các nhóm thiếu niên đồng đẳng tiếp cận những thanh thiếu niên trên đường phố đang hút chích hoặc có nguy cơ nhận thức và thay đổi hành vi tránh lây nhiễm căn bệnh thế kỷ. Nhóm đồng đẳng phát bao cao su cho thanh thiếu niên, chuyển gởi họ đến các cơ sở y tế khám và điều trị các bệnh STI, STDs Dự án còn tổ chức họp mặt thanh thiếu niên đường phố trong “ngày sáng tạo” như là diễn đàn để các em thể hiện tài năng, năng khiếu trong công tác truyền thông nhóm và truyền thông cá nhân 3.3.3 Dự án tăng năng lực cho đội ngũ nhân viên xã hội làm việc trong lĩnh vực HIV/AIDS hợp tác với Ủy ban Phòng chống AIDS TPHCM. Dự án biên soạn 7 module bài giảng sử dụng trong tập huấn/ giảng dạy cho nhân viên và sinh viên đại học cao đẳng ngành CTXH. 3.3.4 Từ năm 2010, sinh viên CTXH Đại học Mở đã thành lập nhóm tình nguyện viên đến bệnh viện Nhi Đồng 1 – Sở Y tế TPHCM chăm sóc bệnh nhi và hỗ trợ tâm lý cho phụ huynh các em. Tháng 5/2012, lãnh đạo bệnh viện và Khoa XHH-CTXH-ĐNAH – 25
  26. Đại học Mở và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường bàn bạc và hướng tới xây dựng mô hình CTXH bệnh viện tại bệnh viện Nhi đồng 1. 4- Một số cơ sở hoạt động công tác xã hội ở TPHCM 4.1 Trung tâm nghiên cứu, tư vấn CTXH và Phát triển cộng đồng: thành lập từ 1989 hoạt động nghiên cứu, dịch thuật tài liệu CTXH, đánh giá lượng giá dự án PTCĐ, tập huấn ngắn hạn về CTXH và PTCĐ 4.2 Từ năm 1998 đến nay 2012, ngày CTXH thế giới hằng năm được tổ chức vào tháng 11. Những năm đầu do Trung tâm nghiên cứu, tư vấn CTXH và Phát triển cộng đồng tổ chức, nhưng từ 2004 về sau do các trường đại học luân phiên tổ chức như: năm 2004: ĐH Đà Lạt, năm 2005: ĐH Mở TPHCM, năm 2006: trường ĐHSP Hà Nội, năm 2007: Đại học Đà Lạt, năm 2008: ĐH LĐXH Hà Nội, 2009: ĐH Đồng Tháp, 2010: ĐH LĐXH cơ sở II TPHCM, 2011: ĐH KHXH và NV TPHCM, năm 2012: ĐH KHXH NV Hà Nội. 4.3 Câu lạc bộ CTXH chuyên nghiệp TPHCM: thành lập năm 2010, quy tụ các nhân viên xã hội chuyên nghiệp nhằm mục đích nâng cao năng lực thông qua các hoạt động tập huấn, thực hiện các dự án CTXH ở địa bàn TPHCM và các tỉnh lân cận. 4.4 Cơ sở chăm sóc trẻ em đường phố Thảo Đàn: thành lập từ 1992, hoạt động đầu tiên trong lĩnh vực trẻ đường phố. 4.5 Mái ấm Hoa Hồng Nhỏ - Quỹ Bảo trợ trẻ em TPHCM: nuôi dưỡng chăm sóc trẻ gái bị lạm dụng tình dục, bị mua bán 4.6 Phòng tư vấn trẻ em đường phố - nay thuộc Sở Lao động TB và XH TPHCM 4.7 Trung tâm phát huy Bình Triệu: chăm sóc trẻ em nghèo 4.8 Cơ sở tư vấn chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS Xuân Vinh 4.9 Chương trình AIDS Program: chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS 4.10 Mái ấm tình thương chùa Diệu Giác: chăm sóc trẻ mồ côi, nhiễm HIV 4.11 Và còn nhiều cơ sở xã hội, mô hình CTXH, PTCĐ khắp nơi trên cả nước mà ở đây chưa liệt kê hết được. 5- Sự phát triển trong đào tạo và thực hành CTXH giai đoạn 2005 – 2012 và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong tương lai. Do đặc điểm lịch sử để lại, TPHCM và các tỉnh phía Nam có được nền tảng truyền thống làm CTXH chuyên nghiệp khá lâu đời. Tuy nhiên những năm gần đây hoạt động đào tạo và thực hành công tác xã hội ở Hà Nội đang phát triển mạnh, trong đó các trường đại học Lao động Xã hội, trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo Hà Nội có vai trò đi đầu. Các trường đại học và cao đẳng khác ở Hà Nội (như đã kể ở phần trên) và các tỉnh phía Bắc cũng như miền Trung (ĐH Vinh, ĐH Quảng Bình, ĐH Huế, ĐH Quy Nhơn ) đang chuyển mình phát triển trong giáo dục đào tạo CTXH. 26
  27. Năm 2011, với sự tham gia của các trường đại học, cao đẳng có đào tạo công tác xã hội đã hình thành một Ban vận động (gồm 17 người) thành lập Hiệp hội các cơ sở đào tạo CTXH được Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định công nhận và đang chờ Bộ Nội vụ công nhận. Người đứng đầu Ban vận động là Gs. Nguyễn An Lịch, nguyên chủ tịch Hội đồng tư vấn quốc gia xây dựng chương trình khung CTXH năm 2001. Hiệp hội các cơ sở đào tạo ra đời sẽ góp phần giải quyết một số trong những vấn đề mà chúng tôi đề cập sau đây. Ngoài ra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Hội Dạy nghề Việt Nam đã thành lập Hội nghề CTXH do Bà Nguyễn Thị Hằng, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội làm Chủ tịch. Hội Dạy nghề và Tổng cục dạy nghề đã xây dựng chương trình đào tạo trung cấp nghề CTXH. Nhìn tổng thể, ngành CTXH ở Việt Nam phát triển khá sớm và trải qua những giai đoạn thuận lợi nhưng có những năm tháng khó khăn, thậm chí bế tắc. Nhưng nhờ có ánh sáng của chính sách “đổi mới” của Nhà nước mà khoa học xã hội, trong đó có công tác xã hội đã được tháo bỏ những ràng buộc, những quan niệm ấu trĩ, cực đoan của một thời đã xa. Nói như vậy nhưng không phải là mọi việc đều đã thuận lợi. Những người gắn bó với ngành CTXH mấy chục năm qua tuy vui mừng nhưng cũng lo lắng với những vấn đề phát triển và hoàn thiện chất lượng chuyên môn của CTXH. Hiện nay, ngành công tác xã hội Việt Nam đang đối mặt với một số vấn đề cơ bản sau: 5.1 Thiếu trầm trọng loại hình trường đào tạo CTXH chuyên nghiệp (school of social work): Hiện nay chúng ta chưa có trường CTXH đúng nghĩa như các nước và như 2 trường CTXH ở Sàigòn trước năm 1975 như đã đề cập ở trên. Từ đó nếu so sánh với Tiêu chuẩn quốc tế về đào tạo và thực hành CTXH thì chúng ta không có được một trường CTXH với đầy đủ chuẩn mực như sứ mạng và những vấn đề kèm theo. 5.2 Trong khi đó các trường đại học đa ngành lại xin mở ngành CTXH để đào tạo và giao cho các khoa không chuyên đảm trách dẫn tới tình hình không đảm bảo chất lượng đào tạo. Tính ra năm 2012 cả nước có gần 40 trường có đào tạo CTXH. 5.3 Các trường đào tạo CTXH hiện nay có rất ít sách vở tài liệu về CTXH. Đại học Mở TPHCM trước đây có tiếp nhận sách CTXH do các tổ chức tặng như : Đại học Fordham (Mỹ), Tổ chức World Vision, Ford Foundation, Radda Barnen (Thụy Điển) giúp kinh phí viết và xuất bản sách. Gần đây có trường Đại học ứng dụng Munich (CHLB Đức) tặng sách về lý thuyết CTXH Từ số sách nhận được này, các giảng viên Khoa XHH&CTXH đã biên soạn hoặc dịch ra tiếng Việt làm tài liệu/ sách giáo khoa cho sinh viên. Khoa đã xuất bản gần 60 đầu sách/ tài liệu có liên quan đến CTXH, Giới, Xã hội học chia sẻ với các trường bạn. 5.4 Vấn đề thực tập CTXH cho sinh viên: Do thiếu kế hoạch phát triển đội ngũ kiểm huấn viên lẫn thiếu cơ sở thực tập nên một số trường bố trí sinh viên thực tập chiếu lệ không đúng quy trình chuyên nghiệp. 5.5 Các trường thiếu trầm trọng đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp CTXH cho nên có trường phải lấy giảng viên ngành khác dạy CTXH. 5.6 Cần thêm các loại hình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ CTXH được mở ra ở Việt Nam. 27
  28. 5.7 Mở rộng hợp tác quốc tế với các nước có ngành CTXH mạnh ở châu Âu, Hoa Kỳ, các nước châu Á khác. 5.8 Các trường đại học đào tạo CTXH hiện đang đối diện với thực trạng như: Đầu vào sinh viên CTXH thường là học sinh thi tuyển theo khối C nên khi học rất vất vả các môn có sử dụng kiến thức toán học, ngọai ngữ Số lượng sinh viên tuyển được hằng năm khiêm tốn khiến ảnh hưởng đến tổng thể chung của trường. Ngược lại một số trường xét tuyển lấy vào nhiều nên có lớp cả hơn trăm sinh viên, khó cho việc giảng dạy theo phương pháp chủ động. Từ năm 2012, Bộ GD&ĐT cho phép mở rộng khối thi sẽ giúp tuyển sinh dễ dàng hơn. 5.9 Đầu ra sinh viên CTXH những năm qua gặp khó khăn trong tìm việc nên phần lớn sinh viên làm việc ở những ngành nghề khác không phải CTXH. Từ đó học sinh thấy tương lai không chắc chắn nên không dám thi vào ngành CTXH nữa. 5.10 Chúng ta chưa xây dựng được những quy định đạo đức nghề nghiệp CTXH của nước ta nên trong giảng dạy phần này phải lấy Tuyên bố quốc tế về đạo đức nghề nghiệp CTXH của Liên đoàn quốc tế nhân viên xã hội (IFSW) làm tài liệu tham khảo. Lý do là Hội nhân viên xã hội của nước ta chưa được thành lập vì ở các nước hội nhân viên xã hội là cơ quan xây dựng đạo đức nghề nghiệp của nước đó. 5.11 Vấn đề sau cùng chúng tôi xin nêu ra là xây dựng nghề CTXH Việt Nam theo bối cảnh văn hóa, truyền thống tốt đẹp của nước ta. Nói cách khác là CTXH phải đi theo hướng đặc thù của mình. Muốn vậy cần phải tính tới nhiều mặt, từ viết lại sách giáo khoa/ tài liệu phù hợp với thực tiễn Việt Nam (bản địa hóa), cho đến xây dựng các mô hình thực hành phù hợp với điều kiện văn hóa, xã hội, kinh tế của nước ta là nhiệm vụ của các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu, và lãnh đạo các tổ chức xã hội, tổ chức quản lý nhà nước trong những năm tới đây. Kết luận : Tiến trình phát triển công tác xã hội khoa học ở Việt Nam trải qua các giai đoạn thăng trầm của lịch sử đất nước. Đặc điểm của CTXH ở nước ta mang dấu ấn của truyền thống văn hóa cha ông vừa mang tính hiện đại của thời đại. Đó là một tiến trình hợp quy luật phát triển của xã hội nhưng độc đáo ở chỗ mỗi người dân Viêt Nam đều hiểu rằng những việc làm hỗ trợ đồng bào mình là cần thiết, là hợp đạo lý. Từ cơ sở ấy, các hoạt động trợ giúp trong xã hội nẩy sinh hàng loạt theo kiểu tự phát, tự giác và có tổ chức ngày càng được hoàn thiện dần. Tùy vào điều kiện của từng giai đoạn lịch sử mà xã hội và nhà nước hình thành các chính sách trợ giúp và các tổ chức thực hiện chính sách ấy. Đến khi tiếp cận với thế giới bên ngoài, Việt Nam đã có được điều kiện để xây dựng một khoa học hẳn hoi về công tác xã hội nhưng chưa mạnh lắm, thậm chí có lúc không hoạt động. Nhờ sự giao lưu văn hóa, công tác xã hội Việt Nam ngày nay có được là kết quả của sự hòa quyện những tư tưởng khoa học của các trường phái châu Âu, Hoa Kỳ, châu Á cùng với ý thức dân tộc, ý chí tự cường của những người Việt Nam yêu nước. Quá trình mấy mươi năm tồn tại và phát triển, công tác xã hội Việt Nam đã góp phần xây dựng xã hội sau chiến tranh, hỗ trợ nhóm người dễ bị thương tổn, người yếu thế. Công tác xã hội Việt Nam còn gắn liền với hoạt động trợ giúp, hoạt động từ thiện trong những hoạt động vì cộng đồng. Vì vậy có thể nói công tác xã hội Việt Nam mang hình thái đặc trưng, linh hoạt nhưng vẫn tuân thủ những tiêu chuẩn nghề nghiệp. 28
  29. Công tác xã hội Việt Nam đang đứng trước thời cơ vô cùng thuận lợi để phát triển đúng hướng theo Đề án phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt qua Quyết định số 32/2010. Khác với bối cảnh những năm trước đây, hiện nay chúng ta đã tiến một bước khá dài, từ việc có mã ngành đào tạo, đến việc có mã nghề nhân viên xã hội. Tuy nhiên nhiều thách thức đã và đang gặp phải buộc chúng ta phải nhìn lại mình để học tập và thay đổi trong nhận thức đến hành động. Trước hết là về nhận thức, nghề công tác xã hội là dấn thân phục vụ như sứ mạng của nó đề ra chứ không phải như các nghề kiếm tiền khác. Do vậy chúng ta cần có con người với tấm lòng vị tha, hy sinh vì người khác và họ được đào tạo chuyên môn của nghề CTXH để phục vụ tốt thân chủ của mình chứ không như quan niệm cũ cho rằng ai cũng có thể làm công tác xã hội. Thứ đến là cần có hành động thiết thực để thúc đẩy tiến trình phát triển nghề CTXH lên một giai đoạn mới, hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực đào tạo và thực hành ở các cấp độ vi mô, trung mô và vĩ mô./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tiếng Việt : Lê Chí An (2006): Công tác xã hội nhập môn, Đại học Mở TP. HCM Lê Chí An (2007): Công tác xã hội cá nhân, Đại học Mở TP. HCM Lê Chí An (2007): Quản trị ngành công tác xã hội, Nxb Thanh Hóa Lê Chí An (2010): Đào tạo nhân lực công tác xã hội – yếu tố phát triển xã hội bền vững, Tham luận tại hội thảo khoa học nhân ngày Công tác xã hội thế giới ở Việt Nam năm 2010, Kỷ yếu hội thảo trường Đại học Lao động Xã hội cơ sở II – TPHCM. Nguyễn Thị Oanh (2000): Công tác xã hội đại cương, Đại học Mở-Bán công TP.HCM Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 03 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020 2. Tài liệu tiếng Anh : IFSW (2004): “Global Standards for the education and training of the social work profession”, adopted at the General Assemblies of IASSW and IFSW, Adelaide, Australia in 2004, website : www.ifsw.org Nguyen Thi Oanh (2002): Historical development and characteristics of social work in today’s Vietnam, Blackwell Publishers Ltd and International Journal of Social Welfare 2002. Unicef Vietnam (2005): Nghiên cứu nguồn nhân lực và nhu cầu đào tạo cho phát triển công tác xã hội ở Việt Nam, Hanoi, 10/2005 29
  30. CÁC LÝ THUYẾT CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG VÀ GIẢNG DẠY Ở VIỆT NAM ThS .Lê Thị Mỹ Hiền, ThS. Tôn-Nữ Ái-Phương Ở Việt Nam, do đặc điểm của lịch sử hình thành của nó như đã đề cập trong bài viết của Lê Chí An, hoạt động của ngành công tác xã hội chủ yếu là chịu ảnh hưởng của Mỹ và sử dụng những lý thuyết công tác xã hội đã được áp dụng ở Mỹ. Tuy nhiên, do đặc thù là tính cộng đồng và truyền thống văn hóa Việt Nam có sự khác biệt so với các nước phương Tây, chỉ có một số lý thuyết là được tiếp thu, phát triển và áp dụng nhiều ở Việt Nam mà thôi. Sau đây là một số lý thuyết chính mà chúng tôi trích dịch và biên soạn lại từ các tài liệu có được và sử dụng trong giảng dạy cho bộ môn CTXH. Các lý thuyết được tạm phân thành ba nhóm chính theo đặc điểm của lý thuyết khi áp dụng và thực hành CTXH như sau: - Nhóm 1: Các lý thuyết về các hệ thống xã hội và môi trường sinh thái, lý thuyết con-người trong môi trường - Nhóm 2: Các lý thuyết về tâm lý năng động, hành vi và tâm lý xã hội - Nhóm 3: Các lý thuyết về phát triển cộng đồng 1/ CÁC LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 12 Các quan điểm về các hệ thống đóng vai trò quan trọng trong công tác xã hội bởi vì các quan điểm này tập trung vào khía cạnh xã hội, tương phản với tham vấn, trị liệu tâm lý hay nhiều hoạt động chuyên nghiệp về chăm sóc giúp đỡ vốn chỉ chú trọng vào cá nhân bệnh nhân hay khách hàng. Tuy nhiên, cách tiếp cận của các quan điểm này với các vấn đề xã hội chủ yếu là làm việc với cá nhân, giúp cá nhân thích hợp với trật tự xã hội hiện tại, vì thế các quan điểm này chủ yếu là hướng vào việc làm thay đổi cá nhân. Công tác xã hội quan tâm tới sự nối kết xã hội của con người và các mối quan hệ xã hội của họ, và các mục tiêu xã hội như công bằng xã hội hoặc thay đổi xã hội cũng như công việc liên quan đến sự tương tác giữa người và người. Quan điểm hệ thống là một tiêu biểu cho lý thuyết này, xem công tác xã hội như là công việc liên quan đến việc giúp phát triển một trật tự xã hội có hiệu quả hơn, chứ không khuyến khích một sự thay đổi triệt để về xã hội. Có nghĩa là, người ta coi hoạt động CTXH như là một hoạt động giúp cải thiện/ hoàn thiện và phát triển một xã hội chứ không coi nó như là một công cụ để thực hiện những cuộc hành động xóa bỏ hay lật đổ một chế độ xã hội hay một thể chế chính trị! 12 Malcom Payne (2005, 3rd edition): Modern Social Work Theory (p.142-147) (trích dịch) 30
  31. Điều này có nghĩa là chúng ta cần phải suy nghĩ về những yếu tố con người và xã hội trong bất kỳ tình huống xã hội nào và đồng thời cũng xem những yếu tố đó tương tác với nhau ra sao để gắn kết lại thành một tổng thể. 1.1 Các quan điểm về các hệ thống 1.1.1. Những đặc điểm chính của lý thuyết về các hệ thống . Lý thuyết về các hệ thống tập trung vào cá nhân như là một thành phần của các hệ thống và các hệ thống cá nhân này kết hợp chặt chẽ với các hệ thống khác, và vì thế lý thuyết này kết hợp các yếu tố xã hội với yếu tố tâm lý trong việc thực hành công tác xã hội. . Các hệ thống tương tác nhau bằng những cách thức phức tạp. Khám phá những điều này giúp chúng ta hiểu được các cá nhân tương tác với người khác thế nào trong gia đình và cộng đồng và trong môi trường xã hội rộng lớn hơn. . Những ý tưởng về các hệ thống rất quan trọng trong công tác xã hội với gia đình. . Việc triển khai sự hỗ trợ thông qua và bằng cách sử dụng mạng lưới xã hội là một sự phát triển quan trọng của những quan điểm về các hệ thống. Các ý tưởng về hệ thống trong công tác xã hội bắt nguồn từ lý thuyết về những hệ thống tổng quát được triển khai trong những thập kỷ 1940 và 1950 trong các ngành học về khoa học quản trị và tâm lý học, và được von Bertalanffy (1971) tổng hợp lại. Lý thuyết hệ thống sinh học này xem mọi sinh vật như là hệ thống, gồm những tiểu hệ thống, và đến tất cả các tiểu hệ thống đều là những bộ phận của siêu hệ thống. Như thế, con người là bộ phận của xã hội và được tạo ra bởi sự lưu thông của hệ thống và tế bào được cấu thành bởi các nguyên tử lập nên bởi những phần tử nhỏ hơn. Lý thuyết này được áp dụng cho các hệ thống xã hội như các nhóm, gia đình và xã hội cũng như cho các hệ thống sinh học khác. Hanson (1995) lý luận rằng giá trị của lý thuyết hệ thống là lý thuyết này làm việc với “hệ thống cấu trúc tổng thể” chứ không làm việc với từng phần nhỏ thuộc hành vi con người hoặc hành vi xã hội như các lý thuyết khác. Hệ thống cấu trúc tổng thể đó và quá trình vận động của nó được mô tả bởi Hanson (1995) và Greif và Lynch (1983) như sau: 1.1.2 Định nghĩa về hệ thống cấu trúc xã hội . Hệ thống là những thực thể có biên giới trong đó năng lực của thể chất và tâm thần có sự trao đổi cho nhau trong nội bộ của các thực thể đó chứ không vượt ra ngoài biên giới. . Hệ thống đóng là những hệ thống không có những sự trao đổi vượt qua biên giới, tương tự như một bình thủy đóng kín. . Hệ thống mở là những hệ thống xảy ra khi năng lượng vượt ra được những biên giới có thể thẩm thấu được, giống như một túi đựng trà trong cốc nước nóng để cho nước đi vào trong túi và trà thấm ra ngoài túi nhưng vẫn giữ lá trà bên trong túi. 31
  32. Những khái niệm về quá trình vận động trong hệ thống, cách thức hệ thống vận hành và làm thế nào chúng ta thay đổi các hệ thống được Greif và Lynch (1983) trình bày như sau : . Đầu vào – năng lượng được đưa vào trong hệ thống xuyên qua biên giới. . Phần chứa bên trong – cách thức năng lượng được sử dụng bên trong hệ thống. . Đầu ra – những tác động đối với môi trường của phần năng lượng khi vượt ra ngoài biên giới của một hệ thống. . Vòng phản hồi – thông tin và năng lượng được chuyển qua hệ thống, thông tin và năng lượng này được tạo bởi đầu ra ảnh hưởng tới môi trường, và môi trường này báo trở lại cho hệ thống biết những kết quả đầu ra. . Năng lượng duy trì – các hệ thống sử dụng năng lượng tự có để tồn tại, có nghĩa là những hệ thống này bị kiệt quệ năng lượng và chết nếu không nhận được đầu vào từ bên ngoài biên giới. Một ví dụ đơn giản về những tiến trình này là nếu bạn nói với tôi điều gì đó (đầu vào hệ thống của tôi). Điều này ảnh hưởng đến cách tôi đối xử (năng lượng sử dụng trong hệ thống của tôi), hành vi của tôi thay đổi (đầu ra) và bạn quan sát được sự thay đổi này. Vì vậy bạn nhận được phản hồi rằng tôi đã nghe và hiểu những gì bạn nói (vòng phản hồi). Trạng thái của một hệ thống được xác định bằng 5 đặc điểm: . Trạng thái bền vững của hệ thống, là cách thức một hệ thống tự duy trì bằng cách tiếp nhận đầu vào và sử dụng đầu vào. Ý tưởng này cho rằng các hệ thống như con người hay nhóm xã hội, có thể tiếp nhận sự thay đổi mà không làm thay đổi bản sắc cơ bản của chúng. . Trạng thái cân bằng của hệ thống, đây là khả năng duy trì những đặc tính cơ bản của chúng ta, cho dù đầu vào thay đổi chúng ta. Vì thế, tôi ăn bắp cải nhưng tôi không biến thành bắp cải. Tôi vẫn là tôi trong khi bắp cải được tiêu hóa, cung cấp năng lượng và chất bổ dưỡng cho tôi. Một phần của bắp cải trở thành đầu ra, thông qua nhiệt lượng, hoạt động và bài tiết. . Khác biệt hóa, theo thời gian, hệ thống ngày càng phát triển phức tạp hơn, với nhiều loại thành phần khác nhau. . Không phải là sự tập hợp: quan điểm này cho rằng khái niệm tổng thể rộng hơn nhiều so với sự tập hợp của các bộ phận hợp thành. . Sự tương tác qua lại, nếu một bộ phận của hệ thống thay đổi thì sự thay đổi ấy sẽ tương tác tới tất cả bộ phận khác. Vì thế chúng cũng thay đổi theo. Kết quả của sự tương tác là hệ thống cho thấy những kết cuộc như nhau (đạt được kết quả như nhau bằng nhiều cách thức khác nhau) và kết cuộc đa dạng (các trường hợp giống nhau có thể đưa đến những kết quả khác nhau) bởi vì các bộ phận của hệ thống tương tác bằng những cách khác nhau. Những ý tưởng này giúp chúng ta hiểu được sự phức tạp của các mối quan hệ con người và tại sao kết quả của những hành động giống nhau lại khác nhau. Hệ thống xã hội có thể có được sự trợ lực có nghĩa là chúng có thể tự tạo ra năng lượng riêng để tồn tại. Vì thế, con 32
  33. người khi tương tác với nhau trong quan hệ hôn nhân hay trong một nhóm thường động viên nhau duy trì hoặc tăng cường mối quan hệ tạo ra sự ràng buộc trong nhóm và làm cho nhóm mạnh hơn. Đây là ví dụ về tính chất “không phải là sự tập hợp” bởi vì những ràng buộc này không thể có được nếu không có sự tương tác bên trong hệ thống. Nếu không tạo ra một sự đồng tâm hiệp lực thì một nhóm hay một cuộc hôn nhân phải được nuôi dưỡng bằng một động lực bên ngoài hoặc tự bản thân nó sẽ xuất hiện khả năng giúp nó tự duy trì quạn hệ đó. Vì thế sự đồng tâm hiệp lực nói trên sẽ phủ nhận khả năng tự lực duy trì của bản thân nhóm hay còn gọi là phản kháng khả năng tự duy trì. Pincus và Minahan (1973)13 xác định 3 loại hệ thống trợ giúp trong công tác xã hội như sau: . Hệ thống không chính thức hay hệ thống tự nhiên (như gia đình, bạn bè, người đưa thư, các đồng nghiệp) . Hệ thống chính thức (như nhóm cộng đồng, công đoàn) . Hệ thống xã hội (như bệnh viện, trường học) Phân tích của họ về các hệ thống xã hội mà nhân viên xã hội áp dụng trong thực hành công tác xã hội đã có ảnh hưởng lớn (xem bảng sau) Những hệ thống cơ bản của công tác xã hội theo phân tích của Pincus và Minahan Hệ thống Mô tả Thông tin chi tiết Hệ thống các tác Nhân viên xã hội và các tổ chức mà nhân tạo sự thay họ làm việc đổi Hệ thống Con người, nhóm, gia đình, cộng Khách hàng thực sự đồng ý nhận khách hàng đồng tìm kiếm sự giúp đỡ và tham sự trợ giúp và tự mình tham gia; gia làm việc với hệ thống của tác khách hàng tiềm năng là những nhân tạo sự thay đổi người mà nhân viên xã hội đang cố gắng khuyến khích họ tham gia (ví dụ người đang trong giai đoạn thử thách hay bị điều tra vì lạm dụng trẻ em) Hệ thống mục Những người mà hệ thống các tác Các hệ thống khách hàng và hệ tiêu nhân tạo sự thay đổi đang cố gắng thống mục tiêu có thể là một mà thay đổi để đạt được mục đích cũng có thể là hai hệ thống khác nhau. Hệ thống Những người mà hệ thống các tác Các hệ thống khách hàng, hệ hành động nhân tạo sự thay đổi cùng phối hợp thống mục tiêu và hệ thống hành làm việc để đạt mục đích, có nghĩa là động có thể là một mà cũng có thể những người mà nhân viên xã hội có là các hệ thống khác nhau. thể cũng phối hợp hành động trong 13 Malcom Payne (2005, 3rd edition): Modern Social Work Theory (p.145) (trích dịch) 33
  34. quá trình giúp đỡ khách hàng giải quyết vấn đề của họ Nguồn: Pincus và Minahan (1973) Evans và Kearney (1996) phác thảo 7 nguyên tắc chủ yếu của cách tiếp cận hệ thống trong thực hành. Hai tác giả đã phân tích cách thức mà tư tưởng hệ thống có thể hướng dẫn cách thực hành công tác xã hội trong nhiều bối cảnh khác nhau. Cách tiếp cận của họ nhấn mạnh việc tìm kiếm trong mạng lưới và hệ thống xã hội những mục tiêu có thể hành động, tìm kiếm các mối quan hệ quyền lực và đưa từng mối quan hệ này tham gia vào tiến trình công tác xã hội. Theo quan điểm của hai tác giả, ý tưởng về các hệ thống giúp duy trì tính nhất quán trong thực hành công tác xã hội; đây là lý do tại sao nhiều người thấy hữu ích khi phối hợp những ý tưởng từ nhiều nguồn khác nhau trong khi thực hành. Lý thuyết về các hệ thống cho rằng bạn phải xuất phát từ bối cảnh mà bạn đang hoạt động, từ những cơ hội và những cản trở, mục đích mà bạn tham gia vào vấn đề này, quyền lực và trách nhiệm của bạn, những tác động hay kết quả dự kiến có thể xảy ra. Ví dụ, nếu bạn tham gia giải quyết vấn đề với một gia đình vì bạn quan tâm đến việc họ bỏ bê con cái, thì bạn có một số mục đích và trách nhiệm khác hẳn so với khi bạn chỉ làm công tác chuyển giao một gia đình có trường hợp tương tự để tìm sự trợ giúp trong các mối quan hệ của gia đình. Tuy nhiên công việc bạn cần làm trong hai trường hợp có thể giống nhau. Bạn cần phải nhận thức được rằng những áp lực đối với một gia đình có thể tạo ra những khía cạnh khác nhau trong vấn đề của họ và cũng có thể đáp ứng cho sự quan tâm liên quan đến việc bảo vệ trẻ em và các mối quan hệ trong gia đình. Việc thừa nhận tầm quan trọng của bối cảnh xã hội trong việc xác định chúng ta đang làm gì, khởi đầu từ tầm quan trọng của tính nhất quán. Bối cảnh xã hội sẽ giúp bạn xác định mục đích và những phản ứng của bạn là gì. Ví dụ, một người khuyết tật sống trong nhà chuyên biệt dành cho người khuyết tật thì chủ yếu sẽ nhận được những dịch vụ thiết thực dành cho họ. Nhưng trong khi cung cấp các dịch vụ này, nhân viên xã hội nhận thấy có những vấn đề khác xảy ra trong mối quan hệ gia đình của họ. Những vấn đề này có thể ảnh hưởng đến sự ốn định của tình hình cung cấp các dịch vụ thiết thực hiện có. Do đó, hoàn cảnh sống của khách hàng sẽ quyết định rằng một sự đáp ứng đầy đủ nhu cầu cung cấp dịch vụ là phải giải quyết được cả hai vấn đề trên. Việc áp dụng một cách tiếp cận tích cực làm nổi bật tầm quan trọng của tính nhất quán và bối cảnh xã hội. Nhân viên cảm thấy khó làm cho một người đàn ông bị rối nhiễu tâm thần tiến bộ do những hành vi hung hãn nghiêm trọng của ông ta trong khi ông ấy sống ở một trung tâm gọi là nhà an toàn. Tuy nhiên những hoạt động chẳng hạn như cải tiến trong giáo dục, mối quan hệ với người khác và tạo ra những tiếp xúc mới với các gia đình xa lạ đều có thể tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa đối với kinh nghiệm sống của khách hàng đang được ta chăm sóc, cho dù công việc này vẫn không giúp cho khách hàng được xuất viện. Sự xác định những khuôn mẫu hành vi giúp ta thấy được những khả năng tích cực, thể hiện ở chỗ là hành vi trong một hệ thống xã hội này có thể được học hỏi và sử dụng trong một hệ thống xã hội khác. Nó cũng giúp ta xác định được những nơi nào cần được thay đổi. Ví dụ, một người có khó khăn trong quan hệ với láng giềng có thể biểu lộ những khuôn mẫu hành vi tương tự khi người đó ở tại một cơ sở chăm sóc ban ngày hay trong một môi trường xã hội. Điều này có thể 34
  35. giúp cho nhân viên xã hội xác định là khi bắt đầu giải quyết các mối quan hệ này thì nên nhắm vào việc những giải quyết vấn đề về hành vi của khách hàng. Lý thuyết hệ thống nhấn mạnh đến quá trình tức là các mối quan hệ và tương tác xảy ra như thế nào, nội dung và kết quả ra sao. Nhân viên xã hội có thể nhận diện những kỹ năng và những mối quan hệ tích cực là một phần cuộc sống của ai đó mà có thể được chuyển biến sang những tình huống khác ở nơi đang có khó khăn. Cũng sẽ có ích nếu chúng ta có thể xác định được làm thế nào mà những tương tác giữa các hệ thống với nhau tạo ra những vấn đề đối với một lĩnh vực không mong muốn trong cuộc sống. Ví dụ, mối quan hệ tiêu cực trong gia đình làm giảm sút ảnh hưởng của gia đình trong việc giúp trẻ vượt qua khó khăn ở trường. Làm việc với người khác là một phần quan trọng của lý thuyết về các hệ thống. Điều này nhấn mạnh đến cách làm việc gián tiếp với các cơ quan khác hay với những gia đình và mạng lưới sẽ cho phép tạo ra những ảnh hưởng như thế nào đến thân chủ. Làm việc chung cũng là một sản phẩm của ý tưởng hệ thống; nhân viên được xem là một tác nhân tương tác với những mạng lưới nối kết với thân chủ, với những đồng nghiệp và với các cơ quan. Lý thuyết về các hệ thống có tác động quan trọng đến ngành công tác xã hội trong những năm 1970 và là một chủ đề từng được tranh cãi trong một thời gian dài. Hai hình thức của lý thuyết hệ thống nổi tiếng trong công tác xã hội là : - Lý thuyết hệ thống tổng quát - Lý thuyết hệ thống sinh thái Hearn (1958, 1969) đã có một trong những đóng góp sớm nhất, áp dụng lý thuyết hệ thống vào công tác xã hội. Tác động lớn nhất ở Mỹ và Anh là hai cách giải thích về sự áp dụng các quan điểm về các hệ thống vào thực hành được xuất bản cùng lúc, một của Goldstein (1973) và một của Pincus và Minahan (1973). Những công trình này có được ảnh hưởng đáng kể ở Anh Quốc thông qua những dịch giả như Vickery (1974; Specht và Vickery, 1977) và Olsen (1978). Sự phát triển sau đó của Siporin (1975) và Germain và Gitterman (1980; Germain, 1979a) về lý thuyết hệ thống sinh thái đã có tác động quan trọng ở Hoa Kỳ. Brown (1993) chỉ rõ việc áp dụng ý tưởng về “biên giới” và môi trường trong công tác xã hội nhóm. Elliot (1993) lý luận rằng lý thuyết về các hệ thống có thể kết hợp với những ý tưởng phát triển xã hội để áp dụng vào công tác xã hội ở các nước công nghiệp hóa. Kabadaki (1995) cho thấy khả năng can thiệp ở các cấp độ khác nhau trong xã hội, đặc biệt thích hợp với công tác phát triển xã hội.14 Mục tiêu mở rộng của lý thuyết về các hệ thống cho phép nó kết hợp với nhiều lĩnh vực của các lý thuyết khác. Leonard (1975: 48) theo quan điểm Mác-xít lý luận rằng lý thuyết hệ thống giúp ta hiểu được các thiết chế, hiểu được sự tương tác của các thiết chế này với thiết chế khác và sự thay đổi về cơ bản như thế nào, với điều kiện là lý thuyết hệ thống không chỉ được sử dụng một cách đơn giản nhằm để gợi ý rằng các hệ thống tự duy trì tình trạng ổn định của nó. 14 Malcom Payne (2005, 3rd edition): Modern Social Work Theory (p.142-147) 35