Tài liệu cách chăm sóc bé

doc 25 trang hapham 2710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu cách chăm sóc bé", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_cach_cham_soc_be.doc

Nội dung text: Tài liệu cách chăm sóc bé

  1. TÀI LIỆU CÁCH CHĂM SÓC BÉ 1
  2. Ngoài việc ảnh hưởng tới cột sống của bé, với loại lưới có mắt, không ít trường hợp bé nằm ngủ võng, tay bị thắt lại, gây hoại tử bởi mắt lưỡi ở võng Bà Tim thích đu võng cho bé ngủ. Nhưng mẹ Tim lại sợ con nằm võng sau này bị lưng tôm. Cũng chỉ vì chuyện này mà mẹ chồng - nàng dâu lại lục đục. Cho con nằm võng: hại nhiều hơn lợi Trước tiên, nếu bé có thói quen ngủ võng sẽ làm khổ bố mẹ. Nếu đi đâu không có võng, bé không chịu ngủ và rất quấy bố mẹ. Trên thực tế, khi người lớn đưa võng cho bé ngủ, độ lắc mạnh khiến bé mệt, dễ đi vào giấc ngủ. Đây là giấc ngủ ép buộc, chứ không phải giấc ngủ tự nhiên cho bé, không tốt cho sự phát triển của bé. Nhiều mẹ có kinh nghiệm chia sẻ rằng nếu từ nhỏ, bé ngủ võng, lớn lên bé dễ bị say tàu xe và không tốt cho sự phát triển cột sống của bé. Nếu bé dưới 1,5 tuổi, mẹ không nên cho bé nằm võng vì dễ bị so vai. Mà nằm võng đã đành, nhưng nhiều bé lại cứ bắt bố mẹ phải đung đưa võng thì bé mới chịu ngủ, không khóc. Mẹ bé Khoai trên diễn đàn Làm cha mẹ kể lại: “Hồi Khoai còn bé mình đến khổ vì thói quen nằm võng của nó, hầu như tháng đầu tiên đêm nào cũng phải ôm nằm võng mới ngủ. Cứ ngủ phải đưa võng cho con. Đến bé thứ hai, mình tự hứa không bao giờ cho con nằm võng”. Nằm ngủ võng còn có rất nhiều nguy hiểm. Với loại lưới có mắt, không ít trường hợp bé nằm ngủ võng, tay bị thắt lại, gây hoại tử bởi mắt lưỡi ở võng, bé rơi ra khỏi võng lúc nào không biết. Một em bé đã bị chết vì ngủ võng do dây chuyền bạc mà mọi người hay đeo cho em bé để tránh gió ấy cuốn vào võng làm em bé bị tắc thở. Với loại võng lưới vải, rất bí cho bé và bé không thể vận động tay chân tư do khi muốn thay đổi tư thế. Nhiều khi bố mẹ cho con nằm trên võng ngủ quên, để con bị rất nhiều muỗi cắn. Nếu mẹ vẫn muốn cho con nằm võng Mẹ chỉ nên cho bé ngủ võng vào những giấc ngắn ban ngày. Nếu để bé ngủ ở đó cả đêm thì không tốt cho bé. Nằm võng khiến bé bị mỏi, tư thế nằm không thoải mái, không thuận lợi cho sự phát triển thể chất của bé. Để bé đỡ bị cong lưng và so vai, mẹ có thể mua một cái chiếu lót xuống võng hoặc bà/mẹ nằm võng, cho bé nằm trên người. Như thế, cột sống của bé sẽ phát triển tốt hơn. Nhiều mẹ cho rằng, thay vì cho con nằm võng, mẹ nên cho con nằm ở xe đẩy để lưng thẳng. Phần chắn hai bên xe giúp bé cảm thấy an toàn không giật mình, khi bé ngủ hơi ngọ nguậy thì mẹ đang làm việc khác chỉ cần thò chân ra đẩy đi đẩy lại một chút giúp bé ngủ lại. Mẹ sang buồng nào thì kéo xe bé theo để tiện trông coi. Nhiều gia đình kể cả trong Nam lẫn ngoài Bắc, đều có thói quen cho trẻ con ngủ võng. Các mẹ phải thật khéo léo thuyết phục người lớn. Nếu bé đã quen đu đưa rồi thì có thể mua nôi tự động đu đưa cho bé nằm cũng được. Giấc ngủ với bé rất quan trọng. Bố mẹ nên tạo cho con một tư thế ngủ thật thoải mái tốt nhất bạn nên cho trẻ nằm trên giường, dang chân dang tay cho thoải mái. Trường hợp nằm nôi điện hay nằm võng cần phải giữ cho bé an toàn, tránh đu đưa mạnh dễ gây ảnh hưởng đến não của bé, kể cả khi đùa giỡn với trẻ, cũng không nên lắc lư trẻ mạnh. con em nằm cũi riêng từ khi mới sinh, ở trong bv đã vậy rồi (ở VF mỗi bé đc nằm trong 1 cái xe nôi riêng). em thấy hoàn toàn bình thường chả có j là "vô tâm lạnh lùng" cả. tạo những đk tốt nhất cho con phát triển và rèn cho con có những thói quen ngoan ngoãn thì mới đúng là bà mẹ tốt chứ sao. con ngủ chung với ba mẹ theo em có những điều k tốt thế này : 2
  3. - giường chiếu của ng lớn rất bẩn, hàng ngày bao nhiêu ng đứng ngồi lên, nếu muốn cho bé nằm cùng thì ba mẹ phải thay chăn ga mỗi ngày cơ, còn nếu cho bé nằm cũi riêng của bé, k ai đụng vào giường của bé thì sạch sẽ vệ sinh hơn rất nhiều. - bé nằm ngủ chung với ba mẹ, vô tình ba mẹ sẽ hít hết oxi quanh bé, rồi lại thở ra C02, cái này k phải vớ vẩn đâu ạ, thật đấy ạ, nên nói chung bé sẽ k đc hít thở thoải mái , thoáng đãng khi nằm cùng ng lớn. - nhiều ng cứ bảo mẹ có con rồi thì tỉnh lắm, nhưng biết đâu đc đấy, con nằm cùng, mẹ ngủ k tỉnh, đè lên con như chơi. tóm lại là tập cho bé nằm cũi riêng, bé vừa đc thoải mái, sạch sẽ, lại có tính tự lập. chỉ cần kê cũi sát vào giường ba mẹ để tiện chăm bé buổi đêm là đc rồi ạ. Bé mình thì mình tập nằm cũi từ những ngày đầu cơ. Cứ bú xong là bế qua cũi nằm, chàng ngủ 1 mình thoải mái lắm cơ, mà mình cũng ko sợ ngủ say quơ quào hoặc đè trúng con, ông xã cũng ko phải ngủ riêng. Cũi của bé mình để sát giường mình ý, cách 1 bước chân, vừa nằm ngủ vừa canh chừng con được. Nếu mệt thì nhờ ông xã bế bé sang mình cho bú rồi bế lại sang cũi, hơi cực tí nhưng tập cho bé quen ngủ riêng & tự lập, ko bện hơi ba mẹ. Mình cũng chẳng đung đưa gì cả, bé vẫn ngủ say như thường. Nên hay không nên cho trẻ dưới 2 tuổi nằm gối Chị Nhi vừa ở cữ 2 tuần và được đưa về nhà bà ngoại, nhưng cứ mỗi lần bà cho cu Bin nằm gối là bé ngọ nguậy mãi không chịu ngủ, thậm chí quấy khóc khi khó chịu. Khi được mẹ bỏ gối ra, kê bằng một tấm khăn thoáng, mỏng thì Bin ngủ tít mít. Hiện nay có rất nhiều cửa hàng đồ sơ sinh bày bán những chiếc gối xinh xắn, đáng yêu, thường là lựa chọn của các gia đình có con nhỏ, thậm chí nhiều người còn mua làm quà tặng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, trẻ dưới hai tuổi thì không nên cho nằm gối bởi nguy cơ bị ngạt thở khi ngủ là rất cao. Hơn nữa, khi lựa chọn mua gối cho trẻ sơ sinh, những chiếc gối quá cao hoặc quá thấp đều gây tác động đến hệ hô hấp và quá trình tuần hoàn máu ở cổ, ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến bé khó ngủ và quấy khóc. Trẻ dưới hai tuổi thì không nên cho nằm gối bởi nguy cơ bị ngạt thở khi ngủ là rất cao. Tác động khi cho trẻ nằm gối quá sớm Trái với suy nghĩ của người lớn, nằm gối không đem lại cảm giác dễ chịu cho trẻ một chút nào, thậm chí tư thế nằm lệch, gối không đủ chất lượng có thể khiến trẻ bị chứng bẹp đầu, xương đầu bị méo. Giai đoạn mới sinh, xương đầu của bé vẫn còn rất mềm nên nếu gối quá lâu, thì xương sẽ bị biến dạng theo tư thế nằm. Hơn nữa, khi lớn hơn 1 chút trẻ thường ngủ quấy, xoay khắp giường nên việc nằm gối chỉ là bề ngoài, vì cả đêm bé không hề nằm đúng vào vị trí của gối. 3
  4. Hiện nay, mẫu mã của các mặt hàng cũng đa dạng, chất lượng sản phẩm khó được kiểm soát nên những chất liệu vỏ gối, ruột gối có thể gây kích ứng làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ. Ngoài ra, việc vệ sinh kém cũng khiến trẻ bị mẩn ngứa, khó chịu. Vì xương sống của trẻ lúc mới sinh là đường thẳng, tức là đầu và lưng phải thẳng với nhau nên khi gối đầu, cổ sẽ bị quẹo, xương sống bị thay đổi hình dạng, khiến khó hô hấp và nuốt thức ăn. Gối cao bao nhiêu thì vừa? Các bác sĩ cho biết, bố mẹ nên chờ đến khi con tròn 2 tuổi mới nên bắt đầu cho trẻ nằm gối. Trước đó, bạn có thể lựa chọn một chiếc khăn mềm, hoặc gối mỏng cao 1cm cho bé gối. Không nên cho trẻ nằm gối của người lớn, dễ ngây ngạt thở và lún đầu khi ngủ. Khi bé được gần 1 tuổi, bạn có thể tăng chiều cao của gối lên khoảng 3cm và dần dần thay đổi khi bé được 2 tuổi. Có nên sử dụng điều hòa cho trẻ? Giadinh.net - “Mọi người suy nghĩ rằng, trời càng nắng và nắng càng kéo dài thì càng không nên sử dụng điều hòa cho trẻ con. Điều đó là một sai lầm”-TS Đào Minh Tuấn, Khoa Hô hấp, BV Nhi TƯ cho biết như vậy. Để chênh lệch 7 độ C Theo TS Tuấn, trong thời gian nắng nóng kéo dài vừa qua, số trẻ vào khám và điều trị ở khoa Hô hấp, BV Nhi TƯ rất đông. Khoa Hô hấp có 50 giường bệnh nhưng những ngày này, lúc nào cũng quá tải lên tới hơn 100 cháu phải nhập viện điều trị. Cũng theo TS Nên sử dụng điều hòa cho trẻ Tuấn, không phải là do trời quá nóng mà khiến trẻ dễ ốm, nhất là bị các chứng liên quan vào ngày nắng nóng, nhưng đến đường hô hấp mà là do thời tiết nắng nóng nhưng độ ẩm lại quá cao nên gây bệnh nhiệt độ trong nhà không nên viêm đường hô hấp trên của trẻ. chênh lệch quá 7 độ C so với ngoài trời. (Ảnh minh họa) BS Phạm Mạnh Thân, Phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội cho biết: Những ngày nắng nóng vừa qua, bệnh nhân đến khám tăng vọt, đặc biệt là phòng khám nhi của bệnh viện. Số bệnh nhân này hay mắc những bệnh liên quan đến mùa hè như viêm đường hô hấp, sốt siêu vi trùng hay ỉa chảy vì ngộ độc thức ăn. BS Nguyễn Văn Lộc, Phó Giám đốc BV Nhi TƯ cho biết, nguyên nhân là do thời tiết quá nắng nóng, trẻ thường nằm quạt thốc trực tiếp vào người khi ngủ. Vì khi trẻ ngủ say, thân nhiệt giảm nên rất dễ bị viêm họng, sốt dẫn đến tiêu chảy. BS Lộc cảnh báo, nhiều cha mẹ quá lạm dụng điều hòa nhiệt độ đã để nhiệt độ chênh hơn nhiều so với ngoài trời, điều này không tốt cho trẻ nhỏ, chỉ nên để 25 - 27oC là hợp lý. Trước những băn khoăn của cha mẹ về vấn đề nên hay không nên sử dụng điều hòa cho trẻ vào những ngày nắng, TS Tuấn cho rằng, việc sử dụng điều hòa cho trẻ vào mùa nắng là hợp lý. Và khi để nhiệt độ trong nhà chênh với nhiệt độ ngoài trời 7oC thì sẽ tốt cho trẻ (ví dụ ngoài trời là 35oC thì trong phòng điều hòa nên để 28oC là phù hợp) và sẽ không ảnh hưởng đến việc nếu trẻ có chạy liên tục ra ngoài nơi không có điều hòa. Nhưng TS Tuấn cũng khuyến cáo, khi đã sử dụng điều hòa cũng nên hạn chế để trẻ đi ra, đi vào giữa hai nơi có nhiệt độ chênh lệch nhiều lần. TS Tuấn cũng khuyên, nếu sử dụng điều hòa cho trẻ cũng nên sử dụng thêm máy tạo độ ẩm. Nhưng cũng chỉ sử dụng làm ẩm nhẹ, nếu không lại tạo ra độ ẩm lớn dễ làm trẻ viêm đường hô hấp hơn. Bên cạnh đó, cần xịt, nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên làm sạch đường hô hấp trên của trẻ. Đề phòng viêm hô hấp dẫn đến hen Theo TS Tuấn, tỉ lệ trẻ em bị hen phế quản ngày càng gia tăng, gấp 2 lần so với người lớn. Theo ước tính thì có khoảng 10% trẻ em dưới 15 tuổi bị hen. Việc chẩn đoán hen là khó khăn vì khi khám, nếu các bác sĩ không có kinh nghiệp dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. 4
  5. TS Tuấn cho biết, điều trị hen cho trẻ em rất nhiều khó khăn vì thuốc chữa hen cho trẻ em hiện nay vẫn còn chứa nhiều corticoid, chất dễ gây ngộ độc cho trẻ em. Nếu không được điều trị dự phòng sớm, khi trẻ bị bệnh điều trị trong cơn cấp dễ phải sử dụng liều cao dẫn đến ngộ độc thuốc. Hiện nay, Bộ Y tế đã cho phép đưa thuốc có chứa chất Montalukast, thuốc đầu tiên được chỉ định điều trị cho trẻ em mắc bệnh hen dưới 6 tháng tuổi. Loại thuốc có chứa chất này được chỉ định cho cả người lớn và trẻ em điều trị hen phế quản mạn tính, bao gồm dự phòng cả các triệu chứng hen ban ngày và ban đêm, điều trị người hen nhạy cảm với aspirin, và dự phòng cơn thắt phế quản do gắng sức. Trước đây, cũng chỉ có thuốc hen sử dụng cho trẻ em từ 4 tuổi trở lên. Cũng theo TS Tuấn, nếu chủ quan không điều trị dứt điểm khi trẻ bị viêm phế quản thì dễ dẫn đến trẻ bị chuyển sang hen. Khi đó, điều trị cơn hen ở trẻ khó khăn hơn nhiều điều trị khi trẻ bị viêm phế quản. Và khi trẻ có triệu chứng khó thở, thở co thắt vùng ngực thì cần đưa trẻ đi khám, không được sử dụng thuốc điều trị hen mà không theo chỉ định của bác sĩ. 4 sai lầm thường gặp trong chăm sóc trẻ Nhiều người khi nấu ăn cho trẻ thường ninh quá lâu để lấy hết chất bổ. Thực ra, việc ninh quá nhừ sẽ làm kết tủa hết các chất dinh dưỡng trong thịt, xương. Vì vậy, khi chế biến cho trẻ, nên xay, giã thực phẩm thay vì hầm lâu. Đối với rau củ quả, cần nấu nhanh và ăn nóng để không mất vitamin C. Một số sai lầm khác: 1. Cho trẻ ăn sam (ăn dặm, ăn bổ sung) từ quá sớm: Tổ chức Y tế Thế Không nên ủ trẻ giới đã khuyến cáo các bà mẹ cho trẻ bú hoàn toàn trong sáu tháng đầu, quá kín. sau đó mới cho ăn bổ sung. Tuy nhiên, hiện nhiều gia đình cho trẻ ăn bột từ khi 3-4 tháng tuổi. Điều này xuất phát từ quan niệm truyền thống, cho rằng cho trẻ ăn thêm chất bột, chất gạo thì mới cứng cáp. Song thật ra trong bột gạo có chất cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ. Vì vậy, nó chẳng những không tăng dinh dưỡng cho trẻ mà còn gây khó khăn cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. Đó là chưa kể tình trạng mất vệ sinh, sai quy cách trong chế biến bột gạo, pha sữa bò ở nhiều gia đình. Điều này có thể làm trẻ bị tiêu chảy hoặc mắc một số bệnh đường tiêu hóa khác. Mặt khác, 40% năng lượng cho sự tăng trưởng của trẻ là lấy từ sữa mẹ. Việc cho trẻ ăn sam sớm (thường chất béo tụt xuống còn 1/2) sẽ làm thức ăn nghèo chất béo 2. Cho trẻ ăn quá nhiều hoặc quá ít: Nhiều gia đình hiện nay cho trẻ ăn quá nhiều. Có nhà ninh cho một em bé vài tháng tuổi đến mấy lạng thịt/ngày, hoặc cả một con cua, con lươn to tướng. Số thực phẩm này vượt quá khả năng hấp thu của trẻ. Trong khi đó, nhiều gia đình lại coi trẻ như một người lớn thu nhỏ, cho rằng người lớn ăn ba bát cơm mỗi bữa thì trẻ nhỏ cần ăn một bát. Trong khi trên thực tế, nhu cầu năng lượng/kg cân nặng của trẻ lớn hơn nhiều so với người lớn. Viện Dinh dưỡng đã có nhiều sách hướng dẫn: ở lứa tuổi nào thì trẻ cần bao nhiêu thịt, rau mỗi ngày. Vì vậy, cha mẹ nên tham khảo các hướng dẫn này để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. 3. Bọc trẻ quá kín: Về yếu tố tâm lý, người Việt Nam thường sợ trẻ bị gió máy, bị lạnh do khí hậu hay thay đổi. Tuy nhiên, việc bọc trẻ quá kín, không cho ra ngoài chẳng những làm trẻ bức bối khó chịu mà còn dẫn đến bệnh còi xương do thiếu vitamin D - một chất được cơ thể tổng hợp dưới sự xúc tác của ánh nắng mặt trời. Mỗi ngày, trẻ cần được tắm nắng trong 10-15 phút (tốt nhất là ánh nắng buổi sớm) để có thêm nguồn vitamin D, giúp hấp thu canxi và chống bệnh còi xương 5
  6. 5 sai lầm thường gặp khi cho trẻ ngủ Sai lầm đầu tiên là cho trẻ ăn đêm. Con bạn thật sự không cần ăn thêm ban đêm nữa khi bé đã nặng 6 cân. Nếu bé đã nặng hơn thế mà vẫn khóc đòi ăn vào khoảng 2 giờ sáng thì đó là do thói quen. Thay vì vội vàng cho ăn, bạn hãy thử để bé tự ngủ lại. Hầu hết các em bé sau 3-4 tháng tuổi đều có thể ngủ thẳng giấc suốt đêm nếu bố mẹ biết cách tạo điều kiện cho chúng. Sau đây là những sai lầm cần tránh để trẻ có giấc ngủ sâu và ngon giấc. Lệ thuộc vào thói quen của trẻ Đứa bé khóc khi bạn cho ngủ vào buổi tối; và mỗi lần như vậy bạn lại cố làm cho bé thoải mái để ngủ cho nhanh, không khóc lóc ồn ào. Cứ như thế thì bé sẽ không bao giờ tự mình ngủ được. Lần tới, nếu bé khóc khi đi ngủ, bạn hãy cố gắng chế ngự cảm giác "xót con", cứ làm một việc gì khác để không nghe thấy tiếng rên rỉ, thút thít của bé. Khi bé khóc thật sự, hãy đợi chừng 5 phút rồi hãy vào dỗ. Tối hôm sau, kéo dài thời gian đợi đó thành 10 phút, và cứ thế tiếp tục kéo dài hơn. Dĩ nhiên, nếu bé bị đau hay khó ở thì bạn phải giúp con đi ngủ. Đu đưa cho bé ngủ Nếu bạn thường xuyên bế con và đu đưa cho bé ngủ, nó sẽ bị phụ thuộc vào cánh tay bạn, không đu đưa thì không thể ngủ. Nếu bé thường ngủ gục khi bạn cho bú, hãy nhẹ nhàng đánh thức con dậy trước khi đặt vào giường. Đặt bé vào giường với một bình sữa Con bạn hay ngủ gục lúc đang ngậm vú sữa, điều đó có hại cho răng của bé; răng sẽ vàng và dễ bị sâu. Ngủ với bình sữa trên tay cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh về tai của trẻ. Lẫn lộn ngày và đêm Bé không bao giờ ngủ suốt đêm nếu không biết sự khác nhau giữa bóng tối và ánh sáng. Bạn hãy giúp con tổ chức nhịp độ ngủ tự nhiên. Hãy giữ cho phòng bé đầy ánh sáng vào ban ngày và trong cả giấc ngủ chợp ban ngày. Còn buổi tối thì đừng để ánh sáng lọt vào phòng. Bao tay - nguy cơ với trẻ sơ sinh Mới đây, Bệnh viện đa khoa Tây Ninh đã tiếp nhận hai trường hợp tai nạn hi hữu làm hai bé sơ sinh bị hoại tử ngón tay. Hậu quả là phải tháo khớp một phần ngón tay trỏ khi các bé chưa đầy tháng tuổi. Nguyên nhân là do những sợi chỉ trong bao tay. Cả hai bé sau khi sinh được mẹ mang bao tay may bằng vải, mặt trong các đường may có Em bé với đầu những sợi chỉ thừa. Do các bé sơ sinh hay ngọ nguậy mấy ngón tay nên bị sợi chỉ quấn, ngón tay trỏ bị hoại càng ngọ nguậy sợi chỉ càng quấn nhiều vòng. Do sợi chỉ siết chặt, các bé bị đau, khóc thét, tử. bỏ bú, gia đình tưởng bé bị bệnh, không dám tắm, cứ để bao tay 2-3 ngày, đến khi bé sốt, quấy khóc ngày đêm, gia đình mới đưa tới bệnh viện khám bệnh. Các bác sĩ tháo bao tay ra xem thấy đầu ngón tay trỏ tím đen do nhiều vòng chỉ siết chặt. Đến giai đoạn này thì không còn giữ phần ngón bị hoại tử được nữa, đành phải phẫu thuật cắt bỏ. Không ai ngờ những sợi chỉ bé xíu tưởng như vô hại trong bao tay lại có thể khiến cho bé mang tật như vậy. Xin lưu ý các bà mẹ khi dùng bao tay phải kiểm tra, loại bỏ những sợi chỉ tai ác đó. 6
  7. Chăm sóc làn da bé yêu Da có thể là đường vào của nhiều bệnh nặng, chẳng hạn như nhiễm trùng máu (từng đứng thứ 3 về tỷ lệ tử vong sơ sinh). Ở trẻ nhỏ, diện tích da/cân nặng rất lớn: 700 cm2/kg, gần gấp 3 so với người lớn, nên các bệnh về da càng dễ gây nguy hiểm. Bác sĩ Vũ Thanh Hương thuộc Trung tâm Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em Hà Nội cho biết, da trẻ có độ đàn hồi rất thấp so với người trưởng thành, lại rất mỏng manh nên dễ rách. Sự tạo chất melanin và mỡ cũng còn thấp nên khả năng điều nhiệt không cao. Vì vậy, trẻ rất dễ bị sốt cao hay lạnh cóng. Việc tiết nhiều mồ hôi qua da khiến trẻ dễ bị mất nước. Ngoài ra, sự đáp Tắm bé mỗi ngày ứng miễn dịch còn kém ở trẻ khiến làn da rất nhạy cảm, dễ bị dị ứng hoặc nhiễm trùng. Tổn để giữ làn da thương da dễ dàng lan toả, ảnh hưởng đến toàn thân. khoẻ. Vì những lý do trên, việc bảo vệ da có vai trò rất quan trọng trong chăm sóc trẻ nhỏ; không chỉ giúp tránh mụn nhọt rôm sảy mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh trầm trọng như nhiễm trùng máu, viêm cầu thận Để da bé luôn sạch sẽ, cần tắm bé hằng ngày, kể cả mùa đông. Dùng loại sữa tắm dành riêng cho trẻ, đã được kiểm nghiệm về độ dịu nhẹ, không gây kích ứng da. Tránh dùng các sản phẩm quá đậm đặc, chứa nhiều nước hoa hoặc chất kháng khuẩn mạnh. Với trẻ dưới 6 tháng, nên tắm bằng nước đun sôi để nguội nhằm tránh tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn. Làm sạch tỉ mỉ các vùng da có nếp gấp và bộ phận sinh dục, nhất là với bé gái. Sau khi lau khô người, nên thoa phấn rôm rồi mới mặc quần áo, chú trọng những nơi ra nhiều mồ hôi hoặc phải cọ xát nhiều như bẹn, nách, cổ Phấn rôm vừa có tác dụng hút ẩm, chống nhiễm khuẩn vừa làm giảm ma sát, giúp da bé không bị tổn thương. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng lượng vừa đủ, không rắc trực tiếp lên da mà cho vào tay rồi chuyển 1 ít sang tay kia, xoa 2 tay với nhau rồi mới xoa lên da bé. Không xoa phấn rôm lên vùng da trầy xước hay vết thương hở, không để phấn dính vào mũi, mắt và miệng trẻ, không thoa vào rốn trẻ sơ sinh. Nếu bạn mặc bỉm (tã giấy) cho bé, nên thay thường xuyên, tối đa 6 tiếng một lần. Nếu để lâu, vùng da đóng bỉm dễ bị hăm do vi khuẩn phát triển. Vùng da này cần được chăm sóc kỹ hơn bằng cách giữ sạch, khô thoáng, thoa phấn rôm sau khi tắm và trước khi đóng bỉm. Vào mùa hè, da bé rất dễ bị rôm sảy do nhiều mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Theo bác sĩ Hương, chứng rôm sảy tuy không nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến nhiễm trùng da nặng hơn như mụn nhọt. Nếu không điều trị tốt, vi khuẩn có thể đi vào máu hoặc cầu thận, rất nguy hiểm. Vì vậy, nên cho trẻ mặc quấn áo rộng rãi bằng chất cotton để thấm mồ hôi, thoa phấn rôm và tắm cho trẻ ngày vài lần. Nên sử dụng các loại "lá mát" và có tác dụng diệt khuẩn để tắm bé, chẳng hạn như sài đất, mướp đắng, lá kinh giới Không nên để bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, nhất là khoảng 10h30 đến 14h30 vì có thể làm bé ngứa ngáy khó chịu. 80% tai nạn bỏng trẻ em được xử lý ban đầu sai cách Bác sĩ Bạch Văn Cam, Trưởng khối Hồi sức - cấp cứu, Bệnh viện Nhi Đồng I, TP.HCM cho biết, bỏng gây nhiều tốn kém, để lại di chứng nặng nề, việc sơ cứu ban đầu rất quan trọng nhưng có tới 80% người lớn làm sai như: đắp bùn non, bôi nước mắm, bôi giấm, kem đánh răng Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, trừ bỏng hoá chất, cách sơ cứu, xử trí ban đầu tốt Ngành y tế thế giới nhất, đơn giản và ít tốn kém nhất là cho phần cơ thể bị bỏng của trẻ vào nước lạnh cảnh báo: ''Bỏng là sạch ngay khi bị bỏng. Nếu vết thương bị tróc da cũng làm như vậy. Sau đó, dùng thảm hoạ nặng nề tấm vải sạch quấn trẻ và chuyển tới cơ sở y tế gần nhất. nhất, chỉ đứng sau cái chết mà nạn nhân phải Báo cáo của bác sĩ Hoàng Văn Thành, Khoa Bỏng, Bệnh viện Nhi Đồng I cho thấy: số trẻ gánh chịu''. bị bỏng tăng dần, mội ngày Bệnh viện tiếp nhận trung bình 5 ca, có tới 1/3 trẻ bị bỏng nặng (độ 2, 3), 20% trẻ bị tan nạn nhập viện Nhi Đồng I bị tai nạn vì bỏng, phần lớn là bé trai dưới 5 tuổi. Hơn 75% trẻ bị bỏng ở nhà, thường ở khu bếp từ 8-10h sáng và chập choạng tối do người lớn bất cẩn, vô ý để tác nhân gây bỏng như nước sôi, dầu ăn, cháo nóng, bàn là, hóa chất, pô xe trong tầm với của trẻ. 7
  8. Bác sĩ Nguyễn Bảo Tường, Trưởng khoa Bỏng - chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Đồng I lưu ý, chỉ cần tác nhân gây nóng trên 600C là có thể gây bỏng. Nếu người bị bỏng, nhất là trẻ em nếu được cứu sống cũng để lại di chứng nặng nề, điều trị lâu dài, tác hại để lại cho trẻ em và gia đình rất lớn. Hiện nay có một số thuốc bôi dạng tuýp được quảng cáo làm mất sẹo nhưng thực chất chỉ có tác dụng phần nào, không thể làm mất sẹo, kể cả loại đắt tiền. Cách chăm sóc trẻ bị cúm Khi con bạn bị cúm, đừng cho cháu nằm ủ ê cả ngày trên giường mà hãy khích lệ trẻ vận động bằng những bài thể dục nhẹ, có thể tập ngay trong phòng. Nên ngừng tập nếu trẻ bị sốt. Cúm là căn bệnh kéo dài, gây mất sức cho bệnh nhân và dễ lây. Sau đây là một số cách đơn giản giúp trẻ thoát khỏi dịch cúm nhanh hơn: Giấc ngủ rất - Có chế độ ăn uống tăng sức đề kháng: Nên cho con bạn ăn những thực phẩm dễ tiêu, tránh cần thiết với các món có nhiều dầu mỡ. Nên dùng thức ăn có nhiều khoáng chất và vitamin để tăng sức đề trẻ bị bệnh. kháng (nhất là các loại súp, trái cây, rau quả ). - Cho trẻ uống nhiều nước nếu con bạn bị sốt; khi đó, cơ thể cần nhiều nước hơn. Nên cho uống nước chanh ấm, trà mật ong; không được uống nước lạnh hoặc những thức uống gây kích thích. - Giữ yên tĩnh để trẻ có thể nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn. Sau những giấc ngủ sâu, con bạn sẽ có sức lực chiến đấu với virus cúm và mau lành bệnh. Cách phát hiện bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh Phần lớn các bà mẹ nằm trong phòng kín và tối sau sinh nên khó phát hiện bệnh vàng da ở trẻ. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh có thể để lại nhiều di chứng như giảm thị lực, thính lực, đần độn. Vàng da sơ sinh có hai loại: Cần quan sát màu - Vàng da sinh lý: xảy ra khi trẻ được 1-7 ngày tuổi. Tuy nhiên, trẻ vẫn ăn ngủ bình thường da của trẻ nơi có và hiện tượng này sẽ tự hết, không cần điều trị và không nguy hiểm. ánh sáng để phát hiện bệnh vàng da. - Vàng da bệnh lý hay vàng da nhân thường gặp ở trẻ sinh non. Các em bị vàng da từ đầu đến chân ngay khi lọt lòng. Nếu không được điều trị đúng mức, trẻ sẽ bị nhiễm độc thần kinh, co giật, hôn mê rồi tử vong. Cách phát hiện trẻ bị vàng da: - Sau khi sinh 1-2 ngày, quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi có ánh sáng. - Dùng ngón tay ấn nhẹ vào trán, mũi và trên cơ thể trẻ. Nếu thấy da có màu vàng đậm mà không trắng như những trẻ khác thì cần cảnh giác. - Quan sát một số biểu hiện bất thường của trẻ như quấy khóc, bú yếu, ngủ nhiều, nước tiểu ít và trong, không đi tiêu phân su. Việc điều trị bệnh vàng da rất khó khăn, trẻ phải được rọi đèn nhằm loại bỏ nhanh chất độc trong cơ thể, phải thay máu nếu bị nặng và làm xét nghiệm để tìm độc chất bilirubin. Ngoài ra, cần sử dụng thuốc điều trị bệnh vàng da đặc hiệu theo chỉ dẫn của bác sĩ. Những sai lầm trong chăm sóc trẻ sơ sinh 8
  9. Sự lo lắng thái quá đôi khi khiến các bà mẹ trẻ dễ mắc sai lầm khi cho bé ăn, ngủ, tắm hay uống thuốc. Dưới đây là một số điều nên tránh khi chăm sóc trẻ trong năm đầu tiên. Sai lầm về cách cho trẻ ăn - Cho trẻ ăn không căn cứ vào nhu cầu của trẻ: Nhiều bà mẹ cho con bú suốt ngày, bất cứ khi nào quấy khóc, tập cho trẻ thói quen vòi vĩnh, biếng ăn, quấy khóc và luôn đòi bế ẵm. Tuy nhiên, cũng không nên quá máy móc về giờ giấc cho con ăn, các bữa cách nhau đúng 3 tiếng, vì có nhiều em háu đói. - Cho trẻ bú kéo dài quá lâu. Một số người không chịu nổi khi nhìn con "chật vật" trong quá trình cai sữa và số khác cho rằng trẻ bú sữa mẹ càng lâu càng tốt. Hậu quả là trẻ lên 4-5 tuổi mà vẫn đòi bú, gây bất tiện cho mẹ và tạo thói quen không tốt cho trẻ. Nên cai sữa cho con ngoài một tuổi, cùng lắm là đến 18-24 tháng tuổi. - Cho trẻ ăn bổ sung không đúng độ tuổi, gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của bé. Cho trẻ ăn bột sớm quá (trước 4-6 tháng tuổi) hoặc quá nhiều so với tháng tuổi (mới 5-6 tháng đã cho ăn tới 4 bữa bột/ngày) là hoàn toàn không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Trẻ ăn không tiêu, sinh tướt, đi ngoài phân sống, dần dần bị viêm ruột già, đi tiểu ra máu, lâu dài sẽ sinh rối loạn tiêu hóa. Ngược lại, khi trẻ ngoài 4-6 tháng tuổi mà vẫn chưa được ăn thêm thì không chóng lớn. - Cho trẻ ăn quá nhiều trứng. Không nên cho bé ăn mỗi ngày 1 quả trứng hoặc hơn. Khi được 1 tuổi, chỉ nên cho trẻ ăn 2 hoặc 3 lòng đỏ trứng quấy chín với bột mỗi tuần. - Không cho trẻ ăn hoa quả và uống thêm nước lọc. Khi bé bắt đầu ăn bổ sung, có thể cho trẻ ăn thêm nước quả hoặc quả tươi nghiền để cung cấp thêm lượng vitamin. Trẻ được 8-9 tháng có thể ăn chuối tiêu chín nghiền nát. Khi trẻ dưới một tuổi, chưa biết đòi uống khi khát, các bà mẹ cần chú ý cho bé uống nước đầy đủ, đặc biệt là trong những ngày hè nóng nực. Sai lầm trong cách tắm Nhiều người ngại tắm cho trẻ vì chỉ thiếu cẩn trọng là bé có thể nhiễm lạnh, cảm cúm. Đặc biệt, khi trẻ ốm bệnh, nhiều người không hề tắm rửa cho trẻ trong một thời gian dài, gây kéo dài đợt ốm hơn. Chú ý, sau những kỳ ốm bệnh hay trong những ngày rét, cần lau rửa, tắm nhanh cho trẻ bằng nước ấm và ủ ấm ngay sau khi tắm để phòng nhiễm lạnh. Sai lầm về dùng thuốc Khi con ốm, các bà mẹ dễ mất tinh thần, cho trẻ uống bất cứ thứ thuốc nào được mách bảo (kể cả lời khuyên từ những người không có chuyên môn y khoa). Việc này thực tế có thể khiến trẻ bệnh nặng thêm. - Đừng để trẻ ốm nặng quá hoặc sốt cao kéo dài mới mang đến thầy thuốc. - Đừng cho trẻ dùng quá nhiều sinh tố vì có nhiều loại như A và D sẽ gây hại cho trẻ nếu không biết cách dùng đúng. - Đừng vội vã tự động cho trẻ uống thuốc, đặc biệt không nên cho trẻ uống thuốc dành cho người lớn hoặc với liều lượng như của người lớn. - Đừng tự dùng những thứ thuốc như sulfamide, auréomycine, tifomycine, pénicilline, streptomycine, rimifon, émitine trong khi còn chưa rõ con mình mắc bệnh gì. Nếu không, các thuốc này sẽ gây nhờn thuốc. - Đừng quan niệm tiêm lúc nào cũng tốt. Đôi khi có những cách chữa đơn giản hơn, chỉ cần uống mà vẫn rất hiệu quả. Sai lầm về cách cho trẻ ngủ: Sau bữa ăn, trẻ rất hay buồn ngủ, chỉ cần bế một lúc, ru nhè nhẹ rồi đặt trẻ ngủ cho thành lệ. Không nên bế ẵm trẻ lâu trên tay, gây ra thói quen không tốt ở trẻ. 9
  10. Không nên cho bé ngậm núm vú Thói quen ngậm núm vú có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển răng của trẻ, gây bệnh sâu răng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai và nấm candida ở miệng. Việc ngậm núm vú dài hạn có thể cản trở, không cho hai hàm răng khít lại vì các răng cửa không đụng nhau. Lưỡi của trẻ cũng ở tư thế thấp, có khuynh hướng đưa ra phía trước, làm cho miệng hở, hàm dưới đưa ra. Ở các trẻ này, nước bọt tiết nhiều hơn nên thường có nhiều cao răng hơn. Nếu trẻ bỏ núm vú sớm, những biến đổi này sẽ giảm dần và mất đi. Nhu cầu mút tay của trẻ có từ trong bụng mẹ. 80% trẻ dưới 2 tuổi mút tay hay ngậm núm vú. Nếu không có phản xạ này, bé sẽ không thể bú mẹ hoặc bú bình. Tuy nhiên, không nên cho bé ngậm núm vú mỗi lần bé khóc. Nếu bé đã có thói quen ngậm vú ngoài các bữa bú thì cần giảm dần thói quen ấy. Chỉ nên sử dụng núm vú để ru ngủ bé. Không nên cho ngậm núm vú khi bé thức. Thông thường, bé bỏ ngậm núm vú sớm hơn bỏ mút tay. Tuy nhiên khi bé đi mẫu giáo, cần bỏ cả hai thói quen này. Làm gì khi trẻ hay nôn ói? Trẻ con thường khó tránh khỏi việc nôn ói, song mức độ và liều lượng ở mỗi bé khác nhau. 7 giải pháp dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế được những lần trẻ muốn phun thức ăn ra ngoài: 1. Đưa trẻ đi khám bác sĩ để loại trừ nguyên nhân trẻ bị ói do bệnh (ví dụ: viêm họng, bệnh lý đường tiêu hóa) 2. Tạo không khí thoải mái khi cho trẻ ăn như kể chuyện, chơi đồ chơi, bố làm trò, xem tivi Tuy nhiên nên giảm dần khi trẻ ăn khá hơn để tránh trở thành Ảnh: pro.corbis.com điều bắt buộc phải có cho mỗi bữa ăn. 3. Đừng cố ép trẻ ăn quá no. Thay vào đó, bạn nên chia làm nhiều bữa ăn. Quan trọng là lượng thức ăn cả ngày. 4. Sau bữa ăn nên cho trẻ vận động nhẹ nhàng. Tránh chọc trẻ khóc hay cười quá mức cũng có thể làm trẻ bị ói. 5. Nên sắp xếp cữ ăn gần cữ ngủ; giấc ngủ sẽ giúp cho cữ ăn của bé được an toàn. 6. Không nên la mắng khi trẻ bị ói. Một số trẻ giả vờ ói để dọa hay phản đối khi không muốn ăn nữa, lúc đó bạn vờ như không chú ý đến điều đó. Sau một vài lần thực hiện không hiệu quả, trẻ sẽ không làm điều đó nữa. 7. Cuối cùng, tình thương của bạn sẽ giúp trẻ vượt qua tất cả. Những điều cần biết về việc cho bé ăn dặm Thời điểm bắt đầu ăn dặm phụ thuộc tốc độ tăng cân của trẻ. Nếu bé 4 tháng tuổi tăng 200 g mỗi tuần thì có thể lùi thời điểm ăn dặm đến tháng thứ 5 hoặc thứ 6. Nếu không đạt mức tăng trưởng này, bé cần được tập ăn dặm ngay vì sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. Trong trường hợp trẻ đòi thức ăn khi nhìn mọi người ăn uống, có thể thử cho bé uống chút nước canh, nước cháo hoặc trái cây. Đây cũng là thời gian tập cho bé ăn dễ dàng Cần tập cho bé làm nhất. quen với thức ăn một cách từ từ. Các nhà nhi khoa cho biết, thời điểm tốt nhất để tập cho trẻ ăn dặm là khi bé được 4-6 tháng tuổi. Không nên để đến khi trẻ được 7-8 tháng tuổi vì lúc này, bé đã quá quen với việc bú sữa, khó chấp nhận các thực phẩm có mùi vị và độ đậm đặc khác sữa, cũng không quen với cách ăn bằng thìa. Khi này, việc tập cho bé ăn dặm sẽ rất khó khăn. Sau đây là lời giải đáp cho một số câu hỏi về vấn đề ăn dặm: 10
  11. 1. Tập cho bé ăn dặm như thế nào? Thực phẩm để tập ăn cần đơn giản, dễ làm. Bạn đừng chú ý đến thành phần dinh dưỡng vội vì điều quan trọng lúc này là tập cách ăn, giúp bé quen với độ đặc, vị thức ăn mới và ăn bằng thìa thay vì bú mút. Các thức ăn đầu tiên có thể là: - Chuối hoặc đu đủ, xoài chín mềm nạo bằng thìa. - Một miếng khoai lang hoặc khoai tây nhỏ nấu chín mềm, tán nhuyễn, trộn với vài thìa sữa mẹ hoặc loại sữa bò bé đang bú. - Một thìa bột ăn liền của trẻ em pha loãng với nước ấm hoặc sữa, 1 thìa nước cơm hòa với sữa. - Tán nhuyễn vài thìa bí đỏ, bí xanh từ nồi canh gia đình. Đầu tiên, cần chọn một trong các thứ trên cho bé nếm thử từng chút một. Nếu bé chịu ăn, có thể tăng dần lên 1-3 thìa nhỏ. Nên tập lúc bé đói; sau đó vẫn cho bú bình thường đến khi đủ no. Khi bé đã quen với thức ăn đầu tiên, hãy cho bé nếm loại mới với cách như trên. Dần dần, bé sẽ quen với nhiều mùi vị, độ đặc khác nhau của thức ăn. Nên tập từ ít đến nhiều, từ loãng đến sền sệt rồi đặc hơn để bé dần dần thích nghi. Mỗi loại thức ăn mới cần tập trong 3-5 ngày mới chuyển sang thức khác. Thời gian này đủ để bé làm quen với thực phẩm, giúp mẹ phát hiện ra loại thức ăn gây dị ứng cho trẻ để loại trừ. 2. Ǎn dặm bao nhiêu là đủ? - Trẻ 4-6 tháng: Lúc đầu chỉ cần ăn 1 bữa, mỗi bữa vài thìa (tăng dần) và cho bú thêm ngay sau khi ăn. Đến khoảng 5 tháng rưỡi, 6 tháng, có thể tăng thêm 2 bữa mỗi ngày, mỗi bữa khoảng nửa bát. Các cữ sữa vẫn phải duy trì đủ theo yêu cầu của bé. - Từ 6 đến 9 tháng: Ăn bột 2 bữa/ngày, mỗi bữa khoảng 1/2-2/3 bát với đủ 4 nhóm thực phẩm. Vẫn cho bú sữa nhiều lần, bú đêm cho đủ nhu cầu tăng trưởng. - Từ 9 đến 12 tháng: Ăn bột, cháo đặc 2-3 bữa mỗi ngày với khoảng 2/3 bát mỗi bữa. Ǎn thêm trái cây tươi và các loại thức ăn mềm như pho mát, bánh flan, rau câu, tào phớ đường. Sữa vẫn không thể thiếu trong khẩu phần hằng ngày của bé. Nói chung, lượng ăn của mỗi bé khác nhau tùy theo khả năng tiêu hóa, hấp thu. Có trẻ ăn nhiều hơn bú, cũng có trẻ bú nhiều hơn ăn. Vì vậy, bạn cũng phải uyển chuyển một chút. Điều quan trọng là bé đủ no và tăng trưởng tốt. 3. Ǎn dặm như thế nào cho đủ chất? Thực phẩm trong thiên nhiên được phân thành 4 nhóm dinh dưỡng chính: chất bột đường (gạo, bún, mì, bánh phở), chất béo (dầu ăn, mỡ động vật, bơ), chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng, tào phớ), rau và trái cây. Khẩu phần ăn dặm của bé phải có cả 4 nhóm thực phẩm trên thì mới đủ chất (trừ giai đoạn đầu chỉ ăn dặm với 1 loại thực phẩm). Với nửa bát bột hay cháo (khoảng 100 ml), cần cho thêm chất đạm, rau củ (đều băm nhuyễn), dầu ăn (hay mỡ nước), mỗi thứ 1 thìa canh. Bé phải được cho ăn cả phần cái (phần xác) của thực phẩm thì mới nhận được đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy, các thực phẩm cần được xắt nhỏ, băm nhuyễn và nấu chín. Nên nấu bữa nào ăn bữa đó; thay đổi món thường xuyên cho bé. Giữa các bữa ăn, bạn nên cho bé uống thêm 50-100 ml nước trái cây hoặc trái cây tán nhuyễn để cung cấp thêm các loại sinh tố cần thiết. 4. Có thể xảy ra những trục trặc nào ? 11
  12. - Bé chống cự lại, không chịu ăn: Hãy đổi qua một loại thức ăn khác, vì có thể bé không thích bột ngọt (bột sữa) mà lại thích ăn bột mặn (bột thịt, tôm ) hay ngược lại. Thay vì dùng thìa đút, bạn có thể lấy ngón tay sạch quẹt thức ăn cho bé nuốt. Nếu không thành công, hãy tạm dừng 1-2 tuần sau rồi thử lại. Không nên ép bé. - Bé đi tiêu hơi lỏng: Nếu bé vẫn ăn, bú tốt, chơi khỏe, bạn cứ an tâm cho bé tiếp tục ăn. Nếu bé đi tiêu nhiều nước và đi hơn 3 lần mỗi ngày, kèm theo nôn trớ, chướng bụng, bỏ bú thì nên ngừng cho ăn ngay. Nửa tháng sau hãy tập ăn trở lại như hướng dẫn trong những ngày đầu ăn dặm. - Bé bị nổi mề đay, lác sữa sau khi ăn trứng: Có thể do dị ứng trứng, nên tạm ngưng ăn trứng một thời gian (thay bằng sữa bột, tào phớ ở tháng đầu và cá, thịt, tép ở những tháng kế tiếp). Nên nấu trứng chín kỹ, không cho bé ăn “lòng đào”. - Bé bị nghẹn, khó nuốt: Kiểm tra xem bột có quá đặc, quá lợn cợn không. Hãy làm loãng bột hơn với một ít nước chín, nước canh hay sữa; hoặc tán nhỏ thức ăn hơn nữa bằng thìa (có thể tán qua rây). - Bé không muốn ăn: Có phải do bé chưa đói, bạn hãy chờ đến bữa ăn sau. Lúc đói hãy cho ăn, sau đó cho bú thêm ngay để bé đủ no. Không nên gò ép, căng thẳng kẻo làm bé sợ ăn; vì việc tạo thói quen ăn uống quan trọng hơn việc phải ăn cho hết suất. Phương pháp giúp trẻ đi ngủ đúng giờ Đa số trẻ em thích chơi khuya, không chịu đi ngủ đúng giờ bố mẹ quy định. Một số trẻ đã vào giường lại đòi uống nước, đi tiểu hoặc chơi đồ chơi Tình trạng này nếu kéo dài sẽ tạo ra thói quen có hại đối với sức khỏe. Có thể khắc phục bằng các biện pháp sau: 1. Tạo ra sự yên tĩnh dần Không ai có thể làm cho một trẻ đang bị kích động ngủ được. Sau bữa cơm tối, nên có Trẻ cần ngủ đủ và đúng một hình thức sinh hoạt nhẹ nhàng để trẻ được thư giãn, chẳng hạn như kể chuyện, xem một khúc phim hoạt hình ngắn, hoặc mẹ con tâm sự, trao đổi nhẹ nhàng Không khí yên giờ. tĩnh êm ái được tạo ra sẽ giúp trẻ dễ ngủ hơn. 2. Cho trẻ đi tiểu, đánh răng và lên giường Đa số trẻ em thích "nghi thức". Vì vậy, cần có một "quy trình" đưa bé lên giường và quy trình này phải được tuân thủ thường xuyên, chỉ trừ những sự kiện đặc biệt như ngày Tết, ông bà ở xa tới thăm. Bé sẽ quen và thích thú dần với việc thực hiện tuần tự các nghi thức: đánh răng, đi tiểu, nghe đọc truyện, được âu yếm và tắt đèn. Tùy theo nếp sống của từng gia đình mà lập ra các bước thích hợp. 3. Rời nơi con ngủ một cách dứt khoát Truyện đã kể, búp bê đã đặt bên bé, sự âu yếm đã xong , "quy trình" kết thúc. Đó là lúc phải tắt đèn với lời chúc ngủ ngon và rời nơi bé ngủ. Nếu kéo dài các hoạt động trên, nếu bạn tỏ ra chần chừ, bé sẽ cảm nhận được ngay và đòi kéo dài nữa thời gian thức. Nên đi khỏi một cách dứt khoát, không được thỏa hiệp với trẻ. Trẻ cần ngủ đủ thời gian và thấy an toàn trên giường. Quyết định của bạn sẽ chinh phục trẻ. 4. Điều khiển "quy tắc" một cách cương quyết Nhiều trẻ đã vào giường nhưng vẫn chưa ngủ ngay mà tìm cách "câu giờ": khi thì đòi uống nước, lúc lại xin đi tiểu (mặc dù các việc này đã được thực hiện đúng "quy trình" trước đó). Nếu ta nhượng bộ, sự việc sẽ không bao giờ chấm dứt. Hãy kiên quyết không trở lại dù bé đòi. Chỉ cần nhượng bộ một lần, bé sẽ biết điều khiển bạn. Nên nhớ rằng một khi bạn trở lại giường của trẻ, bạn đã phần nào bộc lộ sự lo ngại và trẻ sẽ nhận ra. Nếu bạn cương quyết, trẻ sẽ tin cậy và ngủ yên hơn. 12
  13. Ngôn ngữ cơ thể của bé Bé đang ngủ thình lình vung tay và chân và khóc? Đó là bé đang phản ứng lại với tiếng động hay những di chuyển qua lại của người trong nhà. Hãy ngừng ngay các hoạt động gây tiếng ồn lại hoặc giảm thiểu tối đa cường độ, và đắp thêm một tấm chăn mỏng lên như một hành động trấn an cho giấc ngủ của bé. Vào thời điểm cục cưng của bạn được 5 hoặc 6 tháng, cục cưng sẽ tự động phát triển phản xạ này để cảnh báo những ai đang quấy rầy giấc điệp và ngủ ngon hơn. • Bạn bế bé úp mặt vô vai khi đi quanh phòng hay ngoài sân, thì bé bắt đầu hất đầu lên xuống? Bé cảm thấy bị đe dọa bởi vật thể lạ và quyết định tìm kiếm sự an toàn nơi bầu ngực êm ái của bạn. Đó là chiến thuật bé dùng khi có một vật nào đó cản trước mặt (nhưng không phải là bầu ngực hay đầu ti quen thuộc), dù sao bé cũng còn quá nhỏ mà. • Bạn đang chơi đồ chơi cùng bé thì bé chợt nhặng xị cả lên và nhìn đi nơi khác? Có thể phiên dịch hành động này như sau: “À, chơi đùa nãy giờ vui đấy, nhưng vậy là đủ rồi.” Hãy tôn trọng nhân quyền chính đáng ấy của bé; bạn có thể đặt bé nằm xuống ngủ một lát, dọn dẹp đống đồ chơi hấp dẫn kia đi và nên làm tất cả với sự dịu dàng, khẽ khàng nhé. • Bé có thói quen lạ thường là thở gấp khi thích thú, và đôi chân cũng động đậy tham gia vào hành động phấn khích ấy? Hãy cười lên nào, đừng quá căng thẳng như thế! Chẳng phải chính bạn cũng thở gấp, tim đập loạn xạ khi phát hiện người bạn “mết” đang xuất hiện từ xa sao? Và bạn có nhảy chân sáo khi biết rằng có món khoái khẩu trong bữa tối không? Nếu câu trả lời bạn là có thì tại sao bé yêu lại không được phép đó nhỉ, dù có thể những tác nhân gây kích động ấy chưa phức tạp như bạn? • Bé có vẻ buồn ngủ khi đang ăn, khi bữa ăn kết thúc thì bé chợt nổi cáu? Phiên dịch theo ngôn ngữ đời thường thì đó là mệt mỏi và “xả xúp páp”. Cách tốt nhất là nên nhận biết các dấu hiệu mệt mỏi của bé trước khi quá muộn! Cần nhớ rằng bé là quan tòa nghiêm khắc nhất về khả năng hấp thu thức ăn, do vậy đừng ép bé với suy nghĩ người lớn là: “thêm một muỗng nữa, không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc” kẻo mà lại công toi. Đu đưa trẻ quá mạnh có thể gây tử vong TTO - Có thể bạn nghĩ đu đưa con nhanh khiến chúng dễ ngủ hơn, nhưng hành động ấy có thể vô tình làm trẻ chết lúc nào không hay. Chỉ cần đu đưa trẻ quá nhanh trong vòng 5-20 giây là não bộ của chúng có thể bị tổn thương. Tác hại của việc này còn ghê gớm hơn nếu bạn đặt trẻ lên nôi và đu đưa với tốc độ như thế. Trẻ em từ 3-8 tháng tuổi rất dễ chết vì hành động này. Khi bạn đu đưa trẻ quá nhanh, đầu của trẻ sẽ quay rất nhanh và vô trật tự vì xương cổ của chúng chưa phát triển đầy đủ. Kết quả là não của trẻ sẽ quay mòng mòng trong xương sọ, các mạch máu não sẽ bị vỡ và bộ não của trẻ có thể bị xé rách vì sự phanh hãm rất đột ngột khi ngừng đu đưa. Các bác sĩ sẽ kiểm tra trẻ có bị tổn thương do đu đưa mạnh hay không bằng cách xem xét sự xuất huyết trong võng mạc, chấn thương sọ não, xuất huyết trên da mặt, sự sưng tấy não bộ Trường hợp xấu nhất của các chấn thương này là trẻ sẽ tử vong ngay. Ở trường hợp nhẹ nhàng nhất, trẻ có thể không có biểu hiện nào ngay tức thời nhưng có thể sẽ gặp khó khăn trong việc học hành, tiêu hóa (thường hay nôn mửa), thiểu năng nghe nhìn và khó cử động đầu. Xung quanh vấn đề cho trẻ bú đêm 13
  14. Bé đã 1 tuổi, việc cho trẻ bú đêm sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của bé: - Khi bé ngủ, cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi, chỉ duy trì những hoạt động sinh mang tính sinh tồn như: tim, hô hấp. Sự nghỉ ngơi rất cần thiết giúp bé phục hồi sức khỏe, khả năng hoạt động vào ngày hôm sau. - Trong giấc ngủ sâu, cơ thể sản sinh các nội tiết tố (hormone) tăng trưởng giúp tăng trưởng về thể chất. - Bú đêm không bảo đảm vệ sinh răng miệng: dễ bị nấm ở miệng, lưỡi (đẹn, tưa lưỡi); gây sâu răng. - Sau khi bé bú nên đặt bé nằm nghiêng, đầu cao vì bé có thể ọc sữa, hít sặc, sữa tràn vào phổi gây tử vong do tắc thở. Để hạn chế bú đêm, bạn nên xem lại chế độ dinh dưỡng củ bé. Bé 1 tuổi cần ăn 3 bữa chính (1 bát 250ml cháo, bột đặc) và 2 -3 bữa phụ (sữa, sữa chua .). Việc ăn cháo/bột cung cấp nhiều năng lượng và giúp trẻ no lâu hơn. Trước khi đi ngủ nên cho bé bú thêm 1 bữa giúp trẻ ngủ ngon. Bé trên 1 tuổi hệ tiêu hóa phát triển tương đối đầy đủ nên uống được sữa tươi tiệt trùng, cần bảo đảm vệ sinh. Không nên cho bé uống sữa tươi thay nước lọc vì uống quá nhiều dẫn đến béo phì và ảnh hưởng đến chức năng bài tiết của thận. Qua vài tuần sau khi sinh, bé yêu đã có một chế độ bú mà mẹ bé phải tuân thủ. Xung quanh việc cho bé bú đêm có nhiều điều mà những phụ nữ lần đầu tiên làm mẹ chưa hiểu một cách đúng đắn. Dinh dưỡng cho em bé bú sữa mẹ Sữa mẹ là món ăn thơm ngon, gần như có thể đáp ứng vào bất kỳ lúc nào trong ngày và bổ dưỡng nhất cho em bé chưa đầy tuổi (đặc biệt trong 5 - 6 tháng đầu đời, bởi nếu sữa mẹ dồi dào bé không phải ăn thêm bất cứ thứ gì. Bú sữa mẹ - trẻ có thể bú mỗi lần với khối lượng vừa phải, nhưng bú thường xuyên. Dung lượng sữa phụ thuộc vào lượng prolactin trong máu Đúng. Khi bú mẹ, bé tác động vào các đầu dây thần kinh vú. Các tín hiệu từ đó tới tuyến yên, nơi tổng hợp chất kích thích sữa tự nhiên vô cùng quan trọng prolactin (PRL). Hoóc-môn này đạt được sự tích tụ cao nhất vào buổi tối. Chính cho bé bú mẹ vào ban đêm góp phần tạo sữa mẹ với dung lượng cần thiết cho bé. Đừng ngại cho bé bú 2 - 3 lần trong quãng từ 3 đến 8 giờ sáng. Chỉ trong vài tháng đầu bé đòi bú đêm Đúng. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên về sinh lý không còn cần thiết phải cho bú về đêm. Nếu sau 6 tháng tuổi bé vẫn còn đòi bú đêm, bạn cần tập cho bé cai dần, nếu không bé sẽ còn thức đêm đòi bú khá lâu. Bắt đầu từ tháng thứ 2, 3 trở đi nên từ từ "rèn" cho bé thói quen ban ngày là thời gian thức và chơi, còn ban đêm là thời gian ngủ. Những lúc bé bú đêm cần bật đèn có độ sáng yếu, không nói chuyện và đừng chơi với bé. Bạn cho bé bú no và đặt bé nằm. Bú ngày không đủ Đúng. Bé nhũ nhi chưa thể bú nhiều sữa nên bú đêm là việc không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của bé. Thêm vào đó, ban đêm bé khát nước và bé sẽ giải khát bằng những ngụm sữa loãng còn gọi là sữa "đầu". Bé có thể thiếp đi trong lúc đang bú Đúng. Nếu bé thiếp đi khi đang bú. Bạn chờ một chút cho bé tự thả núm vú, rồi mới nhẹ nhàng đặt bé vào nôi. Trẻ bú bình cũng cần bú đêm như những trẻ bú sữa mẹ Trẻ sơ sinh – những điều cần biết 14
  15. (Eva.vn) - Các cặp vợ chồng mới sinh con thường có hàng tá câu hỏi, thắc mắc về vấn đề liên quan đến em bé sau sinh, mà đôi khi lại không biết hỏi ai. Thời điểm bế đứa con bé bỏng từ bệnh viện về nhà là khoảng khắc thiêng liêng, đáng nhớ trong cuộc đời mỗi người làm cha mẹ, một trải nghiệm thú vị chúng ta có được trong đời. Cho dù bạn đã chuẩn bị kỹ càng đến đâu, đã tìm hiểu qua rất nhiều sách báo về thời điểm này thì bạn cũng không khỏi ngỡ ngàng và thắc mắc về những dấu hiệu của con mình. Những câu hỏi thường gặp dưới đây và các câu trả lời của chuyên gia có thể giúp ích rất nhiều cho các bà bầu đang chuẩn bị “ở cữ”: 1. Làm thế nào tôi có thể bảo vệ con mình khỏi chứng đột tử ở trẻ(SIDS)? Các chuyên gia về chăm sóc trẻ sơ sinh cho biết, cách tốt nhất để bảo vệ con bạn khỏi bị tử vong đột ngột là luôn luôn đặt bé nằm ngủ ở tư thế nằm ngửa. Tỷ lệ trẻ bị đột tử đã giảm đáng kể khi các bác sĩ tiến hành chiến dịch vận động và tuyên truyền về tác dụng của việc cho trẻ nằm ngủ đúng tư thế. 2. Liệu tôi và con có gắn bó với nhau không và nếu không thì tôi phải làm gì? Rất nhiều các bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng khi họ không nhận được ánh nhìn âu yếm, yêu mến của con ngay từ khi bé mới ra đời và cho rằng như thế nghĩa là bé không quan tâm đến những người sinh thành. Thực ra, bạn cần phải kiên nhẫn chờ đợi, mối quan hệ chỉ được xây dựng và thắt chặt khi có thời gian. Những ngày đầu tiên không hề dễ dàng với cả bạn và con bạn vì cả hai cùng cần thời gian để tìm hiểu về nhau. Nhưng dần dần, tình cảm thiêng liêng và tự nhiên sẽ gắn kết bạn và bé lại với nhau. Luôn luôn đặt bé nằm ngủ ở tư thế nằm ngửa 3. Sau khi từ bệnh viện trở về, mất khoảng bao lâu thì tôi nên đưa con đi khám sức khỏe lần đầu? Hầu hết các bác sĩ đều cho rằng bạn nên cho con đi khám sức khỏe khi vừa đầy 2 tuần tuổi, đặc biệt nếu đây là con đầu tiên của bạn thì càng nên đi khám đúng thời gian. Trong quá trình khám, bạn nên hỏi bác sĩ về các loại vác-xin cần tiêm cho bé và các kiểm tra cần thiết phải thực hiện cho trẻ sơ sinh. Hầu hết các bé sơ sinh đều cần được kiểm tra và tiêm chủng thường xuyên bắt đầu ở tháng tuổi thứ 2. 4. Tôi nên chăm sóc phần còn lại của dây rốn bé như thế nào? Các bác sĩ khám trực tiếp cho bạn có thể đưa ra các hướng dẫn cụ thể về việc chăm sóc dây rốn của trẻ cũng như các vùng kín khác. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc hiện tượng bất thường xảy ra, các bác sĩ sẽ đưa ra các lời khuyên, buộc bạn phải chăm sóc những vùng đó thật cẩn thận. 5. Bé sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ? Tôi phải làm gì nếu con tôi ngủ quá nhiều? Trong những ngày đầu sau khi sinh, trẻ sơ sinh thường ngủ rất nhiều và hầu như chỉ thức dậy để bú sữa và sau đó lại tiếp tục ngủ. Bạn không nên quá lo lắng nếu thấy con ngủ quá nhiều. Thời điểm này bạn cũng nên tranh thủ 15
  16. thời gian ngủ và nghỉ ngơi. Sau khi bạn sinh, các bác sĩ có thể sẽ nói cho bạn biết trẻ ngủ bao nhiêu là bình thường và khi nào thì bạn nên đánh thức bé dậy để cho ăn. 6. Tôi nên cho con bú như thế nào và tôi phải làm gì khi con gặp vấn đề về bú sữa? Hầu hết các bé sơ sinh đều cần được kiểm tra và tiêm chủng thường xuyên bắt đầu ở tháng tuổi thứ 2 Cho dù bạn cho con bú sữa mẹ hay bú bình, thì những câu hỏi như thế này vẫn khiến bạn không khỏi thắc mắc. Nếu có bất cứ vấn đề gì liên quan đến ăn uống và dinh dưỡng cho bé, bạn nên gặp ngay bác sĩ để trao đổi. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho trẻ sơ sinh, ít nhất là trong 4 tháng đầu đời. Vì vậy, bạn nên duy trì cho con bú sữa mẹ thay vì cho con uống sữa ngoài. 7. Tôi nên tắm cho con như thế nào? Sự bài tiết là một phần trong hoạt động của trẻ sơ sinh, thậm chí nó diễn ra ngay khi bé đang ngủ, đang ăn. Bạn nên lau rửa cho bé thường xuyên nhưng với điều kiện nước và phòng vệ sinh phải đủ ấm và kín gió. 8. Khi nào tôi nên tắm thường xuyên cho bé? Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tắm rửa và vệ sinh cho bé. Đừng quá lạm dụng việc tắm cho trẻ, trẻ sơ sinh không tiếp xúc quá nhiều với các vật bên ngoài nên cơ thể không quá bẩn, việc tắm quá nhiều có thể gây kích thích làn da nhạy cảm của bé. 9. Làm thế nào tôi có thể nhận biết bệnh vàng da của con? Rất nhiều trẻ sơ sinh mắc phải bệnh vàng da bởi vì cơ thể của trẻ vẫn chưa thực sự phát triển. Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ khi bạn thấy bé có dấu hiệu của bệnh vàng da hoặc những triệu chứng của các bệnh khác. Trà Mi: Xin được hỏi thăm bác sĩ về những triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh như biếng ăn, quấy khóc vào ban đêm, hoặc không lên cân , giới chuyên môn có những lời khuyên như thế nào trước những trường hợp này? BS Lộc: Không lên cân là vấn đề cần phải để ý ngay. Các cháu phải lên cân, có thể tuần lên ít, tuần lên nhiều, nhưng nhất thiết phải lên cân. Nếu các cháu không lên cân, thường là có vấn đề. Tôi đưa ra một con số tổng quát, trong 3 tháng đầu tiên, cứ mỗi tuần các cháu phải lên từ 6-8 ounce, một ounce khoảng chừng 30gram. Trong 3 tháng kế tiếp tăng hơi chậm hơn, khoảng5-6 ounce/tuần. Khi thấy cháu không lên cân, cần phải điều tra những điều đơn giản nhất như cách cho bú có đúng hay không. Có nhiều trường hợp núm vú của người mẹ không thích hợp cho cháu bú, hoặc những người mẹ sinh lần đầu tiên chưa có kinh nghiệm cho cháu bú. Cho cháu bú không đúng cách dẫn đến lượng sữa cung cấp cho các cháu không đầy đủ. Nhiều khi cho cháu bú thưa quá cũng làm cháu không lên cân. Nếu cho cháu bú sữa bình, pha sữa có đúng cách hay không. Nhiều khi phụ huynh đọc chỉ dẫn không kỹ, pha nhiều nước quá khiến lượng calories cung cấp cho cháu không được đầy đủ. Không lên cân là vấn đề cần phải để ý ngay. Các cháu phải lên cân, có thể tuần lên ít, tuần lên nhiều, nhưng nhất thiết phải lên cân. Nếu các cháu không lên cân, thường là có vấn đề. Tôi đưa ra một con số tổng quát, trong 3 tháng đầu tiên, cứ mỗi tuần các cháu phải lên từ 6-8 ounce, một ounce khoảng chừng 30gram. Trong 3 tháng kế tiếp các cháu tăng cân hơi chậm hơn, khoảng 5-6 ounce/tuần. Một nguyên nhân khác cũng có thể là do cháu dị ứng, phản ứng với sữa bình nên không lên cân. Có một số bệnh khiến cháu không lên cân như bệnh tim bẩm sinh, hay những bệnh về đường ruột. Tóm lại, một đứa bé sau 2 tuần lễ đầu vẫn không có dấu hiệu lên cân, phụ huynh nên đưa cháu đến bác sĩ càng sớm càng tốt. Trà Mi: Cần cho trẻ bú sữa bao nhiêu lần một ngày thì được xem là vừa đủ? BS Lộc: co 2 trường hợp. Nếu bú sữa mẹ, thông thường trẻ bú theo nhu cầu, cho nên thường thấy trẻ bú nhiều hơn, đi tiêu nhiều hơn. Nếu dùng sữa công thức, trung bình nên cho trẻ bú cách khoảng 3 tiếng, vừa có lợi cho sự tiêu 16
  17. hoá của trẻ, vừa thuận tiện cho người mẹ. Tuy nhiên, có nhiều cháu chừng 2 tiếng đã đòi bú, cho nên chúng ta cũng phải du di giữa sách vở và thực tế. Tóm lại, cách 3 tiếng cho trẻ bú một lần là tốt nhất, nhưng khi cháu đói đòi sữa quá thì cách 2 tiếng cũng không sao, hoặc giả cháu ngủ quên thì cách 4 tiếng cũng được. Trà Mi: Đối với những trẻ cứ quấy khóc không chịu ngủ, cần phải xử trí như thế nào? BS: Mình phải phân biệt hai trường hợp, cháu quấy khóc thông thường và quấy khóc bất thường có nguyên nhân. Trường hợp đầu là do có cháu rất dễ, nhưng cũng có cháu tính tình hơi khó khăn nên hay quấy khóc. Đối với trường hợp này, ngoài quấy khóc ra, tình trạng sức khỏe của cháu bình thường, ăn uống bình thường, không có nóng sốt, thì không sao cả. Nếu cháu quấy khóc liên quan đến việc đau đớn ở đâu, ho, sốt, hoặc không lên cân thì cần mang cháu đi khám sớm. Ngoài ra, ở trẻ sơ sinh từ 1-3 tháng cũng thường có hiện tượng quấy khóc dai dẳng, nghĩa là quá 3 tiếng/ngày và quá 3 ngày/tuần. Trường hợp này người ta không biết nguyên nhân. Tuy nhiên, ngoài việc quấy khóc mà cháu vẫn ăn uống bình thường và lên cân bình thường thì không sao. Triệu chứng này sẽ hết sau khi cháu được từ 3-4 tháng.Trà Mi: Đối với những trẻ biếng ăn thì cần phải xử trí như thế nào? Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Nuôi trẻ sơ sinh và ở độ tuổi 1-2 năm đầu tiên, quan trọng nhất là vấn đề lên cân của cháu. Kinh nghiệm cho thấy một số cha mẹ chủ quan, cứ thấy cháu không chịu ăn thì nghĩ là biếng ăn. Hội nhi khoa Hoa Kỳ khuyên các cháu nên bú sữa mẹ trong 12 tháng đầu tiên. Nếu 100% sữa mẹ thì càng tốt. Nếu người mẹ phải đi làm, không thể cho bé bú sữa thường xuyên thì nên dung hoà giữa sữa mẹ và sữa công thức. Điều này cũng tốt. Khi cháu từ 6 tháng tuổi trở đi, chúng ta có thể bắt đầu cho cháu tập quen với những đồ ăn đặc. Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc Thật sự, nhiều khi lượng sữa cháu bú đã đủ no rồi nên không bú được nữa. Nhiều khi trẻ chưa đói đã bắt trẻ ăn, nên trẻ không muốn ăn. Nếu đưa cháu đi khám đều đặn mà thấy cháu vẫn lên cân bình thường thì không cần lo ngại. Tuy nhiên, nếu cháu biếng ăn và lên cân không bình thường thì lúc đó cần tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục. Trà Mi: Xin bác sĩ hướng dẫn thêm về chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi. Cần phải bổ sung những chất gì theo từng giai đoạn? Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Hội nhi khoa Hoa Kỳ khuyên các cháu nên bú sữa mẹ trong 12 tháng đầu tiên. Nếu 100% sữa mẹ thì càng tốt. Nếu người mẹ phải đi làm, không thể cho bé bú sữa thường xuyên thì nên dung hoà giữa sữa mẹ và sữa công thức. Điều này cũng tốt. Khi cháu từ 6 tháng tuổi trở đi, chúng ta có thể bắt đầu cho cháu tập quen với những đồ ăn đặc. Nếu cho cháu ăn đồ ăn đặc sớm quá, sau này có nguy cơ cháu bị dị ứng thức ăn nhiều hơn những cháu bắt đầu ăn đặc sau 6 tháng. Đồ ăn đặc bao gồm chất gạo, cereal, trái cây. Từ 7-8 tháng, có thể cho cháu ăn những chất thịt như thịt gà. 9 tháng tuổi, các cháu có thể ăn được lòng đỏ của trứng. Đến 12 tháng tuổi, cháu có thể ăn được nguyên cái trứng. Đồ ăn nên tán nhuyễn. Sau 12 tháng, nên cho cháu uống các loại sữa whole milk, tức là sữa bò thông thường. Nếu sau 12 tháng cháu vẫn tiếp tục bú được sữa mẹ thì không sao, tuy lúc bấy giờ sữa mẹ không còn tốt như trong năm đầu. Lúc này, đồ ăn chính của các cháu sẽ là đồ ăn cứng, baby food, hoặc table food, tức ăn chung với gia đình, nhưng cần tán nhuyễn. Trà Mi: Cuối cùng, xin bác sĩ một vài lời khuyên. Để giúp cho trẻ phát triển khoẻ mạnh về thể chất lẫn tinh thần, các bậc phụ huynh cần lưu ý những điều gì? Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Tổng quát, một con người muốn phát triển khoẻ mạnh cần 3 yếu tố: tinh thần, dinh dưỡng, y khoa phòng ngừa. Đứa bé phải được lớn lên trong một gia đình có sự thương yêu của mọi người xung quanh. Sự gần gũi giữa người mẹ và cháu bé mới sinh rất quan trọng. Vấn đề dinh dữơng thì như tôi vừa trình bày. Vấn đề thứ ba là y khoa phòng ngừa rất quan trọng. Mình không cần đợi khi cháu bị bệnh mới bắt đầu chữa. Quý vị 17
  18. cần mang cháu đi khám định kỳ, cân đo, chích ngừa đều đặn. Một yếu tố khác trong vấn đề y khoa phòng ngừa mà các bậc phụ huynh ít để ý là tai nạn. Các cháu nên được để ý về vấn đề tai nạn nhất là vào thời điểm bắt đầu biết đi, biết chạy như bị phỏng, bị điện giựt, bị chết đuối trong hồ bơi Đó là những điều các bậc phụ huynh cần lưu ý để giúp các cháu lớn lên một cách khoẻ mạnh. Những điều nên tránh khi chăm sóc trẻ sơ sinh Chăm sóc đứa con đầu tiên nhiều khi là một việc làm quá sức nhất là những bà mẹ trẻ. Gặp khó khăn là điều khó tránh khỏi và nhiều khi phạm phải sai lầm khi giải quyết những khó khăn vượt quá sức này. Sau đây là những sai lầm mà bạn có thể dễ dàng tránh để có thể chăm sóc đứa con bé bỏng của mình một cách an toàn. Mẹ kiêng ăn: Một số người nghĩ rằng bà mẹ phải kiêng ăn mới tốt cho sức khoẻ bà mẹ và có nguồn sữa tốt cho bé. Nhiều trường hợp chỉ cho bà mẹ ăn cơm với muối, hay thịt kho thật mặn, kiêng cữ canh, rau, trái cây. Điều này làm cho bà mẹ khó ăn uống, thiếu năng lượng, mệt mỏi, táo bón, thiếu canxi. Trong khi nhu cầu dinh dưỡng bà mẹ cao để bù năng lượng mất do cuộc sanh và phải cho bú mẹ. Làm sao mẹ có được nguồn sữa mẹ tốt nếu ăn uống quá kiêng khem! Do đó, cách tốt nhất là cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho bà mẹ đang cho con bú. Ăn uống đủ thành phần thịt, cá, trứng, rau, trái cây. Cho mẹ uống sữa thêm, uống nhiều nước, nghỉ ngơi hợp lý mới khỏe mạnh và có nhiều sữa nuôi con khỏe mạnh được. Kiêng tắm Đây là tập quán thường gặp vì sợ bà mẹ bị lạnh. Dĩ nhiên sau sanh bà mẹ mất máu, mệt mỏi nên dễ bị lạnh. Cách tốt nhất là “bồi bổ” bà mẹ bằng cho ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tạo tinh thần thoải mái. Mẹ sẽ khỏe và chống được lạnh. Việc không vệ sinh sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nguy hiểm cho mẹ và con. Chúng ta biết rằng, mọi người cần tạo ra và chăm bé trong môi trường thông thoáng vệ sinh, tuân thủ rửa tay trước và sau khi chăm sóc bé. Nằm than: Đây là biện pháp thường dùng giúp bà mẹ và em bé được ấm. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, có nhiều biện pháp hiệu quả và khoa học hơn giúp giữa ấm bà mẹ và em bé. Trong khi đó nhiều trường hợp bé bị ngộ độc do khí CO từ than, bị bỏng, hoặc mụn mủ, viêm mô tế bào vùng lưng rất nguy hiểm. Do vậy, không nên nằm than sau sanh. Băng kín rốn: Nhiều người nghĩ rằng băng kín rốn giúp bảo vệ rốn. Thực sự việc băng kín rốn sẽ “giúp tạo môi trường tốt cho sự sinh sôi vi trùng” gây nhiễm trùng rốn và chậm rụng rốn. Bạn nên để hở rốn sau khi chăm sóc rốn, quấn tả dưới rốn, chỉ phủ lớp mỏng áo lên rốn để dễ quan sát rốn, rốn sẽ mau khô, nhanh rụng, ít nhiễmtrùng,ít,tạo,chồirốn. Đắp rốn với sái lá phiện,phân bò: Những biện pháp này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng rốn, hoặc làm trẻ chướng bụng, ngưng thở do ngộ độc á phiện. Cho trẻ uống nước cam thảo để trẻ ọc sạch đàm nhớt. Uống cam thảo sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết nguy hiểm ở trẻ do đó không được dùng. Rơ miệng ở các “bà thầy lang” khi trẻ bị đẹn miệng Làm cho trẻ bị trầy xước hầu họng, chảy máu nguy hiểm. Như chúng ta biết, đẹn miệng hay tưa lưỡi là do nấm gây ra, thường xảy ra ở trẻ bú bình. Đẹn miệng có thể điều trị an toàn và dễ dàng bằng rơ lưỡi nhẹ nhàng với Mycostatin. Cắt lễ khi trẻ bệnh: Thói quen cắt lễ khi trẻ bệnh không chỉ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là viêm gan siêu vi, HIV, còn gây chảy máu không cầm rất nguy hiểm. Cắt lễ không có tác dụng gì cho việc điều trị bệnh cho em bé. 18
  19. Không rửa tay khi chăm sóc trẻ sơ sinh: Rửa tay là biện pháp đơn giản và hiệu quả phòng chống nhiễm trùng trong đó có nhiễm trùng sơ sinh. Bạn nhớ rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Điều dưỡng - Cha mẹ, đặc biệt là các cha mẹ trẻ, thường rất lo lắng về cách chăm sóc rốn cho trẻ mới sinh. Lời khuyên quan trọng nhất là giữ cuống rốn khô và sạch cho đến khi rốn rụng. Dây rốn Dây rốn nối bào thai với bà mẹ qua bánh nhau từ tuần lễ thứ sáu của thai kỳ cho đến lúc sinh. Là con đường sống, dây rốn cung cấp oxy, chất bổ dưỡng cho bào thai phát triển, và mang đi các chất thải trong bào thai. Lúc sinh, bởi vì trẻ sơ sinh có khả năng thở, bú và tiêu tiểu nên dây rốn trở nên không cần thiết, vì vậy, nó được kẹp và cắt ngay sau sinh. Điều quan trọng là chăm sóc đúng cách phần cuống rốn còn lại này cho đến khi cuống rốn lành và rụng - thường khoảng hai tuần sau sinh. Cuống rốn sẽ đổi màu từ màu vàng xanh sang màu đen khi khô teo. Tự chăm sóc rốn tại nhà Trong ngày đầu sau sinh, thường sau khi tắm bé, nhân viên y tế bôi dung dịch sát trùng lên cuống rốn để giảm nguy cơ nhiễm trùng. 24 giờ sau sinh, khi mặt cắt rốn khô, có thể tháo kẹp rốn an toàn khỏi cuống rốn. Nên tháo kẹp rốn tại bệnh viện, trước khi trẻ sơ sinh được xuất viện về nhà. Kẹp rốn có thể cản trở trong khi thay tã tại nhà và có thể bị kéo giật lên, gây tổn thương chân rốn. Các bác sĩ cho phép che phủ rốn bằng một lớp gạc vô khuẩn không gòn trong 1 - 2 ngày đầu. Có nhiều nghiên cứu cho thấy bôi dung dịch cồn 700 lên rốn mỗi ngày có thể làm chậm rụng rốn. Cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Giữ cho cuống rốn khô, để hở, cho phép cuống rốn tiếp xúc với không khí giúp cuống rốn mau khô. Quấn tã phía dưới rốn. Sau khi trẻ tiêu, tiểu cần thay tã ngay. Khi rốn chưa rụng, tránh không đặt trẻ vào thau tắm. Dùng khăn nhỏ mềm lau người trẻ, sau khi lau người trẻ, dùng que gòn lau chân rốn trẻ (Hình). Khi rốn rụng, có thể nhúng trẻ vào thau tắm. Một ít máu khô dính ở chân rốn có thể bình thường. Khi nào mang trẻ đi khám Khi trẻ sơ sinh sốt cần mang trẻ đi khám ngay. Có một số tình huống bệnh liên quan đến rốn cần mang trẻ đi khám: Nhiễm trùng rốn: nếu bạn thấy dấu hiệu đỏ, nóng, sưng hoặc ấn đau vùng da quanh rốn, hoặc có nhiều dịch tiết quanh chân rốn, đặc biệt có mùi hôi, cần mang trẻ đi bệnh viện khám ngay. Đây là trường hợp trẻ bị nhiễm trùng rốn và vùng da quanh rốn, có thể nguy hiểm, cần được điều trị tại bệnh viện. U hạt rốn: nếu bạn thấy chân rốn rỉ dịch vàng kéo dài, không kèm dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, hoặc ấn đau vùng da quanh rốn, trẻ không nóng sốt, có thể trẻ bị u hạt rốn. Tại bệnh viện, u hạt rốn được điều trị với nitrate bạc. Rỉ máu rốn kéo dài: nếu bạn thấy chân rốn rỉ máu nhiều và kéo dài, có thể là dấu hiệu của bệnh lý đông máu, cần đi khám bác sĩ. Cách tắm cho bé 19
  20. Với những bà mẹ trẻ, việc tắm cho bé luôn là một thử thách khó khăn. Tuy nhiên khi đã có kinh nghiệm, bạn sẽ thấy tắm là khoảng thời gian thư giãn tuyệt vời cho cả mẹ và bé. Tắm là một phần không thể thiếu của quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé trong những ngày tháng đầu đời. Vì làn da của bé rất nhạy cảm và mỏng manh nên bé rất dễ bị vi khuẩn tấn công, cũng như dễ mẫn cảm với các loại xà phòng, các chất làm sạch không thích hợp. Do đó, việc tắm cho bé đúng cách không chỉ làm cho bé cảm thấy thoái mái, dễ chịu, ngủ ngon hơn và ngoan hơn mà còn giúp bé giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh được các bệnh nhiễm khuẩn qua da. 1. Cách tắm cho bé Có 2 cách tắm cho bé: Cách thứ nhất: Một tay bạn giữ cổ và vai bé, từ từ nhúng bé xuống nước và tắm cho bé. Bạn cần tắm sạch phía trước cơ thể, sau đó tắm phía sau, rửa sạch hậu môn cho bé. Cách thứ hai: Bạn cũng không nhất thiết phải cởi hết quần áo của bé ra ngay mà có thể tắm đến đâu cởi đến đó. Bạn tắm nửa trên người bé trước rồi mặc áo cho bé, sau đó tắm nửa người còn lại và mặc quần cho bé. 2. Các bước tắm cho bé Bước 1: Cởi bỏ hết quần áo của bé, trừ tã lót. Sau đó, bạn có thể quấn bé trong khăn tắm khi bạn lau mặt và đầu của bé. Với trường hợp bé bị “cứt trâu”, bạn có thể thoa dầu vào trước để làm mềm và tróc các lớp vảy này. Bước 2: Bạn dùng bông sạch thấm nước cho mềm để lau mắt cho bé, bắt đầu lau từ phía đầu mắt đến đuôi mắt. Để tránh nhiễm trùng, bạn nên dùng hai miếng bông khác nhau để lau 2 mắt bé. Bạn cũng có thể sử dụng khăn ẩm, mềm lau nốt phần mũi, sau cổ và tai bé. Trong trường hợp mũi bé có nhiều nước mũi đóng khô hoặc mắt bé có gỉ mắt, bạn hãy sử dụng một miếng vải len cotton ấm chặm nhẹ vào mũi và mắt bé để làm mềm nó ra trước khi lau sạch. Bước 3: 20
  21. Đây là lúc bạn gội đầu cho bé. Một tay bạn luồn xuống đỡ gáy và cổ bé, đồng thời giữ cho đầu bé luôn cao hơn chậu nước tắm. Bạn có thể để bé tỳ vào bạn để giữ bé được chắc hơn. Tay kia bạn vốc nước làm ướt tóc bé, thoa dầu gội lên tóc, xoa đầu và tóc bé thật nhẹ nhàng. Bạn cần lưu ý không cho dầu gội trực tiếp lên da đầu bé mà phải đổ ra tay và tạo bọt trước rồi mới xoa vào tóc bé. Sau đó, bạn gội lại cho bé bằng nước sạch và lau tóc bé cho thật khô bằng khăn bông. Trong lúc gội, bạn nhớ lấy 2 ngón tay cái và ngón út để bịt 2 tai của bé, tránh để nước vào. Bước 4: Sau khi bỏ tã của bé ra, bạn đặt bé vào chậu tắm một cách từ từ: đầu tiên phải thả hai chân bé trước, sau đó đến mông và thân. Bạn phải dùng một tay đỡ đầu và cổ bé lên. Luôn để bé ngâm trong nước trong suốt quá trình tắm, để tránh cho bé khỏi bị lạnh. Nếu bé chưa được 2 tháng tuổi, bạn nên để bé nằm ngửa trong chậu và sử dụng loại chậu tắm chuyên dụng. Bạn thoa sữa tắm lên người bé từ trước ra sau, từ trên xuống dới. Bạn có thể dùng tay hoặc khăn vải mềm lau nhẹ từ mông, bụng, tay chân và lưng bé. Cuối cùng là vệ sinh bộ phận sinh dục. Đối với bộ phận này, tốt nhất là bạn nên vệ sinh thường xuyên cho bé. Trong khi tắm, bạn cũng có thể làm các động tác mát xa nhẹ để tạo cảm giác thoải mái và thích thú cho bé yêu. Sau cùng, bạn tắm tráng lại cho bé bằng nước ấm sạch ở một chậu khác. Bước 5: Sau khi tắm cho bé xong, bạn dùng một tay nâng cổ và đầu bé, ngón tay trỏ và ngón cái của tay kia nâng mông và bắt đùi để bế bé ra khỏi chậu tắm. Bạn cần cẩn thận vì bé vừa tắm xong, cơ thể còn ướt nên rất dễ trơn và tuột tay. Bạn bọc bé trong một chiếc khăn tắm to, khô và mềm rồi từ từ thấm khô người bé từ cổ trở xuống. Bạn cần nhớ lau khô phần dưới cằm, nách, các kẽ tay và kẽ chân của bé. Bước 6: Thoa phấn thơm lên cổ, nách, cánh tay, vùng bẹn, mông bé để tránh bị hăm. Bạn cũng có thể sử dụng nước thơm (lotion) dưỡng ẩm để xoa lên người bé. Bạn hãy dùng que bông gòn thấm dầu vệ sinh lau sạch lại vùng mũi, tai và rốn cho bé. Bạn cũng có thể làm sạch vùng rốn bằng cồn và tăm bông mềm. Bạn không cần lo lắng việc tắm sẽ làm nhiễm trùng cuống rốn của bé vì các bé đều đã được kẹp chặt cuống rốn. Chỉ từ 6 – 10 ngày sau là cuống rốn bé sẽ tự rụng. Bước 7: Cuối cùng, bạn cuốn tã lót rồi mặc quần áo cho bé. Bạn cũng có thể chải tóc cho bé bằng một chiếc lược mềm. Nếu bạn dùng tăm bông ngoáy tai cho bé thì cần hết sức cẩn thận và nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương bé. Lúc này, bé rất thoải mái và sạch sẽ. Bạn nên ôm bé vào lòng, âu yếm bé và cho bé bú một chút cho ấm bụng. Bé sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Bạn cũng có thể cắt móng tay, móng chân cho bé sau khi đã tắm cho bé xong. 3. Lau mình thay cho tắm 21
  22. Nếu có thể, bạn nên tắm cho bé mỗi ngày. Tuy nhiên, với các bé sơ sinh, trong tuần đầu tiên, bé không cần nhất thiết phải tắm mà chỉ cần lau người. Hết tuần đầu, bạn có thể tập cho bé thói quen tắm mỗi ngày. Để lau mình cho bé, bạn cần 2 chiếc khăn mềm (một khăn to hơn để lau khô), 1 bình nước ấm, tã và quần áo sạch cùng với 2 chậu nhỏ. Bạn pha nước ấm vào 1 chậu và nhúng khăn nhỏ vào. Sau đó, bạn cởi áo cho bé và dùng khăn lau mặt, cổ và tai bé. Bạn nên nhúng khăn lại vào chậu và lau tay, phần nách, dưới cánh tay và lưng bé, rồi lấy khăn khô để ủ phần đã lau. Bạn pha nước ấm vào chậu còn lại, cởi tã lót của bé ra để vệ sinh phần mông và bộ phận sinh dục cho bé bằng các thao tác tương tự như trên. Bạn nhớ lau khô lại cẩn thận cho bé rồi cuốn tã và mặc quần áo sạch cho bé. 4. Một số lưu ý khi tắm cho bé Bạn nên tắm nhanh cho bé để đề phòng bé bị lạnh. Khi tắm cho bé, nếu có thể, bạn nên đề nghị thêm một người khác giúp bạn. Bạn có thể tắm cho bé trong bồn tắm của gia đình nhưng bé còn nhỏ, không cần thiết phải dùng đến một lượng nước lớn như vậy để tắm cho bé. Hơn nữa, trước khi tắm cho bé, bạn cần phải cọ sạch bồn tắm để tránh lây nhiễm các vi khuẩn qua da cho bé. Bạn nên sử dụng nước đun sôi để nguội để rửa mặt, lau mắt, mũi, miệng và tai cho bé dưới 6 tháng tuổi. Bạn không nên cố làm sạch phía trong mũi và tai bé, mà chỉ nên lau nhẹ phía bên ngoài để tránh làm tổn thương các niêm mạc mũi và tai của bé. Về việc vệ sinh bộ phận sinh dục của bé, bạn cũng nên có một số lưu ý. Với bé gái, bạn chỉ nên lau nhẹ bên ngoài bộ phận sinh dục của bé. Với bé trai, bạn không nên kéo ngược bao quy đầu để làm sạch phía bên trong. Khi bạn lau rửa cho bé, cần phải lau từ trước ra sau để tránh lây lan các vi trùng từ hậu môn sang âm đạo. Vệ sinh bộ phận sinh dục luôn phải thực hiện sau cùng, khi các vùng cơ thể khác của bé đã sạch sẽ. An toàn cho bé yêu: Bạn nên lưu ý một số điểm sau để giữ an toàn cho bé khi tắm: Không để bé một mình khi đang tắm. Cho dù bạn cần phải làm một việc gì đấy chỉ trong vòng 1 – 2 phút, bạn cũng nên quấn bé vào khăn tắm và bế bé theo. Bạn không nên vừa xả nước vào chậu tắm vừa thả bé vào. Nhiệt độ của nước sẽ thay đổi và có thể làm bé bị cảm lạnh hoặc bị bỏng. Nếu bạn tắm và gội cho bé trong cùng một chậu nước thì nên tắm trước, gội sau. Tránh tình trạng để bé ngâm mình trong chậu đầy bọt xà phòng gội đầu, có thể làm bé bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi tắm cho bé, bạn nên để khăn mặt và khăn tắm khô ngay cạnh, đề phòng phải cần đến gấp. Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày? Theo các chuyên gia, chỉ nên tắm khi thân nhiệt của trẻ sơ sinh đã ổn định hẳn. Cần đợi ít nhất 6 tiếng kể từ khi bé chào đời và nếu có thể thì nên đợi lâu hơn hãy tắm. Một cách đơn giản là lau người cho bé bằng một cái khăn mặt sạch, ấm và đã được làm ẩm trong tuần đầu tiên sau sinh. Riêng vùng sinh dục thì cần được vệ sinh bằng nước. Ngoài ra, trẻ sơ sinh không cần thiết phải tắm hằng ngày. Việc lau sạch những vùng bẩn “trông thấy rõ” là đủ và không có bằng chứng nào cho thấy lợi ích từ việc tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày. Trẻ không bị bẩn cho đến khi chúng bắt đầu bò trườn và sạch sẽ quá đôi khi lại gây hại cho làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh. Các chuyên gia khuyên không nên tắm quá nhiều nước, nước trong chậu chỉ cần cao 15cm là được. 22
  23. Ngoài ra, cần chú ý phản ứng của bé. Có một số trẻ thích tắm và thích nước. Số khác lại ghét tắm. Nếu bé không thích tắm thì có thể giảm số lần tắm xuống tối thiểu trong mỗi tuần. 7 ngộ nhận trong thời gian ở cữ Ở cữ thì phải kiêng tắm gội, kiêng ra gió và vô vàn thứ kiêng khác? Có những điều kiêng thật lý nhưng cũng có những điều hết sức vô lý. 1. Gió độc Nhiều người cho rằng, sản phụ nên kiêng gió vì nó là thủ phạm chủ yếu gây sốt sản hậu, vì thế phòng của sản phụ thường khép kín, đầu giường treo rèm để tránh gió. Kỳ thực thì gió tự nhiên không có tội gì cả. Sốt sản hậu là do một số vi khuẩn gây bệnh ẩn trong cơ quan sinh dục của sản phụ gây nên. Điều này thường là do việc kiểm tra trước khi sinh không được khử trùng sạch sẽ hoặc do sản phụ không chú ý giữ gìn vệ sinh sau sinh. Nếu môi trường trong phòng không sạch sẽ, không khí không trong lành rất dễ khiến cả mẹ và bé mắc bệnh về đường hô hấp. Đóng kín cửa phòng trong những ngày hè nóng nực còn khiến sản phụ dễ bệnh hơn. 2. Xuống giường càng muộn càng tốt Mọi người thường cho rằng cơ thể người mẹ sau sinh rất yếu, cần phải được tĩnh dưỡng nên để cho sản phụ được nằm nhiều ở trên giường, thậm chí ăn cơm ngay tại giường. Tuy nhiên cách làm này lại là lợi bất cập hại. Nếu không vận động trong một thời gian dài sau sinh thì dễ khiến sản phụ mắc chứng tắc động mạch, đồng thời tổ chức bắp thịt ở vùng khoang chậu không nâng đỡ được tử cung, trực tràng hoặc bàng quang do không được rèn luyện. Sau sinh nên xuống giường sớm để vận động nhẹ, điều này không chỉ có lợi cho việc lưu thông máu ở chi dưới mà còn giúp bụng được tập luyện sẽ nhanh chóng lấy lại được lực co giãn, đàn hồi như ban đầu từ đó bảo vệ được tử cung, trực tràng và bàng quang. Thông thường, 24h sau sinh sản phụ có thể ngồi dậy, ngày thứ 3 sau sinh có thể xuống giường vận động. 3. Không được tắm gội Nhiều nơi, đặc biệt là ở ở các vùng nông thôn, sản phụ phải chờ sau khi con đầy tháng mới được tắm gội. Điều này thật sai lầm bởi vì khi sinh cơ thể sản phụ đã ra rất nhiều mồ hôi, sau sinh cũng thường xuyên ra mồ hôi cộng thêm việc đào thải chất độc và sự tiết sữa khiến cho cơ thể sản phụ rất dễ bẩn, dễ bị vi khuẩn xâm nhập, vì thế giữ gìn vệ sinh cơ thể sau sinh là điều vô cùng quan trọng. Sau sinh từ 2 đến 3 ngày các bà mẹ có thể tắm nước ấm bình thường tuy nhiên nên tắm dưới vòi hoa sen chứ không nên tắm bồn. 7-10 ngày sau sinh có thể gội đầu bằng nước ấm. Nếu tắm bồn thì nên cho thêm một chút Potassium manganate (K2MnO4) để diệt khuẩn. 4. Ăn kiêng Nhiều nơi có thói quen buộc sản phụ phải ăn kiêng, đặc biệt là kiêng đồ tanh như các loại tôm cá. Thực tế sau sinh sản phụ cần phải bổ sung nhiều loại chất dinh dưỡng, các nhóm thực phẩm chính và phụ đều cần phải đa dạng hoá, nếu chỉ thiên về một số loại nào đó sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể khiến tuyến sữa hoạt động kém hiệu quả. Vì thế sản phụ sau sinh không nên ăn uống kiêng khem quá mức. 5. Ăn càng nhạt càng tốt 23
  24. Thậm chí có những nơi còn không cho sản phụ ăn muối, đặc biệt là trong những ngày đầu sau sinh. Thực tế thì sau sinh sản phụ ra nhiều mồ hôi, tuyến sữa lại làm việc cật lực vì thế cơ thể thiếu nước và muối, vì lẽ đó vẫn nên bổ sung một lượng muối thích hợp cho sản phụ. 6. Không được đánh răng Sản phụ càng cần phải chú ý vệ sinh răng miệng hơn so với người bình thường vì số lần dùng bữa nhiều hơn, cơ hội để thức ăn bám lại trên kẽ răng cũng nhiều hơn. Vì thế sản phụ vẫn nên đánh răng 2 lần một ngày vào hai buổi sáng tối, nếu có thể đánh răng, súc miệng sau mỗi bữa ăn thì càng tốt. 7. Ăn càng nhiều trứng gà càng tốt Dinh dưỡng trong trứng gà rất phong phú lại dễ tiêu hoá, rất thích hợp dùng cho phụ nữ sau sinh tuy nhiên không phải cứ ăn nhiều là tốt. Ăn quá nhiều chẳng những không tiêu hoá hết mà còn ảnh hưởng đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Vì thế mỗi ngày không nên ăn quá 2-3 quả là tốt nhất. Mã hàng: Cũi gỗ Hãng sản xuất : Việt Nam 530.000 VND Giường-Cũi trẻ em 2 trong 1, gỗ xoan đào, màu trắng Kiểu dáng đẹp, 2 tầng, tiện lợi Dễ dàng chuyển đổi từ Giường thành Cũi và ngược lại Chất liệu gỗ xoan đào, chắc và bền hơn gỗ thông. Gỗ đã được tẩm sấy chống mọt, chống ngót gỗ. Các nan gỗ được mài nhẵn tránh gây tổn thương cho trẻ Sơn PU 3 lớp màu trắng, tính thẩm mỹ cao, bền, không mùi, không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Có thể gấp gọn lại, dễ dàng di chuyển, cất giữ Nhiều Kích thước: 24
  25. o 60 x 100 x 80 cm (750,000 VND) o 70 x 110 x 90 cm (870,000 VND) o 80 x 120 x 90 cm (980,000 VND) Gắn thêm bánh xe: o Không o Loại thường + 25000 -> (675,000 VND) o Loại tốt +50000 -> (700,000 VND) Có rất nhiều màu khác nhau phù hợp với các bé để khách hàng lựa chọn, Giường-Cũi trẻ em 2 trong 1, gỗ xoan đào, màu xanh-trắng Giường-Cũi trẻ em 2 trong 1, gỗ xoan đào, màu hồng-trắng Giường-Cũi trẻ em 2 trong 1, gỗ xoan đào, màu cốm- trắn g 25