Tài liệu Sự lựa chọn con đường phát triển của lịch sử dân tộc đầu thế kỉ XX là quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ năm 1930 đến nay (Phần 1)

pdf 115 trang hapham 1830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Sự lựa chọn con đường phát triển của lịch sử dân tộc đầu thế kỉ XX là quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ năm 1930 đến nay (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsu_lua_chon_con_duong_phat_trien_cua_lich_su_dan_toc_dau_the.pdf

Nội dung text: Tài liệu Sự lựa chọn con đường phát triển của lịch sử dân tộc đầu thế kỉ XX là quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ năm 1930 đến nay (Phần 1)

  1. bộ giáo dục và đào tạo đại học huế trung tâm đào tạo từ xa nguyễn thị đảm Huế - 2001 1
  2. mục lục Mở Đầu 3 Ch−ơng I: yÊU Cầu Về CON Đ−ờng Phát Triển Của Lịch Sử DÂN Tộc Cuối Thế Kỷ XIX Đầu Thế Kỷ XX 5 I. Việt NAM Tr−ớc Cuộc XÂM LĂNG Của Chủ Nghĩa TƯ Bản PHƯƠNG TÂY Và Pháp 5 II. YÊU Cầu Của Lịch Sử DÂN Tộc Cuối Thế Kỷ XIX Đầu Thế Kỷ XX 13 Ch−ơng II: sự Lựa Chọn CON ĐƯờNG Phát Triển của Lịch Sử DÂN Tộc . 19 I. Sự Lựa Chọn PHƯƠNG HƯớNG Cứu N−ớc Cuối Thế kỷ xix 19 II. PHONG Trào DÂN Tộc Chuyển Từ Lập Tr−ờng PHONG Kiến SANG Lập TRƯờNG T− Sản ở Đầu Thế Kỷ XX 23 III. Các CON Đ−ờng Cứu N−ớc Đầu Thế Kỷ XX 31 IV. Sự lựa Chọn CON D−ờng Phù Hợp Với XU Thế Thời Đại Và Đáp ứng Đ−ợc YÊU Cầu Của Lịch Sử DÂN Tộc 73 Ch−ơng III: quá Trình Phát Triển Của Lịch Sử DÂN Tộc Từ 1930 Đến NAY (2000) THEO CON Đ−ờng Đã Chọn 116 I. GIAI Đoạn 1930- 1945 116 II. GIAI Đoạn 1945 - 1954 124 III. GIAI Đoạn 1954-1975 129 IV. GIAI Đoạn 1975 - NAY 142 Kết Luận 145 Phụ Lục 148 Chú Thích 157 2
  3. Mở Đầu Chuyên đề “Sự lựa chọn con đ−ờng phát triển của lịch sử dân tộc đầu thế kỷ XX là quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ 1930 đến nay” nhằm phục vụ đối t−ợng học đại học đào tạo từ xa, ngành lịch sử. Yêu cầu của chuyên đề: bồi d−ỡng tri thức, đi sâu vào vấn đề lý luận cơ bản về sự lựa chọn con đ−ờng phát triển của lịch sử dân tộc. Sự lựa chọn ấy là của chính lịch sử, xuất phát từ yêu cầu của lịch sử, thông qua khả năng nhận thức yêu cầu ấy của cộng đồng dân tộc, chứ không thể là ý muốn chủ quan của một nhóm ng−ời. Nhận thức đúng yêu cầu của lịch sử với giải pháp đúng mở đ−ờng cho lịch sử phát triển. Nhận thức ch−a đúng yêu cầu của lịch sử sẽ dẫn đến sự bế tắc, thất bại. Chuyên đề còn làm rõ sự chuyển biến trong hệ t− t−ởng yêu n−ớc và cách mạng Việt Nam từ hệ t− t−ởng phong kiến sang hệ t− t−ởng dân chủ t− sản đến hệ t− t−ởng cộng sản. Sự chuyển biến đó chi phối, h−ớng dẫn sự phát triển của lịch sử dân tộc. Trong đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng và vĩ đại nhất trong quá trình lựa chọn con đ−ờng phát triển của lịch sử dân tộc: đó là con đ−ờng cách mạng vô sản, kết hợp lý t−ởng độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, đáp ứng đ−ợc yêu cầu của lịch sử dân tộc và xu thế phát triển của thời đại, mở đ−ờng phát triển cho lịch sử dân tộc. Quá trình phát triển liên tục, xen kẽ các b−ớc nhảy vọt của cách mạng Việt Nam từ 1930 đến nay đ−ợc đề cập đến nh− một nhân tố thực tế kiểm nghiệm tính đúng đắn của sự lựa chọn con đ−ờng phát triển của lịch sử dân tộc ở mỗi chặng đ−ờng, cụ thể, ta rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh chiến l−ợc để từng b−ớc tiến lên mục tiêu cao nhất: Xây dựng thành công CNXH trên đất n−ớc ta Nội dung chuyên đề gồm: mở đầu, kết luận và 3 phần lớn. Phần I: Yêu cầu của lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Phần II: Sự lựa chọn con đ−ờng phát triển của lịch sử dân tộc Phần III: Quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ năm 1930 đến nay theo con đ−ờng đã chọn. Đây là chuyên đề khá phức tạp, chúng tôi đã biên soạn lần đầu vào năm 1996. Đại học Huế ấn hành từ 1997 đến 2000 đ−ợc nhà xuất bản giáo dục ấn hành phục vụ giảng 3
  4. dạy và học tập cho sinh viên. Hiện nay do yêu cầu mới của ch−ơng trình, chúng tôi biên soạn lại. Lần biên soạn này ở ch−ơng I và II có chỉnh lý bổ sung nhiều tri thức hơn. So với lần biên soạn thứ nhất, có thêm phần phụ lục. Mặc dù ng−ời biên soạn đã rất cố gắng, song thiếu sót là khó tránh khỏi. Xin chân thành tiếp thu ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để có dịp sẽ nâng cao hơn nữa chất l−ợng chuyên đề nhằm phục vụ tốt hơn việc học tập của sinh viên. Tác giả Huế 2001 4
  5. Ch−ơng I YÊU Cầu Về CON Đ−ờng Phát Triển Của Lịch Sử DÂN Tộc Cuối Thế Kỷ XIX Đầu Thế Kỷ XX I. Việt NAM Tr−ớc Cuộc XÂM LĂNG Của Chủ Nghĩa TƯ Bản PHƯƠNG TÂY Và Pháp 1. Âm m−u xâm l−ợc của CNTB ph−ơng Tây và Pháp Chủ nghĩa t− bản mọc lên và phát triển ở châu Âu đ−a đến thế lực kinh tế và chính trị của giai cấp t− sản ngày càng mạnh. Họ cấu kết với nhà vua, giáo s− để thực hiện chính sách xâm l−ợc thuộc địa. Nhờ những công cuộc thực dân đẫm máu để chinh phục và c−ớp đoạt hai n−ớc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đã trở thành hai n−ớc giàu mạnh nhất châu Âu ở thế kỷ XVI. Tiếp đến là Hà Lan, Anh, Pháp, phát triển mạnh công nghiệp và th−ơng nghiệp, theo gót thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, đi xâm chiếm thuộc địa. Rồi các cuộc cách mạng t− sản Hà Lan (1581), Anh (1640), Pháp (1789) lần l−ợt thành công làm cho chủ nghĩa t− bản phát triển mạnh ở Tây Âu và đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa. Anh - Pháp tiến hành chiến tranh 7 năm (1756 - 1763) để tranh giành thuộc địa ấn Độ. Pháp thất bại và Anh độc chiếm thị tr−ờng ấn Độ. Sau đó ng−ời Anh tiến về Miến Điện (Mianma), Mã Lai (Malayxia), úc (ốtxtrâylia), Tân Tây Lan Ng−ời Anh đã chiếm đ−ợc rất nhiều thuộc địa để “tự hào” rằng “mặt trời không bao giờ lặn trên đất n−ớc Anh”. Nửa đầu thế kỷ XIX t− bản ph−ơng Tây bắt đầu xâm nhập vào thị tr−ờng Trung Quốc. Mở đầu là Anh (1842), rồi Pháp, Mỹ (1844). Từ đó Pháp th−ờng xuyên có hạm đội ở Viễn Đông. Sau Trung Quốc, Nhật cũng bị bao vây trong vòng ngoại th−ơng của t− bản âu -Mỹ. Đến 1858 Nhật đã phải ký các hiệp −ớc th−ơng mại bất bình đẳng mở các cửa khẩu. Từ đó hàng hoá của t− bản tràn ngập n−ớc Nhật. Nh− thế là đến giữa thế kỷ XIX, thế lực t− bản âu - Mỹ đã tràn khắp ph−ơng Đông. Hầu hết các n−ớc kém phát triển đều nằm trong vòng c−ơng toả của họ. Việt Nam cũng trong tình trạng đó. 5
  6. Thực tế ng−ời âu đến Việt Nam rất sớm. Đầu thế kỷ XVI, ng−ời Bồ đã đến buôn bán ở Hội An (Faifo). Năm 1636 ng−ời Hà Lan đến buôn bán ở Hội An. Năm sau (1637) họ đến buôn bán ở Bắc kỳ, lập các cửa hàng buôn ở phố Hiến (H−ng Yên). Thực dân Anh đến Đàng Trong và Đàng Ngoài vào năm 1613 - 1616 để tìm cách lập quan hệ ngoại th−ơng. Nh−ng từ 1654 về sau Anh mới có nhiều quyền lực ở Viễn Đông, công ty Anh đẩy mạnh buôn bán ở Nhật Bản, Đài Loan, Đàng Ngoài. Anh lập th−ơng điếm ở Kẻ Chợ (Hà Nội) và Hội An. Năm 1700 Anh chiếm đảo Côn Lôn nh−ng thất bại. Trong tình hình các n−ớc t− bản Âu - Mỹ chạy đua để tìm kiếm thị tr−ờng, tất cả các n−ớc chậm phát triển đều trở thành đối t−ợng xâm l−ợc của chúng. Giai cấp t− sản Âu - Mỹ tự cho họ các quyền là các “ông chủ’, còn những xứ ch−a phát triển chủ nghĩa t− bản là đất “vô chủ’, và họ đ−ợc quyền đến chiếm đóng để đất đó có chủ. Và thế là cái vòi bạch tuộc của chủ nghĩa t− bản v−ơn tới những miền đất xa xôi của châu á, châu Phi và châu Mỹ latinh. Trong bối cảnh đó Việt Nam trở thành đối t−ợng xâm l−ợc của chủ nghĩa t− bản Tây Âu là điều khó tránh. Và nguy cơ bị xâm l−ợc luôn đe doạ chủ quyền của Việt Nam. Giống nh− thực dân Anh, thực dân Pháp nhòm ngó Việt Nam từ rất sớm, từ 1624 giáo s− Pháp đã đến Việt Nam h−ớng đạo cho việc xâm l−ợc của Pháp. Giáo s− A-lếch- xan-đơ-Rốt (Alecxandre de Rhrodes) là ng−ời đi đầu dọn đ−ờng cho công cuộc xâm lăng. Sau 21 năm truyền đạo ở Việt Nam, Rốt trở về Pháp với một tấm bản đồ Việt Nam đ−ợc vẽ rất rõ và kết luận “Đây là một vị trí cần phải chiếm lấy và chiếm đ−ợc xứ này thì th−ơng gia châu Âu sẽ tìm đ−ợc một nguồn lợi nhuận và tài nguyên dồi dào”.(1) Tiếp theo Rốt là “Hội truyền giáo đối ngoại”, rồi “Công ty th−ơng mại của Pháp ở Viễn Đông”, “Công ty Đông ấn” (2). Công ty này vừa có mục đích truyền giáo, vừa có mục đích th−ơng mại”(3). Năm 1680 một đoàn th−ơng mại Pháp lập th−ơng điếm ở Bắc kỳ để cạnh tranh với Hà Lan và Anh. Trong khi các giáo s− hoạt động ráo riết và bộc lộ ý đồ muốn chiếm Việt Nam thì các th−ơng gia Pháp chuẩn bị kế hoạch xâm l−ợc. Năm 1686 Ve-rê (Verret) đã báo cáo xin chính phủ chiếm lấy đảo Côn Lôn. Nh−ng họ đã chậm chân hơn ng−ời Anh. Năm 1738 Duy-ma (Dumas) trình bày với vua Lui XV một dự án xâm nhập Bắc Việt Nam, năm 1748 Đuy-mông (Dumont) đề nghị chiếm cù lao Chàm gần Hội An. Năm 1749 Poa-vơ-rơ (Pierrepoivre) đến Phú Xuân xin cho đặt căn cứ ở Đà Nẵng và Hội An. Sau thất bại của chiến tranh 7 năm (1756 - 1763) Pháp phải nh−ờng hầu hết các thuộc địa béo bở ở châu á và châu Mỹ cho Anh nên Pháp càng dòm ngó Việt Nam. Theo chúng “Hình nh− chỉ còn sót lại Nam kỳ là xứ mà ng−ời Anh ch−a để ý đến”, nh−ng ai có thể nào tin rằng họ sẽ không gấp rút dòm ngó đến chăng? Nếu họ quyết định làm điều đó 6
  7. tr−ớc chúng ta, thì chúng ta sẽ vĩnh viễn bị loại khỏi vùng này”.(4) Xem thế thì thấy Anh đang là mối đe doạ lớn với Pháp ở vùng Viễn Đông. Pháp phải chạy đua với Anh trong việc chiếm Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam là xứ sở giàu có. Không có xứ sở nào ở châu á lại sản xuất nhiều vật phẩm quí giá, buôn bán lại dễ lời nh− xứ này. Vàng xứ này từ đất đào lên đã nh− vàng ròng rồi. Vị trí Nam kỳ vô cùng thuận lợi cho th−ơng mại ”. Vì thế Pháp tìm mọi cơ hội để vào Việt Nam. Cơ hội đó thực sự đã đến vào cuối thế kỷ XVIII khi Nguyễn ánh cầu viện Pháp chống lại phong trào nông dân Tây Sơn. Giáo s− Pi-nhơ-đơ Bêhen (Pingeau de Behaine) đ−ợc Nguyễn ánh gửi con tin và trao toàn quyền để ông ta th−ơng l−ợng với vua Lui XVI xin cầu viện (1784). Thực dân Pháp muốn “m−ợn cớ giúp Nguyễn ánh mà đặt chân ngay lên n−ớc Việt Nam”. Một hiệp −ớc giữa Bêhen đại diện cho Nguyễn ánh và Mông-mô-ranh đại diện cho vua Lui XVI đ−ợc ký kết tại Véc Xây ngày ll-1787 để giúp Nguyễn ánh chống Tây Sơn. Với điều −ớc này Pháp giúp Nguyễn ánh tàu chiến và binh lính trang bị đầy đủ vũ khí, còn Pháp đ−ợc sở hữu cảng Đà Nẵng, đảo Côn Lôn và tự do buôn bán trên toàn cõi Nam kỳ. Nh−ng cách mạng t− sản Pháp (1789 - 1794) và chiến tranh châu Âu (1792 - 1814) đã vô hiệu hoá hiệp −ớc trên. Pháp phải đối phó với cách mạng trong n−ớc, phải hoãn kế xâm l−ợc Việt Nam. Những ý đồ xâm l−ợc vẫn còn tồn tại, cái hoạ xâm lăng vẫn lởn vởn quanh Việt Nam. Thời Lui XVIII, n−ớc Pháp đã trở lại ổn định. T− bản Pháp lại tìm cách can thiệp để xâm l−ợc Việt Nam. Họ muốn th−ơng thuyết với triều đình Huế trên cơ sở hiệp −ớc Véc Xây. Se- nhô (Chaingeau) đang làm quan trong triều đình Huế, lại đ−ợc cử làm công sứ Pháp th−ơng l−ợng với triều đình mở rộng thế lực của Pháp chuẩn bị xâm l−ợc. Đòi mở cửa thông th−ơng buôn bán và thiết lập quan hệ th−ơng mại giữa hai n−ớc không thành, Pháp quyết định dùng võ lực trực tiếp đánh chiếm Việt Nam. Từ 1843 đến 1847, Pháp ba lần đem chiến hạm đến uy hiếp Đà Nẵng. Ngày 15-4-1847 Pháp bắn phá chiến thuyền của triều đình tại Đà Nẵng rồi rút lui. Tiếng súng đã nổ, ý đồ xâm l−ợc của Pháp sau hàng thế kỷ đã bộc lộ rõ ràng. Năm 1848 cách mạng tháng 2 bùng nổ khiến Pháp dừng việc xâm l−ợc Việt Nam để giải quyết vấn đề trong n−ớc. Sau đó cách mạng công nghiệp phát triển mạnh mẽ, máy hơi n−ớc ra đời, thúc đẩy sản xuất phát triển ngày càng nhanh. Hàng hoá sản xuất và xuất cảng ngày càng nhiều. Đến giữa thế kỷ XIX nhu cầu mở rộng thị tr−ờng ngoài dân tộc trở nên bức thiết hơn. Hơn nữa thực dân Anh tiếp tục chiếm bán đảo ấn Độ, mở cửa Trung Quốc khiến cho t− bản Pháp càng nóng lòng chiếm Việt Nam để cạnh tranh với Anh, đua nhau với Anh phân chia mặt địa cầu. Trong thời gian chiến tranh Nha Phiến lần II ở Trung Quốc (1856 - 1858). Napôlêông III, hoàng đế Pháp cử Mông Tinhi (Montiguy) sang Huế yêu cầu cho Pháp “tự do truyền đạo, tự do buôn bán”. Mặt khác cử phó đô đốc hải quân Giơ- 7
  8. nu-dy (Rigault de Genoeilly) kéo quân xuống đánh Việt Nam sau khi đánh xong Thiên Tân Trung Quốc và điều đó đã xảy ra vào ngày 01-9-1858. Sự trình bày trên đây đã cho thấy chủ nghĩa t− bản ph−ơng Tây trên con đ−ờng phát triển của mình đã dòm ngó sang ph−ơng Đông và xâm chiếm các n−ớc ph−ơng Đông. Các n−ớc ph−ơng Đông đứng tr−ớc nguy cơ bị xâm l−ợc là tất yếu. Tại Việt Nam, từ thế kỷ XVII đã bị ph−ơng Tây nhòm ngó thông qua các tổ chức truyền giáo và công ty Đông ấn, âm m−u đó kéo dài dai dẳng cho đến giữa thế kỷ XIX. Nhất là sau cách mạng 1848 n−ớc Pháp b−ớc vào cách mạng công nghiệp, nhu cầu thị tr−ờng trở nên cấp bách. Việt Nam lại là một “vị thế cần phải chiếm lấy”, nh− Pháp xác định từ giữa thế kỷ XVIII, cho nên nguy cơ bị xâm l−ợc là điều tất yếu. Đến cuối thế kỷ XIX các n−ớc kém phát triển bị chủ nghĩa t− bản chiếm làm thuộc địa không còn là vấn đề riêng biệt của một n−ớc nào, mà nó là nguy cơ có tính thời đại, thời đại phát triển của chủ nghĩa t− bản. Nguy cơ này diễn ra dai dẳng từ thế kỷ này qua thế kỷ khác và ngày càng rõ rệt hơn, cấp bách hơn. Nguy cơ bị xâm l−ợc xuất hiện từ rất nhiều phía: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha Hà Lan, Anh, Pháp và cả nhà Thanh. Nh−ng cuối cùng chỉ có Pháp - Anh biến nguy cơ thành hành động xâm l−ợc, trong đó Pháp là kẻ kiên trì và kiên quyết theo đuổi âm m−u xâm l−ợc Việt Nam. Vì Pháp hiểu Việt Nam hơn các n−ớc khác, Pháp có đội ngũ giáo s− dò đ−ờng và lôi kéo đ−ợc một số giáo dân làm cơ sở, và quan trọng hơn là cả Pháp ch−a có căn cử ở vùng Đông Nam á nên quyết tâm chiếm Việt Nam. 2. Hành động xâm l−ợc của thực dân Pháp và trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất n−ớc ta cuối thế kỷ XIX Sau gần 200 năm ấp ủ mộng xâm lăng, năm 1858 Pháp biến âm m−u đó thành hành động xâm l−ợc. Pháp trở lại Đà Nẵng xâm l−ợc và chiếm đóng Đà Nẵng năm 1858, năm sau 1859, chúng chiếm đóng Gia Định. Năm 1861, chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ và năm 1867 chúng chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam bộ. Việc chiếm đóng 6 tỉnh Nam kỳ khá dễ dàng thúc đẩy Pháp đẩy mạnh hơn nữa xâm l−ợc n−ớc ta. Năm 1873 chúng đánh Bắc kỳ lần thứ I, nh−ng ch−a đủ sức giữ lâu dài nên đã rút về Nam kỳ, sau khi buộc triều đình Huế phải nh−ợng bộ cắt 6 tỉnh Nam kỳ cho Pháp và một số quyền lợi kinh tế, ngoại giao ở Bắc kỳ. M−ời năm sau Pháp trở lại xâm l−ợc Bắc kỳ lần thứ II (1882) Và năm sau 1883 chúng đánh chiếm kinh thành Huế, kết thúc quá trình vũ trang xâm l−ợc Việt Nam. Hiệp −ớc Quí Mùi đã biến Việt Nam từ một n−ớc phong kiến độc lập gần một nghìn năm trở thành n−ớc thuộc địa của Pháp. Thế là tr−ớc cuộc xâm lăng của thực dân, nhà n−ớc phong kiến Việt Nam thất bại, kéo theo sự thất bại của cả dân tộc. Đây là lần đầu tiên sau gần một nghìn năm độc lập, Việt Nam bị thất bại đau đớn tr−ớc giặc ngoại xâm. Điều đó đã làm vẩn đục trang sử 8
  9. chống xâm lăng trong lịch sử giữ n−ớc của dân tộc. Việc mất n−ớc cuối thế kỷ XIX dẫn đến tai hoạ: gần 100 năm Pháp thuộc, kéo lùi lịch sử Việt Nam hàng thế kỷ. Vì sao nhà n−ớc phong kiến Nguyễn thất bại tr−ớc cuộc xâm l−ợc của Pháp? Lý giải vấn đề này, tiến sĩ Phan Minh Thảo đã công bố bài “Thử tìm hiểu vì sao nhà Nguyễn bị thất bại trong cuộc chiến tranh chống xâm l−ợc Pháp (1858 - 1884)”. Theo tác giả có 3 nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của triều Nguyễn: “Thứ nhất, là do sự suy yếu nghiêm trọng của triều Nguyễn, nhất là vì nó quá phản động, phản dân tộc. Trong hơn 50 năm trị vì trong hoà bình, nhà Nguyễn đã không tạo cho đất n−ớc một tiềm lực quốc phòng đủ mạnh để bảo vệ Tổ quốc. Khi chiến tranh xảy ra, Tự Đức không kiên quyết chống giặc mà chỉ nghị hoà, thực chất là đầu hàng. Tự đặt mình vào thế đối lập với nhân dân trong suốt cuộc chiến tranh. Có quân đầu não là triều đình thì hoang mang dao động, chủ hoà, không quyết tâm tổ chức kháng chiến. Thứ hai là trong thời kỳ 1858-1880 chúng ta không có một lãnh tụ có đủ khả năng đoàn kết dân tộc, dẫn dắt quân dân đánh bại kẻ thù; phong trào quần chúng thiếu hẳn lãnh tụ - anh hùng dân tộc nh− Trần Quốc Tuấn, nh− Lê Lợi, Quang Trung để lãnh đạo. Các lãnh tụ khởi nghĩa nhiều ng−ời tài giỏi. Song thiếu ng−ời có tầm chiến l−ợc nh− Nguyễn Trãi, ch−a thấy một ai tự tin và hiểu địch nh− Trần Quốc Tuấn để ung dung bình tĩnh mà nhận xét. Năm nay giặc sang, ta đánh giặc có thể nhàn hơn các năm khác. Chính sách “nghị hoà là quốc sách” và đàn áp khởi nghĩa nông dân đã thui chột nhân tài. Bao nhiêu dự án cải cách nhằm tự c−ờng của những ng−ời tài giỏi nh− Nguyễn Tr−ờng Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Đặng Huy Trứ không đ−ợc thực hiện. Hầu hết các lãnh tụ kháng chiến của nhân dân xuất thân từ nông dân và quan lại bị chi phối bởi ý thức hệ phong kiến, lại ch−a đ−ợc tiếp xúc với chủ nghĩa t− bản, với khoa học kỹ thuật ph−ơng Tây nên ch−a hiểu kẻ thù là loại kẻ thù mới (đế quốc t− sản) chứ không phải kẻ thù cũ (phong kiến). Không hiểu đế quốc Pháp đại diện cho một thế lực đang lên của thời đại t− bản chủ nghĩa chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, luôn luôn nuôi dã tâm xâm l−ợc n−ớc ta, biến n−ớc ta thành thuộc địa của chúng. Nguyên nhân thứ ba là về mặt quân sự, chúng ta không làm thất bại âm m−u chiến l−ợc và ph−ơng pháp tác chiến của địch. Thất bại trong kế hoạch đánh “tốc chiến tốc thắng” địch đã chuyển sang dùng cách đánh “vết dầu loang”. Do gặp nhiều khó khăn về tiếp tế và thiếu lực l−ợng, nên địch phải “gặm dần” n−ớc ta. Vừa đánh vừa thăm dò, phát hiện chỗ yếu, chỗ sơ hở của ta. Chúng vừa đánh vừa đàm, vừa kết hợp 2 thủ đoạn: “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng ng−ời Việt đánh ng−ời Việt” để giải quyết những khó khăn của chúng, làm cho t−ơng quan lực l−ợng thay đổi ngày càng có lợi cho chúng, bất lợi cho ta. Trong tác chiến, địch luôn giành và duy trì đ−ợc thế chủ động, đánh bại hầu hết các ph−ơng án tác chiến của triều đình. Điều mà địch sợ nhất là các cuộc tập kích, phục kích 9
  10. của nghĩa quân ở những nơi hiểm trở và bất ngờ làm cho nhiều lúc chúng bị những thiệt hại lớn. Cách đánh du kích của nghĩa quân luôn ám ảnh chúng, khiến chúng lo ngại. Nh−ng triều đình đã không cho phép các cuộc đấu tranh du kích phát triển thành chiến tranh du kích qui mô toàn quốc để tiêu diệt kẻ thù, nên cuối cùng chúng đánh bại từng lực l−ợng nghĩa quân, để cuối cùng đánh bại cả dân tộc ta.(5) Nhà Nguyễn hoàn toàn phải chịu trách nhiệm tr−ớc lịch sử về sự thất bại của dân tộc trong cuộc chống xâm lăng cuối thế kỷ XIX. Lịch sử hàng ngàn năm dựng n−ớc và giữ n−ớc của dân tộc ta chứng tỏ rằng khi đất n−ớc bị xâm lăng, thì vấn đề bức thiết nhất đòi hỏi ng−ời nắm quyền nhà n−ớc phải lãnh đạo nhân dân chống xâm l−ợc, bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc, và chỉ có quyết chiến, quyết thắng thì mới đánh bại đ−ợc bọn ngoại xâm. Các nhà n−ớc phong kiến Việt Nam trong lịch sử đã làm đ−ợc điều đó. Nhà Lý kiên quyết tổ chức kháng chiến chống quân xâm l−ợc Tống. Hàng ngàn năm sau, vẫn vang vọng núi sông lời tuyên ngôn bất hủ của vị lão t−ớng anh hùng Lý Th−ờng Kiệt “Nam Quốc Sơn Hà Nam đế c−, tuyệt nhiên định mệnh tại Thiên th−. Nh− hà nghịch lỗ lai xâm phạm. Nhữ đẳng hành khan thất bại h−“. Với ý chí ấy triều Lý lãnh đạo nhân dân đánh tan quân xâm l−ợc Tống, đè bẹp ý chí xâm l−ợc của bọn phong kiến ph−ơng Bắc. Thế kỷ XIII quân Nguyên - Mông, kẻ thù mạnh nhất thời đó đã 3 lần xâm l−ợc Việt Nam. Nhà Trần đã phát động phong trào toàn quân, toàn dân kháng chiến. Vua tôi một lòng với khí thế “Diên Hồng” quyết đánh. T−ớng sĩ quyết chiến với tinh thần “sát thát”, “dẫu cho thân này phơi ngoài nội cả, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng cam lòng” và Hịch t−ớng sĩ “rền vang sông núi”. Cả dân tộc thành một khối đoàn kết đánh tan tành 3 lần xâm l−ợc của Nguyên Mông. Lê Lợi chống quân Minh, Tây Sơn đại phá quân Thanh. Các triều đại đó đã làm rạng rỡ trang sử chống ngoại xâm. Đến nhà Nguyễn thì đau đớn thay n−ớc mất nhà tan, non sông chìm đắm d−ới ách thực dân. Nhà Nguyễn muôn đời phải chịu sự lên án của lịch sử. Bởi vì dù đang trên đà suy yếu thì khi Pháp xâm l−ợc, triều Nguyễn vẫn có những điều kiện cần thiết thuận lợi cho công cuộc chống xâm lăng, mà nhà Nguyễn đã không biết khai thác. Thứ nhất, nhà n−ớc phong kiến Việt Nam là một nhà n−ớc thống nhất độc lập có chủ quyền: đây là yếu tố tinh thần rất lớn, là cơ sở để tập trung lực l−ợng đoàn kết toàn dân, chống kẻ thù, là một khó khăn cho kẻ thù, chúng không thể kích động từng bộ phận nhân dân chống đối lẫn nhau. Đất n−ớc thống nhất là cơ sở vững chắc cho tinh thần dân tộc phát triển. Thứ hai, dân tộc ta có truyền thống đấu tranh kiên trì, dũng cảm bất khuất tr−ớc quân thù. Trên cơ sở này mà khích lệ lòng tự hào dân tộc, và ý thức về quân đ−ợc sống độc lập tự do, làm cho tinh thần yêu n−ớc này đ−ợc nhân lên gấp bội. 10
  11. Thứ ba, nhà Nguyễn vẫn còn khả năng vật chất cần thiết cho cuộc chống xâm l−ợc. Năm 1840 trong kho có 6.315.000 hộc lúa gạo; 37.780 lạng vàng. Năm 1847 lúa gạo có hơn 9 triệu hộc, vàng hơn 90.000 lạng. Khi thành Gia Định thất thủ (tháng 2/1859) triều đình đã bỏ lại kinh thành 200 đại bác, 20.000 vũ khí các loại 86.000kg thuốc súng, 9 chiến thuyền trị giá 20 triệu quan, lúa gạo đủ nuôi tới hàng vạn quân trong cả năm. Hay đến những năm 60, Tự Đức còn có thể xây “Vạn Niên Cơ”, 1883 Tôn Thất Thuyết còn chở ra Tân sở dự phòng số l−ợng l−ơng thực, vàng khá lớn. Nếu đem so sánh với những ngày đầu cuộc kháng Pháp cuối năm 1945 thì chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà không có gì ngoài nửa triệu bạc lẻ rách nát. Vũ khí không khác gì mấy so với năm 1858. Thứ t−, mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân với triều Nguyễn tạm thời lắng xuống, tạm thời hoà hoãn để chống xâm lăng. Nhân dân luôn khao khát một cuộc sống tốt đẹp hơn, họ đã tạm hoà giải với triều đình và cùng triều đình chống Pháp. Thái độ của nhân dân với triều đình biến chuyển theo thái độ của triều đình với Pháp. Họ đã và còn sẽ ủng hộ triều đình nếu triều đình dám chống Pháp. Đó là những thuận lợi rất cơ bản, nh−ng nhà Nguyễn bỏ qua tất cả nên trong cuộc kháng chiến thiếu hẳn một yếu tố quan trọng là tinh thần toàn dân, thà quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh và thiếu một bộ máy lãnh đạo kiên quyết. Nhà Nguyễn lúng túng không biết “Tính sao, hoà, chiến, giữ hay nh−ờng? Thấy đánh và hoà đều khó nh− nhau, để cuối cùng Tự Đức quyết định “Có thể lấy hoà làm quốc sách”. Mặc dù Tự Đức vẫn có ý thức phản kháng nh−ng do thiếu quyết đoán và nhu nh−- ợc, chịu ảnh h−ởng rất nhiều ở các đại thần chủ hoà, nên lún sâu vào thuyết nghị hoà. Sau mỗi lần nghị hoà ông ta đều mong muốn lấy lại đất đai đã mất. Những chế độ phong kiến đã khủng hoảng sâu sắc, giai cấp phong kiến mất hết sinh khí, số đông quan lại mất hết tinh thần: “Trừ một th−ớc hoà tôi chỉ còn xin chịu tội”. Phan Thanh Giản, Trần Tiến Thành, Tr−ơng Đăng Quế 3 cây “đại thụ” bên cạnh Tự Đức đều chủ hoà; thậm chí một số quan lại khi “giặc đến Bến tranh thì run lập cập”, “tàu vô cửa tiểu chạy bò càn” thì ý thức phản kháng của Tự Đức trong triều không có cơ sở thực hiện. Và “biện pháp kháng chiến không dứt khoát, do dự, nhỏ giọt muộn màng” theo lối “trì c−u”, thiếu tự tin, đã gây không ít khó khăn cho các quan chủ chiến tại triều và ở các quân thứ. Vì thế mà quân triều đình ở đâu cũng thua (Gia Định, Đại đồn. Kỳ Hoà, Thuận Kiều, Hà Nội (6). Cách chọn kế sách sai đã đẩy nhà Nguyễn vào ngõ cụt, bế tắc và đầu hàng. Nhà Nguyễn đã bất lực tr−ớc yêu cầu của lịch sử: không bảo vệ đ−ợc nền độc lập dân tộc. Triều đình không thực hiện đ−ợc vai trò lịch sử của nó. Đối với cuộc kháng chiến của nhân dân, từ sau hoà −ớc 1862 nhà Nguyễn hoàn toàn quay l−ng lại với nhân dân, tự đặt mình ở thế đối lập với nhân dân: ra lệnh bãi binh, triệt 11
  12. phá các trung tâm kháng chiến, truy nã những lãnh tụ kháng chiến, bắt nộp cho Pháp. Tr−ớc nạn xâm lăng nhà n−ớc đi một đ−ờng, dân đi một đ−ờng khác, điều đó làm suy yếu sức đề kháng của dân tộc. Những mệnh lệnh chống lại nhân dân kháng chiến đã dồn lực l−ợng kháng chiến vào thế cô lập cục bộ, tạo điều kiện cho Pháp dễ tiêu diệt. Đó là một tội ác. Nhân dân phản đối thái độ của nhà Nguyễn với Pháp đã tự động chiêu mộ nghĩa binh để “phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”. Nhà Nguyễn đã phá vỡ khối thống nhất giữa n−ớc với dân, dẫn đến phá hoại sức dân làm suy yếu thế n−ớc, làm cho thế cùng, lực kiệt dẫn đến mất n−ớc. Khi Pháp xâm l−ợc n−ớc ta, dù Pháp là một đế quốc mạnh, đang lên, nh−ng Pháp cũng gặp vô số khó khăn: Pháp ở xa chiến tr−ờng, vấn đề hậu cần rất khó khăn. Từ 1858 - 1882 Pháp phải tập trung vào giải quyết các cuộc tranh chấp ở châu Âu. Chiến tranh với áo ở châu Âu đang diễn ra dữ dội, chiến tranh Pháp - Phổ. Đó là những cơ hội để nhân dân ta có thể đánh đuổi quân xâm l−ợc. Nh−ng nhà Nguyễn đã bỏ qua những cơ hội đó. Chẳng hạn ngay từ khi Pháp xâm l−ợc Đà Nẵng, Pháp đã gặp nguy khốn nh− chính ng−ời Pháp thừa nhận “trong những cuộc hành quân quá tổn thất ấy, trận đầu ta đã mất 78 ng−ời, trận sau mất 50 ng−ời. Những cuộc hành quân quá tổn thất cho đạo quân viễn chinh, chứng tỏ ng−ời An Nam biết dùng tre phao để xây dựng đồn luỹ và chiến đấu ở trong đó rất dũng cảm”. Khi chiến tranh với áo đang quyết liệt thì ở Đông D- −ơng có tin đồn Anh - Pháp có thể khai chiến với nhau. Pháp ở Đà Nẵng có thể bị tiêu diệt, bởi quân Anh mạnh hơn. Quân Pháp lâm vào tình trạng khó xử, do đó Giơ-nu-dy xin nghị hoà. Đây là cơ hội tốt để có thể quét sạch ngoại xâm ra khỏi bờ cõi. Nh−ng nhà Nguyễn không làm vậy mà họ lại đồng ý nghị hoà với Pháp. Về sau còn nhiều cơ hội t−ơng tự, cứ mỗi lần thiếu quân số và ph−ơng tiện tấn công Pháp lại nghị hoà, th−ơng thuyết. Còn nhà Nguyễn thì cứ một mực tin vào hoà −ớc “để ngồi đợi chết”. Việc nhà Nguyễn bỏ qua các cơ hội cứu n−ớc khiến cho Pháp có thời gian và điều kiện khắc phục khó khăn của chúng, để chuẩn bị những đợt tấn công mới. Lợi dụng sự bạc nh−ợc của nhà Nguyễn, Pháp vừa đánh vừa đàm và càng quyết tâm chiếm n−ớc ta. Cứ mỗi lần Pháp sắp bị nhấn chìm vì cuộc kháng chiến của nhân dân thì nhà Nguyễn lại tung phao “hoà - −ớc” cứu nguy cho chúng, để cuối cùng chúng đè bẹp nhà Nguyễn d−ới gót dày xâm l−ợc của chúng. Nhà Nguyễn đã bỏ qua các để nghị duy tân tự c−ờng để bảo vệ độc lập. T− bản Pháp nổ súng xâm l−ợc Việt Nam đúng lúc chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Chính sách kinh tế tài chính sai lầm của triều Nguyễn làm cho nông nghiệp triều đình xơ xác, các nghề thủ công truyền thống suy thoái theo thủ công nghiệp nhà n−ớc ngày càng lụi tàn vì chính sách c−ỡng bức lao động của chế độ công tr- −ợng và đánh thuế sản vật nặng nề. Th−ơng nghiệp trong n−ớc giảm sút, từ 60 sở thu 12
  13. thuế, đến năm 1851 chỉ còn 21 sở. Kinh tế sa sút thì tài chính khô kiệt, nhà Nguyễn dồn hết lực l−ợng quân sự để bóp chết các cuộc khởi nghĩa nông dân. “Quá trình “tiểu phi” liên miên ấy” vừa làm cho lực l−ợng quân đội triều đình suy yếu dần, đồng thời nó huỷ hoại khả năng kháng chiến to lớn của nhân dân. Nh− vậy đã tạo điều kiện cho t− bản Pháp dễ dàng thôn tính n−ớc ta”.(7) Tình hình đó làm cho những ng−ời yêu n−ớc và thức thời nhức nhối, trăn trở, đề xuất với triều đình những biện pháp duy tân, cải cách, mong cứu vãn tình hình. Ngay cả một số quan lại có dịp ra n−ớc ngoài thấy rõ sức mạnh của văn minh t− sản cũng lên tiếng đề xuất những biện pháp làm cho dân mạnh n−ớc giàu mới có khả năng bảo vệ độc lập dân tộc. Phạm Phú Thứ sau khi sang Pháp về (1863) đã ghi chép những điều mắt thấy tai nghe trên đ−ờng đi sứ, khắc Thành 5 bộ sách giới thiệu văn minh ph−ơng Tây. Trần Đình Túc xin mộ dân khai hoang ở Thừa Thiên, Quảng Trị, khai mỏ sắt ở H−ơng Trà, Thừa Thiên, Đặng Huy Trứ xin đặt Bình chuẩn s− ty để mua bán điều hành giá cả. Nhiều điều trần đề nghị mở rộng khai th−ơng với n−ớc ngoài. Hàng loạt điều trần của Nguyễn Tr−ờng Tộ đề nghị cải cách toàn diện: chính trị, kinh tế, giáo dục để cứu nguy dân tộc. Nh−ng tất cả đã bị Tự Đức và đình thần cho là không phù hợp để bác bỏ. Rồi hai bản “thời vụ sách” của Nguyễn Lộ Trạch năm 1877, 1882 cũng bị phê phán là “cao xa quá” Tất cả các kế sách đó tạo thành xu h−ớng đổi mới cuối thế kỷ XIX Nh−ng suốt 20 năm (1859 - 1882) bao nhiêu kế sách m−u cầu ích n−ớc lợi dân đều bị nhà Nguyễn từ chối. Nh− thế là đến cuối thế kỷ XIX tất cả mọi đề nghị cải cách lớn, nhỏ đều bị thất bại, mà nguyên nhân chủ yếu làm cho các đề nghị cải cách thất bại là thái độ bảo thủ phản động của vua quan triều Nguyễn, làm cho đất n−ớc tụt hậu. Vấn đề độc lập - v−ơng quyền giàu mạnh là 3 vấn đề cốt yếu của nhà n−ớc phong kiến. Nh−ng khi phải lựa chọn, nhà Nguyễn đã chọn bảo vệ v−ơng quyền và bỏ qua vấn đề độc lập của dân tộc, giàu mạnh của đất n−ớc. Nhà Nguyễn trở thành tai hoạ trên con đ−ờng phát triển của dân tộc, đẩy đất n−ớc lún sâu vào sự khủng hoảng toàn diện, triền miên dẫn đến mất n−ớc. II. YÊU Cầu Của Lịch Sử DÂN Tộc Cuối Thế Kỷ XIX Đầu Thế Kỷ XX 1. Yêu cầu của lịch sử dân tộc cuối thế kỷ XIX Ngày 25/8/1883 Pháp và triều đình Huế ký hiệp −ớc ác Măng (Quí Mùi) xác định sự thất bại của Việt Nam và sự thắng lợi của Pháp trong cuộc chiến tranh xâm l−ợc kéo dài 26 năm của chúng. Một năm sau 6/6/1884 chúng điều chỉnh lại bằng điều −ớc Patơnốt xác định quyền thống trị của Pháp và vị trí tay sai của triều đình trong việc cai trị Việt Nam. Sau hiệp −ớc Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp tổ chức lại bộ máy cai trị mới. Chúng lập ra chính phủ bù nhìn do Đồng Khánh làm vua. Lập “Viện hàn lâm” để thu hút các nhà nho 13
  14. ngã về phía chúng. Chúng lập ra hội đồng kỳ mục để hỏi han thôn xã. Thế là bên cạnh bộ máy cai trị của ng−ời Pháp, chúng vẫn duy trì chế độ quan lại, nắm luôn cả tầng lớp địa chủ nông thôn bằng cách bảo tồn chế độ làng xã với cả hệ thống h−ơng lý, kỳ hào theo luật lệ phong kiến cũ. Đồng thời thực dân Pháp thủ tiêu quyền quân sự và nội trị của triều đình, tách Bắc kỳ ra khỏi ảnh h−ởng của triều đình Huế. Tại Trung kỳ, dụ 5/7/1887 của Đồng Khánh, cho phép Pháp biến hệ thống vua quan thành kẻ thừa hành do Pháp trả l−ơng. Nh− vậy là từ 1885 -1887 thực dân Pháp đã biến hệ thống cai trị phong kiến cũ thành chỗ dựa và công cụ để tổ chức hệ thống cai trị mới. Chúng vừa thủ tiêu quyền lực của triều đình, vừa cấu kết với toàn bộ giai cấp địa chủ phong kiến, từ vua quan đến hào lý. Đến năm 1891 nền thống trị mới của thực dân Pháp trên đất n−ớc ta đã có chỗ dựa vững chắc để chúng bình định và bóc lột nhân dân. Chúng thực hiện chính sách lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng ng−ời Việt trả tiền cho cuộc chinh phục và thống trị ng−ời Việt bằng chính sách thuế khoá. Chúng chia thuế thành 2 loại là thuế trực thu và thuế gián thu. Thuế trực thu đánh trực tiếp vào sự tồn tại của con ng−ời. Thuế gián thu đánh vào mọi hoạt động kinh tế phục vụ con ng−ời. Từ năm 1888 đến 1896 thuế trực thu tăng lên gấp 2 lần. Việt Nam trở thành kho thuế khổng lồ cung cấp tài chính cho Pháp. Song song với việc tăng thuế, thực dân Pháp ra sức chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Đến cuối thế kỷ XIX Pháp đã chiếm 332.014 héc ta ruộng đất trên toàn cõi Việt Nam. M−ời lăm năm cuối thế kỷ XIX, đế quốc Pháp cấu kết với vua quan phong kiến bóc lột nhân dân lao động. Đàn áp khốc liệt phong trào kháng Pháp. Hàng vạn ng−ời yêu n−ớc bị bắt bớ giam cầm, giết hại, không biết bao nhiêu làng xóm bị triệt hạ. Việc tổ chức bộ máy cai trị trên đây đã làm thay đổi dần tính chất xã hội Việt Nam. Từ xã hội phong kiến độc lập sang xã hội thuộc địa. N−ớc Việt Nam bị xoá tên trên bản đồ thế giới, chỉ còn lại 3 xứ: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ thuộc Pháp. N−ớc mất, chủ quyền cũng tan, dân thành nô lệ. Họ phải nai l−ng làm giàu cho thực dân Pháp. Đất n−ớc, ruộng v−ờn bị Pháp chiếm đoạt làm cho nhân dân tan cửa nát nhà, chết oan uổng. Điều đó làm chuyển biến mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam. Tr−ớc khi Pháp xâm l−ợc, mâu thuẫn cơ bản trong xã hội là mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân với địa chủ phong kiến. Nh−ng khi Pháp xâm l−ợc thì nhân dân tập trung chống Pháp để giữ ruộng v−ờn, nhà cửa, đất n−ớc. Điều đó làm cho mâu thuẫn giai cấp tạm lắng dịu và mâu thuẫn dân tộc nổi lên hàng đầu. Pháp đến đâu nhân dân đánh Pháp tới đó, chỗ này thất bại chỗ khác nổi lên, dù thất bại vẫn quyết không khuất phục. Phong trào ở Nam kỳ bị dập tắt, phong trào kháng Pháp lại sôi nổi ở Bắc kỳ. Rồi Bắc kỳ cũng bị đàn áp khốc liệt. 14
  15. Mặc dù vậy cuộc võ trang kháng Pháp vẫn cứ phát triển. Đáng kể nhất là phong trào Cần v−ơng do tầng lớp sĩ phu văn thân lãnh đạo. Sau vụ biến kinh thành 5/7/1885 vua Hàm Nghi xuất bôn kêu gọi cần v−ơng. Chiếu Cần v−ơng nêu rõ mục đích của cuộc chiến đấu là tiêu diệt giặc Pháp và bọn phản quốc, giành lại độc lập. Tờ chiếu nêu bật đ−ợc ý thức tự chủ, bất khuất của dân tộc. Bởi thế nó đã lôi cuốn đ−ợc lớp sĩ phu yêu n−ớc, tập hợp nhân dân kháng Pháp, tạo ra phong trào Cần v−ơng mạnh mẽ; kéo dài 10 năm (1885 - 1895); đến năm 1895, phong trào Cần v−ơng bị dập tắt. Song song với phong trào Cần v−ơng là phong trào tự vệ của nông dân địa ph−ơng. Tiêu biểu là phong trào nông dân Yên Thế (1884 - 1913). Thực dân Pháp tổ chức cai trị đến đâu là ở đó ng−ời nông dân mất ruộng đất. Thực trạng đó giúp họ nhận ra rằng còn sự thống trị của đế quốc thì họ còn mất ruộng đất mất quyền làm chủ với mảnh ruộng của họ. Vì vậy họ tự đứng lên chống Pháp giữ đất, giữ làng. Các cuộc khởi nghĩa bùng nổ liên tục cho đến những năm cuối cùng của thế kỷ XIX. Sau khởi nghĩa của V−ơng Quốc Chính (1898) thì xem nh− phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỷ XIX bị thất bại. Mặc dù thất bại, phong trào đó vẫn chứng tỏ rằng: ý thức độc lập dân tộc trong nhân dân là bất diệt. Tinh thần ấy đã tạo ra hồn thiêng dân tộc để thu phục mọi tâm hồn Việt Nam về với sơn hà xã tắc, tạo ra sức mạnh bền vững chống xâm lăng. Thực dân Pháp đã phải thú nhận rằng: “Chúng ta không hiểu Việt Nam là một dân tộc kiên c−ờng gắn bó với lịch sử riêng của mình, với những thể chế riêng của mình, và tha thiết với nền độc lập của mình. Chúng ta không biết rằng Việt Nam ch−a bao giờ khuất phục tr−ớc kẻ xâm l−ợc. Tình trạng của chúng ta thật là khủng khiếp, vì chúng ta phải đ−ơng đầu với một dân tộc thống nhất mà ý thức dân tộc không hề suy suyển”. Tóm lại, thực dân Pháp hoàn thành cuộc xâm l−ợc n−ớc ta. Điều đó có nghĩa là nền độc lập bị chà đạp, quyền lợi sống còn của đại bộ phận dân tộc bị đe doạ. Chính vì thế mà mâu thuẫn cơ bản tr−ớc tiên là mâu thuẫn giữa một bên là toàn thể dân tộc Việt Nam và bên kia là thực dân Pháp xâm l−ợc. Để giải quyết mâu thuẫn đó, cả dân tộc Việt Nam đứng lên quyết đánh đuổi đế quốc Pháp giành độc lập dân tộc. Đó chính là yêu cầu của lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Yêu cầu đó bao trùm một nhiệm vụ cấp bách nhất là đối phó với ngoại xâm nhằm bảo vệ độc lập, khôi phục chủ quyền dân tộc. 2. Yêu cầu của lịch sử dân tộc đầu thế kỷ XX Sự thất bại của phong trào Cần v−ơng và phong trào võ trang chống Pháp cuối thế kỷ XIX, khiến cho dân tộc Việt Nam hầu nh− bị quật xuống d−ới sự thống trị của Pháp. Những ng−ời dân Việt Nam tuy bị đánh bại vẫn không khuất phục, nh− Pôn- đu- me thú nhận: “ họ sẵn sàng nắm lấy thời cơ thuận lợi hay một giây phút yếu đuối của chúng ta 15
  16. để lật nhào cái ách nặng nể trên cổ” (8). Trong lúc chờ “thời cơ” ấy, tầng lớp sĩ phu yêu n−ớc cuối thế kỷ XIX phân hoá. Một bộ phận sống ẩn dật chờ thời để “thua keo này bày keo khác”. Một số khác chán đời tiêu cực không hoạt động cứu n−ớc nữa. Một bộ phận “bó tay về với triều đình” hợp tác với chính quyền thực dân. Đa số sĩ phu tâm trạng bi quan, không có lối thoát, coi “việc lớn nh− thế là xong rồi”. Đầu thế kỷ XX thực dân Pháp bắt đầu thực hiện chính sách khai thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1918) do Pôn-đu-me (Paul Doume) khở x−ớng. Đu - me là nhà tổ chức cai trị giỏi, y đã sắp xếp lại bộ máy thống trị toàn diện cả kinh tế chính trị, văn hoá để thiết chế chính quyền thực dân cai trị lâu dài trên đất n−ớc ta. Về hành chính, Pháp xây dựng hệ thống chính quyền từ trung −ơng đến địa ph−ơng. Đứng đầu là Viên Toàn quyền Đông D−ơng, d−ới là Thống đốc, Thống sứ, Khâm sứ rồi đến Công sứ, Tri phủ, tri huyện, cuối cùng hội đồng kỳ hào ở xã. Triệt để thực hiện thủ đoạn chia để cai trị. Nam kỳ, Bắc kỳ, Trung kỳ có chế độ chính trị khác nhau. Đó là thủ đoạn thâm độc nhằm chia cắt sự thống nhất đất n−ớc ta, biến n−ớc ta thành một nhà tù lớn, biến dân ta thành những ng−ời khổ sai làm giàu cho bọn t− sản và quan cai trị Pháp. Về kinh tế, chúng tập trung xây dựng thiết bị cho các ngành giao thông vận tải, th−ơng nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp, biến nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào nền kinh tế Pháp. Việt Nam trở thành thị tr−ờng tiêu thụ và là nơi cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chính quốc. Nền kinh tế thực dân đã làm cho kinh tế Việt Nam kiệt quệ, tàn phá nguồn tài nguyên n−ớc ta, chèn ép nền công nghiệp dân tộc. Kinh tế nông nghiệp vẫn giữ nguyên tình trạng lạc hậu vì nông dân bị s−u thuế quá nặng nề không có tích luỹ để phát triển nông nghiệp. Quan hệ sản xuất và lối bóc lột phong kiến vẫn nguyên vẹn. Về văn hoá giáo dục, chúng thực hiện chính sách ngu dân để nô dịch nhân dân, hạn chế học vấn của ng−ời bản xứ. Triệt để khai thác nội dung và hình thức của nền giáo dục phong kiến lạc hậu, phối hợp duy trì nho học với chế độ khoa cử lỗi thời. Chúng mở tr−ờng chỉ để đào tạo một lớp ng−ời tay sai trung thành tận tuỵ với chính phủ thực dân. Đồng thời chúng thực hiện chính sách văn hoá phản động. Xuyên tác giá trị văn hoá truyền thống nhằm thủ tiêu tinh thần dân tộc và truyền thống bất khuất của ông cha, huỷ hoại lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Duy trì nếp sống hủ lậu của xã hội cũ các thói h− tật xấu: r−ợu chè, cờ bạc, nghiện hút đ−ợc dung d−ỡng, hủ tục ma chay c−ới xin, h−ơng ẩm đ−ợc khuyến khích, nạn hằn thù phe giáp, nạn mê tín dị đoan chúng lợi dụng khoét sâu. Tất cả nhằm làm cho sức khoẻ và tinh thần của nhân dân bị bạc nh−ợc, bị giam hãm trong vòng ngu dốt, lạc hậu. 16
  17. Tất cả những biện pháp trên đ−ợc thực hiện trong m−ời mấy năm, có thể thấy Pháp đã huy động sức ng−ời và bòn rút vật lực của nhân dân khốc liệt đến thế nào. Trong xã hội đã có sự nhộn nhịp của ng−ời buôn, nhà thầu khoán, bọn đầu cơ, cai xếp, làm cho xã hội Việt Nam bị xáo trộn, bị lay động đến tận nền tảng. Xã hội Việt Nam vốn là xã hội phong kiến đóng cửa lạc hậu, nh−ng độc lập thống nhất, nay trở thành n−ớc bị đô hộ, bị chia cắt, một xã hội thuộc địa bán phong kiến ngày càng phụ thuộc vào đế quốc Pháp. Trong xã hội ấy sự phân hoá xã hội ngày càng sâu sắc, tác động đến đời sống mỗi con ng−ời. Triều đình Huế là một bộ máy quan liêu do Pháp mới dựng lên. Họ không có quyền hành gì, ngoài quyền thực hiện mệnh lệnh của thực dân Pháp đàn áp nhân dân. Vua nào chống lệnh sẽ bị Pháp bắt đày biệt xứ (Thành Thái, Duy Tân). Sự tồn tại của triều đình Huế biểu hiện sự cấu kết giữa thực dân và các lực l−ợng phong kiến chống phong trào giải phóng dân tộc, chống lại sự tiến bộ xã hội. Giai cấp địa chủ tồn tại từ lâu nay dựa vào thế thực dân Pháp để củng cố địa vị kinh tế. Đ−ợc kích thích bởi giá lúa gạo cao do Pháp vơ vét để xuất khẩu, thực dân và địa chủ đua nhau khai mở đất mới, c−ớp ruộng của dân, chiếm đoạt công điền công thổ để sản xuất lúa gạo xuất khẩu. Chính quyền làng xã nằm trong tay giai cấp địa chủ. Song trong thực tế bọn địa chủ giàu lên nhờ làm tay sai cho Pháp thì rất phản động, rất mực trung thành với Pháp; còn những gia đình địa chủ đã tham gia phong trào kháng chiến thì vẫn có tinh thần dân tộc, nợ n−ớc thù nhà là một yếu tố tinh thần để họ căm ghét thực dân Pháp và có thái độ chống Pháp. Nông dân lớp ng−ời đông đảo nhất trong xã hội, đối t−ợng bóc lột chính của chính quyền thực dân phong kiến. Đầu thế kỷ XX thực dân phong kiến đua nhau xâu xé họ. Ruộng đất mất dần vào tay chúng. Họ phải đóng thuế nặng nề. Hàng năm ng−ời nông dân phải bỏ ra 1,6 tạ gạo đóng thuế. “Trăm thứ thuế, thuế gì cũng có đủ các đ−ờng thuế nọ thuế kia, l−ới vây chài quét trăm bề, róc x−ơng róc thịt còn gì nữa đâu”. Chính sách thuế khoá làm tan nát, hàng vạn gia đình nông dân, đẩy họ vào cuộc sống lầm than tủi nhục. “Nói ra ai cũng đau lòng, ch−a con tủi nhục vợ chồng thở than”. Phẫn uất vì cuộc sống khốn cùng ng−ời ta mơ −ớc một cuộc sống dễ chịu hơn. Họ đã không ngừng đứng lên chống đế quốc phong kiến, nô dịch, bóc lột. Họ sẵn sàng ủng hộ bất cứ cá nhân hoặc giai cấp nào giúp họ thực hiện dù chỉ một phần −ớc mơ trên. Vấn đề độc lập, tự do, no ấm trở nên bức thiết hơn, là cơ sở để vận động cách mạng trong giai đoạn mới. Song suốt thời gian đầu thế kỷ XX ch−a có giai cấp nào lôi kéo đ−ợc nông dân về phía mình. Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm nảy sinh một số giai tầng mới. Tầng lớp công nhân đầu tiên ra đời. Họ lao động trong các nhà máy, hầm mỏ đồn điền. 17
  18. Bị bóc lột theo ph−ơng thức t− bản chủ nghĩa rất khắc nghiệt và sự áp chế dân tộc gay gắt. Họ đã tự phát đấu tranh chống t− bản ngay từ khi mới ra đời. Tầng lớp tiểu t− sản thành thị cuộc sống có khá hơn công nhân, nông dân, những bấp bênh luôn bị đe doạ bởi sự mất mùa đói kém, bị phân biệt đối xử. Họ mong muốn có độc lập tự do để cuộc sống đ−ợc đảm bảo, nhân cách đ−ợc tôn trọng. Tầng lớp t− sản dân tộc cũng ra đời, họ bị t− sản thực dân chèn ép, không phát triển đ−ợc. Họ muốn có độc lập dân tộc để phát triển kinh tế t− bản dân tộc. Nh−ng giai cấp t− sản ch−a hình thành. Cuộc sống khốn cùng của mọi tầng lớp xã hội đã khiến họ hình thành một nhận thức mới. Họ hiểu ra nguyên nhân của mọi đau khổ của họ là sự áp chế của c−ờng quyền. Họ phải kêu lên “trời ơi có khổ hay không, khổ gì bằng khổ, mắc trong c−ờng quyền”. Họ nhận thức rõ ràng hơn không thể sống đ−ợc nếu còn đế quốc Pháp và phong kiến và để sống còn phải đánh đổ chúng. Và hận thù mất n−ớc do đó càng trở nên sâu sắc hơn, nó thấm sâu vào nội tâm con ng−ời và nó đòi hỏi đ−ợc giải quyết. Nh− vậy, một mặt Pháp ra sức tổ chức bộ máy cai trị, mặt khác nó duy trì dung d- −ỡng giai cấp địa chủ phong kiến, biến họ thành tay sai, làm cơ sở xã hội vững chắc cho nền thống trị của chúng. Điều đó khiến cho mâu thuẫn giữa giai cấp phong kiến địa chủ với nhân dân lao động mà chủ yếu là nông dân vốn tồn tại từ tr−ớc khi Pháp xâm l−ợc, không những không dịu đi mà còn gay gắt hơn. Do đó cách mạng Việt Nam muốn tiến lên phải đánh đổ cả đế quốc và phong kiến. Nghĩa là cách mạng phải bao hàm nội dung dân tộc và dân chủ. Giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội. Đó là yêu cầu của lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX. 18
  19. Ch−ơng II Sự Lựa Chọn CON ĐƯờNG Phát Triển của Lịch Sử DÂN Tộc Có ý kiến cho rằng sự lựa chọn con đ−ờng phát triển của lịch sử dân tộc chỉ diễn ra ở đầu thế kỷ XX, khi trong xã hội xuất hiện hai con đ−ờng phát triển của lịch sử là chủ nghĩa t− bản và chủ nghĩa xã hội. Nh−ng có thể nói sự lựa chọn đó đây bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX. I. Sự Lựa Chọn PHƯƠNG HƯớNG Cứu N−ớc Cuối Thế kỷ xix Yêu cầu của lịch sử cuối thế kỷ XIX nh− trên đã nói, là đánh đuổi đế quốc Pháp bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc. Vậy phải lựa chọn con đ−ờng nào để đi tới cái đích ấy? Thực tế lịch sử đã xuất hiện xu h−ớng Duy tân cải cách để cứu n−ớc và sự lựa chọn giữa Duy tân cải cách theo cái mới hay thủ cựu, bo bo giữ lấy cái cũ bắt đầu. Sự lựa chọn giữa duy tân hay thủ cựu diễn ra suốt những năm 60, 70, 80 của thế kỷ XIX. Đây là một vấn đề lớn có quan hệ sâu sắc đến sự tồn vong của dân tộc vì đó là nguồn gốc của sự mạnh, yếu của n−ớc nhà. Duy tân hay thủ cựu ở nửa sau thế kỷ XIX trở thành vấn đề độc lập hay nô lệ của n−ớc nhà. Sau khi Pháp đã chiếm mất 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ thì vấn đề duy tân hay thủ cựu lúc nào cũng đ−ợc đặt lên bàn nghị sự, bàn luận lui tới mãi. Ng−ời thì liên tiếp gửi các điều trần đề nghị duy tân, cải cách (Nguyễn Tr−ờng Tộ), kẻ bàn lui, từ chối duy tân chủ tr−ơng cần phải theo phép cũ (Phan Thanh Giản). T− t−ởng duy tân yếu ớt tiến chậm, t− t−ởng thủ cựu là phổ biến. Đứng tr−ớc nguy cơ mất n−ớc triều đình tuy không chủ tr−ơng đổi mới, song không thể hoàn toàn cự tuyệt xu thế đó. Sau điều −ớc 1862 triều đình đã cử ng−ời đi ra n−ớc ngoài, những ng−ời này đã thấy tận mắt sự hùng mạnh của ph−ơng Tây, đã thấy cần phải học hỏi họ, không thể bế quan toả cảng mãi đ−ợc. Triều đình bắt đầu thuê thầy, m−ớn thợ, mua máy móc tính cho sớm phú c−ờng. Nh−ng đình thần đã kêu tốn kém quá, phiền phức quá chịu không nổi. Bốn vị đại thần Nguyễn Tri Ph−ơng, Võ Trọng Bình, Trần Tiến Thành, Phạm Phú Thứ lập tờ sớ trình Tự Đức khuyên vua cân nhắc việc đang làm, bỏ bớt “chi phí” chờ đợi ơn trời, phúc n−ớc chuyển “vần cơ hội”. Thật đáng tiếc thay cho những ng−ời nắm vận n−ớc trong tay mà sợ duy tân “tốn không thể chịu nổi” lại tự ti “học không thể thành công”. Việc bảo vệ nền độc lập tr−ớc sự xâm lăng của bọn thực dân 19
  20. đang khát khao thuộc địa mà lại “nhờ ơn trời, phúc n−ớc” thì thật là ngớ ngẩn. Trong lúc đó một số quan lại có dịp ra n−ớc ngoài về, đề nghị mở cửa khai th−ơng cửa bể Trà Lý để m−u lợi lâu dài. Nh−ng hội nghị đình thần ng−ời cho là hay, ng−ời cho rằng hại, cuối cùng cửa Trà Lý vẫn đóng. Tuy vậy ý muốn khai th−ơng cứ dần dần phát triển ngay trong triều đình. Đầu năm 1872 sở Th−ơng bạc xin mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Đồ Sơn. Nh−ng hội nghị đình thần bàn lui bàn tới thấy chỉ có 5 điều lợi mà đến 8 điều hại nên bác bỏ đề nghị của sở Th−ơng Bạc. Triều đình không tự mình mở cảng, đến khi đại bác địch bắn phá ép phải mở thì đành chịu mở vậy. Xem thế thì thấy t− t−ởng thủ cựu mạnh hơn t− t−ởng duy tân. Trong những năm 60 - 70, tình thế n−ớc Pháp và châu Âu (chiến tranh Pháp - Phổ) tạo cơ hội cho n−ớc ta có thể tự c−ờng bằng những b−ớc duy tân. Nh−ng triều đình Huế đã bỏ lở cơ may hiếm có này và n−ớc ta không tiến lên đ−ợc chút nào mà lại càng yếu đi nh− Tự Đức đã thừa nhận: “Ta lấy v−ơng đạo trị dân, hễ làm một việc đặt một phép thì sợ hại dân vậy mà dân không thấy giàu, trái lại của cải càng ngày càng thiếu”. (9). Về khoa học giáo dục cũng có những nhận thức mới. Tự Đức ra lệnh chọn 8 ng−ời có sức khoẻ, thông minh, siêng năng đi học nghề chế tạo tàu biển chạy bằng máy. Tháng 7- 1867 vua ra dụ cho cơ mật viện dịch sách khoa học kỹ thuật của ph−ơng Tây ra chữ Hán để phổ biến trong nhân dân. Tháng 5/1868 lại cử 8 ng−ời vào Gia Định học chữ Pháp. Nh− vậy là những năm cuối thế kỷ XIX, yêu cầu duy tân về các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá giáo dục đã đ−ợc đặt ra nhằm giải quyết những khó khăn của đất n−ớc để tự c−ờng, bảo vệ độc lập yêu cầu đó mạnh đến nỗi cả các vua quan bảo thủ cũng nhận thấy. Nh−ng việc làm của họ rụt rè, thiếu triệt để. Đến khi Pháp đánh chiếm Bắc kỳ lần thứ nhất (1873), hiệp −ớc Giáp Tuất ký kết (1874) những cơ hội cải cách duy tân do triều đình tự định đoạt đã không còn nữa, vì triều đình Huế đã lệ thuộc Pháp theo hiệp −ớc 1874 rồi. Đến năm 1877, 1882 Nguyễn Lộ Trạch vẫn tiếp tục đề xuất duy tân qua hai bản “Thời vụ sách”. Nh−ng chính ông cũng thấy: “Đại thể ngày nay không còn là đại thể nh− ngày tr−ớc. Ngày tr−ớc có thể làm mà không làm, ngày nay muốn làm mà không còn thì giờ và làm không kịp”. (10) Nh− vậy là gần một phần t− thế kỷ, bao nhiêu kế sách duy tân “đổi mới” để tự c−ờng cứu n−ớc đều bị triều đình bỏ qua. Trong cuộc đấu tranh để tìm h−ớng đi đến đích độc lập, h−ớng duy tân cải cách là đúng là tích cực, h−ớng thủ cựu trị n−ớc theo phép cũ là sai là tiêu cực. Nh−ng trớ trêu thay trong cuộc đấu tranh này, phần thắng thuộc về phái bảo thủ, ph−ơng h−ớng duy tân thất bại. Đó chính là một trong những nguyên nhân lớn khiến Việt Nam thất bại tr−ớc sự xâm l−ợc của Pháp. 20
  21. Song song với sự lựa chọn ph−ơng h−ớng duy tân hay thủ cựu để cứu n−ớc thì cuối thế kỷ XIX còn diễn ra sự lựa chọn giữa chiến hay hoà để chống giặc ngoại xâm, rồi kháng chiến giành độc lập hay qui phục chịu ách nô lệ. Cuộc đấu tranh này cũng diễn ra, suất 25 năm kể từ khi Pháp chiếm Đà Nẵng cho đến kinh thành Huế thất thủ. Tr−ớc 1862, khi Pháp đánh Đà Nẵng, Gia Định, triều đình ch−a hề phản công mà chỉ phòng thủ kiểu phòng tuyến Liên Trì ở Đà Nẵng, phòng tuyển Đại Đồn ở Gia Định. Tr−ơng Đăng Quế, Phan Thanh Giản, L−u L−ợng nói rõ “thiên không bằng hoà” nh−ng cần “thủ cho chắc sau sẽ bàn”. Đất n−ớc bị xâm lăng mà các đại thần chỉ nói “thử’ và “hoà hơn chiến”. Một nhóm khác gồm Trần Văn Trung, Nguyễn Hữu Thành, Lê Đức thì tâu cách chống giặc “cốt giữ vững là hơn”, vì họ cho rằng n−ớc Pháp quá xa ta, không thôn tính ta đ−ợc. Một nhóm đình thần khác hiến kế “lấy chủ đợi khách”, làm kế chống giữ lâu dài, đợi cho chúng mệt mỏi, lúc bấy giờ chúng sai sứ đi lại, chúng ta châm tr−ớc đối phó thì chúng không làm gì đ−ợc ta”. (11) Nhóm Nguyễn Khắc Cần, Phạm Xuân Quế, Phạm Thanh chủ tr−ơng “viết th− trách Pháp: hãy lấy nghĩa lý mà giảng giải cho chúng, nếu họ tự rút lui thì ta cho giảng hoà”. Nhóm Tôn Thất Th−ờng, Đoàn Thọ, Tôn Thất Đạo thì xin hoà ngay. Chỉ có nhóm Tô Trân, Phạm Hữu Nghị, Nguyễn Đăng Diêu dâng sớ bàn đánh là th−ợng sách. Nh− vậy là chiến hay hoà là vấn đề luận bàn nóng bỏng của triều đình và xem ra khuynh h−ớng thủ và hoà mạnh hơn công và chiến. Nh−ng trong nhân dân thì khuynh h−ớng chiến mạnh hơn. Chẳng hạn Phạm Văn Nghị đốc học Nam Định đem 300 nghĩa binh vào chiến đấu ở Đà Nẵng. Doãn Khuê và các giáo viên làm tờ tấu gửi Tự Đức nói “nghị hoà là hỏng” đòi phải đánh. Nhiều nơi khác nhân dân gửi kiến nghị chống nghị hoà. Tự Đức hỏi Nguyễn Tri Ph−ơng, danh t−ớng trả lời “Họ thuỷ lục n−ơng tựa song tính ng−ời liều, quân ta nhát thành ra thua, thuỷ bộ đều không bì với họ đ−ợc. Quân th− chỉ có 3.200 ng−ời, không đủ dùng, giữ cũng chẳng nổi còn nói gì đánh” (12). Tr−ớc tình hình quân thần nh− vậy vua ra lệnh cho Nguyễn Tri Ph−ơng: “Đánh - giữ - hoà, xem cái nào làm đ−ợc thì làm, chớ bảo thiếu ng−ời, tự cố thủ mà đợi chết à?” (13). Nh−ng khi Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ thì xu h−ớng nghị hoà thành hiện thực. Triều đình đã ký hoà −ớc 1862. Từ đây xu h−ớng chủ chiến thất thế phải rút vào hoạt động bí mật. Còn xu h−ớng chủ hoà phân hoá thành hai: một bộ phận coi hoà là quyền nghi, chờ thời cơ thuận lợi sẽ giành lại đất đã mất, đứng đầu là Tự Đức. Nh−ng khi có cơ hội: chiến tranh Pháp - Phổ thì Tự Đức sai viện Th−ơng Bạc “Viết th− nói với t−ớng soái Pháp ở Sài Gòn hãy trả lại 6 tỉnh để về mà cứu lấy căn bản”. Vậy là Tự Đức chỉ chờ thời cơ để th−ơng l−ợng: chứ không tấn công đánh bại chúng. Một h−ớng khác của chủ hoà, cũng xem hoà là quyền nghị, để chuẩn bị chiến thắng bằng quân sự. Chẳng hạn khi chiến tranh Pháp - Phổ bùng nổ, Nguyễn Tr−ờng Tộ đề nghị triều đình đánh Pháp ở Gia Định, và ông tình nguyện cầm quân đánh Pháp thu 21
  22. hồi đất đai đã mất. Nh−ng ông đã không thực hiện điều đó vì triều đình chỉ th−ơng thuyết, và t− t−ởng chủ hoà thành bệnh kinh niên của triều đình. Nên năm 1873 Pháp đánh Bắc kỳ, quân dân đánh trả giết chết t−ớng Gácniê, quân Pháp hoang mang định rút quân xuống tàu thì Tự Đức lại nghị hoà, ký hoà −ớc Giáp Tuất (1874). D−ới con mắt của Tự Đức, quan, quân thật hèn nhát, nhân tài chẳng có ai nh− ông đã viết: “Đ−ơng lúc quan văn bó tay, quan võ lạnh gáy, Đổng Thiên V−ơng phá giặc ở Vũ Ninh nay không còn nữa, Trần H−ng Đạo phá giặc ở Bạch Đằng nay tìm đâu ra. Thánh Tản Viên đã vắng bóng, lấy ai giúp trẫm để hát khúc khải hoàn? Thần nữ cát bà biệt tăm, lấy ai giúp trẫm để ca bài Bình Ngô? Nếu đánh mà không thắng thì hoà còn hơn Trẫm đã suy nghĩ kỹ, một chữ hoà có thể làm quốc sách”. (14). Phong trào đấu tranh chống nghị hoà lan rộng trong nhân dân và sớm trở thành phong trào vừa chống Pháp xâm l−ợc vừa chống triều đình đầu hàng. Trong khuynh h−ớng chủ chiến có hai h−ớng khác nhau: Một h−ớng là chống cả Triều lẫn Tây nh− Trần Tấn, Đặng Nh− Mai. Một là chống Tây nh−ng còn trung thành với triều đình nh− Tôn Thất Thuyết. Hai ý thức t− t−ởng chiến - hoà, hai khuynh h−ớng cứu n−ớc: chiến - hoà kéo dài cho đến khi Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ hai: 1882. Lần này Tự Đức vẫn chủ hoà để mong Pháp trả thành nh− hồi 1873. Trong khi đó thì quân dân Bắc kỳ quyết đánh giặc cứu n−ớc. Báo cáo của ác Măng về Pháp cho thấy rõ điều này: “Lòng c−ơng quyết của đối ph−ơng mà trận đánh ngày 19 ở Nam Định không phải là tỷ dụ đầu tiên làm cho chúng ta phải suy nghĩ và chứng tỏ rằng lần này ng−ời An Nam quyết tâm tự vệ một cách nghiêm chỉnh”. (15) Ngày 20- 8-1883 Pháp tấn công Thuận An, triều đình Huế chấp nhận tối hậu th− của Pháp, hạ khí giới đầu hàng. Pháp chiếm kinh thành Huế. Quốc sách nghị hoà của triều đình đã dẫn đến đầu hàng mất n−ớc. ý thức chủ hoà của vua và các vị đại thần, thực tế đã làm hại rất lớn cho cuộc đấu tranh bảo vệ quyền độc lập dân tộc. T− t−ởng trung quân của ý thức hệ phong kiến đã kìm hãm biết bao ng−ời tâm huyết với sơn hà xã tắc. Để mất n−ớc, là ý thức hệ phong kiến đã bất lực tr−ớc yêu cầu và nhiệm vụ lịch sử Không bảo vệ đ−ợc nền độc lập dân tộc, để Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Có thể nói cuộc đấu tranh giữa t− t−ởng thủ cựu và duy tân, giữa chiến và hoà để lựa chọn một h−ớng đi cho dân tộc cuối thế kỷ XIX để tránh cái hoạ xâm lăng đặng giành lại nền độc lập đã diễn ra liên tục trong các lực l−ợng xã hội: nội bộ triều đình, giữa các quan lại, giữa vua với quan, giữa nhân dân với nhà n−ớc. Cuối cùng triều đình đã chọn ph−ơng sách thủ cựu và hoà nghị để đối phó với giặc Pháp và với cả nhân dân. Sự lựa 22
  23. chọn đó đã đến kết cục thảm hại là mất n−ớc, Việt Nam bị xoá tên trên bản đồ thế giới và trở thành thuộc địa của Pháp. II. PHONG Trào DÂN Tộc Chuyển Từ Lập Tr−ờng PHONG Kiến SANG Lập TRƯờNG T− Sản ở Đầu Thế Kỷ XX 1. Bối cảnh lịch sử đầu thế kỷ XX a. Tại Việt Nam: Lịch sử Việt Nam b−ớc vào thế kỷ XX trong một tình thế mới. Sự thất bại của phong trào võ trang kháng chiến cuối thế kỷ XIX chứng tỏ ngọn cờ phong kiến đã bất lực. Trong giai cấp phong kiến, bộ phận quan trọng nhất là triều đình đã đầu hàng Pháp. Bộ phận quyết tâm cùng nhân dân kháng chiến đến cùng cũng không cứu vãn đ−ợc nền độc lập dân tộc. Tiêu biểu là các sĩ phu Cần V−ơng. Họ có ý thức trách nhiệm cá nhân của họ đối với dân với n−ớc, quyết tâm đánh giặc, chết không sờn. Song họ chiến đấu thiếu niềm tin “đ−ợc thua phó mặc trời xanh” nên họ không làm nổi vai trò lãnh đạo. Những cuộc khởi nghĩa chống xâm lăng đầy khí phách nh−ng thất bại nh− đã lùi vào dĩ vãng. Phong trào Cần v−ơng để lại tiếng vang nh− một lời nhắc nhở. Tất cả chứng tỏ rằng ý thức hệ phong kiến với tất cả giá trị tinh thần của nó đã sụp đổ. Giai cấp phong kiến không còn đủ uy thế giải quyết vấn đề giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp. Giai cấp phong kiến hết vai trò lịch sử. Chỉ còn lại sự nuối tiếc “thôi thánh hiền, thôi tiên phật, thôi hào kiệt, thôi anh hùng, ngàn năm cơ nghiệp n−ớc về Đông”. Tâm trạng phổ biến là bi quan nản chí, bế tắc không tìm thấy đ−ờng đi khả dĩ có thể tháo gỡ đ−ợc tình hình. Vấn đề đặt ra là đi theo h−ớng nào để chuyển bại thành thắng. Nhiệt tình yêu n−ớc trong dân và sĩ phu không thiếu, nh−ng thiếu con đ−ờng giải phóng. H−ớng cũ đã bế tắc, “bao nẻo ng−ời đi b−ớc tr−ớc sau, một câu hỏi lớn: H−ớng về đâu? Năm châu thăm thẳm trời im tiếng, sách thánh hiền lâu đã nhạt màu”. Tuy nhiên vẫn không ít ng−ời tiếp tục chống Pháp, trăn trở với vận mệnh Tổ quốc, nuôi chí khôi phục giang sơn, ý chí ấy còn mạnh đủ sức lôi cuốn cả một vài vị vua có lòng yêu n−ớc. Trong lúc đó, thực dân Pháp thực hiện ch−ơng trình khai thác qui mô đầu tiên (1897 -1918). Một cơ cấu của bộ máy cai trị toàn Đông D−ơng đ−ợc xây dựng hoàn chỉnh từ phủ toàn quyền Đông D−ơng đến 5 xứ Đông D−ơng thuộc Pháp, đến tỉnh, huyện và về tận làng xã. Đồng thời tiến hành khai thác tài nguyên của Việt Nam và Đông D−ơng phục vụ cho thực dân Pháp. Thực ra thực hiện thủ đoạn “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” thực dân Pháp chiếm đất đến đâu là nó khai thác đến đó. Từ 1862 Pháp đã mở cảng Sài Gòn xuất khẩu lúa gạo. Năm 1876 hai kỹ s− ng−ời Pháp là Funchs và Saladin đã đi khảo sát vùng mỏ Hồng Gai, năm 1880 họ đã lấy mẫu về Pháp kiểm tra chất l−ợng. Bọn thực dân đã coi Hồng Gai là vùng mỏ của của chúng. “ Đây là hầm mỏ của ông 23
  24. Funchs, bavier Chauffau đã khai thác than Hồng Gai đã sang Hồng Kông bán, Duy-Puy làm chủ tịch mỏ than cây bầu” (16). Hơn nữa trong quá trình khai thác mò mẫm “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh Pháp đã từng b−ớc xây dựng đ−ợc cơ sở vật chất, kỹ thuật cho việc đầu t− khai thác lớn (bến cảng, nhà máy, b−u điện, ngân hàng ). Vì thế Pôn Đu-me sang làm toàn quyền (1896) xây dựng hoàn bị hệ thống khai thác thuộc địa để làm giàu cho Pháp. Biểu hiện cụ thể mọi thứ thuế đều tăng: thuế đinh năm từ 1897 đến 1907 tăng gấp hai lần, thuế muối tăng gấp 5 lần (từ 0$50 lên $5). Độc quyền thuế muối, r−ợu thuốc phiện đem lại 2/3 ngân sách Đông D−ơng. Mở rộng giao thông thuỷ bộ, hàng năm chúng huy động hàng vạn dân công để mở đ−ờng, đào sông, phục vụ cho khai thác và đàn áp. Công nghiệp hiện đại đ−ợc xây dựng, có hơn 60 công ty vô danh ra đời. Những điều đó đã tác động mạnh vào kinh tế xã hội Việt Nam (xem các trang 18, 19). Giai cấp cũ phân hoá sâu sắc và xuất hiện một số giai tầng mới: t− sản dân tộc xuất hiện nh−ng ch−a thành giai cấp, giai cấp vô sản ra đời. Song ch−a tự giác ch−a có ý thức về nhiệm vụ lịch sử của mình. Nh− vậy là cho đến thế kỷ XX ch−a có giai cấp nào đủ mạnh để gi−ơng cao ngọn cờ dân tộc giải phóng. Giai cấp địa chủ đ−a số cấu kết với thực dân làm giàu, làm tay sai cho giặc, t− sản, vô sản đều mới ra đời còn non yếu. Trong bối cảnh đó lớp ng−ời tiếp tục gi−ơng cao cờ độc lập là lớp sĩ phu nho học yêu n−ớc đầu thế kỷ XX, tiêu biểu là những nhà khoa bảng. Họ vẫn trăn trở tìm ph−ơng cứu n−ớc. Giữa lúc đó làn sóng dân chủ t− sản ph−ơng Tây tràn vào n−ớc ta, nh− một nguồn sinh khí mới tạo ra cách t− duy mới tiến bộ hơn. Phong trào cách mạng dân chủ t− sản Đông Âu bắt đầu từ cách mạng 1905 ở Nga tạo ra cao trào thức tỉnh ph−ơng Đông. Một loạt các n−ớc ấn Độ, Philippin, Ba T−, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc đã bùng lên phong trào cải cách dân chủ. Hàng triệu nhân dân bị áp bức chìm đắm trong trạng thái đình đốn thời Trung cổ đã bừng tỉnh, đấu tranh đòi quyền dân chủ. Sự thức tỉnh ph−ơng Đông tác động mạnh mẽ đến t− t−ởng cứu n−ớc Việt Nam. Cách sách báo tiến bộ tân th−, tân báo Trung Quốc, các tác phẩm của L−ơng Khải Siêu, Khang Hữu Vi giới thiệu t− t−ởng cách mạng dân chủ t− sản ph−ơng Tây du nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều. Các tập sách Trung Đông chiến kỷ, Pháp - Phổ chiến tranh. Doanh hoàn chiến l−ợc âm băng thất Trung Quốc hồn, Mậu Tuất chính biến, Nhật Bản duy tân khảng khái sử, Nhật Bản duy tân tam thập niên đã làm say mê lớp trí thức đầu thế kỷ XX. Các sách báo của Rút-xô, Mông-tét-xki-ơ, Vôn-te truyền bá t− t−ởng nhân quyền, nhân đạo của ph−ơng Tây cũng nhập vào Việt Nam. Ng−ời ta bắt đầu sùng bái tên tuổi của các nhà cách mạng t− sản Pie đại đế, Oa-sinh-tơn, Na-pô-lê-ông, Mát-di-ni, Ga-ri-ban-di, Ca-Vua 24
  25. b. Trên thế giới Đồng thời với thắng lợi của cuộc duy tân tự c−ờng Nhật Bản, sự thắng lợi của Nhật trong cuộc chiến tranh Nga Nhật (1905) đã khích ]ệ những nhà yêu n−ớc Việt Nam h−ớng đến t− t−ởng dân chủ t− sản, tiến theo con đ−ờng t− bản nh− Nhật Bản. Lúc đó nhiều ng−ời không để ý đến việc Nhật cũng đã xâm chiếm quần đảo Lu Cầu, sát nhập Triều Tiên, bộc lộ tham vọng bành tr−ớng đất đai, mà chỉ chú ý Nhật thắng Nga, xứng đáng là “c−ờng quốc da vàng” làm g−ơng cho á Châu vùng dậy. Một số ng−ời Việt Nam yêu n−ớc đã nghĩ đến ta muốn đủ sức đánh Pháp thì phải cầu viện ở ngoài, mà tốt nhất là sang Nhật. Đó là cơ sở t− t−ởng của phong trào Đông Du. Tình hình chính trị, t− t−ởng của Trung Quốc đã ảnh h−ởng trực tiếp đến các sĩ phu yêu n−ớc đầu thế kỷ XX. T− t−ởng duy tân, dân chủ của ph−ơng Tây tràn vào Việt Nam gây nên phong trào cách mạng đầu thế kỷ không phải ảnh h−ởng trực tiếp từ sách vở của Pháp mà do sách vở Trung Quốc đ−a vào qua các sĩ phu yêu n−ớc. Vụ “Mậu Tuất chính biến” (1898) do vua Quang Tự chủ tr−ơng đã ảnh h−ởng lớn đến các nhà nho đầu thế kỷ và họ thi nhau đi tìm các “tân th−“, “tân báo”. Sách của L−ơng Khải Siêu, Khang Hữu Vi với sĩ phu Việt Nam lúc đó nh− liều thuốc hay chữa bệnh, sách làm thay đổi nhận thức của con ng−ời. Sau cách mạng Tân Hợi thành công (1911) Trung Quốc thành “đất thánh” của sĩ phu yêu n−ớc Việt Nam đầu thế kỷ. Tình hình trên đã tác động mạnh mẽ đến ý thức của thế hệ tri thức cấp tiến. Họ đã nhìn rõ nguyên nhân sức mạnh của kẻ thù và nguyên nhân thảm trạng mất n−ớc, để lựa chọn con đ−ờng cứu n−ớc thích hợp. Họ đã cảm nhận đ−ợc cái hay, cái tiến bộ ở trào l−u t− t−ởng mới, tiếp nhận nó và h−ớng phong trào dân tộc Việt Nam theo hệ t− t−ởng mới - t− t−ởng dân chủ t− sản. Do đó đầu thế kỷ XX song song với các cuộc võ trang chống Pháp, trong phong trào yêu n−ớc Việt Nam đã xuất hiện trào l−u duy tân, đổi mới về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá. 2. Phong trào dân tộc chuyển từ lập tr−ờng phong kiến sang lập tr−ờng t− sản a. Về chính trị Sự chuyển biến tr−ớc tiên là sự nhận thức về nguyên nhân mất n−ớc và con đ−ờng cứu n−ớc. “Ngồi ngẫm nghĩ lý do vì sao ta mất n−ớc, vì đâu dân ta khốn khổ, thì thấy có hai nguồn cơn là ngu và hèn” Và chúng ta không có đ−ờng lối mở mang dân trí, vì chúng ta không có quyền bính để cổ động dân khí. Trí khôn của dân ch−a mở mang thì sao không ngu đ−ợc? Chí khí của nhân dân ch−a phấn chấn thì trách gì mà chẳng hèn? Mất n−ớc vì thiếu dân trí và dân khí (17). Muốn khôi phục độc lập dân tộc thì phải mở 25
  26. dân trí, trấn h−ng dân khí. Đó là t− t−ởng phổ biến của sĩ phu yêu n−ớc đầu thế kỷ XX. Các cụ đã chọn đ−ờng lối tân học văn minh để khai dân trí, trấn dân khí, tiêu biểu là phong trào Duy tân Đông Du và Đông kinh nghĩa thục. Từ thực tế n−ớc ta rơi vào tay Pháp, lớp sĩ phu đầu thế kỷ XX đã nhận ra rằng: thủ cựu là mất n−ớc. Thủ cựu từ triều đình đến sĩ phu và dân chúng khiến trí khôn bị giam cầm bế tắc, tối tăm. Thế là từ chỗ sùng bái “Sách thánh hiền” các cụ đã chuyển sang sùng bái văn minh học thuật ph−ơng Tây. Xu h−ớng đổi mới duy tân trở nên thịnh v−ợng, đến vua cũng đổi mới: Thành Thái cúp tóc, mặc áo bành tô, cầm ba tàng, Vĩnh San làm vua lấy hiệu Duy Tân. T− t−ởng lập hội công khai che đậy cho các tổ chức cách mạng bí mật xuất hiện và thực tế Duy tân hội đã ra đời 1904. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, vấn đề lạc hậu, thủ cựu đ−ợc nhận thức nh− một lực cản sự tiến bộ xã hội, một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến mất n−ớc. Do đó muốn cứu n−ớc phải xoá sự lạc hậu, thủ cựu, tức là phải duy tân, cải cách, phải mở mang dân trí, trấn h−ng dân khí. Sự chuyển biến thứ hai về nhận thức là mối quan hệ giữa dân và n−ớc. Cuối thế kỷ XIX, nho giáo còn thịnh, ng−ời ta nhận thức vua là Thiên tử, là chủ nhân của n−ớc, của dân. Nhận thức bị hạn hẹp trong mối quan hệ quân- thần, phụ - tử, phu - phụ Chữ “hiếu” hạn hẹp đã trói buộc nhiều thanh niên, khiến tầm mắt của họ bị hạn chế trong luỹ tre làng, ít biết đến quốc gia dân tộc. Dân chỉ biết tôn vua, dân là của vua, n−ớc cũng là của vua, dân ít biết đến n−ớc. Nh−ng đầu thế kỷ XX khi tiếp xúc với văn minh ph−ơng Tây, các sĩ phu đã nhận thấy ở Âu châu có thói quen dân chủ cộng hoà, cử chính khách ra làm việc n−ớc trong một thời hạn nhất định làm cho n−ớc - dân không tách rời nhau, trái lại quan hệ mật thiết với nhau. Và nhận thấy châu Âu có dân chủ, dân quyền, công ích. Trái lại xứ ta chỉ có áp chế, chỉ có phục tùng, chỉ có hủ văn. Do đó, cần phải thay thế quân chủ bằng dân chủ, thực hiện sự thay đổi ấy là sức mạnh của ng−ời dân. Dân mới là ng−ời xây dựng đất n−ớc, nhân dân là chủ của n−ớc: “Thịt x−ơng máu mủ một đàn Vì dân mới có giang san n−ớc nhà” (Tăng Bạt Hổ) Muốn khôi phục đất n−ớc phải dựa vào dân: “Biết thế n−ớc dầu mai khôi phục ắt nhờ dân chung sức làm ra Dân ta là chủ n−ớc non Ta không biết giữ thì còn trách ai?” 26
  27. Rõ ràng sĩ phu yêu n−ớc đầu thế kỷ XX đã nhận thức hoàn toàn mới về quan hệ n−ớc dân. Đó là quan hệ mật thiết không thể tách rời. Dân là ng−ời chủ xây dựng và bảo vệ đất n−ớc chứ không phải ai khác. Ng−ời âu châu có chính thể cộng hoà, trong đó có quốc thể tức là gia thể, (tức là n−ớc là của chung của mọi ng−ời ) có quốc hồn tức là gia hồn, có lệ hỗ trái (cho vay) mà quốc mạnh là gia mạnh, quốc sự là gia sự, quốc quyền là gia quyền. N−ớc ta có thế không? ngoài văn ch−ơng không có gì là quí” (18). Những khái niệm về “dân”, “dân quyền”, “dân −ớc”, “tiến hoá”, “nghị viện”, “tự do”, “bình đẳng”, “bác ái” đã có sức hấp dẫn, hợp quần, tác động mạnh vào nhận thức của thế hệ trí thức đầu thế kỷ XX, khiến họ nhận ra dân mình “hèn” quá. Do đó phải “trấn h−ng dân khí”. Để làm đ−ợc điều đó các cụ đã sáng tác văn thơ “kêu gọi hồn n−ớc”, giáo dục lòng căm thù quân c−ớp n−ớc, tuyên d−ơng những t− t−ởng và hành động anh hùng. Trong phong trào yêu n−ớc đã xuất hiện các khái niệm mới: “Tổ quốc”, “đồng bào”, “quốc dân”, “cách mạng”. Chữ n−ớc đã mang một nội dung mới không phải là vua, mà là non sông, tổ tiên, lịch sử, đồng bào cùng chung l−ng đấu cật với nhau trong công cuộc giữ gìn đất n−ớc. “Hồn n−ớc” chính là hồn dân tộc, là ý thức dân tộc. Kêu gọi hồn về với n−ớc tức là dân thức tỉnh, có ý thức giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân. Một vấn đề hoàn toàn mới trong t− t−ởng yêu n−ớc đầu thế kỷ là vấn đề dân quyền. Từ nhận thức mất n−ớc là mất chủ quyền, nên chủ tr−ơng giành độc lập. khôi phục dân quyền. Biện pháp cứu n−ớc là mở mang dân trí, chấn h−ng dân khí, bồi d−ỡng nhân tài” hoặc chấn h−ng dân khí, khai thông dân trí, hậu dân sinh”. Những biện pháp này đã chịu ảnh h−ởng ít nhiều t− t−ởng cải cách dân chủ của L−ơng Khải Siêu và Khang Hữu Vi Trung Quốc. Tiến lên một b−ớc trên con đ−ờng nhận thức là xác định rõ chính thể của một n−ớc Việt Nam trong t−ơng lai, thông qua tôn chỉ của Duy tân hội. Tôn chỉ ghi rõ: đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục n−ớc Việt Nam lập thành n−ớc quân chủ lập hiến. Tuy ch−a cắt đứt hoàn toàn t− t−ởng quân chủ, nh−ng Duy tân hội đã h−ớng tới một thể chế có quốc hội, tức là đã b−ớc vào ng−ỡng của của cách mạng dân chủ t− sản. Từ năm 1906, t− t−ởng dân chủ càng đ−ợc củng cố trong t− t−ởng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Nhận thức về dân quyền, về chính thể nhà n−ớc rõ ràng hơn. Từ nhận thức cũ Vua là chủ của n−ớc chuyển sang nhận thức mới dân là chủ của n−ớc. “Dân ta là chủ n−ớc non, Dân là dân n−ớc, N−ớc là n−ớc dân”. Với nhận thức mới đó Phan Bội Châu thừa nhận “Chính thể cộng hoà là đúng” và Phan Chu Trinh khẳng định “Nếu không đánh đổ đ−ợc nền quân chủ thì dù có khôi phục đ−ợc n−ớc cũng không phải là hạnh phúc cho dân”. Sức mạnh của dân quyền đ−ợc ý thức rõ ràng” Tôi dựa vào lý thuyết nhân quyền mà cổ động sĩ khí dân tình, tôi thực hành cái ph−ơng pháp ấy thì tôi làm lối khẩu thuyết vô bằng mà hô hào quốc dân đồng bào đồng tâm hiệp lực, đoàn kết hợp tác, dân tình thức tỉnh, kháng thuế cự s−u, tố giác tham nhũng, lại bất hợp tác cái 27
  28. này đến cái nọ, dân chúng đông tay vỗ nên bộp mà đòi lợi quyền” (19). Do đó họ quyết đánh đổ quân chủ, xây dựng dân chủ. Trong th− gửi toàn quyền (Paul Beau) năm 1906 Phan Chu Trinh yêu cầu chính phủ Pháp cải cách chính trị, thành thực khai hoá cho dân Việt Nam. Đến năm 1912 t− t−ởng cộng hoà mới đ−ợc khẳng định qua tôn chỉ của Việt Nam Quang Phục hội. Phan Bội Châu đã tự nhận rằng: “Sau khi sang Nhật đ−ợc nghiên cứu nguyên nhân cách mạng n−ớc ngoài và chính thể các n−ớc thì rất say s−a với lý luận của L− Thoa (Rút-xô). Đ−ợc giao thiệp rộng với các đồng chí Trung Hoa, nên trong đầu óc đã xếp t− t−ởng quân chủ lại một xó”, quyết định theo chủ nghĩa Tam dân. Lập ra tổ chức cách mạng mới là Việt Nam Quang phục hội với chủ tr−ơng “đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục n−ớc Việt Nam, thành lập n−ớc Cộng hoà dân quốc Việt Nam”. Nh− vậy là về ph−ơng diện chính trị, t− t−ởng cách mạng Việt Nam đã chuyển từ hệ t− t−ởng quân chủ thuộc phạm trù cũ phong kiến sang t− t−ởng dân chủ thuộc phạm trù mới dân chủ t− sản. b. Về kinh tế T− t−ởng chủ đạo là h−ớng tới nền kinh tế t− sản chủ nghĩa. Chỉ trích sự trì trệ lạc hậu, các thú vui chơi của vua quan, thái độ coi khinh công th−ơng nghiệp. Hô hào kinh doanh theo lối t− bản chủ nghĩa, đề x−ớng phong trào thực nghiệp. Xây dựng và phát triển nông, công, th−ơng, khuyến khích mở ngoại th−ơng, khuyến khích hùn vốn buôn bán. Ngoại d−ơng tải vận đi xa Hải Phòng, H−ơng cảng rồi thì Hoành Tân Từ Đà Nẵng vào dần Tây Cốc (Sài Gòn) Tới Xiêm La, Man Cốc (Băng Cốc) bao xa Tìm ng−ời th−ơng khách Chi - ná Rủ nhau hợp bản ắt là có nên”. Các sĩ phu yêu n−ớc còn thấy tr−ớc đây coi “nguồn gốc của sự giàu có không gì bằng làm ruộng” bây giờ không phải nh− vậy. “Cái thuyết khinh rẻ công nghệ đã nổi lên thì vàng bạc gỗ đá chỉ làm nguyên liệu cho ng−ời n−ớc ngoài dùng; cái đạo khuyến khích công nghệ thịnh hành thì n−ớc lửa gió điện đều giúp ích cho sự cần dùng hàng ngày của dân ta cả. Vậy thì không thể không chấn h−ng công nghệ, rõ ràng nh− thế”(20). D−ới con mắt của sĩ phu đầu thế kỷ XX, công nghệ đã đ−ợc nhìn nhận là rất quan trọng. T− t−ởng “nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ” đang bị đẩy lùi, thay vào đó là nhận thức mới: “Công nghệ rất quan hệ với quốc gia. Ta không hơn 28
  29. ng−ời thì ng−ời sẽ bỏ rơi ta. Tiền của phung phí ra n−ớc ngoài không gì tệ hại hơn thế nữa. T−ởng nên đón thầy giỏi m−u đồ mẫu, chọn ng−ời khéo tay, nhanh chí khôn cho học. Lại hạ lệnh cho khắp n−ớc ai học đ−ợc kiểu mới, chế đ−ợc đồ mới thì theo lối Âu châu cấp cho bằng khen làm tiêu biểu, th−ởng cho phẩm hàm để khen ngợi, cấp cho l- −ơng bổng để khen th−ởng, cho giữ quyền sáng tạo để bảo vệ lợi ích của họ. Những ai giỏi về các khoa học, cách trí, khí học, hoá học thì làm cho họ đ−ợc vẻ vang sang trọng hơn cả những ng−ời đỗ đại khoa”. (21). Thật lạ thay, xứ sở “trọng đạo v−ơng, khinh đạo bá” đã xuất hiện t− t−ởng ng−ợc lại: “trọng bá hơn v−ơng” - một b−ớc tiến quan trọng trong t− t−ởng kinh tế đầu thế kỷ XX. Một số công th−ơng hội mọc lên minh chứng cho sự đổi thay này: nh− Hồng Tân H−ng, Đông Thành X−ơng, Triều D−ơng H−ơng quán, Công ty n−ớc nắm Liên Thành, Đồng Tế Lợi v.v Các tổ chức này nhằm giải quyết tài chính cho phong trào yêu n−ớc, giảm bớt mối tệ gánh vàng đi đổ sông Ngô“. Đó là lòng yêu n−ớc thật sự và trong sạch của nhà nho đầu thế kỷ XX. Nhà Nho kêu gọi đi buôn, lập hội buôn, công ty quả là điều mới. c. Về văn hoá xã hội: Chỉ trích phong kiến, phê phán ch−ơng trình học cũ, lối thi cử tầm ch−ơng trích cú. Yêu cầu cải cách học tập thi cử với nội dung mới. Học khoa học, học buôn bán, học nghề. “Học nông cổ, học làm cơ khí Đủ trăm đ−ờng kỹ nghệ tinh thông” để v−ơn tới nền học vấn khoa học kỹ thuật ph−ơng Tây, một nền văn minh công nghiệp. Đó là những t− t−ởng mới mẻ x−a nay ch−a từng có trong lịch sử. Nh−ng thông qua con đ−ờng tổ chức quần chúng tuyên truyền văn thơ yêu n−ớc, kêu gọi đoàn kết, giáo dục truyền thống dân tộc, cổ động thực hiện cải cách: các t− t−ởng mới nói trên dần dần thấm sâu vào quần chúng, tạo ra phong trào vận động sống theo lối mới, chống hủ lậu vì thói hủ lậu “đã lầm lẫn cả đời ng−ời ta”. Ng−ời ta làm văn, thơ chế nhạo thói hủ lậu nh−: “Cáo hủ lậu văn”, “Văn tế sống thầy đồ hủ’, “Bài ca húi tóc”. Phong trào duy tân sôi nổi ở Trung kỳ mà “Húi tóc” là một nội dung của Duy tân. Ng−ời ta cho rằng húi tóc là “bỏ cái ngu này, bỏ cái dại này, ăn ngay nói thẳng, học mới từ đây”. Vận động nhau dùng hàng nội hoá, qua bài thơ “Dùng hàng nội hoá” đã thấm nói đến 51 làng nghề thủ công khác sản xuất ra hàng hoá “N−ớc mình còn lắm nghề tinh. So vào n−ớc khác thì mình thiếu đâu” và hàng của mình cũng tốt có tiếng ra n−ớc ngoài nên “Cả n−ớc ai ai cũng cố. Ai dại gì tiền đổ đi đâu”. Việc mua bán hàng nội hoá sẽ có lợi lớn: 29
  30. Dần dần thu lại lợi quyền về ta Tr−ớc ích nhà sau ra ích n−ớc Đã lợi riêng lại đ−ợc lợi chung” (22) d. Về giáo dục Nhận thức về giáo dục và đổi mới trong giáo dục đã chịu ảnh h−ởng giáo dục ph−ơng Tây. Trên cơ sở hiểu biết sơ bộ về 3 bậc học: tiểu học, trung học, đại học của ph−ơng Tây, các môn học cơ bản nh− toán học, văn tự n−ớc nhà, địa lý, luật học, thiên văn, y học v.v đ−ợc dạy theo từng bậc học để so sánh với lối học của ta. Ta học “đạo lý” để làm quan, Tây học “cơ kỹ xảo” để thành tài, làng đ−ợc việc mới thăng chức. Ta không học hỏi chiến thuật và kỹ năng của n−ớc khác, không giảng giải cách học phú c−ờng. Đó là lối học ràng buộc thủ cựu, ngăn cản sự tiến hoá. Sự chống lại lối học đó là chống lại giáo dục Nho giáo cũ kỹ. Lối học cũ đó không phục vụ cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mà nó chỉ cầm tù trí tuệ con ng−ời trong vòng lạc hậu. Chống lại lối học cũ là đòi đ−ợc giải phóng trí tuệ, giải phóng t− duy, học khoa học, kỹ thuật để làm giàu đất n−ớc. Từ đó tăng khả năng chống thực dân phong kiến, khôi phục độc lập chủ quyền. Theo các nhà nho tiến bộ đầu thế kỷ XX, giáo dục đóng vai trò then chốt để mở mang dân trí vì sự học quyết định dân trí, cho nên phải thay đổi sự học. C−ơng lĩnh của sự học mới đ−ợc các sĩ phu tiến bộ viết trong tập “Văn minh tân học sách” theo đó thì sự học mới có sáu biện pháp xây dựng nền học mới để khai dân trí”(23). 1. Dùng chữ Quốc ngữ làm văn tự n−ớc nhà thay chữ Hán, chữ Nôm, để trong thời gian ngắn vài tháng mọi ng−ời đều biết chữ. 2. Hiệu đính sách vở: Đặt ra toà soạn sách, lựa chọn sách cần thiết cho giáo dục. Quan tâm đến các sách về địa lý, lịch sử n−ớc nhà. Với sách nho học, chỉ cần giữ sách có lợi cho nhân tâm biên soạn thành một tập, dịch ra Quốc ngữ làm sách sử học. Sử Tàu đọc quan, sử Tây cũng l−ợc bớt cho dễ hiểu. 3. Sửa đổi phép thi: bởi lối thi tầm ch−ơng trích cú, dùng văn sách và luận để sát hạch thí sinh, bỏ những cấm đoán hình thức: “Cho phép học sinh bàn bạc tha hồ, đối đáp tự do, không phải nề hà, không cần thể cách gì hết”. Điểm cốt lõi của sửa đổi phép thi là tạo điều kiện khuyến khích tự do t− t−ởng, tự do thảo luận của thí sinh. 4. Cổ vũ nhân tài. Đầu thế kỷ XX nhiều ng−ời nhận ra mối quan hệ giữa vận mệnh quốc gia với trình độ dân trí, chính sách nhân tài. Muốn lo việc n−ớc phải (mở mang dân trí, muốn mở mang dân trí phải bồi d−ỡng nhân tài. Đó là những con ng−ời có văn hoá, làm đ−ợc việc trong kinh doanh, trong chính trị. Phải đào tạo đông đảo những ng−ời nh− vậy. 30
  31. 5. Chấn h−ng công nghệ, th−ơng mại: Đây là mục đích tr−ớc mắt, trực tiếp. X−a học để làm quan, nay học để kinh doanh, dân lo việc kinh doanh thì n−ớc mới giàu, dân trí mau mở mang. Các nhà nho yêu n−ớc tiến bộ hầu hết không phải là nhà t− sản nh−ng việc đánh đổ t− t−ởng Nho giáo “trọng v−ơng khinh bá” cổ vũ th−ơng mại đó là t− t−ởng t− sản. 6. Phát triển báo chí. Các sĩ phu đã thấy rõ vai trò của báo chí các n−ớc Âu, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản. Theo g−ơng họ cần mở báo chí, chỉ định ng−ời có học thức làm chủ bút. Báo chí nhằm mục đích đ−a tri thức khoa học và tinh thần tiến thủ đến với mọi ng−ời Việt Nam” (24). Đó là 6 biện pháp để xây dựng sự học mới, để nắm lấy văn minh ph−ơng Tây. Đó là một thái độ đoạn tuyệt với học thuật phong kiến lạc hậu, “thiết tha với cải cách xã hội, cải cách học thuật, tự do t− t−ởng và với độc lập dân tộc” (25). Từ sự trình bày trên có thể thấy rõ sang đầu thế kỷ XX phong trào dân tộc Việt Nam đã chuyển từ phạm trù t− t−ởng phong kiến sang phạm trù t− t−ởng dân chủ t− sản, một b−ớc tiến trên con đ−ờng nhận thức t− t−ởng cách mạng để lựa chọn con đ−ờng phát triển cho lịch sử dân tộc. Các cụ “đã tìm con đ−ờng cứu n−ớc đầu thế kỷ XX là con đ−ờng dân chủ t− sản. Các cụ hăm hở đi vào con đ−ờng đó: “Ôi đã tìm ra rồi đã nắm vững rồi thì phải múa đao to búa lớn để phá luỹ xa; phải phất xí đỏ cờ hồng để lên đài mới” (26). Sự lựa chọn con đ−ờng dân chủ t− sản để m−u cầu độc lập của Việt Nam vào đầu thế kỷ XX là sự lựa chọn hợp qui luật vì dân chủ t− sản tiến bộ hơn quân chủ phong kiến. Và khi trên thế giới ch−a có nơi nào làm cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi thì sự lựa chọn con đ−ờng dân chủ t− sản là tiến bộ đáng kể; một mục tiêu một “đài mới”, “hấp dẫn” cần phải đi tới. III. Các CON Đ−ờng Cứu N−ớc Đầu Thế Kỷ XX 1. Cơ sở khách quan của các con đ−ờng cứu n−ớc Tr−ớc chiến tranh thế giới thứ nhất, trên thế giới chỉ có một hệ thống xã hội duy nhất là chủ nghĩa t− bản. Bởi vậy, các nhà hoạt động cách mạng vận động trong quỹ đạo của cách mạng dân chủ t− sản. Cách mạng Việt Nam cũng vận động trong quĩ đạo ấy. Giữa lúc chiến tranh thế giới lần thứ I đang quyết liệt thì một sự kiện làm rung chuyển thế giới đã bùng nổ. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng M−ời Nga năm 1917 thắng lợi. Hệ thống dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc đã bị chặt đứt ở khâu yếu nhất. Nhà n−ớc kiểu mới do công nông làm chủ đã ra đời trên lãnh thổ rộng lớn chiếm 1/6 địa cầu. Thế giới không còn là một hệ thống xã hội duy nhất nữa mà đã phân thành hai hệ thống: xã hội chủ nghĩa và t− bản chủ nghĩa. Cuộc đấu tranh giữa hai hệ thống 31
  32. xã hội bắt đầu. Cuộc đấu tranh đó diễn ra trên phạm vi toàn thế giới và lôi cuốn tất cả các n−ớc vào quĩ đạo của nó. Lịch sử thế giới hình thành hai con đ−ờng phát triển: t− sản và vô sản. Con đ−ờng dân chủ t− sản vẫn có sức hấp dẫn với nhiều ng−ời vì chủ nghĩa t− bản vẫn còn điều kiện phát triển. Con đ−ờng cách mạng vô sản d−ới ngọn cờ tháng M−ời cũng có sức hấp dẫn của nó. Thành công của cách mạng tháng M−ời và sự giúp đỡ của nó đối với vấn đề dân tộc và thuộc địa đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân thuộc địa, đem lại cho họ niềm tin vững chắc vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bọn đế quốc dù tàn bạo đến đâu cuối cùng cũng thất bại. Con đ−ờng dẫn tới thắng lợi không phải học theo chủ nghĩa t− bản nh− các chiến sĩ tiền bối. Một con đ−ờng mới đã mở ra gắn liền sự nghiệp giải phóng dân tộc với sự nghiệp xoá bỏ chủ nghĩa t− bản trên phạm vi thế giới của giai cấp vô sản. Nh− vậy là sau cách mạng tháng M−ời trên thế giới hình thành hai con đ−ờng: con đ−ờng t− sản và con đ−ờng vô sản. ở trong n−ớc, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai. Chúng tăng c−ờng vốn đầu t−, khai thác với nhịp điệu ch−a từng có. Điều đó làm cho các ngành nông, công, th−ơng nghiệp, giao thông, vận tải, ngân hàng đều phát triển. Các bộ phận kinh tế hình thành rõ ràng. Bộ phận kinh tế thực dân chiếm vị trí chi phối mọi hoạt động kinh tế khác. Kinh tế nông nghiệp phong kiến đ−ợc thực dân nuôi d−ỡng lệ thuộc vào kinh tế thực dân. Kinh tế t− sản cố len lỏi để v−ơn lên nh−ng bị chèn ép, không có thị tr−ờng, không phát triển đ−ợc. Sự tồn tại quan hệ sản xuất phong kiến có tính chất phổ biến, sự mở rộng bộ phận kinh tế thực dân là trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế Việt Nam. Những biến đổi kinh tế trên đây thúc đẩy sự phân hoá giai cấp ngày càng thuần thục hơn. Ranh giới giữa các giai cấp rõ ràng, họ có quyền lợi giai cấp khác nhau và mối quan hệ với thực dân phong kiến khác nhau. Giai cấp phong kiến vẫn tồn tại, vua quan vẫn còn uy thế trong xã hội và tâm lý nhân dân là chỗ dựa cho đế quốc thực dân. Giai cấp nông dân bị phân hoá, bị đẩy vào cuộc sống đen tối, phá sản, thất nghiệp, đói rét. Họ hun đúc trong lòng mối căm thù cao độ đối với đế quốc phong kiến. Họ chống đế quốc phong kiến giành độc lập và ruộng đất. T− sản Việt Nam đã thành giai cấp, nh−ng là giai cấp t− sản yếu ớt, nhỏ bé. Họ dựa vào đế quốc để làm ăn, lại chịu sự chèn ép của đế quốc. Do đó họ vừa chống đế quốc lại vừa thoả hiệp. Tầng lớp tiểu t− sản trí thức, đ−a số tham gia vào guồng máy nhà n−ớc nh−ng bị khinh rẻ và bạc đãi. Họ là lớp ng−ời chuyển tải ý thức t− sản vào xã hội Việt Nam và nhạy bén với chân lý mới của thời đại. Giai cấp công nhân tăng nhanh về số l−ợng. Đội ngũ của họ ngày càng đông đảo ở khắp 3 kỳ Bắc 32
  33. - Trung - Nam. Nh−ng vừa trốn khỏi cảnh bần cùng ở h−ơng thôn, họ lại rơi ngay vào địa ngục trần gian ở các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền. Hy vọng đi tìm cuộc sống mới khá hơn tắt ngấm. Hoàn cảnh ấy quyện lại trong họ hận thù giai cấp lẫn hận thù dân tộc. Từ đó nảy sinh tinh thần chống đế quốc phong kiến triệt để. Đó là cơ sở xã hội để tiếp nhận t− t−ởng cách mạng vô sản. Sự phân hoá giai cấp rõ ràng, mỗi giai cấp có quyền lợi riêng và có nhu cầu giải phóng. Do đó cuộc vận động giải phóng dân tộc gắn liền với cuộc vận động giải phóng giai cấp. Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã đặt ra tr−ớc cuộc vận động giải phóng dân tộc hai con đ−ờng: t− sản và vô sản. Tóm lại, có thể nói rằng, sự phân chia thế giới thành hai hệ thống xã hội đã đặt ra hai con đ−ờng phát triển: t− sản và vô sản. Tình hình Việt Nam cũng đặt ra tr−ớc các nhà cách mạng hai con đ−ờng: t− sản và vô sản. Thực tế trên tạo ra cơ sở khách quan cho các con đ−ờng cứu n−ớc. Nh−ng đi theo con đ−ờng nào: t− sản hoặc vô sản là tuỳ vào nhận thức chủ quan của mỗi ng−ời. 2. Con đ−ờng cách mạng dân chủ t− sản của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và các đảng phái tiểu t− sản, t− sản dân tộc nhằm giành độc lập dân tộc B−ớc vào thế kỷ XX yêu cầu của lịch sử Việt Nam không chỉ có độc lập dân tộc mà còn cần phải giàu mạnh, dân chủ và văn minh. Nhận thức đ−ợc yêu cầu đó, các nhà nho yêu n−ớc đầu thế kỷ XX đã tiếp nhận t− t−ởng mới: t− t−ởng cách mạng dân chủ t− sản và đã lựa chọn con đ−ờng cách mạng dân chủ t− sản để phát triển đất n−ớc. Song do điều kiện tiếp xúc với t− t−ởng mới và sự nhận thức nó ở mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào chủ quan của từng ng−ời. Do đó ở n−ớc ta khuynh h−ớng dân chủ t− sản đầu thế kỷ XX phân hoá thành hai xu h−ớng: bạo động và cải cách. Đại diện tiêu biểu của hai xu h−ớng đó là hai nhà yêu n−ớc: Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh. a. Con đ−ờng cứu n−ớc của Phan Bội Châu a1. Vài nét về tiểu sử Phan Bội Châu (1867-1840) Phan Bội Châu còn gọi là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam, sinh ngày 26-12-1867 tại thôn Sa Nam, xã Đông Liệt huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nhà nho nghèo. Từ nhỏ, Phan Bội Châu đã là ng−ời thông minh, ham học và học giỏi, ông bắt đầu theo cha học chữ lúc 6 tuổi, ba ngày học thuộc cuốn Tam Tự Kinh. Bảy tuổi học kinh truyện và đã có thể dùng chữ Hán tự làm văn chế nhạo bạn bè để đùa vui. M−ời ba tuổi ông theo học các thầy đồ giỏi trong vùng và 16 tuổi thi đổ đầu xứ. Đồng thời với học giỏi, Phan Bội Châu còn sớm bộc tinh thần yêu n−ớc. Xứ Nghệ, quê ông là nơi đầu tiên kêu gọi “quyết đánh cả triều lẫn Tây” khi nhà Nguyễn ký hiệp −ớc 33
  34. 1874, thể hiện qua khởi nghĩa của Trần Tấn - Đặng Nh− Mai. Điều đó tác động mạnh mẽ đến Phan Bội Châu, ông đã tập hợp bạn bè cùng tr−ờng “lấy ống tre làm súng, lấy hạt vải làm đạn, giả cách chơi trò Bình Tây”. M−ời bảy tuổi đã soạn thảo hịch Bình Tây Thu Bắc. Và khi phong trào Cần v−ơng xứ Nghệ bùng nổ, Phan Bội Châu “lấy đội thí sinh quân” gồm hơn 60 ng−ời chuẩn bị ứng nghĩa. Truyền thống yêu n−ớc chiến đấu kiên c−ờng của ng−ời dân xứ Nghệ đã sớm tôi luyện ông thành ng−ời có chí khí, nuôi chí anh hùng giúp dân, giúp n−ớc. Những đạo hiếu trung của Nho giáo cũng đã ràng buộc chân ông: con hiếu không thể xa nhà khi cha mẹ còn sống. Nên từ 1887 ông chuyên nghề dạy học, nối tiếp nghề cha, đồng thời bí mật liên kết các d− đảng cần v−ơng, tìm kiếm ng−ời đồng tâm đồng chí chuẩn bị sự nghiệp lớn lao, ngoài ra ông còn tìm đọc các sách báo mới nh− Thiên hạ đại thể luận của Nguyễn Lộ Trạch, Trung Đông chiến kỷ, Pháp - Phổ chiến tranh, Doanh hoàn chí l−ợc Nh− Tân th−, Tân báo Phan Bội Châu đã nảy sinh t− t−ởng thế giới. Năm 1900 ông thi đổ giải nguyên tr−ờng Nghệ (thủ khoa), sau đó cha ông qua đời, ông làm tròn chữ hiếu với cha, rồi chính thức b−ớc vào cuộc đời hoạt động cách mạng chuyên nghiệp, chiến đấu cho độc lập tự do của dân tộc. Năm 1901 ông tập hợp lực l−ợng định đánh úp thành Nghệ nh−ng cơ m−u bị lộ. Kế hoạch thất bại, ông đã cùng với các đồng chí nh− Đặng Thái Thân lập ra kế hoạch hành động, gọi là “ba kế hoạch lớn”. 1. Liên kết với Đảng Cần v−ơng còn l−u lại, với các trai tráng chiến sơn lâm, x−ởng khởi nghĩa quân. Mục đích: đánh giặc trả thù mà thủ đoạn thứ nhất bằng cách bạo động. 2. −ng phù một vị minh chủ, kén chọn ở trong Hoàng thân lập ra, âm kết với những ng−ời hữu học ở đ−ơng triều làm ng−ời nội viện, với cử hợp cả Trung nghĩa Nam Bắc, tính cách đồng thời đại cử. 3. Y nh− hai kế hoạch trên mà cần có ngoại viện, muốn có ngoại viện ắt phải có một phen xuất d−ơng cầu ngoại viện”. (27) Có thể xem đây là ch−ơng trình hành động của một tổ chức bí mật “Khởi nghĩa quân” của Phan Bội Châu, tiền thân của Hội duy tân và ch−ơng trình của Hội mà sau này ông mới thành lập (1904). Phan Bội Châu đi ra Bắc, vào Nam tìm kiếm đồng chí và gặp Tiểu La Nguyễn Thành, ng−ời trở thành bạn chí cốt, cánh tay đắc lực trong cuộc vận động cứu n−ớc của Phan Bội Châu. Năm 1903, ông viết “L−u cầu huyết lệ tân th−“ nhằm thăm dò, vận động giới thức giả và quan tr−ờng Huế và bộc lộ t− t−ởng cứu n−ớc mới hoà nhập vào trào l−u mới của thời đại: trào l−u dân chủ t− sản. Từ 1904 đến 1907, ông dồn hết tâm sức vào thành lập tổ chức cách mạng “Duy tân hội và duy trì mọi hoạt động của nó mà tiêu biểu là phong trào Đông Du (1905 -1908). Năm 1909 Đông Du bị đàn áp, Phan Bội Châu sang Xiêm hoạt động. Năm 1911 cách 34
  35. mạng Tân Hợi Trung Quốc thành công, ông về Trung Quốc lập ra tổ chức cách mạng mới là Quang Phục Hội và duy trì hoạt động của nó. Năm 1913 ông bị bắt ở Trung Quốc bị giam trong nhà tù Quảng Đông đến 2-1917 đ−ợc tha. Đến đây chấm dứt thời kỳ hoạt động sôi nổi nhất trong cuộc đời cách mạng của Phan Bội Châu. Sau khi ra tù ông tiếp tục hoạt động, ông tìm đ−ờng về n−ớc hoạt động. Nh−ng đến Vân Nam, nghe tin Đức đầu hàng, Pháp thắng, ông trở lại Trung Quốc, Phan Bội Châu bị dao động và viết “Pháp - Việt đề huề chính kiến th−“ (1918). Nh−ng ông đã kịp nhận ra sai lầm của mình và quyết tâm sửa sai, ông đã tìm đến đại sứ quán Nga ở Bắc Kinh (1920) để tìm kiếm sự giúp đỡ. Năm 1924 ông chịu ảnh h−ởng của Quốc dân đảng Trung Quốc đã thủ tiêu Quang Phục Hội để lập Việt Nam Quốc dân đảng phỏng theo ch−ơng trình của Quốc dân đảng Trung Hoa. Năm 1925, sau khi gặp Nguyễn ái Quốc, ông quyết định triệu tập đồng chí để sửa đổi c−ơng lĩnh. Nh−ng không thực hiện đ−ợc dự kiến tốt đẹp này. Ngày 18-6-1925, trên đ−ờng từ Hàng Châu đến Quảng Đông ông đã bị thực dân Pháp bắt tại Th−ợng Hải đem về n−ớc. Pháp định bí mật thủ tiêu ông nh−ng nhân dân Việt Nam đã đấu tranh bảo vệ ông, làm thất bại dã tâm đó của Pháp, cuối năm 1925 Pháp phải trả lại tự do cho Phan Bội Châu. Nh−ng lại đem “giam lỏng” ông ở Huế cho đến khi ông qua đời. M−ời lăm năm cuối đời tuy không đ−ợc dong ruỗi dọc ngang, cụ Phan vẫn dành toàn bộ sức lực còn lại để truyền bá lòng yêu n−ớc cho thế hệ trẻ của Huế. C−u mang, giúp đỡ các đồng chí hoạt động cách mạng của Đảng. Đúng là “Phan Bội Châu là con ng−ời Việt Nam đẹp nhất đầu thế kỷ XX”. Tr−ớc Nguyễn ái Quốc Phan Bội Châu là lãnh tụ nổi tiếng và tiêu biểu của cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX. a2. Quá trình hình thành t− t−ởng cứu n−ớc dân chủ t− sản của Phan Bội Châu Lâu nay đánh giá con đ−ờng cứu n−ớc của Phan Bội Châu ta vẫn nói rằng Phan Bội Châu theo con đ−ờng bạo động vũ trang giành độc lập. Đánh giá nh− vậy là ch−a hoàn toàn đầy đủ con đ−ờng cách mạng mà ông đã chọn. Cuộc vận động cứu n−ớc sôi nổi của Phan Bội Châu từ năm 1900 đến 1914 chứng tỏ rằng t− t−ởng bạo động vũ trang chỉ là một bộ phận trong chủ tr−ơng cứu n−ớc của ông, song song với hoạt động vũ trang ông còn vận động duy tân đất n−ớc, cải cách chính trị, văn hoá, kinh tế để tự c−ờng dân tộc. Nh− vậy nói đến con đ−ờng cách mạng dân chủ t− sản của Phan Bội Châu phải bao hàm hai nội dung: bạo động vũ trang kết hợp với cải cách duy tân để đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc. Con đ−ờng cứu n−ớc của ông là sự kết hợp t− t−ởng võ trang truyền thống của dân tộc qua ngàn năm lịch sử với yêu cầu mới của tình hình Việt Nam đầu thế kỷ XX, vừa kế thừa phát huy đ−ợc truyền thống dân tộc vừa phản ánh yêu cầu mới của thực tế lịch sử. Bản thân là một nho gia đ−ợc đào luyện trong khuôn khổ phong kiến, nên trên con đ−ờng tìm ph−ơng cứu n−ớc, việc xác định chủ thể chính trị trong Phan Bội Châu diễn 35
  36. ra khá phức tạp. Đó là cả một quá trình tìm kiếm lâu dài ngót 30 năm, từ lúc ông bắt đầu bộc lộ chí h−ớng cứu n−ớc (1886) đến khi xác định rõ chính thể cho n−ớc Việt Nam trong t−ơng lai (1912). Quá trình đó trải qua 3 thời kỳ. Thời kỳ đầu: từ 1887 - 1897, đây là thời kỳ tự chuẩn bị t− t−ởng cứu n−ớc, tìm kiếm h−ớng đi cho mình. Trong cuốn “Phan Bội Châu niên biểu ông tâm sự: “Tôi thấy rằng muốn làm anh hùng thì phải tu d−ỡng kiến đáo, muốn gây dựng nghiệp lớn cần phải trù tính cân nhắc từ đó về sau tôi chuyên tâm tu d−ỡng, một mặt ra sức học tập văn ch−ơng cho thành danh để có bằng đại học mà rong ruổi. Một mặt tôi kín đào tìm kiếm sách sử, chính trị, binh pháp, chờ lúc đêm khuya dong đèn bí mật chép lại, học thuộc lòng để trù tính ph−ơng tiện thực hành cho mai sau. Theo Phan Bội Châu đây là m−ời năm quan trọng. “Những thất bại sau này của tôi cũng bắt mồi từ đây, mà những cái đặc ý trong tôi cũng tình cờ đ−ợc gặp trong khoảng 10 năm này”. ông tự rút ra bài học từ phong trào Cần V−ơng, ông ca ngợi các lãnh tụ khởi nghĩa, ng−ỡng mộ các chiến sĩ Cần V−ơng. Song ông cũng thấy “nên tránh bánh xe đổ tr−ớc, thay đổi con đ−ờng thất bại, tìm kiếm con đ−ờng thành công”. Đến năm 1897 Phan Bội Châu đ−ợc đọc các tấn th−, tân báo, giới thiệu t− t−ởng dân chủ t− sản ph−ơng Tây, nhãn quan chính trị của ông đ−ợc mở rộng. Tr−ớc mắt ông mở ra một hệ t− t−ởng mới đầy triển vọng, một con đ−ờng cách mạng mới không phải phong kiến mà là dân chủ t− sản đầy hấp dẫn. ông đã tiếp nhận và đi theo con đ−ờng cách mạng dân chủ t− sản. Thời kỳ thứ hai: Từ 1897 - 1904. Thời kỳ chủ tr−ơng xây dựng nền quân chủ lập hiến. T− t−ởng mới của Phan Bội Châu ở thời kỳ này bộc lộ rõ qua tác phẩm “L−u Cầu huyết lệ tân th−“ (1903) và ph−ơng châm của Duy tân hội (1904). Trong L−u Cầu huyết lệ tân th− đoạn đầu tác giả viết về việc mất n−ớc, mất quyền và các thảm hoạ sẽ phát sinh sau này. Đoạn giữa đề xuất các biện pháp cứu nguy dân tộc là “mở mang dân trí, chấn h- −ng dân khí, bồi d−ỡng nhân tài”. Đoạn cuối kêu gọi quan lại tại triều tham gia chống Pháp. Lần đầu tiên trong lịch sử, sự lạc hậu, ngu dốt của dân mình đ−ợc nhận thức. Từ nhận thức thực trạng trình độ của dân tộc mà ông chủ tr−ơng “mở dân trí, chấn dân khí, bồi d−ỡng nhân tài”, xuất d−ơng học hỏi cách mạng. Đây là nhận thức mới mẻ so với lớp sĩ phu cuối thế kỷ XIX. Đến Duy Tân hội thì sự phức tạp trong t− t−ởng cách mạng của Phan Bội Châu bộc lộ rõ nét. Mục đích của Hội “Cốt sao khôi phục n−ớc Việt Nam. Lập ra chính thể độc lập, ngoài ra ch−a có chủ nghĩa gì khác”. Tuy ch−a nêu rõ chính kiến chủ nghĩa, những kế hoạch hành động của ông phản ánh t− t−ởng quân chủ, dân chủ đan xen tồn tại trong Phan Bội Châu. ông cố tránh “con đ−ờng thất bại cũ”, tìm đến con đ−ờng mới của L−ơng Khải Siêu, của Oa-sinh-tơn, Ga-ri-ban-đi, tấm g−ơng Nhật Bản. 36
  37. Nh−ng ch−a thoát khỏi t− t−ởng quân chủ. ông h−ớng tới một quốc hội lập hiến, và duy trì một ông “vua” C−ờng Để. Thời kỳ thứ ba: Từ 1905 - 1912. Phan Bội Châu tiến tới nền dân chủ cộng hoà. Tháng 2-1905 Phan Bội Châu sang Nhật. Những cuộc tiếp kiến với các nhà dân chủ t− sản Nhật Bản, Trung Quốc đã dần dần khẳng định t− t−ởng dân chủ cộng hoà trong Phan Bội Châu. Đến Nhật, Phan Bội Châu gặp L−ơng Khải Siêu trao đổi vấn đề cách mạng Việt Nam. L−ơng Khải Siêu khuyên ông phải chú ý gây dựng lực l−ợng trong n−ớc. Phải kiên trì chờ thời cơ thuận lợi, không nên tiến hành bạo động ngay. Tr−ớc mắt làm nhiều văn, kịch liệt tố cáo Pháp, công bố với thế giới gây d− luận. Trong n−ớc vận động thanh niên du học, mở mang dân trí, nâng cao dân khí”. Phan Bội Châu thừa nhận “nghe L−ơng nói óc tôi mở rộng, mắt tôi sáng ra, nghĩ lại những t− t−ởng cũng nh− hành động của tôi tr−ớc kia thật là lông bông, và ông bộc bạch “Quí quốc không sợ không có ngày độc lập mà chỉ sợ không có dân độc lập”. Phan Bội Châu tiếp kiến với Đại ôi cựu thủ t−ớng Nhật. Đại ôi khuyên “các ông nên cổ động nhân sĩ trong n−ớc, phải có ng−ời xuất d−ơng để kiến văn đ−ợc rộng rãi. ông còn trao đổi với Tôn Dật Tiên (9-1905). ông viết trong Niên biểu “Tôn Dật Tiên đã biết tôi qua “Việt Nam Vong quốc sử’ của tôi, biết tôi ch−a gột rửa đ−ợc đầu óc quân chủ nên ông thống thiết đả kích về hình thức giả đối của Đảng lập hiến”. Phan Bội Châu thấy rõ t− t−ởng dân chủ cộng hoà của Tôn Dật Tiên là hay, là đúng, nh−ng ông cho rằng ch−a phù hợp với Việt Nam. Nên vào năm 1906 khi in chính thức ch−ơng trình hành động của Duy Tân hội ông vẫn viết “Đánh đổ thực dân Pháp, khôi phục n−ớc Việt Nam, lập thành n−ớc quân chủ lập hiến”. Điều đó phản ánh cuộc đấu tranh t− t−ởng giữa quân chủ và dân chủ trong Phan Bội Châu vẫn đang tiếp diễn. Tuy nhiên văn thơ của ông bộc lộ t− t−ởng dân chủ ngày càng đậm nét. Tác phẩm “Hải ngoại huyết th−“ (1906) đã phản ánh rõ nhận thức mối quan hệ dân - n−ớc, n−ớc - dân hết sức mới. Tr−ớc kia dân, n−ớc là của vua. Còn bây giờ theo ông “dân ta là chủ n−ớc non, dân là dân n−ớc, n−ớc là n−ớc dân”. Do đó phải cứu n−ớc để cứu dân. Đây là nhận thức hoàn toàn mới so với các sĩ phu cuối thế kỷ XIX. Những quan niệm dân của ông vẫn còn hạn chế. Trong 10 hạng ng−ời mà ông kêu gọi đồng tâm cứu n−ớc ch−a có công nông. Năm 1907 qua cuộc tiếp kiến với Phúc Đảo đại t−ớng Nhật Phan Bội Châu hiểu thêm về sức mạnh của nhân dân. Theo Phúc Đảo “nhân tâm là một thế lực vĩ đại. Muốn biết nhân tâm; phải căn cứ vào chỗ có quen đ−ợc khó nhọc, chịu đ−ợc gian khổ hay không. Cứ xem Nhật thắng Nga lần này tuy nhiều nguyên nhân, nh−ng nguyên nhân chính vì ng−ời Nhật quen chịu khó nhọc, gian khổ. Trong chiến tranh Pháp - Việt, Việt Nam thắng địch về thiên thời địa lợi, còn ch−a 37
  38. biết lòng dân mà thôi”. Thực tế trên giúp Phan Bội Châu mở rộng quan niệm dân đầy đủ hơn. Nh−ng trong ý thức của Phan Bội Châu vẫn lởn vởn một ông vua và quan lại. Song vua quan đã phải chịu giám sát của dân. “Trên là vua, d−ới là quan, nên để hay truất, nên thăng hay giáng, dân ta đều có quyền quyết đoán. Nh−ng vua tệ quan h− không đúng với công đạo thì hội nghị viện, dân ta hội nhau, công nghị đ−ợc quyền khuyến khích và trừng phạt. ông mong muốn ng−ời dân không phân biệt giàu nghèo đều có quyền bầu cử. Năm 1908 trong tác phẩm “Việt Nam quốc sử khảo” t− t−ởng dân chủ của Phan Bội Châu tiến lên một b−ớc mới. ông khẳng định quyền của nhân dân khởi nghĩa đánh đổ quân chủ độc đoán. “Nếu có một ông vua ngoan cố gian ác không muốn trao quyền cho dân, dân tất sẽ liên kết thành đại dân đảng để đấu tranh”. Nh− vậy có thể thấy theo Phan Bội Châu trong điều kiện cụ thể, còn vua quan vẫn có dân chủ. Nh−ng trong nền dân chủ ấy vua phải làm theo ý dân. Những điều dân cho là phải, chính phủ không thể không làm, những điều dân cho là trái, chính phủ không đ−ợc phép làm”. “Nhân dân có nghĩa vụ giám đốc chính phủ, nhân dân làm tròn nghĩa vụ của mình thì chính phủ không làm sai. Chính phủ có nghĩa vụ bảo vệ nhân dân, chính phủ phải làm tròn nghĩa vụ của mình thì nhân dân không đến nỗi không có nơi n−ơng tựa. Chính phủ tức là đại biểu cho cả n−ớc vậy”. Và ông cho rằng vua phải lấy dân làm trời. Dân là trời của kẻ đứng đầu cai trị n−ớc. Nh− vậy là trong t− t−ởng Phan Bội Châu, t− t−ởng dân chủ đã rõ ràng. Song ông vua ch−a biến mất hẳn. Tức là óc quân chủ lập hiến vẫn còn. ông muốn sau khi n−ớc nhà độc lập, “giữa đô thành n−ớc ta đặt một toà nghị viện lớn”, đó là t− t−ởng dân chủ. Trong Phan Bội Châu và các chiến sĩ duy tân khác đã nuôi mầm dân chủ. Khi có cơ hội nó sẽ phát triển. Năm 1911, cách mạng Tân Hợi Trung Quốc thành công. N−ớc Trung Hoa dân quốc ra đời do Tôn Trung sơn lãnh đạo, lấy chủ nghĩa tam dân làm nền tảng t− t−ởng để phát triển đất n−ớc. Thực tế này tác động mạnh mẽ vào Phan Bội Châu, ông từ Xiêm về Trung Quốc gặp Tôn Trung Sơn. Sau cuộc gặp gỡ này Phan Bội Châu hoàn toàn vứt bỏ quân chủ lập hiến mà đứng hẳn về chủ nghĩa dân chủ, chủ tr−ơng xây dựng n−ớc Việt Nam cộng hoà dân quốc trong t−ơng lai, thể hiện qua tôn chỉ của một tổ chức cách mạng mới: Việt Nam Quang Phục hội (1912). Tuyên ngôn thành lập Việt Nam Quang Phục hội có câu: “Muốn cho ích n−ớc lợi nhà ắt là dân chủ cộng hoà mới xong” Nh− vậy là từ chỗ xác định h−ớng đi, đến khi xác định rõ chủ nghĩa dân chủ, Phan Bội Châu phải trải qua một quá trình hoạt động thực tiễn và đấu tranh t− t−ởng rất phức tạp. ông đoạn tuyệt với chủ nghĩa quân chủ thật không dễ dàng và tiếp nhận chủ nghĩa dân chủ cũng không đơn giản. Từ nhận thức đến tiếp nhận để biến thành chủ tr−ơng 38
  39. cách mạng phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa bảo thủ và tiến bộ, giữa quân chủ và dân chủ diễn ra trong một con ng−ời Phan Bội Châu suốt mấy chục năm. Cuối cùng xu thế tiến bộ đã thắng. Phan Bội Châu đã lựa chọn con đ−ờng mới: dân chủ t− sản để phát triển lịch sử dân tộc ta đầu thế kỷ XX. a3. Nội dung con đ−ờng cách mạng dân chủ t− sản của Phan Bội Châu Thực ra bản thân cụ Phan Bội Châu và cả lớp sĩ phu yêu n−ớc ch−a hề nói đến khái niệm cách mạng dân chủ t− sản. Song chính chủ tr−ơng cứu n−ớc và ph−ơng thức hoạt động cứu n−ớc của các cụ chứa đựng nội dung đó. Từ đầu thế kỷ XX dân tộc ta đánh đuổi Pháp không phải để khôi phục chế độ phong kiến cũ mà để phát triển theo h−ớng t− bản châu Âu. Đánh đuổi Pháp không chỉ khôi phục chủ quyền, mà còn xây dựng chính quyền mới với chính thể quân chủ lập hiến (1904) hay cộng hoà dân chủ (1912). Đó chính là cách mạng. Vì thế trong phong trào yêu n−ớc Việt Nam từ đầu thế kỷ XX còn gọi là cách mạng Việt Nam. Với cụ Phan Bội Châu thì là cách mạng dân tộc dân chủ t− sản. Thực chất là phạm trù cách mạng dân chủ t− sản. Nội dung con đ−ờng cách mạng của cụ Phan Bội Châu gồm 3 nội dung chính: Một là nhiệm vụ cách mạng: đánh đuổi Pháp, khôi phục quyền độc lập dân tộc cho n−ớc Việt Nam. Đầu thế kỷ XX chính quyền ở Việt Nam rơi về tay Pháp, đất đai bị Pháp chiếm đóng, dân bị Pháp cai trị, tức là n−ớc đã mất, nên nhiệm vụ chính đ−ợc đặt ra là phải lấy lại đất n−ớc. Cụ xác định rõ rằng giành lại chủ quyền dân tộc là nhiệm vụ số một, nhiệm vụ lớn nhất không thể thoả hiệp với kẻ c−ớp n−ớc. Giữa Việt Nam và Pháp không thể có Pháp - Việt nhất gia nh− bọn tay sai của Pháp tuyên truyền. Vì giữa n−ớc thống trị và n−ớc bị trị không thể thoả hiệp, nó đã diệt ta để c−ớp n−ớc, để thống trị thì ta phải diệt nó để giành lại n−ớc, để thủ tiêu sự cai trị. Đó là thái độ cách mạng, dứt khoát là đúng đắn. Điều này thì cụ hoàn toàn khác với Phan Chu Trinh. Phan Chu Trinh chủ tr−ơng Pháp - Việt đề huề”. Dựa vào Pháp để vận động dân chủ, đặt vấn đề dân chủ mà không đặt vấn đề độc lập. Đối với Phan Bội Châu “điều quan trọng nhất là chủ quyền; là độc lập độc lập thực sự và đầy đủ chứ không phải thứ độc lập giả hiệu”. Hai là ph−ơng pháp giành độc lập, giành lại chủ quyền là ph−ơng pháp bạo động vũ trang và đã dành hết tâm lực của mình vận động, tuyên truyền tổ chức bạo động giành lại chủ quyền dân tộc. Phan Bội Châu kế thừa truyền thống võ trang bất khuất của dân tộc, lại chịu ảnh h−ởng t− t−ởng dân chủ t− sản của châu Âu, ông chủ tr−ơng bạo động giành chính quyền để phát triển theo khuynh h−ớng t− bản. Đó chính là ông đã kết hợp đ−ợc truyền thống vũ trang với yêu cầu duy tân ở thời đại của ông. Đầu thế kỷ XX t− t−ởng cơ bản của Phan Bội Châu là t− t−ởng cách mạng bạo động. Mục đích của duy tân hội ghi rõ: “Đánh giặc phục thù, mà thủ đoạn là bạo động”. Hay Quang Phục hội cũng xác định bây giờ chúng tôi tìm đ−ờng sống trong muôn vàn cái chết, chỉ nghĩ đến bạo 39
  40. động mà thôi”. Trong Ngục Trung Th− ông viết “là một con ng−ời tay không có một miếng sắt, đất không có lấy một chỗ đứng chân, chẳng qua chỉ là một thằng tay không chân trắng, tài hèn sức yếu mà đòi vật lộn với hùm beo có nanh vuốt nhọn” và “đến nỗi này, tôi không thể nào không sang con đ−ờng bạo động Nếu bạo động thì may ra trông đ−ợc có chỗ thành trong muôn một. Huống gì tôi đã suy đi, tính lại, lúc này bỏ sự bạo động ra thì không còn gì đáng làm nữa”. Trong nhiều tác phẩm của mình Phan Bội Châu bảo vệ và phát triển chủ tr−ơng bạo động. Bạo động là dùng sắt và máu để tiêu diệt quân thù. Không có bạo động thì không có cách nào giành lại độc lập. ông hăng hái hoạt động dù “thế cô, sức yếu, thời ch−a tới, vẫn kiên quyết bạo động, dù chết, dù thất bại vẫn cứ làm”. Thời thế thật khó khăn, dù chỉ trông vào “muôn một”, vẫn cố hy vọng để hành động để bạo động. Xu h−ớng bạo động của Phan Bội Châu là nhằm “thức tỉnh hồn n−ớc” bằng những vụ ám sát, diệt ác trừ gian, khủng bố cá nhân cho giặc “mất vía”. Trong lúc đề cao hành động cách mạng bạo lực cụ đã kết hợp với công khai tuyên truyền xây dựng lực l−ợng cách mạng. Ba là những lực l−ợng để làm cách mạng dân tộc dân chủ t− sản. Phan Bội Châu là ng−ời Việt Nam đầu tiên có cái nhìn cụ thể về lực l−ợng cách mạng. Nghĩa là cụ đã có sự phân tích xã hội để tìm ra những lớp ng−ời có năng lực cách mạng. Bằng nhãn quan chính trị của một nhà nho t− sản hoá, Phan Bội Châu đã chọn ra 10 hạng ng−ời là lực l−ợng cách mạng. Điều này đ−ợc viết rõ trong tác phẩm “Hải ngoại huyết th− của ông. M−ời hạng ng−ời đó là: các nhà phú hào, các quan tại chức, các con nhà quyền quí, giáo đồ thiên chúa giáo, thuỷ lục quân, đồ đảng, hội đảng, thông ngôn, ký lục bồi bếp, giới phụ nữ, con em nhà bị giặc tàn sát, học sinh hải ngoại. Chúng ta thấy rõ trong mời hạng ng−ời này thiếu hẳn lực l−ợng đông đảo nhất là quần chúng nông dân và công nhân. Đối t−ợng mà cụ Phan Bội Châu cho là có khả năng cách mạng dân tộc dân chủ t− sản là hạng giàu có. Phan Bội Châu muốn đoàn kết toàn thể đồng bào để đánh giặc. ông là ng−ời Việt Nam đầu tiên hô hào đoàn kết l−ơng giáo và tán d−ơng vai trò tích cực của phụ nữ trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Theo ông lực l−ợng trọng yếu nhất là binh lính. Vì muốn đánh Pháp phải có súng đạn, nó có sẵn trong binh lính, họ lại đ−ợc luyện tập. nên công việc quan trọng nhất của nhà cách mạng là ở trong n−ớc thì lo vận động bộ binh, lính thuỷ, ở ngoài lo việc lập Quang Phục quân. ông đã cử nhiều cán bộ về n−ớc vận động binh lính khởi nghĩa, đồng thời tập hợp lực l−ợng ở dọc biên giới Việt - Trung lập đội quân cách mạng tập kích các đồn luỹ dọc biên giới của thực dân Pháp. Bốn là vấn đề cầu viện, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới và khu vực. 40