Tài liệu Sự lựa chọn con đường phát triển của lịch sử dân tộc đầu thế kỉ XX là quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ năm 1930 đến nay (Phần 2)

pdf 49 trang hapham 2270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Sự lựa chọn con đường phát triển của lịch sử dân tộc đầu thế kỉ XX là quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ năm 1930 đến nay (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_su_lua_chon_con_duong_phat_trien_cua_lich_su_dan_to.pdf

Nội dung text: Tài liệu Sự lựa chọn con đường phát triển của lịch sử dân tộc đầu thế kỉ XX là quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ năm 1930 đến nay (Phần 2)

  1. Ch−ơng III Quá Trình Phát Triển Của Lịch Sử DÂN Tộc Từ 1930 Đến NAY (2000) THEO CON Đ−ờng Đã Chọn Lý t−ởng, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, sự lựa chọn duy nhất đúng đắn đ−ợc Nguyễn ái Quốc nêu trong chính c−ơng vắn tắt và đ−ợc Đảng đề ra trong luận c−ơng chính trị 1930 đ−ợc thử thách và kiểm nghiệm bằng thực tiễn đấu tranh cách mạng của nhân dân ta d−ới sự lãnh đạo của Đảng 70 năm qua. Trong quá trình đó lịch sử dân tộc đã qua những giai đoạn cụ thể: 1930-1945, 1945-1954, 1954- 1975, 1975-nay. I. GIAI Đoạn 1930- 1945 Mở đầu giai đoạn này bằng sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (2-1930) và kết thúc bằng sự thắng lợi của tổng khởi nghĩa 8-1945 và sự ra đời của n−ớc Việt Nam dân chủ cộng hoà (2-9-1945). Nhiệm vụ cách mạng ở giai đoạn này là làm cách mạng t− sản dân quyền do giai cấp vô sản lãnh đạo. Nội dung cơ bản của nhiệm vụ cách mạng t− sản dân quyền lần đầu tiên đ−ợc Nguyễn ái Quốc nêu lên trong chính c−ơng vắn tắt, sách l−ợc vắn tắt. Các văn kiện này đ−ợc thông qua trong Hội nghị thành lập Đảng và trở thành c−ơng lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Cụ thể là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và t− sản phản động, làm cho n−ớc Việt Nam độc lập, lập chính phủ công nông, tổ chức quân đội công nông, tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất, đem lại ruộng đất cho nông dân. Sách l−ợc vắn tắt của Đảng xác định rõ vị trí của các giai tầng xã hội trong cách mạng t− sản dân quyền. Giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng thông qua Đảng Cộng sản đội quân tiên phong của giai cấp. Đảng phái dựa vào giai cấp nông dân, lãnh đạo nông dân làm thổ địa cách mạng, hết sức liên lạc với trí thức, tiểu t− sản, trung nông để lôi kéo về vô sản. Những thành phần khác ch−a lộ rõ mặt phản động thì phải lợi dụng, ít ra là trung lập, còn bọn phản động thì phải đánh đổ Đoàn kết chặt chẽ với các dân tộc bị áp bức và vô sản Pháp. Các nhiệm vụ trên bao hàm nội dung dân tộc, dân chủ sâu sắc và nổi bật lên là chống đế quốc và tay sai phản động, giành độc lập dân tộc. 116
  2. Chính c−ơng vắn tắt, sách l−ợc vắn tắt đã đặt nền tảng cho việc xây dựng đ−ờng lối chính trị của Đảng. Tháng 10-1930, Hội nghị Trung −ơng Đảng lần thứ nhất đã thông qua c−ơng lĩnh chính trị do Trần Phú soạn thảo. Luận c−ơng chính trị đề cập đến toàn diện những vấn đề chiến l−ợc, sách l−ợc của cách mạng t− sản dân quyền trong triển vọng tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Luận c−ơng chính trị 10-1930 đ−ợc xây dựng trên cơ sở lý luận cách mạng nêu trong nghị quyết 6 của Quốc tế cộng sản (1928). Bởi vậy có vấn đề ch−a phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam. Những hạn chế này đ−ợc khắc phục dần qua các hội nghị Trung −ơng lần thứ 6 (11-1939), lần thứ 7 (11-1940), lần thứ 8 (5-1941) để hoàn chỉnh đ−ờng lối cách mạng dân tộc dán chủ nhân dân ở Việt Nam. Mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến đ−ợc giải quyết thoả đáng. Vấn đề dân tộc đ−ợc đặt đúng vị trí trọng tâm và nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu. Các nhiệm vụ khác nhằm phục vụ cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Thực ra vấn đề này đã xác định rõ trong chính c−ơng và sách l−ợc vắn tắt (1930), đến Hội nghị Trung −ơng lần thứ 8 (5-1941) là sự khẳng định lại. Việc xác định đúng đắn vị trí của vấn đề giải phóng dân tộc, đoàn kết tất cả các giai cấp, các lực l−ợng dân tộc yêu n−ớc và tiến bộ, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu là đế quốc tay sai, giành độc lập tự do cho dân tộc là sự sáng tạo của Nguyễn ái Quốc, của Đảng cộng sản trong đ−ờng lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đ−a cách mạng giải phóng dân tộc tới thắng lợi. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của quá trình vận động truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, h−ớng công nhân, phong trào dân tộc theo khuynh h−ớng vô sản, nhằm giải quyết vấn đề khủng hoảng lãnh đạo, khủng hoảng đ−ờng lối kéo dài hơn một phần t− thế kỷ. Trong 15 năm (1930-1945) lịch sử Việt Nam trải qua 3 chặng đ−ờng tranh đấu: 1930- 1935, 1936-1939, 1939-1945. Trong những năm 1930-1935 là chặng đ−ờng cách mạng đầu tiên của quần chúng đấu tranh d−ới sự lãnh đạo của Đảng. Đây là cuộc vùng dậy quyết liệt của dân tộc, trong đó sôi nổi nhất là phong trào công nông mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh. Phong trào công nông năm 1930-1931 mở đầu là phong trào đấu tranh bảo vệ những ng−ời yêu n−ớc đang bị địch khủng bố sau khởi nghĩa Yên Bái. Hàng loạt các cuộc biểu tình của công nhân bùng nổ. Từ nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy dệt Nam Định, đồn điền Dầu Tiếng, đến 5000 công nhân đồn điền Phú Riềng, 4000 công nhân sợi Nam Định, công nhân Ba Son, công nhân nhà máy diêm Bến Thuỷ đã bãi công, đến tháng 4- 1930 phong trào công nhân lan rộng toàn quốc. Ngày 1-5- 1930 phong trào kỷ niệm ngày Quốc tế lao động sôi nối trong cả n−ớc. Các khẩu hiệu “giai cấp vô sản toàn thế giới liên 117
  3. hiệp lại”, truyền đơn, biểu ngữ đòi tăng l−ơng giảm giờ làm, chống đánh đập, hoãn thuế cho nông dân đ−ợc căng lên ở khắp các tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Qui Nhơn, Đà Nẵng cho đến Bà Rịa, Cao Lãnh. Công nhân Hồng Gai, nông dân Tiền Hải, Thái Bình biểu tình đòi hoãn thuế. Tại Vinh, Thành uỷ đã lãnh đạo một số cơ sở công nhân kết hợp với nông dân đấu tranh. Ngày 1-5 công nhân nhà máy diêm Bến Thuỷ cùng với hàng vạn nông dân các làng phụ cận Yên Dũng, Yên Tr−ờng, Lộc Du, Đức Hậu biểu tình với khẩu hiệu: “bớt giờ làm, giảm s−u thuế, chống khủng bố’. Bồi th−ờng cho ng−ời bị hại trong khởi nghĩa Yên Bái. Nông dân đồn điền cà phê Ký Viễn nổi dậy đòi ruộng đất, đốt trang trại. Học sinh Thanh Ch−ơng biểu tình. Phong trào quần chúng đã lôi cuốn một số lý dịch tham gia. Từ tháng 5-1930 phong trào đấu tranh sôi nổi khắp Bắc-Trung - Nam: truyền đơn kêu gọi chống khủng bố, đòi tăng l−ơng, giảm thuế đã đ−ợc tung ra khắp nơi. Các tr−ờng học cũng xuất hiện các truyền đơn với chữ ký “ngọn lửa sinh viên”. Sách báo bí mật l−u hành trong dân chúng. Tháng 6, 7 khi phong trào bốc cao ở Nghệ Tĩnh thì nông dân xung quanh Sài Gòn nổi dậy đòi giảm thuế. Tháng 8-1930 cả n−ớc sôi nổi phong trào chống chiến tranh, đế quốc, ủng hộ Liên bang Xô Viết Truyền đơn xuất hiện ở hầu hết các thành phố. Tại Quảng Ngãi, nông dân kéo đi đốt huyện lị, chặt cây cản đ−ờng giao thông, các huyện phối hợp đi rãi truyền đơn. Tại Bắc kỳ các truyền đơn biểu ngữ phản đối Hội đồng đề hình và các bản án xử những ng−ời cộng sản. Tổng Công hội Hải Phòng, Hồng Gai rải truyền đơn kêu gọi đình công. Công nhân Nam Định, Hà Nội đình công. Ngày 20- 10 học sinh tiểu học bãi khoá. Tháng 10-1930 công nhân sở gỗ Gô Đa và thợ dệt Nam Định đình công. Công nhân nhà máy n−ớc Hàng Đậu kỷ niệm cách mạng Tháng M−ời, treo cờ, rải truyền đơn khắp thành phố. Sang năm 1931 kẻ thù bắt bớ, khủng bố khốc liệt, phong trào đấu tranh giảm dần ở một số nơi. Nh−ng ở Quảng Ngãi, Bình Định phong trào lại cao, quyết liệt nhất là nhân dân Bồng Sơn. Ngày 23-7 nhân dân Bồng Sơn vũ trang tuần hành dọc đ−ờng quốc lộ đốt xe địch, cắt dây điện, trừ khử Việt gian phản động. Phong trào công nông 1930- 1931 đã chứng tỏ đ−ờng lối cách mạng dân tộc dân chủ mà vấn đề cốt lõi là vấn đề ruộng đất là đúng. Với khẩu hiệu độc lập dân tộc, ng−ời cày có ruộng, Đảng đã phát động đ−ợc phong trào quần chúng mạnh mẽ, lôi kéo đông đảo quần chúng theo Đảng, tr−ớc đó ch−a có tổ chức chính trị nào làm đ−ợc. Trong cao trào cách mạng 1930-1931 thì nơi có phong trào mạnh nhất là Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại đây phong trào quần chúng đã tấn công làm tan rã chính quyền địch ở nhiều nơi, lập chính quyền cách mạng. 118
  4. Nghệ Tĩnh là nơi tập trung công nhân đông đảo, mạnh nhất ở Trung kỳ. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc liên minh công nông ở đây khiến cho đấu tranh của công nhân và nông dân h−ởng ứng nhau, hoà lẫn vào nhau. Mở đầu là ngày 1-5, công nhân Bến Thuỷ, Tr−ờng Thi, nhà máy diêm nông dân các huyện H−ng Nguyên, Nghi Lộc, Anh Sơn, Nam Đàn mít tinh biểu d−ơng lực l−ợng cao điểm quyết liệt hơn khi 300 nông dân Quỳnh L−u bắt Tây đoan ký vào bản yêu sách đòi tăng giá thu mua muối và cấm đánh đập ng−ời làm muối. Trong tháng 6, tháng 7 phong trào phát triển mạnh hơn có đến 12.000 ng−ời tham gia biểu tình các tổ chức quần chúng ra đời: công hội, nông hội, hội phụ nữ giải phóng, hội cứu tế đỏ, các đội tự vệ. Phong trào phát triển tới đỉnh cao vào tháng 8, tháng 9. Những hành động mang tính bạo lực: đập phá công đ−ờng, công sở của chính quyền địa ph−ơng. Ngày 12-8 nhân dân Thanh Ch−ơng kéo đến huyện lị phá nhà giam, đốt sổ sách, thả tù chính trị. Đầu tháng 9 các huyện Nghi Lộc (29-8), Võ Liệt (l-9), Can Lộc (7-9), Anh Sơn (8-9) nông dân đều biểu tình phản đối chính quyền. Nông dân Thanh Ch−ơng đã chiến đấu quyết liệt hơn 20.000 ng−ời biểu tình kéo về huyện lị đòi bỏ thuế, giảm thuế, thả tù chính trị. Đến huyện lị họ bị đàn áp. Song họ vẫn tiến vào công đ−ờng phá nhà giam, đốt sổ sách, quan tri huyện bỏ chạy. Nhân dân lại đốt nhà các xã tr−ơng thu đồng triện. Chính quyền địch tại một số địa ph−ơng tan rã. Tại xã Võ Liệt nhân dân tự tổ chức điều hành công việc trong xã. Từ ngày 8 đến 11-9 phong trào lan rộng khắp nơi ủng hộ nông dân Thanh Ch−ơng, hàng chục vạn nông dân đứng lên đấu tranh với khẩu hiệu “bãi bỏ thuế thân”, “chia lại ruộng đất”, “thả tù chính trị”, “ủng hộ đấu tranh của công nhân Vinh - Bến Thuỷ”. Phong trào phát triển đến đỉnh cao vào ngày 12-9-1930. Hai m−ơi ngàn nông dân Nam Đàn biểu tình ủng hộ công nhân, đoàn ng−ời kéo dài 5km, sau đó lên đến 30.000 ng−ời. Địch khủng bố khốc liệt 5 máy bay dội bom đốt cháy các làng xóm, dội xuống đoàn biểu tỉnh làm 174 ng−ời chết. Hôm sau thêm 48 ng−ời chết, 277 nhà cháy. Nh−ng phong trào vẫn phát triển thành vũ trang làm tan rã chính quyền phong kiến địa ph−ơng, lập ra chính quyền cách mạng mới với hình thức các thôn bộ nông, xã bộ nông. Tính riêng năm 1930 có đến 89 cuộc bãi công, 400 cuộc biểu tình. ở Hà Tĩnh sang năm 1931 cơ sở nông hội phát triển mạnh ở Thạch Hà, Đức Thọ, Nghi Xuân. Phong trào Nghệ Tĩnh đã sản sinh ra hình thức chính quyền mới: các Xô viết Nghệ Tĩnh đã thực hiện chức năng của chính quyền cách mạng do dân bầu ra, đã ban bố quyền tự do dân chủ, bãi bỏ mọi áp chế phong kiến thực dân, trừng trị bọn phản động, chăm lo đời sống cho nhân dân, chia thóc chống đói, chia lại công điền, công thổ, chống các tệ nạn xã hội. 119
  5. Kẻ thù đàn áp khốc liệt Xô viết Nghệ Tĩnh, nhiều làng bị khủng bố trắng, 16.000 ng−ời bị bắt tù đày. Nhiều cơ sở Đảng bị vỡ thiếu cán bộ lãnh đạo nên đến giữa năm 1931 phong trào thất bại. Thất bại không có nghĩa là chết, nhân dân lại tiếp, tục đấu tranh với hình thức khác để khôi phục và phát triển phong trào trong những năm 1932 - 1935. Đó là những năm tháng khốc liệt đầy thử thách đối với Đảng và nhân dân. Địch khủng bố dã man, hàng vạn ng−ời bị chết, bị tù, hàng trăm ngôi nhà bị đốt trụi, nhiều làng xóm bị triệt hạ. Nh−ng dân vẫn tin Đảng, Đảng vẫn bám sát dân, móc nối cơ sở, lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống khủng bố, khôi phục phong trào. Có thể nói cao trào cách mạng 1930-1931 đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, công nông đã nổi dậy với khí thế cung thiên đánh đế quốc, phong kiến để tự giải phóng mình, và nó cũng chứng tỏ công nông d−ới sự lãnh đạo của Đảng có đủ khả năng tự giải phóng mình. Từ thực tiễn phong trào 1930-1935 khối công nông liên minh đã hình thành, vai trò lãnh đạo của Đảng đ−ợc khẳng định. Đ−ờng lối cách mạng của Đảng phù hợp với yêu cầu khách quan của quần chúng. Đây là cuộc tập d−ợt đấu tranh giành chính quyền đầu tiên của quần chúng, b−ớc đầu chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa sau này. Lần đầu tiên phong trào công nông làm lung lay nền thống trị của đế quốc, phong kiến. Chặng đ−ờng thứ hai là thời kỳ đấu tranh công khai đòi tự do dân chủ trong những năm 1936-1939. Trong những năm này, tình hình thế giới có những biến động chính trị tạo điều kiện cho một phong trào đấu tranh công khai, dân chủ có thể thực hiện đ−ợc. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện đe doạ nền hoà bình thế giới, đặt thế giới tr−ớc một cuộc chiến tranh mới do đó phong trào chống phát xít bùng lên mạnh mẽ ở nhiều n−ớc d−ới lá cờ của Quốc tế cộng sản. Đại hội VII của Quốc tế cộng sản chỉ rõ nhiệm vụ tr−ớc mắt của giai cấp vô sản thế giới là chống chủ nghĩa phát xít giành dân chủ, bảo vệ hoà bình. Trên cơ sở khối liên minh công nông lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống đế quốc bảo vệ tự do, dân chủ, hoà bình. Tại Pháp tháng 1-1936 Mặt trận nhân dân Pháp thành lập gồm Đảng Cộng sản, Đảng Cấp tiến, Tổng liên đoàn lao động Thống nhất và các tổ chức quần chúng khác. Tháng 4-1936 Mặt trận nhân dân đấu tranh giành đ−ợc thắng lợi trong tuyển cử và lập chính phủ mới. Chính phủ Mặt trận đã thi hành một số chính sách cho nhân dân thuộc địa: lập uỷ ban điều tra thuộc địa, thả nhiều tù chính trị phạm, thi hành một số cải cách xã hội cho lao động, ban bố luật lao động. Tình hình này tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho một phong trào đấu tranh công khai đòi dân sinh dân chủ. 120
  6. Mặt khác ở trong n−ớc, những chính sách kinh tế của bọn thực dân Pháp ở Việt Nam đã đẩy hơn 70% nông dân Việt Nam lâm vào tình trạng không có ruộng đất hoặc rất ít ruộng. Lại bị thiên tai hoành hành nên nạn đói luôn đe doạ. Công nhân mức l−ơng ngày càng thấp hơn thời kỳ đầu khủng hoảng, trong khi đó giá sinh hoạt ngày càng tăng vọt nên mức sống giảm sút ghê gớm. Những nhu yếu phẩm đều tăng giá gấp r−ỡi, gấp đôi. Bột tăng 67%. gạo tăng 100%, thịt bò tăng 58%, thịt lợn tăng 107%, bơ tăng 127% Đời sống của các tầng lớp t− sản, tiểu t− sản bị chèn ép hoặc đe doạ thất nghiệp, sống bấp bênh, bị bạc đãi. Giai cấp địa chủ vừa và nhỏ bị chèn ép, lấn chiếm, sản xuất thua lỗ. Nhìn chung các giai tầng xã hội đều sống ngột ngạt, nặng nề và có nhu cầu cải thiện đời sống. Trong tình hình đó, tháng 7-1936 Hội nghị BCH Trung −ơng Đảng Cộng sản chủ tr−ơng: nhiệm vụ cách mạng của giai đoạn mới là chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh, chống chế độ phản động thuộc địa, đòi tự do cơm áo hoà bình, đ−ợc nhân dân h−ởng ứng sôi nổi. Nổi bật là phong trào Đông D−ơng đại hội. Nhân dân bao gồm mọi tầng lớp lao động, các lực l−ợng dân chủ, tiến bộ tất cả tập hợp trong mặt trận thống nhất nhân dân phản đế sau đổi thành Mặt trận dân chủ Đông D−ơng đấu tranh công khai, trực diện với kẻ thù đòi quyền sống. Trên tờ tranh đấu (La Lutte) Nguyễn An Ninh công khai kêu gọi tiến tới Đông D−ơng đại hội khắp Bắc, Trung, Nam đều lập các uỷ ban hành động để thu thập nguyện vọng của nhân dân, gửi phái đoàn điều tra của chính phủ Pháp. Phong trào đã thu đ−ợc kết quả nhất định: buộc thực dân Pháp công bố luật lao động cho Đông D−ơng. ân xá 1532 tù chính trị. Qua đấu tranh, hàng triệu quần chúng giác ngộ về quyền lợi giai cấp, dân tộc. ý thức tổ chức và tinh thần đoàn kết đấu tranh tăng lên. Phong trào chứng tỏ rằng khi đ−ờng lối của Đảng hợp nguyện vọng của dân thì nó đ−ợc quần chúng đón nhận, h−ớng ứng và mau chóng trở thành phong trào quần chúng sôi nổi. Cuộc đấu tranh đòi dân sinh dân chủ sôi nổi rộng khắp lôi cuốn mọi tầng lớp, đặc biệt là giai cấp công nhân đã công khai đòi quyền lợi trên báo chí. Bãi công, biểu tình liên tiếp nổ ra: 1936 có 361 cuộc đấu tranh trong đó có 236 cuộc của giai cấp công nhân. Ngày 23-1 hơn 20.000 công nhân mỏ đấu tranh thắng lợi. Chủ mỏ phải tăng l−ơng 25% cho công nhân. Năm 1937 có khoảng 401 cuộc đấu tranh của công nhân, 150 cuộc của nông dân. Năm 1938 có 131 cuộc bãi công lôi cuốn 15.484 công nhân tham gia. Qua đấu tranh trình độ giác ngộ chính trị, trình độ tổ chức đấu tranh của công nhân đ−ợc nâng cao. Đ−ờng lối lãnh đạo của Đảng một lần nữa đ−ợc kiểm nghiệm, đ−a vào quần chúng tổ chức thực hiện có kết quả. Các hình thức đấu tranh nghị tr−ờng, đấu tranh báo chí cũng đ−ợc sử dụng triệt để. Đảng Cộng sản vận động đ−a ng−ời ra tranh cử các Viện dân biểu Bắc kỳ, Viện dân biểu Trung kỳ, Hội đồng thành phố Hà Nội, Đại hội đồng kinh tế lý tài Đông D−ơng, Hội đồng quản hạt Nam kỳ. Đấu tranh nghị tr−ờng 121
  7. nhằm mở rộng lực l−ợng của Mặt trận dân chủ, nắm thời cơ để vận động quần chúng Đảng triệt để sử dụng báo chí công khai làm vũ khí tuyên truyền đấu tranh cách mạng. Nhiều tờ báo ra đời. Tờ này đóng cửa, tờ khác tiêu chí thay tên báo. Sôi nổi nhất của phong trào đấu tranh báo chí diễn ra ở Bắc kỳ. Báo tiếng Việt, báo tiếng Pháp xuất hiện liên tục. Báo Hồn trẻ, Tân xã hội, Thời báo, Thời Thế, Hà thành thời báo, Tin tức, Đời nay, các báo tiếng Pháp Rasemblemént (Tập hợp), En Vant (Tiến lên), Notre Voise (Tiếng nói chúng ta) trực tiếp đấu tranh đòi quyền sống cho con ng−ời. Đặc biệt khó khăn là cuộc đấu tranh chống bọn Tơ-rốt-kít. Bọn này mang chiêu bài cách mạng để chống Đảng, phá hoại cách mạng, lừa bịp quần chúng, chia rẽ hàng ngũ những ng−ời cách mạng. Đảng phải giáo dục quần chúng, vạch trần bộ mặt làm tay sai cho chủ nghĩa đế quốc của bọn chúng để tiêu diệt chúng về chính trị, phong trào đấu tranh công khai thời kỳ 1936-1939 là cuộc tiến công hoà bình sôi nổi sâu rộng vào chính sách thống trị của thực dân Pháp buộc chúng phải nới tay thống trị. Đó là phong trào quần chúng rộng rãi diễn ra trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, t− t−ởng thu hút đông đảo quần chúng tham gia với các hình thức đấu tranh phong phú, các tổ chức quần chúng thích hợp. Phong trào thể hiện vai trò tiên phong của công nhân khá đậm nét. Phong trào dân chủ 1936-1939 là một bộ phận của phong trào vô sản thế giới chống chiến tranh bảo vệ hoà bình. Phong trào đã để lại những bài học quí trong việc xây dựng mặt trận thống nhất, tổ chức quần chúng đấu tranh công khai, bán công khai đòi quyền dân chủ. Song trong khi chú trọng quyền dân chủ, Đảng ch−a nêu đ−ợc khẩu hiệu phát triển tinh thần dân tộc. Đây là điểm yếu bị bọn Tơ-rốt-kít lợi dụng để xuyên tạc đ−ờng lối của Đảng. Những kinh nghiệm thành công và non yếu qua thực tiễn đã giúp Đảng tr−ởng thành, hoàn thiện đ−ờng lối của mình cho giai đoạn sau. Chặng đ−ờng thứ ba từ 1939-1945 là chặng đ−ờng trực tiếp đấu tranh giải phóng dân tộc, với sự chuyển h−ớng chỉ đạo chiến l−ợc kịp thời. Từ năm 1939 đến 1945 có những biến động chính trị sâu sắc tạo ra cơ hội trực tiếp giải phóng dân tộc Việt Nam. Mùa thu 1939 chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ. Thế giới hình thành hai phe: phe phát xít và phe dân chủ. Ngày 22-9-1945 Nhật vào Đông D−ơng, Pháp đầu hàng. Nhân dân Đông D−ơng lại thêm một kẻ thù trực tiếp là phát xít Nhật. Nhân dân Việt Nam phải chịu 3 lần áp bức: Nhật, Pháp, phong kiến. Mâu thuẫn xã hội vốn đã gay gắt, lại càng gay gắt hơn. Tr−ớc tình hình đó tháng 11-1939 BCH Trung −ơng Đảng Cộng sản họp Hội nghị lần thứ 6 xác định nhiệm vụ cách mạng của giai đoạn mới. Theo đánh giá của Trung −ơng, trong chiến tranh thế giới thứ II lực l−ợng dân chủ do Liên Xô đứng đầu sẽ thắng. Đảng xác định vị trí cách mạng Việt Nam là đứng vào phe dân chủ chống phát xít. Xác định rõ nhiệm vụ cấp bách nhất của cách mạng Đông D−ơng và Việt Nam là đánh đố đế quốc tay sai, giải phóng dân tộc khỏi ách đế quốc dù là Pháp hay Nhật làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập. Hội nghị thay đổi khẩu hiệu đấu tranh, ph−ơng pháp đấu tranh và hình 122
  8. thức đấu tranh cho phù hợp với tình hình mới. Chủ tr−ơng chuyển chỉ đạo chiến l−ợc đề ra ở Hội nghị BCH Trung −ơng lần thứ 6 đ−ợc bổ sung ở Hội nghị Trung −ơng lần thứ 7 (11-1940) và hoàn chỉnh tại Hội nghị Trung −ơng lần thứ 8 (5-1941). Hội nghị Trung - −ơng lần này thông qua những quyết nghị quan trọng: đ−a nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, quyền lợi của mỗi bộ phận, mỗi giai cấp phải đặt d−ới sự tồn vong sinh tử của quốc gia, dân tộc, nếu không giải quyết đ−ợc vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi đ−ợc độc lập tự do cho toàn dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận của giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại đ−ợc. Hội nghị thông qua chủ tr−ơng thành lập mặt trận dân tộc thống nhất là mặt trận Việt Minh, quốc hiệu, quốc kỳ của n−ớc Việt Nam t−ơng lai, thông qua chủ tr−ơng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Thực hiện các chủ tr−ơng trên, toàn Đảng toàn dân đã gấp rút chuẩn bị toàn diện cho việc giành chính quyền. Vừa chuẩn bị đ−ờng lối chủ tr−ơng cụ thể vừa ra sức xây dựng lực l−ợng chính trị, lực l−ợng vũ trang. Trên cơ sở của lực l−ợng chính trị và mặt trận thống nhất của giai đoạn 1936-1939, mở rộng hơn nữa mặt trận dân tộc thống nhất. Mặt trận Việt Minh đ−ợc thành lập. Mặt trận Việt Minh tập hợp tất cả các ngành, các giới, các giai cấp, các đảng phái chính trị, tôn giáo, các lực l−ợng yêu n−ớc tiến bộ, nghĩa là những ai tán thành giải phóng dân tộc đều có thể gia nhập Mặt trận. Các tổ chức cứu quốc ra đời, tập hợp quần chúng phù hợp với lứa tuổi, giới, ngành, xây dựng Mặt trận thành lực l−ợng chính trị hùng hậu. Đồng thời đẩy mạnh đấu tranh chống Pháp, Nhật, tay sai, đẩy mạnh công cuộc chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang. Duy trì phát triển lực l−ợng vũ trang của khởi nghĩa Bắc Sơn. Lập đội du kích Bắc Sơn (l2- 1940), các trung đội cứu quốc dân lần l−ợt ra đời: trung đội đầu tiên (2-1941), Trung đội thứ hai (9-1941) và Trung đội thứ 3 (2-1944). Các đội tự vệ chiến đấu đ−ợc thành lập khắp nơi. Các đội thanh niên xung phong công tác ra đời, hoạt động mạnh mẽ, các loại hình thức xây dựng lực l−ợng vũ trang toàn dân xuất hiện. Tháng 12- 1944 đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, lực l−ợng quân đội chính qui đ−ợc thành lập. Cùng với việc xây dựng lực l−ợng, các vấn đề về căn cứ địa cách mạng đ−ợc chú ý xây dựng. Đảng chủ tr−ơng lấy nông thôn, rừng núi, xây dựng các căn cứ địa rộng lớn để mở ra triển vọng cho cả n−ớc. Các căn cứ địa Bắc Sơn - Vũ Nhai, Cao Bằng phát triển mạnh, các chiến khu đ−ợc thành lập tiến tới thành lập khu giải phóng. Trên mặt trận văn hoá, t− t−ởng, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục để mọi chủ tr−ơng của Đảng thấm vào quần chúng, nâng cao trình độ giác ngộ cho nhân dân, để phát động phong trào quần chúng có hiệu quả. Đồng thời chuẩn bị về tổ chức chính quyền tập d−ợt quản lý chính quyền cách mạng sau này. Có thể nói việc chuẩn bị mọi điều kiện cho cuộc khởi nghĩa vũ trang thắng lợi đ−ợc chuẩn bị tích cực, khẩn tr−ơng để tạo thời cơ, có tiềm lực đón thời cơ, và chớp thời cơ khi nó xuất hiện để phát động toàn dân nổi dậy tự giải phóng mình. Vào 123
  9. tháng 3-1945 thời cơ cho cuộc khởi nghĩa vũ trang đã xuất hiện: đó là Nhật đảo chính Pháp. Sự kiện này tạo ra cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, làm cho điều kiện của cuộc khởi nghĩa mau chóng chín muồi. Dự đoán tr−ớc tình hình nên đêm 9-3-1945 khi Nhật đảo chính Pháp thì hội nghị mở rộng BCH Trung −ơng đã họp và thông qua một văn kiện lịch sử: “Nhật- Pháp bàn nhau và hành động của chúng ta” vạch rõ những nhiệm vụ cụ thể để tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, chớp cơ hội Pháp thua nhiều nơi đã khởi nghĩa từng phần thắng lợi. Chính quyền cách mạng đ−ợc thành lập ở các địa ph−ơng. Từ tình hình trên từ ngày 15 đến 20-4-1945 Hội nghị quân sự Bắc kỳ họp đã đặt nhiệm vụ quân sự lên trên tất cả các nhiệm vụ khác. Tích cực phát triển chiến tranh du kích, xây dựng căn cứ địa kháng Nhật, chuẩn bị đón thời cơ tổng khởi nghĩa kịp thời. Ngày 13-8-1945 phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện. Kẻ thù trực tiếp của nhân dân Đông D−ơng, Việt Nam đã ngã gục, thời cơ “ngàn năm có một” để giành chính quyền trong cả n−ớc xuất hiện. Đảng kịp thời chớp thời cơ lãnh đạo nhân dân tung hết lực l−ợng chính trị, quân sự tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả n−ớc. Sau 15 ngày (13-8 đến 28-8) cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn. Tổng khởi nghĩa tháng Tám diễn ra nhanh chóng, ít đổ máu, trong đó bạo lực chính trị đã phát huy thế mạnh của mình. Đó là kết quả của 15 năm chuẩn bị liên tục, chu đáo qua 3 phong trào tiêu biểu 1930-1931, 1936-1939, 1939-1945, thời kỳ tr−ớc chuẩn bị, tập d−ợt cho thời kỳ sau. Thời kỳ sau phát huy thành quả của thời kỳ tr−ớc. Cứ thế lịch sử việt Nam giành thắng lợi từng b−ớc đến thắng lợi hoàn toàn. Ngày 2-9-1945, n−ớc Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Đó là sự kiện trọng đại trong lịch sử dân tộc. Lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng Việt Nam, lịch sử các dân tộc bị áp bức, một đảng m−ời lăm tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, nắm chính quyền trong toàn quốc. Một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc bắt đầu: kỷ nguyên nhân dân làm chủ vận mệnh dân tộc. Thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945 là minh chứng hùng hồn khẳng định tính đúng đắn của con đ−ờng đã chọn, đáp ứng đ−ợc yêu cầu của lịch sử dân tộc, hợp với xu thế thời đại mở đ−ờng cho lịch sử dân tộc phát triển cao hơn. II. GIAI Đoạn 1945 - 1954 Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, n−ớc Việt Nam dân chủ cộng hoà trẻ tuổi, bảo vệ và phát huy thành quả của cách mạng tháng Tám. Với tính chất chống đế quốc và tay sai triệt để, với vị trí đi đầu trong phong trào chống chủ nghĩa thực dân tại một địa bàn chiến l−ợc quan trọng nhất ở Đông Nam á, 124
  10. cách mạng Việt Nam là đối t−ợng chống phá quyết liệt của chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động quốc tế, trở thành nơi tranh chấp của họ. N−ớc Việt Nam dân chủ cộng hoà non trẻ phải đ−ơng dầu với nhiều kẻ thù có lực l−ợng lớn mạnh trong các tình huống vô cùng khó khăn: giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt. Đặc biệt nguy hiểm đe doạ sự tồn vong nhà n−ớc non trẻ là giặc ngoại xâm. Phía Bắc, bọn phản động T−ởng Giới Thạch kéo vào với danh nghĩa đồng minh. Nh−ng lại nuôi âm m−u sẽ chiếm đóng lâu dài n−ớc ta và không thừa nhận chính quyền cách mạng, âm m−u lật đổ chính quyền cách mạng. Phía Nam thực dân Pháp núp theo quân Anh đã đem quân trở lại chiếm đóng Sài Gòn rồi Nam bộ, Nam Trung bộ. Hầu hết bọn phản động Việt quốc Việt cách làm tay sai cho T−ởng, bọn Đại Việt bọn Tơ-rết-kít, bọn phản động trong các giáo phái nhảy ra làm tay sai cho Pháp. Trên đất n−ớc Việt Nam ch−a bao giờ có nhiều kẻ thù xâm l−ợc nh− vậy. Tổng số quân đội n−ớc ngoài lên đến 300.000 ng−ời. Trong khi đó lực l−ợng vũ trang của ta ch−a phải là lực l−ợng chính quy, vũ khí, kỹ thuật, tổ chức, trang bị non yếu. Kinh nghiệm chiến đấu ít. Kinh tế của đất n−ớc bị Pháp - Nhật vơ vét xơ xác Công nghiệp, nông nghiệp đình đốn, th−ơng nghiệp bế tắc, kinh tế, tiền tệ, thị tr−ờng rối loạn. Vận mệnh của cách mạng Việt Nam, của dân tộc Việt Nam đứng tr−ớc thử thách vô cùng nghiêm trọng. Chính quyền nhân dân có thể bị lật đổ. Nền độc lập dân tộc vừa dành đ−ợc có thể bị thủ tiêu. Nhân dân ta có nguy cơ trở lại cuộc đời nô lệ. Tr−ớc tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” nh− vậy Đảng lãnh đạo nhân dân áp dụng những biện pháp vô cùng sáng tạo để đối phó với tình hình. Nhân dân đã đoàn kết triệu ng−ời nh− một thực hiện các chủ tr−ơng của Đảng và Chính phủ vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Bằng các biện pháp cực kỳ sáng suốt và triệt để lợi dụng mâu thuẫn nội bộ kẻ thù để phân hoá chúng vừa nhân nh−ợng có nguyên tắc, dân tộc Việt Nam đã gạt bỏ đ−ợc nhiều kẻ thù nguy hiểm, đ−a chính quyền nhân dân non trẻ v−ợt qua thử thách gay cấn nhất. Chính quyền cách mạng không bị tiêu diệt từ trong trứng n−ớc nh− bọn đế quốc tính toán. Trái lại, nó trở thành một chính quyền hợp pháp do dân bầu ra, có hiến pháp, có quân đội, sẵn sàng đối phó với mọi kẻ thù xâm l−ợc. Đồng thời xây dựng nền móng đầu tiên của chế độ mới: chế độ dân chủ cộng hoà các thể chế chính trị qui định quyền lợi, nghĩa vụ của công dân, chế độ lao động, ngày làm 8 giờ cho công nhân. Thực hiện chính sách kinh tế tiến bộ, chia ruộng đất cho nông dân, lập ban khuyến nông để giúp nông dân giải quyết các khó khăn trong sản xuất. Bằng các nỗ lực của toàn dân đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp do đó sản xuất nông nghiệp khôi phục nhanh chóng, đời sống vật chất của nông dân đ−ợc ổn định. Nạn đói bị đẩy lùi. Trên các lĩnh vực tài chính, việc tiêu tiền Việt Nam, tẩy chay tiền ngân hàng 125
  11. Đông D−ơng thành phong trào của toàn dân và đã đạt thắng lợi vẻ vang. Tiền Việt Nam đã thay thế tiền Ngân hàng Đông D−ơng. Trên lĩnh vực văn hoá: phát động toàn dân thanh toán nạn mù chữ. Xoá mù trở thành phong trào quần chúng rộng rãi, kết quả giặc dốt cũng bị đẩy lùi. Các phong trào vận động đời sống mới, đấu tranh chống ảnh h−ởng văn hoá, văn nghệ nô dịch. Phong trào vệ sinh, phòng chống bệnh đ−ợc đẩy mạnh. Tất cả những kết quả ban đầu của công cuộc kiến quốc đã tạo ra sức mạnh nội tại để tăng c−ờng sức mạnh tự vệ, đẩy mạnh công cuộc chuẩn bị kháng chiến. Khi đế quốc Pháp cố ý gây chiến tranh, chúng ta không thể nhân nh−ợng đ−ợc nữa thì cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu (19-12-1946). Cuộc kháng chiến của dân tộc ta chống thực dân Pháp xâm l−ợc tiến hành trong điều kiện n−ớc ta là n−ớc đất không rộng ng−ời không đông, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá, và bị chủ nghĩa đế quốc bao vây tứ phía. Đế quốc Pháp đ−ợc quân Anh, Mỹ giúp sức có quân đội chính qui trên 100.000 quân viễn chinh, đóng tại một số vị trí chiến l−ợc trên đất n−ớc ta. Chúng có vũ khí hiện đại, có cán bộ chỉ huy quân sự thành thạo. Từ đó thấy rõ chúng ta kháng chiến trong điều kiện t−ơng quan lực l−ợng hết sức chênh lệch, bất lợi cho ta. Có ng−ời đã ví nh− “châu chấu đá voi”. Chính trong t−ơng quan lực l−ợng nh− vậy ta phải tr−ờng kỳ kháng chiến, và phải kháng chiến toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh, để dần dần chuyển yếu thành mạnh tiêu diệt kẻ thù, nh− Hồ Chủ tịch đã dự báo: “Nay tuy châu chấu đá voi nh−ng mai voi sẽ bị lòi ruột ra”. Phát huy hiệu lực của chính quyền dân chủ nhân dân mới đ−ợc xây dựng và củng cố, dựa trên sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, với đ−ờng lối kháng chiến “toàn dân, toàn diện”, tr−ờng kỳ, tự lực cánh sinh, n−ớc Việt Nam dân chủ cộng hoà đã dũng cảm đối đầu với chủ nghĩa đế quốc nói chung, đế quốc Pháp nói riêng. Với tinh thần “thà chết chứ không chịu mất độc lập, tự do” dân tộc Việt Nam đã biến lòng căm thù kẻ c−ớp n−ớc thành sức mạnh xung thiên, giáng xuống kẻ thù những đòn sấm sét chúng ta đã chủ động đánh địch ở thành thị, và cũng chủ động rút về các chiến khu, các căn cứ địa, thực hiện cuộc chiến đấu lâu dài, gian khổ, nh−ng với niềm tin tất thắng nh− Hồ Chủ tịch đã khẳng định “hễ một dân tộc đứng lên kiên quyết đấu tranh cho Tổ quốc họ thì không ai, không lực l−ợng gì chiến thắng đ−ợc họ”. Chiến công vang dội đầu tiên làm choáng váng kẻ thù là chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947. Pháp mở đầu cuộc tấn công qui mô lớn đầu tiên lên căn cứ địa Việt Bắc với mục đích tiêu diệt cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến và chủ lực quân Việt Nam. Với thế tiến quân hai gọng kìm Pháp hy vọng tiêu diệt các cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến một cách chớp nhoáng. Nh−ng Pháp đã thất bại đau đớn, Việt Bắc trở thành mồ chôn giặc Pháp với những địa danh làm bạt vía quân thù nh−: nghĩa địa khổng lồ Tuyên Quang, hay đại hoạ Đoan Hùng”. Chiến thắng Việt Bắc đã làm thay đổi so sánh lực l−ợng giữa ta và địch, mở 126
  12. ra thời kỳ mới của cuộc chiến tranh, buộc địch phải thay đổi chiến l−ợc đánh nhanh sang đánh lâu dài với ta. Phía ta đẩy mạnh kháng chiến về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, xây dựng và phát triển tiềm lực kháng chiến. Trên mọi lĩnh vực ta đều đạt kết quả. Đặc biệt về mặt ngoại giao, sau lời tuyên bố 14-1-1950 của Hồ Chủ tịch: “ Chính Phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với tất cả chính phủ n−ớc nào tôn trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của n−ớc Việt Nam”, 11 n−ớc XHCN lập tức đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ ta. Thắng lợi ngoại giao đã phá thế bao vây của chủ nghĩa đế quốc đối với n−ớc ta. Đồng thời về quân sự gấp rút xây dựng bộ đội chủ lực đ−a chiến tranh chính qui lên ngang với chiến tranh du kích. Để đ−a cuộc kháng chiến tiến lên một b−ớc mới, ta chủ tr−ơng mở chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950. Mục đích chiến dịch là tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng biên giới, mở đ−ờng giao thông quan trọng với Trung Quốc và phe dân chủ, dành thông hành lang Đông - Tây để khai thông đ−ờng liên lạc giữa đồng bằng Bắc bộ với căn cứ địa Việt Bắc. Trận đánh Đông Khê mở màn chiến dịch đã kết thúc nhanh chóng sau hai ngày chiến đấu quyết liệt. Mất Đông Khê, địch rơi vào thế bị bao vây chia cắt, để sau gần một tháng chiến dịch Pháp phải rút hầu hết các vị trí chiếm đóng dọc đ−ờng số 4 và biên giới. Đúng là “quét Cao Lạng mở Biên c−ơng, mênh mông gió mới bốn ph−ơng thổi về”. Sau chiến thắng Biên giới ta đã tr−ởng thành về mọi mặt cho phép ta chuyển từ đánh du kích tiến lên chính qui trên qui mô t−ơng đối lớn. Ta đã giành đ−ợc thế chủ động trên chiến tr−ờng chính. Trên các lĩnh vực chính trị, văn hoá, kinh tế ta đạt đ−ợc những thắng lợi mới. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ II (2-1945) thắng lợi. Đại hội thống nhất mặt trận Việt Minh và Liên Việt kết thúc tốt đẹp. Mặt trận thống nhất mở rộng, đẩy mạnh công cuộc chống phong kiến, triệt để giảm tô giảm tức, b−ớc đầu cải cách ruộng đất để bồi d−ỡng sức dân. Những thắng lợi trên đây tạo ra thế và lực mới cho cuộc kháng chiến b−ớc sang giai đoạn mới. Sau chiến dịch Hoà Bình (1952) địch càng lúng túng bị động và chúng ta quyết định tổng phản công tiêu diệt kẻ thù. Đông Xuân 1953 - 1954 ta tiến công địch khắp nơi b−ớc đầu đập tan kế hoạch Nava của Pháp có Mỹ cố vấn. Pháp và Mỹ đều trông chờ việc thực hiện kế hoạch Nava. Hy vọng trong 18 tháng sẽ giành lại thế chủ động chiến l−ợc để chuyển bại thành thắng. Nh−ng chúng đã lầm. Phía ta quyết phá tan kế hoạch quân sự này. Nhân dân ta d−ới sự lãnh đạo của Đảng đã chuẩn bị tích cực, khẩn tr−ơng, huy động cao nhất sức ng−ời, sức của cho thắng lợi của chiến cuộc Đông Xuân 1953- 1954 và cuộc đọ sức quyết định: chiến dịch Điện Biên Phủ. Với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, cả một hậu ph−ơng hùng hậu từ căn cứ địa Việt Bắc, liên khu III, liên khu IV, vùng mới giải phóng Tây Bắc đến vùng du kích và 127
  13. căn cứ du kích đồng bằng Bắc bộ tập trung sức ng−ời, sức của cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Các ph−ơng tiện vận chuyển cơ giới xe thô sơ, xe đạp thồ đều đ−ợc huy động đi chiến dịch. Đ−ờng bộ, đ−ờng thuỷ ngày đêm không ngừng vận tải gạo, đạn d−ợc ra tiền tuyến. Công cuộc chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ là một kỳ tích mà kẻ thù không thể nào hiểu đ−ợc. Ngày 13-3-1954 ta nổ súng mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Sau 55 ngày đêm chiến đấu quả cảm “khoét núi, ngủ hầm, m−a dầm cơm vắt, máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn” dân tộc Việt Nam đã lập nên kỳ tích “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu’. Tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, căn cứ quân sự mạnh nhất ở Đông Nam á. Với chiến thắng Điện Biên Phủ, kế hoạch quân sự Nava hoàn toàn thất bại, cùng mọi ý đồ chiến l−ợc của Pháp - Mỹ. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã thúc đẩy cao trào tiến công và nổi dậy trong cả n−ớc và các chiến tr−ờng Đông D−ơng. ở liên khu V chặn đứng chiến dịch át Lăng IV của địch. ở Nam bộ khắp các tỉnh quân dân đều tiến công, nổi dậy, buộc các đồn bất của địch phải hạ vũ khí trên 1000 đồn bị tiêu diệt, bức rút hoặc ra hàng. ở đồng bằng Bắc bộ các trận đánh lớn trên các đ−ờng giao thông diễn ra dồn dập, vùng du kích mở rộng nối liền với vùng tự do. Các hình thức đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, sự nổi dậy của dân chúng và binh biến, đấu tranh ở vùng tự do với vùng tạm chiếm phối hợp nhịp nhàng chính quyền địch ở vùng tạm chiếm hoang mang rối loạn; nguỵ quyền hầu nh− tê liệt, nguỵ quân tan rã. Quân đội viễn chinh Pháp đứng tr−ớc nguy cơ bị tiêu diệt. Những thắng lợi về mọi mặt của đ−ờng lối kháng chiến, đặc biệt là thắng lợi trên mặt trận quân sự đã tạo ra cho ta thế vững chắc, “ thế là ta thế đứng trên đầu thù để đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Giơnevơ. Ngày 20-7-1954 tại Hội nghị Giơnevơ, những vấn đề về chiến tranh ở Việt Nam và Đông D−ơng đ−ợc giải quyết Lần đầu tiên trên thế giới, một hiệp định quốc tế với sự tham gia của các n−ớc lớn đã công nhận Việt Nam có các quyền dân tộc cơ bản là: độc lập, chủ quyền. thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Do hoàn cảnh quốc tế lúc đó, các giải pháp Giơnevơ không phản ánh đầy đủ những thắng lợi của nhân dân ta trên chiến tr−ờng và xu thế của cuộc đấu tranh giữa ta với Pháp, cũng không đáp ứng đ−ợc đầy đủ các yêu cầu chính trị của các giải pháp do đoàn đại biểu Việt Nam đ−a ra. Do đó đã ngăn cản thắng lợi hoàn toàn của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Tuy nhiên hiệp nghị Giơnevơ và chiến thắng Điện Biên Phủ góp phần chấm dứt chiến tranh xâm l−ợc của Pháp ở Đông D−ơng, lập lại hoà bình. Qua chín năm kháng chiến oanh liệt, chế độ dân chủ nhân dân đ−ợc củng cố vững chắc. Việc thực hiện thắng 128
  14. lợi cả hai nhiệm vụ chống giặc ngoại xâm và cải cách ruộng đất đã đ−a cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Khi tên lính Pháp cuối cùng rời cảng Hải Phòng theo qui định hiệp nghị Giơnevơ, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Cách mạng dân tộc dân chủ hoàn thành trên phạm vi nửa n−ớc. Miền Bắc chuyển sang cuộc cách mạng XHCN. N−ớc Việt Nam dân chủ cộng hoà đã có vị trí xứng đáng trên tr−ờng quốc tế. Dân tộc Việt Nam đứng vào hàng ngũ các dân tộc tiên phong chống đế quốc. N−ớc Việt Nam trở thành thành viên của hệ thống XHCN. III. GIAI Đoạn 1954-1975 Sau chiến thắng thực dân Pháp 1954, lịch sử Việt Nam tiếp tục phát triển trong tình hình mới khá phức tạp. Trên thế giới, sự phát triển mạnh mẽ của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa cùng với sự giúp đỡ của họ đã tạo sức mạnh mới cho cách mạng Việt Nam. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã làm sụp đổ căn bản chủ nghĩa thực dân cũ và b−ớc đầu đẩy chủ nghĩa thực dân mới vào cuộc khủng hoảng. Trong các n−ớc dân chủ do giai cấp t− sản lãnh đạo xuất hiện xu thế mới tiến bộ là xu thế hoà bình, trung lập. Đó là các yếu tố tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Việt Nam hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, quá độ lên CNXH. Đồng thời những khó khăn mới cũng xuất hiện. Đế quốc Mỹ ráo riết thực hiện chiến l−ợc toàn cầu phản cách mạng. Mỹ đã v−ơn lên đứng đầu thế giới t− bản và nung nấu tham vọng làm bá chủ toàn cầu. Với chiêu bài chống cộng sản, Mỹ lôi kéo các n−ớc t− bản tập trung lực l−ợng đánh phá phong trào giải phóng dân tộc. Sự bất hoà trong phong trào cộng sản quốc tế càng tạo điều kiện cho Mỹ rảnh tay đàn áp phong trào giải phóng dân tộc đẩy mạnh xâm l−ợc với thủ đoạn thực dân kiểu mới. Trong đối t−ợng xâm l−ợc Mỹ chọn Việt Nam làm trọng điểm. Theo cách đánh giá của Mỹ, nếu mất Việt Nam thì có thể mất nhiều nơi trên thế giới, tr−ớc hết là Đông Nam á. Cách mạng Việt Nam là cuộc cách mạng triệt để giành độc lập dân tộc, thống nhất hoàn toàn và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam sẽ tràn xuống Đông Nam á thì chiến l−ợc toàn cầu của Mỹ ở châu á Thái Bình D−ơng sẽ bị phá vỡ nghiêm trọng. Vì thế Mỹ tập trung lực l−ợng chiếm giữ miền Nam Việt Nam. Đàn áp, đánh bại Việt Nam, Mỹ vừa đặt mục đích đánh bại phong trào giải phóng dân tộc vừa đánh bại chủ nghĩa xã hội ở vùng này. Về phía ta, chúng ta quyết bảo vệ quyền độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của mình. Thế là Việt Nam trở thành nơi đụng đầu lịch sử quyết liệt giữa phong trào giải phóng dân tộc với chủ nghĩa đế quốc, giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa t− bản. 129
  15. Nhân dân Việt Nam lại phải chiến đấu với tên đế quốc đầu sỏ, kẻ thù nguy hiểm nhất của loài ng−ời là đế quốc Mỹ. Cuộc chiến đấu cam go diễn ra trong lúc n−ớc ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền, với hai chế độ chính trị khác nhau. Mỗi miền có một nhiệm vụ cách mạng khác nhau. Trong đó nhiệm vụ cách mạng XHCN ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng n−ớc ta, đối với sự nghiệp thống nhất n−ớc nhà. Còn cách mạng giải phóng miền Nam có tác dụng trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất n−ớc nhà. Nh− vậy là chúng ta lại tiếp tục gi−ơng cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến l−ợc có quan hệ chặt chẽ với nhau: cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam nhằm mục tiêu chung là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả n−ớc, hoàn thành thống nhất n−ớc nhà đ−a cả n−ớc tiến lên CNXH. Cuộc chiến đấu suốt 21 năm (1954-1975) đã trải qua những chặng đ−ờng cụ thể: 1954 -1960, 1961-1965, 1965-1968, 1969-1972, 1973-1975. ở mỗi chặng đ−ờng, nhân dân ta đã hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể, đập tan mọi âm m−u của kẻ thù. Với ý chí “Không có gì quí hơn độc lập tự do”, dân tộc Việt Nam đem tất cả tinh thần và lực l−ợng, sức mạnh của dân tộc, kết hợp với sức mạnh của thời đại để chiến thắng quân thù, hoàn thành thắng lợi cả hai nhiệm vụ cách mạng ở cả hai miền đất n−ớc. Từ 1954 đến 1960. Đặc tr−ng chủ yếu của thời kỳ này ở n−ớc ta là miền Bắc hoàn toàn giải phóng, quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội trong khi miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ. Trong tình hình đó, cách mạng Việt Nam phải tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ củng cố miền Bắc và giữ gìn lực l−ợng ở miền Nam. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, nhân dân lao động làm chủ cuộc sống, làm chủ xã hội. Nh−ng miền Bắc đã bị tàn phá nặng nề bởi 6 năm chiến tranh thế giới thứ hai, 9 năm chiến tranh chống Pháp, bởi vậy mục tiêu tr−ớc mắt là phải củng cố miền Bắc. Các hội nghị Trung −ơng lần thứ 6, 7, 8 đã xác định “Điều cốt yếu là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam”. “Bất kể tình huống nào miền Bắc cũng phải đ−ợc củng cố”. Đ−ờng lối cụ thể là “củng cố và phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến dần từng b−ớc lên chủ nghĩa xã hội”. Công tác cải cách ruộng đất vẫn là công tác trọng tâm, những công tác khôi phục kinh tế là công tác rất trọng yếu. (117). Thực hiện đ−ờng lối trên, nhân dân miền Bắc bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế. Mục tiêu của khôi phục kinh tế là phục hồi mức sản xuất đạt mức tr−ớc chiến tranh thế giới thứ hai (1939), hàn gắn những vết th−ơng chiến tranh, giảm bớt khó khăn và nâng dần mức sống của nhân dân, chuẩn bị điều kiện cho việc cải tạo và phát triển kinh 130
  16. tế có kế hoạch làm cho miền Bắc đ−ợc củng cố, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất n−ớc nhà. Thắng lợi của cuộc cải cách ruộng đất đã xoá bỏ toàn bộ chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, đ−a lại ruộng đất cho nông dân, đã giải phóng sức sản xuất to lớn ở nông thôn, tạo sức bật mới to lớn đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, mở đ−ờng cho công th−ơng nghiệp phát triển. Đến cuối năm 1957 công cuộc khôi phục kinh tế đã căn bản hoàn thành. Về nông nghiệp đã sản xuất v−ợt mức năm 1939. Công nghiệp gần bằng mức tr−ớc chiến tranh v.v Sau 3 năm khôi phục, kinh tế quốc doanh đã nắm toàn bộ các ngành kinh tế then chốt, giữ vai trò lãnh đạo nền kinh tế quốc doanh. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đ−ợc cải thiện, nông dân có cơm ăn, áo mặc, nạn thất nghiệp đã đ−ợc giải quyết. Trên cơ sở thắng lợi của khôi phục kinh tế, nhân dân ta thực hiện kế hoạch 3 năm cải tạo xã hội chủ nghĩa và b−ớc đầu phát triển kinh tế văn hoá (1958-1960). Mục tiêu của kế hoạch này là xác lập quan hệ sản xuất XHCN và xây dựng thành phần kinh tế quốc doanh làm lực l−ợng lãnh đạo nền kinh tế quốc dân. Trọng tâm của việc cải tạo XHCN là vấn đề hợp tác hoá và tổ chức xí nghiệp công t− hợp doanh, trong đó hợp tác hoá nông nghiệp là khâu chính. Sau 3 năm thực hiện, đến cuối năm 1960 đã có 84,8% số hộ nông dân vào hợp tác xã với 78% diện tích canh tác, 90% thợ thủ công, 60% ng−ời buôn bán nhỏ vào hợp tác xã, tổ kinh doanh, 100% cơ sở công nghiệp t− nhân vào công t− hợp doanh. Những kết quả trên chứng tỏ chế độ sở hữu XHCN d−ới hai hình thức toàn dân và sở hữu tập thể đ−ợc xây dựng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Quan hệ sản xuất XHCN ở miền Bắc đ−ợc xác lập. Đồng thời việc xây dựng và phát triển thành phần kinh tế quốc doanh ngày càng mạnh. Công nghiệp quốc doanh chiếm 89,9% tổng giá trị sản l−ợng công nghiệp. Bình quân thu nhập tính theo đầu ng−ời tăng gấp hai lần. Văn hoá, y tế đều phát triển và thu đ−ợc kết quả đáng kể. Học sinh phổ thông tăng gấp 2 lần, học sinh trung học chuyên nghiệp, đại học tăng 4 lần. Số gi−ờng bệnh tăng 2 lần. Những số liệu này chứng tỏ đời sống nhân dân đ−ợc nâng cao một b−ớc. Về hoạt động đối ngoại của nhà n−ớc tiến lên một b−ớc mới. Các n−ớc XHCN viện trợ tích cực cho công cuộc xây dựng miền Bắc. Kết quả của hoạt động đối ngoại, đối nội trên đây làm cho miền Bắc thực sự đ−ợc củng cố, làm hậu ph−ơng vững chắc cho cách mạng miền Nam. ở miền Nam từ năm 1954 - 1960, nhân dân đấu tranh đòi hiệp th−ơng thống nhất và giữ gìn lực l−ợng. Chủ tr−ơng của ta là chuyển sang hoạt động bí mật bám dân, bám đất, đấu tranh giữ gìn lực l−ợng, chuẩn bị cho cao trào mới. ở thành thị miền Nam nổi lên phong trào đấu tranh bảo vệ hoà bình, đòi hiệp th−ơng tổng tuyển cử, chống tr−ng cầu ý 131
  17. dân, hàng trăm uỷ ban đấu tranh vì hoà bình đ−ợc thành lập, tiêu biểu là phong trào hoà bình ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ. Hàng vạn công nhân đã bãi công đòi các quyền dân sinh dân chủ, đòi tự do nghiệp đoàn. ở nông thôn, phong trào chống c−ớp đất, chống tăng tô, chống khủng bố, chống “tố cộng, diệt cộng”, “chống dồn làng” phát triển mạnh. Đồng thời cả miền Nam dấy lên phong trào đấu tranh chính trị đòi hiệp th−ơng tổng tuyển cử hoà bình sâu rộng, mạnh mẽ. Hàng triệu l−ợt ng−ời mít tinh, biểu tình, bãi công, bãi thị, lấy chữ ký, đ−a kiến nghị đòi chính quyền Diệm phải hiệp th−ơng tổng tuyển cử thống nhất đất n−ớc. Phong trào đấu tranh đã làm giảm uy thế của chính quyền Mỹ - Diệm. Trong thời gian này, cuộc đấu tranh chống chính sách “tố cộng, diệt cộng” là quyết liệt nhất. Mỹ - Diệm coi tố cộng, diệt cộng là quốc sách nhằm tiêu diệt các lực l−ợng đối lập, mà chủ yếu là đánh phá lực l−ợng cách mạng, uy thế của ng−ời cách mạng. Những phong trào đấu tranh chính trị vẫn phát triển rầm rộ. Hàng triệu l−ợt ng−ời tham gia. Theo số liệu thống kê ch−a đầy đủ từ 1955 - 1959 có gần 18 triệu l−ợt ng−ời tham gia. Trên thực tế một đội quân chính trị chống Mỹ đã ra đời. Song song với lực l−ợng chính trị của quần chúng, lực l−ợng vũ trang đ−ợc xây dựng dần, đến 1957 đã có 37 đại đội vũ trang. Nhiều đội diệt ác trừ gian ra đời. Lực l−ợng vũ trang đã lập nhiều thành tích bảo vệ căn cứ, đánh một số trận tiêu diệt nguỵ quân, hỗ trợ cho đấu tranh chính trị. Run sợ tr−ớc phong trào cách mạng của quần chúng, Mỹ-Diệm thẳng tay dùng chính sách phát xít, khủng bố trắng nhằm ngăn chặn dòng thác cách mạng. Chúng ra đạo luật 10-59, đặt ng−ời cộng sản ra ngoài vòng pháp luật. Lôi máy chém đi khắp miền Nam giết hại dân vô tội. Không khí khủng bố đè nặng lên mọi thôn ấp. Mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với chính quyền Mỹ - Diệm trở nên vô cùng căng thẳng. Nhân dân muốn nổi dậy lật đổ chính quyền Mỹ - Diệm. Sự tàn bạo của kẻ thù thúc đẩy nhân dân miền Nam phải cầm vũ khí vùng lên lật đổ Mỹ - Diệm. Trong lúc cả miền Nam sôi sục căm thù thì nghị quyết 15 của Trung −ơng vào đến miền Nam. Nghị quyết nêu rõ: đánh đổ chế độ thống trị Mỹ - Diệm giải phóng miền Nam là nhiệm vụ chung, là lợi ích chung, yêu cầu chung của nhân dân cả n−ớc. Do đó ngoài con đ−ờng cách mạng, nhân dân miền Nam không còn con đ−ờng nào khác hơn để tự giải phóng khỏi xiềng xích nô lệ. Thực hiện nghị quyết 15 của Trung −ơng, tỉnh Bến Tre phát động “tuần lễ toàn dân đồng khởi”. Nhân dân nhất tề nổi dậy phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị và hệ thống kìm kẹp của địch ở các thôn xã. Từ Bến Tre phong trào Đồng Khởi nhanh chóng lan rộng khắp miền Nam. Đến cuối năm 1960 đã có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai lực l−ợng quân sự và chính trị, giữa ba mặt trận: quân sự, chính trị và binh vận, đập tan 132
  18. nguỵ quyền cơ sở, giành quyền làm chủ cho nhân dân. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời. Có thể nói đến năm 1960 nhân dân miền Nam đã đánh bại cuộc chiến tranh một phía của Mỹ - Diệm, giữ gìn đ−ợc lực l−ợng cách mạng tại chỗ để khi có thời cơ vùng lên giành quyền làm chủ. Những cuộc khởi nghĩa từng phần xuất hiện. Nhiệm vụ củng cố miền Bắc, giữ gìn lực l−ợng cách mạng ở miền Nam của những năm 1954 - 1960 đã đạt đ−ợc những thắng lợi cho phép cách mạng Việt Nam tiến lên chặng đ−ờng mới đầy triển vọng. Từ 1961 -1965 cách mạng Việt Nam vẫn tiếp tục D−ơng cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội để vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc vừa đánh bại chiến tranh đặc biệt ở miền Nam. Để cứu chế độ nguỵ quyền tránh khỏi bị sụp đổ, đế quốc Mỹ thực hiện chiến l−ợc chiến tranh mới: chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965). Mục đích của “chiến tranh đặc biệt”là chống lại chiến tranh du kích, chống lại chiến tranh giải phóng của nhân dân. Ph−ơng thức tiến hành chiến tranh đặc biệt là dùng lực l−ợng nguỵ quân với vũ khí ph−ơng tiện chiến tranh và cố vấn Mỹ. Biện pháp chủ yếu là dần dần lập ấp chiến l−ợc. Dồn dân lập ấp đ−ợc coi là quốc sách để “tát n−ớc, bắt cá”, tách lực l−ợng cách mạng ra khỏi dân để bắt cán bộ, phá phong trào, cuối cùng là tiêu diệt lực l−ợng cách mạng: Thực chất của cuộc chiến tranh đặc biệt là dùng ng−ời Việt đánh ng−ời Việt. Thực hiện kế hoạch trên, Mỹ tăng 19.000 quân chiến đấu cho Diệm, trang bị cho nguỵ quân các thiết bị kỹ thuật hiện đại, chiến tranh mới “trực thăng vận”, “thiết xa vận” và tiến hành các cuộc hành quân càn quét, dồn dân lập ấp để “bình định” miền Nam với kế hoạch Stalây-Taylo. Cách mạng miền Nam đang đứng tr−ớc một thử thách nghiêm trọng. Nhiệm vụ cấp bách của cách mạng miền Nam là giữ vững, mở rộng quyền làm chủ đã giành đ−ợc, đánh bại chiến l−ợc “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ -Diệm. Ph−ơng h−ớng chiến l−ợc của cách mạng miền Nam là phát triển theo con đ−ờng tiến lên tổng khởi nghĩa. Ph−ơng châm đấu tranh là: đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tiến công địch cả hai mặt: chính trị và quân sự. Ra sức xây dựng lực l−ợng chính trị, phát động quần chúng nổi dậy. Xây dựng lực l−ợng vũ trang tiến công tiêu diệt địch, xây dựng mặt trận và chính quyền, xây dựng căn cứ địa, nắm vững công tác binh vận. Tất cả nhằm xây dựng lực l−ợng cách mạng ngày càng mạnh. Thực hiện các nhiệm vụ trên, nhân dân miền Nam đã đấu tranh anh dũng lần l−ợt đánh bại mọi kế hoạch của Mỹ - Diệm. Lực l−ợng chính trị ngày càng mạnh. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ngày càng mở rộng. ở các xã giải phóng, uỷ ban Mặt trận 133
  19. làm chức năng chính quyền. Các tổ chức thành viên của Mặt trận ngày càng thu hút đông đảo các tầng lớp quần chúng nhân dân. Lực l−ợng vũ trang đã hình thành ba thứ quân rõ rệt. Ngày 15 2-1961 quân giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Các lực l−ợng chính trị kết hợp với lực l−ợng vũ trang tiến hành cuộc đấu tranh toàn diện, kết hợp tiến công với ‘nổi dậy, thực hiện ba mũi giáp công (chính. trị, quân sự, binh vận). Cuộc đấu tranh diễn ra quyết liệt, dai dắng, liên miên nhằm chống phá kế hoạch dồn dân lập ấp mục tiêu cơ bản của kế hoạch Xtalây-taylo. Trên toàn miền Nam 11 triệu l−ợt ng−ời đã đ−ợc huy động phá rào đốt thẻ trở về làng cũ. Nhiều ấp sau khi dân nổi dậy làm chủ đã chuyển thành làng, ấp chiến đấu. Phá ấp chiến l−ợc, củng cố xây dựng mở rộng vùng giải phóng, đẩy mạnh xây dựng thực lực mọi mặt đã tạo thuận lợi cho nhiệm vụ đánh bại các cuộc hành quân càn quét của địch. Cuộc chiến đấu trở nên quyết liệt hơn. Địch sử dụng nhiều thủ đoạn và biện pháp mới nh− “bủa l−ới phóng lao”, “trên đe d−ới búa”. “ph−ợng hoàng vồ mồi” để tiêu diệt cách mạng miền Nam. Những mọi tính toán của Mỹ - nguỵ đều thất bại. Quân dân miền Nam kiên c−ờng đánh bại mọi cuộc hành quân càn quét, các chiến thuật và biện pháp tác chiến của địch giành những thắng lợi quan trọng. Tiêu biểu là trận ấp Bắc ngày 2-l-1963. Chiến thắng ấp Bắc đánh dấu sự chuyển về chất của chiến tranh cách mạng miền Nam, “báo hiệu khả năng đánh thắng những chiết thuật cơ động bằng máy bay lên thẳng và xe tăng thiết giáp của Mỹ - Nguỵ”. Sau ấp Bắc cả miền Nam dấy lên phong trào tiến công và nổi dậy, tiêu diệt nguỵ quân, phá ấp chiến l−ợc sau một năm r−ỡi thực hiện kế hoạch Xtalây - Taylo vẫn không cứu vãn đ−ợc nguỵ quân nguỵ quyền, ng−ợc lại mâu thuẫn nội bộ của chúng ngày càng gay gắt. Chính quyền Ngô Đình Diệm khủng hoảng trầm trọng và đến 1-11- 1963 diễn ra cuộc đảo chính lật đổ Diệm - Nhu. Những việc “thay ngựa giữa dòng” không xoay chuyển đ−ợc tình thế. Kế hoạch Xtalây-taylo vẫn bị phá sản. D−ơng Văn Minh thay Ngô Đình Diệm lại bị lật đổ tháng 1-1964. Mỹ đ−a Nguyễn Khánh lên thay thế. Mọi cố gắng của Mỹ - nguỵ thể hiện bằng kế hoạch Giôn sơn - Macnamara, nhằm bình định miền Nam trong vòng 2 năm, đẩy chiến tranh đặc biệt đến đỉnh cao. Nh−ng Macnamara bị giết hụt. Quân giải phóng mở nhiều chiến dịch tiêu diệt địch, tiêu biểu là trận Bình Giã. Chiến thắng đã mở ra thời kỳ mới: kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính qui, kết hợp nổi dậy của quần chúng và hoạt động quân sự. Đ−ợc sự phối hợp của lực l−ợng vũ trang, nhân dân nổi dậy phá hầu hết ấp chiến l−ợc. Đến cuối năm 1965 nguỵ quân “x−ơng sống” của chiến tranh đặc biệt, dựng tr−ớc nguy cơ bị tiêu diệt. Nhân dân đã thực hiện tốt chủ tr−ơng đảng viên bám chắc dân, dân bám chắc đất, du kích bám chắc địch. Vì vậy hệ thống ấp “tầng tầng lớp lớp” của địch bị phá vỡ từ bên trong. Đến cuối năm 1965 “quốc sách” ấp chiến l−ợc bị phá sản hoàn toàn. 134
  20. Cách mạng miền Nam lớn mạnh cả thế và lực. Lực l−ợng cách mạng lớn mạnh không ngừng. Vùng giải phóng mở rộng thành hậu ph−ơng trực tiếp cho cách mạng. Tuy nhiên các nhu cầu cơ bản của cách mạng miền Nam vẫn do căn cứ địa- hậu ph−ơng miền Bắc đảm nhiệm và con đ−ờng vận tải chiến l−ợc từ Bắc vào Nam, đ−ờng 559 hình thành. Con đ−ờng đó đã đáp ứng nhu cầu lịch sử của cuộc chiến tranh cách mạng, đã là mạch máu nối liền công cuộc xây dựng CNXH miền Bắc và cuộc chiến đấu ở miền Nam. Từ đó nhân dân miền Nam đánh bại chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ - Nguỵ. Trên miền Bắc, nhân dân bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất nhằm tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN và b−ớc đầu xây dựng cơ sở vật chất CNXH. Cả miền Bắc sôi nổi các phong trào thi đua v−ợt mức kế hoạch 5 năm (1961-1965). Phong trào hợp tác hoá nông nghiệp phát triển nhanh. Đến năm 1965 đã có 88,8% nền công nghiệp hợp tác hoá cùng giai cấp nông dân tập thể hình thành. Nhiều trung tâm công nghiệp mới đ−ợc xây dựng, một số thành phố công nghiệp đã xuất hiện. Công nghiệp phục vụ nông nghiệp có hiệu quả, vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân b−ớc đầu đ−ợc xác lập. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Trung −ơng đảng (6- 1961) về công nghiệp, miền Bắc đã xây dựng đ−ợc một phần đáng kể cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Các ngành công nghiệp chủ yếu nh− điện, cơ khí, luyện kim, hoá chất, vật liệu xây dựng v.v hình thành và phát triển nhanh. Đến năm 1965 đã có 1.132 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh. Cùng với sự phát triển công nghiệp, đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật ngày càng đông, đến năm 1965 đã có hơn 650.000 ng−ời. Văn hoá giáo dục phát triển mạnh, đã có 4,5 triệu ng−ời đi học trên số 16 triệu dân. Các loại hình tr−ờng phổ thông các cấp, trung học chuyên nghiệp đại học phát triển mạnh gấp 2 lần so với năm 1960. Sức khoẻ của nhân dân đ−ợc bảo vệ. Mạng l−ới y tế đ−ợc xây dựng từ thành thị đến nông thôn. Đến 1965 có 70% huyện có bệnh viện, đội ngũ cán bộ y tế tăng 5 lần so với năm 1960. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng b−ớc đ−ợc nâng cao. Đến năm 1965, có gần 100 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp. Các tệ nạn xã hội giảm dần, đạo đức mới nếp sống mới XHCN từng b−ớc đ−ợc xây dựng. Toàn Đảng, toàn dân toàn quân thi đua lao động sản xuất, luyện quân, hoàn thành v−ợt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, xây dựng CNXH ở miền Bắc, làm nghĩa vụ hậu ph−ơng với miền Nam ruột thịt. Phong trào làm thêm ngày, thêm giờ, thêm sản phẩm của đồng bào miền Bắc vì miền Nam diễn ra sôi nổi rộng khắp. Mạch máu giao thông tăng 135
  21. c−ờng mở rộng, đảm bảo phòng thủ miền Bắc, tăng c−ờng lực l−ợng mọi mặt cho miền Nam. Nhờ đó khối l−ợng hàng đ−a vào chiến tr−ờng tăng rất nhanh. Năm 1962 gấp 3 lần năm 1961. Đ−ờng vận tải trên biển từ Bắc vào Nam đ−ợc thiết lập do đoàn 759 vận hành, chuyển hàng ngàn tấn vũ khí vào chiến tr−ờng Nam bộ. Hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, hàng ngàn tấn l−ơng thực, hàng chục tấn thuốc men, hàng trăm ngàn khẩu súng, hàng ngàn tấn vũ khí đ−ợc chuyển từ Bắc vào Nam. Sự tăng c−ờng to lớn về sức ng−ời, sức của và sự cổ vũ tinh thần của hậu ph−ơng lớn đối với cách mạng miền Nam đã góp phần quan trọng đánh bại chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ. Miền Bắc với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt đ−ợc những thành tựu đáng kể ở chặng đ−ờng đầu tiên. Thắng lợi của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất thúc đẩy lực l−ợng sản xuất phát triển, củng cố một b−ớc quan trọng quan hệ sản xuất XHCN. Các ngành kinh tế quốc dân phát triển đồng đều. Thành phần kinh tế quốc doanh ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đ−ợc nâng cao một b−ớc. Kết quả quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất là b−ớc đầu thiết lập đ−ợc cơ sở ban đầu của một hình thái kinh tế - xã hội mới với quan hệ sản xuất XHCN và những cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu của CNXH, tạo ra sự biến đổi trên mọi lĩnh vực để “miền Bắc n−ớc ta tiến những b−ớc dài ch−a từng có trong lịch sử dân tộc. Đất n−ớc, xã hội, con ng−ời đều đổi mới”(118). Trong khi nhân dân Việt Nam ra sức xây dựng CNXH ở miền Bắc và kháng chiến chống chiến tranh đặc biệt ở miền Nam thì trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế diễn ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa xét lại hiện đại. Đặc biệt cuộc đấu tranh trong nội bộ các n−ớc XHCN gây tác hại đến phong trào cách mạng thế giới, tổn th−ơng sự đoàn kết trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, ảnh h−ởng tiêu cực đến cách mạng n−ớc ta. Chủ nghĩa xét lại hiện đại đã vứt bỏ linh hồn của chủ nghĩa Mác-Lênin, phủ nhận đấu tranh giai cấp, thoả hiệp một cách vô nguyên tắc giữa giai cấp bóc lột và bị bóc lột, phủ nhận cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản. Chủ nghĩa đế quốc và bè lũ tay sai đã lợi dụng tình hình đó, khơi sâu sự bất đồng giữa một số đảng và một số n−ớc anh em. Trong cuộc đấu tranh đó đã có ng−ời dao động tr−ớc những khó khăn phức tạp của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, hoài nghi đ−ờng lối của Đảng. Nh−ng Đảng ta, trên cơ sở phân tích khoa học về tính chất, nội dung của thời đại, về so sánh lực l−ợng cách mạng và phản cách mạng đã đấu tranh không khoan nh−ợng chống chủ nghĩa xét 136
  22. lại hiện đại, kiên định con đ−ờng chủ nghĩa Mác-Lênin lãnh đạo nhân dân ta đi theo con đ−ờng đã chọn: con đ−ờng cách mạng vô sản. Kết hợp xây dựng chủ nghĩa xã hội với chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc, nhân dân ta đã v−ợt qua đ−ợc sự bất đồng trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, tranh thủ đ−ợc sự ủng hộ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các n−ớc XHCN khác. Đứng tr−ớc nguy cơ sụp đổ của nguỵ quân, nguỵ quyền miền Nam, đế quốc Mỹ xúc tiến mọi âm m−u chống phá miền Bắc. Ngày 5-8-1964 chúng đã dùng không quân bắn phá miền Bắc, gây ra sự kiện “Vịnh Bắc bộ”, chuẩn bị cho m−u đồ chiến tranh mới. Sau sự kiện này, một làn sóng chống Mỹ dâng cao trên khắp miền Bắc, từ đồng bằng đến miền núi, thành thị đến nông thôn, khẳng định ý chí của toàn dân quyết đánh bại mọi âm m−u và hành động mở rộng chiến tranh của đế quốc Mỹ. Năm 1965 lịch sử dân tộc Việt Nam b−ớc vào giai đoạn thử thách quyết liệt hơn. Đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh, thực hiện nấc thang chiến tranh cao nhất của đế quốc Mỹ ở Việt Nam tiến hành chiến tranh cục bộ ở miền Nam và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc bằng không quân và hải quân. Tiến hành chiến tranh cục bộ Mỹ m−u toan nhanh chóng tạo ra −u thế về binh lực, hoả lực, có thể áp đảo chủ lực giải phóng quân miền Nam bằng chiến l−ợc quân sự mới “tìm diệt”, cố giành lại thế chủ động trên chiến tr−ờng, đẩy lực l−ợng vũ trang của ta trở về thế phòng ngự, buộc ta phải đánh nhỏ, hoặc rút về biên giới làm cho chiến tranh cách mạng tàn lụi dần. Đồng thời củng cố mở rộng vùng hậu ph−ơng của chúng, giành dân, giành đất mà ta đã giải phóng. Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, Mỹ hy vọng đánh phá căn cứ địa cách mạng của cả n−ớc, hậu ph−ơng lớn của cuộc chiến đấu chống Mỹ ở miền Nam, bổ sung cho cuộc chiến tranh cục bộ ở miền Nam: ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc, làm giảm sức tiến công của lực l−ợng cách mạng miền Nam. Trong 4 năm (1965 - 1968) với bộ máy chiến tranh khổng lồ của một đế quốc siêu c−ờng, Mỹ đã huy động vào cuộc chiến tranh Việt Nam: 68% bộ binh, 60% lính thuỷ đánh bộ, 32% không quân chiến tranh, 50% không quân chiến l−ợc, 40% hải quân. Chi phí 352 tỷ đô la, ném 7,85 triệu tấn bom xuống cả hai miền Nam - Bắc Việt Nam để kéo lùi Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá. Những m−u toan trên đây của đế quốc Mỹ là thử thách nghiêm trọng đối với lịch sử dân tộc, với nhân dân Việt Nam. Đồng thời cũng làm cho mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với bọn xâm l−ợc Mỹ và bè lũ tay sai trở nên quyết liệt nhất. Dân tộc Việt Nam đã quyết tâm huy động cả n−ớc lên đ−ờng đánh Mỹ, quyết “xẻ dọc Tr−ờng Sơn đi cứu n−ớc” để đánh bại đế quốc Mỹ, bảo vệ miền Bắc XHCN, giải phóng miền Nam, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ trong cả n−ớc. 137
  23. Chống Mỹ cứu n−ớc trở thành nhiệm vụ thiêng liêng hàng đầu của cả dân tộc. Miền Bắc là hậu ph−ơng lớn, miền Nam là tiền tuyến lớn. Tiền tuyến gọi, hậu ph−ơng trả lời, nhân dân hai miền Nam Bắc thi đua đánh thắng giặc Mỹ xâm l−ợc. Nhận thức sâu sắc chân lý độc lập dân tộc và CNXH không thể tách rời nhau, cách mạng giải phóng miền Nam và cách mạng XHCN miền Bắc đ−ợc đặt trong mối quan hệ biện chứng giữa hậu ph−ơng và tiền tuyến. Thực tiễn 10 năm đấu tranh (1955-1965) cho thấy nếu không có hậu ph−ơng miền Bắc XHCN thì không có thắng lợi trong cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam. Do đó trong bất kỳ tình huống nào miền Bắc phải đ−ợc bảo vệ, củng cố, phát triển lên CNXH. Cách mạng miền Bắc bao gồm hai nhiệm vụ vừa sản xuất vừa chiến đấu. Hai nhiệm vụ này quan hệ khăng khít với nhau và với cách mạng miền Nam. Với nhận thức đúng đắn ấy cả n−ớc dấy lên cao trào cách mạng rộng lớn ch−a từng có trong lịch sử, vừa sản xuất vừa chiến đấu quyết đánh thắng giặc mỹ xâm l−ợc. Nhân dân miền Bắc chiến đấu với khẩu hiệu “nhắm thắng quân thù mà bắn”, “tất cả cho tiền tuyến”. Mỗi tầng lớp nhân dân có mục tiêu sản xuất, chiến đấu cụ thể. Công nhân với phong trào, ba điểm cao” chắc tay búa, chắc tay súng. Nông dân “chắc tay cày, tay súng” với phong trào “ba mục tiêu”. Trí thức với phong trào “ba quyết tâm”, “ba cải tiến”. Thanh niên “ba sẵn sàng”, phụ nữ “ba đảm đang”. Phong trào thi đua “hai tốt”, “hai giỏi” sôi nổi trong giáo dục. Các khẩu hiệu, các phong trào thi đua trở thành điều tâm niệm nâng cao hơn tinh thần chiến đấu và sản xuất của nhân dân. Vì thế dù cho địch bắn phá ác liệt, sản xuất của miền Bắc vẫn phát triển. Các hình thức sản xuất phù hợp với thời chiến xuất hiện. Địch đánh ngày, ta sản xuất ban đêm, phân tán nhỏ theo địa ph−ơng. Do đó kinh tế giữ vững, đời sống vật chất của nhân dân đ−ợc giữ vững, nhân dân miền Bắc đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ. Trên chiến tr−ờng miền Nam, Mỹ tăng quân ồ ạt từ 20 vạn lên 40 vạn, năm 1968 lên đến 60 vạn. Mở các cuộc phản công chiến l−ợc mùa khô 1965 - 1966, 1966 -1967 với các chiến dịch “tìm diệt” và “bình định”. Nh−ng mọi cố gắng của Mỹ đẩy mạnh xâm l−ợc miền Nam không làm nhụt ý chí chiến đấu của ng−ời Việt Nam, trái lại càng làm tăng thêm ngọn lửa căm thù đế quốc Mỹ càng làm cho tình đoàn kết hai miền thêm gắn bó bền chặt. Miền Bắc càng tăng c−ờng chi viện để miền Nam đánh bại chiến tranh cục bộ. Giữ vững và phát triển thế chiến l−ợc tiến công, cả miền Nam dấy lên phong trào “tìm Mỹ mà đánh, tìm nguỵ mà giết”. Nhiều vành đai diệt Mỹ xuất hiện. Phong trào thi đua trở thành dũng sĩ diệt Mỹ” sôi nổi trong toàn quân toàn dân. Kết quả quân dân miền Nam đập tan hai cuộc phản công chiến l−ợc lớn nói trên. Đấu tranh chính trị, ngoại giao càng đ−ợc đẩy mạnh, phối hợp với đấu tranh quân sự, tạo điều kiện cho cách mạng tiếp tục giành thắng lợi mới. 138
  24. Sau mùa khô 1966 - 1967 cục diện chiến tr−ờng tiếp tục chuyển biến có lợi cho cách mạng miền Nam. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung −ơng Đảng lần thứ XIV ( 1- 1968) chỉ rõ: “ Chúng ta đang đứng tr−ớc triển vọng và thời cơ chiến l−ợc lớn, đế quốc Mỹ đang ở tình thế tiến thoái l−ỡng nan về chiến l−ợc. Ta đang ở thế thắng, thế chủ động và thuận lợi. Địch đang ở thế thua, thế bị động” (119). Từ đánh giá trên ta quyết tâm “chuyển cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam sang thời kỳ mới - thời kỳ giành thắng lợi quyết định” (120). Thực hiện nghị quyết XIV của Trung −ơng, nhân dân hai miền ráo riết chuẩn bị tiềm lực để tổng công kích và nổi dậy. Đêm 30 ngày 31-1-1968 nhằm mùng một Tết Mậu Thân, toàn miền Nam bất ngờ nổi dậy tiến công đồng loạt vào các đô thị, nổi dậy ở hầu hết các vùng nông thôn bị địch kiểm soát. Đánh trúng các cơ quan đầu não, các sở chỉ huy, các căn cử quân sự, các tuyến phòng thủ, các hệ thống giao thông thuỷ bộ, các kho tàng, làm tê liệt mọi hoạt động hên lạc và vận chuyển của địch. Cuộc tổng công kích và nổi dậy Tết Mậu Thân là đòn sấm sét giáng xuống đầu Mỹ - nguỵ, làm thay đổi thế trận. Ta đã đ−a chiến tranh vào tận sào huyệt cuối cùng của địch, làm chuyển biến nhanh chóng so sánh lực l−ợng giữa ta và địch có lợi cho ta. Cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 mở màn kế hoạch tổng công kích và nổi dậy năm 1968 trên toàn chiến tr−ờng miền Nam. Thắng lợi to lớn của các cuộc tiến công, nổi dậy năm 1968 là một đòn quyết định làm phá sản chiến l−ợc “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. Bị phá sản ở nấc thang cao nhất của cuộc chiến tranh xâm l−ợc Việt Nam, Mỹ buộc phải xuống thang chấm dứt không điều kiện việc ném bom bắn phá miền Bắc, phải ngồi vào bàn đàm phán với chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ 1965 - 1968 là thắng lợi của quyết tâm đánh thắng Mỹ của toàn Đảng, toàn dân, là thắng lợi của cách đánh Mỹ sáng tạo, buộc cả bộ máy chiến tranh khổng lồ của địch phải bị động đánh theo cách của ta, là thắng lợi của chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại, là thắng lợi của các mặt trận thống nhất chống Mỹ. Mặt trận thống nhất dân tộc, Mặt trận thống nhất ba n−ớc Đông D−ơng, Mặt trận thống nhất trên thế giới đã tạo ra sức mạnh Việt Nam để đánh bại chiến tranh phá hoại miền Bắc và chiến tranh cục bộ ở miền Nam. Bị phá sản và thất bại hoàn toàn hai cuộc chiến tranh trên. Mỹ buộc phải chuyển chiến l−ợc. Từ 1969 chúng thực hiện phi Mỹ hoá chiến tranh bằng chiến l−ợc “Việt Nam hoá” chiến tranh (1969 -1972), duy trì âm m−u dùng ng−ời Việt đánh ng−ời Việt, dùng ng−ời Đông D−ơng chống ng−ời Đông D−ơng bằng đô la Mỹ và bom đạn Mỹ. Biện pháp then chốt của “Việt Nam hoá” chiến tranh là dùng bộ máy bạo lực khổng lồ để “bình định” nông thôn, thiết lập bộ máy kìm kẹp từ Trung −ơng đến địa ph−ơng, đến 139
  25. các xã, thôn, ấp giành dân, giành đất, đánh bật lực l−ợng cách mạng ra khỏi nông thôn, để triệt phá cơ sở cách mạng đến tận gốc. Mặt khác chúng đánh vào hậu ph−ơng quốc tế của Việt Nam, hòng cắt nguồn viện trợ quốc tế cho Việt Nam để bóp nghẹt cuộc kháng chiến của nhân dân, làm cạn kiệt sức chiến đấu, buộc ta phải đầu hàng. Những thủ đoạn kìm kẹp thâm độc và tàn bạo của chính sách bình định của địch đã gây cho cách mạng khá nhiều khó khăn, tổn thất. Nhiều nơi mất đất, mất dân, nhiều cơ sở cách mạng bị vỡ do phản bội, chỉ điểm. Tr−ớc tình hình đó, nhân dân ta nỗ lực thực hiện nghị quyết của Bộ chính trị Trung −ơng Đảng tháng 4-1969. Miền Bắc ra sức khôi phục hậu quả chiến tranh, tăng c−ờng chi viện cho miền Nam về mọi mặt để chuẩn bị cho các cuộc tiến công mới. Xuân - hè 1969 quân dân miền Nam bắt đầu tiến công dịch và đến giữa năm 1970 phong trào quần chúng phá “bình định” của địch ở các địa ph−ơng b−ớc đầu đ−ợc khôi phục. Nhân dân ba n−ớc Đông D−ơng tăng c−ờng đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung. Tháng 4-1970 Hội nghị cấp cao của nhân dân Đông D−ơng chống âm m−u mở rộng chiến tranh của Mỹ đã ra bản tuyên bố chung về mục tiêu chiến đấu của mỗi quốc gia, thống nhất ủng hộ nhau, theo yêu cầu của mỗi bên. Thực tế đó là c−ơng lĩnh đấu tranh chung của ba dân tộc anh em. Đầu năm 1971 Nichsơn quyết định mở 3 cuộc tiến công đánh vào 3 n−ớc Đông D−ơng. Cuộc hành quân “Lam Sơn 719” đánh ra đ−ờng số 9 Nam Lào. Cuộc hành quân “toàn thắng 01-71” đánh lên đông bắc Campuchia và cuộc hành quân “Quang Trung 4” đánh ra vùng ba biên giới (Tây Nguyên) với tham vọng đánh bại chiến tranh cách mạng Đông D−ơng. Nh−ng chúng đã bị thất bại thảm hại. Cả ba chiến dịch trên đều bị ta phản công đến tiến công tiêu diệt, đập tan các cuộc tiến công qui mô lớn nhất, một cố gắng cao nhất của đế quốc Mỹ. Trên mặt trận chính trị, ngoại giao, ngày 6-6-1969 đại hội các lực l−ợng yêu n−ớc, cách mạng miền Nam đã tuyên bố thành lập chính thể cộng hoà miền Nam Việt Nam, bầu chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Sau thắng lợi có ý nghĩa chiến l−ợc Xuân - Hè năm 1971, cục diện chiến tr−ờng ở ba n−ớc Đông D−ơng đã biến đổi quan trọng. Trên cơ sở phân tích t−ơng quan về thế và lực giữa ta và địch, chúng ta quyết định mở cuộc tiến công chiến l−ợc năm 1972 nhằm làm thay đổi so sánh lực l−ợng, thay đổi cục diện chiến tr−ờng có lợi cho ta, buộc địch phải chấp nhận một giải pháp chính trị theo điều kiện của ta. Ngày 30 tháng 3 năm 1972 quân dân miền Nam bắt đầu cuộc tiến công đánh mạnh, đánh tiêu diệt vào các địa bàn quan trọng mà địch chủ quan để tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch mà h−ớng chính: Trị -Thiên, Tây Nguyên, khu V và Đông Nam bộ. Bị bất ngờ do không phán đoán đ−ợc h−ớng tiến công của ta nên địch lúng túng bị động và nhanh chóng bị tiêu diệt. Ta chọc thủng ba tuyến phòng thủ vành ngoài mạnh nhất, quan trọng 140
  26. nhất của địch: Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam bộ. Cơ đồ “Việt Nam hoá” chiến tranh đứng tr−ớc nguy cơ sụp đổ. Để cứu vãn tình hình miền Nam đế quốc Mỹ huy động không quân, hải quân đánh phá trở lại miền Bắc. Lần này, chiến tranh phá hoại ác liệt hơn, dã man hơn, tàn bạo hơn, kết hợp tất cả các ph−ơng tiện chiến tranh tối tân nhất là máy bay B52 ném bom rải thảm miền Bắc, nhằm tạo sức ép để ta ngừng tiến công ở miền Nam. Quân dân miền Bắc bình tĩnh chủ động b−ớc vào cuộc chiến đấu mới vô cùng ác liệt và đã lập những thành tích xuất sắc. Nhiều thành phố, nhà máy, tr−ờng học, bệnh viện bị tàn phá, nh−ng hàng ngàn máy bay Mỹ bị tan xác. Chúng bắn phá suốt ngày đêm các trục đ−ờng giao thông huyết mạch. Nh−ng trên các tuyến đ−ờng vận tải Bắc - Nam xe vẫn chạy thông đ−ờng, hàng và quân chủ lực vẫn hành quân vào chiến tr−ờng với khí thế “xẻ dọc tr−ờng Sơn đi cứu n−ớc”. Miền Nam vẫn liên tiếp tiến công mãnh liệt buộc Mỹ một lần nữa phải xuống thang, chấp nhận đàm phán và ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra. Nh−ng Mỹ đã lật lọng, húng huy động cao nhất số máy bay B52 ném bom huỷ diệt Hà Nội. Nh−ng với tinh thần không có gì quí hơn độc lập tự do, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nhằm thẳng quân thù mà bắn nên ngày đêm đầu tiên, quân dân ta đã hạ 3 máy bay B52, 4 máy bay chiến thuật. Chiến thắng này chứng tỏ ta có khả năng đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến l−ợc đ−ờng không của đế quốc Mỹ. Các ngày sau đó nhiều B52 bị bắn rơi và riêng đêm 20-12 quân dân thủ đô bắn tan xác 7 B52 bắt sống 12 giặc lái. Nichxơn quyết định “dốc túi” vào trận đánh cuối cùng kéo dài 12 ngày đêm. Sau 12 ngày đêm oanh kích tàn phá Nichxơn đã “cháy túi” 81 máy bay hiện đại trong đó có 34 B52 bị bắn rơi, 43 giặc lái bị bắt sống. Cuộc tập kích chiến l−ợc đ−ờng không qui mô lớn bằng máy bay B52 của Mỹ 12 ngày đêm bị quân dân ta đập tan. Đó là đòn thất bại nặng nề nhất trong lịch sử chiến tranh xâm l−ợc của Mỹ. Đó là chiến công oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc và sự nghiệp chống Mỹ cứu n−ớc của nhân dân ta mà thế giới gọi đó là trận “Điện Biên Phủ trên không”. Thất bại về quân sự, Mỹ buộc phải đàm phán trở lại và ngày 27-1-1973 Mỹ ký hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam. Sau hiệp định Pari về Việt Nam (1973) nhân dân miền Bắc tiếp tục khôi phục và phát triển kinh tế, ra sức chi viện cho cách mạng miền Nam giành thắng lợi hoàn toàn, làm tròn nhiệm vụ của hậu ph−ơng lớn đối với tiền tuyến lớn. Kinh tế miền Bắc đ−ợc khôi phục, cùng với sự viện trợ to lớn của các n−ớc xã hội chủ nghĩa anh em đã đảm bảo ổn định đời sống cho nhân dân và đáp ứng yêu cầu ngày càng lớn cho cuộc chiến ở miền Nam. Lào, Campuchia trong giai đoạn cuối cùng. Chỉ hai mùa khô 1973- 1974, 1974- 141
  27. 1975 khối l−ợng hàng chi viện gấp 9 lần 1972. Miền Nam đẩy mạnh đấu tranh chống Mỹ - nguỵ, tạo thế và lực cho công cuộc giải phóng hoàn toàn đất n−ớc. Những thắng lợi to lớn trong năm 1973-1974 về quân sự, chính trị, ngoại giao đã làm thay đổi cục diện chiến tr−ờng có lợi cho ta. Cuối năm 1974, đầu 1975 tình hình so sánh lực l−ợng lại càng có lợi cho ta. Hội nghị Bộ chính trị đã đánh giá “Chúng ta đang đứng tr−ớc thời cơ chiến l−ợc lớn, ch−a bao giờ ta có điều kiện đầy đủ về quân sự và chính trị nh− hiện nay, có thời cơ chiến l−ợc to lớn nh− hiện nay để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, để tiến tới thống nhất tổ quốc. Và thông qua kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976. Mùa xuân năm 1975 bắt đầu cuộc tiến công chiến l−ợc, mở màn là chiến dịch Tây Nguyên. Sau 20 ngày (4/3-24/3) chiến đấu, ta giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên. Mất Tây Nguyên địch rơi vào thế hoảng loạn, sinh ra sai lầm lớn: tuỳ nghi di tản. Nguỵ quân rơi vào tình trạng vô tổ chức, nguỵ quyền lúng túng, hoảng hốt. Thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam xuất hiện. Ta nhanh chóng chuyển sang tổng phản công, giải phóng Trị Thiên - Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng tiến thẳng vào cửa ngõ Sài Gòn và kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 30-4-1975 đi vào lịch sử dân tộc nh− một chiến công lừng lẫy nhất, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu n−ớc của nhân dân ta (1954-1975). Đó là cuộc chiến tranh yêu n−ớc, giải phóng và bảo vệ tổ quốc tiêu biểu vĩ đại nhất trong lịch sử dựng n−ớc và giữ n−ớc của dân tộc. Chiến thắng này chấm dứt vĩnh viễn hơn một trăm năm thống trị của chủ nghĩa đế quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả n−ớc bảo vệ thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc, xoá mọi ch−ớng ngại trên con đ−ờng thống nhất n−ớc nhà, mở đ−ờng cho cả n−ớc đi lên chủ nghĩa xã hội. IV. GIAI Đoạn 1975 - NAY Sau thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu n−ớc, lịch sử Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới: xây dựng đất n−ớc theo định h−ớng xã hội chủ nghĩa, phát triển sản xuất theo mục tiêu n−ớc mạnh, dân giàu. thực hiện dân chủ hoá và tiến bộ xã hội, đồng thời đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, mở rộng quan hệ quốc tế. Việc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong cả n−ớc tháng 4-1975 đã mở ra một kỷ nguyên mới cho cách mạng Việt Nam: kỷ nguyên độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội. Ngay sau khi giải phóng miền Nam, nhân dân bắt tay ngay vào việc ổn định tình hình miền Nam, khắc phục hậu quả chiến tranh trong cả n−ớc để tiến tới thống nhất đất n−ớc. Trên thực tế, Tổ quốc Việt Nam đã thống nhất lãnh thổ từ 30-4-1975, nh−ng do đất n−ớc bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau, nên việc thống nhất đất n−ớc về mặt nhà n−ớc ch−a làm ngay đ−ợc mà phải tiến dần 142
  28. từng b−ớc, thông qua việc sử dụng quyền dân chủ, quyền làm chủ đất n−ớc, làm chủ vận mệnh dân tộc của nhân dân. Hội nghị lần thứ 24 của Ban chấp hành Trung −ơng Đảng họp trong tháng 9-1975 đề ra nhiệm vụ thống nhất đất n−ớc và triển khai thực hiện. Hội nghị chính trị hiệp th−ơng thống nhất, đất n−ớc họp tại Sài Gòn 11- 1975, Hội nghị nhấn mạnh “Cần tổ chức sớm cuộc tổng tuyển cử trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam để bầu ra Quốc hội chung cho cả n−ớc”. Ngày 25-4-1978 cuộc tổng tuyển cử Quốc hội chung đ−ợc tổ chức trong cả n−ớc và kết quả một Quốc hội chung của n−ớc Việt Nam thống nhất ra đời gồm 492 đại biểu. Quốc hội lấy tên n−ớc là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2- 7-1976) quyết định quốc kỳ, quốc ca, thủ đô của cả n−ớc. Bầu cử các cơ quan. chức vụ lãnh đạo cao nhất của n−ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Có thể nói đến tháng 7- 1976 Việt Nam thực sự thống nhất về mặt nhà n−ớc. Ngày 18-12-1980 thông qua Hiến pháp n−ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc thống nhất đất n−ớc về mặt nhà n−ớc tạo ra những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất n−ớc, để tiến lên chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc. Sau khi thống nhất n−ớc nhà nhân dân ta lại phải tiến hành cuộc đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc suốt 5 năm (1975-1979) ở cả hai đầu đất n−ớc. Phía Tây Nam chống bọn phản động Campuchia, phía Bắc chống bọn phản động Trung Quốc. Đến tháng 3-1979 với mọi cố gắng của Việt Nam và đ−ợc d− luận quốc tế ủng hộ, cuộc xung đột biên giới phía Bắc và Tây mới chấm dứt, đ−a lại hoà bình, đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đồng thời chúng ta đã mở rộng quan hệ quốc tế đến 1989 đã có 114 n−ớc đặt quan hệ ngoại giao và 76 n−ớc đặt quan hệ th−ơng mại và hợp tác. Tuy nhiên quan hệ hợp tác kinh tế mới chỉ là b−ớc đầu ch−a có hiệu quả cao. Trung thành với con đ−ờng đã chọn, từ năm 1976 Việt Nam chuyến sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đ−ờng lối cách mạng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn quá độ đ−ợc Đảng đề ra chính thức tại Đại hội IV (1976), bổ sung và phát triển ở Đại hội V (1982). Nhiệm vụ tổng quát là “tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội và cải tạo xã hội chủ nghĩa, tăng c−ờng hơn nữa sự nhất trí về chính trị và tinh thần của nhân dân, giảm bớt và khắc phục những khó khăn, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, chặn đứng và loại trừ các biểu hiện tiêu cực, đặt những tiến bộ quan trọng trong mọi lĩnh vực, tạo ra thế cân đối mới của nền kinh tế, đồng thời chuẩn bị cho những b−ớc tiến vững chắc và mạnh mẽ hơn trong chặng đ−ờng tiếp theo” (121). Đ−ờng lối đó đ−ợc cụ thể hoá trong hai kế hoạch nhà n−ớc 5 năm phát triển kinh tế - xã hội. 143
  29. Trong 5 năm (1976 - 1980), các lĩnh vực khôi phục và phát triển kinh tế cải tạo quan hệ sản xuất, văn hoá giáo dục, y tế, đều đạt đ−ợc những thành tựu và tiến bộ to lớn. Nhờ đó cách mạng v−ợt qua đ−ợc các khó khăn chồng chất, tạo đà phát triển mới. Ví dụ nông nghiệp tăng 1,9%, công nghiệp tăng 0,6%, thu nhập quốc dân tăng 0,4%. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1981-1985), các mục tiêu của kế hoạch đã đạt đ−ợc các tiến bộ quan trọng. Sản l−ợng nông nghiệp tăng 4,9% hàng năm, công nghiệp tăng 9,5%. Thu nhập quốc dân tăng bình quân hàng năm 6,4%. Về cơ sở vật chất: hàng trăm công trình lớn đ−ợc xây dựng, hàng nghìn công trình vừa và nhỏ đ−ợc thi công Tuy nhiên mức độ tăng tr−ởng chậm “ch−a đạt đ−ợc mục tiêu do đại hội Đảng lần thứ V đề ra là về cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân”. Thực tế đó đã làm giảm lòng tin của quần chúng đối với Đảng. Từ thực tế Đảng đã rút bài học kinh nghiệm, tìm một giải pháp mới đ−a đất n−ớc thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế để phát triển. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VI (12-1986) đã giải quyết những vấn đề trên. Đại hội quyết định đ−ờng lối đổi mới đi lên xã hội chủ nghĩa. Đại hội VI đ−ợc coi là mốc mở đầu thời kỳ đổi mới ở Việt Nam. Đổi mới không có nghĩa là thay đổi con đ−ờng cách mạng đã chọn, mà đổi mới là nhận thức lại đầy đủ hơn, đúng đắn hơn, cụ thể hoá hơn đ−ờng lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ. Nhận thức đúng đắn thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là quá trình lịch sử lâu dài, khó khăn, trải qua nhiều chặng đ−ờng”chặng đ−ờng đầu tiên là b−ớc quá độ trong b−ớc quá độ lớn”, (122) và “nhiệm vụ bao trùm mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đ−ờng đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế- xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đ−ờng tiếp theo” (123). Cụ thể hoá đ−ờng lối này là thực hiện Ba ch−ơng trình kinh tế: l−ơng thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Quá trình thực hiện những mục tiêu của Ba ch−ơng trình kinh tế đã đạt đ−ợc những kết quả b−ớc đầu. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6-1991) đã tổng kết, điều chỉnh bổ sung, phát triển đ−ờng lối đổi mới tiếp tục đ−a đất n−ớc tiến lên. Đại hội VII thông qua “c−ơng lĩnh xây dựng đất n−ớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” và chiến l−ợc ổn định phát triển kinh tế đến năm 2000. Sự nghiệp đổi mới phát triển đất n−ớc theo con đ−ờng chủ nghĩa xã hội đã và đang thu hút đ−ợc những kết quả b−ớc đầu. Song công cuộc đổi mới càng đi vào chiếu sâu thì càng nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến việc nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đ−ờng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi Đảng phải luôn luôn tổng kết thực tiễn, bổ sung lý luận, bám sát mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mới đáp ứng đ−ợc yêu cầu phát triển lịch sử dân tộc, đ−a đất n−ớc tiến lên theo định h−ớng xã hội chủ nghĩa. 144
  30. Kết Luận Sự lựa chọn con đ−ờng phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX là một quá trình liên tục, tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức yêu cầu lịch sử dân tộc và xu thế thời đại của các thế hệ yêu n−ớc Việt Nam thông qua bộ phận những ng−ời tiên tiến nhất. Những năm đầu thế kỷ XX, lớp sĩ phu yêu n−ớc mà tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã cảm nhận đ−ợc yêu cầu lịch sử dân tộc lúc đó là phải đánh đổ đế quốc phong kiến giành độc lập dân tộc, h−ớng lịch sử phát triển theo con đ−ờng dân chủ t− sản. Nh−ng bởi tầm nhìn hạn hẹp của các nhà nho phong kiến, bộ phận lãnh đạo cách mạng đầu thế kỷ ch−a có đ−ợc nhận thức đầy đủ về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc, chống phong kiến, về lực l−ợng và ph−ơng pháp cách mạng, về viện trợ quốc tế. Do đó, con đ−ờng cách mạng dân tộc dân chủ t− sản rơi vào tình trạng bế tắc và thất bại. Cách mạng tháng M−ời Nga năm 1917 thắng lợi đã mở ra một con đ−ờng mới, con đ−ờng cách mạng vô sản. Lịch sử phát triển nhân loại không còn là một con đ−ờng t− bản chủ nghĩa duy nhất mà là hai con đ−ờng: t− bản và vô sản và mỗi dân tộc phải lựa chọn con đ−ờng phát triển lịch sử của dân tộc mình. ở Việt Nam lúc đó xuất hiện một thế hệ thanh niên yêu n−ớc mà tiêu biểu là Nguyễn ái Quốc. Ng−ời đã nhận thức đầy đủ hơn yêu cầu của lịch sử dân tộc đầu thế kỷ XX là giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp và phát triển xã hội, nhận thức rõ xu thế mới: trong thời đại đế quốc chủ nghĩa độc lập dân tộc phải gắn liền với chú nghĩa xã hội. Đồng thời lại nhận thức sâu sắc kinh nghiệm thất bại của 72 năm chống đế quốc d−ới ngọn cờ phong kiến t− sản, kết hợp với 10 năm quan sát thực tiễn, nghiên cứu cách mạng thế giới. Nguyễn ái Quốc đã chọn con đ−ờng phát triển lịch sử dân tộc là con đ−ờng cách mạng vô sản, h−ớng dân tộc Việt Nam đi theo con đ−ờng tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Sự lựa chọn đó đ−ợc khẳng định dứt khoát vào đầu năm 1930 khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với c−ơng lĩnh chính trị của mình. Đó chính là sự lựa chọn của lịch sử. Vì con đ−ờng phong kiến đã thất bại, con đ−ờng dân chủ t− sản đã bế tắc, còn con đ−ờng cách mạng vô sản thì đang từng b−ớc giành đ−ợc thắng lợi. Chỉ có con đ−ờng đó mới dẫn đến độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. 145
  31. Thực tế lịch sử dân tộc Việt Nam 70 năm (1930-2000) qua đã kiểm chứng tính đúng đắn, khoa học, thực tiễn và chính xác của con đ−ờng đã chọn. Gi−ơng cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Việt Nam đã phát huy đ−ợc sức mạnh chính nghĩa trong l−ơng tri của dân tộc và nhân loại tiến bộ hội tụ thành sức mạnh tổng hợp đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ và mới, đánh bại những tên đế quốc mạnh nhất. ở Việt Nam độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội quan hệ khăng khít không thể tách rời. Nếu không đi theo con đ−ờng cách mạng vô sản, không thể có cách mạng tháng Tám 1945. Không xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc thì không thể giải phóng miền Nam, không giải phóng miền Nam thì không thể bảo vệ và xây dựng miền Bắc, không thể thống nhất n−ớc nhà, không có độc lập hoàn toàn. Đ−ờng lối cách mạng Việt Nam qua các Đại hội lần thứ III, IV, V, VI, VII và VIII của Đảng luôn khẳng định quyết tâm không gì lay chuyển nổi của nhân dân ta đi theo con đ−ờng xã hội chủ nghĩa d−ới sự lãnh đạo của Đảng, là con đ−ờng thực sự đ−a lại độc lập, tự do, hạnh phúc. Sau khi chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, và bị phê phán gay gắt từ nhiều phía, cả những ng−ời cộng sản cũng có hiện t−ợng dao động, phủ định các thành tựu, từ đó phủ định con đ−ờng xã hội chủ nghĩa. Nh−ng Đảng ta, nhân dân ta vẫn kiên định con đ−ờng đã chọn. Văn kiện đại hội toàn quốc lần thứ VII (6-1991) của Đảng Cộng sản một lần nữa “khẳng định” quyết tâm không gì lay chuyển nổi của nhân dân đi theo con đ−ờng xã hội chủ nghĩa d−ới sự lãnh đạo của Đảng”. Đi theo con đ−ờng đã chọn, dân tộc ta đã lập nên những kỳ tích khiến cả thế giới khâm phục, hiện nay chúng ta chuyển sang thực hiện nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nếu có những việc của giai đoạn tr−ớc ch−a làm xong hoặc ch−a làm tốt thì chúng ta giải quyết nốt trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”. (124) Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam diễn ra trong những điều kiện hết sức khó khăn. Chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu. Do đó các thế lực thù địch chống chủ nghĩa xã hội và độc lập dân tộc có cơ hội tập trung tiến hành mọi biện pháp nhằm tiêu diệt n−ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, h−ớng lịch sử Việt Nam đi theo con đ−ờng t− bản chủ nghĩa. Đồng thời những tàn d− của chế độ thực dân phong kiến, tình trạng kém phát triển về kinh tế, xã hội là những lực cản nặng nề. Thực tế ấy đòi hỏi dân tộc Việt Nam phải v−ợt qua, phải chiến thắng để tồn tại và phát triển. Thực hiện nghị quyết Đại hội VI, VII và VIII của Đảng, dân tộc ta đã thu đ−ợc những thắng lợi quan trọng về mọi mặt, đời sống nhân dân đ−ợc nâng lên rõ rệt an ninh quốc phòng vững chắc. Tất cả chứng tỏ con đ−ờng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đ−ờng thực sự đ−a dân tộc ta tới độc lập - tự do hạnh phúc, một lần nữa 146
  32. khẳng định con đ−ờng Bác Hồ, Đáng Cộng sản và dân tộc Việt Nam đã chọn 70 năm tr−ớc là đúng đắn và khoa học. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ngàn lần khó khăn hơn giai đoạn tr−ớc, bởi nó hoàn toàn mới, thiếu cả lý luận và thực tiễn. Bởi thế những sai lầm trong nhận thức và thực hành là khó tránh khỏi, thậm chí cả thất bại. Liên Xô và Đông Âu là một ví dụ. Tr−ớc thực tế đau lòng này đã có ng−ời dao động hoài nghi con đ−ờng đã chọn của Đảng ta, nhân dân ta. Những ng−ời có t− t−ởng chống cộng đ−ợc dịp công kích chủ nghĩa Mác-Lênin, lớn tiếng đòi Đảng phải từ bỏ học thuyết Mác-Lênin. Nh−ng Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn kiên định con đ−ờng cách mạng đã chọn theo học thuyết Mác-Lênin và tiếp tục vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể n−ớc ta. Thực tế của Liên Xô, Đông Âu và n−ớc ta tr−ớc năm 1986 cho thấy lúc nào xa rời chủ nghĩa Mác-Lênin, hoặc rập khuôn giáo điều thì thất bại. Công cuộc đổi mới nhiều năm qua (1986 - 1995) đã thu đ−ợc những thắng lợi là do chúng ta đã nhận thức đúng, vận dụng đúng chủ nghĩa Mác- Lênin. Xin nêu vài ví dụ cụ thể: quán triệt qui luật “quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất, trình độ của lực l−ợng sản xuất” do Mác nêu ra. Đảng đề ra và lãnh đạo thực hiện chủ tr−ơng phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế quốc doanh và hợp tác phải đóng vai trò nền tảng. Vận dụng “Chính sách kinh tế mới” của Lênin để thu hút các nguồn vốn đầu t− để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vận dụng các qui luật kinh tế hàng hoá do Mác vạch ra vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Vận dụng và giải quyết tốt mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc quốc gia và quốc tế, kinh tế và chính trị, tạo các tiền đề để công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Điều đó chứng tỏ chúng ta đang vận dụng thành công chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của ta. Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin về mọi mặt nhằm mục tiêu: dân giàu, n−ớc mạnh, xã hội công bằng văn minh, chính là Đảng trung thành với con đ−ờng đã chọn: con đ−ờng Cách mạng vô sản, chỉ có nh− vậy dân tộc Việt Nam mới có Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Mục tiêu và lý t−ởng đã nêu ra từ khi thành lập n−ớc Việt Nam dân chủ cộng hoà đến Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chúng ta không kỳ vọng Mác-Lênin và những ng−ời theo học thuyết này biết rõ mọi mặt của con đ−ờng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Điều đó hết sức phi lý. Chúng ta đã biết ph−ơng h−ớng của con đ−ờng đó còn cụ thể và thực tế con đ−ờng đó nh− thế nào thì kinh nghiệm của triệu con ng−ời sẽ chỉ rõ khi họ bắt tay vào hành động. 147
  33. Phụ Lục Vì SAO Đảng TA Kiên Định Chủ Nghĩa Mác-LÊNIN Nguyễn Phú Trọng Gần đây tr−ớc sự đổ vỡ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu, các nhà t− t−ởng chống cộng, chống chủ nghĩa xã hội lại đ−ợc dịp dẫn tới, phê phán đả kích tới tấp vào chủ nghĩa Mác - Lênin, hòng làm lung lay nền tảng t− t−ởng của chúng ta và đẩy chúng ta đi chệch quĩ đạo của chủ nghĩa xã hội. ở n−ớc ta, không kể những ng−ời có tâm huyết nghiên cứu muốn tìm tòi, xây dựng nh−ng cũng có những nhận thức còn cần phải thảo luận, có một số ít ng−ời vì lý do nào đó cũng phụ hoạ với các luận điệu thù địch, công khai bãi bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, phê phán việc Đảng ta kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin, lựa chọn con đ−ờng xã hội chủ nghĩa. Họ viết tài liệu này tài liệu nọ, tán phát, truyền tay nhau, hoặc đ−a ra n−ớc ngoài nhờ các báo, đài, nhà xuất bản có khuynh h−ớng chống cộng công bố, tuyên truyền hộ. Họ đả kích chủ nghĩa Mác - Lênin nhiều khi với lời lẽ rất hằn học, cay độc. Từ chỗ phê phán chủ nghĩa Mác - Lênin có ng−ời kết tội luôn Hồ Chí Minh, rằng ông Hồ du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam là một sai lầm, là nguyên nhân “đ−a đất n−ớc vào vòng tối tăm, trì trệ, đổ vỡ, nhục nhã, đau đớn” (?!). Từ đó họ lớn tiếng đòi Đảng ta “phải từ bỏ học thuyết Mác-Lênin tr−ớc khi còn ch−a muộn”. Rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam hơn ai hết và tr−ớc hết nên thẳng thắn sám hối những sai lầm của Đảng”, “dũng cảm làm cuộc đổi mới chính trị toàn diện và triệt để”. “Nếu Đảng cộng sản việt Nam cứ khăng khăng nếp cũ sẽ rơi vào bất hạnh chắc chắn sẽ sụp đổ và bị lịch sử nguyền rủa muôn đời”. (!) ở đây thái độ chính trị của họ rất rõ ràng, sòng phẳng. Những ai lên tiếng bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin liền bị họ chụp cho cái mũ “giáo điều, bảo thủ”, “nịnh bợ”, “giữ ghế”. Lãnh đạo uốn nắn thì họ la ầm lên rằng “đàn áp những ng−ời khác chính kiến”, “bóp nghẹt quyền dân chủ, quyền tự do t− t−ởng”. Có ng−ời còn hồ đồ nói rằng, sở dĩ Đảng ta kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin là vì các cấp lãnh đạo của Đảng “bị cầm tù bởi những nguyên lý kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin” hoặc vì “hoang mang hốt hoảng” 148
  34. tr−ớc tình thế hiện nay, muốn “tự ổn định tâm lý” và “để mị dân chúng”, nên phải nói to lên những từ cách mạng! Có phải thật thế không? Hãy gác sang một bên thái độ hung hăng và việc làm thiếu thiện chí của một số ng−ời. Chúng ta đi thẳng vào một số luận điểm chính yếu mà có ng−ời nêu ra chung quanh vấn đề này. 1. Những ng−ời bàn bạc chủ nghĩa Mác-Lênin th−ờng cố tìm cách phủ nhận tính khoa học của chủ nghĩa mác-Lênin, cố chứng minh rằng Mác-Ăngghen, Lênin không phải là những nhà khoa học. Họ nói dựng đứng rằng “chủ nghĩa Mác chỉ là một thứ ý thức hệ h− ảo”, “một thứ nói dối có ý thức”, “những vở kịch giả hình”, “chứa đầy tính chất huyền t−ởng”. Còn Lênin thì làm tăng sự huyền t−ởng ấy của Mác “lên hơn một lần”. Rằng “Mác và Lênin là những nhà xã hội học duy tâm. siêu hình và không t−ởng”, chủ nghĩa Mác-Lênin là “ảo t−ởng”, “giả t−ởng”? Đây rõ ràng là một luận điệu xuyên tạc Mác, Ăng ghen, Lênin rất trắng trợn. Có lẽ từ tr−ớc tới nay ch−a mất ai dám ngạo mạn nói liều đến nh− vậy, ngay cả những ng−ời chống Mác và Lênin điên cuồng nhất. Ng−ời ta có thể chê Mác ở điểm này điểm kia, có thể căm thù Mác, chống Mác đến quyết liệt vì Mác tuyên chiến với chế độ t− bản và bênh vực giai cấp cần lao, nh−ng tuyệt nhiên không ai có thể phủ nhận đ−ợc Mác và ăngghen là những nhà khoa học. Bởi trong thực tế, Mác và ăngghen thật sự là những nhà khoa học vĩ đại và thiên tài, là những “bộ óc kỳ diệu’ của nhân loại. Toàn bộ học thuyết của hai ông là kết quả của cả một quá trình nghiên cứu khoa học rất nghiêm túc, là những công trình khoa học đồ sộ, giải đáp đ−ợc nhiều vấn đề mà nhân loại đặt ra. Kế thừa những trào l−u t− t−ởng tốt đẹp nhất của loài ng−ời đến thế kỷ XIX (triết học Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp) và tổng kết thực tiễn trong thời đại mình. Mác cùng với Ăngghen đã sáng tạo ra một học thuyết hoàn chỉnh, chặt chẽ và chính xác, trong đó tính khoa học rất cao thống nhất với tinh thần cách mạng triệt để. Công lao vĩ đại của Mác và Ăng ghen là ở chỗ: Thứ nhất, hai ông đã bảo vệ và phát triển triết học duy vật, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, mở ra một b−ớc ngoặt căn bản trong triết học, cung cấp cho loài ng−ời một cách nhìn mới mẻ, một vũ khí sắc bén để nhận thức và cải tạo thế giới. Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là một thành quả vĩ đại của t− t−ởng khoa học, đã phát triển ra tính qui luật của sự phát triển xã hội và tính tất yếu của sự chuyển biến từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn. Thứ hai, Mác và Ăng ghen đã dựa vào những thành tựu của kinh tế chính trị học cổ điển, tạo ra một học thuyết kinh tế mới, đem lại một cuộc cách mạng thực sự trong kinh 149
  35. tế chính trị học. Với việc tìm ra qui luật giá trị thặng d−, Mác đã phát hiện ra các ph−ơng thức bóc lột t− bản chủ nghĩa, luận chứng một cách có căn cứ khoa học về sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa t− bản và sự thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa xã hội. Thứ ba, qua việc phân tích, mổ xẻ chủ nghĩa t− bản, hai ông đã phát hiện ra những qui luật vận động và phát triển của nó, trên cơ sở đó dự báo về sự phát triển của xã hội t−ơng lai, chỉ ra lực l−ợng xã hội có khả năng trở thành ng−ời sáng tạo xã hội mới là giai cấp công-nhân do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Giai cấp công nhân phải tiến hành một cuộc đấu tranh cách mạng gian khổ để lật đổ chủ nghĩa t− bản. Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp. Vì vậy, chủ nghĩa xã hội mác xít là chủ nghĩa xã hội khoa học, khác hẳn chủ nghĩa xã hội không t−ởng ở Pháp tr−ớc đó. Ngay từ năm 1872, nhà kinh tế Nga I.I.Cau-phô-man trên tạp chí Ng−ời truyền tin châu Âu số tháng 5- 1872 đã nhận xét rằng: Mác là một ng−ời vô cùng hiện thực và biện chứng, hiện thực và biện chứng hơn bất cứ ai trong số những ng−ời đi tr−ớc ông. Bởi vì “khi chứng minh tính tất yếu của trật tự hiện thời, ông chứng minh luôn cả tính tất yếu của một trật tự khác mà trật tự hiện thời nhất thiết phải chuyển sang, dù ng−ời ta có tin hay không tin, dù ng−ời ta có ý thức hay không có ý thức về điều đó” (1). Lênin đã nhận xét về bản chất của chủ nghĩa Mác nh− sau: Sau khi nghiên cứu qui luật phát triển của xã hội loài ng−ời, Mác đã hiểu rằng chủ nghĩa t− bản phát triển tất nhiên sẽ đ−a đến chủ nghĩa cộng sản và, đây là điều căn bản, khi chứng minh chân lý đó Mác chỉ dựa trên việc nghiên cứu xã hội t− bản đó một cách chính xác nhất, tỉ mỉ nhất, sâu sắc nhất, nhờ việc nắm vững đầy đủ tất cả những cái mà khoa học tr−ớc đây đã cung cấp” (2). Ngay các nhà t− t−ởng t− sản cũng rất trân trọng Mác, nghiên cứu chủ nghĩa Mác rất nghiêm túc, tỉ mỉ, và trong thực tế đã giúp chủ nghĩa t− bản điều chỉnh một số ph−ơng pháp, cách thức hoạt động của mình. Gần đây nhà triết học nổi tiếng ng−ời Pháp Giặc Đê-ri đ−a vẫn khẳng định: “Mác là nhà t− t−ởng của thế kỷ XXI”. Vậy mà mấy nhà “thông thái” của chúng ta cứ khăng khăng bảo Mác là duy tâm, huyễn t−ởng! Còn Lênin ? Lênin nổi tiếng là nhà bác học và chiến sĩ đấu tranh cho tiến bộ xã hội, có ảnh h−ởng to lớn đến sự phát triển văn hoá và khoa học của thời đại. Lênin đã gắn liền khoa học và văn hoá với các lực l−ợng xã hội chính trị tiên tiến của thế kỷ 20. Với t− cách là nhà bác học, Lênin đã cống hiến nhiều mặt, giải quyết nhiều vấn đề về triết học, kinh tế chính trị học, sử học, khoa học tự nhiên, lôgic học, luật học, xã hội học Lênin không chỉ vận dụng Mác mà còn bổ sung và phát triển Mác. Lênin đã làm việc say mê, miệt mài với một nghị lực phi th−ờng và với tinh thần khoa học nghiêm túc nhất. (Để viết tác phẩm Sự phát triển của chủ nghĩa t− bản ở Nga, Lênin đã phải đọc, nghiên cứu tới 583 cuốn sách) Lênin đặc biệt nhạy bén, sắc sảo trong tổng kết thực tiễn. Nhờ tổng kết 150
  36. thực tiễn mà Ng−ời viết đ−ợc Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn cao nhất của chủ nghĩa t− bản. Nhờ tổng kết thực tiễn mà Lênin thay đổi những nhận thức ban đầu về chủ nghĩa xã hội, đ−a ra Chính sách kinh tế mới (NEP) nổi tiếng v. v Không phải ngẫu nhiên mà những ng−ời cộng sản gọi chủ nghĩa Lênin là chủ nghĩa Mác trong thời kỳ chủ nghĩa đế quốc và cách mạng vô sản”, ghép chủ nghĩa Lênin với chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác-Lênin. Cũng không phải ngẫu nhiên mà học thuyết của Lênin có ảnh h−ởng to lớn, sâu rộng trên thế giới đến nh− vậy. Theo số liệu thống kê của UNESCO, các tác phẩm của Lênin đã đ−ợc dịch ra 120 thứ tiếng, đ−ợc đọc nhiều nhất trên thế giới, hơn cả Tôn- xtôi, Sếch-xpia, Ban-dắc Tóm lại, chủ nghĩa Mác-Lênin là một khoa học, hơn nữa là một khoa học biện chứng, hiện đại, khoa học về những qui luật phát triển của tự nhiên và xã hội, về cách mạng của quần chúng bị áp bức và bóc lột, về thắng lợi của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác-Lênin chính là ở sự chân xác về khoa học, ở tính toàn diện, tính hệ thống, biện chứng của nó nhằm mục đích giải phóng ng−ời lao động, giải phóng xã hội khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, mọi sự tha hoá, thực hiện một xã hội công bằng, nhân đạo. Với linh hồn sống là phép biện chứng duy vật, với hòn đá tảng kinh tế là học thuyết giá trị thặng d−, với những phát kiến vĩ đại về chủ nghĩa duy vật lịch sử mà nội dung cơ bản là lý thuyết hình thái kinh tế - xã hội, vai trò lịch sử của giai cấp công nhân , chủ nghĩa Mác-Lênin cho đến nay vẫn là đỉnh cao của trí tuệ loài ng−ời, là khoa học chính xác và hoàn bị ch−a có gì thay thế đ−ợc. Cho dù có phải bổ sung, phát triển, hoàn thiện thêm (đây là điều tất yếu) thì những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện ngày nay vẫn đúng. Chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn là vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân và nhân dân lao động bị áp bức trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng mình. Cho dù có những kẻ cố tình bóp méo, xuyên tạc thì chủ nghĩa Mác- Lênin vẫn cứ là chủ nghĩa Mác - Lênin, vẫn có sức sống dẻo dai và giá trị bền vững xanh t−ơi của nó. Việc chủ nghĩa Mác-Lênin bị tiến công, bị chửi rủa không có gì là khó hiểu cả. Ng−ời ta thâm thù, chửi rủa từ lâu rồi, từ 150 năm nay đối với chủ nghĩa Mác và gần 100 năm đối với chủ nghĩa Lênin. Chẳng những chửi rủa, thâm thù mà ng−ời ta còn tìm mọi cách bóp chết, tiêu diệt chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ năm 1913, Lênin đã nói về chủ nghĩa Mác rằng: “ Trong toàn thế giới văn minh, học thuyết của Mác đã gây ra sự cừu địch mạnh nhất và lòng cảm thù trong toàn thế giới khoa học t− sản Không thể trông mong có một thái độ nào khác thế đ−ợc, vì trong một xã hội xây dựng trên đấu tranh giai cấp thì không thể có một khoa học xã hội “vô t−” Mong đợi một khoa học vô t− trong một xã hội xây dựng trên chế độ nô lệ làm thuê là một sự ngây thơ khờ khạo” (3). 151
  37. Việc các thế lực thù địch phỉ báng chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ càng chứng tỏ tính đúng đắn, tính khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin, điều mà các nhà t− t−ởng chống cộng rất lo sợ. Và cứ mỗi lần phải đấu tranh chống lại các trào l−u t− t−ởng đối lập thì chủ nghĩa Mác-Lênin lại một lần nữa tỏ rõ sức sống mãnh liệt của mình. Chủ nghĩa Mác - Lênin chẳng những phải đấu tranh chống lại những quan điểm t− t−ởng t− sản phản động mà còn phải đ−ơng đầu với các khuynh h−ớng sai lầm trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế nh−: “chủ nghĩa xã hội V−ơng quốc Phổ” của phái Lát-xan ở Đức, chủ nghĩa xã hội tiểu t− sản của phái Pru-đông ở Pháp và ở Bỉ; chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh của các những ng−ời cộng sản Đức, chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh của các thủ lĩnh công đoàn Anh; chủ nghĩa phiêu l−u “tả” khuynh của những ng−ời cộng sản Đức, chủ nghĩa vô chính phủ của phái Ba-cu-nin ở Nga; chủ nghĩa dân tộc t− sản trên các vấn đề chiến tranh và thuộc địa; và ngày nay là đủ các thứ “trào l−u”, nh− chúng ta đã biết. Chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn đang có sức hấp dẫn, chinh phục hàng tỷ con ng−ời trên hành tinh này bởi tính khoa học, tính cách mạng và tính nhân đạo sâu sắc của nó. Đó là lý do rất quan trọng trả lời câu hỏi vì sao Đảng ta luôn luôn kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, coi chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng t− t−ởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng. 2. Có ý kiến cho rằng việc du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam là nguyên nhân của mọi tai hoạ, đ−a đất n−ớc vào vòng tối tăm trì trệ (?!). ý kiến này hoàn toàn sai lầm, vì nó không có căn cứ, thậm chí đổi trắng thay đen, xuyên tạc lịch sử. Ai cũng biết, dân tộc ta có truyền thống yêu n−ớc nồng nàn, và chính đây là nhân tố tạo nên sức mạnh kỳ diệu của dân tộc ta đánh thắng mọi thứ giặc ngoại xâm. Lòng yêu n−ớc đó ở thời đại nào cũng có. Nh−ng thực tế chỉ rõ rằng chỉ có ở thời đại Hồ Chí Minh, d−ới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, sức mạnh của dân tộc mới đ−ợc nhân lên gấp bội, thắng lợi của nhân dân mới trọn vẹn hơn, toàn diện và triệt để hơn. Những ng−ời muốn hạ thấp hoặc phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng và chủ nghĩa Mác- Lênin th−ờng rêu rao rằng ngày x−a làm gì có Đảng, làm gì có chủ nghĩa Mác-Lênin mà dân tộc ta vẫn đánh thắng giặc ngoại xâm! Điều đó đúng nh−ng chỉ đúng một nữa. Bởi họ quên rằng, chiến thắng ngoại xâm rồi đất n−ớc sẽ đi đến đâu, làm sao bảo đảm cho nhân dân thực sự đ−ợc làm chủ, đ−ợc cơm no áo ấm, thoát khỏi kiếp sống tôi đòi, đau khố trong cảnh áp bức bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến; làm sao v−ợt ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của chế độ bóc lột? Vả chăng, ngay trong cuộc kháng chiến chống giặc hồi tr−ớc, sức mạnh của dân tộc, của nhân dân không phải không có những hạn chế nhất định. (ở mỗi thời đại đều có những hạn chế lịch sử của nó). Trong thời kỳ chống Pháp, tr−ớc khi có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản dân tộc ta có rất nhiều ng−ời con −u 152