Tiểu luận Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay: Thực trạng và giải pháp

pdf 29 trang hapham 2530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay: Thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftieu_luan_quang_ba_phat_trien_du_lich_tri_ton_hien_nay_thuc.pdf

Nội dung text: Tiểu luận Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay: Thực trạng và giải pháp

  1. Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp” A. MỞ ĐẦU 1- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Tri Tôn là một huyện miền núi, dân tộc của tỉnh An Giang, nằm ở trung tâm của vùng tứ giác Long Xuyên. Huyện sở hữu 4 ngọn núi của dãy Thất Sơn huyền bí là Núi Dài (Ngọa Long Sơn), Núi Tô (Phụng Hoàng Sơn), Núi Nước (Thủy Đài Sơn), Núi Tượng (Liên Hoa Sơn), có nhiều hang động ăn sâu vào lòng núi. Có nhiều Chùa, Miếu thờ tự của đồng bào dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Đồng thời Tri Tôn cũng là vùng căn cứ cách mạng qua các thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Huyện có 05 xã, thị trấn và 09 cá nhân được tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Huyện có rất nhiều di tích lịch sử cách mạng, văn hóa hình thành, xây dựng gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước. Trong này nhiều di tích được công nhận cấp quốc gia như đồi Tức Dụp, Ô Tà Sóc, nhà mồ Ba chúc, Với những đặc điểm này đã tạo nên các loại hình du lịch phong phú như du lịch sinh thái, dã ngoại, văn hóa, dân tộc, tín ngưỡng. Tri Tôn được thừa hưởng những gì tốt đẹp nhất mà thiên nhiên ban tặng, nhiều danh lam thắng cảnh còn hoang sơ như hồ Soài So, đồi Tà Pạ. Một quần thể núi rừng trãi dài giữa đồng bằng mênh mông. Trên núi có nhiệt độ thấp hơn dưới đồng bằng khoảng vài ba độ. Với khí hậu ôn hòa mát mẽ, cảnh quan tuyệt đẹp như một bức tranh thủy mặc nên thơ là Núi Cô Tô nơi lý tưởng cho du khách đến du lịch. Ngoài ra, những nét riêng trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán, kết hợp với các lễ hội dân gian, tín ngưỡng như lễ hội đua bò Bảy Núi, lễ Dâng Y của dân tộc Khmer, giỗ tập thể Nhà Mồ Ba Chúc, hay các đặc sản như cháo bò, tung lò mò, thốt nốt, gạo Nàng Nheng Bảy Núi, đã tạo cho Tri Tôn những điều kiện tốt để phát triển các loại hình du lịch. Về vị trí Tri Tôn, phía bắc giáp huyện Tịnh Biên, phía nam giáp huyện Hòn Đất (Kiên Giang), đông giáp huyện Châu Thành và Thoại Sơn, tây giáp huyện Kiên Lương và thị xã Hà Tiên (Kiên Giang). Mặt khác, Tri Tôn nằm ở phía tây nam của tỉnh An Giang, là trục đường chính nối kết TP. Châu Đốc – Long Xuyên – Rạch giá và thị xã Hà Tiên, với 5 cửa ngõ ra vào bằng hệ thống đường thủy – bộ. Có đường biên giới Việt Nam – Campuchia dài trên 17km, có vị trí rất thuận lợi trong giao lưu kinh tế của khu vực. Đường thủy có kênh Mặc Cần Dưng, kênh Tám Ngàn, kênh Vĩnh Tế. Đường bộ có 4 cửa ngõ ra vào Tri Tôn như quốc lộ N1, Châu Huy Phong – Lớp B69 1/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
  2. Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp” tỉnh lộ 55B, tỉnh lộ 941, tỉnh lộ 943. Với một vị trí như vậy, có thể nói Tri Tôn là một trung điểm trong các tuyến du lịch của các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên thực tế thời gian qua Tri Tôn vẫn chưa thu hút được lượng du khách đến tham quan du lịch và nghỉ dưỡng. Có phải khách thường ghé tham quan rồi đi không hẹn ngày quay lại. Hay nguyên nhân do du lịch của Tri Tôn nghèo nàn không hấp dẫn? Sản phẩm các tour du lịch đơn điệu? Hay du lịch Tri Tôn chưa được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, nên nhiều người không biết đến? Tri Tôn là một trong 2 huyện nghèo nhất tỉnh An Giang, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Nguồn thu nhập chủ yếu của bà con nhờ vào nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ và làm thuê mướn theo thời vụ, thiếu việc làm ổn định, lực lượng lao động thừa nhiều (nhưng không có trình độ). Phát triển du lịch ở Tri Tôn là điều kiện thuận lợi để giải quyết công ăn việc làm, nâng cao trình độ dân trí, giảm tỉ lệ bỏ học, nâng chất lượng cuộc sống cho nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc khmer. Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp rất lớn vào GDP đối với nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Do đó tìm giải pháp quảng bá để vực dậy du lịch ở huyện Tri Tôn đang là mối quan tâm lớn của lãnh đạo địa phương. 2- GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: - Cung cấp thông tin tìm năng về du lịch huyện miền núi biên giới Tri Tôn, tỉnh An Giang. - Cảnh báo sự yếu kém của cách làm du lịch và quảng bá du lịch hiện nay tại Tri Tôn. - Góp phần phát triển ngành du lịch huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang ổn định và bền vững. 3- KẾT CẤU ĐỀ TÀI: Ngoài phần mở đầu và kiến nghị, kết luận, đề tài nghiên cứu gồm 3 chương, tập trung một số vấn đề như: - Giới thiệu khái quát về vấn đề kinh tế và phát triển du lịch theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin và Đảng, nhà nước ta. - Giới thiệu tổng quan về vị trí địa lý, kinh tế xã hội huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. - Khảo sát thực trạng cách làm du lịch và quảng bá du lịch tại Tri Tôn thời gian qua. Thăm dò ý kiến của khách tham quan cũng như nhà quản lý du lịch. - Tìm nguyên nhân của các vấn đề hạn chế về phát triển du lịch Tri Tôn và đề ra những giải pháp khắc phục. 4 – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Sử dụng các phương pháp: - Phân tích - Tổng hợp - Logic - Minh họa Châu Huy Phong – Lớp B69 2/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
  3. Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp” B. NỘI DUNG CHƢƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH: 1.1- MỘT SỐ KHÁI NIỆM: Du lịch là các hoạt động thường xuyên có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú, nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội được đặc trưng bởi sự tăng nhanh về số lượng, mở rộng phạm vi và cơ cấu dân cư tham gia vào quá trình du lịch ở từng nước. Du lịch là tổng hợp các hoạt động kinh doanh được tổ chức nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người. Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch. Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử, văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác được sử dụng, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Đây là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường. Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán, chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi. Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động, nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch. Ngành kinh tế du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp, bao gồm các hoạt động tổ chức, hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ, nhằm đáp ứng các nhu cầu đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi, lưu trú, thăm quan, giải trí, tìm hiểu, lưu niệm của du khách. 1.2- QUAN ĐIỂM MÁC – LÊ NIN VÀ ĐẢNG TA VỀ DU LỊCH: a - Quan điểm của mác Lê Nin về du lịch: Dù hoạt động trong lĩnh vực nào và ở giai đoạn lịch sử nào thì con người cũng cần có thức ăn, quần áo, nhà ở, v.v, để duy trì sự tồn tại của con người và các phương tiện vật chất cho hoạt động. Muốn có các của cải vật chất đó, con người phải không ngừng sản xuất. Sản xuất càng được mở rộng, số lượng của cải vật chất ngày càng nhiều, chất lượng càng tốt, hình thức, chủng loại càng đẹp và đa dạng, Châu Huy Phong – Lớp B69 3/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
  4. Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp” không những làm cho đời sống vật chất được nâng cao mà đời sống tinh thần như các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch cũng được mở rộng và phát triển. Quá trình sản xuất của cải vật chất cũng là quá trình làm cho bản thân con người ngày càng hoàn thiện. Kinh nghiệm và kiến thức của con người được tích luỹ và mở rộng, các phương tiện sản xuất được cải tiến. Các lĩnh vực khoa học, công nghệ ra đời và phát triển giúp con người khai thác và cải biến các vật thể tự nhiên ngày càng có hiệu quả hơn. Chính vì vậy C. Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ ra rằng, sản xuất của cải vật chất là cơ sở, là điều kiện tiên quyết, tất yếu và vĩnh viễn của sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người. Ngày nay, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, cơ cấu kinh tế có sự biến đổi, lĩnh vực sản xuất phi vật thể (dịch vụ, du lịch) phát triển mạnh mẽ sẽ đóng góp một tỷ trọng lớn trong thu nhập quốc dân. Các ngành sản xuất phi vật thể (dịch vụ, du lịch) phát triển và ở nhiều nước, tạo ra nguồn thu nhập ngày càng lớn so với các ngành sản xuất khác, góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia. Một là khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu. Hai là cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư như: tăng tuổi thọ, giảm suy dinh dưỡng, giảm bệnh tật, phát triển giáo dục, văn hóa, thể thao, v.v. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất để tạo thêm việc làm, giảm thất nghiệp và nâng cao mức sống của nhân dân. Như vậy, giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển du lịch có mối quan hệ biện chứng. Phát triển du lịch tốt tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện có nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực hoạt động sản xuất vật chất khác, tạo thêm nhiều việc làm nâng chất lượng cuộc sống của người dân và quan trọng hơn là phát triển về giao lưu văn hóa. b - Quan điểm của Đảng về du lịch: Nước ta bước vào thời kì đổi mới, đại hội VI của Đảng cũng đã khẳng định “Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, nhưng những mục tiêu xã hội lại là mục đích của các hoạt động kinh tế”- (văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, trang 86). Kế thừa thành công của đại hội VI, các đại hội sau của Đảng, như trong văn kiện đại hội X, Đảng khẳng định “kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, ở địa phương, thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ và bền vững hơn cho phát triển kinh tế xã hội.” (trang 101). Đảng xác định rõ phương hướng phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế là ngành dịch vụ tạo nguồn ngoại tệ. Để ngành du lịch phát triển thì phải “Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, đa dạng hoá sản phẩm và các loại hình du lịch” . Văn kiện đại hội đảng XI xác định “Phát triển các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch và các dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Phấn đấu khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng GDP và gấp ít nhất 1,3 lần tốc độ tăng trưởng của các ngành sản xuất sản phẩm vật chất. tốc độ tăng trưởng dịch vụ bình quân 5 năm đạt 8 - 8,5%/năm”. Châu Huy Phong – Lớp B69 4/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
  5. Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp” Nền kinh tế nước ta hiện nay, tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn còn khá cao, nhất là vùng nông thôn. Do đó để phát triển kinh tế vùng này, Dảng ta xác định mục tiêu là Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái. Tăng cường đầu tư ngân sách Nhà nước và đa dạng hoá các nguồn vốn để phát triển mạnh kết cấu hạ tầng nông thôn, phát huy nguồn lực con người, chú trọng đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho nông dân và lao động ở nông thôn. Tạo điều kiện cho lao động nông thôn có việc làm tại chỗ và ngoài nông thôn, kể cả ở nước ngoài. Ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học và công nghệ; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng, bảo vệ môi trường. Để làm được như vậy phải dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế. Kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế và xã hội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của người dân nông thôn, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; giữ gìn truyền thống văn hoá và thuần phong mỹ tục. Nghị quyết số 11 của ban chấp hành đảng bộ tỉnh An Giang khóa IX ngày 18/01/2013 về đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 quan điểm “Phát triển du lịch theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm. Tập trung các nguồn lực phát triển tuyến du lịch trọng điểm của tỉnh là Núi Sam - Núi Cấm - Khu siêu thị Tịnh Biên. Trong đó ưu tiên đầu tư phát triển khu du lịch Núi Sam nhằm tạo nền tảng đột phá, thúc đẩy các khu, điểm du lịch khác phát triển như rừng tràm Trà Sư, Núi Tô, Ba Chúc, Ô Tà Sóc ”. “Phát triển du lịch là nhiệm vụ lâu dài, gắn phát triển du lịch với các ngành kinh tế khác để đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội ” “Phấn đấu đưa An Giang vào vùng trọng điểm du lịch quốc gia, xây dựng và hoàn thành thương hiệu du lịch An Giang.” Nghị quyết cũng nêu rõ nhiệm vụ và giải pháp tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá và hợp tác phát triển du lịch: “Đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch với nhiều hình thức phong phú, đa dạng trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước nhằm giới thiệu hình ảnh du lịch An Giang. Chủ động liên kết, hợp tác với du lịch các tỉnh nhằm nâng cao vị thế và gắn An Giang vào chuổi sản phẩm du lịch liên vùng”. “Tổ chức duy trì các lễ hội truyền thống và phát triển các loại hình văn hóa, nghệ thuật của các dân tộc kinh, hoa, chăm, khmer hàng năm.” 1.3 – CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH: a- Nội dung cơ bản của luật du lịch: Luật du lịch năm 2005 gồm 11 chương 88 điều được Quốc hội ban hành quy định: Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân đầu tư vào một số lĩnh vực trong du lịch; làm rõ hơn các lĩnh vực Nhà nước thực hiện và những lĩnh vực Nhà nước hỗ trợ để phát triển du lịch. Trong đó chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, công tác xúc tiến, quảng bá quốc gia, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch; cho phép thành lập quỹ hỗ trợ phát triển du lịch Châu Huy Phong – Lớp B69 5/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
  6. Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp” Trong Luật Du lịch có những nội dung mới góp phần nâng cao tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch. Cụ thể, quy định chi tiết hơn việc xác định tài nguyên du lịch và vấn đề quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch nhằm bảo đảm nguyên tắc phát triển du lịch bền vững. Nội dung quy hoạch du lịch được đưa vào Luật để khẳng định sự phát triển du lịch phải theo quy hoạch, bảo đảm tính hiệu quả của đầu tư du lịch trong phạm vi toàn quốc và của mỗi địa phương. Ngăn ngừa tình trạng xây dựng lộn xộn, mất mỹ quan, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái tại các khu du lịch, điểm du lịch. Vấn đề xã hội hoá trong lĩnh vực du lịch, sử dụng du lịch như một công cụ hữu hiệu để xoá đói, giảm nghèo được quan tâm hơn thông qua các chính sách khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển du lịch, khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia và được hưởng lợi ích từ các hoạt động du lịch. Có phần kinh doanh du lịch, để nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lượng các dịch vụ du lịch, đảm bảo quyền lợi của khách du lịch. Luật Du lịch khẳng định tài nguyên du lịch dù thuộc sở hữu của nhà nước, Tổ chức hay cá nhân nhưng đều phải được bảo vệ, tôn tạo, khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả, sử dụng và bảo đảm phát triển du lịch bền vững. Tổ chức, cá nhân sở hữu tài nguyên du lịch có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thẩm quyền trong việc sử dụng và khai thác tài nguyên du lịch cho các mục tiêu kinh tế khác, nhưng bảo đảm không làm giảm độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch. Luật Du lịch cũng khẳng định các khu du lịch phải thành lập ban quản lý, trừ trường hợp khu du lịch được giao cho một chủ đầu tư, thì chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý khu du lịch. Như vậy, các khu du lịch, nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch, nơi diễn ra nhiều hoạt động du lịch trong một môi trường du lịch đã có chủ thể quản lý, việc chỉ đạo và phối hợp hoạt động giữa chính quyền địa phương với các Ban quản lý khu du lịch sẽ nhịp nhàng và đồng bộ hơn. b- Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030: Ngày 30/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2473/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030". Nội dung chủ yếu của Chiến lược bao gồm quan điểm, mục tiêu, giải pháp và chương trình hành động. Về mục tiêu tổng quát, đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển. Mục tiêu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2011 - 2020 đạt 11,5 - 12%/năm. Năm 2015: Việt Nam đón 7 - 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 36 - 37 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 10 - 11 tỷ USD, đóng góp 5,5 - 6% vào GDP cả nước; có tổng số 390.000 buồng lưu trú với 30 - 35% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó có 620.000 lao động trực tiếp du lịch. Năm 2020: Việt Nam đón 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; Châu Huy Phong – Lớp B69 6/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
  7. Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp” tổng thu từ khách du lịch đạt 18 - 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP cả nước; tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao động trực tiếp du lịch. Những giải pháp chủ yếu bao gồm phát triển sản phẩm du lịch, phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch; phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch; đầu tư và chính sách phát triển du lịch; hợp tác quốc tế về du lịch, quản lý nhà nước về du lịch. c – Chƣơng trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2013 - 2020: Ngày 18/2/2013 thủ tướng chính phủ ký quyết định 321 phê duyệt chương trình quốc gia về du lịch. Trong đó phấn đấu đến năm 2020, phát triển du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp; các sản phẩm du lịch có chất lượng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Mục tiêu chung là góp phần đạt được chỉ tiêu về lượng khách và tổng thu từ khách du lịch đã đề ra trong Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Cùng với đó, phấn đấu xây dựng được hệ thống sản phẩm du lịch dựa trên lợi thế về tài nguyên theo hướng chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, phát huy giá trị nổi trội của tài nguyên du lịch của các vùng miền, đảm bảo nguyên tắc phát triển du lịch bền vững. Phát triển được những sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cao, phù hợp với thị trường mục tiêu của du lịch Việt Nam, chú trọng thị trường có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày. Xây dựng được thương hiệu du lịch quốc gia, thương hiệu sản phẩm du lịch theo vùng, thương hiệu loại hình du lịch tiêu biểu gắn với các địa phương, doanh nghiệp và định vị thương hiệu du lịch Việt Nam ở trong và ngoài nước nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, nâng cao hiệu quả khai thác du lịch, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nâng cao năng lực quản lý du lịch thông qua củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước; tăng cường thể chế, chính sách, phối hợp liên ngành tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng cán bộ quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương. Một trong những hoạt động chính của Chương trình là hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch. Trong đó: thực hiện nghiên cứu thị trường mục tiêu của du lịch Việt Nam nhằm định hướng xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp; hỗ trợ xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp thị trường mục tiêu của du lịch Việt Nam trên cơ sở khai thác thế mạnh về tài nguyên du lịch, khai thác đặc trưng du lịch của 7 vùng du lịch Việt Nam; nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; hỗ trợ các kênh phân phối sản phẩm du lịch và triển khai các Chương trình kích cầu du lịch nhằm thu hút khách du lịch. Ngoài ra, Chương trình còn chú trọng đến các hoạt động liên quan đến phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam; hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến du lịch; củng cố hệ thống tổ chức, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý du lịch. d - Các văn bản khác: Trên cơ sở luật du lịch và định hướng phát triển kinh tế của các nghị quyết đại hội Đảng, về mặt quản lý nhà nước, các cấp, các ngành cáo một số văn bản sau: Châu Huy Phong – Lớp B69 7/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
  8. Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp” Quyết định số 201 của thủ tướng chính phủ ngày 22/1/2013 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Với quan điểm “Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ” (điều 1) Bộ văn hóa thể thao du lịch có quyết định 984 ngày 12/3/2013 về chương trình kích cầu du lịch gắn với thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ năm 2013. Bộ nội vụ có thông tư Số: 48/2005/TT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban Nhân dân quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương. Quyết định 801 của thủ tướng chính phủ ngày 27/6/2012 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020. Về du lịch “Phát huy tổng hợp các nguồn lực xây dựng và phát triển du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các đơn vị làm du lịch trong nước và quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020 thu hút 6,5 triệu lược khách. Phát triển các khu du lịch trọng điểm Núi Sam, Núi Cấm, Núi Cô Tô, núi Dài các tuyến du lịch nội tỉnh Long Xuyên - Châu Thành - Châu Phú - Châu Đốc - Tịnh Biên - Tri Tôn”. “Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống gắn với du lịch và bảo vệ môi trường trong hoạt động thương mại và du lịch”. Nghị định số 149/2007/NĐ-CP ngày 09/10/2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch. Quyết định số 01/QĐ-UBND, ngày 04/01/2011 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 – 2015. Quyết định 1500 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ngày 31/8/2011 Ban hành Chương trình Xúc tiến đầu tư và thương mại giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh An Giang Sở du lịch có Định hướng phát triển ngành Du lịch An Giang đến năm 2015. Trong định hướng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Tri Tôn đến năm 2020 khẳng định “Để đột phá về kinh tế, Tri Tôn sẽ đẩy nhanh phát triển thương mại với nước bạn Campuchia và các loại hình du lịch dựa UBND huyện Tri Tôn làm việc với nhà đầu tư trên lợi thế biên giới, địa hình rừng núi, kênh rạch, di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội, sản phẩm truyền thống ” Châu Huy Phong – Lớp B69 8/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
  9. Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp” Ngoài ra UBND huyện Tri Tôn còn ban hành danh mục các lĩnh vực dự án kêu gọi đầu tư và chính sách ưu đãi đầu tư, mời gọi đầu tư vào huyện Tri Tôn. Về quảng bá du lịch, vào tháng 5/2011, UBND huyện Tri Tôn đã phát hành cuốn sách Tri Tôn tiềm năng và cơ hội đầu tư. Nội dung cuốn sách giới thiệu tiềm năng thế mạnh phát triển kinh tế xã hội của huyện; huyện Tri Tôn trên đà phát triển; huyện Tri Tôn hướng đến năm 2020 với các mục tiêu nhiệm vụ giải pháp; giới thiệu du lịch Tri Tôn; tóm tắt các dự án kêu gọi đầu tư trên các lĩnh vực. Những văn bản trên phát huy phần nào những nội dung của luật du lịch nhằm thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam, phấn đấu từ năm 2020 Việt Nam trở thành một trong các quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực như nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ du lịch; nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; phát triển du lịch bền vững. Để thực hiện được điều này, nhiệm vụ chủ yếu là đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá về du lịch, đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam, bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch. Xem đà điểu ở Tức Dụp Châu Huy Phong – Lớp B69 9/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
  10. Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp” CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH DU LỊCH VÀ QUẢNG BÁ DU LỊCH Ở HUYỆN TRI TÔN TỪ NĂM 2010 ĐẾN 2013: 2.1- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: 2.1.1 - VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN: Tri Tôn có 13 xã, 2 thị trấn với 79 khóm ấp, trong đó thị trấn Tri Tôn là trung tâm huyện lỵ. Toàn huyện có dân số khoảng 132.803 người, với 32.820 hộ, trong đó dân tộc khmer có 45.180 người, với 11.035 hộ, chiếm 34,02% dân số, một số ít là người hoa, còn lại phần đông Hồ nước trên đồi Tà Pạ là người kinh. Mật độ dân cư 221 người/km2. (theo số liệu báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ Tri Tôn lần X nhiệm kỳ 2010 – 2015) Là một huyện miền núi, biên giới, tôn giáo, dân tộc của tỉnh An Giang, Tri Tôn là huyện có diện tích tự nhiên 60.039 ha (diện tích lớn nhất so với các huyện khác trong tỉnh), có chung đường biên giới với nước bạn Campuchia dài 17km, cách trung tâm tỉnh An Giang 50 km về phía đông. Cách không xa các đô thị lớn và cửa khẩu trong khu vực (TP. Châu Đốc; cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên; Thị xã du lịch, cửa khẩu quốc tế Hà Tiên; TP. Rạch Giá), Qua khảo sát sơ bộ của ngành văn hóa thông tin, toàn Huyện hiện có hơn 142 di tích lịch sử cách mạng văn hóa. Trong này có hơn 100 di tích chưa được xếp hạng. Có 11 di tích được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch và UBND tỉnh công nhận gồm: Đồi Tức Dụp, khu căn cứ Ô Tà Sóc, Bia Cầu Sắt Vĩnh Thông, Nhà Mồ Ba Chúc, Chùa Phi Lai, Chùa Tam Bửu, Chùa Văn Long, Chùa Soai Tông A (Sway ton), Gò Tháp An Lợi, Hang Tuyên Huấn, Bia cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Cùng nhiều di tích lịch sử cách mạng, văn hóa đã và đang được đề nghị xem xét như: Chùa Hang, Cầu Sắt 13, Chùa Tà Miệt Trên, Chùa Tà Dung Trên, Chùa Linh Sơn, Chùa B52, Các di sản phi vật thể như: Kinh Lá, Dù Kê, dàn nhạc ngũ âm Các di sản trên luôn được trân trọng, giữ gìn, bảo tồn và phát huy ý nghĩa, đó Châu Huy Phong – Lớp B69 10/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
  11. Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp” là niềm tự hào của nhân dân địa phương và có sức thu hút du khách trong và ngoài huyện đến tham quan. Du lịch là nhu cầu khách quan, vốn có của con người, kinh tế càng phát triển, năng suất lao động càng cao thì nhu cầu du càng tăng. Phát triển ngành du lịch sẽ phát huy lợi thế của Tri Tôn về cảnh quan thiên nhiên, về nhiều loại lao động đặc thù mang tính dân tộc, truyền thống của địa phương. Tri Tôn có các dãy núi Cô Tô (hay còn gọi là núi Tô) – Phụng Hoàng Sơn, Núi Dài - Ngọa Long Sơn, Núi Tượng (hay Voi) - Liên Hoa Sơn, núi Nước – Thủy Đài Sơn, là bốn trong bảy ngọn núi tạo nên địa danh “Thất Sơn” hùng vĩ. Núi Tô là ngọn núi đứng hàng thứ 2 trong dãy Thất Sơn, bao quanh bởi 4 xã Núi Tô, Cô Tô, Ô Lâm và An Tức của huyện Tri Tôn. Ngọn núi có hình giống cái tô lật úp, được tiếng là đẹp nhất trong các núi ở miền Thất Sơn. Vào những đêm trăng sáng, dường như có tiên nữ về múa hát nhã nhạc ở sân Tiên lưng chừng núi. Núi được hợp thành bởi một ngọn núi chính và 2 ngọn đồi con. Ngọn chính cao 614m, chu vi 14.375m với cấu trúc đầy kỳ bí, không khí trong lành, môi trường sạch sẽ, mang đậm nét đẹp hoang dã, trù phú của một vùng đất chưa bị con người khai phá. Lên núi có Sân Tiên, vồ Hội, Điện Kín và đồi 614, điện Năm Căn, chùa Bồng Lai, Du khách sẽ tận hưởng không khí trong lành của rừng núi và tiếng chim hót thỏa thích. Vào những tháng mưa, khách đến núi Tô sẽ có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hai con suối Ô Thum và Ô Soài So như những con rắn khổng lồ uốn lượn theo các khe đá đổ xuống Hồ Soài So rộng 5 ha, có dung tích 400.000m3. Ngoài việc phục vụ du lịch, hồ còn dự trữ nước phục vụ công tác chữa cháy. Vào sâu phía bên trong hồ, du khách sẽ được đi dạo dưới bóng mát của vườn xoài, với những cây xoài đại thụ xen lẫn với những vườn rau, vườn điều do người dân trồng, góp phần tạo cho cảnh quan nơi đây càng mang nhiều sắc thái thôn dã, gây trong lòng du khách một ấn tượng khó quên. Đặc biệt là khi cùng đắm mình vào dòng nước trong suốt, mát lạnh để thưởng thức tiếng suối reo hoà cùng tiếng chim hót. Dọc theo chân núi còn có nhiều chùa, miếu đã làm tăng thêm sự tôn nghiêm, tĩnh lặng. Bên cạnh ngọn núi chính là đồi Tà Pạ, cao 120m, chu vi 10.225m, một thời gian dài ngọn đồi này bị khai thác đá triệt để. Hiện nay chính quyền không còn cho khai thác đá, nhưng hậu quả để lại là ngọn đồi nham nhở. Trên đồi một hố sâu chục mét, rộng thênh thang, khi mưa xuống nước đọng lại thành một hồ nước trong vắt, làm cho không khí trên đồi trong lành, mát mẽ rất thích hợp với việc du lịch nghỉ dưỡng. Hồ này cũng thu hút rất đông các em học sinh đến tắm vào những trưa hè. Sau Núi Tô là Đồi Tức Dụp, một ngọn đồi nhỏ với chiều cao khoảng 300m, nhưng có địa hình hiểm trở với nhiều tảng đá dựng cheo leo, tạo thành những lò ảng (hang trên núi) ăn luồng nhau như tổ ong. Nhờ đặc điểm ưu việt này, Tức Dụp còn được mệnh danh là ngọn đồi “2 triệu đô la”. Đây là giá trị của bom đạn mà Mỹ cương quyết ném xuống để san bằng ngọn đồi, nhưng chúng đã bất lực trước tinh thần kháng chiến dũng cảm và mưu trí của quân dân An Giang, Tức Dụp trở thành một căn cứ kháng chiến nổi tiếng trong thời kỳ chống Mỹ. Nay, đồi trở thành một di tích lịch sử được Bộ Văn hoá xếp hạng. Với phong cảnh hữu tình, nằm bên cạnh Châu Huy Phong – Lớp B69 11/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
  12. Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp” ngọn núi Cô Tô hùng vĩ, đồi Tức Dụp luôn tấp nập du khách đến tham quan trong những dịp lễ, Tết, để xem những chiến tích xưa, được hít thở không khí trong lành, chiêm ngưỡng cảnh núi non chập chùng, thư giãn với trò câu cá sấu, cỡi đà điểu và bắn đạn thật, thưởng thức các món đặc sản như bánh xèo trứng đà điểu, bò xào lá vang Núi Dài tuy không cao bằng núi Tô, nhưng là núi lớn nhất trong vùng, nằm trên địa phận xã Lương Phi và Ba Chúc. Sở dĩ, đặt tên núi Dài vì núi có chiều dài 8.000m. Núi Dài có chiều cao đứng hàng thứ 3 của dãy Thất Sơn (cao 265m), có vị trí thuận lợi trong việc đi lại. Môi trường và cảnh quan không bị khai thác bừa bãi, nên núi Dài rất thích hợp để trở thành một điểm du lịch sinh thái. Đây là loại hình du lịch đang được nhiều người ưa chuộng và cũng là một trong những thế mạnh của du lịch Tri Tôn, hiện đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Nhắc đến núi Dài phải kể đến căn cứ Ô Tà Sóc. Ô Tà Sóc có địa hình đồi núi hiểm trở, phức tạp, có nhiều hang động thông nhau, thuận lợi cho việc trú ẩn, nên trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ta chọn nơi đây làm căn cứ. Suốt 13 năm chiến đấu với kẻ thù, trong đó có 5 năm (1962 - 1967) nơi đây là căn cứ của Văn phòng Tỉnh uỷ. Có mấy ai biết được giữa không khí mát mẻ, trong lành, thoáng đãng trên núi Dài bây giờ, lại là chiến trường đầy máu lửa của 50 năm về trước. Ngày 28/12/2001 Ô Tà Sóc được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Hy vọng rồi đây núi Dài sẽ trở thành điểm đến của nhiều du khách yêu chuộng loại hình du lịch này. Cảnh quan văn hóa Tri Tôn còn có nhà mồ Ba Chúc, chùa chiềng của các tôn giáo và 36 chùa khmer. Cụm 3 di tích “Nhà mồ Ba Chúc, Chùa Phi Lai và Chùa Tam Bửu” là những di tích được công nhận cấp quốc gia vào năm 1980. Nơi này là điểm ghi dấu tội ác man rợ của bọn diệt chủng Pôn – Pốt 2 qua 12 ngày (từ 18/4/1978 đến ngày 29/4/1978) mà bọn chúng giết chết 3.157 người dân tại xã Ba Chúc. Chứng tích tội ác còn đó, in dấu rõ ràng nơi đây, hài cốt của hàng ngàn người dân vô tội được lưu giữ tại nhà mồ tập thể cho đến bây giờ. Nhà mồ Ba Chúc có hình lục giác, mỗi trụ cột đỡ mái nhà được kiến trúc hình tượng như bàn tay đẫm máu đang vươn thẳng lên. Bên trong nhà mồ là một khung hộp kính tám cạnh, chứa đựng 1.159 bộ hài cốt được phân thành nhiều loại khác nhau như: độ tuổi, giới tính Nhà mồ được xây dựng giữa hai ngôi chùa Phi Lai và Tam Bửu, đây là hai ngôi chùa do các tín đồ của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa dựng lên và cũng là nơi nhân dân Ba Chúc đã trú ẩn tránh sự càn quét đẫm máu của bọn Pôn Pốt I Eng Sari (khmer đỏ). Cũng chính nơi đây đã trở thành nơi chứng kiến những tội ác của chúng và những chứng tích đó vẫn còn in dấu cho đến ngày nay. Núi Tượng (hay Voi) nằm trong địa phận thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, còn có tên là Liên Hoa Sơn. Người ta gọi núi Tượng vì nó giống hình con voi. Núi vẫn chưa được khai thác du lịch. Núi Nước ngọn núi nhỏ nhất trong dãy thất sơn với chiều cao chỉ khoảng 30m, leo lên núi, ta có thể quan sát toàn bộ thị trấn Ba Chúc và đất bạn Campuchia, phong cảnh nên thơ hữu tình. Vào mùa nước lên núi Nước như một hòn đảo nhỏ giữa mênh mông cánh đồng toàn là một màu nước trắng xóa. Huyện cũng có 36 chùa khmer. Trong này chùa Xà Tón (Xvay ton) là một ngôi chùa thờ Phật nổi tiếng (theo phái tiểu thừa), tiêu biểu cho nghệ thuật kiến Châu Huy Phong – Lớp B69 12/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
  13. Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp” trúc chùa tháp của đồng bào Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chùa Xà Tón nằm ngay ở trung tâm thị trấn Tri Tôn. Chùa Xà Tón đã được xây dựng cách đây hơn 200 năm. Chính điện chùa Xà Tón nằm ở trung tâm khu đất của chùa. Chính điện được xây theo hướng đông-tây có nóc nhọn và hai mái cong gợi hình ảnh nằm dài uốn cong của rắn thần Naga. Nơi này còn lưu giữ bộ kinh viết trên lá buông lớn nhất Việt Nam. 2.1.2- VỀ VĂN HÓA XÃ HỘI: Tri Tôn là địa bàn cộng cư của dân tộc kinh chiếm khoảng 65% dân số và khmer chiếm khoảng 34%, còn lại là dân tộc hoa. Nhiều lễ hội, đặc trưng văn hoá cộng đồng của 2 dân tộc kinh, khmer trở thành nét đặc trưng văn hóa tiêu biểu và thu hút khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu. Hàng năm, nơi đây đều tổ chức lễ hội vào các dịp tết Chol chnam thmay (lễ mừng năm mới) và lễ Ðol ta (lễ xá tội vong nhân), Lễ hội đua bò Bảy Núi, Lễ Dâng Y hecathinh, lễ cúng trăng oóc om bok của dân tộc khmer. Hay lễ giỗ tập thể Nhà Mồ Ba Chúc, lễ vía đức Bổn Sư Ngô Lợi người khai sáng đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa và lập làng Ba Chúc. Trong dịp tết Chol chnam thmay, chính quyền địa phương thường tổ chức Ngày hội văn hoá thể thao du lịch Khmer với nhiều hình thức phong phú, thể hiện nét văn hoá độc đáo và để bà con dân tộc Khmer có dịp giao lưu, học tập lẫn nhau, nhằm duy trì và phát huy nền văn hoá truyền thống. Lễ hội thường diễn ra ba ngày vào giữa tháng tư hàng năm, gồm các hoạt động như: thi biểu diễn các loại hình âm nhạc, biểu diễn thời trang, các món ẩm thực truyền thống và các trò chơi dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer, Đồng thời, lễ hội này còn có ý nghĩa là mừng vụ mùa mới trong năm. Lễ Đôl ta của đồng bào khmer là một trong hai lễ lớn hiện nay – và trở thành lễ hội tại địa phương. Nội dung bao trùm trong Lễ Đôl ta là nhằm tưởng nhớ công ơn cha mẹ, họ hàng và cầu phước cho linh hồn những người đã khuất. Lễ Đôl ta kéo dài từ ngày 16 đến 30/8 âm lịch với 4 lễ thức chính tại chùa và tại mỗi nhà người Khmer như sau: Lễ đặt cơm vắt (Banh canh banh), Lễ cúng ông bà (Banh Sên Đônta), Lễ hội (Banh phchum banh), Lễ tiễn ông bà (Banh chuônh Đônta). Gắn với lễ này còn có ngày hội đua bò Bảy Núi. Người Khmer vùng Bảy Núi có tập quán làm ruộng vần công, mỗi khi cày cấy thường tập hợp cùng nhau làm hết thửa ruộng này đến thửa ruộng khác. Cày bừa xong, họ thường cho bò chạy đua trên thửa ruộng của mình và đua bò đã trở thành trò chơi dân gian có từ lâu đời của người Khmer vùng này. Năm 1992, chính quyền hai huyện vùng Bảy Núi là Tịnh Biên và Tri Tôn nhận thấy đua bò là một hoạt động văn hoá thể thao độc đáo của người dân tộc Khmer. Hai huyện đã đứng ra liên kết tổ chức thành Lễ hội đua bò truyền thống hằng năm để đồng bào dân tộc được vui chơi, thưởng ngoạn và rèn luyện thể lực, thi đua chọn bò khoẻ, bò hay phục vụ nền sản xuất nông nghiệp năng suất cao. Lễ hội được hai huyện luân phiên nhau tổ chức, trao giải thưởng. Các ngành chức năng của huyện tham gia Ban tổ chức và cuộc đua có điều lệ, qui định rõ ràng. Đến năm 2012, Lễ hội đua bò Bảy Núi đã tổ chức được 21 năm. Mỗi huyện đã xây dựng một sân đua cố định đúng tiêu chuẩn. Tri Tôn có sân đua tại chùa Tà Miệt ở xã Lương Phi và Tịnh Biên sân đua bò nằm tại chùa Thơ Mít ở xã Vĩnh Trung. Lễ Châu Huy Phong – Lớp B69 13/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
  14. Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp” hội đua bò mỗi năm thu hút càng đông du khách đến xem, năm 2012 tổ chức ở Tri Tôn thu hút hơn 43.000 lược khách. Ngoài ra, đến Tri Tôn du khách còn có thể thưởng thức văn hóa ẩm thực, những món ăn đặc sắc, đầy hương vị khiến du khách ăn một lần rồi nhớ mãi. Trong này tiểu biểu là các sản phẩm từ cây thốt nốt như nước thốt nốt, trái thốt nốt, đường thốt nốt, bánh thốt nốt. Các món chế biến từ thịt bò như cháo bò, khô bò, bò xào lá vang và lạp xưởng bò, các món thịt rừng, các món đặc sản côn trùng như ve sữa, dế bắp, bù rầy, khô nhái Thốt nốt dế bắp chiên giòn Với cảnh quan đặc thù núi rừng, phong tục tập quán của dân tộc kinh, Khmer, hoa, kết hợp với các lễ hội dân gian tạo cho Tri Tôn những điều kiện tốt nhất để phát triển các loại hình du lịch như du lịch tham quan các di tích lịch sử cách mạng, du lịch nghĩ dưỡng, leo núi dã ngoại, du lịch tâm linh, tín ngưỡng, Đảng bộ và chính quyền huyện Tri Tôn đang ra sức phấn đấu mời gọi đầu tư phát triển du lịch, thực hiện nhiều kênh huy động vốn, liên doanh, liên kết tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp đến với Tri Tôn. Huyện đã xây dựng quy hoạch 4 dự án về du lịch, khảo sát các điểm đặt pano quảng cáo về du lịch, tham dự các lớp tập huấn, hội thảo về du lịch do sở du lịch tổ chức để phát triển du lịch, tranh thủ mọi khả năng, khai thác các mối quan hệ để tiếp cận quảng bá du lịch huyện nhà. 2.2- KẾT QUẢ QUẢNG BÁ DU LỊCH TRONG 3 NĂM QUA (2010 – 2012): 2.2.1 - THÀNH TỰU: Xác định du lịch là ngành mũi nhọn, đầu tư cho du lịch là đầu tư cho tương lai, ngay tử đầu mỗi nhiệm kỳ Đảng hộ, hay HĐND huyện Tri Tôn đều đề ra nghị quyết tăng cường phát triển du lịch bằng nhiều hình thức quảng bá thu hút đầu tư. Điển hình như thực hiện nhiều cuộc tọa đàm, gặp gỡ doanh nghiệp nhằm giúp huyện lắng nghe những tâm tư, chia sẽ những khó khăn của các doanh nghiệp để từng bước tháo gỡ. Chủ động quảng bá và kêu gọi các doanh nghiệp từ TP. HCM đến đầu tư lĩnh vực du lịch thương mại và công nghiệp dịch vụ. Năm 2011 UBND huyện Tri Tôn đã tổ chức biên soạn và in 4.000 cuốn sách Tri Tôn tiềm năng và cơ hội đầu tư, đã quảng bá rộng rãi nội dung kêu gọi đầu tư và giới thiệu tiềm năng du lịch của huyện Tri Tôn. Châu Huy Phong – Lớp B69 14/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
  15. Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp” Công tác quảng bá du lịch được huyện quan tâm như xây dựng các chuyên mục văn hóa du lịch và Tri Tôn kêu gọi đầu tư phát định kỳ hàng tuần trên hệ thống truyền thanh của huyện. Trang thông tin điện tử của huyện được ra mắt vào cuối năm 2012 cũng đã góp phần quảng bá cho du lịch Tri Tôn. Ngoài ra UBND huyện kết hợp cùng cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang, đài phát thanh truyền hình An Giang thường xuyên đưa tin bài, phóng sự giới thiệu cảnh đẹp và thế mạnh du lịch của huyện Tri Tôn. Các cơ quan báo chí của đồng bằng sông cửu long, TP.Hồ Chí Minh và trung ương cũng thỉnh thoảng giới thiệu phong cảnh, vùng đất, con người và đặc sản của Tri Tôn đến khắp mọi miền đất nước. Từ đó nhiều du khách trong nước và quốc tế tìm đến du lịch Tri Tôn. Các trại sáng tác văn học nghệ thuật, ca cổ cũng được hội văn học nghệ thuật huyện tổ chức định kỳ hàng năm qua đó thu hút đông đảo các tác giả từ khắp các địa phương trong và ngoài tỉnh sáng tác, giới thiệu hình ảnh, con người Tri Tôn và vẻ đẹp huyền bí của dãy Thất Sơn đến với nhân dân trong cả nước. Việc tổ chức các lễ hội không ngừng mở rộng quy mô cũng là một trong những hình thức quảng bá hình ảnh Tri Tôn đến với du khách trong nước và quốc tế. Ngoài ra huyện cũng quảng bá tuyên truyền hình ảnh du lịch bằng hình thức phát tờ bướm, đặt các pano quảng cáo về du lịch trên địa bàn huyện, tại các khu du lịch, các băng rol nhân dịp lễ hội và khu vực tổ chức lễ hội. Tham gia trưng bày triển lãm giới thiệu thành tựu kinh tế xã hội và các sản phẩm du lịch tại các hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức. Từ những nổ lực và công tác quảng bá mà du lịch Tri Tôn từng bước phát triển. Một số khu du lịch đã được đầu tư xây dựng và cũng bắt đầu trở thành những điểm du lịch lý tưởng. Khu di dích lịch sử Ô Tà Sóc, khu du lịch Soài So xây dựng năm 1986 đến năm 1994 đưa vào hoạt động và hiện nay đang nâng cấp. Khu di tích lịch sử Tức Dụp (được công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia Ngày 1/4/1985), năm 1986 Khu du lịch Tức Dụp và hồ Ô Tức Xa được đầu tư xây dựng, đến năm 1994 bắt đầu hoạt động. Hàng năm thường xuyên được chỉnh trang phục vụ tốt cho việc tham quan và về nguồn. Nhà mồ Ba Chúc được xây dựng vào năm 1979, đã hoạt động thu hút một số khách du lịch và hiện nay đang được cãi tạo nâng cấp. Hệ thống nhà hàng, khách sạn bước đầu phát triển, toàn huyện có 114 nhà nghĩ, nhà trọ (trong này có 18 nhà trọ karaoke), 2 nhà hàng và hơn 4.500 cơ sở dịch vụ thương mại. Tiêu biểu tại thị trấn Tri Tôn có nhà nghỉ Lạc Hồng, nhà trọ Thanh Thanh Ngọc, Thanh Loan, Nhà hàng Huê Dung, Trang Ngọc. Huyện cũng đang quảng bá kêu gọi đầu tư 3 dự án là dự án du lịch Ô Tà Sóc, khu du lịch Núi Nước, dự án xây dựng 3 điểm dừng chân khách du lịch trên trục tuyến du lịch của Tri Tôn. Châu Huy Phong – Lớp B69 15/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
  16. Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp” Hàng năm huyện Tri Tôn tổ chức 3 lễ hội lớn, thật sinh động như lễ hội lịch sử cách mạng huyện Tri Tôn (20/12 ) gắn với các hoạt động văn hóa thể thao, Lễ hội đua Bò Bảy Núi vào tháng 10 dương lịch gắn với lễ đônta. Ngày hội văn hoá thể thao du lịch Khmer thường được tổ chức vào trung tuần tháng 4 dương lịch đúng vào dịp tết Chol chnam thmay với nhiều hình thức sinh hoạt cộng đồng phong phú, thể hiện nét văn hoá độc đáo và để bà con dân tộc Khmer có dịp để giao lưu, học tập lẫn nhau, nhằm duy trì và phát huy nền văn hoá truyền thống. Lễ gồm các tiết mục như: thi biểu diễn các loại hình âm nhạc, biểu diễn thời trang, các món ẩm thực truyền thống và các trò chơi dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer. Những dịp lễ hội này thu hút rất đông lượng khách đến tham quan du lịch. Về số lượt khách tham quan: hàng năm lượt khách đến tham quan tại các điểm trên địa bàn huyện không ổn định. Cụ thể năm 2010 trên 300 ngàn người, năm 2011 là 350.995 lượt người. Tuy nhiên năm 2012 có giảm, chỉ đạt 231.155 lượt. 6 tháng đầu năm 2013 đạt 249.047 lượt người. Khách tham quan chủ yếu tại nhà mồ Ba Chúc, đồi Tức Dụp, khu du lịch Soài So, và cao điểm là những ngày diễn ra lễ hội đua Bò. Tuy nhiên khách đến tham quan thường đi về trong ngày, ít lưu trú lại. Hai năm qua, ngành dịch vụ, du lịch duy trì tốc độ tăng hơn 49%. năm 2011 doanh thu khu vực này của huyện đạt 1.385 tỷ 869 triệu đồng. Năm 2012 là 1.579 tỷ 977 triệu đồng, và kế hoạch phấn đấu năm 2013 của huyện Tri Tôn trên 1.800 tỷ đồng. 2.2.2 - HẠN CHẾ, YẾU KÉM: Ngành Du lịch đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, nên huyện và nhân dân Tri Tôn chưa có nhiều kinh nghiệm trong quảng bá cũng như cách làm du lịch chưa thu hút du khách. Lượng khách du lịch còn ít, các khu du lịch chủ yếu chỉ có khách vào các dịp lễ tết, ngày thường thì hầu như rất ít khách. Việc xúc tiến quảng bá đầu tư du lịch chưa được nhận thức đúng trong các cấp các ngành, nên chưa chú ý quan tâm xây dựng cơ chế thông thoáng tạo nguồn kinh phí và phối hợp lực lượng trong các chiến dịch quảng bá con người và du lịch Tri Tôn. Hoạt động phối hợp liên ngành tuy đã được cải thiện, nhưng sự phối kết hợp chưa thật tốt, chưa đủ để đáp ứng yêu cầu của hoạt động du lịch, chưa mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Những chính sách ưu đãi đầu tư của huyện bước đầu đã kích thích, lôi cuốn được các nguồn lực tham gia nhưng còn ở mức thấp, chưa đi vào nề nếp và còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ, cho đó là trách nhiệm của riêng ngành Du lịch. Từ việc quảng bá thiếu thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nên du lịch Tri Tôn phát triển theo hình thức tự phát thiếu tính chuyên nghiệp. Điển hình như sản phẩm du lịch chưa đa dạng phong phủ, chỉ phục vụ tham quan về nguồn là chính, chưa có nhiều khu vui chơi giãi trí thư giãn. Khách tham quan thường tập trung mùa tết, mùa lễ hội vía bà Chúa Xứ Núi Sam, lễ hội của huyện. Chưa có các loại hình du lịch hấp dẫn; không biết cách tuyên truyền, quảng bá du lịch. Thông tin quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử còn chung chung, chưa có tính cụ thể, chưa giới thiệu được tour, tuyến du lịch. Ví dụ như từ TP. HCM về Tri Tôn phải đón xe gì, đến thị trấn Tri Châu Huy Phong – Lớp B69 16/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
  17. Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp” Tôn phải tham qua điểm nào trước, địa chỉ nào nổi bậc mà khi đến Tri Tôn du khách không nên bỏ lỡ Vai trò chỉ đạo, tư vấn về ý tưởng quảng bá, tuyên truyền, hướng dẫn nội dung, chuyên môn, kỹ thuật và tổ chức sự kiện thiếu sự chủ động, sâu sát và chưa thường xuyên. Một số hoạt động lễ hội, sự kiện du lịch rập khuôn, nặng về phô trương, sân khấu hóa, chưa thật sự quảng bá được tiềm năng phát triển du lịch. Điển hình như lễ hội văn hóa thể thao du lịch khmer đang có nguy cơ thu hẹp về quy mô tổ chức. Trước đây có diễu hành xe ngựa (xe phổ biến của bà con khmer xưa dùng để thồ hàng, chở người), mấy năm gần đây không có trong chương trình lễ hội. Du lịch của huyện không thể phát triển nếu thiếu sự quảng bá để liên kết phát triển vùng, cùng xây dựng một thương hiệu chung cho Tỉnh. Để thực hiện điều đó, vai trò nhạc trưởng không ai khác là Tổng cục du lịch, Sở văn hóa thể thao du lịch Tỉnh và UBND huyện Tri Tôn. Do khâu quảng bá kêu gọi đầu tư chưa đúng mức nên cơ sở hạ tầng chưa được nâng cấp sữa chữa kịp thời, thiếu các khách sạn ở mức trung bình. Thắng cảnh đẹp, di tích lịch sử có, nhưng chưa được đầu tư đúng mức. Núi Tô, Núi Tượng, Núi Dài, đồi Tà Pạ, Ô Tà Sóc chưa phải là khu du lịch vì chưa có cơ sở hạ tầng nào đáng kể. Các dự án về du lịch có nhiều nhưng do quá trình quảng bá, xúc tiến thương mại chưa tìm hiểu kỹ về năng lực doanh nghiệp, nên một số dự án thiếu vốn đầu tư trở thành quy hoạch treo. Cụ thể như dự án khu khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ đưỡng Soài So, dự án khu du lịch văn hóa khmer tại đồi Tà Pạ, xã Núi Tô, đã có nhà đầu tư đăng ký, nhưng khi đi vào thực hiện gặp khó khăn trong khâu huy động vốn hiện nay vẫn còn nằm trên giấy, chưa thực hiện được. Do giao thông đường bộ ở tất cả các tuyến đường đến huyện Tri Tôn đều xuống cấp, gây khó khăn trong vận chuyển hàng hóa, cũng như khách tham quan du lịch, hao tốn chi phí và thời gian, dẫn đến hiệu quả đem lại không cao. Huyện chưa có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mặt bằng đáp ứng yêu cầu phục vụ cho tổ chức các sự kiện lễ hội, triển lãm, hội chợ theo hướng chuyên nghiệp hóa. Mặt khác chương trình xúc tiến đầu tư chưa khởi động đều, nổi trội vẫn là hoạt động thương mại, xúc tiến du lịch còn yếu do số lượng doanh nghiệp không nhiều. Lĩnh vực thương mại quy mô nhỏ, sản phẩm du lịch còn sơ đẳng và đơn điệu. Bộ phận chuyên trách quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch vừa yếu lại vừa thiếu. Huyện có 1 cán bộ phụ trách mảng du lịch của phòng văn hóa thông tin. Huyện chưa có hướng dẫn Khách tham quan sa bàn, Tức Dụp Châu Huy Phong – Lớp B69 17/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
  18. Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp” viên du lịch (khu du lịch Tức Dụp có hướng dẫn viên là nhân viên nhà hàng nên chỉ khi nào có đoàn nào đặt cơm tại nhà hàng mới có nhân viên thuyết trình và hướng dẫn khách tham quan). Do đó ngành du lịch Tri Tôn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới trong thời kỳ hội nhập và cạnh tranh gay gắt hiện nay. Công tác đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ xúc tiến quảng bá tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chưa đồng bộ về cơ sở vật chất kỹ thuật. Một số hoạt động xúc tiến, việc tham gia các hội chợ du lịch, tổ chức các chương trình giới thiệu điểm đến còn mang nặng hình thức, theo lối mòn, đơn điệu, thiếu tính chuyên nghiệp và hiệu quả chưa cao. Dân số đông, trình độ dân trí thấp, người hiểu, biết làm du lịch không nhiều. Các điểm du lịch lực lượng hướng dẫn viên ít, thái độ phục vụ chưa tốt. Còn xuất hiện hiện tượng chào mời khách, ăn xin, thiếu vệ sinh môi trường Từ đó ảnh hưởng lớn đến việc quảng bá hình ảnh du lịch của Tri Tôn. Khách đến tham quan mà bị chèo kéo, xin ăn, hay cảnh quan môi trường tại các điểm du lịch thiếu vệ sinh thì làm sao đến lần thứ 2 hay giới thiệu cho nhiều người khác đến tham quan. Các món ăn, hàng hóa đặc sản địa phương nhiều nhưng hầu hết đều sản xuất nhỏ, lẻ chưa có thương hiệu riêng, Chưa đuộc bài bán tập trung ở một điểm hay 1 chợ du lịch, gây khó khăn trong khâu quảng bá, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của vùng. 2.2.3 - NGUYÊN NHÂN: Huyện có cơ chế chính sách quảng bá phát triển ngành du lịch, nhưng thiếu tính thuyết phục. Nhận thức về phát triển du lịch không cao, thiếu sự phối hợp giữa các huyện, các ngành. Hành lang pháp lý chưa toàn diện, thiếu tính chủ động sáng tạo trong xã hội hóa các nguồn lực (nhân, tài, vật lực) cho phát triển du lịch, còn bị bó hẹp trong phạm vi ngành Du lịch. Chính sách ưu đãi, mời gọi đầu tư chưa hấp dẫn, hoạt động du lịch chưa chuyên nghiệp (marketing yếu, sản phẩm du lịch kém) Việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa trong thời gian qua chưa đáp ứng được yêu cầu về phát huy ý nghĩa di tích và tạo cảnh quan để thu hút khách du lịch. Nguyên nhân là việc làm vừa qua chỉ mang tính bảo quản, tu sửa nhỏ, chống xuống cấp, thiếu quy hoạch đồng bộ. Hơn nữa đa số di tích là công trình xây dựng bằng gỗ, hang động, tồn tại qua hàng trăm năm, nên có nhiều tác động của thiên nhiên và côn trùng, trong đó có một số hạng mục đã xuống cấp. Trình độ cũng như năng lực của cán bộ làm công tác du lịch còn thiếu nên công tác quảng bá còn mang tính hình thức, chưa thực sự có chiều sâu. Trình độ dân trí thấp, hộ nghèo đông trên 17% dân số, do đó việc nâng cao nguồn lực con người phục vụ trong du lịch còn gặp nhiều khó khăn. Với đặc điểm là một huyện miền núi, dân tộc, biên giới và đa tôn giáo, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Kinh tế của huyện có điểm xuất phát thấp, cơ sở hạ tầng kém Vốn đầu tư cho du lịch chủ yếu chỉ dựa vào ngân sách. Việc quảng bá không có tính chuyên nghiệp nên các hạng mục du lịch, các khu điểm du lịch được đầu tư quá rời rạc và nhàm chán, không thể nào đủ để kéo chân du khách từ xa đến. Mặt khác kỷ năng quản lý, hội nhập du lịch còn hạn chế. Du lịch của Tri Tôn chậm phát triển và “mờ nhạt” do tính không chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch, quảng bá du lịch, cùng với sự quản lý yếu kém, sự Châu Huy Phong – Lớp B69 18/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
  19. Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp” liên kết thiếu chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng, môi trường sinh thái cũng đang bị xâm hại. Đây là nguy cơ cho sự phát triển không bền vững về du lịch nói chung, nếu không được chấn chỉnh kịp thời. Khách ít chịu lưu trú lại các điểm du lịch Tri Tôn vì thiếu nơi vui chơi, mua sắm thiếu các khách sạn, nhà nghỉ tiện nghi. Và thiếu thông tin về Tri Tôn. Chưa liên kết với các công ty du lịch để quảng bá thiết kế các tour liên tuyến nhằm hấp dẫn. Chủ yếu là lượng khách đi theo đoàn tham quan vòng vòng các điểm du lịch, các khu di tích cách mạng chỉ thích hợp với khách địa phương, khách nội địa. 2.3- NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA: Một là, trong bối cảnh hết sức khó khăn của ngành du lịch những năm vừa qua, được sự quan tâm của huyện, chương trình quảng bá mời gọi đầu tư được phê duyệt và triển khai tạo cơ hội cho ngành Du lịch phát triển. Tuy nhiên du lịch Tri Tôn chưa phát triển, còn đang nhỏ giọt. Kinh nghiệm cho thấy, các ngành dịch vụ, nhất là du lịch thường chịu tác động mạnh của những biến động không thuận do tình hình thế giới và trong nước đem lại. Sau khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực, nạn khủng bố, sóng thần, SARS, cúm gia cầm, heo tai xanh, rất nhiều quốc gia khu vực tập trung phát triển du lịch, dùng du lịch làm cứu cánh vực dậy nền nền kinh tế. Hai là Tri Tôn có điểm xuất phát thấp, đa số người dân thuộc hộ nghèo, đồng bào dân tộc khmer, việc phát triển du lịch gắn với các làng nghề truyền thống và lễ hội văn hóa khmer là một trong những điều kiện để vực dậy nền du lịch Tri Tôn. Nhưng hiện nay huyện chưa làm tốt điều này. Ba là, hạ tầng kinh tế, cơ sở chưa đáp ứng, đường xá chưa thông thoáng. Chính vì nguyên nhân này mà cửa ngõ vào Tri Tôn hiện nay chỉ thu hút được lượng khách từ Châu Đốc qua Tịnh Biên rồi mới ghé Tri Tôn. Còn hướng Long Xuyên Châu Thành và Long Xuyên – Thoại Sơn vào Tri Tôn không có. Đòi hỏi phải cãi thiệu cơ sở hạ tầng, đường xá. Ba là thiếu tính năng động trong điều phối hoạt động chương trình, tổ chức sự kiện du lịch. Bộ máy điều phối, tổ chức triển khai chương trình hành động không phát sinh đầu mối tổ chức bộ máy riêng mà gắn với nhiệm vụ của Ngành. trách nhiệm, tính chủ động và năng động trong huy động lực lượng phối hợp thực hiện các mục tiêu đề ra. Do đó đòi hỏi chính quyền các cấp cần quan tâm hơn, có chương trình, kế hoạch cụ thể lồng ghép hoạt động du lịch với quảng bá rộng rãi đến du khách. Bốn là, quảng bá, xúc tiến du lịch chưa đạt hiệu quả. Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch, tăng khả năng cạnh tranh, xúc tiến quảng bá là tiền đề quan trọng cho phát triển du lịch. Các hoạt động này cần được tiến hành một cách khoa học, chuyên nghiệp, sâu rộng và thường xuyên. Muốn tăng cường thu hút khách du lịch, với số lượng nhiều, thời gian lưu trú lâu và mức chi tiêu cao, một mặt phải nghiên cứu thị trường tỷ mỷ, hệ thống, làm cơ sở xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao, đa dạng, giá cả phù hợp khả năng thanh toán của khách. Mặt khác, vấn đề quan trọng là phải tuyên truyền quảng bá ở tầm vĩ mô và quảng cáo ở tầm doanh nghiệp thật sâu, rộng ở trong và ngoài nước dưới nhiều Châu Huy Phong – Lớp B69 19/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
  20. Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp” hình thức, thành những chiến dịch, quy mô lớn, tập trung vào những thị trường trọng điểm để phát động, củng cố và mở rộng thị trường. Bên cạnh huy động nguồn lực trong nước, cần chú trọng hợp tác, hội nhập quốc tế đa dạng, đa phương để tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế, khai thác khách, nguồn vốn, kinh nghiệm, công nghệ cho sự phát triển và gắn với thị trường khu vực và thế giới. Năm là sự phối hợp liên ngành, địa phương chưa chặt chẽ và đồng bộ. Hoạt động du lịch đòi hỏi và chỉ có thể đem lại hiệu quả cao nhất khi có sự phối hợp liên ngành, địa phương chặt chẽ và đồng bộ nhằm tháo gỡ kịp thời khó khăn vướn mắc liên ngành, nhất là trong việc đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Sáu là các loại hình dịch vụ ăn theo du lịch chưa phát triền nhiều, các cơ sở lưu trú nhà hàng, khách sạn chưa đạt tiêu chuẩn điều này dẫn đến khó kéo chân du khách nghỉ lại qua đêm tại Tri Tôn. Cần phát triển một cách đồng bộ, đặc biệt là gắn phát triển du lịch với làng nghề truyền thống, giới thiệu sản phẩm đặc sản để nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Bảy là việc thiếu hướng dẫn viên du lịch dẫn đến khách tham quan Tri Tôn chỉ là cỡi ngựa xem hoa chứ chưa thật sự biết nhiều về vùng đất anh hùng này. Những vấn đề đặt ra như trên đòi hỏi cần có nhiều giải pháp khắc phục và quảng bá để du lịch Tri Tôn ngày càng phát triển, thu hút đông lượng du khách đến tham quan. Châu Huy Phong – Lớp B69 20/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
  21. Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp” CHƢƠNG 3 : MỤC TIÊU GIẢI PHÁP QUẢNG BÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN TRI TÔN 3.1- MỤC TIÊU : 3.1.1- Mục tiêu tổng quát: Tập trung mọi nguồn lực, mọi hình thức tuyên truyền quảng bá bằng miệng, pano, áp phích, hệ thông cơ quan thông tin truyền thông, báo chí, mạng internet để thu hút lượng khách đến tham quan và các doanh nghiệp đầu tư. Phát triển đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch. Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử. Huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tổ chức quảng bá, cũng như tổ chức các sự kiện lễ hội cần mang tính chuyên nghiệp hơn. Từng bước đưa ngành du lịch huyện Tri Tôn phát triển vượt bật, để du lịch trở thành ngành kinh tế chính của huyện. 3.1.2- Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu lượng du khách tham quan Tri Tôn năm sau luôn cao hơn năm trước. Phấn đấu năm 2013 đạt 400 ngàn lượt khách, và cứ mỗi năm tăng thêm 50 ngàn lược khách, đến năm 2015 Tri Tôn đón khoảng 500 ngàn lược khách. Đến năm 2020 phải đẩy mạnh quảng bá du lịch để thu hút lượng du khách đến Tri Tôn lên đến trên 800 ngàn lượt người mỗi năm. Đưa hoạt động du lịch vào quỹ đạo của khu vực và có tính chuyên nghiệp. Hình thành chợ bày bán các sản phẩm đặc sản và du lịch của Tri Tôn. 3.2- GIẢI PHÁP QUẢNG BÁ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN TRI TÔN THỜI GIAN TỚI: Thực hiện nghị quyết của Đảng, triển khai Luật Du lịch và vì nhận thức được lợi ích to lớn, nhiều mặt do du lịch mang lại, để du lịch phát triển vượt bậc trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đem lại nguồn thu nhập lớn, các cấp lãnh đạo huyện Tri Tôn cần phải thực hiện các giải pháp sau: 3.2.1 - Quảng bá mời gọi thu hút đầu tƣ lĩnh vực du lịch theo tính chuyên nghiệp hóa, trùng tu, tôn tạo, mở rộng quy mô các điểm du lịch: Kêu gọi đầu tư vào các điểm du lịch ở huyện Tri Tôn, không chỉ giải quyết vấn đề của ngành du lịch mà còn thúc đẩy vấn đề kinh tế xã hội huyện nhà. Tri Tôn có nhiều địa điểm để du lịch, nhưng đa số những diểm này đều chưa phải là một khu du lịch thực sự vì chưa có cơ sở hạ tầng nào đáng kể và thiếu vốn đầu tư. Do đó, Huyện cần tạo cơ chế thông thoáng, có chính sách hợp lí để mời gọi các nhà đầu tư. Mà khâu trước tiên phải làm sao cho các nhà đầu tư hiểu về Tri Tôn, hiểu về đất, người, về văn hoá và cơ hội đầu tư ở Tri Tôn, qua các kênh khác nhau. Cần tăng cường quảng bá, gặp gỡ giữa các doanh nghiệp thông qua các hội thảo. Cần thông báo chính sách mời gọi đầu tư rộng rãi, công khai, rõ ràng qua các phương tiện thông tin đại chúng. Huyện cần đăng tải tất cả các thông tin, chính sách ữu đãi thu hút đầu tư lên cổng thông tin điện tử huyện, nhằm cung cấp tất cả thông tin để các nhà đầu tư quan tâm có thể tìm kiếm dễ dàng, đồng thời cần cập nhật bổ sung các thông tin mới lên trang web thật kịp thời. Châu Huy Phong – Lớp B69 21/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
  22. Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp” Các dự án mời gọi đầu tư phải hấp dẫn, khả thi. Cần thúc đầy nhanh hơn nữa dự án mời gọi đầu tư về khu du lịch Núi nước, núi Tượng, Soài So. Cũng cần lập dự án mời gọi các nhà đầu tư xây dựng hệ thống nhà hàng, khách sạn, hệ thống đường giao thông. Khi nhận được đầu tư sẽ giải quyết được vấn đề khan hiếm vốn, cơ sở du lịch sẽ được xây dựng khang trang trở thành một điểm du lịch thực sự, thu hút được lượng lớn khách du lịch. 3.2.2 - Tăng cƣờng quảng bá tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng về hình ảnh con ngƣời và loại hình du lịch ở Tri Tôn, nâng cao chất lƣợng chuyên mục trên hệ thống phát thanh, cổng thông tin điện tử huyện, đƣa vào chƣơng trình giảng dạy cho học sinh: Sử dụng hình thức quảng cáo trên truyền hình, trên mang internet và các cơ quan báo chí. Tăng cường đăng hình ảnh, các đoạn Video Clip, âm thanh giới thiệu cảnh quan, vẽ đẹp các lễ hội truyền thống của huyện lên trang thông tin điện tử huyện và cổng thông tin điện tử Tỉnh. Đài truyền thanh huyện cần có phóng viên chuyên trách đưa tin ghi hình kịp thời các hoạt động du lịch, xúc tiến đầu tư du lịch của huyện để phát trên đài truyền hình An Giang, đồng thời cộng tác với cổng thông tin huyện, Tỉnh. Đây là hình thức tiếp thị tìm nguồn khách du lịch bằng thông tin, giới thiệu các điểm, khu du lịch, tour du lịch. Du lịch khó áp dụng phương châm "hữu xạ tự nhiên hương". Có sản phẩm du lịch hấp dẫn, phải quảng bá, xúc tiến, giới thiệu công phu, khách mới đến. Sản phẩm du lịch cũng khác hàng hóa thương mại. Hàng hóa thương mại có thể đem ngay ra chợ bán. Du lịch chỉ có thể mang được hơi thở, phần hồn, hình ảnh của sản phẩm ra thị trường để mời gọi. Đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch với các hình thức linh hoạt; phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; tranh thủ hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước, từng bước tạo dựng và nâng cao hình ảnh du lịch Tri Tôn; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các Núi Nước, Ba Chúc cấp, các ngành và của nhân dân về vị trí, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Tri Tôn có nhiều cảnh quan đẹp, chúng ta cần phải tăng cường công tác quảng bá xúc tiến du lịch, mời gọi khách du lịch kết hợp linh hoạt các hình thức Châu Huy Phong – Lớp B69 22/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
  23. Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp” tuyên truyền như: hội chợ, hội thảo, triển lãm và các phương tiện thông tin tuyên truyền khác thông qua các pano, áp phích, quảng cáo trên đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí, qua mạng internet, đồng thời phát hành các tập sách, tập ảnh giới thiệu về du lịch Tri Tôn như sách giới thiệu những cảnh đẹp Tri Tôn, ách nói về sự tích, truyền thuyết, chiến công của quân và dân Tri Tôn về các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hóa hay cẩm nang du lịch Tri Tôn, giới thiệu danh thắng ở Tri Tôn, kết hợp các điểm du lịch khác trong Tỉnh định hướng phát triển thị trường du lịch. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài và hỗ trợ quốc tế để phục vụ công tác xúc tiến quảng bá du lịch đạt hiệu quả. Biên soạn tài liệu và đưa vào dạy lồng ghép trong 2 môn học địa lý, lịch sử ở trường phổ thông nhằm giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng huyện nhà cho học sinh, giới thiệu cảnh quan thiên nhiên và các điểm đến du lịch cũng như các lễ hội văn hóa của cộng đồng khmer. Lực lượng này là kênh thông tin tuyên truyền cho bạn bè người thân ở khắp các địa phương, góp phần làm tăng lượng du khách đến tham quan du lịch tại Tri Tôn. 3.2.3 - Xúc tiến khảo sát quy hoạch khu du lịch, xác định loại hình du lịch trọng điểm trƣớc khi quảng bá để thu hút đầu tƣ đúng, cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và phục vụ du lịch, tránh tình trạng quy hoạch treo: Ngay từ bây giờ, hành động đầu tiên là phải làm ngay quy hoạch. Người làm quy hoạch và duyệt quy hoạch, tối thiểu phải có trình độ ngang bằng với cuộc sống thời hội nhập. Quy hoạch phải mang tính đồng bộ liên ngành, liên vùng và liên quốc gia; phải có bước đi phù hợp khả năng nhanh chóng tạo ra sự cộng hưởng của các công trình, công đoạn đã đầu tư. Tuyệt đối không có quan niệm “mì ăn liền” hoặc cách làm chụp giựt, vì đó là tín hiệu tự phá sản. Ngành du lịch cần tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng cơ sở tiến hành khảo sát các điểm du lịch Núi Tô, Núi Tượng, Núi Dài, Núi Nước, đồi Tà Pạ, thu thập số liệu, thông tin và tiến hành phân tích đánh giá hiện trạng tài nguyên-môi trường du lịch, tình hình khai thác, tổ chức quản lí các hoạt động kinh doanh, hiện trạng quy hoạch, kiến trúc và hạ tầng cơ sở. Tử đó đề xuất kế hoạch đầu tư và quảng bá kêu gọi nhà đầu tư triển khai xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng kịp thời để những nơi này thực sự là một khu du lịch hấp dẫn đối với du khách. Như tiếp tục đầu tư xây dựng bổ sung các hạng mục công trình cho đồi Tức Tụp, nhà mồ Ba Chúc, tạo thêm sự mới lạ cho du khách sau mỗi lần tham quan. Đồng thời tiến hành sửa chữa, nâng cấp đầu tư các công trình giao thông, điện, bưu điện, tạo hệ thống giao thông thuận tiện, thông tin liên lạc thông suốt nhất là ở các tuyến du lịch của huyện. Đăng ký thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản địa phương, để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành du lịch trong giai đoạn hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Du lịch trọng điểm ở Tri Tôn là du lịch văn hóa và du lịch tâm linh. Du lịch văn hóa gồm lễ hội cộng đồng dân tộc như đua bò, Óc-om-bóc, Chol-chnam- thmay, các danh thắng như Soài So, Tức Dụp, Ô Tà Sóc. Du lịch tâm linh có 36 chùa khmer, nhà mồ Ba Chúc, chùa Phi Lai, Tam Bửu. Chọn công trình trọng điểm đầu tư trước mang lại hiệu quả, tránh dàn trãi. Khi đã có quy hoạch, thì thiết kế xây dựng một khu du lịch cụ thể, yếu tố văn hóa Châu Huy Phong – Lớp B69 23/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
  24. Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp” cũng luôn được đặt lên hàng đầu. Đánh mất bản sắc văn hóa của cộng đồng địa phương, mọi sản phẩm du lịch dù hoàn thiện, sang trọng đến mấy cũng trở nên kém ý nghĩa. Du khách sẽ không bỏ tiền của, thời gian công sức để đi đến nơi xa xôi chỉ để trải nghiệm những thứ giống như ở nhà. Trên thế giới, 60% dòng khách du lịch hiện nay là có mục đích tìm hiểu nền văn hóa khác lạ. Cho nên sản phẩm quan trọng của du lịch là du lịch văn hóa. Sức hấp dẫn du khách là bản sắc văn hóa, cách ứng xử văn hóa của điểm đến và trình độ văn hóa của những nhà tổ chức du lịch chuyên nghiệp. Không có sản phẩm du lịch nào không mang nội dung, không thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc. Phối hợp của các ngành và địa phương lựa chọn, hỗ trợ tổ chức các lễ hội truyền thống tiêu biểu, gắn với việc tuyên truyền quảng bá nâng cao nhận thức du lịch trong nhân dân với việc hình thành các tours du lịch văn hóa phục vụ khách trong và ngoài nước. Các lễ hội này chủ yếu được tổ chức bằng nguồn lực huy động tại chỗ. Chính quyền địa phương cần tham gia định hướng, hỗ trợ một phần kinh phí nhằm gắn các hoạt động lễ hội với việc thu hút khách. Các lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm gắn với việc tuyên truyền thu hút khách, tạo điều kiện cho các công ty lữ hành xây dựng thành tour bán cho khách, như: Chol- chnam-thmay (lễ mừng năm mới), lễ Ðol-ta (lễ xá tội vong nhân), Lễ hội đua bò Bảy Núi, hay chúng ta có thể tổ chức hội thi leo núi .v.v. Tạo hướng liên hoàn giữa các điểm du lịch, khu du lịch như cụm Tức Dụp- hồ Soài So-chùa Hang- chùa Svay-Ton (quanh núi Tô), cụm chùa Phi Lai- nhà mồ Ba Chúc-Núi nước (khu vực thị trấn Ba Chúc), Cụm Tức Dụp-Nhà mồ Ba Chúc- Lâm viên Núi Cấm Kêu gọi đầu tư cải tạo và mở rộng các điểm du lịch hiện có, đầu tư thêm các khu vui chơi giải trí phục vụ du lịch và các dịch vụ phục vụ khách tham quan (cửa hàng bán đồ lưu niệm đặc sản, ăn uống, khách sạn) tại các điểm du lịch. Cần tổ chức các hội thi chuyên ngành dịp cọ sát, cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo khí thế thi đua trong toàn ngành, tăng sức cạnh tranh. Tổ chức khảo sát nâng cấp tour chuyên đề như tour sinh thái gắn với di tích lịch sử cách mạng-Tức Dụp, Ô Tà Sóc, tour sinh thái du khảo đồng quê, cắm trại, leo núi – Hồ Soài So, Núi Tô, Núi Nước, tour tín ngưỡng tâm linh: nhà mồ Ba Chúc và 36 chùa khmer, Hoặc có thể tổ chức tour du lịch kiểu home stay – cho du khách về cùng sống chung với dân, làm những công việc như dân như trồng lúa, cắt lúa, tát cá, hoặc cho du khách học cách làm các món ăn đặc sản địa phương, làm cho du khách có thể hiểu hơn về đời sống văn hóa nhân dân tri tôn. Phát triển du lịch làng nghề truyền thống khmer như đường thốt nốt, làm gốm, dệt thổ cẩm, (ưu tiên hỗ trợ phát triển hạ tầng, bảo vệ môi trường, xúc tiến bán sản phẩm, chính sách đối với nghệ nhân, vay vốn ưu đãi, .). Hỗ trợ chỉnh trang cảnh quan, vệ sinh môi trường địa điểm tham quan cho các làng nghề. Tập trung đầu tư phát triển loại hình du lịch vùng núi gắn với phát triển những sản phẩm phục vụ du lịch mang nét đặc trưng của vùng Bảy Núi. Tạo điều kiện cho các cơ sở đăng ký thương hiệu. Mời các nghệ nhân và đại diện cơ sở sản xuất (mặt hàng đặc sắc) tham gia biểu diễn thực hành mẫu, bán hàng lưu niệm tại các sự kiện xúc tiến của Ngành; Tổ chức xây dựng mới và nâng cấp được tours du lịch làng nghề. Làng gốm ở Sóc Nam Quy (xã Châu Lăng, Tri Tôn) có thể phát triển thêm hình thức gốm Châu Huy Phong – Lớp B69 24/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
  25. Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp” không chỉ phục vụ cho sinh hoạt đời sống mà còn phục vụ sản phẩm du lịch nhỏ gọn với nhiều mẫu mã đa dạng và phong phú. Với giá thành quá rẻ mà có được một sản phẩm đặc trưng của vùng du lịch thì du khách chẳng tiếc gì mà không mua làm quà hoặc trưng bày trong bộ sưu tập của họ. Nghề bánh phồng mì ở Ba Chúc, nghề làm đường thốt nốt của bà con khmer thành sản phẩm độc đáo phục vụ du lịch. Gắn với các làng nghề là hình thành chợ đặc sản Tri Tôn. Khu chợ này dành riêng bán các hàng hóa phục vụ du lịch như khu ẩm thực các món ăn vùng Bảy Núi Tri Tôn, khu hàng lưu niệm (gồm sản phẩm gốm sứ, đường thốt nốt ) . Cần tổ chức các hoạt động văn nghệ dân gian phục vụ khách tại các điểm du lịch đông khách. Tại Tri Tôn, chúng ta có thể phát huy các điệu múa điệu hát độc đáo của người khmer. Trong các khu khu du lịch, chúng ta có thể xây lực lượng văn nghệ quần chúng phục vụ khách du lịch, khi đó ta có thể mời khách du lịch cùng tham gia như mời lên cùng nhảy điệu lâm thonh, Răm Vong, dù kê, múa gáo dừa, giải quyết được công ăn việc làm cho một số lao động. 3.2.4 - Đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong quảng bá tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các hoạt động du lịch: Liên kết giữa các đài truyền thanh huyện thị thành trong tỉnh, tỉnh bạn, liên kết vời đài phát thanh truyền hình tỉnh mở các chuyên mục định kỳ giới thiệu quảng bá về du lịch Tri Tôn. Đẩy mạnh việc phối hợp liên ngành giữa cơ quan thông tin đại chúng - Du lịch - Công an - Hải quan và Bộ đội Biên phòng để tuyên truyền và giải quyết những chính sách, tạo thuận lợi cho du khách trên các lãnh vực: Thủ tục xuất nhập cảnh, phí lệ phí, visa qua lại cửa khẩu. Qua đó có chính sách thu hút du khách từ Campuchia đến Tri Tôn và ngược lại, vì đây là đối tượng khách du lịch tiềm năng rất lớn. Đẩy mạnh sự liên kết giữa các ngành trong huyện, các huyện trong tỉnh, giữa tỉnh và huyện, các tỉnh trong vùng đồng bằng Sông Cửu Long, giữa tỉnh và Trung Ương, Tỉnh An Giang – Tà Keo – Can Dal (Campuchia), giữa các công ty lữ hành du lịch, giữa các khu nghỉ dưỡng, di tích thắng cảnh, các làng nghề, các khu mua sắm và các điểm dừng chân. Từ đó thành lập các tuyến du lịch liên hoàn. Đó là tính đồng bộ của các sản phẩm du lịch đặc trưng truyền thống và nét văn hóa hiện đại mà du khách có nhu cầu. Tính đồng bộ được thể hiện tương đối toàn diện: Kinh tế - văn hóa - môi trường; sức khỏe - tâm linh - tình cảm. Sự liên kết, đồng bộ còn phải được bảo đảm bằng sự ổn định chất lượng của nó. Mọi sự phát triển, nâng cấp đều phải dựa trên cái nền ổn định từ chất lượng dịch vụ đến giá cả. Mỗi du khách sau một tour qua Tri Tôn, nếu du khách không cảm thấy hấp dẫn, mới lạ, dễ chịu hơn nơi khác thì ít lắm cũng đừng gây cho họ có sự bực mình hoặc không hài lòng dù nhỏ. Đặc biệt khách hành hương thì thêm yêu cầu là giúp họ giải tỏa được tâm trạng, lấy lại thăng bằng cuộc sống tinh thần. Hiện nay, Ban quản lý phát triển du lịch huyện đã được thành lập. Hy vọng sẽ phối hợp tốt với các ban khác để tạo nên sức mạnh phát triển du lịch. Ban sẽ làm được nhiều điều mà trước đây còn nằm trong ban quản lý dự án đầu tư huyện không thực hiện được. Văn hóa - kinh tế - du lịch thể hiện gắn bó chặt chẽ ngay Châu Huy Phong – Lớp B69 25/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
  26. Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp” trong từng yếu tố cấu thành, từng đơn vị cơ sở đến các cấp quản lý, đặc biệt là sự gắn kết chặt chẽ trong quảng bá xúc tiến văn hóa - du lịch. 3.2.5 - Nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý của chính quyền và các cơ quan liên quan trong quảng bá và quản lí du lịch: Trong tương lai du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn rất quan trọng, đem lại nguồn thu nhập to lớn cho địa phương. Vì thế, nhà nước, địa phương cần chú trọng phát triển và khai thác thị trường du lịch nội địa, phát huy tốt nhất lợi thế phát triển du lịch, tạo điều kiện cho nhân dân có đời sống vật chất ấm no đầy đủ hơn, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Để làm được như vậy thì nhà nước và chính quyền địa phương cần phải: Tổ chức học tập tuyên truyền sâu rộng luật du lịch, các văn bản chỉ đạo của các ngành các cấp về công tác du lịch. Phát huy tốt vai trò, năng lực quản lí du lịch đối với cán bộ trong thực tiễn, từ công tác qui hoạch, lập dự án, mời gọi đầu tư đến quản lí trực tiếp các điểm, các khu du lịch. Cán bộ quản lý công tác du lịch phải có tầm nhì rộng và phải luôn nâng cao trách nhiệm trong công việc thực tiễn. Phải làm như thế nào để nhà đầu tư sẵn sàng đến với địa phương, khách tham quan du lịch cảm thấy dễ chịu, thoải mái khi đến du lịch Tri Tôn. Có chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút nhân tài, chuyên gia, nghệ nhân tham gia vào việc phát triển du lịch của đất nước, tăng tính hấp dẫn của hoạt động du lịch tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư về tiền vốn, kỹ thuật, trí thức và lao động của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, phù hợp với tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế của cả nước về phát triển du lịch. Gắn lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội. Đồng thời, Có kế hoạch đẩy mạnh phát triển du lịch đối với các địa bàn du lịch trọng điểm như Hồ Soài So, Ô Tà Sóc, Các điểm, các khu du lịch trong địa bàn huyện phải được biến đổi trở thành nơi sinh hoạt ứng xử văn minh, văn hóa cả vật chất lẫn tinh thần theo khẩu hiệu “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi. Môi trường du lịch các nơi này phải sạch, đẹp, văn minh, văn hóa. Đây chính là công tác trọng điểm của việc quản lí hoạt động du lịch. 3.2.6 - Đào tạo lực lƣợng lao động phục vụ cho hoạt động du lịch là hình thức quảng bá tuyên truyền miệng thu hút du khách hiệu quả nhất: Vấn đề quyết định là con người, là nguồn nhân lực và chất lượng nhân lực làm du lịch trong sự gắn bó kinh tế với văn hóa. Mỗi một công đoạn, mỗi một phần việc có liên quan đến phục vụ du khách (ngoài nhiệm vụ chính của ngành) như: giao thông, vận tải, hải quan, công an, bưu chính viễn thông, tài nguyên môi trường, văn hóa - thông tin - báo chí phải có trách nhiệm và gắn tương lai, uy tín của ngành mình, địa phương mình với ngành kinh tế thời đại và cũng là làm sáng lên thương hiệu Việt trên trường quốc tế. Phải thay khái niệm “quản lý” khô khan bằng hành động phục vụ nhiệt tình và lịch thiệp thì mới thành công. Bởi các ngành phục vụ cho ngành phục vụ du khách mà ách tắt ở công đoạn nào, phần việc nào, thí dụ nhỏ nhất như kiểm tra hành lý hoặc cấp thủ tục thông quan người và hàng hóa qua cửa khẩu biên giới hoặc một cử chỉ không thân thiện với du khách hoặc gây phiền toái không cần thiết cho xe tour v.v thì cũng đủ ảnh hưởng cho ngành Châu Huy Phong – Lớp B69 26/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
  27. Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp” du lịch. Bản thân ngành trực tiếp phục vụ du khách tất nhiên là đòi hỏi phải phục vụ chu đáo, tận tụy và hiệu quả hơn. Nhưng phục vụ gián tiếp hay trực tiếp cũng đều là phục vụ: phục vụ văn minh, an ninh, lịch sự và hiệu quả. Xét cho cùng trong xã hội dân chủ, văn minh, các quan chức và nhân viên trong hệ thống chính trị nếu chưa được là “công bộc của dân” thì trước hết phải là người chuyên cần, làm hết trách nhiệm với “đối tượng quản lý” của mình. Trong số lao động trực tiếp và gián tiếp làm du lịch hiện nay mới có 50% được đào tạo qua trường lớp. Đến năm 2010, nhu cầu lao động du lịch sẽ tăng cao nếu thực hiện được mục tiêu phát triển du lịch. Nhiệm vụ chuẩn bị nguồn nhân lực du lịch đang đặt ra rất khẩn trương, trên quy mô lớn. Các nhà đầu tư, các doanh nghiệp du lịch đã, đang chủ động triển khai kế hoạch đào tạo nhân lực cho mình. Hy vọng chiến lược nguồn lực du lịch sẽ được triển khai hiệu quả. Có điều đáng quan tâm liên quan đến chủ đề đang bàn là hàm lượng văn hóa - kinh tế cần có ở những người làm du lịch. Đội ngủ quản lý phải được trang bị kiến thức và nghiệp vụ quản lí du lịch, bên cạnh trình độ quản lý, còn cần am hiểu văn hóa. Mỗi cán bộ du lịch đều là người tuyên truyền, giao lưu văn hóa Việt Nam. Cá nhân làm dịch vụ phải có kiến thức về dịch vụ du lịch (bán hàng, nhà trọ, các dịch vụ khác, ), thái độ ứng xử với khách du lịch có văn hóa, trước nhất là văn hóa giao tiếp, ứng xử. Hướng dẫn viên du lịch phải cạnh tranh lành mạnh, giữ gìn môi trường du lịch, phải có kiến thức chuyên ngành du lịch, am hiểu bản sắc văn hóa, lịch sử các di tích, các danh thắng, phong tục tập quán địa phương Tri Tôn, có kĩ năng giao tiếp, thái độ ứng xử nhã nhặn. Tri Tôn có rất ít lao động được đào tạo về nghiệp vụ du lịch, chủ yếu từ nghề nông chuyển sang. Bộ phân quản lí du lịch huyện cần liên kết với trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, trường dạy nghề tỉnh để mở các lớp đào tạo ngắn hạn hoặc lớp bồi dưỡng kiện thức, lớp trung cấp tại về du lịch tại địa phương có cấp giấy chứng nhận để giúp họ chuyển nghề. Có như vậy người nông dân sẽ biết cách làm du lịch, có thể làm được kiểu du lịch home stay, người dân thường làm hướng dẫn du lịch. Ở Népal có một lực lượng hướng dẫn leo núi là nghề hết sức cần thiết và đem lại thu nhập cao. Tất nhiên ta không phải là Népal và không có Himalaya, nhưng ta có Núi Tô, Núi Dài, Núi Tượng, đồi Tức Dụp, có những cách đồng mênh mông và sông nước tuyệt đẹp Tôi hình dung, khi được huấn luyện, các chàng trai, cô gái chất phác và đôn hậu của chúng ta làm hướng dẫn du lịch cho khách xa đến, hẳn sẽ rất thú vị và hấp dẫn. Chắc chắn không ai hiểu đất và người ở đây bằng họ, cũng không ai hiểu đến thấm thía những chuyển động xã hội đang diễn ra ở đây sâu, sát cho bằng họ Có thực hiện được như vậy thì đến năm 2020 ngành du lịch mới có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Tri Tôn Đây là những giải pháp mà bản thân tôi tâm đắc khi bàn luận về việc phát triển du lịch và quảng bá ngành du lịch của huyện miền núi dân tộc Tri Tôn. Những giải pháp này cần kiểm nghiệm qua thực tế. Tuy nhiên cũng mong rằng các giải pháp này là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chiến lược phát triển du lịch của huyện Tri Tôn. Châu Huy Phong – Lớp B69 27/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
  28. Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp” C. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN: 1 – KIẾN NGHỊ: - UBND tỉnh cần nâng cấp sửa chữa hệ thống giao thông ở 3 cửa ngõ vào huyện Tri Tôn để thuận lợi cho du khách đến tham quan. - UBND tỉnh cần có cơ chế chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống đồng bào dân tộc khmer cũng như đầu tư nâng cấp việc tổ chức các lễ hội cộng đồng. - UBND tỉnh cần có nhiều cơ chế thu hút đầu tư phát triển du lịch, tạo thế liên hoàn giữa Châu Đốc – Tịnh Biên – Tri Tôn và Thoại Sơn. - UBND huyện Tri Tôn cần đầu tư cơ sở hạ tầng dịch vụ, nhà hàng khách sạn, các sản phẩm du lịch đế kéo chân du khách. - UBND huyện Tri Tôn và sở văn hóa thể thao du lịch Tỉnh cần phối hợp tổ chức những sự kiện du lịch, lễ hội văn hóa khmer và lệ hội truyền thống huyện để thu hút lượng du khách đến tìm hiểu phong tục tập quán và nét văn hóa đặc trưng cửa vùng như tăng cường kinh phí, mở rộng quy mô, nâng cấp lễ hội - UBND huyện cần quan tâm quảng bá du lịch với nhiều hình thức thông qua cổng thông tin điện tử, các phương tiện truyền thông đại chúng, làm các phim tư liệu kết hợp quảng cáo với các công ty du lịch trong ngoài tỉnh. - UBND huyện cần mởi những lớp tập huấn hướng dẫn viên du lịch, đội ngũ phục vụ nhà hàng, khách sạn để nâng cao tính chuyên nghiệp. - UBND huyện cần tổ chức biên soạn sách giới thiệu tiểu sử các di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, làng nghề truyền thống trên địa bàn để tổ chức giảng dạy lồng ghép lịch sử và địa lý địa phương cho học sinh tiểu học, THCS, THPT. Nếu đủ điều kiện thì đề xuất UBND Tỉnh công nhận xếp hạng các di tích, qua đó giữ gìn, bảo vệ và phát huy tốt các di tích lịch sử văn hóa. 2- KẾT LUẬN: Muốn khai thác lợi thế du lịch của Tri Tôn chỉ có thể bắt đầu từ khâu quảng bá hình ảnh, quảng bá thu hút đầu tư nâng cấp cãi thiện sản phẩm. Làm được nó sẽ tác động liên hoàn, bật lên sức mạnh kinh tế toàn diện và tiềm năng của lịch sử, văn hóa, dân trí, dân sinh, văn minh của vùng đất thiêng, tạo thế liên kết trong vùng và góp phần làm sáng sủa hình ảnh đất nước trên đường hội nhập. Phát triển kinh tế là cơ sở vật chất cho tiến bộ xã hội. Tiến bộ xã hội còn biểu hiện ở sự giảm khoảng cách giàu nghèo, ở trình độ phát triển giữa các vùng chênh lệch ít Muốn vậy, kinh tế phải phát triển mới có thể tạo điều kiện vật chất để thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo, đầu tư cho sự phát triển ở các vùng lạc hậu, giúp nâng cao dân trí, học vấn, phục vụ y tế, việc mở rộng các loại phúc lợi xã hội Những nhiệm vụ trên chỉ có thể thực hiện có kết quả nhờ phát triển kinh tế. Ngành du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn đem lại một nguồn lợi nhuận khá lớn, giải quyết được nhiều công ăn việc làm, giải phóng được lực lượng lao động dư thừa. Tri Tôn được thiên nhiên hào phóng ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nhiều di tích lịch sử lâu đời, lễ hội văn hóa dân tộc truyền rất độc đáo, là điều kiện tốt để phát triển các loại hình du lịch như du lịch tham quan các di tích lịch sử cách mạng, nghĩ dưỡng, leo núi dã ngoại, du lịch tâm linh tín ngưỡng, ngoài ra còn có các lễ hội, các món ăn địa phương đặc sắc là nơi có Châu Huy Phong – Lớp B69 28/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn
  29. Tiểu luận “Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp” nhiều nguồn lực phát triển: nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch, có tài nguyên khoáng sản, sông rạch nước ngọt quanh năm, giao thông thủy bộ thuận tiện, là lợi thế để Tri Tôn phát triển mạnh Du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn phát triển toàn diện Muốn làm được như vậy thì chính quyền địa phương và nhân nhân Tri Tôn cần phải đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá về du lịch, đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Tri Tôn, giới thiệu rộng rãi về vùng đất, con người Tri Tôn, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích cách mạng, di sản văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người, bản sắc văn hoá dân tộc cho nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế; Nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn, phát huy truyền thống mến khách của dân tộc; Huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển các khu du lịch, điểm du lịch đa dạng, độc đáo, có chất lượng cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc địa phương; phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch; Nghiên cứu thị trường du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu khách du lịch; tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm du lịch. Đồng thời bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch, gắn văn hóa với du lịch để đạt mục tiêu, phát triển du lịch nhanh mà bền vững. Tôi tin Tri Tôn với lợi thế có cái mát mẽ của khí trời cùng với hạ tầng giao thông thuận tiện, cơ sở dịch vụ cho nghỉ dưỡng, giải trí ngày càng được nâng cấp, người làm dịch vụ ngày càng lịch sự, văn minh và hiếu khách sẽ thu hút khách nghỉ dưỡng cuối tuần, không phải một, hai lần mà là nhiều lần. Tuyến lữ hành qua các tỉnh miền Tây, hải đảo và xuyên biên giới sẽ không thể không dừng chân nơi đây./. Đường xe chạy lên núi Dài Châu Huy Phong – Lớp B69 29/29 ĐVCT: Đài Truyền Thanh Tri Tôn