Khóa luận Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp phát triển bền vững tại vườn quốc gia Tràm Chim, huyện tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

pdf 106 trang hapham 2900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp phát triển bền vững tại vườn quốc gia Tràm Chim, huyện tam Nông, tỉnh Đồng Tháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_anh_huong_cua_hoat_dong_du_lich_sinh_thai.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp phát triển bền vững tại vườn quốc gia Tràm Chim, huyện tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƢỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM, TỈNH ĐỒNG THÁP Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN TÝ Mã số sinh viên: 11157354 Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG VÀ DLST Niên khóa: 2011- 2015 Giáo viên hƣớng dẫn: KS. VÕ THỊ BÍCH THÙY Tháng 06/ 2014
  2. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƢỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM, TỈNH ĐỒNG THÁP Tác giả NGUYỄN VĂN TÝ Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái Giáo viên hướng dẫn KS. VÕ THỊ BÍCH THÙY -Thành phố Hồ Chí Minh- Tháng 06/2014
  3. Ộ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CỘNG HÕA HỘI CHỦ NGH A VIỆT NAM TRƢỜNG ĐH NÔNG L M TP HCM Đ c ập – Tự do – H nh ph c KHOA MÔI TRƢỜNG TÀI NGU N PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN Khoa: MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG & DU LỊCH SINH THÁI Họ và tên SV: NGUYỄN VĂN TÝ Mã số SV: 11157354 Khóa học: 2011 – 2015 Lớp: DH11DL 1. Tên đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, Tỉnh Đồng Tháp 2. Nội dung KLTN sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau đây: Khảo sát hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Tràm Chim Đánh giá nguy cơ tổn hại đa dạng sinh học của hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn Quốc Gia Tràm Chim Đề xuất một số giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn. Đề xuất các giải pháp phát triển DLST bền vững tại VQG Tràm Chim 3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: 01/2014 và kết thúc: 06/2014 4. Họ và tên GVHD: KS. VÕ THỊ BÍCH THÙY Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn Ngày tháng năm 2014 Ngày tháng năm 2014 Ban chủ nhiệm khoa Giáo viên hƣớng dẫn KS. VÕ THỊ BÍCH THÙY
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất của mình đến KS. VÕ THỊ BÍCH THÙY, người Cô đã tận tâm hướng dẫn, định hướng, theo sát, động viên, hỗ trợ và đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài này. Xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô thuộc khoa Môi trường và Tài nguyên trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu và những kinh nghiệm thực tiễn cho tôi trong suốt những năm học vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ Trung tâm Dịch vụ du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường, Vườn quốc gia Tràm Chim đã hết lòng chỉ dạy kinh nghiệm và hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Đặc biệt xin chân thành cảm ơn anh Đặng Tiên Khoa, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực tập, đã hết lòng chỉ dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đợt thực tập này. Cảm ơn tập thể lớp DH11DL, những người bạn luôn bên cạnh tôi trong khoảng thời gian sống, học tập và sinh hoạt tại trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh. Kính chúc quý thầy, cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Ban giám đốc cùng tập thể nhân viên Trung tâm Dịch vụ Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường – Vườn quốc gia Tràm Chim và tập thể lớp DH11DL lời chúc sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc. ĐH Nông Lâm Tp.HCM, ngày 01 tháng 06 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Văn Tý i
  5. TÓM TẮT Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn ĐDSH tại VQG Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện tại VQG Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, thời gian từ tháng 01 đến tháng 06 năm 2014 nhằm mục tiêu hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn tại VQG Tràm Chim và nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn ĐDSH tại VQG Tràm Chim. Đề tài tiến hành tìm hiểu các nội dung sau: - Khảo sát hiện trạng hoạt động DLST tại VQG Tràm Chim. - Đánh giá nguy cơ tổn hại suy ĐDSH của hoạt động DLST tại VQG Tràm Chim. - Đề xuất một số giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn ĐDSH. - Đề xuất các giải pháp phát triển DLST theo hướng bền vững. Đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực địa, phỏng vấn bằng bảng câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp, xử lý số liệu, phương pháp trình bày số liệu. Qua nghiên cứu cho thấy tài nguyên du lịch sinh thái tại VQG Tràm Chim rất đa dạng, đặc sắc và có nét đặc trưng riêng tuy nhiên chưa được sử dụng đúng với tiềm năng. Tình hình hoạt động du lịch sinh thái tại VQG hiện đang nằm trong tình trạng yếu kém, ít dịch vụ, doanh thu thấp. Ngoài ra, còn thấy được một số điểm còn hạn chế như trong vệ sinh môi trường, cơ sở vật chất hạ tầng và dịch vụ du lịch; trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên công tác du lịch còn yếu, thiếu và sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Tràm Chim còn gặp nhiều khó khăn. Từ đó đề xuất một số giải pháp cho hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Tràm Chim. ii
  6. MỤC LỤC PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN iii LỜI CẢM ƠN i TÓM TẮT ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii DANH MỤC HÌNH ix DANH MỤC BẢNG BIỂU x CHƢƠNG 1 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 3 CHƢƠNG 2 4 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 4 2.1.1. Khái niệm 4 2.1.2. Các nguyên tắc của du lịch sinh thái 4 2.1.3. Tài nguyên du lịch sinh thái 5 2.1.4. Một số giải pháp cơ bản để phát triển du lịch sinh thái 5 iii
  7. 2.1.5. Du lịch sinh thái bền vững 5 2.2. ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC 6 2.2.1. Đa dạng sinh học 6 2.2.2. Bảo tồn đa dạng sinh học 7 2.3. VAI TRÒ CỦA DU LỊCH SINH THÁI ĐỐI VỚI BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC 7 2.4. TỔNG QUAN VỀ VƢỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM 8 2.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển 8 2.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của VQG Tràm Chim 9 2.4.2.1. Chức năng 9 2.4.2.2. Nhiệm vụ 9 2.4.3. Các phân khu chức năng của VQG Tràm Chim 10 2.4.4. Bộ máy tổ chức VQG Tràm Chim 10 2.4.5. Điều kiện tự nhiên 11 2.4.5.1. Vị trí địa lý và ranh giới 11 2.4.5.2. Đặc điểm về địa hình, địa mạo 11 2.4.5.3. Đặc điểm về đất 11 2.4.5.4. Đặc điểm về thủy văn 12 2.4.6. Điều kiện kinh tế - xã hội 12 2.4.6.1. Hành chính – Dân số 12 2.4.6.2. Kinh tế 13 2.4.6.3. Giáo dục – Y tế 13 2.4.6.4. Giao thông, thông tin liên lạc 13 2.4.7. Đa dạng sinh học và công tác bảo tồn tại VQG Tràm Chim 14 2.4.7.1. Thực vật 14 2.4.7.2. Động vật 14 iv
  8. 2.4.7.3. Tài nguyên thủy sản và cá 16 2.4.7.4. Chương trình hoạt động 16 CHƢƠNG 3 17 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHI N CỨU 17 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 17 3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHI N CỨU 17 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 17 3.2.1.1. Nghiên cứu tài liệu 17 3.2.1.2. Khảo sát thực địa 17 3.2.1.3. Phỏng vấn 18 3.2.1.4. Tham khảo ý kiến chuyên gia 20 3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu 21 3.2.2.1. Ma trận hoạt động tác động (Active Impact Matrix = AIM) 21 3.2.2.2. Phương pháp tính sức chứa (Carrying capacity) 22 CHƢƠNG 4 23 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23 4.1. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DLST TẠI VQG TRÀM CHIM 23 4.1.1. Cơ sở pháp lý hoạt động DLST của VQG Tràm Chim 23 4.1.2. Hiện trạng hoạt động DLST tại VQG Tràm Chim 23 4.1.2.1. Cơ sở vật chất 23 4.1.2.2. Các sản phẩm du lịch 24 4.1.2.3. Các tuyến tham quan 24 4.1.2.4. Đặc điểm khách du lịch 26 4.2. ĐÁNH GIÁ NGU CƠ TỔN HẠI ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI VQG TRÀM CHIM 32 4.2.1. Các hoạt động du lịch sinh thái hiện có ở VQG Tràm Chim 32 v
  9. 4.2.2. Tác động của hoạt động Du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn Đa dạng sinh học tại VQG Tràm Chim 32 4.2.2.1. Tác động tích cực 32 4.2.2.2. Tác động tiêu cực 36 4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN CÔNG TÁC BẢO TỒN 43 4.2.1. Tính sức chứa cho tuyến du lịch 44 4.2.2. Biện pháp quản lý tác động đến động - thực vật 45 4.2.3. Giải pháp quản lý, hạn chế chất thải từ hoạt động DLST 45 4.3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CƠ ẢN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI VQG TRÀM CHIM 48 4.3.1. Định hướng sử dụng tài nguyên phục vụ du lịch sinh thái 48 4.3.2. Đề xuất các giải pháp phát triển DLST VQG bền vững 49 4.3.2.1. Giải pháp quản lý tài nguyên 49 4.3.2.2. Giải pháp giảm thiểu tác động môi trường 49 4.3.2.3. Giải pháp quản lý, tổ chức hoạt động du lịch 49 CHƢƠNG 5 51 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51 5.1. KẾT LUẬN 51 5.2. KIẾN NGHỊ 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 PHỤ LỤC 54 vi
  10. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BQL Ban quản lý BTTN Bảo tồn thiên nhiên ĐNN Đất ngập nước DGMT Diễn giải môi trường ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long DL Du lịch DLST Du lịch sinh thái ĐDSH Đa dạng sinh học GDMT Giáo dục môi trường HDV Hướng dẫn viên HST Hệ sinh thái KDL Khách du lịch TNTN Tài nguyên thiên nhiên TTDK Trung tâm du khách TT. DLST&GDMT Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường UBND Ủy ban nhân dân VQG Vườn quốc gia TQ Tham quan ĐTM Đồng Tháp Mười ĐH Đại học NXB Nhà xuất bản WWF Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế (World Wildlife Fund) ESCAP Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific) IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (International Union for Conservation of Nature) vii
  11. MWBP Chương trình đa dạng sinh học vùng đất ngập nước lưu vực MeKong (MeKong Wetlands Biodiversity Program) CITES Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora ) viii
  12. DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Nguồn thông tin khách biết đến VQG Tràm Chim 28 Hình 4.2: Đối tượng tham quan VQG Tràm Chim 28 Hình 4.3:Thời gian tham quan của du khách tại VQG 29 Hình 4.4: Thống kê số lần du khách đến VQG 30 Hình 4.5: Mức độ hài lòng của du khách đối với dịch vụ DL VQG Tràm Chim 31 Hình 4.6: Mong muốn tham gia vào hoạt động DLST của cộng đồng dân cư 33 Hình 4.7: Dịch vụ du lịch cộng đồng dân cư muốn tham gia 33 Hình 4.8: Hoạt động thu hút KDL đến với VQG Tràm Chim 35 Hình 4.9: Nhận thức của du khách về ảnh hưởng của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn ĐDSH 42 ix
  13. DANH MỤC ẢNG IỂU Bảng 3.1: Đối tượng, nội dung cần thu thập và cách thu thập từ phát phiếu điều tra phỏng vấn 19 Bảng 4.2: Các dịch vụ du lịch khác dành cho du khách 26 Bảng 4.3: Các tuyến tham quan đặc biệt của VQG Tràm Chim 26 Bảng 4.4: Lượng khách tham quan, giai đoạn 2011-2013 27 Bảng 4.5: Tác động tích cực của DLST đến công tác bảo tồn ĐDSH 36 Bảng 4.6: Ảnh hưởng của các hoạt động DLST đến môi trường 39 Bảng 4.7: Tác động tiêu cực của DLST đến công tác bảo tồn ĐDSH 41 Bảng 4.8: Sức chứa hàng ngày các tuyến du lịch tại VQG Tràm Chim 44 x
  14. CHƢƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ĐDSH là cơ sở quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các quốc gia. Do vậy, bảo tồn ĐDSH đã trở thành vấn để được cả xã hội quan tâm, đặc biệt là tại các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trước sự tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, ĐDSH đã và đang bị ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng. DLST được coi là một trong những cách thức vừa hỗ trợ bảo tồn ĐDSH, đồng thời vừa hổ trợ phát triển kinh tế xã hội một cách hiệu quả. Trong những năm gần đây, DLST đã có những biến đổi mạnh mẽ, dần trở thành xu thế trên toàn cầu. VQG Tràm Chim Đồng Tháp được thành lập ngày 29/12/1998 với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mênh mông sông nước, một màu xanh của rừng Tràm ngút ngàn và thảm thực vật phong phú với hơn 130 loài thực vật khác nhau. Vùng đất này cũng chính là nơi cư trú loài chim Sếu đầu đỏ nổi tiếng trên thế giới với những vũ điệu thiên nhiên làm mê hoặc lòng người. Bên cạnh lợi ích thu được thì phát triển du lịch cũng gây ra những tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học và công tác bảo tồn của VQG. Để phát triển du lịch thì đòi hỏi phải tác động vào quá trình tự nhiên của hệ sinh thái,sự tác động này tạo ra những biến động bất thường trong xu hướng phát triển tự nhiên của các quy trình sinh thái, các áp lực của hoạt động du lịch lên công tác bảo tồn của VQG cũng gia tăng. Điều đó cho ta thấy, hoạt động du lịch và công tác bảo tồn có mối quan hệ qua lại hết sức gắn bó, mật thiết, tương hỗ lẫn nhau và nếu khai thác, phát triển hoạt động du lịch không hợp lý có thể sẽ là nguyên nhân làm suy giảm giá trị của các nguồn tài nguyên, suy giảm chất lượng môi trường và cũng có nghĩa là làm suy giảm hiệu quả của chính hoạt động du lịch. Và chúng đều tạo ra tác động đến công tác bảo tồn hiện nay. Việc phát 1
  15. triển du lịch nơi đây đã và đang trở thành áp lực cho VQG. Tuy nhiên, vẫn chưa các một đề án hay một hướng nghiên cứu nào cụ thể về mức độ tác động đó. Để có thể hiểu rõ về những tác động của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn tại VQG Tràm Chim cũng như góp phần thúc đẩy cho du lịch nơi đây phát triển một cách bền vững, tác giả đã thực hiện đề tài: “Đánh giá ảnh hƣởng của ho t đ ng du lich sinh thái đến công tác bảo tồn đa d ng sinh học và đề xuất giải pháp phát triển bền vững t i VQG Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp”. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Góp phần hạn chế ảnh hưởng của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn tại VQG Tràm Chim và nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn ĐDSH tại VQG Tràm Chim. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu hiện trạng hoạt động DLST tại VQG Tràm Chim. - Xác định các loại tác động của DLST đến công tác bảo tồn tại VQG Tràm Chim. - Đánh giá nguy cơ tổn hại suy giảm ĐDSH của hoạt động DLST tại Vườn. - Đề xuất các giải pháp hạn chế tác động của DLST đến công tác bảo tồn và giải pháp phù hợp phát triển DLST theo hướng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên (TNTN). 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Tài nguyên DLST tại VQG. - Khách du lịch (KDL), cộng đồng địa phương và ban quản lý VQG Tràm Chim. - Hoạt động DLST và mối quan hệ giữa hoạt động DLST, công tác bảo tồn TNTN với đa dạng sinh học (ĐDSH) tại VQG. 1.3.2. Ph m vi nghiên cứu - Giới hạn nghiên cứu: Đề tài chỉ xét đến khía cạnh là những tác động của DLST đến công tác bảo tồn thiên nhiên tại VQG Tràm Chim, xem xét mức độ tác động tiêu cực và tích cực, từ đó đưa ra giải pháp thích hợp nhất. 2
  16. - Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trong không gian VQG Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp - Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2014 đến tháng 06/2014 1.4. Ý NGH A CỦA ĐỀ TÀI - Kết quả của đề tài giúp các nhà quản lí VQG xem xét lại điều kiện hiện tại và hiện trạng phát triển DLST tại VQG Tràm Chim - Góp phần xác định những mặt tồn tại trong hoạt động phát triển DLST của Vườn. - Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn ĐDSH và phát triển DLST, cân đối giữa hai mục tiêu bảo tồn và phát triển du lịch tại Vườn. - Đóng góp to lớn vào mục tiêu bảo tồn và phát triển DLST bền vững tại VQG. 3
  17. CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 2.1.1. Khái niệm DLST là một khái niệm rộng, được hiểu khác nhau từ những góc độ khác nhau: Hector Ceballos-lascurain (1987) đã đưa ra khái niệm: “DLST là du lịch tới những khu vực thiên nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”. Honey (1999) mở rộng khái niệm DLST: “là du lịch tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra tác hại và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị văn hóa và quyền con người”. Hiệp hội DLST quốc tế nhấn mạnh DLST: “là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện được phúc lợi cho người dân địa phương”. Tổng cục du lịch Việt Nam, ESCAP, WWF, IUCN đã đưa ra định nghĩa về DLST ở Việt Nam: “là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. 2.1.2. Các nguyên tắc của du lịch sinh thái Hoạt động DLST cần tuân theo một số nguyên tắc sau: - Có hoạt động giáo dục và diễn giài nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn. - Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái. 4
  18. - Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng. - Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. 2.1.3. Tài nguyên du lịch sinh thái Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sức hấp dẫn du lịch. (Pháp lệnh du lịch Việt Nam, 1994). Là loại hình du lịch phát triển dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, tài nguyên DLST là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hoá bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó. Tuy nhiên, không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa đều được coi là tài nguyên DLST mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn hoá bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác sử dụng để tạo ra các sản phẩm DLST, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung, DLST nói riêng, mới được xem là tài nguyên DLST. 2.1.4. M t số giải pháp cơ bản để phát triển du lịch sinh thái - Giải pháp về cơ chế chính sách. - Giải pháp về thị trường. - Giải pháp về quy hoạch. - Giải pháp về đào tạo. - Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng . - Giải pháp về xã hội. 2.1.5. Du lịch sinh thái bền vững DLST bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai. 5
  19. Phát triển DLST bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế (tăng GDP), xã hội ( sức khỏe, văn hóa cộng đồng ) và môi trường (bảo tồn tài nguyên môi trường) trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị đạo đức. 2.2. ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC 2.2.1. Đa d ng sinh học Thuật ngữ ĐDSH được dùng lần đầu tiên vào năm 1988 (Wilson, 1988) và sau khi Công ước Đa dạng sinh học được ký kết (1993) đã được sử dụng phổ biến. Có nhiều định nghĩa về ĐDSH: Trong Luật đa dạng sinh học của nước ta được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, định nghĩa: “ ĐDSH là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. Gen là một đơn vị di truyền, một đoạn của vật chất di truyền quy định các đặc tính cụ thể của sinh vật. Hệ sinh thái là quần xã sinh vật và các yếu tố phi sinh vật của một khu vực địa lý nhất định, có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau. Hệ sinh thái tự nhiên là hệ sinh thái hình thành, phát triển theo quy luật tự nhiên, vẫn còn giữ được các nét hoang sơ. Hệ sinh thái tự nhiên mới là hệ sinh thái mới hình thành và phát triển trên vùng bãi bồi tại cửa sông ven biển, vùng có phù sa bồi đắp và các vùng đất khác (Điều 3, Luật đa dạng sinh học năm 2008). Ngoài ra ĐDSH còn được định nghĩa trong Luật bảo vệ môi trường năm 2005 như sau: “Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái” (Khoản 16, Điều 3). Theo WWF,1989: “ĐDSH là sự phồn vinh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”. Theo đó, ĐDSH được định nghĩa là sự đa dạng giữa các sinh vật từ tất cả các nguồn, vùng trời, vùng đất, vùng biển, các hệ sinh thái thủy vực nội địa và các phức hệ sinh thái mà chúng là thành viên, bao gồm sự đa dạng trong mỗi loài, giữa các loài và các hệ sinh thái (IUCN, 1994). Đây là định nghĩa về ĐDSH được nhiều quốc gia chính thức chấp nhận và được sử dụng trong Công ước ĐDSH. 6
  20. 2.2.2. Bảo tồn đa d ng sinh học Bảo tồn ĐDSH (Conservation of biodiversity) là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con người với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế hệ tương lai (Từ điển Đa dạng sinh học và phát triển bền vững, 2001). Để có thể tiến hành các hoạt động quản lý nhằm bảo tồn ĐDSH, điều cần thiết là phải tìm hiểu những tác động tiêu cực, các nguy cơ mà loài hiện đang đối mặt và từ đó xây dựng các phương pháp quản lý phù hợp nhằm giảm đi các tác động tiêu cực của các nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển của loài và hệ sinh thái đó trong tương lai. Hiện nay có các phương thức bảo tồn chủ yếu là bảo tồn tại chỗ (In-situ) và bảo tồn chuyển vị (Ex-situ).Trong khi phương thức bảo tồn tại chỗ là nhằm bảo tồn các hệ sinh thái và các sinh cảnh tự nhiên để duy trì và khôi phục quần thể các loài trong môi trường tự nhiên của chúng, phương thức bảo tồn chuyển vị bao gồm các hoạt động nhằm bảo tồn các loài mục tiêu bên ngoài nơi phân bố hay môi trường tự nhiên của chúng. 2.3. VAI TRÒ CỦA DU LỊCH SINH THÁI ĐỐI VỚI BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Theo các chuyên gia về lĩnh vực du lịch thì DLST đích thực hoạt động tuân thủ các nguyên tắc của nó sẽ mang lại những lợi ích to lớn, mà cuối cùng và cao nhất là đảm bảo mục tiêu bảo tồn các giá trị tự nhiên và nhân văn. Bằng các hình thức khác nhau (hướng dẫn viên, tờ rơi, sách hướng dẫn, chỉ dẫn, các phương tiện truyền thông ), các hệ sinh thái điển hình, sự ĐDSH của hệ sinh thái được giới thiệu sẽ giúp du khách và người dân địa phương nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và có hành vi bảo vệ các giá trị đặc biệt của các hệ sinh thái. Việc đảm bảo các phương tiện hỗ trợ giáo dục trên các tuyến điểm tham quan như thông tin, chỉ dẫn, biển báo có thuyết minh môi trường, các phương tiện cho nhu cầu vệ sinh, rác thải có vai trò quan trọng trong giảm thiểu tác động đến môi trường. 7
  21. Mặt khác, DLST đề cao sự tham gia của nhân dân vào việc hoạch định, quản lý du lịch sẽ tăng cường sự liên kết giữa phát triển du lịch với bảo tồn thiên nhiên và phát triển cộng đồng; sử dụng lao động là người địa phương vào việc tham gia quản lý, vận hành các hoạt động DLST như các dịch vụ vui chơi, giải trí của khách, các cơ sở lưu trú, bán hàng gia công, lưu niệm sử dụng sản phẩm địa phương. Du lịch sinh thái, thông qua hoạt động diễn giải môi trường giúp cho du khách và cộng đồng địa phương hiểu rõ hơn về những giá trị tự nhiên và nhân văn của nơi mình cư trú. Việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá là nguyên tắc quan trọng mà hoạt động DLST phải tuân thủ, bởi các giá trị về văn hoá là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường tự nhiên. 2.4. TỔNG QUAN VỀ VƢỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM 2.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển Năm 1985, UBND tỉnh Đồng Tháp thành lập Công Ty Nông Lâm Ngư Trường Tràm Chim với mục đích là trồng tràm, khai thác thủy sản, và vừa giữ lại được một phần hình ảnh của Đồng Tháp Mười xa xưa. Năm 1986, loài sếu đầu đỏ (chim Hạc) được phát hiện ở Tràm Chim. Năm 1991 Tràm Chim trở thành khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Tràm Chim cấp tỉnh, nhằm bảo tồn loài sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpii). Năm 1994, Tràm Chim trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên cấp Quốc Gia, theo Quyết định số 47/TTg ngày 02 tháng 02 năm 1994 của Thủ tướng Chính Phủ. Năm 1998, khu Khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim trở thành VQG Tràm Chim theo Quyết định số 253/1998/QĐ-TTg, ngày 29/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu: Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của vùng Đồng bằng sông Cửu Long thành một mẫu chuẩn quốc gia về hệ sinh thái đất ngập nước vùng lụt kín Đồng Tháp Mười. Bảo tồn những giá trị độc đáo về văn hóa, lịch sử và nghiên cứu, khai thác hợp lý hệ sinh thái của vùng vì lợi ích quốc gia và đóng góp vào việc bảo vệ môi trường sinh thái chung của vùng Đông Nam Á. 8
  22. 2.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của VQG Tràm Chim 2.4.2.1. Chức năng Bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước, bảo tồn nguồn gen sinh vật, đặc biệt là các loài chim nước quý hiếm (như Sếu cổ trụi). Bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hoá, xã hội của vùng Đồng Tháp Mười. Phát huy các giá trị của hệ sinh thái đất ngập nước trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu khoa học, DLST, giáo dục môi trường. 2.4.2.2. Nhiệm vụ Xây dựng và thực thi phương án bảo vệ, tái tạo cảnh quan thiên nhiên của vùng Đồng Tháp Mười; bảo vệ đa dạng sinh học; cung cấp các khu cư trú thích hợp cho các loài chim quý hiếm và tạo điều kiện thích hợp cho các loài động vật hoang dã khác phát triển. Quản lý sử dụng bền vững tài nguyên thuỷ sản trong Vườn. Xây dựng và thực thi phương án quy hoạch quản lý điều tiết nước nhằm duy trì, tái tạo những đặc điểm địa mạo thuỷ văn và cảnh quan thiên nhiên làm cơ sở để bảo tồn, tái tạo nguồn gen thực vật, động vật, tạo điều kiện thích hợp cho các hoạt động du lịch ở vùng ngập nước. Nâng cấp hệ thống đê bao và các cống phục vụ cho việc quản lý điều tiết nuớc, nhu cầu giao thông, tuần tra canh gác bảo vệ và tham quan du lịch. Quy hoạch cảnh quan kiến trúc của Vườn nhằm định hướng các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ trong một không gian kiến trúc có hoạch định trước. Đảm bảo kết hợp hài hoà giữa kiến trúc hiện đại và cảnh quan của Đồng Tháp Mười, đồng thời phải có sự thống nhất giữa các công trình giao thông, thuỷ lợi và các công trình phục vụ khách du lịch. Xây dựng cơ chế thích hợp để nhân dân địa phương tự nguyện tham gia bảo vệ. Xây dựng các chương trình nghiên cứu và thiết lập hệ thống quản lý giám sát môi trường và ĐDSH. Bảo vệ tài nguyên rừng, tài nguyên cây bản địa, tài nguyên thuỷ sản, tài nguyên đồng cỏ, tài nguyên đất, nước, các loài rong, tảo và phiêu sinh thực vật Tổ chức tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; 9
  23. Thực hiện công tác hợp tác trong và ngoài nước về lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên môi trường. Thực hiện tuyên truyền giáo dục đối với du khách, nhân dân địa phương, học sinh, sinh viên về công tác bảo vệ môi trường sinh thái 2.4.3. Các phân khu chức năng của VQG Tràm Chim Theo Quyết định số 253/1998/QĐ-TTg, VQG Tràm Chim có 3 phân khu: Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt (vùng lõi): diện tích 6.889 ha, gồm các khu A1, A2, A3 và A4; Phân khu Phục hồi sinh thái, diện tích 653 ha, gồm khu A5 và A6; Phân khu Hành chính – Dịch vụ: diện tích 46 ha, gồm khu C. 2.4.4. B máy tổ chức VQG Tràm Chim (Theo Thông tư số 78/2011/TT-BNN BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ NN&PTNT về Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng) - Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc, 2 phó giám đốc - Bốn phòng ban trực thuộc, gồm: Phòng Tổ chức – Hành chính Phòng Kế hoạch – Tài chính Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế Phòng Bảo tồn Đất ngập nước - Hai trung tâm trực thuộc, gồm Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ môi trường rừng (được chuyển đổi tên từ Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường). Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật. - Hạt Kiểm lâm VQG Tràm Chim 10
  24. 2.4.5. Điều kiện tự nhiên 2.4.5.1. Vị trí địa lý và ranh giới - Tọa độ địa lý: 10037’ đến 10046’ độ Vĩ Bắc, 105028’ đến 105036’ độ Kinh Đông. - Nằm lọt thỏm giữa vùng đất trũng ngập nước Đồng Tháp Mười nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ. Huyện nằm ở phía bắc tỉnh Đồng Tháp, phía bắc giáp huyện Tân Hồng và Hồng Ngự, phía nam là huyện Thanh Bình, phía đông tỉnh Long An và huyện Tháp Mười, phía tây là con sông Tiền. - VQG Tràm Chim có diện tích tự nhiên 7.313 ha, dân số xung quanh Vườn khoảng 50.000 người, thuộc địa phận 5 xã: Tân Công Sính, Phú Đức, Phú Thọ, Phú Thành, Phú Hiệp và thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. 2.4.5.2. Đặc điểm về địa hình, địa mạo Độ cao bình quân của VQG dao động trong khoảng từ 0,9 m đến 2,3 m so với mực nước biển bình quân. Tràm Chim nằm trong vùng Đồng Tháp Mười nên các đặc điểm về địa mạo, thủy văn và thổ nhưỡng cũng mang những nét chung của vùng này. Đồng Tháp Mười vốn là một vùng đồng lũ kín, một bồn trũng dạng lòng máng, là một vùng sinh thái hoàn chỉnh gồm các thềm cao, gò giồng, các đồng trũng, lung và các sông bao quanh. Tràm Chim nằm trong vùng lòng sông cổ, thuộc đồng bồi trẻ, từ xa xưa tồn tại một lòng sông cổ mà dấu vết còn lại hiện nay là các rạch và các lung trũng tự nhiên. Lòng sông cổ dần dần bị bồi lấp hình thành hệ thống các rạch nhỏ chằng chịt, hình dạng và hướng chảy không theo một hướng nào rõ rệt, bị bao bọc bởi các thềm đất cao ở phía Tây và Tây Bắc của bậc thềm phù sa cổ. 2.4.5.3. Đặc điểm về đất Đất xám trên phù sa cổ: phân bố ở phía Bắc và những nơi có địa hình cao như giồng Găng, giồng Phú Đức, giồng Phú Hiệp, giồng Cà Dăm, Đất phèn tiềm tàng: phân bố ở địa hình trũng, thấp, ngập nước, yếm khí. Hình thái phẫu diện có màu xám xanh, xám sẫm hoặc xám đen, lẫn xác bã thực vật bán phân 11
  25. hủy. Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét cao, tích lũy nhiều hữu cơ, chua (pH= 1,5-2), hàm lượng nhôm di động (Al3+) ở tầng mặt cao và có trị số tăng gấp đôi ở các tầng sâu. Đất phèn hoạt động: phân bố ở nơi có địa hình trung bình và có khả năng thoát nước nhanh. Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét cao (>50%), các tầng đều chua (pH<3,5), hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số cao, nhưng hàm lượng lân tổng số và lân dễ tiêu thấp, hàm lượng sắt và nhôm di động cao. 2.4.5.4. Đặc điểm về thủy văn Chế độ thủy văn của vùng Đồng Tháp Mười trong đó có Tràm Chim bị chi phối bởi chế độ dòng chảy của sông Tiền, chế độ thủy triều biển Đông, chế độ mưa và điều kiện địa hình. Chế độ thủy văn nổi bật của vùng Đồng Tháp Mười là có 2 mùa trái ngược nhau, mùa lũ (hay còn gọi là mùa nước nổi) và mùa cạn, dẫn đến đặc điểm hoặc quá thừa nước hoặc thiếu nước. Mùa lũ thường kéo dài từ tháng 7 đến tháng 12, đỉnh lũ thường xuất hiện vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10. Tràm Chim nằm trong vùng lũ đến sớm, rút muộn và ngập lũ sâu. Thời gian ngập nước lũ thường khoảng 4-5 tháng. Độ sâu ngập lũ khoảng 2-3 mét. 2.4.6. Điều kiện kinh tế - xã h i 2.4.6.1. Hành chính – Dân số Huyện Tam Nông có 13 đơn vị hành chính, gồm 12 xã: Tân Công Sính, Phú Thọ, Phú Thành A, Phú Thành B, Phú Ninh, Phú Hiệp, Phú Đức, Phú Cường, Hòa Bình, An Long, An Hòa và 1 thị trấn Tràm Chim. Tổng số có 53 ấp. Dân số toàn huyện năm 2011 có 105.277 người với 26.732 hộ (bình quân 4 nhân khẩu/hộ), trong đó nam là 52.496 người nữ là 52.781 người. Mật độ dân số: 222 người/km2. Mật độ dân số cao nhất là ở thị trấn Tràm Chim (835 người/km2). Mật độ dân số thấp nhất là xã Tân Công Sính (76 người/km2). 12
  26. 2.4.6.2. Kinh tế Theo số liệu cập nhật của Phòng Lao động-Thương binh-Xã hội huyện Tam Nông năm 2011, tổng số hộ dân sinh sống ở 5 xã và 1 thị trấn giáp ranh với VQG Tràm Chim là 12.271 hộ. Trong đó, hộ nghèo là 1.993 hộ, chiếm 15,75%; hộ cận nghèo 1.452 hộ, chiếm 11,83%; còn lại là hộ trung bình, khá và giàu, chiếm 72,41%. Các nghề nghiệp chính của các hộ dân là làm nông, làm thuê, công nhân, buôn bán, trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ, đánh bắt thủy sản, Nhìn chung, điều kiện sống của một số không nhỏ cư dân địa phương quanh VQG Tràm chim còn rất khó khăn. Phần lớn các hộ dân trong vùng đều sống bằng nghề trồng lúa trong mùa khô, săn bắt cá và động vật hoang dã trong mùa lũ. Sinh kế chính của người dân địa phương dựa vào 3 nguồn tài nguyên chính là: đất đai (canh tác nông nghiệp, chủ yếu là làm lúa); tài nguyên thiên nhiên (đánh cá, săn bắt động vật hoang dã, khai thác và chế biến gỗ, thu hái lâm sản ngoài gỗ); và lao động giản đơn (làm thuê, buôn bán nhỏ, dịch vụ). 2.4.6.3. Giáo dục – Y tế Hệ thống giáo dục từ mầm non đến phổ thông của huyện Tam Nông được mở rộng về quy mô và nâng cao chất lượng. Năm 2007 - 2008, có 20.065 học sinh/101.788 dân với 58 trường từ Mầm non, mẫu giáo đến Trung học phổ thông, 647 phòng học và hơn 1.300 giáo viên. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường cao, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm, số học sinh khá, giỏi tăng dần. Hằng năm có từ 96 - 98% học sinh được xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học, 97% - 98% học sinh được công nhận tốt nghiệp Trung học cơ sở và 70 - 71% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông; huyện đã đạt và duy trì tốt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục Tiểu học, đúng độ tuổi và chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục bậc Trung học cơ sở. 2.4.6.4. Giao thông, thông tin liên lạc Giao thông bộ còn trong quá trình hình thành. Giao thông thủy thuận lợi do có nhiều kênh rạch, nhưng chưa được khai thác đúng với tiềm năng. 13
  27. 2.4.7. Đa d ng sinh học và công tác bảo tồn t i VQG Tràm Chim Vườn có nguồn tài nguyên ĐDSH phong phú, cảnh quan thiên nhiên đẹp với nhiều quần xã thực vật đặc trưng đã tạo điều kiện khai thác phát triển DLST. Việc thành lập TT. DLST&GDMT nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc hợp tác đầu tư với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong lĩnh vực phát triển DLST và GDMT. Đặc biệt, tầm quan trọng của HST Đất ngập nước Tràm Chim đã được thế giới công nhận, đó là VQG Tràm Chim thành Ramsar thứ 2000 của thế giới vào ngày 02/02/2012. 2.4.7.1. Thực vật Sự đa dạng của hệ sinh thái đất ngập nước ở Tràm Chim thể hiện ở sự đa dạng của các kiểu quần xã thực vật. Các quần xã thực vật sinh sống trên những điều kiện địa hình, địa mạo và đất đai khác nhau và đã hoàn toàn thích hợp với điều kiện môi trường mà chúng sinh sống. Đồng cỏ ngập nước theo mùa thường phân bố ngay sau đai rừng tràm, có thời gian ngập nước khoảng 5-6 tháng/năm và dễ bị cháy vào mùa khô. Tổ thành thực vật ở các đồng cỏ hiện nay thường bao gồm nhiều loài thân thảo sống chung với nhau. VQG Tràm Chim có trên 130 loài thực vật bậc cao, 185 loài thực vật nổi (Dương Văn Ni, Trần Triết, 2010). Có 6 quần xã thực vật chính xuất hiện ở VQG Tràm Chim, đó là: Quần xã rừng Tràm (Memaleuca cajuputy) Quần xã Sen (Nulumbo nucifera) Quần xã Mồm mốc (Ischaemum rugosum) Quần xã Cỏ óng (Panicum repens) Quần xã Lúa ma (Oryza rufipogon) Quần xã Cỏ năn (Eleocharis dulcis) 2.4.7.2. Động vật VQG Tràm Chim có 233 loài chim nước, 130 loài cá, 93 loài động vật nổi, 90 loài động vật đáy, 15 loài thú, khoảng 44 loài lưỡng cư và bò sát (Dương Văn Ni, Trần Triết, 2010). Trong các loài chim nước có 16 loài có tên trong Sách Đỏ của IUCN ở các mức độ (EN, VU, R, T, V, E), có 14 loài có tên trong Sách Đỏ của Việt Nam, 14
  28. 6 loài thuộc Danh sách các loài nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ; 14 loài nằm trong danh mục của Công ước CITES.  Các loài chim nước Tràm Chim là VQG có số lượng các loài chim nhiều nhất so với các khu rừng đặc dụng khác ở ĐBSCL. Về môi trường sống, có 42% số loài sử dụng đầm lầy nước ngọt, 10% sử dụng các đồng cỏ, 8% sử dụng rừng ngập nước, 2% sử dụng các con kênh có cây bụi, cây gỗ và 38% còn lại sử dụng tổng hợp các môi trường sống nói trên. Sếu đầu đỏ (Grus antigone) là loài chim quý hiếm có tầm quan trọng toàn cầu, hàng năm xuất hiện ở VQG Tràm Chim trong mùa khô. Trong 30 VQG nói riêng và 164 khu rừng đặc dụng nói chung của Việt Nam, chỉ duy nhất VQG Tràm Chim có xuất hiện loài Sếu đầu đỏ.  Các loài lưỡng cư, bò sát Đã xác định được tổng cộng 29 loài lưỡng cư, bò sát ở VQG Tràm Chim, thuộc 3 bộ, 11 họ và 25 giống, chiếm 53,7% tổng thành phần loài lưỡng cư, bò sát nước ngọt vùng ĐBSCL. Lớp lưỡng cư (Amphibia) có 1 bộ không đuôi (Anura), 3 họ, 6 giống và 6 loài, chiếm 20,69% thành phần loài. Trong khi đó lớp bò sát (Reptilia) có thành phần loài đa dạng hơn với 23 loài (chiếm 79,31%) thuộc 2 bộ, 8 họ và 19 giống. Có 8 loài được xếp vào danh mục loài đang bị đe dọa và cần được bảo vệ, chiếm 15% tổng số loài đang bị đe dọa ở Việt Nam (theo Sách Đỏ Việt Nam, 2007). Trong đó một loài xếp ở mức rất nguy cấp (CR) là trăn đất (Python molurus); 2 loài ở mức nguy cấp (EN): rùa răng (Hieremys annandalei) và rắn ráo (Ptyas korros); 5 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU): rùa hộp (Cuora amboinensis); rùa ba gờ (Malayemys subtrijuga); ba ba Nam bộ (Trionyx cartilaginea); rắn sọc dưa (Coelognathus radiatus); và rắn bồng voi (Enhydris bocourti) 15
  29. 2.4.7.3. Tài nguyên thủy sản và cá  Thành phần các loài cá So với các vùng khác ở Đồng Tháp Mười nói riêng và ĐBSCL nói chung, VQG Tràm Chim vẫn còn nguồn tài nguyên thủy sản nước ngọt rất phong phú. Đất ngập nước của VQG Tràm Chim đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn tài nguyên thủy sản cho các vùng lân cận. Các loài cá có giá trị kinh tế cao ở Tràm Chim là cá lóc (Channa straita), cá thát lát (Notopterus notopterus), cá trê vàng (Clarias macrocephalus), cá trê trắng (Clarias batrachus), cá rô đồng (Anabas testudineus), cá dày (Channa lucius), lươn (Monopterus albus) và các loại cá sông khác (cá trắng). Kết quả điều tra của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 (năm 2011) đã ghi nhận có 129 loài cá thuộc 11 bộ, 31 họ, và 79 giống ở VQG Tràm Chim. (Xem thêm danh sách các loài cá quý hiếm ở Bảng 4 PHỤ LỤC 3).  Thành phần loài giáp xác Đã xác định được tổng cộng 8 loài tôm nước ngọt và 2 loài cua thuộc bộ Decapoda. Tôm nước ngọt chủ thuộc về giống tôm Macrobrachium (7 loài). Trong đó có sự phân bố của tôm càng xanh (Macrobrachium rosensbergi). Nhìn chung nhóm tôm sông (Caridea) ở VQG Tràm Chim khá phong phú với 8 loài, chiếm 44% thành phần loài tôm nước ngọt vùng ĐBSCL. 2.4.7.4. Chương trình hoạt động - Chương trình bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn ĐDSH - Chương trình phục hồi sinh thái rừng - Chương trình phòng cháy chữa cháy rừng - Chương trình nghiên cứu khoa học - Chương trình phát triển DLST - Chương trình tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường và BTTN - Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn vùng đệm - Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và trang thiết bị kỹ thuật - Chương trình hợp tác quốc tế. 16
  30. CHƢƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHI N CỨU 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Khảo sát hiện trạng hoạt động DLST tại VQG Tràm Chim. - Đánh giá nguy cơ tổn hại ĐDSH của hoạt động DLST tại VQG Tràm Chim. - Đề xuất một số giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn ĐDSH. - Đề xuất các giải pháp phát triển DLST ở VQG Tràm Chim theo hướng bền vững. 3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin, số liệu 3.2.1.1. Nghiên cứu tài liệu Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để thu thập thông tin trong các tài liệu có sẵn để hoàn thiện phần tổng quan và phần cơ sở lý luận cho đề tài: - Thu thập các thông tin, tài liệu từ sách báo, internet, bản đồ (bản đồ hiện trạng, bản đồ phân bố tài nguyên, bản đồ du lịch), cũng như các dữ liệu do VQG cung cấp về lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên và xã hội, vị trí địa lí, khí hậu thủy văn, địa hình, tài nguyên DLST tại VQG Tràm Chim. - Ngoài ra, việc nghiên cứu tài liệu cũng xác định rõ cơ sở lý luận cùng quan điểm bảo tồn tài nguyên và các chính sách biện pháp giáo dục nâng cao ý thức của du khách và cộng đồng địa phương trong hoạt động DLST. 3.2.1.2. Khảo sát thực địa Phương pháp này được sử dụng với mục đích kiểm tra, chỉnh lý và bổ sung những tư liệu thu được cho các đối tượng nghiên cứu và các thể loại liên quan đến du lịch, sau đó được đưa vào sử dụng trong đề tài. Được thực hiện từ tháng 02/2014 đến 03/2014 17
  31. Tiến hành đi thực tế, khảo sát tại Trung tâm DLST và Giáo dục môi trường VQG Tràm Chim và các thôn, xã lân cận. Khảo sát hiện trạng tài nguyên, môi trường tại VQG Tràm Chim. Khảo sát các tuyến du lịch hiện có và tình hình hoạt động du lịch tại Vườn. Khảo sát KDL và cộng đồng dân cư. Thu thập một số hình ảnh bằng cách quan sát trực tiếp và dùng máy ảnh. 3.2.1.3. Phỏng vấn Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi Là dạng phỏng vấn được thực hiện trên cơ sở một bảng hỏi hoàn thiện. Người phỏng vấn không được tự ý đưa thêm các câu hỏi trong quá trình phỏng vấn. Đây là phương pháp chính được áp dụng để thu thập các thông tin, số liệu cần thiết cho nghiên cứu, giúp kết quả dữ liệu thu được tăng tính chính xác và khách quan. Phương pháp này giúp trả lời tất cả các câu hỏi một cách dễ dàng thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Được tiến hành theo 3 bước:  Bước 1: Xác định đối tượng điều tra: KDL, cộng đồng dân cư, BQL và nhân viên làm việc tại TT DLST&GDMT VQG Tràm Chim  Bước 2: Xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn gồm các câu hỏi tiến hành phỏng vấn: Cách thiết kế bảng câu hỏi: câu hỏi trong bảng khảo sát được thiết kế dựa vào nội dung nghiên cứu và các yêu cầu thông tin cần thiết cho nghiên cứu. Các câu hỏi có hướng dẫn trả lời trên đầu bảng câu hỏi, riêng các câu hỏi có tình đặc thù riêng sẽ có chú thích trong từng câu.  Bước 3: Phát phiếu điều tra và phân tích kết quả điều tra: Chọn mẫu: thời gian mà tác giả chọn để thực hiện việc phát phiếu khảo sát là từ 01/2014 – 03/2014. Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên số lượng mẫu tác giả chọn để thực hiện khảo sát là 100 phiếu. Trong đó: 60 phiếu (du khách), 40 phiếu (cộng đồng dân cư). 18
  32. Cách thức tiến hành và nội dung phỏng vấn cụ thể được trình bày trong sau: Bảng 3.1: Đối tượng, nội dung cần thu thập và cách thu thập từ phát phiếu điều tra phỏng vấn Đối N i dung thu thập Cách tƣợng thu thập Du - Mục đích du lịch, thời gian lưu trú, số lần du lịch đến Chọn ngẫu khách VQG. nhiên khách - Các đặc điểm thu hút KDL đến VQG. du lịch tại - Mức độ hài lòng của khách về: Chất lượng phục vụ du VQG. Phát lịch, chất lượng sản phẩm du lịch, các yếu tố thu hút du phiếu phỏng khách khi đi du lịch tại VQG. vấn du - Theo du khách thì những mặt nào cần làm tốt hơn tại khách. Số VQG. phiếu 60 - Nhận xét của du khách về tài nguyên DLST tại VQG. phiếu. - Mong muốn của KDL khi đến VQG. Ý kiến đóng góp của KDL cho phát triển DLST và bảo tồn của VQG. C ng - Thông tin cơ bản về đối tượng được điều tra. Phát 40 phiếu đồng - Loại hình dịch vụ du lịch mà người dân tham gia khi điều tra chia dân cƣ t i khu DLST phát triển tại VQG: hướng dẫn, buôn bán thức đều cho động vực ăn, sản phẩm mỹ nghệ đồng dân cư nghiên cứu - Đời sống cây trồng, vật nuôi thu nhập chủ yếu của ở các thôn xã người dân. Đến từng hộ - Mức thu nhập từ hoạt động du lịch ở mỗi thôn - Số lượng gia đình có thu nhập từ du lịch. trình bày lý - Mức độ hài lòng của người dân đối với việc phát triển do, mục đích du lịch nơi họ sinh sống. của việc khảo - Nhận thức về lợi ích và tầm quan trọng của các loài sát và tiến động thực vật. hành phát - Lợi ích mà DLST mang lại cho người dân. phiếu điều - Sự tham gia của người dân vào công tác bảo tồn cùng tra. 19
  33. với VQG - Ý kiến của người dân để nâng cao hiệu quả của hoạt động DLST và bảo tồn. Phỏng vấn trực tiếp Lựa chọn đối tượng phỏng vấn: BQL và nhân viên làm việc tại TT DLST&GDMT VQG Tràm Chim. Phỏng vấn trực tiếp bằng câu hỏi mở đối với BQL và nhân viên làm việc tại TT DLST&GDMT VQG Tràm Chim với các nội dung: - Tình hình thực tế hiện nay ở VQG: (1) những tiềm năng DLST ở Vườn, (2) hiện trạng hoạt động DLST ở đây, (3) các hoạt động DLST ( cắm trại, xem chim, đường mòn tuyến du lịch, ) diễn ra ở đâu, (4) hoạt động đó có làm tổn hại đến ĐDSH hay không, (5) nếu có thì Vườn quản lý thế nào, (6) tình hình nghiên cứu của các nhà khoa học về bảo tồn ĐDSH tại Vườn. - Tìm hiểu các loại hình du lịch đang được khai thác, các sản phẩm du lịch đang và có khả năng khai thác. Hiện trạng phát triển DLST tại VQG. Hoạt đông tổ chức đào tạo nâng cao kiến thức, chuyên môn quản lý, hướng dẫn cho cán bộ nhân viên tại VQG. Những biện pháp chiến lược nhầm thúc đẩy sự phát triển DLST và tăng cường công tác bảo tồn tại VQG. 3.2.1.4. Tham khảo ý kiến chuyên gia Trong suốt quá trình làm báo cáo phải luôn tham khảo, tiếp nhận những ý kiến quý báu từ các chuyên gia trong ngành nhằm làm cho đề tài được hoàn thiện hơn, mang tính khách quan, có giá trị khoa học và giá trị về thực tiễn ứng dụng. Đối tượng tham khảo: - Hạt nhân của ban quản lý VQG Tràm Chim: họ là những người đã gắn bó và am hiểu tình hình ở đây. 20
  34. - Giảng viên trường Đại học Nông Lâm TP.HCM: những chia sẻ, ý kiến đóng góp về chuyên môn. Các chuyên gia trong lĩnh vực DLST và bảo tồn ĐDSH: cung cấp những kiến thức cần thiết và những đóng góp ý kiến trong quá trình thực hiện đề tài. 3.2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu - Từ những số liệu đã thu thập được từ công tác nghiên cứu, khảo sát thực địa và kết quả điều tra phỏng vấn sẽ tiến hành thống kê, phân tích và xử lý để đưa ra được những kết quả để làm căn cứ cho bài báo cáo. - Sử dụng một số nhóm hàm thông dụng và cơ bản như hàm logic, toán học, thống kê, chuỗi, ngày tháng trong Excel để thống kê lại các số liệu. - Sử dụng phầm mềm N- Grap hoặc ORIGIN 7.0 để vẽ các biểu đồ, diễn giải các số liệu thu thập được để xử lý các thông tin định lượng trong bảng câu hỏi. 3.2.2.1. Ma trận hoạt động tác động (Active Impact Matrix = AIM) Các bước thực hiện - Xác định các hoạt động du lịch quan trong nhất. Xác định các hoạt động du lịch mang tính chất thường xuyên, có tác động nhiều nhất. - Xác định công tác bảo tồn thiên nhiên đang được tiến hành tại VQG. - Xác định tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn tại VQG Tràm Chim. - Xác định các tác động quan trọng nhất và mức độ ảnh hưởng của những tác động đó mà chúng ta cho điểm theo các mức 3, 2, 1, 0, -1, -2, -3 tương đương: 3: tác động rất tích cực/ -3 : rất tiêu cực, 2: tác động tích cực/ -2: tiêu cực, 1: tác động tích cực ít/ -1 : tiêu cực ít và 0: không tác động, từ đó đưa ra các giải pháp quản lý, hạn chế tác động tiêu cực. 21
  35. 3.2.2.2. Phương pháp tính sức chứa (Carrying capacity) Tính lượng khách có thể tham quan mỗi ngày. Để xác định sức chứa, năm 1985 Boullon đã đề xuất công thức xác định sức chứa như sau:  Công thức tính sức chứa du lịch của 1 khu vực căn cứ vào tiêu chuẩn trung bình cho từng cá nhân ( m2/người) khu vực do du khách sử dụng Sức chứa = tiêu chuẩn trung bình cho mỗi cá nhân Tiêu chuẩn trung bình cho mỗi cá nhân: tiêu chuẩn không gian trung bình cho mỗi du khách thường được xác định bằng thực nghiệm, phụ thuộc vào hình thức hoạt động du lịch. - Nghỉ dưỡng biển : 30 - 40 m2/người - Picnic : 60 - 80 m2/người - Thể thao : 200 - 400 m2/người - Hoạt động cắm trại ngoài trời : 100 - 200 m2/người Tiêu chuẩn cho hoạt động đi bộ trong rừng: 10 người/km (theo Điều kiện môi trường để tổ chức một số loại hình du lịch cơ bản, ban hành kèm quyết định số 02/2003/QĐ – BTNMT ngày 29/07/2003 của Bộ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường).  Tổng số khách tham quan mỗi ngày (KMN) KMN = sức chứa × hệ số luân chuyển  Hệ số luân chuyển (HSLC) Thời gian khu vực mở cửa cho du khách tham quan HSLC = Thời gian trung bình của một cuộc tham quan Theo Ceballor – Lascurain, sức chứa du lịch của một khu vực cụ thể còn liên quan đến các yếu tố như: chính sách cho du lịch và quản lý VQG, hiện trạng tham quan, các yếu tố ảnh hưởng đến điểm tham quan, khả năng phục vụ, Sử dụng phần mềm Word 2010 để trình bày kết quả đạt được. 22
  36. CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DLST TẠI VQG TRÀM CHIM 4.1.1. Cơ sở pháp lý ho t đ ng DLST của VQG Tràm Chim - Luật Du lịch; Luật Bảo vệ và phát triển rừng; Thông tư 99/2006/TT-BNN, ngày 06/01/2006 của Bộ NN&PTNT. - Quyết định số: 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng. - Quyết định số 83/1992/QĐ-TTg, ngày 10/12/1992 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim; Quyết định số 253/1998/QĐ-TTg ngày 29/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cấp khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim thành VQG Tràm Chim. - Quyết định số: 192/2003/QĐ-TTg, ngày 17/09/2003 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến 2010. - Quyết định số: 104/2007/QĐ-BNN, ngày 27/12/2007 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy chế quản lý các hoạt động DLST tại các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên. - Quyết định số 65/QĐ-UB.TL ngày 26/3/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp về việc thành lập Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường trực thuộc VQG Tràm Chim. 4.1.2. Hiện tr ng ho t đ ng DLST t i VQG Tràm Chim 4.1.2.1. Cơ sở vật chất Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ở Vườn quốc gia Tràm Chim có thể chia thành hai nhóm. Nhóm cơ sở vật chất kỹ thuật do sự quản lý của Vườn quốc gia: nhà nghỉ có tất cả 07 phòng, sức chứa khoảng 21 người/đêm; 01 nhà ăn có thể phục vụ được cùng lúc khoảng 100 khách; 03 chiếc tắc ráng có thể chuyên chở từ 27 đến 23
  37. 36 người/lượt; 01 Trung tâm du khách có thể tiếp nhận cùng lúc khoảng 30 - 40 người; 01 sân tennis, 06 đài quan sát, 01 nhà nghỉ chân giữa rừng. Nhóm cơ sở vật chất kỹ thuật của người dân ở các xã và thị trấn vùng đệm Vườn quốc gia có khoảng 09 nhà nghỉ có khả năng đón tiếp 180 lượt khách/đêm. (xem thêm ở Bảng 1, PHỤ LỤC 3). 4.1.2.2. Các sản phẩm du lịch Trung tâm Dịch vụ du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường (TT. DVDLST & GDMT) VQG Tràm Chim tổ chức các chương trình DLST cho du khách có nhu cầu tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu môi trường cảnh quan. Với các sản phẩm như sau: - Dịch vụ DLST: với các tuyến điểm tham quan VQG Tràm Chim, du khách trãi nghiệm không gian của vùng đất hoang sơ Đồng Tháp Mười, tìm hiểu các hệ sinh thái, quần xã tiêu biểu của VQG. - Dịch vụ các công trình nghiên cứu: hỗ trợ công tác nghiên cứu của các tổ chức khoa học quốc gia và quốc tế, về môi trường sinh thái Đồng Tháp Mười, các công trình nghiên cứu các loài chim quý hiếm có tại VQG Tràm Chim, đặc biệt là Sếu đầu đỏ. Tiếp nhận và lên chương trình hỗ trợ công tác nghiên cứu thông qua đội ngũ nghiên cứu khoa học và môi trường của VQG. 4.1.2.3. Các tuyến tham quan Khi tham quan, du khách buộc phải ngồi trên tắc ráng chạy dọc theo các con kênh len lỏi trong VQG, sau đó lên nhà nghỉ chân giữa rừng hoặc chòi quan sát để ngắm cảnh, chụp ảnh, câu cá, ăn uống, vệ sinh. Khi các hoạt động hoàn tất du khách lại tiếp tục xuống tắc ráng để tham quan đoạn đường còn lại và trở về nơi xuất phát ban đầu. Các tuyến tham quan chính tại VQG Tràm Chim: Tuyến 1: Tổng chiều dài 36 km. Thời gian chạy xuồng là 3 giờ. Theo tuyến này du khách sẽ được tham quan phía Tây khu A1, một khu đất ngập nước mang đậm nét hoang sơ với các sinh cảnh rừng tràm và đồng cỏ ngập nước theo mùa của vùng Đồng Tháp Mười. 24
  38. Tuyến 2: Tổng chiều dài 28 km. Thời gian chạy xuồng là 2 giờ 45 phút. Theo tuyến này, du khách được tham quan hầu hết các sinh cảnh chủ yếu của hệ sinh thái đất ngập nước, có cơ hội quan sát các loài chim nước trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (A1) của VQG. Tuyến 3: Tổng chiều dài của tuyến 28 km. Thời gian chạy xuồng là 1 giờ 30 phút. Theo tuyến này du khách được tham quan các sinh cảnh lúa ma, cỏ năng và các loài chim nước. Tuyến 4: Tổng chiều dài của tuyến 17 km. Thời gian chạy xuồng là 1 giờ. Theo tuyến này du khách được tham quan hai kiểu sinh cảnh chủ yếu của hệ sinh thái đất ngập nước của Đồng Tháp Mười và có cơ hội quan sát bãi chim nước trong phân khu A2 của VQG. Tuyến 5: Tổng chiều dài của tuyến 12 km. Thời gian chạy xuồng là 45 phút. Tuy thời gian không nhiều nhưng du khách sẽ được ngắm nhìn một cách tổng quát VQG Tràm Chim. Tất cả các tuyến du lịch đều có cảnh quan gần giống như nhau. Khi tham quan bất kỳ tuyến nào du khách cũng đều có dịp thấy được rừng tràm, năn, cỏ ống, cỏ mồm, lúa ma, bèo hoa dâu, sen; các loài chim nước như cò trắng, cò ma, trích, cúm núm, cồng cộc, le le, 25
  39. Bảng 4.2: Các dịch vụ du lịch khác dành cho du khách STT Các dịch vụ DLST khác Phân khu 1 Tham quan đường bộ đê bao Khu A1: trạm C4, C2, C1 Khu A1: Đài , C3 Nhà nghỉ chân số 3 2 Cấm trại Khu A2: Trạm Quyết Thắng. Đội cơ động đến trạm C4, C3, Phú Thành 3 Câu cá B, kênh C1. Khu A2: Trạm C3, C6, C5. Bảng 4.3: Các tuyến tham quan đặc biệt của VQG Tràm Chim Thời gian STT Tên tuyến Cảnh quản tham quan Sinh sản của Cồng cộc, Điêng điểng, 1 Xem chim sinh sản 9 -12 Cò trắng, Diệc trên rừng tràm. Đồng lúa trời, cỏ năng, sen, súng Cỏ năng, cỏ ống, tràm, sen, súng , 2 Xem Sếu 1 – 5 Các loài chim kiếm ăn hai bê bờ kênh Câu cá, bơi xuồng, hái trái cà na, bông Cảnh quan mùa 3 7 -11 điêng điểng, Cỏ năng, cỏ ống, tràm, nước nổi sen, súng, đồng lúa trời 4.1.2.4. Đặc điểm khách du lịch a. Lượng khách du lịch Với tài nguyên thiên nhiên phong phú nêu trên, DLST VQG Tràm Chim là điểm đến hấp dẫn của nhiều khách du lịch. Từ đó, tình hình khách tham quan, doanh thu hàng năm đều tăng; công tác phục vụ khách tham quan từng bước được cải thiện. 26
  40. Bảng 4.4: Lượng khách tham quan, giai đoạn 2011-2013 (Đơn vị tính: Người) Loại Năm Tổng Tổng Khách Nội địa 8,216 2011 8,389 Quốc tế 173 Nội địa 16,131 2012 16,556 Quốc tế 425 Nội địa 23,581 2013 24,095 Quốc tế 514 (Nguồn: TT.DLST&GDMT VQG Tràm Chim) Từ bảng trên cho ta thấy: Lượng khách nội địa chiếm tỉ lệ cao hơn rất nhiều so với khách quốc tế, lượng khách tăng theo từng năm. Năm 2013 lượng khách đến VQG Tràm chim là 24,095 người, trong đó khách nội địa là 23,581người (Chiếm 97,87%). Điều này cho thấy tỉ lệ KDL quốc tế đến với VQG còn rất thấp, VQG cần chú trọng việc thu hút KDL từ nước ngoài thông qua công tác quảng bá hình ảnh của VQG ra quốc tế. b. Phân loại khách theo mục đích du lịch Kết quả khảo sát lý do khách chọn DL tại VQG Tràm Chim cho thấy, lý do khách chọn DL tại VQG khá đa dạng. Lý do lớn nhất là muốn thu thập kinh nghiệm về thiên nhiên, bảo tồn và văn hóa bản địa chiếm tỷ lệ cao 56,6%; tiếp đến là sự quan tâm đến ĐDSH và HST của Vườn (20%); sự tò mò, muốn thay đổi không khí, gần gũi với thiên nhiên cũng là một động cơ đưa KDL đến với VQG, lượng khách đến với mục đích này chiếm 15%; 23,3% trong số 60 KDL được khảo sát quan tâm đến Vườn là muốn có ngày nghỉ ấn tượng, sự tình cờ và lý do khác. Khi được khảo sát về nguồn thông tin mà khách biết đến VQG Tràm Chim thì có đến 48,3% người nói rằng họ biết đến VQG Tràm Chim thông qua bạn bè và người thân, cụ thể được thể hiện ở biểu đồ sau: 27
  41. 60 48.3% 50 40 35% 30 18.3% 20 13.3% 8.3% 10 5% 6.7% 0 Internet Phương Công ty lữ Chương Bạn bè, Sách Khác tiện truyền hành trình du người thân hướng dẫn thông lịch du lịch Hình 4.1: Nguồn thông tin khách biết đến VQG Tràm Chim c. Đối tượng khách du lịch Theo kết quả điều tra của tác giả vào tháng 3 năm 2014 thì, đối tượng tham quan VQG được thể hiện trong Hình 4.2: 10.2% 4.6% 19.5% Học sinh, sinh viên Công chức 65.7% Nhà nghiên cứu Đối tượng khác Hình 4.2: Đối tượng tham quan VQG Tràm Chim Theo kết quả điều tra thì đối tượng đến VQG Tràm Chim chủ yếu là các công chức (chiếm 65,7%), tiếp theo là các học sinh và sinh viên (Chiếm 19,5%), các nhà nghiên cứu chiếm xếp hạng 3 với tỉ lệ là 10,2%. Kết quả trên cho ta thấy lượng khách đến với VQG Tràm Chim chủ yếu là những đối tượng có mức sống tương đối. Tuy nhiên, đối tượng học sinh, sinh viên là rất tiềm năng. Vì vậy cần có các giải pháp cụ thể để thu hút học sinh, sinh viên đến với VQG. Thông qua 2 hình 4.2 và 4.3 ta thấy lượng khách du lịch đến VQG chủ yếu là công chức và nhóm này lại biết đến VQG thông qua kênh truyền thông là bạn bè, 28
  42. người thân. Vì vậy VQG phải đẩy mạnh nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du lịch nhằm khai thác tối đa tiềm năng truyền thông (Bạn bè, người thân), bởi lẽ mối quan hệ của nhóm người này trong xã hội là rất lớn. d. Doanh thu du lịch : Theo kết quả báo cáo doanh thu du lịch của VQG Tổng doanh thu năm 2013 là 2.125.648.000 đồng (Hai tỷ, một trăm hai mươi lăm triệu, sáu trăm bốn mươi tám ngàn đồng). So với năm 2012, tăng 39,56%. Trong đó, tổng chi: 1.961.740.000 đồng (Một tỷ, chín trăm sáu mươi mốt triệu, bảy trăm bốn chục ngàn đồng). e. Đánh giá chung về đặc điểm khách du lịch  Thời gian lưu trú: Hầu hết KDL đến với VQG chỉ để tham quan DL thuần tuý và hoạt động lưu trú của khách chỉ dẫn ra thường xuyên nhất là một buổi và đi về trong ngày (chiếm 93,4%). Kết quả điều tra được thể hiện trong Hình 4.3: 80 66.7% 60 40 26.7% 20 6.6% 0 1 buổi Cả ngày Khác Hình 4.3: Thời gian tham quan của du khách tại VQG Thông qua Hình 4.2 và 4.3 ta thấy KDL đến với VQG Tràm Chim là Công chức và thời gian lưu trú 1 buổi chiếm tỉ lệ rất cao. Do tính chất công việc của nhóm người này là nghỉ vào những ngày cuối tuần, vì vậy chất lượng dịch vụ các ngày cuối tuần phải luôn được quan tâm, đảm bảo tốt nhất. Để khi rời khỏi VQG, họ sẽ có những kỉ niệm tốt nhất về vườn. Từ đó, kênh thông tin Bạn bè, người thân lại được khai thác tốt hơn nhất.  Cảm nhận của khách du lịch về VQG: 29
  43. Thông qua kết quả điều tra đối với KDL, 86,6% KDL cho rằng HST ở VQG đa dạng và đặc biệt, điều này làm cho DL nơi đây thành nơi con người được trở về với thiên nhiên, đòi hỏi hoạt động bảo tồn HST hiệu quả hơn nữa nhằm giúp DLST phát triển tốt hơn và thân thiện để thuyết phục được KDL, kể cả những KDL khó tính nhất.  Số lần khách đến VQG: Kết quả điều tra về số lần du khách đến VQG được thể hiện trong Hình 4.4: 100 86.7% 80 60 40 20 8.3% 5% 0 0 Lần đầu Lần thứ 2 Lần thứ 3 Nhiều hơn Hình 4.4: Thống kê số lần du khách đến VQG Tiềm năng và sản phẩm DL thu hút khách của VQG là rất lớn trong tương lai, nhưng tỉ lệ quay trở lại thực tế còn rất hạn chế và tập trung chủ yếu các nhà nghiên cứu. Như vậy, công tác quản lý của VQG cần được chú trọng hơn nữa vì việc giữ chân được KDL là một yếu tố quan trọng giúp DLST ở Vườn càng phát triển và VQG sẽ được biết đến nhiều hơn nữa.  Mức độ hài lòng của du khách: Kết quả điều tra về mức độ hài lòng của du khách thể hiện trong Hình 4.5: 30
  44. 80 71.7 70 60 53.3 53.3 53.4 50 41.7 40 33.3 35 Không hài lòng 33.3 31.7 30 30 26.7 26.7 25 25 26.7 Khá hài lòng 20 20 Hài lòng 15 13.3 16.6 11.7 10 1010 10 Rất hài lòng 10 5 8.3 1.7 1.6 0 Chi phí Cơ sở Chất Vệ sinh Thêm Thái độ Thuyết dịch vụ vật chất lượng môi hiểu biêt phục vụ minh dịch vụ trường của HDV Hình 4.5: Mức độ hài lòng của du khách đối với dịch vụ DL VQG Tràm Chim (%) Kết quả điều tra mức độ hài lòng KDL về dịch vụ DL ở mức tương đối, cụ thể: Có đến 85% du khách chọn là chi phí dịch vụ đạt mức phù hợp so với khả năng chi trả của họ, 15% không hài lòng về mức độ chi phí. Về cơ sở vật chất 68,3% du khách chọn từ mức khá hài lòng đến rất hài lòng. Tuy nhiên có đến 31,7 KDL không hài lòng về cơ sở vật chất ở VQG. Khi được hỏi thêm thì đa số KDL cho rằng tiện nghi lưu trú chưa đạt yêu cầu, nhà ăn chưa đáp ứng được nhu cầu về ẩm thực cũng như không gian ăn uống, chất lượng nhà vệ sinh còn kém. Vì vậy, việc đầu tư cơ sở vật chất cần được đẩy mạnh hơn để làm hài lòng nhu cầu của khách. Chất lượng dịch vụ nơi đây đáp ứng được nhu cầu thoả mãn của du khách chỉ ở mức tương đối với 66,7% chọn từ khá hài lòng đến hài lòng. Chỉ có 8.3% khách du lịch là chưa hài lòng về chất lượng vệ sinh môi trường của VQG Tràm Chim, điều này cho thấy chất lượng vệ sinh môi trường của VQG là rất tốt. 88,4% KDL hài long cho đến rất hài lòng với sự thể hiện của HDV, cho thấy HDV là người dân bản địa có rất nhiều lợi thế, họ hiểu rõ về con người, văn hóa, truyền thống và các loại động thực vật ở khu vực nên việc phổ biến, giải đáp thắc mắc sẽ làm hài lòng khách. 31
  45. 4.2. ĐÁNH GIÁ NGU CƠ TỔN HẠI ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI VQG TRÀM CHIM 4.2.1. Các ho t đ ng du lịch sinh thái hiện có ở VQG Tràm Chim Năm 1998, khu Khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim trở thành VQG Tràm Chim theo Quyết định số 253/1998/QĐ-TTg, ngày 29/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu: - Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của vùng Đồng bằng sông Cửu Long thành một mẫu chuẩn quốc gia về hệ sinh thái đất ngập nước vùng lụt kín Đồng Tháp Mười. - Bảo tồn những giá trị độc đáo về văn hóa, lịch sử và nghiên cứu, khai thác hợp lý hệ sinh thái của vùng vì lợi ích quốc gia và đóng góp vào việc bảo vệ môi trường sinh thái chung của vùng Đông Nam Á. Hiện tại VQG có các loại hình DL chủ yếu sau: DL tham quan, nghiên cứu, học tập, khám phá, chinh phục với các hoạt động chính diễn ra thường xuyên bao gồm: Câu cá Tham quan cảnh quan thiên nhiên Nghiên cứu khoa học Bơi thuyền, tham quan bằng tắc ráng Ăn uống phục vụ khách Thu hoạch lúa ma Lưu trú của khách Cắm trại trong rừng Xem chim (Đặc biệt là Sếu đầu đỏ) Xem biễu diễn đờn ca tài tử 4.2.2. Tác đ ng của ho t đ ng Du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn Đa d ng sinh học t i VQG Tràm Chim Hoạt động DLST là 1 trong những hoạt động góp phần bảo tồn ĐDSH của VQG. Tuy nhiên, việc kiểm soát các hoạt động không tốt sẽ ảnh hưởng đến HST, đến các loài động–thực vật và môi trường nơi diễn ra hoạt động DLST. Thường xuyên xem xét, kiểm tra mức độ của các tác động của DLST đến công tác bảo tồn sẽ góp phần duy trì hoạt động DLST, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn ĐDSH nơi đây. 4.2.2.1. Tác động tích cực  Tạo nguồn kinh phí bảo tồn cho VQG Cung cấp kinh phí cho các khu bảo tồn là mối quan tâm chính của các nhà bảo tồn. Theo ghi nhận của TT. DLST&GDMT, doanh thu hoạt động DL từ các nguồn 32
  46. chính : dịch vụ lưu trú, cho thuê dụng cụ dã ngoại và các dịch vụ khác ( ăn uống, bán hàng lưu niệm, cắm trại ). Như vậy, hoạt động DLST tại VQG Tràm Chim đã làm tốt vai trò của mình góp phần thúc đẩy công tác bảo tồn của Vườn ngày càng tốt hơn.  Tạo sinh kế, nâng cao đời sống người dân vùng đệm Áp lực của cộng đồng dân cư lên khu bảo tồn nói chung và ĐDSH nói riêng là vấn đề chung của thế giới và Việt Nam. Việc quy hoạch các khu bảo tồn lấy mất đi nguồn sống của cộng đồng dân cư nơi đó. Mất đất canh tác, việc vào rừng tìm thức ăn, săn bắt bị cắm bởi công tác bảo tồn, trong khi chính sách hỗ trợ đời sống cho cộng đồng quanh VQG còn rất hạn chế. Áp lực về tăng dân số và đói nghèo trở thành vấn đề nan giải. Với áp lực đời sống như thế, việc phát triển DLST là một trong những giải pháp hữu hiệu để cải thiện đời sống của cộng đồng địa phương. 37.5% Có 62.5% Không Hình 4.6: Mong muốn tham gia vào hoạt động DLST của cộng đồng dân cư 90 80% 80 70 60 50 40 33.3% 30 20% 13.3% 20 6.7% 10 0 Hướng dẫn Bán hàng Dịch vụ ăn Nhà nghỉ Khác khách du lưu niệm uống cho du lịch khách Hình 4.7: Dịch vụ du lịch cộng đồng dân cư muốn tham gia Qua kết quả điều tra (Hình 4.6 và Hình 4.7), 37,5% người dân được hỏi đến mong muốn tham gia vào hoạt động DLST. Và trong 37,5% người dân tham gia đó có 80% người dân muốn tham gia dịch vụ ăn uống, hướng dẫn du lịch (33,3% ); 13,3% tham gia bán hàng lưu niệm, nhà nghỉ cho du khách (20%). Như vậy, có một số không 33
  47. nhỏ người dân được hỏi đến mong muốn tham gia vào hoạt động DLST. Vườn cần đẩy mạnh hỗ trợ và người dân tham gia phát triển hơn nữa các dịch vụ bán hàng lưu niệm, ăn uống và homestay để thúc đẩy sự phát triển của văn hóa của cộng đồng nơi đây và góp phần tạo thêm thu nhập, việc làm cho người dân giúp họ ổn định cuộc sống. Và cũng theo kết quả khảo sát về mức độ tầm quan trọng của các loài sinh vật trong VQG: 87,5% cộng đồng dân cư trả lời rằng các loài động, thực vật của VQG quan trọng và rất quan trọng. Điều đó khẳng định rằng, người dân rất có nhận thức trong vấn đề bảo tồn và thấy được tầm quan trọng của các loài nơi đây. Như vậy, có thể thấy sự phát triển du lịch ở VQG Tràm Chim là mong muốn chung của cộng đồng để có thêm công ăn việc làm, giúp ổn định cuộc sống. Việc tăng thu nhập sẽ làm giảm sức ép của cộng đồng lên TNTN của VQG nói chung và công tác bảo tồn sẽ được thuận lợi hơn. Vì vấn đề giữa bảo tồn và khai thác là một trong những khó khăn lớn nhất của VQG hiện nay.  Nâng cao công tác bảo tồn giá trị văn hóa địa phương: Những nét đặc sắc về nền văn hóa của cộng đồng người dân vùng đệm là một yếu tố thu hút lượng lớn KDL. Việc đó giúp nâng cao nhận thức của người dân, tạo điều kiện phát triển tri thức. Giúp người dân nhận ra giá trị của nền văn hóa truyền thống và tạo động lực để họ giữ gìn và phát triển chúng. Theo kết quả nghiên cứu KDL, thì hoạt động DLST ở VQG Tràm Chim thu hút được KDL nhiều nhất đó là hoạt động xem chim, thú (chiếm 58,3%), hoạt động tham quan cảnh quan cũng khá thu hút ( 36,7%), hoạt động tìm hiểu văn hóa bản địa cũng thu hút KDL nhưng chiếm tỷ trọng không lớn (18,3%). Các hoạt động đi bộ dã ngoại (31,6%) và câu cá (21,7%). Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong Hình 4.8: 34
  48. 70 58.3% 60 50 36.7% 40 31.6% 26.7% 30 21.7% 20 10 0 Đi bộ dã Xem Tham quan Nghiên cứu Câu cá ngoại, chèo chim,thú cảnh quan HST và thuyền ĐDSH Hình 4.8: Hoạt động thu hút KDL đến với VQG Tràm Chim Qua kết quả điều tra cho thấy yếu tố văn hóa bản địa khu vực VQG chưa thực sự thu hút KDL, VQG cần đưa nhiều chương trình hoạt động văn hóa hơn vào hoạt động DLST, cụ thể là biểu diễn Đờn ca tài tử cải lương Nam Bộ. Điều đó sẽ tạo nên sự hấp dẫn và thu hút KDL nhiều hơn nữa.  Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục môi trường: Lồng ghép chương trình GDMT vào hoạt động DLST để du khách có thể nhận thức giá trị và tầm quan trọng của TNTN. Họ sẽ không chỉ tôn trọng khu vực họ tới tham quan mà cả những khu vực khác họ đến trong tương lai. Kết quả điều tra về mức độ nhận thức của du khách về tính hiệu quả của việc lồng ghép GDMT trong hoạt động DLST: sau chuyến đi tham quan 100% khẳng định mình có thêm nhiều kinh nghiệm, hiểu biết và thêm gần gũi, yêu quý thiên nhiên; 66,7% KDL cho rằng bảo tồn ĐDSH là rất quan trọng và 33,3% cho rằng quan trọng. Kết quả điều tra cho thấy, GDMT đã góp phần giúp KDL có thêm ý thức về môi trường thực tại. Tuy nhiên, chỉ khi nào, ý thức được thể hiện bằng hành động và việc làm thì mới có thể làm tốt được công tác giáo dục và tuyên truyền. Vì vẫn còn 5% du khách vẫn vứt rác tại chỗ. Đây là một một thách thức đối với người làm công tác tuyên truyền mà vai trò quan trọng hơn hết là HDV. Do đó cần nâng cao hơn nữa công tác chuyên môn của HDV để nhiệm vụ này được hoàn thành một cách xuất sắc hơn. 35
  49. Các tác động tích cực của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn ĐDSH được thể hiện qua Bảng 4.5: Thang điểm đánh giá: 3: tác động rất tích cực 1: tác động tích cực ít 2: tác động tích cực 0: không tác động Bảng 4.5: Tác động tích cực của DLST đến công tác bảo tồn ĐDSH Công tác bảo tồnn STT phí bảo bảo phí tồn Giáo môi dục trƣờng hóa Văn địa phƣơng Tham của gia ng c đồng Tổng cực tích Các ho t đ ng chính Kinh 1 Đi bộ, ch èo thuyền trong rừng 2 3 3 3 12 2 Nghiên cứu khoa học 1 1 1 1 4 3 Ăn uống phục vụ khách 0 0 2 3 6 4 Lưu trú của khách 2 0 2 3 7 5 Xem chim, thú 2 3 1 1 7 6 Tham quan TTDK - nghe DGMT 3 3 3 1 10 7 Cắm trại 2 2 1 0 5 8 Trò chơi GDMT 1 3 1 0 5 9 Xem Đờn ca tài tử Cải lương 2 1 3 3 9 10 Câu cá 3 0 0 0 3 Tổng tích cực 18 16 17 15 Qua Bảng 4.5: cho thấy, hoạt động du lịch có tác động tích cực nhiều nhất đến công tác bảo tồn bao gồm các hoạt động: đi bộ trong rừng, tham quan TTDK và nghe DGMT, xem biểu diễn đờn ca tài tử cải lương và xem chim – thú. Và các hoạt động này có tác động mạnh nhất đến công tác GDMT và sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động DLST. 4.2.2.2. Tác động tiêu cực  Tác động đến thảm thực vật – hệ sinh thái: Sự mất mát tài nguyên thực vật, HST bị ảnh hưởng do việc phát quang thảm thực vật để làm đường mòn du lịch là không thể tránh khỏi. Hoạt động này ảnh hưởng rất lớn đến các loài thực vật, đời sống động vật xung quanh, mỗi đường mòn được tạo ra đồng nghĩa với hệ thực vật bị phá huỷ. Thảm thực vật – HST chịu nhiều sự ảnh hưởng từ hoạt động DLST của khách, chủ yếu là hoạt động đi bộ, chèo thuyền, chạy xuồng máy trong rừng, xuyên theo các tuyến đường mòn du lịch. 36
  50. Một lượng lớn KDL đến VQG và sử dụng dịch vụ câu cá, chính hoạt động này gây ra tác động tiêu cực đến HST bởi lẽ: Để tránh bị vướng lưỡi câu dưới cỏ mà một số KDL đã khoanh vùng và móc hết lớp cỏ đó lên bờ; thậm chí còn sử dụng hóa chất để thu hút cá gây ô nhiễm môi trường, bẻ các cành cây cho vào thùng chứa cá , Hằng năm, lượng học sinh, sinh viên về VQG tham quan, học tập nghiên cứu với lượng đông. Với sự hiếu động, tò mò của tuổi trẻ khi tận mắt chứng kiến nhiều loài thực vật lạ, quý hiếm, ý thích và ham muốn ghi lại những khoảnh khắc đẹp sẽ dẫn đến sự chen lấn nhau và vô tình dẫm đạp lên các loài thực vật để chụp được hình. Đường mòn tạo ra là để cho du khách tham quan có thể nhận thức tốt hơn về môi trường sống, tăng thêm ý thức bảo vệ thế nhưng những hoạt động hay tác động nào không cần thiết thì cố gắng hạn chế và nếu như hoạt động được xem xét là ít tác động xấu hoặc tác động xấu ở mức có thể chấp nhận được thì mới tiến hành. Bên cạnh đó, cắm trại là một hình thức vui chơi lành mạnh, giúp tạo ra một sân chơi bổ ích cho tất cả du khách tham quan muốn khám phá, tận hưởng không khí trong lành của rừng Tràm. Đây cũng là một cách giúp VQG quảng bá hình ảnh của mình đến với khách hàng. Vì nếu tổ chức tốt hoạt động này, thì du lịch nơi đây sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ của các cá nhân, tổ chức trong tỉnh và các khu vực lân cận. Hơn thế nữa sẽ có nhiều tuyến du lịch phát triển hơn nhờ loại du lịch hình này. Theo kết quả khảo sát 60 khách du lịch, có 55 khách (91,6%) thích loại hình cắm trại và trong 55 khách lại chọn các cách cắm trại với hình thức khác nhau như: nấu nướng (49,09%), đốt lửa trại (90,9%), team building (34,5%). Qua đó cho thấy, nếu phát triển loại hình dịch vụ này, chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ của khách khi mà nhu cầu cuộc sống càng tăng cao thì con người luôn muốn tìm những khoảnh khắc ghi dấu kỷ niệm cuộc sống của mình. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực của loại hình này thì cũng có những mặt tiêu cực ảnh hưởng lớn đến công tác bảo tồn, đến đời sống sinh vật trong Vườn, gây tác động xấu đến các loài thực vật xung quanh khu vực cắm trại của du khách. Nếu VQG không quản lý tốt về số lượng KDL tối đa cho 1 khu cắm trại thì với các tác động tiêu cực từ KDL sẽ làm ảnh hưởng đến HST tại khu vực. Hơn nữa, cắm trại dù ở hình thức 37
  51. nào đi chăng nữa cũng tồn tại “lửa”- đây là nguyên nhân gây ra phát sinh cháy rừng tiềm năng nếu không được quản lý chặt chẽ.  Ảnh hưởng đến các loài động vật: Đối với các loài động vật thì hoạt động xây dựng và tổ chức DLST sẽ gây ra những tác động nhất định. Việc phát triển các loại hình DLST như: xem chim - thú, đi bộ trong rừng, cắm trại, chèo thuyền, chạy xuồng máy, góp phần thu hút một lượng lớn KDL đến với VQG nhưng song song đó thì các loại hình du lịch trên cũng chính là nguyên nhân của tác động không mong muốn đối với các loài động vật trong khuôn viên VQG. Tuy đường mòn du lịch được đưa vào hoạt động không gây ảnh hưởng trực tiếp nhiều đến động vật lớn nhưng các tác động kèm theo có thể gây ảnh hưởng như các loài chim, động vật có thể bị săn bắt do ý thức kém của các du khách đi du lịch mà không có sự hướng dẫn của HDV. Hay việc KDL gây ra tiếng ồn khi trong thấy một loài chim, thú trong hành trình sẽ làm cho các loài động vật bị hoảng sợ và sự xuất hiện của các du khách làm chúng tránh xa khu vực đường mòn hơn. Và việc phát tuyến đường mòn tham quan ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh sống và tập tính kiếm ăn của các loài động vật. Gây ra hiệu ứng đường biên, thu hẹp khoảng cách di chuyển kiếm ăn, sinh sống của các loài xung quanh đường mòn. Theo số liệu điều tra thì có đến 80% du khách trả lời sẽ giữ im lặng khi quan sát trong các tour xem chim – thú, nhưng trên thực tế khi có sự xuất hiện của những loài chim quý hiếm thì khách vẫn cứ hò reo, mặc dù có sự nhắc nhở của HDV nhưng tình trạng này vẫn chưa khắc phục được. Bên cạnh đó, tại các khu vực cắm trại thì sự xuất hiện của các loài động vật là hầu như không có. Sụ ồn ào tại khu vực cắm trại cùng với các hoạt động như nấu nướng, trò chơi team bulding hay đốt lửa trại làm cho các loài động vật tránh xa những khu vực trên, khoảng cách kiếm ăn, di chuyển và sinh sống của các loài động vật cũng bị ảnh hưởng, nhất là khi các hoạt động này diễn ra thường xuyên.  Tác động đến môi trường: Các hoạt động của DLST ít nhiều đều ảnh hưởng nhất định đến môi trường nếu không kiểm soát tốt, cụ thể sự ảnh hưởng được thể hiện trong Bảng 4.6 38
  52. Bảng 4.6: Ảnh hưởng của các hoạt động DLST đến môi trường Ho t đ ng Tác đ ng Hoạt động chèo thuyền trong rừng - Tham quan bằng Tắc ráng - Hoạt động Nghiên cứu khoa học là những hoạt động gần như thu hút KDL chính chèo của VQG. Bên cạnh những lợi ích mà các hoạt động này mang lại thì tác thuyền động tiêu cực do chính những vị khách này mang tới cũng đáng kể. trong rừng Thông thường KDL sẽ tham gia các hoạt động chèo thuyền trong rừng, - Tham tham quan bằng tắc ráng hay nghiên cứu ĐDSH theo nhóm nhỏ hoặc quan bằng một mình, ít cần sự hướng dẫn của HDV. Các hoạt động này luôn gắn Tắc ráng - với việc đem theo đồ ăn và thức uống, do đi một mình hoặc theo nhóm Nghiên cứu nhỏ nên mức độ tác động tiêu cực đến môi trường tương đối cao. Họ khoa học thường vứt rác bừa bãi dọc theo đường đi hay chỗ mà họ thường dừng chân nghỉ ngơi. Và theo kết quả khảo sát thực tế, KDL thường xuyên vứt rác tại các trạm dừng chân trên đường mòn, vì nơi đây có chỗ nghỉ chân rất thoáng mát. Với sự đa dạng về thành phần loài và có nhiều loài nằm trong danh mục loài quý hiếm, hoạt động ngắm chim–thú đã được VQG khai thác và tạo nên một sản phẩm DL đặc trưng theo mùa của VQG. Hoạt Hoạt động động này đòi hỏi KDL phải tuân thủ nghiêm ngoặc các quy định của xem chim – TTDK và HDV. Đây cũng là một hoạt động mang tính chất giáo dục rất thú cao. Vì qua đó, KDL sẽ nâng cao được ý thức bảo vệ động vật hoang dã, thêm yêu, thêm gắn bó hơn với môi trường thiên nhiên. Tuy nhiên, về mức độ tác động tiêu cực thì vẫn có, vấn đề lớn hiện nay vẫn là nạn rác thải do du khách không có ý thức vứt trên tuyến đường mòn DL hay địa điểm dừng để xem chim–thú. Đêm đến, cắm trại trong rừng là một trãi nghiệm thú vị. Một giấc ngủ sâu với khí hậu mát mẻ, trong lành và thưởng thức tiếng nhạc rừng, đó là âm thanh của các loài chim, lưỡng cư. VQG Tràm Chim đã tận 39
  53. dụng được cảnh quan sẵn có và khai thác được những mong muốn, sự yêu thích đó của KDL để đưa hoạt động cắm trại vào chương trình hoạt động DLST của VQG. Bên cạnh những tích cực hoạt động này mang lại cho VQG thì tác Hoạt động động tiêu cực nó mang lại cũng không nhỏ. Theo khảo sát từ KDL, 90% cắm trại du khách không muốn dừng lại ở việc cắm trại thuần túy giữa rừng tràm, mà các hoạt động nấu nướng, đốt lửa trại, sẽ làm tăng thêm sự phong thú và tạo thêm không khí cho buổi cắm trại. Vệ sinh môi trường sẽ giảm xuống nếu lượng rác thải trong quá trình nấu nướng hay tàn dư của việc đốt lửa trại sinh ra không được xử lý, thu gom đúng theo quy định. Khói, bụi bốc lên trong quá trình đốt lửa trại cũng gây ảnh hưởng cho bầu không khí trong lành của rừng khi cắm trại. Dịch vụ lưu Khu nhà ăn ở TT. DLST&GDMT phục vụ việc ăn uống khi KDL trú – ăn có yêu cầu với các món ăn mang tính chất đặc trưng của địa phương. uống Việc nấu nướng phục vụ cho KDL làm phát sinh các chất thải, thức ăn rơi vãi, nước thải do nấu nướng thải trực tiếp xuống kênh ảnh hưởng tới tập tính kiếm ăn của một số loài. Khu vực nấu ăn thường xuất hiện các loài côn trùng nhỏ. Chúng quanh quẩn chờ cơ hội thâm nhập và nhặt thức ăn rơi vãi hoặc thức ăn được thải ra ngoài. Do điều kiện đi lại khó khăn nên rác được lưu trữ trong rừng một thời gian dài, tạo điều kiện thuận lợi phát sinh ô nhiễm, ảnh hưởng đến HST khu vực xung quanh. Các hoạt động sinh hoạt tại các khu nhà nghỉ cho du khách ở TTDK sinh ra một lượng nước thải, chất thải rắn lên môi trường rừng trong khu vực. Nếu các chất thải này tiếp tục được kiểm soát tốt, lượng chất thải sinh ra nằm trong ngưỡng cho phép có thể tự làm sạch thì môi trường không bị ảnh thưởng nhiều. Nếu không được kiểm soát tốt đây sẽ là nguyên nhân làm phá hoại môi trường của rừng. 40
  54. Với mục đích là giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường, bảo tồn cho KDL. VQG đã tổ chức nhiều trò chơi GDMT chủ yếu cho đối tượng Trò chơi là các em học sinh ở các khối lớp tại khu vực TTDK. Ngay khi tổ chức GDMT và xong trò chơi thì vấn đề còn tồn đọng rác thải là vẫn có. Công tác nghe nghe diễn diễn giải môi trường thường được HDV của VQG kết hợp với các mô giải môi hình thực tế và phát tờ rơi cho du khách. Việc vứt các tờ rơi ở tại chỗ trường nghe diễn giải thường xảy ra do ý thức kém của du khách, một phần cũng do HDV rất ngại phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần về giữ gìn vệ sinh đối với KDL nên tình trạng này vẫn có xảy ra. Các tác động tiêu cực của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn ĐDSH được thể hiện qua Bảng 4.7: Thang điểm đánh giá: -3: tác tiêu cực mạnh -1: tác động tiêu cực ít -2: tác động tiêu cực vừa 0: không tác động 41
  55. Bảng 4.7: Tác động tiêu cực của DLST đến công tác bảo tồn ĐDSH Công tác bảo tồn STT sống sống của thực vật thực của Đời vật ng đ cháy Phòng cháy chữa ý Quản bảo rừng vệ trƣờng Môi tiêu Tổng cực Các ho t đ ng chính triển phát Sự 1 Đi bộ, chèo thuyền trong rừng -2 -2 0 -1 -3 -8 2 Nghiên cứu khoa học 0 0 0 0 0 0 3 Ăn uống phục vụ khách -1 -1 -2 0 -3 -7 4 Lưu trú của khách 0 -2 -2 -1 -3 -8 5 Xem chim, thú -2 -3 0 -1 -1 -7 6 Tham quan TTDK và nghe DGMT 0 0 0 0 -1 -1 7 Cắm trại -2 -2 -3 -1 -3 -11 8 Trò chơi GDMT 0 0 0 0 -1 -1 9 Tham quan bằng Tắc ráng -3 -3 0 -1 -1 -8 10 Câu cá -1 -2 -1 -3 -3 -10 Tổng tiêu cực -11 -15 -8 -8 -19 Dựa vào kết quả thể hiện Bảng 4.7: ta thấy các hoạt động cắm trại, đi bộ và chèo thuyền trong rừng, ăn uống phục vụ khách và tham quan bằng tắc ráng có tác động tiêu cực nhiều nhất đến công tác bảo tồn ĐDSH. Trong đó hoạt động cắm trại có tác động nhiều nhất. Môi trường xung quanh cùng với đời sống của đông – thực vật là những thành phần bị ảnh hưởng nhiều nhất từ các hoạt động trên. Nhận xét ảnh hƣởng của ho t đ ng DLST đến công tác bảo tồn ĐDSH t i VQG Tràm Chim Kết quả điều tra về nhận thức của KDL về ảnh hưởng của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn ĐDSH được thể hiện trong Hình 4.9: 42
  56. 3.4% 5% Có Không Không biết 91.6% Hình 4.9: Nhận thức của du khách về ảnh hưởng của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn ĐDSH Theo kết quả điều tra, có đến 91,6% du khách khẳng định hoạt động DLST có gây ra ảnh hưởng đến công tác bảo tồn ĐDSH. Kết quả này cho thấy, một bộ phận lớn du khách đều có ý thức về những tác động do chính hoạt động của họ gây ra. Và cũng theo kết quả điều tra KDL về các hoạt động DLST hiện có ở VQG gây ảnh hưởng đến công tác bảo tồn ĐDSH thì 76,7% KDL cho rằng hoạt động cắm trại, ngủ lại trong rừng gây ảnh hưởng nhiều nhất; tiếp đến là hoạt động; Tham quan bằng tắc ráng (65%); xem chim, thú (40%); đi bộ dã ngoại, chèo thuyền (15%) và các hoạt động khác (10%). 4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN CÔNG TÁC BẢO TỒN Kết quả của việc phân tích, đánh giá các tác động của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn nêu trên đã nhận định rằng hoạt động du lịch nếu không được phát triển đúng hướng sẽ tác động rất lớn đến nơi mà nó thực hiện hoạt động. Vì thế, để giảm thiểu các tác động tiêu cực và hướng đến xây dựng một mô hình DLST bền vững. Dựa trên kết quả của việc đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch, đánh giá tác động và kết quả điều tra, phân tích xã hội học khóa luận đưa ra các đề xuất cho một số giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn ĐDSH như sau: 43
  57. 4.2.1. Tính sức chứa cho tuyến du lịch Đặc điểm của hoạt động du lịch là hoạt động theo mùa vụ, đặc biệt là những ngày nghỉ cuối tuần và các ngày lễ hội. Do đó hoạt động DLST của mỗi VQG, Khu bảo tồn tùy theo quy mô và diện tích mà có thể chứa được một số lượng khách nhất định, thì mới đảm bảo cho khách vui chơi, nghỉ dưỡng, sinh hoạt thoải mái và tài nguyên môi trường ít bị tổn hại và công tác bảo tồn được thuận tiện hơn; ngược lại nếu vượt mức giới hạn cho phép thì khách du lịch sẽ thấy khó chịu, làm cho hoạt động du lịch mất hấp dẫn và tài nguyên môi trường bị tổn hại lớn hơn. Vì vậy việc phát triển hoạt động du lịch phải xác định sức chứa cho phép, để từ đó có kế hoạch phục vụ khách và bảo vệ tài nguyên môi trường đảm bảo công tác bảo tồn tại VQG. Vận dụng các công thức xác định sức chứa năm 1985 Boullon để tính cho các tuyến du lịch tại VQG Tràm Chim. Kết quả thể hiện trong Bảng 4.8: Bảng 4.8: Sức chứa hàng ngày các tuyến du lịch tại VQG Tràm Chim STT Các thông số của tuyến du lịch Lƣợng Tuyến Chiều Sức Thời gian Thời gian HSLC khách TQ tham dài chứa mở cửa cho chuyến 1 ngày quan TQ TQ 01 Tuyến 1 36 km 360 10 giờ 3 giờ 3,34 1200 người người/ngày 02 Tuyến 2 29 km 290 10 giờ 2 giờ 45 3,64 1055 người phút người/ngày 03 Tuyến 3 25 km 250 10 giờ 1 giờ 30 6,67 1667 người phút người/ngày 04 Tuyến 4 17 km 170 10 giờ 1 giờ 10 1700 người người/ngày 05 Tuyến 5 12 km 120 10 giờ 45 phút 10,6 1600 người người/ngày 06 TQ bãi 7,8 78 10 giờ 4 giờ 2,5 195 chim km người người/ngày sinh sản 07 Ngắm 18,8 180 10 giờ 8 giờ 1,25 225 Sếu km người người/ngày TỔNG LƯỢNG KHÁCH THAM QUAN 1 NGÀY 7642 TẠI VQG TRÀM CHIM người/ngày 44
  58. 4.2.2. Biện pháp quản ý tác đ ng đến đ ng - thực vật Để các biện pháp được thực hiện tốt thì HDV cần phổ biến các nội quy khi tham quan (xem PHỤ LỤC 5) và có chế tài về mức phạt đối với trường hợp vi phạm của khách. Song song đó VQG cần quán triệt các biện pháp : - Tại các điểm tham quan cần có người giám sát vào những dịp cao điểm. - Đặt các biển báo cấm hái, bẻ cành trên các tuyến đường mòn, khu vực cắm trại, câu cá. - HDV cần phải xử lý các trường hợp khách quy phạm đặc biệt với những khách tác động vào các quần xã trên tuyến đi tham quan đường mòn - Tại nhà hàng, nhà ăn nên cất giữ thực phẩm vào tủ và không vứt bỏ thực phẩm xung quanh để tránh sự kích thích tập tính kiếm mồi của một số loài xung quanh. - HDV cần thường xuyên lặp lại những cảnh báo về nội quy tham quan trong suốt quá trình dẫn đoàn trên tuyến du lịch, hành động lặp lại sẽ đảm bảo tính chắc chắn. Đặc biệt tại các khu vực có chim – thú, KDL cần được thông báo giữ yên lặng. 4.2.3. Giải pháp quản lý, h n chế chất thải từ ho t đ ng DLST Chất thải rắn: Quản lý chặt chẽ việc vứt rác gây mất cảnh quan, tạo nên môi trường sạch sẽ, thẩm mỹ trong mắt du khách. Bao gồm các biện pháp sau: - Nâng cao ý thức tự giác cho nhân viên trong TTDK. Đối với các tuyến đường mòn thì phân công dọn hằng tuần. Thu gom các loại rác thải dọc tuyến DL của khách. - Tăng cường giám sát, quản lý chặt chẽ việc thu gom, phân loại, vận chuyển chất thải rắn đến bãi chứa và quá trình chuyển chất thải rắn ra khỏi VQG theo từng ngày để hạn chế thối rữa, rơi vãi trong quá trình vận chuyển. - Nhắc nhở ý thức trong bảo vệ môi trường cho KDL. Cần có những khuyến cáo mạnh hơn nữa đối với KDL. Xử phạt theo nội quy đối với trường hợp quy phạm. - Tăng cường, bố trí nhiều sọt rác một cách thẩm mỹ dọc theo tuyến đường đi bộ của du khách, trải đều khắp các khu vực tham quan. - Hạn chế tối đa thức ăn và vật dụng của du khách mang vào từ bên ngoài bằng cách quản lý điều chỉnh giá cả bên trong một cách hợp lý. 45
  59. - Kiểm kê chất thải trong VQG, xem xét chi phí thu gom, lượng thải hàng năm, kiểu loại các chất độc hại cần phải xử lý. - Xem xét xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại các nhà hàng, nhà ăn trong khu vực VQG để lượng chất thải được thu gom một cách hiệu quả hơn. - Cần làm tốt công tác phân loại rác để có thể xử lý một cách hoàn toàn và tái sử dụng một cách hợp lý. + Bán các chai nước suối có thể tích lớn thay vì những chai nhỏ + Hạn chế sử dụng giấy tại các văn phòng, chỉ sử dụng giấy khi cần thiết + Thay thế các sản phẩm chỉ sử dụng một lần bằng các loại có thể tái sử dụng được như các loại pin sạc, các bình chứa xà phòng và gội đầu có thể đổ đầy lại. + Dùng khăn lau tay tại nhà ăn thay cho giấy để có thể tái sử dụng được, đảm bảo các loại đồ vật có thể phân huỷ trong tự nhiên. + Cung cấp thêm thùng chứa chất thải có thể tái chế tại phòng khách, điểm dừng chân và thùng đựng rác hữu cơ hoặc bằng vật liệu dễ phân huỷ ở khu vực bếp. + Thu gom các sản phẩm có thể tái chế bán cho các cơ sở mua phế liệu. + Sử dụng các chai nhựa, lon, hộp quà - bánh tái chế làm các sản phẩm cho trò chơi GDMT hoặc tạo ra các sản phẩm tái chế có thể bán cho KDL. - Tuyên truyền cho KDL lúc hướng dẫn tham quan bằng băng rôn tuyên truyền. Đề nghị KDL mang rác ra khỏi tuyến tham quan hay để đúng nơi quy định. Dán thông báo trong phòng nghỉ đề nghị khách giảm lượng rác thải, bỏ rác đúng nơi quy định. Nước thải: Để hạn chế khai thác nguồn nước ngầm quá mức, gây ô nhiễm nước, đất và tránh sự lãng phí từ việc sử dụng nước, VQG Tràm Chim cần thực hiện các biện pháp: - Tiết kiệm nước khi vệ sinh các trang thiết bị, máy móc, nhà vệ sinh. - Dán thông báo tiết kiệm nước tại mỗi phòng nghỉ, chỉ giặt thay khăn tắm và khăn trải giường khi cần thiết. - Phải thường xuyên kiểm tra hệ thống dẫn nước để tránh rò rỉ lãng phí nước, sửa chữa ngay nếu đường ống bị hư. 46
  60. - Nước mưa tại VQG Tràm Chim khá sạch, cần có hệ thống thu gom nước mưa tại các mái nhà nghỉ và nhà tập thể của cán bộ nhân viên, dẫn ống nước vào bể chứa trong mùa mưa. Phải có biện pháp diệt muỗi và các loại vi khuẩn trong bể chứa. - Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước thải tại nhà ăn VQG, vấn đề chủ yếu là tẩy rửa chén bát, giặt giũ thường tạo ra nhiều dầu mỡ gây nên độ bám cục lớn và là những hóa chất rất độc, thải vào kênh mương làm cho nguồn nước bị ô nhiễm. Do đó nên sử dụng hóa chất tẩy rửa không làm tổn hại đến môi trường, ví dụ: chất Enchoice. - Vườn nên xem xét xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt theo quy định của pháp luật. Nước thải sau khi xử lý có thể sử dụng để tưới cây, chất bùn hữu cơ có thể làm phân bón. Chất thải khí: - Tận dụng ánh sáng ban ngày để hạn chế sử dụng đèn điện. - Mở cửa sổ, cửa ra vào cho phòng nghỉ, văn phòng thoáng mát, sử dụng các thiết bị chống nóng, hay lợp các mái nhà nghỉ bằng lá, hạn chế sử dụng quạt, máy lạnh. - Làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ rừng trong VQG và quản lý tốt nguồn nước mặt, đây là hai yếu tố tạo nên không khí trong lành, mát mẻ. - Hạn chế việc nấu nướng tại các khu vực cắm trại. - Quy định về lượng củi cần để đốt lửa trại cho 1 lần cắm trại nhằm hạn chế việc tiêu tốn tài nguyên và khí thải ra môi trường. Tiếng ồn : - Đối với các trục đường giao thông quanh VQG, cần tăng cường hơn nữa các hình thức giao thông an toàn, hạn chế bóp kèn sẽ ảnh hưởng đến sinh vật. - Nhắc nhở khách giữ im lặng khi đi bộ trong rừng và tại các điểm dừng chân. - Tránh xây dựng các loại trò chơi gây nhiều tiếng ồn.Tuyệt đối không sử dụng dàn nhạc, các thiết bị tạo âm thanh lớn khi vào rừng hoặc sinh hoạt lửa trại. - Thực hiện nghiêm chỉnh về quy định sức chứa để điều tiết lượng khách trên các tuyến đường mòn. - Trước khi tới khu vực có nhiều loài thực vật quý, hay khu vực có chim – thú, HDV cần thông báo trước với KDL và nhắc lại quy định giữ yên lặng khi quan sát. 47
  61. 4.3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CƠ ẢN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI VQG TRÀM CHIM 4.3.1. Định hƣớng sử dụng tài nguyên phục vụ du ịch sinh thái - VQG Tràm Chim có vị trí khá thuận lợi, nằm gần các điểm du lịch nổi tiếng khác trong tỉnh như: Khu căn cứ Xẻo Quýt, Lăng Mộ Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, Khu DLST Gáo Giồng, các điểm du lịch này có lợi thế nằm gần trục quốc lộ 30, nên có thể kết nối với nhau, tạo nên một tour du lịch mang giá trị sinh thái, văn hóa độc đáo và hấp dẫn. - Sự đa dạng phong phú của 6 quần xã thực vật tiêu biểu cùng với các loài chim quý hiếm như Sếu đầu đỏ, Ngan cánh trắng, Bồ nông chân xám là cơ sở quan trọng để VQG xây dựng thêm các sản phẩm du lịch, phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu và vui chơi giải trí cho du khách. Vì vậy VQG cần phải thống kê số lượng, tập tính của mỗi loài để cung cấp thêm sự hiểu biết về mảng tự nhiên cho KDL nhằm nâng cao kiến thức lẫn nhận thức giữ gìn tài nguyên. - Mùa nước nổi là yếu tố dẫn đến việc hình thành cách sống, sinh hoạt của người dân với các hoạt động như: đặt lợp, giăng câu, đặt sà gi; khai thác lúa ma, bông điên điển, bông súng, hẹ, Mùa nước nổi còn là thời điểm sản vật trong vùng rất đa dạng, phong phú. Vì vậy, khai thác các sản vật ở vùng đệm vào mùa nước nổi để phục vụ nhu cầu ẩm thực của du khách là một tiềm năng thu hút nhiều KDL hơn. - Là khu vực có nhiều kênh rạch cùng với các phương tiện di chuyển đặc sắc như tàu, ghe, xuồng, tắc ráng, vỏ lãi, Cần khai thác yếu tố này vào trong các tuyến, hình thức tham quan nhằm tạo sắc thái riêng biệt, hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho du khách. - Hai đối tượng mà VQG cần hướng tới trong thời gian tới là học sinh – sinh viên và khách quốc tế. Đối với học sinh – sinh viên thì VQG cần liên kết với các trường trong và ngoài tỉnh mà họ có nhu cầu về các buổi học dã ngoại với các chủ đề về môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Còn đối với khách quốc tế: họ đến với VQG Tràm Chim vì sự đặc sắc của một vùng đất ngập nước và các loài quý hiếm, đặc biệt là Sếu đầu đỏ. 48
  62. 4.3.2. Đề xuất các giải pháp phát triển DLST VQG bền vững 4.3.2.1. Giải pháp quản lý tài nguyên - Cháy rừng là một trong các nguyên nhân nguy hiểm nhất gây tổn hại đến toàn hệ thống HST, vì vậy cần tăng cường tập huấn cán bộ nhân viên về công tác phòng cháy chữa cháy và cũng như các kỹ thuật đốt rừng có kiểm soát. Thường xuyên cử nhân viên kiểm tra vào những ngày nắng nóng, phục hồi và tái phủ xanh thực vật khi bị tổn hại. - Các loài ngoại lai đang là vấn đề nhức nhói tại VQG Tràm Chim, đặc biệt là cây Mai Dương, Lục Bình. Sự sinh trưởng quá mức của cây Mai Dương sẽ lấn ác môi trường sống của các loài khác, trong đó có năng kim- thức ăn của Sếu đầu đỏ. Lục Bình làm cản trở giao thông, làm lấp các ao hồ, Vì vậy cần có các giải pháp triệt để để xử lý các loài ngoại lai. - Cần liên kết chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc giữ gìn và bảo vệ rừng, tổ chức các chương trình truyền thông môi trường nhằm nâng cao nhận thức, ý thức cho người dân địa phương về bảo vệ môi trường tự nhiên. Ngăn chặn các hành vi xâm hại đến HST của dân địa phương và KDL như săn bắn các loài chim, bẻ cành, khai thác gỗ, đánh bắt cá trong khu vực VQG, 4.3.2.2. Giải pháp giảm thiểu tác động môi trường - Khuyến cáo KDL không mang nhiều thức ăn, đặc biệt là bao nilong vào bên trong rừng. VQG cần có các túi thân thiện với môi trường (túi tự phân hủy) để cung cấp cho KDL khi họ cần sử dụng. - Bố trí thêm các thùng rác tại các vị trí cần thiết như: điểm dừng chân bên trong rừng, đài quan sát; nên bố trí các thùng rác loại nhỏ trên phương tiện đi lại như tắc ráng, tàu thuyền, - Thường xuyên kiểm tra (định kì) các máy móc, phương tiện di chuyển, đặc biệt là các phương tiện trên sông có sử dụng xăng dầu, để tránh gây đổ, tràn dầu ra sông, gây ô nhiễm môi trường nước. 4.3.2.3. Giải pháp quản lý, tổ chức hoạt động du lịch - Để góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động DL và có chiến lược phát triển phù hợp thì công tác quản lý và chất lượng nhân lực đóng vai trò rất quan trọng. Chỉ 49
  63. khi nguồn nhân lực có chất lượng, nhân viên có trình độ và kiến thức về DLST thì mới tạo ra được sản phẩm DL chất lượng, có sức thu hút và không làm tổn hại đến HST. - Hiện tại, cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ DL của Vườn tuy được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển DL và chưa thoả mãn tiêu chí của DLST. Để đảm bảo phát triển hoạt động DL và hạn chế tác động xấu đến môi trường tự nhiên, các hạng mục công trình cần được lưu tâm và cải thiện như: nhà vệ sinh, cửa hàng quà lưu niệm, nhà ăn, cơ sở lưu trú - Tiếp thị và quảng bá là thiết yếu để thu hút cả KDL ngoại quốc và KDL trong nước . Trong thời gian qua, VQG Tràm Chim được đông đảo khách nội địa cũng như khách quốc tế biết đến với tổng lượng khách hàng năm đang tăng dần, năm 2103 đạt 24095 lượt. Song con số này còn ít so với tiềm năng sẵn có của Vườn. 50
  64. CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN Tràm Chim là một trong những VQG có nhiều lợi thế để phát triển DLST. Vì nơi đây còn lưu giữ được gần như nguyên vẹn HST đất ngập nước của vùng Đồng Tháp Mười cổ xưa nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Ngoài ra, những cư dân vùng đệm VQG còn có những nét sinh hoạt, văn hóa mang đậm sắc thái văn hóa của cư dân vùng lũ mà chỉ có vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên mới có được. Bên cạnh những lợi ích thì việc phát triển DLST cũng tạo ra những tác động tiêu cực nhất định, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo tồn ĐDSH tại VQG. Tác động tới môi trường, HST và động thực vật khu vực diễn ra hoạt động và hoạt động được cho là có tác động nhiều là hoạt động cắm trại, ngủ lại trong rừng (65,2%). Cơ sở hạ tầng trong VQG còn hạn chế, mới chỉ đáp ứng một phần nào nhu cầu của du khách (37,1% KDL không hài long về điều kiện cơ sở vật vất của vườn). Để thu hút KDL nhiều hơn thì cần có sự quan tâm, đầu tư, tu sửa, xây dựng mở rộng và trang bị thêm nhiều thứ nữa để phục vụ cho hoạt động DL được tốt hơn, tạo sự thoải mái, hài lòng hơn cho du khách. Các hoạt động liên quan đến GDMT cho du khách và người dân địa phương ở VQG trong những năm qua đã được thực hiện thông qua TTDK và những nhân viên trong Ban du lịch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần phải được khắc phục nhằm phát huy tối đa vai trò của GDMT trong việc hình thành thái độ, trách nhiệm của du khách và dân cư địa phương đối với tài nguyên và môi trường du lịch. Du lịch ở VQG Tràm Chim là du lịch thiên nhiên mang màu sắc DLST chứ chưa phải là DLST đích thực. Đây là điểm chung cho tất cả các VQG ở Việt Nam 51
  65. trong thời điểm hiện nay. Do đó, Ban quản lý và điều hành du lịch ở VQG Tràm Chim cần nghiên cứu kỹ cơ sở lý luận và thực tiễn về DLST trên thế giới cũng như ở Việt Nam để vận dụng vào phát triển du lịch ở Tràm Chim theo hướng DLST đích thực sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho công tác BTTN và vì sự phát triển của cộng đồng địa phương 5.2. KIẾN NGHỊ - Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương cũng như KDL về BTTNTN tại VQG Tràm Chim - VQG cần có chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài. Đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của KDL. - Tạo điều kiên, thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương, các doanh nghiệp, tổ chức muốn đầu tư vào hoạt động DLST tại VQG nhằm phát triển kinh tế đại phương, cải thiện đời sống người dân và bảo tồn tốt hơn TNTN. - Cần thực hiện sớm các giải pháp nhầm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, bảo vệ bền vững ĐDSH nói riêng, môi trường du lịch nói chung. - Cần mở rộng nghiên cứu các vấn đề sau: Sự ảnh hưởng của chế độ thủy triều đối với du lịch và bảo tồn các loài chim nước (đặc biệt là Sếu đầu đỏ), nghiên cứu cách xử lý các loài ngoại lai triệt để hơn, 52
  66. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô An, 2013. Tài liệu môn học Du lịch sinh thái, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM. 2. Ngô An, 2013. Tài liệu môn học Quản lý tài nguyên rừng, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM. 3. Lê Huy Bá, 2006. Du lịch sinh thái, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM. 4. Võ Thị Bích Thuỳ. Tài liệu môn học Tâm lý khách du lịch, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM. 5. Võ Thị Bích Thuỳ. Tài liệu môn học Thiết kế và điều hành tour, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM. 6. Võ Thị Bích Thuỳ. Tài liệu môn học Tiếp thị du lịch, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM. 7. Hoàng Thị Mỹ Hương. Tài liệu môn học Giáo dục và truyền thông môi trường. Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM. 8. Báo cáo tổng hợp 2002 quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2001 – 2010 và định hướng đến 2020. Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Tháp – Sở Thương Mại và Du Lịch. 9. Dự án đầu tư bảo tồn và phát triển Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 5 năm (2009 – 2013). Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường – VQG Tràm Chim. 10. Báo cáo Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2013-2020. Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường – Vườn quốc gia Tràm Chim. 11. Báo cáo Tình hình hoạt động và phương thức hoạt động Vườn Quốc Gia Tràm Chim, 2011. Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường – Vườn quốc gia Tràm Chim. 12. Báo cáo Tình hình hoạt động và phương thức hoạt động Vườn Quốc Gia Tràm Chim, 2012. Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường – Vườn quốc gia Tràm Chim. 53
  67. 13. Báo cáo Tình hình hoạt động và phương thức hoạt động Vườn Quốc Gia Tràm Chim, 2013. Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường – Vườn quốc gia Tràm Chim. 14. Kế hoạch Phát triển Du lịch sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim, giai đoạn 2014-2015. Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường – Vườn quốc gia Tràm Chim. 15. Video Đa dạng sinh học VQG Tràm Chim .Chương trình Tìm hiểu về hệ sinh thái Đất ngập nước, Phần V. 16. Lê Văn Minh, 2009. Định hưỡng chiến lược phát triển du lịch sinh thái. Nxb Khoa học xã hội – Viện nghiên cứu phát triển du lịch, 367 tr. 17. Lê Huy Bá, 2000 Tài nguyên Môi trường và phát triển bền vững. NXB Khoa học và Kỹ thuật. 18. Nguyễn Đình Hòe, 2001. Sự tham gia của cộng đồng trong các chương trình và dự án phát triển bền vững, Tạp chí Dân số và Phát triển số 04. 19. Phạm Trung Lương, 2002. Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam. 54
  68. PHỤ LỤC
  69. PHỤ LỤC 1: BẢN ĐỒ BẢN ĐỒ VQG TRÀM CHIM TRONG VÙNG Đ SCL : Nguồn: VQG Tràm Chim
  70. BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VQG TRÀM CHIM Nguồn: VQG Tràm Chim BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG CÁC PHÂN KHU CHỨC NĂNG Nguồn: VQG Tràm Chim
  71. BẢN ĐỒ QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN, 2013-2020 Nguồn: VQG Tràm Chim BẢN ĐỒ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DLST, 2013-2020 Nguồn: VQG Tràm Chim
  72. PHỤ LỤC 2 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ VQG TRÀM CHIM Tòa nhà điều hành VQG Tràm Chim Trung tâm DLST và GDMT VQG Tràm Chim
  73. Bảng giá dịch vụ du lịch
  74. Bảng giới thiệu 32 loài chim quý hiếm bên trong TT.DLST&GDMT Cửa hàng quà ƣu niệm
  75. Nhà chồi và nơi neo đậu tàu thuyền Ngƣời dân nuôi thuỷ sản xung quanh VQG Tràm Chim
  76. Cửa hàng bán chu t đồng của dân địa phƣơng Gia đình ch ùi Công Minh tham quan VQG Tràm Chim trên Tắc ráng
  77. Khám phá Quần xã cỏ năn M t góc HST đất ngập nƣớc
  78. Cánh đồng lúa trời Hệ sinh thái rừng tràm và bãi ăn của chim
  79. Tr m dừng chân ăn uống trong rừng Chèo thuyền trên Kênh Mƣời Nhẹ
  80. Nhà ăn ở giữa rừng Thực đơn t i nhà ăn giữa rừng
  81. Đài quan sát Cây Mai Dƣơng – Thực vật ngo i lai
  82. Rác thải trên tuyến tham quan Nguồn: VQG Tràm Chim Mùa chim h i tụ
  83. Nguồn: Linh Em- DH09DL Chƣơng trình giáo dục môi trƣờng Nguồn: VQG Tràm Chim Gia đình Sếu đầu đỏ
  84. Đặc sản cá lóc hấp bầu Bữa trƣa với thịt chu t ram t i nhà ăn VQG Tràm Chim
  85. Nguồn: Hoàng Thị Băng Tâm- DH10DL Khách du lịch xem Sếu đầu đỏ từ xa Cây Tràm 30 tuổi t i VQG Tràm Chim
  86. PHỤ LỤC 3: BẢNG BIỂU Bảng 1: Thống kê cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch tại VQG Tràm Chim năm 2013 STT Cơ sở vật chất Số ƣợng Công suất Ghi chú Còn 18 giường do có vài 1 Phòng nghỉ 7 30 khách/đêm giường bị hỏng 2 Nhà trưng bày 1 Phòng nhỏ, trưng bày đơn giản 3 Sân tennis 1 4 Đài quan sát 4 Chưa có các thiết bị chuyên dụng phục vụ KDL 5 Nhà dừng chân 1 6 Tắc ráng có máy 5 ( chiếc) 12 khách/chiếc nổ 7 Xuồng 7( chiếc) Một số bị hư hỏng 8 Cửa hàng quà 1 Đa dạng nhưng vị trí đặt lưu niệm chưa hợp lí, chưa có nhân viên bán quà lưu niệm riêng 9 Nhà ăn 1 Thực đơn hạn chế 10 Nhà vệ sinh 1 Cửa bị hỏng Nguồn: VQG Tràm Chim
  87. Bảng 2: Điều kiện môi trường để tổ chức một số loại hình du lịch cơ bản (Theo Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT ). Yếu tố môi trường Đơn vị Du lịch Du lịch Du lịch Du lịch tham nghỉ dưỡng thể thao- sinh quan mạo hiểm thái Điều kiện môi trường Độ mặn %o >20 >20 - >20 Độ cao sóng biển M 2,0 20 >20 - >20 Đặc điểm sinh thái Các loại động vật gây hại Không Không có Không có Không có mặt mặt mặt có mặt Tảo, nấm có độc tố Không Không có Không có Không (Dinoflagellate, ) có mặt mặt mặt có mặt Điều kiện khác (Sức chứa) Diện tích mặt nước cho m2/người - 15 - 20 - - một du khách Diện tích bãi cát cho một m2/người - 10 - 15 - - du khách Mật độ TB người tắm người/m - 4 - - biển trong thời gian cao dài bờ điểm biển Thuyền buồm chiếc/ha 2 – 4 2 - 4 2 - 4 - Lướt ván người/ha - 1 - 2 1 - 2 - Picnic người/ha 40 – 100 - - 40- 100 Vui chơi giải trí ngoài m2/người 100 100 - - trời Đi bộ trong rừng người/km 10 - 10 10 Đi săn người/ha - - 2 -