Khóa luận Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Ninh Bình

pdf 73 trang hapham 4450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Ninh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_tai_nguyen_du_lich_nhan_van_tinh_ninh_bin.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Ninh Bình

  1. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH LỜI CẢM ƠN Để có đƣợc thành quả nhƣ ngày hôm nay tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy giáo,cô giáo trong khoa Văn hóa Du lịch - Trƣờng Đại học dân lập Hải Phòng. Các thầy cô là những ngƣời đã hết lòng dìu dắt, dạy dỗ, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng. Đặc biệt tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo hƣớng dẫn Thạc sĩ Vũ Thị Thanh Hƣơng, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm khóa luận đến khi hoàn thành. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú,anh chị tại Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Ninh Bình, UBND huyện Hoa Lƣ gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, khuyến khích tôi cả về vật chất và tinh thần để có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 1 Lớp: VH1102
  2. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tƣợng kinh tế - xã hội phổ biến không chỉ ở các nƣớc phát triển mà ở cả các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam. Việc đầu tiên khi tập trung phát triển du lịch là phải nhận diện tiềm năng du lịch. Du lịch là ngành có định hƣớng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch càng phong phú đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả của hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu. Do vậy việc tìm hiểu đánh giá tài nguyên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển du lịch. Ninh Bình là một tỉnh cực nam của đồng bằng Bắc Bộ, có vị trí địa lý và hệ thống đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng thủy rất thuận tiện cho giao lƣu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Đặc biệt Ninh Bình nằm ở vùng cửa ngõ miền Bắc Việt Nam cách thủ đô Hà Nội 93km là một trong những trung tâm du lịch lớn nhất cả nƣớc. Vùng đất Ninh Bình là kinh đô của nƣớc Việt thế kỉ X mảnh đất gắn với sự nghiệp của 6 vị vua thuộc 3 triều đại Đinh, Lê, Lý với những dấu ấn lịch sử: Thống nhất giang sơn, đánh Tống – dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô ở Hà Nội. Với lịch sử hàng ngàn năm dựng nƣớc đã tạo nên Ninh Bình thành một vùng đất thiêng, nơi phát tích của nhiều danh nhân, anh hùng dân tộc nhƣ: anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh, Trƣơng Hán Siêu Đây cũng là miền đất cội nguồn, là kho tàng của văn hóa dân gian đặc sắc của miền đồng bằng Bắc Bộ, với những làn điệu hát chèo, hát chầu văn cùng với những di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng nhƣ: Cố đô Hoa Lƣ, chùa Bái Đính, nhà thờ đá Phát Diệm. Với nguồn tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn đặc sắc đó đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch tỉnh thành một ngành kinh tế quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc. Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã thông qua phƣơng hƣớng, mục tiêu nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của nhiệm kỳ 2010-2015 trong đó có các mục tiêu,giải pháp về phát triển du lịch: Đƣa kinh tế du lịch vào thời kì tăng tốc để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Vì vậy mà trong Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 2 Lớp: VH1102
  3. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH những năm gần đây du lịch Ninh Bình đã có nhiều khởi sắc, hoạt động kinh doanh du lịch từng bƣớc đƣợc mở rộng, cơ sở vật chất đƣợc tăng cƣờng, các chỉ tiêu cơ bản về khách và doanh thu đều tăng, nộp ngân sách năm sau tăng hơn năm trƣớc góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, kết quả hoạt động du lịch đạt đƣợc chƣ tƣơng xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, chất lƣợng dịch vụ chƣa cao, khách lƣu trú đặc biệt là khách quốc tế còn thấp. Ninh Bình thiếu các khu nghỉ dƣỡng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí cao cấp mang tầm cỡ quốc tế. Bên cạnh đó còn nhiều vấn đề bất cập đặt ra đối với việc quản lý, sử dụng, khai thác các di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan môi trƣờng cần đƣợc nghiên cứu đầu tƣ để có thể phát triển một nền du lịch bền vững. Chính vì vậy việc đánh giá tài nguyên nhân văn tỉnh Ninh Bình là rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài 1.2.1. Mục tiêu Vận dụng cơ sở lý luận về du lịch, tài nguyên du lịch, tài nguyên du lịch nhân văn để đánh giá tài nguyên và thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Ninh Bình để từ đó đề ra những giải pháp nhằm khai thác hiệu quả Tài nguyên du lịch nhân văn cho phát triển du lịch tỉnh. 1.2.2. Nhiệm vụ của đề tài - Tổng kết cơ sở lý luận và thực tiễn về Tài nguyên du lịch nhân văn. - Điều tra tổng thể tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Ninh Bình. - Đánh giá Tài nguyên du lịch nhân văn và thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh. - Đƣa ra các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch tại Ninh Bình. 1.2.3. Giới hạn của đề tài Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các tài nguyên du lịch nhân văn có liên quan và ảnh hƣởng mạnh mẽ đến hoạt động du lịch của tỉnh. Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 3 Lớp: VH1102
  4. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH 1.3. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Là các Tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Ninh Bình bao gồm: - Các di tích lịch sử văn hóa - Lễ hội truyền thống - Nghệ thuật ẩm thực - Làng nghề thủ công truyền thống - Nghệ thuật dân gian truyền thống - Văn hóa ứng xử 1.3.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu 1.3.2.1. Phƣơng pháp hệ thống Nghiên cứu các tài nguyên du lịch nhân văn một cách toàn diện và đƣa ra mối quan hệ giữa các thành phần của hệ thống tức là đƣa ra những ảnh hƣớng của tài nguyên du lịch nhân văn tới việc khai thác nguồn lợi du lịch theo một hệ thống có mối quan hệ nhân quả, phụ thuộc. 1.3.2.2. Phƣơng pháp tổng hợp Thông qua thực địa và tham khảo tài liệu về tài nguyên du lịch nhân văn sẽ tiến hành chọn lọc, đánh giá, tổng hợp thành một chỉnh thể từ đó có thể đánh giá các tài nguyên du lịch nhân văn một cách tƣơng đối toàn diện. 1.3.2.3. Phƣơng pháp phân tích so sánh Thông qua việc phân tích thế mạnh, hạn chế của các loại tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh Ninh Bình sẽ tiến hành so sánh với các tài nguyên nhân văn,với môi trƣờng tƣơng quan trong cả nƣớc và một số vùng tiêu biểu để đánh giá những giá trị của tài nguyên đó chính xác và khách quan nhất. 1.3.2.4. Phƣơng pháp bản đồ, biểu đồ Dùng phƣơng pháp bản đồ nhằm thể hiện sự phân bố của các đối tƣợng tài nguyên du lịch nhân văn, sự liên hệ giữa các đối tƣợng trong không gian cũng chính là mối liên hệ của các tuyến du lịch trong quá trình tạo tuyến. Dùng phƣơng pháp này còn nhằm thể hiện những biến động các yếu tố du lịch. Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 4 Lớp: VH1102
  5. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH 1.4. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu,kết luận và một số phụ lục khóa luận gồm 3 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận và đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn Chương 2: Điều tra và đánh giá Tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Ninh Bình Chương 3: Định hướng phát triển và một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Ninh Bình Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 5 Lớp: VH1102
  6. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Du lịch và tài nguyên du lịch 1.1.1. Quan niệm về Du lịch Từ xa xƣa trong lịch sử nhân loại Du lịch đã đƣợc ghi nhận nhƣ một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con ngƣời. Ngày nay Du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu đƣợc trong đời sống xã hội của cả nƣớc. Về mặt kinh tế, Du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nƣớc công nghiệp phát triển. Đối với các nƣớc đang phát triển du lịch đƣợc coi là cứu cánh để vực dậy nền kinh tế ốm yếu của quốc gia. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch tiêu biểu là: Theo sách Địa Lý Du Lịch của tác giả Nguyễn Minh Tuệ: “Du lịch là một hoạt động của dân cƣ trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lƣu lại tạm thời bên ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên nhằm nghỉ ngơi , chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần,nâng cao trình độ nhận thức-văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa” Điều 4 của luật Du lịch định nghĩa: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định” 1.1.2. Quan niệm về tài nguyên du lịch 1.1.2.1. Quan niệm về tài nguyên Tài nguyên du lịch là một dạng đặc biệt của tài nguyên. Do vậy trƣớc khi tìm hiểu về tài nguyên du lịch , chúng ta cần làm rõ quan niệm về tài nguyên: Theo Phạm Trung Lƣơng định nghĩa: “Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lƣợng và thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ liên quan mà con ngƣời có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phất triển của mình” Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 6 Lớp: VH1102
  7. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH Theo PGS.TS Trần Đức Thanh: “Tài nguyên là tất cả những nguồn thông tin, vật chất, năng lƣợng đƣợc khai thác phục vụ cuộc sống và sự phát triển của xã hội loài ngƣời. Đó là những thành tạo hay tính chất của thiên nhiên, những công trình, những sản phẩm do bàn tay khối óc của con ngƣời làm nên, những khả năng của loài ngƣời đƣợc sử dụng cho sự phát triển kinh tế và xã hội của cộng đồng” 1.1.2.2. Quan niệm về tài nguyên du lịch Du lịch là một trong những ngành có sự định hƣớng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch ảnh hƣởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình thành chuyên môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ. Tài nguyên du lịch bao gồm những thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh quan tự nhiên cùng cảnh quan nhân văn có thể đƣợc sử dụng cho dịch vụ du lịch và thỏa mãn nhu cầu về chữ bệnh, nghỉ ngơi, tham quan hay du lịch. Tài nguyên du lịch theo Pirojnik: “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hóa-lịch sử và những thành phần của chúng tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực tinh thần của con ngƣời, khả năng lao động và sức khỏe của họ, trong cấu trúc du lịch hiện tại và tƣơng lai, trong khả năng kinh tế,kỹ thuật cho phép, chúng đƣợc dùng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi” Nguyễn Minh Tuệ định nghĩa: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa-lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con ngƣời, khả năng lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên này đƣợc sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch.” Luật du lịch Việt Nam năm 2005 quy định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các giá trị nhân văn khác có thể đƣợc sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 7 Lớp: VH1102
  8. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” Vai trò của tài nguyên du lịch đối với hoạt động du lịch Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để tạo thành sản phẩm du lịch. Trong các hệ thống lãnh thổ du lịch, tài nguyên du lịch là những phân hệ giữ vai trò quan trọng và quyết định sự phát triển của hệ thống lãnh thổ du lịch. Đặc biệt tài nguyên du lịch có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với các phân hệ khác và với môi trƣờng kinh tế - xã hội. Do vậy tài nguyên du lịch là một nhân tố quan trọng hàng đầu để tạo nên sản phẩm du lịch. Để hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, các sản phẩm du lịch cũng cần phải đa dạng, phong phú, đặc sắc và mới mẻ. Chính sự phong phú, đa dạng và đặc sắc của tài nguyên du lịch tạo nên sự đa dạng hấp dẫn của sản phẩm du lịch. Số lƣợng, chất lƣợng, sự kết hợp giữa các loại tài nguyên cùng sự phân bố của tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng hấp dẫn khách du lịch và có mối quan hệ chặt chẽ ảnh hƣởng đến việc đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực du lịch. Tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng mang tính quyết định để tạo nên quy mô, số lƣợng, chất lƣợng sản phẩm du lịch và hiệu quả của hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch. Hệ thống lãnh thổ du lịch đƣợc tổ chức, phân chia theo nhiều cấp phân vị khác nhau nhƣ: khu du lịch, điểm du lịch, trung tâm du lịch, tiểu vùng du lịch, vùng du lịch. Dù ở cấp độ nào việc tổ chức quy hoạch phát triển du lịch cần phải nghiên cứu phát triển các phân hệ du lịch cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn lao động du lịch, kết cấu hạ tầng phải phù hợp với tài nguyên du lịch. Việc tổ chức đón lƣợng khách du lịch nhƣ thế nào cũng phụ thuộc vào số lƣợng và chất lƣợng của tài nguyên du lịch. Nhƣ vậy dù ở phân vị nào thì tài nguyên du lịch luôn là những phân hệ quan trọng bậc nhất mang tính quyết định trong việc tổ chức phát triển du lịch và là yếu tố cơ bản của hệ thống lãnh thổ du lịch. Hiệu quả phát triển du lịch của các hệ thống lãnh thổ du lịch phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên du lịch. Vì vậy trong quá trình phát triển du lịch mỗi doanh Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 8 Lớp: VH1102
  9. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH nghiệp, địa phƣơng và mỗi quốc gia khi tiến hành quy hoạch phát triển du lịch, xây dựng các chiến lƣợc, chính sách phát triển du lịch cần phải điều tra đánh giá xác thực nguồn tài nguyên du lịch, đồng thời cần thực thi các chính sách, chiến lƣợc, giải pháp quản lý, bảo vệ, tôn tạo, phát triển và khai thác nguồn tài nguyên du lịch hợp lý, đúng đắn và hiệu quả theo quan điểm phát triển du lịch bền vững. 1.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn 1.1.3.1. Định nghĩa Tài nguyên du lịch nhân văn Theo luật du lịch: “Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể đƣợc sử dụng phục vụ mục đích du lịch.” 1.1.3.2. Đặc điểm của Tài nguyên du lịch nhân văn Nhóm Tài nguyên du lịch nhân văn do con ngƣời tạo ra hay nói cách khác nó là đối tƣợng và hiện tƣợng đƣợc tạo ra một cách nhân tạo. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho tài nguyên du lịch nhân tạo có những đặc điểm rất khác biệt đó là: - Tài nguyên du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn. Tác dụng giải trí không điển hình hoặc có ý nghĩa thứ yếu. - Việc tìm hiểu các đối tƣợng nhân văn diễn ra trong thời gian rất ngắn. Nó thƣờng kéo dài một vài giờ, cũng có thể một vài phút. Do vậy trong khuôn khổ một chuyến du lịch ngƣời ta có thể hiểu rõ nhiều đối tƣợng nhân tạo. Tài nguyên du lịch nhân tạo thích hợp nhất đối với loại hình du lịch nhận thức. - Số ngƣời quan tâm tới tài nguyên du lịch nhân văn thƣờng có văn hóa cao hơn, thu nhập và yêu cầu cao hơn. - Tài nguyên du lịch nhân văn thƣờng tập trung ở các điểm quần cƣ và các thành phố lớn. Chúng ta đều biết các thành phố lớn lại là đầu mối giao thông nên rõ ràng việc tiếp cận với nguồn tài nguyên này dễ dàng hơn nhiều. Khi đến thăm nguồn tài nguyên nhân tạo có thể sử dụng cơ sở vật chất đã đƣợc xây dựng trong các điểm quần cƣ mà không cần xây thêm cơ sở riêng. - Tài nguyên du lịch nhân văn đại bộ phận không có tính mùa, không bị Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 9 Lớp: VH1102
  10. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH phụ thuộc vào các điều kiện khí tƣợng và các điều kiện tự nhiên khác. - Sở thích của những ngƣời tìm đén tài nguyên du lịch nhân văn rất phức tạp và rất khác nhau. Nó gây nhiều khó khăn trong việc đánh giá tài nguyên du lịch nhân tạo. - Tài nguyên du lịch nhân văn tác động theo từng giai đoạn. Các giai đoạn đƣợc phân chia nhƣ sau: Thông tin-Tiếp xúc-Nhận thức-Đánh giá nhận xét. 1.1.3.3. Phân loại tài nguyên nhân văn Tài nguyên du lịch nhân văn có thể chia làm hai nhóm: - Nhóm tài nguyên du lịch nhân văn vật thể gồm các đối tƣợng văn hóa, thể thao và các hoạt động nhận thức khác. - Nhóm tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể gồm các loại hình văn hóa dân gian, nghệ thuật truyền thống, văn hóa ẩm thực, văn hoa ứng xử. Ý nghĩa của các loại tài nguyên như sau: Các di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử-văn hóa Đây đƣợc coi là một trong những tài nguyên du lịch quan trọng. Đây là nguồn lực để phát triển và mở rộng hoạt động du lịch. Các di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử văn hóa gắn liền với môi trƣờng xung quanh bảo đảm sự sinh động của quá khứ đã nhào nặn nên chúng và bảo đảm cho khung cảnh cuộc sống sự đa dạng của xã hội. Qua các thời đại, những di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử-văn hóa đã minh chứng cho những sáng tạo to lớn về văn hóa, tôn giáo và xã hội loài ngƣời. Việc bảo vệ, khôi phục và tôn tạo những vết tích hoạt động của loài ngƣời trong các thời kỳ lịch sử, những thành tựu văn hóa, nghệ thuật không chỉ là nhiệm vụ lớn của nhân loại trong thời kỳ hiện đại mà còn giá trị rất lớn với mục đích du lịch. Ngày nay, Liên hiệp quốc đã đƣa ra công ƣớc quốc tế về bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên, trên 100 nƣớc trong đó có Việt Nam đã tham gia ký công ƣớc này và trên cơ sở đó đã thành lập Hội đồng di sản thế giới (WHO). Các di sản của nhân loại ở các nƣớc muốn đƣợc xếp hạng là di sản thế giới phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định do WHO đƣa ra. Hàng năm WHO họp một lần vào tháng 12 để xét duyệt và công nhận di sản. Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 10 Lớp: VH1102
  11. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH Việc một di sản quốc gia đƣợc công nhận, tôn vinh là di sản thế giới mang lại nhiều ý nghĩa. Tầm vóc giá trị của di sản đƣợc nâng cao, đặt nó trong mối quan hệ có tính toàn cầu. Các giá trị văn hóa, thẩm mỹ cũng nhƣ các ý nghĩa kinh tế, chính trị vƣợt khỏi phạm vi một nƣớc. Khả năng thu hút khách du lịch và phát triển dịch vụ sẽ to lớn hơn nhiều. Các di tích lịch sử - văn hóa: Di tích lịch sử văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử do tập thể hoặc cá nhân con ngƣời hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại. Di tích lịch sử văn hóa là tài sản văn hóa quý giá của mỗi địa phƣơng, mỗi dân tộc, mỗi đất nƣớc và của cả nhân loại. Nó là bằng chứng trung thành, xác thực và cụ thể nhất về đặc điểm văn hóa của mỗi đất nƣớc. Ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa nghệ thuật của mỗi quốc gia. Di tích lịch sử văn hóa có khả năng rất lớn, góp phần vào việc phát triển trí tuệ, tài năng của con ngƣời góp phần vào việc phát triển khoa học nhân văn, khoa học lịch sử. Đó chính là bộ mặt quá khứ của mỗi dân tộc, mỗi đất nƣớc. Các lễ hội: Ở bất cứ thời đại nào, bất cứ dân tộc nào, vào bất cứ mùa nào cũng có những ngày lễ hội. Lễ hội tạo nên bức thảm muôn màu, mọi sự ở đó đều đan quyện vào nhau, thiêng liêng và trần tục, nghi lễ và hồn hậu, truyền thống và phóng khoáng, của cải và khốn khổ, cô đơn và kết đoàn, trí tuệ và bản năng. Lễ hội dân tộc trở thành dịp cho con ngƣời hành hƣơng về với cội rễ, bản thể của mình. Trong kho báu các di sản của quá khứ để lại cho hôm nay các lễ hội dân tộc có lẽ là một trong những thứ quý giá nhất. Vì thế mà các lễ hội dân tộc lành mạnh không bị mất đi mà ngày càng đƣợc nhân rộng, phát triển cả về hình thức và nội dung. Các lễ hội có sức hấp dẫn du khách không kém gì các di tích lịch sử - văn hóa. Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 11 Lớp: VH1102
  12. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH hoặc là một dịp để con ngƣời hƣớng về một sự kiện lịch sử trọng đại: ngƣỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống hoặc là để giải quyết những nỗi lo âu, những khao khát, ƣớc mơ mà cuộc sống thực tại chƣa giải quyết đƣợc. Lễ hội gồm hai phần chính là phần lễ và phần hội: - Phần nghi lễ: các lễ hội dù lớn hay nhỏ đều có phần nghi lễ với những nghi thức nghiêm túc, trọng thể mở đầu ngày hội theo thời gian và không gian. Nghi thức tế lễ nhằm bày tỏ lòng tôn kính với các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong đƣợc thiên thời, địa lợi, nhân hòa và sự phồn vinh hạnh phúc. Nghi lễ tạo thành nền móng vững chắc, tạo một yếu tố văn hóa thiêng liêng, một giá trị thẩm mỹ đối với toàn thể cộng đồng ngƣời đi hội trƣớc khi chuyển sang phần xem hội. - Phần hội diễn ra những biểu tƣợng điển hình của tâm lý cộng đồng, văn hóa dân tộc chứa đựng những quan niệm của dân tộc đó đối với thực tế lịch sử, xã hội và thiên nhiên. Trong hội thƣờng có những trò vui, những đêm thi nghề, thi hát, tƣợng trƣng cho sự nhớ ơn và ghi công của ngƣời xƣa. Tất cả những gì tiêu biểu cho một vùng đất, một làng xã đƣợc mang ra phô diễn, mang lại niềm vui vho mọi ngƣời. Phần hội thƣờng gắn liền với tình yêu, giao duyên nam nữ nên có phong vị tình. Nghề và làng nghề thủ công truyền thống Làng nghề là cả một môi trƣờng văn hoá - kinh tế - xã hội và công nghệ truyền thống lâu đời. Nó bảo lƣu những tinh hoa nghệ thuật và kĩ thuật truyền từ đời này sang đời khác, chung đúc ở các thế hệ nghệ nhân tài năng, với những sản phẩm có bản sắc riêng của mình, nhƣng lại tiêu biểu và độc đáo của cả dân tộc Việt Nam. Môi trƣờng văn hoá làng nghề là khung cảnh làng quê, với cây đa bến nƣớc, đình chùa, đền miếu , các hoạt động lễ hội và hoạt động phƣờng hội, phong tục tập quán, nếp sống đậm nét dân gian và chứa đựng tính nhân văn sâu sắc. Làng nghề truyền thống từ lâu đã làm phong phú thêm truyền thống văn hoá Việt Nam. Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ là những vật phẩm sinh hoạt bình thƣờng hàng ngày, mà một số còn là những tác phẩm nghệ thuật biểu trƣng Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 12 Lớp: VH1102
  13. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH của nền văn hoá xã hội, mức độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí của dân tộc. Nghề thủ công truyền thống là những nghề mà bí quyết về công nghệ sản xuất ra các sản phẩm mang những giá trị thẩm mỹ, tƣ tƣởng triết học, tâm tƣ tình cảm của con ngƣời. Nghề thủ công truyền thống là nghề sản xuất mà các nghệ thuật hay còn gọi là bí quyết nghề nghiệp do những nghệ nhân dân gian sáng tạo, gìn giữ, phát triển và truyền từ đời này sang đời khác cho những ngƣời cùng huyết thống hoặc ở cùng làng bản. Nghề thủ công truyền thống là nghề mà các công đoạn sản xuất tạo ra sản phẩm chủ yếu bằng các công cụ sản xuất thô sơ và bằng tài nghệ tinh xảo, khéo léo của các nghệ nhân. Các sản phẩm của các nghề thủ công cổ truyền không những mang những giá trị sử dụng mà còn có giá trị về mỹ thuật, giá trị triết học, tâm linh thể hiện tài nghệ, tâm tƣ, ƣớc vọng của ngƣời làm ra chúng. Chính vì vậy nghệ thuật sản xuất hàng thủ công cổ truyền và các làng nghề thủ công truyền thống là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quý giá hấp dẫn du khách nhất là du khách quốc tế đến từ các quốc gia công nghiệp phát triển nơi mà nghề và làng nghề thủ công truyền thống đã bị mai một nhiều. Văn hóa mang tính lan tỏa và trao truyền, những nghề thủ công thƣờng do những nghệ nhân dân gian sáng tạo ra, họ đƣợc tôn làm tổ nghề. Do tính hữu ích và giá trị văn hóa của nghề thủ công truyền thống nên nhiều ngƣời trong cùng một huyết thống hoặc gần gũi nhau trong một cộng đồng, họ trao truyền cho nhau, học hỏi nhau bí quyết nghề nghiệp. Do vậy theo dòng chảy lịch sử nhiều nƣớc trên thế giới và ở nƣớc ta đã hình thành và bảo tồn đƣợc những làng nghề thủ công truyền thống. Trong quá trình sản xuất và sinh sống nhiều truyền thống văn hóa đặc sắc của làng nghề thủ công truyền thống đã đƣợc hình thành, bồi đắp, bảo tồn nhƣ: những quy định, hƣơng ƣớc của làng, truyền thống văn hóa ứng xử, văn hóa nghệ thuật. Khi kinh tế phát triển đời sống của ngƣời dân đƣợc năng cao là những điều kiện để xây dựng các di tích lịch sử văn hóa Khi du khách đến thăm quan nghiên cứu ở các làng nghề thủ công truyền thống họ không chỉ tìm hiểu, thƣởng thức những giá trị nghệ thuật, sản xuất Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 13 Lớp: VH1102
  14. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH nghề, mua những sản phẩm thủ công mà còn là dịp để du khách có thể tìm hiểu, trải nghiệm, hƣởng thụ những giá trị văn hóa tốt đẹp, đặc sắc của mỗi địa phƣơng. Văn hóa ẩm thực Ăn uống là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu đƣợc đối với mỗi ngƣời. Nhƣng khi nói tới văn hóa ẩm thực hay nghệ thuật ẩm thực thì không chỉ nói tới nhu cầu ăn no, ăn đủ mà nói tới cái đẹp, nghệ thuật chế biến món ăn, không gian, thời gian ăn uống, cách ăn uống của con ngƣời, quan niệm triết học và nhu cầu ăn uống đƣợc nâng lên thành nghệ thuật. Mỗi một vùng đất, một quốc gia có điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử phát triển kinh tế-xã hội,văn hóa riêng nên cũng có nhiều món ăn, đồ uống, đặc sản riêng. Nghệ thuật ẩm thực là giá trị văn hóa của mỗi quốc gia đƣợc sáng tạo, bảo tồn, bồi đắp qua nhiều thời đại, là dấu ấn của mỗi vùng đất với du khách. Khi đi du lịch du khách không chỉ mong muốn đƣợc đáp ứng nhu cầu đi lại, mua sắm mà còn muốn nâng cao nhận thức giá trị nghệ thuật ẩm thực của những quốc gia khác. Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa. Chính các đặc điểm văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực Việt Nam. Đây là một văn hóa ăn uống sử dụng rất nhiều loại rau (luộc, xào, làm dƣa, ăn sống); nhiều loại nƣớc canh đặc biệt là canh chua, trong khi đó số lƣợng các món ăn có dinh dƣỡng từ động vật thƣờng ít hơn. Những loại thịt đƣợc dùng phổ biến nhất là thịt lợn, bò, gà, ngan, vịt, các loại tôm, cá, cua, ốc, hến, trai, sò v.v. Những món ăn chế biến từ những loại thịt ít thông dụng hơn nhƣ chó, dê, rùa, thịt rắn, ba ba thƣờng không phải là nguồn thịt chính, nhiều khi đƣợc coi là đặc sản và chỉ đƣợc sử dụng trong một dịp liên hoan nào đó với rƣợu uống kèm. Ngƣời Việt cũng có một số món ăn chay theo đạo Phật đƣợc chế biến từ các loại rau, đậu tƣơng tuy trong cộng đồng thế tục ít ngƣời ăn chay trƣờng, chỉ có các sƣ sãi trong chùa hoặc ngƣời bị bệnh buộc phải ăn kiêng. Ẩm thực Việt Nam còn đặc trƣng với sự trung dung trong cách phối trộn Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 14 Lớp: VH1102
  15. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH nguyên liệu không quá cay, quá ngọt hay quá béo. Các nguyên liệu phụ (gia vị) để chế biến món ăn Việt Nam rất phong phú, bao gồm nhiều loại rau thơm nhƣ húng thơm, tía tô, kinh giới, hành, thìa là, mùi tàu v.v.; gia vị thực vật nhƣ ớt, hạt tiêu, sả, hẹ, tỏi, gừng, chanh quả hoặc lá non; các gia vị lên men nhƣ mẻ, mắm tôm, bỗng rƣợu, dấm thanh hoặc kẹo đắng, nƣớc cốt dừa v.v. Các gia vị đặc trƣng của các dân tộc Đông Nam Á nhiệt đới nói trên đƣợc sử dụng một cách tƣơng sinh hài hòa với nhau và thƣờng thuận theo nguyên lý "âm dƣơng phối triển", nhƣ món ăn dễ gây lạnh bụng buộc phải có gia vị cay nóng đi kèm. Các món ăn kỵ nhau không thể kết hợp trong một món hay không đƣợc ăn cùng lúc vì không ngon, hoặc có khả năng gây hại cho sức khỏe cũng đƣợc dân gian đúc kết thành nhiều kinh nghiệm lƣu truyền qua nhiều thế hệ. Khi thƣởng thức các món ăn, tính chất phối trộn nguyên liệu một cách tổng hợp nói trên càng trở nên rõ nét hơn: ngƣời Việt ít khi ăn món nào riêng biệt, thƣởng thức từng món, mà một bữa ăn thƣờng là sự tổng hòa các món ăn từ đầu đến cuối bữa. Trên đây là cách phân loại chung nhất cho tất cả các loại tài nguyên nhân văn. Ninh Bình cũng là một tỉnh tập trung nhiều loại tài nguyên nhân văn cả tài nguyên nhân văn vật thể và tài nguyên nhân văn phi vật thể. Dựa trên cơ sở của cách phân loại chung cho các loại tài nguyên nhân văn, tài nguyên nhân văn tỉnh Ninh Bình cũng đƣợc phân loại theo các nhóm: các di tích lịch sử văn hóa, di chỉ khảo cổ, lễ hội, nghề và làng nghề thủ công truyền thống, văn hóa ẩm thực và văn hóa nghệ thuật dân gian.Vì vậy mà việc điều tra đánh giá tài nguyên nhân văn tỉnh Ninh Bình phục vụ cho phát triển du lịch cũng đƣợc dựa trên các tiêu chí đánh giá chung cho các loại tài nguyên nhân văn. 1.2. Điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn Các loại tài nguyên nói chung cũng nhƣ các dạng tài nguyên du lịch nói riêng không tồn tại độc lập mà thƣờng tồn tại, phát triển trên cùng một không gian có quan hệ tƣơng hỗ lẫn nhau. Vì vậy sau khi điều tra đánh giá từng loại tài nguyên cần tiến hành đánh giá tổng hợp các loại tài nguyên. Việc đánh giá tổng hợp các loại tài nguyên du lịch tự nhiên cũng nhƣ tài nguyên du lịch nhân văn thƣờng theo các cách: xây dựng thang – bậc điểm đánh giá, dựa vào một số tiêu chí Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 15 Lớp: VH1102
  16. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH thông dụng, đánh giá bằng cảm quan, điều tra qua cảm nhận đánh giá của du khách dựa trên đặc điểm và các giá trị thẩm mỹ, mức độ thuận lợi của tài nguyên với sức khỏe, các hoạt động tham quan, nghỉ dƣỡng, thể thao của con ngƣời. 1. Các bƣớc kiểm kê một di tích kiến trúc nghệ thuật hoặc một công trình đƣơng đại(DTLSVH) - Vị trí, tên gọi, diện tích, cảnh quan: + Xác định vị trí, diện tích lãnh thổ, tên gọi di tích. + Giá trị về phong cảnh. + Khoảng cách giữa vị trí của di tích với thị trƣờng cung cấp khách cũng nhƣ chủng loại và chất lƣợng đƣờng giao thông, các loại phƣơng tiện giao thông có thể hoạt động. - Lịch sử hình thành và phát triển gồm: thời gian, đặc điểm của thời kỳ khởi dựng và những lần trùng tu lớn. - Quy mô, kiểu cách, các giá trị kiến trúc, mỹ thuật, niên đại kiến trúc mỹ thuật. - Giá trị cổ vật cả về số lƣợng và chất lƣợng, vật kỷ niệm và bảo vật quốc gia. - Nhân vật đƣợc tôn thờ và những ngƣời có công tôn tạo,trùng tu. - Những tài nguyên nhân văn phi vật thể gắn với di tích: các giá trị văn học, phong tục, tập quán, lễ hội. - Thực trạng tổ chức quản lý, bảo vệ, tôn tạo và khai thác di tích. - Thực trạng chất lƣợng môi trƣờng ở khu vực di tích. - Giá trị xếp hạng: quốc tế, quốc gia, địa phƣơng, thời gian đƣợc xếp hạng. - Đánh giá chung về những giá trị nổi bật cũng nhƣ khả năng khai thác cho mục đích phát triển du lịch. 2. Các bƣớc kiểm kê đánh giá lễ hội. - Tiến hành điều tra về số lƣợng lẽ hội, hời gian diễn ra lễ hội, giá trị và quy mô, sức hấp dẫn du khách của các lễ hội, cách thức bảo tồn và khôi phục, tổ chức quản lý các lễ hội, môi trƣờng diễn ra lễ hội ở từng điểm du lịch và các địa Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 16 Lớp: VH1102
  17. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH phƣơng. - Kiểm kê đánh giá cụ thể những lễ hội tiêu biểu: + Không gian diễn ra lễ hội. + Lịch sử phát triển các lễ hội, các nhân vật đƣợc tôn thờ, các sự kiện lịch sử, văn hóa gắn với lễ hội. + Thời gian diễn ra lễ hội. + Quy mô của lễ hội mang tính quốc gia và địa phƣơng. + Những giá trị văn hóa và phong tục, tập quán diễn ra ở phần lễ và phần hội, các trò chơi dân gian, các hoạt động văn hóa nghệ thuật đƣợc tổ chức. - Giá trị với hoạt động du lịch. - Thực trạng của việc tổ chức và khai thác lễ hội phục vụ nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa, phát triển du lịch. 3. Tiêu chí đánh giá nghề và làng nghề thủ công truyền thống. - điều tra đánh giá về số lƣợng và thực trạng của nghề và làng nghề thủ công, phân bố và đặc điểm chung của nghề và làng nghề truyền thống có giá trị cho hoạt động du lịch trong cả nƣớc và ở các địa phƣơng nơi tiến hành quy hoạch. - Điều tra và đánh giá mỗi làng nghề gồm các bƣớc và những nội dung sau: vị trí địa lý cảnh quan, lịch sử phát triển, các nhân vật đƣợc tôn vinh, quy mô của làng nghề, các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội nuôi dƣỡng nghề và làng nghề truyền thống, nghệ thuật sản xuất, lựa chọn nguyên liệu, cơ cấu chủng loại số lƣợng và chất lƣợng, giá tri thẩm mỹ và sử dụng của các sản phẩm, môi trƣờng làng nghề, việc tiêu thụ sản phẩm, giá cả sản phẩm, mức thu nhập và đời sống của dân cƣ từ sản xuất, tỷ trọng thu nhập từ các nghề thủ công so với giá tri thu nhập của các hoạt động kinh tế khác của làng nghề, những giá trị văn hóa gắn với nghề và làng nghề thủ công truyền thống. - Các cơ chế, chính sách cho đầu tƣ phát triển nghề, làng nghề, du lịch làng nghề và chính sách ƣu đãi với các nghệ nhân. - Thực trạng đầu tƣ bảo vệ, khôi phục làng nghề, khai thác, phát huy giá Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 17 Lớp: VH1102
  18. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH trị văn hóa của làng nghề với đời sống kinh tế-xã hội và hoạt động du lịch. - Khả năng đầu tƣ phát triển du lịch làng nghề. 4. Điều tra đánh giá các loại hình văn hóa nghệ thuật. - Các giá trị văn hóa nghệ thuật là loại hình tài nguyên du lịch hấp dẫn du khách, thuận lợi cho phát triển loại hình du lịch tham quan giải trí, nghiên cứu.Việc bảo tồn, khôi phục, phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật góp phần làm phong phú hấp dẫn thêm cho các loại tài nguyên du lịch khác và nhiều loại hình du lịch khác nhƣ: du lịch sông nƣớc, du lịch văn hóa các dân tộc, du lịch tham quan, du lịch lễ hội. - Việc điều tra, đánh giá các giá trị văn hóa nghệ thuật phục vụ du lịch gồm các nội dung nhƣ: các loại nhạc cụ, các loại hình biểu diễn, thời gian, môi trƣờng biểu diễn, các nghệ nhân biểu diễn, nghệ thuật trình diễn các loại nhạc cụ, các làn điệu dân ca, các loại hình nghệ thuật truyền thống, các loại hình văn hóa nghệ thuật bác học, lịch sử hình thành và phát triển, không gian phân bố, các bài hát, các nghệ nhân, các giá trị về lời ca, âm vực, nghệ thuật biểu diễn, không gian biểu diễn, các loại nhạc cụ đƣợc dùng để biểu diễn, thực trạng và khả năng khai thác, bảo tồn phát triển. TIỂU KẾT CHƢƠNG I Chƣơng 1 là sự tổng kết một cách khái quát những vấn đề lý thuyết liên quan tới du lịch và các nguồn tài nguyên du lịch. Đây là những vấn đề lý thuyết cơ bản đƣợc sử dụng để đánh giá tài nguyên du lịch của một tỉnh. Những kiến thức này sẽ đƣợc áp dụng trực tiếp trong chƣơng 2 để tiến hành điều tra và đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở Ninh Bình. Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 18 Lớp: VH1102
  19. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH CHƢƠNG 2 ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH 2.1. Khái quát về tỉnh Ninh Bình 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Ninh Bình là một tỉnh nhỏ ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Theo quy hoạch xây dựng phát triển kinh tế thì Ninh Bình thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ, có diện tích 1.400km2 với đƣờng bờ biển dài 15km. Hiện nay Ninh Bình có 6 huyện: Hoa Lƣ, Nho Quan, Kim Sơn, Gia Viễn, Yên khánh, Yên Mô; một thị xã làTam Điệp và một thành phố là Ninh Bình. Ninh Bình là một vùng đất sơn thủy hữu tình đƣợc thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và nhiều di tích lịch sử văn hóa lâu đời tạo sự hấp dẫn thu hút du khách. - Về vị trí địa lý: Ninh Bình có tọa độ địa lý từ 19024’ – 20027’ vĩ độ Bắc và từ 105032’ – 106027’ kinh độ Đông,phía Tây Nam giáp Thanh Hóa, phía Đông giáp Nam Định, phía Nam giáp biển. Với vị trí là nơi tiếp giáp giữa miền Bắc và miền Trung, giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng sông Mã là hai cái nôi của văn hóa, văn minh ngƣời Việt, là địa bàn chiến lƣợc quan trọng của mọi triều đại và nhà nƣớc trong lịch sử Việt Nam. - Về giao thông: Ninh Bình là điểm nút giao thông quan trọng, tất cả các huyện, thành phố, thị xã đều có đƣờng quốc lộ đi qua. Quốc lộ 1A đi qua các huyện Gia Viễn, Hoa Lƣ, Yên Mô, thành phố Ninh Bình và thị xã Tam Điệp với tổng chiều dài gần 40km; quốc lộ 10 nối từ Quảng Ninh qua các tỉnh duyên hải Bắc Bộ: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định tới thành phố Ninh Bình đi qua các huyện Yên Khánh, Kim Sơn; quốc lộ 12B nối thị xã Tam Điệp, Nho Quan với đƣờng Hồ Chí Minh, tỉnh Hòa Bình và Vĩnh Phúc. Mạng lƣới giao thông tỉnh lộ khá thuận tiện với những chuyến xe bus nội tỉnh, bến xe Ninh Bình nằm gần nút giao thông giữa quốc lộ 1A và quốc lộ 10 ở thành phố Ninh Bình. Hiện đang có 3 dự án đƣờng cao tốc đi qua Ninh Bình đƣợc triển khai là:đƣờng cao tốc Ninh Bình - Cầu Giẽ, Ninh Bình - Thanh Hóa và Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh. Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 19 Lớp: VH1102
  20. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH -Về địa hình: Ninh Bình phân chia thành ba vùng tƣơng đối rõ nét, vùng đồi núi ở phía Tây và Tây Bắc; vùng đồng bằng và vùng ven biển phía Đông và phía Nam. Dãy núi đá vôi ở phía Tây của tỉnh chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, bắt nguồn từ vùng núi rừng Hoà Bình chạy ra biển tạo thành vùng phù sa cổ ven chân núi. Do quá trình tạo sơn hơn 200 triệu năm về trƣớc đã tạo nên nhiều hang động đẹp nhƣ: Tam Cốc, Bích Động, Xuyên Thuỷ Động, Địch Lộng, hang động Tràng An, Tiếp đó là vùng đồng chiêm trũng ở các huyện: Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lƣ, Yên Mô. Do phù sa bồi đắp hàng năm, đồng bằng tiến ra biển từ 80 - 100m, tạo nên vùng đất mới phì nhiêu, màu mỡ. Mỗi vùng có tiềm năng và thế mạnh riêng, song ba vùng có thể bổ sung, hỗ trợ nhau để phát triển nền kinh tế hàng hoá toàn diện cả cây lƣơng thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ, hải sản, công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm. - Về khí hậu: Do đặc điểm về địa lý, địa hình đa dạng, nên khí hậu Ninh Bình cũng mang những nét đặc trƣng của khí hậu đồng bằng Bắc bộ và có ảnh hƣởng sắc thái khí hậu vùng Thanh Hoá và khu 4 cũ. Khí hậu của Ninh Bình thuộc vùng tiểu khí hậu của đồng bằng sông Hồng. Nhiệt độ trung bình năm là 23,10C. Tổng lƣợng mƣa trung bình trong năm đạt 151,9mm, phân bố tƣơng đối đồng đều trên toàn tỉnh. Trung bình một năm có 125 - 157 ngày mƣa. Lƣợng mƣa tập trung chủ yếu vào mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 80 - 90% lƣợng mƣa cả năm 2.1.2. Lịch sử phát triển của Ninh Bình Ninh Bình là một tỉnh ven biển cực Nam của châu thổ sông Hồng, phía Bắc giáp Hà Nam, đông và đông bắc giáp Nam Định, đông nam giáp vịnh Bắc bộ, tây bắc giáp Hòa Bình và phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa. Đất này đời Tần (255-207 trƣớc công nguyên) thuộc Tƣợng quận. Trong giai đoạn Bắc thuộc lần thứ hai (207TCN-542 TCN), đƣới đời nhà Hán thuộc quận Giao Chỉ, đời Ngô (266-280) và đời Tấn (280- 420) thuộc Giao Châu, đến cuối đời Lƣơng (502-542) là châu Trƣờng Yên. Khi Lý Nam Đế đánh đuổi quân Lƣơng, lập nên nhà Tiền Lý (542-602) thì vẫn là châu Trƣờng Yên của nƣớc Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 20 Lớp: VH1102
  21. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH Vạn Xuân. Trong giai đoạn Bắc thuộc lần thứ 3 (603-905) đƣới đời nhà Tùy và nhà Đƣờng đất này vẫn là châu Trƣờng Yên. Khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong 12 sứ quân thống nhất đất nƣớc lập nên triều Đinh (968-980) đóng đô ở Hoa Lƣ thì đất này gọi là châu Đại Hoàng của nƣớc Đại Cồ Việt. Đến đời Tiền Lê (981-1009) gọi là châu Trƣờng Yên. Đời nhà Lý (1010-1225) gọi là phủ Trƣờng Yên, sau gọi là châu Đại Hoàng nƣớc Đại Cồ Việt. Đầu đời Trần gọi là lộ, sau đổi là trấn Trƣờng Yên. Năm Quang Thái thứ 10 (1398) đời Trần Thuận Tông đổi thành trấn Thiên Quan. Thời kỳ thuộc Minh (1407-1428) lại gọi là châu Trƣờng Yên. Đến triều Lê vẫn theo nhƣ đời Trần trƣớc. Đời Thiệu Bình (1434-1440) dƣới triều Lê Thái Tông (1433-1442) chia làm 2 phủ Trƣờng Yên và Thiên Quan thuộc về trấn Thanh Hoa (Thanh Hoá ngày nay) gồm 6 huyện. Phủ Trƣờng Yên có 3 huyện Gia Viễn, Yên Khang và Yên Mô; phủ Thiên Quan quản 3 huyện Phụng Hoá, Ninh Hoá và Lạc Thổ. Đời Hồng Đức (1470-1498), Lê Thánh Tông cho nhập 2 phủ ấy vào Sơn Nam thừa tuyên. Đời Nhà Mạc (1527-1592) gọi hai phủ này là Thanh Hoa ngoại trấn, ngăn cách với Thanh Hoa nội trấn bởi dãy núi Tam Điệp. Nhà Lê Trung Hƣng đóng đô ở Thanh Hoa. Từ phủ Trƣờng Yên trở ra ngoài bắc do nhà Mạc cai quản; từ Trƣờng Yên trở vào, bắt đầu từ 1533 do nhà Lê Trung hƣng quản. Hai địa danh Thanh Hoa nội trấn và Thanh Hoa ngoại trấn bắt đầu có từ đấy. Sau khi nhà Mạc bị diệt (1592), nhà Lê lại đem 2 phủ Trƣờng Yên và Thiên Quan nhập vào Thanh Hoa gọi là Thanh Hoa ngoại trấn. Thời Tây Sơn cũng gọi là Thanh Hoa ngoại trấn thuộc Bắc thành. Dƣới triều Nguyễn vẫn theo nhƣ cũ: Thanh Hoa ngoại trấn gồm 2 phủ Trƣờng Yên và Thiên Quan, có 6 huyện là Yên Mô, Yên Khang, Gia Viễn, Yên Hoá, Phụng Hoá và Lạc Thổ. Năm Gia Long thứ 5 (1806) đổi thanh Hoa ngoại trấn gọi là đạo Thanh Bình vẫn thuộc trấn Thanh Hoa. Năm Minh Mệnh thứ 2 (1821) đổi tên phủ Trƣờng Yên làm phủ Yên Khánh. Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) đổi tên đạo Thanh Bình làm đạo Ninh Bình. Địa danh Ninh Bình có từ đó, nhƣng vẫn là một đạo thuộc trấn Thanh Hoa. Đến năm Minh Mệnh thứ 10 (1829) mới chính thứ Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 21 Lớp: VH1102
  22. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH đổi làm trấn Ninh Bình, đặt các quan cai trị là Trấn thủ, Hiệp trấn Ninh Bình, đặt các quan cai trị là Trấn thủ, Hiệp trấn và Tham hiệp nhƣ các trấn khác năm trong Bắc Thành. Cũng trong năm 1829 thành lập huyện Kim Sơn, do Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ khai khẩn đất hoang, đất bồi ven biển lập nên. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) đổi trấn Ninh Bình thành tỉnh Ninh Bình và bỏ Tổng trấn Bắc thành theo chƣơng trình cải cách hành chính của Minh Mệnh. Tỉnh Ninh Bình dƣới triều Nguyễn có 2 phủ gồm 7 huyện. Phủ Yên Khánh gồm 4 huyện Yên Khánh, Yên Mô, Gia Viễn (khi ấy gồm cả 2 huyện Gia VIễn Hoa Lƣ ngày ngay và Kim Sơn. Phủ Thiên Quan (đến đời Tự Đức 15, tức năm 1862 đổi là phủ Nho Quan), Yên Hoà (đời Lê gọi là Ninh Hoá, gồm một phần huyên Nho Quan và một phần huyện Gia Viễn ngày nay) và huyện Yên Lạc (trƣớc là Lạc Thổ, sau là Lạc Yên, ngày nay là huyện Lạc Sơn tỉnh Hoà Bình). Trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954), tỉnh Ninh Bình thuộc khu 3. Ngày 25.1.1948, hợp nhất các khu 2, khu 3 và khu 11 thành Liên khu thì Ninh Bình thuộc Liên khu 3. Sau ngày thống nhất đất nƣớc, năm 1976 Ninh Bình hợp với tỉnh Hà Nam (gồm Nam Định và Hà Nam) thành tỉnh Hà Nam Ninh và năm 1977 sau đó hợp nhất 2 huyện Nho Quan và Gia Viễn thành huyện Hoàng Long, hợp nhất huyện Yên Mô và 10 xã huyện Yên Khánh thành huyện Tam Điệp, hợp nhất huyện Kim Sơn và 9 xã huyện Yên Khánh thành huyện Kim Sơn, hợp nhất huyện Gia Khánh và thị xã Ninh Bình thành huyện Hoa Lƣ. Thời gian này đất Ninh Bình cũ chỉ còn 4 huyện năm trong tỉnh Hà Nam Ninh, thị xã Ninh Bình hạ xuống thành thị trấn thuộc Huyện Hoa Lƣ. Đến ngày nay, Ninh Bình là một tỉnh có diện tích 1387,5 km2 với dân số 93 vạn ngƣời, bao gồm 8 đơn vị hành chính ( 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện): Thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp, huyện Nho Quan, huyện Gia Viễn, huyện Hoa Lƣ, huyện Yên Mô, huyện Yên Khánh và huyện Kim Sơn. 2.1.3. Con người Ninh Bình Tỉnh Ninh Bình có trên 90 vạn dân sinh sống ở 8 huyện, thành phố, thị xã với Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 22 Lớp: VH1102
  23. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH 2 dân tộc Kinh và Mƣờng. Mỗi dân tộc, mỗi địa phƣơng trong tỉnh có một bản sắc văn hoá truyền thống, song đều hội tụ một phẩm chất chung đó là cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, đoàn kết, dũng cảm trong đấu tranh chống thiên tai, chống lại các thế lực thù địch, gắn bó và yêu thƣơng quê hƣơng tha thiết. Mảnh đất Ninh Bình cũng là nơi đã sản sinh ra những ngƣời con tuấn kiệt nhƣ: Đinh Tiên Hoàng, Trƣơng Hán Siêu, Thời Lê có Trịnh Lỗi theo Lê Thái Tổ dẹp loạn quân Minh 2.1.4. Văn hóa Ninh Bình Ninh Bình nằm ở vùng giao thoa giữa các khu vực Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ đã tạo ra một nền văn hóa Ninh Bình tƣơng đối năng động mang đặc trƣng khác biệt trên nền tảng văn minh sông Hồng. Vùng đất Ninh Bình là kinh đô của nƣớc Việt ở thế kỷ X với 3 triều đại Đinh, Lê, Lý với các dấu ấn lịch sử nhƣ: thống nhất giang sơn, đánh Tống-dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội. Do ở vào vị trí chiến lƣợc ra Bắc vào Nam vùng đất này đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc mà dấu tích lịch sử còn để lại trong các đình, chùa, đền miếu, từng ngọn núi con sông. Đây còn là vùng đất chiến lƣợc để bảo vệ Thăng Long của triều đại Tây Sơn, là căn cứ để nhà Trần hai lần đánh thắng giặc Nguyên - Mông. Thế kỷ XVI-XVII đạo Thiên Chúa đƣợc truyền vào Ninh Bình dần dần hình thành trung tâm Thiên Chúa Giáo Phát Diệm. Văn hoá Ninh Bình đa dạng và phong phú, đó là sự lƣu lại dấu ấn văn hoá của các tao nhân mặc khách khi qua vùng sơn thanh thuỷ tú này. Các đế vƣơng, công hầu, khanh tƣớng, danh nhân văn hoá lớn nhƣ Trƣơng Hán Siêu, Trần Thái Tông, Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hƣơng, Tản Đà, Xuân Quỳnh về đây, xếp gƣơng, đề bút, sông núi hoá thành thi ca. Nhân cách bác học và phẩm cách văn hoá lớn của các danh nhân đó đã thấm đẫm vào tầng văn hoá địa phƣơng, đƣợc nhân dân tiếp thụ, sáng tạo, làm giàu thêm sắc thái văn hoá Ninh Bình. Vùng đất này còn là quê hƣơng của nhiều danh nhân đất Việt tiêu biểu nhƣ: Đinh Bộ Lĩnh; Trƣơng Hán Siêu, Lý Quốc Sƣ, Vũ Duy Thanh, Lƣơng Văn Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 23 Lớp: VH1102
  24. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH Tụy, Ninh Tốn, Nguyễn Bặc, Đinh Điền Với những đặc điểm văn hóa trên đã tạo cho Ninh Bình có một hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa ở Ninh Bình gắn liền với tín ngƣỡng của vùng đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần thông qua các đền thờ Vua (đặc biệt là các Vua Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Trần Thái Tông, Quang Trung và Triệu Quang Phục với số lƣợng vài chục đền thờ mỗi vị); thờ Thánh (Nguyễn Minh Không và các tổ nghề); thờ Thần (phổ biến là các vị thần Thiên Tôn, thần Cao Sơn và thần Quý Minh trong không gian văn hóa Hoa Lƣ tứ trấn). Ninh Bình là vùng đất phong phú các lễ hội văn hóa đặc sắc nhƣ Lễ hội cố đô Hoa Lƣ, lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội đền Nguyễn Công Trứ, lễ hội đền Thái Vi Các lễ hội khác: lễ hội Yên Cƣ, hội thôn Tập Minh, lễ hội động Hoa Lƣ, đền Thánh Nguyễn, đền Dâu, hội vật Yên Vệ, lễ hội đền Trần Ninh Bình các công trình kiến trúc văn hóa nhƣ đền Vua Đinh Tiên Hoàng, đền vua Lê Đại Hành, nhà thờ Phát Diệm, chùa Bái Đính, đền Thánh Nguyễn, làng chèo Phúc Trì, Nam Dân, Thƣợng Kiệm, những trung tâm hát chầu văn ở đền Dâu, phủ Đồi nhiều làng nghề truyền thống nhƣ nghề điêu khắc đá Ninh Vân - Hệ Dƣỡng, Xuân Vũ, nghề mộc Phúc Lộc, nghề thêu ren Văn Lâm, nghề chiếu cói ở Kim Sơn 2.2. Điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Ninh Bình Do phạm vi giới hạn của đề tài nên tác giả chỉ tập trung điều tra đánh giá một số tài nguyên nhân văn tiêu biểu của tỉnh. 2.2.1. Di tích lịch sử văn hóa Ninh Bình là một tỉnh có nhiều di tích văn hóa gắn với các triều đại Đinh, Lê, Lý và nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị khác. Theo nguồn của Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch Ninh Bình trên toàn tỉnh đã thống kê đƣợc trên 800 di tích trong đó có 78 di tích đƣợc xếp hạng và cấp bằng di tích quốc gia. Tiêu biểu có Cố Đô Hoa Lƣ, công trình chùa Bái Đính, quần thể nhà thờ đá Phát Diệm, đền vua Đinh, vua Lê trong quần thể Cố Đô Hoa Lƣ. Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 24 Lớp: VH1102
  25. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH Bảng1: Mật độ các di tích trên địa bàn tỉnh Huyện, thị xã, thành phố Những di tích và danh Những di tích xếp hạng thắng cấp quốc gia cấp tỉnh Thành phố Ninh Bình 4 14 Hoa Lƣ 26 10 Gia viễn 14 27 Nho Quan 7 16 TX.Tam Điệp 1 3 Yên Mô 11 22 Yên khánh 12 30 Kim sơn 4 17 ( Nguồn Sở văn hóa thể thao và du lịch Ninh Bình)  Cố Đô Hoa Lƣ - Vị trí, tên gọi, diện tích, cảnh quan: Toàn bộ khu di tích Cố đô Hoa Lƣ nằm trên địa bàn giáp ranh giữa 2 huyện Hoa Lƣ, Gia Viễn và thành phố Ninh Bình của tỉnh Ninh Bình. Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lƣ hiện nay có diện tích tự nhiên 13.87 km² thuộc địa bàn tỉnh Ninh Bình. - Khoảng cách từ điểm du lịch tới trung tâm cung cấp nguồn khách: Khoảng cách từ khu di tích Cố đô Hoa Lƣ tới thủ đô Hà Nội – trung tâm cung cấp khách lớn nhất miền Bắc là 90 – 100km theo Quốc lộ 1A, có thể đi tới khu di tích bằng 2 – 3 loại phƣơng tiện thông dụng nhƣ xe khách, taxi,xe máy. - Lịch sử hình thành: Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nƣớc là Đại Cồ Việt và chọn Hoa Lƣ làm kinh đô. Kinh đô Hoa Lƣ tồn tại 41 năm ( từ năm 986 đến năm 1009 ) trong đó 12 năm là triều đại nhà Đinh và 29 năm kế tiếp là triều đại nhà Tiền Lê ( ngƣời đầu tiên lên ngôi hoàng đế là Lê Hoàn hiệu là Lê Đại Hành ). Trƣớc khi rời đô về kinh thành Thăng Long, Lý Công Uẩn lên ngôi tại Hoa Lƣ và lấy đế hiệu là Lý Thái Tổ. - Quy mô, các giá trị kiến trúc: Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lƣ có diện tích 13,87 km² gồm: Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 25 Lớp: VH1102
  26. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH + Vùng bảo vệ đặc biệt có diện tích 3 km² gồm toàn bộ khu vực bên trong thành Hoa Lƣ, trong vùng có các di tích lịch sử: đền Vua Đinh Tiên Hoàng, đền Vua Lê Đại Hành, lăng vua Đinh, lăng vua Lê, đền thờ Công chúa Phất Kim, chùa Nhất Trụ, phủ Vƣờn Thiên, bia Câu Dền, chùa Kim Ngân, hang Bim, chùa Cổ Am, chùa Duyên Ninh, phủ Chợ, sông Sào Khê, một phần khu sinh thái Tràng An và các đoạn tƣờng thành, nền cung điện nằm dƣới lòng đất + Vùng đệm có diện tích 10,87 km² gồm cảnh quan hai bên sông Sào Khê và quần thể Tràng An. Trong vùng có các di tích lịch sử: động Am Tiên, hang Quàn, hang Muối, đình Yên Trạch, chùa Bà Ngô, hang Luồn, hang Sinh Dƣợc, hang Địa Linh, hang Nấu Rƣợu, hang Ba Giọt, động Liên Hoa, đền Trần, phủ Khống, phủ Đột, hang Bói + Các di tích liên quan trực tiếp gồm các di tích không nằm trong 2 vùng trên nhƣng có vai trò quan trọng đối với quê hƣơng và sự nghiệp của triều đại nhà Đinh nhƣ chùa Bái Đính, cổng Đông, cổng Nam, động Thiên Tôn, động Hoa Lƣ, đền thờ Đinh Bộ Lĩnh. + Đền Vua Đinh Tiên Hoàng và đền Vua Lê Đại Hành đƣợc xây dựng từ thời nhà Lý và xây dựng lại từ thời Hậu Lê theo kiểu nội công ngoại quốc và mô phỏng kiến trúc kinh đô xƣa. Là 2 di tích quan trọng của khu di tích. Trƣớc mặt đền Đinh là núi Mã Yên có hình dáng giống cái yên ngựa. Trên núi có lăng mộ vua Đinh. Đền Đinh Tiên Hoàng là một công trình kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ của các nghệ sĩ dân gian Việt Nam ở thế kỷ 17 và là công trình nghệ thuật đặc sắc với nhiều cổ vật quý hiếm đƣợc bảo tồn, nhƣ gạch xây cung điện có khắc chữ Đại Việt quốc quân thành chuyên, cột kinh Phật khắc chữ Phạn, các bài bia ký Đền thờ Đinh Tiên Hoàng và 3 hoàng tử: Đinh Liễn, Đinh Đế Toàn và Đinh Hạng Lang. + Đền Vua Lê Đại Hành nằm cách đền vua Đinh Tiên Hoàng 300 mét. Đền vua Lê qui mô nhỏ hơn nên không gian trong đền khá gần gũi và huyền ảo. Nét độc đáo ở đền thờ vua Lê Đại Hành là nghệ thuật chạm gỗ thế kỷ 17 đã đạt đến trình độ điêu luyện, tinh xảo. Tƣơng truyền, bà mẹ mơ thấy hoa sen mà sinh ra Lê Hoàn, trong lúc đi cấy ở cạnh ao sen. Bà đã ủ Lê Hoàn trong khóm trúc và Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 26 Lớp: VH1102
  27. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH đƣợc con hổ chúa rừng xanh ấp ủ. Sau lời cầu xin của bà mẹ con hổ bỏ đi. Vì vậy mà nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian Việt Nam của các nghệ nhân ở đây cũng thống nhất với truyền thuyết về các đề tài ca ngợi Lê Hoàn. Đền thờ Lê Hoàn, Dƣơng Vân Nga và Lê Long Đĩnh. - Những giá trị tài nguyên nhân văn phi vật thể gắn với di tích: Lễ hội Cố đô Hoa Lƣ là một lễ hội tiêu biểu của khu di tích cũng nhƣ của tỉnh Ninh Bình diễn ra vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. - Giá trị xếp hạng: khu di tích Cố đô Hoa Lƣ đƣợc xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia. - Đánh giá chung: Khu di tích Cố đô Hoa Lƣ với vị trí địa lý thuận lợi, cảnh quan hấp dẫn và tập trung nhiều giá trị văn hóa của một kinh đô cổ là một điểm hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nƣớc tới tham quan tìm hiểu và chiêm ngƣỡng.  Chùa Bái Đính - Vị trí, tên gọi, cảnh quan, diện tích: Tên gọi chùa Bái Đính mang ý nghĩa là hƣớng về núi Đính. Chùa nằm ở phía tây khu di tích cố đô Hoa Lƣ, thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh Bình. Quần thể chùa Bái Đính hiện có diện tích 539 ha bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới, khu công viên văn hoá và học viện phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đƣờng giao thông và bãi đố xe, khu hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh. Khu chùa này nằm gần trên đỉnh của một vùng rừng núi khá yên tĩnh. - Khoảng cách từ khu chùa Bái Đính đến trung tâm cung cấp khách Hà Nội là 110km và cách thành phố Ninh Bình 15 Km, cách Cố đô Hoa Lƣ 10km. - Lịch sử hình thành và phát triển: Hơn 1000 năm về trƣớc, tại Ninh Bình đã có ba triều đại Vua nối tiếp nhau ra đời: nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý. Ba triều đại phong kiến này đều rất quan tâm đến đạo Phật và coi đạo Phật là Quốc giáo; cho nên tại Ninh Bình có rất nhiều chùa cổ, trong đó có chùa Bái Đính, trên núi Đính. - Quy mô, kiểu cách, giá trị kiến trúc, mỹ thuật, niên đại kiến trúc mỹ thuật: + Quy mô: Quần thể chùa Bái Đính gồm một khu chùa cổ và một khu chùa Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 27 Lớp: VH1102
  28. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH mới đƣợc xây dựng từ năm 2003. Chùa nằm trên sƣờn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, ở cửa ngõ phía tây vào cố đô Hoa Lƣ nên nó đƣợc xem là một phần của Cố đô. Kiến trúc hoành tráng, đồ sộ nhƣng mang đậm bản sắc truyền thống phù hợp với tâm lý hiếu kỳ, tò mò của ngƣời Việt Nam thời nay. Chính vì vậy mà nơi đây sớm trở thành một điểm đến nổi tiếng. Chùa Bái Đính đƣợc các báo giới tôn vinh là một quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á. + Giá trị kiến trúc, mỹ thuật, niên đại kiến trúc mỹ thuật: Khu chùa cổ mặc dù có lịch sử hình thành từ thời Đinh với đền thờ Cao Sơn trấn tây Hoa Lƣ tứ trấn nhƣng chùa Bái Đính cổ có nhiều chi tiết kiến trúc và cổ vật mang dấu ấn đậm nét của thời Lý. Đặc điểm kiến trúc của khu chùa mới: về vật liệu, hệ thống cột và kèo ở cổng Tam Quan, hành lang La Hán và điện Quan Âm đƣợc làm bằng gỗ tứ thiết, các công trình lớn hơn làm bê tông giả gỗ. Tất cả các mái sử dụng ngói men Bát Tràng, kiến trúc ba tầng mái cong vút hình đuôi của chim phƣợng.Về bố cục các kiến trúc chính nhƣ cổng Tam Quan, tháp chuông, điện Quan Âm, điệp Pháp Chủ, điện Tam Thế. - Giá trị cổ vật, vật kỷ niệm và bảo vật quốc gia: Tƣợng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á: tƣợng Phật Tổ 100 tấn trong điện Pháp Chủ. Chuông đồng lớn nhất Việt Nam: Đại hồng chung nặng 36 tấn trong Tháp Chuông. Khu chùa có nhiều tƣợng La Hán nhất Việt Nam: 500 vị bằng đá xanh cao khoảng 2m. Tƣợng phật quan âm bằng đồng nặng 90 tấn. - Nhân vật đƣợc tôn thờ và những ngƣời có công tôn tạo trùng tu: Chùa thờ phật với các nhân vật đƣợc suy tôn nhƣ: Cổng Tam Quan với hai tƣợng Hộ pháp (ông thiện và ông ác) bằng đồng. Hành lang La hán thờ 500 vị La Hán đƣợc tạc bằng đá xanh nguyên khối. Điện quan thế âm thờ Quan Thế Âm Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay. Điện Pháp Chủ thò phật A di đà. Điện tam thế đặt ba pho tƣợng Tam thế Phật ( Quá khứ, hiện tại và tƣơng lai ). - tài nguyên nhân văn phi vật gắn với di tích: Lễ hội chùa Bái Đính diễn ra từ mùng 6 tháng giêng đến hết tháng 3 hàng năm. Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 28 Lớp: VH1102
  29. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH - Giá trị xếp hạng: Năm 1997 chùa đƣợc công nhận là di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng cấp quốc gia. - Thực trạng tổ chức, quản lý: Chùa Bái Đính thuộc sự quản lý của Sở văn hóa thể thao và du lịch Ninh Bình còn chủ đầu tƣ và xây dựng là Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trƣờng. Quần thể chùa Bái Đính mới này nằm trong tổng thể dự án xây dựng trung tâm du lịch văn hóa Tràng An rộng gần 2.000 ha do công ty TNHH Xuân Trƣờng làm chủ đầu tƣ. - Đánh giá chung: Chùa Bái Đính là một quần thể chùa đƣợc biết đến với nhiều kỷ lục Việt Nam đƣợc xác lập nhƣ chùa có diện tích lớn nhất, tƣợng Phật bằng đồng lớn nhất, chùa có nhiều la hán nhất và nhiều cây bồ đề nhất Chùa Bái Đính cũng là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật từ Ấn Độ về Việt Nam 2010. Các hạng mục xây dựng, mở rộng khu chùa mới đƣợc các đại biểu tham dự đại lễ Phật đản thế giới 2008 làm lễ khánh thành giai đoạn 1 và dự kiến khánh thành giai đoạn 2 vào năm 2011. Đây sẽ là một nơi tâm linh lớn để mọi ngƣời tới hành hƣơng lễ phật trong những dịp đầu xuân.  Nhà thờ đá Phát Diệm - Vị trí, tên gọi, diện tích, cảnh quan: Phát Diệm nghĩa là phát sinh ra cái đẹp, tên nhà thờ do Nguyễn Công Trứ đặt. Nhà thờ đá Phát Diệm tọa lạc ở xã Lƣu Phƣơng, thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, cách thành phố Ninh Bình 30km theo quốc lộ 10, cách Hà Nội 120km theo quốc lộ 1A và quốc lộ 10. Khu nhà thờ có diện tích 22 mẫu. - Lịch sử hình thành và phát triển: Nhà thờ Phát Diệm đƣợc khởi công vào năm 1875 và đến năm 1898 thì cơ bản hoàn thành. - Quy mô, kiểu cách, giá trị kiến trúc, mỹ thuật, niên đại kiến trúc: Nhà thờ đƣợc xây dựng với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông của những năm cuối thế kỷ 19. Từ hƣớng Nam đi vào nhà thờ Phát Diệm gồm các phần: Ao hồ, Phƣơng Ðình, Nhà thờ lớn, ba hang đá nhân tạo và nhà thờ đá. Nét độc đáo của công trình này ở chỗ: mặc dù là nhà thờ Công giáo nhƣng đƣợc mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam. - Nhân vật đƣợc tôn thờ và những ngƣời có công trùng tu, xây dựng: Nhân Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 29 Lớp: VH1102
  30. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH vật chính đƣợc thờ trong nhà thờ là Chúa Jesu và đức mẹ Maria. Quần thể kiến trúc này đƣợc xây dựng bởi Linh mục Phêrô Trần Lục (còn gọi là Cụ Sáu - Linh mục ở giáo phận Phát Diệm từ năm 1865) và các giáo dân Công giáo trong hơn 30 năm. - Những giá trị tài nguyên nhân văn khác gắn với nhà thờ: Lễ hội Giáng Sinh diễn ra vào ngày 25 tháng 12 hàng năm. - Đánh giá chung: Nhà thờ đá Phát Diệm đƣợc mọi ngƣời đánh giá là nhà thờ đẹp nhất Việt Nam với kiến trúc độc đáo và quy mô, cùng với sự kết hợp hài hòa với thiên nhiên và cảnh quan xung quanh đã là nơi thu hút đƣợc nhiều du khách trong và ngoài nƣớc tới chiêm ngƣỡng và nghiên cứu. 2.2.2. Lễ hội Ninh Bình là một tỉnh nằm ở Nam đồng bằng Bắc Bộ. Ở từng khu vực địa lý dày đặc các dấu ấn văn hóa truyền thống đƣợc thể hiện ở các công trình kiến trúc nhƣ đình, đền, chùa, miếu, phủ, lăng mộ, từ đƣờng, các làng nghề thủ công truyền thống và những phong tục tập quán, lễ hội dân gian. Có 795 di tích đƣợc phân bố trên khắp 146 xã, phƣờng, thị trấn trong tỉnh, có 225 ngôi chùa, 242 đình, hơn 328 đền, miếu, phủ, ngoài ra còn có 285 nhà thờ công giáo trong đó có 73 nhà thờ giáo xứ, 212 nhà thờ họ. Các di tích và danh thắng gắn liền với lễ hội và du lịch, tiêu biểu là đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành ở Cố đô Hoa Lƣ, chùa Bích Động, đền Thái Vi, khu sinh thái hang động Tràng An (huyện Hoa Lƣ, chùa Bái Đính, đền thờ Thánh Nguyễn, Thung Lá(huyện Gia Viễn), đền thờ Nguyễn Công Trứ, nhà thờ đá Phát Diệm (huyện Kim Sơn), khu cách mạng Quỳnh Lƣu, Phủ Đồi (huyện Nho Quan), Đền Dâu, Đền Quán Cháo (TX.Tam Điệp) cùng với 35 làng nghề truyền thống, tiêu biểu là nghề mộc xã Ninh Phong, chiếu cói Kim Sơn, chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân, thêu ren Ninh Hải đó là những yếu tố quan trọng góp phần làm nên sắc diện đa dạng các lễ hội văn hóa của tỉnh Ninh Bình. Hiện nay tỉnh Ninh Bình có 76 lễ hội truyền thống, trong đó cấp tỉnh quản lý 2, cấp huyện quản lý 21, cấp xã quản lý 53, lễ hội tổ chức ở đền là 19, ở chùa 11, ở đình 12, ở phủ 4, ở các địa điểm khác (làng, xã) là 26. Theo phong tục Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 30 Lớp: VH1102
  31. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH truyền thống hàng năm cứ vào dịp đầu xuân năm mới, các lễ hội đƣợc diễn ra thu hút mọi tầng lớp nhân dân địa phƣơng và khách thập phƣơng tham gia. Bảng 2: Số lƣợng các lễ hội trên địa bàn tỉnh Huyện, thị xã, thành phố Số lƣợng Thành phố Ninh Bình 2 Hoa Lƣ 11 Gia viễn 8 Nho Quan 1 TX.Tam Điệp 1 Yên Mô 32 Yên khánh 2 Kim sơn 1 (Nguồn Sở văn hóa thể thao và du lịch Ninh Bình) Bảng 3: một số lễ hội tiêu biểu và cấp xếp hạng Tên lễ hội Loại hình Cấp xếp hạng Lễ hội Cố đô Hoa Lƣ Lễ hội dân gian Tỉnh Lễ hội Đền Thái Vi Lễ hội dân gian Huyện Lễ hội Noel Lễ hội tôn giáo Tỉnh Lễ hội Đền Thánh Nguyễn Lễ hội dân gian Huyện Lễ hội chùa Bái Đính Lễ hội dân gian Huyện Lễ hội chùa Địch Lộng Lễ hội dân gian Huyện (Nguồn : Sở văn hóa thể thao và du lịch Ninh Bình)  Lễ hội Cố đô Hoa Lƣ - Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội: Hội đƣợc tổ chức vào ngày mồng 10 đến 13 tháng 3 âm lịch hàng năm tại xã Trƣờng Yên, Huyện Hoa Lƣ. - Lịch sử hình thành và phát triển: Lễ hội Cố đô Hoa Lƣ đã đƣợc bắt đầu ngay khi nhà Lý dời đô về Thăng Long – Và trên nền móng của cung điện Hoa Lƣ, hai ngôi đền thờ vua Đinh và vua Lê đƣợc tạo dựng. Để có đƣợc một lễ hội Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 31 Lớp: VH1102
  32. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH nhƣ hiện nay là cả một quá trình mà trong đó hoà quyện những sự kiện lịch sử và truyền thuyết dân gian. Hình thức của lễ hội gồm có: Lễ rƣớc nƣớc, Lễ dâng hƣơng, Lễ rƣớc lửa, Tập trận cờ lau, Tế nữ quan, Kéo chữ, múa rồng lân, thổi cơm thi và những tiết mục biểu diễn, thi đấu quen thuộc đối với nhiều lễ hội truyền thống dân gian khác. - Quy mô lễ hội: Quy mô tổ chức lễ hội cấp tỉnh, với sự tham gia của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, các lực lƣợng xã hội và nhân dân trong tỉnh. - Nhân vật đƣợc tôn vinh trong lễ hội: Lễ hội đƣợc tổ chức để tƣởng nhớ công đức vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành. - Giá trị với hoạt động du lịch: Lễ hội là nơi mọi ngƣời tƣởng nhớ về cội nguồn, có giá trị rất lớn với hoạt động du lịch của tỉnh cũng nhƣ của cả nƣớc. - Thực trạng: Lễ hội đƣợc tổ chức hàng năm dƣới sự quản lý của tỉnh Ninh Bình đã đóng góp vào doanh thu của tỉnh đáng kể góp phần nâng cao đời sống của nhân dân địa phƣơng cũng nhƣ đã làm thay đổi bộ mặt của tỉnh rất nhiều trong những năm qua. - Đánh giá chung: Đây là một lễ hội lớn của huyện Hoa Lƣ cũng nhƣ của toàn tỉnh Ninh Bình. Lễ hội diễn ra thu hút đƣợc rất nhiều du khách thập phƣơng tới tham dự đồng thời tham quan khu di tích Cố đô Hoa Lƣ – Kinh đô xƣa của nƣớc Đại Việt.  Lễ hội chùa Bái Đính - Thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội: Hội đƣợc tổ chức vào ngày mồng 6 tháng giêng hàng năm tại thôn Sinh Dƣợc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn. - Lịch sử hình thành: Trƣớc đây lễ hội đƣợc tổ chức ở chùa cổ chƣa có nhiều ngƣời biết đến chủ yếu là ngƣời dân quanh khu vực đó tham dự. Từ năm 2003 chùa mới đƣợc xây dựng đến năm 2008 hoàn thành giai đoạn 1 từ đó lễ hội đƣợc tổ chức tại chùa mới thu hút đƣợc nhiều ngƣời thập phƣơng tới tham dự. - Quy mô: Lễ hội đƣợc tổ chức ở quy mô huyện - Nhân vật đƣợc tôn vinh: Phật, Thần, Mẫu - Giá trị với hoạt động du lịch: Tuy là một lễ hội mới nhƣng từ khi diễn ra Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 32 Lớp: VH1102
  33. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH lễ hội đã hấp dẫn đƣợc nhiều ngƣời hành hƣơng tới lễ phật và tham dự lễ hội góp phần vào việc phát triển du lịch của tỉnh. - Thực trạng: Lễ hội vẫn đƣợc tổ chức hàng năm dƣới sự quản lý của huyện Gia Viễn. Phần lễ thƣờng tổ chức dâng hƣơng, tƣởng nhớ các vị anh hùng có công với nƣớc với dân. Phần hội kéo dài từ 3 đến 5 ngày, tổ chức các trò chơi dân gian nhƣ: đánh cờ, đấu vật - Đánh giá chung: Lễ hội là một trong những lễ hội có thời gian khá dài, diễn ra trong suốt mùa xuân thu hút nhiều du khách tới tham dự không chỉ là hành hƣơng lễ phật mà còn chiêm ngƣỡng vẻ đẹp hoành tráng của ngôi chùa lớn nhất khu vực Đông Nam Á.  Lễ hội đền Thái Vi - Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội: Hội đƣợc tổ chức hàng năm từ ngày 14 đến ngày 17 tháng 3 âm lịch tại thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lƣ. - Lịch sử hình thành: Đây là một lễ hội dân gian có từ xa xƣa, cũng không ai rõ lễ hội đƣợc tổ chức lần đầu tiên vào khi nào. - Nhân vật đƣợc tôn vinh trong lễ hội: Đây là dịp để nhân dân Ninh Bình và nhân dân cả nƣớc tƣởng nhớ công lao các vua Trần - những ngƣời có công lớn với dân với nƣớc. - Quy mô: Lễ hội đƣợc tổ chức hàng năm dƣới sự quản lý của huyện Hoa Lƣ, với sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng và khách thập phƣơng nhiều nơi. - Giá trị đối với hoạt động du lịch: Lễ hội chƣa thực sự góp phần vào hoạt động du lịch của địa phƣơng cũng nhƣ của toàn tỉnh, chƣa thu hút đƣợc du khách ở nhiều nơi về tham dự - Đánh giá chung: Lễ hội Đền Thái Vi cũng là một trong những lễ hội tiêu biểu của tỉnh Ninh Bình, là lễ hội tƣởng nhớ công ơn của các vua Trần đƣợc nhiều ngƣời quan tâm và tham dự. 2.2.3. Nghệ thuật ẩm thực Ninh Bình là một trong những tỉnh nằm ở vùng duyên hải thuộc châu thổ Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 33 Lớp: VH1102
  34. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH sông Hồng, có những nét đặc thù riêng của nền văn minh lúa nƣớc, của văn hóa sông Hồng. Là vùng đất kinh đô trƣớc đây – hiện còn tồn tại những di tích văn hóa lịch sử của dân tộc và đặc biệt, những nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực vẫn còn đƣợc lƣu truyền đến nay. Sự gắn kết giữa quá khứ và hiện tại đã tạo nên một nét văn hóa mang vẻ đẹp của vùng đất đồng chiêm trũng, nơi cuối cùng của vùng châu thổ sông Hồng.Về thăm Ninh Bình – một chuyến du lịch thật lý thú cho những ngƣời thích khám phá những cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và nhất là đƣợc thƣởng thức những món ăn dân dã và cả những món “cao sang” của ngƣời Ninh Bình. Ninh Bình đƣợc mọi ngƣời biết đến với sự nổi tiếng của Thịt dê – Cơm cháy. Đây là những đặc sản về ẩm thực của ngƣời Ninh Bình, ngoài ra còn có những món ăn mang đậm văn hóa lối sống của từng địa phƣơng cũng đƣợc rất nhiều ngƣời biết đến nhƣ rƣợu Kim Sơn, cá rô Tổng Trƣờng, mắm tép Gia Viễn, gỏi cá Nhệch Kim Sơn Tất cả tạo nên một nét văn hóa ẩm thực riêng của ngƣời Ninh Bình hấp dẫn đƣợc du khách trong nƣớc và quốc tế tìm hiểu và thƣởng thức.  Thịt dê – đặc sản Ninh Bình - Nơi xuất xứ: Huyện Hoa Lƣ có nhiều những dãy đá vôi nên nghề nuôi dê ở Hoa Lƣ rất phát triển. - Cách chế biến: Ngƣời ta bắt dê núi về làm long , thui vàng, mổ ra ƣớp với lá hƣơng nhu hoặc lá cúc tần hơn 10 phút, rồi lọc lấy thịt dê ( để cả da ) đem nhúng vào nƣớc sôi cho chin tái, sau đó thái nhỏ, mỏng đều. Lấy vừng đã rang giã dập, sả thái nhỏ, lá chanh, gừng, ớt tƣơi thái nhỏ, nƣớc chanh, bột ngọt đổ vào thịt dê đã thái, tất cả trộn đều. - Cách thƣởng thức: Tái dê phải ăn kèm với lá sung, chuối xanh, khế, lá mơ và không thể thiếu tƣơng gừng để chấm.  Cơm cháy - Cơm cháy Ninh Bình là một trong những món ăn đặc sản ẩm thực nổi tiếng của Ninh Bình. Địa bàn phát triển loại hình ẩm thực này chủ yếu là ở ven đƣờng quốc lộ 1, thành phố Ninh Bình, huyện Hoa Lƣ và thị xã Tam Điệp và Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 34 Lớp: VH1102
  35. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH các khu du lịch - Các yếu tố hình thành: Một trong những nguyên nhân quan trọng kích thích món cơm cháy Ninh Bình cũng nhƣ rƣợu Kim Sơn phát triển phải nói đến sức cung dồi dào của vựa lúa khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, nơi có đất đai màu mỡ phì nhiêu hàng năm cho một sản lƣợng lớn các loại lúa gạo ngon nhƣ: gạo tám Hải Hậu, dự, nếp hƣơng Từ khi Ninh Bình phát triển mạnh các khu du lịch, món đặc sản thịt dê núi cũng góp phần trợ giúp cơm cháy Ninh Bình phát triển vì nƣớc sốt chan cơm cũng sử dụng thịt dê, hơn nữa thịt dê ít béo nên có thể ăn với cơm cháy mà không bị ngán. Hầu nhƣ các nhà hàng ăn ở đây đều cung cấp thịt dê núi đi kèm với cơm cháy. Ngày nay, ở Ninh Bình có nhiều nơi kinh doanh món cơm cháy, nhƣng món cơm cháy gia truyền của ông Hoàng Thăng thƣờng đƣợc dân gian coi là nổi tiếng nhất. Nét độc đáo của cơm cháy Ninh Bình là từ nguyên liệu sở tại. Khác với các vùng khác từ cách chiên cho đến nƣớc sốt đi kèm. - Cách chế biến: Cơm cháy bao gồm cơm, thịt bò hoặc tim, cật lợn sào với rau nhƣ hành tây, nấm rơm, cà rốt và cà chua. Để cơm đƣợc ngon thì ngƣời ta dùng gạo nếp Hƣơng, hạt gạo tròn và trong. Nấu than củi là tốt nhất. Phải để lửa thế nào đó cho thật đều, tạo cháy ở khắp đáy nồi, không chỗ nào dày chỗ nào mỏng. Nhất thiết phải nấu bằng nồi gang. Cơm cháy lấy ra xong phải phơi nắng tự nhiên hai, ba nắng thì mới đạt. Khi bảo quản phải vệ sinh, để chỗ thoáng, tuyệt đối tránh ẩm mốc, lúc gần ăn mới chiên giòn. Nếu chiên để qua buổi, qua ngày, cơm sẽ bị hôi dầu và bã, không ngon. - Cách thƣởng thức: Thịt bò thăn thái lát đem ƣớp gia vị và đem sào đều với các loại rau, sau đó đổ lên cơm cháy. Cơm cháy ngon có màu vàng nhạt, đều hạt, giòn mà vẫn dẻo, vị thơm cốm mới.  Rƣợu Kim Sơn - Nơi xuất xứ: Rƣợu Kim Sơn là tên gọi một loại rƣợu có thƣơng hiệu đƣợc sản xuất từ huyện miền biển Kim Sơn, thuộc tỉnh Ninh Bình. - Đặc điểm: Rƣợu Kim Sơn thƣờng có nồng độ cao, trong suốt, bọt tăm rƣợu càng to thì độ rƣợu càng cao. Ngày trƣớc rƣợu đƣợc đựng trong các vò đất Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 35 Lớp: VH1102
  36. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH và nút lá chuối khô, rƣợu Kim Sơn khi uống vào cảm thấy rất thơm và êm dịu. Một đặc trƣng của rƣợu là càng để lâu càng ngon. Đặc biệt rƣợu Kim Sơn có tác dụng rất tốt cho sức khỏe khi đƣợc ngâm với rắn, tắc kè, sao biển, bìm bịp .v.v. Cùng với những ngƣời Kim Sơn di cƣ, rƣợu Kim Sơn đã đi đến nhiều vùng của Việt Nam. Ngày nay rƣợu Kim Sơn đã đƣợc đóng chai và bán trên thị trƣờng. Kim Sơn là một huyện miền biển duy nhất của tỉnh Ninh Bình, đây là một trong những địa phƣơng đầu tiên của cả nƣớc đạt năng xuất lúa 5 tấn/ha (Cùng với Hải Hậu của Nam Định và Tiền Hải của Thái Bình). Các địa danh trên cùng nằm trong khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng nên rất giàu tài nguyên thiên nhiên nhƣ thủy hải sản và lƣơng thực. Chính đặc điểm đó đã sản sinh và kích thích phát triển nghề nấu rƣợu trở thành các làng nghề truyền thống. Hiện nay có nhiều làng nghề chuyên về nấu rƣợu ở Kim Sơn nhƣ: Hòa Lạc, Ứng Luật .v.v. nhƣng nhiều nhất và nổi tiếng hơn cả vẫn là nghề nấu rƣợu ở xã Lai Thành. - Cách chế biến: Lúa nếp gặt về phơi khô, hong sạch cho vào chum bảo quản để nấu rƣợu. Nếu rƣợu đƣợc nấu từ nếp chiêm gọi là rƣợu chiêm và rƣợu đƣợc nấu từ gạo nếp vụ mùa thì gọi là rƣợu mùa. Men rƣợu đƣợc làm từ những gia đình có kinh nghiệm lâu đời tại địa phƣơng nên rất thơm và khô. Để có men quý ngƣời ta cho vào đó một số dƣợc liệu có tác dụng thông khí huyết, diệt khuẩn. Để có đƣợc rƣợu ngon ngƣời nấu phải có kinh nghiệm lâu năm, nhất là việc bảo quản ủ rƣợu trong các điều kiện thời tiết và môi trƣờng khác nhau. Đặc điểm nguồn nƣớc ủ rƣợu và nấu rƣợu cũng là nhân tố quan trọng quyết định độ ngon của rƣợu. Một nồi rƣợu tùy thuộc vào quy mô lớn hay nhỏ có thể cho từ 5 - 11 lít rƣợu.  Rƣợu Cần Nho Quan - Nơi xuất xứ: Huyện miền núi Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. - Đặc điểm: Rƣợu cần Nho Quan là loại rƣợu không qua chƣng cất lửa. - Cách nấu: Ngƣời ta dùng gạo nếp xay (gạo nứt) nấu thành cơm trộn đều với men đem ủ vào trong ang hoặc vò sành từ 3 tháng trở lên mới đem ra uống. - Cách thƣởng thức: Khi sắp uống, đem đổ nƣớc vào ang. Nƣớc đầu bao giờ cũng ngon và ngọt, đổ nƣớc tiếp, rƣợu sẽ nhạt dần. Uống rƣợu cần không Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 36 Lớp: VH1102
  37. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH dùng chén, mà phải có các cần rƣợu làm bằng thân các cây trúc đƣợc thông rỗng bên trong cắm vào ang rƣợu. Rƣợu cần ngon hay không là do men làm có chất lƣợng không. Men rƣợu phải là vỏ cây mun cùng với củ giềng, củ gừng, lá ổi xanh theo tỷ lệ nhất định, đem giã vắt lấy nƣớc rồi trộn với bột gạo nếp. Sau đó nặn thành bánh tròn bằng quả ổi nhỏ ủ vào trấu cho phồng lên, để khô khoảng 10 ngày mới dùng đƣợc.  Mắm tép Gia Viễn - Nơi xuất xứ: Gia Viễn là nơi có nhiều diện tích đồng chiêm trũng, nhiều ngƣời làm nghề riu tép và làm mắm tép ngon thứ mắm mặn mòi, dân dã. - Cách chế biến: Để làm đƣợc mắm tép ngon ngƣời ta chọn loại tép diu. Tép diu phải là tép già, thân tròn, nhỏ con, màu xanh lam. Điều quan trọng nữa là tép phải tƣơi, đem rửa sạch, để khô. Sau đó lấy thính gạo rang vàng, giã nhỏ, cùng với muối trộn đều với tép theo tỷ lệ, bỏ vào hũ, có thể đổ thêm ít nƣớc đã đun sôi để nguội, rồi bịt kín, để một tháng trở lên mới đem nấu chín ăn. Bát mắm tép đƣợc múc ra mầu đỏ tƣơi, có mùi thơm ngọt, rất hấp dẫn. - Cách thƣởng thức: Ngƣời ta có thể rang mắm tép với thịt ba chỉ. Ăn mắm tép Gia Viễn không cần cho thêm bột ngọt, vẫn có vị ngon, ngọt, đậm đà. Ngày nay mắm tép Gia Viễn đã trở thành món ăn đặc sản của các bữa tiệc khi có thêm đĩa rau ngon. Thƣờng thì để thƣởng thức bát mắm tép theo cách đơn giản nhất chỉ cần ít rau luộc chấm cùng mắm nguyên chất là đã thấy ngon. Công phu hơn chút là thêm đĩa thịt ba chỉ luộc chín, thái mỏng cùng ít rau thơm, dăm quả ớt.  Canh chua cá rô Tổng Trƣờng - Nơi xuất xứ: Tổng Trƣờng nay là xã Trƣờng Yên, trƣớc kia thuộc huyện Gia Viễn (Ninh Bình). Cá rô ở đây sẵn cái ăn quanh năm nên to và béo vàng, thịt rắn và ngọt. Loại cá này có thể chế biến thành nhiều món ăn nhƣ: rang, rán, nấu canh hoặc kho khô Nếu uống rƣợu, ngƣời ta thích dùng món rang hoặc rán giòn, còn ăn cơm thƣờng dùng món canh và kho. - Cách chế biến: Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 37 Lớp: VH1102
  38. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH Ngƣời ta luộc cá rồi gỡ lấy xƣơng giã (nghiền) lọc lấy nƣớc ngọt nấu canh còn thịt cá rô xào lên cùng các gia vị gừng giã nhỏ, nƣớc mắm ngon, nấu cùng rau cải xanh là thích hợp nhất. Canh chua nhƣng không hẳn là chua. Nó có cái chua chua, ngọt ngọt, chua chua của cải chua, của nƣớc dƣa, ngọt mát của cà chua, đậu phụ, ngậy, bùi, giòn và thơm của cá rô, tất cả cùng hoà quyện vào nhau làm thành cái hấp dẫn của món đặc sản này. - Cách thƣởng thức: Canh chua cá rô ăn với cơm trong bữa ăn hàng ngày 2.2.4. Nghề và làng nghề thủ công truyền thống Ninh Bình hiện có trên 40 nghề thủ công. Những nghề đƣợc bảo tồn và phát triển bền vững, ngày càng phát huy đƣợc tiềm năng, thế mạnh tiêu biểu là: nghề chế tác đá (ở xã Ninh Vân, huyện Hoa Lƣ), nghề thêu ren (tập trung ở xã Ninh Hải, huyện Hoa Lƣ và một số địa phƣơng), nghề chế tác cói (ở địa bàn huyện Kim Sơn), nghề mộc (tập trung nhiều ở xã Ninh Phong, nay thuộc thành phố Ninh Bình), nghề sành gốm ở Long Thịnh (Nho Quan), nghề mây tre đan ở nhiều địa phƣơng. Mỗi nghề cổ truyền thƣờng có nguồn gốc gắn liền với một vị Thành hoàng, một vị tổ nghề là ngƣời có công lao truyền dạy kỹ năng hoặc khẩn hoang lập ấp thời xƣa. Cội nguồn mỗi nghề nghiệp, dù đã đƣợc huyền thoại hoá thì đó vẫn là những dấu ấn, sắc thái văn hoá đáng tự hào của nhân dân địa phƣơng. Các nghề truyền thống tiêu biểu ở Ninh Bình đều trải qua những thăng trầm, biến cải. Quá trình bảo tồn, phát triển về quy mô các làng, vùng nghề, nâng cao giá trị của sản phẩm đều phải dựa vào những điều kiện cơ bản: truyền thống nghề nghiệp, số nghệ nhân và thợ lành nghề, nguồn nguyên vật liệu, và đặc biệt là nhu cầu tiêu thụ sản phẩm. Từ lâu đời, các nghề truyền thống ở Ninh Bình, cũng nhƣ trong cả nƣớc đƣợc hình thành và lƣu truyền theo lối gia truyền, “tộc truyền” lâu bền qua bao thế hệ, triều đại, song nhìn chung là nhỏ lẻ, chế tác hoàn toàn bằng thủ công. Ngày nay, quy trình chế tác sản phẩm đã qua nhiều tiến bộ. Hiện tại và trong tƣơng lai, nghề truyền thống ở Ninh Bình, đặc biệt là những nghề tiêu biểu chắc chắn sẽ không ngừng vƣơn dậy và phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh trong điều kiện, vận hội mới. Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 38 Lớp: VH1102
  39. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH  Chạm khắc đá Ninh Vân (Hoa Lƣ ) - Vị trí địa lý: Làng nghề Chạm khắc đá Ninh Vân thuộc Xã Ninh Vân, huyện Hoa Lƣ, tỉnh Ninh Bình. - Lịch sử hình thành: Làng nghề này đã có từ rất lâu đời, qua đôi bàn tay của biết bao thế hệ, cùng với những biến cải thăng trầm của lịch sử vẫn đƣợc lƣu truyền tới ngày nay. - Nghệ thuật sản xuất và sản phẩm: + Xƣa kia, nghề đá chủ yếu chế tác ra những sản phẩm thông dụng nhƣ chậu cảnh, cối đá, tảng đá cổ bồng, những con giống làm cảnh. Những sản phẩm nghệ thuật cao cấp bằng đá thƣờng chỉ tập trung ở những công trình văn hoá - tín ngƣỡng nhƣ nhà thờ, đền, chùa mà các nghệ nhân địa phƣơng đƣợc mời đến chế tác. + Ngày nay, nghệ nhân đá Ninh Vân có thể vừa sản xuất tại chỗ, kể cả sản phẩm có quy mô lớn, nặng tới nhiều tấn, vừa có thể chế tác lƣu động tại bất kỳ nơi nào trong cả nƣớc, với nhiều loại sản phẩm đá nhƣ: tƣợng thờ, tƣợng đài, tƣợng nghệ thuật, bể cảnh, thống đá, các con giống, tứ linh, lƣ hƣơng, cây đèn, cột trụ Với ƣu thế về nguồn nguyên vật liệu đá tại địa phƣơng, kỹ năng, bí quyết, và truyền thống nghề nghiệp, nghề chạm khắc đá ở Ninh Vân có thể đáp ứng hầu nhƣ bất kể yêu cầu nào của khách hàng từ khắp mọi miền đất nƣớc. - Thực trạng khai thác phục vụ du lịch: Làng nghề cũng đƣợc nhiều du khách biết đến với nhiều sản phẩm độc đáo. Tuy nhiên làng nghề vẫn chƣa thực sự đi vào hoạt động du lịch phục vụ cho du lịch.  Nghề thêu ren Văn Lâm ( Ninh Hải - Hoa lƣ ) - Vị trí địa lý: Làng nghề thêu ren Văn Lâm thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lƣ, tỉnh Ninh Bình. - lịch sử hình thành và phát triển: Tƣơng truyền, năm 1258, khi vua Trần Thái Tông tròn 40 tuổi, nhƣờng ngôi cho con, lên làm Thái Thƣợng Hoàng đã về vùng núi Vũ Lâm (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lƣ) tu hành và lập căn cứ địa chỉ đạo cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ 2 (1285). Bà Trần Thị Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 39 Lớp: VH1102
  40. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH Dung là vợ Thái sƣ Trần Thủ Độ theo triều đình nhà Trần về đây đã truyền dạy cho nhân dân thôn Văn Lâm nghề thêu ren, từ đó nghề đƣợc lƣu truyền và ngày càng phát triển. - Nghệ thuật sản xuất và sản phẩm: Bằng những sợi chỉ mong manh, đủ màu sắc, với đôi bàn tay khéo léo, bộ óc giàu trí sáng tạo, ngƣời Văn Lâm đã thả hồn vào chỉ, vào vải để tạo nên những sản phẩm độc đáo và đa dạng nhƣ: tranh phong cảnh, ga trải giƣờng, rèm cửa, gối, khăn trải bàn, Đây sẽ là những món quà lƣu niệm ấn tƣợng dành cho du khách mỗi khi tới tham quan Ninh Bình.  Làng nghề mỹ nghệ cói Kim Sơn -Vị trí địa lý: Làng nghề Chiếu cói Kim Sơn thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. - Những yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội nuôi dƣỡng làng nghề: Qua hàng trăm năm quai đê lấn biển, Kim Sơn có những bãi sa bồi mênh mông, là xứ sở của cây cói, cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào để nghề chế tác sản phẩm cói không ngừng phát triển. Những năm gần đây, kinh tế thị trƣờng phát triển, đời sống không ngừng đƣợc nâng cao thì nhu cầu về các sản phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân cũng gia tăng, trong đó có nhu cầu về các sản phẩm bằng cói. Chính vì thế, nghề chế tác sản phẩm cói đã đem lại nguồn thu nhập chiếm tỷ trọng đáng kể cho nhân dân địa phƣơng. - Sản phẩm: Trƣớc đây, sản phẩm bằng cói ở Kim Sơn chủ yếu là Chiếu cói (chiếu cói Kim Sơn rất bền và đẹp, khó có nơi nào sánh nổi). Ngày nay, các sản phẩm đƣợc chế tác từ cói rất phong phú, đa dạng. Ngoài chiếu cói còn có thảm, làn, khay, hộp, đĩa, cốc, tách, mũ, túi xách, cũng đều đƣợc làm từ cây cói. - Giá trị đối với hoạt động du lịch: Sau khi tham quan Quần thể kiến trúc Nhà thờ đá Phát Diệm, du khách không quên tìm mua một vài sản phẩm làm từ cói ở các cửa hàng lƣu niệm ngay cạnh Nhà thờ đá hay dọc theo thị trấn Phát Diệm, để lƣu giữ kỷ niệm của chuyến du lịch và làm quà tặng cho bạn bè, ngƣời thân. Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 40 Lớp: VH1102
  41. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH 2.2.5. Nghệ thuật dân gian truyền thống Ninh bình là một tỉnh năm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ nên nơi đây cũng có nhiều loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống nhƣ hát xẩm ,hát chầu văn, đặc biệt nơi đây đƣợc coi là cái nôi của nghệ thuật hát chèo.  Chèo Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam. Chèo phát triển mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ. Loại hình sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Chèo mang tính quần chúng và đƣợc coi là một loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình. Nếu sân khấu truyền thống Trung Quốc có đại diện tiêu biểu là Kinh kịch của Bắc Kinh và sân khấu Nhật Bản là kịch nô thì đại diện tiêu biểu nhất của sân khấu truyền thống Việt Nam là chèo. - Lịch sử hình thành: Kinh đô Hoa Lƣ (Ninh Bình) là đất tổ của sân khấu chèo, ngƣời sáng lập là bà Phạm Thị Trân một vũ ca tài ba trong hoàng cung nhà Đinh vào thế kỷ 10, sau phát triển rộng ra đồng bằng Bắc Bộ. Địa bàn phố biến từ Nghệ - Tĩnh trở ra. Chèo bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, nhất là trò nhại từ thế kỷ 10. Qua thời gian, ngƣời Việt đã phát triển các tích truyện ngắn của chèo dựa trên các trò nhại này thành các vở diễn trọn vẹn dài hơn. Sự phát triển của chèo có một mốc quan trọng là thời điểm một binh sỹ quân đội Mông Cổ đã bị bắt ở Việt nam vào thế kỷ 14. Binh sỹ này vốn là một diễn viên nên đã đƣa nghệ thuật Kinh kịch của Trung Quốc vào Việt Nam. Trƣớc kia chèo chỉ có phần nói và ngâm các bài dân ca, nhƣng do ảnh hƣởng của nghệ thuật do ngƣời lính bị bắt mang tới, chèo có thêm phần hát. Vào thế kỷ 15, vua Lê Thánh Tông đã không cho phép biểu diễn chèo trong cung đình, do chịu ảnh hƣởng của đạo Khổng. Chèo trở về với nông dân, kịch bản lấy từ truyện viết bằng chữ Nôm. Tới thế kỷ 18, hình thức chèo đã đƣợc phát triển mạnh ở vùng nông thôn Việt Nam và tiếp tục phát triển, đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ 19. Những vở nổi tiếng nhƣ Quan Âm Thị Kính, Lƣu Bình Dƣơng Lễ, Kim Nham, Trƣơng Viên xuất hiện trong giai đoạn này. Đến Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 41 Lớp: VH1102
  42. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH thế kỷ 19, chèo ảnh hƣởng của tuồng, khai thác một số tích truyện nhƣ Tống Trân, Phạm Tải, hoặc tích truyện Trung Quốc nhƣ Hán Sở tranh hùng. Đầu thế kỷ 20, chèo đƣợc đƣa lên sân khấu thành thị trở thành chèo văn minh. Có thêm một số vở mới ra đời dựa theo các tích truyện cổ tích, truyện Nôm nhƣ Tô Thị, Nhị Độ Mai. Đồng bằng châu thổ sông Hồng luôn là cái nôi của nền văn minh lúa nƣớc của ngƣời Việt. Mỗi khi vụ mùa đƣợc thu hoạch, họ lại tổ chức các lễ hội để vui chơi và cảm tạ thần thánh đã phù hộ cho vụ mùa no ấm. Nhạc cụ chủ yếu của chèo là trống chèo. Chiếc trống là một phần của văn hoá cổ Việt Nam, ngƣời nông dân thƣờng đánh trống để cầu mƣa và biểu diễn chèo. - Các đặc trƣng của chèo: + Nội dung: Không giống tuồng chỉ ca tụng hành động anh hùng của các giới quyền quý, chèo còn miêu tả cuộc sống bình dị của ngƣời dân nông thôn. Nhiều vở chèo còn thể hiện cuộc sống vất vả của ngƣời phụ nữ sẵn sàng hy sinh bản thân vì ngƣời khác. Nội dung của các vở chèo lấy từ những truyện cổ tích, truyện Nôm; đƣợc nâng lên một mức cao bằng nghệ thuật sân khấu mang giá trị hiện thực và tƣ tƣởng sâu sắc. Trong chèo, cái thiện luôn thắng cái ác, các sỹ tử tốt bụng, hiền lành, luôn đỗ đạt, làm quan còn ngƣời vợ thì tiết nghĩa, cuối cùng sẽ đƣợc đoàn tụ với chồng. Các tích trò chủ yếu lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm; ca vũ nhạc từ dân ca dân vũ; lời thơ chủ yếu là thơ dân gian. Lối chèo thƣờng diễn những việc vui cƣời, những thói xấu của ngƣời đời nhƣ các vai: Thầy mù, Hƣơng câm, Đồ điếc, Quan Âm Thị Kính. Ngoài ra chèo còn thể hiện tính nhân đạo, nhƣ trong vở Trƣơng Viên. Chèo luôn gắn với chất "trữ tình", thể hiện những xúc cảm và tình cảm cá nhân của con ngƣời, phản ánh mối quan tâm chung của nhân loại: tình yêu, tình bạn, tình thƣơng. + Nhân vật trong chèo: Nhân vật trong chèo thƣờng mang tính ƣớc lệ, chuẩn hóa và rập khuôn. Tính cách của các nhân vật trong chèo thƣờng không thay đổi với chính vai diễn Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 42 Lớp: VH1102
  43. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH đó. Những nhân vật phụ của chèo có thể đổi đi và lắp lại ở bất cứ vở nào, nên hầu nhƣ không có tên riêng. Có thể gọi họ là thầy đồ, phú ông, thừa tƣớng, thƣ sinh, hề v.v Tuy nhiên, qua thời gian, một số nhân vật nhƣ Thiệt Thê, Thị Kính, Thị Mầu, Súy Vân đã thoát khỏi tính ƣớc lệ đó và trở thành một nhân vật có cá tính riêng. Diễn viên đóng chèo nói chung là những ngƣời không chuyên, hợp nhau trong những tổ chức văn nghệ dân gian gọi là phƣờng chèo hay phƣờng trò "Hề" là một vai diễn thƣờng có trong các vở diễn chèo. Anh hề đƣợc phép chế nhạo thoải mái cũng nhƣ những anh hề trong cung điện của vua chúa Châu Âu. Các cảnh diễn có vai hề là nơi để cho ngƣời dân đả kích những thói hƣ tật xấu của xã hội phong kiến hay kể cả vua quan, những ngƣời có quyền, có của trong làng xã. Có hai loại hề chính bao gồm :hề áo dài và hề áo ngắn + Kỹ thuật kịch: Đây là loại hình nghệ thuật tổng hợp các yếu tố dân ca, dân vũ và các loại hình nghệ thuật dân gian khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nó là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phƣơng tiện giao lƣu với công chúng, và có thể đƣợc biểu diễn ngẫu hứng. Sân khấu chèo dân gian đơn giản, những danh từ chèo sân đình, chiếu chèo cũng phát khởi từ đó. Đặc điểm nghệ thuật của chèo bao gồm yếu tố kịch tính, kỹ thuật tự sự, phƣơng pháp biểu hiện tính cách nhân vật, tính chất ƣớc lệ và cách điệu. Ngôn ngữ chèo có những đoạn sử dụng những câu thơ chữ Hán, điển cố, hoặc những câu ca dao với khuôn mẫu lục bát rất tự do, phóng khoáng về câu chữ. Chèo không có cấu trúc cố định năm hồi một kịch nhƣ trong sân khấu Châu Âu mà các nghệ sỹ tham gia diễn chèo thƣờng ứng diễn. Do vậy, vở kịch kéo dài hay cắt ngắn tuỳ thuộc vào cảm hứng của ngƣời nghệ sỹ hay đòi hỏi của khán giả. Không giống các vở opera buộc các nghệ sỹ phải thuộc lòng từng lời và hát theo nhạc trƣởng chỉ huy, nghệ sỹ chèo đƣợc phép tự do bẻ làn, nắn điệu để thể hiện cảm xúc của nhân vật. Số làn điệu chèo theo ƣớc tính có khoảng trên 200. + Nhạc cụ: Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 43 Lớp: VH1102
  44. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH Chèo sử dụng tối thiểu là hai loại nhạc cụ dây là đàn nguyệt và đàn nhị đồng thời thêm cả sáo nữa. Ngoài ra, các nhạc công còn sử dụng thêm trống và chũm chọe. Bộ gõ nếu đầu đủ thì có trống cái, trống con, trống cơm, thanh la, mõ. Trống con dùng để giữ nhịp cho hát, cho múa và đệm cho câu hát. Có câu nói " phi trống bất thành chèo" chỉ vị trí quan trọng của chiếc trống trong đêm diễn chèo. Trong chèo hiện đại có sử dụng thêm các nhạc cụ khác để làm phong phú thêm phần đệm nhƣ đàn thập lục, đàn tam thập lục, đàn nguyệt, tiêu v.v  Chầu văn - Lịch sử hình thành: Về nguồn gốc hình thành, căn cứ vào một số nguồn sử sách thì sớm nhất nghệ thuật hát chầu văn, “hát trƣớc mặt đế vƣơng” đã hình thành từ thời Trần (thế kỷ XIII) ở nƣớc ta. - Hình thức biểu diễn: Chầu văn cổ truyền là một loại hình nghệ thuật đàn - hát, có kết hợp với lên đồng (biểu diễn trong vai các chƣ vị thần linh). “Chầu văn” nghĩa là: Văn chầu Thánh. Hát chầu văn nghĩa là hát những bài văn để chầu Thánh. Đây vốn là một thể thức diễn xƣớng tổng hợp, gồm có đàn, hát, múa , một thể thức biểu hiện có dung nạp trong đó các yếu tố nghệ thuật và tín ngƣỡng dân gian. - Địa điểm biểu diễn: Chầu văn xƣa kia đƣợc lƣu hành chủ yếu trong không gian các đền, miếu, phủ và tập trung phổ biến tại các lễ hội truyền thống, khắp các địa phƣơng trong nƣớc. Với hát và diễn xƣớng (múa), chầu văn chính là một dạng thức nghệ thuật dân gian (folklore) tổng hợp. - Các làn điệu dân ca: Sự hình thành, lƣu truyền, bổ sung, giao thoa, biến hoá của các dạng thức nghệ thuật dân gian của dân tộc nói chung, trong đó có nghệ thuật hát chầu văn (bao gồm cả đàn, hát và diễn xƣớng) là cả quá trình lâu dài, phức tạp. Về âm nhạc, đến nay nghệ thuật hát chầu văn đã trải qua nhiều sự biến đổi, thêm bớt về tiết tấu, điệu thức. - Không gian của chầu văn cổ truyền: Là nơi trƣớc điện thờ. Hát chầu văn trong các đền, phủ, miếu thƣờng có kết hợp với hầu bóng (nhập vai mẫu hay một chƣ vị thần thánh nào đó). Ngƣời xƣa quan niệm đó là một phƣơng cách hữu Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 44 Lớp: VH1102
  45. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH hiệu để mọi ngƣời có thể giao tiếp với các mẫu, với các chƣ vị nhân thần để bày tỏ nguyện vọng và nỗi niềm thầm kín. Đặc biệt, các mẫu trong tín ngƣỡng dân gian Việt Nam là biểu tƣợng có cội nguồn từ sâu thẳm nơi ký ức của cả cộng đồng dân tộc Trong mỗi dịp lễ hội, ngày xuân, dịp “Tháng Tám giỗ cha, tháng Ba giỗ mẹ”, các cung văn (ngƣời đàn, hát chầu văn) đƣợc dịp trổ tài những ngón đàn, điệu hát đặc sắc và trao đổi, học hỏi lẫn nhau. Trong cuộc đời “tác nghiệp” của mình, mỗi cung văn thƣờng đi đây đó nhiều nơi để vừa hành nghề, vừa học hỏi đồng nghiệp. Có những cung văn đã nhập tâm đƣợc hầu hết các giá văn chầu mẫu, chầu các ông hoàng, bà chúa. Song có lẽ hơn ai hết, các cung văn ngƣời địa phƣơng (nơi có đền, phủ thƣờng có hát chầu văn) có điều kiện thuận lợi để tiếp thu đƣợc tinh hoa sáng tạo đặc sắc về đàn và hát đƣợc quy tụ về đây từ bốn phƣơng. Từ trong các đền, phủ, miếu với vai trò là một phƣơng tiện nghệ thuật phục vụ tín ngƣỡng, nghệ thuật hát chầu văn đã “chuyển mình”, đƣợc đƣa lên sân khấu, truyền lên làn sóng điện vào khoảng đầu thập kỷ sáu mƣơi của thế kỷ trƣớc để đáp ứng nhu cầu thƣởng thức văn hoá nghệ thuật của đông đảo nhân dân. Đó dƣờng nhƣ là một quy luật. Đã có ngƣời nhận xét: “Ngƣời đƣơng thời hát dân ca theo tâm trạng và nhạc điệu của thời đại mình. Tới giai đoạn lịch sử chín muồi, bản thân nó sẽ bùng lên và trở thành một “cái khác” mới hơn, mạnh hơn, tiến bộ hơn. Sự chuyển mình của một vùng dân ca nào đó lên sân khấu là một nhu cầu chính đáng và cấp bách trong đời sống văn hoá”. Nói một cách khác, nghệ thuật hát chầu văn vốn từ nơi thờ cúng, từ không gian tâm linh xƣa kia, đƣợc phổ biến rộng rãi trong đời thƣờng, chính là từ cõi thiêng bƣớc ra cõi tục. Đến nay đã có nhiều bài hát quen thuộc có tên gọi mới là hát văn. Về cơ bản, các bài hát văn đều có nội dung ca ngợi đất nƣớc, quê hƣơng, ngợi ca đời sống, nhịp sống mới, với những chất liệu âm nhạc đặc sắc, tƣơi vui, sống động đƣợc chắt lọc từ âm nhạc chầu văn cổ truyền. Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 45 Lớp: VH1102
  46. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH 2.3. Thực trạng hoạt động du lịch Các tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh Ninh Bình hiện cũng đang trong tình trạng khai thác thiếu cân đối, thiếu hiệu quả. Ngoài khu vực Cố đô Hoa Lƣ, chùa Bích Động, đền Thái Vi là những địa bàn thƣờng tập trung đông khách du lịch, tuy nhiên các khu vực này đã đƣợc quy hoạch nên việc tổ chức phân luồng giao thông đi lại tƣơng đối thuận lợi. Một số điểm khác nhƣ Chùa Dâu, đền Quán Cháo, núi chùa Non Nƣớc là những điểm du lịch tín ngƣỡng tâm linh lớn, khách hành hƣơng đến đây không chỉ là ngƣời dân trong tỉnh mà ở khắp cả nƣớc, trong khi 2 điểm này lại nằm sát đƣờng quốc lộ 1A nhƣng chƣa đƣợc quan tâm khai thác phục vụ du lịch. Mạng lƣới giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong những năm gần đây đã đƣợc xây dựng tƣơng đối hợp lý, rộng khắp toàn tỉnh ô tô đi đƣợc tới tất cả các xã trong tỉnh, việc đi lại thuận tiện, nhanh chóng. Toàn tỉnh hiện có 2.278,2km đƣờng bộ và 496km đƣờng sông với các tuyến quan trọng nối liền thành phố với các huyện lỵ và tỏa đi các xã. Các tuyến đƣờng từ tỉnh xuống huyện đƣợc nâng cấp rải nhựa ô tô đi đến 100% số xã phƣờng. Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch đƣợc chú trọng, nhiều hạng mục công trình đƣợc đôn đốc thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lƣợng nhƣ khu du lịch sinh thái Tràng An, dự án nạo vét tuyến giao thông thuỷ Bích Động - Hang Bụt - Thạch Bích - Thung Nắng Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch đƣợc đẩy mạnh. Công tác vệ sinh môi trƣờng, an ninh trật tự đƣợc đảm bảo. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch xây dựng Quy chế quản lý hoạt động bán hàng, xe ôm, chụp ảnh, trông giữ xe tại Khu chùa Bái Đính, xây dựng bài thuyết minh về Khu du lịch tâm linh núi chùa Bái Đính; phối hợp với Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trƣờng, UBND xã Gia Sinh mở lớp đào tạo, cấp thẻ chụp ảnh, xe ôm, ngƣời bán hàng. Để đảm bảo an ninh trật tự khu vực núi chùa Bái Đính, Giám đốc công an tỉnh đã ra quyết định thành lập cụm an ninh khu vực Bái Đính, gồm 5 - 6 cán bộ chiến sĩ công an chính quy, phụ trách cụm 4 xã Gia Minh, Gia Phong, Gia Lạc, Gia Sinh. Ngay sau khi thành lập, Cụm an ninh này đã tích cực phối hợp với Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 46 Lớp: VH1102
  47. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH công an các xã trong khu vực, nhất là công an xã Gia Sinh duy trì thƣờng xuyên chế độ trực, bảo vệ tại địa bàn khu vực quanh núi chùa Bái Đính. Tổng doanh thu thuần túy du lịch của tỉnh Ninh Bình trong những năm qua có sự tăng trƣởng đáng kể. Nếu nhƣ năm 1995 tổng doanh thu của toàn ngành du lịch mới đạt 8,55 tỷ đồng thì đến năm 2000 đã tăng lên gấp 3,27 lần để đạt mức 28 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng trung bình giai đoạn 1995 – 2000 là 26,78%/năm. Đến năm 2005 ( tức là sau 10 năm thực hiện quy hoạch ), doanh thu du lịch thuần đã đạt 63,18 tỷ đồng tăng gấp 7,39 lần so với khi bắt đầu thực hiện quy hoạch, năm 2006 toàn ngành du lịch Ninh Bình thu đƣợc 87,98 tỷ đồng. Tốc độ tăng trƣởng trung bình về doanh thu du lịch giai đoạn 2001 – 2006 đạt 23,6%/năm. Chính do điểm xuất phát của du lịch Ninh Bình thấp, nên trong giai đoạn đầu của sự phát triển tốc độ tăng trƣởng ở mức cao, những năm tiếp theo du lịch Ninh Bình mặc dù đã tăng chậm lại nhƣng vẫn duy trì đƣợc mức tăng trƣởng đáng khích lệ. Với mức tăng trƣởng về doanh thu du lịch nói trên, ngành du lịch Ninh Bình cũng góp phần đáng kể trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc. 2.4. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch tỉnh Ninh Bình Trên cơ sở kế thừa những tài liệu điều tra, nghiên cứu của về tài nguyên du lịch tự nhiên của Sở văn hóa thể thao và du lịch Ninh Bình cùng với kết quả điều tra của bản thân tác giả về tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Ninh Bình, tôi đƣa ra những đánh giá tổng hợp chung nhất về tài nguyên du lịch của tỉnh Ninh Bình nhƣ sau: Ninh Bình với vị trí địa lý thuận lợi, lịa nằm trong vùng tiếp giáp giữa đồng bằng và miền núi, lại nằm trong một khu vực trũng tiếp giáp Biển Đông, tạo cho tỉnh có một dạng địa hình đa dạng, có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch: Du lịch tham quan nghỉ dƣỡng, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – tín ngƣỡng tâm linh Các di tích danh thắng nhƣ Vƣờn Quốc Gia Cúc Phƣơng, Cố đô Hoa Lƣ, chùa Bái Đính, Tam Cốc – Bích động, khu bảo tồn thiên nhiên ngập nƣớc Vân Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 47 Lớp: VH1102
  48. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH Long đều có sức hấp dẫn đối với du khách. Với lịch sử hình thành lâu đời, lại có truyền thống đấu tranh anh dũng, cần cù,lao động chất phác, thật thà đã tạo nên một sắc thái văn hóa đặc trƣng riêng có của Ninh Bình. Các lễ hội nhƣ lễ hội Trƣờng Yên, lễ hội đền Thái Vi, lễ hội chùa Bái Đính Các làng nghề thủ công truyền thống nhƣ làng thêu ren Ninh Hải, làng nghề chiếu cói Kim Sơn, làng chạm khắc đá Ninh Vân góp phần tạo nên một hệ thống tài nguyên văn hóa hấp dẫn, có giá trị để phát triển du lịch. Với vị trí thuận lợi trong giao thông, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có cả đƣờng sắt và đƣờng bộ chảy qua thuộc hệ thống đƣờng giao thông huyết mạch xuyên suốt Bắc – Nam, có đƣờng Hồ Chí Minh chạy qua nếu biết liên kết với các tỉnh, thành phố lớn thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng và các tỉnh miền núi Tây Bắc và Trung Bộ thì sẽ tạo đƣợc những tuyến du lịch hấp dẫn, có khả năng đón tiếp cả khách du lịch nội địa và quốc tế. Đánh gia chung theo tác giả Đặng Duy Lợi căn cứ vào ý nghĩa thực tiễn đặt ra trƣớc yêu cầu đánh giá cần dựa vào 5 yếu tố chính để đánh giá sau đây: 1. Độ hấp dẫn Độ hấp dẫn là yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu để thu hút khách du lịch. Nó có tính chất tổng hợp và thƣờng đƣợc xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, sự đa dạng của địa hình, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của các hiện tƣợng và di tích tự nhiên. Độ hấp dẫn của khu vực đánh giá có thể đƣợc đánh giá theo 4 bậc tƣơng ứng với mức độ thuận lợi với các chỉ tiêu cụ thể nhƣ sau: a. Rất hấp dẫn: Có trên 5 phong cảnh đẹp, đa dạng. Có 6 hiện tƣợng di tích đặc sắc, độc đáo đáp ứng đƣợc trên 5 loại hình du lịch. b. Khá hấp dẫn: Có 3 – 5 phong cảnh đẹp, đa dạng. Có 2 hiện tƣợng di tích đặc sắc, đáp ứng 3 – 5 loại hình du lịch. c. Trung bình: Có 1 – 2 phong cảnh đẹp. Có 1 hiện tƣợng di tích đáp ứng 1-2 loại hình du lịch. d. Kém: Phong cảnh dơn điệu đáp ứng 1 loại hình du lịch. Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 48 Lớp: VH1102
  49. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH Xác định độ hấp dẫn tại các huyện, thị trong tỉnh Ninh Bình, căn cứ vào những hiện tƣợng di tích đặc sắc, những cảnh quan nhân văn tiêu biểu, có chất lƣợng cao, đồng thời kết hợp với khả năng số loại hình du lịch đối với mục đích đi du lịch của khách du lịch. Cụ thể đƣợc biểu hiện qua bảng sau: Bảng 6: Độ hấp dẫn khách du lịch Những di Những di tích Số loại Huyện, thị xã, tích xếp và danh thắng Tổng hình du Số điểm thành phố hạng cấp cấp quốc gia lịch tỉnh Thành phố 4 14 18 4 9 Ninh Bình Hoa Lƣ 26 10 36 5 12 Gia viễn 14 27 41 2 9 Nho Quan 7 16 23 4 9 TX.Tam Điệp 1 3 4 2 6 Yên Mô 11 22 33 3 9 Yên khánh 12 30 32 3 9 Kim sơn 4 17 21 3 9 72 = 9 8 Điểm tổng hợp khá hấp dẫn Nguồn : Sở văn hóa thể thao và du lịch Đánh giá độ hấp dẫn của 8 huyện, thị trong tỉnh Ninh Bình, tính trung bình cộng để đƣa ra đƣợc đánh giá chung nhất cho toàn tỉnh là ở mức độ khá hấp dẫn tƣơng ứng với mức điểm là 9 điểm. Căn cứ vào bảng trên có thể thấy Hoa Lƣ là điểm rất hấp dẫn khách du lịch với nhiều tài nguyên nhân văn và đa dạng loại hình du lịch, có 6 điểm có sức hút khá hấp dẫn khách du lịch là: Kim Sơn, TP Ninh Bình, Yên Khánh, Yên Mô, Nho Quan, Gia Viễn và có 2 điểm có sức háp dẫn khách du lịch trung bình là TX Tam Điệp và huyện Yên Khánh. Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 49 Lớp: VH1102
  50. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH 2. Thời gian hoạt động du lịch Thời gian hoạt động du lịch đƣợc xác định bởi số thời gian thích hợp nhất của các điều kiện khí hậu đối với sức khỏe của khách du lịch và số thời gian thuận lợi nhất cho việc triển khai các hoạt động du lịch. Thời gian hoạt động du lịch quyết định tính chất thƣờng xuyên hay mùa vụ của hoạt động du lịch, từ đó liên quan trực tiếp đến phƣơng hƣớng khai thác, đầu tƣ, kinh doanh phục vụ tịa điểm du lịch. Thời gian hoạt động du lịch ở của khu vực đánh giá có thể đƣợc đánh giá theo 4 bậc tƣơng ứng với mức độ thuận lợi với các chỉ tiêu cụ thể nhƣ sau: a. Rất dài: Có trên 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch và trên 180 ngày trong năm, có điều kiện khí hậu thích hợp nhất với sức khỏe con ngƣời. b. Khá dài: có 150 – 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch và 120 – 180 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp nhất với sức khỏe con ngƣời. c. Trung bình: có 100 – 150 ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch và 90 – 120 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp nhất với sức khỏe con ngƣời. d. Ngắn:có dƣới 100 ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch và 90 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp nhất với sức khỏe con ngƣời. Số ngày có thể triển khai tốt hoạt động du lịch và số ngày có điều kiện khí hậu thích hợp nhất với sức khỏe của con ngƣời trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đƣợc thể hiện trong bảng sau: Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 50 Lớp: VH1102
  51. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH Bảng 7: Thời gian hoạt động du lịch Số ngày có điều Huyện, thị xã, Số ngày có thể kiện thích hợp Số điểm thành phố triển khai du lịch nhất Thành phố Ninh 150 - 200 120 - 180 9 Bình Hoa Lƣ 200 - 210 150 - 210 12 Gia viễn 150 - 200 120 - 180 9 Nho Quan 150 - 200 120 - 180 9 TX.Tam Điệp 100 - 150 90 - 120 6 Yên Mô 150 - 200 120 - 180 9 Yên khánh 150 - 200 120 - 180 9 Kim sơn 200 - 210 150 - 210 12 75 = 9,3 8 Điểm tổng hợp Khá thuận lợi Nguồn: Sở văn hóa thể thao và du lịch Ninh Bình Đánh giá thời gian hoạt động của 8 huyện, thị trong tỉnh Ninh Bình, tính trung bình cộng để đƣa ra đƣợc đánh giá chung nhất cho toàn tỉnh là ở mức độ khá thuận lợi tƣơng ứng với mức điểm là 9,3 điểm. Quan sát bảng ta thấy những huyện có thời gian hoạt động du lịch rất dài là huyện Hoa Lƣ, và Kim Sơn. Những huyện có thời gian hoạt động du lịch khá dài là Tp Ninh Bình, Gia Viễn, Nho Quan, Yên Mô, Yên Khánh. Thị xã Tam Điệp là nơi có số ngày hoạt động du lịch ngắn nhất trên địa bàn tỉnh. 3. Sức chứa của khách du lịch Sức chứa của khách du lịch đối với mỗi khu vực là tổng sức chứa tại mỗi địa điểm du lịch. Sức chứa khách du lịch phản ánh khả năng và quy mô triển khai hoạt động du lịch tai mỗi điểm du lịch và đƣợc xác định bằng các chỉ tiêu đã đƣợc xác lập qua khảo sát, thiết kế, thực nghiệm và kinh nghiệm thực tế: a. Rất lớn: Có sức chứa trên 1000 ngƣời/ngày Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 51 Lớp: VH1102
  52. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH NINH BÌNH b. Khá lớn: Có sức chứa 500 – 1000 ngƣời/ngày c. Trung bình: Có sức chứa 100 – 500 ngƣời/ngày d. Nhỏ: Có sức chứa dƣới 100 ngƣời/ngày Sức chứa khách du lịch tại các huyện và thị trên địa bàn tỉnh Nình Bình thể hiện trong bảng sau: Bảng 8: Sức chứa khách du lịch STT Huyện, thị xã, thành Khả năng sức chứa tại Số điểm phố điểm du lịch (ngƣời/ngày) 1 Thành phố Ninh >1000 8 Bình 2 Hoa Lƣ >1000 8 3 Gia viễn 500 - 1000 6 4 Nho Quan 600 – 1000 6 5 TX.Tam Điệp >100 2 6 Yên Mô 100 - 500 4 7 Yên khánh 100 – 500 4 8 Kim sơn 600 - 1000 6 46 = 5,7 Điểm tổng hợp 8 Khá lớn Nguồn: Sở văn hóa thể thao và du lịch Ninh Bình Đánh giá sức chứa khách du lịch của 8 huyện, thị trong tỉnh Ninh Bình, tính trung bình cộng để đƣa ra đƣợc đánh giá chung nhất cho toàn tỉnh là ở mức độ khá lớn tƣơng ứng với mức điểm là 5,2 điểm. Nhƣ vậy chỉ có các điểm du lịch ở Hoa Lƣ là có sức chứa khách du lịch rất lớn so với các huyện, thị khác trong tỉnh. Những huyện có sức chứa khá lớn là TP Ninh Bình, Gia Viễn, Nho Quan, Kim Sơn. Những huyện có sức chứa trung bình là Yên Mô, Yên Khánh.Tam Điệp là nơi có sức chứa khách du lịch nhỏ nhất. 4. Vị trí của điểm du lịch Sinh viên: Nguyễn Thùy Dƣơng 52 Lớp: VH1102